bai thu hoach anqp

23
Trong giai đoạn hiện nay tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến hết sức phức tạp tiềm ẩn những yếu tố khó lườn. Đối với nước ta các thế lực thù địch vẫn ráo riết chống phá sự nghiệp cách mạng của ND ta chủ yếu bằng chiến lược diễn biến hòa bình nhằm xóa bỏ chế độ XHCN ở Vn xóa bỏ vai trò lãnh đạo của ĐCS chuyển hóa CM nước ta đi chệch hướng XHCN. Các hành động xâm hại chủ quyềntoàn vẹn lãnh thổ nước ta vẫn tiếp diễn dưới nhiều hình thức, âm mưu và với các thủ đoạn hết sức tinh vi. Điều đó đặt ra cho nhiệm vụ quản lý nhà nước về quốc phòng an ninh để bảo vệ tổ quốc là rất nặng nề Quản lý nhà nước về QPAN là 1 trong những nhiệm vụ trọng yếu của quản lý nhà nước nói chung. CHất lượng quản lý nàh nước về QPAN đóng vai trò hết sức quan trong trong sự nghiệp XD nền quốc phòng toàn dân, thế trận QPTD gắn với ANND vững mạnh đảm bảo cho công cuộc BV vững chắc TQ VN XHCN Quốc phòng là công cuộc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể các hoạt động đối nội và đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học của Nhà nước và nhân dân để phòng thủ đất nước, tạo nên sức mạnh toàn diện, cân đối, trong đó sức mạnh quân sự làm nòng cốt, nhằm giữ vững hòa bình, đẩy lùi, ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức, mọi quy mô. Quốc phòng bao gồm các hoạt động của cả nước, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Kẻ thù xâm

Upload: tanntpcd

Post on 02-Dec-2015

76 views

Category:

Documents


8 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bai Thu Hoach ANQP

Trong giai đoạn hiện nay tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những

diễn biến hết sức phức tạp tiềm ẩn những yếu tố khó lườn. Đối với nước ta các

thế lực thù địch vẫn ráo riết chống phá sự nghiệp cách mạng của ND ta chủ yếu

bằng chiến lược diễn biến hòa bình nhằm xóa bỏ chế độ XHCN ở Vn xóa bỏ vai

trò lãnh đạo của ĐCS chuyển hóa CM nước ta đi chệch hướng XHCN. Các hành

động xâm hại chủ quyềntoàn vẹn lãnh thổ nước ta vẫn tiếp diễn dưới nhiều hình

thức, âm mưu và với các thủ đoạn hết sức tinh vi. Điều đó đặt ra cho nhiệm vụ

quản lý nhà nước về quốc phòng an ninh để bảo vệ tổ quốc là rất nặng nề

Quản lý nhà nước về QPAN là 1 trong những nhiệm vụ trọng yếu của quản

lý nhà nước nói chung. CHất lượng quản lý nàh nước về QPAN đóng vai trò hết

sức quan trong trong sự nghiệp XD nền quốc phòng toàn dân, thế trận QPTD

gắn với ANND vững mạnh đảm bảo cho công cuộc BV vững chắc TQ VN

XHCN

Quốc phòng là công cuộc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể các hoạt

động đối nội và đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học của Nhà

nước và nhân dân để phòng thủ đất nước, tạo nên sức mạnh toàn diện, cân đối,

trong đó sức mạnh quân sự làm nòng cốt, nhằm giữ vững hòa bình, đẩy lùi, ngăn

chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm

lược dưới mọi hình thức, mọi quy mô. Quốc phòng bao gồm các hoạt động của cả

nước, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Kẻ thù xâm lược từ bên

ngoài thường câu kết với các lực lượng phản động bên trong, do đó quốc phòng

phải kết hợp chặt chẽ với an ninh để bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ XHCN. Tổ

chức quốc phòng của mỗi nước phụ thuộc trực tiếp vào chế độ xã hội, vào truyền

thống dân tộc, vào điều kiện khách quan, chủ quan cụ thể. Nhiều nước quan niệm

quốc phòng là một bộ phận của an ninh quốc gia.

An ninh được hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp tùy từng trường hợp. Theo

nghĩa rộng, an ninh bao gồm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. An ninh

quốc gia được biểu hiện ở sự ổn định trong quan hệ chính trị giữa các giai cấp,

khẳng định vị trí lãnh đạo của giai cấp cầm quyền đối với các giai cấp khác và vị trí

độc lập, tự chủ của chính quyền nhà nước đối với các Nhà nước khác trên thế giới.

An ninh quốc gia bao gồm sự ổn định của hai mặt, hai nội dung đối nội, đối ngoại

và mối quan hệ giữa đối nội và đối ngoại; an ninh quốc gia phản ánh quan hệ chính

trị trong phạm vi một nước và quan hệ chính trị quốc tế. 

Page 2: Bai Thu Hoach ANQP

Bảo vệ an ninh quốc gia là bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn

lãnh thổ, bảo vệ cơ sở kinh tế và hệ thống chính trị của chế độ XHCN, bảo vệ quan

hệ đối nội và đối ngoại của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. An ninh gắn bó chặt

chẽ với quốc phòng. 

Quản lý nhà nước về QP-AN là quá trình nắm và điều hành bằng pháp luật,

chính sách, kế hoạch và các công cụ khác của Quốc hội và Nhà nước trong mọi lĩnh

vực, mọi hoạt động xã hội có quan hệ đến việc giữ gìn, bảo vệ độc lập, chủ quyền,

toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia, do hệ thống các cơ quan lập pháp, hành pháp

và tư pháp của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành theo chức năng

nhiệm vụ, phạm vi quyền hạn của mỗi cơ quan. Chủ thể quản lý nhà nước về QP-

AN bao gồm tổng thể các cơ quan nhà nước, từ trung ương đến cơ sở. Trong đó,

nòng cốt là các cơ quan quản lý nhà nước. Khách thể quản lý nhà nước về QP-AN

bao gồm tổng thể các lĩnh vực, các hoạt động xây dựng nền an ninh và đấu tranh an

ninh, tất cả các hoạt động xã hội có quan hệ đến việc giữ gìn, bảo vệ độc lập, chủ

quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia của các cơ quan nhà nước, của toàn dân.

Toàn dân và các đoàn thể quần chúng tích cực tham gia vào các hoạt động quản lý

nhà nước về QP -AN dưới nhiều hình thức khác nhau theo cơ chế chung: Đảng

lãnh đạo, Nhà nước điều hành, nhân dân làm chủ. Lĩnh vực QP-AN có những nét

đặc thù riêng như: tính nghiêm túc, khẩn trương, tính thống nhất, tập trung, tính bí

mật cao, tính biến động, phức tạp lớn, tính đối kháng quyết liệt, tính pháp lệnh cao.

Các đặc điểm trên đòi hỏi việc quản lý nhà nước phải hết sức khoa học, đồng bộ, cụ

thể, chặt chẽ, nghiêm túc. 

QP -AN được thể hiện ở đây có rất nhiều nội dung, nhiều công việc, nhiều

hiện tượng. Đây là những lĩnh vực diễn ra trực tiếp cuộc đấu tranh giai cấp, đấu

tranh dân tộc hết sức quyết liệt, phức tạp. QP-AN mang bản chất chính trị, giai cấp

sâu sắc. Chính vì vậy, quản lý nhà nước về QP - AN cũng mang bản chất giai cấp

sâu sắc. Quản lý nhà nước về QP - AN ở nước ta mang bản chất giai cấp công

nhân, do các cơ quan nhà nước của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thực hiện,

dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong giai đoạn cách mạng hiện

nay, bản chất đó được biểu hiện ở mục tiêu quản lý làm sao bảo vệ vững chắc công

cuộc đổi mới, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ độc lập dân tộc và chủ

nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ nhiệm

vụ BVTQ hiện nay là: “bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng,

Page 3: Bai Thu Hoach ANQP

Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN” là một trong hai nhiệm vụ chiến lược. Nghị

quyết cũng khẳng định: “Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và

toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của

toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt”.

Như vậy, quản lý nhà nước về QP-AN là vấn đề rất quan trọng của sự nghiệp xây

dựng và BVTQ, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn Đảng, toàn

dân, trong đó Quân đội và Công an nhân dân có vai trò đặc biệt quan trọng. Căn cứ

vào nhiệm vụ quản lý nhà nước về QP - AN, công tác tuyên truyền, giáo dục cần

được triển khai, tiến hành sâu, rộng trong toàn xã hội, nhằm tạo ra sự thống nhất

nhận thức, thấy rõ mục tiêu và nhiệm vụ chung của việc quản lý nhà nước về QP -

AN là yêu cầu khách quan có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp cách mạng nước ta

hiện nay. Sức mạnh BVTQ là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn 20 kết toàn

dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, kết hợp sức mạnh dân tộc

với sức mạnh thời đại, sức mạnh của lực lượng và thế trận QPTD với sức mạnh của

lực lượng và thế trận an ninh nhân dân. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với QP-AN, quốc

phòng và an ninh với kinh tế trong các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội. Phối hợp hoạt động QP - AN với hoạt động đối ngoại.

Quản lý nhà nước về QP - AN phải được đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp

về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, phải luôn quán triệt, cụ thể hóa, thể chế

hóa quan điểm, đường lối của Đảng về QP-AN trong toàn bộ quá trình quản lý nhà

nước về QP-AN. Quan điểm đường lối của Đảng về QP-AN là cơ sở của mọi hoạt

động QP-AN. Đường lối QPTD, an ninh nhân dân, hai nhiệm vụ chiến lược và kết

hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng xã hội và BVTQ Việt Nam XHCN,

đường lối xây dựng nền QPTD, nền an ninh nhân dân, quan điểm kết hợp kinh tế,

QP-AN với đối ngoại v.v... cần luôn được quán triệt, được cụ thể hóa, được thể chế

hóa trong mọi hoạt động quản lý nhà nước về QP -AN. Đồng thời, quản lý nhà

nước về QP-AN phải được kết hợp một cách chặt chẽ với tổ chức, quản lý các mặt

khác, các lĩnh vực khác trong xã hội.

*Từ mối quan hệ biện chứng giữa hai nhiệm vụ xây dựng và BVTQ Việt Nam

XHCN; mối liên hệ mật thiết giữa QP-AN với kinh tế, chính trị, văn hóa, với đối

ngoại và với tất cả các ngành, các lĩnh vực hoạt động khác của xã hội; từ quan điểm

về sức mạnh tổng hợp của đất nước là cơ sở của nền QP-AN, là sản phẩm tổng hợp

của sự kết hợp các tiềm lực của đất nước... dẫn đến yêu cầu khách quan đòi hỏi

Page 4: Bai Thu Hoach ANQP

quản lý nhà nước về QP -AN phải được thường xuyên kết hợp một cách chặt chẽ

với tổ chức, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực khác của xã hội (kinh tế, chính trị,

văn hóa, xã hội...). Sự kết hợp đó thể hiện tính đồng bộ của quản lý nhà nước nói

chung, biểu hiện trong chỉ đạo chiến lược, trong hệ thống pháp luật, trong từng chủ

trương, chính sách cụ thể ở mỗi lĩnh vực, trong mối quan hệ giữa các ngành, các

cấp, các địa phương trong xây dựng nền QPTD, nền an ninh nhân dân trên cơ sở

quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách chung của Đảng Cộng sản Việt

Nam. 

Quản lý nhà nước về QP - AN phải nhằm đảm bảo cho đất nước hòa bình, ổn định

trên mọi lĩnh vực, không bị bất ngờ trong mọi tình huống, sẵn sàng đánh bại mọi

âm mưu phá hoại của kẻ địch, mọi cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực phản

động đối với nước ta. Các thế lực thù địch hiện nay đang thực hiện nhiều âm mưu,

nhiều thủ đoạn nhằm kìm hãm sự phát triển của đất nước, phá hoại sự ổn định về

chính trị, kinh tế, văn hóa... Chúng tiến hành chiến lược “diễn biến hoà bình”, lợi

dụng mọi sơ hở của ta để làm suy yếu nội bộ, tạo nên các tình huống phức tạp, bất

ngờ làm mất ổn định chính trị, gây bạo loạn lật đổ hoặc bất ngờ tiến hành chiến

tranh xâm lược.

*Hòa bình, ổn định, không bị bất ngờ trong mọi tình huống, có đủ sức chống

lại mọi âm mưu thủ đoạn phá hoại của kẻ địch, đủ sức đánh thắng mọi cuộc chiến

tranh của các thế lực phản động gây ra với đất nước ta luôn là điều kiện, là yêu cầu

đối với toàn Đảng, toàn dân, các lực lượng vũ trang. Đây cũng là yêu cầu trực tiếp,

thường xuyên của quản lý nhà nước về QP - AN trong tình hình mới. 

Quản lý nhà nước về QP - AN phải được thực hiện trên cơ sở luật pháp, kế hoạch,

chính sách thống nhất, có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng ở từng cấp, từng

ngành, từng địa phương. Nhiệm vụ QP- AN luôn rất nặng nề, rất phức tạp; các lực

lượng tham gia vào công cuộc xây dựng nền QPTD, nền an ninh nhân dân, đấu

tranh quốc phòng, đấu tranh an ninh rất đa dạng, các hoạt động của toàn xã hội

trong lĩnh vực này hết sức phong phú. Điều đó đòi hỏi quản lý nhà nước về QP-AN

phải có tính khoa học, tính đồng bộ, tính pháp lệnh rất cao. 

Tính khoa học, tính đồng bộ, tính pháp lệnh cao của quản lý nhà nước về QP -

AN trước hết thể hiện ở kế hoạch tổng thể về QP - AN phải được xác định trong kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của từng ngành, từng địa phương trên

cơ sở quan điểm đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách thống nhất của Nhà

Page 5: Bai Thu Hoach ANQP

nước; đồng thời phải có sự phân công, phân cấp quản lý đúng đắn, phù hợp với yêu

cầu, nhiệm vụ từng cấp, từng ngành, từng vùng lãnh thổ. Do tính đặc thù nghiêm

ngặt của nhiệm vụ QP - AN, cần phải xác định rõ ràng, cụ thể thẩm quyền, trách

nhiệm lãnh đạo, quản lý của từng cấp, từng ngành, từng vùng; mối quan hệ giữa

các cấp, các ngành; cơ chế lãnh đạo, điều hành, chỉ huy trong các tình huống, trong

từng nhiệm vụ... 

Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ gắn

với việc xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy,

tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có bản lĩnh chính trị vững vàng; trung thành tuyệt

đối với Tổ quốc, với Đảng và nhân dân; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày

càng cao; quý trọng và hết lòng phục vụ nhân dân; có phẩm chất, đạo đức, lối sống

lành mạnh, giản dị; biết kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang; có năng lực chỉ

huy và tác chiến thắng lợi trong bất cứ tình huống nào; có trình độ sẵn sàng chiến

đấu và sức chiến đấu ngày càng cao; thường xuyên cảnh giác, kịp thời đập tan mọi

âm mưu và hành động xâm phạm độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc

và an ninh quốc gia; ngăn chặn và đẩy lùi các tội phạm nguy hiểm và các tệ nạn xã

hội, bảo đảm tốt trật tự an toàn xã hội.

Thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của

Đảng đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, đối với sự nghiệp quốc

phòng và an ninh. Nhiệm vụ QP - AN được hoàn thành tốt phụ thuộc vào nhiều

nhân tố khách quan, chủ quan. Để góp phần vào thắng lợi của nhiệm vụ quản lý

nhà nước về QP -AN, cần nắm vững những nội dung cơ bản của công tác quản lý

nhà nước về QPAN sau đây:

1. Các cơ quan chức năng kịp thời ban hành, hướng dẫn thi hành các văn bản

pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về QP-AN trên phạm vi cả nước cũng

như đối với từng ngành, từng cấp, bảo đảm tính nhất quán và thống nhất. 

2. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý nhà nước về QP - AN trên

phạm vi cả nước cũng như đối với từng, bộ, ngành, từng cấp. 

3. Xác định trách nhiệm quản lý nhà nước về QP - AN đối với các cơ quan quản lý

nhà nước, các cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước về QP - AN, xây dựng đội

ngũ cán bộ chuyên trách thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về QP - AN.  

4. Hoàn thiện cơ chế, luật pháp tổ chức quản lý nhà nước về QP - AN. Tiến hành

thanh tra, kiểm tra thường xuyên hoặc định kỳ công tác quản lý nhà nước về QP -

Page 6: Bai Thu Hoach ANQP

AN. Sơ kết, tổng kết công tác quản lý nhà nước về QP - AN theo định kỳ ở các cấp,

các, bộ, ngành cũng như ở trung ương và địa phương. Quản lý nhà nước về QP -

AN có vai trò hết sức quan trọng trong nâng cao chất lượng, hiệu quả sự nghiệp

xây dựng nền QPTD, nền an ninh nhân dân và do đó, có vai trò hết sức quan trọng

đối với sự nghiệp xây dựng và BVTQ Việt Nam XHCN trong tình hình mới. Mỗi

cán bộ của Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an, các ban, ngành đoàn thể cần nắm

vững mục tiêu, yêu cầu, nội dung, cơ chế tổ chức quản lý nhà nước về QP - AN;

nắm vững các phương pháp quản lý như phương pháp tổ chức, phương pháp kinh

tế, quản lý theo ngành, theo địa phương, kết hợp giữa quản lý theo ngành theo địa

phương; nắm vững các biện pháp như tăng cường giáo dục QP - AN; từng bước

hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về QP - AN; hoàn chỉnh hệ thống chính sách,

pháp luật về QP - AN; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hoàn thiện cơ chế quản lý

nhà nước về QP - AN... nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý

nhà nước về QP - AN góp phần tích cực vào xây dựng nền QPTD, nền an ninh

nhân dân vững mạnh, toàn diện, để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và

BVTQ Việt Nam XHCN. 

Nguồn bài viết: http://luathoc.cafeluat.com/showthread.php/33227-Quan-ly-nha-

nuoc-ve-quoc-phong-an-ninh-trong-su-nghiep-xay-dung-va-bao-ve-To-quoc-trong-

tinh-hinh-moi#ixzz2ThykDhqh

Chúng ta biết rằng Quốc phòng là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng

hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ

trang nhân dân làm nòng cốt.

An ninh theo nghĩa rộng là sự an toàn, ổn định chung của một chế độ, một

xã hội. An ninh quốc gia là sự ổn định và phát triển bền vững về mọi mặt của

chế độ xã hội và độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của một quốc

gia.

An ninh quốc gia bao gồm an ninh trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, tư

tưởng, văn hoá, xã hội, quốc phòng, đối ngoại. Trong đó an ninh chính trị là cốt

lõi xuyên suốt.

Page 7: Bai Thu Hoach ANQP

Quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh ở địa phương là quá trình điều

hành có tổ chức bằng pháp luật, chính sách, kế hoạch và các công cụ khác của

Nhà nước trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt động xã hội có quan hệ đến việc giữ gìn,

bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia, do hệ thống

các cơ quan Nhà nước ở địa phương tiến hành theo chức năng nhiệm vụ, phạm

vi, quyền hạn của từng cơ quan.

Chủ thể quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh ở địa phương là Hội

đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, các cơ quan, ban, ngành thuộc chính quyền địa

phương, trong đó chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước (ủy ban nhân dân

các cấp). Cơ quan quân sự, cơ quan công an địa phương là chủ thể trực tiếp

trong quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh ở địa phương.

Khách thể quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh ở địa phương bao

gồm các lĩnh vực, hoạt động xã hội có quan hệ đến giữ gìn bảo vệ độc lập, chủ

quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia của các cơ quan nhà nước, của toàn

dân.

Đối tượng quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh ở địa phương là tất cả

các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân tham gia các hoạt động nhà nước và xã

hội, các mối quan hệ thuộc phạm trù quốc phòng - an ninh.

Để hiểu sâu hơn về Quản lý nhà nước về QPAN chúng ta xem xét nghiên cứu các nội chung cơ bản của QLNN về QPAN ở địa phương như sau :

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch về quốc phòng - an ninh ở địa phương; ban hành các văn bản qui phạm pháp luật và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh ở địa phương

2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh ở địa phương

3. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng -

an ninh cho toàn dân, cho cán bộ các cấp và cho học sinh, sinh viên theo quy

định của pháp luật

4. Quản lý bảo đảm hậu cần, ngân sách, chính sách về củng cố quốc

phòng, xây dựng lực lượng vũ trang; thực hiện chính sách hậu phương quân

đội, động viên sức người, sức của ở địa phương cho sự nghiệp xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc

Page 8: Bai Thu Hoach ANQP

5. Kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo; sơ tổng kết về

thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh ở địa phương

Điều 4. Mục tiêu giáo dục quốc phòng và an ninh

Nhằm giáo dục cho mọi công dân đường lối, nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, kỹ năng quân sự cần thiết, để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống chống ngoại xâm, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Điều 18. Nội dung phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân

1. Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh.

2. Âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.

3. Nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong từng thời kỳ; trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

4. Các biện pháp phòng thủ dân sự.

GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TRONG NHÀ TRƯỜNG

Điều 10. Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở

Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở được thực hiện lồng ghép thông qua nội dung các môn học trong chương trình kết hợp với hoạt động ngoại khóa để hình thành những cơ sở, hiểu biết ban đầu về quốc phòng, an ninh, lực lượng vũ trang nhân dân, truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc; ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Page 9: Bai Thu Hoach ANQP

Điều 11. Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh trung học phổ thông và tương đương, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp

1. Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh trung học phổ thông và tương đương, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp là môn học chính khóa.

2. Bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, của lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

3. Tổ chức dạy và học theo phân phối chương trình; trong năm học, các cơ sở giáo dục căn cứ vào điều kiện cụ thể, tổ chức cho học sinh nghiên cứu, học tập ngoại khoá với nội dung và hình thức thích hợp.

Điều 12. Giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên cao đẳng nghề, cao đẳng, đại học

1. Giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên cao đẳng nghề, cao đẳng, đại học là môn học chính khóa.

2. Bảo đảm cho sinh viên có kiến thức cơ bản về đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; bổ sung kiến thức về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự.

3. Tổ chức dạy và học tập trung tại các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh hoặc cơ sở giáo dục đại học; trong chương trình, căn cứ vào điều kiện cụ thể, tổ chức cho sinh viên nghiên cứu học tập ngoại khoá với nội dung và hình thức thích hợp.

Điều 13. Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học viên trong các trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

1. Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học viên trong các trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là môn học chính khóa.

2. Bảo đảm cho học viên nắm vững đường lối của Đảng, quản lý của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; nghệ thuật quân sự Việt Nam; tình hình và nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; khu vực phòng thủ; phòng thủ dân sự.

3. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định chương trình, nội dung; tổ chức thực hiện chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh cho học viên trong các trường của tổ chức chính trị.

Page 10: Bai Thu Hoach ANQP

4. Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội căn cứ chương trình khung do Bộ Quốc phòng quy định, xây dựng và thực hiện chương trình, nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh đối với học viên trong trường.

Mấy vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước về quốc phòng ở các bộ, ngành, địa phươngQuản lý nhà nước về quốc phòng ở các bộ, ngành, địa phương là một mặt hoạt động quan trọng

của bộ máy điều hành đất nước từ Trung ương đến cơ sở. Trong tình hình mới, công tác này đang

đặt ra những vấn đề cần tập trung nghiên cứu để có giải pháp phù hợp, làm cơ sở tiếp tục nâng

cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quốc phòng, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn

dân vững mạnh.

Quản lý nhà nước (QLNN) về quốc phòng là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của bộ

máy điều hành đất nước. Luật Quốc phòng của nước ta đã xác định: “Chính phủ thống nhất QLNN về

quốc phòng, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật về quốc phòng”.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương là những nơi trực tiếp thực hiện

chức năng, nhiệm vụ QLNN về quốc phòng. Bộ Quốc phòng (BQP) là cơ quan trung tâm, chịu trách

nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về quốc phòng trong phạm vi cả nước; có nhiệm vụ phối hợp với

các bộ, ngành, địa phương tham mưu giúp Chính phủ xây dựng dự án luật, pháp lệnh, nghị định và các

văn bản hướng dẫn thi hành. Vì vậy, các bộ, ngành, địa phương có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong

công tác QLNN về quốc phòng.

Thời gian qua, công tác QLNN về quốc phòng ở các bộ, ngành, địa phương đã được tiến hành đồng bộ

và đạt kết quả quan trọng. Nổi bật là, cơ quan Thường trực công tác quốc phòng thuộc BQP đã tích cực,

chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương làm tham mưu và giúp Chính phủ nghiên cứu ban

hành đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác quốc phòng. Trong đó có các văn bản

quan trọng, như: Luật Quốc phòng; Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; Luật Dân quân tự vệ;

Pháp lệnh về lực lượng Dự bị động viên; Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng; Pháp lệnh về Cảnh sát

biển Việt Nam… Trên cơ sở đó, các bộ, ngành, địa phương đã tiến hành soạn thảo và ban hành nhiều

văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Đồng

thời, trong phạm vi trách nhiệm được giao, các bộ, ngành, địa phương đã thường xuyên tổ chức đôn đốc,

kiểm tra kết quả thực hiện công tác quốc phòng, quân sự (QP,QS) của các cơ quan, đơn vị thuộc quyền

theo kế hoạch. Nhờ vậy, công tác QLNN về quốc phòng đã đạt kết quả tốt, nhất là đối với các nhiệm vụ,

như: xây dựng tiềm lực quốc phòng; giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh (QP-AN); xây

dựng thế trận quốc phòng toàn dân (QPTD); xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và chỉ đạo đấu tranh

quốc phòng. Trong đó, việc tổ chức giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho các đối tượng đã đạt được

kết quả quan trọng.

Page 11: Bai Thu Hoach ANQP

Tuy nhiên, cùng với những ưu điểm và kết quả đạt được, công tác QLNN về quốc phòng ở các bộ, ngành

và địa phương vẫn còn những hạn chế, thiếu sót. Đó là nhận thức về chức năng, nhiệm vụ QLNN đối với

quốc phòng của các bộ, ngành, địa phương nói chung và cơ quan tham mưu chuyên trách nói riêng chưa

đầy đủ, còn có sự nhầm lẫn giữa tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng với chức năng QLNN về quốc

phòng. Do vậy, các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ chưa được cụ thể hóa sát với chức năng,

nhiệm vụ, tình hình thực tiễn của từng bộ, ngành và mỗi địa phương. Điều đó ở những mức độ khác

nhau, đã làm hạn chế đến phát huy vai trò, chức năng QLNN của các cơ quan tham mưu chuyên trách ở

cả Trung ương và địa phương. Chính vì vậy mà công tác chỉ đạo, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ

QP,QS ở một số bộ, ngành và địa phương có mặt còn hạn chế. Mặt khác, việc củng cố, kiện toàn các cơ

quan chuyên trách về QP,QS ở các bộ, ngành cũng như các địa phương chưa được quan tâm đúng mức,

tổ chức chưa hợp lý nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả QLNN về quốc phòng.

Để thực hiện tốt công tác QLNN về quốc phòng, theo chúng tôi, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục

nâng cao hơn nữa hiệu lực và hiệu quả hoạt động, tiến hành đồng bộ các hoạt động quản lý về mặt nhà

nước; trong đó, tập trung giải quyết mấy vấn đề sau:

Một là, thống nhất nhận thức QLNN về quốc phòng trong tình hình mới.  Xây dựng nền QPTD vững chắc

để bảo vệ Tổ quốc là một nhiệm vụ chiến lược cơ bản, lâu dài, trong đó QLNN là một nội dung. Vì vậy,

không thể đồng nhất việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng với QLNN về quốc phòng. Trong thực

tế, sự nhầm lẫn đó đã làm hạn chế vai trò, vị trí quan trọng và hiệu quả của công tác QLNN về quốc

phòng. Vì vậy, để thực hiện tốt chức năng QLNN, trước hết các bộ, ngành, địa phương cần nhận thức rõ

nhiệm vụ, quyền hạn của mình đã được quy định trong Luật Quốc phòng; đồng thời, thống nhất nhận

thức về nội hàm của công tác QLNN đối với lĩnh vực quốc phòng. Từ thực tiễn, có thể khái quát: QLNN

về quốc phòng là sự thống nhất quản lý của Nhà nước bằng luật pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng, bảo

đảm cho mọi quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân được thực hiện đầy đủ đối với nhiệm vụ bảo

vệ Tổ quốc. QLNN về quốc phòng ở các bộ, ngành, địa phương được triển khai đồng thời trên cả ba mặt:

tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật và xây dựng các chính sách về quốc phòng; tổ chức

thực hiện các văn bản pháp luật và các chính sách quốc phòng đã được Chính phủ ban hành; tiến hành

thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quyền hạn và phạm vi quy định. Để làm tốt

chức năng QLNN về quốc phòng, các bộ, ngành cần chủ động phối hợp với BQP là cơ quan chủ trì trong

việc soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch,

kế hoạch Nhà nước về quốc phòng. Đối với các địa phương, cần nhận rõ vai trò, vị trí là cơ quan QLNN

về quốc phòng ở địa phương có trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành của Trung ương thực hiện tốt

công tác QLNN về quốc phòng trong cả nước. Mặt khác, các bộ, ngành, địa phương phải coi trọng tổ

chức giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP-AN, nhất là tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chính sách về quốc

phòng cho các đối tượng làm công tác QLNN về quốc phòng.

Hai là, củng cố cơ quan QLNN về quốc phòng ở các bộ, ngành, địa phương. Mỗi bộ, ngành ở Trung ương

đều có chức năng nhiệm vụ riêng trong bộ máy Nhà nước. Đối với lĩnh vực quốc phòng, từng bộ, ngành,

địa phương đều có liên quan đến xây dựng tiềm lực và thế trận QPTD. Vì vậy, các bộ, ngành, địa phương

cần có kiến thức quốc phòng mới khai thác, phát huy hiệu quả khả năng chuyên ngành để tạo thành sức

mạnh tổng hợp. Đặc biệt, đối với QLNN về quốc phòng, các bộ, ngành, địa phương cần phải có kiến thức

QP,QS, năng lực chuyên môn nhất định thì mới hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ. Do vậy, để QLNN

về quốc phòng có hiệu quả cần nghiên cứu củng cố lại hệ thống tổ chức và cá nhân chuyên trách ở các

bộ, ngành và địa phương. Ở Trung ương, ngoài BQP là cơ quan trung tâm, chủ trì trong QLNN, các bộ,

ngành khác tùy theo phạm vi liên quan cần nghiên cứu tổ chức hợp lý các vụ hoặc cán bộ chuyên trách

về QP-AN. Đây là hình thức tổ chức cần thiết giúp cho QLNN về quốc phòng đạt chuyên sâu và hiệu quả.

Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhiệm vụ quốc phòng nói chung và QLNN về quốc

phòng nói riêng rất nặng nề. Nhưng bộ máy giúp cho chính quyền QLNN về quốc phòng ở địa phương

cũng đang còn hạn chế. Trước đây, đã tổ chức thành cơ quan chuyên trách về QP-AN nằm trong ủy ban

Page 12: Bai Thu Hoach ANQP

nhân dân (ở tỉnh gọi là Ban 1 và ở huyện gọi là Phòng 1). Tuy nhiên, hình thức tổ chức này chưa hợp lý,

ít hiệu quả nên sau đó đã giao cho cơ quan quân sự đảm nhiệm. Để phát huy tốt khả năng của cơ quan

quân sự trong QLNN về quốc phòng ở địa phương, cần nghiên cứu bổ sung biên chế tổ chức cho cơ

quan quân sự đủ sức đảm nhiệm chức năng tham mưu chuyên trách về công tác quốc phòng địa ph-

ương. Mặt khác, cần coi trọng bồi dưỡng kiến thức QLNN về quốc phòng cho người chỉ huy và cơ quan

quân sự các cấp. Vì vậy, việc củng cố cơ quan chuyên trách về quốc phòng ở các bộ, ngành, địa phương

là yêu cầu cấp thiết nhằm trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về quốc phòng. Tuy nhiên, đây là

công việc cần được cân nhắc, tính toán kỹ để bảo đảm hợp lý, gọn nhẹ phù hợp với yêu cầu QLNN về

quốc phòng trong tình hình mới.

Ba là, cụ thể hóa nội dung QLNN về quốc phòng ở các bộ, ngành, địa phương. Nội dung QLNN về quốc

phòng đã được xác định trong Luật Quốc phòng do Nhà nước ban hành, là cơ sở pháp lý để thực hiện

QLNN về quốc phòng. Tuy nhiên, các bộ, ngành, địa phương khi thực hiện QLNN về quốc phòng cần cụ

thể hóa các nội dung cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình.

Trước hết, từng bộ, ngành, địa phương phải căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn, chủ động phối hợp với

BQP xác định các quy hoạch, kế hoạch xây dựng, tăng cường nền QPTD; kế hoạch động viên quốc

phòng; phòng thủ đất nước… theo phạm vi được giao. Đối với các văn bản quy phạm pháp luật và chính

sách về quốc phòng, từng bộ, ngành, địa phương nghiên cứu đề xuất các nội dung cụ thể để ban hành

theo quyền hạn hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành sát với tình hình thực tiễn. Trên cơ sở các nhiệm

vụ QP,QS, văn bản pháp luật và chính sách Nhà nước ban hành, các bộ, ngành, địa phương thực hiện

giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP-AN, tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức theo quy định cho các đối

tượng và toàn dân. Quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, các bộ, ngành, địa phương

cần làm tốt chức năng QLNN theo quyền hạn và phạm vi quy định của pháp luật. Nội dung QLNN về quốc

phòng thể hiện trước hết là quản lý việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ QP,QS trên cơ sở cụ thể hóa các kế

hoạch của từng ngành, từng địa phương; ban hành các thông tư, chỉ thị, hướng dẫn triển khai, sơ kết,

tổng kết; xác định các biện pháp phối hợp, hiệp đồng trong nội bộ và liên bộ, liên ngành. Đi đôi với hướng

dẫn, triển khai thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, các bộ, ngành, địa phương phải duy trì chặt chẽ các chế

độ thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy chế, quy định của pháp luật. Như

vậy, có thể thấy, thực hiện nội dung QLNN về quốc phòng ở các bộ, ngành, địa phương là cụ thể hóa và

duy trì quy trình hoạt động triển khai, giám sát quá trình thực thi nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của

pháp luật.

QLNN về quốc phòng ở các bộ, ngành, địa phương là một trong những yếu tố có vai trò quyết định đối

với thực hiện nhiệm vụ quốc phòng trong tình hình mới. Vì vậy, tập trung giải quyết tốt những vấn đề

trọng tâm, cấp thiết đang đặt ra nêu trên, trước hết, cần thống nhất nhận thức về QLNN ở các bộ, ngành,

địa phương đối với công tác quốc phòng; qua đó, sớm củng cố cơ quan chuyên trách QLNN về quốc

phòng ở các cấp; đồng thời, nghiên cứu cụ thể hóa nội dung QLNN đối với từng bộ, ngành, địa phương

cho sát với thực tiễn. Đó chính là những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu lực QLNN về quốc

phòng đối với các cơ quan Trung ương và địa phương, góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp để bảo

vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, công tác giáo dục và bồi dưỡng kiến thức QP-AN trên địa bàn tỉnh còn bộc lộ một số tồn tại

cần khắc phục. Hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác giáo dục QP-AN ở một số địa phương, cơ sở

chưa cao, nhất là với Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã kiêm nhiệm vụ giáo dục QP-AN. Nhận thức của

một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về tuyên truyền giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP-AN chưa

sâu; một số đối tượng chưa thực sự tích cực tham gia bồi dưỡng kiến thức QP-AN ở cơ sở…

Page 13: Bai Thu Hoach ANQP

Để công tác giáo dục QP-AN ở địa phương, cơ sở đạt kết quả cao hơn, trước hết cần làm chuyển biến

nhận thức của đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, ngành, các cấp ủy, chính quyền địa phương. Cần xác

định giáo dục QP-AN là nhiệm vụ thường xuyên, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân,

đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền, phát huy

vai trò, trách nhiệm của các thành viên trong Hội đồng Giáo dục QP-AN, đại diện của các cấp, ngành,

đoàn thể...

Công tác giáo dục và bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho các đối tượng phải thường xuyên đổi mới nội

dung, phương pháp, hình thức cho phù hợp với từng đối tượng; nội dung thiết thực, gắn với thực tế địa

phương, cơ sở. Cần sớm ban hành Luật Giáo dục QP-AN, nhằm tăng cường hiệu lực pháp luật đối với

công tác giáo dục QP-AN trong tình hình mới. Đề nghị Hội đồng Giáo dục QP-AN Trung ương sớm quy

định lại thành phần, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Giáo dục QP-AN cấp xã; nên bỏ quy định Hội

đồng Nghĩa vụ quân sự xã kiêm nhiệm vụ giáo dục QP-AN, để tăng cường hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo

thực hiện công tác giáo dục QP-AN ở cấp xã.

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc 

---------------

Số: 629/BTTTT-TCCBV/v chương trình tuyên truyền giáo

dục quốc phòng - an ninh toàn dân

trên các phương tiện thông tin đại

chúng năm 2013

Hà Nội, ngày 04 tháng 03 năm 2013

 

Kính gửi: - Bộ Quốc phòng;- Bộ Công an;- Đài Truyền hình Việt Nam;- Đài Tiếng nói Việt Nam;- Thông tấn xã Việt Nam;- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;- Các cơ quan báo chí Trung ương.

 

Thực hiện Kế hoạch số 129/KH-HĐGDQPANTW ngày 01/12/2011 của Hội đồng Giáo dục Quốc phòng - An ninh Trung ương về Kế hoạch công tác giáo dục quốc phòng, an ninh giai đoạn 2012 - 2016; Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng nội dung, chương trình tuyên truyền giáo dục quốc phòng, an ninh toàn dân năm 2013 trên các phương tiện thông tin đại chúng (xin gửi kèm).

Đề nghị các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ quan báo chí Trung ương nghiên cứu để chỉ đạo thực hiện.

Trân trọng.

 

Nơi nhận:- Như trên;

- P. TTgCP Nguyễn Thiện Nhân (để b/c);

KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNG

ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG, AN NINH TRUNG

Page 14: Bai Thu Hoach ANQP

- Hội đồng GDQP-AN TW (để b/c);

- Bộ trưởng (để b/c);

- Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn;

- Cục Dân quân tự vệ;

- Cục Báo chí;

- Cục Quản lý PT,TH và TTĐT;

- Đài truyền hình KTS VTC;

- Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Lưu: VT, TCCB.

ƯƠNG

Trần Đức Lai

 

CHƯƠNG TRÌNH

TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH TOÀN DÂN TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG NĂM 2013

(Kèm theo công văn số 629/BTTTT-TCCB ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông)

Thực hiện Kế hoạch số 129/KH-HĐGDPANTW ngày 01/12/2011 của Hội đồng Giáo dục Quốc phòng - An ninh Trung ương về công tác của Hội đồng Giáo dục Quốc phòng - An ninh Trung ương giai đoạn 2012 - 2016. Đồng thời, triển khai Chỉ thị số 417/CT-TTg ngày 21/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục quốc phòng - an ninh năm 2010 và những năm tiếp theo xác định "Tăng cường chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng". Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Chương trình tuyên truyền giáo dục quốc phòng - an ninh toàn dân trên các phương tiện thông tin đại chúng năm 2013 như sau.

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích:

Nhằm giáo dục lòng yêu nước, truyền thống lịch sử dân tộc; bồi dưỡng, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng; góp phần củng cố và tăng cường niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

2. Yêu cầu:

a) Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục quốc phòng - an ninh cần được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng, có trọng tâm, trọng điểm gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tạo ấn tượng sâu sắc, có sức thuyết phục, lan toả rộng. Kết hợp tuyên truyền, giáo dục với những việc làm thiết thực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Công tác tuyên truyền giáo dục quốc phòng - an ninh phải đúng quan điểm, đường lối quốc phòng - an ninh của Đảng, chính sách quốc phòng - an ninh của Nhà nước, bảo đảm thường xuyên, bám sát thực tiễn, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, an ninh của đất nước.

Tiếp tục quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03/7/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng - an ninh trong tình hình mới; Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tám (khóa IX) về "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"; nhiệm vụ quốc phòng - an ninh được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng; Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10/7/2007 của Chính phủ về giáo dục quốc phòng - an ninh và các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục quốc phòng - an ninh.

Page 15: Bai Thu Hoach ANQP

b) Hình thức tuyên truyền phải đa dạng, tập trung vào các phương tiện thông tin đại chúng để truyền đạt các Nghị quyết của Đảng các văn bản của Nhà nước về giáo dục quốc phòng - an ninh đến với người dân. Nội dung phong phú bảo đảm tính hấp dẫn, có tính giáo dục cao, thường xuyên cập nhật thông tin mới trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh, tạo điều kiện cho người dân dễ thấy, dễ nghe, dễ hiểu.

c) Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng của Trung ương mà nòng cốt là Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam.

II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN:

Năm 2013, công tác tuyên truyền giáo dục quốc phòng - an ninh toàn dân trên các phương tiện thông tin đại chúng tiếp tục quán triệt, triển khai và thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác quốc phòng, dân quân tự vệ và chủ quyền biển đảo; giáo dục sâu rộng, gợi mở cho các tầng lớp nhân dân nhất là thế hệ trẻ, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên hiểu sâu hơn lịch sử, truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam; ôn lại lịch sử, truyền thống vẻ vang và khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong 83 năm qua. Nêu bật những thắng lợi vĩ đại và bài học kinh nghiệm của Đảng trong lịch sử xây dựng và phát triển, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quôc tế. Tiếp tục khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội, theo đó cần tập trung vào các nội dung sau:

- Tiếp tục tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; ca ngợi ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động, dũng cảm trong đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

- Tiếp tục giới thiệu những quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đại đoàn kết toàn dân tộc và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tập trung tuyên truyền các ngày lễ lớn của đất nước như:

+ Kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2013) và đón Tết Nguyên đán Quý Tỵ.

+ Kỷ niệm 38 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2013);

+ Kỷ niệm 123 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2013);

+ Kỷ niệm 59 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2013);

+ Kỷ niệm 68 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2013) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2013) và một số ngày kỷ niệm khác.

- Tiếp tục tuyên truyền và biểu dương các gương điển hình tiên tiến trong lực lượng vũ trang nhân dân trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc nhất là đối với các đơn vị biên giới, hải đảo, phòng chống, khắc phục hậu quản tự vệ; các mô hình, cách làm hay trong công tác giáo dục quốc phòng - an ninh thiên tai; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; thực hiện Luật Dân quân tự vệ.

- Tập trung tuyên truyền truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân, truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng, của nhân dân trong các thời kỳ kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

- Các địa phương, các Bộ, ngành gắn với hoạt động kỷ niệm của quân khu, tỉnh, Bộ, ngành mình để xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền theo chỉ đạo của Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh Trung ương đạt kết quả tốt.

Page 16: Bai Thu Hoach ANQP

III. PHƯƠNG PHÁP TUYÊN TRUYỀN:

1. Tăng cường thông tin truyền thông, giáo dục kiến thức pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức của mỗi người dân, khen thưởng kịp thời đối với những gương điển hình tiên tiến trong thực hiện công tác giáo dục quốc phòng - an ninh. Khuyến khích hình thức gặp gỡ, tọa đàm, phỏng vấn các nhân chứng lịch sử.

2. Tiếp tục lồng ghép những nội dung về kiến thức giáo dục quốc phòng - an ninh trong các chương trình tuyên truyền nhân các ngày kỷ niệm lớn của đất nước như: Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 02/9; thành lập Công an nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 19/8; thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày quốc phòng toàn dân 22/12... góp phần giáo dục cho toàn dân, nhất là thế hệ trẻ về lòng yêu nước, tự hào và tự tôn dân tộc.

3. Thông qua gương người tốt, việc tốt trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh để nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

4. Các tác phẩm nghệ thuật về hình ảnh, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, lịch sử, truyền thống cách mạng dân tộc, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, các quân, binh chủng thuộc Bộ Quốc phòng; các Tổng cục, đơn vị thuộc Bộ Công an.

5. Phim Tài liệu, Phóng sự: thực hiện một số phim Tài liệu, Phóng sự về lịch sử cách mạng Việt Nam, chân dung Bộ đội Cụ Hồ, những điển hình tiên tiến của lực lượng vũ trang thực hiện việc "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".

6. Thực hiện chương trình ca nhạc, sân khấu hóa, phim truyện với chủ đề lịch sử, giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Lãnh đạo các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan truyền thông trực thuộc, xây dựng kế hoạch cụ thể công tác tuyên truyền giáo dục quốc phòng - an ninh toàn dân năm 2013 trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2. Cơ quan Thường trực Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh Trung ương tạo điều kiện, cung cấp cho các đài, báo Trung ương và địa phương một số bộ phim truyền hình về giáo dục quốc phòng - an ninh và tài liệu đã sản xuất liên quan đến nội dung tuyên truyền.    

3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo Bộ Tư lệnh các quân khu; Bộ chỉ huy quân sự, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp tài liệu, hỗ trợ các cơ quan truyền thông đại chúng địa phương thực hiện nội dung tuyên truyền nói trên.

4. Các cơ quan, đơn vị quản lý chuyên ngành báo chí, phát thanh truyền hình và thông tin điện tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệrn hướng dẫn và chỉ đạo nghiệp vụ đối với các báo, đài ở Trung ương và địa phương thực hiện có hiệu quả chương trình này.

5. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam tăng thời lượng các chương trình giáo dục truyền thống, lịch sử, nhất giáo dục quốc phòng - an ninh vào giờ vàng; đưa tin kịp thời hoạt động kỷ niệm của các địa phương, đơn vị, đoàn thể; truyền hình và truyền thanh trực tiếp một số hoạt động lớn./.