bàn chân tiểu đường

6
Bàn chân người bệnh tiểu đường Ths.Bs Phạm Hữu Thái Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) thường gây ra nhiều biến chứng ở chân, biến chứng bàn chân ở người bệnh tiểu đường rất đa dạng và thường do nhiều nguyên nhân phối hợp.Theo thống kê khoảng 25% người bệnh tiểu đường có các vấn đề về bàn chân và nguy cơ bị cắt cụt chân ở các người bệnh tiểu đường cao gấp 15 - 46 lần so với người không bị tiểu đường. Còn tính trên phạm vi toàn thế giới thì cứ 30 giây lại có 1 người bệnh tiểu đường bị cắt cụt chân. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc tốt, phát hiện sớm, điều trị kịp thời các biến chứng bàn chân thì có thể ngăn ngừa được tới 85% các trường hợp bị cắt cụt chân.

Upload: pham-huu-thai

Post on 15-Apr-2017

3.629 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bàn chân tiểu đường

Bàn chân người bệnh tiểu đường

Ths.Bs Phạm Hữu Thái

Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) thường gây ra nhiều biến chứng ở chân, biến chứng bàn chân ở người bệnh tiểu đường rất đa dạng và thường do nhiều nguyên nhân phối hợp.Theo thống kê khoảng 25% người bệnh tiểu đường có các vấn đề về bàn chân và nguy cơ bị cắt cụt chân ở các người bệnh tiểu đường cao gấp 15 - 46 lần so với người không bị tiểu đường. Còn tính trên phạm vi toàn thế giới thì cứ 30 giây lại có 1 người bệnh tiểu đường bị cắt cụt chân. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc tốt, phát hiện sớm, điều trị kịp thời các biến chứng bàn chân thì có thể ngăn ngừa được tới 85% các trường hợp bị cắt cụt chân.

Tại sao bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ bị cắt cụt chân? 

Có nhiều nguyên nhân khiến cho người bệnh tiểu đường dễ bị loét và nhiễm khuẩn nặng bàn chân.

Page 2: Bàn chân tiểu đường

Người bệnh tiểu đường làm việc và sinh hoạt nhưng không biết cách bảo vệ bàn chân, công việc khiến họ dễ bị các chấn thương hoặc vết nứt, vết cắt ở chân . Tất cả các chấn thương này đều có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn.

Đường huyết cao gây ra các nguy hại thần kinh,mạch máu, khiến người bệnh bị rối loạn hoặc mất cảm giác, vận động, giảm tiết mồ hôi ở bàn chân. Họ bị biến dạng, nứt da nhưng lại không hề biết. Triệu chứng thường gặp là ngón chân bị tê, lạnh; yếu , đau các cơ ở chân khi đi bộ nhiều…

Đường huyết cao gây xơ vữa, làm tắc hẹp các động mạch ở chân do đó máu đến nuôi dưỡng các mô sẽ bị giảm. Người bệnh tiểuđường khi bị vết thương ở bàn chân, vì máu nuôi đến kém nên các vết thương sẽ rất khó lành.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh là đường huyết cao sẽ ức chế các hoạt động chống vi khuẩn của bạch cầu, bổ thể... nên một tổn thương nhiễm khuẩn ở người bệnh tiểu đường sẽ nặng hơn so với người không bị tiểu đường .

Vì các lý do trên nên nếu không được điều trị sớm thì một vết thương ở người bệnh tiểu đường dù rất nhỏ cũng có thể trở thành một ổ nhiễm khuẩn nặng, thậm chí là hoại tử cả bàn chân. Khi đó khó tránh khỏi phải chữa trị bằng cách cắt cụt chân.

Dựa vào gì để nhận diện nguy cơ loét chân và cắt cụt chân?

Nhận diện nguy cơ loét chân phải xem xét ba vấn đề: Có bị mất cảm giác bảo vệ? Có biến dạng hoặc tầm vận động khớp bị hạn chế? Có tiền căn loét chân hoặc bị cắt cụt chân không?

Nhận diện nguy cơ bị cắt cụt chân : Độ sâu và bề rộng của vết loét? Có bị nhiễm trùng? Có bị thiếu máu nuôi ở bàn chân không?

Chữa trị bàn chân người bệnh tiểu đường như thế nào?

Một ổ loét ở bàn chân người bệnh tiểu đường sẽ lành phải có đủ ba điều kiện : Máu nuôi đầy đủ ,chữa trị nhiễm trùng tốt và giảm áp lực tì đè ở vùng loét, vùng bị nhiễm trùng.

Những vật liệu dùng để thay băng vết loét : tùy theo vết thương khô hay vết thương rỉ dịch chúng ta sử dụng băng chống khô da ,băng hút dịch…

Page 3: Bàn chân tiểu đường

Vết thương nhiễm trùng phải rửa vết thương hằng ngày với dung dịch Betadine pha loãng 1/4. Tránh các chất gây độc cho tế bào ví dụ Oxy già, povidone iodine, thuốc đỏ hoặc những thuốc đắp lên vết thương theo dân gian, thuốc không rõ nguồn gốc.

Thuốc chứa yếu tố tăng trưởng như Becaplermin gel 0.01 % (Regranex®) được FDA chấp thuận dùng để tăng tỉ lệ lành vết loét bàn chân người bệnh tiểuđường.

Tránh áp lực lên vết loét chân giúp mau lành vết thương ta phải bố trí lại lực tì đè. Đôi khi, bàn chân được đặt trên máng bột để giảm áp lực trên chân.

Kháng sinh thường được sử dụng, ngay cả khi những dấu hiệu nhiễm trùng không rõ ràng để ngăn chặn sự lây nhiễm, kháng sinh được sử dụng từ 4-6 tuần. Thông thường phải làm kháng sinh đồ để chọn lựa thuốc thích hợp và hiệu quả nhất.

Kiểm soát đường huyết như thế nào ở người bệnh bị bàn chân tiểu đường? Ổ loét bị nhiễm trùng có thể gây tăng đường huyết . Vì vậy,  kiểm soát đường huyết bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và insulin chữa trị tiểuđường, sẽ giúp chống nhiễm trùng và mau lành vết thương. Đường huyết lúc đói từ 70 đến 130 mg%, sau khi ăn nhỏ hơn 180 mg%.

Ghép da cũng là một giải pháp tối ưu giúp mau lành vết thương trong trường hợp vết thương lớn và không đáp ứng với điều trị thông thường.

Khi nào chúng ta cần phẩu thuật? Việc cắt lọc nhằm loại bỏ các mô chết xung quanh vết thương là cần thiết để làm sạch vết thương và thúc đẩy mau lành vết thương. Phẫu thuật bắt cầu mạch máu qua chổ tắc để giúp cải thiện lưu lượng máu trong động mạch của chân có thể giúp chữa lành vết thương và tránh cắt cụt chân. Như là một phương sách cuối cùng, phẩu thuật cắt cụt chân có thể cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng với phần còn lại của cơ thể.

Yếu tố biểu bì tổ hợp dạng chích như Heberprot – P làm thúc đẩy phát triển mô hạt, làm liền vết thương nhanh chóng đối với các vết loét lớn, nặng, phức tạp và góp phần bảo tồn chân cho người bệnh.

Làm cách nào có thể phòng ngừa được nguy cơ bị cắt cụt chân?

Để tránh được nguy cơ cắt cụt chân thì yêu cầu quan trọng nhất là cần kiểm

Page 4: Bàn chân tiểu đường

soát tốt đường huyết bằng cách thực hiện chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục đều đặn hằng ngày và dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ. Bên cạnh đó cần thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp bảo vệ bàn chân để tránh bị chấn thương. Chúng ta cần ý thức được rằng các biện pháp này tuy đơn giản nhưng lại có thể mang đến hiệu quả rất lớn.

Tại Việt Nam hiện nay chưa có chuyên khoa bàn chân để việc khám và chữa trị các bệnh ở bàn chân có bài bản và hiệu quả. Vì vậy việc theo dõi chăm sóc bàn chân hằng ngày rất quan trọng đối với người bệnh tiểuđường. Sở dĩ người bệnh tiểu đường bị viêm loét chân nhiều như vậy là do bác sỹ lẫn người bệnh chưa coi trọng việc chăm sóc. Do đó, để hạn chế tối đa hậu quả viêm loét chân người bệnh tiểuđường nên quan tâm chăm sóc bàn chân mỗi ngày.

Sau đây là 10 quy tắc cơ bản tự chăm sóc để phòng biến chứng bàn chân người bệnh tiểu đường

1. Kiểm tra bàn chân mỗi ngày( nhìn và sờ nắn), tìm xem có chai chân, mụn nước, vết cắt, trầy xướt hoặc vết loét.

2. Không nên ngâm chân lâu trong nước, đặc biệt là nước ấm.

3. Giữ khô ráo sạch sẽ tránh nấm chân; sử dụng kem dưỡng để làm ẩm, mềm da như Physiogel.

4. Rửa bàn chân bằng xà phòng nhẹ hoặc với các dung dịch chuyên dùng hàng ngày.

5. Cắt móng chân, cạo các chỗ chai cứng đúng cách.

6. Luôn cử động,“tập dưỡng sinh” cho bàn, ngón chân.

7. Chọn vớ, giày có đệm lót thích hợp; không đi giầy chật, giày có mũi nhọn, giày cao gót.

8. Kiểm tra giày, dép trước khi mang.

9. Tuyệt đối không hút thuốc lá.

10. Có vết xướt loét phải gặp bác sĩ chuyên khoa ngay.