ban ĐiỀu lỆ cÂu lẠc bỘ doanh nhÂn

8
CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH CHUNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ***** ĐIỀU LỆ CÂU LẠC BỘ DOANH NHÂN VIỆT NAM (Kèm theo Quyết định phê duyệt số 364 /QĐ-BTVHH ngày 19 tháng 12 năm 2012) Điều 1. Câu lạc bộ Doanh nhân Việt Nam (sau đây gọi tắt là Câu lạc bộ) là tổ chức tự nguyện của các doanh nhân chủ yếu thuộc cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hồ Chí Minh và cả nước; hoạt động theo quy định của pháp luật, theo Điều lệ Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và Điều lệ này; chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ, Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Điều 2. Mục đích của Câu lạc bộ là vận động, tập hợp các doanh nhân để hợp tác, hỗ trợ nhau, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng năng lực quản trị, điều hành; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp, trước hết là của các doanh nghiệp hội viên. Điều 3. Nguyên tắc, phạm vi và lĩnh vực hoạt động 1. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ: a) Tự nguyện, tự quản, tự chủ về tài chính; b) Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch; c) Không vì mục đích lợi nhuận; d) Tuân thủ pháp luật và Điều lệ Câu lạc bộ; chịu sự quản lý nhà nước của các cơ quan có thẩm quyền và sự quản lý trực tiếp của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; 2. Câu lạc bộ hoạt động trên phạm vi cả nước và trên các lĩnh vực: - Trao đổi thông tin về chính sách, pháp luật về khoa học – công nghệ, sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực có liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Câu lạc bộ. - Tư vấn, phản biện với cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách có liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp. - Truyền thông, quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực, vay vốn đầu tư, ứng dụng khoa học – công nghệ, xúc tiến thương mại,v.v… - Các hoạt động khác theo sự chỉ đạo của Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Điều 4. Vị trí pháp lý của Câu lạc bộ 1. Câu lạc bộ có tư cách pháp nhân đầy đủ, có biểu tượng (logo), có trang web, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. 2. Câu lạc bộ có trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và có đại diện ở trong nước theo quy định của pháp luật và của Điều lệ Câu lạc bộ. ĐIỀU LỆ

Upload: lunglinh00

Post on 20-Jun-2015

976 views

Category:

Business


7 download

DESCRIPTION

Câu lạc bộ Doanh nhân Việt Nam (sau đây gọi tắt là Câu lạc bộ) là tổ chức tự nguyện của các doanh nhân chủ yếu thuộc cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hồ Chí Minh và cả nước; hoạt động theo quy định của pháp luật, theo Điều lệ Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và Điều lệ này; chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ, Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

TRANSCRIPT

Page 1: BAN ĐIỀU LỆ CÂU LẠC BỘ DOANH NHÂN

CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH CHUNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

*****

ĐIỀU LỆCÂU LẠC BỘ DOANH NHÂN VIỆT NAM

(Kèm theo Quyết định phê duyệt số 364 /QĐ-BTVHH ngày 19 tháng 12 năm 2012)

Điều 1. Câu lạc bộ Doanh nhân Việt Nam (sau đây gọi tắt là Câu lạc bộ) là tổ chức tự nguyện của các doanh nhân chủ yếu thuộc cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hồ Chí Minh và cả nước; hoạt động theo quy định của pháp luật, theo Điều lệ Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và Điều lệ này; chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ, Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Điều 2. Mục đích của Câu lạc bộ là vận động, tập hợp các doanh nhân để hợp tác, hỗ trợ nhau, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng năng lực quản trị, điều hành; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp, trước hết là của các doanh nghiệp hội viên.

Điều 3. Nguyên tắc, phạm vi và lĩnh vực hoạt động 1. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ: a) Tự nguyện, tự quản, tự chủ về tài chính; b) Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch; c) Không vì mục đích lợi nhuận; d) Tuân thủ pháp luật và Điều lệ Câu lạc bộ; chịu sự quản lý nhà nước của các cơ quan có thẩm quyền và sự quản lý trực tiếp của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; 2. Câu lạc bộ hoạt động trên phạm vi cả nước và trên các lĩnh vực: - Trao đổi thông tin về chính sách, pháp luật về khoa học – công nghệ, sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực có liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Câu lạc bộ. - Tư vấn, phản biện với cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách có liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp. - Truyền thông, quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực, vay vốn đầu tư, ứng dụng khoa học – công nghệ, xúc tiến thương mại,v.v… - Các hoạt động khác theo sự chỉ đạo của Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Điều 4. Vị trí pháp lý của Câu lạc bộ 1. Câu lạc bộ có tư cách pháp nhân đầy đủ, có biểu tượng (logo), có trang web, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. 2. Câu lạc bộ có trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và có đại diện ở trong nước theo quy định của pháp luật và của Điều lệ Câu lạc bộ.

ĐIỀU LỆ

Page 2: BAN ĐIỀU LỆ CÂU LẠC BỘ DOANH NHÂN

Điều 5. Chức năng 1. Hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, giúp đỡ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận thị trường trong nước và ngoài nước; tư vấn về tổ chức và nhân sự quản lý, tài chính, đầu tư trong nước và quốc tế; xây dựng thương hiệu, giới thiệu sản phẩm mới, dịch vụ mới của doanh nghiệp. 2. Đại diện và bảo vệ quyền lợi cho hội viên; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp gỡ giao lưu cùng các vị lãnh đạo đầu ngành để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. 3. Tổ chức các hội thảo chuyên đề, các khóa đào tạo nguồn nhân lực với sự hợp tác của các tổ chức quốc tế, các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia đầu nghành nhằm giúp các hội viên nâng cao năng lực quản lý, đổi mới tư duy lãnh đạo, trau dồi kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật và thông lệ kinh doanh quốc tế. 4. Hợp tác, liên kết với các quỹ đầu tư quốc tế, các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước nhằm tạo nhiều điều kiện giúp doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn; hình thành khối liên kết hữu cơ: ngân hàng – nhà khoa học – doanh nghiệp. 5. Tạo môi trường cho các trí thức trẻ có năng lực vào hoài bão được tiếp cận và học hỏi những tấm gương doanh nhân thành đạt, khích lệ họ rèn luyện đức, tài góp phần xây dựng một những thế hệ công dân mới có đủ phẩm chất và năng lực phát triển sản xuất kinh doanh, làm giàu chân chính; đồng thời, tích cực tham gia các hoạt động xã hội – từ thiện vì lợi ích của cộng đồng. 6. Tham gia với các cơ quan quản lý nhà nước, với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách có liên quan đến hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp.

Điều 6. Nhiệm vụ 1. Hoạch định chiến lược, kế hoạch hoạt đông của Câu lạc bộ phù hợp với từng giai đoạn nhằm xây dựng Câu lạc bộ vững mạnh, đáp ứng nguyện vọng của các doanh nhân. 2. Xây dựng kế hoạch, chương trình giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức tọa đàm giữa doanh nhân và lãnh đạo các cơ quan hữu quan, các tổ chức quốc tế. 3. Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình liên kết đào tạo trong và ngoài nước giúp hội viên nâng cao năng lực quản lý, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. kinh tế khu vực và thế giới; mở rộng liên doanh, liên kết giữa các doanh nhân trong và ngoài Câu lạc bộ. 5. Tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư; tổ chức các chuyến tham quan học tập kinh nghiệm ngoài nước cho các doanh nhân trong và ngoài Câu lạc bộ. 6. Triển khai hoạt động hỗ trợ lẫn nhau giữa các hội viên, phát động và triển khai các chương trình hoạt động xã hội có ý nghĩa thiết thực. 7. Hòa giải các tranh chấp giữa các hội viên.

Điều 7. Quyền hạn 1. Được chủ động xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng và phát triển các mối quan hệ của Câu lạc bộ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. 2. Được chủ động giao dịch, uỷ quyền ký kết, triển khai các hợp đồng với các đối tác trong và ngoài nước; tổ chức thực hiện các dịch vụ trong phạm vi nhiệm vụ của Câu lạc bộ; được giới thiệu hội viên đi công tác nước ngoài, nghiên cứu thị trường, dự các cuộc triển lãm trong và ngoài nước.

CHƯƠNG II: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

Page 3: BAN ĐIỀU LỆ CÂU LẠC BỘ DOANH NHÂN

3. Được chủ động sắp xếp tổ chức, nhân sự của Ban Chấp hành Câu lạc bộ, sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. 4. Được gây quỹ trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo qui định của pháp luật để tự trang trải kinh phí hoạt động. Được nhận và sử dụng các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo qui định của pháp luật và của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam . 5. Được Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp, doanh nhân; được cử đại diện tham dự các hội nghị, hội thảo do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức có liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp. 6. Được giới thiệu thành viên để bầu vào Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Điều 8. Đối tượng tham gia Hội viên Câu lạc bộ là các doanh nhân hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố trong cả nước tán thành Quy chế Câu lạc bộ, tự nguyện gia nhập, được Ban Thường trực Câu lạc bộ chấp thuận.

Điều 9. Thủ tục tham gia Người xin gia nhập Câu lạc bộ phải điền đầy đủ thông tin vào Đơn xin gia nhập Câu lạc bộ (theo mẫu) và nộp lại cho Ban Thường trực Câu lạc bộ. Việc kết nạp hội viên mới sẽ được xem xét tiến hành sau khi Ban Thường trực nhận được đơn xin gia nhập trong thời gian 10 ngày.

Điều 10. Quyền hạn của hội viên 1. Được tham gia Hội nghị toàn thể hội viên và được ứng cử, đề cử để bầu vào Ban Chấp hành, Ban Thường trực và các chức danh lãnh đạo Ban chuyên môn của Câu lạc bộ. 2. Được thảo luận, biểu quyết, chất vấn mọi công việc của Câu lạc bộ và đề đạt, kiến nghị ý kiến của mình với các cơ quan nhà nước thông qua Ban Thường trực. 3. Được hưởng các dịch vụ do Câu lạc bộ tổ chức, nhằm nâng cao trình độ và tính chuyên nghiệp của hội viên; được nhận sự hỗ trợ của các hội viên khác trong Câu lạc bộ về giảm giá các sản phẩm, dịch vụ thông qua thẻ hội viên Câu lạc bộ. 4. Được tham gia các hoạt động của Câu lạc bộ để phát triển sản phẩm và thị trường, quảng bá, xúc tiến thương mại và đầu tư. 5. Được Câu lạc bộ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong hoạt động kinh doanh, giúp giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp với hội viên khác. 6. Được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm quản trị kinh doanh, công tác lãnh đạo, điều hành với các chuyên gia cũng như với các hội viên khác trong Câu lạc bộ. 7. Được cung cấp những thông tin về hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo, chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động của Câu lạc bộ. 8. Được ưu đãi vay vốn và hỗ trợ tài chính từ các Ngân hàng liên kết với Câu lạc bộ. 9. Được xin ra khỏi Câu lạc bộ do yêu cầu cá nhân, bằng một thư thông báo gửi Ban Thường trực.

Điều 11. Nghĩa vụ của hội viên 1. Sinh hoạt đều đặn, đầy đủ các buổi họp thường kỳ và bất thường của Câu lạc bộ; 2. Thực hiện nghiêm túc Quy chế và các nghị quyết của Câu lạc bộ, các nghị quyết của Ban

CHƯƠNG III: HỘI VIÊN CÂU LẠC BỘ

Page 4: BAN ĐIỀU LỆ CÂU LẠC BỘ DOANH NHÂN

Chấp hành. Cung cấp cho Ban Chấp hành các thông tin, số liệu cần thiết cho hoạt động của Câu lạc bộ. 3. Đoàn kết, hợp tác với các hội viên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Câu lạc bộ nhằm góp phần xây dựng Câu lạc bộ ngày càng vững mạnh. 4. Đóng lệ phí sinh hoạt thường niên theo quy định của Ban Thường trực. 5. Góp phần quảng bá, vận động xây dựng và giữ gìn, nâng cao uy tín của Câu lạc bộ.

Điều 12. Chấm dứt quyền và nghĩa vụ của hội viên 1. Quyền và nghĩa vụ của hội viên sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau: a) Hội viên tự nguyện xin rút khỏi Câu lạc bộ. b) Hội viên vi phạm nghiêm trọng Quy chế của Câu lạc bộ, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của Câu lạc bộ. c) Hội viên không đóng hội phí trong vòng 01(một) năm mà không có lý do chính đáng. d) Khi doanh nghiệp hoặc tổ chức mà hội viên là đại diện bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động, giải thể hoặc tuyên bố phá sản. Trường hợp đình chỉ tạm thời thì quyền của hội viên chỉ được tiếp tục khi được phép hoạt động trở lại. 2. Ban Thường trực ra thông báo danh sách các hội viên rút lui, bị xoá tên, khai trừ ra khỏi Câu lạc bộ và niêm yết công khai tại trụ sở của Câu lạc bộ. 3. Quyền và nghĩa vụ của hội viên sẽ chấm dứt khi có thông báo của Ban Thường trực.

Điều 13. Cơ cấu tổ chức của Câu lạc bộ 1. Cơ cấu tổ chức của Câu lạc bộ gồm: a) Hội nghị toàn thể hội viên; b) Ban Chấp hành; c) Ban Thường trực; d) Văn phòng và các Ban chuyên môn; e) Các đơn vị trực thuộc Câu lạc bộ; 2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự Ban Thường trực của Câu lạc bộ phải được Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chấp thuận bằng văn bản.

Điều 14. Hội nghị toàn thể hội viên 1.Hội nghị toàn thể hội viên là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Câu lạc bộ, được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần và được triệu tập bất thường khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số uỷ viên Ban Chấp hành hoặc trên 50% số hội viên Câu lạc bộ yêu cầu. 2. Nhiệm vụ chính của Hội nghị toàn thể hội viên: a) Thảo luận và thông qua Báo cáo tổng kết công tác năm và phương hướng nhiệm vụ công tác năm tới của Câu lạc bộ. b) Thông qua Báo cáo quyết toán tài chính năm và kế hoạch tài chính năm tới của Câu lạc bộ. c) Bầu hoặc bãi nhiệm ủy viên Ban Chấp hành. Số lượng ủy viên Ban Chấp hành trong từng giai đoạn do Hội nghị toàn thể hội viên quyết định. d) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Câu lạc bộ. 3. Các quyết định của Hội nghị toàn thể hội viên chỉ có giá trị khi có sự đồng ý của trên 50% tổng số hội viên tham dự.

Điều 15: Ban Chấp hành

CHƯƠNG IV: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÂU LẠC BỘ

Page 5: BAN ĐIỀU LỆ CÂU LẠC BỘ DOANH NHÂN

1. Ban Chấp hành là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ Hội nghị toàn thể hội viên. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành là không xác định thời hạn. 2. Ủy viên Ban Chấp hành phải được trên 50% số hội viên tham dự Hội nghị toàn thể hội viên tín nhiệm và có thể được bầu lại hoặc bãi nhiệm theo đề nghị của Ban Thường trực hoặc theo yêu cầu của trên 50% số hội viên Câu lạc bộ. 3. Uỷ viên Ban Chấp hành là người đại diện cho hội viên là tổ chức pháp nhân, nếu nghỉ hưu, chuyển công tác, bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị chết hoặc tuyên bố mất tích thì sẽ được thay thế bằng một đại diện khác của tổ chức pháp nhân đó. 4. Ban Chấp hành họp thường kỳ 03 (ba) – 06 (sáu) tháng một lần và có thể họp bất thường theo đề nghị của Chủ tịch hoặc của ít nhất 50% số ủy viên Ban Chấp hành. 5. Trong quá trình hoạt động, số ủy viên Ban Chấp hành không đủ theo quyết định của Hội nghị toàn thể hội viên hoặc do mở rộng pham vi hoạt động của Câu lạc bộ, thì được bầu bổ sung. 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành 6.1. Ban Chấp hành có nhiệm vụ: a) Quyết định kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện nghị quyết, chương trình hoạt động của cả nhiệm kỳ do Hội nghị toàn thể hội viên đã thông qua. b) Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàng năm và thông báo kết quả hoạt động của Ban Thường trực đến toàn thể hội viên. c) Lập Báo cáo quyết toán tài chính năm qua và dự toán tài chính năm tới để trình Hội nghị toàn thể hội viên thông qua. d) Bầu Ban Thường trực gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký. e) Quy định tổ chức và hoạt động của Văn phòng và các Ban chuyên môn; quy định các nguyên tắc, chế độ sử dụng và quản lý tài sản, tài chính của Câu lạc bộ. f) Chuẩn bị nội dung, chương trình nghị sự và tài liệu trình Hội nghị toàn thể hội viên. g) Quyết định triệu tập Hội nghị toàn thể hội viên định kỳ hoặc bất thường. h) Trình Hội nghị toàn thể hội viên việc bầu bổ sung hoặc bãi nhiệm ủy viên Ban Chấp hành và thông báo với Hội nghị việc thay đổi Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký. i) Định kỳ kiểm điểm và đề ra chương trình công tác của Ban Chấp hành trong từng thời gian hoạt động. 6.2. Ban Chấp hành có các quyền: a) Đại diện Câu lạc bộ trong quan hệ với chính quyền, các cơ quan, tổ chức thuộc các ngành nghề khác, các tổ chức hội doanh nghiệp trong nước và quốc tế trong những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Câu lạc bộ. b) Quyết định tham gia làm thành viên liên kết của các tổ chức hội nghề nghiệp khác phù hợp với tôn chỉ, mục đích và lợi ích chung của hội viên, sau khi có văn bản chấp thuận của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. c) Bầu hoặc bãi nhiệm Chủ tịch khi có văn bản chấp thuận của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. d) Trường hợp cần thiết, đề nghị Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cử Quyền Chủ tịch để điều hành hoạt động của Ban Chấp hành giữa hai kỳ Hội nghị toàn thể hội viên. e) Bầu hoặc bãi nhiệm Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký theo đề nghị của Chủ tịch. Số lượng Phó Chủ tịch do Ban Chấp hành quyết định. f) Xét khen thưởng, kết nạp, khai trừ hội viên; lập danh sách những người bị chấm dứt quyền hội viên.

Điều 16. Ban Thường trực 1. Ban Thường trực gồm: Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Tổng Thư ký và do Ban Chấp hành bầu theo quy định tại Tiết 6.2, Khoản 6, Điều 15 Quy chế này. a) Chủ tịch là đại diện pháp nhân của Câu lạc bộ, chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức các hoạt động của Câu lạc bộ theo Quy chế hoạt động; đồng thời, chịu trách nhiệm

Page 6: BAN ĐIỀU LỆ CÂU LẠC BỘ DOANH NHÂN

trước Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và trước pháp luật về mọi hoạt động của Câu lạc bộ. b) Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký là người giúp việc Chủ tịch, thay mặt Chủ tịch điều hành hoạt động của Ban Chấp hành và Ban Thường trực. 2. Nhiệm vụ của Ban Thường trực: a) Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động của Câu lạc bộ do Hội nghị toàn thể hội viên hoặc Ban Thường trực đã thông qua và báo cáo kết quả tại kỳ họp Ban Chấp hành. b) Chuẩn bị nội dung, chương trình Hội nghị Ban Chấp hành và Hội nghị toàn thể hội viên. c) Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của Văn phòng, các Ban chuyên môn và đơn vị trực thuộc. d) Căn cứ Nghị quyết của Hội nghị toàn thể hội viên và Nghị quyết của Ban Chấp hành, trình Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam quyết định phê chuẩn cơ cấu tổ chức, nhân sự Ban Thường trực và Điều lệ Câu lạc bộ. e) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự chỉ đạo của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. f) Quản lý tài sản và tài chánh của Câu lạc bộ; xem xét và quyết định mức đóng lệ phí sinh hoạt thường niên của hội viên.

Điều 17. Văn phòng và các Ban chuyên môn 1. Văn phòng trực thuộc Ban Thường trực, là cơ quan giúp việc của Ban Thường trực và Ban Chấp hành. Văn phòng hoạt động theo Quy chế do Ban Thường trực ban hành. Nhân sự Văn phòng do Chánh Văn phòng lựa chọn và trình Chủ tịch quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm. 2. Trực thuộc Ban Chấp hành có các Ban giúp việc, gồm: Ban Vận động tài trợ và tổ chức sự kiện; các Ban Doanh nhân. Tên gọi và cơ cấu của các Ban do Ban Chấp hành quy định. 3. Các Ban chuyên môn chịu sự lãnh đạo của Chủ tịch và hoạt động theo Quy chế do Chủ tịch ban hành. Đứng đầu các Ban phải là uỷ viên Ban Chấp hành. Nhân sự các Ban do Trưởng ban lựa chọn trong số các ủy viên Ban Chấp hành và hội viên Câu lạc bộ để trình Chủ tịch bổ nhiệm.

Điều 18. Tài chính của Câu lạc bộ 1. Nguồn thu của Câu lạc bộ gồm: - Lệ phí sinh hoạt thường niên của hội viên. - Kinh phí ủng hộ đóng góp của hội viên. - Các hoạt động dịch vụ do Câu lạc bộ tổ chức. - Các khoản thu hợp pháp khác. - Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. 2. Các khoản chi của Câu lạc bộ gồm: - Chi cho hoạt động bộ máy của Câu lạc bộ. - Chi giao tế, tham gia công tác từ thiện. - Thực hiện nghĩa vụ đối với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. - Các khoản chi khác.

CHƯƠNG V: TÀI SẢN VÀ HÀNH CHÍNH

Page 7: BAN ĐIỀU LỆ CÂU LẠC BỘ DOANH NHÂN

3. Được chủ động sắp xếp tổ chức, nhân sự của Ban Chấp hành Câu lạc bộ, sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. 4. Được gây quỹ trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo qui định của pháp luật để tự trang trải kinh phí hoạt động. Được nhận và sử dụng các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo qui định của pháp luật và của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam . 5. Được Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp, doanh nhân; được cử đại diện tham dự các hội nghị, hội thảo do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức có liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp. 6. Được giới thiệu thành viên để bầu vào Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Điều 8. Đối tượng tham gia Hội viên Câu lạc bộ là các doanh nhân hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố trong cả nước tán thành Quy chế Câu lạc bộ, tự nguyện gia nhập, được Ban Thường trực Câu lạc bộ chấp thuận.

Điều 9. Thủ tục tham gia Người xin gia nhập Câu lạc bộ phải điền đầy đủ thông tin vào Đơn xin gia nhập Câu lạc bộ (theo mẫu) và nộp lại cho Ban Thường trực Câu lạc bộ. Việc kết nạp hội viên mới sẽ được xem xét tiến hành sau khi Ban Thường trực nhận được đơn xin gia nhập trong thời gian 10 ngày.

Điều 10. Quyền hạn của hội viên 1. Được tham gia Hội nghị toàn thể hội viên và được ứng cử, đề cử để bầu vào Ban Chấp hành, Ban Thường trực và các chức danh lãnh đạo Ban chuyên môn của Câu lạc bộ. 2. Được thảo luận, biểu quyết, chất vấn mọi công việc của Câu lạc bộ và đề đạt, kiến nghị ý kiến của mình với các cơ quan nhà nước thông qua Ban Thường trực. 3. Được hưởng các dịch vụ do Câu lạc bộ tổ chức, nhằm nâng cao trình độ và tính chuyên nghiệp của hội viên; được nhận sự hỗ trợ của các hội viên khác trong Câu lạc bộ về giảm giá các sản phẩm, dịch vụ thông qua thẻ hội viên Câu lạc bộ. 4. Được tham gia các hoạt động của Câu lạc bộ để phát triển sản phẩm và thị trường, quảng bá, xúc tiến thương mại và đầu tư. 5. Được Câu lạc bộ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong hoạt động kinh doanh, giúp giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp với hội viên khác. 6. Được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm quản trị kinh doanh, công tác lãnh đạo, điều hành với các chuyên gia cũng như với các hội viên khác trong Câu lạc bộ. 7. Được cung cấp những thông tin về hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo, chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động của Câu lạc bộ. 8. Được ưu đãi vay vốn và hỗ trợ tài chính từ các Ngân hàng liên kết với Câu lạc bộ. 9. Được xin ra khỏi Câu lạc bộ do yêu cầu cá nhân, bằng một thư thông báo gửi Ban Thường trực.

Điều 11. Nghĩa vụ của hội viên 1. Sinh hoạt đều đặn, đầy đủ các buổi họp thường kỳ và bất thường của Câu lạc bộ; 2. Thực hiện nghiêm túc Quy chế và các nghị quyết của Câu lạc bộ, các nghị quyết của Ban

Điều 19. Quản lý tài sản và tài chính của Câu lạc bộ Tài sản, tài chính của Câu lạc bộ được quản lý và sử dụng theo đúng mục đích, yêu cầu, có sổ sách ghi chép thu - chi rõ ràng và phải thông qua Ban Chấp hành, báo cáo công khai trước Hội nghị toàn thể hội viên.

Điều 20. Khen thưởng Hội viên có thành tích đóng góp trong các hoạt động của Câu lạc bộ sẽ được Ban Thường trực xem xét khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật và Quy chế Thi đua – Khen thưởng của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Điều 21. Kỷ luật 1. Hội viên vi phạm pháp luật, Điều lệ Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Nghị quyết của Ban Chấp hành và Ban Thường trực Câu lạc bộ, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín và lợi ích của Câu lạc bộ thì tuỳ theo mức độ mà xử lý bằng các hình thức: khiển trách, cảnh cáo hoặc khai trừ ra khỏi Câu lạc bộ. 2. Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam quyết định chuẩn y việc thi hành kỷ luật đối với Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký theo đề nghị của Chủ tịch Câu lạc bộ 3. Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam xem xét thi hành kỷ luật đối với Chủ tịch Câu lạc bộ theo đề nghị của Tổng Thư ký Hiệp hội.

Điều 22. Bãi miễn 1. Hội viên không tham gia các chương trình thường kỳ của Chi hội 3 lần liên tiếp mà không có lý do chính đáng thì bị bãi miễn tư cách hội viên. 2. Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam quyết định chuẩn y việc bãi nhiệm đối với Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký theo đề nghị của Chủ tịch Câu lạc bộ. 3. Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam quyết định bãi nhiệm đối với Chủ tịch Câu lạc bộ theo đề nghị của Tổng Thư ký Hiệp hội.

Điều 23. Câu lạc bộ ngừng hoạt động trong các trường hợp sau: a) Giải thể vì hoạt động của Câu lạc bộ không cần thiết nữa. b) Chuyển thể thành một tổ chức mới. c) Theo quyết định của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Điều 24. Việc ngừng hoạt động của Câu lạc bộ được thực hiện bằng Nghị quyết của Hội nghị toàn thể hội viên với sự đồng ý của 2/3 (hai phần ba) số hội viên tham gia và theo quyết định của Ban

CHƯƠNG VI: KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT, BÃI MIỄN

CHƯƠNG VII: NGỪNG HOẠT ĐỘNG, THANH LÝ TÀI SẢN

Page 8: BAN ĐIỀU LỆ CÂU LẠC BỘ DOANH NHÂN

CHƯƠNG VIII: SỬA ĐỔI VÀ CHẤP HÀNH ĐIỀU LỆ

Thường vụ Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Điều 25. Tài sản của Câu lạc bộ sẽ được Ban Thường trực tổ chức kiểm kê, đánh giá và thanh lý theo quyết định của Ban Chấp hành.

Điều 26. Sửa đổi Điều lệ 1. Hội nghị toàn thể hội viên là cơ quan duy nhất của Câu lạc bộ có quyền sửa đổi Điều lệ Câu lạc bộ. 2. Việc sửa đổi Điều lệ phải được ít nhất 51% số đại biểu dự Hội nghị toàn thể hội viên tán thành và phải được Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam quyết định phê duyệt.

Điều 27. Chấp hành Điều lệ 1. Điều lệ này gồm có 8 Chương, 27 Điều đã được Hội nghị toàn thể hội viên Câu lạc bộ thông qua ngày 19 tháng 12 năm 2012 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam quyết định phê duyệt. 2. Ban Thường trực Câu lạc bộ có trách nhiệm trình Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam quyết định phê duyệt và hướng dẫn thực hiện Điều lệ này.