baûn thaûo - ca dao tục ngữ việt namcadaotucngu.com/hph/namquanthuonghan1/namquan.doc ·...

525
Nam Quan Thương Hận - 1 Thay lời Tựa Tập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có nhiều lầm lỗi và thiếu sót. Đa số các bài in trong đều trích từ Internet, (đa số từ các trang Web http://groups.Yahoo.com/group/hoinghi/ hay http://www.hannamquan.com) và vì nhu cầu cấp bách của hoàn cảnh chúng tôi không thể xin phép tác giả trước khi đăng. Chúng tôi mong quý vị niệm tình tha thứ. Nhờ nỗ lực và rộng rãi đóng góp tài vật lực của người Việt hải ngoại mà tập tài liệu nầy hình thành đểø đưa đến tay quý đồng hương. Bước kế tiếp là chúng ta hãy tay trong tay, mọi người như một, đứng lên cùng với đồng bào quốc nội đạp đổ tập đoàn Cọng sản Việt nam buôn dân bán nước đang thống trị quê hương Việt Nam bằng sắt và máu. Các địa phương xa xôi nhưng đông người Việt cư ngụ, không nhận được tập sách nầy và muốn đóng góp để phổ biến sâu rộng trong phạm vi mình cư ngụ xin e-mail cho chúng tôi [email protected] chúng tôi sẽ gửi Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Upload: vumien

Post on 08-Mar-2018

220 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 1

Thay lời Tựa

Tập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có nhiều lầm lỗi và thiếu sót. Đa số các bài in trong đều trích từ Internet, (đa số từ các trang Web http://groups.Yahoo.com/group/hoinghi/ hay http://www.hannamquan.com) và vì nhu cầu cấp bách của hoàn cảnh chúng tôi không thể xin phép tác giả trước khi đăng. Chúng tôi mong quý vị niệm tình tha thứ.

Nhờ nỗ lực và rộng rãi đóng góp tài vật lực của người Việt hải ngoại mà tập tài liệu nầy hình thành đểø đưa đến tay quý đồng hương. Bước kế tiếp là chúng ta hãy tay trong tay, mọi người như một, đứng lên cùng với đồng bào quốc nội đạp đổ tập đoàn Cọng sản Việt nam buôn dân bán nước đang thống trị quê hương Việt Nam bằng sắt và máu. Các địa phương xa xôi nhưng đông người Việt cư ngụ, không nhận được tập sách nầy và muốn đóng góp để phổ biến sâu rộng trong phạm vi mình cư ngụ xin e-mail cho chúng tôi [email protected] chúng tôi sẽ gửi tức khắc bản đánh máy qua đĩa nhựa để tiện việc in tại địa phương. Tập sách nầy biếu cho đồng bào và bạn đồng minhĐể mở đầu chúng tôi xin mượn đoạn mở đầu bài của Băng Sơn để khai pháo cho cuốn « Nam Quan Thương Hận » nầy.

Món quà ngày Xuân Băng Sơn

Thưa anh,

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 2: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

2 - Nam Quan Thương Hận

Đầu Xuân, tôi cũng vỏ vẻ làm chuyện khai bút. Tôi sực nhớ hôm gần đây, một ông bạn già cắc cớ hỏi tôi:-”Năm Nhâm Ngọ nầy, món quà đầu Xuân nào có ý nghĩa nhứt?”Một câu hỏi khá mới lạ, làm tôi ngẩn ngươi. Ông bạn bèn tọp một hớp rượu, cười khà, rồi đủng đỉnh, nói: -”Món quà Xuân năm nay cho anh, cho tôi, cho mọi người Việt lưu vong là món quà TRANH ĐẤU!”Tôi còn đang suy nghĩ mông lung về cái món quà khá độc đáo nầy, thì ông bạn già ồm ồm, tiếp:”Khoa Tử Vi có cái ảo diệu của nó. Nhưng, nhìn chung, năm nay, những người nào cung an Mệnh có Thiên Mã tọa thủ, hoặc gặp Lưu Thiên Mã năm nay, gọi là Dịch mã, thì khà khà(ông ta vừa cười sảng khoái, vừa vuốt nhẹ chòm râu bạc) già nầy bảo đảm, thế nào cũng nhảy vào vòng tranh đấu. Nếu gặp được Lộc Tồn đồng cung hay xung chiếu, thì được hanh thông và được đời mến chuộng. Người nào lâu nay trốn trong chốn thâm sơn cùng cốc khú đế nào đi nữa thì cũng phải bò ra.Số trời mà. Không đúng đem chém già nầy cũng chịu. Quẻ Tử Vi đầu năm của Lốc Cốc Tử Tiên Sinh ông bạn tôi đoán đúng sai chưa biết. Nhưng tôi nghe cũng bùi tai, vì hình như đã ứng hợp vào số của tôi. Và, của anh.!?

Thưa anh,Bên kia trời Việt nam, nhơn dịp đầu năm, người chóp bu đảng Cộng sản chúc nhân dân mà thực ra là, họ chúc cho phe cánh họ: ”Năm mới, khí thế mới, quyết tâm mới.” Khí thế tham nhũng. Quyết tâm tiến lên làm triệu phú, tỉ phú đôla.Còn về phía dân tộc thì, khí thế đói nghèo, quyết tâm trở về thời kỳ đồ đá. Thật vậy, trong nước hiện nay, tập đoàn đảng trị đang hí hửng ợ giành nhau chộp lấy Bản Thương Ước mà Mỹ mới vừa dâng lên, để cùng định ra phương thế làm giàu nhanh chóng, quên béng chuyện điếm nhục dâng đất dâng biển cho quan thầy Trung Quốc. Phiên họp quốc hội CS kỳ 7, khóa X, trước khi bế mạc đã lén lút (nhưng hối hả) phê chuẩn Hiệp Ước Biên Giới giữa Việt nam và Trung Quốc”với nhất trí cao”

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 3: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 3

Ngày 27 tháng 12/2001, Việt Nam đã làm lễ dâng đất. Dịp nầy, ông thứ trưởng ngoại giao Lê Công Phụng đã không ngượng mồm cho rằng: ”(bản Hiệp Ước) hình thành trên căn bản chung sống hòa bình.”.Phát ngôn nhân Phan Thúy Thanh còn sống sượng hơn nữa, hả mồm tàng hoăïc, rằng thì là: ”Các Bản Hiệp Ước về đường biên giới trên bộ và Vịnh Bắc Bộ mà VN ký kết với TQ đều được xây dựng trên quan điểm bình đẳng giữa hai nước.” Thực ra, ông Lê Khả Phiêu”Chủ tịch nửa mùa rơi đài”đãhai lần dẫn bầu đoàn thê tử thuộc hạ qua Tàu Cộng để ký Hiệp Định về biên giới ngày 30/12/1999 cũng chỉ là để họp thức hoá Bức Công Hàm ngày 14/9/1958 của thủ tướng Phạm văn Đồng xác nhận chủ quyền biên giới của Trung Quốc từ hơn ba mươi năm qua.Và, lần thứ hai, ông ta ký Hiệp Định Phân Định vịnh Bắc bộ, ngày 25/12/2000. Cả hai phần đất liền và thềm lục địa của Việt Nam dâng nạp cho Trung Quốc, mỗi phần mất trắng, không dưới 10.000 cây số vuông? Bọn chóp bu CS Trung Nam Hải xấc láo cửa cha, nói thẳng vô mặt phái đoàn CS/VN rằng:”Thực trạng sắc dân nước nào ở đâu thì lãnh thổ của nước đó ở đó.”Trời đất! Có đời thuở nhà ai ăn nói du côn mất dạy rừng rú như vậy bao giờ. Huống hồ đây là phương diện bang giao quốc tế, giữa hai nước có chủ quyền, và lại là tình đồng chí quốc tế vô sản, môi hở răng lạnh, láng giềng chia lửa, nhường cơm xẻ gạo, CS anh em. Hiến Pháp CS/VN năm 1946, trong lời nói đầu, có ghi rõ: ”Nhiệm vụ của dân tộc ta là bảo toàn lãnh thỗ.”Hiến Pháp CS/VN năm 1980 và 1992, cũng đã ghi rõ: _ Điều 1: Nước cộng hòa XHCN Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biên giới và vùng tri.” Và, đồng thời, chúng ta chịu khó đọc lại một đoạn văn trong Bản Tuyên Bố của Trung Cộng về chủ quyền lãnh hải của họ, liên quan đến VN, như dưới đây:

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 4: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

4 - Nam Quan Thương Hận

_ In June 1956”according to Vietnamese data, the Xisha (Tây Sa = Hoàng Sa = Paracels) and Nansha (Nam Sa = Trường Sa = Spratleys) islands are historically part of Chinese territory._ On September 4, 1958, the Chinese Government proclaimed the breadth of its territorial sea be twelve nautical miles which applied to to all territories of the PRC, including the Xisha Islands, the Nansha IslandsTen days later, Pham van Dong states in his note to Zhou Enlai that ”the government of the Democratic of VietNam recognizes and supports the Declaration of the Government of the Republic of China on Chinaõs territorical sea made on September 4, 1958.”Here’s Vietnamese Governmental note Pham van Dong sent to Zhou Enlai on 14/9/1958 to support for China claim as follow:

Thủ tướng phủ

Thưa đồng chí Tổng lý

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản Tuyên bố ngày 4 / 9 / 58 của Chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa trên mặt bể. Chúng tôi xin kính gửi đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.

Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958

Phạm Văn ĐồngThủ tướng chính phủ

Bản Công hàm giấy trắng mực đen rành rành thế nầy, đã quá đầy đủ chứng cớ để tố cáo trước công luận người Việt trong nước, và ở nước ngoài về tội ”Mải quốc cầu vinh”của bè lũ vô liêm sĩ

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 5: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 5

CS/VN. Những ai còn chút nâng bi, và bao che cho chế độ vong bản đó, và hiện nay đang xum xoe giở trò HHHG, xây dựng một nước CS phú cường cũng nên gầm mặt nhìn vào lương tâm mà suy gẫm lại...............................................Băng SơnXuân Nhâm Ngọ, năm 2002

-------------Thật vậy sự tồi tệ đó của bọn chóp bu Hà Nội thống trị chỉ biết có tiền, đâu có thiết gì đến quyền lợi của dân tộc. Mùa Xuân mang ý nghĩa của niềm Hy Vọng. Chúng ta phải nắm lấy niềm hy vọng đó. Qua bài Món Quà Ngày Xuân, chắc chắn chúng ta đã hiểu mục đích của tập sách này. Chúng tôi mong rằng cuốn Nam Quan Thương Hận sẽ trở thành phương tiện cho những ai chưa hiểu bộ mặt thật của cộng sản Việït Nam, để rồi cùng sát cánh với những thực thể, những bạn bè đồng chí hướng, đứng lên đạp đổ gông xiềng của lũ cọng sản bất nhân hầu cứu quê hương và dân tộc ra khỏi cảnh nghèo khổ cùng cực.

Gọi Hồn Quốc Tổ

(Kính tặng mọi con dân đất Việt đã bàng hoàng phẫn nộ khi nghe tin Tập đoàn lãnh đạo Cộng sản VN dâng đất và biển cho ngoại bang, với sự đồng lõa hèn hạ của Quốc hội bù nhìn)

Linh Mục PHÊ RÔ PHAN VĂN LỢI (Huế - Việt Nam)Cổ họng ta uất nghẹn,Trái tim ta vỡ tung,Cặp mắt ta, lệ chảy thành giòng,Đôi tai ta, rách toang màng nhĩ!Tình tự dân tộc hỏi còn không nhỉ,

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 6: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

6 - Nam Quan Thương Hận

Lũ đã dâng mảnh đất thiêng cho người ?Da vàng máu đỏ chắc phai màu rồi,Bọn tiến cống ngoại bang cả vùng biển?Mẹ Âu Cơ ơi! Dạo lâm bồn đau đớn,Bọc trứng trăm con, phải chăng chứa loại này? Mẹ có hình dung được giây phút hôm nayNòi bán đứng nơi chôn nhau cắt rốn?Tổ Hùng vương ơi, nước non gầy dựngCháu chắt vạn đời gìn giữ với máu xương.Những tưởng giang sơn nguyên vẹn vững bền,Ngờ đâu tặc tử cam lòng đem cho giặc!Trưng Vương ơi, gieo mình xuống sông Hát,Triệu Thị Trinh, tuẫn tiết trên núi Tùng,Từng tấc đất giọt nước có thấm máu không?Mà đám vong bản coi thường đến thế?"Nam quốc Sơn hà" vần thơ đầy nghĩa khí,"Hịch truyền Tướng sĩ" lời hiệu triệu sôi trào,Chẳng rung cành, lay đá đất Việt sao?Mà lũ bội tình không mảy may nghe thấy?Tiếng thét vang trên Bạch Đằng sóng dậy,Lời thề nơi sông Hóa trước ba quân,Cả ngàn năm vang dội tựa trống đồng,Lẽ nào chẳng xuyên màng nhĩ quân bán nước? "Hội nghị Diên Hồng" quyết xua lũ giặc,"Đàn thề Đông Quan" trói buộc quân thù,Hào khí ngất trời, đọng mãi ngàn thu,Bọn mãi quốc cớ sao chẳng hề nhớ?Bờ cõi phương Nam, thuở mang gươm đi mởBiên thùy phía Bắc, bao phen kiếm bảo toàn,Tấc đất hòa xương chiến sĩ máu nhân dân,Biết mấy linh thiêng, lũ hàng giặc sao chẳng kể?* * *Nguyễn Trãi ơi, đã một lần nhỏ lệ,Bởi thù nhà, nợ nước trả chưa xong.

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 7: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 7

Nay nước mắt lại tuôn chảy thành giòng,Nơi cửa ải đã thuộc về kẻ khác!Động lòng nữa đâu Thác Bản Giốc xinh đẹp!"Mũi Cà Mâu-Nam Quan Ải" ý nghĩa còn gì!Hoàng Trường Sa hải đảo mãi chia ly!Ai nỡ gây nên cảnh đoạn trường thể ấy?Hồn thiêng sông núi ơi, hãy bừng dậy,Hỡi tiền nhân anh dũng, xin đứng lên,Loài vô tổ quốc, kíp vạch mặt chỉ tên!Soi lòng mở trí lũ vong ân quốc tổ!Huế, những ngày cuối năm Tân TỵLinh mục Phêrô Phan Văn Lợi

Đt: 054.833.519 (đã bị cắt)Email: [email protected] (đã bị phá)Địa chỉ: 90/13 Phan Chu Trinh, Huế (đã bị chặn)

REV. PETER PHAN VAN LOI'S POEM

UPON THE COMMUNIST PARTY OF VN OFFERING PART OF VN BORDER & SEA TERRITORIES TO COMMUNIST CHINA

Facing the CPV's selling of VN territories to Communist China which has caused outraged reactions among the people of VN, inland and overseas; Father Peter PHAN VAN LOI wrote a poem to condemn the CPV, with the last paragraph being translated into English as follows:Nguyen Trai, O, you once shed your tearsAs family rancour and national obligation hadn't been paidNowadays tears are running into a streamAt the border gate changing hands to the adjacent North

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 8: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

8 - Nam Quan Thương Hận

And further shaking your heart is the loss of Ban Gioc Falls, a Viet landscape so beautiful!"Cap of Camau - Nam Quan Gate" is no longer a symbol of Vietnam's history"Paracels and Spratlys have also said farewell to us indefinitelyWho, without heart, have created such a tragedy?The sacred soul of Viet nation, please wake upOur courage ancestors, please make apparition and push upLet's unmask and point to those having no Fatherland!To shed a light to awaken the men of ingratitude!

REV. PETER PHAN VAN LOI (Hue - Vietnam)

Nam Quan Thương Hận(Có 5 bài thơ cho chủ đề )

Hịch CũHịch cũ - Nam Quan dân Việt cư*Bỗng nay nghịch lý đổi danh từĐổi xong còn đó chưa là khổĐem tặng tiêu luôn mới giận nưMỗi thước đất cha tình vạn cổTừng gang biển mẹ tuổi thiên thuLòng ta trúc bạch Nam sơn nọKhó viết cho vơi nỗi hận thù.(*) Nam quốc sơn hà Nam đế cưhà phương hoài

Từ Ải Nam Quan Đến Mũi Cà Mâu

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 9: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 9

Nam Quan Bắc Ải đã từ lâuTiên tổ Nhà Nam đặt tuyến đầuNguyễn, Trịnh, Hồ xưa còn giữ Việt Đinh, Lê, Trần trước, chận quân TầuQuang Trung quyết chí đưa về BắcThường Kiệt anh hùng chiếm Lưỡng ChâuChính sử, dân gian tên đủ cặpHôm nay còn lại chỉ Cà Mâu!hà phương hoài 01/02

Luân Lưu Theo Giòng Lịch Sử

Bí ẩn về việc đảng Cộng-sản lãnh đạo nhà nước Việt-Nam nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-

quốc.

Dr. Trần Đại-Sỹ, 5, place Félix Éboué 75012 PARIS, FRANCE, Tél. 33.1.43 07 51 46 hay 33.6 63 79 92 16. E-mail1= [email protected] E-mail2= [email protected] Giáo-sư Trần Đại-Sỹ

Lời giới thiệu của IFA, Trong mấy tháng gần đây, nội địa Việt-Nam cũng như hải ngoại đều rúng động vì tin nhà nước hay nói đúng hơn là đảng Cộng-sản Việt-Nam đã nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-quốc. Đau đớn nhất cho người Việt là địa danh lịch sử, đi vào tâm tư, là niềm tự hào của họ là cửa Nam-quan, suối Thiên-tuyền (Phi Khanh) nay đã ở trong lãnh thổ Trung-quốc. Ngay cả hang Pak-bo, là thánh địa của đảng Cộng-sản,

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 10: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

10 - Nam Quan Thương Hận

trước kia ở rất xa biên giới Hoa-Việt trên 50 km, nay đứng ở đây gần như nhìn vào lãnh thổ Trung-quốc. Trong suốt 25 năm qua Bác-sĩ Trần Đại-Sỹ, vì ký khế ước làm việc với Liên-hiệp các viện bào chế châu Âu (CEP) và Ủy-ban trao đổi y học Pháp-hoa (CMFC), trong đó có điều căn bản là "không được viết, được thuật những gì với báo chí về Trung-quốc, Việt-Nam hiện tại. Không được tham gia các đoàn thể chính trị chống đối Trung-quốc, Việt-Nam"; nên không bao giờ ông tiết lộ bất cứ điều gì mắt thấy tai nghe trong những lần công tác tại Trung-quốc hay Việt-Nam. Tuy nhiên ông đã bị một cơ quan X (chúng tôi dấu tên) triệu hồi để điều trần về vụ này. Theo luật lệ hiện hành, mà Bác-sĩ Trần phải tuân theo. Rất mong các vị đứng đầu CEP-CMFC thông cảm với chúng tôi. Lập trường của chúng tôi: dù theo cổ sử, dù theo khảo cổ, dù theo Quốc-tế công pháp thì hai quần đảo Hoàng-sa, Tây-sa đều thuộc Việt-Nam. Trung-quốc chỉ mới nhảy vào vòng tranh chấp khi được Thủ-tướng nước VNDCCH ký văn kiện nhượng cho năm 1958 mà thôi. Còn Phi-luật-tân, Mã-lai càng không có một chút lý nào để đòi chủ quyền tại đây. Vấn đề quá rõ ràng, không cần bàn tới. Trong khi điều trần, Bác-sĩ Trần Đại-Sỹ đã đứng trên quan điểm này.

Cuộc điều trần khá dài, nên Bác-sĩ Trần ngắt ra thành từng đoạn, để cử tọa đặt câu hỏi. Vì cử tọa là những người có kiến thức rất rộng, rất cao về vùng Á-châu, do thế Bác-sĩ Trần không đi vào chi tiết. Sau cuộc điều trần, chúng tôi đã xin phép phổ biến giới hạn (không phổ biến thắc mắc của cử tọa). Mãi tới hôm nay chúng tôi mới được phép phổ biến toàn văn, cũng như những câu hỏi, câu trả lời (trừ câu hỏi hỏi số 1-2-7-11). Bản văn này phủ nhận các bản băn trước. Vì bảo mật, chúng tôi, cũng như Bác-sĩ Trần Đại-Sỹ không trả lời bằng thư, bằng điện thoại, bằng E-Mail, cũng như không thể thỏa mãn tất cả những đòi hỏi thêm về chi tiết, nguồn gốc tài liệu, hình ảnh của bất cứ ai (IFA) Kính thưa Ngài ...

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 11: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 11

Kính thưa Quý Ngài... Kính thưa ông Giám-đốc... Kính thưa Quý-liệt-vị,

Thực là hân hạnh, khi mới ngày 17-3 vừa qua, chúng tôi được cử đến đây để trình bầy những vụ việc đang diễn ra tại vùng Á-châu Thái-bình dương. Hôm nay chúng tôi lại được gửi tới trình bầy về diễn biến trong vụ việc chính phủ Cộng-hòa Xã-hội Chủ-nghĩa Việt-Nam (CHXHCNVN) cắt nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-hoa Nhân-dân Cộng-hòa quốc (THNDCHQ), gọi tắt là Trung-quốc. Đây là một việc cực kỳ tế nhị, cực kỳ khó khăn cho tôi, làm thế nào giữ được tính chất vô tư. Vì:

_ Thứ nhất, tôi gốc là người Việt, hơn nữa thuộc giòng dõi một vị Vương đứng hàng đầu trong lịch sử Việt, vì ngài thắng Mông-cổ liên tiếp trong ba lần, vào thế kỷ thứ 13. Mà nay tôi phải nói về những người đem lãnh thổ Việt nhượng cho Trung-quốc, khó mà diễn tả lời lẽ vô tư cho được.

_ Thứ nhì, ngoài chức vụ giáo-sư Y-khoa ra, tôi là một tiểu thuyết gia, đã viết trên mười bốn nghìn trang, thuật huân công của các anh hùng tộc Việt trong việc dựng nước, giữ nước. Mà suốt trong năm nghìn năm lịch sử, chỉ duy năm 1540, giặc Mạc Dăng-Dung cắt đất dâng cho triều Minh của Trung-quốc; bị tộc Việt đời đời nguyền rủa. Vậy mà nay phải chứng kiến tận mắt lãnh thổ Việt bị cắt cho Trung-quốc.

_ Thứ ba, các sinh viên Việt-Nam muốn du học Pháp, thường bị vài tổ chức đòi phí khoản 20 nghìn USD mỗi đầu người. Một vị Đại-sứ của Việt-Nam tại châu Âu, mời tôi về nước, (tất cả chi phí do tiền của IFA) để giúp sinh viên Việt-Nam du học Pháp. Với sự hướng dẫn của tôi, từ nay sinh viên muốn du học Pháp, họ đã biết rất rõ những gì phải làm, những gì phải chứng minh. Họ không phải tốn một đồng nào cả. Thế nhưng khi trở về Pháp, lúc lên phi cơ tại phi trường Tân-sơn-nhất, tôi bị ba sĩ quan cao cấp của Công-an chờ sẵn, hạch sách, khám xét trong hoảng 98 phút, bằng những câu hỏi có tính cách nhục mạ, ngớ ngẩn, lời lẽ cục súc. Tôi cho đây là một hình thức khủng bố,

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 12: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

12 - Nam Quan Thương Hận

khủng bố tôi, và khủng bố cả người bạn tôi đang là một Đại-sứ của VN, đã mời tôi. Ông Đại-sứ này được Quý-vị kính trọng về tư cách và về kiến thức. Thưa Quý-vị, hôm đó tôi chỉ cười nhạt, khinh rẻ, vì tôi biết rất rõ kiến thức, mục đích của họ. Trong khi họ không đủ khả năng bịa ra bất cứ tội gì để kết tội tôi. Hơn nữa tôi giữ trong tay một ủy nhiệm thư, theo Công-pháp Quốc-tế, họ không thể công khai vị phạm.(1) (1), Trong lần về Việt-Nam này, chúng tôi thuê xe đi Lạng-sơn. Khi tới trạm biên giới mới, chúng tôi xin sang lãnh thổ Trung-quốc mới (Nam-quan cũ) thì bị Công-an Việt-Nam từ chối. Chúng tôi đặt vấn đề: Chúng tôi mang thông hành Liên Âu, có visa hợp pháp vào Việt-Nam, thì chúng tôi có quyền ra khỏi Việt-Nam chứ? Công-an cửa khẩu trả lời rằng: Ông có visa ra vào cửa khẩu Tân-sơn-nhất, Nội-bài, chứ không có quyền rời Việt-Nam bằng cửa Hữu-nghị. Chúng tôi xin chụp hình cửa khẩu mơí, thì họ không cho. Chúng tôi đành trở về, rời Tân-sơn-nhất, đi Quảng-châu. Từ Quảng-châu đi Nam-ninh. Từ Nam-ninh thuê xe tới Bằng-tường là đất Trung-quốc đối diện với Nam-quan. Rồi vào Nam-quan cũ. Đứng trước vùng đất thiêng của tổ tiên, nay vĩnh viễn trở thành đất của người. Tự nhiên tôi bật lên tiếng khóc như trẻ con. Viên sĩ quan Công-an Trung-quốc tưởng tôi là người Hoa. Anh ta hỏi:

_ Tiên sinh có thân nhân tử trận trong dịp mình dạy bọn Nam-man bài học à?

Tôi lắc đầu, khóc tiếp. Anh an ủi: _ Thôi, người thân của Tiên-sinh đã hy sinh dưới cờ thực,

nhưng nay bọn Nam-man đã dâng đất này tạ tội rồi. Tiên sinh chẳng nên thương tâm nhiều. Tôi kiếm tảng đá ngồi ôm đầu khóc. Anh Công-an bỏ mặc tôi. Khóc chán, tôi trở sang Bằng-tường, kiếm một cơ sở mai táng ( xây mộ, làm mộ chí). Tôi mượn họ khắc trên một miếng đá bóng nhân tạo (granite) bài thơ bằng chữ Hán xin phiên âm như sau:

1.Thử địa cựu Nam-quan, 2.Biên ải ngã cố hương.

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 13: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 13

3.Kim thuộc Trung-quốc thổ, 4.Khấp, khốc, ký đoạn trường. 5.Lê Hoàn bại Quang-Nghĩa, 6.Thường Kiệt truy Bắc phương, 7.Hưng Đạo đại sát Đát, 8.Lê Lợi trảm Vương Thông. 9.Nam xâm, Càn-Long nhục, 10.Kiếm hồng Bắc-bình vương. 11.Ngũ thiên niên dĩ tải, 12.Hoa, Việt lập dịch trường. 13.Mao, Hồ tình hữu nghị,14.Nam, Bắc thần xỉ thương, 15.Huyết lệ vạn dân cốt, 16.Hồng-kỳ thích ô hoang.

Đại-Việt vong quốc nhân Trần Đại-Sỹ Khốc đề lục nhật, cửu nguyệt, niên đại 2001

Tôi đem tảng đá này, gắn vào một vách núi ngay cạnh đường, trên độ cao khoảng 2-3m. Công-an, cán bộ Trung-quốc xúm lại xem. Nhưng họ chỉ hiểu lơ mơ ý trong thơ mà thôi. Xin tạm dịch:

1.(Đất này xưa gọi Nam-quan,) 2.(Vốn là biên địa cố hương của mình.) 3.(Hiện nay là đất Trung-nguyên,) 4. ( Khóc chảy máu mắt, đoạn trường ai hay?) 5.(Vua Lê thắng Tống chỗ này,) 6.( Thường Kiệt rượt Tiết cả ngày lẫn đêm,) 7.(Thánh Trần sát Đát liên miên,) 8.( Lê Lợi giết bọn Thành-sơn bên đồi,) 9.(Càn-Long chinh tiễu than ôi,) 10.(Quang-Trung truy sát muôn đời khó quên.)

11.(Năm nghìn năm cũ qua rồi,) 12.(Chợ biên giới lập, đời đời Việt-Hoa.) 13.(Ông Hồ kết bạn ông Mao,) 14.(Sao răng lại cắn, máu trào môi sưng.)

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 14: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

14 - Nam Quan Thương Hận

15. ( Vạn dân xương trắng đầy đồng,) 16. ( Để lại trên lá cờ Hồng vết nhơ.) (Người nước Đại-Việt vong quốc tên Trần Đại-Sỹ, khóc

đề ngày 6 tháng 9 năm 2001) Câu 5,. Vua Tống Triệu Quang-Nghĩa sai Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng sang đanh VN, bị vua Lê (Hoàn) đánh bại. Câu 6, Năm 1076, vua Tống Thần-tông sai bọn Quách Quỳ, Triệu Tiết mang quân sang đánh Đại-Việt, bị Thái-úy Lý Thường Kiệt đánh đuổi. Câu 8, Tước của Vương Thông là Thánh-sơn hầu. Câu 10, Vua Quang-Trung còn có tước phong là Bắc-bình vương. Câu 14, Hồi 1947-1969 Chủ-tịch Trung-quốc là Mao Trạch Đông, Chủ-tịch Việt-Nam là Hồ Chí Minh kết thân với nhau. Việt-Hoa ví như răng với môi. Vì sợ môi hở răng lạnh nên ông Mao phải giúp ông Hồ. Năm 1978, Đặng Tiểu Bình đem quân tàn phá các tỉnh biên giới phía Bắc Việt-Nam, nên người ta đổi câu trên thành: Răng cắn môi máu chảy ròng ròng.

Tôi chợt nhớ một chuyện, mấy năm trước, mỗi khi qua đây tôi đều tìm đến suối Phi-Khanh, múc nước cho vào bầu, vì sợ nước nhiễm trùng, tôi dùng thuốc Hydroclonazone sát trùng, rồi uống để tưởng nhớ hiếu tử Nguyễn Trãi, theo tiễn cha tại đây.

Tôi lò mò đến suối Phi-Khanh. Ngọn suối Phi-Khanh này không xa Nam-quan làm bao, không nổi tiếng bằng Ải Nam-quan, nhưng đối với dân địa phương thì lại là một vùng đất linh của lịch sử. Nhìn thấy suối Phi-Khanh bây giờ thuộc Trung-quốc, tôi khóc như một người điên. Anh sĩ quan Công-an nói với nhân viên phụ trách quan thuế:

_ Tội nghiệp cho vị tiên sinh này! Chắc con của ông ấy tử trận trong lần mình dạy tụi Nam-man bài học! Ông ấy thương tâm quá rồi.

Tôi nghe anh ta nói, lại khóc to hơn. Cái suối Phi-Khanh này ra sao? Câu chuyện suối Phi-Khanh như thế này:

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 15: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 15

Nhà Minh lấy cớ giặc Hồ Quý Ly cướp ngôi vua Trần (1400), sai bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh sang đánh (1406). Thăng-long( Đông-đô) thất thủ, rồi Tây-đô (Thanh-hóa) cũng thất thủ. Cha con giặc Hồ chạy đến cửa biển Ky-la. Có một lão ông ra bái yết nói: "Chỗ này tên Ky Lê, trên núi có động Thiên-cầm; đều là điềm không tốt, xin đừng lưu ở đây".

Hai cha con họ Hồ giết ông lão ấy, rồi quả nhiên bị bắt. Chữ Ky có nghĩa là trói, buộc. Nguyên tổ tiên Hồ Quý Ly

là con nuôi ông Lê Huấn, mới đổi ra họ Lê. Nay gặp cửa Ky Lê nghĩa là trói bọn Lê. Còn hang Thiên-cầm thì Thiên là trời, cầm là đàn. Cái hang này khi gió thổi vào tạo thành âm thanh như tiếng đàn. Nhưng ông lão đó khuyên Hồ Quý Ly rời đi vì cầm tuy viết khác, nhưng cùng âm với cầm là bắt. Hang Thiên-cầm nghĩa là hang trời bắt.

Tháng 6 năm Đinh Hợi, 1407, Trương Phụ sai Hoành-hải tướng quân Lỗ Bân, Đô-đốc thiêm-sự Liễu Thăng bắt giải Quý-Ly, Hán Thương, Nguyên Trừng, Triệt, Uông, cháu là Nhuế, Mỗ, Phạm, em là Quý-Tỳ; con Quý-Tỳ là Vô Cữu, ngụy tướng quân Hồ Đỗ, Đoàn Bồng; ngụy Hành-khiển Nguyễn Nghiện Quang, Lê Cảnh Kỳ, Nguyễn Phi Khanh sang Kim-lăng. (Thời còn niên thiếu, nho sinh Nguyễn Phi Khanh được quan Tư-đồ Trần Nguyên-Đán tuyển làm gia sư cho các con. Trong các con của quan Tư-đồ có cô Trần Thị Thái đang tuổi dậy thì. Lửa Phi-Khanh gần rơm Thái thì phải bén là lẽ thường. Thế rồi cô Trần Thị Thái mang bầu. Nho sinh Phi-Khanh sợ tội bỏ trốn. Quan Tư-đồ sai người đi bắt về, rồi gả con gái cho. Bà Thái ông Khanh sinh ra Nguyễn Trải. Thời thơ ấu Nguyễn Trãi được ông ngoại yêu thương dạy dỗ tận tình hơn tất cả các cháu. Sau khi giặc Hồ Quý-Ly cướp ngôi nhà Trần, Nguyễn Phi Khanh ứng thí, rồi được bổ làm quan).

Nguyễn Trãi thương xót cha, đi theo đoàn tù binh để phụng dưỡng. Lúc tới Nam-quan thì quan nhà Minh đuổi những người theo tiễn sang Trung-quốc trở lại. Cha con khóc lóc tiễn

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 16: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

16 - Nam Quan Thương Hận

biệt nhau, Phi-Khanh khuyên con hãy trở về lo phục quốc. Tương truyền, bình nước Nguyễn Trãi mang theo để cho cha uống đã hết, tại cửa ải không tìm đâu ra nước, ông lang thang vào bãi cỏ bên đường, ngửa mặt nhìn trời, rồi khấn: " Nếu trời xanh chưa nỡ hại nước Việt tôi, cho tôi đuổi được giặc, phục hồi cố thổ thì xin cho tôi bầu nước tiễn cha".

Uất khí bốc lên ông dậm chân, thì dưới chân vọt ra một nguồn nước. Ông uống nước đó, rồi hứng đầy bầu dâng cho cha. Từ đấy dân Nam-quan gọi suối ấy là suối Phi-Khanh. Khi vụ án Lệ-chi viên xẩy ra, Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc, thì suối ấy đổi tên là Thiên-tuyền. Rồi khi vụ án được vua Lê Thánh-tông giải oan, suối ấy lại mang tên Phi-Khanh truyền đến nay. Suối không đẹp, lưu lượng chảy cũng không nhiều. Trong lần đi công tác cho CEP, mục đích tìm các nguồn suối khai thác nước uống, tôi có lấy tại đây ngày 14-8-1993 một bình 2 lít vào 15 giờ, đem về phân tích, thì thành phần như sau: Tính theo mg/l Calcium 284 Magnésium 78 Sodium 10,6 Potassium 3,5 Sulfate 1172 Hydrogénocarbonate 410 Chlorure 12 Nitrate 3,2 Không thấy có vi trùng, hay độc chất.

Bất cứ một Bác-sĩ dù ở trong hay ngoài nước, đều thấy rằng đây là thành phần lý tưởng, dùng làm nước uống rất tốt cho sức khỏe. Nhưng vì luật lệ Việt-Nam quá rắc rối, lại chạm phải bức tường tham nhũng, nên công ty nước khoáng Pháp bỏ không khai thác.

Giờ đây, tôi đứng lặng nhìn suối. Tôi đổ chai nước khoáng 2 lit, còn một nửa đi, rồi múc nước suối Phi-Khanh vào chai, sau đó sát trùng bằng thuốc Hydroclonazone

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 17: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 17

(Tosylchloramide sodique hay chloramine). Lại múc một ly uống sống, quên cả sát trùng! Bấy giờ là mùa Ngâu, nước suối trong, tràn đầy. Sao mà nước ngon thế, hơn cả Evian, Contrex, Volvic của Pháp là những nước khoáng ngon nhất thế giới. Suối vẫn còn đây! Phi-Khanh ở đâu? Nguyễn Trãi ở đâu? Trên không mây vẫn bay, sương mờ vẫn giăng trên núi, nước vẫn chảy. Nhưng đất đã đổi chủ. Tôi cảm ứng cầm bút vạch trên tảng đá bài thơ cổ phong (quá buồn tôi làm thơ, để bầy tỏ sự đau đớn, chứ tôi không phải là thi sĩ), rồi lại trở sang Bằng-tường khắc bài thơ lên mảnh granite, và gắn lên tảng đá trong vách núi gần suối. Bài thơ như sau: Ẩm Phi-Khanh tuyền. 1. Ngụy Hồ thất nhân tâm, 2. Minh xử Trương Phụ xâm. 3. Nhị đô giai thất thủ, 4. Quân, thần nhục Thiên-cầm. 5. Thử địa Ức Trai thệ, 6. Uất khí biệt phụ thân, 7 Nam-quan khốc tống biệt, 8. Thiên tứ nhất linh tuyền. 9. Lục bách niên vân tải, 10. Dân Việt tưởng anh huân, 11. Kim thuộc Trung-quốc thổ, 12. Ẩm thủy thương ngã tâm. Đại-Việt, vong quốc nhân Trần Đại-Sỹ, Khốc đề lục nhật, cửu nguyệt, niên đại 2001. Tạm dịch: Giặc Hồ làm mất dân tâm, Minh sai Trương Phụ đem quân đánh mình, Quân thua thất thủ hai kinh, Vua tôi bị bắt ở quanh Thiên-cầm. Ức-Trai hiếu tử tiễn cha, Nam-quan thề quyết không tha giặc trời. Hay đâu linh khí muôn đời,

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 18: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

18 - Nam Quan Thương Hận

Phun ra ngọn suối, tuôn hoài nước thiêng. Sáu trăm năm cũ ai quên, Đại công quét sạch giặc Minh chỗ này. Bây giờ, suối vẫn còn đây, Đau lòng vì suối đã thay chủ rồi. (Người nước Đại-Việt vong quốc tên Trần Đại-Sỹ, khóc đề ngày 6 tháng 9 năm 2001)

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 19: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 19

Nghìn Dòng Sử Lệ

thơ Mậu Binh

Đảng thờ thằng Mỹ như chaThờ Tầu như mẹ, thờ Nga như thầyBưng bô, giắt gái, liếm giầyMột bầy vô sỉ vét đầy túi tham

Cà Mâu khóc Ải Nam QuanVua quan Xã Nghĩa điếm đàng cười toeQuốc hội dốt đặc, u mê(Nuôi bầy nghị gật, nghị hề toi cơm)

Đảng ta một nũ mặt nồnRút gân tổ quốc, bóc xương dân lànhDuy trì chế độ gian manhĐộc tài khát máu thoả tình tham ô

Ta ơi nhịn đến bao giờ?Bầm thây Cộng Đảng, xé cờ vàng sao!Quê ơi nhục đến khi nào?Anh thư, tuấn kiệt, anh hào còn chăng?

Đất thiêng dựng bốn ngàn nămBây giờ Cộng Đảng quỳ dâng cho TầuNam Quan khóc biệt Cà MâuNghìn dòng sử lệ thêm đau lòng người.

Mậu Binh

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 20: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

20 - Nam Quan Thương Hận

Hiệp Ước Patenotre với Thiên Triều

FREYCINET (Louis-Charles de Saulces de),1884 11 May and June 9 Treaty of Tien Tsin: recognition of the treaty of Hooted by China. Resumption of the conflict enters China and France: reprocess of the French with Bac Le - In August, the French navy bombards the arsenal of Insane Tcheou and begins the blockade of Formosa.

April 1885 Second treaty of Tien Tsin: China gives up its suzerainty on Annam and recognizes in France the freedom of trade in southernmost China. 1885 June 26 Third treaty of Tien Tsin (China, Great Britain, France): opening of new ports to the Western trade, installation of legations in Peking.1884 11 mai et 9 juin Traiteù de Tien Tsin: reconnaissance du traiteù de Hueù par la Chine. Reprise du conflit entre la Chine et la France: retraite des Français Bac Le - En aout, la marine française bombarde l'arsenal de Fou Tcheou et commence le blocus de Formose.

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 21: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 21

1885 Avril Second traits de Tien Tsin: la Chine renonce sa suzeraineté sur l'Annam et reconnait la France la liberteù de commerce en Chine méridionale.1885 26 juin Troisieøme traiteù de Tien Tsin (Chine, Grande-Bretagne, France): ouverture de nouveaux ports au commerce occidental, installation de legations Pekin.

Hòa Ước Versailles ngày 28-11 năm 1787

Trích: Liên Lạc Việt Pháp 1775-1820Tác giả: Nguyễn Khắc NgữXuất bản ở Montreal, Canada, 1990

Ngày 25 tháng 11, bản dự thảo Hòa Ước đã thành hình. Khi đệ trình Pháp Hoàng, nha quản đốc các thuộc địa đã gửi kèm một bản văn lưu ý với những nhận định sau:1. Riêng chi phí viễn chinh lên tới 200.000 đồng (thay vì 100.000 đồng như Giám mục Pigneau dự trù).

2. Đổi lại, Công ty Đông Ấn có thể đòi hỏi bồi thường bằng hiện vật buôn bán ở Trung Hoa và Đại Việt.

Cuối cùng văn kiện này đã xin vua Pháp giao việc này cho Bá tước Conway, Thống chế các doanh trại và quân đội. Tổng tư lệnh quân đội ở Ấn độ để tùy sự khôn ngoan và thông minh của vị sĩ quan này quyết định về chi tiết cuộc hành quân và các công việc kế tiếp. Những việc này đã không thực tế và còn nguy hiểm khi thu xếp ở đây (Versailles).

Pháp Hoàng chấp thuận đề nghị này.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 22: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

22 - Nam Quan Thương Hận

Ngày 28 tháng 11 năm 1787, Bá Tước Montmorin đại diện Pháp Hoàng và Giám mục Pigneau de Béhaine, đại diện Nguyễn Vương, đã ký kết Hiệp ước “Liên minh giữa Pháp và Đại Việt”.Nội dung Hòa ước này như sau:Hòa Ước Liên Minh Công Thủ (giữa Pháp và Đại Việt)

”Nguyễn Ánh, vua Đại Việt, bị cướp mất nước, thấy cần phải dùng võ lực để lấy lại nước, đã gửi sang Pháp Ngài Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine, Giám mục thành Adran, với mục đích cầu cứu và sự viện trợ của Đức vua rất sùng đạo Thiên Chúa (MD: vua Pháp)

Đức vua này, tin vào lý lẽ công bằng của ông Hoàng nay, muốn dành cho ông một biểu hiệu nói lên tình bằng hữu cũng như lòng yêu công bằng của Ngài, đã quyết định đón nhận thuận lợi thỉnh cầu của ông.

Vì vậy, Đức Vua đã ủy cho Ngài Bá Tước Emile de Montmorin, Thống chế các doanh trại và quân đội, Hiệp Sĩ Hoàng Gia, Cố Vấn Hoàng Gia trong các Hội đồng Bộ Trưởng và Tổng trưởng chính lệnh và tài chính, Ngoại trưởng, thảo luận và ký kết với Ngài Giám mục thành Adran trên, về bản chất, tầm mức và những điều kiện cứu viện.

Hai nhà đại diện toàn quyền, sau khi trình ủy nhiệm thư, biết rằng:

Bá tước Montmorin đã thông báo toàn quyền của ông và Giám mục thành Adran đã đưa ra bảo ấn truyền quốc của Vương quốc Đại Việt cùng với bản quyết nghị của Hội đồng Hoàng tộc của Vương quốc trên, đã đồng ý những điều sau đây:

Điều 1.

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 23: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 23

Đức Vua rất mực mộ đạo Thiên Chúa (MD: vua Pháp) hứa và cam kết trợ giúp bằng cách hữu hiệu nhất những cố gắng của Vua Đại Việt (MD: vua Gia Long) để trở về lấy lại quốc gia.Điều 2.Với mục đích này, Đức Vua rất mực mộ đạo Thiên Chúa sẽ liên tiếp gửi sang bờ biển Đại Việt, do phí tổn của ông, 4 tàu hạng trung (frégates) cùng với 1 đoàn quân 1200 bộ binh, 200 pháo binh và 250 lính Ấn. Đoàn quân này sẽ được trang bị quân tham chiến và pháo binh dã chiến.

Điều 3.Đức Vua Đại Việt, trong khi chờ đợi những dịch vụ quan trọng mà Đức Vua rất mực sùng đạo Thiên Chúa dành cho ông, nhượng ngay lập tức cho Đức Vua cũng như Hoàng Triều Pháp tài sản tuyệt đối và quyền hành trên hòn đảo lập thành hải cảng chính của Đại Việt gọi là Hoi-nan (Hội An) và người Âu châu gọi là Touron (Tourane)...

Điều 4.Ngoài ra, người Pháp có thể thiết lập trên lục địa tất cả những cơ sở mà họ thấy có lợi...

Điều 5.Đức Vua rất mực sùng đạo Thiên Chúa sẽ có tài sản và chủ quyền trên đảo Poulo Condore. (MD: Côn Lôn)

Điều 6.Thần dân của Đức Vua rất mực sùng đạo Thiên Chúa được hoàn toàn tự do buôn bán trong tất cả các quốc gia của vua Đại Việt, độc quyền đối với tất cả các nước Âu châu khác.

Vì vậy, họ có thể đi lại và trú ngự tự do, không trở ngại và không phải trả thứ thuế nào cho cá nhân họ, tuy nhiên với điều kiện là

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 24: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

24 - Nam Quan Thương Hận

họ sẽ có giấy thông hành của Chỉ Huy Trưởng thành phố Hội-nan.

Họ có thể nhập cảng tất cả các hàng hóa Âu châu và các vùng khác của địa cầu, trừ các thứ bị luật pháp xứ này cấm.Họ có thể xuất cảng tất cả những sản vật và hàng hóa của xứ này và những xứ lân bang không trừ một thứ gì.

Họ sẽ không phải trả những thứ thuế khác hơn thuế nhập cảng và xuật hiện tại và các thuế này không thể đánh cao hơn trong bất kỳ trường hợp nào và dưới bất kỳ danh hiệu nào.

Điều 7.Chính quyền Đại Việt bằng lòng bảo vệ một cách hữu hiệu sự tự do và an ninh thân thể những thần dân Pháp. Trong trường hợp gặp khó khăn và tranh tụng, phải dành cho họ sự phân xử chính xác và hữu hiệu nhất.

Điều 8.Trong trường hợp Đức Vua rất mực sùng đạo Thiên Chúa có thể bị tấn công hay bị đe dọa bởi vài thế lực, liên quan đến việc xử dụng các đảo Hoi Nan và Poulo Condore và trong trường hợp Đức Vua rất mực sùng đạo Thiên Chúa có chiến tranh với vài thế lực, hoặc Âu châu, hoặc Á châu, Vua Đại Việt cam kết cứu viện bằng binh sĩ, thủy thủ, thực phẩm, tàu bè và chiến thuyền. Những viện trợ này sẽ được cung cấp sau 3 tháng cầu xin nhưng không thể dùng ngoài quần đảo Moluques, quần đảo Sonde và eo biển Malacca. Còn về việc bảo trì sẽ do nhà cầm quyền cung cấp gánh chịu.

Điều 9.Đức Vua rất mực sùng đạo Thiên Chúa bắt buộc phải viện trợ cho vua Đại Việt khi quốc gia ông có biến. Sự cứu viện sẽ tỷ lệ

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 25: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 25

với nhu cầu cả hoàn cảnh. Tuy nhiên không có trường hợp nào vượt quá số đã nói đến ở điều 2 của hòa ước này.

Điều 10.Hòa ước này sẽ được hai nhà cầm quyền 2 nước ký kết duyệt y và hòa ước đã duyệt y sẽ trao đổi trong vòng 1 năm hay sớm hơn nếu có thể. Tin tưởng như vậy, chúng tôi, những đại diện toàn quyền đã ký hòa ước này và đã đóng dấu của chúng tôi.

Làm tại Versailles ngày 28 tháng 11 năm 1787.

Bá Tước MontmorinP. J. G. Giám mục thành Adran

Ngay dưới chữ ký của hai vị trên lại còn ghi thêm một khoản gọi là “Article séparé” (Điều tách rời) với nội dung như sau:

Điều tách rời:Để đề phòng tất cả những khó khăn và không đồng ý liên quan đến những cơ sở mà Đức Vua rất mực mộ đạo Thiên Chúa đã cho phép thiết lập trên lục địa để dùng vào việc hàng hải và thương mại, đã thỏa thuận với Đức Vua Đại Việt là những cơ sở này sẽ là tài sản của Đức Vua rất mực mộ đạo Thiên Chúa mà về tư pháp, cảnh sát, canh gác và tất cả những hành khiển quyền uy không có ngoại lệ, sẽ được hành xử riêng dưới danh hiệu của Ngài.

Để đề phòng những sự lợi dụng do các cơ sở trên gây ra, thỏa thuận rằng người ta sẽ không nhận vào đó bất cứ người Nam nào có tội truy nã và nếu kẻ đó vào sẽ bị dẫn độ trong lần yêu cầu đầu tiên của Chính quyền.

Cũng thỏa thuận rằng tất cả những ngườ i Pháp đào ngũ sẽ bị dẫn độ trong lần yêu cầu đầu tiên của Chỉ Huy Trưởng Hội An hay Poulo Condore...

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 26: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

26 - Nam Quan Thương Hận

Làm tại Versailles ngày 28 tháng 11 năm 1787.

Trong dịp ký kết hòa ước vua Gia Long tặng Giám Mục Pigneau de Béhaine một bức họa chân dung của ông và một hộp đựng thuốc bằng vàng. Có một số tác giả viết rằng Vua Pháp còn phong tặng Giám Mục là Bá Tước nhưng chúng tôi không thấy có tài liệu văn khố nào nói đến việc này.

Cũng trong dịp này Giám Mục Pigneau de Béhaine còn phổ biến một bản tuyên bố nói đến sự bồi thường của Nguyễn Vương cho Pháp sau khi nước Pháp giúp ông thành công. Nội dung bản văn này như sau:

Lời Tuyên Bố Của Giám Mục Thành Adran

Mặc dù trong Hòa Ước ký kết hôm nay không nói đến những chi phí cho những cơ sở mà Đức Vua rất mực mộ đạo Thiên Chúa có thể thiết lập trên lục địa Vương Quốc Đại Việt, người ký tên dưới đây, với ủy quyền (của Đức Vua Đại Việt) tuyên bố rằng Đức Vua Đại Việt sẽ nhận lãnh chi phí, hoặc bằng hiện vật, hoặc bằng tiền sau khi định giá, những cơ sở đầu tiên về an ninh và bố phòng như thành lũy, trại lính, nhà thương, kho hàng, văn phòng và nhà ở của Chỉ Huy Trưởng

Tin tưởng như vậy, tôi ký bản Tuyên Bố này và đóng dấu của tôi với lời hứa sẽ xin vua Đại Việt duyệt y.

Versailles ngày 28 tháng 11 năm 1787

P.J. G. Giám mục thành Adran

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 27: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 27

(As translated by Altavista Translator. http://babelfish.altavista.com/)  -dqv-The President of the French Republic, on the proposal of the President of the Council, Foreign Minister, Issues: Article 1st. The Senate and the House of Commons having approved the Trade and Friendship, Peace treaty, having concluded between France and China with Tie-Tsin, June 9, 1885, and the ratifications of this Act having been exchanged in Peking 28 Novembre, 1885, says it Traité, whose content follows, will receive its peleine and whole execution:

Trade and Friendship, peace treaty, concluded between France and China, June 9, 1885, in Tien-Tsin.The President of French Republic Française and Its Majesty the Emperor of China, animate one and the other of a equal desire to put a term with difficulty to which have give place their intervention simultaneous in the business of Annam, and want restore and improve the old relation of alitié and of trade which have exist between the France and the China, have solve to conclude a new treaty answer with interest common of two nation in take for base the Convention Preliminary sign with Tien-Tsin the 11 May 1884, ratify by Decree Imperial the 13 April 1885. To this end, the two High contracting parties named for their Plénipotentiaries, knowledge:

The President of the Republic, Mr. Jules Patenotre, Extraordinary envoy and Ambassador plenipotentiary of France in China, Officer of the Legion of ' onnor, Large-Cross of Pole star of Sweden, &c.; And Its Majesty the Emperor of China, Li Hong-chang, Imperial Police chief, First Large secretary of State, Large Honorary Tutor of the Heir apparent, Superintendent Commercial of the Ports of North, General Governor of the

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 28: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

28 - Nam Quan Thương Hận

Province of Tcheh, pertaining to the first degree of the third rank of the Nobility, with the title of Souyi; Assisted of If-Tchen, Imperial Police chief, Member of the Council of the Foreign Affairs, President with the Ministry for Justice, Administrator of the Treasury to the Ministry for Finances, Director of the Schools for the Education of the Hereditary Officers of the Left wing of the Tartar Army of Peking, controlling as a head contigent it Chinese of the Yellow Banner with edge; And of Teng-Tcheng-Sieou, Commissaier Imperial, Member of the Ceremonial of State; Which, after communicatehaving communicated their full powerss, which they recognized good and had form, are agreed following Articles:

ARTICLE IFrance commits itself to restore and be maintaining the command in the Provinces of Annam which confine with the Chinese Empire. To this end, it will take measurements necessary to disperse or expel the tapes of plunderers and people without consent which compromise the public tranquility and to prevent that they do not reform. However the Française troops will be able, in no case, to cross the borders which separate Tonkin from China, border which France promises to respect and to guarantee against any aggression. On its side, China commits itself to exempt or be expelling the tapes which take refuge in its provinces bordering on Tonkin, and to disperse cellles which would seek to be formed on its territory to go to carry the disorder among the populations placed under the protection of France, and, in consideration of the guarantees which are given to him as for the security of its border, it pareillement avoids sending troops to Tonkin. High Prtes Contractantes will fix, by a special convention, the conditions under which will be carried out the extradition of the criminals between China and Annam. The Chinese, colonists or former soldiers, who live peacefully in Annam, by delivering to

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 29: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 29

agriculture, with the industry, or with the trade, and whose control will not give place to qucun reproach, will enjoy for their people and their goods the same security as the protected French ones.

ARTICLE IIChina, decided nothing to make which can compromise the work of pacification entreprie by France, commits itself to respect, in the present and the future, the Treaties, Conventions, and Arrangements, directly occurred or intervening between France and Annam. With regard to the relationship between China and Annam, it is understood that they will be of nature not to attack the dignity of the Chinese Empire and to give place to no violation of this Treaty.

ARTICLE IIIWithin six month starting from the signature of this Treaty, Commissionaires indicated by the High contracting parties will go on the spot for reconnaitre the border between China and Tonkin. They will pose everywhere, where need will be, of the terminals intended to return connect the line of demarcation. If they could not agree on the site of these terminal-or corrections of detail, it could be necessary to bring to the current border of Tonkin, in the common interest of the two countries, they would refer about it to their respective Governments.

ARTICLE IVWhen the border is recognized, French, or the protected French ones and the foreign inhabitants from Tonkin, who will want to cross it to go to China, will not be able to make it that after having provided itself beforehand with passports delivered by the Chinese authorities of the border sweats request of the French authorities. For the Chinese subjects, it will be enough to an authorization delivered by the Impériales authorities of the

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 30: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

30 - Nam Quan Thương Hận

border. The Chinese subjects which will want to go from China in Tonkin by overland route, will have to be provided with regular passports, delivered by the French authorities on the request of the Impériales authorities.

ARTICLE VThe export and import trade will be parmis to the traders French or protected French and with the Chinese traders by the ground border between China and Tonkin.Il will have to be done however by certain points which will be given later on, and of which the choice, as well as the number, will be in connection with the direction as with the importance of the traffic between the two countries. It will be held account, in this respect, of the Payments in force in the interior of the Chinese Empire. In any event, two of these points will be indicated on the Chinese border: one with the top of Lao-Kaï, the other beyond Lang-Sound. The French tradesmen will be able to fix themselves at it under the same conditions and with the same advantages as in the open ports of the foreign trade. The government of Its Majesty the Emperor of China will install there Customs and the Government of the Republic will be able to maintain there the Consuls whose privileges and attributions will be identical to those of the of the same agents command in the open ports. On its side, Its Majesty the Emperor of China will be able, agreement with the French Government, to name Consuls in the principal cities of Tonkin.

ARTICLE VIA special payment, annexed to the present Treaty, will specify the conditions under which will be carried out the trade by ground between Tonkin and the Chinese provinces of Yun Nan, Kouang-If, and Kouang-Tong. This payment will be worked out by Police chiefs who will be named by the High contracting parties, within three month after the signature of this Treaty. The

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 31: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 31

goods being the subject of this trade will be subjected, with the input and the output, between Tonkin and the provinces of Yun Nan and of Kouang-If, with rights lower than those which stipulates the current Tariff of the foreign trade. However, the reduced tariff will not be applied to the goods transported by the terrestrial border between Tonkin and Kouang-Tong and will not have an effect in the ports already opened by the Treaties. Trade of the weapons, machines, provisioning, and ammunition of war of any species will be subjected to the Laws and Règlements enacted by each State Contractants on its territory. The export and the importation of opium will be controls by special provisions which will appear in the above-mentioned Commercial Payment. The trade of sea between China and Annam will be also the object of a particular Payment. Temporarily, it will not be innovated of anything with the current practice.

ARTICLE VIIIn order to develop under the conditions the most advantageous relations of trade and good vicinity that this Treaty has for abjet to restore between France and China, the government of the Republic will build roads in Tonkin and will encourage there the construction of railroads. When, on its side, China decides to build railways, it is understood that it will be addressed to French industry, and the Government of the Republic will give him all the facilities to get in France the personnel which it will need. It is also heard that this clause cannot be regarded as component an exclusive privilege in favour of France.

ARTICLE VIII The commercial stipulations of this Treaty and the Payments to intervene could be revised after a decennial interval completed as from the day of the exchange of the ratifications of this Treaty. But, if, six months before the term, neither one nor the other of

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 32: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

32 - Nam Quan Thương Hận

the High contracting parties would have expressed the desire to proceed to the revision, the commercial stipulations would remain in force for new a ten years term and so on.

ARTICLE IXAs soon as this Treaty is signed, the French forces will receive the command to be withdrawn from Kelung and to cease the visit, &c., in open sea. Within one month after the signature of this Treaty, the Island of Formosa and Pescadores will be entirely evacuated by the French troops.

ARTICLE X Provisions of the old Treaties, Agreements, and Conventions between France and China, not modified by this Treaty, remain in full strength. This Treaty will be ratified as of now by Its Majesty the Emperor of China, and after it will have been ratified by the President of the French Republic, the exchange of the ratifications will be done in Peking as soon as possible possible. Fact with Tien-Tsin in four specimens, June 9, 1885, corresponding to the 27th day of the 4th moon of the 11th year Kouang-His.

(L.S.) (Signed) Patenotre.(L.S.) (Signed) If Tchen.(L.S.) (Signed) Li Hong-chang.L.S.) (Signed) Teng Tcheng Sieou.Art.2. The President of the Council, Foreign Minister, is charged with l"exeùcution of this Decree. Fact in Paris, 25 Janvier, 1886.(Signed) Jules Greve By the President of the Republic: The President of the Council, Foreign Minister,(Signed) C Of Freycinet.

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 33: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 33

Nói với con về một ngày quốc nhục

Mai con lớn có về thăm đất ViệtĐi giùm cha ra tận ải Nam QuanKhóc hộ cha giọt lệ hờn bi thiếtThương quê hương ôi tủi nhục vô vàn

Vá hộ cha mảnh dư đồ rách nátLũ sài lang xâu xé đã bao đờiMáu tiên tổ thấm trong từng tấc đấtBọn cường quyền đem bán tựa đồ chơi

Con hãy nhớ quê hương mình hùng vĩTừ Nam Quan trải rộng đến Cà MauPhú Quốc, Hoàng Sa, Trường Sa, Côn ĐảoLà của ta sử sách đã in sâu

Cờ ta phải bay tung trời Bản GiốcẢi Nam Quan trở lại với sơn hàĐất nước ta là rừng vàng biển ngọcPhải giữ gìn cho rạng mặt ông cha

Đáng giận thay loài vong nô khiếp nhượcĐất quê hương mang cống hiến cho ngườiLê Chiêu Thống còn chưa đành bán nướcNỗi đau này đến chết vẫn chưa vơi

Xin cầu nguyện với hồn thiêng sông núiĐưa dân ta ra khỏi ách tôi đòiXua tan đi những mây mù u tốiCho quê mình sống lại những ngày vui

Rồi mai mốt con về thăm đất ViệtXin đừng quên cái nhục của đời cha

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 34: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

34 - Nam Quan Thương Hận

Một cái nhục không bút nào tả xiết:Bọn vô lương bán rẻ cả sơn hà!Vũ Đình Trường 1/2002

CHUYỆN MỘT CHIẾC ẢI ĐÃ MẤT

Trần Gia Phụng 1.- ẢI NAM QUAN

Theo Đại Nam nhất thống chí, do Quốc sử quán triều Nguyễn soạn xong dưới triều vua Tự Đức (trị vì 1847-1883), ải Nam Quan “cách tỉnh thành [Lạng Sơn] 31 dặm về phía bắc, thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây nước Thanh, tức là chỗ mà người Thanh gọi Trấn Nam Quan. Cửa nầy dựng từ năm Gia Tĩnh nhà Minh,[1] đến năm Ung Chính thứ 3 [1725] nhà Thanh,[2] án sát tỉnh Quảng Tây là Cam Nhữ Lai tu bổ lại có tên nữa là “Đại Nam Quan”, phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường, gồm 119 trượng [3], cửa quan đặt ở quãng giữa có biển đề “Trấn Nam Quan”, dựng từ năm Ung Chính thứ 6 [1728] triều Thanh, có một cửa, có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở. Bên trên cửa có trùng đài, biển đề 4 chữ “Trung ngoại nhất gia”, dựng từ năm tân sửu [1781] đời Càn Long nhà Thanh.[4] Phía bắc cửa có “Chiêu đức đài”, đàng sau đài có “Đình tham đường” (nhà giữ ngựa) của nước Thanh; phía nam có “Ngưỡng đức đài” của nước ta, bên tả bên hữu, có hai dãy hành lang, mỗi khi sứ bộ đến cửa quan thì dùng chỗ nầy làm nơi tạm nghỉ.”(5)

Sau khi mô tả ải Nam Quan, các sử quan nhà Nguyễn đã đưa ra nhận xét như sau: “Trấn Nam Quan không rõ bắt đầu từ triều đại nào, trong Nam sử cũng như Bắc sử đều không có minh văn. Khoảng đời Lê Cảnh Hưng, [6] đốc trấn Lạng Sơn Nguyễn Trọng Đang sửa lại “Ngưỡng đức đài”, lập bia ghi việc đại lược

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 35: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 35

nói: “Nước Việt ta có Ngũ Lĩnh, quan ải trước ở đâu không rõ, là vì diên cách thế nào không ghi đủ. Gần đây, lấy địa giới châu Văn Uyên trấn Lạng Sơn làm cửa quan, cửa quan có “Ngưỡng đức đài” không rõ dựng từ năm nào, có lẽ bắt đầu từ đời Gia Tĩnh nhà Minh.” Văn bia ấy nay vẫn còn.”(7)

Dựa theo văn bản trên đây, ải Nam Quan gồm hai phần kiến trúc: Thứ nhất, phần kiến trúc do chính quyền Trung Hoa xây dựng từ thế kỷ 16 gồm có cửa quan và những cơ sở phụ thuộc phía bắc ải. Thứ nhì, phần kiến trúc do chính quyền Đại Việt xây dựng phía nam ải, gồm có “Ngưỡng đức đài” và hai dãy hành lang tả hữu, và có bia được lập vào thế kỷ 18 ghi địa giới hai nước. Danh từ “Nam Quan” do triều đình Trung Hoa đặt, có nghĩa là cánh cửa mở xuống hay đi xuống phía nam. Như thế, khi xây dựng cửa ải Nam Quan, triều đình Trung Hoa chính thức xác nhận đây là biên giới phía nam của nước Trung Hoa, giống như Nhạn Môn Quan (8) là cửa ải cực bắc Trung Hoa. Mỗi lần sứ quan một trong hai nước bước qua cửa ải là tiến vào địa phận nước bên kia. Dưới chế độ cộng sản, Mao Trạch Đông đổi tên ải Nam Quan thành “Mục Nam Quan” (cửa nhìn xuống phía nam), còn Hồ Chí Minh thì gọi là “Hữu Nghị Quan”(cửa hữu nghị), nhưng hữu nghị như thế nào, ngày nay vừa mới có câu trả lời qua Hiệp ước về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc ngày 30-12-1999. 2.- VỊ TRÍ QUAN TRỌNG CỦA ẢI NAM QUAN

Những nhà cầm quyền Trung Hoa nhiều lần đưa quân sang xâm lược nước ta, nhất là trong những lúc nước ta loạn lạc, suy yếu. Quân đội xâm lược Trung Hoa tiến sang nước ta bằng hai đường: đường biển và đường bộ.Trên biển, năm 938, vua Nam Hán (9) là Lưu Cung sai con là Hoằng Tháo mang chiến thuyền vượt biển, theo đường sông Bạch Đằng,(10) đã bị Ngô Quyền phục binh chận đánh. Hoằng Tháo tử trận; Lưu Cung phải ra lệnh thu quân về.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 36: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

36 - Nam Quan Thương Hận

Trên bộ, núi non trùng điệp giăng ngang biên giới giữa hai nước. Chỉ có một cuộc hành quân duy nhất dọc duyên hải do Mã Viện (Ma Yuan, 14 TCN – 49) thực hiện năm 41, khi ông vâng lệnh Hán Quang Võ (Han Kuang-wu, trị vì 25-57) đem quân sang đánh Hai Bà Trưng. Mã Viện đi dọc theo bờ biển Quảng Đông, xuống cổ Việt, xuyên qua núi non vùng Đông Triều, tiến về phía tây, tấn công Hai Bà Trưng tại Mê Linh, Châu Diên (vùng Phúc Yên, Sơn Tây ngày nay).(11)

Con đường nầy xa mà không tránh được núi non, nên về sau các nhà quân sự Trung Hoa chọn con đường tương đối thuận lợi là các thung lũng chạy dọc theo các dòng sông, từ Trung Hoa qua Việt Nam giữa biên giới hai nước. Có hai con đường chánh: Thứ nhất, từ Tư Minh, Bằng Tường (Quảng Châu, Trung Hoa), theo thung lũng các sông nhỏ như Bằng Giang, Kỳ Cùng, vào Lạng Sơn, xuống thung lũng sông Thương, đến Bắc Ninh, tiến qua Thăng Long. Thứ nhì, từ Vân Nam, theo thung lũng sông Hồng, xuống Thăng Long. Đường thứ nhì núi non hiểm trở, dài hơn và khó đi hơn đường thứ nhất, nghĩa là đường thung lũng sông Hồng không thuận tiện bằng đường thung lũng sông Thương. Như thế, Lạng Sơn nằm ngay trên con đường chiến lược quan trọng chính của những cuộc hành quân xâm lăng của Trung Hoa tiến vào Việt Nam. Muốn tiến vào Lạng Sơn, quân đội bắc phương phải tiến ngang qua một ngọn đèo, và trên ngọn đèo đó là ải Nam Quan. Ải Nam Quan nằm ở địa đầu của Lạng Sơn, là tiền đồn ngăn chận những cuộc xâm lăng từ bắc phương và cũng là chiến địa của những trận giao tranh đẵm máu, ghi dấu những chiến tích lẫy lừng của quân dân Việt Nam. Xin hãy chú ý đến cách mô tả địa thế ải Nam Quan trong Đại Nam nhất thống chí: “... phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường...” Hai bên là hai dãy núi, ở giữa là lối đi qua ải, phía bắc chính quyền Trung Hoa xây công sự, phía nam, là các công trình kiến trúc nước ta. Đó là con

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 37: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 37

đường đèo chật hẹp, nếu chận ngay tại đường đèo nầy, nghĩa là chận ngay cửa ải, thì bắc phương rất khó tiến quân. * Cuộc tiến quân xâm lăng bằng đường Lạng Sơn đầu tiên diễn ra năm 981. Nguyên vào năm 979, Đinh Bộ Lĩnh (trị vì 968-979) bị ám sát, con là Đinh Tuệ, mới 6 tuổi lên ngôi tức Đinh Phế Đế (trị vì 979-980). Nhận thấy tình hình Đại Cồ Việt xáo trộn, năm 980 vua Trung Hoa là Tống Thái Tông (trị vì 976-997) phong cho Hầu Nhân Bảo làm Giao Châu thủy lục chuyển vận sứ, còn các tướng Tôn Toàn Hưng, Trần Khâm Tộ, Lưu Trừng, Giả Thực làm binh mã đô bộ thự; tất cả sửa soạn quân lương lên đường sang xâm lấn Đại Cồ Việt. Quân Tống chia làm hai đường thuỷ bộ tiến vào nước ta năm 981 (tân tỵ). Đường bộ do Hầu Nhân Bảo cùng Tôn Toàn Hưng tiến theo ngả Lạng Sơn, còn đường thủy do Trần Khâm Tộ và Lưu Trừng từ mặt biển tiến vào bằng đường sông Bạch Đằng. Nhân cơ hội nầy, Lê Hoàn tổ chức đảo chánh, tự mình lên làm vua (trị vì 980-1005). Nhà vua tự làm đại tướng cầm quân chống giặc, cũng chia quân làm hai hướng để ngăn cản đường tiến quân của nhà Tống. Sử sách chỉ viết rằng Hầu Nhân Bảo bị phục kích ở ải Chi Lăng (Lạng Sơn). Trước khi muốn tiến đến Chi Lăng, có thể phải qua ải Nam Quan. Hầu Nhân Bảo trúng kế trá hàng, bị bắt giết. Quân Việt phản công mạnh mẽ, quân Tống thiệt hại nặng, hai bộ tướng của Hầu Nhân Bảo là Quách Quân Biện và Triệu Phụng Huân bị bắt. Sau trận Chi Lăng, các lực lượng thủy bộ của nhà Tống đều rút lui. * Việc giao thiệp giữa Đại Việt và Trung Hoa căng thẳng trở lại khi tể tướng nhà Tống là Vương An Thạch (1021-1086) muốn mưu tìm một chiến công ở ngoài biên cương để hỗ trợ chính sách cải cách ở trong nước của ông ta. Triều đình nhà Lý ở Đại Việt dò biết được những chuẩn bị của Trung Hoa, gởi thư sang hỏi nhà Tống, thì bị dìm đi. Do đó, triều đình Đại Việt quyết định cử Lý Thường Kiệt (1019-1105) và Tôn Đản đem mười vạn quân theo hai đường thuỷ bộ tấn công trước, đánh phá Khâm

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 38: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

38 - Nam Quan Thương Hận

Châu và Liêm Châu (thuộc Quảng Đông ngày nay), Ung Châu (tức Nam Ninh thuộc Quảng Tây ngày nay), lấy của rồi rút lui.

Tháng chạp năm bính thìn (qua đầu năm 1077), vua Trung Hoa là Tống Thần Tông (trị vì 1067- 1085) sai Quách Quỳ làm Chiêu thảo sứ và Triệu Tiết làm phó chiêu thảo sứ, đem quân sang trả thù, đồng thời ước hẹn với Chiêm Thành và Chân Lạp (Chen-la tức Cambodia) cùng một lần đem quân đánh Đại Việt từ hai mặt. Các bộ chính sử không viết rõ, nhưng theo giáo sư Hoàng Xuân Hãn trong sách Lý Thường Kiệt, có thể Quách Quỳ đã qua đường Nam Quan, xuống Chi Lăng để tấn công thủ đô Thăng Long.(12) Lý Thường Kiệt chận quân Tống ở sông Như Nguyệt (sông Cầu chảy qua xã Như Nguyệt, Bắc Ninh). Quách Quỳ chuyển quân đến khúc sông Phú Lương (sông Hồng ở Thăng Long). Lý Thường Kiệt tiếp đánh nhưng thế giặc rất mạnh; máy bắn đá của địch phá nhiều chiến thuyền, và làm cho hàng ngàn binh sĩ nước ta tử trận. Sợ binh sĩ nãn lòng, Lý Thường Kiệt phao tin có thần nhân báo mộng cho bốn câu thơ: "Nam quốc sơn hà nam đế cư, / Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. / Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, / Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. " (Hoàng Xuân Hãn dịch:"Sông núi nước Nam vua Nam coi, / Rành rành phân định ở sách trời. / Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm, / Bay sẽ tan tành chết sạch toi. ")

Quân lính nghe được những câu thơ nầy đều hăng hái đánh giặc. Lực lượng nhà Tống bị chận đứng. Hai bên cầm cự với nhau bất phân thắng bại. Triều đình nhà Lý đề nghị bãi binh. Nhà Tống thấy khó thắng, đồng thời binh sĩ ở lại lâu không hạp thủy thổ, đành chấp thuận. * Làm chủ toàn bộ Trung Hoa sau khi vị vua cuối cùng của nhà Tống là Quảng Vương (trị vì 1278-1279) tự tử năm 1279, Hốt Tất Liệt (Qubilai) tức Nguyên Thế Tổ (trị vì 1260-1294) muốn mở mang đế quốc, tìm đường chinh phục các nước Đông Nam Á. Quân Nguyên đã ba lần xâm lăng Đại Việt, trong đó hai lần quân Nguyên tiến qua ải Nam Quan.

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 39: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 39

Lấy cớ mượn đường xuống Chiêm Thành, ngày 12-7 năm giáp thân (24-8-1284), Nguyên Thế Tổ cử thái tử là Trấn Nam Vương Thoát Hoan (Toyan), với sự phụ tá của tướng A Lý Hải Nha (Ariq-Qaya), cầm quân đánh Đại Việt. Quân Nguyên tấn công Đại Việt bằng ba hướng khác nhau. Thứ nhất, Thoát Hoan dẫn bộ binh tiến vào nước ta bằng đường Lạng Sơn, nhắm chiếm Thăng Long. Thứ nhì, tướng Nạp Tốc Lạt Đinh (NasiruđDin) dẫn bộ binh từ Vân Nam theo đường sông Chảy đi xuống, và thứ ba, Toa Đô (Sogatu) dẫn thủy quân từ bờ biển Chiêm Thành đánh lên Đại Việt. Ba cánh quân Nguyên tạo thành thế gọng kèm, giáp công ba mặt, ép quân Việt vào ở giữa. Trước sức chống trả mãnh liệt của quân dân Đại Việt, quân Nguyên thất bại, Thoát Hoan rút lui cũng bằng đường bộ, qua Vạn Kiếp,(13) thì bị tướng Nguyễn Khoái đổ quân ra tiêu diệt. Các tướng Nguyên phải dùng đồ đồng bao bọc Thoát Hoan, rồi bỏ ông ta lên xe đẩy về biên giới, lại bị tướng Trần Quốc Nghiện phục binh lần nữa, mới thoát thân. Nguyên Thế Tổ rất căm giận, ra lệnh động binh trở lại vào tháng 2 năm mậu tuất (1287). Tổng chỉ huy quân Nguyên vẫn là Trấn Nam Vương Thoát Hoan, dưới quyền có các tướng Áo Lỗ Xích (Auruyvci), Ô Mã Nhi (Omar), Trình Bằng Phi (một viên tướng nhà Tống đầu hàng nhà Nguyên), Phàn Tiếp, Trương Văn Hổ. Lần nầy, quân Nguyên cũng tấn công nước ta bằng đường bộ và đường biển. Trên bộ, quân Nguyên chia làm hai cánh: Thoát Hoan từ Quảng Tây tiến xuống Lạng Sơn, và Ái Lỗ (Aruq) từ Vân Nam theo đường sông Hồng tràn qua. Đường biển, Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp dẫn quân đi trước, Trương Văn Hổ chuyên chở lương thực theo sau. Không khác gì lần trước, quân Nguyên lại thất bại, thuỷ quân vận lương bị đánh tan ở Vân Đồn (Quảng Yên), Thoát Hoan rút quân bằng đường bộ. Tại cửa ải Nội Bàng,(14) tướng Phạm Ngũ Lão phục binh làm nhiều đoạn, đổ quân ra đánh đuổi Thoát Hoan. Các tướng Trương Quân, A Bát Xích, Trương Ngọc tử trận;

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 40: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

40 - Nam Quan Thương Hận

chỉ có Thoát Hoan, Trịnh Bằng Phi và Áo Lỗ Xích trở về được Trung Hoa.

* Năm 1407, gia đình Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng, Hồ Hán Thương bị quân Minh bắt ở Hà Tĩnh. Quân Minh không giết cha con Hồ Quý Ly mà chỉ giải về Trung Hoa. Trong số những vị quan bị giải theo gia đình Hồ Quý Ly, có Nguyễn Ứng Long, tức Nguyễn Phi Khanh, thân phụ của Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi bịn rịn đưa tiễn cha lên tận ải Nam Quan. Tại đây, Nguyễn Phi Khanh nói với con: “Con phải về nhà mà lo trả thù cho cha, rửa thẹn cho nước, chứ đi theo mà khóc lóc làm gì.”(15) Sau đó, Nguyễn Trãi đã giúp Lê Lợi kháng chiến chống quân Minh và đạt được thành công năm 1428.

* Tháng 6 năm đinh mùi (1427), nhà Minh cử Quảng Tây Chinh Nam Đại tướng quân Trấn Viễn Hầu Cố Hưng Tổ đem 5 vạn quân từ Quảng Tây sang cứu viện quân Minh đang thất bại trước sức phản công của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Cố Hưng Tổ đi vào cửa ải Nam Quan (Pha Luỹ), bị hai tướng Trần Lựu và Lê Bôi đánh tan phải chạy về. Nhà Minh liền cử Tổng binh An Viễn Hầu Liễu Thăng đem 10 vạn tinh binh vượt ải Nam Quan (Pha Luỹ) tháng 9 cùng năm. Trần Lựu liệu thế không chống nổi, phải rút lui về ải Chi Lăng. Tại đây, tướng Lê Sát sai Trần Lựu cầm quân ra trận, rồi giả thua bỏ chạy. Liễu Thăng rượt theo, lọt vào ổ phục binh, bị nghĩa quân giết chết ở núi Mã Yên (tức núi Yên Ngựa).(16) * Tháng 8 năm canh tý (1540), Thái Tông Mạc Đăng Doanh (trị vì 1530-1540) qua đời, con là Phúc Hải lên thay tức Mạc Hiến Tông (trị vì 1540-1546). Cuối năm đó, nhà Minh cử Cừu Loan và Mao Bá Ôn đem quân đến cửa ải Nam Quan, buộc họ Mạc phải tự đến cửa ải đầu hàng. Lúc đó, thượng hoàng Thái Tổ Mạc Đăng Dung (trị vì 1527-1529) thay cho cháu (vua Mạc Hiến Tông) lên ải Nam Quan thương thuyết vào tháng 11 năm canh tý (1540). Nội dung cuộc hòa hội nầy không được ghi chép cụ thể, nhưng chắc chắn trong

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 41: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 41

thế yếu, Mạc Đăng Dung phải chịu nhượng bộ và hối lộ để Mao Bá Ôn chịu thỏa hiệp lui quân. Về vấn đề biên giới, trong tờ trình lên triều đình nhà Minh ngày 20 tháng 10 năm tân sửu (1451), Mao Bá Ôn viết rằng Mạc Đăng Dung đồng ý “trả lại đất bốn động đã chiếm”.(17) Theo lối nói của Mao Bá Ôn, có nghĩa là bốn động đó vốn thuộc Trung Hoa, bị Đại Việt chiếm đóng, nay nhà Mạc chịu trả lại. Tuy nhiên, mục “Bản kỷ tục biên” bộ Đại Việt sử ký toàn thư lại viết khác, cho rằng Mạc Đăng Dung đã “dâng các động Tê Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, An Lương, La Phù của châu Vĩnh An, trấn Yên Quảng, xin cho nội thuộc vào Khâm Châu.”(18) Dầu đã cắt bốn hay năm động của thổ dân giao cho Trung Hoa, nhà Mạc vẫn giữ ải Nam Quan thuộc về Đại Việt. * Năm 1788, theo lời cầu viện của mẫu thân của Lê Chiêu Thống (trị vì 1786-1789), vua Trung Hoa là Thanh Cao Tông tức Càn Long (Ch’ien-lung, trị vì 1736-1795) cử tổng đốc Lưỡng Quảng là Tôn Sĩ Nghị cầm đại quân sang Đại Việt, đi bằng ba ngả: Tôn Sĩ Nghị cùng Hứa Thế Hanh vào cửa Nam Quan, qua Lạng Sơn đi xuống, Sầm Nghi Đống đi qua đường Cao Bằng, và đề đốc Vân Nam Ô Đại Kinh vào đường Tuyên Quang.(19) Đoàn quân viễn chinh nhà Thanh bị vua Quang Trung (trị vì 1788-1802) đánh tan tác, phải chạy về vào đầu năm kỷ dậu (1789). * Từ ngày 17-2-1979, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa tung trên 200.000 quân tấn công Việt Nam ở sáu tỉnh biên giới: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh, và đã chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn. Bộ binh Trung Hoa qua Lào Cai bằng thung lũng sông Hồng, qua Cao Bằng theo thung lũng sông Bằng (Bằng Giang), và qua Lạng Sơn theo thung lũng sông Kỳ Cùng, vào ải Nam Quan. Sau khi rút quân ngày 5-3-1979, quân Trung Hoa vẫn chiếm giữ vùng đất phía nam ải Nam Quan, và trạm hải quan (quan thuế) của Việt Nam phải dời xuống phía nam ải nầy, sâu trong lãnh thổ nước ta. Như thế, cho đến cuối thế kỷ 20, ải Nam Quan là cửa ải chính thức phân chia ranh giới giữa hai nước Việt Nam và Trung Hoa.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 42: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

42 - Nam Quan Thương Hận

Những cuộc xâm lăng của các triều đình Trung Hoa đều bị đẩy lui. Ải Nam Quan trở thành biểu tượng độc lập thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Quốc lộ 1 xuyên suốt từ bắc xuống nam nước ta, bắt đầu từ ải Nam Quan xuống mũi Cà Mau. Khi xây dựng quốc lộ 1, cột mốc đầu tiên đặt ở Nam Quan, được đánh dấu là cột mốc số 0. Những bài học lịch sử hay địa lý Việt Nam đều mở đầu bằng câu: “Nước Việt Nam trải dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.”

3.- HAI HIỆP ƯỚC VỀ BIÊN GIỚI

Từ tháng 5-1975, nước Việt Nam do đảng Cộng Sản (CS) cai trị. Đảng CS tổ chức và điều khiển nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).(20) Từ khi đảng CSVN doc Hồ Chí Minh thành lập ở Hương Cảng năm 1930, đảng CSVN dựa vào hai thế lực hậu thuẫn chính: đảng CS Liên Xô và đảng CS Trung Hoa (CSTH). Trung Hoa nằm sát biên giới Việt Nam nên đảng CS nước nầy đã giúp đỡ hữu hiệu cho đảng CSVN, nhưng lợi bao nhiêu thì cũng sẽ hại bấy nhiêu. Sau khi chiếm được lục địa Trung Hoa, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) ngày 10-10-1949. Từ đó, CHNDTH chẳng những gởi cán bộ, quân đội, vũ khí sang giúp CSVN, mà còn cho quân đội CSVN chạy trốn sang biên giới Trung Hoa khi bị quân đội Quốc Gia và quân đội Pháp truy đuổi trong cuộc chiến tranh 1946-1954.(21)

CSTH dần dần đưa người đến định cư và tràn lấn qua biên giới Việt Nam. Việt Minh cộng sản đồng lõa với hành động trên, để dễ trà trộn, lẫn trốn khi lâm nguy. Từ đó, người Hoa hiện diện càng ngày càng đông dọc theo biên giới Hoa Việt. Theo tiết lộ của ông Vũ Khoan, Bộ trưởng Bộ Thương mại Hà Nội, trong bài viết “Mốc mới trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc”, đăng trên tạp chí Cộng Sản, số Tết Canh Thìn (2000) thì ngay từ lúc đó (1949), đã có “một số lần ... trao đổi y kiến, đàm phán về vấn đề biên giới.”(22)

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 43: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 43

Sau khi cưỡng chiếm được miền Nam năm 1975, cộng sản Hà Nội không còn theo chính sách ngoại giao đu dây thăng bằng giữa Liên Xô và CHNDTH, mà ngã hẳn về phía Liên Xô. Ngày 3-11-1978, Lê Duẩn (1907-1986, bí thư thứ nhất đảng Lao Động từ 1960 đến 1975, tổng bí thư đảng CS từ 1976-1986) sang Liên Xô và ký với Leonid Brezhnev (1906-1982, bí thư thứ nhất đảng CSLX 1964-1966, tổng bí thư 1966-1982), Hiệp ước Hai mươi lăm năm Hỗ tương và Phòng thủ giữa hai nước. Dựa vào hậu thuẫn cuả Liên Xô, cộng sản Việt Nam xua quân xâm lăng Cambodia, chiếm thủ đô Phnom Penh ngày 7-1-1979. Việc làm nầy của CSVN nhắm hai mục đích: đối ngoại là bành trướng ảnh hưởng qua Cambodia để mưu làm bá chủ Đông Dương, và kiếm đường đánh xuống Thái Lan; đối nội là tung các sư đoàn miền Nam qua Cambodia. Các sư đoàn nầy gồm những thanh niên mới tuyển “nghĩa vụ quân sự” ở miền Nam sau 1975. Tung thanh niên miền Nam qua Cambodia để làm tiêu hao tiềm lực miền Nam, khiến cho dân chúng miền Nam phải lo chuyện chiến tranh, mà không chống đối chính sách thất nhân tâm của Hà Nội. Nhà cầm quyền Cambodia lúc đó do đảng CSTH đỡ đầu. Viện cớ Việt Nam xâm lăng Cambodia, CHNDTH quyết định trả đũa và “dạy” cho Việt Nam một bài học. Bài học nầy không phải thuần tuý vì vấn đề Cambodia. Bài học nầy còn liên hệ đến hiệp ước Việt Xô năm 1978, vì khi bỏ CHNDTH chạy theo Liên Xô, tập đoàn lãnh đạo CS Hà Nội đã mặc nhiên bỏ luôn những cam kết ngầm với CSTH khi nhận những viện trợ to lớn của Trung Hoa để tiến hành hai cuộc chiến 1946-1954 và 1954-1975, mà con số nầy lên đến 20 tỷ Mỹ kim. (xin xem sau) Ngày 17-2-1979, CHNDTH đưa trên 200.000 quân tấn công CHXHCNVN ở sáu tỉnh biên giới. Có nơi quân CHNDTH tiến sâu vào nội địa Việt Nam 40 cây số. Sau khi phá nát vùng nầy,(23) quân Trung Hoa rút về ngày 5-3-1979. Điều đáng nói là trong khi đánh nhau, quân CHNDTH đã phá huỷ những cột mốc biên giới có từ thời Pháp thuộc, rồi dựng lại những cột mốc biên giới mới. Trong khi dựng lại, quân cộng sản Trung Hoa đã dời

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 44: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

44 - Nam Quan Thương Hận

nhiều cột mốc biên giới sâu vào lãnh thổ Việt Nam. Sau khi chiến tranh chấm dứt, quân đội CSTH vẫn chiếm giữ một số địa điểm hiểm trở chiến lược trong nội địa Việt Nam. Nói cách khác, quân đội CSTH đã nới rộng biên giới Trung Hoa về phía nam, cũng có nghĩa là Việt Nam mất đi một số đất đai đáng kể. Vì vậy, tại tỉnh Lạng Sơn, trụ sở mới của hải quan (quan thuế) biên giới của Việt Nam phải dời về phía nam “Hữu Nghị Quan” (ải Nam Quan) khoảng hơn nửa cây số. Tình hình thế giới xoay chuyển mạnh vào cuối thập niên 80, đầu thập niên 90. Chế độ cộng sản tan rã ở các nước Đông Âu vào năm 1989 và 1990 như Ba Lan, Hung Gia Lợi, Bảo Gia Lợi, Tiệp Khắc, Đông Đức, Nam Tư ... Sau đó, chế độ cộng sản Liên Xô, hậu thuẫn vững vàng của CHXHCNVN, cũng bị sụp đổ vào năm 1991. Lúc đó, các nhà lãnh đạo đảng CSVN liền thay đổi chính sách ngoại giao: một mặt cầu thân trở lại với CHNDTH và mặt khác kiếm cách giao hảo với Hoa Kỳ, là nước mà trước đây CSVN đã tố cáo là “tên đế quốc đầu sỏ” trên thế giới, để làm đối trọng với CHNDTH. Đồng thời do những khó khăn về kinh tế, CSVN đưa ra chủ trương mở cửa, trở lại nền kinh tế thị trường, nhưng vẫn cương quyết theo “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Tổng bí thư đảng CSVN là Nguyễn Văn Linh (giữ chức từ 1986-1991), cùng Phạm Văn Đồng (1906-2000), Đỗ Mười, bí mật sang CHNDTH thương thuyết vào tháng 9-1990. Sau đó Đỗ Mười giữ chức từ 1991-1998), mới lên thay Nguyễn Văn Linh làm tổng bí thư, cùng Võ Văn Kiệt, thủ tướng CSVN, sang Bắc Kinh ngày 5-11-1991 chính thức tái lập bang giao giữa hai nước. “Bài học” mà Đặng Tiểu Bình đã “dạy” cho CSVN nay mới hiệu ứng. Đang là “đồng chí” với nhau, hai bên xích mích đánh nhau, lại trở lui cầu thân thì phải xuống nước, nhượng bộ. Đảng CSVN và nhà cầm quyền CSVN có gì trong tay để nhượng bộ, ngoài một vấn đề mà từ lâu nay tất cả những nhà cầm quyền Trung Hoa, chứ không riêng gì CSTH, luôn luôn nhắm đến, đó là việc lấn biên, giành đất, giành biển. Ở thế bí, lại thêm trước đây Hồ Chí

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 45: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 45

Minh (1890?-1969) đã từng đồng lõa để cho CSTH tràn lấn miền biên giới, Phạm Văn Đồng đã từng nhìn nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh hải Trung Hoa, rồi cuộc chiến 1979 đã tiêu huỷ toàn bộ vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, nên ban lãnh đạo mới của đảng CSVN đành phải thuận cắt đất theo sự áp đặt của CSTH để sống còn và duy trì địa vị. Nhân cơ hội nầy, CHNDTH gây sức ép càng ngày càng lớn đối với CHXHCNVN. Kết quả của sức ép nầy là hai hiệp ước về biên giới ra đời trong vòng một năm. Ngày 30-12-1999, tại Hà Nội, bộ trưởng Ngoại giao CHXHCNVN là Nguyễn Mạnh Cầm và bộ trưởng Ngoại giao CHNDTH là Đường Gia Truyền (Tang Jianxuan) cùng ký Hiệp ước về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Hiệp ước nầy được quốc hội Bắ Kinh thông qua ngày 29-4-2000 và quốc hội Hà Nội thông qua 9-6-2000. Đặc biệt là khi thông qua hiệp ước biên giới nầy, chỉ một số lãnh đạo cao cấp trong quốc hội Hà Nội mới đọc được nội dung hiệp ước, còn đại đa số dân biểu không biết gì cả, chỉ thông qua theo lệnh của đảng CSVN.(24) Việc chọn lựa Hà Nội làm địa điểm ký kết hiệp ước còn nói lên một sắp đặt ngấm ngầm về ngoại giao, để cho bên ngoài thấy rằng CSVN tình nguyện mời CSTH đến tận nhà (Hà Nội) để ký kết hiệp ước, chứ CSTH không thúc ép CSVN phải qua Bắc Kinh để làm việc nầy. Ngày 25-12-2000, tại Bắc Kinh, đại diện hai nước Việt Nam và Trung Hoa (chưa tiết lộ danh tánh) đã ký Hiệp ước phân định lãnh hải, phân chia quyền lợi trên vịnh Bắc Việt, dưới sự chứng kiến của chủ tịch CHXHCNVN là Trần Đức Lương và chủ tịch CHNDTH là Giang Trạch Dân.(25) Hiệp ước nầy chưa được đưa ra quốc hội hai nước để thông qua.

Ngày 27-12-2001, thứ trưởng Ngoại giao Hà Nội là Lê Công Phụng cùng với đại sứ CHNDTH tại Hà Nội, đến thị trấn Mông Cái (cửa ngõ Mông Cái - Đông Hưng) thuộc tỉnh Quảng Ninh làm lễ xây CỘT MỐC đánh dấu biên giới mới trên đất liền mà hai bên đã ký kết ngày 30-12-1999. Cùng lúc đó, thứ trưởng ngoại giao CHNDTH là Wang Yi tham dự một buổi lễ tương tự

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 46: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

46 - Nam Quan Thương Hận

tại thị trấn Đông Hưng thuộc Trung Hoa.(26) Hai nhà cầm quyền dự tính sẽ đóng khoảng 1500 cột mốc dọc biên giới mới giữa hai bên.(26) Điểm đặc biệt nữa là các nhà lãnh đạo đảng CSVN đã giấu kỹ không cho dân chúng biết nội dung các hiệp ước trên đây trước khi ký, trong khi ký, và sau khi ký, cũng không cho biết ai đã đứng ra ký kết hiệp ước. Phía CHNDTH tiết lộ là ông Nguyễn Mạnh Cầm đã ký kết Hiệp ước về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, chứ phía Việt Nam không nói gì hết. Cho đến nay, ngoài những kẻ lãnh đạo đảng CSVN, chưa có người Việt Nam nào đọc được văn bản cụ thể về hai hiệp ước đó.(27) Sự giấu diếm nầy chứng tỏ có điều gì man trá đàng sau cuộc thương thuyết để phân chia lãnh thổ và lãnh hải. Chắc chắn sự man trá nầy liên hệ đến quyền lợi riêng tư của một thiểu số lãnh đạo đảng CSVN, mới không công bố cho toàn dân biết.

4.- ẢI NAM QUAN ĐÃ MẤT Tuy nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội không cho dân chúng biết nguyên văn hai hiệp ước, nhưng công việc sửa soạn các chi tiết để thi hành hiệp ước, như đóng cột mốc, thông báo cho các đơn vị chuyên môn và hành chánh địa phương vẽ lại bản đồ, đã để lộ ra ngoài một số tin tức quan trọng:

* Trước Đại hội 9 đảng CSVN (từ 19 đến 22-4-2001), ông Đỗ Việt Sơn, một đảng viên CS lão thành (54 tuổi đảng, 78 tuổi đời), ở số 26/14-125 đường Tô Hiệu, Hải Phòng, đã gởi thư vào tháng 2-2001 công khai đặt vấn đề Việt Nam nhượng bộ quá nhiều cho Trung Quốc trong hai hiệp ước trên, và yêu cầu Quốc hội và Đại hội đảng CSVN công khai thảo luận vấn đề nầy. Thư nầy được phổ biến hạn chế, về sau được nhắc lại trong kháng thư ngày 18-11-2001 của 20 cử tri gởi các chức quyền Việt Nam. * Ngày 18-11-2001, 20 cử tri cùng ký một kháng thư gởi cho các chức quyền trong nước phản đối việc ký kết các hiệp ước trên. Kháng thư mang cữ ký của những đảng viên kỳ cựu như Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 47: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 47

Giang, Hoàng Tiến, Trần Dũng Tiến, Trần Quang Lê, Nguyễn Ngọc Diệp, Bùi Long...Đa số đều trên 50 năm thâm niên trong đảng CSVN. Kháng thư cho biết Hiệp ước về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, phía Việt Nam đã nhượng cho Trung Quốc 720 km2 ở hai tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, và Hiệp ước phân định lãnh hải Vịnh Bắc Việt như sau: 53,23% cho Việt Nam, và 46,77% cho Trung Quốc.(28) * Trong một bản điều trần trước Viện Pháp Á (Institut Franco-Asiatique), bác sỹ Trần Đại Sỹ, Giám đốc Trung Hoa sự vụ Viện Pháp - Á ở Paris, cho biết rằng sau khi hai bên ký kết hiệp ước trên đất liền ngày 30-121999, thì vào ngày 9-1-2000, ông được hai người bạn là hai ký giả Trung Hoa thông báo cho ông biết rằng theo tinh thần hiệp ước mới ký kết, Việt Nam nhượng cho Trung Quốc 789 km2, thuộc hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn (chứ không phải 720 km2). (29) Nếu tính theo diện tích của toàn thể Việt Nam là 330.000 km2 (số tròn), thì diện tích đất mà CSVN đã nhượng cho CSTH (789 km2) lên đến khoảng trên 0.2% (trên 2 phần ngàn). Nếu tính theo diện tích của toàn tỉnh Lạng Sơn là 8.178 km2, thì số đất nhượng gần 1/10 diện tích tỉnh Lạng Sơn. Đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Hoa dài khoảng 1.300 cây số, trong đó đường biên giới giữa Lạng Sơn và Trung Hoa dài 253 cây số. Nếu tính dọc theo toàn bộ đường biên giới tỉnh nầy, thì CSVN nhượng cho Trung Hoa trung bình 3 cây số sâu vào nội địa Việt Nam. (253 km X 3 km = 759 km2). Dần dần, những tin tức được tiết lộ trên đây đã được kiểm chứng cụ thể: * Trong một chuyến công tác cho Viện Pháp Á vào tháng 8-2001, bác sĩ Trần Đại Sỹ đã về Việt Nam. Ông lên vùng biên giới và xin đi thăm ải Nam Quan, nhưng bị nhà cầm quyền Việt Nam cấm đi. Ông phải qua Trung Hoa, rồi mới đến ải Nam Quan. Ông tận mắt thấy ải Nam Quan nằm sâu trong đất liền của Trung Hoa 5 km. Ông Trần Đại Sỹ đã sáng tác một bài thơ bằng chữ Nho, đề ngày 6-9-2001, khắc trên bia đá và đặt tại sườn núi ải Nam Quan, mở đầu bằng những câu như sau: “Thử địa cựu

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 48: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

48 - Nam Quan Thương Hận

Nam Quan,/ Biên địa ngã cố hương ./ Kim thuộc Trung Quốc thổ,/ Khấp, khốc, ký đoạn trường...” (Ông Trần Đại Sỹ tự dịch thành thơ như sau: “Đất nầy xưa gọi Nam Quan,/ Vốn là biên địa cố hương của mình./ Hiện nay là đất Trung nguyên,/ Khóc chảy máu mắt, đoạn trường ai hay.)(29)

Dù nhà cầm quyền CSVN chưa tiết lộ nội dung hiệp ước về biên giới, việc bác sĩ Trần Đại Sỹ đến thăm tận nơi ải Nam Quan, chứng kiến tận mắt cửa ải nầy nay nằm sâu trong lãnh thổ Trung Hoa 5 cây số, là bằng chứng cụ thể hiển nhiên và rõ ràng rằng vùng đất Nam Quan đã thật sự ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, nếu ải Nam Quan nằm sâu trong đất liền CHNDTH 5 cây số, có nghĩa là hầu như vùng đất phía bắc sông Kỳ Cùng và Bằng Giang đã thuộc CHNDTH. Thời đại ngày nay là thời đại nguyên tử, vũ khí chiến tranh tối tân, hiện đại. Tuy nhiên, trong những cuộc đụng độ địa phương, và nhất là trong trận địa chiến, địa hình chiến sự vẫn giữ một vai trò quan trọng trong cách bố trí chiến đấu. Như trên đã nói, qua cách mô tả trong Đại Nam nhất thống chí, địa thế ải Nam Quan rất hiểm trở, chỉ có một đường đèo nhỏ hẹp, nằm giữa hai bên là hai dãy núi. Ải Nam Quan và vùng đất hiểm trở phía bắc sông Kỳ Cùng là vị trí và địa thế quân sự chiến lược như là một tiền đồn vững vàng ở địa đầu đất nước để chống lại những cuộc hành quân trên bộâ từ phía bắc xuống, hay ít ra cũng làm chậm lại bước tiến của địch thủ. Trong cuộc chiến năm 1979, quân CHNDTH tấn công 6 tỉnh biên giới, nhưng chỉ tràn ngập đông đảo chiếm 3 thị xã Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn vì ba vùng nầy có thung lũng chạy dọc theo các dòng sông nên dễ chuyển quân. Trong ba thị xã trên đây, Lạng Sơn gần Hà Nội nhất và dễ xuống Hà Nội theo đường sông Thương. Đường bộ từ tỉnh ly. Lạng Sơn về tới Hà Nội dài dưới 160 km. Với phương tiện giao thông ngày nay, vượt qua đoạn đường nầy chỉ cần vài giờ đồng hồ. Nếu chuyển quân với trang bị đầy đủ cũng chẳng tốn nhiều thời gian. Do đó, vị trí chiến lược ải Nam Quan vô cùng quan trọng cho sự phòng thủ Hà Nội. Nay nhà cầm quyền Trung Hoa chiếm được cửa ải Nam Quan,

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 49: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 49

nghĩa là chiếm được đoạn đèo thông thương bắc nam tại vùng nầy. Như thế, họ đã loại bỏ được chướng ngại đầu tiên khi xâm nhập nước ta, mà tổ tiên họ đã phải tốn bao nhiêu xương máu để vượt qua, nhưng không có cách gì giữ được, và cuối cùng đều bị đẩy lui về phía bên kia cửa ải. * Theo hiệp ước Pháp Hoa ngày 26-6-1887, đường ranh giới hải phận (Zone Économique Exclusive) giữa Việt Nam và Trung Hoa tại vịnh Bắc Việt được phân định theo kinh tuyến Greenwich 108 độ 03 phút 18 giây, tính ra Việt Nam được 62% và Trung Hoa 38% vịnh Bắc Việt.(30)

CHNDTH không chấp nhận đường phân chia nầy, vì cho rằng hiệp ước 1887 bất công, và đòi phân chia lại vịnh Bắc Việt. CHXHCNVN vì yếu thế đành nhượng bộ. Xin hãy nghe người trong cuộc, ông Lê Công Phụng, trưởng đoàn thương thuyết CSVN, kể lại: “Trong quá trình đàm phán, hai bên đã vận dụng các nguyên tắc như sau để giải quyết: một là căn cứ vào quy định của công ước Luật biển 1982 của Liên Hiệp Quốc [31] cũng như các nguyên tắc luật pháp quốc tế và tập quán được công nhận rộng rãi; hai là hai bên tính đến cac đặc thù của vịnh Bắc Bộ như sự hiện diện của các đảo, chiều dài bờ biển v.v...; ba là, việc giải quyết vấn đề phân định phải xuất phát từ thực trạng cũng như nhu cầu phát triển quan hệ giữa hai nước; bốn là bảo đảm nguyên tắc công bằng và chiếu cố lợi ích của nhau. Về diện tích, phía Trung Quốc kiên trì chủ trương đại thể chia đôi,[32] thừa nhận ta có thể nhỉnh hơn nhưng không đáng kể. Ta chủ trương giải pháp công bằng phải phù hợp với các hoàn cảnh hữu quan trong vịnh như sự hiện diện của các đảo của ta,[33] chiều dài bờ biển của ta lớn hơn v.v....” (Bài trên tạp chí Cộng Sản đã dẫn.)

Cuối cùng rồi CSVN phải thuận theo những áp đặt của CSTH. Kết quả là phân chia hải phận mới không còn là đường thẳng cũ, mà là một đường gãy khúc nối liền bởi những đường thẳng ngắn dọc theo các hải đảo. So với đường kinh tuyến 108 độ 03 phút 18 giây, thì đường phân chia mới nầy, phía bắc đảo Bạch Long Vỹ lấn một ít về phía Trung Hoa, nhưng từ đảo nầy

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 50: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

50 - Nam Quan Thương Hận

trở xuống thì lấn khá nhiều qua phía Việt Nam. Vịnh Bắc Việt rộng 126.250 km2. So với cách phân chia lãnh hải ngày 26-6-1887 thời Pháp thuộc (Việt Nam được 62%), cách phân chia lãnh hải ngày 25-12-2000 (Việt Nam được 53,23%) đã làm cho Việt Nam mất trên 8% diện tích vịnh Bắc Việt, tương đương với khoảng trên 10.000 km2. Theo đường phân chia mới trên vịnh Bắc Việt, đảo Bạch Long Vỹ chỉ còn cách hải phận CSTH 15 hải lý. Đảo nầy rộng khoảng 3 km2, tuy nhỏ nhưng Bạch Long Vỹ rất quan trọng về kinh tế cũng như về quốc phòng. Về kinh tế, vùng biển khu vực Bạch Long Vỹ có nhiều hải sản, nhất là bào ngư, có giá trị dinh dưỡng cao mà người Việt rất thích dùng. Hiện nay, người ta được biết đáy biển vùng nầy có nhiều tiềm năng về chất đốt mà chưa được khai thác.

Về quốc phòng, Bạch Long Vỹ giữ vị trí chiến lược tiền tiêu để bảo vệ Bắc Việt. Thời Pháp thuộc, Pháp đã đặt một đơn vị hải quân ở đây kiểm soát tàu bè đi lại trên vịnh Bắc Việt. Theo tuyên truyền của CSBV, trong thời gian chiến tranh trước năm 1975, “quân và dân , đánh đuổi 3 tàu chiến xâm phạm chủ quyền của ta.”(34) Trong bài viết của mình, ông Lê Công Phụng cũng nêu rõ điểm nầy: “Phần vịnh phía ta có khoảng 1300 hòn đảo ven bờ, đặc biệt có đảo Bạch Long Vỹ nằm cách đất liền nước ta khoảng 110 km, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130 km. Vịnh có vị trí chiến lược quan trọng đối với Việt Nam và Trung Quốc về an ninh và quốc phòng...” (bài đã dẫn).

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 51: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 51

Đảo Bạch Long Vỹ vừa nhỏ, vừa chơ vơ nằm ngoài biển cả, cách nước ta khoảng 110 cây số và cách hải phận Trung Hoa theo hiệp ước mới chỉ có khoảng 15 hải lý, nghĩa là nằm trong mối đe dọa thường trực của hải quân CSTH. Vị trí chiến lược nầy sẽ rơi vào tay CSTH dễ dàng nếu xảy ra tranh chấp giữa hai bên.

Một phần vì tin tức đã bị tiết lộ ra ngoài, một phần vì liên hệ đến tàu thuyền quốc tế qua lại trên biển, nên do sự thúc bách của CHNDTH muốn công khai hóa sự thừa nhận chủ quyền lãnh hải của Trung Hoa, ông Lê Công Phụng, thứ trưởng Ngoại giao CSVN, đã viết bài “Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ và hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam – Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ”, tiết lộ cho biết một số điểm trong hiệp ước

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 52: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

52 - Nam Quan Thương Hận

nầy trên tạp chí Cộng Sản, số 2 tháng 1-2001.

Ông nầy trình bày lại tiến trình đàm phán và không cho biết gì nhiều hơn những điều báo chí đã viết ra, và mỉa mai nhất là ông ta cho rằng CHXHCNVN đãø thắng lợi vì “Ta hơn Trung Quốc 6,46% tức khoảng 8205 km2.”5.- TRÁCH NHIỆM TRƯỚC LỊCH SỬ Một câu hỏi được đặt ra là tại sao nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội đã nhượng đất cho CHNDTH một cách dễ dàng như vậy? Theo lý luận của các đại diện CHNDTH trong cuộc thương thuyết về lãnh hải, khi Pháp ký hiệp ước với triều đình Mãn Thanh, Pháp đang ở thế mạnh, còn Trung Hoa đang yếu thế và bị các cường quốc Âu Châu xâu xé, nên phải chấp nhận bản đồ lãnh thổ cũng như lãnh hải do Pháp đưa ra. Thật ra, trước kia, các triều đại Trung Hoa cho rằng vịnh Bắc Việt, mà họ gọi là “Giao Chỉ Dương ” (Chiao-Chih Ocean), là của Việt Nam, họ không lý tới. Thậm chí, các triều đình Trung Hoa cũng chẳng mấy quan tâm đến đảo Hải Nam. Cho đến thời nhà Thanh, ngoài các hòn đảo nhỏ và ngành đánh cá, người ta chưa biết gì về tiềm năng dưới lòng biển, nên không thấy sự quan trọng của vịnh Bắc Việt. Do đó, khi Pháp cắt một phần đất thuộc tỉnh Lai Châu đền bù một cách bất hợp pháp cho Trung Hoa, nhà Thanh liền ký kết hiệp ước năm 1887 với Pháp. Nhà Thanh đã nhập phần đất nầy vào tỉnh Vân Nam.(35) Nếu CHNDTH đặt lại vấn đề lãnh hải vịnh Bắc Việt, tại sao CHXHCNVN không đặt lại vấn đề lãnh thổ Lai Châu mà Pháp đã cắt đi một cách bất hợp pháp cho nhà Thanh? Trên đất liền, không nghe một giải thích nào cụ thể từ nhà cầm quyền hai nước tại sao phải phân chia lại biên giới? Dư luận báo chí ở Trung Hoa cho rằng CHXHCNVN nhượng vùng đất phía bắc sông Kỳ Cùng và Bằng Giang cho CHXHCNVN để đổi lấy viện trợ xây dựng những dự án kỹ nghệ trong lãnh vực thuỷ điện, hơi đốt, khai thác quặng mỏ, đồng thời gia tăng việc giao dịch buôn bán giữa hai nước. Câu hỏi đặt ra là những viện trợ kể trên có thật tối cần thiết, thúc bách đến độ phải đem di sản thiêng

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 53: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 53

liêng do tiền nhân để lại, ra trao đổi với các viện trợ đó và nhượng bán cho bắc phương không? Hơn nữa, nếu những viện trợ kể trên thật sự ích lợi cho toàn dân, tại sao đảng CSVN không công khai vấn đề và tham khảo ý kiến của toàn dân qua một cuộc trưng cầu dân ý? Đất đai do tổ tiên để lại là tài sản chung của toàn dân, chứ không phải của riêng đảng CS, do đó chỉ có toàn dân Việt Nam mới có quyền quyết định về những vấn đề liên quan đến lãnh thổ và lãnh hải bằng cuộc trưng cầu dân ý rộng rãi, tự do và dân chủ. Mới đây, trong khi trả lời Đài phát thanh Little Sài Gòn Radio ở Orange County, California trong ngày thứ Năm 24-2-2002, ông Nguyễn Thanh Giang, một nhà hoạt động chính trị trong nước, cho rằng các lãnh tụ đảng CSVN đã bị CHNDTH lừa khi ký hiệp định về biên giới Việt Hoa. Ông Giang nói: “Trung Cộng xảo quyệt giả vờ đưa ô dù cho Lê Khả Phiêu. Vì lợi riêng, ông nầy đã hiến đất cho Trung Cộng để được bảo trợ.”(36) Vấn đề không đơn giản ở chỗ chỉ một mình ông Lê Khả Phiêu (tổng bí thư 1998-2001) bị đánh lừa và hiến đất. Việc thương thuyết để ký kết hai hiệp ước trên không phải chỉ diễn ra giữa hai người, hoặc chỉ diễn ra trong một vài giờ, hay một vài ngày, mà nói rằng CHNDTH đã lừa được ông Phiêu? Đây là kết quả của một quá trình lâu dài bắt đầu từ thời Hồ Chí Minh cho đến ngày nay. Chính một nhân vật cộng sản quan trọng, ông Vũ Khoan đã từng viết trên Tạp chí Cộng Sản, số Tết Canh Thìn (2000) rằng ngay từ năm 1949, đã từng có “một số lần ... trao đổi y kiến, đàm phán về vấn đề biên giới.” (đã dẫn ở trên). Trước hết, như trên đã nói, ngay từ thời chiến tranh 1946-1954, Hồ Chí Minh và lãnh đạo đảng Lao Động Việt Nam đã làm ngơ cho quân CHNDTH tràn sang biên giới. Sau đó, trong cuộc chiến xâm lăng miền Nam (1954-1975), để được CHNDTH viện trợ quân sự, nên khi Chu Ân Lai (Chou En-lai, 1898-1976) công bố ranh giới biển 12 hải lý từ bờ biển ngày 4-9-1958, thì mười ngày sau, Phạm Văn Đồng, thủ tướng Bắc Việt cộng sản, đương nhiên với sự đồng ý của Hồ Chí Minh và Bộ chính trị đảng Lao

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 54: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

54 - Nam Quan Thương Hận

Động, tiền thân của đảng CSVN, đã ký quốc thư ngày 14-9 nhìn nhận ranh giới biển nói trên của CHNDTH, nghĩa là gián tiếp công nhận chủ quyền của CHNDTH trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Như thế Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và đảng CSVN đã chính thức dâng đất cho CHNDTH mà tổ tiên đã dày công xây dựng và bảo vệ. Khi cần dồn quân xuống đánh miền Nam, Bắc Việt cộng sản đã mời quân đội CHNDTH vào bảo vệ an ninh từ khu Việt Bắc xuống tới Hà Nội, và giao cho CHNDTH in bản đồ địa lý Việt Nam loại chi tiết với tỷ lệ 1/ 1000.(37) Đưa 300.000 quân đóng từ Việt Bắc, nghĩa là từ biên giới Việt Hoa, xuống tới Hà Nội, CHNDTH đã hoàn toàn kiểm soát vùng nầy, và chắc chắn họ đã thực hiện những động tác cần thiết để chuẩn bị lấn biên, giành đất, ví dụ họ đưa thêm dân đến sinh sống dọc theo biên giới,(38) hoặc có thể sưả đổi vài chi tiết trên bản đồ biên giới ... Trong cuộc chiến Việt Hoa (1979), quân đội CHNDTH lại tiến thêm một bước nữa, di dời các cột mốc vùng biên giới tiến sâu vào đất Việt Nam ở nhiều nơi. Khi cầu thân trở lại với CHNDTH sau cuộc chiến, CSVN và nhà cầm quyền CHXHCNVN đang ở trong thế yếu kém, phải xin liên minh với CHNDTH để tồn tại cũng như duy trì và bảo vệ quyền lực, là cơ hội tốt cho nhà cầm quyền Bắc Kinh áp đặt việc biên giới trên bộ và trên biển, bằng một hiệp ước công khai chính thức, và hiệp ước đó ra đời cuối năm 1999 và cuối năm 2000. Trong bài báo đã dẫn trên của ông Lê Công Phụng, đăng trên tạp chí Cộng Sản số tháng 1-2001 và đã được chính cộng sản đưa lên mạng lưới thông tin quốc tế, thì: “ Vào các năm 1957, 1961 và 1963 hai nước có ký các thỏa cho phép thuyền buồm của hai bên được đánh bắt trong vịnh... Trong các năm 1974 và 1977-1978, hai nước tiến hành 2 vòng đàm phán về phân định... Hai nước đã ký “Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới – lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc” ngày 19-10-1993... Thực hiện thỏa thuận đó, từ 1993 đến năm 2000, hai bên đã triển khai 7 vòng đàm phán cấp chính phủ, 3 cuộc gặp giữa hai Trưởng đoàn đàm phán cấp chính

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 55: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 55

phủ và 18 vòng đàm phán cấp chuyên viên... Trong các chuyến thăm Trung Quốc vào năm 1997 của đồng chí tổng bí thư Đỗ Mười và tháng 2-1999 của đồng chí tổng bí thư Lê Khả Phiêu, lãnh đạo cao cấp hai nước đạt được thỏa thuận là khẩn trương đàm phán để giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền trước năm 2000 và hoàn thành việc phân định để ký hiệp định vịnh Bắc Bộ trong năm 2000...” Như thế, theo những gì các nhà lãnh đạo đảng CSVN cho phép ông Lê Công Phụng tiết lộ, thì vấn đề thương thuyết biên giới tái tục từ năm 1993. Chúng ta đừng quên câu viết ngoại giao rất mơ hồ của ông Lê Công Phụng: “... việc giải quyết vấn đề phân định phải xuất phát từ thực trạng cũng như nhu cầu phát triển quan hệ giữa hai nước...”. Thực trạng cũng như quan hệ giữa hai nước CHNDTH và CHXHCNVN hiện nay như thế nào? Những người cộng sản thường hay dùng nhóm chữ “các nước xã hội chủ nghĩa anh em ”, nhưng thực chất quan hệ giữa CHNDTH và CHXHCNVN hiện nay là quan hệ giữa kẻ mạnh và kẻ yếu, nếu không muốn nói là quan hệø thực dân và thuộc địa kiểu mới, hay quan hệ giữa chủ nợ và con nợ, trong đó con nợ đã từng muốn vỗ nợ (xù nợ) khi theo Liên Xô năm 1978, nên phải nhận lãnh bài học của ông Đặng Tiểu Bình (Deng Xiao-ping, 1904-1997), nhân vật quyền thế nhất CSTH sau khi Mao Trạch Đông (Mao Zedong, 1893-1976) qua đời. Có lẽ cần nhắc lại trong thời gian bang giao giữa hai bên căng thẳng, ngày 30-7-1979, một viên chức ngoại giao CHNDTH tiết lộ cho biết từ 1954 đến 1971, 300.000 binh sĩ CHNDTH đã chiến đấu bên cạnh binh sĩ Bắc Việt, trong đó hàng ngàn người đã tử trận và hàng chục ngàn người đã bị thương. Ông ta còn xác định số lượng vũ khí CHNDTH viện trợ cho cộng sản Việt Nam từ 1950 đến 1977 lên đến 2.000.000 súng hạng nhẹ, 27.000 đại pháo, 270 triệu băng đạn, 18 triệu đạn đại pháo, 179 máy bay và 145 chiến hạm.(39) Người Trung Hoa tính rằng số viện trợ nầy tương đương với khoảng 20 tỷ Mỹ kim theo thời giá lúc đó. Như thế, việc nhượng đất và nhượng biển là một tiến trình liên

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 56: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

56 - Nam Quan Thương Hận

tục từ Hồ Chí Minh qua Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, đến Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh (tổng bí thư từ 2001), vì quyền lợi và tham vọng riêng tư của đảng CSVN, hay của những cá nhân lãnh đạo đảng, có tính toán kỹ lưỡng lâu dài, chứ không phải dễ dàng bị đánh lừa như ông Nguyễn Thanh Giang đã viết. Đây chính là kết quả của chính sách do Hồ Chí Minh và tập đoàn lãnh đạo đảng CSVN theo đuổi, đi theo con đường cộng sản quốc tế, làm tay sai cho ngoại bang, liên tục gây ra chiến tranh ý thức hệ,(40) khiến cho nhân dân lầm than, đói khổ, bây giờ lại mất đất vào tay “người đồng chí cộng sản” phương bắc. Điều nầy cho thấy chủ nghĩa quốc tế cộng sản chỉ là cái áo khoác bề ngoài của chủ nghĩa dân tộc bá quyền mà thôi. Đứng về phía Trung Hoa, chiếm được ngọn đèo chiến lược có ải Nam Quan, cửa ngõ đi xuống phía nam, là kết quả một cuộc đầu tư lâu dài và bền bĩ của “tình đồng chí chiến đấu” giữa hai đảng CS anh em. Những cuộc tấn công vũ bảo của vau chúa Trung Hoa ngày trước cũng như của Đặng Tiểu Bình năm 1979 không mấy thành công bằng kế hoạch tàm thực (41) rất tinh vi, ẩn náu trong lớp vỏ bọc chủ nghĩa quốc tế cộng sản. Kế hoạch tàm thực rất nguy hiểm, vì sau ải Nam Quan, CHNDTH sẽ từ từ lấn xuống đến một lúc nào đó sẽ nuốt trọn tỉnh Lạng Sơn rồi xuống châu thổ Hồng Hà. Lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam là di sản do tổ tiên để lại cho toàn thể dân chúng Việt Nam, và là tài sản của toàn dân Việt Nam, có tính cách thiêng liêng, bất khả phân, bất khả nhượng. Ca dao chúng ta có câu: “Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang,/Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.” Trong nông nghiệp, mỗi tấc đất là mỗi tấc vàng, nhưng trong lịch sử dân tộc, mỗi tấc đất không phải là mỗi tấc vàng. Mỗi tấc đất là mỗi di sản, là mỗi kỷ vật, mang hình ảnh bi hùng của bao nhiêu công khó, bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, bao nhiêu xương máu, tim óc của tiền nhân qua hàng ngàn năm, để chúng ta có được tấc đất nầy ngày hôm nay. 6.- KẾT LUẬN

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 57: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 57

Tóm lại, câu chuyện ải Nam Quan lọt vào tay CHNDTH và sự ký kết Hiệp ước về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc (30-12-1999) và Hiệp ước phân định lãnh hải (25-12-2000) cho thấy: 1) Vì tham vọng quyền lực cá nhân, Hồ Chí Minh và một số thuộc hạ du nhập chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam, hoạt động cho quyền lợi của Đệ tam Quốc tế Cộng sản, chẳng những gây chiến tranh, đói khổ cho đồng bào, mà còn làm tiêu hao tài sản tổ tiên, nhượng đất cho ngoại bang để đổi lấy súng ống, vũ khí nhắm bành trướng chủ nghĩa, và bám lấy địa vị lãnh đạo độc tôn cá nhân. 2) Đảng CSVN cai trị đất nước một cách độc tài, xem thường pháp luật, thiếu tự do dân chủ. Điều 4 hiến pháp Hà Nội năm 1992 cho phép đảng CSVN đứng trên pháp luật, nên quyền hạn của thiểu số lãnh đạo cộng sản quá lớn. Thiểu số nầy làm việc gì cũng nhân danh đảng, lợi dụng chức vụ để hành động tùy tiện, không bị hiến pháp hay luật pháp chế tài. Vì vậy, khi cần thực hiện một mưu đồ riêng tư, họ tự ý hành động mà không cần tham khảo ý kiến của bất cứ ai. Họ đặt quyền lợi và tham vọng cá nhân lên trên quyền lợi của đất nước, mà trường hợp hai bản hiệp ước trên đây là ví dụ điển hình nhất. 3) Từ trước đến nay, đảng CSVN luôn luôn tuyên truyền giành lấy chính nghĩa, luôn luôn tự hào rằng họ là lực lượng dân tộc tiến bộ yêu nước, và kết tội tất cả những thành phần đối lập từ năm 1945 cho đến nay là Việt gian, phản quốc, tay sai ngoại bang, ngụy quyền, ngụy quân ... Nay nhà cầm quyền cộng sản CHXHCNVN nhượng đất và nhượng biển qua hai hiệp ước trên, là bằng chứng cụ thể không thể biện minh và không thể chối cãi được tội lỗi phản quốc bán nước của đảng CSVN và nhà cầm quyền CHXHCNVN. Đây là tội lỗi lớn nhất trong lịch sử Việt Nam của tập đoàn lãnh đạo đảng CSVN, lớn hơn tất cả tội lỗi của những tên tuổi đã bị lịch sử lên án phản quốc như Trần Di Ái, Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống ... Những nhà lãnh đạo đảng CSVN phải chịu trách nhiệm trước dân tộc và trước lịch sử hành

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 58: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

58 - Nam Quan Thương Hận

vi nhượng đất, nhượng biển cho ngoại bang, đã bị cấm ngặt theo điều 74 của bộ Quốc triều hình luật đã được ban hành từ thời vua Lê Thánh Tông (trị vì 1460-1497).(42) 4) Từ lâu, đảng CSVN đã bị rạn nứt, nhiều đảng viên kỳ cựu đã bỏ đảng. Chắc chắn, sự kiện ải Nam Quan lọt vào tay Trung Hoa sẽ làm rất nhiều đảng viên nữa thức tỉnh để quay trở về với đại bộ phận dân tộc. Chắc chắn không ai muốn phục vụ cho một đảng chính trị bán nước, chỉ trừ một thiểu số vì muốn được hưởng một chút quyền lợi, địa vị nhất thời mà quên đi lương tri dân tộc, mới chạy theo đảng CSVN. 5) Một trong những điều kiện giúp các đảng CS trên thế giới nói chung, và đảng CSVN nói riêng có thể lộng hành, là họ luôn luôn bí mật hành động, giấu diếm hành tung, lại dùng bộ máy thông tin tuyên truyền che đậy và ngụy trang một cách kín đáo, rồi tự ý giải thích, tuỳ thích tung hỏa mù, gây nhiễu xạ, làm cho không ai biết được sự thật ở đâu. Cộng sản đã tận dụng một bí quyết tâm lý mà triết gia Sigmund Freud (1856-1939) đã từng đề cập đến: nói láo được lập đi lập lại nhiều lần, lúc đầu có thể bị nghi ngờ, sau người ta tưởng là “thật”, và cuối cùng người ta tin rằng đó là “sự thật”, vì có quá nhiều người nói, quá nhiều lần nói. Chẳng những thế, chính người nói láo cũng nhập tâm và tin đó là sự thật. Ngày nay khoa học kỹ thuật tiến bộ vượt bậc, nhất là ngành truyền thông viễn liên, nên các đảng CS nói chung và đảng CSVN nói riêng không còn có thể che giấu những hành động đen tối gian trá được nữa. Mọi sự thật được phơi bày nhanh chóng trước công luận. Dân chúng không còn dễ bị lừa phỉnh như trước. Ví dụ việc CSVN nhượng đất ải Nam Quan với những tin tức, hình ảnh cụ thể loan truyền nhanh chóng và đầy đủ trên mạng lưới thông tin quốc tế, không còn có thể che giấu hay chối cãi. Chính sự phát triển của ngành truyền thông giúp thế giới bên ngoài và cả dân chúng trong các nước cộng sản biết rõ tình hình và diễn tiến chính trị tại các nước Đông Âu, theo dõi, cổ võ và hỗ

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 59: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 59

trợ các cuộc biểu tình địa phương, đưa đến sự sụp đổ của các chế độ cộng sản tại đây vào cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90. Chắc chắn rồi đây điều đó sẽ tái diễn trên các nước CS còn lại, trong đó có Việt Nam. Chỉ có sự giải thể chế độ cộng sản hiện nay ở Việt Nam, thay thế bằng một chính quyền dân chủ, đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, mới có thể tạo sức mạnh dân tộc tổng lực, đểå đặt lại và đòi lại vùng đất Nam Quan và hàng ngàn cây số trên mặt biển Bắc Việt trở về với tổ quốc.

TRẦN GIA PHỤNG (Toronto, 1-2-2002) CHÚ THÍCH: Gia Tĩnh: niên hiệu duy nhất của vua Minh Thế Tông (trị vì 1522-1566). Ung Chính (Yung-chen): niên hiệu duy nhất của vua Thanh Thế Tông (trị vì 1723-1735). Theo Từ điển Việt Pháp của J.F.M. Genibrel, Nhà in Tân Định, Sài Gòn, 1898, Nxb. Khai Trí, Sài Gòn, chụp in lại năm 1973, thì 1 trượng = 10 xích; 1 xích = 0,487 m.; vậy 1 trượng = 4,87 m. Theo những dịch giả bộ Cương mục thì: 1 trượng = 10 thước, 1 thước Tàu = 0,3333 thước tây, vậy 1 trượng = 3,33 m. (Quốc sử quán triều Nguyễn, Việt sử thông giám cương mục, viết tắt là Cương mục, bản dịch Nxb. Văn Sử Địa, Hà Nội 1957,, sđd. tr. 160.) Càn Long (Ch’ien-lung): niên hiệu duy nhất của vua Thanh Cao Tông (trị vì 1736-1795). Đại Nam nhất thống chí, viết tắt ĐNNTC, Phạm Trọng Điềm dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, Nxb. Thuận Hóa, 1997, tập 4, tt. 384-385. Cảnh Hưng: niên hiệu duy nhất của vua Lê Hiển Tông (trị vì 1740-1786) ĐNNTC, sđd. tr. 385. Nhạn Môn Quan, mang tên nầy vì nơi đây có nhiều chim nhạn, ở tỉnh Tuy Viễn, giáp Mông Cổ, cửa ải cực bắc Trung Hoa. Nhạn Môn Quan nổi tiếng với câu chuyện “Chiêu Quân cống Hồ”. Chiêu Quân, tên là Vương Tường, là cung phi của Hán Nguyên

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 60: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

60 - Nam Quan Thương Hận

Đế (48-33 TCN). Hán Nguyên Đế có nhiều cung phi, sai Mao Diên Thọ vẽ hình cung phi cho vua tuyển chọn. Chiêu Quân tự tin mình đẹp, không đút lót tiền bạc cho Mao Diên Thọ. Khi Diên Thọ vẽ Chiêu Quân, y thêm một nốt ruồi lên khuôn mặt, rồi nói với nhà vua rằng Chiêu Quân có nốt ruồi sát phu, vua không nên gần. Nguyên Đế tin thật. Lúc đó, vua Hung Nô ở phía bắc đang thế mạnh, yêu cầu vua Hán phải gởi cống phẩm cùng một cung phi đẹp. Diên Thọ mưu cùng các gian thần gởi Chiêu Quân ra đi. Khi triều yết nhà vua để từ biệt, Hán Nguyên Đế mới biết Chiêu Quân là tuyệt thế giai nhân, nhưng việc đã rồi, không thay người khác được, đành phải để Chiêu Quân ra đi. Tương truyền rằng Chiêu Quân chẳng những đẹp mà có tài văn thơ. Khi qua Nhạn Môn Quan, cửa ải cuối cùng phía bắc nước Trung Hoa, Chiêu Quân xót xa cho thân thế, cảm tác nhiều bài thơ rất cảm động. “Chiêu Quân cống Hồ” (Hồ tức là Hung Nô) trở thành đề tài cho văn nhân thi sĩ Trung Hoa cũng như Việt Nam. (Câu 479 trong Truyện Kiều: “Quá quan nầy khúc Chiêu Quân”.) Bên Trung Hoa, Chu Toàn Trung lật đổ nhà Đường năm 907, lập ra nhà Hậu Lương (907-923). Năm 908 (mậu thìn), nhà Hậu Lương đặt Lưu Ẩn là tiết độ sứ Thanh Hải (Quảng Châu), kiêm tiết độ sứ Tĩnh Hải (Giao Châu) nhắm để lấy lại nước cổ Việt. Lưu Ẩn qua đời năm 911 (tân mùi), em là Lưu Cung (hay Nham, Yêm) lên thay. Lưu Cung tự xưng đế, đặt quốc hiệu là Nam Hán năm 917 (đinh sửu) Lời "chua" của Cương mục, sđd tt. 166-167: " Bắt đầu từ sông Lục Đầu thuộc địa hạt tỉnh Bắc Ninh phân lưu chảy vào địa hạt tỉnh Hải Dương : một chi theo Mỹ Giang, một chi theo Châu Cốc Sơn, hai chi hợp lại ở xã Đoan Lễ. Khúc sông hợp lại nầy gọi là sông Bạch Đằng. Sông Bạch Đằng phía nam giáp giới huyện Thủy Đường, tỉnh Hải Dương ; phía bắc giáp giới huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Yên; chuyển về phía nam 29 dặm, đổ ra cửa biển Nam Triệu. Theo sách Địa lý chí [Dư địa chí] của Nguyễn Trãi, sông Bạch Đằng còn có tên gọi nữa là sông Vân Cừ, rộng hơn 2 dặm, ở đó có nhiều núi cao ngất, nhiều ngành sông đổ lại, sóng cồn man mác giáp tận chân trời, cây cối

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 61: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 61

um tùm che lấp bờ bến, thực là một nơi hiểm yếu về đường biển. " Theo Nguyễn Khắc Ngữ trong Việt Nam, đất nước mến yêu, Văn Hoá, Montréal, 1984, tr. 128, sông Bạch Đằng nay gọi là sông Đà Bạch, một thoát lưu của sông Thái Bình. Jennifer Holmgren, Chinese Colonisation of Northern Vietnam, Australian National University Press, Canberra, 1980, tr. 14. Hữu Ngọc, Nguyễn Đức Hiền, La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn [Hoàng Xuân Hãn toàn tập], Nxb. Giáo Dục, Hà Nội, 1998, tr. 418. [Sách nầy in lại toàn bộ tác phẩm của giáo sư Hoàng Xuân Hãn.] Vùng sông Lục Nam gặp sông Thương, nay thuộc tỉnh Hải Dương. Theo Cương mục, Nội Bàng ở Lạng Sơn (bản dịch, sđd. tr. 524), nhưng học giả Đào Duy Anh, đi nghiên cứu tại chỗ, cho rằng Nội Bàng có thể ở xã Chú, tỉnh Bắc Giang. (Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb. Thuận Hóa, Huế, in lần thứ 2, 1997, tr. 246.) Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, in lần thứ 7, Nxb. Tân Việt, Sài Gòn, 1964, tr. 207. Đại Việt sử ký toàn thư, viết tắt là Toàn thư, bản dịch của Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993, tập 2, tt. 272, 276. Toàn thư, bản dịch, tập 3, tt. 122-123. Toàn thư, bản dịch tập 3, tr. 121. Cương mục, bản dịch, tr. 1338. Cương mục đã dựa vào Quảng Yên sách, cho rằng động An Lương thuộc châu Vạn Ninh, vẫn còn của nước ta, và cho rằng Toàn thư chép lầm. Hoàng Xuân Hãn, “Việt Thanh chiến sử”, đăng lại trong Hữu Ngọc, Nguyễn Đức Hiền, sđd. tr. 1341. Điều 4 chương 1 Hiến pháp năm 1992 của CHXHCNVN xác nhận vai trò lãnh đạo tối cao của đảng CSVN. Sau đây là nguyên văn điều nầy: "Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 62: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

62 - Nam Quan Thương Hận

nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật." Theo lý thuyết chiến tranh du kích, du kích quân luôn luôn cần đến một hậu cứ an toàn để lẫn tránh, bảo toàn lực lượng khi bị truy đuổi. Lãnh thổ Trung Hoa là hậu cứ an toàn cho Việt Minh cộng sản chạy trốn khi bị truy đuổi. Quân đội Quốc Gia và quân đội Pháp không thể xâm phạm lãnh thổ Trung Hoa. Bài của ông Vũ Khoan được ông Ngô Nhân Dụng trích dẫn trong bài bình luận “Mốc Mới”, nhật báo Người Việt Online, California, ngày 27-01-2002. Lúc đó, người viết bài nầy đang ở Đà Nẵng. Một diễn viên trong đoàn xiếc Hải Phòng, lên biên giới phía bắc trình diễn giúp vui cho quân dân sau chiến tranh, đã kể lại cho người viết rằng ít nhất 20 năm sau, Việt Nam chưa có thể xây dựng lại Lạng Sơn như trước khi đánh nhau với Trung Hoa. Lời nói đó, bây giờ thấy đúng. Nguyễn Thanh Giang trả lời phỏng vấn ngày 24-2-2002 của Đài Phát thanh Little Sài Gòn, Orange County, California. Người Việt Online, ngày 25-1-2002, mục “Tin Việt Nam”. Lê Công Phụng [thứ trưởng Ngoại giao Hà Nội, trưởng đoàn thương thuyết Việt Nam], “Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ và hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam – Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ”, tạp chí Cộng Sản, Hà Nội, số 2 tháng 1-2001. Nguyễn Văn Canh, “Việc thi hành hiệp ước biên giới 1999”, Việt Báo Online, California ngày 22-1-2002.[Ông Nguyễn Văn Canh, tiến sĩ Luật, Giáo sư Đại học Luật Khoa Sài Gòn trước năm 1975, hiện là thành viên Hoover Institude, Đại học Stanford.] Điều mỉa mai là ngày 4-1-2002, các sinh viên Việt Nam (dưới chế độ cộng sản) du học ở nước ngoài, nhận được một tờ quảng cáo của Tổng cục Du lịch Trung Quốc, mời sinh viên Việt Nam đi thăm các thắng cảnh vùng cực nam nước Trung Hoa như Mục Nam Quan (Ải Nam Quan), Thác Bản Giốc, và tắm biển Hoàng Sa, câu cá Trường Sa, đi du thuyền trên vịnh Bắc Việt.(Dương

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 63: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 63

Thái Sơn, “Vấn đề Cộng Sản bán nước và chiến lược đấu tranh”, Việt Báo Online, số 2483 ngày 24-1-2002.) Nguyên văn bản văn nầy được đưa lên liên mạng thông tin quốc tế: tạp chí Việt Nam Dân Chủ, tháng 12-2001, http:www.lmvntd.org/dossier/0111knghi.htm. Trần Đại Sỹ, “Bí mật vụ hiến đất dâng biển”, Bản văn được chuyển qua Liberty Flame, lưu trên Internet theo địa chỉ http://groups.yahoo.com/group/HoiNghi/message/17582 (Viet Bao Online, ngày 14-1-2002 trích đăng lại). Điạ chỉ của ông Trần Đại Sỹ: số 5, Place Félix Éboué, 75012 Paris, France. Theo ông Trần Đại Sỹ, khi được chia 38 % trên vịnh Bắc Việt, nhà Thanh rất mừng vì từ trước, người Trung Hoa coi vịnh Bắc Việt là của Việt Nam. Tạp chí Lướt Sóng, “Sau khi mất đất, Việt Nam mất tới biển: Hơn một nửa vịnh Bắc Việt thuộc Trung Cộng”, Việt Báo Online, California, đăng lại, ngày 28-1-2002. (Đường kinh tuyến 108 độ 03 phút 18 giây phân chia lãnh hải Việt Hoa còn được gọi là “Ligne rouge” tức “Red Line”, hay “hồng tuyến” tức “đường thẳng đỏ”. Luật biển Liên Hiệp Quốc (United Nations Convention on the Law of the Sea), ban hành ngày 10-12-1982, theo đó những nước có bờ biển lởm chởm sẽ dùng những “đường thẳng căn bản” (baseline) nối liền các mũi đất và hải đảo để phân chia. CSTH chủ trương chia hai vịnh Bắc Việt, có nghĩa là tính từ đảo Hải Nam của Trung Hoa đến bờ biển Bắc Việt. Phía CSVN nói đến sự hiện diện của các đảo có nghĩa là phân chia giữa đảo Bạch Long Vỹ của Việt Nam và đảo Hải Nam của Trung Hoa. Nguyễn Văn Tân, Từ điển địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1999, tr. 81. Tạp chí Lướt sóng, Việt Báo Online đăng lại ngày 28-1-2002. Bản tin nhật báo Người Việt Online, California, ngày 25-01-2001. Nguyễn Minh Cần, Công lý đòi hỏi, Nxb. Văn Nghệ, California, 1997, tr. 114.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 64: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

64 - Nam Quan Thương Hận

* Theo nhà văn Hoàng Tiến (hiện còn sống trong nước), thì vào năm 1954 hai bên ải có quân đội hai nước canh gát, nhưng về sau, CHNDTH cho dân tràn lấn qua xây cất nhà cửa phía bên lãnh thổ Việt Nam. Viện lý do dân chúng mới tràn lấn muốn thuộc quyền hành chánh của họ, CHNDTH xem đất đó là đất của họ.(Dương Thái Sơn, “Vấn đề cộng sản bán nước và chiến lược đấu tranh”, Việt Báo Online, 24-1-2002.) * Ông Nguyễn Gia Kiểng, trong bài “Hận Nam Quan ngày xưa, hận Nam Quan ngày nay”, trên Thông Luận số 155, tháng 01-2002, kể rằng vào năm 1969, CHNDTH viện lý do xây dựng nhà ga ở Nam Quan để tiếp liệu cho Bắc Việt, đã dời cột mốc số 0 vào phía trong lãnh thổ Việt Nam 1 km, và chiếm ải Nam Quan từ đây. Sự kiện nầy bị CSVN giấu nhẹm. Năm 1971, đại tá Hải Anh, Phó văn phòng Tổng cục Chính trị, được tin nầy lên Nam Quan quan sát, bị lính CHNDTH chận lại không cho đi. Ông đã làm báo cáo lên thượng cấp nhưng không được giải quyết. Jacques Massu, Jean-Julien Fonde, L’aventure Viêt-Minh, Nxb. Plon, Paris, 1980, tr. 293, phần chú thích. Lê Duẩn, bí thư thứ nhất đảng Lao Động từ 1960 đến 1976, tổng bí thư đảng CSVN từ 1976 đến 1986, đã từng nói: “"Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc." (Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày (hồi ký chính trị của một người không làm chính trị), Nxb. Văn Nghệ, California, 1997, tr. 422, phần chú thích.) Tàm thực: Tàm là dâu, thực là ăn. Kế hoạch tàm thực là kế hoạch thực hiện từ từ, lan truyền dần dần như con tằm từ từ ăn hết lá dâu nầy đến lá dâu khác.

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 65: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 65

Nguyễn Ngọc Huy, Quốc triều hình luật (phiên âm, dịch nghĩa và chú thích), Việt Publisher Thư Quán, Hoa Kỳ, 1989, tr. 189.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 66: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

66 - Nam Quan Thương Hận

Văn tế (Hà Phương Hoài)Duy Hoa Kỳ Quốc,.......Tỉnh........ Thị xãHôm nay nhân ngày (Tết) (Lễ) cổ truyền hoặc Hôm nay nhân ngày Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương)Chúng con là con dân Hồng lạc tha hương Gốc tận Cà MâuQuê từ Ải Bắc,Họp mặt nhau ở đây, dùng hương đăng mà cáo tế,Hướng lòng về bên đó, dựa chính nghĩa để răn mìnhĐau, vì nỗi đau của dân đen chịu cùng cực điêu linhHận, bởi quốc hận do lũ vượn gây điêu tàn đổ nát.Trên Đồng Hà, bốn sáu năm, cơm ăn toàn ngô khoai khẳm bátDưới Bến Hải, hăm bảy năm, nhà tan, lụt ngập bão tố khắp nơiDo đâu mà dân khổ hoài hoài,Tại ai mà Quê hương đổ nát,Tội nặng hơn Tần Thủy Hoàng khi chủ trương đốt sáchVong ơn cùng Tiên tổ bắt cả nước chịu tù đày.Vào rừng thiêng chặt cây, Ngăn biển sâu xây đập.Làm Sơn thần và Long vương bực mình, mệt ócĐể sinh linh và vạn vật cửa nát tan nhàVì đất cây thưa không giữ nước khi mưa, Và nguồn tuôn mà không có đường thoát thủy.

Thêm vào đó đã ép dân vào đường cùng ngõ bí,Muốn an dân mà chẳng chịu dân quyềnMuốn lạc nghiệp lại chẳng nghe dân ý!Nơi nhà thờ chẳng cho cha dâng thánh lễChốn Chùa chiền bắt nhốt cả tăng ni!

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 67: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 67

Nuôi tham nhũng, đảo lộn mọi tôn tiDung ác bá, làm cho muôn dân đồ thán,Bán tất cả, cái gì cũng đem bán, Bán đất Cao, Nam Ải chốn địa đầu,Đưa lãnh hải đầy tài nguyên vào sát bãi Đồ Sơn,Đem dân đen khốn khổ trao cho lũ hung tàn Bắc QuốcTrong lịch sử, đã chục ngàn năm lập quốc,Chốn dân gian, từ Cực Bắc tới Cà MâuBao liệt nữ anh thư Bao anh hùng liệt sĩ,Máu của các ngài làm đẹp tươi từng gang quốc thổ,Danh của các ngài làm thơm bia đá ngàn năm.Lịch sử dài, bao thế hệ quyết tâmGiữ trọn giải giang sơn hùng vĩMỗi tấc quê cha, tròn đất vẹn bểMỗi hệ Lạc Hồng, quyết chí đồng tâm. Thế mà hôm nay đây, dấu lén cả toàn dânBọn cọng sản vô nhânLũ vô thần vô sảnCắt đất đai của tiền nhân đem dâng bán.Coi hào khí của Việt tộc chẳng ra chi.Thật là loài mãi quốc, đáng hận đủ trăm bề!Đúng là quân nghịch tặc, đáng phanh thây ngựa xéoHọc gương xưa, sao quên lời nguyền Hưng Đạo,Mong trị nước, nỡ bỏ ý nguyện Hiến Thành.

Hãy ngâm lên:Nam quốc sơn hà nam đế cưTiệt nhiên định phận tại thiên thưNhư hà nghịch lỗ lai xâm phạmNhữ đẳng hành khan thủ bại ư

Trước bàn thờ tổ,Có hương đăng, hoa quả, lòng thành

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 68: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

68 - Nam Quan Thương Hận

Chúng con giòng giống Việt tha hương Khấu đầu nguyện xin tiên tổChư Vong Linh Mậu Thân phù hộCho dân Việt thoát khỏi lũ bạo tànCho quê hương hết cảnh tang hoangĐể Ải Nam với Cà Mâu danh xưng trường cửu.Lấy hành động chính là châm ngôn tự cứuLấy lời thề diệt cọng khắc mãi trong tâmGiữ quê hương khỏi xẻ bảy chia tamĐem đất và dân mẹ về chung một mối.Thượng hưởng!

Mãi Quốc Cầu VinhChúng ta sẽ lần lượt đọc các kháng thơ, ý kiến văn thơ của nhiều cá nhân và hội đoàn. Để có thể hiểu rõ vấn đề mà chúng ta cho là niềm đau chung của dân tộc, tưởng cũng nên đưa ra những chứng liệu liên quan từ phía chính quyền Hà Nội.

Hiệp định phân định vịnh bắc bộ và hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam - Trung Quốc trong vịnh bắc bộLê Công Phụng

Thứ truởng Ngoại giaoNhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Chủ tịch Trần Đức Lương, ngày 25-12-2000, nước ta và Trung Quốc đã ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ. Lễ ký kết được tổ chức với sự chứng kiến của Chủ tịch Trần Đức Lương và Chủ tịch Giang Trạch Dân. Sự

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 69: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 69

kiện trọng đại mang tính lịch sử này diễn ra vào thời khắc rất đặc biệt, nhân loại đang hối hả thu xếp hành trang giã từ thế kỷ XX đi vào thế kỷ XXI và thiên niên kỷ mới. Sự kiện này cũng diễn ra vào điểm đỉnh tốt đẹp của quan hệ Việt - Trung kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay. Nhân dân ta đón nhận việc ký kết hai hiệp định trên như một thành công lớn của hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong năm 2000, coi đó là nhân tố hết sức quan trọng trong việc tăng cường, thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, cũng như trong việc duy trì, củng cố hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực.Trong các vấn đề do lịch sử để lại trong quan hệ giữa ta và Trung Quốc có 3 vấn đề liên quan đến biên giới lãnh thổ là xác định đường biên giới trên đất liền; phân định Vịnh Bắc Bộ và vấn đề trên Biển Đông (mà thực chất là vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của ta), trong các vấn đề trên, vấn đề biên giới trên đất liền đã được giải quyết bằng việc ký kết Hiệp ước trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày 30-12-1999.Vịnh Bắc Bộ được bao bọc bởi Việt Nam và Trung Quốc có diện tích 123.700 km2, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 320 km2 (176 hải lý) và nơi hẹp nhất khoảng 220 km2 (119 hải lý). Chiều dài bờ biển phía Việt Nam khoảng 763 km2, còn phía Trung Quốc khoảng 695 km. Phần Vịnh phía ta có khoảng 1 300 hòn đảo ven bờ, đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ nằm cách đất liền nước ta khoảng 110 km, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130 km. Vịnh có vị trí chiến lược quan trọng đối với Việt Nam và Trung Quốc về an ninh và quốc phòng. Đặc thù của Vịnh là chiều ngang tương đối hẹp, từ trước tới nay hai nước cha hề phân định Vịnh. Theo Công ước luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc, thì toàn bộ Vịnh Bắc Bộ là vùng chồng lấn và trong thực tế thời gian qua có tranh chấp, ảnh hưởng không tốt đến quan hệ giữa hai nước.Trước tình hình đó, hai nước đều có nhu cầu tiến hành đàm phán để phân định Vịnh Bắc Bộ nhằm đạt hai mục tiêu cơ bản và lâu

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 70: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

70 - Nam Quan Thương Hận

dài: một là xác định đường phân giới rạch ròi, phân chia vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước láng giềng; hai là giải quyết vấn đề tồn tại do lịch sử để lại, tạo cơ sở và động lực thúc đẩy quá trình xây dựng lòng tin, tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai Đảng, hai nước theo phương châm 16 chữ mà hai đồng chí Tổng Bí thư đã thỏa thuận.Ngoài ý nghĩa về an ninh, quốc phòng, Vịnh Bắc Bộ còn có ý nghĩa lớn về kinh tế, có nguồn lợi hải sản phong phú. Hai nước đều có nhu cầu hợp tác đánh bắt, bảo vệ môi trường và bảo vệ và nuôi trồng nguồn hải sản trong Vịnh. Vào các năm 1957, 1961 và 1963 hai nước có ký các thỏa thuận cho phép thuyền buồm của hai bên được đánh bắt trong Vịnh ngoài phạm vi tương ứng 3 hải lý, 6 hải lý và 12 hải lý tính từ bờ biển và hải đảo mỗi bên. Các thỏa thuận này đã hết hiệu lực vào những năm 70. Trong quá trình đàm phán về phân định Vịnh Bắc Bộ, phía Trung Quốc kiên trì đề nghị lập vùng đánh cá chung đồng thời với việc phân định Vịnh Bắc Bộ và nhấn mạnh nếu không thỏa thuận được vấn đề này thì khó có thể giải quyết được vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ trong năm 2000.Ta không chủ trương gắn vấn đề nghề cá mang tính kinh tế, kỹ thuật với vấn đề phân định quốc giới mang tính chiến lược lâu dài. Nhưng ta cũng nhận thức rõ là việc không giải quyết được vấn đề nghề cá có thể dẫn đến hậu quả là khó giải quyết được vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ trong năm 2000. Lúc đó toàn bộ Vịnh sẽ tiếp tục bị coi là vùng chồng lấn giữa hai bên, và tình hình ở đó sẽ tiếp tục mất ổn định.Thực tiễn quốc tế cho thấy nhiều nước có vịnh hoặc vùng biển chung cũng đã thỏa thuận lập vùng đánh cá chung và về mặt pháp lý thì điều đó không trái với Công ước luật Biển năm 1982. Nhằm mục đích tạo thuận lợi tối đa cho việc giải quyết vấn đề phân định và trên cơ sở cân nhắc kỹ mọi khía cạnh trong quan hệ hai nước cũng như thực tiễn quốc tế, ta đã đồng ý lập vùng đánh cá chung ở trong Vịnh Bắc Bộ.

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 71: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 71

Cuộc đàm phán về biên giới lãnh thổ, trong đó có vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ giữa ta và Trung Quốc đã được tiến hành từ đầu những năm 70. Trong các năm 1974 và 1977 - 1978, hai nước đã tiến hành 2 vòng đàm phán về phân định. Nhưng do điều kiện lúc đó nên đàm phán không có kết quả. Sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ, hai bên đã quyết định thương lượng để giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ, trong đó có vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ. Hai nước đã ký Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới - lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày 19-10-1993, trong đó nêu rõ phương hướng phân định Vịnh Bắc Bộ là“Hai bên sẽ áp dụng luật quốc tế và tham khảo thực tiễn quốc tế, theo nguyên tắc công bằng và tính đến mọi hoàn cảnh liên quan trong Vịnh để đi đến một giải pháp công bằng”. Thực hiện thỏa thuận đó, từ 1993 đến năm 2000, hai bên đã triển khai 7 vòng đàm phán cấp chính phủ, 3 cuộc gặp giữa hai Trưởng đoàn đàm phán cấp chính phủ và 18 vòng đàm phán cấp chuyên viên.Một thuận lợi hết sức lớn lao đối với quá trình đàm phán là quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai nước không ngừng được tăng cường, ngày càng đi vào thực chất và toàn diện, lãnh đạo của hai bên luôn luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao. Trong các chuyến thăm Trung Quốc vào năm 1997 của Đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mời và tháng 2-1999 của Đồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, lãnh đạo cấp cao hai nước đạt được thỏa thuận là khẩn trương đàm phán để giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền trước năm 2000 và hoàn thành việc phân định để ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ trong năm 2000. Với tinh thần đó, trong năm 1998 và 1999 hai bên chủ yếu dành u tiên cho việc giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền. Năm 2000 cuộc đàm phán về phân định Vịnh Bắc Bộ được đẩy mạnh và đi vào giải quyết thực chất (1 vòng đàm phán cấp chính phủ, 3 cuộc gặp liên tiếp giữa 2 trưởng đoàn cấp chính phủ và 8 vòng đàm phán cấp chuyên viên).Trong quá trình đàm phán, hai bên đã vận dụng các nguyên tắc như sau để giải quyết: một là, căn cứ vào các quy định của Công

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 72: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

72 - Nam Quan Thương Hận

ước luật Biển 1982 của Liên hợp quốc cũng như các nguyên tắc luật pháp quốc tế và tập quán được công nhận rộng rãi; hai là, hai bên tính đến các đặc thù của Vịnh Bắc Bộ như sự hiện diện của các đảo, chiều dài bờ biển v.v...; ba là, việc giải quyết vấn đề phân định phải xuất phát từ thực trạng cũng như nhu cầu phát triển quan hệ giữa hai nước; bốn là, bảo đảm nguyên tắc công bằng và chiếu cố lợi ích của nhau.Về diện tích, phía Trung Quốc kiên trì chủ trương đại thể chia đôi, thừa nhận ta có thể nhỉnh hơn nhưng hơn không đáng kể. Ta chủ trương giải pháp công bằng phải phù hợp với các hoàn cảnh hữu quan trong Vịnh như sự hiện diện của các đảo của ta, chiều dài bờ biển của ta lớn hơn v.v... Do đó, kết quả của giải pháp phân định phù hợp với yêu cầu ta đặt ra. Về diện tích tổng thể ta được 53,23% diện tích Vịnh, Trung Quốc đạt 46,77% (ta hơn Trung Quốc 6,46% tức là khoảng 8205 km2), đường phân định cách đảo Bạch Long Vĩ 15 hải lý, đảo Cồn Cỏ được hưởng 50% hiệu lực. Về khía cạnh tài nguyên, giải pháp phân định đạt được cũng bảo đảm việc phân chia lợi ích một cách công bằng. Hai bên đã phân chia rõ ràng phần thềm lục địa để mỗi bên đều có thể tiến hành thăm dò, khai thác tài nguyên trong phạm vi thềm lục địa của mình mà không bị bên kia can thiệp hoặc gây khó khăn. Trong trường hợp có cấu tạo mỏ vắt qua đường phân định thì hai bên sẽ thỏa thuận với nhau về việc khai thác và phân chia lợi ích của việc khai thác đó.

Cuộc đàm phán về nghề cá được khởi động muộn hơn. Cho mãi đến tháng 4-2000 ta mới tán thành đàm phán nghề cá. Qua 6 vòng đàm phán cấp chuyên viên về nghề cá, hai bên nhất trí lập vùng đánh cá chung ở trong Vịnh Bắc Bộ từ vĩ độ 20o xuống đường đóng cửa Vịnh. Vùng này có bề rộng là 30,5 hải lý kể từ đường phân định về mỗi phía và có tổng diện tích là 33.500 km2, tức là khoảng 27,9% diện tích Vịnh. Như vậy, đảm bảo cách bờ của mỗi nước là 30 hải lý: đại bộ phận cách bờ của ta 35 - 59 hải lý và có 2 điểm cách bờ là 28 hải lý. Thời hạn của vùng đánh cá

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 73: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 73

chung là 15 năm (12 năm chính thức và 3 năm gia hạn). Hai bên cũng đã thỏa thuận các điều khoản liên quan đến bảo vệ môi trường và bảo vệ và nuôi trồng nguồn hải sản trong Vịnh.Ba nguyên tắc lớn của vùng đánh cá chung là: vùng đặc quyền kinh tế của nước nào thì nước đó có quyền kiểm tra, kiểm soát các tàu cá được phép vào vùng đánh cá chung; sản lượng và số tàu thuyền được phép vào vùng đánh cá chung là dựa trên nguyên tắc bình đẳng, căn cứ vào sản lượng được phép đánh bắt, xác định thông qua điều tra liên hợp định kỳ; mỗi bên đều có quyền liên doanh hợp tác đánh cá với bên thứ 3 trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Hai bên thỏa thuận lập Ủy ban liên hợp nghề cá để xây dựng quy chế liên quan đến vùng đánh cá chung.Ngoài vùng đánh cá chung ra, hai bên thỏa thuận về dàn xếp quá độ với thời hạn 4 năm ở phía Bắc vĩ tuyến 20o cho tàu thuyền của hai bên tiếp tục được đánh bắt. Phạm vi cụ thể của vùng này hai bên sẽ tiếp tục thảo luận. Sau thời hạn quá độ, tàu thuyền của các bên về đánh cá ở vùng đặc quyền kinh tế của mình, trừ khi được bên kia cho phép.Đồng thời hai bên cũng thỏa thuận lập một vùng đệm nhỏ ở ngoài cửa sông Bắc Luân với mục đích là tạo thuận lợi cho việc ra vào của các tàu cá nhỏ (nếu phát hiện các tàu đó đánh cá thì cảnh cáo và buộc rời khỏi vùng nước của mình). Vùng này dài 10 hải lý và tính từ đường phân định rộng 3 hải lý về mỗi bên.Về tổng thể, các giải pháp đạt được trong quá trình đàm phán và được thể hiện trong hai bản Hiệp định là thỏa đáng, đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của cả hai bên. Các Hiệp định đó là kết quả của quá trình đàm phán lâu dài, thể hiện nỗ lực, thiện chí và tính đến sự quan tâm, nhân nhượng từ cả hai phía.Đối với ta, việc ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ tiếp theo việc ký Hiệp ước về biên giới trên đất liền năm 1999, có ý nghĩa rất quan trọng vì qua đó ta đã đạt được mục tiêu là giải quyết được hai trong ba vấn đề biên giới - lãnh thổ tồn đọng lâu nay giữa hai nước. Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc năm 1999 và Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ tạo nên

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 74: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

74 - Nam Quan Thương Hận

một cơ sở pháp lý vững chắc để quản lý biên giới, lãnh thổ, thực hiện mục tiêu là xây dựng biên giới Việt Nam - Trung Quốc thành biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài, và tạo động lực thúc đẩy, tăng cường quan hệ hai nước.Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ đã xác định trọn vẹn đường biên giới lãnh hải giữa ta và Trung Quốc ở khu vực ngoài cửa sông Bắc Luân, phân định rõ ràng phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và phạm vi thềm lục địa của hai nước ở Vịnh. Hiệp định đã ghi nhận cam kết của hai bên tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mỗi bên trong phạm vi các vùng biển của mình. Hiệp định cũng đã đề ra cách giải quyết khi xảy ra trường hợp hai bên chung nhau các mỏ tài nguyên khoáng sản nằm trong Vịnh.Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ vừa mới ký với Trung Quốc này là Hiệp định phân định biển thứ hai của nước ta (Hiệp định phân định biển đầu tiên là Hiệp định phân định các vùng biển giữa Việt Nam và Thái Lan ký năm 1997) và là Hiệp định phân định biển gần đây nhất ở trong khu vực). Do đó ý nghĩa của Hiệp định này không chỉ dừng lại trong khuôn khổ quan hệ Việt - Trung mà thực sự góp phần vào việc ổn định hòa bình trong khu vực.Hiệp định hợp tác nghề cá đã góp phần quan trọng đa đến việc ký kết Hiệp định phân định; thể hiện rõ sự nhân nhượng, thông cảm lợi ích của nhau, phù hợp với phương châm“Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai“trong quan hệ hai nước.

Về việc ký hiệp định phân định vịnh bắc bộ và hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam và trung quốcNgày 25 tháng 12 năm 2000, tại Bắc Kinh Trung Quốc, Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ. Theo yêu cầu của bạn đọc, Tạp chí tóm tắt sự kiện này như sau:

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 75: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 75

A. Về Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ: Vịnh Bắc Bộ có diện tích 126.250km2, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 310km và nơi hẹp nhất khoảng 220km. Khác với biên giới trên bộ, đường ranh giới trong Vịnh Bắc Bộ giữa ta và Trung Quốc từ trước đến nay chưa được xác định. Dưới thời Pháp thuộc, chính quyền Pháp và nhà Thanh mới thỏa thuận lấy đường kinh tuyến Paris 105043 ở Đông (kinh tuyến Greenwich 108003o13“Đông) để quy thuộc chủ quyền của các đảo ở khu vực sát cửa sông Bắc Luân. Do đặc thù của Vịnh chưa phân định, nên toàn bộ Vịnh Bắc Bộ là vùng luôn xảy ra các tranh chấp giữa ta và Trung Quốc, nhất là về thăm dò tài nguyên dầu khí và về đánh cá. Do đó, rất cần đàm phán để ký kết Hiệp định phân định giữa hai nước. Vào những năm 70, ta và Trung Quốc đã có hai cuộc đàm phán về vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ (vào năm 1974 và 1977 - 1978), nhưng chưa có kết quả. Sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ, hai Đảng, hai nước đã quyết định giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ, trong đó có vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ. Với chủ trương đó, ngày 19-10-1993 hai bên đã ký“Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, trong đó quy định về Vịnh Bắc Bộ là“Hai bên sẽ áp dụng luật quốc tế và tham khảo thực tiễn quốc tế theo nguyên tắc công bằng và tính đến mọi hoàn cảnh hữu quan trong Vịnh để đi đến một giải pháp công bằng”. Từ đó đến nay, vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ đã được hai bên bàn bạc tại 7 vòng đàm phán cấp Chính phủ, 3 cuộc gặp giữa hai Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ, 18 vòng đàm phán cấp chuyên viên và một số vòng họp không chính thức giữa các chuyên viên phân định.

- Vào năm 1997, nhân dịp đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm Trung Quốc và tháng 2-1999, nhân dịp đồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thăm Trung Quốc, lãnh đạo cao nhất của hai Đảng, hai

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 76: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

76 - Nam Quan Thương Hận

nước đã thỏa thuận tích cực thúc đẩy đàm phán để hoàn thành việc phân định và ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ trong năm 2000.

- Trong quá trình đàm phán, hai bên đã căn cứ vào Công ước năm 1982 của Liên hợp quốc về Luật biển, các nguyên tắc luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế được công nhận, cũng như tính đến các hoàn cảnh hữu quan trong Vịnh Bắc Bộ, thương lượng hữu nghị để giải quyết vấn đề một cách công bằng, hợp lý. Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Bộ Chính trị và Chính phủ hai nước, cuối năm 2000 hai bên đã hoàn thành việc phân định dẫn đến việc ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ vừa qua.

- Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ là hiệp định phân định mang tính tổng hợp. Xác định rõ biên giới lãnh hải của hai nước ở ngoài cửa sông Bắc Luân, cũng như giới hạn vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của ta và Trung Quốc ở trong Vịnh Bắc Bộ. Về diện tích tổng thể, tính theo mực nước trung bình thì ta được 53,23%, Trung Quốc được 46,77% diện tích Vịnh. Đường phân định cách đảo Bạch Long Vĩ 15 hải lý (về phía bờ đảo Hải Nam). Đường đóng cửa Vịnh nối mũi Oanh Ca của Trung Quốc, qua đảo Cồn Cỏ đến bờ biển của Việt Nam. Hiệp định đã khẳng định nghĩa vụ của hai bên tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mỗi bên đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình theo đường phân định. Các trường hợp đường phân định đi qua các cấu tạo địa chất có khả năng có dầu khí thì hai bên đã thỏa thuận sau này nếu phát hiện thấy dầu khí sẽ hợp tác phân chia lợi ích một cách công bằng khi khai thác.

B. Về Hiệp định hợp tác nghề cá ở trong Vịnh Bắc Bộ giữa ta và Trung Quốc. Vào các năm 1957, 1961 và 1963, ta và Trung Quốc ký các thỏa thuận cho phép tàu thuyền đánh cá của hai bên được đánh cá

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 77: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 77

chung trong Vịnh ngoài phạm vi tương ứng 3 hải lý, 6 hải lý và 12 hải lý tính từ bờ biển và hải đảo mỗi bên. Các thỏa thuận này hết hiệu lực vào đầu những năm 70. Trong quá trình đàm phán về phân định, phía Trung Quốc kiên trì đề nghị lập vùng đánh cá chung đồng thời với việc phân định Vịnh. Nhằm mục đích tạo thuận lợi tối đa cho việc giải quyết vấn đề phân định và trên cơ sở cân nhắc kỹ mọi khía cạnh trong quan hệ hai nước, luật pháp và thực tiễn quốc tế (gần ta nhất là thực tiễn ký Hiệp định vùng đánh cá chung giữa Trung Quốc và Nhật Bản, giữa úc và In-đô-nê-xi-a), ta đã đồng ý mở các cuộc đàm phán riêng về vấn đề hợp tác nghề cá giữa hai nước ở trong Vịnh Bắc Bộ từ tháng 2/2000. Tháng 9/2000, nhân chuyến thăm làm việc của Thủ tướng ta tại Trung Quốc, lãnh đạo cấp cao hai nước khẳng định ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ vào cuối năm 2000.

- Qua 6 vòng đàm phán, hai bên đã thống nhất Hiệp định về hợp tác nghề cá, trong đó nội dung chính là lập vùng đánh cá chung nơi tàu thuyền của cả hai bên đều được đánh bắt theo quy định của Ủy ban Liên hợp về nghề cá: Vùng đánh cá chung này nằm ở Nam vĩ tuyến 20 (phía Nam đảo Bạch Long Vĩ), có bề rộng là 30,5 hải lý kể từ đường phân định về mỗi phía và có tổng diện tích 33.500km2, tức là khoảng 27,9% diện tích Vịnh. Thời hạn của vùng đánh cá chung là 15 năm. Sau đó, việc hợp tác tiếp tục như thế nào là tùy hai bên hiệp thương thỏa thuận. Ba nguyên tắc lớn của vùng đánh cá chung là: vùng đặc quyền kinh tế của nước nào thì nước đó có quyền kiểm tra, kiểm soát các tàu cá được phép vào vùng đánh cá chung; sản lượng và số tàu thuyền được phép vào vùng đánh cá chung là dựa trên nguyên tắc bình đẳng căn cứ vào sản lượng được phép đánh bắt, xác định thông qua điều tra liên hợp định ký; mỗi bên đều có quyền liên doanh hợp tác đánh cá với nước thứ ba theo các quy định cụ thể của Hiệp định.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 78: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

78 - Nam Quan Thương Hận

- Xuất phát từ tình hình đánh bắt của ngư dân Trung Quốc, hai bên đã đồng ý về dàn xếp quá độ trong vùng đặc quyền kinh tế của mỗi bên nằm ở phía Bắc vĩ tuyến 20 cho phép tàu thuyền hai bên được tiếp tục hoạt động nghề cá trong thời hạn là 4 năm tại khu vực này. Còn ở phía biển sát cửa sông Bắc Luân, hai bên đồng ý lập một khu đệm dài 10 hải lý và rộng 6 hải lý (3 hải lý về mỗi phía kể từ đường biên giới lãnh hải) nhằm tạo thuận lợi cho việc ra vào của tàu thuyền hai bên. C. Việc ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam và Trung Quốc là sự kiện quan trọng đối với nước ta cũng như quan hệ Việt - Trung. Với việc ký Hiệp định phân định, ta đã giải quyết dứt điểm được vấn đề thứ hai trong ba vấn đề biên giới, lãnh thổ tồn tại lâu nay với Trung Quốc (biên giới trên bộ, Vịnh Bắc Bộ và Biển Đông). Việc phân định một cách rõ ràng biên giới lãnh hải phía ngoài cửa sông Bắc Luân, phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong Vịnh sẽ tạo thuận lợi cho việc quản lý và duy trì ổn định ở trong Vịnh, góp phần tăng cường sự tin cậy giữa hai bên, thúc đẩy quan hệ hợp tác mọi mặt giữa hai nước. - Tiếp theo việc ký Hiệp ước và giải quyết vấn đề biên giới với Lào, phân định vùng biển với Thái Lan, đang tích cực giải quyết một số vấn đề còn lại về biên giới trên đất liền và đi tới giải quyết vấn đề trên biển với Cam-pu-chia, giải quyết vùng chồng lấn với In-đô-nê-xi-a và đặc biệt là việc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa ta và Trung Quốc năm 1999, việc ký các Hiệp định phân định và hợp tác nghề cá ở trong Vịnh Bắc Bộ là bước tiến mới quan trọng trong việc xây dựng môi trường hòa bình, ổn định xung quanh nước ta, tạo điều kiện cho chúng ta tập trung sức lực vào việc xây dựng và phát triển đất nước. Việc hai nước Việt Nam - Trung Quốc hoàn thành giải quyết vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ góp phần tích cực vào việc củng cố hòa bình và ổn định ở khu vực./.

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 79: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 79

Việt Cộng Nguyễn Mạnh Cầm đại diện cho Đảng Cướp CSVN đang ký“hiệp ước bán nước“cho Ngoại Trưởng Trung Cộng Đường Gia Truyền, Tang Jianxuan (bên trái)Đứng hàng đầu ở giữa là Phan Văn Khải, Vũ Khoan.... Hà nội, 30-12-1999.

Nguyễn Mạnh Cầm đang vồ ôm quan thầy Đường Gia Truyền, Tang Jianxuan (bên trái), Vũ Khoan hồ hởi phấn khởi vỗ tay..

Lê Khả Phiêu đang âu yếm, ngã vào vòng tay của quan Thái Thú Trung Cộng: Đường Gia Truyền, Tang Jianxuan (bên phải), -Môi hở răng lạnh!

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 80: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

80 - Nam Quan Thương Hận

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 81: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 81

Phản Ứng Của Người Việt Tỵ Nạn Khắp Nơi

BIỂU TÌNH CHỐNG DÂNG ĐẤT (VietBao)

Khoảng gần 200 ngưòi đã tụ tập truớc chợ 99 đối diện khu Phuớc-Lộc-Thọ, Quận Cam, Calif\. lúc 2 giờ chiều ngày 2 tháng 2 năm 2002 để lên án Đảng Cộng Sản Việt Nam cắt đất cho Trung Quốc mà trong đó hai địa danh Ải Nam Quan và thác Bản Dốc là hai địa điểm lịch sử của dân tộc\. (Nguyễn Ngân)

Tố Cáo CSVN Bán Nước Trước Quốc Hội Âu Châu và Liên Hiệp Quốc!

WASHINGTON - Trong thì đàn áp nhân quyền, ngoài thì cắt đất cầu hòa, hành vi này của Hà Nội đã được trình ra trước quốc tế. Sau khi cùng một phái đoàn lên trình bày với Ủy Ban Bang Giao Quốc Tế của Liên Âu về việc nhà nước CSVN cắt đất cầu thân với Hoa Lục, và vấn đề Hà Nội liên tục áp bức nhân quyền, Tiến Sĩ Ngô Văn Tuấn đã tường thuật lại trên một làn sóng radio như sau.Trả lời cuộc phỏng vấn của đặc phái viên Ngọc Yến đài phát thanh Chân Trời Mới (Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ) ngày thứ bảy 2-2-2002 lúc từ 8 sáng.Ngọc Yến: Được biết ông vừa có cuộc tiếp xúc với các giới chức Liên Hiệp Âu Châu thuộc Ủy Ban Bang Giao Quốc Tế. Mục đích gì, kết quả ra sao, xin ông vui lòng tường trình cho đồng bào trong nước?Ngô Văn Tuấn: Kính chào quý thính giả và đặc phái viên Ngọc Yến (của đài phát thanh Chân Trời Mới). Tôi xin tường trình

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 82: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

82 - Nam Quan Thương Hận

cùng quý vị cuộc tiếp xúc của Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển (Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền) Việt Nam với Liên Hiệp Âu Châu trong hai ngày 30 và 31-1-2001 vừa qua.Đi trong phái đoàn của Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam gồm có: Drs. Wim Koetsier, Drs. mr. Kees Kroft, và tôi. Phía Liên Hiệp Âu Châu gồm có: Dr. Edward Llewellyn, Drs. Jonathan Scheele, Drs. Vicky Bowman và ông Ad Todge, m.ạ. Những người này trong Nội Các về Bang Giao Quốc Tế của Đại biểu (Anh Quốc) Christopher Patten. Tiến sĩ Llewellyn là Đại diện Nội Các. Tiến sĩ Scheele là Giám đốc Phân khối Đông Nam Á. Nguyên ngày thứ tư 30 và buổi sáng thứ năm 31-1 chúng tôi tường trình và trao đổi các tin tức về bang giao quốc tế với quý vị trong Liên Hiệp Âu Châu. Chiều thứ năm 31-1, lúc 15 giờ, với chức vụ Chủ tịch Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam, tôi cám ơn quý vị trong Ủy Ban Bang Giao Quốc Tế đã tạo cơ hội cho chúng tôi được trình bày về việc nhà nước cộng sản Việt Nam hiện nay đã hiến dâng một phần lãnh thổ và lãnh hải cho Trung Quốc. Tôi đã trình bày sự việc biên giới từ ngày ký Hiệp ước Thiên Tân 1885 giữa Patenotre (Pháp) và Lý Hồng Chương (Trung Quốc), và năm 1887 phân chia chủ quyền trên vịnh Bắc Việt bằng đường ranh Brévié từ Trà Cổ dọc theo kinh tuyến 108 đông ra đến biển, cho đến gần đây nhất là ngày 27-12-2001 những giới chức của cộng sản Việt Nam và Trung Quốc đã bắt đầu phối hợp cắm mốc quy định biên giới giữa hai nước. Những điều trên cộng sản Việt Nam đã hoàn toàn ém nhẹm chẳng cho người dân Việt Nam biết được nội tình. Người Việt Nam hải ngoại và quốc nội chỉ biết được tin tức chính thức vào ngày 27-12 vừa qua.Và hiện nay đã gây nên một làn sóng phẫn nộ, phản kháng cực độ về sự việc này. Tôi có đính kèm theo đây là hồ sơ để xin chuyển cho Đại biểu Liên Hiệp Âu Châu Christopher Patten. Những tài liệu bằng tiếng Anh nằm trong hồ sơ này là của: Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, Giáo

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 83: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 83

sư Nguyễn Văn Canh, Ông Trần Chấn Hải, những tuyên cáo của những tổ chức, đoàn thể nào đã dịch ra tiếng Anh, và của tôi. Tiến sĩ Llewellyn tiếp nhận hồ sơ, và nói sẽ chuyển giao cho ông Patten. Ông Llewellyn cảm ơn Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam đã gởi cho ông mấy cuốn sách “Human Rights in Vietnam, The Situation and in the Future”. Ông nói cuốn sách đó rất có giá trị, và ông đã chuyển cho Ủy Ban Nhân Quyền và Ủy Ban Hỗn Hợp giữa Liên Hiệp Âu Châu và Việt Nam để làm việc này. Việc nhượng vùng đất và vùng biển cho Trung Quốc, nếu giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có sự thỏa thuận chính đáng, và không vi phạm vào Công Pháp Quốc Tế, thì quốc tế sẽ không có quyền nhúng tay vào. Tiến sĩ Koetsier cũng đã cho biết là kể từ khi cộng sản Trung Quốc chiếm được toàn quốc, Mao Trạch Đông đã muốn đặt vấn đề này với giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam, nhưng lúc đó còn chiến tranh, nên hai bên chưa có quyết định. Đến năm 30-12-1999 và 25-12-2000 Chủ tịch Giang Trạch Dân đã đòi hỏi mạnh mẽ, Tổng bí thư Lê Khả Phiêu phải kết thúc sớm vụ phân chia biên giới giữa hai nước. Hiệp ước về lãnh thổ đã được Việt Nam phê chuẩn vào tháng 6-2000, còn Hiệp ước về lãnh hải đã thông qua vào 11-2001. Biên giới này nếu được phân chia lại thì Việt Nam mất khoảng từ 1000-2000 km2 (81 km x 26 km = 2106 km2) về lãnh thổ, và khoảng từ 10000-20000 km2 về lãnh hảị Đây là sự thiệt hại lớn cho Việt Nam. Báo chí của Trung Quốc mới đây đã cổ vũ rầm rộ cho việc này. Ông Koetsier nói tiếp là ông không nghĩ đơn thuần chỉ là việc nhượng đất, mà là việc cộng sản Việt Nam bị bắt buộc phải trả ơn nghĩa cho cộng sản Trung Quốc khi còn chiến tranh. Có thể đó là vùng đất và biển mà ngày nay Trung Quốc đã đòi hoàn trả. Thứ hai nữa là ngày nay Trung Quốc đã thật sự bành trướng thế lực xuống vùng Đông Nam Á, mà gần họ nhất là Việt Nam. Do đó cách hay nhất của họ là lấn chiếm những gì có thể lấn chiếm được.Tiến sĩ luật Kroft tiếp lời, ông cho rằng việc nhượng đất rõ ràng đây là giữa đảng cộng sản Việt Nam và đảng cộng sản Trung

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 84: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

84 - Nam Quan Thương Hận

Quốc, nếu có thông qua với nhà nước thì là một việc làm kín đáo, chứ chẳng phải là hiệp ước công khai, vì dân chúng Việt Nam hoàn toàn không hay biết gì cả, và quốc tế cũng chẳng hề hay biết. Theo tôi, khi một hiệp ước được ký kết phải được đa số dân chúng tán thành cho việc làm đó của nhà nước. Do đó tôi đề nghị với Liên Hiệp Âu Châu nên có biện pháp về việc này, có thể qua Ủy Ban Hỗn Hợp khi tiếp xúc với Việt Nam nên hỏi rõ ràng về sự việc trên như thế nàọ Tiến sĩ Scheele tán thành ý kiến của ông Kroft, là sẽ có người trong Ủy Ban Hỗn Hợp làm việc này. Ông cũng xin nhắc lại câu hỏi lúc trước mà Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam đã đặt ra, là muốn tham dự vào cuộc đối thoại của Ủy Ban Hỗn Hợp giữa Liên Hiệp Âu Châu và Cộng Hòa XHCN Việt Nam. Ông nói điều này không được, vì theo quy định thì sự đối thoại này chỉ có 2 phía mà không có thành phần thứ ba xen vàọ Tuy nhiên những người có mặt trong Ủy Ban Hỗn Hợp thì quý vị đã biết, vì thế nếu có điều gì cần, thì quý vị cứ nói ra để bàn thảo.Tiến sĩ Bowman và ông Togde, M.A. là những người chủ yếu trong Ủy Ban Hỗn Hợp, nói rằng Ủy Ban Hỗn Hợp giữa Liên Hiệp Âu Châu và Việt Nam quy định không có người ngoài cuộc xen vào, và mỗi năm họp chính thức ít nhất 1 lần. Năm vừa rồi đã họp 3 lần, năm nay chắc phải nhiều hơn. Những điều mà quý vị vừa đưa ra, chúng tôi sẽ hỏi rõ trong phiên họp sắp tới. Tôi nêu ra ý kiến là, những sự việc phân chia lãnh thổ và lãnh hải này trái với công pháp quốc tế, trái với những nguyên tắc có ghi trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, trái với Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, vậy thì có thể đưa cộng sản Việt Nam ra trước Tòa Án Quốc Tế được hay không? Cuộc bàn thảo về điều này đã đưa ra thêm nhiều ý kiến mới. Những ý kiến này có tính cách đoản kỳ và trường kỳ. Nhưng qua các ý kiến đã được phát biểu, dù là đoản kỳ hay trường kỳ, tựu trung cho ta thấy các sự việc này phải do các tổ chức người Việt Nam có quyết tâm và đoàn kết cùng nhau thực hiện hay không mà thôi. Vì có quyết tâm và đoàn kết mới tạo được sức mạnh, mới có thể tạo nên mũi dùi

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 85: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 85

xuyên thủng bức màn dầy đặc của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam. Lúc đó mới có thể có đủ uy tín và tự tin, là đưa cộng sản Việt Nam ra trước Tòa Án Quốc Tế được. Cuối cùng tôi đưa ra vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Hiện nay nhà nước cộng sản Việt Nam đã đốt sách, truyện, báo chí, phim ảnh, v.v... và kể cả những bài viết của những người cộng sản hiện nay đã bất đồng chính kiến với nhà nước. Họ đã viết thư tố cáo tham nhũng, tố cáo các việc làm trái phép của những cán bộ, viên chức nhà nước, tố cáo việc bắt người trái phép, tố cáo những việc làm sai trái của nhà nước, v.v... thì bị nhà nước khép tội và phải bị tù đày hoặc bị giam giữ tại gia.Nói chung, đời sống của người dân Việt Nam trong nước hiện nay vẫn bị đe dọa trầm trọng và thường xuyên, vẫn bị đàn áp khi có chuyện gì liên quan đến nhà nước. Tôi đã trao cho các giới chức đó hồ sơ thứ nhì, gồm những tài liệu đã được dịch qua tiếng Anh. Tiến sĩ Scheele đã tiếp nhận hồ sơ trên, và nói là sẽ chuyển cho Ủy Ban Nhân Quyền. Ông nói rằng nhân quyền ở Việt Nam hiện nay tương đối có cải thiện nhiều hơn trước, nhưng chưa được như ý mong muốn của người Việt Nam ở hải ngoạị Muốn được khá hơn, chính người Việt Nam ở hải ngoại và trong nước phải vận động nhiều hơn nữa để những tổ chức, đoàn thể trên thế giới hỗ trợ cho việc này. Những năm sắp tới khi mà các nước chịu bỏ vốn càng nhiều để đầu tư vào Việt Nam, lúc đó chắc chắn là khuôn mặt của Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi. Riêng Liên Hiệp Âu Châu, ông hứa là sẽ nói chuyện cùng với chính quyền Việt Nam về các việc trên. Sau 2 giờ thảo luận, chúng tôi rút ra được một câu kết luận, đó là: Có quyết tâm và đoàn kết, không có việc gì chúng ta không làm được!

Xin kính chào quý vị.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 86: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

86 - Nam Quan Thương Hận

Tuyên Cáo của Lực Lượng Việt-Nam Tự Do về hành

động bán nước của nhà cầm quyền CSVN.

TUYÊN CÁO

Đất nước Việt-Nam là di sản thiêng liêng của tiền nhân đã dầy công gây dựng và để lại mà mọi con dân Việt Nam có bổn phận phải tô bồi và bảo vệ. Từ bao thế hệ qua, lịch sử và quốc tế đã minh thị công nhận lãnh thổ Việt Nam chạy dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu. Lãnh thổ này bất khả phân nhượng. Không một ai, không một đảng phái hay chính quyền nào có thể nhân danh bất cứ một điều gì để chuyển nhượng bất cứ một phần nào lãnh thổ hay lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam cho ngoại bang.

Hiệp Ước phân chia Ranh Giới trên Đất Liền được bí mật ký kết ngày 30/12/1999 và Hiệp Ước phân định Lãnh Hải được bí mật ký kết ngày 25/12/2000 giữa Tập Đoàn Lãnh Đạo hai Đảng Cộng Sản Việt Nam và Trung Quốc đã trắng trợn vi phạm chủ quyền của nhân dân và đi ngược lại quyền lợi của Tổ Quốc Việt Nam.

Trước hành động bán nước này của Tập Đoàn Lãnh Đạo Đảng CSVN và âm mưu xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam của Trung Quốc,

Lực Lượng Việt-Nam Tự Do long trọng tuyên cáo:

1. Cực lực lên án và vạch trần hành động bán nước của Tập Đoàn Lãnh Đạo Đảng Cộng Sản Việt-Nam trong việc chuyển nhượng bất hợp pháp một phần lãnh thổ và lãnh hải của Việt

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 87: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 87

Nam cho Trung Quốc. Việc chuyển nhượng này chỉ nhằm tìm sự hỗ trợ của Trung Quốc để bảo vệ vị thế đang lung lay của Đảng CSVN, đi ngược lại quyền lợi của Tổ Quốc và nhân dân Việt- Nam.

2. Lực Lượng Việt-Nam Tự Do và nhân dân Việt Nam xác định rằng Đảng CSVN không phải và chưa bao giờ là đại diện chính đáng cho nhân dân Việt Nam. Do đó, hai bản Hiệp Ước đã được bí mật ký kết với Trung Quốc là bất hợp pháp và hoàn toàn vô giá trị đối với nhân dân Việt-Nam. Nhân dân Việt Nam dành quyền tự quyết và sẽ xử dụng mọi biện pháp cần thiết để thu hồi phần lãnh thổ và lãnh hải đã bị Đảng CSVN dâng hiến trái phép cho ngoại bang qua hai hiệp ước bất hợp pháp và bất bình đẳng nói trên.

3. Nhân dân Việt-Nam yêu cầu Liên Hiệp Quốc và các dân tộc yêu chuộng Tự Do và Công Bình trên thế giới không công nhận hai hiệp ước bất hợp pháp này và lên tiếng ủng hộ chủ quyền đích thực của nhân dân Việt Nam.

4. Lực Lượng Việt-Nam Tự Do kêu gọi mọi thành phần nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước, không phân biệt vị thế và chính kiến, hãy mạnh dạn lên tiếng tố cáo hành động bán nước này của tập đoàn lãnh đạo Đảng CSVN. Chúng ta hãy cùng nhau đứng lên dành lại quyền Dân Tộc Tự Quyết và quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, không để tập đoàn lãnh đạo Đảng CSVN vì tư lợi mà dâng hiến đất đai của tổ tiên cho ngoại bang.

Boston, ngày 05 tháng 01 năm 2002.

Lực Lượng Việt-Nam Tự Do.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 88: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

88 - Nam Quan Thương Hận

Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam P.O. Box 91601, Pasadena, CA 91109 *

[email protected]

Ngày 25 tháng 1, 2002

Thông Cáo Báo Chí về Điều 4 Hiến Pháp và Sư. Toàn Vẹn Lãnh Thổ Việt Nam

Toàn dân Việt Nam vô cùng đau lòng và tủi nhục trước việc CSVN đã nhường cho Trung Quốc 720 cây số vuông tại Ải Nam Quan qua "Hiệp Định Về Biên Giới Trên Đất Liền Việt Nam - Trung Quốc" ký ngày 30/12/1999, và hàng ngàn cây số vuông vùng biển Vịnh Bắc Việt qua "Hiệp Định Phân Định Lãnh Hải" ký ngày 25/12/2000. CSVN cũng đã dấu nhẹm hành động phản quốc này và đặt toàn dân trước một sự kiện đã rồi\. Đây là hành động mãi quốc cầu vinh, đa ng bị xem là tội đồ muôn đời của dân tộc.

Trước tình huống này, nhiều đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nước đã lên tiếng thống trách và vận động để vô hiệu hóa các Hiệp Định trên. Nhiều thư c giả đã chủ trương, để cứu vãn tình thế, toàn dân phải đứng lên kêu gọi quốc hội CSVN từ chối không phê chuẩn hoặc phủ quyết các hiệp ước nêu trên , và như thế sẽ vô hiệu hóa tính cách pháp lý của 2 hiệp định.

Trước các sự kiện trên, Tô? Chức Phục Hưng Việt Nam có những nhận định sau:

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 89: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 89

1. Lập luận của những thư c giả trên chỉ co thể co’ gia’ trị nê u không co điều 4 hiê n pha p CHXHCNVN. Ly do là vì Điều 4 của Hiến Pháp CHXHCNVN ban hành năm 1992 minh thị quy định "đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội" là căn bản pháp lý mà Trung Quốc chắc chắn sẽ viện dẫn nếu xảy ra những tranh chấp về pháp lý trên một diễn đàn quốc tế để lập luận vững chãi rằng các hiệp ước này hoàn toàn có hiệu lực pháp lý mà không cần quốc hội hoặc bất cứ một cơ chế nào ngoài đảng CSVN phê chuẩn.

2. Như thế điều 4 Hiên Phap là căn bản pháp lý duy nhất, và vô cùng vững chãi để biện minh cho hiệu lực pháp lý cho 2 hiệp ước này và ngày nào mà hiệu lực pháp lý của chính điều 4 còn hiện hữu thì ngày đó sự toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam còn chưa thể vãn hồi.

3. Cũng chính vì những lý do trên mà trách nhiệm tấn công vào giá trị pháp lý của điều 4 Hiê n Pha p với mục tiêu lên án và hủy diệt nó, trên ca c diễn đàn quốc tế quan trọng, như Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hoặc một toà án quốc tế có thẩm quyền, không những sẽ đem lại dân chủ thực sự cho Việt Nam mà còn hủy diệt tính cách pháp lý của 2 hiệp ước bất bình đẳng nêu trên và góp phần vào việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam.

4. Một trong những lập luận quan trọng có thể nêu ra trong việc đả phá căn bản pháp lý của điều 4 Hiê n Pha p là tính cách thiếu công bằng và lẽ phải của một văn kiện pháp lý, và sự kiện CSVN đã ký kết để thi hành nội dung các bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công Ước Quốc Tế về các quyền văn hóa, xã hội và kinh tế, Công Ước Quốc Tế về các quyền dân sự và chính trị. Lý do là vì điều 4 Hiê n Pha p ngang nhiên và trắng trợn vi phạm một số điều khoản quan trọng của các tuyên ngôn và công ước quốc tế nêu trên.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 90: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

90 - Nam Quan Thương Hận

5. Thêm nữa, ngoài việc vi phạm nguyên tắc công bằng và lẽ phải, điều 4 không có hiệu lực pháp lý và phải bị hủy bỏ vì trên mặt Quô c Tê Công Pha p, khi một quốc gia đã ký kết vào một hiệp ước quốc tế thì phải điều chỉnh mọi luật lệ của quốc gia, kể cả hiến pháp, để thi hành tinh thần của hiệp ước quốc tế này. Điều 4 đi ngược lại với tinh thần các bản tuyên ngôn và công ước nêu trên, không có hiệu lực pháp lý .

6. Nếu điều 4 không có hiệu lực pháp lý thì các hiệp ước nhượng đất liền và lãnh hải nêu trên cũng không thể có hiệu lực pháp lý và trên nguyên tắc, ải Nam Quan, các vùng đất liền và lãnh hải bi. CSVN nhượng cho Trung Quốc vẫn còn thuộc chủ quyền của nhân dân Việt Nam.

Với những nhận định trên, trước nhu cầu cấp thiết bảo tồn sự toàn vẹn lãnh thổ của Tô? Quốc, Tô? Chức Phục Hưng Việt Nam cương quyết đẩy mạnh công cuộc vận động hủy bỏ điều 4 Hiến Pháp trên mọi mặt trận kể cả mặt trận công pháp quốc tế nêu trên.

Tô? Chức Phục Hưng Việt Nam khẩn thiết kêu gọi sự hưởng ứng của toàn dân trong và ngoài nước để mau cho ng vãn hồi sự toàn vẹn lãnh thổ của Tô? Quô c.

T.M. Toå Chức Phục Hưng Việt Nam Trần Quốc Bảo

Chủ Tịch

Tuyên Cáo

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 91: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 91

Chúng tôi những tổ chức, hội đoàn, đoàn thể tôn giáo tại Cộng Hòa Liên Bang Đức đồng thanh nhận định như sau:1. Chủ quyền của dân tộc là khả năng bảo vệ lấy đất đai, vùng trời, vùng biển và các tài nguyên của dân tộc. Tổ tiên ta, các bậc anh hùng, anh thư, biết bao thế hệ dân Việt đã không ngần ngại hy sinh xương máu để bảo vệ từng tấc đất, gang sông của tổ quốc Việt Nam trong suốt chiều dài 5000 năm lịch sử.2. Qua 2 hiệp định về lãnh thổ ký kết ngày 30.12.1999 và lãnh hải ký kết ngày 25.12.200 với Trung Quốc, lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN đã nhượng đất cho ngoại bang. Đây là một hành động bán nước vô tiền khoáng hậu trong lịch sử dân tộc.3. Qua 2 hiệp định này, lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN đã dâng cho Trung Quốc gần 800 cây số vuông lãnh thổ tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn và 7400 cây số vuông lãnh hải trong Vịnh Bắc Việt để đổi lấy hậu thuẫn chính trị cho quyền lực của họ.4. Việc bán nước trên sẽ dẫn đến hậu quả vô cùng tài hại lâu dài về mặt kinh tế, tài nguyên, môi trường và an ninh cho dân tộc và đất nước.5. Phiên tòa xử án Linh mục Nguyễn Văn Lý vào ngày 19.10.2001 tại Huế vừa qua là một phiên tòa bịp bợm, vi phạm đến những điều khoản được ghi trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc mà nhà nước CSVN là một thành viên ký kết. Chứng tỏ chế độ CSVN ngày càng lún sâu vào tội ác đối với dân tộc Việt Nam.6. Đấu tranh cho tự do của Linh mục Nguyễn Văn Lý, Hòa thượng Thích Huyền Quang, Hòa thượng Thích Quảng Độ ... không còn là bổn phận của riêng ai mà là của mọi người Việt Nam yêu nước.Nay tuyên cáo1. Đồng thanh lên án hành động bán nước của lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN qua sự cắt nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho Trung Quốc đổi lấy hậu thuẫn của Trung Quốc nhằm duy trì quyền lực của họ. Hành động bán nước này phải có sự đồng lõa của toàn thể

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 92: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

92 - Nam Quan Thương Hận

Bộ Chính Trị Đảng CSVN đương nhiệm được xem là cơ cấu quyền lực cao nhất Việt Nam hiện nay.2. Kêu gọi mọi người Việt Nam trong và ngoài nước phổ biến rộng rãi các tài liệu liên quan đến hành động bán nước của lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN đến các thế hệ trẻ để biết tới bản chất tay sai bán nước của họ. Đồng thời kêu gọi các giới trí thức, chuyên viên trong và ngoài nước kết hợp với nhau để tố cáo trước dư luận hành động bán nước vô tiền khoáng hậu này trong lịch sử dân tộc.4. Lên án hành động khủng bố nhân quyền của nhà cầm quyền CSVN qua việc xử án Linh mục Nguyễn Văn Lý vào ngày 19.10.2001 vừa qua.5. Đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do tức khắc cho Linh mục Nguyễn Văn Lý, Hòa thượng Thích Huyền Quang, Hòa thượng Thích Quảng Độ ..., đồng thời hủy bỏ ngay Nghị định 31/CP.6. Kêu gọi mọi người cùng nhau nỗ lực để chấm dứt chế độ độc tài, tay sai bán nước CSVN trên đất nước. Vì chỉ có một chính quyền dân chủ thật sự, với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của đại khối quần chúng mới có thể vận động để giành lại các vùng lãnh thổ và lãnh hải đã bị dâng cho Trung Quốc. Chỉ có một chính quyền dân chủ thật sự thì nhân quyền và dân quyền mới được tôn trọng trên đất nước Việt Nam.

Làm tại Hannover, ngày 24.11.2001

Liên Minh Dân Chủ Việt Nam Dân Bản - Tự Do - Độc Lập - Hòa Bình - Trung Lập18 Martin street, Massapequa, NY. 11758, USAWebsite: www.LMDCVN.org - Email: [email protected]

Tuyên Cáo Về Quốc Nạn Bán Nước của bọn quốc tặc Cộng sản Hà Nội tay sai của Trung Quốc

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 93: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 93

Trước toàn thể quốc dân đồng bào cả trong nước và hải ngoại, Liên Minh Dân Chủ Việt Nam long trọng tuyên cáo:- Đất nước là của chung của toàn dân trải qua nhiều đời gắn liền với lịch sử bảo vệ Tổ Quốc bằng máu đào của bao thế hệ cha ông. Mọi sự cắt đất và vùng biển bởi bọn quốc tặc để nhượng cho ngoại bang đều là phản quốc, đắc tội tày trời với Tổ Tiên và Dân tộc. Mọi mảnh đất và vùng biển đã thấm nhuần máu xương của dân tộc phải được bảo vệ bằng mọi giá.- Việc bọn quốc tặc trong Đảng Cộng sản Việt nam lén lút cắt nhượng bờ cõi hiến cho bọn bá quyền bành trướng ở Bắc Kinh để mãi quốc cầu vinh, bán đứng quyền lợi và nền anh ninh lãnh thổ của đất nước không thể được một người dân Việt Nam nào tha thứ cả hiện tại và mai sau.- Các Văn kiện di nhượng bờ cõi gọi là “Hiệp định biên giới trên đất liền Việt Nam và Trung Quốc” ký ngày 30/12/1999 và “Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ” ký ngày 25/12/2000 giữa Đảng Cộng sản Việt nam và Trung Quốc hoàn toàn không có giá trị đối với toàn dân Việt Nam, bởi vì Chủ quyền Quốc gia thuộc về toàn dân mà toàn dân không được hỏi ý kiến. Các văn kiện này là sự bán nước thông đồng giữa gian tặc và kẻ cướp.- Một lần nữa bọn quốc tặc trong Đảng Cộng sản Việt nam đã rơi mặt nạ “yêu nước”õ mà họ luôn vỗ ngực tuyên truyền từ bao nhiêu năm qua. Toàn dân Việt Nam ngày nay cả trong nước và hải ngoại có trách nhiệm phải đánh đuổi bọn bán nước, bảo vệ Tổ Quốc, gìn giữ từng tất đất thiêng liêng của Tổ tiên để lại, tố giác không ngừng trước công luận quốc tế sự cướp đoạt đất đai và vùng biển của nhân dân Việt Nam qua các văn kiện ký kết lén lút giữa bọn theo chủ nghĩa bành trướng bá quyền ở Trung Quốc và bọn cộng sản tay sai ở Hà Nội.- Liên Minh Dân Chủ Việt Nam thề trước Hồn Thiêng Sông Núi sẽ cùng với toàn dân trong nước và hải ngoại quyết gìn giữ từng tất đất của giang sơn gấm vóc dù phải trả bằng xương máu. Nhóm người bán nước lưu xú vạn niên trong lịch sử phải bị trừng trị xứng đáng.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 94: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

94 - Nam Quan Thương Hận

Làm tại New York City, ngày 12 tháng 01 năm 2002TM. Ủy Ban Điều Hành Lâm Thời LMDCVNPhối Trí Viên

LIÊN HỘI CỰU CHIẾN SĨ VIỆT NAM CỘNG HÒAVùng Hoa Thịnh Đốn & Phụ Cận

Điện Thoại/Fax: (877) 263-6109 - E-Mail: [email protected] Office Box 5055 - Springfield, Virginia 22150-5055Republic of Viet Nam Veterans Associations Coalition of Washington, DC & Vicinity

Tuyên Cáo vềHành Động Nhượng Lãnh Thổ và Lãnh Hải Việt Nam cho Trung Cộng của Cộng Sản Việt Nam

- Chiếu theo bản tin của Tân Hoa Xã tại Bắc Kinh (Xinhua News Agency, Beijing) ngày 27 tháng 12 năm 2001 và bản tin của Japan Economic Newswire ngày 27 tháng 12 năm 2001, loan báo buổi lễ ký kết xác nhận đường biên giới giữa hai nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (Cộng Sản Việt Nam) và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng) được tổ chức tại Dongxing - Quảng Tây và Móng Cái -Việt Nam vào ngày 27 tháng 12 năm 2001.- Chiếu theo hình ảnh quảng cáo của cơ quan du lịch Trung Cộng phổ biến trên mạng lưới internet, thác Bản Giốc thuộc tỉnh Cao Bằng và Ải Nam Quan thuộc tỉnh Lạng Sơn của nước Việt Nam hiện nay đã thuộc chủ quyền của Bắc Kinh.- Chiếu theo website của bộ ngoại giao Cộng Sản Việt Nam, ghi rằng biên giới phía bắc Việt Nam bắt đầu từ cây số 0, không còn ghi bắt đầu từ Ải Nam Quan như trước.

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 95: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 95

- Chiếu theo tài liệu điều trần của Giáo Sư Trần Đại Sỹ được phổ biến trên mạng lưới internet, ghi rõ hiệp định về biên giới trên đất liền giữa hai nước được Cộng Sản Việt Nam và Trung Cộng ký kết vào ngày 30 tháng 12 năm 1999 và hiệp định phân định lãnh hải giữa hai nước được ký kết vào ngày 25 tháng 12 năm 2000.Xét rằng:1. Lãnh thổ nước Việt Nam được phân định với Trung Hoa tại phía bắc từ nhiều ngàn năm qua là từ Ải Nam Quan.2. Nhà cầm quyền của cái gọi là nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện nay không do toàn dân Việt Nam bầu ra bằng một cuộc đầu phiếu dân chủ, công bình; mà do đảng Cộng Sản Việt Nam dựng lên.3. Quốc Hội của cái gọi là nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện nay là một quốc hội bùnhìn được bầu cử bằng hình thức gian lận: ‘‘Đảng cử, dân bầu’’, nghĩa là người dân bỏ phiếu cho các ứng cử viên đã được đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ định.4. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã từng làm tay sai cho Liên Sô và Trung Cộng để chiếm lấy Miền Bắc, xâm lăng Miền Nam Việt Nam và biến đất nước thành một thuộc địa của Cộng Sản Quốc Tế.

Tuyên Cáo

Căn cứ vào tất cả các dữ kiện vừa nêu trên, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa vùng Hoa Thịnh Đốn và Phụ Cận long trọng tuyên cáo:Thứ nhất: Xác định lãnh thổ nước Việt Nam ở phía bắc được bắt đầu từ Ải Nam Quan.Thứ hai: Không nhìn nhận nhà cầm quyền Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện nay là một chính quyền chính thống đại

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 96: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

96 - Nam Quan Thương Hận

diện cho toàn thể người dân Việt Nam, vì vậy sự ký kết hai hiệp định nói trên hoàn toàn vô giá trị.Thứ ba: Không nhìn nhận quốc hội Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện nay là cơ quan lập pháp do người dân bầu lên theo ý nguyện của họ; do đó sự phê chuẫn hai hiệp định nói trên hoàn toàn vô giá trị.Thứ tư: Bởi ba lý do kể trên, nay phủ nhận giá trị hai bản hiệp định phân ranh biên giới trên đất liền và lãnh hải được ký kết bởi nhà cầm quyền Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và nhà cầm quyền nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.Thứ năm: Tố cáo trước công luận thế giới về hành động bán nước của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam.Thứ sáu: Lời tố cáo và phủ nhận trên đây sẽ được gửi đến tổ chức Liên Hiệp Quốc, các tổ chức Luật gia Thế giới và các cơ quan nhân quyền quốc tế.Thứ bảy: Trân trọng kêu gọi tất cả công dân Việt Nam trong nước, mọi người Việt Nam ở hải ngoại, các đoàn thể đấu tranh, các tổ chức chính trị và cộng đồng người Việt Nam trên khắp thế giới, nhất là các tổ chúc Luật gia Việt Nam hải ngoại lên tiếng phủ nhận giá trị của hai bản hiệp định phân chia biên giới trên đất liền và lãnh hải giữa hai nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam và Cộng Sản Trung Hoa, đồng thời tố cáo hành động bán nước của Cộng Sản Việt Nam đến Liên Hiệp Quốc, Hội Luật Gia Thế Giới và các cơ quan nhân quyền quốc tế.

Làm tại Hoa Thịnh Đốn, ngày 16 tháng Giêng năm 2002.Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa vùng Hoa Thịnh Đốn và Phụ Cận

Tuyên Cáo

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 97: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 97

của Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ về việc Đảng Cộng Sản Việt nam thực hiện việc nhượng đất choTrung Cộng qua Hiệp ước 1999

Ngày 27 tháng 12 năm 2001, Việt cộng (VC) tổ chức lễ trọng thể đặt Mốc biên giới tại thị trấn Móng Cái.Đây là Mốc đầu tiên trong số 1,500 cái sẽ được đặt trên một khoảng cách là 1,350 cây số dọc theo biên giới Việt Hoa. Cùng một lúc,Trung cộng (TC) cũng tổ chức một lễ tương tự tại thị trấn Đông Hưng sát ngay Móng Cái.Việc đặt Mốc này là thi hành Hiệp Ước Phân Định Biên Giới trên đất liền mà TC và VC ký vào ngày 30 tháng 12 năm 1999. Quốc Hội VC đã phê chuẩn Hiệp Ước vào tháng 6 năm 2000.Dù đã phê chuẩn Hiệp ước ấy, Đảng cộng sản Việt nam (ĐCS) vẫn không công bố nội dung Hiệp ước cho công chúng biết. Chúng coi Hiệp ước như một bí mật quốc gia.Người ta chỉ được biết mơ hồ rằng hai bên đã giải quyết được 70 địa diểm tranh chấp. Có lẽ ĐCS ám chỉ đến các ngọn đồi và các địa điểm chiến lược nằm sâu trong nội địa Việt nam mà Trung cộng chiếm của Việt nam trong thời gian xảy ra tranh chấp từ tháng 2 năm 1979. Các địa điểm này nằm trong 6 tỉnh biên giới là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai và Lai Châu. Lúc đó quân TC đã tiến sâu vào tới 40 cây số, tàn phá nhiều cơ cở của Việt nam. Sau 17 ngày xâm lăng, TC tuyên bố rằng đã dạy xong một bài học cho VC, rồi rút quân về. Thực tế, quân TC còn chiếm đóng các cao địa ấy, và từ đó dùng các phương tiện quân sự để đe dọa VC, nhằm cầm chân 600,000 quân VC tại mặt trận này. Đến 1987, mức độ áp lực cuả TC giảm xuống nhiều, nhưng TC vẫn còn tiếp tục chiếm đóng quân tại các vùng ấy.Dù sau khi hai bên ký Hiệp ước tái lập bang giao vào 1991, lính biên phòng TC đóng tại các nơi này vẫn sử dụng võ lực đuổi nông dân Việt nam đi nơi khác, có khi đốt nhà cửa của họ để chiếm đất cho nông dân TC sang lập nghiệp.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 98: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

98 - Nam Quan Thương Hận

Không một ai được biết có bao nhiêu đất đã lọt vào tay TC và ở những nơi nào? Trong số khu vực đã được giải quyết như ĐCS tiết l, TC đã trả lại cho Việt nam những nơi nào, như thế nào, bao giờ, diện tích là bao nhiêu, và ai là ngưòi tiếp nhận?Mới đây có tin tức tiết lộ cho biết số đất VC nhượng cho TC là 789 cây số vuông.Hiệp ước Phân Định Biên Giới trên đất liền đưọc thai nghén tại Trung Hoa từ 1991 với sự cam kết của Tổng bí thư (TBT) Đảng CSVN Đỗ Mười. Rồi TBT Lê khả Phiêu cũng tại Trung Hoa hứa thúc đẩy việc ký kết và Hiệp ước được ký vào tháng năm 1999. Cuối cùng, đầu tháng 12, 01 vừa qua cũng tại Bắc Kinh như 2 TBT tiền nhiệm, TBT Nông đức Mạnh xác nhận trong Thông Cáo Chung thực hiện ngay công tác cắm Mốc biên giới. Đây là bước cuối cùng trong tiến trình chuyển nhượng phần lãnh thổ đó cho TC. Việc cắm Mốc vội vã này là để hợp thức hoá biên giới mới ấy trong một âm mưu chuyển nhượng đất đai của quốc dân Việt nam.

Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ trong các tuyên cáo ngày 29 tháng 4 năm 1995 và ngày 18 tháng 12 năm 2000 đã xác nhận chủ quyền của Việt nam trên đất liền cũng như trên mặt biển; tố cáo ĐCSVN chuyển nhượng bất hợp pháp các phần đất ấy của dân tộc Việt nam; và qui trách nhiệm cho ĐCS làm công việc phi pháp này.Một lẫn nữa, Ủy Ban tuyên bố Hiệp ước ấy và biên giới mới đang được thực hiện bằng cách cắm Mốc là vô giá trị vì lẽ:1) Đất đai của Việt nam thuộc quyền sở hữu của quốc dân Việt nam. Chỉ có quốc dân Việt nam mới có quyền quyết định về mọi chuyển nhượng.2) ĐCSVN đã lạm dụng quyền hành làm việc này, và sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi ấy.3) Đối với Trung Cộng, đây là việc làm giữa hai Đảng CS, không có liên hệ gì với quốc dân Việt nam.

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 99: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 99

Đảng CSVN chiếm quyền và cai trị bằng bạo lực, không phải là đại diên cho nhân dân Việt nam.Hiệp ước 1999 và việc thi hành Hiệp ước như trên vì thế hoàn toàn vô giá trị. Quốc dân Việt nam dành quyền sử dụng mọi phương pháp cần thiết để bảo vệ tài sản của tiền nhân để lại.

Làm tại California ngày 18 tháng 1 năm 2002Đại diện: GS Nguyễn văn Canh

China, Vietnam Unveil First New Boundary TabletChina and Vietnam held ceremonies Thursday morning in Dongxing in south China's Guangxi Zhuang Autonomous Region and Mong Cai in Vietnam for the unveiling

of their first new boundary tablet.

MẶT TRẬN QUỐC GIA THỐNG NHẤT GIẢI PHÓNG VIỆT NAM

Tuyên bố về việc Việt Cộng ký kết cắt đất cho Trung Quốc

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 100: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

100 - Nam Quan Thương Hận

Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam ghi nhận:Tin tức từ trong nước cho biết những người đấu tranh cho Dân Chủ - Tự Do đã lên tiếng tố cáo hành động “bán nước” của chế độ Việt Cộng khi ký kết “Hiệp Định về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc” ngày 30/12/1999 và “Hiệp Định phân định lãnh hải” ngày 25/12/2000.Cho đến nay tập đoàn lãnh đạo Việt Cộng vẫn bưng bít nội dung của hai Hiệp Định này. Nhưng theo tố giác nêu trên, Hà Nội đã cắt nhượng khoảng 720 cây số vuông trên đất liền và hàng ngàn cây số vuông trên Vịnh Bắc Việt cho Bắc Kinh để đổi lấy sự hỗ trợ của Trung Quốc trong việc củng cố quyền lực độc tài của đảng cộng sản tại Việt Nam.Hành động cắt nhượng lãnh thổ và lãnh hải của tập đoàn lãnh đạo Việt Cộng ngày hôm nay cộng với việc họ tán thành tuyên bố của Trung Quốc nới rộng lãnh hải cách bờ biển 12 hải lý năm 1958 bao gồm các quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam dẫn đến hậu quả quần đảo này bị Trung Quốc đánh chiếm vào năm 1974 và quần đảo Trường Sa vào năm 1988, cho thấy bản chất “bán nước” của chế độ Việt Cộng.Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam quan niệm:Trên suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, tiền nhân ta đã đổ biết bao xương máu để mở mang bờ cõi và để bảo vệ từng tấc đất của Tổ Quốc, duy trì toàn vẹn lãnh thổ. Giang sơn Việt Nam gấm vóc là gia sản chung của cả dân tộc ta. Mọi người Việt Nam đều có bổn phận bảo vệ Đất Nước.Không một cá nhân, một đảng phái hay một chính quyền Việt Nam nào có quyền cắt nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho ngoại bang. Mọi âm mưu và hành động “bán nước” cho ngoại bang đều là tội phạm không thể tha thứ và phải bị trừng trị thích đáng.Giải phóng Tổ Quốc không chỉ nhằm chấm dứt chế độ độc tài hiện nay, mà còn phải giành lại lãnh thổ, lãnh hải do tập đoàn lãnh đạo Việt Cộng bán đứng cho ngoại bang.

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 101: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 101

Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam kêu gọi:Đồng bào trong nước cũng như hải ngoại hãy dấy lên phong trào tố cáo và phản đối hành động bán nước cầu vinh của tập đoàn lãnh đạo Việt Cộng. Cụ thể tại Hải Ngoại, các tổ chức, đoàn thể vàcộng đồng cần phối hợp tổ chức các cuộc xuống đường biểu tình đả đảo “Việt Cộng bán nước,” nhất là tại những thành phố có cơ sở đại diện của chế độ cộng sản Việt Nam.Các Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại tích cực ủng hộ phong trào “tố cáo lãnh đạo đảng cộng sản bán nước” do những người đấu tranh cho dân chủ tại quốc nội đang tiến hành, bằng cách tiếp tay phổ biến rộng rãi những tài liệu tố cáo, để đồng bào ở trong cũng như ngoài nước đều biết, đồng thời cung cấp thêm cho những người tranh đấu tại quốc nội những hồ sơ, dữ kiện lịch sử về biên giới trên đất liền và ngoài Biển Đông.Các Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại tổ chức những cuộc hội thảo về biên giới Việt Nam để nắm vững vấn đề và nhất là để các thế hệ trẻ hiểu được lịch sử, địa dư và truyền thống bảo vệ Tổ Quốc của hàng ngàn thế hệ đi trước.

Ngày 20 tháng 10 năm 2001Tổng Vụ Hải NgoạiMặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 102: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

102 - Nam Quan Thương Hận

Bôø bieån Vuøng Vònh Baéc Vieät

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 103: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 103

LIÊN MINH HOÀNG TỘC ĐÔNG NAM ÁThe Southeast Asia Imperial and Royal League

LIÊN MINH QUÂN CHỦ LẬP HIẾN ĐA NGUYÊN VIỆT NAMThe Vietnamese Constitutional Monarchist League

P.O. Box 6621 Aurora, IL 60598-0621Tel/Fax : (630) 499-7964

TUYÊN NGÔNCủa

Liên Minh Quân Chủ Lập Hiến Đa Nguyên Việt NamPHẢN ĐÔI

Hành Động bán nước của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Nhìn lại Lịch sử thành lập của Đảng Cộng Sản Việt Nam, kể từ ngày người Cộng Sản Việt Nam dùng biện pháp chính trị sắt máu và cường lực để thiết lập chế độ Cọng Sản trên đầu Nhân Dân Việt Nam, họ đã không ngừng làm tổn hại Dân Tộc và Tổ Quốc.

Trong những năm gần đây, Đồng Bào trong nước không ngớt bàn tán và lên án hành động bán nước, cắt đất, nhường biển cho Tàu.

Chỉ vì sự sống còn của Đảng Cộng Sản Việt Nam và địa vị giàu sang phú quí của bản thân, bọn Lãnh Đạo Cộng Sản Hà Nội đã bí mật ký những Hiệp Ước bán nước với ngoại nhân.

Như tất cả chúng ta đều biết, người Cộng Sản Việt Nam có thể làm bất cứ việc gì, thậm chí bán đứng Tổ Quốc đề bảo vệ địa vị, tài sản và quyền lực. Trước khi mất chức, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Lê Khả Phiêu đã không ngần bí mật ký “Hiệp Định Biên Giới trên bộ “ ngày 30 tháng 12 năm 1999 để dâng hàng trăm cây số vuông đất Tổ Quốc cho Tàu Cộng. Cái gọi là “Quốc Hội Hà Nội “ đã phê chuẩn Hiệp Định ngày 9 tháng

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 104: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

104 - Nam Quan Thương Hận

6 năm 2000. Ông ta cũng bí mật ký “ Hiệp Ước về Vịnh Bắc Bộ “ ngày 25 tháng 12 năm 2000. Theo “ Hiệp Định Biên Giới “, nước ta mất Ải Nam Quan tới Lạng Sơn và nhiều Tỉnh dọc Biên giới Việt Trung. Do đó đất nước ta không còn trải dài từ Ải Nam Quan tới Mũi Cà Mâu nữa như chúng ta đã từng kiêu hãnh tuyên bố vì ngày nay muốn thấy Ải Nam Quan phải đi qua đồn biên phòng của Trung Quốc, rồi vào sâu nội địa của « nước bạn » vài cây số. Về Hiệp Ước Vịnh Bắc Bộ, ngày trước Thực dân Pháp đã thỏa thuận với nhà Thanh thì chủ quyền trên Vịnh Bắc Bộ theo tỉ lệ 62/38 (Việt Nam sở hữu 62%, Tàu sở hữu 38%). Ngày nay, Lê Khả Phiêu và đồng bọn đã thỏa thuận tỉ lệ 54/46 nghĩa là dâng cho Tàu sở hữu 54%, Việt Nam chỉ còn có 46% mà thôi. Do đó, Việt Nam mất chủ quyền trên Đảo Hoàng Sa và Tây Sa. Hậu quả của Hiệp Định bán nước nầy có thể dẫn tới nhiều mất mát khác nữa, như là những Đảo nhỏ trong Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long.

Cách đây 43 năm, vào ngày 4 tháng 9 năm 1958, Chính Phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra bản Tuyên bố quy định lãnh hải của Trung Quốc là 12 hải lý, tức là bao gồm cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Chỉ 10 ngày sau, ngày 14 tháng 9 năm 1958 cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã vội vã ghi nhận và hoàn toàn tán thành bản tuyên bố nói trên. Vì vậy lực lượng Hải Quân Trung Quốc đã tấn công và xâm lăng quần đảo Trường Sa vào tháng 1 năm 1974 và nhiều đảo nhỏ trong quần đảo Trường Sa vào tháng 3 nam 1988. Tuy nhiên vào lúc đó, năm 1974, Quân Đội anh dũng Việt Nam Cộng Hòa không tha cho hành động xâm lăng đó, đã kiêu hùng chiến đấu để bảo vệ đất đai của Tổ Quốc. Trái lại, vào năm 1988, bọn lãnh đạo Cộng Sản Hà Nội lại nhắm mắt làm ngơ cho quân Tàu xâm lăng mà không màng đếm xỉa tới. Thành tích bán nước của Phạm Văn Đồng đã mở đầu cho những hành động bán nước tiếp theo của bọn lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam.

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 105: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 105

Chúng ta là hậu duệ của Tổ Tiên Việt Nam anh hùng đã đổ biết bao xương máu để xây dựng nên Giang Sơn Gấm Vóc nầy, nhất quyết đồng thanh cực lực phản đối hành động bán nước cho ngoại nhân của bọn cầm quyền Bắc Bộ Phủ.

Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi Thế Giới Tự Do hỗ trợ và giúp đỡ chúng tôi trong mục tiêu lấy lại đất thiêng của Quốc Tổ và phục hồi lại Đất Nước Việt Nam anh hùng trong danh dự và vinh quang.

Chúng tôi xin cảm ơn sự quảng đại và nền Công lý của Thế Giới Tự Do, nhất là những Đại Cường khắp Năm Châu đã sát cánh cùng chúng tôi mục tiêu cao cả đó.

Làm tại Hoa Kỳ ngày 1 tháng 1 năm 2002

Hoàng Thân Kiến Hòa Bửu ChánhChủ Tịch Liên Minh Hoàng Tộc Đông Nam ÁChủ Tịch Liên Minh Quân Chủ Lập Hiến Việt Nam

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 106: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

106 - Nam Quan Thương Hận

Đại Việt Quốc Dân Đảng long trọng Tuyên Cáo

Đất nước VN là của Dân Tộc VN, từ ngàn xưa do Tiền Nhân VN dầy công xây dựng và gìn giữ.- Biên giới VN đã được Hiệp Ước song phương (Pháp và Trung Hoa), Luật Biển (của các Quốc Gia duyên hải) và Công Ước của Liên Hiệp Quốc xác định.- Biên giới VN bất khả phân nhượng.Nhưng trong thời gian qua, Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã lén lút phân nhượng cả về lãnh thổ và lãnh hải VN cho Trung Cộng bằng những văn kiện như sau:* Năm 1958, Thủ Tướng CSVN đã ký kết thừa nhận chủ quyền của Trung Cộng trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.* Ngày 30/12/99, CSVN đã ký Hiệp Định nhượng đất liền dọc theo biên giới cho Trung Cộng.* Ngày 25/12/2000, CSVN đã ký Hiệp Định nhượng gần phân nửa lãnh hải của Vịnh Bắc Việt choTrung Cộng.* Cuối năm 2001, CSVN lại ký kết thêm một Hiệp Ước về biên giới Việt Trung để thừa nhận chủ quyền của Trung Cộng trên biên giới nước VN.Tất cả những văn kiện trên đây, bạo quyền CSVN đã phân nhượng cho Trung Cộng lấn vào biên giới VN từ 2 ngàn đến 12 ngàn thước chạy dọc theo biên giới Việt Trung.Sự kiện nầy chứng minh rằng CSVN là tập đoàn độc tài gian ác, bán nước cầu vinh.Đại Việt Quốc Dân Đảng cương quyết cùng toàn Dân:- Bảo vệ vẹn toàn đất nước VN.- Không công nhận những văn kiện do CSVN ký kết, vì bạo quyền CSVN không dại diện cho Dân Tộc VN.

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 107: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 107

Đại Việt Quốc Dân đảng cương quyết trường kỳ đấu tranh để xóa bỏ bạo quyền CSVN hầu xây dựng một nước VN Tự Do, Dân Chủ và Phú Cường.Làm tại California, ngày 20 tháng 01 năm 2002.Chủ Tịch Ban Chấp Hành Trung ƯơngBUI ANH CA

TUYÊN CÁO CỦA CÀC ĐOÀN THỂ, TỔ CHỨC TRONG CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM-TORONTO [CANADA]

NHẬN ĐỊNH RẰNG:

1) Lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam là di sản do tổ tiên đểlại cho toàn thể dân chúng Việt Nam, và là tài sản của toàndân Việt Nam, có tính cách thiêng liêng, bất khả phân, bấtkhả nhượng.á Trong lịch sử, dân tộc Việt Nam đã nhiều lầnkháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập và sựtoàn vẹn lãnh thổ và lãnh hảịá Do đó, chỉ có toàn dân ViệtNam mới có quyền quyết định về những vấn đề liên quanđến lãnh thổ và lãnh hải bằng cuộc trưng cầu dân ý rộngrãi, tự do và dân chủ. 2) Nhà cầm quyền Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiệnnay do đảng Cộng Sản Việt Nam thành lập và điều khiển,đồng thời là kết quả của sự vi phạm hiệp ước Genève(20-7-1954) và hiệp ước Paris (27-1-1973), cưỡng chiếm toàn bộlãnh thổ Việt Nam, và chỉ được bầu lên bằng những cuộcbầu cử không tự do dân chủ do đảng Cộng Sản Việt Nam ápđặt, và do Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, một bộ phận củađảng Cộng Sản Việt Nam, chỉ huy nên không thể là đại diệnhợp pháp của toàn dân Việt Nam. 3) Nhà cầm quyền Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tự ý

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 108: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

108 - Nam Quan Thương Hận

ký kết Hiệp Ước Về Biên Giới Trên Đất Liền Việt Nam -Trung Quốc ngày 30-12-1999 và Hiệp Uớc Phân Định Lãnh Hải ngày 25-12-2000 với nhà cầm quyền Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, mà không trưng cầu dân ý toàn dân Việt Nam và không công bố nội dung các hiệp ước là một việc làm ám muội bất hợppháp. 4)ù Hiệp Uớc Về Biên Giới Trên Đất Liền Việt Nam - TrungQuốc ngày 30-12-1999 đã nhượng cho Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa 879 km2 tại hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn, làm mất Ải Nam Quan, địa danh vang lừng chiến sử dân tộc, biểu tượng độc lập thiêng liêng của tổ quốc, vào tay bắc phương.Hiệp Uớc Phân Định Lãnh Hải ngày 25-12-2000 đã sửa đổiđường ranh giơi quy định bởi hiệpá ước 1887, là kinh tuyếnGreenwich 108 độ 3 phút 13 giây, chia lại tỷ lệ mặt biển vịnhBắc Việt, khiến cho Việt Nam mất trên 10.000 cây số vuôngmặt biển vào tay Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Được biếtthêm vùng nầy nằm gần đảo Bạch Long Vỹ, là vùng có nhiềuhải sản và tiềm năng về khí đốt.

ĐỒNG THANH TUYÊN CÁO:

Vì những lẽ trên, chúng tôi, những Đoàn thể, Tổ chức, kýtên dưới đây, đồng thanh tuyên cáo:1) Phản đối nhà cầm quyền Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa ViệtNam đã ám muội ký kết bất hợp pháp Hiệp Uớc Về BiênGiới Trên Đất Liền Việt Nam - Trung Quốc ngày 30-12-1999 vàHiệp Uớc Phân Định Lãnh Hải ngày 25-12-2000 với nhà cầmquyền Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoạá Nhà cầm quyền Cộng HòaXã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước lịchsử và nhân dân Việt Nam về hành động bất hợp pháp nầỵ2) Phủ nhận toàn bộ kết quả của hai hiệp ước trên đâỵ3) Ủng hộ tất cả những công cuộc đấu tranh để gìn giữvà bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ, đoàn kết mọi tầng lớp

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 109: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 109

dân chúng Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước, để đốiphó với mưu đồ xâm lược bất cứ từ đâu tới và đồngthời giải thể chế độ cộng sản Cộng Hòa Xã Hội Chủ NghĩaViệt Nam, thiết lập một chế độ tự do dân chủ, tôn trọngdân quyền và nhân quyền tại Việt Nam.Làm tại Toronto, ngày 24 tháng 1 năm 2002.Danh sách các Hội Đoàn,Tổ Chức cùng ký tên:

1. Ủy Ban Nhân Quyền Toronto2. Hội Cao Niên Việt Nam Mississauga3. Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH Ontario4. Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Thủ Đức5. Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị6. Hội Người Việt Toronto7. Hội Phụ Nữ Việt Nam Toronto8. Hội Quốc Tổ Hùng Vương9. Hiệp Hội Võ Thuật Ontario10. Liên Đoàn Lê Văn Hưng11. Liên Minh Dân Chủ Việt Nam12. Liên Minh Việt Nam Tự Do - Toronto13. Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải PhóngViệt Nam - Toronto14. Phong Trào Thanh Niên Việt Nam Tự Do 15. Phong Trào Yểm Trợ Ủy Ban Quốc Tế Tự DoTôn Giáo cho VN - Toronto16. Trung Tâm Huấn Luyện Vovinam Việt VõĐạo - Toronto17. Trung Tâm Cộng Đồng Việt Nam Mississauga18. Trung Tâm Văn Bút Ontario

19. Báo Làng Văn

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 110: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

110 - Nam Quan Thương Hận

Hải phận bị tam phân ngũ liệt

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 111: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 111

Tuyên Cáo Của Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Tại Pháp

Ngày 27-12-2001, các hãng thông tấn Trung Quốc lẫn CSVN loan tin nhà cầm quyền Trung Quốc và CSVN đã làm lễ cắm mốc phân chia ranh giới Hoa - Việt tượng trưng cho việc dâng đất, nhượng lãnh hải cho Trung Quốc để thực thi Hiệp Ước Phân Định Biên Giới trên đất liền ký ngày 30-12-1999.- Đảng CSVN đã nhượng đất tại biên giới cũng như lãnh hải cho Trung Quốc.- Đảng CSVN phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc chuyển nhượng bất hợp pháp đất đai cũng như lãnh hải mà tổ tiên ta đã dày công xây dựng và bảo vệ.Xét rằng hành động nhượng đất cho ngoại bang là một hành đông bán nước, phản quốc. Các Hiệp Ước bán nước giữa hai đảng Cộng Sản Trung Quốc và Việt Nam không có giá trị đối với Quốc Dân Việt Nam. Cộng Đồng người Việt Hải Ngoại Tỵ Nạn trên toàn thế giới nói chung và tại Pháp nói riêng đồng chia xẻ nguyện vọng của đồng bào trong nước, cùng đồng thanh tuyên cáo:- Cực kỳ phản đối và tố cáo hành vi phản quốc của đảng Cộng Sản Việt Nam.- Cực lực lên án đảng CSVN mãi quốc cầu vinh làm tay sai, nhượng đất đai của tổ tiên cho ngoại bang.- Đảng CSVN là tội phạm của đất nước và cũng là kẻ thù của dân tộc Việt Nam.- Người Việt trong nước cũng như hải ngoại hãy cùng nhau hợp quần đứng lên ngăn chặn tội ác bán nước của đảng CSVN.- Cương quyết phủ nhận toàn văn những Văn Kiện và Hiệp Ước Bán Nước mà đảng CSVN đã ký kết với Trung Quốc.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 112: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

112 - Nam Quan Thương Hận

Quốc Dân Việt Nam tiếp nối truyền thống hào hùng của dân tộc Đại Việt vùng lên đấu tranh đòi lại quyền DÂN TỘC TỰ QUYẾT, giành lại quyền làm chủ đất nước. Có như vậy chúng ta mới cứu được nước, dân và không hỗ thẹn với tiền nhân đã đổ biết bao xương máu để bảo vệ giải giang sơn gấm vóc Việt Nam được toàn vẹn.Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại luôn luôn sát cánh cùng Đồng Bào Quốc Nội trong cuộc đấu tranh lịch sử này.Làm tại Paris, ngày 20 tháng 01 năm 2002

Khối Người Việt Hải Ngoại tại Pháp

PHONG TRÀO QUỐC DÂN VIỆT NAM HÀNH ĐỘNGVIETNAMESE PEOPLE’S ACTION MOVEMENTP.O Box 0185 Friendswood, TX 77546 Fax. 281-482-7925

Tuyên Cáo Lên Án CSVN Lén Lút Dâng Đất Cho Trung Cộng

Xét rằng:1. Tổ tiên ta qua hơn 4 ngàn năm dựng nước và giữ nước, đã tốn không biết bao nhiêu xương máu để bảo vệ lấy giang sơn của nước Việt;2. Biên giới Việt - Hoa đã được phân định rõ ràng từ nhiều trăm năm, từ thời nhà Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Đặc biệt, biên giới Việt - Hoa đã được Hiệp Ước Song Thương giữa nước Pháp và Trung Hoa ký vào năm 1885 đã nêu rõ ranh giới và lãnh hải của hai

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 113: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 113

nước Việt và Trung Hoa. Hiệp Ước này được tôn trọng bởi công pháp quốc tế;3. Ngày 14 tháng 9 năm 1958, Thủ Tướng CSVN là Phạm Văn Đồng thừa lệnh Hồ Chí Minh và Bộ Chính Trị đã lén lút dâng hai phần đất của tổ tiên là quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho Trung Cộng. Ngày 30/12/1999, CSVN lại lén lút ký Hiệp Định Biên Giới Việt - Hoa nhường một phần đất liền hơn 720 Km2 ở dọc biên giới cho Trung Cộng. Ngày 25/12/2000, CSVN tiếp tục gây thêm tội ác với dân tộc qua việc bí mật ký Hiệp Định Lãnh Hải Việt - Hoa mà trong đó CSVN nhường hơn phân nửa vịnh Bắc Việt cho Trung Cộng. Ngày 27/12/2001, CSVN chính thức tổ chức và công bố cho dân chúng Hiệp Định Biên Giới Việt - Hoa để thừa nhận chủ quyền của Trung Cộng trên những phần đất mà CSVN đã lén lút ký kết.Tuyên Cáo:Vì những hành động bán nước đó của ĐCSVN, PTQDVNHĐ long trọng tuyên cáo:1. Xin cùng hòa mình chung với toàn dân Việt tranh đấu để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải của nước Việt;2. Không công nhận những hiệp định bán nước của CSVN vì CSVN không đại diện cho dân tộc Việt Nam khi ký kết những hiệp ước này;3. Cực lực lên án hành động bán nước của CSVN cũng như hành động Trung Cộng xâm chiếm vào lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam. Nguyện cùng sát cánh với toàn dân tranh đấu giải thế chế độ Cộng Sản bán nước hại dân để dân Việt cùng sát cánh gìn giữ non sông của tổ tiên, phát triển và thịnh trị trong một chế độ Nhân Bản - Dân Chủ - Pháp Trị.

Làm tại Houston ngày 21 tháng 01 năm 2002.Thay mặt PTQDVNHDĐ,Ls. Hoàng Duy Hùng

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 114: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

114 - Nam Quan Thương Hận

Nơi gởi: Quý cơ sở khắp nơi trên thế giới để thông tin và thi hành.Quý cơ quan truyền thông báo chí.Hồ Sơ Lưu.

Thư Kháng Nghị Về Hiệp Ước Biên Giới Việt Trung

Ngày 19 tháng 1 năm 2002

Kính Gửi: Ngài Kofi Annan, Tổng Thư Ký LHQKính thưa Ngài,Nhân danh một thành viên trong cộng đồng nhân loại và nhân danh một người tù lương tâm Việt Nam, tôi gửi đến Ngài bức thư này để phản kháng hai hiệp ước biên giới trên bộ và trên biển Trung-Việt do nhà cầm quyền Trung Hoa và Việt Nam ký kết ngày 30/12/1999 và ngày 25/12/2000, và bắt đầu cắm mốc biên giới trên đất ngày 27/12/2001. Hai hiệp ước này đe dọa nghiêm trọng tới danh dự và quyền lợi của dân tộc Việt Nam và tới hòa bình ổn định trong khu vực Đông Nam Á.Hai hiệp ước biên giới Việt-Trung vừa được ký kết hoàn toàn đi ngược lại quyền lợi của nhân dân Việt Nam vì lần đầu tiên trong lịch sử hai hiệp ước này đã ảnh hưởng tới đường biên giới truyền thống của hai nước Trung Hoa và Việt Nam. Nhiều địa điểm mà hàng ngàn năm qua đã trở thành những phần lãnh thổ và lãnh hãi thân thương của nhân dân Viêt Nam nay đã nằm sâu trong lãnh thổ Trung Quốc.Hai hiệp ước biên giới này được ký kết bởi ban lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản không được nhân dân bầu lên một cách dân

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 115: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 115

chủ và tự do. Vài người trong số họ không giữ ngay cả một chức trách gì trong chính quyền. Quốc Hội, cơ quan nghe nói đã thông qua hiệp ước thứ nhất (tháng 6 năm 200), cũng không được bầu lên qua những cuộc bầu cử dân chủ, tự do và công bằng, do đó không đại diện cho nhân dân Việt Nam. Ngay cả những thể thức được ấn định trong Hiến Pháp cũng không được thực thi, cụ thể, hai hiệp ước không hề được đem ra thảo luận trên báo chí hay trong các phiên họp của Quốc Hội, và cũng không hề được ấn hành.Ngay chính bản Hiến Pháp cũng không được soạn thảo và ban hành theo đúng các thủ tục và tiến trình dân chủ, bao gồm tất cả các bản Hiến Pháp đã có của các năm 1960, 1976, 1980, 1992 và hiện nay. Người dân bị tước đoạt các quyền dân chủ căn bản, nhất là quyền tín nhiệm và bãi nhiệm những người lãnh đạo đất nước. Ngày nay họ lại bị tước đoạt ngay cả quyền có ý kiến về hai hiệp ước biên giới mà qua đó ban lãnh đạo cộng sản đã đem nhiều phần lãnh địa và lãnh hải quan trọng của tổ quốc ra đổi lấy độc quyền chính trị.Nhân dịp này, tôi xin phép được lưu ý Ngài về sự kiện là ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam, kể từ thập niên 1950 tới nay đã thường xuyên vi phạm và ngay cả xé bỏ các hiệp ước và công ước quốc tế mà họ đã ký kết: Hiệp Định Genève 1954, Hiệp Định Trung Lập Lào 1960, Hiệp Định Ba Lê 1973 (đươc LHQ và 13 nước ký bảo đảm nhưng miền Bắc Việt Nam vẫn xé bỏ và dùng quân sự xâm chiếm miền Nam tháng 4năm 1975), Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Văn Hóa, Xã Hội và Kinh tế, và Công Ước Quốc Tếù Về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà họ đã ký kết năm 1982.Những người cầm quyền không do dân bầu, bất hợp pháp, vi phạm luật pháp quốc tế như thế không có quyền đại diện nhân dân và quốc gia Việt Nam ký kết hiệp ước biên giới nhượng lãnh thổ cho bất cứ nước nào. Ngay cả trong những nước dân chủ những hiệp ước quan trọng như thế nếu không được đưa ra thảo luận công khai và trưng cầu dân ý cũng không có giá trị pháp lý.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 116: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

116 - Nam Quan Thương Hận

Do đó hai bản hiệp ước biên giới Việt-Trung vừa ký kết là hoàn toàn vô giá trị đối với nhân dân Việt Nam và bất hợp pháp đối với công pháp quốc tế. Nhân dân Viêt Nam không công nhận và không có trách nhiệm phải thi hành hai hiệp ước này.

Kính thưa Ngài Tổng Thư Ký,Trong diễn văn nhận giải thưởng Nobel Hoà Bình năm 2001, Ngài đã tuyên bố nếu các chính phủ coi thường pháp trị và vi phạm dân quyền thì “họ trở thành mối đe dọa không phải chỉ cho nhân dân họ, mà cho cả những nước láng giềng và đúng ra, cho toàn thế giới.ø” Ngài cũng cho rằng hiện nay chúng ta cần có những chính quyền “hợp pháp, dân chủ.’’ Ngài cũng ví việc “cứu một cô bé Afghanistan” là cứu chính con người. Tôi cảm phục và hoàn tòan chia xẻ quan điểm rộng lớn và nhân bản đó của Ngài và mong rằng quan điểm đó sẽ đem lại lợi ích cho mọi dân tộc. Quan điểm của Ngài, nếu được thực hiện, sẽ ảnh hưởng lớn lao tới 80 triệu nhân dân Việt Nam mà hơn một thế kỷ nay vẫn hằng trông đợi sớm thoát khỏi cảnh sống nghèo khổ, không có tự do, mất nhân phẩm và thoát khỏi một chế độ không dân chủ, bất hợp pháp.Kể từ ngày thành lập, LHQ đã đạt được những thành quả đáng kể trong việc gìn giữ ổn định, hòa bình và công lý trên toàn thế giới. Trong những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Ngài, LHQ đã đóng góp ngày càng có hiệu quả hơn vào việc xây dựng một đời sống tự do và nhân phẩm tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tôi hiểu rằng thế giới còn nhiều khó khăn và nhiều vấn đề nghiêm trọng chưa giải quyết được, và Ngài cùng các đồng sự của Ngài tại LHQ cần nhiều kiên nhẫn để tiếp cận các vấn đề thế giới một cách khéo léo và tế nhị. Tuy nhiên nhân loại đã tiến bộ đủ, thời gian đã bị lãng phí nhiều, tôi tin rằng đã đến lúc để cho mỗi con người đuợc quyền có cơ hội sống trong no ấm, hoà bình tự do và nhân phẩm. Tôi tin rằng nếu mọi người có lương tri trên thế giới quyết tâm ngăn chặn những hành động lạm dụng quyền lực vi phạm tự do nhân phẩm của người dân và vi phạm công pháp

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 117: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 117

quốc tế thì chúng ta sẽ bảo vệ được con người và nhân loại sẽ được sống trong hòa bình và công lý.Chính trong tinh thần đó mà tôi, cùng với đồng bào của tôi, đã phản đối hai hiệp ước biên giới Trung-Việt do các chính quyền bất hợp pháp, không do dân cử ký kết, hoàn toàn không có sự chấp thuận của nhân dân và tác hại đến danh dự và quyền lợi của quốc gia chúng tôi.Tôi tin rằng cũng chính trong tinh thần đó mà Ngài đã khẳng định trong diễn văn nhận giải thưởng Nobel Hoà Bình rằng một trong ba mục tiêu ưu tiên của LHQ trong thời gian tới là xúc tiến dân chủ trên toàn thế giới. Tôi hoan ngênh mục tiêu này và tin tưởng rằng Ngài sẽ hỗ trợ cho nhân dân chúng tôi sớm thiết lập được nền dân chủ tại Việt Nam vì tự do nhân phẩm của mỗi người dân Việt Nam hôm nay và ngày mai và vì hoà bình ổn định trong khu vực.

Trân trọng cám ơn và kính chào Ngài.Đoàn Viết HoạtTù Nhân Lương Tâm Việt Nam

Phụ bản gửi:Các Nhà Lãnh Đạo các Chính PhủChủ Tịch Ủy Ban Âu ChâuTổng Thư Ký ASEANHải ngoại, ngày 21 tháng 01 năm 2002

TỘI DANH BÁN NƯỚC.

Dâng đất ngoại bang,lũ giặc Hồ,Cộng sản nguyên hình bọn vong nô.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 118: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

118 - Nam Quan Thương Hận

Đất liền trăm dặm PHIÊU dâng cắt,Hải đảo Trường Sa MẠNH nạp tô,Đâu Ải Nam Quan Từng ngạo nghễ,Hoàng Sa chiến tích chửa xa mờ (1)Non sông gấm vóc lần thu hẹp,Bởi bọn BẤT LƯƠNG, lũ tội đồ. Không có gì hơn đất nước nhà (2)Gia tài để lại của ông cha,Công lao gây dựng bằng xương, máu,Sự nghiệp giữ gìn bở thịt, daKhông mở mang ra thêm khắp chốnCũng đừng cắt đất nhượng người taMuôn đời Lịch Sử sau ghi chép: Cộng Việt cắt dâng đất cộng HoaTrần Việt Yên, San Jose

Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc và Xây Dựng Dân Chu?

Movement To Unite The People And Build Democracy

OVERSEAS OFFICE11923 Roseglen st., El monte, CA 91732 - USA

Tel & Fax : (626) 279 - 7282Website: WWW.PTTNDT.ORG - Email: [email protected]

Hải ngoại, ngày 21 tháng 01 năm 2002

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 119: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 119

Kháng Thư

Cực lực phản kháng chánh sách Bắc Kinh xâm lấn lãnh thổ Việt Nam Lên án nhà cầm quyền và đảng Cộng Sản Hà Nội tự nguyện hiến dâng lãnh thổ cho Tàu để mưu cầu tồn tại

Kính gởi: Ngài Kofi Annan, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc

Trân trọng kính trình Ngài Tổng Thư Ký LHQ, Năm 1954, Hà Nội chấp nhận giải pháp chia đôi Việt Nam để thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc theo chủ trương của Đệ Tam Quốc Tế, phản bội những hy sanh lớn lao của toàn dân đóng góp cho công cuộc chống thực dân giành độc lập dân tộc.Ngày 04-09-1958, Bắc Kinh ra bản Tuyên bố qui định lãnh hải của Trung Quốc bao gồm cả các quần đảo Hoàng Sa (Paracels) và Trường Sa (Spatley) của Việt Nam. Ngày 14-9-1958, Phạm Văn Đồng, trong cương vị Thủ Tướng chánh phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, đã long trọng xác nhận chủ quyền của Bắc Kinh bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.Ngày 11-01-1974, Trung Cộng dùng hải quân xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa (Paracels), trắng trợn xâm phạm chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa. Hà Nội vì đã nhìn nhận chủ quyền của Bắc Kinh trên quần đảo này nên hoàn toàn không có phản ứng.Ngày 30-12-1999, Nhà nước Hà Nội đã tự động cắt đất liền hiến dâng cho Tàu 800 km2 dọc theo biên giới hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.Ngày 25-12-2000, Hà Nội ký với Bắc Kinh hiệp định về vịnh Bắc Việt và những qui định về phạm vi đánh cá giữa hai nước, theo đó, kể từ nay, Việt Nam giữ được chủ quyền trên 53,23% lãnh hải, còn Tàu chiếm được 46,77%.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 120: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

120 - Nam Quan Thương Hận

Trước đó, năm 1887, Pháp và Tàu nhà Thanh ký kết hiệp ước về lãnh hải thì Việt Nam giữ được 62% chủ quyền, Tàu 38%.Đối chiếu Hiệp Ước Pháp-Thanh, ngày nay Việt Nam mất cho Tàu 11.000 km2 về lãnh hải chạy từ vịnh Bắc Việt xuống đến Trường Sa, vùng có nhiều dầu hỏa, khí đốt và hải sản.Bắc Kinh lúc nào cũng tìm cơ hội thực hiện âm mưu đen tối nhằm lấn chiếm phía Nam để khống chế Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương. Về phía Cộng Sản ở Việt Nam, Hà Nội trước sau tuyệt đối trung thành với Cộng sản quốc tế, nhận thiệt thòi hơn là để mất chủ nghĩa xã hội, chủ trương hiến dâng lãnh thổ và lãnh hải cho Bắc Kinh để duy trì quyền lực, tiếp tục tham nhũng. Chấp nhận lệ thuộc ngoại bang vì ý thức hệ đã làm cho người Cộng Sản cầm quyền ở Việt Nam bị biến chất, mất hết Việt tính. Suốt qua các triều đại quân chủ, Việt Nam không hề để bị mất đất cho Tàu.I. Sự Kiện Xác Định Chủ Quyền Lãnh Thổ và Lãnh Hải của Việt Nam1. Từ trước khi Pháp tớiTừ khi thu hồi độc lập vào thế kỷ thứ X, Việt Nam vẫn thường bị nước Tàu dòm ngó, xâm chiếm, hăm dọa, quấy nhiễu, nhưng lúc nào Việt Nam cũng đẩy lui được ngoại xâm và giữ gìn nguyên vẹn bờ cõi.Nhìn lại quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, quả thật Việt Nam là một dân tộc anh hùng, bất khuất trước bạo lực xâm lược bất kỳ từ đâu tới.Về lãnh thổ, khi đất nước Việt Nam trải dài đến mũi Cà Mau thì chiều dài của Việt Nam được tính từ ải Nam Quan đến tận mũi Cà Mau, bao gồm các quần đảo ở biển Đông như Hoàng Sa và Trường Sa, các quần đảo ở phía Nam và trong vịnh Xiêm La.Theo quan niệm về chủ quyền lãnh thổ thì phần đất ấy phải trực thuộc chủ quyền của một Nhà Nước có khả năng duy trì sự kiểm soát, bảo vệ liên tục phần đất của mình. Riêng đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quan niệm về chủ quyền này vẫn có thể áp dụng được hoàn toàn. Thật vậy, các vuachúa nhà Nguyễn

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 121: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 121

đã cho thiết lập những quan hệ chặt chẽ và thường xuyên có tính cách hành chánh, quân sự, tài chánh và văn hóa với các quần đảo này. Năm 1634, một chiếc tàu quốc tịch Hoà Lan bị chìm tại Hoàng Sa. Thuyền trưởng và thủy thủ được quan chức chánh quyền tỉnh Quảng Nam, dưới thời Chúa Sải, giúp đỡ và cho trở về.Năm 1702, dưới thời Chúa Minh Nguyễn Phước Chu, và từ đó về sau, nhà vua cho tổ chức Đội Hoàng Sa có nhiệm vụ tuần tiểu hải phận xứ Đàng Trong, kiểm soát các thương thuyền, thu thuế và thu lượm sản vật trên quần đảo Hoàng Sa đem về nộp cho triều đình Phú Xuân.Năm 1802, thời Gia Long vẫn duy trì lực lượng tuần dương cũ là Đội Hoàng Sa.Năm 1816, Vua Gia Long thân chinh tiếp nhận quần đảo Hoàng Sa và cho thượng quốc kỳ ngay tại đảo.Năm 1820, Vua Minh Mạng thường sai “thuyền công đến Hoàng Sa dò hải trình.”Năm 1835, Vua Minh Mạng truyền lập miếu Hoàng Sa, dựng bia đá và tấm bình phong.Ngày 07 tháng 09 năm 1951, tại Hội Nghị Hòa Ước San Francisco về Nhựt Bổn sau khi Thế Chiến II chấm dứt, qui tụ 51 quốc gia tham dự, Thủ Tướng Trần Văn Hữu, Trưởng Phái Đoàn Quốc Gia Việt Nam, trong bài phát biểu đã công khai và long trọng tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Tất cả 51 quốc gia tham dự không có một quốc gia nào phản đối hoặc khiếu nại.Cần nhớ rằng từ trước Thế Chiến II khi phát biểu hoặc viết về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thường người ta chỉ dùng một danh xưng Hoàng Sa (bãi cát vàng hoặc cồn vàng) để chỉ chung cả hai quần đảo (Hoàng Sa và Trường Sa).

2. Quan điểm của Tàu về Hoàng Sa và Trường SaTrung Cộng thực hiện tham vọng bá quyền, muốn thôn tính hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhưng tìm cách đánh lạc hướng

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 122: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

122 - Nam Quan Thương Hận

dư luận quốc tế. Bắc Kinh biện minh cho mưu đồ xâm lược của mình bằng cách giải thích Hoàng Sa (Tàu gọi là Tây Sa) và Trường Sa (Tàu gọi là Nam Sa) vốn từ lâu là một phần lãnh thổ của Trung Hoa (Dân Quốc) nhưng đã bị Nhựt Bổn xâm chiếm trong Đệ II Thế Chiến và đã được chánh phủ Trung Hoa Dân Quốc thu hồi sau khi Nhựt đầu hàng. Sự biện minh của Trung Cộng đã được Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) gián tiếp ủng hộ và phụ họa.Sự tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Trung Cộng đối với Việt Nam chỉ xảy ra từ sau Hội Nghị San Francisco khi Mao Trạch Đông đã thiết lập được chế độ Cộng Sản trên Trung Hoa lục địa (01-10-1949).Ngày 15-08-1951, Châu Ân Lai tuyên bố vì bất mãn bị Huê Kỳ gạt ra ngoài không cho tham dự Hội Nghị San Francisco: “Chánh Phủ Nhân Dân Trung Ương nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa một lần nữa tuyên bố: Nếu không có sự tham dự của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa trong việc chuẩn bị, soạn thảo và ký một hòa ước với Nhựt Bổn thì dù nội dung và kết quả của một hiệp ước như vậy có như thế nào, Chánh Phủ Nhân Dân Trung Ương cũng coi hòa ước ấy hoàn toàn bất hợp pháp, và vì vậy vô hiệu.”Tuy ý muốn nêu lên trước thế giới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc phần lãnh thổ của Tàu nhưng Châu Ân Lai lại không đưa ra được một dẫn chứng nào dù nhỏ để thuyết phục dư luận thế giới về chủ quyền của mình trên vùng biển ấy.Còn Châu Ân Lai cho rằng Hòa Ước San Francisco vì không có Tàu tham dự là “bất hợp pháp” thì lại là một vấn đề khác, hoàn toàn không chủ yếu nhằm vào chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa.Năm 1945, Hội Nghị Potsdam dự liệu phương thức giải giới quân đi Nhựt, theo đó, Đông Dương từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc thuộc thẩm quyền của Trung Hoa Dân Quốc (tướng Lư Hán), còn từ vĩ tuyến 16 vào Nam thuộc thẩm quyền của Anh-Ấn Độ.

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 123: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 123

Hoàng Sa nằm ở vĩ tuyến 16 nên căn cứ quân sự Nhựt ở đây do Trung Hoa Dân Quốc tiếp thu. Nhưng nhiệm vụ của Trung Hoa Dân Quốc ở Việt Nam chấm dứt vào cuối tháng 08 năm 1946, để sau đó quân đi Pháp tiếp tục theo thỏa ước giữa Pháp và Trung Hoa ký ngày 28-02-1946. Như vậy, khi quân đi Trung Hoa Dân Quốc đổ bộ lên quần đảo Hoàng Sa để giải giới quân Nhựt theo qui định của Hội Nghị Potsdam mà lại tự cho là hành động thu hồi lãnh thổ, và được Trung Cộng sau này dùng làm luận cứ để tranh chấp chủ quyền là một sự việc hoàn toàn bất hợp pháp.Còn Trường Sa thì lại hoàn toàn thuộc thẩm quyền của chánh phủ Anh và Ấn Độ.Về thời gian, Trung Hoa Dân Quốc đổ bộ lên quần đảo từ tháng 12-1946 và 01-1947 là vi phạm hiệp ước quốc tế bởi nhiệm vụ của họ phải được kết thúc vào tháng 08-1946.Như vậy, việc có mặt của họ trên quần đảo của Việt Nam trong trường hợp này là hành động xâm lược trắng trợn. Vả lại, Hội Nghị Potsdam hoàn toàn không đề cập đến chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Như vậy, mặc nhiên Việt Nam vẫn được quốc tế công nhận chủ quyền trên phần lãnh thổ này.3. Sự liên tục về chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa, ngay dưới thời Pháp thuộc cho đến 30-04-1975a. Dưới thời Pháp thuộcĐúng theo quan niệm về chủ quyền theo luật học, Hoàng Sa và Trường Sa luôn luôn là lãnh thổ của Việt Nam. Việc hành sử chủ quyền trên phần lãnh thổ này hoặc do chánh quyền Pháp, hoặc do Nam Triều. Và sau 07-1954, Việt Nam Cộng Hòa là quốc gia chủ quyền.Ngày 15-06-1932, Toàn Quyền Đông Dương ký Nghị Định số 156-SC thiết lập tổ chức hành chánh tại quần đảo Hoàng Sa vì đảo này đã được hải quân Pháp kiểm soát năm 1930. Ngày 19-07-1933, B Ngoại Giao Pháp ban hành mt thông tư xác nhận hải quân Pháp chiếm đóng một số hải đảo thuộc quần đảo Trường Sa (cả Trường Sa gồm tất cả 6 hải đảo).

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 124: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

124 - Nam Quan Thương Hận

Ngày 21-12-1933, Thống Đốc M.J. Krautheimer ký sáp nhập Trường Sa và các đảo phụ cận vào địa phận tỉnh Bà Rịa.b. Dưới triều Bảo ĐạiNgày 30-03-1938 (nhằm ngày 29 tháng 2 năm Bảo Đại thứ 13), Vua Bảo Đại ký Dụ số 10 xác nhận quần đảo Hoàng Sa thuộc về chủ quyền nước Nam đã lâu đời và dưới các tiền triều, các quần đảo ấy thuộc về địa hạt tỉnh Nam Ngãi, nhưng từ nay Hoàng Sa trực thuộc Thừa Thiên cho được thuận tiện hơn.Ngày 05-05-1939, Toàn Quyền J. Brévié ký nghị định tu chính Nghị Định số 156-SC ngày 15-06-1932 qui định về nhiệm vụ và lương bổng cho nhân viên hành chánh đặc trách về Hoàng Sa.c. Dưới thời Việt Nam Cộng HòaNgày 13-07-1961, Tổng Thống Ngô Đình Diệm ký Sắc Lệnh số 174-NV đặt quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và thành lập tại quần đảo này một xã lấy tên là xã Định Hải trực thuộc quận Hòa Vang.Qua thời Đệ II Cộng Hòa, ngày 06-09-1973, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm ban hành Nghị Định số 420-BNV/HCDP/26 (do Tổng Trưởng Nội Vụ Lê Công Chất ký) sáp nhập Trường Sa và các đảo phụ cận vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.II. Phản ứng của Việt Nam Cộng Hòa xác nhận chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa khi bị Trung Cộng gởi hải quân tấn công ngày

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 125: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 125

11-01-1974

Hình của http://www.Vietnamenavy.comThực hiện tham vọng bá quyền, Trung Cộng gởi 11 chiến đỉnh thuộc nhiều loại, trọng lượng và trang bị khác nhau tấn công thẳng vào lực lượng hải quân của Việt Nam Cộng Hòa có nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Hoàng Sa. Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa đưa ra một bản Tuyên Cáo cực lực lên án Trung Cộng có hành vi xâm phạm trắng trợn vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa và đồng thời vạch trần trước dư luận quốc tế chánh sách bành trướng đế quốc mà Trung Cộng liên tục theo đuổi đã được biểu l qua cuộc thôn tính Tây Tạng, xâm lăng Đại Hàn và Ấn Độ trước kia. Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cho rằng việc Trung Cộng xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền và an ninh của Việt Nam Cộng Hòa mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn định của Đông Nam Á và

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 126: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

126 - Nam Quan Thương Hận

toàn thế giới. Nạn nhân của một nước lớn xâm lăng, Việt Nam Cộng Hòa kêu gọi toàn thể các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình trên thế giới hãy cương quyết lên án các hành vi chiến tranh thô bạo của Hán Cộng nhằm vào một quốc gia độc lập và có chủ quyền để buộc Hán cộng phải tức khắc chấm dứt các hành động nguy hiểm đó.Làm ngơ để cho Hán đế tự do tiến hành cuộc xâm lấn trắng trợn này là khuyến hích kẻ gây hấn tiếp tục theo đuổi chánh sách bành trướng của chúng và sự kiện này đe dọa sự sống còn của những nước trong vùng Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương.Qua ngày 14-02-1974, chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa ra tiếp một bản Tuyên Cáo, một lần nữa lên án những hành động xâm lược thô bạo của Bắc Kinh, đồng thời xác định lại chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng bày tỏ quyết tâm bảo vệ các quần đảo ấy là phần lãnh thổ bất khả phân của mình.

Kính thưa Ngài,Cho đến ngày 30-04-1975 (ngày Hà Nội cưỡng chiếm Miền Nam), qua các chế độ khác nhau, lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam được chánh quyền Việt Nam không Cộng Sản giữ gìn, bảo vệ nguyên vẹn, không nhượng một tấc đất, một tấc biển cho ngoại bang. Trong lúc đó, chánh quyền Cộng Sản Hà Nội lần lượt hiến dâng lãnh thổ và lãnh hải cho Trung Cộng trong tinh thần tôn trọng nước lớn phe xã hội chủ nghĩa nhằm mưu cầu hậu thuẫn để tồn tại.Ngày nay, Hà Nội cai trị cả nước đã đem đất đai, sông ngòi, biển cả hiến dâng cho Trung Cộng thêm nhiều nữa. Hành vi này hoàn toàn trái ngược với truyền thống bất khuất dựng nước và giữ nước của tổ tiên Việt Nam. Khi làm điều này, đảng Cộng Sản và nhà nước Cộng Sản Hà Nội đã trắng trợn phản bội biết bao sự hy sinh trong sự nghiệp giữ nước của nhân dân Việt Nam. Chúng tôi, Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc & Xây Dựng Dân Chủ, cực lực lên án những hành động hiến dâng lãnh thổ cho Trung Cộng

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 127: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 127

nhằm thực hiện những âm mưu đen tối cho riêng đảng Cộng Sản, bất cần đến đất nước và dân tộc.Chúng tôi cực lực tố cáo trước dư luận thế giới những hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Bắc Kinh. Cho đến nay, Trung Cộng không dẫn chứng được chủ quyền của mình trên vùng biển và hải đảo thuộc Việt Nam một cách hợp pháp, mà chỉ xâm lăng một nước độc lập, có chủ quyền một cách thô bạo, vi phạm đến Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và các công ước quốc tế mà Bắc Kinh đã tham gia.Chúng tôi phản đối trường hợp Bắc Kinh được Hà Nội trung thành với Cộng sản quốc tế, thỏa thuận ký kết hiến dâng lãnh thổ vì đây vẫn là một trường hợp hoàn toàn bất hợp pháp.Mọi văn kiện do Hà Nội ký kết ngày nay đều hoàn toàn không có giá trị đối với nhân dân Việt Nam, bởi nhà cầm quyền Hà Nội không thật sự đại diện nhân dân Việt Nam, mà đó chỉ là sản phẩm của đảng Cộng Sản. Mà đảng Cộng Sản lại không do nhân dân chọn lựa nên đảng Cộng Sản hoàn toàn không có cơ sở pháp lý một quốc gia của nhân dân Việt Nam. Tất cả mọi văn kiện do Hà Nội ký kết hoặc ban hành ngày nay sẽ bị một chánh quyền Việt Nam dân chủ pháp trị hiến định ngày mai hủy bỏ hoàn toàn.Chúng tôi tha thiết, vì nền an ninh và sự phát triển chung của vùng Nam Thái Bình Dương, kêu gọi các quốc gia trong vùng, đặc biệt là Úc và Tân Tây Lan, hãy đứng lên vận động khối ASEAN, Nhựt, Đại Hàn, Đài Loan thành lập một tổ chức có khả năng quân sự để phòng thủ địa phương chống lại mọi âm mưu xâm lược bất cứ từ đâu tới, theo tinh thần Tổ Chức Liên Phòng Đông Nam Á ngày xưa (SEATO). Một tổ chức có khả năng phòng thủ quân sự như vậy ra đời sẽ giúp các quốc gia thành viên yên ổn nỗ lực phát triển, trao đổi và hội nhập vào sự thạnh vượng toàn cầu ngày nay.

Trân trọng cám ơn và kính chào Ngài.

Đại Diện Văn Phòng Hải Ngoại PTTNDT & XD DC

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 128: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

128 - Nam Quan Thương Hận

Trần Văn Lâm

Phụ bản kính gởi:- Các quốc gia thuộc Hiệp Hội ASEAN- Các chánh quyền và cơ quan truyền thông quốc tế“Để xin ủng hộ nguyện vọng chánh đáng của nhân dân Việt Nam”- Các tổ chức trong và ngoài chánh quyền tại Việt Nam“Để phản kháng”- Các cơ quan truyền thông Việt Nam“Để xin phổ biến đến đồng bào trong nước và hải ngoại”

Đại Việt Cách Mạng ĐảngNhân Bản - Dân Chủ - Thịnh Vượng

Tuyên CáoNhận định rằng sự im lặng của tập đoàn Cộng Sản Việt Nam trước việc Trung Cộng chiếm đóng hai hòn đảo Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1982 cho tới nay là sự đồng thuận với văn kiện ký kết ngày 14 tháng 9 năm 1958 bởi Phạm Văn Đồng công nhận bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 của Trung Cộng quyết định về hải phận vùng Vịnh Bắc Bộ.

Nhận định rằng việc ký kết Hiệp Định Biên Giới Trên Bộ, ngày 30 tháng 12 năm 1999, dâng cho Trung Cộng hơn 720 km2 diện tích; và Hiệp Ước Vịnh Bắc Bộ, ngày 25 tháng 12năm 2000, dâng cho Trung Cộng khoảng 10% hải phận giữa Đảng Cộng Sản Việt Nam và Đảng Cộng Sản Trung Cộng là hành động bán nước cầu vinh của tập đoàn tham nhũng Cộng Sản Việt Nam.

Nhận định rằng hành động lén lút che dấu, không cả dám công

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 129: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 129

khai nội dung của những bản Hiệp Định ra trước toàn dân Việt Nam cho thấy dã tâm bán nước của tập đoàn tham nhũng Cộng Sản Việt Nam cùng với một Quốc Hội bù nhìn do Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ định.

Nhận định rằng nhiều địa danh của Việt Nam như Ải Nam Quan, thác Bản Giốc nay đã thuộc về Trung Cộng là chứng cớ xác thực về việc mại quốc cầu vinh của tập đoàn tham nhũng Cộng sản Việt Nam.

Đại Việt Cách Mạng Đảng cực lực lên án hành vi bán nước, hành vi đặt quyền lợi của tập đoàn tham nhũng Cộng Sản Việt Nam lên trên quyền lợi Tô? Quốc và Dân Tộc.

Đại Việt Cách Mạng Đảng cương quyết gìn giữ mọi tấc đất do các bậc tiền nhân dầy công gây dựng sơn hà mà mọi con dân Việt Nam đều phải có bổn phận bảo vệ.

Đại Việt Cách Mạng Đảng cương quyết tham gia, hỗ trợ mọi hành động đưa đến việc giải thể chế độ bạo quyền Cộng Sản Việt Nam để tiến tới việc vô hiệu hóa những văn kiện bán nước này.

Hoa Thịnh Đốn, ngày 20 tháng 1 năm 2002

Chủ Tịch Ban Chấp Hành Trung Ương ĐVCM ĐảngHà Thúc Ký

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 130: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

130 - Nam Quan Thương Hận

Vònh Haï Long

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 131: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 131

Q U Y Ế T N G H ỊCỦA TOÀN KHỐI DÂN CỬ VIỆT NAM CỘNG HÒA

Về việc Cộng sản Việt Nam và Trung Cộng ký Hiệp ước Biên giới

Toàn dân Việt Nam ở trong nước và hải ngoại vô cùng phẫn nộ trước các hành động bán nước, hại dân của tập đoàn lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đã dâng hiến cho quan thầy Trung Cộng một số lãnh địa, lãnh hải và hải đảo vốn là cơ nghiệp quý báu của Tổ tiên đã dầy công xây dựng và gìn giữ.

Từ năm 1958 đến năm 2000, lợi dụng độc quyền lãnh đạo đất nước, Cộng sản Việt Nam đã ngang nhiên ký kết với Trung Cộng một số mật ước:

Công hàm ngày 14/09/1958 của Phạm văn Đồng, Thủ tướng Cộng sản Bắc Việt, gởi cho Chu ân Lai, Tổng lý Quốc vụ viện Trung Cộng, công nhận chủ quyền của Trung Cộng trên các quần đảo Hoàng Sa (Paracels) và Trường Sa (Spratleys).

Hai hiệp định về biên giới Hoa Việt trên đất liền và lãnh hải của hai nước tại Vịnh Hạ long ký kết ngày 30/12/1999. Hai hiệp định này đã được Quốc hội bù nhìn Cộng sản Việt nam phê chuẩn ngày 09/06/2000, nhưng không được công bố để tường trình nhân dân Việt nam như đã qui định trong Hiến pháp 1992 do chính Cộng sản Việt nam ban hành.  

Tuân lệnh bọn Trung cộng, Cộng sản Việt nam ngày 25/12/2001 đã công khai tổ chức lễ cắm mốc biên giới mới lấn sâu vào lãnh thổ Việt nam độ 5 ki-lô-mét so với biên giới Hoa Việt do Pháp ký

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 132: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

132 - Nam Quan Thương Hận

kết với Trung Hoa năm 1885.

Trong thời gian chiếm đoạt quyền hành bằng bạo lực từ năm 1945 đến nay, Cộng sản Việt nam đã nhiều lần phạm tội bán nước và bội ước:

Ngày 06/03/1946, Hồ chí Minh đã ký kết với Marius Moutet, Tổng Trưởng Bộ Thuộc địa Pháp, Thỏa hiệp án (Vivus Vivendi) rước quân đội Pháp đổ bộ vào Bắc Việt để tiện tiêu diệt các đảng phái quốc gia yêu nước.

Ngày 20/07/1954, Cộng sản Việt nam đã ký kết với Pháp hiệp định Geneve chia đôi đất nước Việt nam. Nhưng Cộng sản Việt nam đã không tôn trọng hiệp định này và công khai mở cuộc chiến xâm lăng miền Nam Việt nam. Sau đó Cộng sản Việt nam đã ký kết và xé bỏ ngay Hiệp định Ba lê ký ngày 27/03/1973.Ngày nay Bộ Chính trị Cộng sản Việt nam lại cắt khoảng 1000 ki-lô-mét vuông đất và 15000 ki-lô-mét vuông lãnh hải để dâng hiến cho Trung Cộng.

So sánh các hiệp định do hai đảng Cộng sản Việt Nam và Trung hoa vừa ký kết mới đây với hiệp ước biên giới và lãnh hải do Nhà nước Bảo hộ Pháp ký kết với Triều đình Mãn Thanh năm 1885 và 1887, một phần quan trọng lãnh thổ, lãnh hải và hải đảo của Việt nam đã lọt vào tay Trung Cộng. Không thể chối cải một sự thật đau lòng, Cộng sản Việt nam đã bán đứng đất nước, trong lúc suốt chìu dài lịch sử 4885 năm dựng nước và giữ nước, trải qua 1000 năm Bắc thuộc và 100 năm Pháp thuộc, Tiền nhân ta đã hy sinh biết bao xương máu để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, không để mất một tấc đất. Cộng sản Việt Nam không thể chối cãi tội phản quốc vô tiền khoáng hậu của bọn chúng trong lịch sử dân tộc

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 133: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 133

Việt.

Vì lương tâm và trách nhiệm của người Việt nam, và với tư cách dân cử Việt nam Cộng Hòa trước 1975, toàn khối dân cử gồm có Nghị sĩ, Dân biểu, Nghị viên các Hội đồng Đô Tỉnh Thị VNCH đồng thanh

QUYẾT NGHỊ :

1. Phủ nhận tính hợp pháp và chính đáng của chế độ Cộng sản Việt nam, một chế độ độc tài được xây dựng bằng bạo lực chà đạp nhân quyền, cai trị bằng khủng bố, và liên tiếp vi phạm các hiệp định quốc tế.2. Tuyên bố vô giá trị đối với nhân dân Việt Nam và toàn thể Thế giới các hiệp ước do đảng Cộng sản Việt nam đã ký kết với Trung Cộng để dâng hiến lãnh thổ, lãnh hải và hải đảo cho quan thầy phương Bắc vì chế độ Cộng sản tại Việt nam không do toàn dân tự do bầu cử mà chỉ bị áp đặt bằng bạo lực.3. Cực lực lên án tập đoàn lãnh đạo Cộng sản Việt nam đã phạm các tội ác phản quốc, bán nước, hại dân. Các tội ác này phải được xét xử sau khi chế độ Cộng sản Việt nam bị sụp đổ.4. Khẩn thiết kêu gọi toàn thể đồng bào quyết liệt đứng lên làm lịch sử, xóa bỏ chế độ Cộng sản Việt nam phản dân hại nước hiện nay đang thống trị Việt nam bằng sắt máu và tù đày.5. Thỉnh cầu Liên hiệp quốc và các quốc gia dân chủ tự do trên Thế giới ghi nhận quyết nghị này của toàn thể Khối Dân cử của nhân dân Cộng hòa Việt nam.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 134: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

134 - Nam Quan Thương Hận

Làm tại Tiểu bang California, ngày 01/02/2002.

CÁC CƠ CHẾ KHỐI DÂN CỬ VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐỒNG KÝ:  Thượng Nghị Viện

Hạ nghị viện Hội đồng Đô Tỉnh Thị

S Nguyễn duy TàiNS Ngô văn Nhâm NS Hoàng xuân HàoNS Nguyễn văn Ân NS Trần tấn ToanNS Nguyễn văn Nhuệ

DB Nguyễn bá Cẩn   DB Phạm văn Út                 DB Nguyễn thị Hai DB Trần thị Hoa tự Phấn         DB Nguyễn thị Lý DB Trần văn Ân

NV Phó thái GiaNV Vũ hiếu ChươngNV Diệp a DziêngNV Hoàng gia KỳNV Nguyễn bá LinhNV Phạm chí LinhNV Trương chánh LộcNV Trần Tuấn NV Wòng chánh Sènh

Haï Vieän Haï Vieän Haï VieänDB Nguyễn quốc Biền DB Lý xìu Cóng DB Vũ CôngDB Nguyễn văn CửDB Nguyễn đắc DậnDB Võ mạnh ĐôngDB Lê văn Diện

DB Trần LộcDB Nguyễn đình LýDB Vũ công MinhDB Trương văn NguyênDB Bùi văn NhânDB Trần minh Nhựt

DB Nguyễn văn Tiết DB Vũ văn QuýDB Ma ThấtDB Phan ThiệpDB Nguyễn hữu ThờiDB Trần thắng ThứcDB Nguyễn văn Tiết DB Lê tấn

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 135: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 135

DB Phạm ngọc HợpDB Diệp văn Hưng

DB Dương minh KínhDB Dương vy Long

DB Phàn công PhúDB Nguyễn phước Quang

TrạngDB Trương vi Trí DB Phạm văn TrọngDB Mã Xái

Résolution de la Communauté Vietnamienne de Belgique sur les accords frontaliers sino-vietnamiens

La Communauté Vietnamienne de Belgique rappelant que :les 30 décembre 1999 et 25 décembre 2000, la République Populaire de Chine et la République Socialiste du Vietnam ont signé un traité sur la frontière terreste et deux accords sur les territoires maritimes, au détriment du Vietnam.Ces traité et accords ont été conclus après vingt réunions secrètes, ont été signés secrètement et ont été approuvés sans débats publics par le Parlement fantôche.Le gouvernement communiste vietnamien n’a pas osé officialiser ces traité et accords par voie de presse ou de télévsion, mettant le Peuple Vietnamien devant le fait accompli: la trahison des intérêts fondamentaux de la Patrie le gouvernement et le Parlement communistes vietnamiens ne sont pas représentatifs du Peuple Vietnamien : ni l’un ni l’autre n’a été élu démocratiquement. L’un et l’autre sont illégitimes et ne peuvent prétendre à aucun droit de signer, au nom du Peuple Vietnamien, quelque traité ou accord que ce soit, portant atteinte aux droits territorriaux du Vietnam.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 136: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

136 - Nam Quan Thương Hận

Déclare solenellement que le territoire national et les frontières maritimes appartiennent au Peuple déclare solenellement que ces traité et accords sont totallement invalides, indéniablement illégaux vis-à-vis des lois internationales et représentant une menace réelle pour la paix et la stabilité dans le Sud-Est Asiatique.

Rejette catégoriquement ces traité et accords, n’assume aucune responsabilité dans leur application et conserve tous les droits de défendre l’intégrité du territoire vietnamien par tous les moyens demande aux Nations Unies, aux gouvernements de tous les pays, et à l’opinion publique mondiale, de soutenir la formation d’un régime démocratique et légitime au Vietnam, garant de la stabilité et de la paix dans cette partie du monde.Fait à Bruxelles, le 28 octobre 2001.LE Huu DaoCoordinateur

BIỂU TÌNH TỰ PHÁT PHẢN KHÁNG BẠO

QUYỀN CSVN BÁN NƯỚC CHO TRUNG CỘNG TẠI THỦ PHỦ TỴ NẠN * * *

Little Saigon 20-01-02: Theo nguyện vọng chính đáng của đại đa số Đồng Bào Đồng Hương tại Miền Nam California, Thủ Phủ Tinh Thần của Người Việt Quốc Gia Ty. Nạn Cộng Sản trên Toàn Thế Giới, mong muốn có”MỘT CUỘC BIỂU PHẢN KHÁNG BẠO QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐÃ PHẢN BỘI TỔ QUỐC: BÁN NƯỚC CHO TRUNG CỘNG”bằng cách tự ý lén lút cắt hàng ngàn Kilômét-vuông đất đai tại biên giới phía bắc và hàng ngàn Kilômét-vuông các hải đảo Hoàng Sa,

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 137: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 137

Trường Sa, thềm lục địa, lãnh hải cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam là Trung Cộng. Một cuộc biểu tình tự phát đã được cấp thời tổ chức tại Đại Lộ Bolsa (Khu Phước Lộc Thọ và chợ 99), Thành Phố Westminster, Quận Cam, vào lúc 1 giờ trưa ngày Chúa Nhật 20-01-2002, và đã có trên năm ngàn Đồng Bào Đồng Hương đến tham dự.Điều đáng mừng là cuộc biểu tình đã được Quý Vị Lãnh Đạo Tinh Thần các Tôn Giáo; Hội Đồng Liên Tôn; các Cơ Quan Truyền Thông: Truyền Hình, Truyền Thanh, Báo Chí; các Cơ Chế Cộng Đồng, Phong Trào, Đoàn Thể Đấu Tranh, Hội Ái Hữu; các Thân Hào Nhân Sỹ, Niên Trưởng QLVNCH, các cựu Quân Nhân, cự Tù Nhân Chính Trị và Đồng Bào Đồng Hương cùng các du khách Việt Nam đang có mặt tại Nam California tham dự biểu tình phản kháng bạo quyền Cộng Sản Việt Nam đã nhẫn tâm bán đứng từng phần Tổ Quốc cho Trung Cộng. Đồng thời để thu thập đầy đủ chứng cứ pháp lý cần thiết cho một chính quyền Quốc Gia hậu Cộng Sản đòi lại đất đai của Tổ Tiên đã bị bạo quyền Cộng Sản Việt Nam lén lút dâng hiến phi pháp cho Trung Cộng.Đây là một trong hàng loạt những cuộc biểu tình phản kháng Đảng Cộng Sản Việt Nam, bạo quyền Cộng Sản Việt Nam đã lộ nguyên hình là những tên tội đồ phản quốc, bán nước cho quan thầy của chúng là Trung Cộng để vinh thân phì gia, để củng cố quyền lực của đảng và để có chỗ cho bọn lãnh tụ cộng sản bán nước đào tẩu khi bị Đồng Bào Đồng Hương phẫn nộ lật đổ.Trong cuộc biểu tình phản kháng bạo quyền Cộng Sản Việt Nam bán nước, Ban Tổ Chức đã phân phối hàng ngàn bao thơ trong có: Tâm Thư Của Đồng Bào Hải Ngoại Gửi Đồng Bào Quốc Nội Phản Kháng Bạo Quyền Cộng sản Việt Nam Bán Nước Cho Trung Cộng; Hình phó thủ tướng VC Nguyễn Tấn Dũng đến Mỹ chụp chung với thượng nghị sỹ John Mc Cain tại văn phòng ở giữa có lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ; Danh sách các lãnh tụ CSVN tham nhũng hàng triệu, chục triệu, trăm triệu, tỷ Mỹ Kim đang gửi ở các ngân hàng nước ngoài; Thư Chất Vấn Chính Quyền

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 138: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

138 - Nam Quan Thương Hận

CSVN của 11 nhà trí thức, Đảng Viên phản tỉnh trong nước về tội bán nước của Cộng sản vv...để Đồng Bào Đồng Hương dán tem gửi về trong nước. Ngoài ra Ban Tổ Chức sẵn sàng cung cấp trên 5000 địa chỉ trong nước cho ai muốn gửi Tâm Thư và các tài liệu cần quảng bá về quốc nội nói trên mà không sẵn có địa chỉ. Sau đây là Tâm Thư Của Đồng Bào Hải Ngoại Gửi Đồng Bào Quốc Nội Phản Kháng Bạo Quyền Cộng sản Việt Nam Bán Nước Cho Trung Cộng đã được Ban Tổ Chức đọc trong trong cuộc biểu tình phản kháng Đảng Cộng Sản Việt Nam và bạo quyền Cộng Sản Việt Nam bán rẻ giang san tổ quốc cho Trung Cộng:

TÂM THƯ CỦA ĐỒNG BÀO HẢI NGOẠI GỬI ĐỒNG BÀO QUỐC NỘI PHẢN KHÁNG BẠO QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM BÁN NƯỚC CHO TRUNG CỘNG Đồng Bào Việt Nam quốc nội ruột thịt thương mến,

Chúng tôi, những người con dân Việt Nam sống tha hương nơi đất khách quê người trên khắp thế giới vì quốc nạn CS. Gửi bức tâm thư này về nơi cố quốc, để cùng chia sẻ nỗi ngậm ngùi, chua xót, đắng cay, nghẹn ngào, uất ức thấu tim gan không nói nên lời của chúng tôi trước những hành động vô lương tâm lương tri của bạo quyền CSVN vô thần, phi nhân bản, phản dân hại nước, không còn tính ngươi. Đảng CSVN đã mù quáng tin tưởng vào một chủ thuyết ngoại lai, lỗi thời, không tưởng, lấy giai cấp đấu tranh làm kim chỉ nam cho mọi tư tưởng, hành động, nên đã liên tiếp mắc phải những sai lầm nghiêm trọng, không thể dung thứ. Chúng đã coi Đồng Bào máu mủ ruột thịt không cùng chính kiến như kẻ tử thù. Chúng đã táng tận lương tâm, cướp công cách mạng giải phóng dân tộc của toàn dân năm 1945. Chúng đã ký Hiệp Định Sơ Bộ Pháp-Việt bán nước ngày 06-03-1946 cho phép quân đội Anh-Pháp trở lại Đông Dương để hòa hoãn với thực dân Pháp, đặng có thời giờ rảnh tay

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 139: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 139

đối phó, tiêu diệt các nhân sỹ, đảng phái quốc gia yêu nước không cùng chính kiến, rồi mới độc quyền yêu nước, độc quyền tiến hành chiến tranh tiêu thổ kháng chiến chống Pháp theo đường lối lãnh đạo của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản Nga-Tầu. Chúng đã đấu tố, sát hại, bỏ tù hàng trăm ngàn địa chủ, phú nông, thương gia trong”Cải Cách Ruộng đất",”Cải tạo công thương nghiệp", và hàng trăm ngàn Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa trong lao tù khổ sai mà chúng gọi là”Trại Tập Trung Cải Tạo". Hàng triệu Đồng Bào đã phải đau đớn gạt lệ bỏ nước ra đi lánh nạn CS sau ngày 30-04-1975. Chúng đã xé bỏ Hiệp Định đình chiến Genève 1954 và Hiệp Định Paris 1973 để tiến hành chiến tranh xâm lược Miền Nam, gây cảnh huynh đệ cốt nhục tương tàn, nồi da sáo thịt hơn nửa thế kỷ. Chúng đã sát hại gần ba triệu sinh linh trong nước và đã cùng với Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản tiêu diệt trên một trăm triệu sinh linh trên toàn thế giới kể từ cuộc”cánh mạng vô sản tháng mười vĩ đại”biến người thành công cụ sản xuất tại Liên Xô năm 1917 cho đến khi Bức Tường Ô Nhục ngăn cách Đông Tây Bá Linh sụp đổ năm 1989.Đảng CSVN và bạo quyền CSVN đã gây muôn vàn tội ác đối với quốc gia dân tộc, và tột đỉnh của những tội ác đó là chúng đã dám táng tận lương tâm, trở thành những tên tội đồ mãi quốc cầu vinh, lén lút dâng hiến từng mảng giang sơn gấm vóc của Tổ Tiên cho Trung Cộng bằng cách cắt xen hàng ngàn kilomét-vuông lãnh thổ biên giới phía bắc (Hiệp Định Biên Giới Việt-Trung 30-12-1999), và hàng ngàn kilomét-vuông các hải đảo Hoàng Sa, Trường Sa, thềm lục địa, lãnh hải phía đông cho Trung Cộng (Hiệp Định Phân Định Lãnh Hải 25-12-2000). Ải Nam Quan trước kia là cột mốc biên giới Việt-Trung số 0, thì nay lui vào đất liền của Việt Nam tới 5 cây số thành đất của Tầu! Đau xót quá Đồng Bào, Tổ Tiên ơi! Đau xót quá trời cao đất dầy ạ!Còn đâu là Ải Nam Quan! Còn đâu những câu ca dao, đồng dao, những câu mẹ hát ru con ngủ trên chiếc võng kẽo kẹt buổi trưa hè lúc chúng ta còn bé:”Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa, có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh"!

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 140: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

140 - Nam Quan Thương Hận

"Chủ tịch Hồ Chí Minh”thường nói:”Các vua Hùng có công dựng nước, bác cháu ta có công giữ nước”bây giờ chắc phải nhờ thi sỹ bồi bút vỹ đại Tố Hữu nhuận bút cho hợp với hiện tình đất nước, chứ chẳng lã lại sống sượng nói toạc móng heo:”Các vua Hùng có công dựng nước, bác cháu ta có công bán nước”thì phũ phàng mỉa mai quá, chua sót, cay đắng ngậm ngùi quá đảng viên lớn bé!

Mồ cha Cộng Sản Việt Nam, Cùng đường bán cả giang san cho Tầu!

Với tội mãi quốc cầu vinh, CSVN đã rơi mặt nạ, đã hiện nguyên hình là những tên tội đồ vong bản, phản quốc, phản dân tộc, phản cách mạng mà chúng vẫn thường gian manh gắp lửa bỏ tay người, chụp mũ cho những người quốc gia yêu nước không cùng chính kiến với chúng. Trước thảm trạng đó, Đồng Bào Việt Nam yêu nước quốc nội và hải ngoại chúng ta phải làm gì và nên làm gì để lật đổ bảo quyền CSVN, giải phóng đất nước đất dân tộc???I-Đối Với Đồng Bào Quốc Nội:1-Đối Đồng Bào các giới nói chung, vì còn đang sống cảnh”cá nằm trên thớt", nên hãy tùy cơ ứng biến để tạo thời cơ cho một cuộc tổng nổi dậy. Dân như nước, nước chở thuyền, và nước cũng có khả năng lật thuyền. Hiện nay dân số trong nước có 78 triệu người mà chỉ có chưa tới một trăm ngàn đảng viên cơm nặng áo dầy với đảng đang nắm quyền hành, đang hưởng đặc quyền đặc lợị Một trăm ngàn đảng viên này sẽ phải đương đầu với 78 triệu nhân dân khi hữu sự. Như vậy phần thắng về ai thì mọi người đã biết!2-Đối với giới trí thức, nhà văn, nhà giáo, nhà báo, Đảng Viên... đa số là thành phần tiểu tư sản đã mất mát, đau thương, uất hận quá nhiều. Các bạn còn chần chờ gì nữa mà không noi gương những đồng nghiệp tiết tháo, đang can đảm dóng lên tiếng nói lương tri, sự thật, lẽ phảỉ Các bạn đừng cam phận:”...bảo sủạ Sủa! Bảo im. Im! Bảo nằm gầm giường. Nằm gầm giường!", vì đó không phải là căn tính của con người trí thức!

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 141: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 141

3-Đối với Công An Nhân Dân, các bạn là công cụ chuyên chính vô sản sắt máu nhất của Đảng. Bất cứ ai dù thân sơ, lương thiện, chân tu, anh hùng, có công với đất nước dân tộc mà bạo quyền CSVN trao vào tay các bạn thì lập tức những người đó biến thành kẻ thù giai cấp của các bạn. Các bạn đã phạm vô vàn tội ác. Nay Đảng đã hiện nguyên hình là những tên tội đồ bán nước. Các bạn hãy giác ngộ và đứng về phía nhân dân. Bọn tư bản đỏ chóp bu hiện nay đứa nào cũng có hàng triệu, chục triệu, trăm triệu, tỷ đô-la gửi ngân hàng nước ngoai. Chúng đã cho con cháu lấy cớ đi du hoc, mua nhà cửa ở ngoại quốc để chuẩn bị phương tiện trốn ra nước ngoài khi có nguy cơ bị lật đổ. Chúng sẽ cao chạy xa bay, bỏ mặc các bạn ở lại đền tội thay chúng. Các bạn hãy tự cứu mình bằng cách đứng về phía nhân dân. 4-Đối với Quân Đội Nhân Dân, các bạn đã vào sinh ra tử, đem công hãn mã làm khí cụ cho đảng. cầm quyền. Nay đảng hiện nguyên hình là những tên bán nước cho giặc. Các bạn hãy tỉnh ngộ, đừng nghe chúng dối gạt, lừa phỉnh nữạ Trong những ngày sắp tới, nếu nhân dân phẫn nộ, biểu tình đòi ruộng đất, đòi tự do tôn giáo, nhân phẩm, quyền sống con người, đòi công bằng, lẽ phải, thì các bạn đừng nghe bọn bán nước, phản bội tổ quốc, chĩa mũi súng bắn bào nhân nhân nghèo khổ vô tộị Đừng lái xe tăng cán lên dân chúng như”quân đội nhân dân Trung Cộng”đã nhẫn tâm làm ở Thiên An Môn. Hãy coi chừng những đơn vị bộ đội toàn người thiểu số, phòng khi đảng không lợi dụng được các bạn, sẽ dùng bộ đội người thiểu số chống lại nhân dân. Các bạn là những dân quân anh hùng vì dân vì nước, thời cơ làm cách mạng cứu nước cứu dân đã điểm. Các bạn hãy đoàn kết, lật đổ tập đoàn phong kiến đỏ bán nước để vô hiệu hóa các Hiệp Định bán nước của chúng.”Vùng lên nhân dân Việt Nam Anh Hùng! Vùng lên xông pha vượt qua bão bùng. Vận nước đã đến roi. Bình minh chiếu khắp nơị Dựng xây non nước sáng tươi muôn đời chính là lật đổ bạo quyền CSVN bán nước, đòi lại đất đai, hải đảo, thềm lục địa, lãnh hải cho Tổ Quốc!II-Đối Với Đồng Bào Hải Ngoại:

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 142: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

142 - Nam Quan Thương Hận

1-Chúng tôi sẽ chung sức chung lòng, nhiệt thành hỗ trợ Đồng Bào quốc nội về mọi mặt.2-Chúng tôi ở hải ngoại có tự do, sẽ đại diện cho 78 triệu Đồng Bào ruột thịt trong nước đang bị bạo quyền CSVN đàn áp, tước bỏ quyền làm người, không phản đối hành động mãi quốc cầu vinh của chúng được! Chúng tôi sẽ làm thay những điều Đồng Bào trong nước không làm được trong việc cáo giác bạo quyền CSVN bán nước để có đủ chứng liệu pháp lý sau này cho một Chính Phủ Quốc Gia hậu Cộng Sản đòi lại đất đai, hải đảo cho Tổ Quốc.3-Chúng tôi đã, đang, và sẽ liên tục phát động phong trào phản kháng bạo quyền CSVN bán nước bằng các cuộc hội thảo, cầu nguyện,biểu tình, ký Kháng Thự.. ở khắp các nước có người Việt sinh sống.4-Chúng tôi sẽ viết Bạch Thự Thành lập phái đoàn đệ nạp Kháng Thư, Bạch Thư cho Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Tòa Án Quốc tế La Haye, các Cơ Quan Nhân Quyền, các Nguyên Thủ Quốc Gia trên thế giới để tố cáo bạo quyền CSVN bán nước phi pháp cho Trung Cộng, không hỏi ý dân, trái với đạo lý, công pháp quốc tế! Thư ngắn tình dài, lại lo bạo quyền CSVN kiểm soát, kiểm duyệt, tịch thu, không đến tay Đồng Bào thân thương trong nước được. Chúng tôi xấu hổ, đau sót, khóc lóc, uấn hận, nghẹn ngào, gửi tâm thư này phơi bày ruột gan tâm huyết cùng Đồng Bào cả nước đang khốn khổ vì đại nạn CS. Cầu xin ơn trên gia hộ cho Tổ Quốc Dân Tộc Việt Nam sớm đoàn tụ, vui hưởng thái bình thịnh trị trên Quê Hương Đất Nước Dân Tộc Việt Nam, một dân tộc có truyền thống anh hùng bất khuất chống xâm lược, tin thờ Trời, trọng lễ nghĩa liêm sỷ, và không bao giờ dám có mảy may ý nghĩ bán rẻ giang sơn gấm vóc của Tổ Tiên cho ngoại bang như loài quỷ đỏ CSVN lai căng, vong bản, phản quốc đã làm! Thư chẳng hết lơi./-

Hải ngoại ngày 20 tháng 01 năm 2002

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 143: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 143

Cuộc biểu tình tự phát đã kết thúc lúc 3 giờ 15 chiều cùng ngày trong bầu nhiệt tâm yêu nước và phẫn nộ của Đồng Bào Đồng hương trước hành động bán nước, phản bội tổ quốc dân tộc của Đảng Cộng Sản Việt Nam và bạo quyền Cộng Sản Việt Nam. Đồng Bào Đồng Hương cùng Ban Tổ chức hẹn sẽ có mặt và vận động thêm nhiều Đồng Bào Đồng Hương thân hữu có mặt trong các cuộc biểu tình phản kháng CSVN bán nước sẽ được tổ chức vào tháng 2/02 sắp tới. Trong cuộc biểu tình, Hội Đồng Liên Tôn đã hội ý tại chỗ và đã quyết định sẽ tổ chức một buổi Cầu nguyện cho Quê Hương Đất Nước Dân Tộc sớm thái bình, và phản đối bạo quyền CSVN bán nước trong những ngày sắp tới./-* * *Ưu khuyết điểm của cuộc biểu tình tự phát để Đồng Bào các địa phương rút kinh nghiệm:

-Ưu: (1)-Đáp ứng cấp thời nguyện vọng chính đáng của Đồng Bào Đồng Hương. (2)-Khởi sự chỉ do một số người làm truyền thông của Đài Phát Thanh Sống Trên Đất Mỹ và Diễn Đàn Kitô-hữu nhưng đã nhanh chóng được các vị Lãnh Đạo Tinh Thần các Tôn Giáo và Hội Đồng Liên Tôn lên đài cổ võ, vận động. (3)-Khi nắm chắc thành công, Ban Vận Động Lâm Thời đã mời các cơ chế Cộng Đồng, truyền Thông Báo Chí, Phong Trào, Đoàn Thể Đấu Tranh, Hội Ái Hữu, Chính Phủ VNTD, Mặt Trận Hoàng Cơ Minh và các khuynh hướng chính trị dị biệt tới tham dự buổi họp và đã mời tất cả các thành phần có mặt trong buổi họp hoặc không có mặt nhưng sẽ tham gia cuộc biểu tình đều là Đồng Trưởng Ban Tổ Chức Biểu Tình Tự Phát. (4)-Mỗi Đoàn Thể có mặt trong buổi họp tự thực hiện một hoặc hai biểu ngữ Việt, Mỹ có nội dung phù hợp với mục đích cuộc biểu tình. (5)-Phân công phân nhiệm thành các Ban: Điều Hợp ố Tiếp Tân Liện Lạc Báo Chí Tuyền Thông Ngoại Quốc ố An Ninh Trật Tự ố Trang trí ố Y Tế ố Pháp Lý ố Phân Phối Tài Liệu ố Âm Thanh - Vệ Sinh đường phố. (6)-Vận động Đồng Bào Đồng Hương đi biểu tình mang

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 144: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

144 - Nam Quan Thương Hận

radio nghe trực tiếp truyền thanh, vận động và điều hợp biểu tình qua làn sóng phát thanh băng tần AM 1190 của Đài Sống Trên Đất Mỹ. (7)-Trong suốt cuộc biểu tình không có điều gì đáng tiếc xảy rạ (8)-Đường phố sạch sẽ sau cuộc biểu tình. (9) Ngay tối Chúa Nhật cùng ngày, từ 10-12 giờ đêm, Ban Điều Hợp Cuộc Biểu Tình Tự Phát đã lên Đài Sống Trên đất Mỹ cám ơn Đồng Bào Đồng Hương, Quý Vị Lãnh Đạo Tinh Thần các Tôn Giáo; Hội Đồng Liên Tôn; các Cơ Quan Truyền Thông: Truyền Hình, Truyền Thanh, Báo Chí; các Cơ Chế Cộng Đồng, Phong Trào, Đoàn Thể Đấu Tranh, Hội Ái Hữu; các Thân Hào Nhân Sỹ, Niên Trưởng QLVNCH, các cựu Quân Nhân, cự Tù Nhân Chính Trị đã tham dự biểu tình và Đồng Bào Đồng Hương xin gọi vào góp ý, phê bình những ưu khuyết điểm để rút kinh nghiệm cho những cuộc tổ chức biểu tình sắp tới. -Sau đây là những khuyết điểm đã được nêu ra: (1)-Cuộc biểu tình tự phát từ lúc khởi sự kêu gọi trên làn sóng phát thanh ngày thứ hai 14-01 cho tới lúc hoàn tất cuộc biểu tình ngày Chúa Nhật 20-01-2002 chỉ vỏn vẹn có một tuần lễ. Lý do là vì chúng tôi đã kêu gọi trên làn sóng phát thanh các Cơ Chế, Đoàn Thể địa phương đứng ra tổ chức để truyền thông chúng tôi ủng hộ từ cả hai tháng trước, nhưng không cơ chế đoàn thể nào đáp ứng. (2)-Nhiều Cơ Chế, Đoàn Thể chưa thực hiện Biểu ngữ, vì không chấp hành những điều đã đồng thuận, nhưng cũng có Đoàn Thể có thiện chí nhưng vì quá gấp rút không thực hiện kịp. (3)-Ít biểu ngữ bằng tiếng ngoại quốc. (4)-Một số các Tổ Chức đã không chấp hành các quy định của Ban Tổ Chức, tự ý phân phối các tài liệu riêng tư của Tổ Chức mình, gây đôi co, cãi vã, mất trật tự với các Đoàn Thể khác ngay trong lúc biểu tình. (5)-Hệ thống âm thanh không rõ, không mạnh. Các loa phóng thanh cầm tay quá ít. Nhiều Đồng bào Đồng Hương đứng ở xa hoặc bên kia đường không nghe rõ Ban Điều Hợp cuộc biểu tình phát biểu, điều động biểu tình, chỉ nhìn và làm theo diễn hành dọc theo vỉa hè hai bên đại lộ Bolsa.

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 145: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 145

Ban Điều Hợp Cuộc Biểu Tình Tự Phát xin chân thành cám ơn Đồng Bào Đồng Hương, Quý Vị Lãnh Đạo Tinh Thần các Tôn Giáo; Hội Đồng Liên Tôn; các Cơ Quan Truyền Thông: Truyền Hình, Truyền Thanh, Báo Chí; các Cơ Chế Cộng Đồng, Phong Trào, Đoàn Thể Đấu Tranh, Hội Ái Hữu; các Thân Hào Nhân Sỹ, Niên Trưởng QLVNCH và các cựu Quân Nhân, cựu Tù Nhân Chính Trị đã tham dự đông đủ cuộc biểu tình phản kháng bạo quyền CSVN bán nước và xin nhận những khuyết điểm để sửa chữa trong các cuộc biểu tình sắp tới./-

Ban Điều Hợp:Nguyễn Xuân Tùng (Diễn Đàn Kitô-hữu)Vạn Võ (Đài Sống Trên Đất Mỹ)

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 146: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

146 - Nam Quan Thương Hận

Người Việt Houston Phản Kháng CSVN Bán Nước (Houston - VNN) Chung Suc

Cùng hòa nhập với Cộng đồng người Việt khắp nơi, với mục đích tố cáo tội phản quốc của lãnh đạo đảng CSVN dâng đất và nhường lãnh hải cho ngoại bang, một buổi sinh hoạt 'Đêm Thắp Nến Vọng về Ải Nam Quan' đã diễn ra tại HongKong City Mall, góc đường Bellaire và Boone vùng Southwest Houston, vào lúc 7 giờ tối thứ sáu ngày 1 tháng 2 năm 2002 do Tổ Chức Cộng đồng Người Việt Quốc Gia Houston và Phụ Cận cùng các hội đoàn thực hiện.Mặc dù trời rét buốt và gió lạnh, nhưng cũng đã có gần 1 ngàn đồng bào với tay cầm cờ, tay cầm nến tham dự buổi sinh hoạt. Sau nghi thức khai mạc, là phần niệm hương trước bàn thờ Tổ. Tiếp theo là phát biểu của đại diện giới cao niên, trung niên và thanh niên về việc đảng cộng sản VN 'bán nước'. Các lời phát biểu cảm động, nhưng cương quyết lên án chế độ CSVN và nói lên trách nhiệm của mọi con dân Việt Nam và có thể phải trải qua nhiều thế hệ mới có thể lấy lại phần đất đã mất. Xen kẽ là phần văn nghệ đấu tranh, có ca sĩ Việt Dũng ở xa về và các ca sĩ địa phương đóng góp. đặc biệt có phần trình chiếu slide show do Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam thực hiện, nêu lên những dữ kiện về lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam bị mất qua hai hiệp ước mà đảng CSVN vừa ký. Trong dịp này, Ban tổ chức cũng đã phát Lời kêu gọi của Hội Nghị Liên Kết và thu thập chữ ký đồng bào phản đối lãnh đạo CSVN về tội bán nước cho ngoại bang, cũng như phân phối các bản tin bằng Anh ngữ cho các người ngoại quốc cùng hiện diện.

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 147: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 147

Thụ ủy của ba liên danh tranh cử trong cuộc bầu cử Hội đồng đại Diện vào ngày chủ nhật 3/2/02 đã được đương kim Chủ Tịch Nguyễn Cao Mỹ giới thiệu lên diễn đàn để nói lên quan điểm đấu tranh và chương trình hành động của mình.Đêm thắp nến kết thúc lúc 10 giờ đêm bằng một bản tuyên cáo chung do ông Phó Chủ tịch Cộng đồng đào Văn Thảo đọc trước tiếng vổ tay của đồng bào.

Than Thân Với Trách TrờiHà Phương Hoài(Họa vạn bài Vịnh Tội Bán Nước)

Đâu thể than thân với trách trờiTrách ai cắt đất tặng người chơi,Buôn dân lao dịch, mưu nhà nước,Bán biển tổ tiên, tội thói đời.Tự cổ Nhà Nam đâu có chuyệnThời kim thiên hạ chẳng nên lời.Nam Quan cổ họng dân Hồng LạcDâng mất hỏi sao hận chẳng vơi!

1/02

Con Dế Mèn Nơi Ải Nam QuanTiếng ai rên rỉ suốt đêm hèThắt ruột lòng đau thật tái tê,Nam ải năm xưa quen lũ trẻHòm diêm sáng tối đánh quân hềNgày nay Bắc Quốc trên bàn tiệcThoảng thoảng Lưu linh đánh chén nhèĐậu lạc (*) vương dầu chương bụng lớnCòn đâu tiếng ráy giữa đem hè!hà phương hoài 01/02

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 148: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

148 - Nam Quan Thương Hận

(*) Món dế chiên. nhồi đậu phụng

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 149: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 149

Người Việt Tại Úc Phát động đấu Tranh

(Úc Châu - VNN) Theo bản tin của Cộng đồng người Việt Liên bang Úc châu, Cộng đồng Người Việt Tự Do Úc Châu vừa phát động một chiến dịch ngoại vận và nội vận về vụ nhà cầm quyền CSVN lén lút cắt nhượng đất và biển cho Trung Quốc. Về ngoại vận, kể từ các Hội Chợ Tết, đồng hương sẽ được mời gọi ký vào một Thỉnh Nguyện Thư để yêu cầu Cao Ủy Nhân Quyền LHQ (bà Mary Robinson) điều tra sự vi phạm nhân quyền của những người làm ăn sinh sống trong những vùng đất bị cắt, và cũng để tuyên bố với Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc (ông Kofi Annan) là những người ký tên coi các thỏa ước về đất và biển giữa VN và TQ như không có giá trị. Về nội vận, CĐNVTD mời gọi đồng hương tại Úc dùng sức mạnh truyền thông dại chúng rất lớn của chính mình để thông tin cho nhiều người trong nước, phá vỡ sự bưng bít của đảng CSVN, hầu góp phần đẩy mạnh làn sóng phản đối trong nước. Để làm việc trên, 100 ngàn Bản Tin về vụ nhượng đất & biển sẽ được phân phối trong các Hội Chợ Tết. Bản Tin này đề nghị người đọc trực tiếp gởi về cho người thân ở VN, hoặc đóng góp tiền tem để các tình nguyện viên làm công tác gởi về cho rất nhiều người trong nước, dùng tên và địa chỉ bất kỳ lấy từ các danh sách điện thoại của Sài gòn, Hà Nội, và các nơi khác. Những Bản Tin nói trên, ngoài vấn đề đảng CSVN nhượng đất và biển cho Trung Quốc, còn kêu gọi người trong nước nghe các đài phát thanh hải ngoại, hay vào đọc một số website hải ngoại, cũng như chỉ dẫn một cách thức để vượt qua bức tường lửa internet do đảng CSVN dựng lên, hầu có thể đọc được các website bị cấm. Ngoài tiếng Việt ra, Bản Tin này cũng có phần song ngữ để mời gọi các bạn trẻ có thể chưa rành đọc chữ Việt tham gia vào công việc chung của cộng đồng.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 150: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

150 - Nam Quan Thương Hận

Cộng Đồng Việt Nam tại Hoa KỳP.O Box 14572, Minneapolis, MN 55414

TUYÊN CÁO

XÉT RẰNG: Một quốc gia trong thời đại văn minh thường hội đủ ba yếu tố (1) Nhân dân được sống trong tự do, dân chủ và hạnh phúc (2) Chính quyền phải do nhân dân tuyển cử qua các cuộc bầu cử tự do và được nhân dân tấn phong vào vai trò đại diện nhằm mục đích phục vụ phúc lợi chung của toàn dân và bảo toàn chủ quyền quốc gia (3) Duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ và không bị goại xâm;

XÉT RẰNG: Đảng Cộng sản Việt Nam đã đồng lõa với thực dân và Cộng sản quốc tế chia cắt Việt Nam năm 1954 và xâm lăng Miền Nam Việt Nam năm 1975;XÉT RẰNG: Đảng Cộng sản Việt Nam (1) đã tước đoạt mọi quyền tự do căn bản của nhân dân Việt Nam, cấm đoán tự do tôn giáo và vi phạm nhân quyền, tước đoạt tài sản của các giáo hội, tra tấn, bắt bớ giam cầm trái phép các vị lãnh đạo tinh thần và các chiến sĩ tranh đấu cho nhân quyền, (2) Chính quyền cộng sản không do nhân dân Việt Nam tuyển cử và tấn phong vào vai trò đại diện, không có thực quyền, chỉ là công cụ đàn áp nhân dân của đảng Cộng sản Việt Nam;XÉT RẰNG: Đảng Cộng sản Việt Nam dành độc quyền lãnh đạo, phản bội tổ quốc, bán phần đất Ải Nam Quan, một di tích lịch sử quý báu của tiền nhân đã hy sinh xương máu để tạo dựng và một phần hải phận cho Trung Cộng qua hai Hiệp Định Phân Định Biên Giới ký một cách mờ ám vào ngày 30 tháng 12 năm 1999 và

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 151: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 151

ngày 25 tháng 12 năm 2000 và bắt đầu phân định biên giới từ ngày 27 tháng 12 năm 200;Cộng Đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ và các Cộng đồng Việt Nam tại các Tiểu bang, đại diện cho đồng bào tại quốc nội đang bị áp bức, bị khủng bố và không thể nói lên tiếng nói của lương tri và chính trực,á đồng thanh và long trọng tuyên cáo:1- Cực lực lên án hành động phản quốc, bán nước cầu vinh của đảng Cộng sản Việt Nam đã đi ngược lại nguyện vọng của toàn dân Việt Nam ký hai hiệp định bán nước với Trung Cộng.2- Xác định với quốc tế hai Hiệp định Phân Định Biên giới ngày 30 tháng 12 năm 1999 và ngày 25 tháng 12 năm 2001 hoàn toàn vô giá trị đối với toàn dân Việt Nam tại quốc nội cũng như tại hải ngoạị Yêu cầu các quốc gia trong thế giới tự do phủ nhận hai văn kiện bất công nàỵ3- Thiết tha kêu gọi khối ngươì Việt tự do hải ngoại kết chặt thân tình, kết tinh chí hướng, muôn người như một tẩy chay mọi dịch vụ giao thương, du lịch với ngụy quyền Cộng sản Việt Nam, không làm giàu bất chính cho tập đoàn phản quốc Cộng sản Hà Nội. 4- Cộng Đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ tiếp tục liên kết với các Cộng đồng Việt Nam, các đoàn thể tôn giáo, ái hữu, chính trị, đấu tranh trên toàn thế giới tự do nhằm lật đổ chế độ Cộng sản đểá đem lại tự do, thịnh vượng và hạnh phúc cho hơn 75 triệu đồng baò quốc nội, hỗ trợ đồng bào quốc nội tuyển cử một chính phủ chân chính và hợp pháp thể hiện ý chí của toàn dân Việt Nam, chủ trương tái chiếm và duy trì toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Làm tại Hoa Kỳ ngày 20 tháng 1 năm 2001Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam Hoa Kỳ

Trương Ngọc Tích, Trần Xuân Thời, Võ Đình Hữu Chủ tịch HĐ Đại Biểu, Chủ Tịch HĐ Chấp Hành Trung Ương, Chủ Tịch HĐ Giám Sát

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 152: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

152 - Nam Quan Thương Hận

TUYÊN CÁO CỦA NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI VỀ VIỆC PHE LÃNH ĐẠO CỘNG SẢN VIỆT NAM NHƯỢNG ĐẤT BÁN NƯỚC CHO NGOẠI BANG

Theo Bình Ngô Đại Cáo: “Nước Việt ta Vốn xưng văn hiến từ lâuSơn hà cương vực đã chiaPhong tục Bắc Nam cũng khác”Theo Hiến Pháp Việt Nam 1967: “Lãnh thổ Việt Nam bất khả phân nhượng”

Những câu trên khẳng định rằngViệt Nam là một quốc gia độc lập, thống nhất với lãnh thổ toàn vẹn, không thể phân chia và không thể chuyển nhượng.

Vậy mà ngày nay phe lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam đã phản bội quyền lợi của dân tộc, không bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia và đã ký 2 hiệp ước để nhượng đất và bán nước cho ngoại bang. Đó là Hiệp Ước Biên Giới Việt Hoa năm1999, và Hiệp ƯớcVịnh BắcViệt năm 2000. Để phân ranh lãnh thổ và hải phận Bắc Việt, từ thế kỷ 19 Việt Nam và Trung Hoa đã ký Hiệp Ước Thiên Tân và Hiệp Ước Brévié. Hai Hiệp Ước này đã đem lại an ninh và ổn cố từ trên một thế kỷ nay. Vậy mà ngày nay, bổng dưng vô cớ, phe lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam đã cùng Trung Cộng mật đàm, mật ước rồi lén lút thông qua và không chịu công bố Hiệp Ước trước quốc dân.

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 153: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 153

Vì họ biết rằng đây là những hiệp ước bất công, vi phạm pháp lý và vi phạm đạo lý. Nó đi trái với những hiệp ước và công ước quốc tế hiện hành, như Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và trái với những mục tiêu và nguyên tắc ghi trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, như bình đẳng, hợp tác, hữu nghị, hòa bình, công lý và tự do trong đó có tự do kết ước, không bạo hành, không áp bức, không lấn chiếm. Ngày xưa Mạc Đăng Dung cắt đất dâng 5 động và một châu cho Tàu phong kiến, và đã bị lịch sử kết án là phản quốc.

Ngày nay phe lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam đã nhượng đất tại 6 tỉnh biên giới và bán nước tại Vịnh Bắc Việt cho Tàu Cộng Sản, rồi đây sẽ lưu tiếng xấu đến muôn đời.Với đà này trong tương lai, phe lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam sẽ bán nốt Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Cộng.Họ đã lợi dụng sự độc quyền lãnh đạo để độc quyền bán nước.Hành động này vi phạm chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, trái với quyền lợi của dân tộc và phản bội công lao dựng nước giữ đất của tiền nhân.

VÌ VẬY BẰNG TUYÊN CÁO NÀY, NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI:Tố cáo phe lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam đã nhượng đất bán nước cho ngoại bang.Phủ nhận Hiệp Ước Biên Giới Việt Hoa năm 1999 và Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt năm 2000 vì bất công, vi phạm pháp lý và vi phạm đạo lý.Dành cho các chính phủ dân cử tương lai quyền đòi tiêu hủy hai hiệp ước nói trên tại các cơ quan quốc tế có thẩm quyền.Ngăn chặn phe lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam trong mưu toan ký kết hiệp ước Biển Đông để nhượng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Cộng.Kêu gọi đồng bào trong và ngoài nước kết hợp đấu tranh đòi Dân Tộc Tự Quyết, giải thể chế độ Cộng Sản để giành lại quyền làm

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 154: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

154 - Nam Quan Thương Hận

chủ quốc gia, làm chủ xã hội. Có như vậy chúng ta mới cứu được nước, cứu được dân và rửa được mối nhục này.

Làm tại hải ngoại, tháng 2 năm 2002Nguyễn Hữu Thống, Vũ Quốc Thúc, HàThượng Nhân, Nguyễn Sĩ Tế, Doãn Quốc Sĩ, Nguyễn Tiến Cảnh, Đỗ Tiến Đức, Lâm Thu Vân đồng ký tên.

HỘI Y SĨ VIỆT NAM TẠI HOA KỲVIETNAMESE MEDICAL ASSOCIATION OF THE USA

6255 University Ave. Suite A2, San Diego, CA 92115Ph: 619-583-0553; Fax: 619-583-5702; Website: http://vmausa.orgBẢN LÊN TIẾNG Về Việc Đảng Cộng Sản Việt Nam Chuyển Nhượng Lãnh Thô? Cho Trung Cộng

Kể từ năm 1991, sau khi mối bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc được nối lại, thành phần lãnh đạo của Việt Cộng và Trung Cộng đã họp nhiều lần bàn về vấn đề biên giới giữa hai nước. Kết quả là Hiệp Ước về biên giới trên đất liền đã được ký vào tháng 12 năm 1999 và Quốc Hội Việt Nam Cộâng Sản đã phê chuẩn vào tháng 6 năm 2000.

Cho tới nay, nội dung bản Hiệp Ước về biên giới không được thông báo cho quốc dân. Hiển nhiên, những sự việc cụ thể sau đây đã xảy ra:

Vào tháng 2 năm 1979, Trung Cộng đã cho trên 220.000 quân ồ ạt tiến sâu khoảng 40 km vào 6 tỉnh miền Bắc Việt Nam. Bị phản công, quân Trung Cộng rút về nhưng vẫn còn chiếm giữ những

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 155: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 155

địa điểm chiến lược trên đất Việt Nam. Từ năm 1991, hàng trăm ngàn mẫu đất của nông dân Việt Nam sinh sống dọc theo biên giới bị lính biên phòng Trung Cộng liên tục xua đuổi để cho dân Trung Quốc sang lập nghiệp. Cửa Ải Nam Quan bị di chuyển vào nội địa Việt Nam khoảng 5 km. Các công sở, cửa hàng và nhà của dân chúng Việt Nam tại vùng biên giới được xây lại sau cuộc chiến 1979, nay theo bản Hiệp Ước, thuộc về phần đất của Trung Quốc.

Trong kỳ viếng thăm Bắùc Kinh vào đầu tháng 12, năm 2001, Nông Đức Mạnh, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam, đã đồng ý: “Tích cực phát triển và thúc bách giải quyết việc phân định ranh giới các phần đất và phần biển còn tranh chấpâ€Ũ. Với cam kết đó, ngày 27 tháng 12, 2001, hai bên đã tổ chức lễ cắm mốc chủ quyền biên giới, để hợp thức hóa việc chuyển nhượng đất đai của Đảng Cộng Sản Việt Nam cho Trung Cộng.

Trước những sự kiện trên, Hội Y Sĩ Việt Nam Tại Hoa Kỳ long trọng tuyên bố trước quốc dân Việt Nam và trước công luận thế giới:

Việc chuyển nhượng đất đai của Đảng Cộng Sản Việt Nam cho Đảng Cộng Sản Trung Quốc là bất hợp pháp. Đảng Cộng Sản Việt Nam không đại diện cho nhân dân Việt Nam và cũng không phải là sở-hữu-chủ của đất đai nuớc Việt Nam. Đảng Cộng Sản Việt Nam phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước quốc dân Việt Nam về việc này.

Việc chuyển nhượng bất cứ một phần đất nào của lãnh thổ quốc gia phải được sự chấp thuận của toàn thể quốc dân Việt Nam. Vì vậy, quốc dân Việt Nam giành quyền phản đối và tuyên bố Hiệp Ước Xác Định Biên Giới 1999 cùng việc cắm mốc chủ quyền bắt đầu vào ngày 27 tháng 12 năm 2001 là vô giá trị.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 156: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

156 - Nam Quan Thương Hận

Ngày 29 tháng 1 năm 2002Bác sĩ Trần Đình Thủy,Chủ Tịch Hội Đồng Quản Tri.Hội Y Sĩ Việt Nam Tại Hoa Kỳ

Bác sĩ Trần Duy Tôn,Chủ Tịch Ban Chấp Hành Hội Y Sĩ Việt Nam Tại Hoa Kỳ

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 157: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 157

Phản Ứng Từ Quốc Nội Dưới đây là bản văn của PTTPGQT.THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Làm Tại PARIS Ngày 6.2.2002

Thông điệp Cư trần lạc đạo, Xuân Nhâm Ngọ - 2002, của Đạo lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống, GHPGVNTN - 321 nhân sĩ quốc tế, giáo sư đại học và chính giới quốc tế đề cử Hòa thượng Thích Quảng Độ làm ứng cử viên Giải Nobel Hòa bình năm 2002.Từ nơi lưu đày Quảng Ngãi, Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, vừa gửi đến các cấp Giáo hội trong và ngoài nước một thông điệp xuân, mang tựa đề "Thông điệp Cư trần lạc đạo - Xuân Nhâm Ngọ, 2002". Ngoài lời chúc Xuân thường lệ gửi đến "toàn thể chư liệt vị Trưởng lão, Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni, nam nữ Cư sĩ Phật tử trong và ngoài nước lời cầu chúc năm Nhâm Ngọ an lành, như ý và thành công theo ý nghĩa xưa nay của Mã đáo thành công", Hòa thượng Thích Huyền Quang nhắc nhở Phật giáo đồ trong mấy ngày xuân nên nhớ tưởng đến công đức của những bậc lương đống của Giáo hội vừa viên tịch trong năm qua, và nhớ tưởng "đến công đức của lịch đại Tổ sư đã dày công hoằng hóa làm nền tảng cho Đạo Phật bi hùng Việt Nam". Hòa thượng cũng cho biết dù vẫn còn bị "lưu đày quạnh hiu ở Quảng Ngãi", nhưng Hòa thượng vẫn "cư trần lạc đạo".Theo lời giải thích trong Thông điệp, thì Cư trần lạc đạo là tiêu chí của nguồn thiền Trúc lâm Yên tử xuất hiện dưới triều Trần: "Cư trần lạc đạo có nghĩa là hiện diện nơi trần thế mà hành đạo, vui đạo, sống đạo, dựng đạo, hưng đạo, chứ không lánh xa trần thế đầy khổ nhục tìm thú riêng cho bản thân. Hiện diện nơi trần

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 158: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

158 - Nam Quan Thương Hận

thế, nói lên con đường hành động cứu nhân độ thế của Phật giáo Việt Nam. Việc ấy đã thực hiện, đã chứng tỏ, suốt lịch sử hai nghìn năm Phật giáo, đặc biệt dưới các triều đại tự chủ và độc lập, từ thuở Hai Bà Trưng cho đến thời hiện đại". Hòa thượng đặc biệt nhấn mạnh: "Sự thành bại không đáng quan tâm cho bằng ý chí kim cương bất hoại của người Phật tử. Ý chí ấy còn, đạo Phật còn. Đạo Phật còn, dân tộc sẽ trường tồn trong cường thịnh, vinh quang và thái hòa, nhân loại sẽ bước vào kỷ nguyên huynh đệ, đại đồng".Cũng theo Hòa thượng, nhờ Cư trần lạc đạo mà người Phật tử "mới bảo toàn được Phật tính con người trên mặt đất, đồng lúc bảo vệ phẩm giá người đồng bào và nhân loại, đồng lúc bảo vệ sự toàn vẹn tâm linh nơi mỗi cá nhân". Hòa thượng so sánh sự bảo vệ tâm linh của người tin đạo chẳng khác chi người công dân một nước dấn thân bảo vệ "sự toàn vẹn lãnh thổ một quốc gia".Câu hỏi của Hòa thượng trong Thông điệp Cư trần lạc đạo đã trở thành lời khẳng định về tính tất yếu của niềm tin người Phật tử Việt Nam đối với Nước cũng như đối với Đạo; Hòa thượng viết: "Nếu tiền nhân đem máu xương dựng nước và giữ nước, nay con cháu lại đem lãnh thổ quốc gia bán đổ bán tháo cho ngoại bang, thì còn gì là quê hương của tổ tiên và dân tộc? Cũng như thế, tâm linh con người không thể khiếp nhược quy hàng các thế lực nhất thời và vô đạọ Có như vậy, cuộc đại hoằng dương Chánh pháp ở thiên niên kỷ thứ ba Tây lịch mới mở ra sinh lộ độ thế của đạo Hòa bình, là đạo Phật, trước bao phương thức bạo lực và khủng bố mới, có nguy cơ đẩy nhân loại vào sự hủy diệt, tương tàn, và bài bác Phật tính nơi mỗi cá nhân".Dưới đây Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin đăng tải toàn văn bức "Thông điệp Cư trần lạc đạo - Xuân Nhâm Ngọ 2002" của Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang:

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 159: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 159

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤTVIỆN TĂNG THỐNG Phật lịch 2545Số: 01/VTT/XLTVTHÔNG ĐIỆP CƯ TRẦN LẠC ĐẠO

XUÂN NHÂM NGỌ - 2002Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni PhậtXuân lại đến trong hoàn cảnh nhiễu nhương của đất nước và Phật sự. Nhưng với tấm lòng như như bất động, xuân vẫn là xuân muôn đời của trời đất. Xuân vẫn tuần hoàn nhắc nhở người Phật tử về lẽ vô thường, vô ngã để hướng tới sự giác ngộ của Niết Bàn. Nghĩa là có khổ, thì có phương pháp diệt khổ có ly biệt, chia phân, thì có phương cách trở về đoàn tụ sum vầy; có ngược đãi bất công, thì có con đường giải thoát cảnh đời nô lệ để tự do sống ngườịVì vậy, từ nơi lưu đày quạnh hiu ở Quảng Ngãi, tôi vẫn cư trần lạc đạo, và hôm nay xin gửi đến toàn thể chư liệt vị Trưởng lão, Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni, nam nữ Cư sĩ Phật tử trong và ngoài nước lời cầu chúc năm Nhâm Ngọ an lành, như ý và thành công theo ý nghĩa xưa nay của Mã đáo thành công.Trong mấy ngày Xuân êm đềm nghỉ ngơi, chúng ta cần nhớ tưởng đến công đức của Thầy, Bạn vừa xả thân tứ đại trong năm qua, nhớ tưởng đến công đức của lịch đại Tổ sư đã dày công hoằng hóa làm nền tảng cho Đạo Phật bi hùng Việt Nam.Một trong những nguồn thiền của nước ta là nguồn Trúc lâm Yên tử, lấy "Cư trần lạc đạo" làm tiêu chí. Cư trần lạc đạo có nghĩa là hiện diện nơi trần thế mà hành đạo, vui đạo, sống đạo, dựng đạo, hưng đạo, chứ không lánh xa trần thế đầy khổ nhục tìm thú riêng cho bản thân.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 160: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

160 - Nam Quan Thương Hận

Hiện diện nơi trần thế, nói lên con đường hành động cứu nhân độ thế của Phật giáo Việt Nam. Việc ấy đã thực hiện, đã chứng tỏ, suốt lịch sử hai nghìn năm Phật giáo, đặc biệt dưới các triều đại tự chủ và độc lập, từ thuở Hai Bà Trưng cho đến thời hiện đạị Sự thành bại không đáng quan tâm cho bằng ý chí kim cương bất hoại của người Phật tử. Ý chí ấy còn, đạo Phật còn. Đạo Phật còn, dân tộc sẽ trường tồn trong cường thịnh, vinh quang và thái hòa, nhân loại sẽ bước vào kỷ nguyên huynh đệ, đại đồng.Theo đúng tinh thần "Cư trần lạc đạo" như thế, người Phật tử mới bảo toàn được Phật tính con người trên mặt đất, đồng lúc bảo vệ phẩm giá người đồng bào và nhân loại, đồng lúc bảo vệ sự toàn vẹn tâm linh nơi mỗi cá nhân. Sự toàn vẹn tâm linh con người chẳng khác chi sự toàn vẹn lãnh thổ một quốc gia. Nếu tiền nhân đem máu xương dựng nước và giữ nước, nay con cháu lại đem lãnh thổ quốc gia bán đổ bán tháo cho ngoại bang, thì còn gì là quê hương của tổ tiên và dân tộc? Cũng như thế, tâm linh con người không thể khiếp nhược quy hàng các thế lực nhất thời và vô đạo. Có như vậy, cuộc đại hoằng dương Chánh pháp ở thiên niên kỷ thứ ba Tây lịch mới mở ra sinh lộ độ thế của đạo Hòa bình, là đạo Phật, trước bao phương thức bạo lực và khủng bố mới, có nguy cơ đẩy nhân loại vào sự hủy diệt, tương tàn, và bài bác Phật tính nơi mỗi cá nhân.Trong chí nguyện "cư trần lạc đạo" như thế, tôi kêu gọi toàn thể các cấp Giáo hội và nam nữ Cư sĩ Phật tử trong và ngoài nước phát Bồ đề tâm, dõng mãnh bước lên con đường Đạo cứu khốn trừ nguy mà Đức Thế tôn đã khai thị từ 2545 năm trước, và lịch đại Tổ sư đã đem lại an lạc cũng như chủ quyền cho dân tộc suốt hai nghìn năm qua trên dãi đất Việt Nam.Nam Mô Đương lai Đại từ Di Lặc Tôn Phật.P.L. 2545 - Quảng Ngãi, Xuân Nhâm Ngọ, 2002Thay mặt Hội đồng Lưỡng việnGiáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhấtXử lý Thường vụ Viện Tăng Thống (chữ ký)

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 161: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 161

Tỳ kheo THÍCH HUYỀN QUANG

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 162: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

162 - Nam Quan Thương Hận

DON CHAT VAN VA YEU CAU CUA CAC CU TRI CONG DAN VE HIEP DINH BIEN GIOI VA

LANH HAI VIET-TRUNG.

Cong Hoa Xa Hoi Chu Nghia Viet Nam.Doc Lap – Tu Do – Hanh Phuc.Ha Noi, ngay 22 thang 12 nam 2001

DON CHAT VAN VA YEU CAU CUA CAC CU TRI CONG DAN VE HIEP DINH BIEN GIOI VA LANH HAI VIET-TRUNG.

Kinh gui : Quoc Hoi khoa X, Ban Chap Hanh Trung Uong Dang, Chinh Phu va tat ca nhung ai quan tam toi Van Menh To Quoc.Gan day du luan xon xao ve viec Dang va Nha nuoc ta da ky Hiep Dinh Bien Gioi va Lanh Hai voi Trung Quoc. Hiep Dinh nay so voi Hiep Uoc Patenotre (thuc dan Phap) va Ly Hong Chuong (phong kien Man Thanh) o the ky 1885, thi da gay thiet hai rat lon ve dat dai va vung bien cua To Quoc va lam nhuc To Tien va Dan Toc ta.Thang 11 nam 2001, chung toi cung co don de nghi lanh dao Dang va Nha nuoc ta lam sang to viec nay va yeu cau Quoc Hoi ta khong thong qua Hiep Dinh nay neu da chot ky. Den nay, chung toi van khong duoc tra loi. Tuy nhien, tren co quan ngon luan cua Dang khi dua tin Tong Bi Thu Nong Duc Manh sang tham Trung Quoc thi map mo nhu da ky Hiep Uoc Bien Gioi roi, se nhanh chong cam moc bien gioi va tiep tuc dam phan ve lanh hai. Nhung den hom qua 21-12-01 thi bao chi da dua tin: Hiep Dinh Bien Gioi giua hai nuoc da ky ngay 30-12-99 va ngay 27-12-01 chinh thuc cam moc bien gioi. Chung toi, cac cu tri va cong dan Viet Nam, thay trong trach cua minh, phai nhac lai nhung dieu luat co ban da duoc khang dinh

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 163: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 163

trong ca 4 Hien Phap 1946, 1959, 1980 va 1992 lam co so phap luat de giai quyet viec trong dai nay. Hien Phap nam 1946, trong Loi Noi Dau: "Nhiem vu cua dan toc ta la bao toan lanh tho...":Dieu 1. – Tat ca quyen binh trong nuoc la cua toan the nhan dan Viet Nam"....Dieu 21. – Nhan dan co quyen phuc quyet ve Hien Phap va nhung viec quan he den van menh quoc gia".Hien Phap nam 1980 va 1992, deu cung ghi ro:Dieu 1. – Nuoc Cong Hoa Xa Hoi Chu Nghia Viet Nam la mot nuoc doc lap, co chu quyen, thong nhat va toan ven lanh tho, bao gom dat lien, cac hai dao, vung bien va vung troi". Dieu 2. – Nha nuoc Cong Hoa Xa Hoi Chu Nghia Viet Nam la Nha nuoc cua nhan dan, do nhan dan, vi nhan dan. Tat ca quyen luc Nha nuoc thuoc ve nhan dan".Dieu 3. – Nha nuoc nghiem tri moi hanh dong xam pham loi ich cua To Quoc".Dieu 4. – Moi to chuc cua Dang hoat dong trong khuon kho Hien Phap va Luat Phap"....Dieu 53. – Ghi ro: "Cong dan co quyen tham gia quan ly Nha nuoc va Xa Hoi, tham gia thao luan cac van de chung cua ca nuoc... kien nghi voi co quan Nha nuoc, bieu quyet khi Nha nuoc Trung cau dan y"....Dieu 146. – Hien Phap Nuoc Cong Hoa Xa Hoi Chu Nghia Viet Nam la luat co ban cua Nha nuoc, co hieu luc phap ly cao nhat. Moi Van ban Phap luat khac phai phu hop voi Hien Phap". Chi rieng nhung dieu luat co ban dan chung nhu tren, cung du chung minh rang viec ky ket cua lanh dao Dang-Nha nuoc voi phia Trung Quoc ve bien gioi nhu vay la trai voi Hien Phap va Phap luat Nha nuoc Viet Nam va vi vay no khong co gia tri phap luat.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 164: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

164 - Nam Quan Thương Hận

Dua tren cac dieu luat co ban cua 4 Hien Phap nuoc ta nhu ke tren, chung toi Kien Nghi giai phap duy nhat hop hien va hop phap nhu sau:– Nhu dieu 83 cua Hien Phap 1992, da khang dinh: "Quoc Hoi la co quan dai bieu cao nhat cua nhan dan, co quan quyen luc Nha nuoc cao nhat cua Nuoc Cong Hoa Xa Hoi Chu Nghia Viet Nam ... Quoc Hoi thuc hien quyen giam sat toi cao voi toan bo hoat dong cua Nha nuoc". – Dieu 84 qui dinh: "Quoc Hoi co nhiem vu va quyen han: Thuc hien quyen giam sat toi cao cua cac viec tuan theo Hien Phap, luat phap". Vay Quoc Hoi can to chuc phien hop dac biet nghe lanh dao Dang-Nha nuoc giai trinh van de cuc ky he trong la Hiep Dinh Bien Gioi va Lanh Hai Viet-Trung ma du luan rong rai trong nuoc va ngoai nuoc dang dau long len an la "lanh dao di dem", " ban dat, ban nuoc".2. – Nhu dieu 2 cua Hien Phap 1992, da khang dinh: "Nha nuoc Cong Hoa Xa Hoi Chu Nghia Viet Nam la Nha nuoc cua nhan dan, do nhan dan, vi nhan dan. Tat ca quyen luc Nha nuoc thuoc ve nhan dan".Cac Hien Phap nam 1946, 1980 va 1992 deu qui dinh dut khoat: "Nhiem vu cua dan toc ta la bao toan lanh tho", "toan ven lanh tho, bao gom dat lien, cac hai dao, vung bien va vung troi".Vay Quoc Hoi can khan cap cong khai truoc toan dan va xin y kien quoc dan ve Hiep Dinh Bien Gioi va Lanh Hai Viet-Trung va sau het la: " To chuc Trung Cau Dan Y" (theo dieu 53 – Hien Phap 1992 ve van de trong dai, song con cua toan dan toc, cua 80 trieu dong bao trong nuoc va hai ngoai.Vua Le Thanh Tong (1460-1497) truyen lenh: "Ke nao lam mat mot tac dat cua dat nuoc la ke do co trong toi doi voi To Tong". Chu tich Ho Chi Minh da noi truoc ba quan : "Cac vua Hung da co cong dung nuoc. Bac chau ta phai cung nhau giu lay nuoc. Chung ta co quyen tu hao vi nhung trang su ve vang thoi dai Ba Trung, Ba Trieu, Tran Hung Dao, Le Loi, Quang Trung v. v...

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 165: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 165

Chung ta phai ghi nho cong lao cua cac vi anh hung dan toc vi cac vi ay la tieu bieu cua mot dan toc anh hung".Kinh.Cac cu tri va cong dan ky ten:Theo thu tu ABC:1 – Hoang Minh Chinh – Nguyen Tong Thu Ky Dang Dan Chu Viet Nam. Dia chi: 26 Ly Thuong Kiet, Ha Noi. 2– Pham Que Duong – Cuu Dai Ta Quan Doi Nhan Dan Viet Nam – Nguyen Tong Bien Tap tap chi Lich Su Quan Su. Dia chi: 37 Ly Nam De, Ha Noi.3, - Doan Nhan Dao – Lao thanh cach Mang – Dung dau nhom 11 cu Huyet Tam Thu. Dia chi: 48 Hang Buom, Ha Noi – Dien Thoai : 8. 2824264.– Nguyen Thanh Giang – Tien si Dia-Vat-Ly.Dia chi: Nha 13, Phong 9, tap the Phong Khong, Hoa Muc, Trung Hoa, Cau Giay, Ha Noi.5. – Vu Khac Kinh – 73 tuoi – vao Dang Cong San nam 1947 – Cuu Thieu ta – Thuong binh, CCB.Dia chi: 41C, Ngo 120, Duong Hoang Hoa Tham, Ha Noi.6. – Hong Long – 85 tuoi – nguyen Pho chi tich tinh – Dang vien tu 1946.Dia chi: So 2, Ngach 43/43 Duong Chua Boc. Ha Noi. – Dien Thoai: 5. 4736987. – Tran Dai Son – 54 tuoi Dang – Quyet tu quan – Chien si Doi Tu ve Chien dau cuu quoc quan Hoang Dieu, 1945, Nguyen Truong Ban Trinh Sat Dac Cong Su Doan 308B.Dia chi: 51 Hang Bai, Ha Noi – Dien Thoai: 8. 2367008. – Chu Thanh – Nha tho, but danh: Tu Sot. Dia chi: 67 Ngo Song To Lich – Phuong Khuong Trung – Quan Thanh Xuan, Ha Noi – Dien Thoai: 8. 5359119. – Nguyen Thu – 75 tuoi – Nguyen Uy Vien Trong Tai Kinh Te Nha Nuoc Trung Uong – Nguyen Vu Pho Vu San Xuat LHX Cong Nghiep, Thuong Nghiep trung Uong.Dia chi: 14 Ngo Thoi Nham, Ha Noi. Dien Thoai: 9. 430718

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 166: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

166 - Nam Quan Thương Hận

10. – Hoang Tien – Nha van Dia chi: Nha A11, Phong 420, Thanh Xuan Bac, Ha Noi.11. – Tran Dung Tien – Quyet Tu Quan Tieu Doan 523 Ha Noi, Cong nhan, Cuu Chien Binh.Dia chi: 12/95 Pho Cu Loc, Thanh Xuan, Ha Noi.

BÀI CA BÁN ĐẤT Các bô lão HÀ NỘI

Kính gửi: Quốc Hội Khóa X, kỳ họp thứ X tháng 12 năm 2001

Hoan hô Cộng Sản Việt NamCuối đời bán cả giang san nước nhàBản Giốc cao đẹp của ta(1)Nay còn đâu nữa để mà ngắm trôngTrường Sa mù mịt biển ĐôngCả Hoàng Sa nữa, mất tong còn gì (2)Mục Nam Quan giữa biên thùyNay lùi xa tắp thấy gì nữa đâu?(3)Ngước trông lệ nhỏ rầu rầuSuối Phi Khanh cũng qua cầu người ta (4)Mấy nghìn năm! Thật xót xa!Trách ai cắt đất để mà vinh thânMặc cho cuộc thế xoay vần Cuộc đời đầy túi, cóc cần cái chi !Quốc Hội một lũ ù lìNhưng còn bia miệng sẽ ghi muôn đờiViệc nầy không thể buông trôi 1) Thác Bản Giốc, Cao Bằng, Có rất nhiều bức ảnh chụp nổi tiếng nay lưu truyền khắp trong nước và cả nước ngoài – Nay đã thuộc về Trung Quốc.

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 167: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 167

2) Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của ta năm 1974, bấy giờ còn trong tay Quân Đội SàiGòn và đã gây cuộc thủy chiến lịch sử. Sau nầy Trung Quốc chiếm nhiều đảo trong quần đảo Trường Sa vào 3/1988, đánh chìm thiệt hại tàu bè và tử vong chiến sĩ ta giữ đảo. 3.) Trước ở cổng Mục Nam Quan (Ải nam Quan – Mao Trạch Đông buộc CSVN phải gọi lại là Mục Nam Quan) Ta va Tàu gác chung. Bên này cổng là đất của ta. Bên kia cổng là đất của Tàu. Bây giờ ta phải lùi sâu về phía Đồng Đăng. Bây giờ không còn thấy Mục Nam Quan nữa.4.) Đấy là một vạt đấ lõm xuống trước Ải Nam Quan. Tương truyền Nguyễn Trãi tiễn Phi Khanh giã biệt nhau ở đây. Phi Khanh khuyên con về rửa nhục cho nước. Cả hai cha con đều khóc thành vạt suối ở chỗ đất lõm, được dân gian gọi là suối Phi Khanh.

Thư Gửi : Chủ Tịch nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc Việt Nam, ngày 1 tháng 1 năm 2002Kính gửi Chủ Tịch Giang Trạch DânChủ Tịch nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc

Thưa Ông Chủ Tịch,

Nhân dân Việt Nam long trọng gửi đến Ông Chủ Tịch văn thư phản kháng về Hiệp Định Phân Định Biên Giới Trên Bộ và Trên Biển ký giữa Trung Quốc và Việt Nam vào ngày 30 tháng 12 năm 1999 và ngày 25 tháng 12 năm 2000 vì đây là những hiệp ước rất bất bình đẳng, nhằm hợp pháp hoá những thỏa thuận ngầm giữa 2 đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn chưa được luật pháp của cộng đồng quốc tế thừa nhận, xâm

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 168: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

168 - Nam Quan Thương Hận

phạm toàn vẹn lãnh thổ và làm thiệt hại lớn quyền lợi của nhân dân Việt Nam.

Nhân dân Việt Nam nhận định rằng chính Trung Quốc đang có những cải cách chấp nhận luật pháp quốc tế, vấn đề biên giới Trung Quốc ạẤô Việt Nam nên để dành lại cho những chính quyền dân cử sau này của 2 nước quyết định nhằm tránh những bất ổn và mọi rắc rối tranh chấp sau này.

Cách xử sự của Trung Quốc về vấn đề biên giới Việt-Trung sẽ cho các dân tộc trên thế giới và nhân dân Việt Nam thấy có nên tin cậy đường lối đối ngoại 16 chữ mà chính Ông Chủ Tịch thường cổ võ hay không: Biên giới hữu nghị, láng giềng thân thiện, ổn định lâu dài, hợp tác phát triển.

Nhân dân Việt Nam mong Trung Quốc sáng suốt, công bình trong vấn đề này và tôn trọng quyền lợi chính đáng của dân tộc Việt Nam.

Trân trọng kính chào Ông Chủ Tịch. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế Chủ Tịch sáng lập Cao Trào Nhân BảnChủ Tịch tổ chức đối lập Tập Hợp Vì Nền Dân Chủ Hội Viên Danh Dự Hội Ân Xá Quốc TếGiải thưởng Nhân Quyền Robert F. Kennedy 1995Giải thưởng Nhân Quyền Quốc Hội Raoul Wallenberg 1994 Saigon, Việt Nam.

Vietnam, January 1, 2002

President Jiang ZeminThe People’s Republic of China Beijing, China

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 169: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 169

Dear Mr. President:

The people of Vietnam respectfully convey to Mr. President this letter protesting against the Bilateral Accords to realign the land and sea borders signed between The People’s Republic of China and the Socialist Republic of Vietnam on the December 30th, 1999 and December 25th, 2000. These accords are unacceptable because they aim to legalize inequitable secret agreements between the Communist Party of China and the Communist Party of Vietnam. Such agreements have not been ratified and endorsed by the international law community, and are in flagrant violation of the integrity of Vietnamese territory and causes untold harm and loss to the people of Vietnam.

The people of Vietnam recognize that the Government of the People’s Republic of China currently has procedures to recognize international laws. This matter of the borders between China and Vietnam is best left to the future officially elected officials of our two countries to make a determination thereof, so as to avoid unnecessary disturbances and the ensuing complications of such border disputes.

The attitude of China vis-a-vis the Vietnam-China border will let the people of the world and in particular the people of Vietnam know whether they can put their trust in the famous 16 word policy toward neighboring countries that Mr. President has often championed: friendly borders, brotherly neighborhoods, long-term stability, co-operation for development.

The people of Vietnam hope that China remains open-minded and fair on this issue and that it will respect the legitimate rights of the people of Vietnam.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 170: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

170 - Nam Quan Thương Hận

Respectfully yours,Dr. Nguyen Dan Que

Founder of The Non Violent Movement For Human Rights in VietnamChairman of the Organization of Rally for Democracy Honorary member of Amnesty International Laureate of Robert Kennedy Human Rights Award 1995 Laureate of Raoul Wallenberg Congressional Human Rights Award 1994

Cuộc phỏng vấn của một đài phát thanh tại miền

Nam California

Little Saigon Jan 1-2002Lý Thái Hùng

Trong cuộc phỏng vấn của một đài phát thanh tại miền Nam California về hiệp định biên giới giữa Việt cộng và Trung Quốc, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang từ Hà Nội đã nói rằng”giới lãnh đạo Hà Nội, đặc biệt là cựu Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu đã bị lãnh đạo Bắc Kinh lừa nên đã ra lệnh ký hiệp ước theo các nội dung có lợi hoàn toàn cho phía Trung Quốc”. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang cho rằng Lê Khả Phiêu đã phải dựa vào Trung Quốc để giữ quyền lực cai trị, trước sự phân hoá trầm trọng trong nội bộ đảng nên đã phải hiến đất cho Trung Quốc để được”bảo hiểm”. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang còn cho biết là ngoại trừ những vùng nông thôn xa xôi không biết nhiều về vụ nhượng đất của Việt cộng, còn đa số người dân đều tỏ ra căm tức và”không thể tha thứ tội bán nước này”của lãnh đao.

Những phát biểu của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một nhân vật đối kháng đã và đang làm cho Hà Nội điên đầu, chắc chắn là

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 171: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 171

những nhận định xác thực vì ông ở ngay trong lòng chế độ. Tuy nhiên, có thể vì còn nằm trong lòng chế độ, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang đã phải dùng chữ Lừa để nói lên sự ngu xuẩn và tham quyền của nhóm lãnh đạo Hà Nội, nhất là Lê Khả Phiêụ Nhưng nếu nhìn lại cả một giai đoạn hình thành và phát triển của đảng Cộng sản Việt Nam trong 7 thập niên vừa qua, chúng ta có nên coi đó là hành động bị lừa hay không? Câu trả lời chắc chắn là không. Bởi vì Lê Khả Phiêu và cả nhóm lãnh đạo Hà Nội không phải là một tập đoàn ngu muội để không nhìn thấy những thiệt hại lãnh thổ khi đặt bút ký hiệp định với Trung Quốc. Hành động của giới lãnh đạo và của cả đảng Cộng sản Việt Nam xuất phát từ điểm căn bản là họ coi quyền lợi của đất. nước và dân tộc ở bên dưới những tham vọng quyền lực của chính họ. Tại sao?

Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào năm 1930 mà tiền thân là đảng Cộng sản Đông Dương. Từ thập niên 30 cho đến khi chiếm được chính quyền ở miền Bắc vào năm 1945, Hồ Chí Minh tuy là cán bộ Cộng sản của Đệ Tam Quốc Tế nhưng mọi việc đều do đảng Cộng sản Trung Quốc hậu thuẫn và yểm trợ từtài chánh cho đến nhân sự. Ngay cả trong giai đoạn rước Pháp vào Việt Nam năm 1946 rồi hô hào toàn quốc kháng Pháp trong 9 năm từ năm 1946 đến năm 1954, Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam dưới tên Việt Minh, đã hoàn toàn dựa vào sự yểm trợ của đảng Cộng sản Trung Quốc. Và khi Pháp bị sa lầy trận điện Biên Phủ đưa đến Hội nghị Genève năm 1954, đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận sự chỉ đạo của Bắc Kinh để chấp nhận giải pháp chia đôi đất nước, trong khi chính quyền Bảo Đại ở miền Nam chống đối một cách kịch liệt và không chịu ký vào hiệp định Genève chia đôi Việt Nam.

Nếu là một đảng đấu tranh cho dân tộc, thì đảng Cộng sản Việt Nam không thể nào chấp nhận một giảp pháp chia đôi như vậy mà phải nỗ lực tìm kiếm một giải pháp bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Bởi vì ngay sau khi Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt, nhiều

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 172: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

172 - Nam Quan Thương Hận

nước thuộc địa như Nam Dương, Phi Luật Tân, Miến Điện đã không tốn một giọt máu nào để giành lại chủ quyền và thống nhất đất nước. Chỉ có Việt Nam rơi vào cảnh phân chia chỉ vì Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam lo sợ quyền lực bị mất nên đã phải dựa vào Trung Quốc và làm theo chủ trương của Bắc Kinh mầ mà đại diện là Chu Ân Lai tuyên bố vào ngày 24 tháng 8 năm 1953 rằng:”Việt Nam nên áp dụng giải pháp đình chiến ở Triều Tiên (tức chia đôi hai miền) làm mẫu mực giải quyết cuộc xung đột”. Hồ Chí Minh đã làm theo chỉ thị này, chia đội Việt Nam ở vĩ tuyến 17, Đây là dữ kiện thứ nhất về tham vọng quyền lực của đảng Cộng sản Việt Nam đi theo Trung Quốc để chia đôi Việt Nam năm 1954, hầu chiếm giữ quyền lực tại miền Bắc. Sau khi củng cố miền Bắc, Cộng sản Việt Nam bắt đầu mở cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam. Vào lúc này, tuy Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam đu giây giữa Liên Xô cũ và Trung Quốc để nhận viện trợ; nhưng đa số các tiếp liệu về chiến tranh đều đến từ Trung Quốc. Nghỉa là Trung Quốc đã yểm trợ cho Hà Nội tối đa về vũ khí, lương thực, nhân lực kể cả việc xây dựng những nhà thương để chữa các thương bệnh binh của Hà Nội tại các vùng Nam Ninh, Côn Ninh, Vân Nam... Những bệnh viện này vẫn còn. Không những thế, Hà Nội còn được sự yểm trợ ngoại giao một cách mạmh mẽ từ Trung Quốc để tuyên truyền sai lạc và đầu độc dư luận thế giới về cuộc chiến. Sau khi Trung Quốc thay đổi chiến lược bắt tay với Mỹ qua chuyến viếng thăm Bắc Kinh của Nixon vào năm 1972, Hà Nội vẫn còn tin tưởng tuyệt đối vào sự yểm trợ của Bắc Kinh. Vì thế mà khi Bắc Kinh xua quân chiếm đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Cộng Hoà vào năm 1974, đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn yên lặng, không một tiếng nói phản đối, coi đó như là một biến cố quân sự của một nước nào xa lạ chứ không phải của Việt Nam. Lý do là lúc đó, Hà Nội đã nhận quá nhiều tiền bạc và vũ khí để dốc toàn lực chiếm miền Nam nên không thể phản đối.

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 173: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 173

Đây là dữ kiện thứ hai về việc Hà Nội đã đồng loã trong vụ cướp đất của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Cộng Hoà vào năm 1974.

Sau khi nhờ những súng đạn của Trung Quốc cưỡng chiếm miền Nam năm 1975, đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu huênh hoang về cái gọi là đại thắng mùa xuân. Trong cái đà hiếu thắng đó, Hà Nội bắt đầu áp chế Lào và Căm Bốt để thực hiện”liên bang Đông Dương”và ngả theo Liên Xô để tìm đồng minh chiến lược. Đương nhiên hành động này của Hà Nội không thể nào qua mặt được Bắc Kinh nên hai nước đã bắt đầu”cuộc chiến tranh lạnh”kể từ đầu năm 1976. Hà Nội lạnh nhạt với Bắc Kinh, o bế Liên Xô và tìm cách gây khó khăn và đuổi những người Hoa đang sống tại Việt Nam chạy về Trung Quốc. Ngược lại Trung Quốc cũng đã tuyên bố ngưng các kế hoạch viện trợ và rút cố vấn về nước. Tình hình xung đột giữa hai nước đã bùng nổ lớn khi Hà Nội xua quân xâm chiếm Cam Bốt vào cuối năm 1978 và Bắc Kinh lấy cớ xua 60 ngàn lính sang đánh phá các vùng đất phía Bắc biên giới Việt Trung, trải dài trên 1,000 cây số từ ngày 17 tháng 2 năm 1979, trong vòng 19 ngàỵ

Cuộc chiến đã làm cho hai bên tổn thất một cách ngoài dự tưởng cả về vật chất lẫn tinh thần. Sau 19 ngày chiếm đóng và trước khi rút lui, Trung Quốc đã cho gài lại hàng triệu quả mìn trên các vùng đất của những chỗ chiếm đóng khiến cho Cộng sản Việt Nam bó tay không thể chiếm giữ vì quá nguy hiểm. Dù rút lui nhưng Trung Quốc vẫn để lại một số quân để tiếp tục chiếm giữ những ngọn đồi chiến lược và một số vùng đất biên giới mà trước khia thuộc của phía Việt Nam. Từ năm 1979 đến năm 1986, hai phía đã coi nhau như thù địch và xua từng toán quân nhỏ đánh phá lẫn nhau. Có nhiều lần Hà Nội cố gắng chiếm lại các ngọn đồi chiến lược nhưng bất thành. Kể từ năm 1987, Cộng sản Việt Nam đã mở lại các cuộc đàm phán về biên giới với Trung Quốc để chấm dứt các cuộc bắn phá lẫn nhau và yêu cầu Bắc Kinh giúp

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 174: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

174 - Nam Quan Thương Hận

đỡ tháo gỡ các quả mìn. Trung Quốc đã giúp đỡ Hà Nội tháo gỡ các quả mìn; nhưng ra điều kiện là Trung Quốc có quyền chiếm giữ các ngọn đồi chiến lược đã chiếm đóng. Hà Nội đã phải chấp vì nhu cầu khẩn cấp là tháo gỡ các quả mìn. Mãi cho đến năm 1991, sau khi Liên Xô tan rã, trong cảnh hụt hẫng mất chỗ dựa, đảng Cộng sản Việt Nam đã phải vội vã kết thân với Trung Quốc để tìm chỗ dựạ Tháng 11 năm 1991, Đỗ Mười dẫn một phái đoàn sang gặp Giang Trạch Dân và Lý Bằng tại Nam Ninh để nối lại quan hệ răng môi. Một năm sau vào tháng 12 năm 1992, Lý Bằng dẫn một phái đoàn sang Việt Nam để đáp lễ và lúc đó sự bang giao giữa hai bên mới thực sự là”bình thường hoá”. Hai phía đã bắt đầu thảo luận về vấn đề biên giới và đến ngày 19 tháng 10 năm 1993, Hà Nội và Bắc Kinh đã ký một thỏa ước về các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới - lãnh thổ.

Trải qua nhiều năm tháng đàm phán, ngày 30 tháng 12 năm 1999, Hà Nội và Bắc Kinh đã ký hiệp ước biên giới trên đất liền và đến ngày 6 tháng 7 năm 2000, thì hiệp ước này mới hiệu lực khi hai bên tổ chức lễ trao thư phê chuẩn của lãnh đạo 2 nước tại Bắc Kinh. Trong khi đó, nhân chuyến viếng thăm Bắc Kinh ngày 25 tháng 12 năm 2000, Trần Đức Lương đã chứng kiến lễ ký kết hiệp định phân định vịnh Bắc Việt và hiệp định hợp tác nghề cá tại Bắc Kinh và hiện nay Hiệp định này chưa được quốc hội phê chuẩn. Cho đến nay không ai biết rõ nội dung của các hiệp định này là gì vì Hà Nội không tiết lộ; nhưng theo sự tố cáo của các nhà đối kháng tại Việt Nam thì qua hiệp ước biên giới, Việt Nam đã mất khoảng 720 cây số vuông biên giới về phía Trung Quốc. Cụ thể là vùng đất có Ải Nam Quan, có Bản Dốc ở tỉnh Lạng Sơn nay thuộc về phần đất của Trung Quốc. Theo hiệp ước phân định vịnh Bắc Việt thì Việt Nam mất vào tay Trung Quốc khoảng 10 ngàn cây số vuông vùng biển.

Ngay sau khi hai hiệp ước, Lý Bằng đã sang viếng thăm Việt Nam và hứa với lãnh đạo Hà Nội lúc này là Tổng Bí Thư Nông

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 175: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 175

Đức Mạnh rằng sẽ nâng số trao đổi kim ngạch ngoại thương giữa hai nước từ 2 tỷ lên thành 5 tỷ Mỹ kim mỗi năm. Đây là con số rất lớn bằng tổng số kim ngạch giữa Cộng sản Việt Nam với các quốc gia tư bản như Nhật, Hoa Kỳ, Tây Âu. Rõ ràng là trong lúc khó khăn về kinh tế và hết tiền mà được Bắc Kinh hứa giúp như vậy, quả là điều kiện lý tưởng đối với Cộng sản Việt Nam. Sự kiện này cho thấy là Hà Nội hoàn toàn không bị Bắc Kinh lừa mà trái lại được Bắc Kinh giúp đỡ và che chở nên vì thế mà Hà Nội đã nhắm mắt hiến dâng lãnh thổ để được”bảo vệ”. Bởi vì mặc dù Hà Nội ký thương ước với Mỹ và nhận tài trợ ODA từ Nhật nhưng các trợ giúp này không bằng sự hỗ trợ hiện nay của Bắc Kinh. Hà Nội một lần nữa phải chấp nhận các điều kiện đưa ra của Bắc Kinh. Đây là dữ kiện thứ ba về việc Hà Nội đã dâng hiến lãnh thổ cho Bắc Kinh để đổi lấy những yểm trợ về mặt kinh tế và bảo vệ sự lãnh đạo của đảng trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay.

Qua ba dữ kiện vừa trình bày, rõ ràng là lãnh đạo Hà Nội không thể bị Bắc Kinh lừa mà đây chính là hành động bán nướcđể cầu vinh không chỉ của Lê Khả Phiêu mà của toàn thể nhóm lãnh đạo Hà Nội trong quá khứ cũng như hiện tại.

Lý Thái HùngJan 31, 2002

Tuyên Cáo về Chủ Quyền Lãnh Thổ Và Lãnh Hải của Việt Nam

Chúng tôi những người Việt sinh sống trong và ngoài nước, không phân biệt thành phần xã hội, tôn giáo hay chính kiến, long trọng ký tên trong bản tuyên cáo dưới đây, gửi tới toàn thể quốc dân đồng bào ở trong nước và ở hải ngoại, đồng gửi tới Liên hiệp

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 176: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

176 - Nam Quan Thương Hận

quốc, các quốc gia lân bang cùng các nước liên hệ đến Việt Nam, và để lại cho lịch sử đời sau:Lãnh thổ một quốc gia hình thành là nhờ tiền nhân gian khổ tô bồi qua nhiều thế hệ. Từng tấc đất, giải sông, vách núi hay mặt biển đều ghi nhận công lao khai phá và gìn giữ của người đi trước mà người đời sau có nhiệm vụ thiêng liêng là phải bảo vệ.Chủ quyền của quốc gia trên lãnh thổ hay lãnh hải đã được lịch sử và quốc tế công nhận, không ai được nhân danh bất cứ điều gì để nhượng cho ngoại bang. Làm vậy là hành động bán nước, là có tội với dân tộc. Quốc gia nào dùng áp lực hay mưu mô để chiếm đoạt lãnh thổ hay lãnh hải nước khác là can tội xâm lấn và vi phạm trầm trọng vào quy tắc bang giao của thế giới văn minh. Đảng Cộng sản Việt Nam đang nắm quyền lãnh đạo bất chính tại Việt Nam lại đã vừa sai công cụ của mình là Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết hai bản Hiệp định liên quan đến biên giới trên bộ và ngoài vịnh Bắc bộ với chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, ngày 30 tháng 12 năm 1999 và ngày 25 tháng 12 năm 2000. Việc ký kết được thực hiện trong mờ ám nên đại đa số dân chúng không hề được biết. Năm 2001 đảng Cộng sản Việt Nam cho nhóm người trong Thường vụ Quốc hội Việt Nam, một công cụ khác của đảng, lén lút phê chuẩn nhằm gán cho hai văn kiện này một giá trị pháp lý không thể có.Do sự bưng bít dư luận, chẳng những thế giới bên ngoài và toàn thể người Việt không được biết gì về nội dung hai văn kiện trên, mà ngay chính các đảng viên Cộng sản hay trên 400 đại biểu của Quốc hội Cộng sản Việt Nam cũng không hề biết. Trong ba năm kể từ ngày 27 tháng 12 năm 2001, 1.500 cột mốc đánh dấu cương vực giữa Việt Nam và Trung Quốc được trồng lại, lãnh hải của Việt Nam tại vịnh Bắc bộ cũng được xác định lại, với những thiệt hại lớn lao về lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam, không kể nhiều thiệt thòi và bất công khác mà người dân chưa có thể biết. Nhưng cụ thể trước mắt như một nỗi nhục, một biểu tượng về chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam là ải Nam Quan, địa danh phân chia biên giới hai nước Việt Nam và Trung Quốc nằm trong tỉnh Lạng

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 177: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 177

Sơn của Việt Nam, từ bao thế kỷ qua đã trở thành di tích lịch sử, văn hóa và tâm lý của người Việt, thì do các văn kiện vừa ký kết, nay đã nằm trong lãnh thổ Trung Quốc. Trước sự xâm phạm chủ quyền quốc gia và xúc phạm danh dự dân tộc, người Việt ở khắp mọi nơi long trọng khẳng định:1. Đảng Cộng sản Việt Nam không đại diện chính đáng cho dân tộc, hai bản Hiệp định về biên giới trên bộ và ngoài biển mà một số người trong đảng đã ký với chính quyền Trung Quốc là hoàn toàn vô giá trị.2. Vì nhu cầu phát triển quan hệ quốc tế trong ổn định và công bằng, thỉnh cầu các quốc gia trên thế giới không công nhận hai văn kiện này. Ngoài lẽ bất công cho Việt Nam, chúng còn thể hiện tham vọng bành trướng và chủ trương bá quyền của Trung Quốc và là tiền lệ nguy hiểm cho toàn khu vực Đông Á.3. Lịch sử dân tộc phải ghi nhận sự kiện này, và người Việt Nam trong hiện tại lẫn các thế hệ và chính quyền về sau đều có bổn phận tranh đấu để giành lại chủ quyền trên các phần lãnh thổ và lãnh hải đã mất vì hai Hiệp định bất bình đẳng nói trên.4. Quyết liệt lên án và không dung tha nhóm người trong đảng Cộng sản Việt Nam đã nhân danh quyền lãnh đạo đất nước lén lút tiến hành việc bán nước.Kính gửi toàn thể đồng bào trong và ngoài nước: Vì trách nhiệm của chúng ta trước lịch sử, Vì tình yêu đất nước, Vì con cháu chúng ta, Vì nỗi đau nỗi nhục này chẳng của riêng ai, Chúng tôi thiết tha kêu gọi đồng bào khắp nơi cùng nhau phổ biến bản Tuyên Cáo để thu thập chữ ký thật đông đảo, cập nhật hóa danh sách và thông báo rộng rãi cho toàn thế giới cùng rõ.

To:  Governments of the Free World & the Communist Party of Vietnam

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 178: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

178 - Nam Quan Thương Hận

PROCLAMATION ON THE QUESTION OF LAND BORDERS AND TERRITORIAL WATERS OF VIETNAM

We, Vietnamese both inside and outside vietnam, undivided by social or religious differences, or even political affiliations,

hereby solemnly affix our names to the following Proclamation, to be sent to the whole Vietnamese nation—at home and abroad—and to the United Nations, neighboring countries of Vietnam

as well as those maintaining relations with Vietnam. The Proclamation will also be kept for future reference:

The territory of a nation results from a millenial struggle, with much blood and sacrifice, passed by generation after generation from our ancestors to the present day. Each square foot of our territory, from our rivers and mountains to our territorial waters, bears the distinct marks of our forefathers’ arduous struggle. It is hence our sacred duty as descendants to defend such territory.

The sovereignty of a nation on its territory and territorial waters is a title of ownership that must be consecrated by history and international recognition, it can under no circumstances be yielded to a foreign power. To make land and territorial waters concessions to foreign powers is thus a treasonable act, a crime answerable to the nation. And any power that uses schemes or pressures to occupy another country’s territory or territorial waters is thus guilty of aggression and gross violations of the international norms of a civilized world.

The Communist Party of Vietnam (CPV), an illegitimate holder of power in Vietnam, had ordered its instrument, the Government of the Socialist Republic of Vietnam (SRV), to sign two treaties with the People’s Republic of China: one on land borders on 30 December 1999 and one on the division of territorial waters in the Gulf of Tonkin on 25 December 2000. This did not become

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 179: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 179

public until June 2001 when it suddenly was announced that the first one had been ratified a few days earlier, but in reality only by the Standing Committee of the National Assembly, another instrument in the hands of the CPV.

Thanks to a determined effort to suppress all information regarding these two agreements, not only is the international community kept in the dark, the Vietnamese people themselves whose interests are paramount in the matter know next to nothing about the specific contents of these two international instruments. And so are rank-and- file party members and over 400 representatives in the National Assembly of Vietnam. Yet starting last 27 December 2001, the first border demarcations already officially took place at the border towns of Dongxing (in China) and Mong Cai (Vietnam). This process, involving some 1,500 markers, is expected to take up to three years to complete. As for the new dividing lines in the Gulf of Tonkin (Beibu in Chinese but the name itself, Vinh Bac-bo, or Gulf of Tonkin clearly refers to its being in the Northern part of Vietnam), they will take away some 22,000 square miles of territorial waters from Vietnam as compared with the Tientsin treaty negotiated in 1885. These border and territorial water “readjustments” will of course mean untold sufferings to the people living in or off the land and the waters now conceded to China.

Even more concretely, it is a mark of national dishonor that the Nam Quan Pass, which for thousands of years has stood as the traditional marker dividing Vietnam from China and as a proud symbol of Vietnamese independence (all geographies of Vietnam start with the sentence, ‘Vietnam is one from the Nam Quan Pass to the Ca Mau Peninsula’), is now way inside China.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 180: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

180 - Nam Quan Thương Hận

In the face of such violations of Vietnamese sovereignty and blows to Vietnamese honor, we, the Vietnamese both inside and outside of Vietnam, hereby solemnly declare:

1. The Communist Party of Vietnam, an illegitimate power holder, cannot be the legitimate representative of the Vietnamese nation, especially in regard to the above two land border and territorial waters agreements that it has signed with China. These agreements are therefore invalid.

2. Since a stable world can be built only on fair and open instruments of international discourse, we appeal to the United Nations and international community not to recognize these two agreements. For besides being unfair to Vietnam, these instruments are the clearest and latest proofs of Chinese hegemonic ambition in Southeast Asia, thus threatening the stability of the whole region and international commerce in the South China Sea.

3. Vietnamese history will forever remember this as a mark of opprobrium on the record of the CPV, and all Vietnamese of this and future generations are dutybound to wrest back what the CPV has conceded to China through these two agreements. 4. We resolutely condemn in no uncertain terms this treasonable act of the CPV and especially its handful of leaders who have accepted to make a deal with their Chinese counterparts behind the back of the Vietnamese people.

To All Vietnamese Both Inside and Outside of Vietnam: In view of our responsibility before History, And because of our patriotism, And our responsibility to our descendants, And since this shame is a national opprobrium that we must all share, We earnestly call on all Vietnamese compatriots, no matter where you are, to disseminate this

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 181: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 181

Proclamation so as to gather as many signatures as we can, updating it from time to time and communicating our outrage for the Whole World to see and know about.

List of Signatories to the Proclamation on the Land Border and Territorial Waters Question between China and Vietnam:

Full Name___________________________________________ Address _________________________________________

Signatures _______________________________________

Sincerely,

The Stop Land & Water Concession by the Communist VietNam Petition to Governments of the Free World & the Communist Party of Vietnam was created by Vietnamese Communities Around the World and written by Linh Nguyen.  This petition is hosted here at www.PetitionOnline.com as a public service. There is no express or implied endorsement of this petition by Artifice, Inc. or our sponsors. The petition scripts are created by Mike Wheeler at Artifice, Inc.  For Technical Support please use our simple Petition Help form.

Please Send this to a friend

Petition Webpage: http://www.petitiononline.com/petition.html

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 182: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

182 - Nam Quan Thương Hận

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 183: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 183

Kiến nghị thư của 20 cử tri yêu cầuQuốc Hội không thông qua Hiệp Ðịnh Biên Giới Việt Trung (*)

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamÐộc lập - Tự do - Hạnh phúcNgày 18 tháng 11 năm 2001Kính gửi:- Ð.c Tổng bí thư - Nông Ðức Mạnh- Ð.c Chủ tịch nước - Trần Ðức Lương- Ð.c Thủ tướng - Phan Văn Khải- Ð.c Chủ tịch Quốc Hội - Nguyễn Văn An Ðồng kính gửi: - Các vị Lão thành CM, các Cựu chiến binh, các nhà trí thức, các nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ, các giới công nhân, nông dân, công thương, các dân tộc và sắc tộc, các tôn giáo, các sinh viên, học sinh và tất cả những ai quan tâm tới vận mệnh Tổ quốc, Thưa các Ðồng chí và các bạn kính mến,Gần đây trong nhân dân bàn luận rất sôi nổi về việc Chính phủ ký kết Hiệp định Biên giới và Hiệp định vùng biển Việt - Trung, nghĩa là cả vùng biên giới và lãnh hải của Tổ quốc bị xâm phạm dưới sự nhất trí của Ðảng và Nhà nước ta .Vấn đề này đến nay không chỉ đơn thuần là dư luận, mà tháng 2/2001 qua thông báo của một vị lãnh đạo thành phố Hải Phòng tại CLB Bạch Ðằng thì vịnh Bắc Bộ, mà ta đã đồng ý chia là:- 53% cho Việt Nam và 47% cho Trung Quốc.Ðiều đáng nói là hàng trăm năm gần đây, biên giới và lãnh hải của Việt Nam và Trung Quốc đã được xác định theo các Hiệp định do Pháp và nhà Thanh ký từ cuối thế kỷ 19, và được coi là hợp pháp không chỉ đối với Việt Nam mà cả đối với quốc tế.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 184: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

184 - Nam Quan Thương Hận

Theo tài liệu của hai ông Lưu Văn Lợi và Lê Minh Nghĩa ở Ban Biên giới của Nhà Nước, công bố năm 1997, riêng về chủ quyền hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa như sau:Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Ðông là lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam. Nhà Nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã là chủ nhân và thực thi chủ quyền này là phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, đã được nhiều quốc gia, tổ chức và học giả nổi tiếng trên thế giới thừa nhận và ủng hộ. Trong đó có những học giả tiếng tăm như:- Bà Monique Chemillier Gendreau, Giáo sư công pháp và khoa học chính trị ở trường Ðại học Paris VII.- Ông Denis Diderot, nguyên Chủ tịch Hội Luật gia Dân chủ Pháp hiện là Chủ tịch Hội Luật gia Châu Âu đã viết cuốn sách nhan đề "Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa". Cuốn sách đã được nhà xuất bản L' harmattan Paris công bố vào tháng 3/1996 và nhà xuất bản Chính trị Quốc gia của Việt Nam cho tái bản năm 1997 và 1998.Vậy mà giữa hai Ðảng Việt Nam và Trung Quốc đã đi đến thỏa thuận cắt nhượng biên giới đường bộ và biển Ðông của Việt Nam cho Trung Quốc cụ thể như sau:- Cuối năm 1999, Ðường Gia Truyền - Bộ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc đã sang ký tại Hà Nội phần nhượng biên giới đường bộ, trong đó có khu di tích thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam là Bản Dốc, dân địa phương kịch liệt phản ứng nhưng cuối cùng vẫn phải di dân đi chỗ khác vì đây là ý Ðảng.- Sang năm 2000 thì Chủ tịch Trần Ðức Lương sang Bắc Kinh ký tiếp phần Vịnh Bắc Bộ nội dung như cử tri chúng tôi nêu trên.Theo các nguồn tin, chúng tôi nắm được thì việc ký kết này chỉ bàn bạc trong phạm vi Bộ Chính trị, Trung ương nhiều vị không được phổ biến, vì vậy dân càng không hay biết.Do đó, tháng 2/2001, trong bản góp ý với bản Dự thảo Báo cáo Chính trị của Ðại hội IX, một lão thành CM Ðỗ Việt Sơn, 54 tuổi Ðảng, 78 tuổi đời ở 26/14-125 Tô Hiệu - Hải Phòng đã đề nghị với Ðảng và Nhà Nước không thông qua các Hiệp định này, vì đây là một hiệp định mà phía Việt Nam nhượng bộ quá nhiều. Nếu nhìn vào lịch sử của dân tộc ta thì chưa từng có triều đại nào cam tâm chịu nhượng bộ như thế. Thực vậy, suốt 4000 năm lịch sử, kể cả thời Bắc thuộc cho đến hơn 1000 năm Ðộc lập Tự chủ, các triều đại phong kiến nước ta lúc thịnh cũng như lúc suy, chưa bao giờ nhường cho phong kiến phương Bắc một tấc

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 185: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 185

đất, một hòn đảo, có chăng chỉ cống nạp ngà voi châu báu là cùng. Vậy thì, tại sao tháng 12/1999 Việt Nam và Trung Quốc thông qua Hiệp định biên giới trên bộ và tháng 12/2000 thông qua Hiệp định Vịnh Bắc Bộ, đã nhượng cho Trung Quốc 720km2 trên bộ và 10 phần trăm diện tích Vịnh Bắc Bộ - điều đáng lưu ý là diện tích ta bị mất ở khu vực Vịnh Bắc Bộ đều là những khu vực giầu tài nguyên như: hải sản, khí đốt và dầu mỏ.Nước ta là một nước độc lập có chủ quyền, được hầu hết các nước trên thế giới thừa nhận và có cơ sở pháp lý quốc tế thừa nhận vùng biên giới và hải phận của mình, vậy tại sao có sự thông qua Hiệp định biên giới Việt - Trung như nêu trên. Chúng tôi còn được biết ngay tại hội nghị 11 trước Ðại hội IX vừa rồi cũng đã đưa ra bàn cãi về vấn đề này, nhưng về một nguyên tắc nào đó chưa công bố cho Ðảng viên và nhân dân biết cụ thể ra sao, nên những cử tri chúng tôi, xuất phát từ việc bảo vệ quyền độc lập của nước ta, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc, nên cùng nhau kiến nghị, nhân kỳ họp Quốc Hội vào tháng 11 tới cần đưa vấn đề này ra để có những quyết định đúng đắn nhất trên cơ sở hợp với lòng Dân và ý Ðảng.Nếu việc cắt đất, cắt biển của Việt Nam cho Trung Quốc không ngăn chặn được, chúng tôi cho rằng chúng ta đã có trọng tội với Tổ Tiên vì:- Vua Lê Thánh Tông từng truyền lệnh: Kẻ nào làm mất một tấc đất của Ðất Nước là kẻ đó có trọng tội với Tổ Tông.- Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn chúng ta: Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.Một lần nữa các cử tri chúng tôi tha thiết yêu cầu Quốc Hội cần có quyết định sáng suốt và hợp với lòng dân, cụ thể là không thông qua Hiệp định biên giới Việt - Trung theo tinh thần cử tri chúng tôi đã nêu trên.Chúng tôi đặt hết lòng tin vào các đại biểu Quốc Hội và nhất là Tân Chủ tịch Nguyễn Văn An dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh.Xin gửi các đồng chí lời chào trân trọng nhất.Kính,Chữ ký của các cử tri nhất trí kiến nghị với Phiên họp Quốc Hội lần thứ X khoá X : 

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 186: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

186 - Nam Quan Thương Hận

DANH SÁCH CÁC CỬ TRI ÐÃ KÝ KIẾN NGHỊ VỚI PHIÊN HỌP QUỐC HỘI LẦN THỨ X KHOÁ X : 1- CÁC CỬ TRI Ở PHÍA NAM :1 - Trần Quang Lê - C M lão thành , 55 tuổi Ðảng , nguyên Phó Bí thư Xứ ủy Nam Bộ .- Ðại diện cho nhóm CM lão thành sinh hoạt ở T 78.      ÐC: Thường trú ở 179 C , Hai Bà Trưng , Tp. Hồ Chí Minh .2 - Bùi Long - Lão thành CM , 56 năm tuổi Ðảng , nguyên cán bộ tổng hợp của Bộ Công nghiệp .     ÐC : Hiện thường trú tại : 196 / 15 Ðường Cộng Hoà , Quận Tân Bình , Tp. Hồ Chí Minh .3 - Nguyễn Ngọc Diệp - Thiếu Tứơng , nguyên Chính uỷ bệnh viện Quân chủng Phòng không Không quân , CCB , 75 tuổi đời , 52 tuổi Ðảng     ÐC : Hiện thường trú tại 362 Hồ Văn Huê , Phường 9 , Quận Phú Nhuận , Tp. Hồ Chí Minh.4 - Nguyễn Văn Cầu - Cựu chiến binh Sư đoàn 308 , 73 tuổi     ÐC : Hiện trú tại 185 / HC Phan Ðình Phùng , Phú Nhuận , Tp. Hồ Chí Minh.5 - Vũ Ngọc Bích , Ðại lý Bảo hiểm ( Mã số : 00011588 ) DTÐ : 0913 916 067 Tầng 23 , Saigon Trade Center , 37 Tôn Ðức Thắng , Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.    ÐT : ( 08 ) 9 101 724 Fax : ( 08 ) 9 101 727 . 6 - Quốc Lập - Ðại tá , CCB , Chủ nhiệm Công binh Quân khu 7 .    ÐC : Hiện ở 557 Nguyễn Tri Phương , Quận 10 , Tp. Hồ Chí Minh .II - CÁC CỬ TRI Ở MIỀN BẮC :7 - Trần Ðộ - Trung Tướng , nguyên Phó Chính uỷ Quân giải phóng Miền Nam ,    nguyên Phó Chủ tịch Quốc Hội khoá VIII , nguyên Uỷ viên TW các khoá 3, 4, 5, 6.     ÐC : 97 Trần Hưng Ðạo , Hà Nội. ÐT : 9.4246738 - Hoàng Minh Chính - nguyên Tổng thư ký Ðảng Dân Chủ Việt Nam , nguyên Tổng thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên VN, nguyên Chấp ủy viên Ban chấp hành TW Liên đoàn Thanh niên Dân chủ Thế giới, nguyên Viện trưởng Viện triết học, sĩ quan thương binh .     ÐC : 26 Lý Thường Kiệt , Hà Nội .    ÐT : 8. 249252 - bị cắt phi pháp từ ngày 05/9/2001 .9 - Phạm Quế Dương - Ðại tá Quân đội Nhân dân VN , nguyên Tổng

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 187: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 187

biên tập Tạp chí Lịch sử Quân sự .    ÐC : 37 Lý Nam Ðế , Hà Nội .10 - Ðoàn Nhân Ðạo - Lão thành CM , đứng đầu nhóm 11 Cụ Huyết Tâm Thư .    ÐC : 48 Hàng Buồm , Hà Nội .     ÐT : 8.282426 11 - Nguyễn Thanh Giang - Viện Sĩ , Tiến Sĩ địa vật lý .    ÐC : Nhà A 13 , Phòng 9 , Tập thể Phòng không , Hoà Mục, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội .12 - Hoàng Tiến - nhà văn .    ÐC : Nhà A 11 , Phòng 420 , Thanh Xuân Bắc , Hà Nội .    ÐT : 5.530377 - bị cắt phi pháp từ 05-9-2001. Ðã khiếu nại , không được trả lời .13 - Trần Dũng Tiến - Quyết tử quân Tiểu đoàn 523 Hà Nội, công nhân , Cựu chiến binh .    ÐC : 12/95 Phố Cự Lộc , Thanh Xuân , Hà Nội .    ÐT : 8,586321 - bị cắt phi pháp từ 07-9-2001.14 - Chu Thành - Nhà thơ , bút danh Tú Sót .    ÐC : 67 Ngõ Sông Tô Lịch - phường Khương Trung- quận Thanh Xuân , Hà Nội . ÐT : 8.53591115 - Nguyễn Thụ - 75 tuổi , nguyên Trọng tài viên Trọng tài Kinh tế Nhà nước TW (1985 - 1991),     nguyên Vụ phó Vụ sản xuất Liên hiệp xã công nghiêp, thương nghiệp TW ( 1973 - 1985 ),     nguyên Uỷ viên Ban chỉ đạo Cải tiến quản lý kinh tế Công nghiệp Chính phủ ( 1979 - 1985 ) .    ÐC : 14 Ngô Thời Nhậm - Hà Nội. ÐT : 9.43071816 - Trần Nhật Ðộ - Ðại tá , nguyên Chính uỷ Binh chủng Ðặc công.    ÐC : P 211 ( Cũ là P 41 ) - nhà B1 - Khu tập thể Nam Ðồng , Hà Nội . ÐT : 8.573764 17 - Trần Ðại Sơn - 54 tuổi Ðảng , Quyết Tử Quân - Chiến sĩ Ðội Tự vệ Chiến đấu Cứu quốc Hoàng Diệu, 1945 ;     nguyên Trưởng Ban trinh sát Ðặc công Sư đoàn 308B.    ÐC : 51 Hàng Bài - Hà Nội     ÐT : 8.26370018 - Nguyễn Vũ Bình - nguyên Biên tập viên Tạp chí Cộng Sản .    ÐC : 26 , Tổ 67b , Vĩnh Tuy , Hai Bà Trưng , Hà Nội .19 - Vũ Khắc Kính - 73 tuổi , vào Ðảng CSVN năm 1947, gia nhập

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 188: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

188 - Nam Quan Thương Hận

Quân đội VN năm 1947 -     Cấp bậc Thiếu tá , Cựu chiến binh - Thương binh .    ÐC : 41 C - Ngõ 120 , Ðường Hoàng Hoa Thám , Hà Nội     ÐT : 8.47296820 - Hồng Long - 85 tuổi , tham gia CM từ 1936 ( Phong trào Ðông Dương Ðại Hội), vào Ðảng năm 1946 ,     nguyên Chủ tịch Huyện , nguyên Phó Chủ tịch Tỉnh .    ÐC : Số 2, Ngách 43/43 của Ðường Chùa Bộc , Hà Nội .     ÐT : 5.743698  (*) Nhân kỳ họp Quốc hội lần thứ X khóa X, Ðối Thoại số này xin gửi đến tất cả các đại biểu quốc hội và các bạn bản kiến nghị của các cử tri cả hai miền Nam Bắc gửi Quốc hội nói lên nguyện vọng chung của nhân dân để yêu cầu Quốc hội: không thông qua Hiệp định biên giới Việt - Trung xâm phạm biên giới và lãnh hải của Tổ quốc VN dưới sự nhất trí của Ðảng và Nhà nước ta. Ðối thoại không phải là "bọn ăn tiền của nước ngoài", và như một biểu lộ đồng tình Ðôí thoại cũng xin loan tải bài viết của nhà văn Hoàng Tiến kêu gọi "Báo chí nên đổi mới đi", nhất là hai tờ báo lớn của Ðảng là "Nhân dân" và "Quân đội Nhân dân" hãy chấm dứt lối quy chụp bừa bãi kiểu nói lấy được như trước nay vẫn làm. Cảm ơn những đóng góp thăm hỏi của tất cả các bạn.

Trường Sa Hành(Tô Thùy Yên)

Trường Sa ! Trường Sa ! đảo chếnh choángThăm thẳm sầu vây trắng bốn bềLính thú mươi người lạ sóng nướcđêm nằm còn tưởng đảo trôi đi

Mùa đông Bắc, gió miên man thổiKhiến cả lòng ta cũng rách tưaTa hỏi han hề Hiu Quạnh LớnMà Hiu Quạnh Lớn vẫn làm ngơ

đảo hoang, vắng cả hồn ma qui?

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 189: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 189

Thảo mộc thời nguyên thủy lạ tênMỗi ngày mỗi đắp xanh rờn lạnhLên xác thân người mãi đứng yên

Bốn trăm hải lý nhớ không tớiTa khóc cười như tự bạo hànhDập giận, vác khòm lưng nhẫn nhụcđường thân thế lỡ, cố đi nhanh

Sóng thiên cổ khóc, biển tang chếHữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi ?Tiếc ta chẳng được bao nhiêu lê.Nên tưởng trùng dương khóc trắng trời

Mùa gió xoay chiều, gió khốc liệtBãi đông lở mất, bãi Tây bồiđám cây bật gốc chờ tan xácCó hối ra đời chẳng chọn nơi ?

Trong làn nước vịnh xanh lơ mộngNhững cụm rong óng ả bập bềnhNhư những tầng buồn lay động mãiDưới hồn ta tịch mịch long lanh

Mặt trời chiều rã rưng rưng biểnVầng khói chim đen thảng thốt quầnKinh động đất trời như cháy đảo ...Ta nghe chừng phỏng khắp châu thân

Ta ngồi bên đống lửa man rơ.Hong tóc râu, chờ chín miếng mồiNghe cây dừ ngất gió trùng điệpSuốt kiếp đau dài nỗi tả tơi

Chú em hãy hát, hát thật lớnNhững điệu vui, bất kể điệu nàoCho ấm bữa cơm chiều viễn xứ

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 190: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

190 - Nam Quan Thương Hận

Cho mái đầu ta chớ cúi sâu

Ai hét trong lòng ta mỗi lúcNhư người bị bức tử canh khuyaXé toang từng mảng đời tê điếngMà gửi cùng mây, đỏ thảm thê

Ta nói với từng tinh tú mộtHằng đêm tất cả chuyện trong lòngBãi lân tinh thức âm u sángTa thấy đầu ta cũng sáng trưng

đất liền, ta gọi, nghe ta không ?đập hoảng vô biên, tín hiệu trùngMở, mở giùm ta khoảng cách đặcCon chim động giấc gào cô đơn

Ngàỵ Ngày trắng chói chang như giũaÁnh sáng vang lừng điệu múa điênMái tóc sầu nung từng sợi đo?Kêu giòn như tiếng nứt hoa niên

Ôi ! Lũ cây gầy ven bãi sụpRễ bung còn gượng cuộc tồn sinhGắng tươi cho đến ngày trôi ngãHay đến ngày bờ tái tạo xanh

Sa hô mọc tủa thêm cành nhánhNhững nỗi niềm kia cũng mãn khaiThời gian kết đá mốc u tịchTa lấy làm bia tưởng niệm Người.

-- tháng 3 năm 1974

Dư Luận Chung

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 191: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 191

Người anh Cả của 81/BCND viết thư xuân cho anh em trong gia đình 81 cũng đã chua xót nêu lên quyết tâm trước cái tang lớn của dân tộc:

Tủi nhục này biết bao giờ rửa sạch?

Hơn 4000 năm dựng nước, qua các triều đại, đất nước Việt Nam ta mỗi ngày mỗi mở rộng biên cương, chưa một triều đại nào chịu để mất một tấc đất cho ngoại bang, dù bị mất đất khi thế yếu nhưng rồi đất nước ta cũng tìm cách thu hồi lại bằng quân sự hoặc thương thuyết. Theo Việt Sử Toàn Thư của Phạm Văn Sơn thì từ trước, Trung Quốc vẫn xem Việt Nam như là một quận của họ là Giao Chỉ Quận. Đến đời Lý, đại tướng Lý Thường Kiệt đã từng mang quân đi đánh Quảng Đông, quấy rối Quảng Tây và áp lực Quảng Châu. Năm 1076 quân Tống quyết định Nam chinh. Đại tướng Lý Thường Kiệt đã viết 4 câu thơ bất hủ để động viên tinh thần kháng chiến dân tộc và nhờ đó Việt Nam đã chận đứng mộng xâm lược của nhà Tống. Nam quốc sơn hà Nam đế cư (Đất nước của người Nam phải do người Nam cai trị Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. (Điều đó đã do ý trời định) Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm. (Kẻ nghịch kia dám xâm phạm đất ta) Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư (Chỉ là mua lấy sự thất bại mà thôi.)Quân Tống thất bại, đành phải chấp thuận ký các nghị ước giao hảo. Trước khí thế quật cường và không chịu đồng hóa của dân tộc Việt, Tống triều đã phải đồng ý đổi nước Nam từng coi như một quận của họ thành một nước có chủ quyền riêng biệt là An Nam Quốc, phong cho vua là An Nam Quốc Vương vào năm

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 192: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

192 - Nam Quan Thương Hận

1164. Cương thổ Việt Nam lúc bấy giờ chỉ mới rõ rệt về phương nam vào khoảng Thanh Hóa mà thôi. Tiếp đến các triều đại sau nhà Lý, mỗi ngày đất nước ta càng mở rộng bờ cõi về phương nam, cho đến bây giơ,ø câu nói” TỪ ẢI NAM QUAN ĐẾN MŨI CÀ MÂU” hầu như mọi con dân nước Việt đều thuộc nằm lòng mỗi khi nhắc đến đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Kỷ niệm 25 năm ngày cộïng sản cưỡng chiếm Miền Nam ( năm 2000), nhà văn Dương Thu Hương hiện đang sống ở Hànội đã dành cho Ban Việt Ngữ Đài RFA một cuộc phỏng vấn, bài phỏng vấn khá dài, do phái viên Phan Dũng thực hiện từ Bangkok, trong đó có đoạn đáng chú ý như sau:Hỏi: Trong bài viết tựa đề “Quan điểm cuộc sống” chị đã phát biểu rằng nếu đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam liên minh chặt chẽ với đảng và nhà nước Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba thì chính đảng và nhà nước đã thách thức với thất vọng dân chủ của quần chúng và đập thẳng vào mặt nhân dân, vì chưa ai quên được máu của những người dân vô tội và binh lính Việt Nam ở biên giới năm 1979. Chưa ai quên được tiếng súng và tiếng xe tăng của lính Trung Quốc trên quảng trường Thiên An Môn khi bộ đội Trung Quốc đàn áp những người sinh viên thuộc phong trào dân chủ tại Bắc Kinh. Thế thì theo nhận định của chị, ngày hôm nay nhà nước cộng sản Hànội liệu có dám tiếp tục mang ý đồ liên minh với Trung Quốc, Triều Tiên, và CuBa để thành lập một khối cộng sản như họ đã từng mơ ước từ xưa đến giờ hay không?Đáp: Tôi nghĩ rằng họ không rời bỏ ý đồ đó nhưng bởi vì những cú tát của người láng giềng phương Bắc quá mạnh cho nên bây giờ nếu họ vẫn còn tiếp tục như thế thì họ chết thôi. Không một ai chết mà chắc chắn là họ chết. Bởi vì vừa rồi họ có cứu xét một hiệp ước về biên giới với người Tàu mà họ không hề thông báo cho dân chúng biết, nhưng theo tin tôi được biết thì chúng ta đã mất một bản làng, tức bị mất sâu vào 3 cây số kéo dài theo đường biên giới. Tôi không biết là số liệu này có đúng thật hay không, nhưng nếu quả thực như thế thì họ là những kẻ tội đồ và sau này lịch sử sẽ vạch vào trán họ.

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 193: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 193

Báo Đàn Chim Việt tại Đông Âu đã phỏng vấn nhà văn Vũ Thư Hiên và ghi lại ý kiến của nhà văn như sau: “Chưa ai biết các văn kiện bán nước được ký kết vào ngày 30/12/1999 và ngày 25/12/2000 rõ ràng như thế nào! Có người nói Việt Nam đã bị cắt mất 720, 780, hoặc 800 cây số trong đó có Ải Nam Quan và thác Bản Giốc; gần đây ông Bùi Tín lại đưa ra con số lớn hơn nữa là xấp xỉ 900 cây số! Cho đến nay không một ai được biết đích xác, con số ấy nằm trong tay một nhúm người đang nắm giữ vận mệnh đất nước là Bộ Chính Trị đảng cộng sản. Cho dù là con số nào trong các con số trên là đúng thì nó cũng là con số lớn. Lớn lắm, tính ra cách nào thì diện tích đất mất đi còn lớn hơn cả nước Cộng hòa Singapore (616km2). Nói tóm lại, tôi loại trừ khả năng Trung Quốc gây sức ép, dọa dẫm, làm cho những kẻ yếu bóng vía sợ hãi và lùi bước. Ở đây bốc mùi quyền lực, và cả mùi tiền nữa. Vì quyền lực, vì tiền người ta có thể bán tất cả. Cho đến bây giờ chưa ai biết rõ ràng hai văn kiện bán nước nêu trên nhưng những việc sau đây đáng được chúng ta suy nghĩ:1. Nhà văn Vũ Thư Hiên cho biết nhà thơ Bùi Minh Quốc một mình một xe gắn máy xông lên vùng đó xem hư thực ra sao, thì khi trở về bị người ta bắt luôn, tịch thu bằng hết những gì anh ấy thu thập được, sau đó thì quản chế không cho ra khỏi nhà.2. Báo Người Việt ra ngày 5 tháng 2 năm 2002 nói về giáo sư Trần Đại Sĩ ở Pháp, sau chuyến đi khảo sát biên giới Việt Trung vào tháng 8 năm 2001, thì riêng tại hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng, Việt Nam đã mất 789 cây số vuông. Ông không lên thăm Ải Nam Quan được, ông phải sang Tàu rồi đến thăm Ải Nam Quan, cảm khái khi nhìn thấy Ải Nam Quan, nơi Nguyễn Trãi gạt nước mắt tiễn Nguyễn Phi Khanh là thân phụ mình bị bắt sang Trung Quốc, nay đã lọt sâu vào nội địa Trung Quốc 5 cây số nên viết 4 câu thơ: Thử địa cựu Nam Quan (Đất này là Nam Quan xưa)

Biên địa ngả cố hương (Vốn là biên địa của quê hương tôi)

Kim thuộc Trung Quốc thổ(Giờ là đất của Trung Quốc)

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 194: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

194 - Nam Quan Thương Hận

Khấp, khốc, ký đoạn trường.(Khóc lóc ghi lại niềm đau đứt ruột.)3. Theo tờ L’Express, tuần báo lớn ở Pháp, phát hành ngày 24/1/02 với tựa đề”Một vụ nhượng bộ bỉ ổi” đã nhận định: “Tại vịnh Bắc Bộ, vùng có nhiều tài nguyên hải sản và dầu khí, có ý nghĩa chiến lược, Hà Nội đã để mất đến 10.000 km2, thậm chí gấp đôi.v.v.” Và báo Người Việt phát hành ngày 11/1/2002, trong mục bình luận có nhắc lời cảnh cáo của ông Watanuki, chủ tịch hạ viện Nhật Bản với VN như sau: “phải coi chừng một cường quốc và mối đe dọa của họ nằm sát ngay bên nước VN” Ông Watanaki cũng biết rằng nước ông sẽ khó khăn với Trung Quốc về lời cảnh cáo này nhưng ông thấy việc cắt đất dâng cho Trung Quốc là một lỗi lầm quá nghiêm trọng của cộng sản VN.4. Tin thu lượm được trên Internet thì năm 1956, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho Ung Văn Khiêm, thứ trưởng ngoại giao và đồng thời chỉ thị cho Phạm Văn Đồng thủ tướng, năm 1958 thừa nhận chủ quyền 12 hải lý chung quanh và cả hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Cộng. Xin xem văn kiện bán nước do Phạm V Đồng ký ngày 14 tháng 9 năm 1958, gởi thủ tướng Chu Ân Lai, mười ngày sau khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của họ:Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí tổng lý rõ: Chính phủ nước VNDCCH ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/58 của chính phủ nước CHNDTH, quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước VNDCCH tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, trong mọi quan hệ với nước CHNDTH trên mặt bể.5. Theo bản tin của Tân Hoa Xã tại Bắc Kinh và bản tin của Japan Economic Newswire ngày 27/12/01 loan báo buổi lễ ký kết xác nhận đường biên giới giữa hai nước CHXHNVN và CHNNTH được tổ chức tại Dongxing – Quảng Tây và Mông Cái – Việt Nam vào ngày 27/12/01.

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 195: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 195

6. Theo hình ảnh quảng cáo của cơ quan du lịch Trung Cộng phổ biến trên mạng lưới internet, thác Bản Giốc thuộc tỉnh Cao Bằng và Ải Nam Quan thuộc tỉnh Lạng Sơn của nước Việt Nam hiện nay đã thuộc chủ quyền của Bắc Kinh..7. Theo website của bộ ngoại giao Cộng Sản Việt Nam, ghi rằng biên giới phía bắc Việt Nam bắt đầu từ cây số 0, không còn ghi bắt đầu từ Ải Nam Quan như trước.

Thưa các bạn, đó là những sự kiện cắt đất ở biên giới Bắc Việt và lãnh hải Việt Nam để dâng cho Trung Quốc, còn về bên Campuchia thì sao? Chính quyền nước này đều do cộng sản VN dựng nên nhưng nay đã có những triệu chứng bài VN như sau:1. Nhân dịp ông Trần Đức Lương chủ tịch nước VN sang thăm Campuchia, 2 xóm nhà mà đa số là người VN đã bị đốt cháy, chính quyền Campuchia đã đưa những nạn nhân bị hỏa hoạn ra ở một nơi đồng trống, xa thành phố, không tiện nghi.2. Campuchia vừa mới trục xuất 60,000 gái mãi dâm người Việt về nước. Các bạn có thấy đây là một sự nhục nhã cho người Việt chúng ta không?3. Nhiều lần sinh viên Campuchia biểu tình bài Việt Nam xâm lược, đây có phải là biểu tình tự phát hay là một kế hoạch ném đá giấu tay của chính quyền Campuchia?Tại sao Hunsen nhờ VN mới nắm được chính quyền, nay lại bài Việt như thế? Phải chăng sau lưng Hunsen đã có đàn anh vĩ đại Trung Cộng chỉ đạo? Bây giờ chúng ta nói về con sông Cửu Long dài 4200 cây số, đứng vào hàng thứ ba tại Á châu, con sông phát xuất từ Tây Tạng mà ngót một nửa chiều dài là chảy trên lãnh thổ Trung Quốc. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa của cả nước ta nhờ phù sa của con sông Cửu Long đưa về nhưng với kế hoạch xây đập ngăn nước ở thượng nguồn con sông của Trung quốc thì tương lai ĐBSCL sẽ cạn dòng, nước mặn từ biển sẽ tràn vào, ĐBSCL có còn là vựa lúa của nước ta nữa không? Báo Người Việt phát hành ngày 21/1/02 cho biết Trung Quốc chuẩn bị xây

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 196: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

196 - Nam Quan Thương Hận

thêm 6 con đập mới cộng với 2 con đập đã có trước đây để giúp phát triển kinh tế cho các tỉnh nghèo vùng tây nam, Tứ Xuyên, và Vân Nam, kế hoạch đã và đang xúc tiến mạnh, mặc cho quyền lợi của các nước ở hạ nguồn và tương lai nước Việt Nam ta sẽ ra sao khi con sông Cửu Long đã cạn dòng? Trước hiểm họa nói trên, bác sĩ Ngô Thế Vinh đã về thăm ĐBSCL và Lào để viết cuốn “Cửu Long Cạn Dòng, Bể Đông Dậy Sóng”. Mới đây, bác sĩ Vinh cũng mạo hiểm về Campuchia để thăm Biển Hồ, hai xóm nhà người Việt bị đốt, và con sông Cửu Long trên đất Campuchia. Sách dày 730 trang, ngoài việc về tận nơi để quan sát và chụp hình con sông Cửu Long, sách nhiều hình ảnh và đặc biệt là tấm bản đồ màu, ghi rõ vị trí 8 con đập trong lãnh thổ Trung Quốc, bác sĩ Vinh còn tham khảo nhiều tài liẹâu giá trị, giá bán 25 Mỹ kim, Bác sĩ Vinh đã tặng cho Gia Đình 81/BCD 40 cuốn để bán gây quỹ.

Thưa các bạn, cộng sản VN đã cắt đất ở ranh giới phía bắc và lãnh hải ở biển đông dâng cho Trung Cộng. Hunsen dù mang ơn VN nhưng đã có những việc làm bài Viêt Nam bằng hành động “ném đá dấu tay”dưới sự chỉ đạo của đàn anh vĩ đại Trung Cộng, con sông Cửu Long sẽ cạn dòng, ĐBSCL sẽ bị nước mặn tràn vào, ĐBSCL có còn là vựa lúa của nước ta hay không? Bất cứ một quốc gia nào mà để hàng lậu Trung Cộng tràn ngập vào dễ dàng như Việt Nam thì nước đó có ngóc đầu lên được không? Nay đến con sông Cửu Long, sẽ cạn dòng cũng do kế hoạch của Trung Quốc, tương lai đất nước ta sẽ ra sao? Câu trả lời chắc chắn, anh em chúng ta đã có câu trả lời là sẽ phải làm gì!Phan Văn HuấnBáo chí Việt ở Hải Ngoại đã dành nhiều trang đặc biệt cho “tang lớn” của dân tộc nầy). Những bài nầy đều dựa trên sử liệu của Liên Hiệp Quốc.

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 197: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 197

Mang đất của tổ tiên đi cống hiến Khi nhìn thấy những điều mờ ám, khuất tất trong việc đảng Cộng Sản Việt Nam ký các Hiệp ước Biên giới với Trung Quốc, và những thiệt thòi hiển nhiên mà dân tộc Việt Nam phải chịu, mọi người Việt Nam yêu nước và tranh đấu cho dân chủ phải tự hỏi: Tại sao họ phải làm như vậy? Tại sao có những người lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam cam tâm gánh lấy tội bán nước mà không tìm cách nào trì hoãn, lảng tránh để khỏi mang mối nhục ngàn đời đó? Mục này đã nêu lên nhiều giả thuyết về động cơ của hành động ký kết vội vã những bản hiệp ước biên giới. Nhưng có các lý do chính thức đã được ông Lê Công Phụng, Thứ trưởng Ngoại giao chủ trì các cuộc đàm phán về biên giới, nêu ra trong bài "phỏng vấn" do cơ quan VASC Orient của đảng đưa lên mạng lưới điện toán toàn cầu. Ông Lê Công Phụng nhấn mạnh đến nhu cầu ổn định để phát triển kinh tế, vì biết phát triển kinh tế là mối lo lắng của tất cả mọi người Việt Nam ngày nay, sau hơn nửa thế kỷ bần cùng hóa vì hệ thống kinh tế cộng sản. Ông Lê Công Phụng nói tới nhu cầu "... làm sao mà duy trì được ổn định nhằm phát triển kinh tế..." Ông nhắc lại một lần nữa "... yêu cầu của nhân dân Việt Nam là làm sao có đường biên giới hòa bình, hữu nghị và ổn định với các nước láng giềng; vì chỉ có vậy chúng ta mới tập trung được sức lực để xây dựng, phát triển ..." Bây giờ phải đặt một câu hỏi để mọi người cùng suy nghĩ: Hiệp định biên giới có thật sự cần thiết, không có không được, để dân ta sống ổn định và phát triển kinh tế hay không? Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta tự hỏi, nếu chính quyền cộng sản Việt Nam không hấp tấp ký các hiệp ước vào cuối năm 1999 và 2000 theo lời yêu cầu của Bắc Kinh, thì liệu nước Việt Nam có bị mất ổn định hay không? Nói cách khác, liệu Cộng Sản Trung Quốc có xâm lăng hoặc gây hấn nơi biên giới làm đời sống dân ta mất ổn định hay không?

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 198: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

198 - Nam Quan Thương Hận

Câu trả lời chắc chắn là: Không. Trên thế giới ngày nay, một cường quốc như Trung Hoa cũng không thể đem quân xâm phạm lãnh thổ một nước láng giềng nhỏ yếu chỉ vì cãi nhau về mấy trăm cây số đường biên giới. Nếu Trung Quốc làm như vậy, tất cả các cường quốc kinh tế khác sẽ phản đối. Hoa kỳ, Nhật Bản, Nga, và các nước trong Liên hiệp Âu châu sẽ chống đối bằng những hành động cụ thể như ngưng giao thiệp, không buôn bán, không đầu tư. Các nước nhỏ vùng Đông Nam và khối ASEAN càng nghi ngờ và lo sợ về mưu đồ bành trướng của Bắc Kinh, họ sẽ tìm cách lánh xa. Chính quyền cộng sản Trung Quốc phải nhìn thấy hành động xâm lược Việt Nam chỉ mang lại mối lợi quá nhỏ so với những hậu quả gây thiệt hại nhiều hơn. Và họ sẽ không bao giờ xâm lăng như vậy! Hiện nay trên thế giới có hàng trăm cuộc tranh chấp biên giới, kéo dài hàng thế kỷ chưa được giải quyết. Sau Đại chiến Thứ hai, sau khi khối cộng sản Đông Âu sụp đổ, đều nẩy sinh ra các cuộc tranh tụng về biên giới. Giữa Nhật Bản và Liên xô (Cộng Hòa Nga ngày nay). Giữa các nước Đức và Tiệp, Áo và Hungary, Bulgari và Rumani, v.v... Nhưng không chính quyền nào nêu lý do "phát triển kinh tế" rồi vội ký kết những hiệp ước biên giới để mua sự ổn định giả tạo. Ông Lê Công Phụng nói rằng những vùng ven biên có dân Trung Hoa đã sang lập nghiệp ở nước ta thì phải cho sáp nhập vào Trung Quốc. Nhưng ở trong các nước Ba Lan, Hungary, Cộng Hòa Tiệp đều có hàng trăm ngàn đến hàng triệu người Đức sinh sống, không phải vì thế mà các chính phủ này chịu nhường đất cho nước Đức. Tình trạng biên giới mập mờ đó có khiến cho những nước trên mất ổn định và không thể phát triển kinh tế hay không? Không. Từ khi thoát khỏi chế độ cộng sản, kinh tế các nước Tiệp, Hung, Ba Lan và Đông Đức cũ đã phát triển mạnh mẽ. Còn thứ bất ổn định nào khác? Phải chăng chính quyền cộng sản lo ngại về các đoàn quân buôn lậu đem hàng hóa vượt biên tràn ngập Việt Nam? Đây là một vấn đề địa phương, các chính quyền địa phương phải giải quyết, đặc

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 199: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 199

biệt phải bài trừ nạn tham nhũng ở địa phương, cả hai bên biên giới. Bao giờ hai chế độ cộng sản ở Trung Quốc và Việt Nam dẹp được tham nhũng thì nạn buôn lậu sẽ chấm dứt, dù có hay không có hiệp ước biên giới mới. Ngược lại, dù có ký bao nhiêu hiệp ước chăng nữa mà nạn tham nhũng vẫn còn thì dân buôn lậu vẫn làm chủ cả hai bên biên giới. Cuối cùng, lý do "ổn định để phát triển" mà ông Lê Công Phụng đưa ra hoàn toàn vô căn cứ. Lý do đích thực, thầm kín khiến đảng Cộng Sản Việt Nam phải vội vã làm vừa ý các lãnh tụ ở Bắc Kinh là mối nợ riêng của những người lãnh đạo đảng ở Hà Nội đối với các đàn anh Trung Quốc. Từ khi Cộng Sản Liên xô và Đông Âu sụp đổ, họ đã bám lấy Cộng Sản Trung Hoa làm chỗ tựa để bảo vệ địa vị độc quyền chính trị và độc quyền kinh tế của các lãnh tụ đảng. Tháng Chín năm 1989 Nguyễn Văn Linh đã dẫn Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng sang Thành Đô dể xin Trung Quốc viện trợ. Năm 1991 Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt lại sang Trung Quốc xin ủng hộ. Cứ tiếp tục như thế qua thời Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh. Phía Cộng Sản Trung Hoa, họ không có nhu cầu và chẳng thấy lợi lộc nào trong việc nối lại bang giao với Việt Nam. Ngay trong việc bảo vệ chủ nghĩa cộng sản ở Trung Hoa họ cũng chỉ nói ngoài miệng. Từ thời Đặng Tiểu Bình tới Giang Trạch Dân đều đã chọn tư bản hóa dần dần nước Trung Hoa rồi. Họ không cần đến "tình huynh đệ quốc tế vô sản" của các ông Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu nữa! Cộng Sản Việt Nam lúc đó đã thất bại đau đớn ở Cam Bốt, đang bị cô lập với cả thế giới vì xâm lăng Cam Bốt, cũng chẳng có thế lực nào để giúp Trung Quốc trên trường ngoại giao quốc tế. Ngược lại, các lãnh tụ ở Bắc Kinh còn xúi dại Cộng Sản Việt Nam tiếp tục trì hoãn việc bang giao và thương mại với Mỹ, trong lúc chính Bắc Kinh tìm mọi cách làm thân với Washington và ký hiệp định mậu dịch với Mỹ trước. Cộng Sản Việt Nam đi cầu viện với thế yếu như vậy, thì Cộng Sản Trung Hoa biết đòi hỏi những gì để đổi lại việc họ ủng hộ

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 200: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

200 - Nam Quan Thương Hận

chế độ Hà Nội? Ngược lại, Cộng Sản Việt Nam biết đem cống hiến những gì để đổi lấy sự hỗ trợ của Trung Quốc? Quý vị có thể suy ra câu trả lời. Chẳng có gì hết ngoài đất đai của tổ tiên để lại. NGÔ NHÂN DỤNG

Sau Khi Mất Đất, Việt-Nam Mất Tới Biển:Hơn Một Nửa Vịnh Bắc-Việt thuộc Trung-CộngLướt Sóng

Lời Giới-thiệu:“Hơn một nửa Vịnh Bắc-Việt đã thuộc về Trung-Cộng”không phải là một tin giả. Đó là tin-tức chính-thức loan đi của Đảng Cộng-Sản Việt-Nam trên Internet. Sau khi đã dâng đất biên-giới trên bộ, bọn Cộng-Sản lại hiến thêm vùng biển quê-hương Tổ-Quốc cho quan thầy. Mục đích của chúng là cúi xin quan thầy thương xót để được tiếp-tục đóng vai trò một chính-quyền bù-nhìn. Trong khi kẻ thù truyền-kiếp của dân-tộc còn ở ngoài biên chưa thèm động binh mà mới chỉ”ho”nhẹ một tiếng, tôi-tớ của chúng tại ngay Hà-Nội đã vội vàng hết cắt đất, đến cắt biển cầu thân. ... Sự thực, Biển Việt-Nam đã bị mất nhiều lắm, phần bị cắt với tài-nguyên và hải-sản có thể lên tới hai phần ba hay ba phần tư của Vịnh Biển mà Ông Cha để lại suốt mấy ngàn năm qua.Bài viết này do Ban Biên Tập Lướt Sóng nghiên-cứu, sưu-tầm, tuy không nặng phần pháp-lý, nhưng rất chính-xác và có chút tham-vọng nêu ra một số tài-liệu sơ-khởi để tìm hiểu xem:- gia-tài bọn Cộng-Sản”cống nạp”Quan Thầy ngày nay to lớn đến thế nàỏ - phần”quốc-phá”về lâu về dài lên sẽ di-hại tới mức độ bao nhiêu cho dân-tộc và con cháu những thế-hệ sau nàỷ

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 201: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 201

Đồng-bào ơi! Đã Quốc-Phá tất Gia-Vong. Hãy cùng đứng lên thanh-toán ngay kẻ nội-thù cho rảnh tay trước khi chống giặc ngoại-xâm.Ngay trong lúc này, chúng ta hãy ghi lại kỹ-lưỡng tên tuổi những tên bán nước để dân ta muôn đời nguyền rủa.Bọn Cộng-nô hèn hạ này nếu không sớm bị lật đổ, chúng sẽ tiếp-tục cắt đất và dần dần nhượng cho quan thầy của chúng cho đến hết trọn Biển Đông.

Ban Biên-tập LS

Lần đầu tiên Cộng-Sản phải Tiết-lộ vì bị bắt buộcSau một thời-gian dài im-lặng, Đảng Cộng-Sản Việt-Nam đã phổ-biến tin-tức liên-hệ đến Hiệp định phân định Vịnh Bắc-Bộ và Hiệp định Hợp tác nghề cá giữa Việt Nam - Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ qua hai bài viết:

- Bài của Lê Công Phụng, Thứ trưởng Ngoại giao (CSVN)-- Bài tóm tắt sự kiện, Tạp Chí Tư Tưởng Văn Hóa số 3, 2001- Từ trước đến nay, dân-chúng Việt-Nam (VN) chưa khi nào được Đảng Cộng-Sản và Chính-quyền Hà-Nội cung cấp đầy đủ tin tức hay chi tiết liên quan đến tình-trạng biên-giới trên bộ cũng như ngoài biển với Trung-Cộng (TC). Lần này, nhân dịp mừng Đại-hội lần IX (1), Đảng Cộng-Sản VN cho công-bố chính-thức chuyện này trên Website mới của họ vào ngày 10/04/2001. Phải có những lýđo sâu xa bắt buộc họ phải làm như vậy. Đáng kể nhất là áp-lực mạnh mẽ từ phía đảng Cộng-sản Trung-Hoa.Có lẽ đã đến lúc Trung-Cộng ra oai, muốn bạch-hóa những thành-tích lấn-chiếm của họ.

Trung-Cộng lại đang tranh-cãi chủ-quyền hải-phận và không-phận với Hoa-Kỳ. Trong khi phi-cơ Hải-Quân Mỹ bay thám-thính Biển Đông, gặp phi-cơ chiến đấu Trung-Cộng ngăn cản,

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 202: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

202 - Nam Quan Thương Hận

đụng nhau rồi phải đáp khẩn-cấp xuống Hải-Nam. Việc ký-kết Việt-Hoa về Hải-phận nhiều ít cũng tăng-cường thế mạnh của Trung-Cộng, đặc-biệt khi Đế-quốc Đỏ này đang hung-hăng đòi chủ-quyền tuyệt đối tới 80% Biển Đông và diễu-võ dương-oai với các Quốc-Gia Đông-Nam-Á, đồng-thời đeđọa xâm-lăng Đài-Loan.

Trong khi chính-quyền Hà-Nội khoa-trương nền móng độc-lập tự-trị, người ta lại thấy chúng xun xoe hầu tiếp Hồ Cẩm Đào, Phó Chủ-tịch Trung-Cộng sang dự đại-hội Đảng CSVN kỳ IX. Chưa bao giờ trong lịch-sử lại có chuyện phiên-thần nhục-nhã”luồn cúi”tương-tự. Cho đến Việt-gian Lê-Chiêu-Thống cũng chỉ cõng được con rắn”vĩ đại”tới mức một quan-chức Tàu cấp Tổng Đốc hàng tỉnh (Lưỡng-Quảng) mà thôị Ngày nay,”Á Hoàng Đế”Hồ-Cẩm Đào đã nghiễm-nhiên ngồi giám-sát chuyện họp hành quốc-gia trọng-sự của”An-Nam”trong suốt mấy tuần-lễ tại Hà-Nộị Qua các hình-ảnh công-bố, sau khi được Chủ-tịch Nước là Trần Đức-Lương tiếp-rước chào đón long-trọng, người ta thấy họ Hồ luôn luôn kèm sát luôn bên cạnh Chủ-tịch Đảng CSVN là Lê-Khả-Phiêu. Vì thểđiện quốc-gia và nghi-lễ ngoại-giao, các chính-phủ từng bị chính Hà-Nội gọi là bù-nhìn, chưa khi nào giám công-khai làm những trò trơ-trẽn đến như vậy.

Chúng tôi xin kể tiếp câu chuyện”cõng rắn cắn gà nhà”này bằng cách lượcđuyệt những diễn-tiến thương-thuyết hải-biên hai nước. Đặc-biệt, Lướt-Sóng trình-bày một số bản đồ minh-chứng mà CSVN đã ém nhẹm vì sợ lộ-liễu quá. Hành động cắt đất cắt biển cầu thân của giặc Cộng rất rõ-ràng.

Chủ-quyền Vịnh Bắc-Việt trong cổ-thờiVịnh Bắc-Việt trong cổ-thời hoàn toàn thuộc chủ-quyền Việt-Nam. Ngoài Sử Việt-Nam, Sử Trung-Hoa cũng ghi-nhận vùng biển này là Biển Giao-Chỉ hay Giao-Chỉ Dương. Không những tên biển được xác-nhận rõ-ràng, mà theo nhà Địa-lý-Học Edward

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 203: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 203

H. H, Schafer, ngay cả tên đảo Hải-Nam - đảo tiếp-giáp - cũng một thời có nghiã là tỉnh của Việt-Nam. Ông viết trong cuốn sách tựa đề Châu-Nhai”Shore Of Pearls”(Berkley & London 1970, trang 9) như sau:”In Han period, when it (Hainan) begins to appear in Chinese texts,”South Of the Sea”referred to the Vietnamese provinces, as we would style them...”. Về hải-thương, Schafer ghi-nhận hầu hết sản-phẩm được đưa tới bằng đường biển. Thuyền từ phía Tây-Nam là Đại-Việt vượt ngang Giao-Chỉ Dương để đến đâỵ”Southwest of Hainan is that great sea called”Chiao-Chih Ocean”(Shore Of Pearls, trang78).

Cho đến thế-kỷ thứ 11, người Trung-Hoa vẫn còn rất sợ-hãi Vịnh Biển này không giám mạo-hiểm hải-hành vì sóng gió khủng-khiếp. Ngay từ thời sinh-tiền, thi-hào Đỗ-Phủ đã có lần đề-cập đến câu truyện này. Tên”kình ba”(whale waves) thường ghi đậm nơi tâm-trí người Trung-Hoa.Một khi đã vượt biển (quá-hải) ra đi, tất phải trở về, câu”cự kình-ba”lần thứ hai quả là cơn ác mộng lớn trong một đời người Trung-Hoa (Shore Of Pearls, trang79).

Một phần bià cuốn sách”Shore Of Pearls”(Berkley & London, 1970), có kèm tấm Bản Đồ Hainan với Giao-Chỉ Dương và (sóng gió) kình-ba được trình bày như ở trên. (1)

Chủ-quyền Vịnh Bắc-Việt theo Thỏa-Ước 1887Sau khi Nhóm Trí Thức Việt Nam Hải Ngoại ra Tuyên Cáo ngày 18/12/2000, phản đối việc phân ranh bất-hợp-pháp lãnh thổ VN, Giáo-Sư Nguyễn-Văn-Canh đã viết thêm về vấn đề ấy. Theo đó, trong một phiên họp thương-thuyết Việt-Hoa vào tháng 8/1974, phiá VC viện dẫn Công Ước 1887 về biên giới dựa trên kinh tuyến Greenwich, 108 độ 3 phút 13 giây Đông (hay kinh tuyến Ba Lê 105 độ 43' của đường kinh tuyến Đông) làm đường phân ranh lãnh thổ v.v.... Tuy nhiên phía Trung-Hoa (TH) đã phản bác rằng đường ranh Đỏ ấy có mục tiêu chỉ dẫn quyền sở hữu chủ các

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 204: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

204 - Nam Quan Thương Hận

đảo mà thôi, không phải là đường phân ranh về lãnh thổ. Vì thế các cuộc họp không đạt được kết quả.

Căn cứ vào đó, phiá TH kêu nài rằng VN chiếm tới 2/3 lãnh thổ trong vịnh Bắc Việt, rằng TH phải ký hiệp ước ấy vì ở thế yếu, do Pháp ép buộc. Nhưng không bao giờ phiá TH nói tới sự kiện rằng khi Pháp điều đình với TH, Pháp đã cắt một phần đất thuộc Lai Châu bây giờ, cho TH nhập vào Vân Nam để đổi lấy làn ranh ấy. Riêng về việc cắt một phần lãnh thổ như trên cho TH, Pháp đã làm một việc bất hợp pháp. Mặt khác, hình thể VN chạy theo hình chữ S. Từ mỏm đầu chữ S, nơi giáp ranh giữa VN và TH, Uỷ Ban Pháp Hoa Phân Định Lãnh Thổ kẻ một đường mầu Đỏ Bắc-Nam là một điều công bằng và hợp lý. Phần lãnh hải nằm về phiá Tây của đường ranh thuộc VN. Phần lãnh hải này thuộc VN cũng phù hợp với Thuyết Lãnh Thổ Kế Cận mà Công Pháp Quốc tế vẫn hằng nhìn nhận.

Cuối cùng, đường Mầu Đỏ trên bản đồ có mục đích phân chia quyền sở hữu chủ các hải đảo trong vịnh, như TC nói, nếu không phải là đường ranh phân chia lãnh thổ, thì là đường gì?Diễn-tiến Âm-mưu lấn biển và Vùng Hands OffCũng theo Giáo-Sư Nguyễn-Văn-Canh, với kiểu ăn nói cố hữu của CS như vậy, TC trong nhiều năm qua đã lạm dụng quyền hành và đơn phương nới rộng chủ quyền của mình trong Vịnh Bắc Việt.

Ngày 19 và 30/8/1992, 2 tàu của TC được đưa ra khơi để tìm dò dầu hỏa trong vịnh Bắc Việt. Rồi ngày 30/9, tàu Nam Hải 6 được đưa vào vùng mục tiêu mà Hà Nội nói là ở 112 cây số Đông Nam hải cảng Ba Lạt. Tàu khác tên là Phấn Đấu 5 đã hoàn tất công tác nghiên cứu địa chất vào 30/8 tại vùng Nam vịnh Bắc Việt. Tàu này hoạt động ngay tại của bể Hải Phòng, cách tỉnh Thái Bình 70 dậm (khoảng 120 cây số). Dù bị VC phản đối, TC trả lời rằng các tàu khoan dầu ấy hoạt động trong phạm vi lãnh thổ TH chiếu theo

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 205: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 205

làn ranh của Vịnh. Thực-sự, các tàu ấy đã xâm phạm quá sâu vào phiá Tây của vịnh, sau khi vượt qua đường ranh Mầu Đỏ.

Trong suốt 3 thập-niên 70, 80, 90 bất chấp luật-pháp; Trung-Cộng ngang nhiên tự-động vẽ ra vùng biển”Hands-Off Area”cấm Việt-Nam không được động-chạm đến. Còn TC vẫn tiếp-tục gửi tàu tớI thăm dò. Khu vực này rất rộng lớn, kéo dài 2 độ vĩ-tuyến (từ 18 đến 20 độ Bắc) rộng suốt 1 độ (từ 107 đến 108 độ Đông) 120HLx 60HL= 72,000HL vuông.

Vùng Hands-Off có gì?Bằng đủ mọi cách âm-mưu, Trung-Cộng nhắm chụp dựt khu Trung-ương của Vịnh Bắc-Việt. Tại sao vậy?

Để trả lời, người ta chỉ có một câu độc-nhất: Ở đó có nhiều tiềm-năng dầu khí.

Theo nguyên-lý căn-bản, Việt-Nam đương-nhiên sở-hữu khu-vực trung-ương của Vịnh Bắc-Việt theo thỏa-ước 1887. Một lý-lẽ khác hiện-hữu còn mạnh mẽ hơn nhiều lần nữa: Đảo Bạch-Long-Vĩ của Việt-Nam nằm ở ngay vùng giữa Vịnh.

Ngay trước khi kỹ-thuật khai-thác dầu khí chưa tiến-bộ, các nhà địa-chất-học đã biết loại tài-nguyên quý-giá này thường nằm kẹt trong những lớp thủy-tra-thạch do sông ngòi bồi đắp liên-tục từ hàng triệu năm về trước. Trong Vịnh Bắc-Việt, sông Hồng tạo ra vùng những lớp kết-tầng này.

Bản đồ và Tài-liệu của Đặc-San Petroleum News (USA, Feb. 1984) chỉ cho thấy thủ-đoạn của Trung-Cộng âm-mưu với các Công-ty ngoại-quốc xúc-tiến việc thămđò và khai-thác dầu lửa và khí đốt, thọc sâu vào phần biển Việt-Nam. Kinh-nghiệm thu-hoạch nhiên-liệu ở thềm lục địa phiá Đông-Nam Nam-phần cho biết dầu lửa không có nhiều ở vùng châu-thổ Cửu-Long-Giang,

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 206: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

206 - Nam Quan Thương Hận

cũng không tìm thấy gần bờ biển. Các túi dầu khí nằm tại vùng thủy-tra-thạch phiá ngoài khơi của Côn-Sơn.

Vào thập-niên 1970, nhiều báo-cáo về tiềm-năng dầu hỏa và khí đốt trong vùng biển VN đã hoàn-tất. Chúng tôi xin trình-bày bản đồ của Selig S. Harrison chỉ rõ ràng những khu-vực thủy-tra-thạch kết-tầng và những khu-vực mà các hãng dầu khí mong đợi để khai-thác. (An informative and interesting discussion of these reports can be found in Selig S. Harrison, China.Oil and Asia: Conflict Ahead? New York: Columbia University Press, 1977: 42-46.)

Vì thế, Trung-Cộng mạnh tay nhất định chiếm cho hết khu-vực thủy-tra-thạch giữa vùng biển sâu của Bắc-phần, đúng ngay địa điểm có khả-năng chứa đựng dầu khí nhiều nhất.

Đường Phân định Mới và Vùng Biển Chiến-lược TCSau khi thi-hành kế-hoạch với nhiều âm-mưu dài-hạn qua nhiều thập-niên, nay thời-cơ thực chín mùi; đã đến lúc Trung-Cộng ra tay chộp lấy thành-quả chính-thức. TC đã ép buộc được Hà-Nội ký-kết một hiệp-ước hoàn-toàn có lợi cho họ. Từ sở-hữu 2/3 Vịnh Bìển, nay Việt-Nam chỉ còn giữ được trên lý-thuyết một nửa (hay 53%) vịnh Bắc-Việt mà thôi.

Trên thực-tế, phần sở-hữu lại khác đi rất xa.Về tài-nguyên dầu khí, có thể TC đã chiếm gần trọng khu-vực chính. Đặc-biệt phần khai-thác ngư-nghiệp rất tệ-hại cho VN. Theo dự-đoán như dưới đây, tài nguyên hải-sản sát bờ của VN còn giữ được là một phần ba, nhưng phần tài nguyên vùng biển sâu đã thực-sự bị cướp đoạt tới 3/4 sản-lượng. Trong khi đó, hơn một nửa dân-chúng Việt-Nam trông chờ Chính-quyền bảo-vệ nguồn sống muôn đời đành chịu thất-vọng.?

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 207: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 207

Chúng tôi xin đăng toàn-thể hai bản văn của chính-quyền Hà-Nội - tại phần Phụ-bản - làm bằng chứng để chúng ta cùng suy-luận.

Vị-trí Chiến-lược của đảo Bạch-Long-Vĩ đã bị vô-hiệuThoạt nhìn, các Chiến-lược-gia nhận ngay ra rằng Trung-Cộng đã hoàn-toàn siết được cổ Bắc Việt-Nam (và cả Việt-Nam nói chung) khi họ vô-hiệu-hóa hoàn-toàn vị-trí chiến-lược của đảo Bạch-Long-Vĩ.

Ngay từ lâu đời, Ông Cha ta đã chiếm đảo này để làm thế” ỷ dốc”cho toàn-thể Đại-Việt. Thời Pháp, Hải-Quân họ cũng lo chuyện phòng-thủ này. Chính Lê Công Phụng, Thứ trưởng Ngoại giao Hà-Nội là Trưởng Phái đoàn Thương-thuyết cũng biết vậy. Ông này viết: Phần Vịnh phía ta có khoảng 1 300 hòn đảo ven bờ, đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ nằm cách đất liền nước ta khoảng 110 km, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130 km... Vịnh có vị trí chiến lược quan trọng đối với Việt Nam và Trung Quốc về an ninh và quốc phòng... Thế mà nay theo thỏa-ước 2001, TC đã tạo được khu”biển chiến-lược”kè sát nước ta, chỉ cách Bạch-Long-Vĩ 15 Hải-lý (hay là chừng 1/2 tầm Hải-pháo thường, không kể đến Hỏa-tiễn của chiến-hạm mới TC). Đó là chưa kể tàu ngụy-trang đánh cá TC còn được phép đến gần đảo 7.7 HL (Bờ nam Bạch-Long-Vĩ nằm trên vĩ độ 20 độ 07 phút 7 Bắc, xem thêm phần hợp-tác nghề cá). (2)

Hiệp định Mới Về Đánh Cá và Vùng Biển khả đụng TC.Nguyên-văn Hiệp định mới thiết-lập”vùng đánh cá chung ở trong Vịnh Bắc Bộ từ vĩ độ 20 độ xuống đường đóng cửa Vịnh. Vùng này có bề rộng là 30,5 hải lý kể từ đường phân định về mỗi phía và có tổng diện tích là 33.500 km2, tức là khoảng 27,9% diện tích Vịnh. Như vậy, đảm bảo cách bờ của mỗi nước là 30 hải lý: đại bộ phận cách bờ của ta 35 - 59 hải lý và có 2 điểm cách bờ là 28 hải lý”.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 208: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

208 - Nam Quan Thương Hận

Ngày nay, TC đương-nhiên đến gần bờ biển nước ta, có 2 điểm rất sát chỉ cách bờ 28 hải lý. Vì địa thế nằm ở vòng ngoài, Việt-Nam không phải chỉ đóng góp một nửa khu-vực đánh cá chung một cách hợp-lý mà đã bị ép buộc phải nhượng nhiều hơn, tới gần gấp rưỡi phần Trung-Cộng (#16.5% diện tích Vịnh).

Xem xét bản đồ để ước-lượng, chúng ta thấy Trung-Cộng đã được nghiễm-nhiên thừa-hưởng tới gần 2/3 mặt biển (47% + 16.5% + 1% (cửa Bắc-Luân) = 64.5% diện-tích Vịnh).

Ai cũng biết rằng để nuôi sống 1,300,000,000 dân-chúng thiếu-thốn protéine, Trung-Cộng đã từ lâu phát-triển các hạm đội đánh cá xa bờ hùng-hậu vào bậc nhất nhì trên thế-giới. Đối đầu lại, Việt-Nam có khả-năng gì? Nếu Trung-Cộng muốn”đưa bắp thịt ra oai”, đem toàn Hạm đội ngư-thuyền viễnđuyên vào lần lượt”diễn-hành”trong Vịnh Bắc-Việt. Chỉ sau một mùa cá, toàn thể các loại cá nước sâu sẽ tuyệt-chủng, không còn một con sống sót để lại cho ngưđân chúng ta.

Mới chi 40% của Đảo mà đã lấn chiếm được nhiều đến vậy sao?Dựa trên các yếu-tố bàn-thảo, VN đã sửđụng quá nhiều”sở-hữu-tố”để mang ra thương-thuyết. Sau khi đã đặt trên bàn: 40 triệu dân-cư và gần một nửa duyên-hải toàn-quốc, Việt-Nam không khác chi một tay chơi non kém, dại dột”tố xả láng”và phung-phí tiền bạc trong một canh bạc khơi màọ.. Chúng tôi xin trở lại những chi-tiết này trong trong một đoạn dưới.

Phân-tích Hiệp định, chính-quyền Hà-Nội phải nhận thấy rằng Việt-Nam chẳng thu lại được bao nhiêu quyền-lợi mà vốn liếng đã kiệt. Làm sao VN còn đầy đủ sức-lực cho một cuộc thương-thảo nhiều lần quan-trọng hơn, về Hoàng-Sa, Trường-Sa cũng như toàn-thể chủ-quyền Biển Đông sau nàỵ

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 209: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 209

Phiá Trung-Cộng vẫn chưa chính-thức bước vào cuộc thương-thảo lớn trên Biển Đông. Thế mà họ thực-sự đã thắng một hiệp quyết định. Trung-Cộng mới chỉ đưa ra một đọan bờ biển ngắn Liễu-Châu và 40% Hải-Nam lên bàn mà gặt hái ngay được một khu-vực chủ-quyền lớn lao ngoài biển như vậy saỏ Lý ra, ai cũng phải biết rằng duyên-hải còn lại của TC dài gấp ít nhất là 5, 7 lần đoạn Bắc-Luân - Mũi Oanh-Ca chứ!

Quan-niệm Tài-sản chung của Nhân-loại trong Luật Biển LHQ.Dù biết rằng hôm nay Trung-Cộng không thèm nói chuyện luật-lệ với đàn em Hà-Nội, nhưng toàn-thể thế-giới văn-minh tiến-bộ đều đã đổi thay bộ mặt tối tăm của thiên-hạ thuộc”Đấng Con Trời”ngày xưa.Đâu còn là thời đại Thuộc-quốc quỳ-lạy Thiên-triều như khi xưa nữa.Ngày 10-12-1982, một Thỏa-ước của Liên-Hiệp-Quốc”United Nations Convention on the Law of Sea”, viết tắt là UNCLOS, đã ra đơi. Nộiđung của thỏa-ước rất lý-tưởng như cho rằng Biển cả là tài-sản chung của Nhân-Loại”. Vì là tài-sản chung nên yếu-tố dân-số sinh-sống tại duyên-hải rất quan-trọng. Nhiều yếu-tố khác cũng được Luật Biển đề-cập đến như: hình-thể đáy biển nối dài ra khơi, tổng-số đảo, diện-tích lãnh-thổ cậnđuyên, chiều dài bờ biển, tỷ-lệ bờ biển/ đất liền v.v... Những con số này được dùng để tính-toán trong việc quy định vùng hải-phận theo Luật Biển LHQ ngày nay. (3)

Ưu-thế của VN bị Cộng-Sản bỏ qua vì Cắt Biển Cầu Thân Cho dù yêu-cầu về đường Brévié trong Hiệp-ước Pháp-Hoa 1887 có bị Trung-Cộng bỏ qua, những yếu-tố căn-bản pháp-lý hiện-hành cũng vẫn tạo nhiều ưu-thế cho chủ-quyền Việt-Nam. Cho dù không phải là chuyên-gia Luật Biển, chúng tôi cũng xin đơn-cử một vài điều căn-bản xác-quyết như sau:

- Hình-thể Thềm Lục địa Việt-Nam kéo dài chạy thoai thoải ra biển rõ rệt chiếm ưu-thế hơn bờ biển sâu của Đảo Hải-Nam.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 210: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

210 - Nam Quan Thương Hận

- Bạch-Long-Vĩ với các yếu-tố dân-sinh, lịch-sử, kinh-tế xứng đáng được hưởng quy-chế một hòn đảo, tương-tự như Hải-Nam hay bất cứ một hòn đảo nào khác. Về địa-lý, Bạch-Long-Vĩ là hòn đảo lớn rất rộng, có diện tích tới hơn 2,5 km2, xuýt xoát Đảo Cồn Cỏ (3 cây số vuông). Trong các sách quốc-tế về Hải-Hành, đảo Bạch-Long-Vĩ được mô-tả là một đối-vật quan-trọng cho người đi biển, độ cao sừng sững lên tới 186 feet. Chắc-chắn không có một”người được gọi là hiểu biết”nào lại đồng-ý xếp hải đảo nổi tiếng Bạch-Long-Vĩ (huyện đảo này gần 1,000 dân-cư) đồng-hạng với một hòn đá trơ-trọi cùng quy-chế tối-thiểu 15 hải-lý cho đặc-quyền kinh-tế như vậy!

- Chiều dài bờ biển lục địa Việt-Nam khúc khuỷu bao quanh Vịnh dài gần gấp 2 lần bờ biển đốiđiện của đảo Hải-Nam và bán đảo Liễu-Châu thuộc Trung-Cộng. Hai ngàn đảo VN cũng là một con số áp đảo khi so sánh với chừng 5 hải đảo của Hải-Nam.- Dân-cư Việt-Nam sinh-sống tiếp-cận với vịnh Bắc-Việt trong vòng đai cách biển 60 hải-lý hiện nay lên tới 40 triệu ngươi. Dân-số này nhiều gấp 4 đến 6 lần dân-số duyên-hải Trung-Cộng, tuỳ theo cách tính toán. Dân Trung-Hoa sống ở phiá Tây bán đảo Liễu-Châu rất thưa thớt. Dân-số đảo Hải-Nam chỉ có khoảng 7 triệu người mà thôị Nhiều lắm trong khu-vực liên-hệ (40% duyên-hải của đảo Hải-Nam) từ bán đảo Liễu-Châu tới Mũi Oanh-Ca, dân-cư không quá 3, 4 triệu. Không có một thành-phố nào của TC đáng kể là to lớn như hàng chục đô-thị của Việt-Nam.- Khảo-cổ văn-minh-học thế-giới và cả sử Trung Hoa cũng chứng-minh rằng những người Việt đã từng làm chủ mọi trong khi người Tàu chỉ mới xuất-hiện ngoài biển này từ thời Hán, tức là mới 2 ngàn năm mà thôị Sử Trung-Hoa lại còn ghi rõ những chi-tiết là ngoài vùng Châu-nhai phiá Bắc đảo, dân-cư đảo Hải-Nam không chịu chấp-nhận Hoa-thuộc, luôn luôn kháng-chiến dành quyền tự-chủ. Cho đến thời-gian gần đây, tình-hình mới tạm ổn!

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 211: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 211

Chuyện Khó Hiểu: Đường Căn-bản của Duyên-hải VNBờ biển và bờ đảo thường lởm chởm, chỗ lồi chỗ lõm. Các đường ranh giới vì vậy rất ngoằn ngoèo phức-tạp. Để giải-quyết vấn đề chung cho các quốc-gia duyên-hải hay quần đảo, một sự đồng-ý đã được đưa vào Luật Biển LHQ. cho phép những nước đó được vẽ những đoạn Đường Thẳng Căn-bản (Baselines) nối liền các mũi đất và đảọ (ỤN. Convention on the Law of the Sea, Dec. 10, 1982, pt. 11, S 3, 21 ỊL.M. 1261, 1273; Kenneth R. Simmonds, ỤN. Convention on the Law of the Sea 1982 at B27 (1983). Part II, # 3).

Ý-thức sớm sự quan-trọng này nên vào ngày 12-11-1982, Việt-Nam công bố một số Đường Căn-bản (mà họ gọi là Đường Cơ-Sở) từ Poulo Wai đến Đảo Cồn Cỏ. Các Đường Cơ-Sở trong vịnh Bắc-Việt (tức từ Đảo Cồn Cỏ đến Đảo Trà Cổ) hoàn-toàn không được vẽ.

Theo luật gia Kriangsak Kittichaisariee, nếu chỉ kể bốn đoạn (162, 161, 149 và 105 hl) trong 10 đoạn thẳng căn bản (dài tổng-cộng 850hl), nội hải (internal waters)

Việt-Nam cũng đã chiếm tới 27,000 dậm vuông. (Law of the Sea and Maritime Boundary Delimitation in South-East Asia, Oxford University Press, 1992: 16-17.) Đường căn-bản như vậy làm gia-tăng diện-tích những khu-vực thuộc chủ-quyền quốc-gia lên rất nhiều.

Giới Luật-gia cho dù đồng-ý hay không về cách-thức vẽ đường cơ-sở ấy, họ cũng đều nghĩ rằng Việt-Nam rất quyết-tâm trong việc bảo-vệ lãnh-hảị Tất cả đã nhầm lẫn lớn vì sự mềm yếu của Hà-Nội ngay sau đó... Gần 20 năm đã qua đi trong một yên-lặng khó hiểu, chưa bao giờ người ta thấy Đảng CS hay Nhà Nước VN phổ-biến các đường cơ-sở cho những hải đảo chằng-chịt tại Vịnh

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 212: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

212 - Nam Quan Thương Hận

Bắc-Việt. Trong thương-thảo, phái đoàn HàNội không giám hó hé gì với Bắc-Kinh, để Trung-Cộng mặc-tình thao-túng.

Mối Hại Kinh-khủng Trong Tương-lai Ngắn hạn và Dài hạnGần đây, dân Việt-Nam bắt đầu tiêu-thụ nhiều thịt hơn tổ-tiên của họ trước đây. Người sống ở thành-thị có thể đã quên là còn nhiều đồng-bào với mình tại vùng duyên-hà, duyên-hải vẫn thường ngày chỉ có cá với cơm! Nhiều thống-kê quốc-tế vẫn ghi-nhận trung-bình hàng năm một người Việt-Nam cần ít nhất là 35 kilo cá. Người Pháp đã ước-lượng 2/3 (66%) số protein nuôi sống nước Việt-Nam đến từ hải-sản. Luật-gia Mark J. Valencia ước-lượng tỷ-số đó ít nhất cũng đạt tới 50% (Nguyên-văn: In the 1970s, per capital consumption of fish in Vietnam was at least 35 kilograms, and 50 percent of animal protein came from fish. (Vietnam: Fisheries and Navigation Policies and Issues, Valencia, Mark J.; in Ocean Development and International Law, Printed in the UK, Vol. 21, 1990, pp. 431-445.)

Một khi mất Biển, nguồn lợi đánh cá suy-giảm, tài-nguyên dưới lòng biển thuộc ngoại-bang. Và... ô-nhiễm sẽ tới ngay. Trung-Cộng từ lâu nổi tiếng bất cần hậu-quả, miễn sao vơ vét cho đầy túi tham. Tại Vịnh Bắc-Việt, nay mai Trung-Cộng sẽ khai-thác lòng biển để lấy dầu lửa và khí đốt. Tai-nạn thảm-khốc tràn dầu chắc chắn xảy ra, Việt-Nam sẽ một mình chịu đựng mọi khốn khổ ô-nhiễm. Gió thổi, nước trôi quanh năm từ Đông Bắc xuống Tây Nam lập tức mang Thần Chết đến ngay bờ biển và duyên-hải chúng ta.Vì địa-thế trên gió, trên nước; Trung-Cộng vẫn an-bình để sống chết mặc bay!

Ngoài ra, nhìn xa về tương-lai cũng không phải là chuyện viển vông. Dòng lịch-sử dân-tộc đã chẳng dài nhiều ngàn năm đấy saỏ Ngày xưa, Vịnh Bắc-Việt từng ăn sâu tới tận Việt-Trì. Ngày nay, vùng châu-thổ Sông Hồng đang tiếp-tục lấn nhanh ra biển. Trong khi chu-kỳ nóng lạnh của trái đất xoay chuyển, mực nước biển hạ

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 213: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 213

xuống mỗi khi băng đá gia-tăng tại hai cực địa-cầụ.., rồi sẽ có giai đoạn bờ biển kéo dài ra tới đảo Bạch-Long Vĩ. Với những điều-kiện không thể cho là giả-tưởng khi Vịnh Bắc-Việt thâu nhỏ lại trong tương-lai, Trung-Hoa sẽ hoàn-toàn sở-hữu cả Vịnh Biển.

Xa hơn chút nưã - đến một ngày nào đó - cả hai bên bờ vùng Biển một thời được gọi là”vịnh Bắc-Việt”đều thuộc lãnh-thổ Trung-Hoạ Xin mời người đọc xem thiết đồ chúng tôi trình-bày dưới đây. (4)

Đường phân thủy và một đường phân ranh hợp-lýTrung-Cộng đã chấp-nhận quan-niệm cổ-truyền”dùng đường phân thủy làm ranh-giới”trên lục địa (xem thông-báo về hiệp-ước biên-giới của CSVN). Đường phân- thủy ngoài biển cũng phải được tôn-trọng. Chúng tôi trình-bày đường phân-thủy của Vịnh Bắc-Việt vì sự liên-hệ của nó gắn chặt với địa-thế đáy biển VN (đặc biệt là Vịnh Bắc-Việt) chạy dài rất xa ra ngoài khơị Khi TC tranh-luận kịch-liệt với Nhật-Bản về chủ-quyền Thềm Lục địa quanh khu-vực đảo Điếu-Ngư (Daio Dao - Uotshuri-Shima 25o45' N 123o29' E), họ đã dùng ưu-thế địa-lý này và đã được một số Chuyên-gia Luật Biển bênh-vực, cho là hữu-lý.Một nhận-xét nữa của giới Luật-gia cũng cho thấy đoạn cuối của đường Phân-Thủy cũng không xa bao nhiêu với đường Kinh-tuyến 108 độ 3 phút 13 giây Đông (của Công Ước 1887 về biên giới đã nói ở trên)

Tại sao mà luật-lệ lại không đồng-nhất (universal) và Việt-Nam lại bị thiệt-thòi quá nhiều như vậy. Chính-quyền Hà-Nội rồi ra sẽ phải trả lời câu hỏi được đặt ra rất hợp-lý này.

Chỉ có sự chia cắt hợp-lý hải-phận mới đem lại một nền hòa-bình trên Biển. Là một nhóm người nhỏ bé nghiên-cứu một vấn đề ngoài lãnh-vực chuyên-môn của mình, BBT Lướt-Sóng không có khả-năng trình luận-án khó-khăn như phân định Vịnh Bắc-Việt.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 214: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

214 - Nam Quan Thương Hận

Tuy vậy, trong khi sưu-tầm tài-liệu, chúng tôi tìm thấy có nhiều cá-nhân và tổ-chức luật-pháp rất quan-tâm cho Hòa-bình Thế-giới, đã đi tìm những giải-pháp công-bằng cho cả hai quốc-gia Hoa-Việt.

Chính-quyền Chân-chính Phải Quyết-tâm Bảo-vệ Lãnh-thổViệc phân chia hải-phận Vịnh Bắc-Việt cũng như việc xác định chủ-quyền Quốc-gia chúng ta trong những vùng đất, vùng biển nào khác đều quan-trọng. Một chính-quyền chân-chính phải quyết-tâm bảo-vệ lãnh-thổ.

Công-pháp Quốc-Tế đứng về phía Việt-Nam. Trong tinh-thần thượng-tôn luật-pháp, ý-thức của nhân-loại đang gia-tăng về một trật-tự cần-thiết trên biển; thời-gian hiển-nhiên cũng đứng về phía dân-tộc chúng tạ Điều cần-thiết lúc này là Việt-Nam phải làm sáng-tỏ chính-nghiã chủ-quyền của mình cùng cộng đồng thế-giới. Nếu vì đối-phương hiếp đáp, áp-bức trong bàn hội-nghị mà cuộc điều-giải bất- thành, Việt-Nam cần đưa vụ vịnh Bắc-Việt này (cũng như những tranh-chấp các quần đảo Hoàng Sa Trường Sa) ra trước Tòa-Án Quốc-Tế.

Sau nữa, toàn dân trong cũng như ngoài nước hy-vọng rằng nhà cầm-quyền Cộng-Sản Việt-Nam không nên muối mặt ký-kết thêm hiệp định bất bình đẳng một lần nữạ Dù chót đã hứa với Bắc-Kinh sẽ thoả-thuận về những tranh-chấp Biển Đông trong những năm tới, Cộng-sản Hà-Nội nên hồi-tâm lạị Phải đặt quyền-lợi quốc-gia trên hết. Không hèn, hãy phản công lại mới được chứ! (5)

Nhận xét và Tuyên-Cáo của Ủy Ban Bảo Vệ Lãnh ThổĐể thay cho phần kết-luận, chúng tôi xin trích đăng một số nhận xét về tình-trạng biên-giới VN của Giáo-Sư Nguyễn Văn Canh và đoạn chót bản Tuyên-Cáo của Ủy Ban Bảo Vệ Lãnh Thổ như sau:

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 215: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 215

... Nội dung của các cuộc thương thuyết về phân định lãnh thổ không được phổ biến. Người ta không biết rõ là phần đất nào bị mất, phần đất nào đã thu hồi được, ngoại trừ các viên chức nắm giữ quyền hành trong Đảng. Dân tôc VN có quyền đòi hỏi ĐCSVN phải công bố rõ điều này.

1. Nhìn vào thực tại về biên giới trên đất liền và trong vùng vịnh Bắc Việt, cũng như có những bằng chứng về việc TC lấn chiếm đất mà VC hoặc không quyết tâm đòi lại hay không phản ứng đủ, và rất nhiều trường hợp chỉ phản ứng lấy lệ trong việc bảo vệ lãnh thổ để khỏi bị chê trách, người ta có quyền nghi ngờ rằng đây là việc chuyển nhượng tài sản quốc gia trá hình. Điều này đã được tìm thấy trong văn kiện mà Phạm Văn Đồng ký ngày 14/9/1958, với tư cách Thủ tướng Chính phủ nước VNDCCH gửi cho Chu Ân Lai, Tổng Lý Quốc Vụ Viện, nước CHNDTH nhìn nhận thẩm quyền lãnh thổ của TC trên Biển Đông.2. Qua tiến trình thương thảo giữa phai phe, như Hàn Niệm Long, thứ trưởng ngoại giao TC đặc trách Đông Nam Á, và cũng là trưởng phái đoàn thương thuyết biên giới với VC từ thập niên 1970, thì đây là công việc giữa hai Đảng: CSVN và CSTH. Hành pháp hay Quốc Hội chỉ là các tổ chức ngọai vi của Đảng. Vì vậy việc mỗi cơ quan này có tham dự vào việc ký kết hay phê chuẩn chỉ để thực hiện mục tiêu của Đảng. Đặc biệt rõ hơn là trường hợp Đỗ Mười, TBT của ĐCSVN ký thoả hiệp tạm thời thiết lập mục tiêu, nguyên tắc cho việc ký hai hiệp ước trên, vì Đỗ Mười không có một vai trò gì trong chính quyền. Các Hiệp ước này không có giá trị gì đối với quốc dân Việt Nam.3. ĐCSVN phải hoàn tòan chịu trách nhiệm về việc chuyển nhượng bất hợp pháp đất đai này, dù vì lý do gì chăng nữa, nhất là tự đặt mình dưới sự chỉ đạo của ĐCSTH, trong mưu đồ tìm sự hỗ trợ để được tồn tại và triệt tiêu mọi lên tiếng về sự chuyển nhượng nàỵ

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 216: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

216 - Nam Quan Thương Hận

4. Đối với TH, quốc dân VN coi đây là việc riêng của hai ĐCS, không liên hệ gì đối với quốc dân VN. Và hai hiệp ước trên nếu TC không trả lại những phần đất đã chiếm sẽ bị coi là vô hiệụDo đó, Trí Thức Việt Nam Hải Ngoại vào ngày 22/7/1994, sau đó là Ủy Ban Bảo Vệ Lãnh Thổ trong các Tuyên Cáo vào ngày 29/4/1995 và ngày 18/12/2000 đã lên tiếng về vấn đề ấy. (Lời Giáo-Sư Nguyễn Văn Canh).Cho dù nỗi ưu-tư còn nhiều nhưng vì khổ báo có hạn, Lướt Sóng xin tạm ngưng lại đây. Xin cảm ơn Quý-Vị đã theo dõi bài viết gây nhức nhối này.

Lướt Sóng(6)

Phụ Bản

Bài 1Hiệp định phân định vịnh bắc bộ và hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam - Trung quốc trong vịnh bắc bộ (Xem Bài Chuyến đi của Trần Đức Lương qua Bắc Kinh, trang 67.

Bài nầy đăng trong: Tạp chí Cộng sản 1 Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội - Tel: 8252061, Fax: 8222846 - 19 Phạm Ngọc Thạch, Q3, Tp Hồ Chí Minh - Tel: 8225768 - Tổng biên tập: Hà Đăng.

Bài 2Về việc ký hiệp định phân định vịnh bắc bộ và hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam và Trung quốc.

Ngày 25 tháng 12 năm 2000, tại Bắc Kinh Trung Quốc, Chính phủ Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ.

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 217: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 217

Theo yêu cầu của bạn đọc, Tạp chí tóm tắt sự kiện này như sau:

A. Về Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ:Vịnh Bắc Bộ có diện tích 126.250km2, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 310km và nơi hẹp nhất khoảng 220km. Khác với biên giới trên bộ, đường ranh giới trong Vịnh Bắc Bộ giữa ta và Trung Quốc từ trước đến nay chưa được xác định. Dưới thời Pháp thuộc, chính quyền Pháp và nhà Thanh mới thoả thuận lấy đường kinh tuyến Paris 105 độ 04 3 Đông (kinh tuyến Greenwich 108 độ 03 13”Đông) để quy thuộc chủ quyền của các đảo ở khu vực sát cửa sông Bắc Luân. Do đặc thù của Vịnh chưa phân định, nên toàn bộ Vịnh Bắc Bộ là vùng luôn xảy ra các tranh chấp giữa ta và Trung Quốc, nhất là về thăm dò tài nguyên dầu khí và về đánh cá. Do đó, rất cần đàm phán để ký kết Hiệp định phân định giữa hai nước. Vào những năm 70, ta và Trung Quốc đã có hai cuộc đàm phán về vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ (vào năm 1974 và 1977 - 1978), nhưng chưa có kết quả.Sau khi hai nước bình thường hoá quan hệ, hai Đảng, hai nước đã quyết định giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ, trong đó có vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ. Với chủ trương đó, ngày 19-10-1993 hai bên đã ký”Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa”, trong đó quy định về Vịnh Bắc Bộ là”Hai bên sẽ áp dụng luật quốc tế và tham khảo thực tiễn quốc tế theo nguyên tắc công bằng và tính đến mọi hoàn cảnh hữu quan trong Vịnh để đi đến một giải pháp công bằng”. Từ đó đến nay, vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ đã được hai bên bàn bạc tại 7 vòng đàm phán cấp Chính phủ, 3 cuộc gặp giữa hai Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ, 18 vòng đàm phán cấp chuyên viên và một số vòng họp không chính thức giữa các chuyên viên phân định.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 218: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

218 - Nam Quan Thương Hận

- Vào năm 1997, nhân dịp đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm Trung Quốc và tháng 2-1999, nhân dịp đồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thăm Trung Quốc, lãnh đạo cao nhất của hai Đảng, hai nước đã thoả thuận tích cực thúc đẩy đàm phán để hoàn thành việc phân định và ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ trong năm 2000.- Trong quá trình đàm phán, hai bên đã căn cứ vào Công ước năm 1982 của Liên hợp quốc về Luật biển, các nguyên tắc luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế được công nhận, cũng như tính đến các hoàn cảnh hữu quan trong Vịnh Bắc Bộ, thương lượng hữu nghị để giải quyết vấn đề một cách công bằng, hợp lý. Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Bộ Chính trị và Chính phủ hai nước, cuối năm 2000 hai bên đã hoàn thành việc phân định dẫn đến việc ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ vừa qua.- Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ là hiệp định phân định mang tính tổng hợp. Xác định rõ biên giới lãnh hải của hai nước ở ngoài cửa sông Bắc Luân, cũng như giới hạn vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của ta và Trung Quốc ở trong Vịnh Bắc Bộ. Về diện tích tổng thể, tính theo mực nước trung bình thì ta được 53,23%, Trung Quốc được 46,77% diện tích Vịnh. Đường phân định cách đảo Bạch Long Vĩ 15 hải lý (về phía bờ đảo Hải Nam). Đường đóng cửa Vịnh nối mũi Oanh Ca của Trung Quốc, qua đảo Cồn Cỏ đến bờ biển của Việt Nam. Hiệp định đã khẳng định nghĩa vụ của hai bên tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mỗi bên đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình theo đường phân định. Các trường hợp đường phân định đi qua các cấu tạo địa chất có khả năng có dầu khí thì hai bên đã thoả thuận sau này nếu phát hiện thấy dầu khí sẽ hợp tác phân chia lợi ích một cách công bằng khi khai thác.

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 219: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 219

B. Về Hiệp định hợp tác nghề cá ở trong Vịnh Bắc Bộ giữa ta và Trung Quốc.Vào các năm 1957, 1961 và 1963, ta và Trung Quốc ký các thoả thuận cho phép tàu thuyền đánh cá của hai bên được đánh cá chung trong Vịnh ngoài phạm vi tương ứng 3 hải lý, 6 hải lý và 12 hải lý tính từ bờ biển và hải đảo mỗi bên. Các thoả thuận này hết hiệu lực vào đầu những năm 70. Trong quá trình đàm phán về phân định, phía Trung Quốc kiên trì đề nghị lập vùng đánh cá chung đồng thời với việc phân định Vịnh. Nhằm mục đích tạo thuận lợi tối đa cho việc giải quyết vấn đề phân định và trên cơ sở cân nhắc kỹ mọi khía cạnh trong quan hệ hai nước, luật pháp và thực tiễn quốc tế (gần ta nhất là thực tiễn ký Hiệp định vùng đánh cá chung giữa Trung Quốc và Nhật Bản, giữa úc và Inđdô-nê-xi-a), ta đã đồng ý mở các cuộc đàm phán riêng về vấn đề hợp tác nghề cá giữa hai nước ở trong Vịnh Bắc Bộ từ tháng 2/2000. Tháng 9/2000, nhân chuyến thăm làm việc của Thủ tướng ta tại Trung Quốc, lãnh đạo cấp cao hai nước khẳng định ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ vào cuối năm 2000.- Qua 6 vòng đàm phán, hai bên đã thống nhất Hiệp định về hợp tác nghề cá, trong đó nội dung chính là lập vùng đánh cá chung nơi tàu thuyền của cả hai bên đều được đánh bắt theo quy định của Uỷ ban Liên hợp về nghề cá: Vùng đánh cá chung này nằm ở Nam vĩ tuyến 20 (phía Nam đảo Bạch Long Vĩ), có bề rộng là 30,5 hải lý kể từ đường phân định về mỗi phía và có tổng diện tích 33.500km2, tức là khoảng 27,9% diện tích Vịnh. Thời hạn của vùng đánh cá chung là 15 năm. Sau đó, việc hợp tác tiếp tục như thế nào là tuỳ hai bên hiệp thương thoả thuận. Ba nguyên tắc lớn của vùng đánh cá chung là: vùng đặc quyền kinh tế của nước nào thì nước đó có quyền kiểm tra, kiểm soát các tàu cá được phép vào vùng đánh cá chung; sản lượng và số tàu thuyền được phép vào vùng đánh cá chung là dựa trên nguyên tắc bình đẳng căn cứ

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 220: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

220 - Nam Quan Thương Hận

vào sản lượng được phép đánh bắt, xác định thông qua điều tra liên hợp định ký; mỗi bên đều có quyền liên doanh hợp tác đánh cá với nước thứ ba theo các quy định cụ thể của Hiệp định.- Xuất phát từ tình hình đánh bắt của ngư dân Trung Quốc, hai bên đã đồng ý về dàn xếp quá độ trong vùng đặc quyền kinh tế của mỗi bên nằm ở phía Bắc vĩ tuyến 20 cho phép tàu thuyền hai bên được tiếp tục hoạt động nghề cá trong thời hạn là 4 năm tại khu vực này. Còn ở phía biển sát cửa sông Bắc Luân, hai bên đồng ý lập một khu đệm dài 10 hải lý và rộng 6 hải lý (3 hải lý về mỗi phía kể từ đường biên giới lãnh hải) nhằm tạo thuận lợi cho việc ra vào của tàu thuyền hai bên.C. Việc ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam và Trung Quốc là sự kiện quan trọng đối với nước ta cũng như quan hệ Việt - Trung.Với việc ký Hiệp định phân định, ta đã giải quyết dứt điểm được vấn đề thứ hai trong ba vấn đề biên giới, lãnh thổ tồn tại lâu nay với Trung Quốc (biên giới trên bộ, Vịnh Bắc Bộ và Biển Đông). Việc phân định một cách rõ ràng biên giới lãnh hải phía ngoài cửa sông Bắc Luân, phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong Vịnh sẽ tạo thuận lợi cho vệc quản lý và duy trì ổn định ở trong Vịnh, góp phần tăng cường sự tin cậy giữa hai bên, thúc đẩy quan hệ hợp tác mọi mặt giữa hai nước.Tiếp theo việc ký Hiệp ước và giải quyết vấn đề biên giới với Lào, phân định vùng biển với Thái Lan, đang tích cực giải quyết một số vấn đề còn lại về biên giới trên đất liền và đi tới giải quyết vấn đề trên biển với Cam-pu-chia, giải quyết vùng chồng lấn với Inđdô-nê-xi-a và đặc biệt là việc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa ta và Trung Quốc năm 1999, việc ký các Hiệp định phân định và hợp tác nghề cá ở trong Vịnh Bắc Bộ là bước tiến mới quan trọng trong việc xây dựng môi trường hoà bình, ổn định xung quanh nước ta, tạo điều kiện

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 221: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 221

cho chúng ta tập trung sức lực vào việc xây dựng và phát triển đất nước.Việc hai nước Việt Nam - Trung Quốc hoàn thành giải quyết vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ góp phần tích cực vào việc củng cố hoà bình và ổn định ở khu vực./.Trích Thời Báo (Canada), 19/1/02LTS: Y sĩ Nguyễn Đan Quế, người chủ trương Cao Trào Nhân Bản VN, sau nhiều năm ở tù, hiện đang bị quản chế tại Sài Gòn, vừa cho phổ biến một bài viết về Hiệp định Biên giới và các Quần đảo mà VN ký kết với Trung Cộng.

Bài viết được phổ biến trên Internet ngày 02-1-02 Vấn đề Biên Giới và Hải Đảo VN Vấn đề biên giới trên đất liền & trên biển -1858 Pháp nổ phát súng đầu tiên đánh vô Đà Nẵng. -1862 Pháp chiếm Miền Nam. -1884 Pháp đặt ách thống trị trên toàn quốc Việt Nam. -1895 Pháp vẽ bản đồ Đông Dương, sau khi ký hiệp ước với triều đình Mãn Thanh, ấn định biên giới dài 1.300 km giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Để chống Pháp, Hồ Chí Minh thành lập đảng Cộng Sản Đông Dương, hoạt động ở cả Việt-Miên-Lào, với sự trợ giúp của đảng CS Trung Quốc. Năm 1941, Hồ Chí Minh về VN lập chiến khu dọc biên giới tiếp giáp với Trung Quốc. Để bảo đảm an toàn, đoạn đường chót tàu hỏa và đường bộ của Trung Quốc ăn sâu vào lãnh thổ VN có nơi 500 mét, nhiều nơi đến cả cây số, và dùng nơi này làm cơ quan đầu não, huấn luyện cán bộ, dưỡng quân, tiếp nhận và cất giấu vũ khí. Nếu Pháp hành quân hay dùng máy bay oanh tạc vùng này, Trung Quốc sẽ la ầm lên là vi phạm lãnh thổ của họ.

-1954 chia đôi đất nước. Vì cần phát động chiến tranh với Miền Nam, hai đảng Cộng Sản VN và Trung Quốc ký thỏa

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 222: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

222 - Nam Quan Thương Hận

thuận ngầm đường biên”hậu phương lớn",”núi liền núi sông liền sông”và Phạm Văn Đồng còn chính thức gửi Công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 lên tiếng công nhận hải phận của Trung Quốc là 12 hải lý, tính nhờ Trung Quốc bảo vệ giùm 3/4 biển Đông bên ngoài lãnh hải Bắc Việt,vì lúc đó Hà Nội chưa có Hải Quân.

-1972 Trung Quốc ký Thông cáo chung Thượng Hải với Mỹ, để lộ rõ ra chiều hướng chuyển từ đối đầu sang hợp tác, cho phép Mỹ rút quân ra khỏi Miền Nam VN, kéo theo tiến trình giải quyết chiến tranh VN với Hiệp định Paris ra đời vào ngày 27-1-1973.

-Tháng Giêng năm 1974, Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ quần đảo Hoàng Sa, giao chiến với Hải Quân Trung Quốc. Quần đảo này nằm ở 14, 30 - 17,00 độ vỹ bắc và 111,30 - 114,00 độ kinh đông, ngang ngoài khơi tỉnh Đà Nẵng. Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà đi vòng, đánh từ Bắc xuống, Hải Quân Trung Quốc đánh bọc hậu từ phía Nam lên.

Hải Quân VNCH thua, Trung Quốc chiếm giữ đảo và giam giữ một số tù binh nhưng đối xử tử tế, và sau đó thả cho về. Sự việc xảy ra chỉ 2 ngày sau khi Ngoại trương Mỹ Henry Kissinger gặp những nhà lãnh đạo Bắc Kinh. Mỹ không lên tiếng và Hải quân Mỹ đang tuần tra trong vùng khi xảy ra tranh chấp đã phớt lờ không can thiệp, bênh vực Hải Quân VNCH, nhưng điều kinh ngạc và nổi bật nhất là chính quyền Hà Nội đã không có một lời phản kháng. Nếu Hà Nội tự nhận là đại diện hợp pháp cho VN và nếu họ còn cho Hoàng Sa là của VN thì trên phương diện pháp lý họ phải lên tiếng phản đối Trung Quốc xâm lăng, và xác nhận chủ quyền khi một cuộc tranh chấp như thế xảy ra.

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 223: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 223

Cũng trong thời gian này, Trung Quốc, Việt Nam Cộng Hòa, Malaysia, Philippine, Brunei cùng lên tiếng đòi chủ quyền quần đảo Trường Sa ngang ngoài khơi Vũng Tàu.

-Từ năm 1975 đến cuối năm 1978, biên giới VN-Campuchia triền miên rối loạn. Đầu năm 1979 VN tiến quân sang Campuchia. Trung Quốc liền ra tay đánh vào biên giới phía Bắc của VN, nói là trừng phạt, dạy cho VN một bài học, Trung Quốc coi vùng mà trước đây Hà Nội giao cho họ nhờ bảo đảm an toàn giùm là phần đất của họ.

-1991 Việt Nam và Trung Quốc nối lại quan hệ ngoại giao Vấn đề biên giới trên bộ và trên biển được đặt ra thương thảo lại, nhưng khi ngồi vào bàn hội nghị, Việt Nam bị thất thế vì Trung Quốc đưa ra những văn kiện ký kết năm 1958 giữa hai chính phủ và hai đảng, và vì đã không lên tiếng xác nhận chủ quyền ở Hoàng Sa khi xảy ra cuộc tranh chấp năm 1974 giữa Trung Quốc và Việt Nam Cộng Hòạ Hà Nội muốn trở lại đường biên giới ký kết giữa Pháp và triều đình Mãn Thanh, nhưng Bắc Kinh bác, bắt phải dựa trên những ký kết với nhau trong quá khứ, lấy lý do là hai đảng vẫn còn hiện hữu mà lại đang nắm chính quyền, không có chuyện công nhận những việc mà phong kiến và thực dân thiết lập. Phía Việt Nam đuối lý, đành ngậm bồ hòn làm ngọt, nhượng bộ hoàn toàn những đòi hỏi của Trung Quốc, mất gần 1.000 km2 trên vùng biên giới phiá Bắc.

Thua me gỡ bài cào, Hà Nội giở trò tiểu bá, lấn chiếm biên giới Lào và Campuchiạ Phía Lào và Kampuchia muốn trở lại đường biên giới mà Pháp vẽ năm 1895, nhưng VN lại bác bỏ, chỉ muốn dựa trên cột mốc mới, ấn định bởi một vài văn kiện do Hà Nội ép Lào và Campuchia ký hồi gần đây. Lưu manh hơn nữa là Hà Nội đưa dân đến lập nghiệp chiếm cứ những

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 224: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

224 - Nam Quan Thương Hận

vùng đất ăn gian. Hiện nhân dân Lào và Campuchia rất phẫn uất về vụ nàỵ

Cuối năm nay 2001, Quốc Hội bù nhìn VN mới lén lút thông qua Hiệp ước Biên giới Việt Trung. Không một người dân nào được biết rõ nội dung của bản Hiệp ước này, Hà Nội chỉ loan báo vắn tắt là hai bên sẽ cắm mốc biên giới vào đầu năm 2002. Chúng ta đòi hỏi nhà cầm quyền Hà Nội phải công bố đầy đủ chi tiết về bản Hiệp ước Biên giới này, và chúng ta sẽ không công nhận bất cứ nhượng bộ nào về đất đai cho ngoại bang.

Vấn đề Hoàng Sa & Trường Sa

Nhờ những tiến bộ về khoa học, nhất là trong phạm vi kỹ thuật vi điện tử, nhân loại đã bắt đầu có thể khai thác tài nguyên ở dưới đáy biển. Lục địa chỉ chiếm có 29% diện tích của trái đất, và nguồn tài nguyên đã cạn vì bị khai thác ròng rã qua bao nhiêu thế kỷ, trong khi đó biển cả chiếm đến 71% mà tài nguyên phong phú còn nguyên vẹn, chưa từng bị khai thác vì không có kỹ thuật. Do đó, lục địa không còn là miếng mồi ngon cho các siêu cường tranh chấp nữa, mục tiêu béo bở bây giờ là đáy biển.

Trước đây, khi sức mạnh chi phối thế giới là quân sự, một số các hòn đảo được coi là quan yếu, vì là vị trí chiến lược giúp cho vấn đề hành quân. Nhưng nay sức mạnh chi phối thế giới đang chuyển dần sang kinh tế, một số những hòn đảo khác đột nhiên trở thành quan trọng, vì có liên quan trực tiếp đến bản đồ tài nguyên dưới đáy biển. Hoàng Sa, và nhất là Trường Sa, nằm trong trường hợp nàỵ

Chính vì vậy mà qua bao nhiêu thế kỷ không có những tranh chấp gì về hai quần đảo này, nhưng đùng một lúc vào năm

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 225: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 225

1974, nhiều nước đã nhao nhao lên đòi chủ quyền về hai quần đảo này. Vấn đề khai thác đáy biển dẫn đến vấn đề phân chia tài nguyên dưới đáy biển. Chắc chắn các siêu cường nắm kỹ thuật cao muốn soạn thảo các luật có lợi cho mình. Đã có đề nghị: Đáy biển sâu hơn 200m thuộc về tất cả các nước. Xuống sâu hơn 200m ai có kỹ thuật khai thác tài nguyên kiếm được sẽ thuộc về người đó. Ai cũng hiểu là chỉ có các siêu cường giàu có mới có đủ điều kiện và kỹ thuật để làm.

Vấn đề khai thác lòng biển và đáy biển sẽ còn nhiều tranh cãi và tranh chấp. Một số nước đã đơn phương tuyên bố thềm lục địa thuộc về quốc gia họ dài tới 200 hải lý, hải phận nước này chồng lên hải phận nước kia, gây nên tranh chấp liên quan đến nhiều quốc gia.

Các nước giàu thực sự quan tâm đến phạm vi rộng lớn hơn nhiều, đó là khai thác tài nguyên sâu trong lòng đáy biển ở trong hải phận quốc tế. Đối với các đảo mà chủ quyền không rõ ràng, có nhiều nước tranh chấp, họ có chiều hướng ủng hộ quốc tế hóa những đảo đó, nhằm có bảo đảm về an ninh, và không bị quốc hữu hóa trong khi khai thác. Vì lợi nhuận nhiều, họ sẵn sàng trả tiền thuê cao, các quốc gia tranh chấp sẽ chia nhau theo một thỏa thuận nào đó.

Lập trường của dân tộc taChúng tôi quan niệm rằng, đất nước VN là của chung cho mọi người dân VN, tất cả mọi công dân VN, trong cũng như ngoài nước đều có bổn phận bảo vệ lãnh thổ, tài nguyên của VNdo tiền nhân đã dày công để lạị Không ai được độc quyền yêu nước, và cũng không một ai, một đoàn thể hay đảng phái nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào, có thể nhân danh dân tộc VN ký kết những văn kiện bán nước cho ngoại bang. Trên căn bản đó, chúng tôi đề nghị:

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 226: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

226 - Nam Quan Thương Hận

a. Về vấn đề biên giới trên bộ:Nhân dân ta không bị ràng buộc bởi hiệp định phân định đường biên giới trên bộ mới ký kết năm 2001 giữa Hà Nội và Bắc Kinh, và cũng sẽ không công nhận cột mốc sắp cắm, mà chỉ coi đây như một bước sai lầm, đâm lao phải theo lao của Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản VN, đặt quyền lợi của đảng trên quyền lợi tổ quốc, dâng đất để được Trung Quốc ủng hộ, hy vọng được tiếp tục ngồi lại thống trị nhân dân ta. Nhân dân ta không coi những thỏa thuận ngầm giữa Hà Nội và Bắc Kinh là có giá trị, toàn bộ vấn đề biên giới trên bộ phải trở lại bản đồ do Pháp vẽ năm 1895 cho cả 3 biên giới tiếp giáp Trung Quốc, Lào và Campuchia. Sở dĩ chúng tôi đề nghị dùng bản đồ này, vì đây là bản đồ đầu tiên được vẽ một cách khoa học và vô tư, bởi các chuyên viên về địa dư của Pháp. Chỉ có dùng bản đồ biên giới do Pháp vẽ, chúng ta mới hy vọng tránh khỏi những tranh chấp triền miên, và tạo đuợc một nền hòa bình vĩnh cửu cho bán đảo Đông Dương. Nhân dân ta cũng tố cáo trước dư luận trong nước và quốc tế sự hèn hạ của tập đoàn Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản VN để mất đất tổ tiên để lại cho Trung Quốc, nhưng lại đi hiếp đáp chiếm đất của Lào và Campuchia.

b. Về vấn đề hải đảoNhân dân ta muốn giải quyết hòa bình những tranh chấp về các hải đảo dựa trên:-Luận cứ các bên đưa ra dính đến sự hiện diện từ xưa trên đảo. -Nằm nhiều ít trên thềm lục địa. -Luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982.-Bảo đảm quyền lợi và an ninh cho giới khai thác tài nguyên đáy biển.Điều cần nêu lên ở đây là các cường quốc muốn quốc tế hóa các hải đảo đang tranh chấp để khai thác kinh tế với quy chế”hư chủ", nghĩa là các nước đang tranh chấp là chủ,

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 227: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 227

nhưng không được có các hoạt động quân sự và không có quyền quốc hữu hóa, ngược lại họ có quyền tham gia vào các cuộc thương thảo trong việc khai thác vùng biển xung quanh các đảo này và chia lợi nhuận. Trong mọi trường hợp, các nước khai thác tài nguyên đáy biển cần theo đúng luật lệ và các hiệp ước quốc tế, không được ỷ mạnh làm càn. Tóm lại, một cách tổng quát, quyền lợi của các nước tranh chấp sẽ được giải quyết, tính toán theo vị trí quan trọng của những đảo này trong bản đồ tài nguyên đáy biển. Chúng ta cần nắm vững những điểm này để bảo vệ quyền lợi đất nước trong những cuộc thương thảo tương lai về quy chế của các đảo này.Nguyễn Đan Quế

Sino-Vietnamese Border Issues

Professor NGUYEN VAN CANH, Ph.D., is the former Deputy Dean of the Saigon Faculty of Law before 1975. Currently Member of the Hoover Institute, Stanford University. On December 25, 2000, Tran Duc Luong, President of the Socialist Republic of Vietnam (SRV), went to China on a goodwill visit and signed an agreement with his counterpart on territorial waters in the Gulf of Tonkin. In December 1999, Vietnam had signed a similar agreement about land borders, which was ratified by the Vietnamese National Assembly in June 2000. Neither party made any mention of the Paracels and Spratley Islands. In this article, we will analyze the issues of land and maritime borders between China and Vietnam.  I. The issue of land boundariesObjectives of the agreement and legal framework for the settlement of border disputesOn November 5, 1991, Do Muoi, then Secretary general of the Communist Party of Vietnam (CPV), and Vo Van Kiet, then

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 228: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

228 - Nam Quan Thương Hận

Premier of the SRV, went to Beijing to reestablish diplomatic relations. They also signed three accords. One of these was a temporary accord about land boundaries. It spelled out some basic principles to help both parties maintain peace and stability while waiting for a final solution to border disputes.    At issue were security, smuggling, social order, and movement across the border. Both parties planned to conduct talks to settle their differences and were anxious to make the border one of peace and friendship. Back in the late fifties, between 1957 and 1958 in particular, the Labor Party of Vietnam and the Communist Party of China had agreed in their correspondence that the "Sino-Vietnamese boundaries set up by Sino-French accords are to be respected", and that    "the status-quo on the boundaries must be maintained, pending settlement between the two governments. The Sino-French accords and agreements to be signed will serve as bases for negotiations.”(1) They were referring to a series of border agreements the French signed with the Chinese from 1885 to 1895, immediately following their occupation of North Vietnam. The April 25, 1886 Accord signed in Tien-Tsin, the June 26, 1887 Agreement and its supplement, the June 26, 1895 Convention, signed in Beijing, described the specific geographical positions of border markers, natural or man-made monuments or objects as reference points. About 300 markers were subsequently placed at these positions.   Status of boundaries before and after the 17- day warIn February 1979, the CPC deployed some 350,000 troops along the border, then sent an army of 220,000 men into Vietnam. They launched fierce attacks on the 6 Vietnamese provinces stretching along the border. The purpose of the attack, said Dengxiao-ping, was to teach the CPV a lesson for invading Cambodia and toppling the Chinese-backed Khmer Rouge. The Chinese invaders moved deep - sometimes as far as 40 kilometers - into Vietnamese territory. They occupied 23 cities and towns and

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 229: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 229

destroyed some entirely. After 17 days, the CPC declared that the objective of the exercise had been achieved and on March 13, the Chinese army went home. However, Chinese troops were still seen occupying strategic hills and positions which they described as an "area belonging to the Vietnamese territory". After the war, a Vietnamese customs office was relocated 480 meters south from the previous site at the Friendship Gate. Though diplomatic relations were reestablished in November 1991, land grabbing by the Chinese went on. In May 1992 an armed conflict erupted on Highway 1, in Lang Son province, at a location not far from the Friendship Gate because a Chinese military unit had implanted a new border marker 400 meters inside Vietnamese territory. As of July 1992, the Chinese forces had taken over 36 locations along the border, an area of 8,000 hectares. In subsequent years, Chinese troops would at times cross the border, drive Vietnamese peasants from their villages in the Cao Bang and Lang Son provinces and bum their homes. In some areas, after evicting Vietnamese peasants from their lands, the Chinese would bring their own people and resettle them there. This land grabbing by the Chinese goes back to the fifties. In 1954, the CPC sent workers to help Vietnam build a railroad from Hanoi to the Friendship Gate. Chinese workers relocated a border marker 300 meters inside Vietnam. Hanoi took it as a mistake by the Chinese workers but the CFIC stated that the position of the marker was exactly where it should be, on the joint border. This conflict was never resolved even though the two countries were close friends during the following two decades. When the agreement on land border was signed, both countries announced that 70 disputed areas along the 1,300-km border had been taken care of, but the Vietnamese people were not given any specific information - how large these areas were, in what way the conflict was resolved, whether they were returned to

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 230: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

230 - Nam Quan Thương Hận

Vietnam. They are entitled to know what is going on behind the scenes. II. Demarcation of the Gulf of Tonkin The joint declaration made on Dec. 25, 2000 by Tran Duc Luong and Jiang Zemin on the occasion of the signing the accord to demarcate the waters in the Gulf said: "The signing of the border treaty between the two countries and the Agreement on the demarcation of the territorial waters would help create preconditions for making both the land and Gulf borders into borders of friendship and long-lasting stability". This would in turn "strengthen mutual trust and understanding, facilitate the development of each country and make an important contribution to the cause for peace and    cooperation and development in the region and the world". Legal basis for negotiationsThe "Sino-French accords and agreements to be approved by both sides later on are also used for the negotiation" as in the case of land borders. Therefore, the June 6, 1885 accord and Convention of June 6, 1887 regarding the boundaries of the Gulf will serve as "the fundamental principles governing the settlement of the maritime issues between the two countries".  Article 2 of the June 6, 1887 Convention stipulated "Toward Kouang-tong, it is understood that the points of conflict that are situated to the East and Northeast of Monkai, beyond the border as fixed by the Commission on Delimitation, will belong to China. 'Re islands situated to the East of the Meridian of Paris 105 degree 43 of the longitude East, i.e. East of the North-South line passing the Eastern point of the Tch'akou or Ouan-Chau (Tra-co) that forms a border are also attributed to China. The Go-tho islands and other islands to the West of the meridian belong to Annam". A North-South Red Line drawn on the map, starting at a point located at the joint border in Monkai, was used as reference. Two

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 231: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 231

negotiations were held: one in August 1974 and the other in October 1977 to delineate the Gulf, but with no results.Conflict on line of demarcation In the meeting that took place in August 1974, the CPV used the 1887 Convention as the basis for negotiation, referring to the Greenwich longitude 108 degree, 3 minutes and 13 seconds East, or the Paris meridian 105 degrees 43 of the longitude East as a demarcation line (the Red Line). The CPC protested, saying that the Red Line was used only to show who owned the surrounding islands. It was not a demarcation line. As a consequence, the negotiations were deadlocked. By refuting the Red Line as a demarcation line, the CPC claimed that Vietnam occupied two-thirds of the territorial waters of the Gulf and that China was in a very weak position when she signed the    Sino-French agreements. It conveniently made no mention of the fact that the French had given China a portion of land in the northernmost part of Lai Chau, province in exchange for the Red Line. The French truly abused their power by illegally transferring Vietnamese land to China. Vietnam's geographical form is that of the letter S. From the starting point of the S which is located in Monkai - a joint spot between the two countries -to the south, the joint Commission on Delimitation drew the Red Line. The territorial waters to the West of the line belong to Vietnam and those to the East belong to China. Such a division of the ownership of the waters is reasonable and deemed appropriate. It was in compliance with the theory of Adjacent Territorial. Waters governed by the rules of International Public Laws.   Finally, if the Red Line's only purpose is to determine the ownership of the islands in the Gulf, and is not a demarcation line as alleged by the CPC, what is it then since it forms a border dividing the waters? The Chinese continued to abuse their power and unilaterally expand their ownership over the Gulf.  Expansion by the CPC

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 232: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

232 - Nam Quan Thương Hận

On August 19 and 30,1992, two Chinese ships were dispatched to the Gulf for a so-called scientific research. Another ship, Phan Dau 5, completed a seismic survey on August 30 in the southern area of the Gulf. On September 30, the Nam Hai 6, an oil-drilling rig, was sent to an area that according to Hanoi was 112 Kilometers southeast of the port of Balat. The ships crossed the Red Line and were deep inside Vietnamese waters.   When Hanoi protested, the CPC replied that "the oil research ships operated within Chinese territorial waters, in reference to the line of the Gulf". In 1983, the CPC also produced a new map, drawing a new boundary of the Eastern Sea that they called South China Sea. They claimed that the whole South China Sea - 3 million out of 3.5 million square kilorneters of the Gulf of Tonkin - belonged to China. III. Conclusion. 1 .  The contents of the border negotiations between the CPC and CPV are not disclosed. In Vietnam, only the higher echelons of the CPV know how much land has been lost to China, how much Vietnam has taken back. The Vietnamese people have the right to ask the CPV to reveal the full terms of the agreement.   2. Based on past evidences that the CPC has taken land from Vietnam, that the CPV has not endeavored to take it back, and that, in some instances, the CPV has not dared protest against Chinese invasions, the Vietnamese people can reasonably suspect that this is an illegal transfer of Vietnamese land to China. This argument is substantiated by the fact that Pham Van Dong as Premier of the Democratic Republic of Vietnam had, on September 14, 1958, sent an official letter to his 1 Chinese counterpart Chou en Lai, acknowledging that the whole Eastern Sea did indeed belong to China, after the latter declared the region Chinese territory. 3. Throughout the negotiations, Han nianlong, China's Vice minister for South East Asia Affairs and head of the Negotiation

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 233: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 233

Delegation since the 1970's, mentioned that the two communist parties were involved in guidance and decisions.2. This was strictly their business and had nothing to do with the Vietnamese people. The CPV had no power to represent them. If any agency signed or ratified the agreements, that body was just the CPV's instrument performing its duties to achieve the CPV's goals. Do Muoi who was a secretary general of the CPV, held no position in the SRV government when he went to China in 1991 to sign a joint accord with the CPC that provided directions for the conclusion of the two above- mentioned agreements. These agreements are not binding on the Vietnamese people.4. The CPV has to answer for any illegal transfer of any part of Vietnamese land to China under any circumstances, especially if it was made in exchange for support for its leaders to stay in power. 5. For the Vietnamese people, these transactions constitute private business between the two communist parties. If the CPC does not return any portion of land that they have occupied, the agreements are considered null. For these reasons, Vietnamese Intellectuals Overseas on July 22, 1994, then the Committee To Protect The Territory on April 29, 1995 and December 18, 2000 issued declarations to publicly express their position on the matter.   REFERENCES: (1)  Han nianlong, head of the Chinese negotiation delegation, "Speech" delivered at the fourth plenary meeting held on May 12, 1979 at vice-ministerial level, Beijing Review, No 2 1, May 25, 1979. (2) Han nianlong, above cited

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 234: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

234 - Nam Quan Thương Hận

Biên Giới Việt Hoa: Những phản ứng của người Việt Nam về vấn đề CSVN bán nước.

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 235: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 235

LocHang Pagoda at Nam Quan used to be a border line where Nguyen Trai and his father Nguyen Phi Khanh last meeting. Loc Hang Pagoda at Nam Quan was took away by Chinese in 1950 and never return to Vietnam since. Chinese was not stop right there, they are slowly encroaching toward Vietnamese land and move border line 5 Killometters deeper south. History of Loc Hang Pagoda. In 1406, King Min Ching (Chinese) to ordered commander Chen Fu to bring two million troops to invade Vietnam. King Ho brought many troops to resist the enemy, but he was finally defeated. As a result, King Ho and some court officials which included Nguyen Trai's father (Nguyen Phi Khanh), became prisoners of war. Then Truong Phu brought them to China.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 236: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

236 - Nam Quan Thương Hận

When Trai's brother (Nguyen Phi Hung) and he received the bad news about their father's arrest, they took their families to meet their father at Loc Hang Pagoda, the border between Vietnam and China. They hoped they could accompany their father and take care of him to the end of his life. They were crying when they met their father at the border. Nguyen Phi Khanh told Nguyen Trai,"you are an educated person, and a smart person. If you wanted to be a pious child, I would hope that you would be a useful person to your country. You should find a good way to wash out this insult to Vietnam and avenge my capture. I do not want to see you crying as a woman would. That would not be a good son. (Dr Nguyen Dan Que)

China and Vietnam Sign Land Border Treaty

Chinese Foreign Minister Tang Jiaxuan and Vietnamese Deputy Prime Minister and Foreign Minister Nguyen Manh Cam signed the Treaty of Land Border between China and Vietnam in Hanoi on December 31, 1999 on behalf of their respective countries. With the signing of the treaty, all outstanding

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 237: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 237

issues relating to the land border between China and Vietnam have been resolved. Among those who attended the signing ceremony were Vietnamese Prime Minister Phan Van Khai and Wang Yi, head of the Chinese delegation for China-Vietnam land border negotiations and Chinese Assistant Foreign Minister.

Prior to the signing ceremony, Prime Minister Phan Van Khai met with Chinese Foreign Minister Tang. At the meeting, Tang said he and Comrade Nguyen Manh Cam had officially signed the Treaty of Land Border between China and Vietnam, thus having fulfilled the glorious task assigned by the two countries' leaders. Recalling all rounds of negotiations on land border between the two countries, Tang attributed the removal of numerous difficulties, the complete settlement of remaining disputes and the timely signing of the treaty, first and foremost, to the very attention and guidance given by leaders of the two parties and countries. He also attributed the success to the consistent efforts made by the two countries' delegations and working groups in charge of land border negotiations. China and Vietnam are close neighbors, and to bring peace, amity, cooperation and stability along the land border between the two countries into the 21st century conforms to the common aspirations of the two peoples and serves the fundamental interest of the two countries, Tang said. It will also contribute significantly to regional peace and stability.

Vietnamese Prime Minister Khai described December 30, 1999 as a red-letter day when China and Vietnam officially signed the Land Border Treaty, fulfilling the task assigned by the General Secretaries of the two parties. It was a big event of great historic significance in the relations between Vietnam and China. It was his strong belief that the event would contribute to further promoting the friendly and cooperative relations between the two countries well into the 21st century.

Foreign Minister Tang conveyed the warm regards from Chinese Premier Zhu Rongji to Prime Minister Khai.

Earlier in the day, Foreign Minister Tang also met with Vietnamese Deputy Prime Minister and Foreign Minister Nguyen Manh Cam.

On the morning of the very day, Chinese Assistant Foreign Minister Wang Yi and Vietnamese Permanent Deputy Foreign Minister Vu Khoan, head of the Vietnamese delegation for negotiations, reviewed land border negotiations between the two countries and initialed the land border treaty.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 238: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

238 - Nam Quan Thương Hận

Vietnam and China sign landmark border treaty (News)

HANOI, Dec 30 (AFP) - Vietnam and China signed an historic 11th-hour land border treaty here Thursday, more than two decades after the two communist neighbours clashed in early 1979. Chinese Foreign Minister Tang Jiaxuan inked the accord with his Vietnamese counterpart Nguyen Manh Cam in the International Centre in a signing ceremony attended by diplomats, journalists and government officials. "This is a crucial event marking a new milestone in the development of our bilateral relations,”a beaming Cam said. The treaty fulfilled a mutual pledge to reach an agreement before 2000, first mooted by then Vietnamese Communist Party general secretary Do Muoi during a visit to Beijing in 1997, and reiterated by his successor, Le Kha Phieu. The agreement settles all outstanding border disputes along the two countries' common 1,200 kilometre (740 mile) border, eight years after normal relations were reestablished in 1991, ending more than 11 years of diplomatic frost following a bloody border clash in February-March 1979. "Facts show once again that China and Vietnam are fully capable of properly resolving issues left over from history,”Tang said at the signing where he embraced his Vietnamese couterpart to a round of applause. The border deal is geopolitically significant as the porous border sees more than one billion dollars worth of illegal trade each year. More importantly, it caps a steady improvement in relations with China. "This is a very positive sign in the development of Sino Vietnamese relations, and shows that China has been making great gains across the board”with its neighbours, said Carl Thayer, a professor and expert in Sino-Vietnamese relations at

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 239: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 239

the Asia Pacific Centre for Security Studies in Honolulu. Thayer also said the treaty”balanced out”China's refusal to sign a code of conduct proposed by the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) at its November summit in Manila. Another interpretation of the agreement is that China and Vietnam have moved closer, while rapprochement with the United States appears to have stalled. Although Hanoi and Washington agreed in principle on a bilateral trade pact in July, Vietnam shyed away from ratifying it, partly out of deference to China, analysts say. "This shows that China is gaining on the United States in the race for influence in Southeast Asia,”said one Asian ambassador, who noted cozying up to China was a good way for Communist Party General Secretary Le Kha Phieu to assure his support among conservatives in the communist elite. From China's point of view, the deal is also a way to improve its influence in ASEAN by showing it has negotiated in good faith, the ambassador said. China and Vietnam are also on track to conclude a maritime treaty covering the delineation of the Gulf of Tonkin in 2000, a border committee official told AFP. However, the two sides have never set up a formal scheme of negotiations to discuss overlapping claims in the South China Sea, including the disputed Spratly and Paracel islands. Hanoi says the area lies on its continental shelf as defined by international law and Beijing says it lies within its large claims based on its sovereignty of the Spratly and Paracel island chains. Chinese foreign ministry spokeswoman Zhang Qiyue in Beijing earlier Thursday described the agreement as a major event in the history of bilateral relations”and a”major contribution to peace and stability in the region.” "Next year, the two sides will continue their efforts so as to consult with each other on problems of other territorial disputes and will try to reach an agreement in the year 2000,”she said.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 240: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

240 - Nam Quan Thương Hận

Malaysia, Taiwan, Brunei and the Philippines also lay claim to all or part of the Spratly chain, which straddles vital shipping lanes and is believed to contain rich oil and gas reserves.

Vietnamese protest China land treatyBBC

Friday, 7 December, 2001, 17:07 GMT Twenty dissidents in Vietnam have sent a letter to the country's leaders expressing dissatisfaction with a border agreement signed with China. The dissidents say Vietnam has ceded an area of more than 700 square kilometres in Ha Giang and Lang Son province to its northern neighbour. In a rare protest, they criticised the authorities for allegedly conceding too much territory in secret negotiations. But government officials have hailed the signing of the land border treaty as a great achievement. The dissidents are now calling on National Assembly members to urge a review of the agreement during the current session. Correspondents say the National Assembly has effectively been a rubber-stamp body until now, but the dissidents hope they can pressure its members into exercising their powers.

Vịnh Tội Bán Nước Buôn Dân của Cộng Đảng Hanoi

Buôn dân bán nước tội tày trờiLũ cộng ngu đần tưởng chuyện chơi!Đầu đảng Hồ Đồng dâng hết nướcLâu la Phiêu Mạnh bán luôn đời

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 241: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 241

Thấy tiền tối mặt quên cha mạngGặp lợi mờ tâm nuốt mẹ lờiLòn cúi giặc Tàu không biết nhụcCả đời chỉ sợ túi đầy vơi!XB (01/04/02)

Sau đây là một bài bằng Pháp Ngữ

Báo Pháp: Vụ CSVN Hiến Đất Là Quốc Nhục Cho VN

PARIS (VB) – Hành vi cắt đất hiến cắt biển của nhà nước không chỉ gây phẫn nộ từ các cộng đồng người Việt, mà cũng gây kinh ngạc cho các nhà báo quốc tế. Đặc biệt nhà báo Pháp Sylvaine Pasquier gọi vụ hiến đất đó là quôc nhục cho cả dân tộc Việt nam.

Les autorités de Hanoi auraient concédé plusieurs milliers de kilomètres carrés de territoire à Pékin, en deux traités restés secrets

«Odieux marchandage, haute trahison» - la colère monte au Vietnam contre les dirigeants communistes, accusés d'avoir bradé des pans entiers du territoire national au profit de la Chine. Relayée par l'opposition et la dissidence, elle s'exprime à l'intérieur même du Parti, déborde les cercles politiques, gagne la société, défiant ainsi les extincteurs de la propagande. Motif de la fronde: deux traités de délimitation frontalière, terrestre et maritime, signés avec Pékin à la fin de 1999 et de 2000. Le 20 décembre dernier, le quotidien Nhan Dan, organe du Parti communiste vietnamien (PCV), annonçait la pose de la première borne - cérémonie qui eut lieu huit jours plus tard à Mong Cai, au norñest de Hanoi.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 242: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

242 - Nam Quan Thương Hận

«Privés de tout autre appui, les hiérarques conservateurs tiennent désormais les”frères”de Pékin pour leurs meilleurs alliés». Jusque-là, les officiels n'ont soufflé mot de ces accords. Leur contenu est tabou - signe qu'il recèle d'inavouables concessions. De quelle ampleur? «Les estimations qui circulent sur place font état de quelque 900 kilomètres carrés de territoire», constate le colonel Bui Tin, ancien rédacteur en chef de Nhan Dan, en exil depuis 1990. Un groupe de dissidents avance des preuves. Exemple: l'ancienne borne n° 1 disposée au temps de la colonisation française à hauteur de la «Porte de Chine”- une antique forteresse aux confins de la province de Lang Son - a été déjà déplacée à l'intérieur du Vietnam. De 4 à 5 kilomètres. «Mais la largeur des empiétements en compte parfois quarante, souligne Pham Anh Dung, président de la Fédération de défense des droits de l'homme au Vietnam. Rapportée à l'étendue de la frontière commune, 1 300 kilomètres, la superficie perdue atteindrait, selon nos sources, les 15 000 kilomètres carrés.”Le chiffre ne fait pas l'unanimité. Quoi qu'il en soit, dans le golfe du Tonkin - haut lieu de pêche et zone stratégique, riche en hydrocarbures - Hanoi abandonnerait 10 000 kilomètres carrés, voire le double. En 1885, le traité Patenôtre avait attribué 38% de ce domaine maritime à la Chine, contre 62% au Vietnam alors sous protectorat français. Aujourd'hui, la part de Pékin serait passée à 47%... Reste le litige le plus épineux, portant sur les îles Paracel et Spratly respectivement occupées par la Chine depuis 1974 et 1988: faute de solution, il est laissé en suspens.Lettre ouverte et questions précises. Pas la moindre allusion à cette affaire lors du 9e Congrès du PCV, au printemps dernier. En juin, fort de ses cinquante-quatre ans d'appartenance au Parti, un vétéran presque octogénaire, Do Viet Son, interpelle publiquement les dirigeants. Sa lettre ouverte demeure sans réponse. Quelques mois plus tard, elle sera diffusée sur Internet - où un jeune juriste de Hanoi, Le Chi Quang, 30 ans, intervient à son tour avec une batterie de questions très précises. Aussitôt

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 243: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 243

convoqué par la police et désormais sous haute surveillance, il est accusé de «fabrication de fausses nouvelles portant atteinte à la sécurité nationale». En réaction, fin novembre, 26 personnalités politiques du Nord et du Sud - dont le général Tran Do, ancien vice- président de l'Assemblée nationale, le géophysicien Nguyen Thanh Giang, Hoang Minh Chinh, autrefois recteur de l'Institut de philosophie, le général de division Nguyen Ngoc Diep... - s'adressent à l'Assemblée nationale, lui enjoignant de ne pas ratifier ces traités. C'est chose faite depuis juin 2001, du moins selon des informations répercutées à l'étranger, mais à l'évidence strictement confidentielles au Vietnam. A l'annonce du bornage, certains des protestataires s'obstinent, exigeant des explications publiques.Face au grand voisin du nord, le Vietnam subirait donc ce qu'il impose lui-même de facto au Cambodge - dont il ronge insidieusement la frontière. Mais qui s'en préoccupe? A la mesure même du contentieux historique à l'égard de la Chine, l'affaire prend une tournure explosive. Elle rejaillit sur le bureau politique du comité central - instance de décision suprême, mise en cause par un nombre croissant de citoyens. Destitué en avril dernier, Le Kha Phieu, ex-secrétaire général du Parti et artisan désigné de la soumission à la Chine, n'y siège plus, mais rien n'a changé sur le fond: «Privés de tout autre appui, les hiérarques communistes les plus conservateurs tiennent désormais les”frères”idéologiques de Pékin pour leurs meilleurs alliés, seuls capables de les aider à conserver le pouvoir», avance Bui Tin. Certains hauts cadres de la diplomatie impliqués dans les négociations ont confié avoir subi de «terribles pressions”du lobby prochinois aux commandes à Hanoi, leur enjoignant d'obtempérer aux délais et conditions dictés par la Chine. Le mur du silence se lézarde, le pays murmure contre l'humiliation nationale.

Signes avant-coureurs d'une crise politique?

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 244: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

244 - Nam Quan Thương Hận

Xin tạm dịch: Báo L'express ngày 24-1-2002 Trung Quốc-Việt Nam Vụ tai tiếng biên giới (bài của Sylvaine Paquier)

Nha cầm quyền HàNội có lẽ đã nhường cho Bắc Kinh nhiều ngàn kilô mét vuông biên giới qua hai hiệp định bí mật.

Ở Việt Nam làn sóng công phẩn dâng cao chống những người lãnh đạo cộng sản, tố cáo họ đã bán những vạt đất lớn cho Trung Quốc, cho đó là hành động”buôn bán bỉ ổi, phản quốc”. Làn sóng này được tiếp sức bởi các phần tử đối lập vàly khai, xuất hiện ngay cả trong lòng Đảng, thoát khỏi khỏi phạm vi chính trị, tràn ra tận xãhội bên ngoài bất chấp những tuyên truyền lấp liếm của Đảng. Động cơ của làn sóng chống đối này: hai hiệp ước phân định biên giới trên bộ và trên biển, ký với Bắc Kinh cuối năm 1999 và2000. Ngày 20-12 vừa qua, nhật báo Nhân Dân, cơ quan của đảng cộng sản Việt Nam, loan báo việc đặt cột mốc đầu tiên - màbuổi lễ đã xảy ra 8 ngày sau đó ở Mong Cái, phía đông bắc HàNội. ”Bị mất hết mọi ủng hộ khác, phe bảo thủ từ nay xem”người anh em”Bắc Kinh là đồng minh tốt nhất”.

Cho tới nay, các viên chức không hé môi về các hiệp ước này. Nội dung các hiệp ước này vẫn là một điều cấm ky. - chỉ dấu rằng nó giấ u diế m những nhượng bộ không thể thú nhận được. Nhượng bộ đế n cỡ nào? Đại tá Bùi Tín, cựu tổng biên tập báo Nhân Dân, lưu vong từnăm 1990 ghi nhân.:”Những ước đoãn tại chỗ đưa ra là 900 km2 lãnh thổ”. Một nhóm người ly khai đưa ra những bằng chứng đi xa hơn. Thí dụ: cột mốc cũ số 1 có từthời thuộc Pháp ở chỗ Ải Nam Quan - một pháo đài cổ giáp giới Lạng Sơn - nay đã bị dời bên trong Việt Nam. Từ4 đến 5 km. Phạm Anh Dũng, chủ tịch Liên Hội Bảo Vệ Nhân Quyền Ở Việt Nam, nhấn mạnh:”Nhưng bề rộng vạt đất bị lấ n chiếm có khi đế n 40 km. Nhân với chiều dài biên giới chung là1.300 km, phần đấ t bị mất lên tới 15.000 km2 theo những nguồn tin riêng của chúng tôi. ”Người ta không nhất trí về con số. Nhưng dù gì đi nữa, ở Vịnh

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 245: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 245

Bắc Bộ - một vị trí quan trọng về ngư nghiệp vàchiế n lược, giàu về khí đố t'' - HàNội đã nhượng 10.000 km2, hoặc có thể gấp đôi con số đo ' nữạ Vào năm 1885, hòa ước Patenôtre giao cho Trung Quố c 38% diện tích còn 62% thuộc về Việt Nam khi đó còn ở dưới sự bảo hộ của Pháp. Ngày nay phần của Bắc Kinh tăng lên đến 47%..Còn lại vụ tranh chấp gai góc về hai quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa, lần lượt bị Trung Quốc chiếm năm 1974 và1988: chưa có giải pháp nên được để lửng lơ.

Thư ngỏ và chất vấn. Trong Đại Hội 9 của đảng cộng sản Việt Nam vào mùa xuân vừa qua, vấn đề này chả được đề cập tới một chút nào cả. Vào tháng 6, một cựu chiến binh gần 80 tuổi với 54 tuổi đảng, ông Đỗ Việt Sơn, chất vấn công khai các nhàlãnh đạọ Nhưng bức thư ngỏ của ông không được trả lơi. Vài tháng sau, bức thư này được phổ biến trên mạng Internet- cũng ở trên đó, đến lượt một luật gia trẻ của HàNội, Lê Chí Quang, 30 tuổi, cũng tham gia với một loạt chất vấn rất chính xác. Lập tức ông bị công an mời lên làm việc và từ đó bị giám thị chặt chẻ. ông bị cáo buộc”phao tin thấ t thiệt làm nguy hại an ninh quốc gia”. Cuố i tháng 11, để phản kháng lại, 26 nhân vật chính trị của cả hai miền Nam, Bắc - trong đó có tướng Trần Độ, cựu phó chủ tịch Quốc Hội, nhà địa vật lý học Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Minh Chính, cựu viện trưởng Viện triết học Mác Lê, trung tướng Nguyễn Ngọc Điệp...-lên tiếng với Quốc hội, đòi hỏi đừng phê chuẩn các hiệp ước. Ít ra, theo những nguồn tin sôi nổi ở ngoài nước, nhưng dĩ nhiên rất kín đáo ở trong nước thì các hiệp định đã được phê chuẩn từtháng 6 năm 2001. Khi nhànước loan báo về việc cắm mốc biên giới, những người phản kháng vẫn ngoan cường đòi có sự giải thích công khai.

Đối với đại lân quốc phương Bắc, Việt Nam chịu đựng việc mà mình đã áp đặt hiện nay cho Kampuchea - gặm nhấm âm thầm biên giới. Nhưng cóai lưu tâm đến điều này không? Tương tự như việc tranh chấp lịch sử với Trung Quốc vấn đề này đưa đến một

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 246: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

246 - Nam Quan Thương Hận

tình huống có thể nổ lớn. Càng ngày càng nhiều người dân cáo giác Bộ chính trị trung ương đảng, cơ quan quyền lực cao nhất, chịu trách nhiệm về việc này. Lê Khả Phiêu, cựu tổng bí thư đảng, người chủ trương thân Trung Quốc, bị gạt ra khỏi quyền lực hồi tháng tự, không còn chức vụ gìtrong đảng nữa, nhưng trên cơ bản không có gì thay đổị Bùi Tín nói:”Không còn chỗ dựa nào khác, phe cộng sản bảo thủ từ nay nhận”người anh em”cùng ý thức hệ Bắc Kinh làm đồng minh tốt nhất của họ, chỉ có”người anh em”này mới có thể giúp họ giữ được quyền lực”. Một vài cán bộ ngoại giao cao cấp”dính liếu đến các cuộc thương lượng thú nhận đã bị những”áp lực khủng khiếp”từphía phe thân Trung Quốc đang cầm quyền ở HàNội, ra lệnh họ phải tuân theo những kỳhạn vàđiều kiện ấn định bởi Trung Quốc. Bức tường im lặng đãrạn nứt, cả nước thì thầm chống lại một sự nhục mạ quốc thể. Có phải đó la` những chỉ dấu đi trước củamột sự khủng hoảng chính trị hay không? Nguyễn Việt Tự Do

Nam Quan Thương Hận

Núi Biếc Sông Thiêng

Trêu trăng đáy nước có muôn saoĐất nước đượm tình đẹp biết baoSóng vỗ chân cầu ai giặt lụaThuyền trôi cuối láng chú giăng câuTrường giang mạch sống thương Hồng NhĩNúi biếc hương thơm nhớ Mẹ ÂuTrăm trứng, vàn con lưu hậu thếSao đem chia chác với quân Tầu.

''Phân định biên giới vì mục

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 247: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 247

Quan Điểm của Nhà Nước Cọng Sản: Lê Công Phụng

tiêu bảo vệ lãnh thổ và tạo môi truờng hữu nghị'' (11:25:00 01-02-02)

Để rộng đường dư luận chúng tôi cho đăng nguyên văn bài phỏng vấn Lê Công Phụng của VASC ngày 28/1/2002.

- Thưa ông, trong mấy ngày gần đây có khá nhiều website được thiết lập ở nước ngoài, một loạt những bài được viết ở trong nước của những người tự xưng là ''những người vì dân chủ ở Việt Nam'' có nói nhiều đến hiệp định biên giới giữa ta và Trung Quốc, trong khi Hiệp định trên bộ đã ký vào ngày 30/12/1999, còn Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ đã ký vào ngày 25/12/2000. Vậy, xin được hỏi ông thực chất con số ''hơn 700 km2'' mà họ nêu ra là thế nào? - Có lẽ là dư luận rất quan tâm, ngay cả những người nói là ''Việt Nam bán đất, người Việt Nam cắt đất cho Trung Quốc'' thì phần nào cũng thể hiện sự quan tâm của họ đối với đất nước, với Việt Nam. Nhưng trong đó cũng không ít người có ý xấu, kích động tinh thần dân tộc, gây phức tạp cho quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Về biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, mọi người đều biết là thực dân Pháp và triều đình nhà Thanh đã hoạch định và phân giới cắm mốc theo 2 thỏa ước cách đây hơn 100 năm, tức là vào các năm 1887 và 1895. Theo 2 công ước đó, biên giới Việt Nam và Trung Quốc đã được phân định toàn bộ từ Tây sang Đông trên chiều dài trên dưới 1.300 cây số, và đã cắm trên 300 cột mốc. Trong hơn 100 năm qua, đã diễn ra rất nhiều biến thiên về con người, của thiên nhiên, của các sự kiện chính trị, và vì vậy đường biên giới không còn nguyên vẹn như lúc nhà Thanh và thực dân Pháp phân định một thế kỷ trước .

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 248: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

248 - Nam Quan Thương Hận

Trong tình hình như vậy, nước CHXHCN Việt Nam chúng ta và nước CHND Trung Hoa có nhu cầu cùng xác định lại đường biên giới, để làm sao mà thực hiện quản lý, làm sao mà duy trì được ổn định nhằm phát triển kinh tế và quan trọng hơn là nhằm xây dựng một mối quan hệ hữu nghị láng giềng hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc, vì chúng ta ngày nay và vì thế hệ sau này.

Đàm phán lại lần này thì căn cứ để phân định đường biên giới là dựa chủ yếu vào các công ước đã được ký cách đây 100 năm. Và khi chúng ta và Trung Quốc đưa ra bản đồ chủ trương của mình (có nghĩa là theo chúng ta đường biên giới chỗ nào là đúng, theo Trung Quốc đường biên giới chỗ nào là đúng), hai bên chênh nhau 227 km2 tại 164 điểm. Và 227 km 2 đó nằm trên quãng 400 cây số. Còn 900 cây số chiều dài còn lại thì hai bên nhất trí với nhau theo phân định của bản đồ Pháp - Thanh.

Trong 227 km2 đó, chúng ta đàm phán với Trung Quốc từ năm 1993, đi đến ký kết ngày 30/12/1999. Chúng ta được khoảng trên dưới 113 km2 và Trung Quốc được trên dưới 114 km2. Như vậy có thể nói, qua cuộc đàm phán thương lượng đi đến ký kết Hiệp định trên bộ, chúng ta và Trung Quốc đã đạt kết quả được công bằng và thỏa đáng.

Nói chuyện chúng ta mất 700 km2, theo tôi nghĩ, hoàn toàn không thực tế. Bởi lẽ là chúng ta dựa trên đường biên giới mà thực dân Pháp và nhà Thanh đã phân định với nhau hơn 100 năm nay, chỉ đàm phán về 227 km2 thôi. Vậy thì làm sao có chuyện chúng ta nhường đất 700 cây số vuông trên bàn đàm phán! Việc chúng ta phải có nhân nhượng ở điểm này ở điểm khác, Trung Quốc cũng có nhân nhượng ở điểm này điểm khác bởi lẽ cái quan trọng nhất là dân cư. Dân chúng ta và dân Trung Quốc sống sát biên giới, có họ hàng với nhau, có huyết thống với nhau, chuyện di cư đi lại trên 100 năm như vậy là chuyện rất tự nhiên (Meøo ñôøi naøo khoùc chuoät). Mà do tự nhiên như vậy cho nên bây giờ chúng ta

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 249: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 249

mới cần phân định để ổn định, phân định để giữ hòa bình, phân định để tạo điều kiện cho nhân dân hai bên đường biên có cuộc sống ổn định. Có những chỗ nếu như dân cư bên Trung Quốc có sang ta một vài trăm mét thì chúng ta cũng chấp nhận để họ được ổn định. Ngược lại, có nhiều chỗ dân Việt Nam lấy vợ, lấy chồng rồi kéo sang bên phía Trung Quốc, cách đường biên giới từ thời Pháp - Thanh dăm bảy trăm mét, bạn cũng chấp nhận.

Chúng ta cũng cần khẳng định một điều nữa là trong chuyện phân định biên giới như thế này, không thể có thắng hay thua được. Chúng ta không hề có ý định nhằm giành chiến thắng trong phân định biên giới với Trung Quốc và chắc chắn chúng ta cũng không chấp nhận phía Trung Quốc giành thắng lợi trong phân định biên giới với chúng ta. Chúng tôi nghĩ rằng người dân chúng ta rất quan tâm, các địa phương cũng rất quan tâm. Nhưng mà mối quan tâm ấy cũng cần đúng mức, không nên làm hoặc nói một cái gì đó không thực tế - nó chỉ gây ra những phức tạp trong quan hệ, gây xáo động trong suy nghĩ của người dân là hoàn toàn không có lợi. Nói là để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc mà đưa ra những lập luận không thực tế, thì có khi lại vô tình gây hại cho đất nước.

- Thưa ông, cả hai bản Hiệp định chúng ta đã ký đã 1-2 năm nay, vậy nhưng lúc này các ý kiến trái chiều mới ồn ào lên. Vậy thời điểm này là có lý do gì không?

- Về Vịnh Bắc Bộ chúng ta đã phân định được hơn 1 năm nay. Hai bên đang tiếp tục đàm phán một số việc kỹ thuật có liên quan đến hợp tác ngành cá, Việt Nam và Trung Quốc cũng chưa duyệt phê chuẩn Hiệp định phân Vịnh Bắc Bộ. Thế còn Hiệp định biên giới trên bộ, chúng ta đã ký được 2 năm nay và cuối năm 2001 đã bắt đầu chính thức cắm mốc. Việc người ta nêu lên vào thời điểm này, chúng tôi cho là có gắn với sự kiện nước ta cắm cột mốc đầu tiên biên giới với Trung Quốc.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 250: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

250 - Nam Quan Thương Hận

Thứ hai là trong tình hình hiện nay, rất nhiều lực lượng thù địch từ bên ngoài đang tìm cách gây khó khăn cho Chính phủ và nhân dân chúng ta trong việc phát triển quan hệ đối ngoại.

Thứ ba, chúng ta sẽ tiếp tục đàm phán về biên giới với Lào để bổ sung những gì mà chúng ta và Lào chưa làm xong; chúng ta đang tiếp tục đàm phán biên giới với Campuchia; chúng ta tiếp tục đàm phán với Malaysia và chúng ta cũng đang đấu tranh rất là mạnh với các bên liên quan trong vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa. Cho nên, rất có thể nói người ta nêu ra vấn đề biên giới lúc này để cảnh báo rằng Việt Nam không thể có những người có liên quan, không được tùy tiện bán đất, bán lãnh thổ cho nước ngoài. Nếu những người có ý kiến như vậy hiểu được yêu cầu của nhân dân Việt Nam là làm sao có đường biên giới hòa bình vì hữu nghị và ổn định với các nước láng giềng - vì chỉ có như vậy chúng ta mới tập trung được sức lực để xây dựng phát triển - thì chắc là họ không nói lãnh đạo Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đang tìm cách bán đất, bán chủ quyền cho người nước ngoài. Chúng ta làm là vì dân, vì đất nước và theo truyền thống ông cha chúng ta, một tấc chúng ta cũng không nhường và một li về biên giới lãnh thổ quốc gia chúng ta không thể dành cho ai được. Với tinh thần như vậy, trong quá trình đàm phán chúng ta cũng đã làm rất nghiêm túc. Chúng tôi cũng không phê phán những người Việt Nam luôn luôn nêu ra những yêu cầu rất cao về đất đai, nhưng rõ ràng là giành thêm đất người khác thì chúng ta cũng không muốn. Đường lối Đảng và Chính phủ chúng ta hiện nay là phù hợp với lợi ích lớn nhất của dân tộc: giữ đất và bảo vệ lãnh thổ chủ quyền, tạo không khí hòa bình để tập trung vào công cuộc xây dựng đất nước.

- Thưa ông, có một chi tiết mà rất nhiều người nói đến, người ta nói đến thác Bản Giốc, mục Nam Quan. Thưa ông, ở trong đó có cái gì là sự thật và có cái gì thực ra chỉ là sự phóng đại mang màu sắc cảm tính là nhiều?

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 251: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 251

- Về thác Bản Giốc, thì đây là điều rất phức tạp. Chúng tôi cũng rất lạ là trong sách sử của chúng ta và Trung Quốc từ năm 1960 đến nay, không ai nói thác Bản Giốc có phần là của Trung Quốc. Ngay Trung Quốc cũng không nói đấy là của Trung Quốc. Còn đối với chúng ta, thác này đã đi vào sử sách, nhất là sách giáo khoa của học sinh, thành di tích, điểm du lịch được nhiều người ưa chuộng.

Đây là điều mà chúng tôi rất khó hiểu, bởi lẽ trong công ước giữa nhà Thanh và Pháp, thác Bản Giốc chỉ thuộc về chúng ta có 1/3 thôi; và theo thực trạng cột mốc được cắm từ thời nhà Thanh, thì chúng ta cũng chỉ được 1/3 thác.

- Tức là cột mốc đang tồn tại đã được cắm từ thời Thanh?

- Đúng vậy. Cột mốc đang tồn tại đã được cắm từ thời Thanh, xác định chỉ có chưa được một nửa thác Bản Giốc là ở bên phía ta. Theo quy định quốc tế, khi phân giới cắm mốc thì thác được coi như 1 dòng sông, 1 dòng suối. Đã là sông suối thì đường biên giới đi qua luồng chính, tức là chỗ tàu thuyền đi lại được. Còn đối với sông suối nơi tàu thuyền không đi lại được, thì đường biên giới phải đi theo rãnh sâu nhất.

- Chẳng nhẽ tất cả các khách du lịch, trong đó có những người có trách nhiệm, đi thăm thác Bản Giốc mà không phát hiện ra cột mốc nằm đó hay sao?

- Cột mốc không nằm sát Bản Giốc. Khi chúng tôi khảo sát thì mới thấy cột mốc nằm trên một cồn nhỏ ở giữa suối, cách đấy khoảng mấy trăm mét. Vì vậy nên cũng không mấy ai quan tâm đến cột mốc ở thác Bản Giốc.

Trước tình hình như vậy, chúng tôi nghĩ rằng trong đàm phán phải hợp lý, thỏa đáng phù hợp với mặt pháp lý. Chúng ta phải

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 252: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

252 - Nam Quan Thương Hận

căn cứ vào những thỏa thuận pháp lý Thanh - Pháp, căn cứ vào biểu đồ, căn cứ vào cột mốc hiện có mà dân địa phương nói là cột mốc đó từ xưa đến nay chưa ai thay đổi cả. Cuối cùng, lãnh đạo chúng ta cũng nhất trí trong tất cả các điều kiện ấy, không thể đòi hỏi thác Bản Giốc phải là của chúng ta hoàn toàn được.

Lẽ ra theo thực tiễn thì chúng ta chỉ được 1/3. Nhưng sau đàm phán, chúng ta và bạn đã thỏa thuận thác Bản Giốc được chia đôi, mỗi bên được 50%. Hiện nay cả 2 bên đang tiến hành khai thác du lịch phía bên mình. 

Ở chỗ này, nếu nói chúng ta bán đất thì hoàn toàn vô lý. Pháp lý lẫn thực tiễn đều không cho phép chúng ta giữ chủ quyền trên toàn bộ thác Bản Giốc.

- Còn về mục Nam Quan. Đi bộ từ Hữu nghị quan tới cột mốc số 0 đến vài trăm mét. Thực tế sự sai lệch này là như thế nào?

- Trong sử sách, trong văn thơ đều nói đất của chúng ta kéo dài từ mục Nam Quan đến mũi Cà Mau. Mục Nam Quan ở đây nếu nói là cái cổng thì cũng là một cách, nhưng nếu nói là khu vực thì cũng là một cách nói. Giống như đại đa số các cửa khẩu biên giới, ''cửa khẩu'' theo nghĩa rộng thường bao gồm hai cửa khẩu. - Và thường chúng thường cách nhau bao nhiêu mét?

- Ví dụ như ở Bắc Luân thì hai cửa khẩu cách nhau khoảng 100m. Còn các khu vực trên đất liền, sát với sông suối, thì tùy địa hình của từng bên. Chúng ta cũng biết là ải Nam Quan là cuối khúc sông. Nếu chúng ta bắt đầu tính biên giới từ chân tường hoặc chia đôi cửa mục Nam Quan thì cũng không được. Còn cột mốc số không - nhân dân Lạng Sơn báo cáo với Trung ương, Chính phủ và các nhà đàm phán rằng cột mốc có từ khi những người già còn chưa ra đời. Chúng ta tôn trọng cơ sở pháp lý đã có, tôn trọng thực tiễn, nhất là vì lâu nay quản lý đã như vậy. Cho

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 253: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 253

nên hiện nay chúng ta công nhận mục Nam Quan là của Trung Quốc, cách cột mốc số 0 trên 200m.

Tính cột mốc số 0 trở về phía Nam là lãnh thổ của Việt Nam. Từ cột mốc số 0 trở về phía Bắc là của Trung Quốc.

- Đó là nói về đất. Bây giờ xin nói về biển. Việc phân định Vịnh Bắc Bộ đã được thực hiện thế nào?

- Vịnh Bắc Bộ có tính đặc thù riêng - là vịnh chung giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhưng lại là vịnh mở, tàu thuyền quốc tế vẫn qua lại; còn chủ quyền là của Việt Nam và Trung Quốc.

Chúng ta tiến hành phân định Vịnh Bắc Bộ bởi lẽ: Một là từ trước tới nay chưa có đường biên giới trên Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hai là, 100 năm trước thực dân Pháp thỏa thuận với nhà Thanh vẽ một đường quản lý hành chính; và cũng 100 năm nay, đặc biệt là thời gian gần đây khi mà nghề nghiệp đánh cá, khi mà các vấn đề chính trị - kinh tế biến động, thì việc xâm phạm qua lại trên đường quản lý hành chính do Pháp - Thanh đặt ra xảy ra thường xuyên và phức tạp. Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đang phát triển rất thuận lợi, cả 2 nước đều có nhu cầu là phải làm rõ đâu là của Việt Nam, đâu là của Trung Quốc. Có như vậy mới tạo sự ổn định trong quan hệ, không để xảy ra những xung đột, va chạm gây bất hòa.

Chúng ta đã tiến hành đàm phán với Trung Quốc đặt mục tiêu ký kết hiệp định là cuối năm 2000. Nhưng cũng phải nói thêm việc chúng ta đàm phán vấn đề phân Vịnh Bắc Bộ từ những năm 70, nhưng do nhiều lý do nên chưa đi đến kết quả. Lần này đàm phán được là rất thuận lợi. Với suy nghĩ của một người Việt Nam, mà đặc biệt là người trực tiếp tham gia, chúng tôi cho rằng càng để lâu thì càng khó. 

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 254: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

254 - Nam Quan Thương Hận

Chúng ta cùng với Trung Quốc đàm phán dựa vào các cơ sở sau: Một là Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982, mà cả ta và Trung Quốc đều tham gia ký kết. Thứ hai, chúng ta căn cứ vào điều kiện tự nhiên của Vịnh Bắc Bộ và quan trọng nhất là địa lý về phía Việt Nam và về phía Trung Quốc và nguồn lợi trong vịnh như thế nào để phân định.

- Hệ thống đường quản lý hành chính mà Pháp - Thanh đặt ra cho Vịnh Bắc Bộ chúng ta có xem như một cơ sở không?

- Chúng ta không xem như vậy được, bởi lẽ nó hoàn toàn không phù hợp với luật pháp quốc tế , tức là Công ước về biển của Liên hợp quốc năm 1982. Nó cũng không phù hợp với thực tiễn quốc tế. Trước đây, Pháp hoạch định đường biên với nhà Thanh để dễ quản lý. Cũng như trước đây, khi chúng ta bị thực dân Pháp chiếm đóng, thì toàn bộ vùng biển Campuchia là thuộc quyền Việt Nam quản lý, trong đó có rất nhiều đảo, tức là chỉ để tiện trong thời điểm đó mà thôi. Bây giờ đã phân định lại, thì việc phân định phải hợp lý, phù hợp với pháp lý, phù hợp với thực tiễn.

- Vậy con số đầu tiên mà chúng ta đưa ra để đàm phán tức là khoảng 60% là xuất phát từ những điều kiện này? - Khi mà ta chưa đưa ra con số 61% Vịnh Bắc Bộ là của Việt Nam thì cơ bản ta đã dựa trên các điều kiện này. Nhưng, ai cũng biết nghĩ khi đàm phán, thương lượng thì cần nêu ra các ưu tiên số 1, 2, 3..., các phương án đưa ra có thể là từ 1 đến 3, có thể từ 1 đến 5 phương án khác nhau để đạt 1 phương án thỏa đáng nhất. Vì vậy, sau nhiều năm đàm phán, đến năm 2000, ta và Trung Quốc đã ký được Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ, chúng ta được 53,2% tổng diện tích và Trung Quốc được 46,8% tổng diện tích Vịnh Bắc Bộ. Và chúng tôi cho rằng những gì chúng ta có thể đạt được, cần phải đạt được thì đã đạt được.

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 255: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 255

- Cụ thể là gì thưa ông? - Một là diện tích. Hai là về quy chế đối với đảo Bạch Long Vĩ, vì đây là hòn đảo rất đặc biệt nằm giữa Vịnh, mà thông thường các đảo nằm giữa Vịnh thì không có vùng pháp lý xung quanh; nhưng đối với đảo Bạch Long Vĩ thì chúng ta đạt một vùng bao bọc xung quanh là 15km. Thứ ba là đường đóng cửa vịnh của chúng ta đã phân chia một cách thỏa đáng, hoàn toàn đúng như dự kiến, các điểm đó liên quan đến phân định tổng thể Vịnh Bắc Bộ. Cái thứ tư chúng ta đã đạt được, là sự phân định rất hợp lý về vùng cửa sông Bắc Luân, giáp mối biên giới trên bộ.

Tất nhiên chúng ta cũng chú ý đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là chúng ta cũng quan tâm đến lợi ích của ngư dân Việt Nam cũng như lợi ích của ngư dân Trung Quốc. Đồng thời chúng ta đã ký với Trung Quốc một Hiệp định hợp tác ngành cá trên toàn Vịnh Bắc Bộ và vùng quá độ (đó là tên gọi của vùng biển phía Bắc đảo Bạch Long Vĩ). Hiện nay, hai bên đang tranh luận về điều kiện kỹ thuật để có thể sớm hoàn thiện bản Hiệp định hợp tác ngành cá. Theo Hiệp định, vùng đánh cá chung kéo dài khoảng 15 năm và vùng quá độ là 4 năm.

Chúng ta làm như vậy có cơ sở của nó bởi vì có lẽ trên thế giới này có rất nhiều vùng đánh cá chung như ở Trung Quốc và Nhật, Nga và Phần Lan... và rất nhiều nước Nam Mỹ có vùng đánh cá chung, thường các hiệp định này ký 10, 20, 50 năm tùy điều kiện. Từ những năm 50, chúng ta đã có Hiệp định đánh cá với Trung Quốc. Trước đây chúng ta cho tàu thuyền Trung Quốc vào cách bờ Việt Nam chỉ có 3 hải lý, 6 hải lý, 12 hải lý để đánh bắt. Còn bây giờ, vùng quá độ cách điểm nhô xa nhất của các đảo ven bờ của chúng ta 22 hải lý và vùng đánh cá cũng cách bờ chúng ta ít nhất là 36 hải lý

Như vậy là sau khi hết thời hạn Hiệp định đánh cá chung cộng với thời kỳ quá độ, tại vùng biển của chúng ta, ai muốn vào đánh

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 256: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

256 - Nam Quan Thương Hận

cá đều phải xin phép Việt Nam. Tất nhiên, ngay bây giờ, số lượng tàu Trung Quốc vào đánh cá cũng cần có phép của Việt Nam, và tàu nước ngoài thì càng phải xin phép.

- Chúng ta có điều kiện để kiểm soát số tàu ra vào ở vùng cách bờ 40 hải lý đó không, thưa ông?

- Chúng ta cố gắng tăng cường lực lượng hợp tác với Trung Quốc, bởi vì theo Hiệp định này sẽ thành lập Ủy ban hỗn hợp kiểm soát việc đánh cá, lượng hải sản cho phép, đồng thời kiểm tra những hoạt động ngoài đánh cá. Chúng tôi nghĩ rằng biển cả là mênh mông, kiểm soát cho chặt không phải dễ. Nhưng với tinh thần Hiệp định như vậy, chúng tôi tin là ta và Trung Quốc sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau để thực hiện tốt Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác đánh cá giữa hai bên.

- Thưa ông, ông là người trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán, ông cảm thấy thế nào trước thực tế là dân chúng không được biết nhiều lắm về nội dung đàm phán. Cho nên bây giờ một số người dễ bị lung lạc bởi những con số mà các thế lực chống đối đưa ra, dù không có gì chính xác theo như lời ông nói? - Chúng tôi tiến hành đàm phán dựa trên mục tiêu mà lãnh đạo Đảng và Nhà nước nêu ra, đó là những mục tiêu nhằm bảo đảm lợi ích dân tộc. Quá trình đàm phán về những vấn đề biên giới lãnh thổ, cũng như tất cả những vấn đề có liên quan đến lãnh thổ đều hết sức phức tạp. Chúng tôi cũng báo cáo với quốc dân đồng bào từng đợt đàm phán một, còn kết quả và phương án như thế nào thì cũng không có điều kiện để báo cáo (Khi naøo. Coù leõ quan nieäm raèng « Daân töùc thò ñaång, Ñaûng töùc thò daân »). Bởi lẽ là đang trong quá trình đàm phán, khó có thể nói những phương án, những chủ trương của mình. Việc nhân dân không hiểu sâu lắm cũng là điều dễ hiểu, nhưng chúng tôi tin rằng nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin vào mục tiêu chúng ta đề ra.

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 257: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 257

Có điều là cả ta và Trung Quốc đều xuất phát từ một nhu cầu rất bức bách là phải phân định lại biên giới cho rõ ràng. Như tôi đã nói, do biến thiên về thiên nhiên, khi phân định cách đây 100 năm thì đường biên giới đi qua một quả đồi; nhưng hơn 100 năm qua, quả đồi này biến mất và lại xuất hiện quả đồi khác. Mà đường biên giới tự nhiên nó phải đi theo địa hình. Nhân dân chúng ta không có điều kiện để theo dõi nhiều, kể cả cán bộ các ngành các cấp của Trung ương cũng không phải tất cả đều biết. Cái quan trọng nhất là xác định mục tiêu của Đảng, của Chính phủ, các thành viên đàm phán, kể cả các thành viên các ngành có liên quan đều bám sát mục tiêu. Chúng tôi cho rằng mục tiêu mà lãnh đạo chúng ta đề ra là chúng ta đã đạt. Vì vậy, trong quá trình chúng ta làm, có thể dân không hiểu, nhưng khi chúng ta báo cáo kết quả với quốc dân đồng bào, thì đồng bào sẽ hiểu

- Cuộc báo cáo đó được diễn ra trước Quốc hội?

- Trước khi ký kết với bạn, chúng tôi trình qua rất nhiều cấp. Một là báo cáo Chính phủ, xem Chính phủ đã đồng ý với đề án này chưa. Sau đó báo cáo với Trung ương Đảng và Ban bí thư. Sau đó thì báo cáo với Quốc hội, vì Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, Quốc hội là cơ quan phê chuẩn hiệp ước, Quốc hội đại diện cho nhân dân. Quốc hội đồng ý thì lúc ấy mới ký kết. Có rất nhiều hiệp định ký với nước ngoài mà chúng tôi không nhất thiết phải báo cáo rộng rãi như thế theo quy định hành chính của chúng ta, riêng trong các vấn đề biên giới, lãnh thổ, chủ quyền thì tất tật dù lớn dù bé, dù ký với nước nào, cũng phải thông qua các cấp trung ương và cuối cùng là Quốc hội. - Thưa ông, hình dung Tổ quốc chúng ta là một mái nhà, thì chúng tôi - những công dân ở trong đó - luôn luôn có cảm giác như nhà mình vô cùng vững chãi, kín đáo, có đủ 4 bên tường, có cả mái, có cả phên dậu đàng hoàng. Thực tế, như ông cho biết, chúng ta đang trong quá trình đàm phán phân định biên giới với các bạn láng giềng, rồi đưa những kết quả đàm phán đó vào thực tế. Vậy ông có lời tâm sự

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 258: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

258 - Nam Quan Thương Hận

nào với giới làm báo chúng tôi, bởi chúng tôi sẽ là người làm nhiệm vụ đưa thông tin tới quốc dân đồng bào?

- Chúng ta không phải đàm phán nhiều nữa. Đối với bạn Lào, chúng ta đã làm xong rồi, chỉ còn sửa sang một vài chỗ sai lệch giữa thực tế và pháp lý, giữa việc cắm mốc với văn bản hiệp định.

Đối với Trung Quốc - bây giờ chỉ còn vấn đề phân giới cắm mốc. Điều này không hoàn toàn đơn giản. Có điểm cột mốc, đi bộ phải mất 10 ngày, thì khi đưa nguyên vật liệu cắm một cái mốc thì chắc cả tháng. Phân giới cắm mốc là phải thể hiện đường biên giới trong hiệp ước vào thực tế, nhưng cũng không dễ dàng như chúng ta nghĩ. Việc phân chia trong nội địa, giữa huyện này, xã này còn tranh luận được, thì giữa hai quốc gia chắc chắn còn cần phải có những thương lượng trong quá trình phân giới cắm mốc.

Với Campuchia, chúng ta đang tiến hành đàm phán. Trường Sa, Hoàng Sa chúng ta cũng đang tiến hành đàm phán.

Chúng tôi nghĩ rằng, chúng tôi đã có một số kinh nghiệm rút ra trong quá trình thương lượng đàm phán để đạt kết quả và tạo được sự ủng hộ rộng rãi nhất của toàn dân. Chúng tôi đề nghị như thế này: Trong điều kiện cho phép và với những thông tin cho phép, chúng tôi sẽ thường xuyên thông báo với giới truyền thông trong nước và chúng tôi cũng đề nghị với giới truyền thông trong nước giúp chúng tôi quảng bá cho nhân dân biết. Chúng tôi đề nghị với báo chí nếu có những thông tin gì gây băn khoăn, sai lệch hãy cho chúng tôi biết ngay. Chúng tôi còn có hướng giải quyết và cùng với các bạn trong giới thông tin cùng đấu tranh với những luận điệu phá hoại lợi ích của đất nước chúng ta.

- Câu hỏi cuối cùng, thưa Thứ trưởng. Có lẽ cuộc phỏng vấn của tôi không làm ông vui?

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 259: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 259

- Có lẽ không phải thế! Cái làm tôi không vui có lẽ là vì chúng ta chưa làm cho mọi người hiểu hết cái mà chúng ta đã làm. Cảm ơn nhà báo, vì cuộc phỏng vấn này là một cơ hội để giải thích. Tôi đã thực hiện được nhiệm vụ là thông qua đây góp phần quảng bá cho những người chưa hiểu chuyện này thì hiểu thêm, cho những thành viên trong cộng đồng của chúng ta trong nuớc cũng như ngoài nước biết thêm những điều mà chúng ta đã làm là hợp lý và vì lợi ích của dân tộc ta.

(Thu Uyên - VASC Orient)

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 260: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

260 - Nam Quan Thương Hận

Lời Thú Nhận Bán Nước

Vũ Thạch

(VNN) Trước cơn giận bầm gan tím ruột của người Việt Nam khắp thế giới về hành động bán đất nhượng biển của tập đoàn lãnh đạo Đảng CSVN cho Trung Quốc, Thứ Trưởng Ngoại Giao CSVN Lê Công Phụng, người được coi là đại diện chính của Đảng CSVN tại các cuộc đàm phán, xuất hiện trong một cuộc phỏng vấn, không trên các báo Đảng như Nhân Dân, Lao Động, Quân Đội Nhân Dân, v.v..., nhưng trên trang nhà của một hãng Internet của Nhà Nước (http://www.vnn.vn) vào ngày 1 tháng 2 năm 2002. Hẳn nhiên Đảng chỉ muốn giới hạn việc chữa cháy tại hải ngoại để lửa khỏi truyền về tới trong nước, nơi mà đại đa số đồng bào vẫn chưa biết gì về biến cố nàỵ Bài phỏng vấn có 16 câu hỏi, nhưng có lẽ chỉ cần một câu hỏi (mà chắc chắn nhà báo Đảng không dám động tới) là đủ cho thấy giá trị của 16 câu trả lời của ông Lê Công Phụng. Đó là nếu 2 hiệp ước với Tàu thực sự ích quốc lợi dân như Đảng nói thì tại sao ký kết 2 năm rồi vẫn không dám công bố cho dân chúng và thế giới biết? Tại sao 2 hiệp ước này lại trở thành bí mật của Đảng? Và tại sao những ai đến biên giới để xem rõ thực hư đều bị bắt nhốt và tư liệu bị tịch thủ Nhưng thôi cứ tạm để câu kết luận tỏ như trăng rằm đó xuống cuối bài và đọc tiếp để biết khả năng xảo trá của một Chuyên Gia Mãi Quốc do Đảng đào tạïo. Có lẽ mâu thuẫn lớn nhất mà người đọc có thể cảm nhận ngay được là cùng lúc với việc xưng tụng Trung Quốc là người bạn thân thiết, ông Phụng nhắc đi nhắc lại nhiều lần "nhu cầu rất bức bách" phải ký kết ngay mới mong có ổn định, hòa bình để phát triển. Nghĩa là nếu không ký thì sẽ có xung đột, có đổ máụ Như vậy Bắc Kinh đang là bạn của ai --

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 261: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 261

Đảng CSVN hay dân tộc Việt Nam? Mâu thuẫn thứ hai là thái độ "nai vàng ngơ ngác" rất "đột xuất" của Đảng CSVN đối với Trung Quốc trong diễn trình đàm phán mà ông Phụng mô tả. Bất cứ ai sống tại Việt Nam vào cuối thập niên 70 và ròng rã suốt thập niên 80 đều đã nghe trên báo, trên đài và trong các buổi học tập cho cán bộ, đảng viên, sinh viên, học sinh về những tin tức "Tập Đoàn Bá Quyền Phương Bắc" cho bộ đội và công an biên phòng nhổ cột mốc biên giới đem sâu vào trong lãnh thổ Việt Nam trồng lại, và những tố cáo chính sách của Bắc Kinh di dân và dụ dỗ những bộ lạc "dân tộc ít người" đang sống dọc biên giới trên đất Việt Nam, v.v...á Nay theo lời ông Phụng, nơi nào có "dân cư Trung Quốc" thì Đảng CSVN coi đó là đất Tàu là chuyện bình thường, dù có nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam vài trăm mét (Ông cũng nói đến trường hợp ngược lại nhưng khó ai có thể tin được vì đây là những vùng Trung Quốc chiếm đóng từ sau cuộc chiến năm 1979), và nơi nào cột mốc đang đứng thì đó là "thực tế pháp lý" mà Đảng CSVN công nhận, dù vị trí đó có vô lý đến đâu cũng mặc. Người đọc, do đó, không thể không đặt câu hỏi: như vậy Đảng đã vu khống cho dân quân Trung Quốc suốt thập niên 80 ử hay các phần đất tổ quốc đó nay đã chính thức trở thành những phẩm vật triều cống? Và nếu theo tiêu chuẩn lấy "biến thiên về con người" (chữ dùng của ông Phụng) để định biên giới ấy, thì với sự sinh sôi nẩy nở của số dân cư Trung Quốc dọc biên giới, bao lâu Đảng CSVN sẽ duyệt lại biên giới một lần để công nhận thêm các vùng đất có dân cư Trung Quốc thuộc Trung Quốc? Sau khi cho biết chính sách của Đảng đối với quê cha đất tổ như vậy mà ông Phụng dám mở miệng nói tiếp: "Chúng ta làm là vì dân, vì đất nước và theo truyền thống ông cha chúng ta, một tấc chúng ta cũng không nhường và một li về biên giới lãnh thổ quốc gia chúng ta không thể dành cho ai được". Xin hãy đọc tiếp hai thí dụ cụ thể về thái độ của Đảng CSVN đối với giang sơn tổ quốc mà bao thế hệ cha ông đã trả bằng mồ hôi, xương máụ Về thác Bản Giốc, ông Phụng cho biết: "Chúng tôi cũng rất lạ là trong sách sử của chúng ta và Trung Quốc từ năm

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 262: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

262 - Nam Quan Thương Hận

1960 đến nay không ai nói thác Bản Giốc có phần là của Trung Quốc. Ngay Trung Quốc cũng không nói đấy là của Trung Quốc". Điểm quái dị đầu tiên là các nhà nghiên cứu và đàm phán của Đảng truy tầm "sách sử" về mãi tận năm 1960?! Nếu lùi lại đến thời Pháp thuộc thôi (vì ông Phụng viện dẫn Hiệp Ước Pháp-Thanh làm căn bản pháp lý) thì hẳn Đảng đã có đủ loại bằng chứng là thác Bản Giốc hoàn toàn nằm trong đất Việt Nam. Tuy vậy, ngay trong loại sử 1960 mà Đảng viện dẫn, Trung Quốc cũng không nói thác Bản Giốc là của Trung Quốc. Thế mà chỉ vì phái đoàn khảo sát, theo lời ông Phụng, sau đó phát hiện "một cột mốc nằm trên một cồn nhỏ ở giữa suối cách đấy khoảng mấy trăm mét" họ quyết định Việt Nam chỉ làm chủ 1/3 thác Bản Giốc mà thôi! Nếu có được một em học sinh trung học nào đó trong phái đoàn khảo sát thì hẳn đã có câu hỏi 100 năm trước liệu có "cái cồn nhỏ ở giữa suối" như vậy không? Và 100 năm trước, có ai dại dột đến độ đem trồng một cột mốc đánh dấu biên giới giữa dòng suối chỉ cách chân thác vài trăm mét trong một vùng mà vào mùa mưa mỗi con suối trở thành một con sông cuồn cuộn nước lũ từ đầu thác đổ xuống không? Và sau đàm phán, ông Phụng hân hoan loan báo: "Chúng ta và bạn đã thỏa thuận thác Bản Giốc được chia đôi, mỗi bên được 50%". Từ chỗ chính Trung Quốc cũng không nhận thác Bản Giốc là của mình đến kết quả Đảng CSVN công nhận biên giới Việt Trung chạy ngang giữa thác, ngoài từ ngữ "dâng đất tổ cho ngoại bang", người ta biết dùng chữ gì để mô tả kiểu "đàm phán" này của Đảng CSVN? Đến trường hợp Ải Nam Quan thì những lý lẽ che đậy hành động bán nước của những người chỉ đạo Lê Công Phụng càng lúc càng vô luân và vô lý. Thoạt tiên, ông thử đánh tráo định nghĩa, rằng "Mục Nam Quan ở đây nếu nói là cái cổng thì cũng là một cách, nhưng nếu nói là một khu vực thì cũng là một cách nói". Ngụ ý rằng Ải Nam Quan thì mất nhưng vùng Ải Nam Quan thì vẫn còn. Có lẽ tự thấy kiểu lật lọng này không ăn khách, ông lúng túng đưa ra nửa chừng một vài lý cớ khác. Ông nói: "Chúng ta cũng biết là Ải Nam Quan là cuối khúc sông" -- thế thì saỏ Ông

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 263: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 263

bỏ lửng không giải thích rồi lại tuyên bố một kết luận khác: "Nếu chúng ta bắt đầu tính biên giới từ chân tường hoặc chia đôi cửa mục Nam Quan thì cũng không được" -- tại sao không được? Ông cũng bỏ lửng không giải thích và sau cùng lại trở về với lý do cột mốc. Ông nói: "Nhân dân Lạng Sơn báo cáo với Trung ương, Chính phủ và các nhà đàm phán rằng cột mốc có từ khi những người già còn chưa ra đời". Một lần nữa, chỉ cần một em học sinh trung học ở Lạng Sơn cũng nhận ra chỗ không ổn. Ải Nam Quan đến thời Pháp Thuộc vẫn còn là đất Việt Nam. Tất cả văn kiện, hình ảnh, giấy tờ đến cả bưu thiếp đều có thể chứng minh điều này. Người Pháp đến năm 1954 mới rời Việt Nam nghĩa là cái cột mốc biên giới này không thể nằm ở vị trí hiện tại trước năm 1954. Như vậy các "cụ" già nhất Lạng Sơn hiện nay cũng chỉ độ 48 tuổi là cùng. Tại sao nhân dân Lạng Sơn lại bị tổn thọ đến thế? hay ông Lê Công Phụng chẳng qua chỉ đang ráng che cho Đảng bằng cái cung cách nói lấy được của chế độ? Khốn thay, cái cột mốc có chân đó đối với Đảng của ông Lê Công Phụng lại có giá trị thuyết phục hơn tất cả sử sách hàng ngàn năm trước của dân tộc Việt. Họ đi đến kết luận: "Chúng ta tôn trọng cơ sở pháp lý đã có, tôn trọng thực tiễn, nhất là vì lâu nay quản lý đã có vậy. Cho nên hiện nay chúng ta công nhận mục Nam Quan là của Trung Quốc, cách cột mốc số 0 trên 200m"! Thế là hết, một vùng đất đã thấm biết bao nhiêu máu đào của cha ông Việt Nam! Có thể tóm gọn lại, trên đất liền, bộ đội Trung Quốc khiêng cột mốc biên giới tiến sâu được đến đâu trong 20 năm qua, thì nay phái đoàn đàm phán CSVN đến đó công nhận là đất Trung Quốc. Và đó là cách thức Đảng CSVN "tạo sự ổn định trong quan hệ" Việt-Trung! Trên mặt biển tình hình còn tiện lợi hơn cho Đảng CSVN dâng nhượng vì không có các cột mốc, không có các địa danh lịch sử, và gần như không có nhân chứng. Trời đất tặng chúng ta một cái mốc thiên nhiên là đảo Bạch Long Vĩ, đủ điều kiện theo Luật Biển Quốc Tế 1982 về diện tích và dân số để được coi là bờ xa của đất Việt Nam. Đường chia lãnh hải do đó đáng lẽ

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 264: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

264 - Nam Quan Thương Hận

phải chạy giữa Bạch Long Vĩ và đảo Hải Nam của Trung Quốc. Nhưng theo hiệp ước mới, ông Phụng cho biết Đảng CSVN ngang nhiên vô hiệu hóa sự hiện diện của cột mốc thiên nhiên này và đồng ý chia đôi khoảng cách từ bờ biển Việt Nam đến bờ biển Hải Nam, tức là nhượng cho Trung Quốc hàng chục ngàn cây số vuông trong vùng biển bao gồm cả những khu vực đã được thăm dò và xác định có dầu mỏ và khí đốt. Với việc chia cắt lãnh hải mới, hiệp định về ngành cá theo sau đó cũng lại chia cắt thêm vùng đánh cá cho Trung Quốc. Điều ngây ngô nhất trong các câu trả lời của ông Phụng là Đảng của ông chờ đợi hải quân Trung Quốc sẽ canh chừng các tàu đánh cá Trung Quốc (mà hầu hết là quốc doanh) trong phạm vi pháp định giùm cho Việt Nam! Và điều dối trá nhất trong các câu trả lời là Đảng của ông đang đàm phán về quần đảo Hoàng Sa, vùng biển mà cũng chính Đảng CSVN đã chính thức công nhận là đất Tàu từ năm 1958. Nói tóm lại, trên biển còn tệ hại hơn trên bờ, Đảng CSVN tiếp tục thẳng tay dâng nhượng tiền đồ của cha ông, tài sản của một dân tộc còn trong vòng đói nghèo, và phương tiện phát triển của các thế hệ mai sau.Với sự thú nhận của Lê Công Phụng, các chi tiết "ngoài luồng" từ trong nước lọt ra cho đến nay đều có thật sau một vài chối cãi yếu ớt của các cơ quan tuyên truyền của Đảng. Nhưng dù vậy, các nguồn tin này đều nhận rằng họ chỉ biết một vài con số tổng quát và số phận của vài địa danh lịch sử. Tổng số lãnh thổ và lãnh hải bị mất, bao gồm hầu hết các cao điểm quân sự dọc theo biên giới Đông Bắc và sự hiện diện của hải quân Trung Quốc sâu trong vịnh Bắc Bộ và khả năng kiểm soát đường biểná băng ngang Hoàng Sa và Trường Sa, có thể còn nhiều hơn và khốc hại hơn sức dự đoán của khối dư luận dân sự, và sẽ còn ảnh hưởng lên nhiều thế hệ con cháu Việt Nam tương laị Lịch sử ngàn đời của dân tộc sẽ khắc ghi thành tích bán nước này của Đảng CSVN, trong đó tên tuổi của Chuyên Gia Mãi Quốc Lê Công Phụng và cộng sự chắc chắn cũng sẽ đứng ở rất gần đầu bảng.

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 265: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 265

Mốc Biên Giới Của Việt Nam Vào Trung Quốc.

Trích từ LMVNTD http://www.lmvntd.org/ Ngaøy 1/29/2002Ngày 27/12, Thứ trưởng ngoại giao Cộng Sản Việt Nam Lê Công Phụng và Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã cùng nhau làm lễ khánh thành cột mốc đầu tiên phân định ranh giới giữa hai nước ở hai đầu cầu Bắc Luân tại thị xã Móng Cáy- Việt Nam và thị trấn Ðông Hưng- Trung Quốc. 

Buổi lễ này mở đầu cho một giai đoạn cắm mốc trên thực địa theo Hiệp ước về Biên giới được hai chính phủ cộng sản ký kết vào tháng 12/1999. Sau khi buổi lễ chấm dứt, cả hai phía đã lần lượt sang thăm viếng cột mốc biên giới của nhau. Theo quan chức nhà nước CSVN giải thích, sở dĩ phải đóng mốc ở cả hai đầu cầu Bắc Luân, một trên lãnh thổ Việt Nam và một ở Trung Quốc là vì, theo thông lệ quốc tế, khi biên giới đi qua sông thì cùng lúc phải cắm cả 2 cột mốc tại hai bên bờ sông. 

Mốc biên giới đầu tiên này mang ký hiệu 1369, cao 2,2 m, rộng 50 cm và được làm bằng đá hoa cương. Theo Trưởng ban Biên giới thuộc Bộ Ngoại giao CSVN Trần Công Trực, trong vòng 3 năm tới, phải cắm xong khoảng 1.400 cột mốc trên một đường biên dài 1.350 km. Ải Nam Quan (hay Cửa Hữu Nghị mà Cộng sản Việt Nam sau này thường gọi), từng là biên giới ngàn đời của lịch sử Việt đã lùi xa vào lãnh thổ Trung Quốc. Và, 27/12/2001, ngày cắm mốc biên giới đầu tiên cũng là ngày đánh dấu đại tội bán nước của CSVN đối với dân tộc.

Naêm 2002: Naêm Hoøa Nhaäp ñaáu Tranh Trong Ngoøai

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 266: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

266 - Nam Quan Thương Hận

Năm 2001 đã chấm dứt, với nhiều sự kiện đáng quan tâm. Trên thế giới, vụ khủng bố ngày 11/9 đã và đang mang lại nhiều thay đổi cho cuộc diện toàn cầu. Tại Việt Nam, hình ảnh của những nông dân biểu tình trong gió rét cuối năm ở Hà Nội đã tóm gọn bối cảnh của đất nước trong năm 2001, một đất nước bị đè nén trong bất mãn tột cùng và đang chực chờ đứng dậy để làm một sự thay đổi toàn diện.Suối Phi Khanh. Một tên gọi có lẽ ít người nghe nói đến. Tương truyền rằng khi ông Nguyễn Phi Khanh bị quân nhà Minh bắt mang về Tàu, Nguyễn Trãi đã đi theo tiễn cha và khi đến Ải Nam Quan, ông Phi Khanh đã khuyên con quay về tìm cách rửa nhục cho nước nhà. Phút chia tay, hai cha con đều khóc. Nước mắt chảy thành vạt suối ở chỗ đất lõm, dân gian gọi là suối Phi Khanh. Ngày nay, nếu người Việt Nam nào muốn đi viếng di tích lịch sử này thì phải đi sang Tàu, vì kể từ khi đảng CSVN ký kết hiệp định biên giới với Trung Quốc, thì Ải Nam Quan và Suối Phi Khanh đều không còn là của Việt Nam. Thành tích”bán nước”này của đảng CSVN đã làm dấy lên một phong trào phản đối ở trong và ngoài nước.”Thành tích”này cũng được ghi lại trong một”Bài Ca Bán Nước”đang được các nhà ly khai ở Hà Nội cho lưu hành trên mạng Internet, với hai câu bất hủ như sau:"Hoan hô cộng sản Việt Nam, Cuối đời bán cả giang san nước nhà."Ðiều lạ lùng là mặc dù những sự tố cáo nói trên đang làm xôn xao dư luận ở trong cũng như ngoài nước, các nhân vật được gọi là”đại biểu nhân dân”ở Quốc Hội Hà Nội vẫn cứ tỉnh bơ, như không phải là chuyện đáng bận tâm, đến nỗi ông Trần Dũng Tiến, một đảng viên kỳ cựu của đảng CSVN, đã tức giận mắng vào mặt của”trung tướng đại biểu”Nguyễn Quốc Thước”Thế ông là bù nhìn à!". Có lẽ chính vì câu mắng này và hành động công khai tố cáo bản chất”bán nước”của tập đoàn lãnh đạo hiện nay, nên ông Trần Dũng Tiến đã bị công an Hà Nội cưỡng bách đưa về đồn hạch sách.Một số đặc điểm của tình hình Việt Nam trong năm 2001: Phản ứng của chế độ đối với ông Trần Dũng Tiến cũng là phản ứng được dùng để đối phó với cao trào chống đối đang ngày một dâng cao ở Việt Nam. Năm 2001 có thể nói là năm đã bùng nổ nhiều chống đối đa diện. Năm 2001 cũng có thể nói là năm chồng chất nhiều khó khăn nan giải của đảng CSVN, với các đặc điểm có thể được tóm gọn như sau: Về mặt nội bộ của đảng cộng sản Việt Nam, sự đấu đá trên thượng tầng vẫn diễn ra một cách gay gắt. Mặc dù trong kỳ đại hội lần thứ 9 vào

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 267: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 267

tháng 4/2001, các phe nhóm đã tạm thời thỏa hiệp được với nhau qua giải pháp Nông Ðức Mạnh thay thế Lê Khả Phiêu trong vai trò Tổng Bí Thư, nhưng giải pháp này chỉ là tạm bợ và cuộc đấu đá tranh quyền sẽ bùng nổ lớn vào năm 2002, khi Hà Nội phải bầu lại Quốc Hội và sắp xếp những nhân sự đầu não của guồng máy nhà nước. Do hậu quả của sự tranh đoạt quyền lực và quyền lợi trên thượng tầng, nên sự phân hóa trong nội bộ đảng CSVN ngày một gia tăng và không còn thống nhất được với nhau về các định hướng cải cách. Ðiều này đã dẫn đến những quyết định tùy tiện của mọi nơi và mọi cấp, khiến cho guồng máy vận hành của chế độ bị rối loạn, tham nhũng tràn lan.Về tình hình tôn giáo, năm 2001 là năm mà các Giáo Hội đã bước vào giai đoạn đấu tranh quyết liệt hơn, có tổ chức hơn và nhất là có sự kết hợp chặt chẽ hơn. Sự kết hợp này được thể hiện bằng sự gắn liền những đòi hỏi về quyền lợi thiết thân của tín đồ, của giáo hội, như đòi lại đất đai, phương tiện hành đạo, với quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng. Nó cũng được thể hiện bằng sự liên kết đấu tranh giữa các tôn giáo, liên kết trong lập trường và kể cả trong hành động. Nhờ vậy, cuộc đấu tranh của các tôn giáo trong năm qua đã có một tầm vóc mới, gây ra rất nhiều khó khăn cho chế độ và được sự chú ý đặc biệt của dư luận thế giới. Mặc dù Hà Nội đã áp dụng một số biện pháp cứng rắn như bắt giam và xử án nặng nề Linh Mục Nguyễn Văn Lý, quản thúc Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, cụ Lê Quang Liêm, đàn áp tín đồ Thiên Chúa Giáo tại Nguyệt Biều, An Truyền, dập tắt cuộc tranh đấu của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tại Miền Tây,... nhưng phong trào tranh đấu của các tôn giáo vẫn tiếp tục lan rộng và chắc chắn trong năm 2002 sẽ bùng nổ lớn hơn.Về phía quần chúng quốc nội, phong trào khiếu kiện của người dân đã và đang trở thành một vấn nạn đối với chế độ. Hình ảnh nông dân từ các vùng quê kéo về tỉnh cắm dùi, căng biểu ngữ trước các cơ quan đã trở thành bình thường ở nhiều nơi. Ngay tại Hà Nội, người dân cũng thường xuyên kéo tới trước Trụ Sở Trung Ương đảng CSVN, trước Quốc Hội hay trước tư gia của các nhân vật lãnh đạo để bày tỏ sự bất mãn. Hiện tượng này cho thấy quần chúng quốc nội ngày một bớt sợ hãi chế độ và đã bắt đầu dám đứng lên tranh đấu đòi hỏi quyền lợi thiết thân. Cao điểm của phong trào khiếu kiện là cuộc nổi dậy của đồng bào sắc tộc tại Tây Nguyên. Cuộc nổi dậy này được quốc tế và kể cả lãnh đạo Hà Nội đánh giá là nghiêm trọng nhất, kể từ khi đảng CSVN cầm

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 268: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

268 - Nam Quan Thương Hận

quyền cho đến nay. Ngoài yếu tố tôn giáo, vấn đề cướp đất và đối xử bất công của nhà cầm quyền đối với người sắc tộc là nguyên nhân chính đã làm bùng nổ cuộc nổi dậy. Mặc dù Hà Nội đã cố gắng áp dụng nhiều biện pháp, từ ve vuốt đến đàn áp, nhằm dập tắt cuộc đấu tranh, nhưng ngòi nổ tại Tây Nguyên và những ngòi nổ khác của phong trào khiếu kiện có nhiều chỉ dấu sẽ bốc cháy dữ dội trong năm 2002.Sau cùng, cuộc tranh đấu của những người ly khai đang xoáy vào chổ yếu nhất của đảng CSVN là vấn đề tham nhũng và đang đánh vào tư thế của tập đoàn này qua vụ”nhượng đất, bán nước”cho Trung Quốc. Trong những tháng vừa qua, sự kiện nhiều cựu đảng viên đảng CSVN đòi thành lập các hội nhân dân chống tham nhũng và phanh phui nhiều vụ tham nhũng động trời của một số nhân vật lãnh đạo Hà Nội đã làm cho tập đoàn độc tài CSVN trở nên lúng túng và không biết phải đối phó ra sao. Nghiêm trọng hơn, khi tập đoàn này bị tố cáo là đã nhượng cho Trung Quốc một phần đất đai và lãnh hải của Việt Nam, qua hai hiệp định được ký kết vào cuối năm 1999 và cuối năm 2000, một làn sóng phản đối đã được dấy lên ở trong cũng như ngoài nước. Vì đây là một vấn đề có ảnh hưởng lâu dài đến quyền lợi của dân tộc, nên đã khiến cho nhiều người Việt Nam, trong đó có cả những đảng viên CSVN, đã lên tiếng tố cáo bản chất bán nước của tập đoàn lãnh đạo Hà Nội.Trong năm 2002, cuộc đấu tranh này sẽ lan rộng ra nhiều thành phần quần chúng ở trong nước và sẽ đặt tập đoàn lãnh đạo của đảng CSVN trước những khó khăn mới.Năm 2002: Năm Hòa Nhập Ðấu Tranh Trong NgoàiNhững đặc điểm nói trên cho thấy tập đoàn độc tài tại Việt Nam đang gặp những khó khăn vô cùng nan giải và những phản ứng cứng rắn trong năm 2001 chỉ là những phản ứng của một chế độ cùng đường. Viễn cảnh đấu tranh cho tự do dân chủ trong năm 2002 có nhiều chỉ dấu thuận lợi, vấn đề là làm thế nào khai dụng một cách hữu hiệu, để đưa công cuộc tranh đấu chung đến thành công?Từ trước tới nay, chúng ta vẫn có thói quen phân ranh cuộc tranh đấu cho tự do dân chủ ở Việt Nam ra thành hai địa bàn: quốc nội và hải ngoại. Sự phân ranh về mặt địa lý này có những điểm hữu lý trước đây vì đặc tính của hai địa bàn khác nhau, tâm lý của đồng bào trong nước và người Việt hải ngoại có những yếu tố khác biệt, quan trọng hơn cả là

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 269: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 269

sự ngăn cách trong ngoài về mặt thông tin, khiến cho sự trao đổi giữa những người đấu tranh ở trong và ngoài nước gặp rất nhiều trở ngại.Trong thời gian qua, nhất là trong năm 2001, chúng ta nhận thấy sự trao đổi trong ngoài càng lúc càng nhanh chóng hơn. Lý do là trong hoàn cảnh phải mở cửa ra với thế giới bên ngoài, Hà Nội không còn cách nào để có thể kiểm soát lượng thông tin ra vào Việt Nam đang gia tốc theo thời gian. Khai dụng hoàn cảnh khách quan này, nhiều tầng lớp quần chúng trong nước, từ thanh niên, sinh viên, đến giới tôn giáo, đối kháng, đã tìm mọi cách để vượt qua sự kiểm soát của nhà nước hầu có thể trao đổi, liên lạc với hải ngoại một cách nhanh chóng và an toàn. Trong khi đó, cộng đồng người Việt hải ngoại cũng chủ động mở ra những hướng bức phá truyền thông, mang đến cho đồng bào trong nước những nguồn tin tức đa diện, đồng thời tích cực hơn trong việc tiếp trợ các cuộc tranh đấu tại quê nhà, mang đến cho những phong trào quần chúng trong nước từ tài chánh, phương tiện và kể cả nhân sự. Thực tế của đầu năm 2002 cho thấy sự ngăn cách về địa lý trong ngoài đã không còn là một cản trở lớn lao. Những sự trao đổi về tin tức, tài liệu, những bàn thảo về kế hoạch, công tác đã diễn ra từng ngày,từng giờ giữa những người tranh đấu cho dân chủ ở trong và ngoài nước. Ðây là thực tế của tình trạng hòa nhập đấu tranh trong ngoài và trong năm 2002, chúng ta cần khai dụng tối đa để xoay chuyển tình hình đất nước.Một cách cụ thể, ngoài nỗ lực hỗ trợ các tôn giáo hay vận động áp lực quốc tế, chúng ta có thể cùng nhau đẩy mạnh thêm một số nỗ lực sau đây: 1. Nâng cuộc tranh đấu tố cáo đảng CSVN”bán nước”lên thành phong trào quần chúng cả trong lẫn ngoài nước. Thể hiện tinh thần”hòa nhập đấu tranh trong ngoài", cuộc tranh đấu chống hành động bán nước của đảng CSVN sẽ phải vượt lên trên mọi giới hạn về địa lý hay chính kiến, vì đây là cuộc đấu tranh cho quyền lợi tối thượng của dân tộc. Với sự thúc đẩy của những người tranh đấu ở trong và ngoài nước, với sự tham gia nhập cuộc của nhiều tổ chức, đoàn thể, cộng đồng, trong năm 2002, chúng ta cần dấy lên một phong trào quần chúng quy mô nhằm phản đối các hiệp định bán nước mà tập đoàn lãnh đạo CSVN đã ký kết với Trung Quốc. Sự phối hợp trong ngoài sẽ tạo điều kiện để phong trào này ngày một lan rộng và đại đa số quần chúng Việt Nam đều trực tiếp hay gián tiếp lên tiếng phản đối hành động bán nước của đảng CSVN.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 270: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

270 - Nam Quan Thương Hận

2. Tạo điều kiện để dấy lên một phong trào bất phục tùng chế độ tại Việt Nam.Trong nhiều cuộc cách mạng dân chủ, sự sụp đổ của thế lực độc tài đã bắt nguồn từ những hành động bất phục tùng của người dân. Những hành động này nếu được bộc phát một cách đồng loạt và mạnh mẽ, thì sẽ làm tê liệt chế độ và khó có cường quyền nào có thể đứng vững. Hiện nay, những chỉ dấu về sự bất phục tùng đang ngày một rõ nét ở Việt Nam. Ngoài phong trào khiếu kiện đưa đến sự kiện quần chúng xuống đường biểu tình, bất chấp sự cấm đoán của nhà cầm quyền, hay cuộc tranh đấu của các tôn giáo, biến cố ở Tây Nguyên là hình ảnh rõ nét nhất về sự bất phục tùng đang đặt nhà cầm quyền CSVN vào tình trạng khó khăn. Mới đây, qua lời kêu gọi thành lập các”hội nhân dân chống tham nhũng", một số người tranh đấu ở trong nước đã ngang nhiên cho các hội này hoạt động, bất chấp sự cấm đoán của nhà cầm quyền. Trong năm 2002, chúng ta cần thúc đẩy, hỗ trợ để tình trạng bất phục tùng này lan rộng ra trên nhiều bình diện khác, kể cả trên bình diện chính trị.3. Biến năm 2002 thành năm bức phá thông tin.Trong thời gian qua, tuy kết quả của mặt trận truyền thông rất đáng khích lệ, sự trao đổi trong ngoài đã trở nên nhanh chóng và dồi dào hơn nhiều, nhưng trên thực tế, sự bưng bít thông tin trong nước vẫn còn rất lớn. Nhiều sự kiện quan trọng xảy ra ngay tại trong nước, nhưng đa số đồng bào quốc nội chưa được biết tới, nhất là quần chúng nông thôn, hay biết một cách sai lạc qua sự tuyên truyền bóp méo của chế độ. Do đó, chúng ta còn phải nỗ lực nhiều hơn trên bình diện này. Với mục tiêu phá vỡ sự bưng bít thông tin của chế độ, chúng ta cần tiếp tay nuôi dưỡng những đài phát thanh hướng về Việt Nam, khai dụng các phương tiện truyền thông điện tử và mọi cơ hội tiếp xúc với đồng bào trong nước để truyền đạt tin tức. Chúng ta phải biến năm 2002 thành năm bức phá thông tin, mỗi người Việt hải ngoại sẽ thành một chiến sĩ truyền thông trong cuộc chiến phá vỡ sự bưng bít thông tin hiện nay tại Việt Nam.Một năm đã trôi qua, với rất nhiều diễn biến tại quê nhà. Nhiều người Việt Nam đã không còn giữ thái độ”quan sát”hay”thờ ơ”trước sự thật của đất nước. Ðây cũng là một diễn biến đầy tích cực. Trong năm 2002, chúng ta sẽ khai dụng diễn biến tích cực này để cộng đồng người Việt hải ngoại không chỉ đóng vai trò yểm trợ, quần chúng trong nước sẽ

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 271: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 271

thoát khỏi tâm lý sợ hãi và thụ động, để hòa nhập làm một, cùng nhau dứt điểm chế độ độc tài, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Ngọc Ðức

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 272: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

272 - Nam Quan Thương Hận

Ông Phạm Quế Dương: "Đảng CSVN hiện cần cả một lực lượng ngoại bang để bảo vệ họ".(VNN)

Trong nhu cầu tìm hiểu và thông tin về vấn đề nhà cầm quyền CSVN đã ký một số hiệp ước về biên giới, dâng một phần đất của tổ tiên cho Trung Quốc, trong đó có Ải Nam, Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Đường đã thực hiện một cuộc phỏng vấn ông Phạm Quế Dương từ Hà Nộị Ông Phạm Quế Dương là cựu Đại Tá trong chính quyền CSVN và là một trong những nhà phản kháng trong nước hiện naỵ Ông đã can đảm đứng lên đòi quyền lập hội, đòi quyền tự do, dân chủ và đả phá các tệ nạn tham nhũng, khủng bố của nhà nước và Đảng CSVN. Như thường lệ phần âm thanh của cuộc phỏng vấn này được lưu trữ tại trang web www.lenduong.net. Xin mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn ông Phạm Quế Dương do anh Nguyễn Hoàng-Thanh Tâm thực hiện.Nguyễn Hoàng Thanh Tâm: Trước hết, chúng tôi xin kính chào ông Phạm Quế Dương, đây là lần đầu tiên ML được hân hạnh trò chuyện cùng ông qua đường dây điện thoại viễn liên. Xin kính gởi lời chào đến ông!Phạm Quế Dương: Vâng, xin cảm ơn.Nguyễn Hoàng Thanh Tâm: Thưa ông, trong thời gian gần đây đồng bào trong cũng như ngoài nước rất xôn sao trước sự kiện nhà nước CSVN đã ký một số hiệp định trong năm 1999 và 2000 cũng như vừa có những buổi lễ để cắm những cột mốc mới về biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thế thì cảm nghĩ của ông như thế nào trước sự kiện nàỷPhạm Quế Dương: Thực ra thì cả nước VN đều bất nghờ trong đó có cả tôi. Trước hết chúng tôi đọc một bài của ông Đỗ Viết Sơn, ông ấy năm nay 75, 76 tuổi rồi, ông ấy viết về vấn đề này! Chúng tôi cũng ngạc nhiên, không nghĩ là cái chuyện vấn đề biên giới mà họ lén lút ký với nhau như thế, và rồi không thông qua gì cho cả quốc hội và không thông tin cho nhân dân. Sau đó ít lâu, đọc

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 273: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 273

một bài nữa "Hãy Cảnh Giác Với Bắc Triều" của anh luật sư trẻ Lê Chí Quang, cũng lại nói về vấn đề đó. Trước tình hình đó, buộc lòng chúng tôi chúng tôi có một số người phải kiến nghị với nhà nước phải làm sáng tỏ vấn đế đó. Tất nhiên chả ai mà người ta trả lời cả. Đối với chúng tôi, hai mươi mấy người ký tên người ta không trả lờị Sau đó mười một, mười hai người ký tên người ta cũng trông trả lời, và người ta cũng không đưa một cái tin công khai nào trên báo về hiệp định đó; và người ta tiến hành cắm mốc biên giới cuối năm roi. Như thế, về mặt hành động, thì bản thân người ta đã công nhận việc ký cái hiệp định về biên giới với Trung quốc. Nhưng mà ký hiệp định mới về biên giới với Trung Quốc như vậy thì hiện giờ mất lãnh thổ của đất nước của tổ tiên chúng ta là bao nhiêủ Hiện giờ không có một văn bản, một thông tin nào được biết hết. Cho nên trong nước chúng ta, người thì bảo là mất 720 km vuông, người thì bảo hơn 300 km, người thì bảo là còn nhiều nữạ Và đặc biệt, vùng Vịnh Bắc Bộ tỷ lệ trước kia khác, bây giờ khác mà phần lợi cho Trung Quốc thì rất là nhiều do đó nó gây phẩn nộ cho nhân dân, đặc biệt là trong lực lượng cựu chiến binh, trong đó có tôi. Tôi cũng là cựu chiến binh, vào năm 78 tôi cũng lên làm nhiệm vụ bảo vệ ở phía Bắc khi mà quân Trung Quốc xâm lăng phía Bắc của chúng tạ Cho đến tận năm 82 tôi mới trở về Bộ. Do đó tôi biết rất rõ v ề tình hình biên giới. Cũng vì thế cho nên thực sự đây là một xúc động đối với chúng tôi, coi như là một nỗi nhục cho đất nước, cho tổ tiên của chúng ta.Nguyễn Hoàng Thanh Tâm: Thưa ông, đồng bào hải ngoại rất quan tâm đến sự kiện nàỵ Nhiều anh chị em trẻ đặt vấn đề là lý do tại sao nhà nước CS lại có hành động dâng đất cho Bắc Triều như thế. Là một người hiểu biết, đã từng một thời ở trong guồng máy của nhà cầm quyền đương thời, ông có một nhận định như thế nào về lý do của sự việc này?Phạm Quế Dương: Thực ra thì bây giờviệc họ lén lút cắt đất cho Trung Quốc là rõ roi. Tại sao họ hành động như vậy, hiện giờ còn có nhiều ý kiến bàn luận về vấn đề nàỵ Trước hết, phải chăng

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 274: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

274 - Nam Quan Thương Hận

rằng một số người lãnh đạo đảng CS Việt Nam hiện nay chịu ân huệ của Trung Quốc giờ muốn trả ơn họ chăng? Đó là một dư luận. Thứ hai nữa trong tình trạng thực tiễn, tấm lòng của dân với lãnh đạo đảng CS và nhà nước này càng ngày càng có nhiều bất bình, trước cái nạn tham nhũng quá lớn. Do đó cho nên họ (Đảng CSVN) cần có một lực lượng bảo vệ họ. Do đó cái lực lượng bảo vệ họ bây giờ, họ cần cả nước ngoàị Và cả nước ngoài phải chăng là có cái lực lượng sát vách đó để bảo vệ họ. Tức là để bảo vệ lực lượng tham nhũng ở trong đất nước của chúng tạ Cho nên hiện giờ, tại sao như thế? Cũng chưa cắt nghĩa được. Nhưng mà trong dư luận bàn soạn với nhau thì thấy cái hiện tượng những con người dám cắt đất nước của chúng ta cho Trung Quốc là họ không còn chút lương tâm nào và không còn một chút gì gọi là lòng yêu nước mà hoàn toàn là những động cơ cá nhân của họ. Vì họ muốn giữ vị thế của họ. Đó chính là nguyên nhân cơ bản nhất mà chúng tôi cho là như thế. Và cái này cũng phản ảnh cái thế của họ làbề ngoài họ trấn áp, vẫn đàn áp những người đấu tranh cho tự do dân chủ của đất nước. Nhưng cũng thể hiện cái thế của họ càng ngày càng sa sút, càng ngày càng suy yếu trước sự phát triển của các phong trào đấu tranh đòi hỏi dân chủ tự do cho đất nước mình.Nguyễn Hoàng Thanh Tâm: Thưa ông, cá nhân chúng tôi rời Việt Nam khi còn rất trẻ, tuy nhiên vẫn còn nhớ thuộc lòng một bài học từ ngày cắp sách đến trường đó là đất nước Việt Nam mình trải dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau; thế nhưng ngày hôm kia có đọc một bài b áo trên mạng VASC-Orient, do cô Thu Uyên phỏng vấn ông Lê Công Phụng là thứ trưởng ngoại giao của nhà nước CSVN. Trong bài phỏng vấn này, ông Lê Công Phụng, nguyên văn, đã khẳng định như sau: ''Cho đến nay chúng ta công nhận mục Nam Quan là của Trung Quốc, cách cột mốc số 0 trên 200 mét.'' Đó là nguyên văn lời của ông Lê Công Phụng đã xác nhận. Có nghĩa là Ải Nam Quan, mà trong sử sách VN mình đã ghi, có rất nhiều di tích lịch sử từ bao đời nay, nay đã không còn

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 275: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 275

của VN nữa mà đã chính thức thuộc về Trung Quốc. Ông nghĩ như thế nào về sự kiện này?Phạm Quế Dương: Về hiện tượng Ải Nam Quan sau đổi là Hữu Nghị Quan, là như vậy, tức là thuộc về Trung Quốc hiện nay, thì hiện tượng này đã có từ lâu. Từ năm 1970 tôi lên trên đó, tôi đã biết. Tuy nhiên vấn đề lúc đó vẫn chưa phải của Trung Quốc, vì vẫn có hy vọng sẽ có những cuộc đàm phán với nhau về biên giới để trả lại Ải Nam Quan lại cho mình. Vì Ải Nam Quan là một di tích lịch sử. Bản thân người dân Việt Nam nào học sử cũng biết cụ Nguyễn Trãi đi tiển bố của mình là cụ Phi Khanh. Lên trên đến đó, cụ Phi Khanh bảo cụ Nguyễn Trãi về vì nhà Minh xâm chiếm nước tạ Về hãy rữa mối hận thù nhà, rữa mối hận cho non sông đất nước của chúng tạ Theo truyền thuyết, suối Phi Khanh ở đó, hai cụ còn khóc nước mắt chảy thành suốị Thế mà giờ thuộc về Trung Quốc. Cái này là cái ô nhục cho đảng CSVN, điều này hoàn toàn không thể nào chấp nhận được, là sự phẫn nộ của dân tộc Việt Nam chúng tạ Hôm nay tôi mới biết ông thứ trưởng ngoại giao trả lời khẳng định như vậy, chứ ở trong nước có ai nói gì đâu, cả Quốc hội cũng không hề, không biết là họ có được thông qua hay không?Nguyễn Hoàng Thanh Tâm: Vâng! Cũng trong bản tin này, ông Lê Công Phụng xác nhận cuộc đàm phán này, với những ký kết đã được thông qua với Quốc Hộị Thế nhưng trong các quốc gia Tây Phương có một nền dân chủ được tôn trọng thì chúng ta có thể tin vào quyền hành của quốc hội, nhưng đối với nhà nước CSVN thì vấn đề đó cũng là một vấn đề cần bàn lại phải không ạ? Với một cái quốc hội của nhà nước CSVN hiện nay thì chúng tôi thiết nghĩ là có cũng bằng thừảPhạm Quế Dương: Nếu các bạn ngoài đó mà hiểu như vậy thì tôi nói thật, các bạn nắm được tình hình Việt Nam khá chắc đấỵ Cái quốc hội của mình này, chúng tôi phải thành thật nói đó là một quốc hội bù nhìn, một cái lũ nghị gật. Việc bây giờ như hiệp định Thương mại Việt-Mỹ, cũng làm theo đúng thủ tục của nó là chính phủ báo báo với quốc hội, chủ tịch nước phải báo cáo quốc hội,

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 276: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

276 - Nam Quan Thương Hận

quốc hội thông qua, bỏ phiếu cuối cùng thì mới có giá trị Hiệp Định Thương Mại Việt-Mỹ. Một cái hiệp định buôn bán giữa ta và Mỹ thì họ làm như thế. Còn hiệp định về đất nước của chúng ta, họ lại làm im ỉm như thế. Đến bây giờ chúng ta mới biết họ ký với nhau từ 99 đấy chứ! Hai năm nay, thế làm sao chúng ta có biết gì đâủ Vì thế cho nên cái quốc hội, ở trong nước chúng tôi thành thật mà nói, càng ngày càng không tin. Mà tôi nói thẳng là một cái dạng bù nhìn, một dạng nghị gật, họ ngồi đấy để họ ăn, để họ tham nhũng, để họ bênh vực cho bộ máy tham nhũng này; nhưng tham nhũng cũng chỉ là tiền của đất nước, của dân chúng ta thôi. Nhưng đây là mất đất, để lại nỗi nhục cho con cháu chúng ta sau này, vấn đề này là một bài toán khó giải.Nguyễn Hoàng Thanh Tâm: Bây giờ, cụ thể chúng ta có thể làm được gì? Nhìn từ góc nhìn của ông, những người lão thành cách mạng, những người phản kháng hiện nay ở trong nước. Thì theo ông chúng ta nên làm những gì? Nhất là đối với anh em trẻ hiện nay ở hải ngoạỉPhạm Quế Dương: Thực ra, bây giờ không có gì khác là phải lên án cái hành động của chính phủ Việt Nam này, dưới sự chỉ đạo, sự lãnh đạo của đảng cộng sản, mà đã có hành động làm mất đất. Thứ hai, cùng nhau thống nhất không chấp nhận cái hiệp định đó, đấy (việc dâng đất) là một hành động lén lút, phía Việt Nam cũng vậy, phía Trung Quốc cũng không chính đáng. Bộ mặt của Trung Quốc trong hành động này cũng phải bị vạch mặt rạ Thứ ba, kêu gọi quốc tế, đây là đất đai tổ tiên Việt Nam do đó hiệp định về biên giới này là một hiệp định lén lút. Trước thời đại thông tin, văn minh và công khai như bây giờ cũng mong rằng quốc tế lên án không công nhận (hiệp định), và (hỗ trợ) cho tấm lòng của người dân Việt Nam trước cái hiệp định mất đất như thế nàỵ Còn hiện tại trong nước, thì dầu sao đi nữa cái bộ máy của nhà nước CSVN này họ còn rất mạnh. Do đó những người phản đối, những người cương quyết lên án là họ "xử lý" ngaỵ Tôi nói ví dụ như anh Bùi Minh Quốc, anh ta vừa bị bắt và quản chế là vì saỏ Vì anh ta từ Đà Lạt ra ngoài này (miền Bắc) đi lên biên giới để khảo

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 277: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 277

sát biên giớị Họ sợ anh ấy công bố, cho nên khi về, họ lấy cớ họ bắt. Hai là anh Trần Khuê, cũng thế thôi, anh ấy mới lên Lạng Sơn khảo sát, anh gặp Ban Biên Giới hỏi tình hình, anh ấy chưa lên được miền trên Hà Giang, và trên Cao Bằng. Mới đi có Lạng Sơn là cái chỗ Ải Nam Quan thôi, là về lập tức. Họ lấy cớ là anh ấy tham gia cùng với tôi, hai anh em ký văn bản thành lập hội Nhân Dân Việt Nam Ủng Hộ Đảng và Nhà Nước Chống Tham Nhũng. Họ lấy cái cớ là chúng tôi giả vờ chống tham nhũng là chính là chống Đảng và nhà nước. Chúng tôi ký ngày mùng hai tháng Chín, đến ngày năm là bị bắt bớ ngay lập tức. Đối với anh Trần Khuê là đưa ngay vào trong miền Nam, và quản chế anh ta.Cho nên vấn đề này lòng dân chỉ biết căm phẫn, rất bất bình. Nhưng mà dầu sao chăng nữa, đối với cái bộ máy cầm quyền này họ còn có cái thế mạnh của họ, cho nên bà con bên ngoài thông cảm cho chúng tôi ở trong nước, là đấu tranh không dễ đâụ Có thế thôi! Tuy nhiên cũng nói với bà con biết, là dân Việt Nam không phải là một lũ hèn đâu! Từ tổ tiên mình từ ngày xưa có những lúc khó khăn rồi bị xâm lược, nhưng dân mình sớm hay muộn từng bước, từng bước một, thế hệ này không xong đến thế hệ trẻ của các bạn sẽ phải làm cho nó sáng tỏ ra để mà đòi lại cái non sông đất nước đã để lại cho chúng tạ Có thế thôi.Nguyễn Hoàng Thanh Tâm: Thưa ông trong tâm tình đó! Anh em trẻ chúng cháu trong Mạng Lưới Tuổi Trẻ Lên Đường sẽ cố gắng trong những ngày tới sẽ có những công việc cụ thể để hợp với mọi người, với thế hệ cha anh cũng như những người ở trong nước rất can đảm, như ông hiện naỵ Để giành lại từng tất đất tổ tiên đã để lại cho chúng tạ Trong tâm tình đó, xin đại diện cho các anh chị em trẻ trong Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Đường rất cảm ơn ông đã dành thời gian cho buổi trò chuyện hôm nay. Hy vọng rằng đây là buổi nói chuyện đầu tiên sẽ mở đầu cho những buổi nói chuyện trong những ngày tháng sắp tới.Phạm Quế Dương: Tôi cũng rất cảm ơn các bạn. Các bạn trẻ, các bạn ở nước ngoài mà các bạn rất quan tâm đến đất nước. Như vậy là một điều quý rất đáng hoan nghênh. Tình hình hiện nay, mối

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 278: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

278 - Nam Quan Thương Hận

quan hệ trong nước và nước ngoài cũng ở một thời đại mới roi. Nó (chúng ta) có điều kiện để mà quan hệ với nhau, chúng ta bày tỏ tình cảm của chúng ta với non sông đất nước, tình cảm của dân tộc Việt Nam, con Lạc cháu Hồng như các cụ tổ tiên dạỵ Đó là điều đáng mừng. Vì thế các bạn trẻ cố gắng học, và làm ăn cho tốt và giúp đỡ cho đất nước. Trong đó có vấn đề giúp đỡ cho đất nước phải đi kịp với loài người bằng hướng đi dân chủ và tự dọ Đấy, cái cơ bản nhất là như vậy thồi.

Nguyễn Hoàng Thanh Tâm: Xin cảm ơn ông!

Vấn Đề Giá Trị Pháp Lý Của Các Hiệp Định Nhường Đất Và Lãnh Hải Cho Trung Quốc

Bài Của Luật Sư Đào Tăng Dực

Ngày mồng 5 tháng giêng âm Lịch, nhằm ngày 16 tháng 2 năm 2002Õ là kỷ niệm hơn 200 năm ngày vị anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ dương ngọn cờ tự chủ tiêu diệt đoàn quân Mãn Thanh xâm lược trong một trận Đống Đa lừng danh lịch sử. Sở dĩ quân ta toàn thắng và bảo vệ được quyền tự quyết dân tộc và sự toàn vẹn lãnh thổ không phải chỉ vì Quan Trung Đại Đế là một thiên tài quân sự, cũng không phải chỉ vì các tướng sĩ Tây Sơn dưới sự chỉ huy của ngài đởm lược hơn người. Lý do chính đáng nhất và quan trọng nhất là vì người dân Việt, trong bất cứ thời điểm nào, cũng nuôi dưỡng một lòng yêu nước nồng nàn. Trong thời điểm đó của lịch sử, khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm và khi sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc bị đe dọa thì lời hiệu triệu của Quang Trung Đại Đế đã được đáp ứng một cách nhiệt thành. 

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 279: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 279

Lòng yêu nước đó vẫn còn nồng nàn không kém ngày hôm nay. Tuy nhiên đáng tiếc thay, những thành phần lãnh đạo cao cấp trong đảng CSVN, cũng như nhiều thành phần sai lầm khác trong quá khứ, đã chủ quan đánh giá thấp lòng yêu nước cao độ này.Toàn dân Việt Nam đều phải đau lòng và vô cùng tủi nhục khi CSVN, qua 2 hiệp định: ”Hiệp Định về biên giới trên đất liền Việt Nam- Trung Quốc”ký ngày 30/12/99 nhường cho Trung Quốc 720 km vuông làm cho Aũi Nam Quan hoàn toàn nằm trong biên giới Trung Quốc, và”Hiệp Định phân định lãnh hải”ký ngày 25/12/00 nhường cho Trung Quốc hằng ngàn cây số vuông trên biển trong vịnh Bắc Việt. Đây là một hành động mãi quốc cầu vinh, bám víu quyền lợi bằng mọi gía, sa đọa tinh thần đến cùng cực, và tập thể lãnh đạo đảng, cũng như tất cả những cá nhân và tập đoàn khác đã cố tình đánh giá thấp lòng yêu nước của toàn dân. Họ sẽ trả một giá rất đắt trong lịch sử trước cao trào phẫn nộ của toàn thể dân tộc.

Chúng ta ngày hôm nay phải chua xót tưởng niệm ngày chiến thắng Đống Đa mỗi năm tết đến đồng thời cùng một lúc ý thức rằng các cán bộ CSVN đang tuân hành lệnh của đảng, chăm chỉ còng lưng vâng dạ cắm mốc tại biên giới Việt Hoa (dĩ nhiên với sự hăm hở cộng tác của các viên chức Trung Quốc), dùng chính 2 tay của mình để dâng cho thiên triều một phần lịch sử của giang sơn gấm vóc mà tổ tiên đã đổ xương máu qua nhiều ngàn năm gìn giữ.

Tiến trình cắm mốc để nhường đất này, đựơc biết, sẽ hoàn tất trong vòng 3 năm.

Thật vậy không những trong cộng đồng người Việt hải ngoại mà ngay cả toàn dân trong nước đều vô cùng phẩn nộ. Các nhân sĩ và tổ chức đấu tranh tại hải ngoại đều cực lực phản đối hành động mãi quốc cầu vinh này qua các cuộc biểu tình, các tuyên ngôn

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 280: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

280 - Nam Quan Thương Hận

báo chí và các bài xã luận. Cao trào phản đối này càng lúc càng dâng cao như một cơn sóng thần.

Nhiều trí thức hải ngoại có ý định dùng các Tuyên Ngôn và Công Ước Quốc Tế (mà CSVN đã ký kết và cam đoan thi hành) để đả phá giá trị pháp lý (legal validity) của hai hiệp định nêu trên.

Bên trong nước và nội bộ đảng CSVN cũng có những xáo trộn lớn. Oâng Đỗ Việt Sơn, 78 tuổi,54 tuổi đảng, hội viên Câu Lạc Bộ Bạch Đằng đã viết thư cho Tổng Bí Thư Nồng Đức Mạnh, Chủ Tịch Nước Trần Đức Lương, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An, Thủ Tướng Chính Phủ Phan Văn Khải đề nghị Quốc Hội không thông qua Hiệp Định Biên Giới Việt Trung. 20 nhân vật tên tuổi trong nước đã lên tiến chính thức trong một bức thư cũng gởi cho các lãnh tụ CSVN nêu trên dưới tiêu đề”20 Bô Lão Kháng Thư Tố CSVN Cắt Đất Cho TQ Quá Nhiều”. Cá nhân vật ấy gồm một số nhân vật tên tuổi như sau (dùng ngôn ngữ của chính đương sự):

1.Trần Quang Lê, cách mạng lão thành, 55 tuổi đảng, nguyên phó bí thư xứ ủy Nam B, đai diện cho nhóm cách mạng lão thành sinh hoạt ở T4.2.Bùi Long, lão thành cách mạng, 56 tuổi đảng, nguyên cán bộ tổng hợp của Bộ Công Nghiệp.3.Nguyễn Ngọc Diệp, thiếu tướng, nguyên chính uûy bệnh viện quân chủng phòng không không quân, cựu chiến binh,75 tuổi đời, 52 tuổi đảng.4.Quốc Lập, đại tá, cựu chiến binh, Chủ Nhiệm Công Binh Quân Khu 7. 5.Trần Độ, trung tướng,nguyên Phó Chính Uũy Quân Giải Phóng Miền Nam, nguyên phó Chủ Tịch Quốc Hội khóa VIII, nguyên Uũy Viên Trung Ương các khóa 3,4,5,6.6.Hoàng Minh Chính, nguyên Tổng Thư Ký Đảng Dân Chủ Việt Nam, nguyên tổng thư ký Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam,

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 281: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 281

nguyên chấp ủy viên ban chấp hành trung ương liên đoàn thanh niên dân chủ thế giới, nguyên viện trưởng viện triết học, sĩ quan thương binh.

9.Phạm Quế Dương, đại tá quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên tổng biên tập Tạp Chí Lịch Sử Quân Đội.10.Nguyễn Thanh Giang, Viện Sĩ, tiến sĩ địa vât lý.11.Chu Thành, nhà thơ, bút danh Tú Sót.12. Nguyễn Thụ, 75, nguyên Trọng Tài Viên Trọng Tài Kinh Tế Nhà Nước (1985-1991), nguyên vụ phó vụ sản xuất liên hiệp xã công nghiệp, thương nghiệp trung ương (1973-1985), nguyên ủy viên ban chỉ đạo cải tiến quản lý kinh tế công nghiệp chính phủ (1979-1985).13.Trần Nhật Độ, đại tá,nguyên chính ủy binh chủng đặc công.14. Trần Đại Sơn, 54 tuổi đảng, quyết tử quân-đội tự vệ chiến đấu cứu quốc Hoàng Cơ Diệu 1945,nguyên trưởng ban trinh sát đặc công sư đoàn 308B.

Ngoài ra còn vô số thư từ, kiến nghị, bài cảnh giác,đơn chất vấn, bài xã luận đặt vấn đề, bài hát và thơ miả mai phát xuất từ những cán bộ thuộc mọi cấp trong nội bộ đảng CSVN còn lương tâm đối với tiền đồ dân tộc gởi cho các cấp lãnh đạo CSVN.  Dĩ nhiên đây chỉ là”đỉnh của một băng sơn”(tip of the iceberg). Thật sự thì lòng dân đã vô cùng căm phẫn nhưng còn đang âm ỷ cháy như lòng của một ngọn núi lửa và chưa đến lúc bùng nổ mà thôi. CSVN đã gian manh dấu nhẹm hành động ô nhục này đặt toàn dân trước một sự kiện đã rồi. Trước tình cảnh này và trong niềm tuyệt vọng phát xuất từ sâu thẳm của đáy lòng từng người dân Việt trong nước cũng như ngoài nước, không phân biệt tôn giáo, phái tính hoặc quan điểm chính trị, nhiều lập luận được đưa ra để bác bỏ tính cách hiệu lực pháp lý (legal validity) của 2 bản hiệp ước nêu trên.Một số thức giả căn cứ trên điều 1 của Hiến Pháp 1992 (HP) hiện

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 282: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

282 - Nam Quan Thương Hận

hành để biện minh rằng 2 hiệp ước nêu trên là không có hợp hiến và như thế không có hiệu lực pháp lý.

Điều 1 của HP viết:“Nước CHXHCNVN là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền,các hải đảo, vùng biển và vùng trời.”

Tuy nhiên khi phân tích kỹ chúng ta phải thừa nhận rằng điều 1 tự nó không đủ biện minh cho tính cách vi hiến của 2 hiệp định về đất đai được. Hai lý do giản dị là vì: trước hết điều 1 không minh thị quy định lãnh thổ của Việt Nam gồm những lãnh địa, vùng trời và vùng biển nào?

Sau đó điều 1 cũng không minh thị quy định là không một chính quyền nào được quyền ký kết những hiệp định nhường đất cho ngoại bang.

Một khi không quy định như thế thì các chính quyền đương nhiệm sẽ có trách nhiệm quy định lãnh thổ”theo luật pháp quy định”. CSVN đang nắm quyền không những qua điều 4 HP mà còn qua quân đôỉi, công an và sự khống chế toàn diện Quốc Hội nên CSVN quy định như thế nào thì luật pháp sẽ quy định y theo như thế.

Nhiều người muốn vin vào điều 84 (13) của HP cho rằng, để cứu vãn tình thế, toàn dân phải đứng lên kêu gọi quốc hội bù nhìn CSVN từ chối không phê chuẩn hoặc phủ quyết các hiệp ước nêu trên, và như thế sẽ vô hiệu hóa tính cách pháp lý của 2 hiệp định.

Điều 84(13) viết: “Quốc Hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: …Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại, phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế hoặc tham gia theo đề nghị của chủ tịch nước.”

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 283: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 283

Mới xem qua thì đây quả nhiên là một giải pháp hữu lý và có khả năng, trong phạm vi của luật pháp và hiến pháp, vô hiệu hoá giá trị của 2 hiệp định nêu trên. Tuy nhiên, sự thật oái ăm là qua điều 4 của HP đảng CSVN là đảng duy nhất hiện hữu và nắm quyền và CSVN, qua một luật lệ và thể thức bầu cử vô cùng phản động và phi dân chủ, đã kiểm soát hầu như 100% các dân biểu quốc hội. Xác xuất Quốc Hội bù nhìn này đi ngược lại một quyết định của chính trị bộ đưa ra thật sự hoàn toàn không tưởng.

Hơn nữa chúng ta có thể nói rằng lập luận này chỉ đúng nếu không có điều 4 của hiến pháp CHXHCNVN.

Điều 4 của HP viết: “Đảng CSVN, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lương lãnh đạo nhà nước và xã hội. Mọi Tổ chức của đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và luật pháp.”

Lý do là vì điều 4 minh thị quy định đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Chính vì thế, nếu xảy ra những tranh chấp về pháp lý trên một diễn đàn quốc tế thì Trung Quốc có thể vin vào điều 4 mà lập luận rất vững chãi rằng các hiệp ước này hoàn toàn có hiệu lực pháp lý mà không cần quốc hội hoặc bất cứ một cơ chế nào ngoài đảng CSVN phê chuẩn.

Việc chính quyền CSVN ký các hiệp định nhường các vùng đất và vùng biển cho Trung Quốc rõ ràng nằm trong khuôn khổ của hiến pháp và luật pháp hiện hành. Vấn đề đều 4 của hiến pháp quá phi lý hoặc khuôn khổ luật pháp trao cho CSVN quá nhiều quyền là một vấn nạn nội bộ của dân tộc Việt Nam, không phải là vấn đề của Trung Quốc là kẻ hưởng lợi.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 284: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

284 - Nam Quan Thương Hận

Như thế điều 4 HP không những là nguyên do gây ra sự lộng quyền bán nước mà còn là căn bản pháp lý duy nhất và vô cùng hùng mạnh để biện minh cho hiệu lực pháp lý (legal validity) cho 2 hiệp ước này, và bao lâu mà hiệu lực pháp lý của chính điều 4 còn hiện hữu thì ngày đó sự toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam còn không thể vãn hồi. Cũng chính vì những lý do nêu trên mà trách nhiệm tấn công vào giá trị pháp lý của điều 4 HP với mục tiêu lên án và hủy diệt nó, trên một diễn đàn quốc tế quan trọng (như Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hoặc một toà án quốc tế có thẩm quyền) không những sẽ đem lại dân chủ thực sự cho Việt Nam mà còn hủy diệt tính cách pháp lý của 2 hiệp ước bất bình đẳng nêu trên và góp phần vào việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam. Một số trong những lập luận quan trọng chúng ta có thể nêu ra trong việc đả phá căn bản pháp lý của điều 4 là tính cách thiếu công bằng và lẽ phải (lack of justice and equity) của một văn kiện pháp lý, và sự kiện CSVN đã ký kết để thi hành nội dung các bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (TNQTNQ),Công Ước Quốc Tế về các quyền văn hóa, xã hội và kinh tế (CUQTCQVHXH&KT), Công Ước Quốc Tế về các quyền dân sự và chính trị (CUQTCQDS&CT). Lý do là vì điều 4 ngang nhiên và trắng trợn vi phạm một số điều khoảng quan trọng của các tuyên ngôn và công ước quốc tế nêu trên.

Chúng ta có thể lập luận rất vững chãi rằng, ngoài việc vi phạm nguyên tắc công bằng và lẽ phải, điều 4 không có hiệu lực pháp lý và phải bị hủy bỏ vì một khi một quốc gia đã ký kết vào một hiệp ước quốc tế thì phải điều chỉnh mọi luật lệ của quốc gia, kể cả hiến pháp, để thi hành tinh thần của các hiệp ước quốc tế này. Điều 4 đi ngược lại với tinh thần các bản tuyên ngôn và công ước nêu trên, không có hiệu lực pháp lý va phải hủy bỏ. Nếu điều 4 không có hiệu lực pháp lý thì các hiệp ước nhượng đất liền và lãnh hải nêu trên cũng không thể có hiệu lực pháp lý và trên nguyên tắc, AÛi Nam Quan, các vùng đất liền và lãnh hải bị

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 285: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 285

CSVN nhượng cho Trung Quốc vẫn còn thuộc chủ quyền của nhân dân Việt Nam (Tham khảo Thông Cáo Báo Chí của Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam ngày 25/1/02). Trách nhiệm điều chỉnh luật pháp của quốc gia (kể cả hiến pháp) để thi hành nghiêm chỉnh các công ước quốc tế được minh thị ghi rõ trong điều 2 (2) của Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Tự Do Dân Sự và Chính Trị như sau:

“Nơi quốc gia nào chưa có những biện pháp pháp lý hoặc những biện pháp khác, mỗi quốc gia hội viên trong công ước này cam kết sẽ có những biện pháp cần thiết, theo đúng những tiến trình hiến pháp, và với các điều khoảng trong công ước này,để có những biện pháp pháp lý hoặc những biện pháp khác cần thiết để thực thi các quyền lợi trong bản công ước này.”

Để xác quyết trách nhiệm này rõ rệt hơn, chúng ta cũng ghi nhận điều 2(1) của bản Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Văn Hoá Xã Hội Và Kinh Tế cũng ghi rõ trách nhiệm điều chỉnh luật pháp của quốc gia tương tự.

Chúng ta có thể nêu ra những điều khoảng mà diều 4 HP ngang nhiên vi phạm như sau:

Chúng ta ai cũng nhìn thấy rõ diều 4 HP vi phạm các điều khoảng sau đây của các văn kiện quốc tế này. Lý do là vì tất cả những điều khỏang sau đây đều nhằm mục tiêu đưa đến những cuộc bầu cử công bằng, tự do, đa đảng để người dân có thể chọn lựa những cá nhân và đảng phái họ yêu thích và tín nhiệm. Trong khi đó điều 4 minh thị quy định theo kiểu cả vú lấp miệng em rằng đảng CSVN một mình nắm quyền, khỏi cần qua một tiến trình bầu cử và đắc cử công bằng làm gì nữa:

Vi phạm điều 21(1) của bản TNQTNQ:

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 286: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

286 - Nam Quan Thương Hận

“Mọi ngươi đều có quyền tham gia vào chính quyền của quốc gia mình hoặc trực tiếp hoặc qua các đại biểu được chọn lựa một cách tự do.”

Vi phạm điều 21(3) của bản TNQTNQ: “Ý dân là văn bản của uy quyền chính phủ, điều này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử chân thật và thường xuyên, những cuộc bầu cử này phải có tính cách phổ thông và bình đẳng và phải có tính cách kín hay qua những thủ tục bầu cử tự do tương đương.”

Vi phạm điều 25 của CUQTCQDS&CT: “Mọi công dân đều có quyền và cơ hội…(a) tham gia chính sự trực tiếp hoặc qua các nhân vật dân cử do họ chọn lựa tự do. (b) bầu cử và đắc cử trong những cuộc bầu cử chân thật và thường xuyên, phổ thông, công bằng, kín, bảo đảm sự bộc lộ ý cử tri…”

Dĩ nhiên là CSVN trước một vị thẩm phán quốc tế, trong một diễn đàn hoặc một toà án quốc tế sẽ lập luận theo kiểu Mác Lê rằng”nước chúng tôi cũng rất là dân chủ, có bầu cử, có quốc hội, có báo chí v.v…”.Tuy nhiên những lập luận này chỉ có giá tri đối với một toà án bù nhìn trong nước thôi. Trên một diễn đàn quốc tế họ sẽ chỉ làm trò cười cho luật gia cả thế giới vì những trò và mánh mung lường gạt dân chúng Việt Nam thấp cổ bé miệng sẽ không lường gạt được công pháp quốc tế qua những nguyên tắc thật sự đơn giản nhưng công minh như”thực chất ưu thắng hình thức”(substance prevails over appearances) và”công lý không những phải được thi hành mà còn phải được mọi người nhìn thấy rõ là được thi hành”(justice must not only be done but must be seen to be done).

Thế thì những diễn đàn hoặc toà án quốc tế nào có thể được xử dụng trong tình huống này? Chúng ta có thể nêu ra một số sau đây:

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 287: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 287

Toà An Quốc Tế Công Lý (International Court Of Justice)Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc (General Assembly Of The United Nations)Toà An Quốc Tế về Luật Hàng Hải (International Tribunal For The Law Of The Sea)Toà An Hình Sự Quốc Tế (International Criminal Court)Toà Hoà Giải Thường Hằng (Permanent Court Of Arbitration)Uy Ban Bồi Thường Liên Hiệp Quốc (United Nations Compensation Commission)Uy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Commission On Human Rights)Uy Ban về các quyền kinh tế, xã hội và văn Hoá (Commission on Economic, Social and Cultural Rights)Ủy Ban Chống Tra Tấn (Committee Against Torture).v…v…

Trên các diễn đàn và tòa án quốc tế này, một nguyên cáo không cần phải nhất thiết (dĩ nhiên nếu được thì tốt hơn) đưa ra một vấn đề trực tiếp liên hệ đến điều 4 của HP mà vẫn đánh CSVN được những đòn chí tử trên diễn đàn quốc tế. Chẳng hạn một cá nhân bị CSVN tra tấn dã man trước khi vượt biên tìm tự do có thể đưa CSVN hoặc những công an tra tấn mình ra trước một toà án hoặc diễn đàn liên hệ để đòi bồi thường. Một trong những lập luận của người này là CSVN đã tra tấn bất hợp pháp vì điều 4 HP vi phạm nguyên tắc công bằng và lẽ phải và cho phép CSVN lộng hành quyền lực, vi phạm nhân quyền.Việc người đó có được bồi thường hay không không quan trọng bằng việc xử dụng diễn đàn này để đánh CSVN trên bình diện chính trị quốc tế và công pháp quốc tế. Chỉ cần một vị chánh án, trong một toà án quốc tế có một nhận xét (observation) công bằng về điều 4 HP là CSVN đã mất hết tất cả hào quang chính danh rồi. Huống hồ là nếu vị chánh án ấy có thể đưa ra một phán xét có thẩm quyền (authoritative ruling) về giá trị pháp lý của điều 4 HP. Dĩ nhiên Việt Nam là một nước có quyền tự quyết dân tộc và

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 288: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

288 - Nam Quan Thương Hận

CSVN, qua sự kiểm soát quân đội và công an, sẽ mặc nhiên coi thường sự phán quyết này, không bồi thường thiệt hại và lên giọng phản đối phán quyết của toà quốc tế như là một sự xâm phạm quyền tự quyết dân tộc. Tuy nhiên, chế độ sẽ lộ bộ mặt trơ trẽn là họ chỉ là một chế độ cầm quyền trên thực tế (de facto) do bạo lực mà ra. Họ chưa bao giờ là một chính quyền chính danh (legitimate) và hợp pháp (de jure) cả. Sự phân biệt từ trong quốc nội lẫn quốc tế giữa 2 khái niệm”de facto”va”de jure”này sẽ làm giảm uy tín của chế độ không thể vãn hồi và đưa đến sự sụp đổ nhanh chóng. Đánh vào tính cách pháp lý của điều 4 HP bằng mọi giá quan trọng là như thế.

Một giả thuyết khác có thể xảy ra là nếu đảng CSVN quá ngoan cố và vì bám víu quyền lực một các mù quáng tiếp tục thu hành hiệp định dâng đất cho thiên triều, sẽ đến một giai đoạn một số quân nhân hoặc lãnh đạo công an phản tỉnh trong hàng ngũ của ho xử dụng 1 điều khoảng khác trong HP hiện hành, đứng lên đảo chánh, huy bỏ điều 4 HP va khởi đầu một tiến trình tu chính toàn diện HP.

Điều 45 HP viết:“”Các lực lượng võ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả của cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nước.” Đến lúc đó cụm từ”bảo vệ xã hội chủ nghĩa và những thành quả của cách mạng”không còn được hiểu là đồng nghĩa với”bảo vệ đảng CSVN”nữa. Ngay cả trong trường hợp còn được hiểu là đồng nghĩa thì những thành phần quân đội và công an phản tỉng cũng sẽ có một chọn lựa đúng đắng và sáng suốt giữa đảng CSVN một bên này và tổ quốc và sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc một bên kia. Lúc đó các lực lượng đảo chánh có thể lập

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 289: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 289

luận rằng chính quyền họ lật đổ không còn chính danh nữa mà chỉ là một chính quyền de facto mà thôi.

Có thể lập luận rằng, xử dụng công pháp quốc tế qua các tuyên ngôn và công ước quốc tế dể đả phá trực tiếp giá trị pháp lý của 2 hiệp ước Hoa Việt nêu trên (mặc dầu đáng khuyến khích và nên xúc tiến nếu có phương tiện) ít có xác xuất thành công hơn và có mục tiêu nhắn hạn hơn là xử dụng các tuyên ngôn và công ước này để đả phá giá trị pháp lý của điều 4 HP và qua đó gián tiếp tiêu hủy giá trị pháp lý của 2 bản hiệp định ô nhục nêu trên.

Lý do là vì một khi các hiệp ước giữa những quốc gia có chủ quyền, qua những chính quyền chính danh và có thực quyền thì lập luận để bác bỏ tính cách pháp lý của các hiệp định tương đối khó. Trong khi đó diều 4 HP là một điều khoảng, trong hoàn cảnh lịch sử thế giới hiện nay, phi lý đến mức độ không những không một quan toà quốc tế nào, không một toà án nào, không một con ngưồi văn minh nào có thể chấp nhận được. Chính vì thế xác xuất thành công rất cao. Thêm vào đó sự thành công sẽ có tính cách dài hạn, khởi đầu cho một tiến trình dân chủ hoá, cải tổ hiến pháp rộng rãi, đem lại dân chủ và sự hạnh phúc lâu dài, cũng như có những biện pháp ngăn chận không cho tái diễn những trò lộng quyền nguy hiểm tương tự xảy ra trong tương lai. Nếu chỉ vô hiệu hoá trên nguyên tắc một cách trực tiếp 2 hiệp định này mà vẫn giữ diều 4 HP thì có gì để bảo đảm một hành động tương tự sẽ không xảy ra trong một tập thể đã băng hoại tinh thần như CSVN?

Chúng ta có thể tạm kết luận rằng, nếu dùng danh từ chiến thuật chiến lược quân sự thì khi ra chiến trường, mà chúng ta tấn công vào 2 hiệp định Việt Hoa ô nhục, vào sự đàn áp tôn giáo, vào sự vắng bóng tự do báo chí, vào trào lưu chuyển tiền về Việt Nam, vào việc du lịch Việt Nam v.v… là chúng ta đánh vào các”diện”khác nhau của mục tiêu. Trong khi đó nếu chúng ta hủy

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 290: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

290 - Nam Quan Thương Hận

diệt điều 4 của HP là chúng ta đã đánh vào và đã hủy diệt được”điểm”. Đánh trúng”điểm”thì các”diện”điều theo đó triệt tiêu. Đánh vào các diện thì những diện khác sẽ sinh sôi nảy nở để thay thế. Chúng ta sẽ còn phải chiến đấu vỉnh viễn.

Nếu dùng theo danh từ chính trị thì chúng ta có thể ví các”diện”như hiện tượng (manifestation) và”điểm”như bản chất (nature). Chúng ta tiêu diệt được bản chất thì các hiện tượng hại dân hại nước mới triệt tiêu.

Nếu nói theo triết học Đông Phương thì khi đánh đổ được điều 4 HP, nhất điểm thông thì vạn diện sẽ đều thông vì một khi bản chất của những hiện tượng bị hủy diệt thì các hiện tượng sẽ tùy theo duyên đó mà tự hủy diệt. Ở mức độ nào đó chúng ta có thể lập luận rằng, vì lòng tham lam quá độ, Cọng Sản Trung Quốc đã tính sai một nước cờ có tính cách chiến lược. Lý do là vì trước trào lưu dân chủ đa nguyên đang vận chuyển trên khắp thế giới, thế mội hở răng lạnh giữa 2 đảng cọng sản độc tài và lân bang này ngày càng trở nên một thế ỷ dốc quan trọng hơn. CSTQ mà sụp đổ thì chắc chắn CSVN cũng phải nhanh chóng sụp đổ theo. CSVN mà sụp đổ thì CSTQ cũng chỉ có thể tồn tại một thời gian ngắn sau đó. Bằng cách ép đàn em của mình đang nằm trong thế kẹt phải nhường đất (để giữ quyền lực) CSTQ đã hủy diệt toàn bộ uy tín của đàn em này đến mức độ chế độ có thể tiêu vong dưới sức phản kháng của toàn dân. Sự sụp đổ của CSVN sẽ thúc đẩy nhanh chóng sự sụp đổ của CSTQ vì thế môi hở răng lạnh đã chấm dứt. Đã đến lúc chúng ta phải cương quyết đẩy mạnh công tác hủy bỏ điều 4 hiếp pháp và nhiệm vụ bảo tồn sự toàn vẹn lãnh thổ của người Việt Nam trên mọi mặt trận kể cả mặt trận công pháp quốc tế nêu trên và kêu gọi sự hưởng ứng của toàn dân trong nước lẫn ngoài nước trước tình trạng quốc gia lâm nguy thất phu hữu trách này.

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 291: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 291

Luật Sư Đào Tăng Dực28/01/02 

Chết

Chết mà vì nước, chết vì dân,Chết đấng nam nhi trả nợ trần.Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,Chết như Tây Hán lúc tam phân.Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,Chết mà vì nước, chết vì dân.

Phan Bội Châu

Trung Quốc - Ý Đồ Xâm Lược Lần Thứ Hai Ngô Hoàng Minh

Hơn 20 năm trước chiến tranh Việt - Trung đã để lại không biết bao nhiêu tang thương tại các làng mạc thuộc biên giới phía Bắc. Dù vậy cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược như Hà Nội đã từng công bố và tuyên truyền đã đi vào quên lãng.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 292: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

292 - Nam Quan Thương Hận

(Hình: Bích chương tuyên truyền cuộc chiến tranh chống Trung Quốc lần thứ nhất tại Sai-gon)Ngày hôm nay, những người Cộng Sản Trung Quốc không cần xua xe tăng, đại pháo và bộ binh để tràn qua biên giới nữa. Trung Quốc chỉ bằng vào miệng lưỡi Tô Tần đã không đánh mà được thành. Hà Nội qua tập đoàn bán nước là đảng CSVN đã tự nguyện dâng một phần đất màu mỡ tại biên giới và lãnh hải cho Trung Quốc qua hai văn kiện ký kết hồi năm 1999 và 2000 vừa qua. Theo cáo giác và công bố của dư luận quần chúng trong và ngoài nước thì biên giới Việt Trung đã bị lấn hơn 700km, các di tích lịch sử như Ải Nam Quan, Thác Bản Dốc v.v..., bổng nhiên một sớm một chiều lọt vào tay người Trung Quốc.Sự kiện những nhà lãnh đạo đảng CSVN ngang nhiên ký kết các văn kiện bán nước đã làm phẩn nộ cả một dân tộc. Nhiều tiếng nói từ trong nội bộ đảng CSVN đã lên tiếng. Nhiều cáo giáo, cảnh báo từ ngoài đảng, trong lẩn ngoài nước đã chất vấn đảng CSVN. Mới đây, các ký giả quốc tế cũng đã hỏi thẳng nhà cầm quyền CSVN, phát ngôn viên của Hà Nội bà Phan Thúy Thanh đã trả lời theo kiểu”biết rồi nói mãi”trong cuộc họp báo như sau:”hai nước đã ký kết dựa trên tinh thần tôn trọng và bỉnh đẳng lẫn nhau". Trong khi đó theo tin Người Việt, tờ L'Express, tuần báo lớn ơ? Pháp trong số phát hành ngày 24 tháng 1 năm 2002 với tựa đề”Một vụ nhượng bổ bỉ ổi”đã nhận định:”Tại vịnh Bắc Bộ, vùng có nhiều tài nguyên hải sản và dầu khí, có ý nghĩa chiến lược, Hà Nội đã để mất đến 10.000km2, thậm chí gấp đôi. Theo hiệp nướcPatenotre hồi 1885, Trung Quốc được chia 38% diện tích của toàn vịnh thì nay họ chiếm đến 47%. Còn việc tranh chấp quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm năm 1974 và quần đảo Trường Sa mà Trung

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 293: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 293

Quốc chiếm năm 1988 - một vấn đề gai góc giữa hai nước đã bị gác lại do chưa có giải pháp”Tướng nước Nam dưới triều Lý là Lý Thường Kiệt đã từng mang quân Nam đi đánh Quảng Đông, quấy rối Quảng Tây và áp lực Quảng Châu. Sự kiện này đã làm vua tôi Nhà Tống Trung Quốc bấy giờ phải một phen hồn vía lên mây. Năm 1076 quân Tống quyết định Nam chinh. Đại Tướng Lý Thường Kiệt đã viết bốn câu thơ bất hủ để động viên tinh thần kháng chiến dân tộc và nhờ đó nước Nam đã chận đứng mộng xâm lược của nhà Tống. Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

(Đất nước của người Nam phải do người Nam cai tri. Điều đó đã do ý trời định. Kẻ nghịch kia dám xâm phạm đất ta, chỉ là mua lấy sự thất bại mà thôi)

Quân Tống thất bại đành phải rút về và chấp thuận ký các nghị ước giao hảọ Năm 1078, vua Lý Nhân Tông sai sứ đưa voi triều cống và đòi lại được những Châu, Huyện ở miền Cao Bằng (Quảng Nguyên) đã bi. Tống chiếm giữ. Mùa hạ năm Giáp Tý (1084) Lý triều lại phái Binh bô. Thi. Lang Lê văn Thịnh (thủ khoa đầu tiên của nước Việt) sang yêu cầu Tống triều phải phân chia lại địa giới và trả nốt mấy huyện mà Tống vẫn còn chiếm giữ. Vấn đề phân chia địa giới đối với thời bấy giờ đáng kể là một việc quan trọng vì đến đời Lý, cương thô? Việt Nam chỉ mới rỏ rệt về phương Nam vào khoảng Thanh Hóa, cách biệt với đất Chàm do dẫy núi Hoàng Sơn và về phương Bắc từ Cao Bằng sang Đông. Điạ phận Đông Khê so sánh với ngày xưa không khác lắm. Từ nơi này ra biển, Bắc ngạn sông Kỳ Cùng thuộc về Tống gồm có châu Tây Bình, Lộc Châu và huyện Thanh Viễn rồi tới chổ gần bể, lĩnh thô? Việt Nam còn ăn vào tới tỉnh Quảng Đông đến gần vịnh Khâm Châu.Dưới các chế độ phong kiến, trải qua nhiều đời Vua, đất nước có lúc mạnh lúc yếu nhưng người nước Nam chưa bao giờ chịu nhường một tấc đất cho Trung Quốc. Thậm chí khi thế mạnh còn dám đem quân chinh phạt để đòi lại các lãnh thổ đã bị mất. Trước khí thế quật cường

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 294: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

294 - Nam Quan Thương Hận

và không chịu đồng hóa của dân tộc Việt, thiên triều Tống đã phải ngậm bồ hòn đồng ý đổi nước Nam từng coi như một quận của họ là Giao Chi? Quận thành một nước có chủ quyền riêng biệt là An Nam Quốc, phong cho vua Nam là An Nam Quốc Vương năm 1164. (Theo Việt Sư? Toàn Thư của Phạm Văn Sơn)

Năm 1206, Thành Cát Tư Hản đưa vó ngưa. Mông Cổ dẩm nát hơn 1/2 phần đất của thế giới. Nhiều quốc gia Âu Châu và Á Châu đã bi. Mông Cổ chiếm giữ và cai tri. Cả một đế quốc Trung Hoa dưới triều Tống cũng bị đại bại và thần phục dưới những người lính Mông Cổ thiện chiến nhất hoàn cầu. Câu nói nổi tiếng của người Mông Cổ đã được thế giới chứng nghiệm.”Nơi nào vó ngựa quân Mông Cổ đi qua thì cỏ cây cũng hết sống".

Vậy mà vó ngưa. Mông Cổ đã bị đại bại dưới lòng can đảm và tài dụng binh có một không hai của quân Tướng nước Nam. Gần 30 năm liên tục, không chỉ đem quân có một lần, mà ba lần vượt biên giới Trung Viêt, ba lần quân nhà Nguyên (Mông Cổ) đã phải ôm đầu máu chạy dài. Từ Thoát Hoan, Toa Đô cho đến Ô Mã Nhi, danh tướng nhưng trở thành bại tướng, quân Mông Cổ, đoàn quân chưa bao giờ bại trận đã kiêng phục và đại bại trước lòng yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc Việt.

Cũng giống như một số lãnh đạo đảng CSVN hiện nay. Thời nào, thì đất nưóc cũng có những người con bội phản tổ quốc. Thời đó, khi vua tôi nhà Trần lo chống đở ngoại xâm, thì Trần ích Tắc, cùng một số vương tôn tham sống sợ chết cũng đã dâng đất xin hàng. May lắm thay, Việt Nam nhờ có một Trần Hưng Đạo, bách chiến bách thắng, nhờ có một Trần Thu? Độ một lòng báo quốc tận trung, đã nói câu nói để đời trong lịch sư? Việt:”Đầu hạ thần chưa rơi xuống đất thì xin bệ hạ đừng lo". Đọc sử sách gần 1000 năm trước mà rơi nước mắt. Ngày nay, địch chưa đánh thì vua tôi CSVN đã hai tay, qùi gối ký văn kiện bán nước, xin nhường đất. Cả một giải biên giới mênh mông, non sông gấm vóc của tổ tiên với nhiều di tích lịch sữ đã biến mất trên bản đồ địa lý Việt Nam. Ai sẽ là một Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo tân thời để trong nước thì dẹp lũ mãi quốc cầu vinh, ngoài nước thì đòi lại đất đã và đang

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 295: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 295

bị ngoại bang xâm chiếm? Ai sẽ trả lại cho dân tộc Việt câu thuộc lòng lịch sử”Nước Việt Nam ta từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau".

Những nhà lãnh đạo đảng CSVN mắc một chứng bệnh mộng tưởng chính trị. Họ vẫn thường cho là đất nước Việt Nam thuộc quyền sở hửu riêng của họ. Vì vậy, họ có độc quyền sang nhượng, ký kết các vùng biển, hải đảo cho các giới thương gia quốc tế hơn hàng chục năm để mang lại lợi nhuận riêng cho Đảng. Vì an toàn bản thân và vì các mưu đồ chính trị hèn hạ khác, họ sẳn sàng nhượng đất cho ngoại bang để giữ vững vị thế lãnh đạo. Điều 4 Hiến Pháp của CSVN đã cho phép và đã thể hiện toàn bộ căn bệnh mộng tưởng ấy. Chưa hết, điều 17 trong Hiến Pháp còn qui định rõ về quyền làm chủ của Đảng CSVN trên các tài nguyên quốc gia. Điều này ghi như sau:”Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục điạ và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà Nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các nghành và lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật qui định là của Nhà nước, đều thuộc sở hửu của toàn dân.”Sợ còn chưa hết ý nghĩa, trong điều 18 đã được nhắc lại cho rõ:”Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật.... Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dàị..”

Một mặc công nhận các quyền trên thuộc Nhà Nước và sở hửu của toàn dân, nhưng mặc khác thi minh thi quyền của Đảng có tính cách tối thượng. Điều 4 Hiến Pháp đã nói lên bản chất của chế độ, vì đã khẳng định vai trò chủ nhân ông duy nhất của đảng CSVN trên toàn bộ cơ chế chính trị, xã hội của Việt Nam kể cả các chủ thể do CSVN đặt ra như Nhà Nước, Quốc Hội v.v.... Điều 4 đã khẳng quyết rất rõ, không mập mờ, không che đậy bản chất gì cả:”Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo (duy nhất) Nhà nước và xã hộị..”

Như vậy, điều 4 đã bao trùm toàn bộ căn bản pháp lý cho phép đảng CSVN, với danh nghĩa lưc lượng lãnh đạo Nhà Nước (duy nhất) để ký kết các văn kiện bán nước, ký kết các văn kiện chuyển nhượng đất đai để làm giàu cho ngân qủy kinh tài. Ngày nào điều 4 còn hiện hữu trong bản Hiến Pháp của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày đó đảng

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 296: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

296 - Nam Quan Thương Hận

CSVN còn có thẩm quyền nhân danh Việt Nam để ký kết thêm các văn kiện bán nước, các giao dịch chuyển nhượng đất đai khác nữa. Trong bối cảnh chính trị trên, đốn ngã điều 4 là đốn ngã vị trí hợp hiến và lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước. Tạo điều kiện chiến thuật cho Quốc Hội (bù nhìn) và các chủ thể khác như Nhà nước (bù nhìn) được nâng cấp và bình đẳng về mặt chính trị với đảng CSVN. Vì vậy, đảng CSVN mất vị thế đơn phương là đại diện duy nhất của Việt Nam khi ký kết các văn kiện có tầm vóc liên hệ đến chủ quyền quốc gia. Các văn kiện đã ký kết trước kia nhân danh Đảng, vô hình chung bị giãm giá trị pháp lý. Trên căn bản có cơ sở để phủ nhận những văn kiện bán nước, Việt Nam và Chính Quyền Tư. Do Dân Chủ trong tương lai có đủ thẩm quyền và tư thế để biện minh cho tính vô lý của các văn kiện trên về mặt công ước quốc tế. Đốn ngã điều 4 cũng tạo điều kiện và cơ hội cho các tiếng nói đối lập, các tổ chức không trực thuộc quyền kiểm soát của đảng và nhà nước xuất hiện hợp pháp và hợp hiến để công khai hoá các áp lực đấu tranh. Nói một cách bạch hoá, đòi huỷ bỏ điều 4 chính là đòi công khai hóa và hợp thức hóa vị trí của đối lập, đối trọng về mặt chính trị. Có sự hiện diện của nhiều tiếng nói đối lập, đảng CSVN có muốn bán nước cũng không đủ tư cách và vị thế để bán nước thêm lần nữa. Tính công khai về mặt chính trị dù không đủ mạnh để áp lực chế độ, nhưng đủ vị trí để làm các thế lực độc tài, bạo quyền phải e dè, cân nhắc trước khi có các quyết định quan trọng. Ông Nguyễn Kiến Giang trong tiểu luận bàn về tính bí mật và công khai khi phân tích về bản chất của tính này đối với chế độ cực quyền đã nhận xét chính xác:”tính công khai đụng tới tất cả các mặt của đời sống, không có ngoại lệ...chẳng hạn quốc phòng và an ninh là những lãnh vực có nhiều bí mật nhất, những vẫn không phải là khu vực bí mật tuyệt đốị..".Tính công khai sẽ đụng đến các vấn đề sau:”Đánh giá sự thật của các mặt đời sống xã hội, những mặt tích cực cũng như tiêu cực; Chuẩn bị và thông qua những quyết định quan trọng, có liên quan đến lợi ích của nhân dân; Lựa chọn người vào các chức vụ quan trọng trong bộ máy của đảng và nhà nước, trước hết là các cơ quan được bầụ..”

Nhiều người vẫn cho là bản Hiến Pháp của CSVN chỉ là miếng giấy không hơn không kém, vì vậy không cần phải đặt vấn đề thay điều này,

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 297: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 297

sửa điều nọ cho mất thời giờ. Phải xoá bỏ toàn bộ bản Hiến Pháp trên thì mới giải quyết rốt ráo vấn nạn Việt Nam. Điều này trên thực tế, chỉ có thể phù hợp đối với những người đang đấu tranh an toàn tại hải ngoại, đã không hoặc chưa bao giờ bị áp lực của chế độ khi phải đương đầu với các điều khoản, hoặc cơ chế của Hiến Pháp CS ngay tại Việt Nam. Hảy cứ thử đi về trong nước, hảy cứ thử xin giấy chiếu khán, hảy cứ thử làm thủ tục xuất nhập khẩu, hảy cứ thử chuyển giao tài liệu quốc cấm, hảy cứ thử liên hệ với các thành phần phản kháng, hảy cứ thử đừng ra nước ngoài để công khai lên tiếng chống lại chế độ, hảy cứ thử đặt mình trong hoàn cảnh của các nhân vật đối lập quả cảm.... Có như vậy, thì chúng ta mới hiểu được nổi khó của những người đấu tranh trong và ngoài nước đã và đang bị áp lực của cái gọi là Hiến Pháp CSVN như thế nào. Và phải hiểu tại sao một cá nhân không tất sắt trong tay, lại mạnh miệng đòi hủy bỏ toàn bộ bản Hiến Pháp, trong khi nhiều đoàn thể, nhiều tập hợp, có nhiều nhân sự, nhiều phương tiện lại chủ trương đấu tranh tiệm tiến. Vấn nạn của chúng ta là bằng cách nào để xóa bỏ hiệu quả toàn bộ bản Hiến Pháp của CSVN, dựa vào căn bản của yếu tố nàỏ tiền của nàỏ người nàỏ, lãnh tụ nàỏ lực lượng nàọ... Thực tế đấu tranh lúc nào cũng khắc nghiệt và nhiều khi đối chọi lại với ao ước. Bản Hiến Pháp 1992 của CSVN vẫn có giá trị để đảng CSVN đại diện Việt Nam ký kết các văn kiện bán nước cho dù chúng ta chấp nhận hay không. Bản Hiến Pháp trên cũng vẫn mang đầy đủ áp lực và hiệu lực để bóp chặt các tiếng nói đối lập đang hoạt động nguy hiểm trong nước, để trấn áp các hoạt động bí mật và công khai đang tìm cách đẩy chế độ đi bên lề lịch sử. Bản Hiến Pháp này với các điều khoản vô lý chính là cái vòng kim cô thắt chặt lên đầu của hơn 75 triệu nhân dân Việt Nam. Không ai muốn mang nó, và cũng không ai chấp nhận nó cả. Tuy nhiên, phải vất bỏ nó ngay lập tức thì chúng ta chưa đủ pháp thuật thần thông. Trong hoàn cảnh hiện tại, mọi pháp thuật nhằm làm giảm giá trị bản Hiếp Pháp 1992, làm thay đổi một cách tiệm tiến để có lợi cho tiến trình dân chủ, làm vô hiệu hoá từng điều khoản vô lý để phủ nhận vai trò lãnh đạo đảng CSVN, để bác bỏ tính hợp hiến của chế độ trong việc ký kết các văn kiện bán nước đều cần thiết, cấp bách và cần được tiếp trợ. Nhờ vậy, vòng kim cô trên đầu dân tộc Việt mới mỗi lúc một mất đi sức mạnh để cho tiến trình dân chủ hoá sớm được thành hình

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 298: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

298 - Nam Quan Thương Hận

Ngô Hoàng Minh

Vụ án hệ trọng được khởi đầu Bùi Tín

            Trong năm 2001, dư luận trong và ngoài nước bàn tán sôi nổi về bản Hiệp định về Biên giới trên Đất liền và bản Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.             Bộ máy tuyên truyền chính thức của Hà Nội chỉ loan báo vắn tắt rằng bản hiệp định thứ nhất đã được ký ngày 30-12-99 và bản hiệp định thứ hai đã được ký ngày 25-12-2000.             Chưa có một tin tức chính thức nào của Hà Nội đưa tin là hai hiệp định ấy đã được quốc hội Việt Nam thông qua; do đó không ai biết rằng hai văn kiện hệ trọng ấy được thông qua chưa? nếu đã được thông qua rồi thì trong phiên họp nào? vào ngày nào? và có dơ tay biểu quyết hay không (hay chỉ vỗ tay ào ào?) và với số thuận là bao nhiêu?             Ấy vậy mà bản Hiệp định Biên giới đã được thực thi từ ngày 27-12-2001, khi hai phía Việt Nam - Trung Quốc tổ chức việc cắm những cột mốc đầu tiên trong số 1500 cột mốc, bắt đầu từ Quảng Ninh sát biển đi dần về phía Tây.             Dư luận trong nước bắt đầu từ các vị”cách mạng lão thành”40, 50 tuổi đảng, đến anh chị em trí thức, luật gia, nhà sử học, từ các câu lạc bộ các cụ về hưu như Câu lạc bộ Thăng Long ở thủ đô, Câu lạc bộ Bạch Đằng ở Hải Phòng, đến các câu lạc bộ sinh viên ở Sài Gòn, từ các cựu chiến binh, thương binh đến các viên tướng ngực đầy huân chương... ngày càng sôi nổi bàn luận về hai bản hiệp định nói trên. Nhiều câu hỏi được đặt ra, chất vấn những người lãnh đạo của đảng và nhà nước. Vấn đề chất vấn lớn nhất là: vì sao hai bản văn kiện hệ trọng đến vận mệnh quốc gia đến thế, đã được ký từ hai và một năm nay, mà người dân và đông đảo cán bộ không hề được biết nội dung của nó ra làm sao?

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 299: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 299

Nó có bao nhiêu điều khoản? Lợi hại đối với đất nước ra sao? Phía ta được gì, mất gì so với trước? Ở các nước khác, các hiệp định biên giới thường kèm theo những bản đồ tỷ mỷ, sao ở ta lại có sự kín mít không bình thường đến như vậy? Lòng yêu nước trỗi dậy             Lòng yêu nước không phải là một khái niệm mơ hồ, chung chung. Nó gắn bó với những hiện tượng cụ thể. Cột mốc biên giới, đánh dấu ranh giới quốc gia là một vật thể thiêng liêng do tổ tiên, cha ông truyền l.ại để con cháu giữ gìn trọn vẹn. Biết bao xương máu liệt sỹ đổ ra để giữ gìn cột mốc biên giới nguyên vẹn.             Từ đầu năm 2001, nhà văn gan góc Dương Thu Hương, thường ngồi bệt xuống bãi cỏ cùng dân chúng, đã sớm nói lên nỗi lòng cụ thể của người dân đau xót khi cảm thấy cột mốc Ải Nam Quan xưa (sau đổi là Hữu Nghị Quan) đã không còn ở chỗ cũ, nó đã bị đặt lùi lại sâu trong đất Việt ta vài kí-lô-mét!             Tháng 2-2001, cụ Đỗ Việt Sơn, 78 tuổi đời, 54 tuổi đảng, sống ở Hải Phòng, nổ pháo hiệu đầu, chính thức dõng dạc chất vấn những người lãnh đạo cao nhất của đảng và nhà nước nhân đại hội IX của Đảng Cộng sản, và yêu cầu quốc hội, dứt khoát từ chối, không thông qua hai bản hiệp định này. Cụ nêu lên những con số đau lòng: phải chăng ta đã nhường cho Trung Quốc 720 kí-lô-mét vuông đất trên bộ và 10% Vịnh Bắc Bộ, nơi giàu tài nguyên hải sản, khí đốt và dầu mỏ, chưa kể về du lịch?             Tiếp đó nhà luật học Lê Chí Quang, 30 tuổi, đánh động dư luận trong và ngoài nước, truyền tin trên mạng internet về những vấn đề khuất tất, mờ ám quanh hai bản hiệp định. Thái độ của Lê Chí Quang dấn thân cho toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc sau khi ủng hộ hết mình các chiến sĩ dân chủ Trần Độ, Nguyễn Thanh Giang... cho thấy yêu nước và dân chủ hiện tại là đồng nhất; những kẻ bị lên án lộng quyền, nhượng đất, bán đất cho nước ngoài, cũng là những kẻ độc đoán, chống dân chủ, đàn áp nhân dân trong nước. Gần đây, bất chấp sự hăm dọa của công an,

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 300: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

300 - Nam Quan Thương Hận

Lê Chí Quang viết một bài luận văn xác đáng: Hãy cảnh giác với Bắc triều.             Nhân phiên họp cuối năm của quốc hội khóa X, ngày 28-11-2001, 26 nhân vật tiêu biểu công khai gửi thư"tha thiết yêu cầu quốc hội không thông qua hiệp định Việt-Trung vì đó là một hiệp định bất bình đẳng, cắt đất, cắt biển cho Trung Quốc, phạm trọng tội đối với tổ tiên". Trong số người ký tên, có trung tướng Trần Độ, nguyên phó chủ tịch quốc hội, ông Hoàng Minh Chính, thiếu tướng Nguyễn Ngọc Diệp, đại tá Quốc Lập, đại tá Phạm Quế Dương, tiến sỹ vật lý Nguyễn Thanh Giang, nhà văn Hoàng Tiến, đại tá Trần Nhật Độ, cựu chiến binh Trần Dũng Tiến, nhà báo Nguyễn Vũ Bình...             Ngày 22-12-2001, 11 nhân vật tiêu biểu khi được tin việc cắm mốc biên giới sắp thực hiện, lại khẩn cấp gửi quốc hội, trung ương Đảng Cộng sản và chính phủ, yêu cầu quốc hội tổ chức phiên họp đặc biệt nghe lãnh đạo đảng và nhà nước giải trình vấn đề cực kỳ hệ trọng là Hiệp định Biên giới và Lãnh hải Việt-Trung. Hàng rào câm lặng             Trước sự bàn tán xôn xao của dư luận trong và ngoài nước, trước hàng loạt thư công khai yêu cầu, đề nghị, chất vấn... các cơ quan lãnh đạo đảng và nhà nước vẫn im lìm! Họ coi như không có gì xảy ra cả. Mặc dầu chính họ đã đề ra luật về trả lời những chất vấn, khiếu nại của công dân!             Hàng trăm lá thư của công dân gửi chủ tịch nước Trần Đức Lương, ông Lương ngậm tăm. Hàng trăm lá thư của đảng viên gửi tổng bí thư Nông Đức Mạnh, ông Mạnh im như thóc! Hàng chục đại biểu quốc hội và hàng nghìn cử tri gửi thư cho chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An, ông An giả điếc!             Họ coi thường người dân, coi dân như cỏ rác? Hay là họ sợ mở miệng mắc quai? Chắc đã có nhiều chuyện mờ ám, nhiều sự thật tội lỗi họ sợ bị đưa ra ánh sáng. Trước bức tường câm lặng của đảng độc quyền, dư luận càng thêm xôn xao, rầm rì loan

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 301: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 301

truyền nhiều tin đồn mà thực hư chưa hề được sáng tỏ. Bà con ta loan truyền rộng rằng:             - Theo Hiệp định Biên giới, phía Việt Nam bị thiệt lớn; có đến 720 kí-lô-mét vuông bị mất đứt cho Bắc triều; rằng cột mốc số không không còn ở sát chân cổng Ải Nam Quan mà đã bị rời vào phía trong một kí-lô-mét, có người nói hai kí-lô-mét! Rằng suối Phi Khanh nơi tương truyền cha của Nguyễn Trãi là Phi Khanh, tiễn con trở về tổ quốc rửa nhục cho nước, hai cha con đều khóc, nước mắt rơi thành một dải suối con, ở ngay trước Ải Nam Quan trên đất Việt Nam, nay cũng”biến”sang đất Trung Hoa; Rằng thác Bản Dốc, một thắng cảnh đặc sắc của tỉnh Cao Bằng nay đã thuộc về Trung Quốc! Rằng hàng loạt cao điểm thuộc sáu tỉnh biên giới cũng đã bị lấn chiếm không cần một tiếng súng!             - Theo Hiệp định Lãnh hải, tin tức tiết lộ từ trong đảng cho biết Vịnh Bắc Bộ đã được chia lại theo tỷ lệ 53% cho Việt Nam, 47% cho Trung Quốc; có tin cụ thể hơn nói là 53,23% cho Việt Nam, 46,77% cho Trung Quốc. Trước đó, theo Hiệp ước Patenôtre ký giữa Pháp và Trung Quốc năm 1885, thì tỷ lệ chia ở Vịnh Bắc Bộ là 62% lãnh hải là của Việt Nam thuộc Pháp và 38% là của Trung Quốc. Như vậy, Việt Nam vừa mất đứt hàng nghìn kí-lô-mét vuông lãnh hải, mất 16% diện tích Vịnh Bắc Bộ, nơi có nhiều tài nguyên về hải sản, khí đốt, dầu hỏa và thắng cảnh...             - Dư luận còn bàn tán rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc sỏ mũi, bị ép phải cúi đầu chấp nhận việc tách hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ra, không bàn đến trong hiệp định về lãnh hải giữa hai nước, nghiễm nhiên khẳng định rằng hai quần đảo ấy trên thực tế đã thuộc về Trung Quốc, không cần phải bàn cãi gì nữa cả! Vậy là những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đã mặc nhiên công nhận việc Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và quần đảo Trường Sa năm 1988 là chính đáng, mặc dầu chúng ta có nhiều chứng cứ về hành chánh, sử học, nhân chủng học, pháp lý,

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 302: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

302 - Nam Quan Thương Hận

khảo cổ về chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo ấy. Giáo sư Monique Chemillier-Gendreau của trướng Đại học Paris VII đã viết cuốn sách Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do L'Harmattan xuất bản tháng 3-1996 để khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo này. Bắc Kinh am hiểu thế ngồi trên lửa của Hà Nội, đồng tình không công bố văn bản hiệp định trên báo chí, trên công báo, theo nếp của một đảng toàn trị: bí mật của đảng cao hơn cả bí mật quốc gia. Sức ép ở cấp cao nhất             Từ những tiết lộ của một số cán bộ cao cấp trong ban biên giới của chính phủ và trong phái đoàn Việt Nam đàm phán với Trung Quốc, các đại biểu Việt Nam trong phái đoàn chịu sức ép”khủng khiếp”từ nhiều phía. Trước hết là sức ép của đối phương, của phía Trung Quốc. Cuộc đàm phán kéo dài hơn năm năm thì đầu năm 1999, tổng bí thư Giang Trạch Dân đề ra yêu cầu với tổng bí thư Lê Khả Phiêu rằng hai bên cam kết đi đến ký kết Hiệp định về Lãnh thổ trước cuối năm 1999 và Hiệp định về Lãnh hải trong Vịnh Bắc Bộ trước cuối năm 2000. Tổng bí thư Phiêu chỉ còn biết dạ”hảo! hảo!". Phía Trung Quốc luôn nhắc phải đi đến thỏa thuận đúng hạn, không thể dây dưa, như hai nhân vật cao cấp nhất đã cùng nhau cam kết. Phía Hà Nội cũng ép phái đoàn của mình phải tôn trọng cam kết của cấp cao nhất, đi đến ký kết cuối năm 1999 và 2000. Phía Trung Quốc, nắm đằng chuôi, không chịu nhượng bộ hay chỉ nhượng bộ vài chỗ thứ yếu, không đáng kể, thế là phía Việt Nam, đành ngậm bồ hòn làm ngọt, nhượng bộ tới số. Thỉnh thoảng phía Trung Quốc thò ra viện trợ kinh tế, giúp đỡ theo tình đồng chí, môi hở răng lạnh, mỗi lần vài chục triệu đô-la, coi như chất nhờn cho bộ máy đàm phán chạy trơn tru.             Đó là điều giải thích tại sao các hiệp định đều được ký vào tháng cuối năm, thậm chí vào ngày gần cuối năm: 30-12.             Các đầu óc Đại Hán không thiếu những sáng kiến những mưu cao, mẹo sâu để ép các chư hầu, khi họ hiểu rõ các chư hầu ấy đã chịu thuần phục. Họ thừa hiểu các tổng bí thư từ Đỗ Mười

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 303: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 303

qua Lê Khả Phiêu đến Nông Đức Mạnh, hiện nay đều là đệ tử của đường lối đối ngoại”kiên định", coi thiên triều Bắc Kinh là chỗ dựa chính trị, kinh tế, quốc phòng và an ninh vững chắc nhất, là mối liên minh đáng tin cậy nhất do chung chế độ xã hội chủ nghĩa, chung học thuyết Mác-Lênin, chung nền chuyên chính độc đảng; họ chỉ hội nhập với thế giới hiện đại một cách dò dẫm, đầy e ngại và hoài nghi, một mực cho rằng Hoa Kỳ và phương Tây đã thực hiện”diễn biến hòa bình”làm tan rã Liên Xô và nay cũng đang thực hiện”diễn biến hòa bình”hướng vào Trung Quốc và Việt Nam... Những đầu óc bảo thủ, giáo điều, lão hóa vẫn còn bị quá khứ cầm tù, không sao nhìn ra được con đường sáng sủa ở tương lai khi thực lòng hòa nhập với thế giới dân chủ hiện đại. Họ là nguyên nhân tệ hại làm cho đất nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam vẫn lỡ chuyến tàu tốc hành chung của loài người tiến bộ đang lao đến hòa bình, hữu nghị, phát triển và thịnh vượng. Sức chấn động của một sự kiện             Những câu hỏi quanh hai hiệp định Việt-Trung đang sôi sục, vang dội từ trong nước ra nước ngoài. Cả một trào lưu yêu nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc đang trỗi dậy. Bất kể quá khứ chính trị, mỗi người Việt Nam đều cảm thấy bị xúc phạm, khi được tin đất nước đã bị cắt mất hàng trăm, hàng ngàn cây số vuông đất liền và lãnh hải. Đất nước lâm nguy! Lâm nguy thật sự khi nằm trong tay những kẻ mù quáng đặt sự tồn tại của một phe đảng cao hơn toàn vẹn lãnh thổ, cao hơn lợi ích của dân tộc.             Đây là dịp để lòng yêu nước bật dậy! Với lòng yêu nước, các đại biểu quốc hội sao lại không chất vấn chính phủ, đòi phải tường trình về quá trình đàm phán, về văn bản hai bản hiệp định kèm theo bản đồ phụ lục. Với lòng yêu nước, các đảng viên cộng sản, các ủy viên trung ương sao không chất vấn bộ chính trị, tổng bí thư về vấn đề trọng đại này. Không thể chấp nhận lời trấn an dễ dãi: hãy tin ở bộ chính trị; bộ chính trị đã đồng ý thông qua hai bản hiệp định, hiện nay công bố không có lợi, hãy bình tĩnh và

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 304: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

304 - Nam Quan Thương Hận

chờ đợi! Trong tình hình hệ trọng này, buông xuôi, làm ngơ, có thể coi là đồng lõa.              Những nhân vật trực tiếp chịu trách nhiệm lớn nhất về hai hiệp định nói trên là: các tổng bí thư Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh; chủ tịch nước Trần Đức Lương; thủ tướng Phan Văn Khải; chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An; phó thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm... họ sẽ phải mở mồm trả lời về phần trách nhiệm của họ.             Sẽ không phải là có quá nhiều tưởng tượng để đoán trước rằng rồi sẽ có những phiên tòa của đất nước đã đổi mới thật sự, để xét xử những tội phạm đã nhượng đất, bán đất cho nước láng giềng, chà đạp lên hiến pháp và luật pháp hiện hành, những tội luôn được coi là nghiêm trọng nhất, mang tính chất phản quốc rõ rệt.             Vụ án hiệp định Việt-Trung đã bắt đầu trong dư luận, đang lan rộng, không có cách nào bưng bít và dập tắt được. Trước mắt, mong rằng mỗi người Việt Nam ở trong nước hay ở ngoài nước, đặc biệt là bà con ta ở hải ngoại sắp về thăm quê hương vào dịp Tết Châm Ngọ, các bạn bè của Việt Nam ở khắp nơi, có dịp hãy chất vấn nhà cầm quyền độc đảng về sự kiện hệ trọng này, buộc họ phải mở mồm. Họ im thì đã có 1500 cột mốc biết nói, đã có bà con các xã, huyện, tỉnh biên giới, cán bộ cơ sở ngành hành chính, ruộng đất, đo đạt, lâm nghiệp, địa chỉ bản đồ, giao thông, vận tải, đường bộ và đường biển... biết nói. Thúng không ụp nổi voi. Mọi người Việt Nam hãy theo dõi vụ án này cho đến khi kết thúc. Nó có thể là vụ án chính trị dẫn đến sự cáo chung của một chế độ chính trị độc đoán, cổ hủ, chồng chất quá nhiều ảo tưởng, lầm lẫn và tội lỗi. Bùi TínParis, đầu năm 2002 Những điều mờ ám đằng sau 2 bản Hiệp định* Không cho công luận biết nội dung Hiệp định ** Sức ép của Trung Quốc ** Hệ quả cuả đường lối đối ngoại sai lầm *

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 305: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 305

* Mọi người Việt yêu nước hãy lên tiếng *LTS. Ngày 14-01-2002 Radio RFI đã phỏng vấn ông Bùi Tin tại Paris, về 2 bản Hiệp định Việt-Trung do phóng viên Thụy Khuê thực hiện. Mỗi buổi phát thanh bằng tiếng Việt của đài RFI có khoảng hai triệu người nghe tại Việt Nam. Người Việt hải ngoại có thể nghe bài phỏng vấn này trên Website của đài RFI (http//www.rfi.fr) và đài VNCR ở California (Hoa Kỳ). Dưới đây là bản ghi nguyên văn cuộc phỏng vấn.Lời RFI: Ngày 27-12-2001 vừa qua lễ cắm mốc biên giới Việt-Trung được cử hành tại Móng Cái, việc cắm mốc này sẽ được thực hiện trong 3 năm và là thành quả của hiệp định biên giới và lãnh hải Việt-Trung đã được ký kết ngày 30-12-1999 và ngày 25-12-2000. Nhưng nội dung của hiệp định không được công bố, nhà báo Thành Tín tức Bùi Tin sẽ phân tích cùng quý vị những sự kiện đã xảy ra cùng dư luận trong nước chung quanh việc ký kết hai hiệp định này.RFI: Thưa anh Bùi Tín, anh là người theo dõi rất sát vấn đề hiệp định biên giới Việt-Trung, vậy trước hết xin anh sơ lược nhắc lại cùng thính giả RFI diễn biến của sự việc này?Bùi Tín: Vâng, gần đây dư luận trong nước bàn tán khá nhiều về hai hiệp định vừa ký với Trung Quốc, hiệp định phân định lãnh thổ trên bộ và hiệp định phân định lãnh hải vịnh Bắc bộ.  Cho đến nay theo tin tức chính thức của nhà nước thì chỉ biết hiệp định trên bộ đã được ký ngày 30-12-1999 và hiệp định vịnh Bắc bộ ký ngày 25-12-2000, dư luận không được biết hai hiệp định ấy dài bao nhiêu, có bao nhiêu điều khoản và nội dung những điều khoản ấy ra sao. Không có một bản đồ nào kèm theo để công bố bình thường như các nước khác cả.Do đó nhân dịp đại hội 9, cụ đảng viên lão thành Đỗ Việt Sơn, Hải Phòng, 54 tuổi đảng, đã gửi thư công khai đặt vấn đề phải chăng ta đã nhượng bộ cho Trung Quốc quá nhiều qua hai hiệp định ấy, và do đó yêu cầu Quốc hội và đại hội đảng công khai thảo luận vấn đề này, và nếu đó là hai hiệp định bất bình đẳng thì không nên thông qua. 

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 306: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

306 - Nam Quan Thương Hận

Và, nhân dịp cuối năm 2001, 26 nhân vật tiêu biểu đấu tranh cho dân chủ đã lên tiếng yêu cầu đưa ra công khai vấn đề này và cũng đặt ra vấn đề phải chăng 720 km2 đã bị mất cùng một loạt cao điểm đã bị chuyển về tay Trung Quốc và vịnh Bắc bộ. Phải chăng ta đã mất 10% [lãnh hải] diện tích thêm nữa, từ tỷ lệ của hiệp ước Patenôtre (1885) là 62/38 bây giờ chuyển thành 54/46 do đó mà 10% diện tích giàu tài nguyên, hải sản, hơi đốt, dầu mỏ và du lịch đã bị chuyển nhượng sang phía Trung Quốc. 26 nhân vật này phần lớn là những người đấu tranh cho dân chủ như tướng Trần Độ, nhà khoa học Nguyễn Thanh Giang, ông Hoàng Minh Chính, đại tá Phạm Quế Dương, nhà luật học trẻ Lê Chí Quang... Họ đã đặt vấn đề là phải công khai tất cả vấn đề đã ký kết với Trung Quốc và Quốc hội phải mở một cuộc điều trần đặc biệt của những lãnh đạo đảng cho biết là ai đã thông qua và thông qua làm sao.RFI: Thưa anh, theo tin mới nhất cho biết, thì việc cắm mốc biên giới đã bắt đầu thực hiện ngày 27-12-2001, vậy thì sự việc này có thể được hiểu như thế nào? Theo anh thì tại sao lại có sự cắm mốc khá vội vàng như thế trong khi nội dung hiệp định lại không được công bố?Bùi Tín: Như vậy tức là hiệp định biên giới trên bộ đã có hiệu lực rồi, do đó mà 11 vị có mặt tại Hà Nội đã viết thư khẩn cấp chất vấn nhà nước và chính phủ để yêu cầu mở cuộc điều trần đặc biệt và công khai. Điều này thì dư luận bàn rằng qua hiệp định như thế cổng Nam Quan cũ ở ngay trên mép biên giới thì bây giờ đã ở sâu trong nội địa của Trung Quốc, và cột mốc số 1 bị di về phía Đồng Đăng, có người nói là 2 km, có người nói là đến 4-5 km và quan trọng hơn nữa là 36 trên 70 điểm tranh chấp thì đã thuộc về phía Trung Quốc, phần lớn là những cao điểm dọc sáu tỉnh biên giới có giá trị rất lớn về an ninh và quốc phòng.Thế mà tin tức từ bộ Ngoại giao và Ban biên giới chính phủ cho biết từ năm 1993 hai bên đã thương lượng nhưng mà đến đầu năm 1999 thì đột nhiên tổng bí thư Giang Trạch Dân gặp tổng bí thư Lê Khả Phiêu yêu cầu là cuộc thảo luận đó không nên kéo dài

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 307: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 307

nữa và nên sớm chấm dứt để đưa đến ngã ngũ, và cần ký hiệp ước trên bộ trước cuối năm 1999, và ký hiệp định vịnh Bắc bộ trước cuối năm 2000, do đó mà hai hiệp định này bị sức ép. Như thế hiệp định trên bộ đã ký vào ngày 30-12-1999 tức là ngày giáp cuối năm, và hiệp định vịnh Bắc bộ ký ngày 25-12-2000 cũng vào những ngày cuối năm, việc cắm mốc biên giới cũng bị phía Trung Quốc ép là phải làm sớm trước cuối năm 2001, do đó mà bắt đàu ngày 27-12-2001 vừa rồi.RFI: Thưa anh, với kinh nghiệm của một người làm chính trị như anh thì anh thấy việc ký kết hiệp định như vậy, điều quan trọng nhứt là điều gì?Bùi Tín: Thì ta đều biết là vấn đề biên giới, vấn đề lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng, có ghi trong hiến pháp là nhà nước và công dân có nghĩa vụ để bảo vệ an toàn lãnh thổ bất khả xâm phạm của tổ quốc.Lẽ ra thương lượng thì phải có công luận để mà làm chỗ dựa, ta phải cần nói rõ là công luận ở Việt Nam quan tâm như thế nào. Nhưng mà ngược lại phía Việt Nam đã làm một việc đàm phán bí mật, do đó mà bị sức ép, có thể nói là phía Trung Quốc ép mạnh. Điều quan trọng là kết quả của đường lối chính trị, đường lối đối ngoại sai lầm, bởi vì trong thời đổi mới đáng lẽ phải hội nhập thực sự với thế giới dân chủ văn minh, với Liên hiệp quốc, với pháp luật quốc tế thì chúng ta có chỗ dựa bởi nền ngoại giao mở công khai, không ai có thể ép được ta trong thời đại ngày nay cả.Nhưng trái lại một số người lãnh đạo đã đề ra ở trong nội bộ đảng đường lối đối ngoại không đúng, coi như là Trung Quốc thay cho Liên Xô để làm chỗ dựa cho Việt Nam sau khi Liên Xô sụp đổ, bởi vì hai nước cùng chung một chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng chung một cơ sở lý luận Mác-Lenin, cùng chung một nền chuyên chính của một đảng duy nhất, do đó phải dựa vào nhau để mà tồn tại. Đó là đường lối không đúng, bởi vì nó chỉ ghép lại những mảnh vụn của phe xã hội chủ nghĩa đã tan vỡ, nền tảng học thuyết Mác-Lenin đã phá sản rõ rệt rồi, cho nên đường lối đối ngoại ấy rất là nguy hiểm. 

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 308: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

308 - Nam Quan Thương Hận

Trung Quốc do biết như thế mà ép luôn ta, và ép rất mạnh, họ đã ép ký hai hiệp định như thế, và họ còn bắt ta phải tách vấn đề quần đảo Hoàng Sa mà họ đã chiếm vào năm 1974 và vấn đề quần đảo Trường Sa mà họ đã chiếm vào năm 1988 ra, không bàn đến trong hiệp định vịnh Bắc bộ.Rồi đây sẽ bàn đến vấn đề giao thông trên vịnh Bắc bộ, buôn bán trao đổi kinh tế ở dọc biên giới, phần khác nữa họ biết đây là thời cơ đảng Cộng sản Việt Nam yếu và sẽ thần phục họ.RFI: Ðể kết thúc, thì xin hỏi anh một câu là, theo ý anh, đứng trước vấn đề hiệp định biên giới này, người Việt rút ra được những kinh nghiệm thực tế gì khi hành động hoặc khi thương lượng với Trung Quốc?Bùi Tin: Tôi thấy nhân dịp này cần phải nghiên cứu lại đường lối đối ngoại của ta, hai nữa là công khai hóa nội dung đàm phán với Trung Quốc trong 7-8 năm qua để dẫn đến hiệp định này, không thể để bộ chính trị coi thường Quốc hội như thế, không đưa ra bàn luận với Quốc hội, nghe nói là chỉ có ban thường vụ Quốc hội nghe và thông qua thôi. Ngay cả ban chấp hành trung ương đảng cộng sản cũng không biết, vì bộ chính trị đã làm thay tất cả.Thế là lạm quyền vì bộ chính trị không do cử tri bầu ra, bao biện lộng quyền và trấn an mọi người là hãy tin bộ chính trị. Điều này rất trái với nguyên tắc đề ra, mọi việc quan trọng của đất nước thì dân phải biết, dân bàn và dân kiểm tra và đồng thời có Luật buộc những người lãnh đạo nhà nước và đảng phải trả lời chất vấn công khai của công dân; hơn nữa dân không hề bầu ra bộ chính trị.Do đó tôi thấy lúc này mỗi người dân lương thiện cần lên tiếng để thảo luận vấn đề này như là xâm phạm đến cái gì thiêng liêng nhất của bản thân mình, như đất đai của mình vậy, bởi vì đất đai của tổ quốc là thiêng liêng của mọi người. Tôi nghĩ là một lực lượng mấy nghìn nhà báo cần lên tiếng và tất cả những người cầm bút lương thiện có công tâm, có tinh thần công dân phải lên tiếng vì đụng đến vấn đề an ninh của quốc gia, lãnh thổ của tổ

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 309: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 309

quốc thì mọi người công dân già hay trẻ cũng đều phải lên tiếng, như các chiến sĩ dân chủ vừa qua đã lên tiếng vậy. Nhân đây tôi cũng nói thêm là trong mối quan hệ bất bình đẳng với Trung Quốc, chúng ta phải dứt khoát dựa vào thế giới văn minh ngày nay để hội nhập thực sự, đồng thời trong mối quan hệ đối với Lào và Cao-miên chúng ta cũng phải công khai nói ra rằng chúng ta đã xử sự như một nước lớn đối với họ trong vấn đề biên giới, và chúng ta cũng phải sửa chữa những sai lầm về phía Việt Nam, cũng như là chúng ta không thể để cho Trung Quốc hiếp đáp mãi ta được.RFI: Xin cảm ơn anh Bùi Tín

Nam Quan Thương HậnHai Vai Năm Gánh Nghe Mà Nặng

hà phương hoài 01/02

Hai vai năm gánh nghe mà nặngChân bước quàng xiêng giữa chợ đờiAi hay thân xác đà rêm, sụm,Chiếc lá trên sông kiếp nổi trôi.

Gánh Một, đời ta gánh của taCon thơ mạch sống - nước non nhà.Xác thân trí não lo vun dưỡng,Bương chải phong ba chẳng nại hà!

Hai, Ba - phụ mẫu đôi bên gánh

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 310: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

310 - Nam Quan Thương Hận

Hiếu đạo chu toàn chẳng thể phân.Hôm sớm ân sâu sao trả đủ!Hơn đời hiếu tử phải chung phần.

Muội huynh bọc mẹ tim chung nhịp,Ruột đứt lòng đau một kiếp người,Gánh Bốn làm vai thêm nặng trĩu,Tình thâm nghĩa nặng khó tách rơi.

Mỗi tấc giang sơn, mỗi tấc lòngTổ tiên gầy dựng, máu thành sôngÁc thay có kẻ đem chia bán,Gánh nặng này đây bỏ được không?

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 311: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 311

Hãy cảnh giác với Bắc Triều Luật Sư Lê Chí Quang

               Thứ tư, ngày 5/9/2001, một ngày đầu thu, trời nắng nhẹ, không khí dịu mát như thể ủng hộ học sinh trong ngày khai giảng năm học mới. Từ các cơ quan bảo vệ pháp luật, từng đoàn xe đặc chủng, ô tô, mô tô, nối đuôi nhau toả về từng ngóc ngách của thành phố trong một chiến dịch vây bắt những người dân chủ tại Hà Nội, chỉ vì họ ngây thơ dám xin thành lập Hội: Nhân Dân Việt Nam ủng Hộ Đảng và Nhà Nước Chống Tham Nhũng”(Hội này do hai ông Phạm Quế Dương và Trần Khuê xin thành lập, ngày 2/9/2001). 6h30' sáng, tốp công an đầu tiên ập vào nhà ông Đại tá Phạm Quế Dương, khi ông còn chưa ngủ dậy. Họ áp giải ông đi lên công an. Và họ còn cho ém khoảng mười công an tại nhà để phục tất cả những người đến chơi nhà ông. Hôm đó 8h15', ông Trần Khuê và bạn ông là bà Nguyễn Thị Thanh Xuân cũng chung số phận. Sau đó họ bị trục xuất về thành phố Hồ Chí Minh. 9h30,' Nguyễn Vũ Bình từ nhà tôi đến chơi nhà ông Chính cũng bị triệu tập lên công an. 14h20 chiều cùng ngày đến lượt tôi cũng vinh dự được xe đặc chủng của công an ghé tận cổng đưa lên công an quận Đống Đa. Tất cả những người trên trong giấy triệu tập của công an đều ghi rõ”….Hỏi việc có hoạt động liên quan đến an ninh quốc gia".                Cả thảy những người bị triệu tập và được mời lên công an để làm việc trong ngày hôm đó, và những ngày tiếp theo là khoảng 20 người. Những người được mời là người thân trong gia đình hoặc bạn bè đến thăm những người có tên nêu trên. Họ được mời dưới hình thức công an viết giấy ngay tại chỗ, hoặc đến tận nhà, và nếu không đi thì lập tức họ bị áp giải ngay. Cũng trong ngày hôm đó, điện thoại nhà các ông Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Tiến, Nguyễn Đắc Kính, Trần

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 312: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

312 - Nam Quan Thương Hận

Dũng Tiến và Nguyễn Vũ Bình bị cắt. (Điện thoại nhà ông Phạm Quế Dương bị cắt trước hàng tháng, khiếu nại không ai trả lời). Ngày 5/9 được gọi là ngày thứ tư đỏ                Tại sao cơ quan công an lại phải huy động một chiến dịch rộng lớn nhất từ trước đến nay để câu lưu những người chủ trương thành lập và tham gia”Hội chống tham nhũng". Việc làm này, trước tiên xét dưới góc độ pháp lý, thì đây là việc làm trắng trợn vi phạm pháp luật Việt Nam, cụ thể là: Xâm phạm quyền tự do lập hội của công dân, theo điều 69 của Hiến pháp, điều 123 và 129 của bộ Luật Hình Sự, (Tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân). Đã vi phạm Công ước về nhân quyền mà Việt Nam đã tham gia ký kết ngày 24/9/1982.                Nếu chống tham nhũng là hợp ý Đảng, lòng dân, đúng chủ trương của Đảng và Nhà Nước, thì tại sao cơ quan công an lại cho câu lưu họ?. Hay là vì những người này là những người dân chủ tiến bộ, đã có nhiều bài viết công khai góp ý, phê phán nhiều đường lối sai lầm của Đảng và Nhà Nước, mà bị công an cho là bọn”diễn biến hoà bình”nên đã liệt kê họ trong sổ đen….!. Tại sao xin thành lập Hội để”giúp Đảng và Nhà Nước chống tham nhũng”và”không hoạt động chính trị”mà lại bị công an đàn áp dữ dội như vậy? Xin hãy nghe ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang trả lời phỏng vấn đài RFI hôm 10/9 ta sẽ thấy rõ:                Thứ nhất: Đây là việc làm của những lực lượng bảo thủ trong nội bộ Đảng muốn dằn mặt tân Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, và những gương mặt trẻ trung sáng suốt và tiến bộ trong Bộ Chính trị là chớ có tìm cách thoát ra khỏi ảnh hưởng của họ.                Thứ hai: Việc làm này nhằm phá hoại Hiệp định thương mại Việt-Mỹ, phá hoại quan hệ Việt-Mỹ và làm xấu mặt Việt Nam trên trường quốc tế để thế giới tẩy chay Việt Nam hòng làm Việt Nam chui vào ống tay áo của Trung Quốc.                Thứ ba:  Họ (tức những người chủ trương thành lập Hội chống tham nhũng) hơi ngây thơ khi xin thành lập Hội. Vì chống tham nhũng là chống ai? Là chống lại những kẻ lợi dụng Đảng để tham nhũng và vơ vét. Là chống lại họ, làm quyền lực của họ có

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 313: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 313

thể bị lung lay nên họ phải ra tay một cách hoảng hốt. Đảng kêu gọi chống tham nhũng là để mỵ dân thôi, một khi, có một tổ chức thực sự muốn chống tham nhũng, thì họ sẽ đàn áp ngay.                Những nhận xét, phân tích trên của Tiến sĩ Thanh Giang là hoàn toàn chính xác. Riêng đối với luận thuyết thứ hai theo suy đoán của tôi là có một thế lực đen tối đứng đằng sau chỉ đạo và giật giây, đó là chính quyền Bắc Kinh. Họ đang chỉ huy các thế lực tay sai được cài sâu trong nội bộ Đảng, nhằm không chỉ phá hoại quan hệ Việt-Mỹ mà còn là cản trở sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, làm chúng ta khủng hoảng trầm trọng, phá sản về kinh tế, từ đấy Trung Quốc dễ bề nô dịch rồi thôn tính Việt Nam.                Những mưu đồ của Trung Quốc.                Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam chủ yếu gắn liền với công cuộc chống xâm lăng và mưu đồ đồng hoá của Bắc Triều. Từ hàng nghìn đời nay, không một thế kỷ nào, không một triều đại nào mà Trung Quốc không tìm cách đô hộ Việt Nam. Ngay cả khi mà tình đoàn kết tưởng như keo sơn nhất, Trung Quốc vẫn tìm mọi cách thức để làm suy yếu nhằm mục đích thôn tính Việt Nam. Như chúng ta đều đã biết. Hiệp đinh Giơnevơ làm chia cắt hai miền Nam - Bắc, 1954, là do Chu Ân Lai và Dalles thông đồng với nhau cùng xúi Việt Nam và Pháp ký. Sau đó Trung Quốc lại xúi ta mang quân đội vào Nam, gây nên cuộc nội chiến Nam - Bắc. Họ viện trợ từng viên đạn, gói lương khô, từng bộ quần áo cho ta để anh em một nhà đánh lẫn nhau, trong khi đó họ thu hồi Hồng Công, Ma Cao họ lại không tốn một viên đạn… Nhân lúc anh em một nhà đánh nhau, lợi dụng lúc miền Nam sơ hở họ chiếm quần đảo Hoàng Sa, tháng 1/1973. Năm 1975, khi quân đội miền Bắc đánh gần đến Sài Gòn thì tại Anh quốc một vị Đại sứ Trung Quốc có đến gặp Đại sứ Việt Nam Cộng Hoà là Vương Văn Bắc hỏi rằng:”Có cần chúng tôi đưa Chí nguyện quân sang đánh Hà Nội để giúp Việt Nam Cộng Hòa không”. (Hồi ký của Vương Văn Bắc (Từ  toà Bạch ốc đến dinh  Độc Lập). Tại Cămpốt sau năm 1975 họ xúi Khơme đỏ

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 314: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

314 - Nam Quan Thương Hận

tàn sát đồng bào mình để một ngày nào đó họ đưa người Trung Quốc sang chiếm Cămpốt. Năm 1978, một quan chức ngoại giao Trung Quốc đã có lời ngỏ ý muốn mở con đường từ Trung Quốc qua Việt Nam sang Cămpốt chính là ý đồ đó. Việc này không thực hiện được khi ngày 15/1/1979, quân đội Việt Nam tiến vào giải phóng Nômpênh. Trong cơn tức tối, ngày 17/2/1979, Trung Quốc mang quân xâm lược nước ta tại 6 tỉnh biên giới phía Bắc. Rất may cho ta lúc đó ta được dư luận thế thế giới ủng hộ, và nhất là Liên Xô. Ông Brêgiơnhép tuyên bố”Nhà cầm quyền Trung Quốc hãy dừng tay lại nếu còn chưa muộn". Không thực hiện được ý đồ trên bộ, năm 1983, lợi dụng lúc ta suy yếu Trung Quốc cho Hải quân chiếm một phần quần đảo Trường Sa. Cũng từ đó quan hệ Việt Nam và Trung Quốc xấu đi. Đến năm 1991, khi hai nước bình thường hoá quan hệ thì cũng là lúc Trung Quốc chuyển sang ý đồ thôn tính Việt Nam bằng kinh tế.                Lịch sử xa xưa hễ cứ lúc nào các triều đại phong kiến Việt Nam yếu là lúc Phương Bắc nhân cơ hội đó xâm chiếm nước ta. Nhưng những lúc đó bao giờ dân tộc ta cũng xuất hiện những Anh hùng dân tộc, phất cao ngọn cờ khởi nghĩa, cùng toàn thể dân tộc đánh đuổi ngoại xâm thu hồi non sông về một cõi. Tên tuổi của họ sáng mãi ngọn lửa tranh đấu giải phóng dân tộc. Các triều đại phong kiến của ta chưa bao giờ ta phải mất một tấc đất nào cho Trung Quốc. Ngay cả những kẻ hèn nhát như Mạc Đang Dung quỳ gối xin hàng, hay Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà cũng chưa dám dâng đất cho Trung Quốc. Thế mà giờ đây, khi cộng đồng nhân loại đã văn minh hơn”cá lớn không thể nuốt cá bé”dễ dàng như xưa thì ai đó lại cam tâm cúi đầu xin dâng phần lãnh thổ, lãnh hải cho Trung Quốc để mong bán đất cầu vinh, mong sự bảo trợ cho quyền lãnh đạo độc tôn của minh. (Tháng 12/1999 Việt Nam và Trung Quốc thông qua Hiệp định biên giới trên bộ và tháng 12/2000 thông qua Hiệp định Vịnh Bắc Bộ, làm thiệt hại cho nước ta khoảng 720 km2 trên bộ và 10% diện tích Vịnh Bắc Bộ. Những diện tích ta bị mất tại Vịnh Bắc Bộ, đều là những khu vực giầu tài nguyên hải sản, khí đốt và dầu mỏ). Xưa

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 315: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 315

kia họ Mạc, họ Lê đã bị lịch sử lên án thì giờ đây những Mác”Đỏ", Lê”Đỏ”đang bán nước, cầu vinh, lại đang được tung hô như những anh hùng dân tộc.  Từ khi Liên Bang Xô Viết tan rã và giải thể, nước Nga suy yếu vì lâm vào khủng hoảng kinh tế, Trung Quốc tỏ rõ với thế giới muốn thay thế vị trí siêu cường của Nga trước đây để trở thành cực kia của thế giới và sẵn sàng đối đầu trực tiếp với Mỹ.                Về ngoại giao: Gây sức ép với các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới để buộc họ phải công nhận Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc. Liên minh và viện trợ cho các nước thế giới thứ 3 để gây ảnh hưởng với các nước này. Đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển nhất là những nước không có quan hệ thân thiện với Mỹ. Liên minh với các quốc gia Trung á thuộc Liên Xô cũ, bằng Hiệp ước Mậu dịch tự do Thượng Hải. Đầu tư hơn 200 triệu USD vào Cămpốt; Nam á và Tây á như Lào, Cămpốt, Nê Pan, Miến Điện… Riêng trong một năm trở lại đây, tất cả các nhân vật hàng đầu của Trung Quốc như: Giang Trạch Dân, Trì Hạo Điền, Thạch Quảng Sinh, Lý Bằng đều đã đến thăm Cămbốt.                Về quân sự: Tăng cường khả năng quốc phòng, bằng việc hiện đại hoá lực lượng tên lửa hạt nhân. Phóng vệ tinh nhân tạo phục vụ mục đích do thám. Tự đóng tàu sân bay, tăng số lượng tầu ngầm hạt nhân, hiện đại hoá Hải quân, Không quân, và các hệ thống thông tin liên lạc phục vụ quân đội. Cấm bay tại eo biển Đài Loan. Củng cố và xây dựng các căn cứ tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã chiếm của Việt Nam, và thường xuyên cho tập trận tại khu vực này. Trong năm 2001, Trung Quốc liên tục xâm phạm vào khu vực lãnh hải của Philipin và Nhật Bản. Và gần đây nhất Trung Quốc đã cho hạ thuỷ tại Biển Đông 20 tầu tuần tiễu, nhằm bảo vệ những khu vực mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam.                Về kinh tế: Đến nay sau 15 năm đấu tranh, tháng 11/2001, Trung Quốc sẽ là thành viên chính thức của tổ chức

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 316: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

316 - Nam Quan Thương Hận

thương mại thế giới, nó sẽ gây tác động to lớn đối với các nước Đông Nam á, trong đó có Việt Nam.                Hiện nay, những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, cũng gần giống với Trung Quốc. Với trình độ công nghệ còn thấp, hàm lượng công nghệ chưa cao, chủ yếu là các mặt hàng tập trung nhiều lao động, như nông sản, giầy dép, dệt may… đang là những mặt hàng xuất khẩu chủ chốt và mang tính chiến lược của Việt Nam. Thị trường tiêu thụ những mặt hàng này là Nhật Bản, EU và một số nước trong khu vực. Tuy nhiên đây là một trong những mảng mạnh của hàng xuất khẩu Trung Quốc. Sau khi gia nhập tổ chức WTO, với những lợi thế được ưu đãi về thuế quan, được bình đẳng trong giải quyết tranh chấp thương mại … chắc chắn hàng hoá Trung Quốc với giá rẻ hơn nhiều lần sẽ chiếm ưu thế cạnh tranh, dễ đánh bật sản phẩm cùng chủng loại của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Dự tính kim ngạch trao đổi thưong mại của Trung Quốc sẽ tăng mạnh từ 324 tỷ USD năm 1998 lên 600 tỷ USD năm 2005. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng phải mở cửa thị trường với các thành viên của WTO. Hàng rào thuế quan được nới lỏng, hàng nông sản của các nước phát triển với giá thành hạ, chất lượng cao sẽ tràn vào Trung Quốc, tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn đối với hàng nông sản của Việt Nam.                Về vốn đầu tư nước ngoài: Trung Quốc sẽ cải tổ cơ cấu và cải tiến các thể chế tài chính cho phù hợp với quy định của WTO. Phải nới lỏng các quy chế đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài. Từ đó, môi trường đầu tư sẽ được cải thiện, ngày càng hấp dẫn và có tính cạnh tranh hơn. Như vậy các dòng vốn quốc tế sẽ chuyển mạnh sang Trung Quốc, thay vì Việt Nam và các nước khác. Dự tính vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sẽ tăng từ 45 tỷ USD năm 1998 lên 100 tỷ USD năm 2005. Các thống kê về đầu tư quốc tế cho thấy, riêng lượng vốn FDI do các nước phát triển đầu tư vào nhau đã chiếm tới 2/3 tổng số FDI toàn thế giới, còn các nước đang phát triển phải cạnh tranh nhau để được nhận 1/3 số còn lại. Nếu Trung Quốc thu hút được nhiều đầu tư hơn có

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 317: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 317

nghĩa là cơ hội cho Việt Nam ta sẽ ít đi. Đầu tư vào Việt Nam giảm liên tục trong năm nay cũng vì lý do đó. Khủng hoảng kinh tế tại Đài Loan và Singapo, Ma Lai, Hàn Quốc hiện nay là bởi các nguồn vốn ồ ạt chảy vào Trung Quốc và hàng hoá của Trung Quốc có sức cạnh tranh mạnh với hàng hoá của hai nước trên.                Một vài dự đoán                Theo dự đoán của Ngân hàng thế giới WB đến năm 2010 Trung Quốc sẽ nuốt hết thặng dư nông nghiệp của toàn Châu âu. Bởi vậy mục tiêu có tính chiến lược và trước mắt là tiến xuống và làm suy yếu các nước ở phía Nam trong số đó có Việt Nam.  Việc xâm lấn hai quần đảo của Việt Nam cũng là không ngoài mục đích đó. Năm 1997, đầu tư vào Đông Nam á của Trung Quốc chỉ chiếm 20% tổng vốn đầu tư  nước ngoài đến nay đầu tư vào Đông Nam á của Trung Quốc đã chiếm 80% tổng vốn đầu tư nước ngoài. Việt Nam trong con mắt của Trung Quốc là một miếng mồi ngon có vị trí chiến lược về địa chính, chính trị, lại là miếng mồi dễ nuốt nhất vì được sự hậu thuẫn của các thế lực đen tối, bảo thủ và tay sai luồn sâu leo cao trong bộ máy Nhà Nước.                Theo dự tính của tôi, nếu Việt Nam không gia nhập được WTO vào năm 2006 tức là năm Hiệp định AFTA có hiệu lực thì nền kinh tế Việt Nam sẽ phá sản, bởi những lý do sau:                - Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong mấy năm qua liên tục giảm, vì do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế của các nước trong khu vực. (Trung Quốc lại không nằm trong nhóm các nước này nên Trung Quốc không bị ảnh hưởng).                - Trung Quốc sẽ gia nhập WTO vào tháng 11 này, nên đã thu hút nhiều nguồn vốn hơn.                - Do sự mất giá của các đồng tiền của các nước trong khu vực, tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn đối với hàng xuất khẩu của các nước đó với Việt Nam.                - Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là một nền kinh tế bong bóng với những chỉ số giá hàng tiêu dùng liên tục giảm (thiểu phát gia tăng vì cung đã vượt quá cầu), báo hiệu một nền

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 318: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

318 - Nam Quan Thương Hận

kinh tế đang bị chững lại, cái bong bóng có thể vỡ bất cứ lúc nào. Bởi bất cứ một nền kinh tế nào, có lạm phát thì mới có phát triển (lạm phát ở đây là mức lạm phát thấp, và có kiểm soát được, nó báo hiệu chỉ số cung không đủ cầu).                - Nông sản, càfê, gạo, hoa quả xuất khẩu mấy năm nay bị rớt giá liên tục, thậm chí ta phải chặt bỏ 185 nghìn ha càfê.                Thử dạo qua hàng hoá tại thị trường Việt Nam ta sẽ thấy rõ, hàng hoá Trung Quốc, hoặc của Trung Quốc giả nhãn hiệu của các nước khác chiếm 60-70% tại thị trường Việt Nam từ các đồ gia dụng đến các máy móc công nghiệp. Xe máy Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam. Văn hoá, phim ảnh Trung Quốc được quảng cáo không công trên các phương tiện thông tin đại chúng từ sáng đến tối. Đến năm 2006, Hiệp định AFTA có hiệu lực, hàng hoá của các nước trong khu vực sẽ ùa vào Việt Nam, vì các hàng rào thuế quan đã được rỡ bỏ, sẽ đánh bật các hàng hoá của Việt Nam ngay tại thị trường Việt Nam. Hàng hoá của chúng ta thông thường có giá cao hơn 5% - 40% các mặt hàng cùng loại của các nước trong khu vực. Mà không chỉ hàng hoá của các nước trong khu vực, hàng hoá của các nước thứ ba, nhập cảng vào các nước ASEAN đóng gói và xuất sang Việt Nam miễn là có 40% định lượng được sản xuất tại nước đó cũng được miễn thuế hải quan. Vì đó là quy định của AFTA.                Vào lúc đó hàng hoá của Việt Nam sẽ không xuất khẩu được sang các nước trong khu vực, cũng như sang các nước EU. Hoặc Nhật Bản, với lý do đã nêu trên. Công nhân sẽ mất việc làm, nông dân không bán được nông sản, các khu chế suất sẽ giải thể…. sinh viên ra trường sẽ thất nghiệp.                Đó chính là lúc Trung Quốc nhảy vào đầu tư, mua lại các công ty, các khu chế suất, các nông trường đồn điền… toàn bộ nền kinh tế của ta sẽ phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Trong xã hội ngày nay, ai nắm quyền lực về kinh tế người đó sẽ nắm luôn quyền lực về chính trị. Theo dự đoán của Ngân hàng thế giới đến năm 2005 lượng dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc sẽ

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 319: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 319

đạt 180 tỷ USD), Trung Quốc hoàn toàn có khả năng khống chế được nền kinh tế nước ta. Lúc đó ta sẽ trở thành một bang hay một tỉnh của Trung Quốc.                Và lực lượng này đang tìm cách cho Trung Quốc tiếp cận thị trường Việt Nam. Gần đây nhất, chúng ta được biết họ đã bật đèn xanh cho nhà thầu HISG trúng thầu sân vận động Mễ Trì. Để mỵ dân và báo chí, họ cũng tạo ra một cuộc đấu thầu công khai nhưng tất cả chỉ là một trò hề kệch cỡm, không đánh lừa nổi ai. Một nhà thầu không đủ tư cách pháp nhân, cũng như các thủ tục đấu thầu cần thiết, và thiết kế thì chắp vá, thay đổi đến hàng chục lần mà vẫn không đạt yêu cầu nhưng vẫn được trúng thầu mặc dù báo chí và Hội kiến trúc, Hội xây dựng đã lên tiếng phản đối. Nhưng chính ông Khải tuyên bố một câu xanh rờn:”…. Đấu thầu lại thì phức tạp lắm, cái nào rẻ thì cho làm…”. Để xoa dịu báo chí và nhân dân, Bộ Chính trị và Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương đã cho họp các Tổng biên tập các báo và loạn rằng: ”Nhà thầu HISG là một công ty của Ban Tài chính Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đây là sự hợp tác của hai Đảng anh em”. Một tên Mafia Trung Quốc lại trở thành đồng chí của Đảng thì cũng không có gì lạ cả, hẳn nhiều người còn nhớ những kẻ dao búa như Khánh Trắng và chủ chứa Lê Tân Cương cũng từng được giới thiệu là đồng chí rồi còn gì … Gần đây nhân chuyến thăm của Lý Bằng hôm 7/9 họ lại bật đèn xanh cho một công ty của Trung Quốc khai thác quặng nhôm ở Đắc Lắc, và nhân hội nghị của EMM3 tại Hà Nội họ tìm cách đưa Việt Nam vào quỹ đạo của Trung Quốc bằng cách nâng kim ngạch buôn bán của hai nước lên 5 tỷ USD vào năm 2005. Và theo nhiều nguồn tin thì Trung Quốc cũng đang mon men đến dự án thuỷ điện Sơn La của Việt Nam.                Đôi khi tôi cũng nghĩ không biết có phải người ta đang ngủ mơ hay không? Khi xưa, trong cuộc chiến Quốc - Cộng, Trung Quốc đã từng lợi dụng việc giúp Việt Nam xây dựng đường xá và nhiều công trình xây dựng khác họ đã bí mật cho đào hầm bí mật chứa vũ khí để một ngày tìm cách quay lại xâm

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 320: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

320 - Nam Quan Thương Hận

lược Việt Nam. Giờ đây lại cho Trung Quốc vào những vùng có tính nhạy cảm như Tây Nguyên hay Sơn La, thì không hiểu họ còn nghĩ gì đến an ninh quốc gia hay không?                Cách tốt nhất để cứu vãn nền kinh tế nước ta hiện nay là đưa Việt Nam sớm hội nhập vào nền kinh tế thế giới và để thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc là: Tổng thống Mỹ nhanh chóng thông qua  Hiệp định thương mại Việt - Mỹ. (Xin đưa một ví dụ: chỉ riêng lượng tôm mà Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ hàng năm đạt 300 triệu USD) và Việt Nam sớm được gia nhập tổ chức thương mại thế giới, vì tại đó các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường buôn bán được ưu đãi với 134 quốc gia, và cơ hội đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ rộng lớn hơn. Và người Việt Nam tại hải ngoại nếu còn yêu dân tộc Việt Nam thì hãy trở về để xây dựng đất nước.                Đương nhiên chính quyền Bắc Kinh biết được những lợi ích đó nên họ luôn tìm cách phá hoại sự hội nhập của Việt Nam vào thế giới văn minh.                Chính vì những lý do đó, khi biết được Việt Nam và Mỹ đàm phán để thông qua Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Trung Quốc luôn luôn giật giây cho các lực lượng bảo thủ trong Đảng trì hoãn việc ký kết và thông qua Hiệp định, và ở trong nước họ luôn luôn giật giây cho các thế lực tay sai đàn áp những người dân chủ.                Cuộc vật lộn gay go.                Ngay trước chuyến thăm của Tổng thống Clinton tới Việt Nam, 11/2000, trước đó, Chủ tịch Trung Quốc là Giang Trạch Dân có lời mời cấp tốc ông Trần Đức Lương sang Trung Quốc để thăm dò thái độ của Việt Nam với Mỹ. Tại đây Trung Quốc đề nghị cho Việt Nam vay 53 triệu USD, trong đó chỉ phải trả lãi 1/3. Và Trung Quốc còn hứa sẽ cho Việt Nam vay tiếp 300 triệu USD với lãi suất thấp (một sự tử tế bất ngờ chưa từng xảy ra). Nhưng kèm theo đó, phía Trung Quốc muốn ta ký Hiệp định Vịnh Bắc Bộ ngay  sau khi Tổng thống Mỹ rời khỏi Việt Nam. Trước và sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ, Ban Tư tưởng

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 321: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 321

Văn hoá  Trung ương  đã cho họp Tổng biên tập các báo chí và loan báo rằng phải đăng ảnh của ông Clinton nhỏ hơn ảnh của ông Giang Trạch Dân đã từng được đăng trên báo trong chuyến thăm Việt Nam trước đây.                Trước thềm Đại hội Đảng lần thứ IX, một phái đoàn ngoại giao của Trung Quốc đã bí mật sang Việt Nam nằm để ủng hộ cho ông Phiêu được ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa, vì họ nghĩ rằng họ Lê, là đồng minh của mình, nhưng sự việc không đơn giản như vậy:                Lê Khả Phiêu tuy là cánh tay phải của Lê Đức Anh ở Quân khu 9 và Cămpốt, nhưng trước khi được Lê Đức Anh đặt vào chiếc ghế Tổng Bí thư đó, ông Phiêu đã có thời làm Trưởng Ban Kiểm tra Trung ương. Trong thời gian này ông Phiêu được tiếp súc với nhiều hồ sơ mật, nên ông Phiêu đã có nhiều nhận thức về nhiều bộ mặt trong Đảng. Ông đã nhiều lần gặp tướng Trần Độ và ông Hoàng Minh Chính. Càng về thời gian cuối sau này, ông Phiêu càng bừng tỉnh và nhận thức được nhiều vấn đề. Nhất là sau khi ông bị các lực lượng tay sai giật giây để đàm phán ký các Hiệp định bán nước đã nêu trên. Cuối cùng trong Hội nghị trù bị ông đã đi nước cờ liều. Được sự ủng hộ của cánh quân đội cụ thể là Phạm Thanh Ngân và Phạm Văn Trà, ông đã quyết định tổ chức cuộc họp tại trong thành Hà Nội (phố Lý Nam Đế) thay vì tại Hội trường Ba Đình như các kỳ họp trước, và sử dụng Lữ đoàn 144 là lữ đoàn tinh nhuệ để bảo vệ Đại hội thay vì lực lượng cảnh vệ quốc gia của Bộ Công an như trước đây để hòng gây sức ép với phe bảo thủ và tay sai trong Đảng. Theo nhiều nguồn tin được tiết lộ từ thâm cung: Trong Hội nghị đã có lúc ông Phiêu chỉ mặt Lê Đức Anh và Đỗ Mười mà bảo rằng”Các ông bảo tôi ngu, thế lúc các ông đặt tôi vào chiếc ghế này, sao các ông không bảo tôi ngu…”.                Cuộc họp diễn ra rất căng thẳng, mà không đi đến ngã ngũ. Mà cũng bởi ông Phiêu còn non gan nên không dám dùng quân đội để ra tay, nên phải mất 4 kỳ họp trù bị mới đi  đến ngã ngũ. Đến những ngày cuối cùng, không hiểu sao Phạm Văn Trà

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 322: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

322 - Nam Quan Thương Hận

lại đứng về phe bảo thủ. Mất chỗ dựa vào quân đội, ông Phiêu như hổ mất nanh vuốt, đành đi đến thoả  hiệp. Như chúng ta đã thấy, các vị Cố vấn phải rút lui, ông Phiêu và ông Ngân cũng mất chức.                Ông Nông Đức Mạnh, một người thuộc phái trung dung, ôn hoà được bầu làm Tổng Bí thư một cách đầy bất ngờ. Sau Đại hội trù bị, ông Phiêu đã chỉ mặt Phạm Văn Trà mà bảo rằng: ”Đồ phản bội”. Bởi thế Phạm Văn Trà vẫn còn được giữ nguyên chức vụ, mặc dù trước đó đã bị Bộ Chính trị cảnh cáo vì không làm tròn nhiệm vụ.                Muốn cứu vãn tình thế, trong kỳ Đại hội Đảng, đích thân Hồ Cẩm Đào, một nhân vật quan trọng thứ hai trong Đảng Cộng sản Trung Quốc bay sang tận nơi để dự, nhưng sự việc đã ngã ngũ. Cứ nhìn bộ mặt của họ Hồ trong Đại hội và khi ra về ta cũng thấy rõ. Trong cuộc họp báo sau Đại hội Đảng, khi được hỏi về quan hệ Việt - Trung, ông Nông Đức Mạnh có nhắc lại 16 chữ vàng”Láng giềng hữu nghị. Hợp tác toàn diện. ổn định lâu dài. Hướng tới tương lai”. Sau đó ông Mạnh có lời mới tới các nhà lãnh đạo Trung Quốc sang thăm Việt Nam. Lúc đầu phía Trung Quốc từ chối họ lấy cớ, khi nào ông Nông Đức Mạnh sang Trung Quốc trước rồi họ mới sang Việt Nam sau (Khi xưa các vua chúa Việt Nam khi lên ngôi đều phải sang Trung Quốc báo công và xin được nhận làm chư hầu, ngày nay họ cũng muốn ông Nông Đức Mạnh làm như vậy).   Tuy nhiên ông Nông Đức Mạnh không dễ đầu hàng ngay. Ông Mạnh đã đi nước cờ xuất mã bằng chuyến thăm uý lạo đồng minh thân cận của Việt Nam là Lào, để củng cố tính đoàn kết. Sau đó ông Mạnh ngồi chờ các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Tuy bị mất những con át chủ bài nhưng lực lượng tay sai còn được cài lại trong Đảng vẫn còn khá đông. Sau kỳ Đại hội Đảng, như muốn làm hài lòng các quan thầy tại Trung Quốc và cũng muốn để ra uy với Tân Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh”ta vẫn kiểm soát được tình hình”chỉ hai ngày sau Đại hội, họ cho tiến hành ngay việc bắt giam và khám nhà ông Vũ Cao Quận - một con

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 323: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 323

chim đầu đàn trong phong trào dân chủ tại Hải Phòng. Và về phần  mình, chính quyền Cộng Sản Trung Quốc tức tốc gửi những thông điệp đón chào Tân Tổng Bí thư bằng việc cấm tàu đánh cá của ta được hoạt động tại khu vực quanh đảo Hoàng Sa, và cho cấm biển bắn đạn thật, nhằm mục đích ủng hộ lực lượng bảo thủ trong Đảng và để cảnh cáo ông Nông Đức Mạnh”chớ có tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của họ”.             Tiếp sau đó là hàng loạt các hành động đàn áp những tiếng nói dân chủ tại Việt Nam, như việc câu lưu Tướng Trần Độ lên Công an, tịch thu tập bản thảo của ông, cùng hàng loạt các vụ đàn áp tôn giáo như Nguyễn Văn Lý,  Thích Quảng Độ,  Thích Huyền Quang, Lê Quang Liêm…. Vụ thứ tư đỏ xảy ra hôm 5/9 cuối cùng đã bóc trần bản chất của họ. Họ làm việc đó ngay khi Hạ Viện Mỹ đang họp để thông qua Hiệp định thương mại. Họ không cần đến Hiệp định thương mại Việt - Mỹ nữa vì họ đã có Trung Quốc rồi, và Trung Quốc sẽ giúp cho họ giữ mãi được địa vị thống trị. Họ làm việc đó như thế là để trải tấm thảm đỏ nhân quyền kiểu Trung Quốc để đón quan thầy của họ là Lý Bằng. Họ tưởng rằng làm như vậy là thực hiện được mưu đồ đó. Như đã nói ở trên, ông Nông Đức Mạnh là người ôn hoà sáng suốt và không bè phái nên ông không tiến hành thăm Trung Quốc ngay mà ngồi chờ Trung Quốc sang thăm Việt Nam. Không thể đợi được hơn, nhà cầm quyền Trung Quốc bèn xuống thang cử  Chủ tịch Quốc hội Lý Bằng sang thăm Việt Nam  nhưng thực chất họ xuống thang theo kiểu Mao Trạch Đông”Lùi một bước để tiến ba bước". Chuyến thăm đó là để củng cố quan hệ kinh tế Việt - Trung, nhưng thực chất là để lên dây cót tinh thần cho cỗ máy tay sai đã rệu rã và già nua phải chạy nhanh hơn nữa trong lòng Trung Quốc, và cũng để hà hơi tiếp sức cho các lực lượng đó chống phá những người yêu dân chủ tiến bộ tại Việt Nam, hòng làm mất uy tín của ông  Nông Đức Mạnh và các gương mặt trẻ trong Bộ Chính trị, phá hoại khẩu hiệu dân chủ, đoàn kết, đổi mới, phát triển vừa được Đại hội thông qua. Cùng chuyến thăm

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 324: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

324 - Nam Quan Thương Hận

này ta thấy có Lưu Bằng - Bộ trưởng Trung Quốc, Lưu Bằng đã họp với Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương để rồi họ cùng đồng ca bản thánh ca đã lạc lõng với thế giới văn minh là ý thức hệ Cộng sản chủ nghĩa và định hướng Xã hội chủ nghĩa.                Trong nội bộ Đảng hiện nay đang chia làm hai phe. Phe cấp tiến chủ yếu là những lực lượng trẻ, thông minh và sáng suốt muốn Việt Nam có quan hệ tốt đẹp với tất cả các quốc gia kể cả Mỹ, còn phe kia là các lực lượng bảo thủ già nua mà vẫn chưa từ bỏ ý nghĩ ”Mỹ là kẻ thù số một, và Mỹ vẫn chưa từ bỏ dã tâm xâm lược Việt Nam”. Lực lượng này lại đang giữ một số vị trí quan trọng trong Đảng và trong quân đội cho nên họ đã quyết định ngả sang Trung Quốc.                Liệu một lần nữa dân tộc ta có lỗi hẹn với thế giới văn minh không?                Liệu ông Nông Đức Mạnh là người không bè phái, vây cánh, không được quân đội ủng hộ, không hiểu ông có đứng vững được trước làn sóng Phương Bắc này không?                Liệu giờ đây 16 chữ vàng trong quan hệ Việt - Trung có thể trở thành câu thần chú của chiếc vòng kim cô dân chủ mang mầu sắc Thiên An Môn, có thể siết vào đầu hơn 76 triệu đồng bào Việt Nam không?.                Liệu dân tộc ta có phải chịu thêm một tầng áp bức mới mà tầng áp bức này còn tàn khốc hơn tầng áp bức trước không?.                Thế đấy, cuộc vật lộn sẽ còn rất cam go. Chỉ mong sao Ban Chấp hành Trung ương mới với nhiều gương mặt trẻ trung hơn, học thức hơn, tỉnh táo hơn, hãy sáng suốt cảnh giác với Bắc Triều, đừng để cái hoạ nô dịch nghìn năm ngày nào lại oan nghiệt tròng vào cổ nhân dân ta một lần nữa …. Hãy thức thời chủ động hội nhập vào thế giới tiên tiến, thực hiện chủ trương đề xuất của nhà trí thức yêu nước Nguyễn Thanh Giang: ”Tựa vào sức nâng toàn cầu mà phát huy nội lực", xây dựng đất nước dân chủ, giầu mạnh đủ sức tự cường dõng dạc tuyên bố: "…Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 325: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 325

               Tôi viết bài này khi đang bị kìm kẹp trong vòng nghiệt ngã của các lực lượng bảo thủ và tay sai cho Bắc Triều. Biết rằng, bài viết này không làm cho hào quang lấp lánh trên đầu tôi mà trái lại càng đẩy tôi lún sâu thêm vào vòng nguy hiểm. Ngay như đối với một công thần của cách mạng, mà họ còn ngang nhiên tuyên bố xanh rờn: ”…Sẵn sàng hy sinh Hoàng Minh Chính để bảo vệ chế độ”. Huống chi tôi chỉ là con tốt đen dễ dàng bị biến thành vật tế thần cho bàn thờ Bắc Triều. Dẫu sao trước hiểm hoạ khôn lường của tồn vong đất nước, tôi dám nề hà xả thân, bởi tôi tâm niệm câu nói của Hàn Phi Tử: ”Nước mất, mà không biết là bất tri; Biết mà không lo liệu, là bất trung; Lo liệu, mà không liều chết là bất dũng". Chỉ mong sao tấc lòng nhỏ mọn này, được lương tri dân tộc trong và ngoài nước soi thấu, và hết lòng, hết sức chỉ giáo.

Hà Nội, ngày 1 tháng 10 năm 2001Lê Chí Quang

Địa chỉ  22 phố Trung Liệt - quận Đống Đa - Hà NộiĐiện thoại: 8.514000

Saigon, VietnamĐảng Công Sản Việt Nam Bán NướcTrần Đức, 10/12/01

“Ngay cả những kẻ hèn nhát như Mạc Đăng Dung quỳ gối xin hàng, hay Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà cũng chưa dám dâng đất cho Trung Quốc. Thế mà giờ đây, khi cộng đồng nhân loại đă văn minh hơn,”cá lớn không thể nuốt cá bé”dễ dàng như xưa thứ ai đó lại cam tâm cúi đầu xin dâng phần lănh thổ, lănh hải cho Trung Quốc để mong bán đất cầu vinh, mong sự bảo trợ cho quyền lănh đạo độc tôn của mình”.

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 326: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

326 - Nam Quan Thương Hận

Trên đây là những lời lẽ tố cáo mạnh mẽ nhất của ông Lê Chí Quang, một luật gia trẻ, mới 33 tuổi và hiện đang ở trong nước. Ông đă can đảm viết lên những giòng tâm huyết này trong bài”Hăy cảnh giác với Bắc Triều”và tung lên mạng internet. Ông bất chấp hậu quả có thể đến với ông là sẽ bị chế độ cộng sản Hà Nội trù dập,”dễ dàng bị biến thành vật tế thần cho bàn thờ Bắc Triều”. Cùng lúc, một cán bộ cộng sản lăo thành, ông Đỗ Việt Sơn, 78 tuổi đời, 54 tuổi đảng, nhà ở số 26/14-125 Tô Hiệu - Hải Phòng, vừa viết một kiến nghị thư gửi tập đoàn lănh đạo đảng và Nhà Nước cộng sản Hà Nội đề nghị không thông qua hiệp định biên giới Việt Trung. Ông viết,”tôi có kiến nghị Đại hội Đảng, Chính phủ, Quốc hội không thông qua Hiệp định biên giới Việt Trung vứ đây là một Hiệp định mà phía Việt Nam nhượng bộ quá nhiều. Theo tôi, đó là một sai lầm lớn của Đảng và Chính phủ mà dân tộc ta chưa triều đại nào chịu nhượng bộ nhiều như thế”.

Nêu lên hai trường hợp phát biểu phản đối sự thỏa thuận giữa Lê Khả Phiêu, Tổng Bí Thư Đảng CSVN và Giang Trạch Dân, chủ tịch đảng Cộng Sản Trung Quốc, để thấy rơ, sự phản đối này không phải chỉ xuất phát từ những người trẻ, cấp tiến đang sống trong lòng chế độ, mà còn là lập trường của những người đảng viên cộng sản kỳ cựu, đă lỡ lầm cống hiến cả cuộc đời cho cái đảng bán nước như thế. Thật sự, chỉ những người trong đảng mới biết rơ vấn đề cắt đất dâng Trung Cộng đă xảy ra như thế nao. Người dân không hề hay biết. Từ trước tới nay, dù là đă có đổi mới thứ bộ máy tuyên truyền xảo trá của cộng sản vẫn nhằm 3 mục đích: Thứ nhất là nói xấu, bôi nhọ, xuyên tạc kẻ thù của đảng và chế độ; thứ nhứ là khoe khoang những thành tích phần lớn là bịa đặt của đảng và chế độ; và thứ ba là dấu nhẹm tin tức, nhất là những tin tức về những điều sai trái của đảng và bọn lănh đạo đảng, hay những tin tức đấu tranh chống lại chế độ. Nói theo kiểu Tàu,”không thể lấy giấy gói lửa”, hành động bán nước của cộng sản Hà Nội đang bị phanh phui ngay trong lòng chế độ, ngay trong nội bộ đảng cộng sản. Có thể động cơ của những lời tố cáo đảng bán nước khác nhau tùy từng con ngươi. Có người vứ lòng yêu nước, vứ bảo vệ sự toàn vẹn lănh thổ, mà lên tiếng báo động công luận. Có người vứ quyền lợi phe nhóm tranh giành quyền lợi trong đảng mà vạch áo cho người xem lưng. Nhưng dù sao, cũng nhờ vậy mà người

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 327: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 327

dân trong và ngoài nước đă thấy được một sự thật. Cộng Sản Hà Nội đă nhẫn tâm bán nước cho đàn anh Trung Quốc. Biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Hoa dài khoảng 1350 kilomét đă được minh định bởi các công ước giữa Pháp và triều đứnh Nhà Thanh về biên giới ngày 26/06/1887 và ngày 20/06/1895. Theo công ước này, lănh hải vịnh Bắc Bộ (Golfe du Tonkin) được phân chia theo tiêu chuẩn Việt Nam 62% và Trung Quốc 38%. Nay cộng sản Hà Nội đă kư hiệp định mới đây với Bắc Kinh đă chia lại cho Việt Nam 53% và Trung Quốc 47%.

Trước đây, trên 300 trụ mốc đă được cắm để phân ranh giới giữa hai nước. Từ ngày Hoa Lục rơi vào tay cộng sản Mao Trạch Đông, nhiều lần Trung Cộng đă đề cập với chính quyền tay sai Hà Nội đòi thảo luận lại vấn đề biên giới; Tệ hơn nữa, Trung Cộng đă từng cho lính biên phòng lén lút dời các trụ mốc đó vào sâu trong lănh thổ Việt Nam. Cũng trong thời Pháp thuộc, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đă được quốc tế công nhận thuộc chủ quyền Việt Nam. Trong chiến tranh, khi thấy người Mỹ không còn ư chí bảo vệ Việt Nam, Bắc Kinh đă cho hải quân tiến chiếm Hoàng Sa vào tháng giêng năm 1973. Hải quân VNCH đă chiến đấu rất anh dũng, nhưng cũng không bảo vệ được hải đảo này trước sức tấn công vũ băo của lực lượng hải quân Trung Cộng đông gấp bộị Ngay sau khi Liên Xô sụp đổ, nhận thấy cộng sản Hà Nội không còn chỗ dựa, Bắc Kinh lại huy động hàng trăm tàu chiến tiến đánh quần đảo Trường Sa. Từ xưa đến nay, thời nào cũng vậy; mỗi lần nước ta gặp khó khăn, suy yếu là mỗi lần Bắc Kinh tìm cách xâm lăng đô hộ. Bản chất bá quyền của Trung Quốc vẫn tồn tại, cho dù là phong kiến hay cộng sản. Nhưng đó là bản chất của họ. Điều đáng nói là chế độ cộng sản Hà Nội mang bản chất nô lệ ngoại bang. Hết nô lệ Nga rồi lại nô lệ Tàu và luôn luôn sẵn sàng làm nô lệ bất cứ ngoại bang nào giúp họ muôn năm trường trị. Không những Hà Nội đă làm tôi tớ cho Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh, họ còn mang cả bờ cơi nước ta dâng cho Nga Tàu. Vịnh Cam Ranh trước đây đă do Liên Xô quản lự Hà Nội đă còn kư kết hiệp định bán nước ngày 30/12/1999, giao nộp cho Trung Quốc hơn 700 cây số vuông trên đất liền và hàng ngàn cây số vuông trên Vịnh Bắc Bộ. Người Việt Nam chúng ta ở trong và ngoài nước phải đấu tranh mănh liệt với bọn bán nước cộng sản Hà Nội và xác định lập trường từ ngàn

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 328: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

328 - Nam Quan Thương Hận

đời của dân tộc Việt Nam là không nhượng một tấc đất cho ngoại bang. Xin mượn lời tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang để tạm kết bài bứnh luận này”Phải chặn đứng hành động bán nước của ban lănh đạo cộng sản Hà Nội”.

Câu Lạc Bộ Sinh Viên Việt Nam HTTP://DUNGDAY.TRIPOD.COM

THÊM MỘT BẰNG CHỨNG VỀ TỘI PHẢN QUỐC CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đối với dư luận trong nước, tuyên bố báo chí của bộ ngoại giao cộng sản thông qua phát ngôn viên Phan Thuý Thanh ngày

5 tháng 2 được đang tải chủ yếu chỉ trên 1 tờ báo công luận rộng , đó là tờ Thanh Niên sáng nay thứ tư, 6 tháng 2 năm 2002 tại Việt Nam đã gây công phẫn dữ dội từ người dân. Tin tức liên tục từ các đài nước ngoài, nhất là sau sự kiện tờ L'Express, có uy tín hàng đầu tại Pháp loan tin cộng sản Việt

Nam nhượng hơn gần 1000 km vuông đất biên giới và hàng nghìn dặm vuông biển thuộc vịnh Bắc Bộ đã nhanh chóng loan đi khắp các tỉnh thành trong cả nước. Phát biểu mới nhất của bộ ngoại giao Việt Nam được soạn sẳn trên hàng trăm tờ giấy khổ A4 được chuyển đến các cơ quan báo chí đã rất ít được các biên tập viên cho đang trên báo của mình. Theo thông tin mới nhất nhận được từ các nơi gửi về, nhóm phóng viên chính trị của hai tờ Công an và thanh niên là còn nhét mẫu tin về trả lời của bộ ngoại giao Hà Nội xuống tận trang 13. Còn lại, các báo khác đã lưỡng lự không dám đăng ngay. Các tờ báo nhất là các nhật báo muốn có uy tín với dân không muốn người dân "làm ẩu" đòi báo theo đường dây nóng trả lời ngay những điểm trả lời hết sức mơ hồ của Phan Thuý Thanh về hiệp định nhượng đất và biển với Trung Cộng. Qua những câu trả lời soạn sẵn và chỉ trả lời duy nhất cho phóng viên của thông tấn xã cộng sản Việt Nam, dư luận chỉ cần hỏi ngược những câu hỏi hết sức đơn giản là " lòi " ra ngay bộ mặt phản quốc của lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam. Ví dụ như dư luận đang muốn hỏi trực tiếp Phan Thuý Thanh và lãnh đạo đảng cộng sản những câu hỏi sau :

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 329: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 329

1 - Tại sao tại khu biên giới tỉnh Cao Bằng, nơi lấy cột mốc là hang Pắc Pó, địa điểm ông Hồ đặt mốc điểm tựa chính thức cho minh chứng lịch sử về phần đất biên giới Việt Trung sau hiệp định Pháp Thanh đã quy định rõ: trước và sau khi thực dân Pháp và Thanh Triều xác định mốc biên giới tại khu vực này, địa điểm mốc phân chia biên giới Trung Việt chính xác cách khu vực hang Pắc Pó là 48 ,9 km tính theo đường chim bay ( xác định bằng chứng này trong khoảng thời gian 1870 - 1947 ) .Nay, sau hiệp định bán nước của cộng sản Việt Nam năm 1999, cột mốc biên giới lùi sát cách cửa hang Pắc Pó chỉ chưa đầy 1,5 km?.

2 - Công ước Pháp Thanh có giá trị chứng minh duy nhất để " xét án " bán nước đối với cộng sản Việt Nam hay không? Phải chăng" truy án "cần dùng các công bố lịch sử khác? Ai hiện nay có uy tín ở trong và ngoài nước đủ khả năng để " lập hồ sơ án truy tố lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam " về tội phản quốc này?

3 - Thế nào là quản lý quá? quản lý quá các phần đất biên giới xét theo tài liệu xâm lấn các cao điểm quân sự và mốc địa dư biên giới trong cuộc chiến biên giới năm 1979 của Trung Cộng được xét ra sao? quản lý quá theo công ước Pháp Thanh ra sao? quản lý quá tổng hợp từ hai bằng chứng trên và truy lại các dấu mốc lịch sử về biên giới trước năm 1870 thì cộng sản Việt Nam trả lời ra sao về việc các dấu mốc biên giới bị lùi sâu hàng trăm km vuông về phía Nam mà không hề tham khảo ý kiến quốc dân? Cộng sản Việt Nam trả lời ra sao về phần đất tại Cửa khẩu hữu nghị, trước năm 1870 cho đến tận 1978 được gọi tên là Ai Nam Quan vẫn thuộc về Việt Nam, thì đến năm

1999 lại thuộc về Trung Cộng? .4 -Có phải cộng sản Việt Nam quy trách nhiệm cho tổ tiên

người Việt Nam đã " quản lý quá " phần đất này ( AƯi Nam Quan và đất biên giới trước hang Pắc Pó ) trong suốt chiều dài lịch sử 4 nghìn năm dựng nước của mình ?, nay cộng sản Việt Nam có quyền trao trả đất cho Trung Cộng không để ý đến phản ứng của quốc dân? .

5 -Tính từ năm 1999 đến nay, tại sao chính quyền và đảng cộng sản Việt Nam không công bố chi tiết nội dung hiệp ước biên giới trên đất và biển Việt Nam - Trung quốc mà chỉ thông báo chung chung có kiểm duyệt bằng các thông cáo ngắn ?. Bản chụp chính (chi tiết) bản hiệp ước này tại sao không công bố?

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 330: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

330 - Nam Quan Thương Hận

6 - Nếu nói theo thông báo ngày 5 tháng 2 thì hiệp ước biên giới trên đất và biển Việt Nam - Trung quốc ký ngày 30 tháng 12 năm 1999 đã" khẳng định lại rõ hơn đường biên giới trong lịch sử " thì nay đề nghị quốc dân toàn thể - trong cũng như ngoài nước cần truy xét thông báo trên rằng " lịch sử rõ ràng đã được xem xét trong các câu hỏi trên, nay cộng sản Việt Nam dã tâm nhượng đất tổ tiên chogiặc thì hồ sơ truy tố ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam sẽ như thế nào ?. Cần phải làm ngay .

_____________________________

Sống_____________________________

Sống tủi làm chi đứng chật trời?Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?Sống làm nô lệ cho người khiếnSống chịu ngu si để chúng cười.Sống tưởng công danh không tưởng nước,Sống lo phú quý chẳng lo đời.Sống mà như thế đừng nên sống.

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 331: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 331

Sống tủi làm chi đứng chật trời!

Phan Bội Châu

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 332: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

332 - Nam Quan Thương Hận

Bản đồ tổng thể hải phận Việt Nam và vùng có dầu hỏa

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 333: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 333

SÁCH MỚI

CSVN đã cắt một phần đất nước của ông cha dâng cho ngoại bang.Nước là mạch sống của Đồng Bằng Sông Cửu LongNước là sinh khí của môi sinh cho toàn cõi Đông Nam Á thế mà Trung Quốc đang thực hiện 4 đặp để lo phát triển kinh tế cho vùng thượng lưu sông Mekông.Khi bị mất nguồn nước thì Đồng Bằng Sông Cửu Long (Việt Nam và Lào) và Biển Hồ (CamBốt) sẽ ra sao?

Xin hân hạnh giới thiệu:

Cửu Long Cạn Giòng, Biển Đông Dậy Sóng của nhà văn Bác Sĩ Ngô Thế Vinh.

BS Vinh đã nghiên cứu tại chỗ qua hai lần đi Việt Nam CamBốt và Lào. (Có thể mua qua GD81BCND)

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia

Page 334: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

334 - Nam Quan Thương Hận

Hãy tìm cho được tập truyện:

“Cơ Trời Vận Nước”Truyện dài của Hà Phương Hoài Một cuốn tiểu thuyết đọc để suy nghiệm

Đọc để tự tìm cho mình một hướng điĐọc để hãnh diện, Đọc để đoàn kết, Đọc để yêu thương.

Có sẵn tại: Nhà sách Văn Khoa, (Phúc Lộc Thọ, Little Saigon), Hồng Bàng (San Jose), Thời Nay (Houston).Trực tiếp với tác giả: Nguyễn Đức Trọng 6310 N. Pulaski, Chicago, IL 60646. USAhttp://vietnam-on-line.com/hphhttp://e-cadao.comNếu mua qua GD81BCND P.O.Box 1220 Garden Grove, CA 92842, USA là góp tiền gây quỹ cho Hội

Cương Quyết bảo vệ cương thổ quốc gia, đòi lại đất đã mất

Page 335: Baûn Thaûo - Ca Dao Tục Ngữ Việt Namcadaotucngu.com/hph/Namquanthuonghan1/NamQuan.doc · Web viewTập sách nầy ra đời trong hoàn cảnh gấp gáp cho nên sẽ có

Nam Quan Thương Hận - 335

In tai Nha In:

Hãy vùng lên dành lại quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia