ban tin dr fillip - vienthuysan2.org.vn · ban tin dr fillip - vienthuysan2.org.vn

14
Bn tin Dr Fillip 18/11/2013 Ngày 18/11/2013 GS.Dr Fillip có cuc gp mt vi Lãnh đạo Vin và các cán bnghiên cu ca Vin. Chương trình gp gGS gm hai phn: phn mt là bài trình bày cơ bn v‘Nhng ng dng ca công nghsinh hc chuyên vdi truyn qun thtrên các đối tượng thy sn có liên quan đến các nghiên cu ca Vit Nam’; phn hai là cuc tho lun sâu v‘Các gii pháp htrnghiên cu ng dng công cDi truyn phân ttrong các chương trình chn ging đang thc hin ti Vin’. Bài trình bày ca GS phn mt giúp các cán bchuyên nghành và cán bcó các nghiên cu có liên quan có thêm cái nhìn tng quát và khnăng ng dng sâu ca di truyn phân ttrong nhiu lĩnh vc như: khnăng phân tích, định danh các loài cá tra sông Mê Kông, khnăng truy xut ngun gc phát tán con ging ca các địa đim hay khu vc, các vn đề đang tranh ci vbo tn và xây dng môi trường đa dng sinh hc…phn mt, GS cũng đã gii đáp nhiu vướng mc rt được quan tâm ca các cán bPhòng Ngun li thy sn trong định danh loài các động thy sn có hình thái tương tnhau (cá bông lau và cá da) hoc các u trùng ca các loài cá tra nói chung ĐB SCL. Trong phn hai ca chương trình, trưởng nhóm nghiên cu Di truyn chn ging, TS. Nguyn Văn Sáng đã trình bày cho GS vcác nghiên cu ng dng Di truyn Phân ttrong chương trình chn ging Cá Tra, cá Rô Phi và tôm sú. GS đã có nhng gii pháp đề nghrt hu ích, kp thi và phù hp cho tng chương trình để nhóm ng dng ngay cho nghiên cu ca mình. Cuc gp ggia GS.Dr Fillip có cuc gp mt vi Lãnh đạo Vin và các cán bnghiên cu ca Vin không nhng htrnhiu vvn đề hc thuc mà còn giúp các cán btrcó cái nhìn lc quan vsthân thin cũng như gn gũi ca GS quc tế và các nghiên cu viên trca Vit Nam.

Upload: others

Post on 27-Oct-2019

12 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ban tin Dr Fillip - vienthuysan2.org.vn · Ban tin Dr Fillip - vienthuysan2.org.vn

Bản tin Dr Fillip 18/11/2013

Ngày 18/11/2013 GS.Dr Fillip có cuộc gặp mặt với Lãnh đạo Viện và các cán bộ nghiên cứu của Viện. Chương trình gặp gỡ GS gồm hai phần: phần một là bài trình bày cơ bản về ‘Những ứng dụng của công nghệ sinh học chuyên về di truyền quần thể trên các đối tượng thủy sản có liên quan đến các nghiên cứu của Việt Nam’; phần hai là cuộc thảo luận sâu về ‘Các giải pháp hổ trợ nghiên cứu ứng dụng công cụ Di truyền phân tử trong các chương trình chọn giống đang thực hiện tại Viện’.

Bài trình bày của GS ở phần một giúp các cán bộ chuyên nghành và cán bộ có các nghiên cứu có liên quan có thêm cái nhìn tổng quát và khả năng ứng dụng sâu của di truyền phân tử trong nhiều lĩnh vực như: khả năng phân tích, định danh các loài cá tra ở sông Mê Kông, khả năng truy xuất nguồn gốc phát tán con giống của các địa điểm hay khu vực, các vấn đề đang tranh cải về bảo tồn và xây dựng môi trường đa dạng sinh học…Ở phần một, GS cũng đã giải đáp nhiều vướng mắc rất được quan tâm của các cán bộ Phòng Nguồn lợi thủy sản trong định danh loài các động thủy sản có hình thái tương tự nhau (cá bông lau và cá dứa) hoặc các ấu trùng của các loài cá tra nói chung ở ĐB SCL.

Trong phần hai của chương trình, trưởng nhóm nghiên cứu Di truyền chọn giống, TS. Nguyễn Văn Sáng đã trình bày cho GS về các nghiên cứu ứng dụng Di truyền Phân tử trong chương trình chọn giống Cá Tra, cá Rô Phi và tôm sú. GS đã có những giải pháp đề nghị rất hữu ích, kịp thời và phù hợp cho từng chương trình để nhóm ứng dụng ngay cho nghiên cứu của mình.

Cuộc gặp gỡ giữa GS.Dr Fillip có cuộc gặp mặt với Lãnh đạo Viện và các cán bộ nghiên cứu của Viện không những hỗ trợ nhiều về vấn đề học thuậc mà còn giúp các cán bộ trẻ có cái nhìn lạc quan về sự thân thiện cũng như gần gũi của GS quốc tế và các nghiên cứu viên trẻ của Việt Nam.

Page 2: Ban tin Dr Fillip - vienthuysan2.org.vn · Ban tin Dr Fillip - vienthuysan2.org.vn

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN 2 ĐĂNG KÝ THAM GIA TUYỂN CHỌN VÀO DỰ ÁN FIRST - BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Bộ Khoa học Công nghệ được Chính phủ VN giao chủ quản thực hiện Dự án “Đẩy

mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học và công nghệ” (Fostering Innovation through Research, Sciences and Technology - FIRST) do Ngân hàng Thế giới tài trợ với mục tiêu hỗ trợ phát triển KHCN và thúc đẩy đổi mới sáng tạo công nghệ thông qua việc xây dựng và thí điểm triển khai một số chính sách mới góp phần hoàn thiện khung chính sách quốc gia, khuyến khích phát triển KHCN và nâng cao năng lực các tổ chức KHCN theo hướng chủ động gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của thị trường và các doanh nghiệp. Dự án gồm có các nội dung chính:

1- Hỗ trợ cơ sở hoạch định chính sách và thí điểm chính sách KHCN ở Việt Nam. 2- Hỗ trợ chuyển đổi các tổ chức KHCN công lập và tăng cường liên kết doanh

nghiệp với KHCN Dự án tập trung vào hỗ trợ cho 5 lĩnh vực ưu tiên phát triển gồm (i) Cơ khí chế tạo và

tự động hoá; (ii) Công nghệ sinh học và nông nghiệp; (iii) Vật liệu mới; và (iv) Công nghệ thông tin và truyền thông.

Trong đó, nội dung tiểu hợp phần 2a của Dự án sẽ tập trung hỗ trợ một số tổ chức KHCN công lập(GRI) là các Viện, Trường phải chuyển đổi theo quy định Nghị định 115/2005/NĐ-CP, từ phương thức quản lý truyền thống sang tự chủ theo định hướng thị trường theo. Dự án dự kiến sẽ chọn 3 đơn vị đủ điều kiện trong từng lĩnh vực ưu tiên nêu trên để hỗ trợ qúa trình xây dựng và tổ chức chuyển đổi một cách đồng bộ thông qua các hoạt động tư vấn, đào tạo, lập kế hoạch cho đến đầu tư nâng cấp hạ tầng, thúc đẩy liên kết với thị trường và liên kết vào mạng lưới quốc tế.Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu về điều kiện của từng hợp phần dự án đòi hỏi và dựa trên nhu cầu, năng lực cũng như khả năng đáp ứng của đơn vị, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 2 đã nộp hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn nhận hỗ trợ chuyển đổi sang hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính, định hướng thị trường. Vừa qua (tháng 2/2014), hồ sơ của Viện đã vượt qua vòng sơ tuyển và Ban Quản lý dự án FIRST đã thông báo mời Viện tiếp tục làm hồ sơ bổ sung để tuyển chọn vào danh mục “Long list”.

Ngoài ra, nội dung hợp phần 2b của dự án cũng sẽ dành các khoản tài trợ cho nhóm hợp tác nghiên cứu & đổi mới liên kết giữa các viện nghiên cứu hoặc trường đại học với các doanh nghiệp tư nhân nhằm giúp các doanh nghiệp đổi mới công nghệ và phát triển đội ngũ doanh nghiệp KHCN. Trên cơ sở mục tiêu và nội dung hợp phần 2b, Viện cũng đã thông báo, khuyến khích các đơn vị trực thuộc có các quy trình công nghệ hoặc các sản phẩm sáng tạo KHCN, tìm kiếm các doanh nghiệp đối tác hợp tác đăng ký “Đề xuất”Dự án Nhóm hợp tác”để xin tài trợ triển khai các kết quả nghiên cứu vào sản xuất đồng thời góp phần giúp các doanh nghiệp đổi mới công nghệ KHCN.

Nguyễn Văn Trọng

Page 3: Ban tin Dr Fillip - vienthuysan2.org.vn · Ban tin Dr Fillip - vienthuysan2.org.vn

CÁCH TIẾP CẬN VÀ TẬP HUẤN, THU THẬP THÔNG TIN XÂY DỰNG

MÔ HÌNH BBN (BASEYSIAN BELIEF NETWORK) TRONG DỰ ÁN “TÔM – LÚA”

BBN (Bayesian Belief Network) là mô hình mô tả mối quan hệ giữa công tác quản lý và

các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến năng suất lúa-tôm ở các vùng địa lý khác nhau trong dự

án “Nâng cao tính bền vững của hệ thống canh tác tôm – lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt

Nam”. Cách tiếp cận này nhằm hiểu rõ hơn về các thành phần quan trọng tạo nên tính bền vững

trong hệ thống canh tác luân canh tôm-lúa, xác định được các lổ hổng kiến thức và các yếu tố

quyết định sự phát triển của hệ thống. Phát triển mô hình BBN liên tục trong 04 năm thực hiện

dự án sẽ nâng cao năng lực, xây dựng được sự gắn kết chặt chẽ, tích cực giữa nhà nghiên cứu,

chính quyền địa phương và nông dân nòng cốt.

Tập huấn, thu thập thông tin

và xây dựng phiên bản đầu tiên của

mô hình được thực hiện từ ngày 18-

24/10/2013 tại 03 tỉnh Cà Mau, Bạc

Liêu và Kiên Giang. Các cán bộ

khuyến nông khuyến ngư của tỉnh Cà

Mau được tập huấn tại Phân Viện

Nghiên cứu thủy sản Minh Hải, nông

dân tham gia dự án được tập huấn tại

xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước là địa

điểm thực hiện các thí nghiệm thực

địa. Tại tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang

cán bộ khuyến nông khuyến ngư được tập huấn tại Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn các

tỉnh, nông dân đang canh tác theo mô hình tôm-lúa được tập huấn tại xã Phước Long, huyện

Phước Long, tỉnh Bạc Liêu và xã Nam Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang.

Qua đợt tập huấn, các nhà nghiên cứu, cán bộ địa phương và nông dân được cung cấp và

trao đổi thông tin về hệ thống canh tác lúa-tôm, bước đầu có những hiểu biết cơ chế, quá trình và

chức năng để mô tả các mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống. Đây là nền tảng xác

định hướng nghiên cứu và các hoạt động có khả năng mang lại hiệu quả trong nghiên cứu và

phát triển hệ thống canh tác tôm-lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Đoàn Văn Bảy

Tập huấn BBN cho cán bộ KN-KN tỉnh Bạc Liêu

Page 4: Ban tin Dr Fillip - vienthuysan2.org.vn · Ban tin Dr Fillip - vienthuysan2.org.vn

Thảo luận chuyên đề về việc ứng dụng công nghệ bioflocs trong nuôi trồng thủy sản với giáo sư Yoram Avnimelech, Israel

Chuyến công tác ngắn ngày đến Việt Nam của Giáo Sư Yoram Avnimelech. Ông là “cha đẻ” của công nghệ Bioflocs ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản.

Nhân dịp chuyến công tác tham gia hội thảo khoa học tại Tp Hồ Chí Minh, theo lời mời của Viện trưởng, TS Nguyễn Văn Hảo, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 2. Giáo Sư Yoram Avnimelech người Israel viếng thăm Viện NCNTTS2 và giao lưu chia sẽ học thuật công nghệ Bioflocs ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản hiện nay và xu thế trong tương lai. Buổi sinh hoạt học thuật diễn ra khá sôi nổi giữa Ông và các chuyên gia của Viện NCNTTS 2 xoay quanh các vấn đề liên quan đến công nghệ Bioflocs. Giáo sư nhấn mạnh tiềm năng và khả năng ứng dụng công nghệ này trên thế giới cho cả môi trường nuôi thủy sản nước ngọt và nước lợ mặn, đối với cá và tôm. Những

nghiên cứu trước đây của ông và cộng sự thể hiện trong báo cáo làm nổi bậc tính ưu việt của công nghệ bioflocs như tiết kiệm nước tối đa (không thay nước), giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), giảm khả năng lây lan mầm bệnh trong suốt quá trình nuôi, tái tạo nguồn dinh dưỡng thải thành thức ăn có giá trị và đặc biệt là giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường của hệ thống nuôi và ít tác động đến môi trường xung quanh.

Tuy nhiên trong bối cảnh tình hình bệnh gan cấp tính trên tôm sú và tôm thẻ ở Việt Nam đang là vấn đề khó khăn về kỹ thuật khống chế, liệu ứng dụng công nghệ bioflocs vào thực tiễn Việt Nam có mang lại kết quả khả quan hay không? là vấn đề đặt ra của những chuyên gia đối với Ông. Theo quan điểm của Giáo Sư là hoàn toàn có thể ứng dụng tại Việt Nam về công nghệ này, nếu dựa vào nguyên lý khống chế bệnh trên cá rô phi nuôi với công nghệ bioflocs kết quả cho thấy ít bệnh hơn. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh cần phải có thử nghiệm ứng dụng công nghệ Bioflocs nuôi tôm thẻ tại ĐBSCL để khẳng định điều này.

Sau buổi sinh hoạt học thuật, Giáo Sư Yoram Avnimelech cùng với Ts. Nguyễn Văn Hảo và cán bộ nghiên cứu của Viện NCNTTS2 trao đổi, tìm hướng hợp tác nghiên cứu và phát triển công nghệ này tại ĐBSCL năm 2014. Sự thỏa thuận ban đầu của đôi bên về định hướng cho sự hợp tác và phát triển nghiên cứu đầy hứa hẹn. Theo kế hoạch Giáo Sư Yoram

 

Page 5: Ban tin Dr Fillip - vienthuysan2.org.vn · Ban tin Dr Fillip - vienthuysan2.org.vn

Avnimelech sẽ có chuyên công tác tại Viện NCNTTS 2 đầu năm 2014 để phát triển cụ thể chương trình hợp tác nghiên cứu phát triển công nghệ với Viện NCNTTS2.

Ths. Nguyễn Nhứt

 

Họp thường niên dự án SUPA năm 2013

Dự án SUPA (dự án quản lý chất thải trong ao nuôi cá tra thương phẩm) được tổ chức họp nội bộ đánh giá hàng năm, lần thứ 3. Hội thảo diễn ra vào ngày 10 tháng 12 năm 2013 tại Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 2 bao gồm các tổ chức tham gia thực hiện và tài trợ dự án trong nước và ngoài nước như sau:

Phía Việt Nam : -Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 2: đại diện tham dự Ts. Nguyễn Văn Hảo, Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 2, thành viên sáng

lập dự án. Ths. Nguyễn Nhứt thành viên thực hiện dự án. - Trường Đại Học Cần Thơ (ĐHCT): đại diện tham dự Gs,Ts, Nguyễn Thanh Phương , Phó hiệu trưởng ĐHCT, thành viên sáng lập dự án, Ts. Trần Thị Thanh Hiền và Ths. Trần Lê Cẩm Tú. - ĐH Nông Lâm đại diện Ts. Lê Công Trứ giảng viên và Ths. Phạm Thị Ánh Ngọc, bộ môn Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường -Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Dịch vụ Thủy sản Việt Nam (Fites): đại diện tham dự ông Nguyễn Tử Cương giám đốc Fites; - Công ty Vĩnh Hoàn : ban giám đốc và kỹ thuật viên của công ty đại diện tham gia - Công ty Provimi Việt Nam: ban giám đốc công ty đại diện tham gia. Phía nước ngoài: - Trường Đại Học Wageningen – Hà Lan: đại diện tham gia Gs,Ts Johan Verreth giám đốc khoa học của dự án SUPA và Ts. Roel Bosma giám đốc điều hành dự án SUPA; Công ty Marine Harvest – NaUy: ban giám đốc đại diện tham gia; Đại diện ban giám đốc của công ty Dehues

Hội thảo tập trung thảo luận và nghe báo cáo kết quả nghiên cứu của các nội dung như sau:

+) Kết quả của R1 (nâng cao chất lượng thức ăn của cá tra) do Ths Trần Lê Cẩm Tú trình bày kết quả thực hiện.

Page 6: Ban tin Dr Fillip - vienthuysan2.org.vn · Ban tin Dr Fillip - vienthuysan2.org.vn

+) Kết quả của R2 (tăng cường quản lý chất thải cá tra) do Ths Nguyễn Nhứt trình bày kết quả thực hiện.

+) Kết quả của R3 (đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình RAS) do Ths. Phạm Thị Ánh Ngọc trình bày. Qua đó hội nghị cũng nhận định kết quả đạt được trong 12 tháng thực hiện và thảo luận tháo gỡ những khó khăn vướn mắc cần giải quyết.

+) Kết quả của R4 (quảng bá và khuyến ngư mô hình RAS) do ông Nguyễn Tử Cương trình bày kết quả của làm phim tư liệu phối hợp với đài truyền hình CTV. Hội nghị cũng góp ý duyệt phim khoa học cho phù hợp với mục tiêu và nội dung của dự án.

+) Báo cáo tài chính công khai do Ts. Roel Bosma trình bày.

Bên cạnh báo các kết quả đạt được về mặt kỹ thuật, báo cáo tình hình sử dụng kinh phí của dự án theo từ đơn vị đã thực hiện trong 12 tháng và thảo luận hướng sử dụng kinh phí của dự án trong năm 2014. Đồng thời lập kế hoạch cho các phần nghiên cứu tiếp theo của năm 2014.

Sau khi báo cáo kết quả về kỹ thuật và tài chính, hội nghị thống nhất chung một số vấn đề những phương hướng hoạt động và kế hoạch cho từng nội dung tiếp tục thực hiện để hoàn thành trong năm 2014. Thống nhất phương án quảng bá kết quả dự án trên kênh truyền hình quốc gia và sản xuất băng đĩa khoa học phục vụ khuyến ngư phát triển nghề cá. Thống nhất một số vấn đề để đăng ký bản quyền sử dụng cho từng nội dung phát triển công thức thức ăn và hệ thống nuôi tuần hoàn.

Hội nghị đã kết thúc một cách tốt đẹp cùng ngày khai mạc ngày 10 tháng 12 năm 2013.

Ths. Nguyễn Nhứt

Page 7: Ban tin Dr Fillip - vienthuysan2.org.vn · Ban tin Dr Fillip - vienthuysan2.org.vn

VIỆN NCNTTS2, ĐẠI HỌC CẦN THƠ VÀ CÔNG TY TNHH THÔNG THUẬN LÀM VIỆC VỚI GIÁO SƯ PATRICK SOORGELUS VỀ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN

NUÔI ARTEMIA THÂM CANH Ở MIỀN TRUNG VÀ ĐBSCL

Ngày 24 tháng 11 năm 2013, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản 2 cùng với Đại học Cần Thơ và Công ty TNHH Thông Thuận đã có buổi làm việc với giáo sư Patrick Soorgelus (Đại học Ghent) và ông Brian De Ruyver (đại diện tỉnh East Flander – Bỉ) để thảo luận về việc phát triển nghề nuôi Artemia ở Việt Nam.

Sau khi thảo luận, các bên đã đồng ý tiếp tục thực hiện một Dự án thử nghiệm nuôi Artemia thâm canh thu trứng bào xác và sinh khối tại Công ty TNHH Thông Thuận trong năm 2014. Dự án sẽ hỗ trợ về giống Artemia và thức ăn trong quá trình thử nghiệm. Trong khi đó, Công ty Thông Thuận sẽ chịu trách nhiệm đầu tư về cơ sở hạ tầng và các chi phí hoạt động liên quan. Viện NCNTTS2 và Đại học Cần Thơ sẽ chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật và theo dõi trong suốt quá trình thử nghiệm.

Ý tưởng này dựa trên kết quả khảo sát và đề xuất của Dự án “Đánh giá hiện trạng nghề làm muối – Artemia và tiềm năng phát triển nghề nuôi Artemia ở Việt Nam” mới được thực hiện trong tháng 9 năm 2013. Kết quả nghiên cứu này cho thấy tiềm năng phát triển nghề nuôi Artemia ở ĐBSCL và khu vực miền Trung rất lớn, đặc biệt nhu cầu tiêu thụ trứng bào xác Artemia trong nghề ương ấu trùng tôm ở Việt Nam cũng rất cao. Hàng năm, một khối lượng lớn trứng bào xác Artemia được nhập khẩu để phục vụ cho nghề ương tôm ở Việt Nam. Đặc biệt, để chuẩn bị cho cuộc họp ngày 24/11/2013, Viện NCNTTS2 và Trường Đại học Cần Thơ đã có buổi làm việc với ban lãnh đạo Công ty Thông Thuận và khảo sát thực tế tại cánh đồng muối của công ty để thảo luận và thống nhất trước một số vấn đề liên quan.

Làm việc với ban lãnh đạo Công ty Thông Thuận

Khảo sát tại đồng muối của Công ty Thông Thuận

Nuôi Artemia đã và đang phát triển rất triển vọng ở vùng ĐBSCL trong những năm gần đây. Trong khi đó, khu vực Miền Trung còn rất mới mẻ. Dự án thử nghiệm nuôi Artemia trong ruộng muối này mở ra một triển vọng mới, trước tiên đối với doanh nghiệm làm muối – nuôi tôm và sau đó mở rộng ra cho những diêm dân nhằm cải thiện hiệu quả sản xuất và nâng cao thu nhập. Nuôi Artemia để thu trứng bào xác phục vụ trong ương ấu trùng tôm – cá cảnh và kết hợp với thu sinh khối để làm thức ăn trực tiếp cho tôm, cua, ốc hương vì rất giàu chất dinh dưỡng.

Vũ Vi An

Page 8: Ban tin Dr Fillip - vienthuysan2.org.vn · Ban tin Dr Fillip - vienthuysan2.org.vn

DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN KHU B – TRUNG TÂM QUỐC GIA GIỐNG HẢI SẢN NAM BỘ HOÀN THÀNH CÁC NHIỆM VỤ VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU MÀ BỘ NN&PTNT GIAO TRONG

NĂM 2013

Thực hiện Quyết định số 1920/QĐ–BNN-TCTS, ngày 19/8/2013 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt điều chỉnh dự án, kế hoạch đấu thầu dự án đầu tư xây dựng công trình Khu B Trung tâm Quốc gia giống hải sản Nam Bộ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 đã tiến hành thực hiện hoàn tất hồ sơ phê duyệt điều chỉnh thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán, triển khai nhà thầu thi công các hạng mục còn lại của dự án. Cho đến thời điểm hiện nay, các hạng mục chính của dự án như: nhà làm việc chính; hệ thống nhà xưởng và nhà làm việc khu vực nhà xưởng; trạm biến áp; hệ thống ống cấp nước từ biển, trạm bơm cấp 1, trạm bơm cấp 2 đã hoàn thành, một số hạng mục chuẩn bị nghiệm thu đưa vào khai thác sử dụng.

Chi tiết các hạng mục công trình thực hiện giai đoạn I của dự án theo Quyết định điều chỉnh của Bộ NN&PTNT đã triển khai thi công hoàn thành cơ bản như sau:

a) Các hạng mục chính: - Nhà trực và làm việc - Hệ thống cấp nước biển, trạm bơm cấp 1, các ao lắng cấp và trạm bơm

cấp 2 - Nhà xưởng sản xuất, thí nghiệm và nhà trực: khu giáp xác, khu các biển

và nhuyễn thể - Hệ thống ao nuôi: gồm các ao nuôi cá biển, ao nuôi giáp xác đã hoàn tất

công tác đào ao, chuẩn bị công tác lắp đặt tấm chống thấm đáy ao.

b) Các hạng mục hạ tầng kỹ thuật - Đã xây dựng hoàn tất cổng, rào và nhà bảo vệ. - Hệ thống giao thông: đã thi công phần thô trục giao thông chính từ cổng vào nhà xưởng (rộng 4 m, dài 500 m), chuẩn bị đổ bê tông. - Cấp điện: đã thực hiện và đưa vào sử dụng 01 trạm biến áp 3 pha 250 KVA, sử dụng cáp CXV/DSTA đi trên trụ BTCT ly tâm; chuẩn bị thi công hoàn tất hệ thống cấp điện nội bộ. - Hệ thống thoát nước thải: bao gồm thoát nước thải khu vực nhà xưởng,

thoát nước thải các ao nuôi và ao lắng chứa nước thải trước khi xả.

Hiện tại Viện đã trình Bộ NN&PTNT xin bổ sung vốn đầu tư theo Tổng mức đầu tư đã được phê duyệt điều chỉnh và theo kế hoạch dự kiến sẽ hoàn chỉnh tất các hạng mục của dự án, nghiệm thu và đưa vào khai thác sử dụng trong quý II/2014.

Nguyễn Đình Hùng

Page 9: Ban tin Dr Fillip - vienthuysan2.org.vn · Ban tin Dr Fillip - vienthuysan2.org.vn

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 tham gia Hội nghị Nuôi trồng thủy sản châu Á- Thái Bình Dương 2013 (APA 13)

Hội nghị Nuôi trồng thủy sản châu Á- Thái Bình Dương 2013 (APA 13) diễn ra từ ngày 11 đến ngày 13/12/2013, tại Tp Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam đã phối hợp với Hiệp hội Nuôi trồng thủy sản thế giới, Phân ban Châu Á – Thái Bình Dương (WAS – APC) đồng tổ chức với chủ đề “Định hướng tới lợi nhuận”. Tại hội nghị, ngoài khu vực triển lãm trưng bày các sản phẩm, các hội thảo chuyên đề cùng diễn ra đồng thời. Đây là dịp để các nhà khoa học Thủy sản Việt Nam và của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 nói riêng trình bày các kết quả nghiên cứu đến bạn bè quốc tế, thảo luận, trao đổi thông tin mới, chia sẻ kinh nghiệm của bạn bè trong khu vực và thế giới. Viện còn tham gia trong công tác chuẩn bị và tổ chức hội nghị.

Các cán bộ nghiên cứu của Viện cũng đã tham gia trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm 17 bài oral và 3 Poster thuộc các lĩnh vực về sản xuất giống, di truyền và chọn giống, công nghệ nuôi tuần hoàn, mô hình nuôi tôm nước lợ phòng tránh bệnh hoại tử gan tụy, dinh dưỡng và thức ăn thủy sản, sức tải môi trường, tác nhân gây bệnh và đề xuất phòng bệnh tôm cá thuộc 14 section khác nhau. Cán bộ nghiên cứu của Viện còn tham gia các buổi hội thảo chuyên đề về kết quả nghiên cứu bệnh hoại tử gan tụy trên tôm nước lợ, tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam, diễn đàn quốc tế về sản xuất hầu, …. Ngoài ra, một số cán bộ nghiên cứu của Viện còn tham gia đồng chủ tịch các hội thảo về cá rô phi, bệnh giáp xác, hệ thống tuần hoàn….

Bên cạnh chương trình Hội nghị, Viện còn kết hợp tiếp và làm việc với các đoàn chuyên gia các nước đến dự hội thảo bàn để tổng kết chương trình hợp tác nghiên cứu, phương án triển khai các dự án đang thực hiện và định hướng hợp tác nghiên cứu và đào tạo trong tương lai về các lĩnh vực bệnh thủy sản, hệ thống tuần hoàn trong nuôi thủy sản, bioflocs, chọn giống, thiết bị trong nuôi trồng thủy sản.

Nguyễn Văn Sáng

Page 10: Ban tin Dr Fillip - vienthuysan2.org.vn · Ban tin Dr Fillip - vienthuysan2.org.vn

1

HỘI THẢO KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN ACIAR “NÂNG CAO TÍNH BỀN VỮNG CỦA HỆ THỐNG CANH TÁC TÔM – LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG,

VIỆT NAM

Sáng ngày 17 tháng 10 năm 2013, dự án ACIAR “Nâng cao tính bền vững của hệ thống canh tác tôm – lúa ở ĐBSCL, Việt Nam” đã chính thức tổ chức lễ khởi động tại Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Minh Hải – Viện Nghiên cứu NTTST 2. Đến tham dự Hội thảo là những đơn vị tham gia thực hiện dự án, gồm có 3 trường Đại học của Australia (Đại học New South Wales, Đại học Griffith và Đại học Charles Sturt), 3 đơn vị thực hiện ở Việt Nam (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2, Đại học Cần Thơ, Viện lúa ĐBSCL). Ngoài ra còn có đại diện của Bộ NNPTNT Việt Nam, Giám đốc dự án ACIAR ở Việt Nam, Lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau, sở NNPTNT và cán bộ khuyến nông khuyến ngư các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, và các hộ dân ở xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau tham gia trong dự án.

Sau khi GS. Jes Samut khai mạc chào mừng đại biểu tham dự và giới thiệu mục tiêu Hội thảo, phần tiếp theo là giới thiệu tổng quan Chương trình của ACIAR về Dinh dưỡng trong cây trồng và quản lý đất do TS. Gamini Keerthisinghe trình bày. TS. Chris Barlow cũng có bài thuyết trình về Chương trình thủy sản của ACIAR. Nội dung quan trọng nhất của Hội thảo khởi động là báo cáo giới thiệu Dự án “Nâng cao tính bền vững hệ thống canh tác tôm lúa ở ĐBSCL” do TS. Nguyễn Văn Hảo, Viện trưởng Viện 2 - đại diện cơ quan Điều phối dự án, trình bày. Dự án sẽ thực hiện trong 4 năm (từ 01/06/2013 – 31/05/2017) trong đó giai đoạn 2014-2015 được xem là quan trọng nhất, bố trí thực nghiệm tại hiện trường ở 12 nông hộ (6 nông hộ ở nhóm thử nghiệm và 6 nông hộ là nhóm đối chứng). Hai năm sau của dự án (2016-2017) là xử lý kết quả thực nghiệm và ứng dụng mô hình xác suất Bayesian Belief Network (BBN).

Page 11: Ban tin Dr Fillip - vienthuysan2.org.vn · Ban tin Dr Fillip - vienthuysan2.org.vn

2

Buổi chiều cùng ngày, dự án họp nội bộ với các phần về nội dung, kế hoạch thực hiện cụ thể trong từng năm, kinh phí và việc phối hợp thực hiện giữa các đơn vị. Với sự quản lý, điều phối tốt, sự quyết tâm và đồng thuận giữa các đơn vị thực hiện, dự án quyết tâm sẽ hoàn thành tốt 4 mục tiêu chính: (i) Hiểu rõ hơn về các thành phần quan trọng tạo nên tính bền vững trong hệ thống canh tác tôm-lúa; (ii) Xác định tính bền vững của hệ thống canh tác tôm-lúa thông qua việc thử nghiệm các yếu tố gây rủi ro chủ yếu và các thành phần của hệ thống nuôi đã được nhận dạng; (iii) Xác định, giải thích và định lượng những lợi ích đối với sức sản xuất của việc kết hợp trồng lúa và nuôi tôm; và (iv) Xây dựng và quảng bá các chiến lược quản lý tốt hơn nhằm nâng cao sản lượng và tính bền vững của hệ thống canh tác tôm-lúa.

Lưu Đức Điền

Page 12: Ban tin Dr Fillip - vienthuysan2.org.vn · Ban tin Dr Fillip - vienthuysan2.org.vn

HOẠT ĐỘNG ĐOÀN THANH NIÊN QUÝ 4/2013

1. Tham gia Hội thi trực tuyến "Tự hào Sử Việt"

Đây là hoạt động cụ thể, thiết thực thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TP. Hồ Chí Minh lần IX, nhiệm kỳ 2012 – 2017 và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần X, nhiệm kỳ 2012 – 2017 về việc đẩy mạnh cuộc vận động “Dân ta phải biết sử ta” và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục của Đoàn trong giai đoạn mới; thiết thực chào mừng kỷ niệm 68 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2013) và 68 năm Ngày Nam Bộ Kháng chiến (23/9/1945 – 23/9/2013).

Hòa chung vào không khí Hội thi, BCH Đoàn Viện đã triển khai đến tất cả 6 Chi đoàn trực thuộc và đông đảo ĐVTN đã nhiệt tình hưởng ứng với số lượng ít nhất 60 lượt ĐVTN tham gia trong cả 4 đợt thi (từ tháng 9-10/2013). Mỗi đợt, thi trực tuyến gồm 4 phần như sau:

+ Phần 1 “Dấu ấn lịch sử”: gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian trả lời cho phần thi này là 8 phút.

+ Phần 2 “Điểm son lịch sử”: hình thức thi giải ô chữ, có 10 ô chữ hàng ngang và 1 ô chữ hàng dọc. Thời gian thi là 8 phút.

+ Phần 3 “Hành trình lịch sử”: lựa chọn những dữ kiện lịch sử phù hợp, có hai cột thông tin chuyển động ngược chiều, mỗi cột có 10 dữ kiện. ĐVTN chọn các cặp thông tin phù hợp giữa hai cột. Thời gian thi 3 phút.

+ Phần 4 “Tầm nhìn lịch sử”: Có 1 bảng thông tin gồm 20 ô số chứa đựng các dữ kiện lịch sử. ĐVTN chọn mở các cặp ô phù hợp giữa 2 dữ kiện lịch sử trong ô. Mỗi cặp chọn đúng sẽ mở ra 2 mảnh ghép của hình ảnh lịch sử. Từ các mảnh ghép được mở, ĐVTN đoán hình nền bằng cách chọn đáp án trắc nghiệm. ĐVTN phải mở được 5 cặp ô thì phương án trắc nghiệm đáp án hình nền mới được công bố để ĐVTN lựa chọn. Trường hợp đoán sai các cặp ô số, sai đến cặp ô số thứ 3 thì phần thi dừng lại. Thời gian thi phần này là 6 phút.

Page 13: Ban tin Dr Fillip - vienthuysan2.org.vn · Ban tin Dr Fillip - vienthuysan2.org.vn

Mặc dù kết quả cuối cùng Viện II không có ĐVTN nào đạt được các thứ hạng cao theo công bố của Ban tổ chức, nhưng điều quan trọng hơn hết là Hội thi đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, truyền bá, học tập lịch sử, truyền thống trong ĐVTN; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc tìm hiểu lịch sử, truyền thống dân tộc.

2. Tham gia ngày hội “Hoa của đất”

Ngày hội "Hoa của đất" năm 2013 được tổ chức ngày 27/10/2013 là một trong những hoạt động thiết thực gắn với chương trình "Xây dựng nông thôn mới" của Thành Đoàn TPHCM. Năm nay Đoàn Viện 2 đã cùng với Đoàn khối Bộ NNPTNT có gian hàng trưng bày và tư vấn về các sản phẩm của Viện 2 cũng như một số sản phẩm của các đơn vị khác trong Khối Bộ NNPTNT.

ĐVTN Viện 2 đã nhiệt tình tham gia tư vấn cho hơn 200 lượt ĐVTN tham dự về các hoạt động khoa học sản xuất của Viện như kỹ thuật nuôi tảo, cá Koi, tôm càng xanh toàn đực. Ngoài các hoạt động tư vấn, Đoàn Viện 2 cũng tham quan các gian hàng trưng bày các sản phẩm nông nghiệp của thanh niên nông thôn thuộc các đơn vị bạn. Các ĐVTN cùng trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển kinh tế tại các xã nông thôn mới, giao lưu văn nghệ hát cải lương chủ đề "Hoa của đất". Đoàn Viện NCNTTS 2 đã để lại một ấn tượng tốt, một hình ảnh đẹp về ngày hội nông nghiệp dành cho thanh nhiên thành phố.

Lưu Đức Điền, Trần Minh Thiện

Page 14: Ban tin Dr Fillip - vienthuysan2.org.vn · Ban tin Dr Fillip - vienthuysan2.org.vn

GIỚI THIỆU TÂN THẠC SĨ NGUYỄN THẢO SƯƠNG

Tốt nghiệp chuyên ngành bệnh học thủy sản, Đại học Nông Lâm, Tp. Hồ Chí Minh năm 2008,

chị Nguyễn Thảo Sương được nhận về công tác tại phòng Sinh học thực nghiệm, Viện nghiên

cứu nuôi trồng thủy sản II. Sau hai năm công tác tại phòng, chị nhận được học bổng toàn phần

của tổ chức VLIR-UOS, vương quốc Bỉ vào tháng 9/2011 để tiếp tục chương trình học lên thạc

sĩ. Qua 2 năm đào tạo ở nước ngoài, chị đã tích lũy được nhiều kiến thức mới góp phần củng cố

thêm các kiến thức về bệnh học đã được đào tạo trong nước.

Tháng 9/2013 chị đã bảo vệ thành công chương trình thạc sĩ với đề tài “ Đánh giá ảnh hưởng của

stress hormone lên bệnh Vibrio trên ấu trùng tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii” với

sự giúp đỡ của giáo sư Peter Bossier và tiến sĩ Tom Defoirdt tại đại học Gent, vương quốc Bỉ.

Trong thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu, chị đã có điều kiện tìm hiểu về kỹ thuật ương nuôi

ấu trùng tôm càng xanh, đặc điểm của vi khuẩn gây bệnh Vibrio cũng như am hiểu về cách phân

tích, xử lý số liệu bằng các phần mềm thống kê. Sau khi hoàn thành chương trình học, hiện chị

Nguyễn Thảo Sương đã trở về nước và tiếp tục công tác nghiên cứu tại phòng sinh học thực

nghiệm, viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II. Hi vọng với những kiến thức có được, chị sẽ

góp phần vào công tác nghiên cứu và sự phát triển của cơ quan.