bẢn tin mỤc vỤ - vnjustin.org filesẽ phải gánh chịu – nhưng người không đến...

4
13350 Ashford Point Dr. Houston, Texas 77082 Đt: 281-556-5116 Fax: 281-556-6932 GIÁO SĨ Lm. Paul Chovanec Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Thăng Pt. Gary Boyd Pt. Corney Llorens Pt. Giuse Trần Văn Nhật THÁNH LỄ TRONG TUẦN Thứ Hai, Ba: 7g00 chiều – tiếng Anh Thứ Tư, Năm, Sáu, Bẩy: 9g00 sáng – tiếng Anh Thứ Sáu: 6g30 chiều – tiếng Việt Thứ Bẩy: 5g30 chiều – tiếng Anh Chúa Nhật: 8g & 10g – tiếng Anh 12g00 trưa – tiếng Việt 5g00 chiều – tiếng Tây Ban Nha BÍ TÍCH HÒA GIẢI Thứ Ba: 6g30-7g00 chiều Thứ Bẩy: 4g00-5g00 chiều RỬA TỘI TRẺ EM Chúa Nhật II tháng 7, 9, 11, 1 BÍ TÍCH HÔN PHỐI Liên lạc giáo sĩ 6 tháng trước ngày cưới BẢN TIN MỤC VỤ CỘNG ĐOÀN CÔNG GIÁO VIỆT NAM GIÁO XỨ THÁNH JUSTIN TỬ ĐẠO 14/04/2019 CHÚA NHẬT LỄ LÁ Lc 19:28-40; Is 50:4-7; Phil 2:6-11; Lc 22:14–23:56 Ý NGHĨA CÁC BÀI ĐỌC CHÚA NHẬT Bài Đầu Lễ (Luca 19:28-40): Bài rước lá của Luca kể lại lần sau cùng Đức Giêsu tiến vào thành Giêrusalem trên lưng con lừa nhỏ, ám chỉ Người đang hoàn tất lời tiên đoán của ngôn sứ Giêcaria (9:9) là Đấng Mêsia không đến như một ông vua chiến trận, nhưng trong tinh thần hòa bình và khiêm tốn. Bài Đọc 1 (Isaia 50:4-7): Ngôn Sứ Isaia tiên đoán sự nhục nhã của Đấng Mêsia sẽ phải gánh chịu – nhưng Người không đến trong vinh quang theo kiểu cách thế gian nên Người không xấu hổ khi bị sỉ nhục. Bài Đọc 2 (Philípphê 2:6-11): Thánh Phaolô viết về sự khiêm hạ của Đức Giêsu Kitô, tuy Người là Thiên Chúa nhưng đã tự hạ để cứu chuộc nhân loại. Phúc Âm (Luca 22:14–23:56): Bài tường thuật cuộc thương khó Đức Giêsu của Thánh Sử Luca cho thấy điểm nổi bật là sự vô tội của Đức Giêsu. Ba lần Philatô đích thân nói là Đức Giêsu vô tội (22:4; 23:15; 23:22), ngay cả khi đứng trước mặt vua Hêrôđê, ông này cũng nói là không tìm thấy Đức Giêsu có tội. Sau cùng là viên đại đội trưởng đứng dưới chân thập giá cũng nói, “Ông này thực sự vô tội.” Qua sự trình bày của Luca, Giáo Hội thời tiên khởi thì không phải là một tổ chức bất hợp pháp vì người đứng đầu, Đức Giêsu, thì vô tội đối với nhà cầm quyền chính trị cũng như tôn giáo. Đức Giêsu đã hy sinh chịu chết cho nhân loại khi vâng lời Chúa Cha cho đến chết, ngay cả chết trên thập tự, chính vì thế Thiên Chúa đã siêu tôn Người trên tất cả.

Upload: trinhkien

Post on 29-Aug-2019

213 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

13350 Ashford Point Dr. Houston, Texas 77082

Đt: 281-556-5116 Fax: 281-556-6932

GIÁO SĨLm. Paul Chovanec

Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Thăng Pt. Gary Boyd

Pt. Corney LlorensPt. Giuse Trần Văn Nhật

THÁNH LỄ TRONG TUẦN Thứ Hai, Ba: 7g00 chiều – tiếng AnhThứ Tư, Năm, Sáu, Bẩy: 9g00 sáng – tiếng AnhThứ Sáu: 6g30 chiều – tiếng ViệtThứ Bẩy: 5g30 chiều – tiếng AnhChúa Nhật: 8g & 10g – tiếng Anh 12g00 trưa – tiếng Việt 5g00 chiều – tiếng Tây Ban Nha

BÍ TÍCH HÒA GIẢIThứ Ba: 6g30-7g00 chiềuThứ Bẩy: 4g00-5g00 chiều

RỬA TỘI TRẺ EM Chúa Nhật II tháng 7, 9, 11, 1

BÍ TÍCH HÔN PHỐILiên lạc giáo sĩ 6 tháng trước ngày cưới

BẢN TIN MỤC VỤCỘNG ĐOÀN CÔNG GIÁO VIỆT NAM GIÁO XỨ THÁNH JUSTIN TỬ ĐẠO

14/04/2019

CHÚA NHẬT LỄ LÁLc 19:28-40; Is 50:4-7; Phil 2:6-11; Lc 22:14–23:56

Ý NGHĨA CÁC BÀI ĐỌC CHÚA NHẬT• Bài Đầu Lễ (Luca 19:28-40): Bài rước lá của Luca kể lại lần sau cùng Đức Giêsu

tiến vào thành Giêrusalem trên lưng con lừa nhỏ, ám chỉ Người đang hoàn tất lời tiên đoán của ngôn sứ Giêcaria (9:9) là Đấng Mêsia không đến như một ông vua chiến trận, nhưng trong tinh thần hòa bình và khiêm tốn.

• Bài Đọc 1 (Isaia 50:4-7): Ngôn Sứ Isaia tiên đoán sự nhục nhã của Đấng Mêsia sẽ phải gánh chịu – nhưng Người không đến trong vinh quang theo kiểu cách thế gian nên Người không xấu hổ khi bị sỉ nhục.

• Bài Đọc 2 (Philípphê 2:6-11): Thánh Phaolô viết về sự khiêm hạ của Đức Giêsu Kitô, tuy Người là Thiên Chúa nhưng đã tự hạ để cứu chuộc nhân loại.

• Phúc Âm (Luca 22:14–23:56): Bài tường thuật cuộc thương khó Đức Giêsu của Thánh Sử Luca cho thấy điểm nổi bật là sự vô tội của Đức Giêsu. Ba lần Philatô đích thân nói là Đức Giêsu vô tội (22:4; 23:15; 23:22), ngay cả khi đứng trước mặt vua Hêrôđê, ông này cũng nói là không tìm thấy Đức Giêsu có tội. Sau cùng là viên đại đội trưởng đứng dưới chân thập giá cũng nói, “Ông này thực sự vô tội.” Qua sự trình bày của Luca, Giáo Hội thời tiên khởi thì không phải là một tổ chức bất hợp pháp vì người đứng đầu, Đức Giêsu, thì vô tội đối với nhà cầm quyền chính trị cũng như tôn giáo. Đức Giêsu đã hy sinh chịu chết cho nhân loại khi vâng lời Chúa Cha cho đến chết, ngay cả chết trên thập tự, chính vì thế Thiên Chúa đã siêu tôn Người trên tất cả.

Trưởng Ban: A. Nguyễn Văn Hùng 832-403-7871

Phó Ngoại Vụ: C. Trịnh-Vũ Kim Nga 713-972-4474

Phó Nội Vụ: A. Nguyễn Cao Hoàng Tuyên

281-678-4581

A. Nguyễn Sơn 832-878-9466

A. Đinh Bình Định – 832-364-2825

C. Nguyễn Thế Ly – 281-857-2825

A. Nguyễn Phi – 832-661-6919

Pt. Trần Văn Nhật – 713-870-8955

C. Nguyễn Thị Mỹ – 832-276-1517

Pt. Giuse Trần Văn Nhật 713-870-8955

A. Thomas Ngô Tuyến – 281-435-1468

C. Phạm T. Thu Thủy –281-608-1596

A. Nguyễn Văn Diệm – 832-419-9321

A. Phan Văn Duyệt – 832-398-6640

C. Phạm Tâm – 832-216-4530

C. Thúy Nga – 281-787-0196

C. Nguyễn T. Hồng – 832-865-4746

C. Võ Hương – 832-451-9955

BAN ĐIỀU HÀNH CỘNG ĐOÀN VIỆT NAM

Ban Phụng Vụ & TTV Thánh Thể

Ca Đoàn Phanxicô

Youth Choir

Children Liturgy of the Word

TTV Đọc Sách

Ban Tiếp Tân Mục Vụ

Rửa Tội Trẻ Em & Chuẩn Bị Hôn Nhân

Nhóm Giáo Lý Dự Tòng

Hội Các Bà Mẹ Công Giáo

Đoàn Liên Minh Thánh Tâm

Phong Trào Cursillo

Nhóm Đồng Hành

Hội Legio Mariae & Nhóm Tôbia

Ban Ẩm Thực Gây Qũy

Trường Việt Ngữ

Cần Xức Dầu Khẩn CấpCha Thăng – 713-679-3163

Suy NiệmMẸ ÐỨNG ÐÓ...

Tin Mừng theo Thánh Gioan cho biết trên Núi Sọ, “đứng kề thập giá Ðức Giê-su có thân mẫu Người” (Ga 19,25). Một bà mẹ đứng dưới cây thập giá trên đó con mình bị đóng đinh vào, mình mẩy bầm giập thảm

thương và đang hấp hối..., thế mà vẫn đứng vững trên đôi chân, không nói năng, không than khóc, cảnh tượng ấy không phải thông thường. Mẹ chết lặng đi. Tâm hồn Mẹ tan nát. Nếu Mẹ có rên la, khóc lóc, nếu Mẹ có than thân trách phận hay thốt lên lời nguyền rủa những kẻ đã mưu giết Con mình cách bất công và tàn nhẫn như thế, thiết tưởng chúng con cũng không trách móc hay coi thường Mẹ đâu. Ðó chẳng qua là phản ứng bộc phát, tự nhiên của con người bị thử thách nặng nề mà thôi. Nhưng Mẹ đã không làm như vậy. Điều gì đã giúp Mẹ vững vàng như thế? Suy đi nghĩ lại, ta chỉ thấy một câu trả lời thỏa đáng, đó là lòng TIN của Mẹ.

Rất nhiều người nghĩ rằng Ðức Maria đã được Thiên Chúa ban nhiều đặc ân phi thường nên mọi sự đều rất dễ dàng đối với Mẹ. Không đâu! Ngay chính Đức Giêsu là Con Thiên Chúa mà cũng đã phải khóc lóc rơi lệ và phấn đấu để học cho biết vâng lời thánh ý Chúa Cha (x Dt 5,7), huống hồ là Mẹ Maria! Chúng ta thường dễ quên rằng Mẹ cũng là một thọ tạo, cũng cần được Chúa Giêsu cứu chuộc và Mẹ cũng là một tín hữu phải bước đi trong đức tin, chứ không phải triền miên trong ánh sáng rạng ngời. Về phương diện này, Mẹ rất gần với chúng ta.

Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Thông điệp Mẹ Chúa Cứu Thế đã nhấn mạnh cuộc hành trình của Mẹ trong đức tin. Người viết trong đoạn Nhập đề như sau: “Ðược nâng đỡ bởi sự hiện diện của Chúa Ki-tô, Giáo Hội bước đi xuyên qua thời gian tiến về chung cuộc của lịch sử và đi đón Chúa Ki-tô ngự đến. Nhưng trên con đường này Giáo Hội tiến bước bằng cách đi theo lộ trình mà Ðức Mẹ đã hoàn thành. Mẹ đã bước đi trong cuộc hành hương bằng Ðức Tin của Mẹ, luôn luôn kết hiệp trung thành với Con Mẹ cho đến Thập giá”.

Sự cao cả của Mẹ là ở chỗ đã tin (x Lc 1,45). Nhờ tin Ma-ri-a mới trở nên Mẹ của Chúa Cứu Thế; nhờ tin Mẹ mới được chiếm giữ một chỗ có một không hai trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa; nhờ tin, Mẹ mới trở thành người cộng tác hàng đầu vào công cuộc của Chúa Giê-su.

Mẹ Maria thuộc giòng dõi những con người, trong lịch sử cứu độ, đã chứng tỏ một đức tin tuyệt vời mà đứng đầu là Tổ phụ Abraham. Cũng như tất cả những người ấy, đức tin của Mẹ đã phải được tinh luyện và chín muồi qua thử thách. Ðức tin là một đời sống, mà đã là đời sống thì có sáng, có tối, lúc dễ dàng, khi khó khăn, lúc thì mầy mò dò dẫm, lúc lại phấn chấn vững tâm, nhưng dù sao vẫn trung tín bước đi “như thể thấy Ðấng vô hình” (x.Dt 11,28). Như thể thôi, chưa phải là thấy giáp mặt vì nếu đã thấy rồi thì cần gì đến đức tin nữa?

Từ ngày truyền Tin, từ khi thưa Vâng (Fiat) cho đến lúc đứng dưới chân Thập Giá, cuộc hành trình đức tin của Mẹ đã trải qua nhiều chặng, nhiều khúc, nhiều tình tiết, nhiều thử thách, đau khổ mà không phải lúc nào Mẹ cũng hiểu rõ và Mẹ đã không lường trước được. Chúng ta cứ việc điểm lại xem trong cuộc đời Ðức Mẹ có được mấy lúc thật sự sung sướng, theo cách nhìn thông thường? Cứ cho là suốt nhiều năm tháng sống trong gia đình Nagiarét, cuộc đời Mẹ yên hàn, hạnh phúc bên người chồng đạo đức, cần mẫn và đứa con khôi ngô, ngoan ngoãn, thông minh, không có khuyết điểm nào, không bao giờ làm điều gì sai trái. Nhưng có phải vì thế mà đức tin của Mẹ không bị thử thách? Mẹ đã được báo tin cho biết Giêsu là Con Ðấng Tối Cao, là Cứu Tinh nhân loại, nhưng bằng con mắt tự nhiên, Mẹ vẫn chỉ thấy con mình cũng giống như mọi em bé,

Ý LỄ TRONG TUẦN• Giuse Trần Minh Nhật, Dominicô Cao Đức

Oánh, Vicentê Cao Đức Anh Vũ – Maria Cao xin• Giuse Nguyễn Ngọc Am, Giuse Nguyễn Ngọc

Thành, Phanxicô Trần Lý Sơn, tạ ơn – Ngọc Tuệ xin

• Gioakim Nguyễn Công Phát

NGHI THỨC TUẦN THÁNHThứ Năm 18/4: Thánh Lễ Tiệc Ly với ba thứ tiếng Việt, Anh, Mễ lúc 7g30 tối.

Thứ Sáu 19/4: Tưởng Niệm Sự Thống Khổ của Chúa Giêsu bằng tiếng Việt, lúc 5g30 chiều; tiếng Anh lúc 7g30 tối.

Thứ Bẩy 20/4: Lễ Vọng Phục Sinh lúc 8g30 tối với các nghi thức làm phép lửa, nước và ban các bí tích Rửa tội, Thêm sức, Thánh thể cho các dự tòng trong giáo xứ chúng ta.

Trong những ngày nói trên sẽ không có Thánh Lễ và xưng tội.

Văn phòng giáo xứ sẽ đóng cửa từ trưa thứ Năm, 18 tháng Tư cho đến hết ngày thứ Hai, 22 tháng Tư.

Đóa Hoa Thiêng LiêngNhờ sự cầu bầu của Thánh Quan Thầy Justin, cộng đoàn Việt Nam chúng ta đã có được 25 năm hoạt động. Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa cũng như cầu xin cho tương lai của cộng đoàn, Ban Điều Hành mời gọi mọi người – đặc biệt là đoàn viên, hội viên của các tổ chức, thừa tác vụ – hãy hy sinh chút thời giờ để lần chuỗi Mai Khôi, làm tuần cửu nhật hoặc đi thăm người già yếu, tất cả góp thành một đóa hoa thiêng liêng dâng lên Thiên Chúa. Xin cho chúng tôi biết các việc hy sinh này để công bố trong ngày kỷ niệm 25 năm thành lập là Chúa Nhật, 12 tháng Năm.

mọi thanh niên, mọi con người chung quanh thôi. Chỉ nhờ con mắt đức tin siêu nhiên, Mẹ mới nhận biết con người sâu xa, đích thực của Người. Mẹ quan sát các cử chỉ, thái độ, phản ứng, hành động của Người để khám phá nơi Người vết tích của Thiên Chúa, dung mạo của Thiên Chúa. Ðó quả thực là một cuộc thử thách khó khăn triền miên cho Mẹ.

Trong Phúc Âm có chỗ nói rõ ràng Mẹ không hiểu. Ðó là khi tìm thấy con trong đền thờ, sau ba ngày tìm kiếm, Mẹ nói: “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như thế? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!” Người đáp: “Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” Viết tới đây, tác giả Luca kết luận: “Nhưng ông bà không hiểu lời Người nói” (Lc 3, 48-50). Nếu thế thì Mẹ hiểu sao hết được tất cả huyền nhiệm của cái chết xem ra vô lý của Ðức Giêsu trên Thập Giá, mặc dù chúng ta tin rằng sau bao nhiêu lần bị thử thách vì “không hiểu” trong suốt cuộc đời Con mình, đức tin của Mẹ lúc này đã phải chín muồi và hoàn hảo lắm, nhưng vẫn là đức tin, chưa phải là “nhìn thấy” tỏ tường. Nhưng hơn lúc nào hết, Mẹ đã tỏ ra là Nữ Tì của Thiên Chúa, luôn luôn tuân phục, luôn luôn tín thác, trọn vẹn phó mình cho Chúa định liệu và quảng đại cộng tác với Người. Mẹ đứng đó... Trên Núi Sọ, đó là lúc Mẹ hiệp nhất hoàn toàn với Ðức Giêsu,

Con Mẹ và cũng ở đấy Mẹ đã trở thành Mẹ của chúng con, sinh thành chúng con ra cách thiêng liêng, trong lòng tin.

Kết Luận

Chúng ta đã thấy, đức tin không phải là cái gì trừu tượng nhưng là lời đáp trả cụ thể hằng ngày đối với tiếng gọi của Thiên Chúa, với Thánh Ý của Người được tỏ lộ ra trong từng hoàn cảnh và biến cố của cuộc đời.

Cuộc đời Ðức Mẹ cũng cho thấy đức tin sống động bao giờ cũng bao hàm những đấu tranh bề trong và bề ngoài, những thử thách đau khổ, thiệt thòi và mất mát khi phải lựa chọn theo lương tâm Kitô giáo. Ðức tin ấy thể hiện trong cuộc đời bình thường của chúng ta. Ðức tin ấy là nẻo đường đã đưa Ðức Mẹ vào vinh quang thiên quốc.

Vậy Mẹ Maria không chỉ là đấng mà ta ca ngợi hoặc xin ơn, nhưng Mẹ còn là mẫu mực cho ta noi theo, đồng thời là người hướng dẫn, giáo dục ta trong đức tin, tức là đưa ta ngày càng đi sâu hơn vào mầu nhiệm Chúa Giêsu, mà luôn luôn nhìn thấy ở chân trời có Thiên Chúa đang đón nhận các cố gắng của con người và làm cho ta những điều “lạ lùng” quá sức ta mong ước.

Lm Guy Marie Nguyễn Hồng Giáo

ĐỌC KINH TÔN VƯƠNG TẠI GIAHội Legio của cộng đoàn có chương trình đọc kinh tôn kính Chúa và Mẹ Maria trong gia đình để cầu nguyện cho ý chỉ riêng. Muốn tham dự, xin liên lạc cô Mai Liên, 713-480-2599, hay Ban Điểu Hành.

YOUTH CORNER

Reflectingon sunday’s readings

by Phi Nguyen

St. Justin’s Young Adult GroupAre you, your child, or your grandchild between 18 and 35ish? Join the Young Adult Community for faith and fellowship.

April 16 - No meeting. Happy Holy Week!

April 23 - Monthly Dinner. Carpool from the church to a nearby restaurant for food and fellowship.

April 30, May 7 - Bible Study. Join us in CFC 211 at 7:00 p.m. to discuss the readings for the week.

We want to hear your ideas for weekly meetings and other events. Questions or comments, contact Robert Ontko at [email protected] or 832-372-9928

What Kind of King?We are shown two kinds of king in the bible story for Sunday.

One kind has power, wealth, pride, and the forces of war. This king had room only for what he pretended was the welfare of the people. Instead, he took only what he himself wanted. At the other end of the spectrum is a king or queen who has empathetic care for each person, for the well-being of the populace.

I know that this idea could apply easily to the political condition of the United States today. But, this Sunday, let us look at the biblical grounding of such an idea. I want to use TH White’s story of King Arthur (The Once and Future King). There we are told that Arthur was slated to be the good kind of ruler, not the power monger.

As you may know, Merlin the magician, in White’s version, kidnapped Arthur the baby from his father’s great castle and began to train him in a far away bedraggled court, in order to teach him about the small and modest beings of the world around him.

The remainder of that story remains for another day, but it is interesting to note that nearly the same thing happened to Jesus. Not that he was kidnapped, but that he was brought up in quite unpretentious circumstances, and that he loved the small and beautiful parts of his dusty childhood.

Then, this Sunday, Jesus suddenly receives the pomp and glory of power! What happened? Has he changed into the bad kind of king? Let us look.

The custom was for a royal person to ride on a colt, or as it is often translated, a donkey. This was not a sign of humility but of kingly status! People would strew their cloaks on the roadway, along with the tall palm fronds they had picked, in order to shield the King from the dirty road.

Jesus did not shy away from such honors; in fact, in the Processional Reading we hear that he caused them to happen! He sent disciples to get the colt/donkey. Then he rode it into Jerusalem. People honored him with cloaks and palms as Savior King.

Why did Jesus submit to such treatment?

Liturgy has an answer. Peter, who had vowed and sworn

that he would never ever deny Jesus, goes ahead and denies him three times. Jesus says out loud that Peter must be “counted among the wicked” (Luke 22:37, quoting Isaiah 53:8-12). Then Jesus sweats blood in the garden, and at last gives himself over into the devil’s hands, saying in effect, “This is your hour, the time for your darkness.” A mock trial follows and our King joins simple thieves in bloody death.

So there was no king at all. Had the throwing the Palms been a mistake?

Look again.

Leadership has, at its root, service. The real reason for kingship is not dominance, riches, honor or power. These give siren calls to entrap the leader. Kingship and all leadership exist in order to secure the welfare of the kingdom and especially the welfare of those who are in it.

Jesus comes to bring this kind of kingdom, one of service and humility, not of pride and competition. The way of the cross is the greatest fulfillment of his kingship, as opposed to cheering and accolades.

Palm Sunday brings us the real thing.

Fr. John Foley, SJ