bản tin nội tộc họ phạm việt nam 2008 26 quy4

22
DÂNG HƯƠNG TƯỞNG NIM DANH TƯỚNG PHM TU (476 - 545) - THƯỢNG THUTHPHM VIT NAM Ngày 20 tháng 8 năm 2008, tc ngày 20 tháng 7 năm Mậu Tý, nhân knim ln th1463 ngày Lão tướng Phm Tu - Trưởng Ban Võ của Nhà nước Vn Xuân đã hy sinh oanh lit trong trn chiến chng trquân xâm lược Nhà Lương ti chiến thành Tng Bình (Hà Ni ngày nay), chính quyn nhân dân Thanh Lit, Thanh Trì, Hà Ni - quê hương của Người đã tchc trng thltưởng nim tại Đình Ngoi xã Thanh Lit. Ông Phm Quang Ngh- Uviên BChính tr ị, Bí thư Thành uỷ Hà Ni, ông Phm Thế Duyệt - nguyên Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vd. Ngay t sáng sm nhân dân xã Thanh Lit và bà con hPhm nhiu nơi trong nước, đặc bit là bà con hPhm sinh sng ti Thủ đô Hà Nội đã vlàm lễ dâng hương tưởng nim. Như mi năm, người về dự lễ rất đông, kín cả sân đình. Đoàn Đại biu Ban liên lc (BLL) hPhm Vit Nam do Phó Trưởng ban liên lc Phạm Đình Nhân dẫn đầu đã vào thp những nén hương thơm để tlòng biết ơn Thượng Thy t. Ông Phm Quang Ngh, Uviên bChính tr ị, Bí thư thành uHà Nội đã đi thẳng t cuc hp quan trng ca Chính quyn Hà Ni mi về Đình Ngoi dự lễ. Tượng Đô Hồ Đại vương Phạm Tu trong hậu cung Đình Ngoại A Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008 2 Sau khi kính cẩn cùng bà con các dòng hthp nhang lên bàn thờ Danh tướng Phạm Tu, ông đã nói chuyn thân mt vi bà con cô bác vdl . Ông nói: “Nhân dân ta, Tquc Vit Nam chúng ta từ xưa đến nay, đời nào cũng có những danh nhân, nhng anh hùng kit xut, xthân vì nước. Như mi người đều biết, thế kỷ thứ VI, thời Tiền Lý, cách đây 15 thế kỷ xuất hiện Danh tướng Phạm Tu - Người quê ở Thanh Liệt, đã cùng Lý Bí tập hợp trai tráng trong vùng nổi dậy chống lại ách đô hcủa phong kiến phương Bắc, đánh đuổi quân xâm lược phía Nam, xây dựng Nhà nước Vạn Xuân - “một Nhà nước có tổ chức đầu tiên Việt Nam” - như các nhà sử học đã viết. Đó là nim thào to ln ca nhân dân xã Thanh Lit, ca nhân dân Thđô Hà Nội, ca nhân dân Việt Nam, trong đó có họ Phm chúng ta. Các vtiền bối của dân tộc đã để li tiếng thơm đến muôn đời sau. Chúng ta - nhng hu duhãy phát huy truyn thng tốt đẹp ca dân tc, ca dòng h. Cả trăm họ cùng nhau đoàn kết để cùng nhau xây dựng nước Vit Nam chúng ta ngang tm các nước trên thế gii. Kính chúc các c, các ông, các bà cùng toàn thể bà con cô bác ở Thanh Liệt, Hà Nội, và ở khắp các miền của Tổ quốc về đây dự lễ tưởng niệm Danh tướng Phạm Tu luôn luôn mạnh khoẻ, an khang và thành đạt!Trong l tưởng nim năm nay, cũng như nhiều năm qua, ông Phm Thế Duyt, nguyên Chtch UB TƯ Mt trn Tquc Vi t Nam, mt trong nhng người con ưu tú của dòng hPhm cũng đã về đây từ sáng sớm, cùng với các đoàn vào Đình thDanh tướng Phạm Tu dự lễ, ông đã kính cẩn dâng hương lên ban thờ Người. Bui lễ kéo dài đến gần trưa; mọi người dlcùng thl c trong tình thân đồng tc vô cùng m cúng.

Upload: ho-pham-tphcm

Post on 17-Jan-2015

2.830 views

Category:

Documents


1 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

Page 1: Bản tin nội tộc họ phạm việt nam 2008 26 quy4

DÂNG HƯƠNG TƯỞNG NIỆM DANH TƯỚNG PHẠM TU (476 - 545)

- THƯỢNG THUỶ TỔ HỌ PHẠM VIỆT NAM Ngày 20 tháng 8 năm

2008, tức ngày 20 tháng 7 năm Mậu Tý, nhân kỷ niệm lần thứ 1463 ngày Lão tướng Phạm Tu - Trưởng Ban Võ của Nhà nước Vạn Xuân đã hy sinh oanh liệt trong trận chiến chống trả quân xâm lược Nhà Lương tại chiến thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay), chính quyền và nhân dân xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội - quê hương của Người đã tổ chức trọng thể lễ tưởng niệm tại Đình Ngoại xã Thanh Liệt. Ông Phạm Quang Nghị - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ

Hà Nội, ông Phạm Thế Duyệt - nguyên Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã về dự.

Ngay từ sáng sớm nhân dân xã Thanh Liệt và bà con họ Phạm ở nhiều nơi trong nước, đặc biệt là bà con họ Phạm sinh sống tại Thủ đô Hà Nội đã về làm lễ dâng hương tưởng niệm. Như mọi năm, người về dự lễ rất đông, kín cả sân đình.

Đoàn Đại biểu Ban liên lạc (BLL) họ Phạm Việt Nam do Phó Trưởng ban liên lạc Phạm Đình Nhân dẫn đầu đã vào thắp những nén hương thơm để tỏ lòng biết ơn Thượng Thủy tổ.

Ông Phạm Quang Nghị, Uỷ viên bộ Chính trị, Bí thư thành uỷ Hà Nội đã đi thẳng từ cuộc họp quan trọng của Chính quyền Hà Nội mới về Đình Ngoại dự lễ.

Tượng Đô Hồ Đại vương Phạm Tu trong hậu cung

Đình Ngoại A

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

2

Sau khi kính cẩn cùng bà con các dòng họ thắp nhang lên bàn thờ Danh tướng Phạm Tu, ông đã nói chuyện thân mật với bà con cô bác về dự lễ.

Ông nói: “Nhân dân ta, Tổ quốc Việt Nam chúng ta từ xưa đến nay, đời nào cũng có những danh nhân, những anh hùng kiệt xuất, xả thân vì nước. Như mọi người đều biết, ở thế kỷ thứ VI, thời Tiền Lý, cách đây 15 thế kỷ xuất hiện Danh tướng Phạm Tu - Người quê ở Thanh Liệt, đã cùng Lý Bí tập hợp trai tráng trong vùng nổi dậy chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, đánh đuổi quân xâm lược phía Nam, xây dựng Nhà nước Vạn Xuân - “một Nhà nước có tổ chức đầu tiên ở Việt Nam” - như các nhà sử học đã viết. Đó là niềm tự hào to lớn của nhân dân xã Thanh Liệt, của nhân dân Thủ đô Hà Nội, của nhân dân Việt Nam, trong đó có họ Phạm chúng ta. Các vị tiền bối của dân tộc đã để lại tiếng thơm đến muôn đời sau. Chúng ta - những hậu duệ hãy phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của dòng họ. Cả trăm họ cùng nhau đoàn kết để cùng nhau xây dựng nước Việt Nam chúng ta ngang tầm các nước trên thế giới. Kính chúc các cụ, các ông, các bà cùng toàn thể bà con cô bác ở Thanh Liệt, Hà Nội, và ở khắp các miền của Tổ quốc về đây dự lễ tưởng niệm Danh tướng Phạm Tu luôn luôn mạnh khoẻ, an khang và thành đạt!”

Trong lễ tưởng niệm năm nay, cũng như nhiều năm qua, ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Chủ tịch UB TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một trong những người con ưu tú của dòng họ Phạm cũng đã về đây từ sáng sớm, cùng với các đoàn vào Đình thờ Danh tướng Phạm Tu dự lễ, ông đã kính cẩn dâng hương lên ban thờ Người.

Buổi lễ kéo dài đến gần trưa; mọi người dự lễ cùng thụ lộc trong tình thân đồng tộc vô cùng ấm cúng.

Page 2: Bản tin nội tộc họ phạm việt nam 2008 26 quy4

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

3

Ông Phạm Thế Duyệt - nguyên Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt

Nam dâng hương tưởng niệm Danh tướng Phạm Tu tại Đình Thanh Liệt, ngày 20 - 8 – 2008

Một số hình ảnh ông Phạm Quang Nghị - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội dự lễ tưởng niệm Danh tướng Phạm Tu tại Thanh Liệt, Hà Nội:

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

4

Họp mặt lần thứ XII đại diện các BLL và HĐGT

họ Phạm Việt Nam tại Tp Hà Đông, thủ đô Hà Nội

Page 3: Bản tin nội tộc họ phạm việt nam 2008 26 quy4

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

5

HỌP MẶT LẦN THỨ XII ĐẠI DIỆN CÁC BLL VÀ HĐGT HỌ PHẠM VIỆT NAM

Sáng ngày 24 tháng 8 năm 2008, tại khách sạn Sông Nhuệ,

Hà Nội đã diễn ra cuộc họp mặt toàn quốc lần thứ XII họ Phạm Việt Nam, chuyên về VIỆC HỌ. Đến dự có 14 Đoàn đại biểu BLL các địa phương như Hải Phòng (20 người), Hưng Yên (15 người), Thái Bình (14 người), Hải Dương 5 người, … có 3 vị từ Quảng Bình ra và ông Phạm Đình Hảo, Trưởng ban LL họ Phạm Quảng Nam Đà Nẵng ra khách sạn từ chiều hôm trước. Các Hội đồng gia tộc của Yên Mô (Ninh Bình), Đôn Thư (làng Chuông), Phạm Xá (Ý Yên), Linh Kiệt (Diễn Châu, Nghệ An), Phạm Đình (Khương Trung) v.v… tổng số đại biểu lên đến trên 160 người. Đoàn Hưng Yên còn tặng Hội nghị hai chục cân nhãn lồng đặc sản Hưng Yên. Đoàn Thái Bình cũng mang đến ổi Bo làm quà cho Hội nghị.

Ông Phạm Xuân Hằng Chủ tịch Mặt trận tổ quốc của thành phố Hà Nội (mới) đã đến dự và phát biểu với Hội nghị. Thân sinh ông Phạm Quang Nghị, Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư thành uỷ Hà Nội đã ngoài 80 tuổi cũng đến dự hội nghị.

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

6

Ông Phạm Đình Nhân đọc bản báo cáo 12 năm hoạt động của BLL họ Phạm. Trong suốt 12 năm qua BLL họ Phạm Việt Nam, BLL các địa phương cũng như các HĐGT các dòng họ đã làm được rất nhiều việc bổ ích để thực hiện đúng “Tôn chỉ mục đích” của hoạt động dòng họ. Một số chi phái đã được nối kết. Rất nhiều tư liệu quí đã được sưu tầm và biên soạn công phu. Hai phương tiện truyền thông của dòng họ là Bản tin nội tộc “Thông tin họ Phạm Việt Nam” và trang web “hophamvietnam.org” đã hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn. Mười một lần họp mặt trước vì nhiều lý do nên chuyên đề về việc họ chưa được đề cập đến. Lần này đã có tất cả mười bài tham luận nêu lên những kinh nghiệm hoạt động dòng họ từ việc vận động bà con đóng góp kinh phí khôi phục hoặc xây dựng các từ đường. Kinh nghiệm tục biên và viết mới gia phả. Xây dựng tộc ước. Và đặc biệt là những kinh nghiệm khuyến học khuyến tài và xoá đói giảm nghèo.

Sau hơn bốn giờ làm việc sôi nổi và nghiêm túc Hội nghị đã thành công tốt đẹp. Kết thúc Hội nghị tất cả các đại biểu dùng cơm thân mật. Trong bữa cơm ấy vẫn tiếp tục trao đổi những kinh nghiệm về việc họ. Buổi chiều những người thuộc địa bàn Hà Nội gặp mặt để tổ chức tái lập BLL họ Phạm của Hà Nội mới. Các đại biểu quyến luyến chia tay nhau hẹn gặp lại năm sau.

Pha Lê

THÔNG BÁO CỦA THƯỜNG TRỰC BAN LIÊN LẠC HỌ PHẠM VN

Về kết quả cuộc họp mặt lần thứ XII chuyên về việc họ

Chiều ngày 14/09/2008 tại Hà Nội, Thường trực BLL họ Phạm Việt Nam đã họp để rút kinh nghiệm cuộc họp mặt toàn quốc lần thứ XII chuyên về việc họ tại thành phố Hà Đông thuộc Hà Nội mới. Đến dự Cuộc họp mặt này có hơn 160 vị đại biếu đại diện cho các BLL và HĐGT họ Phạm Việt Nam và khách mời của Cuộc họp mặt.

Page 4: Bản tin nội tộc họ phạm việt nam 2008 26 quy4

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

7

Cuộc họp đánh giá cao bản báo cáo 12 năm hoạt động của BLL họ Phạm Việt Nam do Phó trưởng BLL – KS. Phạm Đình Nhân trình bày trước hội nghị. Bản báo cáo đó đã nêu khá đầy đủ và toàn diện các hoạt động của BLL họ Phạm Việt Nam từ khi thành lập đến nay; định hướng nội dung hoạt động của các BLL và HĐGT họ Phạm trong thời gian tới. Cuộc họp cũng hoàn toàn nhất trí với bản Tổng kết hội nghị do Tổng thư ký BLL – PGS. TS. Phạm Đạo - thành viên Chủ tịch đoàn Cuộc họp mặt trình bày.

Thường trực BLL họ Phạm Việt Nam đánh giá chung là Cuộc họp mặt toàn quốc lần thứ XII đại diện các BLL và HĐGT họ Phạm Việt Nam đã thành công tốt đẹp.

Lần đầu tiên BLL họ Phạm Việt Nam tổ chức họp mặt đại biểu toàn quốc để bàn thảo theo chuyên đề về việc họ. Báo cáo chính và các báo cáo tham luận trong Cuộc họp mặt đều tập trung vào chủ đề này.

Qua 7 bản báo cáo tham luận được trình bày trước Cuộc họp và 10 bài phát biểu chưa được đọc (vì không còn thời gian), đã nêu lên khá phong phú các hoạt động dòng họ. Hầu hết các vấn đề về Việc họ đã được các đại biểu nêu ra để trao đổi ý kiến: Tổ chức các BLL địa phương, các Hội đồng gia tộc ra sao? Vai trò của Trưởng tộc, của Chủ tịch Hội đồng gia tộc như thế nào? Làm thế nào để huy động sự đóng góp của đông đảo bà con cùng đóng góp để tôn tạo hoặc xây dựng mới từ đường,…? Việc tổ chức ngày huý kỵ như thế nào để trở thành ngày giáo dục truyền thống dòng họ cho con cháu? Việc tổ chức tế lễ nên như thế nào để được trang trọng nhưng không “lệ cổ”, quá rườm rà, mất thời gian của bà con? Kết quả của một số dòng họ trong việc khuyến học khuyến tài, trong “xã hội hoá” việc họ cũng gây được ấn tượng tốt cho các cử toạ, v.v…

Về kinh phí tổ chức Cuộc họp mặt. Đây là lần đầu tiên BLL họ Phạm Việt Nam dùng hình thức huy động sự đóng góp tại chỗ. Số tiền thu được đủ chi phí cho cuộc họp, và còn dư lại

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

8

cho việc in ấn và phát hành Kỷ yếu Cuộc họp mặt này. Đây là một kinh nghiệm tốt cần tiếp tục phát huy.

Thường trực BLL họ Phạm Việt Nam cũng nêu lên những thiếu sót khuyết điểm trong việc chuẩn bị cho Cuộc họp mặt toàn quốc lần thứ XII đại diện các BLL và HĐGT các địa phương, như: Việc mời các thành viên dự họp mặt chưa được rộng khắp, nhất là các đại biểu ở miền Trung và miền Nam; việc chuẩn bị giới thiệu tư liệu trên màn hình không thành công như kế hoạch đã định; các bài tham luận phát biểu gửi đến Cuộc họp mặt còn ít (tổng số 10 bản); việc giới thiệu thành viên BLL khoá IV, do số lượng đại biểu ở miển Trung và miền Nam ra ít nên thành viên BLL cũng chưa đại diện hết cho các BLL địa phương và các HĐGT họ Phạm trên cả nước,… (Thể theo ý kiến của một số đại biểu dự Cuộc họp mặt này, trong thời gian tới, Thường trực BLL họ Phạm Việt Nam sẽ trao đổi ý kiến với BLL và HĐGT những địa phương chưa có hoặc có quá ít đại diện tham gia BLL họ Phạm Việt Nam, để cứ người tham gia hoạt động chung của BLL (toàn quốc) họ Phạm Việt Nam).

Đó là những thành công cần phát huy và những khuyết điểm, tồn tại cần rút kinh nghiệm để chuẩn bị tốt hơn cho các cuộc họp mặt lần sau

Hiện nay, Ban Thông tin tư liệu thuộc BLL họ Phạm Việt Nam đang chuẩn bị xuất bản và phát hành cuốn “Kỷ yếu về Cuộc họp toàn quốc lần thứ XII đại diện các BLL và HĐGT họ Phạm Việt Nam”. Trong cuốn Kỷ yếu này sẽ nêu đầy đủ những vấn đề được trình bày trong Cuộc họp mặt toàn quốc lần thứ XII. nên Bản thông báo này chỉ nêu những điểm chủ yếu, những thành công và những khuyết điểm, tồn tại trong việc chuẩn bị và tổ chức Cuộc họp mặt vừa qua. Kỷ yếu về Cuộc họp mặt toàn quốc lần thứ XII sẽ được phát hành vào cuối tháng 9 năm 2008. Sách lưu hành nội tộc.

Page 5: Bản tin nội tộc họ phạm việt nam 2008 26 quy4

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

9

Các BLL địa phương, các Hội đồng gia tộc và bà con cô bác họ Phạm có nhu cầu tìm đọc cuốn tài liệu hết sức bổ ích nêu trên, xin liên hệ theo các địa chỉ sau đây:

- Tại Hà Nội, xin liên hệ với ông Phạm Cầu - Phó tổng thư ký thường trực kiêm Trưởng ban Thông tin tư liệu của BLL họ Phạm Việt Nam. Địa chỉ: số 6, ngõ 85 phố Trung Kính, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội. ĐT: 04.37843221, email: [email protected]

- Tại thành phố Hồ Chí Minh, xin liên hệ với ông Phạm Đạo - Tổng thư ký BLL họ Phạm Việt Nam kiêm Tổng biên tập Trang web “hophamvietnam.org” Địa chỉ: C3-23 Cao ốc Phúc Thịnh, 341 Cao Đạt, phường 1, quận 5, Tp Hồ Chí Minh. ĐT: 08.34050364 hoặc 090.4298388, email: [email protected]

Thường trực BLL họ Phạm Việt Nam

DANH SÁCH BAN LIÊN LẠC HỌ PHẠM VIỆT NAM (KHOÁ IV)

ĐƯỢC GIỚI THIỆU TẠI CUỘC HỌP MẶT LẦN THỨ XII HỌ PHẠM VIỆT NAM (24.08.2008)

I. BỘ PHẬN THƯỜNG TRỰC BAN LIÊN LẠC 1. Trưởng ban, phụ trách chung: TSKH. PHẠM KHẮC DI,

sinh năm 1938, Nguyên Chủ nhiệm khoa CNTT, ĐH dân lập Phương Đông, Hà Nội. Quê gốc: Kẻ Trổ, Đức Nhân, Đức Thọ, Hà Tĩnh. Địa chỉ: 48bis Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội. ĐT: 04.38245636 - 01694767281. Đại diện Chi họ Phạm ở Kẻ Trổ, Đức Nhân, Đức Thọ, Hà Tĩnh

2. Phó Trưởng ban, phụ trách tổ chức: Đại tá CCB PHẠM VŨ THUYÊN, sinh năm 1922. Quê gốc: Đôn Thư, Kim Thư, Thanh Oai, Hà Nội. Địa chỉ: 49B, Khu TT 12A Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội. ĐT: 04.37333659 –

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

10

098.8092722. Đại diện Chi họ Phạm ở Đôn Thư, Thanh Oai, Hà Nội

3. Phó Trưởng ban, phụ trách tài chính kiêm Trưởng ban Tài chính: KS. PHẠM ĐÌNH NHÂN, sinh năm 1932, Chủ tịch Quỹ Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật, Phó Giám đốc Trung tâm UNESCO Thông tin tư liệu lịch sử và văn hoá Việt Nam, Phó Chủ tịch HĐGT họ Phạm Nhàn Ngu, thôn Yên Mô thượng, Yên Mạc, Yên Mô, Ninh Bình. Địa chỉ: 110 Ngõ 158 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. ĐT/FAX: 04.37221708 – 098.7552467. Email: [email protected]. Đại diện Chi họ Phạm Nhàn Ngu, thôn Yên Mô thượng, Yên Mạc, Yên Mô, Ninh Bình

4. Tổng thư ký kiêm Phó Trưởng ban Thông tin tư liệu, Trưởng ban Biên tập trang tin điện tử “hophamvietnam.org”, Phó Tổng biên tập bản tin nội tộc “Thông tin họ Phạm Việt Nam”, PGS. TS. PHẠM ĐẠO, sinh năm 1940, Nguyên Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông, Phó ban thường trực BLL Chi họ Phạm Văn Viết, Phó trưởng ban BLL họ Phạm tỉnh Vĩnh Phúc. Quê gốc: Phường Phúc Thắng, Thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc. Địa chỉ: 44 Ngõ 84 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội. ĐT/FAX: 04.38353903 – 090.4298388. Email: [email protected]. Chỗ ở tại TP Hồ Chí Minh: C3 - 23 Cao ốc Phúc Thịnh, 341 Cao Đạt, Phường 1, Quận 5. ĐT: 08.4050364. Đại diện Chi họ Phạm Văn Viết (Quê gốc Sơn Tây).

5. Phó Tổng thư ký thường trực kiêm Trưởng ban Thông tin tư liệu, Tổng biên tập bản tin nội tộc “Thông tin họ Phạm Việt Nam”, Uỷ viên Ban biên tập trang tin điện tử “hophamvietnam.org”: CVCC PHẠM CẦU, sinh năm 1938, nguyên Chuyên viên cao cấp, Giám đốc Trung tâm Thông tin tư liệu, Phó Tổng biên tập Tạp chí thông tin công tác Khoa giáo của Ban Khoa giáo Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng CSVN). Quê gốc: Thôn Nhất, xã Tiên Nội, Duy Tiên, Hà Nam. Địa chỉ: Số 6, Ngõ 85

Page 6: Bản tin nội tộc họ phạm việt nam 2008 26 quy4

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

11

Trung Kính, Phường Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội. ĐT: 04.37843221. Email: [email protected]. Đại diện Chi họ hậu duệ Lý Triều Thanh Tĩnh Đại phu Phạm Sùng.

6. Phó Tổng thư ký kiêm Phó ban Thông tin tư liệu, Phó tổng biên tập bản tin nội tộc “Thông tin họ Phạm Việt Nam”, chuyên trách Gia phả Hán Nôm dòng họ: Thượng tá CCB, KS. PHẠM HỒNG VŨ, sinh năm 1943, nguyên Chuyên viên tổng kết và viết sử Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng. Quê gốc: thôn Chợ Đường Cái, huyện Đường Hào, nay là thôn Nhạc Lộc, xã Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên. Địa chỉ: Số 10, Ngõ 37 phố Đông Tác, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội. ĐT: 04.38524084 – 098.7567217. Email: [email protected]. Đại diện Chi họ hậu duệ Lý triều Thanh Tĩnh Đại phu Phạm Sùng.

7. Uỷ viên thường trực BLL kiêm Trưởng ban tổ chức Hành hương và Khánh tiết, KS. PHẠM NGHỊ, sinh năm 1943, nguyên Phó Chủ tịch Công đoàn VP Tổng cục Bưu điện. Quê gốc: Ba Tơ, Quảng Ngãi. Địa chỉ: 208/3 Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội. ĐT: 04.38649425 – 091.2309340. Đại diện Chi họ Phạm ở Ba Tơ, Quảng Ngãi.

8. Uỷ viên thường trực BLL kiêm Phó Trưởng ban Tài chính, Thạc sĩ PHAM NGỌC BỔN, sinh năm 1937, nguyên Giám đốc Trung tâm Tin học bộ Giáo dục và Đào tạo. Quê gốc: Thanh Trà, Xuân Phong, Xuân Trường, Nam Định. Địa chỉ: Số 2, Ngách 22, Ngõ 183 phố Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội. ĐT: 04.35654722 - 04.39421661. Đại diện Chi họ Phạm Phạm Xá, Ý Yên, Nam Định.

II. CỐ VẤN BLL 9. Cố vấn BLL, GS. TS. PHẠM HUYỄN, sinh năm 1937,

nguyên Trưởng ban LL họ Phạm Việt Nam Khoá I (1996 - 1998). Quê gốc: Lạc Nghiệp, Nam Định. Địa chỉ: 879B, Đường Bạch Đằng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. ĐT: 04.39716903.

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

12

III. CÁC UỶ VIÊN BLL 10. Uỷ viên BLL, Uỷ viên Ban Thông tin tư liệu, PGS. TS.

Đại tá CCB PHẠM HỒNG, sinh năm 1933, nguyên Viện trưởng Viện Thiết kế Bộ Quốc phòng, nguyên Tổng thư ký BLL họ Phạm Việt Nam khoá III (2002 - 2008). Trưởng ban Đại diện các chi hậu duệ Trần triều Điện soái Phạm Ngũ Lão. Quê gốc: Giáp Đông Thọ, Phù Ủng, Ân Thi, Hưng Yên. Địa chỉ: Số 408, Chung cư 76 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội. ĐT: 04.37755013 – 090.3308582.

11. Uỷ viên BLL, Uỷ viên Ban Thông tin tư liệu, Thạc sĩ sử học PHẠM HUY KHÁNH, sinh năm 1932, nguyên cán bộ giảng dạy Đại học Sư phạm Hà Nội, nguyên Trưởng ban Tư liệu BLL. Quê gốc: Đào Quạt, Ân Thi, Hưng Yên. Địa chỉ: Nhà A2, Khu TT số 6 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. ĐT: 04.38526965. Email: [email protected]. Đại diện Chi họ hậu duệ Trần triều Điện soái Phạm Ngũ Lão.

12. Uỷ viên BLL, Uỷ viên Ban Thông tin tư liệu, Uỷ viên thường trực Ban Biên tập bản tin nội tộc “Thông tin họ Phạm Việt Nam”, Phó tổng biên tập trang tin điện tử “hophamvietnam.org”, TS. PHẠM ĐẮC BI, sinh năm 1947. Quê gốc: Quảng Nạp, xã Thuỵ Trinh, Thái Thuỵ, Thái Bình. Địa chỉ: 15, Ngõ 91 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. ĐT: 04.39424926 – 090.3470234. Đại diện Chi họ Phạm Thuỵ Trinh, Thái Thuỵ, Thái Bình.

13.Uỷ viên BLL, Uỷ viên Ban Biên tập bản tin nội tộc “Thông tin họ Phạm Việt Nam”, Đại tá an ninh PHẠM MINH LIÊM, sinh năm 1929, Trưởng ban LL các dòng họ Phạm gốc Phạm Xá, Ý Yên, Nam Định. Quê gốc: Xuân Hoà, Nam Định. Địa chỉ: 104/A1, Ngõ 102 phố Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội. ĐT: 04.38583923 – 091.2905669. Đại diện Chi họ Phạm Xá, Ý Yên, Nam Định

Page 7: Bản tin nội tộc họ phạm việt nam 2008 26 quy4

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

13

14. Uỷ viên BLL, Uỷ viên Ban Biên tập bản tin nội tộc “Thông tin họ Phạm Việt Nam”, Nhà giáo PHẠM QUANG ĐẠI, sinh năm 1941, Phó trưởng ban Trị sự HĐGT họ Phạm xã Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội. Quê gốc: Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội. Địa chỉ: Xóm 3, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội. ĐT: 04.38385831. Đại diện Chi họ Phạm Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội.

15. Uỷ viên BLL, Uỷ viên Ban Biên tập bản tin nội tộc “Thông tin họ Phạm Việt Nam”, Đại uý CCB PHẠM VĂN QUẾ, sinh năm 1945. Quê gốc: Kính Chủ, Hải Dương. Địa chỉ: 150, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội. ĐT: 04.37536398. Đại diện BLL các Chi họ Phạm ở Kính Chủ, Hải Dương.

16. Uỷ viên BLL, Uỷ viên thường trực Ban Biên tập bản tin nội tộc “Thông tin họ Phạm Việt Nam”, Nhà báo PHẠM THUÝ LAN, sinh năm 1947. Quê gốc: Phạm Xá, Ý Yên, Nam Định. Địa chỉ: 204, Nhà D2A, Ngõ 28D, phố Lương Định Của, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. ĐT:04.38522040 – 091.2137909. Email: [email protected]. Đại diện Chi họ Phạm Phạm Xá, Ý Yên, Nam Định.

17. Uỷ viên BLL, Uỷ viên Ban Thông tin tư liệu, Uỷ viên thường trực Ban Biên tập bản tin nội tộc “Thông tin họ Phạm Việt Nam”, Ủy viên BBT trang tin điện tử “hophamvietnam.org”, KS. PHẠM CHÍ NHÂN, sinh năm 1975. Quê gốc: Thanh Long, Thanh Chương, Nghệ An. Địa chỉ: 306, K15, Khu đô thị Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội. ĐT: 04.36522505 – 097.9865569. Email: [email protected]

18. Uỷ viên BLL, Uỷ viên Ban Tổ chức Hành hương - Khánh tiết, PGS. TS. PHẠM VĂN QUÂN, sinh năm 1932, nguyên cán bộ Viện Thú y Bộ Nông nghiệp. Quê: Cầu Lân, Gia Viễn, Ninh Bình. Địa chỉ: 302/T4 TT Viện Thú y, 74 Trường Chinh, Hà Nội. ĐT: 04.38691123. Đại diện Chi họ Cầu Lân, Gia Viễn, Ninh Bình.

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

14

19. Uỷ viên BLL, Uỷ viên Ban Tài Chính, Nhà báo PHẠM BÍCH VÂN, sinh năm 1957, Trưởng ban Biên tập Báo Thiếu Niên Tiền Phong. Quê gốc: Bình Giang, Hải Dương. Địa chỉ: 16 phố Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội. ĐT,: 04.37181635 – 091.2777375. Email: [email protected]. Đại diện Chi họ hậu duệ Phạm Đình Hổ, Hải Dương.

20. Uỷ viên BLL, Uỷ viên Ban Biên tập (phụ trách kỹ thuật) trang tin điện tử “hophamvietnam.org”, KS. PHẠM KHÁNH DƯƠNG, sinh năm 1977. Quê gốc Đông Anh, Hà Nội. Địa chỉ: 313/15, Quốc lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TP HCM. ĐT: 08.34035631 – 098.3197195. Email: [email protected]. Đại diện BLL họ Phạm TP HCM.

21. Uỷ viên BLL, Cử nhân luật PHẠM HOAN, sinh năm 1942, Nguyên chuyên viên Đảng uỷ Dân Chính Đảng tỉnh Hà Tây. Địa chỉ: 63 Nguyễn Thái Học, TP Hà Đông, Hà Nội. ĐT: 04.33824306. Đại diện BLL họ Phạm Thủ đô Hà Nội.

22. Uỷ viên BLL, Nhà giáo PHẠM NGỌC BÍCH, sinh năm 1935. Trưởng ban LL họ Phạm xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội. Địa chỉ: Thôn Tràng, xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội. ĐT: 04.36889833. Đại diện Chi họ Phạm hậu duệ Thượng thuỷ tổ Phạm Tu ở Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội.

23. Uỷ viên BLL, Nhà giáo PHẠM VĂN KỶ, sinh năm 1947, Uỷ viên BLL họ Phạm xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội. Địa chỉ: Thôn Tràng, xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội. ĐT: 04.36883014. Đại diện BLL họ Phạm xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội.

24. Uỷ viên BLL, Ông PHẠM VĂN MAI, sinh năm 1948, Nguyên Chủ tịch UBND xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội. Địa chỉ: Xóm 4, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội. ĐT: 04.38740371 – 098.7534121. Đại diện Chi họ Phạm Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội

25. Uỷ viên BLL, Ông PHẠM LÂM TRÚC, sinh năm 1948, Trưởng ban LL họ Phạm Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội. Địa

Page 8: Bản tin nội tộc họ phạm việt nam 2008 26 quy4

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

15

chỉ: Xóm 3, thôn Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội. ĐT: 04.38740266 – 091.3319973. Đại diện Chi họ Phạm Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.

26. Uỷ viên BLL, Ông PHẠM ĐÌNH ĐIỂU, sinh năm 1944, Giám đốc Trung tâm Tư vấn và chuyển giao công nghệ tiêu chuẩn, chất lượng, Tổng thư ký HĐGT họ Phạm Khương Trung, Hà Nội. Địa chỉ: 42/317 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội. ĐT: 04.38532700 – 090.3210030. Email: [email protected]. Đại diện Chi họ Phạm Đình ở Khương Trung, Đống Đa, Hà Nội.

27. Uỷ viên BLL, KS. PHẠM XUÂN BẢO, sinh năm 1946. Địa chỉ: 6 - 22/17 Ngõ Lệnh Cư, Đống Đa, Hà Nội. ĐT 04.38564728 – 098.8318723. Đại diện Chi họ Phạm Xuân ở Định Công, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.

28. Uỷ viên BLL, KS. PHẠM THỊ HẢI YẾN, sinh năm 1948, Phó BLL họ Phạm phường Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội. Địa chỉ: 206, A2, Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội. ĐT: 04.38524816 – 095.8584583. Đại diện chi họ Phạm phường Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội.

29. Uỷ viên BLL, KS. PHẠM KIM NGÂN, sinh năm 1950, Uỷ viên BLL họ Phạm Hà Nội. Địa chỉ: D1, Ngõ 32 Lương Định Của, Đống Đa, Hà Nội. ĐT: 04.38524819 – 097.9985574. Đại diện họ Phạm phường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

30. Uỷ viên BLL, Ông PHẠM ĐỨC THƯỞNG, sinh năm 1929. Trưởng ban LL họ Phạm TP Hồ Chí Minh, Quê gốc Thái Bình, Trưởng ban LL họ Phạm TP HCM. Địa chỉ: 231, Lý Thái Tổ, Phường 9, Quận 10, TP HCM. ĐT: 08.39271993 – 091.3674444. Đại diện BLL họ Phạm TP HCM.

31. Uỷ viên BLL, TS. PHẠM KHẮC KỶ, sinh năm 1938, nguyên Trưởng ban LL họ Phạm TP HCM, Quê gốc: xã Long Bình, Tiền Giang. Địa chỉ: 12/4C Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP HCM. ĐT: 08.39101272 – 090.3801123. Đại diện BLL họ Phạm TP HCM.

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

16

32. Uỷ viên BLL, KS. PHẠM DUY PHỤC, sinh năm 1931, Uỷ viên BLL họ Phạm TP HCM, Tổng thư ký HĐGT họ Phạm Đình ở Văn Phú. Quê gốc: Văn Phú, Quảng Trạch, Quảng Bình. Địa chỉ: 36/21 Lê Lợi, Quận 1, TP HCM. ĐT: 08.38224839 - Email: [email protected]

33. Uỷ viên BLL, Ông PHẠM TIẾN DŨNG, sinh năm 1945, Nguyên Phó chủ tịch UBND Tp Hải Phòng, Địa chỉ: 1/25B phố Đà Nẵng, quận Ngô Quyền, Hải Phòng ĐT: 031.33551860 – 091.3241302, Trưởng ban LL lâm thời họ Phạm TP Hải Phòng. Đại diện BLL họ Phạm TP Hải Phòng.

34. Uỷ viên BLL, Ông PHẠM ĐÌNH HẢO, sinh năm 1927, Trưởng ban LL họ Phạm Đà Nẵng - Quảng Nam. Địa chỉ: 156/10 Phan Thanh, TP Đà Nẵng. ĐT: 0511.630594. Đại diện BLL họ Phạm Đà Nẵng - Quảng Nam.

35. Uỷ viên BLL, Ông PHẠM ĐÌNH HÀO, sinh năm 1928, Phó Trưởng ban LL họ Phạm Đà Nẵng - Quảng Nam. Địa chỉ: 379 Trưng Nữ Vương, Đà Nẵng. ĐT: 0511.641828. Đại diện BLL họ Phạm Đà Nẵng - Quảng Nam.

36. Uỷ viên BLL, Ông PHẠM HỒNG PHƯƠNG, sinh năm 1929, Phó Trưởng ban LL họ Phạm Đà Nẵng - Quảng Nam. Địa chỉ:137/9 Điện Biên Phủ, Đà Nẵng. ĐT: 0511.813565 – 090.5146795. Đại diện BLL họ Phạm Đà Nẵng - Quảng Nam.

37. Uỷ viên BLL. KS. PHẠM XUÂN ĐÀO, sinh năm 1941. Trưởng ban LL họ Phạm Thái Bình. Quê gốc: Nam Hồng, Nam Định. Địa chỉ: Xóm 12 xã Đông Lâm, Tiền Hải, Thái Bình. ĐT: 036.3654142. Đại diện BLL họ Phạm tỉnh Thái Bình.

38. Uỷ viên BLL, CCB PHẠM CAO XẠ, sinh năm 1941. Phó Trưởng ban LL họ Phạm Thái Bình. Địa chỉ: 135 Nguyễn Danh Đới, Phường Trần Lãm, TP Thái Bình. ĐT: 036.3730204 – 097.5141484. Đại diện BLL họ Phạm tỉnh Thái Bình.

39. Uỷ viên BLL, Cựu SQ PHẠM MINH TẦN, sinh năm 1933, Quê gốc Làng Bông, Kim Động, Hưng Yên. Địa chỉ:

Page 9: Bản tin nội tộc họ phạm việt nam 2008 26 quy4

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

17

17, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội. ĐT: 04.37335169. Đại diện Chi họ Phạm Làng Bông, Hưng Yên.

40. Uỷ viên BLL, Đại tá CSND PHẠM VĂN PHONG, sinh năm 1934, Trưởng ban LL họ Phạm tỉnh Hưng Yên. Quê: Hướng Đạo, Lạc Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên. Địa chỉ: Hướng Đạo, Lạc Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên. ĐT: 0321.989243. Đại diện BLL họ Phạm Hưng Yên.

41. Uỷ viên BLL, Ông PHẠM NGỌC CHỤC, sinh năm 1944, Phó Trưởng ban LL họ Phạm tỉnh Hưng Yên. Địa chỉ: làng Mát, Nhân La, Kim Động, Hưng Yên. ĐT: 0321.811184. Đại diện BLL họ Phạm Hưng Yên

42. Uỷ viên BLL, Ông PHẠM QUANG QUÝNH, sinh năm 1944, Phó Trưởng ban LL họ Phạm tỉnh Hưng Yên. Địa chỉ: thôn Kim Đằng, Phường Lam Sơn, thị xã Hưng Yên. ĐT: 0321.811184. Đại diện BLL họ Phạm Hưng Yên.

43. Uỷ viên BLL, Bà PHẠM THI LỆ TRƯỜNG, sinh năm 1943, Chủ nhiệm CLB “Gái đảm, dâu hiền” các dòng họ Phạm Phạm Xá, Ý Yên, Nam Định, Trưởng ban LL họ Phạm xã Bạch Sam, Mỹ Hào, Hưng Yên. Địa chỉ: 26B, Phố Huế. Hà Nội. ĐT: 04.39435917 - 04.35370729. Đại diện Chi họ Phạm xã Bạch Sam, Mỹ Hào, Hưng Yên.

44. Uỷ viên BLL, Ông PHẠM VĂN LỮU, sinh năm 1928, Nguyên Vụ trưởng XDCB Bộ Vật tư, Trưởng ban LL họ Phạm tỉnh Nam Định. Địa chỉ: 205, Nhà A12 Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội. ĐT: 04.38520270. Đại diện BLL họ Phạm Nam Định.

45. Uỷ viên BLL, Ông PHẠM QUANG DIẾN, sinh năm 1927, Phó Trưởng ban LL họ Phạm tỉnh Nam Định. Địa chỉ: Xóm 17, xã Xuân Phong, Xuân Trường, Nam Định. ĐT: 0350.888124. Đại diện BLL họ Phạm Nam Định.

46. Uỷ viên BLL, TS. PHẠM KHẮC HÙNG, sinh năm 19…. Địa chỉ: 43/12 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội. ĐT: ……………, Đại diện họ Phạm Phạm Xá, Ý Yên, Nam Định

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

18

47. Uỷ viên BLL, Ông PHẠM DUY ĐỐNG, sinh năm 19…., HĐGT họ Phạm Duy, xã Nhân Chính, Lý Nhân, Hà Nam. Địa chỉ: Số 5, tổ 15, Phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, Hà Nam. ĐT: 0351854120 – 098.6360971. Đại diện Chi họ Phạm Duy, xã Nhân Chính, Lý Nhân, Hà Nam.

48. Uỷ viên BLL, Ông PHẠM QUANG NHUỆ, sinh năm 1946, Uỷ viên Hội đồng Trung tâm Khoa học phát triển nguồn nhân lực Thăng Long, Trưởng ban LL (lâm thời) họ Phạm tỉnh Vĩnh Phúc. Địa chỉ: 2/171 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội. ĐT: 04.32813245 – 090.6078597. Email: [email protected]. Đại diện BLL họ Phạm tỉnh Vĩnh Phúc.

49. Uỷ viên BLL, KS. PHẠM VĂN HOÀN, sinh năm 1950. Nguyên Chánh văn phòng UBND tỉnh Hải Dương, Trưởng ban LL họ Phạm tỉnh Hải Dương. Địa chỉ: Số nhầ 15, phố Phan Xuân Huân, phường Hải Tân, TP Hải Dương. ĐT: 091.3256121. Đại diện BLL họ Phạm tỉnh Hải Dương.

50. Uỷ viên BLL, Ông PHẠM VĂN ĐỒNG, sinh năm 1948, Trưởng Ban vận động thành lập BLL họ Phạm tỉnh Hoà Bình. Địa chỉ: Số nhà 33/24 Phường Chăm Mát, TP Hoà Bình. ĐT: 097.4568429.Đại diện BLL họ Phạm tỉnh Hoà Bình.

51. Uỷ viên BLL, Đại tá CCB PHẠM VĂN DƯƠNG, sinh năm 1945.Trưởng Ban Vận động thành lập BLL họ Phạm Bắc Ninh - Bắc Giang. Địa chỉ: 2D Khu TT Tổng cục 2, xã Xuân Đỉnh, Tây Hồ, Hà Nội. ĐT: 04.37533380 – 091.3510543. Đại diện BLL họ Phạm Bắc Ninh - Bắc Giang.

52. Uỷ viên BLL, KS. PHẠM HÀO, sinh năm 1948, Giám đốc Sở Bưu điện tỉnh Quảng Ngãi, Trưởng ban LL họ Phạm tỉnh Quảng Ngãi. Quê: Mộ Đức, Quảng Ngãi. Địa chỉ: 105 Đường Nguyễn Trãi, thị xã Quảng Ngãi. ĐT: 055.3822941 – 091.3400030 Đại diện BLL họ Phạm tỉnh Quảng Ngãi.

53. Uỷ viên BLL, Ông PHẠM VĂN THẬN, sinh năm 1939, Nguyên Giám đốc Ngân hàng Công thương tỉnh Quảng

Page 10: Bản tin nội tộc họ phạm việt nam 2008 26 quy4

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

19

Ngãi, Phó Trưởng ban LL họ Phạm tỉnh Quảng Ngãi. Quê gốc: Bình Sơn, Quảng Ngãi. Địa chỉ: 130 Đường Lê Lợi, thị xã Quảng Ngãi. ĐT: 055.3822403 – 091.3470888. Đại diện BLL họ Phạm tỉnh Quảng Ngãi.

54. Uỷ viên BLL, Ông PHẠM VĂN HOÁN sinh năm 19…, Trưởng ban LL họ Phạm tỉnh Khánh Hoà. Địa chỉ 38/10 Đường Bắc Sơn, TP Nha Trang. ĐT: 058.3838082 Đại diện BLL họ Phạm tỉnh Khánh Hoà.

55. Uỷ viên BLL, Ông PHẠM LONG HIỆN, sinh năm 1932. Quê gốc: Phù Mỹ, Bình Định. Địa chỉ: 53A, Lê Thánh Tông, TP Nha Trang. ĐT: 058.3814531. Đại diện BLL họ Phạm tỉnh Khánh Hoà

56. Uỷ viên BLL, Ông PHẠM MẬU TÁCH, sinh năm 1940, nguyên Cán bộ Tổng cục 2 Bộ Quốc phòng, Trưởng tộc (đời thứ 23) Chi họ hậu duệ danh nhân Phạm Tử Hư. Địa chỉ: Nghĩa Phú, Cẩm Vũ, Cẩm Giàng, Hải Dương. ĐT: 0320.798109. Đại diện dòng họ hậu duệ Phạm Tử Hư, Hải Dương.

57. Uỷ viên BLL, Nhà báo PHẠM THUẬN THÀNH, sinh năm 1962, Thư ký dòng họ hậu duệ Phạm Tử Hư, Hải Dương. Địa chỉ: Thượng Vũ, An Bình, Thuận Thành, Bắc Ninh. ĐT: ………………, Đại diện dòng họ hậu duệ Phạm Tử Hư, Hải Dương.

58. Uỷ viên BLL, Ông PHẠM NĂNG KHIÊM, sinh năm 1930.Nguyên Vụ trưởng VP Quốc Hội, Đại diện Chi họ Phạm gốc Linh Kiệt, Nghệ An. Địa chỉ: 32 Ngõ 255 Phố Vọng, Đống Đa, Hà Nội. ĐT: 04.38695052.Đại diện dòng họ Phạm Linh Kiệt, Nghệ An

59. Uỷ viên BLL, Bà PHẠM THỊ NHẬT, sinh năm 1932. Ủy viên BLL họ Phạm Phường Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội. Địa chỉ: Số 16, Ngõ 70 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội. ĐT: 04.35375088. Đại diện BLL họ Phạm phường Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội. ----------------------------------------------------------------------------

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

20

Ghi chú: - Danh sách Thành viên BLL họ Phạm Việt Nam được giới

thiệu và thông qua tại Cuộc gặp mặt lần thứ XII họ Phạm Việt Nam, ngày 24.08.2008 tại Hà Đông, Hà Nội. Trong đó có 49 thành viên cũ và 10 thành viên mới được các BLL họ Phạm địa phương và các HĐGT họ Phạm các nơi giới thiệu.

- Theo quy định từ trước, những vị đã không sinh hoạt BLL từ 3 lần họp trở lên mà không có lý do, coi như tự ý rút lui khỏi BLL, trừ trường hợp những vị này lại được BLL họ Phạm địa phương hoặc HĐGT tái đề cử giới thiệu tham gia BLL.

THÀNH VIÊN CÁC BAN CHUYÊN TRÁCH

TRONG BAN LIÊN LẠC HỌ PHẠM VIỆT NAM A. BAN THÔNG TIN TƯ LIỆU: 1. Trưởng ban: CVCC PHẬM CẦU, Phó Tổng thư ký

thường trực BLL, Tổng Biên tập bản tin “Thông tin họ Phạm Việt Nam”

2. Phó trưởng ban: PGS. TS. PHẠM ĐẠO. Tổng thư ký BLL, Tổng Biên tập trang tin điện tử “hophamvietnam.org”

3. Phó trưởng ban: KS. Thượng tá CCB PHẠM HỒNG VŨ, Phó Tổng thư ký BLL, Phó Tổng biên tập bản tin “Thông tin họ Phạm Việt Nam”, Đặc trách Gia phả Hán Nôm dòng họ

4. Uỷ viên Ban TTTL: Đại tá CCB, PGS. TS. PHẠM HỒNG 5. Uỷ viên Ban TTTL: Thạc sĩ sử học PHẠM HUY KHÁNH 6. Uỷ viên Ban TTTL, TS. PHẠM ĐẮC BI, Uỷ viên thường

trực Ban Biên tập “Thông tin họ Phạm Việt Nam”, Phó Tổng biên tập Trang tin điện tử “hophamvietnam.org”,

7. Uỷ viên Ban TTTL, Nhà báo PHẠM THUÝ LAN, Uỷ viên thường trực Ban Biên tập “Thông tin họ Phạm Việt Nam”,

8. Uỷ viên Ban TTTL, KS. PHẠM CHÍ NHÂN, Uỷ viên thường trực Ban Biên tập “Thông tin họ Phạm Việt Nam”,

Page 11: Bản tin nội tộc họ phạm việt nam 2008 26 quy4

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

21

9. Uỷ viên Ban TTTL, Đại tá An ninh PHẠM MINH LIÊM, Uỷ viên Ban Biên tập “Thông tin họ Phạm Việt Nam”,

10. Uỷ viên Ban TTTL, Nhà giáo PHẠM QUANG ĐẠI, Uỷ viên Ban Biên tập “Thông tin họ Phạm Việt Nam”,

11. Uy viên Ban TTTL, Đại uý CCB PHẠM VĂN QUẾ, Uỷ viên Ban Biên tập “Thông tin họ Phạm Việt Nam”,

12. Uỷ viên Ban TTTL, KS. PHẠM KHÁNH DƯƠNG, Uỷ viên Ban Biên tập (phụ trách kỹ thuật) Trang tin điện tử ‘hophamvietnam.org”,

B. BAN TÀI CHÍNH: 1. Trưởng ban: KS. PHẠM ĐÌNH NHÂN, Phó trưởng ban

BLL họ Phạm Việt Nam. 2. Phó trưởng ban: Thạc sĩ PHẠM NGỌC BỔN, Uỷ viên

thường trực BLL, phụ trách vận động tài trợ 3. Uỷ viên Ban Tài chính: Nhà báo PHẠM BÍCH VÂN, Uỷ

viên BLL, phụ trách Quỹ

C. BAN TỔ CHỨC HÀNH HƯƠNG - KHÁNH TIẾT: 1. Trưởng ban: KS. PHẠM NGHỊ, Uỷ viên thường trực BLL 2. Ủy viên Ban TCHH - KT, PGS. TS. PHẠM VĂN QUÂN

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

22

LỜI PHÁT BIỂU CỦA PGS. TS. PHẠM XUÂN HẰNG CHỦ TỊCH UỶ BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC HÀ NỘI

tại Cuộc họp mặt toàn quốc lần thứ XII đại diện các BLLvà Hội đồng Gia tộc họ Phạm Việt Nam tại Thành phố Hà Đông thuộc

Thủ đô Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2008 LBT: Vì bộn bề công việc của một thành phố mới hợp nhất, mở rộng địa giới hành chính, hôm nay ông Phạm Xuân Hằng không về được quê Thượng Hiền, Kiến Xương, Thái Bình dự Lễ tuyên dương và trao giải thưởng cho con ngoan trò giỏi của dòng họ Phạm Xuân. Ông dành thời gian, lần đầu tham dự Cuộc họp mặt toàn quốc lần thứ XII đại diện các BLL và Hội đồng gia tộc họ Phạm. Xin trân trọng trích giới thiệu với quý vị lời phát biểu của ông trước Cuộc họp mặt này.

PGS. TS Sử học Phạm Xuân Hằng - Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội - nhân văn Hà Nội, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, hiện là Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Tp Hà Nội, Uỷ viên Hội đồng lý luận TƯ, Uỷ viên Hội đồng chính sách khoa học và công nghệ quốc gia. Ông sinh tại xã Thượng Hiền, Kiến Xương, Thái Bình. Trong dòng họ Phạm Xuân ở Thượng Hiền, ông thuộc đời 11, trong xã còn có các dòng họ Phạm là: Phạm Ngọc, Phạm Bá, Phạm Thế, Phạm Văn.

Page 12: Bản tin nội tộc họ phạm việt nam 2008 26 quy4

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

23

“Tôi vui mừng phấn khởi là Họ Phạm Việt Nam có một tổ chức để kết nối, phát huy sức mạnh truyền thống, trước hết bắt đầu từ trong gia đình, dòng họ mình ở quê hương và rộng dần ra cả nước.

Tôi được biết, chúng ta đã trải qua 11 năm hoạt động quy củ, mặc dù ban đầu có nhiều khó khăn. Những người con Họ Phạm đầy tâm huyết với dòng họ đã kết nối lại, cống hiến tâm sức và đã dần dần tạo thành một tổ chức rộng rãi khắp các tỉnh đồng bằng Sông Hồng tới Đà Nẵng, Quảng Nam, đến tận thành phố Hồ Chí Minh. Chúng ta tập hợp con cháu gốc họ Phạm nhằm bảo vệ, xây dựng và phát huy những truyền thống tốt đẹp của các dòng họ Phạm ở mọi miền đất nước, góp phần giữ gìn và xây dựng nền văn hoá nước nhà, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.

Mấy năm nay, họ Phạm có những cuộc họp mặt quy mô lớn, đặc biệt phấn khởi: như năm trước ở Thái Bình có hơn nghìn người tham gia.

Từ sâu xa của lịch sử dân tộc, chúng ta đã xác định các danh nhân của dòng họ, suy tôn Thượng thủy tổ Phạm Tu… Công lao của các vị tiền nhân và của dòng họ đối với đất nước, cho chúng ta thêm tự hào về dòng Họ Phạm Việt Nam.

Tôi tán thành tôn chỉ của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam. Việc nghiên cứu, điều tra khảo sát, giám định để biên soạn về lịch sử Họ Phạm Việt Nam; việc kết nối các dòng Họ Phạm trong cả nước,… có ý nghĩa sâu sắc, có tác dụng giáo dục ý thức “uống nước nhớ nguồn”, vun đắp tình cảm đồng bào bằng nghĩa tình đồng tộc.

Đối với họ Phạm Xuân của chúng tôi - một dòng họ đã có 15 đời, cũng đang tìm hiểu nguồn gốc Thủy tổ, đã tiến hành biên soạn theo gia phả cũ, có bổ sung thế hệ con cháu hiện nay. Toàn họ chúng tôi đều mang tên Phạm Xuân... như một nguyên tắc bất di bất dịch.

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

24

Hiện nay, đất nước đang trên đường phát triển, thuận lợi cũng lắm mà khó khăn cũng nhiều. Chúng ta học tập nhau để xây dựng được gia phong mỗi nhà và để mỗi thành viên gia đình khi ra đường, đến trường, vào cơ quan, mỗi người đều giữ được nét đẹp của gia đình, dòng họ mình. Như thế, chúng ta sẽ góp phần xây dựng nền tảng văn hóa, đạo đức xã hội.

Trong lịch sử, Họ Phạm có đóng góp rất nhiều. Tin tưởng ngày nay chúng ta càng đóng góp nhiều hơn.

Cám ơn Ban tổ chức đã cho tôi tham dự buổi họp mặt hôm nay. Kính chúc Đại gia đình Họ Phạm Việt Nam, mạnh khỏe,

hạnh phúc, an lành! Xin cảm ơn!”

ĐẠI DIỆN BAN LIÊN LẠC HỌ PHẠM VIỆT NAM

THĂM ÔNG PHẠM THẾ DUYỆT TẠI NHÀ RIÊNG

Hà Nội những ngày đầu thu, trời dịu mát, đại diện BLL Họ Phạm Việt Nam đến thăm người lãnh đạo Uỷ Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa rời chính sự. Ngôi nhà nằm yên tĩnh bên phố Thợ Nhuộm. Vừa gặp gỡ người chủ nhà vui vẻ bắt tay những người cùng Đại tộc.

Tuy nghỉ hưu nhưng vị chủ gia đình lớn 27 thành viên này vẫn bận rộn “việc nhà, việc họ”.

Trong bầu không khí thân mật, chủ và khách đều thoải mái nói chuyện về việc gia đình, họ tộc.

Ông ôn lại chặng đường công tác đã qua: Ông đã từng có 22 năm gắn bó với vùng Mỏ mà ông nhận đó mới chính là nghiệp của mình. Ông đã gắn bó với phong trào công nhân yêu nước, đầy sáng tạo. Những năm làm ở Thành ủy Hà Nội, rồi Thường trực Bộ Chính trị, đặc biệt khi ông giữ cương vị Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, ông càng thấm thía những lời dạy của Bác Hồ đối với người được Đảng và Nhân dân giao phó làm người lãnh đạo. Người lãnh đạo là phải biết được lòng

Page 13: Bản tin nội tộc họ phạm việt nam 2008 26 quy4

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

25

dân, mọi công việc mọi hành động của người lãnh đạo là phải vì dân. Ông nói, nhiều khi ông phải nằm ở cơ sở đến nửa năm trời để điều tra, nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình, nắm hiểu được tâm tư nguyện vọng của dân để xử lý những công việc cụ thể.

Từ một tuần qua, khi bắt đầu nghỉ hưu ông mới được sống

trong cảnh đời thường, của một người dân thường, một cán bộ hưu trí. Trước tiên, ông nói, ông ưu tiên thời gian rèn luyện sức khỏe, hàng ngày ông đi bộ, đạp xe gần chục kilômét.

Điều ông tâm huyết bấy lâu là làm gì cũng phải giữ tình người trước hết, ông coi trọng việc “tề gia”. Đây là cơ sở để ông lo công việc chung. Mặc dù rất bận rộn công tác, các việc họ tộc, làng xã, đều được ông chăm lo thực hiện với tư cách một người con của dòng họ, của làng xã.

Ông nói, BLL Họ Phạm sau 12 năm thành lập đã có nhiều hoạt động thiết thực mặc dù gặp không ít khó khăn. Ông hoan nghêng và sẵn sàng ủng hộ hoạt động của BLL họ Phạm Việt Nam. Bản thân ông khi biết về Thượng thủy tổ Phạm Tu, hàng năm ông vẫn thường xuyên về Đình Ngoại dâng hương, Mấy năm gần đây, vào dịp Tết Nguyên đán và ngày giỗ Đô Hồ Đại

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

26

vương Phạm Tu, ông thường về Đình Ngoại (Thanh Liệt) dâng hương, bái Tổ.

Các vị đại diện BLL họ Phạm Việt Nam đã phát biểu, hoan nghênh những đóng góp của ông vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế, trong đó có Thủ đô Hà Nội thân yêu. BLL họ Phạm Việt Nam coi ông như là một trong những người con sáng giá của dòng họ Phạm Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Và mong rằng khi ông về nghỉ hưu vẫn tiếp tục là một gương sáng cho các thế hệ tiếp theo của dòng họ. Mong ông tích cực tham gia việc họ, nhất là trao lại cho BLL họ Phạm Việt Nam những kinh nghiệm quý giá trong công tác vận động quần chúng để vận dụng tốt trong việc họ, để làm sao hoạt động việc họ ngày càng bổ ích, thiết thực, tạo cho mọi người đều tự hào về dòng họ Phạm của mình, giữ gìn gia phong, chăm chỉ lao động và học tập, rèn luyện để trở thành những người con hiếu thảo, những công dân hữu ích của xã hội, đóng góp ngày càng nhiều cho gia đình, họ hàng, làng xóm và cộng đồng xã hội.

Ghi chép của PDCN 20/7/2008

THÀNH LẬP BAN LIÊN LẠC LÂM THỜI HỌ PHẠM

TỈNH HẢI DƯƠNG Hoà chung với xu thế của cả nước, vừa qua tại TP. Hải

Dương, một số người con của một số dòng, chi nhánh họ Phạm ở các huyện, thành phố trong tỉnh Hải Dương, những người có tâm huyết và đặc biệt quan tâm đến việc họ đã họp mặt nhằm mục tiêu bàn bạc để đi đến thống nhất thành lập BLL họ Phạm Việt Nam tỉnh Hải Dương.

Tại cuộc họp, Nhà báo Phạm Văn Chức (Thành viên Ban vận động) đã báo cáo tóm tắt về tôn chỉ mục đích, hiệu quả sau 11 năm hoạt động của BLL họ Phạm Việt Nam; về thân thế sự nghiệp của Thượng thuỷ tổ Phạm Tu và những danh nhân họ

Page 14: Bản tin nội tộc họ phạm việt nam 2008 26 quy4

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

27

Phạm qua các thời kỳ; những đóng góp đáng tự hào của lớp lớp những người họ Phạm đã làm để đóng góp cho đất n ước.v.v...

Nhà giáo Phạm Đăng Nam (Thành viên Ban vận động) đã nêu rõ mục đích việc thành lập BLL, đồng thời đề nghị các thành viên đại diện cho các dòng tộc ở các địa phương bàn bạc để đi đến thống nhất những vấn đề trước mắt cũng như lộ trình tiến tới sớm thành lập BLL họ Phạm toàn tỉnh.

Nhiều thành viên tham dự cuộc họp này đã phát biểu thể hiện sự đồng thuận cao với chủ trương mà Ban vận động đề ra và thống nhất: 1. Sớm thành lập BLL họ Phạm tỉnh Hải Dương.Trước mắt cử

BLL lâm thời gồm 17 vị là cán bộ đã nghỉ hưu, cán bộ đương chức chủ chốt ở các cơ quan, các huyện thành phố, do Kỹ sư Phạm Văn Hoàn - Chánh văn phòng UBND tỉnh làm Trưởng ban. Nhà báo Phạm Văn Chức - Trưởng ban biên tập VHVN, Đài PT - TH làm Phó ban, kiêm Thư ký BLL.

2. Thành viên BLL phải có đại diện các chi nhánh, dòng tộc lớn, có đại diện của các huyện, thành phố. Có đại diện của các thế hệ, những bậc cao niên, những nhà Nho, ngời nghiên cứu lịch sử văn hoá, có điều kiện, khả năng tổ chức để quy tụ bà con dòng tộc…

3. Có hồ sơ, văn bản đề nghị Tp Hải Dương nghiên cứu đặt tên Phạm Tu cho một đường phố, sao cho ngang tầm với công đức của Người. Vì Hải Dương cũng là nơi phát tích nhiều dòng họ Phạm lớn của Việt Nam.

4. Trước mắt, cử đoàn đại biểu về dự Giỗ tổ lần thứ 1463, ngày huý kỵ của Thượng thuỷ tổ Phạm Tu tại Thanh Liệt

5. Cử đoàn đại biểu tham dự cuộc họp mặt họ Phạm toàn quốc lần thứ XII tại Hà Nội. Nội dung chuyên đề bàn về việc họ.

6. Các thành viên Ban vận động làm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, kết nối các dòng họ tại các địa phương để chuẩn bị cho cuộc họp sớm thành lập BLL chính thức toàn tỉnh vào quý IV - 2008.

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

28

Đây là những hoạt động tích cực và đầy ý nghĩa của những người họ Phạm đang sống và làm việc tại Hải Dương.

Phạm Văn Chức

BLL lâm thời họ Phạm tỉnh Hải Dương

Đoàn đại biểu BLL lâm thời họ Phạm tỉnh Hải Dương do ông

Phạm Văn Hoàn - Trưởng ban - làm trường đoàn dự Cuộc họp mặt toàn quốc lần thứ XII họ Phạm Việt Nam tại Hà Nội

Page 15: Bản tin nội tộc họ phạm việt nam 2008 26 quy4

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

29

HỌ PHẠM XÁ BIỂU DƯƠNG CON NGOAN TRÒ GIỎI NĂM HỌC 2007-2008

Ngày 03/8/2008, BLL họ Phạm “Phạm Xá” tại Hà Nội đã tổ chức: Lễ biểu dương con ngoan trò giỏi năm học 2007-2008. Buổi lễ diễn ra tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám trong không khí trang nghiêm, sôi động truyền thống khuyến học, nối dõi cha ông từ ngàn xưa. Hơn 50 gia đình cùng gần 80 cháu học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn “Con ngoan trò giỏi” đã về dự trong niềm hân hoan phấn khởi. Buổi lễ long trọng đón tiếp ông Phạm Thế Duyệt-nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch UBTƯ Mặt trận tổ quốc Việt Nam; đại diện BLL họ Phạm Việt Nam và đại diện câu lạc bộ “Gái đảm-Dâu hiền”. Về dự Lễ còn có đại diện dòng họ và đại diện học sinh, sinh viên tiêu biểu của họ Phạm Đống Cao (xã Yên Nhân) và họ Phạm Dương Hồi (xã Yên Thắng) thuộc huyện Ý Yên, Nam Định.

Sau lễ dâng hương, lễ tưởng niệm các danh nhân, mọi người

được nghe giới thiệu về Văn Miếu-Quốc Tử Giám. BLL báo cáo tình hình hoạt động của Ban và các gia đình về công tác khuyến học cùng quá trình học tập tu dưỡng và những kết quả đã đạt được trong năm học qua. Đồng thời nêu lên phương

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

30

hướng phấn đấu trong năm học tới của các cháu trong dòng họ. BLL biểu dương 102 cháu đạt thành tích học tập xuất sắc, giỏi, tiến tiến trong đó có các cháu đạt giải thi quốc tế và thi toàn quốc,... Đó là các cháu là học sinh, sinh viên các trường ở mọi cấp học trong nước và cả ở nước ngoài.

Ông Phạm Thế Duyệt và các vị đại diện đã phát biểu khen ngợi hoạt động tích cực của BLL cũng như thành tích đạt được của các cháu “Con ngoan trò giỏi”. Việc tổ chức biểu dương ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám là một vinh dự lớn để phát huy truyền thống hiếu học của tổ tiên.

Phạm Minh Liêm Trưởng ban liên lạc họ Phạm “Phạm Xá”

ĐT 04.38583923 Chuyên mục Họ Phạm với đất nước

PHẠM CÔNG TRỨ - NHÀ CHÍNH TRỊ, VĂN HOÁ LỚN CỦA THẾ KỶ XVII

LTG: Trong những thập niên đầu thế kỷ XVII, diễn biến chính trị - xã hội khá phức tạp bởi sự tranh giành quyền lực của các thế lực phong kiến Lê - Mạc, Trịnh - Nguyễn. Nhưng, bao giờ cũng vậy, trước những đòi hỏi, thách thức của lịch sử, thường xuất hiện những nhân tài đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển xã hội, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử. Một trong những nhân vật lịch sử xuất hiện đúng yêu cầu đó là Quốc lão, Thái bảo Yên Quận công Phạm Công Trứ (1600 - 1675). Cùng với những “anh tài” như Vũ Duy Chí, Nguyễn Quán Nho, Trần Đăng Tuyển, Đặng Đình Tướng…, Phạm Công Trứ là một trong 39 người “phò tá có công lao tài đức” thời Trung hưng, đã đem hết sức lực, trí tuệ và tài năng của mình cống hiến cho đất nước, vì sự nghiệp “quốc thái, dân an”.

1 - Sự nghiệp chính trị của Phạm Công Trứ Sự nghiệp chính trị của Phạm Công Trứ, về cơ bản, có thể

kể đến những cống hiến của Người đối với đất nước, với triều đình và, thời gian có thể tính từ khi Người thi đỗ và tham gia

Page 16: Bản tin nội tộc họ phạm việt nam 2008 26 quy4

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

31

vào bộ máy chính quyền nhà nước. Trải qua gần 50 năm làm quan, phò tá 5 đời vua Lê, 2 đời chúa Trịnh, từng giữ nhiều chức vụ và cương vị khác nhau, Phạm Công Trứ đã đạt đến đỉnh cao của công danh và quyền lực; là người mưu lược, luôn chăm lo việc nước, tài năng xuất chúng trên mọi lĩnh vực: Nội trị, văn hoá, sử học, ngoại giao.

Theo chính sử, khoa Mậu Thìn, niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 10 (1628), Phạm Công Trứ dự kỳ thi Đình, đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân (Tiến sĩ) và được bổ làm Hàn lâm viện Hiệu thảo. Từ đó trở đi, ông lần lượt giữ các chức vụ: Hiến sát sứ xứ Thanh Hoa (1631), Phụng Thiên Phủ doãn (1639), Tham chính xứ Thanh Hoa (1640), Thái thường Tự khanh (1642), Phó đô Ngự sử tước Khánh Yên bá (1645), Đô ngự sử (1646), Lễ bộ Thượng thư tước Yên Quận công (1657), Thiếu bảo kiêm Đông các Đại học sĩ, Tham tụng (1661), Lại bộ Thượng thư (1664), Thái bảo Quốc lão tham dự triều chính (1668), Chưởng Lục bộ sự - Thượng thư của sáu bộ (1673), ông mất được truy tặng Thái tể, ban tên thụy là Kinh tế (1675).

Như thế, con đường hoan lộ của Phạm Công Trứ rất hanh thông, trước hết là do tài năng, phẩm hạnh và nhân cách; thêm nữa là sự giúp đỡ, đặc ân của các vua Lê chúa Trịnh. Cả hai vị chúa mà Phạm Công Trứ phò giúp là Trịnh Tráng và Trịnh Tạc đều được đánh giá là các chúa thánh minh: "Về thời Trịnh Tạc, Trịnh Căn, Trịnh Cương làm chúa, thì ông nào cũng hết lòng lo việc trị dân, và lại nhờ có những người tôi giỏi như Phạm Công Trứ, Nguyễn Công Hãng... đều hết sức giúp đỡ, cho nên sửa sang được nhiều việc, nước được yên trị". Là người có tài năng và đức độ nên Phạm Công Trứ được các vua Lê chúa Trịnh rất trọng vọng.

Trong suốt quá trình làm quan, tham gia vào công việc chính sự của triều đình cũng như của phủ chúa, Phạm Công Trứ đã có những sáng kiến đề xuất và cải cách rất táo bạo.

Với cương vị Đô Ngự sử, Phạm Công Trứ cùng với Tham tụng Dương Trí Trạch nhận thấy tầm quan trọng của chức

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

32

nhiệm các quan đại thần văn võ, cho nên, năm Canh Tý (1660), hai ông đã dâng sớ tấu trình về việc quy định chức trách cũng như phẩm chất của quan văn võ. Những điều răn bảo các quan đương nhiệm này được vua Lê chúa Trịnh rất đồng tình ủng hộ, vì từ đây giữa quyền lợi, trách nhiệm và chức vụ đã gắn bó mật thiết với nhau, tạo thành sự giàng buộc, kiểm soát qua lại khiến các quan thực hiện tốt hơn chức vụ của mình.

Khi đảm đương trọng trách Lại bộ Thượng thư, năm Ất Tỵ (1665), Phạm Công Trứ giao cho Ngự sử đài khảo khoá các nha môn, đã phát hiện sai phạm của nhiều đại thần và tất nhiên, họ đều bị giáng chức. Những việc làm đó đã khiến cho “pháp lệnh nghiêm minh, sĩ phu danh đua cố gắng, người làm quan lấy phong thái khí tiết mà tự miễn, cho nên được gọi là đời thanh bình. Đó là công hiệu của phép làm sáng suốt vậy”.

Trên lĩnh vực kinh tế, Phạm Công Trứ đề xuất thực thi phép Bình lệ (kê khai hộ khẩu tại các địa phương để làm cơ sở cho việc bình bổ thuế ngạch), ban hành phép Ngũ lượng nhằm thống nhất các đơn vị đo lường, đong đếm trong nhân gian.

Một điều dễ nhận thấy là, Phạm Công Trứ từng nắm giữ nhiều chức vụ và cương vị khác nhau, nhưng ở vị trí trọng trách nào, ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và để lại những dấu ấn đậm nét, xứng đáng là công thần lương đống của triều đình: "Phạm Công Trứ là nhà chính trị xuất sắc. Khi giữ chức Tham tụng, ông đã nêu rõ phép khảo khóa (cất nhắc quan lại), ban điều lệ giáo hóa, khen thưởng người có đức hiếu đễ tốt nghĩa, xét lại sổ đinh điền, định lại ngạch thuế. Những việc sắp đặt của ông được Trịnh Doanh tín nhiệm, thường theo ý ông để ổn định việc trị an. Người đương thời đều khen ông là một Tể tướng tốt".

2 - Một số đóng góp của Phạm Công Trứ trên lĩnh vực quân sự

Trên lĩnh vực quân sự, Phạm Công Trứ luôn là một mưu sĩ rất đáng tin cậy của vua Lê chúa Trịnh. Điều đặc biệt, cả ba biến cố

Page 17: Bản tin nội tộc họ phạm việt nam 2008 26 quy4

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

33

chính trị lớn, xảy ra ở thế kỷ XVII, thì ông đều tham gia và lập nhiều công lớn.

Về việc đánh dẹp nhà Mạc ở Cao Bằng: Chúng ta biết rằng, Mạc Đăng Dung "tiếm ngôi" năm Đinh Hợi (1527), truyền được 5 đời, đến Mạc Mậu Hợp thì mất (1592). Sau đó, Mạc Kính Cung chạy lên chiếm cứ Cao Bằng và dư đảng nhà Mạc vẫn thường xuyên hoạt động ở đây. Vì thế, vào các năm Giáp Thân (1644), Đinh Mùi (1667), Kỷ Dậu (1669), Phạm Công Trứ phò tá vua Lê cùng chúa Trịnh chinh phạt nhà Mạc và giành được những thắng lợi quyết định. Quan trọng hơn cả là dưới sự tham vấn của ông, nhà Trịnh đã tránh được một cuộc chiến tranh với nhà Mãn Thanh, vì chúng định mượn cớ Phù Lê để xâm lược nước ta.

Về việc chinh phạt quân Nguyễn ở Đàng Trong: Từ khi cuộc chiến Trịnh - Nguyễn nổ ra, trải qua 7 lần đại chiến thì Phạm Công Trứ có đến 5 lần Nam chinh vào các năm: Quý Mùi (1643), Ất Mùi (1655), Canh Tý (1660), Tân Sửu (1661), Tân Hợi (1671). Tuy nhiên, cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn vẫn không phân định được thắng thua. Hai bên giằng co, lúc Trịnh mạnh, khi Nguyễn suy và ngược lại; cuối cùng năm Nhâm Tý (1672) hai bên lấy sông Gianh làm giới tuyến. Từ đó, Nam - Bắc triều tạm chấm dứt chiến tranh.

Về việc dẹp nội loạn: Do mâu thuẫn trong nội bộ nhà Trịnh, năm Ất Dậu (1645), Trịnh Lịch và Trịnh Sầm đã dấy quân phản loạn. Nhờ mưu lược khôn khéo và quyết đoán, Phạm Công Trứ đã khuyên phủ Tiết chế (tức phủ chúa Trịnh) nên hành sự trước khi chúng tập hợp lực lượng. Kết quả là, nội loạn trong cung đã được dẹp yên, đó là công lớn của Phạm Công Trứ và Đào Quang Nhiêu vậy.

Có thể nói, Phạm Công Trứ luôn là "cánh tay đắc lực" cho Trịnh Tạc và Trịnh Căn lập công. Từ Tán lý, Tham tán quân vụ đến Tham tán việc quân, Phạm Công Trứ đã tham mưu đề xuất những mưu sách đúng đắn, giúp vua Lê chúa Trịnh bình ổn được thù trong, giặc ngoài.

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

34

3 - Những đóng góp của Phạm Công Trứ trên lĩnh vực văn hóa - xã hội

Trên lĩnh vực văn hóa Phạm Công Trứ cũng có những đóng góp quan trọng. Đầu tiên là ban bố bản Lê triều giáo hoá điều luật (47 điều giáo hóa) nhằm chấn chỉnh tôn ti trật tự trong triều đình, khiến cho các kinh điển của Nho giáo thấm nhuần trong xã hội, làm cho nhân dân trở về với thuần phong mỹ tục tốt đẹp của dân tộc.

Không những quan tâm, chăm sóc đến việc Đạo, việc Đời, Phạm Công Trứ còn tưởng nhớ đến công lao của các vị công thần tử tiết triều Lê. Năm Bính Ngọ (1666), Phạm Công Trứ đã dâng biểu tấu nhằm tuyên dương 13 bầy tôi tử tiết thời Lê sơ, phong làm Phúc thần, cho dựng từ đường và phụng thờ hương khói.

Là người đứng đầu bộ Lễ, Phạm Công Trứ đã kiến nghị vua Lê chúa Trịnh sửa sang lễ nghi, triều phục và định thành quy chế rõ ràng cho các quan văn võ đại thần. Ông cũng quy định phụ nữ và nam giới ăn mặc y phục theo đúng tục lệ truyền thống. Ngoài ra, Phạm Công Trứ cũng nhiều lần tấu xin ra lệnh nghiêm cấm hút thuốc, bởi không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn trở thành một vấn nạn trong xã hội lúc bấy giờ.

Cũng như nhiều nhà khoa bảng khác, ngoài việc làm quan, Phạm Công Trứ còn là một nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Với quan niệm Thi ngôn chí (làm thơ để tỏ chí hướng), ông đã mượn hình tượng Cây Quế, Cây Tùng để khẳng định bản lĩnh trung trực, cứng rắn và sẵn sàng ghé vai gách vác công việc của sơn hà, xã tắc của mình. Đặc biệt, trong chuyến hộ giá vua Lê Thần Tông đi Nam chinh ở Thuận Hoá năm Tân Sửu (1661), Phạm Công Trứ cùng với Trần Đăng Tuyển và Nguyễn Văn Thiệu làm thơ và xướng hoạ về những thắng tích, những nhân vật nổi tiếng của các địa phương mà đoàn quân đi qua, tất cả bao gồm 18 bài. Đây là những cảm nhận tinh tế, sâu sắc về thiên nhiên đất nước, con người của ông, đồng thời, quan trọng hơn là thể hiện ý chí quyết tâm của đoàn quân trong việc bình ổn và thu phục châu Ô (do nhà Nguyễn ở Đàng Trong chiếm đóng). Ở trong

Page 18: Bản tin nội tộc họ phạm việt nam 2008 26 quy4

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

35

triều hay trong gia đình, Phạm Công Trứ đã lấy thơ văn để thể hiện quan điểm cũng như sự hiếu đễ của mình.

Phạm Công Trứ cũng gắn bó sâu sắc với sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Để mở mang nền nếp Nho học, giáo dục kẻ sĩ, tuyển chọn nhân tài cho đất nước, ông phụng mệnh làm Giám thủ Quốc Tử Giám, vừa coi sóc việc trùng tu, tôn tạo Văn miếu Quốc Tử Giám, đồng thời đôn đốc và rèn luyện việc học tập của các học sinh ở Quốc Tử Giám. Không những thế, ông cùng quan Tham tụng Dương Trí Trạch dâng sớ xin cung đốn mọi vật cần thiết cho trường thi, đặt biệt là trường thi hương ở các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho học trò học tập. Khi về trí sĩ ở quê hương, ngoài thú vui điền viên, ông còn làm nhiều việc công đức cho làng quê và thúc đẩy nho phong, truyền thống học tập của cả huyện.

Phạm Công Trứ còn là một người thầy năng lực và đầy nhiệt huyết. Nhiều học trò của ông sau này thành đạt, đỗ khoa bảng cao và đảm nhận những chức vụ quan trọng trong triều cũng như ngoài trấn, như: Đặng Công Chất, Nguyễn Công Bích, Đào Công Chính, Lê Hữu Danh, Lê Nhân Kiệt, Lê Sĩ Triệt, Hồ Sĩ Dương, Nguyễn Công Bích, Nguyễn Viết Thứ... Như thế, trong ba điều vui nhất của người quân tử thì Phạm Công Trứ đều đạt được cả, trong đó có điều vui thứ ba, là được nhận các bậc anh tài trong thiên hạ mà dạy dỗ thành tài.

Ngoài những đóng góp trong nhiều lĩnh vực như đã nêu trên, Phạm Công Trứ còn là một nhà sử học tiêu biểu của thế kỷ XVII. Cùng với Lê Văn Hưu, Phan Phù Tiên, Ngô Sĩ Liên, Lê Hy..., Phạm Công Trứ là người có công lớn trong quá trình biên soạn và hoàn thành bộ quốc sử lớn của dân tộc - bộ Đại Việt sử ký tục biên; đồng thời cũng là người đúc kết, nêu ra những quan điểm và phương pháp cơ bản của sử học, như về mục đích và đối tượng của sử học; về thái độ cũng như phương pháp viết sử của sử gia. Về sử gia Phạm Công Trứ, GS. Phan Huy Lê đã tổng kết:

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

36

- Hoàn chỉnh cấu trúc của bộ sử bằng cách phân chia phần Bản kỷ thành 3 phần: Bản kỷ toàn thư, Bản kỷ thực lục, Bản kỷ tục biên, và xác định lại ranh giới các phần, các quyển;

- Hiệu đính bộ Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, chỉnh lý và viết tiếp đoạn cuối quyển 10, phần Bản kỷ toàn thư tục biên 3 quyển;

- Bổ sung thêm phần phàm lệ Tục biên và chú giải phàm lệ Toàn thư của Ngô Sĩ Liên;

- Viết thêm bài tựa sách Đại Việt sử ký tục biên. Với những đóng góp đó, Phạm Công Trứ thực sự là một

trong những nhà sử học tiêu biểu của thời kỳ phát triển của sử học Việt Nam dưới thời trung đại.

Nói tóm lại, Phạm Công Trứ là một tấm gương sáng về một vị quan đầu triều hết lòng tận tụy phục vụ đất nước, triều đình. Ông để lại danh tiếng cho muôn đời con cháu mai sau bởi cuộc đời của một con người làm quan cao cấp nhưng thanh liêm, trung thực, ngay thẳng như những lời ngợi ca: "Ông đã sửa mình chính trung tại triều đình, đem tài đức cố gắng hoàn thành trách nhiệm. Trên vì đức, dưới vì dân, ngoài bờ cõi giữ yên lặng, trong đất nước được yên vui no ấm. Ân đức tới mọi người, ai ai không ca tụng".

Cả cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp quốc thái, dân an, Phạm Công Trứ là một vị Tể tướng được vua quý, chúa yêu; bạn bè đồng liêu và học trò kính trọng; là tấm gương ngời sáng cho hậu thế noi theo, xứng danh là TRUNG HƯNG HIỀN TƯỚNG của thời Lê Trung hưng./.

Lê Quang Chắn

HOÀNG NGÂN – NGƯỜI CON GÁI HỌ PHẠM ĐƯỢC TRUY TẶNG DANH HIỆU

ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN Ngày 3.3.2008, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã

tổ chức Lễ Truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho

Page 19: Bản tin nội tộc họ phạm việt nam 2008 26 quy4

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

37

nữ liệt sĩ Hoàng Ngân. Dự lễ có Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Đảng CSVN Đỗ Mười, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Hà Thị Khiết.

Bà Hoàng Ngân (1921 - 1949) là một nhà hoạt đông cách mạng dũng cảm và xuất sắc trong thời kháng chiến chống Pháp. Tên thật của bà là Phạm Thị Vân, quê ở xã Tân Thịnh, huyện Nam Trực, Nam Định, sinh ở Hải Phòng. Bà tham gia cách mạng từ năm 1936, được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1938 khi 17 tuổi. Năm 1939 bà phụ trách binh vận và dân vận của Xứ uỷ Bắc Kỳ. Tháng 1.1941 bà bị địch bắt trong lần đi dự cuộc họp quan trọng ở Vạn Phúc do ông Hoàng Văn Thụ chủ trì, bị kết án 12 năm tù và bị bắt giam tại Hoả Lò, Hà Nội. Vào ngày Nhật đảo chính Pháp, lợi dụng tình hình lộn xộn, Bà được tổ chức thoát khỏi nhà giam để về tiếp tục hoạt động. Tháng 8.1945 bà là Thành uỷ viên, Bí thư Phụ nữ cứu quốc Hà Nội, Uỷ viên Ban cán sự Đảng khu vực ngoại thành Hà Nội. Đầu năm 1947 bà là Khu Uỷ viên Khu III và là Hội trưởng Phụ nữ cứu quốc Khu. Từ cuối năm 1947 đến 1949 bà giữ các chức vụ: Chủ tịch đầu tiên của Trung ương Hội Phụ nữ Cứu quốc Việt Nam kiêm Chủ nhiệm đầu tiên của tờ Báo Phụ nữ Việt Nam, Bí thư Phụ nữ cứu quốc Việt Nam, Bí thư Đảng Đoàn Phụ nữ Trung ương và Bí thư Phụ nữ Cứu quốc tỉnh Hải Dương, Hưng Yên. Bà mất ngày 17.7.1949 tại Việt Bắc. Bà được phong tặng danh hiệu Liệt sĩ và truy tặng Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Độc lập hạng nhất. Đội du kích đường 5 mang tên Bà - “Đội du kích Hoàng Ngân”, sau đó tỉnh đội Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định đã tổ chức những Đội du kích Hoàng Ngân. Tháng 3.2008 Bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lương vũ trang nhân dân Việt Nam. Đó là niềm vinh dự, tự hào của dòng Họ Phạm nói chung và của con gái Họ Phạm nói riêng.

Các thành phố Hải Phòng, Nam Định và Hà Nội đều có đường phố mang tên Hoàng Ngân. Tại Hà Nội, Phố Hoàng Ngân có từ năm 2006, dài 1.200m, đi từ phố Quan Nhân (chỗ

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

38

số nhà 72) cắt qua đường Lê Văn Lương rồi chạy vòng đến phố Hoàng Đạo Thuý; thuộc phường Nhân Chính của quận Thanh Xuân và phường Trung Hoà của quận Cầu Giấy.

Phạm Thuý Lan ( Theo tài liệu của BTK – TTXVN đăng trên Báo điện tử

Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3.3.2008)

CÁI TÂM CỦA MỘT HOẠ SĨ TRẺ Hoạ sĩ Phạm Văn Nghị mới về ngụ cư ở Thanh Liệt, Thanh

Trì, Hà Nội, được vài ba năm nay.. Trò chuyện với tôi, anh tâm sự: “Cháu chọn mảnh đất ở địa phương địa linh nhân kiệt này để làm quê hương thứ hai của mình. Đến đây sống, cháu thấy nơi đây, bà con thôn xóm rất hiền và tốt bụng.”

Hoạ sĩ luôn miệt mài với cái “nghiệp” của mình, dùng sức lực, tài năng của mình đóng góp cho quê hương – nơi mình sinh sống. Ngoài giờ giảng dậy ở Trường cao đẳng mỹ thuật Hà Nội, anh có niềm say mê vẽ tranh và tham gia trang trí, tu bổ các di tích lịch sử của địa phương.

Năm 2006, với sự cộng tác của học trò của anh và ông thủ từ Đình thờ Tiên triết Chu Văn An, anh đã đắp pho tượng Chu Văn An bằng xi măng cao 2 mét đặt tại sân Đình. Nhiều người có dịp chiêm ngưỡng pho tượng đều khen ngợi tác phẩm điêu khắc này là rất sống động. Có một vị khách thập phương sau khi xem pho tượng, đã cảm kích, đi Ninh Bình đặt làm một Lư hương bằng đá đem về trân trọng đặt ngay chân tượng này.

Đầu năm 2008, anh Nghị công đức hai con sấu bằng đá trị giá gần hai chục triệu đồng, đặt tại Đình thờ Tiên triết Chu Văn An. Tác phẩm này được mô phỏng bằng thạch cao rồi đem nguyên mẫu đến Ninh Vân, Ninh Bình tạo hình bằng đá khối. Công trình này sẽ hoàn thành vào cuói quý III năm 2008.

Hoạ sĩ Phạm Văn Nghị thỉnh thoảng lại lao động tự nguyện, tham gia lau bụi bám ở ngai thờ và các bức hoành phi, câu đối,

Page 20: Bản tin nội tộc họ phạm việt nam 2008 26 quy4

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

39

lư hương, đèn nến ở Đình Nội và Đình Ngoại thờ hai Danh nhân Chu Văn An và Phạm Tu.

Tháng 4 năm 2008, sử dụng nhiều ngày nghỉ lễ, anh đã tu bổ, trang trí Đình thờ Thành Hoàng – Đô Hồ Đại vương Phạm Tu. Anh đã quét màu nền trắng và tô lại màu đen chữ Hán đắp nổi trên các câu đối ở cổng Đình và ở cửa Đình Ngoại; đồng thời sơn lại toàn bộ cửa gỗ ghép màu mận chín, bóng đẹp.

Được biết, vừa qua, anh Nghị đã tổ chức triển lãm trang sơn dầu tại Văn Miếu, Hà Nội. Cuộc triển lãm được giới am hiểu nghệ thuật đánh giá cao.

Cụ Long và cụ Bảo là hai Thủ từ của hai ngôi đình – Đình Nội và Đình Ngoại, và nhiều bà con ở địa phương, khi trò chuyện hoặc tiếp khách thập phương thường tấm tắc khen: Thật hiếm có trong cơ chế thị trường hiện nay lại có một thanh niên tuổi mới ngoài 30 đã có cái tâm bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá ngay chính nơi mình sinh sống như Hoạ sĩ Phạm Văn Nghị.

Phạm Ngọc Bích Trưởng BLL họ Phạm Thanh Liệt

ĐT: 04.36889833

LỜI CÁM ƠN BLL họ Phạm Việt Nam chân thành cám ơn các vị có tên dưới đây đã gửi tiền ủng hộ kinh phí hoạt động năm 2008 của Ban Thông tin - Tư liệu và Bản tin nội tộc “Thông tin họ Phạm Việt Nam”: - Ông Phạm Quang Nghị (Bí thư Thành uỷ Hà Nội): 5.000.000 đ - Ông Phạm Thế Duyệt (Nguyên Chủ tịch UBTƯ MTTQ VN):

300.000 đ - Ông Phạm Thanh Trúc (Thủ Dầu Một, Bình Dương): 300.000 đ - Ông Phạm Ngọc Phong (Q. Ngô Quyền, Hải Phòng): 100.000 đ - Ông Phạm Đức Hải (Đông An, Vũ Thư, Thái Bình): 100.000 đ - Ông Phạm Văn Hồng (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội): 100.000 đ (ủng hộ lần thứ hai, năm 2008)

Thường trực BLL họ Phạm Việt Nam

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

40

Page 21: Bản tin nội tộc họ phạm việt nam 2008 26 quy4

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

41

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

42

BÀI CA THƯỢNG THUỶ TỔ PHẠM TU Thuỷ tổ họ ta Danh tướng tài

Sức mạnh chí bền một chẳng hai Giường cột quốc gia thời trứng nước

Khai sinh Phạm tộc buổi ban mai Khơi dòng Tiên tổ gương hào kiệt

Kế bước đời đời đẹp trúc mai Hổ phụ Rồng Tiên sinh Hổ tử

Vạn Xuân muôn thuở rạng tương lai Phạm Văn Dật

HỒ NGỌC XANH

Hồ Ngọc thênh thang sáng trời Nam, Soi bóng đại thụ đất Thanh Đàm. Chu Văn lập am trên đất thánh,

Anh hùng Phạm tướng sáng sử xanh. Một sớm Rằm xuân đến cửa Đình, Thân mình đây phải là phận cháu?

Dăm chục đời, nghĩ vẫn thơm hương! Mỗi phận cháu con ấm từ đường Sức chung hợp lại vun cội Phúc

Cây không trồng nhưng hãy nhớ chăm! Nhớ buổi trưa hè trời trong vắt Mặt hồ xanh mát màu sen non.

Hoàng lan soi bóng người ngay thẳng Nắng vàng rực rỡ mái đình cong. Nếu có thong dong người hãy lại

Hai mươi tháng bẩy, hóa Phạm công. Này buổi Đình đông, người muôn xứ

Chẳng hẹn cùng dâng nén tâm hương. Trước Đô Hồ - gương sáng ngàn năm

Gạt bụi trần, đẹp bóng hồn trong. TB

Page 22: Bản tin nội tộc họ phạm việt nam 2008 26 quy4

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 Quý IV - 2008

43

Mục lục

Dâng hương tưởng niệm danh tướng Phạm Tu (476 - 545) - Thượng Thuỷ tổ họ Phạm Việt Nam

1

Họp mặt lần thứ XII đại diện các BLL và HĐGT họ Phạm Việt Nam

5

Thông báo của thường trực Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam

6

Danh sách Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam (khoá IV) 17 Thành viên các Ban chuyên trách trong BLL họ Phạm Việt Nam

18

Thành viên các ban chuyên trách 20 Lời phát biểu của PGS TS Phạm Xuân Hằng 21 Đại diện BLL họ Phạm Việt Nam thăm ông Phạm Thế Duyệt tại nhà riêng

23

Thành lập BLL lâm thời họ Phạm tỉnh Hải Dương 26 Họ Phạm Xá biểu dương con ngoan trò giỏi năm học 2007-2008

29

Phạm Công Trứ - nhà chính trị, văn hoá lớn của thế kỷ XVII 30 Hoàng Ngân – người con gái họ Phạm được truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

36

Cái tâm của một họa sĩ trẻ 38 Bài hát “Họ Phạm” 40 Bài ca Thượng thủy tổ Phạm Tu 42 Hồ Ngọc xanh 42

HOAN NGHÊNH BẠN ĐỌC VIẾT VÀ GỬI BÀI CHO BẢN TIN NỘI TỘC “THÔNG TIN HỌ PHẠM VIỆT NAM”

Mọi thư từ và bài viết, xin gửi về Trụ sở Ban biên tập: Số 6, ngõ 85, phố Trung Kính, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

ĐT: 04.37843221, email: [email protected]