ban tin thuong mai viet trung t9 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2009/12/ban tin thuong mai viet...

18
1 S9 - 2009 Chu trách nhim ni dung : Phm Hoàng Ngân Chu trách nhim sn xut : An Thu Hng – Võ Nga GIAO DCH THƯƠNG MI Xut khu phân bón hoá hc ca Trung Quc tháng 7/2009 gim clượng và kim ngch Tình hình nhp khu chui ca Trung Quc trong tháng 7/2009 Thng kê xut khu go ca Trung Quc ti tháng 9/2009 THƯƠNG MI CA KHU VIT - TRUNG 8 tháng đầu năm 2009, Kim ngch Vit Nam xut khu sang Trung Quc đạt 2,8 tUSD. Nhp khu đậu tương vào Trung Quc sđạt 1,8 triu tn trong tháng 10 GII THIU VĂN BN CHÍNH SÁCH Nhng điu chnh chính sách quan trng ca Trung Quc trong thi gian ti Trung Quc công bhn ngch nhp khu đường và len năm 2010 TRIN VNG THTRƯỜNG Trung Quc scòn nhp khu nhiu than Sn lượng ngô ca Trung Quc năm nay stăng Trung Quc - thtrường xut khu tim năng ca Vit Nam THÔNG TIN GIAO THƯƠNG VÀ XÚC TIN THƯƠNG MI SLIU THƯƠNG MI

Upload: others

Post on 04-Nov-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T9 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2009/12/BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T91.pdfNhập khẩu chuối của Trung Quốc trong tháng 7/2009 đạt

 1 

Số 9 - 2009

Chịu trách nhiệm nội dung :

Phạm Hoàng Ngân

Chịu trách nhiệm sản xuất :

An Thu Hằng – Võ Nga

GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI

Xuất khẩu phân bón hoá học của Trung Quốc tháng 7/2009 giảm cả lượng và kim ngạch

Tình hình nhập khẩu chuối của Trung Quốc trong tháng 7/2009

Thống kê xuất khẩu gạo của Trung Quốc tới tháng 9/2009

THƯƠNG MẠI CỬA KHẨU VIỆT - TRUNG

8 tháng đầu năm 2009, Kim ngạch Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 2,8 tỷ USD.

Nhập khẩu đậu tương vào Trung Quốc sẽ đạt 1,8 triệu tấn trong tháng 10

GIỚI THIỆU VĂN BẢN CHÍNH SÁCH

Những điều chỉnh chính sách quan trọng của Trung Quốc trong thời gian tới

Trung Quốc công bố hạn ngạch nhập khẩu đường và len năm 2010

TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG

Trung Quốc sẽ còn nhập khẩu nhiều than Sản lượng ngô của Trung Quốc năm nay sẽ tăng Trung Quốc - thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt

Nam  

THÔNG TIN GIAO THƯƠNG VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI SỐ LIỆU THƯƠNG MẠI

Page 2: BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T9 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2009/12/BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T91.pdfNhập khẩu chuối của Trung Quốc trong tháng 7/2009 đạt

 2 

Xuất khẩu phân bón hoá học của Trung Quốc tháng 7/2009 giảm cả lượng và kim ngạch

Hãng tin Xinhua đưa tin, Trung Quốc đã xuất khẩu 840.000 tấn phân bón hoá học đạt trị giá249,258 triệu USD trong tháng 7/2009, nâng tổng lượng xuất khẩu phân bón hoá học trong 7 tháng đầu năm nay lên mức 3.630.000 tấn, đạt trị giá 1.105,712 triệu USD, giảm lần lượt 58,3% và 70,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Được biết trong năm 2008, Trung Quốc đã xuất khẩu được 9.450 triệu tấn phân bón hoá học giảm 30,1% so với năm 2007, đạt trị giá 4.367,719 triệu USD,tăng 16,9%. Năm 2007 là năm xuất khẩu phân bón kỷ lục của nước này với khối lượng là 13.530 triệu tấn, trị giá 3.740,995 triệu USD, tăng lần lượt 150% và 220% so với năm trước đó.

(Tổng hợp)

Tình hình nhập khẩu chuối của Trung Quốc trong tháng 7/2009

Nhập khẩu chuối của Trung Quốc trong tháng 7/2009 đạt 30.537 tấn, với trị giá 12,544 triệuUSD. Trong khi đó, tổng nhập khẩu mặt hàng này trong 7 tháng đầu năm nay đạt 250.872 tấn, với kim ngạch đạt 91,063 triệu USD, tăng 17,6% về số lượng và 13,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn: Tổng cục Hải quan Trung Quốc

Thống kê xuất khẩu gạo của Trung Quốc tới tháng 9/2009

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, xuất khẩu gạo của nước này trong tháng 9/2009 đạt 36.549 tấn, trị giá 23,344 triệu USD. Trong 9 tháng đầu năm, nước này đã xuất

GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI

Page 3: BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T9 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2009/12/BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T91.pdfNhập khẩu chuối của Trung Quốc trong tháng 7/2009 đạt

 3 

khẩu 572.633 tấn, trị giá 389,040 triệu USD, giảm lần lượt 30,8% và 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguồn: Tổng cục Hải quan Trung Quốc

Tỏi Việt Nam lép vế tỏi Trung Quốc ngay trên sân nhà

Trong khi thị trường tỏi trong nước còn đang loay hoay tìm chỗ đứng thì tỏi Trung Quốc nhập khẩu đã nhanh chân thâu tóm thị trường nội địa với số lượng lớn. Giống tỏi Việt Nam dù chắc củ và chứa nhiều tinh dầu nhưng khó cạnh tranh nổi với tỏi Trung Quốc.

Theo Chi Cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn, lượng nông sản của Trung Quốc, trong đó có mặt hàng tỏi, khi nhập qua cửa khẩu thì chỉ được hải quan định lượng còn về chất lượng chỉ được định tính (tức là chỉ kiểm tra bằng mắt thường). Như vậy tỏi vào thị trường Việt Nam rất đơn giản. Còn kiểm tra chất lượng về an toàn thực phẩm sản phẩm này trên thị trường thì chưa thấy cơ quan nào xem xét.

Tỏi Trung Quốc tràn ngập trên thị trường và người tiêu dùng không có nhiều lựa chọn. Được biết, một số nước nhập khẩu tỏi của Trung Quốc đã có những cuộc kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Tỏi Trung quốc đã từng bị phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu khi nhập khẩu vào Mỹ hồi tháng 7/2007.

Tỏi Trung Quốc là một trong những mặt hàng được Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất thông qua một số cửa khẩu chủ yếu như Tân Thanh, Lao Cai. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, lượng nhập khẩu tỏi tăng khá mạnh theo từng tháng như: tháng 4/2007, lượng tỏi Trung Quốc nhập về là 7 nghìn tấn. Tháng 6/2007 là 14.877 nghìn tấn, tăng hơn so với tháng 5/2007 gần 5 tấn. Tính 9 tháng năm 2008 lượng tỏi nhập lên tới 2612,5 tấn đạt 627 nghìn USD, tăng 190% so với cùng kỳ htáng 8. Đến nay, lượng tỏi nhập vẫn đạt ở mức cao. Năm 2009 chỉ tính riêng trong 1 tuần đầu của tháng 5/2009, lượng tỏi nhập vào 119 tấn.

Tỏi khi nhập vào Việt Nam được các doanh nghiệp xuất sang 2 thị trường chủ yếu là Lào và

Page 4: BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T9 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2009/12/BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T91.pdfNhập khẩu chuối của Trung Quốc trong tháng 7/2009 đạt

 4 

Cămpuchia. Phần còn lại được phân phối rộng khắp trên thị trường Việt Nam. Với giá bán trên thị trường khá rẻ, dao động từ 11 nghìn đến 19 nghìn đồng/kg, tỏi Trung Quốc đã dần lấn sân tỏi Việt Nam. Nhiều thương hiệu tỏi nổi tiếng thơm, ngon như tỏi Lý Sơn - Quảng Ngãi đã phải chịu lép vế và ngậm ngùi với một thị trường cung cấp nhỏ, hẹp. Tính đến tháng 8/2009 sản lượng tỏi Lý Sơn mới đạt 1.616 tấn, với giá bán tại Lý Sơn khoảng 20.000 đ đến 28.000 đ/kg. Các vùng trồng tỏi của Việt Nam đang dần bị thu hẹp, co cụm, sản phẩm chỉ được phân phối nhỏ lẻ, thậm chí khó tiêu thụ, trong khi đó tiềm năng để trồng tỏi và cung cấp tỏi cho thị trường nội địa còn rất lớn. Vùng đất Hải Dương cũng được coi là vùng có thể cho năng xuất về tỏi, hành khá lớn, nhưng nay cũng chỉ chú trọng phát triển cây hành, bởi không thể cạnh tranh được với tỏi Trung Quốc.

Việt Nam là một nước nông nghiệp và tỏi là 1 cây nông nghiệp truyền thống của nhiều vùng trên cả nước. Nên chăng cần có sự quan tâm đến quy hoạch vùng và bảo hộ phát triển mặt hàng thuần nông trong nước. Tỏi Việt trong tương lai sẽ lên ngôi trở lại và được xuất đi các nước.

(Tổng hợp)

Ngành cao su dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc trong tháng 8

Theo số liệu của Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc tháng 8/2009 đạt 384.165.589 USD, đưa tổng kim ngạch 8 tháng đầu năm lên 2.763.656.398 USD, giảm 9,43% so với 8 tháng năm 2008. Mặt hàng chủ lực vẫn là Than đá, sắn - sản phẩm từ sắn, cao su và dầu thô. Riêng nhóm 4 mặt hàng này đã chiếm 57,6% tổng kim ngạch.

Tính riêng tháng 8, mặt hàng cao su dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc với 92.173.560USD (chiếm 23,99% kim ngạch XK tháng 8); đứng thứ 2 về kim ngạch là mặt hàng than đá với 64.698.651USD, chiếm 16,84%; tiếp đến mặt hàng sắn và sản phẩm từ sắn với 30.000.660 USD, chiếm 7,8%; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 25.821.389USD, chiếm 6,7%.

Trong tháng 8 có 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với tháng 7, đó là Giày dép giảm 30,55%, Chè giảm 30,16%, Túi xách, ví, vali, mũ ô dù giảm 27,24%, Chất dẻo nguyên liệu giảm 22,45%, Dây điện và cáp điện giảm 20,08%, Than đá giảm 18,1%, Cà phê giảm 14,5%, Sắn và sản phẩm từ sắn giảm 6,59%, Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác giảm 3,12%, Hàng dệt may giảm 3,28%. Tháng 8 có 18 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với tháng 7, trong đó Hạt điều tăng nhiều nhất 72,32%; Sản phẩm từ hoá chất tăng 70,97%, sản phẩm từ cao su tăng 66,2%, Xăngdầu các loại tăng 60,7%, Hoá chất tăng 51,8%. (Tổng hợp)

Trung Quốc xem xét cấm nhập thịt gà Mỹ

Theo tin từ Hiệp hội Chăn nuôi Trung Quốc, Chính phủ nước này đang xem xét có nên đưa ra các biện pháp hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Mỹ hay không. Hiệp hội này bao gồm 20 công ty kinh doanh thịt gà trên quy mô lớn, với sản lượng hàng năm chiếm trên 50% tổng sản lượng

Page 5: BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T9 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2009/12/BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T91.pdfNhập khẩu chuối của Trung Quốc trong tháng 7/2009 đạt

 5 

toàn quốc. Hiệp hội đang lo ngại sẽ mất thị phần trên thị trường nội địa về tay các nhà cung cấp thịt gà Mỹ. Theo Ma Chuang, phó tổng thư ký Hiệp hội, mới đây, Hiệp hội đã có đơn gửi lên Bộ Thương mại (MOFCOM) kiến nghị rằng thịt gà nhập từ Mỹ với khối lượng lớn và giá thành rẻ đang cạnh tranh mạnh mẽ với ngành sản xuất nội địa, làm giảm doanh thu và lợi nhuận của các công ty kinh doanh thịt gà Trung Quốc. Nếu được chấp thuận, đề nghị của Hiệp hội Chan nuôi Trung Quốc sẽ là biện pháp bảo hộ đầu tiên và Trung Quốc áp dụng với ngành nông sản Mỹ, và sẽ gây giảm sút nghiêm trọng xuất khẩu thịt gà Mỹ.

Trung Quốc là nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới trong 20 năm liền

Trong vòng 20 năm liên tiếp, Trung Quốc là nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới khi chiếm 70% tổng sản lượng thủy sản thế giới.

Năm 1990, Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới có sản lượng thủy sản nuôi cao hơn sản lượng thủy sản khai thác tự nhiên.

Năm 1986, Trung Quốc đã ban hành và thực thi Luật Thủy sản, xây dựng bộ hướng dẫn phát triển nuôi trồng thủy sản đầu tiên, đồng thời xây dựng chuỗi hệ thống quản lý gồm các Điều khoản về Quản lý cấp phép cho thủy sản nhằm khuyến khích phát triển ngành thủy sản nhanh chóng và bền vững.

Hiện nay, sản lượng thủy sản nuôi chiếm 70% tổng sản lượng thủy sản của cả Trung Quốc. Ngành nuôi trồng thủy sản đang trở thành ngành chủ đạo của nước này nhờ áp dụng những mô hình nuôi sinh thái, an toàn, tiết kiệm nước và hiệu quả. Ngoài ra, công suất và quy mô chế biến thủy sản của Trung Quốc cũng đứng hàng đầu thế giới. Năm 2008, Trung Quốc có 9.971 doanh nghiệp chế biến thủy sản với tổng công suất chế biến đạt 21,97 triệu tấn.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, năm 2008, tiêu thụ thủy sản tính bình quân theo đầu người của nước này đạt 36kg, tăng 1,6 lần so với mức trung bình thế giới. Giá trị sản lượng thủy sản chiếm khoảng 10% tổng giá trị sản lượng nuôi.

Hiện nay, Trung Quốc cũng là một trong các nước khai thác thủy sản ngoài khơi lớn trên thế giới với gần 1.500 tàu đánh bắt hoạt động tại các vùng biển quốc tế của 3 đại dương cũng như các vùng nước có sự quản lý của 32 quốc gia.

Trung Quốc đã ký 13 thỏa thuận hợp tác khai thác thủy sản liên chính phủ song phương và 6 thỏa thuận hợp tác liên ngành với các nước liên quan, tham gia 8 tổ chức thủy sản quốc tế liên chính phủ và tham gia vào các hoạt động khai thác thủy sản của 12 tổ chức đa phương quốc tế.

(Tổng hợp)

Page 6: BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T9 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2009/12/BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T91.pdfNhập khẩu chuối của Trung Quốc trong tháng 7/2009 đạt

 6 

8 tháng đầu năm 2009, Kim ngạch Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 2,8 tỷ USD. Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, tháng 8/2009, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 384 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu cao su nhiều nhất đạt 92 triệu USD; tiếp đến là than 67.7 triệu USD, sắn 30 triệu USD, linh kiện điện tử 25,82 triệu USD. Tính lũy kế kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang trung Quốc trong 8 tháng đạt 2.763 triệu USD. Sản phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu: than, cao su, sắn, dầu thô, v.v…chiếm 57.6% tổng kim ngạch xuất khẩu.

(Tổng hợp)

Nhập khẩu đậu tương vào Trung Quốc sẽ đạt 1,8 triệu tấn trong tháng 10

Theo dự báo của Trung tâm Thông tin Dầu và Ngũ cốc Quốc gia Trung Quốc, nước này sẽ nhập khẩu 1,8 triệu tấn đậu tương trong tháng 10 tới, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2007, và thấp hơn rất nhiều so với dự báo 2,8 triệu tấn sẽ nhập trong tháng 9 này.

Lượng dự trữ đậu tương của Trung Quốc hiện rất lớn sau khi nhập khẩu nhiều trong mấy tháng qua. Việc giá đậu tương tăng trên thị trường thế giới cũng khiến nhập khẩu vào Trung Quốc giảm. Tuy nhiên, khả năng nhập khẩu sẽ tăng trở lại sau tháng 10, dự báo đạt 3,5 triệu tấn vào tháng 11 tới. Trung tâm dự báo nhập khẩu đậu tương vào Trung Quốc trong cả năm 2009 sẽ đạt 41,68 đến 41,88 triệu tấn, tăng khoảng 11% - 12% so với năm ngoái. Trong tháng 8 vừa qua, Trung Quốc đã nhập khẩu 3,1 triệu tấn đậu tương, mức thấp nhất trong vòng 6 tháng. Việc Trung Quốc nhập khẩu nhiều trong những tháng đầu năm là nguyên nhân chính đẩy tăng giá đậu tương trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, giá tăng lại là nguyên nhân khiến các nhà ép dầu Trung Quốc giảm nhập khẩu.

(Tổng hợp)

Những điều chỉnh chính sách quan trọng của Trung Quốc trong thời gian tới Chính phủ Trung Quốc vừa đưa ra chính sách thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng sang Việt Nam theo đường tiểu ngạch. Theo đó, các mặt hàng dưới đây được áp thuế xuất khẩu xuống 0%, áp dụng trong tháng 7/2009, bao gồm:

THƯƠNG MẠI CỬA KHẨU VIỆT TRUNG 

GIỚI THIỆU VĂN BẢN CHÍNH SÁCH  

Page 7: BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T9 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2009/12/BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T91.pdfNhập khẩu chuối của Trung Quốc trong tháng 7/2009 đạt

 7 

+Các sản phẩm công nghiệp nhẹ phục vụ tiêu dùng: hàng điện tử nghe nhìn, đồ điện gia dụng các loại, đồ chơi trẻ em, hàng may mặc, giày dép da sản phẩm nhựa, sản phẩm gỗ.

+Các mặt hàng thuộc nhóm vật tư, nguyên liệu: phân bón hoá học, các loại thuốc bảo vệ thực vật và bảo quản rau quả, thực phẩm, các loại tấm lợp (tôn, nhựa), sản phẩm gỗ nguyên liệu (gỗ dán, gỗ thông xẻ, ván MDF).

+Các sản phẩm nông nghiệp: các loại trái cây (cam, táo, lê, nho, ớt, dưa vàng, đào, mận biến đổi gen), các loại rau củ quả (rau muống trắng Quảng Tây, ớt xào, bắp cải tím, cà rốt, khổ qua, bí đỏ quả dài, củ cải trắng).

Ngoài ra, Trung Quốc có quyết định tăng tỷ lệ hoàn thuế đối với các sản phẩm gỗ, đặc biệt là đồ nội thất bằng gỗ nhằm giảm áp lực trong nước, hỗ trợ xuất khẩu và giữ vững thị phần trong các tháng tới. Theo đó, sẽ có hơn 2.600 sản phẩm chịu thuế suất hai chữ số được áp dụng tỷ lệ hoàn thuế mới, bao gồm các sản phẩm cần nhiều sức lao động, các sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm cuối. Tỷ lệ hoàn thuế chung sẽ tăng lên 13,5%, từ tỷ lệ 12,4% của lần điều chỉnh trước. Trong đó tỷ lệ hoàn thuế đối với một số sản phẩm đồ gỗ bằng gỗ nguyên chất sẽ tăng lên đến 15%.

(Tổng hợp)

Trung Quốc công bố hạn ngạch nhập khẩu đường và len năm 2010

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, nước này công bố hạn ngạch nhập khẩu với mức thuế thấp của 1.945 triệu tấn đường và 287.000 tấn len cho năm 2010, con số này không đổi so với năm 2009 như một phần cam kết của Trung Quốc trong việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.

Trong tổng hạn ngạch đường thì 70% sẽ được phân bổ cho các công ty nhà nước và 30% còn lại dành cho các công ty tư nhân.

Các công ty nhập khẩu đường có thể đăng ký từ ngày 15/10 đến ngày 30/10. Bộ Thương mại sẽ cấp hạn ngạch cho các công ty có đủ điều kiện trước ngày 30/11.

Các công ty nhập khẩu len nên có các hợp đồng nhập khẩu sẵn sàng trước khi đăng ký xin hạn ngạch. Các công ty có hạn ngạch nhập khẩu đường có thể được hưởng mức thuế nhập khẩu thấp, hoặc 15% so với mức thuế 50% khi không có hạn ngạch. Nhập khẩu len thuộc hạn ngạch chỉ phải chịu thuế 1%, so với 38% đối với số lượng vượt quá hạn ngạch.

(Tổng hợp)

Page 8: BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T9 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2009/12/BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T91.pdfNhập khẩu chuối của Trung Quốc trong tháng 7/2009 đạt

 8 

Trung Quốc sẽ còn nhập khẩu nhiều than

Xu hướng nhập khẩu than gia tăng tại miền nam Trung Quốc dự kiến vẫn tiếp tục do các trungtâm sản xuất than của nước này đã chuyển sang miền tây. Ngoài ra, nhập khẩu gia tăng một phần còn do giá trên thị trường nội cao hơn nhiều so với thị trường nước ngoài.

Những mâu thuẫn giữa các nhà máy điện và các nhà máy khai mỏ cũng là yếu tố tác động không nhỏ. Các nhà máy điện lớn của Trung Quốc không thống nhất được với các nhà máy khai thác than về giá hợp đồng cung cấp than trong năm nay song cả hai phía đã đưa ra các biện pháp linh hoạt để bảo đảm giao hàng không bị gián đoạn.

Các nhà máy điện cũng tăng cường nhập khẩu than để tận dụng mức giá nhập khẩu than thấp.

Trong 8 tháng đầu năm nay, Trung Quốc nhập khẩu kỷ lục 73,92 triệu tấn than, tăng 161% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 8, con số này đạt 11,77 triệu tấn, giảm 15% so với tháng 7 song vẫn tăng gấp 3 so với cùng kỳ năm ngoái.

Than nhập khẩu vào Trung Quốc chủ yếu được dùng tại các tỉnh bờ biển miền nam vốn đang khan hiếm nguồn cung và phải phụ thuộc nhiều vào nguồn cung từ miền bắc.

Song theo dự kiến của một chuyên gia kinh tế đầu ngành, cung cấp than trong nước dự kiến sẽ tăng lên trong tương lai gần và chắc chắc sẽ vượt nhu cầu do nguồn cung dư thừa và sự phục hồi kinh tế không chắc chắn. Khả năng sản xuất than của nước này đã vượt quá 3 tỷ tấn/ năm song nhu cầu trong năm 2008 là 2,7 tỷ tấn. (Tổng hợp)

Sản lượng ngô của Trung Quốc năm nay sẽ tăng

Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Trung Quốc, Sun Zhengcai, nước sản xuất ngô lớn thứ 2 thế giới này có thể tăng sản lượng ngô trong năm nay nhờ diện tích trồng tăng, bù lại cho thiệt hại do hạn hán.

Hiện Trung Quốc đang thu hoạch vụ mùa ngô 2009, và theo ông Zhengcai sản lương ít nhất cũng bằng năm ngoái. Điều này trái với dự báo của một số quan sát viên thị trường, trong đó có công ty Shanghai JC Intelligence Co. và công ty Jilin Grain Group Co. cho rằng hạn hán có thể làm giảm sản lượng ngô Trung Quốc. Hạn hán đã ảnh hưởng tới 22,7 triệu hécta đất trồng ngô, khiến 9,8 triệu người rơi vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt.

Trung tâm Thông tin Dầu và Ngũ cốc Quốc gia Trung Quốc dự báo sản lượng ngô năm nay sẽ

TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG  

Page 9: BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T9 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2009/12/BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T91.pdfNhập khẩu chuối của Trung Quốc trong tháng 7/2009 đạt

 9 

đạt 165,5 triệu tấn, không thay đổi so với năm 2008.

(Tổng hợp)

Trung Quốc - thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, Trung Quốc vẫn là một nền kinh tế có mức độ tăng trưởng dẫn đầu thế giới. Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc có sức thu hút lớn đối với doanh nghiệp nhiều nước.

Thị trường Trung Quốc có 4 đặc điểm lớn:

Thứ nhất, đây là thị trường khổng lồ với dân số hơn 1,3 tỷ người, có nhu cầu rất lớn phục vụ ổn định đời sống người dân và xã hội trước mắt cũng như các nhu cầu dự trữ chiến lược trong trường hợp thiên tai, biến đổi khí hậu,...

Trung Quốc còn là công xưởng lớn nhất thế giới có nhu cầu nhập khẩu lớn đối với tất cả các loạinguyên, nhiên vật liệu, khoáng sản, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tiêu dùng trong nước, cho gia công xuất khẩu.

Thứ hai, Trung Quốc là thị trường láng giềng lớn nhất của Việt Nam. Mô hình phát triển kinh tế đều hướng ra xuất khẩu. Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu có nhiều nét giống nhau. Thương mại hai bên được tiến hành theo nhiều phương thức mậu dịch phong phú (chính ngạch, buôn bán quabiên giới, tạm nhập tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu, trao đổi hàng hoá giữa cư dân biên giới hai nước).

Thứ ba, đây là thị trường có nhu cầu đa dạng. Nhu cầu giữa các vùng miền ở Trung Quốc khác nhau. Các tỉnh Đông Bắc và khu vực miền Trung có nhu cầu thường xuyên về rau quả nhiệt đới, thực phẩm đồ uống chế biến từ nguyên liệu hoa quả nhiệt đới.

Miền Tây Nam Trung Quốc có nhu cầu thường xuyên về thuỷ hải sản do không có biển. Địa hình miền núi hiểm trở. Miền Đông và các đặc khu kinh tế cần nhiều loại sản phẩm cao cấp từcác nước làng giềng phía Nam; đồ gỗ cao cấp, thuỷ hải sản tươi sống cao cấp, hoa quả nhiệt đới cao cấp.

Các tỉnh phía Nam và giáp biên thường xuyên có nhu cầu về than, khoáng sản (do vận chuyển từ phía Bắc xuống không hiệu quả).

Thứ tư, đây là thị trường đang phát triển. Hiện Trung Quốc đang hoàn thiện dần thị trường trao đổi hàng hoá tại các đô thị, trung tâm kinh tế thông qua hệ thống chợ bán buôn, chợ đầu mối và hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích.

Thị trường nông thôn Trung Quốc với hơn 700 triệu người tiêu dùng chủ yếu vẫn thông qua hệ thống chợ truyền thống và hệ thống hơn 2 vạn cửa hàng “Lợi dân” do Bộ Thương mại Trung Quốc xây dựng và quản lý tại các địa phương từ cấp xã trở lên.

Hiện nay, thị trường nội địa Trung Quốc đang được củng cố và sắp xếp lại do Chính phủ chuyển trọng tâm từ kinh tế hướng ra xuất khẩu sang chủ động mở rộng nhu cầu trong nước. Có nghĩa là hàng nước ngoài vào thị trường Trung Quốc sẽ khó khăn hơn do chính sách hỗ trợ khuyến khích

Page 10: BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T9 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2009/12/BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T91.pdfNhập khẩu chuối của Trung Quốc trong tháng 7/2009 đạt

 10 

sản xuất và sử dụng hàng nội địa.

Do lợi thế tuyệt đối về vị trí địa lý, Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và bờ biển dài, nên cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu hai nước tuy cơ bản là tương đồng, nhưng về trước mắt và lâu dài Trung Quốc ngày càng phụ thuộc và có nhu cầu tăng lên đối với năm nhóm hàng Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển:

Thứ nhất, nhóm hàng nông sản nhiệt đới. Cụ thể, cao su tự nhiên, nhu cầu thường xuyên ổn định đồng thời có xu hướng tăng lên do ngành công nghiệp ôtô ngày càng phát triển.

Những năm qua, nguồn cung hoa quả nhiệt đới chủ yếu do Việt Nam, Thái Lan, Đài Loan cung cấp nhưng mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của một số tỉnh phía Nam Trung Quốc. Chưa đủ sức và điều kiện vươn xa lên Đông Bắc và vào sâu trong lục địa. Các loại hạt và gia vị (đào lộn hột, hạt tiêu, quế, hồi).

Cà phê mới xâm nhập vào thị trường Trung Quốc trong khi nhu cầu tiêu dùng đối với loại đồ uống này tăng lên nhanh chóng, nhất là tại các trung tâm kinh tế, các thành phố lớn do thói quen sinh hoạt đã thay đổi cơ bản.

Thế hệ trẻ chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong dân số... Tương lai sắp tới các mặt hàng như gạo chất lượng cao, hoa tươi của ta sẽ thâm nhập vào thị trường Trung Quốc.

Thứ hai, nhóm hàng đồ gỗ cao cấp gồm bàn ghế giả cổ, các loại đồ dùng gia đình hàng ngày từ gỗ chất lượng cao như đũa, hộp, lọ hoa đồ gỗ điêu khắc.

Nhóm thứ ba là thuỷ hải sản. Bao gồm, thuỷ hải sản đông lạnh và thuỷ hải sản khô xuất khẩu chủ yếu vào miền Tây. Hải sản tươi sống cao cấp chủ yếu xuất khẩu vào các trung tâm kinh tế, đô thị lớn nằm sâu trong lục địa.

Nhóm thứ tư, các mặt hàng thực phẩm chế biến bao gồm: Hoa quả sấy khô, bánh, mứt, kẹo chếbiến từ nguyên liệu và hương liệu trái cây nhiệt đới như bánh sầu riêng, kẹo dừa, bánh đậu xanh...

Nhóm thứ năm là nhóm hàng giầy dép sản xuất từ nguyên liệu cao su.

Để tăng thị phần trên thị trường Trung Quốc, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải cố gắng đáp ứng và hoàn thiện năm yêu cầu đặt ra đối với một doanh nghiệp xuất khẩu.

Đó là doanh nghiệp phải có hệ thống kho tàng, nhà xưởng, cơ sở vật chất. Có hợp đồng thu mua nông sản ổn định trung và dài hạn (đối với doanh nghiệp chế biến hàng nông sản). Doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng công nghệ sản xuất, chế biến nông sản.

Doanh nghiệp đã xây dựng, quảng bá và đăng ký thương hiệu trong và ngoài nước. Cuối cùng doanh nghiệp cần thiết phải có chiến lược thâm nhập và phát triển mặt hàng trên thị trường Trung Quốc.

Với các tiền đề vững chắc được nêu trên, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể tự tin, lựa chọn cách tiếp cận thị trường, xây dựng mối quan hệ bạn hàng tại thị trường Trung Quốc thông qua các hội chợ quốc tế, chuyên ngành tổ chức tại Trung Quốc.

Page 11: BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T9 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2009/12/BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T91.pdfNhập khẩu chuối của Trung Quốc trong tháng 7/2009 đạt

 11 

Cạnh đó, có thể lựa chọn đối tác thông qua danh sách các doanh nghiệp Trung Quốc được Bộ Thương mại Trung Quốc, Uỷ ban Xúc tiến mậu dịch Trung Quốc thẩm định và công bố hàng năm. Cũng có thể thông qua hệ thống các hiệp hội ngành hàng của Trung Quốc giới thiệu.

Thông qua giới thiệu của Thương vụ và các Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc cũng là kênh đáng tin cậy.

Mặt khác, doanh nghiệp Việt Nam cần tổ chức đoàn đi khảo sát, xây dựng hệ thống đại lý bán. Thâm nhập và tham gia các kênh phân phối vào hệ thống siêu thị. Tham gia hệ thống bán buôn và chợ đầu mối ở một số tỉnh thành phố. Mở các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm. Hoặc liên doanh với doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm tại đây.

Để doanh nghiệp Việt Nam an tâm làm ăn lâu dài trên thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp cần nắm vững cách thức thẩm tra lý lịch thương nhân Trung Quốc nhằm xác định đúng đối tác. Muốn vậy, doanh nghiệp ta cần lưu ý các quy định, thông lệ sau:

Thứ nhất, theo quy định của Bộ Thương mại Trung Quốc, chỉ có một số doanh nghiệp đặc biệtdo Bộ Thương mại Trung Quốc chỉ định và cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực thẩm tra lý lịch thương nhân và khả năng kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp Trung Quốc.

Phía doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu thẩm tra đối tác Trung Quốc đều phải thông qua cácdoanh nghiệp này và phải trả chi phí theo yêu cầu thẩm tra cụ thể. Chi tiết cụ thể liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh.

Đối với các đối tác giao dịch gián tiếp qua mạng, những đối tác được giới thiệu qua trung gian hoặc đối tác lớn cần kiểm tra kỹ lí lịch thương nhân để quyết định hợp tác lâu dài hay trước khi ký kết những hợp đồng giao dịch lớn, đề nghị doanh nghiệp nên dành một khoản chi phí uỷ thác doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động trong lĩnh vực trên trợ giúp.

Thứ hai, trong trường hợp là đối tác thông thường lần đầu tiếp xúc qua hội chợ triển lãm hoặc qua các kênh hội thảo, diễn đàn, giao thương... thì cần đề nghị đối tác cung cấp giấy phép kinh doanh do Cục Quản lý hành chính công thương tại Tỉnh, thành phố Trung Quốc mà doanh nghiệp đó có trụ sở. Giấy phép kinh doanh nếu là bản sao phải có công chứng.

Thứ ba, đối với các doanh nghiệp Trung Quốc dù là nhà nhập khẩu hay xuất khẩu, trước khi ký kết hợp đồng thương mại đầu tiên, doanh nghiệp Việt Nam nên chủ động dành kinh phí cử đoàn khoảng 2-3 người sang trực tiếp thẩm định văn phòng, hệ thống nhà xưởng, kho tàng, hệ thống phân phối...

Xuất khẩu than cốc của Trung Quốc sẽ giảm trong quý 3/09

Một nhà phân tích thuộc hãng cung cấp thông tin công nghiệp Umetal.net cho biết xuất khẩuthan cốc của Trung Quốc chắc chắn sẽ vẫn thấp trong quý 3 năm nay.

Trong tháng 7/09, Trung Quốc đã xuất khẩu 50.000 tấn than cốc, tăng 20.000 tấn, hay 2/3 so với tháng 6/09. Tuy nhiên, giá xuất khẩu trung bình đã giảm kể từ tháng 6 khoảng 13,9 USD/tấn, hay 3,6% còn 273,9 USD/tấn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới dự báo giảm xuất khẩu than. Đầu tiên là sản lượng thép trên thị

Page 12: BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T9 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2009/12/BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T91.pdfNhập khẩu chuối của Trung Quốc trong tháng 7/2009 đạt

 12 

trường thế giới đang giảm có nghĩa là nhu cầu tiêu thụ than cốc từ ngành thép sẽ giảm và xuất khẩu từ Trung Quốc sẽ giảm đi.

Ngoài ra, việc Trung Quốc đã đặt thuế xuất khẩu 40% để hạn chế xuất khẩu than cốc và giá than cốc của nước này cao hơn các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế giới cũng là một yếu tố hạn chế xuất khẩu.

Cũng vào thời điểm này, ngành than cốc Trung Quốc còn gặp nhiều khó khăn nữa từ phía các ngành liên quan, ngày dọc và ngành ngang. Giá than luyện cốc trong 10 ngày đầu tháng 8 đã tăng cao song giá thép lại giảm.

Hiệp hội than cốc Shanxi cho biết ngành than cốc đã cắt giảm sản xuất khoảng 60-70% để hạn chế lỗ. (Tổng hợp)

Sản lượng bông Trung Quốc năm nay sẽ giảm

Theo Hiệp hội Bông Trung Quốc, sản lượng bông nước này năm nay sẽ giảm 8,9% xuống 7,1 triệu tấn.

Năm nay diện tích trồng bông Trung Quốc là 5,18 triệu hécta, giảm 12% so với năm ngoái. Tuy nhiên, năng suất bông năm nay sẽ cao hơn năm ngoái.

Hiện Trung Quốc là nước nhập khẩu bông lớn nhất thế giới, và nhập chủ yếu từ Mỹ, Uzbekistan và Australia. Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu bông vào nước này trong tháng 7/2009 đạt 131.400 tấn, giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái.Trong 7 tháng đầu năm nay, nhập khẩu bông giảm 40% xuống 866.358 tấn.

(Tổng hợp

Tìm đối tác Việt Nam cung cấp dầu cá Basa

Doanh nghiệp Quảng Châu cần nhập khẩu dầu cá Basa. Doanh nghiệp Guangzhou Zhi Run Oil & Foods Industrial Co., Ltd. cần nhập dầu cá Basa từViệt Nam, Doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu xin liên hệ với Manger SHAO QIANG WEN, Address: Baixian tang Indstrial Zone, Xinzao Town, Panyu District, Guangzhou, PRC Tel: (020)34721193 Fax: (020)34721189 Mobile: 13902493371 E-mail: [email protected]

Doanh nghiệp Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu na và hạt giống na

Một doanh nghiệp tại tỉnh Quý Châu,Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu quả na và hạt giống na

THÔNG TIN GIAO THƯƠNG VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI  

Page 13: BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T9 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2009/12/BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T91.pdfNhập khẩu chuối của Trung Quốc trong tháng 7/2009 đạt

 13 

Các doanh nghiệp có Việt Nam có nhu cầu đề nghị liên hệ

Công ty Hữu hạn Dược phẩm Chính Hâm (Zheng Xin), Quý Châu Địa chỉ: Khu công nghiệpTrường Bá, Khu Tiểu Hà, thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu

Điện thoại: 0086-13511957836

Fax: 0086-851-3845626

Email: [email protected] Những mặt hàng chính xuất khẩu sang Trung Quốc 8 tháng đầu năm 2009

Mặt hàng

Tháng 8 8 thángLượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (tấn) Trị giá (USD)

Tổng cộng 384.165.589 2.763.656.398Than đá 1.286.849 64.698.651 12.972.494 565.744.963 Cao su 55.771 92.173.560 284.986 420.390.555 Sắn và sản phẩm từ sắn 132.652 30.000.660 2.475.560 384.698.385 Dầu thô 586.234 220.930.129 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

25.821.389 150.293.728

Hạt điều 4.123 19.171.617 23.301 100.173.573 Gỗ và sản phẩm gỗ 20.526.243 96.133.826 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

13.660.035 76.387.467

Giày dép 6.506.346 61.608.379 Hàng thuỷ sản 8.009.032 60.332.320 Quặng và khoáng sản khác

195.723 9.171.427 726.049 50.184.681

Xăng dầu các loại 12.383 7.690.945 90.052 46.437.893 Thuỷ tinh và sản phẩm từ thuỷ tinh

4.328.146 35.722.205

Hàng dệt may 4.772.873 31.328.625 Hàng rau quả 5.940.789 30.171.767 sản phẩm từ cao su 4.008.001 21.931.012 Cà phê 1.489 2.111.469 9.434 13.735.319 Phương tiện vận tải và phụ tùng

3679.787 13.324.542

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

1.231.133 11.379.510

SỐ LIỆU THƯƠNG MẠI

 

Page 14: BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T9 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2009/12/BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T91.pdfNhập khẩu chuối của Trung Quốc trong tháng 7/2009 đạt

 14 

Sản phẩm từ chất dẻo 1.388.673 10.895.414 Chất dẻo nguyên liệu 504 716.166 10.341 10.227.890 Sản phẩm từ hoá chất 2.201.966 9.627.781 Túi xách, ví, vali,mũ ô dù

557.027 5.563.313

Sắt thép 1.018 885.885 3.86 5.056.989 Chè 562 645.572 4.784 5.055.502 Sản phẩm từ sắt thép 1.122.709 4.908.498 Dây điện và cáp điện 374.949 3.483.117 Hoá chất 357.777 2.714.404 Giấy và sản phẩm từ giấy

165.023 2.436.957

Sản phẩm Gốm sứ 198.378 996.906 Đá quí, kim loại quí và sản phẩm

44.418

Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tháng 7, 7 tháng năm 2009:

Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc Tháng 7 7 tháng - Động vật và các sản phẩm chế biến từ động vật 2,589 16,247 - Sản phẩm từ thực vật 58,118 475,363 - Thực phẩm, đồ uống, thuốc lḠvà các chế phẩm 0,556 3,049 - Khoáng sản các loại (bao gồm xăng dầu) 117,873 1.025,715 - Hóa chất và các chế phẩm cùng loại 3,427 18,654 - Nhựa, cao su và các chế phẩm cùng loại 38,867 139,817 - Da, giả da và các chế phẩm cùng loại 6,905 27,951 - Gỗ và các chế phẩm cùng loại 18,092 60,124 - Bột giấy và các chế phẩm cùng loại 0,141 1,316 - Nguyên vật liệu, hàng dệt may 29,308 156,699 - Giày, dép, mũ, ô 14,936 79,507 - Đồ sứ, thủy tinh 6,311 37,939 - Vàng, bạc, đá, quý 0,001 0,044 - Sắt thép, kim loại mầu 2,386 16,863 - Hàng cơ điện, máy móc các loại 80,261 401,186 - Phương tiện vận tải 1,200 4,522 - Thiết bị quang học, y tế 2,520 11,581 - Tạp hóa 7,457 37,733

Xuất khẩu phân bón hóa học của Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2009:

Khối lượng xuất khẩu, 1000 tấn

% thay đổi Giá trị xuất khẩu tính theo triệu

USD

% thay đổi

2005 4.570 -37,1 1.010,718 -22,8 2006 5.410 18,2 1.168,762 15,6

Page 15: BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T9 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2009/12/BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T91.pdfNhập khẩu chuối của Trung Quốc trong tháng 7/2009 đạt

 15 

2007 13.530 150,3 3.740,995 220,1 2008 Tháng 1 2.120 173,4 682,024 310,4 2 tháng đầu năm 3.210 152,6 1.069,307 292,2 3 tháng đầu năm 4.610 154,8 1.615,704 313,4 4 tháng đầu năm 6.030 129,6 2.185,510 275,6 5 tháng đầu năm 7.260 104,7 2.870,659 245,8 6 tháng đầu năm 7.910 70,6 3.338,262 192,8 7 tháng đầu năm 8.380 38,4 3.639,009 135,7 8 tháng đầu năm 8.690 22,3 3.827,625 109,7 9 tháng đầu năm 8.990 11,4 4.040,074 93,7 10 tháng đầu năm 9.110 -3,1 4.145,813 66,6 11 tháng đầu năm 9.270 -17,5 4.273,189 40,6 Cả năm 2008 9.450 -30,1 4.367,719 16,9 2009 Tháng 1 460 -78,9 168,147 -75,5 2 tháng đầu năm 1.450 -56,4 497.386 -53,8 3 tháng đầu năm 1.860 -61,2 613,083 -62,4 4 tháng đầu năm 2.250 -64,3 701,935 -68,5 5 tháng đầu năm 2.410 -68,1 735,487 -74,8 6 tháng đầu năm 2.800 -66,0 857,325 -74,7 7 tháng đầu năm 3.630 -58,3 1.105,712 -70,1

Xuất khẩu gạo của Trung Quốc tới tháng 9/2009

Khối lượng cộng dồn (1.000 tấn)

+/- so theo năm (%)

Trị giá cộng dồn (triệu USD)

+/- so theo năm (%)

2004 910 -65,3 239,461 -52,32005 690 -24,5 232,337 -3,02006 1,250 82,7 417,274 79,62007 1,340 8,4 487,873 19,12008 T1 140 49,8 57,078 73,32 T đầu năm 350 35,6 155,608 51,83 T đầu năm 600 37,9 243,501 45,34 T đầu năm 630 26,9 256,032 34,05 T đầu năm 650 17,5 265,489 27,66 T đầu năm 660 8,0 273,579 21,77 T đầu năm 680 -0,3 289,356 12,08 T đầu năm 780 -2,3 354,471 19,69 T đầu năm 830 -3,4 393,314 22,810 T đầu năm 880 -10,2 429,909 17,811 T đầu năm 93 -18,9 461,565 10,7Cả năm 97 -27,7 483,264 -0,9

Page 16: BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T9 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2009/12/BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T91.pdfNhập khẩu chuối của Trung Quốc trong tháng 7/2009 đạt

 16 

2009 T1 45,357 -67,1 33,284 -41,62 T đầu năm 115,294 -66,6 85,920 -44,83 T đầu năm 183,666 -69,4 131,560 -46,04 T đầu năm 322,909 -49,0 223,471 -12,55 T đầu năm 397,065 -38,7 274,711 3,76 T đầu năm 459,828 -30,2 320,995 17,67 T đầu năm 509,127 -25,4 350,721 21,58 T đầu năm 536,084 -31,1 365,697 3,39 T đầu năm 572,633 -30,8 389,040 -0,9

Số liệu thống kê nhập khẩu chuối của Trung Quốc từ năm 2004 đến tháng 7/2009.

Số lượng (tấn)

% chênh lệch so với cùng tháng

năm trước

trị giá (triệu USD )

% chênh lệch so với cùng kỳ năm trước

Năm 2004 380.933 -9,6 93,454 0,0 Năm 2005 355.698 -6,6 99,968 7,0 Năm 2006 387.828 9,0 116,245 16,6 Năm 2007 331.956 -14,4 110,950 -4,6 Năm 2008 Tháng 1 29.865 -19,4 11,368 -2,9 2 tháng đầu năm 53.402 -16,8 20,160 -0,1 3 tháng đầu năm 81.372 -14,8 29,384 -1,9 4 tháng đầu năm 114.058 -3,5 40,173 7,0 5 tháng đầu năm 147.963 7,7 53,921 22,9 6 tháng đầu năm 183.322 12,3 68,369 30,0 7 tháng đầu năm 213.411 14,5 80,439 33,0 8 tháng đầu năm 239.977 32,5 90,561 32,9 9 tháng đầu năm 270.420 13,2 102,555 31,8 10 tháng đầu năm 300.877 13,8 113,982 31,4 11 tháng đầu năm 327.844 9,7 124,839 26,1 cả năm 2008 362.325 9,2 138,565 24,6 Năm 2009 Tháng 1 37.335 25,1 15,364 37,0 2 tháng đầu năm 61.745 15,6 25,317 26,5 3 tháng đầu năm 104.992 29,0 37,177 26,9 4 tháng đầu năm 149.369 31,0 51,044 27,1 5 tháng đầu năm 187.100 26,5 65,250 21,1 6 tháng đầu năm 220.335 20,2 78,519 14,9 7 tháng đầu năm 250.872 17,6 91,063 13,3

  

Page 17: BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T9 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2009/12/BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T91.pdfNhập khẩu chuối của Trung Quốc trong tháng 7/2009 đạt

 17 

 

THƯ MỜI HỢP TÁC Nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ nông nghiệp nông thôn Việt Nam

(DNVVN NNNT), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dành nhiều quan tâm cho nghiên

cứu chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông nghiệp và địa bàn nông

thôn. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn là một trong các cơ quan

đang tích cực thực hiện hoạt động đó, thông qua các hoạt động nghiên cứu, và truyền thông

thông tin để hỗ trợ phát triển DNVVN NNNT.

Trung tâm Thông tin-Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (AGROINFO/IPSARD) đang đi

tiên phong trong lĩnh vực truyền thông thông tin chính sách và chiến lược phát triển NNNT. Tích

cực hợp tác kết nối với các cơ quan nghiên cứu và cơ quan truyền thông, AGROINFO không

ngừng phát triển và khẳng định uy tín trong các hoạt động Đối thoại Chính sách bao gồm:

Cổng thông tin phát triển doanh nghiệp www.agro.gov.vn

Tổ chức tọa đàm trao đổi với các chuyên gia tư vấn về chiến lược hàng đầu trong

nước và quốc tế

Truyền thông kết quả nghiên cứu và đối thoại chính sách

o Báo cáo tham khảo chính sách NNNT IPSARD www.ipsard.gov.vn

o Bản tin Đối thoại chính sách NNNT IPSARD

[email protected]

o Chuyên trang Đối thoại Chính sách, Báo Nông thôn Ngày nay, phát hành

80.000 bản/1 số, ra hàng ngày

o Chương trình tọa đàm, diễn đàn chính sách với doanh nghiệp trên truyền

hình, truyền thanh: VTV1, InfoTV, InvestTV, VIT TV, VOV

o Bài viết phân tích và xã luận được đăng tải trên các tờ báo, tạp chí khoa

học hàng đầu trong nước

Tư vấn thông tin chính sách và thị trường nông sản Việt Nam và nước ngoài

Tổ chức sự kiện, kết nối truyền thông và nghiên cứu theo yêu cầu

.Chương trình đối thoại chính sách hướng đến mục tiêu thúc đẩy hoạt động truyền thông

và đối thoại chính sách giữa nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và các chuyên gia

giỏi. Với sự hỗ trợ của Cơ quan hợp tác quốc tế Tây Ban Nha (AECI), chương trình Đối thoại

chính sách được thực hiện bởi đội ngũ truyền thông thông tin chuyên nghiệp, năng động.

Page 18: BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T9 - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/images/2009/12/BAN TIN THUONG MAI VIET TRUNG T91.pdfNhập khẩu chuối của Trung Quốc trong tháng 7/2009 đạt

 18 

Trung tâm Thông tin AGROINFO kính mong nhận được sự quan tâm và hợp tác từ các

cơ quan, cá nhân có quan tâm trên cả nước.

Trân trọng cảm ơn.sự quan tâm và theo dõi của Quý vị!

 

               

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Số 6, Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội Email: [email protected] Điện thoại : (04) 3 8219859 Người liên hệ : An Thu Hằng