báo cáo hỘi thẢo: thúc n m thích n i khí Ậ Ự Ộ ĐỒ...

19
1 BÁO CÁO HI THO: THÚC ĐẨY SÁNG KIN ĐỊA PHƯƠNG NHM THÍCH NG VI BIN ĐỔI KHÍ HU DA VÀO CNG ĐỒNG VEN BIN TNH SÓC TRĂNG. Dán: “Ci thin sc chng chu vi tác động ca biến đổi khí hu vùng ven bin Đông Nam Á” Sóc Trăng, ngày 26-27 tháng 09 năm 2012

Upload: lethuan

Post on 02-Feb-2018

217 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO HỘI THẢO: THÚC N M THÍCH N I KHÍ Ậ Ự Ộ ĐỒ Ể Ỉ Ă · PDF filehình giao khoán rừng phù hợp với ... Phần này trình bày nội dung ... củng

1

BÁO CÁO HỘI THẢO:

THÚC ĐẨY SÁNG KIẾN ĐỊA PHƯƠNG NHẰM THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG VEN BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG.

Dự án: “Cải thiện sức chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu vùng ven biển Đông Nam Á”

Sóc Trăng, ngày 26-27 tháng 09 năm 2012

Page 2: BÁO CÁO HỘI THẢO: THÚC N M THÍCH N I KHÍ Ậ Ự Ộ ĐỒ Ể Ỉ Ă · PDF filehình giao khoán rừng phù hợp với ... Phần này trình bày nội dung ... củng

2

Từ Viết Tắt

BCR : Dự án Cải thiện sức chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu vùng ven biển Đông Nam Á

CRSD : Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững

CDE :Trung tâm Môi trường và Phát triển

IUCN : Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

PLI : Thúc đẩy sáng kiến địa phương

VCA : Đánh giá tính dễ tổn thương và Năng lực thích ứng

KT&BVNLTS : Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

NSH : Nam Sông Hậu

Page 3: BÁO CÁO HỘI THẢO: THÚC N M THÍCH N I KHÍ Ậ Ự Ộ ĐỒ Ể Ỉ Ă · PDF filehình giao khoán rừng phù hợp với ... Phần này trình bày nội dung ... củng

3

1. Thông tin chung

1.1 Mục tiêu và phương pháp

Chương trình Thúc đẩy Sáng kiến Địa phương (PLI) được nhóm thực hiện dự án BCR IUCN Việt Nam phối hợp cùng Chi cục Biển và Hải Đảo - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng tổ chức tại thành phố Sóc Trăng vào ngày 26 và 27 tháng 09 năm 2012. Chương trình PLI này được thực hiện nhằm khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương 02 xã Trung Bình thuộc huyện Trần Đề và xã An Thạnh Nam thuộc huyện Cù Lao Dung cùng các cán bộ Sở ban ngành liên quan trong việc chia sẻ, đóng góp ý kiến và cùng phác thảo kế hoạch hành động thích ứng với biến đổi khí hậu tại 02 điểm thực hiện hoạt động thí điểm của dự án BCR. Bên cạnh đó, hội thảo còn nhằm đề cao vai trò của các sáng kiến địa phương, tăng cường mức độ tương tác giữa người dân với chính quyền và các cơ quan chuyên môn trong tỉnh về các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Cuối cùng, một kế hoạch hành động thích ứng với biến đổi khí hậu cho khu vực thực hiện dự án BCR sẽ được xây dựng sau khi hội thảo kết thúc. Kế hoạch này bao gồm các hoạt động thích ứng khả thi, quy mô, thời gian và cách thức thực hiện, vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan cũng như các nguồn lực cần thiết sẽ được thiết kế.

PLI là chương trình do Trung tâm Môi trường và Phát triển (CDE) trực thuộc trường Đại học Bern, Thụy Sỹ xây dựng nhằm phục vụ cho công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên tại Nam Mỹ. Trong một chương trình hợp tác giữa CDE và IUCN, PLI đã được thiết kế lại nhằm tập trung chủ yếu vào công tác thích ứng với biến đổi khí hậu và phù hợp hơn với bối cảnh của các vùng ven biển khu vực Đông Nam Á. Phương pháp tiếp cận được sử dụng trong quá trình thực hiện PLI tại tỉnh Sóc Trăng đã được nhóm thực hiện dự án BCR điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế địa phương.

Chương trình PLI được tổ chức gồm 03 phần chính:

• Báo cáo kết quả Đánh giá tính dễ tổn thương và Năng lực thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu được thực hiện tại ấp Mỏ Ó và ấp Chợ thuộc xã Trung Bình, huyện Trần Đề; ấp Vàm Rầy và ấp Võ Thành Văn thuộc xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.

• Trình bày tóm tắt các nhu cầu và sáng kiến thích ứng với BĐKH do các thành viên tham gia VCA Sóc Trăng đề xuất trong đợt thực hiện VCA. Các đề xuất này sẽ được thảo luận chi tiết, góp ý bổ sung và xác định tính ưu tiên của từng đề xuất dựa trên nhu cầu của địa phương.

• Dựa trên mức độ ưu tiên của các đề xuất, các đại biểu tham gia hội thảo tiến hànhchia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn và thảo luận chi tiết về các hoạt động thích ứng tại địa phương. Một kế hoạch hành động thích ứng sơ bộ sẽ được xây dựng bao gồmcác hoạt động thành phần, chi phí ước tính, thời gian thực hiện khả thi, vai trò và trách nhiệm các bên liên quan.

Chương trình bao gồm sự tham gia của3 cán bộ IUCN, 13 đại biểu là cán bộ chuyên trách thuộc các Sở ban ngành cấp tỉnh, huyện, xã và 16 đại diện nông dân tiêu biểu thuộc 04 ấp thí điểm gồm

Page 4: BÁO CÁO HỘI THẢO: THÚC N M THÍCH N I KHÍ Ậ Ự Ộ ĐỒ Ể Ỉ Ă · PDF filehình giao khoán rừng phù hợp với ... Phần này trình bày nội dung ... củng

4

ấp Mỏ Ó và ấp Chợ thuộc xã Trung Bình; ấp Vàm Rầy và ấp Võ Thành Văn thuộc xã An Thạnh Nam (Danh sách thành viên tham gia hội thảo xin xem ở phần Phụ lục). Các đại biểu tham dự hội thảo được IUCN BCR và Phòng Tài nguyên biển-Sở TNMT mời dựa trên tính cần thiết hỗ trợ về nguồn lực để thực hiện các đề xuất thích ứng củangười dân xã Trung Bình và An Thạnh Nam dựa trênkết quả VCA.

1.2 Các đề xuất và nhu cầu của người dân địa phương (Kết quả VCA)

Kết quả này được tóm tắt từ báo cáo VCA thực hiện tại tỉnh Sóc Trăng từ ngày 03-08 tháng 05 năm 2012.Các đề xuất chính gồm:

1) Hỗ trợ ấp Mỏ Ó trong tư vấn gia cố đê bao và bảo vệ tuyến đê bằng rừng ngập mặn nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng trên diện rộng và tác động trực tiếp của triều cường đối với 60 ha đất trồng màu (nguồn sinh kế chính của người dân nghèo) ven biển thuộc ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình.

2) Kết hợp với Hội Phụ nữ tỉnh thực hiện chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về biến đổi khí hậu bao gồm nguyên nhân, tác động, hậu quả và các hoạt động thích ứng mà ở cấp độ địa phương có thể thực hiện. Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động ngư dân sử dụng ngư lưới cụ phù hợp trong khai thác, tránh làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển như hiện nay. Thực hiện mô hình quỹ tài trợ nhỏ hỗ trợ các hộ gia đình nghèo đa dạng hóa sinh kế, tăng thu nhậpqua đó giảm hiện tượng vay mượn và chơi hụi tự phátdo tínhchất rủi ro cao của loại hình này.

3) Kết hợp với Trung tâm Khuyến nông, Hội Nông dân để trang bị kỹ thuật canh tác, hướng dẫn các mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả một cách sâu rộng; sau đó hỗ trợ giống cây trồng và vật nuôi cho nông dân dưới hình thức có kiểm soát. Chính quyền nên tổ chức các buổi hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm về các mô hình sản xuất thành công, các kinh nghiệm hiệu quả trong cùng địa phương cũng như kinh nghiệm từ những địa phương khác với nhau để học tập và phát triển mở rộng.

4) Hỗ trợ hệ thống nước sạch cho địa phương gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn nước ngọt. Mô hình lọc nước phèn quy mô nhỏ (5-10 hộ/cột lọc), tận dụng các nguồn vật liệu lọc của địa phương.

5) Tăng cường công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm:

• Kết hợp với Chi cục KT&BVNLTS tiến hành bảo tồn loài ghẹ dưới hình thức đầu tư ngân hàng ghẹ giống tại các khu vực cửa sông;

• Kết hợp với Hội Phụ nữ và Chi Cục KT&BVNLTS trong công tác phổ biến các chính sách, luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tăng cường tuyên truyền, vận động ngư dân sử dụng ngư lưới cụ phù hợp trong khai thác, tránh làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển.

• Phối hợp với Chi Cục KT&BVNLTS tiến hành khoanh vùng bảo tồn, quy định khu vực đánh bắt và khu vực bảo vệ nghiêm ngặt nhằm tạo điều kiện cho nguồn lợi thủy sản có thời gian phục hồi;

Page 5: BÁO CÁO HỘI THẢO: THÚC N M THÍCH N I KHÍ Ậ Ự Ộ ĐỒ Ể Ỉ Ă · PDF filehình giao khoán rừng phù hợp với ... Phần này trình bày nội dung ... củng

5

• Kết hợp với Chi cục Kiểm Lâm trong công tác trồng thêm và bảo vệ rừng, lựa chọn mô hình giao khoán rừng phù hợp với tình hình địa phương để dân nghèo có thể dựa vào rừng sống và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này.

2. Kết quả thảo luận

Phần này trình bày nội dung thảo luận, các kinh nghiệm cũng như ý kiến đóng góp của các đại biểu nhằm cụ thể hơn cho các đề xuất thích ứng của xã Trung Bình và An Thạnh Nam. Bên cạnh đó, các đề xuất thích ứng bổ sung,cótính khả thi và phù hợp với mục tiêu của dự án BCR cũng được thu thập và trình bày theo thứ tự ưu tiên cho từng dự án.

Dự án 1: Thích ứng với triều cường và nước biển dâng dựa vào nội lực cộng đồng thông qua tăng cường công tác trồng trừng, củng cố đê bao tại khu vực 60 ha trồng màu thuộc ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề.

• Thông tin chung:

Ấp Mỏ Ó là một ấp giáp biển với đường bờ biển dài khoảng 9 km. Ấp có tổng diện tích tự nhiên gần 1.200ha trãi dọc theo quốc lộ Nam sông Hậu, trong đó diện tích trồng màu chiếm gần 80ha chủ yếu tập trung ở khu vực đất giồng cát ven biển (nằm bên ngoài tuyến đê biển quốc lộ Nam sông Hậu – xem Hình 1). Hàng năm, vào các tháng 7-8-9, dưới tác động của triều cường và nước biển dâng, khu vực đất trồng màu giáp xã Lịch Hội Thượng (chiếm khoảng 60ha) thường xuyên bị tác động bởi triều cường và nước biển dâng gây ngập nghiêm trọngvà ảnh hưởng đến sinh hoạt của hơn 140 hộ dân cư đang sinh sống trong khu vực. Hiện tượng vỡ bờ bao, nước biển tràn vào cũng gây ra tình trạng sạt lở đất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái đất nông lâm nghiệpnằm ngoài tuyến đê biển Nam sông Hậu này.

Page 6: BÁO CÁO HỘI THẢO: THÚC N M THÍCH N I KHÍ Ậ Ự Ộ ĐỒ Ể Ỉ Ă · PDF filehình giao khoán rừng phù hợp với ... Phần này trình bày nội dung ... củng

6

Hình 1: Vị trí khu vực trồng màu bị ngập úng thuộc ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề

Tác động của triều cường và nước biển dâng đến ~60ha đất trồng màu ngoài đê biển ấp Mỏ Ó:

Về Kinh tế - xã hội:

Hoa màu là nguồn thu nhập chính của người dân tại khu vực này. Các loại cây trồng chủ yếu bao gồm dưa hấu, đậu phộng, dây thuốc cá…. Hàng năm, diện tích trồng hoa màu này mang lại nguồn thu nhập bình quân khoảng 120 triệu đồng/ha cho 140 hộ dân nơi đây.

Người dân khu vực này có lịch sử khai hoang phục vụ cho hoạt động trồng trọt hoa màu trên đất cồn cát ven biển từ lâu đời kết hợp với các hoạt động nuôi trồng thủy sản ven rừng ngập mặn.Do đặc thù về vị trí địa lý, người dân không có nhiều lựa chọn sinh kế cho bản thân nên phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thu nhập từ trồng trọt hoa màu, tài nguyên thiên nhiên ven biển như rừng ngập mặn và thủy sản.

Tuy nhiên, dưới tác động của triều cường và nước biển dâng kéo dài từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau, đặc biệt chịu tác động nghiêm trọng nhất vào tháng 8 và 9 hàng năm. Do đó,người dân địa phương đã và đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong canh tác và duy trì cuộc sống. Đặc

Khu vực trồng màu bị ngập

úng hàng năm

Page 7: BÁO CÁO HỘI THẢO: THÚC N M THÍCH N I KHÍ Ậ Ự Ộ ĐỒ Ể Ỉ Ă · PDF filehình giao khoán rừng phù hợp với ... Phần này trình bày nội dung ... củng

7

biệt, họ không thể canh tác trong suốt 2 tháng 8 và 9trongnăm do tình trạng ngập nặng bởi triều cường. Nguồn thu nhập từ hoa màu với các vụ mùa luân chuyển quanh năm mang đến cho người dân nơi đây với thu nhập bình quân khoảng 4 triệu/hộ/tháng.Như vậy,triều cường gây ranhiều tác động rất lớn đến sinh kế, đời sống kinh tế của người dân trồng màu ngoài tuyến đê bao.

Bên cạnh đó, những ảnh hưởng do triều cường và NBD đến đời sống xã hội của người dân khu vực này cũng không kém nghiêm trọng. NBD gây ngập nhà cửa, cản trở giao thông, xáo trộn sinh hoạt hàng ngày của 140 hộ dân sinh sống tại khu vực này.Mặc dù phải đối mặt với cuộc sống nhiều khó khăn và rủi ro từ thiên nhiên thế nhưng người dân vùng trồng màu ven biển này vẫn không thể chuyển vào khu quy hoạch trong đê sinh sống do nhiều hạn chế về sinh kế, đất đaicanh tác, tập quán sinh hoạt…

Về sinh thái, môi trường:

Dưới tác động của triều cường và NBD, diện tích đất cát ven biển bị sạt lở và ngập mặn. Hệ sinh thái trên cạn và dưới nước khu vực này cũng bị ảnh hưởng theo đặc biệt là hệ sinh thái đất nông nghiệp và rừng ngập mặn ven biển. Đất bị nhiễm mặn làm giảm năng suất của cây trồng,tình trạng khoan giếng tự phát phục vụ cho mục đích tưới tiêu hoa màu và nuôi trồng thủy sản cũng ảnh hưởng đến trữ lượng nước ngầm vùng ven biển.Ảnh hưởng của NBD còn gây sạt lở đất, mất đất đe dọa trực tiếp đến hoa màu và khu dân cư nằm ngoài đê bao.

Trong mùa triều cường lên cao, nước biển tràn vào khu vực dân cư gây ô nhiễm nguồn nước ngầm dẫn đến tình trạng người dân thiếu nước sinh hoạt và phần lớn phải sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe.

• Hoạt động đề xuất cho dự án 1: Vận dụng nội lực cộng đồng (khoảng 140 hộ dân) - khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng

bởi triều cường cùng thực hiện công tác gia cố đê bao (vị trí thường xuyên bị vỡ) bằng vật liệugiá thành rẻ. Đường kính bề mặt đê D=4m, chiều cao đê H=2m, chiều dài đoạn đê cần gia cố L=3 km gồm 1 km xung yếu và 2 km cần nâng cao hơn.

Hình 2: Mô hình đoạn đê bao cần gia cố

Cộng đồng ven biển khu vực này sẽchung tay góp sức gia cố đê bao (công lao động), đồng thời phía cơ quan chính quyền địa phương sẽ xem xét cung cấp lượng đất cần thiết cho công tác gia cố đê.

3 km

2m

4m

Page 8: BÁO CÁO HỘI THẢO: THÚC N M THÍCH N I KHÍ Ậ Ự Ộ ĐỒ Ể Ỉ Ă · PDF filehình giao khoán rừng phù hợp với ... Phần này trình bày nội dung ... củng

8

Trồng thử nghiệm mô hình thí điểm rừng ngập mặn trên đất cát pha, thường xuyên chịu ngập do triều cường (mô hình thử nghiệm có diện tích khoảng 1ha dọc theo tuyến đê đất bao quanh khu vực trồng màu) với các loài cây ngập mặn thích hợp với điều kiện lập địa và chế độ thủy triều của ấp Mỏ Ó.Mở rộng quy mô nếu mô hình này thành công cho tổng chiều dài tuyến đê cần phủ xanh khoảng 3km. Các loài thực vật rừng ngập mặn như dừa nước, mắm, giá… được người dân địa phương đề xuất và tin là sẽ phù hợp với điều kiện khu vực này. Tuy nhiên, dự án cần nghiên cứu và trồng thử nghiệm nhiều loài cây ngập mặn (multi-species) khác nhau trên cùng diện tích thí điểm để đảm bảo (1) tuyến đê sau khi gia cố được thảm thực vật ngập mặn bảo vệ, (2) tính khả thi của mô hình để từ đó mở rộng cho 3km diện tích cần phủ xanh còn lại cũng như chia sẻ bài học cho các khu vực/địa phương khác.

Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng ven biển vùng trồng màu về các chủ đề như vai trò và giá trị của rừng ngập mặn, sử dụng nguồn nước tưới tiêu hiệu quả, thay đổi mùa vụ và cây trồng nhằm tiết kiệm nước tưới tiêu…. Các chương trình tập huấn này có thể lồng ghép vào chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường do Hội Phụ nữ tỉnh thực hiện hàng năm tại huyện Trần Đề đồng thời kết hợp nguồn ngân sách nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường hàng năm từ DoNRE.

Kết hợp chương trình đồng quản lý (GIZ) tạo điều kiện cho người dân được tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng ngập mặn đồng thời thừa hưởng những lợi ích do rừng ngập mặn mang lại.

Ý nghĩa của các hoạt động:

- Về khía cạnh kinh tế - xã hội: Với tuyến đê bao được gia cố và mô hình rừng ngập mặn thích ứng với điều kiện lập địa và triều cường của ấp Mỏ Ó có thể góp phần giảm thiểu các thiệt hại do NBD, triều cường đến vùng trồng màu ngoài đê.Đồng thời, tình trạng ngập úng gây hư hại nhà cửa của những hộ dân sống ven biển cũng sẽ được cải thiện đáng kể.Mặt khác, hoạt động này sẽ làm tăng cường sức mạnh đoàn kết của cộng đồng trong ứng phó với các tác động của thiên tai.

- Về khía cạnh sinh thái, môi trường: Mô hình trồng rừng ngập mặn trên đất cát pha vàthường xuyên ngập triều nếu thí điểm thành công sẽ là một mô hình điểm để ngành nông lâm nghiệp của tỉnh nhân rộng.Diện tích rừng ngập mặn ven biển gia tăng góp phần che chắn và giảm thiểu tình trạng mất đất và vỡ bờ bao dẫn đến giảm tình trạng xâm nhập mặn và ô nhiễm đất cũng như nguồn nước ngầm tại ấp Mỏ Ó.

- Về khía cạnh giáo dục: Nâng cao nhận thức của người dân địa phương về tính đoàn kết, cùng chung tay góp sức phối hợp thực hiện các hoạt động thích ứng, giảm nhẹ thiên tai. Bên cạnh đó, với các kiến thức về BĐKH, thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH cũng như giá trị rừng

Page 9: BÁO CÁO HỘI THẢO: THÚC N M THÍCH N I KHÍ Ậ Ự Ộ ĐỒ Ể Ỉ Ă · PDF filehình giao khoán rừng phù hợp với ... Phần này trình bày nội dung ... củng

9

ngập mặn được chuyển tải, người dân sẽ hiểu rõ hơn về vai trò của sức mạnh cộng đồng và hệ sinh thái trong công tác thích ứng BĐKH.

Dự án 2:Hỗ trợ sinh kế và xây dựng chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường nhằm nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH cho các đối tượng dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH tại xã Trung Bình và An Thạnh Nam.

• Thông tin chung:

Qua kết quả khảo sát VCA được thực hiện tại xã Trung Bình và An Thạnh Nam vào tháng 06/2012 cho thấy, các đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi tác động của BĐKH chính là người nghèo, người dân tộc thiểu số vì trình độ dân trí thấp và có mức thu nhập không ổn định (hộ nghèo theo tiêu chuẩn của nhà nướcvới mức thu nhập bình quân 450.000đồng/người/tháng trở xuống), các đối tượng thất nghiệp, phụ nữ, và trẻ em. Bên cạnh đó, do đặc thù về vị trí địa lý ở vùng cửa sông ven biển nên nguồn thu nhập chính của các đối tượng này phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, ít/không cóvốn và sinh kế thay thế.Theo thống kê của các xã, tỷ lệ hộ nghèo các ấp khảo sát (Mỏ Ó, Vàm Hồ, Võ Thành Văn) có tỷ lệ trung bình trên 20%, chủ yếu là các hộ người dân tộc, các hộ có ít hoặc không có đất đai canh tác. Do nguồn thu nhập hàng ngày phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên nên các đối tượng này khai thác tài nguyên dưới mọi hình thức (bao gồm các phương thức đánh bắt hủy diệt, chặt phá rừng ngập mặn…) dẫn đến nguồn tài nguyên khu vực này ngày càng cạn kiệt.

Bên cạnh đó, tình trạng xâm nhập mặn, triều cường tác động rất lớn đến nguồn nước ngầm của khu vực khảo sát. Hiện tại, chưa có đánh giá cụ thể về trữ lượng nguồn nước ngầm trong khu vực, tuy nhiên theo chủ trương của nhà nước là không khuyến khích việc khai thác nước ngầm tràn lan vì đây là nguyên nhân gây thông tầng giữa các mực nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước ngọt.

Với những khó khăn và thách thức đó, nhu cầu đa dạng hóa sinh kế cũng như cải thiện chất lượng môi trường nước và vệ sinh nông thôn tại khu vực xã Trung Bình và An Thạnh Nam là rất cấp thiết đối với cuộc sống của người nghèo 2 xã này.

• Các hoạt động được đề xuất cho dự án 2:

Các đề xuất cho hoạt động của dự án 2 được trình bày theo mức độ ưu tiên:

Hỗ trợ tổ chức chương trình dạy nghề đan lưới cho phụ nữ ấp Chợ, xã Trung Bình nhằm giải quyết việc làm, tạo nguồn thu nhập cho chị em phụ nữ.

Hỗ trợ xây dựng 02 trạm cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh cho 100 hộ dân ấp Vàm Hồ và Võ Thành Văn thuộc xã An Thạnh Nam và cung cấp 50 bồn trữ nước mưa sử dụng trong mùa khô cho người nghèo ấp Mỏ Ó thuộc xã Trung Bình.

Cải thiện tình trạng ô nhiễm hữu cơ do các nhà vệ sinh trên sông rạch thông qua chương trình hỗ trợ xây dựng hố xí hợp vệ sinh kết hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường nước tại xã Trung Bình và An Thạnh Nam.

Page 10: BÁO CÁO HỘI THẢO: THÚC N M THÍCH N I KHÍ Ậ Ự Ộ ĐỒ Ể Ỉ Ă · PDF filehình giao khoán rừng phù hợp với ... Phần này trình bày nội dung ... củng

10

Cải thiện sinh kế của người nghèo thông qua mô hình trồng thử nghiệm các giống cây trồng có năng suất cao, thích nghi tốt với điều kiện đất ngập mặn tại xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung nhằm đa dạng hóa cây trồng.[Người dân đề xuất được dự án BCR hỗ trợ mô hình trình diễn giống míacao sản K88-92 trên 4ha].

Tổ chức các chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm về các mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH, các mô hình sản xuất hiệu quả kinh tế cao ở các tỉnh ven biển khác trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và các nước bạn.

Ý nghĩa của các hoạt động:

- Về khía cạnh kinh tế - xã hội:

Chương trình đào tạo nghề, đa dạng hóa sinh kế sẽ giải quyết tình trạng lao động nhàn rỗi,tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có của địa phương như cỏ, thân ngô, dây lang… tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân vùng ven biển dễ bị tổn thương, đặc biệt đối với giới nữ thuộc hai xã Trung Bình và An Thạnh Nam. Thông qua chương trình này, thu nhập của người nghèo sẽ được cải thiện đồng thời tính kết nối trong cộng đồng với các chương trình chia sẽ kiến thức, các bài học kinh nghiệm, các lớp đào tạo nghề tại địa phương sẽ gia tăng.

Chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn là chương trình mang tính thiết thực,giải quyết nhu cầu cấp thiết của địa phương và góp phần làm giảm chi phí cho nước sinh hoạt của người dân 02 xã.Đồng thời, chương trình sẽgiúp nâng cao nhận thức cũng như khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý và sử dụng nguồn nước bền vững.

- Về khía cạnh sinh thái, môi trường:

Tình trạng ô nhiễm hữu cơ trên các con sông, rạch sẽ giảm đáng kể khi các hố xí hợp vệ sinh được xây dựng, qua đó sức khỏe của người dân sẽ được đảm bảo hơn. Nếu chương trình được thực hiện thành công, đây sẽ là tiền đềđể mô hình được nhân rộng và phát triển ra các địa phương khác trong huyện, từ đó tình trạng ô nhiễm nguồn nước sẽ được cải thiện.

Chương trình quản lý và sử dụng nguồn nước bền vững với bước đầu hỗ trợ trạm cấp nước hợp vệ sinh và các dụng cụ trữ nước mưa tại vùng ven biển là giải pháp cấp thiết trong thời điểm người dân địa phương đang rất thiếu nguồn nước ngọt hợp vệ sinh và tình trạng khai thác nước ngầm bất hợp pháp diễn ra khó kiểm soát.Tuy nhiên, trong quá trình triển khai hoạt động này, các tác động đến môi trường nước ngầm do khoan giếng cấp nước cho trạm bơm cần phải được đánh giá chi tiết.

- Về khía cạnh giáo dục:

Các chiến dịch vận động người dân xóa nhà vệ sinh trên sông rạch, chung tay cùng cồng động sử dụng và quản lý nguồn nước ngọt vùng ven biển bền vững… là một trong những hoạt động nâng cao nhận thức được thực hiện từ trường học đến nhà dân với mong đợi sẽ làm thay đổi tập quán sống và sử dụng nguồn nước của người dân địa phương.

Dự án 3: Hỗ trợ thí điểm Mô hình chuyển đổi ngư cụ khai thác hủy diệt sang ngư cụ khai thác thân thiện với môi trường kết hợp bảo tồn nguồn giống thủy sản địa phương.

Page 11: BÁO CÁO HỘI THẢO: THÚC N M THÍCH N I KHÍ Ậ Ự Ộ ĐỒ Ể Ỉ Ă · PDF filehình giao khoán rừng phù hợp với ... Phần này trình bày nội dung ... củng

11

• Thông tin chung

Theo kết quả khảo sát VCA, nguồn tài nguyên thủy sản ven bờ tỉnh Sóc Trăng hiện nay khan hiếm và giảm nhiều so với trước đây. Một trong những nguyên nhân là số lượng người khai thác thủy sản ngày càng gia tăng và các công cụ khai thác được sử dụng mang tính tận diệt. Hiện nay, tại khu vực 4 ấp khảo sát của 2 xã An Thạnh Nam và Trung Bình có tổng số 184 tàu khai thác thủy sản với khoảng 550 ngư dân tham gia hoạt động thường xuyên. Các ngư cụ người dân đang sử dụng gồm lưới, câu, rập, cào, đóng đáy, te, đặt lợp.

Hình 3: Một số ngư cụ người dân địa phương sử dụng đánh bắt thủy sản gần bờ.

Trong đó, số lượng ngư cụ là rập chiếm khoảng 5,98% (11 chiếc). Đánh bắt bằng “rập” thường mang tính hủy diệt cao vì kích thước mắt lưới nhỏ, đây là loại ngư cụ áp dụng phương thức lợi dụng dòng chảy để các loài thủy sản phải chui vào rập không ra được, đối tượng đánh bắt bao gồm cả những loài thủy sản có kích thước nhỏ, nếu phát triển nhiều sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản nước ta nên không được nhà nước khuyến khích. Do đó, chủ trương của tỉnh hiện nay đối với ngành khai thác thủy sản là chuyển từ đánh bắt gần bờ sang đánh bắt xa bờ, chuyển từ công cụ khai thác mang tính tận diệt sang công cụ khai thác bền vững hơn. Tuy nhiên, đây chỉ mới là chủ trương của tỉnh và bước đầu cũng chưa có nhiều hoạt động chính thức.Để thuận tiện trong quản lý và phát triển nghề cá, Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng đã kết hợp với Dự án CRSD của Ngân hàng Thế giới thực hiện mô hình đồng quản lý nghề cá ven biển bằng cách thành lập tổ nghề cá nhằm tăng cường tính hiệu quả trong khai thác. Hiện tại, xã An Thạnh Nam và Trung Bình có 4 tổ nghề cá đang hoạt động, đây chính là điều kiện thuận lợi để dự án BCR có thể tiến hành áp dụng thí điểm mô hình chuyển đổi ngư lưới cụ cho người dân nhằm hướng đến khai thác bền vững và bảo vệ các loài thủy sản mang trứng với mục tiêu phục hồi và phát triển nguồn tài nguyên thủy sản địa phương.

Page 12: BÁO CÁO HỘI THẢO: THÚC N M THÍCH N I KHÍ Ậ Ự Ộ ĐỒ Ể Ỉ Ă · PDF filehình giao khoán rừng phù hợp với ... Phần này trình bày nội dung ... củng

12

Các hoạt động được đề xuất cho dự án 3:

Hỗ trợ xây dựng thí điểm mô hình chuyển đổi ngư cụ khai thác thủy sản mang tính hủy diệt sang các ngư cụ khai thác bền vững cho người nghèo thuộc 4 tổ nghề cá của xã Trung Bình và An Thạnh Nam. Hoạt động đồng quản lý và bảo vệ tài nguyên thủy sản này bao gồm các hoạt động nhỏ như sau:

Khảo sát, đánh giá hiện trạng khai thác tài nguyên thủy sản bằng các phương pháp hủy diệt tại 4 ấp của 2 xã Trung Bình và An Thạnh Nam

Đánh giá nhu cầu chuyển đổi ngư cụ của cộng đồng khai thác thủy sản vùng ven biển khu vực thí điểm dự án 3.

Hỗ trợ chuyển đổi ngư cụ cho người dân với phương thức nguồn kinh phí đối ứng và cam kết tham gia mô hình của người dân địa phương.

Thực hiện quy định và giám sát khai thác thủy sản theo mùa vụ Đánh giá hiệu quả thực hiện mô hình sau 6 tháng và hàng năm.

Hỗ trợ xây dựng thí điểm mô hình bảo vệ các loài thủy sản mang trứng tại vùng cửa sông ven biển xã Trung Bình và An Thạnh Nam.

Vận động cộng đồng cam kết tham gia mô hình thông qua chương trình khảo sát, tuyên truyền và tập huấn về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững cho các ngư dân và con em của ngư dân xã Trung Bình và An Thành Nam.Hoạt động này có thể lồng ghép và kết hợp với dự án 4.

Hỗ trợ các trang thiết bị cần thiết và xây dựng quy chế thực hiện, duy trì mô hình Đánh giá hiệu quả thực hiện mô hình sau 6 tháng và hàng năm.

Ý nghĩa của các hoạt động

‐ Đối với kinh tế xã hội

Việc chuyển đổi ngư cụ khai thác trong giai đoạn đầu có thể làm thu nhập của ngư dân giảm do số lượng cá tôm bắt được phải qua chọn lọc. Tuy nhiên về lâu dài, nguồn tài nguyên thủy sản sẽ được phục hồi và sản lượng đánh bắt sẽ tăng lên đáng kể, nhờ đó thu nhập của người dân sẽ tăng lên và đời sống xã hội sẽ phát triển tốt hơn.Song song đó, vai trò và trách nhiệm của cộng đồng dân cư ven biển trong công tác quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản ngày càng được đề cao thông qua việc phát triển các mô hình/hình thức kinh tế biển mang tính tập thể.

‐ Đối với sinh thái môi trường

Việc khai thác và đánh bắt thủy sản có chọn lọc, sử dụng các ngư lưới cụ phù hợp theo quy định của pháp luật sẽ tạo cơ hội cho các loài thủy sản có thời gian được phục hồi và trữ lượng sẽ gia tăng theo thời gian. Bên cạnh đó, việc tạo bãi đẻ, thả con giống, trứng và con của các loài thủy sản về môi trường tự nhiên sẽ dẫn dụ các loài thủy sản từ khu vực khác đến vùng cửa sông ven biển của khu vực, tạo nên sự đa dạng về loài cho vùng.

‐ Đối với giáo dục

Page 13: BÁO CÁO HỘI THẢO: THÚC N M THÍCH N I KHÍ Ậ Ự Ộ ĐỒ Ể Ỉ Ă · PDF filehình giao khoán rừng phù hợp với ... Phần này trình bày nội dung ... củng

13

Khai thác gắn kết với trách nhiệm quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của cộng đồng ven biển sẽ giúp người dân nhận thức rõ hơn vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc sử dụng và khai thác nguồn lợi thủy sản một cách bền vững. Đồng thời đây sẽ là tiền đề để nhân rộng mô hình bảo tồn sang các xã/huyện khác trong tỉnh và khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Dự án 4: Hỗ trợ Hội Phụ nữ Tỉnh Sóc Trăng trong hoạt động vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức về thích ứng với BĐKH tại xã Trung Bình và An Thạnh Nam.

• Thông tin chung

Cộng đồng ven biển tỉnh Sóc Trăng với trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, kinh tế đời sống còn khó khăn nên những kiến thức về biến đổi khí hậu, vệ sinh môi trường chưa được nhiều người quan tâm. Do đó trước hiện tượng nóng lên toàn cầu, nước biển dâng và thiên tai xảy ra ngày càng nhiều hơn, những kỹ năng và kiến thức trong ứng phó/thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng còn nhiều hạn chế. Người dân dễ bị tổn thương hơn và hệ sinh thái trong khu vực cũng bị ảnh hưởng bởi các tác động từ thời tiết.

Trong hoạt động sinh kế hàng ngày, nhiều người dân vẫn chưa có ý thức trong vấn đề bảo vệ môi trường.Cụ thể, người dân còn khai thác tận diệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, ý thức tự giác bảo vệ môi trường còn kém, chưa có tinh thần tập thể trong chia sẻ và khai thác bền vững nguồn tài nguyên ven biển.

Trong khuôn khổ hoạt động của Dự án BCR, các thông tin đầu vào cơ bản nhằm phục vụ cho các chương trình hỗ trợ nước sạch và vệ sinh môi trường, phát triển sinh kế của người dân là cần thiết. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có dữ liệu khảo sát nào phục vụ cho chương trình trên. Do đó, tiến hành khảo sát các thông tin liên quan kết hợp song song với hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức là việc làm cần thiết.

Với hệ thống mạng lưới rộng khắp từ cấp cơ sở, các Hội đoàn thể cấp huyện/xã như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên…tham gia sinh hoạt thường xuyên. Đây sẽ là lực lượng nồng cốt trong chương trình phổ biến và áp dụng những kỹ năng, kiến thức liên quan đến vệ sinh môi trường và biến đổi khí hậu vào thực tế đời sống hằng ngày của người dân.

• Các hoạt động đề xuất Hỗ trợ tổ chức các lớp tập huấn cho các cán bộ nồng cốt của Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, cán bộ phòng chống lụt bão và thiên tai cấp huyện/xã…và thành lập mạng lưới tuyên truyền viên nồng cốt tại địa phương.

• Cách thức tiến hành: Chọn mỗi ấp 40 học viên bao gồm chính quyền ấp, hội viên nồng cốt của các Hội đoàn

thể, mỗi lớp tiến hành 3 ngày. Duy trì họp định kỳ giữa các cán bộ tập huấn nồng cốt. Khi tiến hành họp tại mỗi điểm sẽ

kết hợp với khảo sát thông tin cho các hoạt động khác của dự án khác. Thực tế hóa các bài học lý thuyết bằng các hoạt động thực tế thông qua các chiến

dịch/mô hình điểm vềtrồng và bảo vệ rừng ngập mặn, thảo luận và áp dụng các giải pháp

Page 14: BÁO CÁO HỘI THẢO: THÚC N M THÍCH N I KHÍ Ậ Ự Ộ ĐỒ Ể Ỉ Ă · PDF filehình giao khoán rừng phù hợp với ... Phần này trình bày nội dung ... củng

14

giảm thiểu chặt phá rừng, bảo vệ tài nguyên thủy sản ven biển, các hoạt động thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng và hệ sinh thái... Mỗi chiến dịch/mô hình thu hút 30-35 hộ dân tham gia, trong đó phụ nữ đóng vai trò nồng cốt.

Khảo sát thông tin đầu vào cho các hoạt động của dự án thuộc BCR (hoạt động Dự án 2).

Ý nghĩa của các hoạt động

- Đối với kinh tế xã hội

Các kỹ năng ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu nhằm bảo vệ tài sản, tính mạng con người và các yếu tố thích nghi với thiên tai sẽ được tăng cường. Thông qua các cuộc trao đổi và chia sẽ kinh nghiệm với nhau, sự đoàn kết, tình làng nghĩa xóm sẽ được tăng cường, nhờ đó các hoạt động trong cộng đồng về bảo vệ môi trường và hệ sinh thái, phát triển sinh kế sẽ dễ dàng tìm sự đồng thuận, giúp đỡ lẫn nhau hơn.Ngoài ra, các hoạt động khảo sát thông tin liên quan cũng là thông tin đầu vào quan trọng để tiến hành cho các hoạt động tiếp theo được thực hiện phù hợp đúng theo nhu cầu của địa phương.

- Đối với sinh thái môi trường

Khi nhận thức của người dân đã được nâng cao, môi trường sống trong cộng đồng sẽ sạch sẽ hơn, người dân sẽ góp sức giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ rừng ngập mặn và giảm thiểu phát thải gây hiệu ứng nhà kính.

- Đối với yếu tố giáo dục

Thông qua mạng lưới tuyên truyền viên cấp cơ sở, các kiến thức về thích ứng/ứng phó với BĐKH, vệ sinh môi trường và vai trò của hệ sinh thái đối với cuộc sống sẽ được tăng cường. Từ đó giúp họ điều chỉnh hành vivà tập quán sống mang tính thân thiện hơn với môi trường.

3. Nhận xét chung cho các đề xuất:

Trong 4 đề xuất trên, hoạt động điều tra, khảo sát thu thập dữ liệu nền thuộc Dự án 4 nên ưu tiên thực hiện trướcvì đây là thông tin đầu vào cho hoạt động của các dự án khác. Các hoạt động tập huấn, tuyên truyền vận động về những vấn đề liên quan của Dự án 4 có thể kết hợp với các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của các dự án khác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai dự án cũng như sự tham gia đầy đủ của cộng đồng địa phương. Thông qua sự phối hợp này, cán bộ tập huấn nồng cốt thuộc các Hội đoàn thể có thể được trao đổi kinh nghiệm và nhận sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật từ các cán bộ thuộc sở ban ngành khác.

Tiếp theo, BCR có thể tiến hành song song cùng thời điểm cho hai hoạt động của Dự án 1 và 3 vì cả hai hoạt động này thuộc hai lĩnh vực khác nhau, cho các nhóm đối tượng khác nhau và cần thời gian lâu dài để theo dõi, đánh giá tính hiệu quả. Cả 2 đề xuất này đều phù hợp với mục tiêu của Dự ánBCR vì hướng tới sự phát triển bền vững của hệ sinh thái và cộng đồng thông qua nâng cao năng lực thích ứng dựa vào hệ sinh thái và dựa vào nội lực cộng đồng.

Page 15: BÁO CÁO HỘI THẢO: THÚC N M THÍCH N I KHÍ Ậ Ự Ộ ĐỒ Ể Ỉ Ă · PDF filehình giao khoán rừng phù hợp với ... Phần này trình bày nội dung ... củng

15

Trong Dự án 2, có một số hoạt động đơn giản, có thể thực hiện trong thời gian ngắn và đánh giá hiệu quả nhanh như dạy nghề, xây dựng hố xí,…có thể tiến hành vào giữa năm 2013. Một số hoạt động không cấp thiết, có thể thực hiện vào cuối năm 2013 gồm hỗ trợ xây dựng hệ thống cấp nước sạch.

Nhìn chung, các đề xuất trên đây chưa hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của dự án BCR là thích ứng với BĐKH dựa vào hệ sinh thái. Tuy nhiên, việc nâng cao năng lực cho cộng đồng địa phương thông qua việc tăng cường kiến thức, đa dạng hóa sinh kế cũng như tạo/tăng nguồn thu nhập cho người dân địa phương để họ có khả năng thích ứng tốt hơn với sự thay đổi của thời tiết là các hoạt động mà dự án nên xem xét.

Page 16: BÁO CÁO HỘI THẢO: THÚC N M THÍCH N I KHÍ Ậ Ự Ộ ĐỒ Ể Ỉ Ă · PDF filehình giao khoán rừng phù hợp với ... Phần này trình bày nội dung ... củng

16

Phụ lục Bảng 1: Kinh phí, thời gian đề xuất và các đơn vị liên quan cho hoạt động của Dự án

STT Kinh phí dự kiến cho các hoạt động (VND) Thời gian thực hiện

Đơn vị đảm trách

Dự án 1

Tổng:300.000.000 Gồm: - Bạt nhựa 2 lớp dùng gia cố đê. Kích thước

bạt có chiều rộng 6m, dài 3km trị giá 170.000.000 đồng

- Nghiên cứu, trồng thử nghiệm mô hình rừng trên đất cát pha và ngập triều thường xuyên 50.000.000/ha đối với đất bồi, 100 tr/ha đối với đất lỡ (theo GIZ)

- Chi phí họp dân, tuyên truyền vận động và trồng cây, chăm sóc dọc tuyến đê: 15.000.000

- Chi phí bảo trì, chăm sóc: 15.000.000 đồng

Tháng 03/2013

- IUCN, Sở TNMT, Chi cục Kiểm Lâm giám sát và đánh giá hoạt động.

- UBND xã (gồm các đoàn thể liên quan) triển khai thực hiện và quản lý.

Dự án 2

Tổng: 940.100.000 Gồm: - Mở lớp đào tạo nghề: 58.100.000 đồng/khóa

học + Tiền hỗ trợ học viên 30.000 đồng/người*22 ngày*35 người=23.100.000 đồng; + Hội trường, nguyên liệu, dụng cụ dạy nghề: 10.000.000 đồng; + Thuê thầy dạy: 15.000.000 đồng/tháng)

- Hỗ trợ hệ thống nước sạch: 450.000.000 đồng + 150 triệu đồng/trạm→2 trạm=300 triệu đồng; + Dụng cụ chứa nước sạch 3 triệu đồng/thùng 2m3→ 50 thùng*3.000.000=150.000.000 đồng.

- Xây nhà vệ sinh: 360.000.000 đồng (3 triệu/hố xí/hộ*120hộ=360 triệu đồng).

- Nghiên cứu xác định các loại cây trồng năng suất cao, phù hợp điều kiện ngập mặn của vùng. Mô hình trình diễn giống mía năng suất cao: 72.000.000 đồng (Mía giống 1kg=1.800 đồng. 1ha cần 10 tấn giống, tương đương 18 triệu đồng→2 tổ trồng 4ha, tương đương 40 tấn giống=72.000.000 đồng).

Càng sớm càng tốt

- IUCN, Sub-VASI giám sát, đánh giá chất lượng.

- Hội Phụ nữ và Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường, Trạm Thú y, Phòng Nông nghiệp triển khai chương trình.

- UBND xã phối hợp các cơ quan liên quan thực hiện và giám sát quản lý.

Page 17: BÁO CÁO HỘI THẢO: THÚC N M THÍCH N I KHÍ Ậ Ự Ộ ĐỒ Ể Ỉ Ă · PDF filehình giao khoán rừng phù hợp với ... Phần này trình bày nội dung ... củng

17

- Tổ chức các chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình sinh kế hiệu quả thích ứng tốt với BĐKH từ các tỉnh khác và các nước bạn (to be defined).

Dự án 3

Tổng: 400.000.000 đồng

Gồm:

- Chuyển đổi ngư cụ: 300.000.000 đồng (150 triệu đồng/mô hình)

- Bảo tồn giống thủy sản: 100.000.000 đồng (25 triệu đồng/1 mô hình điểm * 4 mô hình thí điểm)

Quý I năm 2013

- IUCN, Sub-VASIgiám sát hoạt động

- Chi cục KT&BVNLTS triển khai chương trình

- UBND xã phối hợp với người dân thực hiện

Dự án 4

Tổng: 225.000.000 đồngGồm:

- Tập huấn cán bộ nồng cốt: 4 lớp *40HV *3 ngày (tiền ăn,xe, nước uống, thù lao GV, Hội Trường, VVP…)= 85.000.000 đồng

- Tiến hành khảo sátnhu cầu, thông tin cơ bản phục vụ cho các hoạt động khác: 30.000.000 đồng.

- Chiến dịch truyền thông và các hoạt động áp dụng thực tiển khác = 70.000.000 đồng

- Soạn thảo, in ấn tài liệu, tranh ảnh cho các chiến dịch truyền thông: 40.000.000 đồng

Tháng 01/2013

- Hội LHPN sẽ điều hành phối hợp với các cơ quan liên quan trong hoạt động,

- IUCN; Sở TNMT hỗ trợ kỹ thuật, giám sát

Page 18: BÁO CÁO HỘI THẢO: THÚC N M THÍCH N I KHÍ Ậ Ự Ộ ĐỒ Ể Ỉ Ă · PDF filehình giao khoán rừng phù hợp với ... Phần này trình bày nội dung ... củng

18

Bảng 2: Danh sách cán bộ tham gia họp PLI tại Sóc Trăng

TT Họ và Tên Cơ quan Chức vụ Điện thoại

1 Trần Hoàng Dũng Chi cục Khai thác và BVNL thủy sản, Sở NN&PTNT

Phó Chi cục trưởng 0903951899

2 Nguyễn Thị Mỹ Loan Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Trưởng ban Tuyên giáo 0974169416 3 Triệu Công Danh Sở Tài nguyên và Môi trường Phó Giám đốc sở TNMT 0918079731

4 Phạm Hữu Lai Sở Tài nguyên và Môi trường Trưởng phòng Tài nguyên biển

0913983095

5 Lâm Thị Thanh Diễm Sở Tài nguyên và Môi trường Chuyên viên 0987 546 7466 Ngô Văn Phúc Sở Tài nguyên và Môi trường Chuyên viên 0913983442 7 Nguyễn Văn Chanh Sở Tài nguyên và Môi trường Chuyên viên 0913786843 8 Phạm Thùy Dương GIZ Cán bộ dự án 016999213839 Thạch Sinh Phòng Nông nghiệp Huyện Trần Đề Chuyên viên 0125423201510 Nguyễn Thị Kim Phòng TNMT huyện Trần Đề Chuyên viên 0987907467 11 Phạm Việt Phương UBND Xã Trung Bình Phó chủ tịch 0169235027112 Nguyễn Thị Thu Thảo Hội Phụ nữ xã Trung Bình Chủ tịch hội PN xã 01639868051

13 Phạm Văn Lộc UBND xã An Thạnh Nam - Huyện Cù Lao Dung

Cán bộ giao thông thủy lợi

0978147146

14 Lư Vĩnh Phúc Ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam Trưởng BND ấp 0168241249415 Tô Thị Bích Vân Ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam Nông dân 0169201805816 Phạm Văn Bụi Ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam Nông dân 17 Đặng Bình Trọng Ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam Nông dân 0988968096 18 Nguyễn Văn Mạnh Ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam Nông dân 01689350375

19 Hà Văn Lùng Ấp Võ Thành Văn, xã An Thạnh Nam

Nông dân 0984367238

20 Nhan Văn Ca Ấp Võ Thành Văn, xã An Thạnh Nam

Nông dân 0982239453

21 Trần Văn Đảnh Ấp Võ Thành Văn, xã An Thạnh Nam

Nông dân 0988736009

22 Trương Hoàng Vũ Ấp Võ Thành Văn, xã An Thạnh Nam

Nông dân 0944492200

23 Nguyễn Thị Yên Ấp Võ Thành Văn, xã An Thạnh Nam

Nông dân

24 Nguyễn Tấn Dũng Ấp Chợ, xã Trung Bình Nông dân 0984470060 25 Nguyễn Hoàng Thanh Ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình Nông dân 0163519974926 Đặng Văn Khởi Ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình Nông dân 0168818542227 Nguyễn Hoàng Huy Ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình Nông dân 0939875588 28 Nguyễn Văn Em Ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình Nông dân 0972220944 29 Võ Văn Tìm Ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình Nông dân 0169404414930 Vũ Chí Thanh IUCN Tình nguyện viên 01663735096

31 Tăng Phương Giản IUCN Điều phối hiện trường dự án BCR

0986868697

Page 19: BÁO CÁO HỘI THẢO: THÚC N M THÍCH N I KHÍ Ậ Ự Ộ ĐỒ Ể Ỉ Ă · PDF filehình giao khoán rừng phù hợp với ... Phần này trình bày nội dung ... củng

19

TT Họ và Tên Cơ quan Chức vụ Điện thoại

32 Nguyễn Thu Trang IUCN Kế toán và Hành chính dự án BCR

0988278345