báo cáo khảo sát thị trường rong biển

17
BÁO CÁO RONG BIỂN

Upload: duc-tu-phan

Post on 10-Feb-2017

385 views

Category:

Marketing


6 download

TRANSCRIPT

Page 1: Báo cáo khảo sát thị trường rong biển

BÁO CÁO RONG BIỂN

Page 2: Báo cáo khảo sát thị trường rong biển

THỊ TRƯỜNG CHUNG

Page 3: Báo cáo khảo sát thị trường rong biển

THỊ TRƯỜNG CHUNGNhìn chung các sản phẩm Rong biển ăn liền có mặt tại các siêu thị

được nhập khẩu Hàn Quốc và Nhật Bản là chính. Ngoài ra, còn có các sản phẩm nhập khẩu từ Thái Lan, đa dạng về hương vị cũng như qui cách sản phẩm và một phần các sản phẩm nội địa.

Có nhiều nhà phân phối tham gia vào thị trường phân phối rong biển nhập khẩu này, tuy nhiên, những nhà phân phối này không phân phối đơn thuần một SKU mà là phân phối nhiều SKU. Điều này có mặt lợi trong việc hỗ trợ bán hàng và hỗ trợ mặt trưng bày, giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng sản được phân phối.

Những nhà phân phối hiện có mặt đa phần tại TP.HCM, trong những nhà phân phối thì sản phẩm rong biển được Công ty Vạn Thịnh Phú, Phú Sĩ với nhiều sản phẩm được trưng bày tại Maxi, IPP với sản phẩm là rong biển nhập khẩu từ Thái Lan.

Địa chỉ tham khảo của các Công ty:ipp.com.vnvanthinhphu.com

Page 4: Báo cáo khảo sát thị trường rong biển

SẢN PHẨM

Qui cách sản phẩm:Hiện tại, trên thị trường có nhiều qui cách đóng gói

khác nhau, nhưng chủ yếu là qui cách đóng gói dạng 5 gr và đóng lại theo qui cách 3 gói và 6 gói, 9 gói và 12 gói.

Page 5: Báo cáo khảo sát thị trường rong biển

Nhận xét về qui cách bao bì sản phẩm:Nhìn chung, có rất nhiều qui cách đóng gói, nhưng qui

cách đóng gói thông dụng và phổ biến nhất vẫn là gói 5gr *3 gói sản phẩm.

Mặt khác, đối với các sản phẩm với trọng lượng thấp hơn thì được gắn thành gói 6 hoặc 12 gói.

SẢN PHẨM

Page 6: Báo cáo khảo sát thị trường rong biển

Sản phẩm đa phần được nhập khẩu từ các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, ngoài ra còn có các sản phẩm được sản xuất và phân phối trong nước với nhiều qui cách bao bì khác nhau.

SẢN PHẨM

Page 7: Báo cáo khảo sát thị trường rong biển

GIÁ

Page 8: Báo cáo khảo sát thị trường rong biển

GIÁ

Page 9: Báo cáo khảo sát thị trường rong biển

GIÁ

Page 10: Báo cáo khảo sát thị trường rong biển

GIÁ

Page 11: Báo cáo khảo sát thị trường rong biển

Nhìn chung, kênh siêu thị, sản phẩm rong biển được trưng bày và bán nhiều tại các siêu thị như Maxi, Lotte (tập trung trong quầy nước ngoài). Các cụm Siêu thị như Big C, CoopMart thì không được trưng bày và bán hàng có phần khiêm tốn hơn nhiều.

PHÂN PHỐI

Page 12: Báo cáo khảo sát thị trường rong biển

Ngoài ra, vẫn có các sản phẩm rong biển Việt Nam được phân phối tại các Chợ. Với các qui cách khác nhau, các sản phẩm này chủ yếu được sản xuất và phân phối từ những chủ hộ kinh doanh nhỏ, với qui mô sản xuất không nhiều.

Dưới đây là hình ảnh đại diện cho một Công ty sản xuất và phân phối tại Việt Nam, đa phần các sản phẩm được phân phối tại các Chợ có dạng hộp như thế này.

PHÂN PHỐI

Hình ảnh mang tính minh họa cho kênh GT

Page 13: Báo cáo khảo sát thị trường rong biển

Tốc độ sale out nhanh, đa phần các sản phẩm trên kệ trưng bày có date nằm trong khoảng tháng 7 (so với thời điểm thăm dò thị trường là giữa đầu tháng 8).

Sản phẩm được nhiều người tiêu dùng Việt Nam biết đến và chấp nhận vì những tác dụng của sản phẩm rong biển mang lại.

Nhìn chung, chưa có sự khác biệt nào rõ rệt giữa các sản phẩm rong biển với nhau, các sản phẩm đa phần chỉ cạnh tranh với nhau dựa trên giá cả.

Bao bì dường như mang chữ Hàn, nên nhiều khi dễ gây nhầm lẫn của khách hàng giữa các thương hiệu với nhau.Việc khó nhận biết các thương hiệu rạch ròi có thể tạo cơ hội cho việc mua về dùng thử của khách hàng được cao hơn.

CƠ HỘI

Page 14: Báo cáo khảo sát thị trường rong biển

Nhiều sản phẩm được phân phối từ lâu, nhiều dòng sản phẩm được một số công ty phân phối. Nếu tham gia thị trường với một sản phẩm đơn lẻ này, thì có thể bị ảnh hưởng bởi việc thu hẹp trưng bày giữa các đối thủ cạnh tranh.

Ngôn ngữ được dùng đa phần là Hàn Quốc nên nhiều khi, các thương hiệu cạnh tranh với nhau bởi màu sắc bao bì sản phẩm. Nhưng hiện tại, nhiều bao bì của của những sản phẩm vẫn chưa thực sự ấn tượng, chưa thực sự đơn giản.

Một nhà phân phối sẽ phân phối nhiều nhãn hiệu khác nhau nên doanh thu có thể thu được từ nhiều nguồn. Vì vậy, điều khó khăn có thể xảy ra khi ta phân phối một sản phẩm.

THÁCH THỨC

Page 15: Báo cáo khảo sát thị trường rong biển

Sản phẩm rong biển từ Hàn Quốc nắm phần chủ đạo.Sản phẩm Rong biển ăn liền vị truyền thống nắm chủ đạo trên thị trường với qui cách 5 gr được đóng gói theo qui cách lô 3 gói là phổ biến, giá giao động từ 28,000 đồng đến 46,200 đồng tùy theo loại.

Nhiều dòng sản phẩm hoặc nhiều nhãn hàng khác nhau được phân phối bởi một công ty, nên có được lợi thế trưng bày và giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng sản phẩm trưng bày của một công ty.

Vì sản phẩm được nhập khẩu từ Hàn Quốc, ngôn ngữ cũng được sử dụng là tiếng Hàn, bao bì màu sắc gây cho khách hàng khó nhớ nội dung cũng như nhãn hiệu sản phẩm.

Rong biển có tốc độ bán hàng nhanh, nhìn chung đa phần các sản phẩm trên kệ có date trong tầm tháng 5 và mới nhất là tháng 7 (tại thời điểm khảo sát).

NHẬN XÉT

Page 16: Báo cáo khảo sát thị trường rong biển

Các sản phẩm rong biển phân phối mạnh ở các siêu thị như Lotte và Maxi, các siêu thị như Big C và Coop không nhiều, nếu so sánh tỉ lệ thì cá sản phẩm trưng bày bên Big C và Coop chỉ chiếm 1/10 so với Maxi, 1/6 so với Lotte.

Ngoài những loại rong biển vị truyền thống còn có những loại rong biển vị cay, vị mực, vị kim chi…

Ngoài loại rong biển với qui cách miếng 5 gr còn có những loại với qui các miếng nhỏ, trộn với mè, dầu được nhập khẩu từ Thái và các sản phẩm nội địa, có giá thành rẻ hơn. Ăn trực tiếp hoặc trộn với cơm ăn.

Ngoài qui cách ăn liền dạng nhỏ, vẫn có nhiều loại với qui cách khuôn lớn giúp ăn với cơm cuộn.

NHẬN XÉT

Page 17: Báo cáo khảo sát thị trường rong biển

Câu hỏi đặt ra ở đây là với những thông tin trên, chúng ta có nên tham gia vào phân phối sản phẩm rong biển nhập khẩu này.

Chúng ta có thể phân phối sản phẩm rong biển này nếu.Hệ thống phân phối MT của ta đủ ổn định để phân phối. Theo như nhận

định, ngoài các siêu thị như Maxi, Lotte thì các hệ thống như Big C, Coop không có được sự đa dạng và số lượng các SKU bằng. Điều này có thể nói lên rào cản “đưa hàng lên kệ” của các hệ thống này.

Số lượng SKU tham gia vào trưng bày tại các hệ thống đủ nhiều để giảm thiểu rủi ro đầu tư nhỏ lẻ, nếu số lượng SKU ít (1 SKU) thì số lượng mặt trưng bày trên kệ sẽ bị hạn chế, điều này khó tạo hiệu ứng hỗ trợ lẫn nhau của các SKU với nhau, và bị đè bẹp bởi sự trưng bày mạnh từ các sản phẩm của các nhà phân phối khác.

Giá bán lẻ có thể cạnh tranh và qui cách đa dạng ( lốc 3 gói, 6 gói) sẽ hỗ trợ cho việc lựa chọn của khách hàng trở nên dễ dàng.

TMT CÓ NÊN THAM GIA PHÂN PHỐI