báo cáo mơ

17
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ SINH VIÊN: HOÀNG THỊ MƠ K 56 CLC NGÀNH KHMT GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: 1. GVCC, PGS.TS. Lưu Đức Hải 2. GV.TS. Hoàng Anh Lê

Upload: ream-haha

Post on 29-Dec-2015

64 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Báo cáo Mơ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP

KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ

SINH VIÊN: HOÀNG THỊ MƠ

K 56 CLC NGÀNH KHMT

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

1. GVCC, PGS.TS. Lưu Đức Hải2. GV.TS. Hoàng Anh Lê

HÀ NỘI, 4/2013

Page 2: Báo cáo Mơ

MỞ ĐẦU

Hàng năm, khoa môi trường lại tổ chức cho sinh viên đi thực địa môn thực tập thiên nhiên khoa học trái đất và môi trường khu vực VQG Ba Vì. Và ngày 16-18/04/2013 vừa qua, lớp em-lớp chất lượng cao khoa học môi trường cũng vừa hoàn thành chuyến thực địa đó với sự hướng dẫn tân tình của thầy Lưu Đức Hải và thầy Hoàng Anh Lê. Chuyến đi thực sự bổ ích, chỉ với 3 ngày ngắn ngủi nó đã giúp chúng em phần nào có những hiểu biết chân thực về địa chất, đa dạng sinh học… của khu vực Ba Vì, biến những kiến thức sách vở thành của mình đồng thời có thêm niềm yêu thích đối với môn học.

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy Lưu Đức Hải, thầy Hoàng Anh Lê -2 thầy không chỉ tận tình chỉ dạy chúng em mà còn lo lắng, chuẩn bị chu đáo cho chúng em để chúng em có một chuyến đi bổ ích, thú vị. Đồng thời em cũng xin gửi lời cám ơn tới các thầy đi cùng đoàn khoa môi trường: Nguyễn Đình Hòe, Trần Văn Thụy đã cho chúng em những thông tin quý giá , đến chính quyền địa phương, ban quản lí VQG Ba Vì, ban quản lí trạm khí tượng-thủy văn Ba Vì,… đã tạo điều kiện cho chúng em đến thực địa thuận tiện nhất .

Báo cáo được xây dựng trên cơ sở kết quả thực tập thiên nhiên “Khoa học Trái đất và Môi trường khu vực VQG Ba Vì” trong thời gian từ ngày 16-18/04/2013.Các hành trình cụ thể gồm:

- Ngày 16.04.2013: Trường ĐHKHTN – Trung tâm Giáo dục và phát triển đào tạo, ĐHQGHN - Mỏ Pirit Minh Quang - Đền Trung - Cốt 400 - Đền Vua - Vườn Cò Ngọc Nhị.

- Ngày 17.04.2013: Trung tâm Giáo dục và Phát triển đào tạo - Mỏ Amiang Xóm Quýt, xã Yên Bài – Trung tâm bảo tồn động vật quý hiếm - Mỏ nước khoáng Thuần Mỹ - Các điểm lộ địa chất khoáng sản trên đường Chằm Me – Đá Chông.

- Ngày 18.04.2013: Trung tâm Giáo dục và phát triển đào tạo – Làng Đường Lâm - Điểm lộ đá phiến sét than cầu Trung Hà - Mỏ Kaolin Hữu Khánh - Đền Và

Mục lục

I. Những nét cơ bản về địa chất và khoáng sản khu vực Ba Vì

1. Địa tầng2. Vỏ phong hóa3. Các loại khoáng sản kim loại, phi kim loại và nước khoáng4. Nhận định và minh chứng về khai thác và sử dụng các loại tài nguyên

khoáng sản khu vực Ba Vì

II. Những nét cơ bản về đa dạng sinh học VQG Ba Vì1. Đa dạng thực vật, đa dạng động vật khu vực2. Nguyên nhân của đa dạng sinh học tại VQG Ba Vì3. Nhận định và minh chứng về khai thác và bảo tồn đa dạng sinh học VQG

Ba Vì

Page 3: Báo cáo Mơ

III. Thảo luận về giá trị tự nhiên – xã hội của khu vực VQG Ba Vì và phương hướng phát triển dưới góc độ của sinh viên môi trường1. Thảo luận về giá trị tự nhiên – xã hội của khu vực VQG Ba Vì2. Phương hướng phát triển dưới góc độ của sinh viên môi trường

I. Những nét cơ bản về địa chất và khoáng sản khu vực Ba Vì1. Địa tầng Khu vực nghiên cứu có mặt các loại đá khá đa dạng về thành phần thạch lọc và tuổi địa

chất. Theo tuổi địa chất của các loại đá có trong khu vực có thể chia ra làm 4 loại: Địa tầng và đá tiền Cambri : Đá lộ ra ở:

- Rìa tây, sát sông Đà: có 3 khối đá biến chất Tiền Cambri thuộc hệ tầng Thạch Khoán, tuổi địa chất 1027 tỷ năm, địa hình phân bố sớm bị mài mòn thành các đồi thấp và thoải

- Khu vực thị xã Sơn Tây: các đá tiền Cambri lộ ra thuộc phức hệ Sông Hồng, tuổi địa chất ứng với Proterozoi ( xấp xỉ 2 tỷ năm ), địa hình phân bố là các đồi thấp, thoải, bị phân hóa và rửa trôi mạnh

Địa tầng và đá tuổi Đại Cổ sinh : Phân bố chủ yếu ở phía nam VQG, với đại diện duy nhất là hệ tầng Bản Điệt,có tuổi tuyệt đối 250 triệu năm. Thành phần của đá: đá vôi phân lớp, đá vôi dạng khối, đá bột kết, đá phiến xen kẹp các thấu kính đá vôi.

Địa tầng và đá Đại Trung sinh: Các loại đá này phong phú về loai và quy mô phân bố trong khu vực. Chúng gồm 3 hệ tầng chính:- Đá phun trào axit, phun trào trung tính,và một ít phun trào bazơ xếp vào hệ tầng Viên Nam trên- Đá phun trào bazơ xếp vào hệ tầng Viên Nam dưới- Đá trầm tích, trầm tích phun trào xếp vào hệ tầng Sông Bôi

Hình: Đá phun trào bị nén ép thành lớp ở Cuội bazan bắt gặp trên đường từ cốt hệ tầng sông Bôi 800m lên đỉnh Vua

Page 4: Báo cáo Mơ

Địa tầng và đá tuổi Đại Tân Sinh - Đá trầm tích hệ tầng Vĩnh Bảo- Trầm tích hệ tầng Hà Nội- Đá hệ tầng Thái Bình- Đá hệ tầng Vĩnh Phúc- Các đá trầm tích hiện đại

2. Vỏ phong hóa Sự đa dạng về thành phần đá gốc, địa hình phân cắt mạnh, lượng mưa lớn và độ ẩm

không khí cao là các yếu tố thuận lợi cho việc phát triển quá trình phong hóa và hình thành các kiểu vỏ phong hóa trên khu vực nghiên cứu. Có 3 loại phong hóa điển hình phát triển trên khu vực nghiên cứu:

Vỏ phong hóa sialit Vỏ phun trào Laterit Vỏ phong hóa ferosialit

Hình: Đá phong hóa hệ tầng sông Bôi Hình: Đá ong có chứa laterit

3. Các loại khoáng sản phi kim, phi kim loại và nước khoáng Khoáng sản kim loại

Có Cu, Au và một số biểu hiện quặng Pb, Zn. Khoáng sản phi kim

Có pirit, kaolin, puzowlan, amiăng, đá ong, vật liệu xây dựng,.. Cả hai mỏ sét kaolin: Thủ Đức và Chu Mật đều có nguồn gốc phong hoá.

Hình: Amiang tại mỏ Amiang Xóm Quýt Hình: mỏ quặng spirit Minh Quang

( 2 phần màu trắng )

Page 5: Báo cáo Mơ

Nước khoáng Là một trong các loại hình khoáng sản tiềm năng của khu vực do khu vực nằm trên các

đứt gãy địa chất.

4. Nhân định và minh chứng về khai thác, sử dụng các loại tài nguyên khoáng sản khu vực Ba Vì Đã hình thành 1 vài điểm khai thác khoáng sản mang quy mô lớn mang lại hiệu

quả kinh tế cho người dân và chính quyền địa phương đồng thời cung cấp nguyên vật liệu phục vụ công nghiệp địa phương và các khu vực khác. Tuy nhiên khoáng sản khai thác vẫn phần lớn là khoáng sản thô, có giá trị kinh tế thấp

Hình: Mỏ Caolin Hữu Khánh cung cấp nguyên liệu làm gốm sứ cho nhiều xưởng gốm sứ ở miền Bắc

Hoạt động khai thác gây ô nhiễm môi trường, chấn động hệ sinh thái, ảnh hưởng đến dân cư khu vực

- Rửa trôi đất và làm thay đổi môi trường sống của các loài động thực vật hoang dã.

Khi thi công các công trình thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản đòi hỏi phải gạt bỏ lớp đất mặt, thảm thực vật với diện tích lớn dẫn đến làm thay đổi môi trường sống động thực vật hoang dã, phá hoại nơi cư trú và đường di chuyển của các loài vật; địa hình bị biến dạng, đất bị trôi mất.

- Gây ô nhiễm môi trường nước.

Hình: nước bị nhiễm kim loại nặng tại mỏ spirit Minh Quang

Page 6: Báo cáo Mơ

Các hoạt động khai thác và tuyển khoáng làm cho nước mặt và nước ngầm bị nhiễm axit, kim loại nặng và các nguyên tố độc hại khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nước giếng của nhân dân và nguồn nước tự nhiên.

- Ô nhiễm thổ nhưỡng và đất. Quá trình khai thác mỏ đặc biệt là khai thác bằng phương pháp lộ thiên làm cho đất bị

phá hoại với diện tích lớn. Bãi thải đất bóc và bãi thải quặng đuôi chiếm diện tích đất lớn đồng thời gây ra xâm thực làm ô nhiễm đất dẫn đến năng suất giảm, chất lượng sản phẩm trở nên xấu.

- Ô nhiễm không khí. Bụi tạo ra trong quá trình khai thác, quá trình đập nghiền quặng, vận chuyển bốc dỡ

quặng, quặng đuôi, đất đá thải cùng với lượng lớn khí có hại bốc lên . Dưới tác động của gió và trong điều kiện khí hậu khô dễ tạo ra những vụ nổ bụi từ các bãi thải quặng đuôi và đất bóc gây ra ô nhiễm không khí môi trường cục bộ.

- Ô nhiễm tiếng ồn. Âm thanh các vụ nổ mìn, khoan, tiếng ồn của các phương tiện giao thông gây ra xáo trộn

các hoạt động của con người và các động vật hoang dã dẫn đến nhiều loài vật phải di chuyển chỗ ở do ảnh hưởng của tiếng ồn.

Nhiều loại khoáng sản được sử dụng sai mục đích, hoặc chưa được khai thác- Hiện nay mới đưa vào khai thác một vài điểm nước khoáng thiên nhiên

Tản Viên và điểm khai thác nước khoáng thuộc xã Bảo Yên, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

- Trên lộ trình phát hiện khoáng sản Caolit đươc người dân súc đi để lấy mặt bằng xây dựng

Hình: Khoáng sản Caolit bị bốc đi để Hình: Đất sét đen chứa dầu có giá lấy mặt bằng xây dừng trị cao nhưng chưa được khai thác

- Nhiều khoáng sản có giá trị kinh tế cao, trữ lượng lớn nhưng chưa đủ kĩ thuật khai thác

Trong khai thác và sử dụng một số loại khoáng sản có chứa chất độc hại, người dân địa phương khai thác tự phát, nhỏ lẻ, thủ công bỏ qua các biện pháp lao động an toàn

Điển hình là khai thác Amiang với công cụ thô sơ, thiếu bảo hộ là động trong khi Amiang là khoáng sản đồng thời là 1 chất độc hại có thể gây ung thư khi hít hoặc ăn phải

Page 7: Báo cáo Mơ

Môi trường điểm khai thác quặng đã bị đóng cửa vẫn ô nhiễm, chưa được phục hồi như hiện trạng

Hình: Môi trường tại mỏ Amiang Xóm Quýt đã bị đóng cửa gần 2 năm

II. Những nét cơ bản về đa dạng sinh học vườn quốc gia Ba Vì1. Đa dạng về thực vật, động vật của khu vực

1.1 Đa dạng thực vật Thành phần có 450 loài thuộc 128 học thực vật Cây quý hiếm có 8 loài: Bách xanh, Thông tre, Sến mật, Giổi lá bạc, Quyết thân gỗ,

Bác giác liên, Hoa tiên và Râu hùm. Có 2 loài đặc hữu là Cồ lồ Ba Vì và Bời lời Ba Vì. Các loài cây có giá trị sử dụng gỗ như: Giỗi lá bạc, Mỡ Hải Nam, Re bầu, Kháo lá

to… Cây đa dụng có 2 loài là Tràm và Sến Có 3 kiểu rừng phân bố trên núi Ba Vì: rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới,

rừng kín thường xanh mưa ẩm cận nhiệt đới, rừng kín hỗn hợp cây lá rộng – lá kim cận nhiệt đới

Một số kiểu rừng ở VQGBV: rừng rêu, rừng thưa á nhiệt đới, rừng kín ẩm thường xanh lá rộng – lá kim á nhiệt đới, rừng nhiệt đới ẩm thường xanh núi thấp, rừng tre, rừng tái sinh

Page 8: Báo cáo Mơ

Hình: rừng ẩm nhiệt đới trên đường từ cốt 800m đến đỉnh Vua

Hình: Cây Dương Xỉ thân gỗ Cây Bách Xanh Cây Kim Giao

1.2 Đa dạng động vật - Động vật có vú có 44 loài thuộc 9 bộ

Tên bộ Gặm nhấm

Ăn thịt

dơi Ngõn chắn

Ăn sâu bọ

Nhiều răng

Tê tê Nhiều da

Linh trưởng

Số loài 13 14 3 6 2 1 1 1 1

- Các loài thú quý hiếm được đưa vào sách đỏ Việt Nam như culi lớn, gấu ngựa, cầy vằn, cầy mực, sơn dương,sóc bay trâu, sóc đen, chồn bạc má bắc.

- Chim có 113 loài, 46 loài, 17 bô. - Các loại ếch nhái và thuỷ sinh rất phong phú- Côn trùng có 86 loài, thuộc 17 họ, 9 bộ- Vườn quốc gia Ba Vì có sự đa dạng về thành phần loài động vật : thú, chim nhưng

không có sự đa dạng về thành phần cả thể

2. Nguyên nhân đa dạng sinh học vườn quốc gia Ba VìVườn quốc gia Ba Vì có nhiều điều kiện để thực vật, động vật phát triển cả về số lượng

loài và số lượng cá thể: Có nhiều đai cao nên có nhiều kiểu khí hậu theo các đai => hệ động thực vật đa dạng

có sự phân bố theo các đai cao Sự phân bố các thảm thực vật và động vật phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm địa hình và hệ sinh thái ở các đai khác nhau.

- Ở địa hình đồi từ cốt 15 m đến cốt 250 m : chiếm ưu thế: thực vật: cây bụi, cây cỏ tự nhiên, động vật: động vật không xương sống

- Ở địa hình núi, từ cốt 260 tồn tại nhiều đai độ cao khác nhau về địa hình, địa vật và các loài sinh vật, gồm: + Từ cốt 260-400 m: phủ xanh bằng rừng trồng; động vật thường gặp là côn trùng, giun đất, vắt, các loài thú nhỏ, chim nhỏ, bò sát,..+ Từ cốt 400- 600 m: rừng trẻ tái sinh sau canh tác+ Từ cốt 600-800 m: phổ biến là các loại rừng thứ sinh. Thành phần loài thú, chim phong phú nhất ở Ba Vì.

Page 9: Báo cáo Mơ

+ Từ cốt 800m đến cốt 1200: rừng nguyên sinh kiểu rừng kín thường xanh lá rộng - lá kim á nhiệt đới.

Sự đa dạng về đất, đá => đa dạng về động vật sống trong đất, thực vât => đa dạng về động vật

Vị trí địa lí xa thủ đô, địa hình chủ yếu là đồi núi, dân cư còn thưa thớt, chưa phát triển công nghiệp => các hoạt động của con người còn chưa ảnh hưởng nhiều đến môi trường => rừng vẫn được bao phủ phần lớn => đa dạng về động thực vật

Các hoạt động bảo tồn: nhà nước quy hoạch thành vười quốc gia với vùng rừng cấm, vùng đệm => các hoạt động bảo tồn rừng, ngăn cấm phá rừng, săn bắn động vật hoang dã, trồng rừng các mô hình để bảo tồn nguồn gen được tiến hành

3. Nhận định và minh chứng khai thác và bảo tồn đa dạng sinh học vườn quốc gia Ba Vì

Đã có nhiều loại cây quý hiếm được mang đến trồng tại vườn quốc gia Ba Vì như cây Bách Xanh => tăng tính đa dạng

Quy hoạch vùng rừng cấm => hoạt động nghiên cứu, điều tra, giám sát, bảo tồn đa dạng sinh học

Xây dựng các khu bảo tồn thực vật , ví dụ như khu bảo tồn sương rồng Đã phát triển một vài mô hình kinh tế, du lịch kết hợp bảo tồn nguồn gen như:

- Mô hình sinh thái vườn cò Ngọc Nhị kết hợp bảo tồn vào kinh doanh. Đây là khu bảo tồn thiên nhiên với tre là cây trồng chủ yếu tạo nơi cư trú cho cò. Hoạt động du lịch vườn cò và khai thác các sản phầm từ cò như trứng đã mang lại hiệu quả kinh tế

- Trung tâm bảo tồn động vật quý hiếm kết hợp nuôi các loài động vật hoang dã trong môi trường nhân tạo như gấu, nhím… và trong môi trường bán nhân tạo như các loài nai, hươu, lợn rừng…

Hình: lợn rừng được nuôi tại trung Sương rồng tại khu bảo tồn sương rồng tâm bảo tồn động vật quý hiếm

Page 10: Báo cáo Mơ

III. Thảo luận về giá trị tự nhiên – xã hội của khu vực VQG Ba Vì và phương hướng phát triển dưới góc độ của sinh viên môi trường

1. Thảo luận về giá trị tự nhiên - xã hội của khu vực VQG Ba VìVới vị trí địa lí đặc biệt nằm ở trung tâm núi Tản Viên, nơi giao nhau giữa khu vực đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi Bắc Bộ và sự phong phú, đa dạng về tài nguyên thiên nhiên đất, nước, khí hậu, khoáng sản, cảnh quan; khu vực VQG Ba Vì có nhiều giá trị tự nhiên – xã hội

Điều hòa khí hậu, ổn định chế độ dòng chảy, hạn chế rửa trôi, sói mòn, sạt lở đất đá

Mang lại nguồn thu lớn cho người dân, chính quyền địa phương cũng đồng thời cung cấp các sản phâm nông nghiệp, nguyên vật liệu công nghiệp cho các địa phương khác từ

- Hoạt động nông nghiệp: + Đa dạng cây trồng theo các đới khí hậu, loại đất : cây lúa nước, các cây rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây thuốc…+ Đa dạng về vật nuôi: bò sữa,dê, trâu, gia cầm,…

- Các hoạt động công nghiệp như khai thác khoáng sản: Amiang, Kaolin, sunfua,…

- Dịch vụ:+ Du lịch sinh thái VQG Ba Vì, vườn cò Ngọc Nhị, khu nước khoáng Bảo

Yên + Du lịch văn hóa: đền thờ Bác Hồ, khu du tích Hồ Chủ Tịch tại Đá Trông,

làng cổ Đường Lâm… + Du lịch nghỉ dưỡng: Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Mơ…

Phục vụ công tác giáo dục, nghiên cứu khoa học: Ta có thể kể đến :

- Trung tâm bảo tồn động vật quý hiếm: Lợi nhuận thu được từ việc bán các sản phẩm như mật gấu, thịt nhím, thịt lợn rừng… chưa trả công cho cán bộ, nhân viên của trung tâm nhưng hoạt động của trung tâm vẫn được duy trì vì ngoài việc bảo tồn một số gen quý hiếm thì nó còn phục vụ công tác giáo dục, nghiên cứu, thử nghiệm để chọn ra các loài thú có khả năng thuần dưỡng trong môi trường nhân tạo hoặc bán nhân tạo ( kể cả một số loài có nguồn gốc nước ngoài như nai Miến Điên,….). Để từ đó, chọn ra những loài phù hợp để nuôi dưỡng có kinh tế hay để thả về rừng, thiết lập mối quan hệ với các vườn quốc gia và các khu dự trữ, các cơ sở có các loài thú cần đưa về nuôi dưỡng. Mối quan hệ này có thể được mở rộng ra các vườn quốc gia các nước khác do có những loài quý hiếm từ các quốc gia khá

- Trạm khí tượng để phục vụ công tác khí tượng và nghiên cứu sự thích ứng của cây quả đối với các kiểu thời tiết

- Các trung tâm huấn luyện quân sự, viện tài nguyên sinh vât…Ngoài ra, ngày xưa với điều kiện tự nhiên thuận lợi ( giao thông vận tải, địa hình…) đây còn là 1 khu căn cứ quân sự quan trọng

Page 11: Báo cáo Mơ

2. Phương hướng phát triển dưới góc độ 1 sinh viên môi trườngDưới góc độ 1 sinh viên môi trường, em đề xuất những phương hướng phát triển của khu vực VQG Ba Vì: Khu rừng nguyên sinh, vùng lõi vườn quốc gia cần được bảo tồn nghiêm ngặt:

- Đẩy mạnh công tác kiểm lâm- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền- Tiếp tục tiến hành trồng lại rừng tại những nơi đồi trọc

Khu vùng đệm đan xen giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường- Phát triển hơn nữa các mô hình kinh tế, du lịch kết hợp với bảo về nguồn gen

như vườn cò Ngọc Nhị- Đánh giá các tác động môi trường, dân cư mà các điểm khai thác khoáng sản

mang lại để quy hoạch , quản lí khoanh vùng các điểm khai thác khoáng sản và khu dân vư để hạn chế thấp nhất các tác hại mà nó đem lại

- Phục hồi lại môi trường tại các điểm khai thác khoáng sản đã bị đóng cửa- Điều tra cụ thể về các loại tài nguyên khoáng sản, nước khoáng để khai thác tối

ưu, hiệu quả, tránh lãng phí- Sử dụng các công cụ khai thác ít gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến

người dân địa phương- Nghiên cứu kế hoạch, lộ trình di chuyển bãi rác thuộc thành phố Sơn Tây- nơi

tiềm tang nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước khu vực

Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn thực tập về các khoa học trái đất và đa dạng sinh học tại khu vực vườn quốc gia Ba Vì