báo cáo nghiên cứu khả thi cấp tỉnh tỉnh quảng ngãi – lần thứ nhất

121
1 UBND tnh Quảng Ngãi BKH&ĐT Ngân hàng Thế gii Dán Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên Đắk Nông, Đắk Lk, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi & Qung Nam Báo cáo Nghiên cứu Khthi cp tnh tnh Quảng Ngãi Ln thnht [Báo cáo chỉnh sa] Tháng 10/2012

Upload: lebao

Post on 08-Feb-2017

214 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

1

UBND tỉnh Quảng Ngãi Bộ KH&ĐT Ngân hàng Thế giới

Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi & Quảng Nam

Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh

tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

[Báo cáo chỉnh sửa]

Tháng 10/2012

Page 2: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

2

Lưu ý với Bản thảo 1:

Các nội dung trong Bản thảo lần 1 của Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh dựa chủ yếu vào kết

quả khảo sát lần 1 thực hiện trong thời gian từ 03-17/08/2012 tại các tỉnh vùng dự án. Trọng tâm

của Bản thảo lần 1 là xây dựng các hoạt động trong khuôn khổ từng hợp phần của Dự án để đảm

bảo đạt được mục tiêu dự kiến.

Các nội dung liên quan khác sẽ tiếp tục được xây dựng trong thời gian xây dựng Bản thảo lần 2 (từ

tháng 10 đến hết tháng 11/2012). Một số vấn đề áp dụng chung cho tất cả các tỉnh vùng dự án sẽ

được Bộ KH&ĐT và Ngân hàng Thế giới hướng dẫn.

Các phát hiện và phân tích trình bày trong Bản thảo 1 này thể hiện quan điểm của đoàn tư vấn trên

cơ sở tham vấn với các sở/ngành, các cấp chính quyền, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, và người dân;

không nhất thiết thể hiện quan điểm của UBND tỉnh, Bộ KH&ĐT, hay quan điểm của Ngân hàng

Thế giới.

Quá trình xây dựng Dự thảo Báo cáo này được thực hiện trong thời gian ngắn (kể từ sau khi kết

thúc khảo sát vào 17/08) nên các nội dung mới là sơ bộ. Báo cáo còn tiếp tục thay đổi và bổ sung. Đề

nghị không trích dẫn dưới mọi hình thức.

Page 3: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

3

Mục lục Tóm tắt Khái quát ................................................................................................. 7

Chương 1. Bối cảnh và sự cần thiết của Dự án ................................................ 8

1.1 Bối cảnh chung của Dự án ........................................................................................... 8

1.1.1 Bối cảnh quốc gia ......................................................................................................... 8

1.1.2 Bối cảnh ngành và thể chế ........................................................................................... 9

1.2 Khung chính sách chuẩn bị Dự án ............................................................................. 10

1.2.1 Khung chính sách quốc gia ........................................................................................ 10

1.2.2 Khung chính sách của tỉnh ......................................................................................... 12

1.3 Bối cảnh vùng Dự án tại tỉnh ... .................................................................................. 13

1.3.1 Khái quát về phát triển kinh tế-xã hội tại vùng Dự án ................................................ 13

1.3.2 Thực trạng nghèo tại vùng Dự án .............................................................................. 16

1.3.3 Thách thức chính và chiến lược can thiệp của Dự án ............................................... 18

1.3.3.1 Kết cấu hạ tầng yếu kém ................................................................................... 18

1.3.3.2 Cản trở phát triển sinh kế hàng hóa .................................................................. 19

1.3.3.3 Năng lực cán bộ cấp cơ sở ............................................................................... 19

1.3.3.4 Trình độ dân trí vùng dự án ............................................................................... 20

Chương 2. Mô tả Dự án .......................................................................................21

2.1 Mục tiêu và kết quả của Dự án ................................................................................... 21

2.1.1 Mục tiêu và các kết quả Dự kiến của Dự án .............................................................. 21

2.1.1.1 Mục tiêu của Dự án ............................................................................................ 21

2.1.1.2 Các kết quả dự kiến của Dự án ......................................................................... 22

2.2 Nguyên tắc và tiêu chí lựa chọn vùng dự án, đối tượng hưởng lợi ........................... 24

2.2.1 Nguyên tắc lựa chọn vùng dự án ...................................................................... 24

2.2.2 Lựa chọn đối tượng hưởng lợi trong vùng dự án .............................................. 25

2.3 Vùng Dự án và người hưởng lợi ................................................................................ 26

2.4 Các hợp phần của Dự án ........................................................................................... 32

2.4.1 Khái quát về các hợp phần của Dự án và mối quan hệ giữa các hợp phần .............. 32

2.4.1.1 Các hợp phần của Dự án .................................................................................. 32

2.4.1.2 Mối quan hệ giữa các Hợp phần ....................................................................... 33

2.4.2 Hợp phần 1: Phát triển CSHT cấp xã và thôn bản ..................................................... 35

2.4.3 Hợp phần 2: Phát triển sinh kế bền vững................................................................... 43

2.4.3.1 Tiểu hợp phần 2.1: Phát triển nông nghiệp bền vững ....................................... 43

2.4.3.2 Tiểu hợp phần 2.2: Phát triển lâm nghiệp bền vững ......................................... 61

2.4.4 Hợp phần 3: Phát triển CSHT kết nối cấp huyện ....................................................... 75

2.4.4.1 Tiểu hợp phần 3.1: Phát triển CSHT kết nối ...................................................... 75

2.4.4.2 Tiểu hợp phần 3.2: Quỹ phát triển kinh doanh và kết nối thị trường ................. 81

2.4.4.3 Tiểu hợp phần 3.3: Nâng cao năng lực thể chế để kết nối ............................... 84

2.4.5 Hợp phần 4: Quản lý Dự án ....................................................................................... 87

2.4.5.1 Tiểu hợp phần 4.1: Nâng cao năng lực ............................................................. 87

2.4.5.2 Tiểu hợp phần 4.2: Truyền thông và chia sẻ tri thức ......................................... 95

Chương 3. Quản lý và Thực hiện Dự án ..........................................................101

3.1 Cơ chế quản lý và thực hiện Dự án ......................................................................... 101

3.1.1 Các văn bản cơ sở pháp lý của quản lý dự án......................................................... 101

3.1.1.1 Văn bản về sử dụng vốn ODA ......................................................................... 101

3.1.1.2 Văn bản về quản lý xây dựng .......................................................................... 101

3.1.1.3 Các văn bản về đấu thầu, mua sắm ................................................................ 102

3.1.1.4 Văn bản về công tác quản lý tài chính ............................................................. 102

Page 4: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

4

3.1.2 Mô hình QLDA .......................................................................................................... 103

3.1.2.1 BQLDA ở cấp Tỉnh ........................................................................................... 103

3.1.2.2 BQLDA cấp Huyện ........................................................................................... 107

3.1.2.3 BQLDA cấp Xã ................................................................................................. 108

3.2 Các cơ quan phối hợp và hỗ trợ............................................................................... 110

3.3 Cơ chế Duy tu và Bảo dưỡng .................................................................................. 113

3.4 Cơ chế Giám sát và Đánh giá (M&E) ....................................................................... 114

3.4.1 Vai trò của tỉnh trong Hệ thống M&E của toàn Dự án .............................................. 114

3.4.2 Vận hành hệ thống M&E tại tỉnh ............................................................................... 115

3.4.2.1 Công tác giám sát của BQLDA Tỉnh/huyên/xã ................................................ 115

3.4.2.2 Công tác đánh giá Dự án ................................................................................. 117

3.4.2.3 Chế độ báo cáo ................................................................................................ 118

Page 5: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

5

Danh mục Bảng

Bảng 1. 1 Bảng phân tích SWOT tỉnh Quảng Ngãi. ........................................................................ 14

Bảng 1. 2 Tổng hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Quảng Ngãi tháng 12/2011 (ĐVT: %) ............... 17

Bảng 1. 3 Nguyên nhân gây nghèo của tỉnh Quảng Ngãi tháng 12/2011 (ĐVT: %) ................................. 17

Bảng 1. 4 Nguyện vọng hỗ trợ thoát nghèo tỉnh Quảng Ngãi tháng 12/2011 (ĐVT: %) ........................... 18

Bảng 2. 1 Kết quả dự kiến của Dự án .............................................................................................. 23

Bảng 2. 2 Danh sách các huyện và xã nằm trong vùng dự án .......................................................... 26

Bảng 2. 3 Diện tích đất phân theo loại và địa phương (ĐVT: ha) .................................................... 27

Bảng 2.4 Dân số tại vùng dự án năm 2011 ...................................................................................... 29

Bảng 2. 5 Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 theo huyện (ĐVT: Triệu đồng) ...................... 31

Bảng 2. 6 Xếp hạng các loại cây trồng quan trọng theo giá trị kinh tế tại ba huyện ........................ 32

Bảng 2. 7 Tình hình chăn nuôi năm 2011 theo huyện ...................................................................... 32

Bảng 2. 8 Tổng hợp đề xuất phát triển CSHT từ 03 xã mẫu ............................................................ 39

Bảng 2. 9 Hoạt động hỗ trợ phát triển sinh kế mới .......................................................................... 48

Bảng 2. 11 Đặc điểm của mô hình quản lý rừng cộng đồng ............................................................ 61

Bảng 2. 12 Các bước thực hiện quy trình giao rừng cho cộng đồng quản lý ................................... 65

Bảng 2. 13 Rủi ro và biện pháp giảm thiểu khi giao đất rừng cho cộng đồng quản lý .................... 68

Bảng 2. 14 Quy định về gỗ và các sản phẩm gỗ được phép mua bán ơ EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản . 69

Bảng 2. 15 Các chứng chỉ phổ biến về rừng .................................................................................... 72

Bảng 2. 16 Danh mục dự kiến đầu tư CSHT kết nối cấp huyện trong hợp phần 3 .......................... 78

Bảng 2. 17 Trọng tâm Nâng cao năng lực cán bộ quản lý Dự án cấp Tỉnh ..................................... 89

Bảng 2. 18 Trọng tâm Nâng cao năng lực cán bộ quản lý Dự án cấp Huyện .................................. 91

Bảng 2. 19 Trọng tâm Nâng cao năng lực cán bộ quản lý Dự án cấp xã ......................................... 93

Bảng 2. 20 Hoạt động hỗ trợ truyền thông và chia sẻ nhận thức ..................................................... 99

Bảng 3. 1 Ưu và nhược điểm của Cơ cấu QLDA có và không có BCD DA tỉnh .......................... 103

Bảng 3. 2 Các báo cáo theo thời gian và cấp/cơ quan lập .............................................................. 118

Page 6: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

6

Danh mục Hình

Hình 1. 1 GDP của tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2005 – 2011 và kế hoạch đến năm 2015 ................... 13

Hình 1.2 Cơ cấu kinh tế qua các năm .............................................................................................. 13

Hình 1.3 Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế qua các năm ......................... 14

Hình 1. 4 Tỷ lệ đói nghèo của tỉnh qua các năm .............................................................................. 17

Hình 2. 1 Diện tích đất tự nhiên phân theo loại hình đất và khu vực (ĐVT: %) .............................. 28

Hình 2. 3 Dân số phân theo nhóm dân tộc năm 2011 tại ba huyện vùng dự án (ĐVT: %) .............. 29

Hình 2. 3 Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 (ĐVT: %) ................................................................................ 30

Hình 2. 5 Mối quan hệ bổ trợ giữa các hoạt động của Dự án ........................................................... 34

Hình 3. 1 Sơ đồ QLDA cấp tỉnh ..................................................................................................... 104

Hình 3. 2 Sơ đồ QLDA cấp huyện ................................................................................................. 107

Hình 3. 3 Sơ đồ QLDA cấp xã ....................................................................................................... 108

Danh mục Hộp

Hộp 2.1 Thông tin khái quát về các huyện thuộc vùng dự án .......................................................... 26

Hộp 2. 2 Thông tin khái quát về ba nhóm dân tộc thiểu số tại ba huyện vùng dự án ...................... 30

Hộp 2. 3 Quản lý rừng cộng đồng trong Dự án KfW6 tại Quảng Ngãi ........................................... 63

Page 7: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

7

Tóm tắt Khái quát

Tên dự án

Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên tại tỉnh Quảng Ngãi.

Mục tiêu phát triển dự án (PDO)

Mục tiêu phát triển của dự án là: nâng cao cơ hội sinh kế cho các hộ gia đình và

cộng đồng nghèo tại các huyện vùng dự án của tỉnh Quảng Ngãi.

Thời gian thực hiện

Thời gian thực hiện dự kiến – 6 Năm (2013 đến 2018).

Địa bàn dự án

Tại tỉnh Quảng Ngãi bao gồm ba huyện: huyện Sơn Hà, huyện Sơn Tây, huyện Ba

Tơ được chọn vào vùng dự án. Các huyện này được chọn dựa trên tỷ lệ nghèo trung

bình của huyện. So với mức trung bình của tỉnh, đây đều là những huyện nghèo

nhất.

Dự trù kinh phí dự án

Dự án Giảm nghèo Khu vực Tây nguyên tại 6 tỉnh có kinh phí dự kiến là 150 triệu

USD từ nguồn vốn vay IDA, chưa bao gồm vốn đối ứng của Chính phủ.

Theo dự kiến, Dự án tại tỉnh Quảng Ngãi được phân bổ tổng kinh phí là … triệu

US$.

Các hợp phần dự án và dự kiến tỷ lệ vốn của hợp phần

Nội dung của Dự án và tỷ lệ phân bổ vốn cho từng hợp phần (trên cơ sở tổng nguồn

vốn phân bổ cho tỉnh) dự kiến như sau:

Hợp phần 1 Phát triển CSHT cấp xã và thôn/bản 30%

Hợp phần 2 Phát triển sinh kế bền vững 30%

Hợp phần 3 Phát triển CSHT kết nối 30%

Hợp phần 4 Quản lý Dự án 10%

Page 8: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

8

Chương 1. Bối cảnh và sự cần thiết của Dự án

1.1 Bối cảnh chung của Dự án

1.1.1 Bối cảnh quốc gia

Việt Nam đã đạt được những thành tựu giảm nghèo đáng kể trong 15 năm qua trên tất cả

các mặt của đời sống xã hội. Tăng trưởng kinh tế bền vững và trên diện rộng được xem là

một thành công của Việt Nam. Những thành tựu đạt được trong thập kỉ 90 là kết quả của

những chính sách định hướng thị trường giúp tạo ra các cơ hội cho người nghèo. Bên cạnh

đó những cải cách kinh tế đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân

và cải thiện đáng kể những cơ hội tiếp cận với giáo dục cơ sở và các dịch vụ chăm sóc y tế

khi so sánh với các nước có mức độ phát triển tương đương. Những động lực phát triển từ

những cải cách này được tiếp tục duy trì trong những năm đầu thế kỉ 21 và tốc độ tăng

trưởng vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao. Những chương trình hỗ trợ người nghèo ngày càng

đa dạng nhằm hỗ trợ giải quyết những nhu cầu ngày càng đa dạng của khu vực nông thôn

và nhiều chương trình, sáng kiến giảm nghèo đã được triển khai nhằm làm giảm chênh

lệch giữa các vùng, khu vực kinh tế.

Những nỗ lực giảm nghèo của chính phủ đã có thể kể đến những chương trình mục tiêu

giảm nghèo quốc gia và những chính sách có liên quan nhằm cải thiện điều kiện sống của

đồng bào dân tộc thiểu số. Các chương trình đã được triển khai để cải thiện tính tổn thương

ngày càng tăng của hộ gia đình như Chương Trình Xóa Đói Giảm Nghèo (HEPR), bảo

hiểm y tế dành cho người nghèo và trợ cấp xã hội hàng tháng dành cho những đối tượng

khó khăn nhất theo Nghị Định 67. Luật Ngân sách mới có hiệu lực từ năm 2004 hỗ trợ tích

cực quá trình phân cấp, 45% những chi tiêu công được thực hiện ở cấp tỉnh và các cấp thấp

hơn. Những khoản trợ cấp dành cho các tỉnh nghèo được áp dụng nhằm đảm bảo những

tỉnh có điều kiện khó khăn hơn cũng được nhận những khoản ngân sách vốn và chi phí tái

diễn định kì tương đương với các tỉnh có điều kiện tốt hơn. Đối với một số tỉnh nghèo nhất,

các khoản trợ cấp này từ ngân sách quốc gia chiếm hơn 90% tổng ngân sách của tỉnh.

Mặc dù những thành tựu của Việt Nam trong công cuộc giảm nghèo là rất đáng ghi nhận,

nghèo đói vẫn là một vấn đề thách thức ngày càng tăng đối với nhóm dân tộc thiểu số.

Những bằng chứng gần đây chỉ ra rằng tốc độ giảm nghèo chung đã có xu hướng chậm lại

và khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng tăng ở cấp hộ gia đình giữa nông thôn và thành

thị cũng như khoảng cách giữa những khu vực kinh tế khác nhau trên cả nước. Mặc dù tỉ lệ

nghèo trung bình chung cả nước ở mức 14,5%, tỉ lệ nghèo thành thị và tỉ lệ nghèo của khu

vực nông thôn chênh lệch nhau rất lớn (lần lượt ở mức 4% và 18,7%). Đáng chú ý, trong

khi tỉ lệ nghèo của nhóm dân tộc Kinh, Hoa chỉ ở mức 9% trong năm 2008, 50% các nhóm

dân tộc thiểu số sống dưới chuẩn nghèo. Tính đến năm 2010, dân tộc thiểu số chiếm 65%

trong phân vị trợ cấp nghèo nhất, tỉ lệ này năm 2006 là 53% mặc dù nhóm dân tộc thiểu số

chỉ chiếm 15% tổng dân số.1Do đó, nếu đời sống của dân tộc thiểu số không được cải thiện

đáng kể trong thời gian tới, nghèo đói của dân tộc thiểu số sẽ vẫn mãi là một thách thức lớn

trong tương lai.

Tốc độ giảm nghèo chậm hơn đối với nhóm dân tộc thiểu số cũng được thể hiện trong các

thước đo phi thu nhập khác. Mặc dù trình độ học vấn được cải thiện, trong năm 2008, 45%

chủ hộ là người dân tộc thiểu số vẫn chưa tốt nghiệp tiểu học (tỉ lệ này trong nhóm Kinh và

Hoa chỉ chiếm 25%), và chưa đến 10% chủ hộ dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp THPT hay

Đại Học. Với những hạn chế về trình độ học vấn như vậy, phần lớn các thành viên trong hộ

gia đình dân tộc thiểu số làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và những công việc không

1 Tất cả dữ liệu trích dẫn từ kết quả điều tra Mức Sống Hộ Gia Đình 2008.

Page 9: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

9

đòi hỏi lao động có kỹ năng cao. Thực tế này hoàn toàn trái ngược với nhóm dân tộc Kinh/

Hoa vì nhóm đối tượng này đang dần chuyển dịch từ các việc làm trong nông nghiệp sang

lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đòi hỏi có kỹ năng cao hơn và được trả lương tốt hơn.

Theo Điều Tra Mức Sống Hộ Gia Đình năm 2008, 83% người lao động dân tộc thiểu số trả

lời rằng nông nghiệp là ngành lao động chính của mình, trong khi số liệu này trong nhóm

Kinh và Hoa chỉ ở mức 44%. Những cải thiện về dinh dưỡng cũng không giống nhau ở các

nhóm dân tộc. Trong năm 2010, khoảng 37% trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi bị suy

dinh dưỡng, so với tỉ lệ 22% của nhóm dân tộc Kinh.

Khi xem xét đến sở hữu đất đai, sở hữu tài sản và tiếp cận với các dịch vụ công thiết yếu

như nước sạch và điện, dân tộc thiểu số rõ ràng đang bị tụt hậu rất nhiều. Trong thực tế,

tổng mức sở hữu quyền sử dụng đất của nhóm dân tộc thiểu số nhiều hơn so với nhóm đa

số, tuy nhiên khi xem xét đến giá trị và chất lượng đất, nhóm thiểu số có xu hướng không

được sở hữu những mảnh đất tốt nhất. Mặc dù có sở hữu đất lâm nghiệp, nhóm này chỉ sở

hữu đất với vai trò là người trông coi, canh giữ và không có khả năng khai thác hết tiềm

năng của đất cho các mục đích thương mại. Bên cạnh đó, đất đai mà họ sở hữu còn phụ

thuộc rất nhiều vào những tác động và những cú sốc do thiên nhiên gây ra, có thể ảnh

hưởng rất tiêu cực đến sinh kế truyền thống của nhóm thiểu số. Những phân tích về chiến

lược sinh kế của nhóm thiểu số sống ở các xã đặc biệt khó khăn cho thấy nhóm đối tượng

này thường ít di chuyển nhất và do đó ít hòa nhập và tham gia vào thị trường lao động hơn

so với các nhóm đa số sống gần đó, do đó nhóm DTTS ít có cơ hội tham gia vào các hoạt

động nông nghiệp và ít tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có giá trị và lợi nhuận cao.2 Bên

cạnh đó, phân phối lợi ích của nhóm dân tộc thiểu số cải thiện chậm hơn so với trung bình

chung toàn dân số và nhóm này vẫn tập trung rất nhiều xoay quanh chuẩn nghèo đói. Vì

vậy, có một tỉ lệ đáng kể các hộ gia đình dân tộc thiểu số đang trong nguy cơ tái nghèo do

những cú shock về tài chính, điều kiện thiên nhiên không thuận lợi hay do những biến

động về giá cả hàng tiêu dùng ,những dịch bệnh trong chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp.

1.1.2 Bối cảnh ngành và thể chế

Những chính sách, chiến lược và chương trình giảm nghèo dành cho DTTS vẫn là một

trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ.3 Trong khi tình trạng của các nhóm DTTS là

rất khác nhau trên góc độ các thách thức mà họ phải đối mặt cũng như tình trạng kinh tế,

những phân tích gần đây chỉ ra bốn rào cản chung trong việc cải thiện đời sống của nhóm

đối tượng này: sự tiếp cận với đất kém chất lượng hơn, quyền đối với các nguồn lực thiên

nhiên không được đảm bảo, trình độ học vấn thấp hơn, và những rào cản văn hóa.4 Rào cản

thứ ba và bốn đã tạo ra những tác động tiêu cực đối với khả năng tiếp cận thị trường và

dịch vụ và khả năng di chuyển trong cộng đồng xã hội.

Hiện tượng ‘nghèo dai dẳng mặc dù những thành tựu tăng trưởng’ thực sự là một nghịch lý

trong các nhóm DTTS ở khu vực Tây Nguyên của Việt Nam. Khoảng 73.6 % DTTS ở Tây

Nguyên đang sống dưới chuẩn nghèo của TCTK và NHTG, tình trạng nghèo của nhóm này

được xem là một trong những điểm nóng nhất của Việt Nam. Bên cạnh đó, vùng Tây

Nguyên được xếp là một trong những khu vực có chênh lệch thu nhập cao nhất cả nước.

Theo số liệu Điều Tra Mức Sống Hộ Gia Đình và Điều tra Dinh dưỡng quốc gia, Vùng Tây

Nguyên có tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng về chiều cao so với tuổi và cân nặng so với tuổi

đáng lo ngại nhất cả nước. Khu vực này cũng có tỉ lệ nhập học tiểu học thấp nhất cả nước

và chỉ có ít hơn một nửa trẻ em trong độ tuổi đang học THCS. Rất nhiều hộ gia đình DTTS

tham gia vào các công việc bấp bênh hay làm nhiều công việc khác nhau, tình trạng nợ nần

thường xuyên tiếp diễn. Tuy nhiên, tất cả những thực trạng này đang diễn ra tại một khu

2 Nghèo của dân tộc thiểu số ở Việt Nam: Thực trạng và thích thức tại các xã thuộc chương trình 135 giai đoạn II,2006-2007 (2011) 3 Như được trình bày trong rất nhiều chương trình mục tiêu quốc gia dành cho DTTS, gần đây nhất là chương trình 135 4 Phân tích của Ngân Hàng Thế Giới về Xã hội, Dân tộc và phát triển tại Việt nam (2009) và Trung Tâm nghiên cứu Nghèo (2010)

Page 10: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

10

vực mà tốc độ tăng trưởng kinh tế cao gấp đôi trung bình chung cả nước (ở mức 12%)

trong hơn 10 năm qua. Cũng tại khu vực này, nhiều ngành kinh tế đã đạt được những tăng

trưởng mạnh (du lịch, khai khoáng, cà phê, cây công nghiệp và làm vườn), giúp tạo ra

nhiều cơ hội việc làm tại địa phương.5 Khu vực này cũng nằm gần các trung tâm tăng

trưởng kinh tế vùng duyên hải miền trung (Đà Nẵng, Nha Trang), điều này giúp tạo ra

nhiều cơ hội cho vùng.

Nỗ lực nhằm kết hợp giữa tăng trưởng và giảm nghèo tại khu vực Tây Nguyên rất phù hợp

với bối cảnh của một số chương trình và chiến lược của chính phủ Việt Nam. Nghị quyết

80 của Chính Phủ ban hành năm 2010 đã cung cấp một khung pháp lý chung cho giảm

nghèo bền vững, chương trình này được điều phối bởi Bộ Lao Động Thương Binh và Xã

Hội. Những nội dung chi tiết của khung pháp lý này hiện vẫn đang được biên soạn. Theo

dự kiến, chương trình sẽ hỗ trợ cho hơn 62 huyện ở Việt Nam (chương trình 30A). Ủy Ban

Dân Tộc gần đây cũng đề xuất một chương trình đầu tư cho các xã nghèo nhất tại khu vực

nhiều đồng bào DTTS sinh sống, chương trình này là bước nối tiếp của những hỗ trợ của

Ngân Hàng Thế Giới cho chương trình 135 giai đoạn II. Đồng thời, Bộ NN&PTNT hiện

đang điều phối chương trình Nông Thôn Mới trong đó đề ra những tiêu chí về phát triển hạ

tầng cơ sở và tiếp cận với dịch vụ công tại các xã thuộc khu vực nông thôn Việt Nam.

Những hỗ trợ đa ngành cho giảm nghèo nông thôn Việt Nam dành cho DTTS và các xã

nghèo cho thấy cơ hội cho dự án này có thể phối hợp với các chương trình giảm nghèo

khác trong khu vực nhằm đạt được kết quả đáng kể hơn.

Mặc dù có rất nhiều nỗ lực giảm nghèo, những khoảng cách và chênh lệch vẫn tồn tại.

Khoảng cách thứ nhất liên quan đến mức độ và ‘chất lượng’ của sự tham gia của các nhóm

DTTS bản địa trong quá trình ra quyết định trong các hỗ trợ phát triển tại địa phương. Điều

này một phần xuất phát từ những đặc trưng nhân khẩu học của khu vực Tây Nguyên với sự

đa dạng về các dân tộc cùng sinh sống bao gồm người Kinh, những nhóm DTTS nhập cư

và những hộ DTTS bản địa, trong đó các nhóm DTTS bản địa thường không được đại diện

và tham gia trong các cấp chính quyền xã. Dự án sẽ hướng đến tăng cường tiếng nói và

‘chất lượng’ của sự tham gia của nhóm đối tượng này trong quá trình phát triển tại địa

phương. Khoảng cách thứ hai là những hạn chế trong việc phối kết hợp giữa các chương

trình hỗ trợ trong việc nâng cấp và cải thiện hạ tầng cơ sở, tăng cường và phát triển sinh

kế. Dự án sẽ nhằm mục tiêu tạo ra sự phối hợp và liên kết đó, đồng thời huy động sự tham

gia của thanh niên địa phương và những đối tượng khác trong quá trình xây dựng, nâng cấp

v à duy tu bảo dưỡng, khuyến khích sự tham gia lâu dài của họ trong thị trường xây dựng

và các dịch vụ phát triển cơ sở hạ tầng. Khoảng cách thứ 3 liên quan đến ‘kết nối’ lỏng lẻo

giữa các cộng đồng DTTS và các trung tâm kinh tế trong vùng. Những kết nối địa lý thông

qua các con đường và các kết nối giao thông vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, điều quan trọng

hơn là những hình thức liên kết kinh tế xã hội khác thông qua thị trường, chuỗi cung ứng

sản phẩm và những cơ chế khác vẫn còn yếu. Dự án sẽ hướng đến tăng cường các liên kết

này thay vì giải quyết vấn đề nghèo đói thông qua các can thiệp rời rạc.

1.2 Khung chính sách chuẩn bị Dự án

1.2.1 Khung chính sách quốc gia

Ở góc độ quốc gia, khung chính sách chủ chốt cho xây dựng Dự án gồm:

5 Một số ngành (bao gồm làm vườn và trồng cà phê) đang phải đối mặt với vấn đề trong tuyển dụng và giữ lao động địa phương và đang

ngày càng trở nên phụ thuộc vào lao động nhập cư từ vùng duyên hải miền trung và miền núi phía Bắc. Điều này thể hiện một sự thiếu hụt, hoặc trong kĩ năng hoặc trong sự sẵn có lao động theo mùa, giữa các nhóm DTTS tại địa phương và nhu cầu lao động; hoặc có

những nhân tố khác giúp giải thích cho sự tham gia hạn chế của người DTTS trong các phân đoạn thị trường lao động mặc dù mức thù

lao đang ngày càng tăng.

Page 11: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

11

Chiến lược Phát triển KT-XH 2011-2020 (và đi kèm là Kế hoạch 5 năm Phát triển KT-XH

2011-2015) xác định:6

“Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công

bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế-

xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi

khí hậu”.

Riêng đối với các vấn đề sinh kế theo dự kiến tác động của Dự án, chiến lược xác định rõ

“Gắn kết chặt chẽ, hài hoà lợi ích giữa người sản xuất, người chế biến và người tiêu thụ,

giữa việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ với tổ chức sản xuất, giữa phát triển nông nghiệp

với xây dựng nông thôn mới. Đổi mới cơ bản phương thức tổ chức kinh doanh nông sản

[...]; bảo đảm phân phối lợi ích hợp lý trong từng công đoạn từ sản xuất đến tiêu dùng [...].

Trên cơ sở quy hoạch vùng, bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ và giống phù hợp với

nhu cầu thị trường và giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh [...]. Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ

khoa học và công nghệ hiện đại trong sản xuất, chế biến, bảo quản [...], tăng nhanh giá trị

gia tăng trên một đơn vị đất canh tác.”

Đối với vùng miền núi, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, Chiến lược nêu rõ:

“Phát triển giao thông nông thôn, bảo đảm đường ô tô tới các xã thông suốt bốn mùa và

từng bước có đường ô tô đến thôn, bản. Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, nâng cao thu

nhập, không ngừng cải thiện đời sống và chất lượng dân số của đồng bào các dân tộc thiểu

số. Đổi mới căn bản tổ chức quản lý nông, lâm trường quốc doanh”

Chiến lược Phát triển Bền vững của Việt Nam 2011-2020 (theo Quyết định 432/QĐ-TTg,

ngày 12/4/2012) quy định quan điểm phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững:

“Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp [...], phát huy thế mạnh của từng vùng; phát triển sản

xuất nông sản hàng hóa có chất lượng và hiệu quả; gắn sản xuất với thị trường trong nước

và thị trường quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên (đất đai, nước, rừng, lao

động và nguồn vốn); nâng cao thu nhập trên một đơn vị hecta đất canh tác, trên một ngày

công lao động; cải thiện đời sống của nông dân; phát triển bền vững các làng nghề. Đẩy

nhanh áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản

[...]. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nông, lâm, ngư nghiệp trong từng vùng kinh

tế và liên vùng theo hướng phát triển bền vững, gắn sản xuất với thị trường, gắn vùng

nguyên liệu với công nghiệp chế biến”.

Nghị quyết 80/NQ-CP về Giảm nghèo bền vững

Xác định nội dung chủ đạo cho cả giai đoạn 10 năm tới là cải thiện và từng bước nâng cao

điều kiện sống của người nghèo, trước hết là khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc

thiểu số; tạo chuyển biến mạnh mẽ và toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách

chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư.

NQ 80 hướng đến đối tượng là người nghèo, hộ nghèo trên cả nước đang sinh sống ở

huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi.

Theo NQ 80, Mục tiêu giảm nghèo được đặt ra là trong 10 năm tới, thu nhập bình quân đầu

người của các hộ nghèo tăng 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%/năm (riêng các

huyện, xã nghèo giảm 4%/năm) theo chuẩn nghèo từng giai đoạn.

Để đạt được mục tiêu nói trên, NQ 80 quy định các chương trình giảm nghèo sẽ tiếp tục

thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung như hỗ trợ sản xuất, học nghề, tạo việc

làm, giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nhà ở, hỗ trợ pháp lý... Các chính sách đặc thù về giảm

nghèo sẽ được các bộ, ngành rà soát và đưa vào hệ thống chính sách thường xuyên của

mình để đảm bảo các hỗ trợ cần thiết và được thiết kế đồng bộ, đáp ứng đúng nhu cầu của

người nghèo. Nguồn lực từ các chính sách, chương trình giảm nghèo cũng như các chương

6 Theo Văn kiện Đại hội Đảng XI, công bố theo công văn 362-CV/VPTW, ngày 17/03/2011.

Page 12: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

12

trình mục tiêu quốc gia và dự án ODA sẽ tập trung đầu tư cho các địa bàn nghèo nhất của

cả nước để đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo ở các khu vực này.

Chương trình Mục tiêu Quốc gia (NTP) về xây dựng Nông thôn mới, giai đoạn 2012-2010

(ban hành theo Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010).

Đây là NTP có tính chất bao trùm các lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông thôn

của Việt Nam trong 10 năm tới và là chương trình có ý nghĩa kinh tế-xã hội đặc biệt quan

trọng nên có sự chỉ đạo trực tiếp từ Bộ Chính trị, Chính phủ, và sự tham gia của hầu hết

các bộ/ngành của Việt Nam. Với tính chất và phạm vi của Chương trình NTM, hầu hết

cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đều hướng các nỗ lực hỗ trợ phát triển cho Việt Nam

trong thời gian tới để thúc đẩy thực hiện NTM.

Trong khuôn khổ của Dự án này, các nội dung số 2 “Phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội”; nội

dung 3 “Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập”, nội dung 4 “Giảm

nghèo và an sinh xã hội”, nội dung 5 “Đổi mới và phát triển các hình thức sản xuất có hiệu

quả ở nông thôn” (trong số 11 nội dung của Chương trình) là những trọng tâm mà Dự án

hướng đến hỗ trợ.

1.2.2 Khung chính sách của tỉnh

Ở góc độ tỉnh, khung chính sách cho xây dựng Dự án gồm:

Các chủ trương của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh trong việc triển khai các khung chính

sách quốc gia (nêu ở trên)

Kế hoạch Phát triển KT-XH của tỉnh 2011-2015, trong đó xác định:

Về mục tiêu phát triển chung:

“Khai thác có hiệu quả các nguồn lực của địa phương, tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên

ngoài, mở rộng quan hệ hợp tác với các tỉnh trong cả nước và các nước trong khu vực để

phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như lọc, hoá dầu, cán thép, công nghiệp chế biến,

công nghiệp hàng tiêu dùng. Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân 14% giai

đoạn 2011 - 2015; và khoảng 12 - 13%/năm giai đoạn 2016 – 2020”

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

“Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng

nông nghiệp trong GDP. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đạt khoảng 85 - 90% vào năm

2015 và trên 90% năm 2020”

Về phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn:

“Tập trung đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng vùng nông thôn nhằm

đảm bảo đến năm 2020 có 100% đường giao thông đến các xã và được nhựa hoá, 20 - 30%

đường đến các thôn bản được kiên cố hóa. [...] 100% dân cư được sử dụng điện lưới quốc

gia, 98% dân cư được dùng nước sạch hợp vệ sinh, 100% dân cư được chăm sóc sức khoẻ

ban đầu, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn dưới 5%.”

Về xóa đói, giảm nghèo

“Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là công tác xóa đói, giảm

nghèo, tạo việc làm. Triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tại 6

huyện miền núi của tỉnh theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Tiếp tục thực hiện có hiệu

quả các Chương trình mục tiêu Quốc gia, các chương trình, dự án và các giải pháp, chính

sách an sinh xã hội đã ban hành để hỗ trợ sản xuất, ổn định đời sống đối với người nghèo,

đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, vùng bị thiên tai. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo

theo chuẩn Quốc gia còn dưới 15% trên tổng số hộ dân cư.”

Page 13: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

13

1.3 Bối cảnh vùng Dự án tại tỉnh Quảng Ngãi

1.3.1 Khái quát về phát triển kinh tế-xã hội tại vùng Dự án

Kinh tế Quảng Ngãi liên tục tăng trưởng trong suốt những năm qua. Nếu GDP tính theo giá

so sánh năm 1994 chỉ đạt khoảng hơn 209 triệu USD năm 2005 thì đến năm 2011 GDP của

tỉnh đã vượt ngưỡng 523 triệu USD (xem Hình 1. 1).

Hình 1. 1 GDP của tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2005 – 2011 và kế hoạch đến năm 2015 (ĐVT: Triệu USD)

Nguồn: BCB Dự án Giảm nghèo vùng Tây Nguyên, tỉnh Quảng Ngãi.

Ghi chú: GDP tính theo giá so sánh năm 1994. Số liệu từ năm 2012 đến 2015 là kế hoạch của tỉnh. Tỷ giá

quy đổi là tỷ giá trung bình giai đoạn năm 2005 – 2011 tổng hợp từ nguồn của Reuters7.

Như vậy, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh trong giai đoạn 2005-2011 khoảng

16,5%/năm. Tỉnh phấn đấu trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2015 sẽ đạt tốc độ tăng trưởng

khoảng 14%. Đây là tốc độ tăng trưởng thấp hơn giai đoạn trước nhưng là một mục tiêu

không dễ đạt được trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay, đòi hỏi phải có nhiều nỗ lực.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp thủy sản,

tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp. Năm 2005, tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp, công

nghiệp xây dựng và dịch vụ tương ứng là 37,7%; 28% và 34,2% thì đến năm 2011, các tỷ

lệ này là 18,6%; 52,7% và 28,7%. Hình 1.2 cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các

năm.

Hình 1.2 Cơ cấu kinh tế qua các năm (ĐVT: %)

Nguồn: Tổng hợp từ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 đến2020

và tầm nhìn đến năm 2025 và số liệu BCB Dự án giảm nghèo Vùng Tây Nguyên cung cấp.

Ghi chú: Cơ cấu kinh tế tính theo giá so sánh năm 1994. Số liệu từ năm 2012 đến 2015 là kế hoạch của tỉnh.

7 1USD = 17,784 VND

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1,000

2005 2006 2007 2008 2011 2012-KH 2013-KH 2014-KH 2015-KH

Thương nghiệp - dịch vụ Công nghiệp - xây dựng Nông lâm nghiệp và thuỷ sản

0

10

20

30

40

50

60

2005 2006 2007 2008 2011 2012 - KH 2013 - KH 2014 - KH 2015 - KH

Nông lâm nghiệp và thuỷ sản Thương nghiệp - dịch vụ Công nghiệp xây dựng

Page 14: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

14

Với tốc độ tăng trường vượt trội, công nghiệp - xây dựng đã nhanh chóng đóng vai trò chủ

đạo trong cơ cấu kinh tế của Quảng Ngãi, chiếm hơn 50% GDP. Tuy vậy, nông lâm thủy

sản vẫn giữ vai trò quan trọng trong an ninh lương thực, sinh kế, đặc biệt là đối với các hộ

nghèo, người lao động chưa thể chuyển đổi ngành nghề. Tỷ lệ người lao động trong độ tuổi

làm việc hoạt động lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp vẫn chiếm tới 69,6%8. Việc tiếp tục ứng

dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa, phù hợp với

điều kiện tự nhiên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và sự phát triển ổn định trong

thời gian tới.

Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh đã tăng lên đáng kể từ khoảng gần 19 USD/tháng

năm 2005 đến hơn 51 USD/tháng năm 2010. Tuy nhiên, có khoảng cách lớn về thu nhập

giữa 20% nhóm thu nhập cao nhất và 20% nhóm thu nhập thấp nhất. Khoảng cách này có

xu hướng ngày càng tăng (xem Hình 1.3).

Hình 1.3 Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế qua các năm (ĐVT: USD)

Nguồn: BCB Dự án Giảm nghèo vùng Tây Nguyên, tỉnh Quảng Ngãi.

Ghi chú: Tỷ giá quy đổi là tỷ giá trung bình giai đoạn 2005 – 2011.

Khó khăn và thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quảng Ngãi đã bước đầu chuyển sang cơ cấu kinh tế hiện đại với công nghiệp –

xây dựng đóng vai trò lớn nhưng sự phát triển của Quảng Ngãi còn nhiều hạn chế. Phát

triển kinh tế cần được gắn chặt với cải thiện đời sống của người dân. Sự gia tăng khoảng

cách về thu nhập giữa các nhóm người cho thấy việc quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội

gắn liền với tăng trưởng kinh tế là hết sức cần thiết. Bảng 1. 1 sau xác định cơ hội, thách

thức, điểm mạnh và điểm yếu của tỉnh Quảng Ngãi.

Bảng 1. 1 Bảng phân tích SWOT tỉnh Quảng Ngãi.

Cơ hội

Nền kinh tế Việt Nam tương đối ổn định và

đang trong xu hướng phục hồi cùng với quá

trình phát triển hợp tác quốc tế.

Quảng Ngãi nhận được nhiều sự quan tâm

của Chính phủ trong phát triển địa phương

Là một trong những tỉnh thường xuyên nhận

được hỗ trợ từ các dự án trong nước và quốc

tế.

Thách thức

Nền kinh tế Việt Nam và thế giới vẫn đang

phải đối mặt với không ít nguy cơ mất ổn

định, suy giảm kinh tế.

Áp lực cạnh tranh ngày càng lớn trên cả thị

trường nội địa và quốc tế.

Việt Nam bước vào ngưỡng phát triển của

nhóm nước có thu nhập trung bình thấp, hỗ

trợ ODA đối với Việt Nam nói chung, tỉnh

Quảng Ngãi nói riêng sẽ giảm

Điểm mạnh

Hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng được

Điểm yếu

Địa hình khá phức tạp.

8 Số liệu do BCB Dự án Giảm nghèo vùng Tây Nguyên cung cấp

0

20

40

60

80

100

120

140

2005 2006 2010

Nhom 5 Nhóm 1

Page 15: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

15

hoàn thiện

Vị trí địa lý thuận lợi cho mở rộng thị trường

tiêu thụ và liên kết kinh tế như nằm trên

tuyến hành lang kinh tế quốc lộ 1A, gần với

Đà Nẵng có nhiều tuyến đường thủy qua

cảng Dung Quất và Sa Kỳ.

Lợi thế trong phát triển kinh tế biển với khu

kinh tế tổng hợp Dung Quất và các ngành

kinh tế mũi nhọn như lọc hóa dầu, cán thép,

công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu

dùng.

Tiềm năng quỹ đất để phát triển nông nghiệp

còn khá lớn.

Chất lượng cán bộ địa phương ngày càng cao

Thời tiết khắc nghiệt (mùa mưa úng lụt,

mùa khô thiếu nước)

Hạ tầng còn yếu

Thiếu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế.

Nguồn nhân lực trình độ còn thấp. Đội ngũ

cán bộ khoa học kỹ thuật ít.

Năng lực quản lý của cán bộ ở địa phương

còn hạn chế

Bảng trên cho thấy dù có thuận lợi nhưng Quảng Ngãi đang phải đối mặt với không ít

thách thức. Kinh tế Việt nam còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ, áp lực cạnh tranh ngày

càng gay gắt cùng sự cắt giảm hỗ trợ từ các nhà tài trợ đang là những thách thức lớn của

Quảng Ngãi.

Để phát triển bền vững, tỉnh Quảng Ngãi cần khắc phục những điểm yếu còn tồn tại trong

đó có cơ sở hạ tầng lạc hậu, trình độ của người lao động và năng lực quản lý ở một số địa

phương còn thấp. Theo thống kê mới nhất của tỉnh Quảng Ngãi, cơ sở hạ tầng cứng của

Quảng Ngãi còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết trong đó có vấn đề giao thông, thủy lợi. Tỷ

lệ đường trục thôn được cứng hóa, đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa, tỷ

lệ đường trục chính nội đồng được cứng hóa đều dưới 30%. 12 trên tổng số 14 huyện/thành

phố có hệ thống thủy lợi cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và dân sinh9. Trình độ

lao động của tỉnh nhìn chung thấp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ đạt 24,3%. 8 trên 14

huyện/TP chưa đạt chuẩn nông thôn mới về phổ cập giáo dục trung học. 13 trên 14

huyện/TP chưa đạt chuẩn nông thôn mới về trình độ cán bộ xã.

Với bốn hợp phần liên quan đến hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng (bao gồm cả hạ tầng “cứng”

và “mềm” gắn với dạy nghề và tạo việc làm, nâng cao năng lực quản lý dự án), Dự án

Giảm nghèo sẽ góp phần vào việc khắc phục các điểm yếu trên của tỉnh Quảng Ngãi trong

quá trình phát triển.

Định hướng phát triển trong thời gian tới

Quy hoạch tổng thể tỉnh Quảng Ngãi xác định rõ đến năm 2025, Quảng Ngãi phấn đấu trở

thành một tỉnh có công nghiệp phát triển và dịch vụ phát triển khá. Tỷ trọng công nghiệp

và dịch vụ trong GDP chiếm trên 90%, tỷ lệ đô thị hóa trên 35%. Phát triển đồng bộ, hài

hoà giữa các ngành và các lãnh thổ trên địa bàn tỉnh lấy 4 lãnh thổ làm trọng điểm (KKT

Dung Quất ở phía Bắc, thành phố Quảng Ngãi ở trung tâm, Thị xã Đức Phổ ở phía Nam và

huyện Sơn Hà). Thu nhập bình quân đầu người tính theo GDP trên 6.000 USD, năng suất

lao động bình quân năm khoảng 8.000 – 8.500 USD, xấp xỉ bằng năng suất lao động bình

quân toàn quốc. Các vấn đề xã hội được giải quyết cơ bản, chất lượng cuộc sống của dân

cư trên địa bàn tỉnh được nâng cao, giải quyết cơ bản số hộ nghèo tại các xã miền núi, bãi

ngang ven biển và hải đảo (Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi

giai đoạn 2011 đến 2020 và tầm nhìn đến 2025).

Trong giai đoạn 2011 đến 2015, tỉnh phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng 14%/năm và 12-

13%/năm giai đoạn 2016 – 2020. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp

và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong GDP. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đạt

khoảng 85% - 90% vào năm 2015 và trên 90% năm 2020. Đến năm 2020 tỷ trọng dịch vụ

9 Số liệu tổng hợp từ thống kê do BCB Dự án giảm nghèo Vùng Tây Nguyên cung cấp.

Page 16: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

16

trong GDP của tỉnh Quảng Ngãi đạt 32% - 35%. Hàng năm giải quyết khoảng 35 - 38 ngàn

chỗ làm việc thời kỳ 2011 - 2015 và 38 - 42 ngàn chỗ cho thời kỳ 2016 - 2020. Phấn đấu

đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 35% vào năm 2015 và 42% vào năm 2020. Tỷ lệ lao

động nông nghiệp vào các năm tương ứng giảm còn 47% và 40%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo

trên địa bàn xuống dưới 8% năm 2015 và khoảng 6% vào năm 2020. Cải thiện căn bản môi

trường sống, tỷ lệ cấp nước hợp vệ sinh và các điều kiện văn hoá xã hội khác. Tập trung

đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng vùng nông thôn nhằm đảm bảo đến

năm 2020 có 100% đường giao thông đến các xã và được nhựa hoá, 20% - 30% đường đến

các thôn bản được kiên cố hóa. Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội trên

địa bàn, đảm bảo đến năm 2020 có 100% dân cư được sử dụng điện lưới quốc gia, 98%

dân cư được dùng nước sạch hợp vệ sinh, 100% dân cư được chăm sóc sức khoẻ ban đầu,

tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn dưới 5% (Quy hoạch tổng thể phát triển kinh

tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 đến 2020 và tầm nhìn đến 2025).

Để thực hiện các mục tiêu trên, tỉnh chủ trương huy động, lồng ghép các nguồn đầu tư;

phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, tăng cường liên kết, hợp tác, phát triển cơ

sở hạ tầng. Do đó, có thể thấy Dự án Giảm nghèo vùng Tây Nguyên không chỉ cấp thiết

xét từ nhu cầu của địa phương mà còn phù hợp với định hướng chung của tỉnh Quảng

Ngãi.

1.3.2 Thực trạng nghèo tại vùng Dự án

Nguồn: Tính toán dựa trên VHLSS 2010

Trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2010, tỷ lệ nghèo trung bình của Quảng Ngãi có xu

hướng giảm, từ 31,9% xuống 23,9% . Tỉnh phấn đấu tiếp tục duy trì xu hướng giảm này

trong tương lai (xem Hình 1. 4).

Page 17: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

17

Hình 1. 4 Tỷ lệ đói nghèo của tỉnh qua các năm (ĐVT: %)

Nguồn: BCB Dự án Giảm nghèo vùng Tây Nguyên, tỉnh Quảng Ngãi.

Ghi chú: Số liệu từ năm 2011 đến 2015 là kế hoạch của tỉnh.

Mặc dù vậy, tình trạng nghèo của tỉnh vẫn là một vấn đề cần tiếp tục được giải quyết, đặc

biệt ở một số vùng và địa phuơng. Xét trên địa bàn vùng dự án, tính đến năm 2011, cả 3

huyện Ba Tơ, Sơn Hà, Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi đều có tỷ lệ hộ nghèo cao gấp hơn 2 lần

so với mức trung bình chung của tỉnh.

Trong số các hộ nghèo, dân tộc thiểu số chiếm trên 91%. Một phần nguyên nhân là do tại

ba huyện, số hộ dân tộc thiểu số chiếm gần 60%. Tuy nhiên, trong số những hộ nghèo thì

tỷ lệ dân tộc thiểu số vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với mức chung của dân số. Vì vậy, có

thể thấy tình trạng nghèo của đồng bào DTTS là đặc biệt nghiêm trọng (xem Bảng 1. 2).

Bảng 1. 2 Tổng hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Quảng Ngãi tháng 12/2011 (ĐVT: %)

Huyện

Hộ nghèo

Tỷ lệ hộ cận nghèo Tỷ lệ DTTS trong số hộ nghèo

Ba Tơ 45,6 91,2 13,0

Sơn Hà 56,8 91,8 14,8

Sơn Tây 60,7 91,9 9,9

Trung bình Tỉnh 20,3 53,6 9,4

Nguồn: BCB Dự án Giảm nghèo vùng Tây Nguyên, tỉnh Quảng Ngãi

Bên cạnh chỉ tiêu về thu nhập, các chỉ tiêu phi thu nhập khác cũng phản ánh tình trạng đời

sống khó khăn của người dân ở tỉnh Quảng Ngãi. Năm 2011, tỷ lệ xã có trạm y tế đạt

chuẩn quốc gia chỉ là 49,5%. Chỉ tiêu này ở ba huyện vùng dự án còn thấp hơn nhiều (Ba

Tơ: 0%; Sơn Hà: 21,4%; Sơn Tây: 22,2%). Tỷ lệ trường học có đủ nước sạch và công trình

vệ sinh ở Huyện Sơn Tây đặc biệt thấp, chỉ ở mức 8% trong khi ở Huyện Ba Tơ và Sơn

Tây, tỷ lệ này cũng chỉ ở mức từ 70% đến 80%10

.

Nguyên nhân của tình trạng nghèo trên bắt nguồn từ: (1) thiếu vốn sản xuất, (2) thiếu đất

canh tác, (3) thiếu phuơng tiện sản xuất, (4) thiếu lao động, (5) đông người ăn theo, (6) có

lao động nhưng thiếu việc làm, (7) không biết cách làm ăn, thiếu tay nghề, (8) ốm đau nặng

hoặc mắc bệnh xã hội, (9) chây lười lao động, và (10) nguyên nhân khác. Bảng 1. 3 cho

thấy mức độ của từng nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng đói nghèo ở Quảng Ngãi.

Bảng 1. 3 Nguyên nhân gây nghèo của tỉnh Quảng Ngãi tháng 12/2011 (ĐVT: %)

Huyện Nguyên nhân nghèo

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)

Ba Tơ 70,9 26,5 45,2 5,5 7,3 14,9 26,3 7,5 0,9 5,1

Sơn Hà 74,0 15,0 10,4 7,2 2,5 11,0 15,7 7,5 0,3 4,7

Sơn Tây 91,2 33,5 19,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0

Trung bình tỉnh 50,2 12,2 10,5 11,6 7,0 9,3 10,7 4,7 0,4 4,5

10

Theo số liệu BCB Dự án giảm nghèo Vùng Tây Nguyên cung cấp.

0

5

10

15

20

25

30

35

2005 2006 2010 2011-KH 2012-KH 2013-KH 2014-KH 2015-KH

Page 18: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

18

Nguồn: BCB Dự án Giảm nghèo vùng Tây Nguyên, tỉnh Quảng Ngãi.

Từ Bảng 1. 3 có thể thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đói nghèo ở Quảng Ngãi là do

thiếu vốn sản xuất. Điều này đặc biệt đúng đối với ba huyện thuộc vùng của dự án. Nguyên

nhân chủ yếu khác dẫn đến đói nghèo trên phương diện tỉnh và ba huyện là thiếu đất canh

tác. Ngoài ra, không biết cách làm ăn, thiếu tay nghề cũng là nguyên nhân chính tại hai

huyện Ba Tơ và Sơn Hà.

Bảng 1. 4 cho thấy kết quả khảo sát của tỉnh Quảng Ngãi về mong muốn được hỗ trợ. Trên

phương diện toàn tỉnh và ba huyện vùng dự án, nhu cầu lớn nhất là được hỗ trợ vay vốn ưu

đãi. Ở trên phương diện toàn tỉnh, nhu cầu lớn thứ hai là trợ cấp xã hội. Nhưng với Ba Tơ,

Sơn Hà và Sơn Tây nhu cầu lớn thứ hai lần lượt là hỗ trợ phương tiện sản xuất, hướng dẫn

cách làm ăn và hỗ trợ đất sản xuất.

Bảng 1. 4 Nguyện vọng hỗ trợ thoát nghèo tỉnh Quảng Ngãi tháng 12/2011 (ĐVT: %)

Huyện Nguyện vọng hỗ trợ thoát nghèo

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

Huyện Ba Tơ 63,6 19,1 45,9 0,9 7,5 31,0 0,6 11,4 0,0

Huyện Sơn Hà 74,8 14,5 11,6 1,7 8,9 21,3 0,8 13,9 0,0

Huyện Sơn Tây 85,0 35,2 0,1 0,0 0,0 0,2 0,0 0,0 0,0

Trung binh tỉnh 50,8 10,1 9,4 2,5 8,6 12,8 0,8 45,1 0,0

Nguồn: BCB Dự án Giảm nghèo vùng Tây Nguyên, tỉnh Quảng Ngãi.

Ghi chú: (1) Hỗ trợ vay vốn ưu đãi, (2) Hỗ trợ đất sản xuất, (3) Hỗ trợ phương tiện sản xuất, (4)Giúp học

nghề, (5) Giới thiệu việc làm, (6) Hướng dẫn cách làm ăn, (7) Hỗ trợ xuất khẩu lao động, (8) Trợ cấp xã hội,

(9) Khác.

1.3.3 Thách thức chính và chiến lược can thiệp của Dự án

Đánh giá vùng dự án, dựa trên cơ sở kết quả khảo sát và các nguồn tài liệu thứ cấp khác,

cho thấy bốn thách thức nổi cộm. Đối với từng thách thức chính này, thiết kế Dự án đưa ra

các can thiệp phù hợp.

1.3.3.1 Kết cấu hạ tầng yếu kém

Kết cấu hạ tầng yếu kém trong vùng dự án được đánh giá bởi các bên liên quan như là một

cản trở hữu hình lớn nhất với hai ‘nút thắt’ chính.

Giao thông là ‘nút thắt’ thứ nhất. Trong khi việc kết nối giữa tỉnh đến trung tâm huyện là

tương đối tốt thì kết nối từ các huyện xuống xã, đặc biệt là các xã ở xa trung tâm huyện.

Thách thức lớn nhất về giao thông là ở kết nối giữa xã đến các thôn làng, và kết nối với các

khu vực sản xuất. Trong điều kiện hạ tầng giao thông kém phát triển, chi phí vận chuyển từ

giữa vùng dự án đến thị trường (đầu vào, đầu ra) cao, giao thương hàng hóa hạn chế.

Bên cạnh đó, hạn chế về tiếp cận nước tưới cũng là một ‘nút thắt’ đối với phát triển sản

xuất hàng hóa trong vùng dự án. Dù đất tự nhiên ở các huyện dự án là rất lớn nhưng diện

tích đất sản xuất lại hạn hẹp, đặc biệt đất có tiếp cận với thủy lợi hay các nguồn nước tự

nhiên càng hạn chế hơn.

Hai ‘nút thắt’ này là cản trở hữu hình đối với các hoạt động phát triển sinh kế bền vững

trong vùng Dự án. Vì vậy, Dự án cố gắng tháo gỡ cả hai ‘nút thắt’ này bằng cách tập trung

vào cải thiện CSHT cấp xã, thôn bản (HP1) và cải thiện CSHT kết nối cấp huyện

(THP3.1). Do nhu cầu đầu tư phát triển CSHT là rất cao ở vùng dự án nên Dự án xác định

chỉ hỗ trợ phát triển CSHT tại các xã có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn hơn mức trung

bình trong huyện dự án.

Page 19: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

19

1.3.3.2 Cản trở phát triển sinh kế hàng hóa

Vùng dự án là vùng có tiềm năng phát triển sinh kế hàng hóa khó khăn hơn đáng kể so với

các huyện còn lại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Có rất nhiều yếu tố tác động đến khó khăn

trong phát triển sinh kế ở đây. Thứ nhất, kết cấu hạ tầng yếu kém dẫn đến chi phí vận

chuyển cao, giao thương hàng hóa hạn chế, thiểu tiếp cận với thủy lợi (như trên). Thứ hai,

điều kiện địa hình chia cắt, không có nhiều đất sản xuất tập trung nên sản xuất quy mô nhỏ,

manh mún càng làm cho chi phí vận chuyển cao hơn. Thứ ba, hệ thống hỗ trợ đầu vào

(giống, vật tư nông nghiệp, khuyến nông, thú ý) yếu kém nên các hoạt động sinh kế rủi ro

cao, năng suất thấp. Thứ tư, thị trường đầu ra hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào tư thương

nên người dân bị thua thiệt. Thứ năm, do hạn chế về điều kiện kinh tế-xã hội và trình độ

dân trí nên người dân khó tiếp thu được kỹ thuật mới, chủ yếu duy trì tập quán canh tác lâu

đời cho năng suất và chất lượng thấp.

Trên toàn vùng dự án, hoạt động sinh kế chính là trồng trọt, chăn nuôi, và lâm nghiệp. Các

hoạt động phi nông nghiệp rất hạn chế. Cơ hội việc làm phi nông nghiệp tại vùng dự án rất

ít ỏi; cơ hội tiếp cận với đào tạo nghề, thông tin thị trường lao động hạn chế. Chính vì vậy,

hầu hết người dân trong độ tuổi lao động chỉ lao động thuần nông, không có các nguồn thu

nhập đáng kể nào ngoài nông nghiệp.

Với những thách thức như trên, chiến lược tiếp cận của Dự án là lựa chọn một số ít các

hoạt động sinh kế (cả hiện có và mới – trong HP2) để tập trung hỗ trợ theo chiều sâu. ‘Hỗ

trợ theo chiều sâu’ ở đây được hiểu là cân nhắc hỗ trợ tất cả các khâu cần thiết trong chuỗi

cung ứng (từ đầu vào, tổ chức sản xuất, sơ chế/chế biến, đến tổ chức đầu ra thị trường).

Bên cạnh đó, để thực hiện thành công các can thiệp sinh kế hàng hóa, Dự án không giới

hạn đối tượng thụ hưởng chỉ là các hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số mà mở rộng phạm vi ra

cả các hộ giầu, các doanh nghiệp với điều kiện những đối tượng này tạo ra liên kết với hộ

nghèo, hộ dân tộc thiểu số. Dự án cũng đưa ra hỗ trợ về tài chính cho nhóm hộ sản xuất

(THP 2.1) và hỗ trợ tài chính để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất và chế biến

nông lâm sản trong vùng dự án (THP 3.2).

Bên cạnh đó, Dự án cũng cố gắng hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế cho người dân. Yêu cầu dạy

nghề xây dựng và sử dụng lao động địa phương trong HP1 và HP3 là một biện pháp để

thực hiện theo phương châm “huyện/xã có công trình và dân có việc làm”. Dù đây không

phải là nghề ổn định nhưng với yêu cầu phát triển CSHT lớn ở vùng dự án thì có khả năng

một số đối tượng được đào tạo nghề xây dựng sẽ tìm được việc làm ngoài các công trình

do Dự án hỗ trợ. Bên cạnh đó, Dự án cũng gắn điều kiện tạo việc làm cho lao động địa

phương nếu các doanh nghiệp nông/lâm nghiệp muốn thụ hưởng một số hỗ trợ (như trong

THP 2.1 hoặc THP 3.2).

1.3.3.3 Năng lực cán bộ cấp cơ sở

Năng lực cán bộ cấp cơ sở, đặt biệt là cấp xã, thấp và không đồng đều là một cản trở lớn

đối với thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo cho những khu vực đặc

biệt khó khăn của Việt Nam. Điều này đã được khẳng định trong tổng kết thực hiện các

chương trình giảm nghèo lớn như Chương trình 135-II, Chương trình 30A. Kết quả làm

việc với các sở/ngành, chính quyền các cấp cũng khẳng định khó khăn này. Rất nhiều cán

bộ xã được phỏng vấn trong quá trình khảo sát xây dựng Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cho

rằng họ không có đủ năng lực làm chủ đầu tư và đề xuất huyện hỗ trợ.

Để giải quyết thách thức cơ bản này, Dự án đặt trọng tâm các hoạt động tập huấn NCNL

cho đội ngũ cán bộ các cấp, đặc biệt là cấp xã với mục tiêu đảm bảo rằng 100% số xã có đủ

năng lực làm chủ đầu tư. Bên cạnh đó, một số đội ngũ cán bộ có liên quan trực tiếp đến

thực hiện hoạt động của Dự án nhưng không nằm trong BQLDA các cấp cũng được tập

huấn NCNL (THP 3.3 và THP 4.2). Ngoài ra, để hỗ trợ cho BQLDA cấp cơ sở thực hiện

Page 20: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

20

tốt chức năng quản lý, Dự án sẽ biên soạn thống nhất hệ thống Sổ tay Hướng dẫn thực hiện

ngay từ khi khởi động Dự án; đồng thời sử dụng cán bộ kỹ thuật chuyên trách ở cấp tỉnh và

huyện để hỗ trợ kỹ thuật cho cấp cơ sở.

1.3.3.4 Trình độ dân trí vùng dự án

Với tỷ lệ nghèo cao, tỷ lệ tập trung đồng bào dân tộc thiểu số cao, dân trí trong vùng dự án

nhìn chung là thấp. Hệ quả lớn nhất của tình trạng này là duy trì các tập quán canh tác

không phù hợp, cho năng suất thấp; cũng như tâm lý ngại thay đổi, khó khăn trong tiếp thu

kiến thức kỹ thuật mới. Theo kết quả khảo sát các sở/ngành và cấp chính quyền trong vùng

dự án, một bộ phận lớn hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số có hiện tượng trông chờ, ỷ lại vào

những chương trình/chính sách hỗ trợ nên ý chí vươn lên để thoát nghèo hạn chế. Tập quán

văn hóa của nhiều nhóm dân tộc không quen với cách sống là phải làm giầu. Đây là những

yếu tố tâm lý cản trở đáng kể đối với thực hiện thành công các hoạt động của Dự án.

Trong điều kiện đó, Dự án chủ trương tập huấn kỹ thuật sản xuất cho người dân, đặc biệt là

thông qua hình thức tổ nhóm sản xuất (HP2). Dự án xây dựng một tiểu hợp phần (THP 4.2)

về truyền thông thay đổi nhận thức thông qua các sản phẩm truyền thông được thiết kế và

chuyển tải phù hợp với trình độ dân trí và văn hóa của người dân trong vùng dự án.

Page 21: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

21

Chương 2. Mô tả Dự án

2.1 Mục tiêu và kết quả của Dự án

2.1.1 Mục tiêu và các kết quả Dự kiến của Dự án

2.1.1.1 Mục tiêu của Dự án

2.1.1.1.1 Mục tiêu Phát triển (PDO)

Mục tiêu phát triển của Dự án được xác định là: Nâng cao cơ hội sinh kế cho các hộ gia

đình và cộng đồng nghèo tại các huyện vùng dự án của tỉnh Quảng Ngãi.

2.1.1.1.2 Mục tiêu cụ thể

Để đạt được PDO đó, Dự án xác định các mục tiêu cụ thể theo từng hợp phần. Cụ thể:

Hợp phần 1 nhằm cải thiện hệ thống CSHT cấp xã và thôn bản (ưu tiên các CSHT phục vụ

trực tiếp cho sản xuất) và nâng cao thu nhập cho người dân thông qua tạo việc làm trong

xây dựng CSHT. Cụ thể:

Cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông cấp xã và thôn bản thông qua nâng cấp và

cải tạo các công trình hiện có nhằm giảm chi phí vận chuyển, thúc đẩy giao thương

hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất;

Cải thiện năng lực thủy lợi thông qua kiên cố hóa đập nhỏ, nâng cấp và mở rộng kênh

nội đồng để tăng năng lực tưới và tăng diện tích đất trồng được tưới tiêu;

Cải thiện một số tiện ích hạ tầng thiết yếu như công trình nước sinh hoạt, các công

trình nhỏ phụ trợ cho các tiện ích hạ tầng sẵn có để góp phần nâng cao đời sống văn

hóa tinh thần của người dân; đồng thời

Kết hợp với đào tạo kỹ thuật xây dựng tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho

người dân trong vùng hưởng lợi của dự án.

Hợp phần 2 nhằm nâng cao thu nhập cho người dân thông qua cải thiện và đa dạng hóa

sinh kế bền vững. Cụ thể:

Củng cố an ninh lượng thực cho một số khu vực trong vùng dự án có tỷ lệ thiếu đói và

thời gian thiếu đói cao thông qua tăng diện tích và năng suất trồng lúa (gồm cả lúa

nước và lúa rẫy) cũng như các loại cây lương thực khác.

Gia tăng giá trị của một số hoạt động sinh kế phổ biến và có tiềm năng nhất trong vùng

dự án thông qua cải thiện cung cấp đầu vào, trang bị kiến thức kỹ thuật sản xuất, tổ

chức sản xuất theo nhóm hộ, và hỗ trợ sơ chế và tiêu thụ sản phẩm;

Phát triển một số (rất ít) các sinh kế mới phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội

trong vùng dự án, có khả năng tạo ra thu nhập đáng kể cho người dân, và có triển vọng

thị trường bền vững;

Page 22: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

22

[Lựa chọn]11

Thúc đẩy mô hình quản lý rừng cộng đồng, hỗ trợ quản lý rừng bền vững

để phát triển và khai thác gỗ có chứng chỉ nhằm cải thiện thu nhập từ quản lý và khai

thác tài nguyên rừng cho người dân trong vùng dự án;

Cải thiện khả năng tiếp cận hỗ trợ về vốn thông qua thành lập và vận hành Quỹ hỗ trợ

sản xuất để hỗ trợ người dân trong vùng dự án nhân rộng các mô hình sinh kế do Dự án

giới thiệu.

Hợp phần 3 có mục tiêu cải thiện điều kiện CSHT kết nối ở cấp huyện để thúc đẩy sản

xuất; thu hút đầu tư vào vùng dự án; đồng thời nâng cao năng lực cho một thể chế có vai

trò quan trọng trong quá trình thực hiện các hoạt động của Dự án (nhưng không nằm trong

BQLDA các cấp). Cụ thể:

Sửa chữa, nâng cấp, hoặc làm mới các công trình giao thông, thủy lợi mang tính kết nối

giữa các xã, thôn/bản trong vùng dự án để giảm chi phí vận chuyển, tăng trao đổi

thương mại, và tăng diện tích nước tưới.

Khuyến khích sáng kiến kinh doanh, thu hút đầu tư vào sản xuất và chế biến nông lâm

nghiệp theo hướng tại vùng dự án thông qua Quỹ phát triển kinh doanh và kết nối thị

trường;

NCNL cho các đối tượng cán bộ cấp huyện/xã, cán bộ hội đoàn thể có liên quan trực

tiếp đến thực hiện các hoạt động của Dự án ở cơ sở; đồng thời tăng cường sự tham gia

phối hợp/hỗ trợ của đội ngũ cán bộ này trong quá trình tổ chức, quản lý các hoạt động

của Dự án.

Hợp phần 4 có mục tiêu đảm bảo quản lý hiệu quả các hoạt động của Dự án theo đúng thiết

kế dự án; đồng thời, tăng cường NCNL cho đội ngũ cán bộ BQLDA các cấp, thúc đẩy

truyền thông và chia sẻ tri thức để hỗ trợ nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của Dự

án. Cụ thể:

Vận hành hiệu quả hệ thống BQLDA các cấp, để đảm bảo tiến độ và yêu cầu công việc

đối với các hoạt động của Dự án đảm bảo đúng thiết kế Dự án, tuân thủ quy định của

Việt Nam và nhà tài trợ;

NCNL cho đội ngũ cán bộ BQLDA các cấp, đặc biệt là cấp xã; đảm bảo 100% xã có đủ

năng lực làm chủ đầu tư; tăng cường hỗ trợ kỹ thuật có hệ thống của BQLDA TƯ cho

BQLDA tỉnh, và BQLDA tỉnh với BQLDA huyện/xã;

Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân vùng dự án để thúc đẩy áp

dụng kiến thức sản xuất, mô hình sinh kế do Dự án hỗ trợ; đồng thời tăng cường chia

sẻ tri thức để hỗ trợ nâng cao hiệu quả thực hiện Dự án.

2.1.1.2 Các kết quả dự kiến của Dự án

Các kết quả dự kiến của Dự án được mô tả vắn tắt trong Bảng 2. 1 sau đây. Lưu ý rằng bản

này chỉ xác định các chỉ số kết quả chính dự kiến của Dự án (là các kết quả dài hạn). Trên

cơ sở các chỉ số này, Khung Lô-gíc của Dự án sẽ được xây dựng.

11

Các hoạt động liên quan đến lâm nghiệp trong Báo cáo Nghiên cứu Khả thi lần thứ nhất được đề xuất

mang tính lựa chọn. Trong giai đoạn 2 của quá trình xây dựng Báo cáo, các hoạt động liên quan đến lâm

nghiệp sẽ được đánh giá sâu thêm trước khi đưa vào trong Báo cáo cuối cùng. Từ đoạn này trở về sau, các từ

“[lựa chọn]” được dùng mang ý nghĩa này.

Page 23: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

23

Bảng 2. 1 Kết quả dự kiến của Dự án

Kết quả chung của Dự án Tối thiểu 70% người dân hài lòng về lựa chọn,

thiết kế, và thực hiện các hoạt động của Dự án

Thu nhập người dân trong vùng dự án tăng tối

thiểu 30%

Hợp phần 1: Phát triển CSHT cấp

xã và thôn/bản Giảm tối thiểu 20% thời gian di chuyển bằng xe

máy từ xã xuống thôn

Tăng tối thiểu 20% diện tích đất nông nghiệp được

tưới tiêu

Tối thiểu 30% thanh niên trong xã tham gia xây

dựng các công trình CSHT

Hợp phần 2: Phát triển sinh kế bền

vững Tăng tối thiểu 20% thu nhập từ nông lâm nghiệp

cho người dân

Tiểu hợp phần 2.1: Phát triển nông

nghiệp bền vững

Hoạt động 2.1.1: Củng cố

an ninh lương thực

Xóa tỷ lệ hộ gia đình thiếu đói trong vùng dự án

(riêng đói giáp hạt thì giảm xuống dưới 1 tháng)

Hoạt động 2.1.2: Cải thiện

sinh kế hiện có

Tối thiểu 25% số hộ trong vùng dự án áp dụng các

mô hình do Dự án hỗ trợ

Hoạt động 2.1.3: Phát triển

sinh kế mới

Tối thiểu 15% số hộ trong vùng dự án áp dụng các

mô hình sinh kế mới mà Dự án hỗ trợ

Hoạt động 2.1.4: Quỹ hỗ

trợ sản xuất

15% số hộ trong vùng hưởng lợi từ hỗ trợ của Quỹ

[Lựa chọn] Tiểu hợp phần 2.2: Quản

lý và phát triển rừng bền vững

Hoạt động 2.2.1: Quản lý

rừng cộng đồng

Tối thiểu 20% số thôn trong vùng dự án có tham

gia quản lý rừng cộng đồng

Hoạt động 2.2.2: Quản lý

rừng bền vững

Tối thiểu 15% số hộ hợp tác với các Công ty lâm

nghiệp trong quản lý rừng bền vững

Hợp phần 3: Phát triển CSHT kết

nối cấp huyện

Tiểu hợp phần 3.1: Phát triển CSHT

kết nối Tối thiểu 30% người dân cho biết đi lại từ xã đến

huyện thuận lợi hơn

Tiểu hợp phần 3.2: Quỹ phát triển

kinh doanh và kết nối thị trường Mỗi huyện dự án thu hút ít nhất được một tiểu dự

án đầu tư vào nông lâm nghiệp

Tiểu hợp phần 3.3: Nâng cao năng

lực thể chế để kết nối Tối thiểu 50% cán bộ được đào tạo cải thiện được

hiệu quả công việc

Page 24: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

24

Hợp phần 4: Quản lý Dự án

Tiểu hợp phần 4.1: Nâng cao năng

lực Tối thiểu 70% cán bộ được đào tạo cải thiện được

hiệu quả công việc

Tiểu hợp phần 4.2: Truyền thông và

chia sẻ chi thức Tối thiểu 50% hộ gia đình có tiếp cận với sản

phẩm truyền thông bằng tiếng dân tộc

2.2 Nguyên tắc và tiêu chí lựa chọn vùng dự án, đối tượng hưởng lợi

2.2.1 Nguyên tắc lựa chọn vùng dự án

2.2.1.1 Nguyên tắc lựa chọn huyện dự án

Các huyện dự án của tỉnh được chọn trên cơ sở tiêu chí tỷ lệ nghèo trung bình. Do có nhiều

nguồn khác nhau về tỷ lệ nghèo đo lường theo các chuẩn khác nhau nên tỷ lệ nghèo tham

chiếu của Dự án dựa trên cơ sở:

Dùng chuẩn nghèo mức 400 nghìn đồng/người/tháng (theo quy định của Chính phủ về

tỷ lệ nghèo giai đoạn 2011-2015, áp dụng cho vùng nông thôn);

Tỷ lệ nghèo là số báo cáo chính thức của Sở LĐTB&XH với UBND tỉnh và Bộ

LĐTB&XH về kết quả phân loại hộ nghèo năm 2011 (triển khai theo quy trình của Bộ

LĐTB&XH hướng dẫn thực hiện Quyết định 1752/QĐ-TTg ngày 21/9/2010).

Căn cứ vào số liệu về tỷ lệ nghèo tại các huyện của tỉnh, ba huyện (Sơn Hà, Sơn Tây, Ba

Tơ) được chọn vào vùng dự án (xem thêm về mô tả vùng dự án trong mục 3 ngay dưới

đây).

2.2.1.2 Lựa chọn xã trong huyện dự án

Từ các huyện dự án được chọn, không phải tất cả các xã/thị trấn trong huyện đều được

chọn vào danh mục xã dự án để thụ hưởng đầy đủ các hợp phần. Cách thức lựa chọn này

có thể phức tạp hơn nhiều cách làm thông dụng khác nhưng việc lựa chọn đúng đối tượng

là điều kiện tiền đề để đảm bảo nguồn vốn của Dự án được sử dụng hiệu quả và phù hợp

nhất.

Cụ thể, nguyên tắc chọn xã sẽ thực hiện như sau:

Đối với Hợp phần 1:

Do CSHT có suất đầu tư cao, trong bối cảnh nguồn lực của Dự án hạn chế, vì vậy chỉ có

các xã khó khăn nhất mới được chọn để thụ hưởng Hợp phần 1 của Dự án. Cụ thể, các xã

đáp ứng tiêu chí sau đây được chọn:

Có tỷ lệ nghèo cao hơn mức tỷ lệ nghèo trung bình của toàn huyện;

Có tỷ lệ đường từ trung tâm xã đến thôn chưa được kiên cố hóa thấp hơn mức trung

bình toàn huyện;

Các xã chưa có các chương trình/dự án hỗ trợ của các nhà tài trợ khác cũng có mục tiêu

hỗ trợ phát triển CSHT với tính chất và quy mô tương tự như Dự án.

Đối với Hợp phần 2:

Phát triển sinh kế là hoạt động không nên giới hạn trong phạm vi địa giới hành chính của

các xã vì trong thực tế, nhiều xã trong huyện có thể có những đặc điểm tương đồng để phát

triển một hoạt động sinh kế nào đó. Bên cạnh đó, để phát triển sinh kế hàng hóa thành công

Page 25: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

25

thì việc tăng cường hợp tác giữa hộ nghèo và hộ không nghèo có ý nghĩa rất quan trọng.

Hợp phần 2 của Dự án chủ yếu hỗ trợ phát triển sinh kế thông qua mô hình tổ nhóm sản

xuất (xem thêm trong mục B).

Vì vậy, tất cả các xã trong huyện dự án sẽ đều được thụ hưởng các hỗ trợ của Dự án trong

khuôn khổ Hợp phần 2.

Đối với Hợp phần 3:

Do tính chất của hợp phần này là hỗ trợ ở cấp huyện nên tất cả các huyện dự án đều thụ

hưởng hợp phần này.

Đối với Hợp phần 4:

Các huyện và xã dự án (được chọn như ở trên) là đối tượng thụ hưởng của Hợp phần 4.

2.2.2 Lựa chọn đối tượng hưởng lợi trong vùng dự án

2.2.2.1 Đối tượng thụ hưởng ưu tiên

Tại các huyện và xã dự án, đối tượng hưởng lợi ưu tiên của Dự án gồm:

Hộ nghèo, đặc biệt là hộ dân tộc thiểu số nghèo;

Các hộ cận nghèo, hộ vừa thoát nghèo (để có thể thoát nghèo bền vững)

Phụ nữ, đặc biệt là trong các hoạt động tập huấn, NCNL cho cán bộ.

2.2.2.2 Đối tượng thụ hưởng khác

Tuy nhiên, việc xác định đối tượng thụ hưởng ưu tiên không có nghĩa là Dự án chỉ tập

trung hỗ trợ các đối tượng này. Nguyên tắc của Dự án trong chọn đối tượng thụ hưởng là

việc tập trung ưu tiên cho đối tượng hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số, phụ nữ không loại trừ

các hộ thuộc đối tượng khác. Vì vậy, các hộ không nghèo (thậm chí là hộ giầu, hộ sản xuất

kinh doanh) và các doanh nghiệp vẫn được xác định là các đối tượng hưởng lợi của Dự án.

Tuy nhiên, để đảm bảo mục tiêu quan trọng của Dự án là giảm nghèo, Dự án thiết kế các

hoạt động theo hướng với những đối tượng hưởng lợi không xác định trong phạm vi đối

tượng hưởng lợi ưu tiên thì điều kiện để các hộ này nhận được hỗ trợ trực tiếp của Dự án là

phải có khả năng hỗ trợ các đối tượng hưởng lợi ưu tiên trong (và sau) khi thụ hưởng các

hỗ trợ của Dự án. Cụ thể:

Với các đối tượng là hộ không nghèo: hộ loại này có thể thụ hưởng các hỗ trợ của Dự án

trong hai trường hợp sau:

Thực hiện các hỗ trợ để phát triển mô hình điểm và cam kết truyền chia sẻ kinh

nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ khác trong vùng dự án về mô hình sinh kế đã nhận

hỗ trợ.

Tham gia vào các tổ nhóm sản xuất của Dự án hỗ trợ. Các tổ nhóm sản xuất của Dự án

sẽ bao gồm ít nhất 30% hộ nghèo và 50% hộ dân tộc thiểu số.

Đối với các cơ sở sản xuất-kinh doanh, các doanh nghiệp: đối tượng này có thể thụ hưởng

các hỗ trợ của Dự án khi đáp ứng được ít nhất một trong số những điều kiện sau:

Cam kết thu mua sản phẩm đầu ra trực tiếp từ các hộ gia đình trong vùng dự án;

Xây dựng cơ chế hợp tác với người dân vùng dự án qua mô hình ‘in-grower’ hoặc ‘out-

grower’;

Tạo ra nhiều việc làm cho lao động địa phương.

Page 26: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

26

Thông tin khái quát về đối tượng hưởng lợi ưu tiên của Dự án được mô tả rõ hơn trong

phần 3 dưới đây.

2.3 Vùng Dự án và người hưởng lợi

Địa bàn dự án

Quảng Ngãi là tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ với với đặc điểm địa

hình đồi núi tương đối phức tạp, khí hậu nhiệt đới và gió mùa điển hình. Miền núi chiếm

gần 2/3 diện tích đất toàn tỉnh, vì thế theo định hướng phát triển kinh tế xã hội trong thời

gian tới, các huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi chủ yếu phát triển kinh tế nông lâm

nghiệp. Với hơn 1,2 triệu người chủ yếu sống ở khu vực nông thôn và miền núi (chiếm

85%) tại 13 huyện của tỉnh Quảng Ngãi, tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực miền núi của tỉnh chiếm

gần 55,1%, tỷ lệ cận nghèo là 15,3% (Báo cáo Kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Ngãi Quý

I/2012, 2012), cao hơn khá nhiều so với bình quân chung của cả nước năm 2011 (tương

ứng 11,76% và 6,98%). Điều này đặt ra thách thức và đòi hỏi tỉnh Quảng Ngãi phải tập

trung đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các chương trình, chính sách, dự án hỗ trợ giảm

nghèo cho đồng bào tại các huyện miền núi.

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế-xã hội của những khu vực miền núi khó

khăn này, ba huyện thuộc tỉnh Quảng Ngãi là huyện Ba Tơ, huyện Sơn Hà, và huyện Sơn

Tây được lựa chọn để triển khai những hỗ trợ thuộc Dự án Giảm nghèo vùng Tây Nguyên

nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, tăng thu thập và cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc

thiểu số. Bảng 2. 2 dưới đây tổng hợp các huyện, xã và thôn thuộc tỉnh Quảng Ngãi dự

kiến sẽ nằm trong danh sách hỗ trợ của Dự án Giảm nghèo vùng Tây Nguyên.

Bảng 2. 2 Danh sách các huyện và xã nằm trong vùng dự án

STT Tên Huyện Tổng Số Xã Trong Huyện Tổng Số Thôn Trong Huyện

1 Huyện Ba Tơ 20 105

2 Huyện Sơn Hà 14 101

3 Huyện Sơn Tây 09 42

Nguồn: BCB Dự án Giảm nghèo vùng Tây Nguyên, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Nhìn chung, ba huyện miền núi này đều là các huyện miền núi phía Tây tỉnh Quảng Ngãi,

địa bàn trải rộng với nhiều đồi núi, sông suối, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số

sống phân bố, loại hình kinh tế chính là sản xuất nông lâm nghiệp thủ công. Tất cả các xã

và thôn trực thuộc ba huyện trên đều nằm trong vùng dự án. Thông tin khái quát về từng

huyện được cung cấp trong Hộp 2.1 dưới đây.

Hộp 2.1 Thông tin khái quát về các huyện thuộc vùng dự án

Huyện Ba Tơ: là huyện miền núi rộng nhất tại Quảng Ngãi, chiếm hơn 1/5 diện tích toàn tỉnh, cách trung

tâm tỉnh lỵ 60km về phía Tây nam, có địa hình phức tạp, nhiều sông suối, ghềng thác cách trở; dân cư sống

phân tán, thời tiết khắc nghiệt; địa bàn rộng và có chung đường địa giới hành chính với 7 huyện thuộc 3

tỉnh; là cửa ngõ nối liền các tỉnh duyên hải Miền trung với Tây nguyên. Toàn huyện có 19 xã và 01 thị trấn

với 99 thôn và 06 tổ dân phố. (Báo cáo Kinh tế - Xã hội huyện Ba Tơ, 2010)

Huyện Sơn Hà: là huyện miền núi ở phía tây tỉnh Quảng Ngãi, cách trung tâm tỉnh lỵ 55km, có diện tích tự

nhiên rộng thứ hai trong tỉnh Quảng Ngãi (chỉ sau huyện Ba Tơ). Địa bàn Sơn Hà trải rộng, đồi núi, sông

suối chằng chịt, chia cắt bạo biệt; độ cao trung bình 500 - 1000m so với mặt nước biển, thời tiết khắc nghiệt,

mùa mưa thường xảy ra lụt lớn. Đơn vị hành chính trực thuộc gồm 13 xã và 1 thị trấn với 101 thôn và tổ dân

phố. (Báo cáo Kinh tế - Xã hội huyện Sơn Hà, 2011)

Huyện Sơn Tây: là huyện miền núi nằm ở cực tây tỉnh Quảng Ngãi, từ tỉnh lỵ Quảng Ngãi đến huyện lỵ Sơn

Tây 90km theo tỉnh lộ 623 trực chỉ hướng tây. Sơn Tây là huyện tách ra từ phần phía tây huyện Sơn Hà, một

trong những huyện miền núi vùng cao, vùng xa được xếp vào diện huyện miền núi đặc biệt khó khăn. Đa số

cư dân Sơn Tây là đồng bào dân tộc Ca Dong. Toàn huyện có 09 xã với 42 thôn. (Báo cáo Kinh tế - Xã hội

huyện Sơn Tây, 2011)

Page 27: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

27

Mặc dù trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được những thành công tăng

trưởng kinh tế quan trọng (chủ yếu dựa vào phát triển công nghiệp), tuy nhiên các huyện

miền núi gần như rất ít có cơ hội hưởng lợi từ sự phát triển công nghiệp này. Các hoạt

động kinh tế chính ở các huyện miền núi vẫn tập trung chủ yếu vào nông – lâm nghiệp, tốc

độ phát triển kinh tế còn chậm, chưa có sự đổi mới trong các hoạt động sinh kế, sản xuất

nên đời sống người dân vùng dự án còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là với đồng bào dân

tộc thiểu số. Các huyện vùng dự án là 3 trong 6 huyện nghèo nhất của Quảng Ngãi và đều

nằm trong diện 62 huyện nghèo nhất nước được nhận đầu tư hỗ trợ của Chương trình 30A,

134, 135-II, và các Chương trình dự án ODA như RUDEP, CBRIP, ISP v.v; phần lớn các

xã là những xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Vì thế, những huyện miền

núi này của tỉnh Quảng Ngãi cần phải được quan tâm đầu tư phát triển kinh tế và tăng

cường hỗ trợ xóa đói giảm nghèo nhiều hơn nữa trong thời gian tới.

Điều kiện tự nhiên của vùng dự án

Như đã trình bày ở trên, Quảng Ngãi là tỉnh thuộc duyên hải Trung Trung Bộ với đặc điểm

chung là núi lấn sát biển, địa hình có tính chuyển tiếp từ địa hình đồng bằng ven biển ở

phía đông đến địa hình miền núi cao ở phía tây. Địa hình Quảng Ngãi được chia thành bốn

vùng rõ rệt: vùng rừng núi, vùng trung du, vùng đồng bằng và vùng bãi cát ven biển. Do có

lợi thế nhiều núi, sông, ao hồ, và đầm nên tỉnh Quảng Ngãi tạo lập được nhiều hồ chứa

nước thủy lợi với quy mô khác nhau. Bên cạnh đó, Quảng Ngãi là một trong những tỉnh có

nhiều núi cao trùng điệp, vùng rừng núi có diện tích 391.192 ha, chiếm 2/3 diện tích đất đai

trong tỉnh.

Bảng 2. 3 dưới đây cung cấp thông tin chi tiết về tổng diện tích đất tự nhiên và phân loại

đất tại ba huyện vùng dự án. Nhìn chung, tổng diện tích đất tự nhiên tại ba huyện này

tương đối lớn (218.541 ha tương ứng chiếm gần 56% tổng diện tích vùng rừng núi của toàn

tỉnh). Diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông và lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng

diện tích toàn huyện (giao động từ 80-90%), trong khi đó diện tích đất chưa sử dụng (do

địa hình khó khăn, hoặc chưa đưa vào sử dụng) chỉ chiếm tỷ lệ khá thấp. Thực tế này cho

thấy với diện tích đất tự nhiên tương đối lớn (huyện Ba Tơ và huyện Sơn Hà), đồng bào

dân tộc thiểu số tại ba huyện trên chưa thực sự tìm ra phương cách để tối ưu hóa việc sử

dụng đất, canh tác sản xuất nhiều nhưng chưa đem lại hiệu quả kinh tế tương xứng (Xem

thêm phân tích về điều kiện kinh tế).

Bảng 2. 3 Diện tích đất phân theo loại và địa phương (ĐVT: ha)

STT Huyện/xã Tổng diện tích

Đất nông

nghiệp

Đất lâm

nghiệp

Đất ở Đất chưa

sử dụng

1 Huyện Ba Tơ 113.669 9.027 97.278 474 6.888

2 Huyện Sơn Hà 75.192 30.805 44.387 656 7.893

3 Huyện Sơn Tây 38.222 6.926 25.676 125 4.773

Nguồn: BCB Dự án Giảm nghèo vùng Tây Nguyên, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Bên cạnh đó, diện tích đất nông nghiệp tại ba huyện này chủ yếu là đất lâm nghiệp (đất

rừng phòng hộ và rừng sản xuất), tỷ lệ đất sản xuất nông nghiệp (ruộng và đất trồng cây

lâu năm) tương đối thấp (dưới 6% và 10% tổng diện tích đất tự nhiên). Hình 2. 1 dưới đây

cho thấy mặc dù diện tích đất rừng phòng hộ ở những huyện này tương đối đáng kể, nhưng

diện tích đất rừng phục vụ sản xuất khá lớn (trên 30% tổng diện tích đất lâm nghiệp, thậm

chí hơn 56% tại huyện Ba Tơ). Do vậy, có thể khẳng định chú trọng phát triển lâm nghiệp

như mũi nhọn kinh tế của ba huyện trên là hướng đi đúng đắn của UBND tỉnh Quảng Ngãi

và các huyện.

Page 28: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

28

Hình 2. 1 Diện tích đất tự nhiên phân theo loại hình đất và khu vực (ĐVT: %)

Nguồn: BCB Dự án Giảm nghèo vùng Tây Nguyên, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Bên cạnh đó, khí hậu tại các huyện miền núi Quảng Ngãi tương đối thuận lợi cho phát triển

nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, do lượng mưa lớn, tập trung vào một vài tháng trong năm,

địa hình phức tạp, có độ cao và độ dốc lớn nên hàng năm diện tích bị xói mòn bởi các dòng

chảy của các con sông lớn khó khắc phục được, gây khó khăn trong việc phát triển sản xuất

nông lâm nghiệp. Ba huyện vùng dự án đều nằm trong lưu vực chảy của các con sông lớn

như sông Rhe (huyện Sơn Hà và Ba Tơ), sông Rinh, sông Xà Lò (huyện Sơn Hà và Sơn

Tây), và là thượng nguồn của các con sông lớn của tỉnh Quảng Ngãi như sông Trà Khúc,

sông Vệ, và sông Trà Cầu. Vào mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12), tình trạng mưa lớn,

nước lũ từ sông dâng cao làm sạt lở đất đá nghiêm trọng, ngập úng hoa màu, gây hư hỏng

hệ thống thủy lợi và giao thông, xảy ra khá phổ biến tại các huyện miền núi này. Do tuyến

đường giao thông vào mùa mưa lũ thường xuyên bị ách tắc, chia cắt và cô lập vùng dân cư

nên lương thực, thực phẩm không thể chuyển đến các khu dân cư bị cô lập khiến nhiều hộ

dân có thể bị thiếu ăn trong những ngày lũ lụt kéo dài. Chưa kể đến các trận mưa lớn, lũ

dâng cao gây ra những tổn thất nặng nề cho hoa màu và việc sản xuất hàng ngày của người

dân.

Điều kiện dân số - xã hội của vùng dự án

Dân số toàn tỉnh Quảng Ngãi tính đến năm 2009 là 1.216.773 người, trong đó dân cư tập

trung sinh sống tại khu vực nông thôn (85,38%). Hiện có hơn 15 dân tộc cư trú trên địa bàn

tỉnh, chủ yếu là dân tộc Kinh (86,72%) nhưng tỷ trọng dân tộc Kinh có xu hướng giảm

trong 10 năm trở lại đây, các dân tộc khác như Hrê, Cor,… có tỷ trọng ngày càng tăng. Mật

độ dân số toàn tỉnh năm 2009 là 236 người/km2, trong đó khu vực miền núi có mật độ

trung bình tương đối thấp là 62 người/km2. Tổng số người trong độ tuổi lao động toàn tỉnh

năm 2009 là 711.288 người, trong đó tỷ trọng nam nữ tương đối đồng đều. Khu vực đồng

bằng vẫn là nơi tập trung mật độ cao lao động trong tỉnh (81,60%) so với khu vực miền núi

chỉ có 17,09%. (Báo cáo Kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Ngãi năm 2009)

Bảng 2.4 dưới đây tóm tắt một số thông tin cơ bản về dân số và xã hội của ba huyện vùng

dự án. Nhìn chung, những huyện miền núi ở Quảng Ngãi với đặc điểm diện tích rộng và

dân số tương đối thấp nên mật độ dân cư sinh sống tính trên đầu người/km2 thấp hơn đáng

kể so với trung bình của tỉnh. Tổng dân số của ba huyện vùng dự án chỉ chiếm một tỷ lệ

nhỏ so với tổng dân số các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi (13%) và tổng dân số toàn tỉnh

(11%).

2% 0.1% 5%

35%

56%

5%

14%

9%

47%

23%

6%

0.5%

8%

54%

31%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

Ruộng làm thủy

lợi

Đất nương rẫy Diện tích cây lưu

niên

Rừng phòng hộ Rừng sản xuất

Huyện Ba Tơ Huyện Sơn Hà Huyện Sơn Tây

Page 29: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

29

Bảng 2.4 Dân số tại vùng dự án năm 2011

STT Huyện/xã Tổng dân số

(người)

Mật độ dân số

(ng/km2)

Số người trong độ tuổi

lao động (người)

Trung bình toàn tỉnh 2010 1.218.600 236 711.228

1 Huyện Ba Tơ 52.061 45 30.051

2 Huyện Sơn Hà 70.093 93 39.637

3 Huyện Sơn Tây 18.110 47 9.800

Nguồn: BCB Dự án Giảm nghèo vùng Tây Nguyên, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Theo số liệu thống kê năm 2011, huyện Sơn Hà có lượng dân cư sinh sống đông nhất trong

ba huyện (70.093 người) vì thế mật độ dân số ở huyện này cao hơn rất nhiều so với trung

bình của các huyện miền núi (93 người/km2 so với 62 người/km

2) và hai huyện còn lại

thuộc vùng dự án. Mật độ dân số ở hai huyện Ba Tơ và Sơn Tây tương đối thấp so với

huyện Sơn Hà (xấp xỉ 1,5 lần) và trung bình của tỉnh.

Tuy nhiên, điều đáng khích lệ là cơ cấu dân cư ở ba huyện này khá trẻ, số người trong độ

tuổi lao động chiếm gần 60% - 70% tổng dân số tại mỗi tỉnh. Nhìn chung, lực lượng lao

động tại ba huyện vùng dự án khá dồi dào, chịu khó nhưng chủ yếu là lao động phổ thông,

tỷ lệ lao động qua đào tạo khá thấp. Đây là một trong những bài toán cần phải được các

cấp chính quyền địa phương cùng với các chương trình/dự án phát triển tập trung chú trọng

giải quyết trong thời gian tới nhằm mang lại hiệu quả giảm nghèo bền vững cho người dân

nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa.

Hình 2. 2 Dân số phân theo nhóm dân tộc năm 2011 tại ba huyện vùng dự án (ĐVT: %)

Nguồn: BCB Dự án Giảm nghèo vùng Tây Nguyên, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Phân tích sâu hơn về thành phần dân tộc tại các huyện miền núi nói trên, có thể thấy rằng

đồng bào dân tộc Hrê chiếm đa số tại huyện Ba Tơ (83,9%) và huyện Sơn Hà (80,8%),

trong khi đó tại huyện Sơn Tây lại là đồng bào dân tộc Ca Dong (83,4%). Tỷ lệ người Kinh

ở các khu vực miền núi này tương đối thấp. Thông tin khái quát về ba nhóm dân tộc thiểu

số này được trình bày trong Hộp 2. 2. Nhìn chung, hai nhóm dân tộc thiểu số phổ biến sinh

sống tại vùng dự án là đồng bào ngưởi Hrê và Ca Dong với tập quán canh tác còn lạc hậu,

hoạt động sinh kế chưa đa dạng và nhỏ lẻ, vì thế chưa thực sự tạo ra những chuyển biến

đáng kể trong hoạt động sản xuất, đời sống kinh tế-xã hội còn gặp nhiều khó khăn.

16.0% 18.6% 8.4%

83.9% 80.8%

8.1%

0.0% 0.4%

83.4%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Huyện Ba Tơ Huyện Sơn Hà Huyện Sơn Tây

Kinh Hrê Ca Dong

Page 30: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

30

Hộp 2. 2 Thông tin khái quát về ba nhóm dân tộc thiểu số tại ba huyện vùng dự án

Dân tộc Hrê: sinh sống tập trung trên các triền đồi cao, địa bàn cư trú nằm kề sát khu vực đất đai

canh tác và gần nguồn nước. Nguồn kinh tế đem lại thu nhập quan trọng nhất trong đời sống của

người Hrê là nông nghiệp trồng lúa nước. Do địa bàn cư trú xen giữa đồi núi và thung lũng nên

người Hrê tận dụng địa hình để mở mang đồng ruộng rất đa dạng, có ruộng trên các dải đất cao,

ruộng lầy ngập nước quanh năm, ruộng bậc thang nhỏ hẹp… Nguồn thu nhập từ rẫy chiếm vị trí

thứ hai sau thu nhập hoa lợi ruộng nước. Rẫy canh tác theo lối luân canh, mỗi đám rẫy chỉ canh

tác một vụ rồi trồng thứ khác hoặc bỏ hoang từ 3-5 năm, đợi rừng tái sinh mới canh tác tiếp, rồi

lại bỏ hoang hóa.

Dân tộc Cadong: Người Ca Dong sinh sống chủ yếu trên núi cao, tập trung đông dân ở khu vực

gần kề với nguồn nước, ruộng rẫy canh tác, rừng chăn nuôi và săn bắn. Kinh tế truyền thống của

tộc người Ca Dong chủ yếu là nông nghiệp rẫy. Nông nghiệp rẫy canh tác theo kiểu luân canh

luân khoảnh, tức khai phá theo chu kỳ kín, trồng trọt vụ đầu tiên, sau có thể sử dụng tiếp đến vụ

hai, vụ ba, rồi bỏ hoang hóa khoảng 10 - 12 năm mới canh tác lại. Trong kinh tế sản xuất của

đồng bào Ca Dong, chăn nuôi đóng vai trò quan trọng nhưng chủ yếu là theo cách thả rông.

Tỷ lệ nghèo trung bình của tỉnh Quảng Ngãi năm 2011 (theo chuẩn mới) là 20,7%. Nhìn

Hình 2. 3 dưới đây có thể thấy rằng thực trạng nghèo đói của đồng bào dân tộc tại các

huyện miền núi vùng dự án vẫn còn khá phổ biến với tỷ lệ gần gấp đôi (thậm chí gấp ba)

so với tỷ lệ trung bình của tỉnh. Mặc dù dân số thấp nhất trong ba huyện, nhưng tới 60,7%

tổng số hộ tại huyện Sơn Tây là hộ nghèo. Theo sau là huyện Sơn Hà với 56,8% và huyện

Ba Tơ với 45,6%.

Hình 2. 3 Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 (ĐVT: %)

Nguồn: BCB Dự án Giảm nghèo vùng Tây Nguyên, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Điều đáng lưu ý là tình trạng nghèo đói ở các huyện vùng dự án chủ yếu rơi vào đối tượng

là đồng bào dân tộc thiểu số. Có tới hơn 90% các hộ nghèo là hộ người dân tộc thiểu số

(xem Bảng 1. 2). Do vậy, trọng tâm công tác xóa đói giảm nghèo ba huyện vùng dự án tỉnh

Quảng Ngãi cần phải tập trung chính vào đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm mang

lại những hỗ trợ sát thực và hiệu quả với đời sống và đặc điểm sinh kế của từng nhóm dân

tộc thiểu số này.

Điều kiện kinh tế của vùng dự án

Tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nhờ có nguồn tài nguyên

thiên nhiên phong phú, nguồn khoáng sản dồi dào và địa thế thuận lợi phát triển du lịch.

Theo Báo cáo Phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh năm 2011, cơ cấu kinh tế toàn vùng tập

trung chính ở khu vực công nghiệp – xây dựng (đạt 52,7%), trong khi đó tỷ trọng khu vực

dịch vụ là 28,7% và tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 18,6%. Trong

những năm vừa qua, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi chủ yếu dựa vào công

20,7

55,1

45,6

56,8 60,7

0

10

20

30

40

50

60

70

Toàn tỉnh Dân tộc thiểu số H. Ba Tơ H. Sơn Hà H. Sơn Tây

Page 31: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

31

nghiệp, thông qua Khu Kinh Tế Dung Quất và một số khu công nghiệp tập trung khác. Tuy

nhiên, các huyện miền núi của Quảng Ngãi gần như rất ít cơ hội hưởng lợi từ sự tăng

trưởng công nghiệp này, trong khi đó các lĩnh vực nông lâm nghiệp – vốn là hoạt động

kinh tế chính của các huyện miền núi – lại có chuyển biến chậm.

Ba huyện vùng dự án là những huyện miền núi có điều kiện kinh tế chậm phát triển, cơ cấu

kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch chậm, hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông

lâm ngư nghiệp đạt giá trị thấp, quy mô kinh tế hộ còn nhỏ lẻ, các hoạt động sản xuất dễ bị

tổn thương do tác động của thiên tai, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất chưa đáp ứng

được nhu cầu và trình độ canh tác sản xuất của người dân còn ở mức hạn chế. Vì thế mặc

dù quán triệt định hướng phát triển kinh tế toàn vùng, các huyện miền núi vùng dự án vẫn

gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong việc đẩy mạnh kinh tế, tạo việc làm và thu nhập giúp

nâng cao đời sống cho người dân.

Cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 2006 -2010 tại ba huyện vùng dự án có hướng chuyển dịch

từ khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản sang khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực

thương mại – dịch vụ, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch tương đối chậm. Điển hình tại huyện

Ba Tơ, cuối năm 2006, nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 68,5%, thương mại – dịch vụ

chiếm 16,9% thì đến cuối năm 2010, tỷ trọng này thay đổi tương ứng là 63,5% và 20,3%12

.

Mặc dù có những dấu hiệu tích cực chuyển dịch ưu tiên phát triển công nghiệp-xây dựng,

thương mại – dịch vụ, tuy nhiên có thể thấy rằng so với định hướng phát triển toàn vùng thì

cơ cấu kinh tế của ba huyện vùng dự án vẫn chủ yếu là kinh tế nông-lâm nghiệp, chưa thực

sự tạo ra chuyển biến lớn trong kinh tế và đạt được chỉ tiêu phát triển kinh tế của tỉnh đề ra.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 của ba huyện vùng dự án chỉ dao động ở mức

trung bình 5,0 tới 7,5 triệu đồng/người/năm, tương ứng 40-50% so với mức trung bình

GDP toàn tỉnh (14 triệu đồng/người/năm) (Xem thêm Bảng 2. 5 ). Đây là một con số phản

ánh thực tế thực trạng nghèo phổ biến tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi. Trong khi

trung bình một người dân ở tỉnh Quảng Ngãi có mức thu nhập khoảng 14 triệu đồng/năm

thì tại các huyện miền núi, các hộ dân tộc thiểu số với hoạt động sinh kế chủ đạo là thuần

nông chỉ kiếm chưa được 1/2 thu nhập trên. Sự chênh lệch thu nhập khá lớn giữa các nhóm

dân tộc và giữa các vùng tại Quảng Ngãi không những đặt ra thách thức với sự phát triển

kinh tế của từng địa phương mà còn tác động tới đời sống xã hội, giáo dục, y tế và chăm

sóc sức khỏe cho những nhóm hộ nghèo này.

Bảng 2. 5 Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 theo huyện (ĐVT: Triệu đồng)

Toàn tỉnh Huyện Ba Tơ Huyện Sơn Hà Huyện Sơn Tây

GDP đầu

người/năm 14,0 7,7 5,5 4,5

Nguồn: BCB Dự án Giảm nghèo vùng Tây Nguyên, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Về sản xuất nông lâm ngư nghiệp, hai loại hình sinh kế chủ yếu tại ba huyện miền núi

vùng dự án là trồng trọt và chăn nuôi, trong đó trồng trọt chiếm tỷ trọng khoảng 60% còn

chăn nuôi chiếm tỷ trọng khoảng 30% - 40%. Về trồng trọt, cây keo và cây mỳ là hai loại

cây trồng phổ biến tại ba huyện vùng dự án. Cụ thể, huyện Sơn Hà với sản lượng thu hoạch

keo bình quân hàng năm khá cao ở mức 36.679 tấn/năm đem lại 16,1 tỷ đồng; huyện Ba

Tơ với sản lượng 100 tấn/năm nhưng mang lại giá trị cao 342,7 tỷ đồng/năm; huyện Sơn

Tây với sản lượng thu hoạch keo thấp nhất trong ba huyện (78,4 tấn/ha) nhưng cũng mang

lại giá trị tương đối đáng kể (hơn 18 tỉ đồng). Tương tự, cây mỳ cũng là một trong những

cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế tương đối lớn cho đời sống người dân các huyện miền

núi Quảng Ngãi. Tuy mang lại sản lượng thu hoạch và giá trị cao, nhưng thực tế cho thấy,

cây mỳ không phải là cây trồng chiến lược về lâu dài do khả năng làm xói mòn và hút chất

12

(Đề án Kinh tế - Xã hội, Định hướng đến 2020 huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, 2011)

Page 32: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

32

dinh dưỡng đất của cây mỳ. Một số cây trồng khác có tiềm năng phát triển và mang lại giá

trị kinh tế cao đang được các địa phương chú trọng đẩy mạnh như cây mía ở huyện Sơn Hà

và Ba Tơ, cây cau ở huyện Sơn Tây.

Bảng 2. 6 Xếp hạng các loại cây trồng quan trọng theo giá trị kinh tế tại ba huyện

Huyện

Xếp hạng các loại cây trồng quan trọng nhất theo giá trị kinh tế

(bao gồm cả cây lưu niên và cây hàng năm)

Cây Keo Cây Mỳ Cây Lúa Cây Lạc Cây Mía

Sản

lượng

(tấn/ha)

Giá trị

(Tr.đồng/

năm)

Sản

lượng

(tấn/ha)

Giá trị

(Tr.đồng/

năm)

Sản

lượng

(tấn/ha)

Giá trị

(Tr.đồng/

năm)

Sản

lượng

(tấn/ha)

Giá trị

(Tr.đồng/

năm)

Sản

lượng

(tấn/ha)

Giá trị

(Tr.đồng/

năm)

Ba Tơ 100 342.719 22.551 33.827 - - - - 32.669 32.669

Sơn Hà 36.679 16.101 80.503 120.749 22.364 124.151 470 8.691 29.283 19.034

Sơn Tây 78,4 18.032 12 17.511 5.743 27.715 - - - -

Nguồn: BCB Dự án Giảm nghèo vùng Tây Nguyên, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Bảng 2. 7 dưới đây tóm tắt thông tin chung về tình hình chăn nuôi năm 2011 tại ba huyện.

Tổng đàn gia súc (không tính gia cầm) tại huyện Ba Tơ và Sơn Hà khá lớn (từ 62.018 con

tới 74.846 con), trong khi đó hoạt động chăn nuôi ở huyện Sơn Tây thấp hơn đáng kể (chỉ

có 20.550 con, tương đương 1/3 tới 1/4 so với hai huyện còn lại). Bên cạnh đó, người dân

tại ba huyện vùng dự án này tập trung chủ yếu nuôi lợn (chiếm hơn 50% tổng đàn gia súc)

so với trâu và bò là hai loại gia súc có chi phí đầu tư tương đối lớn.

Bảng 2. 7 Tình hình chăn nuôi năm 2011 theo huyện

Tổng đàn* Bò Trâu Lợn

Huyện Ba Tơ 62.018 9.551 21.525 30.942

Huyện Sơn Hà 74.846 25.558 12.706 36.582

Huyện Sơn Tây 20.550 8.100 1.950 10.500

Nguồn: BCB Dự án Giảm nghèo vùng Tây Nguyên, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

* Tổng đàn gia súc không tính gia cầm

Như vậy có thể thấy rằng, các loại hình sinh kế tạo ra thu nhập chính cho người dân đồng

bào dân tộc thiểu số ở ba huyện miền núi này chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Tuy

nhiên, giá trị sản xuất ở các cây trồng quan trọng lại tương đối thấp, chưa thực sự mang lại

hiệu quả kinh tế giúp cải thiện đời sống người dân. Trong khi đó, với điều kiện tự nhiên và

thời tiết không thuận lợi, thường xuyên xảy ra thiên tai lũ lụt và dịch bệnh, người dân các

huyện vùng dự án phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong sản xuất, nguy cơ mất trắng

hoa màu và gia súc, gia cầm chăn nuôi luôn thường trực khiến tình trạng nghèo của họ

càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, thách thức xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân

tộc thiểu số ở các huyện miền núi khó khăn tỉnh Quảng Ngãi là một bài toán kinh tế nan

giải mà cần phải huy động nhiều nguồn lực và sự chung tay phối hợp của nhiều cấp chính

quyền, ban ngành và các chương trình/dự án phát triển trong và ngoài nước.

2.4 Các hợp phần của Dự án

2.4.1 Khái quát về các hợp phần của Dự án và mối quan hệ giữa các hợp phần

2.4.1.1 Các hợp phần của Dự án

Dự án được thiết kế gồm bốn hợp phần (với các tiểu hợp phần như sau):

Hợp phần 1: Phát triển CSHT cấp xã và thôn/bản

Hợp phần 2: Phát triển sinh kế bền vững

Page 33: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

33

Tiểu hợp phần 2.1: Phát triển nông nghiệp bền vững

Hoạt động 2.1.1: Củng cố an ninh lương thực

Hoạt động 2.1.2: Cải thiện sinh kế hiện có

Hoạt động 2.1.3: Phát triển sinh kế mới

Hoạt động 2.1.4: Quỹ hỗ trợ sản xuất

Tiểu hợp phần 2.2: Quản lý và phát triển rừng bền vững

Hoạt động 2.2.1: Quản lý rừng cộng đồng

Hoạt động 2.2.2: Quản lý rừng bền vững

Hợp phần 3: Phát triển CSHT kết nối cấp huyện

Tiểu hợp phần 3.1: Phát triển CSHT kết nối

Tiểu hợp phần 3.2: Quỹ phát triển kinh doanh và kết nối thị trường

Tiểu hợp phần 3.3: Nâng cao năng lực thể chế để kết nối

Hợp phần 4: Quản lý Dự án

Tiểu hợp phần 4.1: Nâng cao năng lực

Tiểu hợp phần 4.2: Truyền thông và chia sẻ chi thức

2.4.1.2 Mối quan hệ giữa các Hợp phần

Các hợp phần của Dự án được thiết kế theo hướng bổ trợ lẫn nhau để cùng thúc đẩy đạt

được PDO của Dự án. Cụ thể:

Cải thiện CSHT cấp xã và thôn bản (trong Hợp phần 1) được bổ trợ bởi một số công

trình CSHT kết nối trong Hợp phần 3 (THP 3.1);

Sự cải thiện của CSHT các cấp giúp giảm chi phí vận chuyển, tăng giao lưu hàng hóa;

từ đó tạo điều kiện để người dân có thể tiếp cận với các đầu vào thuận lợi hơn, tiếp cận

với thị trường với chi phí thấp hơn, qua đó thúc đẩy các hoạt động sinh kế (trong Hợp

phần 2);

Các hoạt động phát triển sinh kế trong vùng dự án được hỗ trợ bởi Hoạt động 2.1.4 –

Quỹ hỗ trợ sản xuất, qua đó các tổ nhóm sản xuất có thể tiếp cận với nguồn vốn của

Quỹ để triển khai các hoạt động sinh kế mới do Dự án giới thiệu. THP 3.2 của Dự án sẽ

thu hút đầu tư vào sản xuất và chế biến nông lâm sản trong vùng dự án, qua đó tạo thị

trường tiêu thụ tại chỗ cho các sản phẩm của người dân;

Để thực hiện thành công các hoạt động của Dự án, năng lực là mộ trong những yếu tố

quyết định. Dự án dành ưu tiên tập huấn NCNL cho đội ngũ cán bộ thuộc BQLDA các

cấp (THP 4.2) và một số cán bộ ngoài BQLDA nhưng có liên quan trực tiếp/gián tiếp

đến thực hiện các hoạt động (THP 3.3).

Page 34: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

34

Để thúc đẩy áp dụng những mô hình sinh kế mới, tận dụng cơ hội từ Dự án, thay đổi

nhận thức là trọng tâm tác động của THP 4.2. Với nội dung tuyên truyền bằng công cụ

và cách thức phù hợp, THP 4.2 thúc đẩy áp dụng và nhân rộng các mô hình sinh kế.

Mối quan hệ hỗ trợ giữa các Hợp phần, Tiểu hợp phần, và các hoạt động của dự án được

thể hiện trong Hình 2. 4 sau đây. Trong đó, mục tiêu cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống

cho người dân được xác định là mục tiêu tổng thể quan trọng nhất của Dự án. Để đạt được

mục tiêu đó, Dự án có những hoạt động nhằm trực tiếp thúc đẩy đa dạng hóa và cải thiện

sinh kế cho người dân hưởng lợi (các hình tròn mầu sẫm); và các hoạt động hỗ trợ của Dự

án để tiếp thúc đẩy sinh kế của người dân (qua củng cố CSHT, nâng cao năng lực cán bộ

các cấp...) thể hiện ở các hình tròn mầu trắng.

Nội dung cụ thể của từng Hợp phần được mô tả chi tiết trong các phần dưới đây.

Hình 2. 4 Mối quan hệ bổ trợ giữa các hoạt động của Dự án

Cải thiện thu

nhập, nâng

cao đời sống

người dân

Cải thiện về

giao thông,

tưới tiêu, và

CSHT khác

ở xã, thôn

Tăng cường

kết nối giữa

các xã trong

huyện Tập huấn

NCNL cho

BQLDA các

cấp

Tập huấn

NCNL thể

chế cho cấp

huyện

Thu hút đầu

tư vào sản

xuất và chế

biến NLN

Đảm bảo đủ

ăn để tích

cực phát

triển sinh kế

hàng hóa

Gia tăng giá

trị từ các sinh

kế hiện có tại

địa phương

Phát triển

sinh kế hàng

hóa mới có

triển vọng thị

trường Quỹ hỗ trợ

sản xuất để

thúc đẩy áp

dụng mô

hình mới Nâng cao

nhận thức để

thay đổi tập

quán sản

xuất

Page 35: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

35

2.4.2 Hợp phần 1: Phát triển CSHT cấp xã và thôn bản

Tóm tắt: Hợp phần 1 nhằm cải thiện hệ thống CSHT cấp xã và thôn bản và nâng cao thu nhập cho

người dân thông qua tạo việc làm trong xây dựng CSHT. Hợp phần 1 có đối tượng thụ hưởng là

các xã khó khăn hơn mức trung bình ở các huyện dự án và chưa được hỗ trợ đáng kể bởi các

chương trình/dự án khác.

Các công trình CSHT được chia thành hai loại gồm (i) đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng

(chiếm ít nhất 25% tổng vốn HP1); và (ii) các công trình gộp lại theo gói thầu để khuyến khích đào

tạo nghề xây dựng và sử dụng lao động địa phương. Các công trình được ưu tiên gồm đường giao

thông và công trình thủy lợi qui mô nhỏ (cả làm mới và nâng cấp). 10% vốn dự kiến cho phát triển

CSHT sẽ được dùng để lập Quỹ Duy tu Bảo dưỡng. Với cơ chế quản lý và sử dụng hợp lý, quỹ tạo

nguồn cho các hoạt động DT&BD quy mô nhỏ các công trình của Dự án.

Vốn đầu tư của HP1 chiếm 30% tổng vốn của Dự án. Cấp xã là cấp làm chủ đầu tư các hoạt động

của HP1. Dự án có kế hoạch tập huấn NCNL để đảm bảo 100% xã có đủ năng lực làm chủ đầu tư.

Sự cần thiết

Bối cảnh chung

Cơ sở hạ tầng cấp xã, cấp thôn bản ở vùng dự án được xác định như là một rào cản chính

đối với phát triển kinh tế-xã hội. Phát triển CSHT cấp xã, thôn/bản đã và đang là ưu tiên

của nhiều chương trình, chính sách của Chính phủ và các nhà tài trợ quốc tế. Tại địa bàn

các huyện mục tiêu của Quảng Ngãi trong thời gian 10 năm gần đây, có các hỗ trợ phát

triển CSHT thuộc nhiều chương trình/dự án khác nhau như Chương trình 135 (cả 2 giai

đoạn), Chương trình 30A, Chương trình CBRIP của NHTG, một số dự án phát triển giao

thông nông thôn của ADB, hỗ trợ phát triển CSHT trong khuôn khổ RUDEP và Chương

trình ISP do AusAID tài trợ. Những nguồn lực này đã góp phần quan trọng phát triển các

cơ sở hạ tầng thiết yếu trong vùng dự án. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình phức tạp, yêu

cầu vốn đầu tư lớn nên hệ thống CSHT cấp xã, đặc biệt là nối từ xã xuống các thôn bản

vẫn ở trong tình trạng rất khó khăn. Hạn chế về cơ sở hạ tầng gây khó khăn cho đời sống

sinh hoạt, và đặc biệt là cản trở các hoạt động sản xuất, giao lưu hàng hóa, kết nối thị

trường trong vùng dự án. Kết quả khảo sát vùng dự án tổng kết về tình trạng phát triển

CSHT ở các huyện như sau:

Điều kiện CSHT hiện tại ở cấp xã và thôn bản

Về đường giao thông: Hệ thống đường từ trung tâm huyện đến các xã đều đã được xây

dựng bằng các nguồn vốn khác nhau và ô tô có thể vào đến trung tâm xã, các tuyến đường

này là đường cấp 5 miền núi đã được nhựa hóa hoặc rải cấp phối đá dăm nên đi lại tương

đối thuận tiện. Tuy nhiên, đường giao thông liên thôn, nội thôn, giao thông nội đồng và

đường từ thôn đến các rừng trồng cây công nghiệp đều chưa được đầu tư xây dựng, chủ

yếu là đường đất, lối mòn đi lại rất khó khăn nhất là về mùa mưa. Nhìn chung mạng lưới

giao thông có chất lượng còn thấp, thể hiện ở tỷ lệ mặt đường được nhựa hóa, cứng hóa

còn thấp và chỉ đảm bảo đi được trong mùa nắng còn mùa mưa bão, lũ lụt thì ách tắc giao

thông. Do địa hình đồi núi có độ dốc lớn gây sạt lở xói mòn, nhiều nơi bị chia cắt, có nơi bị

cô lập hoàn toàn và còn nhiều cầu, cống chưa được đầu tư kiên cố.

Về thủy lợi: Ở những nơi có nguồn nước và diện tích thuận lợi đều đã được tỉnh, huyện quy

hoạch và từng bước xây dựng các công trình thủy lợi với quy mô khác nhau. Chương trình

135-II và Chương trình ISP trong thời gian gần đây đã chú trọng vào xây dựng, phục hồi

nâng cấp các công trình thủy lợi nhỏ ở cấp xã và thôn/bản. Ngoài ra ở những nơi khó khăn

hơn thì người dân đều xây dựng các đập tạm để phục vụ sản xuất cũng như sinh hoạt. Qua

khảo sát cho thấy quy mô và năng lực tưới nước của các công trình đã được đầu tư ở cấp

xã, thôn/bản chủ yếu là công trình thủy lợi nhỏ, kênh dẫn chưa được kiên cố. Đáng chú ý là

Page 36: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

36

hầu hết các công trình không được chú trọng công tác duy tu bảo dưỡng nên nhiều hệ

thống đập và kênh không hoạt động. Chính vì vậy, hạn chế về thủy lợi được xác định bởi

chính quyền huyện/xã và người dân như là một cản trở chính với phát triển trồng trọt trong

vùng dự án.

Về các công trình chợ: Ngoài chợ trung tâm tại huyện thì số xã có chợ là rất ít. Trong các

thôn xã đều có một số cửa hàng nhỏ của tư nhân bán vật tư nông nghiệp cơ bản và một số

mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Theo kết quả thảo luận nhóm tập trung với các hộ gia đình ở

04 thôn trong vùng dự án, về cơ bản họ không gặp khó khăn lớn trong việc mua các vật tư

nông nghiệp cơ bản (phân bón, thuốc sâu, thú ý). Về vấn đề tiêu thụ sản phẩm, do hầu hết

các hộ trong vùng dự án đều là hộ sản xuất quy mô nhỏ, sản xuất không tập trung, cộng với

điều kiện giao thông còn khó khăn nên sản phẩm đều tiêu thụ qua thương lái thu mua tại

ruộng/rẫy. Vì vậy, mặc dù hệ thống chợ còn kém phát triển nhưng nhu cầu đầu tư công

trình chợ không cấp bách.

Về nước sinh hoạt: Nhiều công trình tự chảy cấp nước sinh hoạt cho các hộ gia đình trong

vùng dự án đã được xây dựng trong khoảng 5 năm gần đây. Theo kết quả khảo sát sơ bộ tại

vùng dự án, có đến gần 50% số thôn đã có công trình nước sinh hoạt được xây dựng. Tuy

nhiên, do suất đầu tư nhỏ, công tác quản lý vận hành có nhiều bất cập, vốn cho duy tu bảo

dưỡng ở cấp xã, thôn/bản không có nên nhiều công trình đã hư hại, xuống cấp nhanh. Ước

tính sơ bộ từ kết quả khảo sát cho thấy có đến ¼ số công trình bị hư hại nặng, hoặc không

hoạt động hoặc khả năng vận hành bị hạn chế lớn; hầu hết cá công trình đều có hư hỏng ở

mức độ khác nhau. Ví dụ như tại huyện Sơn Hà: Trong toàn huyện có 48 công trình cấp

nước sạch có quy mô phục vụ từ 30 - 200 hộ/công trình, nhưng đã có tới 22 công trình bị

hư hỏng. Bên cạnh công trình nước sinh hoạt tự chảy, tại các xã đều có giếng đào do dân tự

đào hoặc đầu tư từ nguồn vốn khác. Đến nay tỷ lệ người được cấp nước sinh hoạt ở khu

vực này đạt trên 80%, tuy nhiên mới chỉ có gần 40% số hộ có sử dụng nguồn nước hợp vệ

sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Chính vì vậy, sửa chữa và nâng cấp các công trình cấp

nước được người dân xác định là một ưu tiên trong vùng dự án.

Về điện lưới: Chương trình điện nông thôn đã có kết quả khá tốt, ngành điện lực đã xây

dựng các đường trục, biến thế cấp điện đến xã và thôn, từ đây các hộ có thể đóng góp để

kéo đường nối. Tỷ lệ được cấp điện đạt trên 90%. Chỉ còn một số ít vùng lõm do điều kiện

địa hình, nhu cầu sử dụng thấp nên chưa được cấp, theo kế hoạch trong một vài năm tới

ngành sẽ đầu tư để đảm bảo 100% dân số được sử dụng điện. Chính vì vậy, dù công trình

điện có được nhắc đến trong đề xuất của các xã vùng dự án nhưng không phải là nhu cầu

cấp bách cần có sự can thiệp của Dự án.

Về các công trình công cộng như trạm y tế, trường học: Các trạm y tế xã cơ bản được đầu

tư xây dựng với quy mô chủ yếu là nhà cấp 4. Tuy nhiên, do hầu hết các công trình đã

được đầu tư từ lâu nên nhu cầu cải tạo, nâng cấp sửa chữa là khá cấp thiết. Các trường tiểu

học và mầm non về cơ bản đảm bảo đủ phòng học cho học sinh, không xảy ra tình trạng

học ca ba. Tuy nhiên, công trình phù trợ cho trạm y tế, trường học như tường rào, nhà vệ

sinh, bể nước... còn thiếu rất nhiều; một số cơ sở đã có những công trình phụ trợ này thì ở

vào tình trạng hư hỏng, không vận hành tốt.

Căn cứ vào kết quả khảo sát vùng dự án, việc đầu tư củng cố CSHT cấp xã và thôn bản

được đánh giá là cấp thiết để cải thiện đời sống sinh hoạt cho người dân và thúc đẩy phát

triển sản xuất hàng hóa trong vùng dự án. Tuy nhiên, do nhu cầu đầu tư phát triển CSHT là

rất lớn nên Dự án sẽ hỗ trợ xây mới và/hoặc nâng cấp CSHT cấp xã và thôn bản một cách

chọn lọc và với thứ tự ưu tiên được xác định rõ ràng (như dưới đây).

Phát triển CSHT và tạo việc làm/thu nhập cho người dân địa phương

Phát triển CSHT có khả năng tạo việc làm và thu nhập cho người dân địa phương nơi có

công trình CSHT được đầu tư. Trong điều kiện của các huyện nghèo vùng dự án thì đây có

Page 37: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

37

thể là một nguồn thu nhập, dù chỉ mang tính nhất thời, với người dân hưởng lợi. Vì vậy,

nhiều chính sách và chương trình giảm nghèo đã có chủ trương gắn xây dựng CSHT với

tạo việc làm và thu nhập cho người dân địa phương. Lợi ích của chủ trương này không chỉ

là tạo ra một khoản thu nhập bổ sung cho người dân nơi có công trình được xây dựng mà

còn góp phần nhất định trong tăng cường tính ‘sở hữu’ của cộng đồng đối với công trình

CSHT.

Tại địa bàn ba huyện dự án, Chương trình 135-II, Chương trình ISP cũng đã có chủ trương

huy động lao động tại chỗ tham gia xây dựng các công trình CSHT. Tuy nhiên, quá trình

triển khai trong thực tế gặp khá nhiều khó khăn. Tình trạng các nhà thầu sử dụng lực lượng

lao động từ nơi khác đến thi công là phổ biến và cơ hội để lao động tại chỗ có thể được

tham gia vào thi công các công trình CSHT là không nhiều. Kết quả phỏng vấn một số

doanh nghiệp xây lắp tại tỉnh Quảng Ngãi đã từng thực hiện các công trình CSHT tại các

huyện dự án gợi ý rằng doanh nghiệp gặp một số khó khăn trong sử dụng lao động tại chỗ.

Thứ nhất, lao động tại chỗ do không được đào tạo nên nếu có sử dụng thì chỉ phục vụ cho

các công việc đơn giản như san lấp mặt bằng, đào đáp các phần phụ trợ. Thứ hai, nhiều lao

động địa phương, nhất là thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số ưa làm công nhật, làm đến

đâu nhận tiền đến đó, và thiếu cam kết để có thể làm thêm ngoài giờ, làm vào các ngày

nghỉ khi tiến độ thi công yêu cầu. Thứ ba, việc sử dụng lao động từ nơi khác đến mặc dù

chi phí có thể tốn kém hơn nhưng là lao động đã được đào tạo và đã làm việc với doanh

nghiệp nên có thể đáp ứng tốt hơn yêu cầu về kỹ thuật và cường độ thi công. Ngoài ra, một

vấn đề cốt lõi của hạn chế này là do quy mô của các công trình CSHT cấp xã, cấp thôn/bản

hầu hết là quy mô nhỏ, thực hiện trong thời gian ngắn. Chính vì vậy, nhà thầu xây lắp

thường dựa vào lực lượng lao động sẵn hơn là tính đến đào tạo lao động tại chỗ. Chính vì

vậy, các doanh nghiệp xây lắp thường không sử dụng được nhiều lao động tại chỗ trong thi

công các công trình CSHT.

Trong bối cảnh đó, Dự án xác định rằng tạo việc làm và thu nhập cho người dân địa trong

vùng dự án thông qua tham gia vào thi công các công trình CSHT nên được phát huy. Tuy

nhiên, Dự án cần có những thiết kế và biện pháp cụ thể (như dưới đây) để khắc phục những

khó khăn như xác định ở trên nhằm đảm bảo phương châm “xã có công trình, dân có việc

làm/thu nhập”.

Mục tiêu

Hợp phần 1 có mục tiêu chung là thúc đẩy sản xuất và cải thiện đời sống cho người dân

thông qua:

Cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông cấp xã và thôn bản thông qua nâng cấp và

cải tạo các công trình hiện có nhằm giảm chi phí vận chuyển, thúc đẩy giao thương

hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất;

Cải thiện năng lực thủy lợi thông qua kiên cố hóa đập nhỏ, nâng cấp và mở rộng kênh

nội đồng để tăng năng lực tưới và tăng diện tích đất trồng được tưới tiêu;

Cải thiện một số tiện ích hạ tầng thiết yếu như công trình nước sinh hoạt, các công

trình nhỏ phụ trợ cho các tiện ích hạ tầng sẵn có để góp phần nâng cao đời sống văn

hóa tinh thần của người dân; đồng thời

Kết hợp với đào tạo kỹ thuật xây dựng tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho

người dân trong vùng hưởng lợi của dự án.

Nguyên tắc hỗ trợ

Những phân tích về thực trạng CSHT cấp xã và thôn bản ở trên đây gợi ý rằng nhu cầu hỗ

trợ phát triển CSHT là lớn, nhất là khi tính đến số lượng xã lớn trong vùng dự án. Rà soát

đề xuất của các xã mẫu (mỗi huyện dự án chọn 01 xã mẫu) khẳng định nhận định này. Vì

Page 38: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

38

vậy, trong khuôn khổ nguồn lực có giới hạn, Dự án xác định những nguyên tắc sau đây để

đảm bảo hỗ trợ của Dự án với phát triển CSHT đảm bảo hiệu quả cao nhất với vốn đầu tư

của Dự án. Cụ thể:

Về phạm vi các công trình hỗ trợ:

Đối với đường giao thông: Dự án ưu tiên kiên cố hóa đường giao thông nối thôn/bản

đến trung tâm xã; mở và thông tuyến các con đường nhỏ dẫn vào vùng sản xuất tập

trung;

Đối với thủy lợi: Dự án ưu tiên kiên cố hóa đập dân (đập ‘bổi’ do dân tự làm để tích

nước), kiên cố hóa và mở rộng kênh nội đồng;

Đối với các công trình khác: Dự án ưu tiên nâng cấp và xây mới công trình nước tự

chảy phục vụ sinh hoạt, xây mới một số công trình phụ trợ cho trường học, trạm y tế đã

được xây dựng nhưng thiếu hoặc đã xuống cấp nghiêm trọng;

Về hình thức đầu tư

Dự án chia các công trình theo hai hình thức quản lý đấu thầu gồm:

Đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng: giao cho các nhóm xây dựng do cộng đồng tự

thành lập để thực hiện thi công các công trình CSHT quy mô nhỏ, yêu cầu đơn giản về

kinh tế-kỹ thuật;

Đấu thầu theo gói công trình: gộp một số công trình thành các gói công trình để đấu

thầu theo gói. Hình thức này để tạo ra các gói công trình có giá trị đủ lớn để thu hút các

nhà thầu cam kết sử dụng lao động địa phương.

Các nguyên tắc hỗ trợ khác

Dự án tập trung nâng cấp, cải tạo các công trình CSHT hiện có, chỉ thực hiện việc đầu

tư xây mới trong trường hợp thật cần thiết;

Củng cố CSHT phải gắn với tận dụng lao động địa phương, thông qua đó thúc đẩy dạy

nghề xây dựng và tạo thu nhập;

Đi đôi với cải thiện điều kiện CSHT, đề cao yêu cầu duy tu bảo dưỡng và xây dựng cơ

chế phù hợp để đảm bảo duy tu bảo dưỡng, phát huy tính bền vững của công trình.

Dự án khuyến khích hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng đối với các công

trình đơn giản về yêu cầu kỹ thuật và có vốn đầu tư thấp.

Đảm bảo phát huy tính sở hữu, chủ động, chịu trách nhiệm của cấp xã; đảm bảo cấp xã

có đủ năng lực làm chủ đầu tư các hoạt động của Hợp phần 1.

Nội dung hoạt động

Do nhu cầu đầu tư phát triển CSHT là lớn, các xã lại đề xuất rất nhiều công trình nên công

việc trước kết phải triển khai khi Dự án đi vào thực hiện đó là lựa chọn công trình CSHT.

Lựa chọn công trình CSHT cấp xã và thôn/bản

Tại sao phải lựa chọn?

Như đã chỉ ra ở trên, với tình trạng thực tế của hệ thống CSHT cấp xã và thôn bản thì nhu

cầu đầu tư để đáp ứng cải thiện điều kiện sinh hoạt, thúc đẩy sản xuất, giao thương hàng

hóa là rất lớn. Rà soát đề xuất của các xã mẫu trong vùng dự án cho thấy các xã đều xác

định một ‘danh mục những mong muốn’ gồm rất nhiều các công trình với số vốn đầu tư

ước tính gấp rất nhiều lần khả năng đáp ứng của Dự án. Bảng 2. 8 sau đây tóm tắt từ đề

xuất của xã mẫu trong các huyện vùng dự án. Chỉ với 03 xã được chọn làm xã điểm thực

hiện Dự án tại 03 huyện vùng Dự án, tổng số vốn đầu tư do các xã tự xác định các công

Page 39: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

39

trình và đề xuất đã lên đến con số gần 116 tỷ (tương đương với 5,5 triệu US$). Rõ ràng đây

là đề xuất quá tham vọng và không thực tế trong điều kiện cụ thể của Dự án. Trong bối

cảnh đó, hoạt động đầu tiên cần triển khai là rà soát để xác định danh mục các công trình

CSHT phù hợp với nguồn lực và các nguyên tắc đầu tư của Dự án.

Bảng 2. 8 Tổng hợp đề xuất phát triển CSHT từ 03 xã mẫu

Huyện Xã mẫu Loại CT Số CT Vốn đầu tư (Tr.đ)

Ba Tơ Ba Chùa Giao thông 3 2.700

CT khác 12.596

Tổng vốn 15.296

Sơn Hà Sơn Thanh Giao thông 8 23.000

Thủy lợi 17 26.900

Tổng vốn 49.900

Sơn Tây Sơn Mùa Giao thông 13 32.500

Thủy lợi 16 9.600

CT khác 8.300

Tổng vốn 50.400

Nguồn: BCB Dự án Giảm nghèo vùng Tây Nguyên, tỉnh Quảng Ngãi tại Quảng Ngãi

Cơ sở để lựa chọn công trình

Việc lựa chọn các công trình CSHT đề đưa vào kế hoạch đầu tư cần căn cứ vào các cơ sở

sau đây:

Các nguyên tắc ưu tiên đầu tư của Dự án quy đinh cho Hợp phần 1;

Quy hoạch NTM của các xã dự án;

Đề xuất dự kiến hiện nay của các xã;13

Tính toán về lợi ích mà công trình mang lại cho đối tượng thụ hưởng trong vùng dự án;

Với các công trình có quy mô vốn đầu tư lớn hơn khả năng hỗ trợ của Dự án thì cần

tính đến khả năng lồng ghép với các nguồn vốn của chương trình/dự án khác trên địa

bàn vùng dự án.

Quy trình lựa chọn

Việc lựa chọn các công trình CSHT để ưu tiên đầu tư ở cấp xã và thôn/bản sẽ được thực

hiện đảm bảo sự tham gia của người dân trong lựa chọn các công trình. Chi tiết về lựa chọn

sẽ được xây dựng trong Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện Dự án. Về cơ bản, quy trình gồm các

bước chính sau đây:

13

Kết quả rà soát kế hoạch xã mẫu của xã Ba Chùa, Sơn Thanh, Sơn Mùa cho thấy danh mục các công trình

CSHT do xã đề xuất với Dự án về cơ bản là trùng với danh mục các công trình xác định trong quy hoạch

NTM của xã

Page 40: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

40

B1: Họp thôn để thảo luận và xác định

danh mục đề xuất công trình BPT thôn thực hiện dưới sự hỗ trợ

của BQLDA xã

B2: Xã tổng hợp đề xuất của thôn và

họp xã để lựa chọn danh mục ưu tiên

BQLDA xã tổng hợp danh mục đề

xuất của các thôn; BQLDA tổ

chức họp xã có sự tham gia đại

diện các thôn

B3: BPT thôn lấy phản hồi từ người dân

về danh mục ưu tiên tổng hợp của xã

BPT thôn thông báo danh mục của

xã để lấy ý kiến, tổng hợp và báo

cáo BQLDA xã

B4: BQLDA xã phê duyệt danh mục ưu

tiên và đưa vào kế hoạch của Dự án BQLDA xã điều chỉnh danh mục

và trình UBND xã phê duyệt

Đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng

Dự án khuyến khích hình thức đầu thầu có sự tham gia của cộng đồng (gọi đơn giản là

‘cộng đồng tự thi công’). Đây là hình thức đã được khuyến khích trong khuôn khổ của

Chương trình 135-II (trên phạm vi rộng) và Chương trình ISP (tại Quảng Ngãi) nhưng quá

trình triển khai mới chỉ trong giai đoạn thí điểm. Tại vùng dự án, theo kết quả khảo sát, đã

có 2-3 công trình thực hiện theo hình thức này và bước đầu được cộng đồng đánh giá cao.

Hình thức cộng đồng tự thi công được áp dụng đối với những công trình đáp ứng hai tiêu

chí sau đây: (i) có vốn đầu tư nhỏ hơn 500 triệu VND; (ii) có yêu cầu đơn giản về kỹ thuật

nên cộng đồng có thể tự thực hiện. Dự án dành ít nhất 25% giá trị của HP1 cho các dự án

theo hình thức cộng đồng tự thi công.

Do đây là hình thức thực hiện tương đối mới mẻ, nên Dự án sẽ có hướng dẫn chi tiết trong

Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện Dự án. Về cơ bản, hình thức này sẽ được thực hiện trên cơ sở

giao cho một nhóm trong cộng đồng đứng ra thực hiện. Nhóm sẽ do 1 trưởng nhóm là

người có kinh nghiệm và kiến thức cơ bản về kỹ thuật xây dựng; với thành viên nhóm từ

10-20 người. Để nhóm cộng đồng có thể thi công các công trình trong Hợp phần này, Dự

án sẽ hỗ trợ trên các khía cạnh sau:

Thiết kế kỹ thuật của công trình;

Tạm ứng vốn để nhóm chủ động mua vật tư và thực hiện thi công;

Các thủ tục thanh quyết toán được đơn giản hóa phù hợp với đặc điểm cụ thể của địa

phương (ví dụ như thủ tục về hóa đơn VAT, cách tính toán giá cho nguyên vật liệu tại

chỗ...);

Tùy trường hợp cụ thể, BQLDA xã có thể đề xuất BQLDA huyện tổ chức tập huấn kỹ

thuật cho thành viên chủ chốt của các nhóm xây dựng trên toàn huyện thực hiện các

công trình CSHT của Dự án;

Đấu thầu các công trình để thúc đấy sử dụng lao động địa phương

Ngoài các công trình thực hiện theo hình thức đầu thầu có sự tham gia của cộng đồng, các

công trình CSHT còn lại sẽ được thực hiện theo hình thức đấu thầu với sự tham gia của các

nhà thầu xây lắp. Để thúc đầy đào tạo nghề xây dựng và sử dụng lao động địa phương, có

thể cân nhắc hai phương án đấu thầu như sau:

Page 41: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

41

Phương án 1: Gộp các công trình CSHT thành các gói thầu

Để tạo ra những gói thầu có quy mô tương đối lớn (so với giá trị trung bình của từng công

trình riêng lẻ ở cấp xã, thôn/bản), Dự án sẽ gộp các công trình CSHT theo công năng tại

một số xã theo từng năm sẽ được gộp lại thành các gói thầu (gọi là gói thầu theo cụm xã).

Các gói thầu theo cụm xã này sẽ tổ chức đầu thầu để chọn một nhà thầu đủ năng lực. Để

thực hiện được việc đấu thầu này, huyện sẽ hỗ trợ cụm xã trong thủ tục gọi thầu; đại diện

của các xã sẽ tham gia chấm thầu để lựa chọn nhà thầu theo nguyên tắc đa số áp đảo (75%

ý kiến đồng ý).

Nhà thầu này sau đó sẽ triển khai thi công tất cả các công trình trong gói theo cụm xã. Khi

triển khai công trình của xã nào thì nhà thầu sẽ thương thảo và ký hợp đồng trực tiếp với xã

đó. Như vậy, cách thức đấu thầu theo phương án này vẫn đảm bảo mục tiêu xã làm chủ đầu

tư các công trình CSHT trong HP1.

Với phương án này, các nhà thầu sẽ có một gói thầu có giá trị tương đối lớn (so với giá trị

từng công trình ở từng xã) nên Dự án có thể tạo ra động lực và yêu cầu các nhà thầu thực

hiện việc đào tạo và sử dụng lao động địa phương (như dưới đây). 14

Phương án này được đưa ra trên cơ sở cân nhắc phương án thay thế là gộp các công trình

trong một xã thành một gói thầu thực hiện trong cả vòng đời dự án. Phương án thay thế có

ưu điểm thúc đẩy cam kết của nhà thầu với xã trong nhiều năm và đảm bảo xã có thể làm

chủ đầu tư mà không bị can thiệp bởi các cấp khác. Nhưng phương án này gặp trở ngại lớn

trong thực thi vì sẽ khó để xác định ngay danh mục các công trình CSHT tại xã trong suốt

vòng đời dự án. Bên cạnh đó, biến động giá cả VLXD và giá nhân công sẽ khó xử lý khi

lập dự toán cho cả gói thầu.

Cần lưu ý rằng việc gộp các công trình thành 1 gói và đấu thầu theo gói chưa phổ biến ở

Việt Nam và thiếu cơ sở pháp lý đầy đủ cho hình thức này. Vì vậy, để thực hiện hiệu quả

hình thức đấu thầu này thì Bộ KH&ĐT cần có hướng chỉ đạo để tạo cơ sở pháp lý cho việc

thực hiện trên phạm vi toàn Dự án.

Phương án 2: Đưa tiêu chí về đào tạo và sử dụng lao động địa phương vào điều kiện thầu

Để tránh những sự phức tạp về kỹ thuật trong thủ tục đấu thầu trong phương án 1, có thể

cân nhắc vẫn để các công trình CSHT đấu thầu trong Hợp phần này được đấu thầu riêng lẻ

theo từng công trình. Với phương án này, xã sẽ thực hiện các thủ tục mời thầu và chấm

thầu như thông lệ hiện nay.

Tuy nhiên, để thúc đẩy đào tạo và sử dụng lao động địa phương, tiêu chí đào tạo và sử

dụng lao động địa phương sẽ được xem là một tiêu chí quan trọng trong hồ sơ thầu (chiếm

15% tổng điểm của đề xuất kỹ thuật). Đồng thời, kết quả thực hiện các cam kết về đào tạo

và sử dụng lao động địa phương trong công trình đầu tiên xây dựng sẽ được sử dụng như

một tiêu chí tính điểm thưởng (bằng15% điểm tối đa của đề xuất kỹ thuật) trong tổng hồ sơ

đấu thầu các công trình tiếp theo.

Ưu điểm của phương án này là quy trình đấu thầu khá đơn giản; nhiều xã trong vùng dự án

đã có kinh nghiệm trong thực hiện các công trình CSHT theo cách thức đấu thầu tương tự

(ví dụ như trong khuôn khổ Chương trình 135-II hoặc Chương trình CBRIP). Tuy nhiên,

xã làm chủ đầu tư cần chú ý đảm bảo các nhà thầu thực hiện cam kết đào tạo và sử dụng

lao động địa phương, nhất là khi nhà thầu thực hiện công trình đầu tiên tại xã.

Thúc đấy đào và sử dụng lao động địa phương trong xây dựng CSHT

14

Kết quả phỏng vấn một số doanh nghiệp xây dựng trong quá trình khảo sát gợi ý rằng với quy mô các công

trình cấp xã, thôn/bản thường là nhỏ lẻ (như trong Chương trình 135-II thì là dưới 1 tỷ VND) thì rất khó để

doanh nghiệp có thể cam kết đào tạo và sử dụng lao động địa phương. Vì vậy, việc gộp các công trình nhỏ

thành những gói thầu có giá trị lớn hơn là cần thiết để thúc đẩy đào tạo nghề xây dựng và tạo việc làm.

Page 42: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

42

Đối với các công trình áp dụng hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng (như mô

tả ở trên), quá trình thi công sẽ tạo ra việc làm và thu nhập cho các thành viên của nhóm

xây dựng do cộng đồng tự lập ra để thực hiện công trình.

Đối với các công trình còn lại, yêu cầu về đào tạo và sử dụng lao động địa phương sẽ được

đưa vào như là một yêu cầu trong Hồ sơ mời thầu và vì vậy phương án của nhà thầu để đáp

ứng yêu cầu này sẽ là một trong những nội dung quan trọng để thẩm định và đánh giá các

hồ sơ thầu (như trên). Theo đó, hợp đồng ký với nhà thầu được chọn sẽ có điều khoản rằng

buộc về đào tạo và sử dụng lao động địa phương.

Về vấn đề này, Dự án định hướng thực hiện như sau:

BQLD xã sẽ thành lập các tổ xây dựng trên địa bàn xã để thực hiện đào tạo nghề xây

dựng trên cơ sở thảo luận với nhà thầu để thống nhất về số lượng thành viên (trong

khoảng từ 10 đến 30 lao động).

Nhà thầu sẽ đào tạo các thành viên trong tổ xây dựng theo phương thức ‘cầm tay chỉ

việc’ trực tiếp tại công trường.

Nhà thầu tính toán yêu cầu về nhân công cho thực hiện từng công trình và cam kết sử

dụng ít nhất 50% là lao động địa phương; Riêng đối với các xã có tỷ lệ đồng bào DTTS

dưới 50% thì tỷ lệ cam kết sử dụng lao động địa phương tối thiểu là 30%.

Quỹ Duy tu và Bảo dưỡng

Để đảm bảo các công trình CSHT do Dự án hỗ trợ có thể phát huy được công năng bền

vững, Dự án lập ra Quỹ Duy tu và Bảo dưỡng (DT&BD) ở cấp xã để có cơ chế và kinh phí

phục vụ cho sửa chữa nhỏ các công trình. Nội dung cơ bản của Quỹ gồm:

Nguồn vốn: bằng 5% tổng giá trị công trình CSHT ở cấp xã và thôn bản. Số tiền 5%

này được tính trích lập theo tổng số vốn đầu tư phân bổ cho HP1.

Quản lý Quỹ: Quỹ được quản lý trong tài khoản riêng tại VBARD và chỉ được phép chi

tiêu theo quy định của Dự án (theo hướng dẫn cụ thể).

Sử dụng Quỹ: khi có nhu cầu DT&BD, BQLDA xã sẽ lập kế hoạch thực hiện để sử

dụng nguồn kinh phí từ Quỹ và tổ chức thực hiện là các tổ xây dựng của xã đã được

đào tạo trong Hợp phần 1.

Chuyển giao Quỹ: khi Dự án kết thúc, Quỹ sẽ được bàn giao cho chính quyền xã quản

lý và sử dụng để thực hiện DT&BD các công trình cho Dự án hỗ trợ.

Tổ chức thực hiện

Tỷ lệ phân bổ vốn: 30% tổng vốn toàn Dự án; trong đó:

o Tối thiểu 25% dành cho hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng;

o Tối đa 75% dành cho hình thức đấu thầu theo gói;

o Quỹ DT&BD chiếm 5% tổng vốn đầu tư và được trích lập trực tiếp từ tổng vốn

phân bổ cho HP 1.

Cấp làm chủ đầu tư: Dự án chủ trương cấp xã làm chủ đầu tư cho tất cả các hoạt động

trong Hợp phần 1. Để triển khai chủ trương này, BQLDA tỉnh cần quyết liệt chỉ đạo

BQLDA huyện thực hiện theo đúng chủ trương của Dự án. Để đảm bảo nguyên tắc này

được thực hiện có hiệu quả, Dự án xác định:

o Ưu tiên tập huấn NCNL làm chủ đầu tư cho cấp xã (như sẽ phân tích trong Tiểu

hợp phần 4.1);

Page 43: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

43

o Dự án đưa ra quy định về xã đủ năng lực làm chủ đầu tư để áp dụng thống nhất.

Với các xã đáp ứng đủ các tiêu chí thì giao xã làm chủ đầu tư ngay trong năm

đầu tiên thực hiện Dự án. Với các xã chưa đáp ứng được đủ các tiêu chí thì việc

giao xã làm chủ đầu tư sẽ được thực hiện muộn nhất là sau 18 tháng kể từ khi

triển khai dự án.

2.4.3 Hợp phần 2: Phát triển sinh kế bền vững

Tóm tắt: Hợp phần 2 nhằm nâng cao thu nhập cho người dân vùng dự án thông qua củng cố an

ninh lương thực, phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp bền vững. Tất cả các xã trong huyện dự án

đều thụ hưởng từ hợp phần này. Đối tượng hưởng lợi ưu tiên của HP2 là hộ nghèo, hộ cận

nghèo/vừa thoát nghèo, hộ DTTS, phụ nữ. Nhưng chiến lược xác định đối tượng ưu tiên này không

loại trừ các hộ không nghèo, hộ sản xuất-kinh doanh, và các doanh nghiệp cũng thụ hưởng từ HP2.

Hoạt động chính của HP2 là củng cố an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp (và có thể gồm

lâm nghiệp bền vững – là vấn đề cần tiếp tục đánh giá trong giai đoạn 2). Đối với phát triển nông

nghiệp bền vững, Dự án thúc đẩy gia tăng giá trị của một số sinh kế phổ biến, có tiềm năng nhất tại

vùng dự án; đồng thời khuyến khích phát triển một số ít hoạt động sinh kế mới có khả năng mang

lại thu nhập bền vững. Đối với phát triển lâm nghiệp bền vững, đây là vấn đề quan trọng nhưng

hàm chứa những thách thức đáng kể. Ở Báo cáo giai đoạn 1, các hoạt động về phát triển lâm nghiệp

sẽ được đề xuất như là một lựa chọn. Những đề xuất sơ bộ này gồm giao đất rừng sản xuất cho

người dân, hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng, và hỗ trợ các doanh nghiệp hợp tác với hộ gia đình để

thực hiện quản lý rừng bền vững theo chứng chỉ. Trong giai đoạn 2 của xây dựng báo cáo khả thi,

các vấn đề về phát triển lâm nghiệp sẽ được nghiên cứu và định hình cụ thể.

Vốn đầu tư của HP2 chiếm 30% tổng vốn của Dự án. Do tính chất phức tạp của hoạt động sinh kế

nên cấp xã chỉ làm chủ đầu tư phần hoạt động về củng cố an ninh lương thực. Các hoạt động khác

do cấp huyện hoặc cấp tỉnh làm chủ đầu tư.

2.4.3.1 Tiểu hợp phần 2.1: Phát triển nông nghiệp bền vững

2.4.3.1.1 Hoạt động 2.1.1: Củng cố an ninh lương thực

Sự cần thiết

Mặc dù Quảng Ngãi đạt được một số kết quả quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

và giảm nghèo nhưng tỷ lệ nghèo trong các xã vùng Dự án vẫn còn rất cao. Tính đến thời

điểm 2011, tỷ lệ nghèo tương ứng tại huyện Ba Tơ, Sơn Hà và Sơn Tây tương ứng là

45,6%; 56,8% và 60,7% (theo chuẩn nghèo mới). Tỉnh Quảng Ngãi và các huyện dự án

không cung cấp con số về tỷ lệ thiếu đói nhưng kết quả khảo sát tại Ba Tơ và Sơn Tây cho

thấy tỷ lệ hộ thiếu đói có thể giao động trong khoảng 15-25% số hộ trong vùng dự án với

thời gian thiếu đói trung bình trong năm kéo dài từ 2 đến 2.5 tháng. Tình trạng thiếu đói

đặc biệt nghiêm trọng trong những tháng “giáp hạt”.

Kết quả khảo sát tại vùng dự án cho thấy có một số nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng thiếu

đói trầm trọng hơn. Thứ nhất, điều kiện thời tiết không thuận lợi trong vùng dự án còn có

khả năng tiếp tục có những biến đổi phức tạp, nguy cơ khô hạn kéo dài và nắng nóng có

thể tiếp tục xuất hiện ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất lương thực. Thứ hai, do diện tích đất

tự nhiên hạn chế trong khi sử dụng đất vào canh tác lương thực chỉ chủ yếu đáp ứng yêu

cầu tự cấp tự túc chứ không tạo ra thu nhập. Vì vậy, có thể có khả năng đất có thể trồng

được cây lương thực được sử dụng cho canh tác các cây công nghiệp ngắn ngày khác. Mặc

dù chính quyền huyện/xã đều có dự kiến cụ thể về diện tích đất sử dụng cho các loại cây

trong khác nhau nhưng trong thực tế thì rất khó có thể kiểm soát được sử dụng đất thực tế

Page 44: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

44

của người dân như thế nào. Thứ ba, do người dân vùng dự án chủ yếu sử dụng giống lúa

địa phương, tự để giống qua các năm nên năng suất vốn đã thấp sẽ ngày càng suy giảm.

Trong bối cảnh đó, việc củng cố an ninh lương thực trong vùng dự án là điều cần thiết để

giảm tỷ lệ thiếu đói và thời gian thiếu đói của các hộ nghèo trong vùng dự án, đặc biệt là

các hộ dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, cần nhấn mạnh rằng kết quả khảo sát sơ bộ tại vùng

dự án gợi ý rằng an ninh lương thực có thể được củng cố đáng kể mà không đòi hỏi nhiều

nguồn lực. Thực tế cho thấy ba nguyên nhân chính dẫn đến tính trạng dễ bị tổn thương về

an ninh lương thực là (i) hạn chế về diện tích đất trồng được tưới nước; (ii) sử dụng các

loại giống địa phương do người dân tự để lại nên năng suất thấp;15

(iii) tập quán canh tác

không phù hợp như không sử dụng phân bón, không áp dụng các biện pháp chăm sóc cần

thiết. Đối với nguyên nhân đầu tiên, các khoản đầu tư cho phát triển CSHT trong vùng dự

án (ở HP1 và HP3) có thể góp phần giải quyết thì hai nguyên nhân sau có thể được giải

quyết trong hoạt động này.

Mục tiêu của Hoạt động

Căn cứ vào thực tế khảo sát vùng dự án, hoạt động này có mục tiệu giảm tỷ lệ thiểu đói và

độ dài thời gian thiếu đói trong vùng dự án, đặc biệt là các xã có tỷ lệ thiếu đói cao thông

qua:

Tăng diện tích canh tác lúa nước (và lúa rẫy khi có thể) và các loại cây lương thực

khác;

Tăng năng suất lúa và các loại cây lương thực khác trên cơ sở (i) thay thế giống địa

phương bằng các giống phù hợp với thổ nhưỡng và năng suất cao hơn; (ii) thay đổi tập

quán canh tác không phù hợp, áp dụng kỹ thuật và các biện pháp canh tác mới cho

năng suất cao hơn.

Lưu ý rằng, một trong những ưu tiên được xác định trong HP1 là đầu tư vào CSHT phục

vụ sản xuất trong đó có xây mới/nâng cấp hệ thống thủy lợi. Với sự cải thiện dự kiến về

thủy lợi trong HP1, một số diện tích ruộng ở vùng trũng sẽ có khả năng trồng được 2

vụ/năm; đồng thời tiếp cận nước tưới cũng được cải thiện. Đây là một điều kiện quan trọng

đảm bảo thành công của Hoạt động 2.2.1 này.

Nguyên tắc hỗ trợ

Cần nhấn mạnh rằng không phải hộ nào trong vùng dự án cũng gặp khó khăn về lương

thực. Trong thực tế, các hộ thiếu đói chủ yếu là hộ nghèo nhất, đặc biệt là hộ nghèo dân tộc

thiểu số. Vì vậy, đây là hoạt động được thiết kế chủ yếu cho các hộ nghèo nhất trong vùng

dự án. Với các đối tượng này, các nguyên tắc hỗ trợ được xác định như sau:

Đối tượng hỗ trợ chính: các hộ thiếu đói, kể cả đói giáp hạt.

Các loại cây lượng thực: lúa nước, lúa rẫy, một số loại cây lượng thực ngắn ngày khác

tại địa phương.

Trọng tâm hỗ trợ: tập trung vào (i) giới thiệu giống mới; (ii) tập huấn theo nhóm hộ về

kỹ thuật canh tác; (iii) chỉ hỗ trợ hiện vật có điều kiện (giống và phân bón) cho các hộ

cam kết thực hiện kỹ thuật canh tác mới.

Nội dung hoạt động

Để đạt được mục tiêu như dự kiến ở trên, nội dung cụ thể của hoạt động này gồm:

15

Về vấn đề này, hầu hết các hộ gia đình trong vùng dự án khảo sát đều sử dụng các loại giống lúa

tự để lại để sử dụng. Đối với các loại cây lương thực khác cũng ở tình trạng tương tự. Một số hộ có

sử dụng giống mới nhưng cũng là giống mua tại địa phương, không rõ nguồn gốc.

Page 45: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

45

Giới thiệu giống mới thay thế giống địa phương. Hoạt động này nhằm khắc phục tình

trạng người dân trong vùng dự án sử dụng giống địa phương tự giữ lại từ vụ này qua vụ

khác dẫn đến thoái hóa giống và giảm năng suất. Giống mới được chọn phải đáp ứng

được các yêu cầu (i) có khả năng thích ứng với thổ nhưỡng địa phương; (ii) cho năng

suất cao; (iii) yêu cầu về kỹ thuật canh tác không phức tạp để người dân có thể dễ dàng

áp dụng.

Tập huấn theo nhóm hộ về kỹ thuật canh tác. Trên cơ sở giống mới được chọn, Dự án

tổ chức tập huấn theo nhóm hộ về kỹ thuật canh tác theo đặc điểm của cây giống.

Trọng tâm của tập huấn kỹ thuật ở đây là phải chỉ ra cho các hộ tham gia lợi ích của

việc áp dụng giống và kỹ thuật mới đối với nâng cao năng suất cây lương thực. Nội

dung tập huấn cần so sánh giữa năng suất của giống cũ và giống mới.

Hỗ trợ hiện vật với một số hộ làm điểm. Với mỗi nhóm tập huấn, Dự án lựa chọn 01 hộ

để làm mô hình điểm. Hộ mô hình điểm sẽ được hỗ trợ 100% giống và 80% phân bón;

đồng thời sẽ được theo dõi và hướng dẫn kỹ thuật bởi cán bộ khuyến nông để áp dụng

đúng kỹ thuật canh tác. Sau khi thu hoạch vụ đầu tiên, nhóm tập huấn sẽ hộ mô hình

điểm phổ biến kinh nghiệm canh tác. Đây là hoạt động nhằm giúp tạo thay đổi về nhận

thức về tập quán canh tác mới. Lưu ý rằng trong địa bàn vùng dự án, việc thay đổi nhận

thức và tập quán canh tác của hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số là rất khó khăn nếu không

có các mô hình điểm để chỉ ra các lợi ích trực tiếp.

Hỗ trợ hiện vật cho các hộ cam kết áp dụng kỹ thuật mới. Với các hộ đã được tập huấn

(không phải là hộ mô hình điểm), Dự án sẽ thực hiện hình thức hỗ trợ 80% giống mới

và 50% phân bón cho vụ đầu tiên đối với các hộ sau khi được tập huấn sẵn sàng cam

kết áp dụng giống và kỹ thuật mới.

Tổ chức thực hiện

Tỷ lệ phân bổ vốn: 10% vốn THP 2.1 (tương đương với 2% tổng vốn của Dự án).

Cấp làm chủ đầu tư: BQLDA xã. Việc giao cho cấp xã làm chủ đầu tư của Hoạt động

này được cân nhắc trên cơ sở tính chất kỹ thuật không phức tạp và quy mô vốn của

hoạt động này không cao. Vì vậy, cấp xã có thể có đủ năng lực thực hiện hiệu quả vai

trò của chủ đầu tư.

2.4.3.1.2 Hoạt động 2.1.2: Phát triển sinh kế hiện có

Sự cần thiết

Gặp nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên do địa hình chủ yếu là đồi núi dốc, đất canh tác

mầu mỡ khan hiếm nên tiềm năng phát triển sinh kế tại các huyện vùng dự án tương đối

hạn chế. Địa hình khó khăn và kết cấu hạ tầng yếu kém càng làm cho các cơ hội phát triển

sinh kế trong vùng dự án trở nên khó khăn hơn vì chi phí vận chuyển cao, giao thương

hàng hóa kém phát triển, kết nối thị trường yếu. Kết quả khảo sát tại vùng dự án cho thấy

ba hoạt động sinh kế hàng hóa chính ở vùng dự án là keo nguyên liệu, trồng mỳ (sắn), và

nuôi trâu/bò. Ngoài ra, địa bàn dự án còn có một số hoạt động sinh kế hàng hóa ở quy mô

nhỏ và phân tán như mía (đã từng phát triển ở quy mô lớn nhưng gần đây suy giảm vì sự

phát triển nhanh chóng của cây mỳ), một số hoạt động tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ.

Hỗ trợ phát triển sinh kế hàng hóa trong vùng dự án trong giai đoạn trước đây được coi là

một trọng tâm hỗ trợ của Chương trình ISP hỗ trợ thực hiện Chương trình 135-II tại Quảng

Ngãi. Báo cáo đánh giá các hoạt động hỗ trợ sản xuất của ISP tại sáu huyện miền núi

(trong đó có ba huyện dự án) ghi nhận những kết quả tích cực do các hoạt động hỗ trợ sản

xuất của Chương trình ISP và Chương trình 135-II mang lại, đặc biệt là ở khía cạnh đa

dạng hóa sinh kế lâm nghiệp (chủ yếu là keo nguyên liệu). Tuy nhiên, kết quả khảo sát

Page 46: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

46

trong vùng dự án cho thấy các hoạt động sinh kế hàng hóa ở vùng dự án vẫn còn gặp rất

nhiều khó khăn ở gần như tất cả các khâu của chuỗi cung ứng.

Khâu đầu vào

Giống có chất lượng thấp và không được chọn lọc là một vấn đề nổi cộm hiện nay trong

các hoạt động sinh kế hiện có. Vấn đề này có thể được lý giải bởi nhiều nguyên nhân. Thứ

nhất, phần lớn các hộ chưa có ý thức chọn lựa giống đầu vào tốt để sản xuất, mà thay vào

đó là giữa lại giống từ năm này qua năm khác, mua giống từ những nguồn trôi nổi tại địa

phương, hoặc đi xin giống. Thứ hai, trong tỉnh có một số đơn vị cung ứng giống có năng

lực nhưng chưa phát triển mạnh các hoạt động tại những huyện khó khăn của vùng dự án.

Hầu hết các đại lý/cá nhân cung ứng giống trong vùng dự án đều ở quy mô nhỏ, kỹ thuật

hạn chế, không có khả năng cung cấp giống ổn định và có chất lượng.

Cụ thể, đối với giống keo, hầu hết người dân trồng keo trong vùng dự án đều sử dụng

giống keo giâm hom bởi các vườn ươm của một số hộ cá thể ở trong huyện/xã hoặc giống

keo hạt (trải bạt, rung cây để lấy hạt và tự gieo). Đối với cây mỳ, dù mỳ là cây hàng năm,

có thể thường xuyên thay đổi giống nhưng do kỹ thuật canh tác thiếu bền vững nên tình

trạng diện tích mỳ bị nhiễm bệnh dẫn tới năng suất thấp có xu hướng ngày càng tăng. Tổng

đàn trâu/bò trong vùng dự án là lớn nhưng tỷ lệ bò lai còn rất thấp (ước tính sơ bộ là dưới

20%). Tập quán chăn thả tự nhiên dẫn đến phổ biến bệnh đồng huyết, vừa giảm sức chống

chọi với dịch bệnh vừa giảm năng suất chăn nuôi.

Khâu sản xuất

Tổ chức sản xuất nhỏ lẻ dẫn đến nhiều bất lợi đối với người sản xuất. Trước hết, do quy

mô sản xuất nhỏ, manh mún nên chi phí sản xuất đơn vị cao vì không thể đạt được tính

kinh tế nhờ quy mô. Quy mô sản xuất nhỏ dẫn đến sản lượng sản xuất ra cũng ít, cộng

thêm với kết cấu hạ tầng giao thông kém phát triển nên hầu hết các hộ gia đình trong vùng

dự án đều tiêu thụ sản phẩm qua thương lái. Sản xuất phân tán và địa hình phức tạp làm

cho chi phí thu hoạch cao. Chính vì vậy, sau khi trừ đi các khoản chênh lệch do chi phí vận

chuyển, chi phí khai thác thì mức giá mà hộ nông dân thực chất nhận được thấp hơn rất

nhiều so với mức giá thị trường. Kết quả khảo sát tại vùng dự án cho thấy ước tính gần

70% sản lượng keo, 80% sản lượng mỳ, và cũng đến gần 85% là bán cho tư thương. Tùy

theo thời điểm và sản lượng giao dịch nhưng kết quả khảo sát ghi nhận mức chênh lệch

khoảng từ 10 đến 20% so với mức giá thị trường. Riêng đối với keo nguyên liệu, do tư

thương thường trực tiếp thu hoạch nên giá bán thực tế mà người dân nhận được sau khi trừ

chi phí thu hoạch có thể chỉ còn bằng 30-40% giá thị trường.

Mô hình canh tác cho năng suất thấp, thiếu bền vững đối với các loại sinh kế chính là một

cản trở lớn. Chẳng hạn:

Đối với keo, do giống keo của các hộ trong vùng dự án chủ yếu là giống giâm hom chất

lượng thấp nên năng suất keo nguyên liệu không cao. Các hộ gia đình cũng có thói

quen trồng với mật độ dày nên ảnh hưởng đến tăng trưởng và chất lượng gỗ. Bên cạnh

đó, hầu hết người dân đều thu hoạch keo non để bán làm nguyên liệu cho các nhà máy

răm gỗ sau 4-5 năm trồng trong khi nếu để đến năm thứ 7 thì keo có thể khai thác làm

nguyên liệu gỗ với giá trị cao hơn.

Đối với giống mỳ, hầu hết các hộ trong vùng dự án không áp dụng các biện pháp xen

canh, cải tạo đất, cũng không luân canh nên đất trồng mỳ sau khoảng 2 vụ bắt đầu có

dấu hiệu thoái hóa, giảm sản lượng. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy kiệt đất và

suy giảm lớn về sản lượng trong vài năm tới. Bên cạnh đó, do cây mỳ trong vài năm

gần đây đang có giá cao nên tại nhiều xã trong vùng dự án, người dân trồng mỳ ồ ạt mà

không có các biện pháp để dãn vụ. Vì vậy, bắt đầu có hiện tượng mỳ đến vụ thu hoạch

nhưng các nhà máy sản xuất tinh bột và nhà máy cồn ethanol trong khu vực không tiêu

Page 47: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

47

thụ kịp. Trong khi đó, củ mỳ sau khi đã khai thác mà không được chế biến thì chất

lượng tinh bột sẽ giảm rất nhanh.

Đối với trâu/bò, hình thức phổ biến trong vùng dự án là chăn thả tự nhiên. Tình trạng

này vừa dẫn đến phá hoại mùa màng, và đáng nói nhất là tình trạng đồng huyết ở

trâu/bò là phổ biến nên sức kháng bệnh suy giảm, năng suất cũng suy giảm gây rủi ro

lớn đối với các hộ chăn nuôi.

Khâu đầu ra

Phụ thuộc vào tư thương trong tiêu thụ ở tình trạng phổ biến trong vùng dự án. Sự phụ

thuộc này chủ yếu là do quy mô sản xuất phân tán, nhỏ lẻ; và kết cấu hạ tầng yếu kém. Do

phụ thuộc vào tư thương nên người dân thường bị thua thiệt về giá (như phân tích ở trên)

và không chủ động được về thời điểm thu hoạch. Bên cạnh đó, sản phẩm chủ yếu là thô

nên giá trị gia tăng rất thấp. Với cả ba loại hình sinh kế phổ biến quan sát trong vùng dự án

thì hầu như không có các hoạt động sơ chế, chế biến nào. Trong khi đó, chi phí đầu vào đối

với một số sinh kế chính lại cao (ví dụ như giá muôn bê, nghé đều tăng trong khi chi phí

thú ý, kiểm soát dịch bênh cũng tăng). Chính vì vậy, giá trị gia tăng mà người dân thu về từ

các hoạt động này là thấp.

Trong bối cảnh đó, Dự án sẽ hỗ trợ cho người dân trong vùng dự án cải thiện những sinh

kế chính hiện có để nhằm gia tăng giá trị, tăng sản lượng sản xuất. Với các đặc điểm như

trên, Dự án sẽ cân nhắc các hỗ trợ ở cả ba khâu là đầu vào, tổ chức sản xuất, sơ chế và tiêu

thụ sản phẩm. Chi tiết của Hoạt động này được mô tả dưới đây.

Mục tiêu của tiểu hợp phần

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, cải thiện sinh kế hiện có thông qua đó tăng thu nhập

cho người dân hưởng lợi, Tiểu hợp phần này của Dự án đặt mục tiêu gia tăng giá trị cho

các sinh kế hàng hóa chính của vùng dự án thông qua:

Cải thiện cung cấp đầu vào để người dân có tiếp cận với đầu vào có chất lượng tốt hơn,

có giá cả phù hợp hơn, và có nhiều lựa chọn hơn trong sử dụng dịch vụ đầu vào;

Cải thiện kiến thức kỹ thuật, nhận thức của người dân vùng dự án về quy trình và kỹ

thuật sản xuất; khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ thông qua tổ chức

thành các tổ nhóm sản xuất;

Cải thiện tiếp cận thị trường trực tiếp, giảm phụ thuộc vào tư thương trong tiêu thụ, chủ

động hơn về mùa vụ thu hoạch để tránh biến động bất lợi về giá.

Nguyên tắc hỗ trợ

Cải thiện sinh kế hiện có là một yêu cầu rất phức tạp. Tùy vào đặc điểm và tình trạng sinh

kế của từng hộ gia đình mà mỗi hộ vùng dự án có thể có những nhu cầu hỗ trợ cải thiện

sinh kế khác nhau. Bên cạnh đó, do điều kiện địa hình chia cắt, cùng trong một huyện

nhưng có thể có nhiều loại tiểu khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau nên tiềm năng về sinh kế

của vùng dự án vừa nhỏ lẻ, vừa phân tán. Chính vì vậy, để đảm bảo sử dụng hiệu quả các

nguồn lực, Dự án đề ra một số nguyên tắc hỗ trợ sau đây:

Dự án hỗ trợ có chọn lọc với một số lượng hạn chế các sinh kế hàng hóa hiện có trên

địa bàn vùng dự án. Số lượng sinh kế được Dự án hỗ trợ phụ thuộc vào tiềm năng của

từng huyện nhưng tối thiểu là 01 và tối đa là 03 sinh kế hàng hóa/huyện;

Mặc dù các hoạt động của Tiểu hợp phần này chủ yếu diễn ra ở cấp xã nhưng Dự án

không phân bổ đều nguồn lực hỗ trợ cho các xã mà sẽ cân đối nguồn lực trong phạm vi

toàn huyện để đảm bảo những xã tiềm năng tốt về sinh kế được Dự án hỗ trợ sẽ nhận

được nhiều nguồn lực hơn;

Page 48: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

48

Với số lượng sinh kế hàng hóa được chọn hỗ trợ hạn chế, Dự án sẽ tập trung hỗ trợ

theo chiều sâu. Tùy thuộc vào đặc điểm của hoạt động sinh kế lựa chọn, các hỗ trợ sẽ

gồm từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra nhằm mục tiêu gia tăng giá trị cho người dân;

Hình thức hỗ trợ chủ yếu của Dự án là hỗ trợ theo tổ nhóm; Dự án chỉ cân nhắc hỗ trợ

các hộ cá thể trong trường hợp cần xây dựng các mô hình điểm (theo mô hình ‘nông

dân chủ chốt’) để xây dựng các gương điển hình, nhằm tạo động lực cho các hộ khác

áp dụng mô hình, tiến bộ kỹ thuật do Dự án giới thiệu.

Các đề xuất hoạt động sinh kế sơ bộ của huyện dự án

Vào thời điểm hiện tại, ba huyện dự án đã xây dựng một số đề xuất sơ bộ cho các hoạt

động sinh kế trên địa bàn huyện. Những đề xuất này chủ yếu được Phòng NN&PTTN kết

hợp với Trạm khuyến nông huyện xác định và đề xuất theo hướng dẫn chung trong quá

trình chuẩn bị dự án. Đối chiếu những đề xuất này với đánh giá độc lập trong quá trình

khảo sát vùng dự án cho thấy về cơ bản những đề xuất hiện tại của các huyện phản ánh

đúng thực tế về các hoạt động sinh kế phổ biến và được địa phương đánh giá là có triển

vọng.

Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, các đề xuất này còn khá sơ sài và còn rất nhiều vấn đề

cần phải được cân nhắc bổ sung (xem phân tích khái quát trong Bảng 2. 9 dưới đây). Như

đã đề cập ở trên, các hoạt động này sẽ được sàng lọc và nghiên cứu bổ sung trong giai đoạn

2 của xây dựng Báo cáo Nghiên cứu Khả thi trước khi có sự lựa chọn để đưa vào Báo cáo.

Bảng 2. 9 Đề xuất hỗ trợ phát triển sinh kế của các huyện

Hoạt động Các hoạt động đề xuất Các vấn đề cần cân nhắc bổ sung

Trồng mỳ

(sắn) trên đất

dốc (Huyện

Sơn Hà và

Sơn Tây)

Quy hoạch vùng nguyên liệu mỳ

Cải thiện giống mỳ nhằm nâng

cao năng suất

Tham quan, học hỏi và tập huấn

kỹ thuật trồng mỳ trên đất dốc

Xây dựng các cơ sở chế biến mỳ

khô tập trung

Xúc tiến việc ký kết Hợp đồng

Nông sản giữa nông dân và Nhà

máy mỳ Sơn Hải, Nhà máy

Ethanol Dung Quất

Hiệu quả kinh tế của mỳ so với các cây hoa

màu ngắn ngày khác (mía, đậu)

Phân tích cân đối cung-cầu trên cơ sở tính

toán nhu cầu sắn nguyên liệu của cá nhà

máy chế biến (tinh bột và ethanol) trên địa

bàn tỉnh và lân cận

Tác động của trồng mỳ đến môi trường và

các biện pháp cải tạo đất

Thay đổi giống, dãn vụ để đảm bảo thời

gian thu hoạch hợp lý

Định hướng đầu ra cho thức ăn chăn nuôi

hay sản xuất tinh bột

Các vấn đề về xử lý môi trường của hoạt

động chế biến mỳ

Cải tạo đàn bò

địa phương

(Huyện Sơn

Hà và Sơn

Tây)

Cung cấp giống bò đực Sind,

Zebu

Quy hoạch diện tích trồng cỏ

Tập huấn kỹ thuật chọn, phối

giống bò, chăm sóc và nuôi

dưỡng

Tập huấn kỹ thuật trồng cỏ

Xây dựng cơ sở chế biến thịt bò

tập trung có năng suất 50-100

con/ngày

Tăng khả năng tiếp cận của nông

dân với những khoản vay lãi suất

thấp

Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò so với

các lựa chọn khác

Khả năng thích ứng của giống bò lai với

tiểu khí hậu và địa hình

Hạn chế về quỹ đất để phát triển các vùng

trồng cỏ làm thức ăn

Tập quán chăn thả tự nhiên và yêu cầu chăn

nuôi tập trung; chi phí nhân công cho chăn

nuôi tập trung

Năng lực và chi phí kiểm soát dịch bệnh

(đang có hướng ngày càng tăng)

Tiềm năng thị trường của cơ sở chế biến,

định hướng thị trường đối với sản phẩm chế

biến; vấn đề về chất lượng VSATTP

Năng lực sản xuất và cung ứng thức ăn chăn

nuôi

Page 49: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

49

Tình trạng phụ thuộc vào thương lái chưa

có phương án giải quyết

Trồng keo

(Huyện Sơn

Hà và Sơn

Tây)

Quy hoạch vùng keo nguyên liệu

Cải thiện giống keo nhằm nâng

cao năng suất và chất lượng

Tham quan, học hỏi và tập huấn

kỹ thuật trồng keo trên đất dốc

Xúc tiến việc ký kết Hợp đồng

tiêu thụ giữa nông dân và các

Nhà máy giấy, chế biến dăm gỗ

Hiệu quả kinh tế của keo nguyên liệu so với

các lựa chọn khác, nhất là so với keo lấy gỗ

Năng lực cung ứng giống có chất lượng với

chi phí hợp lý tại vùng dự án

Tập quán canh tác (trồng mật độ cao, thu

hoạch non) và khả năng thích ứng với mô

hình mới

Chi phí khai thác, thu hoạch trong điều kiện

địa hình phức tạp, sản xuất manh mún theo

quy mô nhỏ

Định hướng đầu ra cho keo nguyên liệu

giấy và gỗ nguyên liệu (ván sàn, MDF, gắn

với quản lý rừng bền vững)

Khả năng hợp tác giữa người dân và các

Cty MTV lâm trường trong vùng dự án

Chi phí đầu tư và khả năng tham gia của hộ

nghèo, hộ dân tộc thiểu số

Trồng cây

mây, sa nhân

dưới tán rừng

(Huyện Ba

Tơ)

Tiến hành nghiên cứu khu vực có

tán rừng phòng hộ phù hợp cho

mây, sa nhân phát triển

Tạo lập vườn ươm để sản xuất

cây mây, sa nhân

Tổ chức giao khoán bảo vệ rừng

phòng hộ cho người dân

Xây dựng cơ sở chế biến lâm sản

ngoài gỗ tập trung tại chỗ

Tiềm năng thị trường cho các sản phẩm này

không rõ ràng, có nguy cơ sản xuất mà

không có thị trường tiêu thụ

Hiện gần như không có cơ sở thu mua, chế

biến nào trong vùng dự án và lân cận

Sự sẵn có của mây nguyên liệu mọc tự

nhiên trong rừng

Khả năng thu hút đầu tư chế biến lâm sản

trong vùng dự án

Khả năng tác động của các hoạt động này

với quản lý và bảo vệ rừng

Nuôi cá lồng

trên mặt hồ

nước lớn

(Huyện Ba

Tơ)

Tiến hành nghiên cứu đối tượng

cá phù hợp để nuôi

Hỗ trợ về giống và thức ăn

Xây dựng các lồng nuôi cá

Tập huấn quy trình nuôi cá lồng

Diện tích nước mặt hạn chế, nên tiềm năng

để phát triển sinh kế này ở quy mô hàng hóa

cũng hạn chế

Mạng lưới cung ứng thức ăn, kiểm soát dịch

bệnh gần như chưa có

Với quy mô nhỏ, thị trường đầu ra sẽ khó

bền vững

Khả năng nắm bắt kỹ thuật của người dân

với loại hình sinh kế khá mới trong vùng dự

án

Yêu cầu về vốn đầu tư cho nuôi cá lồng và

vốn lưu động (cho thức ăn cho cá) là rất lớn

Chi phí đầu tư và khả năng tham gia của hộ

nghèo, hộ dân tộc thiểu số

Phân tích về những câu hỏi/vấn đề cần cân nhắc đối với từng đề xuất sinh kế sơ bộ của các

huyện dự án cho thấy còn có rất nhiều vấn đề cần phải phân tích và đánh giá trước khi có

thể lựa chọn một số hoạt động sinh kế thật sự có tiềm năng lớn và phù hợp với đặc thù của

vùng dự án. Vì vậy, trong Báo cáo Nghiên cứu Khả thi lần 1, nội dung của hoạt động 2.1.2

này được đề xuất theo cách dưới đây.

Nội dung hoạt động

Lựa chọn sinh kế hàng hóa để hỗ trợ

Tại sao phải lựa chọn

Page 50: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

50

Trong phạm vi nguồn lực của Dự án, để đảm bảo hiệu quả của hỗ trợ thì cần phải lựa chọn

trong số những sinh kế mà vùng dự án có tiềm năng thì đâu là hoạt động sinh kế có tiềm

năng nhất và có thể mang lại tác động cải thiện thu nhập cho người dân một cách đáng kể

nhất để Dự án tập trung các nguồn lực cho hỗ trợ.

Trong quá trình xây dựng Báo cáo khả thi, các huyện vùng dự án đã thực hiện một số phân

tích sơ bộ để lựa chọn danh mục các hoạt động sinh kế hàng hóa dự kiến đề xuất với Dự

án. Như đã phân tích ở trên các đề xuất này còn tương đối sơ sài (xem dưới đây) và cần

được thẩm định thêm [trong giai đoạn 2 của xây dựng Báo cáo FS] trước khi đưa vào báo

cáo.16

Ngay cả khi đã được đưa vào Báo cáo FS thì khi khởi động và thực hiện Dự án, vẫn cần có

phân tích sâu và toàn diện hơn, đánh giá đầy đủ cả về phía cung (khả năng cung ứng) và

phía cầu (nhu cầu thị trường), trên cơ sở đó xác định những khâu cốt yếu trong chuỗi cung

ứng cần có sự can thiệp của Dự án. Vấn đề này sẽ được thực hiện trong quá trình xây dựng

các đề xuất tiểu dự án sinh kế (xem dưới đây).

Vì vậy, khi Dự án đi vào thực hiện, công việc đầu tiên triển khai trong Hoạt động này là

thực hiện một nghiên cứu sâu để đánh giá tính khả thi của các hoạt động sinh kế được đề

xuất trong Báo cáo Nghiên cứu Khả thi, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch cho các tiểu dự

án sinh kế để Dự án hỗ trợ. Việc đánh giá này là công việc đòi hỏi chuyên môn cao nên sẽ

được thực hiện bởi tư vấn đủ năng lực và kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu của công việc.

Các tiêu chí lựa chọn

BQLDA TƯ sẽ xây dựng yêu cầu chi tiết cho nghiên cứu phân tích để lựa chọn các hoạt

động sinh kế cho Hoạt động này để các tỉnh thống nhất triển khai. Về cơ bản, các hoạt

động sinh kế sẽ được lựa chọn từ danh mục đề xuất của các huyện, quy hoạch Nông Thôn

Mới và đánh giá theo các tiêu chí sau:

Hiệu quả về tài chính của hoạt động trên cơ sở tính toán đầy đủ các chi phí đầu vào và

dự kiến về sản lượng, giá cả sản phẩm đầu ra;

Triển vọng thị trường tiêu thụ dựa trên đánh giá ước lượng về dung lượng thị trường;

hoạt động của các doanh nghiệp chế biến nông lâm sản có thể thu mua trực tiếp từ

người dân trong vùng dự án; [thay đổi về order của tiêu chí này]

Khả năng thích ứng của người dân với các yêu cầu về kỹ thuật sản xuất: canh tác, quản

lý dịch bệnh, quy chuẩn chất lượng, yêu cầu về thu hoạch, sơ chế/chế biến, bảo quản

trước tiêu thụ;

Năng lực của các đơn vị cung cấp đầu vào (giống, vật tư nông nghiệp) và dịch vụ hỗ

trợ (khuyến nông, thú y...);

Xây dựng các tiểu dự án sinh kế để Dự án hỗ trợ

Sau khi đã chọn các hoạt động sinh kế, công việc tiếp theo là xây dựng các tiểu dự án sinh

kế để Dự án hỗ trợ. Dự án sẽ xây dựng hướng dẫn chi tiết trong các Sổ tay thực hiện. Về cơ

bản, nội dung tiểu dự án sinh kế sẽ xác định những nội dung và các bước hỗ trợ cụ thể đối

với hoạt động sinh kế được lựa chọn. Phạm vi các hỗ trợ cần xác định trong tiểu dự án sinh

kế gồm các nhóm hoạt động chính (như mô tả trong sơ đồ sau):

16

Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2 của báo cáo, các huyện vùng dự án sẽ làm việc với tư vấn đề sàng lọc các

đề xuất ban đầu; trên cơ sở đó đưa ra danh mục các hoạt động sinh kế cho Báo cáo Nghiên cứu Khả thi kèm

theo các thông tin bổ sung cần thiết cho phân tích hiệu quả kinh tế của phương án đề xuất.

Page 51: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

51

Tổ chức thực hiện

Tỷ lệ phân bổ vốn: 40% tổng vốn đầu tư của THP 2.1 (tương đương với 7.8% tổng vốn

dự án)

Cấp làm chủ đầu tư: BQLDA cấp huyện làm chủ đầu tư hoạt động này. Tuy nhiên, do

tính chất phức tạp của các hỗ trợ phát triển sinh kế nên cần có hỗ trợ kỹ thuật mạnh của

BQLDA cấp tỉnh và BQLD TƯ

2.4.3.1.3 Hoạt động 2.1.3: Phát triển sinh kế mới

Sự cần thiết

Như đã chỉ ra trong Hoạt động 2.1.2, do đặc thù về điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội,

các huyện trong vùng dự án có tiềm năng kinh tế khá nghèo nàn, nhất là khi so sánh với

các huyện có mức độ phát triển cao hơn không nằm trong vùng dự án. Kết quả khảo sát

vùng dự án đã chỉ ra nhiều hạn chế đối với các hoạt động sinh kế hiện có của người dân ở

gần như tất cả các khâu của chuỗi cung ứng. Hoạt động 2.1.2 của Tiểu hợp phần này tập

trung giải quyết những hạn chế, những ‘nút thắt’ trong chuỗi cung ứng các sinh kế phổ

biến và được đánh giá là có tiềm năng nhất (trong số các sinh kế hiện tại của vùng dự án).

Bên cạnh việc tập trung hỗ trợ để thúc đẩy gia tăng giá trị cho các sinh kế hiện có, câu hỏi

đặt ra là liệu có khả năng giới thiệu và phát triển những sinh kế mới mang lại thu nhập bền

vững cho người dân trong vùng dự án?

Kết quả khảo sát tại vùng dự án cho thấy hoạt động sinh kế của các huyện chủ yếu xoay

quanh cây keo, cây mỳ và chăn nuôi gia súc (trâu, bò) ở quy mô vừa và nhỏ, giá trị kinh tế

không cao. Chẳng hạn như (i) huyện Ba Tơ có sinh kế phổ biến là cây keo, mỳ, mía và

chăn nuôi gia súc; (ii) huyện Sơn Hà chủ yếu phát triển cây keo, mỳ, lúa, mía và chăn nuôi

gia súc; (iii) huyện Sơn Tây phát triển cây keo, mỳ, cau và chăn nuôi gia súc. Trong những

năm qua, giá cả các loại sản phẩm nông nghiệp có sự biến động lớn đặc biệt là các mặt

hàng nông sản truyền thống (keo, mỳ, trâu, bò...) khiến thu nhập và đời sống của người dân

bị ảnh hưởng nhiều. Việc phát triển nông nghiệp độc canh hoặc phụ thuộc vào các loại cây

trồng truyền thống dẫn đến hệ lụy có thể các hộ phải đối diện với nguy cơ mất trắng do phá

bỏ cây trồng khi mất giá và nguy cơ dịch bệnh bùng phát nếu các hộ ồ ạt mở rộng diện tích

cây trồng khi được giá.

Đầu vào

Cải thiện

giống/giới thiệu

giống mới

Thiết lập các cơ

chế hợp tác để cải

thiện mạng lưới

cung cấp đầu vào

(phân bón, thuốc

trừ sâu, và khác)

nhằm tăng khả

năng tiếp cận của

người dân

Tập huấn kỹ thuật

cho các hộ gia đình

và nhóm hộ

Phổ biến về Quỹ

hỗ trợ sản xuất

(như trong 2.1.4)

Truyền thông nâng

cao nhận thức và

khuyến khích áp

dụng mô hình mới

(như trong

THP4.2)

Sản xuất

Thành lập các tổ nhóm

sản xuất và tiến hành các

hoạt động theo nhóm

Hỗ trợ phát triển mô

hình nông dân chủ chốt

để thực hiện thí điểm;

tạo cơ sở để phổ biến

kinh nghiệm, khuyến

khích nhân rộng mô hình

Tăng cường tiếp cận với

các dịch vụ khuyến

nông, thú y, kiểm soát

dịch bệnh

Tập huấn nhắc lại về kỹ

thuật sản xuất cho các hộ

điển hình và nhóm hộ

Kiểm tra, hỗ trợ kỹ thuật

tại vùng sản xuất

Đầu ra

Hoạt động hỗ trợ

thành lập các

điểm sơ chế và

chế biến tập trung

Thúc đẩy liên kết

các nhóm hộ với

cơ chế chế biến,

giảm phụ thuộc

vào đại lý và tư

thương

Cung cấp thông

tin thị trường để

người dân chủ

động trong thu

hoạch và tiêu thụ

Hỗ trợ cho các

huyện vùng dự án

tham gia các hội

trợ hàng NLN

Page 52: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

52

Qua trao đổi với lãnh đạo chính quyền các cấp, có thể nhận thấy rằng quan điểm chung của

các cấp chính quyền là khuyến khích phát triển các loại cây, con mới có giá trị kinh tế cao,

có tiềm năng thị trường nhằm cải thiện thu nhập bền vững cho người dân vùng dự án. Xuất

phát từ chủ trương đó, trên địa bàn vùng dự án đang triển khai nhiều khảo nghiệm để xác

định được các loại giống cây trồng và vật nuôi mới như trồng mây, sa nhân, thanh long

ruột đỏ, ca-cao và nuôi heo ki.

Mặc dù nhận được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp và sự hưởng ứng của người dân trong

việc thử nghiệm các loại cây trồng và vật nuôi mới, nhìn chung việc phát triển sinh kế mới

ở các địa phương vẫn gặp nhiều khó khăn như:

Các sinh kế mới hầu hết đang còn trong giai đoạn khảo nghiệm. Sự phù hợp của những

sinh kế này với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng trong từng tiểu vùng còn chưa rõ ràng.

Đặc biệt, quan tâm lớn của tất cả các đối tượng liên quan là liệu những sinh kế mới đó

có thực sự mang lại hiệu quả cao hơn những hoạt động sinh kế hiện có?

Hầu hết các địa phương không có chiến lược và kế hoạch phát triển sinh kế mới rõ ràng

và cụ thể. Việc giới thiệu sinh kế mới chủ yếu được thực hiện do chính sách hỗ trợ

khuyến nông, hoặc trong khuôn khổ hỗ trợ của một số nhà tài trợ trong thời gian ngắn.

Vì vậy mức độ ‘sẵn sàng’ và tính ‘sở hữu’ của địa phương với những sinh kế mới này

còn hạn chế.

Thiếu kinh phí để xây dựng mô hình điểm, thực hiện các hoạt động nhằm nhân rộng

mô hình như mở lớp tập huấn kỹ thuật cho cán bộ khuyến nông tại địa bàn, tập huấn kỹ

thuật cho nông dân...

Hệ thống dịch vụ hỗ trợ còn ở mức thấp, chưa thực sự hỗ trợ được cho các sinh kế mới

(cung cấp giống, dịch vụ kỹ thuật, kiểm soát dịch bệnh...); các vấn đề về triển vọng thị

trường đầu ra chưa rõ ràng.

Các khó khăn trên làm cho quá trình đưa cây mới và con mới vào sản xuất tại nhiều địa

phương đang diễn ra một cách chậm chạp và có nhiều rủi ro. Đây là một hoạt động khó vì

không dễ tìm ra được các loại hình sinh kế mới, có giá trị kinh tế cao, lại có khả năng cải

thiện thu nhập bền vững cho người dân. Vào thời điểm hiện nay, lãnh đạo chính quyền các

cấp bày tỏ mong muốn Dự án sẽ dành nguồn lực hỗ trợ tỉnh tiếp tục đầu tư phát triển

những sinh kế mới này. Trong điều kiện đó, Dự án dành ưu tiên trong Hoạt động 2.1.3 để

hỗ trợ vùng dự án phát triển sinh kế mới.

Mục tiêu

Mục tiêu của hoạt động này là thúc đẩy đa dang hóa sinh kế cho người dân trong vùng dự

án thông qua giới thiệu và hỗ trợ có chọn lọc một số ít hoạt động sinh kế mới – là những

hoạt động có tiềm năng cải thiện thu nhập bền vững cho người thụ hưởng – thông qua đó

nâng cao thu nhập cho người dân vùng dự án. Để đạt được mục tiêu này, Dự án đặt ra các

mục tiêu nhỏ gồm:

Phân tích, đánh giá tiềm năng phát triển sinh kế tại vùng dự án để xác định từ 1 đến 2

sinh kế mới để Dự án hỗ trợ phát triển;

Xây dựng và tổ chức thực hiện các tiểu dự án sinh kế mới, với các hỗ trợ trọng điểm ở

những khâu quan trọng nhất như giống, kỹ thuật canh tác, tổ chức sản xuất và sơ chế,

kết nối thị trường;

Đầu tư thực hiện các mô hình thí điểm trước khi nhân rộng mô hình sinh kế mới trong

phạm vi vùng dự án.

Nguyên tắc hỗ trợ

Page 53: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

53

Phát triển sinh kế mới trong vùng dự án là một hoạt động khó khăn. Để một hoạt động sinh

kế mới được người dân chấp nhận áp dụng, ổn định quy mô sản xuất, có thu hoạch và

mang lại thu nhập là một giai đoạn tương đối dài và có nhiều thách thức. Vì vậy, Dự án xác

định các nguyên tắc đầu tư cơ bản như sau:

Chỉ đầu tư tập trung cho một số rất ít những sinh kế mới được chứng minh một cách

thuyết phục về hiệu quả (trên cơ sở phân tích khoa học, đáng tin cậy) so với các loại

hình sinh kế khác;

Để giới thiệu thành công sinh kế mới, Dự án hỗ trợ theo mô hình nông dân điển hình

(‘lead farmer’) hoặc ‘doanh nghiệp tiên phong’ (‘lead firm’) là những đối tượng có đủ

nguồn lực để vượt qua những rào cản phát triển sinh kế mới trước khi hỗ trợ cho các

đối tượng khác nhân rộng mô hình;

Nội dung hoạt động

Nghiên cứu xác định sinh kế mới để Dự án hỗ trợ

Để đảm bảo thành công của hoạt động này, ngay sau khi Dự án chính thức đi vào hoạt

động, một nghiên cứu sâu trên địa bàn toàn vùng dự án sẽ được thực hiện để đánh giá sâu

về các mô hình sinh kế mới đang được khảo nghiệm (hoặc chưa được khảo nghiệm). Câu

hỏi chính phải trả lời của nghiên cứu này là mô hình sinh kế mới có thực sự có hiệu quả

kinh tế cao (so với các lựa chọn khác – ‘status quo’) và tiềm năng thị trường của cơ hội này

như thế nào. Với tính chất phức tạp và đòi hỏi cao của nghiên cứu, BQLDA TƯ sẽ có

hướng dẫn cụ thể để các tỉnh vùng dự án triển khai nghiên cứu này. Về cơ bản, các hoạt

động sinh kế mới sẽ được đánh giá theo các tiêu chí sau:

Sự phù hợp với chiến lược phát triển của tỉnh, tiểu vùng và của quốc gia;

Sự phù hợp về khí hậu, thổ nhưỡng;

Mức độ rủi ro (dịch bệnh, thị trường...) và khả năng kiểm soát rủi ro;

Rào cản tham gia (vốn, đất canh tác, kỹ thuật sản xuất);

Tiềm năng thu hút đầu tư vào sản xuất, chế biến, và tiêu thụ;

Nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế;

Khả năng nhân rộng mô hình sinh kế mới sau giai đoạn khảo nghiệm;

Khả năng tham gia của các hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số (sau giai đoạn khảo nghiệm)

trong thực hiện các mô hình sinh kế này.

Dự án đặt mục tiêu lựa chọn được từ 1 đến 2 sinh kế trong đó đảm bảo sinh kế được lựa

chọn có tiềm năng phát triển thành sinh kế theo sản xuất hàng hóa đem lại thu nhập đáng

kể cho các hộ gia đình sau này.

Xây dựng tiểu dự án sinh kế mới

Sau khi đã lựa chọn được sinh kế mới, công việc tiếp theo là xây dựng các tiểu dự án sinh

kế mới. Tiểu dự án này phải được xây dựng trên cơ sở đánh giá nhu cầu hỗ trợ và mức độ

sẵn sàng của các bên liên quan. Bên cạnh đó, do phát triển sinh kế mới cũng là ưu tiên rõ

ràng trong vùng dự án (như phân tích ở trên) nên ngoài nguồn lực của Dự án, một số nguồn

lực bổ sung có thể được huy động từ nguồn của tỉnh và một số tác nhân khác trong tỉnh

(trong và ngoài vùng dự án). Về cơ bản, tiểu dự án sinh kế mới phải chỉ ra được giải pháp

để giải quyết những khó khăn liên quan đến những tiêu chí lựa chọn ở trên. Các nội dung

cơ bản của tiểu dự án sinh kế cũng cần phải tính đến tất cả các khâu của chuỗi cung ứng

(như đã phân tích trong phần nội dung hoạt động phát triển sinh kế hiện có trong 2.1.2).

Page 54: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

54

Do tính chất phức tạp về phân tích kỹ thuật và kinh tế của các hoạt động sinh kế mới,

BQLDA tỉnh sẽ thực hiện việc xây dựng tiểu dự án sinh kế mới trên cơ sở tham vấn ý kiến

của các huyện và hỗ trợ kỹ thuật từ BQLDA TƯ và tư vấn. Tiểu dự án phát triển sinh kế

mới sẽ do BQLDA TƯ tổ chức thẩm định trước khi quyết định triển khai. Các bước triển

khai xây dựng tiểu dự án sinh kế mới được mô tả theo sơ đồ ở phần dưới đây.

Tổ chức thực hiện tiểu dự án sinh kế mới

Trên cơ sở tiểu dự án sinh kế đã được phê duyệt, quá trình hỗ trợ phát triển sinh kế mới sẽ

được thực hiện qua 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: xây dựng mô hình điểm cho hoạt động sinh kế mới. Giai đoạn này thực hiện

tối đa là trong 2 năm đầu tiên kể từ khi thực hiện tiểu dự án.

Đối tượng ưu tiên tham gia xây dựng mô hình điểm có thể gồm:

Đối tượng 1: hộ cá thể có năng lực và nguồn lực để cùng đầu tư, dưới sự hỗ trợ của Dự

án, thực hiện mô hình sinh kế mới. Cụ thể:

o Dự án sẽ lựa chọn từ 8-10 hộ có năng lực để xây dựng mô hình điểm;

o Hộ mô hình điểm sẽ được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, 100% giống và 80% phân

bón (và ưu tiên tiếp cận Quỹ hỗ trợ sản xuất – như sẽ mô tả trong Hoạt động

2.1.4); đồng thời

o Hộ mô hình điểm sẽ được theo dõi và hướng dẫn kỹ thuật bởi cán bộ khuyến

nông để áp dụng đúng kỹ thuật canh tác.

Đối tượng 2: các doanh nghiệp (có đăng ký kinh doanh) hoặc các cơ sở sản xuất hộ gia

đình (có hoặc chưa đăng ký kinh doanh) cũng được xét để hỗ trợ xây dựng mô hình

điểm theo phương pháp tiếp cận ‘doanh nghiệp tiên phong’. Đối với đối tượng này, Dự

án sẽ hỗ trợ để xây dựng mô hình điểm như trên; đồng thời nhấn mạnh khả năng phát

triển hợp tác trong giai đoạn sau theo mô hình ‘in-grower’ và/hoặc ‘out-grower’. Cụ

thể:

o Dự án sẽ chọn từ 3-5 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hộ gia đình để xây dựng mô

hình điểm;

o Hỗ trợ đào tạo kỹ thuật, cung cấp 80% giống và 50% phân bón (và ưu tiên tiếp

cận Quỹ phát triển kinh doanh và kết nối thị trường – như sẽ mô tả trong Tiểu

hợp phần 3.2)

o Hỗ trợ xây dựng mô hình hợp tác với nông dân, có thể theo lựa chọn ‘in-

grower’ hoặc ‘out-grower’

o Theo dõi và hướng dẫn kỹ thuật bởi cán bộ khuyến nông để áp dụng đúng kỹ

thuật canh tác.

Giai đoạn 2: nhân rộng mô hình sinh kế mới

Sau khi đã xây dựng được mô hình điểm, sinh kế mới bước đầu thể hiện sự phù hợp và

hiệu quả đối với các hộ làm mẫu dự án sẽ hỗ trợ nhân rộng mô hình. Việc thực hiện nhân

rộng mô hình sẽ được thực hiện theo phương pháp tổ chức các nhóm hộ thành các tổ sản

xuất. Cụ thể:

Về tổ nhóm sản xuất:

o Nòng cốt của các tổ nhóm sản xuất là các hộ điển hình đã thành công trong giai

đoạn 1;

o Thành phần tham gia: từ 15-20 hộ/nhóm, trong đó có tối thiểu 30% hộ nghèo,

50% là hộ dân tộc thiểu số;

Page 55: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

55

Về các hỗ trợ của Dự án:

o Tập huấn kỹ thuật canh tác và quản lý nhóm;

o Cung cấp 80% giống và 50% phân bón (và ưu tiên tiếp cận Quỹ hỗ trợ sản xuất

– như sẽ mô tả trong 2.1.4);

o Theo dõi và hướng dẫn kỹ thuật bởi cán bộ khuyến nông để áp dụng đúng kỹ

thuật canh tác;

o Những hỗ trợ đột xuất khi cần thiết (ví dụ như kiểm soát dịch bệnh...)

Quy trình xây dựng và triển khai thực hiện tiểu dự án sinh kế mới được mô tả vắn tắt trong

sơ đồ dưới đây:

Cân nhắc về khả năng phát triển sinh kế mới ca-cao

Trong khuôn khổ khảo sát vùng dự án, ca-cao xuất hiện với tiềm năng trở thành một sinh

kế có triển vọng của tỉnh. Việc Bộ NN&PTNN thông qua Chiến lược Phát triển Ca-cao thể

hiện sự ghi nhận và đánh giá cao của Chính phủ với tiềm năng phát triển ca-cao của Việt

Nam. Nghiên cứu về khả năng phát triển ca-cao trong vùng dự án đang tiếp tục được phân

tích và thu thập thông tin bổ sung. Tuy nhiên, tại thời điểm này, ca-cao có nhiều cơ sở để

trở thành một sinh kế mới hấp dẫn để Dự án cân nhắc hỗ trợ.

Khái quát về thị trường ca-cao và phát triển ca-cao trên cả nước

Nguồn cung ca cao trên thị trường thế giới luôn bị khan hiếm trong nhiều năm do các nước

sản xuất ca-cao truyền thống gặp bất ổn. Theo dự báo của Tổ chức Ca-cao Quốc tế (2012),

hai nước sản xuất ca-cao lớn nhất thế giới dự kiến sẽ giảm khoảng 400.000 tấn trong đó Bờ

Biển Ngà giảm khoảng 300.000 tấn vì nội chiến; Ghana sẽ giảm khoảng 100.000 tấn do

thời tiết khô hạn kéo dài. Riêng Indonesia, nước sản xuất ca-cao lớn ở châu Á, dự báo giảm

B1: Lựa chọn sinh kế mới để

hỗ trợ

BQLDA tỉnh tham vấn với

BQLDA huyện trên cơ sở nghiên

cứu lựa chọn (ở trên)

B2: Xây dựng tiểu dự án phát

triển sinh kế mới

BQLDA tỉnh thực hiện, tham vấn

với BQLDA huyện, dưới sự hỗ

trợ của BQLDA TƯ và tư vấn

B3: Phê duyệt tiểu dự án phát

triển sinh kế mới

BQLDA TƯ thẩm định (với sự hỗ

trợ của tư vấn) và quyết định phê

duyệt

B4: Thí điểm thực hiện để

xây dựng mô hình điểm BQLDA huyện triển khai thực

hiện trên địa bàn vùng dự án

B5: Nhân rộng mô hình

BQLDA huyện triển khai nhân

rộng mô hình và tổ chức sản xuất

theo nhóm hộ

Page 56: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

56

khoảng 20% sản lượng. Tương tự Malaysia, một trong những nước trồng ca-cao hàng đầu

thế giới, đang chặt bỏ khoảng 200.000 ha ca-cao để chuyển sang trồng cọ dừa. Đây là

nguyên nhân góp phần giữ giá ca-cao thế giới tăng hoặc duy trì ổn định. Trong khi sản

lượng giảm nhưng nhu cầu sử dụng ca-cao của các nước tiêu thụ ca-cao hàng đầu thế giới

như Hoa Kỳ, Nhật Bản và châu Âu (chiếm 76% lượng tiêu thụ ca-cao toàn cầu) vẫn rất

lớn. Cụ thể nhu cầu ca-cao của Bắc Mỹ sẽ tăng 1,5%, Tây Âu tăng 1,8% và Brazil tăng

2,2%. Đặc biệt nhu cầu ca-cao của Nga và Trung Quốc đang tăng nhanh đã làm trầm trọng

thêm tình trạng cung không đủ cầu.

Trong nước, từ năm 1997 đến nay đã có nhiều tổ chức và doanh nghiệp quốc tế đầu tư phát

triển ca-cao trên địa bàn các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên như Chính phủ Vương

quốc Hà Lan, USAID, DANIDA, GTZ, SUCCESS ALLIANCE và CARGILL xây dựng

và triển khai các mô hình trồng và chăm sóc cây ca-cao; tập huấn kỹ thuật và phát cây

giống cho nông dân; thu mua hạt ca-cao theo mức giá thị trường. Mặc dù các dự án hỗ trợ

ca-cao được thực hiện khá độc lập và hầu hết không có sự kế thừa lẫn nhau, các hoạt động

này đã tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ca-cao trong vùng.

Phát triển ca-cao ở Quảng Ngãi

Trên thực tế, từ năm thập kỷ 90 theo chủ trương của Bộ NN&PTNT thực hiện chương

trình ‘cải tạo vườn tạp’, Quảng Ngãi đã triển khai phát triển trồng cây ca cao trên diện tích

tương đối lớn (trên 3,000 ha) ở một số huyện đồng bằng và thành phố Quảng Ngãi17

. Nhờ

sự ủng hộ của các doanh nghiệp Nhà nước, hàng ngàn hộ dân ở Quảng Ngãi đã trồng ca

cao một cách ồ ạt. Tại thời điểm đó, người dân chủ yếu trồng giống ca cao Theobroma

trong vườn với mật độ trồng bình quân là 1.100 cây/ha. Bên cạnh đó, một nhà máy nghiền

hạt ca cao với trang bị kỹ thuật cao và hiện đại cũng được gấp rút xây dựng vào năm 1997

tại Quảng Ngãi. Với những nỗ lực đó, người nông dân trồng ca cao ở Quảng Ngãi bước

đầu đã thành công trong việc trồng ca cao và thu quả. Ca cao cho sản lượng cao, bình quân

mỗi cây có từ 30-50 trái/năm, năng suất thu được bình quân khoảng 14-15 tấn quả/ha. Mặc

dù nông dân trúng mùa ca cao nhưng không bán được hàng do doanh nghiệp quốc doanh

đã không thể tìm được mối hàng xuất khẩu và tạo ra thị trường. Hậu quả là hàng ngàn cây

ca cao trĩu quả đến mùa thu hoạch bị chặt đốn bỏ dần làm củi đun, diện tích ca cao giảm

xuống chỉ còn 25 ha vào cuối năm 2005, tiếp đó nhà máy nghiền ca cao cũng đã đóng cửa

vào năm 2007. Sự thất bại đó khiến cây cacao gần như bị xóa xổ tại Quảng Ngãi.

Đầu năm 2000, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Nông Lâm TPHCM đã cố gắng

mang cây cao cao trở lại nhưng họ gặp phải sự miễn cưỡng từ nông dân và lãnh đạo tỉnh

trong việc tham gia sản xuất cây ca cao. Tâm lý e ngại vì đã trồng và thất bại do không có

thị trường tiêu thụ (không có người thu mua tại địa phương và không có sự tiếp cận với thị

trường quốc tế) đã đẩy cây trồng ca cao vào thế yếu và ít được chú trọng tới trong định

hướng phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, trong thời gian qua, ca cao đã từng bước khẳng định

được lợi thế và tiềm năng mang lại giá trị kinh tế cao cho hộ gia đình tại một số tỉnh Tây

Nguyên. Ca cao được xem là cây trồng có vai trò quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu cây

trồng ở Tây Nguyên và là một trong những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế chính cho

người dân. Nhờ có sự hỗ trợ từ các chương trình/dự án và các tổ chức trong và ngoài nước,

thị trường tiêu thụ ca cao ở khu vực này được thiết lập khá ổn định với các đơn vị thu mua

chủ lực đặt tại trung tâm thành phố và hệ thống tư thương rộng lớn trải khắp các địa bàn,

tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân buôn bán và phát triển ca cao. Căn cứ trên tình

hình ca cao thế giới hiện nay với nhu cầu ngày càng gia tăng và thực tế phát triển ca cao tại

các địa phương khác trong cả nước, có thể nói bài toán đầu ra cho ca cao không còn quá

khó và bế tắc như trước kia. Chính vì thế, có thể khẳng định nếu giải quyết được khâu đầu

ra của ca cao và có được sự hỗ trợ đúng mức và kịp thời từ Dự án, việc khôi phục và phát

17

Tập trung chính ở xã Hành Thịnh, Hành Dũng, Hành Minh (huyện Nghĩa Hành), xã Nghĩa Kỳ, Nghĩa Điền

(huyện Tư Nghĩa) và một số ít tại thành phố Quảng Ngãi.

Page 57: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

57

triển tốt ca cao ở Quảng Ngãi giúp tăng thu nhập và cải thiện sinh kế, đời sống người dân

là hoàn toàn hợp lý và khả thi.

Những yếu tố cần cân nhắc trong quá trình phát triển ca cao tại vùng dự án.

Cần phát triển diện tích ca-cao của toàn tỉnh trên diện rộng để hấp dẫn các tập đoàn thu

mua và chế biến ca-cao như CARGILL và MARS... đầu tư các chương trình lớn về ca-

cao.

Các hoạt động lên men và sơ chế ca-cao cần đầu tư phát triển trên quy mô lớn.

Các huyện cần có mô hình chuẩn mực chứng minh tính hiệu quả về kinh tế của ca-cao.

Ngoài ra ca-cao là một cây trồng mới đối với người dân vùng dự án nên họ chưa hiểu

biết nhiều về kỹ thuật canh tác cũng như đặc tính sinh trưởng của cây trồng này nên các

hộ không mạnh dạn đầu tư vào cây trồng mới này.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người nông dân áp dụng tốt và đúng quy

trình, kỹ thuật canh tác nhằm kiểm soát dịch bệnh ca cao.

Hiện nay, giá ca-cao nhân thấp hơn so với giá cà phê (giá cao-cao lên men từ 40.000-

42.000 đồng/1kg hạt khô trong khi giá cà phê nhân là 43.000-47.000 đồng/kg) trong

khi năng suất ca-cao/1ha (1-1,5 tấn/1ha) thấp hơn nhiều so với năng suất cà phê (2,5-3

tấn/1ha). Vì vậy thu nhập từ ca-cao thấp hơn nhiều so với cà phê cũng như các cây

trồng khác như hồ tiêu và cao su, do đó ca-cao không hấp dẫn được các hộ dân đầu tư

vào loại cây trồng này.

Các vấn đề cần phân tích bổ sung để ca-cao có thể được đưa vào phạm vi hỗ trợ của Dự

án.

Để đưa ca-cao vào danh mục sinh kế mới được Dự án hỗ trợ, các phân tích và đánh giá sau

cần được thực hiện:

Đánh giá chi tiết về diện tích đất canh tác (i) phù hợp để trồng ca-cao và (ii) có thể

chuyển đổi sang trồng ca-cao trên địa bàn tỉnh nói chung và ba huyện thuộc Dự án nói

riêng.

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây ca-cao cho cả mô hình trồng thuần và trồng xen nói

chung và hiệu quả kinh tế của cây ca-cao so với các cây trồng cạnh tranh trong vùng

như cà phê, hồ tiêu, điều, cao su và các cây trồng khác.

Đánh giá khả năng chuyển đổi của các hộ nông dân đang trồng các loại cây trồng hiện

tại (cà phê, hồ tiêu, điều, cao su, cây ăn quả...) sang trồng ca-cao.

Đánh giá nhu cầu hỗ trợ cần thiết để canh tác ca-cao hiệu quả theo tất cả các khâu của

chuỗi cung ứng, bao gồm: (i) Yếu tố đầu vào: giống, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào

và vật tư sản xuất, hợp tác xã/tổ nhóm trồng ca-cao...; (ii) Yếu tố sản xuất: kỹ thuật

(làm đất, chọn giống, chăm sóc, thu hái, bảo quản/vận chuyển, lên men, quản lý dịch

bệnh, khác...); (iii) Yếu tố đầu ra: thông tin về thị trường. đại lý thu mua, cơ sở sơ chế

và chế biến tập trung, các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm...

Tổng hợp các chương trình và dự án hỗ trợ phát triển ca-cao đã và đang thực hiện trên

địa bàn tỉnh đặc biệt là các dự án trên địa bàn năm huyện Dự án: (i) đánh giá kết quả

(kết quả đến thời điểm hiện tại) của từng chương trình và dự án trước đây; (ii) phân

tích các mô hình sản xuất thử nghiệm trong các chương trình và dự án trước đây, tìm

hiểu mô hình hiệu quả để Dự án xem xét hỗ trợ nhân rộng và bài học kinh nghiệm từ

các chương trình dự án này.

Dự kiến các hoạt động hỗ trợ.

Page 58: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

58

Rõ ràng để phát huy được tiềm năng và lợi thế của ca-cao thì sự hỗ trợ của dự án là cần

thiết. Qua khảo sát thực tế tại các huyện, dự án nên tập trung hỗ trợ phát triển ca-cao theo

các hướng sau:

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho người dân về tính hiệu quả và lợi ích kinh tế

của cây ca cao;

Tăng năng suất đối với diện tích trồng ca-cao nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật canh tác

ca-cao bền vững;

Mở rộng diện tích trồng ca-cao ở những vùng còn diện tích đất canh tác phù hợp hoặc

có khả năng trồng xen canh ca-cao với các cây trồng hiện tại.

Xác định các loại cây trồng có thể trồng xen canh với cây ca-cao trên địa bàn Dự án.

Phát triển sản phẩm ca-cao giá trị cao thông qua khuyến khích trồng ca-cao theo quy

trình ca-cao bền vững được cấp chứng chỉ như UTZ Certified, 4C, RFA...; thực hiện sơ

chế và lên men ca-cao đúng kỹ thuật.

Hỗ trợ kết nối với các chương trình/dự án phát triển ca cao khác và liên kết với các tổ

chức/đơn vị thu mua lớn nhằm thúc đẩy tạo thị trường đầu ra ổn định.

Cơ chế thực hiện

Tỷ lệ phân bổ vốn: 25% vốn THP 2.1 (tương đương với 4.9% tổng vốn Dự án).

Cấp làm chủ đầu tư: BQLDA tỉnh là chủ đầu tư. Thẩm quyền chủ đầu tư giao cho

BQLDA tỉnh do phát triển sinh kế mới là công việc khó khăn và phức tạp. Việc lựa

chọn sinh kế mới có tiềm năng lớn đối với mỗi huyện trên địa bàn dự án và hỗ trợ phát

triển thị trường đầu vào, thị trường đầu ra cho sản phẩm của hoạt động sinh kế mới đòi

hỏi những kiến thức và thẩm quyền quản lý nằm ngoài khả năng của BQLDA cấp

huyện. Bên cạnh đó, BQLDA TƯ cũng cần có hỗ trợ rất tích cực về kỹ thuật và thẩm

định đề xuất tiểu sinh kế của BQLDA các tỉnh.

2.4.3.1.4 Hoạt động 2.1.4: Quỹ hỗ trợ sản xuất

Sự cần thiết

Tiếp cận tín dụng để đầu tư phát triển sinh kế là một trong số nguyện vọng chính của các

hộ nghèo. Theo số liệu báo cáo của các huyện vùng dự án, có đến 60-80% số hộ nghèo bảy

tỏ nguyên vọng muốn được vay vốn để phát triển sản xuất. Kết quả thảo luận nhóm tập

trung tại 04 thôn trong vùng dự án cũng xác định khó khăn về vốn là một cản trở chính đối

với đa dạng hóa sinh kế của người dân trong vùng dự án. Bên cạnh đó, với mục tiêu trong

HP2 của Dự án là hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững, theo định hướng thị trường, các mô

hình sinh kế do Dự án giới thiệu sẽ đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu nhất định để thực hiện.

Trong điều kiện đó, Quỹ Phát triển Sản xuất (PTSX) được đề xuất là Hoạt động 2.1.4 trong

khuôn khổ Tiểu hợp phần 2.1.

Tuy nhiên, đối với Quỹ PTSX này thì xác định đúng đối tượng hỗ trợ là rất quan trọng

trong điều kiện nguồn lực của Dự án có giới hạn. Trong thực tế, hầu hết các hộ nghèo trong

vùng dự ánb đều đang có các khoản vay với VBSP. Theo báo cáo của VBSP Quảng Ngãi,

dư nợ tín dụng cho vay hộ nghèo tính đến tháng 06/2012 là gần 823 tỷ VND (chiếm

khoảng 46% tổng dư nợ của ngân hàng) với số lượt hộ vay là hơn 56 nghìn hộ (trên tổng số

gần 75 nghìn hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh). Kết quả khảo sát tại vùng dự án cho thấy

mặc dù tỷ lệ nợ xấu là rất thấp (thường dưới 1%) nhưng hầu hết các khoản vay đều rất nhỏ,

đáp ứng nhu cầu trước mắt của hộ nghèo, cũng có tình trạng hộ sử dụng các khoản vay

kém hiệu quả, hoặc thậm chí là không đúng mục đích.

Page 59: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

59

Đối với các hộ sản xuất kinh doanh, chỉ có một số ít hộ có các khoản vay từ VBSP (theo

Chương trình cho vay hộ sản xuất-kinh doanh)và/hoặc của VBARD. Theo số liệu từ VBSP

Quảng Ngãi, tổng dư nợ cho vạy hộ sản xuất-kinh doanh trong vùng khó khăn tính đến

06/2012 là gần 75 tỷ, với số lượt hộ vay là gần 3,200 hộ (trung bình giá trị các khoản vay

là khoảng 23.3 triệu/hộ). Ngoài ra, một số ít các hộ sản xuất-kinh doanh trong vùng dự án

có tiếp cận được với khoản vay của VBARD18

. Đây là nhóm hộ không nghèo, có nhu cầu

được vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất, và thường là những hộ có đầu óc làm ăn, khả

năng sử dụng vốn hiệu quả. Tuy nhiên, Dự án không đủ nguồn lực để có thể đáp ứng yêu

cầu tín dụng hộ sản xuất-kinh doanh trong vùng dự án.

Trong điều kiện đó, việc đáp ứng yêu cầu vay vốn của các hộ nghèo nên được tiếp tục xác

định là trọng tâm hỗ trợ của VBSP. Đối với các hộ khá giả, có nhu cầu vay vốn để phát

triển sản xuất kinh doanh, các hộ này có thể lập hồ sơ vay vốn theo chương trình cho vay

hộ sản xuất-kinh doanh của VBSP hoặc chấp nhận mức lãi suất thị trường để có thể tiếp

cận với nguồn vốn của VBARD hay các ngân hàng thương mại khác. Dự án xác định đối

tượng mục tiêu của Quỹ PTSX là các hộ vừa thoát nghèo hoặc các nhóm hộ trong đó có

nhiều hộ nghèo và hộ dân tộc thiểu số. Các đối tượng này có nhu cầu vay vốn để triển khai

áp dụng các mô hình sinh kế do Dự án giới thiệu trong khuôn khổ Hoạt động 2.1.2 và 2.1.3

của Tiểu hợp phần 2.1. Để đảm bảo thành công của hoạt động này, việc xác định đúng đối

tượng cho vay có ý nghĩa rất quan trọng. Các chi tiết của hoạt động được mô tả dưới đây.

Mục tiêu

Hoạt động này có mục tiêu hỗ trợ cho việc triển khai áp dụng các mô hình sinh kế mới do

Dự án giới thiệu thông qua cung cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi cho các hộ có nguyện

vọng vay vốn và đáp ứng được các tiêu chuẩn do Dự án xác định.

Nguyên tắc hỗ trợ

Do nhu cầu vay vốn trong vùng dự án được đánh giá là lớn, Dự án không thể đáp ứng được

nhu cầu vay vốn rộng rãi. Thay vào đó, Dự án đề ra các nguyên tắc cơ bản sau đây:

Chỉ cho vay với đối tượng mục tiêu do Dự án xác định (xem dưới đây);

Chỉ cho vay để triển khai các mô hình sinh kế do Dự án giới thiệu trong khuôn khổ

HP2 này;

Cho vay không cần thế chấp tài sản, Dự án sử dụng phương án vay như là cơ sở để

quyết định cho vay;

Cho vay với mức lãi suất ưu đãi nhưng cao hơn mức lãi suất của VBSP và thấp hơn

mức lãi suất thị trường của các ngân hàng thương mại.

Nội dung hoạt động

Đối tượng xét vay vốn: Dự án xác định các đối tượng hỗ trợ mục tiêu là các hộ hoặc nhóm

hộ đáp ứng các yêu cầu sau:

Đối với hộ vay vốn, phải đáp ứng các yêu cầu sau:

o Mục đích sử dụng vốn vay là để triển khai áp dụng những mô hình sinh kế mà

Dự án giới thiệu trong HP2;

o Có phương án sử dụng vốn vay chứng tỏ được hiệu quả theo các chỉ tiêu tài

chính đơn giản của một dự án đầu tư nhỏ (theo hướng dẫn của Dự án);

18

VBARD không nằm trong đối tượng phỏng vấn trong quá trình khảo sát vùng dự án. Tuy nhiên, kết quả

thảo luận nhóm tập trung tại 4 thôn của vùng dự án thì không có hộ gia đình nào tiếp cận được khoản vay từ

VBARD.

Page 60: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

60

o Là hộ vừa thoát nghèo trong thời gian lâu nhất là 3 năm trước thời điểm làm hồ

sơ cho vay;

o Bên cạnh các điều kiện ở trên, các đối tượng hộ sau đây được xét ưu tiên: (i) hộ

dân tộc thiểu số; (ii) hộ vay vốn để triển khai các hoạt động sinh kế mới trong

vùng dự án.

Đối với nhóm hộ vay vốn, phải đáp ứng các yêu cầu sau:

o Nhóm hộ phải thành lập thành các tổ nhóm sản xuất, có tổ trưởng, có điều lệ

hoạt động;

o Mục đích sử dụng vốn vay là để triển khai áp dụng những mô hình sinh kế mà

Dự án giới thiệu trong HP2;

o Có phương án sử dụng vốn vay chứng tỏ được hiệu quả theo các chỉ tiêu tài

chính đơn giản của một dự án đầu tư nhỏ (theo hướng dẫn của Dự án);

o Nhóm có sự tham gia của ít nhất 30% hộ nghèo và 50% hộ dân tộc thiểu số.

Thủ tục vay vốn: Dự án sẽ xây dựng hướng dẫn chi tiết thủ tục vay vốn và quản lý vốn vay

trong khuôn khổ Quỹ PTSX. Về cơ bản, quy trình thủ tục vay vốn và quản lý vốn vay theo

trình tự năm bước chính (gắn với từng bước là trách nhiệm của BQLDA các cấp) như sau:

B1: Lập hồ sơ vay vốn theo

hướng dẫn

BQLDA xã hỗ trợ

hộ/nhóm hộ lập hồ sơ

B2: Xác nhận của BQLDA

xã vào hồ sơ vay vốn gửi

BQLDA huyện thẩm định

BQLDA huyện thẩm

định theo các yêu cầu

của Quỹ

B3: Quyết định cho vay và

giải ngân vốn theo hồ sơ

BQLDA huyện thông

báo qua BQLDA xã

B4: Hộ và nhóm hộ được

tập huấn về quản lý khoản

vay (ghi chép sổ sách, kế

hoạch trả nợ…)

BQLDA huyện tổ chức

tập huấn tập trung

B5: Giám sát sử dụng vốn

vay theo kế hoạch

BQLDA xã, Ban Phát

triển thôn

Page 61: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

61

Về quy mô vốn vay: Dự án đặt giới hạn trần cho các khoản vay như sau: (i) với hộ vay

vốn: không quá 50 triệu/hộ; (ii) với nhóm hộ vay vốn: không quá 250 triệu/nhóm;

Thời gian vay: Tùy theo hồ sơ vay vốn mà Dự án cân nhắc thời gian cho vay nhưng không

nhiều hơn 3 năm kể từ thời điểm bắt đầu được giải ngân.

Chuyển giao nguồn vốn: khi Dự án kết thúc theo thời gian dự kiến, Dự án sẽ cân nhắc khả

năng chuyển nguồn vốn này cho VBSP quản lý để tiếp tục thực hiện cho vay sau khi Dự án

đã kết thúc. Các điều kiện cụ thể về chuyển giao và chính sách cho vay sẽ được quyết định

trên cơ sở đàm phán giữa Dự án và VBSP.

Tổ chức thực hiện

Tỷ lệ phân bổ vốn: 25% vốn THP 2.1 (tương đương với 4.9% tổng vốn Dự án).

Cấp làm chủ đầu tư: BQLDA huyện là cấp xét duyệt hồ sơ vay. Giao trách nhiệm xét

duyệt hồ sơ vay vốn cho cấp huyện vì việc thẩm định hồ sơ vay vốn đòi hỏi có kiến

thức chuyên môn nhất định cả về đánh giá tài chính của dự án và về mô hình sinh kế đề

xuất vay vốn để triển khai trong các hồ sơ vay vốn.

2.4.3.2 [Lựa chọn] Tiểu hợp phần 2.2: Phát triển lâm nghiệp bền vững

LƯU Ý: trong Giai đoạn 1 của xây dựng Báo cáo Nghiên cứu Khả thi, kết quả khảo sát lần

1 gợi ý rằng tài nguyên rừng là một trong những nguồn tài nguyên chính trong vùng dự án

nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau, mức độ hưởng lợi của người dân từ nguồn tài

nguyên rừng rất có giới hạn. Vì vậy, một số hoạt động về phát triển lâm nghiệp bền vững

được đề xuất sơ bộ. Tuy nhiên, quản lý và phát triển rừng là vấn đề khá phức tạp, và đôi

khi có tính nhạy cảm về chính trị và xã hội cao (đặc biệt là các vấn đề liên quan đến sử

dụng đất lâm nghiệp). Trong điều kiện đó, THP 2.2 trong Báo cáo lần thứ nhất này tạm

thời coi là lựa chọn. Trong giai đoạn 2 của thực hiện Báo cáo Nghiên cứu Khả thi, các hoạt

động này sẽ được nghiên cứu bổ sung để cân nhắc có đưa vào Báo cáo cuối cùng hay

không. Vì vậy, những nội dung dưới đây mang tính chất đề xuất sơ bộ và chưa nên coi là

những vấn đề sẽ được đưa vào Báo cáo cuối cùng.

2.4.3.2.1 Hoạt động 2.2.1: Quản lý rừng cộng đồng

Sự cần thiết

Quản lý rừng cộng đồng là một hình thức quản lý và phát triển nguồn tài nguyên rừng

được Nhà nước khuyến khích phát triển từ rất lâu và đã được thể chế hóa vào Luật Bảo vệ

và Phát triển rừng (2004). Đặc điểm chính của mô hình này là cộng đồng được giao quản

lý rừng có quyền sản xuất (ví dụ trồng cây dưới tán rừng) và khai thác các lâm sản sao cho

độ che phủ, sinh khối rừng không thay đổi, đảm bảo đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, ngoài

nghĩa vụ bảo vệ rừng, cộng đồng không được phép chuyển đổi mục đích sử dụng của đất

rừng được giao, cũng không được phép chuyển nhượng nghĩa vụ quản lý rừng. Nói cách

khác, cộng đồng có quyền hưởng lợi từ rừng nhưng không có quyền sở hữu rừng. Chi tiết

về mô hình quản lý rừng cộng đồng, theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng,

được tóm tắt trong bảng dưới đây.

Bảng 2. 10 Đặc điểm của mô hình quản lý rừng cộng đồng

Điều kiện giao

rừng Cộng đồng có cùng phong tục, tập quán, có truyền thống gắn bó với rừng về sản

xuất, đời sống, văn hoá, tín ngưỡng; có khả năng quản lý rừng; có nhu cầu và

đơn xin giao rừng;

Việc giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn phải phù hợp với quy hoạch, kế

hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt

Khu rừng được

giao cho cộng Khu rừng cộng đồng dân cư thôn đang quản lý, sử dụng có hiệu quả;

Page 62: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

62

đồng Khu rừng giữ nguồn nước phục vụ trực tiếp cho cộng đồng, phục vụ lợi ích

chung khác của cộng đồng mà không thể giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân;

Khu rừng giáp ranh giữa các thôn, xã, huyện không thể giao cho tổ chức, hộ gia

đình, cá nhân mà cần giao cho cộng đồng dân cư thôn để phục vụ lợi ích của

cộng đồng.

Quyền của cộng

đồng Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng ổn định,

lâu dài phù hợp với thời hạn giao rừng;

Được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của rừng vào mục đích công

cộng và gia dụng cho thành viên trong cộng đồng; được sản xuất lâm nghiệp -

nông nghiệp - ngư nghiệp kết hợp theo quy định của pháp luật và quy chế quản

lý rừng;

Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên diện tích rừng được giao;

Được hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của Nhà nước để bảo

vệ và phát triển rừng và được hưởng lợi ích do các công trình công cộng bảo vệ,

cải tạo rừng mang lại;

Được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng

theo quy định của pháp luật khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng.

Nghĩa vụ của cộng

đồng Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy định của pháp luật;

Tổ chức bảo vệ và phát triển rừng, định kỳ báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm

quyền về diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động liên quan đến khu rừng

theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;

Giao lại rừng khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng hoặc khi hết thời hạn giao

rừng;

Không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư thôn;

không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh,

góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng rừng được giao.

Nguồn: (Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng, 2004)

Với những nội dung cơ bản như trên, Mô hình quản lý rừng cộng đồng đã được thực tế ở

nhiều nước chứng tỏ là một mô hình có hiệu quả bảo tồn và phát triển rừng bền vững.

Những lợi ích cơ bản của quản lý rừng cộng đồng gồm:

Cộng đồng có thể trồng cây và một số hoạt động sinh kế phụ khác dưới tán rừng, thông

qua đó đa dạng hóa sinh kế, tăng thu nhập từ lâm nghiệp;

Giảm thiểu nguy cơ chặt, phá rừng từ phía cộng đồng do sinh kế của họ được đảm bảo

hơn;

Rừng được bảo vệ và phát triển bền vững hơn nhờ động lực bảo vệ, chăm sóc rừng của

cộng đồng và cơ chế giám sát tuân thủ các qui trình khai thác rừng bền vững tồn tại

ngay trong cộng đồng;

Giảm thiểu nguy cơ tranh chấp đất sản xuất giữa cộng đồng và các tổ chức kinh tế do

vấn đề sinh kế của cộng đồng được cải thiện;

Bảo tồn và duy trì đời sống văn hóa của cộng đồng do cơ chế quản lý rừng cộng đồng

dựa vào hình thức tổ chức và kinh nghiệm, hiểu biết sẵn có của cộng đồng; và

Có thêm thu nhập từ khai thác gỗ do tăng trưởng sinh khối của rừng đạt đến khối lượng

được phép khai thác.

Ở Việt nam cũng có nhiều địa phương, trong khuôn khổ các chương trình/chính sách nhất

định thực hiện thành công mô hình quản lý rừng cộng đồng. Tại địa bàn Quảng Ngãi, Dự

án KfW6 do Ngân hàng Tái thiết Đức tài trợ đã triển khai có hiệu quả mô hình quản lý

rừng cộng đồng tại một số huyện của tỉnh. Nội dung khái quát về dự án và kết quả bước

đầu trong thực hiện mô hình này được tóm tắt dưới đây.

Page 63: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

63

Theo kết quả khảo sát vùng dự án, trên địa bàn huyện Ba Tơ, Sơn Hà và Sơn Tây, tỉnh

Quảng Ngãi, BQL rừng phòng hộ và hộ gia đình được giao quản lý đất lâm nghiệp và chưa

có diện tích rừng đáng kể nào được giao cho cộng đồng quản lý. Trong khi đó, theo Báo

cáo Kinh tế Xã hội tỉnh Quảng Ngãi 2011-2020, tầm nhìn 2025, cộng đồng dân cư sống

ven rừng tự nhiên trên địa bàn chủ yếu là hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số. Do tiềm năng sinh

kế hạn chế, điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn nên nhiều hộ phải dựa vào khai thác rừng

trái phép để đảm bảo sinh kế. Các hoạt động khai thác rừng phổ biến ở đây là chặt phá

rừng lấy gỗ và khai thác các lâm sản khác trái phép. Quan sát thực tế tại vùng khảo sát cho

thấy người dân chưa được trang bị kiến thức đầy đủ về cách thức khai thác rừng một cách

bền vững. Ý thức về sự cần thiết và lợi ích của khai thác rừng bền vững còn rất hạn chế.

Chính vì vậy, mặc dù rừng chiếm phần lớn diện tích tự nhiên trong vùng dự án nhưng đa

số người dân không được hưởng lợi bền vững từ nguồn tài nguyên rừng.

Hộp 2. 3 Quản lý rừng cộng đồng trong Dự án KfW6 tại Quảng Ngãi

Khái quát về Dự án KfW6

Dự án: Khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và

Phú Yên

Nhà tài trợ: Chính phủ Cộng hoà Liên Bang Đức, thông qua Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW)

Mục tiêu của Dự án:nâng cao mức sống của người dân chủ yếu dựa vào rừng thông qua tạo việc làm,

tăng thu nhập nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều hoà nguồn nước tại các vùng được

phục hồi rừng và các khu vực lân cận, điều hoà tiểu khí hậu vùng và tăng tính đa dạng sinh học.

Thời gian thực hiện Dự án là 9 năm, từ năm 2005 đến năm 2013 (bao gồm 6 năm trồng rừng và 3

năm hậu dự án), với tổng kinh phí là 12,3 triệu EUR,

Mô hình quản lý rừng cộng đồng

Thực hiện ở 2 thôn thuộc xã Hành Tí Đông, huyện Nghĩa Hành với tổng diện tích: 1012,4 ha

(Trường Lệ: 608,8 ha và Khánh Giang: 403,6 ha), bắt đầu từ năm 2008;

Dự án tham quan, tuyên truyền và tập huấn về quản lý rừng bền vững cho cộng đồng dân cư thôn;

Đầu tư cây, giống, vật tư, và một số công trình lâm sinh như đường vận xuất, công trình phòng cháy

chữa cháy;

Lập Qui ước bảo vệ rừng và Qui chế hoạt động của BQL Lâm nghiệp cộng đồng thôn;

Tổ chức trồng lâm sản phụ và nuôi ong cho cộng đồng dân cư hai thôn;

Cộng đồng được khai thác và hưởng lợi toàn bộ giá trị nhưng không vượt quá hạn mức tối đa, đảm

bảo sinh khối và đa dạng sinh học của rừng;

Đầu tư 100.000 đồng/ha/năm trong 6 năm đầu để chi trả cho đội bảo vệ rừng;

Doanh thu từ rừng, sau khi trích 10% thuế ra sẽ được chia đều cho các hộ tham gia;

Định kì điều tài nguyên rừng cộng đồng;

Dự án thường xuyên kiểm tra theo dõi các hoạt động của BQL Lâm nghiệp Cộng đồng thôn, giúp

cho BQL khắc phục kịp thời những thiếu sót, hạn chế trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

Kết quả sơ bộ sau 3 năm thực hiện

Hoàn thành giao rừng 1012,4 ha cho hai thôn;

Hiện tượng xâm hại rừng đã được hạn chế dongười dân đã nhận thức được tầm quan trọng của mô

hình trong đời sống. Tuy nhiên, mức hỗ trợ cho thành viên BQL Lâm nghiệp Cộng đồng chưa tương

xứng với công sức họ bỏ ra do nguồn kinh phí hỗ trợ ban đầu cho Dự án đã dần cạn kiệt;

50 hộ đã bắt đầu có khai thác gỗ thương mại ở thôn Trường Lệ với khối lượng 24,309 m3, bán với

giá khoảng 8,5 triệu đồng/ha;

Trồng mây dưới tán rừng cộng đồng đã hoàn thành với tổng diện tích 76.5 ha (thôn Trường Lệ: 32

ha; thôn Khánh Giang: 44,5 ha);

Đã xây dựng xong nhà cộng đồng tại thôn Trường Lệ.

Nguồn: (Báo cáo kết quả thực hiện Dự án năm 2011 và triển khai nhiệm vụ công tác 06 tháng đầu năm

2012 của Ban Quản lý Dự án KfW6 và kết quả khảo sát thực địa lần một, tháng 7 năm 2012).

Page 64: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

64

Trong bối cảnh đó, có thể thấy quản lý rừng cộng đồng là một lựa chọn sinh kế cần được

hỗ trợ trong vùng dự án vừa để cải thiện thu nhập cho người dân, vừa thúc đẩy công tác

bảo tồn và phát triển rừng. Kết quả khảo sát vùng dự án cho thấy hai hình thức quản lý

rừng đang được áp dụng trên địa bàn là giao rừng cho ban quản lý rừng phòng hộ và hộ gia

đình quản lý đều không phù hợp. Mô hình ban quản lý rõ ràng không giải quyết được vấn

đề sinh kế nên khả năng tình trạng xâm hại rừng, không thu được lợi ích từ tài nguyên rừng

như hiện nay tiếp diễn là rất cao. Việc giao khoán rừng cho các hộ gia đình sao cho công

bằng cũng không khả thi do tính chất của rừng tự nhiên, thời gian và vị trí thu hoạch lâm

sản phụ và gỗ không cố định. Mặc dù Quảng Ngãi đã thực hiện khá thành công Dự án

KfW6 nói trên nhưng các huyện vùng Dự án đều chưa triển khai hình thức này. Chính vì

vậy, tỉnh cần có sự hỗ trợ của Dự án để triển khai mô hình quản lý rừng cộng đồng trong

vùng dự án nhằm góp phần cải thiện sinh kế cho người dân.

Mục tiêu

Mục tiêu chính của hoạt động này là hỗ trợ UBND các xã trên địa bàn và cộng đồng dân

tộc thiểu số sống gần rừng thực hiện mô hình quản lý rừng cộng đồng để:

Cải thiện và đa dạng hóa sinh kế của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số sống

ven rừng trên địa bàn ba huyện thuộc vùng dự án; và

Giảm thiểu hiện tượng chặt phá rừng, lâm tặc khai thác lâm đặc sản và động vật rừng

trái phép.

Nguyên tắc hỗ trợ

Quản lý rừng cộng đồng là vấn đề đã có chủ trương khuyến khích của Chính phủ và được

thể chế hóa bằng Luật. Vì vậy, nguyên tắc chung là phải có sự kết hợp giữa các nguồn lực

khác nhau, trong đó có nguồn lực của Dự án, để thực hiện các hoạt động hỗ trợ phù hợp.

Dự án xác định một số nguyên tắc đầu tư sau đây:

Dự án xác định ưu tiên hoạt động này cho đối tượng tham gia là cộng đồng dân tộc

thiểu số sống ven rừng trong vùng dự án. Để đảm bảo thành công, Dự án sẽ lựa chọn

để thực hiện mô hình tại những địa điểm có các đặc điểm sau:

o Diện tích rừng tự nhiên lớn và có trữ lượng sinh khối cao hơn mức trung bình;

o Cộng đồng dân cư trên địa bàn phụ thuộc vào rừng để kiếm sống do hạn chế về

tiềm năng phát triển các nguồn sinh kế khác (ví dụ: thiếu đất sản xuất hay

không tiếp cận được với cơ hội việc làm ở xa do trình độ kém);

Bên cạnh hỗ trợ của Chính phủ dưới dạng kinh phí sự nghiệp kiểm lâm, Dự án hỗ trợ

kỹ thuật để thiết kế mô hình quản lý rừng cộng đồng, tập huấn cho cộng đồng thực hiện

mô hình, và hỗ trợ kinh phí trong giai đoạn đầu triển khai mô hình.

Các hoạt động chính dự kiến

Quy trình Giao rừng cho cộng đồng quản lý

Dự án căn cứ vào các quy định hiện hành như Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng năm 2004

và Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 Hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng,

cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn; và

Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 38/2007/TT-

BNN để xây dựng các bước triển khai hoạt động giao rừng cho cộng đồng quản lý trong

vùng dự án. Cụ thể, các bước chính của quy trình được mô tả trong

Page 65: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

65

Bảng 2. 11 dưới đây.

Page 66: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

66

Bảng 2. 11 Các bước thực hiện quy trình giao rừng cho cộng đồng quản lý

Bước Hoạt động Trách nhiệm Đầu ra

Bước 1 Chuẩn bị về mặt tổ chức và

quản lý hành chính trên địa

bàn một số xã thí điểm

Thành lập Ban chỉ đạo và Hội

đồng giao rừng cấp huyện và

Tập huấn kỹ thuât cho các bộ

huyện, xã

Chuẩn bị kinh phí, vật tư kỹ

thuật phục vụ cho việc giao

rừng

UBND huyện, UBND xã:

Phối hợp chỉ đạo công tác và

phân bổ cán bộ tham gia.

Dự án Giảm nghèo: tập huấn

kỹ thuật cho cán bộ của Ban

chỉ đạo và Hội đồng giao rừng

Thành lập:

Ban chỉ đạo giao

rừng cấp huyện và

Tổ công tác giao

rừng cấp huyện và

Bước 2 Sửa đổi phương án giao rừng

Bổ sung mô hình giao rừng cho

cộng đồng quản lý vào phương

án giao rừng của Huyện, trong đó

sắp xếp đối tượng được giao theo

thứ tự ưu tiên xét đến:

Hiện trạng của các loại rừng

Nhu cầu quản lý sử dụng rừng

Phương án giao cho cộng đồng

cần xác định rõ địa danh khu vực

giao, kế hoạch tiến độ, trách

nhiệm và kinh phí tổ chức thực

hiện

UBND Huyện:sửa đổi

phương án giao rừng, trình

Hội đồng nhân dân cùng cấp

thông qua

UBND Tỉnh: phê duyệt

phương án giao rừng

Phương án giao rừng

của Huyện chỉ rõ ranh

giới, khu vực cần ưu

tiên triển khai giao

rừng cho cộng đồng

quản lý, kèm theo kế

hoạch, tiến độ, trách

nhiệm và kinh phí tổ

chức thực hiện

Bước 3 Tuyền truyền vận động

Tổ chức phổ biến, quán triệt chủ

trương, chính sách của Nhà nước

về việc giao rừng và nghĩa vụ,

quyền lợi của chủ rừng cho cộng

đồng

UBND xã: phổ biến về chính

sách giao rừng cho cộng đồng

Cộng đồng trên địa

bàn hiểu được về

quyền lợi và trách

nhiệm của mình nếu

họ được giao quản lý

rừng

Bước 4 Chuẩn bị hồ sơ đề nghị giao

rừng

Cộng đồng họp thôn để:

Thông qua đơn đề nghị giao

rừng, trong đó có địa điểm,

diện tích, mục đích sử dụng và

các thông tin liên quan khác

Thông qua kế hoạch quản lý

rừng để đảm bảo sinh kế cộng

đồng và bảo tồn rừng bền vững

Ít nhất 70% hộ gia đình đồng ý

đề nghị giao rừng

Trưởng Thôn: triệu tập toàn

thể cộng đồng để tham vấn,

chuẩn bị đơn;

Cộng đồng: tham gia đóng

góp ý kiến, biểu quyết để

chuẩn bị đơn và kế hoạch

quản lý;

Dự án: hỗ trợ cộng đồng

chuẩn bị đơn; điều phối cuộc

họp; tư vấn về các loại hình

sản xuất và qui trình thu hoạch

phù hợp

Hoàn tất và nộp hồ sơ

đề nghị giao rừng cho

cộng đồng để nộp cho

UBND cấp xã , trong

đó có kế hoạch quản lý

rừng

Bước 5 Xét duyêt hồ sơ

Thẩm tra về điều kiện giao

rừng

Kiểm tra thực địa khu rừng dự

kiến giao để đảm bảo phù hợp

với qui định của pháp luật

Xác nhận đơn của cộng đồng

UBND xã: nhận hồ sơ, chỉ

đạo Hội đồng giao rừng thực

hiện thẩm tra và kiểm tra, xác

nhận và chuyển đơn đến

UBND huyện quản lý lĩnh vực

lâm nghiệp

Hội đồng giao rừng xã: thực

hiện chỉ thị của UBND xã

Hồ sơ của cộng đồng

được UBND huyện

thẩm tra, kiểm tra và

xác nhận để chuyển

tiếp lên huyện

Bước 6 Thẩm định, hoàn thiện hồ sơ,

quyết định giao rừng

Xác định đặc điểm của khu

UBNDhuyện quản lý lĩnh

vực lâm nghiệp: tổ chức xác

định đặc điểm khu rừng; thuê

Cộng đồng , UBND xã

và cơ quan chức năng

cấp huyện nhận quyết

Page 67: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

67

rừng sẽ giao cho cộng đồng,

bao gồm: vị trí, ranh giới,

loại rừng, diện tích rừng,

trạng thái rừng và trữ lượng

rừng (bao gồm cả sinh khối)

Thẩm định kết quả xác định

dựa trên sự phù hợp với quy

hoạch bảo vệ phát triển rừng

hoặc quy hoạch sử dụng đất

hoặc quy hoạch ba loại rừng

và tính khả thi của kế hoạch

quản lý rừng cộng đồng

Quyết định giao rừng

tư vấn thẩm định hồ sơ, lập tờ

trình trình UBND huyện

Dự án: hỗ trợ kỹ thuật trong

việc xác định đặc điểm khu

rừng

Chuyên gia tư vấn: chịu

trách nhiệm chính về đánh giá

chất lượng rừng: thẩm định

kết quả xác định, sự phù hợp

với quy hoạch và tính khả thi

của kế hoạch quản lý rừng

cộng đồng

UBND huyện: xem xét và

đưa ra quyết định giao rừng

cho cộng đồng

định giao rừng cho

cộng đồng

Bước 7 Thực hiện quyết định giao

rừng

Bàn giao rừng ngoài thực địa

có sự tham gia của cơ quan

chức năng và các chủ rừng

có chung ranh giới; lập biên

bản bàn giao rừng giữa Uỷ

ban nhân dân cấp xã với

cộng đồng dân cư thôn

Cộng đồng đóng cột mốc

khu rừng được giao

UBND xã: Thông báo và đôn

đốc cộng đồng thực hiện nghĩa

vụ tài chính (nếu có), bàn giao

rừng, lập biên bản bàn giao

rừng với cộng đồng;

Cộng đồng: đóng cột mốc

khu rừng với sự chứng kiến

của UBND xã và chủ rừng co

chung ranh giới

Cơ quan chức năng, các chủ

rừng có chung ranh giới:

chứng kiến quá trình bàn giao

rừng

Rừng được chính thức

giao cho cồng đồng

quản lý

Bước 8 Triển khai quản lý rừng cộng

đồng

Triển khai quản lý rừng

được giao theo đúng kế

hoạch được phê duyệt

Báo cáo hàng năm về tình

hình quản lý rừng của cộng

đồng

Giám sát hàng năm đặc điểm

của khu rừng

Cộng đồng: quản lý rừng theo

kế hoạch được phê duyệt, báo

cáo tình hình hàng năm với xã

Dự án: hỗ trợ kinh phí thực

hiện kế hoạch; tập huấn về kỹ

thuật quản lý rừng, cách thức

báo cáo

UBND xã, Tổ công tác giao

rừng: Giám sát và thẩm tra

tình hình quản lý rừng của

cộng đồng, báo cáo tình hình

với huyện

Đạt được hai mục tiêu

chính của THP 2.2.1:

Cải thiện và đa dạng

hóa sinh kế của cộng

đồng

Giảm thiểu hiện

tượng chặt phá rừng,

lâm tặc khai thác

lâm đặc sản và động

vật rừng trái phép.

Những hỗ trợ của Dự án

Như đã xác định trong nguyên tắc đầu tư, Dự án không hỗ trợ toàn bộ các bước trong quy

trình giao rừng cho cộng đồng quản lý mà tập trung vào một số nội dung chính như sau:

Hỗ trợ kỹ thuật

Tập huấn kỹ năng chuyên môn (trong giai đoạn chuẩn bị, Bước 1): Dự án sẽ tập huấn về kỹ

thuật chuyên môn cho cán bộ chuyên môn sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng

phương án giao rừng cho cộng đồng và đánh giá, kiểm tra đặc điểm rừng và thẩm định hồ

sơ đề nghị giao rừng của cộng đồng. Các cán bộ này sau đó sẽ tiếp tục hướng dẫn các

thành viên mới tham gia vào Tổ công tác ở các xã khác trong huyện với sự hỗ trợ của các

chuyên gia chuyên ngành của dự án (áp dụng phương pháp đào tạo thông qua công việc và

kèm cặp). Công tác tập huấn sẽ được thực hiện thông qua đội ngũ chuyên gia tư vấn có

kinh nghiệm triển khai quá trình giao rừng cho cộng đồng quản lý tại những địa phương và

dự án phát triển tương tự. Mục tiêu của các khóa tập huấn kỹ thuật là trang bị kiến thức

Page 68: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

68

chuyên môn nghiệp vụ cơ bản cho các cán bộ để họ có đủ khả năng tiếp quản và chủ động

trong công tác.

Hỗ trợ xây dựng kế hoạch quản lý rừng cộng đồng (trong Bước 4 - Chuẩn bị hồ sơ đề nghị

giao rừng): Dự án sẽ trực tiếp hỗ trợ cộng đồng thực hiện Bước này. Phương pháp hỗ trợ

bao gồm tổ chức các buổi thảo luận tại thôn với sự tham gia của đại diện của tất cả các hộ

trên đia bàn. Dưới sự điều phối và hỗ trợ của Dự án cộng đồng sẽ cùng xây dựng kế hoạch

bao gồm:

Hình thành tổ chức quản lý, điều hành của cộng đồng do cộng đồng bầu và tín nhiệm;

Xây dựng quy ước quản lý rừng cộng đồng căn cứ vào luật lệ và nhu cầu của cộng

đồng đó, phù hợp với qui định của pháp luật;

Thiết kế cơ chế phân chia lợi ích có sự đồng ý và thống nhất của cộng đồng và phù hợp

với qui định của pháp luật.

Mục tiêu của hỗ trợ này là giúp cộng đồng tự xây dựng được kế hoạch quản lý rừng đáp

ứng được mục đích của Hoạt động 2.2.1 và các qui định của chính quyền địa phương và

pháp luật.

Tập huấn, hỗ trợ triển khai kỹ thuật quản lý rừng (Bước 8 – Triển khai quản lý rừng cộng

đồng): Sau khi cộng đồng được giao quản lý rừng, Dự án sẽ tập huấn kỹ thuật chăm sóc,

bảo vệ, giám sát rừng và thu hoạch phù hợp với nội dung quản lý rừng được phê duyệt.

Đồng thời Dự án sẽ theo sát tiến trình quản lý rừng cộng đồng trong bốn năm đầu tiên để

đảm bảo sau khi Dự án kết thúc cộng đồng có thể tự quản lý rừng trong thời gian được giao

và điểu chỉnh, cải thiện kế hoạch quản lý nếu cần thiết.

Hỗ trợ kinh phí

Như đã xác định trong phần nguyên tắc đầu tư, ngoài nguồn lực của Dự án, chính quyền

các cấp cần có kế hoạch đề xuất và huy động kinh phí thực hiện căn cứ Mục VII, Điều 1

của Thông tư 38/2007/TT-BNN. Để bổ sung cho những nguồn lực theo quy định này, Dự

án sẽ hỗ trợ kinh phí một cách có chọn lọc cho các hoạt động sau:

Tập huấn và hỗ trợ kỹ thuật cho cán bộ huyện, xã;

Xây dựng hồ sơ đề nghị giao đất rừng, mỗi huyện một cộng đồng;

Triển khai quản lý rừng cho cộng đồng ở ba huyện trong 3 năm đầu tiên triển khai quy

trình quản lý rừng cộng đồng. Các hỗ trợ này sẽ gồm kinh phí tập huấn, hỗ trợ cộng

đồng thực hiện kế hoạch quản lý; chi phí giống, cây, phân bón, trang thiết bị (nếu cần)

và chi phí chi trả cho đội tổ bảo vệ rừng của cộng đồng.

Giảm thiểu rủi ro, đảm bảo thành công mô hình quản lý rừng cộng đồng

Quản lý rừng cộng đồng là một mô hình đòi hỏi đầu tư trong thời gian dài và cũng sẽ chỉ

mang lại lợi ích đáng kể trong dài hạn. Bên cạnh đó, tại ba huyện trong vùng dự án, mô

hình quản lý rừng cộng đồng vẫn còn rất mới. Vì vậy, cần có những biện pháp giảm thiểu

rủi ro và thúc đẩy thực hiện thành công mô hình này.

Bảng 2. 12 tóm tắt những rủi ro chính và cách thức dự kiến mà Dự án sẽ thực hiện để giảm

thiểu rủi ro.

Page 69: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

69

Bảng 2. 12 Rủi ro và biện pháp giảm thiểu khi giao đất rừng cho cộng đồng quản lý

Rủi ro Khả năng xảy ra Biện pháp giảm thiểu

Cán bộ xã, huyện

không đủ năng lực để

thực hiện hoạt động

Dự án

Thấp do huyện Nghĩa Hành,

tỉnh Quảng Ngãi đã thành

công nhất định với Dự án

KfW6 (xem Hộp ở trên)

Tập huấn cho cán bộ xã, huyện

Tham khảo kinh nghiệm của các dự án tương

tự trên địa bàn

Cộng đồng khai thác

rừng ở mức vượt quá

mức cho phép do

thiếu ý thức

Trung bình do cộng đồng trên

địa bàn vùng dự án nghèo, dân

trí thấp và phụ thuộc rất nhiều

vào rừng

Chỉ giao rừng cho cộng đồng thỏa mãn các

điều kiện sau:

o Có ý thức bảo vệ rừng nhờ truyền thống

gắn bó lâu dài với rừng

o Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, đoàn kết,

nghiêm khắc

Tuyên truyền cho cộng đồng hiểu về giá trị và

lợi ích lâu dài cộng đồng sẽ nhận được từ rừng

Thuê chuyên gia giàu kinh nghiệm xây dựng

cơ chế quản lý giám sát trong mô hình quản lý

rừng cộng đồng

Thường xuyên theo dõi, đánh giá tiến trình

thực hiện quản lý rừng cộng đồng để cải thiện

kế hoạch

Cộng đồng khai thác

vượt mức cho phép

do rừng không đáp

ứng được nhu cầu

sinh kế của cộng

đồng

Thấp do:

An ninh lương thực không

phải vấn đề lớn đối với vùng

dự án mà chỉ tập trung vào

một số nhóm hộ nghèo;

Trước khi được phê duyệt,

kế hoạch quản lý rừng của

cộng đồng phải qua khâu

kiểm tra của xã, huyện và

chuyên gia tư vấn độc lập và

việc đảm bảo sinh kế của

cộng đồng nằm trong tiêu

chí đánh giá kế hoạch

Ngay từ khâu thiết kế kế hoạch cần đặc biệt

chú ý đến việc:

o An ninh lương thực của toàn thể cộng

đồng được đảm bảo;

o Cơ chế chia sẻ lợi ích công bằng;

o Chỉ có thành viên cộng đồng được hưởng

lợi

Thuê chuyên gia giàu kinh nghiệm để thẩm

định kết quả đánh giá đặc điểm rừng ở Bước 6

để đảm bảo rừng đáp ứng được nhu cầu của

cộng đồng

Thường xuyên theo dõi, đánh giá cộng đồng

để nghiên cứu, bổ sung thêm sinh kế mới (ví

dụ trồng loại cây mới dưới tán rừng)

Cộng đồng bỏ bê

rừng, đi kiếm sống ở

chỗ khác

Rất thấp do những cộng đồng

được lựa chọn trên địa bàn có

trình độ dân trí thấp, tiếp cận

đến dịch vụ giáo dục, dạy

nghề rất hạn chế nên khả năng

họ kiếm được việc làm ở xa là

rất thấp

Ưu tiên lựa chọn các cộng đồng gắn bó với

rừng, ngại đi xa

Thiếu kinh phí thực

hiện

Trung bình – cao do nguồn

kinh phí dự án có hạn

Tham khảo kinh phí thực hiện các dự án

tương tự để ước tính kinh phí và điều chỉnh

quy mô hỗ trợ nếu cần thiết

Huy động nguồn lực của chính quyền địa

phương như đã được thể chế hóa

Cơ chế thực hiện

Tỉ lệ phân bổ vốn: 50% vốn THP 2.2

Cấp làm chủ đầu tư: BQLDA tỉnh là cấp chủ đầu tư. Trách nhiệm chủ đầu tư đặt ở

BQLDA tỉnh vì quản lý rừng cộng đồng là lĩnh vực mới và khá phức tạp và liên quan

đến quy hoạch đất rừng của tỉnh. Bên cạnh đó, quá trình thực hiện Hoạt động này sẽ

liên quan đến một số sở/ngành khác nên cần có sự điều phối thống nhất từ cấp tỉnh.

2.4.3.2.2 Hoạt động 2.2.2: Quản lý rừng bền vững

Sự cần thiết

Page 70: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

70

Theo UNFF (United Nations Forum on Forests), “quản lý rừng bền vững [...] hướng tới

mục đích gìn giữ và tăng cường giá trị kinh tế, xã hội và môi trường của tất cả các loại

rừng, phục vụ lợi ích của thế hệ hiện tại và tương lai”. Phát triển rừng bền vững đang là

hướng đi chung hiện nay của ngành lâm nghiệp trên thế giới trước thực tế nạn phá rừng và

suy thoái rừng ngày một trầm trọng và diễn biến biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Cụ

thể là, theo ước tính của FAO, trong giai đoạn 2000 – 2010, trung bình mỗi năm 5 - 6 triệu

ha rừng trên thế giới bị mất. Vì vậy, Mỹ và Nhật Bản đều đã ban hành các đạo luật liên

quan đến các tiêu chuẩn khai thác rừng bền vững. Châu Âu cũng chuẩn bị đưa vào Luật

Thực thi Lâm luật, Quản trị và Thương mại Lâm sản (FLEGT) từ tháng 3/2013 yêu cầu gỗ

và các sản phẩm từ gỗ phải được chứng nhận nguồn gốc, đảm bảo các tiêu chuẩn khai thác

rừng bền vững. Hiện nay, Úc và New Zealand đang trong quá trình phát triển luật tương tự.

Bảng 2. 13 Quy định về gỗ và các sản phẩm gỗ được phép mua bán ơ EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản

Quốc gia Luật Yêu cầu về chứng minh nguồn gốc gỗ

EU FLEGT (Thực thi lâm

luật, Quản trị và Thương

mại lâm sản).

Hiệu lực từ 3/2013

Mọi sản phẩm gỗ cần phải được chứng nhận về nguồn gốc

theo “Quy định trách nhiệm giải trình” (Due Diligence

Requirement).

FLEGT: chứng chỉ duy nhất hiện đang được chấp nhận

Chứng chỉ quốc tế khác: yếu tố giảm thiểu rủi ro đối với đơn

vị xuất khẩu sang EU nhưng không phải bằng chứng của

trách nhiệm giải trình

Hiện nay, chính phủ Việt Nam đang trong quá trình đàm phán

Thỏa thuận Đối tác Tự nguyện (VPA) để tiến hành xây dựng

FLEGT cho Việt Nam.

Hoa Kỳ Đạo luật Lacey.

Hiệu lực từ 5/2008 (gỗ và

sản phẩm gỗ) và 4/2010

(giấy và nội thất gỗ).

Mọi sản phẩm gỗ cần được chứng nhận về nguồn gốc.

Chứng chỉ rừng được xem là yếu tố chứng minh (nhưng không

quyết định) rằng doanh nhiệp lâm nghiệp đã chủ động áp dụng

giải pháp để loại bỏ gỗ bất hợp pháp từ chuỗi giá trị của mình.

Nhật Bản Luật Mua bán Xanh

(Green Purchasing Law).

Hiệu lực từ 4/2006.

Chính phủ Nhật ưu tiên nhập khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ có

chứng nhận về nguồn gốc và khai thác rừng bền vững.

Chứng chỉ rừng quốc tế như FSC và PEFC đều được công

nhận.

Trong bối cảnh ý thức về trách nhiệm môi trường ngày càng tăng, người tiêu dùng các sản

phẩm gỗ ở các nước tiên tiến bắt đầu quen với việc chỉ sử dụng các sản phẩm từ gỗ được

chứng nhận về nguồn gốc hợp pháp và đáp ứng các tiêu chuẩn khai thác rừng bền vững.

Theo khảo sát năm 2011 của Green Brands Survey trên 9.000 người tiêu dùng ở Úc,

Braxin, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Mỹ và Vương Quốc Anh, hơn 60% người tiêu

dùng muốn mua sản phẩm của công ty có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Đáng chú ý là

người tiêu dùng ở cả 8 nước đều sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm xanh. Chính vì vậy

mà ở Việt Nam các doanh nghiệp chế biến gỗ sẵn sàng trả giá cao hơn gấp 1,5 đến 2 lần

cho gỗ nguyên liệu có chứng chỉ được quốc tế công nhận. Đây là cơ hội lớn đối với Quảng

Ngãi để thoát ra khỏi tình trạng khai thác gỗ nguyên liệu giá trị thấp. Đặc biệt, với diện tích

keo lớn trên địa bàn tỉnh (như phân tích trong Hoạt động 2.1.2) thì việc hướng đến chứng

chỉ khai thác rừng bền vững sẽ giúp vượt qua được thực tế sản xuất và thu hoạch keo non,

giá trị kinh tế thấp như hiện nay.

Theo số liệu của Sở NN&PTNT Quảng Ngãi, tính đến thời điểm xây dựng Dự án, toàn tỉnh

có gần 225.000 ha diện tích rừng trồng, trong đó trong đó 150.000 là trồng keo; mục tiêu

của tỉnh là trồng mới thêm 8.000 ha mỗi năm (đến 2020). Trong điều kiện đó, nếu Quảng

Ngãi không định hướng phát triển lâm nghiệp theo hướng quản lý rừng bền vững theo

chuẩn quốc tế thì sẽ có ít nhất hai vấn đề đặt ra. Thứ nhất, người dân và các doanh nghiệp

trồng rừng không thu được nguồn lợi đáng kể từ gỗ nguyên liệu (giá gỗ nguyên liệu có

chứng chỉ cao hơn từ 1,5 đến 2 lần giá gỗ nguyên liệu thường). Thứ hai, tỉnh sẽ có nguy cơ

mất dần thị trường tiêu thụ trong tương lai vì các sản phẩm gỗ xuất khẩu ra nước ngoài sẽ

Page 71: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

71

phải có chứng chỉ khai thác rừng bền vững. Đối với vùng dự án, cả ba huyện trong vùng dự

án đều có diện tích trồng keo đáng kể. Theo kết quả khảo sát vùng dự án, keo nguyên liệu

là một trong những sinh kế chính của người dân trong vùng. Phát triển keo nguyên liệu

theo hướng keo lấy gỗ có chứng chỉ (thay vì keo nguyên liệu làm dăm gỗ phục vụ công

nghiệp giấy như hiện nay) sẽ là một cơ hội gia tăng giá trị cho cây keo như là một sinh kế

chủ chốt ở cả ba huyện vùng dự án.

Phát triển các hoạt động lâm nghiệp theo hướng quản lý rừng bền vững theo chứng chỉ

quốc tế sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế quan trọng cho người dân và các doanh nghiệp

lâm nghiệp trong vùng dự án. Cụ thể:

Gia tăng giá trị cho sinh kế cây keo; trong khi tiếp tục duy trì diện tích đáng kể keo

nguyên liệu để làm dăm gỗ cho công nghiệp giấy thì chuyển dần một phần diện tích

sang keo lấy gỗ theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững có chứng chỉ quốc tế để

tăng giá trị gỗ nguyên liệu, đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường cho các sản phẩm

gỗ chế biến từ keo.

Tăng và ổn định thu nhập cho các nhóm gia đình trồng keo theo tiêu chuẩn, các

công ty lâm nghiệp phát triển các loại cây lấy gỗ theo chứng chỉ và người dân hợp

tác với các công ty đó (theo hình thức ‘in-grower’ hoặc ‘out-grower)

Độ che phủ rừng, đa dạng sinh học được đảm bảo hơn và chặt phá rừng bừa bãi

được giảm thiểu nhờ những qui định tuân thủ nghiêm ngặt liên quan của FSC.19

Cũng cần nhấn mạnh rằng, quản lý rừng bền vững theo chứng chỉ được quốc tế công nhận

không phải là vấn đề quá mới mẻ ở Việt Nam. Theo thống kê của Tổ chức Quản trị Rừng

Thế giới (FSC), hiện nay là Việt Nam đã có 5 doanh nghiệp lâm nghiệp đăng ký phát triển

rừng theo tiêu chuẩn FSC với tổng diện tích 41.359 ha. Tháng 11/2011, Công ty Lâm

trường Đắk Tô ở Kon Tum đã nhận được chứng chỉ FSC đầu tiên cho diện tích 40 ha rừng

trồng thí điểm và đã tiến hành bán đấu giá 942 m3 gỗ có chứng chỉ vào tháng 3 năm 2012.

Tại Quảng Ngãi, hiện chưa có thông tin về các doanh nghiệp đã thực hiện phát triển rừng

theo FSC hay tiêu chuẩn quốc tế nào khác hay chưa nhưng kết quả làm việc với một số

doanh nghiệp chế biến gỗ tại tỉnh cho thấy các doanh nghiệp đều đã biết đến và nhận thức

được tầm quan trọng phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn của quản lý rừng bền vững nếu

không sẽ đối mặt với nguy cơ mất thị trường trong tương lai gần.

Trong bối cảnh đó, Hoạt động 2.2.2 tập trung vào quản lý rừng bền vững có chứng chỉ

được quốc tế công nhận. Nội dung của Hoạt động này được mô tả dưới đây.

Mục tiêu

Mục tiêu chính của tiểu hợp phần này là hỗ trợ các công ty lâm nghiệp và một số nhóm hộ

gia đình thực hiện phát triển lâm nghiệp theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững có chứng

chỉ được quốc tế công nhận. Thông qua đó, Dự án hỗ trợ:

Đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành lâm nghiệp thuộc vùng Dự án thông qua

việc tăng cơ hội xuất khẩu sản phẩm lâm nghiệp, tạo tiền đề mở rộng xuất khẩu sang

các thị trường lớn sau này như EU và Mỹ;

Tăng thu nhập cho các công ty lâm nghiệp và nông dân có hợp đồng làm việc với các

công ty lâm nghiệp đó;

Tăng thu nhập cho nhóm hộ gia đình hợp tác phát triển lâm nghiệp theo tiêu chuẩn

quản lý rừng bền vững mà Dự án hỗ trợ;

19

Theo thống kê của Tổ chức Quản trị Rừng Quốc tế (FSC), tần suất mất rừng không được quản lý theo tiêu

chuẩn quản lý rừng bền vững cao hơn khu vực có quản lý rừng bền vững đến 20 lần.

Page 72: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

72

Tăng độ che phủ rừng, giảm thiểu phá rừng trên địa bàn nhờ tận dùng được tốt hơn

diện tích rừng trồng trong qui hoạch.

Nguyên tắc hỗ trợ

Cần khẳng định rằng với định hướng quản lý rừng bền vững có chứng chỉ thì cần phải sản

xuất ở quy mô thương mại mới bù đắp được chi phí ban đầu cho đăng ký/kiểm định chứng

chỉ và có hiệu quả. Vì vậy, Dự án xác định các nguyên tắc đầu tư sau:

Ưu tiên hỗ trợ cho các doanh nghiệp lâm nghiệp có quan hệ hợp tác với người dân trong

trồng và khai thác rừng sản xuất; đồng thời không loại trừ các nhóm hộ tổ chức theo tổ

nhóm sản xuất trên quy mô tương đối lớn;

Hỗ trợ của Dự án sẽ tập trung chủ yếu cho đào tạo/tập huấn kỹ thuật, tuyên truyền nâng

cao nhận thức; hỗ trợ tài chính cho đăng ký chứng chỉ quản lý rừng bền vững, và kiểm

toán rừng trong năm đầu tiên sau khi đăng ký thành công. Các chi phí còn lại như chi

phí còn lại như giống, phân bón, nhân công... trong quá trình trồng, chăm sóc và bảo vệ

rừng sẽ do doanh nghiệp tự chi trả;

Riêng đối với mô hình nhóm hộ tham gia hoạt động này, bên cạnh những hỗ trợ chung ở

trên, Dự án sẽ cân nhắc hỗ trợ đầu vào trong 1-2 năm đầu tiên.

Đối với doanh nghiệp được hưởng lợi, doanh nghiệp phải cam kết phát triển mô hình

hợp tác trồng rừng với người dân thông qua cả hình thức ‘in-grower’ và ‘out-grower’.

Các hoạt động chính dự kiến

Đối tượng tham gia hoạt động

Như đã xác định trong các nguyên tắc đầu tư, đối tượng được xét hỗ trợ cho hoạt động này

chủ yếu là các doanh nghiệp lâm nghiệp; và sau đó là các nhóm hộ tổ chức theo hình thức

tổ nhóm sản xuất trồng rừng với quy mô khá lớn. Cụ thể:

Với các doanh nghiệp lâm nghiệp, Dự án hỗ trợ cho các đối tượng thỏa mãn điều kiện

tối thiểu sau đây:

o Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép kinh doanh hợp lệ trong lĩnh

vực lâm nghiệp;

o Có quan hệ hợp tác với người dân trong vùng dự án theo hình thức ‘in-grower’

hoặc ‘out-grower’ hoặc cả hai;

o Có cam kết mạnh mẽ trong việc đầu tư cho quản lý rừng bền vững theo chứng

chỉ, có định hướng phát triển nguyên liệu gỗ và các sản phẩm gỗ xuất khẩu;

Với tổ nhóm sản xuất, Dự án hỗ trợ cho các đối tượng thỏa mãn điều kiện tối thiểu sau

đây:

o Tổ nhóm được thành lập trên cơ sở tự nguyện, có trưởng nhóm và có quy chế

hoạt động của nhóm (Dự án sẽ hỗ trợ cho thành lập và tổ chức hoạt động của

tổ nhóm);

o Các thành viên trong nhóm có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

(đất rừng sản xuất) sử dụng để trồng rừng trong khuôn khổ hoạt động của tổ

nhóm;

o Quy mô trồng rừng của các tổ nhóm nhận hỗ trợ phải đạt ít nhất là 100ha trở

lên;

o Tổ nhóm có phương án phát triển quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp chế

biến gỗ nguyên liệu đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

Page 73: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

73

Quy trình đăng ký chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

Nên lựa chọn chứng chỉ nào cho vùng Dự án? là câu hỏi cần thiết phải cân nhắc trước khi

xác định cách thức hỗ trợ. Hiện nay, do thị trường xuất khẩu dăm gỗ của Quảng Ngãi tập

trung ở các nước Châu Á là Nhật Bản (2 triệu tấn), Hàn Quốc (400.000 tấn), Đài Loan

(300.000 tấn) và Trung Quốc (2,7 triệu tấn). Mặc dù gỗ có chứng chỉ sẽ không dùng để làm

dăm gỗ có giá trị thấp nhưng thực trạng hiện nay thể hiện rằng quan hệ khách hàng truyền

thống của các doanh nghiệp gỗ trên địa bản tỉnh là khu vực Đông Bắc Á và Trung Quốc.

Vì vậy, Chứng chỉ FSC sẽ là lựa chọn phù hợp trong giai đoạn trung hạn. Về lâu dài, cần

có kế hoạch cân nhắc đăng lý chứng chỉ FLEGT vì thị trường Châu Âu vẫn sẽ là thị trường

tiêu thụ các sản phẩm gỗ lớn và tiềm năng trong thời gian tới. Chi tiết về các loại chứng chỉ

phổ biến hiện nay nhăm được mô tả trong Bảng 2. 14 dưới đây.

Bảng 2. 14 Các chứng chỉ phổ biến về rừng

FSC FLEGT PEFC

Đặc

điểm

chung

FSC (Forest Stewardship

council) là chứng chỉ quản

lý rừng bền vững của Hội

đồng Quản trị Rừng Thế giới

được thành lập từ năm 1990.

Kế hoạch hành động FLEGT

(Thực thi lâm luật, Quản trị và

Thương mại lâm sản) của EU

cho phép các nước xuất khẩu gỗ

ký kết Thỏa thuận Đối tác Tự

nguyện (VPA), qua đó thiết lập

Hệ thống Xác minh Gỗ Hợp

pháp (LAS) để cấp chứng chỉ

FLEGT. Một khi LAS được

thiết lập, chỉ những đơn vị xuất

khẩu gỗ của nước đó có FLEGT

mới được EU chấp nhận.

Nếu không có VPA/LAS, đơn vị

xuất khẩu gỗ phải qua các thủ

tục căn cứ Quy định Trách

nhiệm Giải trình.

PEFC (The Programme for

the Endorsement of Forest

Certification) là Chương

trình Xác nhận Chứng chỉ

Rừng, một tổ chức phi chính

phủ với mục tiêu thúc đẩy

Quản trị Rừng Bền vững

thông qua chứng nhận độc

lập của bên thứ ba.

Quy

FSC là chứng chỉ rừng phát

triển nhanh nhất hiện nay.

Tính đến tháng 9 năm 2012,

tổng diện tích rừng được

nhận FSC là 162.328.116 ha,

tương đương với 1.140

chứng chỉ ở 80 nước trên thế

giới.

FLEGT được áp dụng cho tất cả

các đơn vị xuất khẩu gồ và sản

phẩm gố sang EU. Hiện FLEGT

đang trong quá trình xây dựng,

nên chưa có chứng chỉ FLEGT

nào được cấp.

PEFC là hệ thống chứng chỉ

rừng lớn nhất thế giới:

35 hệ thống chứng nhận

rừng quốc gia được xác

nhận

Hơn 230 triệu ha rừng

được chứng nhận

Ở Việt

Nam

Đã có 5 đơn vị nhận được

FSC cho tổng diện tích rừng

là 41.359 ha.

Việt Nam đang trong quá trình

đàm phán Thỏa thuận Đối tác

Tự nguyện (VPA) để tiến hành

xây dựng FLEGT,

Không có mặt ở Việt Nam

Quốc

gia

chấp

nhận

Được chấp nhận rộng rãi

trên thế giới là yếu tố giảm

thiểu rủi ro sử dụng gỗ có

nguồn bất hợp pháp.

Chứng chỉ duy nhất được chấp

nhận bởi EU (bắt đầ từ tháng

3/2013).

Được chấp nhận rộng rãi trên

thế giới là yếu tố giảm thiểu

rủi ro sử dụng gỗ có nguồn

bất hợp pháp.

Nguồn: Tổng hợp từ trang web chính thức của FLEGT, FSC, PEFC và Báo cáo Đánh giá Hàng năm Thị

trường Sản phẩm Gỗ 2009-2010 của UNECE và FAO.

Quy trình đăng ký chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Dù có lựa chọn loại chứng chỉ nào thì

quy trình đăng ký chứng chỉ về cơ bản cũng trải qua các bước được mô tả trong sơ đồ dưới

đây (sơ đồ này xây dựng cho đối tượng hỗ trợ là doanh nghiệp; nhưng quy trình hỗ trợ cho

đối tượng là nhóm hộ sản xuất cũng không có gì khác biệt).

Page 74: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

74

B1: Làm hồ sơ đề xuất

phát triển quản lý rừng

bền vững

BQLDA huyện xây dựng hồ sơ

với hỗ trợ của BQLDA tỉnh và

tư vấn

B2: Doanh nghiệp làm

việc với BQLDA cấp

huyện để có cam kết ủng

hộ của huyện

BQLDA huyện hỗ trợ DN làm

việc với UBND huyện

B3: BQLDA tỉnh thẩm

định hồ sơ đề xuất

BQLDA tỉnh thẩm định hồ sơ

với sự hỗ trợ của tư vấn

B4: Phê duyệt hồ sơ và

đàm phán với DN về kế

hoạch hỗ trợ kỹ thuật

BQLDA cùng DN xây dựng kế

hoạch hỗ trợ kỹ thuật

B5: Thực hiện các hỗ trợ

kỹ thuật để quy trình quản

lý và trồng rừng của DN

đáp ứng yêu cầu FSC

Dự án triển khai các hoạt động

hỗ trợ kỹ thuật

B6: DN thuê đơn vị tư

vấn để triển khai đăng ký

FSC

Quỹ chi trả chi phí thuê tư vấn

và đăng ký FSC

B7: Tư vấ FSC kiểm toán

hàng năm trong 5 năm

hiệu lực của chứng chỉ

Dự án chi phí kiểm toán năm

đầu tiên; Dự án triển khai các

hoạt động hỗ trợ kỹ thuật

B8: DN khai thác gỗ đạt

chứng chỉ FSC

DN đẩy mạnh cam kết thúc đẩy

hợp tác trồng rừng với người

dân trong vùng dự án

Nội dung hỗ trợ của Dự án

Trong các bước thực hiện quy trình ở trên, Dự án sẽ hỗ trợ doanh nghiệp và các tổ nhóm

sản xuất nhận hỗ trợ đăng ký FSC trên các khía cạnh sau:

Hỗ trợ tài chính:

Page 75: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

75

o Dự án chỉ hỗ trợ chi trả kinh phí tư vấn và đăng ký FSC và kiểm toán FSC

trong năm đầu tiên sau khi đăng ký FSC thành công (theo hóa đơn dịch vụ

của tư vấn);

o Dự án không hỗ trợ bất kì chi phí khác, bao gồm nhưng không giới hạn chi

phí mua giống, phân bón, dụng cụ trồng keo, thuê lao động trồng và quản lý

rừng.

o Riêng đối với đối tượng là tổ nhóm sản xuất thì Dự án sẽ hỗ trợ 50% chi phí

giống, 50% phân bón trong năm đầu tiên triển khai hoạt động.

Hỗ trợ kỹ thuật:

o Hỗ trợ BQLDA xây dựng hồ sơ hướng dẫn xin xin Quỹ xét duyệt hỗ trợ

kinh phí đăng ký FSC;

o Tập huấn cho BQLDA các cấp về quy trình và yêu cầu của FSC để BQLDA

tỉnh và huyện làm việc và hỗ trợ các doanh nghiệp quan tâm;

o Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kế hoạch quản lý rừng chi tiết, đáp ứng yêu

cầu của FSC;

o Tập huấn kỹ thuật để triển khai kế hoạch quản lý rừng cho nông dân, cán bộ

của doanh nghiệp;

o Hỗ trợ doanh nghiệp lập báo cáo để chuẩn bị cho đợt kiểm toán lần đầu.

Các biện pháp giảm thiểu rủi ro

Do quá trình triển khai quản lý rừng bền vững theo chứng chỉ kéo dài trong 5 năm, lại là

một vấn đề còn khá mới mẻ với đa số các đối tượng liên quan trong vùng dự án, vì vậy quá

trình triển khai thực hiện sẽ gặp một số khó khăn, nhất là trong giai đoạn đầu. Để giảm

thiểu rủi ro, đảm bảo thành công của hoạt động này, Dự án dự kiến những biện pháp giảm

thiểu rủi ro sơ bộ như sau:

Dự án sẽ thẩm định kỹ lưỡng hồ sơ đề xuất của các đối tượng nhận hỗ trợ, đánh giá

toàn diện về năng lực của đối tượng đề xuất trước khi quyết định hỗ trợ;

Ưu tiên hỗ trợ kỹ thuật cho đối tượng nhận hỗ trợ để đảm bảo đủ kiến thức và kỹ năng

để xử lý những yêu cầu kỹ thuật trong quá trình đăng ký chứng chỉ;

Đảm bảo rằng khu vực phát triển theo mô hình quản lý rừng bền vững không có tranh

chấp, khiến kiện nào từng tồn tại, đặc biệt liên quan đến diện tích trồng rừng của đối

tượng nhận hỗ trợ.

Cơ chế thực hiện

Tỉ lệ phân bổ vốn: 50% vốn THP 2.2;

Cấp làm chủ đầu tư: BQLDA tỉnh làm chủ đầu tư. Đặt thẩm quyền chủ đầu tư hoạt

động này cho cấp tỉnh là cần thiết vì tính chất phức tạp của hoạt động này. Bên cạnh

đó, quá trình tổ chức thực hiện hoạt động sẽ liên quan đến một số sở/ngành (Sở

NN&PTNT, Sở TN&MT...) nên BQLDA tĩnh sẽ có đủ khả năng để điều phối hoạt

động.

Page 76: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

76

2.4.4 Hợp phần 3: Phát triển CSHT kết nối cấp huyện

Tóm tắt: Hợp phần 3 nhằm cải thiện điều kiện CSHT kết nối ở cấp huyện để thúc đẩy sản xuất; thu

hút đầu tư vào vùng dự án; đồng thời nâng cao năng lực cho một thể chế có vai trò quan trọng trong

quá trình thực hiện các hoạt động của Dự án (nhưng không nằm trong BQLDA các cấp).

Đối với CSHT, HP3 sẽ hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp, hoặc làm mới các công trình giao thông, thủy lợi

mang tính kết nối giữa các xã, thôn/bản trong vùng dự án để giảm chi phí vận chuyển, tăng trao đổi

thương mại, và tăng diện tích nước tưới. Bên cạnh đó, HP3 khuyến khích sáng kiến kinh doanh, thu

hút đầu tư vào sản xuất và chế biến nông lâm nghiệp theo hướng tại vùng dự án thông qua Quỹ

phát triển kinh doanh và kết nối thị trường. Đồng thời, HP3 chú ý NCNL cho các đối tượng cán bộ

cấp huyện/xã, cán bộ hội đoàn thể có liên quan trực tiếp đến thực hiện các hoạt động của Dự án ở

cơ sở; đồng thời tăng cường sự tham gia phối hợp/hỗ trợ của đội ngũ cán bộ này trong quá trình tổ

chức, quản lý các hoạt động của Dự án

Vốn đầu tư của HP3 chiếm 30% tổng vốn của Dự án. Các công trình CSHT sẽ do huyện làm chủ

đẩu tư. Quỹ phát triển kinh doanh và kết nối thị trường, NCNL cán bộ sẽ do cấp tỉnh làm chủ đầu

tư để đảm bảo điều phối và chỉ đạo hiệu quả theo yêu cầu của hai nhóm hoạt động này.

2.4.4.1 Tiểu hợp phần 3.1: Phát triển CSHT kết nối

Sự cần thiết

CSHT đóng vai trò chiến lược trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội bền vững. Hệ

thống kết cấu CSHT chất lượng cao sẽ tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ

công, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất và tạo khả năng liên kết (đặc biệt về

thị trường sản xuất) giữa các vùng/tiểu vùng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở

những địa bàn khó khăn. Việc cải thiện kết nối giữa các địa bàn trong vùng không chỉ góp

phần quan trọng vào thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa và quan hệ thương mại giữa

doanh nghiệp và người dân mà còn thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các vùng. Ba huyện thuộc

dự án là những huyện có nhiều xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Các huyện này là huyện

miền núi có địa hình phức tạp, có độ dốc lớn và bị chia cắt mạnh. Những khó khăn tự

nhiên này trở nên nghiêm trọng hơn trong điều kiện các hiện tượng thời tiết phức tạp xuất

hiện với tần suất ngày càng nhiều. Vì vậy, suất đầu tư cho CSHT ở vùng dự án thường tốn

kém hơn, công tác duy tu và bảo dưỡng công trình cũng phức tạp hơn các địa bàn khác

trong tỉnh.

Theo kết quả khảo sát vùng dự án, hệ thống kết cấu hạ tầng tuy đã được đầu tư, song việc

đầu tư chưa đồng bộ. Hơn nữa, giao thông đi lại khó khăn và dân cư không tập trung dẫn

đến hiệu quả đầu tư CSHT tại các huyện trong tỉnh còn nhiều hạn chế. Nhiều công trình

CSHT đã được xây mới hoặc nâng cấp nhưng kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi,

điện nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội hiện nay của địa

phương. Đặc biệt, kết cấu hạ tầng kém phát triển dẫn đến khó khăn trong vận chuyển hàng

hóa, giao lưu thương mại. Vì vậy, người dân trong vùng dự án thường phải mua vật tư đầu

vào với giá cao và phụ thuộc vào thương lái trong khâu tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Kết quả

khảo sát tại vùng dự án cho thấy một số đặc điểm cơ bản của CSHT cấp huyện như sau:

Hệ thống giao thông đường bộ: mạng lưới giao thông trên địa bàn các huyện chất lượng

còn thấp; có nhiều tuyến đường chính chưa được cứng hóa. Tỷ lệ nhựa hóa, cứng hóa toàn

tỉnh chỉ đạt 25,3%. Một số tuyến nhất là khu vực miền núi chỉ đi lại được trong mùa khô.

Một số tuyến đã được nhựa hóa, cứng hóa thì mặt đường quá hẹp, khả năng chịu tải thấp

nên việc vận chuyển hàng hóa còn nhiều khó khăn. Điều kiện địa hình phức tạp, trong khi

công tác duy tu bảo dưỡng không kịp thời nên nhiều công trình xuống cấp nhanh chóng.

Page 77: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

77

Với các tuyến giao thông do huyện quản lý, toàn tỉnh có 147 tuyến đường huyện tổng

chiều dài là 1.277,5 km, trong đó đã nhựa hóa và cứng hóa 477,7 km (38,9%), còn lại là

đường đất. Hầu hết các tuyến đường huyện chưa được vào cấp, chất lượng xấu, bị gián

đoạn trong mùa mưa. Một số nét cụ thể ở các huyện vùng dự án như sau:

Ba Tơ: 113km/193km tuyến đường huyện là đường đất/cấp phối sỏi đồi. Trong mùa

mưa, bão, lũ lụt xảy ra thường gây ùn tắc giao thông. Hơn nữa, địa hình đồi núi có độ

dốc lớn gây sạt lở xói mòn, nhiều nơi bị chia cắt hoặc cô lập.

Sơn Hà: với khoảng cách từ trung tâm huyện đến các huyện miền núi khác như Ba Tơ,

Trà Bồng, Sơn Tây có bán kính không quá 30 km, huyện có vị trí địa lý quan trọng cho

việc liên kết vùng, tạo động lực phát triển kinh tế - văn hóa bền vững. Vì vậy, hệ thống

giao thông đóng vai trò quan trọng trong liên kết vùng. Tuy nhiên, hệ thống giao thông

của huyện chất lượng còn thấp, cần được đầu tư mới và nâng cấp. Chỉ có 48% tuyến

đường tỉnh lộ, liên xã do huyện quản lý được nhựa hóa, cứng hóa, số còn lại là các

tuyến đường cấp phối đã xuống cấp.

Sơn Tây: Sơn Tây là huyện ở núi cao từ 400m – 1500m, núi rừng chiếm khoảng 4/5

diện tích toàn huyện. Hai con sông chính chảy qua địa hạt là sông Rinh và sông Xà Lò

có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước nhưng cũng thường gây ra lũ lụt về mùa

mưa. Tỷ lệ đường trục xã được cứng hóa còn thấp (chỉ đạt 122 km đường).

Hệ thống thủy lợi: hệ thống thủy lợi cơ bản chưa đủ đáp ứng, phục vụ các hoạt động sản

xuất và dân sinh. Hệ thống thủy lợi trên toàn tỉnh (với 469 công trình thủy lợi với năng lực

tưới khoảng 73.687 ha) chỉ phát huy 60,6% năng lực thiết kế. Mặc dù hệ thống thủy lợi đã

phát huy khá tốt năng lực phục vụ sản xuất song chưa đáp ứng được 65% nhu cầu. Hầu hết

các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện có quy mô nhỏ và đều giao cho các xã tự quản lý

vận hành. Năng lực tưới thiết kế thấp và khả năng khai thác tưới không cao. Hàng năm,

tình trạng hạn hán vẫn là vấn đề gay gắt đối với sản xuất nông nghiệp và gây khó khăn cho

sinh hoạt của người dân. Nhiều công trình cần được làm mới, nâng cấp và sửa chữa. Khảo

sát cho thấy trong khi các công trình chính đã được xây dựng thì các công trình nối tiếp

chưa được đầu tư đồng bộ do hạn chế về nguồn vốn.

Ba Tơ: hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất. Theo quy hoạch, cần

sửa chữa và nâng cấp 80% công trình hiện có và đầu tư thêm trên 20 CT mới đảm bảo

phục vụ tưới tiêu cho huyện. Tổng diện tích được tưới tiêu bằng công trình kênh

mương kiên cố đạt 53,2% diện tích trong năm 2010.

Sơn Hà: hệ thống thủy lợi cơ bản chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Hệ thống

thủy lợi tương đối đầy đủ về số lượng với 3 hồ chứa, 44 đập dâng và 2 trạm bơm điện.

Tuy nhiên, một phần không nhỏ các công trình thủy lợi bị xuống cấp, hỏng nhưng chưa

được đầu tư sửa chữa. Tỷ lệ kiên cố hóa kênh dẫn phía sau rất thấp. 100% hệ thống

kênh mương nội đồng là kênh đất. Hơn nữa, trạm bơm điện đã hỏng và chưa được sửa

chữa.

Sơn Tây: do đặc điểm địa hình có tính chất phức tạp hơn 2 huyện ở trên nên điều kiện

về thủy lợi ở Sơn Tây ở trong tình trạng khó khăn hơn so với Sơn Hà và Ba Tơ. Hiện

trên 35% hệ thống kênh mương chưa được kiên cố hóa; hệ thống kênh nội đồng chủ

yếu là kênh đất.

Mạng lưới điện: mức độ tiếp cận điện lưới ở vùng dự án đạt mức mức cao. Ngành điện đã

xây dựng các đường trục, biến thế cấp điện đến xã và thôn. Tỷ lệ hộ được cấp điện đạt

trong vùng dự án đạt trung bình gần 80%. Những hộ chưa được đầu tư chủ yếu là những hộ

nằm ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, dân cư thưa thớt và mức độ tiêu thụ điện tiền năng thấp

nên chưa được ngành điện đầu tư.

Page 78: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

78

Ba Tơ: toàn huyện còn 25/105 thôn chưa có điện; 27,5% tổng số hộ trong huyện chưa

có điện.

Sơn Hà: 82,56% số hộ dùng điện trên địa bàn huyện.

Sơn Tây: 79% số hộ dùng điện trên địa bàn huyện

Dự án xác định những hạn chế về CSHT ở cấp huyện là những trở ngại lớn nhất cho liên

kết vùng, kìm hãm phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa của vùng. Tiểu hợp phần 3.1 về

CSHT kết nối của Dự án sẽ hỗ trợ khắc phục các “nút thắt” của vùng thông qua đầu tư có

trọng tâm vào một số các công trình CSHT trọng điểm, phù hợp với nguồn vốn, mang tính

“kết nối” cao để thúc đẩy giao lưu hàng hóa trong nội vùng dự án và giữa vùng dự án với

vùng không thuộc dự án.

Mục tiêu

Tiểu hợp phần này có mục tiêu góp phần tháo gỡ một số “nút thắt” trong hệ thống CSHT

thiết yếu kết nối giữa các xã trong phạm vi huyện (đường giao thông, hệ thống thủy lợi)

nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh tế vùng và tiểu vùng và tăng tính kết nối giữa các

địa bàn trong vùng. Mục tiêu này được thực hiện thông qua việc:

Đầu tư làm mới hoặc sửa chữa nâng cấp các công trình CSHT20

như giao thông đường

bộ của huyện để thúc đẩy phát triển sản xuất, giảm chi phí vận chuyển và tăng cường

trao đổi thương mại.

Ưu tiên cho các dự án đầu tư vào thủy lợi để tăng diện tích được tưới tiêu, đảm bảo

nguồn nước tưới nhằm tăng năng suất nông nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng

hóa trong vùng dự án.

Kết hợp xây dựng CSHT với đào tạo kỹ thuật xây dựng tạo công ăn việc làm và tăng

thu nhập cho người dân trong vùng hưởng lợi của dự án.

Nguyên tắc hỗ trợ

Với điều kiện đặc thù của các huyện miền núi, vùng cao, có địa hình phức tạp, thời tiết

khắc nghiệt, nhu cầu làm mới và nâng cấp sửa chữa các CSHT là rất lớn nên Dự án không

thể đáp ứng được một cách đầy đủ các nhu cầu về CSHT của huyện. Thay vào đó, Dự án

sẽ dựa vào các nguyên tắc hỗ trợ sau để lựa chọn CSHT đầu tư cho phù hợp:

Trọng tâm đầu tư là giao thông và thủy lợi

Dự án sẽ tập trung vào CSHT về giao thông và thủy lợi vì đây là hai vấn đề cấp thiết cần

được chú trọng nhiều nhất. Giao thông và thủy lợi là CSHT đóng vai trò chủ chốt trong

việc hỗ trợ phục vụ cho hoạt động sinh kế chính của người dân trong vùng.

Vai trò của nông lâm ngư nghiệp trong kinh tế huyện (chiếm trên 60% tổng GDP cả ba

huyện) càng nhấn mạnh hơn nữa tầm quan trọng của hệ thống thủy lợi và giao thông

đường bộ. Thứ nhất, với hệ thống giao thông đường bộ hiện tại, việc đi lại trong mùa mưa

là rất khó khăn, ảnh hưởng đáng kể đến việc sản xuất vận chuyển hàng hóa giữa các

vùng/tiểu vùng. Thứ hai, hạn chế trong tiếp cận hệ thống thủy lợi khiến cho người dân

thiếu chủ động trong quá trình trồng trọt chăn nuôi mà phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên

nhiên. Ví dụ như thiếu nước, hạn hán ảnh hưởng đến việc trồng lúa và các hoa màu tại một

số huyện. Với nguồn vốn hạn chế, tiểu hợp phần CSHT kết nối nên tập trung đầu tư thay vì

đầu tư dàn trải nhằm đảm bảo hơn hiệu quả đầu tư. Vì vậy, Dự án đề xuất chỉ tập trung đầu

tư vào hai loại hình CSHT trọng điểm là giao thông và thủy lợi. Đối với công trình giao

20

Việc xác định các công trình CSHT liên kết được thực hiện trên cơ sở đánh giá kỹ lưỡng tiềm năng của

các vùng/tiểu cùng và khả năng tạo ra liên kết để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của những địa bàn khó

khăn.

Page 79: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

79

thông đường bộ, Dự án nên cải tạo và nâng cấp các công trình giao thông liên xã. Đối với

các công trình thủy lợi, Dự án nên tập trung vào sửa chữa, nâng cấp hoặc xây mới các công

trình thủy lợi nhỏ như hồ chứa, đập dâng phục vụ cho tưới tiêu.

Lồng ghép với các nguồn vốn khác

Việc lồng ghép vốn là cần thiết với hai nguyên nhân chính: (i) vốn giành cho tiểu hợp phần

không đủ để đầu tư làm mới một công trình CSHT như giao thông hay thủy lợi, (ii) lồng

ghép vốn với các chương trình khác để mở rộng quy mô của công trình và gia tăng thêm

các đặc tính kỹ thuật cần thiết cho công trình, hơn nữa, việc lồng ghép vốn giúp tập trung

nguồn vốn vào các hoạt động cần thiết, tăng tính kinh tế nhờ quy mô và giảm thiểu sự thất

thoát lãng phí, trồng chéo trong quá trình thực hiện.

Nội dung hoạt động

Lựa chọn công trình đầu tư CSHT kết nối

Tại sao phải lựa chọn?

Với địa hình chia cắt phức tạp, khí hậu thổ nhưỡng khắc nghiệt, điều kiện kinh tế xã hội,

CSHT của ba huyện thuộc Dự án còn rất nhiều khó khăn. Từ hệ thống giao thông đường bộ

chưa được bê tông hóa đến hệ thống thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp cần được làm mới và

đầu tư. Các CSHT khác như mạng lưới điện, nước sinh hoạt, hệ thống thông tin cũng cần

được củng cố và xây dựng. Hiện trạng này cho thấy nhu cầu làm mới và nâng cấp sửa chữa

các CSHT tại ba huyện là vô cùng lớn.

Với nhu cầu đầu tư của huyện là rất lớn, nguồn lực của Dự án không đủ để đáp ứng. Bảng

2. 15 đưa ra danh mục đề xuất các CSHT kết nối cần được đầu tư và nâng cấp ở cấp huyện.

Bảng 2. 15 cho thấy đề xuất của các huyện vượt rất nhiều giới hạn nguồn lực của Dự án.

Trong khi nguồn vốn đầu tư cho tiểu hợp phần 3.1 ở mỗi huyện nằm vào khoảng 20 tỷ cho

5 năm thực hiện dự án, thì tổng giá trị đầu tư dự kiến cho các công trình của mỗi huyện lên

đến hàng trăm tỷ đồng (từ 300 – 600 tỷ, tương đương với từ 15 đến 30 triệu US$, cho mỗi

huyện theo khảo sát). Rõ ràng, đề xuất của các huyện là quá lớn và Dự án chỉ có thể đáp

ứng được một phần nhỏ trong số ‘danh mục các công trình mong muốn’ do các huyện dự

án đề xuất. Vì vậy, việc chọn lựa các CT đầu tư là bước quan trọng đầu tiên trong quy trình

thực hiện Dự án.

Bảng 2. 15 Danh mục dự kiến đầu tư CSHT kết nối cấp huyện trong hợp phần 3

Huyện Loại công trình

CSHT Số công trình

Tổng giá trị đầu tư dự kiến

(Triệu đồng)

Ba Tơ

CT giao thông 7 186,500

CT thủy lợi 3 22,000

CT khác 19 157,500

Tổng vốn

366,000

Sơn Hà

CT giao thông 7 215,900

CT thủy lợi 2 30,000

CT khác 5 47,800

Tổng vốn 659,700

Sơn Tây

CT giao thông 3 185,065

CT khác 3 140,200

Tổng vốn 325,265

Nguồn: BCB Dự án Giảm nghèo vùng Tây Nguyên, tỉnh Quảng Ngãi tại Quảng Ngãi

Page 80: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

80

Cơ sở để lựa chọn công trình:

Nông Thôn Mới là một trong những chương trình trọng điểm cần được tập trung nguồn

vốn và nhân lực trong những năm sắp tới. Một trong những tiêu chí quan trọng của NTM là

xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội tổng thể. Để đảm bảo tính thống nhất và sự phối hợp hiệu

quả giữa các chương trình hỗ trợ, tiêu chí lựa chọn công trình cho tiểu hợp phần 3.1 nên

dựa trên cơ sở gắn kết với các tiêu chí xây dựng Nông Thôn Mới (NTM) về phát triển hạ

tầng kinh tế - xã hội. Với trọng tâm đầu tư vào giao thông, thủy lợi, các công trình CSHT

của Dự án phải phù hợp với các tiêu chí xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội về giao thông và

thủy lợi trong chương trình NTM.

Trên cơ sở lựa chọn công trình theo xây dựng Nông Thôn Mới, việc lựa chọn công trình

đầu tư sẽ dựa vào ba yếu tố chính: (i) đúng trọng tâm: giao thông, thủy lợi (ii) ý nghĩa của

công trình đối với thúc đẩy sản xuất tại vùng dự án (iii) quy mô vốn đầu tư và khả năng

lồng ghép. Cụ thể:

Dự án sẽ chỉ chọn lựa đầu tư các công trình giao thông và thủy lợi;

Việc lựa chọn công trình sẽ dựa trên mức độ tác động của công trình đến hoạt động sản

xuất tại vùng dự án. Đối với các công trình giao thông, mức độ tác động và tính cấp

thiết được tính dựa trên chiều dài tuyến đường, tầm quan trọng về vị trí địa lý, chiến

lược kinh tế xã hội, khả năng kết nối vùng. Đối với các công trình thủy lợi là diện tích

phục vụ, số đối tượng được hưởng lợi trực tiếp từ công trình.

Dự án sẽ chọn công trình để đầu tư dựa trên quy mô vốn đầu tư và khả năng lồng ghép

vốn21

với các chương trình khác. Do nguồn vốn có hạn, Dự án chỉ nên tập trung vào

một số công trình quy mô vừa. Với các công trình có quy mô vốn đầu tư lớn hơn khả

năng hỗ trợ của Dự án thì cần tính đến khả năng lồng ghép với các nguồn vốn của

chương trình/dự án khác trên địa bàn vùng dự án.

Quy trình lựa chọn:

Việc lựa chọn các công trình CSHT để ưu tiên đầu tư ở cấp huyện sẽ được thực hiện đảm

bảo sự tham gia đóng góp ý kiến của cấp xã trong lựa chọn các công trình. Chi tiết về lựa

chọn sẽ được xây dựng trong Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện Dự án. Về cơ bản, quy trình

gồm các bước chính sau đây:

21

Việc lồng ghép các nguồn lực trong cùng một công trình là một vấn đề khá phức tạp, Dự án sẽ có hướng

dẫn chung để triển khai việc lồng ghép đối với toàn vùng dự án.

Page 81: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

81

B1: BQLDA xây dựng

danh mục dự kiến

BQLDA huyện rà soát các

công trình trong NTM, tìm

các công trình đáp ứng tiêu

chí của Dự án để xây dựng

danh mục

B2: BQLDA huyện họp với

đại diện các xã để thảo luận

và lấy thứ tự ưu tiên

BQLDA huyện họp với đại

diện các xã để thảo luận và

tổng hợp công trình theo thứ

tự ưu tiên của xã

B3: BQLDA huyện tập hợp

các công trình theo thứ tự

ưu tiên để trình UBND

huyện

BQLDA huyện tập hợp các

công trình theo thứ tự ưu tiên

dựa vào các tiêu chí lựa chọn

công trình và ý kiến của xã

B4: BQLDA tỉnh phê duyệt

danh mục ưu tiên và đưa

vào kế hoạch của Dự án

UBND huyện tham vấn ý

kiến BQLDA tỉnh để quyết

định phê duyệt công trình

đầu tư

Một số vấn đề về tổ chức thực hiện

Đào tạo nghề xây dựng và tạo việc làm: Xây dựng CSHT có khả năng tạo việc làm và thu

nhập cho người dân địa phương nơi có công trình CSHT được đầu tư. Việc tham gia vào

các công trình CSHT của địa phương không chỉ tạo khoản thu nhập tạm thời mà còn góp

phần tăng cường tính “sở hữu”, trách nhiệm của cộng đồng đối với công trình CSHT. Vì

vậy, CSHT cấp huyện phải gắn kết với đào tạo nghề xây dựng và tạo việc làm.

Nhà thầu thực hiện xây dựng CSHT phải chịu trách nhiệm đào tạo nghề xây dựng và sử

dụng lao động địa phương. Yêu cầu đào tạo nghề xây dựng và sử dụng lao động địa

phương sẽ được đưa vào hồ sơ mời thầu. Vì vậy, phương án của nhà thầu để đáp ứng yêu

cầu này sẽ là một trong những nội dung quan trọng để thẩm định và đánh giá hồ sơ thầu.

Đối với đào tạo nghề xây dựng, nhà thầu phải đưa ra phương pháp đào tạo nghề xây dựng

cho người dân. Các bước đào tạo nghề được định hướng như sau:

BQLDA huyện chỉ đạo BQLDA xã nơi có công trình đi qua sẽ lựa chọn một số lao

động có trình độ văn hóa tốt, ý thức muốn học nghề cho khóa đào tạo;

Nhà thầu sẽ đào tạo nhóm lao động trực tiếp tại công trường theo phương thức “cầm

tay chỉ việc”;

Nhóm thợ được đào tạo sẽ “truyền nghề”, hướng dẫn cho các lao động khác.

Đối với tạo việc làm, nhà thầu phải có cam kết sử dụng tối thiểu 50% số lao động địa

phương tham gia vào thi công các công trình CSHT. BQLDA cấp huyện và xã (nơi có

công trình đi qua) sẽ hỗ trợ kết nối nhà thầu với lao động địa phương, giúp thông báo và

lập danh sách chọn lựa lao động nhằm đảm bảo các hoạt động cho nhà thầu được thực hiện

một cách hiệu quả với sự tham gia đáng kể của lao động địa phương.

Page 82: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

82

Duy tu và bảo dưỡng: Ở cấp huyện, Dự án sẽ không lập quỹ DT&BD vì nhu cầu đầu tư

cho DT&BD ở cấp huyện sẽ rất lớn so với nguồn lực vốn có của Dự án. Dự án đề xuất

dùng ngân sách của huyện để DT&BT công trình. Vì vậy, trong hồ sơ kinh tế - kỹ thuật

của dự án đầu tư, cần có điều khoản về đơn vị chịu trách nhiệm cho DT&BD.

Cơ chế thực hiện

Tỷ lệ phân bổ vốn: 60% vốn HP3 (tương đương với 18% tổng vốn đầu tư của Dự án).

Cấp làm chủ đầu tư: BQLDA huyện làm chủ đầu tư. Với tính chất của các loại công

trình Dự án ưu tiên trong Tiểu hợp phần này là thúc đẩy ‘kết nối’, có liên quan đến

nhiều xã, và có quy mô tương đối lớn (so với quy mô của các công trình ở cấp xã) nên

BQLDA huyện làm chủ đầu tư là phù hợp.

2.4.4.2 Tiểu hợp phần 3.2: Quỹ phát triển kinh doanh và kết nối thị trường

Sự cần thiết

Hạn chế nổi cộm đối với phát triển sinh kế bền vững, định hướng thị trường ở vùng dự án

là có rất ít các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông lâm sản trong khi thị trường địa

phương lại nhỏ lẻ nên sản phẩm của nông dân sản xuất ra không có doanh nghiệp thu mua,

không có thị trường tiêu thụ tại chỗ. Từ đó dẫn đến phụ thuộc vào mạng lưới tư thương bao

tiêu sản phẩm. Nói cách khác, kết nối giữa người nông dân sản xuất và thị trường tiêu thụ

hoặc không có, hoặc thông qua trung gian là tư thương thu mua sản phẩm. Ngay cả đối với

các sinh kế chính được ba huyện vùng dự án đề xuất trong Hợp phần 2.1, kết quả khảo sát

cho thấy hầu như không có doanh nghiệp nào thu mua trực tiếp và/hoặc chế biến tại các

huyện dự án.22

Kết quả làm việc với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh cùng với các

Sở/ngành liên quan cho thấy tỉnh có một số chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào các huyện

khó khăn, đầu tư vào lĩnh vực nông/lâm nghiệp. Nhưng nhưng chính sách này cũng không

có gì vượt quá những ưu đãi nói chung của Chính phủ đối với thu hút đầu tư vào các vùng

khó khăn.23

Trọng tâm thu hút đầu tư của tỉnh vẫn là thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực

công nghiệp và dịch vụ. Trong số giá trị đầu tư theo danh mục các dự án đầu tư vào Quảng

Ngãi trong 5 năm gần đây, chỉ có khoảng 1% đầu tư vào lĩnh vực nông và lâm nghiệp. Như

vậy, ưu tiên thu hút đầu tư vào nông/lâm nghiệp ở các huyện miền núi của Quảng Ngãi về

cơ bản chưa được quan tâm thích đáng. Vẫn tồn tại quan niệm cho rằng thu hút đầu tư vào

những địa bàn khó khăn như vậy là không khả thi, và là việc của các chương trình/chính

sách giảm nghèo.

Để góp phần thúc đẩy đầu tư tư nhân vào lĩnh vực sản xuất và chế biến nông lâm nghiệp,

góp phần tạo việc làm ổn định, tăng kết nối thị trường cho nông dân, Tiểu hợp phần 3.2

của Dự án xây dựng Quỹ phát triển kinh doanh và kết nối thị trường để hỗ trợ các doanh

nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông lâm nghiệp trong vùng dự án hoặc các huyện lân cận

vùng dự án.

Mục tiêu

Tiểu hợp phần này có mục tiêu thúc đẩy thúc đẩy đầu tư tư nhân vào lĩnh vực sản xuất và

chế biến nông lâm nghiệp, đặc biệt là các hoạt động liên quan trực tiếp đến những sinh kế

22

Trong trường hợp của keo nguyên liệu, hầu như toàn bộ sản lượng keo thu hoạch từ vùng dự án đều bán

cho tư thương thu mua, chở xuống các nhà máy sản xuất dăm gỗ tập trung tại Khu Kinh tế Dung Quất. Đối

với trường hợp bò vàng địa phương, các hộ trong vùng dự án đều chỉ tiêu thụ qua thương lái mà không biết

thương lái sẽ tiêu thụ tại đâu. Trên địa bàn toàn tỉnh không có cơ sở chế biến thịt bò ở quy mô đáng kể. 23

Ưu đãi riêng của Quảng Ngãi trong thu hút đầu tư là hỗ trợ các doanh nghiệp trong đào tạo lao động với

kinh phí trong khoảng 0.9 đến 1.2 triệu/lao động được doanh nghiệp đào tạo. Tuy nhiên, đây không phải là

ưu đãi riêng cho nông lâm nghiệp mà là ưu đãi cho tất cả các lĩnh vực.

Page 83: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

83

hàng hóa mà Dự án hỗ trợ trong HP2, để tăng kết nối thị trường cho người dân trong vùng

dự án.

Nguyên tắc hỗ trợ

Cần nhấn mạnh rằng quyết định đầu tư là của doanh nghiệp, Dự án chỉ hỗ trợ một phần để

thúc đẩy quá trình ra quyết định đầu tư và thực hiện dự án đầu tư của doanh nghiệp một

cách thuận lợi hơn tại vùng dự án. Vì vậy, Dự án xác định một số nguyên tắc hỗ trợ chính

như sau:

Chỉ hỗ trợ một phần vốn theo dự án đầu tư của doanh nghiệp; các doanh nghiệp phải có

vốn đối ứng đáng kể và cam kết mạnh mẽ trong thực hiện dự án;

Dự án hỗ trợ theo nguyên tắc bồi hoàn. Theo đó, doanh nghiệp sẽ thực hiện các hoạt

động đầu tư trước. Dự án sẽ bồi hoàn phần vốn hỗ trợ trên cơ sở báo cáo kết quả hoạt

động của dự án theo kế hoạch.

Nội dung hoạt động

Đối tượng xét hỗ trợ

Đối tượng xét hỗ trợ của Quỹ là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp hộ gia

đình (đã đăng ký hoặc chưa đăng ký kinh doanh nhưng sẽ đăng ký khi nhận các hỗ trợ của

Quỹ) đáp ứng các yêu cầu sau:

Có phương án kinh doanh khả thi (được lập theo hướng dẫn của Dự án) trong lĩnh vực

nông lâm nghiệp, đặc biệt ưu tiên các phương án phát triển sản xuất và chế biến các sản

phẩm liên quan đến sinh kế do Dự án hỗ trợ trong khuôn khổ HP2;

Có phương án và cam kết đào tạo và sử dụng lao động địa phương trong thực hiện

phương án đầu tư.

Bên cạnh các điều kiện ở trên, Dự án đặc biệt ưu tiên các trường hợp sau:

o Các doanh nghiệp hộ gia đình, nhất là các hộ kinh doanh chưa đăng ký nhưng

sẽ đăng ký kinh doanh khi nhận được các hỗ trợ của Dự án;

o Quỹ đặc biệt khuyến khích các tổ nhóm sản xuất phát triển thành các Hợp tác

xã hoặc doanh nghiệp tham gia vào hoạt động của Quỹ;

o Doanh nghiệp có kế hoạch hợp tác với người dân vùng dự án theo mô hình

‘out-grower’ hoặc ‘in-grower’;

o Có phương án hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho người dân trong

vùng dự án;

o Có cam kết và cơ chế để đảm bảo thu mua sản phẩm trực tiếp từ nông dân sản

xuất trong vùng dự án [thay vì thu mua sản phẩm từ thương lái].

Thủ tục xét hỗ trợ: Dự án sẽ xây dựng Hướng dẫn chi tiết để thực hiện Quỹ. Về cơ bản,

quy trình thủ tục xét và quản lý vốn của Quỹ tuân theo trình tự 7 bước chính sau đây:

Page 84: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

84

B1: Làm hồ sơ đề xuất

với Quỹ

BQLDA tỉnh/huyện hỗ trợ xây

dựng hồ sơ

B2: Doanh nghiệp làm

việc với BQLDA cấp

huyện để có cam kết ủng

hộ của huyện

BQLDA huyện hỗ trợ DN làm

việc với UBND huyện

B3: BQLDA tỉnh thẩm

định hồ sơ đề xuất

BQL Dự án tỉnh thẩm định theo

yêu cầu của Quỹ

B4: Phê duyệt hồ sơ và

đàm phán với DN về kế

hoạch hỗ trợ kỹ thuật

BQLDA cùng DN xây dựng hế

hoạch hỗ trợ kỹ thuật

B5: Thực hiện các hỗ trợ

kỹ thuật cho DN triển

khai phương án đầu tư

Dự án triển khai các hoạt động

hỗ trợ kỹ thuật

B6: Đánh giá kết quả và

giải ngân vốn bồi hoàn

DN báo cáo theo quy định,

BQLDA thẩm định và giải ngân

bồi hoàn

Về nội dung hỗ trợ: Dự án hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện phương án đầu tư trên các

khía cạnh sau đây:

Hỗ trợ tài chính:

o Dự án hỗ trợ tài chính trong giới hạn từ 25,000$ đến 50,000$. Trong trường

hợp đặc biệt với các phương án đầu tư có tác động xã hội lớn hoặc có thể mang

lại sự thay đổi tích cực, to lớn cho các đối tượng hưởng lợi trong vùng dự án,

Quỹ có thể xem xét hỗ trợ tối đa là 100,000$;

o Hỗ trợ tài chính của Dự án chiếm tối đa là 49% tổng giá trị vốn đầu tư dự kiến

của phương án đầu tư; tối thiểu 51% còn lại của phương án đầu tư doanh nghiệp

phải đảm bảo bằng nguồn vốn của doanh nghiệp hoặc huy động từ các nguồn

khác;

o Hỗ trợ tài chính được thực hiện theo nguyên tắc bồi hoàn. Việc thanh toán bồi

hoàn sẽ được thực hiện trên cơ sở kết quả thực hiện phương án đầu tư.

Hỗ trợ kỹ thuật khác: bên cạnh hỗ trợ về tài chính, Quỹ sẽ thực hiện một số hỗ trợ kỹ

thuật sau đây (BQLDA sẽ cân nhắc các hỗ trợ kỹ thuật này trên cơ sở thống nhất với

doanh nghiệp):

Page 85: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

85

o Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật để (i) xây dựng thương hiệu; và/hoặc (ii) tư vấn về đảm

bảo chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế (để có thể hướng đến xuất khẩu

sản phẩm);

o Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động là thanh niên dân tộc thiểu số, con em hộ

nghèo tại địa phương.

Quỹ không hỗ trợ các chi phí thuộc những hạng mục như mua hoặc thuê đất, các tòa

nhà/xưởng sẵn có; thuê thiết bị, đất đai và các tiện nghi; phí ngân hàng, chi phí bảo

lãnh hoặc các chi phí tương tự;chi phí cho giá trị chuyển quyền sở hữu trí tuệ; vốn lưu

động; giá trị của hàng tồn kho từ trước được sử dụng để sản xuất hàng hóa/dịch vụ của

dự án; chi phí chung liên quan đến việc xây dựng đề xuất dự án.

Thời gian vay: Tùy theo phương án đầu tư mà Dự án cân nhắc thời gian hỗ trợ tài chính

nhưng không nhiều hơn 2.5 năm kể từ thời điểm bắt đầu được giải ngân.

Chuyển giao nguồn vốn: khi Dự án kết thúc theo thời gian dự kiến, Dự án sẽ cân nhắc khả

năng chuyển nguồn vốn này cho VBSP hoặc một ngân hàng thương mại quản lý để tiếp tục

thực hiện cho vay sau khi Dự án đã kết thúc. Các điều kiện cụ thể về chuyển giao và chính

sách cho vay sẽ được quyết định trên cơ sở đàm phán giữa Dự án và đối tác. Sẽ là phù hợp

hơn nếu Dự án chuyển giao cho một ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, nếu gắn với dự

kiến chuyển giao nguồn vốn của Hoạt động 2.1.4 thì nên tập trung về một đầu mối là

VBSP.

Tổ chức thực hiện

Tỷ lệ phân bổ vốn: 25% vốn HP3 (tương đương với 7.5% tổng vốn đầu tư của Dự án).

Cấp làm chủ đầu tư: BQLDA tỉnh là cấp làm chủ đầu tư. Việc lựa chọn BQLDA tỉnh là

cấp chủ đầu tư vì việc thu hút đầu tư là vấn đề cần có sự hỗ trợ và điều phối với các cơ

quan cấp tỉnh (như Sở KH&ĐT, Trung tâm Xúc tiến TM và ĐT, Sở Công thương...)

Tổ chức phối hợp: Trung tâm Xúc tiến TM & ĐT của tỉnh là đầu mối phối hợp quan

trọng của Quỹ. Nội dung và các hoạt động của Quỹ sẽ được bổ sung vào các tài liệu

xúc tiến đầu tư của Trung tâm. Kết quả làm việc với Trung tâm trong quá trình khảo sát

vùng dự án cho thấy mức độ sẵn sàng và thiện chí hợp tác cao của Trung tâm trong

hoạt động đề xuất này.

2.4.4.3 Tiểu hợp phần 3.3: Nâng cao năng lực thể chế để kết nối

Sự cần thiết

Một khó khăn lớn đối với quá trình thực hiện dự án là năng lực cán bộ cấp cơ sở (nhất là

cấp xã) yếu kém. Đây là khó khăn đã được nhìn nhận thống nhất trong khuôn khổ thực

hiện các chương trình/dự án giảm nghèo khác trên địa bàn vùng Dự án (như Chương trình

135-II, Chương trình 30A, Chương trình ISP – Hỗ trợ thực hiện 135 tại Quảng Ngãi). Với

phạm vi tiếp cận như một dự án giảm nghèo nông thôn tổng hợp, việc thực hiện các hoạt

động của Dự án như thiết kế sẽ đòi hỏi sự tham gia của nhiều cán bộ ở cơ sở, kể cả cán bộ

thuộc và không thuộc BQLDA các cấp.

Kết quả đánh giá tác động của một số chương trình/dự án giảm nghèo trong thời gian gần

đây cho thấy năng lực cán bộ là một yếu tố cản trở lớn đối với kết quả mong muốn của các

chương trình/dự án. Kết quả điều tra đánh giá cuối kỳ Chương trình 135-II vừa thực hiện

tháng 04/2012 vừa qua cho thấy đội ngũ cán bộ trong BQLDA cấp xã có trình độ không

Page 86: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

86

đều và còn rất thấp24

. Tại Quảng Ngãi, với sự hỗ trợ quan trọng của AusAID trong khuôn

khổ Chương trình RUDEP và Chương trình ISP trong gần một thập kỷ qua đã góp phần

đáng kể đối với nâng cao năng lực (NCNL) cán bộ. Tuy nhiên, theo (Báo cáo Đánh giá

Độc lập về thể chế giữa kỳ , 2010) và (Báo cáo Đánh giá hiệu quả các hoạt động Nâng cao

năng lực, 2011)25

, các hoạt động NCNL hầu hết mới chỉ tập trung vào đội ngũ cán bộ trong

các BQLDA các cấp. Hai báo cáo này đều chỉ ra rằng, còn có rất nhiều các cán bộ cơ sở

khác cũng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào thực hiện hoạt động của các chương

trình/dự án giảm nghèo nhưng không được hoặc rất ít được tập huấn nâng cao năng lực.

Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên sẽ khắc phục hạn chế này thông qua tập trung vào

NCNL cho cả hai đối tượng gồm: (i) cán bộ trong BQLDA các cấp; và (ii) cán bộ cấp

huyện/xã có tham gia trực tiếp vào thực hiện các hoạt động của Dự án nhưng không nằm

trong cơ cấu BQLDA các cấp. Với đối tượng thứ nhất, Tiểu hợp phần 4.1 của Dự án sẽ

phân tích và xây dựng kế hoạch NCNL. Tiểu hợp phần 3.3 này sẽ tập trung vào đối tượng

thứ hai. Đây là đội ngũ cán bộ có vai trò “kết nối” giữa các hoạt động của Dự án nói riêng

(và của các chương trình/chính sách khác) với đối tượng thụ hưởng là người dân. Vì vậy,

NCNL cho đội ngũ cán bộ này sẽ góp phần thúc đẩy năng lực thể chế ở cấp cơ sở để thúc

đẩy tính “kết nối” – là trọng tâm của Hợp phần 3.

Mục tiêu

Tiểu hợp phần này có mục tiêu thúc đẩy hiệu lực và kết quả thực hiện Dự án thông qua

tăng cường năng lực thể chế để kết nối. Mục tiêu này được thực hiện thông qua:

Tập huấn NCNL cho các đối tượng cán bộ cấp huyện/xã, cán bộ hội đoàn thể có liên

quan trực tiếp đến thực hiện các hoạt động của Dự án ở cơ sở;

Tăng cường sự tham gia phối hợp/hỗ trợ của đội ngũ cán bộ này trong quá trình tổ

chức, quản lý các hoạt động của Dự án.

Lưu ý rằng, NCNL cho đội ngũ cán bộ là một mục tiêu quan trọng của Dự án. Do các đối

tượng thụ hưởng là khác nhau nên mục tiêu này sẽ được thực hiện theo ở cả Hợp phần 3 và

Hợp phần 4.

Nguyên tắc hỗ trợ

Cần nhấn mạnh rằng với đặc thù hiện nay về năng lực cán bộ cơ sở, nhu cầu NCNL là rất

lớn nên Dự án không thể đáp ứng được một cách đầy đủ các nhu cầu NCNL. Thay vào đó,

Dự án lựa chọn cách tiếp cận là sẽ hỗ trợ tập huấn NCNL cho các đối tượng cán bộ cơ sở

có liên quan trực tiếp trong thực hiện một số hoạt động của Dự án (và vì vậy có vai trò

quan trọng trong kết quả của Dự án). Với cách tiếp cận như vậy, Dự án đề ra một số

nguyên tắc hỗ trợ như sau:

Đối tượng hỗ trợ chính: cán bộ Phòng Dân tộc huyện, Phòng VH-TT huyện, cán bộ

Trạm Khuyến nông huyện và cán công chức cấp xã (không năm trong BQLDA cấp xã

nhưng có liên quan đến hoạt động của Dự án tại xã), cán bộ một số tổ chức đoàn thể

liên quan (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân cấp huyện và các chi hội cấp xã).

Điều kiện tham gia tập huấn: các cán bộ tham gia tập huấn phải cam kết chia sẻ nội

dung tập huấn với các đồng nghiệp tại phòng/ban công tác thông qua buổi họp nội bộ

sau khi kết thúc khóa tập huấn.

24

Theo kết quả điều tra chọn mẫu từ 400 xã thuộc Chương trình 135-II do IRC thực hiện theo yêu

cầu của UNDP và các nhà tài trợ quốc tế khác (hiện đang trong quá trình xử lý và phân tích, chưa

chính thức công bố thông tin) 25

02 Báo cáo này do IRC thực hiện theo yêu cầu của AusAID và BQL Chương trình ISP. Chi tiết

Báo cáo được lưu tại BQL ISP Quảng Ngãi và AusAID Hà nội

Page 87: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

87

Trọng tâm tập huấn NCNL: tập trung vào (i) kỹ năng làm việc với cộng đồng, tuyên

truyền/vận động người dân, đặc biệt nhấn mạnh kỹ năng tuyên truyền vận động các

nhóm dân tộc thiểu số trên địa bàn; và (ii) kỹ năng tham gia giám sát và một số nghiệp

vụ kỹ thuật khác (áp dụng với các tổ chức đoàn thể). Trong phạm vi nguồn lực, Dự án

không tổ chức tập huấn về các vấn đề kỹ thuật chuyên môn của những đối tượng này.

Hình thức tập huấn: Dự án hỗ trợ hai loại hoạt động gồm (i) Tập huấn tập trung ngắn

hạn (từ 2-4 ngày); và (ii) thăm quan, học hỏi kinh nghiệm cho cán bộ liên quan.

Các hoạt động chính dự kiến

Hoạt động 3.3.1. Tập huấn NCNL tuyên truyền/vận động nhân dân.

Hoạt động này được thực hiện cho tất cả các đối tượng thụ hưởng của Tiểu hợp phần 3.3.

Chi tiết về hoạt động này gồm:

Địa điểm: các lớp tập huấn được thực hiện tập trung tại trung tâm tỉnh (hoặc 1 huyện

có điều kiện đi lại thuận tiện cho học viên).

Hình thức tập huấn: tập trung ngắn hạn từ 2-4 ngày; quy mô lớp học từ 20-25 học viên;

Nội dung tập huấn: kỹ năng tuyên truyền vận động người dân; đặc điểm của những

nhóm yếu thế tại địa phương (hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số) và yêu cầu đối với tuyền

truyền/vận động; vai trò của truyền thông, tuyên truyền và cách thức tổ chức sự kiện

tuyên truyền.

Phương pháp: phương pháp giảng dạy lấy học viên làm trung tâm, sử dụng các bài tập

tình huống, thảo luận nhóm, và thực hành tại chỗ để rèn luyện kỹ năng. Các tài liệu

phải được biên soạn đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, và có thể phổ biến lại được.

Thăm quan học hỏi kinh nghiệm: tổ chức các chuyến thăm quan, chia sẻ kinh nghiệm

với các tỉnh trong Dự án và với các tỉnh trong thời gian từ 2-3 ngày.

Hoạt động 3.3.2. Tập huấn các kỹ năng giám sát và một số nghiệp vụ khác

Hoạt động này thực hiện đối với đối tượng là cán bộ Hội Phụ nữ, Hội Nông dân. Đây là hai

tổ chức đoàn thể có vai trò quan trọng trong một số hoạt động của Dự án, đặc biệt là trong

việc hỗ trợ tổ chức các tổ nhóm sản xuất và tuyên truyền vận động người dân. Đặc biệt, hai

tổ chức Hội đoàn thể này hiện đang nhận ủy thác quản lý vốn lớn từ VBSP26

. Vì vậy, hàng

năm VBSP có tổ chức tập huấn cho các cán bộ đoàn thể về quy trình quản lý vốn vay. Kết

quả phỏng vấn với lãnh đạo VBSP Quảng Ngãi gợi ý rằng kỹ năng vận động và giám sát

của các hội đoàn thể còn rất hạn chế nhưng VBSP không có đủ nguồn lực để tập huấn

NCNL. Vì vậy, đối với các hội đoàn thể, Dự án sẽ hợp tác với VBSP Quảng Ngãi để xây

dựng kế hoạch tập huấn NCNL. Về cơ bản, hỗ trợ NCNL cho hai cấp hội này (bên cạnh tập

huấn trong Hoạt động 3.3.2 ở trên), sẽ được thực hiện với chi tiết dự kiến như sau:

Địa điểm: các lớp tập huấn được thực hiện tập trung tại trung tâm tỉnh (hoặc 1 huyện

có điều kiện đi lại thuận tiện cho học viên).

Hình thức tập huấn: tập trung ngắn hạn từ 2-4 ngày; quy mô lớp học từ 20-25 học viên;

Nội dung tập huấn tập trung vào hai trọng tâm sau:

o Kỹ năng giám sát: tập huấn cho cán bộ chủ chốt Hội Phụ nữ, Hội Nông dân ở

cấp huyện và xã về kỹ năng tham gia giám sát các hoạt động kinh tế-xã hội của

vùng dự án. Các hoạt động này có thể gồm: lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã

26

Theo kết quả làm việc với VBSP Quảng Ngãi, trong tổng dư nợ gần 900 tỷ VND cho vay hộ nghèo vào

cuối tháng 06/2012, Hội Phụ nữ các cấp nhận ủy thác quản lý vốn gần 50%, Hội nông dân nhận ủy thác quản

lý vốn gần 32%

Page 88: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

88

hội, lập kế hoạch hoạt động của Dự án, giám sát thực hiện các hoạt động của

Dự án;

o Kỹ năng lập kế hoạch và quản lý chi tiêu hộ gia đình: nội dung này sẽ được tập

huấn theo phương pháp TOT để trên cơ sở đó các học viên sẽ tổ chức tuyên

truyền lại cho hội viên (là phụ nữ và nông dân) các kỹ năng cơ bản của lập kế

hoạch và quản lý chi tiêu hộ gia đình. Theo kết quả khảo sát người dân và đại

diện các tổ chức đoàn thể tại vùng dự án, đây là kỹ năng quan trọng và hữu ích

cho hộ gia đình trong quản lý chi tiêu và sẽ rất cần thiết khi các hộ áp dụng

những mô hình sinh kế do Dự án giới thiệu.

Phương pháp: phương pháp giảng dạy lấy học viên làm trung tâm, sử dụng các bài tập

tình huống, thảo luận nhóm, và thực hành tại chỗ để rèn luyện kỹ năng. Các tài liệu

phải được biên soạn đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, và có thể phổ biến lại được.

Tổ chức thực hiện

Tỷ lệ phân bổ vốn: 15% vốn HP3 (tương đương với 4.5% tổng vốn đầu tư của Dự án).

Cấp làm chủ đầu tư: BQLDA tỉnh là cấp làm chủ đầu tư. Việc lựa chọn BQLDA tỉnh là

cấp chủ đầu tư để (i) đảm bảo hoạt động NCNL được điều phối thống nhất giữa các

huyện dự án; (ii) thuận lợi cho việc tổ chức tập huấn ngắn hạn tập trung ở cấp tỉnh.

2.4.5 Hợp phần 4: Quản lý Dự án

Tóm tắt: Hợp phần 4 có mục tiêu đảm bảo quản lý hiệu quả các hoạt động của Dự án theo đúng

thiết kế dự án; đồng thời, tăng cường NCNL cho đội ngũ cán bộ BQLDA các cấp, thúc đẩy truyền

thông và chia sẻ tri thức để hỗ trợ nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của Dự án.

Bên cạnh các chức năng quản lý của BQLDA các cấp (trong đó bao gồm cả lập kế hoạch, M&E),

HP4 tập trung vào NCNL cho đội ngũ cán bộ BQLDA các cấp, trong đó ưu tiên mạnh cho cấp xã

để đảm bảo xã có đủ năng lực làm chủ đầu tư các hoạt động được phân cấp. HP4 cũng chú ý thúc

đẩy các hoạt động truyền thông trong vùng dự án để thúc đẩy nâng cao nhận thức, khuyến khích

người dân áp dụng các mô hình sinh kế do Dự án giới thiệu và hỗ trợ.

Vốn đầu tư của HP3 chiếm 10% tổng vốn của Dự án. Các chi phí duy trì hoạt động của bộ máy

BQLDA các cấp chiếm 55% vốn của HP4; các hoạt động NCNL sử dụng 30% vốn, trong khi đó

hoạt động truyền thông chiếm 15% vốn của HP4. Cấp tỉnh là chủ đầu tư các hoạt động trong HP4.

2.4.5.1 Tiểu hợp phần 4.1: Nâng cao năng lực

Sự cần thiết

Trong bất kỳ Chương trình giảm nghèo nào, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý Dự án

các cấp là một yếu tố quyết định đến thành công của Dự án, đặc biệt khi Dự án là một thực

thể được thành lập và tồn tại trong một thời hạn không quá dài, với triết lý quản lý dựa trên

kết quả được quán triệt. Dự án Giảm nghèo các tỉnh Tây Nguyên được quản lý tuân thủ

song song quy định hiện hành của pháp luật Việt nam và Nhà tài trợ, tạo nên một sức ép

“đúp” về quản lý, vận hành và báo cáo đối với nhóm cán bộ quản lý địa phương

(tỉnh/huyện/xã).

Các địa phương tham gia vào Dự án là những tỉnh/huyện/xã khó khăn hơn so với các địa

phương còn lại, đồng nghĩa với những thách thức (khách quan đến từ điều kiện địa lý, địa

hình, hiện trạng kinh tế, xã hội...) mà đội ngũ cán bộ quản lý Dự án phải đối diện. Dự án

được thiết kế với các yếu tố mới, hoặc nhấn mạnh những phương cách thực hiện khác biết

so với các Chương trình giảm nghèo mà các địa phương đã đang triển khai (135, Nông

thôn mới, 30a...) như gộp công trình theo các gói thầu và tích hợp dạy nghề xây dựng (như

Page 89: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

89

một sinh kế mới) trong thuộc HP1, CSHT kết nối (THP3.1) hay NCNL thể chế kết nối

(THP3.3) đòi hỏi những kiến thức/kỹ năng mới ở đội ngũ cán bộ Dự án.

Hầu hết các xã chưa có nhiều kinh nghiệm làm CĐT (mới làm năm 2012 hoặc chưa từng

làm CĐT hợp phần HTSX/CSHT), hoặc chưa quen thực hiện các gói thầu lớn (có giá trị

trên 1 tỷ VND) trong các Chương trình giảm nghèo đã và đang triển khai. Theo khảo sát

thực tế tại các vùng Dự án, dưới 30% xã có đủ năng lực làm chủ đầu tư, do nhiều lý do: (i)

Thủ tục đầu tư nhiều quy trình với các quy định pháp luật phức tạp và khắt khe vượt quá

năng lực triển khai của hầu hết các xã; (ii) Hạn chế lớn27

khác là cán bộ xã không có kiến

thức về xây dựng cơ bản (cầu đường, kênh mương...) nên không thể thực hiện đầy đủ chức

năng của chủ đầu tư với các hạng mục đầu tư CSHT; (iii) Sự luân chuyển cán bộ định kỳ

khiến những cán bộ xã đã từng được tập huấn/đào tạo để thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư

được chuyển sang công tác mới (có thể chuyển công tác lên cơ quan cấp trên) mang theo

cùng họ những kiến thức và kinh nghiệm về lĩnh vực này, song le, những cán mới thay thế

lại chưa hề được đào tạo/tập huấn cũng như thiếu hoàn toàn kinh nghiệm làm chủ đầu tư

(đến hơn 90% lãnh đạo các xã và huyện khi được phỏng vấn đều nhắc đến nguyên nhân

này); (iv) Tình trạng cấp huyện vẫn “làm thay” xã nhiều hoạt động ngay cả khi đã phân cấp

cho xã làm CĐT vì chưa thực sự tin tưởng vào khả năng của cấp xã [ngược lại, xã cũng

không chứng minh được năng lực thực sự với cấp huyện]. Để xã có thể thực sự làm chủ

đầu tư với tất cả các hoạt động liên quan đến xã đúng như yêu cầu của Dự án, việc NCNL

làm chủ đầu tư và các năng lực bổ trợ khác là một trọng tâm can thiệp của Tiểu hợp phần

này và mang tính quyết định đến thành công của các Hợp phần khác được giao cho xã làm

chủ đầu tư.

Với các cơ sở trên đây, tiểu Hợp phần 4.1 được thiết kế để phát triển năng lực cho nhóm

đối tượng là các cán bộ chuyên trách/kiêm nhiệm như được mô tả trong cấu trúc quản lý

của Dự án (thuộc Hợp phần 4 này) làm việc tại Ban quản lý các cấp (tỉnh/huyện/xã) với

các mục tiêu cụ thể như dưới đây.

Mục tiêu

Tạo ra nguồn cán bộ quản lý Dự án các cấp có đủ năng lực (kiến thực, kỹ năng và thái

độ thích hợp) để vận hành Dự án, đảm bảo tạo ra các kết quả dự kiến ở tất cả các Hợp

phần;

Góp phần tạo ra hiệu suất cao của Dự án nhờ một đội ngũ nhân lực tuận thủ theo các

quy định, quy chế của Dự án và linh hoạt theo điều kiện thực tiễn của địa phương;

Xây dựng năng lực làm chủ đầu tư cho cán bộ cấp xã và đảm bảo các hạng mục đầu tư

do cấp xã thực hiện đạt hiệu quả, hiệu suất cao và tạo ta tác động kinh tế - xã hội – môi

trường tích cực.

Nguyên tắc hỗ trợ

Dự án thực hiện hỗ trợ theo nguyên tắc:

Đúng đối tượng: chỉ dành cho các cán bộ đang là thành viên/hoặc dự kiến là thành viên

của BQL DA các cấp (các đối tượng NCNL khác mà Dự án dự kiến hỗ trợ sẽ được

thực hiện trong các hợp phần, tiểu hợp phần liên quan khác).

Đúng nội dung: chỉ thực hiện các hoạt động NCNL như được giới hạn trong phần phạm

vi của các hoạt động dưới đây;

Căn cứ theo năng lực thực tế của cán bộ: nếu cán bộ được bổ nhiệm đã có đủ khả năng

(theo đánh giá) sẽ không tham gia các hoạt động NCNL và ngược lại một cán bộ có thể

27

Hạn chế này được nhiều cán bộ xã chia sẻ trong quá trình khảo sát để xây dựng văn bản này.

Page 90: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

90

được đào tạo/tập huấn/huấn luyện hơn một lần về cùng một chủ đề/khía cạnh để đảm

bảo thực hiện được nhiệm vụ (đặc biệt đối với cán bộ xã);

Ngay khi có luân chuyển cán bộ tại các cơ quan quản lý các cấp, dẫn đến thay đổi nhân

sự quản lý Dự án, Dự án sẽ ưu tiên thực hiện việc NCNL cho cán bộ mới bổ nhiệm.

Dự án khuyến khích việc NCNL giữa các cấp (Tỉnh thực hiện cho cấp huyện/xã, huyện

thực hiện cho cấp xã). Trong trường hợp này, cơ chế hạch toán nguồn kinh phí sẽ áp

dụng như tuyển dụng chuyên gia/giảng viên từ bên ngoài.

Các hoạt động dự kiến

Trọng tâm NCNL cho cán bộ BQLDA các cấp

Phần dưới trình bày lần lượt các hoạt động và phạm vi (trọng tâm) nâng cao năng lực cho

ba nhóm đối tượng là cán bộ BQL cấp tỉnh; cấp huyện và cấp xã.

Hoạt động 4.1.1 Nâng cao năng lực cán bộ QLDA cấp Tỉnh

Nhóm cán bộ quản lý cấp tỉnh được đánh giá là có trình độ chuyên môn (đào tạo chuyên

ngành) cao, đồng thời có kinh nghiệm trong quản lý các chương trình giảm nghèo trên địa

bàn. Do đó, các hoạt động NCNL cho cán bộ cấp Tỉnh nên được tổ chức với thời lượng

không quá dài. Phương pháp chính là tập huấn tập trung ngắn hạn. Mỗi khóa tập huấn tùy

vào chủ đề có thể kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Số lượng học viên tham gia không quá 25/người

(lớp có 1 giảng viên) và không quá 30 người (lớp có 2 giảng viên). Cần kết hợp với hoạt

động tham quan học tập các địa phương khác.

Yêu cầu đối với cấp này không chỉ là thực hiện tốt chức năng quản lý ở cấp Tỉnh mà còn

hỗ trợ kịp thời và hiệu quả cho cấp huyện và xã, nên cán bộ cấp Tỉnh cũng nên tham gia

chính vào việc xây dựng các Cẩm nang hướng dẫn quản lý Dự án để làm chủ các quy trình

thực tiễn. Ngoài ra, các Tọa đàm với Nhà tài trợ/Bộ chủ quản về các quy trình quản lý và

thực tiễn áp dụng nếu xảy ra các vướng mắc. Đây đều là những phương pháp giúp nâng

cao năng lực cho cán bộ Tỉnh và năng khả năng áp dụng thực tiễn các quy định/quy trình

của Dự án cũng như đảm bảo tuân thủ các quy định (như mục tiêu của THP đã nêu).

Bảng 2. 16 dưới trình bày các nội dung NCNL trọng tâm áp dụng cho tất cả các vị trí và cá

biệt cho từng vị trí thuộc BQL DA cấp Tỉnh.

Bảng 2. 16 Trọng tâm Nâng cao năng lực cán bộ quản lý Dự án cấp Tỉnh

Trách nhiệm chính Trọng tâm NCNL

1. Áp dụng cho tất cả các vị trí

Đảm bảo Dự án (và từng HP, THP) được quản

lý phù hợp với các xu hướng phát triển

Kỹ năng quản lý Dự án phát triển chung (bao gồm

quản lý dịch vụ Hỗ trợ kỹ thuật)

Kiến thức về biến đổi khí hậu

Kiến thức về sinh kế nông nghiệp bền vững

Kiến thức cập nhật về thị trường thế giới (gắn với

các chuỗi giá trị được lựa chọn)

Lập kế hoạch phát triển Kinh tế xã hội có sự tham

gia

Đảm bảo tính tuân thủ các quy định của luật

pháp chung và quy định, quy chế cụ thể áp

dụng cho Dự án, thực hiện nguyên tắc xuyên

suốt (giới, sự tham gia)

Cẩm nang quản lý chung dự án

Lập kế hoạch có sự tham gia (để triển khai các hoạt

động của Dự án)

Cẩm nang quản lý tài chính Dự án

Giới – động lực phát triển

Page 91: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

91

Trách nhiệm chính Trọng tâm NCNL

Đảm bảo một hệ thống giám sát và đánh giá

được vận hành trôi chảy, cung cấp dữ

liệu/thông tin thích đáng cho quá trình quản lý

Cẩm nang theo dõi và đánh giá Dự án

Kỹ năng thu thập dữ liệu, tổng hợp và phân tích dữ

liệu

Kỹ năng Giám sát và Đánh giá

Kỹ năng Báo cáo

Hỗ trợ tối ưu (kịp thời, đầy đủ) cho cấp

Huyện, xã

Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng tư vấn

Nâng cao năng lực làm chủ đầu tư cho cấp xã Quy trình làm chủ đầu tư (cấp xã)

Hỗ trợ hiệu quả cho cấp huyện và xã xuyên

suốt tất cả các khâu của quá trình đầu tư

CSHT (theo các hình thức đấu thầu, và theo

mô thức gộp các công trình);

Tư vấn/hướng dẫn cấp huyện lựa chọn danh

mục công trình kết nối

Kỹ năng đấu thầu

Phân tích hiệu quả kinh tế (hiệu suất đầu tư) trong

đầu tư CSHT

Kỹ năng theo dõi/giám sát và đánh giá tác động

(chuyên sâu cho CSHT)

Duy tu bảo dưỡng

Kỹ năng thu thập dữ liệu phân tích và đánh giá về

mặt kinh tế/hiệu suất đầu tư và tác động xã hội, môi

trường của từng hạng mục công trình

2. Áp dụng với cán bộ phòng sinh kế và thị trường

Hỗ trợ cấp huyện và xã hiệu quả trong việc lựa

chọn các chuỗi giá trị tiềm năng và tổ chức

sản xuất kinh doanh theo mô hình kinh tế tập

thể thành công;

Thúc đẩy và phát triển các mạng lưới liên kết

trong sản xuất kinh doanh

Xúc tiến phát triển thị trường cho các chuỗi

giá trị được lựa chọn;

Thúc đẩy/tuyên truyền về thực hành sản xuất

sạch, an toàn, thân thiện với môi trường theo

các tiêu chuẩn tiên tiến trên thế giới, giúp sản

phẩm nông/lâm nghiệp được tiêu thụ ổn định

trên thị trường trong nước, tiến tới thâm nhập

thị trường quốc tế

Phân tích chuỗi giá trị (nông sản, lâm sản)

Nghiên cứu thị trường

Marketing, thương hiệu và kết nối kinh doanh

Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản xuất, chế biến và

kinh doanh nông sản, lâm sản

Kỹ năng (thúc đẩy) xây dựng mô hình tổ chức sản

xuất tập thể (tổ nhóm, HTX)

Tín dụng tiết kiệm

Trực tiếp điều phối các hoạt động về quản lý

rừng bền vững và hỗ trợ huyện triển khai các

hoạt động liên quan

Kiến thức về giao đất, giao rừng (đặc biệt là các yếu

tố phát lý liên quan, tác động môi trường/xã hội/kinh

tế/đời sống dân cư nông thôn)

Quản lý rừng dựa vào cộng đồng

Phát triển rừng bền vững và làm giàu rừng

Quy chế FLEGT

Kỹ năng kết nối (doanh nghiệp lâm nghiệp và cộng

đồng)

4. Áp dụng với cán bộ Phòng Kế hoạch, M&E, NCNL, thông tin và truyền thông

Phụ trách Kết hoạch chung của toàn Dự án,

đảm bảo tính nhất quán, liên kết có hệ thống

kế hoạch của các cấp;

Chủ trì các hoạt động NCNL QLDA

Chủ trì NCNL thể chế kết nối;

Kỹ năng lập kế hoạch (chuyên sâu cho Dự án)

Xây dựng và vận hành hệ thống theo dõi/giám sát

cho từng dự án

Kỹ năng giám sát và phản hồi

Kỹ năng Đánh giá (chuyên sâu cho từng lĩnh vực can

thiệp của Dự án)

Kỹ năng quản lý hoạt động NCNL

Quản lý tri thức và chia sẻ/học hỏi kinh Quản lý tri thức

Page 92: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

92

Trách nhiệm chính Trọng tâm NCNL

nghiệm trong và ngoài tỉnh/vận động chính

sách Kỹ năng thiết kế và tổ chức các hoạt động chia sẻ tri

thức (hội nghị, hội thảo, tham quan học tập, lựa chọn

tình huống nghiên cứu, xây dựng tài liệu nghiên cứu

tình huống…)

Hoạt động 4.1.2 Nâng cao năng lực cán bộ QLDA cấp Huyện

Nhóm cán bộ cấp huyện ngoài việc trực tiếp triển khai các THP 3.1 và 3.2, phối hợp theo

thẩm quyền trên phạm vi huyện với HP2 còn có nhiệm vụ hướng dẫn và hỗ trợ xã làm chủ

đầu tư trong HP1 và một phần của HP2 (trong chừng mực triển khai tại cấp xã). Hoạt động

NCNL cho cấp huyện nên được thực hiện với hình thức chính là tập huấn tập trung ngắn

hạn. Mỗi khóa tập huấn tùy vào chủ đề có thể kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Số lượng học viên

tham gia không quá 25/người (lớp có 1 giảng viên) và không quá 30 người (lớp có 2 giảng

viên). Có thể để cán bộ Huyện tham gia tập huấn cùng với cán bộ cấp Tỉnh với các chủ đề

chung để tăng cường tương tác, trao đổi giữa hai cấp, cũng rất hữu ích cho việc thực hiện

sau khi tập huấn. Tương tự như với cấp Tỉnh, hoạt động tham quan học tập các địa phương

(huyện trong tỉnh và tỉnh khác) được khuyến nghị áp dụng. Cán bộ huyện cũng nên tham

gia trực tiếp vào các hoạt động do chuyên gia/tư vấn tuyển dụng ngắn hạn thực hiện (ví dụ,

nghiên cứu chuỗi giá trị, nghiên cứu thị trường...). Đây cũng là một phương pháp nâng cao

năng lực quan trọng và được chứng minh là rất hiệu quả (theo nguyên tắc học của người

trưởng thành – học đi đôi với áp dụng thực tiễn).

Về phạm vi (trọng tâm) NCNL cho cấp huyện, Bảng 2. 17 dưới trình bày chi tiết các vị trí

và riêng từng vị trí.

Bảng 2. 17 Trọng tâm Nâng cao năng lực cán bộ quản lý Dự án cấp Huyện

Trách nhiệm chính Trọng tâm NCNL

1. Áp dụng cho tất cả các vị trí

Đảm bảo Dự án và các THP trực tiếp do cấp

huyện thực hiện được quản lý phù hợp với các xu

hướng phát triển

Kỹ năng quản lý Dự án phát triển chung (bao

gồm quản lý dịch vụ Hỗ trợ kỹ thuật)

Kiến thức về biến đổi khí hậu

Kiến thức về sinh kế nông nghiệp bền vững

Kiến thức cập nhật về thị trường thế giới (gắn với

các chuỗi giá trị được lựa chọn)

Lập kế hoạch phát triển Kinh tế xã hội có sự tham

gia

Đảm bảo tính tuân thủ các quy định của luật pháp

chung và quy định, quy chế cụ thể áp dụng cho

Dự án, thực hiện nguyên tắc xuyên suốt (giới, sự

tham gia)

Cẩm nang quản lý chung dự án

Lập kế hoạch triển khai tại cấp huyện

Cẩm nang quản lý tài chính Dự án

Giới – động lực phát triển

Thực hiện chức năng giám sát và đánh giá đạt

yêu cầu (đảm bảo dữ liệu/thông tin thích đáng

cho quá trình quản lý các cấp)

Cẩm nang theo dõi và đánh giá Dự án (hệ thống

dữ liệu cấp huyện)

Kỹ năng thu thập dữ liệu, tổng hợp và phân tích

dữ liệu

Kỹ năng Giám sát và Đánh giá

Kỹ năng Báo cáo

Hỗ trợ tối ưu (kịp thời, đầy đủ) cho cấp xã, đặc

biệt là năng lực làm chủ đầu tư với hợp phần

CSHT

Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng tư vấn

Quy trình làm chủ đầu tư (cấp xã)

Page 93: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

93

2. Cán bộ kỹ thuật (CSHT – kiêm nghiệm)

Hỗ trợ hiệu quả cho cấp xã xuyên suốt tất cả các

khâu của quá trình đầu tư CSHT (theo các hình

thức đấu thầu, và theo mô thức gộp các công

trình);

Hỗ trợ cấp Tỉnh thực hiện các đánh giá về tác

động của từng hạng mục đầu tư CSHT

Kỹ năng đấu thầu

Duy tu bảo dưỡng

Kiến thức (kỹ thuật) đặc thù của từng loại công

trình CSHT

Phân tích hiệu quả kinh tế (hiệu suất đầu tư)

trong đầu tư CSHT

Kỹ năng thu thập dữ liệu phân tích và đánh giá về

mặt kinh tế/hiệu suất đầu tư và tác động xã hội,

môi trường của từng hạng mục công trình

3. Cán bộ sinh kế và phát triển thị trường (chuyên trách)

Lựa chọn các chuỗi giá trị tiềm năng của huyện

và xã;

Thúc đẩy quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh

theo mô hình kinh tế tập thể thành công;

Thúc đẩy và phát triển các mạng lưới liên kết

trong sản xuất kinh doanh/xúc tiến phát triển thị

trường;

Thúc đẩy/tuyên truyền về thực hành sản xuất

sạch, an toàn, thân thiện với môi trường trên địa

bàn huyện

Phân tích chuỗi giá trị (nông sản, lâm sản)

Marketing, thương hiệu và kết nối kinh doanh

Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản xuất, chế biến

và kinh doanh nông sản, lâm sản

Kỹ năng (thúc đẩy) xây dựng mô hình tổ chức

sản xuất tập thể (tổ nhóm, HTX)

Tín dụng tiết kiệm

Trực tiếp điều phối các hoạt động về quản lý rừng

bền vững theo phân công trên địa bàn huyện

Kiến thức về giao đất, giao rừng (đặc biệt là các

yếu tố phát lý liên quan, tác động môi trường/xã

hội/kinh tế/đời sống dân cư nông thôn)

Quản lý rừng dựa vào cộng đồng

Phát triển rừng bền vững

Quy chế FLEGT

Kỹ năng kết nối (doanh nghiệp lâm nghiệp và

cộng đồng)

4. Cán bộ tổng hợp (chuyên trách)

Phụ trách xây dựng kế hoạch triển khai cho huyện Kỹ năng lập kế hoạch (chuyên sâu cho triển khai

Dự án)

Kỹ năng điều phối (đối thoại/liên kết mạng lưới)

Thực hiện nhiệm vụ giám sát và đánh giá cho

toàn bộ các hợp phần được triển khai tại huyện

(và xã trực thuộc)

Vận hành hệ thống theo dõi/giám sát tại cấp

huyện

Kỹ năng giám sát và phản hồi (cho cấp xã)

5. Cán bộ kế toán (kiêm nhiệm)

Thực hiện nhiệm vụ kế toán/tài chính thường

xuyên cho Dự án

Cẩm nang quản lý tài chính Dự án

Hướng dẫn/hỗ trợ xã làm chủ đầu tư Quy trình đấu thầu

Quy trình thanh quyết toán trong đầu tư CSHT

Hoạt động 4.1.3 Nâng cao năng lực cán bộ QLDA cấp xã:

Như đã phân tích, nhóm cán bộ cấp xã (ở đây bao gồm cả Ban giám sát xã và ban phát

triển thôn) là nhóm cán bộ có năng lực hiện tại chưa đáp ứng yêu cầu làm chủ đầu tư. Do

đó các hoạt động NCNL cần được tiến hành với tần suất cao và nội dung đặc biệt phải gắn

với các nhiệm vụ thực tiễn, càng đơn giản và dễ áp dụng càng tốt.

Các phương pháp NCNL cho cán bộ cấp xã cần kết hợp đa dạng các hình thức và các công

cụ/phương tiện học tập như sau:

Page 94: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

94

Tập huấn tập trung: nên đủ dài để cho phép đi sâu vào các hướng dẫn chi tiết, tùy từng

chủ đề các khóa tập huấn có thể kéo dài từ 5 đến 10 ngày, nhưng nên chia nhỏ thành

các mô đun (3 ngày cho mỗi mô đun) để duy trì được sự chú ý và quan tâm của người

học (như các tài liệu hướng dẫn về đào tạo tấp huấn đã khuyến nghị). Các lớp học tập

trung vẫn cần;

Áp dụng tối đa mô hình học tập trung kèm với huấn luyện (intensive training and out-

class coaching), theo đó giảng viên (là chuyên gia và/hoặc cán bộ cấp huyện/tỉnh);

Tham quan thực tế học hỏi những mô hình hay, sáng tạo của xã khác, huyện khác trong

tỉnh và tỉnh khác;

Sử dụng tối đa các tình huống thực tiễn: với các chủ đề chuyên sâu, bắt buộc chọn xã

cụ thể, công trình cụ thể, mô hình cụ thể, chuỗi giá trị cụ thể làm tình huống để làm

chất liệu/đầu vào cho giảng dạy/học tập;

Sử dụng tối đa các phương tiện nghe nhìn (khuyến khích dựng sẵn các video clips theo

từng chủ đề) cho công việc giảng dạy/học tập;

Về phạm vi (trọng tâm) NCNL cho cấp xã, Bảng 2. 18 dưới trình bày chi tiết các vị trí và

riêng từng vị trí.

Bảng 2. 18 Trọng tâm Nâng cao năng lực cán bộ quản lý Dự án cấp xã

Trách nhiệm chính Trọng tâm NCNL

1. Áp dụng cho tất cả các vị trí

Thực hiện Dự án phù hợp với xu hướng phát triển

và các quy định/quy chế áp dụng cho Dự án Cẩm nang quản lý chung dự án

Kiến thức về biến đổi khí hậu

Kiến thức về sinh kế nông nghiệp bền vững

Lập kế hoạch phát triển KT-XH có sự tham gia

Cẩm nang quản lý tài chính Dự án

Giới – động lực phát triển

Xã làm chủ đầu tư Quy trình xã làm chủ đầu tư (chung)

Quy trình đấu thầu (chuyên sâu với từng cấp độ

giá trị đầu tư và mô thức)

Quy trình chung thanh toán, quyết toán đầu tư

CSHT

Thực hiện chức năng giám sát (đảm bảo dữ

liệu/thông tin thích đáng cho quá trình quản lý các

cấp)

Cẩm nang theo dõi và đánh giá Dự án (hệ thống

dữ liệu cấp xã)

Kỹ năng thu thập và lưu trữ dữ liệu

Kỹ năng Báo cáo

Các kỹ năng bổ trợ khác Kỹ năng trình bày

Kỹ năng sử dụng phần mềm trên máy tính (cho

theo dõi, báo cáo) và internet

Tổ chức nhóm nông dân/kỹ năng điều hành thảo

luận với người dân

2. Cán bộ địa chính xây dựng

Duy tu bảo dưỡng

Kiến thức (kỹ thuật) đặc thù của từng loại công

trình CSHT

Phân tích hiệu quả kinh tế (hiệu suất đầu tư)

trong đầu tư CSHT

3. Cán bộ Nông nghiệp và Thú y

Lựa chọn các chuỗi giá trị tiềm năng của xã; Phân tích chuỗi giá trị (nông sản, lâm sản)

Page 95: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

95

Trách nhiệm chính Trọng tâm NCNL

Thúc đẩy quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh

theo mô hình kinh tế tập thể thành công;

Thúc đẩy/tuyên truyền về thực hành sản xuất

sạch, an toàn, thân thiện với môi trường trên địa

bàn huyện;

Hỗ trợ hiệu quả các tổ nhóm/HTX trên địa bàn tổ

chức sản xuất, kinh doanh theo sinh kế được lựa

chọn

Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản xuất, chế biến

và kinh doanh nông sản, lâm sản

Kỹ năng (thúc đẩy) xây dựng mô hình tổ chức

sản xuất tập thể (tổ nhóm, HTX)

Quản lý rừng dựa vào cộng đồng

Quy chế FLEGT

4. Cán bộ văn phòng

Thực hiện nhiệm vụ giám sát và đánh giá cho

toàn bộ các hợp phần được triển khai tại huyện

(và xã trực thuộc)

Kỹ năng theo dõi/giám sát

Kỹ năng báo cáo

5. Cán bộ kế toán

Thực hiện nhiệm vụ kế toán/tài chính của Dự án

và Chủ đầu tư cấp xã Cẩm nang quản lý tài chính Dự án

Quy trình đấu thầu

Thanh toán, quyết toán đầu tư CSHT (chuyên

sâu)

6. Thành viên Ban giám sát xã

Thực hiện nhiệm vụ giám sát cộng đồng

Tham gia/thúc đẩy hoạt động duy tu bảo dưỡng

công trình CSHT

Quy trình giám sát (đầu tư CSHT và sinh kế)

Kiến thức (kỹ thuật) đặc thù của từng loại công

trình CSHT

Duy tu bảo dưỡng công trình CSHT

7. Thành viên Ban phát triển thôn

Thúc đẩy quá trình họp dân lập kế hoạch có sự

tham gia

Hỗ trợ việc thực hiện & giám sát các hoạt động ở

cấp thôn

Hỗ trợ hoạt động duy tu bảo dưỡng ở cấp thôn

Tổ chức họp thôn (trong quy trình Lập kế hoạch

phát triển Kinh tế xã hội có sự tham gia)

Kỹ năng tổ chức và thúc đẩy họp dân

Giám sát (đầu tư CSHT và sinh kế) dựa vào cộng

đồng

Duy tu bảo dưỡng công trình CSHT

Quy trình NCNL

Hình thức tập huấn tập trung ngắn hạn:

Bước 1: Đánh giá năng lực hiện tại của cán bộ và xác định khoảng cách giữa yêu

cầu và năng lực hiện tại

Bước 2: Xây dựng Điều khoản tham chiếu cho đơn vị thực hiện hoạt động

Bước 3: Tuyển dụng

Bước 4: Tổ chức

Bước 5: Đánh giá (và báo cáo kết quả đánh giá)

o Đánh giá kết quả tức thì (immediate outputs)/giảng viên thực hiện

o Đánh giá kết quả (sau khi cán bộ áp dụng vào thực tiễn công việc, 6 tháng

sau tập huấn/cán bộ tổ chức hoạt động NCNL thực hiện

o Đánh giá tác động (tiến hành vào cuối Dự án)/đơn vị đánh giá độc lập.

Hình thức tham quan học tập

Page 96: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

96

Bước 1: Rà soát các mô hình thành công, các địa phương có phương pháp sáng tạo

có thể học hỏi

Bước 2: Đánh giá nhu cầu tham gia của đối tượng (có thể mở rộng không chỉ trong

thành phần BQL DA các cấp)

Bước 3: Xây dựng chương trình tham quan, liên hệ nơi đến và bố trí người giới

thiệu, chia sẻ kinh nghiệm

Bước 4: Tổ chức

Bước 5: Đánh giá (và báo cáo kết quả đánh giá)

o Nghiệm thu và đánh giá kết quả tức thì (immediate outputs)/người tổ chức

tiến hành

o Đánh giá tác động (tiến hành vào cuối Dự án)/đơn vị đánh giá độc lập

Tổ chức thực hiện

Tỷ lệ phân bổ vốn: 30% vốn HP4 (tương đương với 3% tổng vốn đầu tư của Dự án)

Cấp làm chủ đầu tư: BQL DA cấp Tỉnh. Việc giao cho cấp Tỉnh làm chủ đầu tư vì: (i)

Hợp phần này cần được điều phối chung để đảm bảo gắn kết với công tác quản lý

chung của Dự án; (2) Quy trình thực hiện hoạt động NCNL được tiến hành qua các

bước tương đối phức tạp (xem ở dưới) đặc biệt là bước đánh giá hiệu quả/tác động sau

NCNL nên có thể còn lạ lẫm với cán bộ cấp Huyện/xã; (iii) đảm bảo nguồn lực được

đầu tư cho THP này được sử dụng tiết kiệm với lợi ích [chung] tối ưu được tạo ra vì

nội dung NCNL (xem ở trên) sẽ tương đối đồng đều giữa các đơn vị cùng cấp

(xã/huyện) nên cần được tổ chức chung; (iv) cuối cùng và không kém quan trọng, BQL

DA tỉnh cần có những thông tin kịp thời mang tính so sánh [về mức độ năng lực tối

thiểu cần đạt được cho từng vị trí ở từng cấp] để có thể có những hỗ trợ/huấn luyện bổ

sung cho những xã/huyện yếu hơn.

2.4.5.2 Tiểu hợp phần 4.2: Truyền thông và chia sẻ tri thức

Sự cần thiết

Thách thức lớn đối với thành công của Dự án, nhất là các hoạt động phát triến sinh kế

thuộc hợp phần 2, là những hạn chế về kiến thức kỹ thuật sản xuất, về tập quán canh tác

của các hộ nghèo, nhất là hộ DTTS trong vùng dự án. Nếu không có những nỗ lực để thay

đổi nhận thức và tập quán sản xuất để áp dụng các kiến thức và kỹ thuật mới thì những nỗ

lực của Dự án sẽ khó có thể được triển khai và nhân rộng một cách có hiệu quả, và vì vậy

ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả của Dự án.

Đối với Quảng Ngãi, với hỗ trợ của Chính phủ Úc trong khuôn khổ Chương trình RUDEP

và Chương trình ISP (hỗ trợ thực hiện cho Chương trình 135-II), nhiều hoạt động tập huấn

cho hộ gia đình, cho các nhóm hộ nhằm trang bị kiến thức kỹ thuật sản xuất đã được thực

hiện. Tuy nhiên, theo nhiều báo cáo đánh giá gần đây, các hoạt động hỗ trợ sản xuất thuộc

CT135-II và ISP chưa thật sự đạt được kết quả như mong đợi một phần cũng do những hạn

chế về mặt nhận thức của người dân. Thực tế triển khai các CT135-II và ISP tại Quảng

Ngãi cho thấy nhóm đối tượng hưởng lợi, phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số (Kor, H’re,

Kadong), thường gặp nhiều khó khăn khi áp dụng các mô hình sản xuất mới, các phương

thức sản xuất được giới thiệu trong các hoạt động của các chương trình/dự án. Theo báo

cáo Đánh giá các hoạt động phát triển nông nghiệp cho các nhóm hoạt động thuộc CT135-

II và ISP (Ban Quản lý chương trình ISP, 2011), có đến 40% các hộ hưởng lợi được hỏi

cho rằng ‘nếu như không còn sự hỗ trợ tiếp tục từ các chương trình dự án thì sẽ quay lại

sản xuất như cũ’. Nguyên nhân chính là tư tưởng trông chờ, ỷ lại của một bộ phận đồng

Page 97: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

97

bào vào sự hỗ trợ của Nhà nước và của các tổ chức khác, không muốn vươn lên để thoát

nghèo. Bên cạnh đó, một nguyên nhân nữa là thói quen, tập quán canh tác cũ đã ăn sâu vào

nếp nghĩ của người dân, dẫn đến tâm lý ngại thay đổi.

Về thực trạng công tác truyền thông tại địa phương, kết quả khảo sát tại vùng dự án cho

thấy công tác tuyên truyền hiện chủ yếu dựa vào đội ngũ cán bộ xã và các cán bộ thôn bản

– đội ngũ này vốn yếu về năng lực nên hiệu quả công tác tuyên truyền rất hạn chế. Các

hình thức tuyên truyền vận động sử dụng các phương tiện truyền thông như TV, radio, báo,

pa nô, áp-phích đã được thí điểm áp dụng trong một số chương trình/dự án giảm nghèo

trước đây cũng chưa thật sự phát huy được tác dụng.

Báo Quảng Ngãi, cơ quan truyền thông báo giấy lớn nhất trên địa bàn tỉnh chưa thật sự

‘vào cuộc’ trong công tác tuyên truyền giảm nghèo ngoài một số hoạt động mang tính chất

tính vụ việc được thực hiện theo đơn đặt hàng từ phía Ban Dân Tộc tỉnh, chưa thật sự là

một chương trình hay một chiến lược truyền thông có tính lâu dài và xuyên suốt. Hiện tại

tờ báo này chưa có chuyên mục dành riêng cho công tác truyền thông giảm nghèo, báo

được trình bằng tiếng Kinh, lượng phát hành còn khá hạn chế (về cơ bản đến được cấp xã)

nên khả năng tiếp cận của người dân, nhất là của đồng bào DTTS với Báo còn rất hạn chế.

Bên cạnh đó, một thách thức lớn đối với công tác truyền trong vùng dự án là hạn chế về

mặt cơ sở vật chất và địa hình. Theo quan sát, do điều kiện địa hình đồi núi phức tạp, nhiều

xã không bắt được sóng Đài phát thanh và truyền hình Quảng Ngãi (PTQ). Chương trình

“Tạp chí dân tộc miền núi” của PTQ mặc dù chương trình được biên tập kỹ lưỡng và phát

sóng định kì hàng tháng không thu hút được sự quan tâm của người dân. Hiện tại, hệ thống

loa phát thanh xã/thôn phần lớn trong tình trạng hỏng hóc vì thiếu kinh phí vận hành và

bảo dưỡng.

Các chương trình/dự án giảm nghèo tại Quảng Ngãi trước đây, tiêu biểu là Chương

trình135, Chương trình RUDEP và ISP, Dư án CBRIP... đã có những mô hình, bài học

kinh nghiệm hữu ích đối với công tác giảm nghèo nhưng chưa có một hệ thống quản lý,

chia sẻ tri thức hiệu quả. Các mô hình thành công và bài học kinh nghiệm của các dự án

trước đây chưa được tài liệu hóa một cách có hệ thống. Website của chương trình ISP đã

được xây dựng tuy nhiên chủ yếu là nơi để các cơ quan báo chí, các đơn vị tư vấn độc lập

vào để lấy thông tin về dự án thay vì đóng vai trò là một kênh thông tin chia sẻ kinh

nghiệm giữa các địa phương vùng dự án..

Trước thực trạng đó, để đảm bảo thành công của dự án, cần có sự chuyển biến tích cực

trong ý thức của người hưởng lợi để chủ động và mạnh dạn trong áp dụng phương thức

canh tác/sản xuất mới do Dự án giới thiệu. Đồng thời, những bài học từ các mô

hình/chương trình/dự án khác cần được chia sẻ và áp dụng cho dự án cũng như những

thành công của Dự án cần được nhân rộng hơn nữa. Tiểu hợp phần 4.2 của Dự án được đề

xuất để thực hiện các công việc này. Nội dung của Tiểu hợp phần được mô tả dưới đây.

Mục tiêu

Với thực trạng trên, tiểu hợp phần 4.2 được xây dựng với mục tiêu sau:

Nâng cao nhận thức của người dân trong cộng đồng hưởng lợi về các hoạt động của dự

án, qua đó góp phần cải thiện sự tham gia của người dân vào các hoạt động của Dự án.

Đặc biệt, Dự án chú ý đến nâng cao nhận thức của người dân về các mô hình và kỹ

thuật canh tác mới cho năng suất và hiệu quả cao hơn để khuyến khích việc áp dụng

mô hình sản xuất do Dự án hỗ trợ.

Chia sẻ/học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình/chương trình/dự án khác để (i) áp dụng

cho Dự án; (ii) chia sẻ các thành công/điểm sáng của Dự án thông qua việc xây dựng

một cơ chế phù hợp cho quá trình này.

Page 98: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

98

Nguyên tắc hỗ trợ

Truyền thông nâng cao nhận thức là một công việc phức tạp, nhất là trong điều kiện vùng

dự án. Chính vì vậy, Dự án chỉ hỗ trợ chọn lọc một số hoạt động có khả năng tác động

mạnh đến tiếp cận thông tin và nâng cao nhận thức của người dân hưởng lợi. Dự án đề ra

một số nguyên tắc hỗ trợ sau:

Về các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân:

o Nội dung chủ yếu là phổ biến về các mô hình sản xuất, kiến thức kỹ thuật, tập

quán canh tác mới do Dự án giới thiệu; các gương điển hình sản xuất giỏi trong

vùng dự án để khuyến khích nhân rộng mô hình;

o Nội dung truyền thông phải phù hợp với trình độ nhận thức của người dân vùng

dự án, sử dụng hình ảnh và ngôn ngữ thực tế, truyển tải bằng cả tiếng phổ thông

và tiếng dân tộc.

Về các hoạt động gián tiếp để nâng cao hiệu quả truyền thông nâng cao nhận thức:

o Cùng với THP 3.3, THP này thực hiện một số hoạt động giúp NCNL cho đội

ngũ cán bộ VH-TT cấp huyện/xã để tăng cường năng lực thực hiện các hoạt

động truyền thông ở cơ sở;

Các hoạt động chia sẻ trí thức, kinh nghiệm giữa Dự án với các chương trình/dự án

khác:

o Các hoạt động này được thực hiện theo định kỳ, gắn với từng giai đoạn trong

chu kỳ của Dự án nhằm mục tiêu chia sẻ thông tin và kinh nghiệm;

o Các hoạt động này cần đi sâu vào thực chất để thực sự tạo ra cơ hội học hỏi chứ

không phải là để phổ biến, tuyên truyền không thiết thực về Dự án;

Nội dung hoạt động

Hoạt động 1: Truyền thông sử dụng các phương tiện của tỉnh, gồm hai hoạt động chính

sau:

Hoạt động 1.1: Hợp tác với Đài PT-TH tỉnh Quảng Ngãi thúc đẩy công tác truyền thông

bằng tiếng dân tộc.

Hoạt động này được thực hiện thông qua:

Định kỳ xây dựng các phóng sự chuyên đề, khuyến khích áp dụng mô hình, kỹ thuật

mới do Dự án giới thiệu. Trước năm 2012, PTQ chỉ có chuyên mục ‘Tạp chí dân tộc

miền núi’ do PTQ phối hợp thực hiện với Chương trình ISP. Đây là mô hình tốt nhưng

thời lượng phát sóng còn hạn chế, người dân chưa thật sự quan tâm đến chương trình.

Dự án sẽ tiếp tục thực hiện mô hình này, đồng thời có các biện pháp cần thiết để thông

báo lịch phát sóng đến cấp thôn bản.

Phối hợp với PTQ, tổ chức các khóa đào tạo NCNL cho đội ngũ cán bộ VH-TT cấp cơ

sở về kỹ năng biên tập và thực hiện bản tin tuyên truyền trong vùng dự án. Đây là hoạt

động nhằm phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ VH-TT cấp cơ sở vào công cuộc truyền

thông xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh các kỹ năng biên tập tin, bài, Dự án sẽ tập huấn

NCNL về thực hiện các loại hình truyền thông sáng tạo khác như sân khấu hóa, hội thi

(xem thêm trong hoạt động 2).

Hoạt động 1.2: Hợp tác với Báo Quảng Ngãi. Hoạt động này được thực hiện thông qua

Tăng lượng phát hành báo hàng ngày đến cấp thôn làng để kịp thời cập nhật thông tin

và nâng cao nhận thức cho cán bộ cấp cơ sở và người dân vùng hưởng lợi. Dự án

hướng đến việc hỗ trợ tăng lượng phát hành báo ngày đến cấp thôn làng và được lưu

Page 99: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

99

giữ tại nhà văn hóa thôn để đảm bảo cán bộ thôn và người dân được đọc báo thường

xuyên hơn.

Định kỳ xây dựng các Phụ trương báo bằng tiếng dân tộc để tuyên truyền, khuyến

khích áp dụng mô hình sản xuất và các hoạt động khác thuộc Dự án. Để khắc phục

những rào cản về mặt ngôn ngữ của một bộ phận đồng bào không biết đọc tiếng Kinh,

phụ trương báo bằng tiếng dân tộc sẽ được hỗ trợ xây dựng định kì nhằm đảm bảo

người dân được tiếp cận với thông tin Dự án bằng ngôn ngữ của mình. Điều này giúp

báo chí trở thành một phương tiện gần gũi với người dân, vì vậy việc tiếp nhận thông

tin của đồng bào sẽ trở nên tự nhiên và dễ dàng hơn.

Hoạt động 2: Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông cơ sở. Hoạt động này được thực

hiện thông qua các hình thức:

Thực hiện có chọn lọc việc sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống FM không dây tại các xã

vùng dự án đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả của thệ thống phát thanh xã/thôn. Trong

thực tế, các cán bộ phát thanh cấp cơ sở không có điều kiện để phát huy vai trò của

mình trong công tác truyền thông giảm nghèo tại các huyện miền núi Quảng Ngãi do

những hạn chế về mặt cơ sở vật chất, trong đó thiết bị phát thanh hỏng hóc là một rào

cản lớn.

Thúc đẩy hoạt động của chương trình truyền thông di động do Phòng VH-TT huyện tổ

chức thực hiện. Trên thực tế, tại mỗi huyện vùng dự án, phòng VH-TT cấp huyện đều

có các xe truyền thông lưu động đi đến các điểm thôn làng để thực hiện công tác tuyên

truyền, tổ chức các chương trình văn hóa, văn nghệ, thể thao lưu động ngoài trời. Dự

án sẽ hỗ trợ kinh phí để Phòng VH-TT cấp huyện tăng cường các xe truyền thông lưu

động đi đến tận thôn/bản để tuyên truyền cho Dự án, đồng thời lồng ghép các nội dung

tuyên truyền của Dự án vào các hoạt động thường ngày của phòng VH-TT.

Xây dựng một số loại hình truyền thông sáng tạo khác (sân khấu hóa, hội thi) để tuyên

truyền thay đổi nhận thức của người dân. Cán bộ phòng VH-TT cấp huyện được đánh

giá là có chuyên môn, năng lực và nhiều kinh nghiệm trong hoạt động văn hóa văn

nghệ, tuyên truyền đến với đồng bào. Vì vậy, Dự án dự kiến hỗ trợ kinh phí cho các

phòng VH-TT cấp huyện trực tiếp thực hiện các loại hình truyền thông sáng tạo như

hoạt động sân khấu hóa, các hội thi...tại địa phương. Các hoạt động này sẽ được tổ

chức tại các thôn/bản thay vì tổ chức tại trung tâm huyện/xã, đảm bảo người dân có thể

tiếp cận và tham gia.

Hỗ trợ xây dựng panô áp phích, tờ rơi hỗ trợ tuyên truyền. Dự án tiếp tục hỗ trợ xây

dựng các pa nô đặt tại UBND xã và áp phích (poster), tờ rơi đặt tại các nhà văn hóa

thôn. Nhằm khắc phục những rào cản về mặt ngôn ngữ khi một bộ phận đồng bào

không đọc thông viết thạo tiếng Kinh, công cụ này được sử dụng bởi đặc tính minh họa

cao với nhiều hình ảnh và màu sắc. Dự án sẽ tập trung hơn vào quá trình thiết kế, đảm

bảo các tiêu chí: hình ảnh ấn tượng và mang tính địa phương, dễ nhớ, dễ hiểu, hạn chế

sử dụng nhiều từ ngữ, sử dụng không quá nhiều thông điệp truyền thông trên cùng một

ấn phẩm phát hành.

Hoạt động 3: Học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm Dự án. Hoạt động này được thực hiện thông

qua hình thức:

Tập hợp và tài liệu hóa các mô hình thành công; bài học kinh nghiệm của Dự án;

truyền thông về các bài học và kinh nghiệm này. Cấp huyện/xã sẽ tập hợp và tài liệu

hóa các mô hình thành công tại địa phương và chuyển lại cho một cán bộ kiêm nhiệm

trực thuộc BQLDA cấp tỉnh tiến hành tổng hợp và lưu trữ. Các tài liệu này sau đó sẽ

được chia sẻ tại các cuộc họp nội bộ hàng tháng, đảm bảo sự chia sẻ kinh nghiệm chéo

giữa các huyện vùng dự án. Đồng thời thông tin cũng sẽ được đăng tải trên website

Page 100: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

100

chính thức của dự án (xem thêm ở hoạt động dưới đây) và được cung cấp cho các kênh

truyền thông khác.

Tổ chức các hội thảo hàng năm chia sẻ kinh nghiệm với các chương trình/dự án khác.

Hội thảo được tổ chức hàng năm tại cấp tỉnh. Thành phần tham gia sẽ gồm BQLDA

các cấp và các khách mời đến từ các mô hình thành công từ các dự án khác. Các mô

hình thành công của Dự án cũng như những vướng mắc trong quá trình vận hành Dự án

cũng sẽ được chia sẻ và thảo luận tại diễn đàn nhằm tìm ra những giải pháp để tiếp tục

nhân rộng thành công và tăng hiệu quả vận hành Dự án. Kết quả hội thảo sẽ được tài

liệu hóa và lưu trữ ở cấp tỉnh, giúp bổ sung vào ‘ngân hàng’ tri thức của Dự án.

Hỗ trợ xây dựng và vận hành website ở cấp tỉnh có tính tương tác cao là kênh thông tin

và chia sẻ tri thức của dự án bên cạnh hệ thống M&E được xây dựng hiệu quả, đảm

bảo thông tin cập nhật và thông suốt. Website vừa đóng vai trò là một kênh thông tin về

dự án, đồng thời cũng là một cơ chế chia sẻ thông tin và một công cụ quản lý tri thức

hiệu quả. Có thể cân nhắc nâng cấp và tận dụng website hiện tại của chương trình ISP

hoặc xây dựng một website thứ cấp được tích hợp vào website của Sở KH và ĐT tỉnh

Quảng Ngãi. Hệ thống thông tin, báo cáo của dự án thuộc hệ thống M&E có thể được

chia sẻ trên website, đảm bảo tính minh bạch về thông tin. Các gương sản xuất giỏi, các

mô hình thành công, các bí quyết/kinh nghiệm khi giải quyết các vấn đề trong quá trình

triển khai dự án sẽ được các được các huyện thường xuyên chia sẻ và cập nhật trên

website.

Các hoạt động cụ thể của Tiểu hợp phần 4.2 được tóm tắt trong Bảng 2. 19 sau.

Bảng 2. 19 Hoạt động hỗ trợ truyền thông và chia sẻ nhận thức

STT Tên hoạt động Nội dung chính

Đối tượng

thụ hưởng

chính

Trách nhiệm các bên

tham gia

1 Truyền thông sử dụng các phương tiện truyền thông cấp tỉnh

1.1 Hợp tác với

Đài PT-TH

tỉnh Quảng

Ngãi thúc đẩy

công tác truyền

thông bằng

tiếng dân tộc.

(i) Định kỳ xây dựng các phóng

sự chuyên đề, khuyến khích áp

dụng mô hình, kỹ thuật mới do

Dự án giới thiệu;

Người dân

vùng dự án BQLDA cấp tỉnh hỗ trợ

cung cấp thông tin và giới

thiệu PTQ xuống địa

phương để xây dựng tin

bài, phóng sự chuyên đề

(ii) Phối hợp với Đài PT-TH

tỉnh, tổ chức các khóa đào tạo

NCNL cho đội ngũ cán bộ VH-

TT cấp cơ sở về kỹ năng biên

tập và thực hiện các chương

trình truyền thông cho đồng bào.

Đội ngũ cán

bộ VH-TT

cấp huyện/xã

BQLDA cấp tỉnh là chủ

đầu tư

PTQ được mời làm báo

cáo viên trong các lớp tập

huấn

Phòng VH-TT cấp huyện

cử cán bộ phù hợp tham

gia khóa học

1.2 Hợp tác với

báo Quảng

Ngãi

(i) Tăng lượng phát hành báo

hàng ngày đến cấp thôn làng để

kịp thời cập nhật thông tin và

nâng cao nhận thức cho cán bộ

cấp cơ sở và người dân vùng

hưởng lợi.

Cán bộ thôn

Người dân

vùng dự án

BQLDA cấp tỉnh hỗ trợ

kinh phí cho Báo Quảng

Ngãi trong việc tăng lượng

phát hành và đính kém phụ

trương tiếng dân tộc

Báo Quảng Ngãi chịu

trách nhiệm phát hành báo

đến tận cơ sở

(ii) Định kỳ xây dựng các Phụ

trương báo bằng tiếng dân tộc để

tuyên truyền, khuyến khích áp

dụng mô hình sản xuất và các

Cán bộ thôn

Người dân

vùng dự án

Page 101: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

101

hoạt động khác thuộc Dự án;

2 Đẩy mạnh công

tác thông tin,

truyền thông

cơ sở.

(i) Cân nhắc chọn lọc bảo dưỡng

và sửa chữa hệ thống FM không

dây tại các xã vùng Dự án đảm

bảo sự hoạt động có hiệu quả

của thệ thống phát thanh

xã/thôn.

Người dân

vùng dự án

Cấp xã làm chủ đầu tư.

Nguồn vốn cho hoạt động

này được phân bổ cho các

xã vào đầu năm

(ii) Thúc đẩy hoạt động của

chương trình truyền thông di

động do Phòng VH-TT huyện tổ

chức thực hiện;

Người dân

vùng dự án

BQLDA tỉnh phối hợp với

Sở VH-TT cấp tỉnh để

điều phối và quản lý hoạt

động này tại cấp huyện.

BQLDA tỉnh phân bổ kinh

phí hàng năm cho 3 huyện

vùng dự án, UBND huyện

làm chủ đầu tư

(iii) Xây dựng một số loại hình

truyền thông sáng tạo khác (sân

khấu hóa, hội thi) để tuyên

truyền thay đổi nhận thức của

người dân.

Người dân

vùng dự án

(iv) Hỗ trợ xây dựng panô áp

phích, tờ rơi hỗ trợ tuyên truyền.

Người dân

vùng dự án

BQLDA cấp tỉnh làm chủ

đầu tư để đám bảo tính

thống nhất về nội dung và

tiết kiệm chi phí

3 Học hỏi và chia

sẻ kinh nghiệm

Dự án.

(i) Tập hợp và tài liệu hóa các

mô hình thành công; bài học

kinh nghiệm của Dự án; Truyền

thông về các bài học và kinh

nghiệm này.

Cán bộ dự án

các cấp

Người dân

vùng dự án

BQLDA cấp huyện xã thu

thập và cung cấp thông tin

BQLDA cấp tỉnh lưu trữ

và hỗ trợ truyền thông

(ii) Tổ chức các hội thảo chia sẻ

kinh nghiệm với các chương

trình/dự án khác

BQLDA cấp tỉnh làm chủ

đầu tư

(iii) Hỗ trợ xây dựng và vận

hành website

Tất cả các bên

liên quan

BQLDA cấp tỉnh làm chủ

đầu tư xây dựng website.

BQLDA cấp tỉnh cắt cử

một cán bộ kiêm nhiệm

phụ trách việc tổng hợp

thông tin, cập nhật tin bài

và chia sẻ tri thức

Cơ chế thực hiện

Tỷ lệ phân bổ vốn: 15% vốn HP4 (tương đương với 1.5% tổng vốn đầu tư của Dự án);

Cấp làm chủ đầu tư: BQLDA tỉnh. Tiểu hợp phần này bao gồm nhiều hoạt động được

triển khai thực hiện trên tất cả các cấp từ cấp tỉnh, huyện đến cấp xã/thôn, vì vậy

BQLDA cấp tỉnh làm chủ đầu tư để đảm bảo sự phối hợp với các cơ quan truyền thông

cấp tỉnh (PTQ, Báo Quảng Ngãi) cũng như huy động được sự tham gia của Sở VH-TT

tỉnh trong việc chỉ đạo các Phòng VH-TT của ba huyện vùng dự án cùng tham gia vào

các hoạt động này.

Page 102: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

102

Chương 3. Quản lý và Thực hiện Dự án

3.1 Cơ chế quản lý và thực hiện Dự án

3.1.1 Các văn bản cơ sở pháp lý của quản lý dự án

Hệ thống các văn bản pháp quy trong nước tuy còn nhiều chồng chéo, rườm rà nhưng về

cơ bản đã có nhiều tiến bộ. Chủ trương của Chính phủ là cần tinh giảm hơn nữa các thủ tục

hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và các cơ quan, bao gồm cả các cơ

quan nhà nước trong việc tuân thủ pháp luật trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.

Với chủ trương này, hy vọng trong thời gian tới, sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong thủ tục

hành chính. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng, thủ tục hành chính nhiêu khê hiện nay là

một trong một số ít nguyên nhân chính dẫn tới sự chậm trễ trong việc thực hiện các dự án,

bao gồm cả dự án ODA.

Với đặc thù về trình độ cán bộ vùng dự án, nhất là cán bộ cấp xã, còn yếu và không đồng

đều, Dự án sẽ xây dựng Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện Dự án để thực hiện hướng dẫn chung

cho các hoạt động của Dự án. Sổ tay này sẽ được xây dựng đáp ứng yêu cầu (i) tương thích

với các quy định hiện hành của Việt Nam về quản lý và sử dụng vốn ODA; (ii) phù hợp

với quy định của NHTG; và (iii) phù hợp với đặc điểm thiết kế của Dự án.

Quá trình xây dựng Sổ tay sẽ phải căn cứ tham khảo các quy định chính sau đây:

3.1.1.1 Văn bản về sử dụng vốn ODA

Nghị định số 131/2006/ND-CP ngày 09/11/2006 Ban hành quy chế quản lý và sử dụng

nguồn hỗ trợ chính thức.

Thông tư số 04/2007/TT-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn

quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ chính thức.

Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 07/9/2007 của Bộ Tài Chính hướng dẫn quy chế

quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức.

3.1.1.2 Văn bản về quản lý xây dựng

Luật Xây dựng ban hành ngày 26/11/2003

Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công

trình

Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 về Quản lý chất lượng

công trình xây dựng

Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2008 sửa đổi, bổ xung một số điều

của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 về Quản lý chất lượng

công trình xây dựng

Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 về Quản lý chi phí đầu tư xây

dựng công trình.

Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 1 năm 2008 về sửa đổi, bổ xung một số

điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 về Quản lý chi phí

đầu tư xây dựng công trình.

Page 103: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

103

Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/4/2009 của Bộ Xây dựng “Hướng dẫn điều

chỉnh dự toán xây dựng công trình”.

Đơn giá XDCB do UBND tỉnh ban hành, cập nhật (theo thực tế của tỉnh).

Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/4/2005 về Quy chế

giám sát cộng đồng.

Thông tư liên tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

số 04/2006 hướng dẫn thực hiện quyết định số 80/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính

phủ về Quy chế giám sát cộng đồng.

3.1.1.3 Các văn bản về đấu thầu, mua sắm

Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005

Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2008 Hướng dần thực hiện Luật đấu

thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng

Sổ tay Hướng dẫn mua sắm bằng vốn vay IBRD và tín dụng IDA 5/2004 đã được sửa

đổi 10/2006.

Hướng dẫn tuyển chọn và thuê tư vấn do bên vay của Ngân hàng thế giới, phát hành

5/2004, đã được sửa đổi 10/2006.

3.1.1.4 Văn bản về công tác quản lý tài chính

Luật Ngân sách và Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 07/9/2007 của Bộ Tài chính

hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển

chính thức (ODA)

Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 về Ban hành quy chế quản lý và sử

dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ

Chế độ kế toán: thực hiện chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư, ban hành kèm

theo Quyết định số 214/2000/QĐ-BTC ngày 28/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

Chế độ báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA do Bộ KH&ĐT ban

hành kèm theo Quyết định số 803/2007/QĐ-BKH ngày 30/7/2007

Đối ứng bằng tiền thực hiện theo cơ chế ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho

các tỉnh theo Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 và Quyết định số

27/2008/QĐ-TTg ngày 05/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ

Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 07/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế

quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án ODA

Thông tư 27/2007 TT/BTC ngày 03/4/2007; Thông tư 103/2007 TT/BTC ngày

02/11/2007 và Thông tư 88/2009 TT/BCT ngày 29/4/2009 của Bộ Tài chính Hướng

dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn

vốn Ngân sách nhà nước.

Thông tư 219/2009/TT-BTC ngày 21/9/2010 quy định một số định mức chi tiêu áp

dụng cho các dự án/chương trình sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức

(ODA).

Thông tư 192/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 hướng dẫn sửa đổi bổ sung Thông tư

219/2009/TT-BTC.

Page 104: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

104

3.1.2 Mô hình QLDA

Để Dự án được quản lý hiệu quả, phát huy tối đa các nguồn lực được sử dụng trong Dự án

ở tất cả các cấp, công tác Tổ chức quản lý thực hiện (Bộ máy – Nhân sự - Cơ chế) cần tuân

thủ theo các nguyên tắc sau:

Cơ cấu tổ chức (Bộ máy) BQLDA các cấp được xây dựng mới mô hình gọn nhẹ, tối ưu

hóa quá trình ra quyết định và đảm bảo tính linh hoạt trong triển khai Dự án;

Phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên BQLDA tương ứng với các hợp

phần/tiểu của Dự án;

Giảm thiểu sự chồng chéo trong nhiệm vụ được giao đồng thời tăng cường phối hợp

giữa các ngành, bộ phận chức năng ở từng cấp và liên cấp;

Kết hợp giữa chế độ kiêm nhiệm và chuyên trách đáp ứng đủ nhân lực thường xuyên

để triển khai Dự án đạt yêu cầu.

Bộ máy Quản lý Dự án bao gồm: Ban chỉ đạo Dự án (lựa chọn); Ban QLDA tỉnh, các Ban

QLDA huyện và các Ban QLDA xã.

UBND tỉnh ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo, Ban QLDA tỉnh, các Ban QLDA huyện.

UBND huyện ra quyết định thành lập các ban QLDA xã, UBND xã ra quyết định thành

Ban giám sát xã.

3.1.2.1 BQLDA ở cấp Tỉnh

Theo kết quả khảo sát vùng dự án ở các tỉnh, hiện nay có hai mô hình đang được cân nhắc

thảo luận cho thiết kế quản lý dự án ở cấp tỉnh. Về cơ bản, các ý kiến đề xuất từ tỉnh xoay

quanh vấn để lựa chọn mô hình Quản lý Dự án không có BCĐ tỉnh hoặc có BCĐ. Về cơ

bản, hai lựa chọn này có những đặc điểm riêng và mỗi mô hình có những ưu nhược điểm

nhất định. Bảng 3. 1 sau đây tóm tắt các ưu điểm/nhược điểm của từng mô hình:

Bảng 3. 1 Ưu và nhược điểm của Cơ cấu QLDA có và không có BCD DA tỉnh

Có BCĐ DA tỉnh Không có BCĐ DA tỉnh

Ưu điểm

Chỉ đạo tập trung với các vấn đề đòi hỏi

hợp tác/phối hợp liên ngành giúp dự án có

thể thực hiện mục tiêu dự kiến.

Đảm bảo cơ cấu gọn nhẹ và Ban QLDA

tỉnh có thẩm quyền cao, giúp đẩy anh quá

trình ra quyết định.

Nhược điểm

Thành viên BĐC (thường kiêm nhiệm) có

khối lượng công việc chuyên trách lớn, rủi

ro không chỉ đạo kịp thời. Hệ quả là có thể

dẫn đến những trì hoãn không cần thiết

trong các vấn đề chiến lược của Dự án.

Không có cơ chế đầy đủ cho sự chỉ đạo tập

trung trong trường hợp cần phối hợp liên

ngành trừ khi UBND tỉnh can thiệp kịp

thời khi có đề nghị của BQLDA tỉnh.

Page 105: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

105

Sơ đồ tổ chức tại cấp Tỉnh được trình bày trongHình 3. 1 dưới đây.

Hình 3. 1 Sơ đồ QLDA cấp tỉnh

Mô hình 1: BQLDA tỉnh có BCĐ DA

Mô hình 2: BQLDA tỉnh không có BCĐ DA

Ban Chỉ Đạo (Chủ tich/PTC UBND tỉnh; Giám

đốc các sở liên quan trực tiếp: Sở KH&ĐT, Sở

TC, Sở NN&PTNT, Ban Dân tộc

Giám đốc Dự án

(GĐ/PGĐ Sở KH&ĐT)

Phó GĐ Dự án (chuyên

trách, điều phối các hoạt

động của Dự án)

Phòng KT-CSHT

(02 chuyên trách)

Phòng Sinh kế và thị

trường (04 cán bộ

chuyên trách)

Phòng Kế hoạch,

M&E, truyền thông

(04 chuyên trách)

Phòng Kế toán

(02 chuyên trách)

Giám đốc Dự án (PTC UBND

tỉnh, chỉ đạo chiến lược, chỉ đạo

chung)

Phó Giám đốc

(GĐ/PGĐ Sở KH&ĐT)

Phó GĐ Dự án (chuyên

trách, điều phối các hoạt

động của Dự án)

Phòng KT-CSHT

(02 chuyên trách)

Phòng Sinh kế và thị

trường (04 cán bộ

chuyên trách)

Phòng Kế hoạch,

M&E, truyền thông

(04 chuyên trách)

Phòng Kế toán

(02 chuyên trách)

Page 106: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

106

Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu nhân sự tại cấp Tỉnh:

Ban chỉ đạo Dự án tỉnh (nếu có)

Chức năng nhiệm vụ:

Chỉ đạo chung toàn bộ Dự án;

Thúc đẩy sự hợp tác giữa các cơ quan (Nhà tài trợ và chính quyền địa phương,

giữa các Sở ngành);

Giám sát tiến độ thực hiện Dự án và việc đạt được các kết quả/tác động của

Dự án;

Giải quyết các vướng mắc ở tầm chiến lược khi Ban QLDA báo cáo và xin ý

kiến;

Tham mưu cho UBND tỉnh ra các quy định (nếu cần) đảm bảo Dự án được

triển khai đúng kế hoạch, tuân thủ chính sách và quy định của pháp luật Việt

Nam và qui định của Nhà tài trợ.

Nhân sự:

Chủ tịch/ Phó chủ tịch Tỉnh là Trưởng ban;

Giám đốc các Sở/ngành chủ chốt trực tiếp liên quan đến Dự án làm thành

viên: Sở KHĐT, Tài Chính, NN & PTNT, BDT là thành viên.

Ban Quản lý Dự án tỉnh (đặt tại Sở KHĐT)

Chức năng nhiệm vụ:

Trực tiếp quản lý, điều hành thực hiện các hoạt động của Dự án;

Lập và tổng hợp kế hoạch hàng năm của toàn dự án (trên cơ sở kế hoạch của

huyện, xã);

Thực hiện chức năng Giám sát và Đánh giá theo thiết kế Dự án (tuân thủ theo

theo quy định của Việt Nam với các dự án ODA và Nhà tài trợ NGTH);

Lập báo cáo tình hình hoạt động của toàn Dự án (trên cơ sở báo cáo của

huyện, xã) theo định kỳ;

Theo dõi, quản lý về tổ chức và tiến độ thực hiện của các Ban QLDA huyện,

xã;

Hướng dẫn, hỗ trợ các Ban QLDA huyện, xã trong quá trình triển khai thực

hiện Dự án;

Làm chủ đầu tư HP 4, THP 3.2, THP 3.3, THP 2.2, và Hoạt động 2.1.3

Là đầu mối liên hệ với Nhà tài trợ, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài Chính, UBND tỉnh,

các đơn vị có liên quan, các huyện, các xã về tất cả các vấn đề của dự án.

Nhân sự và nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận:

Ban giám đốc:

Đối với Mô hình 1 – Có BCĐ Dự án, Ban Giám đốc được tổ chức như sau:

o Giám Đốc dự án (Giám đốc Sở KH&ĐT);

o Phó Giám đốc thường trực (Lãnh đạo Sở KHĐT, nên là Phó

Page 107: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

107

Giám đốc Sở)

o Phó giám đốc chuyên trách, trực tiếp điều phối hoạt động của Ban

QLDA

Đối với Mô hình 2 – Không có BCĐ Dự án

o Giám đốc Dự án (là Lãnh đạo tỉnh, nên là PCT UBND tỉnh)

o Phó Giám đốc thường trực (Lãnh đạo Sở KHĐT);

o Phó giám đốc chuyên trách, trực tiếp điều phối hoạt động của Ban

QLDA

Phó giám đốc chuyên trách, trực tiếp điều phối hoạt động của Ban QLDA;

Ban giám đốc có trách nhiệm điều hành Ban QLDA thực hiện các chức

năng/nhiệm vụ trên.

Phòng kỹ thuật – CSHT:

Tham mưu cho Ban giám đốc về các vấn đề quản lý chung về đầu tư CSHT;

Hướng dẫn/hỗ trợ Ban QLDA huyện và xã trong đầu tư CSHT (bao gồm cả tổ

chức đấu thấu);

Giám sát và Đánh giá đối với đầu tư CSHT theo Hệ thống GS&ĐG của Dự

án.

Dự kiến nhân sự: 02 cán bộ truyên trách

Phòng Sinh kế và thị trường:

Giúp việc cho Ban Giám đốc về công tác phát triển sinh kế trên địa bàn;

Điều phối các hoạt động về quản lý rừng bền vững và hỗ trợ huyện triển khai

các hoạt động liên quan.

Thúc đẩy tiếp cận các loại thị trường cho các sinh kế mới;

Hỗ trợ cấp huyện và xã phân tích và lựa chọn các chuỗi giá trị tiềm năng, các

sinh kế mới;

Thúc đẩy tổ chức sản xuất kinh doanh theo mô hình kinh tế tập thể;

Thúc đẩy/tuyên truyền về thực hành sản xuất sạch, an toàn, thân thiện với môi

trường theo các tiêu chuẩn tiên tiến;

Thúc đẩy và phát triển các mạng lưới liên kết trong sản xuất kinh doanh và

xúc tiến phát triển thị trường.

Dự kiến nhân sự: 04 cán bộ chuyên trách

Phòng kế hoạch, M&E, thông tin và truyền thông:

Giúp việc cho Ban giám đốc trong công tác lập kế hoạch cho toàn Dự án;

Hướng dẫn/hỗ trợ cấp huyện/xã thực hiện công tác lập kế hoạch;

Vận hành Hệ thống Giám sát và Đánh giá của Dự án (ở cấp Tỉnh);

Quản lý (và hướng dẫn/hỗ trợ) cấp huyện/xã vận hành hệ thống giám sát và

đánh giá tại cấp huyện/xã.

Triển khai các hoạt động NCNL (như mô tả trong THP 4.1) và THP 3.3;

Quản lý tri thức và chia sẻ/học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh.

Page 108: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

108

Dự kiến nhân sự: 04 cán bộ chuyên trách

Phòng kế toán:

Thực hiện chức năng kế toán, tài chính;

Quản lý sổ sách, tài liệu chung về tài chính Dự án và báo cáo định kỳ về công

tác quản lý tài chính Dự án toán theo quy định của dự án;

Hướng dẫn/hỗ trợ Ban QLDA các cấp về thủ tục giải ngân, thanh quyết toán

trong đầu tư CSHT.

Dư kiến nhân sự: 02 cán bộ chuyên trách

3.1.2.2 BQLDA cấp Huyện

BQL DA huyện được thành lập tại UBND 03 huyện vùng dự án, với sơ đồ tổ chức sau:

Hình 3. 2 Sơ đồ QLDA cấp huyện

Chức năng nhiệm vụ:

Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án;

Hướng dẫn và kiểm tra, đôn đốc các xã thực hiện các hợp phần của dự án;

Thực hiện công tác giám sát và đánh giá trên địa bàn huyện (theo Hệ thống giám sát và

đánh giá chung của toàn Dự án);

Báo cáo tiến độ thực hiện dự án trên địa bàn theo định kỳ;

Làm chủ đầu tư THP 3.1 và Hoạt động 2.1.4 “Quỹ Quỹ hỗ trợ tín dụng phát triển sản

xuất”;

Phối hợp với BQL DA tỉnh, theo thẩm quyền triển khai các THP và hoạt động thuộc

HP2 (trừ 2.1.4) trên phạm vi huyện;

Hướng dẫn và hỗ trợ xã làm chủ đầu tư trong HP1 và một phần của HP2 (với các THP

và hoạt động do xã làm chủ đầu tư).

Nhân sự và nhiệm vụ chính của từng vị trí thuộc BQL DA huyện:

Phó Giám đốc thường

trực (Trưởng phòng TC-

KH/Phòng NN…)

02 cán bộ KT-

CSHT (01 CT, 01

KN)

03 cán bộ Sinh kế và

thị trường (02 CT,

01KN)

02 cán bộ Kế hoạch,

M&E (01 CT, 01

KN)

01 cán bộ kế toán

(kiêm nhiệm)

Giám đốc Dự án

(CT/PCT huyện)

Page 109: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

109

Giám đốc (Chủ tịch hay PCT UBND huyện), kiêm nhiệm;

Phó giám đốc thường trực, chuyên trách;

02 cán bộ kỹ thuật phụ trách về Cơ sở hạ tầng (01 chuyên trách, 01 kiêm nhiệm):

o Thực hiện công tác triển khai hoạt động phát triển CSHT trong THP 3.1;

o Hướng dẫn/hỗ trợ xã khi xã thực hiện chức năng chủ đầu tư trong CSHT.

03 cán bộ sinh kế và phát triển thị trường (01 kiêm nhiệm, 02 chuyên trách)

o Tham mưu cho BQL DA huyện trong việc phê duyệt các hồ sơ của

hộ/nhóm vay vốn từ Quỹ hỗ trợ tín dụng phát triển sản xuất;

o Theo dõi và chủ động hỗ trợ cho cấp Xã về phát triển các hoạt động sinh

kế;

o Hỗ trợ tiếp cận các thị trường (đầu vào và đầu ra) cho các sinh kế được lựa

chọn hỗ trợ trong và ngoài phạm vi huyện;

o Thúc đẩy quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh theo mô hình kinh tế tập

thể thành công;

o Thúc đẩy và phát triển các mạng lưới liên kết trong sản xuất kinh

doanh/xúc tiến phát triển thị trường;

o Trực tiếp điều phối các hoạt động về quản lý rừng bền vững theo phân công

trên địa bàn huyện.

02 cán bộ tổng hợp và M&E (01 kiêm nhiệm, 01 chuyên trách)

o Phụ trách xây dựng kế hoạch triển khai cho huyện;

o Thực hiện nhiệm vụ giám sát và đánh giá cho toàn bộ các hợp phần được

triển khai tại huyện (và xã trực thuộc);

01 Cán bộ tài chính- kế toán, kiêm nhiệm

o Thực hiện nhiệm vụ kế toán/tài chính thường xuyên cho Dự án;

o Hướng dẫn/hỗ trợ xã làm chủ đầu tư.

3.1.2.3 BQLDA cấp Xã

Ban QLDA xã do UBND huyện quyết định thành lập với Sơ đồ tổ chức sau:

Hình 3. 3 Sơ đồ QLDA cấp xã

Trưởng BQLDA xã

(CT/PTC UBND xã)

01 cán bộ địa chính

(kiêm nhiệm)

01 cán bộ NN (kiêm

nhiệm)

01 cán bộ tổng hợp,

văn phòng (kiêm

nhiệm)

01 cán bộ kế toán

(kiêm nhiệm)

Page 110: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

110

Chức năng nhiệm vụ:

Tổ chức thực hiện các tiểu hợp phần mà Xã làm chủ đầu tư;

Chủ trì hướng dẫn thôn bản lập kế hoạch hàng năm, trên cơ sở đó tổng hợp và xây

dựng kế hoạch hàng năm của xã;

Thực hiện chức năng giám sát (đảm bảo dữ liệu/thông tin thích đáng cho quá trình

quản lý các cấp);

Hướng dẫn thôn bản tổ chức vận hành, duy tu, bảo dưỡng các công trình được bàn

giao cho Xã quản lý;

Tuyên truyền, phổ biến và vận động nhân dân ở các thôn bản tích cực tham gia xây

dựng kế hoạch và thực hiện dự án.

Nhân sự và nhiệm vụ chính của từng vị trí:

01 Trưởng ban (Chủ tịch hoặc PCT UBND xã)

01 Cán bộ địa chính, kiêm nhiệm

o Tham gia tổ chức đấu thầu các công trình CSHT do xã làm chủ đầu tư;

o Phân tích hiệu quả kinh tế (hiệu suất đầu tư) trong đầu tư CSHT;

o Theo dõi và đánh giá hiệu quả/tác động của các công trình CSHT phục

vụ mục đích giám sát và đánh giá của Dự án;

o Tổ chức thực hiện công tác duy tu bảo dưỡng công trình (hướng dẫn

cộng đồng thực hiện nhiệm vụ này.

01 Cán bộ Nông nghiệp, kiêm nhiệm

o Tham gia phân tích và lựa chọn các chuỗi giá trị/sinh kế tiềm năng của

xã;

o Thúc đẩy quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh theo mô hình kinh tế

tập thể thành công;

o Thúc đẩy/tuyên truyền về thực hành sản xuất sạch, an toàn, thân thiện

với môi trường trên địa bàn huyện;

o Hỗ trợ hiệu quả các tổ nhóm/HTX trên địa bàn tổ chức sản xuất, kinh

doanh theo sinh kế được lựa chọn.

01 Cán bộ Văn phòng, kiêm nhiệm

o Thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch;

o Giám sát và đánh giá cho toàn bộ các hợp phần được triển khai tại

huyện (và xã trực thuộc).

01 Cán bộ kế toán

o Thực hiện nhiệm vụ kế toán/tài chính thường xuyên cho Dự án;

o Tham gia quá trình đấu thầu các công trình CSHT (và hoạt động khác)

do xã làm chủ đầu tư;

o Thực hiện thanh quyết toán các hoạt động của Dự án và các hoạt động

do xã làm chủ đầu tư.

Page 111: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

111

Ban Giám sát Xã và Ban Phát triển thôn

Ban giám sát xã được UBND xã quyết định thành lập tại mỗi xã dự án. BGS xã là một thể

chế hỗ trợ cho quá trình thực hiện các hoạt động của Dự án tại xã nhưng không thuộc

BQLDA cấp xã.

Nhiệm vụ:

Thực hiện giám sát cộng đồng đối với các nội dụng đầu tư do xã làm chủ

đầu tư;

Giám sát, kiểm tra việc triển khai của các đơn vị thi công các công trình

đầu tư CSHT của Dự án trên địa bàn xã;

Phối hợp với Ban phát triển thôn giám sát sử dụng vốn vay của các hộ/tổ

nhóm từ Quỹ hỗ trợ tín dụng phát triển sản xuất (Hoạt động 2.1.4);

Kiến nghị với cấp có thẩm quyền giải quyết các kiến nghị, khiếu nại (nếu

có) của cộng đồng thôn bản.

Nhân sự:

Đại diện của HDND xã, Hội phụ nữ xã, Hội Nông dân xã, Đoàn thanh niên,

Hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học và THCS, trên địa bàn xã, đại

diện người dân (trưởng thôn).

Ban phát triển thôn là một thể chế không thuộc BQLDA xã nhưng được thành lập tại các

thôn trong xã dự án để hỗ trợ hoạt động của Dự án trên địa bàn của thôn, liên quan đến

nguời dân trong thôn. Ban phát triển thôn do người dân trong thôn bầu thông qua họp

thôn.

Nhiệm vụ:

Phối hợp với Ban giám sát xã trong việc thực hiện nhiệm vụ giám sát cộng

đồng với các hoạt động ở cấp thôn;

Tuyên truyền vận động người dân tham gia các hoạt động dự án;

Phổ biến thông tin về Dự án ở cấp thôn bản tới người dân;

Giám sát sử dụng vốn vay của các hộ/tổ nhóm từ Quỹ hỗ trợ tín dụng phát

triển sản xuất (Hoạt động 2.1.4).

Nhân sự:

01 Trưởng ban là trưởng thôn và 02-04 thành viên là đại diện của các đoàn

thể và người có uy tín trong thôn.

3.2 Các cơ quan phối hợp và hỗ trợ

Trong quá trình triển khai Dự án, các cơ quan sau có nhiệm vụ phối hợp và/hoặc hỗ trợ

Ban Quản lý Dự án các cấp, cụ thể:

Sở KH&ĐT Là thành viên Ban Chỉ đạo DA tỉnh (nếu theo mô hình BQLDA có

Ban Chỉ đạo);

Lãnh đạo của Sở KH&ĐT là Phó Giám đốc thường trực của Ban

QLDA cấp tỉnh;

Trợ giúp kỹ thuật cho Ban QLDA tỉnh trong các vấn đề về đầu tư

CSHT; thúc đẩy sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào dự án;

Page 112: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

112

Chủ trì triển khai quá trình xây dựng KHPTKTXH theo phương pháp

tham gia các địa bàn Dự án và nhân rộng ra các xã/huyện ngoài Dự

án.

Sở Tài chính Tham mưu cho UBND tỉnh quản lý Nhà nước về tài chính đối với

nguồn kinh phí của Dự án;

Là thành viên Ban Chỉ đạo DA tỉnh (nếu theo mô hình BQLDA có

Ban Chỉ đạo);

Thông báo kế hoạch vốn của Dự án qua Kho bạc Nhà nước tỉnh và

phòng Tài chính-Kế hoạch huyện;

Thẩm tra dự toán nguồn vốn của Dự án thuộc các cơ quan cấp tỉnh sử

dụng và Phê duyệt quyết toán phần vốn do các đơn vị cấp tỉnh sử

dụng;

Phối hợp với Kho bạc và BQL DA chuẩn bị báo cáo tình hình tài

chính hàng quí/6 tháng và năm của Dự án;

Tham gia xây dựng Sổ tay hướng dẫn vận hành Quỹ Đầu tư Phát

triển sản xuất (Hoạt động 2.1.4) và Quỹ Phát triển kinh doanh và liên

kết thị trường (THP 3.2).

Kho bạc Nhà nước

tỉnh Theo dõi việc giải ngân nguồn kinh phí của Dự án;

Lập báo cáo giải ngân theo qui định hiện hành;

Hỗ trợ Sở Tài chính trong chuẩn bị các báo cáo tình hình tài chính

hàng quí/6 tháng/năm;

Giải ngân phần vốn đối ứng của Việt nam.

Sở NN&PTNT (và

các cơ quan trực

thuộc gồm Chi cục

Lâm nghiệp, Trung

tâm khuyến nông, Chi

cục Thú y, Trung tâm

Giống cây trồng vật

nuôi)

Là thành viên Ban Chỉ đạo DA tỉnh (nếu theo mô hình BQLDA có

Ban Chỉ đạo);

Phối hợp thực hiện các hoạt động thuộc THP 2.1 về củng cố an ninh

lương thực và phát triển sinh kế hiện tại và sinh kế mới;

Thúc đẩy cung cấp các dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh

nông, lâm sản, cung cấp dịch vụ khuyến nông, thú y, tập huấn đào tạo

nông dân nòng cốt, tổ chức sản xuất theo tổ/nhóm/hợp tác xã;

Triển khai THP 2.2 “Phát triển lâm nghiệp bền vững”.

Ban Dân tộc tỉnh Là thành viên Ban Chỉ đạo DA tỉnh (nếu theo mô hình BQLDA có

Ban Chỉ đạo);

Phối hợp thực hiện các hoạt động NCNL cho cấp xã thuộc Hợp phần

4 (Hoạt động 4.1.3);

Phối hợp thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin về

Dự án và vận động sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số trong

các hoạt động của Dự án;

Là cầu nối giữa Dự án với các Chương trình/chính sách về dân tộc

khác được triển khai tại địa phương.

Sở Xây dựng và Sở

Giao thông Trợ giúp kỹ thuật cho Ban QLDA tỉnh trong các vấn đề liên quan đến

đầu tư CSHT;

Tham gia xây dựng các Hướng dẫn về đấu thầu/giám sát thi

công/nghiệm thu các công trình CSHT do cấp Huyện và xã làm chủ

đầu tư trong Dự án;

Hướng dẫn và trợ giúp cho các huyện và xã trong các vấn đề liên

quan đến đầu tư CSHT;

Cung cấp các thông tin (chính sách, quy định của pháp luật, quy

hoạch, v.v. ) liên quan đến lĩnh vực xây dựng, giao thông cho các

huyện/xã/nhà thầu.

Page 113: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

113

Sở Tài nguyên và

Môi trường Trợ giúp kỹ thuật cho Ban QLDA tỉnh trong các vấn đề về môi

trường, quản lý tài nguyên trong các hoạt động của Dự án, đặc biệt là

hoạt động đầu tư CSHT;

Phối hợp thực hiện THP 2.2 “Phát triển lâm nghiệp bền vững”.

Mặt trận Tổ quốc

Việt nam và các Hội

đoàn thể

Phối hợp với BQL DA các cấp trong triển khai Dự án;

Tuyên truyền, vận động sự tham gia của cộng đồng;

Trực tiếp tham gia các hoạt động thuộc THP 3.3 NCNL thể chế kết

nối;

Các cơ quan truyền

thông (Đài PT-TH

Tỉnh, Báo tỉnh)

Thực hiện các hoạt động truyền thông cho Dự án trong khuôn khổ

THP 4.2;

Phối hợp với Dự án thực hiện việc đưa các tin/bài về hoạt động giảm

nghèo trong vùng dự án;

Các Doanh nghiệp Phối hợp với BQL DA các cấp trong triển khai Dự án;

Tham gia xây dựng các công trình CSHT các cấp gắn với dạy nghề

xây dựng và tạo việc làm cho lao động địa phương;

Tham gia các hoạt động phát triển sinh kế hiện tại, sinh kế mới, phát

triển lâm nghiệp bền vững;

Liên kết với các tổ nhóm/HTX nông dân trong tổ chức sản xuất kinh

doanh nông-lâm nghiệp;

Các thể chế tài

chính (Ngân hàng

chính sách, Ngân

hàng nông nghiệp)

Tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận nguồn vốn tài chính cho người

dân và doanh nghiệp trong việc triển khai các hoạt động của Dự án.

UBND các huyện Giao kế hoạch cho UBND các xã, nhiệm vụ cho các đơn vị trực

thuộc thực hiện Dự án theo kế hoạch được UBND tỉnh giao;

Làm chủ đầu tư một số HP, THP theo thiết kế Dự án;

Phối hợp với các Sở ban ngành của tỉnh triển khai thực hiện các hoạt

động của Dự án trên địa bàn;

Theo dõi, giám sát, hỗ trợ các xã thực hiện và báo cáo định kì tiến độ,

kết quả các hoạt động của Dự án;

Phòng TC-KH

huyện Tham mưu cho UBND huyện quản lý Nhà nước về tài chính đối với

nguồn kinh phí của Dự án;

Thông báo kế hoạch vốn của Dự án qua Kho bạc Nhà nước huyện;

Thẩm tra dự toán nguồn vốn của các xã cho hoạt động mang tính chất

sự nghiệp;

Phê duyệt quyết toán phần vốn Dự án do các đơn vị cấp xã sử dụng.

Phòng KT-HT

huyện Thẩm định và trình UBND huyện phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật

của các công trình CSHT do các xã làm chủ đầu tư;

Hỗ trợ kỹ thuật cho các xã trong thực hiện các hoạt động của HP1.

Phòng NN&PTNT Lập các tiểu dự án về sinh kế với sự hướng dẫn/hỗ trợ của BQLDA

tỉnh;

Hỗ trợ cấp xã thực hiện các hoạt động sinh kế

Kho bạc Nhà nước

Huyện Giám sát việc giải ngân nguồn kinh phí của Dự án tại địa bàn huyện;

Lập báo cáo giải ngân theo qui định hiện hành.

UBND xã Chủ trì xây dựng kế hoạch SEPP cho xã;

Là chủ đầu tư các HP và THP theo thiết kế Dự án;

Lập kế hoạch, thực hiện công tác giám sát cho các Hợp phần và THP

được phân công;

Page 114: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

114

Chủ trì các hoạt động duy tu bảo dưỡng các công trình CSHT được

đầu tư từ nguồn vốn Dự án.

Các tổ chức quốc tế,

phi chính phủ hoạt

động trên địa bàn

Phối hợp với BQL DA các cấp trong triển khai Dự án;

Phối hợp các nguồn lực đầu tư cho các hoạt động chung.

Các đơn vị tư vấn,

cơ sở nghiên cứu

khoa học

Cung cấp dịch vụ tư vấn kỹ thuật cho các hoạt động của Dự án theo

yêu cầu (đặc biệt là các hoạt động sinh kế và NCNL);

3.3 Cơ chế Duy tu và Bảo dưỡng

Duy tu và Bảo dưỡng (DT&BD) trong khuôn khổ của Dự án chủ yếu là DT&BD các công

trình CSHT do Dự án hỗ trợ phát triển (trong khuôn khổ HP1 và THP 3.1). Ngoài ra,

DT&BD còn áp dụng cho một số trang thiết bị mà Dự án mua sắm để phục vụ hoạt động

của bộ máy QLDA các cấp. Do nhu cầu DT&BD các trang thiết bị này khá nhỏ nên có thể

sử dụng kinh phí trong Hợp phần 4 – Quản lý Dự án để thực hiện. Phần này tập trung

chính vào cơ chế DT&BD các công trình CSHT.

Theo kết quả khảo sát trong vùng dự án, nhu cầu DT&BD các công trình CSHT trong vùng

dự án là cấp thiết và đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Nhiều công trình CSHT, nhất là các công trình

cấp xã, thôn/bản đã được đầu tư nhưng do không được DT&BD kịp thời nên những hư hại

nhẹ trở thành những hỏng hóc lớn, ảnh hưởng đến công năng của các công trình. Bên cạnh

đường giao thông xuống cấp, rất nhiều hệ thống kênh mương thủy lợi (nhất là các kênh

chưa được kiên cố hóa) ở trong tình trạng không vận hành được. Đặc biệt, công trình nước

sinh hoạt ở hầu hết các khu vực khảo sát đều đã hư hại, thậm chí là không hoạt động.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện tại của các công trình CSHT trong vùng dự

án. Thiếu kinh phí DT&BD là nguyên nhân được các cấp chính quyền nhắc đến nhiều nhất.

Điều kiện địa hình phức tạp, tần suất xảy ra thiên tai và các hiện tượng thời tiết phức tạp

cũng là một nguyên nhân. Yếu tố địa hình và thời tiết trở nên nghiêm trọng trong điều kiện

suất đầu tư các công trình cấp xã, thôn/bản thường là thấp nên tính kiên cố của nhiều công

trình không cao. Bên cạnh đó, ý thức của người sử dụng cũng làm dẫn đến hư hại của một

số công trình nước sinh hoạt.

Để giải quyết một phần vấn đề về DT&BD công trình CSHT, Dự án tập trung hỗ trợ công

tác DT&BD công trình hạ tầng ở cấp xã. Cơ chế của Dự án để thúc đẩy DT&BD gồm:

Trách nhiệm của nhà thầu trong thời gian bảo hành công trình: do các nhà thầu thực hiện

các công trình CSHT ở cấp xã và thôn/bản là những nhà thầu được lựa chọn qua kết quả

đấu thầu các gói thầu (như thiết kế HP1). Theo đói, dau khi thực hiện một công trình, nhà

thầu sẽ tiếp tục thực hiện các công trình khác trong gói. Cách tiếp cận này nhằm tăng cam

kết lâu dài của nhà thầu với địa phương, vì vậy rằng buộc mạnh hơn về trách nhiệm của

nhà thầu với DT&BD các công trình CSHT trong thời gian còn bảo hành như hợp đồng

Quỹ DT&BD với giá trị 5% tổng vốn trong HP1 (xem nội dung HP1): Quỹ này sẽ được

theo dõi bằng tài khoản riêng và chỉ được phép chi tiêu theo quy định của Dự án. Khi có

nhu cầu DT&BD, BQLDA xã sẽ lập kế hoạch thực hiện để sử dụng nguồn kinh phí từ Quỹ

và tổ chức thực hiện là các tổ xây dựng của xã đã được đào tạo bởi các nhà thầu khi thực

hiện công trình tại địa bàn. Quỹ DT&BD sẽ góp phần giải quyết khó khăn về vốn và cơ

chế quản lý hoạt động DT&BD tại cấp xã.

Nhân lực tham gia DT&BD: Trong thực tế, khi phát sinh các yêu cầu DT&BD không lớn

thì xã rất khó tìm được nhà thầu sẵn sàng thi công vì khối lượng công việc thường là nhỏ.

Trong khuôn khổ của Dự án, chính các nhóm thanh niên được dạy nghề xây dựng trong

Page 115: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

115

HP1 sẽ là nòng cốt thực hiện công tác DT&BD các công trình CSHT do Dự án hỗ trợ phát

triển trên địa bàn xã và thôn bản.

3.4 Cơ chế Giám sát và Đánh giá (M&E)

3.4.1 Vai trò của tỉnh trong Hệ thống M&E của toàn Dự án

Dự án xây dựng và vận hành một hệ thống M&E thống nhất từ trung ương đến các tỉnh và

huyện/xã dự án. Trách nhiệm và sự tham gia của các tỉnh vào vận hành hệ thống M&E là

thống nhất đối với cả 6 tỉnh của Dự án.

Hệ thống M&E của Dự án đáp ứng các nguyên tắc sau:

Tuân thủ theo các hướng dẫn hiện hành của Chính phủ, cụ thể là các văn bản hướng

dẫn của Bộ KH&ĐT và một số cơ quan liên quan (như Bộ NN&PTNT, Bộ Xây dựng,

Bộ LĐTB&XH)

Tuân thủ theo mẫu báo cáo ban hành kèm theo Quyết định số 803/2007/QĐ-BKH ngày

30/7/2007 “ Về việc ban hành chế độ báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, Dự

án ODA”.28

Tuân thủ theo các yêu cầu của Nhà tài trợ là Ngân hàng Thế giới;

Được thiết kế đơn giản, đáp ứng đủ các yêu cầu thông tin phục vụ cho giám sát và đánh

giá; đồng thời, thiết kế kỹ thuật phải đảm bảo hệ thống dễ vận hành, nhất là đối với cán

bộ cấp cơ sở;

Đảm bảo nguyên tắc có sự tham gia của cộng đồng trong thu thập thông tin, nhất là

những thông tin về kết quả và tác động của Dự án.

Về cơ bản, hệ thống M&E của Dự án sẽ bao gồm hai luồng thông tin:

Hệ thống thông tin báo cáo (MIS): là hệ thống thông tin được tạo ra bởi hệ thống quản

lý dự án, chủ yếu tập trung vào các chỉ tiêu đầu vào, đầu ra để giám sát tiến độ triển

khai các hoạt động của Dự án.

Các thông tin được thu thập độc lập: là những thông tin được thu thập khách quan,

không phụ thuộc và bị ảnh hưởng bởi hệ thống BQLDA các cấp. Đây là những thông

tin chủ yếu liên quan đến kết quả và tác động của Dự án. Những thông tin này thường

do đơn vị tư vấn thực hiện để đảm bảo khách quan trong đánh giá về kết quả và tác

động mà Dự án đem lại.

Với hai luồng thông tin chính như trên, vai trò của cấp tỉnh là chịu trách nhiệm về hệ thống

thông tin báo cáo (MIS) trong khuôn khổ các hoạt động của Dự án triển khai trên địa bàn

tỉnh. Đối với thông tin được thu thập độc lập, vai trò của tỉnh là hỗ trợ để quá trình thu thập

thông tin được khách quan, chính xác.

Với cách đặt vấn đề như vậy, vai trò và trách nhiệm của tỉnh trong vận hành hệ thống

M&E của Dự án có thể được mô tả như sơ đồ dưới đây:

28

Do yêu cầu về khối lượng thông tin theo hướng dẫn chung trong Quyết định số 803/2007/QĐ- BKH vượt

quá phạm vi những thông tin cần thiết cho hệ thống M&E của Dự án nên Dự án sẽ có một số điều chỉnh cần

thiết được hướng dẫn chi tiết trong Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện Dự án.

Page 116: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

116

Giám sát

Nội bộ (do BQL DA cấp

tỉnh/huyện/xã thực hiện)

Hoạt động của Dự án (về tiến độ, chất lượng,

chi phí, đầu ra trực tiếp)

Kết quả của các Hợp phần/Tiểu hợp phần (các

chỉ số Kết quả Dự án)

BQL DA trung ương và Nhà tài

trợ Giám sát thường niên

Bên ngoài (Bộ/ngành liên quan;

HĐND các cấp)

Kết quả của Dự án đóng góp đến PTKTXH

chung của địa phương

Kết quả/đóng góp của Dự án đến PT ngành

Tính tuân thủ các quy định của pháp luật chung,

quy hoạch ngành và định hướng phát triển

Các vấn đề có ảnh hưởng đến đời sống của

người dân địa phương, các ảnh hưởng lớn đến

xã hội, môi trường, sinh thái

Đánh giá

Nội bộ (do BQL DA cấp tỉnh

thực hiện)

Phối hợp thực hiện các khảo sát chính (đầu kỳ,

giữa kỳ, cuối kỳ) do BQLDA TƯ chủ trì

Đánh giá theo chủ đề lựa chọn (theo thiết kế Dự

án), hỗ trợ cho công tác QLDA tại tỉnh

BQL DA TƯ và NHTG

Khảo sát Đầu kỳ

Đánh giá giữa kỳ

Các khảo sát/đánh giá khác theo chủ đề và thời

gian thích hợp

Đánh giá cuối kỳ

3.4.2 Vận hành hệ thống M&E tại tỉnh

3.4.2.1 Công tác giám sát của BQLDA Tỉnh/huyên/xã

3.4.2.1.1 Giám sát các hoạt động của Dự án

BQLDA ở từng cấp chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ giám sát đối với các hoạt động

được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư. Cụ thể:

Giám sát đối với chi phí và chất lượng của các hoạt động CSHT

Cấp làm chủ đầu tư (xã và huyện) thực hiện nhiệm vụ giám sát chi phí và chất lượng các

công trình xây dựng theo các quy định hiện hành. Chủ đầu tư ký kết hợp đồng tư vấn giám

sát với các pháp nhân độc lập, đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ giám sát với các công

trình CSHT.

Ban Giám sát xã, thay mặt cho cộng đồng người hưởng lợi, sẽ thực hiện nhiệm vụ giám sát

cộng đồng đối với tiến độ, chất lượng và chi phí của công trình theo các quy định hiện

hành và hướng dẫn dành cho Ban giám sát xã theo Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện Dự án.

Ban Phát triển thôn phối với với Ban Giám sát xã thực hiện nhiệm vụ này.

Page 117: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

117

Giám sát chi phí và chất lượng của các hạng mục đầu tư ngoài CSHT

Tất cả các hoạt động không phải là đầu tư CSHT được triển khai đếu phải được giám sát về

tiến độ, chi phí và chất lượng theo hướng dẫn chi tiết trong Sổ tay Hướng dân Thực hiện

Dự án.

Tương tự như với hạng mục đầu tư CSHT, Ban Giám sát xã sẽ đại diện cho cộng đồng

thực hiện nhiệm vụ giám sát với các hoạt động được triển khai tại cấp xã.

Việc giám sát các hoạt động liên quan đến Quỹ đầu tư phát triển sản xuất (Hoạt động

2.1.4) và Quỹ phát triển kinh doanh và Kết nối thị trường (THP 3.2) được thực hiện theo

quy định tại Cẩm nang hướng dẫn vận hành hai quỹ này.

3.4.2.1.2 Giám sát Kết quả của các Hợp phần/Tiểu hợp phần

Giám sát/đánh giá các kết quả của Dự án theo các chỉ số kết quả thống nhất của toàn Dự

án, được thực hiện ở tất cả các cấp. Những hướng dẫn chi tiết về phương pháp thu thập dữ

liệu, thời điểm thu thập, cách thức ghi nhận giá trị của các chỉ số Kết quả này được trình

bày chi tiết trong Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện Dự án.

BQLDA tỉnh chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu cấp tỉnh, tổng hợp dữ liệu (từ huyện) và

ghi nhận giá trị các chỉ số kết quả cho toàn Tỉnh và đưa vào các báo cáo định kỳ (hàng

năm) trình các cơ quan cấp trên tại Tỉnh, BQLDA TƯ và NHTG (xem phần Cơ chế báo

cáo dưới đây).

BQLDA huyện chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu cấp huyện, tổng hợp dữ liệu (từ xã)

và ghi nhận giá trị các chỉ số kết quả cho huyện và đưa vào báo cáo định kỳ (hàng năm)

trình BQLDA tỉnh.

BQLDA xã chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu và ghi nhận giá trị của các chỉ số (nếu áp

dụng) tại cấp xã và đưa vào báo cáo định kỳ (hàng năm) trình BQLDA huyện.

3.4.2.1.3 Giám sát thường niên của BQLDA TƯ và NHTG

BQLDA TƯ sẽ phối hợp với NHTG để thực hiện đoàn giám sát Dự án 6 tháng/ lần đối với

các Tỉnh. Việc giám sát thường niên này được thực hiện dưới hình thức các đoàn giám sát

thường niên và giám sát giữa kỳ (giữa năm thứ 3). Các khuyến nghị, góp ý, chỉ đạo của các

đoàn đánh giá sẽ hướng đến:

Dự báo mức độ hiện thực hóa mục tiêu và các tác động dự kiến, những hành động cần

thiết phải thực hiện;

Cải thiện các cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan tại cấp Tỉnh, huyện, xã (và

TƯ nếu có) để cải thiện tiến độ và chất lượng thực hiện Dự án;

Điều chỉnh các ưu tiên đầu tư hoặc các tiêu chí lựa chọn;

Điều chỉnh các hạng mục ngân sách;

Tính tuân thủ các quy định, quy trình quản lý Dự án;

Đánh giá các rủi ro, các rào cản mới nảy sinh và hướng khắc phục

Các cơ hội mới xuất hiện, cần phản ảnh kịp thời hoặc thích ứng từ phía Dự án.

Nguồn thông tin sẽ được thu thập trực tiếp tại cấp cộng đồng, xã, huyện và gián tiếp thông

qua các báo cáo của Dự án, báo cáo của Tư vấn độc lập, báo cáo kiểm toán, thủ tục xin

xem xét trước hoặc sau đối với các gói thầu.

Page 118: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

118

3.4.2.2 Công tác đánh giá Dự án

Như đã nhắc đến ở trên, công tác đánh giá Dự án chủ yếu do BQLDA TƯ chủ trì và điều

phối; BQLDA tỉnh tham gia hỗ trợ theo kế hoạch và chỉ đạo của BQLDA TƯ. Đánh giá

Dự án sẽ được thực hiện vào các thời điểm và tập trung vào các phương diện/tiêu chí đánh

giá sau:

Đánh giá

đầu kỳ BQL DA Tỉnh thực hiện với sự phối hợp của BQL DA huyện/xã trong việc tổ chức

khảo sát và ghi nhận các dữ liệu. Đánh giá đầu kỳ nhằm xác định các giá trị của các

chỉ số Kết quả của Dự án ngay trước khi các hoạt động can thiệp của Dự án được

thực hiện.

Đánh giá đầu kỳ có ý nghĩa quan trọng, là hoạt động khởi động của Hệ thống Giám

sát và đánh giá của Dự án. Sau khi các giá ban đầu của các chỉ số kết quả của Dự

án, công tác giám sát (như mô tả trên sẽ tiếp tục ghi nhận những giá trị biến đổi tại

các thời điểm khác nhau trong vòng đời của Dự án) nhờ đó, các cấp quản lý có thể

xác định được mức độ đạt đến giá trị mục tiêu (target) của cac chỉ số này vào cuối

kỳ Dự án. Đánh giá đầu kỳ giúp Dự án có thể so sánh được mức độ thay đổi mà Dự

án tạo ra và nhờ đó có thể khẳng định được Hiệu quả và tác động của Dự án vào

cuối thời gian Dự án.

BQL DA Tỉnh có thể tuyển dụng đơn vị tư vấn để thực hiện hoạt động này.

Đánh giá

giữa kỳ Đánh giá giữa kỳ do BQLDA TƯ và Nhà tài trợ phối hợp thực hiện, tập trung vào

các tiêu chí:

Hiệu suất Dự án;

Hiệu quả (mức độ hiện thực hóa hay tỷ lệ hiện thực hóa Mục tiêu Dự án; giá trị

giữa kỳ của các chỉ số Kết quả của Dự án; những can thiệp của Dự án đang

được triển khai dẫn đến hiện thực hóa Mục tiêu Dự án ở mức độ nào), bao gồm

tiến độ triển khai;

Sự phù hợp của các cơ chế vận hành Dự án;

Sự phối kết hợp giữa các bên hữu quan.

BQLDA TƯ và Nhà tài trợ có thể tuyển dụng đơn vị tư vấn độc lập để thực hiện

hoạt động này, tiến hành vào cuối năm thứ 2 thực hiện Dự án.

Đánh giá

cuối kỳ Đánh giá giữa kỳ do BQLDA TƯ và Nhà tài trợ phối hợp thực hiện, tập trung vào

các tiêu chí:

Sự phù hợp

Hiệu quả

Hiệu suất

Tác động

Tính bền vững

Sự phối kết hợp giữa các bên hữu quan

Các bài học/khả năng nhân rộng

BQL TƯ và Nhà tài trợ có thể tuyển dụng đơn vị tư vấn độc lập để thực hiện hoạt

động này, tiến hành trong vòng 3-6 tháng trước khi kết thúc Dự án.

Đánh giá

tác động Đánh giá giữa kỳ do BQLDA TƯ và Nhà tài trợ phối hợp thực hiện, tập trung vào

các tiêu chí:

Tác động đến giảm nghèo

Tác động về nguồn lực con người

Tác động về các nguồn lực khác (tài chính, khoa học kỹ thuật, vật chất, xã

hội)

Tác động về chính trị thể chế/chính sách

Page 119: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

119

Tác động về môi trường

BQL TƯ và Nhà tài trợ có thể tuyển dụng đơn vị tư vấn độc lập để thực hiện hoạt

động này, tiến hành sau khi kết thúc Dự án.

Đánh giá

chuyên đề BQLDA Tỉnh có thể lựa chọn các chủ đề/chuyên đề để tiến hành đánh giá. Cân

nhắc việc đánh giá về hiệu quả của:

Quỹ đầu tư phát triển sản xuất

Quỹ phát triển kinh doanh và Kết nối thị trường

CSHT kết nối

Quản lý rừng dựa vào cộng đồng

Sinh kế mới (lựa chọn)

BQL DA Tỉnh có thể tự thực hiện hoặc tuyển dụng đơn vị tư vấn độc lập để tiến

hành các đánh giá này. Thời gian triển khai nên sau khi các hoạt động, hoặc tiểu

hợp phần trên đã được triển khai, tạo ra kết quả nhất định.

3.4.2.3 Chế độ báo cáo

Các loại báo cáo chủ yếu do BQLDA các cấp lập và trình/gửi các cơ quan cấp trên, Nhà tài

trợ và BQLDA TƯ như được liệt kê trong bảng tổng hợp dưới đây.

Bảng 3. 2 Các báo cáo theo thời gian và cấp/cơ quan lập

STT Kỳ báo cáo Thời điểm trình Nơi nhận

Do BQLDA Tỉnh lập và trình (hoặc chịu trách nhiệm)

1 Báo cáo tháng Trong vòng 10 ngày làm việc

của tháng kế tiếp UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở

Tài chính, BQLDATƯ

2 Báo cáo Quý Trong vòng 15 ngày làm việc

của tháng đầu tiên của Quý kế

tiếp

UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở

Tài chính, NHTG,

BQLDATƯ

3 Báo cáo Năm 30 ngày làm việc đầu tiên của

năm kế tiếp UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở

Tài chính, NHTG,

BQLDATƯ

4 Báo cáo giữa kỳ Báo cáo dự thảo sẵn sàng 1 tháng

trước Đoàn Giám sát của

BQLDA TƯ và NHTG

UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở

Tài chính, NHTG,

BQLDATƯ

5 Báo cáo kết thúc

Dự án Báo cáo dự thảo sẵn sàng 1 tháng

trước ngày kết thúc Dự án; UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở

Tài chính, NHTG,

BQLDATƯ Báo cáo cuối cùng nộp trong

vòng 6 tháng kể từ ngày kết thúc

Dự án

6 Báo cáo kiểm

toán và Báo cáo

tài chính Dự án

hàng năm

Báo cáo được nộp chậm nhất sau

3 tháng kể từ ngày kết thúc năm

tài chính

UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở

Tài chính, NHTG,

BQLDATƯ

Do BQLDA huyện lập và trình (hoặc chịu trách nhiệm)

1 Báo cáo tháng Trong vòng 5 ngày làm việc của

tháng kế tiếp BQLDA tỉnh

Phòng TC&KH, Phòng

NN&PTNT

Page 120: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

120

2 Báo cáo quý Trong vòng 7 ngày làm việc của

tháng đầu tiên của Quý kế tiếp BQLDA tỉnh

Phòng TC&KH, Phòng

NN&PTNT

3 Báo cáo năm 15 ngày làm việc đầu tiên của

năm kế tiếp BQLDA tỉnh

Phòng TC&KH, Phòng

NN&PTNT

4 Báo cáo giữa kỳ Báo cáo dự thảo sẵn sàng 15

ngày trước Đoàn Giám sát của

BQLDA TƯ và NHTG

BQLDA tỉnh

Phòng TC&KH, Phòng

NN&PTNT

5 Báo cáo kết thúc

Dự án Báo cáo dự thảo sẵn sàng 20

tháng trước ngày kết thúc Dự án; BQLDA tỉnh

Phòng TC&KH, Phòng

NN&PTNT Báo cáo cuối cùng nộp trong

vòng 3 tháng kể từ ngày kết thúc

Dự án

6 Báo cáo kiểm

toán và Báo cáo

tài chính Dự án

hàng năm cấp

huyện

Báo cáo được nộp chậm nhất sau

2 tháng kể từ ngày kết thúc năm

tài chính

BQLDA tỉnh

Phòng TC&KH, Phòng

NN&PTNT

Do BQLDA xã lập và trình (hoặc chịu trách nhiệm)

1 Báo cáo tháng Trong vòng 3 ngày làm việc của

tháng kế tiếp BQLDA tỉnh

BQLDA huyện

2 Báo cáo quý Trong vòng 5 ngày làm việc của

tháng đầu tiên của Quý kế tiếp BQLDA tỉnh

BQLDA huyện

3 Báo cáo năm 10 ngày làm việc đầu tiên của

năm kế tiếp BQLDA tỉnh

BQLDA huyện

4 Báo cáo giữa kỳ Báo cáo dự thảo sẵn sàng 10

ngày trước Đoàn Giám sát của

BQLDA TƯ và NHTG

BQLDA tỉnh

BQLDA huyện

5 Báo cáo kết thúc

Dự án Báo cáo dự thảo sẵn sàng 10

ngày trước ngày kết thúc Dự án; BQLDA tỉnh

BQLDA huyện

Báo cáo cuối cùng nộp trong

vòng 2 tháng kể từ ngày kết thúc

Dự án

6 Báo cáo kiểm

toán và Báo cáo

tài chính Dự án

hàng năm cấp xã

Báo cáo được nộp chậm nhất sau

1 tháng kể từ ngày kết thúc năm

tài chính

BQLDA tỉnh

BQLDA huyện

Page 121: Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh tỉnh Quảng Ngãi – Lần thứ nhất

121

Tài liệu tham khảo

(2011). Ban Quản lý chương trình ISP. (2011). Đánh giá các hoạt động phát triển nông

nghiệp cho các nhóm hoạt động thuộc chương trình P135_II và ISP. Quảng Ngãi.

(2010). Báo cáo Đánh giá Độc lập về thể chế giữa kỳ .

(2011). Báo cáo Đánh giá hiệu quả các hoạt động Nâng cao năng lực.

(2011.) Báo cáo kết quả thực hiện Dự án năm 2011 và triển khai nhiệm vụ công tác 06

tháng đầu năm 2012 của Ban Quản lý Dự án KfW6 và kết quả khảo sát thực địa lần một,

tháng 7 năm 2012.

(2010). Báo cáo Kinh tế - Xã hội huyện Ba Tơ, t. Q.-2. (2010). UBND huyện Ba Tơ, tỉnh

Quảng Ngãi.

(2011). Báo cáo Kinh tế - Xã hội huyện Sơn Hà.

(2011). Báo cáo Kinh tế - Xã hội huyện Sơn Tây.

(2009). Báo cáo Kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Ngãi .

(2012). Báo cáo Kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Ngãi Quý I/2012.

(2011). Đề án Kinh tế - Xã hội, Định hướng đến 2020 huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.

(2004). Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng.

(2011). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 đến

2020 và tầm nhìn đến 2025.