báo cáo phân tích

71
Báo Cáo Phân Tích VHC Công Ty CPhần Vĩnh Hoàn

Upload: phamnguyenthanhthao

Post on 24-Jun-2015

1.016 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Báo Cáo Phân Tích

Báo Cáo Phân Tích

VHC – Công Ty Cổ Phần Vĩnh Hoàn

Page 2: Báo Cáo Phân Tích

2

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

Biểu đồ 1 : Biểu đồ giá (điều chỉnh)

Nguồn: www.cafef.vn

www.pthholding.com

Bảng 1 : Thông tin cổ phiếu ngày 12-09-2010

Giá CP (VND) 34,500

Số lƣợng CP niêm yết 46,209,063

Số lƣợng CP hiện đang lƣu hành 46,209,063

Giá cao nhất 52 tuần (VND) 28,200

Giá thấp nhất 52 tuần (VND) 50,000

Khối lƣợng CP giao dịch TB 10 phiên 73,375

Giá trị vốn hóa TT (tỉ VND) 1,594

Giá trị vốn hóa TT (triệu USD) 80,516

Sở hữu của NĐT nƣớc ngoài (%) 23.44

EPS (4 quý gần nhất) (VND) 4,700

P/E 7.34

Giá trị sổ sách (VND) 18,530

Nguồn: www.pthholding,com

Page 3: Báo Cáo Phân Tích

3

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

Mục Lục

Nội dung Trang

Phần 1: Tổng quan ............................................................................................................................4

I. Sơ lược về công ty ................................................................................................................4

II. Yếu tố chính trị-kinh tế-xã hội-kỹ thuật và tác động của chúng đến ngành khai thác, chế

biến và xuất nhập khẩu thủy hải sản Việt Nam ....................................................................5

III. Triển vọng ngành thủy sản – tầm nhìn 2015........................................................................11

IV. Phân tích SWOT .................................................................................................................16

V. Phân tích mô hình 5 lực lượng của Michael Porter .............................................................21

Phần 2: Phân tích tài chính...............................................................................................................27

A_Dữ liệu lịch sử .............................................................................................................................27

I. Nhóm chỉ tiêu về tính thanh khoản ......................................................................................27

II. Nhóm chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính .....................................................................................31

III. Nhóm chỉ tiêu về vòng quay tài sản .....................................................................................36

IV. Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận ..................................................................................................42

B_So sánh với các đại diện ưu tú của ngành ..................................................................................49

I. Vài nét về Hùng Vương và Minh Phú .................................................................................49

II. So sánh các chỉ tiêu của Vĩnh Hoàn, Hùng Vương và Minh Phú ........................................50

1. Nhóm chỉ tiêu đo lường tính thanh khoản .....................................................................50

2. Nhóm chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính ...............................................................................53

3. Nhóm chỉ tiêu về vòng quay tài sản ...............................................................................58

4. Nhóm các chỉ tiêu về lợi nhuận......................................................................................62

Phần 3: Dự báo và định giá ..............................................................................................................66

I. Phương pháp 1: P/E .............................................................................................................66

II. Phương pháp 2: chiết khấu cổ tức ........................................................................................67

III. Khuyến nghị nhà đầu tư .......................................................................................................70

Tài liệu tham khảo............................................................................................................................71

Page 4: Báo Cáo Phân Tích

4

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

PHẦN 1: TỔNG QUAN

I. SƠ LƢỢC VỀ CÔNG TY

Công Ty Cổ Phần Vĩnh Hoàn (HOSE : VHC), tiền thân là Công ty TNHH Vĩnh Hoàn, hoạt động

theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 5103000069 ngày 17 tháng 4 năm 2007, thay đổi

lần 1 ngày 11 tháng 2 năm 2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp cấp.

Hoạt động chính của công ty bao gồm :

- Nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, bảo quản thủy hải sản và các sản phẩm từ thủy hải sản.

- Mua bán thủy hải sản.

- Mua bán máy móc thiết bị, hóa chất, nông sản thực phẩm, súc sản, nguyên vật liệu phục

vụ sản xuất, chế biến thủy hải sản; chế biến thức ăn thủy sản.

- Sản xuất và mua bán thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản, thuốc thú y thủy sản. Các dịch

vụ thú y thủy sản (tư vấn sử dụng thuốc, thức ăn và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản).

- Kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái.

- Sản xuất bao bì giấy, in các loại.

- Xây dựng nhà các loại, kinh doanh bất động sản.

- Sản xuất và mua bán thức ăn thủy sản.

- Mua bán thủy hải sản.

- Sản xuất bao bì giấy.

- Thực hiện các dịch vụ thủy hải sản.

Những thành tựu của công ty :

- Tháng 2/2009 : nhận chứng chỉ AQUAGAP về nuôi trồng của tổ chức IMO – Thụy Sĩ.

- Tháng 3/2009 : nhận bằng khen của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn của cuộc

thi “the Seafood Prix d’Elite” tại Hội chợ Thủy sản Châu Âu năm 2009 (Brussels, Bỉ).

- Tháng 4/2009 : là công ty Việt Nam và công ty Châu Á lần đầu tiên và duy nhất vinh

hạnh nhận giải thưởng DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE cho sản phẩm SEAFOOD

HARMONY tại the Seafood Prix d’Elite (Hội Chợ Thủy Sản Châu Âu năm 2009).

- Tháng 4/2009 : nhận giải thưởng doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2008.

Page 5: Báo Cáo Phân Tích

5

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

- Ngày 10/7/2009 : phòng kiểm nghiệm của công ty đạt chứng chỉ ISO/IEC 17025:2005

- Tháng 8/2009 : nhận Giải Thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2009.

- Ngày 28/8/2009 : đạt mức thuế chống phá giá bằng 0% vào thị trường Mỹ theo kết quả sơ

bộ điều tra hành chính năm thứ 5 của Bộ Thương Mại Mỹ.

- Tháng 11/2009 : Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen về thành tích xuất sắc, đạt giải

thưởng DINH DƯỠNG và SỨC KHỎE tại Hội Chợ Thủy Sản Châu Âu năm 2009, góp

phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội và Bảo Vệ Tổ Quốc.

- Tháng 12/2009 : đạt Danh hiệu Chất Lượng Vàng Thủy Sản Việt Nam 2009 do Bộ Nông

Nghiệp và Phát triển Nông Thôn tổ chức

- Cuối tháng 4/2010: Đưa xí nghiệp chế biến thủy sản số 01 vào hoạt động, nhằm đáp ứng

nhu cầu tăng cường nguyên liệu xuất khẩu của công ty.

Hiện tại, VHC là công ty có quy mô khá lớn, đứng thứ 2 trong top 10 doanh nghiệp xuất

khẩu cá tra, cá basa và đứng thứ 3 trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn nhất Việt

Nam.

Kể từ khi niêm yết vào năm 2007, VHC đã không ngừng cải thiện,nâng cao chất lượng sản phẩm

và phát triển dây chuyền sản xuất cũng như bộ máy quản lý. Kim ngạch xuất khẩu của công ty

tăng trưởng ổn định. Năm 2009 đạt mức tăng trưởng 26% về lượng và 15% về giá trị bất chấp

khủng hoảng kinh tế và các biến động của thị trường.

II. YẾU TỐ CHÍNH TRỊ - KINH TẾ- XÃ HỘI – KĨ THUẬT VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA

CHÚNG ĐẾN NGÀNH KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP KHẢU THỦY HẢI

SẢN VIỆT NAM

1. Nhân tố chính trị:

Tình hình trong nước:

Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã kích thích sự phát

triển của ngành thủy sản trong nước, đồng thời cũng đặt ra cho ngành những thách thức lớn trong

việc hội nhập vào thị trường thế giới. Vì thế trong những năm vừa qua, lãnh đạo các cấp đã tổ

chức nhiều Hội nghị nhằm định hướng phát triển cho ngành thủy sản trong nước và đẩy mạnh

xuất khẩu trong trung và dài hạn. Trong đó có thể kể đến “Hội nghị về năng lực ngành thủy sản

và tác động của WTO” bàn về vấn đề quy hoạch vùng nuôi thủy sản và kết hợp người nuôi với

doanh nghiệp nhằm hướng đến sự phát triển bền vững. Bên cạnh đó, Thủ Tướng Chính Phủ đã

Page 6: Báo Cáo Phân Tích

6

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

phê duyệt đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020

với vốn đầu tư 1.340 tỷ đồng. Văn Phòng Chính Phủ cũng đã đồng ý đưa sản phẩm cá tra vào

nhóm sản phẩm chiến lược của quốc gia để có các chính sách ưu đãi phát triển bền vững và xây

dựng thương hiệu trên trường quốc tế.

Tuy nhiên từ ngày 01/9/2010, các doanh nghiệp thủy sản nhập khẩu nguyên liệu để tái

xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn bước đầu khi thông tư số 25/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn việc kiểm tra VSATTP đối với hàng hóa có nguồn

gốc động vật nhập khẩu có hiệu lực thi hành. Các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với khó khăn từ

nguồn cung bị thiếu hụt và áp lực tăng giá từ nhà cung cấp nguyên vật liệu ở nước ngoài.

Tình hình các nước nhập khẩu thủy sản:

Tình hình xuất khẩu cá tra, cá ba sa sang thị trường Nga đang có dấu hiệu trục trặc, do

một số cơ quan truyền thông nước này đưa ra những thông tin gây bất lợi đối với sản phẩm cá

tra, cá ba sa xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, ban điều hành xuất khẩu thủy sản vào Nga cũng

cho biết, khó khăn với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, ba sa vào thị trường này là Nga đang

siết chặt thủy sản nhập khẩu cùng với mùa vụ đánh bắt cá hồi sẽ bắt đầu từ tháng 9/2010, điều

này sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến mặt hàng cá xuất khẩu vào thị trường này. Cá tra cũng bị các

phương tiện truyền thông ở các nước Tây Ban Nha, Ý, Trung Đông đưa tin không trung thực

nhằm bảo hộ ngành thủy sản nội địa, làm ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ tại các thị trường

này.

Bên cạnh đó, từ năm 2010 trở đi, EU sẽ áp dụng quy định EC 1005/2008, theo đó các lô

hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường này sẽ phải cung cấp đầy đủ các thông tin truy xuất về

nguồn gốc. Việc này gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường

này do đặc điểm đánh bắt cá ở Việt Nam còn nhỏ lẻ, manh mún, với phương thức hoạt động

nay đây mai đó, vùng đánh cá đa dạng, không ổn định nên việc truy xuất nguồn gốc là không dễ.

Hơn nữa, nguyên liệu chế biến sản phẩm xuất vào EU bao gồm cả tự khai thác và nhập khẩu

nên thủ tục sẽ càng phức tạp. Phần lớn tầu đánh cá cũng như doanh nghiệp chế biến chưa nắm

được các thủ tục, hồ sơ nhằm đáp ứng các quy định nói trên. Như vậy, nguy cơ mất thị phần

quan trọng này là rất lớn.

Gần đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ có ý đồ đưa cá tra và cá basa của Việt Nam vào nhóm

hàng "catfish" để loại cá này phải chịu sự kiểm soát của các cơ quan quản lý chất lượng của Mỹ,

từ khâu nuôi trồng, chế biến, vận tải và bảo quản. Ngoài ra, chính sách chống bán phá giá của

Page 7: Báo Cáo Phân Tích

7

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

Mỹ vẫn còn nhằm vào các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thủy sản vào thị trường nước này.

Theo đó, nếu bị kết luận bán phá giá cá tra, cá basa vào Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị

đánh thuế từ 36%-68%.

2. Nhân tố kinh tế - xã hội

Năm 2009, ngành thủy sản Việt Nam trải qua một năm đặc biệt khó khăn. Khủng hoảng

kinh tế làm giảm nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường, nguồn nguyên liệu trong nước lại thiếu hụt

với chi phí tăng cao, cùng các rào cản về kỹ thuật và thuế quan ở các nước nhập khẩu. Năm

2009, Việt Nam xuất khẩu 607,7 nghìn tấn cá tra, basa sang 133 thị trường trên thế giới, đạt kim

ngạch 1,34 tỷ USD, giảm 7,6% về giá trị so với năm 2008. Số liệu này cho thấy cuộc khủng

hoảng kinh tế tài chính thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành nuôi trồng, chế biến và xuất

khẩu cá tra, basa Việt Nam. Sau giai đoạn của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và 2009,

kinh tế thế giới 2010 đang được kỳ vọng là sẽ đạt mức tăng trưởng dương, mặc dù không cao so

với những năm trước. Cụ thể, năm 2010, IMF dự báo nền kinh tế toàn cầu bắt đầu bước vào giai

đoạn đầu của quá trình hồi phục sau cuộc biến động. Trong khi đó, Liên Hiệp Quốc cho rằng

kinh tế thế giới năm 2010 sẽ tăng trưởng 3,1%, cao hơn so với mức 1,1% của năm 2009. Bên

cạnh đó, những chính sách hỗ trợ để chống lại sự suy thoái kinh tế sẽ tiếp tục được thực hiện

trong năm 2010, mặc dù ở mức độ vừa phải.

Tính chung kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2010 đạt 44,5 tỷ USD, tăng 19,7% so

với cùng kỳ năm 2009. Hoạt động xuất khẩu nông sản trong tám tháng đầu năm đã đạt nhiều kết

quả tốt, ngành nông nghiệp đã xuất siêu khoảng 3,7 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu nông, lâm và thủy

sản tháng 8 ước đạt 1,75 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này tám tháng đầu

năm lên mức 12,2 tỷ USD, tăng 20,1% so với cùng kỳ năm 2009, riêng giá trị xuất khẩu thủy sản

đạt 2.95 tỷ, tăng 12.9% so với cùng kỳ năm 2009. Trong khi đó, tổng giá trị nhập khẩu của các

mặt hàng nông, lâm, thủy sản và vật tư, nguyên liệu tám tháng đầu năm ở mức 8,5 tỷ USD, tăng

đến 28,9% so với cùng kỳ năm 2009. Điều này có thể gây áp lực làm tăng giá thành phẩm của

các mặt hàng sản xuất trong nước, trong đó phải kể đến mặt hàng thủy sản xuất khẩu

Theo kế hoạch của Bộ NN và PTNT, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong

năm 2010 ước tăng khoảng 7,1% so với năm 2009, đạt khoảng 4,5 tỷ USD – mức ngang bằng

với năm 2008. Năm 2010, theo nhận định của FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên

Hiệp Quốc), thị trường thuỷ sản thế giới vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức nhất là

khi nền kinh tế toàn cầu chưa thực sự thoát khỏi khủng hoảng. Chi tiêu tiêu dùng suy giảm, xu

Page 8: Báo Cáo Phân Tích

8

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

hướng tiết kiệm phổ biến sẽ thực sự là những trở ngại lớn cho quá trình hồi phục của thương mại

thuỷ sản toàn cầu. Đặc biệt, tại một số thị trường nhập khẩu thủy sản lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản,

triển vọng kinh tế được nhiều chuyên gia dự báo chưa mấy sáng sủa khi các chỉ tiêu kinh tế vĩ

mô đạt được trong năm 2009 còn thiếu tính bền vững, đặc biệt là tình trạng giảm phát ở Nhật và

tỷ lệ thất nghiệp ở mức kỷ lục tại Mỹ và EU sẽ là những nhân tố chính làm giảm nhu cầu tiêu

dùng và giảm giá.

Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn về rào cản thương mại, nhu cầu tiêu thụ từ các thị

trường sụt giảm, từ đầu năm đến nay Việt Nam vẫn xuất khẩu được trên 87 nghìn tấn tôm các

loại sang 78 thị trường trên thế giới, thu về 718 triệu USD, tăng 20,6% về khối lượng và 21,9%

về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là do xuất khẩu tôm Việt Nam trong nửa đầu

năm nay gặp một số thuận lợi nhất định. Giá xuất khẩu trung bình tôm Việt Nam sang hầu hết

các thị trường đều tăng từ 5 đến 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt sự cố tràn dầu tại vịnh

Mexico trong tháng 4/2010 đã khiến nhiều ngư trường khai thác thủy hải sản tại khu vực này

phải đóng cửa. Bên cạnh đó là việc nhiều nước xuất khẩu tôm lớn như Ấn Độ, Thái Lan mất mùa

khiến giá tôm xuất khẩu đang ở mức cao, tạo cơ hội cho nhiều nước trong đó có Việt Nam đẩy

mạnh xuất khẩu tôm sang Mỹ.

Thị trường châu Âu là một trong hai thị trường chính của ngành xuất khẩu thủy sản Việt

Nam. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản khẳng định từ đầu năm đến nay, sản lượng và

kim ngạch hải sản xuất khẩu vào thị trường châu Âu tuy có giảm nhưng không đáng kể. Sau cuộc

khủng hoảng nợ của các nước châu Âu, đồng Euro bắt đầu suy yếu, chỉ trong vòng năm tháng,

đồng Euro đã mất giá khoảng 15% giá trị so với đồng USD. Điều này đã gây nên áp lực giảm giá

đối với mặt hàng thủy sản trên thị trường châu Âu. Giá cá tra nguyên liệu trong nước vì thế cũng

giảm mạnh từ 17.000 đồng/kg hồi quý 1 xuống còn dưới 16.000 đồng/kg. Dưới áp lực giảm giá

trên thị trường châu Âu, các doanh nghiệp Việt Nam đang tích cực tìm kiếm những thị trường

tiềm năng như Bulgaria, Romania, Czech…hay khu vực Trung Đông, Trung Quốc. Hiện EU vẫn

là khối thị trường dẫn đầu về nhập khẩu thủy sản của nước ta, với giá trị trên 512 triệu USD.

Nhật Bản đứng thứ hai khi đạt 371,6 triệu USD, với mức tăng trưởng 34,4% về lượng và 22,39%

về giá trị so với bảy tháng đầu năm 2009..

Tại thị trường Nhật Bản, nhu cầu nhập khẩu cũng như tiêu dùng tôm của người dân nước

này phụ thuộc rất lớn vào những chuyển biến tích cực của nền kinh tế. Do vậy, xuất khẩu tôm

Việt Nam vào thị trường này sẽ khó có thể tăng mạnh. Tuy nhiên theo số liệu của Hải quan về

xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản 7 tháng đầu năm 2010 thì thủy sản là mặt hàng có kim

Page 9: Báo Cáo Phân Tích

9

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

ngạch cao nhất đạt 459.04 triệu USD. Ngoài ra, Nhật Bản vẫn là thị trường nhập khẩu tôm số

một của Việt Nam luôn giức mức ổn định trong suốt những tháng qua. Xuất khẩu tôm sang Nhật

Bản tăng 21,7% về lượng và 21% về giá trị. Đây chính là yếu tố quan trọng góp phần duy trì sức

tăng trưởng cho xuất khẩu tôm nửa đầu năm nay.

Đối với các nước trong khu vực, sự đầu tư mạnh mẽ trong việc mở rộng sản lượng, đa

dạng hóa chủng loại sản phẩm, tạo dựng và phát triển thương hiệu cho các mặt hàng thủy sản của

một số nước như Ấn Độ, Thái Lan, Indonexia, Philippine nhằm củng cố và bành trướng thị phần

tại một số thị trường nhập khẩu thủy sản lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản sẽ là thách thức rất lớn cho

các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Tại thị trường Mĩ, dự kiến tôm Việt Nam sẽ tiếp

tục phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ của tôm từ Thái Lan, Mêhicô, Inđônêxia ..

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, thị trường xuất khẩu thủy sản

đang phục hồi và khả năng sẽ hoàn thành chỉ tiêu 4,5 tỷ USD trong năm 2010. Tuy nhiên, các

doanh nghiệp đang đối mặt với việc lãi suất ngân hàng năm nay tăng cao, bình quân từ 12% -

16%/năm, cộng với giá điện, cước vận chuyển, bao bì, nhân công… đều tăng; trong khi giá xuất

khẩu chưa cải thiện được nhiều. Vì vậy lợi nhuận sẽ không đạt như kế hoạch, thậm chí có doanh

nghiệp đặt chỉ tiêu hòa vốn - ổn định thị trường và duy trì đối tác để chờ năm sau. Mặt khác, việc

Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá đồng Việt Nam với đôla Mỹ (USD) bình quân liên ngân hàng từ

mức 18.544 đồng lên mức 18.932 đồng/USD (tăng gần 2,1%) sẽ rất có lợi cho các DN xuất khẩu

thuỷ sản Việt Nam, bởi thông thường có tới 90% các hợp đồng xuất khẩu của các DN thủy sản

được thanh toán bằng đôla Mỹ. Bộ Công Thương dự báo, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm

2010 sẽ đạt khoảng 4,7 tỷ USD, nếu nhân với 500-600 đồng/USD chênh lệch tỷ giá thì số tiền

các DN xuất khẩu thủy sản nhận được sẽ tăng lên đáng kể.

Trước những diễn biến khả quan của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang kỳ vọng kinh tế

thế giới phục hồi kéo theo sự tăng cường của nhu cầu nhập khẩu hàng hóa nói chung và thủy hải

sản nói riêng. Đây sẽ là những tín hiệu khả quan hấp dẫn những doanh nghiệp kinh doanh xuất

khẩu thủy hải sản, mở rộng cơ hội kinh doanh và thực hiện mục tiêu lợi nhuận.

Về yếu tố xã hội, theo báo cáo của CBI (Centre for the Promotion of Imports from

developing countries), nhu cầu tiêu dùng thủy hải sản của các nước thuộc EU cao nhất đối với

người trong độ tuổi từ 50 trở lên. Trong đó, Châu Âu là lục địa có số dân già, chiếm khoảng hơn

30% dân số với số người có độ tuổi từ 50 trở lên. Đây chính là yếu tố quan trọng đối với xuất

khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này. Bên cạnh đó, cũng theo báo cáo của CBI về

thủy sản, tới 40% người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm từ 5-10%, 25% sẵn sàng trả trên 10% cho

Page 10: Báo Cáo Phân Tích

10

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

các sản phẩm thủy sản có chất lượng. Đây chính là một thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt

Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường lớn này.

3. Nhân tố tự nhiên

Với đường bờ biển dài hơn 3.200 km; Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trên biển

rộng hơn 1 triệu km2. Việt Nam cũng có vùng mặt nước nội địa lớn rộng hơn 1,4 triệu ha nhờ hệ

thống sông ngòi, đầm phá dày đặc. Vị trí địa lý và điều kiệntự nhiên thuận lợi giúp Việt Nam có

nhiều thế mạnh nổi trội để phát triển ngành công nghiệp thủy sản. Xuất khẩu thủy sản trở thành

một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Trữ lượng hải sản ở Việt Nam ước tính có

khoảng 4,2 triệu tấn và nguồn tái tạo là khoảng 1,73 triệu tấn. Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy

sản và cải thiện khả năng khai thác đánh cá xa bờ đã giúp sản lượng thủy hải sản Việt Nam

không ngừng tăng trong những năm qua.

Tuy nhiên, tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong những năm gần đây là một trở

ngại cho việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Do nhiệt độ trung bình tăng, dẫn đến nhiệt độ ao hồ

vượt quá nhiệt độ sống của tôm cá, đi kèm với đó là lượng ô xi trong nước giảm và các dịch bệnh

ngày càng phát triển.

Mặt khác, người nuôi trồng tôm cá còn đối mặt với mối lo từ những cơn lũ lớn khi mùa

mưa tới. Khi xảy ra mưa lớn, độ mặn trong các ao nuôi giảm xuống đột ngột vượt ra khỏi

ngưỡng chịu đựng làm cho tôm cá bị sốc, chết hoặc chậm lớn. Lũ xãy ra còn làm cho độ mặn các

vực nước gần bờ như các cửa sông giảm xuống, nghề nuôi nhuyễn thể, tôm cá, rong đề bị ảnh

hưởng nghiêm trọng.

4. Nhân tố kỹ thuật

Trở thành thành viên chính thức của WTO đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp Việt

Nam trong việc phát triển và ứng dụng các yếu tố công nghệ nhằm đảm bảo những yêu cầu về

rào cản kĩ thuật khi xuất khẩu. Những yếu tố cần thiết để các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam có

thể dễ dàng hơn khi xuất khẩu sản phẩm có thể kể đến bộ luật Farm Bills của Mĩ với các yêu cầu

về loại cá da trơn của Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế GLOBALGAP, chứng nhận xuất xứ thủy hải

sản IUU…

Áp dụng tiêu chuẩn Global GAP là điều thực sự cần thiết đối với các vùng nuôi thủy hải

sản. Global GAP là tiêu chuẩn của châu Âu được áp dụng một cách tự nguyện chứng nhận cho

các sản phẩm nông nghiệp trên toàn cầu. Mục tiêu của Global GAP là thiết lập một chuẩn mực

Page 11: Báo Cáo Phân Tích

11

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

trong sản xuất nông nghiệp cho nhiều loại sản phẩm khác nhau. Khi có giấy chứng nhận Global

GAP, giá trị thương hiệu cũng như niềm tin của khách hàng vào sản phẩm gia tăng lên rất nhiều.

Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi trồng tại Việt Nam hiện nay, áp dụng tiêu chuẩn Global GAP là

điều không dễ dàng gì. Đến thời điểm này, VN chỉ mới có một vùng nuôi tôm và 4 vùng nuôi cá

tra đạt tiêu chuẩn Global GAP.

Thêm vào đó, thị trường châu Âu còn có rất nhiều quy định nghiêm ngặt về an toàn vệ

sinh thực phẩm, khách hàng châu Âu không chỉ tìm hiểu kỹ điều kiện của cơ sở chế biến, kinh

doanh thủy hải sản mà họ còn muốn biết tường tận nguồn gốc của sản phẩm; mặc dù vậy các

doanh nghiệp của Việt Nam vẫn chưa ý thức rõ ràng về những thách thức mới này. Bên cạnh đó

một số thị trường khác như Nga và Mỹ cũng ngày càng khắt khe hơn, từ 1/10/2010, tất cả các

mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào Nga phải áp dụng theo Quy định vệ sinh dịch tễ và các tiêu

chuẩn SanPin 2.3.2.2603-10. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần nhanh chóng thích ứng mới

có thể thâm nhập sản phẩm sâu rộng vào đây.

Tiềm năng phát triển sản xuất, chế biến thủy sản của Việt Nam còn rất lớn. Tuy nhiên,

ngành thủy sản đang phải đối mặt với không ít áp lực, rào cản thương mại kỹ thuật của các nhà

nhập khẩu dựng lên ngày càng dày đặt, áp lực trước những vụ kiện chống bán phá giá đã gây

nhiều bất lợi cho xuất khẩu. Các doanh nghiệp cần mạnh dạn đầu tư trực tiếp cơ sở kinh doanh ở

nước ngoài để cung ứng sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.

III.TRIỂN VỌNG NGÀNH THỦY SẢN – TẦM NHÌN 2015:

1. Nhu cầu thuỷ sản dùng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi:

Tổ chức Nông Lương Liêp Hiệp quốc (FAO) dự báo tổng nhu cầu thuỷ sản và các sản

phẩm thuỷ sản trên thế giới sẽ tăng gần 50 triệu tấn, từ 133 triệu tấn năm 1999/2000 lên đạt 183

triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm, chậm lại chút ít so với tốc

độ tăng 3,1% mỗi năm của 20 năm trước đó. Nhu cầu thuỷ sản dùng làm thực phẩm sẽ chiếm

137 triệu tấn. Tiêu thụ thuỷ sản tính theo đầu người trên toàn cầu sẽ tăng bình quân 0,8% trong

giai đoạn đến năm 2015, giảm so với mức 1,5% đã đạt được trong 20 năm trước. Đến năm 2010,

trung bình mỗi người sẽ tiêu thụ 18,4 kg thủy sản mỗi năm, và 19,1 kg vào năm 2015, so với

16,1 kg năm 1999/2000. Tiêu thụ cá và sản phẩm cá bình quân đầu người dự báo sẽ đạt 13,7 kg

vào năm 2010 và 14,3 kg vào năm 2015, trong khi đó nhu cầu thuỷ sản có vỏ và các sản phẩm

nuôi khác sẽ đạt mức tương ứng 4,7 và 4,8 kg/người.

Page 12: Báo Cáo Phân Tích

12

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

Trong tổng lượng gia tăng nhu cầu thuỷ sản dùng làm thực phẩm (khoảng 40 triệu tấn),

có 46% mức tăng là do dân số tăng, 54% còn lại là do kinh tế phát triển và các nhân tố khác. Các

nước đang phát triển sẽ dẫn đầu về mức tăng nhu cầu tiêu thụ tính theo đầu người với mức tăng

dự kiến là 1,3%, trong khi đó tại các nước phát triển mức tăng nhu cầu tiêu thụ tính theo đầu

người bình quân mỗi năm giảm 0,2%.

Nhu cầu bột cá và dầu cá dự kiến mỗi năm sẽ chỉ tăng khoảng 1,1%/năm trong giai đoạn

từ 2000 đến 2010 và 0,5%/năm trong giai đoạn 2010 - 2015. Trong khi đó nhu cầu bột cá ở các

nước phát triển sẽ tăng 1,6% mỗi năm, ở các nước đang phát triển sẽ tăng 2,6%/năm cho tới năm

2010 và 1,4%/năm sau thời gian này. Khối lượng cá cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất bột cá

và dùng cho các mục đích phi thực phẩm khác sẽ đạt khoảng 45 triệu tấn vào năm 2015.

Tiêu thụ thuỷ sản của các nước đang phát triển tăng với nhịp độ cao hơn là do sự gia

tăng nhanh hơn về dân số và thu nhập. Đối với các nước phát triển những yếu tố hạn chế nhịp độ

tăng sản lượng chính là nhịp độ tăng dân số thấp hơn và mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu

người đã ở mức cao.

Cùng với sự khác biệt về nhịp độ tăng tiêu thụ thuỷ sản theo nhóm nước phát triển và

đang phát triển là sự thay đổi về cơ cấu tiêu thụ theo khu vực trong giai đoạn dự báo. Trong đó,

khu vực Đông Bắc Á, ngoại trừ Nhật Bản, sẽ có nhịp độ tăng tiêu thụ thuỷ sản cao nhất (khoảng

30%/năm); tiếp đến là khu vực các nước ASEAN và các nước châu Á khác; các nước Tây Âu,

Bắc Mỹ sẽ có nhịp độ tăng tiêu thụ thuỷ sản thấp nhất.

Do kết quả của việc cải cách hệ thống phân phối hàng thuỷ sản và do nhiều nguyên nhân

khác, ở các nước sẽ có xu hướng tăng tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản tại gia đình bên cạnh hệ thống

dịch vụ ăn uống công cộng, các nhà hàng, khách sạn... Thị phần của kênh tiêu thụ gia đình sẽ

tăng lên trong tổng tiêu thụ thuỷ sản của một khu vực thị trường.

2.Thị hiếu tiêu thụ:

Về thị hiếu, tiêu thụ thuỷ sản thế giới sẽ chuyển sang hướng tiêu dùng nhiều thuỷ sản

tươi, sống, đặc biệt là các loại có giá trị cao: giáp xác, nhuyễn thể, cá ngừ, cá hồi... Tỷ trọng dầu

cá, bột cá trong cơ cấu tiêu thụ vẫn ổn định, trong khi tỷ lệ tiêu thụ đồ hộp ngày càng giảm do

nguy cơ bị nhiễm chất hoá học từ sản phẩm đồ hộp gia tăng. Đồng thời, nhu cầu thực phẩm chế

biến nhanh tăng, đòi hỏi thời gian chế biến tối thiểu và hương vị phải đặc sắc như thực phẩm chế

biến tại gia. Yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng gia tăng và phổ biến rộng rãi trên khắp thế

giới.

Page 13: Báo Cáo Phân Tích

13

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

3. Triển vọng sản lƣợng:

Theo dự báo của FAO, tổng sản lượng thuỷ sản của thế giới sẽ tăng từ 129 triệu tấn năm

lên 159 triệu tấn vào năm 2010 và 172 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân

2,1%/năm trong giai đoạn đến 2010 và 1,6%/năm giai đoạn 2010 - 2015, chủ yếu nhờ tăng sản

lượng thuỷ sản nuôi. Trong 43 triệu tấn sản lượng dự kiến sẽ tăng từ năm 1999/2000 đến 2015,

ước tính 73% sản lượng gia tăng sẽ là thuỷ sản nuôi. Thuỷ sản nuôi dự kiến sẽ chiếm 27,5%

trong tổng sản lượng thuỷ sản toàn cầu vào năm 2015, tăng so với 27,5% năm 1999/2000. Sản

lượng đánh bắt dự kiến sẽ trì trệ trong giai đoạn dự kiến.

Sản lượng thuỷ sản tại các nước đang phát triển dự kiến sẽ tăng 2,7% một năm trong giai

đoạn dự báo, mức tăng này chỉ bằng một nửa so với mức tăng đã đạt được trong hai thập kỷ vừa

qua. Tại những nước này, thuỷ sản đánh bắt dự kiến chỉ tăng 1% một năm. Do vậy, phần lớn

mức sản lượng tăng sẽ là từ phía thuỷ sản nuôi, với sản lượng dự kiến tăng 4,1% một năm. Sản

lượng thuỷ sản đánh bắt ở các nước phát triển dự kiến có thể suy giảm trong giai đoạn dự báo.

Tỉ lệ các loại cá biển trong tổng sản lượng cá dự báo sẽ giảm từ 30,8% trong năm

1999/2000 xuống 24,5% vào năm 2015. Tương tự, tỉ lệ các loại cá tầng đáy sẽ giảm từ 16,2%

xuống 12,7%. Trái lại, tỉ lệ cá nước nước ngọt và cá nước lợ sẽ tăng từ 23,7% trong năm

1999/2000 lên 29,3% vào năm 2015, và phần của các loài giáp xác, thân mềm và chân đầu sẽ

tăng từ 20,5% lên 25,6%.

So sánh cung cầu dự kiến cho thấy nhu cầu thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản sẽ cao

hơn lượng cung tiềm năng. Tổng lượng thuỷ sản thiếu hụt sẽ là 9,4 triệu tấn vào năm 2010 và

10,9 triệu tấn vào năm 2015. Tình trạng thiếu hụt này sẽ không xảy ra nếu như có sự cân đối giữa

một bên là giá thuỷ sản tăng, cùng với sự dịch chuyển về nhu cầu tiêu thụ các loại thuỷ sản khác

nhau và một bên là sự dịch chuyển nhu cầu sang các loại thực phẩm giàu protein thay thế khác.

4. Triển vọng thƣơng mại thuỷ sản thế giới:

Theo dự báo của FAO, thương mại thuỷ sản thế giới đang tăng trưởng rất nhanh với 38%

sản lượng thuỷ sản được giao dịch quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu toàn cầu tăng 9,5% vào năm

2006, 7% năm 2007, lên đến con số kỷ lục 92 tỉ USD. Trung Quốc là nước xuất khẩu thuỷ sản

lớn nhất thế giới, với kim ngạch xuất khẩu đạt 9,7 tỷ USD. Đồng thời nước này đang tăng cường

nhập khẩu thuỷ sản, năm 2007 Trung Quốc đã chi 4,2 tỷ USD để nhập khẩu thuỷ sản cho mục

đích tái xuất.

Page 14: Báo Cáo Phân Tích

14

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

Các nước đang phát triển tiếp tục khẳng định vị trí của mình trong ngành thuỷ sản, chiếm

50% sản lượng thương mại thuỷ sản toàn cầu, chiếm 27% giá trị, tương đương 25 tỉ USD. Các

nước phát triển chiếm 80% tổng nhập khẩu thuỷ sản toàn cầu.

Mức xuất khẩu ròng thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản của các nước đang phát triển sẽ

đạt 10,6 triệu tấn vào năm 2010, nhưng sẽ giảm xuống còn 10,3 triệu tấn vào năm 2015, chủ yếu

là do nhu cầu nội địa gia tăng. Mỹ La tinh và Caribê sẽ tiếp tục là khu vực xuất siêu về thuỷ sản

lớn nhất, và Châu Phi, khu vực nhập siêu về thuỷ sản truyền thống sẽ trở thành khu vực xuất siêu

về thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản vào năm 2010.

Châu Á vẫn là khu vực nhập siêu về thuỷ sản tuy mức nhập siêu sẽ giảm đi do Trung

Quốc - vốn là nước nhập siêu thuỷ sản sẽ lại trở thành nước xuất siêu về thuỷ sản vào năm 2015,

chủ yếu là do sản lượng nuôi tiếp tục mở rộng. Nhập khẩu ròng thuỷ sản vào châu Á sẽ giảm từ

5,1 triệu tấn năm 1999/2000 xuống 4,8 triệu tấn vào năm 2015. Trái với xu hướng này, Trung

Quốc, dự kiến sẽ là nước nhập ròng với giá tương đối ổn định, dự kiến sẽ trở thành một nước xuấ

khẩu ròng cá vào năm 2015, chủ yếu bởi sản lượng nuôi thả tăng lên.

Các nước phát triển sẽ giảm lượng nhập siêu thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản xuống

còn khoảng 10,6 triệu tấn vào năm 2010 và khoảng 10,3 triệu tấn vào năm 2015. Xét theo khu

vực, Bắc Mỹ có thể sẽ tăng khối lượng nhập siêu từ 1,7 triệu tấn hiện nay lên 2,4 triệu tấn vào

năm 2015. Tây Âu dự kiến sẽ giảm lượng nhập siêu từ mức 2,6 triệu tấn hiện nay xuống còn

khoảng 0,2 triệu tấn vào năm 2015. Các nước phát triển khác, đáng chú ý là Nhật Bản, dự kiến sẽ

duy trì khối lượng thuỷ sản nhập khẩu như hiện nay.

5.Triển vọng giá:

So sánh các dự báo về cung và cầu thuỷ sản cho thấy nhu cầu sẽ vượt cung trong tương

lai. Lượng thiếu cung các loại thuỷ hải sản sẽ lên tới 9,4 triệu tấn vào năm 2010, và 10,9 triệu tấn

vào năm 2015.

Nguồn cung thiếu hụt sẽ khiến mức giá thuỷ sản gia tăng trong những năm tới. Mức tăng

giá thực tế này sẽ có tác động mạnh tới những người tiêu dùng có thu nhập thấp. Đồng thời, sự

gia tăng giá thành sản xuất chế biến do tăng chi phí khai thác nguyên liệu và tăng giá lao động sẽ

là những yếu tố tiếp tục duy trì xu hướng gia tăng về giá thuỷ sản. Tuy nhiên, xu hướng tăng giá

thuỷ sản sẽ không lớn do thuỷ sản là nhóm hàng thực phẩm có khả năng thay thế lớn (giữa các

loại thuỷ sản với nhau). Thêm vào đó, do tính cạnh tranh cao trên thị trường, các nhà cung cấp

thuỷ sản vẫn sử dụng giá như vũ khí lợi hại để chiếm lĩnh thị trường, nên xu hướng tăng giá trên

Page 15: Báo Cáo Phân Tích

15

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

thị trường thế giới cũng bị hạn chế. Cần lưu ý rằng, cạnh tranh về giá chủ yếu phát huy tác dụng

tại thị trường các nước đang phát triển, các thị trường mới, trong khi tại các nước phát triển, an

toàn vệ sinh thực phẩm mới là yếu tố quyết định đến sức cạnh tranh của sản phẩm. Dự báo, giá

các loại thuỷ sản sẽ tăng khoảng 3% vào năm 2010 và 3,2% vào năm 2015.

Giá các loại thuỷ sản tăng sẽ có ảnh hưởng lớn tới người tiêu dùng có thu nhập thấp. Do

giá tăng, tiêu thụ cá các loại trên toàn cầu sẽ ở mức 165,2 triệu tấn vào năm 2010, thấp hơn 3,1

triệu tấn so với dự báo về nhu cầu trong trường hợp giá tương đối ổn định. Tương tự, tổng tiêu

thụ cá vào năm 2015 sẽ ở mức 179 triệu tấn, tương đương với mức nhu cầu giảm 3,8 triệu tấn.

Mặt khác, nguồn cung cá cá loại trên toàn cầu, được kích thích bởi giá cao, sẽ tăng tương ứng 6,3

triệu tấn và 7,1 triệu tấn vào cuối mỗi giai đoạn dự kiến.

6. Triển vọng ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam:

Ngành thủy sản Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 1998-2008 (trung

bình 18%/năm) và chỉ suy giảm trong năm 2009 trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. Với

việc kinh tế thế giới hồi phục lại trong năm 2010, ngành thủy sản sẽ có nhiều cơ hội để lấy lại đà

tăng trưởng của mình. Đây là ngành mang lại giá trị xuất khẩu cao, lại là ngành nông nghiệp nên

sẽ dành được sự quan tâm, hỗ trợ rất lớn từ phía nhà nước.

Kế hoạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm 2010 ở mức khá thận trọng là 4.5

tỷ USD. Việc phá giá đồng VND vào cuối năm 2009 và đầu năm 2010 sẽ là yếu tố tích cực đối

với các doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có thủy sản. Tuy nhiên những rủi ro của ngành vẫn còn

đó, nhưng dưới những hình thức khác. Bên cạnh những khó khăn kéo dài về thiếu nguyên liệu và

cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu, rào cản đáng chú ý trong năm 2010 là việc EU thực

hiện quy định về truy xuất nguồn gốc (IUU) từ 1/1/2010, nhưng việc này sẽ tạo lợi thế cho ngành

nuôi trồng (đa số các công ty thủy sản đang niêm yết trên sàn dựa vào nguồn nguyên liệu nuôi

trồng) so với ngành đánh bắt thủy sản. Thêm vào đó, khả năng Mỹ sẽ phân loại cá tra vào chủng

loại catfish vẫn là một rủi ro tiềm ẩn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Với một vài doanh

nghiệp lớn và rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ trong ngành, việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp

sẽ là một giải pháp tốt để giải quyết sự manh mún trong ngành cũng như tạo ra một môi trường

cạnh tranh lành mạnh hơn. Ngoài ra thì điều này cũng giúp các doanh nghiệp xuất khẩu có sức

mạnh thị trường tốt hơn và kiểm soát được nguồn nguyên liệu, cũng như tận dụng được lợi thế

kinh tế từ quy mô.

Page 16: Báo Cáo Phân Tích

16

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

Đối với ngành cá tra, cạnh tranh vẫn tiếp tục quyết liệt, không hẳn là giữa các doanh

nghiệp lớn, mà chủ yếu là từ các nhà máy nhỏ lẻ sản xuất các sản phẩm chất lượng thấp để có thể

bán với giá rất thấp. Mặc dù các hành động cạnh tranh thiếu lành mạnh này khó có thể kéo dài,

nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới và sẽ là rào cản

chính cho việc mở rộng thị trường cũng như tăng giá xuất khẩu. Hiện tại năng lực chế biến cá tra

tại Việt Nam khá cao, và khó có khả năng tăng trưởng trong năm nay. Thay vào đó thì các doanh

nghiệp sẽ cố gắng khép kín chu trình sản xuất chế biến, ví dụ bằng cách xây dựng thêm các nhà

máy chế biến phụ phẩm. Về thị trường xuất khẩu, thị trường Nga có khả năng tăng trưởng tốt do

xuất khẩu vào thị trường này đóng cửa trong nửa đầu năm 2009, trong khi thị trường Mỹ vẫn

tiềm ẩn rủi ro từ khả năng xếp cá tra vào chủng loại catfish. Các thị trường mới của năm 2010 có

thể là Nam Mỹ (ví dụ Brazil, Ecuador) và thị trường Nhật Bản vẫn còn bỏ ngỏ.

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm, cạnh tranh sẽ ở mức thấp hơn khi mà CTCP

thủy hải sản Minh Phú (MPC) vẫn tiếp tục dẫn đầu với khoảng cách khá xa so với các doanh

nghiệp còn lại. Vấn đề thiếu nguyên liệu vẫn là rủi ro chính của ngành. Không giống như ngành

cá tra, khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm ở mức thấp

(khoảng 10%, trong khi các doanh nghiệp cá tra lớn như HVG, VHC ở mức 40-50%). Vấn đề thị

trường không phải là quá khó khăn, khi đa số các doanh nghiệp xuất khẩu lớn đều có mức thuế

bán chống phá giá xấp xỉ 0%, do đó việc nộp đơn kiện của Việt Nam lên WTO sẽ không có ảnh

hưởng nhiều tới các doanh nghiệp này trong ngắn hạn. Tôm sú tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu

chính, còn tỷ trọng của tôm thẻ chân trắng tiếp tục tăng. Đột biến sẽ khó xảy ra, nhưng do ngành

tôm của Việt Nam có vị thế khá bền vững, chúng tôi cho rằng vẫn sẽ có tăng trưởng dương.

IV.PHÂN TÍCH SWOT

Điểm mạnh Điểm yếu

- Chất lượng sản phẩm nổi trội so với đối thủ cạnh tranh

- Chất lượng phục vụ khách hàng và quản lý quan hệ với cổ

đông tốt

- Thương hiệu danh tiếng, có vị thế và uy tín

- Gia tăng giá trị nhờ phát triển tích hợp chuỗi giá trị và tiềm

năng từ những dự án mới

- Tăng trưởng bền vững và ổn định

- Chưa có trại nuôi con giống

- Chưa tối đa hóa công suất

của các nhà máy chế biến do

thiếu hụt nguyên liệu đầu vào

- Công suất hiện tại của công

ty khá nhỏ

Page 17: Báo Cáo Phân Tích

17

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

Cơ hội Thách thức

- Đề án của Chính phủ về u hoạch hát triển sản xuất v

ti u thụ cá tra V ng Đồng ng sông C u ong đến năm 2010

định hướng đến năm 2020.

- Đạt mức thuế chống phá giá 0% vào thị trường Mỹ theo kết

quả điều tra hành chính lần thứ 5 của Bộ thương mại Mỹ.

- Cơ hội tăng sản lượng ở thị trường Mỹ do thảm họa tràn dầu

- Tỷ giá VND/USD tăng có lợi cho xuất khẩu

- Khó khăn về chính sách bảo

hộ, rào cản kỹ thuật

- Rủi ro do biến động tỷ giá

1. Điểm mạnh:

1.1.Chất lƣợng sản phẩm nổi trội so với đối thủ cạnh tranh

Chất lượng các sản phẩm của Vĩnh Hoàn hiện nay vượt xa hầu hết các đối thủ và giúp công ty

chiếm lĩnh phân khúc cao cấp của thị trường cá tra phi lê. Ngoài sản phẩm chính là cá tra phi- lê,

Vĩnh Hoàn còn cung cấp nhiều loại sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra.

Chính sách chất lượng nổi trội với những khoản chi lớn vào hệ thống quản lý chất lượng

giúp thu hút được nhiều khách hàng quan tâm, nhận được nhiều đơn đặt hàng, ngay cả trong bối

cảnh suy thoái kinh tế hiện nay, qua đó gia tăng uy tín cho công ty và giúp thâm nhập vào hệ

thống siêu thị của các nước phát triển với giá cao.

Hiện nay Vĩnh Hoàn đạt được nhiều chứng chỉ uy tín về chất lượng thủy sản như Global

Gap, HACCP, ISO, AQUAGAP, Chứng nhận cơ sở chế biến thủy sản theo chương trình

kiểm soát của Bộ Thương mại Mỹ …

1.2.Chất lượng phục vụ khách hàng và quản lý quan hệ với cổ đông tốt

Chất lượng phục vụ khách hàng tốt, tập trung vào tăng cường chất lượng sản phẩm, áp

dụng công nghệ trang trại xanh thân thiện với môi trường. Công ty chú trọng tới quan hệ với cổ

đông, đặc biệt là công tác báo cáo và duy trì quan hệ.

1.3.Thương hiệu danh tiếng, có vị thế và uy tín

Vĩnh Hoàn là một trong số 4 công ty xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt được chứng chỉ

chất lượng vùng nuôi AQUAGAP di tổ chức IMO của Thụy Sĩ cấp, là doanh nghiệp thủy sản

duy nhất cho đến nay đạt Chứng nhận cơ sở chế biến thủy sản theo chương trình kiểm soát

Page 18: Báo Cáo Phân Tích

18

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

của Bộ Thương mại Mỹ - chương trình kiểm tra và đánh giá thủy hải sản nổi tiếng và lớn nhất

tại Mỹ, đồng thời là một trong năm doanh nghiệp nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn Global GAP – tấm

giấy thông hành quan trọng khi thâm nhập vào các thị trường khó tính ở châu Âu.

Công ty đã xây dựng được hình ảnh, thương hiệu nhà cung cấp uy tín trong lòng khách

hàng bằng việc luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm, khả năng truy xuất và thực hiện đúng các

điều khoản trong hợp đồng.

Năm 2009, Vĩnh Hoàn đã vươn lên thành doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn thứ hai Việt

Nam, qua đó gia tăng vị thế và uy tín với khách hàng. Vị thế này tạo điều kiện cho Vĩnh Hoàn

thâm nhập sâu hơn vào các thị trường cũ và mới, nhất là các thị trường khó tính, giúp công ty ở

vị trí thương lượng dễ hơn với khách hàng về giá. Do đó Vĩnh Hoàn được đánh giá là chịu tác

động ít nhất của tình trạng cạnh tranh phá giá hiện nay.

1.4.Gia tăng giá trị nhờ phát triển tích hợp chuỗi giá trị và tiềm năng từ những dự án mới

Công ty chỉ tập trung duy nhất vào năng lực cốt lõi và đa dạng hóa về tích hợp theo chiều

dọc. Quy trình sản xuất là vòng tròn khép kín từ nuôi cá, khai thác cá, chế biến và các phụ phẩm

cho phép kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, tăng năng suầt và cải thiện hiệu

quả lợi nhuận trong bối cảnh nguồn nguyên liệu thuỷ sản khan hiếm và giá nguyên liệu tăng cao.

Vĩnh Hoàn đang phát triển dự án Collagen – sản phẩm từ phụ phẩm da cá- và nuôi trồng,

xuất khẩu cá Chẽm, dự kiến sẽ tăng lợi nhuận lên 40 tỷ đồng/năm. Vĩnh Hoàn cũng đang phát

triển sản phẩm mới là cá chẽm phi lê xuất khẩu có lợi nhuận cao hơn so với cá tra thông thường.

1.5.Tăng trưởng bền vững và ổn định

Năm 2008, Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp chế biến cá tra lớn thứ ba Việt Nam. Từ năm

2009, Vĩnh Hoàn đã vượt lên vị trí thứ 2, đồng thời hiện đang là doanh nghiệp xuất khẩu đứng

thứ 3 cả nước về kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2010, Vĩnh

Hoàn đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong tổng số hơn 200 doanh nghiệp cá tra của Việt Nam,

chiếm lĩnh 40% thị trường Mỹ. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, tốc độ tăng trưởng trung

bình ấn tượng 20% chứng tỏ sự phát triển mạnh và ồn định của doanh nghiệp.

Page 19: Báo Cáo Phân Tích

19

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

2. Điểm yếu:

2.1. Chƣa có trại nuôi con giống

Mặc dù kiểm soát tốt việc truy xuất nguồn gốc của con giống, song việc chưa có các trại

nuôi con giống riêng làm gia tăng chi phí sản xuất, đồng thời không tối đa hóa được chất lượng

của sản phẩm.

2.2.Chưa tối đa hóa công suất của các nhà máy chế biến do thiếu hụt nguyên liệu đầu vào

Hiện nay Vĩnh Hoàn có 6 vùng nuôi trồng là Tân Hòa, Tân Thuận Tây, Tân Thuận Đông,

Cồn Tân Thạnh, Mỹ Xương, Bình Thạnh với tổng diện tích là 140ha, phân bố tại các tỉnh Đồng

Tháp và An Giang. Tuy nhiên, các vùng nuôi trồng này mới chỉ cung cấp 45.000 tấn cá nguyên

liệu/năm, đáp ứng 33% nhu cầu nguyên liệu của các nhà máy khi chạy tối đa công suất. Phần

nguyên liệu còn lại Vĩnh Hoàn phải thực hiện mua từ các nguồn bên ngoài. Điều này gây khó

khăn trong việc kiểm soát chi phí đầu vào do giá cả thị trường biến động hoặc thiếu hụt nguyên

liệu do những vấn đề khác như : mất mùa, dịch bệnh, nông dân quay lưng với nghề nuôi trồng

thủy sản…

Vĩnh Hoàn cũng ý thức được các mặt hạn chế của mình và trong dài hạn, công ty đã lên

kế hoạch đầu tư trại cá giống rộng 20ha và mở rộng vùng nuôi trồng thêm 50-70ha.

2.3.Công suất hiện tại của công ty khá nhỏ

So với các đối thủ cạnh tranh chính trong ngành là ANV (CTCP Nam Việt) và AGF(

CTCP thủy sản An Giang), công suất của công ty khá nhỏ. Do đó về lâu dài, công ty sẽ không có

được lợi thế về quy mô trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

3. Cơ hội:

3.1.Đề án của Chính phủ về Qu hoạch Phát triển sản xuất v ti u thụ cá tra V ng Đồng

ng sông C u ong đến năm định hướng đến năm 2020.

Đề án đưa ra mục tiêu Phát triển nuôi chế biến tiêu thụ cá tra thành ngành kinh tế quan

trọng của thủy sản Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thân thiện với môi

trường. Sản phẩm cá tra phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu góp phần giải quyết việc

làm, tăng thu ngoại tệ cho đất nước . Với tư cách một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất

Page 20: Báo Cáo Phân Tích

20

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

khẩu cá tra, Vĩnh Hoàn chắc chắn sẽ nhận được sự hỗ trợ trực tiếp lẫn gián tiếp từ phía Chính

phủ.

3.2.Đạt mức thuế chống phá gia 0% vào thị trường Mỹ theo kết quả điều tra hành chính lần

thứ 5 của Bộ thương mại Mỹ.

Sau nhiều đợt kiểm tra, Bộ thương mại Mỹ đã khẳng định 4 doanh nghiệp thủy sản Việt

Nam gồm QVD, Vĩnh Hoàn, Samefico, Cadovimex II không bán phá giá cá tra tại thị trường

Mỹ. Cũng trong kết luật này, Vĩnh Hoàn được hoàn trả tiền thuế phá giá đã đóng trước đó

(khoảng 1.6-1.7 triệu USD).

3.3.Cơ hội tăng sản lượng ở thị trường Mỹ do thảm họa tràn dầu

Thảm họa tràn dầu tại vịnh Mexico hồi cuối tháng 4-2010 khiến thị trường Mỹ thiếu hụt

một lượng cung lớn thủy sản khai thác từ vùng biển này và thủy sản nhập khẩu sẽ là nguồn thay

thế. Đây là cơ hội cho Vĩnh Hoàn hiện đang đứng đầu trong thị trường xuất khẩu cá tra sang Mỹ

nâng sản lượng.

3.4.Tỷ giá VND/USD tăng có lợi cho xuất khẩu

Nhằm góp phần thúc đẩy xuất khẩu, tăng cường nhập khẩu, qua đó kiềm chế nhập siêu,

ngày 17/8, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa

đồng Việt Nam với USD, áp dụng cho ngày 18/8, từ mức 18.544 đồng/USD lên mức 18.932

đồng/USD, qua đó đẩy tỷ giá VND/USD trên thị trường lên ngưỡng 19.500VND/USD. Đây

được coi là cơ hội lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu nói chung, và Vĩnh Hoàn nói riêng.

4. Thách thức:

4.1. Khó khăn về chính sách bảo hộ, rào cản kỹ thuật

Nga, thị trường lớn của xuất khẩu cá tra, cá basa nói chung và Vĩnh Hoàn nói riêng, đang

ngày càng có những quy định khắt khe hơn về chất lượng thủy sản nhập khẩu vào nước này.

Chẳng hạn như từ 1/10/2010, tất cả các mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào Nga phải áp

dụng theo Quy định vệ sinh dịch tễ và các tiêu chuẩn SanPin 2.3.2.2603-10. Trong đó, có một số

điều khoản bổ sung như khi chế biến cá philê có sử dụng các phụ gia thực phẩm thì tỷ lệ độ ẩm

trong philê sau khi tan lớp mạ băng không được vượt quá 86% khối lượng của cá philê.

Page 21: Báo Cáo Phân Tích

21

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

Mỹ: Năm 2008, quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật Farm Bill với những tiêu chuẩn nuôi

trồng khắt khe cho cá tra, cá basa bán vào Mỹ, giống như điều kiện nuôi cá tại Mỹ trong trường

hợp hai loại cá này xếp vào loài cá da trơn (catfish), ví dụ như phải nuôi ở ao nông, có nước

giếng khoan… khác hẳn môi trường nuôi thả tự nhiên trên sông Mê Kông hiện tại của nông dân

Việt Nam.

Vấp phải các chính sách bảo bộ ngành thủy sản trong nước của các nước như Tây Ban

Nha, Italy, Nga, các nước Trung Đông,..

4.2.Ngu cơ ị áp thuế chống bán phá giá ở thị trường Mỹ chưa iến mất

Mặc dù hiện nay VHC đang được hưởng mức thuế chống bán phá giá 0% nhưng thực tế

Bộ Thương mại Mỹ vấn duy trì chế độ kiểm tra định kì với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt

Nam. Nếu việc chống bán phá giá của Bộ thương mại Mỹ xuất phát từ mục đích bảo hộ thương

mại thì việc VHC tăng cường xuất khẩu sang Mỹ sẽ càng làm tăng nguy cơ VHC một lần nữa

chịu mức thuế chống bán phá giá tại thị trường này.

4.3. Sức mua sụt giảm do khủng hoảng kinh tế

Nhu cầu thuỷ sản toàn cầu (nhất là nhu cầu đối với các sản phẩm giá trị cao) giảm do suy

thoái kinh tế. Khủng hoảng kinh tế có thể diễn ra ở châu Âu, khủng hoảng kép tại Mỹ, các thị

trường quan trọng của Vĩnh Hoàn làm sức mua của các thị trường này sụt giảm.

4.4.Rủi ro do biến động tỷ giá

Biến động tăng tỷ giá VND/USD có thể là cơ hội cho xuất khẩu, nhưng cũng đồng thời là rủi ro

do Vĩnh Hoàn hiện có một số đáng kể khoản vay bằng USD và EURO. Nếu không cẩn thận,

Vĩnh Hoàn có thể phải ghi nhận những khoản lỗ do biến động tỷ giá.

V.PHÂN TÍCH MÔ HÌNH 5 LỰC LƢỢNG CỦA PORTERS

1. Sức mạnh của nhà cung cấp : Trung bình

Hiện nay nguồn nguyên liệu cá tra, basa được cung cấp cho nhà máy của công ty theo các

hình thức sau:

- Từ trại nuôi của công ty.

- Đầu tư, hợp tác nuôi theo chương trình, bao tiêu và phân chia lợi nhuận với một số người

nuôi.

- Ký hợp đồng mua cá từ người nuôi.

Page 22: Báo Cáo Phân Tích

22

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

Trong đó, nguồn cung chủ yếu chính là từ những trại nuôi cá do công ty đầu tư với sản

lượng chiếm khoảng 70% nhu cầu sản xuất, phần còn lại từ nguồn cung bên ngoài chiếm khoảng

30%. Điều này cho phép VHC duy trì một nguồn cung ổn định đủ đáp ứng cho quá trình sản xuất

của mình, ít chịu sự biến động về giá cả và sự cạnh tranh của các công ty đối thủ trên thị trường

nguyên liệu. Đồng thời, với những trại nuôi cá được đầu tư hiện đại và quy mô, chất lượng

nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty cũng được bảo đảm thông qua dây chuyền nuôi trồng,

khai thác, vận chuyển được kiểm soát chặt chẽ, nhẳm đáp ứng những yêu cầu cao của các thị

trường khó tính trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nga, Úc,…

Trại nuôi:

VHC hiện nắm giữ 69.8% sở hữu Công ty Cổ phần thức ăn thuỷ sản Vĩnh Hoàn 1 có

công suất 70.000 tấn/năm. Trong 2009, VHC đã đầu tư nâng công suất nhà máy này lên gấp đôi

và đưa vào hoạt động từ tháng 1/2010, có khả năng cung cấp khoảng 50% nhu cầu nguyên liệu

cho VHC.

Ngoài ra VHC còn có 6 vùng nuôi là Tân Hoà, Tân Thuận Tây, Tân Thuận Đông, Cồn Tân

Thạnh, Mỹ Xương, Bình Thạnh với tổng diện tích là 140ha, phân bố tại Đồng Tháp và An

Giang, có khả năng cung cấp 45.000 tấn cá nguyên liệu/ năm, tương đương 20% nhu cầu nguyên

liệu. Trong đó, Tân Hoà, Cồn Tân Thạnh, Tân Thuận Tây, Mỹ Xương đuợc cấp chứng nhận đạt

tiêu chuẩn Aqua Gap của Thụy Sỹ.

Nguồn bên ngoài:

Do các nhà máy không thể tự tạo 100% nguồn nguyên liệu nên phải liên kết với những

người nuôi có diện tích và vốn lớn. Việc liên kết trên nhằm chia sẻ rủi ro và giảm bớt phần vốn

DN phải bỏ ra, tạo được chuỗi liên kết giữa các bên trong bối cảnh nguồn vốn vay ngân hàng lãi

suất vẫn cao và khó vay.

Tuy vậy, có một thực tế đang diễn ra cho ngành nói chung và cho VHC nói riêng là

nguồn cung nguyên liệu tuy thừa nhưng vẫn thiếu. Đó chính là do sự mất cân đối trong cơ cấu

nguồn cung: Thừa cá thịt đỏ, dư cá cỡ lớn trong khi cá thịt trắng, cỡ 800g/con lại khan hiếm.

2.Sức mạnh của khách hàng : Cao

Hoa Kỳ và EU là 2 thị trường trọng yếu, chiếm phần lớn tỷ trọng xuất khẩu của VHC.

Trong 6 tháng đầu năm 2010, thị trường Mỹ chiếm 40% trong tổng doanh thu của VHC.

Vào tháng 8 năm 2009, Bộ Thương mại Mỹ đã quyết định áp thuế chống bán phá giá 0% cho sản

phẩm cá tra, cá basa xuất khẩu vào thị trường này. Do đó các công ty nhập khẩu sản phẩm của

Page 23: Báo Cáo Phân Tích

23

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

VHC sẽ không phải đặt cọc bằng tiền mặt cho những chuyến hàng sau này. Doanh thu xuất khẩu

vào thị trường Hoa kỳ có xu hướng tiếp tục tăng, giúp công ty có thể đạt được kế hoạch kinh

doanh đề ra cho năm nay.

Bên cạnh đó, việc thành lập Vinh Hoan (USA) Incorporated tại bang California, Hoa Kỳ - công

ty con với 100% vốn của VHC cũng góp phần giúp đẩy mạnh việc thâm nhập và khai thác thị

trường lớn nhất thế giới này.

Biểu đồ 2: Tỉ lệ thị trường xuất khẩu qua các năm

Nguồn: Báo cáo thường niên VHC 2009

Trong khi đó, doanh thu xuất khẩu vào thị trường EU chỉ còn chiếm 33%, giảm mạnh

18% so với cùng kỳ 2009. Tuy nhiên, nếu xét về mặt tỷ trọng xuất khẩu của VHC thì có thể thấy

thị trường Châu Âu đang dần nổi lên và đã vượt mặt Hoa Kỳ (xem trên đồ thị). Điều này chứng

tỏ công ty đã và đang thực hiện thành công việc điều chỉnh lại cơ cấu thị trường, cân đối hơn tỷ

trọng giữa 2 thị trường Hoa Kỳ, đồng thời bắt đầu thâm nhập vào thị trường Nga (5%).

Page 24: Báo Cáo Phân Tích

24

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

Bảng 2: Doanh thu xuất khẩu cá tra của VHC

Nguồn: Báo cáo thường niên VHC 2009

Tuy nhiên, việc 2 thị trường khó tính là Mỹ và EU chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất

khẩu đã khiến cho VHC bị lệ thuộc mạnh vào chính sách nhập khẩu ở 2 thị trường này.

3.Cạnh tranh từ các doanh nghiệp khác trong ngành : Cao

Thị trường xuất khẩu thủy hải sản nói chung và xuất khẩu cá tra, basa nói riêng của Việt

Nam đang phát triển nhanh chóng. Ngày càng nhiều những công ty ra đời và dần khẳng định vị

trí thương hiệu của mình không chỉ trong nước mà còn vươn ra tầm thế giới. Những cái tên có

thể được xem là đối thủ cạnh tranh với VHC bao gồm:

Bảng 3: Top doanh nghiệp xuất khẩu cá tra năm 9

Nguồn: Báo cáo thường niên VHC 2009

Công ty Cổ phần Hùng Vƣơng (HVG): là nhà xuất khẩu cá tra hàng đầu, đồng thời

cũng là doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ hải sản đứng thứ 2 Việt Nam, với trên 40 khách hàng các

nước thường xuyên quan hệ mua bán mà thị trường lớn nhất là EU, Ukraina, Ai Cập, một số

Page 25: Báo Cáo Phân Tích

25

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

nước Trung Đông, Úc, Nga, Mexico và các nước khác thuộc khu vực châu Mỹ… Năm 2009,

Hùng Vương là doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa đứng đầu cả nước với giá trị

khoảng 122 triệu USD, chiếm 9,1% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. HVG có lợi thế lớn là

có thể chủ động được nguồn nguyên liệu hơn so với VHC, thêm việc vừa mua lại thành công

CTCP Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGF) vào tháng 3 năm 2010 đã cho phép HVG tận

dụng được những nhà máy chế biến có quy mô lớn của AGF nhằm nâng cao năng lực sản xuất.

Công ty Cổ phần Nam Việt (ANV): từng giữ vị trí số 1 trong top 10 doanh nghiệp hàng

đầu về xuất khẩu thuỷ hải sản Việt Nam trong 3 năm liền (2006, 2007, 2008), Nam Việt là 1

trong những doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa lớn nhất Việt Nam , chiếm 7%

tổng kim ngạch xuất khẩu cá da trơn. Thị trường xuất khẩu chính của ANV là EU (40%),

Uzbekistan và Ukraine (35%), do đó cũng là 1 đối thủ đáng gờm của VHC.

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGF): Trên thị trường trong

nước, sản phẩm Basa Agifish là "Hàng Việt Nam chất lượng cao" liên tục từ năm 2002 đến 2009,

là một doanh nghiệp có bề dày lịch sử và nhiều kinh nghiệm trong ngành chế biến thuỷ hải sản

(AGF đã chính thức giao dịch ở Hose ngày 2-5-2002). Agifish không chỉ là một trong những

công ty Việt Nam đầu tiên đột phá xuất khẩu cá tra, cá ba sa vào thị trường Mỹ, mà còn nổi lên

như một cái tên thành công trong phát triển hệ thống bán hàng nội địa . Việc được HVG mua lại

cũng giúp cho AGF có được một lượng vốn dồi dào để đầu tư vào dây chuyền sản xuất vốn trước

giờ không thể hoạt động hết công suất.

Nói tóm lại, việc mua lại AGF của HVG đã hình thành nên một liên minh giữa 2 doanh

nghiệp hàng đầu trong ngành xuất khẩu thủy hải sản. Cả 2 doanh nghiệp này đều được hưởng

những hệ quả tích cực từ thương vụ M&A này, đồng thời đã tạo ra cho VHC một đối thủ cạnh

tranh nặng ký trong giai đoạn sắp tới.

4. Nguy cơ từ các sản phẩm thay thế : Trung bình

So với các công ty cùng ngành nghề và cùng quy mô sản xuất như Công ty Cổ phần thủy

sản Mekong, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre (ABT), AGF thì sản phẩm của

Vĩnh Hoàn khá đa dạng và phong phú. Tuy chỉ tập trung vào mặt hàng chủ lực là cá tra, basa

nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều sản phẩm khác như các món ăn được chế biến sẵn từ hải sản

như cá tra nhồi mousse khoai tây, cá tra cuộn nhồi sốt cà chua, fillet cá chẽm, v.v…

Hiện nay các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy ăn các loại thịt

trắng như thịt cá sẽ có lợi cho sức khỏe hơn là thịt đỏ (thịt heo, thịt bò…), do đó xu hướng của

người tiêu dùng là chuyển sang dùng các món cá cho bữa ăn gia đình.

Page 26: Báo Cáo Phân Tích

26

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

Tuy nhiên, nhắc đến hải sản không phải chỉ có cá mà thôi, người tiêu dùng còn có thể lựa

chọn các món ăn được chế biến từ ốc, tôm các loại. Các sản phẩm này hiện thời công ty Vĩnh

Hoàn chưa cung cấp, nên các công ty cung cấp những sản phẩm này , ví dụ như Công ty Xuất

khẩu thủy hải sản Cà Mau cung cấp rất nhiều sản phẩm tôm cũng như các sản phẩm giá trị gia

tăng từ tôm, có thể tận dụng để thâm nhập thị trường.

5. Nguy cơ từ các đối thủ mới : Thấp

Việt Nam ta là một nước có bờ biển dài và nhiều ngư trường với trữ lượng cá dồi dào, do

đó ngành xuất khẩu thủy hải sản là một trong những ngành có đóng góp to lớn cho kim ngạch

xuất nhập khẩu của nước ta. Ngành chế biến và xuất khẩu thủy hải sản mang lại nhiều lợi nhuận

hấp dẫn khá hấp dẫn những công ty mới gia nhập ngành. Tuy nhiên, rào cản gia nhập ngành này

không phải là thấp.

Các công ty chế biến thủy hải sản ở nước ta dành phần lớn sản phẩm cho việc xuất khẩu.

Do đó các công ty mới gia nhập ngành sẽ không nhận được sự tin tưởng từ các khách hàng nước

ngoài. Trong khi đó, Vĩnh Hoàn là một công ty ra đời từ năm 1997, và đã nhận được nhiều

chứng chỉ về an toàn vệ sinh thực phẩm như ISO 14000, Green Farm/Aquagap, v.v…

Đây là lĩnh vực thực phẩm, nên khách hàng sẽ có sự trung thành nhất định với các nhãn

hàng có uy tín mà Vĩnh Hoàn là một trong số đó. Tháng 3 năm 2009, Vĩnh Hoàn là công ty đầu

tiên và duy nhất nhận giải thưởng “Dinh dưỡng vàsức khỏe” tại Hội chợ thủy sản Châu Âu. Các

công ty mới gia nhập ngành sẽ khó thuyết phục người tiêu dùng từ bỏ một nhãn hàng quen thuộc

với giá cả hợp lý để thử một loại sản phẩm mới. Đặc biệt trong giai đoạn mà yếu tố an toàn cho

sức khỏe được đặt lên hàng đầu như hiện nay.

Chi phí để chuyển đổi ngành nghề là khá cao. Chi phí đầu tư cho việc mua máy móc, dây

chuyền chế biến đông lạnh hợp tiêu chuẩn là khá cao. Tuy vậy nếu không tiếp tục kinh doanh

thủy hải sản thì những máy móc này không thể dùng vào bất cứ ngành nghề khác. Do đó, doanh

nghiệp sẽ phải mất một khoản chi phí khá lớn.

Page 27: Báo Cáo Phân Tích

27

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

A. DỮ LIỆU LỊCH SỬ:

I.NHÓM CHỈ TIÊU VỀ TÍNH THANH KHOẢN:

1.Tỷ số thanh toán hiện hành (Rc-Current Ratio):

Đo lường khả năng thanh toán hiện hành của công ty. Rc phản ánh việc công ty có bao

nhiêu tài sản có thể chuyển đối thành tiền mặt để đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoản nợ

ngắn hạn của công ty.

Rc = T i sản lưu động/ Nợ ngắn hạn

Trong đó:

- Tài sản lưu động bao gồm: Vốn bằng tiền, chứng khoán thị trường, khoản phải thu, hàng

tồn kho;

- Nợ ngắn hạn gồm: Khoản phải trả, vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả, nợ ngắn hạn

khác

Đối với Vĩnh Hoàn, tỷ số thanh toán hiện hành trong những năm vừa qua được thể hiện như sau:

Bảng 4: Tỷ số thanh toán hiện h nh của Vĩnh Ho n từ năm 7 đến 6 tháng đầu năm

2007 2008 2009 6t đầu năm 2010

T i sản lưu động (VNĐ)

380,448,756,575 697,634,589,303 914,828,473,655 941,506,211,926

Nợ ngắn hạn (VNĐ) 206,969,364,252 586,910,649,255 619,705,672,424 457,150,005,304

Tỷ lệ thanh toán hiện h nh (lần)

1.838 1.189 1.476 2.060

Nguồn: Báo cáo thường ni n CTC Vĩnh Ho n

Page 28: Báo Cáo Phân Tích

28

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

Biểu đồ 3: Tỷ số thanh toán hiện h nh của VHC từ năm 7 đến 6 tháng đầu năm

Đơn vị tính: lần

Qua bảng số liệu trên ta thấy, qua 3 năm, từ 2007 đến 2008, công ty luôn duy trì tỷ lệ

thanh toán nợ hiện hành lớn hơn 1, chứng tỏ Vĩnh Hoàn luôn đảm bảo mức độ an toàn cho việc

thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Mức thấp nhất vào năm 2008 - khoảng thời gian nền kinh tế

thế giới bị tác động xấu do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính - cũng đạt vào khoảng 1.189

lần.

Năm 2008, tổng số tiền nợ ngắn hạn của Vĩnh Hoàn tăng mạnh, lên đến 283.57% so với

mức tăng 183.37% của tổng tài sản lưu động, dẫn đến tỷ lệ thanh toán hiện hành giảm, xuống

còn 1.189 lần so với tỷ lệ 1.838 lần của năm 2007. Bên cạnh đó, tổng tài sản của công ty tăng lên

phần lớn là do việc tăng lên của phần phải thu khách hàng và hàng tồn kho, hai loại tài sản mang

tính thanh khoản thấp, rất khó khăn trong việc chuyển thành tiền mặt khi tập đoàn cần thanh toán

các khoản nợ ngắn hạn. Đây cũng là một trong những khó khăn của Vĩnh Hoàn trong năm 2008,

dưới sự tác động chung của nền kinh tế toàn cầu.

Sang đến năm 2009 và nửa đầu 2010, tỷ lệ thanh toán hiện hành được cải thiện, nhờ vào

việc tăng mạnh tài sản lưu động, cụ thể tăng của khoản mục tiền và các tài khoản tương đương

tiền, từ khoảng 20 tỷ năm 2008 lên đến gần 210 tỷ trong năm 2009. Trong khi đó khoản nợ ngắn

hạn tăng không đáng kế, kết quả năm 2009 tỷ lệ thanh toán hiện hành của Vĩnh Hoàn đạt 1.476

lần, và theo dự đoán, đến cuối 2010, tỷ lệ này sẽ đạt vào khoảng 1.600 lần, đảm bảo khả năng

thanh toán nợ ngắn hạn của tập đoàn.

1.8381.189

1.476

2.06

0

0.5

1

1.5

2

2.5

2007 2008 2009 6 tháng đầu năm 2010

Page 29: Báo Cáo Phân Tích

29

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

2.Tỷ số thanh toán nhanh (Rq-Quick Ratio):

Thể hiện tính thanh khoản của tài khoản, gồm tất cả TSLĐ trừ hàng tồn kho, vì hàng tồn

kho có tính thanh khoản kém nhất trong nhóm tài sản lưu động

Rq = (T i sản lưu động – H ng tồn kho) / Nợ ngắn hạn

Bảng 5: Tỷ số thanh toán nhanh của công t Vĩnh Ho n từ 7 đến 6 tháng đầu năm

2007 2008 2009 6 tháng 2010

T i sản lưu động(VNĐ) 380,448,756,575 697,634,589,303 914,828,473,655 941,506,211,926

H ng tồn kho (VNĐ) 92,350,154,541 333,749,986,365 334,239,891,853 435,862,757,157

Nợ ngắn hạn (VNĐ) 206,969,364,252 586,910,649,255 619,705,672,424 457,150,005,304

Tỷ lệ thanh toán nhanh

(lần) 1.392 0.620 0.937 1.106

Nguồn: Báo cáo thường ni n CTC Vĩnh Ho n

Biểu đồ 4: Tỷ số thanh toán nhanh của công t Vĩnh Ho n từ 7 đến 6 tháng đầu năm

Đơn vị tính: lần

Tỷ lệ thanh toán nhanh của năm 2008 và 2009 giảm đáng kể so với năm 2007. Nếu vào

năm 2007, tỷ lệ này đạt 1.392 lần – đảm bảo rất an toàn khả năng thanh toán nợ của tập đoàn, thì

vào năm 2008 tỷ lệ này giảm mạnh, chỉ còn 0.620 lần và sang năm 2009, tỷ lệ này tuy có tăng

lên nhưng với một biên độ rất nhỏ và vẫn thấp hơn 1, đạt 0.937 lần, không đảm bảo về khả năng

thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn.

Về vấn đề này, có thể được giải thích như sau: năm 2008 và 2009, do ảnh hưởng của

cuộc khủng hoảng tài chính làm giảm mạnh nhu cầu nhập khẩu sản phẩm cá tra và cá basa của

các quốc gia vốn là thị trường chủ yếu của Vĩnh Hoàn, như thị trường Mỹ và Châu Âu, do đó

1.392

0.62

0.937

1.106

0

0.2

0.4

0.6

0.8

1

1.2

1.4

1.6

2007 2008 2009 6 tháng đầu năm 2010

Page 30: Báo Cáo Phân Tích

30

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

dẫn đến tình trạng giá trị hàng tồn kho tăng mạnh, từ 92 tỷ năm 2007 lên đến hơn 300 tỷ vào năm

2008 và 2009. Bên cạnh đó, năm 2008 là năm đánh dấu bước phát triển nóng của ngành nuôi

trồng cá tra với sản lượng tăng vọt khoảng 1,5 triệu tấn, tăng gần 150% so với năm 2007 dẫn đến

khủng hoảng thừa nguyên liệu kéo dài. Hai nguyên nhân chính trên đã đẩy Vĩnh Hoàn vào tình

trạng nguyên liệu tồn kho tăng đáng kể, song song với việc Vĩnh Hoàn tăng cường huy động các

khoản nợ ngắn hạn nhằm khắc phục khó khăn trong cuộc khủng hoảng, làm cho tỷ lệ thanh toán

nhanh của Vĩnh Hoàn trong 2 năm 2008 và 2009 giảm đáng kể so với năm 2007.

Được dự báo nền kinh tế thế giới sẽ trên đà khắc phục vào năm 2010, triển vọng cho

Vĩnh Hoàn vượt qua khó khăn của 2 năm 2008 và 2009 là hoàn toàn có thể thực hiện được. Theo

số liệu thống kê mới nhất 6 tháng đầu năm 2010, tỷ lệ này đạt 1.106 lần, đảm bảo khả năng thanh

toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn.

Page 31: Báo Cáo Phân Tích

31

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

II.Nhóm chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính

1.Tỷ lệ tổng nợ

Tỷ lệ tổng nợ = (Tổng t i sản – Vốn chủ sở hữu) / Tổng t i sản

Bảng 6: Tỷ lệ tổng nợ của công t Vĩnh Ho n từ 7 đến 6 tháng đầu năm

2007 2008 2009 6 tháng đầu 2010

Vốn chủ sở

hữu (VND)

389,629,273,273

391,905,242,477 615,127,593,521 817,874,597,411

Tổng t i sản

(VND)

622,513,671,622

1,215,169,595,588 1,516,256,663,898 1,246,266,682,908

Tỷ lệ tổng nợ

(lần)

0.4171

0.6775 0.571 0.3437

Nguồn: Báo cáo thường ni n CTC Vĩnh Ho n

Biểu đồ 5: Tỷ lệ tổng nợ của công t Vĩnh Ho n từ 7 đến 6 tháng đầu năm

Đơn vị tính: lần

Quan sát tỷ lệ tổng nợ của VHC qua 3 năm từ 2007 – 2009 và 6 tháng đầu 2010, ta nhận

thấy các con số này luôn thấp hơn 1 và xoay quanh ngưỡng 0.5, cao nhất là vào 2008 với 0.6775

lần. Điều này cho thấy tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi nguồ n vốn chủ sở hữu,

VHC luôn duy trì 1 tỷ lệ ổn định đảm bảo cho khả năng chi trả của mình.

0.4171

0.6775

0.571

0.3437

0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

0.7

0.8

2007 2008 2009 6 tháng đầu năm 2010

Page 32: Báo Cáo Phân Tích

32

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

Năm 2007, với cột mốc chuyển đổi hình thức sở hữu từ công ty TNHH trở thành công ty

cổ phần, VHC nâng vốn điều lệ từ 17s.3 tỷ lên 300 tỷ (tính đến cuối kỳ năm 2007), vì thế tuy có

nhiều dự án được thực hiện (như thành lập công ty VHC USA ở Mỹ với 100% vốn của VHC,

đưa vào hoạt động nhà máy chế biến thuỷ sản 2, thành lập CTCP thức ăn thuỷ sản Vĩnh Hoàn

với 70% vốn của VHC…), tỷ lệ tổng nợ và cả tỷ lệ nợ dài hạn vẫn được giảm đáng kể còn

41.71%.

Năm 2008, tỷ lệ tổng nợ tăng cao (ở mức 67.75%) do nhu cầu nguồn vốn vay cho các dự

án đầu tư trong năm 2008 (như nhà máy thức ăn, hoàn thành và đưa vào sử dụng dự án xí nghiệp

số 3, nâng cấp xí nghiệp 1, xây dựng chung cư cho cán bộ công nhân viên…) và nguồn vốn lưu

động cho sản xuất tăng.

Năm 2009, tỷ lệ tổng nợ giảm xuống còn 57.1%, đợt chào bán 9 triệu cổ phiếu cho đối

tác chiến lược vào tháng 12/2009 đã làm tăng vốn chủ sở hữu, phục vụ cho các hoạt động đầu tư

mới và mở rộng sản xuất kinh doanh của VHC, ngoài ra lợi nhuận vượt kế hoạch 190% cũng góp

phần không nhỏ vào việc giảm tỷ lệ tổng nợ.

6 tháng đầu năm 2010, tỷ lệ tổng nợ chỉ ở mức 0.3437 lần, đây là kết quả do lợi nhuận

thu được từ chênh lệch tỷ giá, chi phí lãi vay giảm và đặc biệt là việc phát hành thêm 5,328,000

cổ phiếu phổ thông vào tháng 3. Theo tính chu kỳ các năm trước, nếu không có gì biến động

mạnh, dự đoán đến cuối năm 2010, con số này sẽ chạm ngưỡng 0.5.

2.Tỷ lệ nợ dài hạn

Tỷ lệ nợ d i hạn = Nợ d i hạn / (Nợ d i hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu)

Bảng 7: Tỷ lệ nợ d i hạn của công t Vĩnh Ho n từ 7 đến 6 tháng đầu năm

2007 2008 2009 6 tháng đầu 2010

Vốn chủ sở hữu

(VND)

394,093,352,617

391,905,242,477 615,127,593,521 817,874,597,411

Nợ d i hạn

(VND)

60,538,905,965

212,987,802,705 210,850,592,373 149,901,563,023

Tỷ lệ nợ d i hạn

(lần)

0.1332

0.3521 0.245 0.1549

Nguồn: Báo cáo thường ni n CTC Vĩnh Ho n

Page 33: Báo Cáo Phân Tích

33

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

Biểu đồ 6: Tỷ lệ nợ d i hạn của công t Vĩnh Ho n từ 7 đến 6 tháng đầu năm

Đơn vị tính: lần

Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu cũng tương tự như tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở

hữu, tuy nhiên ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến nợ dài hạn, là những khoản nợ chưa phải trả

trong năm tới.

Qua các số liệu tỷ lệ nợ dài hạn từ 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010, ta nhận thấy nợ dài

hạn của VHC ở mức khá thấp, cao nhất vào năm 2008 với 0.3521 lần và thấp nhất là vào năm

2007 với chỉ 0.1332 lần. Việc nợ dài hạn năm 2007 thấp, năm 2008 cao đã được lý giải phần

nhiều ở trên do năm 2007 VHC chuyển đổi hình thức sở hữu thành CTCP và năm 2008 với nhiều

dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nên cần nguồn vốn lớn. Năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 với 2 đợt

phát hành thêm cổ phiếu đã làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu, qua đó làm tỷ lệ nợ dài hạn ở mức

thấp (lần lượt là 0.245 và 0.1549 lần). Đến cuối năm 2010, tỷ lệ nợ dài hạn được dự đoán sẽ ở

mức 0.21.

0.1332

0.3521

0.245

0.154

0

0.05

0.1

0.15

0.2

0.25

0.3

0.35

0.4

2007 2008 2009 6 tháng đầu năm 2010

Page 34: Báo Cáo Phân Tích

34

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

3.Tỷ lệ thanh toán tiền lãi và Tỷ lệ thanh toán tiền lãi bằng tiền mặt

Tỷ lệ thanh toán tiền lãi = ( ợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay) / Chi phí lãi vay

Tỷ lệ thanh toán lãi ng tiền mặt = ( ợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi va + Khấu

hao t i sản cố định) / Chi phí lãi va

Bảng 8: Tỷ lệ thanh toán tiền lãi và tỷ lệ thanh toán lãi b ng tiền mặt của công t Vĩnh Hoàn

từ 7 đến 6 tháng đầu năm

2007 2008 2009 6 tháng đầu 2010

ợi nhuận trước thuế

(VND) 111,195,532,759 84,658,195,025 240,322,995,168 115,368,941,776

Chi phí lãi vay (VND) 212,751,250 47,399,693,748 49,057,616,580 11,572,333,128

Khấu hao TSCĐ (VND) 49,500,767,739 78,232,111,970 126,634,838,029 127,971,231,581

Tỷ lệ thanh toán tiền lãi

(lần) 523.6551 2.786 5.899 10.9694

Tỷ lệ thanh toán lãi

ng tiền mặt (lần) 755.5924 4.4365 8.48 22.0276

Nguồn: Báo cáo thường ni n CTC Vĩnh Ho n

Biểu đồ 7: tỷ lệ thanh toán tiền lãi v tỷ lệ thanh toán lãi ng tiền mặt của công t Vĩnh

Hoàn từ 7 đến 6 tháng đầu năm

Đơn vị tính: lần

tỷ lệ thanh toán tiền lãi bằng tiền mặt

tỷ lệ thanh toán tiền lãi0

100

200

300

400

500

600

700

800

20072008

20096 tháng đầu năm 2010

755.5924

4.43658.48 22.0276

522.6551

2.786 5.889 10.9694

Page 35: Báo Cáo Phân Tích

35

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

Năm 2007 là một năm thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến cá basa nói chung, nhu

cầu của thị trường tăng cao, riêng VHC lợi nhuận vượt kế hoạch 18%, cộng với chi phí lãi vay

thấp do VHC huy động vốn chủ yếu từ cổ đông và ít thông qua vay nợ (chuyển sang hình thức

CTCP) khiến tỷ lệ thanh toán tiền lãi ở mức rất cao (523.6551 lần).

Năm 2008, với ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngành công nghiệp cá tra,

cá basa đứng trước một sức ép lớn, sản lượng cá nguyên liệu lại tăng gần 150% so với năm 2007

dẫn đến khủng hoảng thừa nguyên liệu kéo dài 2 vụ nuôi làm người nuôi thua lỗ nặng, giá thức

ăn tăng, lãi suất ngân hàng có lúc đạt 21%, hạn mức tín dụng bị thắt chặt, tỷ giá USD giảm,… tất

cả đã khiến lợi nhuận của VHC giảm 24% so với 2007. Bên cạnh đó là các dự án đầu tư hạ tầng

như Nhà máy chế biến thuỷ sản (xí nghiệp số 3) và Nhà máy chế biến thức ăn thuỷ sản Vĩnh

Hoàn 1 được hoàn thành và đưa vào sử dụng làm tăng mức khấu hao tài sản cố định lên 78.2 tỷ.

Điều này tuy góp phần làm chi phí lãi vay tăng vọt (tăng 220 lần so với 2007), nhưng lại giúp

cho tỷ lệ thanh toán lãi vay bằng tiền mặt được cải thiện hơn nhờ khoản khấu hao TSCĐ lên đến

78 tỷ.

Năm 2009, công ty tiếp tục thực hiện và hoàn thành các dự án nâng cấp các nhà máy, thi

công mở rộng quy mô sản xuất, nuôi trồng, đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, tiếp thị làm chi

phí lãi vay duy trì ở mức 49 tỷ (chỉ tăng 1.4% so với 2008). Tuy nhiên với kết quả kinh doanh ấn

tượng, lợi nhuận trước thuế vượt kế hoạch 91% và gấp 2.84 lần so với lợi nhuận trước thuế năm

2008 khiến tỷ lệ thanh toán tiền lãi tăng lên đạt 5.899 lần.

6 tháng đầu năm 2010, lợi nhuận trước thuế cũng rất khả quan (đạt 115 tỷ và bằng 1.4 lần

so với cùng kỳ năm 2009). Đầu năm 2010, VHC phát hành tăng vốn cho các cổ đông chiến lược,

nguồn vốn thu được chủ yếu sử dụng để trả nợ vay do đó chi phí lãy vay giảm nhiều so với cuối

năm 2009. Chính 2 điều trên đã làm tỷ lệ thanh toán tiền lãi đạt mức 10.9694 lần. Từ đây đến

cuối năm 2010, tỷ lệ thanh toán tiền lãi có thể giảm xuống ở mức 0.8 do chi phí được dự báo sẽ

gia tăng với tốc độ bình thường như cùng kỳ những năm trước.

Page 36: Báo Cáo Phân Tích

36

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

III. Nhóm chỉ tiêu về vòng quay tài sản:

1.Vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover):

Cho biết tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty như thế nào, đồng thời thể hiện sự

hiệu quả trong việc quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp

Vòng qua h ng tồn kho = Giá vốn h ng án/H ng tồn kho

Bảng 9: Tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho ở công ty Vĩnh Hoàn từ 7 đến 6 tháng đầu năm

2007 2008 2009 6t đầu năm 2010

Giá vốn h ng

án (VNĐ)

1,242,043,065,784

2,153,442,679,853 2,318,805,922,373 1,129,046,625,305

Hàng tồn kho

(VNĐ)

92,350,154,541

333,749,986,365 334,239,891,853 289,119,829,682

Vòng quay

h ng tồn kho

13.4493

6.4523

6.9375

3.9051

Số ng trung

ình h ng tồn

kho

27.1389 56.5693 52.6122 46.0936 (*)

(*): Số ng trung ình h ng tồn kho 6t đầu năm 2010 = 180/Vòng qua h ng tồn kho

Nguồn: Báo cáo thường ni n CTC Vĩnh Ho n

Biểu đồ 8: Tỷ lệ vòng qua h ng tồn kho ở Vĩnh Ho n từ 7 đến 6 tháng đầu năm

27.1389

56.569352.6122

46.0936

13.4492

6.4523 6.93753.9052

0

10

20

30

40

50

60

2007 2008 2009 6 tháng đầu năm 2010

số ngày trung bình hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho

Page 37: Báo Cáo Phân Tích

37

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

Năm 2007 là một năm thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến cá tra, basa Việt Nam,

nhu cầu của thị trường tiếp tục tăng cao, mặt hàng cá tra, basa ngày càng nổi tiếng trên thị trường

quốc tế. Đầu tháng 2/2007, xí nghiệp chế biến thủy sản số 2 với năng suất 100 tấn nguyên

liệu/ngày chính thức đi vào hoạt động, nâng công suất của cả nhà máy lên 250 tấn nguyên

liệu/ngày, do đó hàng tồn kho được giảm đi đáng kể, nâng số vòng quay hàng tồn kho lên gần

13.5 lần. Hệ số này là khá lý tưởng, hàng tồn kho trung bình không bị ứ đọng quá 1 tháng, thể

hiện khả năng sử dụng nguồn lực hiệu quả của doanh nghiệp.

Năm 2008 là năm ngành cá chịu nhiều áp lực do hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn

cầu, do đó sản lượng xuất khẩu giảm mạnh. Tuy nhiên, như trên đã đề cập, đây cũng là năm đánh

dấu bước phát triển nóng của ngành nuôi trồng cá tra với sản lượng tăng vọt dẫn đến khủng

hoảng thừa nguyên liệu kéo dài. Do đó lượng nguyên liệu tồn kho của công ty tăng vọt, kéo vòng

quay hàng tồn kho giảm xuống hơn 1 nửa so với năm 2007, chỉ còn 6.45 lần.

Năm 2009, nhìn chung cả thế giới vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng

hoảng kinh tế, do đó mặc dù Vĩnh Hoàn đã nỗ lực khắc phục những khó khăn nhưng sản lượng

xuất khẩu của công ty cũng không thể tăng cao đột biến so với năm 2008, tỷ lệ vòng quay hàng

tồn kho của công ty chỉ tăng nhẹ so với năm 2008. Tuy nhiên trong điều kiện khủng hoảng kinh

tế và nhiều doanh nhiệp xuất khẩu thủy hải sản vẫn đang hoạt động kém hiệu quả thì bước tiến

này của Vĩnh Hoàn là rất đáng ghi nhận. Bên cạnh đó, số ngày trung bình hàng tồn kho giảm dần

từ năm 2008 đến 2009, và tốc độ đó cũng được duy trì qua cả nửa đầu năm 2010, khi từ hơn 56

ngày năm 2008 giảm chỉ còn 46 ngày trong 2 quý đầu năm 2010.

Đầu năm 2010, nền kinh tế thế giới đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục sau cuộc khủng

hoảng kinh tế, do đó sản xuất của công ty Vĩnh Hoàn cũng bắt đầu phục hồi. Cụ thể doanh thu

của công ty 6 tháng đầu năm 2010 đã cao hơn cùng kỳ năm 2009 là 3%. Do đó công ty đang tích

cực dự trữ nguyên vật liệu để chuẩn bị cho sản xuất 6 tháng cuối năm đáp ứng đủ nhu cầu thị

trường. Vì vậy, tuy hiện tại vòng quay hàng tồn kho của công ty là khá thấp nhưng với hệ thống

cơ sở hạ tầng được đầu tư kỹ lưỡng, cộng với các giải thưởng nâng cao uy tín doanh nghiệp và

các kế hoạch kinh doanh hợp lý, đồng thời nền kinh tế đang dần đi vào ổn định, dự đoán đến

cuối năm 2010, tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho của công ty sẽ đạt khoảng 7.5 lần.

Page 38: Báo Cáo Phân Tích

38

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

2.Vòng quay các khoản phải thu

`Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền

mặt. Đây là một trong những hệ số quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Vòng qua các khoản phải thu = Doanh thu thuần h ng năm/Các khoản phải thu

Số ng thu hồi tín dụng thương mại = 365/vòng qua các khoản phải thu

Trong đó: doanh thu thuần hàng năm chỉ bao gồm doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp

dịch vụ của công ty.

Bảng : vòng qua các khoản phải thu v số ng thu hồi tín dụng thương mại của công t

Vĩnh Ho n từ 7 đến 6 tháng đầu năm

2007 2008 2009 6t đầu năm 2010

Doanh thu

(VNĐ) 1,425,435,793,864 2,442,450,718,095 2,785,274,167,595 1,347,739,421,029

Các khoản

phải thu ngắn

hạn (VNĐ)

251,891,941,783

321,161,211,685 333,781,035,976 284,381,651,142

Vòng quay

các khoản

phải thu

5.6849

7.7359

8.4816

4.7392

Số ng thu

hồi tín dụng

thương mại

64.2052

47.18

43.0343

37.9811 (*)

(*) Số ng thu hồi nợ 6 tháng đầu năm 2010 = 180/Vòng qua các khoản phải thu

Nguồn: Báo cáo thường ni n CTC Vĩnh Ho n

Page 39: Báo Cáo Phân Tích

39

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

Biểu đồ 9: vòng qua các khoản phải thu v số ng thu hồi tín dụng thương mại của công t

Vĩnh Ho n từ 7 đến 6 tháng đầu năm

Khoản tiền phải thu từ khách hàng là số tiền mà khách hàng hiện tại vẫn còn chiếm dụng

của doanh nghiệp. Chỉ đến khi khách hàng thanh toán bằng tiền cho khoản phải thu này thì coi

như lượng vốn mà doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng mới không còn nữa.

Việc chiếm dụng vốn này thoạt nhìn không mấy quan trọng, vì theo logic thông thường,

khách hàng nợ rồi khách hàng cũng sẽ phải trả cho doanh nghiệp, không trả lúc này thì trả lúc

khác, cuối cùng thì tiền vẫn thuộc về doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng

nếu số tiền khách hàng chiếm dụng ngày càng cao, trong khi doanh nghiệp ngày càng mở rộng

sản xuất nên cần lượng tiền lớn hơn.

Năm 2007 là một năm kinh doanh thuận lợi của Vĩnh Hoàn, doanh thu của công ty tăng

13% so với năm 2006, hoàn thành vượt 5% kế hoạch đặt ra. Tuy nhiên, vòng quay các khoản

phải thu của công ty chỉ có 5.6849, một con số khá thấp, phản ánh sự thiếu hiệu quả trong việc

thu hồi vốn do công ty vừa được cổ phần hóa

Năm 2008 và 2009 là giai đoạn kinh doanh đầy khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế

toàn cầu: giá thức ăn liên tục tăng, lãi suất ngân hàng có những lúc lên đến 21% và hạn mức tín

dụng bị thắt chặt kéo theo khan hiếm tiền đồng để thu mua nguyên liệu, giá nguyên vật liệu tăng

giảm liên tục. Bên cạnh đó, nhà nhập khẩu cũng chỉ mua hàng vừa đủ bán chứ không dự trữ tồn

kho như trước, để duy trì thị trường nhập khẩu công ty đã phải chấp nhận cho khách hàng thanh

toán chậm nhiều hơn, kéo theo khoản phải thu cũng tăng lên 27,5% so với năm 2007, điển hình

64.2052

47.1843.0343

37.9811

5.68497.7359 8.4816

4.7392

0

10

20

30

40

50

60

70

2007 2008 2009 6 tháng đầu năm 2010

Page 40: Báo Cáo Phân Tích

40

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

là thị trường Nga và Ucraina vào những tháng cuối năm 2008. Tuy nhiên, do doanh thu của công

ty vẫn tăng lên nên tỷ lệ vòng quay các khoản phải thu vẫn tăng lên với chiều hướng tốt.

Năm 2009, thị trường truyền thống là Hoa Kỳ vẫn còn chìm sâu trong khủng hoảng, do

đó công ty đã chủ động tiến hành những bước đi cụ thể để xâm nhập thị trường Châu Âu, đặc

biệt là Đức, Bỉ và Anh. Vĩnh Hoàn duy trì các kênh tiêu thụ hàng chất lượng cao, phát tr iển đến

các hệ thống bán lẻ và cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến hàng tinh chế.

Mặc dù đối mặt với những khó khăn như thế, nhưng vòng quay các khoản phải thu của

công ty vẫn không ngừng tăng lên, chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả

năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng

cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Và

với việc chất lượng quản lý ngày càng nâng cao, thể hiện ở việc vòng quay thu hồi vốn 6 tháng

đầu năm 2010 đạt đến 4.7392, cao hơn so với con số cùng kỳ năm 2009 thì dự đoán đến cuối

năm 2010, vòng quay thu hồi vốn của công ty sẽ đạt đến mức 9.01 lần và số ngày trung bình để

thu hồi nợ sẽ vào khoảng 32 ngày.

3.Tỷ lệ vòng quay tổng tài sản

Tỷ lệ vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần/Tổng tài sản

Bảng 11: tỷ lệ vòng quay tổng tài sản của công t Vĩnh Ho n

từ 7 đến 6 tháng đầu năm

2007 2008 2009 6t đầu 2010

Doanh thu

(VNĐ)

1,425,435,793,864

2,442,450,718,095 2,785,274,167,595 1,347,739,421,029

T i sản lưu

động (VNĐ) 676,476,301,309 1,215,169,595,588 1,516,256,663,898 1,246,266,682,908

Vòng quay

tổng t i sản

2.1148

2.0446

1.867

1.0814

Nguồn: Báo cáo thường niên CTCP Vĩnh Ho n

Page 41: Báo Cáo Phân Tích

41

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

Biểu đồ : tỷ lệ vòng qua tổng t i sản của công t Vĩnh Ho n

từ 7 đến 6 tháng đầu năm

Đơn vị tính: lần

Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của

công ty. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu

đồng doanh thu được tạo ra. Hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng

tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.

Đối với công ty Vĩnh Hoàn, tuy tỷ lệ này không được cao, mặt khác còn giảm dần đều

qua các năm nhưng giai đoạn mà chỉ số này giảm mạnh là giai đoạn nền kinh tế thế giới gặp

khủng hoảng nên những tác động tiêu cực của nó lên hoạt động của công ty là không thể tránh

khỏi. Đến 6 tháng đầu năm 2010 thì tỷ lệ này đã bắt đầu ổn định lại, và dự đoán đến cuối năm sẽ

đạt mức 2.06, gần bằng với giai đoạn năm 2007.

2.1148 2.04461.867

1.0814

0

0.5

1

1.5

2

2.5

2007 2008 2009 6 tháng đầu năm 2010

Page 42: Báo Cáo Phân Tích

42

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

IV.Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận:

1.Hệ số lợi nhuận ròng (Profit Margin):

Phản ánh khoản thu nhập ròng (thu nhập sau thuế) của một công ty so với doanh thu của

nó.

Hệ số lợi nhuận ròng = ợi nhuận ròng/Doanh thu

Trên thực tế mức lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau. Trong bản thân một ngành,

thông thường, các công ty được quản lý tốt và sử dụng các yếu tố đầu vào ( vốn, nhân lực,…)

hiệu quả sẽ đạt được mức lợi nhuận ròng tương đối cao. Xét từ góc độ nhà đầu tư, một công ty sẽ

ở vào tình trạng thuận lợi nếu có mức lợi nhuận ròng cao hơn lợi nhuận ròng trung bình của

ngành và, nếu có thể, có mức lợi nhuận liên tục tăng. Ngoài ra, một công ty càng giảm chi phí

của mình một cách hiệu quả - ở bất kỳ doanh số nào - thì mức lợi nhuận ròng của nó càng cao.

Bảng 12: Hệ số lợi nhuận ròng của công t Vĩnh Ho n

từ 7 đến 6 tháng đầu năm

2007 2008 2009 6t đầu năm2010

Doanh thu

(VNĐ)

1,425,435,793,864

2,442,359,528,095 2,785,274,167,595 1,477, 092,671, 242

Thu nhập

ròng (VNĐ)

96,148,801,319

82,245,256,585 207,981,272,093 109,496,715,727

Hệ số lợi

nhuận ròng 0.0675 0.0337 0.0747 0.0743

Nguồn: Báo cáo thường ni n CTC Vĩnh Ho n

Biểu đồ 11: Hệ số lợi nhuận ròng của công t Vĩnh Ho n

từ 7 đến 6 tháng đầu năm

0.0675

0.0337

0.07470.0743

0

0.01

0.02

0.03

0.04

0.05

0.06

0.07

0.08

2007 2008 2009 6 tháng đầu năm 2010

Page 43: Báo Cáo Phân Tích

43

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

Đơn vị tính: lần

Hệ số lợi nhuận ròng là chỉ số biểu hiện hiệu quả quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào

(vốn, nhân lực…) của doanh nghiệp. Năm 2008, Vĩnh Hoàn tăng doanh thu của mình hơn 70%

nhưng chi phí lại tăng đến 77%, dẫn đến lợi nhuận ròng của giảm còn 82 tỷ so với con số 96 tỷ

năm 2007, sự tăng trưởng doanh thu thấp hơn so với mức tăng chi phí (bao gồ m chi phí mua

hàng bán và chi phí quản lý) làm cho hệ số lợi nhuân ròng bị giảm. Năm 2009, tốc độ tăng doanh

thu của Vĩnh Hoàn nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí, do đó hệ số lợi nhuận ròng của năm này

đạt mức 0.0747. Nguyên nhân của việc tăng hệ số lợi nhuận này là năm 2009, nền kinh tế không

còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính như năm 2008, nhu cầu nhập khẩu các

mặt hàng thủy hải sản của các quốc gia tăng trưởng trở lại, mặc dù với biên độ nhỏ, nhưng vẫn

làm cho doanh thu năm 2009 của Vĩnh Hoàn tăng lên so với năm 2008. Bên cạnh đó là việc sử

dụng hợp lý và có hiệu quả các khoản chi phí tài chính và chi phí quản lý, Vĩnh Hoàn tiết kiệm

được một khoản lớn chi phí không cần thiết. Hai nguyên nhân chính trên đã làm tăng hệ số lợi

nhuận ròng năm 2009 lên so với năm 2008.

Đến cuối năm 2010, dự báo doanh thu của Vĩnh Hoàn sẽ tăng so với năm 2010, vì năm

2010 được dự báo là nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn phục hồi, nhu cầu thủy hải sản của

các quốc gia tăng mạnh, bên cạnh việc các loại thực phẩm khác đang trong giai đoạn dịch bệnh,

nhu cầu các loại thực phẩm đó bị giảm mạnh. Doanh thu tăng song song với việc cắt giảm chi

phí sẽ làm cho hệ số lợi nhuận của Vĩnh Hoàn năm 2010 tăng, dự kiến vào cuối năm, con số này

sẽ đạt được là 0.800.

2.Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE):

Phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông, hay nói cách khác chỉ số này

thể hiện 1 đồng vốn của cổ đông bỏ ra mang lại cho công ty khoản thu nhập là bao nhiêu. Hệ số

này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu khác nhau trên thị trường.

Thông thường, hệ số thu nhập trên vốn cổ phần càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn, vì hệ số

này cho thấy cách đánh giá khả năng sinh lời và tỷ suất lợi nhuận của công ty khi đem so sánh

với các công ty khác.

ROE= ợi nhuận ròng/Vốn cổ đông

Page 44: Báo Cáo Phân Tích

44

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

Bảng 13: Hệ số ROE của công t Vĩnh Ho n

từ 7 đến 6 tháng đầu năm

2007 2008 2009 6t đầu năm 2010

Thu nhập

ròng (VNĐ) 96,148,801,319 82,245,256,585 207,981,272,093 109,496,715,727

Vốn chủ sở

hữu (VNĐ) 394,093,352,617 391,905,242,477 651,127,593,521 854,985,338,386

ROE(%) 24.39 20.97 31.94 12.8

Nguồn: Báo cáo thường ni n CTC Vĩnh Ho n

Biểu đồ 12: Hệ số ROE của công t Vĩnh Ho n

từ 7 đến 6 tháng đầu năm

Đơn vị tính: %

Nhìn chung qua 3 năm, tập đoàn Vĩnh Hoàn luôn duy trì ROE trên mức 20% ngay cả

trong giai đoạn của cuộc khủng hoảng năm 2008. Điều này chứng tỏ Vĩnh Hoàn quản lý và sử

dụng khá hiệu quả nguồn vốn của cổ đông. Mức tăng của lợi nhuận ròng tương ứng với mức tăng

của vốn cổ phần của nhà đầu tư. Đặc biệt năm 2009, so với 2008, mức lợi nhuận ròng tăng lên

đến 250% trong khi nguồn vốn chủ sở hữu chỉ tăng 167%, làm cho ROE năm 2009 vượt trên

30%, một con số khá lý tưởng cho các nhà đầu tư. Do ROE phụ thuộc khá nhiều vào việc quản lý

các khoản chi phí của một doanh nghiệp, nên việc ROE cao hay thấp thể hiện khả năng quản lý

nguồn vốn và các loại chi phí của doanh nghiệp. Trong 3 năm qua, mặc dù nền kinh tế chung có

những biến động hết sức bất ngờ và tiêu cực, nhưng Vĩnh Hoàn vẫn thể hiện tốt khả năng quản lý

chi phí trong nội bộ doanh nghiệp.

24.39

20.97

31.94

12.8

0

5

10

15

20

25

30

35

2007 2008 2009 6 tháng đầu năm 2010

Page 45: Báo Cáo Phân Tích

45

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

Năm 2010 được dự báo với nhiều tín hiệu tích cực, Vĩnh Hoàn cũng được dự đoán sẽ đạt

được mức doanh thu lý tưởng và do đó, hệ số ROE sẽ đạt được mức tăng khoảng 30% vào cuối

năm 2010 là điều có thể thực hiện của tập đoàn Vĩnh Hoàn.

Phân tích Dupont

Để có cái nhìn chi tiết và cụ thể hơn về mức độ tăng giảm của ROE trong thời gian qua,

ta phân tích ROE theo cơ sở của phương pháp Dupont. Theo Dupont, ROE được phân tích như

sau:

ROE =

=

Như vậy, về mặt ý nghĩa, ROE chịu sự tác động chính của 3 yếu tố cơ bản:

1)

tức hiệu quả hoạt động kinh doanh

2)

tức hiệu quả sử dụng tài sản

trong đó Assets = Debt + Equity, trong đó ta chỉ xét đến tỷ số

, tức hiệu quả việc sử dụng nợ của công ty, hay nói cách khác là tác động của đòn bẩy

tài chính.

Đối với tập đoàn Vĩnh Hoàn, ROE được phân tích như sau:

Bảng 13: phân tích ROE của công t Vĩnh Ho n

từ 7 đến 6 tháng đầu năm

2007 2008 2009 6 t đầu năm 2010

ROE (%) 24.39 20.97 31.94 12.8

0.0675 0.0337 0.0747 0.0743

2.1148 2.0446 1.867 1.0814

0.5977 2.1007 1.4649 0.5238

Nguồn: Báo cáo thường ni n CTC Vĩnh Ho n

Page 46: Báo Cáo Phân Tích

46

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

Năm 2008, ROE của Vĩnh Hoàn giảm so với năm 2007. Có thể thấy được nguyên nhân chính

của việc sụt giảm này bắt nguồn từ việc Nguồn thu nhâp ròng của Vĩnh Hoàn giảm mạnh, mặc

dù doanh thu của năm 2008 tăng so với năm 2007. Có thể lý giải cho việc này là do chi phí sản

xuất ( bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí quản lý và bán hàng) tăng nhanh. Năm 2008 thế

giới chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính nặng nề, giá cả leo thang, chi phí đầu vào của hầu

hết các ngành sản xuất đều tăng mạnh, dẫn đến lợi nhuận ròng giảm. Song song đó, việc khủng

hoảng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu tiêu thụ của thị trường, tạo thành tác động kép,

kéo lợi nhuận ròng của Vĩnh Hoàn giảm. Năm 2008, ta còn thấy tỷ lệ

tăng, chứng tỏ

Vĩnh Hoàn có nhu cầu vay nợ để mở rộng sản xuất, đồng thời cũng chịu nhiều khó khăn trong

cuộc khủng hoảng, dẫn đến tổng nợ của công ty tsăng lên.

Năm 2009, ROE tăng lên một tỷ lệ đáng kể so với năm trước đó, từ con số 20.97% của năm 2008

lên đến 31.94% vào năm 2009. Hơn nữa việc tăng trưởng này lại bắt nguồn từ việc tăng của tỷ lệ

là chủ yếu, chứng tỏ năng lực hoạt động của tập đoàn Vĩnh Hoàn mang lại hiệu quả

cao. Bên cạnh đó, năm 2009 Vĩnh Hoàn có sụt giảm với biên độ nhỏ tỷ lệ

, do tổng

tài sản của Vĩnh Hoàn tăng lên. Tỷ lệ nợ của Vĩnh Hoàn cũng giảm đáng kể, khả năng tài chính

của công ty đã phục hồi, Vĩnh Hoàn đã có thể tự vận động nguồn lực tài chính trong nội bộ công

ty. Nhìn chung, năm 2009 Vĩnh Hoàn có những tiến triển tích cực trong hoạt động kinh doanh

của tập đoàn mình, mang lại khả năng tăng trưởng cho Vĩnh Hoàn trong tương lai gần. Tình hình

6 tháng đầu năm 2010 cũng chứng tỏ điều trên, khi mà lợi nhuận ròng của Vĩnh Hoàn tăng trong

khi tỷ lệ nợ lại có xu hướng sụt giảm.

3.Hệ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA):

ROA cho ta biết một công ty thu lợi bao nhiêu từ tổng số tài sản công ty sử dụng ( gồm

vốn CSH và các khoản nợ)

ROA= Net Income/ Total assets

Page 47: Báo Cáo Phân Tích

47

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

Bảng 14: Hệ số ROA của công t Vĩnh Ho n

từ 7 đến 6 tháng đầu năm

2007 2008 2009 6t đầu năm 2010

Net Income

(VNĐ) 96,148,801,319 82,245,256,585 207,981,272,093 109,496,715,727

Total Assets

(VNĐ) 676,476,301,309 1,215,169,595,588 1,516,256,663,898 1,577,488,192,984

ROA(%) 14.21 6.77 13.72 6.94

Nguồn: Báo cáo thường ni n CTC Vĩnh Ho n

Biểu đồ 12: Hệ số ROA của công t Vĩnh Ho n

từ 7 đến 6 tháng đầu năm

Đơn vị tính: %

Năm 2007 hệ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của Vĩnh Hoàn tương đối cao so với các

công ty đối thủ trong ngành và cao hơn cả mức bình quân của cả ngành (11.69%). Sang năm

2008, hệ số này giảm xuống còn 6.77%, mức giảm tương đối lớn so với năm 2007. Nguyên nhân

là do thời gian này công ty huy động khá nhiều các khoản nợ từ bên ngoài nhằm khắc phục khó

khăn của cuộc khủng hoảng năm 2008. Bên cạnh đó là việc các ngân hàng thắt chặt việc cho vay

và nâng mức lãi suất cho vay có lúc lên đến 21% cũng là một trong những nguyên nhân làm cho

lợi nhuận ròng của Vĩnh Hoàn giảm mạnh. Giá thức ăn tăng nhanh liên tục trong khoảng thời

gian này cũng là nguyên nhân làm cho chi phí của công ty tăng, vì trong thời gian này, Vĩnh

Hoàn đã chính thức xây dựng các hệ thống nuôi cá tra, cá basa nhằm đáp ứng nhu cầu tự cung

cấp nguyên liệu xuất khẩu cho chính bản thân tập đoàn Vĩnh Hoàn.

14.21

6.77

13.72

6.94

0

2

4

6

8

10

12

14

16

2007 2008 2009 6 tháng đầu năm 2010

Page 48: Báo Cáo Phân Tích

48

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

Năm 2009 đánh dấu sự hồi phục trở lại của nền kinh tế thế giới, nên doanh thu của Vĩnh

Hoàn tăng đáng kể. Bên cạnh đó việc hạn chế huy động và sử dụng các khoản vay mà thay vào

đó là huy động nguồn vốn bên trong doanh nghiệp, nên làm cho ROA của tập đoàn Vĩnh Hoàn

tăng lên 13.72%, một con số lý tưởng cho một doanh nghiệp vừa trải qua giai đoạn khó khăn do

ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu.

Những triển vọng tương đối khả quan của năm 2010 cho thấy Vĩnh Hoàn hoàn toàn có

khả năng đạt mức ROA vào khoảng 14% vào cuối năm 2010. Đây là con số tương đối hấp dẫn

các nhà đầu tư, khi mà tỷ lệ ROA của các doanh nghiệp hàng đầu trong cùng ngành chỉ đạt dự

tính vào khoảng 11% đến 13% và con số này cho toàn ngành chỉ đạt khoảng 11%.

Page 49: Báo Cáo Phân Tích

49

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

B. SO SÁNH VỚI CÁC ĐẠI DIỆN ƢU TÚ CỦA NGÀNH

Nhóm nghiên cứu chọn so sánh các chỉ tiêu tài chính của Vĩnh Hoàn với 2 đối thủ nặng ký trong

lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thủy sản là Công ty cổ phần Hùng Vương (sau đây gọi là Hùng

Vương) và Công ty cổ phần thủy hải sản Minh Phú (sau đây gọi là Minh Phú).

I. Vài nét về Hùng Vƣơng và Minh Phú:

1. Vài nét về Hùng Vƣơng:

- Công ty Cổ phần Hùng Vương tiền thân là Công ty TNHH Hùng Vương được thành lập

và đi vào hoạt động sản xuất tại Khu Công nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang năm 2003

với ngành nghề chính là chế biến cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu.

- Tháng 1 năm 2007, Hùng Vương chính thức trở thành công ty cổ phần.

- Tháng 11 năm 2009, Hùng Vương phát hành cổ phiếu lần đầu tiên với 60 triệu cổ phiếu

được niêm yết trên sàn HOSE với mã HVG.

- Hùng Vương đang nắm giữ vị trí số một trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu cá tra fillet

đông lạnh của Việt Nam (năm 2009, Vĩnh Hoàn xếp thứ 2).

2. Vài nét về Minh Phú:

- Công ty cổ phần thủy hải sản Minh Phú tiền thân là doanh nghiệp tư nhân Xí nghiệp cung

ứng hàng xuất khẩu Minh Phú được thành lập ngày 14/12/1992 với ngành nghề chính là

chế biến và xuất khẩu tôm.

- Ngày 27/12/2006 cổ phiếu của Công ty chính thức được niêm yết tại Trung tâm giao dịch

chứng khoán Hà Nội với 60,000,000 cổ phiếu phổ thông.

- Minh Phú liên tục dẫn đầu về xuất khẩu tôm của Việt Nam.

3. Những nét chung:

- Vĩnh Hoàn, Hùng Vương và Minh Phú đều được xem là 3 trong số các doanh nghiệp

hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

- Năm 2008, theo phán quyết của Bộ Thương Mại Mỹ, cả 3 công đều được hưởng mức

thuế chống bán phá giá 0% tại thị trường nước này, trong khi mức thuế trung bình của thị

trường thủy sản Việt Nam lên đến 25,76%. Đây là một lợi thế cạnh tranh rất lớn của 3

công ty so với các đối thủ khác trong ngành.

Page 50: Báo Cáo Phân Tích

50

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

II. So sánh các chỉ tiêu tài chính của Vĩnh Hoàn, Hùng Vƣơng và Minh Phú:

1. Nhóm chỉ tiêu đo lƣờng tính thanh khoản:

Biểu đồ 3: So sánh tỉ lệ thanh toán hiện h nh của Vĩnh Ho n H ng Vương v Minh Phú từ

2007-2009

Đơn vị tính:

Biểu đồ 14: So sánh tỉ lệ thanh toán nhanh của Vĩnh Ho n H ng Vương v Minh Phú từ

2007-2009

Đơn vị tính:

1.84

1.19 1.48

3.32

1.8

1.491.74 1.54

1.65

0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

2007 2008 2009

VHC

HVG

MPV

1.39

0.62

0.94

2.70

1.42

1.15

1.42

0.87 0.77

0.00

0.50

1.00

1.50

2.00

2.50

3.00

2007 2008 2009

VHC

HVG

MPC

Page 51: Báo Cáo Phân Tích

51

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

Quan sát biểu đồ ta thấy, cả ba tập đoàn đều luôn đảm bảo tỷ lệ thanh toán hiện hành lớn

hơn 1, thể hiện khả năng chủ động trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của mình.

Nhìn chung, Hùng Vương tỏ ra vượt trội hơn so với Vĩnh Hoàn và Minh Phú về cả 2 loạ i

chỉ số. Đặc biệt, năm 2007, tỷ lệ thanh toán hiện hành và tỷ lệ thanh toán nhanh của Hùng

Vương đều gấp gần 2 lần Vĩnh Hoàn và Minh Phú (năm 2007, Hùng Vương chính thức trở thành

công ty cổ phần. Cùng với việc nâng vốn điều lệ từ 120 tỉ đồng lên 250 tỉ đồng, Hùng Vương đã

nâng cao năng suất cho các nhà máy chế biến, các kho đông lạnh, đầu tư cho các khu nuôi

trồng).

Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới cùng dư âm của nó đã tác động rõ rệt đến

cả 3 công ty với sự sụt giảm sức mua của thị trường Mỹ, trung tâm cuộc khủng hoảng đồng thời

là một thị trường tiêu thụ chủ lực của cả Vĩnh Hoàn và Minh Phú (chiếm đến 60% kim ngạch

xuất khẩu của Minh Phú), thị trường quan trọng khác là EU (thị trường chủ lực của Hùng

Vương) cũng gặp nhiều khó khăn. Cả 3 công ty đều có xu hướng huy động các khoản nợ ngắn

hạn để bù đắp cho khó khăn cùng với sự gia tăng lượng hàng tồn kho khiến cho tỷ lệ thanh toán

hiện hành và tỷ lệ thanh toán nhanh giảm rõ rệt, nhất là trong năm 2008.

Trong bối cảnh đó, Hùng Vương đã tăng cường huy động nợ ngắn hạn (năm 2009, nợ

ngắn hạn của Hùng Vương gấp 5.32 lần năm 2007 và gấp 1.66 năm 2008). Như đã nói, Vĩnh

Hoàn cũng có động thái tương tự nhưng mức độ không cao bằng Hùng Vương (năm 2009, nợ

ngắn hạn của Vĩnh Hoàn gấp 2.99 lần năm 2007 và gấp 1.06 lần năm 2008). Do đó, dù tài sản

lưu động của Vĩnh Hoàn và Hùng Vương có tốc độ tăng khá đều nhưng tỉ lệ thanh toán hiện

hành của Hùng Vương tiếp tục giảm trong khi chỉ số này của Vĩnh Hoàn tăng trở lại.

Ngoài ra cũng cần chú ý một số điểm về khó khăn đáng kể của Hùng Vương trong năm

2009 như:

- Sự sụt giảm giá trị xuất khẩu sang thị trường EU, thị trường chủ lực của Hùng Vương,

cùng với lệnh cấm nhập thủy sản của thị trường Nga trong 4 tháng đầu năm 2009.

- Nhiều khách hàng của Hùng Vương gặp khó khăn tín dụng dẫn đến ngừng đặt hàng hoặc

chậm thanh toán (góp phần làm tăng lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn

hạn).

- Mặt bằng giá cả thủy sản giảm sút.

- Vấp phải hàng rào kĩ thuật của các nước.

Ngoài ra, trong năm 2009, Hùng Vương không chỉ tăng cường huy động nợ ngắn hạn mà còn

gia tăng cả nợ dài hạn – một biểu hiện đáng lo ngại về khả năng chi trả nợ của công ty này.

Page 52: Báo Cáo Phân Tích

52

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

Công ty Minh Phú cũng chịu những tác động lớn từ khó khăn chung của nền kinh tế thế

giới nói chung và ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói riêng. Năm 2008 cũng là năm cực kì

khó khăn của công ty với sự gia tăng đột biến giá trị hàng tồn kho. Nợ ngắn hạn vốn đã ở mức

cao ở năm 2007 (801,825 tỉ so với 206,969 tỉ của Vĩnh Hoàn và 362,153 tỉ của Hùng Vương)

cũng tiếp tục gia tăng. Do tài sản lưu động gia tăng chủ yếu do tăng giá trị hàng tồn kho nên tuy

tỷ lệ thanh toán hiện hành có xu hướng tăng và vẫn ở mức trên 1 nhưng nếu không kể đến loại tài

sản có tính thanh khoản thấp nhất này, tính thanh khoản ngắn hạn của công ty giảm rõ rệt. Cụ

thể, tỷ lệ thanh toán nhanh của công ty liên tục giảm và đã xuống tới mức 0.72 là mức không an

toàn và thấp nhất trong số 3 công ty. Năm 2009, xuất khẩu tôm của Việt Nam phục hồi mạnh

nhưng chủ yếu là ở thị trường EU vốn không phải thị trường chủ lực của Minh Phú. Thị trường

lớn nhất của Minh Phú là Mỹ. Khủng hoảng xảy ra chủ yếu trong năm 2008 nhưng nhập khẩu

tôm Việt Nam vào Mỹ chỉ thật sự giảm sâu kể từ tháng 8/2009 và kéo dài cho đến hết năm.

Ngoài ra, cũng từ năm 2009, Minh Phú còn phải đối mặt với các khó khăn khác như các hộ, các

đơn nuôi trồng thủy sản do thua lỗ trong năm 2008 dẫn đến thiếu vốn đầu tư sản xuất trong năm

2009 khiến nguồn nguyên liệu bị thiếu hụt, công ty chưa vượt qua được các hàng rào kĩ thuật của

các nước vốn ngày càng khắt khe.

Như vậy, trong khi tính thanh khoản của Hùng Vương và Minh Phú đang ngày càng suy

giảm thì tính thanh khoản Vĩnh Hoàn lại đang có xu hướng ngày càng tăng.

Page 53: Báo Cáo Phân Tích

53

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

2. Nhóm chỉ ti u về đòn ẩ t i chính:

2.1.Tỷ lệ tổng nợ

Biểu đồ 5: So sánh tỉ lệ tổng nợ của Vĩnh Ho n H ng Vương v Minh Phú từ 7-2009

Đơn vị: %

Từ số liệu trên ta thấy trong vòng thời gian ba năm từ năm 2007 đến 2009, so với hai đối

thủ cạnh tranh chính thì tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản của Vĩnh Hoàn luôn đạt ở mức cao. Ngoại

trừ năm 2007, tỷ lệ tổng nợ của Vĩnh Hoàn thấp hơn so với Minh Phú (41.74% so với 48.61%),

các năm 2008 và 2009, tỷ lệ tổng nợ của Vĩnh Hoàn luôn ở mức cao nhất trong số ba doanh

nghiệp nghiên cứu, và cao hơn mức 50%, trong đó cao nhất là năm 2008 với 67.75% tổng tài sản

của doanh nghiệp là các khoản nợ. Tuy rằng đây vẫn là một mức tương đối đảm bảo cho khả

năng chi trả của doanh nghiệp, nhưng so với các đối thủ cạnh tranh, các con số này cho thấy

Vĩnh Hoàn đang sử dụng công cụ bẩy tài chính ở mức khá cao.

Năm 2007 đánh dấu cột mốc Vĩnh Hoàn chuyển đổi thành công ty cổ phần vào ngày 17-

04-2007, nâng tổng vốn chủ sở hữu từ mức 107 tỷ cuối năm 2006 lên mức 394 tỷ cuối năm 2007.

Trong khi tỷ lệ tăng vốn chủ sở hữu là 268%, thì tỷ lệ tăng tổng tài sản chỉ có 187% nên vốn chủ

sỡ hữu tăng tỷ trọng trong cơ cấu tài sản. Trong khi đó vào thời điểm này Minh Phú vừa niêm yết

cổ phiếu năm 2006, có tỷ lệ tổng nợ lên đến 48.61% do vay vốn cho nhiều dự án áp dụng các

quy trình sản xuất mới; còn Hùng Vương đang duy trì các khoản nợ, cộng với giá trị tổng tài sản

lớn nên giữ được tỷ lệ tổng nợ ở mức thấp.

41.74

67.75

57.06

23.65

44.62

54.8348.61

58.52

51.05

0

10

20

30

40

50

60

70

80

2007 2008 2009

VHC

HVG

MPC

Page 54: Báo Cáo Phân Tích

54

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

Năm 2008, do nhu cầu vay vốn cho các dự án xây dựng nhà máy, xí nghiệp, tỷ lệ tổng nợ

tăng cao đột ngột tăng lên đến 67.75%, cao nhất so với hai đối thủ cạnh tranh, mặc dù cả Hùng

Vương và Minh Phú đều gia tăng đáng kể giá trị các khoản nợ, đây cũng là yêu cầu do tình hình

xuất khẩu khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Đặc biệt là Minh Phú tuy tăng các khoản

nợ nhưng tổng tài sản và tổng vốn chủ sở hữu lại giảm, do công ty bị thua lỗ nặng làm lợi nhuận

chưa phân phối trong kỳ bị âm. Riêng với Hùng Vương, năm 2008, công ty có nhiều dự án xây

dựng cũng là 1 nguyên nhân làm cho các khoản nợ tăng mạnh. Như vậy mặc dù Hùng Vương là

doanh nghiệp có gía trị khoản nợ cao nhất, còn Vĩnh Hoàn có giá trị khoản nợ thấp nhất, nhưng

do nguồn vốn của Vĩnh Hoàn là tương đối nhỏ so với 2 đối thủ nên tỷ lệ tổng nợ của Vĩnh Hoàn

vẫn là cao nhất.

Năm 2009, nhờ đợt phát hành 600,000 cổ phiếu phổ thông, cùng với tình hình kinh doanh

hồi phục đã làm tăng vốn chủ sở hữu, giúp tỷ lệ tồng nợ của Vĩnh Hoàn giảm xuống còn

57.06%, nhưng vẫn cao hơn so với 2 đối thủ, do Minh Phú là doanh nghiệp duy nhất giảm mức

nợ phải trả thấp hơn năm 2008 đến 200 tỷ, còn Hùng Vương tăng gần gấp đôi các khoản nợ

nhưng do quy mô vốn cũng tăng mạnh (từ 1500 tỷ lên 1700 tỷ - lớn nhất trong 3 doanh nghiệp)

nhờ phát hành cổ phiếu ra thị trường nên tỷ lệ tổng nợ chỉ ở mức 54.83%.

Như vậy nhìn chung Vĩnh Hoàn có mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính cao, với quy mô

vốn tương đối nhỏ so với đối thủ. Xét những nguyên nhân bên trong, mức độ rủi ro nợ của Vĩnh

Hoàn tuy cao hơn so với Hùng Vương, nhưng qua 3 năm thì các khoản nợ của Vĩnh Hoàn vẫn ổn

định hơn so với Minh Phú. Việc sử dụng đòn bầy tài chính cũng là 1 nguyên nhân giải thích cho

các chỉ số lợi nhuận ROA, ROE rất cao của Vĩnh Hoàn so với các đối thủ.

Page 55: Báo Cáo Phân Tích

55

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

2.2.Tỉ lệ nợ d i hạn:

Biểu đồ 6: So sánh tỉ lệ nợ d i hạn của Vĩnh Ho n H ng Vương v Minh Phú từ 7-2009

Đơn vị %

Xu hướng tương quan tỷ lệ nợ dài hạn của 3 doanh nghiệp cũng tương tự tỷ lệ tổng nợ đã

xphân tích ở trên. Tuy giá trị nợ dài hạn không lớn hơn so với đối thủ, nhưng Vĩnh Hoàn có quy

mô vốn chủ sở hữu nhỏ hơn nên nhìn chung thì Vĩnh Hoàn vẫn là doanh nghiệp có tỷ lệ tổng nợ

dài hạn cao nhất, ngoại trừ năm 2007. Năm 2008 do khủng hoảng kinh tế và do nhu cầu vay vốn

cho các dự án mới, các khoản nợ dài hạn của Vĩnh Hoàn tăng đột biến từ 3.54% lên tới 35.21%.

Năm 2008 cũng là năm mà tỷ lệ nợ dài hạn của cả 3 doanh nghiệp đều tăng do ảnh hưởng của

suy thoái kinh tế làm tăng nhu cầu vay nợ, đặc biệt nhóm ngành thủy sản được hưởng lãi suất ưu

đãi của chính phủ.

0

5

10

15

20

25

30

35

40

2007 2008 2009

Page 56: Báo Cáo Phân Tích

56

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

2.3. Tỷ lệ thanh toán tiền lãi

Biểu đồ 7: So sánh tỉ lệ thanh toán tiền lãi của Vĩnh Ho n H ng Vương v Minh Phú từ

2007-2009

Đơn vị tính: lần

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy tỷ lệ thanh toán tiền lãi của Vĩnh Hoàn luôn đạt mức

cao hơn so với 2 đối thủ cạnh tranh, ngoại trừ năm 2008 tỷ lệ thanh toán là 2.79, thấp nhất trong

3 năm nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức 0.82 của Minh Phú. Năm 2007 là năm tỷ lệ thanh

toán tiền lãi của cả ba doanh nghiệp đều đạt mức cao nhất trong 3 năm từ 2007-2009, điều này có

thể được lý giải là do năm 2007 là năm ngành xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là cá basa gặp nhiều

điều kiện thuận lợi. Đặc biệt năm 2007, nhờ mức lợi nhuận tương đối cao xét trên quy mô vốn

Vĩnh Hoàn là nhỏ nhất trong số 3 doanh nghiệp, cộng với chi phí lãi vay cực thấp (213 triệu

đồng) do huy động vốn chủ yếu từ cổ đông và ít vay nợ khiến tỷ lệ thanh toán tiền lãi của Vĩnh

Hoàn lên đến 523, gấp hơn 50 lần Hùng Vương và 100 lần so với Minh Phú.

Năm 2008, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là do sụt giảm mức cầu nhập khẩu

thủy sản ở các thị trường chính, cộng với chi phí sản xuất tăng,… khiến lợi nhuận trước thuế của

Vĩnh Hoàn giảm 24% so với 2007. Lãi suất vay vốn cao khiến giá trị chi phí lãi vay tăng 122%

so với năm 2007. Tất cả các nguyên nhân trên đã dẫn đến tỷ lệ thanh toán tiền lãi của Vĩnh Hoàn

0

100

200

300

400

500

600

2007

2008

2009

523.05

2.795.9

10.39

4.075.41

5.44

0.82

3.94

VHC

HVG

MPC

Page 57: Báo Cáo Phân Tích

57

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

giảm xuống còn 2.79. Hùng Vương và Minh Phú cũng cùng chung khó khăn này, giá trị các

khoản nợ cao, chi phí lãi vay tăng cao khiến tỷ lệ thanh toán tiền lãi của 2 công ty này cũng sụt

giảm đáng kể, trong đó Minh Phú có tỷ lệ thanh toán tiền lãi ở mức nhỏ hơn 1 (0.82) dẫn đến rủi

ro thanh toán cao, Minh Phú cũng là doanh nghiệp duy nhất trong 3 doanh nghiệp có mức lợi

nhuận trước huế âm, do thua lỗ nặng nề trong năm 2008. Riêng Hùng Vương nhờ lợi nhuận

trước thuế chỉ sụt giảm 10,3% nên vận duy trì được tỷ lệ thanh toán tiền lãi ở mức an toàn.

Năm 2009, tỷ lệ thanh toán tiền lãi của cả ba công ty được cải thiện nhờ tình hình sản

xuất kinh doanh hồi phục phần nào sau khủng hoảng kinh tế, cả 3 công ty đều cải thiện được

năng lực sản xuất và hiệu quả kinh doanh, thể hiện ở mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của

Hùng Vương, Minh Phú, Vĩnh Hoàn lần lượt là 87.5%, 18.8%, và 183.9%. Như vậy trong khi

Hùng Vương là công ty có lợi nhuận trước thuế cao nhất, Vĩnh Hoàn mới là doanh nghiệp có

mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế mạnh mẽ nhất, cộng với chi phí lãi vay thấp nhất (giá trị

các khoản nợ của Vĩnh Hoàn cũng thấp nhất) đã giúp tỷ lệ thanh toán tiền lãi tăng đến 5.9, hơn

gấp đôi so với năm 2008. Đây cũng là tỷ lệ thanh toán tiền lãi cao nhất trong 3 công ty.

Như vậy mặc dù sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao, thể hiện ở các tỷ lệ tổng nợ, song

Vĩnh Hoàn vẫn duy trì được khả năng thanh toán tiền lãi. Trong khi Minh Phú đang kinh doanh

khó khăn, và đang đánh mất vị thế, Hùng Vương là một công ty phát triển ổn định nhưng không

có nhiều sự đột biến, thì Vĩnh Hoàn nhờ vào tình hình kinh doanh khả quan, đang trên đà tăng

trưởng mạnh so với các đối thủ.

Page 58: Báo Cáo Phân Tích

58

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

3.Nhóm chỉ tiêu về vòng quay tài sản:

3.1.Vòng qua h ng tồn kho

Biểu đồ 18: So sánh vòng qua h ng tồn kho của Vĩnh Ho n H ng Vương v Minh Phú từ

2007-2009

Đơn vị tính: lần

Năm 2007 là năm thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. So sánh với công

ty cổ phần Hùng Vương là doanh nghiệp cùng xuất khẩu cá tra cá basa, Vĩnh Hoàn có chỉ số

vòng quay hàng tồn kho cao hơn với mức 13.45, thể hiện mức độ hiệu quả hơn trong việc luân

chuyển và quản lí hàng tồn kho. Điều này cũng xảy ra tương tự với các năm 2008, 2009 và 6

tháng đầu năm 2010. Hùng Vương là doanh nghiệp mới thành lập năm 2003, so với Vĩnh Hoàn

đã hoạt động từ 1997 thì danh tiếng cũng như kinh nghiệm trong ngành xuất khẩu kém hơn, nhất

là với mặt hàng cá tra cá basa khá nhạy cảm với các quy định và chỉ tiêu từ các nước nhập khẩu.

Thị trường của công ty cổ phần Hùng Vương tập trung chủ yếu vào các nước Đông Âu và Nga,

còn Mỹ và EU là 2 thị trường lớn nhất của công ty Vĩnh Hoàn, điều này đã tạo ra sự khác biệt

trong mức tiêu thụ mặt hàng dẫn đến hiệu quả khác nhau trong quản lí hàng tồn kho. Nếu tính cả

6 tháng đầu năm 2010, chỉ số vòng quay hàng tồn kho tương đối thấp ở cả 2 doanh nghiệp, giá trị

lượng hàng tồn kho của Hùng Vương khá lớn, chiếm tới 1.24 lần giá vốn hàng bán của doanh

nghiệp. Có thể lí giải một phần khi từ đầu năm 2010, các nước châu Âu bắt đầu áp dụng quy

định EC 1005/2008, theo đó các lô hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường này sẽ phả i cung

cấp đầy đủ các thông tin truy xuất về nguồn gốc, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp khi

xuất khẩu vào thị trường lớn này.

So sánh với công ty cổ phần Minh Phú là doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang thị trường

Mỹ và Nhật, có thể thấy tuy kinh doanh mặt hàng sản phẩm khác nhau nhưng cả công ty Vĩnh

13.45

6.45 6.945.55.23

4.72

10.19

4.95 3.6

0

2

4

6

8

10

12

14

16

2007 2008 2009

VHC

HVG

MPC

Page 59: Báo Cáo Phân Tích

59

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

Hoàn và Minh Phú đều gặp khó khăn với quản lí hàng tồn. Trong các năm 2008, 2009, giá vốn

hàng bán tuy không có nhiều thay đổi so với 2 năm trước đó nhưng do lượng hàng tồn kho khá

lớn, dẫn đến chỉ số vòng quay hàng tồn kho giảm nhiều so với năm trước đó, từ 10.19 xuống

4.95. Trong khi đó, Vĩnh Hoàn đã giảm chỉ số này từ 13.45 xuống còn 6.45 trong 2008, tăng nhẹ

lên 6.94 năm 2009. Tuy nhiên dự tính trong năm 2010, chỉ số này sẽ còn ở mức tương đối thấp,

nguyên nhân có thể được giải thích khi 1 trong các thị trường lớn là Mỹ đã gặp phải cuộc khủng

hoảng tài chính trong năm 2008 vẫn đang hồi phục, nhu cầu chi tiêu chưa được mở rộng dẫn đến

tiêu thụ vào thị trường này bị sụt giảm nhiều, làm tăng lượng hàng tồn lên cao, ảnh hưởng đến

vòng quay hàng tồn kho tại các doanh nghiệp.

Bảng 5: So sánh số ng h ng tồn kho của Vĩnh Ho n H ng Vương v Minh Phú 3 năm

2007-2009

Vĩnh Ho n H ng Vương Minh Phú

2007 27 66 36

2008 57 70 74

2009 53 77 101

Đơn vị tính: ng

Nguồn: Báo cáo thường ni n CTC Vĩnh Ho n CTC H ng Vương CTC Minh hú

3.2.Vòng qua các khoản phải thu:

Biểu đồ 19: So sánh vòng qua các khoản phải thu của Vĩnh Ho n H ng Vương v Minh

Phú từ 7-2009

Đơn vị tính: lần

5.69

7.74 8.48

2.15 2.061.6

2.994.98

13.5

0

2

4

6

8

10

12

14

16

2007 2008 2009

VHC

HVG

MPC

Page 60: Báo Cáo Phân Tích

60

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

Vòng quay các khoản phải thu thể hiện khả năng thu hồi nợ nhanh chóng của doanh

nghiệp. Nếu so sánh giữa công ty cổ phần Vĩnh Hoàn và công ty cổ phần Hùng Vương, dễ dàng

nhận thấy Vĩnh Hoàn có ưu thế hơn hẳn trong việc thu hồi nợ từ khách hàng. Năm 2007 tuy là

năm có nhiều thuận lợi với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, vòng quay các khoản phải thu

tuy là con số thấp nhưng vẫn thể hiển được tính hiệu quả của Vĩnh Hoàn, với chỉ số 5.69 so với

2.15 của Hùng Vương, đồng nghĩa với độ an toàn trong nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ

động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Mặt khác cũng cần lưu ý doanh thu từ

việc bán hàng của Hùng Vương cao hơn gấp 1.5 lần so với Vĩnh Hoàn năm 2009, tuy các khoản

phải thu chiếm tới gần 2/3 doanh thu, gây ra chỉ số tương đối thấp so với Vĩnh Hoàn. Nếu căn cứ

trên chỉ số vòng quay các khoản phải thu, điều này có thể giảm tính cạnh tranh của Vĩnh Hoàn

khi Hùng Vương có khả năng đưa ra thời hạn tín dụng dài hơn, với thời gian 170 ngày năm 2007

đến 228 ngày vào năm 2009, so với thời hạn tín dụng tương ứng của Vĩnh Hoàn là 64 ngày và 77

ngày.

Công ty Minh Phú với mặt hàng là tôm đông lạnh tuy là doanh nghiệp đứng đầu trong

xuất khẩu nhưng cũng gặp không ít khó khăn khi thu hồi nợ khách hàng. Tuy nhiên có thể thấy

cả Vĩnh Hoàn và Minh Phú đều có chỉ số này tương đối cao trong năm 2009, lần lượt là 8.48 và

13.5 và tăng tương đối so với năm 2008, vốn là năm biến động với các thị trường lớn như Hoa

Kì, Nga, Ucraina, gây ra chậm thanh toán trong nhiều ngành. Những số liệu từ 6 tháng đầu năm

2010 từ 2 công ty này dự báo tình hình đến tháng cuối năm có nhiều diễn biến tốt trong việc thu

hồi nợ từ khách hàng.

Page 61: Báo Cáo Phân Tích

61

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

3.3. Vòng qua tổng t i sản:

Biểu đồ : So sánh vòng qua tổng t i sản của Vĩnh Ho n H ng Vương v Minh Phú từ

2007-2009

Đơn vị tính: lần

Có thể dễ dàng nhận ra sự hiệu quả trong việc sử dụng nguồn tài sản của công ty Vĩnh

Hoàn so với Hùng Vương khi chỉ số của 2 công ty này lần lượt là 2.12 và 1.02 vào năm 2007.

Doanh thu của Vĩnh Hoàn có phần tăng nhanh, tính riêng từ năm 2007 đến 2008, doanh thu tăng

71%. Nếu nhìn chỉ số này trong các năm, Vĩnh Hoàn dường như thể hiện tính hiệu quả hơn hẳn

so với Hùng Vương, tuy nhiên, cần chú ý rằng mức doanh thu của Hùng Vương lại lớn hơn và

tổng tài sản cũng tăng khá cao theo các năm, sẽ dẫn đến chỉ số tương đối nhỏ so với Vĩnh Hoàn.

So sánh với Vĩnh Hoàn, công ty Minh Phú có phần tương đối ổn định hơn trong tính hiệu

quả sử dụng vốn. Doanh thu của công ty khá lớn và ổn định và nhận được sự thuận lợi khi tại thị

trường các nước, DOC (Mỹ) công bố sẽ áp dụng mức thuế chống phá giá cho mặt hàng tôm của

Minh Phú là gần 0%. Bên cạnh đó Vĩnh Hoàn cũng có những lợi thế nhất định như là công ty

2.122.04

1.87

1.02

1.4

0.95

1.49

1.31

1.38

0

0.5

1

1.5

2

2.5

2007 2008 2009

VHC

HVG

MPC

Page 62: Báo Cáo Phân Tích

62

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

duy nhất ở Việt Nam có vùng nuôi đạt chuẩn AquaGap, được cấp bởi tổ chức IMO, Thụy Sĩ,

được áp mức thuế phá giá là 0% đối với mặt hàng cá tra cá basa tại Mỹ.

Như vậy dựa trên những chỉ số về hoạt động, có thể thấy công ty cổ phần Vĩnh Hoàn có

một vị trí tương đối cao trên thị trường, hoạt động khá ổn định và có tính cạnh tranh cao với các

công ty cùng ngành, cụ thể là công ty cổ phần Hùng Vương và công ty cổ phần Minh Phú, vốn

đã có chỗ đứng quan trọng trong các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

4. Nhóm các chỉ tiêu về lợi nhuận:

4.1. ợi nhuận ròng tr n doanh thu

Biểu đồ 1: So sánh lợi nhuận ròng tr n doanh thu của Vĩnh Ho n H ng Vương v Minh

Phú từ 7-2009

Đơn vị tính: %

Trong giai đoạn 3 năm 2007-2009 tỷ lệ lợi nhuận ròng trên doanh thu của Vĩnh Hoàn

luôn ở mức thấp hơn Hùng Vương, điều này cho thấy việc kinh doanh của Hùng Vương đem lại

lợi nhuận cao hơn so với Vĩnh Hoàn, việc kiểm soát chi phí cũng được thực hiện tốt hơn. Điều

này có thể giải thích là do ưu thế quy mô sản xuất của Hùng Vương và mô hình vòng tròn sản

xuất khép kín từ nuôi trồng đến chế biến thành phẩm, giúp Hùng Vương luôn chủ động trong

việc cân đối các khoảng chi phí. Tuy nhiên có thể thấy là chênh lệch giữa lợi nhuận ròng trên

doanh thu của 2 doanh nghiệp đang dần được thu hẹp. Nguyên nhân là do Vĩnh Hoàn đang đầu

tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các khâu từ nuôi trồng đến chế biến nhằm đảm bảo sự phát

6.71

3.3

7.34

9.77

5.40

9.30

7.53

-1.30

7.30

-2.00

0.00

2.00

4.00

6.00

8.00

10.00

12.00

2007 2008 2009

VHC

HVG

MPC

Page 63: Báo Cáo Phân Tích

63

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

triển bền vững trong tương lai, tuy nhiên điều này tốn khá nhiều thời gian và cần nguồn vốn lớn,

nên trong thời gian gần, Vĩnh Hoàn khó lòng vượt qua Hùng Vương về tỷ lệ lợi nhuận trên

doanh thu.

Trong khi đó mặc dù có chỉ số lợi nhuận ròng trên doanh thu năm 2007 cao hơn Vĩnh

Hoàn nhưng đến năm 2008 công ty Minh Phú lại làm ăn thua lỗ, kéo tỷ lệ này xuống đến -1.3%.

Nguyên nhân là do tình hình khủng hoảng kinh tế tác động mạnh đến hoạt động vủa Minh Phú

và do những khoản thua lỗ trong hoạt động đầu tư cổ phiếu.Với việc thanh lý phần lớn danh mục

này trong năm 2009 để cơ cấu lại tài sản và nguồn vốn, Minh Phú có được tăng trưởng lợi nhuận

sau thuế 26% so với năm 2007 (năm trước khủng hoảng), đánh dấu việc Minh Phú đã vượt qua

giai đoạn khó khăn nhất và sẵn sàng cho một chu kỳ tăng trưởng mới.

4.2.ROA

Biểu đồ : So sánh ROA của Vĩnh Ho n H ng Vương v Minh Phú từ 7-2009

Đơn vị tính: %

Nhìn chung Vĩnh Hoàn có chỉ số ROA tốt hơn nhiều so với các doanh nghiệp lớn khác trong

ngành.

Phân tích ROA dưới tác động của nhân tố tỉ số lợi nhuận i n v vòng qua t i sản

ROA = Tỉ số lợi nhuận i n x Số vòng qua tổng t i sản

Mặc dù tỉ số lợi nhuận biên của Vĩnh Hoàn không cao bằng Hùng Vương, chỉ số ROA lại

tốt hơn. Điều này là nhờ hệ số vòng quay tổng tài sản của Vĩnh Hoàn cao hơn, chứng tỏ Vĩnh

Hoàn đạt sự hiệu quả cao hơn trong sử dụng tài sản so với Hùng Vương.

14.19

6.8

13.71

10.02

6.06

7.72

8.95

-1.84

10.93

-4

-2

0

2

4

6

8

10

12

14

16

2007 2008 2009

VHC

HVG

MPC

Page 64: Báo Cáo Phân Tích

64

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

Bảng 6 : So sánh hệ số vòng qua tổng t i sản của Vĩnh Ho n H ng Vương v Minh Phú

(đơn vị: lần)

2007 2008 2009

Vĩnh Ho n 2.12 2.04 1.87

H ng Vương 1.02 1.40 0.95

Minh Phú 1.49 1.31 1.38

Đơn vị tính: vòng

Riêng năm 2008 ROA của Vĩnh Hoàn thấp đột biến, vì trong năm này Vĩnh Hoàn đã huy

động nguồn vốn lớn để khắc phục những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính. Đi kèm với

đó, Vĩnh Hoàn phải chịu rủi ro từ việc tăng giá nguyên vật liệu nhập khẩu, trong khi Hùng

Vương lại có được lợi thế từ việc có khả năng tự cung cấp nguồn nguyên vật liệu nhờ mô hình

sản xuất khép kín. Tuy nhiên sang đến năm 2009, với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới và

việc nâng cao khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu từ các trại nuôi thủy sản, lợi nhuận của Vĩnh

Hoàn đã được phục hồi, đưa chỉ số ROA của doanh nghiệp vượt lên trên cả Hùng Vương và

Minh Phú.

3.ROE Biểu đồ 3: So sánh ROE của Vĩnh Ho n H ng Vương v Minh Phú từ 7-2009

Đơn vị tính:%

24.35

21

32.38

13.1210.95

17.1317.41

-4.44

22.32

-10

-5

0

5

10

15

20

25

30

35

2007 2008 2009

VHC

HVG

MPC

Page 65: Báo Cáo Phân Tích

65

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

Đây là chỉ số được các cổ đông quan tâm nhiều nhất vì nó phản ánh mức thu nhập ròng

trên vốn cổ phần của cổ đông. Nhìn chung trong 3 năm 2007 – 2009 Vĩnh Hoàn luôn duy trì

ROE cao hơn các công ty khác trong ngành mà tiêu biểu là Hùng Vương và Minh Phú. Điều này

cho thấy Vĩnh Hoàn luôn quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của nhà đầu tư.

Phân tích ROE dưới tác động của nhân tố ROA v hệ số đòn ẩ t i chính

ROE = ROA x hệ số đòn ẩ t i chính

Có thể thấy năm 2008 mặc dù ROA của Vĩnh Hoàn xấp xỉ Hùng Vương, nhưng nhờ sử

dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính ở mức cao, ROE của Vĩnh Hoàn cao hơn rất nhiều so với Hùng

Vương. Tuy nhiên, vì tính chất rủi ro của công cụ này, năm 2009 Vĩnh Hoàn đã giảm tỷ lệ tổng

nợ từ 67.75% (2008) xuống 57.1%, tỷ lệ nợ dài hạn cũng được điều chỉnh từ 35.21% (2008)

xuống 24.5%. Tuy vậy, nhờ việc quản lý một cách hiệu quả tình hình tài chính của doanh nghiệp

mà mức ROE của Vĩnh Hoàn vẫn được giữ ở mức cao hơn các doanh nghiệp khác.

Trong khi đó, vượt qua thời kỳ khủng hoảng năm 2008, ROE của Minh Phú đã tăng đến

22.32% vào năm 2009. Có được điều này là do lợi nhuận ròng năm 2009 của Minh Phú đã tăng

cao sau tình trạng làm ăn thua lỗ năm 2008. Tuy nhiên cũng như Vĩnh Hoàn, hệ số đòn bẩy tài

chính của Minh Phú vẫn còn cao, tỷ lệ tổng nợ vẫn ở mức xấp xỉ 50%, do đó trong tương lai cả

Vĩnh Hoàn và Minh Phú đều cần tái cơ cấu nợ để đảm bảo sự phát triển lâu dài của mình.

Kết luận:

Nhìn chung, các chỉ tiêu tài chính của Vĩnh Hoàn đều có xu hướng tốt hơn so với

2 công ty đối thủ. Có được th nh công n ngo i những tín hiệu thuận lợi từ môi trường kinh

doanh còn do công t có chiến lược kinh doanh hợp lý khi không ngừng nâng cao v khẳng định

chất lượng sản phẩm ( ng h ng loạt các chứng chỉ về chất lượng v chứng chỉ vệ sinh an to n

thực phẩm vốn có thể d ng như tấm giấ thông h nh v o các thị trường khó tính như Mỹ ha

EU; công t cũng đã v đang phát triển các sản phẩm mới (sản xuất chế iến cá Chẽm v

Collagen – phụ phẩm từ da cá). Đáng chú ý công t đã cân ng tỉ trọng của 2 thị trường lớn l

Mỹ v EU do đó không thật sự khó khăn khi một trong hai thị trường n gặp khủng hoảng.

Công ty cũng đang phát triển th m các thị trường mới điển hình như thị trường Nga.

Page 66: Báo Cáo Phân Tích

66

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

PHẦN 3: DỰ BÁO VÀ ĐỊNH GIÁ

I. PHƢƠNG PHÁP 1: P/E

VHC có thuận lợi lớn từ việc áp dụng thuế suất chống bán phá giá 0% vào thị trường Mỹ

thay vì mức 6.81% trước đây, giá vốn hàng bán vào thị trường Mỹ nhờ vậy giảm khoảng 20

cents/kg đồng thời VHC sẽ được hoàn lại số thuế chống bán phá giá đã nộp cho các lô hàng xuất

vào Mỹ trong giai đoạn xem xét hành chính (2007 - 2008). Bên cạnh đó, nhà máy thức ăn thủy

sản nâng công suất gấp đôi mang lại cho VHC thêm ~ 250 tỷ doanh thu và ~ 40 tỷ lợi nhuận.

VHC sẽ tiếp tục là 1 trong 3 công ty dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu cá tra.

Năm 2010 VHC dự kiến đầu tư dự án tinh luyện dầu cá (20 tỷ đồng); dự án chiết xuất

collagen giai đoạn 1 (3 triệu USD); dự án nuôi cá chẽm với diện tích 68 ha tại Bến Tre (20 tỷ

đồng); đầu tư trại cá giống 20 ha (15 tỷ đồng); mở rộng vùng nuôi thêm

50 - 70 ha (75 – 100 tỷ đồng).

Đồng thời, vừa qua, VHC đã phát hành thêm 10.881.063 cổ phiếu trả cổ tức năm 2010

cho cổ đông hiện hữu, nâng tổng vốn điều lệ lên hơn 460 tỉ. Nguồn vốn này sẽ được dùng để bổ

sung vào nguồn vốn kinh doanh và phát triển các dự án của công ty.

Với nhận định ở trên, ước tính thận trọng, VHC có khả năng đạt 2.899 tỷ doanh thu và

227 tỷ lợi nhuận sau thuế, tương ứng với mức tăng trưởng 5% và 18%, vựơt kế hoạch năm lần

lượt là 20% và 26%. EPS dự phóng 2010 của công ty là 4 9 đ/cp. Với giá đóng cửa ngày

12/09/2010 là 34,500đ/cp thì VHC đang được giao dịch tạ i P/E dự phóng 2010 là 7.02, ngang

với P/E trung bình ngành là 7.041. Tuy nhiên, với tiềm năng của mình, VHC xứng đáng với mức

P/E là 12.7 +/- 0.5. Vì vậy, chúng tôi định giá VHC ở mức 6 384 đ/cp.

Tuy nhiên, phương pháp định giá này chỉ mang tính ngắn hạn. Để xem xét giá tiềm năng

của VHC trong dài hạn, chúng ta sử dụng 1 phương pháp định giá thứ 2.

Page 67: Báo Cáo Phân Tích

67

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

II. PHƢƠNG PHÁP 2: Phƣơng pháp chiết khấu cổ tức

Bảng 17: Mức cổ tức của cổ phiếu VHC từ 7 đến 2010

Năm 2007 2008 2009 2010

Thu nhập ròng

(tỷ VND)

96,15 80,04 193,22 260 (*)

Mức cổ tức

(%/mệnh giá)

15% 12% 15% 30% (**)

(*): kế hoạch sản xuất kinh doanh 2010

(**): năm 2010 công t chia cổ tức b ng cổ phiếu

Nhìn vào bảng số liệu về việc chia cổ tức cho cổ đông của Vĩnh Hoàn qua các năm từ

2007 đến 2010, chúng ta thấy năm 2008, tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền mặt của Vĩnh Hoàn đạt mức

thấp nhất là 12% mệnh giá, tương đương 1.200 đồng, giảm 3% so với năm 2007. Điều này được

lý giải bởi năm 2008 có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế đạt âm (giảm 16,75%) so với 2007

do công ty phải đối mặt với nhiều thách thức từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, vì vậy các cổ

đông phải chấp nhận một mức thu nhập thấp hơn nhằm chia sẻ bớt những khó khăn của doanh

nghiệp.

Đến năm 2009, khi tình hình kinh doanh đã đạt được những tín hiệu tích cực (tăng trưởng

lợi nhuận ròng năm 2009 bằng 241,4% so với 2008) Vĩnh Hoàn đã nâng mức cổ tức lên ngang

bằng với năm 2007. Tuy nhiên, nếu xét về mặt thu nhập ròng giữa 2 năm thì rõ ràng mức cổ tức

này đã không tăng tương ứng với tốc độ tăng lợi nhuận. Điều này cộng với việc năm 2010 công

ty quyết định chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30% (cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu sẽ nhận

thêm được 3 cổ phiếu – đã chốt quyền nhận cổ tức vào ngày 6/9/2010) thể hiện Vĩnh Hoàn đang

rất cần vốn để tái đầu tư. Theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2010 về vấn

đề chi trả cổ tức thì toàn bộ số vốn tăng thêm từ việc chia cổ tức bằng cổ phiếu trong năm 2010

sẽ được công ty sử dụng để đầu tư cho nhà máy sản xuất Collagen và dầu diesel sinh học sắp sửa

đưa vào hoạt động năm 2012. Năm 2009, công ty quyết định giữ lại nhiều hơn phần lợi nhuận

ròng so với các năm trước, và năm 2010 quyết định chi trả cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tăng vốn

điều lệ của công ty, qua đó làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu.

Với những phân tích trên, chúng ta thấy được quyết định chia cổ tức của công ty dựa chủ

yếu vào 2 yếu tố: mức lợi nhuận ròng đạt được và nhu cầu vốn để tái đầu tư, mở rộng sản xuất.

Thông qua 2 tiêu chí này, chúng ta có thể ước lượng và dự đoán dòng cổ tức trong tương lai của

VHC, từ đó sẽ tiến hành định giá cổ phiếu công ty trong giai đoạn hiện tại.

Như chúng tôi đã phân tích ở trên, giai đoạn hiện nay kinh tế thế giới chỉ vừa mới trải qua

thời kỳ tồi tệ nhất của cuộc suy thoái toàn cầu. Các nền kinh tế lớn trên thế giới hiện vẫn đang

phải giải quyết những hậu quả mà cơn bão khủng hoảng để lại. Trong khi đó, thị trường xuất

Page 68: Báo Cáo Phân Tích

68

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

khẩu chính của Vĩnh Hoàn lại là những thị trường lớn trên thế giới như EU (Đức, Bỉ, Nga…),

Hoa Kỳ, Úc… Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện tại, chúng tôi dự đoán tốc độ tăng trưởng của

Vĩnh Hoàn sẽ trải qua 4 giai đoạn chính sau:

Giai đoạn phát triển chậm: kéo dài trong vòng 2 năm từ 2010 đến 2012, do nhu cầu của

các thị trường chính không có sự đột biến đáng kể và Vĩnh Hoàn cũng chưa đưa ra những sản

phẩm mới nhằm kích thích thị trường. Dự đoán tốc độ tăng trưởng giai đoạn này chênh lệch

không nhiều so với mức tăng của nên kinh tế, vào khoảng 8%/năm. Và như vậy, chúng tôi dự

đoán mức cổ tức của Vĩnh Hoàn trong giai đoạn này sẽ tiếp tục được duy trì ở mức 15%/mệnh

giá/năm.

Giai đoạn phát triển cao: kéo dài trong vòng 5 năm từ 2012 đến 2017. Chúng tôi lựa

chọn các mốc thời gian như trên dựa vào 3 lý do. Thứ nhất, theo dự báo của các chuyên gia kinh

tế, năm 2012 nền kinh tế thế giới sẽ chính thức vượt qua được khủng hoảng và sẽ trở lại mức

tăng trưởng như trước năm 2007. Thứ hai, theo kế hoạch thì cũng từ năm 2012, nhà máy sản xuất

collagen từ phụ phẩm da cá, dầu diesel sinh học sẽ chính thức đi vào hoạt động và hứa hẹn sẽ

mang lại nguồn gia tăng lợi nhuận đáng kể cho công ty. Thứ ba, theo tìm hiểu của chúng tôi, việc

sản xuất collagen và dầu diesel sinh học từ phụ phẩm cá tại Việt Nam chỉ mới có Vĩnh Hoàn là

doanh nghiệp đi tiên phong, đồng thời cơ sở vật chất đầu tư vào dây chuyền sản xuất các sản

phẩm này là khá tốn kém và mất nhiều thời gian. Do đó, chúng tôi cho rằng lợi thế cạnh tranh

của Vĩnh Hoàn trong mảng kinh doanh này là khá lớn, và công ty hoàn toàn có khả năng duy trì

một tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian 5 năm. Vì vậy, chúng tôi dự đoán trong giai đoạn này,

mức cổ tức sẽ tăng trưởng đều với tốc độ đạt 30%/năm do những lợi nhuận to lớn mà công ty sẽ

đạt được.

Giai đoạn chuyển tiếp. Dự đoán kéo dài trong vòng 5 năm. Đây là giai đoạn mà tốc độ

tăng trưởng của công ty giảm dần tuyến tính từ mức cao xuống bằng mức tăng chung của nền

kinh tế khoảng 5.5%. Trong giai đoạn này, tỷ lệ chi trả cổ tức dự đoán sẽ giảm dần đều qua từng

năm do thị trường bắt đầu bước vào thời kỳ bão hòa, đồng thời công ty cũng phải giữ lại nhiều

hơn phần lợi nhuận có được để nghiên cứu và đầu tư phát triển những sản phẩm mới nhằm duy

trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trước các đối thủ trong ngành.

Giai đoạn tăng trƣởng bền vững. Đây là giai đoạn mà tốc độ tăng trưởng của công ty

được duy trì mãi mãi ngang bằng ở mức 5.5% của toàn bộ nền kinh tế. Chúng tôi dự đoán trong

giai đoạn này tốc độ tăng của cổ tức sẽ được duy trì mãi mãi ở mức 10%/năm nhằm đảm bảo thu

nhập của cổ đông có thể bù đắp được mức lạm phát trung bình hàng năm, qua đó duy trì sức hấp

dẫn của cổ phiếu VHC.

Page 69: Báo Cáo Phân Tích

69

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

Để tiến hành định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu cổ tức, trước hết chúng ta

cần tính tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của cổ phiếu k theo mô hình CAPM:

ks = krf + (km – krf)β

Trong đó:

krf là tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro, được xác định bằng với mức lãi suất tín phiếu Kho

bạc Nhà nước phát hành đợt gần nhất là 9%/năm.

km là tỷ suất lợi nhuận của thị trường ước khoảng 12%

Hệ số rủi ro beta của cổ phiếu VHC theo các công ty chứng khoán tính được trung

bình là 0.54

Từ đó, chúng ta tính được tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của cổ phiếu VHC là 10,62%

Chúng ta có bảng theo dõi mức cổ tức dự kiến của Vĩnh Hoàn qua các năm như sau:

Năm Giai đoạn Tốc độ tăng cổ tức Mức cổ tức lũy kế

2011 Tăng trưởng chậm 0% 1500 đồng

2012 Tăng trưởng chậm 0% 1500 đồng

2013 Tăng trưởng nhanh 30% 1950 đồng

2014 Tăng trưởng nhanh 30% 2535 đồng

2015 Tăng trưởng nhanh 30% 3296 đồng

2016 Tăng trưởng nhanh 30% 4285 đồng

2017 Tăng trưởng nhanh 30% 5571 đồng

2018 Tăng trưởng giảm dần -24.9% 4184 đồng

2019 Tăng trưởng giảm dần -24.9% 3142 đồng

2020 Tăng trưởng giảm dần -24.9% 2360 đồng

2021 Tăng trưởng giảm dần -24.9% 1772 đồng

2022 Tăng trưởng giảm dần -24.9% 1331 đồng

2023 Tăng trưởng ổn định -24.9% 1000 đồng

2024 Tăng trưởng ổn định 10% 1100 đồng

2025 Tăng trưởng ổn định 10% 1210 đồng

Page 70: Báo Cáo Phân Tích

70

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

Theo phương pháp định giá bằng chiết khấu cổ tức, chúng ta có:

Po = t

s

tn

tt

s

t

k

P

k

DIV

)1()1(1

Trong đó

Po là giá cổ phiếu tại thời điểm hiện tại

DIVt là cổ tức chi trả năm thứ t

ks là tỷ suất lợi nhuận yêu cầu đối với cổ phiếu

Pt là giá cổ phiếu khi hết năm thứ t

Áp dụng công thức trên với n = 13 và P13 = gk

DIV

s

14 = 1774191.01062.0

1100

đồng, ta có

kết quả giá cổ phiếu của VHC thời điểm cuối năm 2010 là 65,805 đồng.

III. Khuyến nghị nhà đầu tƣ

Sau khi tính toán được giá cổ phiếu của VHC thời điểm cuối năm 2010 là 65,805 đồng/cổ

phiếu trong khi hiện tại mức giá của VHC đang dao động trong mức 34,000 đồng – 35,000

đồng/cổ phiếu. Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn nên mua ngay cổ phiếu VHC

trong thời điểm này, để hưởng được mức lợi nhuận rất hấp dẫn khi bán cố phiếu ra vào cuối năm

nay.

Mặt khác, sau khi xem xét phân tích báo cáo tài chính của công ty Vĩnh Hoàn cũng như

so sánh các chỉ tiêu tương đồng giữa Vĩnh Hoàn và các công ty cạnh tranh trong ngành chế biến

và xuất khẩu thủy hải sản, chúng tôi nhận thấy Vĩnh Hoàn là công ty có tình hình tài chính lành

mạnh, kinh doanh hiệu quả và không ngừng mở rộng kinh doanh tăng lợi nhuận. Vì thế, đối với

các nhà đầu tư dài hạn thì VHC là một cổ phiếu rất đáng quan tâm với mức lợi nhuận ổn định và

độ an toàn cao.

Page 71: Báo Cáo Phân Tích

71

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách:

- Investment Valuation – Tools and Techiques for Determining the Value of Any Asset

(Aswath Damodaran)

- Tài chính doanh nghiệp căn bản – Lý thuyết và thực hành quản lý ứng dụng cho các

doanh nghiệp Việt Nam (Ts. Nguyễn Minh Kiều)

- Tài chính doanh nghiệp – Lý thuyết, bài tập và bài giải (Ts. Nguyễn Minh Kiều)

- Giáo trình thị trường chứng khoán (Ts. Bùi Kim Yến)

- Bài tập và bài giải Phân tích chứng khoán và định giá chứng khoán (Ts. Bùi Kim Yến)

2. Website:

- www.stockbiz.vn

- www.cafef.vn

- www.vietstock.vn

- www.vinhhoan.com.vn: website của công ty cổ phần Vĩnh Hoàn

- www.hungvuongpanga.com: website của công ty cổ phần Hùng Vương

- www.minhphu.com: website của công ty cổ phần Minh Phú

3. Khác:

- Tạp chí Đầu tư

- Bài giảng, bài học trên lớp

Website của các công ty phân tích,

nhận định thị trường chứng khoán