báo cáo tài chính hợp nhất

13
THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT VÀ NHỮNG HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH Th.S Nguyễn Văn Hương Mục đích của bài viết: Sự phát triển của nền kinh tế luôn gắn liền với sự ra đời của các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty. Ở Việt Nam trong thời gian qua, nhiều tập đoàn kinh tế lớn và nhiều tổng công ty ra đời, đã đánh dấu một bước phát triển của các doanh nghiệp trong nước. Để có thể nhận biết được tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của cả tập đoàn hoặc của tổng công ty, nhà đầu tư thường dựa vào bào cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất. Vậy báo cáo tài chính hợp nhất cung cấp những thông tin gì cho người sử dụng và tính hữu ích của nó như thế nào, thông tin báo cáo tài chính hợp nhất cung cấp có gì khác với báo cáo tài chính riêng. Bài viết này xin làm rõ tình hữu ích của thông tin trên báo cáo tài chính hợp nhất, cũng như những khác biệt về thông tin trên báo cáo tài chính hợp nhất với báo cáo tài chính riêng, từ đó giúp người sử dụng có cái nhìn và đánh giá đúng về tình hình tài chính của một tập đoàn hoặc một tổng công ty để đưa ra quyết định. Mặc khác bài viết cũng muốn đề cập một khía cạnh khác, đó là sự hiểu biết của người sử dụng về BCTC hợp nhất và việc trang bị kiến thức về báo cáo tài chính hợp nhất cho sinh viên trong thời gian qua. Nội dung báo cáo. Phần lớn người sử dụng BCTC đều thừa nhận rằng: Thông tin trên báo cáo tài chính ảnh hưởng như thế nào đối với việc

Upload: wikibizvn

Post on 24-Jun-2015

10.681 views

Category:

Economy & Finance


7 download

DESCRIPTION

http://wikibiz.vn/wiki/B%C3%A1o_c%C3%A1o_t%C3%A0i_ch%C3%ADnh

TRANSCRIPT

Page 1: Báo cáo tài chính hợp nhất

THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT VÀ NHỮNG HIỂU BIẾT

CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH

Th.S Nguyễn Văn Hương

Mục đích của bài viết:

Sự phát triển của nền kinh tế luôn gắn liền với sự ra đời của các tập đoàn kinh tế và

các tổng công ty. Ở Việt Nam trong thời gian qua, nhiều tập đoàn kinh tế lớn và nhiều tổng

công ty ra đời, đã đánh dấu một bước phát triển của các doanh nghiệp trong nước. Để có thể

nhận biết được tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của cả tập đoàn hoặc của

tổng công ty, nhà đầu tư thường dựa vào bào cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp

nhất. Vậy báo cáo tài chính hợp nhất cung cấp những thông tin gì cho người sử dụng và tính

hữu ích của nó như thế nào, thông tin báo cáo tài chính hợp nhất cung cấp có gì khác với

báo cáo tài chính riêng. Bài viết này xin làm rõ tình hữu ích của thông tin trên báo cáo tài

chính hợp nhất, cũng như những khác biệt về thông tin trên báo cáo tài chính hợp nhất với

báo cáo tài chính riêng, từ đó giúp người sử dụng có cái nhìn và đánh giá đúng về tình hình

tài chính của một tập đoàn hoặc một tổng công ty để đưa ra quyết định. Mặc khác bài viết

cũng muốn đề cập một khía cạnh khác, đó là sự hiểu biết của người sử dụng về BCTC hợp

nhất và việc trang bị kiến thức về báo cáo tài chính hợp nhất cho sinh viên trong thời gian

qua.

Nội dung báo cáo.

Phần lớn người sử dụng BCTC đều thừa nhận rằng: Thông tin trên báo cáo tài chính

ảnh hưởng như thế nào đối với việc ra quyết định. Nhà quản lý, chủ sở hữu, nhà đầu tư, các

chủ nợ hiện tại và tương lai đều dừa vào thông tin trên BCTC để đưa ra quyết định. Nhưng

lâu nay, mỗi khi nói đến BCTC, chúng ta chỉ nghĩ đến đó là BCTC của một công ty, một

đơn vị riêng lẻ. Vậy đối với một tập đoàn, nơi đó có công ty mẹ và nhiều công ty con thì

sao; hoặc một tổng công ty mà nơi đó có đơn vị cấp trên và các đơn vị trực thuộc, thì liệu

BCTC riêng có còn cung cấp đầy đủ hết thông tin đề đánh giá cho một tập đoàn hoặc một

tổng công ty không? Câu trả lời là không thể, mà để đánh giá một tập đoàn hoặc một tổng

công ty, người sử dụng BCTC thường phải sử dụng đến BCTC hợp nhất, vậy BCTC hợp

nhất như thế nào. Đó là một báo cáo mà ở đó tổng hợp và trình bày một cách tổng quát,

toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm kết thúc năm tài

chính, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh năm tài chính của tập đoàn như một doanh

nghiệp độc lập không tính đến ranh giới pháp lý của các pháp nhân riêng biệt là công ty mẹ

hay công ty con trong tập đoàn.

Page 2: Báo cáo tài chính hợp nhất

Tuy nhiên thời gian qua, từ việc công bố thông tin trên BCTC hợp nhất từ phía công

ty phát hành báo cáo, đến việc sử dụng BCTC hợp nhất của người sử dụng còn nhiều hạn

chế. Đặc biệt là việc tiếp cận BCTC hợp nhất cũng như hiểu đúng thông tin, và sử dụng

thông tin trên BCTC hợp nhất để đưa ra quyết định của nhà đầu tư còn nhiều điều phải bàn

đến. Điều đáng nói là không ít người sử dụng BCTC, trong đó có đội ngũ làm công tác cung

cấp kiến thức cho người sử dụng chỉ để ý đến BCTC riêng mà phớt lờ đi hoặc có vẻ như

BCTC hợp nhất chưa hề tồn tại. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định đầu tư và

đặc biệt ảnh hưởng đến kiến thức của người học sử dụng BCTC hợp nhất sau này

Xuất phát từ những vấn đề trên, bài viết muốn làm rõ tầm quan trọng của những

thông tin trên BCTC hợp nhất ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư; sự khác nhau giừa

thông tin trên BCTC riêng và BCTC hợp nhất; thực trang công bố thông tin trên BCTC hợp

nhất hiện nay, cũng như việc được trang bị kiến thức về BCTC hợp nhất từ phía người học,

người sử dụng BCTC.

1. Tầm quan trọng của thông tin trên báo cáo tài chính hợp nhất.

BCTC hợp nhất cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá thực

trạng tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của tập đoàn trong năm tài chính đã qua và

những dự đoán trong tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính hợp nhất là căn cứ quan

trọng cho việc đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, hoặc đầu

tư vào tập đoàn của chủ sở hữu, của các nhà đầu tư, của các chủ nợ hiện tại và tương lai,...

Qua khảo sát báo cáo tài chính được công bố của các công ty niêm yết trên thị

trường chứng khoán Việt Nam cho thấy: Có hơn 2/3 số công ty niêm yết có BCTC hợp nhất

công khai. Qua đó cho thấy, mô hình tập đoàn kinh tế ở Việt Nam không còn ít nữa mà rất

đông đảo, số tập đoàn chiếm phần lớn các công ty được niêm yết trên thị trường chứng

khoán hiện nay. Điều đó cũng cho thấy báo cáo tài chính hợp nhất không còn xa lạ đối với

những ai quan tâm đến doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, nó

lại rất xa lạ đối với sinh viên và với những ai từ trước giờ chỉ quan tâm đến báo cáo tài

chính riêng.

Sự quan trọng của BCTC hợp nhất đối với người sử dụng BCTC còn thể hiện ở chỗ:

Trước đây khi chưa bắt buộc các công ty niêm yết phải công bố báo cáo tài chính hợp nhất

quý, nên các công ty chỉ công bố BCTC riêng. Chính báo cáo tài chính riêng này chỉ cung

cấp cho nhà đầu tư những thông tin tốt về công ty mẹ, nhưng không có bất kỳ thông tin gì

về các công ty con. Đến cuối năm khi báo cáo tài chính hợp nhất được công bố, làm cho

nhà đầu tư sóc bởi những thông tin xấu do các công ty con làm ăn thua lỗ đã ảnh hưởng đến

phần lợi nhuận của cổ đông công ty mẹ. Xuất phát từ thực tế đó, Bộ tài chính ban hành

Page 3: Báo cáo tài chính hợp nhất

thông tư 09/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 01 năm 2010 bắt buộc các công ty niêm yết phải

công khai báo cáo tài chính hợp nhất quý

2. Sự khác nhau của BCTC riêng và BCTC hợp nhất.

- Sự khác nhau giữa BCĐKT riêng và BCĐKT hợp nhất.

Bảng cân đối kế toán (riêng)

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền

A. TS ngắn hạn A. Nợ phải trả

B. TS dài hạn

- Đầu tư vào công ty con

B. Vốn chủ sở hữu

Tổng Tài sản Tổng nguồn vốn

Bảng cân đối kế toán Hợp nhất

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền

A. TS ngắn hạn A. Nợ phải trả

B. TS dài hạn

- Đầu tư vào công ty con (1)

V. Lợi thế thương mại(3)

B. Vốn chủ sở hữu

C. Lợi ích của cổ đông

thiểu số(2)

Tổng Tài sản Tổng nguồn vốn

(1) Nếu tất cả các công ty con đều được hợp nhất thì chỉ tiêu “đầu tư vào công ty con”

không còn số tiền trên BCTC hợp nhất.

(2) Nếu các công ty con được hợp nhất mà ở đó công ty mẹ nắm giữ < 100% vốn thì trên

báo cáo tài chính hợp nhất chỉ tiêu “Lợi ích của cổ đông thiểu số” trên Bảng cân đối kế toán

và chỉ tiêu “lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số” trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp

nhất có một số tiền nhất định.

(3) Nếu giá phí hợp nhất lớn hơn so với phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần

của tài sản, nợ phải trả được xác định tại ngày mua, thì chỉ tiêu ‘lợi thế thương mại” trên

BCĐKT hợp nhất có một số tiền nhất định.

- Trường hợp các công ty con được hợp nhất mà ở đó công ty mẹ nắm giữ 100% vốn thì số

tiền ở chỉ tiêu “Lợi ích của cổ đông thiểu số” trên Bảng cân đối kế toán và chỉ tiêu lợi nhuận

sau thuế của cổ đông thiểu số trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất là bằng không.

Page 4: Báo cáo tài chính hợp nhất

Bảng cân đối kế toán riêng của công ty GEMADEPT (GMD)

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền

A. TS ngắn hạn 781.187.229.322. A. Nợ phải trả 837.354.500.956

B. TS dài hạn 2.145.938.320.850 B. Vốn chủ sở hữu 2.089.771.049.216

Tổng TS 2.927.125.550.172 Tổng nguồn vốn 2.927.125.550.172

Bảng cân đối kế toán hợp nhất của công ty GEMADEPT (GMD)

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền

A. TS ngắn hạn 1.073.083.913.383 A. Nợ phải trả 1.849.483.853.409

B. TS dài hạn

V.Lợi thế thương

mại

3.483.172.154.802 B. Vốn chủ sở hữu 2.471.309.331.829

49.082.628.918 C. Lợi ích của cổ

đông thiểu số

190.462.882.947

Tổng TS 4.511.256.068.185 Tổng nguồn vốn 4.511.256.068.185

Qua bảng cân đối kế toán riêng trên cho thấy: Phần tài sản thuộc vệ chủ sở hữu của

những cổ đông sở hữu của công ty công ty GEMADEPT (GMD) là 2.089.771.049.212

đồng, tổng khối tài sản của công ty tại ngày 31/12/2011 là 2.927.125.550.172. Trong khi ở

bảng cân đối kế toán hợp nhất, phần tài sản tính cho cổ đông của công ty mẹ (cổ đông công

ty GEMADEPT) là 2.471.309.331.829 đ, tăng hơn 450 tỷ.

Qua đó cho thấy, cũng là cổ đông của công ty mẹ GEMADEPT nhưng qua hai báo

cáo khác nhau, khối tài sản thuộc về họ là khác nhau. Nếu dừng lại ở BCĐKT riêng thì

nhà đầu tư cứ nghĩ rằng tài sản thuộc về mình là 2.089 tỷ, trong khi sự thật khối tài sản

thuộc về họ đã lên tới 2.471 tỷ

- Theo Bảng cân đối kế toán riêng, Tổng tài sản của một công ty sau khi trừ phần nợ

phải trả phần còn lại là của chủ sở hữu.(của những cổ đông đang nắm giữ cổ phiếu của

công ty mẹ)

- Theo Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Tổng tài sản của một tập đoàn sau khi trừ

phần nợ phải trả của tập đoàn, phần còn lại không phải 100% là của chủ sở hữu (của cổ

đông công ty mẹ) mà phần còn lại phải chia một phần tài sản cho những cổ đông không

phải là cổ đông của công ty mẹ mà là những người đang sở hữu một phần nhỏ vốn ở các

công ty con gọi là cổ đông thiểu số, phần này trình bày trên Bảng cân đối kế toán hợp

nhất với chỉ tiêu – Lợi ích của cổ đông thiểu số.

- Vậy tại sao “lợi ích của cổ đông thiểu số” không được trình bày như một chỉ tiêu

nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất mà lại trình bày ở một chỉ tiêu riêng biệt?

Page 5: Báo cáo tài chính hợp nhất

- Phần vốn chủ sở hữu của cổ đông sở hữu cổ phiếu của công ty mẹ ở hai báo cáo

khác nhau cho kết quả khác nhau. Điều này là phụ thuộc rất lớn vào tình hình kinh

doanh của các công ty con. Nếu các công ty con kinh doanh có lãi, làm cho một khoản

đầu tư của công ty mẹ gia tăng, nên vốn chủ sở hữu thuộc về cổ đông của công ty mẹ gia

tăng và ngược lại.

Tại sao có sự khác biệt về con số vốn chủ sở hữu, trong khi chủ sở hữu (cổ đông của

công ty mẹ) không bỏ thêm vốn, cũng không hề rút bớt vốn. Do Khi lập BCTC riêng,

các khoản đầu tư vào Công ty con được ghi nhận theo phương pháp vốn gốc, còn khi

hợp nhất, nó được lập theo phần vốn mà cổ đông của công ty mẹ hiện sở hữu ở công ty

con tại ngày hợp nhất (Phương pháp vốn chủ sở hữu).

Tại sao trên bảng cân đối kế toán riêng không thấy có chỉ tiêu “Lợi thế thương mại”

trong khi trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất xuất hiện chỉ tiêu “Lợi thế thương mại”.

Lợi thế thương mại là phần chênh lệch của giá phí hợp nhất so với phần sở hữu của

bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và các

khoản nợ tiềm tàng đã ghi nhận theo quy định

- Sự khác nhau ở Báo cáo kết quả Kinh doanh.

Trích Báo cáo kết quả kinh năm 2010 của công ty mẹ và tập đoàn Hòa Phát Hà Nội.

Chỉ tiêu Theo BCKQKD riêng Theo BCKQKD hợp

nhất cả tập Đoàn

1.Lợi nhuận sau thuế 764.716.383.433 1.376.316.086.778

2. Lợi nhuận sau thuế của

cổ đông thiểu số(4)

27.002.469.604

3.Lợi nhuận của cổ

đông của công ty mẹ (5)

1.349.313.617.174

(4), (5) Ở báo cáo riêng không có, chỉ có ở BCTC hợp nhất.

Qua báo cáo trên cho thấy: Theo BCKQKD riêng của HPG thì lợi nhuận sau thuế được

tạo ra thuộc về chủ sở hữu là 764,7 tỷ, nhưng lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty

mẹ (HPG) trên BCKQKD hợp nhất là 1.349,3tỷ, tăng hơn 584,6 tỷ. Cho thấy tình hình kinh

doanh của các công ty con có lãi, dẫn đến làm cho lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ

tăng lên so với khi chỉ xét riêng công ty mẹ.

- Theo báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, số lợi nhuận sau thuế của cả tập đoàn

không phải là của những cổ đông đang sở hữu cổ phiếu của công ty mẹ mà số lợi nhuận sau

thuế này có một phần của cổ đông thiểu số (nếu như ở các công ty con, công ty mẹ sở hữu

<100% vốn chủ sở hữu).

Page 6: Báo cáo tài chính hợp nhất

Qua phân tích trên cho thấy: Số tiền lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông đang sở hữu cổ

phiếu của công ty mẹ ở 2 báo cáo là khác nhau. Sự khác nhau này là tùy thuộc vào lãi, lỗ ở

các công ty con, nếu các công ty con kinh doanh có lãi, thì làm cho lợi nhuận sau thuế của

cổ đông công ty mẹ nhiều hơn so với lợi nhuận sau thuế của đông công ty mẹ được trình

bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh riêng.

3. Thực trạng về công khai báo cáo tài chính hợp nhất hiện nay.

Hiện nay nhiều công ty niêm yết trên hai sàn chứng khoàn HCM và Hà Nội công bố

báo cáo tài chính hợp nhất chậm hơn theo quy định. Có nhiều lý do để lý giải cho điều này

như: Kỹ thuật thực hiện các bút toán hợp nhất phức tạp nên các công ty phải mất nhiều thời

gian; các công ty con nộp báo cáo tài chính về chậm; cũng có lý do khác là công ty cố tình

chậm công bố báo cáo tài chính hợp nhất để giảm bớt tác động xấu đến giá cổ phiếu của

công ty ở thời điểm mà thị trường toàn là tin xấu.

Thực tế, năm 2008 đã phát sinh trường hợp công ty mẹ VinashinPetro có kết quả

kinh doanh rất tốt, nhưng công ty con Đại Nam 100% vốn của VinashinPetro lại bị lỗ rất

nặng. Theo VAS, trong năm tập đoàn này chỉ công bố các báo cáo tài chính giữa niên độ

của công ty mẹ với kết quả kinh doanh rất tốt. Giá cổ phiếu của VinashinPetro đã tăng rất

mạnh. Khi báo cáo tài chính hợp nhất với kết quả rất xấu được công bố, giá cổ phiếu của

Công ty đã giảm gần như rơi tự do

Theo quy định hiện nay, chậm nhất sau ngày 25 sau ngày kết thúc quý các công ty

phải công khai báo cáo tài chính riêng, còn báo cáo tài chính hợp nhất quý sẽ được công bố

50 ngày. Chính điều này ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC trong khoảng

thời gian giữa BCTC riêng và BCTC hợp nhất được công bố.

Trường hợp Báo cáo tài chính riêng cung cấp thông tin tình hình tài chính và tình

hình kết quả kinh doanh tốt hơn năm trước, nhà đầu tư đẩy mạnh mua cổ phiếu vào làm giá

cổ phiếu tăng lên, đến khi báo cáo tài chính hợp nhất được công bố, do các công ty con làm

ăn thua lỗ, làm kết quả kinh doanh của cả tập đoàn giảm sút. Làm cho nhà đầu tư bán đi cổ

phiếu và giá cổ phiếu của công ty lại đi xuống.

Để nhận diện BCTC hợp nhất được công bố có hợp nhất đầy đủ các công ty con hay

không, người sử dụng hãy nhìn vào khoản mục số tiền đầu tư vào công ty con, nếu chỉ tiêu

này còn số tiền, coi như có một hoặc một số công ty con chưa được hợp nhất trong BCTC

4. Các vấn đề cần liên quan đến hiểu biết của gười sử dụng BCTC hợp nhất.

- Người sử dụng BCTC hợp nhất, đặc biệt là những nhà đầu tư phần lớn dựa vào

thông tin trên BCTC, trong đó có BCTC hợp nhất để đưa ra quyết định. Tuy nhiên không

phải ai cũng dễ dàng hiểu hết BCTC hợp nhất. Người sử dụng gặp khó khăn về việc đọc

Page 7: Báo cáo tài chính hợp nhất

hiểu các thông tin trên BCTC hợp nhất để giúp cho việc đưa ra quyết định hợp lý. Những lý

do dẫn đến điều đó như:

+ BCTC hợp nhất là BCTC mới mẻ được đưa vào áp dụng ở VN (được hướng dẫn

trong TT23/2005 và thông tư 161/2007).

+ Rất ít tài liệu hướng dẫn cách lập, đọc và phân tích báo cáo tài chính hợp nhất.

+ Người sử dụng cũng ít được các cơ sở đào tạo trang bị nhiều về kiến thức BCTC

hợp nhất.

+ Lý do từ phía cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về kế toán - tài chính:

- Đối với sinh viên ngành kế toán, tài chính (những người sử dụng BCTC HN trong

tương lai) ở giảng đường đại học họ được trang bị kiến thức về báo cáo tài chính riêng, từ

việc lập, đọc hiểu đến việc phân tích.. Rất ít sinh viên được hướng dẫn chu đáo đến việc lập,

đọc và phân tích báo cáo tài chính hợp nhất. Chính điều này làm cho kỹ năng lập, đọc và

phân tích báo cáo tài chính hợp nhất gặp nhiều hạn chế ở sinh viên. Đến khi ra trường, sinh

viên phải tiếp cận phần lớn là báo cáo tài chính hợp nhất. Điều này làm cho sinh viên cảm

thấy giữa kiến thức được trang bị ở nhà trường và thực tế xã hội áp dụng có một khoảng

cách và khoảng cách này ngày càng xa ra.

Để kiến thức được trang bị ở trường không còn xa rời thực tiễn, để khoảng cách trên

ngày càng rút ngắn lại, đòi hỏi sinh viên các ngành kế toán, tài chính cần được trang bị kiến

thức về báo cáo tài chính hợp nhất.

Muốn rút ngắn lại khoảng cách trên, thì đội ngũ những người làm công tác giảng dạy

như: Giảng viên đảm nhận các môn học liên quan đến Phân tích tài BCTC, lập BCTC, cũng

như những Báo cáo viên ở những buổi tập huấn về BCTC là hết sức quan trọng. Đội ngũ

này cần dành một lượng thời gian nhất định để giúp cho sinh viên, học viên của mình tiếp

cận, lập, đọc và hiểu về BCTC hợp nhất.

Kết luận và kiến nghị.

1. Đừng quên rằng có sự tồn tại hiện hữu trong xã hội của báo cáo tài chính hợp nhất.

2. Khi sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính để đưa ra quyết định, nhà đầu tư đừng

dừng lại ở báo cáo tài chính riêng mà vẫn còn có báo cáo tài chính hợp nhất.

3. BCTC hợp nhất sẽ giúp bạn nhận biết được tình hình tài chính, cũng như tình hình

kinh doanh của một tập đoàn hoặc một tổng công ty mà BCTC riêng sẽ không giúp

được cho bạn.

4. Nếu chỉ dừng lại ở BCTC riêng, bạn chỉ biết được tình hình tài chính và kết quả kinh

doanh của công ty mẹ, trong khi công ty mẹ có đầu tư vốn váo các công ty con.

Page 8: Báo cáo tài chính hợp nhất

5. Nâng cao hiểu biết của người sử dụng về BCTC hợp nhất thông qua mở các buổi báo

cáo chuyên đề liên quan BCTC hợp nhất.

6. Khoảng cách giữa thời gian công bố báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp

nhất cần rút ngắn lại.

7. Cần rút ngắn khoảng cách mong đợi giữa thực tế đòi hỏi của người học với thức tế

người học được linh hội kiến thức về BCTC hợp nhất.

8. Cần dành một khối lượng thời gian nhất định để giúp sinh viên của mình tiếp cận về

báo cáo tài chính hợp nhất từ cách lập đến việc đọc hiểu và phân tích.

9. Chính đội ngũ giảng viên, những người làm công tác giảng dạy trong lĩnh vực kế

toán, tài chính là những người góp phần vào việc rút ngắn khoảng cách mong đợi

giữa thực tế đòi hỏi và giảng dạy về BCTC hợp nhất.

Tài liệu tham khảo:

• BCTC của các CTY niêm yết trên thị trường CK

• Bộ tài chính, Hệ thống chuẩn mực Kế toán VN.

• Bộ tài chính, Hệ thống chuẩn mực kiểm toán VN và quốc tế.

• Bộ tài chính, Các thông tư hướng dẫn.

• Báo đầu tư chứng khoán, Sự khác biệt BCTC Việt Nam và quốc tế.

• IAASB, 2009, ISA 700, ISA 706,ISA 706

• Ngụy Quốc Tuấn, “Nhận diện Báo cáo Tài chính để đầu tư”.

• www.Vse.org.vn

• www.ifac.org.com

• http://wikibiz.vn/wiki/Báo_cáo_tài_chính