báo cáo thực tập tuần - vps

34
Báo cáo thực tập tuần BÁO CÁO THỰC TẬP TUẦN: VPS SERVER INTERNET ĐỀ TÀI THỰC TẬP : NGHIÊN CỨU CÁC CƠ CHẾ ROUTING CỦA CISCO MÔ PHỎNG TRÊN NỀN GNS3 Giáo viên hướng dẫn : Thầy Võ Đỗ Thắng Sinh viên thực tập : Phạm Tiến Quân

Upload: quan-quat-mo

Post on 20-Jun-2015

165 views

Category:

Education


0 download

DESCRIPTION

Bao cao thuc tap tuan VPS Server Internet

TRANSCRIPT

Page 1: Báo cáo thực tập tuần - VPS

Báo cáo thực tập tuần

BÁO CÁO THỰC TẬP TUẦN: VPS SERVER INTERNET

ĐỀ TÀI THỰC TẬP :NGHIÊN CỨU CÁC CƠ CHẾ ROUTING CỦA

CISCO MÔ PHỎNG TRÊN NỀN GNS3

Giáo viên hướng dẫn : Thầy Võ Đỗ ThắngSinh viên thực tập : Phạm Tiến Quân

Page 2: Báo cáo thực tập tuần - VPS

MỤC LỤC1.1. Các khái niệm cơ bản.......................................................................1.1.1. VPS (Virtual Private Server).......................................................1.1.2. Máy chủ (Server).........................................................................1.1.3. Domain Name System (DNS).....................................................1.1.4. File Transfer Protocol (FTP)........................................................1.1.5. File server....................................................................................1.1.6. Web Server...................................................................................1.2. Cài đặt các dịch vụ FTP, File, Web trên VPS................................111.2.1. Cài đặt FTP Server.....................................................................111.2.2. Cài đặt File Server.....................................................................171.2.3. Cài đặt Web server và DNS server............................................211.2.4. Mô phỏng mô hình Client – server trên GNS3..........................26

1

SVTH: Phạm Tiến Quân

Page 3: Báo cáo thực tập tuần - VPS

1.1. Các khái niệm cơ bản1.1.1. VPS (Virtual Private Server)

Máy chủ ảo (Virtual Private Server - VPS) là phương pháp phân chia một

máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo. Trong khi trên 1 server chạy Share Host

thì có thể có hàng trăm tài khoản cùng chạy 1 lúc, nhưng trên server chạy VPS thì

con số chỉ bằng 1/10. Do vây, VPS có hiệu năng cao hơn Share Host rất nhiều

lần.

Mỗi máy chủ là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, có hệ điều hành riêng,

có toàn quyền quản lý root và có thể restart lại hệ thống bất cứ lúc nào. Do vậy,

VPS hạn chế 100% khả năng bị tấn công hack local.

Trên 1 server chạy Share Host có nhiều Website chạy chung với nhau,

chung tài nguyên server, nếu 1 Website bị tấn công Ddos, botnet quá mạnh sẽ làm

ảnh hưởng đến các Website khác cùng server, riêng server VPS, một tài khoản

VPS bị tấn công thì mọi tài khoản VPS khác trên server đều không bị ảnh hưởng.

VPS dành cho các doanh nghiệp vừa và những trang Web lớn hoặc mã

nguồn nặng, nếu chạy trên Share Host sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu. Tuy nhiên,

VPS sẽ đòi hỏi người sử dụng phải biết thêm một số kiến thức quản lý như cấu

hình server, bảo mật...

Đặc điểm về thông số VPS

- Hoạt động hoàn toàn như một server riêng nên sở hữu một phần CPU

riêng, dung lượng Ram riêng, dung lượng ổ HDD riêng, địa chỉ Ip riêng và hệ

điều hành riêng.

Tiết kiệm được rất nhiều chi phí nếu so sánh với việc thuê một Server

riêng.

2

SVTH: Phạm Tiến Quân

Page 4: Báo cáo thực tập tuần - VPS

Ngoài việc dùng VPS để thiết lập Web Server, Mail Server cũng như các

ứng dụng khác thì có thể cài đặt để thực hiện những nhu cầu riêng như truy cập

Web bằng trình duyệt Web trên VPS, download/upload bittorent với tốc độ cao...

Trong trường hợp VPS bị thiếu tài nguyên có thể dễ dàng nâng cấp thêm

tài nguyên mà không phải khởi động lại hệ thống.

Có thể cài lại hệ điều hành vời thời gian từ 5-10 phút.

1.1.2. Máy chủ (Server)

Máy chủ là một máy tính hay một thiết bị trên mạng, nó quản lý tài nguyên

của mạng. Ví dụ như, một máy dịch vụ tập tin là một máy tính hoặc là một thiết

bị chuyên dụng để lưu trữ các tập tin. Bất kỳ người sử dụng nào trên mạng cũng

có thể lưu trữ các tập tin trên máy chủ.

Máy chủ

Máy chủ là một máy tính được nối mạng, thường có IP tĩnh, có năng lực

xử lý cao và trên máy đó người ta cài đặt các phần mềm để phục vụ cho các máy

3

SVTH: Phạm Tiến Quân

Page 5: Báo cáo thực tập tuần - VPS

tính khác (máy trạm) truy cập để yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên.

Như vậy về cơ bản máy chủ cũng là một máy tính, nhưng được thiết kế với nhiều

tính năng vượt trội hơn, năng lực lưu trữ và xử lý dữ liệu cũng lớn hơn máy tính

thông thường rất nhiều. Máy chủ thường được sử dụng cho nhu cầu lưu trữ và xử

lý dữ liệu trong một mạng máy tính hoặc trên môi trường internet. Máy chủ là

nền tảng của mọi dịch vụ trên internet, bất kỳ một dịch vụ nào trên internet muốn

vận hành cũng đều phải thông qua một máy chủ nào đó.

Máy chủ thường là những máy chuyên dụng, nghĩa là chúng không thực

hiện nhiệm vụ nào khác bên cạnh các nhiệm vụ dịch vụ của chúng. Tuy nhiên,

trên các hệ điều hành đa xử lý, một máy tính có thể xử lý vài chương trình cùng

một lúc. Một máy chủ trong trường hợp này có thể yêu các chương trình quản lý

tài nguyên hơn là một bộ máy tính trọn vẹn.

Server phải hoạt động liên tục 24/24 giờ, 7 ngày một tuần và 365 ngày một

năm, để phục vụ cho việc cung cấp thông tin trực tuyến. Vị trí đặt server đóng vai

trò quan trọng trong chất lượng và tốc độ lưu chuyển thông tin từ server và máy

tính truy cập.

1.1.3. Domain Name System (DNS)

DNS là từ viết tắt trong tiếng Anh của Domain Name System, là Hệ thống

phân giải tên miền được phát minh vào năm 1984 cho Internet, chỉ một hệ thống

cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền.

Chức năng của DNS

Mỗi Website có một tên (là tên miền hay đường dẫn URL : Universal

Resource Locator) và một địa chỉ IP. Địa chỉ IP gồm 4 nhóm số cách nhau bằng

dấu chấm. Khi mở một trình duyệt Web và nhập tên website, trình duyệt sẽ đến

thẳng website mà không cần phải thông qua việc nhập địa chỉ IP của trang web.

4

SVTH: Phạm Tiến Quân

Page 6: Báo cáo thực tập tuần - VPS

Quá trình "dịch" tên miền thành địa chỉ IP để cho trình duyệt hiểu và truy cập

được vào website là công việc của một DNS server. Các DNS trợ giúp qua lại với

nhau để dịch địa chỉ "IP" thành "tên" và ngược lại. Người sử dụng chỉ cần nhớ

"tên", không cần phải nhớ địa chỉ IP (địa chỉ IP là những con số rất khó nhớ).

Nguyên tắc làm việc của DNS

Mỗi nhà cung cấp dịch vụ vận hành và duy trì DNS server riêng của mình,

gồm các máy bên trong phần riêng của mỗi nhà cung cấp dịch vụ đó trong

Internet. Tức là, nếu một trình duyệt tìm kiếm địa chỉ của một website thì DNS

server phân giải tên website này phải là DNS server của chính tổ chức quản lý

website đó chứ không phải là của một tổ chức (nhà cung cấp dịch vụ) nào khác.

INTERNIC (Internet Network Information Center) chịu trách nhiệm theo

dõi các tên miền và các DNS server tương ứng. INTERNIC là một tổ chức được

thành lập bởi NFS (National Science Foundation), AT&T và Network Solution,

chịu trách nhiệm đăng ký các tên miền của Internet. INTERNIC chỉ có nhiệm vụ

quản lý tất cả các DNS server trên Internet chứ không có nhiệm vụ phân giải tên

cho từng địa chỉ.

DNS có khả năng tra vấn các DNS server khác để có được một cái tên đã

được phân giải. DNS server của mỗi tên miền thường có hai việc khác biệt. Thứ

nhất, chịu trách nhiệm phân giải tên từ các máy bên trong miền về các địa chỉ

Internet, cả bên trong lẫn bên ngoài miền nó quản lý. Thứ hai, chúng trả lời các

DNS server bên ngoài đang cố gắng phân giải những cái tên bên trong miền nó

quản lý.

DNS server có khả năng ghi nhớ lại những tên vừa phân giải. Để dùng cho

những yêu cầu phân giải lần sau. Số lượng những tên phân giải được lưu lại tùy

thuộc vào quy mô của từng DNS.

5

SVTH: Phạm Tiến Quân

Page 7: Báo cáo thực tập tuần - VPS

Cách sử dụng DNS

Do các DNS có tốc độ biên dịch khác nhau, có thể nhanh hoặc có thể

chậm, do đó người sử dụng có thể chọn DNS server để sử dụng cho riêng mình.

Có các cách chọn lựa cho người sử dụng. Sử dụng DNS mặc định của nhà cung

cấp dịch vụ (internet), trường hợp này người sử dụng không cần điền địa chỉ DNS

vào network connections trong máy của mình. Sử dụng DNS server khác (miễn

phí hoặc trả phí) thì phải điền địa chỉ DNS server vào network connections. Địa

chỉ DNS server cũng là 4 nhóm số cách nhau bởi các dấu chấm.

Cấu trúc gói tin DNS

ID QR Opcode AA TC RD RA Z Rcode

QDcount ANcount NScount Arcount

- ID: Là một trường 16 bits, chứa mã nhận dạng, nó được tạo ra bởi một

chương trình để thay cho truy vấn. Gói tin hồi đáp sẽ dựa vào mã nhận dạng này

để hồi đáp lại. Chính vì vậy mà truy vấn và hồi đáp có thể phù hợp với nhau.

- QR: Là một trường 1 bit. Bít này sẽ được thiết lập là 0 nếu là gói tin truy

vấn, được thiết lập là một nếu là gói tin hồi đáp.

- Opcode: Là một trường 4 bits, được thiết lập là 0 cho cờ hiệu truy vấn,

được thiết lập là 1 cho truy vấn ngược, và được thiết lập là 2 cho tình trạng truy

vấn.

- AA: Là trường 1 bit, nếu gói tin hồi đáp được thiết lập là 1, sau đó nó sẽ

đi đến một server có thẫm quyền giải quyết truy vấn.

6

SVTH: Phạm Tiến Quân

Page 8: Báo cáo thực tập tuần - VPS

- TC: Là trường 1 bit, trường này sẽ cho biết là gói tin có bị cắt khúc ra do

kích thước gói tin vượt quá băng thông cho phép hay không.

- RD: Là trường 1 bit, trường này sẽ cho biết là truy vấn muốn server tiếp

tục truy vấn một cách đệ qui.

- RA: Trường 1 bit này sẽ cho biết truy vấn đệ qui có được thực thi trên

server không .

- Z: Là trường 1 bit. Đây là một trường dự trữ, và được thiết lập là 0.

- Rcode: Là trường 4 bits, gói tin hồi đáp sẽ có thể nhận các giá trị sau :

+ 0: Cho biết là không có lỗi trong quá trình truy vấn.

+ 1: Cho biết định dạng gói tin bị lỗi, server không hiểu được truy vấn.

+ 2: Server bị trục trặc, không thực hiện hồi đáp được.

+ 3: Tên bị lỗi. Chỉ có server có đủ thẩm quyền mới có thể thiết lập giá trị

náy.

+ 4: Không thi hành. Server không thể thực hiện chức năng này .

+ 5: Server từ chồi thực thi truy vấn.

- QDcount: Số lần truy vấn của gói tin trong một vấn đề.

- ANcount: Số lượng tài nguyên tham gia trong phần trả lời.

- NScount: Chỉ ra số lượng tài nguyên được ghi lại trong các phẩn có thẩm

quyền của gói tin.

7

SVTH: Phạm Tiến Quân

Page 9: Báo cáo thực tập tuần - VPS

- ARcount: Chỉ ra số lượng tài nguyên ghi lại trong phần thêm vào của gói

tin.

1.1.4. File Transfer Protocol (FTP)

FTP (File Transfer Protocol) là một dịch vụ cho phép ta truyền tải file giữa

hai máy tính ở xa dùng giao thức TCP/IP. FTP cũng là một ứng dụng theo mô

hình client-server, nghĩa là máy làm FTP Server sẽ quản lý các kết nối và cung

cấp dịch vụ tập tin cho các máy trạm.

Tóm lại FTP Server thường là một máy tính phục vụ cho việc quảng bá các

tập tin cho người dùng hoặc là một nơi cho phép người dùng chia sẻ tập tin với

những người dùng khác trên Internet. Máy trạm muốn kết nối vào FTP Server thì

phải được Server cấp cho một account có đầy đủ các thông tin như: địa chỉ máy

Server (tên hoặc địa chỉ IP), username và password. Phần lớn các FTP Server cho

phép các máy trạm kết nối vào mình thông qua account anonymous (account

anonymous thường được truy cập với password rỗng). Các máy trạm có thể sử

dụng các lệnh ftp đã tích hợp sẵn trong hệ điều hành hoặc phần mềm chuyên

dụng khác để tương tác với máy FTP Server.

Mô hình hoạt động của FTP Server

8

SVTH: Phạm Tiến Quân

Page 10: Báo cáo thực tập tuần - VPS

1.1.5. File server

Trong lĩnh vực tin học, máy chủ tập tin (File-server) là một máy tính trong

mạng có mục đích chính là cung cấp một địa điểm để lưu trữ các tập tin máy tính

được chia sẻ (như tài liệu, các file âm thanh, hình chụp, phim ảnh, hình ảnh, cơ sở

dữ liệu, vv...) mà có thể được truy cập bởi các máy trạm làm việc trong mạng

máy tính. Thuật ngữ máy chủ nêu bật vai trò của máy trong sơ đồ Client-server,

nơi mà các khách hàng là các máy trạm sử dụng kho lưu trữ. Một máy chủ tập tin

thường không thực hiện bất kỳ tính toán, và không chạy bất kỳ chương trình nào

thay mặt cho khách hàng (client). Nó được thiết kế chủ yếu để cho phép lưu trữ

nhanh chóng và lấy dữ liệu, các tính toán được thực hiện bởi các máy trạm.

File server thường thấy trong các trường học và các văn phòng và hiếm khi

gặp ở các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại địa phương với việc sử dụng mạng

LAN để kết nối máy tính khách của họ.

1.1.6. Web Server

Web Server (máy phục vụ Web): máy tính mà trên đó cài đặt phần mềm

phục vụ Web, đôi khi người ta cũng gọi chính phần mềm đó là Web Server. 

Web Server

Tất cả các Web Server đều hiểu và chạy được các file *.htm và *.html, tuy

nhiên mỗi Web Server lại phục vụ một số kiểu file chuyên biệt chẳng hạn như IIS

9

SVTH: Phạm Tiến Quân

Page 11: Báo cáo thực tập tuần - VPS

của Microsoft dành cho *.asp, *.aspx...; Apache dành cho *.php...; Sun Java

System Web Server của SUN dành cho *.jsp... 

Máy Web Server là máy chủ có dung lượng lớn, tốc độ cao, được dùng để

lưu trữ thông tin như một ngân hàng dữ liệu, chứa những website đã được thiết kế

cùng với những thông tin liên quan khác. (các mã Script, các chương trình, và các

file Multimedia).

Web Server có khả năng gửi đến máy khách những trang Web thông qua

môi trường Internet (hoặc Intranet) qua giao thức HTTP - giao thức được thiết kế

để gửi các file đến trình duyệt Web (Web Browser), và các giao thức khác. Tất cả

các Web Server đều có một địa chỉ IP (IP Address) hoặc cũng có thể có một

Domain Name.

Web Server Software còn có thể được tích hợp với CSDL (Database), hay

điều khiển việc kết nối vào CSDL để có thể truy cập và kết xuất thông tin từ

CSDL lên các trang Web và truyền tải chúng đến người dùng.

1.2. Cài đặt các dịch vụ FTP, File, Web trên VPS

Chuẩn bị : 1 VPS chạy Windown Server 2003

1.2.1. Cài đặt FTP Server

Chọn Start → Control Panel → Add or Remove Programs

10

SVTH: Phạm Tiến Quân

Page 12: Báo cáo thực tập tuần - VPS

Click Add or Remove Programs

Một hộp thoại mở ra, ta chọn Add/Remove Windows Components

11

SVTH: Phạm Tiến Quân

Page 13: Báo cáo thực tập tuần - VPS

Chọn Add/Remove Windows Components

Nhấp chọn Application, chọn Details.

Chọn Internet Information Services (IIS)

12

SVTH: Phạm Tiến Quân

Page 14: Báo cáo thực tập tuần - VPS

Click Details → Click Files Transfer Protocol (FTP) Services

Click Files Transfer Protocol (FTP) Service

Sau đó, ta Click OK để quá trình cài đặt FTP Service tiến hành

Quá trình cài đặt FTP Service

13

SVTH: Phạm Tiến Quân

Page 15: Báo cáo thực tập tuần - VPS

Tiếp tục là quá trình ta cài đặt đường dẫn thư mục sử dụng cho FTP

Service. Click Start → Administrator Tools →Internet Information Services (IIS)

Manager

Chọn IIS để cài đặt FTP Service

Hộp thoại IIS mở ra, ta Click phải chuột vào FTP Sites, chọn New → FTP Site

Tạo FTP Site mới

14

SVTH: Phạm Tiến Quân

Page 16: Báo cáo thực tập tuần - VPS

Hộp thoại cài đặt hiện ra, ta chọn Next để tiếp tục quá trình cài đặt. Tại

Description, ta điền mô tả cho FTP Site, sau đó chọn Next.

Điền ghi chú cho FTP Site

Điền địa chỉ IP của FTP Server

Ta đánh địa chỉ của FTP Server vào ô IP address, chọn Next. Hộp thoại kế

tiếp, ta chọn thư mục chia sẻ file cho các máy Client, sau đó ta chọn Next.

15

SVTH: Phạm Tiến Quân

Page 17: Báo cáo thực tập tuần - VPS

Chọn thư mục chia sẻ dữ liệu của máy Server

Quy định quyền của máy khách khi truy cập

Sau đó ta chọn Next và Finish để kết thúc quá trình cài đặt.

16

SVTH: Phạm Tiến Quân

Page 18: Báo cáo thực tập tuần - VPS

Chọn Finish để hoàn tất cài đặt FTP Service

1.2.2. Cài đặt File Server

Để cài đặt File Service, ta chọn Manager Your Server từ thanh Start.

Chọn Manager Your Server

Hộp thoại Manager Your Server xuất hiện, ta chọn Add or remove a role

17

SVTH: Phạm Tiến Quân

Page 19: Báo cáo thực tập tuần - VPS

Chọn Add or remove a role

Chọn Next để tiếp tục cài đặt

Nhấp chọn File server, nhấn Next.

18

SVTH: Phạm Tiến Quân

Page 20: Báo cáo thực tập tuần - VPS

Chọn File server từ bảng chọn Server role

Bảng lựa chọn điều khiển đối với máy khách (giới hạn ghi dữ liệu trên thư mục, cảnh báo,…)

Chọn Next, hộp thoại lựa chọn thư mục chia sẻ của server cho máy khách.

19

SVTH: Phạm Tiến Quân

Page 21: Báo cáo thực tập tuần - VPS

Lựa chọn thư mục chia sẻ dữ liệu của server

Nhấn Next, tại dòng Share name ta đặt tên định danh cho thư mục chia sẻ,

dòng Share path chứa đường dẫn chia sẻ file của server, các máy khách sẽ sử

dụng địa chỉ này để truy cập File server. Cài đặt xong ta chọn Next.

Đặt địa chỉ cho File server

20

SVTH: Phạm Tiến Quân

Page 22: Báo cáo thực tập tuần - VPS

Cài đặt quyền đọc, ghi của các user khi sử dụng File server

1.2.3. Cài đặt Web server và DNS server

Để cài đặt Web server, chọn WorldWide Web Service trong mục IIS của

bảng chọn Add/Remove Windows Components, sau đó nhấn Next để tiếp tục quá

trình cài đặt.

21

SVTH: Phạm Tiến Quân

Page 23: Báo cáo thực tập tuần - VPS

Chọn WorldWide Web Service

Sau quá trình cài đặt, ta tiếp tục mở cửa sổ Internet Information Services

(IIS) Manager, Click phải vào Web Site chọn New → Web Site để tạo trang chủ

của Web server.

22

SVTH: Phạm Tiến Quân

Page 24: Báo cáo thực tập tuần - VPS

Chọn New → Web Site để tạo trang chủ

Tiếp tục, ta điền thông tin ghi chú của Web Site tại ô Description, địa chỉ

IP của Web server tại cửa sổ IP Address and Port Setting và chọn thư mục chứa

file code của trang chủ tại cửa sổ Browse For Folder.

Điền ghi chú cho Web Site

23

SVTH: Phạm Tiến Quân

Page 25: Báo cáo thực tập tuần - VPS

Đặt địa chỉ IP và port cho Web Site

Chọn thư mục chứ file code của trang chủ

24

SVTH: Phạm Tiến Quân

Page 26: Báo cáo thực tập tuần - VPS

Sau đó ta chọn Next để tiếp tục cài đặt. Sau khi trình cài đặt chạy xong, ta

click phải Web Server (tên ta đánh trong ô Description), chọn Properties để cài

đặt trang chủ của trang Web. Chọn thẻ Documents, Click Add và đánh tên file

code của trang chủ (chứa trong thư mục Web Server đã chọn ở bước trên), sau đó

Click Move Up để di chuyển trang lên đầu và chọn OK để hoàn tất.

Thêm file code của trang chủ

Đến đây, ta đã hoàn tất cài đặt 1 trang Web, với địa chỉ truy cập là IP của

Web Server. Để truy cập Web Site bằng 1 tên định danh, ta cần cài đặt thêm DNS

cho Web Server. Từ bảng cài đặt của Windows Components, ta click Details của

Networking Services, sau đó click chọn Domain Name System (DNS) và Next để

cài đặt dịch vụ này.

25

SVTH: Phạm Tiến Quân

Page 27: Báo cáo thực tập tuần - VPS

Chọn Domain Name System để cài đặt DNS

Trong quá trình cài đặt sẽ hỏi Browse đến nới chứa file cài đặt DNS →

chọn đường dẫn thư mục “Cai dat DNS” đã tạo sẵn. Như vậy ta đã cài xong DNS

cho web server.

Sau khi cài đặt xong, ta cần khởi động lại IIS để DNS hoạt động.

1.2.4. Mô phỏng mô hình Client – server trên GNS3

Cho mô hình như bên dưới :

Chuẩn bị : 1 VPS (window server 2003) đã cài đặt Web server, FTP

server, File server; 2 máy ảo giả lập trên VMWare.

26

SVTH: Phạm Tiến Quân

Page 28: Báo cáo thực tập tuần - VPS

Yêu cầu :

- Cấu hình IP trên máy ảo và interface như hình

- Cấu hình PAT để các máy ảo ra được mạng và kết nối được với VPS

- Cấu hình access-list sao cho các PC thỏa mãn yêu cầu sau :

+ C1 : truy cập được Web, File server, FTP trên VPS

+ C2 : chỉ truy cập được FTP trên VPS

Sau khi cấu hình IP trên các interface, ta cấu hình các lệnh sau :

27

SVTH: Phạm Tiến Quân

R2(config)#ip route 0.0.0.0 0.0.0.0 203.162.4.1R2(config)# access-list 1 permit anyR2(config)# ip nat inside source list 1 interface fastEthernet 0/0 overloadR2(config)#ip access-list extended ACLR2(config-ext-nacl)#permit ip host 1.1.1.1 host 103.20.148.71R2(config-ext-nacl)#permit tcp host 2.2.2.2 host 103.20.148.71 eq wwwR2(config-ext-nacl)#permit udp host 2.2.2.2 host 103.20.148.71 eq domain