bao cao tom tat_truong duc tri.pdf

26
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HC TNHIÊN -----***----- TRƯƠNG ĐỨC TRÍ TÁC ĐỘNG CA BIẾN ĐỔI KHÍ HU ĐẾN HN HÁN KHU VC NAM TRUNG BVIT NAM, KHNĂNG DỰ TÍNH VÀ GII PHÁP NG PHÓ Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã s: 62 44 03 01 DTHO TÓM TT LUN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG NGƯỜI HƯỚNG DN KHOA HC 1. PGS. TS. Trần Quang Đức 2. PGS. TS. Lê Văn Thiện Hà Ni - 2015

Upload: ledung

Post on 28-Jan-2017

242 views

Category:

Documents


8 download

TRANSCRIPT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-----***-----

TRƯƠNG ĐỨC TRÍ

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

ĐẾN HẠN HÁN KHU VỰC NAM TRUNG BỘ VIỆT NAM,

KHẢ NĂNG DỰ TÍNH VÀ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ

Chuyên ngành: Khoa học môi trường

Mã số : 62 44 03 01

DỰ THẢO

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1. PGS. TS. Trần Quang Đức

2. PGS. TS. Lê Văn Thiện

Hà Nội - 2015

1

MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề

Hạn hán là loại hình thiên tai phổ biến và diễn ra thường

xuyên. Ở Việt Nam, hạn hán gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát

triển kinh tế - xã hội, đã có 36 năm hạn ở các mức độ khác nhau

trong 50 năm qua. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng,

bốc hơi lớn, phân bố mưa cực đoan hơn, hạn hán có nguy cơ khốc

liệt hơn, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, trong đó Nam

Trung Bộ là khu vực có mức độ hạn hán khắc nghiệt nhất. Các công

trình nghiên cứu về hạn hán thường sử dụng các chỉ số để xác định

sự biến đổi của hạn hán. Tuy nhiên, tùy điều kiện dữ liệu, tùy mục

đích nghiên cứu mà mỗi tác giả thường xem xét hạn hán ở từng khía

cạnh khác nhau. Một số nghiên cứu đã dự tính hạn hán theo các kịch

bản phát thải khí nhà kính, song mới chỉ đề cập đến độ dài mùa hạn

hoặc tần suất xuất hiện hạn hán.

Nhằm đánh giá mức độ khắc nghiệt của hạn hán ở khu vực

Nam Trung Bộ, Luận án đã nghiệm, lựa chọn chỉ số hạn phù hợp,

xác định sự biến đổi của hạn hán trong mối quan hệ với biến đổi khí

hậu những thập kỷ gần đây, đồng thời phân tích số liệu mô phỏng từ

mô hình khí hậu theo các kịch bản phát thải khí nhà kính để dự tính

sự biến đổi của hạn hán trong các giai đoạn đầu, giũa và cuối thế kỷ

21 và đề xuất các giải pháp ứng phó.

Mục tiêu

- Làm rõ được sự biến đổi của hạn hán ở khu vực Nam Trung

Bộ trong mối quan hệ với biến đổi khí hậu những thập kỷ gần đây.

- Chỉ ra được sự biến đổi của hạn hán khu vực Nam Trung Bộ

2

trong tương lai, trong mối quan hệ với biến đổi khí hậu toàn cầu.

- Đề xuất được các giải pháp ứng phó với sự biến đổi của hạn

hán cho khu vực Nam Trung Bộ.

Đối tượng: Hạn hán, tính chất, mức độ, xu thế biến đổi của hạn hán.

Phạm vi: Hạn khí tượng ở khu vực Nam Trung Bộ (Phú Yên, Khánh

Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận).

Nội dung

- Tổng quan về tình hình hạn hán và các nghiên cứu về hạn

hán, dự tính hạn hán theo các kịch bản phát thải khí nhà kính.

- Thử nghiệm, lựa chọn chỉ số hạn khí tượng phù hợp, từ đó

xác định mức độ biến đổi của hạn hán khu vực Nam Trung Bộ trong

quá khứ, xu thế biến đổi trong tương lai theo các kịch bản phát thải

khí nhà kính và đề xuất giải pháp ứng phó.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Góp phần làm sáng tỏ xu thế biến đổi của hạn hán ở khu vực

Nam Trung Bộ trong quá khứ trong mối quan hệ với biến đổi khí hậu

những thập kỷ gần đây và tương lai theo các kịch bản phát thải khí

nhà kính.

- Kết quả của luận án góp phần giúp các nhà quản lý, các nhà

hoạch định chính sách và người dân địa phương chủ động xây dựng

kế hoạch ứng phó với hạn hán trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Đóng góp mới của luận án

- Chỉ ra được tính chất, mức độ và xu thế biến đổi của hạn hán

3

khu vực Nam Trung Bộ trong mối quan hệ với biến đổi khí hậu

những thập kỷ gần đây. Trong đó chỉ số hạn Palmer đã được lựa

chọn để đánh giá định lượng mức độ hạn hán.

- Chỉ ra được sự biến đổi của hạn hán trong tương lai theo các

kịch bản phát thải khí nhà kính ở khu vực Nam Trung Bộ.

Cấu trúc của luận án: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị,

nội dung chính của Luận án bao gồm 03 Chương.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1 Khái niệm hạn hán

1.1.1 Định nghĩa hạn hán: Hạn hán khác với các hiện tượng khác,

bởi nó diễn ra từ từ song có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm và

ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực. Chính sự phức tạp của hiện tượng này

mà cho đến nay vẫn chưa có một sự thống nhất về định nghĩa hạn và

phương pháp xác định hạn hán. Song tựu chung, các định nghĩa đều

chỉ ra nhân tố ảnh hưởng chính đến hạn hán là lượng mưa; các nhân

nhân tố khác như nhiệt độ cao, gió mạnh, độ ẩm tương đối thấp cũng

là nguyên nhân gây ra hạn hán, làm tăng tính khốc liệt của hạn hán

một cách đáng kể.

1.1.2 Phân loại hạn hán: Hạn hán được chia thành các loại: hạn khí

tượng, hạn nông nghiệp, hạn thuỷ văn và hạn kinh tế - xã hội.

1.2 Tình hình hạn hán và các nghiên cứu về hạn hán trên thế giới

1.2.1 Tình hình hạn hán trên thế giới

Hạn hán được coi là thiên tai tự nhiên ảnh hưởng nhiều và trực

tiếp đến nhân loại. Theo thống kê từ năm 1900, hạn hán trên thế giới

đã làm cho hơn 11 triệu người thiệt mạng và hơn 2 tỷ người bị ảnh

4

hưởng. Trong báo cáo của WMO, năm 2006 hạn hán xảy ra ở hầu

khắp các khu vực trên thế giới và dự tính đến năm 2025 số người

sinh sống trong những vùng khô hạn sẽ tăng từ 1 tỷ người lên đến

đến 2,4 tỷ người, chiếm khoảng 13-20% dân số toàn cầu.

1.2.2 Các nghiên cứu về hạn hán trên thế giới

Nghiên cứu về sự biến đổi của tần suất, mức độ và thời gian

kéo dài hạn hán trong quá khứ được thực hiện ở nhiều quốc gia. Nhìn

chung các nghiên cứu đều sử dụng các chỉ số hạn phổ biến như chỉ

số chuẩn hoá giáng thuỷ (SPI), tỷ chuẩn lượng mưa (PN), chỉ số khô

hạn K, chỉ số EDI, chỉ số khô cằn J, Ped, chỉ số cải tạo hạn hán

(RDI), chỉ số ẩm đồng ruộng (CMI), Palmer,… SPI, ped, PDSI, EDI.

Qua nghiên cứu, thử nghiệm và đánh giá từng chỉ số hạn, nhiều nước

trên thế giới đã thừa nhận rằng, chỉ số PDSI vẫn là chỉ số chỉ số khoa

học và tiến bộ hơn cả.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, trong những thập kỷ gần đây

tần suất hạn, cường độ hạn có xu thế tăng ở nhiều khu vực trên thế

giới, đặc biệt trong những đợt hạn kéo dài, xu hướng hạn nặng tăng

rõ rệt. Các nghiên cứu về hạn hán trong tương lai theo các kịch bản

phát thải khí nhà kính cho thấy mức độ hạn sẽ tăng lên đáng kể ở

nhiều khu vực trên thế giới như Châu Âu, Mỹ, Úc, Phi và Châu Á.

Ngoại trừ một số khu vực gió mùa như Đông Á và Tây Á, hạn hán có

xu thế giảm cả về tần suất, cường độ và thời gian kéo dài đợt hạn do

lượng mưa có xu hướng tăng mạnh.

1.3 Tình hình hạn hán và các nghiên cứu về hạn hán ở Việt Nam

1.3.1 Tình hình hạn hán ở Việt Nam

Theo số liệu thống kê trong khoảng 50 năm qua, ở nước ta có

khoảng 36 năm bị hạn, với các mức độ khác nhau. Trong những thập

5

kỷ gần đây, mức độ hạn hán ngày càng nghiêm trọng hơn. Ở vụ đông

xuân và vụ hè thu hầu như năm nào cũng xảy ra hạn, ít nhất cũng bị

hạn nhẹ và vừa ở một vài khu vực. Trong vụ hè thu, hạn nặng và rất

nặng trên diện rộng xảy ra thường xuyên, liên tục hơn so với vụ đông

xuân, gây ra thiệt hại đáng kể trong sản xuất nông nghiệp.

Nam Trung Bộ là khu vực có địa hình chia cắt, độ dốc lớn,

mạng lưới sông ngòi ngắn và dốc, hầu hết bắt nguồn từ vùng núi phía

tây và chảy ra Biển Đông, khí hậu khắc nghiệt, lượng mưa năm thấp,

mùa mưa ngắn, nền nhiệt cao, tốc độ gió và bức xạ mặt trời lớn, khả

năng bốc hơi lớn là nguyên nhân chính gây ra hạn hán. Những năm

gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng hạn hán càng

trở nên khốc liệt hơn. Chỉ tính riêng đợt hạn năm 2014-2015 làm cho

6.100 ha đất lúa ở Ninh Thuận không có nước để sản xuất, hơn 2.000

ha bị hạn, trong đó mất trắng 501 ha, khoảng 23.000 người dân thuộc

không đủ nước sinh hoạt; tại Khánh Hòa có 571 ha đất nông nghiệp

phải dừng sản xuất, 600 ha chuyển đổi cơ cấu cây trồng do không đủ

nước tưới và gần 3.000 ha cây trồng bị thiếu nước.

1.3.2 Các nghiên cứu về hạn hán ở Việt Nam

Ở Việt Nam, các công trình thường sử dụng các chỉ số hạn

như SPI, tỷ chuẩn lượng mưa, chỉ số khô hạn (K), Ped (Sa.I), chỉ số

ẩm (A), Palmer,… để nghiên cứu sự biến đổi của hạn hán. Qua

nghiên cứu cho thấy, trên phạm vi cả nước hạn hán chủ yếu xuất hiện

vào mùa đông và mùa xuân. Riêng ở Nam Trung Bộ và cực Nam

Trung Bộ hạn hán xảy ra vào mùa xuân và mùa hè, còn ở khu vực

Bắc Trung Bộ hạn hán xảy ra vào mùa hè.

Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, trong những thập kỷ gần

đây do nhiệt độ tăng, lượng mưa biến động lớn, hạn hán có xu thế

tăng lên, mức độ biến động của số lần xuất hiện hạn thể hiện mạnh

6

hơn tại hai vùng khí hậu Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ, mức biến

động ít nhất là ở vùng Tây Bắc.

Khi nghiên cứu về biến đổi hạn hán trong tương lai, trên cơ sở

số liệu mô phỏng từ các mô hình khí hậu theo các kịch bản phát thải

khí nhà kính, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạn hán có khả năng xuất

hiện nhiều hơn và kéo dài hơn ở hầu hết các vùng khí hậu của Việt

Nam; riêng khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, số đợt hạn hán có khả

năng không tăng nhưng thời gian hạn có thể kéo dài hơn.

Đối với Nam Trung Bộ, khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán

và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân, nhiều

nghiên cứu cho thấy, hạn hán có nguy cơ xảy ra nhiều hơn với mức

độ khắc nghiệt hơn trong tương lai, đặc biệt trong giai đoạn giữa thế

kỷ 21. Các giải pháp chủ yếu nhằm ứng phó với hạn hán ở khu vực

này là tăng khả năng trữ nước, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước,

chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ gieo trồng.

1.4 Đặc điểm khu vực nghiên cứu

1.4.1 Điều kiện tự nhiên

Địa hình các tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ thấp dần từ

tây sang đông (núi cao, núi thấp, đồng bằng và cồn cát ven biển),

chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hàng năm có hai

mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng

IX đến tháng XII, lượng mưa chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa

năm. Hệ thống sông suối phân bố tương đối đều, tuy nhiên phần lớn

các sông đều ngắn, bắt nguồn từ các dãy núi phía Tây và đổ ra Biển

Đông. Ngoài ra có khá nhiều hồ lớn, tuy nhiên trong mùa khô, dòng

chảy bị suy giảm, lượng nước hầu hết dưới mực nước chết.

7

1.4.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Dân số của Nam Trung Bộ là 3.882.100 người, mật độ dân số

của khu vực đạt 183 người/km2. Nguồn lao động chủ yếu tập trung ở

vùng nông thôn, trong đó lao động nông nghiệp chiếm phần lớn.

Lĩnh vực ưu tiên phát triển, chiếm tỷ trọng lớn nhất là lĩnh vực dịch

vụ, tiếp đến là công nghiệp - xây dựng và sau cùng là nông - lâm -

thủy sản.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Hạn khí tượng: mức độ khắc nghiệt của hạn hán khu vực Nam

Trung Bộ trong quá khứ và tương lai.

Giải pháp ứng phó với hạn hán trong lĩnh vực trồng trọt, tập

trung vào trồng lúa ở khu vực Nam Trung Bộ trong bối cảnh biến đổi

khí hậu.

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Thử nghiệm, lựa chọn chỉ số hạn phù hợp cho khu vực

nghiên cứu;

- Sự biến đổi của của hạn hán trong quá khứ trong mối quan

hệ với biến đổi khí hậu;

- Sự biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa trong tương lai theo

các kịch bản nồng độ khí nhà kính;

- Sự biến đổi của của hạn hán trong tương lai trong mối quan

hệ với biến đổi khí hậu;

- Giải pháp ứng phó với hạn hán trong lĩnh vực trồng trọt.

8

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp đánh giá sai số số liệu quan trắc

Sai số của số liệu quan trắc được đánh giá thông qua việc so

sánh chuẩn sai với các mức độ lệch tiêu chuẩn 3.

2.3.2 Phương pháp xác định xu thế nhiệt độ, lượng mưa, hạn hán

Xu thế biến đổi của xu thế nhiệt độ, lượng mưa, hạn hán được

xác định thông qua phương trình hồi quy tuyến tính: y = ax + b,

trong đó: a, b là các hệ số hồi quy.

2.3.3 Phương pháp hiệu chỉnh sai số mô hình

2.3.3.1 Đánh giá sai số

Sai số của số liệu mô hình so với số liệu quan trắc được đánh

giá qua các chỉ số thống kê sau đây:

- Sai số trung bình:

N

i

ii OFN

ME1

1

- Sai số tuyệt đối trung bình:

N

i

iiFN

MAE1

01

- Sai số căn bình phương trung bình: 2

1

1

21

N

i

ii OFN

RMSE

Với N: độ dài chuỗi số liệu, Fi: số liệu mô hình, Oi: số liệu quan trắc

2.3.3.2 Hiệu chỉnh sai số

- Lượng mưa: hiệu chỉnh theo phương pháp Quantile-quantile:

mPhoP . Bản chất của phương pháp là phép biến đổi thống kê

đưa ra một chuỗi số liệu mới (Po) thông qua một hàm ánh xạ (h) của

chuỗi số liệu từ mô hình (Pm).

- Nhiệt độ: hiệu chỉnh dựa trên giá trị trung bình và phương

sai:

Trong đó, Tu: nhiệt độ của mô hình chưa hiệu chỉnh; To: nhiệt

độ quan trắc; T*: nhiệt độ của mô hình đã hiệu chỉnh; và σ là

9

trung bình và độ lệch chuẩn của nhiệt độ quan trắc, nhiệt độ mô hình

trong một khối 5 ngày liên tục.

2.3.4 Phương pháp dự tính nhiệt độ và lượng mưa

Nhiệt độ và lượng mưa được mô phỏng từ 8 cặp tổ hợp giữa

mô hình khí hậu khu vực và bộ dữ liệu toàn cầu trong thời kỳ cơ sở

và thời kỳ tương lai theo kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình

thấp (RCP4.5) và kịch bản nồng độ khí nhà kính cao (RCP8.5).

2.3.5 Phương pháp đánh giá và dự tính hạn hán

Luận án đã tiến hàn thử nghiệm các chỉ số hạn SPI, Ped,

Palmer để xác định hạn hán cho khu vực Nam Trung Bộ. Trên cơ sở

đó lựa chọn được chỉ số hạn phù hợp nhất để đánh giá hạn hán trong

quá khứ và dự tính sự biến đổi của hạn hán trong tương lai.

2.3.5.1 Chỉ số SPI

Chỉ số chuẩn hóa lượng mưa:

Trong đó, R: Lượng mưa thực thế, R : Lượng mưa trung bình, : độ

lệch chuẩn. SPI dương, biểu thị các điều kiện khô hạn và SPI âm,

biểu thị tình trạng dư thừa ẩm.

2.3.5.2 Chỉ số Ped

Xác định theo công thức:

RT

RRTTPed

Trong đó, T: Nhiệt độ không khí trung bình, R: Tổng lượng mưa,

RT RT ,,, : là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của nhiệt độ và

lượng mưa. Khi 1 <Ped< 2: hạn nhẹ; 2 <Ped< 3: hạn vừa; Ped> 3:

hạn nặng và Ped< 0: thời kỳ ẩm ướt.

2.3.5.3 Chỉ số Palmer

a) Chỉ số dị thường của độ ẩm (Z)

)]([)ˆ( PLPROPRPETPKPPKdKZ iiiiiii

Trong đó, Ki: trọng số; d: chênh lệch giữa lượng mưa thực tế (P) và

RRSPI

10

lượng mưa tính toán theo phương diện khí hậu ( ); PET, PR, PRO,

PL: lượng bốc thoát hơi tiềm năng, lượng nước tiềm năng nạp lại cho

đất, lượng nước chảy tràn tiềm năng, tiềm năng lượng nước mất đi từ

đất; α, β, γ, δ: các hệ số khí hậu; i: tháng (i = 1÷12).

Giá trị Z Mức độ hạn Giá trị Z Mức độ hạn

-1.24 +0.99: Bình thường -2.74 -2.00: Hạn nặng

-1.99 -1.25: Hạn nhẹ -2.75: Hạn rất nặng

b) Chỉ số hạn tính lũy (PDSI)

Theo W. Palmer, tháng bắt đầu hoặc kết thúc một đợt (hạn

hoặc ẩm) được xét theo 3 khả năng: hình thành hoặc không hình

thành đợt ẩm X1, đợt khô X2 hoặc ở trạng thái hiện tại X3.

X(i)= 0,897 X(i-1) + Z(i)/3

Xác suất kết thúc đợt khô: )1()(

)(

iie

i

ieVZ

VP

)1()(

)1()()()1(

)( ,0

,

iiw

iiwiwi

i VU khi

VU khi UVV

Uw(i) = Ze(i) + 0,15; Ze(i) = -2,691 × X3(i-1) – 1,5

Xác suất kết thúc đợt ẩm: )1()(

)(

iie

i

ieVZ

VP

)1()(

)1()()()1(

)( ,0

,

iid

iididi

i VU khi

VU khi UVV

Ud(i) = Ze(i) - 0,15; Ze(i) = -2,691 × X3(i-1) + 1,5

Trên cơ sở kết quả xác định xác suất kết thúc, giá trị X(i) được

điều chỉnh lại, PDSI được xác định như sau:

Nếu X3 = 0, giá trị PDSI xác định thông qua X1 hoặc X2

11

Nếu X3 ≠ 0, khi đó:

Nếu 0 < Pe < 1 và X3 < 0 → PDSI = (1-Pe) ×X3 + Pe × X1

Nếu 0 < Pe < 1 và X3 > 0 → PDSI = (1-Pe) × X3 + Pe × X2

Nếu Pe< 0 hoặc Pe > 1 → PDSI = X3.

Một đợt hạn bắt đầu khi PDSI ≤ - 0.5 và kết thúc khi PDSI ≥+0.5.

Giá trị PDSI Mức độ hạn Giá trị PDSI Mức độ hạn

-0.49 +0.49: Bình thường -2.99 -2.00: Hạn vừa

-0.99 -0.50: Chớm hạn -3.99 -3.00: Hạn nặng

-1.99 -1.00: Hạn nhẹ -4.00: Hạn rất nặng

2.4 Số liệu sử dụng

2.4.1. Số liệu quan trắc: Số liệu nhiệt độ không khí tối cao, tối thấp

trung bình tháng và lượng mưa tháng từ 7 trạm quan trắc khí tượng ở

khu vực Nam Trung Bộ trong thời kỳ 1961 - 2010.

2.4.2. Số liệu mô hình: Bộ số liệu nhiệt độ, lượng mưa mô phỏng từ

8 cặp tổ hợp giữa mô hình khí hậu khu vực và bộ dữ liệu toàn cầu

trong thời kỳ cơ sở, tương lai theo kịch bản nồng độ khí nhà kính

trung bình thấp (RCP4.5) và cao (RCP8.5).

2.4.3 Số liệu khác

+ Số liệu sức giữ ẩm tối đa của các loại đất chính ở khu vực

Nam Trung Bộ;

+ Các đợt hạn thực tế trong vụ đông xuân và hè thu ở khu vực

Nam Trung Bộ trong 30 năm (1977-2006);

+ Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của từng tỉnh

trong khu vực Nam Trung Bộ;

+ Thông tin, dữ liệu về kinh tế xã hội của từng tỉnh trong khu

vực Nam Trung Bộ.

12

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đánh giá hạn hán trong quá khứ

3.1.1 Lựa chọn chỉ số hạn

Trên cơ sở số liệu các đợt hạn thực tế trong vụ đông xuân và

hè thu ở khu vực Nam Trung Bộ, Luận án đã lựa chọn các đợt hạn và

không hạn điển hình (Bảng 3.1) để so sánh với mức độ hạn xác định

bằng các chỉ số SPI, Ped, Palmer (Z và PDSI).

Bảng 3.1 Đợt hạn và không hạn điển hình

ở khu vực Nam Trung Bộ giai đoạn 1986-2005

Năm Vụ đông xuân Vụ hè thu

1993 Hạn rất nặng Hạn rất nặng

1999 Hạn nhẹ Không hạn

2000 Không hạn Không hạn

2001 Không hạn Không hạn

2003 Hạn vừa Hạn vừa

2004 Hạn vừa Hạn nặng

2005 Hạn nặng Hạn vừa

Kết quả cho thấy, trong các đợt hạn rất nặng, hạn nặng, hạn

nhẹ và không hạn, chỉ số Palmer (PDSI và Z) cho kết quả khá phù

hợp với thực tế (chỉ số PDSI phản ánh được thời gian bắt đầu, kết

thúc đợt hạn; chỉ số Z phản ánh được mức độ khắc nghiệt của hạn

hán theo thời gian), tiếp đến là chỉ số Ped và sau cùng là chỉ số SPI.

Do vậy, Luận án đã lựa chọn chỉ số Palmer để xác định sự biến đổi

của hạn hán trong quá khứ và tương lai ở khu vực Nam Trung Bộ.

3.1.2 Số tháng hạn theo mùa và năm

Trong giai đoạn 1961-2010, tỷ lệ số tháng xảy ra hạn hán so

13

với tổng số tháng trong cả giai đoạn ở hầu hết các tỉnh đều dưới

50%, ngoại trừ Ninh Thuận cao hơn, đạt 63%. Trong đó, số tháng

hạn trong mùa khô so với tổng số tháng hạn chiếm tỷ lệ cao, đạt từ

61 đến 73%. Tỷ lệ số tháng hạn trong mùa mưa thấp, chỉ chiếm

khoảng 30% so với tổng số tháng xảy ra hạn (Bảng 3.2).

Bảng 3.2 Tỷ lệ của số tháng hạn theo mùa và năm (%)

ở khu vực Nam Trung Bộ thời kỳ 1961-2010

Tên trạm Giai đoạn

Tổng số tháng hạn

trong cả giai đoạn

Tỷ lệ

tháng hạn

trong mùa

khô (%)

Tỷ lệ

tháng hạn

trong mùa

mưa (%) Tổng số Tỷ lệ (%)

Tuy Hoà 1961-2010 288 48 73 27

Sơn Hoà 1977-2010 191 47 65 35

Nha Trang 1961-2010 285 48 67 33

Cam Ranh 1981-2010 170 47 68 32

Phan Rang 1993-2010 135 63 67 33

Phan Thiết 1961-2010 268 45 63 37

Hàm Tân 1979-2010 161 42 61 39

3.1.3 Số đợt hạn và thời gian kéo dài

Tổng số đợt hạn và thời gian kéo dài của một đợt hạn trong

thời kỳ quá khứ ở khu vực Nam Trung Bộ có sự khác nhau rõ rệt

giữa các tỉnh. Trong cùng giai đoạn 1961-2010, tổng số đợt hạn ở

các tỉnh dao động 28-35 đợt (Bảng 3.3).

Trung bình thời gian kéo dài một đợt hạn là 10 tháng, đợt hạn

có thời gian kéo dài nhất (30-35 tháng) xảy ra ở phía bắc tỉnh Tuy

Hoà, phía nam tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và phía bắc tỉnh Bình

Thuận. đợt hạn có thời gian kéo dài ít nhất xảy ra ở phía nam của các

14

tỉnh Phú Yên và Bình Thuận. Khi so sánh số đợt hạn trong nửa đầu

và nửa cuối giai đoạn cho thấy, số đợt hạn có xu thế giảm rõ rệt trên

toàn khu vực.

Bảng 3.3 Số đợt hạn và thời gian kéo dài đợt hạn

ở khu vực Nam Trung Bộ

Tên trạm Giai đoạn Tổng số

đợt hạn

Số tháng

trung bình

trong đợt hạn

Đợt hạn

dài nhất

(tháng)

Tuy Hoà 1961-2010 30 10 31

Sơn Hoà 1977-2010 26 7 18

Nha Trang 1961-2010 35 8,5 26

Cam Ranh 1981-2010 16 12 30

Phan Rang 1993-2010 9 11 32

Phan Thiết 1961-2010 28 10 35

Hàm Tân 1979-2010 23 8 24

3.1.4 Mức độ khắc nghiệt của hạn hán

Trong giai đoạn 1961-2010, các tháng xảy ra hạn nặng và hạn

rất nặng chiếm trên 80% số tháng hạn. Trong đó hạn nặng và rất

nặng xảy ra chủ yếu trong mùa khô, chiếm 60 - 75%. Về xu thế, hạn

nhẹ có xu thế giảm trên toàn khu vực ngoại trừ phía Nam tỉnh Bình

Thuận; hạn nặng có xu thế giảm ở tỉnh Phú Yên, phía bắc tỉnh Khánh

Hoà và tăng ở các vùng còn lại; hạn rất nặng có xu thế tăng trên toàn

khu vực, ngoại trừ Khánh Hòa (Bảng 3.4).

Kết quả đánh giá xu thế biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa

giai đoạn 1961-2010 khu vực Nam Trung Bộ cho thấy nhiệt độ trung

bình năm tăng khoảng 1,1oC, lượng mưa năm, lượng mưa mùa mưa

và lượng mưa mùa khô đều có xu thế tăng, song tăng mạnh ở các

15

tỉnh phía bắc (Phú Yên, Khánh Hòa), và có xu thế giảm ở các tỉnh

phía nam (Ninh Thuận và Bình Thuận). So sánh với mức độ khắc

nghiệt của hạn hán cho thấy khi lượng mưa trong các tháng có xu

hướng giảm thì mức độ khắc nghiệt của hạn hán có xu hướng tăng,

thể hiện rõ nét nhất ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Đối với

hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, chỉ thể hiện rõ nét trong các tháng

mùa khô.

Bảng 3.4 Xu thế biến đổi mức độ hạn ở khu vực Nam Trung Bộ

Tên trạm Giai đoạn Xu thế biến đổi

Hạn nhẹ Hạn nặng Hạn rất nặng

Tuy Hoà 1961-2010 Giảm Giảm Tăng

Sơn Hoà 1977-2010 Giảm Giảm Tăng

Nha Trang 1961-2010 Giảm Giảm Giảm

Cam Ranh 1981-2010 Giảm Tăng Giảm

Phan Rang 1993-2010 Giảm Tăng Tăng

Phan Thiết 1961-2010 Giảm Tăng Tăng

Hàm Tân 1979-2010 Tăng Tăng Tăng

3.2 Dự tính biến đổi hạn hán theo kịch bản nồng độ khí nhà kính

3.2.1 Đánh giá khả năng mô phỏng hạn hán

Để có thể mô phỏng được hạn hán trong các giai đoạn đầu,

giữa và cuối thế kỷ 21 theo các kịch bản nồng độ khí nhà kính. Luận

án tiến hành đánh giá sai số của mô hình, tiếp đó là hiệu chỉnh số liệu

khi phát hiện sai số.

Từ phương pháp đánh giá sai số của mô hình nêu trong

Chương 2, kết quả đánh giá sai số cho thấy:

- Số liệu mô phỏng nhiệt độ trong mùa khô, mùa mưa và cả

16

năm của mô hình đều thấp hơn so với số liệu quan trắc (giá trị ME

âm). Trong đó, giá trị tuyệt đối của ME năm nhỏ nhất ở phía nam

tỉnh Bình Thuận (1,1oC) và lớn nhất ở tỉnh Ninh Thuận (2

oC). Các

giá trị tuyệt đối của ME trong mùa khô lớn hơn trong mùa mưa. Các

sai số MAE, RMSE năm, mùa khô, mùa mưa lớn nhất ở Ninh Thuận

(2oC) và nhỏ nhất ở phía nam tỉnh Bình Thuận (1,6

oC).

- Số liệu mô phỏng lượng mưa trong mùa khô, mùa mưa và cả

năm đều cao hơn so với số liệu quan trắc (giá trị ME dương). Ngoại

trừ lượng mưa trong mùa mưa ở Phú Yên thấp hơn so với lượng mưa

quan trắc (giá trị ME âm). Trong đó, giá trị tuyệt đối của ME năm

nhỏ nhất ở phía nam tỉnh Bình Thuận (504,1mm) và lớn nhất ở tỉnh

Ninh Thuận (1822mm). Các sai số MAE, RMSE mùa khô và mùa

mưa lớn nhất ở tỉnh Ninh Thuận và nhỏ nhất ở phía nam tỉnh Bình

Thuận.

Bằng chỉ số hạn đã lựa chọn (PDSI), Luận án đã tiến hành

hành mô phỏng hạn hán cho thời kỳ cơ sở (1986-2005) thông qua số

liệu nhiệt độ và lượng mưa từ mô hình đã được hiệu chỉnh và so sánh

với kết quả mô phỏng hạn hán từ số liệu của mô hình khi chưa hiệu

chỉnh. Kết quả so sánh cho thấy, với số liệu chưa hiệu chỉnh, kết quả

mô phỏng chỉ nắm bắt được 5/14 đợt. Trong khi đó, với số liệu đã

hiệu chỉnh, kết quả mô phỏng đã nắm bắt được 13/14 đợt (Bảng 3.5).

Từ kết quả so sánh nêu trên, với kết quả hiệu chỉnh số liệu của

mô hình, kết quả mô phỏng hạn hán là phù hợp với thực tế hạn hán

đã xảy ra ở khu vực này. Đây là căn cứ khoa học quan trọng để Luận

án sử dụng các số liệu nhiệt độ và lượng mưa từ mô hình đã được

hiệu chỉnh để dự tính hạn hán trong các giai đoạn đầu, giữa và cuối

thế kỷ 21 với các kịch bản nồng độ khí nhà kính RCP4.5 và RCP8.5.

17

Bảng 3.5 Kết quả mô phỏng hạn hán

bằng số liệu chưa hiệu chỉnh và đã hiệu chỉnh so với thực tế

Năm Vụ Chưa

hiệu chỉnh

Đã

hiệu chỉnh Thực tế

1993 Đông Xuân Không hạn Hạn Hạn

Hè Thu Hạn Hạn Hạn

1999 Đông Xuân Không hạn Không hạn Hạn

Hè Thu Không hạn Không hạn Không hạn

2000 Đông Xuân Hạn Không hạn Không hạn

Hè Thu Hạn Không hạn Không hạn

2001 Đông Xuân Hạn Không hạn Không hạn

Hè Thu Không hạn Không hạn Không hạn

2003 Đông Xuân Không hạn Hạn Hạn

Hè Thu Không hạn Hạn Hạn

2004 Đông Xuân Không hạn Hạn Hạn

Hè Thu Hạn Hạn Hạn

2005 Đông Xuân Không hạn Hạn Hạn

Hè Thu Hạn Hạn Hạn

3.2.2 Dự tính biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa

3.2.2.1 Dự tính biến đổi của nhiệt độ

Kết quả cho thấy, nhiệt độ trung bình năm tăng dần theo các

giai đoạn đối với cả 2 kịch bản RCP4.5 và RCP8.5, trong đó:

- Theo kịch bản RCP4.5, nhiệt độ trung bình năm tăng lần lượt

là 0,4oC, 1,2

oC và 1,6

oC vào các giai đoạn đầu, giữa và cuối thế kỷ

21 so với thời kỳ cơ sở (1986-2005). Trong đó, nhiệt độ ở các tỉnh

phía nam tăng cao hơn nhiệt độ ở các tỉnh phía bắc của khu vực.

- Theo kịch bản RCP8.5, nhiệt độ trung bình có mức độ tăng

18

nhanh hơn kịch bản RCP4.5. Đến cuối thế kỷ, nhiệt độ trung bình

năm có thể tăng đến 3.1oC.

3.2.2.2 Dự tính biến đổi của lượng mưa

Kết quả dự tính cho thấy, lượng mưa có xu thế tăng ở mùa

mưa, giảm trong mùa khô, trong đó:

- Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ 21, lượng mưa năm

tăng 8,9%, lượng mưa mùa mưa tăng 17,7%, trong khi đó lượng mưa

mùa khô giảm 6,8% ở hầu hết các tỉnh thuộc khu vực Nam Trung

Bộ, ngoại trừ Bình Thuận. Giai đoạn giữa thế kỷ, lượng mưa năm

tăng 9,2%, lượng mưa mùa mưa tăng 22,1%; lượng mưa mùa khô

giảm 13,8%. Giai đoạn cuối thế kỷ, lượng mưa năm tăng 9,2%,

lượng mưa mùa mưa tăng 28,5%, riêng lượng mưa mùa khô giảm

21,5% ở trên đại bộ phận khu vực, ngoại trừ Bình Thuận.

- Theo kịch bản RCP8.5, lượng mưa năm và lượng mưa mùa

mưacó xu thế tăng trên toàn khu vực theo theo thời gian, với mức

tăng ở đầu thế kỷ 9,8%, giữa thế kỷ 10,2% và cuối thế kỷ 13%.

Lượng mưa mùa khô ở cả 3 giai đoạn đều giảm so với thời kỳ cơ sở

và giảm mạnh nhất vào cuối thế kỷ, giảm mạnh ở khu vực Phú Yên

và Khánh Hoà.

3.2.3 Dự tính biến đổi của hạn hán

3.2.3.1 Số tháng hạn theo mùa và năm

Theo kịch bản RCP4.5, số tháng hạn trong cả năm tính trung

bình trên toàn khu vực tăng lần lượt là 11%, 41% và 44% theo các

giai đoạn đầu, giữa và cuối thế kỷ 21, trong đó số tháng hạn tăng

nhiều hơn vào thời kỳ mùa mưa.

Theo kịch bản RCP8.5, số tháng hạn trong cả năm tính trung

bình trên toàn khu vực tăng lần lượt là 25%, 55% và 57% theo các

giai đoạn đầu, giữa và cuối thế kỷ 21. Tương tự như ở kịch bản

19

RCP4.5, số tháng hạn tăng nhiều hơn vào thời kỳ mùa mưa.

3.2.3.2 Số đợt hạn và thời gian kéo dài

Theo kịch bản RCP4.5, số đợt hạn có xu thế tăng ở các tỉnh

Phú Yên, Khánh Hòa trong cả giai đoạn đầu, giữa và cuối thế kỷ 21

và có xu thế giảm ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, đặc biệt là ở

giữa và cuối thế kỷ 21. Về thời gian kéo dài đợt hạn, hầu như không

có sự tăng, giảm rõ rệt ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa trong cả giai

đoạn đầu, giữa và cuối thế kỷ 21 và có xu thế tăng ở các tỉnh Ninh

Thuận, Bình Thuận, đặc biệt là ở giữa và cuối thế kỷ 21.

Theo kịch bản RCP8.5: Xu thế biến đổi của số đợt hạn và thời

gian kéo đợt hạn tương tự như ở kịch bản RCP4.5, tuy nhiên mức

thay đổi lớn hơn.

3.2.3.3 Mức độ khắc nghiệt của hạn hán

Theo kịch bản RCP4.5, số tháng hạn tăng trên toàn khu vực, ở

cả giai đoạn đầu, giữa và cuối thế kỷ 21, lần lượt là 0,7; 2,5 và 2,7

tháng, trong đó số tháng hạn tăng chủ yếu trong các đợt hạn rất nặng,

ở các đợt hạn nhẹ và hạn nặng, số tháng hạn giảm. Ninh Thuận là

tỉnh có số tháng hạn và số tháng hạn rất nặng tăng cao nhất trong cả

3 giai đoạn.

Theo kịch bản RCP8.5, xu thế biến đổi của số tháng hạn tương

tự như ở kịch bản RCP4.5, tuy nhiên mức độ tăng lớn hơn, lần lượt

là 1,6; 3,4 và 3,5 tháng ở đầu, giữa và cuối thế kỷ 21. Ninh Thuận

vẫn là tỉnh có số tháng hạn và số tháng hạn rất nặng tăng cao nhất.

3.3 Giải pháp ứng phó với hạn hán

3.3.1 Giải pháp ứng phó tổng thể

(i) Tăng khả năng giữ nước, đây là giải pháp quan trọng nhất

nhằm đảm bảo an toàn nước cho sản xuất, dân sinh và môi trường;

20

(ii) Nâng cao hiệu quả sử dụng nước; (iii) Chuyển đổi cơ cấu, mùa

vụ cây trồng; (iv) Sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả; (v) Trồng,

phục hồi rừng đầu nguồn và các loại cây trồng, thảm thực vật có sức

chống chịu cao với hạn hán; (vi) Rà soát, điều chỉnh các chiến lược,

quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của khu vực và từng

địa phương trong điều kiện hạn hán khắc nghiệt hơn.

3.3.2 Giải pháp ứng phó gắn với quy hoạch sử dụng đất lúa đến

năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Kết hợp bản đồ thay đổi mức độ hạn trong giai đoạn đầu thế

kỷ 21 (2016-2025) và bản đồ quy hoạch sử dụng đất lúa đến năm

2020, các giải pháp ứng phó với hạn hán đến năm 2020 và tầm nhìn

đến năm 2030 ở khu vực Nam Trung Bộ, đặc biệt ở Ninh Thuận và

Bình Thuận, hai tỉnh có nguy cơ hạn hán khốc liệt nhất, bao gồm:

- Tăng khả năng trữ nước thông qua: (i) xây dựng, nâng cấp hồ

chứa và hệ thống công trình thủy lợi; (ii) đầu tư xây dựng hệ thống

thủy lâm kết hợp.

- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ, giảm diện

tích trồng lúa kém hiệu quả hoặc không chủ động nguồn nước để

chuyển sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế, đã thích nghi với

môi trường tự nhiên, có khả năng chịu hạn tốt như điều, nho, thanh

long,... hoặc trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò, dê, cừu...

- Quy hoạch sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi dựa trên khả

năng đáp ứng của nguồn nước; đồng thời cần có kế hoạch chuyển đổi

sang tập đoàn cây trồng phù hợp với quy luật di chuyển từ vành đai

vĩ độ thấp đến vành đai vĩ độ cao.

- Tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các

ngành, doanh nghiệp và người dân trong việc quản lý, khai thác, sử

dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước.

21

KẾT LUẬN

Trên cơ sở chuỗi số liệu nhiệt độ và lượng mưa ở các trạm

quan trắc khí tượng, số liệu khảo sát sức giữ ẩm tối đa của đất, số

liệu mô phỏng nhiệt độ và lượng mưa từ các mô hình khí hậu khu

vực, luận án đã phân tích xu thế biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa

trong quá khứ và tương lai; lựa chọn được chỉ số hạn phù hợp để xác

định sự biến đổi của hạn hán trong quá khứ, tiến hành hiệu chỉnh số

liệu mô phỏng từ mô hình theo các kịch bản nồng độ khí nhà kính để

dự tính mức độ biến đổi của hạn hán trong tương lai cho khu vực

Nam Trung Bộ. Các kết quả chính nhận được là:

1) Kết quả phân tích xu thế biến đổi của nhiệt độ và lượng

mưa ở khu vực Nam Trung Bộ phù hợp với xu thế biến đổi khí hậu

toàn cầu, khu vực và Việt Nam, trong đó:

- Giai đoạn 1961-2010: Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng

1,1oC, lượng mưa năm, lượng mưa mùa mưa và lượng mưa mùa khô

đều có xu thế tăng, song tăng mạnh ở các tỉnh phía bắc (Phú Yên,

Khánh Hòa), và có xu thế giảm ở các tỉnh phía nam (Ninh Thuận và

Bình Thuận).

- Giai đoạn đầu, giữa và cuối thế kỷ 21: Nhiệt độ trung bình

năm tăng theo thời gian ở cả kịch bản RCP4.5 và RCP8.5. Đến cuối

thế kỷ 21, nhiệt độ tăng khoảng 1,6oC ở kịch bản RCP4.5 và tăng đến

3,1oC ở kịch bản RCP8.5; Lượng mưa năm tăng trên toàn khu vực,

trong đó tăng chủ yếu trong mùa mưa. Đến cuối thế kỷ 21, ở kịch

bản RCP4.5 tăng 28% và tăng đến 36% ở kịch bản RCP8.5. Tuy

nhiên, lượng mưa có xu thế giảm trong mùa khô, giảm đến 28% vào

cuối thế kỷ 21 ở kịch bản RCP8.5.

2) Qua thử nghiệm các chỉ số hạn, Luận án đã lựa chọn được

22

chỉ số Palmer để đánh giá sự biến đổi của hạn hán ở khu vực Nam

Trung Bộ với hai chỉ số thành phần. Chỉ số Z phản ánh được mức độ

khắc nghiệt của hạn hán và chỉ số PDSI phản ánh được thời gian bắt

đầu và kết thúc đợt hạn.

3) Kết quả xác định các đợt hạn trong quá khứ cho thấy, số đợt

hạn có xu hướng giảm trên đại bộ phận khu vực, song chủ yếu là

giảm số đợt hạn nhẹ. Hạn nặng có xu thế tăng nhẹ trong khi đó hạn

rất nặng có xu thế tăng mạnh, thể hiện rõ nét nhất ở các tỉnh Ninh

Thuận và Bình Thuận.

4) Mô phỏng hạn hán bằng số liệu đã hiệu chỉnh trong thời kỳ

cơ sở cho kết quả phù hợp với tính toán từ số liệu quan trắc, đồng

thời phù hợp với các đợt hạn xảy ra trong thực tế, trong khi sử dụng

số liệu chưa hiệu chỉnh cho kết quả chưa phù hợp.

5) Từ số liệu nhiệt độ và lượng mưa của mô hình đã hiệu

chỉnh, sử dụng để dự tính sự biến đổi của hạn hán cho các thời kỳ

trong tương lai cho thấy:

- Số tháng hạn theo mùa và năm: tăng theo thời gian ở cả kịch

bản RCP4.5 và RCP8.5, trong đó số tháng hạn tăng nhiều hơn vào

thời kỳ mùa mưa.

- Số đợt hạn và thời gian kéo dài đợt hạn: tăng ở các tỉnh Phú

Yên, Khánh Hòa trong cả giai đoạn đầu, giữa và cuối thế kỷ 21 và

giảm ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, đặc biệt là ở giữa và cuối

thế kỷ 21, ở cả kịch bản RCP4.5 và RCP8.5.

- Mức độ khắc nghiệt của hạn hán: số tháng hạn rất nặng tăng

trên toàn khu vực, ở cả giai đoạn đầu, giữa và cuối thế kỷ 21, trong

đó Ninh Thuận là tỉnh có số tháng hạn rất nặng tăng cao nhất.

6) Kết hợp bản đồ mức độ hạn trong giai đoạn đầu thế kỷ 21

(2016-2025) và bản đồ quy hoạch sử dụng đất lúa đến năm 2020 của

23

các tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ, các giải pháp ứng phó với

hạn hán đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ở khu vực Nam

Trung Bộ, đặc biệt ở Ninh Thuận và Bình Thuận, hai tỉnh có nguy cơ

hạn hán khốc liệt nhất, bao gồm:

- Tăng khả năng trữ nước thông qua (i) xây dựng, nâng cấp hồ

chứa và hệ thống công trình thủy lợi và (ii) đầu tư xây dựng hệ thống

thủy lâm kết hợp;

- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ, giảm diện

tích trồng lúa kém hiệu quả hoặc không chủ động nguồn nước để

chuyển sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế, đã thích nghi với

môi trường tự nhiên, có khả năng chịu hạn tốt như điều, nho, thanh

long,... hoặc trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò, dê, cừu...

- Quy hoạch sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi dựa trên khả

năng đáp ứng của nguồn nước; đồng thời cần có kế hoạch chuyển đổi

sang tập đoàn cây trồng phù hợp với quy luật di chuyển từ vành đai

vĩ độ thấp đến vành đai vĩ độ cao.

- Tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các

ngành, doanh nghiệp và người dân trong việc quản lý, khai thác, sử

dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước.

24

KIẾN NGHỊ

1) Palmer là chỉ số hạn phù hợp nhất được lựa chọn để đánh

giá mức độ hạn hán trong quá khứ và dự tính mức thay đổi của hạn

hán trong tương lai ở khu vực Nam Trung Bộ. Cần tiếp tục xác định

sức giữ ẩm tối đa của mỗi loại đất cho từng tiểu vùng sinh thái khác

nhau để đưa chỉ số này trở thành công cụ giám sát và cảnh báo hạn

hán cho từng tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ và cần có lộ trình

nhân rộng đối với các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ

và Tây Nguyên.

2) Để các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã

hội của khu vực Nam Trung Bộ mang tính khả thi cao, cần tích hợp

yếu tố biến đổi khí hậu, hạn hán vào các chiến lược, quy hoạch, kế

hoạch phát triển, đặc biệt là quy hoạch sản xuất nông nghiệp trong

bối cảnh hạn hán khốc liệt hơn.

3) Để các giải pháp ứng phó với hạn hán có tính khả thi cao,

đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn. Do vậy bên cạnh sự đầu tư từ ngân

sách, cần có các chính sách thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân cũng

như có những chế tài xử phạt đủ mạnh đối với các tổ chức, cá nhân

trong việc (i) khai thác, sử dụng không hiệu quả nguồn nước; (ii) làm

suy giảm chất lượng nước, gây ô nhiễm môi trường nước.

4) Nghiên cứu mô hình “Tổ chức quản lý và giám sát hạn hán

khu vực”, trọng tâm là ở những khu vực thường xuyên bị hạn hán

như Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Tây Nguyên và

Đồng bằng Sông Cửu Long, nhằm (i) quản lý thống nhất việc khai

thác, sử dụng nguồn nước; (ii) xây dựng và tổ chức triển khai quy

hoạch phòng chống hạn hán; phòng, chống, ô nhiễm môi trường

nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên toàn khu vực.

25

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

1. Trương Đức Trí, Ngô Thị Thanh Hương, 2013. Nghiên cứu về

sự biến đổi của hạn hán khu vực Nam Trung Bộ thời kỳ 1961-

2012. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. Tập 29, Số

2S, 214-222.

2. Nguyễn Văn Thắng, Mai Văn Khiêm, Nguyễn Đăng Mậu,

Trương Đức Trí, 2014. Nghiên cứu xác định chỉ tiêu hạn cho

vùng Nam Trung Bộ. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, số 639, 49-

55.

3. Trương Đức Trí, Mai Văn Khiêm, Nguyễn Đăng Mậu, Hà

Trường Minh, Đào Thị Thúy, 2014. Dự tính hạn hán ở khu vực

Nam Trung Bộ bằng mô hình PRECIS. Tạp chí Khí tượng Thủy

văn, số 644, 05-08.

4. Trương Đức Trí, Nguyễn Đăng Mậu, Mai Văn Khiêm, 2015.

Xu thế biến đổi của lượng mưa khu vực Nam Trung Bộ thời kỳ

1961-2010. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 217, 18-20.

5. Trương Đức Trí, Nguyễn Văn Hiệp, 2015. Áp dụng kịch bản

nồng độ khí nhà kính trong xây dựng, cập nhật kịch bản biến đổi

khí hậu ở Việt Nam. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 229,

13-15.

6. Trương Đức Trí, Bùi Anh Tuấn, Lê văn Thiện, 2015. Xây

dựng hệ thống thủy lâm kết hợp, giải pháp đa mục tiêu nhằm

ứng phó với hạn hán ở Ninh Thuận. Tạp chí Tài nguyên và Môi

trường, số 230, 22-24.