báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện pháp lệnh về lực lượng dự bị

14
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ PHAN THIẾT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 200 /BC-UBND Phan Thiết, ngày 01 tháng 9 năm 2016 BÁO CÁO Tổng kết 20 năm thực hiện Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên (1996 - 2016) Thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Tổng kết 20 năm thực hiện Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên (LLDBĐV) năm 1996 – 2016, Kế hoạch số 2659/KH-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2016 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc Tổng kết thực hiện Pháp lệnh về LLDBĐV và Kế hoạch hoạch số 134/KH-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2016 của UBND thành phố Phan Thiết về việc tổng kết thực hiện Pháp lệnh về LLDBĐV giai đoạn 1996 – 2016. UBND thành phố báo cáo kết quả thực hiện như sau: Phần 1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH Phan Thiết là thành phố du lịch trung tâm, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Thuận. Địa hình Phan Thiết là một dải đất hẹp ven biển theo hình cánh cung, mặt lõm hướng ra biển Đông, chiều dài bờ biển 5 7,4 km từ Suối Nước/Mũi Né, đến Suối Nhum/Tiến Thành bờ biển dài và thoải. Diện diện tích tự nhiên 206,4km 2 . Phía Bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc; Tây và Tây Nam giáp huyện Hàm Thuận Nam; Đông Nam và Nam giáp biển Đông; Đông giáp huyện Bắc Bình nối với tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp với Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu cùng là cửa ngõ phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, Phan Thiết là địa bàn có tầm chiến lược khá quan trọng, cho nên giữ vững khu vực phòng thủ (KVPT) Phan Thiết sẽ góp phần rất lớn trong việc giữ vững KVPT của Tỉnh, Quân khu và cấp trên. Thành phố có 18 phường, xã (trong đó có 14 phường và 04 xã) và 131 ban điều hành thôn, khu phố; dân số khoảng 272.457 người, thành thị chiếm 88,1%, nông thôn chiếm 11,9%, mật độ 1320 người/km2, có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống trên địa bàn như dân tộc: Hoa, Chăm, Nùng, Tày, Khơme, Mường, Thái… trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số khoảng 98, 08%; lực lượng quân nhân dự bị (QNDB) chiếm khoảng 10% so với dân số; về Tôn giáo: Thiên Chúa giáo chiếm khoảng 7,64% dân số, Tin Lành chiếm 0,22%, Phật giáo chiếm 12,74% và các tôn giáo khác như: Cao Đài, Hòa Hảo, Hồi giáo, Bà hai chiếm khoảng 0,08% so với dân số. Là địa bàn tập trung nhiều đầu mối cơ quan, xí nghiệp của Trung ương, địa phương và các đơn vị hành chính sự nghiệp đứng chân trên địa bàn có LLDBĐV thành phố tham gia công tác. Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, có nhiều ngành, nghề, trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Kinh tế của thành phố phát triển theo hướng dịch vụ, công nghiệp, du lịch, thủy sản, nông lâm nghiệp; phát triển đúng

Upload: ledat

Post on 31-Dec-2016

213 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ PHAN THIẾT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 200 /BC-UBND Phan Thiết, ngày 01 tháng 9 năm 2016

BÁO CÁO Tổng kết 20 năm thực hiện Pháp lệnh

về lực lượng dự bị động viên (1996 - 2016)

Thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng

Chính phủ về việc Tổng kết 20 năm thực hiện Pháp lệnh về lực lượng dự bị động

viên (LLDBĐV) năm 1996 – 2016, Kế hoạch số 2659/KH-UBND ngày 29 tháng 7

năm 2016 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc Tổng kết thực hiện Pháp lệnh về

LLDBĐV và Kế hoạch hoạch số 134/KH-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2016 của

UBND thành phố Phan Thiết về việc tổng kết thực hiện Pháp lệnh về LLDBĐV giai

đoạn 1996 – 2016. UBND thành phố báo cáo kết quả thực hiện như sau:

Phần 1

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

Phan Thiết là thành phố du lịch trung tâm, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa

học kỹ thuật của tỉnh Bình Thuận. Địa hình Phan Thiết là một dải đất hẹp ven biển

theo hình cánh cung, mặt lõm hướng ra biển Đông, chiều dài bờ biển 57,4 km từ

Suối Nước/Mũi Né, đến Suối Nhum/Tiến Thành bờ biển dài và thoải. Diện diện tích

tự nhiên 206,4km2. Phía Bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc; Tây và Tây Nam giáp

huyện Hàm Thuận Nam; Đông Nam và Nam giáp biển Đông; Đông giáp huyện Bắc

Bình nối với tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp với Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu cùng

là cửa ngõ phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, Phan Thiết là địa bàn có

tầm chiến lược khá quan trọng, cho nên giữ vững khu vực phòng thủ (KVPT) Phan

Thiết sẽ góp phần rất lớn trong việc giữ vững KVPT của Tỉnh, Quân khu và cấp

trên.

Thành phố có 18 phường, xã (trong đó có 14 phường và 04 xã) và 131 ban

điều hành thôn, khu phố; dân số khoảng 272.457 người, thành thị chiếm 88,1%,

nông thôn chiếm 11,9%, mật độ 1320 người/km2, có nhiều dân tộc anh em cùng

chung sống trên địa bàn như dân tộc: Hoa, Chăm, Nùng, Tày, Khơme, Mường,

Thái… trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số khoảng 98,08%; lực lượng quân nhân dự

bị (QNDB) chiếm khoảng 10% so với dân số; về Tôn giáo: Thiên Chúa giáo chiếm

khoảng 7,64% dân số, Tin Lành chiếm 0,22%, Phật giáo chiếm 12,74% và các tôn

giáo khác như: Cao Đài, Hòa Hảo, Hồi giáo, Bà hai chiếm khoảng 0,08% so với dân

số.

Là địa bàn tập trung nhiều đầu mối cơ quan, xí nghiệp của Trung ương, địa

phương và các đơn vị hành chính sự nghiệp đứng chân trên địa bàn có LLDBĐV

thành phố tham gia công tác. Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, có nhiều

ngành, nghề, trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Kinh tế của thành phố phát triển theo

hướng dịch vụ, công nghiệp, du lịch, thủy sản, nông lâm nghiệp; phát triển đúng

2

hướng, giữ được tốc độ tăng trưởng khá, đời sống vật chất và tinh thần của dân cư

nhiều mặt được cải thiện rõ nét. Bình quân hàng năm có khoảng 3,3 triệu lượt khách

đến du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng… trong đó có khoảng 350.000 lượt khách quốc

tế.

Phong trào Quốc phòng toàn dân (QPTD) và phong trào toàn dân bảo vệ An

ninh Tổ quốc được triển khai thực hiện tốt, Cấp uỷ, Chính quyền các cấp đã tăng

cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác Quốc phòng, quân sự địa phương, nhân dân các

dân tộc của thành phố luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành

của Nhà nước, của cấp ủy, chính quyền địa phương.

Song song với việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh

tế - xã hội, quốc phòng - an ninh (QP-AN) cấp ủy, chính quyền các cấp và lãnh đạo

các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp thực sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt

nhiệm vụ Quốc phòng, quân sự nói chung, pháp lệnh và LLDBĐV nói riêng. Nhờ

đó LLDBĐV đã không ngừng được củng cố, nâng cao số lượng và chất lượng đáp

ứng tốt yêu cầu xây dựng LLDBĐV ở địa phương, bảo vệ tổ quốc trong tình hình

mới .

Tuy nhiên, đặc điểm về tình hình kinh tế, địa hình, mật độ dân cư, văn hóa và

tôn giáo đã tác động ảnh hưởng nhất định đến công tác xây dựng và huy động

LLDBĐV trên địa bàn thành phố, đó là:

Quân nhân sau khi phục viên, xuất ngũ về lại địa phương vì điều kiện cuộc

sống cá nhân, gia đình có khó khăn phải lo cuộc sống, nhiều đồng chí đi làm ăn xa

nên thực hiện việc đăng ký bổ sung, đăng ký di chuyển theo quy định của Pháp lệnh

DBĐV chưa được nề nếp.

Công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ các năm qua đều đạt chỉ tiêu

trên giao, với chất lượng ngày càng cao, trong giai đoạn 1996 - 2008 chủ yếu giao

cho các đơn vị bộ binh, biên phòng cho nên sau khi số quân nhân này hoàn thành

nghĩa vụ quân sự tại ngũ về đăng ký vào ngạch dự bị thì việc sắp xếp vào các đơn vị

dự bị động viên (DBĐV) tỉ lệ đúng chuyên nghiệp quân sự (CNQS) chưa cao.

Công tác xây dựng, tổ chức và huy động của LLDBĐV, nhất là công tác quản

lý, huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ đột xuất khác như PCLB-TKCN, khắc phục

hậu quả thiên tai có nơi còn gặp khó khăn.

Chất lượng QNDB nói chung, SQDB nói riêng trên một số tiêu chí vẫn còn

thấp nhất là lý luận chính trị.

Từ tình hình nêu trên, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự giúp đỡ

hướng dẫn của Bộ CHQS tỉnh. Thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ban,

ngành, đoàn thể địa phương nồng cốt là Cơ quan Quân sự (CQQS) các cấp nâng cao

tính chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cùng cấp triển khai thực hiện

Pháp lệnh LLDBĐV đạt được một số kết quả.

Phần 2 NỘI DUNG TỔNG KẾT PHÁP LỆNH

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỰC HIỆN PHÁP LỆNH DBĐV

1. Tổ chức học tập quán triệt, phổ biến, tuyên truyền, giáo dục về công

tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện pháp lệnh về lực lượng DBĐV:

Để tổ chức thực hiện tốt Pháp lệnh về LLDBĐV, ngay từ đầu Thành ủy đã có

Nghị quyết lãnh đạo, UBND thành phố đã ban hành hướng dẫn số 27/HD-UBND

ngày 20/8/1997 hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh. Toàn thành phố đã tổ chức học tập

3

quán triệt Pháp lệnh về LLDBĐV và các văn bản dưới Pháp lệnh như: Nghị định

39/CP ngày 28/4/1997 của Chỉnh phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một

số điều của Pháp lệnh về LLDBĐV. Chỉ thị số 32/CT/UB-BT ngày 12/7/1997 của

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận về việc tập huấn Pháp lệnh DBĐV, đã mở hơn 97

lớp, với 14.675 lượt người tham dự và nhiều lớp tập huấn các văn bản hướng dẫn

mới trong thực hiện pháp lệnh.

Thành ủy, UBND Thành phố đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể tổ chức

tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong nhân dân thông qua các phương tiện thông tin

đại chúng, các lần tổ chức hội nghị về công tác quân sự - quốc phòng, các lớp tập

huấn, diễn tập, huấn luyện quân sự, trong sinh hoạt các đơn vị DBĐV, các buổi họp

mặt truyền thống... Qua đó xác định rõ trách nhiệm, nâng cao nhận thức của mỗi

công dân trong việc thực hiện Pháp lệnh về LLDBĐV. Hàng năm, UBND Thành

phố đều tiến hành tổng kết kiểm điểm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ quân

sự - quốc phòng ở từng cấp, nhất là vai trò của đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp trong

công tác chăm lo xây dựng LLDBĐV ở cơ sở để kịp thời đề ra phương hướng,

nhiệm vụ cho năm tiếp theo. Vì vậy, đa số cán bộ các cấp đều nắm vững và tổ chức

thực hiện tốt Pháp lệnh về LLDBĐV.

2. Công tác đăng ký, quản lý Quân nhân dự bị, Phương tiện kỹ thuật

a) Công tác đăng ký, quản lý và tạo nguồn QNDB:

Trong tổ chức, thực hiện công tác DBĐV thì công tác đăng ký, quản lý và tạo

nguồn DBĐV là công việc rất quan trọng, cho nên cấp ủy, chính quyền các cấp

quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thường xuyên nên trong những năm qua, thực

lực DBĐV toàn thành phố đã được CQQS Thành phố đăng ký, quản lý chặt chẽ,

diện đủ điều kiện động viên chiếm tỉ lệ 98%, từ đó nguồn DBĐV của thành phố

luôn giữ được ổn định, còn sự biến động cũng có nhưng tỉ lệ dưới 2%, chủ yếu là bỏ

địa phương đi nơi khác làm ăn sinh sống không khai báo, giải ngạch và bệnh tật…

Hàng năm theo chỉ tiêu trên giao, UBND thành phố đã chỉ đạo cho CQQS

thành phố tiến hành tổ chức tập huấn cho cán bộ chỉ huy Quân sự của phường, xã,

cơ sở để nâng cao trình độ trong việc đăng ký, quản lý thực lực nên các địa phương,

đơn vị đều nắm chắc LLDBĐV của cấp mình, cả về số lượng và chất lượng. Tính

đến nay, thành phố đã đăng ký, quản lý QNDB đạt 101%. Trong đó sĩ quan dự bị

(SQDB) đạt 98%, QNDB hạng 1 đạt 102% so với chỉ tiêu xây dựng DBĐV được

giao, QNDB hạng 2 là 23.638 và nữ có chuyên môn kỹ thuật cần cho Quân đội là

559.

Căn cứ vào số lượng thông báo quân nhân xuất ngũ (QNXN) về lại địa

phương của tỉnh và các đơn vị nhận quân huấn luyện trong năm, Thành phố đã

thông báo cho các phường, xã và tổ chức Lễ đón tiếp Quân nhân hoàn thành nghĩa

vụ trở về địa phương thật trang trọng, chu đáo, nghĩa tình với sự tham dự của lãnh

đạo thành phố , các ban, ngành, đoàn thể thành phố và đại diện các phường, xã để tổ

chức đưa QNXN về địa phương, đồng thời tổ chức đăng ký vào ngạch dự bị chặt

chẽ cả về số lượng và nắm chắc CNQS của từng quân nhân làm cơ sở phân nguồn

vào các đơn vị DBĐV từ thành phố đến các phường, xã nên đã tránh được tình

trạng đăng ký sót lực lượng QNXN. Mặt khác, trên cơ sở quản lý, báo cáo của

phường, xã, CQSQ thành phố tổ chức phúc tra thực tế, đối chiếu danh sách để kịp

thời chấn chỉnh những sai sót, có kế hoạch đăng ký bổ sung. Tính đến năm 2016

thành phố đã tổ chức đăng ký được 2896 QNXN và đăng ký bổ sung cho 294

4

QNDB chưa đăng ký vào ngạch dự bị. Từng năm, CQQS thành phố tiến hành tổ

chức tập huấn cho cán bộ chỉ huy Quân sự phường, xã để nâng cao trình độ trong

việc đăng ký, quản lý nắm chắc thực lực DBĐV của cấp mình cả về số lượng và

chất lượng.

Mặt khác, công tác tạo nguồn DBĐV từ nguồn huấn luyện chuyển hạng, Lực

lượng Dân quân luôn được chú trọng nhằm đảm bảo số lượng cho xây dựng nguồn

DBĐV có chất lượng cao, thuận tiện cho việc sắp xếp biên chế vào các đơn vị gọn

theo từng địa bàn, tỉ lệ đúng CNQS.

Dựa trên kế hoạch phân vùng xây dựng các đơn vị DBĐV của thành phố

được Tỉnh giao nên trong công tác tuyển quân, huấn luyện chuyển loại CNQS. Đã

được UBND thành phố chỉ đạo kịp thời cho Cơ quan thường trực tổ chức phân bổ

chỉ tiêu giao quân cho phù hợp với địa bàn xây dựng LLDBĐV và đề nghị cấp trên

tổ chức đào tạo, bổ túc, huấn luyện chuyển loại CNQS đảm bảo cho nhu cầu sắp

xếp biên chế đơn vị DBĐV. Qua 20 năm, thành phố đã huấn luyện tạo nguồn dự bị

ở nhiều đối tượng khác nhau, trong đó đào tạo SQDB là 98 đồng chí, bổ túc SQDB

được 52 đồng chí, huấn luyện chuyển loại CNQS cho hạ sĩ quan, binh sĩ được 50

đồng chí và huấn luyện chuyển hạng từ QNDB hạng 2 lên quân nhân dự bị hạng 1

là 60 đồng chí. Bên cạnh đó việc phối hợp, hiệp đồng với các đơn vị nhận quân

huấn luyện chuyển loại CNQS trức lúc xuất ngũ được tiến hành thường xuyên ở các

năm gần đây.

Kết quả đăng ký quản lý QNDB (phụ lục 1).

b) Công tác đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật:

Thực hiện Nghị định số168/1999/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký, quản lý

phương tiện kỹ thuật (PTKT) của nền kinh tế quốc dân, Ban CHQS thành phố đã

tham mưu cho UBND thành phố tổ chức tập huấn triển khai thực hiện đến cấp

phường, xã và các đơn vị, cơ quan, xí nghiệp trên địa bàn thành phố . Trên cơ sở

báo cáo thực lực PTKT hiện có của các phường, xã, các đơn vị, cơ quan, xí nghiệp,

Ban CHQS thành phố đã tổ chức khảo, phúc tra sát tận nơi và lập phiếu đăng ký,

quản lý theo từng chủng, loại và từng đơn vị theo mẫu thống kê quy định. Hàng

năm, theo hướng dẫn của Ban CHQS thành phố , các địa phương, đơn vị đã báo cáo

tình hình tăng, giảm PTKT để thành phố điều chỉnh bổ sung cho phù hợp. Đến nay,

thành phố đã đăng ký được 1.360 PTKT, tăng 793 phương tiện so với năm 1996,

trong đó phương tiện vận tải, chuyên dùng đường bộ là 461 phương tiện, phương

tiện vận tải, chuyên dùng đường thủy là 14 phương tiện, phương tiện xây dựng cầu

đường, công trình là 143 phương tiện, phương tiện xếp dỡ hàng hóa là 06 phương

tiện và phương tiện thông tin liên lạc là 742 phương tiện. Đã tổ chức sắp xếp vào

các đơn vị DBĐV đạt 100% chỉ tiêu tỉnh giao xây dựng (Phụ lục 2).

Tóm lại, công tác đăng ký, quản lý và tạo nguồn DBĐV của thành phố trong

những năm qua đã đi vào nề nếp và có những tiến bộ nhất định, tạo thuận lợi cho

việc xây dựng và phát triển LLDBĐV của thành phố , một số địa phương đã thực

hiện tốt công tác này như: Thiện Nghiệp, Phú Thủy, Phú Trinh, Đức Nghĩa, Đức

Long …và một số địa phương khác.

3. Công tác xây dựng kế hoạch, quản lý và sắp xếp, huy động LLDBĐV:

Thực hiện Hướng dẫn của Quân khu và Bộ CHQS tỉnh về việc xây dựng các

kế hoạch động viên trong từng giai đoạn. UBND thành phố đã ra Quyết định thành

lập Ban soạn thảo Kế hoạch Xây dựng, Huy động và Tiếp nhận LLDBĐV của thành

5

phố theo chỉ tiêu được giao. Đến nay, Thành phố đã xây dựng xong các kế hoạch

Xây dựng, Huy động, Tiếp nhận LLDBĐV của thành phố và Kế hoạch huy động

đơn vị DBĐV khi chưa đến mức phải động viên cục bộ đã được các cấp thông qua,

phê chuẩn và lưu giữ theo chế độ quy định.

Theo Kế hoạch Xây dựng và Huy động LLDBĐV. Bộ CHQS tỉnh giao cho

CQQS thành phố Phan Thiết xây dựng 12/12 đầu mối đơn vị dự bị động viên. Cụ

thể, xây dựng chuẩn bị động viên cho các đơn vị của Quân khu là 01 đầu mối, các

đơn vị của Tỉnh là 09 đơn vị và thành phố là 02 đầu mối đơn vị. Trong đó có nhiều

đơn vị binh chủng khác nhau như: Thông tin, Đặc công, Phòng hóa, Quân y, Thiết

giáp, Trạm sữa chữa vũ khí…

Căn cứ vào chỉ tiêu được giao, Thành ủy, UBND thành phố đã lãnh đạo, chỉ

đạo cho CQQS thành phố tổ chức rà soát, Tổng phúc tra lại toàn bộ LLDBĐV trên

điạ bàn, thống kê số lượng, chất lượng, CNQS, chính trị, tuổi đời để có cơ sở phân

vùng xây dựng đơn vị DBĐV phù hợp với đặc điểm của từng phường, xã và lập Kế

hoạch Xây dựng, Huy động và Tiếp nhận LLDBĐV. Trên cơ sở Kế hoạch, UBND

thành phố đã chủ trương xây dựng đơn vị DBĐV với phương châm: “Xây dựng đơn

vị nào, chắc đơn vị đó”, đảm bảo đủ quân số, đúng CNQS, khi có lệnh động viên đủ

khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Từ Kế hoạch trên, Thành phố đã tổ chức quán triệt và có Quyết định giao chỉ

tiêu nhiệm vụ xây dựng LLDBĐV cho các phường, xã phù hợp với khả năng của

từng địa phương. Tổ chức xây dựng có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng các đơn vị

biên chế thiếu, biên chế rút gọn và các đơn vị làm nhiệm vụ động viên A2 trước, rồi

tiến tới xây dựng toàn diện theo chỉ tiêu được giao. Đến năm 2016 thành phố đã tổ

chức sắp xếp biên chế được 12/12 đầu mối đơn vị đạt 100%, QNDB đạt 101% so

với chỉ tiêu, đơn vị làm nhiệm vụ A2 sắp xếp đạt 100% quân số, các đơn vị ở trạng

thái sẵn sàng chiến đấu Cao đạt từ 95% quân số trở lên. Trong đó, tỉ lệ đúng CNQS

đạt 96%, gần đúng CNQS 03%, không đúng CNQS 01%; tuổi đời của hạ sỹ quan

và binh sỹ dự bị nhóm A 72%, nhóm B 28%; dự bị hạng một đạt 102 %, đảng viên

đạt 8,4 %, đoàn viên đạt 62 %, sức khỏe đủ điều kiện đông viên đạt 95%. Kết quả

đã sắp xếp biên chế vào các đơn DBĐV như sau:

- Các đơn vị trực thuộc Quân khu: đạt 99 %.

- Các đơn vị trực thuộc Bộ CHQS tỉnh: đạt 98 %.

- Các đơn vị của Thành phố : đạt 100%.

Công tác tổ chức sắp xếp biên chế nguồn DBĐV vào các đơn vị ngày một đi

vào nề nếp và có chất lượng. Số lượng QNDB được sắp xếp vào các đơn vị tăng

hàng năm, cụ thể: Năm 1996 đạt 58% so với chỉ tiêu, đến nay đạt 98% (Phụ lục 3).

Qua 20 năm thực hiện các văn bản Hướng dẫn chi tiết thực hiện Pháp lệnh về

DBĐV, thành phố đã bổ nhiệm và đề nghị cấp trên ra quyết định bổ nhiệm cho 654

chức danh chỉ huy từ tiểu đội trưởng đến phó tiểu đoàn trưởng đạt 95% so với nhu

cầu bổ nhiệm của 12/12 đầu mối đơn vị DBĐV giao cho thành phố . Trong đó sĩ

quan đạt 86%, Hạ sĩ quan đạt 100% (Phụ lục 4). So với chỉ tiêu, lực lượng SQDB

của thành phố ở giai đoạn đầu thực hiện pháp lệnh vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng

được yêu cầu biên chế vào các đơn vị. Để khắc phục sự thiếu hụt trên, hàng năm,

CQQS Thành phố đã hướng dẫn cho các địa phương, đơn vị tuyển chọn số QNDB,

cán bộ dân chính đảng, cán bộ chuyên môn kỹ thuật có đầy đủ phẩm chất đạo đức

và khả năng quản lý tốt đơn vị để cử đi đào tạo, bổ túc SQDB theo chỉ tiêu của trên

6

phân bổ sau đó đề nghị bổ nhiệm vào các chức vụ chỉ huy đơn vị DBĐV còn thiếu

nên phần nào cũng đã giải quyết được khó khăn trong việc thiếu hụt SQDB.

Thực hiện Nghị định số 26/2002//NĐ-CP về SQDB Quân đội nhân dân Việt

Nam và Hướng dẫn số 621/TM ngày 03/5/2006 của Bộ Tổng tham mưu Quân đội

nhân dân Việt Nam, được sự quan tâm sâu sát của các cấp trong việc xây dựng và

phát triển đội ngũ cán bộ QNDB, trong những năm qua, thành phố đã thăng quân

hàm và đề nghị cấp trên thăng quân hàm cho 600 đồng chí từ cấp Hạ sĩ đến cấp

Trung tá. Đó là sự nỗ lực phấn đấu của QNDB trong việc nâng cao bản lĩnh chính

trị, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao khi phục vụ trong ngạch dự bị. (Phụ lục 5)

Thời gian qua, được sự chỉ đạo, lãnh đạo chặt chẽ, kịp thời của các địa

phương, sự phối hợp đồng bộ từ Thành phố đến phường, xã và một số đơn vị

DBĐV thường xuyên tổ chức phúc tra, điều chỉnh sắp xếp QNDB kịp thời nên

Thành phố đã tổ chức quản lý tốt LLDBĐV theo đầu mối đơn vị. Hàng năm, vào

dịp các ngày lễ lớn các đơn vị, địa phương đều tổ chức sinh hoạt đơn vị DBĐV, nói

chuyện truyền thống, thông báo tình hình thời sự và những thông tin khác nhằm xây

dựng cho đội ngũ QNDB nâng cao cảnh giác, ý thức trách nhiệm, thực hiện tốt

nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi quý một lần theo quy định, CQQS

Thành phố tổ chức gặp mặt, sinh hoạt các cán bộ giữ chức vụ chỉ huy ở các đơn vị

DBĐV từ cấp Tiểu đội trưởng trở lên để nghe thông báo thời sự chính trị, tình hình

đơn vị và truyền đạt những thông tin cần thiết, quán triệt các văn bản mới liên quan

đến chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước phương hướng và

nhiệm vụ xây dựng, huy động đơn vị trong thời gian đến để QNDB nắm, vận động,

tuyên truyền trong đơn vị DBĐV, gia đình và nhân dân.

20 năm qua, công tác tổ chức và quản lý LLDBĐV của thành phố luôn được

thực hiện ngày một tốt hơn, đạt được những kết quả khả quan, giữ được ổn định

biên chế của các đơn vị, từng bước nâng cao dần chất lượng, đi vào nề nếp và tạo

điều kiện cho QNDB phát huy khả năng quản lý, xây dựng đơn vị mình.

4. Công tác huấn luyện, diễn tập, kiểm tra các đơn vị dự bị động viên:

Huấn luyện, diễn tập, kiểm tra các đơn vị DBĐV là nhiệm vụ quan trọng

nhằm nâng cao trình độ kỹ, chiến thuật, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, khả năng

sẵn sàng chiến đấu đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Từ 1996 đến năm 2016, hàng năm, UBND Tỉnh giao cho thành phố huấn

luyện, diễn tập và kiểm tra sẵn sàng động viên từ 1 đến 2 đại đội, trong đó kiểm tra

sẵn sàng động viên 01đại đội và huấn luyện, tập huấn tập trung từ 5 ngày trở lên là

1 đại đội. Ngoài ra, tỉnh còn giao chỉ tiêu huy động từ 1 đến 2 đại đội cho các đơn vị

DBĐV của tỉnh để tổ chức huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên. Qua

các lần Hội nghị quốc phòng - quân sự địa phương đầu năm, căn cứ vào chỉ tiêu của

Tỉnh giao, CQQS thành phố đã tham mưu cho Thành ủy, UBND thành phố ra quyết

định giao chỉ tiêu huy động LLDBĐV cho các phường, xã có LLDBĐV tham gia

huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên trong năm.

Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy, chính quyền các cấp

nên CQQS các cấp từ thành phố đến phường, xã đã thực hiện tương đối tốt việc huy

động, huấn luyện LLDBĐV tham gia các nhiệm vụ. Công tác tổ chức huấn luyện

7

LLDBĐV luôn được chú trọng và ngày càng được nâng dần chất lượng, do điều

kiện thao trường, bãi tập còn hạn chế nên thành phố đã chủ động liên hệ mượn thao

trường của tỉnh để việc tổ chức huấn luyện, những năm gần đây tập trung huấn

luyện tại Trung đoàn 812 nên công tác huấn luyện được thực hiện nghiêm túc, nhất

là việc quản lý chặt chẽ QNDB trong thời gian huấn luyện. Được sự quan tâm sâu

sát của Bộ CHQS tỉnh và cấp ủy, chính quyền thành phố , đến nay thành phố đã

nhiều lần mua sắm quân trang đủ phục vụ cho 1 đại đội DBĐV tham gia huấn

luyện, phối hợp tốt với Trung đoàn 812 đảm bảo tốt về cơ sở vật chất hậu cần, mô

hình, học cụ và vũ khí trang bị để đảm bảo phục vụ cho công tác huấn luyện. Trong

việc tham gia huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên một số phường, xã có lực

lượng tham gia khá cao như: Đức nghĩa, Phú Trinh, Đức Long, Phú Thủy, Phú Tài,

Xuân An, Phong Nẫm, Hưng Long, Đức Thắng... Kết quả qua 20 năm, thành phố

đã huy động QNDB đạt 95 %, cụ thể: (xem phụ lục 6)

- Kiểm tra sẵn sàng động viên: 2640/2640 đạt 100%.

- Huấn luyện từ 5 ngày trở lên: 3083/ 3215 đạt 96%.

- Đào tạo, bổ túc sĩ quan dự bị: 150/150 đạt 100%.

Từ năm 1996 đến nay, hàng năm Ban CHQS thành phố đã tham mưu cho cấp

ủy, chính quyền thành phố tổ chức huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động

viên nhằm nâng cao trình độ lãnh đạo, chỉ huy điều hành và tổ chức thực hiện của

các cấp khi có tình huống xãy ra. Trong đó, tổ chức diễn tập động viên cùng với

tỉnh kết hợp với huy động LLDBĐV tham gia diễn tập là 3 lượt đạt 100% quân số,

kết quả diễn tập được đánh giá đạt từ khá.

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy, chính quyền các cấp, thành phố

Phan Thiết đã thực hiện tương đối tốt việc huy động LLDBĐV tham gia các nhiệm

vụ huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên với quân số thường đạt từ 95%

trở lên, kết quả huấn luyện đạt được yêu cầu đề ra.

5. Công tác Đảng, công tác chính trị trong xây dựng, huy động lực lượng

dự bị động viên:

Thực hiện Hướng dẫn số 565/HD-CT ngày 25/12/1997 của Tổng cục Chính

trị và các hướng dẫn của Bộ CHQS tỉnh về thực hiện công tác Đảng, công tác Chính

trị, nâng cao chất lượng trong xây dựng và huy động LLDBĐV, thành phố đã tổ

chức rà soát và sắp xếp nâng dần chất lượng Đảng viên trong các đơn vị DBĐV

đảm bảo làm nòng cốt cho việc lãnh đạo trong các hoạt động quân sự, lực lượng này

luôn là đầu tàu gương mẫu giúp quản lý tốt đơn vị, động viên khích lệ tinh thần

QNDB thực hiện tốt nhiệm vụ. Tính đến nay thành phố đã tổ chức sắp xếp biên chế

Đảng viên trong đơn vị DBĐV đạt 8,5% so với tổng số QNDB đã xếp, đoàn viên

đạt 62% và đang tiếp tục tổ chức thẩm tra đề nghị địa phương phát triển Đảng cho

QNDB và cán bộ giữ chức vụ chỉ huy đơn vị DBĐV, nhằm nâng cao chất lượng

lãnh đạo trong LLDBĐV. (Phụ lục 7)

Thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 05/10/2002 của Ban Chấp hành trung

ương Đảng (Khóa IX) và Chỉ thị số 28-CT/TU ngày 27/5/2003 của Ban Thường vụ

tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng DQTV và

LLDBĐV trong tình hình mới, căn cứ các Chỉ thị, Nghị quyết của Quân khu và tỉnh,

Đảng ủy Quân sự thành phố đã tham mưu cho Thường vụ thành ủy ra Kế hoạch số

28-KH/TU ngày 11/9/2003 và nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể hoá theo

8

từng giai đoạn, thời gian nhằm xây dựng và củng cố tổ chức các đơn vị DBĐV của

thành phố ngày càng có chất lượng cao, chú trọng chất lượng chính trị, công tác

quản lý, biên chế chặt chẽ và huấn luyện cơ bản.

Thông qua các hoạt động quân sự, hội nghị, họp mặt truyền thống nhân ngày

thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày Hội quốc phòng toàn dân và các

phương tiện thông tin đại chúng, CQQS thành phố đã tham mưu cho UBND thành

phố tổ chức tuyên truyền luật nghĩa vụ quân sự, pháp lệnh về LLDBĐV và các văn

bản liên quan cho các địa phương, đơn vị, đặt biệt, qua các lần sinh hoạt đơn vị

DBĐV, họp mặt cán bộ chỉ huy đơn vị DBĐV đã giáo dục ý thức chấp hành pháp

luật, thông báo tình hình thời sự, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối

với LLDBĐV, giải thích, giải quyết các chế độ, quyền lợi có liên quan đến

LLDBĐV. Công tác này đã góp phần nâng cao chất lượng trong đơn vị, động viên

khích lệ tinh thần QNDB chấp hành nghiêm pháp lệnh về LLDBĐV.

6. Công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật và tài chính cho xây dựng và huy

động lực lượng dự bị động viên:

Để bảo đảm xây dựng tốt LLDBĐV hàng năm và theo kế hoạch 5 năm, 10

năm và những năm tiếp theo UBND thành phố đã tập trung chuẩn bị tốt kinh phí

cho việc tổ chức diễn tập, huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên. Trong huấn

luyện đã chỉ đạo cho CQQS thành phố phải có đầy đủ mô hình học cụ và những vật

chất cần thiết để huấn luyện sát với thực tế, đạt kết quả cao. Được sự quan tâm giúp

đỡ của Bộ CHQS tỉnh và lãnh đạo chính quyền thành phố , đến nay thành phố đã

đăng ký mua sắm đồng bộ quân trang và bảo đảm vũ khí trang bị cho một đại đội

DBĐV huấn luyện làm nhiệm vụ A2.

Công tác dự trữ Hậu cần – Kỹ thuật được quan tâm đúng mức, được xác định

cụ thể trong kế hoạch bảo đảm Hậu cần – Kỹ thuật trong từng giai đoạn, trong từng

trạng thái sẵn sang chiến đấu, bảo đảm kịp thời về số lượng, chất lượng khi huy

động LLDBĐV làm nhiệm vụ theo thời gian quy định. Kinh phí hàng năm chi cho

công tác xây dựng LLDBĐV luôn bảo đảm theo yêu cầu nhiệm vụ đề ra (phụ lục 8).

7. Thực hiện chế độ, chính sách trong xây dựng, huy động LLDBĐV:

Thực hiện Thông tư liên tịch 1232/1998/TTLT- BQP- BLĐTB & XH- BTC

ngày 24/4/1998 về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm quản lý

đơn vị dự bị động viên và chế độ chính sách đối với QNDB trong thời gian tập

trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.

Từ quí II năm 1998 đến quý II năm 2016 Ban CHQS thành phố đã tổ chức chi

trả phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị DBĐV cho 5.321 cán bộ chỉ huy đơn vị

DBĐV đã được bổ nhiệm với tổng số tiền 3.541.231.700 đồng. Hàng quí Ban

CHQS Thành phố Phan Thiết căn cứ vào số lượng cán bộ chỉ huy đơn vị DBĐV

được hưởng phụ cấp trách nhiệm tiến hành rà soát điều chỉnh bổ sung và thông báo

đến từng QNDB và Ban CHQS phường, xã để chi trả phụ cấp trách nhiệm theo đầu

mối đơn vị DBĐV. Qua báo cáo tình hình của cán bộ chỉ huy đơn vị DBĐV, CQQS

thành phố đã có kế hoạch sắp xếp, điều chỉnh bổ sung cho bảo đảm đủ biên chế và

quản lý tốt đơn vị. Hầu hết cán bộ chỉ huy đơn vị DBĐV đều xác định rõ vai trò

trách nhiệm của mình trong quản lý đơn vị góp phần giúp CQQS thành phố quản lý

tốt LLDBĐV trên địa bàn. Trong điều kiện kinh tế của địa phương còn gặp không ít

khó khăn nhưng hàng năm, UBND thành phố và các đơn vị, địa phương cũng đã nổ

lực cố gắng bảo đảm ngân sách chi trả đúng chế độ theo quy định của pháp lệnh và

9

hỗ trợ một phần kinh phí cho QNDB và chủ phương tiện có phương tiện được huy

động đi làm nhiệm vụ, tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên.

Từ đó đã khích lệ động viên tinh thần nổ lực cố gắng của quân dự bị hoàn thành tốt

nhiệm vụ. Thời gian qua thành phố đã chi trả trợ cấp gia đình cho QNDB tham gia

thực hiện huấn luyện và các nhiệm vụ khác với tổng số tiền là 3.362.467.000 đồng

(Phụ lục 9)

Ngoài ra, thành phố cũng đã bảo đảm các chế độ chính sách khác cho QNDB

trong thời gian điều động thực hiện các nhiệm vụ như được cấp, mượn quân trang,

bảo đảm quân dụng, y tế... Có thể nói rằng: Đây là sự quan tâm chăm lo chu đáo của

Đảng và Nhà nước đối với LLDBĐV.

Về chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác để sẵn sàng huy động LLDBĐV khi

có lệnh: Thành phố đã chuẩn bị cho việc thông báo, tập trung, giao nhận như tổ chức

các tổ thông báo, các sở chỉ huy động viên, trạm tập trung, trạm tiếp nhận QNDB;

chuẩn bị lực lượng, phương tiện thông báo lệnh; biên chế người cho trạm tập trung;

phân công cán bộ đưa QNDB đi bàn giao; xác định trách nhiệm chỉ huy, bảo vệ;

chuẩn bị phương tiện phục vụ cho việc huy động.

Thực hiện các quy định về quản lý nhà nước trong xây dựng và huy động lực

lượng DBĐV. UBND thành phố đã ban hành các quyết định giao chỉ tiêu cho các

phường, xã và hướng dẫn triển khai thực hiện chặt chẽ đúng pháp lệnh theo phân

cấp, quyền hạn được giao. Thường xuyên kiểm tra công tác quản lý nhà nước trong

xây dựng và huy động LLDBĐV và sơ kết, tổng kết kịp thời chấn chỉnh những

thiếu sót trong quản lý, điều hành ở các địa phương và rút ra những kinh nghiệm

hay trong thực hiện pháp lệnh về LLDBĐV hàng năm.

8. Công tác khen thưởng và xử lý vi phạm Pháp lệnh về LLDBĐV:

Thực hiện Điều 34, 35 của Pháp lệnh về LLDBĐV trong việc khen thưởng và

xử lý vi phạm Pháp lệnh, 20 năm qua, thành phố Phan Thiết đã tặng giấy khen cho

61 tập thể và 128 cá nhân và đề nghị trên tặng bằng khen cho 4 tập thể đã có nhiều

thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng và huy động LLDBĐV, kịp thời khích

lệ tinh thần nỗ lực phấn đấu của mọi người trong công tác xây dựng LLDBĐV của

thành phố . Bên cạnh đó, việc vi phạm Pháp lệnh về LLDBĐV của mốt số ít QNDB

mà chủ yếu là việc không chấp hành lệnh gọi tập trung huấn luyện, không có mặt

đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh gọi huấn luyện nên các cấp từ thành phố

đến phường, xã đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với 3 trường hợp và phạt

cảnh cáo đối với 60 trường hợp không chấp hành lệnh gọi huấn luyện mà không có

lý do chính đáng nhằm răn đe và tạo sự công bằng trong việc thực thi pháp lệnh.

(Phụ lục 10) III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Qua 20 năm thực hiện Pháp lệnh về LLDBĐV trong điều kiện trong giai

đoạn, có thời điểm kinh tế Thành phố còn gặp nhiều khó khăn nhưng với sự quan

tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy, chính quyền từ thành phố đến phường,

xã, cơ quan, đơn vị nên việc thực hiện pháp lệnh về LLDBĐV đã được quán triệt

sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân và tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc.

Thành phố đã kết hợp chặt chẽ việc đẩy mạnh xây dựng và phát triển kinh tế -

xã hội với củng cố QP-AN, Quốc phòng với Kinh tế góp phần thực hiện thắng lợi 2

nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để thực hiện tốt Pháp lệnh về

LLDBĐV; hàng năm, Thành ủy đã đề ra Nghị quyết lãnh đạo và UBND Thành phố

10

đã có Chỉ thị, Hướng dẫn thực hiện được triển khai đến các Chi, Đảng bộ cơ sở, các

ban, ngành, đoàn thể. Từ đó nhận thức hầu hết cán bộ Đảng viên, các tổ chức quần

chúng và phần lớn các tầng lớp nhân dân có chuyển biến tốt, thái độ và trách nhiệm

của QNDB cũng ngày càng được nâng lên và phát huy có hiệu quả.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế vẫn còn những mặt hạn chế tồn tại

cần phải khắc phục đó là:

Nhận thức Pháp lệnh về LLDBĐV chưa thực sự đi vào người dân. Một số ít

QNDB ý thức trách nhiệm chưa cao nên chưa chấp hành tốt lệnh gọi tập trung huấn

luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên.

Công tác đăng ký, quản lý QNDB tuy có làm thường xuyên nhưng chưa thật

chặt chẽ đầy đủ, nhất là ở cấp phường, xã, chưa có sự phối hợp quản lý giữa các

ngành. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương đôi lúc chưa được

thường xuyên liên tục, chưa thể hiện sự quan tâm đúng mức có lúc xem nhẹ lực

lượng DBĐV cho đây là lực lượng đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự không phải quan

tâm nữa hoặc khoán trắng cho Quân sự quản lý.

Công tác hậu phương quân đội đối với LLDBĐV chưa thực sự được lãnh đạo

địa phương chăm lo, quan tâm cho nên phần nào đó đã có ảnh hưởng đến kết quả

xây dựng và huy động LLDBĐV.

Công tác tuyên truyền có làm nhưng chưa được thường xuyên, chưa phát huy

hết sức mạnh của hệ thống thông tin và truyền thông từ Thành phố đến phường, xã

nên nhận thức của nhân dân và QNDB có phần bị hạn chế.

1. Đánh giá ưu điểm

a) Ưu điểm:

- 20 năm qua, Thành phố đã đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng,

tạo được bước chuyển biến mới về nhận thức và vai trò trách nhiệm của các cấp ủy

Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể về nhiệm vụ xây dựng, huy động

LLDBĐV trong tình hình mới; Các cấp, các ngành tập trung cao trong lãnh đạo, chỉ

đạo điều hành và làm tham mưu tích cực tạo thành sức mạnh tổng hợp trong xây

dựng nền QPTD ở địa phương.

- Tổ chức biên chế các đơn vị DBĐV tương đối ổn định; chất lượng Đảng,

đoàn ngày được nâng lên. Công tác kiểm tra SSCĐ, huấn luyện hàng năm thực hiện

đạt chỉ tiêu trên giao.

- Công tác đăng ký, quản lý QNDB và PTKT từng bước đi vào nền nếp; cán

bộ QNDB luôn nêu cao vai trò trách nhiệm của mình, tích cực cùng bộ đội thường

trực tổ chức phúc tra nắm và quản lý đơn vị chặt chẽ.

b) Nguyên nhân:

- Thực hiện Pháp lệnh về LLDBĐV thành phố đã đạt được kết quả tốt, trước

hết là do có sự quan tâm lãnh đạo Tỉnh uỷ, Bộ CHQS tỉnh, hướng dẫn, giúp đỡ của

các cơ quan chuyên môn Bộ CHQS tỉnh; sự lãnh đạo của Thành uỷ, các cấp ủy

Đảng có Nghị quyết, chương trình hành động cụ thể, được triển khai, quán triệt đến

cán bộ, đảng viên, LLDBĐV và nhân dân; chỉ đạo, điều hành của chính quyền, vai

trò làm tham mưu của cơ quan quân sự, có sự phối hợp nhịp nhàng của đoàn thể và

các ngành chức năng tạo sức mạnh tổng hợp trong xây dựng LLDBĐV.

- Công tác quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện Pháp lệnh về LLDBĐV và

các văn bản có liên quan đã được Đảng ủy, HĐND, UBND quan tâm lãnh đạo, chỉ

đạo. LLDBĐV hầu hết đã xác định tốt nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong thực

11

hiện nhiệm vụ; chế độ chính sách đối với LLDBĐV được thực hiện đầy đủ, đúng qui

định.

2. Đánh giá khuyết điểm

a) Khuyết điểm:

Tuy nhiên, qua 20 năm thực hiện nhiệm vụ xây dựng LLDBĐV theo Pháp

lệnh vẫn còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót là:

- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền cơ sở chưa thường xuyên.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục Pháp lệnh chưa rộng khắp, chỉ tập trung

vào các đợt huy động kiểm tra, huấn luyện nên nhân dân và QNDB còn một bộ

phận chưa hiểu hết về Pháp lệnh, không thấy được quyền lợi và trách nhiệm của

mình nên chấp hành lệnh động kiểm tra SSCĐ, huấn luyện chưa tốt.

- Công tác giáo dục chính trị cho LLDBĐV chưa tiến hành thường xuyên

còn bỏ ngỏ, nhận thức về tình hình nhiệm vụ của QNDB chưa đi vào chiều sâu.

- Cán bộ một số ngành, đoàn thể chưa thực sự quan tâm đến công tác này;

việc phối hợp chưa thường xuyên thiếu tính liên tục.

- Việc xử phạt hành chính theo Nghị định 120/2013/NĐ-CP ngày

09/10/2013 (thay thế Nghị định 151/2003/NĐ-CP ngày 09/12/2003) đối với công

dân không đăng ký vào ngạch dự bị hạng II, chủ PTKT không đăng ký, QNDB vi

phạm lệnh gọi v.v... chưa xử lý nghiêm nên đã làm giảm hiệu lực của Nghị định.

- Một số phường, xã nắm nguồn không chắc, công tác đề nghị miễn nhiệm,

bổ nhiệm giải ngạch chưa kịp thời. Mối quan hệ giữa địa phương và đơn vị nhận

nguồn trong quá trình tổ chức, xây dựng, phúc tra và quản lý đơn vị chưa được

thường xuyên và chặt chẽ. Một số đơn vị chưa xếp đủ biên chế theo qui định, nhất

là đội ngũ cán bộ (do thiếu nguồn SQDB) hoặc SQDB sống phân tán nên 01 tiểu

đoàn được sắp xếp ở nhiều phường, xã; đa số SQDB lớn tuổi hoặc không phải là

đảng viên nên không thể xếp vào các chức danh chủ chốt của đơn vị từ cấp đại đội

trở lên, dẫn đến có thời điểm thiếu cán bộ đảm nhiệm.

- CTĐ, CTCT tiến hành thiếu thường xuyên, chưa rộng khắp; tổ chức sinh

hoạt các đơn vị DBĐV nôi dung sinh hoạt chưa được phong phú; tỷ lệ đảng trong

SQDB còn thấp so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra ở một vài địa phương, đơn vị.

- Vai trò tham mưu của một số Ban CHQS ở cấp xã còn hạn chế, chưa chủ

động đề xuất biện pháp tổ chức thực hiện, còn chờ vào sự chỉ đạo của trên. một số

cán bộ giữ chức vụ chỉ huy các đơn vị DBĐV trách nhiệm và chất lượng không cao.

b) Nguyên nhân:

- Một số cấp ủy, chính quyền địa phương và đơn vị chưa nhận thức đầy đủ

vai trò, vị trí chiến lược của LLDBĐV trong sự nghiệp QPTD trong tình hình mới nên

thiếu quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo mà chỉ tập trung trong một thời điểm nhất định; sự

phối hợp giữa các ngành chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ.

- Năng lực cán bộ quân sự phường, xã còn hạn chế, chưa kịp thời làm tham

mưu giúp cấp ủy Đảng, chính quyền trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ.

- Chưa thường xuyên phúc tra, chưa sinh hoạt cán bộ và đơn vị đúng qui định

nên có địa phương và đơn vị không nắm chắc nguồn.

- Công tác kiểm tra hoạt động của cán bộ chỉ huy các đơn vị DBĐV thiếu thường

xuyên, báo cáo không kịp thời; năng lực chỉ huy của đội ngũ SQDB, trình độ kỹ thuật,

chiến thuật của cán bộ hiến sĩ và phân đội còn nhiều mặt hạn chế.

12

3. Một số bài học kinh nghiệm

1. Các cấp ủy Đảng phải lãnh đạo chặt chẽ việc nghiên cứu, quán triệt và cụ

thể hóa triển khai thực hiện Pháp lệnh, Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên và của cấp

ủy cấp mình, tạo sự thống nhất cao trong nội bộ đảng và nhân dân. Xác định đúng

vị trí, vai trò chiến lược của LLDBĐV trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

trong tình hình mới.

2. Vai trò làm tham mưu của cơ quan quân sự đối với cấp ủy, chính quyền

địa phương cần năng động, sáng tạo, kịp thời, mạnh dạn đề xuất và chịu trách

nhiệm trước cấp ủy, UBND cùng cấp. Đồng thời làm tốt vai trò trung tâm chủ trì

phối hợp với các ban ngành, Mặt trận, đoàn thể trong hệ thống chính trị để củng cố

và nâng cao chất lượng hoạt động của LLDBĐV.

3. Tổ chức sắp xếp các đơn vị DBĐV gọn địa bàn từng đơn vị, vừa tiện

trong việc quản lý, sinh hoạt, vừa dễ dàng trong việc huy động. Công tác phát triển

đảng, đoàn và bổ nhiệm cán bộ giữ chức vụ trong các đơn vị DBĐV phải được quan

tâm đúng mức để nâng cao chất lượng lãnh đạo đủ sức hoàn thành nhiệm vụ. Đơn vị

và địa phương phải thường xuyên gặp gỡ, trao đổi trong quản lý cũng như xây dựng

và huấn luyện.

4. Thực hiện tốt CTĐ, CTCT coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của

các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan quân sự địa phương và cán bộ các đơn vị

quân đội, để nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi QNDB sẵn sàng nhận và hoàn

thành nhiệm vụ khi có yêu cầu.

5. Làm tốt công tác phối hợp với các đơn vị nhận quân huấn luyện ở tỉnh,

Quân khu và Bộ để huấn luyện chuyển loại CNQS trước lúc Quân nhân hoàn thành

nghĩa vụ theo đề nghị của địa phương góp phần nâng cao tỉ lệ đúng CNQS ở các

đơn vị DBĐV.Coi trọng vai trò, trình độ, năng lực chỉ huy của cán bộ tiểu đội đến

đại đội.

6. Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, tạo điều kiện giúp đỡ cho

gia đình và QNDB có việc làm, ổn định cuộc sống, yên tâm phục vụ trong lực

lượng. Có chính sách khen thưởng kịp thời những tập thể,cá nhân QNDB và chủ

PTKT có thành tích trong xây dựng và huấn luyện, đồng thời kiên quyết xử lý

nghiêm các vi phạm Pháp lệnh tạo công bằng xã hội ở địa phương. IV. NHỮNG KHÓ KHĂN, BẤT CẬP TRONG THỰC HIỆN PHÁP LỆNH

VỀ LLDBĐV VÀ Ý KIẾN ĐỀ NGHỊ, KIẾN NGHỊ:

1. Những khó khăn bất cập trong thực hiện pháp lệnh về LLDBĐV

- Qui mô tổ chức các đơn vị DBĐV giao cho thành phố nhiều; tuy số lượng

QNDB của thành phố đủ biên chế nhưng về cán bộ và đúng CNQS ở các đơn vị

Binh chủng gặp không ít khó khăn.

- Việc bổ nhiệm cán bộ trong 20 năm qua, đa số QNDB giữ chức vụ cao lớn

tuổi, năng lực hạn chế; SQDB tr thì ít kinh nghiệm chỉ huy điều hành; nhiều

QNDB có hoàn cảnh gia đình khó khăn thường xuyên đi làm ăn xa, hiện nay đội

ngũ SQ cũng còn thiếu Đảng viên là sĩ quan, hàng năm các đơn vị Bộ, Quân khu và

Tỉnh đào tạo SQDB về địa phương không đáp ứng đủ nhu cầu biên chế (số SQDB

hàng năm đều có giải ngạch).

- Nguồn kinh phí hàng năm chỉ đủ huấn luyện, kiểm tra SSCĐ cho 01 đến

02 đại đội, do đó có đơn vị nhiều năm liền không được huấn luyện, kiểm tra sẵn

sàng động viên (chủ yếu tập trung vào đơn vị DBĐV của Thành phố ).

13

2. Đề nghị, kiến nghị

a. Đối với Quốc hội:

Nâng Pháp lệnh về lực lượng DBĐV lên thành Luật về LLDBĐV, có như

vậy mới ngang tầm với vị trí của LLDBĐV.

b. Đối với Chính phủ:

- Tăng kinh phí huấn luyện đối với các đơn vị huy động khẩn cấp hằng năm

được huấn luyện hoặc kiểm tra sẵn sàng chiến đấu 01 lần/năm.

- Đối với QNDB được biên chế vào các đơn vị DBĐV của Tỉnh, Quân khu

không thuộc đơn vị huy động khẩn cấp thì có thể 6 – 7 năm phải được động viên

kiểm tra SSCĐ hoặc huấn luyện 01 lần.

- QNDB làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân khó gọi đi huấn luyện,

nếu QNDB tham gia huấn luyện có thể bị cho nghỉ việc hoạt bố trí vị trí không phù

hợp sau khi tập trung huấn luyện... về. Cần có chế tài đối với chủ doanh nghiệp tư

nhân về vấn đề này và ngược lại.

c. Đối với Bộ Quốc phòng:

- Bộ Quốc phòng nên giao chỉ tiêu cho các đơn vị nhận quân huấn luyện, tổ

chức huấn luyện chuyển CNQS trước khi QNXN theo yêu cầu, đề nghị của địa

phương có các đơn vị DBĐV nhằm tăng tỷ lệ đúng CNQS.

- Các đơn vị nhận nguồn động viên của tỉnh và Quân khu thường xuyên

hàng năm phối hợp với địa phương tổ chức phúc tra nắm chắc lực lượng, bổ sung

biên chế và tổ chức sinh hoạt theo quy định của Bộ quốc phòng, để từng bước nâng

cao chất lượng ở các đơn vị DBĐV.

- Cần qui định cấp xã, phường làm kế hoạch xây dựng và huy động

LLDBĐV qui mô nhỏ ở cấp xã để việc đăng ký, quản lý, động viên QNDB chặt

chẽ, khoa học hơn. V. NHỮNG CHỦ TRƯ NG, BIỆN PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN

PHÁP LỆNH VỀ LLDBĐV TRONG NHỮNG NĂM TỚI:

1. Chủ trương: Tiếp tục quán triệt sâu sắc nghị quyết Trung ương 8 (khóa

IX) về chiến lượt bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; tiếp tục tuyên truyền giáo dục

Pháp lệnh về LLDBĐV nhằm thống nhất cao nhận thức trong các tổ chức đảng,

chính quyền, các tổ chức kinh tế, xã hội về nhiệm vụ động viên quân đội trong tình

hình mới. Tiến hành tốt công tác tạo nguồn, đăng ký, quản lý, xây dựng, bổ sung đủ

biên chế, hàng năm huy động kiểm tra SSCĐ, huấn luyện đạt từ 95% quân số trở lên.

2. Biện pháp chủ yếu:

- Các đơn vị DBĐV xếp đủ 100% quân số theo biên chế, xếp đúng CNQS từ

90-95% đối với các đơn vị bộ binh, 75-80% đối với các đơn vị binh chủng.

- Các cấp ủy đảng, UBND từ thành phố đến các phường, xã căn cứ vào Chỉ

thị, Nghị quyết của trên và cấp mình tổ chức quán triệt, học tập cho cán bộ, đảng

viên và nhân dân nhận thức đầy đủ vị trí chiến lược, tầm quan trọng của LLDBĐV,

nhiệm vụ QP-AN, không mơ hồ, mất cảnh giác trước “ DBHB”, bạo loạn lật đổ của

các thế lực thù địch.

- Thực hiện tốt CTĐ, CTCT trong xây dựng, huy động và huấn luyện, tiến

hành tốt công tác phát triển Đảng, đoàn trong lực lượng theo Nghị quyết; duy trì và

thực hiện có hiệu quả việc sinh hoạt cán bộ chỉ huy trong các đơn vị DBĐV. Tập

trung xây dựng được chi bộ từ cấp đại đội DBĐV trở lên ở các đơn vị DBĐV.

14

- Tổ chức tốt công tác huấn luyện cho LLDBĐV theo chỉ tiêu trên giao, tập

trung ưu tiên huấn luyện SQ, các đơn vị làm nhiệm vụ huy động khẩn cấp và các

đơn vị binh chủng, quân số phải đạt từ 95% trở lên.

- Thực hiện tốt các chế độ, chính sách cho QNDB khi tham gia động viên,

huấn luyện và chi trả phụ cấp trách nhiệm hàng quí cho cán bộ chỉ huy trong các

đơn vị DBĐV.

- Cơ sở vật chất, vũ khí, trang bị, lượng dự trữ về lương thực, quân trang,

quân dụng cho các đơn vị DBĐV khi động viên, chiến đấu phải đầy đủ, củng cố và

xây dựng hoàn chỉnh các kho vũ khí, đạn của thành phố, sắp xếp, bảo quản vũ khí

trang bị của các đơn vị, chống xuống cấp, mất mát, cháy nổ.

KẾT LUẬN

20 năm thực hiện Pháp lệnh về LLDBĐV đã đi vào cuộc sống và phát huy

hiệu quả trong xây dựng lực lượng DBĐV đã góp phần giữ vững ANCT, TTATXH.

Việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Pháp lệnh về LLDBĐV từng bước đi

vào nề nếp, chất lượng ngày càng được nâng lên; cơ quan Quân sự các cấp đã thực

hiện tốt vai trò làm tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương, phối hơp có

hiệu quả với các ngành, đoàn thể các cấp trong việc triển khai, thực hiện công tác

quốc phòng, quân sự địa phương đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn

cách mạng mới, LLVT địa phương thực sự được cấp ủy, chính quyền và nhân dân

địa phương tin cậy.

Những kết quả đạt được trong 20 năm thực hiện Pháp lệnh về LLDBĐV là

tiền đề để xây dựng các văn bản có tính pháp lý cao hơn về LLDBĐV và xây dựng

LLVT địa phương những năm tiếp theo được chặt chẽ hơn, góp phần phát triển đất

nước và thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

XHCN trong tình hình mới./.

Nơi nhận: CHỦ TỊCH - UBND tỉnh; - Bộ CHQS tỉnh;

- Thường trực Thành ủy;

- Thường trực HĐND thành phố,

- CT UBND thành phố; - Các ban, ngành, đoàn thể tp;

- Hội đồng NVQS tp;

- 18 phường, xã; Đỗ Ngọc Điệp

- Lưu: VT, NC (T. 60).