báo cáo tuần 3 nguyen phuong nhung

8
BÁO CÁO TUẦN 3 Đề tài 10: Nghiên Cứu Cơ Chế Routing Của Cisco, Mô Phỏng Trên Nền GNS3 GVHD: Võ Đỗ Thắng Sinh viên: Nguyễn Phượng Nhung Công việc chính trong tuần: Nghiên cứu Cơ chế định tuyến động I. TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ ĐỊNH TUYẾN ĐỘNG: 1. Giới thiệu Dynamic routing dùng các routing protocol để tự động cập nhật các thông tin về các router xung quanh. Tùy theo dạng thuật toán mà cơ chế cập nhật thông tin của các router sẽ khác nhau. Dynamic routing thường được dùng trong các hệ thống khá phức tạp, trong đó các router được kết nối với nhau thành 1 mạng lưới, ví dụ như các hệ thống router cung cấp dịch vụ internet, hệ thống của các công ty đa quốc gia. 2. Phân loại: Link State or Distance Vector

Upload: nhung-nguyen

Post on 24-May-2015

83 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: Báo cáo tuần 3 nguyen phuong nhung

BÁO CÁO TUẦN 3

Đề tài 10: Nghiên Cứu Cơ Chế Routing Của Cisco, Mô Phỏng Trên Nền GNS3

GVHD: Võ Đỗ Thắng

Sinh viên: Nguyễn Phượng Nhung

Công việc chính trong tuần: Nghiên cứu Cơ chế định tuyến động

I. TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ ĐỊNH TUYẾN ĐỘNG:

1. Giới thiệu

Dynamic routing dùng các routing protocol để tự động cập nhật các thông tin về các router xung quanh. Tùy theo dạng thuật toán mà cơ chế cập nhật thông tin của các router sẽ khác nhau.

Dynamic routing thường được dùng trong các hệ thống khá phức tạp, trong đó các router được kết nối với nhau thành 1 mạng lưới, ví dụ như các hệ thống router cung cấp dịch vụ internet, hệ thống của các công ty đa quốc gia.

2. Phân loại: Link State or Distance Vector

a. Thuật toán Distance vetor (còn gọi là Bellman-Ford) bắt buộc mỗi router phải gửi toàn bộ hay một phần routing table của mình cho router kết nối trực tiếp với nó theo một chu kì nhất định. Ưu điểm của thuật toán này là dễ thực hiện, dễ kiểm tra, tuy nhiên nó có 1 số hạn chế là thời gian cập nhật lâu, chiếm dụng băng thông lớn trên mạng và nó cũng làm lãng phí băng thông do tính chất cập nhật theo chu kì của mình.

Các thuật toán distance vector thường dùng trong các routing protocol: RIP (IP/IPX), IGRP (IP), RTMP (Apple talk)…

Page 2: Báo cáo tuần 3 nguyen phuong nhung

b. Thuật toán link state (còn được gọi là thuật toán shortest path first) cập nhật tất cả các thông tin về cơ chế routing cho tát cả các node trên hệ thống mạng. Mỗi router sẽ gửi một phần của routing table, trong đó mô tả trạng thái của các liên kết riêng của mình trên mạng. Chỉ có các thay đổi mới được gửi đi. Về mặt bản chất, thuật toán link state gửi các bảng định tuyến có kích thước nhỏ đến khắp nơi trong mạng, trong khi thuật toán distance vector gửi các bảng cập nhật có kích thước lớn hơn chỉ cho router kết nối với nó. Ưu điểm của thuật toán link state là có tốc độ cao, không chiếm dụng băng thông nhiều như thuật toán distance vector, tuy nhiên thuật toán này đòi hỏi cao hơn về bộ nhớ, CPU cũng như việc thực hiện khá phức tạp.

Các thuật toán link state thường dùng là: OSPF, NLSP…và thích hợp cho các hệ thống cỡ trung và lớn.

Ngoài ra còn có sự kết hợp hai thuật toán này trong một số routing protocol như: EIGRP, IS-IS…

3. Một số routing protocol tiêu biểu:

a. RIP:RIP là chữ viết tắt của Routing Information Protocol, là 1 trong những routing protocol đầu tiên được dử dụng. RIP dựa trên thuật toán distance vector, được sử dụng rất rộng rãi và thích hợp cho các hệ thống nhỏ và ít phức tạp. RIP tự động cập nhật thông tin về các router bằng cách gửi các broadcast lên mạng mỗi 30 giây. RIP xác định đường đi bằng hop count (path length). Số lượng hop tối đa là 15.

b. OSPF:Là loại giao thức định tuyến tiên tiến, dựa trên cơ chế link-state có khả năng cập nhật sự thay đổi 1 cách nhanh nhất. Sử dụng IP multicast làm phương pháp truyền nhận thông tin. Thích hợp với các hệ thống lớn, gồm nhiều router liên kết với nhau.

OSPF là một giao thức link – state điển hình. Mỗi router khi chạy giao thức sẽ gửi các trạng thái đường link của nó cho tất cả các router trong vùng (area). Sau một thời gian trao đổi, các router sẽ đồng nhất được bảng cơ sở dữ liệu trạng thái đường link (Link State Database – LSDB) với nhau, mỗi router đều có được “bản đồ mạng” của cả vùng. Từ đó mỗi router sẽ chạy giải thuật Dijkstra tính toán ra một cây đường đi ngắn nhất (Shortest Path Tree) và dựa vào cây này để xây dựng nên bảng định tuyến.OSPF có AD = 110.Metric của OSPF còn gọi là cost, được tính theo bandwidth trên cổng chạy OSPF.OSPF chạy trực tiếp trên nền IP, có protocol – id là 89.

Page 3: Báo cáo tuần 3 nguyen phuong nhung

c. EIGRP:EIGRP là một giao thức định tuyến do Cisco phát triển, chỉ chạy trên các sản phẩm của Cisco. Đây là điểm khác biệt của EIGRP so với các giao thức đã được đề cập trước đây. EIGRP là một giao thức dạng Distance – vector được cải tiến, Cách thức hoạt động của EIGRP cũng khác biệt so với RIP và vay mượn một số cấu trúc và khái niệm của hiện thực OSPF như: xây dựng quan hệ láng giềng, sử dụng bộ 3 bảng dữ liệu (bảng neighbor, bảng topology và bảng định tuyến). Chính vì điều này mà EIGRP thường được gọi là dạng giao thức lai ghép (hybrid). Tuy nhiên, về bản chất thì EIGRP thuần túy hoạt động theo kiểu Distance – vector: gửi thông tin định tuyến là các route cho láng giềng (chỉ gửi cho láng giềng) và tin tưởng tuyệt đối vào thông tin nhận được từ láng giềng.

Một đặc điểm nổi bật trong việc cải tiến hoạt động của EIGRP là không gửi cập nhật theo định kỳ mà chỉ gửi toàn bộ bảng định tuyến cho láng giềng cho lần đầu tiên thiết lập quan hệ láng giềng, sau đó chỉ gửi cập nhật khi có sự thay đổi. Điều này tiết kiệm rất nhiều tài nguyên mạng.Việc sử dụng bảng topology và thuật toán DUAL khiến cho EIGRP có tốc độ hội tụ rất nhanh.EIGRP sử dụng một công thức tính metric rất phức tạp dựa trên nhiều thông số: Bandwidth, delay, load và reliability.Chỉ số AD của EIGRP là 90 cho các route internal và 170 cho các route external.EIGRP chạy trực tiếp trên nền IP và có số protocol – id là 88.

4. Cấu hình: RIP:a.Cấu hình cơ bản.

Router(config)# router rip

Router(config-router)# network “địa chỉ đường mạng đang kết nối trực tiếp”

Router(config-router)# version “1 hoặc 2”

b.Cấu hình RIPv2.

Router(config-router)# version 2

Router(config-router)# no auto-summary

Page 4: Báo cáo tuần 3 nguyen phuong nhung

c.Xử lý lỗi với RIP.

Router# debug ip rip

Router# show ip rip database

Router# show ip route (Khi xuất hiện đường Null0 chứng tỏ đã quên câu lệnh no auto-summary trong RIPv2)

Router# copy run start

OSPF

Router(config)#router ospf process IDRouter(config-router)#network Network_number Wildcard_mask area_ID.a. Cấu hình priority.

Priority càng lớn thì độ ưu tiênđược bầu làm DR và BDR càng cao.Router(config)#interface fastethernet 0/0Router(config-int)#ip ospf priority 55Kiểm tra:Router# show ip ospf interface f0/0Cấu hình 1 router luôn được là DR bất chấp router ID là bao nhiêu:Router(config-int)#ip ospf priority 255Cấu hình 1 router không tham gia bầu chọn DR và BDR bất chấp là router ID bao nhiêu:Router(config-int)#ip ospf priority 0

b. Điều chỉnh cost.1 đường có cost càng nhỏ thì khả năng thành best path càng lớn.Router(config-int)#ip ospf cost 1

c. Cấu hình timer.Trong interface:Router(config-if)ip ospf hello-interval timerRouter(config-if)ip ospf dead-interval timer

d. Kiểm trashow ip protocolshow ip routeshow ip ospfshow ip ospf interface

EIGRP

a. No auto summary.Router(config)#router eigrp autonomous numberRouter(config-router)#network network number

Page 5: Báo cáo tuần 3 nguyen phuong nhung

Router(config-router)#no auto-summary

b. Thay đổi băng thông và tự tổng hợp truyền trong interface.Router(config-if)#bandwidth kilobitsRouter(config-if)#ip summary-address protocol AS network number subnets mask

c. Quảng bá đường default route.

Cách 1: Router(config)#ip route 0.0.0.0 0.0.0.0 [interface/nexthop]Router(config)#redistribute static

Cách 2: Router(config)#ip default-network network number

Cách 3:Router(config-if)#ip summary-network eigrp AS number 0.0.0.0 0.0.0.0

d. Kiểm tra.show ip eigrp neighborshow ip eigrp interfaceshow ip eigrp topology

II. THỰC HIỆN TRÊN MÔ HÌNH GNS3:

Page 6: Báo cáo tuần 3 nguyen phuong nhung