báo cáo về đơn vị thực tập

123
Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC ------------- BÁO CÁO VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế ngày càng phát triển, việc Việt Nam ngày càng tham gia sâu hơn vào các tổ chức Kinh tế thế giới, mở ra nhiều cơ hội cho các Doanh nghiệp. Nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư từ nước ngoài hơn, Chính phủ đã có nhiều biện pháp và chính sách phù hợp với tình hình kinh tế trong nước, một trong số đó là cơ cấu lại các công ty, các tập đoàn Nhà nước lần lượt cổ phần hóa – là điều kiện cho các công ty phát triển bền vững hơn. Một ví dụ là Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. Sau khi cổ phần hóa ngân hàng đã hoạt động hiệu quả hơn trước, lợi nhuận mang về ngày SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 1

Upload: nguyendaiphong

Post on 21-Jun-2015

5.301 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC

-------------

BÁO CÁO VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế ngày càng phát triển, việc Việt Nam ngày càng tham gia

sâu hơn vào các tổ chức Kinh tế thế giới, mở ra nhiều cơ hội cho các Doanh

nghiệp. Nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư từ nước ngoài hơn, Chính phủ đã có

nhiều biện pháp và chính sách phù hợp với tình hình kinh tế trong nước, một

trong số đó là cơ cấu lại các công ty, các tập đoàn Nhà nước lần lượt cổ phần

hóa – là điều kiện cho các công ty phát triển bền vững hơn. Một ví dụ là Ngân

Hàng Công Thương Việt Nam. Sau khi cổ phần hóa ngân hàng đã hoạt động

hiệu quả hơn trước, lợi nhuận mang về ngày càng cao.Nơi tôi đang thực tập là

một chi nhánh của ngân hàng công thương việt nam ở thành phố đà nẵng.

Qua thời gian thực tập gần 2 tháng, tôi đã có nhiều cơ hội để tìm hiểu

kỹ hơn về ngân hàng, phân tích tài chính ngân hàng trong thời gian 3 năm

2009,2010,2011. Có cơ hội làm quen với môi trường làm việc về thời gian,

phong cách và trang phục..., đặc biệt, hiểu rõ hơn về công việc của một nhân

viên tín dụng – đây là vị trí thực tập tại ngân hàng.

Bài báo cáo gồm 6 phần :

Phần 1: Giới thiệu ngân hàng.

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 1

Page 2: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

Phần 2: Phân tích quy trình nghiệp vụ tín dụng

Phần 3 : Phân tích chuyên sâu vị trí thực tập

Phần 4 : Phân tích tài chính của ngân hàng

Phần 5:Phân tích các nguồn lực

Phần 6: Các giải pháp đề xuất công việc hoàn thiện tại vị trí thực tập

I. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH

ĐÀ NẴNG.

1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công Thương - Chi nhánh Đà

Nẵng.

Tên tiếng Việt Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt

Nam.

Tên tiếng Anh Viet Nam Joint Stock Commercial Bank For

Industry And Trade.

Tên viết tắt VIETINBANK

Địa chỉ SỐ 108 Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội

Website www.vietinbank.vn

Logo

Slogan NÂNG GIÁ TRỊ CUỘC SỐNG

Tầm nhìn 

Trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu trong

nước và Quốc  tế.

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 2

Page 3: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

Sứ mệnh 

Là Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng,

cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc

sống.

Giá trị cốt lõi 

- Mọi hoạt động đều hướng tới khách hàng;

- Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch, hiện đại;

- Người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hết mình – được

quyền hưởng thụ đúng với chất lượng, kết quả, hiệu quả của cá nhân đóng góp

– được quyền tôn vinh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi.

Triết lý kinh doanh 

- An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế;

- Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm xã hội;

- Sự thịnh vượng của khách hàng là sự thành công của VietinBank.

Tên Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam –

Chi nhành đà nẵng.

Địa chỉ 172 Nguyễn Văn Linh. Quận Thanh Khê - Tp. Đà Nằng

Điện thoại 05113.3.691345

2. Lịch sử hình thành và phát triển.

NHCT Đà Nằng là một chi nhánh chính của NHCTVN có trụ sở tại 172

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 3

Page 4: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

Nguyễn Văn Linh- Quận Thanh Khê - Đà Nằng, NHCT Đà Nẵng được đánh

giá là có quy mô thuộc loại lớn của NHCTVN và có quá trình hình thành và

phát triển như sau: tháng 11 năm 1988 hội đồng bộ trưởng ban hành nghị

định số 53 HĐBT về việc chuyển đổi hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ

thống ngân hàng hai cấp, chi nhánh NHCT Quảng Nam - Đà Nẵng ra đời và

hoạt động theo pháp lệnh hoạt động ngân hàng, các tổ chức tín dụng và công

ty tài chính.

Khi tỉnh Quảng Nam - Đà Nằng tách tỉnh, để phù hợp với địa bàn và

tình hình kinh doanh, NHCT chi nhánh Quảng Nam - Đà Nằng tách thành chi

nhánh NHCT Chi nhánh Đà Nẵng và chính thức đi vào hoạt động ngày

01/01/1997 theo quyết định 14 NHCT-QĐ ngày 17/12/1996 của Tổng giám

đốc NHCTVN.

Chi nhánh NHCT Đà Nằng từ khi thành lập đến nay bám sát mục tiêu

phát triển kinh tế công thương nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu của thành phố. Chi

nhánh NHCT Đà Nằng đã đạt được những bước tăng bứt phá về nguồn vốn

huy động và cho vay nền kinh tế. Từ tổng dư nợ 477 tỷ đồng vào năm 1998,

đến nay chi nhánh đã đưa tổng dư nợ lên gần 2.000 tỷ đồng, chiếm 21.3% thị

phần tín dụng trên địa bàn thành phố Đà Nằng. NHCT Đà Nằng đã có sự phát

triển lớn mạnh về mọi mặt: số lượng khách hàng ngày càng tăng, cỏ nhiều

hình thức huy động làm cho vốn huy động được ngày càng tăng, doanh số

cho vay ngày càng lớn, chất lượns cho vay ngày càng cao...Hàng năm Ngân

hàng dành hàng trăm tỷ đồng vốn cho vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn

cho khách hàng doanh nghiệp. Bên cạnh đó vốn của Ngân hàng cũng đáp ứng

hàng trăm tỷ đồng cho các hạn mức dự án, những công trình trọng điểm của

Tp. Đà Nẵng và khu vực góp phần tạo nên diện mạo khang trang của thành

phố.

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 4

Page 5: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

Mạng lưới hoạt động gồm:

> Hội sở chính 172 Nguyễn Văn Linh-Quận Thanh Khê-TP Đà Nẵng.

> Hai Chi nhánh trực thuộc là NHCT Liên Chiểu tại Quận Liên Chiểu

Đà Nẵng, NHCT Ngũ Hành Sơn đóng tại Quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng.

> Phòng giao dịch Hải Châu tại 36 Trần Quốc Toản - Đà Nẵng

> Các Phòng giao dịch gồm:

+ PGD Sơn Trà

+ PGD Trưng Nữ Vương

+ PGD Lê Duẩn

+ PGD Trần Cao Vân

+ PGD Hùng Vương 2

+ PGD Siêu Thị Bài Thơ

+ PGD Cẩm Lệ

+ PGD Núi Thành

Ngoài ra còn có các tổ chức làm nghiệp vụ cho vay, huy động vốn, tiết

kiệm, chuyển tiền nằm rải rác trên địa bàn Tp. Đà Nẵng

3. Chức năng và nhiệm vụ.

Trong bối cảnh cả nước tiến hành thực hiện tiến trình đổi mới nền kinh

tế, chuyển từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý

của Nhà nước, Thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung

ương thì NHCT Đà Nằng là một trong những Ngân hàng chuyên doanh có

ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của Thành phố.

NHCT Đà Nằng hoạt động kinh doanh theo luật của các tổ chức tín

dụng. Cũng như các Ngân hàng khác nó có chức năng kinh doanh và quản lý

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 5

Page 6: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

trực tiếp đồng Việt Nam và ngoại tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng đối với

mọi thành phần kinh tế. Với chức năng đó thì NHCT Đà Nẵng thực hiện

những chức năng sau:

> Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách nhà nước, các quy định trong

luật NHNN và luật các tổ chức tín dụng.

> Nhận vốn ủy thác từ các chương trình tài trợ Quốc gia, nhận tiền gửi

thanh toán và tiền tiết kiệm: không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và

ngoại tệ của các tổ chức kinh tế xã hội, các doanh nshiệp, cá nhân trong và

ngoài nước.

> Mở tài khoản và nhận tiền gửi

+ Mở tài khoản bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ.

+ Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn đa dạng và nhiều hình thức

tiết kiệm phong phú như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang.

> Phát hành kỳ phiếu, chiết khấu thương phiếu, hối phiếu và các loại tín

phiếu.

> Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế về

mậu dịch và phi mậu dịch.

> Mua bán chuyển đổi ngoại tệ, Sec du lịch, chi trả kiều hối.

> Chuyển tiền thanh toán đến các NHTM trong toàn quốc thông qua hệ

thống viễn thông nhanh, an toàn và chính xác.

Cho vay bảo lãnh.

+ Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ.

+ Cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn, có thời gian hoàn vốn dài.

+ Cho vay trả góp.

+ Cho vay tiêu dùng

+ Chiếu khấu bộ chứng từ.

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 6

Page 7: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

+ Bảo lãnh: Bảo lãnh mua hàng trả chậm, bảo lãnh thực hiện hợp đồng,

bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh giao nhận hàng, bảo lãnh tiền đặt cọc.

> Dịch vụ thẻ ATM và Ngân hàng điện tử.

+ Phát hành, thanh toán ATM.

+ Phát hành, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Visa, Master Card.

+ Các giao dịch Ngân hàng điện tử: Internet Banking, Phone banking,

Mobile và nhiều hoạt động khác: Đại lý chứng khoán, tư vấn đầu tư, tài trợ

thương mại, thẩm định dự án, thu chi hộ ngân quỹ, giử hộ tài sản quý, cho

thuê két sắt.

4. Cơ cấu tổ chức ngân hàng công thương chi nhánh Đà Nẵng.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của chi nhánh ngân hàng TMCP

Công Thương Đà Nẵng

> Tổ chức bộ máy quản lý tốt sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng

cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. NHCT chi nhánh ĐN không ngừng

hoàn thiện công tác tổ chức của mình ngày càng tốt hơn. Hiện nay chi nhánh

có các phòng ban được lắp đặt theo sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý sau:

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 7

Page 8: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Chú thích: Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 8

P. Thông tin điện toán

P. Tiền tệ kho quỹ

P. Kế toán

P. KH cá nhân

PGD. Điện Biên Phủ

PGD. Hùng Vương I

PGD. Hùng Vương 3

P. KH Doanh nghiệp

P. Tổ chức hành chính

P. KSKT nội bộ TW

PGD. Phan Châu Trinh

PGD Hải Châu

P. PLRR & NCVĐ

P. Tổng hợp

Phó giám đốc

Phó giám đốc

Phó giám đốc

Giám đốc

Page 9: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

(Nguồn: Phòng tổng hợp Ngân Hàng TMCP Công Thương Đà Nẵng)

Nhiệm vụ và quyền hạn của ban giám đốc

+ Ban giám đốc chi nhánh: do NH TMCP Công Thương Việt Nam quyết

định bổ nhiệm theo quy chế bổ nhiệm và bổ nhiệm lại của Nhà nước.

+ Giám đổc chi nhánh: Chịu trách nhiệm trước Tổng siám đốc NH

TMCP Công Thương Việt Nam, điều hành chung toàn bộ hoạt động của chi

nhánh. Trực tiếp chỉ đạo các phòng chức năng cân đối tổng hợp, tổ chức cán

bộ, kiểm tra nội bộ phòng giao dịch Quận Hải Châu, phòng thông tin điện

toán.

+ Phó giám đốc chi nhánh: Thay mặt siám đốc chỉ đạo điều về mặt kinh

doanh, các hoạt động của các phòng ban chuyên về tiền tệ kho quỹ, quản lý

tiền gởi dân cư, kế toán hành chính: chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của

chi nhánh khi giám đốc ủy quyền.

Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban

> Phòng kế toán: thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; các

nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu

nội bộ tại chi nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ

thanh toán, xử lý các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống

giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng

qui định của NHNN và NH TMCP Công Thương Việt Nam. Thực hiện nhiệm

vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm Ngân hàng.

> Phòng khách hàng doanh nshiệp: thực hiện nghiệp vụ trực tiếp giao

dịch với khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng VNĐ và

ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản

phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NH

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 9

Page 10: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

TMCP Công Thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và

bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàns cho các doanh nghiệp. Tiếp nhận hồ sơ

thanh toán XNK chuyển cho Sở Giao dịch xử lý, kinh doanh ngoại tệ theo qui

định.

> Phòng khách hàng cá nhân: thực hiện nghiệp vụ trực tiếp giao dịch

với khách hàng là các doanh nghiệp và cá nhân để khai thác vổn bằng VNĐ

và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản

phẩm tín dụng phù họp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NH

TMCP Công Thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và

bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp và cá nhân.

> Phòng tiền tệ kho quỹ: quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo

qui định của NHNN và NH TMCP Công Thương Việt Nam, cất giữ tài sản,

ứng và thu tiền cho Phòng giao dịch, thực hiện thu chi tiền mặt VNĐ và ngoại

tệ trong nội bộ CN; thực hiện thu chi tiền mặt đối với các đơn vị, cá nhân mở

tài khoản giao dịch tại phòng Kể toán 172 Nguyễn Văn Linh; thực hiện thu

chi tiền mặt lưu động theo hợp đồng ký kết giữa các cá nhân, đơn vị kinh tế

với chi nhánh; làm nhiệm vụ đầu mối thu chi ngoại tệ mặt đối với các NHCT

khu vực Miền Trung-Tây Nguyên.

> Phòng tổng hợp: tham mưu cho Ban Giám đốc trong các nghiệp vụ kế

hoạch, dự báo kế hoạch kinh doanh. Thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm

của chi nhánh, cân đối vốn kinh doanh, báo cáo thống kê, công tác tổng hợp,

phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ, hoạt động thông tin truyền thông, tham mưu

về nghiệp vụ Marketing, tiếp thị, quảng cáo, pháp chế, công tác thi đua và các

nhiệm vụ khác do Ban giám đốc phân công.

> Phòng thông tin điện toán: thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống

thông tin điện toán tại chi nhánh, bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 10

Page 11: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

suốt hoạt động của hệ thông mạng, máy tính của chi nhánh.

> Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề: tham mưu cho Ban Giám đốc

chi nhánh về công tác quản lý rủi ro, rủi ro tác nghiệp của chi nhánh; Quản lý

giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn

tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự

án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý

rủi ro, rủi ro tác nghiệp trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo

của NH TMCP Công Thương Việt Nam. Đồng thời chịu trách nhiệm quản lý

và xủ lý các rủi ro nợ xấu. Là đầu mối quản lý khai thác và xử lý tài sản đảm

bảo nợ vay theo qui định của nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ xấu gồm

gốc và lãi tiền vay. Quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý

rủi ro. Phát hiện những rủi ro trong hoạt động tác nghiệp của bản thân và của

bộ phần công tác, đề xuất và thực hiện nghiêm túc các biện pháp để phòng

ngừa rủi ro tác nghiệp.

> Phòng tổ chức hành chính: thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào

tạo tại CN theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước và qui định của NH

TMCP Công Thương Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng,

phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an

ninh an toàn chi nhánh .

> Phòng giao dịch cấp 1: thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn,

cho vay cá nhân, tổ chức kinh tế - xã hội dưới mọi hình thức và các loại

hình dịch vụ Ngân hàng bán lẻ, thanh toán và ngân quỹ, chuyển tiền

VNĐ, chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ, thu đổi séc du lịch, thanh toán thẻ,

tư vấn các nghiệp vụ ngân hàng theo qui định của NHNN, NH TMCP

Công Thương Việt Nam và chi nhánh.

> Phòng giao dịch cấp 2: thực hiện nghiệp vụ huy động vốn từ cá

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 11

Page 12: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

nhân, các tổ chức kinh tế xã hội dưới mọi hình thức; Thực hiện các dịch

vụ ngân hàng bán lẻ thanh toán và ngân quỹ, tư vấn nghiệp vụ ngân hàng

theo qui định của NHNN và NH TMCP Công Thương Việt Nam. Là đầu

mối khai thác, tiếp thị, tiếp nhận hồ sơ vay vốn của các cá nhân và tổ chức

kinh tế xã hội.

5. Kết quả HĐKD của NHCT VN Đà Nẵng từ năm 2009-2010.

a) Hoạt động huy động vốn.

Đối với ngân hàng NHCT VN Chi nhánh ĐN thì vấn đề huy động

vốn đươc coi là hết sức quan trọng vì nó phản ánh năng lực và phục vụ

tích cực cho việc kinh doanh của NH. Do đó NH đã không ngừng đẩy

mạnh nâng cao công tác huy động vốn. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng

ta sẽ phân tích và đánh giá tình hình huy động vốn của NHCT VN Chi

nhánh ĐN trong 2 năm 2008 - 2009.

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 12

Page 13: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

Bảng 1: Tình hình huy động vốn của NHCTĐN trong 2 năm 2009-2010

ĐVT: Triệu đồng.

Chỉ tiêuNăm 2009 Năm 2010 2009/2010

Số tiền (%) tỷ trọng Số tiền (%) tỷ trọng Chênh lệch Tốc độ (%)

Tiền gởi của các

TCKT472.119 43.20 515.699 40.82 43.580 9.23

Tiền gởi của các

TCTD35.678 3.26 44.000 3.48 8.322 23.33

Tiền gởi dân cư và

Phát hành CCN530.494 48.54 623.795 49.37 93.301 17.59

Huy động khác 54.698 5.00 80.000 6.33 25.302 46.26

Tổng vốn huy

động1.092.989 100 1.263.494 100 170.505 15.60

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 13

Page 14: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

Qua bảng sổ liệu trên, ta thấy công tác huy động vốn tại NHCTVN

Chi nhánh Đà Nẵng đã có những bước tiến vượt bật cả về số chất lượng

cũng như sổ lượng, tổng nguồn vốn huy động của NHCT Đà Nẵng trong

năm 2010 đã tăng so với năm 2009. Tổng nguồn vốn huy động năm 2010

là 1.263.494 triệu đồng, tăng hơn 170.505 triệu đồng so với năm 2009,

đạt tốc độ tăng trưởng là 15,60%. Với nguồn vốn huy động tăng cao như

vậy chi nhánh sẽ gia tăng được nguồn vốn cho vay đầu tư tạo lợi thế cạnh

tranh rất lớn với các NHTM khác trên địa bàn.

Qua việc phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động của NHCT Đà Nẵng ta

thấy phần lớn là nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư và phát hành CCN.

Đây là nguồn tiền gửi có tính ổn định cao và rất được các NH ưa thích. Cụ

thể năm 2009 đạt 530.494 triệu đồng chiếm tỷ trọng 48.57% và sang năm

2010 khoản tiền gửi này đạt 623.795 triệu đồng chiếm tỷ trọng 49,37%.

Qua hai năm, khoản tiền gửi của các này tăng 9.302 triệu đồng, với tốc độ

tăng là 17.59%. Song song với khoản tiền gửi của dân cư và phát hành CCN

là tiền gửi từ TCKT, khoản tiền gửi này trong năm 2009 là 472.119 triệu

đồng, chiếm tỷ trọng 43,20%. Trong năm 2010 khoản tiền gửi này tăng lên

thành 515.699 triệu với tốc độ tăng là 9,23%. Như vậy tốc độ tăng khoản

tiền gửi của dân cư và phát hành CCN tăng nhanh hơn tốc độ tăng khoản

tiền gửi của TCKT, tăng gấp 1.9 lần.

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 14

Page 15: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

b) Hoạt động cho vay.

Bảng 2: Tình hình huy cho vay của NHCTĐN trong 2 năm 2009-2010

Chỉ tiêuNăm 2009 Năm 2010 2009/2010

Số tiền (%) tỷ trọng Số tiền (%) tỷ trọng Chênh lệch Tốc độ (%)

1. Doanh số cho vay 1.644.588 100 2.131.386 100 486.798 29.60

Ngắn hạn 1.349.384 82.05 1.578.291 74.05 228.906,879 16.96

Trung - dài hạn 295.204 17.95 553.095 25.95 257.891,121 87.36

2. Doanh số thu nợ 1.574.257 100 1.705.109 100 130.852 8.31

Ngắn hạn 1.344.888 85.43 1.378.410 80.84 33522,3605 2.49

Trung - dài hạn 229.369 14.57 326.699 19.16 97329,6395 42.43

3. Dư nợ đến 31 /12 1.051.384 100 1.457.059 100 405675 38.58

Ngắn hạn 579.733 55.14 747.841 51.33 168108 29.00

Trung - dài hạn 471.651 44.86 709.218 48.67 237567 50.37

4. Nợ quá hạn 31.3778 28.655 -3.123 -9.83

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NH năm 2009 - 2010)

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 15

Page 16: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

Doanh số cho vay : là tiền NH đã cho vay trong một thời gian xác

định. Chỉ tiêu này phản ánh quy mô hoạt động của NH , tình hình cung ứng

vốn cho nền kinh tế . Qua bản số liệu cho thấy rằng với mục tiêu mở rộng

tín dụng theo phương châm an toàn, hiệu quả, NH đã bám sát tình hình kinh

tế địa bàn cùng với việc đẫy mạnh hoạt động cho vay nên trong hai năm qua

doanh số cho vay của NH tăng trưởng rất cao. Doanh số cho vay năm 2008

là : 1.644.588 trệu đồng , năm 2010 là 2.131.386 triệu đồng, với mức chênh

lệch giữa 2 năm khá cao là 486.798 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là

29,6%, trong đó doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn nhất cụ thể

năm 2008 là 1.349.384 triệu đồng , sang năm 2010 tăng lên là 1.578.291

triệu đồng chiếm tỷ trọng lần lượt là 82,05%; 74,05%; doanh số cho vay

trung và dài hạn thì tăng 25.789,121 triệu đồng tức là tăng 87.36% năm

2009 so với năm 2010, cho thấy tốc độ tăng trưởng của hình thức cho vay

nay rất cao.

Doanh số thu nợ: là tổng số tiền mà NH đã thu lại từ những khoản cho

vay đã dẫn đến thời hạn thanh toán kể cả các khoản thu nợ trước hạn và quá

hạn. Qua bảng sổ liệu, doanh số thu nợ năm 2010 tăng hơn so với năm 2009

là 130.852 triệu đồng ứng với tốc độ tăng là 8,31 %,trong đó doanh số thu nợ

từ cho vay trung và dài hạn tăng nhiều hơn cả là 97.329.6395 triệu đồng có

tốc độ tăng cao là 42.43% . Trong khi đó thu nợ từ cho vay ngắn hạn tăng ít

hơn cụ thể năm 2010 tăng hơn so với năm 2009 là 33.522,3605 triệu đồng

ứng với tốc độ tăng là 2,49%.

Dự nợ đến ngày 31/12: là số tiền bình quân trên tài khoản tiền vay của

KH tại một thời điểm nào đó, dư nợ năm 2009 là 1.051.384 triệu đồng, đến

năm 2010 là 1.457.059 triệu đồng, dư nợ năm 2010 cao hơn 405.675 triệu

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 16

Page 17: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

đồng tương ứng với tốc độ tăng 38.58%. Sở dỉ có được kết quả như trên là do

NH đã chủ động trong việc xét duyệt và cho vay vốn với các doanh nghiệp

một cách kịp thời. Đồng thời NH đã có nhiều chính sách đáp ứng nhu cầu vay

vốn của khách hàng, tạo thuận lợi điều kiện để thu hút thêm nhiều khách hàng

đến vay vốn của NH.

Dư nợ quá hạn năm 2010 đã giảm hơn so với năm 2009 là 3.123 triệu

đồng ứng với tốc độ giảm là 9,83%. Kết quả tài chính của NH TMCP Đà

Nẳng.

Bảng 3: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh tại NHCTĐN qua

hai năm 2009-2010:

ĐVT: Triệu đồng.

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 17

Chỉ tiêu 2009 2010So Sánh

Số tiền T

ỷ lệl. Thu nhập 256,6

72

342,4

13

85,741 33

.40 Thu hoạt động tín

dụng

214,3

48

288,9

70

74,622 34

.81Thu dịch yụ ngân

hàng

19,50

7

24,84

9

5,342 27

.39Thu ngoài tín dụng 15,65

7

19,52

0

3,863 24

.67Thu từ hoạt động

khác

7,160 9,074 1,914 26

.732. Chi phí 208,9

06

285,0

94

76,188.0

0

36

.47Chi trả lãi tiên gửi 177,1

52

245,9

42

68,790.0

0

38

.83Chi phí kỉnh doanh

khác

3969 4,894 925.00 23

.31Chi phí chung 1765

3

21,76

5

4,112.00 23

.29Chi khác 1013

2

12,49

3

2,361.00 23

.303.Lợi nhuận 47,76

6

57,31

9

9,553 20

.00(Nguồn: Báo cáo kêt quả hoạt động kinh doanh của NH năm 2009- 2010)

Page 18: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

Bảng số liệu cho thấy tổng thu nhập và chi phí của NHCTĐN đều có sự

gia tăng với quy mô tương ứng. Thu nhập của chi nhánh năm 2010 tăng

85.741 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 33.40% so với năm 2009. Sự

gia tăng này chủ yểu là do tăng thu từ hoạt động tín dung và tăng thu từ dịch

vụ. Trong đó tăng thu từ hoạt động tín dụng là đáng kể nhất, tăng với tốc độ

34.81%, tiếp đền là từ dịch vụ với tốc độ tăng là 27.39% rồi thu ngoài tín

dụng cũng tăng 24,67 %. Điều này cho thấy NH đang ngày càng có những

tiến bộ vượt bậc về hoạt động của mình, đặc biệt là cần tăng các hoạt động về

dịch vụ hơn, đây là xu hướng chung của các NHTM hiện nay. Vì đây là hoạt

động ít rủi ro mà lại thu lợi nhuận lớn. Nhưng các khoản thu từ hoạt động tín

dụng luôn là nguồn thu lớn nhất cua ngân hàng. Đó là do NH có được những

nguồn huy động với chi phí thấp nhưng lại cho vay với những mức lãi suất

cao. Ngoài ra, các khoản thu từ hoạt động khác cũng tăng tương ứng với tốc

độ tăng là 26,73%.

Các khoản thu tăng, đồng thời các chi phí của NH cũng tăng tương ứng

với tốc độ không nhỏ là 36,47%; so với năm 2009 từ 208.906 triệu đồng thì

năm 2010 chi phí đã tăng lên 285,094 với cùng một đơn vị. Trong đó, các

khoản chi trả lãi tăng với tốc độ 38,83%, năm 2010 tăng 68.790 triệu đồng so

với năm trước đó. Các khoản chi còn lại cũng đều tăng qua các năm, chi phí

kinh doanh khác có tốc độ tăng 23,31%, chi phí chung có tốc độ tăng 23,39%,

chi phí khác là 23,30%.

Năm 2009-2010 với sự cạnh tranh gây sắt của nhiều NHTM cổ phần

trên địa bàn thành phố nhưng chi nhánh vẫn giữ được lòng tin của các khách

hàng vốn có của mình đồng thời còn tăng thêm lượng khách hàng mới. Có

được điều này là do NH đã đưa ra các chính sách mới như: NH đã đa dạng

hoá các hình thức đầu tư tín dụng, đẩy mạnh chiến lược Marketing đến từng

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 18

Page 19: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

KH, giữ quan hệ tốt KH truyền thống, điều chỉnh mức lãi xuất phù hợp với

DSCV đưa ra các hình thức cho vay phong phú hơn,vì vậy đã nâng cao thu

nhập cho hoạt động này

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng chi phí trên tổng thu nhập đều <1 điều

này cho thấy hoạt động kinh doanh của NH là có hiệu quả vì toàn bộ thu nhập

đã bù đắp được chi phí bỏ ra và đem lại lợi nhuận cho NH. Cụ thể khoản lợi

nhuận mà NH đạt được trong năm 2009 là 47.766 triệu đồng, và năm 2010 là

57.391 triệu đồng, tức đã tăng 9.553 triệu với tốc độ tăng rất khả quan là

20,00%. Đây là một kết quả đáng khích lệ, NH cần phải cố gắng hơn nữa để

nâng cao mức lợi nhuận này hơn nửa.

II. PHÂN TÍCH QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG.

1. Quy trình tín dụng là gì?

Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp

nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải

ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng.

2. Ý nghĩa của quy trình tín dụng

Việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt

quan trọng đối với một ngân hàng thương mại.

Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng

cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng:

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 19

Page 20: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

Làm cơ sở cho việc phân định  quyền, trách nhiệm cho các bộ phận

trong hoạt động tín dụng.

Làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn.

3. Một quy trình tín dụng căn bản

Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn

Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng.

Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:

năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng

khả năng sử dụng vốn vay

khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi)

Bước 2: Phân tích tín dụng

Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng

trong việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay.

Mục tiêu:

Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng,

dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp

giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng.

Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía

khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách

hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.

Bước 3: Ra quyết định tín dụng

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 20

Page 21: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối

với một hồ sơ vay vốn của khách hàng.

Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản:

Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt

Từ chối cho vay với một khách hàng tôt.

Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh tín dụng, thậm chí sai

lầm thứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

Bước 4: Giải ngân

Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức

tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.

Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng

hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của

khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự

thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách

hàng.

Bước 5: Giám sát tín dụng

Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của

khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng,...

để đảm bảo khả năng thu nợ.

Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 21

Page 22: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

MÔ TẢ QUY TRÌNH TÍN DỤNG

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 22

Khách hàng:Cung cấp các tàiliệu và thong tin

Nhân viên tín dụng: - Tiếp xúc, hướng dẫn

- Phỏng vấn khách hàng

Lập hồ sơ:

Giấy đề nghị vayHồ sơ pháp lýPhương án/ dự án

Thu thập thong tin qua phỏng vấn, viếng thăm, trao

đổi

Tổ chức phân tích và thẩm địnhPháp lýBảo đảm nợ vay

Kết quả ghi nhận:Biên bản báo cáoTờ trínhGiấy tờ về bảo đảm nợ

Cập nhật thong tin thị trường, chính sách, cung

pháp lý

Quyết định tín dụng:Hội đồng phán quyếtCá nhân phán quyết

Từ chối Giấy báo lý do

Chấp nhận

Hợp đồng tín dụngĐàm phánKý kết HĐ tín dụngKý kết HĐ phụ khác

Giải ngânChuyển tiền vào tài khoản khách hàngTrả cho nhà cung cấp

Tổ chức giám sát:Nhân viên kế tóan Nhân viên tín dụngThanh tra, kiểm soát viên

Giám sát tín dụng

Vi phạm hợp đồng

Không đủ, không đúng hạnThu nợ cả gốc và lãi

Đầy đủ và đúng hạn

Thanh lý HĐTD mặc nhiên

Biện pháp: cảnh cáo, tăng cường kiểm soát, ngừng giải ngân, tái xét tín dụng.

Không đủ, không đúng hạn

Thanh lý hợp đồng tín dụng bắt buộc

Xử lý:Tòa ánCơ quan thẩm quyền

Page 23: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

4. Quy đình lập hồ sơ cho vay.

Bước 1: Tiếp xúc khách hàng trực tiếp tại ngân hàng hoặc trực tiếp đi

tiếp thị, tìm kiếm khách hàng mới, giới thiệu, giải thích các sản phẩm

dịch vụ của Ngân hàng Công Thương cho khách hàng:

1. Tìm hiểu nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng, hướng dẫn

khách hàng làm giấy đề nghị vay vốn và phương án trả nợ.

2. Tìm hiểu tổng quát về khách hàng.

3. Thẩm định chung về tính pháp lý, năng lực tài chính, tài

sản thế chấp.

4. Tìm hiểu và thu thập thông tin tổng quát về khách hàng sau

đó tiến hành đề xuất cho cấp trên xin ý kiến.

Nếu khách hàng đủ điều kiện cho vay theo quy định, hướng dẫn khách hàng

bổ sung hồ sơ về: Pháp lý, tài chính, tài sản thế chấp (ghi rõ ràng cụ thể từng

loại, để cho khách hàng dễ bổ sung và tránh tình trạng khách hàng phải bổ

sung nhiều lần, rắc rồi và thiếu hồ sơ).

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay của khách hàng

Các hồ sơ vay của khách hàng bao gồm:

Hồ sơ pháp lý:

Bao gồm giấy CMD, hộ khẩu của khách hàng và người bảo lãnh cho khách

hàng vay vốn tại Ngân Hàng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Biên bản

họp hội đồng thành viên, hợp đồng mua bán…

Hồ sơ năng lực tài chính:

Đối với công ty: Bảng cân đối kế toán, báo cáo về tình hình tài chính, các

loại hóa đơn như: hóa đơn xuất, nhập hàng hóa; hóa đơn bán hàng; hóa đơn

vận chuyển, biên lai nộp thuế…

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 23

Page 24: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

Đối với cá nhân: Hợp đồng lao động; bảng lương cá nhân; xác nhận thu

nhập của đơn vị mà khách hàng đang công tác, các ghi chép về tài chính của

khách hàng (kinh doanh tự do), sao kê tài khoản khách hàng.

Hồ sơ thế chấp:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

và quyền sử dụng đất ở.

Giấy chứng nhận sở hữu phương tiện vận tải. Sổ tiết kiệm, Giấy chứng

nhận quyền sở hữu chứng khoán…

Bước 3: Sau khi khách hàng cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết,

nếu khách hàng đủ điều kiện cho vay thì nhân viên tín dụng tiến hành:

5. Thẩm định tình trạng pháp lý của khách hàng.

6. Đánh giá tính cách, uy tín, tình hình SXKD, tình hình tài

chính, tình trạng công nợ của khách hàng (bằng nhiều cách như: thực

tế, trực tiếp, mối quan hệ).

7. Thẩm định phương án/dự án: Tính khả thi, hiệu quả của

phương án/dự án, xác định nhu cầu vốn, mục đích sử dụng vốn và

nguồn trả nợ cho Ngân hàng.

8. Thẩm định tài sản thế chấp đảm bảo cho vay.

Bước 4: Lập tờ thẩm định, tờ trình ứng dụng và trình cho ban tín dụng

xét duyệt hồ sơ vay.

Bước 5: Nếu ban tín dụng từ chối cho vay thì phải thông báo cho khách

hàng được biết và nêu rõ lý do từ chối cho khách hàng biết.

Bước 6: Nếu ban tín dụng đồng ý cho vay, thì thông báo cho khách

hàng được biết, sau đó tiến hành các thủ tục như sau:

Tiến hành lập giấy kiểm định giá trị tài sản thế chấp, lập hợp đồng thế

chấp được ký giữa khách hàng và Ngân hàng. Lấy chữ ký khách hàng, trình

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 24

Page 25: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

cấp trinh duyệt và đóng dấu. Sau đó hướng dẫn khách hàng đi công chứng hợp

đồng thế chấp, đăng ký thế chấp tài sản đối với bất động sản, đăng ký giao

dịch đảm báo đối với phương tiện giao thông.

Đối với tài sản là bất động sản: công chứng ở phòng công chức tại bất

kỳ phòng công chứng nào thuộc TP. Đà Nẵng và đăng ký thế chấp tại phòng

tài nguyên môi trường thuộc quận, huyện, đã cấp giấy chứng nhận bất động

sản đó.

Đối với tài sản là phương tiện giao thông cơ giới: công chứng hợp đồng

thế chấp tại bất kỳ phòng công chứng nào thuộc TP. Đà Nẵng. Yêu cầu khách

hàng mua bảo hiểm 100% đối với phương tiện thế chấp (bên thụ hưởng là

Ngân Hàng nếu có sự cố xảy ra). Đăng ký giao dịch đảm bảo cho phương tiện

tại trung tâm đăng ký giao dịch tài sản TP. Đà Nẵng. Lập thông báo công an

gởi cho phòng CSGT để phong tỏa tài sản thế chấp.

Bước 7: Sau khi hoàn tất công việc công chứng và đăng ký thế chấp thì

tiến hán nhập thông tin khách hàng vào hệ thống chương trình quản lý

khách hàng.

Nhập thông tin khách hàng, tại hạn mức (3 cấp), liên kết quyền tài sản, nhập

thông tin tài sản đảm bảo (tất cả các bước đều phải được duyệt). Thực hiện

nhập kho tài sản (hợp đồng thế chấp, giấy kiểm định tài sản, giấy tờ liên quan

đến tài sản đảm bảo (tất cả đều là bản chính) và yêu cầu bộ phận kho quỹ xác

nhận kho tài sản.

Bước 8: Tiếp theo sẽ thực hiện việc lập hợp đồng tín dụng, giấy nhận

nợ, lịch trả nợ cho khách hàng vay và người bảo lãnh/đồng sở hữu ký

tên, đóng dấu. Trình cho trưởng phòng hoặc phó phòng tín dụng, giám

đốc hoặc phó giám đốc ký duyệt, đóng dấu.

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 25

Page 26: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

Bước 9: Cuối cùng tiến hành nhập hợp đồng vay trong chương trình quản

lý khách hàng (duyệt) và tiến hành giải ngân cho khách nhận nợ.

5. Nghiệp vụ sau khi cho vay

- Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, nhắc nợ cho khách hàng biết.

- Giám sát, kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình trả nợ của

khách hàng.

- Kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng.

- Thực hiện phân chia tiền lãi, gốc thu hàng tháng của khách hàng trong

hệ thống quản lý khách hàng khi khách hàng nộp tiền hàng tháng.

- Đối với những khách hàng chậm thanh toán, phải thường xuyên nhắc

nhở và làm thông báo gửi đến khách hàng, nếu khách hàng không muốn trả

nợ thì phối hợp cùng bộ phận xử lý nợ hoặc quản lý rủi ro tiến hành xử lý

khởi kiện hoặc có biện pháp khác để thu hồi nợ.

- Báo cáo cho cấp trên những khách hàng có khoản nợ xấu và đề xuất

hướng giải quyết đối với các khách hàng đó. Duy trì mối quan hệ với khách

hàng hiện tại và nhất là những khách hàng tốt đã có mối quan hệ với ngân

hàng trong thời gian vừa qua.

6. Nghiệp vụ sau khi khách hàng thanh toán sau khi hết nợ vay

- Sau khi khách hàng đã tất toán hợp đồng, hoàn thành nghĩa vụ trả nợ

của mình. Lập yêu cầu xóa đăng ký thế chấp, xóa giao dịch đảm bảo, lập

thông báo công an về việc giả trừ tài sản thế chấp và thực hiện tất toán hợp

đồng vay, xuất tài sản đảm bảo trong quản lý khách hàng, sau đó trình lên

cho Ban giám đốc ký duyệt. Cuối cùng nhận tài sản từ bộ phận kho quỹ, lập

biên bản giao nhận tài sản yêu cầu khách hàng ký xác nhận và giao lại tài sản

cho khách hàng.

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 26

Page 27: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

- Nếu khách hàng có nhu cầu vay vốn lại thì không xuất tài sản mà lập lại

tờ trình tín dụng mới, trình lên ban tín dụng ký duyệt. Nếu ban tín dụng đồng

ý thì lập hợp đồng tín dụng, lịch trả nợ và giấy nhận nợ mới, lấy chữ ký

khách hàng, trình lên ban giám đốc ký, đóng dấu, mở hợp đồng trong hệ

thống quản lý khách hàng giải ngân cho khách hàng.

- Đối với những khách hàng luôn trả nợ đúng hạn và có ý thức tốt trong

việc trả nợ cho Ngân Hàng thì tư vấn cho khách hàng không nên xóa giao

dịch đảm bảo, sau này nếu khách hàng có nhu cầu vay vốn lại thì thủ tục vay

của khách hàng sẽ đơn gian và nhanh chóng hơn nhiều.

7. Nghiệp vụ khác (Nghiệp vụ bảo lãnh)

- Cũng giống với nghiệp vụ cho vay, phải yêu cầu khách hàng cung cấp

đầy đủ hồ sơ pháp lý, hồ sơ về tình hình tài chính, tài sản đảm bảo.

- Tiến hành lập hồ sơ bảo lãnh và làm tờ trình bảo lãnh cho ban tín dụng

xét duyệt.

- Sau khi được ban tín dụng đồng ý sẽ tiến hành lập hợp đồng thế

chấp/bảo lãnh.

- Nếu bảo lãnh bằng tài sản thì hợp đồng thế chấp/bảo lãnh sẽ phải chứng

thực tại phòng công chứng nhà nước.

- Nếu bảo lãnh bằng ký quỹ tại Ngân hàng Công thương thì Ngân hàng

sẽ phong tỏa tài khoản ký quỹ trong thời gian thực hiện quá trình bảo lãnh.

- Tiếp theo, tiến hành lập hợp đồng bảo lãnh cho khách hàng ký tên đóng

dấu, trình lên cho ban giám đốc ký duyệt.

- Thực hiện nhập thông tin vào chương trình quản lý khách hàng: Trình

tự nhập giống như nhập hợp đồng cho vay thông thường. Sau đó nhập thông

tin bảo lãnh trong nước. (Nếu bảo lãnh bằng ký quỹ thì không nhận hợp

đồng vay).

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 27

Page 28: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

- Phát hánh thư bảo lãnh cho khách hàng.

- Theo dõi quá trình thực hiện bảo lãnh cho khách hàng.

III. PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU VỊ TRÍ THỰC TẬP.

1. Mục đích công việc:

Mục đích công việc của nhân viên tín dụng là hỗ trợ trưởng bộ phận tín

dụng trong việc tìm kiếm, thõa thuận ký hợp đồng cho vay, hoàn thành các thủ

tục cần thiết, xử lý số liệu và xử lý nợ khi đến hạn.

2. Các nhiệm vụ chính:

Chịu trách nhiệm chính trong việc lập và quản lý hồ sơ cho

khách hàng vay: Chịu hoàn hoàn trách nhiệm về hồ sơ từ khi nhận cho đến

khi giao trừ trường hợp bất khả kháng. Lưu giữ, vận chuyển hồ sơ cẩn

thận. Thông tin kịp thời cho các bộ phận liên quan đảm bảo tài liệu hồ sơ được

giao đầy đủ, đúng thời hạn.

Hướng dẫn khách hàng quy trình vay vốn: Trực tiếp gặp hoặc

gọi điện liên hệ với khách hàng tiềm năng. Trong suốt thời gian này, nhân

viên tín dụng thu thập các thông tin cơ bản về mục đích vay vốn, giải thích sự

khác nhau của các khoản vay và điều khoản áp dụng dành cho người đăng ký

vay vốn.

Phân tích khả năng trả nợ của khách hàng: Trả lời các câu hỏi

về quy trình và đôi lúc giúp khách hàng biết cách điền thư xin vay vốn.   Sau

khi khách hàng hoàn thành thư xin vay vốn, nhân viên tín dụng bắt đầu điều

tra, phân tích và phân loại thông tin dựa trên thư xin vay vốn và bản câu hỏi để

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 28

Page 29: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

xác định khả năng trả nợ của khách hàng. Tìm kiếm thông tin về mức độ tin

tưởng của khách hàng qua hồ sơ tín dụng với sự trợ giúp của máy tính để đánh

giá khả năng trả nợ của cá nhân hoặc tổ chức.

Kiểm tra, theo dõi tình hình nợ vay, tình hình kinh doanh của

khách hàng và đôn đốc khách hàng nộp lãi, trả nợ gốc đúng thời hạn.

Trực tiếp tìm kiếm khách hàng và duy trì các mối quan hệ để

giữ khách hàng tốt cũng như phát triển khách hàng mới: Liên lạc với công

ty hoặc cá nhân để xác định nhu cầu vay vốn. Nếu công ty hoặc cá nhân đang

tìm kiếm nguồn tiền, nhân viên tín dụng sẽ cố gắng để thuyết phục công ty

vay vốn từ ngân hàng của mình. Nhân viên tín dụng thế chấp phát triển mối

quan hệ với đại diện thương mại hoặc bất động sản dân dụng để khi có một cá

nhân hoặc công ty bán tài sản, đại diện thương mại có thể đề xuất liên lạc với

mình vay vốn.

Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu.

Thực hiện  các công việc khác theo yêu cầu của cấp Lãnh đạo.

3. Quyền hạn:

Đề xuất phương án thực hiện hợp đồng với khách hàng

Đế xuất các phương án tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu

quả.

4. Những tố chất để trở thành một nhân viên tín dụng.

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 29

Page 30: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

Nhân viên tín dụng phải có khả năng giao tiếp tốt để xây dựng và

phát triển các mối quan hệ tốt với nhiều khách hàng tiềm năng để nâng cao cơ

hội kí các hợp đồng cho vay. Đối với quan hệ công chúng, nhân viên tín dụng

phải sẵn sàng tham gia các sự kiện cộng đồng như là một đại diện của ngân

hàng.

Nhân viên tín dụng là người năng động, có tính tự chủ cao. Họ là những người

phải đi làm việc bên ngoài văn phòng khá nhiều, tiếp xúc với nhiều đối tượng

khách hàng nên họ phải luôn tự giải quyết các vấn đề mà bản thân và khách

hàng mắc phải.

Nhân viên tín dụng là người cẩn thận. Đây là công việc liên quan

đến tiền, đặc biệt nhân viên tín dụng lập và quản lý hồ sơ…Bởi vậy, chỉ cần

sai lệch một con số, một dấu chấm, phẩy cũng có thể đem lại hậu quả nghiêm

trọng.

Sử dụng ngoại ngữ và máy tính thành thạo. Đây là hai điều kiện

quan trọng cho một mức lương hấp dẫn và khả năng thăng tiến cao trong công

việc nhân viên tài chính.

5. Mô tả chung về công việc:

- Khoảng 50% thời gian dành cho việc tìm kiếm khách hàng, tư vấn, thõa

thuận và lập kế hoạch cho vay.

- Khoảng 20% thời gian dành cho việc làm các thủ tục cần thiết, ký hợp

đồng và nhập số liệu, ghi chép sổ sách.

- Khoảng 10% thời gian dành cho việc đi đòi nợ, thẩm định khách hàng

và xử lý nợ.

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 30

Page 31: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

- Còn lại là thời gian gần cuối tháng, tổng hợp, xử lý số liệu và báo cáo

tình hình ngân quỹ hiện tại để đưa ra kế hoạch và các quyết định cần

thiết cho công việc tháng tiếp theo.

6. Công việc của nhân viên tín dụng:

1. Tiếp thị và tìm kiếm khách hàng (cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế...) có

nhu cầu: vay hoặc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng (tiền gửi tiết kiệm, tiền

gửi thanh toán và các tiện ích khác)

2. Tiếp xúc khách hàng, căn cứ trên nhu cầu của khách hàng và khả năng cung

ứng dịch vụ, tiện ích của ngân hàng hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng hoàn

tất các thủ tục cần thiết theo quy định của ngân hàng.

Nếu xét thấy khách hàng không đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng về

điều kiện vay vốn nên thông tin ngay cho khách hàng để khỏi làm mất thời

gian, công sức của khách hàng.

3. Thẩm định khách hàng có nhu cầu vay vốn về uy tín, năng lực kinh doanh,

quy mô hoạt động, khả năng tài chính, tình hình kinh doanh, phương án (kế

hoạch) kinh doanh, khả năng trả nợ gốc và lãi vay, tài sản đảm bảo nợ vay...

4. Lập tờ trình thẩm định hoặc báo cáo thẩm định theo quy trình của ngân

hàng và trình các cấp xét duyệt cho vay hoặc từ chối cho vay.

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 31

Page 32: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

5. Lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp và các hồ sơ văn bản có liên

quan.

6. Theo dõi và lập hồ sơ giải ngân theo yêu cầu của khách hàng và các quy

định về giải ngân của ngân hàng.

7. Kiểm tra sử dụng vốn vay theo quy định của ngân hàng và theo dõi việc trả

nợ gốc và lãi vay theo hợp đồng.

8. Thực hiện việc chuyển nhóm nợ, xử lý thu hồi nợ trước hạn, khởi kiện để

thu hồi nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ trong trường hợp khoản vay phát sinh

nợ xấu, nợ khó đòi...

9. Thực hiện tất toán hợp đồng và giải chấp tài sản thế chấp, xoá đăng ký giao

dịch đảm bảo khi khách hàng tất toán hợp đồng.

IV. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT

NAM (VIETINBANK):

Ta có bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của

VIETINBNK trong 4 năm từ 2008 – 2011 như sau:

Bảng 4: Bảng cân đối kế toán:

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 32

Page 33: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

 

2009 2010 2011

TÀI SẢN    

I. Tiền mặt, chứng từ có giá trị, ngoại tệ,

kim loại quý, đá quý2.204.060 2.813.948

II. Tiền gửi tại NHNN 5.368.942 5.036.794

III. Tín phiếu kho bạc và các giấy tờ

có giá ngắn hạn đủ tiêu chuẩn khác   

IV. Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác

và cho vay các TCTD khác24.045.152 50.960.782

1. Tiền, Vàng gửi tại các TCTD khác 22.499.128 46.680.157

2. Cho vay các TCTD khác 1.546.024 4.290.000

3. Dự phòng rủi ro cho vay các TCTD

khác  -9.375

V. Chứng khoán kinh doanh 299.033 224.203

1. Chứng khoán kinh

doanh302.427 230.761

2. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh

doanh-3.394 -6.558

VI. Các công cụ tài chính phái sinh và

các tài sản tài chính khác75.228 19.242

VII. Cho vay khách hàng 161.619.376 231.434.907

1. Cho vay khách 163.170.485 234.204.809

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 33

Page 34: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

hàng

2. Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng -1.551.109 -2.769.902

VIII. Chứng khoán đầu tư 38.977.048 61.585.378

1. Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để

bán33.864.198 55.645.824

2. Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo

hạn5.112.850 6.208.700

3. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư   -269.146

IX. Góp vốn đầu tư dài hạn 1.463.756 2.092.756

1. Đầu tư vào công ty con    

2. Góp vốn liên doanh 1.294.150 1.782.208

3. Đầu tư vào công ty liên kết 3.160  

4. Đầu tư dài hạn

khác166.446 310.548

5. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn    

X. Tài sản cố định 3.797.928 4.239.623

1. Tài sản cố định hữu

hình1.775.244 2.206.346

- Nguyên giá 3.699.517 4.596.080

- Giá trị hao mòn lũy kế -1.924.273 -2.389.734

2. Tài sản cố định thuê tài chính    

- Nguyên giá 587 587

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 34

Page 35: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

- Giá trị hao mòn lũy kế -587 -587

3. Tài sản cố định vô hình 1.522.286 1.091.299

- Nguyên giá 1.756.616 1.279.523

- Giá trị hao mòn lũy kế -234.330 -188.224

5. Chi phí XDCB dở dang 500.398 941.978

XI. Bất động sản đầu tư    

- Nguyên giá    

- Giá trị hao mòn lũy kế    

XII. Tài sản có khác 5.934.685 9.304.558

1. Các khoản phải thu 1.513.906 1.402.858

2. Các khoản lãi, phí phải thu 2.698.803 4.886.335

3. Tài sản thuế TNDN hoãn lại    

4. Tài sản có khác 1.721.976 3.020.083

- Trong đó: Lợi thế thương mại 17.242 15.427

5. Các khoản dự phòng rủi ro cho các tài

sản có nội bảng khác  -4.718

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 243.785.208 367.712.191

NGUỒN VỐN    

I. Các khoản nợ chính phủ và NHNN 13.718.689 43.220.678

II. Tiền gửi và cho vay các TCTD khác 15.012.157 35.096.726

1. Tiền gửi các tổ chức tín dụng

khác9.797.640 26.188.144

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 35

Page 36: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

2. Vay các TCTD

khác5.214.517 8.908.582

III. Tiền gửi khách hàng 148.530.242 205.918.705

IV. Các công cụ tài chính phái sinh và

các khoản nợ tài chính khác220.091  

V. Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư mà ngân

hàng chịu rủi ro34.525.002 44.734.885

VI. Phát hành giấy tờ có giá 8.585.257 10.728.283

VII. Các khoản nợ khác 10.416.457 9.640.638

1. Các khoản lãi, phí phải

trả1.740.761 3.560.011

2.Thuế TNDN hoãn lại phải trả   130

3. Các khoản phải trả và công nợ khác 8.449.586 5.489.655

4. Dự phòng rủi ro khác 226.110 590.842

VIII. Vốn và các quỹ 12.572.078 18.170.363

1. Vốn của Tổ chức tín dụng 11.341.317 15.262.069

- Vốn điều lệ 11.252.973 15.172.291

- Vốn đầu tư XDCB    

- Thặng dư vốn cổ phần 88.344 89.778

- Cổ phiếu quỹ    

- Cổ phiếu ưu

đãi   

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 36

Page 37: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

- Vốn khác    

2. Quỹ của TCTD 335.750 571.897

3. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 58.735 118.766

4. Chênh lệch đánh giá lại tài

sản   

5. Lợi nhuận chưa phân phối/Lỗ lũy kế 836.276 2.217.631

6. Nguồn kinh phí, Quỹ khác    

IX. Lợi ích của cổ đông thiểu số 205.235 201.913

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 243.785.208 367.712.191

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 37

Page 38: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

Bảng 5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

  2009 2010 2011

Thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự 18.908.608 31.919.188 55.775.244

Chi phí lãi và các chi phí tương tự -10.976.345 -19.830.186 -35.727.190

Thu nhập lãi thuần 7.932.263 12.089.002 20.048.054

  Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 847.864 1.769.499 1.923.360

  Chi phí hoạt động dịch vụ -198.651 -333.393 -771.029

Lãi/Lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 649.213 1.436.106 1.152.331

Lãi/Lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 59.278 158.444 382.562

Lãi/Lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh 119.764 -38.591 10.930

Lãi/Lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 14.246 -260.177 -501.144

  Thu nhập từ hoạt động khác   1.340.664 1.191.117

  Chi phí hoạt động khác   -70.266 -167.014

Lãi/Lỗ thuần từ hoạt động khác 804.164 1.270.398 1.024.103

Thu nhập từ hoạt động góp vốn mua cổ phần 101.421 164.220 257.345

  Chi phí hoạt động -5.415.278 -7.197.137 -9.077.909

Lợi nhuận từ HDKD trước chi phí dự phòng rủi ro 4.265.071 7.622.265 13.296.272

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 38

Page 39: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

tín dụng

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng -507.900 -3.024.227 -4.904.251

Tổng lợi nhuận trước thuế 3.757.171 4.598.038 8.392.021

  Chi phí thuế thu nhập hiện hành -928.011 -1.139.103 -2.132.654

  Chi phí thuế TNDN giữ lại 44.458 -44.588  

  Chi phí thuế TNDN -883.553 -1.183.691 -2.132.654

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2.873.618 3.414.347 6.259.367

Lợi ích của cổ đông thiểu số và cổ tức ưu đãi 10.613 8.869 15.572

Lợi nhuận thuần của vốn chủ sở hữu 2.863.005 3.405.478 6.243.795

Lãi cơ bản trên cổ phiếu 1.060 2.055

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 39

Page 40: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

Bảng 6: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Từ

01/01/2010

đến

31/12/2010

(triệu đồng)

Từ

03/07/2009

đến

31/12/2009

(triệu đồng)

LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Thu nhập lãi và các khoản thu

nhập tương tự nhận được

29.428.470 10.062.947

Chi phí lãi và các chi phí tương

tự đã trả

(18.010.936) (6.283.676)

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ

nhận được

1.436.106 387.563

Chênh lệch số tiền thực thu/thực

chi từ hoạt động kinh doanh chứng

khoán, vàng bạc, ngoại tệ

254.067 129.618

Thu nhập thuần từ chứng khoán

kinh doanh

(298.768) 79.842

Thu nhập /chi phí khác 71.993 2.555

Tiền thu các khoản nợ đã được

xử lý xoá, bù đắp bằng nguồn dự

phòng rủi ro

1.193.854 465.629

Tiền chi trả cho nhân viên và (7.185.708) (2.198.081)

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 40

Page 41: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

hoạt động quản lý, công vụ

Tiền thuế thu nhập thực nộp

trong kỳ

(1.096.772) (284.592)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt

động kinh doanh trước những thay

đổi về tài sản và vốn lưu động

5.792.306 2.361.805

Những thay đổi về tài sản hoạt

động

(99.379.662) (25.058.312)

(Tăng)/Giảm các khoản tiền,

vàng gửi và cho vay các TCTD khác

(4.368.511) 1.745.045

(Tăng)/Giảm các khoản về kinh

doanh chứng khoán

(22.489.477) (3.233.709)

(Tăng)/Giảm các công cụ tài

chính phái sinh và các tài sản tài

chính khác

55.986 (75.228)

(Tăng)/Giảm các khoản cho vay

khách hàng

(71.034.324) (24.940.061)

(Tăng)/Giảm khác về tài sản

hoạt động

(1.543.336) 1.445.641

Những thay đổi về công nợ

hoạt động

118.393.078 23.455.946

Tăng/(Giảm) các khoản nợ

Chính phủ và NHNN

29.501.989 12.329.520

Tăng/(Giảm) các khoản tiền gửi,

tiền vay các TCTD

20.084.569 8.135.734

Tăng/(Giảm) tiền gửi của khách 57.544.106 9.116.924

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 41

Page 42: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

hàng (bao gồm cả KBNN)

Tăng/(Giảm) phát hành giấy tờ

có giá (ngoại trừ giấy tờ có giá phát

hành được tính vào hoạt động tài

chính)

2.143.026 4.723.846

Tăng/(Giảm) vốn tài trợ, uỷ thác

đầu tư, cho vay mà TCTD chịu rủi ro

10.209.883 (7.667.150)

Tăng/(Giảm) các công cụ tài

chính phái sinh và các khoản nợ tài

chính khác

(220.091) (96.380)

Tăng/(Giảm) khác về công nợ

hoạt động

(859.560) (2.985.210)

Chi từ các quỹ của TCTD (10.844) (101.338)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt

động kinh doanh

24.805.772 759.439

LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

Mua sắm tài sản cố định (1.874.657) (1.118.537)

Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán

TSCĐ

23.720 6.667

Tiền chi từ thanh lý, nhượng bán

TSCĐ

- -

Mua sắm bất động sản đầu tư - -

Tiền thu từ bán, thanh lý bất

động sản đầu tư

- -

Tiền chi ra do bán, thanh lý bất - -

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 42

Page 43: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

động sản đầu tư

Tiền chi đầu tư, góp vốn vào các

đơn vị khác

(578.125) (223.412)

Tiền thu đầu tư, góp vốn vào các

đơn vị khác

3.160 -

Tiền thu cổ tức và lợi nhuận

được chia từ các khoản đầu tư, góp

vốn dài hạn

126.193 5.071

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt

động đầu tư

(2.299.709) (1.330.211)

LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ

HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

Tăng vốn điều lệ/cổ phần từ góp

vốn mới và/hoặc phát hành cổ phiếu

339.393 -

Tiền thu từ phát hành giấy tờ có

giá dài hạn có đủ điều kiện tính vào

vốn tự có và các khoản vốn vay dài

hạn khác

- -

Tiền chi thanh toán giấy tờ có

giá dài hạn có đủ điều kiện tính vào

vốn tự có và các khoản vốn vay dài

hạn khác

- -

Cổ tức trả cho cổ đông, lợi

nhuận đã chia

(11.172) -

Tiền chi ra mua cổ phiếu ngân

quỹ

- -

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 43

Page 44: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

Tiền thu được do bán cổ phiếu

ngân quỹ

- -

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt

động tài chính

328.221 -

Lưu chuyển tiền thuần trong

kỳ

22.834.234 (570.772)

Tiền và các khoản tương

đương tiền tại thời điểm đầu kỳ

30.326.319 -

Tiền nhận chuyển giao từ

doanh nghiệp trước cổ phần hóa

- 30.897.091

Điều chỉnh ảnh hưởng của

thay đổi tỷ giá

- -

Tiền và các khoản tương

đương tiền tại thời điểm cuối kỳ

53.160.553 30.326.319

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 44

Page 45: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

1. Phân tích thu nhập và chi phí:

Bảng 7: Bảng thu nhập và chi phí:

CHỈ TIÊU

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

G.trịT.lệ

(%)G.trị

T.lệ

(%)G.trị

T.lệ

(%)

I. Tổng thu nhập 20.656.694 100% 34.649.588 100% 58.101.371 100%

Thu nhập từ lãi và các

khoản thu nhập tương tự18.908.608

91,54

%31.919.188

92,12

%55.775.244 96,00%

Lãi/Lỗ thuần từ hoạt động

dịch vụ649.213 3,14% 1.436.106 4,14% 1.152.331 1,98%

Lãi/Lỗ thuần từ hoạt động

kinh doanh ngoại hối59.278 0,29% 158.444 0,46% 382.562 0,66%

Lãi/Lỗ thuần từ mua bán

chứng khoán kinh doanh119.764 0,58% -38.591 -0,11% 10.930 0,02%

Lãi/Lỗ thuần từ mua bán

chứng khoán đầu tư14.246 0,07% -260.177 -0,75% -501.144 -0,86%

Lãi/Lỗ thuần từ hoạt động

khác804.164 3,89% 1.270.398 3,67% 1.024.103 1,76%

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 45

Page 46: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

Thu nhập từ hoạt động góp

vốn mua cổ phần101.421 0,49% 164.220 0,47% 257.345 0,44%

II. Tổng chi phí -16.391.623 100% -27.027.323 100% -44.805.099 100%

Chi phí lãi và các chi phí

tương tự-10.976.345

66,96

%-19.830.186

73,37

%-35.727.190 79,74%

Chi phí hoạt động -5.415.278

33,04

%-7.197.137

26,63

%-9.077.909 20,26%

Lợi nhuận từ HDKD

trước chi phí dự phòng rủi ro

tín dụng

4.265.071 7.622.265 13.296.272

Chi phí dự phòng rủi ro tín

dụng-507.900 -3.024.227 -4.904.251

Tổng lợi nhuận trước thuế 3.757.171 4.598.038 8.392.021

Chi phí thuế TNDN -883.553 -1.183.691 -2.132.654

Lợi nhuận sau thuế thu

nhập doanh nghiệp2.873.618 3.414.347 6.259.367

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 46

Page 47: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

Bảng 8: Bảng thu nhập và chi phí:

CHỈ TIÊU

2010/2009 2011/2009

C. lệchT.lệ

(%)C. lệch

T.lệ

(%)

I. Tổng thu nhập 13.992.894 167,74% 37.444.677 281,27%

Thu nhập từ lãi và các khoản thu

nhập tương tự 13.010.580 168,81% 36.866.636 294,97%

Lãi/Lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 786.893 221,21% 503.118 177,50%

Lãi/Lỗ thuần từ hoạt động kinh

doanh ngoại hối 99.166 267,29% 323.284 645,37%

Lãi/Lỗ thuần từ mua bán chứng

khoán kinh doanh -158.355 -32,22% -108.834 9,13%

Lãi/Lỗ thuần từ mua bán chứng

khoán đầu tư -274.423 -1826,32% -515.390 -3517,79%

Lãi/Lỗ thuần từ hoạt động khác 466.234 157,98% 219.939 127,35%

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 47

Page 48: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVHD: Ths Nguyễn Văn Long

Thu nhập từ hoạt động góp vốn mua

cổ phần 62.799 161,92% 155.924 253,74%

II. Tổng chi phí -10.635.700 164,88% -28.413.476 273,34%

Chi phí lãi và các chi phí tương tự -8.853.841 180,66% -24.750.845 325,49%

Chi phí hoạt động -1.781.859 132,90% -3.662.631 167,64%

Lợi nhuận từ HDKD trước chi phí

dự phòng rủi ro tín dụng 3.357.194 178,71% 9.031.201 311,75%

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng -2.516.327 595,44% -4.396.351 965,59%

Tổng lợi nhuận trước thuế 840.867 122,38% 4.634.850 223,36%

Chi phí thuế TNDN -300.138 133,97% -1.249.101 241,37%

Lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghiệp 540.729 118,82% 3.385.749 217,82%

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 48

Page 49: Báo cáo về đơn vị thực tập

Tổng hợp báo cáo thực tập GVDH: Th.s Nguyễn Văn Long

Hình 1: Biểu đồ tăng trưỡng thu nhập và chi phí.

Trong 3 năm, tổng thu nhập và chi phí liên tục tăng nhưng chi phí có

mức tăng trưởng nhanh hơn (Hình 1).

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 49

Page 50: Báo cáo về đơn vị thực tập

Tổng hợp báo cáo thực tập GVDH: Th.s Nguyễn Văn Long

Phân tích thu nhập:

2009 2010 2011

Thu nhập từ lãi và các

khoản thu nhập tương tự 91,54% 92,12% 96,00%

Thu nhập từ hoạt động góp

vốn mua cổ phần 0,49% 0,47% 0,44%

Lãi/Lỗ thuần từ hoạt động

khác 7,97% 7,41% 3,56%

Hình 2: Cấu trúc thu nhập.

Qua bảng số liệu (Bảng 7) & biểu đồ (Hình2) trên ta thấy, thu nhập lãi và

các khoản thu nhập tương tự chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng dần qua các năm

trong thu nhập của Vietinbank, nó chiếm đến 91,54% trong thu nhập của năm

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 50

Page 51: Báo cáo về đơn vị thực tập

Tổng hợp báo cáo thực tập GVDH: Th.s Nguyễn Văn Long

2009, chiếm đến 92,12% trong thu nhập của năm 2010 và chiếm đến 96,00%

trong thu nhập của năm 2011.

Hình 3: Biểu đồ tăng trưỡng thu nhập.

Thu nhập từ hoạt động góp vốn mua cổ phần chiếm tỷ trọng nhỏ trong

tổng thu nhập (Hình 2) và tăng mạnh vào năm 2011 (Hình 3). Lãi/Lỗ thuần từ

hoạt động khác chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ và giãm mạnh vào năm 2011.

Trong khi Thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự chiếm tỷ trọng lớn

và tăng đều qua các năm.

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 51

Page 52: Báo cáo về đơn vị thực tập

Tổng hợp báo cáo thực tập GVDH: Th.s Nguyễn Văn Long

Phân tích chi phí:

2009 2010 2011

Chi phí lãi và các chi phí

tương tự 64,95% 65,99% 71,87%

Chi phí hoạt động 32,04% 23,95% 18,26%

Chi phí dự phòng rủi ro tín

dụng 3,01% 10,06% 9,87%

Hình 4: Biểu đồ cấu trúc chi phí.

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 52

Page 53: Báo cáo về đơn vị thực tập

Tổng hợp báo cáo thực tập GVDH: Th.s Nguyễn Văn Long

Hình 5: Biểu đồ tăng trưỡng chi phí.

Hình 6: Biểu đồ tăng trưỡng chi phí.

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 53

Page 54: Báo cáo về đơn vị thực tập

Tổng hợp báo cáo thực tập GVDH: Th.s Nguyễn Văn Long

Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự chiếm tỷ trọng lớn trong cấu

trúc chi phí - chiếm khoảng trên 64% tổng chi phí. Tiếp đến là chi phí hoạt

động chiếm từ (18,26% - 32,04%). Còn lại là chi phí dự phòng rủi ro tín

dụng chiếm (3,01% - 10,06%), hình 4. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong

các năm 2010, 2011 tăng nhanh là do trong các năm nay tình hình kinh tế

khó khăn rủi ro tín dụng tăng lên (hình 6).

2. Phân tích tài sản:

Bảng 8: Bảng phân tích cấu trúc tài sản

ĐVT: % % %

CHỈ TIÊU 2009 2010 2011

1. Tiền mặt, chứng từ có giá trị

ngoại tệ, kim loại quý, đá quý0,90% 0,77% 0,81%

2. Tiền gửi tại NHNN 2,20% 1,37% 2,63%

3. Tiền, vàng gửi tại các TCTD

khác và cho vay các TCTD khác9,86% 13,86%

14,21

%

4. Chứng khoán kinh doanh 0,12% 0,06% 0,12%

5. Các công cụ tài chính phái sinh

và các tài sản tài chính khác0,03% 0,01% 0,00%

6. Cho vay khách hàng

66,30

% 62,94%

63,05

%

7. Chứng khoán đầu tư

15,99

% 16,75%

14,64

%

8. Góp vốn đầu tư dài hạn 0,60% 0,57% 0,63%

9. Tài sản cố định 1,56% 1,15% 0,81%

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 54

Page 55: Báo cáo về đơn vị thực tập

Tổng hợp báo cáo thực tập GVDH: Th.s Nguyễn Văn Long

10. Tài sản có khác 2,43% 2,53% 3,10%

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 55

Page 56: Báo cáo về đơn vị thực tập

Tổng hợp báo cáo thực tập GVDH: Th.s Nguyễn Văn Long

Bảng 9: Bảng phân tích tăng trưởng tài sản

ĐVT: % % % % %

CHỈ TIÊU 2009 2010 2011Chênh lệch

2010/2009

Chênh lệch

2011/2009

1. Tiền mặt, chứng từ có giá trị

ngoại tệ, kim loại quý, đá quý100% 127,67% 168,50% 27,67% 68,50%

2. Tiền gửi tại NHNN 100% 93,81% 225,39% -6,19% 125,39%

3. Tiền, vàng gửi tại các TCTD

khác và cho vay các TCTD khác100% 211,94% 272,20% 111,94% 172,20%

4. Chứng khoán kinh doanh 100% 74,98% 181,49% -25,02% 81,49%

5. Các công cụ tài chính phái

sinh và các tài sản tài chính khác100% 25,58% 26,90% -74,42% -73,10%

6. Cho vay khách hàng 100% 143,20% 179,68% 43,20% 79,68%

7. Chứng khoán đầu tư 100% 158,00% 173,05% 58,00% 73,05%

8. Góp vốn đầu tư dài hạn 100% 142,97% 199,79% 42,97% 99,79%

9. Tài sản cố định 100% 111,63% 98,64% 11,63% -1,36%

10. Tài sản có khác 100% 156,78% 240,23% 56,78% 140,23%

Tổng tài sản 100% 150,83% 188,94% 50,83% 88,94%

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 56

Page 57: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVDH: Th.s Nguyễn Văn Long

Ta thấy hầu hết các tài sản đều có xu hướng tăng qua các năm, trong đó

Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác tăng mạnh nhất,

kế đến là Góp vốn đầu tư dài hạn… Năm 2010 Tiền gửi tại NHNN và Các

công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác giãm so với năm 2009

nhưng lại tăng mạnh vào năm 2011 là do ảnh hưỡng của tình hình kinh tế nói

chung, tổng tài sản tăng khá đều qua các năm

Trong cấu trúc tài sản, tài sản cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng lớn

nhất – chiếm trên 62% tổng tài sản. Tài sản Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác

và cho vay các TCTD khác chiếm từ (9,38% - 14,21%). Điều này cho thấy

ngân hàng hoạt động đúng chức năng là huy động vốn nhàn rỗi sau đó cho

khách hàng vay hoặc gửi tại TCTD khác có lãi suất cao để nhận lãi cao làm

tăng thu nhập của ngân hàng. Các tài sản còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ.

3. Phân tích nguồn vốn:

Bảng 10: Bảng phân tích cấu trúc, tăng trưỡng nguồn vốn

CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Nợ phải trả 231.007.895 349.339.915 431.904.533

Vốn chủ sở hữu 12.777.313 18.372.276 28.699.392

Tổng nguồn vốn 243.785.208 367.712.191 460.603.925

Tỷ suất nợ (%) 94,76% 95,00% 93,77%

Đòn bẩy 18,08 19,01 15,05

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 57

Page 58: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVDH: Th.s Nguyễn Văn Long

Hình 7: Biểu đồ tăng trưỡng nguồn vốn.

Trong (hình 7) nợ phải trả và nguồn vốn sở hữu có xu hướng tăng. Trong

năm 2011 mức tăng trưởng của nợ phải trả cao hơn trong năm 2010, còn Vốn

chủ sở hữu mức tăng trong năm 2011 thấp hơn mức tăng năm 2010:

+ Nợ phải trả: Mức tăng trưởng trong năm 2010 là 51,22% trong khi

mức tăng trong năm 2011 là 86,97%.

+ Vốn chủ sở hữu: Mức tăng trưởng trong năm 2010 là 43,79% trong

khi mức tăng trong năm 2011 là 24,61%.

Trong cấu trúc nguồn vốn thì tỷ suất nợ phải trả trong 3 năm 2009-2011

chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn (bảng 10). Điều này cho biết phần

lớn giá trị tài sản của ngân hàng được tài trợ từ các khoản nợ (bằng nguồn vốn

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 58

Page 59: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVDH: Th.s Nguyễn Văn Long

vay nợ), mức tài trợ từ các khoản vay nợ của tài sản trong ngân hàng như sau:

trong năm 2009 là 94,76 %, năm 2010 là 95%, năm 2011 93,77%. Tuy tỷ

trọng này là giảm qua các năm nhưng đã như phân tích trong hình 8 thì xu

hướng tăng trưởng tài trợ từ khác khoản vay này vẫn tăng. Chi có khoảng 6%

là khoản tài trợ từ vốn chủ. Trong năm 2009 các chủ nợ cung cấp 18,08 đồng

tài trợ tài sản so với một đồng mà cổ đông cung cấp. Các chủ nợ cung cấp

trong năm 2010 là 19,01 đồng, năm 2011 là 15,05 đồng.

4. Phân tích năng sinh lợi trên vốn đầu tư ROA và ROE:

Bảng 11: Bảng phân tích tăng trưởng ROA theo cách tiếp cận

Dupont

CHI TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng tài sản 243.785.208 367.712.191 460.603.925

Doanh thu 18.908.608 31.919.188 55.775.244

Lợi nhuận sau thuế 2.873.618 3.414.347 6.259.367

Lợi nhuận ròng biên (%) 15,20% 10,70% 11,22%

Vòng quay tài sản (lần) 0,08 0,09 0,12

ROA (%) 1,18% 0,93% 1,36%

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 59

Page 60: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVDH: Th.s Nguyễn Văn Long

Hình 8: Biểu đồ tăng trưỡng ROA.

Theo cách tiếp cận dupont. Năm 2010 ROA có xu hướng giãm do tỷ lệ

lợi nhuận ròng biên giãm mạnh hơn sự tăng của vòng quay tổng tài sản, năm

2011 ROA tăng là do tỷ lệ tăng của vòng quay tổng tài sản lớn hơn tỷ lệ giãm

của lợi nhuận ròng biên. Vòng quay tổng tài sản có xu hướng tăng qua các

năm điều này cho thấy rằng ngân hàng Vietinbank sử dụng tài sản trong việc

tạo ra doanh thu đạt hiệu quả.

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 60

Page 61: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVDH: Th.s Nguyễn Văn Long

Bảng 12: Bảng phân tích tăng trưởng ROE theo cách tiếp cận

Dupont

CHI TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng tài sản 243.785.208 367.712.191 460.603.925

Vốn chủ 12.777.313 18.372.276 28.699.392

Số nhân vốn chủ 19,08 20,01 16,05

ROA (%) 1,18% 0,93% 1,36%

ROE(%) 22,51% 18,61% 21,83%

Hình 9: Biểu đồ tăng trưỡng ROE.

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 61

Page 62: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVDH: Th.s Nguyễn Văn Long

Theo cách tiếp cận Dupont trong năm 2010 ROE giãm là do ROA giãm

mạnh hơn sự tăng của số nhân vốn chủ, năm 2011 ROE giãm so với năm

2009 nhưng tăng so với năm 2010 là do ROA tăng mạnh.

Kết luận:

Thông qua phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng công thương việt

nam tôi rút ra được một số thông tin như sau:

- Doanh thu và lợi nhuận Ngân hàng Phương Đông tại chi nhánh Trung

Việt có xu hướng tăng.

- Đa phần các tài sản và nguồn vốn trong ngân hàng cũng đều có xu

hướng tăng.

- Khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư là ROE và khả năng sinh lợi trên tổng

tài sản ROA năm 2010 giãm, năm 2011 ROA tăng so với năm 2009, năm

2011 ROE giãm so với năm 2009

Tuy nhiên, cùng với việc tăng về doanh thu thì chi phí cũng có xu hướng

tăng tương đối nhanh, điều này ảnh hưởng đến kết quả hoạt kinh doanh. Do đó

ngân hàng cần phải tiến hành quản trị hiệu quả về chi phí trong thời gian đến.

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 62

Page 63: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVDH: Th.s Nguyễn Văn Long

V. CÁC NGUỒN LỰC TẠO DỰNG LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

VIỆT NAM (VIETINBANK) :

1. Nguồn nhân lực.

Bảng 12 : Tình hình nguồn nhân lực của Vietinbank.

2010 2011

STT Chỉ tiêu Số

lượngTỷ lệ

Số

lượngTỷ lệ

1 Phân theo trình độ: 17.243 100% 18.352 100%

+ Đại học và trên Đại học 13.228 76.71% 14.529 79.17%

+ Cao đẳng và cao cấp 1.167 6.77% 942 5.13%

+ Trung cấp và sơ cấp 1.140 6.61% 865 4.71%

+ Khác (bao gồm cả lao động Phục

vụ và hợp đồng ngắn hạn)1.708 9.91% 2.016 10.99%

2 Phân theo thời hạn lao động: 17.243 100% 18.352 100%

+ Lao động không phải ký hợp

đồng42 0.24% 42 0.23%

+ Lao động không xác định thời hạn 12.988 75.33% 14.186 77.3%

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 63

Page 64: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVDH: Th.s Nguyễn Văn Long

+ Lao động có thời hạn từ 1 – 3

năm2.161 12.53% 1.908 10.4%

+ Lao động có thời hạn dưới 1 năm 2.052 11.90% 2.216 12.07%

3 Phân loại theo đơn vị kinh

doanh17.243 100% 18.352 100%

+ Tại Hội sở chính 1.331 7.72% 1.466 7.99%

+ Tại chi nhánh, Công ty trực thuộc

và đơn vị sự nghiệp khác15.912 92.28% 16.886 92.01%

Nguồn:VietinBank

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 64

Page 65: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVDH: Th.s Nguyễn Văn Long

Lao động có trình độ Đại Học và trên Đại Học chiếm tỷ lệ lớn (trên 76%)

và năm 2010 tăng lên so với năm 2009 (79,17% so với 76,71%), chứng tỏ

Vietinbank luôn có chính sách thu hút nhân tài đặc biệt là nguồn nhân lực có

chất lượng cao.

VietinBank luôn coi việc phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng,

mang tính quyết định đối với sự phát triển bền vững của hệ thống VietinBank.

Thực hiện chủ trương trên, VietinBank đã không ngừng tăng cường và cải

thiện cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng những yêu cầu

về nhân sự trong quá trình hoạt động và phát triển. Hàng năm, VietinBank

thực hiện công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu

để các đơn vị tự chủ trong hoạt động kinh doanh, tiếp cận phục vụ khách

hàng, phát triển sản phẩm, dịch vụ; thường xuyên tổ chức các đợt học tập,

thực tập, khảo sát, hội thảo trong và ngoài nước về các lĩnh vực then chốt như

quản trị rủi ro, giải pháp công nghệ cho ngân hàng, tài trợ thương mại, thẩm

định, dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ, v.v.

Đặc biệt, VietinBank chú trọng nâng cao trình độ lý luận, phẩm chất và

năng lực cán bộ cho sự nghiệp phát triển của Ngân hàng, quan tâm tới chính

sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, ưu đãi tiền lương cán bộ, thu hút tuyển dụng

nhân tài, đánh giá sử dụng cán bộ đúng người đúng việc để phát huy hiệu quả

công tác quản trị điều hành.

Các chính sách với người lao động

Chế độ làm việc

Người lao động trong hệ thống VietinBank thực hiện làm việc theo

HĐLĐ đã ký kết (trừ các chức danh không thuộc đối tượng ký kết HĐLĐ

gồm: Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Kế toán trưỡng). Thời giờ làm việc

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 65

Page 66: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVDH: Th.s Nguyễn Văn Long

của người lao động không quá 08 giờ/ngày hoặc 48 giờ/tuần theo Quy chế nội

quy lao động và Thỏa ước lao động tập thể của VietinBank và Công đoàn

VietinBank.

Chính sách tuyển dụng, đào tạo

Ngân hàng đã ban hành Quy chế tuyển dụng lao động, theo đó Ngân

hàng thực hiện việc tuyển dụng lao động có trình độ, năng lực đáp ứng yêu

cầu kinh doanh và tiêu chuẩn chức danh. Nhận thức được tầm quan trọng của

nguồn nhân lực trong sự phát triển của Ngân hàng, VietinBank đặc biệt chú

trọng tới việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. VietinBank thường

xuyên tổ chức đào tạo nội bộ, đồng thời khuyến khích nhân viên nâng cao

trình độ thông qua việc tham gia các khoá học bên ngoài do Ngân hàng đài

thọ. Ngân hàng đã ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho toàn hệ

thống.

Chính sách lương, thưởng, phúc lợi

Tiền lương và tiền thưỡng trả cho ngƣời lao động trong VietinBank căn

cứ vào hiệu quả kinh doanh, chức danh công việc và chế độ tiền lương theo

Quy chế tiền lương đã được ban hành,

bao gồm:

- Lương cơ bản: Lương cơ bản chi trả đối với người lao động đƣợc xác

định trên cơ sở hệ số lương cơ bản và hệ số phụ cấp theo lương cơ bản (nếu

có) của ngƣời lao động (theo hệ thống thang bảng lương của Nhà nƣớc quy

định tại Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ và mức

lương tối thiểu do Nhà nước quy định theo từng thời kỳ.

- Lương kinh doanh: VietinBank thực hiện trả lương theo vị trí công

việc, theo mức độ hoàn thành kế hoạch, công việc đƣợc giao trên cơ sở các

mức lương VietinBank xây dựng tại quy định trả lương trong hệ thống

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 66

Page 67: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVDH: Th.s Nguyễn Văn Long

VietinBank ban hành kèm theo Quyết định 126/QĐ-HĐQT-NHCT2 ngày

04/02/2008.

Mức lương bình quân Vietinbank chi trả đối với người lao động: năm

2006 là 5,50 triệu đồng/người/tháng, năm 2007 là 7,16 triệu

đồng/người/tháng, năm 2008 là 13,5 triệu đồng/người/tháng, năm 2009 là

16,68 triệu đồng/người/tháng và năm 2010 là 17,86 triệu đồng/người/tháng.

2. Cơ sở vật chất, kỷ thuật:

Cơ sở vật chất có mạnh, hiện đại thì sản phẩm làm ra mới có chỗ đứng

trên thị trường. Có được vị thế ngày hôm nay, một phần là do ngân hàng đã có

chiến lược ngay từ đầu sẽ đầu tư mạnh cho cơ sở vật chất, máy móc, cơ sở hạ

tầng. Trụ sở làm việc khang trang, được trang bị đầy đủ các phương tiện kỷ

thuật công nghệ hiện đại để phục vụ khách hàng.

3. Thương hiệu:

Được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam, đến cuối năm 2011, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

(VietinBank) đã vươn lên vị trí thứ hai toàn ngành về tổng tài sản, vốn điều lệ

cũng như hệ thống mạng lưới hoạt động. VietinBank hiện có mạng lưới hoạt

động rộng khắp toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 150 chi nhánh và trên 1000

phòng giao dịch.

 

VietinBank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên mở chi nhánh tại Frankfurt –

Cộng hòa Liên bang Đức và ngày 9/2/2012 sẽ khai trương chi nhánh tại Lào.

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 67

Page 68: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVDH: Th.s Nguyễn Văn Long

Với nỗ lực không ngừng để thực hiện mục tiêu “Đến năm 2015 trở thành

Tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả và vươn ra thị trường

quốc tế”, Vietinbank đã có kế hoạch mở rộng mạng lưới chi nhánh sang nhiều

nước khác trên thế giới.

Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, VietinBank còn tập trung

nguồn lực để phát triển theo chiều sâu với ba cột trụ chiến lược chính là ngân

hàng bán buôn (Corporate banking), ngân hàng bán lẻ (Retail banking) và

ngân hàng Đầu tư (Investment banking). Thông qua các chiến lược đa dạng

hóa sản phẩm và lĩnh vực hoạt động hiệu quả, cộng với với bề dày kinh

nghiệm quản lý, VietinBank trở thành ngân hàng hoạt động có hiệu quả nhất

Việt Nam với lợi nhuận trước thuế, chất lượng tài sản, các chỉ tiêu phản ánh

hiệu quả sử dụng tài sản như ROA, ROE và các chỉ tiêu tài chính khác luôn ở

mức tốt nhất trong toàn hệ thống. Bên cạnh đó, VietinBank còn tích cực tham

gia hoạt động đầu tư hỗ trợ tài chính, thực hiện công tác an sinh xã hội, xóa

đói giảm nghèo. Từ 2007 đến 2012, tổng số tiền chi cho hoạt động này của

VietinBank là 2.300 tỷ đồng, riêng năm 2011 là 664 tỷ đồng.

VI. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT CÔNG VIỆC HOÀN THIỆN TẠI VỊ

TRÍ THỰC TẬP

1. Khó khăn và thuận lợi tại vị trí thực tập.

1.1. Thuận lợi

Được ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho kì thực tập được tiếp cận

một cách thực tế nhất.

Được hỗ trợ tài liệu liên quan đến công việc như các chứng từ, các báo

cáo....

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 68

Page 69: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVDH: Th.s Nguyễn Văn Long

Được các anh (chị ) trong phòng tín dụng – khách hàng cá nhân hướng

dẫn tỉ mỉ, tạo không khí học việc rất thoái mái và cởi mở.

Việc thực tập tại ngân hàng cổ phần, niêm yết trên sàn chứng khoán

củng là một thuận lợi trong việc tiếp cận với số liệu và có nhiều thông tin tại

các trang web chứng khoán.

1.2 Khó khăn

Mặc dù có những thuận lợi trên nhưng bên cạnh cạnh đó cũng những

khó khăn nhất định, đặc biệt là ngân hàng chưa có phòng Tài chính để thực

hiện các chức năng đặc trưng của tài chính mà không giống với kế toán, chưa

có cơ hội thể hiện hết những kiến thức tài chính đã được học.

Là sinh viên mới ra trường, lại không chuyên về những nghiệp vụ của

nhân viên tín dụng nên còn nhiều bỡ ngỡ.

Không được tiếp cận toàn diện các sổ sách của ngân hàng, để hiểu rõ

tình trạng tài chính thực tế của ngân hàng, giúp có những dự toán, kế hoạch

đúng đắn trong ra quyết định.

2. Một số đề xuất hoàn thiện công việc tại vị trí thực tập.

Sau hơn 3 tháng thực tập tại đơn vị với cương vị là một nhân viên tín

dụng, tôi có một số kiến nghị nhằm giải quyết những khó khăn thực hiện công

việc tại vị trí thực tập như sau:

Thành lập phòng tài chính tách riêng chức năng với phòng kế toán tài

chính để thực hiện các chức năng sau:

Thực hiện phân tích và tham khảo các phòng ban khác để đưa ra các

quyết định về điều kiện tài chính của ngân hàng, đó là quyết định liên quan

đên việc tổ hợp các loại tài sản nên dành bao nhiêu tiền mặt, khoản phải thu và

bao nhiêu hàng tồn kho.......duy trì một cơ cấu tài sản hợp lý. Ngoài ra còn

đưa ra các quyết định cắt giảm hay thay thế đối với các tài sản không có giá trị

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 69

Page 70: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVDH: Th.s Nguyễn Văn Long

kinh tế. Với mục tiêu làm tăng giá trị của ngân hàng, tăng khả năng sinh lợi và

giảm rủi ro cho ngân hàng.

Đưa ra các quyết định tài trợ, tìm kiếm những nguồn vốn phù hợp,

xem xét hình thức tài trợ bằng vay vốn từ các tổ chức hay cá nhân, bằng góp

thêm vốn chủ sở hữu hay là bằng phương pháp phát hành cổ phiếu, trái phiếu

hay là cổ phiếu ưu đãi. Ngoài ra còn xác định phương án tốt nhất để thu hút

nguồn vốn cần thiết, nghiên cứu và hiểu các điều kiện thương lượng trong hợp

đồng.

Đưa ra các quyết định quản trị tài sản, phương án vận hành các tài sản

của ngân hàng, đề xuất để quản lý chúng tốt hơn.

Hiện nay ngân hàng đã là cổ phần hoá, do đó hàng năm báo cáo tái

chính của ngân hàng phải được thông qua kiểm toán và công khai minh bạch.

Do vậy, ngân hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực

đầy đủ và hợp lý của các số liệu kế toán và các thông tin trên báo cáo tài chính

đã được công bố. Hệ thống kiểm toán nội bộ cần phát huy chức năng và vai

trò của nó nhằm kiểm tra công tác kế toán của công ty, đồng thời phục vụ yêu

cầu quản lý của công ty, phát hiện những sai sót, sơ hở và khắc phục những

yếu kém trong công tác kế toán cũng như quản lý của đơn vị. Nếu các chi

nhánh tổ chức hạch toán độc lập hệ thống kiểm toán nội bộ càng phải phát huy

vai trò, để kiểm tra hoạt động của các chi nhánh. Tránh việc lạm dụng của

công, tránh tham ô, hối lộ …nhằm làm cho bộ máy kế toán ngân hàng trong

sạch, vững mạnh, tạo niềm tin cho những cổ đông đối với báo cáo tài chính

của ngân hàng.

Bổ sung nhân sự hợp lý cho phòng tín dụng, giãm áp lực cho nhân

viên từ đó họ làm việc hiệu quả và năng suất sẽ tăng lên.

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 70

Page 71: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVDH: Th.s Nguyễn Văn Long

Ngân hàng cần mở rộng nguồn tài sản đãm bảo cho phép thực hiện các

khoản vay của tư nhân bằng hinh thức tín chấp, đặc biệt khi họ là khách hàng

truyền thống của ngân hàng. Hổ trợ nguồn vốn dành cho danh mục bán lẻ để

từ đó có thể cho vay với lải suất thấp hơn, tạo ra lợi thế mạnh cạnh tranh trên

thị trương tín dụng.

Ngân hàng cần thiết lập chiến lược khách hàng một cách cụ thể, chỉ

đạo chi nhánh đến tiếp thị khai thác khách hàng. Cần khai thác các thông tin

đối với khách hàng một cách nhanh chóng để đưa ra các quyết định chính xác

và đúng đắn, tránh những thiệt hại có thể xảy ra do thiếu thông tin về khách

hàng hoặc thông tin không chính xác.

Đối với các hợp đồng cho vay theo hạn mức có thời hạn từ 12 tháng

trở lên, để thường xuyên nắm bắt được những diển biến về tình hình tài chính

và hoạt động kinh doanh của khách hàng, định kỳ hàng quý hoặc 6 tháng một

lần ngân hàng nên xem xét, yêu cầu cán bộ tín dụng tổ chức đánh giá lại tổng

thể hoạt đông kinh doanh, tránh tình trạng trên 12 tháng sau ngân hàng mới

thẩm định lại tình hình tài chính của khách hàng.

Cần có sự phối hợp hiệu quả và đồng bộ hơn nữa giữa các phòng ban

trong nội bộ ngân hàng.

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 71

Page 72: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVDH: Th.s Nguyễn Văn Long

KẾT LUẬN

Qua bài báo này, giúp tôi hiểu biết thêm nhiều về mô hình tổ chức của

một ngân hàng cổ phần. Phần phân tích tài chính của ngân hàng, cho chúng ta

thấy tình hình sức khỏe tài chính của ngân hàng trong gian đoạn 3 năm 2009

đến 2011.

Thời gian thực tập cũng cho tôi nhưng trải nghiệm mới với môi trường

mới và công việc của một nhân viên tín dụng. Giúp tôi hiểu biết các kỹ năng,

kiến thức, và công việc của một nhân viên tín dụng. Đây quả thật là thời gian

thử việc bổ ích cho tôi – làm tiền đề cho công việc của mình trong sự nghiệp.

Dù đã cố gắng hết mình để hoàn thành bài báo cáo một cách tốt nhất,

đúng thời hạn được giao, nhưng cũng không thể đầy đủ, chính xác hết được

nên mong sự góp ý của Thầy giáo hướng dẫn và của các anh chị. Tôi xin cảm

ơn Thầy giáo hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt thời gian

qua. Cảm ơn Khoa Quản trị kinh doanh đã cho chúng em một kỳ thực tập thú

vị - một cơ hội trải nghiệm.

Xin cảm ơn các anh ( chị ) trong phòng tín dụng – khách hàng cá nhân và

tập thể nhân viên ngân hàng công thương việt nam – chi nhánh Đà Nẵng.

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 72

Page 73: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVDH: Th.s Nguyễn Văn Long

MUC LUC

LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1

I. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH ĐÀ

NẴNG...............................................................................................................2

1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công Thương - Chi nhánh Đà Nẵng:.....2

2. Lịch sử hình thành và phát triển:...............................................................3

3. Chức năng và nhiệm vụ:............................................................................5

4. Mã Cơ cấu tổ chức ngân hàng công thương chi nhánh Đà Nẵng..............7

5. Kết quả HĐKD của NHCT VN Đà Nẵng từ năm 2009-2010…………..12

II. PHÂN TÍCH QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG........................19

1. Quy trình tín dụng là gì?...........................................................................19

2. Ý nghĩa của quy trình tín dụng:................................................................19

3. Một quy trình tin dụng căn bản ………………………………………...20

4. Quy đình lập hồ sơ cho vay ……………………………………………..23

5. Nghiệp vụ sau khi cho vay………………………………………………26

6. Nghiệp vụ sau khi khách hàng thanh toán sau khi hết nợ vay…………..26

7. Nghi p v khác (Nghi p v b o lãnh)…………………………….………………ệ ụ ệ ụ ả

27

III. PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU VỊ TRÍ THỰC TẬP.............................28

1. Mục đích công việc..................................................................................28

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 73

Page 74: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVDH: Th.s Nguyễn Văn Long

2. Các nhiệm vụ chính..................................................................................28

3. Quyền hạn:...............................................................................................29

4. Những tố chất để trở thành một nhân viên tín dụng..................................29

5. Mô tả chung về công việc……………………………………………….30

6. Công việc của nhân viên tín dụng…………………..………….………..31

IV. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT

NAM (VIETINBANK):.................................................................................32

1. Phân tích thu nhập và chi phí:.................................................................46

2. Phân tích tài sản:......................................................................................55

3. Phân tích nguồn vốn…………………………………………………….58

4. Phân tích năng sinh lợi trên vốn đầu tư ROA và ROE………………….60

V. CÁC NGUỒN LỰC TẠO DỰNG LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK) ............64

1. Nguồn nhân lực........................................................................................64

2. Cơ sở vật chất, kỷ thuật...........................................................................68

3. Nguồn danh tiếng………………………………………………………..68

VI. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT CÔNG VIỆC HOÀN THIỆN TẠI VỊ

TRÍ THỰC TẬP............................................................................................69

1. Khó khăn và thuận lợi tại vị trí thực tập..................................................69

1.1. Thuận lợi..........................................................................................69

1.2 Khó khăn............................................................................................70

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 74

Page 75: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVDH: Th.s Nguyễn Văn Long

2. Một số đề xuất hoàn thiện công việc tại vị trí thực tập…………………..70

KẾT LUẬN....................................................................................................73

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

. .........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

Đà Nẵng, ngày .....tháng......năm 2012.

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 75

Page 76: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVDH: Th.s Nguyễn Văn Long

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẨN

. .........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

Đà Nẵng, ngày .....tháng......năm 2012.

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 76

Page 77: Báo cáo về đơn vị thực tập

Báo cáo về đơn vị thực tập GVDH: Th.s Nguyễn Văn Long

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

. .........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

Đà Nẵng, ngày .....tháng......năm 2012.

SVTH: Nguyễn Đại Phóng Trang: 77