bao che hoc

102
BÀO CHẾ HỌC NƯỚC CẤT I. TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG NƯỚC CẤT Theo DĐVN nước cất phải đạt những tiêu chuẩn sau: 1.1. Trong suốt, không màu, không mùi, không vị. 1.2. pH = 5,0 đến 6,8. 1.3. Cắn khô không được quá 0,001% 1.4. Amoniac không được quá 0,00002%. 1.5. Clorid không được quá 0,00005%. 1.6. Không có: chất khử, carbon diocid, nitrat, nitril,sufat, calci, và kim loại nặng. 2. NGUYÊN LÝ CẤT ( NGUYÊN LÝ WAT) HAY NGUYÊN LÝ BÌNH LẠNH Có 2 bình A và B thông với nhau bằng ống dẫn C. Bình A chứa một lượng chất lỏng ( có khả năng bay hỏi). Lúc này hệ thống có áp suất p. Cung nhiệt cho bình A để chất lỏng sôi và hóa hơi và có áp suất P (P > p). Hơi lỏng từ bình A sẽ chuyễn sang bình B qua ống dẫn C ( do chênh lệch áp suất), một phần hơi sẽ ngưng tụ lại thành chất lỏng ở bình B. Nếu tiếp tục cung nhiệt cho bình A và làm lạnh cho bình B thì chất lỏng từ bình A sẽ chuyễn dần sng bình B. Như vậy ta đã thực hiện hai quá trình cung nhiệt và làm lạnh cùng một lúc. Đó là nguyên lý cất. - Dụng cụ cất gồm có: + Bộ phận hóa hơi. + Bộ phận dẫn hơi. + Bộ phận ngưng tụ: bộ phận làm lạnh ( ống sinh hàn) nhận, nhường nhiệt tốt có diện tích lớn, dễ rửa sạch. - Phương pháp cất: + Phương pháp cất thường: thực hiện cất trong điều kiện khí quyển với các dụng cụ cất. + Phương pháp cất trong điều kiện áp suất giảm áp dụng cất với các chất dễ hỏng, biến chất ở nhiệt độ cao. Hệ

Upload: anhchetdi

Post on 17-May-2017

248 views

Category:

Documents


12 download

TRANSCRIPT

Page 1: BAO CHE HOC

BÀO CHẾ HỌCNƯỚC CẤTI. TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG NƯỚC CẤTTheo DĐVN nước cất phải đạt những tiêu chuẩn sau:1.1. Trong suốt, không màu, không mùi, không vị.1.2. pH = 5,0 đến 6,8.1.3. Cắn khô không được quá 0,001%1.4. Amoniac không được quá 0,00002%.1.5. Clorid không được quá 0,00005%.1.6. Không có: chất khử, carbon diocid, nitrat, nitril,sufat, calci, và kim loại nặng.2. NGUYÊN LÝ CẤT ( NGUYÊN LÝ WAT) HAY NGUYÊN LÝ BÌNH LẠNHCó 2 bình A và B thông với nhau bằng ống dẫn C.Bình A chứa một lượng chất lỏng ( có khả năng bay hỏi). Lúc này hệ thống có áp suất p. Cung nhiệt cho bình A để chất lỏng sôi và hóa hơi và có áp suất P (P > p). Hơi lỏng từ bình A sẽ chuyễn sang bình B qua ống dẫn C ( do chênh lệch áp suất), một phần hơi sẽ ngưng tụ lại thành chất lỏng ở bình B.Nếu tiếp tục cung nhiệt cho bình A và làm lạnh cho bình B thì chất lỏng từ bình A sẽ chuyễn dần sng bình B.Như vậy ta đã thực hiện hai quá trình cung nhiệt và làm lạnh cùng một lúc. Đó là nguyên lý cất.- Dụng cụ cất gồm có:+ Bộ phận hóa hơi.+ Bộ phận dẫn hơi.+ Bộ phận ngưng tụ: bộ phận làm lạnh ( ống sinh hàn) nhận, nhường nhiệt tốt có diện tích lớn, dễ rửa sạch.- Phương pháp cất:+ Phương pháp cất thường: thực hiện cất trong điều kiện khí quyển với các dụng cụ cất.+ Phương pháp cất trong điều kiện áp suất giảm áp dụng cất với các chất dễ hỏng, biến chất ở nhiệt độ cao. Hệ thống cất phải kín có lắp thêm bộ phận làm giảm áp suất tới áp suất và nhiệt độ cần thiết.+ Phương pháp cất phân đoạn: để tách hai chất lỏng đồng tan có điểm sôi khác nhau ra khỏi hỗn hợp của chúng ( cồn, ete). Như cất thường nhưng có lắp thêm một cột cất phân đoạn giữa nồi cất bộ phận dẫn hơi và bộ phận làm lạnh. Chất lỏng thu được sau khi cất, lại đem cất lại. Làm như vậy nhiều lần cho đến khi thu được chất lỏng có điểm sôi thấp gần như tinh khiết.3. DỤNG CỤ ĐIỀU CHẾ NƯỚC CẤTDụng cụ làm bằng thủy tinh, đồng thau, đồng tráng thiếc, thép không rỉ, gồm các bộ phận như nồi cất, ống dẫn hơi nước, ống sinh hàn.Tùy theo vị trí ống sinh hàn ta có:- Ống sinh hàn song song với nồi cất.

Page 2: BAO CHE HOC

- Ống sinh hàn ở phía trên nồi cất.- Ống sinh hàn ở phía dưới nồi cất.4. KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ NƯỚC CẤT.4.1. Chuẩn bị: - Cơ sở điều chế nước cất: có phòng cất nước và phòng thu bảo quản nước cất riêng ( nếu không có điều kiện thì dùng bàn gỗ tốt, sớn trắng đảm bảo thu và bảo quản nước cất tốt). Làm vệ sinh thường xuyên sau mỗi lần cất.- Nhiên liệu: dùng than đá, hơi nước nén ( ở áp suất, nhiệt độ cao), điện.- Dụng cụ cất: xử lý, rửa sạch.- Dụng cụ chứa nước cất làm bằng thủy tinh, kim loại được xử lý và được diệt khuẩn. - Nước thiên nhiên: dùng loại nước đạt tiêu chuẩn sinh hoạt, nước có chứa từ 1,5 đến 3mg đương lượng calci và magnesi/l là nước mềm. Nước có chứa 6 đến 15mg đương lượng calci,magnesi/l là nước cứng, nhiều hơn nữa là nước rất cứng.Nguồn nước thiên nhiên như nước ao hồ, nước suối, nước sông, nước giếng, nước máy, tốt nhất là nước mưa và phải được xử lý trước khi cất.+ Loại tạp cơ học: để lắng tự nhiên rồi lọc hoặc cho nước chảy qua bể lọc có các lớp cát - sỏi hoặc cát - than - sỏi.Dùng hóa chất: dùng phèn chua, nhôm sulfat... các chất này gặp nước thủy phân tạo acid sulfuric và nhôm hydrocid kết hợp tạp cơ học lơ lửng trong nước tạo khối vón lắng đọng xuống.Lượng hóa chất dùng tùy loại nước. Theo quy định của viện vệ sinh dịch tể chỉ dùng từ 0,01g đến 0,07g hóa chất cho 1 lít nước. Cho hóa chất vào nước khuấy đều để lắng lấy nước trong dùng.+ Loại tạp chất hữu cơ: dùng kali permanganat. Lượng hóa chất dùng phụ thuộc lượng chất hữu cơ có trong nước. Phải cho kali permanganat và 0,1ml acid sulfuric 1N. Để yên 6 đến 12 giờ, lọc.+ Loại tạp chất bay hơi như CO2, NH3...bằng cách:Đun sôi nước 10 - 15 phút sau khi đã xử lý bằng kali permanganat.Dùng hóa chất như phèn chua, nhôm sulfat để cố định amoniac do tạo thành amoni sulfat không hóa hơi.2KAl(SO4)2 + 6NH4OH = K2SO4 + 2Al(OH)3 + 3(NH4)2SO4

Al2(SO4)3 + 6NH4OH = 2Al(OH)3 + 3(NH4)2SO4

Lượng hóa chất thường dùng 0,5g cho một lít nước. Nếu trong nước có clorit thì cuối giai đoạn cất có thể xuất hiện acid hydrocloric vì vậy nên cho hêm dinatri phosphat với lượng bằng 2/3 lượng phèn chua.+ Loại tạp chất vô cơ: nước có muối calci, magne. Do tác dụng của nhiệt, muối calci, magne trong nước bị phân hủy thành carbonat.Các muối carbonat đóng thành lớp dày ở đáy, thành nồi làm cho nước lâu sôi, nồi chóng hỏng. Có thể loại ion calci, magne bằng cách:Chuyển các muối tan calci, magne thành các muối không tan bằng cách cho tác dụng với chất thích hợp như

Page 3: BAO CHE HOC

Lượng hóa chất thường dùng 0,5 - 1g cho một lít nước. Cho hóa chất vào khuấy đều, để một thời gian cho tủa vón hết, lọc.Cho nước chảy qua cột trao đổi ion: các ion calci, magne bị giữ lại ( xem phần nước khử khoáng phần sau):4.2. Tiến hành điều chế nước cấtCất nước có chu kỳ ( cất nước gián đoạn):Đỗ nước ( đã xử lý) bằng khoảng 2/3 nồi cất. Đặt lên nguồn nhiệt, lắp hệ thống cất. Để sôi 5 - 10 phút diệt khuẩn toàn bộ hệ thống cất. Cho nước làm lạnh chảy qua ống sinh hàn. Nước cất ban đầu thu được bỏ đi vài lít. Thử sơ bộ nếu đạt thu lấy nước cất. Ngừng cất khi nước trong nồi cất còn khoảng 1/4 lượng nước so với lượng nước ban đầu.Rửa nồi cất, dụng cụ cất. Lại làm như trên- Cất nước liên tục: Tiến hành tương tự như trên. Nước làm lạnh (đã xử lý) ở bộ phận sinh hàn sau khi tiếp xúc gián tiếp hơi nước nóng lại được đưa vào nồi cất qua bộ phận tiếp nước tự động.Cách cất này cho hiệu suất cao, tiết kiệm nhiên liệu.5. KIỂM NGHIỆM NƯỚC CẤT5.1. Lấy mẫu: lấy từ 200 - 250ml nứơc cất trọng lọ thủy tinh trung tính, sạch đã tráng nước cất tốt nhiều lần, khô - kiểm nghiện ngay trong ngày.5.2. Tiến hành kiểm nghiệm- Độ trong: lắc nhẹ lọ đựng mẫu cho khối nước chuyển động rồi soi, không được có tạp chất cơ học, không màu.- Mùi: lấy 2ml nước cất thấm hết vào miếng giấy lọc ( loại tốt) vuông có cạnh 10cm để ngửi cách xa 2 - 4cm, không được có mùi.- Vị: nhỏ vài giọt nước cất vào lưỡi, không có vị.- pH lấy 10ml nước cất, đun sôi để nguội thêm 1 giọt đỏ metyl nước có màu vàng, thêm 0,05ml dung dịch acid hydrocloric 0,01N nước phải chuyển sang màu hồng.Cắn: lấy 100ml nước cất cho vào một dụng cụ ( đã biết khối lượng) làm bốc hơi cách thủy tới khô - sấy ở 1000C - 1050C tới khối lượng không đổi. Cân xác định cắn không được quá 0,001%.- Amoniac: lấy hai ống nghiệm cùng kích thước như nhau.+ Ống 1 ( ống mẫu) cho 10ml nước cất và 0,15ml ( 3 giọt) thuốc thử nessler, lắc đều.+ Ống 2 ( ống chuẩn) cho 1 ml dung dịch amoniac 0,00002%, thêm nước cất tốt ( không có amoniac) đủ 10ml, thêm thuốc thử nessler, lắc đều.Sau 5 phút so sánh ống 1 không được khác ống 2.- Clorid: cách làm tương tự như trên.+ Ống 1 ( ống mẫu) 10ml nước cất, thêm 5 giọt acid nitrit 33% và 0,5ml dung dịch bạc nitrat 2% lắc đều.+ Ống 2 ( ống chuẩn): 10ml dung dịch chứa 0,00005% clorid thêm thuốc thử như trên lắc đều.Sau 5 phút so sánh ống 1 không được khác ống 2.

Page 4: BAO CHE HOC

- Chất khử: lấy 100ml nước cất thêm 1ml dung dịch kali permanganat 0,01N và 2ml dung dịch acid sulfuric loãng, Đun sôi 10 phút nước không được mất màu. - Carbon điocid: cho đầy vào một lọ một thể tích nước cất một thể tích nước vôi nhì nút kín lắc đều. Trong 1 giờ không được xuất hiện vần đục.- Nitrat, nitric: lấy 5ml nước cất, thêm từ từ 1ml dung dịch diphenyllamin mới pha ( không được xáo trộn). Miền tiếp giáp giữa hai lớp chất lỏng không được hiện một vòng màu xanh.- Sulfat: lấy 10ml nước cất thêm 0,5ml acid hydrocloric loãng, lắc đều. Sẻ 1 nửa sang ống thứ 2 ( cùng kích thước rồi thêm 10 giọt bari clorid 5%, lắc đều. Sau 10 phút ống 2 không được khác ống 1 một cách rõ rệt.- Calci: lấy 10ml nước cất thêm 2ml dung dịch amonioalat 4% lắc đều, dung dịch không được vẫn đục.- Kim loại nặng: lấy 10ml nước cất, thêm 1ml dung dịch acid acetic 30% lắc đều và 1- 2 giọt dung dịch natri sulfid 2%, lắc đều dung dịch không được vẩn đục.6. BẢO QUẢN NƯỚC CẤTNước cất sau khi điều chế, kiểm nghiệm đạt yêu cầu chất lượng. Đóng đẩy vào dụng cụ đựng ( thủy tinh, nhôm, thép không gỉ0 đã được xử lý và khử khuẩn.

KỸ THUẬT KHỬ KHUẨN TRONG BÀO CHẾ THUỐC1. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHỬ KHUẨN1.1. Khử khuẩn bằng phương pháp vật lý- Khử khuẩn bằng tia cực tím: dùng tia cực tím ( có bước sóng 265 - 275µm do đèn cực tím phát ra) để khử khuẩn không khí cơ sở pha chế.Phải cho đèn cực tím hoạt động ít nhất 30 phút trước khi làm việc. Không khí cơ sở phải khô, rất ít bụi. Thể tích cơ sở pha chế cần khử khuẩn phải phù hợp khả năng tác dụng và tuổi thọ của đèn.- Khử khuẩn bằng phương pháp lọc.Trong điều kiện nhất định khi cho dung dịch thuốc cần khử khuẩn đi qua màng lọc, tất cả vi khuẩn, một số virus, độc tố, chí nhiệt tố cũng bịi giữ lại. Thu được dung dịch thuốc vô khuẩn.Các màng lọc thường dùng.Thủy tinh xốp số 4, 5 ( L4, L5) xem bài làm trong.Sứ xốp: bình lọc Esser, nến lọc chamborland (L5 - L12 ) xem bài làm trong.Màng lọc Seit (từ amian và cellulose ép thành tấm dày 4mm) tuỳ kích thước mao quản có: Ek, EkS, EkS1, EkS2. Trước khi sử dụng phải rửa băng dung dịch acid hydrocloric cho hết base rửa lại bằng nước cất cho hết clorid.Màng siêu lọc: làm bằng vật liệu tổng hợp như ullpor,microcel...Các màng lọc cần được xử lý đúng kỹ thuật và được khử khuẩn trước khi dùng.Tiến hành lọc trong hệ thống kín, vô khuẩn, áp suất thay đổi để dung dịch thuốc qua được màng lọc vào dụng cụ đựng. Ngoài ra, còn dùng siêu âm, bức xạ ion để khử khuẩn.

Page 5: BAO CHE HOC

- Dùng nhiệt để khử khuẩn: ở nhiệt độ thấp (t0C < 00C) vi khuẩn chỉ bị kìm hãm chứ không bị tiêu diệt, trái lại ở nhiệt độ cao (t0C ≥600C) tất cả các vi khuẩn gây bệnh cho người hầu như đều bị tiêu diệt.+ Dùng sức nóng khô: dùng không khí nóng ( 600C - 3600C...) hay sức nóng của ethanol cháy để khử khuẩn dụng cụ pha chế, đồ bao gói thuốc trong thời gian cần thiết. Sử dụng tủ sấy...phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật.+ Dùng sức nóng ẩm: dùng sức nóng của nước đang sôi hay hơi nước ở nhiệt độ sôi hoặc cao hơn để khử khuẩn.Phương pháp này thường sử dụng để khử khuẩn trong pha chế.Luộc sôi: cho thuốc men, dụng cụ vào nước cất rồi buộc sôi trong thời gian cần thiết ( 1000C trong thời gian từ 1- 2 -3h), để làm tăng nhiệt độ sôi có thể thêm một số chất tan: dung dịch natri borat, natri carbonat 2% sôi ở 1050C, dung dịch natri clorid sôi ở 1080C, dung dịch natri nitrat no sôi ở 1200C song cần chú ý vì có thể làm vỡ hỏng thuốc hay dụng cụ, hơi nước ở 1000C lưu thông qua thùng chứa thuốc, dụng cụ.Dùng hơi nước nén: trong môi trường hơi nước đồng nhất ở nhiệt độ cao, áp suất lớn các vi khuẩn kể cả nha bào chất rất nhanh ( 115 - 1200C/15 - 20 phút).Dụng cụ dùng là nồi hấp - autoclave, có nhiều kiểu khác nhau, nắp nồi, thân nồi làm bằng kim loại chịu áp suất và nhiệt độ cao, giữa nắp và thân nồi có roăng chịu được áp suất và nhiệt độ cao, đảm bảo độ kín. Ngoài ra còn có áp kế, van xả hơi, van bảo hiểm ( van an toàn), giỏ và kiềng.Sử dụng nồi hấp phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật.Cách khử khuẩn này thường được áp dụng rộng rãi vì độ vô khuẩn cao.Phương pháp Tyndall: Thuốc, dụng cụ trở nên vô khuẩn khi được khử khuẩn ở nhiệt độ từ 70 - 800C/1h làm như vậy 3 lần, mỗi lần cách nhau 24h, hoặc ở 50 - 600C/1h làm 5 lần mỗi lần cách nhau 24h, áp dụng đối với những thuốc men không chịu được nhiệt độ cao.1.2. Khử khuẩn bằng phương pháp hóa họcDùng hóa chất có tính xác khuẩn mạnh ở nồng độ thấp không gây tác hại cho người, không làm hỏng thuốc, thiết bị. Phương pháp này ít dùng vì: khó có hóa chất đạt yêu cầu trên. Tuy nhiên một vài dạng thuốc ( dùng ngoài, thuốc uống...) một số dược điển cho phép sử dụng một số hóa chất để bảo quản chống nhiễm khuẩn.Các loại thuốc tiêm tĩnh mạch, tủy sống, thuốc tiêm truyền tuyệt đói cấm dùng hóa chất đẻ khử khuẩn.Một số hóa chất thường được dùng: formol dùng để khử khuẩn không khí cơ sở pha chế và loại formol thừa bằng dung dịch amoniac hai giờ trước khi làm việc.Dung dịch phenol 1- 5%, cloramin ( T, B), cloretol, nipazol, nipazin...2. KỸ THUẬT SỬ DỤNG TỦ SẤY, NỒI HẤP2.1. Kỹ thuật sử dụng tủ sấy- Kiểm tra điện áp tủ sấy.

Page 6: BAO CHE HOC

- Bộ phận nối đất đã nối chưa?- Đưa toàn bộ công tắc về trạng thái nghỉ.- Cắm phích điện vào nguồn, kiểm tra hệ thống đèn báo, hệ thống bếp điện, bộ phận điều chỉnh nhiệt độ có hoạt động không. Nếu tất cả đều hoạt động tốt thì sử dụng, Nếu có bộ phận nào nghi ngờ hoặc không hoạt động thì cần sửa chữa, thay mới.- Rút phích điện ra khỏi nguồn.- Sắp xếp chai lọ, dụng cụ...( đã xử lý, khô) vào từng ngăn cho gọn gàng, dễ thấy.- Vặn bộ phận điều chỉnh nhiệt độ ( chỉ ở nhiệt độ cần sấy).- Cắm phích điện vào nguồn, tủ sấy hoạt động đèn sáng.- Rút phích điện ra khỏi nguồn, đưa các công tắc về trạng thái nghỉ.- Khi nhiệt độ trong tủ sấy trở lại bình thường ( qua nhiệt kế thủy ngân) mở cả tủ lấy chai, lọ và dụng cụ ra đặt trên khay sạch, khô.- Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống công tắc và ổ cắm ra khỏi nguồn điện chưa?2.2. Kỹ thuật sử dụng nồi hấp- Kiểm tra phiếu kiểm tra và nồi hấp.- Rửa hoặc tráng lại nồi hấp bằng nước cất.- Cho nước cất vào nồi hấp vừa đủ ( ngập kiềng)- Kiểm tra, xếp thuốc, dụng cụ vào giỏ đặt vào nồi hấp.- Đậy nắp nồi ở vị trí hợp lý.- Vặn đủ chặt các ốc theo thứ tự từng cặt đối diện ròi vặn lại cho chặt từng cặp một.- Mở van xả hơi.- Đặt nồi hấp lên nguồn điện- Khi có luồng hơi nước xì qua van xả hơi ( nước trong nồi đã sôi) đóng van xả hơi lại. - Theo dõi kim trên áp kế, khi kim chỉ tới áp suất và nhiệt độ cần thiết. Bắt đầu tính thời gian từ lúc đó và duy trì áp suất và nhiệt độ ấy trong thời gian cần thực hiện.- Đưa nồi hấp ra khỏi nguồn điện ( hay rút phích cắm ra khỏi nguồn điện- Lấy thuốc, dụng cụ, băng bông theo cách sau: + Với bông băng, gạc, quần áo thì mở van xả hơi ngay.Mở các ống vặn theo từng cặp đối diện, mở nắp nồi lấy ngay bông băng, gạc ra đặt vào khay sạch, khô và cho ngay vào tủ sấy sấy khô.+ Với thuốc, dụng cụ...Chờ cho kim áp kế chỉ về số “0” sau đó một thời gian ngắn khoảng từ 3 - 5 phút. Mở van xả hơi rồi làm thao tác như trên- Rửa nồi hấp, làm khô, đậy nắp nồi cho vào tủ bảo quản hay che kín tránh bụi.

Page 7: BAO CHE HOC

KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC THANG, CHÈ THUỐC1. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI THUỐC THANG1.1. Ưu, nhược điểm- Ưu điểm+ Gia giảm liều, vị và bào chế thích hợp với thể trạng người bệnh+ Hấp thu vào cơ thể nhang+ Dung môi là nước ăn nên giảm được tính kích thích, tác dụng phụ+ Trong quá trình sắc, hãm, ngâm các vị thuốc trong thang có sự tương tác, hỗ trợ lẫn nhau làm tăng tác dụng và giảm tính độc, tác dụng phụ thuộc.+ Dụng cụ bào chế đơn giản, có thể sắc nấu tại nhà.- Nhược điểm:+ Lượng nhiều, vị đắng, khó uống+ Dung môi là nước nên khó bảo quản lâu1.2. Phân loại thuốc thang+ Thuốc thang giải cảm, giải độc.+ Thuốc thang chữa bệnh+ Thuốc thang bổPhân loại trên có tính tương đối nhiều khi thang thuốc trong đó đã có thuốc chữa bệnh và thuốc bổ.2. THÀNH PHẦN2.1. Dược liệu- Thảo mộc: thường dụng khô đã chế biến bào thái, đôi khi dùng tươi, dùng cả cây hay từng bộ phận: hoa ( hồng hoa, kim ngân), quả ( hồi, mộc qua, chỉ xác). hạt ( cải, xa tiền tử, bìm bìm), thân ( ma hoàng), lá ( thường sơn, tô diệp, vỏ ( hậu phác, hoàng bá, quế), rễ ( lựu, nhân sâm...) căn hàn ( hành, sâm cau). Thảo mộc có nhiều tinh dầu ( quế, hồi, bạc hà...) có nhiều chất nhựa ( nhũ hương, mộc qua).- Động vật: ngô công, địa long, thuyền thoái... - Khoáng chất: thạch cao, thạch tín+ Dễ tan: bạch phàn, bàng sa, diêm tiêu+Khó tan:thạch cao, thạch quyết minh, long cốt, văn cáp...- Chế phẩm bào chế: cao thuốc ( cao ban long, hổ cốt...)2.2. Nước: Đạt chỉ tiêu nước sinh hoạt, ăn được. Nước càng ít tạp càng tốt nhất là nước mưaLượng nước dùng tùy theo loại thuốc thang, thời gian và nhiệt độ khi điều chế thuốc nước.Thông thường nước thứ nhất dung từ 400 - 600ml nước nấu tới khi còn độ 100 - 200ml là được.Lượng nước hai lần cho vào và lấy ra bằng 1/2 lượng nước thứ nhất. Nếu điều chế dùng cho trẻ nhỏ lượng nước cho vào, lấy ra thường bằng 1/3 hoặc 1/2 lượng dùng người lớn.3. KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ THUỐC THANG

Page 8: BAO CHE HOC

3.1. Chuẩn bị- Dược liệu: Đạt tiêu chuẩn đã được chế biến , bào thái, chia liều- Nước: nước đạt tiêu chuẩn nước ăn- Dụng cụ: thường dùng siêu đất nung, siêu bằng sắt tráng men, siêu nhôm có dung tích thích hợp ( khoảng 1,5 lít)3.2. Cách sắc thuốc thang- Nhiệt và thời gian: thông thường lưa to trước khi sôi và nhỏ sau khi đã sôi còn thời gian căn cứ vào tính chất dược liệu, loại thuốc thang. Thường chia 3 loại sau:

Loại thuốc Nước sắt I(Kể từ khi sôi)

Nước sắt II(Kể từ khi sôi)

Thuốc giải cảmThuốc chữa bệnhThuốc bổ

15 - 30 phút20 - 30 phút30 - 45 phút

10 - 15 phút15 - 25 phút20 - 30 phút

Thuốc thang giải cảm thường sắc một lần, thuốc thang chữa bệnh, bổ có thể sắc 3 lần. Trước khi sắc nên ngâm thang thuốc với nước một thời gian ( khoảng 20 - 30 phút).- Cách sắc: có khi gộp chung để sắc hoặc tùy tính chất dược liệu có cách sắc thích hợp.+ Sắc trước với dược liệu rắn cứng ( thảo mộc: thân rễ, cành: động vật: miết giáp, xuyên sơn giáp, khoáng chất: thạch cao, thạch quyết minh) nên sắc trước từ 10 đến 15 phút rồi cho các dược liệu khác vào sắc trong thời gian quy định.+ Sắc sau: cho dược liệu vào trước khi nhắc ra lấy nước sắc khoảng 10 - 15 phút, được áp dụng với các dược liệu ( có tinh dầu, alcaloit, gucozit, antraquinon, vitamin...) có tính năng thay đổi bất lợi thời gian dài, nhiệt độ cao.+ Cho vào túi vải để sắc: một số dược liệu có cấu tạo đặc biệt ( nhiều lông như: tỳ bà diệp; dễ hóa hồ lắng xuống đáy siêu như: hoạt thạch, khó rút dịch lọc như: sa tiền tử). + Chiết nước riêng: dược liệu quý hoặc không chịu được nhiệt độ cao, thời gian dài như tam thất, nhân sâm, lộc nhung, quế, sau chế biến thái lát mỏng, tán bột rồi hãm hoặc trộn với nước sắc khi dùng.+ Trộn với nước sắc trước khi dùng: dược chất dễ tan, chế phẩm bào chế, trộn với nứơc sắc cho đến đều rồi dùng.- Cách sử dụng và kiêng kỵ: nước sắc thường dùng nóng ( uống) thuốc giải cảm, thuốc thang bổ, chữa bệnh nên uống vào lúc đói ( trước khi đi ngủ hoặc sáng sớm) Thông thường mỗi ngày một thang dùng làm 2 -3 lần, môi đợt nên dùng 3 - 5 thang.Thuốc thang giải cảm cần kiêng ăn các thức ăn chua, mặnThuốc thang chữa bệnh cần kiêng ăn các thức ăn tanh, lạnhThuốc thang bổ cần kiêng ăn các thứ lợi tiểu3.3. Bảo quảnThuốc thang không bảo quản được lâu, các vị thuốc phải chế biến đúng kỹ thuật và theo mục đích dùng.Thuốc thang bảo quản đúng chế độ, để nơi khô ráo chống nấm mốc, thường xuyên kiểm tra.

Page 9: BAO CHE HOC

4. MỘT SỐ CÔNG THỨC THUỐC THANG4.1. Thuốc thang giải cảm, giải nhiệt- Ma hoàng thang Ma hoàng 9g

Quế chi 6gHạnh nhân 9gCam thảo 3gNước 600ml

Sắc ma hoàng trước, khi sôi hớt bọt, cho hạnh nhân, cam thảo vào, sắc to lửa trong khoảng 25 phút. Cho quế chi vào sắc tiếp khoảng 5 phút, gạn lọc. ( Quế chi có thể tán bột hoặc mài trong bát thuốc).Phát hãn chữa cảm sốt4.2. Thuốc thang bữa bệnh- Thang xổPhan tả diệp 2gHoa cơm cháy 1gQuả hồi 1gQuả thì là 0,5gKali tactrat 0,5gHãm lấy 10ml. Uống vào buổi sáng4.3. Thang thuốc bổ- Tứ quản thangNhân sâm 12gBạch truật 8gPhục linh 6gCam thảo 1gThêm gừng, đại tái 3g - sắc hai nước còn khoảng 250ml Nhân sâm tán bột hoặc hãm miệng, trộn với nước sắc để uốngThuốc bổ kiện vị chữa suy nhược, uống nóng sau khi ăn- Tứ vật thangThang lục vịThang bát vịThang thập toàn đại bổCHÈ THUỐCChè thuốc dạng thuốc thang đặc biệt gồm một hoặc nhiều dược liệu đã được chế biến, bào thái chia nhỏ nhất định, phân liều đóng gói thành chè gói 100g, 50g, 20g, 15g, 5g. Khi dùng điều chế thành dịch hãm thay nước uống đôi khi chữa bệnh cho người bệnh.Dịch hãm có thể thêm đường, mật hay siro cho dễ uống và chỉ dùng trong ngày1. THÀNH PHẦN1.1. Dược liệu: thường là thảo mộc ít dùng tươi mà thường dùng khô.

Page 10: BAO CHE HOC

Thảo mộc mềm, mỏng mảnh như: hoa, lá thân thảo chế biến làm khô vò bằng tay hay bằng máy.Thảo mộc rắn, cứng như: rễm vỏ thân, vỏ hạt, quả đen tán thô, cắt nhỏ thích hợp.1.2. Dung môi: nước đạt tiêu chuẩn nước uống2. KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ CHÈ THUỐC2.1. Chuẩn bị- Dược liệu chế biến đạt tiêu chuẩn, chia nhỏ tới độ thích hợpNếu khối lượng dược liệu nhiều chuyển thành cao lỏng hoặc dịch chiết đậm đặc bằng dung môi thích hợp (dễ hòa tan vào nước) rồi phun trộn đều vào hỗn hợp dược liệu ở thể rắn đã chia nhỏ rồi sấy khô ở nhiệt độ và thời gian cần để có thủy phân an toàn ( khoảng 8%)Để nguội dần, đóng thành chè thuốc gói từ 5 - 10 - 50g tùy ý. Dán nhãn đúng quy chế.- Dung môi để hãm thuốc: thường là nước đạt tiêu chuẩn ăn uống hoặc nước cất2.2. Điều chế dịch chiếtTùy tính chất dược liệu, yêu cầu chè thuốc dùng lượng nước cho thích hợp có phương pháp điều chế.- Phương pháp ngâm: ngâm dược liệu với nước trong thời gian thích hợp, áp dụng dược liệu chứa chất nhầy, hoạt chất dễ hòa tan trong nước ở nhiệt độ thường như cam thảo.- Phương pháp hãm: hãm dược liệu với nước sôi như chè, áp dụng cho dược liệu mềm, mỏng manh như rau ngô, bạc hà, hòe hoa- Phương pháp sắc: sắc dược liệu với nước trong thời gian cần thiết, sắc hai, ba lần, áp dụng cho dược liệu cứng rắn, hoạt chất bền vững ở nhiệt độ cao như hạt cau, rễ lựu, chỉ xác...3. MỘT SỐ CÔNG THỨC CHÈ THUỐC- Chè râu ngô:Râu ngô 20gRâu ngô cắt ngắn 1 - 3mm sấy nhẹ hay sao qua cho khô - đóng gói 20g, hãm với nước lấy nước hãm uống hàng ngày.Tác dụng lợi tiểuKỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC BỘT1. ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI THUỐC BỘT1.1. Ưu điểm- Tăng tác dụng của dược chất dẽ rút hoạt chất trong dược liệu, dễ trộn đều các bộ phận của dược liệu ( vỏ, thâm, cành, lá)- Tăng khả năng hòa tan của dược chất.- Giảm thể tích, dễ làm khô. dễ vận chuyển- Kỹ thuật bào chế tương đối đơn giản.- Tiện cho kỹ thuật bào chế các dạng thuốc khác ( viên, cốm, dung dịch...).1.2. Nhược điểm

Page 11: BAO CHE HOC

- Khó uống- Khó bảo quản (dễ hút ẩm, nấm, mốc).1.3. Phân loại1.3.1. Dựa vào thành phần- Thuốc bột đơn: là thuốc bột điều chế từ một dược chất.- Thuốc bột kép: là thuốc bột điều chế từ hai dược chất trở lên1.3.2. Dựa vào cách dùng- Thuốc bột dùng trong- Thuốc bột dùng ngoài1.3.3. Dựa vào cách đóng gói- Thuốc bột đã phân liều- Thuốc bột không phân liều1.3.4. Dựa vào mức độ chia nhỏ- Thuốc bột: thô, thô vừa- Thuốc bột: mịn vừa, mịn, rất mịn.2. TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG THUỐC BỘT2.1. Thuốc bột khô, tơi.2.2. Thuốc bột đồng nhất.2.3. Thuốc bột có số lượng đạt dung sai cho phép ( theo DĐVN) quy định theo bảng sau:

Khối lượng của đơn vị đóng gói( tính theo gam)

Dung sai(%)

tới 0.20 ± 15%0.20 - 0.50 ± 12%0.50 - 1.00 ± 10%10.00 - 20.00 ± 5%Trên 20 ± 3%

2.4. Độ chia nhỏ thích hợp: thuốc bột dùng ngoài độ mịn cao hơn thuốc bột dùng trong ( riêng thuốc bột đau mắt phải rất mịn). Thuốc bột có vị đắng, mùi khó chịu mà tán mịn thì rất khó uốngCho ên khi bào chế thuốc bột phải biết tính chất dược chất, tác dụng, cách dùng của dược chất để chia nhỏ thích hợp3. KỸ THUẬT BÒA CHẾ THUỐC BỘT3.1.Kỹ thuật bào chế thuốc bột đơn3.1.1. Chuẩn bị- Dược chất đạt tiêu chuẩn: hóa chất, khoáng chất có thể sấy khô trước khi tán bột. Nếu là thảo mộc phải xử lý trước khi tán bột.+ Loại tạp chất: lựa chọn, sàng sảy, rửa... để loại bỏ phần không cần thiết, tạp chất cơ học ( đất, cát...)+Làm khô:

Page 12: BAO CHE HOC

Phơi nắng: đơn giản nhưng một số dược liệu dễ bị ánh sáng làm biến chất, phải phơi trong bóng mát (âm can) khi phơi cần có dàn cao và có màn thưa che.Sấy nóng: đa số dược liệu sấy ở nhiệt độ 400C - 500C, dược liệu có hoạt chất dễ bay hơi, dễ hỏng thường sấy ở nhiệt độ 200C - 250C như quế, hồi, lô hội, hoa hồng, colophan...Dụng cụ dùng: cơ sở nhỏ dùng tủ sấy, cơ sở sản xuất lớn dùng lò sấy, buồng sấy hoặc dùng đèn hồng ngoại, siêu âm.- Sấy ở nhiệt độ thường: cho dược liệu vào bình thùng kín có chất hút ẩm như: acid sulfuric đặc, vôi tôi, calci clorid khan... làm mất dần nước của dược liệu...- Sấy giảm áp: hệ thống sấy kín có bộ phận làm áp suất tới áp suất cần có.- Hạ thấp nhiệt độ sấy, tăng tốc độ làm khô, đảm bảo hoạt chất và màu sắc của dược liệu.3.1.2. Tán dược chất thành bột- Chia thô dược liệu: tùy loại dược liệu mà chia tho cho thích hợp+ Cắt: dùng kéo, dao, bào dao cầu, máy thái... cắt dược liệu to nhỏ, dày, mỏng tùy ý, áp dụng dược liệu mềm, dẻo, dai như chất nhựa, lá thảo, rễ, vỏ cây...+ Đập vỡ: dùng sức ép, đập nghiền để làm vỡ các dược liệu rắn thành các hạt nhỏ như: hạt, hóa chất.Dụng cụ dùng để đập vỡ như: cối chày, máy ép, thuyền tán, máy xay, máy nghiền...+ Xát: dùng lực ma sát để xát dược liệu lên mặt rây, bàn xát... áp dụng cho dược liệu mềm, dai.- Tán bột: tùy tính chất dược liệu và độ mịn cần thiết của bột mà chọn dụng cụ, phương pháp cho thích hợp.- Tán trực tiếp: xem phần kỹ thuật nghiền, tán rây, trộn đều.+ Tán có chất trung gian: xem phần kỹ thuật nghiền, rán rây, trộn đều.3.1.3. Rây: xem phần kỹ thuật nghiền, tán rây, trộn đềuPhương pháp rây: muốn có độ nhỏ theo yêu cầu cỡ bột trong quá trình tán thỉnh thoảng phải rây tránh bột bị nhỏ quá. Khi rây lớp bột trên rây phải mỏng và được di động, xáo trộn luôn, bột phải khô, rây đưa qua lại nhẹ nhàng, hay quay tròn rung nhẹ, tránh vỗ mạnh hay sát trên mặt rây.Dược liệu độc hay kích ứng phải dùng rây có nắp và có đáy.Sau khi rây xong phải trộn đều.3.2. Kỹ thuật điều chế thuốc bột képThuốc bột kép là hỗn hợp đồng nhất của nhiều bột dược chất chủ yếu là dược chất rắn đã chia nhỏ thích hợp đôi khi có một lượng nhỏ được chất đặc sánh, lỏng được trộn đều với nhau.Muốn hỗn hợp đồng chất phải chú ý đến tỷ lệ giữa các thành phần, tỷ trọng, độ chia nhỏ, màu sắc, độ ẩm và thao tác hỗn hợp...Nếu trong thuốc bột kép có các thành phần và tính chất bột tương tự nhau hoặc chênh lệch nhau không đáng kể thì dễ trộn đều. Nếu chênh lệch nhau quá nhiều, có chất độc phải hỗn hợp theo nguyên tắc “ khối lượng tương đương”.

Page 13: BAO CHE HOC

3.2.1. Chuẩn bị- Các dược chất rắn phải tán riêng để có cỡ bột tương tự nhau.- Dụng cụ hỗn hợp thích hợp, đồ bao gói, nhãn...3.2.2. Trộn đều thành bột kép- Nguyên tắc trộn đều ( nguyên tắc hỗn hợp) xem phần nghiễn tán, rây, trộn đều.- Trường hợp có thuốc độc A, B: bao giờ cũng cho thuốc độc A vào trước rồi đến thuốc độc B, sau đó tiếp tục cho các chất khác.Chú ý: số lượng thuốc độc quá ít lượng từ 50mg trở xuống phải sử dụng bột mẹ chứa 1/10 đến 1/100 thuốc độc đã trộn đều với tá dược (lactose) và cho thêm 0,25 đến 1% bột màu để kiểm tra sự đồng đều+ Thuốc độc có màu: cho vào cối bột có thuốc độc khối lượngít nhất thêm bột màu vừa đủ, trộn nghiền kỹ cho đồng màu rồi thêm dần các bột khác.+ Thuốc độc có màu: dùng thuốc đốc đó làm chất màu.Nếu lượng thuốc độc ít quá cần lót cối: bằng một lượng tá dược ( lactose) tương đương trước khi cho thuốc độc.- Trường hợp có dược chất lỏng: cần quy định khối lượng chất lỏng đó ra số giọt tương ưng.Nếu lượng chất lỏng không quá 2 giọt cho 1 gam thuốc bột thì chỉ việc nhỏ từ từ từng giọt vào đầu chày rồi nghiền trộn vào khối bột.Nếu lượng chất lỏng nhiếu hơn cho 1 gam thuốc bột có thể cô để giảm khối lượng chất lỏng đi hoặc thêm tá dược vào để thu được bột nhưng phải chú ý tá dược đã thêm vào ( tá dược thường dùng: lactose, saccarose,talcum...)- Trường hợp có chất gây bẩn ( xanhmetylen, than hoạt, than thảo mộc) cho chất này vào giữa khối bột rồi nghiền trộn nhẹ nhàng cho đồng nhất.- Trường hợp có chất dễ bay hơi: ( tinh dầu...) cho từ từ vào đầu chày rồi nghiền trộn đều.- Khi lượng bột sau khi đã hỗn hợp được lớn hơn 20g thì phải rây qua rây thưa hơn rồi trộn đều lại nhẹ nhàng.- Khi trộn hỗn hợp cần chú ý các bột tương kỵ với nhau ( cháy, nổ, hút ẩm, cháy lỏng) nếu có phải bao riêng bằng tá dược hay trộn nhẹ nhàng hoặc lá gói riêng, chỉ trộn hay hợp nhất khi dùng.- Thao tác hỗn hợp: xem phần nghiền tán, rây, trộn đều trên.3.3. Chia liều: Chia liều là một trong những bước trọng yếu của điều chế thuốc bột nó ảnh hưởng đến liều lượng điều trị. Các cách chia liều:3.3.1. Dùng mắt: Cách này đơn giản nhưng sai số thường ± 10%.3.3.2. Dùng dụng đong: (dùng thìa có kích thước quy định) để xúc hoặc đong có điều chỉnh được khối lượng 0,5g - 2g sai số thường không quá ± 4%. Chia thuốc bột bằng thìa thuận lợi, nhanh chong, thìa có thể làm bằng gỗ, thép không gỉ. Những nguyên nhân dẫn đến sai số như:- Tính chất của thuốc (tỷ trọng, độ dính, độ ẩm, độ đồng điều của bốt).- Cách đong: tốc độ đong, hướng đong, đông chặt tay, đong lỏng tay.

Page 14: BAO CHE HOC

3.3.3 Dùng chân: Chia liều chính xác thường dùng để chia liều thuốc bột có thuốc độc, chia liều chậm thường dùng cân tay hay cân đĩa.Ghi chú: Còn có thuốc bột không chia liều, được đóng gói thành túi, bao, hôp, lọ lớn dùng để pha thuốc khác hoặc người bệnh tự chia liều dùng và thường có thìa xúc kèm theo.Ví dụ: Thuốc gói natri hyđrocarbonat 50g.3.4. Đóng gói.3.4.1. Bao bì. “Tùy theo tính chất của thuốc, yêu cầu bảo quản, sử dụng điều trị mà có cách đóng gói cho thích hợp.- Giấy: Dùng loại giấy dày có mặt nhẵn, ít hoặc không thấm nước, có màu, có độ bền cơ học, không có tạp chất, không tương tác với thuốc.+ Giấy dầu: Dùng để gói bột dược liẹu thảo mộc.+ Giấy nến: Dùng để gói thuốc có hóa chất dễ hóa hơi như: long não, xạ hương, menthol..+ Giấy bóng kính: Thường dùng loại giấy màu vàng mờ để gói thuốc chứa tinh dầu, dầu mỡ, dễ chảy ẩm, dễ hút ẩm và dễ biến chất do ánh sáng.+ Màng polyetylen (P.E) khó gói nhưng bảo quản thuốc tốt, thường làm thành túi, do không có dầu mỡ, nước hoặc rất ít hơi nước và không khí qua.Dùng đóng gói thuốc dễ hút ẩm, chảy ẩm.+ Giấy gói thuốc được cắt thành mảnh có kích thước nhất định thường có chiều rộng bằng 2/3 chiều dai.Giấy gói được dán thành túi in nhãn thuốc.- Ống lọ bằng thủy tinh hoặc Polyme, loại bằng thủy tinh nay ít dùng vì giá thành cao, loại polyme khá thông dụng. Bao bì loại này bảo quản thuốc tốt. Nếu đóng thuốc bột dùng ngoài rắc lên vết thương thì nút trong của lọ, hộp thường có đục nhiều lỗ nhỏ.- Nang: Dùng nang tinh bột (vỏ nhện) hoặc nang gelatin cứng để đóng thuốc (xem nang thuốc).3.4.2. cách đóng gói.- Phải đảm bảo vô khuẩn.- Bao bì phải được xử lý, khử khuẩn đúng kỹ thuật và vô khuẩn.- Bao bì phải thích hợp (có kích thước quy định, không tương tác với thuốc, bảo quản thuốc tốt).Những điều cần chú ý khi đóng gói:+ Giấy gói bao giờ cũng phải cho mặt nhẵn tiếp xúc với thuốc, giấy gói có thể gấp sẵn hay dàn thành túi. Gói thuốc thường có hình chữ nhật chiều rộng bằng 3/4 chiều dài, góc vuông, gọn kín để khi vận chuyển, bảo quản thuốc không vãi ra ngoài. Thuốc cùng loại nên gói giống nhau, thuốc khác nhau cần dùng giấy màu để phân biệt chống nhầm lẫn. Sau khi gói xong phải cho vào túi, bao, lọ, dán nhãn đúng quy chế.+ Ống lọ thủy tinh hay polyme phải xử lý đúng kỹ thuật và khử khuẩn thích hợp để đảm vô khuẩn.

Page 15: BAO CHE HOC

+ Vỏ nang: Đóng thuốc vào vỏ nang trong phòng khô, sạch tránh thuốc rơi ra mép nang. Đóng xong dùng gạc vô khuẩn lau sạch ngoài cho vào hộp, lọ đậy kín hay đóng ví.+ Trong quá trình đóng thuốc thỉnh thoảng kiểm tra khối lượng có phù hợp sai số cho phép không để kịp thời điều chỉnh.3.5. Bảo quản.Thuốc bột dễ hỏng, hút ẩm, chảy lỏng, lên men mốc, biến màu, mất mùi... nên pha chế từng lượng nhỏ, không nên chế sẵn thuốc bột quá nhiều và để quá 12 năm.Muốn bảo quản tốt thuốc bột: Điều chế đúng kỹ thuật, thuốc bột khô, tơi đóng vào đồ bao gói màu, kín để nơi mát, tránh ánh sáng.4. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THUỐC BỘT.-Thuốc bột phải khô, tơi, sờ không dính tay dễ dàng dàn mỏng trên miếng kính khô, giới hạn độ ẩm cho phép.- Thuốc bột phải đồng nhất: Bằng mắt thường không thì phân biệt rõ các thành phần, kích thước các tiêu phân.- Thuốc bột phải có khối lượng đạt yêu cầu: Cân thuốc trong bao gói phải có khối lượng đạt dung sai cho phép.- Thuốc bột phải có độ chia nhỏ đạt tiêu chuẩn (xem ở phần nghiền trán, rây, trộn điều) hàm lượng thuốc chính đạt tiêu chuẩn quy định.- Thuốc bột phải đạt độ vô khuẩn cho phép. Tìm vi khuẩn bằng phương pháp quy định phải đạt yêu cầu.5. MỘT SỐ THUỐC BỘT THÔNG THƯỜNG.5.1. Thuốc bột đơn.- Thuốc bột độc:+ Bột mã tiền: rửa sạch hạt mã tiền, đồ đến khi hạt mềm bỏ vỏ và mầm. Cắt thành miếng mỏng, sấy khô, tán thành bột rất mịn (rây số 22) trộn đều.Bột màu xám, rất đắng, chứa 2,5 % ancaloit toàn phần.Thuốc độc bảng A.Liều tối đa 0,1g một lần, o,3g trong 24 giờ.- Thuốc bột thường:+ Bột cam thảo: Rễ cam thảo cạo sạch vỏ, rửa nhanh cho sạch, cắt thành miếng mỏng (cắt ngang thớ). Sấy khô, tán bằng cách giã trong cối sắt hau máy nghiền thành bột mịn (cỡ rây 24).Bột màu vàng nhạt, vị ngọt, mùi đặc biệt, chứa 10 - 27% glyrhigin.5.2. Thuốc bột kép.Thuốc bột độc:+ Bột Aconitin 1%Aconitin 100 miligamCarmin 0,25gLactose 0,65gAconitin: Dược chất thuốc độc A, tác dụng giảm đau, không có màu.

Page 16: BAO CHE HOC

Carmin: bột màu.Lactose: tá dược.Trong cối vô khuẩn, cho một ít lactose láng cối, tiếp tục bột aconitin, carmin trộn đều rồi cho từ từ từng lượng lactose vào then nguyên tác hỗn hợp, trọn đều tới khi khối bột đồng màu.thuốc độc bảng A.Bảo quản trong lọ thật kín, khô. Không được đóng đầy để trước một lần lấy thuốc lại lắc lại cho đều.1g thuốc có 10 minigam aconitin.Theo phương pháp trên để điều chế các bột: Digitalin 1%Strophanin 1%Aconitin nitrat 1%KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC VIÊN TRÒNNỘI DUNG CHÍNHThuốc viên tròn là dạng thuốc rắn hình cầu có khối lượng từ 0,10g đến 0,50g để uống không để lâu trong miệng. (thuốc viên tròn có khối lượng dưới 0,10ggọ là thuốc hạt “granullata”, khối lượng lớn hơn 0,50g gọi là viên hoàn “boli”).Trong đông dược dạng thuốc này gọi là “hoàn” viên có khối lượng từ 0,01g đến 3g.1. ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI1.1. Ưu nhược điểm1.1.1. Ưu điểm:- Dễ uống, che lấp mùi vị khó sử dụng của thuốc.- Chủ động tác dụng công dụng của thuốc ở nơi cần điều trị trong hệ tiêu hóa hay hấp thụ có tác dụng.- Chia làm tương đối chính xác.- Bào chế đơn giản- Vận chuyển, bảo quản dễ dàng1.1.2. Nhược điểm:- Tác dụng chậm- Viên tròn dễ chảy dính, nấm mốc, biến đổi màu...1.2. Phân loại.1.2.1. Dựa vào tính chất của dược chất.- Viên có dược chất không ta hoặc khó tan trong nước- Viên có dược chất dễ ta hoặc dễ thấm ước- Viên có dược chất dễ bị oxy hóa, biến chất.1.2.2. Dựa vào hình thức bên ngoài viên- Viên trần- Viên bao1.2.3. Dựa vào tá dược dính dùng trong bào chế viên- Viên nước: chất dính dùng là: nước, cồn, dấm, dịch chước dược liệu.- Viên hồ: chất dính dùng là hồ (tinh bột nếp , mì, gôm ...)

Page 17: BAO CHE HOC

- Viên mật: chất dính là mật ong- Viên cao: chất dính là cao thuốc- Viên sáp: chất dính là sáp ong...1.2.4. Dựa vào sự tan hay giải phóng dược chất ở dạ dày, ruột (ruột non, ruột già)- Viên tan ở dạ dày- Viên tan ở ruột.2. THÀNH PHẦN.2.1. Dược chất.- Hóa chất: terpinhydrat, codein phosphat.- Chế phẩm bào chế: cao thuốc, mật thuốc…- Dược liệu thảo mộc: bột cam thảo, nhựa…2.2. Tá dược.2.2.1. Yêu cầu tá dượcMột số dược chất: gồm nhựa, mật, cao thuốc có thể làm ngay thành viên tròn. Còn đa số phải làm thêm tá dược vào dược chất mới làm được thành viên. Chất lượng của viên phụ thuộc phần lớn vào tá dược. Do vậy tá dược thuốc viên tròn phaỉ đạt những yêu cầu sau:- Không có tác dụng phụ vào kích ứng hay ảnh hưởng tới tác dụng, công dụng của thuốc.- Thể tích nhỏ, độ dính thích đáng, dễ làm thành viên.- Ở nhiệt độ thường không làm viên bị khô hay biến dạng.- Làm cho viên dễ tan rã, giải phóng thuốc trong bộ máy tiêu hóa.2.2.2. Các dược tá thường dùng.- Tá dược độn.Khi khối lượng dược chất quá nhỏ cần phải thêm tá dược được độn để đảm bảo cho viên có thể tích, khối lượng nhất định, thường dùng các tá dược.+ Các bột: tinh bột, caolin, nhôm hydrocid, magnesi carbonat, magneocid, bentonit, pectin, men bia, thảo mộc.+ Các ose: saccarose, lactose, glucose.- Tá dược dính: làm liên kết các thành phần của viên, viên có độ dẻo, dai.+ Siro: có thể dùng siro đơn hay thêm 10% glycerin hoặc siro và glucose (tỷ lệ 2/1).+ Mật ong: là tá dược dính tốt, có độ dính cao khi trộn với bột được chất dễ tạo khối mềm, dẻo và mặt viên không bị cứng, nứt. Ngoài ra mật ong có khả năng kháng khuẩn có đường khử bảo vệ dược chất tốt.Dùng mật ong tốt, đặc có d = 1,40 - 1,45 do đó trước khi dùng phải xử lý (loại bớt nước và tạp chất) đông dược gọi là “luyện”. Tùy độ luyện ta có các loại mật.* Mật non: luỵên mật ong ở 1050C - 1100C, mật còn chứa 4% nước, khi bỏ 1giọt vào nước mật ong vón lại sẽ được mật già. Mật già rất dính dùng làm viên tròn có bột dược chất dính kèm như: khoáng chất, dược liệu nhiều sơ.Tốt nhất là luyện mật ở áp suất giảm sẽ cho mật tốt hơn, mật trong, màu nâu nhạt, giữ được thành phần mật.

Page 18: BAO CHE HOC

Khi sử dụng mật ong còn căn cứ vào thời tiết khí hậu. Thời tiết hanh khô thì dùng mật non, thời tiết ẩm, nồm thì dùng mật già.+ Hồ: dùng hồ nếp, mì, gạo, tinh bột. Hồ nếp có độ dính cao nhât, tùy theo tính chất của dược liệu mà dùng đồ đặc hay loãng, thường dùng hồ 5 -10%. Viên hồ sau khi khô dễ cứng, nứt, tan rã chậm giải phóng hoạt chát từ từ, khi trời nồm thì dễ ẩm, dễ nấm mộc.+ Cao thuốc: với dược liệu nhiều sơ, độ dính kém, số lượng nhiều để giảm thể tíc khối lượng viên và dễ làm viên. Các dược liệu thảo mộc đó chiết lấy dịch cô thành cao có độ dính thích hợp để phối hợp với các dược chất khác làm thành viên.+ Sáp ong vaselin, lanolin, bơ ca cao: ít dùng vì tính dính kém làm viên khó rã. Dùng điều chế viên có dược chất độc, tính kích thích cao, dễ bị oxy hóa hoặc viên tác dụng ở ruột.+ Gôm: arabic, adragant: Có tính dính, dẻo cao dùng không quá 3%, vì làm viên khó tan rã.+ Tá dược tổng hợp PEG (polytyen glycol) có nhiều loại có mác từ 300 - 4000 ĐVC, có thể thêm glycerin, siro đơn hoặc cồn, dễ tan trong nước, làm viên dễ tan rã, giải phóng dược chất tốt. - Tá dược rã:Làm cho viên khi tiếp xúc niêm dịch của cơ thể rã ra (do tương nở…)Hoặc hòa tan tại mao quản để hòa tan dược chất. Phần lớn các tá dược độn còn đóng vai trò tá dược rã như:+ Tinh bột, bột thảo mộc… gặp trương dịch ở trương nở.+ Magnesi carbonat, natri hydrocarbonat gặp dịch vị tạo carbondiocid làm viên tan rã.+ Các ose: saccrose, glucose hòa tan tại mao quản hòa tan thuốc.- Tá dược hút.Dùng cho viên có dược chất lỏng, mềm hoặc dễ chảy lỏng thường dùng bột mịn dược liệu trong viên, kaolin, calci phosphat, calci carbonat,magnesi hydrocarbonat, magnesi carbonat…- Tá dược ẩm.+ Nước: được dùng phổ biến, bản thân nước không dính song có thể làm cho bột dược liệu có đường, keo, tinh bột… sau khi hỗn hợp với nước vừa đủ sẽ trở nên kết dính. Các dược chất dễ hỏng khi gặp nước thì không dùng (dược liệu có glucozit).+ Ethanol: cũng như nước, ethanol khi hỗn hợp với dược liệu: nhựa, có dầu mỡ sẽ trở nên keo dính. Tùy bột dược liệu có trong viên mà dùng ethanol có độ cần thiết. Ethanol dễ bay hơi làm viên chóng khô nên thường dùng rượu ta hay cồn 350 - 400.+ Dấm ăn: Cũng như nước khi dấm phối hợp vừa đủ với các dược chất trong viên sẽ keo dính và làm tăng độ hòa tan alcaloit có trong bột dược liệu.- Các tá dược khác.+ Để phân biệt viên, sự hấp dẫn người dùng còn có thể thêm tá dược màu (màu không độc, thường dùng màu thực phẩm có loại tan trong nước hoặc tan trong dầu) như: rutin, caroten... và tá dược làm thơm như các tinh dầu.

Page 19: BAO CHE HOC

3. TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG.3.1. Thuốc viên tròn phải tròn đều và đồng nhất.3.2. Thuốc viên tròn phải có khối lượng đạt dung sai cho phép.3.3. Thuốc viên tròn phải có đúng thành phần quy định và có hàm lượng dược chất chính đạt dung sai quy định.3.4. Thuốc viên tròn phải tan rã, giải phóng thuốc tốt.3.5. Thuốc viên tròn phải đạt mức độ vô khuẩn cho phép. 4. KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC VIÊN TRÒN.4.1.Chuẩn bị:- Các dược chất rắn tán thành bột cần có, trộn đều thành bột kép.- Chọn các tá dược và điều chế tá dược cần.- Dụng cụ, thiết bị máy móc...4.2. Phương pháp làm thành viên.4.2.1. Dùng bàn chia viên hoặc máy chia viên.- Làm khối dẻo: cho bột kép vào cối hoặc máy nhào sau đó cho từ từ tá dược dính hay tá dược ẩm vào trộn đều, nhào kỹ thành khối mịn không dính chày cối hay máy nhào là được.- Làm thành đũa: căn cứ vào liều lượng khối lượng viên, cân thành từng khối nhỏ. Dùng bàn lăn, lăn thành đũa viên có chiều dài nhất định (ứng với số viên cần có) hoặc dùng máy nén ép, ép thành đũa.- Chia thành viên: Dùng bàn chia viên hay máy cắt viên để tạo thành viên bằng nhau. Đưa đũa viên lên bàn chia viên hoặc máy cắt đã rắc nhẹ một lớp bột chống dính: talc, bột cam thảo hay xoa cồn, dầu thảo mộc (lạc,vừng) dầu parafin với viên mật rồi cắt thành viên.- Làm đều viên: Chia viên xong phải loại bỏ những viên quá to, quá nhỏ để làm lại, làm đều viên bằng phương pháp cho viên qua rây, máy sàn hay dùng máy ly tâm.- Sửa viên: cần phải sữa viên cho viên tròn đều.Viên tạo ra do bàn chia viên bằng tay có thể dùng bàn xoa để sửa lại viên.Viên tạo ra do máy cắt đưa sang bộ phận máy xoa viên cho tròn đều.- Sấy viên: sau khi đã sửa viên đã tròn đều thường sấy nhẹ cho đạt yêu cầu ở nhịêt độ cần thiết.4.2.2. Dùng nồi bao hoặc thúng lắc.Nồi bao viên bằng đồng hoặc thép không gỉ. Tùy dung tích của nồi mà định số lượng viên cần đều chế. Nồi bao được đặt nghiên từ 300 đến 450, tốc độ vòng quay của nồi thường là 20 đến 40 vòng/ phútThúng lắc bằng nhôm, đồng, thép, không gỉ, nếu làm bằng tre sau khi đan phải làm trơn và không được thấm nước ở mặt trong bằng cách: dùng giấy ráp đánh xoa thật bóng rồi quang dầu và phơi nắng nhiều lần.- Làm cốt viên ( làm nhân): dùng một lượng thuốc viên tròn, trộn với một ít tá dược dính hay tá dược ẩm đủ ẩm cho vào nồi bao hay thúng lắc và cho hoạt động để tạo

Page 20: BAO CHE HOC

được hạt nhỏ như hạt kê. Sau đó, dùng rây sàng để chọn các hạt cùng cỡ làm cốt viên ( làm nhân)Có thể dùng hạt đường, hạt cải, hạt tía tô, hạt kê làm cốt viên.- Làm thành viên: phun hay quết đều tá dược dính vào nồi bao hay thúng lắc cho cốt viên vào, trao đều thúng lắc hoặc quay nồi để tá dược dính bao đều cốt viên. Rắc từ từ thuốc với lượng vừa đủ vào tiếp tục lắc thúng nồi để bột thuốc bám chắc đều quanh cốt viên.Bao nhiêu lần như vậy, thường sau vài lần bao phải rây hoặc sàng để loại những viên to, nhỏ và tiếp tục bao tới khi đạt yêu cầu.- Sấy viên: sau khi có viên đem sấy nhẹ ở 400 - 500C cho khô.4.3. Bao viên4.3.1. Mục đích- Làm cho viên không dính vào nhau.Che lấp mùi vị khó uống của thuốc.- Chủ động tác dụng thuốc ở dạ dày hay ruột.- Bảo quản dễ dàng, tránh hút ẩm, tránh dược chất bị oxy hóa, tránh nấm mốc.4.3.2. Các chất dùng để baoKhông kích ứng niêm mạc hệ thống tiêu hóa, không tương tác với thuốc, không có tác dụng sinh học riêng, dễ dàng bao đều quanh viên, giúp cho viên giải phóng dược chất tốt.Các chất thường dùng: Bột talc, bột cam thảo, kaolin, café, lycopot, chu sa, hùng hoàng, bách thảo, graphit, than thảo mộc, than hoạt, đường, bạc vàng... phải là bột rất mịn. Muốn viên tan ở ruột bao bằng: sáp ong, keratin, salol, parafin, colodion.Tá dược hút: siro, hồ gelatin...4.3.3. Phương pháp bao.- Số lượng viên ít có thể dùng hai bát úp vào nhau. Cho viên và bột bao vào trong bát rồi quay đều tới khi đạt yêu cầu.Số lượng viên nhiều dùng nồi bao hay thúng lắc. Viên phải sấy khô, đủ cứng rắn.+ Viên mật cho viên vào nồi bao, thúng lắc thêm từ từ bột bao lắc thúng quay rồi tới khi lớp bao, viên bao đạt yêu cầu.+ Viên thường cách làm như trên nhưng phải thêm tá dược dính trước khi cho bột bao. Bao nhiêu lần tới khi lớp bao, viên bao đạt yê cầu.4.4. Đóng gói, bảo quản.Thuốc viên tròn sau khi bào chế xong đem sấy khô, phân lượng, đóng gói ngay. Căn cứ vào thời gian sử dụng, tính chất viên mà có cách đóng gói và bảo quản thích hợp.Viên có nước, dùng ngay, dùng tại bệnh phòng đóng vào túi giấy, hộp giấy hay túi PE.Viên có tinh dầu, dược chất dễ bị oxy hóa, dễ bị ánh snág làm biến chất đóng trong chai lọ thủy tinh màu.Viên hoàn hay viên mật đóng gói trong quả sáp hoặc lọ thủy tinh nút kín.

Page 21: BAO CHE HOC

Cách làm quả sáp: dùng quả cầu gỗ có kích thước theo viên, lau sạch khuôn, với khuôn mới phải luộc sôi. Bôi hoặc nhúng khuôn vào glycerin. Nhúng khuôn vào hỗn hợp sáp: sáp ong - parafin theo tỷ lệ 2/3 cách thủy ở 700C, làm từ hai đến ba lần để có độ dày đều thích hợp.Lấy dao rạch ngang giữa quả sáp tách nửa dưới và lấy quả cầu ra, nửa trên vẫn dính vào que cắm ra,để chỗ mát cho khôKhi dùng cho viên vào, đậy nắp dưới lại rồi nhúng vào hỗn hợp sáp 2- 3 lần, rút que cắm ra, hàn kín lại bằng sáp trên.Làm như trên tốn kém lại giá thành cao.Có thể gói viên bằng giấy rồi nhúng vào hỗn hợp sáp nóng chảy vài lần hoặc dùng vỏ quả sáp bằng chất dẻo có gờ gắn chặt vào nhau rồi hàn kín bằng parafin nóng chảy.Viên đóng gói xong bảo quản nơi mát thoáng, định kỳ kiểm tra lại chất lượng.5. KIỂM SOÁT THUỐC VIÊN TRÒN5.1. Hình dáng bên ngoài: viên phải tròn đều, giữ nguyên hình dáng ban đầu. Mặt viên khô không nứt nẻ, đồng nhất.- Cắt đôi viên ra các thành phần của viên phải đồng nhất.5.2. Khối lượng: lấy 10 viên trong 1 lô bào chế, tính khối lượng trung bình. Khối lượng trung bình này không được vượt quá hay thấp hơn 10% khối lượng ghi trong công thức. Không thực hiện với viên bao5.3. Thời gian tan rã: cho 1 - 2 viên vào bình nón ( 100ml) thêm 50ml dung dịch acid hydrocloric 0.5% ở 370C ± 20C. Lắc bình quay tròn nhe nhàng mỗi phút hai lần mỗi lần 10 giây. Trong vòng 2h viên phải rã ra hoặc mềm đến mức lấy đầu đũa chạm vào thì viên phải biến dạng dễ dàng.5.4. Định tính, định lượng: theo phương pháp quy định, chứa đúng thành phần và hàm lượng dược chất quy định đạt yêu cầu.5.5. Độ vô khuẩn: thử theo phương pháp quy định không được quá độ cho phép.6. MỘT SỐ CÔNG THỨC THUỐC VIÊN TRÒN- Viên tecpin - codein:Tecpinhydrat 0.50gCodein 0.10gNhựa thông tinh chế vđLàm thành 10 trònTrộn codein với một ít bột màu (carmin) thêm bột tecpin trộn đều thành bột kép. Thêm nhựa thông nghiền thành khối nhuyễn - lăn thành đũa viên, dùng bàn chia viên thành 10 viên. Sấy nhẹ, đóng góiThành phẩm giảm độc B dùng trong.

KỸ THUẬT BÀO CHÉ THUỐC VIÊN NÉN1. ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI1.1. Ưu nhược điểm1.1.1. Ưu điểm

Page 22: BAO CHE HOC

- Khối lượng viên, hàm lượng dược chất của viên tương đối chính xác. Mặt viên có thể khắc rãnh để chia viên thành 1/2 hay 1/4 giúp cho việc chia liều và uống dễ dàng.- Trên mặt viên có thể khắc chữ và hàm lượng viên tránh nhầm lẫn.- Thể tích nhỏ, vận chuyển dễ, bảo quản và sử dụng dễ dàng.- Viên có thể bao áo ngoài giúp cho sử dụng, điều trị và bảo quản tốt hơn.- Có thể sản xuất công nghiệp giá thành rẻ.1.1.2. Nhược điểm- Bảo quản lâu viên dễ bị biến chất: rắn lại, bở, biến màu...- Tác dụng chậm, ít dùng trong cấp cứu- Khó dùng cho trẻ em và người cao tuổi.1.2. Phân loại1.2.1. Theo cách điều chế- Viên nén dập thẳng- Viên nén dập sau khi làm hạt- Viên trần: viên paracetamol...- Viên bao: viên erytromycin.1.2.2. Theo cách dùng- Viên uống: viên sulfaguanidin, clorocid...- Viên ngậm: viên kaliclorat.- Viên dùng ngoài: viên bạch đới...- Viên cấy dưới da: viên procain penicillin- Viên pha dung dịch tiêm: viên caphein2. TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG2.1. Phải có hình dáng kích thước, màu sắc đúng theo quy định2.2. Phải có độ bền cơ học đảm bảo cho vận chuyển, sử dụng và bảo quản tốt.2.3. Viên phải chứa đúng thành phần theo công thức của viên.2.4. Viên phải có khối lượng, hàm lượng dược chất đạt dung sai cho phép của DĐVN quy định2.5. Viên phải có tác dụng đầy dủ khi dùng.2.6. Viên phải đạt độ vo khuẩn cho phép.3. THÀNH PHẦN3.1. Dược chất: như hóa chất, chế phẩm bào chế bột dược liệu và phải đạt tiêu chuẩn.3.2. Tá dược: chất cần thêm vào để làm được thành viên đạt yêu cầu về khối lượng và hình dáng4. TÁ DƯỢC THƯỜNG DÙNG TRONG BÀO CHẾ VIÊN NÉN4.1. Tá dược độn: pha loãng dược chất, tăng khối lượng, tăng thể tích giúp cho viên đạt yêu cầu. Đó là những tá dược thường dùng sau:4.1.1. Bột thảo mộc: dùng loại mịn còn có tác dụng hút, chế phẩm bào chế như cao thuốc, tinh dầu có trong thành phần của viên. Thường dùng các tinh bột cam thảo, bột sâm bố chính...

Page 23: BAO CHE HOC

4.1.2. Tinh bột: bột trắng không tan trong nước, cồn, có tính ổn định, không ản hưởng tới dược chất trong viên. Thường dùng các tinh bột như: tinh bột ngô, khoai, sắn, mỳ, hoàng tinh...4.1.3. Dectrin: sản phẩm thủy phân tinh bột có màu trắng hoặc hơi vàng, tan chậm trong nước lạnh, dễ tan trong cồn.4.1.4. Saccarose: làm thành bột mịn, có vị ngọt, khi hút ẩm sẽ kết khối nên còn có tính dính, điều vị thuốc. Bột đường dùng phối hợp với tinh bột hat tinh bột với dectrin cho hỗn hợp tá dược khá tốt, dễ làm hạt, viên dẹp, độ cứng tốt. Những viên dược chất có tính acid thì không dùng bột saccarose.4.1.5. Calci phosphats: bột trắng, mịn thường dùng calci hydrophospha, trung tính dùng cho viên có chứa cao thuốc, tinh dầu.4.1.6. Calci carbonat: bột trắng, mịn và rất ổn định, không tan trong nước, tương kỵ với acid. Viên thuốc thường thêm vào làm giảm bớt tương tác của dịch vị với dược chất. Calci carbonat còn có tác dụng hút tinh dầu trong viên song yếu vì có tính kiềm mạnh dùng nhiều sẽ gậy táo bón.4.1.7. Các chất khác: ngoài các chất trên còn dùng bột lactose, glucose, magne carbonat, kaolin... Hiện nay thường dùng bột cellulose không độc, trơ không tương tác với dược chất còn có tính dính làm viên rã tốt là một tá dược lý tưởng.4.2. Tá dược dính: làm cho thành phần viên liên kết vào nhau, giảm lực ép của máy, những tá dược dính thường dùng là:4.2.1. Nứơc cất: tuy không có tính dính nhưng khi dùng với cao khô và dược liệu có tinh bột, keo sẽ trở nên dính.4.2.2. Ethanol: cũng như nước khi dùng với ít dược liệu sẽ dính. Ethanol dùng cho viên có chứa nhiều cao thảo môvj hay các bột dược liệu mà nếu dùng nước sẽ tạo nên độ dính quá mạnh hoặc làm cho hoạt chất bị thủy phân. Ethanol có độ cồn tùy thành phần của viên.Ví dụ: bột dược liệu có hoạt chất dễ tan trong nước, thời tiết nong dùng ethanol có độ cồn cao.Khi dùng ethnil thao tác phải nhanh.4.2.3. Hồ tinh bột: thể keo do nước và tinh bột ở 700C tạo thành tính dính cao. Nồng độ tinh bột trong hồ căn cứ tính chất dược chất trong viên yêu cầu của hạt dập viên xốp hay chặ. Nồng độ hồ thường dùng từ 5% - 20%, thông thường 10%.4.2.4. Dectrin: phải sấy khô gặp nước sẽ dính, tính dính kém, thường pha thành hỗn hợp 10% dectrin với tinh bột. Dectrin thường dùng cho việc có bột thảo mộc.4.2.5. Siro và bột đường: tính dính tương đối mạnh, thường được dùng cho các viên có chứa dược liệu thảo mộc, được phối hợp với hồ tinh bột theo tỷ lệ từ 10 - 70%. Dùng nồng độ đường cao hạt chắc, giảm được bột vụn tránh dính chàym vỡ viên, nhưng cao quá thì viên hút ẩm mạnh, bở viên và biến chất.4.2.6. Natri carbocymetyl cellulose: tính dính khá mạnh, thường dùng dung dịch 1% - 2% trong nước để làm tá dược dính. Natri carbocymytlyl cellulose khi gặp nước sẽ nở ra thể tích có thể tăng gấp 10 lần nên còn dùng làm tá dược rã.

Page 24: BAO CHE HOC

4.2.7. Bột cellulose: tá dược dính tốt, tạo hạt trơn, chuyển động dễ dàng, khi dập viên dể sấy khô sau khi dập viên có độ cứng tốt. Bột cellulose khu hút nước thể tích tăng làm viên dễ rã, dùng cho viên chứa bột thảo mộc là 5 - 10% với bột, cao là 10 - 20% với hóa chất là 10%.4.2.8. Các chất khác: ngoài các chất trên còn dùng hồ gôm arabic 2- 5%, hồ bạch cập 2%, pectin, colophan, gelatin...4.3. Tá dược hút: thêm vào để hút cách dược chất: lỏng dể hút ẩm, chảy lỏng, mềm như: cồn thuốc, cao thuốc, tinh dầu, dầu...Thường dùn bột thảo mộc magnesi, carbonat, calci carbonat, kaolin, bentinit...4.4. Tá dược rã: làm cho viên tan rã trong bộ máy tiêu hóa giải phóng dược chất, chia làm ba loại tá dược rã như sau:4.4.1. Chất dập niêm dịch hệ tiêu hóa hay nước tan ra đó là: các loại đường, các loại muối tan.4.4.2. Chất dập niên dịch hệ tiêu hóa hay nước sẽ nở ra làm viên ta vỡ đó là: tinh bột, bột thảo mộc, cellulose, natri carbocymetyl cellulose. Các tá dược độn thường đóng cả vai trò tá dược rã. Thường dùng nhất là tinh bột, trước khi dùng phải sấy khô ở 40 - 500C, thường dùng với tỷ lệ 5 - 20% so với lượng hạt khô.4.4.3. Chất dập niên dịch tiêu hóa sẽ sinh khi làm tan rã viên. Thường dùng là các muối carbonat: calci carbonat, magnesi carbonat, natri carbonat, các chất này khi gặp môi trường acid dịch vị trong dạ dày sẽ tạo khí carbon diocid làm tan vỡ niên .Khi trong viên có chứa bột thảo mộc khá lớn thì có thể không cần thêm tá dược rã.4.5. Tá dược trơn bóngLàm hạt trơn, chuyển động dễ và đều vào cối giảm bớt ma sát giữa cối và chày, dễ đẩy viên ra. Thuốc không dính vào máy, bề mặt viên bóng đẹp, giảm hút ẩm.Tá dược trơn bóng thường dùng là:4.5.1. Magnesi stearat: bột trắng mịn, dễ trộn đều với hạt. Tùy theo tính chất của hạt dược chất ( khả năng hút ẩm, tính dính...) ,mà dùng magne stearat nhiều hay ít, thường dùng là 0,5 - 1% so với khối lượng hạt, nếu dùng tỷ lệ cao sẽ ảnh hưởng tới độ tan rã của viên.4.5.2. Talcum: có tỷ trọng lớn, độ trơn bóng kém, không tan trong nước, làm viên khó rã, tỷ lệ thường dùng 3 - 6%. Nay thường dùng hỗn hợp talcum với magne stearat.( Bột talcum thường lẫn calci carbonat và tạp chất khác nên phải tinh chế và kêểi tra khi dùng).4.5.3. Các chất khác: ngoài các chất trên còn dùng: acid boric tỷ lệ 2 - 5%, dầu parafin 0,5 - 1%, dầu thảo mộc... để làm tá dược trơn bóng.4.6. Tá dược làm ẩmDùng khi dược chất, tá dược khô nhanh hoặc dễ bay bụi trong quá trình bào chế, thường dùng glycerin, tri ethanolamin stearat, natri laurylsulfat, tween.4.7. Tá dược màuĐể phân biệt viên, kiểm tra độ đồng đều của dược chất, phân biệt hàm lượng dược chất, không có tác dụng riêng, bền vững trong quá trình bảo quản.

Page 25: BAO CHE HOC

Một số chất màu thường dùng:- Màu vàng: rutin, caroten, riboflavin...- Màu nâu: caramen, purpurin...- Màu xanh lơ: clorophin...- Màu đen: graphit, than thảo mộc...- Màu tím: các antrocyamin...4.8. Tá dược đệmĐể ổn định được chất khi gặp dịch tiêu hóa không bị phá hủy, thủy phân làm mất tác dụng, thường dùng các muối calci ( carbinat, phosphat).4.9. Tá dược làm thơm, ngọtĐể che lấp mùi vị khó chịu của dược chất, cùng với tá dược màu làm tăng sự hấp dẫn khi dùng: như tinh dầu, đường, glycerin, sarcarin, natri calcicyclamat...5. KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC VIÊN NÉN5.1. Chuẩn bị- Dược chất: đạt tiêu chuẩn, dược liệu thảo mộc được xử lý rồi xay nhỏ hoặc chiết lấy dịch chiết cô thành cao, cất lấy tinh dầu, chiết lấy hoạt chất. Phần lớn dược chất được chia nhỏ thích hợp rồi làm thành bột kép- Tá dược: dựa vào thành phần, tính chất dược chất và yêu cầu của viên mà chọn để có trang thiết bị, máy móc cần thiết, chuẩn bị đồ bao gói.5.2. Làm thành viênTrừ một số dược chất đủ trơn, dính rã... có thể dập thẳng hoặc thêm một ít tá dược rồi dập thành viên như: natri clorid, natri hydrocarbonat... còn phần lớn các dược chất muốn làm thành viên phải qua giai đoạn làm hạt.5.2.1. Làm hạt:- Mục đích làm hạt:+ Làm tăng sự liên kết giữa các tiểu phân chất rắn, làm cho viên chắc hơn, bảo quản tốt hơn.+ Các bột dược chất thường xốp, nhẹ, lực ma sát lớn dễ kết khối chuyển động kém ảnh hưởng đến khối lượng viên nên phải làm thành hạt trước khi dập viên.+ Viên chứa nhiều dược chất có tỷ trọng khác khác nhau, quá trình dập viên dễ bị phân lớp ảnh hưởng tới hàm lượng của viên.+ Trong quá trình dập viên, máy dung động tạo thành luồng không khí chuyển động bột mịn sẽ bay bụi và dính vào đầu chày gây hiện tượng dính chày làm bong mặt viên. Vì vậy muốn làm được viên nén tốt dựa vào các tính chất các dược chất, tá dược của viên, trang thiết bị hiện có để tạo thành hạt cần thiết.- Cách làm hạt:+Phương pháp làm hạt khô ( dập kép): áp dụng cho những dược chất dễ biến chất khi gặp ẩm và nhiệt độ như: aspirin, vitamin C, kháng sinh...Lần đầu dập thành viên to ( chỉ cần rắn chắc mà không cần khối lượng), xác thành hạt (bằng máy cán, sát hạt khô0. Rây qua cõ rây 30 - 35 để làm đều hạt, trộn đều với tá dược trơn rồi dập thành viên.

Page 26: BAO CHE HOC

+ Phương pháp làm hạt ướt:Nếu toàn bộ thành phần viên là bột mịn, trộn thành bột kép, thêm tá dược dính vừa đủ trộn đều xát qua cỡ rây 27 - 30 làm thành hạt.Nếu là cao khô có độ dính mạnh chỉ việc nghiền và rây qua rây 30 - 35 làm thành hạtCao có độ dính kém không thể dập thành viên thì thêm tá dược dính vừa đủ khi đã nghiền rồi trộn đều và làm thành hạt.Nếu cao mềm thì trộn với bột dược liệu có trong viên hoặc tá dược vừa đủ và xát thành hạt.Nếu bào chế ít có thể xát bằng tay dùng cỡ rây 30 - 35 ( 0,8 - 2mm)Trong sản xuất công nghiệp dùng máy xát hạt, máy làm hạt tầng sôi.- Sấy hạt: hạt xát xong phải đem sấy ngay nếu không sẽ kết khối biến dạng. Nhiệt độ sấy thường từ 60 - 800C.Với hạt có chứa chất thơm, tinh dầu, glucozit, dược chất dễ hỏng ở nhiệt độ cao thường sấy ở nhiệt độ 500C.Với hạt nhiều tinh bột: đường thì không sấy được sấy ở nhiệt độ qáu cao 700C vì bột sẽ hóa hồ, đường sẽ chảy hạt bị rắn lại.Khi sấy nhiệt độ phải tăng từ từ để tránh hiện tượng mặt ngoài khô trước tạo thành màng cứng nước bên trong không thoát ra được. Rải hạt đều trên khay, chiều dày không quá 2cm, quá trình sấy thỉnh thoảng phải đảo đều, nhẹ tay tránh hạt vón, vụn hạt.Để dập được thành viên hạt phải có độ ẩm thích hợp từ 0,5 - 7% tùy loại.Hạt cứng quá viên dập dễ rỗ mặt, khó rã, hạt mềm thì viên dễ bở, sứt, vỡ.Sấy hạt có thể dùng hạt sấy, phòng sấy, tia hồng ngóại...5.2.2. Xử lý hạt trước khi dập viên- Làm đều hạt: + Với viên có khối lượng trên 0,3g làm đều hạt qua cỡ rây 35+ Với viên có khối lượng từ 0,1 - 0,3g làm đều hạt qua cỡ rây 34+ Với viên có khối lượng dưới 0,1g làm đều hạt qua cỡ rây 32.- Phun tinh dầu: để tránh bay tinh dầu cho nên tinh dầu có trong viên chỉ được phun đều vào hạt trước khi dập viên: tốt nhất là phun đều vào tá dược trơn rồi trộn đều vào hạt trước khi dập viên.- Thêm tá dược trơn và rã: tá dược trơn phải thật mịn, tá dược rã phải thật khô, cho hạt vào trộn đều rồi cho vào thúng đậy kín, khi dập viên lấy ra dùng .Chú ý: để tăng độ dính trong quá trình dập viên một số hạt cần thêm một lượng tá dược dính thích hợp như: bột, đường, cồn với viên có cao thuốc và dầu mữo cần thêm tá dược hút trước khi dập viên mới khắc phục được hiện tượng bở của viên5.2.3. Dập thành viên- Máy dập viên: hiện nay máy dập viên được chia làm:+ Máy dập viên tâm sai: lực nén do lực tâm sai tạo nên. Loại máy này khi hoạt động lực nén mạnh tạo nên cùng một lúc nên máy thường gay tiếng ồn lớn, rung nhiều,

Page 27: BAO CHE HOC

viên nén mạnh,nhiệt độ lúc nén cao, viên thường không đều, chất lượng viên kém, hiệu suất thấp hiện nay ít dùng.+Máy dập khuôn mâm khuôn quay: loại máy này gồm hai hệ thống chày trên và chày dưới được nâng lên và hạ xuống từ từ đồng thời hệ thống khuôn ( cối) trên mâm quay tròn để lấy hạt vào, tạo viên và gạt viên ra. Viên được tạo ra do nén từ từ nên chất lượng tốt. Một vòng quay của máy có thể bỏ từ 2 - 3 hệ thống chày cối cùng dập nên cho hiệu suất cao, có thể dập được hàng vạn viên trong một giờ.Loại máy này hiện nay rất thông dụng.+ Cấu tạo chung: bất cứ loại máy nào cũng gồm có hai bộ phận chính như sau:Chày và cối: chày có chày trên và chày dưới và phải lọt khít vào lòng cối. Chày dưới có nhiệm vụ điều chỉnh khối lượng viên và đẩy viên sau khi dập được lên mặt cối. Chày trên để điều chỉnh lực nén của máy tạo độ chắc của viên.Mặt chày có nhiều kiểu: có thể khắc chữ, khắc ngấn, phẳng, lỏm vừa, lỏm cầu. Mặt chày phải thật nhẳn bóng, cạnh mặt chày phải sắt không được sứt mẻ.Chày có nhiều cỡ để có thể dập được nhiều loại viên có khối lượng khác nhau.Phễu nhã hạt vào cối: đẩy viên thuốc ra và thu nhả hạt vào cối gạt hạt bằng mặt cối.- Quá trình hoạt động của máy dập viên+ Nhả hạt vào cối: sau khi đã lắp cối chày và điều chỉnh sẵn. Phễu nhả hạt vào cối gạt bằng mặt cối và chuyển động.+ Dập hạt thành viên: sau khi phễu nhả hạt rút đi chày trên hạ xuống nén hạt vào cối với áp lực và độ sâu đã định thước. Hạt bị nén giữa chày trên và chày dưới tạo thành viên.+ Gạt viên ra: chày trên rút lên, chày dưới nâng lên ngang bằng mặt cối, phễu nhả hạt đi tới gạt viên ra, chày dưới đồng thời hạ xuống vị trí cũ để cối nhã hạt. Phễu nhả hạt và gạt hạt bằng mặt cối.Quá trình hoạt động lập đi lập lại như trên.5.3. Bao viênViên bao là chế phẩm từ dạng thuốc hạt viên tròn, viên nén khi mặt ngoài được bao bằng một hoặc nhiều lớp của một chất hay hỗn hợp đồng nhất của nhiều chất.Khi lớp bao mỏng viên được gọi là viên bao phin ( theo DĐVN.Viên bao là viên nén được bao bằng một hay nhiều lớp của hỗn hợp những chất khác nhau như: các chất nhựa thiên nhiên hay tổng hợp, các chất độn không tan, đường, các chất hóa dẻo, các cồn đa chức, sáp ong, các chất làm thơm đã được quy định, lớp bao cũng có thể chứa các hoạt chất).5.3.1. Yêu cầu thuốc viên bao- Viên có mặt nhẵn bóng, đồng đều, lớp bao mỏng.- Viên phải có khối lượng, hàm lượng đạt yêu cầu.- Viên phải có độ bền cơ học, tan rã, giải phóng dược chất, độ vô khuẩn đạt yêu cầu.5.3.2. Mục đích bao viên- Che lấp mùi vị khó sử dụng của thuốc, hấp dẫn người dùng.

Page 28: BAO CHE HOC

- Tránh được các tác động của các yếu tố ngoại lai ( không khí, độ ẩm, dịch tiêu hóa...) tới thuốc.- Chủ động được các tác dụng của thuốc.- Tránh được tính thích ứng: tương kỵ của dược chất với dịch tiêu hóa hay giữa các thành phần có trong viên khi dùng thuốc.- Phân biệt được viên, bảo quản được lâu, không kết dính vào nhau.5.3.3. Các chất lượng dùng để bao- Yêu cầu chung của các chất dùng để bao.+ Dễ dàng bám đều trên mặt viên.+ Bền vững và có khả năng ngăn cách các yếu tố ngoại cảnh và giữa các thành phần của viên.+ Không kích ứng, trả về mặt sinh học và dược chất của viên+ Có mùi vị, màu sắc hấp dẫn, rẻ tiền, dễ kiếm- Các chất bao thường dùng:+ Tan ở dạ dày: nếu là chất rắn phải là bột rất mịn.Bột thảo mộc: lycopot, cam thảo, sâm bố chính, tinh bột, quế, caphe..Bột hóa chất: tale, kaolin, magne carbonat, calci carbonat, graphit, saccarose, dectrin.+ Tan ở ruột: thường dùng.Salol: có thể dùng đơn hoặc cùng một số chất khác.Gelatin được formal hóa ( chú ý nồng độ formol và thời gian, vì nồng độ cao, qáu lâu sẽ không tan).Keratin: có hai loại: acid, base khi dùng cần chú ý.Sellak: không tan trong môi trường acid, dễ tan trong môi trường base. Rất ít dùng đơn độc mà phải kết hợp với các chất khác nhau như: Sellak 5; butylstearar 5; dầu thầu dầu 0,5; ethanol 950, 89,5.Sellak 31,25; dầu thầu dầu 6,25%; ethanol 950 62,5%; cellulose cetatphtalat chất bao tốt với mọi quy mô pa với aceton ở nồng độ 5%.+ Bao màng mỏng: các chất hay dùng:Carbowax6000, PEG trong âthnol 25%, zein 15%, tween 20 - 30%, isopropanol ( 25%) 82%.Carbowax6000 70g, dung dịch cellulosa cetatphtalat 10% 300m, aceton vừa đủ 500ml ( dễ tan trong nước, dạ dà). Carbowax 6000 70g dung dịch cellulosa cetatphtalat 10% 300m, phẩm vàng 0,5g aceton vừa đủ 500ml ( Công thức khác tương tự thêm sáp ong 5g).+ Tá dược dính khi bao: thường dùng dung dịch siro có nồng độ 50 - 60% ( dễ thấm sâu làm mềm viên) để tăng độ dính thường thêm gelatin, gồm metylcellulose...+ Tá dược bao nhẵn: thường dùng như: tale, tylose KN 25, acrosil, titandiocid, khi dùng thường trộn đều vào dung dịch siro.+ Tá dược làm bóng viên: thường dùng sáp ong, parafin, stearin, spermacety...Spermacety 80gDầu parafin 80g

Page 29: BAO CHE HOC

Talc 30gHay: sáp ong 80gDầu parafin 100gTale 100gHay: spermacety 16gSiro 39gHoặc: gôm arabic 40% 3gHồ tinh bột 7gMỗi kg viên dùng khoản 5g+ Tá dược màu dùng để bao: xem ở phần tá dược màu trênTá dược màu không tan trong nước dùng ở dạng bột rất mịn trộn đều với tá dược khác khi bao.Tá dược màu tan trong nước hòa vào dung dịch siro khi bao nhãn5.3.4. Kỹ thuật bao viên- Chuẩn bị:+ Viên phải bao hoặc để bao: thuốc hạt viên tròn, viên nén. Riêng với viên nén để điều chế viên bao dùng nối bao viên phải xử lý mài bớt cạnh sắc như sau: cho viên nén vào nồi bao, cho nồi bao hoạt động tới khi đạt thì lấy ra và loại bột.+ Các chất dùng để bao: tùy theo yêu cầu viên tan ở ruột, dạ dày hay bao màng mỏng mà chuẩn bị, điều chế cho thích hợp. Nếu ở thể rắn phải tán bột rất mịn và đồng nhất.+ Trang thiết bị:Nồi bao viên xem bài thuốc viên tròn.Máy dập viên bao: hoạt động như máy dập viên. Trước tiên tạo vỏ hở mặt. Đặt viên vào vỏ cuối cùng dập kín tạo viên bao, viên bao thu được đều và đẹp, bảo quản tốt.- Tiến hành bao viên:+ Nếu là thuốc hạt, viên tròn số lượng ít chỉ để cho viên không kết dính ( xem bài thuốc viên tròn)+ Nếu là thuốc viên nén tùy theo yêu cầu và thiết bị sử dụng khi baoDùng nồi bao viênBao đường: các giai đoạn gồm:Bao lót: cho viên vào nồi bao, nồi hoạt động thêm tá dược dính ( hồ gelatin 10 - 15%, có thể thêm gôm arabic 3%) làm cho mặt viên ẩm đều đủ dính. Thêm từ từ bột tale vừa đủ vào rồi làm khô viên bằng sức nóng ở 300 - 500C( do bếp điện, luồn không khí nóng và phải sạch). Viên khô lại bao như trên. Bao từ 4 - 5 lớp bao.Bao dày: tiến hành bao như trên nhưng dùng tá dược dính là dung dịch siro 60 - 70%, có thể thêm từ 4 - 8% gelatin và dùng bột bao: cali carbonat, tale hay calci carbonat + talc, tinh bột, kaolin, dectrin, bột đường, magne carbonat. Bao từ 10 - 15 lớp.Bao hẵn ( bao đường): tiến hành bao như trên nhưng không dùng bột bao mà toàn dùng siro nhiệt độ bao không quá 400C.

Page 30: BAO CHE HOC

Bao màu: viên phải thật nhẵn, chất màu đã trộn đều với bột bao hoặc hòa tan vào siro. Tiến hành bao như trên rới khi lớp màu đạt yêu cầu, nhiệt độ khi bao thường từ 35 - 400C.Bao bóng: cho chất làm bóng vào nồi bao đã có viên tới khi mặt nhẵn bóng đều, đẹp và đạt yêu cầu.Bao viên tan ở ruột: tiến hành như bao đường nhưng dùng các chất tạo màng mỏng.Ưu điểm: tiết kiệm nguyên liệu, đơn giản, nhanh, trơn, màng bao rất mỏng khối lượng viên ít thay đổi chống ẩm và nhiệt tốt.Nhược điểm: tốn kém, đọc cho người thao tác, bao màu sắc kém bao đường.Dùng máy dập tạo viên bao: gồm hai giai đoạn chính:Tạo vỏ bao khuyết mặt.Đặt viên cần bao vào vỏ rồi dập kín mặtBao nhanh, đều đẹp, độ bền cơ học tốt, hiệu suất cao.Xử lý viên bao không đạt yêu cầu:Lớp bao không đồng đều, màu không đồng nhất, không nhẵn bóng. Cần xử lý như sau:Tiếp tục bao dày thêm cho nhẵn, màu đồng đều.Loại bỏ một lớp bao hoặc phá bỏ toàn bộ lớp bao rồi sấy viên khô và bao lại.5.3.5. Đóng gói, bảo quảnViên sau khi bào chế xong loại bỏ viên không đạt yêu cầu. Sấy viên thật khô.Dùng đồ bao gói: như túi PE, ống lọ thủy tinh, hộp kim loại hoặc nhựa, đã được xử lý và khử khuẩn có thẻ đóng viên vào vỉ ngày nay hay dùng.Không nên đóng lượng lớn hơn 1000 viênDán nhãn đúng quy chếBảo quản: để nơi mát, khô ráo, thoáng, định kỳ kiểm soát chất lượng tối đa không quá 1 năm.6. KIỂM SOÁT THUỐC VIÊN6.1. Hình dáng, kích thước: viên có cùng một công thức phải có hình dáng, kích thước như sau, màu phải là màu của chất dùng để làm viên ( trừ viên bao). Mặt viên phải nhẵn có thể khắc chữ, khắc rãnh. Cạnh phải sắc và thành phải lành lặn.6.2. Độ bền cơ học: viên nén phải có độ bền cơ học để đảm bảo được hình dạng khi đóng gói và vận chuyển. Để 3 viên rơi tự do từ độ cao 1m lên một mặt phẳng và chắc không viên nào được gẫy, vỡ. Nếu mặt viên có vết rạng nứt thì coi như bị vỡ. Khi chỉ mé cạnh dưới 1/4 viên thì coi như không vỡ. Nếu làm lần thứ nhất không đạt thì làm lại với 3 viên khác.Dùng máy: cho một số viên vào máy, cho máy quay với vận tốc độ đã định trước trong một thời gian nhất định. Tính khối lượng trung bình mỗi viên so với khối lượng trung bình của mỗi viên trước khi thử không được vượt quá dung sai cho phép.6.3. Độ đồng đều khối lượng: cân chính xác 20 viên bất kỳ và xác định khối lượng trung bình của mỗi viên. Cân riêng từng viên so với khối lượng trung bình. Không được quá 2 viên có khối lượng chênh lệch quá độ lệch tính theo tỷ lệ phần trăm của

Page 31: BAO CHE HOC

khối lượng trung bình và không được có viên nào chênh lệch quá giáp hâi tỷ lệ phần trăm đó.Khối lượng trung bình của viên Độ lệch tỷ lệ phần trămTới 80mg 10Trên 80mg - dưới 250mg 7,5Từ 250mg trở lên 5

6.4. Thành phần của viên: viên phải chứa đúng thành phần của công thức, định tính theo chuyên luận riêng.6.5. Độ đồng đều hàm lượng: lấy 10 viên bất kỳ định lượng dược chất theo chuyên luận riêng, nếu hàm lượng dược chất trong viên ở trong phạm vi dung sai cho phép ±15% ( hay 85 - 115% giá trị trung bình). Không đạt yêu cầu nếu có 1 viên ở ngoài dung sai cho phép ( ở ngoài khoảng 75 - 124%). Nếu có viên ngoài dung sai (GTTB) nhưng ở trong dung sai ± 25% thì thử lại với 20 viên khác bất kỳ.Thuốc viên nén đạt yêu cầu nếu trong tổng 30 viên đã thử không có quá 1 viên ở ngoài dung sai cho phép ±15% và không có viên nào ở ngoài khoảng dung sai ±25%6.6. Độ tan rã: dùng máy thử độ tan rã Erweka hoặc dụng cụ tương tự có kích thước quy định.Máy gồm 1 bộ phận mang 6 ống thủy tinh hở hai đầu được giữ ở vị trí thẳng đứng, đầu dưới các ống là một tấm lưới bằng sợi thép không ri, chịu được các dung dịch acid, đầu trên các ống đậy một đĩa nhỏ bằng chất dẻo để tránh cho chất thử bắn ra khi vận hành máy. Bộ phận này được gắn với một bộ phận cơ khí tạo cho dụng cụ chuyển động lên xuống với khoảng cách 50 - 60mm và tần số cố định 28 - 32 chu kỳ mỗi phút.Bộ phận ống thử được nhúng chìm vào trong một bình thích hợp thường có thể tích 1000ml đựng chất lỏng thử ví dụ như: nước cấtCó một bộ phận điều nhiệt duy trì chất lỏng ở nhiệt độ thử 370C ± 20C và có nhiệt độ kế theo dõi.Khi dụng cụ chuyển động lên xuống trung bình phải có đủ thể tích chất lỏng soa cho bộ phận các ống thử ở vị trí thấp nhất thì lưới kim loại phải ở dưới bề mặt lớp chất lỏng phái trên ít nhất 25mm và khi ở vị trí thấp nhất thì lưới kim loại cách đáy bình ít nhất 25mm.Tiến hành thử: trừ chỉ dẫn riêng theo chuyên luận. Cho 1 viên vào mỗi ống, đậy đĩa nhúng chìm các ống vào bình đựng nước cất rồi cho máy vận hành.Thời gian tan rã không quá 15 phút.Độ ta rã đạt yêu cầu khi không còn cặn trên lưới hoặc không còn cặn dính vào bề mặt lưới của đĩa đậy. Nếu còn cặn thì chỉ là mtộ khối mềm không còn nhân khô rắn sờ thấy được. Nếu viên bi dính vào các đĩa thì thử lại với 6 viên khác nhưng không cho đĩa vào ống. Mẫu thử đạt yêu cầu nếu 6 viên tan rã hết.Viên bao- Viên bao phải có bề mặt nhẵn bóng, thường có màu phải đồng đều.

Page 32: BAO CHE HOC

Khi cắt viên thấy các lớp bao khác nhau.- Độ đồng đều khối lượng, hàm lượng, xác định tiến hành tương tự như trên ( viên không bao).- Độ tan rã: trừ viên dùng để nhai. Phải đáp ứng yêu cầu thử độ tan rã của viên nén không bao, trong đó cặn trên dưới còn lại có thể là các mảnh vỏ bao.Viên bao phin phải tan rã trong 30 phút.Viên bao phải tan rã trong 60 phútĐối với các viên bao khác viên bao phin, nếu có viên nào không tan rã thì làm lại trên 6 viên khác thay nước cất bằng dung dịch acid hydroclric 0,1M.Mẫu thử đạt yêu cầu nếu cả 6 viên đều tan hết.Đối với viên bao kể cả viên bao phin, nếu viên không đạt yêu cầu do bị dính vào đĩa thì làm lại với 6 viên khác, nhưng không cho vào đĩa ống. Mẫu thử đạt yêu cầu nếu cả 6 viên đều tan rã hết.Viên bao tan ở ruột:- Tương tự như viên bao- Độ tan rã: dụng cụ như trên. Cho một viên vào trong mỗi ống, không dùng đĩa, nhúng dụng cụ vào trong bình đựng dung dịch acid hydrocloric 0,1M, cho máy vận hành trong 120 phút trừ chỉ dẫn trong chuyên luận. Lấy dụng cụ ra khỏi bình và quan sát, không được có viên nào có dấu hiệu bị nứt làm cho hoạt chát bị hòa tan mất hoặc bị tan rã ngoài các mảnh vỏ của lớp bao. Thay chất lỏng trong bình bằng dung dịch đệm phosphat pH 6,8 cho đĩa vào mỗi ống và vận hành dụng cụ trong 60 phút, lấy dụng cụ ra khỏi chất lỏng và quan sát.Mẫu thử đạt yêu cầu nếu tất cả 6 viên đều tan rã hết. Nếu viên bi dính vào đĩa thì làm lại với 6 viên khác nhưng không dùng đĩa ( thử bằng dung dịch đệm phosphats pH = 6,8). Hòa tan 28,8 dinatrihydrophosphat và 11,45g dikalihydrophosphat trong nước cất thêm nước cất vừa đủ 1000ml.Viên tan trong nước.- Kiểm soát tương tự viên không bao.- Độ tan rã: thử như viên không bao dùng nước cất ở 19 -200C trừ chỉ dẫn khác.Viên phải tan rã hết trong 3 phút.7. MỘT SỐ CÔNG THỨC THUỐC VIÊN NÉN.7.4. Viên berberin (công thức cho 10000 viên)Berberin clorid 1000,0gHồ tinh bột 125,0gMagnesi stearat 10,0g- Tính chất, đặc điểm: Tự trình bày sau khi đã học ở dược liệu, hóa dược, dược lý. - Cách làm: Trồn đều berberin clorid với hồ tinh bột đủ nhão, xát hạt, sấy hạt ở 700C cho khô, độ ẩm còn 6%. Thêm bột magne stearat trộn đều sau khi đã làm đều hạt, dập thành 10.000 viên đóng gói.

Page 33: BAO CHE HOC

Thành phẩm thuốc thường dùng trong.KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ DUNG DỊCH THUỐC.NỘI DUNG CHÍNHDung dịch thuốc là dạng thuốc lỏng điều chế bằng cách hòa tan một hay nhiều dược chất trong một dung môi hay hỗn hợp dung môi thích hợp, dùng trong hay dùng ngoài.Dung môi là nước, ta được uống nước.1. ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI.1.1. Ưu nhược điểm.1.1.1.Ưu điểm:- Hấp thụ và gây tác dụng nhanh hơn thuốc ở dạng rắn như: viên, bột, cốm.- Một số dược chất ở dạng dung dịch thuốc không kích ứng niêm mạc như ở dạng rắn, ví dụ:Cloranhydrat, một số có tác dụng ở mức độ cao hơn khi dùng ở dạng lỏng.1.1.2.Nhược điểm:- Kém bèn vững, không bảo quản được lâu.- Chia liều kém chính xác hơn dạng thuốc rắn- Bao gí cồng kềnh, vận chuyển khó khăn1.2. Phân loại.- Dung dịch dùng uống: dung dịch baugett, lugol-Dung dịch dùng ngoài: tarnier, sulfarin...- Dung dịch mẹ: dung dịch brômfor 1/10.2. THÀNH PHẦN CỦA DUNG DỊCH2.1. Dược chất.Còn gọi là chất tan: vô cơ, hữu cơ, có thể ở dạng rắn hay lỏng, acid boric, natrisulfat, clorofor, chất ở thể khí ít gặp hơn như: carbon dioxit... đạt tiêu chuẩn (độ tan của dược chất: biểu thị bằng lượng tối thiểu dioxid… đạt tiêu chuẩn (độ tan của dược chất: biểu thị bằng lượng tối thiểu dung môi hòa tan hoàn toàn một phần dược chất đó. Ví dụ: Natri benzoat hòa tan trong hai phần nước có nghĩa muốn hòa tan 1g natri benzoat thì cần tói 2g nước cất.Hệ số hòa tan: Lượng dược chất tối đa có trong một lượng dung dịch của nó, ví dụ: trong 100 phần dung dịch acid boric có 3 phần acid boric.Nồng độ của dung dịch: là tỷ số giữa khối lượng chất tan tính bằng thể tích khối lượng và dung dịch bằng thể tích hay khối lượng. Trong bào chế thường dùng tỷ lệ phần trăm tính bằng tỷ lệ chất tan trên thể tích dung dịch (ký hiệu %). Ví dụ: Nồng độ acid 3% nghĩa là: trong 100ml dung dịch có chứa 3g acid boric.2.2. Dung môi.Thường dùng nước cất thơm, nước khử khoáng hoặc hỗn hợp dung môi để tăng độ hào tan của dược chất như: hỗn hợp ethanol-glycerin, hay ethanol- nước, ethanol-glycerin - nước.- Nước cất: (xem ở bài nước cất).

Page 34: BAO CHE HOC

- Nước cất thơm: chế phẩm thu được bằng cách cất dược liệu với nước hay hòa tan tinh dầu vào nước cất (nước thơm). Nước thơm chứa các hoạt chất dễ bay hơi có trong dược liệu như tinh, acid cyanhdric … Nước thơm được dùng bào chế làm chất dẫn hoặc dung môi thường, có một số ít có tác dụng dược lý như: nước bạc hà, nước cất lá đào (thành phẩm độc bảng B). Kỹ thuật điều chế nước cất thơmPhương pháp cất dược liệuCất kéo bằng hơi nước: áp dụng cho dược liệu mềm, dược liệu tươi, khô chia nhỏ đặt trên vỉ để cách mặt nước, khi cất hơi nước sôi bốc lên đi quan dược liệu kéo theo các chất dễ bay hơi và hoà tan vào nước cất thu được. Cất trực tiếp: áp dụng cho những dược liệu cứng, đáy nồi được lót vỉ rồi cho dược liệu được chia nhỏ vào đổ nước cho ngập dược liệu rồi cất. Có loại phải ngâm trong nước trước rồi cất như: quế, đinh hương ... Nước cất thôm thu được, khuấy kỹ rồi lọc loại tinh dầu thừa. Số lượng nước thu được tuỳ theo loại dược liệu. Nước cất quế thu bằng 5 lần dược liệu, nước cất bạc hà, hoa cam, hoa hồng, lá đào tương đương lượng dược liệu. Riêng một số nước cất thêm độc phải định lượng hoạt chất. Ví dụ: nước cất lá đào chứa 0,1% acid cyanhydricPhương pháp hoà tan tinh dầu vào nước cất: - Hoà tan tinh dầu trong ethanol rồi dùng cồn tinh dầu hoà tan trong nước cất rồi lọc trong. Ví dụ: lấy 3ml cồn 1% tinh dầu hoà tan trong nước cất rồi lọc trong. Dùng chất trung gian để hoà tan tinh dầu bạc hà hoà tan tinh dầu vào nước: dùng talc, kaolin, bột giấy lọc ... nghiền kỹ chất trung gian với tinh dầu, thêm nước cất nghiền kỹ để 24 giờ, thỉnh thoảng khuấy, lọc qua giấy lọc đã thấm nước. - Nước cất lá đào Lá đào tươi 100gNước 400mlCắt nhỏ, giã dập lá đào (hoặc vò nát lá đào) cất kéo bằng hơi nước. Thu lấy 100ml, lắc kỹ lọc qua giấy lọc đã thấm nước. Nước cất lá đào phải chứa 0,1% acid cyanhydric.Đóng gói kínThành phẩm độc B- Nước cất bạc hà Ngọn bạc hà tươi 100,00g(hay ngọc bạc hà khô 20g)Nước vdCắt nhỏ cất như trên thu lấy 100ml- Nước hơi đục, vị chát, dễ chịu, chứa 0,03 - 0,04% tinh dầu

Page 35: BAO CHE HOC

- Nước khử khoáng: là nước thiên nhiên đã được loại các muối tan chứa trong đó. Muốn có nước khử khoáng làm bằng cách cho nước đi qua cột trao đổi ion gọi là ionit (có cationit và anionit). + Cấu tạo và tính chất của ionit: là những chất cao phân tử thiên nhiên hay tổng hợp không tan trong nước, không tan trong acid, base vô cơ hay hữu cơ, bền vừng với tác nhân oxy hoá. Ionit có chứa những nhóm hoạt động có các ion linh động có thể trao đổi dễ dàng với những ion có cùng điện tích trong dung dịch có khả năng phục hồi. R-H+ ký hiệu của chất trao đổi cation có ion linh động là ion hyđroR+-OH- ký hiện của chất trao đổi cation có ion linh động là ion hydroxynVề cấu trúc hoá họcm chia các chất trao đổi ion làm 2 loại: Chất vô cơ trao đổi ion như: betonit, zeolit, permulit … công thức chung MeP-Me là kim loại kiềm. Chất hữu cơ trao đổi ion như: wofatit, amberlit, dower. Các chất bền vững cơ học, bền vững với nhiệt độ và tác nhân oxy hoá: acid nitric, kali permanganat, kali bicromat ... được chế tạo dưới các dạng hạt hình cầu có đường kính khoảng 0,5mm. + Nguyên tắc điều chế nước khử khoáng: cho nước thường chảy qua cột chứa catiotit để giữ lại cation, sau đó lại cho chảy qua cột chứa anionit để giữ lại anion.Khi nước thường chảy qua cột chứa cationit, acid tự do được tạo thành và cation được giữ lại. R- - H+ + Na+ + Cl- R- - Na+ + H+ + Cl-

Khi tiếp tục chảy qua anionit, anion được giữ lại và tạo ra nước: R+ - OH- + H++ Cl- R+ - Cl- + HOHQuá trình trao đổi này xảy ra trên bề mặt chất ionit+ Phục hồi khả năng trao đổi ion của ionit khi cationit và anionit không còn khả năng trao đổi ion, cần phải phục hồi khả năng trao đổi ion bằng cách: Cho dung dịch acid hydrocloric loãng (3-6%) chảy qua một cationit tới khi có pH acid. Cho dung dịch acid hydrocloric loãng (3-4%) chảy qua cột anionit tới pH base. Phương trình phục hồi như sau: R- - Na+ + H+ + Cl- R- - H+ + Na+ + Cl-

R+ - Cl- + Na+ + OH- R+ - OH- + Na+ + Cl-

Sau đó rửa ionit đã phục hồi bằng nước cất cho đến khi không còn vết ion là được. + Những điểm chú ý khi dùng điều chế nước khử khoángNgâm ionit trong nước cất 24 giờ cho trương nở rửa sạch rồi cho vào cột Tốc độ nước chảy qua cột từ 15-20 lít/1 giờNếu mỗi cột chứa 2kg ionit có thể được 600-800 lít nước khử khoáng tuỳ nguồn nước xấu, tốt. Sau đó phục hồi và sử dụng tiếp tục, thời hạn không quá 10 năm. Quá trình sử dụng không được để khô chất ionit- Ethanol: dễ bay hơi, cháy, nổ, dễ bị oxi hoá, không màu, mùi thơm, vị nóng làm đông vón abumin, enzim.

Page 36: BAO CHE HOC

- Hoà tan trong nước, glycol bất kỳ tỷ lệ nào. Khả năng hoà tan dược chất rộng. PHối hợp với nước hay glycerin nước khả năng hoà tan tốt hơn ethanol. Ethanol có tác dụng sát khuẩn, bảo quản lâu, làm cho một số dược chất bền vững, tăng tác dụng điều trị của thuốc. - Glycerin : lỏng sánh, không màu, vị ngọt nóng, dễ hút nước dễ hoà tan cồn. Khả năng hoà tan dược chất rộng: muối, acid vô cơ, hữu cơ, alcaloit ... Glycerin dễ bị oxi hoá, dễ cháy nổ, với tác nhân oxy hoá như: Kali clorat, bicromat, permanganat, acid nitric ... ở nồng độ 25% glycerin có tác dụng sát khuẩn nên chủ yếu làm dung môi chế thuốc dùng ngoài. 3. Kỹ thuật điều chế dung dịch thuốc3.1. Chuẩn bị- Dược chất: Vô cơ, hữu cơ đạt tiêu chuẩn- Dung môi: chọn dung môi tuỳ theo yêu cầu tính chất của dược chất đạt tiêu chuẩn. - Dụng cụ, thiết bị hoà tan, lọc ...3.2. Phương pháp hoà tanTuỳ theo tính chất của dược chất mà chọn phương pháp hoà tan cho thích hợp. - Hoà tan ở nhiệt độ thường: áp dụng cho những dược chất dễ tan trong dung môi, cho dược chất vào dung môi thích hợp, khuấy đều cho tan hết. Ví dụ: acid boric, thuỷ ngân II clorid ... - Nghiền: Cần tác dụng lực cơ học để hoà tan dược chất vào dung môi. Cho dược chất và dung môi vào cối hay dụng cụ rồi nghiền cho tan hết. Ví dụ: Calci hypoclorid ... - Ngâm: áp dụng cho dược chất khó tan trong dung môi, dễ hỏng ở nhiệt độ cao. Cho được chất vào dung môi ngâm trong vài giờ tới hàng ngày cho tan dần ra. Ví dụ: Calci hydroxyt.- Phương pháp hoà tan từ trên xuống hay phương pháp hoà tan chạy vòng: ngâm treo (per descensum): tán nhỏ dược chất rồi rắc nhẹ lên bề mặt của dung môi hoặc cho vào túi vải treo tiếp xúc với bề mặt dung môi, dược chất tiếp xúc với dung sẽ tan dần tạo thành lớp dung dịch bão hoà, lớp này có tỷ trọng lớn hơn nên chuyển động xuống dưới đẩy lớp dung môi có tỷ trọng nhỏ lên tiếp tục hoà tan dược chất. Quá trình hoà tan như trên cứ tiếp diễn cho tới khi được chất tan hết. Phương pháp này thường dùng hoà tan chất có tính kéo (argyrol, protacgol, mercurocrom …)- Dùng chất trung gian: thêm một chất tan khác để tăng độ hoà tan của dược chất trong dung môi nhưng không làm ảnh hưởng xấu tới dược chất và khi dùng. Ví dụ: thêm kali iodid dể hoà tan iod, dùng natri bezoat hay natri salicylat để hoà tan cafein, pyramidon, dùng urotropin, uretan để hoà tan các muối quinin; dùng acid citric để hoà tan calci glycerophosphat. - Cho hai chất phản ứng với nhau: thông thường một chất khó tan hoặc không t an phản ứng với chất kia tan tạo thành chất mới có tác dụng điều trị cần có. Ví dụ: Cho asetrioxyt phản ứng với kali carbonat tạo kali asenid trong điều chế dung dịch Fowler…

Page 37: BAO CHE HOC

3.3. Làm trong dung dịch thuốc:Dung dịch thuốc sau khi điều chế xong phải lọc. Phải tuân theo nguyên tắc: nhanh, trong, vô khuẩn, tuỳ theo tính chất dung dịch thuốc, yêu cầu độ trong mà chọn loại vật liệu lọc, dụng cụ lọc và phương pháp lọc thích hợp (xem phần hoà tan, làm trong ở trên). Muốn dịch lọc được trong cần lọc đi lọc lại nhiều lần, phần đấu của dung dịch để chất không tan tạo thành trên mặt vật liệu lọc một lớp tựa như màng tiền lọc. 3.4. Đóng gói, bảo quảnDung dịch thuốc sau khi điều chế xong thường đóng gói trong chai lọ thuỷ tinh hay chất dẻo với dung dịch thuốc dễ hỏng bởi ánh sáng cần đóng trong chai lọ thuỷ tinh màu hay bảo quản trong bóng tối, gói lại bằng giấy đen (tuỳ tính chất dược mà dùng nút cho thích hợp, phải kín). - Dán nhãn đúng quy chế, để nơi thoáng mát, cao ráo, tránh ánh sáng. 4. Kiểm soát dung dịch thuốc4.1. Độ trung, màu sắc, mùi vị: dung dịch thuốc phải trong suốt, màu sắc mùi vị của dược chất dùng để pha chế. 4.2. Dung tích: phải có dung tích đạt dung sai cho phép, kiểm tra bằng dụng cụ chuẩn.4.3. Thành phần, nồng độ hoặc hàm lượng: chứa đúng thành phần của công thức, có nồng độ hay hàm lượng đạt yêu cầu và dung sai cho phép, định tính, định lượng theo phương pháp quy định. 4.4. Độ vô khuẩn: phải đạt độ vô khuẩn cho phép5. Một số công thức dung dịch thuốc5.3. Dung dịch acid boric 3%Acid boric 3,00gNước cất vđ 100,00ml- Tính chất, đặc điểm: tự trình bày sau khi đã học hoá dược, dược lý ... - Cách làm: + Nghiền acid boric với nước cất, thêm nước cất nghiền kỹ cho tan thêm nước cất vừa đủ - lọc trong - đóng lọ hay chai. Hoặc hoà tan acid boric trong một lượng nước cất đun sôi. Để nguội thêm nước cất vừa đủ rồi làm như trên. Dán nhãn thành phẩm thuốc thường dùng ngoài (công dụng rửa mặt, rửa vết thương). 5.7. Dung dịch iod mạnh 1% (dung dịch lugol)Iod 1,00gKali iodid 2,00gNước cất vđ 100,00ml- Tính chất, đặc điểm: tự trình bày sau khi đã học hoá dược, dược lý … - Cách làm: + Nghiền iod với Kali iodid trong khoảng 10ml nước cất cho tan hết. Thêm nước cất vừa đủ, trộn đều, lọc trong.

Page 38: BAO CHE HOC

+ Hoà tan Kali iodid và iod trong 10ml nước cất cho tan hết, thêm nước cất vừa đủ, trộn đều lọc trong. + Ngâm treo iod trong dung dịch Kali iodid cho tan hết, thêm nước cất vừa đủ, khuấy đều, lọc trong. Đóng chai, dán nhãn thành phẩm giảm độc B dùng trong. (Chữa bướu cổ, uống theo giọt).

DUNG DỊCH MẸ Dung dịch thuốc thường được dùng pha chế theo đơn với số lượng ít do đó trong pha chế mất nhiều thời gian cân đông, hòa tan, lọc. Để rút ngắn thời gian pha chế, tránh sai số cân đong do số lượng ít, thường dùng các dung dịch mẹ có nồng độ cao pha sẵn thay số lượng dược chất nguyên chất đó. Những dung dịch đơn chất có nồng độ cao đó là dung dịch mẹ và thường pha ở nồng độ 5%, 10%, 20%, 50%; tương ứng tỷ lệ 1/20; 1/10; 1/5; 1/2. Ví dụ: dung dịch calci bromid 1/5 có nghĩa là 5ml dung dịch calci bromid chứa 1g calci bromid 2g, thì lượng dung dịch calci bromid 1/5 cần lấy là 2g x 1/5 = 2x5 - 10mlKhi pha dung dịch mẹ tránh pha dung dịch gần bão hoà, phải điều chế chính xác và phải định kỳ kiểm tra lại nồng độ. Chỉ pha dung dịch mẹ với hoá chất bền vững ở dạng dung dịch và bảo quan trong một tháng. - Với hoá chất kém bền vững chỉ nên pha đủ dùng trong 3-4 ngày.

MỘT SỐ DUNG DỊCH MẸ Dung dịch glycerin – xanhmetylenXanh metylen 0,60gNước cất vđGlycerin 24ml

- cách làm: Tẩm xanh metylen với vài giọt nước cất, thêm glycerin khuấy đều cho tan hết, đóng chai.

Thành phẩm thuốc thường dùng ngoài.KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ SIRO1 Tính chất, đặc điểm1.1 Siro lỏng, sánh, trong, vị ngọt, có tỉ trọng 1,32 ở 200C ứng với 35 độ baumé và 1,26 ở 1050C ứng với 26 độ baumé, trừ siro gồm có tỷ trọng 1,33, siro iodotamin 1,33 ở 200C.1.2 Siro thường uống bằng thìa canh (1 thìa canh thường ứng với 15ml và bằng khoảng 20g siro).1.3 Siro có ưu điểm là dẽ uống vì có khả năng che lấp được mùi vị khó chịu của một số dược chất và được bảo quản được lâu, ngoài ra siro còn có tác dụng dinh dưỡng.2 Phân loạiChia ra làm 2 loại2.1 Siro đơn (còn gọi là siro đường) thành phần có saccarose và nước.

Page 39: BAO CHE HOC

2.2 Siro thuốc là siro có chứa dược chất.3. thành phần 3.1 Dược chất: bao gồm nhiều loại: - Hoá chất: codein, morphin, calci, bromid...- Chế phẩm bào chế: cồn opi, cồn phụ tử, cồn cánh kiến, cao thuốc....- Chất nhựa: nhựa thông, cánh kiến.... - Thảo mộc: mạch môn, khuynh diệp, viễn chí....3.2 Đường: thường dùng đường saccarose dược dụng3.3 Chất dẫn- Nước cất- Dung dịch thuốc - Dịch chiết thảo mộc.- Dịch ép quả.....4. Kỹ thuật điều chế4.1. Siro đơn .4.1.1. Công thức và phương pháp đều chế.- Siro đơn điều chế theo phương pháp nguội.Sacacarose 180g Nước cất 100mlCho đường vào nước, khuấy kỹ đến khi tan hoàn toàn, có thể điều chế theo phương pháp chạy vòng hoặc ngấm kiệt.Siro điều chế phương pháp nguội có ưu điểm là đường sacacarose không bị phân huỷ thành đường khử.

- Siro đơn chế theo phương pháp nóng.Sacacarose 165g nước cất 100mlCho đường vào nước, đun sôi để hoà tan đường. Có thể điều chế theo phương pháp của dược điển Liên Xô trước đây như sau: cân64g đường cho vào 36g nước, khuấy đều, đun sôi, thêm nước cất cho đủ 100g4.1.2 Kiểm tra nồng độ trong siro.Dược điển VN quy định siro đơn đúng độ phải có tỷ trọng ở 200C là 1,32 (tương ứng với 350 Baumé) hoặc ở 1050C là 1,26 (tương với 300 Baumé) và tương ứng với nồng độ đường là 64%.Để xác định nồng độ đường trong siro người ta dùng đường kế, tỷ trọng kế hoặc phù kế baumé.- Đường kế: là dụng cụ chia vạch đặc biệt, cho đường kế vào siro, đường kế nổi

tới đâu mứcđó là nồng độ đường trong siro.Tỷ trọng kế (dùng loại đo chất lỏng nặng hơn nước). tỷ trọng kế là loại phù kế chia vạch theo g/l hoặc g/ml.Khi thả tỷ trọng kế vào siro, tỷ trọng kế nổi tới vạch nào vạch đó là tỷ trọng của siro ở nhiệt độ lúc đo.

Page 40: BAO CHE HOC

- Phù kế baumé (dùng loại đo chất lỏng nặng hơn nước).- Khi thả phù kế baumé vào si ro, phù kế nổi tới mức nào đó là độ baumé của

siro ở nhiệt độ lúc đo.Tỷ trọng và độ baumé của một chất có liên quan với nhau, nếu biết được tỷ trọng sẽ tính được độ baumé và ngược lại + Nếu biết được độ baumé (n) tính ra tỷ trong (d)///////////+ Biết được tỷ trọng (d) tính ra độ baumé(n)://////////Bảng tương quan giữa độ baumé và tỷ trọng.Ngoài ra có thể xác định siro đúng độ bằng cách cân, một lít siro phải có khối lượng 1320g ở 15-200C, hoặc nhiệt độ sôi của siro phải là 1050C. (Phương pháp này ít dùng vì chệnh lệch nhiệt độ trên nhiệt kế rất nhỏ, khó xác định, gây sai số lớn).4.1.3. Đưa nồng độ đường của siro đến đúng độ quy định.- Nếu siro có nồng độ thấp hơn thì phải tiếp tục cô.- Nếu siro đậm đặc phải pha loãng bằng nước cất. Lượng nước cất thêm vào được tính theo công thức sau: Q = 0,033 x S x D Trong đó: Q là lượng nước cất cần thêm vào tính bằng g, kg.S là khối lượng siro đậm đặc tính bằng g, kg.D là độ baumé chênh lệch.Ví dụ: Có 5000g siro đơn đo được 380 baumé ở 200 C, đều chỉnh để có siro đúng độ (350 baumé) lượng nước cần thêm vào là:Áp dụng công thức: Q = 0,033 x S x DThay số ta có Q =0,033 x 5000 x 3 = 495mlNếu dùng tỷ trọng kế,. Lượng nước thêm vào được tính theo công thức sau:Q=0,033.S.145/////d1 là tỷ trọng của siro đặcd0 là tỷ trọng của siro đúng độ 4.1.4. Làm trong siro.- Lọc: dùng phương pháp lọc qua các vật liệu như vải gạc, giấy lọc (loại gỗ xốp to).- Nếu đường xấu, không tinh khiết dùng một trong hai phương pháp sau:+ Dùng bột: giấy lọc : 1g giấy lọc trong được 1000g siro Cách làm: cắt giấy lọc thành miếng nhỏ nghiền với ít nước nóng trong cối thành bột nhão, cho vào siro lúc đang nóng, khuấy đều, đun sôi vài phút, để nguội 40 – 500C lọc qua vải.+ Dùng lòng trắng trứng: 1 lòng trắng trứng làm được 10 lít siro.Cách làm: đánh lòng trắng trứng với một ít nước cất, trọn đều với siro lúc nguội, đặt lên bếp đun nhỏ lửa cho đến lúc sôi (trong quá trình đun không được khuấy)Lòng trắng trứng vón lại kéo theo các chất vẩn lơ lửng nổi trên mặt siro, hớt bỏ bọt, đun cho siro đúng độ, để nguội 60- 700C lọc qua vải.Phương pháp này không dùng để làm trong siro thuốc.

Page 41: BAO CHE HOC

- Khử màu siro: dùng than hoạt với tỉ lệ 3- 5%, cho than hoạt vào siro, khuấy đều đun sôi, lọc qua giấy lọc.

Phương pháp này chỉ dành cho siro đơn.4.2. Siro thuốc4.2.1. Siro thuốc điều chế với dược chất là hoá chất- Hoà tan dược chất trong một ít dung môi thích hợp (cồn, nước cất) rồi trộn với siro.Ví dụ: siro bromid, siro codein.

- Nếu hoá chất dễ tan trong nước có thể hoà tan thẳng vào siro.Ví dụ: Siro bromid4.2.2 Dược chất là chế phẩm bào chế:- Nếu là cao thuốc:Cao lỏng mềm: hoà tan thẳng vào siro đơn.Ví dụ: Siro lạc tiên.Cao đặc, cao khô: hoà tan trong một ítdung môi thích hợp (cồn, glycenrin) rồi trộn với siro đơn hoặc hoà tan cao trong một ít siro đơn đun nóng.Ví dụ: Siro ipeca

- Nếu là dịch chiết đậm đặc Thường người ta điều chế thành các dịch chiết đậm đặc 1/10 để pha siro thuốc được nhanh.Khi dùng trộn một phần dung dịch chiết đậm đặc 1/10 với 9 phần siro thuốc để được 10 phần siro thuốc.4.2.3.Dược chất là dược liệu- Siro điều chế với chất nhựa.Chất nhựa dẽ tan: hầm thẳng với siro.Ví dụ: siro nhựa thông.Chất nhựa khó tan: hầm lấy dịch chiết rồi thêm đường, theo tỷ lệ 180gam đường saccarose cho 100ml dịch hầm.*Điều chế dịch chiết đậm đặc 1/10Ngâm dược liệu đã cắt hoặc nghiền nhỏ với cồn 600 trong 12 giờ thêm nước nóng 700C hãm 6 giờ, ép lấy hết nước, cất lấy cồn thơm. Bã hãm lần thứ hai làm như trên. Trộn nước hãm hai với nước còn lại trong nồi cất, lọc. Cô dưới áp suất giảm tới độ đậm đặc nhất định. Thêm một lượng tương đương cồn 600 để loại tạp chát, lọc, cất thu hồi cồn rồi có tới khối lượng cũ. Trộn với cồn thơm ở trên, siro đơn, cồn 950 và nước cất để được dung dịch đậm đặc có từ 180 đến 200 cồn. Dịch tích đậm đặc 1/10 để pha siro thuốc được nhanh. Phải điều chế sẵn những dịch chiết đậm đặc. Khi dùng trộn 1 phần dịch chiết đậm đặc 1/10 với 9 phần siro đơn được 10 phần thuốc theo tỷ lệ riro đơn chế nguội. Ví dụ: siro tolu, siro cánh kiến- Siro điều chế với dược liệu thảo mộc:Hãm dược liệu lấy dịch chiết, tỷ lệ dược liệu và dịch chiết thường là 1/10-1/5. Thêm được theo tỷ lệ siro đơn chế nguội.

Page 42: BAO CHE HOC

Nếu hoạt động chất trong dược liệu dễ tan trong cồn, ngâm dược liệu trong cồn 30-70 trong 12 giờ, rồi hãm, rồi làm như trên. Ví dụ: Siro võ cam đắng- Siro điều chế với dịch quả: Ép quả lấy dịch lọc, đo tỷ trọng, tính lượng đường cần thêm theo bảng.

Tỷ trọng dịch quả ở 200C Lượng đường dùng cho 1000g dịch quả (g)1,022 16381,029 15841,036 15301,044 14761,052 14221,066 13681,075 1260

4.2.4. Dược chất gồm nhiều loạiVận dụng nguyên tắc trên, tuỳ dược chất mà chọn phương pháp thích hợp. Có thể cho hai chất tác dụng với nhau tạo thành 1 chất mới có tác dụng. Ví dụ: siro sắt (II) iodid, siro iodtanic.5. Bảo quản 5.1. Siro điều chế không đúng độ để một thời gian dễ bị vấn đục do nấm, mốc, sủi bọt, lên men lactic, ethylic ... hiện tượng lên men càng nhanh nếu trong siro có đường khử. 5.2. Muốn siro bảo quản lâu phải: - Điều chế đúng độ quy định- Đóng chai co thể tích vừa phải, chai nút phải vô khuẩn- Đóng siro vào chai lúc nóng, đậy kín để nguội lắc đều. - Để nơi khô ráo, thoáng mát. - Có thể thêm cồn, clorofoc, acid benzoic, acid salycylic với nồng độ thích hợp để bảo quản. 6. Một số công thức siro6.1. Siro acid citric6.1.1. Công thứcAcid citric 1,0gNước cất 2,0mlSiro đơn vđ 100,0g6.1.2. Đặc điểm nguyên phụ liệu- Acid citric : dược chất có tác dụng giải nhiệt, tan trong nước- Nước cất : dung môi hoà tan acid citric - Siro đơn : chất dận tạo dạng thuốc6.1.3. Điều chế- Chuẩn bị: dụng cụ, cân dược chất theo công thức- Hoà tan acid citric trong 2ml nước cất - Trộn đều dịch lọc acid citric với siro đơn

Page 43: BAO CHE HOC

- Thêm siro đơn vừa đủ 100g, khuấy đều, đóng chai6.1.4. Dán nhãn: thàh phẩm thường dùng trong 6.1.5. Công dụng: Giải khát, dùng pha chế một số dạng thuốc khác Có thể điều chế bằng cách hoà tan acid citric tán nhỏ hơn với siro thêm 2ml cồn vỏ chanh tươi và siro đơn vừa đủ, trộn đều. 6.12. Siro iodotanic6.12.1. Công thứcIod 2gTanin 4g Nước cất 400mlĐường trắng 600g6.12.2. Đặc điểm nguyên phụ liệu+ Iod: dược chất thuốc độc bảng B, không tan trong nước, khi tan tác dụng với tamin tạo hợp chất hữu cơ iodotanic có tác dụng bổ, chữa lao hạch, người thiếu iod, trẻ em chậm phát triển. + Tamin: dược chất, phối hợp với iod tạp hợp chất có tác dụng bổ, tan trong nước. + Nước cất, đường trắng: chất dẫn, tạo dạng thuốc6.12.3. Điều chế + Chuẩn bị: dụng cụ, pha chế, bình cầu, cân hoá chất theo công thức. + Hoà tan tamin vào nước cất, lọc vào bình cầu. + Cho iod đã tán nhỏ và khoảng 1/6 lượng đường, đậy kín + Đun cách thuỷ ở 600C thỉnh thoảng lắc. + Khi iod tan hết (không còn phản ứng với giấy tẩm hồ tình bột) cho nốt lượng đường còn lại, tiếp tục đun cho tan hết, lọc, đóng chai. Siro có tỷ trọng ở 200C = 1,306.12.4. Dán nhãn: nhãn thuốc thường dùng trong 6.12.5. Công dụng: bổ, chữa lao hạch, dùng cho người suy nhược, người mới ốm dậy, người thiếu iod, trẻ chậm phát triển.

KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC TRA MẮT1. Thành phần thuốc tra mắt: 1.1. Dược chấtDược chất đạt tiêu chuẩn tương tự dùng để pha thuốc tiêm, phần lớn có tác dụng tại chỗ là kháng sinh (cloramaphenicol, tatracyclin ...), kháng khuẩn (sulfacylum), sát khuẩn (bạc nitrat, argyrol, protaegol, kẽm sulffat, đồng sulfat, acid boric). Gây tê giảm đau (dionin, cocain …), co đồng tư (pilocarpin, eserin) giãn đồng từ (atropin, homatropin ...)1.2. Các chất khác cần thêm vào thuốc tra mắt- Để bảo quản chống nhiễm khuẩn: mai hoa, long não, veryl, nipazyl, nipazol, cloretol. - Để đẳng trương hoá: thường dùng natri nitrat, natri clorid, kali nitral, acid boric, natri hydrocarbonat ...

Page 44: BAO CHE HOC

- Để ổn định pH: thường dùng dung dịch acid boric, hệ đệm phosphat, hệ đệm boric - borat. 1.3. Chất dẫnĐạt tiêu chuẩn pha thuốc tiêm thường dùng: - Nước cất pha thuốc tiêm (một số nước ngoài dùng nước cất pha thuốc tiêm để trong bình bạc nguyên chất trong một thời gian), đôi khi có thể dùng nước cất thơm. - Dầu thực vật: dùng loại dầu ép nguội trung tính và tiệt khuẩn ở 1350C - 1400C trong 1 giờ. Thường dùng: dầu lạc, dầu oliu, dầu vừng, dầu hướng dương. 2. Tiêu chuẩn chất lượng chungThuốc tra mắt (dạng lỏng) tuy là dạng thuốc dùng ngoài nhưng vì sử dụng cho mắt là một cơ quan tinh tể, mẫn cảm của người, nên thuốc tra mắt phải có chất lượng như thuốc tiêm và phải đáp ứng được. 2.1. Chính xác, tinh khiết, vô khuẩn2.2. Phải đẳng trương với nước mắt2.3. Có pH thích hợp để đảm bảo thuốc bền vững và không gây đau, xót cho mắt. 2.4. Muốn đạt các tiêu chuẩn trên cần phải thực hiện như sau: 2.4.1. Dược chất, chất cần thêm vào và chất dẫn đạt tiêu chuẩn có thể dùng pha thuốc tiêm. 2.4.2. Vỏ đựng: là thuỷ tinh phải trung tính không có asen, chì ... nút cao su phải dùng loại tốt, trung tính không phai tạp chất khi bảo quản, dùng thuốc. Ngày nay thường dùng chất dẻo: loại tốt, trung tính, không cho không khí, hơi nước qua, không chứa tạp chất, thôi tạp chất vào thuốc khi bảo quản và sử dụng. 2.4.3. Vô khuẩn: tiến hành pha chế, đóng gói trong điều kiện vô khuẩn. Thuốc tra mắt được pha với dược chất thường có tác dung kháng khuẩn, sát khuẩn tuy vậy các dung dịch này vẫn có thể là môi trường phát triển của một số vi khuẩn, nấm mốc thúc đẩy sự phân huỷ thuốc và nhiễm khuẩn mắt khi dùng. Ngoài ra thuốc tra mắt sau pha chế đã được khử khuẩn có thể nhiễm khuẩn lại trong quá trình sử dụng và bảo quản. Vì vậy, các dược điển có quy định cho thêm chất bảo quản thích hợp, các chất bảo quan thường dùng là: mai hoa, long não (0,7-20/00) veryl (0,01-0,02%), nipazol, nipazil (0,1-0,2%) clorotol (0,25-0,5%). Khi dùng cần chú ý tránh tương kỵ hay tương tác xấu xảy ra. 2.4.4. Đẳng trương thuốc tra mắt: thành phần của nước mắt có: nước từ 98,1 - 99,9, albumin từ 0,4-3% và vết chất béo. Hiện nay đã xác định được nước mắt có áp suất thẩm thấu bằng áp suất thẩm thấu của huyết tương nghĩa là đẳng trương với dung dịch natri - clorid 0,9% và có độ hạ băng điểm toC từ 0,520C đến -0,580C. Dung dịch quá ưu trươn hay nhược trương gây kích ứng mắt và mắt sự tự bảo vệ bằng cách tiết ra nước mắt làm trôi thuốc nên dược chất không có thời gian tác dụng. Mắt bình thường chịu được những dung dịch thuốc có nồng độ tương đương với nồng độ natri clorid từ 0,6 - 1,5%.

Page 45: BAO CHE HOC

Các chất thường dùng để đẳng trương thuốc tra mắt: natri clorid ... (xem ở phần trên). Chú ý tránh hiện tượng kỵ như: thuốc tra mắt bạc nitrat thì không được đẳng trương bằng natri clorid. Nhưng argyrol có thể pha trong dung dịch natri clorid 0,9% tác dụng lại rất tốt. Các dung dịch keo được đẳng trương bằng glucose. Lượng chất dùng để đẳng trương thay đổi tuỳ nồng độc dược chất. Một số dược điển quy định nếu dược chất được sử dụng với nồng độ 1% trở xuống có thể hoà tan vào dung dịch đẳng trương của chất cần dùng. 2.4.5. Vấn đề pH: pH của nước mắt biến đổi trong khoảng từ 6,3 đến 6,8 do đó mắt thường có cảm giác đau xót với dung dịch acid hơn với dung dịch kiềm. Một số dược chất dễ bị phá huỷ ở pH của nước mắt như các alcaloit. Do đó để ổn định thuốc tra mắt phải dùng hệ đệm: thường dùng là: - Dung dịch acid boric 2,2% (pH = 5) để pha các dung dịch tra mắt: cocain, procain, adrenalin, dionin ... - Dung dịch đệm phosphat (pH = 6,8)Natri dihydro phosphat 4,00gNatri hydrophosphat 4,75gNước cất vđ 100,0mlDùng để pha dung dịch tra mắt: atropin, homatropin, pilocarpin- Dung dịch đêm acid boric - natri borat (ph = 7,09) Acid boric 11,56gNatri bonat 1,14gNatri cloric 2,20 gNước cất vđ 1000,0mlDùng để pha dung dịch tra mắt: protagol; cloramphenicol ... Khi pha thuốc tra mắt phải kết hợp cả vấn đề pH và đẳng trương. 3. Kỹ thuật bào chế thuốc tra mắt: Thuốc tra mắt phải vô khuẩn nên phải pha chế trong điều kiện vô khuẩn. 3.1. Chuẩn bị3.1.1. Cơ sở pha chế: theo hệ thống một chiều, tốt nhất là có phòng riêng. Nếu không thì có thể dùng bàn lát gạch men trăng hoặc mặt đá để lau rửa được dễ dàng, có điều kiện thêm một tủ kính có cửa đặt trên bàn để tiến hành: cân, hoà tan, lọc, đóng lọ. Cơ sở pha chế phải sạch sẽ và được tiệt khuẩn bằng đèn tử ngoại hoặc lau bằng dung dịch phenol 2-3%. 3.1.2. Nguyên phụ liệu đạt chuẩn dược dụng. Chất dẫn đạt tiêu chuẩn để pha thuốc tiêm. 3.1.3. Dụng cụ pha chế, vật liệu và dụng cụ lọcPhải xử lý đúng kỹ thuật, khử khuẩn (luộc sôi trong nước cất 30 phút, hấp 1200C trong 15 phút, hoặc sấy 1600C - 1800C trong 1 giờ. Riêng giấy lọc thì rửa kỹ bằng nước cất và sấy khô. 3.1.4. Vỏ đựng:

Page 46: BAO CHE HOC

Chai, ống, lọ không nứt vỡ, sức mẻ, cọ rửa trong ngoài bằng nước thường rồi bằng nước xà phòng cho sạch. Nêu sống lọ là thuỷ tinh kiềm phải ngâm vào dung dịch sulfocromic trong 24 giờ. Rửa lại cho sạch, rửa lại bằng nước thường 3-4 lần cho sạch, rửa lại bằng nước cất. Luộc sôi 15-30 phút trong nước cất đã lọc. Nếu lọ, nút là chất dẻo thì rửa sạch trong và ngoài bằng nước thường rồi bằng nước xà phòng cho sạch. Rửa lại bằng nước thường nhiều lần cho sạch, rửa lại nhiều lần bằng nước cất cốt (có thể trước đó đã tráng bằng cồn 700) riêng nút nhựa sau khi làm như trên ngâm vào ethanol 700 trong 15-20 phút. Rửa lại bằng nước cất cho sạch, tráng lại bằng nước cất tốt. Nút cao su: dùng loại nút su tốt, trung tính. Rửa sạch ngâm vào dung dịch natri carbonat 5% ít nhất 1 giờ, cọ rửa trong ngoài từng nút một bằng nước thường cho sạch. Rửa lại bằng nước cất, tráng lại bằng nước cất luộc sôi 30 phút trong nước cất đã lọc. Ngày nay ít dùng ống roto và nút cao su, dùng phổ biến là lọ thuỷ tinh hay chất dẻo, nút bằng chất dẻo. 3.1.5. Người làm công tác pha chế: thực hiện đúng quy trình pha chế, vô khuẩn (xem chế độ vệ sinh vô khuẩn trong pha chế ở tổ chức quản lý dược). 3.2. Tiến hành pha chế3.2.1. Hoà tan dược chất trong dung môi ở nhiệt độ thường hay nhiệt độ cao (phương pháp hoà tan thường). 3.2.2. Lọc trong (trừ dung treo tra mắt) để thuốc trong suốt (xem phần hoà tan, làm trong). Có khi tiệt khuẩn bằng phương pháp thích hợp. 3.2.3. Đóng lọ hoặc ống3.2.4. Dán nhãn đúng quy chế, thuốc tra mắt thường dễ hỏng không bảo quản được lâu. Bảo quản ở nơi thoáng mát, cao ráo tránh ánh sáng thường từ hàng tuần đến hàng tháng. 4. Một số công thức thuốc tra mắt4.5. Thuốc tra mắt cloramphenicol 0,4%Cloramphenicol 0,40gAcid boric 0,40gNatri borat 0,20gNatri clorid 0,20gNước cất để pha tiêm vđ 100,00 ml- Tính chất, đặc điểm: tự trình bày sau khi đã học ở dược liệu, dược lý, hoá dược. - Cách làm: hoà tan acid boric trong nước cất pha tiêm nóng rồi cho natri borat, thêm Cloramphenicol hoà tan hết, cho tiếp natri clorid hoà tan hết thêm nước cất pha tiêm vừa đủ, lọc trong, đóng lọ. Thành phần thường tra mắt Chữa đau mắt hột, đau mắt đỏ và các viêm nhiễm mắt khác.

Page 47: BAO CHE HOC

KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ CỒN THUỐC1. Phân loại:1.1. Theo thành phần 1.1.1. Cồn thuôc đơn: thành phần chỉ có một dược chấtVí dụ: cồn quế, cồn bạc hà ... 1.1.2. Cồn thuốc kép: thành phần có nhiều dược chất Ví dụ: cồn opi kép, cồn opibenzoic ... 1.2. Theo loại dược liệu và phương pháp điều chế1.2.1. Cồn thuốc điều chế với hoá chất, thảo mộc, động vật khô Ví dụ: cồn long não, cồn iod, cồn quế, cồn cà độc dược... 1.2.2. Cồn thuốc tươi: điều chế với dược liệu tươi. Ví dụ: Cồn vỏ cam, cồn vỏ chanh tươi ...1.2.3. Cồn thuốc cất: điều chế với các dược liệu có các chất bay hơi. Ví dụ: Cồn cất quế, cồn cất ha hồng ...1.2.4. Cồn thuốc gọi: còn gọi là rượu thuốc, thành phần có chứa đường, glycerin, siro để làm giảm tính kích ứng của cồn. Ví dụ: rượu bổ huyết trừ phong, rượu ngũ gia bì … 2. Thành phần: 2.1. Dược chất- Đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt quy định. - Bao gồm nhiều loại: + Hoá chất iod, long não ... + Dược liệu thoả mộc: quế, cánh kiến, mã tiền, cà độc dược ... + Động vật: rắn, tắc kè ...+ Chế phẩm bào chế: tinh dầu, cao thuốc ... Các dược liệu cần được phân chia tới độ nhỏ thích hợp nhất định (tuỳ dược liệu mà cần độ cồn cho thích hợp để chiết suất). 2.2. Dung môi- Dùng cồn ethylic đạt tiêu chuẩn của Dược điển Việt Nam quy định.- Độ cồn thay đổi tuỳ loại dược chất, từ 20 - 90. 3. Kỹ thuật điều chế3.1. Dược chất đạt tiêu chuẩnEthanol có độ cồn thích hợpDụng cụ, phụ liệu3.2. Phương pháp hoà tan dùng trong điều chế cồn thuốc3.2.1. Dược chất là hoá chất, tinh dầu, cao thuốc: - áp dụng phương pháp hoà tan hoàn toàn (hoà tan thường hay thêm trung gian). - Dụng cụ là cốc chân, bình cầu ... 3.2.2. Dược liệu là thảo mộc, động vật- áp dụng phương pháp hoà tan chiết suất: thường dùng phương pháp ngâm lạnh hoặc phương pháp nhỏ giọt (ngâm kiệt)

Page 48: BAO CHE HOC

- Dụng cụ: Bình thuỷ tinh, sứ, sành, bình ngấm kiệt. 3.3. Nguyên tắc điều chế cồn thuốc 3.3.1. Dược chất là tinh dầu - áp dụng phương pháp hoà tan thường - Thường dùng cồn 900

- Tỷ lệ thường là 2%3.3.2. Dược chất là hoá chất- áp dụng phương pháp hoà tan thường hoặc thêm chất trung gian- Tỷ lệ và độ cồn không nhất định. Ví dụ: Cồn Long Não 10% dùng cồn 900

Cồn long não 2,5% dùng cồn 600

3.3.3. Dược chất là cao thuốc - áp dụng phương pháp hoà tan thường - Độ cồn: với cao thuốc độc thường dùng cồn 700, cao thuốc thường cồn 600

- Tỷ lệ: phụ thuộc vào nồng độ hoạt chất của cao và nồng độ hoạt chất quy định của từng loại cồn thuốc. - Các cồn thuốc điều chế từ cao thuốc có ưu tiên là dễ bảo quản hơn các cồn thuốc điều chế từ dược liệu. 3.3.4. Cồn thuốc được điều chế từ dược liệu thảo mộc, động vật - Dược liệu thường; + áp dụng phương pháp ngâm lạnh hoặc ngâm nhỏ giọt. + Độ cồn: các dược liệu có chứa chất nhựa, tinh dầu dùng cồn 800 (trừ cồn tỏi, cồn lô hội dùng cồn 600). Các dược liệu khác dùng cồn 600

+ Tỷ lệ : thường là 1/5 (1 phần dược liệu lấy 5 phần cồn thuốc)- Dược liệu độc+ áp dụng phương pháp ngâm nhỏ giọt hoặc ngăm lạnh. + Độ cồn thường dùng độ cồn 700 (trừ cồn phụ tử và gai dầu dùng cồn 900). + Tỷ lệ : thường là 1/10 (1 phần dược liệu lấy ra 10 phần cồn thuốc) 3.3.5. Dược chất gồm nhiều loại (cồn thuốc kép)- Vận dụng các nguyên tắc trên và chọn độ cồn cho thích hợpVí dụ: Cồn opi kép dùng cồn 300, cồn opi benzoic dùng cồn 600

- Phương pháp điều chế có thể ngâm, hoà tan. - Ngoài ra nhân dân ta có điều chế cồn thuốc (rượu thuốc) bằng cách ngâm một hay nhiều vị thuốc trong rượu ta (cồn 400) trong nhiều ngày thường là 100 ngày với tỷ lệ 1/4. 4. Kiểm soát chất lượng: 4.1. Định tính 4.1.1. Màu sắc, mùi vị: phải có màu sắc mùi vị của dược liệu dùng4.1.2. Hệ số vẩn đục: là lượng nước cần thiết làm đục 10ml cồn thuốc (trừ cồn opi, cồn long đởm không tủa mới nước cất).

Page 49: BAO CHE HOC

4.1.3. Xác định tỷ trọng: dùng tỷ trọng kế 4.1.4. Xác định cắn khô: lấy 5ml cồn thuốc, làm bốc hơi đến khô, xấy 1000C - 1050C cho đến trọng lượng không đổi. Cân, tính ra số gam cắn khô có trong 100ml cồn thuốc. 4.1.5. Dùng phản ứng đặc hiệu cho từng loại cồn thuốcVí dụ: dùng phản ứng stricnin, bruxin trong cồn mã tiền; phản ứng của morphin, acid meconic trong cồn opi ... 4.2. Định lượng hoạt chất trong cồn thuốc.Ví dụ: Tuỳ loại cồn chọn phương pháp thích hợp. 4.2.1. Phương pháp acidÁp dụng cho cồn thuốc chứa ancaloit. Dùng dung môi thích hợp chiết suất ancoloit dưới dạng base, rồi định lượng bằng acid. 4.2.2. Phương pháp vi sinh vậtÁp dụng cho cồn thuốc chứa glucozit trợ timNguyên tắc của phương pháp trên tính chất của glucozit trợ tim gây nên; với liều độc ngừng tim súc vật. Hoạt lực của thuốc trợ tim được đánh giá so với hiệu lực những chế phẩm chuẩn và được biểu thị bằng đơn vị tác dụng. Thí nghiệm được xác định trên mèo. 4.2.3. Phương pháp định lượng cấp tốc giới hạn (debreuile)Áp dụng xác định tỷ lệ ancaloit có trong cồn thuốc (phương pháp debreuile)- Nguyên tắc: dùng thuốc thử mayer 1/10 để tạo tủa với ancaloit. Từ lượng thuốc thử dùng và hệ số kết tủa của từng ancaloit, tính ra lượng ancaloit có trong cồn thuốc. Hệ số kết tủa của một số ancaloit. 1ml thuốc thử mayre 1/10 kết tủa 0,00240g morphin1ml thuốc thử mayre 1/10 kết tủa 0,00210g anconitin1ml thuốc thử mayre 1/10 kết tủa 0,00150g anconitin1ml thuốc thử mayre 1/10 kết tủa 0,001710g ancaloit toàn phần của mã tiền. - Cách làm: Lấy hai mẫu có lượng cồn thuốc như nhau, làm bốc hơi đến khô. Hoà cắn với vài ml dung dịch acid hydroclorid 1%. Mẫu 1: Cho một thể tích thuốc mayer 1/10 (vừa đủ kết tủa gần hết ancaloit có trong cồn thuốc đúng tiêu chuẩn. Lắc điều, lọc. Nước lọc phải còn tủa với thuốc thử mayer 1/10. Mẫu 2: cho một thể tích thuốc mayer 1/10, lớn hơn lượng thuốc thử cho vào mẫu 1 (khoảng 1-1,5ml). Lắc đều, lọc. Nước lọc không được còn tủa với thuốc thử mayer 1/10. Ví dụ: Định lượng ancaloit trong cồn mã tiền. + Mẫu 1: Lấy 5ml cồn mã tiền, bốc hơi cách thuỷ đến khô, hoà tan cắn với 5ml dung dịch acid hydroclorid 1%, thêm 7ml thuốc thử mayer 1/10, lắc, sau vài phút lọc. Thêm vài giọt thuốc thử mayer 1/10, nước lọc phải còn tủa.

Page 50: BAO CHE HOC

+ Mẫu 2: Làm như trên, nhưng dùng 8ml thuốc thử mayer 1/10, nước lọc phải không còn tủa với thuốc thử mayer 1/10.

+ Mẫu 1: = 0239g

+ Mẫu 2: = 0,273g

vậy chế phẩm có chứa từ 0,239% đến 0,273% ancaloit toàn phần (tiêu chuẩn là 0,25%). 4.3. Xác định độ cồn trong cồn thuốc4.3.1. Nguyên tắc: Cồn thuốc có chứa một lượng chất hoà tan nhất định, nếu dùng alcol kế để đo ngay sẽ sai số nhiều. Vì vậy phải loại các chất hoà tan trước khi cất, làm sao chất lỏng thu được sau khi cất chỉ gồm gồn ethylic và nước. Đo xác định độ cồn và tính ra tỷ lệ alcol ethylic có trong cồn thuốc. 4.3.2. Cách xử lý các chất bay hơi có trong cồn thuốc: - Acid bay hơi (acid cyanhdri, acid hydroclorid, acid acetic …) được trung hòa bằng kiểm (thường dùng natri hydroxyt). - Base bay hơi: (amoni hydroxyt) dùng acid sulfuric hoặc acid phosphoric- Lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh dùng vài giọt natri hydroxyt- Iod tự do dùng bột kẽm hoặc natri hyposulfit cho tới khi hết màu- Ether, tinh dầu, cloroforum, long não ... loại bằng cách lắc chế phẩm với cùng thể tích dung dịch natri clorid bão hoà và cùng thể tích ether dầu hoả (điểm sôi 40-500C) trong một bình lắng gạn 2-3 phút. Sau khi các lớp đã phân chia, đổ lớp nước cồn vào một bình lắng gạn khác, rồi lại chiết như trên với lượng ether dầu hoả bằng 1/2 lượng dùng lần đầu. Đổ lớp cồn vào bình cất rồi lắc lắc lớp ether với một nửa thể tích dung dịch natri clorid bão hoà. Lớp nước cồn này lại được đổ vào bình cất. Cho một luồng không khí chạy qua bình cất nữa phút để lại vết ether dầu hoả còn lại. Sau đó đem cất. Cho một luồng không khí chạy qua bình cất nửa phút để lại loại vết ether dầu hoả còn lại. Sau đó đem cất. - Nếu chế phẩm có nồng độ cồn dưới 30% thì không dùng dung dịch natri clorid bão hoà mà dùng 10g natri clorid khan. 4.3.3. Cách cấtCho vào một bình cất có dung tích 200 - 250ml một thể tích chính xác cồn thuốc. Nêú cồn thuốc có nồng độ dưới 20%, lấy 75ml; Nếu nồng độ cồn từ 30% đến 50% thì lấy 50ml; nếu nồng độ cồn cao hơn 50% thì lấy 25ml. Trước khi cất, pha loãng chế phẩm bằng nước cất để có thể tích bằng 75ml. Các nút của bình cất, ống sinh hàn ... phải dùng nút cao su thật kín. Bình hứng phải được đựat trong một bình chứa nước lạnh. Để đảm bảo cho dung dịch sôi đều cần cho vào bình cất vài viên bi thuỷ tinh. Trong khi cất nếu chế phẩm có nhiều bọt, phá bọt bằng cách cho thêm 2-3 ml acid phosphric, acid sulfunric hay 2-3g calci hydroclorid, parafin, sáp ong. Hứng hỗn hợp vào một bình định mức 50ml và lấy đến khoảng 48ml/

Page 51: BAO CHE HOC

Điều chỉnh nhiệt độ để có cùng nhiệt độ với chế phẩm lúc lấy ra thử 200C - 250C) rồi thêm nước cất vừa đủ đến vạch.Hỗn hợp thu được phải trong suốt hoặc chỉ hơi đục. Dùng alcol kế để xác định độ cồn của hỗn hợp; sau đó tính độ cồn thuốc băng công thức sau:

x =

x là độ cồn của cồn thuốc50 là thể tích hỗn hợp cất dượcc là độ cồn của hỗn hợp cất đượcv là thể tích cồn thuốc lấy để cất5. Bảo quảnCồn thuốc để lâu có thể xuất hiện một số biến đổi: có cặn, vẩn đục, biến màu, giảm nồng độ hoạt chất. Muốn bảo quản tốt phải đóng vào chai nhỏ, đóng đậy nút kín, để nơi mát, tránh ánh sáng. Trong quá trình bảo quản nên định kỳ kiểm tra nồng độ hoạt chất trước khi cấp phát. 6. Một số công thức cồn thuốc6.3. Cồn Iod 5% - Công thức Iod 5gKali iodid 2g.............- Đặc điểm nguyên liệu: + Ido: dược chất, thuốc độc bảng B, có tính oxy hoá mạnh, ăn mòn da, giấy, vải, thăng hoa ở nhiệt độ thường, không tan trong nước, tan trong cồn và dung dịch kali iodid đậm đặc. Có tác dụng chữa nấm, sát khuẩn, chữa hắc lào. + Kali iodid: Chất phụ làm tăng độ tan của iod ở trong nước.+ Cồn 950 và nước cất là dung môi.- Điều chế + Chuẩn bị: dụng cụ, cân, hoá chất, pha cồn 47,50....+ Cân hoá chất: cân 5g iod bằng phương pháp cân kép, trên mặt kính đồng hồ có nắp đậy, cân 2g kali iodid.+ Hoà tan kali iodid trong khoản 5ml nước hỗn hợp cồn và nước, thêm iod đã nghiền nhỏ, khuấy (hoặc nghiền trong cối sứ, cối thuỷ tinh) cho đến khi tan hết. Thêm hỗn hợp cồn và nước vừa đủ, lọc đóng chai.+ Dáng nhãn: thành phẩm giảm độc B dùng ngoài.+ Công dụng: sát khuẩn, chữa nấm hắc lào.+ Bảo quản cân, thu dọn nơi pha chế.Trong cồn thuốc này kali iodid vừa là chất làm tăng độ tan của iod, vừa làm chất ổn định. Nếu không có kali iodid sẽ sảy ra phản ứng sau:I2 + O2 HI + HIOC2H5OH + HI C2H5-I + H2O

Page 52: BAO CHE HOC

C2H5OH + HOI CH3-CHO + HI + H2OCH3-CHO + HOI CH3-COOH + HIC2H5OH + CH3COOH CH3-CH2-COO-CH3 + H2OCác sản phẩm trên sẽ làm thay đổi màu sắc, tăng độ acid, giảm nồng độ iod. Nhưng nếu có kali iodid sẽ xảy ra như sau:HI + HOI + KI KI3 +H2O

KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ CAO THUỐC 1. Phân loại: 1.1. Theo tây y 1.1.1. Dựa vào thể chất- Cao lỏng: thể chất sánh gần như siro có thể đong rót được dễ dàng. Khối lượng cao sau khi điều chế bằng khối lượng dược liệu khô đem dùng. Ví dụ: cao lạc tiên, cao ba gạc, cao cam thảo, cao belladon ... - Cao mềm: thể chất như mật đặc chứa khoảng 20% nước. - Cao đặc: thể chất dẻo, dễ làm thành khối bánh viên, chứa khoảng 10-15% nước. Ví dụ: cao opi, cao cà độc dược ... - Cao khô: có thể tán thành bột được dễ dàng, chứa tối đa 5% nước. Ví dụ: cao mã tiền ... 1.1.2. Dựa vào dung môi điều chế. - Cao nước: dung môi là nướcVí dụ: Cao cam thảo, cao canh ky na- Cao cồn: dung môi là cồn. Ví dụ: cao lạc tiên, cao cà độc dược. - Cao ete: dung môi là eteVí dụ: cao dương xỉ đực. 1.2. Theo đông y:1.2.1. Cao lỏng: thể chất lỏng, đong rót dễ dàng, sau khi điều chế 1ml cao lỏng tương ứng với 1-4,5g có khi đến 10g dược liệu khô. Ví dụ: cao hy thiêm, cao ích mẫu ... 1.2.2. Cao mềm: thể chất sền sệtVí dụ: cao quy bản1.2.3. Cao dẻo: thể chất sền sệt Ví dụ: can ban long, cao hổ cốt2. Kỹ thuật điều chế cao thuốc2.1. Cao tây y 2.1.1. Chuẩn bị- Phần lớn là thảo mộc, thường dùng khô. Dược liệu cưhá glucozit nên dùng tươi và phải ổn định trước bằng hơi cồn. Dược liệu cần được phân chia tới độ nhỏ nhất định, tuỳ theo tính chất của dược liệu và dung môi dùng.

Page 53: BAO CHE HOC

- Dung môi: tuỳ hoạt chất và tạp chất có trong dược liệu, cần chọn dung môi hoà tan nhiều chất ít tạp chất, không có tác dụng dược lý, không tương tác với hoạt chất, rẻ tiền, dễ kiếm. Chỉ nên dùng một lượng dung môi tối thiểu và tránh kéo dài thời gian cô. Lượng dùng: thường gấp 6-12 lần dược liệu. Dung môi là nước: là loại dung môi hay dùng nhất vì rẻ tiền, dễ kiếm, nhưng diện hoà tan rộng nên chứa nhiều tạp chất, khó bảo quản. Dung môi là nước không hoà tan ancaloit, tinh dần, chất béo nên không dùng cho các dược liệu chứa các hoạt chất trên. Cồn ethylic: hoà tan được ancaloit, tinh dầu, tanin ... ít hoà tan tạp chất nên bảo quản dễ hơn và được dùng rộng rãi hơn. Ether: ít dùng vì dễ cháy, dễ nổ, đắt tiền chỉ dùng trong trường hợp hoạt chất trong dược liệu chỉ tan trong ether, hoặc dùng để loại tạp chất trong một số cao thuốc. 2.1.2. Chiết suất hoạt chất - Dung môi là nước+ áp dụng một trong các phương pháp sau: ngâm lạnh, hãm, sắc, hầm, ngâm nhỏ giọt (ít dùng). + Lượng dung môi gấp 8-12 lần dược liệu. Ngâm phân đoạn: Lần thứ nhất ngâm dược liệu 2/3 lượng dung môi trong thời gian từ 12-24 giờ. Không nên ngâm quá 48 giờ. Lần thứ hai ngâm bã với dung môi còn lại trong thời gian như trên. Gạn, ép bãTrộn chung 2 dịch chiết để lắng 24 giờ ở nơi mát. Tốt nhất ở nhiệt độ thấp. Lọc, cô đến thể chất muốn có. Hãm: Hãm 2 lần, mỗi lần từ 6 - 12 giờ. Trộn chung 2 dịch chiết loại tạp và cô thành cao.Sắc, hầm sôi: Cũng tiến hành 2 lần, thời gian tuỳ từng loại, lọc loại tạp, cô thành cao. - Dung môi là cồn, eteThường dùng phươg pháp ngâm nhỏ giọtDược liệu độc dùng cồn 700, dược liệu thường dùng cồn 600. Lượng dung môi gấp 6 lần dược liệuTiến hành như điều chế cồn thuốc. Rút dịch chiết tuỳ theo thể chất cao. Muốn điều chế cao lỏng: Hứng dịch chiết lần đầu bằng 8/10 khối lượng dược liệu để riêng. Dịch chiết sau cô còn khoảng bằng 2/10 so với lượng dược liệu dùng. Trộn bằng khối lượng dược liệu dùng. Để lắng 2-4 ngày, lọc. Muốn điều chế cao mềm, cao đặc, cao khô.

Page 54: BAO CHE HOC

Hứng dịch chiết lần đầu bằng khối lượng dược liệu, để riêng. Phần dịch chiêt sau cô đến đặc sánh. Thêm dịch chiết đầu để lắng, lọc. Tiếp tục cô đến thể chất muốn có. 2.1.3. Loại tạp chất- Chất nhầy, anbumin, gôm, tinh bột (dung môi là nước) Loại bằng cách đun sôi hoặc cô dịch chiết còn 1/2 - 1/4 thể tích ban đầu, thêm 2-3 lần thể tích cồn. Để lắng 5-6 ngày, gạn, lọc. - Chất nhựa: (dung môi dùng là cồn)Cất hết dung môi, thêm nước cất gấp 2 lần dịch chiết, thêm 2% bột tale, khuấy kỹ, lọc. - Chất béo: dùng ete hoặc parafinCô dịch chiết còn 1/2 - 1/4, cho ete vào lắc kỹ loại lớp ete điNếu dùng parafin, cho parafin vào lúc dịch chiết còn nóng, trộn kỹ, để nguội, vớt parafin bỏ đi. 2.1.4. Cô thành cao - Cô dịch chiết ở nhiệt độ càng thấp càng tốt. - Thời gian cô càng nhanh càng tốt- Tránh tác dụng của oxy trong không khí, tốt nhất là cô bình áp suất giảm. Dược điện Việt Nam quy định: cô dịch chiết ở nhiệt độ không quá 500C, cô dưới áp suất giảm. Điều chế cao khô: cô tới thể chất cao đặc và tiếp tục làm bốc hơi trong tủ sấy đến thể chất cao khô . 2.2. Cao đông dược2.2.1. Chuẩn bị- Dược liệu: + Thực vật: chế biến sao tẩm tuỳ từng loại đơn thuốc và tuỳ vị thuốc. + Động vật: Xương: loại bỏ thịt, gân, đập nhỏ xương, loại bỏ tuỷ. rửa sạch, sấy khô, sao tẩm (thường tẩm, ủ với rượu và nước gừng trong 24 giờ. Sao vàng)./ Sừng (gạc): ngâm nước một thời gian cho mềm, cạo sạch vỏ đen, cưa khúc 5-7cm, chẻ nhỏ cạo bỏ tuỷ phơi khô, rồi sao, tẩm. Quy bản: lọc hết da thịt, bẻ thành miếng nhỏCao toàn tính (cả thịt, xương): bỏ lông, bỏ ruột, gan, mỡ ... lọc xương, thịt riêng. Thịt thái miếng 100-200g ướp rượu, gừng hoặc dược liệu có tinh dầu (hồi, thảo quả ...) nước hoặc sấy, xương làm như trên. - Dung môi: dùng nước đạt tiêu chuẩn nước uống.2.2.2. Chiết suất: - áp dụng phương pháp hầm sôi, lượng nước cho ngập dược liệu 5-10cm. Đun cạn, bổ sung nước, giữ nguyên mực như cũ. - Thời gian đun: Dược liệu là cành nhỏ, lá: hầm sôi 2 lần mỗi lần 4-6giờDược liệu là thân dễ cứng: hầm sôi 3 lần mỗi lần 6-8 giờDược liệu là động vật: hầm sôi 3 lần mỗi lần 12 - 36 giờ.

Page 55: BAO CHE HOC

2.2.3. Cô thành cao- Cô nhỏ lửa, có điều kiện thì cô cách thuỷ, cách cát tới thể chất muốn có. - Cao đặc: cô đến khi sánh- Cao dẻo: cô đến khi lấy dao rạch sâu xuống 2 mép cao không khép lại ngay được. Đổ vào khay men đã xoa dầu vừng, để nguội cắt thành miếng 50 - 100g. 3. Điều chỉnh nồng độ hoạt chất trong cao. Đối với các loại cao có quy định tỷ lệ hoạt chất (cao thuốc độc A, B) sau khi điều chế phải định lượng nồng độ hoạt chất. Nếu chưa đạt phải điều chỉnh- Nếu cao lỏng: nồng độ hoạt chất thấp, phải tiếp tục cô hoặc phối hợp với cao cùng loại có nồng độ hoạt chất cao hơn.- Nếu cao có nồng độ lớn hơn phải pha loãng* Cao lỏng: pha loãng bằng dung môi đã dùng điều chế* Cao đặc, cao mềm: pha loãng bằng glycerin hoặc cao không có tác dụng đặc hiệu (cam cam thảo, cao râu ngô, cao cỏ gà ...)* Cao khô: pha loãng bằng lactose, glucose, bột cam thảo ... 3.1. Pha loãng cao có nồng độ hoạt chất lớn hơn quy địnhÁp dụng công thức : m1c1 = m2c2

m2 =

Trong đó : m1 là khối lượng cao có hoạt chất lớn hơn quy địnhm2 là khối lượng cao có hoạt chất đúng tiêu chuẩnc1 là nồng độ phần trăm hoạt chất cao quá tiêu chuẩn. c2 là nồng độ phần trăm hoạt chất cao đúng tiêu chuẩn. m2 - m1 = khối lượng dung môi hoặc tá dược thêm vào. Ví dụ: cô 300g cao mã tiền 18% ancaloit toàn phần tính để điều chỉnh về cao đúng tiêu chuẩn (16% ancaloit toàn phần).

Áp dụng công thức : m2 =

Ta có : m1 = 300gm2 = ? c1 = 18%c2 = 16%

Thay trị số vào công thức trên ta có:

m2 = 337,5g

Lượng tá dược cần thêm vào 300g cao 18% ancaloit toàn phần để có cao đúng tiêu chuẩn 16% ancaloit toàn phần là : m2 - m1 = 337,5g - 300g = 37,5g. Cao mã tiền là loại cao khô, nên dùng lactose để pha loãng.

Page 56: BAO CHE HOC

3.2. Hỗn hợp cao có nồng độ hoạt chất quá tiêu chuẩn với cao có nồng độ hoạt chất thấp hơn tiêu chuẩn. Áp dụng công thức : m1 (c1 - c3) = m2 (c2 - c3)

m2 =

Trong đó: m1 là khối lượng cao quá tiêu chuẩn m2 là khối lượng cao đúng tiêu chuẩn c1 là nồng độ phần trăm hoạt chất cao quá tiêu chuẩnc2 là nồng độ phần trăm hoạt chất cao đúng tiêu chuẩnc3 là nồng độ phần trăm hoạt chất cao dưới tiêu chuẩnVí dụ: có 120g cao opi 21% mocphin, hỗn hợp với bao nhiêu ga cao opi 18%.

Áp dụng công thức: m2 =

m1 = 120g; m2 = ? ; c1 = 21%; c2 = 20%; c3 = 18%Thay trị số vào công thức trên có :

m2 = = 180g

Khối lượng cao dưới tiêu chuẩn cần lấy là : m2 = m1 = 180 - 120g = 60gTrộn 60g cao opi 18% với 120 g cao opi 21% mocphin được opi 20% mocphin.4. Kiểm soát chất lượng4.1. Độ hoà tanHoà tan 1g cao trong 20ml dung môi đã dùng điều chế, cao phải tan hết, cặn còn lại không đáng kể. 4.2. Cắn khôCân chính xác 0,50g cao (nếu cao lỏng cân 2g) trong một chén sứ đã cân bì và một đũa thuỷ tinh nhỏ. Nhào cao đến 4-5 ml cồn hoặc nước nóng, đún cách thuỷ cho bay hơi tới khô, sấy 1000C - 1050C trong 3 giờ. Để nguội, cân tính toán để suy ra lượng cặn có trong 100g cao. 4.3. Định tínhDùng phản ứng đặc hiệu (tuỳ hoặc chất có trong cao)Ví dụ: - Cao opi tìm phản ứng của morphin, acid meconic.- Cao mã tiền phản ứng của strychnin, bruxin. 4.4. Định lượngChiết suất hoạt chất có trong cao, định lượng bằng phương pháp cân đo thể tích. Có thể dùng phương pháp định lượng cấp tốc của debrenille để biết giới hạn nồng độ hoạt chất trong chế phẩm (kết tủa không chính xác lắm). Ví dụ: * Định lượng cao mã tiền

Page 57: BAO CHE HOC

Mẫu 1: hoà tan 0,10g cao mã tiền trong 5ml acid hydrocloric 1%. Thêm 9ml thuốc thử mayer 1\10 lắc vài phút lọc. Nước lọc thêm vài giọt thuốc thử mayer 1\10 phải còn kết tủa. Mẫu 2: làm tương tự mẫu 1 nhưng cho 10ml thuốc thử mayre 1\10 nước lọc thêm vài giọt thuốc thử mayer 1\10 phải không có đục hay tủa. Như vậy ancaloit trong mã tiền (khô) có trong khoảng từ 13,5% - 17% (t/c là 16%).* Định lượng cao opi: Mẫu 1: hoà tan 0,20g cao opi trong 20ml nước vôi. Lọc lấy chính sát 10ml acid hoà bằng acid hydrochloric 4%. Thêm 7,5 ml thuốc thử mayer 1\10, lắc vài phút lọc. Nước lọc phải còn tủa khi thêm thuốc thử mayer 1\10. Mẫu 2: Làm tương tự mẫu 1 nhưng dùng 9ml thuốc thử mayer 1\10. Nước lọc phải không đục hay tủa khi thêm thuốc thử mayer 1\10.Vậy nồng độ morphin từ 18% - 22%. Cao opi đúng tiêu chuẩn là 20% morphin. 5. Bảo quảnQuá trình bảo quản cao thường xảy ra hiện tượng cứng lại, chảy nhảo, biến nàu do chất diệp lục hoặc tạp chất bị oxy hoá, nồng độ hoặc chất giảm, lên men, mốc ... Bảo quản cao trong chai có dung tích vừa nút kín, để nơi mát. Cao dể bị mốc có thêm chất bảo quản như: cồn, glycerin, acid bencozic (0,1 - 0,2%). 6. Một số công thức cao thuốc6.1. Cao lỏng lạc tiên6.1.1. Công thức Lạc tiên (bột mịn vừa) 1000gCồn 600 6000 ml6.1.2. Đặc điểm nguyên phụ liệu. - Lạc tiên: dược liệu có dụng an thần, dùng chữa mất ngủ, có hoạt chất tan trong cồn. - Cồn 600: dung môi6.1.3. Điều chế- Chuẩn bị: bình ngấm kiệt, dược liệu và dung môi theo công thức, bình hứng ...- Tiến hành: lót đáy bình bằng một lớp gạc và bông hút nước dày 3-4cm. Cho bột dược liệu (đã thấm ướt với khoảng 300ml cồn 600 để 2-4 giờ) vào bình nhẹ nhàng sn bằng mặt bột, đặt một miếng giấy lọc tròn cắt vừa khít lên trên mặt bột, đè một lớp bi thuỷ tinh lên trên. Mở khoá bình, đổ dung môi từ từ cho đến khi có giọt dung môi chảy ra, khoá vòi lại, tiếp tục đổ dung môi cho ngập dược liệu từ 2-3 cm, ngâm trong 24 giờ. Rút lấy khoảng 800ml dịch chiết để liên tiếp tục rút toàn bộ dịch chiết sau, cất thu hồi dung môi, cô còn lại 200ml, trộn với dịch chiết đầu, thêm dung môi cho đủ 1000ml, để lắng 2 ngày, lọc, đóng chai. 6.1.4. Dán nhãn: thành phẩm thường dùng trong. 6.1.5. Công dụng: an thần, gây ngủ.

KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ THUỐC TIÊM

Page 58: BAO CHE HOC

1. Ưu nhược điểm của thuốc tiêm1.1. Ưu điểm: - Dược chất tác dụng nhanh, cơ thể hấp thu nhanh, nhiều hơn thuốc uống do đó thuốc tiên liều lượng ít hơn thuốc uống. - Tránh được sự phá huỷ và biến đổi dược chất do tác dụng của các yếu tố như (men, pH, ...)- Tránh được tác dụng phụ của một số dược chất nếu như uống. Ví dụ: uống morphin sẽ gây táo bón. Uống emetin gây nôn- Có tác dụng ở nơi theo ý muốnVí dụ: gây tế tại chỗ hay toàn thân- Dùng trong cấp cứu rất hiệu quả.1.2. Nhược điểm- Sử dụng đòi hỏi phải có cán bộ chuyên môn- Có thể gây phản ứng tại chỗ hay toàn thân- Đòi hỏi phải có đầy đủ trang thiết bị khi sử dụng- Vì có tác dụng nhanh nên khi nhầm lẫn rất khó cứu chữa.- Kỹ thuật pha chế phức tạp, đòi hỏi phải có một số điều kiện. 2. Tiêu chuẩn chất lượng chung của thuốc tiêm. 2.1. Trong suốt (trữ nhũ tương, hỗn dịch tiêm). 2.2. Màu sắc tuỳ theo dược chất. 2.3. Phải tuyết đối vô khuẩn2.4. pH đúng tiêu chuẩn quy định. 2.5. Không có chất gây sốt nhất là những thuốc tiêm dùng với khối lượng lớn. 2.6. Thể tích không được ít hơn thể tích ghi trên nhãn. 2.7. Chứa đúng thành phần ghi trong công thức. 2.8. Nồng độ, hàm lượng, khối lượng phải đạt trong dung sai cho phép2.9. ít gây đau và không gây kích ứng khi tiêm, có áp suất thẩm thấu tương đương với áp suất thẩm thấu của máu. 3. Thành phần thuốc tiêm3.1. Dược chất: - Phải tinh khiết, đạt tiêu chuẩn pha thuốc tiêm mà dược điển quy định. Đó là các chất: vô cơ như calcid, magnesi sulfat .. các chất hữu cơ như các vitamin, novocain, alcaloit, glucozit, kháng sinh, tạng liệu ... 3.2. Dung môi: đạt tiêu chuẩn để pha thuốc tiêm, thường dùng: - Nước cất : xem ở phần trên và tổ chức quản lý dược “nước trong pha chế”. - Dầu thực vật: phải dùng loại ép nguội, trong, tinh khiết, trung tính và đã được tiệt khuẩn ở 1150 - 1200C thường dùng: dầu oliu, dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dân, dầu hạt thuốc phiện...

Page 59: BAO CHE HOC

- Dung môi tổng hợp: là este của acid béo có phân tử lượng cao (C14 - C18) là những chất alchol tự do hoặc este hoá như: etyloleat, benzyloleatm polyetylenglycol, propylenglycol ...3.3. Chất phụMột số thuốc tiêm ngoài dược chất, dung môi, cần phải thêm một số chất phụ để làm tăng độ tan, ổn định, bảo quản nhưng không tương tác xấu với dược chất làm hại chơ cơ thể người dùng. - Chất làm tăng độ hoà tan của dược chất: xem ở bài dung dịch thuốc. - Chất ổn định: + ổn định dung dịch các chất dễ oxy hoá như: vitamin C, novocain, apomocphin... * Thường dùng: natri sulfit, natri bisulfit, cystin, acid etylendianmin teraacetic (EDTA) và muối natri của nó, hoặc đóng thuốc trong khí nén trơ (nitrogen, cacbondioxyt). + Tránh hiện tượng thuỷ phần, racemic hoá. * Thường dùng: acid hydrocloric, acid citric và một số hệ đệm. - Chất bảo quản: để ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn nhất là các thuốc tiêm điều chế từ nguyên liệu là động vật. + Các chất thường dùng: phenol tỷ lệ 0,5% cresol 0,3% và este của acid para aminobenzoic. - Chất kéo dài tác dụng của dược chất: làm thời gian tác dụng của thuốc lâu hơn. Ví dụ: thuốc tiêm insulin thêm protamin kẽm, thuốc tiêm penicillin thêm procain. 4. Võ đựng thuốc tiêm Thuốc tiêm được đóng trong ống tiêm hoặc chai lọ thích hợp (do Limousin phát minh) thường dùng nhất là ống tiêm làm bằng thuỷ tinh. 4.1. Các loại ống tiêm Loại hai đầu kéo nhỏ, đấy bằng tròn đầu kia kéo nhỏ ... Thường có nhiều cỡ: 1-2-5-10-20-50...ml4.2. Chất lượng ống tiêmống tiêm thường làm bằng thuỷ tinh hay chất dẻo. Những chất này không được ảnh hưởng tới chất lượng thuốc tiêm và không gây hai cho người dùng. Nếu là thuỷ tinh phải trong suốt, trung tính không có bọt, bền vững về mặt hoá học, chịu được nhiệt độ cao, tương đối dễ chãy. Nếu là chất dẻo bền vững về mặt hoá học, chịu nhiệt độ cao, không hấp thu được chất, không cho không khí, hơi nước đi qua, trong suốt, có độ bền cơ học tốt. Thường dùng: polyamit, polyolefin halogen hoá, polyetylen, polyvinyl clorua ...4.3. Kiểm tra chất lượng ống tiêm bằng thuỷ tinh. Tìm kiếm loại nặng (chì, asen) lấy một số ống có tổng dung tích khoảng 20-30ml. Rửa sạch ngoài và trong ống. Đóng nước cất hai lần đã lọc, hàn kín - hấp ở 1200C trong 30 phút. Để nguội, cưa đầu ống, lấy nước trong ống ra. + Tìm chì: lấy 10ml nước trên, thêm 1 giọt acid hydrocloric đặc, 3 giọt natri sulfid hay amoni sulfid 2%.

Page 60: BAO CHE HOC

Dung dịch không được có màu nâu. + Tìm asen: lấy 5ml nước trên, thêm 5ml dung dịch natri hypophosphit. Đun cách thuỷ sôi 30 phút Dung dịch không được có màu nâu. Hoặc lấy 1ml nước trên cho một hạt kẽm vào thêm 2-3 giọt acid sufric đặc. Đậy lên miệng ống một mảnh giấy lọc vừa được tẩm dung dịch bạc nitrat. Giấy không được có màu vàng hay nâu. Xác định độ kiềm: + Dùng chỉ thị màu vạn năng: Pha loãng dung dịch chỉ thị màu vạn năng bằng nước cất trung tính với tỷ lệ 2%. Đóng vào ống tiêm đã rửa sạch. Hàn kín - Hấp ở 120 0

trong 30 phút. Sau khi hấp, nếu dung dịch chỉ thị màu vàng (pH - 6) hoặc màu lá mạ (pH = 7) là thuỷ tinh tốt. Có màu xanh lá cây (pH = 8) là thuỷ tinh loại hai. Có màu chàm nhạt (pH = 9) hoặc tím (pH = 10) là thuỷ tinh kiểm không được dùng để đóng thuốc tiêm (có thể dùng chỉ thị màu BRP đã pha loãng với nước cất tốt làm như trên). + Định lượng kiềm bằng dung dịch acid hydrocloric 0,01N. Lấy một số ống có tổng thể tích lớn hơn 100ml và làm tương tự như tìm kim loại nặng. - Lấy chính xác 100ml nước trong ống tiêm cho vào bình nón sạch, thêm 2 giọt dung dịch chỉ thị metyl đỏ, 1 giọt dung dịch xanh metylen. Rồi định lượng bằng dung dịch HCl 0,01N. Dung dịch chuyển từ màu xanh sang tím nhạt. Thí dụ hết nml HCl 0,01N- Làm một mẫu khác với nước cất hết n’ml HCl 0,1N.Lượng dung dịch HCl 0,01N để trung tính kiềm của ống là n - n’ đem so sánh với bảng quy định sau đây: Loại ống 1ml dùng không quá 1ml dung dịch HCl 0,01NLoại ống 2ml dùng không quá 0,8ml dung dịch HCl 0,01NLoại ống 5ml dùng không quá 0,6ml dung dịch HCl 0,01NLoại ống 10ml dùng không quá 0,45ml dung dịch HCl 0,01NLoại ống 15ml dùng không quá 0,40ml dung dịch HCl 0,01N5. Kỹ thuật điều chế thuốc tiêm5.1. Chuẩn bị- Cơ sở pha chế: dây chuyền sản xuất phải bố trí theo hệ thống một chiều để đảm bảo vô khuẩn. Thuốc tiêm phải được pha chế trong phòng riêng hoặc tủ pha chếPhòng pha chế: nền nhà phải được lát gạch hoặc láng xi măng để dễ lau rửa, tường được lát gạch men trăng hay sơn trăng cao 1,6m tính từ nền nhà. Trước khi pah chế không khí phòng pha chế phải tiệt khuẩn bằng tia cực tím hoặc hơi formol (cứ 100m3 không khí dùng 625g formol dược dụng pha chế với 2500ml nước, đun sôi dung dịch, đổ ra đĩa, đóng kín cửa để 1 đêm (12 giờ). Sáng hôm sau thay bằng địa amoniac để 2 giờ).

Page 61: BAO CHE HOC

- Nguyên phụ liệu: dung môi đạt tiêu chuẩn dược dụng dùng để pha chế thuốc tiêm. - Xử lý vỏ đụn thuốc tiêm. + Chọn ống: loại tốt, trong suốt, trung tính. + Rửa ống: rửa ngoài bằng nước hợp vệ sinh, rửa lại bằng nước cất, cưa đầu ống bằng nhau, miệng cắt bằng phẳng. Rửa trong bằng nước cất đã lọc: đóng cất vào ống bằng bơm tiêm hay máy để nước phun mạnh vào ống, vẩy mạnh nước trong ống ra bằng tay hoặc máy. Rửa nhiều lần đảm bảo cho ống thật sạch. Tiệt khuẩn ống: sấy ống ở 1600C - 1800C trong 30 phút hay hấp 1000C trong 1 giờ. ống dùng để đóng thuốc tiêm là bột, dầu, nhũ tương hay hỗn dịch phải được sấy khô. - Dụng cụ pha chế: phải sạch sẽ, tráng nước cất rồi tráng bằng nước cất đã khử khuẩn. Sấy khô nếu cần. - Người pha chế: thực hiện chế độ vô khuẩn trong pha chế, thay quần áo, mang khẩu trang, đội mũ đã khử khuẩn, sát khuẩn tay trước khi vào phòng pha chế, đi guốc, dép riêng. 5.2. Tiến hành pha chế. Thực hiện pha chế theo sơ đồ: - Cân dược chất: nồng độ hay hàm lượng dược chất trong thuốc tiêm thường được tính theo khối lượng trong thể tích. Phải căn cứ vào hàm lượng nguyên chất của dược chất theo phiếu kiểm nghiệm loại dược dụng cho phép để tính toán dược chất cần phải cân (xem bài thuốc tiêm truyền). Ví dụ: Dung dịch tiêm Calci clorid 10%. Nếu pah chế 1 lít thì cần cân 100g Calci clorid rồi hoà tan trong nước cất tốt cho vừa đủ 1 lít. - Phương pháp hoà tan: hoà tan dược chất vào dung môi ở nhiệt độ thường hoặc cao cho chất phụ khi cần thiết (dung môi là dầu thì đun nóng cách thuỷ cho dược chất chóng tan). - Lọc trong: phải lọc nhanh, trong vô khuẩn (trừ nhũ tương, hỗn dịch), chọn vật liệu lọc, phương pháp lọc, dụng cụ cho thích hợp (xem ở bài hoà tan làm trong) kiểm tra độ trong, nồng độ. - Đóng ống: thuốc lọc xong phải đóng ống ngay khi đã được độ trong nồng độ, hàm lượng. Thuốc tiêm ở dạng lọc thể tích phải lớn hơn chút ít so với thể tích ghi trên nhãn tuỳ theo dung môi là nước, dầu theo bảng sau:

Thể tích ghi trên nhãn (ml)

Thể tích cần phải đóng vào ống (ml)Dung dịch nước Dung dịch dầu, nhũ tương

1,0 1,10 1,152,0 2,15 2,255,0 5,30 5,5010,0 10,50 10,7020,0 20,60 20,8050,0 50,00 51,50100,0 102,00 103,00

Page 62: BAO CHE HOC

Đóng thuốc vào ống có thể dùng bơm tiêm hay máy đóng thuốc. Thuốc tiêm dễ bị oxy hoá có điều kiện đóng trong khí trơ (nitroren cacbon dioxyt). Hàn ống: ống đóng thuốc tiêm xong phải hàn ngay. Nếu thuốc là chất hữu cơ phải rửa đầu ống bằng nước cất trước khi hàn. Hàn bằng cồn, xăng: vừa đun đầu ống qua ngọn lửa đèn hơi vừa quay tròn từ từ đến khi đầu đóng kín hoặc là ngọn lửa đèn hàn qua từng hàn ống đã được xếp sẵn trong cơi. Ngày nay có máy đóng thuốc vào ống rồi chuyển sang hàn tự động ngay trên máy. Khử khuẩn: tuỳ theo tính chất dược chất và nên cần thuốc trên chọn phương pháp khử khuẩn cho thích hợp đảm bảo an toàn cho thuốc và người dùng có hiệu quả cao (xem bài khử khuẩn trong pha chế). Kiểm tra độ hở ống tiêm: sau khi tiệt chuẩn co ống còn nóng vào nước lạnh có pha chất màu (xanh metylen ...) ống nào hở sẽ nhuộm màu cần loại bỏ. Soi, in và dãn nhãn: lau khô, soi ống bằng ánh sáng ban ngày loại bỏ ống vẫn đục (trừ nhũ tương, hỗn dịch).ống tiêm đạt tiêu chuẩn in, dãn nhãn đúng quy chế. 5.3. Đóng gói bảo quảnThuốc tiêm đóng gói trong đồ bao gói thích hợp dựa vào hạng dùng, thời gian bảo quản, bảo quản đúng kỹ thuật, chế độ quy định. 6. Kiểm soát chất lượng thuốc tiêm6.1. Độ trong màuThuốc tiêm phải được trong suốt không được vẫn đục (trừ nhũ tương, hỗn dịch) màu sắc đúng quy định soi bằng ánh sáng ban ngày. 6.2. Thể tích thuốc trong ốngDung dịch thuốc không được nhỏ hơn, thể tích ghi trên nhãn. Số lượng cần lấy: Lấy 10 ống bất kỳ, loại từ 1ml đến dưới 100ml. Lấy 3 ống loại 100ml trở lên. Dùng ống đong chính xác tới 1\100ml. 6.3. Nồng độ, hàm lượngPhải đạt trong phạm vi dung sai cho phép6.4. pHĐạt tiêu chuẩn quy định6.5. Định tínhDùng phương pháp, thuốc thử quy định phải chứa đúng thành phần ghi trong công thức. 6.6. Định lượngDùng phương pháp quy định. Thuốc có nồng độ, hàm lượng dược chất đúng, đạt tiêu chuẩn. 6.7. Độ vô khuẩn, chất gây sốt Phải tuyệt đối vô khuẩn không được có chất gây sốt (xem bài thuốc tiêm truyền) 6.8. Không được hỏng trước thời gian quy định.

Page 63: BAO CHE HOC

KỸ THUẬT PHA CHẾ THUỐC TIÊM TRUYỀN

1. Đặc điểm của thuốc tiêm truyền1.1. Dược chất thường. 1.2. Dung môi pha chế là nước cất1.3. Dùng với liều lượng lớn nên cần phải đẳng trường có pH 7,4 và thàh phần càng giống huyết tương của máu càng tốt. 1.4. Thời gian tiêm truyền kéo dài1.5. Phải vô khuẩn, không có chất gây sốt, không dùng chất bảo quản1.6. Đóng ống, chai có dung tích lớn (300ml, 500ml)1.7. Thường dùng 2 loại: - Đẳng trương: là thuốc tiêm truyền glucose 5%, natri clorid 0,9% có áp suất thẩm thấu tương đương với áp suất thẩm thấu huyết tương của máu, có thể tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da. - Ưu trương: dung dịch glucose 10-30%, natri clorid 10% có áp suất thẩm thấu lớn hơn áp suất thẩm thấu huyết tương của máu nên chỉ được tiêm nhỏ giọt tĩnh mạch. 2. Phân loại: Dựa vào tác dụng, công dụng của thuốc tiêm truyền để phân loại như sau: 2.1. Dung dịch bù nước, chất điện giảiLoại này có tác dụng bù nước, điều hoà các chất điện giải, lập lại thăng bằng kiềm - toan trong cơ thể như dung dịch natri clorid, kali clorid, natri hydrocarbonat, ringer ... 2.2. Dung dịch dinh dưỡng, cung cấp năng lượng Có tác dụng nuôi dưỡng, cung cấp năng lượng cho cơ thể như dung dịch glucose, đạm thuỷ phân (plasmosan) acid amin (moriamin, klinitamin)2.3. Dung dịch thay thế máu, tăng áp lực kéoCó thành phần cơ bản gần giống huyết tương của máu, dùng để thay thế tạm thời một phần máu trong những trường hợp mất máu nhiều như dung dịch albumin, dextran (plasmodex), huyết tương khô, polivinyl pyrolidon (subtosan prolidon).2.4. Dung dịch để điều trịLà loại có tác dụng để điều trị bệnh như dung dịch acid glutamic 1% điều trị amoni trong huyết cao, rối loạn chức năng gan; manitol, sorbitol 10-20% và ure 20-30% chữa phù não. 3. Yêu cầu chất lượng 3.1. Chất lượng thuốc tiêm truyền phải đạt tiêu chuẩn của thuốc tiêm (xem bài thuốc tiêm). 3.2. Tuyệt đối không có chất gây sốt4. Kỹ thuật pha chế4.1. Quy định về cơ sở pha chế và chế độ vệ sinh vô khuẩn (xem giáo trình quản lý dược)4.2. Trang tiết bị kỹ thuật4.2.1. Dụng cụ pha chế

Page 64: BAO CHE HOC

Phải có đủ dụng cụ pha chế như bình thuỷ tinh, thùng sắt tráng men hoặc thép không gỉ, dụng cụ lọc, tủ sấy, nồi hấp, cân, dụng cụ cất nước ... 4.2.2. Thiết bị máy móc (chỉ trang bị những thiết bị) cần thiết tối thiểu. 4.2.3. Chai, nút, ống tiêm- Chai, ống đựng phải là thuỷ tinh trung tính, không có bọt, chịu được nhiệt độ và dễ cọ rửa. - Nút cao su dùng loại tốt, chịu được nhiệt và áp suất, không thôi tạp chất, vừa với miệng chai đảm bảo độ kín. - Chai đựng dung dịch tiêm truyền không dùng đựng các dung dịch khác4.3. Nguyên phụ liệu4.3.1. Nguyên liệuDùng loại hoá chất dược dụng, đã kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn pha thuốc tiêm. 4.3.2. Nước cất: Dùng nước cất mới không để quá 6giờ đạt tiêu chuản quy định Dược điển việt nam, muốn để quá 6 giờ phải để trong bình vô khuẩn nhưng cũng không quá 24 giờ. ...........4.5. Pha chế4.5.1. Cân nguyên liệuCăn cứ vào công thức, số lượng cần pha, hàm lượng nguyên chất của nguyên liệu ghi trên phiếu kiểm nghiệm để tính lượng nguyên liệu cần lấy. Lượng nguyên liệu cần lấy được tính theo công thức.

X =

X là lượng nguyên liệu cần phải cân để pha (g)P là khối lượng nguyên liệu theo công thức pha chế (g)n là hàm lượng nguyên chất của nguyên liệu ghi trên phiếu kiểm nghiệm (%)Ví dụ: Pha 6 lít dung dịch glucose ghi trên phiếu kiểm nghiệm là loại chứa 90% glucose nguyên chất. Theo công thức lượng glucose cần lấy: Glucose khan 1800gNước cất pha tiêm vđ 6000mlVậy lượng glucose 90% cần phải cân.

X = = 200g

Cân 2000g glucose 90% hoà tan với một ít nước cất và thêm nước cất vừa đủ 6000ml. 4.5.2. Hoà tan dược chấtHoà tan thường hoặc hoà tan nóng dược chất trong dụng cụ thuỷ tinh hoặc thép không gỉ có chia vạch. Hoà tan hết phải định lượng cấp tốc để điều chỉnh nồng độ. 4.5.3. Lọc trong

Page 65: BAO CHE HOC

Yêu cầu lọc nhanh, trong hệ thống kín và vô khuẩn. Dung dịch lọc phải trong suốt, không có sơ bông, vật lạ ... Phương pháp lọc bằng áp suất giảm (tốc độ phụ thuộc vào vật liệu lọc ... áp suất thuỷ tinh). Dụng cụ thường dùng là phễu lọc nấm, phểu lọc Knikfi, nến lọc chamberland, phễu thuỷ tinh xốp... Trừ nhũ tương và hỗn dịch tiêm. 4.5.4. Đóng chai Tiến hành đóng chai, nút kín ngay sau khi lọc trong hệ thống kín, tại phòng pha chế vô khuẩn, tránh tiếp xúc với không khí. 4.6. Tiệt khuẩnPhả thực hiện ngay sau khi đóng chai, ống ở nhiệt độ thích hợp Ví dụ: - Dung dịch glucose thường hấp ở 1000C trong 1 giờ. - Dung dịch natri clorid hấp ở 1200C trong 20 phút hoặc 1000C trong 1 giờ. 4.7. Kiểm nghiệm thành phẩm. 4.7.1. Kiểm tra độ trong bằng hộp soi có đèn 40w, loại bỏ các chai thuốc không đạt tiêu chuẩn,. 4.7.2. Định lượng nồng độ thành phẩm theo phương pháp ghi trong DĐVN, sai số cho phép 5%4.7.3. Vô khuẩn bằng cấy tím các vi khuẩn ái khí, yếm khí, nấm mốc4.7.4. Chất gây sốt (Chí nhiệt tố) nhiệt nguyên, chất gây sốt thử trên thỏ. - Chọn thỏ: không bị bệnh, không có chửa, nặng 1,7kg - 2,7kgCó thể dùng thỏ đã thử nhưng phải có nghỉ 2 ngày (nếu lần thử trước không có phản ứng), 7 ngày (nếu lần thứ trước có phản ứng). Không dùng thỏ đã tiêm thuốc gây dị ứng. Ba ngày trước khi thử, lấy nhiệt độ 3 lần cách nhau 1 giờ vào sáng khi chưa cho thỏ ăn. Chỉ dùng thỏ có nhiệt độ từ 380C - 39,50C. Trong thời gian lấy nhiệt độ không cho thỏ ăn, có thể cho thỏ uống. - Dụng cụ tiêm: khử khuẩn 1800C trong 2 giờ. - Tiến hành: + Lấy nhiệt độ mẫu: lấy nhiệt độ của 3 thỏ 2 lần cách nhau 20 phút. Khi nhiệt độ này không được chênh lệch nhau quá 0,20C. Nhiệt độ mẫu là trung bình cộng của 2 nhiệt độ đó. + Tiêm thuốc: nếu không có chỉ dẫn đặc biệt. Tiêm chậm vào tĩnh mạch tai thỏ với liệu 10ml dung dịch đẳng trương đã được đun nóng ở 370C cho 1kg thỏ. Tốc độ tiêm 4-6ml\1 phút. (dung dịch ưu trương phải pha với nước cất tốt thành dung dịch đẳng trương). - Lấy nhiệt độ 3 lần của từng thỏ sau khi tiêm 1-2-3 giờ. Tính nhiệt độ tăng của mỗi thỏ bằng cách lấy nhiệt độ tối đa sau khi tiêm trừ đi nhiệt độ mẫu. - Nhận định kết quả:

Page 66: BAO CHE HOC

+ Thuốc tiêm truyền không có chất gây sốt, khi không có thỏ nào tăng nhiệt độ bằng hoặc hơn 0,60C và tổng số tăng nhiệt độ của 3 thỏ không quá 1,40C. + Khi có 1 hay 2 thỏ tăng nhiệt độ bằng hoặc hơn 0,60C hay tổng tăng nhiệt độ của cả 3 thỏ vượt quá 1,40C. Phải thử lại trên 5 thỏ khác. + Nếu trong 8 thỏ có 4 thỏ trở lên tăng nhiệt độ bằng hoặc hơn 0,60C mỗi con hay tổng số tăng nhiệt độc ủa 8 thỏ vượt quá 3,70C thì thuốc tiêm truyền đem thử không đạt tiêu chuẩn. 4.8. Dãn nhãnDán nhãn đúng quy định (đóng số kiểm nghiệm ngày pha chế), hạn dùng (nhãn nên ín màu sắc, kiểu chữ khác nhau để chống nhầm lẫn). Dung dịch ưu trươg phải in dòng chữ đậm nét “chỉ tiêm tĩnh mạch”Mỗi trẻ pha chế phải có mẫu lưu để theo dõi quá trình sử dụng. 5. Một số thuốc tiêm truyền5.1. Thuốc tiêm truyền glucose 5%5.1.1. Công thức: Gluco 50gNước cất pha tiêm vđ 1000mlĐóng chai 500mlĐiều chế 500 chai thuốc5.1.2. Đặc điểm nguyên phụ liệu: - Gluco : là dược chất, dễ tan trong nước, có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể.- Nước cất : là dung môi5.1.3. Kỹ thuật điều chế : - Chuẩn bị: cân kỹ thuật, nồi hấp, dụng cụ pha chế đã tiệt khuẩ (ống đo 500ml, cốc chân 1000ml, đũa thuỷ tinh, chai 500ml, nút, hệ thống lọc). Gluco nước cất pha thuốc tiêm, nhãn thuốc. - Cân gluco bằng cân kỹ thuật. - Hoà tan gluco với nước cất, thêm nước cất vừa đủ. - Định lượng cấp tốc để xác định nồng độ gluco trong dung dịch. - Lọc trong bằng hệ thống lọc kín trong phòng pha chế vô khuẩn.- Kiểm tra độ trong của dung dịch.- Đóng chai nút kín trong phòng pha chế vô khuẩn. - Tiệt khuẩn 1100C trong 20 phúc bằng nồi hấp- Thử chí nhiệt độ (không được có). - Kiểm tra độ trong. - Loại các chai không đạt yêu cầu.- Dán nhãn: thành phẩm thường dùng trong (ghi rõ hạn dùng)- Công dụng: cung cấp năng lượng cho cơ thể, dùng trong trường hợp nước, nuôi dưỡng cơ thể trong các trường hợp người bệnh không ăn được.

Page 67: BAO CHE HOC

- Sau pha chế rửa dụng cụ pha chế, thu dọn, vệ sinh nơi pha chế, kiểm tra và lau cân cho sạch sẽ. 5.3. Thuốc tiêm truyền natri clorid 0,9%5.3.1. Công thứcNatri clorid 9gNước cất pha tiêm vđ 1000ml5.3.2. Đặc điểm nguyên phụ liệu- Natri clorid : dược chất tan trong nước có tác dụng cung cấp chất điện giải. - Nước cất là dung môi ... 5.3.3. Kỹ thuật điều chế - Chuẩn bị (như bài thuốc tiêm truyền gluco). - Tiến hành điều chế (như bài thuốc tiêm truyền gluco)- Dán nhãn: thành phẩm thường dùng trong - Công dụng: cung cấp chất điện giải .