báo chí trong một việt nam đang toàn cầu hóa

18
1 Báo chí trong xu thế toàn cu hóa TS. Nguyn Đức An Ging viên cao cp Trường Truyn thông Đại hc Bournemouth (Anh) (Tho lun chuyên đề vi đồng nghip báo Tui Tr, ngày 04/01/2013) Ni dung chính Toàn cu hóa là gì? Mt định nghĩa và vài ví dVN Cơ hi và thách thc cho các nước nghèo Đin hình: sthng trca hthng báo chí phương Tây trong dòng chy thông tin toàn cu. Báo chí trong mt VN đang dn toàn cu hóa Vài quan sát và ý kiến cá nhân Trao đổi và tho lun

Upload: an-nguyen

Post on 28-Nov-2014

1.411 views

Category:

Documents


6 download

DESCRIPTION

Buổi thảo luận chuyên đề này nhằm giúp diễn giả và cử tọa trình bày và trao đổi những vấn đề then chốt mà toàn cầu hóa đang đặt ra cho các quốc gia nghèo như Việt Nam và vai trò của báo chí trong việc phát huy những lợi ích cũng như hạn chế tác động tiêu cực từ tiến trình này. Toàn cầu hóa là gì và vì sao nó không phải là một cái gì đó to lớn, vĩ mô và trừu tượng mà là rất gần gũi với từng người dân VN? Chúng ta đang ở đâu trong tiến trình toàn cầuhóa và đang đối diện với những cơ hội và thách thức nào? Trong bối cảnh đó, báo chí Việt Nam cần một tâm thế như thế nào để đón nhận các làn sóng kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu và đóng góp cho một Việt Nam phát triển bền vững? Những tồn tại trong nền báo chí nước nhà cũng được trình bày thẳng thắn với mong muốn cùng nhau nhận thức vấn đề rõ ràng hơn.

TRANSCRIPT

Page 1: Báo chí trong một Việt Nam đang toàn cầu hóa

1

Báo chí trong xu thế toàn cầu hóa

TS. Nguyễn Đức An Giảng viên cao cấp

Trường Truyền thông Đại học Bournemouth (Anh)

(Thảo luận chuyên đề với đồng nghiệp báo Tuổi Trẻ, ngày 04/01/2013)

Nội dung chính

n  Toàn cầu hóa là gì? n  Một định nghĩa và vài ví dụ VN

n  Cơ hội và thách thức cho các nước nghèo n  Điển hình: sự thống trị của hệ thống báo chí phương Tây

trong dòng chảy thông tin toàn cầu.

n  Báo chí trong một VN đang dần toàn cầu hóa n  Vài quan sát và ý kiến cá nhân n  Trao đổi và thảo luận

Page 2: Báo chí trong một Việt Nam đang toàn cầu hóa

2

Mở đề

"Người ta bảo rằng nói ngược với toàn cầu hóa giống như nói ngược với các nguyên lý về trọng lực" (Kofi Annan, nguyên Tổng thư ký LHQ)

Một cách ngắn gọn

n  TCH là một tiến trình trong đó các hoạt động kinh tế, văn hóa và chính trị: n  diễn ra trong một không gian toàn cầu; n  được tổ chức trên phạm vi toàn cầu một cách có chủ đích; và n  phụ thuộc lẫn nhau ở cấp độ toàn cầu.

n  Nói cách khác là một tiến trình "phi lãnh thổ hóa" (deterritorialisation) n  lãnh thổ truyền thống và khoảng cách ngày càng trở nên ít

quan trọng, n  thế giới trở thành một không gian siêu biên giới duy nhất

Page 3: Báo chí trong một Việt Nam đang toàn cầu hóa

3

Toàn cầu hóa kinh tế

n  Các nền kinh tế ngày càng thẩm thấu và phụ thuộc lẫn nhau trong một thể thống nhất thông qua n  dòng chảy xuyên lục địa của tư bản, dữ liệu, hoạt động

sản xuất, hàng hóa, dịch vụ n  dòng chảy lao động và làn sóng nhập cư siêu biên giới; n  các hiệp ước thương mại toàn cầu; n  các công ty đa quốc gia (MNC) và xuyên quốc gia (TNC)

n  Thể hiện qua n  FDI toàn cầu (tăng từ 23 tỷ USD năm 1975 lên 1538 tỷ

năm 2007) n  Tổng giá trị giao thương hàng hóa toàn cầu (tăng từ

10.120 tỷ lên 15.575 tỷ USD trong 2005-08).

Toàn cầu hóa kinh tế ở VN

Page 4: Báo chí trong một Việt Nam đang toàn cầu hóa

4

Toàn cầu hóa về chính trị (1)

n  Các tổ chức quản trị toàn cầu (WTO, IMF, World Bank, WHO, ILO, IPCC…) n  Từ 37 tổ chức liên chính phủ vào năm 1909 đến gần 300

vào năm 1999 n  Có quyền lực nhất định lên từng quốc gia (vd: WTO chi phối

95% hoạt động giao thương toàn cầu)

n  Sự gia tăng các cuộc gặp mặt cấp cao đa phương để giải quyết các vấn đề toàn cầu n  từ chỗ hiếm thấy cách đây một thế kỷ đến hơn 4.000 hội

nghị thượng đỉnh các loại mỗi năm hiện nay

Toàn cầu hóa về chính trị (2)

n  Các tổ chức/chiến dịch dân sự toàn cầu n  Từ vài trăm tổ chức phi chính phủ được công nhận vào đầu

thế kỷ 20 đến trên 5.000 vào đầu thế kỷ 21. n  Đại diện cho quyền lực thường dân, thúc đẩy sự hợp tác

siêu biên giới và tìm cách ảnh hưởng và định hướng đến chính sách trong các vấn đề toàn cầu

n  Vấn đề: n  Liệu một thể chế dân chủ toàn cầu có cần thiết và khả thi? n  Khi mỗi nước đều nằm trong một hệ thống quan hệ quốc

tế chằng chịt, phải chăng quyền lực chính thể quốc gia-nhà nước truyền thống đang ngày càng suy giảm?

Page 5: Báo chí trong một Việt Nam đang toàn cầu hóa

5

Toàn cầu hóa văn hóa

n  Sự tiêu thụ toàn cầu các sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể, nhất là n  các sản phẩm mang thương hiệu toàn cầu n  các sản phẩm đưọc phân phối qua các mạng lưới truyền

thông toàn cầu ngày càng được "cởi trói"

n  Một nền văn hóa toàn cầu cho một nền công dân toàn cầu (global citizenry) n  “Ngôi làng toàn cầu” (Marshall McLuhan) đang trở thành

hiện thực?

"Ngôi làng toàn cầu”

n  Hệ thống truyền thông toàn cầu xóa bỏ mọi khoảng cách về không gian và thời gian

n  Cả thế giới cùng kết nối thành một cộng đồng, chia

sẻ những hình ảnh, thông tin, mối quan tâm chung qua truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác

n  Kết quả là sự thông hiểu lẫn nhau giữa các dân tộc và một thế giới khoan dung, hòa đồng

Page 6: Báo chí trong một Việt Nam đang toàn cầu hóa

6

Cái gì tạo nên toàn cầu hóa?

n  Chủ nghĩa tân tự do trong kinh tế (neo-liberalism) n  thị trường tự do (không rào cản) sẽ điều tiết để đưa nền

kinh tế đến hiệu quả tốt nhất

n  Sự gia tăng năng lực ngành vận tải quốc tế n  đường không, đường bộ, đường biển

n  Sự phát triển chưa từng thấy của công nghệ TTTT

n  Máy tính, vệ tinh, truyền hình cáp và Internet làm không gian và thời gian không còn là rào cản với nhiều hoạt động kinh tế-xã hội (thời đại kết nối)

Cơ hội cho các nước nghèo (1)

n  Thu hút đầu tư cần thiết cho phát triển từ các nước giàu bằng nguồn tài nguyên sẵn có (vd: lao động rẻ, tài nguyên)

n  Tiếp thu công nghệ/tri thức hiện đại và nhân lực chuyên môn cao từ nước giàu

n  Đưa sản phẩm có lợi thế cạnh tranh đến các thị trường rộng lớn do ít rào cản thương mại

Page 7: Báo chí trong một Việt Nam đang toàn cầu hóa

7

Cơ hội cho các nước nghèo (2)

n  Có động lực để tự đánh giá, điều chỉnh và cải cách đường hướng/phương thức phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục...

n  Giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

n  Tham gia “thế giới phẳng" (Thomas Friedman) n  mỗi cá thể/cộng đồng đều có cơ hội thành công như nhau

trên một sân chơi toàn cầu, bất luận họ đang ở đâu n  nhờ sự hội tụ của cáp quang, máy tính và phần mềm xử lý

công việc

"Thoạt tiên chúng tôi sợ sói, rồi chúng tôi muốn nhảy với sói, và bây giờ chúng tôi muốn trở thành sói" (Quan chức ngân hàng TQ nói về quan hệ Mỹ-Trung)

Page 8: Báo chí trong một Việt Nam đang toàn cầu hóa

8

Nhưng cùng lúc...

"Thế giới phẳng ngày nay cũng có nhiều cái lõm, có cái lõm đầy oan trái; đứng ở đáy của nó ngửa mặt lên mà hôm nay vẫn còn thấy thời đại mặt trời quay chung quanh quả đất" (Nguyễn Trung)

Thách thức cho các nước nghèo (1)

n  Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế bản địa quá yếu trước sự xâm nhập của các tập đoàn toàn cầu n  Vd: Coca Cola/Pepsi thôn tính thị trường nước giải khát VN

n  Xã hội rủi ro với những nguy cơ khó lường n  Vd: khủng hoảng kinh tế có thể xảy ra đột ngột; nguy cơ

thất nghiệp cao khi nhiều doanh nghiệp cạnh tranh kém...

n  Rủi ro càng cao khi năng lực quản trị quốc gia/tổ chức/doanh nghiệp chưa phù hợp với xu hướng toàn cầu

Page 9: Báo chí trong một Việt Nam đang toàn cầu hóa

9

Thách thức cho các nước nghèo (2)

n  Hố ngăn giàu nghèo ngày càng sâu n  Giữa các quốc gia n  Giữa các nhóm người trong một quốc gia

n  Tội phạm xuyên quốc gia (buôn người, ma túy...)

n  Nguy cơ trở thành "bãi rác công nghiệp"

n  Vấn nạn môi trường

n  Nguy cơ "đô hộ văn hóa”

Điển hình: "Ngôi làng toàn cầu" hay "đế quốc văn hóa"?

n  Ai có thể tiếp cận ngôi làng toàn cầu?

n  Cái gì đang được trao đổi và sẻ chia trong ngôi làng toàn cầu?

n  Ai đang kiểm soát ngôi làng toàn cầu?

Page 10: Báo chí trong một Việt Nam đang toàn cầu hóa

10

Ai có thể tiếp cận ngôi làng toàn cầu? (1)

n  75% số điện thoại vào đầu TK21 tập trung vào chín quốc gia.

n  Nay là khoảng cách số n  sự thâm nhập rất bất

cân xứng của Internet và các công nghệ kỹ thuật số

Ai có thể tiếp cận ngôi làng toàn cầu? (2)

"Toàn cầu hóa, theo cách định nghĩa của những kẻ

giàu chúng ta, là một điều rất tốt đẹp... Bạn nói về Internet, bạn nói về điện thoại di động, bạn nói về máy tính... Những thứ này không ảnh hưởng gì đến hai phần ba nhân loại" (Jimmy Carter)

Page 11: Báo chí trong một Việt Nam đang toàn cầu hóa

11

Cái gì đang được trao đổi trong ngôi làng toàn cầu?

n  Dòng chảy sản phẩm văn hóa gần như theo một hướng n  từ phương Tây sang các nước khác n  và, trong phương Tây, từ Mỹ sang các nước khác

n  Nghĩa là, "ngôi làng toàn cầu" không phải là một nơi để người ta thông hiểu và chia sẻ nhau hơn mà là nơi để các giá trị phương Tây (nhất là giá trị Mỹ) thống trị qua hệ thống truyền thông siêu biên giới

n  Một kiểu đế quốc văn hóa? n  Giá trị phương Tây xâm nhập khắp nơi, làm mất đi sự đa

dạng và tính tự chủ về văn hóa

Page 12: Báo chí trong một Việt Nam đang toàn cầu hóa

12

Ai kiểm soát ngôi làng toàn cầu?

n  Vài tập đoàn truyền thông đa quốc gia thống trị dòng chảy văn hóa toàn cầu

n  Mục tiêu lợi nhuận trên hết n  chú trọng phục vụ nhóm "dân làng" giàu có hơn là số đông

n  Thường hoạt động song song với các lợi ích chính trị-kinh tế phương Tây

Page 13: Báo chí trong một Việt Nam đang toàn cầu hóa

13

Một điển hình: hệ thống tin tức toàn cầu n  Nguồn tin quốc tế mà chúng ta tiếp nhận hằng ngày

chủ yếu đến từ n  Vài hãng thông tấn toàn cầu (AP, UPI, Reuters, AFP) hoặc

gần như toàn cầu (Deutsche Press Agentur, Kyodo News...) n  Các kênh truyền hình/tờ báo có tầm với toàn cầu (BBC, CNN,

New York Times...)

n  Tạo ra một cấu trúc lệ thuộc: chúng ta phải nhìn thế giới chủ yếu vẫn qua con mắt nhà giàu. n  Dù muốn hay không, báo chí các quốc gia nghèo đã đóng vai

trò chính trong việc củng cố nhãn quan này.

Cấu trúc dòng tin tức toàn cầu

Page 14: Báo chí trong một Việt Nam đang toàn cầu hóa

14

Quốc gia nguồn trên Google News (2008)

Không chỉ là số lượng...

n  Các nước nghèo vẫn chủ yếu được thể hiện qua những tin không tốt lành n  Chiến tranh, mâu thuẫn,

tai họa, khủng bố…

n  Thường với rất ít sự giải thích và thông tin nền để công chúng hiểu được thế giới bên ngoài

Page 15: Báo chí trong một Việt Nam đang toàn cầu hóa

15

Báo chí xây dựng tư thế toàn cầu cho người Việt như thế nào?

n  Nâng cao dân trí và quan trí về TCH n  để chúng ta không tiếp nhận và ứng phó với TCH một cách

vô thức

n  Đẩy lùi tâm lý "sợ sói", chuẩn bị tư thế để tự tin "nhảy với sói", thúc đẩy khát vọng "trở thành sói” n  bình tĩnh theo dõi, nhận ra cơ hội cũng như thách thức để

hiểu rõ ta đang ở đâu, có gì trong "thế giới phẳng”

n  Hai nguyên lý chủ đạo n  Bản địa hóa cái toàn cầu n  Toàn cầu hóa cái bản địa

Bản địa hóa các vấn đề toàn cầu

n  Liên kết những sự kiện đang diễn ra trên VN đến xu thế toàn cầu n  vd: vụ Vedan, làn sóng cô dâu Việt, Coca Cola lách thuế …

n  Liên kết các vấn đề/xu thế toàn cầu đến những gì đang diễn ra thế nào trên đất VN n  vd: làm sao để "mang trái đất về sau vườn nhà" trong vấn đề biến đổi khí hậu?

Page 16: Báo chí trong một Việt Nam đang toàn cầu hóa

16

Toàn cầu hóa các vấn đề bản địa

n  “Đóng khung” vấn đề VN trong cái toàn cầu để đưa tiếng nói VN ra thế giới

n  Tận dụng công nghệ thông tin-truyền thông một cách thông minh và hợp lý

n  Tận dụng các kênh thông tin quốc tế phi chính thống

(vd: NGO toàn cầu)

Vài gợi ý hành động từ quan sát cá nhân (1)

n  Tôn vinh thành tựu nhưng không quên theo dõi sát sao và cảnh báo những hệ quả tiêu cực mà TCH có thể mang lại.

n  Đón nhận mặt sáng cùng lúc cảnh giác với những mặt tối trong hành vi/phương thức làm ăn của các tập đoàn/tổ chức xuyên quốc gia n  Nhất là trong các vấn đề môi trường, đạo đức kinh doanh

Page 17: Báo chí trong một Việt Nam đang toàn cầu hóa

17

Vài gợi ý hành động từ quan sát cá nhân (2)

n  Theo dõi và giúp đỡ những thành phần dễ bị tổn thương vì TCH nhất n  Cần phân biệt phục vụ thị trường và phục vụ công chúng

n  Tăng cường hợp tác với giới học thuật và các tổ chức dân sự trong tiến trình nâng cao nhận thức và xây dựng tư duy toàn cầu cho công chúng Việt

Vài gợi ý hành động từ quan sát cá nhân (3)

n  Tránh kiểu làm báo "tự tung hô” n  dũng cảm "tự xét tật mình” để nhận biết và cảnh báo

những "cái lõm oan trái" trên thế giới phẳng

n  Chuyên nghiệp hóa báo chí n  Nếu không nâng cao tinh thần làm báo chuyên nghiệp, thì

ta chưa kịp tiếp thu mặt mạnh, đã bị nhiễm những kiểu làm báo không lành mạnh từ phương Tây

n  Đọc nhiều!

Page 18: Báo chí trong một Việt Nam đang toàn cầu hóa

18

Xin cảm ơn. Mời đặt vấn đề thảo

luận.