bau cu phi dan chu o viet nam

28
1 PHẠM ĐOAN TRANG BẦU CỬ PHI DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM: ĐẢNG CỘNG SẢN THAO TÚNG TIẾN TRÌNH BẦU CỬ NHƯ THẾ NÀO Người dịch: Trần Anh Hòa - Nguyễn Thanh Mai - Khởi Minh - Nguyễn Xuân Tùng

Upload: doan-trang

Post on 19-Feb-2017

336 views

Category:

News & Politics


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bau cu phi dan chu o viet nam

1

PHẠM ĐOAN TRANG

BẦU CỬ PHI DÂN CHỦỞ VIỆT NAM:

ĐẢNG CỘNG SẢNTHAO TÚNG TIẾN TRÌNH BẦU

CỬ NHƯ THẾ NÀO

Người dịch:Trần Anh Hòa - Nguyễn Thanh Mai -

Khởi Minh - Nguyễn Xuân Tùng

Page 2: Bau cu phi dan chu o viet nam

2

MỤC LỤC

TÓM TẮT TỔNG QUAN..................................................................................................... 3I. BỐI CẢNH CHÍNH TRỊ....................................................................................................3

Cơ quan lập pháp ở Việt Nam........................................................................................3Hệ thống chính trị Việt Nam..........................................................................................4

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO BẦU CỬ....................................................................................4Luật điều chỉnh.............................................................................................................. 5Tiến trình bầu cử............................................................................................................ 5

III. PHÂN TÍCH CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CHÍNH TRỊ CỦABẦU CỬ................................7Không có lựa chọn thực sự............................................................................................ 7Không thừa nhận ứng viên độc lập................................................................................7Mẫu không đại diện cho dân số.....................................................................................8Không công nhận các cơ quan giám sát và thực thi độc lập.........................................9

IV. VI PHẠM NHÂN QUYỀN TRONG TIẾN TRÌNH BẦU CỬ 2016............................. 9Đánh giá chung.............................................................................................................. 9Các vi phạm nhân quyền điển hình............................................................................. 10

(1) Ứng viên độc lập bị công an theo dõi chặt chẽ............................................. 11(2) Ứng viên độc lập không được phép tìm kiếm sự ủng hộ.............................. 11(3) Truyền thông bị ngăn cản gặp ứng viên độc lập........................................... 12(4) Ứng viên độc lập và những người ủng hộ không được phép gặp nhau tại nơicông cộng.............................................................................................................12(5) Nhiều cử tri không được thông báo về các hội nghị cử tri ở nơi cư trú....... 12(6) Cử tri bị công an và chính quyền địa phương gây áp lực............................. 13(7) Nhiều ứng viên độc lập bị đe dọa.................................................................. 14(8) Báo chí thiên vị.............................................................................................. 15(9) Luật pháp thiên vị.......................................................................................... 15(10) Không có cơ quan giám sát độc lập.............................................................16(11) Công an, tòa án và các cơ quan nhà nước khác đối xử không công bằnggiữa các ứng viên.................................................................................................16(12) Các trở ngại vướng mắc về thủ tục đăng ký................................................17(13) Ứng viên độc lập không được tổ chức vận động bầu cử.............................17(14) Không khiếu nại được..................................................................................18

V. KẾT LUẬN......................................................................................................................18VI. KHUYẾN NGHỊ........................................................................................................... 19PHỤ LỤC 1 Tóm lược quy trình bầu cử.......................................................................... 21PHỤ LỤC 2 Tiêu chuẩn của một đại biểu Quốc hội........................................................22PHỤ LỤC 3 Số liệu thống kê về các ứng viên độc lập....................................................22PHỤ LỤC 4 Cơ cấu đã được ấn định của Quốc hội khóa 14.......................................... 25PHỤ LỤC 5 Các mốc quan trọng trong phong trào vận động tự ứng cử năm 2016.......26

Page 3: Bau cu phi dan chu o viet nam

3

TÓM TẮT TỔNG QUAN

Báo cáo này cung cấp cho người đọc một cái nhìn sâu về cuộc bầu cử 2016 ở ViệtNam, phân tích hệ thống chính trị và tiến trình bầu cử cũng như việc tiến trình này đượcthực hiện như thế nào để hạn chế quyền tham gia của công dân.

Báo cáo cũng liệt kê những sách nhiễu và vi phạm nhân quyền đối với các ứng viênđộc lập - những người lần đầu tiên trong lịch sử đã dũng cảm lên tiếng chống lại hệ thốngđàn áp bằng cách đồng loạt lao vào một cuộc ứng cử mà họ không có cơ hội chiến thắng.

Việc hạn chế các quyền tự do đi lại, biểu đạt và hội họp, sự đe dọa và quấy nhiễu củacông an, những hành động phỉ báng của các tuyên truyền viên và báo chí thiên vị là mộtsố trong nhiều hình thức vi phạm nhân quyền. Ngoài ra, chuyện các ứng viên độc lập bịđấu tố trong các “hội nghị với các cử tri nơi cư trú” xem ra duy nhất chỉ có tại TrungQuốc và Việt Nam.

Các phân tích và nhận xét nêu rõ kết luận bầu cử ở Việt Nam không phải là tự do vàcông bằng dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cần tiến hành nhiều bước nhằmđem lại một cuộc cải cách về pháp lý và chính trị trong nước để đảm bảo thúc đẩy quyềncon người, trong đó quyền tham gia chính trị là rất quan trọng.

I. BỐI CẢNH CHÍNH TRỊ

Cơ quan lập pháp ở Việt Nam

Hiến pháp Việt Nam quy định “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân,cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng củađất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”.

Quốc hội là cơ quan một viện được bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Theo Luật Tổ chứcQuốc hội, tổng số đại biểu Quốc hội không vượt quá 500. Quốc hội tổ chức họp mỗi năm2 lần, mỗi lần 1 tháng.

Quốc hội có một ủy ban thường vụ, một hội đồng dân tộc, và 9 ủy ban chuyên môn:(1) Ủy ban Pháp luật; (2) Ủy ban Tư pháp; (3) Ủy ban Kinh tế; (4) Ủy ban Tài chính vàNgân sách; (5) Ủy ban Quốc phòng và An ninh; (6) Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanhniên, Thiếu niên và Nhi đồng; (7) Ủy ban về các Vấn đề Xã hội; (8) Ủy ban Khoa học,Công nghệ và Môi trường; và (9) Ủy ban Đối ngoại.

Vì Việt Nam là một nhà nước độc đảng, nên chỉ có một đảng cầm quyền là ĐảngCộng sản Việt Nam (ĐCSVN), không có đảng đối lập, và ít nhất 95% đại biểu Quốc hộilà đảng viên cộng sản. Số đại biểu còn lại có thể không phải là đảng viên tại thời điểmđược bầu, nhưng sau đó họ có thể sẽ được kết nạp vào Đảng; hoặc họ phải là cảm tìnhviên của ĐCSVN, hay ít nhất cũng không phải người có ý thức hệ khác với Đảng.

Page 4: Bau cu phi dan chu o viet nam

4

Theo Hiến pháp, “Hội đồng Nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương,đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân trong vùngbầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân trong vùng và cơ quan Nhà nước cấp trên”. “Hộiđồng Nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuântheo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồngNhân dân”. “Uỷ ban nhân dân do Hội đồng Nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hộiđồng Nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hộiđồng Nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên”.

Hệ thống chính trị Việt Nam

Hệ thống chính trị Việt Nam gồm có ba thành phần: 1. ĐCSVN; 2. Nhà nước; và 3.Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

ĐCSVN giữ quyền lãnh đạo nhà nước và khối xã hội dân sự (hay “các tổ chức chínhtrị-xã hội” như họ đặt tên) thông qua việc áp đặt ý thức hệ cộng sản và luật hóa các đườnglối, nghị quyết, chỉ thị của họ. Hơn nữa, ĐCSVN còn giữ quyền đề cử hoặc bổ nhiệm“cán bộ” của Đảng vào các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị-xã hội.

Hệ thống của ĐCSVN vận hành giống như hệ thống cấp bậc của nhà nước. Mỗi cơquan nhà nước đều có một chi bộ đảng chịu trách nhiệm trước đảng bộ địa phương, có thểlà cấp tỉnh hoặc cấp huyện. Trong quân đội và công an, có các chi bộ hoạt động theo đúngvới điều lệ và chỉ thị của ĐCSVN và theo luật.

Nhà nước gồm Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, ViệnKiểm sát Nhân dân Tối cao, và các chính quyền địa phương.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN), theo Hiến pháp, “là một liên minh chính trịvà liên hiệp tự nguyện của các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội và các cá nhân đại diệncho các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nướcngoài”. “Tổng Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Phụnữ và Hội Cựu Chiến binh là các tổ chức chính trị-xã hội hợp tác với các thành viên kháccủa MTTQ và thống nhất các hoạt động của MTTQ”.

Như vậy, MTTQ hoạt động như một tổ chức “xã hội dân sự” hình thức, quản lý thốngnhất các tổ chức xã hội dân sự khác trong cả nước. Nó đóng vai trò rất quan trọng trongbầu cử Quốc hội.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO BẦU CỬ

Luật điều chỉnh

Về nguyên tắc, có ba đạo luật cơ bản điều chỉnh bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhândân năm 2016, như sau:

Page 5: Bau cu phi dan chu o viet nam

5

- Hiến pháp 2013;- Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng Nhân dân 2015, gọi tắt là“Luật Bầu cử”;- Luật Tổ chức Quốc hội 2014.

Tuy nhiên, với cuộc bầu cử Quốc hội khoá 14 (nhiệm kỳ 2016-2021) năm 2016, ítnhất có đến 24 văn bản nhà nước và pháp luật do ĐCSVN và các cơ quan nhà nước banhành để điều chỉnh hoạt động bầu cử. Dưới đây là một số:

1. Chỉ thị 51-CT/TW, ngày 04/01/2016 của Bộ Chính trị về “lãnh đạo bầu cử Quốchội khóa XIV và bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021”;

2. Nghị quyết 105/2015/QH13 của Quốc hội về ngày bầu cử đại biểu Quốc hộikhóa 14 đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; thành lập Hộiđồng Bầu cử Quốc gia;

3. Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 13/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức cuộcbầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệmkỳ 2016-2021;

4. Nghị quyết 1129/2016/UBTVQH13 ngày 14/01/2016 của Ủy ban Thường vụQuốc hội công bố ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 và đại biểu Hội đồngNhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021;

5. Nghị quyết 1135/2016/UBTVQH13 ngày 22/01/2016 của Ủy ban Thường vụQuốc hội dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa 14.

6. Nghị quyết 1132/2016/UBTVQH13 ngày 16/01/2016 của Ủy ban Thường vụQuốc hội “hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ sốlượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệmkỳ 2016-2021”.

7. Nghị quyết 1134/2016/UBTVQH13 ngày 18/01/2016 của Quốc hội quy định chitiết và hướng dẫn về việc tổ chức Hội nghị cử tri... việc giới thiệu người ứng cửđại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân trong bầu cử bổ sung.

8. v.v...

Tiến trình bầu cử

Bước 1

Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với MTTQ để “hiệp thương” về cơ cấu củaQuốc hội sẽ bầu và đại diện của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức. Bước này gọi là “hiệpthương lần thứ nhất” và nó chỉ dành cho các ứng viên “dự kiến được đề cử” bởi các cơquan, đơn vị.

Các cơ quan, đơn vị được hiểu là phải của Nhà nước/Đảng, chẳng hạn như cơ quannhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội trực thuộc MTTQ, các doanh nghiệp nhà nước.Người nào được đề cử từ khu vực tư nhân được xem là ứng viên độc lập.

Page 6: Bau cu phi dan chu o viet nam

6

Tuy nhiên, các ứng viên độc lập chưa tham gia vào bước này.

Bước 2

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định số lượng đơn vị bầu cử (184 cho cuộc bầucử năm 2016) và số đại biểu được bầu ở từng đơn vị bầu cử, sau đó thông báo con số nàycho các cơ quan, tổ chức liên quan và các đơn vị bầu cử.

Cơ quan hoặc tổ chức có liên quan, sau khi nhận được thông tin và các hướng dẫn từỦy ban Thường vụ và MTTQ, sẽ lên danh sách người được giới thiệu ứng cử; danh sáchcác ứng viên này sẽ được nộp cho MTTQ, đơn vị chính thức tổ chức bầu cử.

Cùng thời gian này, những ứng viên độc lập, tức những người không được bất kỳ cơquan, đơn vị nào của Đảng/ Nhà nước đề cử, phải đăng ký tại các MTTQ địa phương(thành phố/tỉnh). Họ được gọi là “những người tự ứng cử” trong tất cả các văn bản chínhthức liên quan đến bầu cử; hệ thống tuyên truyền của ĐCSVN dường như muốn tránhdùng từ “độc lập” hoặc “tự do” cho các ứng viên.

Bước 3

MTTQ tổ chức “hiệp thương lần thứ hai”, mà thành tố cốt lõi của nó là các cuộc “hộinghị cử tri”. Quy trình này xem ra chỉ có tại các cuộc bầu cử ở Trung Quốc và Việt Nam.Đó là những hội nghị lấy ý kiến cử tri, tại đó cử tri được yêu cầu đánh giá trực tiếp vềứng viên ở nơi cư trú và cơ quan/tổ chức của mình, và xác định liệu các ứng viên có đủđiều kiện ứng cử vào Quốc hội và/hoặc Hội đồng Nhân dân hay không.

Trong thực tế, các buổi “hiệp thương” này trở thành nơi đấu tố, khi các ứng viên,nhất là những ứng viên độc lập, bị cử tri phê bình dữ dội ở nơi công cộng. Điều quantrọng nhất là họ thường bị loại vì các lý do vặt vãnh như “không thường xuyên tham dựcác cuộc họp chi bộ, họp dân phố tại nơi cư trú”, hoặc “trông thấy hàng xóm mà khôngchào hỏi” v.v...

Do vậy, các hội nghị lấy ý kiến này gợi lại những ký ức về cuộc cải cách ruộng đấttại Trung Quốc và Việt Nam hồi giữa thế kỷ XX, khi những người bị cáo buộc là “địa chủbóc lột” bị đem đến các “tòa án nhân dân” để chịu đấu tố một cách thô bạo trước khi bịxử tử.

Bằng chứng đã cho thấy MTTQ và chính quyền địa phương tổ chức các vòng “hiệpthương” thường mời những người từ các khu vực lân cận đến dự họp và để cho họ gièmpha các ứng viên nào mà ĐCSVN không ưa.

Những người ủng hộ các ứng viên, nếu có, thường không được phép tham dự cuộchội nghị cử tri do chính quyền địa phương và MTTQ tổ chức.

Bước 4

Page 7: Bau cu phi dan chu o viet nam

7

Tại vòng “hiệp thương lần thứ ba”, MTTQ tổng kết lại danh sách người ứng cử vàloại những người mà họ coi là không đủ tiêu chuẩn. Các cuộc họp này được MTTQ vàcác cơ quan liên quan khác tổ chức kín, không có mặt ứng viên.

Danh sách cuối cùng của các ứng viên chính thức, hay những người được chọn có têntrong phiếu bầu chính thức vào ngày bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân, sẽ chỉ đượcđưa ra sau ba vòng hiệp thương.

Bước 5

Sau khi danh sách chính thức cuối cùng đã được MTTQ và các cơ quan nhà nướcliên quan duyệt, đến ngày bỏ phiếu thì MTTQ mới tổ chức “hội nghị tiếp xúc cử tri” đểcác ứng viên gặp gỡ cử tri và mở cuộc “vận động tranh cử” của họ mà đến thời điểm nàythì đã được luật pháp chấp nhận. Báo chí nhà nước cũng có thể có mặt tại các hội nghịtiếp xúc cử tri đó và phỏng vấn ứng viên.

Tuy nhiên, một khi danh sách chính thức cuối cùng đã được phê duyệt, các hội nghịnày phần lớn chỉ mang tính hình thức. Ứng viên sẽ được yêu cầu trình bày chương trìnhnghị sự của mình cho những cử tọa đã được các cơ quan có thẩm quyền lựa chọn mộtcách kỹ lưỡng từ trước, và hiếm khi có ý kiến phản bác nào đối với ứng viên.

(Xem Phụ lục 1 mô tả tóm tắt tiến trình bầu cử)

III. PHÂN TÍCH CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CHÍNH TRỊ CỦA BẦU CỬ

Không có lựa chọn thực sự

Bầu cử ở Việt Nam được thực hiện trên cơ sở “Đảng cử, dân bầu”. Vấn đề ở đây là cảnước chỉ có mỗi một đảng, ĐCSVN, và tiến trình bầu cử không cho cử tri có sự lựa chọnnào. Công dân không được thành lập đảng phái, không được tự đề cử ứng viên.

Có lẽ đây là căn nguyên của tất cả các vi phạm về nhân quyền trong tiến trình bầu cử.

Không thừa nhận ứng viên độc lập

Không một luật hiện hành nào nói về ứng viên độc lập, chứ chưa nói tới việc côngnhận và khuyến khích họ. Theo Điều 27 Hiến pháp và Điều 2 Luật Bầu cử, mọi công dânViệt Nam trên 21 tuổi đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và/hoặc Hội đồng Nhândân. Tuy nhiên, các luật liên quan đến bầu cử ở Việt Nam chỉ tập trung vào những cánhân được đề cử bởi các tổ chức chính trị của ĐCSVN, tổ chức chính trị-xã hội, các lựclượng vũ trang nhân dân (quân đội và công an), và các cơ quan nhà nước ở trung ương vàđịa phương. Trong báo cáo này, các ứng viên đó được gọi chung là “ứng viên Đảng cử”.

Do đó, cụm từ “ứng viên độc lập” có thể được định nghĩa trong báo cáo là nhữngngười không được đề cử bởi các tổ chức chính trị của ĐCSVN, tổ chức chính trị-xã hội,

Page 8: Bau cu phi dan chu o viet nam

8

các lực lượng vũ trang nhân dân (quân đội và công an), hay các cơ quan nhà nước ở trungương và địa phương.

Đáng chú ý là ứng viên độc lập thậm chí còn có thể được chia làm hai loại:

1. Ứng viên độc lập được chỉ định từ trước, hay những người được MTTQ các cấpbố trí để “tự ứng cử” vào Quốc hội và Hội đồng Nhân dân với tư cách độc lập; và2. Ứng viên độc lập thật sự, hay là những người tự ứng cử vào Quốc hội và Hộiđồng Nhân dân. Họ không được đề nghị hoặc thu xếp trước đó.

Cả hai loại ứng viên này đều được báo chí và các văn bản, tài liệu chính thống củaĐCSVN và nhà nước coi là “độc lập”.

Tại cuộc bầu cử 2016 ở Việt Nam, trước vòng hiệp thương thứ hai, cả hai loại có 162ứng viên độc lập, trong đó có 48 ứng viên ở Hà Nội và 50 ở TP HCM. Các nhà hoạt độngngờ rằng một số trong danh sách này thật ra là được phân công làm ứng viên độc lập, haynói cách khác, đó là những người giả làm ứng viên độc lập.

Để cho rõ ràng, báo cáo này sẽ chỉ tập trung vào các “ứng viên độc lập thật sự”, tứclà loại độc lập thứ hai.

Mẫu không đại diện cho dân số

Hình 1(xem phần Ghi chú)

Theo truyền thống, các hội nghị lấy ýkiến cử tri do MTTQ tổ chức là nơi mà cácứng viên tương lai bị/được một nhóm nhỏ cửtri nơi cư trú, những người được các đại diệncủa ĐCSVN và chính quyền địa phương chọnra, đánh giá, nhận xét. Trong nhiều trườnghợp, đó là các cử tri nhiều tuổi, học vấn thấp,và chẳng biết gì về ứng viên. Hậu quả là, họchỉ tập trung vào tấn công cá nhân thay vìđưa ra các đánh giá công bằng và duy lý. Đôikhi các cử tri đó còn tỏ ra thù địch đối vớinhững người tự ứng cử, và thế là các hội nghịcử tri gợi lại những ký ức cay đắng của cuộccải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam vàonhững năm 1940-50, trong đó nông dân đượcxúi giục hoặc bị gây sức ép phải “đấu” cácđịa chủ hết sức dữ dội trước khi hành quyếthọ.

Trong mọi trường hợp, mẫu chọn là quá nhỏ, không đại diện được cho số dân, vàtrình độ, năng lực đánh giá của các cử tri được chọn sẵn đó là rất đáng ngờ.

Tồi tệ hơn cả là thủ tục này đã thành công trong việc loại ra nhiều ứng viên độc lập,

Page 9: Bau cu phi dan chu o viet nam

9

kể cả những trí thức tinh hoa đang được rất nhiều quần chúng cả nước ủng hộ mạnh mẽ.

Không công nhận các cơ quan giám sát và thực thi độc lập

Không một luật hiện hành nào đề cập đến các cơ quan hành pháp và giám sát độc lập,hay một cơ chế nào để độc lập theo dõi và giám sát quá trình bầu cử.

Luật pháp và đường lối của ĐCSVN quy định các cơ quan nhà nước liên quan đếnbầu cử đều phải tuân thủ đường lối, chính sách, chỉ thị của Đảng.

“Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Đảng đoàn Trung ương Mặt trận Tổ quốcViệt Nam, các ban đảng ở Trung ương, Hội đồng Bầu cử Quốc gia, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp...chủ động phối hợp chặt chẽ trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức bầu cử, bảo đảm để cuộcbầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ2016-2021 thành công tốt đẹp”.

Chỉ thị 51-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 04/01/2016,do Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng ký

IV. VI PHẠM NHÂN QUYỀN TRONG TIẾN TRÌNH BẦU CỬ 2016

Đánh giá chung

Giai đoạn trước bầu cử là một cơ sở hết sức quan trọng để đánh giá xem việc bầu cửcó tự do và công bằng hay không.

Trong phần dưới đây, cuộc bầu cử 2016 ở Việt Nam sẽ được đánh giá theo hai khíacạnh: tự do và công bằng đối với các ứng viên thực sự độc lập (loại “độc lập” thứ hai),trong giai đoạn trước ngày bỏ phiếu chính thức, 22/5.

Tự doTự do đi lại Ứng viên độc lập bị công an theo dõi chặt chẽ (1).Tự do ngôn luận vàbiểu đạt

Ứng viên độc lập không được kêu gọi ủng hộ. Họ không đượcnói chuyện với dân chúng, không được phát tài liệu tự vậnđộng/ quảng cáo (2)

Các phương tiện truyền thông (cả báo chí chính thống lẫntruyền thông độc lập, “lề trái”) đều bị ngăn cản, không cho gặpgỡ ứng viên độc lập. (3)

Tự do tụ tập Ứng viên độc lập và những người ủng hộ không được gặp nhautại các nơi công cộng. (4)

Tự do thông tin Cử tri, đặc biệt thanh niên và các nhà hoạt động nhân quyền,không được thông báo về các cuộc hội nghị cử tri nơi cư trú,nhất là những hội nghị đấu tố các ứng viên độc lập. (5)

Không bị bất cứ sự ép Cử tri bị gây áp lực, thậm chí còn bị đe dọa bởi công an và

Page 10: Bau cu phi dan chu o viet nam

10

buộc nào chính quyền địa phương tại một số đơn vị bầu cử. (6)

Nhiều ứng viên độc lập bị công an mặc thường phục, chínhquyền địa phương và những người ủng hộ chính quyền đe dọa.(7)

Công bằngMinh bạch Các phương tiện truyền thông (cả báo chí chính thống và truyền

thông độc lập, lề trái) không được viết bài về các ứng viên doĐảng đề cử, nhất là không được viết về tài sản, của cải của họ.

Ứng viên độc lập thì ngược lại, bị buộc tội, vu khống và phỉbáng bởi những người ủng hộ chính quyền, gồm cả các dư luậnviên (8)

Luật pháp công bằng Luật pháp chỉ bàn về các ứng viên Đảng cử và dành cho họ cácưu thế tuyệt đối, trái ngược hẳn đối với các đối thủ độc lậpkhông được công nhận. (9)

Cơ quan giám sát độclập và vô tư

Không có cơ quan nào như vậy để quan sát hay giám sát quátrình bầu cử. (10)

Đối xử công bằng vớimọi ứng viên

Hầu hết các ứng viên độc lập bị công an, quân đội, tòa án, vàcác cơ quan công quyền các cấp hành xử như thể họ là tộiphạm. (11)

Bình đẳng trong cơ hộiứng cử

Ứng viên độc lập bị cản trở ngay từ lúc đăng ký, bị yêu cầuphải khai rõ họ có phải là thành viên của tổ chức chính trị ngoàiĐảng hay nhóm tôn giáo không được công nhận hay không.(12)

Bình đẳng trong tiếpcận các nguồn lực

Ứng viên độc lập không được phép tổ chức bất cứ cuộc vậnđộng tranh cử nào.Họ không được phép kêu gọi tài trợ, không được tiếp cận mọisự tài trợ. (13)

Khả năng khiếu nại Rất ít khiếu nại về bầu cử được xử lý thỏa đáng. (14)

Các vi phạm nhân quyền điển hình

(1) Ứng viên độc lập bị công an theo dõi chặt chẽ.

Điện thoại của họ bị nghe trộm. Họ bị công an mặc thường phục bám theo ngày đêm.Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một trong những trí thức bất đồng quan điểm được kính trọngvà có ảnh hưởng nhất, bị các tốp công an khác nhau đeo bám, mỗi tốp 2-3 người một calàm việc. Ông thậm chí còn bị theo dõi khi đến dự họp với các nhà ngoại giao tại sứ quáncác nước phương Tây.

(2) Ứng viên độc lập không được phép tìm kiếm sự ủng hộ.

Họ không được trò chuyện với công chúng, không được phát tài liệu vận động/quảngcáo.

Page 11: Bau cu phi dan chu o viet nam

11

Các hội nghị lấy ý kiến cử tri đều được tổ chức hạn hẹp, và những người ủng hộ ứngviên bị cấm vào nơi họp. Tại tất cả các “cuộc họp cử tri nơi cư trú”, ứng viên phải đối mặtvới đám đông chỉ trích dữ dội trước khi bị bỏ phiếu bất tín nhiệm.

Vào 8 giờ tối ngày 31/3/2016, một người hàng xóm và là người ủng hộ ứng viên độclập Đặng Bích Phượng - bà Cao Thị Hòe - bị ông Đỗ Mạnh Khải, công an phường, và bàNguyễn Thị Lan, tổ trưởng dân phố, ngăn cản và dọa dẫm trong khi bà Hòe đang thu thậpchữ ký ủng hộ Đặng Bích Phượng. Viên công an giật lấy các tờ rơi của bà, mắng nhiếc vànói rằng bà không được thu thập chữ ký ủng hộ bà Đặng Bích Phượng. Sau đó, nhờ quyếttâm của ứng viên Phượng bảo vệ bà Hòe nên bà mới thoát khỏi rắc rối.

Hình 2

Tại TP HCM, vào tối 28/03, có khoảng 50người ủng hộ ứng viên độc lập Hoàng Văn Dũng(nick name là Hoàng Dũng, một facebooker chínhtrị nổi tiếng và là thành viên của phong trào Conđường Việt Nam), đã bị ngăn cản, không cho vàodự các cuộc họp mặt với cử tri của ông Dũng. Họbị hàng chục sĩ quan công an, với sự hỗ trợ củadân phòng, giữ lại tại cửa ra vào. Thậm chí cả vợông Dũng lúc đầu cũng không được vào, và chị chỉvào được cửa sau một hồi tranh luận gay gắt vớicông an và dân phòng.

Hình 3

Tồi tệ hơn nữa, trong khi Hoàng Dũng đang bị đấu tố bởicác cử tri nơi cư trú do MTTQ chọn lựa thì một nhóm thanhniên đi xe máy chạy ngang qua và ném các túi mắm tôm hôinồng nặc vào những người ủng hộ ông Dũng đang tập trungở phía ngoài nơi họp.

(3) Truyền thông bị ngăn cản gặp ứng viên độc lập.

Cả báo chí chính thống và truyền thông độc lập, phi chính thống, đều gần như khôngtiếp cận được các ứng viên độc lập. Một phóng viên làm việc cho một trong những nhậtbáo hàng đầu của Việt Nam nói với tác giả báo cáo này rằng khi ông và các nhà báo khácgọi điện đến cơ quan MTTQ và MTTQ ở các địa phương xin địa chỉ liên hệ của các ứngviên độc lập thì bị từ chối. Những người có thẩm quyền của các cơ quan này nói với ôngrằng các ứng viên đó “phức tạp, nhạy cảm lắm”.

(4) Ứng viên độc lập và những người ủng hộ không được phép gặp nhau tại nơi côngcộng.

Ngày 23/3, Toà án Nhân dân TP Hà Nội kết án Ba Sàm, một blogger nổi tiếng (từngứng cử vào Quốc hội năm 2002), 5 năm tù về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”, làm

Page 12: Bau cu phi dan chu o viet nam

12

giảm uy tín của Nhà nước.

Hai ứng viên độc lập, Tiến sĩ Nguyễn Quang A và luật gia Nguyễn Đình Hà, bị bắtgiữ và thẩm vấn, ngoài ra còn ít nhất ba người tự ứng cử nữa đã bị cáo buộc “gây rối trậttự công cộng” khi họ tập trung tại khu vực bên ngoài Tòa án để bày tỏ sự ủng hộ đối vớicác bị cáo.

Câu hỏi chưa được giải đáp là tại sao các ứng viên này bị bắt giữ hoặc phạt trong khihàng trăm người khác tập trung bên ngoài tòa án thì không. Do đó, người ta tin rằng họ bịbắt trong một chiếc bẫy do cơ quan chức năng giăng ra nhằm ngăn cản việc ứng cử củahọ, khi mà ngay cả một tội nhẹ cũng có thể làm cho họ không đủ tiêu chuẩn ra ứng cử.

Hình 4

Ông Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội Nhàbáo Độc lập, và vợ đã bị một tốp thanh niên đe dọakhi đang trên đường tới dự một cuộc họp với các nhàhoạt động xã hội ở Đại sứ quán Thụy Điển hôm29/3. Một thanh niên nói với ông: “Đi lại ít thôi,không là ăn đòn đấy”. Ông Thụy được cho là mộttrong những ứng viên bị công an nhắm đến một cáchcó chủ ý. Ông đã bị loại trong buổi hiệp thương vớicử tri tại địa phương vì “có những hành vi xấu”,chẳng hạn như “viết nhiều bài chống chính sách củaĐảng”.

(5) Nhiều cử tri không được thông báo về các hội nghị cử tri ở nơi cư trú.

Theo các nguồn tin, hầu như tất cả các thành phần tham dự hiệp thương là người giàvà trung niên. Thanh niên hóa ra không được vào dự.

Ứng viên độc lập Đỗ Nguyễn Mai Khôi, 33 tuổi, một ca sĩ nhạc trẻ nổi tiếng, viếttrên trang facebook của mình rằng “độ tuổi trung bình của các cử tri dự họp là 60.” Bảnthân Mai Khôi bị loại sau khi các cử tri nói rằng cô “trẻ quá”, không nên ứng cử đại biểuQuốc hội.

Các nhà hoạt động nhân quyền - những người mà các cơ quan chức năng biết là haycó xu hướng ghi âm ghi hình các cuộc tụ tập, hội thảo, hội nghị - cũng không được vàodự các cuộc họp đó. Không một nhà hoạt động xã hội nào ở Hà Nội và TP HCM đượcthông báo về các hội nghị lấy ý kiến cử tri tại nơi cư trú của họ.

(6) Cử tri bị công an và chính quyền địa phương gây áp lực.

K.D., một cử tri nơi Tiến sĩ Nguyễn Quang A cư ngụ, giấu tên nói rằng chính quyềnđịa phương đã nhiều lần cử “cán bộ” đến các hộ dân trong vùng (phường Gia Thụy, quậnLong Biên, Hà Nội) và vận động người dân không bỏ phiếu cho Tiến sĩ Quang A.

Page 13: Bau cu phi dan chu o viet nam

13

Hình 5

Đồng thời, có những nhóm tự xưng là “dưluận viên” có trách nhiệm “đấu tranh chống lạicác hội đoàn chống nhà nước”. Họ đã đến gặphàng xóm của Tiến sĩ Quang A, phỏng vấn vàghi hình những người nói xấu ông. Các phỏngvấn được ghi hình, sau đó được biên tập lại vàphát trên hàng chục trang web phản dân chủ củacông an và tuyên giáo.

Nổi tiếng nhất trong số các nhóm đó là VietVision, đã tung ra một trang web của riêng họ.Trang này tập trung vào tấn công các nhà hoạtđộng nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam, nhấtlà ở Hà Nội. Thậm chí một thành viên của nhómlà Nguyễn Chí Đức còn định đánh Tiến sĩ QuangA khi ông từ chối trả lời phỏng vấn của anh ta.

Bản thân chính quyền cũng có dấu hiệu vi phạm Điều 126 Bộ luật Hình sự, “Tội xâmphạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân”, bằng cách ngăn cản Tiến sĩ Quang A khôngcho ông ứng cử: Ông Trần Văn Bái, tổ trưởng dân phố nơi Tiến sĩ Quang A cư trú, đã điphân phát các bản in một bài viết của Viet Vision bôi nhọ ông A, với tiêu đề “Hành trìnhtội lỗi của Nguyễn Quang A”, đến từng hộ dân trong tổ. Bị Tiến sĩ Quang A chất vấn tạisao lại làm như vậy, ông Bái nói: “Tôi phải làm cho người dân biết về ông để chuẩn bịcho cuộc bầu cử sắp tới”.

Nhưng sự tham gia tích cực của ông Bái trước và trong hội nghị lấy ý kiến cử tri đốivới Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho thấy rằng Trần Văn Bái hẳn đã làm việc theo chỉ đạo từcấp trên. Theo truyền thống, người dân Việt Nam, vốn thờ ơ và phi chính trị trong sự kìmkẹp của Đảng Cộng sản, chẳng nhiệt tình đến thế trong việc “khai dân trí” cho nhữngngười khác để chuẩn bị cho một sự kiện chính trị nào đấy.

(7) Nhiều ứng viên độc lập bị đe dọa.

Những năm qua, ứng viên độc lập thường bị ép phải rút đơn ứng cử. Nhiều ngườiphải từ bỏ dự định của mình sau một số cuộc “gặp gỡ, tiếp xúc” với chính quyền địaphương và công an. Người nào không chịu từ bỏ thì sớm muộn cũng bị loại ở vòng “hiệpthương lần thứ hai” hay là sau hội nghị lấy ý kiến cử tri tại nơi cư trú hoặc cơ quan củamình.

Nguyễn Hữu Vinh (còn gọi là Ba Sàm, một blogger hiện đang chịu án 5 năm tù vì đã “làmgiảm uy tín Nhà nước”) đã từng bị loại trong hội nghị lấy ý kiến cử tri vào năm 2002. Luật sư LêCông Định, một trí thức bất đồng chính kiến nổi tiếng, cũng bị loại năm 2007. Năm 2009, ông bịbắt và tù 5 năm với tội “tuyên truyền chống nhà nước.” Luật sư Lê Quốc Quân cũng bị loại năm2011. Cuộc bầu cử Quốc hội 2011 cũng đánh dấu sự thất bại của một số ứng cử viên độc lập nổitiếng khác: Học giả Nguyễn Phúc Giác Hải, nhà hoạt động xã hội Nguyễn Công Hùng (mất năm2012), và Nguyễn Cảnh Bình, sáng lập viên kiêm giám đốc một công ty xuất bản nổi tiếng tại ViệtNam.

Page 14: Bau cu phi dan chu o viet nam

14

Một số ít ứng viên trụ lại được sau vòng hiệp thương thứ hai chắc chắn sẽ bị loại ởvòng thứ ba, vòng này ứng viên không được tham dự. Năm 2011, luật sư nhân quyền VõAn Đôn đã bị loại mặc dù ông nhận được 100% phiếu thuận trong các hội nghị lấy ý kiếncử tri trước đó ở vòng hai. Năm nay (2016), luật sư Đôn lại ra ứng cử một lần nữa và thấtbại ngay từ vòng hai: Ông đã bị loại trong hai hội nghị lấy ý kiến cử tri ở địa phương, ởquê mình - tỉnh miền Trung Phú Yên - và Đoàn Luật sư Phú Yên.

Luật sư Đôn từ chối phỏng vấn với tác giả của báo cáo này hôm 22/02, ông nói bịnhiều áp lực từ công an. Nếu trả lời phỏng vấn, ông sẽ bị ảnh hưởng xấu đến công việc.

Bà Nguyễn Thúy Hạnh, giám đốc đối ngoại của một công ty Ấn Độ có trụ sở tạimiền Trung Việt Nam, đã gặp áp lực lớn khi công an đến công ty của bà và yêu cầu banlãnh đạo không ủng hộ bà ứng cử vào Quốc hội. Khi vị Tổng giám đốc người Ấn Độ từchối, chính quyền địa phương ngay lập tức vào cuộc để thanh tra về thuế của công ty. Tuynhiên, bà Hạnh vẫn nhận được 100% phiếu đồng ý trong hội nghị lấy ý kiến cử tri tạicông ty của mình và chỉ bị loại trong hội nghị tại nơi cư trú của mình, nơi mà hầu hết cửtri là những người lạ, mặc dù trước đó bà đã yêu cầu phải được biết trước danh sáchngười tham dự. Bà Hạnh bị tố “gây rối trật tự công cộng” do đã tham gia một số cuộcbiểu tình chống Trung Quốc vài năm trước.

Nguyễn Kim Môn, một chủ doanh nghiệp tại Hà Nội, cũng gặp tình trạng giống nhưvậy. Công ty của ông liên tục bị cán bộ thuế đến kiểm tra kể từ khi ông công khai tuyênbố ứng cử vào Quốc hội. Ông đã bị loại trong hội nghị lấy ý kiến cử tri tại nơi cư trú, bị tốlà “không chịu moi cống”.

(8) Báo chí thiên vị

Cả báo chí chính thống và truyền thông phi chính thống đều không được viết bài vềcác ứng viên do Đảng cử, trừ phi để khen ngợi việc họ ra ứng cử. Của cải và tài sản củahọ, cũng như của các lãnh đạo nhà nước, là một chủ đề “cấm kỵ” đối với các phương tiệntruyền thông chính thức.

Tuy vậy, thủ tục đăng ký ứng cử trong cuộc bầu cử yêu cầu các ứng viên tương laiđiền vào tờ đăng ký các thông tin cá nhân của mình (gồm quá trình làm việc, nghề nghiệp,thu nhập, tài sản, v.v...) và nộp cho Ủy ban Bầu cử của địa phương hoặc của Hội đồngBầu cử Quốc gia. Vấn đề là các dữ liệu cá nhân này chỉ được đọc trong các hội nghị lấy ýkiến cử tri do MTTQ tổ chức cho cử tri nghe, và các cuộc họp như vậy chỉ thu hẹp trongphạm vi những người tham dự được chọn từ trước.

Một trang facebook có tên “Công khai có gì mà ngại” đã được lập ra hồi giữa tháng 3,kêu gọi mọi người ký tên vào bản kiến nghị trực tuyến đề nghị tất cả các đại biểu Quốchội đăng tải công khai thông tin tài sản cá nhân của họ. Trang này có vẻ ít nhận được sựchú ý của công chúng.

Ngược lại với các ứng viên Đảng cử, ứng viên độc lập luôn gặp phải những lời vukhống và phỉ báng từ những người ủng hộ chính phủ, kể cả dư luận viên được chính phủ

Page 15: Bau cu phi dan chu o viet nam

15

thuê. Nhiều người bị tố là thần kinh hoang tưởng, đã từng vi phạm pháp luật hoặc hànhxử xấu. Nhóm Viet Vision nói trên còn phát tờ rơi kết tội Tiến sĩ Nguyễn Quang A là“chống nhà nước” và “phản quốc” do ông từng tham gia vào các cuộc vận động quốc tếủng hộ nhân quyền tại Việt Nam.

Hồi đầu tháng 3, Petro Times, một tờ báo quốc doanh, đăng hàng loạt bài báo bôi nhọcác ứng viên độc lập, như Đặng Bích Phượng, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Thúy Hạnhvà Nguyễn Công Vượng, một nghệ sĩ chèo nổi tiếng. Sử dụng bút danh Đại Anh, bài xãluận quy nghệ sĩ Vượng là thành viên đảng Việt Tân - một chính đảng lưu vong bịĐCSVN coi là “tổ chức khủng bố” - và bằng cách ứng cử, “Vượng huênh hoang” chẳngqua chỉ muốn đánh bóng tên tuổi.

Ông Vượng đã gửi thư khiếu nại tới tổng biên tập báo Petro Times, yêu cầu xin lỗi,nhưng không được chấp nhận. Tệ hơn, công an còn liên tục về quê của ông và phát tán tinđồn rằng ông là kẻ trốn thuế. Cuối cùng ông đã phải từ bỏ việc ứng cử.

(9) Luật pháp thiên vị

Các văn bản pháp luật ở Việt Nam chỉ nói về các ứng viên Đảng cử và dành lợi thếtuyệt đối về phần họ, ngược hẳn với các đối thủ độc lập của họ, vốn không được chấpnhận.

Vài ngày sau khi bị loại ở hội nghị cử tri trong khuôn khổ vòng “hiệp thương lần thứhai”, hôm 14/4, bà Đặng Bích Phượng nhận được một lá thư đề ngày 01/4 của Ủy banQuốc gia vì Sự Tiến bộ của Phụ nữ (NCFAW), mời bà đến dự buổi hội thảo “Nâng caokiến thức và kỹ năng” cho các nữ đại biểu được đề cử, tổ chức tại Hà Nội vào ngày14-15/5. Mặc dù nhận thư muộn quá, không đăng ký kịp, bà vẫn gọi đến những nhà tổchức và được trả lời rằng họ đã nhầm lẫn khi gửi thư mời đến bà, một ứng viên độc lập.

Từ xưa đến nay, các ứng viên độc lập vốn không hề được biết đến những buổi hộithảo xây dựng năng lực như vậy.

(10) Không có cơ quan giám sát độc lập

Hội đồng Bầu cử Quốc gia được thành lập theo Nghị quyết 105/2015/QH13 củaQuốc hội khóa 13 gồm 21 thành viên, tất cả đang là cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng vàNhà nước, có cả Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang và Bộ trưởng Thông tin và Truyềnthông Nguyễn Bắc Son.

Tính độc lập và công bằng của họ xem ra rất đáng ngờ.

Các câu hỏi liên tục được đặt ra về tính công bằng của hội nghị lấy ý kiến cử tri, nơichỉ có một số nhỏ cử tri được tham dự, đánh giá và biểu quyết về tư cách ứng cử của cácứng viên tương lai. Việc bỏ phiếu kín không được bảo đảm khi tại một số hội nghị, cử triđược yêu cầu giơ tay biểu quyết, không phải là bỏ phiếu. Kể cả khi đó là bỏ phiếu kín,thủ tục kiểm phiếu vẫn không hợp lệ khi không có một cơ quan độc lập nào giám sát hoặc

Page 16: Bau cu phi dan chu o viet nam

16

kiểm soát việc bỏ phiếu được thực hiện như thế nào.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, một ứng viên độc lập, cho biết ban kiểm phiếu trong hộinghị lấy ý kiến cử tri đối với ông phải mất đến 30 phút để chỉ để đếm có 58 phiếu. Thờigian kiểm đếm lâu như vậy làm lộ ra dấu hiệu rằng ban kiểm phiếu đã phải đợi cơ quanthẩm quyền quyết định xem ông Diện có đủ điều kiện ứng cử hay không.

Ngày 12/4, luật sư Phạm Văn Việt nộp đơn khiếu nại đến Ủy ban Bầu cử và MTTQTP Hà Nội để tố cáo người tổ chức hội nghị lấy ý kiến cử tri là ông Trần Văn Tiệp đãngăn không cho ông Việt phát biểu trong hội nghị này, thậm chí còn phát tờ rơi chống lạiông.

Một số cử tri cũng đã nộp đơn khiếu nại về trường hợp của ứng viên độc lập NguyễnCảnh Bình, nói rằng những người tổ chức hội nghị đã can thiệp và làm sai lệch kết quảhội nghị.

(11) Công an, tòa án và các cơ quan nhà nước khác đối xử không công bằng các ứngviên

Hầu hết các ứng viên độc lập bị công an, quân đội, tòa án, và cơ quan công quyền cáccấp đối xử như với tội phạm.

Thậm chí vào ngày 15/3, một thành viên trong tiểu ban An ninh-Trật tự của Hội đồngBầu cử Quốc gia còn phát biểu với báo chí rằng “có tổ chức phản động đứng sau cuộcvận động tự ứng cử, thậm chí cung cấp tài chính cho những người tự ứng cử để lấy đượcphiếu bầu”.

Một số ứng viên độc lập đã bức xúc đến nỗi họ gửi thư cho Hội đồng Bầu cử Quốcgia, yêu cầu nêu rõ tên của những người tự ứng cử đó và “tổ chức phản động” nào tiếptay cho họ. Một tháng sau, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký Quốc hội, thừa nhận đóchỉ là ý kiến của một cá nhân và không phản ánh quan điểm của Hội đồng Bầu cử Quốcgia.

Nhà văn Phạm Chí Thành bị cưỡng chế đến hội nghị lấy ý kiến cử tri trong khu vựcbầu cử của mình bất chấp việc ông đã phản đối và tẩy chay bầu cử. Công an và dân phòngbao vây chung quanh địa điểm tổ chức hội nghị, quay phim và đe dọa đánh đập bất cứngười nào dám đến ủng hộ ông.

(12) Các trở ngại vướng mắc về thủ tục đăng ký.

Các ứng viên độc lập gặp cản trở ngay từ việc đăng ký ứng cử yêu cầu phải ghi rõ họcó phải là thành viên của tổ chức chính trị ngoài ĐCSVN hay nhóm tôn giáo nào khôngđược công nhận hay không.

Mục sư Nguyễn Trung Tôn là một cựu tù nhân lương tâm sống ở Thanh Hóa. Hồ sơứng cử của ông đã bị loại sau khi Ủy ban Bầu cử địa phương cho rằng ông là thành viên

Page 17: Bau cu phi dan chu o viet nam

17

của một nhóm tôn giáo chưa đăng ký, và hồ sơ chỉ được chấp nhận nếu ông không nhậnmình là thành viên của tổ chức đó.

Luật gia, nhà hoạt động xã hội Nguyễn Đình Hà cũng bị gây trở ngại khi chính quyềnđịa phương không nhận hồ sơ, viện lý do rằng ông là thành viên của đảng Dân chủ (bịxem là bất hợp pháp ở Việt Nam), và ông bị kết tội “gây rối trật tự công cộng” một vàilần khi tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Sau nhiều tranh cãi và khiếu nại,ông đã vượt qua được thủ tục đăng ký, nhưng sau đó đã bị loại ở “hiệp thương lần thứhai”.

(13) Ứng viên độc lập không được tổ chức vận động bầu cử.

Điều 68 của Luật Bầu cử nói rằng ứng viên không được “lợi dụng vận động bầu cửđể vận động tài trợ, quyên góp ở trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình” và“hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri”.

Tuy nhiên, điều gần như chắc chắn là các ứng viên Đảng cử được bảo đảm ít nhấtmột số khoản hỗ trợ và thời gian miễn phí trên truyền hình quốc gia hoặc địa phương, saukhi họ vượt qua ba vòng hiệp thương. Khi chỉ có một chính đảng cầm quyền cai trị đấtnước và áp dụng ý thức hệ cộng sản, người ta không kỳ vọng các ứng viên được chọn sẵnnày sẽ trình bày bất kỳ quan điểm nào khác đến cử tọa là các khán giả cũng đã được chọnsẵn.

(14) Không khiếu nại được

Theo Luật Bầu cử 2015, khiếu nại chỉ do Hội đồng Bầu cử Quốc gia giải quyết, bảnthân Hội đồng này thì do các lãnh đạo ĐCSVN lập ra. Tòa án không có thẩm quyền giảiquyết các khiếu nại liên quan đến bầu cử, chẳng hạn như vấn đề kiểm phiếu hoặc kết quảbầu cử.

Đến nay các khiếu nại của các ứng viên độc lập Phạm Văn Việt, Nguyễn Tường Thụy,Nguyễn Xuân Diện vẫn chưa được giải quyết. Các kiến nghị trước đó của các ứng viênPhan Văn Phong, Nguyễn Thuý Hạnh và Nguyễn Đình Hà đã bị bác bỏ.

V. KẾT LUẬN

Sau công đoạn đăng ký ứng cử, tại Hà Nội có 48 ứng viên độc lập. Tiếp đó, 14 ứngviên đã phải dừng lại khi phải chịu sức ép nặng nề; 29 ứng viên khác bị loại áp đảo saucác đợt đấu tố dữ dội. Do vậy, chỉ còn 5 ứng viên độc lập lọt được vào vòng hiệp thươngthứ ba, trong đó có cả nhà báo Trần Đăng Tuấn, nguyên phó Tổng giám đốc Đài Truyềnhình Việt Nam (VTV) và là sáng lập viên của một tổ chức từ thiện nổi tiếng. Ông có lẽ làniềm hy vọng cuối cùng cho những người ủng hộ ứng viên độc lập.

Ngày 15/4, MTTQ TP Hà Nội tổ chức hội nghị hiệp thương vòng ba, mà theo quyđịnh, hội nghị diễn ra không có mặt ứng viên. Rốt cuộc, kể cả ông Trần Đăng Tuấn cũng

Page 18: Bau cu phi dan chu o viet nam

18

bị loại nốt. Chỉ còn hai ứng viên tự ứng cử qua được cửa ải khắt khe của MTTQ.

Như vậy đã có 46 trong tổng số 48 ứng viên độc lập mong muốn “trụ lại” được tạikhu vực bầu cử Hà Nội đã bị loại. Đồng thời, 36/39 ứng viên Đảng cử đã được chọn.

Cũng tương tự, ở TP HCM, 46/48 người tự ứng cử đã bị loại. Hai ứng viên có đủ tiêuchuẩn này là đảng viên ĐCSVN, một trong đó là thành viên Hội đồng Nhân dân Thànhphố.

Sự khác biệt rõ ràng này làm nổi bật ý muốn của ĐCSVN trong việc duy trì sự kiểmsoát độc quyền của họ đối với cơ quan lập pháp, vốn vẫn bị những người cộng sản thaotúng từ trước.

Kết quả này và các vi phạm nhân quyền trong thời gian trước bầu cử nói trên chứngminh rằng việc bầu cử ở Việt Nam là không có tự do và công bằng. Công dân bị từ chốihầu như tất cả các quyền về chính trị và dân sự, và điều này sẽ không thay đổi chừng nàoĐCSVN vẫn là chính đảng duy nhất trong nước.

VI. KHUYẾN NGHỊ

Sự độc quyền lãnh đạo của ĐCSVN rất khó bị thách thức, nhưng đó thực sự là việcmà những người ủng hộ dân chủ trong nước và nước ngoài cần phải thực hiện để bảo vệvà thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam. Những điều sau đây được khuyến nghị mạnh mẽ:

1. Xóa bỏ cơ chế “hiệp thương”;2. Xây dựng cơ chế đảng cử dân bầu trên cơ sở có nhiều hơn một đảng trong nước;3. Giải thể MTTQVN các cấp, hoặc MTTQ phải chấm dứt hoạt động tổ chức bầu cửdưới sự chỉ đạo của ĐCSVN;4. Đảm bảo quyền tự do báo chí để các cơ quan truyền thông có thể cung cấp thôngtin về từng ứng viên, làm cơ sở cho cử tri lựa chọn, và báo chí có thể giám sát quátrình bầu cử một cách độc lập;5. Quyền tự do biểu đạt và hội họp được đảm bảo để cả cử tri, báo chí lẫn ứng viênđều có thể bày tỏ quan điểm ủng hộ hay phản đối;6. Đối xử công bằng với mọi ứng viên.

Page 19: Bau cu phi dan chu o viet nam

19

GHI CHÚ

Hình 1: Những người tham dự hội nghị lấy ý kiến cử tri chủ yếu là người trung niênhoặc người già. Trong hình này, 69 cư dân ở tổ 13, phường Gia Thụy, quận Long Biên,Hà Nội, đã loại thành công Tiến sĩ Nguyễn Quang A với lý do “không thường xuyên dựcác cuộc họp tổ dân phố” và “không có đóng góp gì cho đất nước.” Tiến sĩ Quang A trướcđó đã thu thập được hơn 5000 chữ ký từ những người ủng hộ ông, cả trong và ngoài nước.Hình của Phạm Đoan Trang.

Hình 2: Bất chấp lời khẳng định rằng tiến trình bầu cử diễn ra công bằng, khôngthiên vị, khoảng 50 người ủng hộ ông Hoàng Văn Dũng đã không được dự hội nghị cử tritổ chức nhằm vào ông Dũng, tại một trường học gần nhà ông. Hình lấy từ trang củaSương Quỳnh.

Hình 3: Lê Xuân Diệu, một trong những người ủng hộ Hoàng Văn Dũng, vẫn tươicười sau khi bị ném mắm tôm. Hình lấy từ trang của Sương Quỳnh.

Hình 4: Một thanh niên bịt khẩu trang liên tục kèm sát và đe dọa ứng viên độc lậpNguyễn Tường Thụy và vợ ông khi họ đang đến dự cuộc họp tổ chức tại Đại sứ quánThụy Điển hôm 29/3. Hình của ông Nguyễn Tường Thụy.

Hình 5: Tiến sĩ Nguyễn Quang A đang trả lời phỏng vấn của một nhà báo phươngTây, trong vòng vây của hàng chục công an mặc thường phục. Hình không rõ nguồn.

Công an sau đó đã đẩy Tiến sĩ Quang A vào xe và đưa đến đồn phường Gia Thụy đểthẩm vấn, buộc tội ông là “gây rối trật tự công cộng”. Họ đã tước điện thoại di động vàlàm thâm tím cả tay ông. Hình của Tiến sĩ Nguyễn Quang A.

Page 20: Bau cu phi dan chu o viet nam

20

PHỤ LỤC 1Tóm lược quy trình bầu cử

TT Mô tả Cấp Tổ chức Tham dự1 Hiệp thương lần thứ nhất,

xác định cơ cấu Quốc hộiTrungương

MTTQVN MTTQVN, Hội đồng Bầucử Quốc gia, UBTVQH,Chính phủ

Địaphương

MTTQtỉnh/thànhphố

MTTQ các cấp, UBBC địaphương, UBND, HĐND

2 Giới thiệu người ứng cử(không đề cập đến ứng viênđộc lập)

Lãnh đạocủa cơ quan,tổ chức giớithiệu ngườiứng cử(không đềcập đến ứngviên độc lập)

BCH công đoàn

Gặp mặt cử tri tại cơ quancủa người được giới thiệuứng cử

3 Hiệp thương lần thứ hai đểlập danh sách sơ bộ ngườiứng cử

Trungươngvà địaphương

MTTQ cáccấp

Như vòng hiệp thương thứnhất

Hội nghị lấy ý kiến cử trinơi cư trú của ứng viên (đếnđây, bao gồm cả ứng viênđộc lập)

Hội nghị lấy ý kiến cử trinơi cư trú tại cơ quan củaứng viên độc lập

Địaphương

MTTQ cáccấp vàUBND

Các cấp uỷ đảng, quanchức chính quyền địaphương, ít nhất 55 cử tri ởnơi có hơn 100 cử tri nơicư trú (hoặc toàn bộ cử triđối với nơi có ít hơn 100cử tri).

Chính quyền địa phươngvà lãnh đạo MTTQ địaphương quyết định cử triđược tham dự.

4 Hiệp thương lần thứ ba đểchốt danh sách người đủ tiêuchuẩn ứng cử

Trungươngvà địaphương

MTTQ cáccấp

Tương tự như hiệp thươnglần thứ nhất. Cử tri và ứngviên không được phéptham dự.

5 Người được chọn ứng cử sẽđược tổ chức cho gặp mặtcử tri ở khu vực bầu cử của

Địaphương

MTTQ cáccấp

Page 21: Bau cu phi dan chu o viet nam

21

mình, trình bày chương trìnhnghị sự, gặp gỡ báo chí,v.v...

6 Ngày bỏ phiếu MTTQ cáccấp

PHỤ LỤC 2Tiêu chuẩn của một đại biểu Quốc hội

Theo Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội 2014, tiêu chuẩn của một đại biểu Quốc hội là:

- Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộcđổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấphành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểuhiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

- Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tácvà uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.

- Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tínnhiệm.

- Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

PHỤ LỤC 3Số liệu thống kê về các ứng viên độc lập

Trước vòng hiệp thương thứ hai có 39 ứng viên Đảng cử và 48 ứng viên độc lập tạiHà Nội. Trong số 39 ứng viên đó có cả Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, PhóThủ tướng Chính phủ, và Nguyễn Thị Bích Ngọc, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP HàNội, Trưởng ban Bầu cử Hà Nội. Sau vòng hai, có 36/39 ứng viên Đảng cử đã được chọnđể có tên trên phiếu bầu chính thức.

Tại TP HCM, trong số 40 ứng viên Đảng cử và 50 ứng viên độc lập, có hai người đãrút lui. Tại Đà Nẵng, có 12 ứng viên Đảng cử và 3 ứng viên độc lập.

48 ứng viên độc lập tại Hà Nội là:

Page 22: Bau cu phi dan chu o viet nam

22

1.Nguyễn Quang A, Tiến sĩ, chuyên gia cao cấp kinh tế và công nghệ thông tin;2.Cao Hải Anh, nấu ăn trong khách sạn;3.Phan Văn Bách, lái xe taxi;4.Nguyễn Cảnh Bình, doanh nhân, sáng lập viên và giám đốc công ty sách AlphaBooks;5.Vũ Ngọc Bình, chuyên gia về quyền con người và bình đẳng giới;6.Nguyễn Xuân Diện, Tiến sĩ ngôn ngữ học;7.Nguyễn Tất Đạt, Đại học Nội vụ Hà Nội;8.Trần Minh Đạo, doanh nhân;9.Nguyễn Quang Điệp, doanh nhân;10.Nguyễn Đình Hà, luật gia;11.Nguyễn Thúy Hạnh, nhân viên kinh doanh cao cấp;12.Đinh Văn Hiến, doanh nhân;13.Đỗ Minh Hiền, hành nghề tự do;14.Đinh Trung Hiếu, quản lý dự án;15.Trần Thị Hoa, bác sĩ;16.Trần Mạnh Hồng, sinh viên luật;17.Nguyễn Quảng Huân, doanh nhân;18.Nguyễn Tiến Hưng, quản lý dự án;19.Vương Xuân Hưng, hưu trí;20.Hoàng Văn Hướng, luật sư;21.Đỗ Việt Khoa, giáo viên trung học;22.Đào Ngọc Lý, doanh nhân;23.Ninh Văn Minh, hành nghề tự do;24.Nguyễn Kim Môn, doanh nhân;25.Nguyễn Đình Nam, doanh nhân;26.Nguyễn Hải Nam, quản lý dự án;27.Nguyễn Hoài Nam, hành nghề tự do;28.Bùi Bá Nghiêm, viên chức Bộ Công Thương;29.Nguyễn Văn Nhơn, Thanh tra tỉnh;30.Nguyễn Hữu Ninh, cán bộ tại Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam;31.Phan Văn Phong, doanh nhân, thành viên CLB Bóng đá No-U (một tổ chức xãhội dân sự chống Trung Quốc, chưa đăng ký);32.Tạ Hồng Phúc, doanh nhân;33.Đặng Bích Phượng, hưu trí, ủng hộ viên của CLB Bóng đá No-U;34.Nguyễn Hồng Sơn, công an;35.Phan Đình Thái, doanh nhân;36.Phạm Chí Thành, nhà văn, thành viên Hội Nhà báo Độc lập;37.Nguyễn Trọng Thắng, nhân viên kinh doanh;38.Đỗ Văn Thắng, Thanh tra;39.Lương Thị Phương Thảo, hành nghề tự do;40.Thích Minh Thịnh, Hòa thượng trụ trì tại chùa Diên Phúc;41.Nguyễn Tường Thụy, cựu chiến binh, thành viên Hội Nhà báo Độc lập;42.Nguyễn Văn Tín, học viên cao học;43.Nguyễn Anh Trí, Bí thư Đảng uỷ Viện Huyết học và Truyền máu;

Page 23: Bau cu phi dan chu o viet nam

23

44.Nguyễn Hữu Trịnh, giảng viên tại Đại học Khoa học và Công nghệ;45.Nguyễn Doãn Trung, phóng viên báo Đời sống và Pháp luật;46.Trần Đăng Tuấn, nhà báo, nguyên phó tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam(VTV);47.Phạm Văn Việt, luật sư;48.Nguyễn Công Vượng, đạo diễn, nghệ sĩ chèo.

Sau hiệp thương vòng ba, chỉ còn hai người là Nguyễn Hữu Ninh và Nguyễn Anh Tríđược chọn đủ tiêu chuẩn ứng cử.

48 ứng viên độc lập tại TP HCM là:

1.Nguyễn Thành Cả, kinh tế gia;2.Nguyễn Thị Hồng Chương, giáo viên THPT, Bí thư chi bộ trường Tân Túc;3.Võ Ngọc Du, kinh tế gia;4.Hoàng Văn Dũng, nhà hoạt động xã hội;5.Nguyễn Tín Dũng, doanh nhân;6.Nguyễn Tiến Dũng, doanh nhân;7.Phan Tín Dũng, luật gia;8.Võ Hoàng Duy, kỹ sư;9.Mai Thanh Hà, nhà sư phạm;10.Lê Thị Thu Hà, nhân viên kinh doanh;11.Vũ Hải Hà, doanh nhân;12.Trần Thị Hoàng Hiệp, luật gia;13.Nguyễn Trung Hiếu, giám đốc điều hành;14.Nguyễn Thị Kim Hoa, nhân viên kinh doanh, hãng Hàng không Việt NamAirlines;15.Nguyễn Văn Hòe, kỹ sư;16.Nguyễn Văn Hùng, kinh tế gia;17.Phạm Minh Hùng, quản lý dự án;18.Lê Đình Hùng, diễn viên điện ảnh;19.Trần Giáng Hương, luật sư;20.Sủ Hồng Kiệt, chuyên gia điện tử;21.Nguyễn Quốc Kỳ, doanh nhân;22.Lê Khánh Luận, giảng viên đại học;23.Lâm Ngân Mai, diễn viên;24.Nguyễn Trang Nhung, chuyên gia tài chính ngân hàng, nhà hoạt động pháp lý;25.Nguyễn Bách Phúc, Tiến sĩ, Viện Điện tử - Tin học TP HCM;26.Hoàng Văn Phúc, quản lý dự án;27.Hoàng Hữu Phước, doanh nhân, đại biểu Quốc hội đương nhiệm;28.Trần Văn Phương, nhân viên kinh doanh;29.Lâm Thiếu Quân, giám đốc điều hành, thành viên Hội đồng Nhân dân TP HCM;30.Châu Huy Quang, giảng viên luật;31.Nguyễn Trường Sa, Tiến sĩ giáo dục học;32.Nguyễn Xuân Sanh;33.Phạm Hồng Sơn, giám đốc điều hành;

Page 24: Bau cu phi dan chu o viet nam

24

34.Đặng Thành Tâm, luật gia, doanh nhân;35.Trần Phước Tấn, kỹ sư;36.Chu Văn Thân, chuyên gia về đổi mới sáng tạo;37.Đỗ Văn Thắng, Tiến sĩ, kinh tế gia;38.Nguyễn Đức Thành, giám đốc điều hành;39.Võ Văn Thôn, công chức về hưu;40.Hồ Trúc Anh Thủy, giám đốc điều hành;41.Nguyễn Văn Trứ, doanh nhân;42.Lại Thu Trúc, nhân viên kinh doanh;43.Vũ Quang Trung, doanh nhân;44.Nguyễn Chí Trung, doanh nhân;45.Nguyễn Văn Trường, hành nghề tự do;46.Bùi Anh Tuấn, giám đốc điều hành;47.Lê Minh Tuyền;48.Nguyễn Việt Xô, kiến trúc sư.

Sau vòng ba của hiệp thương, chỉ còn hai người là Nguyễn Thị Hồng Chương vàLâm Thiếu Quân được chọn đủ tiêu chuẩn ứng cử.

PHỤ LỤC 4Cơ cấu đã được ấn định của Quốc hội khóa 14

Theo Nghị quyết 1135/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày22/01/2016, Quốc hội khoá 14 sẽ có 500 đại biểu, gồm 198 đại biểu ở Trung ương và 302đại biểu địa phương.

Trong số 198 đại biểu ở Trung ương:

11 là đại diện các tổ chức Đảng;3 lấy từ Văn phòng Chủ tịch nước;18 lấy từ các văn phòng Chính phủ và cơ quan chính quyền;15 lấy từ Bộ Quốc phòng;3 lấy từ Bộ Công an;31 lấy từ MTTQ các cấp;1 lấy từ Tòa án nhân dân tối cao;1 lấy từ Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;1 lấy từ Cơ quan Kiểm toán Nhà nước;v.v...

Số đại biểu ngoài Đảng được ấn định là khoảng 25-50 người trên toàn quốc.

Page 25: Bau cu phi dan chu o viet nam

25

PHỤ LỤC 5Các mốc quan trọng trong phong trào vận động tự ứng cử năm 2016

04/01: Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 51-CT/TW về “lãnh đạo cuộc bầu cử Đại biểuQuốc hội khóa 14 và bầu cử Đại biểu Hội đồng Nhân dân nhiệm kỳ 2016- 2021”.

22/01: UBTVQH ban hành Nghị quyết 1135/2016/UBTVQH13 dự kiến cơ cấu củaQuốc hội khoá 14.

05/02: Tiến sĩ Nguyễn Quang A tuyên bố ứng cử nếu ông “nhận được 5000 chữ kýủng hộ” hoặc nếu Tổng Bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng “được tái đề cử vào Quốc hộingay cả khi không có bất kỳ chữ ký ủng hộ nào.” Cả hai điều kiện này về sau đều đượcthỏa mãn.

08/02: Trang facebook ủng hộ ứng viên độc lập “Vận Động Ứng Cử Đại Biểu QuốcHội 2016” được thành lập.

01/3: Ứng viên độc lập Đặng Bích Phượng và Nguyễn Tường Thụy gặp trở ngại khiđăng ký ứng cử.

02/3: Tờ Petro Times đăng bài bôi nhọ các ứng viên độc lập. Cùng ngày, công an tỉnhPhú Yên triệu tập luật sư Võ An Đôn, xét hỏi ông về những điều ông viết trên trangfacebook cá nhân.

07/3: Luật sư Võ An Đôn bị công an Phú Yên truy vấn. Ông tự bảo vệ bằng cáchkhông nhận trang facebook đó là của ông.

08/3: Tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Hà Nội của lãnh đạo cấp cao trước phiênhọp toàn thể cuối cùng của Quốc hội khoá 13, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thưĐCSVN, phát biểu, “Chúng ta không được để lọt “những phần tử thế này thế khác” vàoQuốc hội và các cơ quan cấp cao khác của Đảng và Nhà nước. Mong cử tri sáng suốt lựachọn”. Ông không nêu rõ chi tiết “những phần tử thế này thế khác” là ai, nhưng trong bốicảnh cuộc vận động tự ứng cử đang lên cao, phát biểu công khai của ông đã gửi đi mộtthông điệp rõ ràng rằng các ứng cử viên độc lập không được hoan nghênh trong cuộcchạy đua vào chốn nghị trường.

12/3: Nguyễn Đình Hà, một luật gia 28 tuổi ở Hà Nội, bị gây trở ngại ngay từ khâulàm hồ sơ ứng cử của mình. Hà đã tranh luận nảy lửa với chính quyền địa phương vàcông an, thu hút sự chú ý của dân chúng facebook, và vượt qua được thủ tục đăng ký vàophút cuối cùng.

15/3: Một thành viên ẩn danh của Tiểu ban An ninh - Trật tự thuộc Hội đồng Bầu cửQuốc gia, phát biểu với báo chí rằng “có tổ chức phản động đứng sau cuộc vận động tựứng cử, thậm chí cung cấp tài chính cho những người tự ứng cử để tranh thủ số phiếu củacử tri”.

Page 26: Bau cu phi dan chu o viet nam

26

19/3: Trần Văn Bái, tổ trưởng dân phố số 13 nơi Tiến sĩ Nguyễn Quang A cư trú, điphân phát tờ rơi bôi xấu ông Quang A. Các tờ rơi này dựa trên tài liệu do Viet Vision -một nhóm ủng hộ chính quyền - cung cấp.

23/3: Tiến sĩ Nguyễn Quang A và Nguyễn Đình Hà bị tạm giữ trong khi đang ở bênngoài khu vực tòa án xét xử vụ blogger Ba Sàm. Họ bị đưa vào đồn công an tra hỏi, tại đóhọ bị cáo buộc tội “gây rối trật tự công cộng”. Ngoài ra, còn có ít nhất ba ứng viên độclập nữa phải đối mặt với cùng một tội danh.

28/3: Cái gọi là “quần chúng tự phát” đã ném mắm tôm vào những người ủng hộHoàng Văn Dũng, là ứng viên độc lập đầu tiên bị loại trong hội nghị lấy ý kiến cử tri.Ông nhận được 4 phiếu thuận trên tổng số 57 phiếu.

31/3: Đỗ Nguyễn Mai Khôi, một ca sĩ nhạc trẻ nổi tiếng, được mệnh danh là “LadyGaga Việt Nam”, bị loại ở hội nghị lấy ý kiến cử tri tại chính quê hương Khánh Hòa củamình. Cùng ngày, tại TP HCM, một facebooker nổi tiếng khác, Lâm Ngân Mai, bị loạitrong một hội nghị cử tri mang tính chất sỉ nhục, khi cô bị phê là “sử dụng facebook đểtruyền bá tư tưởng chống nhà nước” và “làm nghề bán vé số dạo”. Những lời kể của côvề cuộc họp đã làm phẫn nộ công chúng trên truyền thông xã hội.

01/4: Nhà thơ Bùi Minh Quốc, một cựu tù nhân lương tâm, đã bỏ ra khỏi hội nghị lấyý kiến cử tri tại địa phương khi đám đông giận dữ chỉ trích mạnh mẽ ông vì dám “đòi đađảng và thách thức sự cai trị của ĐCSVN.” Cũng ngày này, nhà hoạt động xã hội, Thạc sĩNguyễn Trang Nhung không nhận được bất kỳ phiếu ủng hộ nào trong số 63 phiếu bầutrong hội nghị lấy ý kiến cử tri mà sau này cô vừa khóc vừa mô tả: “Đó thực sự là mộtmàn đấu tố”.

04/4: Ít nhất 4 ứng viên độc lập nộp kiến nghị lên Quốc hội, MTTQ và UBBCQG,yêu cầu công bố trước danh sách cử tri tham dự hội nghị lấy ý kiến cử tri và cho phép cácphương tiện truyền thông theo dõi hội nghị.

07/4: MTTQ trả lời sẽ không công bố danh sách như đòi hỏi và cũng không cho phépbất kỳ người nào, kể cả gia đình và bạn bè của các ứng viên độc lập, tham dự hội nghị,“vì không có quy định nào liên quan đến việc này”.

Đến tối, bác sĩ Đinh Đức Long tiếp xúc với 46 cử tri tại buổi gặp mặt cử tri khu dâncư quận Gò Vấp, TP HCM. Cử tri hầu hết là người ông không quen biết. Ông đề nghị hủybỏ hội nghị vì không đạt số lượng tối thiểu 55 người như quy định của pháp luật, và gặpphản đối mạnh mẽ. Một số người tham dự còn dọa sẽ đánh ông nếu ông cố tình làm mấtthì giờ. Chủ trì hội nghị cuối cùng phải tuyên bố hủy bỏ hội nghị.

08/4: Nguyễn Thị Kim Anh, một ứng viên độc lập rất nổi tiếng với thành phố quêhương Biên Hòa, Đồng Nai, đã bị loại. Cô chỉ nhận được 2 phiếu ủng hộ trong số hơn 80phiếu. Cùng ngày, tại Bắc Ninh, luật sư nhân quyền nổi tiếng Lê Văn Luân nhận được 10phiếu ủng hộ trong số 71 phiếu.

Page 27: Bau cu phi dan chu o viet nam

27

Trang facebook “Vận Động Ứng Cử Đại Biểu Quốc Hội 2016” tiến hành bầu cử trựctuyến cho các cử tri bầu các đại biểu của mình mà không cần đến quy trình bầu cử dođảng chế ngự.

09/4: Tiến sĩ Nguyễn Quang A bị loại áp đảo vì “không thường xuyên tham dự cáccuộc họp ở tổ dân cư” và “không có đóng góp gì cho đất nước”. Ông được 6 phiếu ủng hộtrong số 75 phiếu bầu. Trước đó ông đã nhận được hơn 5000 chữ ký từ những người ủnghộ trên cả nước.

Đồng thời, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện giành được 6 trong tổng số 66 phiếu tại hộinghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú. Một cuộc họp khác với cơ quan của ông đã được tổ chứcngày hôm trước, mà ban kiểm phiếu phải mất 30 phút để kiểm đếm chỉ 58 phiếu.

Đỗ Việt Khoa, một giáo viên nổi tiếng với những cố gắng chống tham nhũng trongngành giáo dục, đã bị loại khi các đồng nghiệp của ông nói rằng đơn giản là họ khôngmuốn ông ứng cử.

Đến tối, Nguyễn Kim Môn được 3/81 phiếu. Ông bị tố là “không chịu moi cống”.

Giữa chừng hội nghị lấy ý kiến cử tri, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Tường Thụy vàPhạm Chí Thành tuyên bố quyết định tẩy chay cuộc đấu tố.

10/4: Hội nghị lấy ý kiến cử tri của thầy giáo Đỗ Việt Khoa tại nơi cư trú, được tổchức với một nửa số người tham dự là công an mặc thường phục được cử đến từ nhữngnơi khác. Người tổ chức thông báo cấm tuyệt đối ghi âm hay ghi hình. Tổ trưởng dân phốcủa ông tố cáo ông đã “để chó nhà mình ỉa sang vườn nhà hàng xóm”. Ông vẫn giànhđược 13 phiếu ủng hộ từ những người hàng xóm thật sự của mình, trên 75 phiếu, rồi mớibị loại.

11/4: Người dân ở tổ 25, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội, nộp đơn khiếunại đến Ủy ban Bầu cử TP Hà Nội, phản đối kết quả hội nghị lấy ý kiến cử tri đối với ôngNguyễn Cảnh Bình.

12/4: Luật sư Phạm Văn Việt gửi đơn tố cáo khẩn cấp đến MTTQ TP. Hà Nội và Ủyban Bầu cử TP Hà Nội, tố cáo ông Trần Văn Tiếp, chủ tịch MTTQ địa phương, đã hạnchế quyền phát biểu ý kiến của ông tại hội nghị cử tri nơi cư trú. Vị luật sư cũng đề nghịhuỷ bỏ kết quả bỏ phiếu vì không công bằng.

14/4: Bà Phạm Thị Lân, vợ ứng viên Nguyễn Tường Thụy, tố cáo rằng bà và chồngbà bị bôi nhọ tại hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú, khi cả hai bị người ta quát tháo,không cho nói.

Trang “Vận Động Ứng Cử Đại Biểu Quốc Hội 2016” mở cuộc thi viết trực tuyến về“Bầu cử tự do và công bằng”.

Page 28: Bau cu phi dan chu o viet nam

28

15/4: MTTQ TP Hà Nội tổ chức vòng hiệp thương thứ ba và loại ra 3 trong số 5 ứngviên độc lập đã vượt qua vòng hai. Tại TP HCM, chỉ 2 trong số các ứng viên độc lập đượcchấp nhận và cả hai đều là đảng viên ĐCSVN.

Giải thích về “cơ cấu” khó hiểu của Quốc hội khi các ứng viên độc lập bị loại gần hết,bà Lê Thị Kim Oanh, Phó Chủ tịch thường trực Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội, cho biết:“Số lượng, cơ cấu, thành phần được phân bổ chỉ có hạn nên chúng ta nói với nhau nôm nalà "so bó đũa, chọn cột cờ" chứ không phải những người đó không đủ tiêu chuẩn”. Bàkhông cung cấp các số liệu cụ thể về người ủng hộ, không ủng hộ đối với trường hợp củaứng viên Trần Đăng Tuấn - gương mặt sáng giá bị loại trong hội nghị hiệp thương lần ba.