bÁc hỒ dẠy cÁn bỘ về nguyên tắc “nói đi đôi với...

32
BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ về nguyên tắc “nói đi đôi với làm” “Học lý luận không nhằm mục đích lý luận đơn thuần mà nhằm đem vào thực hành trong thực tế. Học lý luận là để vận dụng, chứ không phải học lý luận để tạo cho mình một cái “vốn” để sau này đưa ra mặc cả với Đảng. Học lý luận là để giải quyết những vấn đề thực tế đặt ra. Người chỉ rõ: “Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế”. Điều cặn dặn này của Người có ý nghĩa hết sức to lớn đối với tất cả chúng ta. Cho nên chúng ta kiên quyết tẩy trừ cho sạch mọi động cơ và mục đích học tập không đúng đắn. Người khẳng định: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, “giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cách làm việc, cách tổ chức, nói chuyện, tuyên truyền, khẩu hiệu, viết báo, v.v... của chúng ta, đều phải lấy câu này làm khuôn phép: Từ trong quần chúng ra. Về sâu trong quần chúng”./. (Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia , Hà Nội, T5, T8, T12)

Upload: others

Post on 13-Sep-2019

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ về nguyên tắc “nói đi đôi với làm”yenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon TT KT XH/BT YEN...năm qua công tác Đoàn và

BÁC HỒ DẠY CÁN BỘvề nguyên tắc “nói đi đôi với làm”

“Học lý luận không nhằm mục đích lý luận đơn thuần mà nhằm đem vào thực hành trong thực tế. Học lý luận là để vận dụng, chứ không phải học lý luận để tạo cho mình một cái “vốn” để sau này đưa ra mặc cả với Đảng. Học lý luận là để giải quyết những vấn đề thực tế đặt ra. Người chỉ rõ: “Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế”. Điều cặn dặn này của Người có ý nghĩa hết sức to lớn đối với tất cả chúng ta. Cho nên chúng ta kiên quyết tẩy trừ cho sạch mọi động cơ và mục đích học tập không đúng đắn. Người khẳng định: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, “giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cách làm việc, cách tổ chức, nói chuyện, tuyên truyền, khẩu hiệu, viết báo, v.v... của chúng ta, đều phải lấy câu này làm khuôn phép: Từ trong quần chúng ra. Về sâu trong quần chúng”./.

(Hồ Chí Minh Toàn tập,

Nxb.Chính trị quốc gia , Hà Nội, T5, T8, T12)

Page 2: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ về nguyên tắc “nói đi đôi với làm”yenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon TT KT XH/BT YEN...năm qua công tác Đoàn và

2 THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

Trong nhiệm kỳ qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, Đoàn

TNCS Hồ Chí Minh đã tiếp tục phát huy những truyền thống quý báu và bản chất tốt đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam, kế tục xuất sắc và trung thành với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng; tổ chức động viên thanh niên đi đầu trong sự nghiệp CNH-HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng, là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên Việt Nam; từng bước đáp ứng các quyền và lợi ích chính đáng của thanh, thiếu nhi, tạo môi trường cho tuổi trẻ rèn luyện, cống hiến, trưởng thành. Những năm qua công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi huyện Yên Lạc đạt được kết quả toàn diện trên các lĩnh vực: triển khai có hiệu quả

các phong trào thi đua, phát huy vai trò xung kích tình nguyện của tuổi trẻ tham gia phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từng bước đồng hành với thanh niên trên con đường lập thân lập nghiệp.

Bên cạnh đó, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của huyện còn một số hạn chế: chất lượng một số tổ chức Đoàn, tổ chức Đội chưa cao; vai trò giáo dục, định hướng của Đoàn đối với thanh niên ngoài tổ chức chưa rõ nét; nội dung và phương thức hoạt động chưa thực sự đổi mới; vẫn còn có ĐVTN có biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống, chưa gương mẫu; một số phong trào thi đua còn mang tính hình thức, chưa nhận rộng được những mô hình hay, cách làm sang tạo.

Thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 25/8/2016 của

Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về lãnh đạo đại hội Đoàn các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017 – 2022”; Thông tri số 08-TT/TU ngày 30/9/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc“Về lãnh đạo đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp tỉnh Vĩnh Phúc, nhiệm kỳ 2017 - 2022”. Để lãnh đạo tổ chức thành công Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện và các cơ sở nhiệm kỳ 2017-2022, Ban Thường vụ Huyện ủy yêu cầu cấp ủy đảng, chính quyền tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

1. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo Ban Chấp hành Đoàn cùng cấp chuẩn bị tốt các điều kiện để tiến hành Đại hội. Đại hội phải thực sự là ngày hội đoàn kết, là diễn đàn thể hiện tâm tư, nguyện vọng, tinh thần dân chủ, đổi mới, xung kích, tình nguyện

Về việc lãnh đạo Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cấp huyện và cơ sở

nhiệm kỳ 2017-2022

THÔNG TRI

Ngày 18/11/2016, Huyện uỷ Yên Lạc đã ban hành Thông tri số 11-TT/HU về việc lãnh đạo Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cấp huyện và cơ sở nhiệm kỳ 2017-2022. Ban biên tập đăng nội dung của Thông tri như sau:

Page 3: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ về nguyên tắc “nói đi đôi với làm”yenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon TT KT XH/BT YEN...năm qua công tác Đoàn và

3THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

của đoàn viên, thanh niên. Đại hội cần phân tích, đánh giá đúng thực trạng tình hình thanh niên, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi 5 năm qua; khẳng định những đóng góp của thanh niên, chỉ rõ những khuyết điểm, yếu kém và nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm.

Việc xây dựng phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của nhiệm kỳ 2017-2022 cần bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, bám sát đời sống, học tập, lao động, công tác của thanh niên. Tập trung đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, chăm lo, bồi dưỡng, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để thanh thiếu nhi học tập, nghiên cứu, lao động, phát huy trí tuệ, làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại, nâng cao thể lực, đời sống tinh thần và kỹ năng xã hội, tăng cường công tác tập hợp thanh thiếu nhi, xây dựng đoàn và tổ chức thanh niên do đoàn làm nòng cốt vững mạnh.

2. Chỉ đạo việc chuẩn bị nhân sự đúng nguyên tắc, quy trình, theo quy định của Điều lệ Đảng, Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Quy chế cán bộ đoàn. Ban chấp hành Đoàn các cấp khóa mới bảo

đảm tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu, phải có sự kế thừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo công tác Đoàn trong tình hình mới, nhất là các chức danh chủ chốt của Đoàn.

3. Lãnh đạo chỉ đạo các cơ quan tuyên truyền tích cực tuyên truyền sâu rộng trước, trong và sau Đại hội về các hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp trong huyện, tuyên truyền những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước, tạo sự chuyển biến sâu rộng về nhận thức và sự tin tưởng của các cấp ủy Đảng, chính quyền, của cán bộ, đảng viên và toàn xã hội về vị trí, vai trò và sự đóng góp của tuổi trẻ các cấp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Chỉ đạo Đoàn thanh niên huyện và các cơ sở phát động các phong trào thi đua thiết thực chào mừng Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, lần thứ XI.

4. UBND huyện, các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện và UBND các xã, thị trấn quan tâm, phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, kinh phí để Đoàn Thanh niên tổ chức các phong trào

thi đua, các hoạt động chào mừng và tổ chức thành công Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện và cơ sở nhiệm kỳ 2017-2022.

5. Ban Thường vụ huyện Đoàn xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức Đại hội đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả đáp ứng yêu cầu về nội dung và tiến độ thời gian theo kế hoạch của Ban Thường vụ tỉnh đoàn; lựa chọn đơn vị chỉ đạo Đại hội điểm để rút kinh nghiệm. Cấp cơ sở Đại hội xong trong tháng 4/2017; cấp huyện xong trong tháng 6/2017.

6. Ban Dân vận Huyện ủy chủ trì phối hợp với Ban Thường vụ Huyện đoàn, các Ban Xây dựng Đảng và Văn phòng Huyện ủy giúp Ban Thường vụ Huyện ủy theo dõi, kiểm tra, chỉ đạo thực hiện Thông tri của Huyện ủy, tổng hợp báo cáo kết quả với Ban Thường vụ Huyện ủy.

Thông tri này được phổ biến đến các chi, đảng bộ cơ sở ./.

T/M BAN THƯỜNG VỤ

PHÓ BÍ THƯ

(Đã ký)

Hoàng Văn Dũng

Page 4: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ về nguyên tắc “nói đi đôi với làm”yenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon TT KT XH/BT YEN...năm qua công tác Đoàn và

4 THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

1. Mục tiêu chung:Tiếp tục mở rộng tỷ lệ dân

số tham gia BHYT, tiến tới BHYT toàn dân, góp phần tạo nguồn tài chính ổn định cho công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân theo hướng công bằng, hiệu quả, chất lượng và phát triển bền vững. Mở rộng phạm vi dịch vụ y tế cho đối tượng thụ hưởng, giảm tỷ lệ chi trả tiền túi của người dân trong sử dụng dịch vụ y tế, đảm bảo quyền lời của người tham gia BHYT.

2. Mục tiêu cụ thể:2.1. Mở rộng phạm vi bao

phủ BHYT- Tăng tỷ lệ người dân

tham gia BHYT: Duy trì các nhóm đối tượng đã tham gia BHYT đạt tỷ lệ 100%, mở rộng các nhóm đối tượng còn lại, nhất là BHYT hộ gia đình, phấn đấu đến hết năm 2020, toàn huyện đạt tỷ lệ 90% dân số tham gia bảo hiểm y tế.

- Quản lý, sử dụng đúng quy định, có hiệu quả quỹ khám chữa bệnh BHYT.

2.2. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT

- Nâng cao chất lượng

chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh từ các Trạm y tế đến Trung tâm y tế huyện, đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT theo đúng quy định của pháp luật. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT.

- Cải cách thủ tục hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT tại các cơ sở y tế.

3. Chỉ tiêu bao phủ BHYT giai đoạn 2016-2020

3.1. Chỉ tiêu tỷ lệ người dân tham gia BHYT toàn huyện hàng năm:

- Năm 2016: 76,1%- Năm 2017: 83,6%- Năm 2018: 85,8%- Năm 2019: 87,2%- Năm 2020: 90%3.2. Chỉ tiêu tỷ lệ dân số

tham gia BHYT hàng năm theo nhóm đối tượng

- Nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước đóng và tổ chức BHXH đóng: Duy trì đạt tỷ lệ 100%

- Nhóm tham gia theo

hình thức hộ gia đình:Năm 2016: 31%Năm 2017: 40,7%Năm 2018: 50,1%Năm 2019: 58,6%Năm 2020: 67,1%- Nhóm người lao động và

người sử dụng lao động:+ Cơ quan, doanh nghiệp

Nhà nước: 100%+ Doanh nghiệp tư nhân:Năm 2016: 60%Năm 2017: 75%Năm 2018: 85%Năm 2019: 95%Năm 2020: 100%3.3. Chỉ tiêu tỷ lệ dân số

tham gia BHYT theo địa bàn xã, thị trấn

Năm 2016: 76,1%Năm 2017: 83,6%Năm 2018: 85,8%Năm 2019: 87,2%Năm 2020: 90%

TM. UỶ BAN NHÂN DÂNKT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH(Đã ký)

Trần Thanh Thọ

Điều chỉnh chỉ tiêu thực hiện Bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Yên Lạc

giai đoạn 2016-2020

KẾ HOẠCH

Ngày 08/12/2016, Uỷ ban nhân dân huyện Yên Lạc đã ban hành Kế hoạch số 1365/KH-UBND về “Điều chỉnh chỉ tiêu thực hiện Bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Yên Lạc giai đoạn 2016-2020”. Ban biên tập xin trích đăng nội dung mục tiêu của Kế hoạch như sau:

Page 5: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ về nguyên tắc “nói đi đôi với làm”yenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon TT KT XH/BT YEN...năm qua công tác Đoàn và

5THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

KỲ HỌP THỨ 3 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN KHOÁ XVIII THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP

Trong 2 ngày 20, 21/12/2016 tại Hội trường Trung tâm Văn

hoá thể thao huyện, HĐND huyện Yên Lạc khoá XVIII nhiệm kỳ 2016-2021 đã tổ chức kỳ họp thứ 3. Các đồng chí: Hoàng Văn Dũng – Phó Bí thư TT Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện; Trịnh Thị Thoa – UV BTV, Phó Chủ tịch HĐND huyện; Nguyễn Xuân Thông – HUV, Phó Chủ tịch HĐND huyện chủ trì kỳ họp. Dự kỳ họp có đồng chí Nguyễn Văn Độ - TUV, Bí thư Huyện uỷ; lãnh đạo Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Pháp chế, Ban Văn hoá - xã hội của HĐND tỉnh; đại biểu HĐND tỉnh khoá XVI nhiệm kỳ 2016-2021 đơn vị huyện Yên Lạc; đại biểu HĐND huyện khoá XVIII; các đ/c Uỷ viên BCH Đảng bộ huyện; thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể huyện không là đại biểu HĐND huyện; thủ trưởng các cơ quan: Chi cục Thuế, Thi hành án, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng CSXH, Bảo hiểm xã hội; Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND, UBND, Phó Chủ tịch HĐND các xã, thị trấn; Đại biểu cử tri xã Trung Nguyên, Yên Phương.

Kỳ họp đã nghe thảo luận

các báo cáo về: Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; Kết quả thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách năm 2016, dự toán ngân sách năm 2017; Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020; Kết quả thực hiện nhiệm vụ đầu tư công năm 2016, kế hoạch đầu tư công năm 2017; Kết quả công tác Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền năm 2016; Kết quả công tác của Toà án nhân dân huyện năm 2016; Kết quả công tác của Viện kiểm sát nhân dân huyện năm 2016; Báo cáo về tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp; Báo cáo về giải quyết kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2, báo cáo giám sát

việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020.

Kỳ họp thông qua các tờ trình: Tờ trình của Thường trực HĐND về kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ của HĐND huyện năm 2017; Tờ trình của HĐND về ban hành Nghị quyết thành lập đoàn giám sát của HĐND huyện; Tờ trình của UBND huyện về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; Tờ trình của UBND huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020; Tờ trình của UBND huyện về kế hoạch đầu tư công năm 2017; Tờ trình của UBND huyện về dự toán ngân sách nhà nước năm 2017; Tờ trình của UBND huyện về phân bổ ngân sách

(Xem tiếp trang 10) ►

Page 6: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ về nguyên tắc “nói đi đôi với làm”yenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon TT KT XH/BT YEN...năm qua công tác Đoàn và

6 THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

CÔNG AN HUYỆN YÊN LẠC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN NINH TRẬT TỰ TRƯỚC,

TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN ĐINH DẬU 2017

Để chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh,

ngăn chặn hoạt động của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ về an ninh trật tự; đảm bảo an ninh trật tự kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc, các sự kiện chính trị, văn hoá, xã hội trên địa bàn huyện, phục vụ nhân dân vui Xuân, đón Tết Nguyên đán Đinh Dậu và các lễ hội đầu xuân năm 2017, Công an huyện Yên Lạc đã mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội.

Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền có văn bản chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an; xây dựng triển khai các nội dung, biện pháp phù hợp; vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội.

Nắm chắc tình hình an ninh nông thôn, an ninh kinh tế, an ninh văn hoá, tình hình tôn giáo, tình hình người nước ngoài. Tham mưu cấp uỷ đảng, chính quyền giải quyết dứt điểm, ổn định tình hình, không để phát sinh “điểm nóng”. Triển khai thực hiện các phương án, kế hoạch

đảm bảo an ninh trật tự các hoạt động vui chơi giải trí, hội chợ, lễ hội, các địa điểm thăm quan, du lịch… đặc biệt là điểm bắn pháo hoa trong đêm giao thừa.

Tập trung lực lượng, phương tiện, tấn công trấn áp các loại hình tội phạm, tệ nạn xã hội; chú trọng các ổ nhóm, các đối tượng tội phạm hình sự nguy hiểm, không để hình thành tội phạm hoạt động kiểu “xã hội đen”, nhất là các ổ nhóm cướp giật, trộm cắp tài sản, đâm thuê, chém mướn, siết nợ, đòi nợ thuê, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ để gây án; đối tượng lợi dụng kinh doanh dịch vụ cầm đồ để hoạt động phạm tội; các tụ điểm ma tuý phức tạp; số đối tượng tổ chức các hoạt động cờ bạc, mại dâm;

đẩy mạnh công tác truy bắt, vận động đối tượng truy nã ra đầu thú. Phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân huyện đưa ra xét xử điểm một số vụ án trong đợt cao điểm để phòng ngừa, giáo dục, răn đe tội phạm.

Phối hợp các cơ quan chức năng triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm phát hiện, xử lý kịp thời tình trạng buôn bán, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại pháo, kiên quyết không để xảy ra tình trạng đốt pháo nổ trong dịp Tết. Tổ chức kiểm tra các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, tập trung các loại hình kinh doanh dịch vụ: cầm đồ, nhà nghỉ, mát xa, karaoke, nhà hàng, quán ăn đêm, dịch

(Xem tiếp trang 20) ►

Page 7: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ về nguyên tắc “nói đi đôi với làm”yenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon TT KT XH/BT YEN...năm qua công tác Đoàn và

7THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

Dưới ánh sáng của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam, nhân

dân miền Nam đã từ các hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang vùng lên khởi nghĩa, mở đầu bằng những cuộc đồng khởi.

Đêm 2-1-1960, tại xã Tan Trung, ban lãnh đạo tỉnh Bến Tre họp bàn về chủ trương đồng khởi. Hội nghị nhất trí: phát động một tuần lễ toàn dân đồng khởi, diệt ác ôn, phá thế kìm kẹp, giải phóng nông thôn, làm chủ ruộng vườn và quyết định khởi nghĩa thống nhất từ ngày 17-1-1960 đến ngày 25-1-1960, lấy cù lao Minh, cụ thể gồm 3 huyện Minh Tân, Mỏ Cày, Thạnh Phú làm điểm đột phá mà điểm chính là Mỏ Cày. Hội nghị đề ra một số biện pháp tiến hành phải đánh tới tấp; phát triển phải phát triển hết khả năng không hạn chế; khi sóng gió nổi lên thuyền phải mạnh dạn căng buồm lướt sóng.

Kế hoạch tiến hành được giữ bí mật tuyệt đối. Đúng 8 giờ sáng ngày 17-1-1960, tại xã Định Thủy (cách huyện lỵ Mỏ Cày 3 km), các đồng chí lãnh đạo đã chớp thời cơ nổ súng. Thạnh Phú, Minh Tân, Mỏ Cày đồng khởi nhất loạt đêm 17-1-1960.

Qua một đêm đồng khởi, bộ máy kìm kẹp của địch ở một số xã bị tan rã hẳn. Sau 2 ngày địch mất bốt Định Thủy, Bình Khánh, Phước Hiệp. Ta giải phóng hoaøn toàn 3 xã: Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh. Trung đội giải phóng đầu tiên của Bến Tre sinh ra trong phong trào đồng khởi đã làm lễ ra mắt tại một vườn dừa xã Bình Khánh, huyện Mỏ Cày.

Từ thắng lợi này, chỉ trong một tuần (từ ngày 17 đến ngày 24-1-1960), 47 xã thuộc các huyện Mỏ Cày, Giồng Trôm, Châu Thành, Ba Tri, Thạch Phú, nhân dân nhất tề nổi dậy. 22 xã diệt ác, lấy đồn, giải phóng hòan toàn xã. 25

xã khác giải phóng nhiều ấp.Trước thắng lợi của cách mạng, địch điên

cuồng phản kích lại. Ngày 22-2-1960, chúng cho một đại đội từ Mỏ Cày vào Phước Hiệp. Ngày 24-2-1960, địch huy động 3.000 quân đánh vào Phước Hiệp, Bình Khánh, Định Thủy hòng tiêu diệt cách mạng, nhưng chúng thất bại. Cuộc đồng khởi của nhân dân Bến Tre kết thúc thắng lợi. Từ đây làn sóng đồng khởi như nước vỡ bờ lan ra khắp các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở miền Trung Trung Bộ.

Từ sau phong trào đồng khởi nổ ra tại Bến Tre tháng 1-1960, từ tháng 2-1960 trở đi, phong trào đồng khởi nổ ra trên khắp miền Tây Nam Bộ và Trung Nam Bộ./.

Tùng Quyên

PHONG TRÀO ĐỒNG KHỞI VÀ SỰ CHUYỂN BIẾNCỦA CÁCH MẠNG TỪ THẾ GIỮ GÌN LƯỢC LƯỢNG

SANG THẾ TIẾN CÔNG ĐỊCH

chủng về tình trạng sức khỏe của con mình, nếu trẻ đang bị sốt, đang mắc các bệnh cấp tính, mãn tính, đang điều trị, có dị tật bẩm sinh, trẻ đẻ non tháng có cân nặng dưới 2.500g, có tiền sử dị ứng đặc biệt có phản ửng với những lần tiêm chủng trước đó như: sốt cao, co giật, mẩn ngứa, mề đay, khó thở, tím tái, sưng đau tấy đỏ tại vị trí tiêm. Các bà mẹ cần thực hiện tốt nội quy của trạm y tế, sau khi tiêm song phải cho trẻ ở lại 30 phút để theo dõi các phản ứng bất thường sau tiêm chủng. Tiếp tục theo dõi và chăm sóc tại nhà trong vòng 24 giờ sau khi tiêm chủng, nếu trẻ có các biểu hiện bất thường phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời./.

N.T.T

(Tiếp theo trang 22)

Lợi ích của việc...

Page 8: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ về nguyên tắc “nói đi đôi với làm”yenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon TT KT XH/BT YEN...năm qua công tác Đoàn và

8 THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

Từ sau Hiệp định Giơnevơ 1954, Đế quốc Mỹ nhanh chóng nhảy

vào miền Nam, thế chân Thực dân Pháp, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. Việt Nam một lần nữa trải qua cuộc chiến tranh trường kỳ, bền bỉ chống Mỹ để đi tới việc ký kết Hiệp định Pari, ngày 27 tháng 1 năm 1973.

Năm 1968, sau hàng loạt những thất bại nặng nề của chiến lược “chiến tranh cục bộ” và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, cuộc đàm phán giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Chính phủ Hoa Kỳ đã chính thức diễn ra ở Pari. Phái đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Xuân Thuỷ đứng đầu, đã khẳng định lập trường không thay đổi của Việt Nam là trước tiên Mỹ phải chấm dứt không điều kiện các cuộc ném bom bắn phá và mọi hoạt động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, sau đó mới bàn các vấn đề có liên quan của hai bên. Phái đoàn Mỹ do Hariman đứng đầu. Hội nghị hai bên ở Pari sau nhiều phiên họp trong năm 1968 vẫn không giải quyết được vấn đề cơ bản nhưng trước quan điểm đúng đắn, thái độ kiên quyết của phái đoàn Việt

Nam, cùng với những thất bại nặng nề trên chiến trường và tình hình nước Mỹ trước ngày bầu cử Tổng thống, ngày 1/11/1968, Giôn- xơn tuyên bố ngừng ném bom bắn phá và mọi hành động chiến tranh khác chống Việt Nam Dân chủ cộng hoà.

Tháng 1 năm 1969, Hội nghị 4 bên về Việt Nam chính thức họp phiên đầu tiên tại Pari. Lập trường bốn bên, mà thực chất là của hai bên, Việt Nam và Mỹ, giai đoạn đầu rất xa nhau, mâu thuẫn nhau, khiến cho các cuộc đấu tranh diễn ra gay gắt trên bàn hội nghị, đến mức nhiều lúc phải gián đoạn thương lượng. Những thắng lợi quân sự của ta trong các chiến dịch Đường 9 – Nam Lào, Đông Bắc và Đông Nam Campuchia

trong năm 1971; các chiến dịch tiến công Trị - Thiên, Bắc Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Bình Định, Khu 8 Nam Bộ… trong năm 1972 đã làm quân Mỹ - nguỵ bị thiệt hại nặng nề, từng bước làm phá sản chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và tạo thế thuận lợi cho ta trên bàn đàm phán.

Ngày 8-10-1972, phái đoàn Việt Nam đưa cho Mỹ bản dự thảo “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam” và đề nghị thảo luận để đi đến ký kết. Lúc đầu, bản dự thảo được các bên nhất trí nhưng đến ngày 22-10-1972 phía Mỹ lật lọng viện dẫn chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đòi sửa đổi bản dự thảo. Đêm

HIỆP ĐỊNH PARI NĂM 1973 - CHẤM DỨT CHIẾN TRANHLẬP LẠI HOÀ BÌNH Ở VIỆT NAM

(Xem tiếp trang 14) ►

Page 9: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ về nguyên tắc “nói đi đôi với làm”yenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon TT KT XH/BT YEN...năm qua công tác Đoàn và

9THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

Thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2016, Trung tâm BDCT có thuận lợi: tổ

chức bộ máy được kiện toàn, nâng cao chất lượng; cơ sở vật chất được tăng cường, đầu tư đảm bảo cho công tác giảng dạy và học tập. Tuy nhiên còn gặp một số khó khăn như một bộ phận cán bộ đảng viên còn thờ ơ xem nhẹ việc học tập lý luận chính trị, chưa thực sự quan tâm, tạo điều kiện cho cán bộ đảng viên tham gia học tập các chương trình bồi dưỡng tại Trung tâm; Tài liệu bồi dưỡng chưa bổ sung điều chỉnh kịp thời, chưa có tài liệu bồi dưỡng chương trình quản lý Nhà nước... Song được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Thường trực Huyện ủy, UBND huyện; Sự phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành đoàn thể trong huyện, Trung tâm đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trong năm, phối hợp với Trường chính trị tỉnh, các ban ngành trong huyện khai mạc và tổ chức học tập 01 líp Trung cÊp Lý luËn chÝnh trÞ - Hµnh chÝnh huyện Yªn L¹c khãa 2016-2017 với 94 cán bộ, đảng viên dự học; 23 lớp bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ với tổng số 2734 cán bộ, đảng viên, đạt 100% kế hoạch. Đặc biệt, trong năm 2016, thực hiện Kế hoạch của Ban Thường vụ Huyện

ủy, ngoài Chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận cơ bản, Bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ, Trung tâm đã tổ chức 3 lớp sơ cấp; trong đó 2 lớp cấp Bằng sơ cấp LLCT với 240 học viên và 01 lớp cấp giấy xác nhận tương đương sơ cấp với 74 học viên. Đã tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy thành lập Hội đồng xác nhận trình độ tương đương sơ cấp LLCT. Trong năm đã thẩm định 708 hồ sơ và cấp 144 giấy xác nhận tương đương sơ cấp LLCT cho cán bộ, đảng viên.

Trong quá trình mở lớp, Trung tâm BDCT bám sát nội dung học tập, đảm bảo thực hiện đúng hướng dẫn; gắn lý luận với thực tiễn. Luôn chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy, ngoài phương pháp thuyết trình đã kết hợp nhiều phương pháp khác. Đồng thời sử dụng các phương tiện giảng dạy hiện đại. Hiện nay, trên 90% giảng viên soạn giảng bằng giáo án điện tử...Về nội dung bồi dưỡng, đối với các lớp bồi dưỡng lý luận cơ bản thực hiện đúng nội dung chương trình theo Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương. Đối với các lớp bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ, trên cơ sở các tài liệu giảng viên soạn giảng phù hợp với tình hình địa phương, sát với thực tiễn cơ sở. Ở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, Trung tâm

phối hợp với các ban ngành mời giảng viên, Báo cáo viên là các đồng chí lãnh đạo có kinh nghiệm của các sở, ngành của tỉnh về giảng dạy. Nội dung chương trình và chất lượng giảng viên được học viên đánh giá cao. Ngoài ra báo cáo thêm các chuyên đề: Kết quả Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Phổ biến giáo dục pháp luật, về tình hình kinh tế - xã hội, thời sự quốc tế, trong nước. Với nội dung bồi dưỡng phong phú, phương pháp giảng dạy, quản lý khoa học nên kết quả học tập đạt chất lượng cao; ở các lớp đối tượng kết nạp Đảng, đảng viên mới cuối khóa học tổ chức kiểm tra và viết bài thu hoạch 100% đạt yêu cầu, trong đó 90% đạt khá giỏi. Sau khi học tập các chương trình đào tào, bồi dưỡng tại Trung tâm, khi về địa phương đơn vị công tác học viên đã có sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động. Cán bộ, đảng viên tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào công cuộc đổi mới; gương mẫu chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống, tác phong làm việc năng động, chuyên nghiệp hơn. Đặc biệt là nâng cao trách nhiệm với công việc được giao, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách

KẾT QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNGCÁN BỘ, CÔNG CHỨC NĂM 2016

Page 10: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ về nguyên tắc “nói đi đôi với làm”yenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon TT KT XH/BT YEN...năm qua công tác Đoàn và

10 THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được nhân dân tín nhiệm, đánh giá cao. Nhiều đồng chí được bầu giữ các trọng trách trong bộ máy Đảng, chính quyền đoàn thể ở cơ sở; nhiều đồng chí là những cá nhân điển hình trong các phong trào thi đua yêu nước xây dựng nông thôn mới, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, xây dựng quê hương Yên Lạc ngày càng giàu đẹp.

Phát huy những thành tích và kết quả năm 2016, năm 2017, Trung tâm BDCT phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm

vụ chính trị. Do đó, Trung tâm cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

Một là, tích cực tham mưu với Thường trực Huyện ủy, UBND huyện về công tác giáo dục lý luận chính trị; đa dạng hóa nội dung bồi dưỡng, đối tượng học tập. Trong thực hiện kế hoạch mở lớp phải phối hợp chặt chẽ với các ban ngành có đối tượng dự học.

Hai là, Công tác chỉ đạo mở lớp phải chủ động, kịp thời, quyết liệt.

Ba là, Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành tổ chức thực

hiện hiệu quả kế hoạch mở lớp.Bốn là, nội dung bồi dưỡng

phong phú, thiết thực giải đáp trúng những vấn đề thực tiễn đặt ra; Đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy người học làm trung tâm, tăng cường dự giờ thăm lớp, tổ chức thao giảng...

Năm là, cán bộ, giảng viên tích cực học tập nâng cao trình độ kiến thức lý luận và chuyên môn, tích cực nghiên cứu tham quan thực tế.../.

Kim Ngọc LâmHUV, Giám đốc Trung tâm

BDCT huyện

cấp huyện năm 2017; Tờ trình của UBND huyện về việc đề nghị điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch sử dụng đất của huyện giai đoạn 2016-2020.

Kỳ họp đã biểu quyết thông qua các nghị quyết của HĐND huyện: Nghị quyết về kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ của HĐND năm 2017; Nghị quyết về thành lập đoàn giám sát chuyên đề của HĐND huyện; Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020; Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công năm 2017; Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2017; Nghị quyết về phân bổ ngân sách cấp huyện năm 2017; Nghị quyết về đề

nghị điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2017 của huyện.

Năm 2016 với sự chỉ đạo sát sao của Huyện uỷ, sự giám sát có hiệu quả của HĐND, sự điều hành tập trung của UBND huyện và nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành, các đơn vị, nhân dân trong huyện tích cực khắc phục khó khăn, tích cực phát triển sản xuất nên các chỉ tiêu cơ bản đề ra đều đạt và vượt. Tổng giá trị sản xuất đạt 8.033,3 tỷ đồng đạt 104,41% kế hoạch tăng 11,13% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất bình quân đầu người 44,7 triệu đồng/năm; cơ cấu kinh tế nông – lâm – thuỷ sản còn 18,43%; công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng

chiếm 55,6%; thường mại – dịch vụ chiếm 25,9%; lĩnh vực văn hoá – xã hội, thanh tra tư pháp, an ninh quốc phòng thực hiện đạt vượt kế hoạch được tỉnh tặng Cờ. Năm 2017, huyện phấn đấu tổng giá trị sản xuất đạt 8.863 tỷ tăng 10% so với năm 2016; giữ vững trên 90% số hộ, 90% thôn làng, 95% đơn vị đạt tiêu chuẩn về văn hoá; duy trì, giữ vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí huyện NTM; trường chuẩn Quốc gia mức độ 1 đạt 100%; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1-1,5%; tỷ lệ bác sĩ trên vạn dân 4,7 bác sĩ; người dân tham gia Bảo hiểm Y tế 83,6%./.

Đ.V.P

KỲ HỌP THỨ 3 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN ... (Tiếp theo trang 5)

Page 11: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ về nguyên tắc “nói đi đôi với làm”yenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon TT KT XH/BT YEN...năm qua công tác Đoàn và

11THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

Trong năm 2016 công tác thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã có

sự chuyển biến tích cực, tình trạng sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất đai đã được phát hiện và xử lý kịp thời. Thực hiện thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng các công trình, dự án đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện theo đúng quy trình, quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Kết quả đạt được như sau: Xây dựng kế hoạch sử dụng đất và tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất 2016, hoàn thiện hồ sơ thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường GPMB diện tích 29,46ha để thực hiện 45 công trình, dự án. Thông báo thu hồi đất thực hiện 17 công trình, diện tích 45,84ha, tổ chức điều tra, khảo sát giá đất và lập báo cáo thuyết minh xây dựng phương án giá đất làm cơ sở tính bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện 16 công trình, dự án diện tích 11,62ha để làm cơ sở thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng trong năm 2017. Chỉ đạo thực hiện tốt việc quản lý sử dụng đất đai, tổ chức 37 lượt kiểm tra về việc quản lý, sử dụng đất đai; chỉ đạo xử lý vi phạm về lấn chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích tại xã

Bình Định, Trung Nguyên, Tề Lỗ, Đồng Văn, Đồng Cương. Chỉ đạo quyết liệt thực hiện chính sách đất dịch vụ cho Chủ sử dụng đất có đất nông nghiệp quỹ I bị Nhà nước thu hồi đất từ ngày 01/01/1997-30/6/2014: Tính đến hết năm 2016 đã thực hiện giao đất dịch vụ với tổng diện tích 2,8ha; trong đó: Xã Văn Tiến, xã Nguyệt Đức đã hoàn thành việc giao đất dịch vụ (Riêng năm 2016 đã thực hiện công nhận đất dịch vụ cho 702 hộ gia đình, cá nhân với diện tích 4.517,93m2, thực hiện giao đất dịch vụ 31 ô với diện tích 3.793,5m2). Cấp 409 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cá nhân. Đính chính sai sót 280 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các xã, thị trấn. Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất 13 hồ sơ từ đất vườn, ao chuyển sang đất ở với diện tích 703,9m2; công nhận quyền sử dụng đất 12 thửa, diện tích 3.756,1m2. Hoàn thành xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2017 và lập dự án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2020 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.Bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất năm 2016 còn một số tồn tại hạn chế: Kết quả thực hiện việc lãnh đạo, chỉ đạo về thực hiện thu hồi đất, bồi thường giải

phóng mặt bằng, trả đất dịch vụ tiến độ chậm. Tình trạng vi phạm đất đai lấn chiếm, xây dựng trái phép còn xảy ra như tại xã Bình Định, Trung Nguyên, Tề Lỗ, Đồng Văn, Đồng Cương. Giải quyết việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND xã giao trái thẩm quyền còn chậm, do giấy tờ nộp tiền sử dụng đất ghi không đúng quy định của Luật Đất đai hoặc chưa có hồ sơ…Chưa xử lý dứt điểm tình trạng vi phạm về đất đai xảy ra từ nhiều năm trước tại xã Đồng Văn, Tề Lỗ, Trung Nguyên…Để thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất năm 2017 góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, cần thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như sau: Tiếp tục thực hiện tuyên truyền về Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai đến đông đảng cán bộ và nhân dân. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất năm 2017 đã được duyệt như: Thu hồi đất, bồi thường giải pháp mặt bằng các công trình, dự án đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, chỉ đạo thực hiện cập nhật chỉnh lý biến động đất đai kịp thời, đúng quy định. Tổ chức các đợt kiểm tra

Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtnăm 2016, một số nhiệm vụ chủ yếu thực hiện quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất năm 2017

(Xem tiếp trang 17) ►

Page 12: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ về nguyên tắc “nói đi đôi với làm”yenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon TT KT XH/BT YEN...năm qua công tác Đoàn và

12 THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

Sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2017 tiếp tục chịu ảnh hưởng của

biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết thay đổi không theo quy luật tự nhiên, tình hình dịch bệnh, giá cả, thiên tai còn tiềm ẩn diễn biến phức tạp. Để đảm bảo giành thắng lợi kết quả sản xuất 6 tháng đầu năm 2017, cần tập trung chỉ đạo theo định hướng và một số giải pháp chủ yếu như sau:

1. Trồng trọt:- Tập trung chỉ đạo gieo

trồng tối đa diện tích, trong khung thời vụ tốt nhất, bố trí cơ cấu giống, cây trồng, thời vụ gieo trồng hợp lý:

+ Cây lúa gieo cấy ở 2 trà lúa cơ bản: Trà xuân sớm bố trí trên chân đất rốn trũng, đất khó thoát nước, gieo mạ từ ngày 15-25/11/2016 làm mạ dược, dày xúc, tuổi mạ 5-6 lá. Trà xuân muộn bố trí trên chân đất vàn, chủ động nước, đất trồng cây vụ Đông, chỉ đạo mở rộng diện tích ở trà này, gieo mạ từ ngày 25/01-05/02/2017, cấy trong tháng 2, tuổi mạ từ 2,5-3,5 lá, làm mạ dày xúc che phủ nilon, tập trung theo vùng. Đẩy mạnh cấy theo phương pháp hiệu ứng hàng biên, phấn đấu đạt 1.250 ha, tăng 11% so cùng kỳ.

+ Cây Ngô: bố trí trên một phần đất bãi ngoài đê bối, trồng từ ngày 20/01 đến 15/2/2017, bố trí trồng ngô xen

đậu tương, rau xanh để tăng hiệu quả kinh tế, chú ý các biện pháp phòng trừ sâu bệnh như sâu xám, sâu đục thân, rệp cờ, bệnh khô vằn. Diện tích trồng ngô biến đổi gen 350 ha, tăng 265,5 ha so cùng kỳ

+ Cây Đậu tương: bố trí trên đất cao hạn, khó nước, đất chuyên trồng màu, gieo từ ngày 22/02 đến 05/3/2017.

+ Cây Lạc: bố trí trên đất có thành phần cơ giới nhẹ thoát nước tốt, gieo trồng từ ngày 15/01 đến 15/02/2017. Để tăng năng suất, hiệu quả sản xuất nên sử dụng các giống có chất lượng tốt và áp dụng biện pháp trồng lạc có che phủ nilon, tăng cường sử dụng phân lân, vôi.

+ Cây rau đậu khác: Thực hiện đa dạng hoá chủng loại các sản phẩm rau đáp ứng nhu cầu của thị trường, mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn,

áp dụng quy trình thực hàng nông nghiệp tốt (VietGAP), tăng cường công tác quản lý, giám sát chất lượng từ sản xuất đến tiêu thụ. Tập trung triển khai thực hiện các vùng sản xuất trồng trọt hàng hóa bí đỏ, khoai tây, cà chua, dưa...

- Chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ sản xuất:

+ Tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất: Tập trung tuyên truyền định hướng của huyện về sản xuất nông nghiệp, cơ cấu giống cây trồng, thời vụ gieo trồng, các mô hình sản xuất có hiệu quả. Vận động nhân dân tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và đưa cơ giới hóa vào sản xuất; Mở rộng diện tích cấy lúa kết hợp với hiệu ứng hàng biên từ 1.200-1.300 ha; Từng bước áp dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ

MỘT SỐ NHỆM VỤ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAISẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2017

Page 13: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ về nguyên tắc “nói đi đôi với làm”yenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon TT KT XH/BT YEN...năm qua công tác Đoàn và

13THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

sau thu hoạch vào sản xuất gắn liền với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (đặc biệt với sản xuất rau, quả), tăng cường sử dụng giống có năng suất, chất lượng, chống chịu sâu bệnh vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng vùng trồng trọt sản xuất hàng hoá tập trung có giá trị kinh tế cao như: lúa chất lượng cao RVT, HT1, TBR225, Thiên ưu 8; Đậu tương, Lạc, Rau, Khoai tây, Cà chua, Bí đỏ, Ớt, Dưa ... nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

+ Chủ động liên hệ đầu vào sản xuất, cung ứng vật tư nông nghiệp đảm bảo số lượng, chất lượng. Thực hiện tốt công tác kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân kinh doanh và sử dụng các loại vật tư nông nghiệp đảm bảo theo quy định của nhà nước, không buôn bán, sử dụng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng ngoài danh mục, hàng nhập lậu đưa vào sản xuất, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để bảo vệ quyền lợi cho nông dân.

+ Bảo vệ thực vật: Duy trì các điểm dự tính, dự báo, thường xuyên thông báo diễn biến tình hình sâu bệnh, chuột hại trên đồng ruộng. Tổ chức hướng dẫn có hiệu quả việc phòng trừ sâu, bệnh, chuột hại nhất là tổ chức chiến dịch diệt chuột tập trung và cao điểm sâu bệnh hại tháng 4-5/2017, không để sâu bệnh hại phát triển thành dịch, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, chú ý đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

+ Thuỷ lợi: Đảm bảo cung cấp đủ nước đổ ải, tưới dưỡng cho cây trồng vụ Xuân. Xây dựng phương án tích nước sớm ngay từ đầu vụ, tăng cường quản lý nguồn nước trữ tại các ao, hồ, đầm, chủ động khai thác nguồn nước đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, thực hiện tốt công tác phòng chống hạn bảo vệ sản xuất. Triển khai thực hiện nạo vét các luồng tiêu, kênh mương tưới, cửa khẩu trạm bơm, tu bổ, sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống các công trình thuỷ lợi hiện có xong trước ngày 31/12/2016, chuẩn bị các trạm bơm dã chiến, tận dụng các diện tích ao, hồ, đầm trữ nước phục vụ đổ ải và tưới dưỡng cho cây trồng khi có lịch xả nước của Tập Đoàn Điện lực Việt Nam.

- Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân gom ruộng phát triển sản xuất quy mô lớn. Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

- Triển khai thực hiện dự án xây dựng mô hình thí điểm sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP huyện Yên Lạc, diện tích 3 ha tại xã Hồng Phương.

2. Chăn nuôi:- Tập trung chỉ đạo các xã,

thị trấn khuyến khích nông dân phát triển tăng số lượng đàn gia súc, gia cầm đảm bảo đạt kế hoạch. Hoàn thiện các thủ tục để đưa các khu chăn nuôi tập trung xã Liên Châu, Trung Hà vào sản xuất.

- Đầu tư cải tạo, nâng cao chất lượng đàn vật nuôi có năng

suất, chất lượng cao vào sản xuất diện rộng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất; Thực hiện đồng bộ các biện pháp KHKT, tăng cường công tác quản lý về giống, dịch bệnh trên đàn vật nuôi, thực hiện tốt các đợt tiêm phòng, vệ sinh khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi hạn chế dịch bệnh gia súc-gia cầm phát sinh và gây hại; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học vào sản xuất gắn liền với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Thực hiện tốt công tác kiểm soát vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Thủy sản:Từ hiệu quả của mô hình

nuôi cá theo hướng thâm canh, tuyên truyền để người nuôi trồng thủy sản mở rộng diện tích nuôi theo hướng đầu tư thâm canh, sử dụng thức ăn công nghiệp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích. Chỉ đạo, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho thủy sản.

4. Thực hiện có hiệu quả các nội dung hỗ trợ sản xuất:

Chỉ đạo, tuyên truyền vận động nông dân tích cực tham gia thực hiện các nội dung hỗ trợ sản xuất thuộc chương trình đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc: Đối tượng áp dụng: Hộ gia đình, cá

Page 14: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ về nguyên tắc “nói đi đôi với làm”yenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon TT KT XH/BT YEN...năm qua công tác Đoàn và

14 THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

18-12-1972, tổng thống Mỹ Nixon ra lệnh ném bom huỷ diệt Hà Nội và Hải Phòng bằng B52. Cuộc đụng đầu lịch sử trong 12 ngày đêm được ví là “Trận Điện Biên Phủ trên không” kết thúc bằng việc 38 pháo đài bay B52 và 43 máy bay chiến đấu khác của Mỹ bị bắn rơi ngay trên bầu trời Hà Nội. Thất bại của Mỹ trên chiến trường miền Nam cùng với thất bại của không quân chiến lược Mỹ trên bầu trời Hà Nội, đẩy Mỹ vào thế thua không thể gượng nổi, buộc chúng phải chấp nhận thất bại, nối lại đàm phán tại Pari. Ngày 22 - 1 - 1973 tại Trung tâm các Hội nghị quốc tế Clêbe, đúng 12 giờ 30 phút (giờ Pari) Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Kit-xinh-giơ ký tắt. Ngày 27-1-1973 Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được ký chính thức giữa Bộ trưởng Ngoại giao các bên.

Ngày 29-3-1973, Bộ Chỉ huy Mỹ ở Sài Gòn làm lễ cuốn cờ. Đơn vị cuối cùng của quân đội viễn chinh Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam dưới sự kiểm soát của sĩ quan Việt Nam Dân chủ cộng hoà trong Uỷ ban Liên hợp quân sự bốn bên.

Trong thời gian khoảng 5 năm, Hiệp định Pari đã trải qua 201 phiên họp công khai, 45 cuộc họp riêng cấp cao, 500 cuộc họp báo, 1.000 cuộc phỏng vấn và đã có hàng nghìn cuộc mít tinh chống chiến tranh, ủng hộ Việt Nam. Trong các phiên họp chung công khai cũng như các cuộc tiếp xúc riêng, phía Việt Nam không bỏ qua bất cứ vấn đề quan trọng nào có liên quan đến cuộc chiến tranh ở Đông Dương, nhưng tập trung mũi nhọn đấu tranh vào hai vấn đề mấu chốt nhất là đòi rút hết quân Mỹ và quân 5 nước thân Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương khỏi miền Nam, đòi họ tôn trọng các

quyền dân tộc cơ bản và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam. Phía Mỹ, trước sau vẫn nêu quan điểm “có đi có lại”, đòi hai bên (cả quân đội miền Bắc có tại miền Nam) “cùng rút quân”.

Hiệp định Pari về Việt Nam là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta ở cả hai miền đất nước, đã tạo ra bước ngoặt mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Cuộc đấu tranh này phản ánh đầy đủ sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trí tuệ của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam, dựa vào chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Hội nghị Pari và Hiệp định Pari mãi mãi đi vào trong lịch sử cách mạng Việt Nam nói chung và ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh nói riêng như một dấu son không bao giờ phai mờ./.

T.Q

nhân, tổ hợp tác, HTX sản xuất lúa, ngô, chăn nuôi lợn, bò, cá trên địa bàn huyện.

- Trồng trọt: Hỗ trợ không quá 70% kinh phí mua giống lúa chất lượng Thiên ưu 8, HT1, RVT, TBR225 và ngô biến đổi gen NK4300Bt/GT. Dự kiến diện tích hỗ trợ: lúa: 1.500-1.700 ha,

ngô 350-400 ha. - Chăn nuôi: Hỗ trợ mua

lợn nái ngoại giống Yorkshire, Landrace, 2 triệu đồng/con, dự kiến 1.386 con; Hỗ trợ bình tuyển lợn đực giống, bò đực giống 113 con và 500 con bò cái sinh sản.

- Thủy sản: Hỗ trợ mua cá

giống mới nuôi chính vụ và qua đông sử dụng thức ăn công nghiệp, diện tích 30ha; hỗ trợ mua máy sục khí phục vụ nuôi cá theo hướng công nghiệp, dự kiến 10 máy./.

Nguyễn Văn Hùng Phó Trưởng phòng Nông

nghiệp & PTNT

(Tiếp theo trang 8)HIỆP ĐỊNH PARI NĂM 1973...

Page 15: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ về nguyên tắc “nói đi đôi với làm”yenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon TT KT XH/BT YEN...năm qua công tác Đoàn và

15THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

Ở giai đoạn sớm nhất, lớp văn hoá Phùng Nguyên, cư dân Đồng

Đậu đã biết trồng lúa nước. Trong những bếp than tro ở lớp đất sâu nhất đã phát hiện được nhiều hạt thóc cháy. Lúc này chưa phát hiện được công cụ lao động bằng đồng, toàn bộ công cụ lao động chính như rìu bôn đều bằng đá. Rìu bôn đá ở đây kích thước tương đối nhỏ, nhưng là loại công cụ vạn năng chủ yếu, được tra thêm cán gỗ, sử dụng thuận tiện và tăng thêm sức mạnh để chặt cây phát quang diện tích rộng trồng lúa.

Đến giai đoạn muộn hơn, giai đoạn văn hoá Đồng Đậu và văn hoá Gò Mun đã xuất hiện rìu đồng hình thang, rìu đồng xoè cân cùng búa đồng lưỡi sắc bén thì không những công cuộc khai phá phát quang được mở rộng, mà việc đẽo gọt làm ra các nông cụ bằng gỗ cũng được cải tiến hơn. Chắc hẳn thời này cư dân Đồng Đậu đã dùng rìu búa bằng đồng đẽo gọt nên những nông cụ như lưỡi cuốc bằng gỗ, những gậy nhọn để cuốc xới đất, chọc lỗ, làm ra cào, bừa,... phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nhưng do khí hậu ẩm thấp nên chúng không tồn tại đến bây giờ.

Một vấn đề được đặt ra là

phương pháp canh tác của cư dân Đồng Đậu lúc này như thế nào? Phần đông các nhà nghiên cứu cho rằng lịch sử phát triển nông nghiệp là từ giai đoạn nông nghiệp làm vườn, trồng rau cây hoa quả phát triển lên giai đoạn nông nghiệp trồng lúa. Nếu đúng như vậy thì cư dân Đồng Đậu, kể cả giai đoạn sớm nhất đã vượt qua giai đoạn đầu và đang phát triển nghề trồng lúa.

Theo các nhà nghiên cứu nông học, thì hạt lúa ở đây thuộc loại Oryza Sativa là loại lúa ưa nước, có thể bắt nguồn từ giống lúa hoang Oryza Phatua, đã từng phát hiện ở ấn Độ, Việt Nam, Campuchia và một số nước Đông Nam á. Qua đo đạc, các nhà nông học nhận thấy hạt lúa ở đây khá phong phú đa dạng. Ngoài loại lúa tẻ hạt thon dài, thon vừa và tròn ngắn, còn có cả lúa nếp. Lúa nếp có đủ loại nếp chiêm hạt thon ngắn, nếp ruộng hạt bầu ngắn và nếp nương hạt bầu dài.

Trong các lớp văn hoá cũng phát hiện được, tuy không nhiều, một số mảnh chõ bằng gốm. Điều đó đã chứng tỏ cư dân Đồng Đậu chủ yếu là ăn cơm tẻ, song thỉnh thoảng cũng ăn xôi đồ trên chõ. Tập quán thích ăn xôi đồ không phải là hiện tượng quá đặc biệt. Một số

dân tộc ít người miền núi nước ta, hiện nay vẫn có tập quán ăn xôi đồ hàng ngày.

Ngoài việc trồng lúa, cư dân Đồng Đậu còn trồng rau, cây ăn củ, ăn quả và ăn hạt. Chứng cứ là trong các lớp than tro ở đây đã phát hiện được hạt đậu, hạt na, hạt trám và qua phân tích bào tử phấn hoa cho thấy ở đây có phấn hoa của các họ cam chanh, chuối, họ bầu bí, họ khoai lang, rau muối, cúc, dền, thanh mai,... Qua đó có thể thấy cư dân Đồng Đậu đã có một nền nông nghiệp tổng hợp, ngoài việc trồng lúa tẻ, lúa nếp là chính còn trồng thêm các loại cây rau, cây ăn quả, ăn củ, ăn hạt.

Phương pháp canh tác của họ lúc bấy giờ chủ yếu là dùng cuốc, chưa có cày. Phần lớn các nhà nghiên cứu cho rằng nền nông nghiệp nguyên thuỷ có 3 giai đoạn phát triển liên tiếp nhau là giai đoạn nông nghiệp chọc lỗ, nông nghiệp dùng cuốc và nông nghiệp dùng cày. Rất có thể cư dân Đồng Đậu đã bước sang giai đoạn nông nghiệp dùng cuốc, cả cuốc đá lẫn cuốc gỗ. Sống gần các đồi gò, có thể họ vẫn sử dụng phương pháp chọc lỗ tra hạt. Ngoài ra, cũng không loại trừ đối với vùng ruộng thấp, họ dùng trâu bò dẫm đạp

Con người và đời sống vật chấtcủa cư dân Đồng Đậu

(tiếp theo…)

Page 16: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ về nguyên tắc “nói đi đôi với làm”yenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon TT KT XH/BT YEN...năm qua công tác Đoàn và

làm nhuyễn đất để trồng lúa, vì trong xương răng động vật thu được ở Đồng Đậu có khá nhiều xương răng trâu bò nhà. Phương pháp này gần đây vẫn được một số đồng bào ở Tây Nguyên sử dụng.

Có thể nói, cư dân Đồng Đậu, tuy sử dụng bộ nông cụ còn khá thô sơ, chủ yếu bằng đá, công cụ sản xuất bằng đồng không nhiều, phương pháp canh tác còn giản đơn, song nhờ nằm ở vị trí ven rìa đồng bằng châu thổ phì nhiêu, nhiều chất khoáng, giàu chất vi lượng, lại sẵn nước tưới nên kinh tế nông nghiệp đã trở thành ngành kinh tế chủ yếu của cư dân Đồng Đậu.

Nhờ sản xuất nông nghiệp phát triển mà lương thực làm ra có thể cung cấp cho tất cả các thành viên của bộ lạc, bao gồm cả những người trực tiếp làm nông nghiệp và thợ thủ công đòi hỏi kỹ thuật cao phải tách khỏi nông nghiệp một thời gian nhất định trong năm như thợ đá, thợ gốm, thợ luyện đúc đồng.

Đồng hành với quá trình phát triển nông nghiệp, nghề chăn nuôi cũng ngày một phát triển. Nhìn chung, chăn nuôi thường đi liền với nông nghiệp, nhất là trong thời kỳ nguyên thuỷ. Không phải đến lớp văn hoá sớm ở đây nghề chăn nuôi mới ra đời. Con người đã biết thuần dưỡng một vài con vật từ rất sớm, trước lúc nền nông nghiệp ra đời, nhưng để trở thành nghề chăn nuôi thì phải đợi đến lúc nghề nông ra đời. Tư liệu khảo cổ ở ta cũng như nhiều nước trên thế giới cho biết từ buổi đầu thời đại đá, chó đã được con người thuần hoá để canh giữ nơi ở cũng như phục vụ cho hoạt động săn bắn.

ở Đồng Đâụ, trong lớp văn hoá Phùng Nguyên số xương răng động vật đã được thuần dưỡng thu được chưa nhiều, chủ yếu là chó và lợn, gà, chưa thấy xương răng trâu bò nhà. Đến các lớp văn hoá Đồng Đậu và văn hoá Gò Mun, không những số lượng xương răng chó, lợn, gà nhà tăng nhiều, mà còn có thêm xương răng trâu bò, cho thấy lúc này nghề chăn nuôi nguyên thuỷ đã khá phát triển. Trong lớp văn hoá Đồng Đậu và văn hoá Gò Mun, xương răng lợn nhà có số lượng nhiều hơn xương răng lợn rừng.

Khu mộ Lũng Hoà, cùng thời với lớp văn hoá sớm Đồng Đậu và cách Đồng Đậu không xa, cung cấp cho chúng ta những tư liệu đáng tin cậy về mối quan hệ giữa lợn và con người lúc bấy giờ. Trong số 12 ngôi mộ thuộc giai đoạn muộn văn hoá Phùng Nguyên ở đây có 7 ngôi mộ chôn theo xương hàm lợn làm đồ tuỳ táng. Mộ ít là 1 hàm, mộ nhiều có tới 3 hàm. Sự có mặt của hàm lợn trong đồ tuỳ táng cho thấy sự gần gũi giữa lợn với con người cũng như vị trí của lợn trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người lúc bấy giờ./.

Nguồn: Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc

MỪNG CHO CÁC CHÁU,BÁC CÀNG THƯƠNG NHỚ MẸ

Một lần trên đường đi thăm hợp tác xã trồng cây giỏi ở huyện Quảng Oai (Hà Tây), Bác Hồ đã nhắc đến mẹ Bác.

Hôm ấy khi xe ôtô đến Quảng Oai, một đoàn các em bé gái cổ quàng khăn đỏ, em mặc áo hoa, em mặc áo trắng, tay cắp sách vừa ở trong trường ra, líu ríu như chim sổ lồng. Nhìn thấy các cháu vui, Bác Hồ cũng vui theo. Người nói với chú Vũ Kỳ và các chú ngồi cùng xe:

- Này! Các chú thấy không, các cháu được ăn mặc đẹp, được đi học, cháu nào cũng vui vẻ phấn khởi, Bác mừng cho các cháu.

Rồi giọng Bác bỗng trầm hẳn xuống. - Lúc này Bác rất nhớ mẹ của Bác. Mẹ Bác

rất thông minh, lại là con gái ông đồ nho. Thế mà mẹ Bác lại không được đến lớp, đến trường đâu các chú ạ. Cũng như phụ nữ ngày xưa, từ nhỏ mẹ Bác đã phải lo việc nhà.

Mọi người cùng đi không nén nổi cảm xúc trước tình cảm của Bác đối với mẹ Bác là cụ Hoàng Thị Loan./.

(Theo lời kể của đồng chí Vũ Kỳ)

Page 17: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ về nguyên tắc “nói đi đôi với làm”yenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon TT KT XH/BT YEN...năm qua công tác Đoàn và

17THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

Ấp ủ ước mơ được trở thành một cô giáo đã trở thành hiện thực khi Tạ Thị Minh thi đỗ vào trường Cao đẳng sư phạm

Tuyên Quang, năm 2004 sau khi tốt nghiệp ra trường cô giáo trẻ Tạ Thị Minh được phân công giảng dạy tại trường THCS Sơn Đông- Lập Thạch. Năm 2006 cô được chuyển công tác về trường THCS Kim Ngọc- Yên Lạc.

Đơn vị công tác mới là một ngôi trường vinh dự mang tên người con ưu tú của quê hương Bình Định, Bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc. Vinh dự là thế nhưng nhà trường nhiều năm luôn ở tốp cuối của huyện, điều này khiến cô rất băn khoăn, trăn trở. Suy nghĩ làm sao để hình ảnh người thầy mẫu mực trong mắt học trò, để cha mẹ học sinh tin yêu, xã hội tôn vinh là vô cùng quan trọng, vì vậy Cô luôn ý thức và nhắc nhở bản thân phải chuẩn mực, gương mẫu, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, cô mạnh dạn học hỏi kinh nghiệm các thầy, cô đi trước, tích cực dự giờ để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Năm học 2014- 2015, cùng với nhóm giáo viên bồi dưỡng đội tuyển khoa học xã hội cô có 5 học sinh đạt giải cấp tỉnh trong đó có 4 giải ba, 1 giải khuyến khích. Thành tích đó giúp cô vinh dự được tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở. Năm học 2015- 2016, được giao nhiệm vụ giảng dạy lớp 9. Cô Minh đã hết sức nỗ lực phấn đấu. Kết quả thi tuyển sinh THPT năm học 2016- 2017 môn Ngữ văn do cô phụ trách đạt điểm trung bình 6,52 xếp thứ hai toàn huyện sau đơn vị THCS Yên Lạc. Tham gia cuộc thi soạn giáo án tích hợp cấp huyện cô đạt giải ba. Những thành công của cô Tạ Thị Minh đã góp phần rất lớn vào danh hiệu tập thể lao động xuất sắc cấp tỉnh mà nhà trường vinh dự đạt được trong năm học 2015- 2016. Đúng vào ngày khai giảng năm học mới 2016- 2017, cô Minh vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng, một phần thưởng rất

xứng đáng với những nỗ lực phấn đấu của cô. Sự nghiệp đổi mới đất nước đã và

đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với sự hình thành và phát triển Đức- Trí- Thể- Mỹ của con người Việt Nam. Một người “chèo đò” có đủ đức, đủ tài sẽ góp phần đào tạo nên những thế hệ học sinh có tài, có đức, có đủ năng lực để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước. Sự nhiệt huyết với nghề, tận tâm với học sinh, tích cực trau dồi kiến thức, đổi mới phương pháp giảng dạy, tấm lòng “tất cả vì học sinh thân yêu”  của cô giáo Tạ Thị Minh xứng đáng là tấm gương sáng trong sự nghiệp “trồng người” cao cả mà Bác Hồ đã mượn lời của cổ nhân dạy “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây - Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Cô Minh đang là người tiếp lửa cho đội ngũ các thầy, cô giáo ở trường THCS Kim Ngọc, hy vọng trong tương lai không xa, nhà trường sẽ trở thành điểm sáng của giáo dục Yên Lạc./.

Nguyễn Đức HạnhHiệu trưởng trường THCS Kim Ngọc

CÔ GIÁO DẠY NGỮ VĂN,NGƯỜI “TIẾP LỬA” CHO ĐỒNG NGHIỆP

việc quản lý sử dụng đất đai nhằm ngăn chặn tình trạng vi phạm quản lý đất đai, sử dụng đất đai tại cơ sở, xây dựng kế hoạch xử lý vi phạm đất đai xảy ra từ nhiều năm trước. Kiểm tra, rà soát hồ sơ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên đất đã giao trái thẩm quyền. Thực hiện việc cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất, đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định.

Nguyễn Chí ThiếtTrưởng phòng Tài nguyên và Môi trường

Kết quả thực hiện...(Tiếp theo trang 11)

Page 18: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ về nguyên tắc “nói đi đôi với làm”yenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon TT KT XH/BT YEN...năm qua công tác Đoàn và

18 THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

Khởi nghiệp với chỉ với 2 bàn tay trắng. Nhưng bằng ý chí vươn lên, tìm

hướng làm ăn hiệu quả. Đến nay, anh Nguyễn Văn Thiện 40 tuổi (thôn Phương Trù, xã Yên Phương, huyện Yên Lạc) đã có một cơ ngơi đàng hoàng, trị giá hàng tỷ đồng. Nguyễn Văn Thiện là một trong số những tấm gương tiêu biểu cho tinh thần vượt khó, làm giàu trên chính quê hương mình và tạo việc làm cho lao động tại địa phương. 

Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông con (9 anh chị em), bố mẹ làm nông nghiệp, điều kiện kinh tế vô cùng khó khăn. Trong khi chúng bạn cùng trang lứa được cắp sách tới trường, thì Nguyễn Văn Thiện phải bỏ học từ rất sớm (chưa hết cấp II) để bươn chải kiếm kế sinh nhai. Ngay sau khi bỏ học, Thiện đã theo các chú, các anh trong làng đi học nghề thợ mộc với mục đích chỉ để kiếm cơm ăn hàng ngày, chứ chưa xác định được tương lai của mình.

Năm 1997, khi mới 20 tuổi, anh lập gia đình. Thu nhập chính của hai vợ chồng trẻ lúc này chỉ trông vào mấy sào rộng khoán, không đủ trang trải cho sinh hoạt hàng ngày. Anh Thiện suy nghĩ, nếu cứ làm ăn kiểu này thì không kiếm đủ tiền nuôi con chứ nói gì đến làm giàu. Vợ chồng bàn tính: Để con ở nhà

gửi ông bà chông nom, rồi cả 2 quyết định vào Nam làm ăn. Sau vài năm miệt mài, vất vả nơi đất khách quê người, vợ chồng Thiện cũng tích cóp được một số vốn nho nhỏ, nhưng đổi lại, các con anh chị ở nhà thiếu đi tình cảm và sự giáo dục của cha mẹ. 2 vợ chồng quyết định trở về quê làm ăn. Được sự giúp đỡ, tạo mọi điều kiện của gia đình, chính quyền địa phương. Năm 2008, Thiện đã mở được xưởng sản xuất đồ gỗ ngay tại nhà. Thời gian đầu quy mô xưởng mộc của anh còn nhỏ (chỉ vài chục mét vông); vốn ít, nên anh chỉ tuyển thêm vài ba thợ, thu nhập của thợ lúc này chỉ từ 1,5 - 2 triệu/ người/ tháng; sản phẩm làm ra chủ yếu dựa trên đơn đặt hàng của khách. Với đôi bàn tay khéo léo và lòng yêu nghề, chịu khó tìm tòi, học hỏi, sản phẩm của anh làm ra ngày càng có uy tín và được nhiều khách tìm đến đặt mua. Mỗi năm, cơ sở sản xuất của anh cho thu lãi khoảng hơn 100 triệu đồng. Tâm sự về nghề, Thiện chia sẻ: Để có được thành công trong sản xuất, kinh doanh người làm mộc phải giữ được niềm tin vào nghề của mình, đề cao chữ tín và đạo đức nghề nghiệp. Mẫu mã, chất lượng sản phẩm luôn phải sáng tạo, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng thì mới

có chỗ đứng vững vàng trên thị trường.

Với số vốn kha khá sau nhiều năm tích lũy được, vợ chồng anh quyết định vay mượn thêm để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất xưởng mộc. Công việc thuận lợi, đến năm 2013, anh mua thêm đất, mở rộng diện tích nhà xưởng khoảng gần 200 mét vuông.

Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, không ít cơ sở sản xuất kinh doanh làm ăn thua lỗ, thậm trí giải thể, việc làm ăn của Thiện thời gian này cũng gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ linh hoạt và nhạy bén, anh đã vượt qua được. Có những lúc, thị trường có dấu hiệu bão hòa, hàng sản xuất ra không bán được, trong khi anh vẫn duy trì hoạt động của xưởng và trả lương cho gần chục công nhân. Mấy năm gần đây, nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng, anh Thiện đã có sự chuyển hướng kịp thời, phù hợp trong sản xuất kinh doanh, chính vì vậy mà ở xưởng của anh lúc nào không khí cũng tấp nập hàng đi, hàng về. Từ việc làm ăn hiệu quả, vợ chồng anh đã xây được nhà cao tầng, mua sắm tiện nghi sinh hoạt đầy đủ, nuôi dạy các con ăn học đàng hoàng.

Hiện nay, cơ ngơi xưởng mộc của vợ chồng anh Thiện

(Xem tiếp trang 22) ►

Gương nông dânLÀM GIÀU BẰNG NGHỀ MỘC

Page 19: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ về nguyên tắc “nói đi đôi với làm”yenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon TT KT XH/BT YEN...năm qua công tác Đoàn và

19THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

XÃ HỒNG CHÂU THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI,

ĐÔ THỊ VĂN MINH”

Thực hiện Đề án số 04/ĐA/MTTQ, ngày 28/12/2015 của Ủy ban

Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về tổ chức thực hiện cuộc vận động  “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và Hướng dẫn số 33/HD-MTTW-BTT ngày 26/01/2016 về triển khai thực hiện công tác phong trào năm 2016. Nhờ chủ động, tích cực trong công tác triển khai thực hiện, thời gian qua cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn xã Hồng Châu ngày càng đi vào chiều sâu. Tính hiệu quả và sức lan tỏa của 5 nội dung lớn cuộc vận động đã góp phần xây dựng cơ sở vững mạnh, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và nâng cao chất lượng đời sống của người dân, đặc biệt đã góp phần nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn xã năm 2016.

Cùng với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, cuộc vận động  “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” là cuộc vận động lớn, mang tính toàn dân, toàn diện và lâu dài, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng NTM trên

địa bàn xã tiếp tục được duy trì, triển khai thực hiện tốt ở cơ sở. Hiện nay, các nội dung của cuộc vận động đã không còn mang nặng tính hình thức mà có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng. Với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, sự kiểm tra, theo dõi, đánh giá kịp thời từ Ban chỉ đạo cuộc vận động, cùng với sự phối kết hợp của các ban, ngành đoàn thể. Năm 2016 đã có nhiều chuyển biến tích cực trong hoạt động lễ hội, tổ chức mừng thọ và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, không còn tình trạng phô trương, hình thức. Điều đó được thể hiện trong việc đăng ký xây dựng danh hiệu gia đình văn hóa, thôn, làng văn hóa; cùng nhau tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới. Với những kết quả đạt được trong năm 2016 như: Làng Ngọc Long vận động nhân dân đóng góp xây dựng 05 tuyến đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài 1.007,5m, trị giá 580 triệu đồng; làng Ngọc Đường và làng Cẩm La đầu tư xây dựng 1.577m đường GTNT với tổng giá trị 4.148 triệu đồng; thôn 4, làng Kim Lân đã huy động nhân dân đóng góp xây

dựng 100m rãnh thoát nước thải, nâng cấp 200m đường GTNT với tổng kinh phí huy động là 150 triệu đồng; vận động xây dựng nhà mái ấm tình thương cho 01 hộ, tổng kinh phí hỗ trợ từ doanh nghiệp 50.000.000 đồng. Đã có 1.745/1.766 gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, đạt 98,8%, trong đó 1.689/1.745 gia đình được công nhận gia đình văn hóa, đạt 96,8%; có 9/9 thôn đăng ký xây dựng thôn văn hóa, trong đó 8/9 thôn được công nhận thôn văn hóa, đạt 89%; có 4/4 làng đăng ký xây dựng làng văn hóa, trong đó 4/4 làng được công nhận làng văn hóa, đạt 100%; xã giữ vững các tiêu chí nông thôn mới.

Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới” được các thôn, làng, ban, ngành đoàn thể quan tâm, chỉ đạo thực hiện thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới. Tinh thần tương thân, tương ái được thể hiện trong dịp tết Nguyên đán Bính Thân 2016 với phong trào “Tết vì người nghèo”, toàn xã vận động được 46,1 triệu đồng, cấp 182 xuất quà tặng hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức mừng thọ cho 125 cụ cao tuổi vào ngày

Page 20: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ về nguyên tắc “nói đi đôi với làm”yenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon TT KT XH/BT YEN...năm qua công tác Đoàn và

20 THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

mùng 4 tết Bính Thân tại các nhà văn hóa thôn đảm bảo trang trọng, tiết kiệm. Phong trào xây dựng “Quỹ vì người nghèo” tiếp tục được duy trì; xã và các dòng họ đều xây dựng quỹ khuyến học, dịp tết Bính Thân đã tổ chức trao thưởng cho 45 cháu đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng với số tiền là 10,05 triệu đồng. Việc thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội ở các địa bàn thôn dân cư tiếp tục được triển khai thực hiện. Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới còn thể hiện trên các mặt như: Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng vào các dịp kỷ niệm, ngày lễ; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội, mừng thọ...

Những kết quả đạt được từ cuộc vận động “Toàn dân

đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn xã không chỉ đánh dấu sự chuyển biến tích cực về ý thức cộng đồng mà còn tạo sự gắn kết giữa các gia đình, dòng họ; tạo động lực để nhân dân tích cực lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh trật tự tại địa phương, góp phần giữ vững và nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới.

Tuy đạt được những kết quả quan trọng, song thực tế hiện nay công tác chỉ đạo của chi bộ, thôn, Ban Công tác mặt trận đối với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” vẫn còn hạn chế như: Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện cuộc vận động chưa phát huy hiệu quả tối đa; công tác vệ sinh, môi trường chưa được quan tâm đúng

mức; một số thôn vẫn còn đối tượng mắc tệ nạn xã hội.

Với những mặt còn tồn tại, hạn chế; Đảng ủy, Ban chỉ đạo của xã tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về tầm quan trọng của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, nhân rộng gương tập thể, cá nhân điển hình; đồng thời chỉ đạo UBMTTQ xã, các ban, ngành liên quan thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra để có đánh giá xếp loại thi đua một cách khách quan, chân thực nhằm đưa cuộc vận động ngày càng hiệu quả và lan tỏa trong cộng đồng./.

Nguyễn Quốc LuậnPhó bí thư thường trực

Đảng ủy

vụ internet… Phối hợp các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là các mặt hàng phục vụ Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nhất là quy tắc tham gia giao thông, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý

nghiêm các trường hợp vi phạm trật tự giao thông nhất là vi phạm về chở quá trọng tải, quá số người quy đinh, vi phạm về tốc độ, nồng độ cồn.

Chỉ đạo Công an các xã, thị trấn tăng cường tuần tra canh gác ban đêm tại các thôn, xóm để chủ động phòng ngừa, phát hiện tội phạm và giải quyết kịp thời các vụ việc phức tạp về an ninh trật tự ngay tại cơ sở.

Dưới sự chỉ đạo của các

cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các cấp, các ban, ngành, sự giúp đỡ tích cực của các tầng lớp nhân dân, cán bộ chiến sỹ công an huyện Yên Lạc nỗ lực công tác, khắc phục khó khăn giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn huyện để phục vụ nhân dân yên tâm lao động sản xuất và vui Tết đón xuân Đinh Dậu 2017 trong an bình./.

Trung tá Đỗ Đức CườngUVTV, Trưởng Công an huyện

CÔNG AN HUYỆN YÊN LẠC ... (Tiếp theo trang 6)

Page 21: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ về nguyên tắc “nói đi đôi với làm”yenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon TT KT XH/BT YEN...năm qua công tác Đoàn và

21THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

Kết quả phong trào công nhân viên chức lao động và hoạt động công đoàn năm 2016

của Liên đoàn Lao động huyện Yên Lạc

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện ủy Yên Lạc, sự chỉ đạo giúp đỡ

của Liên đoàn Lao động tỉnh Vĩnh Phúc, ngay từ đầu năm Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện xây dựng Chương trình công tác năm 2016 và kế hoạch tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong năm 2016 và giao chỉ tiêu đến 38/38 công đoàn cơ sở (CĐCS). Vận động công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) và đoàn viên công đoàn lập thành tích chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm của đất nước, chào mừng kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2016). Phát động các phong trào thi đua trong CNVCLĐ như: phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”; phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong CNVCLĐ nữ; phong trào “Xanh - sạch - đẹp” đảm bảo an toàn vệ sinh lao động; phong trào “Thi đua liên kết phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn”; phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, gắn với cuộc vận động người cán bộ công chức, viên chức “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”. Chỉ đạo các CĐCS phối hợp cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn cùng cấp, chủ sử dụng lao động, tổ chức

Hội nghị cán bộ công chức, Hội nghị người lao động năm 2016, có 100% CĐCS khối HCSN và khối địa phương tổ chức hội nghị Cán bộ công chức, 65% các doanh nghiệp tổ chức hội nghị người lao động, xây dựng và thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong công nhân viên chức lao động. Tổ chức tuyên truyền trong CNVCLĐ nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Kết quả bầu cử Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021; tuyên truyền và triển khai thực hiện “Tháng Công nhân” năm 2016, với chủ đề Công đoàn tiếp tục “Đồng hành vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp”. Triển khai chương trình “Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động”, gắn với Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2020”. LĐLĐ huyện chỉ đạo và thực hiện một số nhiệm vụ chính trị quan trọng đó là:

Thực hiện tốt chức năng đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho CNVCLĐ. Tổ chức 18 cuộc kiểm tra, giám sát chủ sử dụng lao động thực hiện Luật Lao động, Luật Công

đoàn tại doanh nghiệp. Tổ chức thăm hỏi và tặng 40 suất quà cho CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp tết nguyên đán, với tổng số tiền 18.800.000đ, thăm hỏi đột xuất cho 02 đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo là 6.000.000đ, hỗ trợ làm nhà cho đoàn viên công đoàn trường Tiểu học thị trấn Yên Lạc, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn số tiền 30.000.000đ. Vận động CNVCLĐ tham gia đóng góp ủng hộ quỹ “Vì công nhân lao động nghèo”, với số tiền vận động được 50.200.000đ, ủng hộ “Khu tưởng niệm nghĩa sỹ Hoàng Sa” 51.930.000đ. Chỉ đạo các CĐCS khối sản xuất kinh doanh, thực hiện chế độ tiền lương theo Nghị định số 122/2015/NĐ - CP ngày 14 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ, về việc quy định mức lương tối thiểu vùng trong các doanh nghiệp, các hợp tác xã năm 2016, đồng thời tổ chức thương lượng và ký kết TƯLĐTT trong các doanh nghiệp, đảm bảo chính sách tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT cho người lao động. Tổ chức được 01 lớp tập huấn cho 150 công nhân lao động tại Công ty cổ phần Thành phát Hưng Yên, Nhà máy gạch Tân Thịnh về chính sách pháp luật cho công nhân lao động; tổ chức 01 lớp tập huấn nghiệp vụ

Page 22: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ về nguyên tắc “nói đi đôi với làm”yenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon TT KT XH/BT YEN...năm qua công tác Đoàn và

22 THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

công đoàn cho 125 đồng chí là chủ tịch, phó chủ tịch CĐCS trực thuộc và CĐCS các trường Tiểu học, THCS, Mầm non trong toàn huyện. Tổ chức liên hoan tiếng hát CNVCLĐ huyện Yên Lạc năm 2016, thi theo cụm, có 67 tiết mục tham gia dự thi.

Thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên và xây dựng CĐCS vững mạnh đã phát triển được 59 đoàn viên công đoàn, thành lập mới 3 tổ chức công đoàn. Trong năm 2016, với những kết quả đã đạt được, LĐLĐ huyện Yên Lạc được cấp trên đánh giá đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tại hội nghị cụm thi đua khen thưởng LĐLĐ các huyện, thành, thị, Liên đoàn Lao động huyện Yên Lạc được cụm bầu và đề nghị LĐLĐ tỉnh tặng cờ thi đua toàn diện.

Phát huy các kết quả đạt được, lập thành tích chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp diễn ra vào năm 2017, LĐLĐ huyện Yên Lạc quyết tâm thực hiện tốt các nhiệm

vụ trọng tâm sau dây: Triển khai nhiệm vụ năm 2017; chỉ đạo các CĐCS, nắm tình hình tư tưởng của CNLĐ trong các doanh nghiệp, về việc làm, đời sống, tiền lương, rà soát CNVCLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tổ chức thăm và tặng quà nhân dịp tết nguyên đán. Việc thực hiện các phong trào thi đua cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, chọn các mô hình chỉ đạo điểm và nhân rộng trong phong trào thi đua tại đơn vị. Tiếp tục phát động phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”; phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, gắn với cuộc vận động người cán bộ công chức, viên chức “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu” trong CNVCLĐ. Từ các phong trào thi đua, gắn với nhiệm vụ cụ thể, chỉ đạo 100% các CĐCS tổ chức hội nghị CBCC và hội nghị người lao động theo Nghị định 71/1998/NĐ - CP ngày 08/9/1998; Nghị định số 60/2013/NĐ - CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ; xây dựng và thực hiện tốt Quy

chế dân chủ ở cơ sở, thương lượng và ký kết TƯLĐTT trong các doanh nghiệp. Chỉ đạo các Đại hội công đoàn cơ sở theo kế hoạch. Tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm tháng công nhân và ngày thành lập công đoàn Việt Nam (28/7), chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm của đất nước, Chú trọng đến công tác phát triển đoàn viên thành lập công đoàn cơ sở theo kế hoạch, vận động CNVCLĐ tham gia tích cực các hoạt động nhân đạo từ thiện. Phát huy những kết quả đạt được, năm 2017 Ban thường vụ Liên đoàn Lao động huyện chỉ đạo các công đoàn cơ sở phối hợp với chính quyền, chuyên môn đồng cấp thực hiện tốt nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, góp phần trong việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện và hoàn thành tốt các chỉ tiêu thi đua trong năm 2017 do Huyện ủy và Liên đoàn Lao động tỉnh triển khai./.

Trịnh Hoàng HoaPhó Chủ tịch LĐLĐ huyện

đã có trị giá trị hàng tỷ đồng. Doanh thu và lợi nhuận từ việc kinh doanh của anh không ngừng tăng lên qua từng năm. Tính riêng 2 năm trở lại đây, mỗi năm anh thu lãi khoảng từ 300 - 350 triệu đồng. Uớc tính năm nay (2016), vợ chồng anh sẽ thu lãi khoảng hơn 350 triệu đồng. Không chỉ có vậy, cơ sở sản xuất của anh Thiện

đang tạo việc làm thường xuyên cho từ 6 - 10 lao động nông thôn với mức lương từ 3,5 – 6 triệu đồng/người/tháng, thậm trí có thợ tay nghề cao, tích cực làm thêm giờ có thể đạt tới cả chục triệu đồng/ tháng.

Có được cơ ngơi như ngày hôm nay là cả một quá trình dài vất vả tìm tòi, học

hỏi, thậm trí đã có lúc tưởng chừng như không thể vượt qua. Nguyễn Văn Thiện xứng đáng là một trong những tấm gương tiêu biểu cho tinh thần vượt khó, vươn lên làm giàu để những thanh niên trẻ noi theo./.

Phan Đức HạnhPhó Chủ tịch

Hội Nông dân huyện

(Tiếp theo trang 18)Một gương nông dân...

Page 23: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ về nguyên tắc “nói đi đôi với làm”yenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon TT KT XH/BT YEN...năm qua công tác Đoàn và

23THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

Thực hiện Chương trình công tác hoạt động Chữ thập đỏ Việt Nam

và phát huy truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam “Thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách” cán bộ, hội viên Hội CTĐ huyện Yên Lạc tích cực tham gia công tác nhân đạo và chung tay làm nhiều việc thiện để góp phần xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Là một tổ chức xã hội nhân đạo trên tinh thần tự nguyện và truyền thống nhân ái của dân tộc nhằm động viên, giúp đỡ kịp thời các đối tượng chính sách, người nghèo, người cơ nhỡ rủi ro, trẻ em mồ côi, nạn nhân chất độc da cam vượt qua khó khăn hoạn nạn để vươn lên trong cuộc sống.

Trong năm 2016 Hội Chữ thập đỏ huyện Yên Lạc tập trung chỉ đạo và triển khai cuộc vận động ủng hộ “Phong trào Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam Xuân Bính Thân 2016.” Hội đã chủ động kêu gọi và phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm ủng hộ bằng tinh thần, vật chất để giúp đỡ những người nghèo, người khuyết tật và nạn nhân chất

độc da cam bớt đi những khó khăn trong cuộc sống, từng bước hoà nhập với cộng đồng. Kết quả: Trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, Hội CTĐ các cấp huyện Yên Lạc vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và những người hảo tâm được 2.423 xuất quà, trị giá 718.000.000đ trao cho ng-ười nghèo, ngư ời khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ngoài ra đã tặng 20 chiếc chăm ấm, 10 chiếc áo ấm, 10 xuất thuốc bổ cho đối tượng nghèo, NNCĐDC khó khăn ở 2 xã Đồng Cương, Bình Định, trị giá 16.000.000 đồng và Tổ chức trao tặng 04 số tiết kiệm cho đối tượng nghèo ở xã Nguyệt Đức, trị giá 4.000.000đ. Trợ giúp

thường xuyên cho 04 đối tượng là Trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ và người tàn tật đặc biệt khó khăn tại Thị Trấn Yên Lạc, giá trị trợ giúp 500.000đ/người/tháng = 2,0 triệu đồng/tháng = 24.000.000đ. (Do Ngân hàng TMCP ngoại thương (Vietcombank) tỉnh Vĩnh Phúc tài trợ). Kêu gọi các tổ chức, cá nhân hảo tâm ủng hộ cứu trợ cho hộ nghèo (Tô Thị Thanh) bị cháy nhà ở thôn Báo Văn 2 - xã Đồng Văn và tổ chức trao quà cho gia đình bị cháy trị giá 2.000.000đ. Tuyên truyền vận động các tổ chức cá nhân hảo tâm và tổ chức trao quà ủng hộ cứu trợ cho hộ nghèo (Lỗ Văn Châu) có 2 con bị đuối nước ở xã Liên Châu, trị giá 3.000.000đ. Tổ chức trao tặng 10 chăn ấm cho các hộ nghèo các xã: Văn Tiến, Trung Kiên, Hồng

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNGCỦA HỘI CHỮ THẬP ĐỎ HUYỆN YÊN

LẠC NĂM 2016

Page 24: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ về nguyên tắc “nói đi đôi với làm”yenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon TT KT XH/BT YEN...năm qua công tác Đoàn và

24 THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

Phương, Hồng Châu, Đại Tự, trị giá 500.000đ/chiếc = 5.000.000đ do Công ty cổ phần Everon tài trợ.

Nhân tháng hành động vì NNCĐDC Hội tổ chức trao 21 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam các xã Đại Tự, Liên Châu, Yên Đồng, Tam Hồng, Hồng Châu, Hồng Phương, Đồng Cương; trị giá 6.300.000đ; phối hợp với Hội NNCĐDC và Trung tâm Y tế huyện, Phòng khám đa khoa Tâm Đức tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho 330 đối tượng là NNCĐDC các xã, Thị trấn Yên Lạc, Bình Định, Đồng Văn, Tề Lỗ, Trung Nguyên, Văn Tiến, Nguyệt Đức, Trung Hà, Trung Kiên, Yên Phương, trị giá 126.000.000đ. Đưa 96 NNCĐDC đi phục hồi chức năng tại Trung tâm Bảo trợ NNCĐDC và người tàn tật tỉnh Vĩnh Phúc, trị giá = 144.000.000 đồng. Tiếp nhận và trao 65 xe lăn, xe lắc cho người khuyết tật ở các xã, thị trấn do Quỹ hỗ trợ cộng đồng Lawrence S.ting tài trợ, trị giá 195.000.000đ; tặng máy 10 trợ thính cho người khiếm thính, trị giá 10.000.000đ.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động cán bộ CNVC, cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia Hiến máu nhân đạo cứu người bằng nhiều hình thức như: Phát tờ rơi, phát thanh trên hệ thống đài truyền thanh cấp huyện và các xã,

thị trấn, băng zôn khẩu hiệu, pa nô, áp pích,... 500 người đến tham gia hiến máu, lấy được 359 đơn vị máu an toàn

Chỉ đạo các cơ sở Hội làm tốt công tác thăm hỏi tặng quà nhân dịp các ngày lễ tết, tai nạn rủi ro. Kết quả Hội CTĐ các cơ sở Hội đã triển khai thực hiện đạt được như sau: Trợ giúp, thăm hỏi động viên cho các đối tượng tai nạn rủi ro, ốm đau được 39 đối tượng, trị giá 35.400.000 đồng; thăm hỏi và tặng quà cho người

nghèo, NNCĐDC, nhân dịp các ngày lễ tết được 735 người, trị giá 110.840.000đ; kêu gọi các tổ chức cá nhân hảo tâm tặng 103 xuất quà và 11 xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập, trị giá 81.600.000đ, vận động xây dựng 01 nhà tình nghĩa, trị giá 70.000.000đ. phối hợp với Trung tâm y tế và trạm y tế xã khám sàng lọc các bệnh về mắt cho 67 người, cắt mộng, thay Thủy tinh thể cho 13 người; khám cấp thuốc 41 người khám bênh, tư vấn sức khỏe và cấp thuốc miễn phí cho 512 đối tượng là NNCĐDC, người tàn

tật có hoàn cảnh khó khăn, trị giá 37.900.000.

Được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể, sự tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm của cán bộ Hội các cấp và các tình nguyện viên Chữ thập đỏ, công tác Hội đã đạt được nhiều kết quả phấn khởi, công tác xây dựng, kiện toàn tổ chức Hội được ổn định, nhận thức, năng lực của cán bộ và Hội viên được nâng lên, các mô hình hoạt động nhân đạo từng bước được nhân rộng, hình thức xây dựng quỹ Hội được đổi mới, giá trị công tác xã hội, công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được tăng mạnh. Các hoạt động của Hội đã đi vào chiều sâu, số đối tượng dễ bị tổn thương được thăm hỏi tặng quà kịp thời và tăng cao, hình ảnh hoạt động của Hội được rõ nét, công tác tuyên truyền về Hội được thường xuyên liên tục, hình thức được đổi mới đa dạng, được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân ghi nhận.

Phát huy vai trò nòng cốt trong công tác nhân đạo từ thiện, Hội CTĐ huyện Yên Lạc sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động tất cả vì người nghèo, người dễ bị tổn thương trong xã hội, góp phần thực hiện chính sách an ninh xã hội của Đảng và Nhà nước./.

Dương Quang LươngChủ tịch

Hội Chữ thập đỏ huyện

Page 25: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ về nguyên tắc “nói đi đôi với làm”yenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon TT KT XH/BT YEN...năm qua công tác Đoàn và

25THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm do vi rút sởi gây ra, bệnh dễ lây truyền,

có nhiều khả năng lan rộng ra cộng đồng và bùng phát thành dịch lớn nếu chúng ta không tiêm phòng và kiểm soát tốt. Mọi người chưa có miễn dịch phòng bệnh sởi đều có thể mắc sởi. Bệnh sởi khi bị biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng, các biến chứng có thể gây ra như: viêm phổi, viêm não, tiêu chảy, suy dinh dưỡng, mù lòa... Qua nhiều năm triển khai tiêm chủng vắc xin sởi trong chương trình tiêm chủng mở rộng, tỷ lệ mắc bệnh sởi đã giảm một cách đáng kể. Tuy nhiên bệnh vẫn có nguy cơ bùng phát thành dịch nếu chúng ta không duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao trong cộng đồng.

Bệnh sởi rubella là bệnh

truyền nhiễm do vi rút rubella gây ra. Bệnh rubella ở trẻ em thường nhẹ, ít biến chứng. Tuy nhiên nếu phụ nữ có thai nhiễm rubella, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì có thể gây sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, trẻ sinh ra có hội chứng rubella bẩm sinh, bao gồm các dị tật tim, đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ...thậm chí mắc các dị tật bẩm sinh. Trẻ bị hội chứng rubella bẩm sinh sẽ là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

  Bệnh sởi rubella không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên chúng ta có thể dự phòng được. Tiêm vắc xin sởi-rubella là biện pháp tốt nhất để chủ động phòng bệnh sởi-rubella.

Tiêm vắc xin sởi-rubella bảo vệ đồng thời cho trẻ em khỏi mắc 2 bệnh sởi-rubella,

phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm do sởi-rubella gây ra. Bên cạnh lợi ích đưa liều vắc xin sởi-rubella vào cơ thể để phòng bệnh sởi-rubella một cách chủ động đồng thời tránh được những biến chứng do bệnh gây ra, thì việc tiêm đủ liều vắc xin sởi-rubella còn tạo ra cơ sở cho trẻ được vui chơi, phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và trí tuệ, đồng thời giảm thiểu các chi phí chăm sóc y tế, giảm thời gian, công sức do phải chăm sóc trẻ bị bệnh, đặc biệt là giảm tình trạng tàn phế hay mất khả năng lao động do bệnh tật gây nên, tăng khả năng và năng suất lao động, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội. Lợi ích to lớn của chiến dịch này góp phẩn giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm gánh nặng bệnh tật do sởi-rubella và hội chứng rubella bẩm sinh trong cộng đồng và hướng tới mục tiêu loại trừ bệnh sởi trong một tương lai gần.

Vắc xin sởi - rubella là vắc xin có tính an toàn cao. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn tiêm chủng, trước khi đưa trẻ đi tiêm các bà mẹ hãy cho trẻ ăn no, chủ động thông báo với cán bộ y tế thực hiện tiêm

Lợi ích của việc tiêm vắc xin sởi - rubella và những điều bà mẹ cần biết

(Xem tiếp trang 7) ►

Page 26: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ về nguyên tắc “nói đi đôi với làm”yenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon TT KT XH/BT YEN...năm qua công tác Đoàn và

26 THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

Câu hỏi 1: Theo quy định của pháp luật trong trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản thì quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thi hành như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 75 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì: Trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản thì không thi hành quyết định phạt tiền nhưng vẫn thi hành hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định.

Đây là một quy định mới của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 so với Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính trước đây. Quy định đã nêu ra cách thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản.

Câu hỏi 2: Hoãn thi hành Quyết định phạt tiền được đặt ra khi nào?

Trả lời:

Phạt tiền là một trong các hình thức xử phạt chính trong xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, hình thức phạt tiền ảnh

hưởng trực tiếp đến đời sống của người vi phạm, do đó Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định hoãn thi hành quyết định phạt tiền cá nhân vi phạm hành chính. Đây là quy định tạo điều kiện thuận lợi để người vi phạm tự nguyện thi hành quyết định xử phạt, không bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thi hành. Đây cũng thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta trong việc xử lý các

hành vi vi phạm pháp luật.

Điều 76 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về hoãn thi hành quyết định phạt tiền:

1. Quyết định phạt tiền có thể được hoãn thi hành trong trường hợp cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm hoạ, hoả hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc.

2. Cá nhân phải có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính gửi cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt đó.

Thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt không qúa 3 tháng, kể từ ngày có quyết định hoãn.

3. Cá nhân được hoãn chấp hành quyết định xử phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

HỎI - ĐÁP PHÁP LUẬT:

Page 27: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ về nguyên tắc “nói đi đôi với làm”yenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon TT KT XH/BT YEN...năm qua công tác Đoàn và

27THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

Điều 262. Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật tham gia giao thông.

1. Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật tham gia giao thông thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt từ từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm chết 02 người;b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho

sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho

sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho

sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật tham gia giao thông gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

PHÁP LUẬT VÀ CUỘC SỐNGban biên tập trích đăng điều 262 của bộ luật hình sự năm 2015 về “tội đưa vào sử dụng các

phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật tham gia giao thông”.

Page 28: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ về nguyên tắc “nói đi đôi với làm”yenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon TT KT XH/BT YEN...năm qua công tác Đoàn và

28 THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

* Ngày 02/12/2016, Trung tâm BDCT huyện đã tổ chức tổng kết lớp bồi dưỡng đối tượng kết nạp đảng khoá III năm 2016. Dự tổng kết lớp bồi dưỡng có các đồng chí lãnh đạo các Ban Xây dựng Đảng; lãnh đạo, giảng viên Trung tâm BDCT huyện và 91 học viên là những quần chúng ưu tú được cử từ các chi, đảng bộ cơ sở trong huyện. Sau 5 ngày học tập, lớp học đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng với 5 bài tập trung các nội dung về Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội và nội dung về tiếp tục đẩy mạnh học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Kết quả có 91 học viên tham gia viết bài thu hoạch đạt yêu cầu 100%, trong đó loại giỏi 45 học viên đạt tỷ lệ 49%, loại khá 46 học viên đạt 51%.

* Chiểu ngày 07/12/2016, tại xã Đồng Cương Đoàn Đại biểu HĐND Huyện gồm các ông, bà: Nguyễn Thanh Hoài – HUV, Chánh Thanh tra huyện; Kim Văn Ba – Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Bình Định; Phạm Hoài Hưng – Phó Trưởng ban quản lý dự án – xây dựng công trình đã có buổi tiếp xúc với cử tri 3 xã: Đồng Cương, Bình Định và Thị trấn Yên Lạc.

Cùng dự có đại diện lãnh đạo các phòng, ban, ngành đoàn thể của huyện; lãnh đạo 3 xã và đông đảo cử tri 3 xã.

Tại buổi tiếp xúc, đoàn đại biểu HĐND huyện Yên Lạc đã báo cáo tóm tắt dự kiến nội dung chương trình kì họp thứ 3 HĐND huyện Yên Lạc khóa XVIII nhiệm kì 2016 – 2021 sẽ thông qua gồm: kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT - XH năm 2016, nhiệm vụ phát triển KTXH năm 2017; nội dung của 7 nghị quyết, chuyên đề mà kì họp thứ 3 HĐND huyện sẽ thông qua về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đầu tư công, dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ vốn đầu tư… đồng thời trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri các xã trước trong và sau kì họp thứ 2 HĐND huyện Yên Lạc khóa XVIII nhiệm kì 2016 – 2021 về cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp, việc chuyển đổi hình thức hoạt động HTX NN; vấn đề luồng tiêu thoát nước đoạn đường tỉnh lộ 303 tại 2 xã Đồng Cương và Bình Định; vấn đề đường giao thông,…

Các cử tri đã bày tỏ sự phấn khởi trước kết quả phát triển kinh tế - xã hội của huyện năm 2016 và kiến nghị với HĐND huyện xem xét chỉ đạo các cơ quan chức năng giải quyết một số nội dung về: vấn đề VSMT,

đề nghị giải quyết, xử lý nghiêm các hộ sản xuất kinh doanh giết mổ gà, vịt đổ nước thải ra đường gây bức xúc trong nhân dân; có biện pháp xử lý đối với các hộ gia đình lấn chiếm, lấy đất canh tác làm nhà ở; đề nghị đội CSGT huyện tăng cường làm nhiệm vụ tại các điểm nút đèn tín hiệu giao thông và làm việc đúng làn đường quy định; việc chuyển đổi HTX NN kiểu cũ sang HTX NN kiểu mới chưa hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp của nhân dân; quan tâm, hỗ trợ đầu tư giống cho bà con phát triển nông nghiệp… Thay mặt Tổ Đại biểu HĐND huyện, ông Nguyễn Thanh Hoài - đã giải trình và làm rõ các kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền. Đối với các ý kiến không thuộc thẩm quyền, Tổ Đại biểu HĐND huyện nghiêm túc tiếp thu, tổng hợp để trình HĐND huyện trong kỳ họp thứ 3 HĐND huyện sắp tới.

* Sáng 7/12/2016, tại xã Nguyệt Đức, đoàn đại biểu HĐND huyện Yên Lạc do đồng chí Trần Gia Bằng, phó bí thư huyện ủy, chủ tịch UBND huyện Yên Lạc làm trưởng đoàn đã có buổi tiếp xúc với 150 cử tri thuộc 3 xã Nguyệt Đức, Văn Tiến và Yên Phương. Cùng đi có ông Nguyễn Khoa Văn - Thường

Page 29: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ về nguyên tắc “nói đi đôi với làm”yenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon TT KT XH/BT YEN...năm qua công tác Đoàn và

29THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

vụ huyện ủy, Trưởng ban dân vận, Chủ tịch UB.MTTQ huyện Yên Lạc; ông Nguyễn Xuân Cận - HUV, Trưởng phòng Nội vụ huyện; Ông Hoàng Kim Đoàn – Phó trưởng ban pháp chế HĐND huyện; bà Đào Thị Yên – Bí thư đoàn thanh niên xã Yên Phương; đại diện một số ban, ngành, đoàn thể của huyện. Tại buổi tiếp xúc, đoàn đại biểu HĐND huyện Yên Lạc đã báo cáo tóm tắt dự kiến nội dung chương trình kì họp thứ 3 HĐND huyện Yên Lạc khóa XVIII nhiệm kì 2016 – 2021 sẽ thông qua gồm: kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT - XH năm 2016, nhiệm vụ phát triển KTXH năm 2017; nội dung của 7 nghị quyết, chuyên đề mà kì họp thứ 3 HĐND huyện sẽ thông qua về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đầu tư công, dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ vốn đầu tư… đồng thời trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri các xã trước trong và sau kì họp thứ 2 HĐND huyện Yên Lạc khóa XVIII nhiệm kì 2016 – 2021 về cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp, việc chuyển đổi hình thức hoạt động ợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ sang hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới; vấn đề sử dụng đất; vấn đề luồng tiêu; vấn đề đường giao thông; vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cấp kinh phí xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các công trình văn hóa, trường học… trong chương trình xây dựng NTM ở các địa

phương… Cử tri 3 xã bày tỏ phấn khởi trước những kết quả phát triển kinh tế - xã hội mà huyện nhà đã đạt được trong năm 2016, đồng tình với dự kiến nội dung, chương trình kì họp thứ 3 HĐND huyện và đề nghị HĐND cần tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, giám sát, thực thi pháp luật; vấn đề thông tin tuyên truyền, định hướng dư luận; vấn đề quản lý ruộng đất, đường xá, mương máng, xây dựng quy hoạch nghĩa trang nhân dân ở làng Đinh Xá – xã Nguyệt Đức còn nhiều bất cập, yếu kém; một số thôn, làng vẫn chưa có nhà hội họp; vấn đề vệ sinh môi trường; cần quy hoạch, xây dựng bản đồ hành chính, địa giới thôn, xã hợp lí; có cơ chế, chính sách thích hợp quan tâm tới đời sống của nhân dân địa phương; cần đưa vấn đề hiện nay đại bộ phận người dân không mặn mà với đồng ruộng vào Nghị quyết để triển khai thực hiện… Tại buổi tiếp xúc, ông Trần Gia Bằng, phó bí thư huyện ủy, chủ tịch UBND huyện Yên Lạc đã thay mặt tổ đại biểu HĐND huyện Yên Lạc giải trình, làm rõ các ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền; những ý kiến khác tổ đại biểu HĐND huyện ghi nhận và tổng hợp để phản ánh, giải quyết trong kì họp tới.

* Chiều 8/12/2016, tại xã Trung Kiên tổ đại biểu HĐND huyện Yên Lạc do bà Trịnh Thị Thoa, phó chủ tịch HĐND huyện Yên Lạc khóa

XVIII nhiệm kỳ 2016 – 2021 làm trưởng đoàn đã có buổi tiếp xúc với cử tri 3 xã Trung Kiên, Trung Hà và Liên Châu. Tại buổi tiếp xúc, tổ đại biểu HĐND huyện đơn vị số 5 đã thông báo đến cử tri thời gian, nội dung chương trình kỳ họp thứ 3 HĐND huyện và thông tin tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội huyện năm 2016, phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; trả lời một số ý kiến, kiến nghị của cử tri 3 xã trước, trong và sau kì họp thứ 2 HĐND huyện về việc cho thành lập chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối tiêu hồng trên địa bàn xã Liên Châu phục vụ nội địa và xuất khẩu theo mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới; vấn đề tiêu thoát nước, VSMT nông thôn ở các xã vùng bãi ven sông; việc xây dựng khu kinh tế trang trại; đầu tư nâng cấp tuyến đường liên xã từ Gành Đá (Trung Kiên) đi Thôn 1 (Trung Hà); vấn đề nâng cấp mặt đê bối và hệ thống đèn điện chiếu sáng trên tuyến đường đê bối; vấn đề cấp đổi, cấp lại quyền sử dụng đất… Các đại biểu cũng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri 3 xã về các lĩnh vực VSMT, đất đai, sản xuất nông nghiệp, văn hóa như: các hộ dân tham gia phát triển KT trang trại gây ô nhiễm môi trường; việc đấu giá quyền sử dụng đất ở địa phương còn nhiều bất cấp, chưa mang lại lợi ích cho nhân dân địa phương; số tiền đấu giá đất khu tái định cư được dùng vào mục đích

Page 30: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ về nguyên tắc “nói đi đôi với làm”yenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon TT KT XH/BT YEN...năm qua công tác Đoàn và

30 THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

gì; phân bổ kinh phí cho thôn Mai Yên để thôn đầu tư chỉnh trang, xây dựng, mở rộng khu sân chơi thể thao; việc quản lý địa giới hành chính còn lỏng lẻo dẫn đến hơn 50 mẫu đất thuộc địa phận các xã vùng bãi không có đơn vị quản lý…

Các ý kiến của cử tri đã được đại biểu HĐND huyện ghi nhận và giải trình. Những ý kiến không thuộc thẩm quyền sẽ được HĐND huyện tổng hợp, gửi đến các ngành chức năng xem xét giải quyết.

* Sáng ngày 08/12/2016, tại xã Yên Đồng, Tổ đại biểu HĐND huyện Yên Lạc gồm các ông, bà: ông Nguyễn Văn Tần – HUV, Chủ tịch Hội Nông dân huyện; Quách Văn Tuấn – HUV, Trưởng phòng Văn hóa – TT huyện; Nguyễn Thị Diệp – Phó trưởng Ban KT - XH HĐND huyện; Nguyễn Thị Hạt – Phó hiệu trưởng Trường Mầm non xã Yên Đồng; Nguyễn Văn Toan – GĐ công ty Xây dựng huyện Yên Lạc đã có buổi tiếp xúc với cử tri của 02 xã Yên Đồng và Tam Hồng. Dự buổi tiếp xúc có đại diện lãnh đạo một số cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của huyện, của xã và 160 cử tri của 2 xã Yên Đồng và Tam Hồng. Tại buổi tiếp xúc, ông Nguyễn Văn Tần – HUV, Chủ tịch Hội Nông dân huyện thay mặt Tổ đại biểu HĐND huyện Yên Lạc thông báo với cử tri nội dung và kết quả của kỳ họp thứ 2 HĐND huyện khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016 – 2021; trả lời kiến nghị của cử tri sau

kỳ họp thứ 2 HĐND huyện; thông báo nội dung dự kiến kỳ họp thứ 3 HĐND huyện; báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện trong năm 2016; phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017.

Cử tri phản ánh ý kiến, kiến nghị một số các vấn đề liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận QSD đất, đất dịch vụ cho bà con nhân còn chậm; đề nghị đầu tư, nâng cấp cho Đài truyền thanh của xã, thôn để đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân; hỗ trợ thêm kinh phí cho các nhà văn hóa thôn; hệ thống thủy lợi xuống cấp, đặc biệt là luồng tiêu thoát nước từ Tam Hồng về Yên Đồng chưa được duy tu, nạo vét làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của bà con nhân dân. Tổ đại biểu HĐND huyện đã trực tiếp giải trình và yêu cầu các cơ quan chuyên môn trả lời một số kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền; các ý kiến còn lại đoàn tiếp thu, tổng hợp trình HĐND huyện và các ngành chức năng cấp trên xem xét, giải quyết.

* Sáng ngày 9/12/2016 tại Khu di tích Đền – Chùa Nhật Chiêu xã Liên Châu, Uỷ ban nhân dân xã Liên Châu đã tổ chức lễ khánh thành công trình tôn tạo tu bổ di tích lịch sử văn hoá Đền – Chùa Nhật Chiêu. Dự buổi lễ có ông Ngô Văn Dụ - Nguyên UV Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm UBKT Trung ương;

đại diện lãnh đạo Trung ương Hội phật giáo Việt Nam; đ/c Vũ Chí Giang – TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Sở Văn hoá, thể thao&du lịch, Sở Nội vụ; các đ/c đại diện lãnh đạo Huyện uỷ, HĐND, UBND, UB MTTQ Việt Nam huyện Yên Lạc; đại diện nhà tài trợ; đại diện nhân dân 2 làng Nhật Chiêu, Nhật Tiến. Sau 5 năm triển khai đến nay các hạng mục đã hoàn thành theo đúng tiến độ và đảm bảo kỹ mĩ thuật theo kế hoạch với tổng kinh phí thực hiện trên 23 tỷ đồng cho 2 giai đoạn.

* Sáng ngày 09/12/2016, tại xã Tề Lỗ, Tổ đại biểu HĐND huyện (đơn vị bầu cử số 2) gồm các ông, bà: Nguyễn Thị Huấn – TVHU, Trưởng Ban tổ chức huyện ủy; Nguyễn Quốc Thịnh – UVBTV, Trưởng Ban KT-XH HĐND huyện; Trần Ngọc Giang – HUV, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Đồng Văn; Đặng Kiều Oanh – HUV, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện; Nguyễn Trung Long – Bí thư đảng ủy, GĐ TT y tế huyện; Nguyễn Văn Hùng – Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện đã có buổi tiếp xúc trước kỳ họp thứ 3, HĐND huyện khoá XVIII với cử tri 3 xã: Tề Lỗ, Trung Nguyên và Đồng Văn. Cùng dự có lãnh đạo một số cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của huyện

Thay mặt tổ đại biểu, ông Trần Ngọc Giang – HUV, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Đồng Văn đã thông báo

Page 31: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ về nguyên tắc “nói đi đôi với làm”yenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon TT KT XH/BT YEN...năm qua công tác Đoàn và

31THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

với cử tri tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện năm 2016; phương hướng, nhiệm vụ năm 2017; nội dung kỳ họp thứ 2 của HĐND huyện; dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp thứ 3, HĐND huyện khóa XVIII; thông báo trả lời ý kiến kiến nghị cử tri trước và sau kỳ họp thứ 2, HĐND huyện.

Tại buổi tiếp xúc, cử tri 3 xã kiến nghị tới HĐND huyện một số vấn đề đang được nhân dân các địa phương quan tâm đó là: đề nghị giải quyết đất đình chùa thuộc quỹ đất 1, trả lại đất dịch vụ đường 203 cho bà con nhân dân; hoàn thành và duy tu 1 số đường giao thông nông thôn, GTNĐ, có kế hoạch nạo vét các hệ thống kênh mương tại xã Đồng Văn, nâng cấp tu sửa trạm bơm nước để phục vụ bà con nhân dân SX NN… Tiếp thu, giải trình một số ý kiến theo thẩm quyền, đồng thời yêu cầu các cơ quan chuyên môn, lãnh đạo các xã trả lời kiến nghị của cử tri. Những ý kiến khác, tổ đại biểu HĐND huyện tổng hợp, trả lời cử tri vào lần tiếp xúc sau kỳ họp

* Thiết thực hướng tới hoạt động chào mừng 20 năm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc và thực hiện chương trình tình nguyện mùa đông năm 20116 và xuân tình nguyện 2017. Ngày 12/12/2016 được sự đồng ý của thường trực huyện ủy, BTV huyện Đoàn Yên Lạc, chi đoàn Dân Đảng tổ chức vệ sinh trụ sở huyện

ủy Yên Lạc, vận động ĐVTN trong chi Đoàn quyên góp ủng hộ cho chương trình tình nguyện mùa đông năm 2016 và xuân tình nguyện 2017 được 600.000đ. Thông qua chương trình phát huy vai trò xung kích tình nguyện của Đoàn viên thanh niên trong chi đoàn góp phần xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp. Tạo không khí thi đua sôi nổi trong cán bộ, đoàn viên, thanh niên chào mừng 20 năm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc, tiến tới Đại hội Đoàn các cấp và Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Yên Lạc lần thứ XX.

* Thực hiện chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm học 2016-2017. Được sự đồng ý của thường trực huyện ủy, tỉnh Đoàn Vĩnh Phúc, ngày 12/12/2016 BTV huyện Đoàn phối hợp với chi bộ BGH trường THPT Đồng Đậu tổ chức chương trình tọa đàm, tư vấn giáo dục sức khỏe sinh sản cho đoàn viên, thanh niên năm 2016.

Về dự chương trình có đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn – Phó Bí thư thường trực tỉnh Đoàn Vĩnh Phúc, đồng chí Lê Văn Nhượng – Phó giám đốc chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình sở Y tế, bác sĩ Hoàng Phương Thảo- Trưởng phòng Dân số - Chi cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình- Sở Y tế và toàn thể thầy giáo cô giáo và học sinh trong toàn trường.

Thông qua chương trình tọa đàm tư vấn sức khỏe sinh sản cho đoàn viên, thanh niên giúp các em nâng cao kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc, bảo vệ bản thân, khả năng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho độ tuổi vị thành niên, đoàn viên, thanh niên và đặc biệt là nữ thanh niên. Từ đó nâng cao ý thức Đoàn viên, vị thành niên, thanh niên trong công tác phòng, chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục, phòng chống tai nạn thương tích, bạo lực học đường. Trở thành con người có ích cho xã hội.

* Ngày 14/12/2016 tại Hội trường Trung tâm Văn hoá – thể thao huyện, Uỷ ban MTTQ huyện và UBND huyện phối hợp tổ chức hội nghị Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XIV và sau kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh khoá XVI. Tới dự hội nghị đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh có ông Trần Văn Tiến – TUV, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc, bà Phùng Thị Thường – Đại biểu Quốc hội; đoàn đại biểu HĐND tỉnh có ông Hoàng Văn Dũng – Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND huyện, tổ trưởng Đoàn đại biểu HĐND tỉnh; ông Vũ Giang Hậu, bà Lê Thị Thuý Ngân, đại diện lãnh đạo một số sở, ngành. Ở huyện có ông Nguyễn Văn Độ - TUV, Bí thư Huyện uỷ; đại diện lãnh đạo các ban Xây

Page 32: BÁC HỒ DẠY CÁN BỘ về nguyên tắc “nói đi đôi với làm”yenlac.vinhphuc.gov.vn/Content/UpLoads/FileUploads/Cuon TT KT XH/BT YEN...năm qua công tác Đoàn và

32 THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI

dựng Đảng, HĐND, UBND, UB MTTQ huyện, các đoàn thể, các cơ quan thuộc UBND huyện; Công an huyện, Bảo hiểm xã hội huyện, Ngân hàng Chính sách xã hội, Thuỷ lợi Yên Lạc; đại diện Thường trực Đảng uỷ, HĐND, UBND các xã, thị trấn. Ông Trần Văn Tiến – TUV, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc báo cáo kết qủa kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XIV; ông Hoàng Văn Dũng - Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND huyện, tổ trưởng Đoàn đại biểu HĐND tỉnh báo cáo kết quả kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh khoá XVI. Các đại biểu cử tri dự hội nghị nhất trí cao với các báo cáo được thông qua tại hội nghị.

* Sáng 15/12/2016 tại Trung tâm Văn hoá – Thể thao huyện, Uỷ ban nhân dân huyện tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” giai đoạn 2000-2015 và triển khai nhiệm vụ công tác văn hoá – thông tin – thể thao năm 2017. Dự hội nghị, ở tỉnh có đồng chí Vũ Khánh – Phó Giám đốc Sở Thông tin truyền thông, đại diện lãnh đạo Sở Văn hoá, thể thao & du lịch; ở huyện có đ/c Hoàng Văn Dũng – Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND huyện, các đ/c đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, các ban Xây dựng Đảng; thành viên Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” huyện, thủ

trưởng các cơ quan thuộc UBND huyện; ở xã, thị trấn có các đ/c là đại diện lãnh đạo UBND, UB MTTQ, công chức văn hoá xã hội; các tập thể cá nhân gia đình được khen thưởng. Tổng kết 15 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, UBND huyện tặng giấy khen cho 18 tập thể là các xã, thị trấn, cơ quan huyện, thôn, tổ dân phố và 13 gia đình tiêu biểu xuất sắc.

* Sáng ngày 16/12/2016 tại Trung tâm Văn hoá thể thao huyện, UBND huyện Yên Lạc tổ chức hội diễn ca múa nhạc không chuyên năm 2016 chào mừng kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Vĩnh Phúc (01/01/1997 – 01/01/2017). Tham gia hội diễn, mỗi đội phải trải qua 03 tiết mục với các thể loại như: đơn ca, song ca, tốp ca... Do chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, từ khâu tuyển chọn đến khâu tập luyện nên các đội đã đem đến cho hội diễn nhiều tiết mục văn hóa, văn nghệ đặc sắc, được dàn dựng công phu với các chủ đề ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, ca ngợi những thành tựu đổi mới trên tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Yên Lạc sau 20 năm tái lập tỉnh.

Kết thúc hội diễn, Ban tổ chức đã trao các giải Nhất, Nhì, Ba cho các đơn vị có tiết mục đặc sắc nhất, đồng thời

trao các giải khuyến khích và giải tiết mục xuất sắc nhất cho các đội dự thi.

* Ngày 26/12/2016, tại Trung tâm Văn hoá thể thao huyện, Ban Thường vụ Huyện uỷ Yên Lạc đã tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII. Dự và trực tiếp truyền đạt các nội dung: Nghị quyết số 05, 06 và Kết luận số 09 về kinh tế và tình hình kinh tế xã hội, ngân sách Nhà nước có PGS. TS Ngô Quang Minh – Nguyên Viện trưởng Viện kinh tế, Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; dự chỉ đạo và trực tiếp truyền đạt Nghị quyết số 04- NQ/TW ngày 30 tháng 10 năm 2016 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ có đ/c Nguyễn Văn Độ - TUV, Bí thư Huyện uỷ; Hoàng Văn Dũng – Phó Bí thư TT Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện; Trần Gia Bằng – Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện; Các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành đảng bộ; trưởng, phó các phòng, ban, ngành, đoàn thể, Báo cáo viên cấp huyện, Uỷ viên UBKT Huyện uỷ, giảng viên Trung tâm BDCT huyện; Bí thư, Phó Bí thư chi, đảng bộ trực thuộc; Chủ tịch HĐND, UBND xã, thị trấn; Trưởng Ban Tuyên giáo các Đảng ủy trực thuộc./.