bÀi 2: cÁc loẠi chỨng khoÁneldata11.topica.edu.vn/hoclieu/v1.0/fin301/giao trinh/04... ·...

40
Bài 2: Các loại chứng khoán FIN301_Bai 2_v1.0011101210 27 BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁN Mục tiêu Hiểu được khái niệm, đặc điểm của từng loại chứng khoán Phân biệt rõ được những điểm giống và khác nhau giữa các loại chứng khoán Nhận dạng được các lợi ích, rủi ro và đặc điểm thanh khoản của chứng khoán làm cơ sở cho việc lựa chọn loại chứng khoán phát hành, hoặc đầu tư. Thời lượng học Nội dung 15 tiết Khái niệm, đặc điểm của chứng khoán Trái phiếu: Khái niệm, đặc điểm, các loại trái phiếu và lãi suất Cổ phiếu: khái niệm, đặc điểm, các loại cổ phiếu và giá trị của cổ phiếu Phân biệt sự giống và khác nhau giữa cổ phiếu và trái phiếu Quỹ đầu tư và Chứng chỉ quỹ đầu tư Các loại chứng khoán phái sinh: quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn…

Upload: others

Post on 02-Dec-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

FIN301_Bai 2_v1.0011101210 27

BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁN

Mục tiêu

Hiểu được khái niệm, đặc điểm của từng loại chứng khoán

Phân biệt rõ được những điểm giống và khác nhau giữa các loại chứng khoán

Nhận dạng được các lợi ích, rủi ro và đặc điểm thanh khoản của chứng khoán làm cơ sở cho việc lựa chọn loại chứng khoán phát hành, hoặc đầu tư.

Thời lượng học Nội dung

15 tiết Khái niệm, đặc điểm của chứng khoán

Trái phiếu: Khái niệm, đặc điểm, các loại trái phiếu và lãi suất

Cổ phiếu: khái niệm, đặc điểm, các loại cổ phiếu và giá trị của cổ phiếu

Phân biệt sự giống và khác nhau giữa cổ phiếu và trái phiếu

Quỹ đầu tư và Chứng chỉ quỹ đầu tư

Các loại chứng khoán phái sinh: quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn…

Page 2: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

28 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP

Tình huống

Công ty than Bình Minh hiện có 50 triệu cổ phần phổ thông đang lưu hành. Sắp tới công ty sẽ triển khai một dự án thăm dò khai thác mỏ than mới nên cần huy động thêm rất nhiều tiền. Giám đốc tài chính đề xuất công ty đi vay tiền tại các ngân hàng có mối quan hệ tốt lâu nay. Tổng giám đốc cho rằng công ty phải tận dụng lợi thế của một công ty cổ phần, công ty sẽ phát hành chứng khoán để huy động vốn. Trước mắt công ty phát hành cổ phiếu, sau này khi công ty phát triển mạnh hơn sẽ phát hành thêm trái phiếu, chứng chỉ quỹ và quyền mua cổ phần.

Câu hỏi

Theo anh (chị), ý kiến của tổng giám đốc công ty đúng hay sai? Giải thích?

Page 3: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

FIN301_Bai 2_v1.0011101210 29

2.1. Khái niệm và đặc điểm của chứng khoán

2.1.1. Khái niệm và phân loại chứng khoán

Khái niệm:

Chứng khoán (Securities) là gì?

Có nhiều quan điểm khác nhau về chứng khoán tùy theo mục đích tiếp cận. Theo Luật Chứng khoán của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Việt Nam: "Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử”.

Như vậy, trước hết, chứng khoán là một bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán. Tùy theo loại chứng khoán đầu tư mà người sở hữu chứng khoán có được các quyền và lợi ích khác nhau. Nếu đầu tư mua cổ phiếu, nhà đầu tư có quyền là người chủ sở hữu một phần vốn của công ty cổ phần, được hưởng thu nhập do cổ phiếu mang lại đó là cổ tức. Nếu đầu tư mua trái phiếu, nhà đầu tư có quyền là chủ nợ đối với tổ chức phát hành, được hưởng thu nhập do trái phiếu mang lại đó là trái tức. Ngoài ra, nhà đầu tư còn có quyền chuyển nhượng chứng khoán do mình nắm giữ theo các quy định của pháp luật. Vì thế, chứng khoán có thể được mua bán và được lưu thông với tư cách là hàng hoá trên thị trường chứng khoán (TTCK).

Thứ hai, tùy theo điều kiện phát triển kinh tế nói chung, tình hình phát triển TTCK của mỗi quốc gia nói riêng mà chứng khoán có thể phát hành theo một, hai hoặc cả ba hình thức: chứng chỉ, bút toán ghi sổ, dữ liệu điện tử. Ở những nước phát triển, chứng khoán thường được phát hành dưới hình thức bút toán ghi sổ và dữ liệu điện tử. Ở những nước TTCK chưa phát triển, chứng khoán thường được phát hành dưới hình thức chứng chỉ.

Phân loại chứng khoán

Chứng khoán có nhiều loại. Tùy theo các tiêu thức phân loại mà có thể chia chứng khoán thành các loại khác nhau.

o Theo khả năng chuyển nhượng, chứng khoán được phân thành chứng khoán ghi danh (đích danh / ghi tên) và chứng khoán vô danh (không ghi tên).

Chứng khoán ghi danh là loại chứng khoán có ghi tên người chủ sở hữu. Loại chứng khoán này được phép chuyển nhượng nhưng phải tuân theo những quy định pháp lý cụ thể về chuyển nhượng quyền sở hữu, như thủ tục xác nhận của tổ chức phát hành, hoặc của cơ quan công chứng.

Chứng khoán vô danh là loại chứng khoán không ghi tên người chủ sở hữu. Loại chứng khoán này được chuyển nhượng dễ dàng, không phải tuân theo những quy định pháp lý cụ thể về chuyển nhượng quyền sở hữu. Người mua có trách nhiệm chi trả cho người bán theo giá cả đã được xác định.

Page 4: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

o Theo tính chất sở hữu và nguồn gốc của chứng khoán, các chứng khoán được phân thành chứng khoán vốn, chứng khoán nợ, chứng khoán phái sinh.

Chứng khoán vốn (Equity Securities): là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn của tổ chức phát hành. Người mua chứng khoán này (cổ phiếu - stock hoặc các loại chứng khoán khác đại diện cho một tỉ lệ sở hữu) có vai trò là người chủ sở hữu một phần vốn của tổ chức phát hành chứng khoán.

Chứng khoán nợ (Debt Securities): là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành. Người mua chứng khoán này có vai trò là người chủ nợ, người cho vay đối với tổ chức phát hành chứng khoán. Tổ chức phát hành có nghĩa vụ trả cho người sở hữu chứng khoán nợ một khoản tiền nhất định bao gồm cả gốc và lãi trong những khoảng thời gian đã xác định.

Chứng khoán phái sinh (Derivatives Securities) là các công cụ tài chính có nguồn gốc từ chứng khoán và có quan hệ chặt chẽ với chứng khoán gốc như: quyền mua cổ phần (rights certificate), chứng quyền (warrants), quyền chọn (options), hợp đồng kỳ hạn (forward), hợp đồng tương lai (future), hợp đồng hoán đổi (swap)...

o Theo thu nhập do chứng khoán mang lại, chứng khoán được chia thành:

Chứng khoán có thu nhập cố định (trái phiếu có lãi suất cố định, cổ phiếu ưu đãi),

Chứng khoán có thu nhập biến đổi (trái phiếu có lãi suất thả nổi, cổ phiếu thường).

2.1.2. Đặc điểm của chứng khoán Chứng khoán có nhiều loại, mỗi loại có những điểm khác nhau nhất định, nhưng chúng đều có các đặc trưng cơ bản sau:

Tính sinh lợi (Yield): Tính sinh lợi của chứng khoán là khả năng đem lại thu nhập cho người sở hữu chúng.

Các chứng khoán luôn chứa đựng một khả năng sinh lợi nhất định bởi lẽ khi phát hành ra chúng, nhà phát hành luôn hứa hẹn, cam kết một khoản thu nhập sẽ thanh toán cho nhà đầu tư, chính vì điều này mà nhà đầu tư mới bỏ vốn mua chứng khoán với tư cách là một hoạt động đầu tư.

Với các loại chứng khoán khác nhau thì mức độ và tính chất các khoản thu nhập mà chứng khoán đem lại cho người nắm giữ cũng khác nhau. Có những loại chứng khoán mà thu nhập của nó cho nhà đầu tư tương đối ổn định trong suốt thời gian đầu tư, ngược lại có những loại chứng khoán mà thu nhập của chúng hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng, hiệu quả các hoạt động kinh tế của tổ chức phát hành, cũng như tình hình quan hệ cung cầu loại chứng khoán đó trong nền kinh tế. Đối

Page 5: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

FIN301_Bai 2_v1.0011101210 31

với cổ phiếu, người nắm giữ cổ phiếu sẽ được hưởng cổ tức hàng năm khi công ty cổ phần hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và quyết định chi trả cổ tức cho cổ đông, ngoài ra họ còn có thể có thêm một khoản thu nhập tiềm năng trong tương lai dưới dạng chênh lệch giá chứng khoán nếu giá thị trường của cổ phiếu tăng. Đối với trái phiếu, theo các kỳ hạn cam kết của tổ chức phát hành, các trái chủ được quyền nhận trái tức, ngoài ra họ cũng có thể nhận thêm một khoản thu nhập thứ hai là chênh lệch giá nếu giá thị trường của trái phiếu đó tăng lên.

Tính rủi ro (Risk): Tính rủi ro của chứng khoán là khả năng xảy ra những sự cố không lường trước, và khi nó xảy ra làm thu nhập thực tế khác thu nhập dự kiến.

Rủi ro cũng có thể hiểu là những hệ quả bất lợi ngoài sự kiểm soát của người chủ sở hữu, là yếu tố khó tránh khỏi trong đầu tư và kinh doanh. Đó là việc không thu được lãi và / hoặc vốn đã bỏ ra ban đầu. Có những rủi ro chung cho tất cả các loại chứng khoán (rủi ro hệ thống), và cũng có những rủi ro riêng gắn liền với từng loại chứng khoán nhất định (rủi ro không hệ thống). Các chứng khoán khác nhau, thì mức độ và tính chất rủi ro sẽ khác nhau. Khi đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư có thể gặp các loại rủi ro sau:

o Rủi ro vỡ nợ: là rủi ro xảy ra khi người phát hành chứng khoán không thể thực hiện thanh toán đúng hạn các khoản lãi và gốc cho người mua chứng khoán. Rủi ro vỡ nợ có thể do rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính của tổ chức phát hành.

o Rủi ro lạm phát: Trong lĩnh vực đầu tư vào các công cụ tài chính, lạm phát làm cho mức sinh lời danh nghĩa có sự khác biệt so với mức sinh lời thật. Khi mức sinh lời danh nghĩa nhỏ hơn sự mất giá của đồng tiền thì đó chính là rủi ro lạm phát.

o Rủi ro hối đoái: khi nhà đầu tư trong nước mở rộng đầu tư chứng khoán trên thị trường vốn quốc tế, nếu sức mua của đồng ngoại tệ tại thời điểm thu hồi vốn đầu tư giảm so với lúc bỏ vốn đầu tư, sẽ làm cho nhà đầu tư bị thiệt thòi khi chuyển sang đồng bản tệ.

o Rủi ro thị trường: là những rủi ro do biến động trên TTCK gây ra dẫn đến giảm giá chứng khoán, giảm tính thanh khoản của chứng khoán.

o Rủi ro kĩ thuật: là những rủi ro do các sự cố kĩ thuật, hoặc kĩ năng tác nghiệp của những người hành nghề chứng khoán gây nên,v.v…

Các loại rủi ro liên quan đến đầu tư chứng khoán rất đa dạng. Hiểu rõ, tiên liệu và sẵn sàng có các giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa, phòng chống rủi ro là điều kiện có ý nghĩa quan trọng khi quyết định đầu tư vào chứng khoán. Xác định rủi ro còn là cơ sở xác định tỉ lệ lợi tức mong muốn trong đầu tư. Hơn thế nữa, trên TTCK, hàng hóa được giao dịch rất phong phú làm gia tăng cơ hội lựa chọn cho các nhà đầu tư. Song, vấn đề đặt ra là sự lựa chọn đó xuất phát từ những căn cứ nào? Rủi ro của chứng khoán là một trong những căn cứ quan trọng mà các nhà đầu tư phải tính toán, so sánh để có một quyết định tối ưu cho khoản đầu tư của mình.

Tính thanh khoản (Liquidity)

Tính thanh khoản của chứng khoán (còn được gọi là tính hoán tệ, tính lỏng, tính lưu thông) là khả năng chuyển đổi chứng khoán thành tiền của người nắm giữ chứng khoán.

Page 6: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

32 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Các chứng khoán khác nhau thì có tính thanh khoản khác nhau. Một chứng khoán được coi là có tính thanh khoản cao nếu nó có thể chuyển đổi thành tiền một cách dễ dàng trong thời gian ngắn và không có rủi ro sụt giảm giá trị tiền tệ của chứng khoán đó.

Tính thanh khoản của mỗi chứng khoán cao hay thấp phụ thuộc vào:

o Thời gian và chi phí cho việc chuyển đổi chứng khoán thành tiền,

o Việc đảm bảo, duy trì giá trị ban đầu của chứng khoán.

Một số yếu tố cơ bản tác động đến thời gian, chi phí và giá trị chứng khoán khi chuyển đổi là: loại chứng khoán, thị trường giao dịch (niêm yết hay không niêm yết), kết quả kinh doanh và triển vọng của doanh nghiệp phát hành, tình hình cung cầu thị trường...

Ba đặc trưng: tính sinh lợi, tính rủi ro, tính thanh khoản nói trên của chứng khoán có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Thông thường, các chứng khoán có rủi ro tiềm ẩn cao thì khả năng sinh lợi cao. Đó chính là yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư nắm giữ các chứng khoán có mức rủi ro dự kiến cao. Giữa khả năng sinh lợi và tính hoán tệ cũng có mối liên hệ mật thiết. Các chứng khoán có tính hoán tệ cao khi mức sinh lời cao đồng thời ít rủi ro. Vì vậy, các nhà đầu tư thường chọn các chứng khoán có tính hoán tệ cao, bởi những chứng khoán này thường có lợi thế trong giao dịch. Bất cứ lúc nào người nắm giữ chứng khoán cũng có thể bán nó với thời gian ngắn nhất, ở mức giá hợp lý nhất.

Tính sinh lợi của chứng khoán đã thu hút một số lượng nhất định nhà đầu tư nắm giữ chúng. Tuy nhiên, tính rủi ro lại là yếu tố tác động buộc họ phải cân nhắc xem lúc nào thì nên đầu tư nắm giữ chứng khoán và lúc nào nên rút vốn đầu tư. Còn tính thanh khoản của chứng khoán, sẽ chuyển hoá hình thức đầu tư trung và dài hạn thành ngắn hạn, làm linh hoạt hoá các công cụ đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chứng khoán có thể thu hồi vốn đầu tư hoặc di chuyển vốn đầu tư một cách dễ dàng.

Ý nghĩa

Không loại chứng khoán nào có lợi thế tuyệt đối. Vì vậy, nghiên cứu các đặc trưng của chứng khoán giúp người đầu tư lựa chọn loại chứng khoán phù hợp với tâm lý, khả năng tài chính và kết quả phân tích, đánh giá, dự báo về mỗi loại chứng khoán trong từng thời kỳ.

Mỗi nhà đầu tư có tâm lý khác nhau. Để phát triển TTCK, nhà nước cần có cơ chế tổ chức, quản lý phát hành thích hợp nhằm đa dạng hóa các loại chứng khoán phát hành. Đây cũng là điều kiện quan trọng để khai thác triệt để tiềm năng cung ứng vốn của nền kinh tế, nâng cao khả năng huy động vốn cho các tổ chức phát hành.

2.2. Trái phiếu (Bonds)

2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của trái phiếu Khái niệm

Trái phiếu là loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành phải trả cho người nắm giữ trái phiếu một khoản tiền xác định bao gồm khoản cho vay ban đầu và lãi trong những khoảng thời gian cụ thể.

Page 7: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

FIN301_Bai 2_v1.0011101210 33

Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành (Luật Chứng khoán của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006).

Đặc điểm của trái phiếu

o Trái phiếu là chứng khoán nợ và có thời hạn. Đến ngày đáo hạn, người sở hữu trái phiếu được tổ chức phát hành hoàn trả số tiền theo mệnh giá.

o Thông thường trái phiếu có lợi tức được xác định trước. Tùy theo từng loại trái phiếu mà lợi tức có thể là cố định hoặc thay đổi theo lãi suất thị trường.

o Mệnh giá trái phiếu luôn được thể hiện trên bề mặt của trái phiếu.

o Trái phiếu có thể chuyển nhượng cho người khác sở hữu (chuyển nhượng tự do hoặc có điều kiện).

o Quan hệ kinh tế – tài chính giữa người nắm giữ trái phiếu và tổ chức phát hành là quan hệ giữa chủ nợ và khách nợ.

Sự giống và khác nhau giữa vay ngân hàng với phát hành trái phiếu

o Giống nhau: cùng là quan hệ tín dụng, do đó:

Có 2 chủ thể chính tham gia (người cho vay và người đi vay).

Có thời hạn (ngắn, trung hoặc dài hạn), đến ngày đáo hạn, người đi vay có nghĩa vụ thanh toán nợ cho người cho vay. Trong phát hành trái phiếu, tổ chức phát hành có nghĩa vụ thanh toán cho người sở hữu trái phiếu số tiền theo mệnh giá.

Giá cả (lãi suất): có thể là cố định hoặc thay đổi theo lãi suất thị trường.

o Khác nhau:

Tín dụng ngân hàng: hai chủ thể tham gia quan hệ tín dụng thường thương lượng đàm phán về các điều khoản trước khi ký kết hợp đồng tín dụng, hoặc người cho vay (NHTM) chủ động đưa ra điều kiện cho vay.

Phát hành trái phiếu: về cơ bản không có sự thương lượng trước giữa tổ chức phát hành và nhà đầu tư. Người đi vay (tổ chức phát hành) thăm dò nhu cầu thị trường và chủ động quyết định các điều kiện vay.

Một số thuật ngữ liên quan đến trái phiếu

o Trái chủ (Bonders): Chủ sở hữu trái phiếu, là người bỏ vốn mua trái phiếu.

o Mệnh giá trái phiếu (Nominal Principal/ Face Amount/ Face of Value): Mệnh giá trái phiếu hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của trái phiếu. Mệnh giá trái phiếu thường được ghi trên trái phiếu, là số tiền mà tổ chức phát hành căn cứ vào đó để xác định trái tức (lợi tức trái phiếu) phải trả cho trái chủ. Mệnh giá cũng thể hiện số tiền người phát hành phải hoàn trả khi trái phiếu đến hạn thanh toán.

Page 8: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

34 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

o Giá phát hành (Issue Price): Là giá bán lần đầu của trái phiếu (giá mà nhà đầu tư mua trái phiếu khi nó được phát hành). Số tiền thuần mà tổ chức phát hành nhận được là hiệu số giữa giá phát hành và phí phát hành. Thông thường, giá phát hành được xác định theo tỷ lệ % của mệnh giá. Tùy theo tình hình của thị trường và điều kiện của người phát hành, tuỳ theo khoảng thời gian cách quãng giữa ngày bán trái phiếu và ngày phát hành mà giá phát hành trái phiếu có thể là 1 trong 3 trường hợp: hoặc giá phát hành bằng mệnh giá (ngang giá trái phiếu), hoặc giá phát hành cao hơn mệnh giá (giá gia tăng), hoặc giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá (giá chiết khấu).

o Thị giá trái phiếu (Market Price): Là giá trái phiếu được giao dịch, mua bán trên thị trường tại một thời điểm nhất định.

o Thời hạn của trái phiếu (Term to Maturity/ Maturity): là khoảng thời gian kể từ ngày phát hành trái phiếu đến ngày tổ chức phát hành hoàn trả số tiền gốc cho trái chủ. Ngày mà khoản vốn gốc trái phiếu được thanh toán gọi là ngày đáo hạn của trái phiếu. Thông thường, trái phiếu có thời hạn > 10 năm gọi là trái phiếu /Bonds, trái phiếu có thời hạn từ 1 đến 10 năm gọi là Notes, trái phiếu có thời hạn < 1 năm gọi là tín phiếu / Bills.

o Lãi suất danh nghĩa (Nominal Interest): là lãi suất mà tổ chức phát hành cam kết trả cho trái chủ. Lãi suất danh nghĩa thường được công bố theo một kỳ hạn nhất định, phổ biến là một năm. Thường thì lãi suất này cố định cho đến khi đáo hạn, tuy nhiên nó vẫn có thể thay đổi theo chỉ số thị trường tiền tệ hoặc theo thỏa thuận giữa tổ chức phát hành và trái chủ. Lãi suất danh nghĩa là căn cứ để xác định lợi tức của trái phiếu.

o Lợi tức trái phiếu (còn gọi là trái tức hay tiền lãi của trái phiếu) là số tiền lãi mà trái chủ thu được từ trái phiếu theo kỳ hạn trả lãi cam kết của tổ chức phát hành.

Lợi tức trái phiếu = Lãi suất (danh nghĩa) × Mệnh giá

o Kỳ trả lãi (Coupon Dated): Là khoảng cách (thời gian) giữa 2 thời điểm liên tiếp mà tại đó người phát hành trả lãi cho trái chủ. Lãi suất trái phiếu thường được công bố theo năm, nhưng việc thanh toán lãi trái phiếu có thể được thực hiện 6 tháng một lần.

2.2.2. Phân loại trái phiếu

2.2.2.1. Căn cứ vào chủ thể phát hành

Trái phiếu công ty (Corporate Bond)

Là loại trái phiếu do các công ty phát hành nhằm mục đích huy động vốn để thực hiện các dự án đầu tư của doanh nghiệp.

Ngoài các đặc điểm chung của trái phiếu, trái phiếu công ty còn có các đặc điểm sau:

o Hầu hết trái phiếu, tiền lãi trả cho trái chủ không phụ thuộc vào mức lợi nhuận của công ty phát hành trừ trái phiếu thu nhập (Income Bond).

Page 9: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

FIN301_Bai 2_v1.0011101210 35

o Trái chủ không có quyền bỏ phiếu và tham gia vào các hoạt động quản lý công ty.

o Trái phiếu đem lại cho trái chủ quyền ưu tiên phân chia tài sản khi công ty bị giải thể, hoặc phá sản (được ưu tiên hoàn trả trước khi hoàn vốn cho các chủ sở hữu của công ty).

Ở Việt Nam, trước năm 2006 chỉ có 1 số công ty như Công ty cho thuê tài chính quốc tế (VILC), Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp... phát hành trái phiếu. Từ năm 2006 thị trường trái phiếu doanh nghiệp bắt đầu sôi động khi các nhà đầu tư nước ngoài gia tăng nhu cầu mua rủi ro tín dụng của Việt Nam. Các tập đoàn và tổng công ty nhà nước có nhu cầu vốn lớn đã bắt đầu phát hành trái phiếu VND cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), tập đoàn tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin), BIDV lần lượt phát hành một số lượng lớn các trái phiếu 10 và 15 năm cho nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất, hoặc tăng vốn cấp 2 với tổng giá trị phát hành đến hàng ngàn tỉ đồng. Từ năm 2008 việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp có phần chững lại do tình hình lạm phát cao, lãi suất tăng, suy thoái kinh tế toàn cầu...

Trái phiếu công ty bao gồm nhiều loại như: trái phiếu không có đảm bảo, trái phiếu có đảm bảo, trái phiếu thu nhập, trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu có thể thu hồi... Mỗi loại thường chỉ khác nhau một số chi tiết nhỏ.

o Trái phiếu không có bảo đảm (Non Secured Bond): là loại trái phiếu khá thông dụng, nó được bảo đảm bằng uy tín của doanh nghiệp phát hành.

o Trái phiếu được bảo đảm (Secured Bond): là trái phiếu mà doanh nghiệp đem tài sản cụ thể của mình đảm bảo cho khả năng hoàn trả vốn cho trái chủ. Việc phát hành sẽ thông qua một tổ chức tài chính có khả năng bảo lãnh phát hành. Nếu doanh nghiệp không thanh toán trái phiếu đúng hạn thì trái chủ có quyền yêu cầu các cơ quan chức năng phát mại tài sản đó để thu hồi vốn và trái tức.

o Trái phiếu cầm cố (Mortage Bond): là trái phiếu được phát hành trên cơ sở vật cầm cố của doanh nghiệp, thường là bất động sản.

o Trái phiếu được bảo lãnh (Guaranteed Bond): là trái phiếu được một tổ chức khác đứng ra bảo lãnh thanh toán trái tức và vốn của trái phiếu đó khi trái phiếu không được thanh toán đúng hạn. Tổ chức bảo lãnh thường là các ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm...

o Trái phiếu thu nhập (Income Bond): là loại trái phiếu mà việc thanh toán lãi trái phiếu cho trái chủ phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phát hành; có lãi thì chia, không có lãi thì thôi, không có quy định tích lũy trái tức. Loại trái phiếu này thường phát hành khi doanh nghiệp mới phục hồi, giá bán của nó thường thấp hơn mệnh giá.

o Trái phiếu chuyển đổi (Convertible Bond): là loại trái phiếu có thể chuyển đổi sang cổ phiếu thường nếu như nó đáp ứng được các điều kiện chuyển đổi. Việc phát hành loại trái phiếu này nhằm làm tăng tính hấp dẫn cho đợt phát hành. Khi phát hành tổ chức phát hành thường quy định giá chuyển đổi, tỉ lệ chuyển đổi, thời gian chuyển đổi.

Page 10: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

36 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Giá chuyển đổi (Conversion Price - CP) có thể cố định trong suốt thời hạn của trái phiếu, hoặc thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể.

Ví dụ 1: một trái phiếu chuyển đổi có thời hạn 20 năm, trên trái phiếu quy định 5 năm đầu giá chuyển đổi là 2 USD một cổ phiếu thường; 5 năm kế tiếp là 2,5 USD; 10 năm còn lại là 3 USD một cổ phiếu thường.

Giá chuyển đổi cũng có thể quy định theo số lượng cổ phiếu được chuyển đổi. Ví dụ: 50 cổ phiếu đầu tiên chuyển đổi theo giá 2 USD, 100 cổ phiếu tiếp theo chuyển đổi theo giá 3 USD.

Tỉ lệ chuyển đổi (Conversion Ratio - CR) là số lượng cổ phiếu có thể chuyển đổi từ trái phiếu và có thể tính theo công thức: CR = F/CP (trong đó F là mệnh giá trái phiếu).

Ví dụ 2: Trái phiếu mệnh giá 1000.000 đ, giá chuyển đổi là 100.000 đ thì tỉ lệ chuyển đổi là 1000.000 / 100.000 = 10. Như vậy, cứ 1 trái phiếu thì chuyển đổi được 10 cổ phiếu hay có thể nói tỉ lệ chuyển đổi là 1:10.

Tại thời điểm chuyển đổi, nếu giá thị trường của trái phiếu ngang bằng với giá thị trường của số cổ phiếu được chuyển đổi thì việc chuyển đổi là ngang giá. Nếu giá thị trường của trái phiếu nhỏ hơn giá thị trường của số cổ phiếu được chuyển đổi thì việc chuyển đổi có lợi cho nhà đầu tư và ngược lại.

Ví dụ 3: Vào thời gian hiệu lực của việc chuyển đổi, giá thị trường của trái phiếu nêu trên là 1.200.000 đ; Giá cổ phiếu được chuyển đổi là 150.000 đ. Tổng giá thị trường của số cổ phiếu được chuyển đổi là 10 × 150.000 = 1.500.000 đ. Trong trường hợp này, nhà đầu tư nên thực hiện việc chuyển đổi, vì việc chuyển đổi mang lại cho nhà đầu tư một lượng giá trị gia tăng 300.000 đ / 1 trái phiếu chuyển đổi.

o Trái phiếu có thể thu hồi (còn gọi là trái phiếu hoàn vốn - Callable Bond): là loại trái phiếu mà doanh nghiệp có thể hoàn vốn cho trái chủ trước thời hạn. Việc hoàn vốn này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thời hạn của trái phiếu, hoặc cũng có thể quy định sau một thời hạn nào đó kể từ khi phát hành.

Trái phiếu Chính phủ (Government Bond)

Đây là công cụ vay nợ của Chính phủ nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách và xây dựng các công trình công cộng.

Đặc điểm của trái phiếu chính phủ (TPCP): là loại chứng khoán an toàn nhất vì có nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo nên giá TPCP trên thị trường thường ít biến động.

Có nhiều loại trái phiếu chính phủ:

o Theo thời gian lưu hành: Tín phiếu kho bạc (Treasury Bill), Tín phiếu kho bạc trung hạn (Treasury Notes), Trái phiếu kho bạc (Treasury Bond).

o Theo mục đích huy động trong từng đợt phát hành: công trái quốc gia, trái phiếu công trình (trái phiếu đầu tư), trái phiếu giáo dục, v.v...

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây Chính phủ đã phát hành nhiều loại trái phiếu khác nhau. Từ năm 2000 Chính phủ đã phát hành trái phiếu đặc biệt 20 năm, tổng giá trị lên tới 9.700 tỉ đồng với mục đích tăng vốn cho các ngân hàng thương mại (NHTM) quốc doanh. Năm 2007 là năm ghi nhận sự thành công về việc phát hành TPCP với số tiền huy động lên tới hàng chục ngàn tỉ đồng. Năm 2008 do ảnh hưởng của lạm phát, nên hoạt động phát hành TPCP bị suy giảm mạnh. Năm 2009,

Page 11: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

FIN301_Bai 2_v1.0011101210 37

môi trường lãi suất thấp là yếu tố thuận lợi cho việc phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, những đợt phát hành TPCP đầu năm 2009 vừa qua vẫn chưa tận dụng được môi trường thuận lợi, do lãi suất trần đưa ra quá thấp so với yêu cầu của nhà đầu tư.

Cùng với việc phát hành trái phiếu bằng nội tệ, tháng 3/2009, Chính phủ Việt Nam lần đầu tiên phát hành trái phiếu ngoại tệ ở trong nước với quy mô 300 triệu USD chia làm 3 gói với 3 kỳ hạn 1, 2, 3 năm. Do lãi suất trần khống chế khá thấp, đợt phát hành chỉ huy động được 230 triệu USD.

Trái phiếu chính quyền địa phương

Đây là loại trái phiếu do các cấp chính quyền địa phương phát hành nhằm huy động vốn để thực hiện các công trình cơ sở hạ tầng hoặc các dự án phát triển địa phương.

Ở Việt Nam, TP.HCM là địa phương đầu tiên thực hiện việc phát hành trái phiếu địa phương từ năm 2004 với tổng giá trị phát hành đạt trên 2000 tỉ VND, Hà Nội cũng đã phát hành trái phiếu địa phương để xây dựng cầu Vĩnh Tuy...

2.2.2.2. Căn cứ vào phương thức trả lãi Trái phiếu trả lãi trước (còn gọi là trái phiếu chiết khấu)

Định nghĩa

Trái phiếu trả lãi trước là: Trái phiếu mà khi phát hành, tổ chức phát hành thanh toán ngay tiền lãi trái phiếu cho người mua bằng cách khấu trừ tiền lãi vào mệnh giá.

Trái phiếu này có đặc điểm là được phát hành theo giá chiết khấu, tiền lãi được thanh toán một lần vào thời điểm phát hành, khi đến hạn thanh toán, tổ chức phát hành chỉ hoàn trả số tiền bằng mệnh giá của trái phiếu.

Ví dụ: Tín phiếu kho bạc mệnh giá 100.000 đ, thời hạn một năm, lãi suất 10% / năm, phát hành theo hình thức chiết khấu. Giá phát hành (giá mua trái phiếu khi phát hành) là:

100.000 đồng – 10% × 100.000 đồng = 90.000 đồng.

Đến ngày đáo hạn, tổ chức phát hành (kho bạc nhà nước) sẽ trả cho trái chủ số tiền theo mệnh giá 100.000 đồng.

Lãi suất thực (lãi trả sau) của trái phiếu này sẽ là:

(100.000 – 90.000) / 90.000 = 0,1111 hay 11,11% / năm

Trái phiếu trả lãi định kỳ

Là trái phiếu mà trái tức được thanh toán cho trái chủ theo những kỳ hạn nhất định nào đó (thông thường là 6 tháng hoặc một năm). Đến những kỳ hạn đã cam kết, trái chủ được tổ chức phát hành thanh toán trái tức của kỳ trả lãi.

Page 12: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

38 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Trái phiếu trả lãi sau

Là loại trái phiếu mà toàn bộ trái tức được thanh toán một lần vào thời điểm trái phiếu đáo hạn. Trái tức được xác định căn cứ vào mệnh giá, lãi suất, thời hạn của trái phiếu và được thanh toán cho trái chủ cùng với mệnh giá của trái phiếu.

Tiền lãi trái phiếu

=Mệnh giá trái phiếu

× Thời hạn trái phiếu

× Lãi suất

trái phiếu

2.2.2.3. Căn cứ vào tính chất lãi suất Trái phiếu có lãi suất cố định (fixed rate note): là loại trái phiếu có lãi suất được

xác định trước và không thay đổi trong suốt thời gian lưu hành của trái phiếu. Với loại trái phiếu này, sau khi được phát hành, trái tức luôn phải được thanh toán đúng với lãi suất mà tổ chức phát hành đã cam kết.

Trái phiếu có lãi suất bậc thang (step - up note): là loại trái phiếu có lãi suất tăng dần theo thời gian nắm giữ. Nắm giữ càng lâu, lãi suất được hưởng càng cao hơn.

Trái phiếu có lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi - floating rate note): là loại trái phiếu mà tổ chức phát hành không ấn định một mức lãi suất cố định trong suốt thời hạn lưu hành của trái phiếu. Loại trái phiếu này, lãi suất được xác định căn cứ vào lãi suất trên thị trường vào thời điểm trả lãi để tính và trả lãi cho trái chủ. Nói cách khác, lãi suất sẽ được xác định căn cứ vào mức độ lạm phát của nền kinh tế và quan hệ cung cầu vốn trên thị trường vào các thời điểm trả lãi. Trên thực tế, khi một doanh nghiệp phát hành trái phiếu có lãi suất thả nổi người ta thường sử dụng một mức lãi suất nào đó (được coi là lãi suất chuẩn, ví dụ như: lãi suất trái phiếu chính phủ, lãi suất LIBOR - London Interbank Offered Rate, SIBOR - Singapore Interbank Offered Rate...) để tham chiếu và cộng thêm một mức bù rủi ro nhất định. Ví dụ: SIBOR + 0,5% đối với trái phiếu kỳ hạn 1 năm, SIBOR + 2% đối với trái phiếu kỳ hạn 5 năm.

Cơ chế xác định lãi suất tham chiếu LIBOR

LIBOR là lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng London và là lãi suất tham chiếu thông dụng nhất đối với ngành tài chính toàn cầu nhờ tầm quan trọng của thị trường tài chính này. Ước tính khoảng trên 20% giá trị cho vay liên ngân hàng và 30% giá trị giao dịch ngoại hối của các ngân hàng quốc tế lớn được thực hiện thông qua văn phòng London nơi có trụ sở của khoảng 500 ngân hàng toàn cầu.

LIBOR do Hiệp hội Ngân hàng Anh Quốc (BBA - British Banker Association) thiết lập và tính toán hàng ngày, bắt đầu từ năm 1984. Hiệp hội Ngân hàng Anh Quốc thành lập Hội đồng BBA LIBOR với sự tham gia của các ngân hàng thành viên để quyết định các vấn đề có liên quan đến quy trình tính toán LIBOR.

LIBOR được tính cho 10 đồng tiền quan trọng tại thị trường London là GBP, USD, JPY, CHF, CAD, AUD, EUR, DKK, SEK và NZD.

LIBOR được tính cho các kỳ hạn dưới 12 tháng do bản chất của việc cho vay liên ngân hàng là cho vay ngắn hạn. Mỗi đồng tiền có 15 kỳ hạn khác nhau từ o/n (qua đêm), spot/next (kỳ hạn 2 ngày) đến kỳ hạn 12 tháng.

Page 13: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

FIN301_Bai 2_v1.0011101210 39

LIBOR được tính trên cơ sở lãi suất của các ngân hàng thành viên từ 11.00 đến 11.10 sáng giờ London hàng ngày. Lãi suất LIBOR trong ngày được công bố lúc 12.00 trưa giờ London. Các ngân hàng thành viên là những ngân hàng lớn có tên tuổi và có khối lượng giao dịch lớn. Mỗi đồng tiền có các ngân hàng thành viên khác nhau, nhằm lựa chọn được các ngân hàng đại diện nhất cho đồng tiền tính toán. Lãi suất LIBOR cho GBP, EUR, USD và JPY được tính trên cơ sở 16 ngân hàng thành viên, các đồng tiền khác được tính trên cơ sở 8-12 ngân hàng thành viên. LIBOR được tính trên cơ sở quy ước 360 ngày/năm cho tất các các đồng tiền, ngoại trừ GBP được tính trên cơ sở quy ước 365 ngày/năm.

Nguồn: Hiệp hội Ngân hàng Anh Quốc - BBA

2.2.2.4. Căn cứ vào trái phiếu có kèm phiếu lãi hay không Trái phiếu kèm phiếu lãi (Coupon Bond): là loại trái phiếu có cuống lãi (coupon)

kèm theo, trên đó ghi lãi suất cùng với thời hạn của trái phiếu. Khi trả trái tức, tổ chức phát hành cắt rời phiếu lãi và trả tiền lãi cho trái chủ.

Trái phiếu không phiếu lãi (Zero - Coupon Bond): là loại trái phiếu không có phiếu lãi đính kèm.

Ngoài ra, có thể phân loại trái phiếu theo một số tiêu thức khác như căn cứ vào thời gian hoàn vốn, trái phiếu bao gồm: trái phiếu ngắn hạn hạn, trái phiếu trung hạn, trái phiếu dài hạn; căn cứ vào khả năng chuyển nhượng, trái phiếu bao gồm: trái phiếu ghi danh, trái phiếu vô danh, v.v...

2.2.3. Lãi suất trái phiếu Trong quá trình phát hành và lưu thông trái phiếu, giá trái phiếu không cố định mà có thể thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào nhiều yếu tố tác động như: lãi suất thị trường, thời điểm đầu tư mua bán trái phiếu, thời điểm trả lãi, thực trạng tiềm lực tài chính và uy tín của tổ chức phát hành... Vì vậy, lãi suất niêm yết (lãi suất danh nghĩa) không phản ánh chính xác thu nhập mà nhà đầu tư nhận được khi đầu tư nắm giữ trái phiếu. Để đánh giá chính xác lợi ích trong đầu tư loại chứng khoán này, ngoài lãi suất danh nghĩa, nhà đầu tư cần quan tâm đến các loại lãi suất khác như lãi suất hiện hành, lãi suất hoàn vốn, lãi suất đáo hạn, lãi suất kỳ hạn.

Lãi suất hiện hành (Current Yield - CY)

Là tỷ lệ % giữa tổng số tiền lãi trong năm với giá thị trường hiện hành. Lãi suất hiện hành có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng lãi suất danh nghĩa.

Tiền lãi 1 năm Lãi suất hiện hành =

Thị giá trái phiếu

Lãi suất hoàn vốn (Internal Rate of Return - IRR)

Là lãi suất y nào đó làm cho giá trị hiện tại của các khoản tiền thu được trong tương lai bằng lượng tiền bỏ ra mua trái phiếu ở hiện tại.

tnn 21 2 n 1 n

m 1 2 n 2 n 1 n tt 1

CFCF CF CF CF CFP ...

(1 y) (1 y) (1 y) (1 y) (1 y) (1 y)

Trong đó: Pm là giá mua trái phiếu, CFt khoản tiền thu được trong năm thứ t, n là số năm.

Page 14: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

40 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Lãi suất hoàn vốn của trái phiếu là thước đo mức sinh lời của trái phiếu có tính đến yếu tố thời gian và giá mua trái phiếu. Khi giá mua thay đổi thì lãi suất hoàn vốn cũng thay đổi theo. Khi giá trái phiếu có lãi suất cố định bằng mệnh giá của nó thì lãi suất hoàn vốn bằng với lãi suất danh nghĩa của trái phiếu.

Giá trái phiếu và lãi suất hoàn vốn có tương quan nghịch đảo, khi giá trái phiếu giảm thì lãi suất hoàn vốn tăng và ngược lại.

Ví dụ: Một trái phiếu có lãi suất cố định 10%/ năm, mệnh giá 100.000đ, thời hạn 10 năm. Nếu mua trái phiếu ở mức giá khác nhau thì lãi suất hoàn vốn khác nhau.

Giá trái phiếu (đồng) Lãi suất hoàn vốn

120.000 7,13%

110.000 8,48%

100.000 10,00%

90.000 11,75%

80.000 13,81%

Lãi suất đáo hạn (Yield to Maturity - YTM)

Là lãi suất hoàn vốn trung bình của một trái phiếu, nếu mua trái phiếu đó vào thời điểm hiện tại và giữ trái phiếu cho tới ngày đến hạn thanh toán. Lãi suất đáo hạn được tính dựa vào công thức:

m 1 2 n 1 n n

n

t nt 1

C C C C FP ...

(1 y) (1 y) (1 y) (1 y) (1 y)

1 FC

(1 y) (1 y)

Trong đó: Pm là giá trái phiếu, n là số kỳ trả lãi, C là tiền lãi của một kỳ trả lãi, F là mệnh giá trái phiếu, y là lãi suất đáo hạn.

Lãi suất đáo hạn có thể xác định theo công thức gần đúng sau:

1 2 11

1 2

NPV (i i )y i

/NPV / / NPV /

Trong đó:

i1, i2 : Mức lãi suất lựa chọn (i2> i1 và i2- i1≤ 1%)

NPV1: giá trị hiện tại ròng ứng với lãi suất i1 ; NPV1 > 0

NPV2: giá trị hiện tại ròng ứng với lãi suất i2 ; NPV2 < 0

Lãi suất đáo hạn là đại lượng được sử dụng thường xuyên để đo lường mức sinh lời thực tế của trái phiếu. Trên thị trường trái phiếu ở các nước, lãi suất đáo hạn của những trái phiếu chủ yếu thường được niêm yết hàng ngày và được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vì vậy, lãi suất đáo hạn là một công cụ phân tích đầu tư hữu ích trong hoạt động kinh doanh mua bán chứng khoán.

Lãi suất kỳ hạn

Một nhà đầu tư có thể không nắm giữ trái phiếu đến ngày đáo hạn. Họ mua trái phiếu và nắm giữ đến một ngày nhất định sau đó bán trái phiếu đi. Khoản tiền lãi

Page 15: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

FIN301_Bai 2_v1.0011101210 41

mà nhà đầu tư nhận được trong thời gian nắm giữ có thể bao gồm: tiền lợi tức trái phiếu tính theo mệnh giá và lãi suất, lãi hay lỗ từ chênh lệch giá bán và giá mua trái phiếu (còn gọi là lãi vốn).

Lãi suất kỳ hạn đo lường mức sinh lời khi nắm giữ một trái phiếu trong một kỳ hạn nhất định và được xác định theo công thức sau:

C P Pt 1 tRPt

Trong đó R là lãi suất kỳ hạn (tỉ lệ thu nhập mà nhà đầu tư nhận được khi nắm giữ trái phiếu từ thời điểm t đến (t+1), Pt và Pt+1 là giá trái phiếu ở thời điểm t và (t+1), C là tiền lãi trái phiếu.

2.3. Cổ phiếu (Stocks)

2.3.1. Khái niệm và đặc điểm của cổ phiếu

Khái niệm

o Cổ phiếu là chứng chỉ, hoặc bút toán ghi sổ, hoặc dữ liệu điện tử chứng nhận quyền sở hữu của một cổ đông đối với một công ty cổ phần.

o Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và các lợi ích hợp pháp của người chủ sở hữu đối với một phần vốn của tổ chức phát hành (Luật Chứng khoán của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006).

Dù diễn đạt bằng cách nào thì chúng đều thống nhất với nhau về bản chất, đó là: Cổ phiếu là chứng cứ pháp lý xác nhận việc đầu tư vốn vào công ty cổ phần và khẳng định các quyền và lợi ích hợp pháp của người nắm giữ cổ phiếu là người chủ sở hữu một phần vốn của công ty cổ phần.

Cổ phiếu là quyền lực, người nắm giữ cổ phiếu được hưởng các quyền với tư cách là người chủ sở hữu công ty theo mức độ tương ứng với tỉ lệ cổ phiếu nắm giữ. Do vậy cổ phiếu còn được gọi là chứng khoán vốn.

Phân biệt sự khác nhau giữa cổ phiếu và cổ phần

Vốn góp của công ty cổ phần hay doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là Cổ phần (share). Cổ phần phản ánh vốn (tư bản) thực tế của doanh nghiệp, dùng để xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị hay nguyên liệu để sản xuất kinh doanh.

Cổ phiếu (stock) là bằng chứng xác nhận số cổ phần mà nhà đầu tư (cổ đông) đã mua và nắm giữ giống như hóa đơn mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, khác hóa đơn (không mua bán được), cổ phiếu có thể mua đi bán lại trên TTCK. Nền kinh tế tăng trưởng ổn định, tỉ lệ cổ tức cao và những tin tức về triển vọng phát triển của công ty cổ phần làm cho cổ phiếu tăng giá và ngược lại.

Đặc điểm của cổ phiếu

o Cổ phiếu là chứng khoán vốn, xác nhận sự hùn vốn vào công ty cổ phần trên nguyên tắc lời ăn, lỗ chịu.

Page 16: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

42 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

o Cổ phiếu không có kỳ hạn, tồn tại cùng với sự tồn tại của công ty phát hành. Cổ phiếu chỉ được hoàn vốn một cách trực tiếp khi công ty cổ phần kết thúc thời hạn hoạt động hoặc bị phá sản. Thông thường cổ phiếu được hoàn vốn một cách gián tiếp bằng cách người nắm giữ bán cổ phiếu ra thị trường.

o Cổ phiếu được phát hành khi thành lập công ty cổ phần hoặc khi công ty cần tăng thêm vốn điều lệ để mở rộng kinh doanh, hiện đại hoá sản xuất.

o Thông thường, người mua cổ phiếu được quyền nhận cổ tức hàng năm có thể cố định hay biến động tùy theo từng loại cổ phiếu (trừ Voting Share).

o Người mua cổ phiếu sẽ là người sở hữu một phần giá trị của công ty, do đó phải chịu trách nhiệm hữu hạn về sự thua lỗ, phá sản của công ty.

o Người mua cổ phiếu được quyền chuyển nhượng cổ phiếu cho người khác.

o Người mua cổ phiếu có quyền kiểm soát sổ sách của công ty khi có lý do chính đáng, phù hợp với điều lệ công ty và luật pháp hiện hành.

o Người mua cổ phiếu có quyền được chia phần tài sản còn lại của công ty khi công ty bị giải thể hoặc phá sản. Số tài sản mà họ được quyền nhận lại tương ứng với số cổ phiếu mà họ đang nắm giữ.

2.3.2. Phân loại cổ phiếu

2.3.2.1. Theo quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho cổ đông Theo tiêu thức này, cổ phiếu bao gồm: cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.

Cổ phiếu thường (Common/Ordinary Stocks)

Khái niệm cổ phiếu thường

Cổ phiếu thường (còn gọi là cổ phiếu phổ thông) là loại cổ phiếu mà người sở hữu nó có các quyền thông thường của một cổ đông.

Đặc điểm của cổ phiếu thường

o Cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường được hưởng các quyền và lợi ích cơ bản sau:

Hưởng cổ tức theo tuyên bố trả cổ tức của hội đồng quản trị (HĐQT).

Đặc điểm cơ bản nhất của loại cổ phiếu thường là có thu nhập (cổ tức) không được xác định trước, mức cổ tức và phương thức chi trả (bằng tiền hay chứng khoán) phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và chính sách phân phối cổ tức của công ty phát hành. Cổ tức (hay lợi tức cổ phần) là thu nhập hàng năm của cổ phiếu. Cổ tức thường được xác định và chia theo năm tài chính, nhưng cũng không ít công ty cổ phần quyết toán cổ tức theo năm tài chính và chia cho cổ đông theo hai, hoặc bốn kỳ trong một năm (6 hoặc 3 tháng chia cổ tức một lần).

Có quyền sở hữu tài sản của công ty theo tỷ lệ % cổ phiếu nắm giữ.

Có quyền tham gia đại hội cổ đông và bỏ phiếu bầu hội đồng quản trị. Được quyền ứng cử và đề cử các chức vụ quản lý theo qui chế. Có quyền biểu quyết (voting right) các vấn đề liên quan đến toàn bộ hoạt động kinh

Page 17: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

FIN301_Bai 2_v1.0011101210 43

doanh của công ty trong đại hội cổ đông theo chính sách bỏ phiếu của công ty và tỉ lệ cổ phiếu mà cổ đông đang nắm giữ. Nếu không tham gia được, họ có thể ủy quyền cho người khác thay mặt biểu quyết.

Kiểm tra sổ sách của công ty khi có lý do chính đáng, phù hợp với quy định của pháp luật và điều lệ của công ty.

Được quyền chuyển nhượng cổ phiếu cho người khác.

Được mua cổ phiếu mới do công ty phát hành theo chính sách ưu đãi của công ty.

Không được ưu tiên chia vốn khi công ty bị giải thể hay phá sản, có nghĩa là việc chia phần tài sản cho cổ đông thường chỉ được thực hiện sau khi công ty trang trải xong các nghĩa vụ đối với các chủ nợ và cổ đông ưu đãi .

o Trên cổ phiếu chỉ ghi mệnh giá, không ghi cổ tức.

Cổ phiếu ưu đãi (Preferred Stocks)

o Khái niệm cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi là loại cổ phiếu cho phép người nắm giữ nó được hưởng một số quyền lợi ưu đãi so với cổ đông thường.

Có nhiều loại cổ phiếu ưu đãi như cổ phiếu ưu đãi về cổ tức, ưu đãi về quyền biểu quyết… trong đó cổ phiếu ưu đãi về cổ tức là loại phổ biến hơn cả.

o Đặc điểm của cổ phiếu ưu đãi cổ tức

Quyền ưu tiên về cổ tức và thanh toán khi thanh lý công ty. Khác với cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi cổ tức mang lại cho người nắm giữ nó được hưởng một khoản lợi tức cổ phần cố định, được xác định trước mà không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty. Mặt khác, cổ đông ưu đãi cũng được nhận cổ tức trước cổ đông thường. Khi giải thể hay thanh lý công ty, cổ đông ưu đãi được thanh toán giá trị cổ phiếu của họ trước các cổ đông thường.

Sự tích lũy cổ tức: Phần lớn cổ phiếu ưu đãi của các công ty phát hành đều là cổ phiếu ưu đãi tích lũy. Điều đó có nghĩa là, nếu một năm nào đó công ty gặp khó khăn trong kinh doanh thì có thể tuyên bố hoãn trả lợi tức cổ phần ưu đãi. Số cổ tức đó được tích lũy lại, chuyển sang kỳ kế tiếp và được trả trước khi công ty công bố trả cổ tức cho cổ đông thường. Các quy định này được coi là một biện pháp bảo vệ cổ đông ưu đãi.

Không được hưởng quyền bỏ phiếu: không giống với các cổ đông thường, các cổ đông ưu đãi không được hưởng quyền bỏ phiếu để bầu ra Hội đồng quản trị và biểu quyết quyết định các vấn đề về quản lý công ty. Ngoài ra, một số công ty cổ phần ở các nước, khi phát hành cổ phiếu ưu đãi có điều khoản quy định cổ đông ưu đãi có quyền biểu quyết nếu công ty không trả được lợi tức cổ phiếu ưu đãi trong một thời kỳ nhất định, ví dụ: ở Pháp thường quy định nếu 3 năm tài khóa liên tiếp liền mà công ty không chi trả được lợi tức cổ phiếu ưu đãi thì cổ đông ưu đãi được quyền biểu quyết về

Page 18: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

44 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

vấn đề, và quyền này sẽ hết hiệu lực khi lợi tức cổ phần nợ những năm trước đã được thanh toán đủ.

Trên cổ phiếu có ghi cổ tức và mệnh giá.

o Các loại cổ phiếu ưu đãi cổ tức

Cổ phiếu ưu đãi tích luỹ (Cumulative Preferred Stocks)

Là loại cổ phiếu mà nếu một năm nào đó công ty không có lãi để chi trả cổ tức và cổ tức đó được nợ lại trong năm tới và sẽ được trả gộp luôn cùng với cổ tức năm tới hay sẽ được trả vảo một năm nào đó mà công ty có đủ tiền để trả.

Cổ phiếu ưu đãi không tích luỹ (Non-Cumulative Preferred Stocks)

Là loại cổ phiếu mà trong trường hợp công ty làm ăn thua lỗ, công ty không có tiền để trả cổ tức cho cổ phiếu ưu đãi loại này thì khoản cổ tức đó sẽ bị mất luôn. Kỳ hoạt động tiếp theo, dù công ty làm ăn rất hiệu quả, khoản cổ tức chưa chi trả của kỳ trước cũng không được truy lĩnh mà chỉ chi trả khoản cổ tức của kỳ hiện hành.

Cổ phiếu ưu đãi tham dự (Participating Preferred Stocks)

Là loại cổ phiếu ưu đãi mà ngoài việc nhận cổ tức theo mức đã công bố trước người chủ sở hữu nó còn được nhận thêm khoản cổ tức đặc biệt nếu năm đó công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao vượt ngưỡng theo quy định.

Cổ phiếu ưu đãi không tham dự (Non-Participating Preferred Stocks)

Là loại cổ phiếu ưu đãi mà người chủ sở hữu chỉ được nhận cổ tức theo mức đã công bố trước, ngoài ra không được nhận thêm khoản cổ tức nào vào những năm công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao.

Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi (Convertible Preferred Stocks)

Là loại cổ phiếu mà khi phát hành có ghi kèm điều khoản cho phép người chủ sở hữu chuyển đổi nó thành một số lượng nhất định cổ phiếu thường. Giá cả loại cổ phiếu ưu đãi được chuyển đổi dao động nhiều hơn các loại cổ phiếu ưu đãi khác vì nó gắn liền với cổ phiếu thường. Nếu công ty thành đạt, giá trị cổ phiếu thường trên thị trường tăng lên thì giá cổ phiếu ưu đãi được chuyển đổi cũng gia tăng tương ứng.

Cổ phiếu ưu đãi có thể thu hồi (Redeemable Preferred Stocks)

Là loại cổ phiếu ưu đãi mà khi phát hành có ghi kèm điều khoản là công ty có thể thu hồi bằng cách bồi hoàn một số tiền, cộng thêm một khoản thưởng nhất định cho người chủ sở hữu. Thường thì các công ty sử dụng quyền thu hồi này để thu hồi các cổ phiếu có lãi suất cổ phần cao và thay thế bằng những cổ phiếu có lãi suất thấp hơn nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty.

Page 19: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

FIN301_Bai 2_v1.0011101210 45

Các loại cổ phiếu ưu đãi ở Việt Nam

Theo Luật Doanh nghiệp, công ty cổ phần có thể phát hành các loại cổ phiếu ưu đãi sau:

Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: loại cổ phiếu này chỉ phát hành cho tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập. Thời gian hiệu lực của cổ phiếu là 3 năm kể từ khi

được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, sau đó chuyển thành cổ phiếu thường.

Cổ phiếu ưu đãi về cổ tức.

Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại.

Cổ phiếu ưu đãi khác (do điều lệ công ty quy định).

2.3.2.2. Theo khả năng thu nhập và trạng thái công ty phát hành Cổ phiếu thượng hạng (blue-chip stocks)

Cổ phiếu thượng hạng còn gọi là cổ phiếu lớn là cổ phiếu do các công ty lớn, có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, có uy tín tên tuổi trên thị trường phát hành và giao dịch. Đây là loại cổ phiếu có mức vốn hóa lớn, có ảnh hưởng dẫn dắt chỉ số chứng khoán chung trên thị trường. Cổ phiếu “blue-chip” có tính thanh khoản cao, được sự quan tâm của nhà đầu tư và là tâm điểm phân tích của thị trường. Giá loại cổ phiếu này thường ổn định và sẽ có xu hướng gia tăng khi lãi suất vay vốn trên thị trường giảm.

Một khái niệm tương đương với blue-chip là cổ phiếu dẫn dắt (bellwether). Trên thực tế, đó là cổ phiếu của một công ty được công nhận là công ty hàng đầu trong lĩnh vực hoạt động của mình. Microsoft có thể được coi là cổ phiếu dẫn dắt trong ngành công nghiệp phần mềm. Thường thì hoạt động kinh doanh của các công ty này được coi như dự báo ngành công nghiệp đó sẽ phát triển như thế nào.

Cổ phiếu nhỏ (penny stocks)

Là cổ phiếu của các doanh nghiệp nhỏ, có giá trị thấp, không ảnh hưởng đến chỉ số chứng khoán chung trên thị trường. Cổ phiếu này thường không có sức chống cự khi thị trường đi xuống và do đó có mức biến động giá lớn, rủi ro cao, tính thanh khoản thấp.

Bên cạnh thuật ngữ “penny stocks” đôi khi người ta còn sử dụng một số tên gọi khác mang nghĩa tương đương như “microcap stock”, “small cap” hay “nano cap”. Ở thị trường tài chính Mỹ, thuật ngữ "penny stocks" được hiểu là những loại chứng khoán có giá thấp hơn 5$/cổ phiếu, và không đủ tiêu chuẩn để được mua bán trên những thị trường lớn như NYSE, NASDAQ hay AMEX và thường được đánh giá là kém hấp dẫn.

Cổ phiếu tăng trưởng (growth stocks)

Cổ phiếu tăng trưởng do các công ty cổ phần đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh phát hành. Đây là những công ty cổ phần có tốc độ tăng thị phần và thu nhập công ty nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Ngược lại với cổ phiếu thượng hạng, cổ phiếu tăng trưởng có tỷ lệ chi trả cổ tức hiện tại thấp. Lý do của đặc trưng này bắt nguồn từ quan điểm tái đầu tư của công ty phát hành muốn giành phần lớn lợi nhuận để tài trợ cho chiến lược phát triển kinh doanh.

Page 20: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

46 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Do kỳ vọng tăng trưởng cao nên các cổ phiếu này cũng được định giá cao thông qua chỉ số P/E (PER). Chiến lược đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng thường được áp dụng trong chu kỳ đi lên của nền kinh tế.

Cổ phiếu giá trị (value stocks)

Cổ phiếu giá trị là loại cổ phiếu của doanh nghiệp không kỳ vọng tăng trưởng cao. Do đó mức giá cổ phiếu thể hiện qua chỉ số P/E (PER) thấp, tạo biên độ an toàn cho nhà đầu tư. Chỉ số PEG (PER/tốc độ tăng trưởng thu nhập - g) thường <1 thể hiện cổ phiếu bị đánh giá thấp. Hệ số đòn bẩy tài chính của loại cổ phiếu này cũng không quá cao, tỉ lệ nợ/vốn chủ <1, tạo sự an toàn cho doanh nghiệp. Đầu tư vào cổ phiếu giá trị thường áp dụng trong chu kỳ suy giảm của nền kinh tế.

Cổ phiếu thu nhập (income stocks)

Cổ phiếu thu nhập có mức cổ tức cao hơn mức trung bình. Đây là các lọai cổ phiếu do các công ty thuộc lĩnh vực công ích phát hành và thường dành cho những người già và người về hưu.

Cổ phiếu chu kỳ (cyclical stocks)

Cổ phiếu chu kỳ là cổ phiếu của những công ty có lợi nhuận không ổn định mà phụ thuộc vào chu kỳ sống sản phẩm của công ty trên thị trường. Điển hình là cổ phiếu của các công ty thuộc lĩnh vực kinh doanh sắt thép, xi măng, ô tô, máy công cụ,...

Cổ phiếu thời vụ (seasonal stocks)

Cổ phiếu thời vụ là cổ phiếu của các công ty cổ phần có tính mùa vụ trong họat động sản xuất kinh doanh. Tính thời vụ đã làm cho thu nhập của công ty không ổn định mà biến động theo thời vụ kinh doanh.

Cổ phiếu phòng vệ

Cổ phiếu phòng vệ là cổ phiếu của những công ty mà sự ổn định của chúng hầu như không phụ thuộc vào sự suy thoái của nền kinh tế. Đó là những công ty sản xuất kinh doanh các hàng hóa thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt như thực phẩm, bánh kẹo, nước giải khát… Trong khi các loại cổ phiếu khác bị giảm giá mạnh khi nền kinh tế suy thoái, thì cổ phiếu phòng vệ thường vẫn giữ giá vì có mức cổ tức ổn định. Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển, cổ phiếu phòng vệ cũng khó có cơ hội tăng giá như các loại cổ phiếu thông thường khác. Vì vậy, cổ phiếu phòng vệ không được ưa thích trong thời kỳ tăng trưởng của TTCK nhưng sẽ được chú ý nhiều trong giai đoạn khó khăn do tốc độ giảm giá chậm hơn và khả năng trụ giá cũng tốt hơn.

2.3.2.3. Theo quyền tham gia bỏ phiếu biểu quyết trong đại hội đồng cổ đông

Cổ phiếu đơn phiếu

Cổ phiếu đơn phiếu là loại cổ phiếu được phân bổ một phiếu biểu quyết cho mỗi cổ phiếu. Loại cổ phiếu này thường dùng cho doanh nghiệp ít cổ đông (công ty cổ phần tư nhân), bởi vì tất cả các cổ đông đều có thể và có điều kiện tham dự đại hội đồng cổ đông đầy đủ.

Cổ phiếu đa phiếu

Cổ phiếu đa phiếu là loại cổ phiếu mà số phiếu bầu được phân bổ ít hơn số cổ phiếu (nhiều cổ phiếu trên một phiếu biểu quyết) đang lưu hành. Loại cổ phiếu này

Page 21: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

FIN301_Bai 2_v1.0011101210 47

thường dùng cho doanh nghiệp nhiều cổ đông (công ty cổ phần đại chúng). Tất cả các cổ đông không thể tham dự đại hội đồng để bỏ phiếu biểu quyết các vấn đề quan trọng của công ty. Ví dụ: công ty ABC quy định 1000 cổ phiếu/ 1 phiếu biểu quyết. Điều đó có nghĩa là cổ đông nào đủ 1000 cổ phiếu sẽ được phân bổ 1 phiếu biểu quyết, nếu không đủ thì phải gộp nhiều cổ đông lại.

Cổ phiếu lưỡng phiếu

Cổ phiếu lưỡng phiếu là loại cổ phiếu mà cổ đông của cổ phiếu này được phân bổ hai loại phiếu biểu quyết. Doanh nghiệp phát hành cổ phiếu này thường có ít cổ đông. Quyền lưỡng phiếu này thường dành cho các cổ đông có uy tín, có danh phận trong xã hội hoặc trong ngành chuyên môn mà doanh nghiệp đó đang kinh doanh.

→ Các hình thức bỏ phiếu biểu quyết

Có hai hình thức bỏ phiếu biểu quyết: bỏ phiếu biểu quyết pháp định - biểu quyết đa số (Statutory Voting Right) và bỏ phiếu biểu quyết tích lũy (Cumulative Voting Right).

Quyền bỏ phiếu biểu quyết pháp định là quyền dành cho cổ đông dùng lá phiếu của mình bầu cho các thành viên hội đồng quản trị mà không được dồn phiếu cho một người, hoặc biểu quyết một số vấn đề trong đại hội cổ đông mà không được dồn phiếu một vấn đề nào đó. Ví dụ: cổ đông A được phân bổ 200 phiếu biểu quyết để bầu 5 thành viên hội đồng quản trị. Cổ đông này dành cho mỗi ứng viên 200 phiếu hoặc không dành phiếu nào mà không được dồn phiếu cho một người.

Quyền bỏ phiếu biểu quyết tích lũy cho phép cổ đông có thể dồn phiếu cho một người nào đó mà mình chọn vào hội đồng quản trị. Trường hợp của ông A ở ví dụ trên, ông A có quyền dồn cả 1000 phiếu (200 x 5) để bầu cho 1 người, hoặc 200 phiếu cho ứng viên này, 800 phiếu cho ứng viên khác. Cách bỏ phiếu này thích hợp với những công ty cổ phần đại chúng và có lợi cho cổ đông nhỏ, vì tuy có ít phiếu bầu, nhưng họ có thể tập trung phiếu để tăng thêm giá trị quyển bỏ phiếu của mình cho một người hoặc một vấn đề nào đó mà ông ta ưng thuận.

2.3.2.4. Theo khả năng chuyển nhượng Cổ phiếu ghi danh: Là loại cổ phiếu có ghi tên người nắm giữ. Tên và thông tin cá

nhân của chủ sở hữu được đăng ký và quản lý tại công ty phát hành.

Cổ phiếu ghi danh không được chuyển nhượng tự do và thường được phát hành cho các sáng lập viên và các thành viên chủ chốt của HĐQT.

Cổ phiếu vô danh: Là loại cổ phiếu không ghi tên người nắm giữ. Tên và thông tin cá nhân của chủ sở hữu được không được lưu giữ và quản lý tại công ty phát hành. Cổ phiếu vô danh được chuyển nhượng tự do trên TTCK và phát hành rộng rãi ra công chúng.

2.3.3. Sự giống và khác nhau giữa cổ phiếu và trái phiếu Những đặc trưng của cổ phiếu ưu đãi giống cổ phiếu thường

o Không có thời hạn thanh toán vốn gốc.

o Lợi tức cổ phần không được tính giảm trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Page 22: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

48 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

o Khi công ty gặp khó khăn trong kinh doanh thu được ít lợi nhuận hoặc không thu được lợi nhuận thì có thể hoãn trả lợi tức cổ phần ưu đãi mà không bị đe dọa bởi nguy cơ phá sản.

Những đặc trưng của cổ phiếu ưu đãi giống trái phiếu

o Cổ phiếu ưu đãi về cổ tức có lợi tức được trả theo mức xác định trước.

o Khi công ty thu được lợi nhuận cao thì cổ đông ưu đãi không được tham dự vào việc phân chia phần lợi nhuận cao đó (nếu là cổ phiếu ưu đãi không tham dự), ngược lại nếu công ty kinh doanh sút kém, công ty vẫn phải có trách nhiệm thanh toán lợi tức cho cổ đông ưu đãi, tuy nhiên có thể hoãn trả vào kỳ tiếp theo.

o Về cơ bản cổ đông ưu đãi không có quyền biểu quyết (trừ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết).

o Khi công ty bị phá sản cổ đông ưu đãi có quyền ưu tiên được phân chia tài sản trước cổ đông thường.

Những đặc trưng giống và khác nhau giữa cổ phiếu thường và trái phiếu công ty

Xét trên góc độ doanh nghiệp, cổ phiếu và trái phiếu đều là chứng khoán và là công cụ mà doanh nghiệp có thể sử dụng để huy động vốn. Tuy nhiên cổ phiếu thường và trái phiếu có những điểm khác nhau cơ bản sau:

o Cổ phiếu là chứng khoán vốn, còn trái phiếu là chứng khoán nợ. Việc phát hành cổ phiếu làm tăng vốn chủ sở hữu, còn phát hành trái phiếu làm tăng nợ.

o Cổ phiếu không có kỳ hạn thanh toán, người mua cổ phiếu không thể trực tiếp rút vốn ra khỏi công ty mà chỉ có thể chuyển nhượng cho người khác. Trái phiếu có kỳ hạn thanh toán và đã được xác định trước. Khi trái phiếu đến hạn thanh toán, công ty có trách nhiệm hoàn vốn cho trái chủ theo mệnh giá.

o Nhìn chung lợi tức trái phiếu được xác định trước (cố định hoặc thả nổi lãi suất) không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty cổ phần. Lợi tức cổ phiếu phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty. Khi công ty thanh lý, giải thể, người mua trái phiếu được thanh toán trước người có cổ phiếu.

o Người mua cổ phiếu là cổ đông - chủ sở hữu công ty có quyền quản lý công ty đồng thời cũng là người gánh chịu rủi ro của công ty. Còn người mua trái phiếu là người cho vay không có quyền tham gia vào việc quản lý công ty và nói chung không phải chịu rủi ro khi công ty kinh doanh kém hiệu quả. Nhưng nếu công ty phát hành bị phá sản thì cũng phải chịu rủi ro mất khả năng thanh toán.

2.3.4. Giá trị của cổ phiếu thường

Mệnh giá cổ phiếu

Hầu hết các công ty cổ phần đều ấn định mệnh giá cho mỗi cổ phiếu thường. Mệnh giá này được in trên tờ cổ phiếu hoặc ghi trong sổ sách kế toán, trong điều lệ của công ty phát hành. Mệnh giá cổ phiếu không liên quan trực tiếp đến giá trị thị trường của cổ phiếu đó. Mệnh giá thể hiện tầm quan trọng nhất của nó vào thời

Page 23: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

FIN301_Bai 2_v1.0011101210 49

điểm phát hành, là căn cứ để xác định số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành và tính tỉ suất cổ tức danh nghĩa. Tuy nhiên, một công ty cổ phần cũng có thể phát hành cổ phiếu không có mệnh giá, chẳng hạn như các cổ phiếu đặc biệt dành cho các sáng lập viên của công ty. Cổ phiếu này có đặc điểm là chỉ được hưởng lời sau khi tiền lời thuần tuý đã chia cho các cổ đông (người chủ sở hữu cổ phiếu, đồng sở hữu công ty cổ phần).

Thị giá cổ phiếu (Market Price)

Do cổ phiếu thường có lợi tức không cố định mà phụ thuộc vào mức lợi nhuận thu được của công ty cổ phần và chính sách chi trả cổ tức của công ty, nên nó là loại chứng khoán có độ rủi ro cao. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho giá cổ phiếu trên thị trường thường biến động mạnh hơn so với các loại chứng khoán khác. Giá hay thị giá cổ phiếu là giá giao dịch, mua bán cổ phiếu trên thị trường vào một thời điểm xác định. Thị giá cổ phiếu có thể bằng, thấp hơn, hoặc cao hơn mệnh giá và giá trị sổ sách của cổ phiếu. Thị giá cổ phiếu biến động theo thời gian và phụ thuộc vào tác động tổng hợp của nhiều nhân tố như: sự tăng trưởng hoặc suy thoái của công ty cổ phần, tình hình kinh tế vĩ mô, tình hình chính trị, lãi suất thị trường… Sau đây là một số nhân tố cơ bản:

o Những nhân tố bên trong tổ chức phát hành.

Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng có thể thấy về cơ bản và lâu dài các nhân tố thuộc về nội tại tổ chức phát hành là nhân tố có tác động lớn đến thị giá cổ phiếu. Nhân tố cơ bản nhất gây nên sự dao động thị giá cổ phiếu nằm trong sự thay đổi mức thu nhập hiện tại (tỉ lệ cổ tức - divident rate, giá trị sổ sách của cổ phiếu hay giá trị doanh nghiệp) và triển vọng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh hiện tại và tương lai của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ trang thiết bị máy móc và công nghệ, khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường, tiềm lực tài chính, trình độ quản lý của ban lãnh đạo, trình độ chuyên môn và kĩ năng nghề nghiệp của người lao động…

o Những nhân tố bên ngoài tổ chức phát hành: có thể chia thành 2 nhóm nhân tố cơ bản: (1) Những thay đổi trong điều kiện chính trị xã hội như chiến tranh, những thay đổi trong bộ máy quản lý, sự tác động của điều kiện tự nhiên, điều kiện văn hóa, khoa học kĩ thuật…, (2) Những nhân tố về kinh tế, tiền tệ… Kinh tế trong nước và thế giới tăng trưởng, khả năng kinh doanh có triển vọng là điều kiện tốt cho hoạt động đầu tư làm cho giá cổ phiếu có xu hướng gia tăng và ngược lại. Giá cổ phiếu trên thị trường cũng rất nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất và tốc độ lạm phát. Lãi suất và lạm phát gia tăng thường kéo theo sự giảm giá của cổ phiếu…

Giá trị sổ sách (book value) của cổ phiếu thường

Giá trị sổ sách hay giá trị tài sản ròng (Net Asset Value - NAV) của cổ phiếu thường (CPT) là giá trị cổ phiếu tính theo số liệu trong sổ kế toán của công ty vào một thời điểm xác định. Giá trị sổ sách của cổ phiếu không cố định mà thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào giá phát hành, kết quả kinh doanh, chính sách chi trả

Page 24: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

50 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

cổ tức, chính sách phân phối thu nhập giữ lại, chính sách tách gộp cổ phiếu của công ty cổ phần...

Giá trị sổ sách của 1CPT (NAV) = Tổng vốn CPT / Số CPT đang lưu hành

Số cổ phiếu đang lưu hành: là số cổ phiếu công ty đã bán ra cho nhà đầu tư và công ty đã thu về được 1 phần hoặc toàn bộ số tiền bán số cổ phiếu đó. Đây chính là tổng số cổ phiếu do các nhà đầu tư vào công ty đang nắm giữ. Tổng số cổ phiếu đang lưu hành tại một thời điểm nhất định phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Số cổ phiếu được phép phát hành lần đầu và phát hành bổ sung trong quá trình kinh doanh, số cổ phiếu công ty mua lại, số cổ phiếu quỹ công ty đã bán ra, số cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông, tình hình tách, gộp cổ phiếu của công ty, tình hình chi trả cổ tức bằng cổ phiếu...

Khi một công ty đăng ký vốn điều lệ (lúc thành lập) hoặc đăng ký phát hành cổ phiếu bổ sung, sẽ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép phát hành một lượng cổ phiếu nhất định. Đó là số cổ phiếu được phép phát hành. Các công ty có thể không phát hành hết ngay số cổ phiếu được phép phát hành, họ để lại một số để sử dụng về sau (để chi trả cổ tức, để phát hành tiếp khi cần thiết…). Lượng cổ phiếu đã bán ra gọi là cổ phiếu đã phát hành. Số cổ phiếu đã phát hành nhưng được công ty mua lại và hiện đang do công ty nắm giữ gọi là cổ phiếu quỹ. Số cổ phiếu này không có quyền nhận cổ tức, và không được hưởng các quyền lợi khác như tham gia ứng cử, bầu cử, biểu quyết… như các cổ phiếu đang lưu hành.

Số cổ phiếu đã phát hành = Số cổ phiếu đang lưu hành + số cổ phiếu quỹ

2.4. Chứng chỉ quỹ đầu tư

2.4.1. Quỹ đầu tư Sự ra đời của quỹ đầu tư

Trong giai đoạn đầu phát triển của TTCK, các nhà đầu tư trên thị trường chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân, với đặc trưng là việc đầu tư của họ thường được thực hiện một cách độc lập theo ý muốn chủ quan của cá nhân họ. Là những nhà đầu tư không chuyên nghiệp, lại hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm đầu tư, mặt khác do quy mô vốn không lớn nên khó có khả năng đa dạng hóa danh mục đầu tư… Tất cả những điều nêu trên là nguyên nhân làm gia tăng rủi ro tiềm ẩn, giảm khả năng sinh lợi kỳ vọng trong đầu tư chứng khoán.

Quá trình phát triển của TTCK đã dẫn tới sự ra đời của các quỹ đầu tư chứng khoán. Quỹ đầu tư là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán và các loại tài sản đầu tư khác, kể cả bất động sản, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ. Đây là một định chế tài chính, một tổ chức đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, thực hiện huy động vốn của các cá nhân và tập thể để đầu tư chứng khoán. Khác với đầu tư cá nhân, do có lợi thế về quy mô vốn đầu tư, hơn nữa việc đầu tư được thực hiện bởi những nhà đầu tư chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm trong đầu tư chứng khoán nên lợi nhuận kỳ vọng thu được từ hoạt động đầu tư này thường cao hơn.

Page 25: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

FIN301_Bai 2_v1.0011101210 51

Việc hình thành và gia tăng vốn của quỹ đầu tư chứng khoán có thể thực hiện bằng một trong hai con đường:

o Thứ nhất, Quỹ đầu tư chứng khoán thành lập theo quy chế của một công ty cổ phần (được gọi là công ty đầu tư chứng khoán), có tư cách pháp nhân và có một hội đồng quản trị để điều hành hoạt động của quỹ. Công ty phát hành cổ phiếu cho một số thành viên giới hạn, hoặc phát hành rộng rãi ra công chúng để huy động vốn (hình thành quỹ đầu tư). Người mua cổ phiếu đóng vai trò là các cổ đông, là đồng sở hữu công ty đầu tư chứng khoán.

o Thứ hai, Công ty quản lý quỹ phát hành các chứng chỉ quỹ và bán chứng chỉ này cho các nhà đầu tư để huy động vốn (hình thành quỹ đầu tư). Trong mô hình quỹ này nhà đầu tư sở hữu chứng chỉ quỹ không đóng vai trò là cổ đông mà đơn thuần là người ủy thác cho công ty quản lý quỹ sử dụng vốn huy động được qua phát hành chứng chỉ quỹ để thực hiện hoạt động đầu tư sao cho phù hợp với điều lệ của quỹ và pháp luật hiện hành.

Các loại quỹ đầu tư

Có nhiều loại quỹ đầu tư chứng khoán như quỹ thành viên, quỹ đại chúng, quỹ mở, quỹ đóng, quỹ đầu tư dạng công ty, quỹ đầu tư dạng hợp đồng…

o Quỹ thành viên (còn gọi là quỹ cá nhân) là quỹ huy động vốn bằng phương thức phát hành riêng lẻ cho một nhóm nhỏ các nhà đầu tư, có thể được lựa chọn trước, là các cá nhân hay các định chế tài chính hoặc các tập đoàn kinh tế lớn.

Ở Việt Nam, theo quy định hiện hành, quỹ thành viên là quỹ đầu tư chứng khoán có số thành viên tham gia góp vốn không vượt quá 30 thành viên và chỉ bao gồm thành viên là pháp nhân.

o Quỹ đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chào bán chứng chỉ quỹ rộng rãi ra công chúng. Nhà đầu tư có thể là cá nhân, pháp nhân nhưng đa phần là nhà đầu tư riêng lẻ. Theo cơ chế hoạt động, quỹ đại chúng thường bao gồm: quỹ mở và quỹ đóng.

o Quỹ đóng (closed - end funds) là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ (hoặc cổ phiếu) đã chào bán ra công chúng không được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư. Chứng chỉ quỹ (hoặc cổ phiếu) được niêm yết và giao dịch trên thị trường thứ cấp giữa các nhà đầu tư mà không làm ảnh hưởng đến quy mô nguồn vốn của quỹ.

o Quỹ mở (open - end funds): còn gọi là quỹ hỗ tương (Mutual Funds) là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ (hoặc cổ phiếu) đã chào bán ra công chúng phải được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư. Nhà đầu tư có thể yêu cầu người quản lý mua lại chứng chỉ quỹ đầu tư (hoặc cổ phiếu) của quỹ vào bất cứ lúc nào trong khi quỹ vẫn liên tục phát hành chứng chỉ (hoặc cổ phiếu) mới ra thị trường. Vì vậy số vốn của quỹ không ngừng thay đổi. Với đặc điểm này, cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ không giao dịch trên thị trường thứ cấp mà giao dịch trực tiếp với quỹ hoặc với các đại lý được ủy quyền giao dịch của quỹ.

Page 26: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

52 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bảng 2.1: Phân biệt sự khác nhau giữa Quỹ đóng và Quỹ mở

Quỹ đầu tư dạng mở Qũy đầu tư dạng đóng

Chào bán ra công chúng liên tục, tổng vốn của quỹ mở biến động hàng ngày

Số lượng chứng khoán lưu hành luôn thay đổi

Công ty quản lý quỹ sẵn sàng mua lại số chứng khoán đã phát hành theo giá trị tài sản thuần

Chứng chỉ quỹ được mua bán trực tiếp tại công ty quản lý quỹ hoặc người bảo lãnh, đại lý

Giá mua lại chứng chỉ quỹ là giá trị tài sản thuần cộng lệ phí thoái vốn

Lệ phí được cộng vào giá trị tài sản thuần

Chào bán ra công chúng một lần, tổng vốn huy động cố định trong suốt thời gian hoạt động của quỹ

Số lượng chứng khoán lưu hành luôn cố định

Công ty quản lý quỹ không mua lại số chứng khoán đã phát hành

Chứng chỉ quỹ được giao dịch trên thị trường tập trung hoặc thị trường OTC

Giá chứng chỉ quỹ được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường, có thể bằng hoặc cao hơn hoặc nhỏ hơn giá trị tài sản thuần

Lệ phí giao dịch trả cho nhà môi giới

o Quỹ đầu tư dạng công ty. Trong mô hình này quỹ đầu tư là một pháp nhân, tức là một công ty được hình thành theo quy định của pháp luật từng quốc gia. Cơ quan điều hành cao nhất của quỹ là hội đồng quản trị do các cổ đông (nhà đầu tư) bầu ra.

o Quỹ đầu tư dạng hợp đồng. Đây là mô hình quỹ đầu tư tín thác. Khác với mô hình quỹ đầu tư dạng công ty, mô hình này quỹ đầu tư không phải là pháp nhân. Công ty quản lý quỹ đứng ra thành lập quỹ, tiến hành việc huy động vốn và thực hiện đầu tư theo những mục tiêu đã đề ra trong điều lệ quỹ. Nhà đầu tư góp vốn vào quỹ thông qua việc mua chứng chỉ quỹ do công ty quản lý quỹ phát hành và ủy thác cho công ty quản lý quỹ quản lý và đầu tư vốn của mình. Công ty quản lý quỹ không phải là người chủ sở hữu quỹ mà chỉ là người được ủy quyền quản lý quỹ và hưởng thu nhập từ phí quản lý quỹ, các khoản thưởng nếu kết quả đầu tư quỹ đạt được trên mức kỳ vọng.

2.4.2. Khái niệm và đặc điểm của chứng chỉ quỹ đầu tư

Thế nào là chứng chỉ quỹ đầu tư

Chứng chỉ quỹ đầu tư là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng.

Đặc điểm của chứng chỉ quỹ

o Chứng chỉ quỹ do công ty quản lý quỹ đầu tư phát hành nhằm huy động vốn để đầu tư chứng khoán hoặc các tài sản khác nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

o Chứng chỉ quỹ là bằng chứng xác nhận việc góp vốn của nhà đầu tư vào quỹ, do đó lợi ích (thu nhập) mà mỗi nhà đầu tư được hưởng phụ thuộc vào kết quả đầu tư của quỹ và tỉ lệ chứng chỉ quỹ mà nhà đầu tư nắm giữ so với tổng số chứng chỉ quỹ của quỹ đó đang lưu hành.

Page 27: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

FIN301_Bai 2_v1.0011101210 53

o Tùy theo đặc điểm của mỗi loại quỹ mà nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ quỹ có thể thu hồi vốn trực tiếp từ tổ chức phát hành chứng chỉ quỹ, hoặc đem bán chúng trên TTCK.

Phân biệt sự giống và khác nhau giữa đầu tư cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán và đầu tư chứng chỉ quỹ do công ty quản lý quỹ phát hành

Cả hai hình thức đầu tư mua cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán và mua chứng chỉ quỹ có đặc điểm chung: đó là, đầu tư không trực tiếp thực hiện hành vi đầu tư chứng khoán mà gián tiếp thông qua quỹ, đồng thời được hưởng lợi từ kết quả đầu tư của quỹ theo tỉ lệ cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ mà họ nắm giữ so với tổng số cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đang lưu hành của tổ chức phát hành.

Tuy nhiên, giữa hai hình thức đầu tư cũng có những điểm khác nhau. Nếu nắm giữ cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư giữ vai trò là cổ đông, có quyền ứng cử, bầu cử và biểu quyết các vấn đề quan trọng của công ty. Ngược lại, nếu sở hữu chứng chỉ quỹ do các công ty quản lý quỹ phát hành, nhà đầu tư không được quyền tham gia vào quá trình ra các quyết định đầu tư của quỹ với tư cách là đồng sở hữu mà chỉ thuần túy là người ủy thác việc đầu tư cho công ty quản lý quỹ.

Bài tập tình huống

Thị trường bất động sản trong vài tháng gần đây biến động rất mạnh, giá bất động sản đang tăng cao và dự đoán sẽ bùng nổ trong thời gian tới. Thấy được thời cơ kinh doanh, công ty than Bình Minh quyết định thành lập một quỹ đầu tư chứng khoán dạng đóng tên là Bình Phát do chính công ty quản lý, tổng vốn điều lệ của quỹ là 100 tỷ đồng huy động được bằng hình thức bán các chứng chỉ quỹ đóng ra ngoài công chúng. Sau khi huy động được vốn từ phát hành chứng chỉ quỹ, công ty đầu tư ngay 50 tỷ đồng vào một lô đất lớn cạnh đường Láng - Hòa Lạc, đầu tư 30 tỷ vào thị trường chứng khoán, cho công ty than Hà Tu vay 15 tỷ, 5 tỷ còn lại và đầu tư ngay vào chứng chỉ quỹ của mình. Sau một thời gian, thị trường bất động tiếp tục lên cơn sốt nên công ty quyết định phát hành thêm chứng chỉ quỹ để tăng vốn lên 200 tỷ nhằm có thêm tiền đầu tư vào thị trường này.

Câu hỏi

Theo anh (chị), việc làm của công ty than Bình Minh và quỹ đầu tư chứng khoán Bình Phát đúng hay sai? Giải thích?

2.5. Chứng khoán phái sinh (Derivatives) Chứng khoán phái sinh là những chứng khoán được hình thành trên cơ sở các chứng khoán gốc (cổ phiếu, trái phiếu) nhằm các mục tiêu khác nhau như: bảo vệ quyền lợi của người sở hữu chứng khoán gốc, phân tán rủi ro, bảo vệ hoặc tạo lợi nhuận.

Chứng khoán phái sinh có nhiều loại như: quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai…

2.5.1. Quyền mua cổ phần (Rights Certificate)

Khái niệm

Quyền mua cổ phần hay cổ phiếu (còn gọi là quyền mua trước) là quyền được ưu tiên mua trước cổ phiếu phổ thông mới mà công ty cổ phần giành cho các cổ đông hiện hữu của công ty.

Page 28: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

54 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Theo Luật Chứng khoán của Việt Nam, Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu bổ sung nhằm đảm bảo cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã được xác định (mua cổ phiếu mới theo một mức giá ấn định trước trong một khoảng thời gian xác định).

Nội dung cơ bản của chứng nhận quyền mua cổ phần

o Tên hàng hóa cơ sở: tên của loại chứng khoán được mua theo quyền.

o Thời gian hiệu lực của quyền.

o Số lượng quyền mua mà cổ đông được hưởng.

o Giá mua cổ phiếu theo quyền.

o Tỉ lệ quyền mua/1 cổ phiếu mới.

Số lượng cổ phiếu mới được quyền mua đối với từng cổ đông hiện hữu phụ thuộc vào các yếu tố:

o Số lượng cổ phiếu phổ thông cũ công ty đã phát hành.

o Số lượng cổ phiếu phổ thông mới công ty sẽ phát hành trong đợt phát hành.

o Số lượng cổ phiếu của công ty mà cổ đông đang sở hữu.

Số cổ phiếu hiện đang nắm giữ Số cổ phiếu mới được quyền mua của cổ đông hiện hữu

=Tỉ lệ quyền mua/1 cổ phiếu mới

Đặc điểm của quyền mua cổ phiếu

o Được phát hành theo từng đợt với thời hạn hiệu lực thường rất ngắn khi các công ty cổ phần muốn tăng vốn điều lệ để thực hiện các dự án mở rộng sản xuất kinh doanh .

o Thông thường mỗi cổ phần đang lưu hành được cấp 1 quyền mua trước. Số lượng quyền cần thiết để được mua một cổ phiếu mới (tỉ lệ quyền mua/ 1 cổ phiếu mới) phụ thuộc vào tổng số lượng quyền và số lượng cổ phiếu mới dự kiến phát hành theo kế hoạch của công ty.

Số tiền cần huy động Số lượng cổ phiếu cần phát hành

=Giá bán 1 cổ phiếu theo quyền

Số cổ phiếu cũ (số cổ phiếu đang lưu hành) Số quyển cần có để mua được một số cổ

phiếu mới =

Số cổ phiếu mới

o Giá bán cổ phiếu mới theo quyền mua thường thấp hơn giá thị trường, bởi 2 lý do:

Thứ nhất, bản thân giá thị trường của cổ phiếu đã chứa đựng một đặc trưng vốn có là không ổn định. Ngay sau khi quyền được phát hành, lượng cung cổ phiếu trên thị trường gia tăng trong khi nhu cầu có thể không thay đổi và đó là nguyên nhân dẫn đến giảm giá cổ phiếu. Nếu giá cổ phiếu theo quyền cao hơn giá thị trường sẽ dẫn tới hệ quả tất yếu là công ty không thể thực hiện được kế hoạch phát hành cổ phiếu phổ thông mới của mình.

Page 29: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

FIN301_Bai 2_v1.0011101210 55

Thứ hai, bù đắp tổn thất giảm giá chứng khoán do hiệu ứng pha loãng. Theo nguyên tắc cung cầu, khi khối lượng cung cổ phiếu gia tăng sẽ làm giá chứng khoán trên thị trường giảm xuống. Việc ấn định giá mua theo quyền thấp hơn giá thị trường trước khi phát hành quyền là để bù đắp thiệt hại, bảo đảm quyền lợi cho các cổ đông hiện hữu.

o Đối với các cổ đông hiện hữu, nếu không có nhu cầu đầu tư thêm vốn vào công ty của mình (không thực hiện quyền) thì có thể chuyển nhượng quyền cho nhà đầu tư khác trong thời gian quyền chưa hết hạn hiệu lực. Quyền mua trước có thể được giao dịch, chuyển nhượng nhiều lần trên TTCK giữa các nhà đầu tư.

o Giá quyền mua được giao dịch trên thị trường luôn biến động, phụ thuộc vào:

Mức chênh lệch giữa giá theo quyền và thị giá cổ phiếu.

Số quyền cần có để mua được một cổ phiếu mới.

Xu hướng biến động giá hiện hành của cổ phiếu trên thị trường.

Thời hạn hiệu lực còn lại của quyền mua.

Xác định giá tham chiếu (giá trị lý thuyết) của quyền

o Gọi P0 là giá cổ phiếu trên thị trường trước ngày giao dịch không hưởng quyền (ngày giao dịch được hưởng quyền mua cổ phiếu),

Ví dụ: ngày chốt danh sách cổ đông được hưởng quyền mua cổ phiếu mới là ngày thứ sáu 9/4/N, thời gian thanh toán của thị trường là T + 3 thì ngày giao dịch cuối cùng được hưởng quyền mua cổ phiếu là ngày T thứ ba 6/4/N, ngày 7/4/N là ngày giao dịch không hưởng quyền. => Po thường được sử dụng để xác định giá quyền là giá cổ phiếu ngày 6/4/N hoặc có thể ngày liền kề trước đó (5/4/N).

o P1 là giá (dự kiến) cổ phiếu ngày giao dịch không được hưởng quyền mua,

o m là số cổ phiếu hiện đang lưu hành,

o n là số cổ phiếu dự kiến phát hành mới,

o F là giá cổ phiếu theo quyền,

o R là giá của quyền.

Theo nguyên tắc ngang giá ta có các công thức sau:

01

0 1

(mP nF)P

(m n)

R P P

Thay giá trị P1 vào công thức trên:

0 0 0 0

0

0

(mP nF) (mP nP mP nF)R P

m n (m n)

n(P F)R

(m n)

Page 30: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

56 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

0(P F)R

m1

n

Nếu nhà đầu tư mua quyền với giá R sẽ là ngang giá (tức là tổng chi phí mua một cổ phiếu bằng P1), nếu mua với giá thấp hơn R thì tổng chi phí nhỏ hơn P1, nếu mua với giá cao hơn R thì tổng chi phí lớn hơn P1.

Cần lưu ý rằng P1 là mức giá của cổ phiếu dự đoán sau ngày phát hành quyền, và theo nguyên tắc ngang giá thì P1 < P0. Trên thực tế, do nhiều yếu tố tác động khác nhau mà P1 có thể bằng P0 (P1 = P0), hoặc nhỏ hơn P0 (P1 < P0), hoặc lớn hơn P0 (P1 > P0).

Ví dụ: Ông Nam mua cổ phiếu VTC vào ngày 26/7/2006 (ngày giao dịch được hưởng quyền mua cổ phiếu VTC trong đợt phát hành mới) với giá 52.600đ, ngày 31/7/2006 là ngày chốt danh sách cổ đông được quyền mua cổ phiếu VTC trong đợt phát hành mới với tỉ lệ 5:1 (5 cổ phiếu cũ được mua 1 cổ phiếu mới). Giá bán cổ phiếu VTC theo quyền mua là 43.800đ.

0(P F) 52.600 43.800 8.800R 1.466,67

m 5 1 61n

đồng

Mục đích phát hành quyền mua được thực hiện bởi nhiều lý do: bảo vệ quyền kiểm soát của cổ đông cũ, giữ nguyên cơ cấu sở hữu của công ty, không muốn chia sẻ quyền lực của các cổ đông hiện hữu với các nhà đầu tư khác trên thị trường, không muốn thay đổi cơ cấu cổ đông và cơ cấu ban lãnh đạo công ty; chia thưởng, bảo đảm lợi ích cổ đông hoặc tạo cơ hội cho cổ đông. Quyền mua được ví như là một công cụ hữu hiệu nhằm mục đích bảo vệ các quyền lợi của các cổ đông hiện hữu trong quá trình tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần.

2.5.2. Chứng quyền (Warrants)

Khái niệm

Chứng quyền (còn gọi là bảo chứng phiếu) là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng khoán được quyền mua một số lượng cổ phiếu thường theo một mức giá xác định trước trong một thời hạn nhất định.

Nội dung cơ bản của chứng quyền

o Tên hàng hóa cơ sở.

o Thời gian hiệu lực của chứng quyền.

o Giá mua cổ phiếu theo chứng quyền hoặc giá chuyển đổi.

o Tỉ lệ chứng quyền/1 chứng khoán được chuyển đổi.

Việc phát hành chứng quyền là hình thức quảng cáo về triển vọng trong tương lai của công ty, nhằm làm tăng tính hấp dẫn của chứng khoán trong đợt phát hành đó.

Ví dụ: công ty ABC muốn huy động vốn nợ một cách dễ dàng hơn nên đã quyết định phát hành trái phiếu kèm chứng quyền. Trái phiếu có mệnh giá 500.000 đ,

Page 31: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

FIN301_Bai 2_v1.0011101210 57

thời hạn 10 năm, lãi suất 10%/năm. Mỗi trái phiếu phát hành kèm theo một chứng quyền với tỉ lệ 1:5 (có nghĩa là một trái phiếu được quyền mua 5 cổ phiếu thường), giá mua là 100.000 đ/CP (giá cổ phiếu của công ty trên thị trường hiện hành là 50.000 đ/CP) trong thời hạn 5 năm (từ năm thứ 6 đến năm thứ 10). Nhà đầu tư mua trái phiếu với hy vọng sau 5 năm giá cổ phiếu của công ty tăng lên, chẳng hạn 145.000 đ/CP. Lúc đó ông ta sẽ sử dụng chứng quyền để mua cổ phiếu của công ty theo giá đã được xác định trước 100.000 đ/CP và bán ra theo giá thị trường 145.000 đ/CP.

Nếu giá cổ phiếu trên thị trường không tăng, nhà đầu tư sẽ không thực hiện chứng quyền của mình.

Đặc điểm của chứng quyền

o Chứng quyền do các công ty phát hành chứng khoán gốc phát hành.

o Chứng quyền có thời hạn hiệu lực dài hơn quyền mua cổ phần, thông thường từ 5 đến 10 năm, thậm chí có thể là vĩnh viễn.

o Giá mua cổ phiếu ghi trên chứng quyền bao giờ cũng cao hơn giá thị trường của cổ phiếu tại thời điểm phát hành. Giá này thường cố định hoặc cũng có thể được tăng lên theo một định kỳ nào đó.

o Người nắm giữ chứng quyền được quyền mua cổ phiếu thường, hoặc có thể giao dịch, mua bán trên TTCK. Giá cả của chứng quyền được quyết định bởi:

Thứ nhất, giá trị nội tại của chứng quyền. Giá trị nội tại của chứng quyền là tổng mức chênh lệch giá giữa giá theo chứng quyền và dự báo giá thị trường của cổ phiếu vào thời điểm được phép mua hoặc chuyển đổi.

Ví dụ: Tổng chứng quyền ông A nắm giữ cho phép mua một số cổ phiếu với tổng giá thanh toán là 2.000.000 đ (theo giá ghi trên chứng quyền). Giá thị trường của số cổ phiếu này ở thời điểm được mua cổ phiếu theo quyền là 2.200.000 đ thì giá trị nội tại của chứng quyền đó sẽ là 200.000 đ.

Giá cả của chứng quyền được giao dịch trên thị trường bao giờ cũng nhỏ hơn giá trị nội tại của nó.

Thứ hai, độ dài thời hạn hiệu lực còn lại của chứng quyền. Thời hạn hiệu lực còn lại của chứng quyền càng ngắn thì giá chứng quyền càng thấp và ngược lại.

o Người nắm giữ chứng quyền không có những quyền của một cổ đông trong công ty (không có quyền biểu quyết, nhận cổ tức…)

2.5.3. Hợp đồng quyền chọn (Option contracts)

Khái niệm: Hợp đồng quyền chọn là loại hợp đồng cho phép bên nắm giữ quyền (bên mua quyền) được mua (nếu là hợp đồng quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là hợp đồng quyền chọn bán) nhưng không bắt buộc một khối lượng chứng khoán nhất định với một mức giá và trong một thời hạn xác định.

Các yếu tố cơ bản của hợp đồng quyền chọn

o Tên và khối lượng chứng khoán được mua, hoặc bán theo quyền,

o Loại quyền: quyền chọn mua (call option) hay chọn bán (put option),

Page 32: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

58 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

o Cách thực hiện quyền: quyền chọn kiểu Mỹ hay kiểu Âu,

o Thời hạn hiệu lực của quyền,

o Giá hàng hóa cơ sở (giá mua, hoặc bán chứng khoán theo quyền),

o Giá (phí) quyền chọn mà người mua quyền phải trả cho người bán quyền.

Người nắm giữ quyền chọn có quyền mua, hoặc có quyền bán chứng khoán trong thời gian hiệu lực của hợp đồng. Một hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ có thể được thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong thời gian hiệu lực của nó, kể cả ngày đáo hạn của hợp đồng. Còn một hợp đồng quyền chọn kiểu Âu chỉ được phép thực hiện vào ngày hợp đồng đáo hạn.

Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn

o Hợp đồng quyền chọn được ký kết ở hiện tại và tại thời điểm này người mua quyền phải trả cho người bán quyền phí quyền chọn.

o Hợp đồng quyền chọn không có tính bắt buộc, do đó trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, người nắm giữ quyền có thể thực hiện, hoặc không thực hiện quyền chọn, hoặc có thể bán quyền cho người khác.

o Người bán quyền có trách nhiệm chuyển giao chứng khoán (đối với quyền chọn mua) hoặc thanh toán tiền (đối với quyền chọn bán) cho người mua quyền nếu người mua quyền thực hiện hợp đồng.

o Hợp đồng quyền chọn được các nhà đầu tư sử dụng để bảo vệ lợi nhuận hoặc hạn chế thua lỗ trong đầu tư kinh doanh chứng khoán.

Các loại quyền chọn

o Quyền chọn mua (Call option)

Khái niệm

Quyền chọn mua là loại quyền chọn cho phép bên mua quyền có quyền nhưng không bắt buộc mua một khối lượng chứng khoán nhất định với một mức giá và trong một thời hạn xác định.

Ví dụ: Giá cổ phiếu (CP) của công ty ABC hiện đang giao dịch ở mức giá 60.000 đ/CP. Dựa trên cơ sở một số thông tin thu thập được, ông Nam dự đoán giá CP này sẽ tăng lên 90.000 đ/CP vào tháng 10. Nếu ông Nam muốn mua 2000CP ở hiện tại thì phải bỏ ra 120.000.000 đ (2000 × 60.000). Nếu dự đoán đúng, Ông Nam sẽ thu được lợi nhuận từ thương vụ đầu tư này, giá CP của công ty ABC càng tăng thì lợi nhuận thu được càng lớn. Nhưng nếu dự đoán của ông Nam không đúng, giá CP của công ty ABC không tăng mà lại giảm xuống 50.000 đ/CP vào tháng 10 thì ông Nam sẽ bị lỗ 20.000.000 đ [2000 × (60.000 – 50.000)]. Và, nếu giá thị trường càng giảm sâu bao nhiêu thì thua lỗ mà ông Nam phải gánh chịu sẽ càng lớn bấy nhiêu.

Để hạn chế rủi ro và vẫn thực hiện được ý định mua CP của công ty ABC như dự đoán, ông Nam đầu tư bằng việc mua quyền chọn mua CP của công ty

Page 33: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

FIN301_Bai 2_v1.0011101210 59

ABC, giá cổ phiếu theo hợp đồng quyền chọn E = 60.000 đ/CP, thời hạn 2 tháng, số lượng 2.000 CP với giá (phí) quyền chọn mua C = 3.000 đ/CP. Tổng chi phí mua quyền chọn mua là 6.000.000 đ (2000 × 3000). Nếu đến tháng 10, giá CP của công ty ABC tăng lên 90.000.000 đ/CP (theo đúng dự đoán), ông Nam sẽ thực hiện quyền chọn mua của mình và so với giá thị trường ông đã thu được số tiền lãi: 2.000 × (90.000 – 60.000 – 3.000) = 54.000.000 đ. Nếu giá CP trên thị trường càng tăng cao thì lãi ông Nam nhận được càng lớn. Ngược lại, nếu giá CP không tăng mà giảm, thì ông Nam sẽ bị lỗ. Nhưng ông đã giới hạn được mức thua lỗ tối đa là 6.000.000 đ. Đây chính là điểm khác biệt giữa hợp đồng mua bán giao ngay với hợp đồng quyền chọn.

o Quyền chọn bán (Put option)

Khái niệm

Quyền chọn bán là loại quyền chọn cho phép bên mua quyền có quyền nhưng không bắt buộc bán một khối lượng chứng khoán nhất định với một mức giá và trong một thời hạn xác định.

Ví dụ: Ông X đang nắm giữ 2.000 CP của công ty A mà ông đã mua cách đây 5 tháng với giá 40.000 đ/CP. Hiện tại CP này đang giao dịch ở mức giá 60.000 đ/CP. Dựa trên cơ sở 1 số thông tin thu thập được ông X dự đoán giá CP này sẽ giảm xuống 40.000 đ/CP vào tháng 10. Ông X dự tính nếu bán 2.000 CP ở hiện tại thì sẽ thu được 120.000.000 đ (2.000 × 60.000) và thu được mức lãi là 40.000.000 đ. Nhưng nếu dự đoán của X không đúng, giá CP của công ty A không giảm mà lại tăng lên 70.000 đ/CP vào tháng 10 thì thu nhập của ông X sẽ bị giảm 20.000.000 đ.

Để bảo vệ lợi nhuận và vẫn thực hiện được ý định bán số CP, ông X mua quyền chọn bán CP của công ty A, giá bán theo hợp đồng quyền chọn E = 60.000 đ/CP, thời hạn 2 tháng, số lượng 2.000 CP với giá (phí) quyền chọn bán P = 3.000 đ/CP. Tổng chi phí mua quyền chọn bán là 6.000.000 đ. Đến tháng 10, nếu giá CP của công ty A giảm xuống 40.000 đ/CP (theo đúng dự đoán), ông X sẽ thực hiện quyền chọn bán của mình và vẫn thu được số tiền lãi: 2.000 × (60.000 – 40.000 – 3.000) = 34.000.000 đ. Nếu giá CP không giảm mà lại tăng lên 70.000 đ/CP, thì ông X sẽ không thực hiện quyền bán mà bán theo giá thị trường. Ông X sẽ nhận được số tiền lãi là: 2.000 × (70.000 – 40.000 – 3.000) = 54.000.000 đ. Nếu giá thị trường càng tăng thì lãi ông X nhận được sẽ càng lớn.

Ngoài việc sử dụng quyền chọn cho mục đích phòng ngừa rủi ro như các ví dụ nêu trên, ngày nay quyền chọn còn được sử dụng cho mục đích đầu cơ (hưởng thu nhập từ sự lên xuống giá cổ phiếu mà không cần thực hiện việc chuyển giao cổ phiếu).

Ví dụ: Nhà đầu tư A mua quyền chọn mua 1000 cổ phiếu XYZ với giá mua theo hợp đồng 100 USD/CP, phí quyền chọn là 1 USD/CP, kỳ hạn 2 tháng. Nếu đến ngày thực hiện quyền chọn, giá cổ phiếu XYZ trên thị trường giao

Page 34: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

60 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

ngay là 120 USD/CP, nhà đầu tư sẽ nhận được lãi trên mỗi cổ phiếu là 19 USD (120-100-1). Ngược lại, nếu giá cổ phiếu giảm xuống 95 USD/CP, nhà đầu tư lỗ 1 USD/CP.

Giá trị nội tại của quyền chọn

Là giá trị mà người nắm giữ quyền sẽ nhận được bằng cách thực hiện ngay lập tức.

Gọi E là giá chứng khoán theo quyền, S là giá chứng khoán mua bán giao ngay ở hiện tại.

E < S Quyền chọn mua có lãi (in the money)

E = S Quyền chọn mua hòa vốn (at the money)

E > S Quyền chọn mua lỗ (out of money)

Đối với quyền chọn bán thì ngược lại.

Giá trị thời gian của quyền

Là khoản trội ra giữa giá của một quyền so với giá trị nội tại của nó.

Ví dụ:

Giá quyền chọn mua 1 cổ phiếu ABC là C = 4000 đ, E = 40.000, S = 42.000

Giá trị thời gian của quyền là: 4000 – (42.000 – 40.000) = 2000 đ

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá quyền chọn

o Giá thực hiện (E): Đối với quyền chọn mua chứng khoán, nếu giá thực hiện theo quyền càng cao so với giá hiện hành của chứng khoán trên thị trường (S) thì giá quyền chọn mua càng thấp và ngược lại. Đối với quyền chọn bán chứng khoán, nếu giá thực hiện theo quyền càng cao thì giá quyền chọn bán càng cao và ngược lại.

o Xu hướng biến động giá giao ngay (S) của chứng khoán cơ sở: Đối với quyền chọn mua, giá quyền chọn có quan hệ cùng chiều với sự tăng giảm giá của chứng khoán cơ sở. Ngược lại, đối với quyền chọn bán, giá quyền chọn có quan hệ ngược chiều với sự biến động của giá chứng khoán cơ sở.

o Thời hạn hiệu lực còn lại của quyền chọn: Thông thường, nếu thời hạn hiệu lực của quyền chọn càng dài thì giá quyền càng cao. Ngược lại, thời hạn hiệu lực còn lại càng ngắn thì giá quyền càng thấp.

o Lãi suất ngắn hạn phi rủi ro hiện hành trên thị trường: Yếu tố này chủ yếu liên quan tới sự tăng, giảm giá của quyền chọn mua hoặc bán trái phiếu. Giá quyền chọn mua trái phiếu sẽ tăng nếu lãi suất ngắn hạn phi rủi ro hiện hành tăng. Điều này ngược lại đối với giá quyền chọn bán trái phiếu .

o Lãi suất coupon: Với lý do các coupon luôn có xu hướng làm giảm giá quyền mua trái phiếu, nên việc nắm giữ trái phiếu sẽ trở nên hấp dẫn hơn so với việc nắm giữ quyền. Điều đó sẽ làm cho giá quyền chọn mua trái phiếu có coupon thấp hơn giá quyền mua trái phiếu thông thường không có coupon. Điều này hoàn toàn ngược lại đối với giá quyền chọn bán trái phiếu.

Page 35: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

FIN301_Bai 2_v1.0011101210 61

o Xu hướng dao động của lãi suất trong thời hạn còn lại của quyền: Điều này được giải nghĩa là khi mức lãi suất dự đoán có xu hướng tăng thì giá quyền mua chứng khoán sẽ tăng, ngược lại, giá quyền bán chứng khoán sẽ giảm nếu nếu lãi suất dự đoán có xu hướng giảm sút. Bởi lẽ, khi lãi suất dự đoán càng cao thì người nắm giữ chứng khoán không muốn tiếp tục nắm giữ chứng khoán, điều này có lợi cho người nắm giữ quyền chọn mua và sẽ bất lợi cho những người nắm giữ quyền chọn bán.

Việc nghiên cứu sự tác động của các yếu tố tới sự tăng giảm giá quyền có một ý nghĩa quan trọng đối với người nắm giữ và nó lại càng quan trọng hơn đối với những người kinh doanh quyền chọn trên TTCK bởi đây chính là những căn cứ cần thiết để xác định giá quyền chọn.

2.5.4. Các chứng khoán phái sinh khác

2.5.4.1. Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contracts)

Khái niệm

Hợp đồng kỳ hạn là cam kết mua hoặc bán một hoặc một nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán nhất định với một số lượng và một mức giá nhất định vào ngày xác định trong tương lai.

Như vậy, hợp đồng kỳ hạn cũng là một hợp đồng kinh tế trong đó hai bên mua bán thỏa thuận và thống nhất với nhau các điều khoản của hợp đồng liên quan tới việc giao dịch chứng khoán vào một thời điểm trong tương lai. Khi thực hiện hợp đồng kỳ hạn, người mua chứng khoán sẽ nhận được chứng khoán đồng thời thanh toán tiền cho người bán. Người bán chuyển giao chứng khoán và nhận tiền theo mức giá đã thỏa thuận và được ghi trong hợp đồng.

Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn

o Hợp đồng kỳ hạn có tính bắt buộc. Đến ngày thực hiện hợp đồng, nếu bên nào vi phạm hợp đồng sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm theo các điều khoản của hợp đồng đã ký.

o Ngày thực hiện hợp đồng tùy theo sự thỏa thuận giữa hai bên và phải phù hợp với cơ chế của thị trường.

o Giá trong hợp đồng kỳ hạn là giá mua bán chứng khoán, điều này có nghĩa là không có chi phí khi ký hợp đồng mua bán như trong hợp đồng quyền chọn.

o Hiệu quả cũng như rủi ro đối với mỗi bên phụ thuộc vào mức độ biến động giá chứng khoán trên thị trường, vào thiện chí và khả năng của bên kia trong quá trình thực hiện hợp đồng đã ký...

Ngoài hợp đồng kỳ hạn có chuyển giao, ngày nay các hợp đồng kỳ hạn không chuyển giao (NDF) cũng đã hình thành và ngày một phát triển. Đến ngày đáo hạn theo hợp đồng, nhà đầu tư nhận lãi (hoặc trả lỗ) căn cứ vào quy mô hợp đồng và chênh lệch giá giữa giá trong hợp đồng kỳ hạn với giá giao ngay trên thị trường.

Page 36: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

62 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

2.5.4.2. Hợp đồng tương lai (Future Contracts) Khái niệm

Hợp đồng tương lai là hợp đồng mua, hoặc bán một khối lượng chứng khoán nào đó, tại một thời điểm xác định trong tương lai. Đây là loại hợp đồng đặc biệt được giao dịch theo tiêu chuẩn của sở giao dịch.

Đặc điểm của hợp đồng tương lai

o Hoạt động mua bán được thực hiện theo các tiêu chuẩn mà sở giao dịch quy định. Ví dụ: loại chứng khoán được mua bán trên thị trường, thời gian đáo hạn, quy mô hợp đồng, mức ký quỹ...

o Giá chứng khoán được hình thành theo nguyên tắc đấu giá, hoặc khớp lệnh. Giá này không cố định như hợp đồng kỳ hạn mà thay đổi hàng ngày theo giá thị trường.

o Việc thanh toán lỗ, lãi với nhà đầu tư được thực hiện hàng ngày căn cứ vào quy mô hợp đồng và mức chênh lệch giá giữa giá đóng cửa ngày thanh toán với giá khớp lệnh (nếu là ngày thanh toán lãi, lỗ đầu tiên), với giá đóng cửa ngày hôm trước (nếu là các ngày thanh toán lãi, lỗ tiếp theo).

o Phần lớn các hợp đồng tương lai không giao hàng vào ngày đáo hạn mà thực hiện bằng một hợp đồng đảo.

Page 37: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

FIN301_Bai 2_v1.0011101210 63

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Có nhiều loại chứng khoán khác nhau, không chứng khoán nào có lợi thế tuyệt đối.

Trái phiếu là chứng khoán nợ và có thời hạn. Trái phiếu có rủi ro tiềm ẩn thấp hơn, nhưng thu nhập thường cũng thấp hơn. Lợi tức trái phiếu được xác định trước, hoặc cố định, hoặc thả nổi.

Cổ phiếu là chứng khoán vốn và không có thời hạn. Cổ phiếu có rủi ro tiềm ẩn cao hơn, nhưng thu nhập kỳ vọng thường cũng cao hơn. Lợi tức cổ phiếu thường không được xác định trước, nó phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty cổ phần và chính sách chi trả cổ tức của công ty.

Chứng chỉ quỹ đầu tư do các công ty quản lý quỹ phát hành. Người đầu tư nắm giữ chứng chỉ quỹ không trực tiếp thực hiện hành vi đầu tư chứng khoán từ số vốn đã góp vào quỹ. Hoạt động đầu tư sử dụng Quỹ được thực hiện theo Điều lệ của quỹ dưới sự quản lý điều hành của công ty quản lý quỹ và được giám sát bởi ngân hàng giám sát. Người đầu tư chứng chỉ quỹ được hưởng lợi từ kết quả đầu tư của quỹ theo tỉ lệ chứng chỉ quỹ mà họ nắm giữ.

Có một số loại chứng khoán phái sinh chủ yếu như quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn… Các loại chứng khoán phái sinh không phải là công cụ huy động vốn, nó là các công cụ bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông hiện hữu, cho trái chủ, hoặc là các công cụ đầu cơ và phòng tránh rủi ro trong đầu tư chứng khoán.

Page 38: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

64 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày khái niệm và các đặc trưng cơ bản của chứng khoán?

2. Trái phiếu là gì? Phân tích các đặc trưng cơ bản của trái phiếu?

3. Cổ phiếu là gì? Phân tích các đặc trưng cơ bản của cổ phiếu?

4. Trình bày các cách phân loại trái phiếu? Liên hệ thực tế về việc phát hành các loại trái phiếu ở Việt Nam hiện nay?

5. Phân loại cổ phiếu ưu đãi? Liên hệ thực tế về các loại cổ phiếu ưu đãi được phép phát hành ở Việt Nam hiện nay?

6. Phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi?

7. Phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa cổ phiếu thường và trái phiếu doanh nghiệp?

8. Thế nào là mệnh giá, giá trị sổ sách và thị giá của cổ phiếu? Phân tích các yếu tố tác động đến giá trị sổ sách của cổ phiếu thường?

9. Phân tích các yếu tố tác động đến số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành của một công ty? Cổ phiếu quỹ có đặc điểm gì khác biệt so với cổ phiếu đang lưu hành?

10. Nêu khái niệm và phân tích các đặc điểm của "Quyền mua cổ phiếu - Rights"? “Quyền mua cổ phiếu” được phát hành trong trường hợp nào?

11. Nêu khái niệm và phân tích các đặc điểm của “Quyền chọn mua - Call option” và "Quyền chọn bán - Put option"?

BÀI TẬP

Bài 1: Trên thị trường hiện đang có trái phiếu XYZ mệnh giá 1.000.000 đồng, thời hạn 10 năm, đã lưu hành được 6 năm, lãi suất 10%/năm, trả lãi 6 tháng một lần vào cuối mỗi 6 tháng.

Nhà đầu tư A có nhu cầu đầu tư trong thời hạn 4 năm, dự định mua ngay trái phiếu trên và giữ nó cho đến khi trái phiếu đáo hạn, đồng thời các khoản lãi nhận được ông A tiếp tục đầu tư vào một lĩnh vực khác với lãi suất tái đầu tư đạt được 7%/6 tháng.

Vậy, khi trái phiếu đáo hạn ông A thu được bao nhiêu tiền (cả gốc và lãi) trên một trái phiếu đầu tư ở hiện tại?

Bài 2: Một người đầu tư đang có dự định đầu tư trái phiếu với thời hạn đầu tư 5 năm, ông ta đang có hai phương án đầu tư như sau:

Phương án 1: Mua trái phiếu A, trái phiếu A có mệnh giá 1.000.000 đồng, lãi suất 9%/năm, thời hạn 10 năm, đã lưu hành được 5 năm và đã trả lãi 10 lần. Hiện đang bán với giá 890.000 đ/trái phiếu.

Phương án 2: Mua trái phiếu B hiện đang phát hành. Trái phiếu B có mệnh giá 500.000 đồng, thời hạn 5 năm, lãi suất 10%/năm, trả lãi 6 tháng một lần vào cuối mỗi 6 tháng. Giá phát hành là 470.000 đ/trái phiếu.

Theo anh (chị), nhà đầu tư nên chọn phương án đầu tư nào? Tại sao?

Biết rằng: Lãi suất mà người đầu tư yêu cầu là 12%/năm.

Bài 3: Một công ty cổ phần có tình hình như sau:

Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành tính đến ngày 1/1/N là: 1.000.000 cổ phiếu

Page 39: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

FIN301_Bai 2_v1.0011101210 65

Theo số liệu bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N:

Vốn cổ đông thường là: 14.300 triệu đồng

Trong đó:

Vốn góp: 10.000 triệu đồng

Các quỹ: 2.300 triệu đồng

Lợi nhuận chưa phân phối: 2.000 triệu đồng

Ngày 5/1/N+1, Hội đồng quản trị công bố trả cổ tức cho cổ đông thường bằng cổ phiếu, số cổ tức được trả là 10.000 cổ phiếu. Việc trả cổ tức hoàn thành trước ngày 15/1/N+1.

Yêu cầu:

1. Xác định giá trị sổ sách 1 cổ phiếu thường của công ty trước và sau khi trả cổ tức bằng cổ phiếu.

2. Đến ngày 31/12/N, ông A nắm giữ 7.000 cổ phiếu thường. Vậy trước và sau khi nhận cổ tức, ông A nắm giữ bao nhiêu % quyền sở hữu công ty?

Biết rằng, công ty chỉ phát hành cổ phiếu thường.

Bài 4: Công ty cổ phần Thành Đạt có tình hình như sau:

Số lượng cổ phiếu hiện đang lưu hành tính đến ngày 01/01/N như sau:

Cổ phiếu thường: 320.000 cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đ/cổ phiếu.

Cổ phiếu ưu đãi tích lũy không tham dự: 25.000 cổ phiếu, mệnh giá 20.000 đ/cổ phiếu, cổ tức 12%/năm. Số cổ phiếu này công ty đã phát hành cách đây 5 năm.

Trong năm N công ty phát hành thêm 130.000 cổ phiếu thường và hoàn thành việc phát hành vào ngày 30/4/N.

Số liệu Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N của Công ty:

Tổng tài sản: 15.468 triệu đồng

Tổng nợ phải trả: 6.368 triệu đồng (không bao gồm nợ cổ tức ưu đãi).

Trong hai năm trước năm N (N-2; N-1) công ty chưa trả được cổ tức cho các cổ đông ưu đãi.

Yêu cầu:

1. Xác định số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành của công ty ngày 31/12/N?

2. Xác định giá trị sổ sách một cổ phiếu thường của công ty ngày 31/12/N?

3. Nếu ngày 15/2/N+1 công ty quyết định tách cổ phiếu thường theo tỉ lệ 2: 3 thì giá trị sổ sách 1 cổ phiếu thường của công ty sẽ thay đổi như thế nào?

4. Ngày 30/9/N, cổ đông B đang nắm giữ 12.000 cổ phiếu thường của công ty. Vậy trước và sau khi tách cổ phiếu ông B nắm giữ bao nhiêu % quyền sở hữu công ty?

Biết rằng: Trong năm N công ty chưa thực hiện chi trả cổ tức cho các cổ đông.

Bài 5: Công ty cổ phần A hiện đang có 5.000.000 cổ phiếu đang lưu hành. Ngày 5/1/N theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty quyết định phát hành cổ phiếu bổ sung cho các cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ, số cổ phiếu phát hành thêm là 1.000.000 cổ phiếu, giá bán cổ phiếu theo quyền mua cổ phần là 43.800 đồng/cổ phiếu.

Giá cổ phiếu trên thị trường của Công ty cổ phần A trước ngày giao dịch không hưởng quyền mua là 52.600 đồng/cổ phiếu.

Yêu cầu:

1. Xác định tỷ lệ mua cổ phiếu mới của các cổ đông hiện hữu?

Page 40: BÀI 2: CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN301/Giao trinh/04... · 2017. 11. 29.  · Bài 2: Các loại chứng khoán 30 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

Bài 2: Các loại chứng khoán

66 FIN301_Bai 2_v1.0011101210

2. Xác định giá quyền mua của cổ phiếu của Công ty A?

3. Giả sử nhà đầu tư X mua được 1000 quyền với mức giá như đã xác định ở câu 2. Giá cổ phiếu của Công ty A sau ngày chốt quyền 1 tháng là 54.000 đồng /cổ phiếu. Xác định mức lãi (hoặc lỗ) của nhà đầu tư X từ hoạt động đầu tư mua số quyền mua cổ phiếu này (chưa tính đến chi phí môi giới chứng khoán)?

4. Nếu sau khi chốt quyền, giá cổ phiếu của công ty trên thị trường 42.100 đồng /CP thì lãi (lỗ) từ hoạt động đầu tư của ông A là bao nhiêu (chưa tính đến chi phí môi giới chứng khoán)?

Bài 6:

Công ty cổ phần A hiện đang có 5.000.000 cổ phiếu đang lưu hành. Ngày 5/1/N theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty quyết định phát hành cổ phiếu bổ sung cho các cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ, số cổ phiếu phát hành thêm là 1.000.000 cổ phiếu, giá bán cổ phiếu theo quyền mua cổ phần là 43.800 đồng/cổ phiếu.

Giá cổ phiếu trên thị trường của Công ty cổ phần A trước ngày giao dịch không hưởng quyền mua là 52.600 đồng/cổ phiếu.

Yêu cầu:

1. Xác định tỷ lệ mua cổ phiếu mới của các cổ đông hiện hữu?

2. Xác định giá quyền mua của cổ phiếu của Công ty A?

3. Giả sử nhà đầu tư X mua được 1000 quyền với mức giá như đã xác định ở câu 2. Giá cổ phiếu của Công ty A sau ngày chốt quyền 1 tháng là 54.000 đồng /cổ phiếu. Xác định mức lãi (hoặc lỗ) của nhà đầu tư X từ hoạt động đầu tư mua số quyền mua cổ phiếu này (chưa tính đến chi phí môi giới chứng khoán)?

4. Nếu sau khi chốt quyền, giá cổ phiếu của công ty trên thị trường 42.100 đồng /CP thì lãi (lỗ) từ hoạt động đầu tư của ông A là bao nhiêu (chưa tính đến chi phí môi giới chứng khoán)?

Bài 7:

Một công ty cổ phần có tình hình như sau:

Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành tính đến ngày 01/01/N là: 1.000.000 cổ phiếu.

Ngày 15/6/N , công ty đã hoàn thành việc mua lại 50.000 cổ phiếu thường.

Ngày 10/07/N, công ty quyết định tách cổ phiếu thường theo tỷ lệ 1:2 và hoàn tất vào ngày 01/08/N.

Tháng 9/N, Hội đồng quản trị quyết định phát hành quyền mua cho các cổ đông thường theo tỷ lệ 5:1. Giá mua cổ phiếu theo quyền 15.000 đ/CP. Thị giá cổ phiếu trước ngày giao dịch không hưởng quyền là 30.000 đ/CP. Việc thực hiện quyền của các cổ đông được hoàn thành trước 01/11/N.

Yêu cầu:

1. Định giá quyền mua cổ phiếu của công ty?

2. Định giá cổ phiếu của công ty sau khi phát hành quyền?

3. Xác định số lượng cổ phiếu của công ty đang lưu hành ngày 16/6/N; 5/8/N; 10/11/N?