bài 6: phươ ph và k t khai thác thông tin trong ncĐthmu.edu.vn/hpec/images/2013/12/bai 6_...

10
12/19/13 1 Bài 6: Phương pháp, Công cvà Kthut khai thác thông tin trong NCĐT PGS.TS. Lưu Ngc Hot Trường Đại hc Y Hà Ni Phân bit phương pháp và công cthu thp thông tin Phương pháp Công cThu thp thông tin sn có Bng kim, mu thu thp thông tin tng hp Phng vn Bcâu hi, bng hướng dn phng vn, lch trình phng vn, bng kim, băng ghi âm.. Quan sát Bng kim, bút và giy, đồng h, kính hin vi Tho lun nhóm Bn hướng dn tho lun nhóm, băng ghi âm, giy, bút, phn, bng, giy màu, giy Ao… Khám lâm sàng Bnh án, bng kim, ng nghe, giy bút, Xét nghim Dng ccho xét nghim, bnh phm, môi trường, hoá cht, bng kim, … 1. Phng vn sâu 2. Tho lun nhóm có trng tâm 3. Quan sát 4. Nghiên cu trường hp 5. Phân tích đối tượng trong bi cnh 6. Đối tượng tghi nht ký 7. Phương pháp ghi nhn thông tin khác: ghi chép, ghi âm, quay phim, chp nh, vbn đồI/ Các phương pháp thường dùng để thu thp thông tin trong NCĐT 1.1. Phng vn Là kthut bao gm vic đặt câu hi trc tiếp bng ming vi người được hi theo cá nhân hay nhóm. Có thtiến hành vi mc độ linh hot khác nhau Mc độ cao: Linh hot vthi gian, trình tcâu hi và ni dung PV Câu hi phng vn thường là câu hi m Có thdùng để PV cá nhân hoc nhóm. Người phng vn đã có hiu biết đôi chút vvn đề hoc tình hung điu tra Thường bt đầu vi nhng người cung cp thông tin chính (có hiu biết nhiu mt vvn đề đang điu tra). Thông tin thường khó tng hp và phân tích

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

12/19/13

1

Bài 6: Phương pháp, Công cụ và Kỹ thuật khai thác thông tin trong NCĐT

PGS.TS. Lưu Ngọc Hoạt Trường Đại học Y Hà Nội

Phân biệt phương pháp và công cụ thu thập thông tin

Phương pháp Công cụ Thu thập thông tin sẵn có

Bảng kiểm, mẫu thu thập thông tin tổng hợp

Phỏng vấn Bộ câu hỏi, bảng hướng dẫn phỏng vấn, lịch trình phỏng vấn, bảng kiểm, băng ghi âm..

Quan sát Bảng kiểm, bút và giấy, đồng hồ, kính hiển vi Thảo luận nhóm

Bản hướng dẫn thảo luận nhóm, băng ghi âm, giấy, bút, phấn, bảng, giấy màu, giấy Ao…

Khám lâm sàng Bệnh án, bảng kiểm, ống nghe, giấy bút, Xét nghiệm Dụng cụ cho xét nghiệm, bệnh phẩm, môi

trường, hoá chất, bảng kiểm, …

1.  Phỏng vấn sâu

2.  Thảo luận nhóm có trọng tâm

3.  Quan sát

4.  Nghiên cứu trường hợp

5.  Phân tích đối tượng trong bối cảnh

6.  Đối tượng tự ghi nhật ký

7.  Phương pháp ghi nhận thông tin khác: ghi chép, ghi âm, quay phim, chụp ảnh, vẽ bản đồ…

I/ Các phương pháp thường dùng để thu thập thông tin trong NCĐT

1.1. Phỏng vấn

v  Là kỹ thuật bao gồm việc đặt câu hỏi trực tiếp bằng miệng với người được hỏi theo cá nhân hay nhóm.

v  Có thể tiến hành với mức độ linh hoạt khác nhau ü  Mức độ cao:

§  Linh hoạt về thời gian, trình tự câu hỏi và nội dung PV §  Câu hỏi phỏng vấn thường là câu hỏi mở

§  Có thể dùng để PV cá nhân hoặc nhóm.

§  Người phỏng vấn đã có hiểu biết đôi chút về vấn đề hoặc tình huống điều tra

§  Thường bắt đầu với những người cung cấp thông tin chính (có hiểu biết nhiều mặt về vấn đề đang điều tra).

§  Thông tin thường khó tổng hợp và phân tích

12/19/13

2

1.1. Phỏng vấn (tiếp)

v Mức độ thấp (câu hỏi có cấu trúc): ü  Các câu hỏi cố định trong một chuỗi chuẩn mà phần lớn

có những trả lời cố định hoặc được phân chia từ trước.

ü  Câu hỏi phỏng vấn thường là câu hỏi đóng

ü  Hữu ích khi nhà nghiên cứu tương đối hiểu biết về những câu trả lời mong muốn và khi cỡ mẫu lớn

ü  Dễ phân tích số liệu.

Các loại phỏng vấn v  Phỏng vấn có cấu trúc

ü  Dùng bộ câu hỏi

ü  Theo một trình tự nhất định

ü  Người phỏng vấn không được tự ý thay đổi nội dung và trình tự câu hỏi.

v  Phỏng sâu vấn bán cấu trúc (phỏng vấn sâu) ü  Phỏng vấn theo bản hướng dẫn các nội dung phỏng vấn

ü  Trình tự nội dung phỏng vấn có thể thay đổi

ü  Người phỏng vấn có thể thay đổi nội dung câu hỏi

v  Phỏng vấn sâu tự do v Nói chuyện v  Phỏng vấn nhóm

Ưu, nhược điểm chung cuả các phương pháp phỏng vấn

v Ưu điểm: ü  Cho phép làm rõ các câu

hỏi ü  Thích hợp với cả đối

tượng không biết chữ ü  Tỷ lệ đáp ứng cao hơn

các bộ câu hỏi tự trả lời ü  Có thể thu thập thông tin

theo chiều sâu

v Nhược điểm: ü Sự có mặt của

người phỏng vấn có thể ảnh hưởng tới câu trả lời.

ü Ghi nhận về các sự kiện có thể ít hoàn chỉnh hơn so với quan sát.

v  Được áp dụng rộng rãi trong NCĐT

v  Giống những cuộc nói chuyện bình thường

v  Thăm dò một vấn đề chưa được biết

v  Chuẩn bị một danh mục chủ đề cần phỏng vấn.

v  Người phỏng vấn không thể và cũng không nên đoán trước câu trả lời,

v  Điểm cốt yếu: khả năng phát triển và đặt câu hỏi một cách hiểu quả.

Phỏng vấn không cấu trúc (tự do)

12/19/13

3

v Ưu điểm: §  Linh hoạt trong phỏng vấn §  Phát hiện cách đặt câu hỏi phù hợp cho phỏng

vấn bán cấu trúc hoặc bộ câu hỏi. §  Xây dựng mối quan hệ tốt với người cung cấp

thông tin §  Hữu ích khi phỏng vấn các chủ đề tế nhị và

nhạy cảm. v Nhược điểm:

§  Người phỏng vấn cần tự tin và có kỹ năng cao §  Rất khó khi phân tích số liệu.

Ưu, nhược điểm của PV tự do

v Dựa trên một sườn thông tin cần PV v Tìm hiểu sâu về vấn đề nghiên cứu. v Có thể phát triển các câu hỏi mới v Trình tự phỏng vấn các câu hỏi không cần

theo thứ tự.

Phỏng vấn sâu (bán cấu trúc)

v Ưu điểm: ü  Đây là phương pháp rất phổ biến trong các NCĐT

ü  Tiết kiệm thời gian hơn PV tự do,

ü  Có thể linh hoạt trong PV.

ü  Việc phân tích số liệu dễ dàng hơn trong PV tự do.

v Nhược điểm: ü  Cần phải có thời gian thăm dò vấn đề cần PV,

ü  Thời gian chuẩn bị sườn câu hỏi cần PV

ü  Người PV cần có kỹ năng cao trong khai thác thông tin và hiểu biết về vấn đề PV.

Ưu, nhược điểm của PV sâu

v  Câu hỏi có cấu trúc

v  Câu hỏi mở

v  Câu hỏi dạng miêu tả: ü  Mô tả chung chung

ü  Dựa vào kinh nghiệm của đối tượng nghiên cứu

ü  Đặt giả thiết, tình huống với các đối tượng

ü  Tìm hiểu qua ngôn ngữ địa phương

v  Câu hỏi so sánh/tương phản.

Các dạng câu hỏi thường dùng trong phỏng vấn

12/19/13

4

v  Là loại câu hỏi không đưa ra trước các câu trả lời.

v Đối tượng NC được trả lời tự do theo ngôn ngữ của họ, với kinh nghiệm cuộc sống và quan điểm của họ.

v  Áp dụng: ü  Các sự kiện mà nhà NC không quen thuộc

ü  Các quan điểm, thái độ, niềm tin, kinh nghiệm của người cung cấp TT.

ü  Các vấn đề riêng tư, nhạy cảm, tế nhị.

Câu hỏi mở

v  Chị cho biết tại sao chị không đưa con mình đi tiêm chủng?

v  Tại sao chị lại cho cháu cai sữa sớm?

v  Theo chị, làm thế nào để người dân ở xã ta không cho trẻ ăn cơm nhá ngay sau khi đẻ?

v  Chị có thể miêu tả cách pha sữa bình cho cháu không?

v  Chị có ý kiến gì về việc dùng video để tuyên truyền cho người dân về tác hại của việc không cho trẻ bú mẹ?

Ví dụ về câu hỏi mở

v  Câu hỏi dựa theo kinh nghiệm: hỏi về kinh nghiệm của chính đối tượng:“Chị hãy cho biết chị đã pha gói Orerol cho cháu uống khi bị đi ỉa chảy như thế nào?”

v  Câu hỏi giả thiết: Khi đối tượng chưa có kinh nghiệm về vấn đề mà người NC đề cập đến: “Chị sẽ cai sữa khi cháu được mấy tháng?”

v Miêu tả ngôn ngữ địa phương:“Ở đây người ta thường gọi trẻ chậm lớn là gì?”“Bệnh bẩn người có nghĩa là gì?”

Ví dụ câu hỏi dạng miêu tả

v Dùng để hiểu sâu sắc hơn về sự khác của một vấn đề quan trọng:

v “Chị cho biêt sự khác nhau của sốt do sốt rét và các loại sốt khác?”

v “ Sự khác nhau về điều kiện cho việc sinh đẻ tại nhà và tại trạm y tế xã?”

Câu hỏi so sánh, tương phản

12/19/13

5

1.2. Thảo luận nhóm

v  Là một kỹ thuật quan trong trong NC định tính

v  Số người tham gia trong một nhóm: 6 – 10,

v Nhóm thảo luận có thể là đồng nhất hoặc hỗn hợp.

v Người hướng dẫn: không phải là trọng tâm, chỉ đưa ra gọi ý, hướng dẫn chung và lái hướng cuộc thảo luận theo ý mình

v  Các thành viên tự do phát biểu và trao đổi ý kiến.

2.1. Thảo luận nhóm (tiếp) v Mục đích: Thu được các thông tin sâu về các khái

niệm, nhận thức, niềm tin cuả nhóm đối tượng NC v  Sử dụng để:

ü  Xác định trọng tâm nghiên cứu và xây dựng các giả thuyết NC.

ü  Xây dựng câu hỏi thích hợp cho các điều tra lớn ü  Cung cấp thông tin sâu, nhạy cảm, bản chất của một

vấn đề, hiện tượng ü  Làm sáng tỏ chủ đề đang đựoc tranh luận, kiểm tra

chéo thông tin. ü  Xây dựng các nội dung cho chương trình can thiệp,

GDSK

Ưu, nhược điểm cuả TLN trọng tâm

v Ưu điểm: ü  Rẻ tiền, tiến hành

nhanh ü  Cung cấp nhiều

thông tin và chính xác

ü  Thăm dò sâu vấn đề định NC

ü  Rất tốt với những chủ đề nhạy cảm.

v Nhược điểm: ü  Công phu trong việc tổ

chức ü  Khó thu thập các thông tin

mang tính thiểu số, rất riêng tư.

ü  Khó phân tích số liệu. ü  Người hướng dẫn có thể

làm thay đổi KQ thảo luận ü  Người áp đảo trong nhóm

TLN trọng tâm và PV nhóm

?

12/19/13

6

Quan sát v  Là KT bao gồm lựa chọn, theo dõi và ghi nhận một

cách hệ thống những hành vi và đặc điểm của những thực thể sống, đối tượng hoặc hiện tượng.

v Được sử dụng như một phần của bất cứ loại NC nào v  Các loại quan sát:

ü  Quan sát có tham gia ü  Quan sát không tham gia (gián tiếp) ü  Quan sát trong khám lâm sàng, xét nghiệm

v  Áp dụng với các mục đích khác nhau: ü  NC định tính ü  NC định lượng

Ưu và nhược điểm cuả quan sát Ưu điểm:

• Cung cấp thông tin chi tiết trong bối cảnh thực tế

• Giúp thu thập thông tin về những yếu tố không được đề cập trong khi phỏng vấn.

• Cho phép kiểm định tính thực tế của những thông tin thu thập bằng phỏng vấn.

Nhược điểm:

•  Có thể có sai số do quan sát

•  Sự có mặt của người thu thập số liệu có thể ảnh hưởng đến tình huống được quan sát.

•  Có thể nẩy sinh những vấn đề về y đức liên quan đến bí mật hay những khía cạnh riêng tư

•  Đòi hỏi phải tập huấn người thu thập số liệu

•  Không đánh giá được các sự kiện xẩy ra trong quá khứ.

Thu thập thông tin sẵn có

Thu thập từ nguồn số liệu có thể đã được phân tích, các nghiên cứu, bệnh án, số khám bệnh, đăng ký sinh tử…

Ưu điểm: •  Rẻ tiền, dễ

làm

•  Sẵn có •  Cho phép tìm

hiểu các xu hướng trong quá khứ.

Nhược điểm: •  Thông tin có thể thiếu

chính xác hoặc không hoàn chỉnh.

•  Nhiều khi khó tiếp cận

•  Có thể nẩy sinh những vấn đề về y đức liên quan đến bí mật cá nhân

Áp dụng • NC Bệnh- chứng

• Hồi cứu cắt ngang

• NC chùm bệnh, ca bệnh.

v  Trường hợp: một người, một sự kiện, một tổ chức, một cộng đồng, một thời kỳ…

v  Nghiên cứu trường hợp mang lại thông tin đại diện và sâu sắc về vấn đề đang quan tâm.

v  Các trường hợp được chọn phải điển hình.

Nghiên cứu trường hợp

12/19/13

7

v  AI đang nghĩ

v  nói GÌ với AI và TẠI SAO?”

v  làm

ü  Mỗi người có một cách nói khác nhau về một vấn đề

ü  Con người có thể nói một đằng, làm một nẻo.

ü  Không có câu trả lời đúng hay sai trong NCĐT.

ü  Ý nghĩa của mỗi lời nói và việc làm khác nhau trong bối cảnh văn hoá khác nhau.

NC đối tượng trong bối cảnh II. Phân biệt thu thập thông tin trong NCĐT và NCĐL

v Định lượng: ü  Biết chắc chắn câu

hỏi cần hỏi

ü  Chuẩn bị bảng hỏi cẩn thận trước khi thu thập số liệu

ü  Thời gian thực địa ngắn

ü  PV có cấu trúc/đóng.

v Định tính: ü  Câu hỏi được sửa cho phù

hợp và thích ứng khi thu thập số liệu

ü  Câu hỏi sẽ được phát triển và mở rộng khi sử dụng theo từng tình huống

ü  Thời gian đi thực địa dài.

ü  PV bán cấu trúc/mở

Thu thập và phân tích số liệu

Thiết kế NC, giả thuyết, công cụ TTSL (bảng hỏi)

Thu thập SL

Phân tích SL

Thông tin cần thu thập, Câu hỏi gợi ý (hướng dẫn PV)

Phát triển câu hỏi

Thu thập SL

Phân tích SL

Phân tích cuối cùng và viết báo cáo Viết báo cáo

v  Chúng ta không chỉ ghi lại những gì mọi người nói.

v  Phải mô tả, ghi lại bối cảnh và tình trạng khi thu thập số liêu (phỏng vấn, TLN),

v  Cách họ trả lời, thái độ khi trả lời, mối liên quan với những người xung quanh.

v  Cần phải kết hợp/ so sánh điều mọi người nói với điều họ nghĩ và làm, chúng ta sẽ học và phân tích từ đó.

Lưu ý khi thu thập TT trong NCĐT

12/19/13

8

v Khi muốn thu thập thêm các thông tin sâu: §  Phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm §  Ghi nhật ký

v Khi muốn tìm kiếm các ý tưởng mới: §  Động não §  Hoàn thành một câu §  Giải thích, vẽ một bức tranh, §  Cắt dán tranh, ảnh thể hiện ý tưởng §  Nhận định, bày tỏ quan điểm về một vấn đề qua

các công cụ tăng tính tư duy và sáng tạo.

III/ Một số phương pháp, kỹ năng khai thác thông tin trong NCĐT

v Phương pháp xác định mối quan hệ: ü  Giản đồ Venn ü  Sơ đồ mạng nhện ü  Sơ đồ tiến triển (cây vấn đề hoặc sơ đồ nhân, quả)

v Phương pháp quan sát và ghi chép: ü  Quan sát cùng tham gia ü  Vẽ bản đồ, sơ đồ xã hội (sociogram)

v Phương pháp xếp thứ tự và xếp hạng ü  Xếp hạng, cho điểm theo danh sách và theo ma trận ü  Xếp hạng từng cặp (tương tác) (Pyramid technique)

Một số công cụ khai thác thông tin

Vấn đề 1: được chọn 1 lần

Vấn đề 2: được chọn 3 lần

Vấn đề 3: được chọn 2 lần

Vấn đề 4: được chọn 2 lần

Vấn đề 5: được chọn 2 lần

Như vậy vấn đề 2 đựơc ưu tiên hơn cả vì được chọn 3 lần.

Bảng so sánh tương tác theo cặp vấn đề

Vấn đề 1 Vấn đề 2 Vấn đề 3 Vấn đề 4 Vấn đề 5 Vấn đề 1 x x x x Vấn đề 2 2 x x x Vấn đề 3 3 2 x x Vấn đề 4 1 4 3 x Vấn đề 5 5 2 5 4

Kỹ thuật hình chóp (Pyramid technique)

       

 

 

12/19/13

9

Giản đồ Venn

Sự giống và khác nhau giữa các chữ cái trong 3 loại ngôn ngữ là Hy Lạp, Latinh và Nga

Giản đồ Venn

Người phụ nữ

Nữ hộ sinh xã

Bạn nữ thân

Mẹ đẻ

Cán bộ hội phụ nữ

Ông trưởng

trạm y tế

Chồng

Tầm quan trọng và mức độ gần gũi của những người liên quan với người phụ nữ khi chị ấy muốn xin ý kiến về các vấn ðề liên quan đến dân số và KHHGÐ.

Bản đồ tư duy (Mind mapping) Bản đồ tư duy (Mind mapping)

12/19/13

10

Phân tích trường lực (Force Field Analysis) IV. Ai là người thích hợp cho việc thực hiện các nghiên cứu định tính?

Lý thuyết “cửa sổ” của Johari (Johari window)

Vùng mở (public area)

Vùng chưa biết (unknown area)

Vùng bí mật (secret area)

Vùng mù (blind area)

Tôi đứng đây

Anh đứng đây

Lắng

ngh

e

Khám

phá

Chia sẻ

Ai là người thích hợp làm NCĐT

Vùng mù

Vùng bí mật

Vùng chưa biết

Vùng mở

Vùng mù Vùng chưa biết

Vùng mở

Vùng mù

Vùng bí mật

Vùng chưa biết

Vùng mở

Vùng mù

Vùng bí mật

Vùng chưa biết

Vùng mở

Vùng bí mật

A B

C D