bÀi 7: trẢ cÔng lao ĐỘng

28
Bài 7: Trcông lao động MAN305_Bai7_v2.0014101210 109 Ni dung Khái nim; cơ cu thu nhp ca người lao động; mc tiêu ca tin lương/trcông lao động. Các yếu tquyết định và nh hưởng đến trcông/tin lương. Các hình thc trlương/trcông. Thiết lp và qun trhthng tin lương (chính sách tin lương trong doanh nghip). Mc tiêu Hướng dn hc Hiu được khái nim, mc đích và ý nghĩa ca trcông lao động. Hiu được nhng yêu tquan trng nh hưởng ti trcông lao động. Hiu và nm được nhng kiến thc cơ bn tin lương trong doanh nghip. Hiu được phương pháp trlương, các hình thc trlương trong doanh nghip. Thi lượng hc 5 tiết Hc viên cn đọc tài liu trong 1 gi, nghiên cu, trli mt trong nhng vn đề đặt ra đối vi QTNNL trong doanh nghip đó là xem vic trcông/tin lương là đầu tư hay chlà yếu tduy trì NNL trong doanh nghip. Trcông có vai trò như thế nào đối vi vic động viên, thúc đẩy người lao động trong doanh nghip. Vi tư cách là nhà qun tr, cn phi xác định và đánh giá đúng động cơ cá nhân và các gii pháp, chính sách trcông/lương và đãi ngphù hp để thu hút, duy trì, phát trin NNL đáp ng được mc tiêu chiến lược ca doanh nghip. BÀI 7: TRCÔNG LAO ĐỘNG

Upload: others

Post on 02-Oct-2021

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÀI 7: TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG

Bài 7: Trả công lao động

MAN305_Bai7_v2.0014101210 109

Nội dung

Khái niệm; cơ cấu thu nhập của người lao động; mục tiêu của tiền lương/trả công lao động.

Các yếu tố quyết định và ảnh hưởng đến trả công/tiền lương.

Các hình thức trả lương/trả công.

Thiết lập và quản trị hệ thống tiền lương (chính sách tiền lương trong doanh nghiệp).

Mục tiêu Hướng dẫn học

Hiểu được khái niệm, mục đích và ý nghĩa của trả công lao động.

Hiểu được những yêu tố quan trọng ảnh hưởng tới trả công lao động.

Hiểu và nắm được những kiến thức cơ bản tiền lương trong doanh nghiệp.

Hiểu được phương pháp trả lương, các hình thức trả lương trong doanh nghiệp.

Thời lượng học

5 tiết

Học viên cần đọc tài liệu trong 1 giờ, nghiên cứu, trả lời một trong những vấn đề đặt ra đối với QTNNL trong doanh nghiệp đó là xem việc trả công/tiền lương là đầu tư hay chỉ là yếu tố duy trì NNL trong doanh nghiệp.

Trả công có vai trò như thế nào đối với việc động viên, thúc đẩy người lao động trong doanh nghiệp. Với tư cách là nhà quản trị, cần phải xác định và đánh giá đúng động cơ cá nhân và các giải pháp, chính sách trả công/lương và đãi ngộ phù hợp để thu hút, duy trì, phát triển NNL đáp ứng được mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.

BÀI 7: TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG

Page 2: BÀI 7: TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG

Bài 7: Trả công lao động

110 MAN305_Bai7_v2.0014101210

TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI

Tình huống dẫn nhập

“Xí nghiệp may mặc Bắc Hà là nơi quy tụ nhiều thợ giỏi của thành phố. Quần áo trẻ em và sơ mi nam nữ là những sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp. Công nhân luôn đoàn kết, gắn bó với xí nghiệp. Hai năm trước đây, hàng may mặc nhập lậu ồ ạt tràn vào. Đặc biệt hàng may mặc Trung Quốc có chất lượng kém hơn nhưng giá cả lại rẻ hơn hẳn so với sản phẩm của Bắc Hà, do đó sản phẩm của Bắc Hà bị ứ đọng nhiều, doanh thu và lợi nhuận giảm sút hẳn. Công nhân của xí nghiệp đã chấp thuận giảm lương 20% để

không có công nhân nào phải nghỉ việc.

Đầu năm nay, tình hình của xí nghiệp đã thay đổi căn bản. Ban giám đốc đã ký được nhiều hợp đồng có quy mô lớn và lâu dài với nhiều công ty nước ngoài. Đồng thời, ông Mạnh, giám đốc công ty cũng được biết nhiều xí nghiệp liên doanh với nước ngoài đang tích cực sử dụng

nhiều biện pháp khác nhau để thu hút những thợ giỏi trong thành phố.

Ông Mạnh rất băn khoăn trong việc lựa chọn một trong hai phương án:

1. Giữ định mức như cũ và tăng đều đơn giá tiền lương để tất cả mọi nhân viên đều được tăng thu nhập, bù lại phần tiền lương bị giảm trước đây. Với phương án này, giám đốc không muốn mất đi bầu không khí tâm lý tập thể thân mật, thoải mái trong xí nghiệp.

2. Thay đổi cấu trúc đơn giá tiền lương, tạo đơn giá lũy tiến, có lợi cho các thợ giỏi. Lương của loại thợ trung bình sẽ tăng chậm, nhưng lương của thợ giỏi sẽ tăng nhanh. Điều này giúp cho xí nghiệp giữ được những “bàn tay vàng”. Ông Mạnh biết rõ thế mạnh của xí nghiệp là sản phẩm có chất lượng cao. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào những bàn tay vàng của những người thợ giỏi. Tuy nhiên, theo phương án này, quan hệ lao động có thể có những thay đổi rất bất lợi. Ông Mạnh có thể lượng đoán được những gì có thể xảy ra ở một xí nghiệp mà hơn 905 công nhân là nữ”.

Câu hỏi

Nếu ở cương vị của ông Mạnh, bạn sẽ quyết định trả lương cho nhân viên của xí nghiệp

Bắc Hà như thế nào? Tại sao?

Page 3: BÀI 7: TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG

Bài 7: Trả công lao động

MAN305_Bai7_v2.0014101210 111

7.1. Khái quát về trả công lao động

7.1.1. Khái niệm trả công

Mỗi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động đều có những mục tiêu, mục đích cụ thể của mình. Để tồn tại, phát triển doanh nghiệp cần phải có một lực lượng lao động nhất định để cụ thể hóa các mục tiêu đã đề ra. Trong quá trình đó, lao động làm việc cho doanh nghiệp cũng có những nhu cầu và mục tiêu cá nhân. Một trong những vấn đề các nhà quản trị cần phải quan tâm đó là trả công lao động. Bởi, người lao động được tuyển dụng, thuê để thực hiện những hành vi lao động mà doanh nghiệp mong đợi nhằm đạt được mục tiêu, mục đích của doanh nghiệp, đổi lại người lao động được doanh nghiệp trả công xứng đáng (lương, thưởng, những đãi ngộ phi vật chất). Trả công không chỉ là nhu cầu của người lao động mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với

người lao động.

7.1.2. Các hình thức trả công

7.1.2.1. Trả công vật chất

Hình thức trả công vật chất bao gồm trực tiếp và gián tiếp. Trả công vật chất trực tiếp bao gồm: lương công nhật, lương tháng/lương cơ bản, phụ cấp, tiền thưởng. Trả công vật chất gián tiếp bao gồm các chính sách mà doanh nghiệp áp dụng như: bảo hiểm y tế, các loại trợ cấp xã hội; các loại phúc lợi: trợ cấp hưu trí, tìm việc, các khoản bù đắp cho công nhân làm việc trong môi trường độc hại, làm việc ngoài giờ, làm việc vào

ngày nghỉ lễ...; các trợ cấp về giáo dục, đau ốm, thai sản…

7.1.2.2. Trả công phi vật chất

Bên cạnh trả công bằng vật chất doanh nghiệp còn có hình thức trả công phi vật chất (tinh thần) cho người lao động. Đó chính là việc tạo môi trường, điều kiện làm việc và công việc phù hợp, hứng thú đối với người lao động; đánh giá, công nhận năng lực, thành tích; động viên, khuyến khích người lao động, tạo cơ hội cho người lao động

phát triển, thăng tiến trong doanh nghiệp.

Ngày nay, khi cuộc sống của người lao động đã được cải thiện rõ rệt, trình độ văn hóa chuyên môn của người lao động được nâng cao, người lao động đi làm mong muốn không chỉ có các yếu tố vật chất như lương, thưởng, trợ cấp, phúc lợi mà còn muốn có được những có hội thăng tiến trong nghề nghiệp, được thực hiện những công việc có tính thử thách, thú vị… Ở một số nước công nghiệp phát triển trên thế giới đã áp dụng khái niệm trả công lao động để bao hàm cả yếu tố phi vật chất đã mang lại sự thỏa mãn cho người lao động tại nơi làm việc. Như vậy, theo quan niệm này, hệ thống trả

công cho lao động sẽ có cơ cấu trình bày trong sơ đồ sau:

Khái niệm trả công

Page 4: BÀI 7: TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG

Bài 7: Trả công lao động

112 MAN305_Bai7_v2.0014101210

Hình 7.1: Hệ thống trả công trong doanh nghiệp

7.1.3. Mục tiêu của hệ thống trả công

Trả công lao động luôn luôn là một trong những vấn đề thách thức nhất cho các nhà quản trị ở mọi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường có nhiều quan điểm, mục tiêu khác nhau khi xếp đặt hệ thống trả công, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp đều hướng tới bốn mục tiêu cơ bản: thu hút nhân viên, duy trì những nhân viên giỏi, kích thích động viên nhân viên và đáp ứng yêu cầu của luật pháp.

7.1.3.1. Thu hút nhân viên

Ứng viên đi tìm việc thường không biết chính xác mức lương cho những công việc tương tự ở các doanh nghiệp khác nhau, không thể hoặc rất khó so sánh tất cả những lợi ích từ công việc như phúc lợi, khen thưởng, cơ hội thăng tiến, thách thức, thú vị … của công việc trong các doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, mức lương doanh nghiệp đề nghị thường là một trong những yếu tố cơ bản nhất đáp ứng cho ứng viên quyết định có chấp nhận việc làm ở doanh nghiệp hay không. Các doanh nghiệp càng trả lương cao càng có khả năng thu hút được ứng viên giỏi từ trên thị trường địa phương. Thực hiện các cuộc điều tra tiền lương trên thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp đề ra các chính sách trả công và mức lương thích hợp.

Mục tiêu của hệ thống trả công

Page 5: BÀI 7: TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG

Bài 7: Trả công lao động

MAN305_Bai7_v2.0014101210 113

7.1.3.2. Duy trì những nhân viên giỏi

Để duy trì được những nhân viên giỏi cho doanh nghiệp, trả lương cao chưa đủ mà còn phải thể hiện tính công bằng trong nội bộ doanh nghiệp. Khi nhân viên nhận thấy rằng doanh nghiệp trả lương cho họ không công bằng, họ thường cảm thấy khó chịu,

bị ức chế và chán nản, thậm chí rời bỏ doanh nghiệp. Tính công bằng trong trả lương thể hiện không chỉ ở sự công bằng giữa những nhân viên thực hiện cùng công việc, có kết quả tương đương, không phân biệt giới tính, dân tộc màu da, nguồn gốc gia đình… mà còn ở sự công bằng giữa những công việc có tầm quan trọng, yêu cầu mức độ phức tạp, kỹ năng thực hiện tương đương, hoặc giữa những nhân viên làm việc trong những bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp. Mặc dù không có hệ

thống trả lương nào có thể làm tất cả mọi nhân viên trong doanh nghiệp luôn được vừa lòng, nhưng thực hiện định giá công việc và nghiên cứu tiền lương trên thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp vừa đảm bảo được tính công bằng nội bộ vừa đảm bảo được tính công bằng với thị trường bên ngoài trong trả lương.

7.1.3.3. Kích thích, động viên nhân viên

Tất cả các yếu tố cấu thành trong thu nhập của người lao động: lương cơ bản, thưởng, phúc lợi, trợ cấp cần được sử dụng có hiệu quả nhằm tạo ra động lực kích thích cao nhất đối với nhân viên. Nhân viên thường mong đợi những cố gắng và kết quả thực hiện công việc của họ sẽ được đánh giá và khen thưởng xứng đáng. Những mong đợi này sẽ hình thành và xác định mục tiêu, mức độ thực hiện công việc nhân viên cần đạt được trong tương lai. Nếu các chính sách và hoạt động quản trị trong doanh nghiệp để cho nhân viên nhận thấy rằng sự cố gắng, vất vả và mức độ thực hiện công việc tốt của họ sẽ không được đền bù tương xứng, họ sẽ không cố gắng làm việc nữa, dần dần, có thể hình thành tính ỳ, thụ động trong tất cả nhân viên của doanh nghiệp.

7.1.3.4. Đáp ứng các yêu cầu của luật pháp

Những vấn đề cơ bản của luật pháp liên quan đến trả công lao động trong các doanh nghiệp thường chú trọng đến các vấn đề sau đây:

Quy định về lương tối thiểu.

Quy định về thời gian và điều kiện lao động.

Các khoản phụ cấp trong lương.

Các quy định về phúc lợi xã hội như bảo hiểm xã hội, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,...

Bên cạnh đó, mục tiêu của hệ thống trả công là tạo ra một hệ thống thù lao hợp lý cho cả người lao động và người sử dụng lao động với mong muốn là khuyến khích người lao động làm việc và động viên họ hoàn thành tốt công việc. Các tiêu chí chính sách về trả công để mang lại tính hiệu quả bao gồm:

Thỏa đáng: Các cấp độ tối thiểu từ phía chính quyền, công đoàn và quản lý phải được đáp ứng.

Duy trì những nhân viên giỏi

Page 6: BÀI 7: TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG

Bài 7: Trả công lao động

114 MAN305_Bai7_v2.0014101210

Hợp lý: Mỗi nhân viên phải được trả công bằng, tương ứng với nỗ lực, khả năng của nhân viên.

Cân đối: Lương, phúc lợi và những khoản thưởng khác phải hợp lý.

Chi phí – hiệu quả: Trả công phải cân nhắc đến khả năng chi trả của tổ chức.

An toàn: Thù lao phải đủ và hợp lý để đảm bảo công bằng cho nhân viên cảm thấy an toàn, đáp ứng được những nhu cầu cơ bản.

Khuyến khích: Lương phải khuyến khích, tạo ra tính hiệu quả và năng suất làm việc.

Được nhân viên chấp nhận: Người lao động hiểu được hệ thống trả công và cảm thấy hợp lý cho cả công ty và bản thân người lao động.

7.1.4. Những yêu cầu cơ bản đối với hệ thống trả công

Trong thực tế, hệ thống trả công mà các doanh nghiệp áp dụng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập lợi thế cạnh tranh và đạt được mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp trên cơ sở đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người lao động.

Thiết kế, thực hiện hệ thống trả công là hoạt động phức tạp:

Đối với doanh nghiệp, việc thiết kế và thực hiện một hệ thống trả công là một trong những hoạt động phức tạp bởi các lý do sau:

o Trong doanh nghiệp, bên cạnh hệ thống đánh giá thực hiện công việc, phát triển nghề nghiệp, các chương trình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn…là mối quan tâm và quan trọng đối với một số cá nhân, còn lại hầu hết các cá nhân khác đều quan tâm tới việc trả công của doanh nghiệp.

o Mục tiêu của hệ thống trả công là động viên, thúc đẩy người lao động, do vậy nó phải thể hiện rõ được sự khác biệt nhất định về giá trị của mỗi cá nhân gắn liền với mức trả công cụ thể mà họ được hưởng tương ứng với kết quả công việc của họ. Cùng với thời gian, giá trị của cá nhân cũng có thể thay đổi.

o Các công việc có tính chuyên môn hóa cao dẫn tới sự khác biệt không ngừng về kiến thức, kỹ năng và khả năng đáp ứng yêu cầu; và những công việc đó lại được những cá nhân khác nhau về nhu cầu và mong muốn thực hiện.

o Trả công là một khoản chi trả khá lớn của doanh nghiệp (ví dụ: có doanh nghiệp mức chi chiếm 80% tổng các khoản chi), đồng thời, qua việc trả công có thể xác định mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

o Chi phí, giá cả sinh hoạt tại các khu vực có sự khác nhau sẽ làm cho hệ thống trả công của doanh nghiệp cũng khác nhau.

o Mong muốn của người lao động được tham gia vào việc xác định mức trả công của doanh nghiệp (trực tiếp hay thông qua thỏa thuận của doanh nghiệp với tổ chức Công đoàn).

Một hệ thống trả công cần đảm bảo được những yêu cầu sau:

o Thông qua mức trả công, doanh nghiệp thể hiện rõ cho người lao động thấy được các mục tiêu quan trọng, có tính then chốt mà doanh nghiệp muốn nhấn mạnh, ví dụ như: chất lượng sản phẩm, dịch vụ; khách hàng mục tiêu.

Yêu cầu đối với hệ thống trả công

Page 7: BÀI 7: TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG

Bài 7: Trả công lao động

MAN305_Bai7_v2.0014101210 115

o Thu hút và duy trì đội ngũ lao động có tay nghề, trình độ chuyên môn cao, những cán bộ, nhân viên giỏi mà doanh nghiệp cần.

o Khuyến khích người lao động tự đào tạo và phát triển các kỹ năng và khả năng theo yêu cầu, mong muốn của doanh nghiệp.

o Động viên, thúc đẩy người lao động thực hiện, hoàn thành công việc một cách hiệu quả.

o Hỗ trợ văn hóa mà doanh nghiệp xây dựng.

7.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng tới trả công

7.1.5.1. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Khi nghiên cứu thiết kế, thực hiện hệ thống trả công, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu các yếu tố từ thị trường lao động và xem xét tới trả công/thù lao trên thị trường, chi phí sinh hoạt, công đoàn, xã hội, nền kinh tế, luật pháp.

Trả công trên thị trường: Doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh doanh có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, do đó, cần phải nghiên cứu kỹ mức tiền công, lương, thưởng…phổ biến trong xã hội, khu vực địa lý nơi công ty đang kinh doanh và đối với cùng nghành nghề của doanh nghiệp.

Chi phí sinh hoạt: Trên thực tế, giá cả, chi phí sinh hoạt tại những nơi doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh là yếu tố ảnh hưởng tới trả công của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp đã phải tăng mức tiền thưởng hoặc tiền trợ cấp cho người lao động để bù đắp giá sinh hoạt tăng cao. Để duy trì cho người lao động mức lương thực sự được hưởng như trước đây, doanh nghiệp đã phải tăng lương theo một tỷ lệ nhất định khi giá cả sinh hoạt tăng.

Xã hội: Trong xã hội có những diễn biến phức tạp, nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp thực hiện tăng mức trả công (tiền lương), điều này có thể kéo theo các doanh nghiệp khác để cạnh tranh cũng buộc phải tìm cách tăng lương, thưởng, và khi đó giá cả trên thị trường, trong đó có cả giá sinh hoạt cũng sẽ tăng, sức mua của đồng tiền sụt giảm.

Nền kinh tế: Khi nền kinh tế suy thoái, nguồn cung lao động có xu hướng tăng cao, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Do đó, các doanh nghiệp có xu hướng hạ thấp mức trả công – tiền lương hoặc không tăng lương. Trong khi sức ép từ công đoàn, xã hội, chính phủ đối với các doanh nghiệp trong việc tăng lương cho phù hợp với mức chi phí sinh hoạt (ngược lại với mong muốn của doanh nghiệp).

Luật pháp: Luật pháp của Nhà nước (Luật lao động) yêu cầu mức lương tối thiểu và phải tuân thủ những qui định của luật pháp, không được phân biệt đối xử…

7.1.5.2. Yếu tố bên trong doanh nghiệp

Chính sách của doanh nghiệp:

Trả công/tiền lương là một khoản chi lớn của doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng đáng kể trên tổng chi phí của doanh nghiệp (thông thường từ 50% trở lên). Tuy nhiên,

Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Page 8: BÀI 7: TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG

Bài 7: Trả công lao động

116 MAN305_Bai7_v2.0014101210

trả công, đãi ngộ cũng là một loại “tài sản” vì nó thúc đẩy người lao động nỗ lực và có tiềm năng ảnh hưởng đến hành vi làm việc của người lao động, cải thiện năng suất, chất lượng công việc, hạn chế số người bỏ việc, thôi việc.

Văn hóa – bầu không khí và tinh thần doanh nghiệp:

Bầu không khí văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến cách tuyển chọn người lao động, đến thái độ của cấp trên và cấp dưới, đến hành vi công việc, đến việc đánh giá thực hiện công việc và từ đó cũng ảnh hưởng tới việc xây dựng, thực hiện hệ thống trả công/lương và đãi ngộ. Trên thực tế, có những doanh nghiệp muốn đứng đầu trong việc trả công/lương ca hơn các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Các doanh nghiệp này muốn thu hút nhân tài, vì họ cho rằng với mức lương cao hơn các công ty khác sẽ thu hút các ứng viên có khả năng cao về với doanh nghiệp mình. Việc trả công/lương cao cũng thúc đẩy người lao động làm việc nhiều hơn, chất lượng, năng suất lao động có thể được tăng lên và vì thế chi phí lao động tính trên từng đơn vị sản phẩm sẽ thấp hơn.

Trong khi đó, một số doanh nghiệp lại áp dụng mức trả công/lương thịnh hành. Đây là mức trả công/lương trung bình mà đa số các doanh nghiệp đang áp dụng. Ở đây, các doanh nghiệp áp dụng mức trả công này vẫn có thể thu hút được những người có khả năng tốt vào làm việc, đồng thời vẫn duy trì được vị trí cạnh tranh bằng việc không nâng giá các sản phẩm, dịch vụ của mình (trong doanh nghiệp có nhiều loại công việc mà yêu cầu về trình độ chuyên môn, kỹ thuật chỉ đòi hỏi công nhân, người lao động có khả năng trung bình).

Một số doanh nghiệp lại áp dụng chính sách trả công/lương thấp hơn mức hiện hành. Có hai lý do để những doanh nghiệp này áp dụng mức trả công thấp, đó là: doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính; doanh nghiệp cho rằng họ không cần công nhân hay người lao động giỏi để làm những công việc đơn giản. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trả công/lương thấp không có nghĩa là tiết kiệm được một khoản tiền chi phí lao động. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ tốn kém hơn, bởi công nhân/người lao động làm việc có năng suất thấp, tỷ lệ người nghỉ việc, bỏ việc có xu hướng tăng, do họ muốn tìm việc ở nơi khác có mức trả công khả quan hơn.

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp:

Cơ cấu của một doanh nghiệp cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới cơ cấu trả công. Thông thường, trong một doanh nghiệp có cấu trúc phức tạp, nhiều cấp quản trị, thì các nhà quản trị cấp cao sẽ là người quyết định cơ cấu trả công. Điều này cũng được xem là một nguyên nhân gây bất lợi cho người lao động vì cấp lãnh đạo cấp cao ít có điều kiện đi sâu sát tới người lao động. Ngược lại, những doanh nghiệp có cấu trúc gọn nhẹ, ít cấp bậc quản trị và ngay cả khi ở những doanh nghiệp lớn có nhiều cấp quản trị, nếu họ để cho cấp quản trị trực tuyến quyết định các vấn đề về trả công, người lao động sẽ được hưởng mức thù lao hợp lý hơn, vì các cấp quản trị này sâu sát với người lao động hơn.

Yếu tố bên trong doanh nghiệp

Page 9: BÀI 7: TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG

Bài 7: Trả công lao động

MAN305_Bai7_v2.0014101210 117

Năng lực tài chính (khả năng chi trả) của doanh nghiệp:

Năng lực tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cũng là những yếu tố quan trọng quyết định tới cơ cấu trả công và đãi ngộ của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp thành công thường có khuynh hướng trả công cao hơn mức trả công trung bình trong xã hội.

7.1.5.3. Yếu tố thuộc về cá nhân người lao động

Cá nhân người lao động có tác động khá nhiều tới việc trả công của doanh nghiệp. Mức trả công và đãi ngộ tùy thuộc vào sự thực hiện – hoàn thành công việc, tùy thuộc vào thâm niên, kinh nghiệm, sự trung thành, tiềm năng…

Sự hoàn thành công việc: Thông thường, người ta nhận thấy tâm lý và biểu hiện tiêu cực trong doanh nghiệp xuất hiện khi việc trả công không hợp lý – người giỏi chỉ được nhận mức thù lao bằng với những người kém hơn mình (năng suất kém, năng lực kém).

Thâm niên: Trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, có các quan điểm và phong cách quản trị khác nhau. Đối với người Nhật trước đây, thâm niên của người lao động được xem là yếu tố quan trọng có tính mấu chốt để thực hiện chính sách trả công và đãi ngộ. Những thập kỷ gần đây, quan điểm trên đã dần thay đổi. Trong khi đó ở Mỹ và hầu hết các nước phương tây, các doanh nghiệp đa số căn cứ vào mức hoàn thành công việc để tính mức trả công và thâm niên chỉ là một yếu tố tham khảo (tổ chức Công đoàn lại quan tâm tới yếu tố thâm niên và cho rằng đó cũng là yêu tố cần thiết để đảm bảo khách quan, công bằng).

Kinh nghiệm: Kinh nghiệm của người lao động được xem là một yếu tố rất cần thiết có liên quan tới quyết định của nhà quản trị trong các nội dung như: tuyển dụng, bố trí công việc, đánh giá, đề bạt… và là yếu tố ảnh hưởng tới trả công trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải mọi điều đã trải qua trong quá khứ đều là kinh nghiệm.

Ví dụ: một nhà quản trị tồi trong nhiều năm chưa được thay thế bởi người khác, mặc dù nhà quản trị đó có điều kiện khách quan thuận lợi. Ngược lại, một nhà quản trị trong quá khứ đã có những thất bại, song qua những thất bại đó, nhà quản trị đã điều chỉnh, rút kinh nghiệm và hiện tại đã rất thành công. Trong trường hợp này, kinh nghiệm là rất đáng giá.

Sự trung thành: Người lao động nói chung gắn bó, trung thành với doanh nghiệp có nghĩa là cá nhân đó đã có một quá trình làm việc nhất định tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phương tây và Mỹ thường có chính sách đãi ngộ đối với những người lao động có thời gian làm việc, trung thành với doanh nghiệp (kể cả khi doanh nghiệp gặp khó khăn, rủi ro nhưng họ vẫn gắn bó). Những cá nhân có sự trung thành với doanh nghiệp còn được xem là những cá nhân tiêu biểu, tấm gương cho mọi thành viên trong doanh nghiệp, do đó việc trả công, đãi ngộ họ là một việc được các nhà quản trị quan tâm.

Yếu tố thuộc về cá nhân người lao động

Page 10: BÀI 7: TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG

Bài 7: Trả công lao động

118 MAN305_Bai7_v2.0014101210

Tiềm năng: Đã có nhiều doanh nghiệp trên thế giới (đặc biệt là Mỹ và Nhật) rất chú trọng tới tiềm năng của người lao động. Một người lao động khi thực hiện một công việc mới họ sẽ là người chưa có kinh nghiệm, nhưng có thể họ có tiềm năng và triển vọng trong tương lai. Do đó, cũng có nhiều doanh nghiệp trả công cao cho những người trẻ tuổi vì họ có tiềm năng trở thành những nhà lãnh đạo, nhà quản trị giỏi của doanh nghiệp trong tương lai.

7.2. Cơ cấu thu nhập của người lao động

7.2.1. Cơ cấu thu nhập của người lao động

Thu nhập của người lao động từ việc làm bao gồm các khoản: tiền lương cơ bản, phụ cấp, tiền thưởng và các loại phúc lợi. Mỗi yếu tố có tính cách riêng và có ý nghĩa khác nhau đối với việc kích thích, động viên người lao động hăng hái, tích cực, sáng tạo trong công việc và trung thành với doanh nghiệp.

7.2.1.1. Tiền lương cơ bản

Tiền lương được xác định trên cơ sở tính đủ các nhu cầu cơ bản về sinh học, xã hội học, về mức độ phức tạp và mức độ tiêu hao lao động trong những điều kiện lao động trung bình của từng nghành nghề, công việc. Khái niệm tiền lương cơ bản được sử dụng rộng rãi đối với những người làm việc trong các doanh nghiệp quốc doanh hoặc trong khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt Nam và được xác định qua hệ thống thang bảng lương của Nhà nước. Để được xếp vào một bậc nhất định trong hệ thống thang, bảng lương, người lao động phải có trình độ lành nghề, kiến thức, kinh nghiệm làm việc nhất định. Trong thực tế, người lao động trong khu vực Nhà nước thường coi lương cơ bản như một thước đo chủ yếu về trình độ lành nghề và thâm niên nghề nghiệp. Họ rất tự hào về mức lương cơ bản cao, muốn được tăng lương cơ bản, mặc dù, lương cơ bản có thể chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thu nhập từ công việc.

7.2.1.2. Phụ cấp

Phụ cấp là tiền trả cho những công lao động ngoài lương cơ bản. Nó bổ sung cho lương cơ bản, bù đắp thêm cho người lao động khi họ phải làm việc trong những điều kiện không ổn định hoặc không thuận lợi mà chưa được tính đến khi xác định lương cơ bản. Ở Việt Nam, trong khu vực Nhà nước, có rất nhiều loại phụ cấp khác nhau như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp khu vực,… Tuy nhiên, trong khu vực phi quốc doanh, thường không có loại phụ cấp này. Khi trả các mức lương khác nhau cho người lao động, người sử dụng lao động đã có ý thức tính đến các yếu tố khác nhau đó. Ngoài ra, trong thực tế có một số loại phụ cấp khác nhau, không phải là phụ cấp lương, cách tính không phụ thuộc vào mức lương của người lao động như phụ cấp di chuyển, phụ cấp đi đường,… Phần lớn các loại tiền phụ cấp thường được tính trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng của môi trường làm việc không thuận lợi đến sức khỏe, sự thoải mái của người lao động tại nơi làm việc. Tiền phụ cấp có ý nghĩa kích thích người lao động thực hiện tốt công việc trong những điều kiện khó khăn, phức tạp hơn bình thường.

Cơ cấu thu nhập của người lao động

Page 11: BÀI 7: TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG

Bài 7: Trả công lao động

MAN305_Bai7_v2.0014101210 119

7.2.1.3. Tiền thưởng

Tiền thưởng là một loại kích thích vật chất có tác dụng rất tích cực đối với người lao động trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn. Thưởng có rất nhiều loại. Trong thực tế, các doanh nghiệp có thể áp dụng một số hoặc tất cả các loại thưởng sau đây:

Thưởng năng suất, chất lượng: áp dụng khi người lao động thực hiện tốt hơn mức độ trung bình về số lượng, chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ.

Thưởng tiết kiệm: áp dụng khi người lao động sử dụng tiết kiệm các loại vật tư, nguyên liệu, có tác dụng giảm giá thành sản phẩm dịch vụ mà vẫn bảo đảm được chất lượng theo yêu cầu.

Thưởng sáng kiến: áp dụng khi người lao động có các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tìm ra các phương pháp làm việc mới, có tác dụng làm nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành, hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Thưởng theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp: áp dụng khi doanh nghiệp làm ăn có lời, người lao động trong doanh nghiệp sẽ được chia một phần tiền lời dưới dạng tiền thưởng. Hình thức này được áp dụng cho nhân viên vào cuối quý, sau nửa năm hoặc cuối năm tùy theo cách thức tổng kết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thưởng tìm được nơi cung ứng, tiêu thụ, ký kết hợp đồng mới: áp dụng cho các nhân viên tìm thêm được các địa chỉ tiêu thụ mới, giới thiệu khách hàng, ký kết thêm được hợp đồng cho doanh nghiệp,... hoặc có các hoạt động khác có tác dụng làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Thưởng bảo đảm ngày công: áp dụng khi người lao động làm việc với số ngày công vượt mức quy định của doanh nghiệp.

Thưởng về lòng trung thành, tận tâm với doanh nghiệp: áp dụng khi người lao động có thời gian phục vụ trong doanh nghiệp vượt quá một giới hạn thời gian nhất định ví dụ 25 hoặc 30 năm; hoặc khi người lao động có những hoạt động rõ ràng đã làm tăng uy tín của doanh nghiệp.

Cách tính tiền thưởng rất đa dạng và cũng có nhiều loại tiền thưởng khác nhau như: tiền thưởng cho năng suất, chất lượng; thưởng tiết kiệm; thưởng sáng kiến; và thưởng cho nhân viên tìm được các khách hàng mới, các địa chỉ tiêu thụ mới được xác định bằng tỷ lệ phần trăm so với phần lợi ích mà nhân viên mang lại cho doanh nghiệp. Ví dụ, để khuyến khích nhân viên hăng hái, tích cực đi tìm các hợp đồng mới cho doanh nghiệp, tại công ty dịch vụ X, giám đốc đề ra nguyên tắc: chi thưởng 10% giá trị gia tăng cho nhân viên kiếm được các hợp đồng mới. Hình thức thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp và giám đốc điều hành ấn định trước, thông báo cho toàn thể nhân viên biết để kích thích mọi người cố gắng làm việc tốt hơn. Các hình thức thưởng: bảo đảm ngày công, thưởng về lòng trung thành với doanh nghiệp thường được xác định theo tỷ lệ phần trăm so với lương cơ bản hoặc quà tặng của doanh nghiệp, chế độ nghỉ phép khuyến khích.

Tiền thưởng

Page 12: BÀI 7: TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG

Bài 7: Trả công lao động

120 MAN305_Bai7_v2.0014101210

7.2.1.4. Phúc lợi

Các loại phúc lợi mà người lao động được hưởng rất đa dạng và phụ thuộc bởi nhiều yếu tố như quy định của Nhà nước, mức độ phát triển nền kinh tế, khả năng tài chính của doanh nghiệp… Phúc lợi thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống của người lao động có tác dụng kích thích nhân viên trung thành, gắn bó với doanh nghiệp. Dù ở cương vị cao hay thấp, hoàn thành công việc hay chỉ ở mức độ bình thường, có trình độ lành nghề cao hay thấp, đã là nhân viên trong doanh nghiệp thì đều được hưởng phúc lợi. Phúc lợi của doanh nghiệp gồm có:

Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

Hưu trí.

Nghỉ phép.

Nghỉ lễ.

Ăn trưa do doanh nghiệp chi trả.

Trợ cấp của doanh nghiệp cho các nhân viên đông con hoặc có hoàn cảnh khó khăn.

Quà tặng của doanh nghiệp cho nhân viên vào các dịp sinh nhật, cưới hỏi, mừng thọ cha mẹ nhân viên,…

Các khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí, tiền lương khi nghỉ phép, nghỉ lễ thường được tính theo quy định của Nhà nước và theo mức lương của người lao động. Các khoản phúc lợi khác như ăn trưa, trợ cấp khó khăn, quà tặng của doanh nghiệp thường được tính đồng hạng (tuy nhiên, một số doanh nghiệp có thể vẫn có mức tính cho các nhân viên ở các chức vụ khác nhau hoặc có thời gian phục vụ trong doanh nghiệp khác nhau).

7.3. Tiền lương trong doanh nghiệp

7.3.1. Khái niệm

Trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về lương ví dụ như: ở Pháp, “sự trả công được hiểu là tiền lương, hoặc lương bổng cơ bản, bình thường hay tối thiểu và mọi thứ lợi ích, phụ khoản khác, được trả trực tiếp hay gián tiếp bằng tiền hay hiện vật, mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo việc làm của người lao động”. Ở Nhật Bản, “tiền lương, bất luận được gọi là tiền lương, lương bổng, tiền được chia lãi hoặc bằng những tên gọi khác, là chỉ thù lao cho người lao động mà người sử dụng lao động chi trả cho công nhân”. Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO), “tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập, bất luận tên gọi hay cách tính thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy quốc gia, do người sử dụng lao động viết ra hay nêu lên cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải làm”.

Phúc lợi

Tiền lương trong doanh nghiệp

Page 13: BÀI 7: TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG

Bài 7: Trả công lao động

MAN305_Bai7_v2.0014101210 121

Bản chất của tiền lương cũng thay đổi tùy theo các điều kiện, trình độ phát triển kinh tế xã hội và nhận thức của con người. Trước đây, tiền lương thường được coi là giá cả sức lao động trong nền kinh tế thị trường nhưng hiện nay với việc áp dụng quản trị nguồn nhân lực vào trong các doanh nghiệp, tiền lương không chỉ đơn thuần chỉ là giá cả sức lao động nữa. Quan hệ giữa người sử dụng sức lao động và người lao động đã có những thay đổi căn bản.

Trong thực tế, khái niệm và cơ cấu tiền lương rất đa dạng, tiền lương có thể có nhiều tên gọi khác nhau như thù lao lao động, thu nhập lao động,... Theo quan điểm của cải cách tiền lương năm 1993, “tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường”. Theo Bộ Luật lao động thì “tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu qua công việc”. Ngoài ra, các chế độ khuyến khích khác có thể được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể hoặc quy định trong quy chế của doanh nghiệp.

Tiền lương tối thiểu: Đây là một chế định quan trọng bậc nhất của pháp luật lao động nhằm bải vệ quyền và lợi ích của người lao động, nhất là trong nền kinh tế thị trường và trong điều kiện sức lao động cung lớn hơn cầu. Tiền lương tối thiểu cần bảo đảm nhu cầu về sinh học và xã hội học. Mức lương tối thiểu được ấn định là bắt buộc đối với những người sử dụng lao động. Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), những yếu tố cần thiết để xác định mức lương tối thiểu phải bao gồm những nhu cầu của người lao động và gia đình họ, chú ý tới các mức lương trong nước, giá sinh hoạt, các khoản trợ cấp an toàn xã hội và mức sống so sánh của các nhóm xã hội khác, những nhân tố kinh tế, kể cả những đòi hỏi của phát triển kinh tế, năng suất lao động và mối quan tâm trong việc đạt tới và duy trì một mức sử dụng lao động cao.

Ở Việt Nam, “mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, đảm bảo cho người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động”. Mức lương tối thiểu hiện nay được chính phủ quy định là 650.000đ/tháng và sẽ tăng lên 800.000đ/tháng từ 1/5/2010.

Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế: Tiền lương trả cho người lao động dưới hình thức tiền tệ là tiền lương danh nghĩa. Cùng một số tiền như nhau sẽ mua được khối lượng hàng hóa dịch vụ khác nhau ở các vùng khác nhau hoặc trong cùng một vùng nhưng ở các thời điểm khác nhau, vì giá cả hàng hóa và dịch vụ thay đổi. Do đó, khái niệm tiền lương thực tế được sử dụng để xác định số lượng hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ mà người lao động có được thông qua tiền lương danh nghĩa. Tiền lương thực tế phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản: (1) Số lượng tiền lương danh nghĩa, (2) Chỉ số giá cả hàng hóa và dịch vụ.

Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế thể hiện theo công thức:

RWWR =

CPI

Page 14: BÀI 7: TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG

Bài 7: Trả công lao động

122 MAN305_Bai7_v2.0014101210

Trong đó:

WR: Tiền lương thực tế.

WR: Tiền lương danh nghĩa.

CPI: Chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ.

Muốn cho thu nhập của người lao động tăng lên thì chỉ số tiền lương danh nghĩa phải tăng nhanh hơn chỉ số hành hóa tiêu dùng và dịch vụ.

7.3.2. Ý nghĩa của tiền lương trong doanh nghiệp

7.3.2.1. Đối với chủ doanh nghiệp

Tiền lương vừa là yếu tố chi phí cần được kiểm soát song tiền lương cũng lại là phương tiện kinh doanh nên doanh nghiệp rất cẩn trọng trong việc tăng lương cho nhân viên. Tuy nhiên, tiền lương ngoài bản chất là chi phí nó còn là phương tiện để tạo ra giá trị mới. Với một mức tiền lương thấp các doanh nghiệp sẽ không huy động được sức lao động cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp, điều này dẫn đến việc giảm quy mô hoạt động của doanh nghiệp đồng thời làm giảm lợi nhuận. Mặt khác, với mức

tiền lương thấp, người lao động không có động lực làm việc mạnh mẽ nên năng suất lao động thấp làm cho tỷ lệ chi phí tiền lương trong sản phẩm tăng lên kéo theo tỷ suất lợi nhuận giảm.

Với một mức lương cao, doanh nghiệp sẽ có khả năng lôi kéo thêm lao động giỏi để mở rộng sản xuất, tăng quy mô hoạt động, tạo ra động lực làm việc cho nhân viên tăng năng suất lao động, nâng cao tỷ suất lợi nhuận. Tuy nhiên việc trả lương cao có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc gia tăng quy mô chi phí, đặc biệt là trường hợp tốc độ tăng tiền lương nhanh hơn tốc độ tăng của năng suất lao động.

7.3.2.2. Đối với người lao động

Tiền lương chính là sự bù đắp những hao phí lao động mà người lao động đã bỏ ra, đó là nguồn thu nhập của họ nên họ luôn mong muốn được trả lương cao. Tiền lương thỏa đáng sẽ kích thích nhiệt tình lao động của nhận viên nhờ đó mà tạo điều kiện tăng năng suất, chất lượng dẫn đến tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, gián tiếp làm tăng phúc lợi cho người lao động.

Tiền lương thấp sẽ làm kiệt quệ sức lao động của nhận viên, hạn chế sự nhiệt tình trong lao động dẫn đến tình trạng công nhân bỏ việc làm, đình công hoặc làm việc uể oải, năng suất thấp làm giảm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên người lao động cũng không thể đòi hỏi tăng lương quá cao và điều đó sẽ làm cho doanh nghiệp phải xem xét lại kế hoạch sử dụng lao động (cắt giảm nhân viên, giảm quy mô sản xuất…) khi chi phí sử dụng lao động quá cao. Điều này dẫn đến

Ý nghĩa của tiền lương đối với chủ doanh nghiệp

Ý nghĩa của tiền lương đối với người lao động

Page 15: BÀI 7: TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG

Bài 7: Trả công lao động

MAN305_Bai7_v2.0014101210 123

quy mô sử dụng lao động giảm cũng có nghĩa là người lao động sẽ mất đi cơ hội có việc làm ổn định.

Xét ở khía cạnh khác, tiền lương còn là sự thừa nhận giá trị của người lao động được đo lường thông qua tiền lương, đồng thời nó cũng thể hiện sự công bằng thông qua mối quan hệ tiền lương giữa các nhân viên trong doanh nghiệp.

7.3.2.3. Đối với xã hội

Về mặt xã hội, chính sách tiền lương thể hiện quan điểm của nhà nước đối với người lao động ở các doanh nghiệp, phản ánh cung cầu về sức lao động trên thị trường, điều kiện kinh tế và tỷ lệ lao động thất nghiệp trên thị trường, chế độ ưu đãi khác nhau theo vùng và địa lý. Tiền lương là một trong những hình thức kích thích lợi ích vật chất đối với người lao động.

Vì vậy để sử dụng đòn bẩy tiền lương nhằm đảm bảo sản xuất phát triển, duy trì đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ cao nắm rõ nguyên tắc làm việc, đòi hỏi công tác tổ chức trả lương trong doanh nghiệp phải được đặc biệt coi trọng.

7.4. Chính sách tiền lương và phương pháp trả lương

7.4.1. Chính sách lương và cấu trúc lương

7.4.1.1. Chính sách lương

Sau khi doanh nghiệp hoàn tất việc định giá công việc nội bộ và thu thập thông tin khảo sát về lương, doanh nghiệp sẽ tính được mức lương cụ thể cho từng vị trí công việc. Có ba sự lựa chọn cơ bản trong cách tính lương đó là: cao hơn, thấp hơn, và tương đương với mức lương trên thị trường lao động.

Bằng cách thiết lập mặt bằng lương tương đương với “lương bình quân” trên thị trường hoặc tương ứng với lương của đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cố gắng giữ chi phí lao động tương đương với đối thủ cạnh tranh. Xu hướng trả lương này làm mất tác dụng của hệ thống thù lao như là một nhân tố để thu hút, duy trì và động viên nhân viên trong khi cố gắng đảm bảo rằng chi phí lao động là một nhân tố cạnh tranh. Ngược lại, với chính sách trả lương cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh, công ty hy vọng rằng sẽ thu hút và duy trì được các nhân viên giỏi, trong khi vẫn tối đa hóa sự thỏa mãn của nhân viên hiện tại. Các công ty với chính sách trả lương cao hơn muốn trở thành nhà sử dụng lao động tốt nhất để họ có thể lựa chọn các ứng viên tốt nhất, nhằm hạn chế khả năng các đối thủ cạnh tranh thu hút nhân viên giỏi của doanh nghiệp mình.

Một số doanh nghiệp theo đuổi cách tiếp cận “thấp hơn thị trường” là thiết lập một chính sách trả lương thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Chiến lược này được sử dụng tại các doanh nghiệp có khả năng chi trả bị giới hạn bởi các yếu tố như ngân sách lao động, dự báo về giảm sút doanh thu và lợi nhuận… Các cuộc nghiên cứu đã chúng tỏ rằng trả lương thấp không có nghĩa là tiết kiệm được một khoản tiền về chi phí lao động. Ngược lại công ty sẽ tốn kém hơn, vì năng suất lao động của nhân viên sẽ thấp, không

Chính sách lương

Page 16: BÀI 7: TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG

Bài 7: Trả công lao động

124 MAN305_Bai7_v2.0014101210

thu hút và duy trì được số lao động có trình độ giỏi, tình trạng nhân viên bỏ việc để đi tìm vị trí làm việc tại các doanh nghiệp khác trả lương cao hơn sẽ gia tăng.

Chính sách tiền lương của một doanh nghiệp liên quan tới những quyết định cơ bản sau: mức lương chung trong doanh nghiệp, cơ cấu tiền lương và tiền lương trả cho các cá nhân có trình độ tay nghề khác nhau.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định về mức lương chung trong doanh nghiệp gồm có:

o Quan điểm của giới lãnh đạo doanh nghiệp về thù lao: Nhà quản trị quan niệm rằng việc trả lương cao sẽ thu hút và duy trì được những lao động giỏi, tay nghề cao trên thị trường lao động. Trong những doanh nghiệp như vậy, lãnh đạo doanh nghiệp mong đợi những giá trị kỳ vọng đem lại ở những người lao động chất lượng cao (tinh thần trách nhiệm, năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc…) do họ đã trả lương cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Ở các doanh nghiệp mà giới lãnh đạo cho rằng tinh thần, ý thức và chất lượng lao động của công nhân không cao hoặc khó cải thiện tốt hơn, thì xu thế mức lương trả cho người lao động sẽ thấp và các doanh nghiệp này cho rằng do áp dụng chiến lược trả công thấp, phần tiết kiệm do chi phí lao động thấp sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và bù đắp lại những thiệt hại của doanh nghiệp do tỷ lệ thôi việc, nghỉ việc và kỷ luật lao động thấp gây ra.

o Quy mô doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có qui mô lớn thường trả lương cao hơn các doanh nghiệp có qui mô nhỏ. Ở Mỹ và Tây Âu các doanh nghiệp có trên 1000 nhân viên thường trả lương cơ bản cao hơn từ 10 – 30% và nhân viên được hưởng các phúc lợi có giá trị gấp đôi so với các doanh nghiệp nhỏ. Ở Nhật Bản, mức chi trả lương và phúc lợi cho người lao động còn cao hơn. Các doanh nghiệp nhỏ ở Nhật Bản thường chỉ trả lương cơ bản cho nhân viên bằng 55% tiền lương cơ bản của nhân viên trong các doanh nghiệp lớn.

o Ngành kinh tế hoặc lĩnh vực sản xuất kinh doanh: các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế hoặc lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau thường sẽ có khả năng sinh lời và yêu cầu về trả lương khác nhau.

Quyết định thứ hai liên quan đến cơ cấu tiền lương trong doanh nghiệp:

Trong doanh nghiệp, câu hỏi đặt ra cần giải đáp liên quan đến trả lương là các công việc khác nhau trong cùng doanh nghiệp sẽ được trả lương như thế nào? Việc phát triển cơ cấu tiền lương đòi hỏi phải phân tích, so sánh các công việc trong nội bộ doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có số lượng công việc ít và các công việc không quá đặc thù, có thể áp dụng trực tiếp cơ cấu tiền lương trên thị trường. Các doanh nghiệp khác có thể sử dụng: theo chủ quan đánh giá của lãnh đạo doanh nghiệp; theo thỏa ước tập thể giữa lãnh đạo và công đoàn; và theo định giá công việc.

Quyết định thứ ba liên quan đến cá nhân thực hiện công việc:

o Kết quả thực hiện công việc: sự khác biệt trong kết quả thực hiện công việc là điều hợp lý và dễ chấp nhận để trả lương khác nhau cho các nhân viên khác nhau. Nhân viên làm tốt hơn, chất lượng thực hiện công việc tốt hơn cần được trả lương cao hơn.

o Kinh nghiệm: kinh nghiệm thể hiện qua thâm niên làm việc và trình độ học vấn của người lao động. Tiền lương của nhân viên thường được tăng lên theo thời

Page 17: BÀI 7: TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG

Bài 7: Trả công lao động

MAN305_Bai7_v2.0014101210 125

gian làm việc và trình độ học vấn (kích thích học tập, bồi dưỡng và gắn bó với doanh nghiệp).

o Tiềm năng phát triển: những nhân viên có tiềm năng cao thường được trả lương cao hơn.

7.4.1.2. Cấu trúc lương

Các công việc được đánh giá là có vị trí gần giống nhau thường được kết hợp thành một loại lương. Hệ thống lương sẽ trở nên cồng kềnh khi có 50 tỷ lệ lương khác nhau cho 50 tên công việc khác nhau hoặc có tỷ lệ lương cao hơn cho công việc được đánh giá 250 điểm so với công việc ở 200 điểm. Vì vậy, bậc lương được thiết lập (nghĩa là tất cả các công việc nằm giữa 200 và 250 điểm sẽ nằm trong cùng một bậc lương), và tất cả các công việc trong cùng bậc lương được trả tương tự như nhau. Như vậy trong khoảng nhảy 25 điểm, một loại lương mới được tách ra. Mức lương có thể được lựa chọn cho mỗi bậc lương và trả cho mọi cá nhân có cùng công việc trong bậc lương đó.

Hình 7.2: Ngạch lương và đường lương

Hình trên mô tả một hệ thống lương tuyến tính, có nghĩa là tất cả các công việc trong cùng một bậc thì được nhận một hệ số lương như nhau. Bậc lương được xác định bởi giá trị điểm tính toán được, thông qua phương pháp tính điểm trong định giá công việc

Ngạch lương là việc nhóm gộp một số bậc lương khác nhau vào cùng một nhóm vì có cùng mức độ khó khăn và mức trách nhiệm. Nếu một hệ thống sử dụng phương pháp so sánh nhân tố hoặc hệ thống điểm để định giá công việc thì điều này được hoàn tất thông qua biểu đồ lương.

Cấu trúc lương

Page 18: BÀI 7: TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG

Bài 7: Trả công lao động

126 MAN305_Bai7_v2.0014101210

Tuy nhiên các chuyên gia nguồn lực cho rằng nên có sự gối lên nhau giữa các ngạch lương (mức lương hoặc hệ số lương). Hình bên dưới mô tả một cấu trúc lương của một công ty có sự gối lên nhau của các hạng lương. Ví dụ, nhân viên thuộc ngạch lương dao động trong khoảng 2.000.000 – 4.000.000 VND trong khi đó nhân viên ở ngạch 4 cao hơn có mức lương nhận được trong khoảng 4.000.000 – 4.500.000 VND. Nghĩa là theo cấu trúc lương này, một người nhân viên giàu kinh nghiệm hơn trong một hạng lương thấp hơn có thể vẫn được trả lương cao hơn so với một nhân viên ít kinh nghiệm hơn trong một hạng lương cao hơn.

Hình 7.3: Hạng lương và thang lương

7.4.2. Xác định phương pháp trả lương

7.4.2.1. Lương theo thâm niên

Khi dựa vào thâm niên, mức lương lệ thuộc chủ yếu vào kinh nghiệm của người lao động hoặc thời gian phục vụ cho công việc. Tất cả các cá nhân có cùng công việc bắt đầu với mức lương bằng nhau và sẽ tăng lên theo số năm làm việc cho doanh nghiệp.

Hệ thống thâm niên thường cho lực lượng lao động ổn định và có kinh nghiệm. Hệ thống thâm niên thường được sử dụng khi người lao động không chấp nhận hoặc tin tưởng vào lương theo thành tích, hoặc khi sự khác nhau về thành tích là khó đo lường một cách chính xác, hoặc khi công việc đòi hỏi thành tích hoặc kết quả như nhau.

7.4.2.2. Lương theo thành tích

Nhiều doanh nghiệp cố gắng kết nối lương với thành tích công việc thực tế. Thông thường là khi thành tích được cải thiện hoặc vượt trội sẽ được nhận lương cao hơn. Về mặt lý thuyết, lương thành tích cho phép nhà quản trị sử dụng lương để động viên người lao động đạt được thành tích cao hơn. Tuy nhiên, lương theo thành tích không phải khi nào cũng được sử dụng một cách dễ dàng và rộng rãi.

Nhiều người lao động không tin vào hệ thống thưởng thành tích bởi vì họ không cảm thấy rằng mức lương mà họ được hưởng liên quan đến mức thành tích của mình.

Lương theo thâm niên

Page 19: BÀI 7: TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG

Bài 7: Trả công lao động

MAN305_Bai7_v2.0014101210 127

Sau khi so sánh kết quả công việc của bản thân với những đồng nghiệp khác, người lao động thấy không công bằng và thông thường họ cho rằng thành tích của mình là cao hơn những cá nhân khác (Nghiên cứu cho thấy có tới 95% người lao động tự đánh giá thành tích của bản thân trên mức trung bình).

Một phương cách để xác định sự thành công của hệ thống lương thành tích thường đòi hỏi những thành tố sau:

Mức độ trung thành và tin tưởng về nhà quản lý.

Một hệ thống định giá công việc và cấu trúc lương chính xác, định hướng (nhằm làm giảm xu hướng sử dụng tiền khuyến khích để hiệu chỉnh các sai lệch bởi cấu trúc lương không chính xác hoặc không tương xứng với thị trường).

Tiêu chuẩn thành tích phải được nhất trí bởi tất cả nhân viên.

Tiêu chuẩn công việc phải rõ ràng, dựa trên kết quả mẫu nhằm giảm thiểu lỗi chủ quan.

Đánh giá thành tích một cách chính xác (vì không có mẫu đánh giá nào có thể thích hợp cho tất cả các tình huống, nên các mẫu thay thế cần phải có sẵn và được áp dụng linh hoạt cho các tình huống cụ thể).

Nhà quản trị cố gắng giảm thiểu khoảng cách thời gian giữa đánh giá thành tích và tăng lương.

Trong suốt giai đoạn đánh giá thành tích nhà quản trị thu thập những thông tin phản hồi trong nhân viên nhằm đảm bảo rằng nhân viên nhận được khoản thù lao phù hợp với thành tích.

Nhà quản trị phải được đào tạo để sử dụng chính xác hệ thống thù lao.

7.4.2.3. Lương dựa trên kỹ năng

Một nền tảng khác để thiết lập tỷ lệ lương cá nhân là kiến thức và kỹ năng về công việc. Các kế hoạch lương dựa trên kỹ năng phân tích kiến thức công việc mà người công nhân cần phải có. Tất cả nhân viên đều bắt đầu ở mức khởi điểm. Khi họ học được các kỹ năng cao hơn phát huy hiệu quả trong công, việc họ sẽ được trả lương cao hơn. Phương pháp trả lương này tạo ra một sự nỗ lực học tập nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng của nhân viên.

Hầu hết các nhà sử dụng lao động trả lương theo những tỷ lệ khác nhau cho các công nhân thực hiện những công việc giống nhau. Đó là do:

Sự khác biệt giữa các cá nhân về kinh nghiệm, kỹ năng và thành tích thực hiện công việc.

Kỳ vọng rằng khi người lao động có thâm niên cao hơn sẽ thực hiện công việc tốt hơn.

Sự công bằng cá nhân đòi hỏi thù lao cho nhân viên phải được phân chia công bằng giữa những cá nhân thực hiện công việc giống nhau. Lý do để lựa chọn việc trả lương ở những tỷ lệ khác nhau cho công việc giống nhau là:

o Trả lương khác nhau cho phép tổ chức nhận ra sự khác nhau trong việc thực hiện công việc của nhân viên để đạt mục tiêu chung của tổ chức.

Trả lương dựa trên kỹ năng

Page 20: BÀI 7: TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG

Bài 7: Trả công lao động

128 MAN305_Bai7_v2.0014101210

o Trả lương khác nhau cho phép người sử dụng lao động thông báo sự thay đổi nhân sự nhấn mạnh vào tính chất quan trọng công việc, kỹ năng, kiến thức…

o Sự khác nhau cung cấp cho tổ chức một công cụ quan trọng để nhấn mạnh tiêu chuẩn của tổ chức là sự thăng tiến, trong khi đó công việc của nhân viên không thay đổi.

o Nếu không có sự khác nhau, hệ thống lương sẽ không thể tạo ra sự công bằng, giảm đi mức độ thỏa mãn của nhân viên.

7.5. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp

Thông thường có ba hình thức tiền lương chủ yếu áp dụng trong các doanh nghiệp: tiền lương thời gian; tiền lương trả theo trình độ, năng lực của người lao động, gọi tắt là tiền lương trả theo nhân viên; và tiền lương trả theo kết quả thực hiện công việc.

7.5.1. Hình thức trả lương theo thời gian

Nhân viên được trả lương theo thời gian làm việc: giờ, ngày, tuần, tháng hoặc năm. Tiền lương thời gian được sử dụng rộng rãi ở một số công việc như quản lý và các bộ phận văn phòng; còn trong các bộ phận sản xuất chỉ thường áp dụng ở những bộ phận không thể tiến hành định mức được do tính chất của công việc đòi hỏi tính chính xác cao hoặc hoạt động sản xuất theo dây chuyền, nếu trả lương theo sản phẩm sẽ không

mang lại hiệu quả thiết thực. Hình thức tiền lương này đơn giản, dễ tính toán, nhưng bộc lộ nhiều nhược điểm như việc trả lương không gắn liền với thành tích, kỹ năng của nhân viên, và vì thế nó sẽ không khuyến khích nhân công sử dụng thời gian hợp lý, không tiết kiệm nguyên vật liệu và không kích thích tăng năng suất lao động.

Có thể khắc phục các hạn chế của hình thức tiền lương này bằng cách định giá công việc chính xác theo các phương pháp định giá công việc đã nghiên cứu ở phần trên.

Lương theo thời gian có hai hình thức: (1) lương thời gian giản đơn và (2) lương thời gian có thưởng.

Lương thời gian giản đơn:

Hình thức tiền lương này phụ thuộc vào lương cấp bậc và thời gian làm việc thực tế của nhân viên. Tiền lương thời gian giản đơn có thể tính theo lương giờ, lương ngày và lương tháng.

Công thức tính lương có dạng như sau:

Lj = dj × Gj

Trong đó:

Lj là tiền lương của nhân viên (j).

dj là đơn giá lương cấp bậc của nhân viên (j).

Gj là số đơn vị thời gian làm việc thực tế của nhân viên (j).

dj có thể là đơn giá lương cấp bậc theo giờ, theo ngày và theo tháng của nhân viên (j). Tương ứng như vậy Tj là số đơn vị thời gian làm việc thực tế của nhân viên (j) theo giờ, ngày và tháng.

Trả lương theo thời gian

Page 21: BÀI 7: TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG

Bài 7: Trả công lao động

MAN305_Bai7_v2.0014101210 129

Trả lương thời gian có thưởng

Về bản chất thì đây là hình thức tiền lương giản đơn nhưng cộng thêm với tiền lương khi nhân viên đạt được số lượng và chất lượng công việc đã quy định.

Hình thức tiền lương này khuyến khích cho nhân viên sử dụng hợp lý thời gian làm việc, tiết kiệm trong việc dùng nguyên liệu, sử dụng thiết bị hiệu quả để tăng năng suất lao động.

Hình thức này có thể sử dụng đối với công nhân làm công việc phục vụ như hiệu chỉnh máy, sửa chữa nhỏ trong quá trình sản xuất, công nhân làm việc ở những khâu tự động hóa cao hoặc công việc phải tuyệt đối đảm bảo chất lượng.

7.5.2. Hình thức trả lương theo cá nhân

Khi người lao động có trình độ lành nghề, kỹ năng khác nhau thực hiện cùng một loại công việc thì những người này nên được trả lương như thế nào? Doanh nghiệp trả lương cho người lao động theo yêu cầu và tính chất công việc mà họ thực hiện hay theo kỹ năng, trình độ lành nghề của nhân viên? Những doanh nghiệp muốn kích thích nhân viên nâng cao tính linh hoạt trong thị trường lao động nội bộ để có thể dễ dàng chuyển nhân viên từ công việc này sang công việc khác thì thường áp dụng cách trả lương

theo nhân viên. Khi đó, nhân viên trong doanh nghiệp sẽ được trả lương theo những kỹ năng mà họ đã được đào tạo, giáo dục và sử dụng. Mỗi khi nhân viên có thêm các chứng chỉ học vấn, hoặc có các bằng chứng đã nâng cao nghiệp vụ cần thiết cho công việc, họ đều được tăng lương.

Các doanh nghiệp này cho rằng, những kỹ năng, kiến thức mà nhân viên học thêm được sẽ có tác dụng kích thích tăng năng suất lao động, phát huy sáng kiến, làm tăng giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, do đó, doanh nghiệp cần trả thêm lương cho nhân viên. Hệ thống trả lương này kích thích nhân viên nâng cao trình độ lành nghề, đáp ứng các nhu cầu đào tạo phát triển của công ty trong thời kỳ mới, tuy nhiên các báo cáo cho thấy ba phần tư các công ty áp dụng chế độ tiền lương này có mức chi trả tiền lương cao hơn mức tiền lương trung bình trên thị trường.

7.5.3. Hình thức trả lương theo sản phẩm

Đây là hình thức trả lương căn cứ trên cơ sở đơn giá tiền lương cho một đơn vị phẩm và khối lượng sản phẩm thực hiện được. Hình thức trả lương này đã gắn thu nhập của nhân viên với kết quả thực hiện công việc của họ, có tính kích thích mạnh, mang lại hiệu quả cao và được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. Nhân viên sẽ cố gắng học tập, nâng cao trình độ lành nghề phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật,… tìm mọi biện pháp để nâng cao năng suất lao động. Thêm vào đó, trả lương theo sản phẩm cũng góp phần giáo dục ý thức lao động tự giác, năng động, tích cực trong việc thúc đẩy tinh thần thi đua giữa các nhân viên trong doanh nghiệp. Tuy nhiên để sử dụng hình thức tiền lương này một cách hữu hiệu trong tổ chức cần lưu ý đến một số vấn đề cơ bản:

Hình thức trả lương theo cá nhân

Trả lương theo sản phẩm

Page 22: BÀI 7: TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG

Bài 7: Trả công lao động

130 MAN305_Bai7_v2.0014101210

Phải xây dựng một hệ thống định mức có cơ sở khoa học.

Tính toán cụ thể và chính xác.

Rèn luyện ý thức cho công nhân trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất chung, bảo quản và sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị, tăng cường phối hợp hoạt động với cá nhân khác.

7.5.3.1. Trả lương theo sản phẩm cá nhân

Lương theo sản phẩm cá nhân chỉ áp dụng cho những công nhân mà kết quả lao động của họ có thể đo lường một cách độc lập, cụ thể và chính xác theo từng cá nhân riêng biệt. Có thể có những hình thức trả lương sản phẩm linh hoạt như sau:

Lương theo sản phẩm cá nhân trực tiếp:

Tiền lương được trả cho người lao động căn cứ và số lượng sản phẩm mà họ làm ra đúng quy định và đơn giá tiền lương trả cho một đơn vị sản phẩm. Có thể viết công thức như sau:

n

j j iji = 1

L d S

Trong đó:

Lj là lương của nhân viên (j).

dj là đơn giá lương sản phẩm.

Sij là số lượng sản phẩm loại (i) mà nhân viên (j) làm được trong kỳ.

Đơn giá lương sản phẩm được tính như sau:

cj

m

Ld

D

Trong đó:

dj là đơn giá lương sản phẩm (i).

Lc là đơn giá lương cho một thời kỳ để chế tạo sản phẩm (i).

Dm là định mức sản lượng sản phẩm (i) cho một thời kỳ.

Trả lương theo sản phẩm lũy tiến:

Đây là hình thức trả lương theo sản phẩm kết hợp với hình thức tiền thưởng (hoặc đơn giá lũy tiến) khi nhân viên có số lượng sản phẩm thực hiện trên định mức quy định. Tiền lương của mỗi cá nhân sẽ được tính toán trên cơ sở số tiền lương quy định cho các mức sản lượng đó theo nguyên tắc lũy tiến, tức là mức sản lượng càng lớn thì đơn giá tiền lương càng cao. Công thức tính như sau:

n

j ij iji = 1

L S d

Trong đó:

Lj: Là mức lương nhận được của nhân viên.

Sij: Là khối lượng sản phẩm ở mức sản lượng quy định (i) mà (j) làm được trong kỳ.

dij: Là đơn giá lũy tiến cho một sản phẩm ở mức sản lượng (i) đối với sản phẩm mà (j) đang tham gia sản xuất.

Ví dụ: Công nhân A trong tháng 1/2009 làm được 200 sản phẩm. Công ty quy định giá lương sản phẩm như sau:

Page 23: BÀI 7: TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG

Bài 7: Trả công lao động

MAN305_Bai7_v2.0014101210 131

Nếu sản lượng S0 ≤ 50 thì đơn giá d0 = 3.000 đ/sp.

Nếu sản lượng 50 < S1 ≤ 100 thì đơn giá d1 = 4.000 đ/sp

Nếu sản lượng 100 < S2 ≤ 150 thì đơn giá d2 = 5.000 đ/sp

Nếu sản lượng S3 > 150 thì đơn giá d3 = 6.000 đ/sp

Trong trường hợp này tiền lương của công nhân A sẽ được tính như sau:

LA = S0A × d0A + S1A × d1A + S2A × d2A + S3A × d3A

= 50 × 3.000 + 50 × 4.000 + 50 × 5.000 + 50 × 6.000 = 900.000đ

Trả lương theo sản phẩm gián tiếp:

Lương theo sản phẩm gián tiếp thường được áp dụng cho những công nhân phụ mà công việc của họ có ảnh hưởng nhiều đến kết quả lao động của công nhân chính như công nhân sửa chữa máy, phục vụ máy sợi, dệt trong nhà máy dệt, công nhân hiệu chỉnh, bảo hành máy móc thiết bị trong nhà máy,… Đặc điểm của hình thức tiền lương này là tiền lương của người lao động phục vụ phụ thuộc vào tiền lương của công nhân sản xuất chính, chính vì thế họ nỗ lực để hoàn thành công việc phục vụ của mình tốt hơn. Mức lương được nhận của nhân viên phục vụ gắn liền với đơn giá lương của công nhân phục vụ và số lượng đơn vị sản phẩm mà các công nhân chính do anh ta phục vụ làm được thực tế trong kỳ.

Lp = dp Qc

Trong đó:

Lp : lương thực tế của công nhân phụ

dp: Đơn giá tiền lương sản phẩm của công nhân phụ

Qc: Sản lượng thực tế làm ra của công nhân chính

7.5.3.2. Tiền lương sản phẩm theo nhóm

Hình thức trả lương này thường áp dụng cho những công việc mà kết quả có thể đo lường cụ thể, chính xác được, nhưng để hoàn thành công việc đó thì cần phải có nhiều người cùng hợp tác, liên kết. Các công việc đó có thể là lắp ráp máy móc thiết bị, trong ngành xây dựng, sửa chữa cơ khí, trong nông nghiệp,… Phương thức tính có thể theo trình tự sau:

m

jj 1

L

Dtq

Trong đó:

Lj là lương cấp bậc của nhân viên (j).

q là định mức sản lượng cho nhóm.

Dt là đơn giá lương sản phẩm.

Khi đó quỹ lương của nhóm được xác định như sau:

QN là quỹ lương của nhóm.

St là số lượng sản phẩm nhóm làm được.

Tiền lương của mỗi cá nhân trong nhóm sẽ được xác định như sau:

Tiền lương sản phẩm theo nhóm

Page 24: BÀI 7: TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG

Bài 7: Trả công lao động

132 MAN305_Bai7_v2.0014101210

Bước 1: Tính thời gian quy đổi của các nhân viên

Gj = Hj × gj × Wj

Gj là số đơn vị thời gian quy đổi của nhân viên (j) trong nhóm.

Hj là hệ số cấp bậc công việc của nhân viên (j).

gj là số đươn vị thời gian lao động thực tế của nhân viên (j) trong nhóm.

Wj là hệ số năng suất lao động của nhân viên (j) trong nhóm.

Bước 2: Tính đơn giá tiền lương của nhóm

j

QNdn

G

Bước 3: Tính lương cho mỗi cá nhân của nhóm

Mj = dn × Gj

7.6. Trả công/đãi ngộ gián tiếp và phi vật chất

7.6.1. Đãi ngộ gián tiếp

Trả công/đãi ngộ vật chất gián tiếp có thể được hiểu là các khoản phúc lợi và dịch vụ được doanh nghiệp cung cấp ngoài tiền lương, có thể bao gồm các khoản sau: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm cá nhân, hưu trí, các khoản phải trả trong thời gian không làm việc, tiền phụ thêm ngoài tiền thưởng cho hoàn thành công việc; các khoản phí dịch vụ như tiền ăn trưa, gửi xe…

Phúc lợi hay còn gọi là thù lao gián tiếp về mặt tài chính. Phúc lợi bao gồm hai phần: phúc lợi theo luật pháp quy định và phúc lợi do doanh nghiệp tự nguyện áp dụng một phần nhằm kích thích động viên người lao động làm việc, và một phần để duy trì, lôi cuốn người giỏi về doanh nghiệp.

Không phải chỉ có các kích thích tài chính mới động viên người lao động được. Bên cạnh kích thích tài chính còn có những kích thích phi tài chính.

7.6.2. Đãi ngộ phi vật chất

7.6.2.1. Công việc

Bản thân công việc là một thành tố quan trọng động viên người lao động. Người lao động sẽ cảm thấy hứng thú, hăng hái làm việc khi có những yếu tố sau:

Nhiệm vụ lôi cuốn, hứng thú:

Người lao động cảm thấy thỏa mãn khi thực hiện một công việc, một nhiệm vụ có tính hấp dẫn, gây hứng thú. Điều này giải thích tại sao các doanh nghiệp thường áp dụng chương trình phong phú hóa công việc. Phong phú hóa công việc là một chương trình cấu trúc lại nội dung công việc, và cơ cấu lại mức độ trách nhiệm đối với công việc nhằm làm cho công việc đòi hỏi mức phấn đấu nhiều hơn, có ý nghĩa hơn, gây hứng thú người lao động hơn.

Trách nhiệm:

o Công việc đòi hỏi có sự phấn đấu, nỗ lực.

o Có cơ hội được cấp trên nhận biết thành tích.

Đãi ngộ gián tiếp

Page 25: BÀI 7: TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG

Bài 7: Trả công lao động

MAN305_Bai7_v2.0014101210 133

o Cảm giác hoàn thành công việc.

o Có cơ hội phát triển nghề nghiệp và thăng tiến.

7.6.2.2. Môi trường làm việc

Môi trường, điều kiện làm việc cũng là một yếu tố quan trọng trong đãi ngộ đối với người lao động. Người lao động sẽ hăng hái, tích cực làm việc khi có các điều kiện sau:

Doanh nghiệp có chính sách đãi ngộ hợp lý;

Đồng nghiệp có sự hợp tác, tương trợ;

Điều kiện làm việc thoải mái;

Giờ làm việc không áp đặt cứng nhắc, người lao động được chọn giờ giấc làm việc phù hợp với hoàn cảnh mỗi người;

Thời gian làm việc được tập trung, rút ngắn: cho phép người lao động làm việc khẩn trương, làm thêm giờ để hoàn thành công việc trong thời gian cần thiết, không nhất thiết kéo dài hết cả tuần lễ làm việc. Thời gian dôi ra, người lao động có thể được sử dụng để giải quyết các công việc riêng;

Chia sẻ công việc: Hai hay nhiều người có thể cùng chia sẻ công việc.

7.7. Yếu tố luật pháp trong trả công lao động

Một số yếu tố quan trọng nhất của luật pháp Việt Nam đối với vấn đề trả công lao động được tóm tắt như sau:

7.7.1. Quy định về lương tối thiểu

Tùy theo quy định của Chính phủ, lương tối thiểu có thể áp dụng thống nhất trong toàn quốc hoặc khác nhau cho các vùng, các ngành, các thành phần kinh tế khác nhau. Hiện nay, mức lương tối thiểu của nhà nước quy định là 650.000đ đối với các doanh nghiệp của Việt Nam (kể cả Nhà nước và tư nhân). Riêng đối với các doanh nghiệp của người nước ngoài hoặc các doanh nghiệp liên doanh với người nước ngoài ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là.....USD; ở các thành phố loại 2 là ......USD; còn ở các tỉnh, khu vực còn lại hoặc doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động giản đơn là .....USD.

Theo Bộ Luật Lao động của Việt Nam quy định, thời gian lao động quy định 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận làm việc thêm giờ, nhưng không quá 4 giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm. Người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương trong các dịp:

Ngày lễ: Tết dương lịch: ngày 1/1 (1 ngày); Tết âm lịch: một ngày cuối năm và ba ngày đầu năm âm lịch (4 ngày); ngày chiến thắng: ngày 30/4 (1 ngày); Ngày Quốc tế lao động: ngày 1/5 (1 ngày); Ngày Quốc khánh: ngày 2/9 (1 ngày ); Ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 (1 ngày).

Nghỉ phép (sau khi làm việc đủ 12 tháng): 12 ngày đối với người làm việc trong điều kiện bình thường; 14 ngày đối với công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 16 ngày đối với công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt.

Yếu tố luật pháp trong trả công lao động

Page 26: BÀI 7: TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG

Bài 7: Trả công lao động

134 MAN305_Bai7_v2.0014101210

Số ngày nghỉ năm được tính theo thâm niên công tác cứ 5 năm được thêm một ngày. Nếu đi bằng ô tô, tàu hỏa, tàu thủy mà số ngày đi đường (cả đi lẫn về) trên 2 ngày thì từ ngày thứ 3 trở đi được tính thêm vào thời gian đi đường ngoài số ngày nghỉ hàng năm (chỉ tính 1 lần/1 năm làm việc của người lao động). Người làm việc ở vùng xa xôi hẻo lánh được người sử dụng lao động thanh toán tiền tàu xe cho những ngày đi đường. Trong trường hợp nghỉ hàng năm thăm vợ, chồng, con, bố mẹ (kể cả bên chồng hoặc bên vợ) nếu có yêu cầu được nghỉ gộp 2 năm, nếu nghỉ gộp 3 năm thì phải được người sử dụng lao động đồng ý. Ngoài ra người lao động còn được nghỉ việc riêng vẫn được hưởng nguyên lương: Nghỉ kết hôn: 3 ngày; Nghỉ con kết hôn: 1 ngày; Nghỉ bố, mẹ (cả bên vợ, chồng) hoặc vợ, chồng, con chết: 3 ngày.

7.7.2. Quy định về lao động trẻ em, phụ nữ

Luật Lao động của Việt Nam nghiêm cấm các doanh nghiệp nhận trẻ em dưới 15 tuổi vào làm việc, trừ một số nghề do Bộ Lao động – Thương binh xã hội quy định. Người sử dụng lao động chỉ được quyền sử dụng lao động chưa thành niên (dưới 18 tuổi) vào những công việc phù hợp với sức khỏe để đảm bảo sự phát triển của thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên trong quá trình lao động. Thời gian quy định đối với lao động chưa

thành niên là 7 giờ/ngày, 35 giờ/tuần. Nhà nước đảm bảo quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng về mọi mặt với nam giới. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động. Khi phụ nữ sinh con, phụ nữ được nghỉ từ 4 đến 6 tháng và hưởng quyền lợi nghỉ thai sản.

7.7.3. Các quy định về phúc lợi xã hội

Nhà nước quy định bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng cho những doanh nghiệp sử dụng từ 10 người trở lên, ở những doanh nghiệp đó, người lao động được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tiền tử tuất. Theo quy định này, người sử dụng lao động phải đóng quỹ bảo hiểm xã hội bằng 15% trên tổng quỹ lương trả cho người lao động trong tháng, người lao động phải đóng 5% tiền lương. Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi đã đóng bảo hiểm xã hội 20 năm trở lên và tuổi đời đủ 60 đối với nam giới, 55 đối với nữ giới. Trong thời gian nghỉ thai sản, người lao động nữ đã đóng bảo hiểm bằng 100% tiền lương và được trợ cấp thêm một tháng lương đối với trường hợp sinh con thứ nhất, thứ hai. Trong thời gian làm việc, nếu người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì nhân thân được hưởng chế độ tử tuất và được quỹ bảo hiểm xã hội trợ cấp thêm một lần bằng 24 tháng tiền lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ.

Lao động trẻ em phụ nữ

Quy định về phúc lợi xã hội

Page 27: BÀI 7: TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG

Bài 7: Trả công lao động

MAN305_Bai7_v2.0014101210 135

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Trả công lao động luôn luôn là một trong những vấn đề thách thức nhất cho các nhà quản trị ở mọi doanh nghiệp. Nhà quản trị nên trả lương cho các thành viên trong nhóm làm việc theo hiệu quả công việc của cá nhân hay của cả nhóm? Đó vẫn luôn là một câu hỏi vô cùng hóc búa.

Các doanh nghiệp thường có nhiều quan điểm, mục tiêu khác nhau khi xác lập hệ thống trả công, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp đều hướng tới bốn mục tiêu cơ bản:

o Thu hút nhân viên;

o Duy trì những nhân viên giỏi;

o Kích thích động viên nhân viên;

o Đáp ứng yêu cầu của luật pháp.

Page 28: BÀI 7: TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG

Bài 7: Trả công lao động

136 MAN305_Bai7_v2.0014101210

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trả công và các hình thức trả công trong doanh nghiệp?

2. Mục tiêu của hệ thống trả công trong doanh nghiệp?

3. Yêu cầu cơ bản của một hệ thống trả công trong doanh nghiệp? Những yếu tố ảnh hưởng tới trả công?

4. Cơ cấu thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp?

5. Chính sách tiền lương và phương pháp trả lương có tác dụng và ảnh hưởng như thế nào trong doanh nghiệp?

6. Đãi ngộ gián tiếp và đãi ngộ phi vật chất của doanh nghiệp bao gồm những nội dung gì?

7. Những hiểu biết về pháp luật trong trả công lao động và những vi phạm thường gặp?