bài dự thi tìm hi u giá tr ch s t ng nai 2015 · hoà trong niềm vui chung c ủa cả dân...

35
1 Bài dthi Tìm hiu giá tr- văn hoá lịch stỉnh Đồng Nai 2015 <><><><><><><><><><><><><><><<><><><><><><> Câu hi 1: Tkhi thành lập đến nay, Đảng btỉnh Đồng Nai đã trải qua bao nhiêu kì Đại hi? Hãy nêu mc tiêu tng quát của các kì Đại hi. Tkhi thành lập đến nay, Đảng btỉnh Đồng Nai đã trải qua IX kì đại hi - Ln I: Vòng 1 tiến hành tngày 11 đến 21-11-1976 ; vòng 2 tngày 6 đến ngày 10-4-1977 ti thành phBiên Hoà. Tham dcó 420 đại biu. Đồng chí Lê Quang Chđược bầu làm Bí thư. - Ln II: hp tngày 10 đến ngày 12-7-1979 ti Thành phBiên Hòa. Tham dĐại hội có 401 đại biu. Đồng chí Lê quang Chđược bu lại làm Bí thư Tnh y. - Ln III: Vòng 1 tngày 7 đến ngày 16-1-1982, vòng 2 tngày 24 đến ngày 28-1-1983 tham dĐại hội có 423 đại biu.Đồng chí Lê Quang Chđược bầu làm Bí thư Tỉnh y. - Ln IV: được tchc ti thành phBiên Hòa t20 đến 26-10-1986 vi 447 đạ i bi ểu đạ i di n. Đồ ng chí Ph ạm Văn Hy làm Bí thư t nh y. - Ln V: Vòng 1 tiến hành tngày 23 đến 25-4-1991, tham dcó 349/350 đại biểu được bu cdân chtĐại hi của 17 Đảng btrc thuộc. Vòng 2 được tchc tngày 28-10 đến ngày 01-11-1991. Với 288 đại biu, đồng chí Phan Văn Trang làm Bí thư. - Ln VI: Tngày 02 đến ngày 04-5-1996 ti Thành phBiên Hòa, tham dĐạ i hội có 353 đại bi u, đồng chí Tr n ThMinh Hoàng làm Bí thư. - Ln VII: được tiến hành ti thành phBiên Hoà trong hai ngày 28 và 29-12- 2000, dĐại hội có 350 đại biu. Đồng chí Lê Hoàng Quân được bu gichc vBí thư Tỉnh u. - Ln VIII: được tiến hành tngày 21 đến ngày 23-12-2005 ti Thành phBiên Hòa. Có 300 đại biu, đồng chí Trần Đình Thành được bu gichc vthư Tỉnh u. - Ln IX: hp tngày 23 tháng 9 năm 2010 đến ngày 25 tháng 9 năm 2010 tại thành phBiên Hòa. Tham dcó 350 đại biu, đồng chí Trần Đình Thành được bu gichc vBí thư Tỉnh u. Chiến thắng Mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dch HChí Minh lch sđã gii phóng hoàn toàn min Nam, kết thúc thng li ca cuc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ca nhân dân ta. Skiện vĩ đại đó đã tạo ra bước ngot ln trong lch s

Upload: others

Post on 22-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

Bài dự thi

Tìm hiểu giá trị - văn hoá lịch sử tỉnh Đồng Nai 2015

<><><><><><><><><><><><><><><<><><><><><><>

Câu hỏi 1: Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã trải qua bao nhiêu kì Đại hội? Hãy nêu mục tiêu tổng quát của các kì Đại hội. Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã trải qua IX kì đại hội - Lần I: Vòng 1 tiến hành từ ngày 11 đến 21-11-1976 ; vòng 2 từ ngày 6 đến

ngày 10-4-1977 tại thành phố Biên Hoà. Tham dự có 420 đại biểu. Đồng chí Lê Quang Chữ được bầu làm Bí thư.

- Lần II: họp từ ngày 10 đến ngày 12-7-1979 tại Thành phố Biên Hòa. Tham dự Đại hội có 401 đại biểu. Đồng chí Lê quang Chữ được bầu lại làm Bí thư Tỉnh ủy.

- Lần III: Vòng 1 từ ngày 7 đến ngày 16-1-1982, vòng 2 từ ngày 24 đến ngày 28-1-1983 tham dự Đại hội có 423 đại biểu.Đồng chí Lê Quang Chữ được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

- Lần IV: được tổ chức tại thành phố Biên Hòa từ 20 đến 26-10-1986 với 447 đạ i biểu đạ i diện. Đồng chí Phạm Văn Hy làm Bí thư tỉnh ủy.

- Lần V: Vòng 1 tiến hành từ ngày 23 đến 25-4-1991, tham dự có 349/350 đại biểu được bầu cử dân chủ từ Đại hội của 17 Đảng bộ trực thuộc. Vòng 2 được tổ chức từ ngày 28-10 đến ngày 01-11-1991. Với 288 đại biểu, đồng chí Phan Văn Trang làm Bí thư.

- Lần VI: Từ ngày 02 đến ngày 04-5-1996 tại Thành phố Biên Hòa, tham dự Đại hội có 353 đại biểu, đồng chí Trần Thị Minh Hoàng làm Bí thư.

- Lần VII: được tiến hành tại thành phố Biên Hoà trong hai ngày 28 và 29-12-2000, dự Đại hội có 350 đại biểu. Đồng chí Lê Hoàng Quân được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh uỷ.

- Lần VIII: được tiến hành từ ngày 21 đến ngày 23-12-2005 tại Thành phố Biên Hòa. Có 300 đại biểu, đồng chí Trần Đình Thành được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh uỷ.

- Lần IX: họp từ ngày 23 tháng 9 năm 2010 đến ngày 25 tháng 9 năm 2010 tại thành phố Biên Hòa. Tham dự có 350 đại biểu, đồng chí Trần Đình Thành được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh uỷ.

Chiến thắng Mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta. Sự kiện vĩ đại đó đã tạo ra bước ngoặt lớn trong lịch sử

2

dân tộc. “Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới: Từ chiến tranh chuyển sang hoà bình, từ một nửa nước bị chủ nghĩa thực dân mới chia cắt và thống trị sang nước độc lập và thống nhất từ hai nhiệm vụ chiến lược, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa, sang một nhiệm vụ chiến lược là làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước.”.

Hoà trong niềm vui chung của cả dân tộc và bạn bè quốc tếm với “hào khí Đồng Nai”, truyền thống cách mạng và tinh thần sáng tạo, ý thức tự lực tự cường, Đảng bộ và nhân dân Đồng Nai phấn khởi bước vào giai đoạn mới, thực hiện những nhiệm vụ mới; khắc phục hậu quả của chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. (theo Lịch sử đảng bộ tỉnh Đồng Nai).

Trong kháng chiến chống thực dân, về cơ bản là sự lãnh đạo của Đảng bộ, chỉ đạo toàn dân, bám dân xây dựng cơ sở cách mạng, đấu tranh. Trước yêu cầu mới về khắc phục hậu quả, xây dựng đất nước, khả năng quản lí kinh tế, đời sống, xã hội, văn hoá của cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới đặt ra. Đặc biệt, chính quyền, các đoàn thể và cơ sở Đảng còn mỏng dòn và yếu.

Theo đó, để đề ra chiến lược, sách lược thực hiện những nhiệm vụ mới, Đảng bộ Đảng Cộng Sản Đồng Nai đã triệu tập các đại hội đại biểu nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách đó.

Ngày 20-10-1976, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Đồng Nai thành lập Ban Tổ chức Đại hội (theo Thông báo số 356/TVTU) gồm 10 đồng chí: Phạm Văn Hy, Lê Nhị Thành (Tám Hà), Lê Quang Thành, Nguyễn Thị Bạch Tuyết, Nguyễn Đăng Mai, Nguyễn Hoàng Vân, Nguyễn Hoan, Nguyễn Hoàng Nam, Lê Đức Sanh, Lê Tư Huyền. do đồng chí Phạm Văn Hy, Phó Bí thư Tỉnh uỷ làm Trưởng Ban; đồng chí Lê Nhị Thành (Tám Hà), Lê Quang Thành, uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ làm Phó Ban. Ban có nhiệm vụ chuẩn bị công tác tổ chức, nội dung Đại hội và chỉ đạo trực tiếp Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ nhất (vòng 1) tiến hành từ ngày 11 đến 21-11-1976 tại thành phố Biên Hoà. Tham dự có 420 đại biểu chính thức gồm 367 đại biểu nam, 52 đại biểu nữ, có 11 đại biểu dân tộc thiểu số, đại diện cho 6.810 đảng viên của 17 Đảng bộ huyện, thành phố, 7 Đảng bộ trực thuộc và 509 chi bộ, Đảng bộ cơ sở. Sau Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IV của Đảng, từ ngày 6 đến ngày 10-4-1977 tại thành phố Biên Hoà, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ nhất (vòng 2) được tổ chức. Đại hội nhận định sau hơn một năm kể từ ngày giải phóng, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ Đồng Nai đã lãnh đạo nhân

3

dân khắc phục khó khăn, giành được thắng lợi một số mặt về khôi phục, phát triển kinh tế, văn hoá, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự xã hội, đưa tình hình của tỉnh phát triển hoà nhịp chung với sự phát triển chung của cả nước.

Đại hội lần I - ảnh (daihoi.dongnai.gov.vn)

Mục tiêu tổng quát của Đại hội: Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp toàn diện (nông, lâm, ngư nghiệp), từng bước xây dựng Đồng Nai thành một tỉnh nông – công nghiệp giàu mạnh; cải tiến công tác phân phối lưu thông; hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế tư bản tư doanh; đẩy mạnh cải tạo đối với nông nghiệp; phát triển sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế, xã hội, từng bước xây dựng nền văn hoá mới, con người mới, quét sạch tàn dư văn hoá nô dịch, thực dân mới; giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội; Nắm vững và không ngừng củng cố hệ thống chuyên chính vô sản, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, phát huy hiệu lực của chính quyền; tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng (cách mạng về quan hệ sản xuất, khoa học kỹ thuật và tư tưởng văn hoá, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt).

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ II diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội đất nước nói chung, tỉnh Đồng Nai nói riêng gặp nhiều khó khăn do sai lầm, nóng vội, chủ quan trong quản lý điều hành kinh tế, do hậu quả chiến tranh và tác động của thiên tai, mất mùa. Trong khi đó, những thế lực thù địch không ngừng ra sức phá hoại công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên nhiều mặt.

4

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ II họp từ ngày 10 đến ngày 12-7-1979 tại thành phố Biên Hoà. Tham dự Đại hội có 401 đại biểu đại diện cho trên 8.000 đảng viên trong toàn tỉnh. Đại hội đã kiểm điểm, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ nhất, đề ra nhiệm vụ, phương hướng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, hoàn thành kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ 2 (1976–1980).

Đại hội lần II - ảnh (daihoi.dongnai.gov.vn)

Mục tiêu tổng quát của Đại hội: Ra sức ổn định và đảm bảo đời sống nhân dân, đảm bảo cho mọi người có công ăn việc làm; Làm tròn nghĩa vụ với tiền tuyến lớn, đáp ứng yêu cầu bảo vệ biên giới; Tăng cường quốc phòng và an ninh chính trị, bảo vệ Tổ quốc, kịp thời ngăn chặn mọi âm mưu hành động phá rối, bọa loạn, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng trong mọi tình huống; Hoàn thành cơ bản công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các ngành công, nông, thương, lâm, ngư nghiệp, phát triển sản xuất, phục vụ đời sống, tăng thu nhập cho nhân dân; Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm phát huy các thế mạnh của địa phương, đáp ứng yêu cầu trước mắt đồng thời chuẩn bị cho những năm tới. Ưu tiên phục vụ cho sản xuất

5

nông nghiệp và chế biến lương thực, thực phẩm; Ra sức xây dựng cơ sở gắn liền với xây dựng cấp huyện, kiện toàn cấp tỉnh, đảm bảo phát huy vai trò Đảng lãnh đạo, quần chúng làm chủ tập thể, cải tiến một bước về quản lý và tổ chức kinh tế, quản lý đời sống nhân dân, chống mọi biểu hiện tham ô, móc ngoặc, cửa quyền.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ III được tiến hành 02 vòng. Vòng 01, Đại hội bắt đầu từ ngày 07 đến ngày 16-01-1982. Tham dự Đại hội có 423 đại biểu (có 02 đại biểu do Trung ương cử về). Đại hội đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến cho dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương sẽ trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V. Đại hội đã cơ bản nhất trí với nội dung dự thảo Báo cáo chính trị, đặc biệt nhất trí cao về việc khẳng định đường lối chung cũng như đường lối kinh tế của dự thảo văn kiện. Đại hội đã bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V của Đảng gồm 11 đại biểu chính thức và 02 đại biểu dự khuyết.

Từ ngày 24 đến ngày 28-01-1983, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ III (vòng 2) được tiến hành. Tham dự Đại hội có 418 đại biểu chính thức đại diện cho gần 9.000 đảng viên của 16 Đảng bộ trực thuộc trong toàn tỉnh. Đại hội vinh dự đón tiếp đồng chí Lê Duẩn – Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng về dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo. Sự hiện diện của Tổng Bí thư là nguồn cổ vũ, động viên thiết thực thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đối với Đại hội. Tại Đại hội, đồng chí Lê Duẩn nhấn mạnh: “Các đồng chí phải thấu suốt hơn nữa đường lối, chính sách và phương hướng nhiệm vụ đề ra trong các văn kiện quan trọng để vạch được một chương trình hành động cụ thể, tích cực và hiện thực của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, nhằm đẩy mạnh các mặt công tác cải tạo và phát triển kinh tế, văn hoá, khắc phục những khó khăn trước mắt đưa sự nghiệp cách mạng của chúng ta vững bước tiến lên”. (Trích phát biểu của đồng chí Lê Duẩn – Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đọc tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ III, ngày 26-01-1983)

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ III (vòng 2) là đợt sinh hoạt chính trị sâu sắc, dân chủ rộng rãi trong Đảng. Nhiệm vụ của Đại hội là kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ II; thảo luận và đóng góp ý kiến cho dự thảo Báo cáo kế hoạch Nhà nước năm 1983 và đề ra nhiệm vụ trong hai năm (1983–1985); Báo cáo xây dựng Đảng.

6

Đại hội lần III - ảnh (daihoi.dongnai.gov.vn)

Mục tiêu tổng quát của Đại hội: Đáp ứng những nhu cầu cấp thiết nhất, dần dần ổn định, tiến lên cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân; Tiếp tục xây dựng có trọng điểm cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư; Đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, không ngừng củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất; Phấn đấu nâng cao chất lượng và phát triển phong trào văn hóa xã hội; Thường xuyên nâng cao cảnh giác cách mạng về mọi mặt và không ngừng tăng cường quốc phòng toàn dân, ra sức giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với sự nghiệp cách mạng cả nước và làm tròn nghĩa vụ quốc tế được giao; Tiếp tục củng cố hệ thống chuyên chính vô sản.

Sau khi hoàn thành đợt tự phê bình và phê bình từ Tỉnh uỷ đến chi bộ cấp cơ sở và tiến hành thắng lợi Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở, cấp huyện và tương đương, Đảng bộ Đồng Nai đã tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ IV. Đại hội họp từ ngày 20-10 đến ngày 26-10-1986. Về dự Đại hội có 447 đại biểu thay mặt cho trên 12.000 đảng viên của Đảng bộ 7 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố và 10 Đảng uỷ trực thuộc.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IV là một sự kiện hết sức quan trọng đối với Đảng bộ, quân, dân Đồng Nai. Theo sự chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Đại hội thảo luận, góp ý kiến vào các văn kiện của Trung ương sẽ trình tại Đại hội VI, kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III, bàn phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và biện pháp thực hiện trong giai đoạn 1986–1990 và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng. Tầm quan trọng của Đại hội IV là ở chỗ từ những tư

7

tưởng và quan điểm mới của Đảng trong lãnh đạo toàn diện nói chung, Đảng bộ Đồng Nai phải đề ra được những bước đi cụ thể, những biện pháp có hiệu quả, thiết thực để làm cho tình hình sản xuất của địa phương phát triển, phát huy tốt các khả năng hiện có để thúc đẩy kinh tế có những bước phát triển mới, ổn định tình hình, cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững an ninh quốc phòng, tạo tích lũy cho sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa của tỉnh.

Đại hội lần IV - ảnh (daihoi.dongnai.gov.vn)

Mục tiêu tổng quát của Đại hội: “…Phát triển mạnh mẽ nền kinh tế tỉnh Đồng Nai theo cơ cấu công – nông nghiệp hợp lý; phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, lương thực là trọng tâm theo hướng đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Phát huy các mũi nhọn: Công nghiệp chế biến, nông sản xuất khẩu và công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, giải quyết tích cực có hiệu quả thiết thực ba chương trình lớn về lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu và hàng xuất khẩu. Tiếp tục nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa và củng cố quan hệ sản xuất mới; xây dựng cơ chế quản lý mới, nhất là quản lý kinh tế mới, phát huy quyền chủ động sản xuất, kinh doanh ở cơ sở, xây dựng Đảng bộ vững mạnh mọi mặt”

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ V (vòng 1) tiến hành từ ngày 23 đến 25-4-1991. Tham dự có 349/350 đại biểu được bầu cử dân chủ từ Đại

8

hội của 17 Đảng bộ trực thuộc. Đại hội đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến thiết thực vào 05 bản dự thảo văn kiện sẽ trình tại Đại hội VII của Đảng. Đại hội đã bầu 17 đại biểu chính thức, 02 đại biểu dự khuyết của Đảng bộ dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII.

Trên cơ sở quán triệt Thông tri 01-TT/TW ngày 22-7-1991 của Ban Bí thư về việc tiến hành Đại hội Đảng các cấp (vòng 2), Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ V được tổ chức từ ngày 28-10 đến ngày 01-11-1991. Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Đình Tứ – Bí thư Trung ương Đảng thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng về dự và chỉ đạo trực tiếp Đại hội. 288 đại biểu chính thức đại diện cho 14.650 đảng viên trong 15 Đảng bộ trực thuộc tỉnh dự Đại hội.

Đại hội lần V - ảnh (daihoi.dongnai.gov.vn)

Mục tiêu tổng quát của Đại hội: Ổn định và phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, mở rộng kinh tế đối ngoại và khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam; Thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, xây dựng nông thôn mới, từng bước giải quyết lao động, giảm tỷ lệ tăng dân số đến năm 1995 xuống dưới 2%; Thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng khối đoàn kết toàn dân; tiếp tục đổi mới nội dung phương thức lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận, các đoàn thể quần chúng xã hội; Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh, đảm bảo trật tự trị an toàn xã hội, thực hiện nghiêm kỷ cương pháp luật, ổn định tình hình chính trị trong tỉnh.

9

Từ ngày 02 đến ngày 04-5-1996, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VI đã được triệu tập. Tham dự Đại hội có 353 đại biểu chính thức đại diện cho trên 16.000 đảng viên của 15 Đảng bộ trực thuộc và 670 tổ chức cơ sở Đảng trong toàn tỉnh. Đoàn đại biểu dự Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VI thể hiện được cơ cấu hợp lý các thành viên trong từng đoàn. Số đại biểu công tác ở các cơ sở Đảng xã, phường, thị trấn chiếm 10,7%. Đại biểu nữ chiếm 17,43%. Đại biểu tốt nghiệp Cao cấp và Đại học Chính trị là 51,14%, tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học và trên Đại học các ngành chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ là 46,85%.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VI đã thảo luận và đóng góp ý kiến vào các văn kiện sẽ trình tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII gồm: Báo cáo chính trị, Báo cáo Điều lệ Đảng sửa đổi và Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 1996–2000. Đại hội kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ V và đề ra Nghị quyết về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp của Đảng bộ trong 05 năm 1996–2000.

Đại hội lần VI - ảnh (daihoi.dongnai.gov.vn)

Mục tiêu tổng quát của Đại hội là: “Giữ gìn và tăng cường ổn định chính trị; nắm bắt thời cơ, vượt qua khó khăn thử thách; khai thác và tận dụng mọi nguồn lực cho yêu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu xây dựng Đồng Nai thành một tỉnh công nghiệp phát triển, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, tiếp tục thực hiện cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp – dịch vụ

10

với mức tăng trưởng cao, liên tục, bền vững để đến năm 2000 hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp. Bảo đảm hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế liên tục, vững chắc với giải quyết các vấn đề văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng, nâng dần mức sống vật chất, tinh thần của nhân dân; góp phần cùng cả nước thúc đẩy công cuộc đổi mới phát triển một cách toàn diện và đồng bộ, tạo tiền đề cơ bản cho bước phát triển cao hơn trong những năm đầu thế kỷ XXI”.

Trong không khí phấn khởi, sau thời gian chuẩn bị chu đáo về nội dung văn kiện và công tác nhân sự, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VII (nhiệm kỳ 2001– 2005) được tiến hành tại thành phố Biên Hoà trong hai ngày 28 và 29-12-2000. Dự Đại hội có 350 đại biểu chính thức thay mặt cho 22.626 đảng viên thuộc 14 Đảng bộ trực thuộc tỉnh. Đồng chí Nguyễn Mạnh Cầm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng nhiều đồng chí lãnh đạo các Ban Đảng của Trung ương về dự.

Đại hội lần VII - ảnh (daihoi.dongnai.gov.vn)

Mục tiêu tổng quát của Đại hội là: Tận dụng thời cơ, vượt qua thử thách, giữ vững ổn định chính trị, phát huy tối đa mọi nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, góp phần tích cực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tập trung sức phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, lợi thế ở địa phương; ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống, tạo nền

11

tảng để đến năm 2010 cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao, bền vững; gắn tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống vật chất - tinh thần của nhân dân với thực hiện công bằng xã hội, bảo vệ và tái tạo môi trường sinh thái. Phấn đấu đến năm 2010, tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người tăng hơn 2 lần so với năm 2000, với cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động hợp lý, làm giảm đáng kể tình trạng chênh lệch giữa thành thị và nông thôn.

Sáng ngày 13-12, tại hội trường Quảng trường tỉnh hội nghị đại biểu Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2005- 2010) đã khai mạc. 294 đại biểu, trong đó có 250 đại biểu được bầu chọn từ 16 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy đã về dự hội nghị. Đồng chí Trần Đình Thành – Bí thư Tỉnh uỷ chủ trì hội nghị.

Đại hội lần VIII - ảnh (daihoi.dongnai.gov.vn)

12

Mục tiêu tổng quát của Đại hội là: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ hơn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh toàn dân, xây dựng Đồng Nai thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

Ngày 23/9, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ IX (nhiệm kỳ 2010-2015) chính thức khai mạc với chủ đề “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; huy động cao độ mọi nguồn lực xây dựng Đồng Nai thành tỉnh cơ bản công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

Tham dự Đại hội có 350 đại biểu, trong đó có 45 đại biểu đương nhiên là ủy viên Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh khóa VIII và 305 đại biểu được bầu trực tiếp từ Đại hội 16 Đảng bộ trực thuộc tỉnh.

Đại hội lần IX - ảnh (daihoi.dongnai.gov.vn)

13

Mục tiêu tổng quát của Đại hội là: Tiếp tục đổi mới phương thức và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững; nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi đôi với bảo vệ môi trường; thực hiện tốt và đồng bộ các chính sách an sinh xã hội; nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống của nhân dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh; xây dựng Đồng Nai thành tỉnh cơ bản công nghiệp hóa - hiện đại hóa vào năm 2015.

Câu hỏi 2: Trong số những thành tựu qua các kì Đại hội, thành tựu nào mà bạn tâm đắc nhất? Vì sao?

Trong số những thành tựu qua các kì đại hội , thành tựu mà em tâm đắc nhất là Công tác vận động quần chúng của Đảng bộ tiếp tục đổi mới và đi vào chiều sâu. Khối đại đoàn kết toàn dân được mở rộng và phát huy; phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể được đổi mới, chất lượng nâng lên. Công tác dân tộc, công tác tôn giáo thực hiện đúng nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Theo báo cáo chính trị của đại hội đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần VIII, Đảng bộ đã chú trọng sơ kết, tổng kết và đề ra giải pháp thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác vận động quần chúng; đảm bảo sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị làm công tác dân vận; quan tâm kiện toàn Ban Dân vận và đội ngũ cán bộ dân vận từ tỉnh đến cơ sở; tăng cường lãnh đạo các đoàn thể nhân dân; chỉ đạo thành công đại hội Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các hội quần chúng. Đặc biệt, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành 2 Nghị quyết chuyên đề về xây dựng, phát huy vai trò đội ngũ công nhân lao động và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đến năm 2010. Công tác dân vận của các cấp chính quyền được tăng cường. Lực lượng quân

sự, công an đã làm tốt công tác vận động quần chúng bảo vệ Tổ quốc, tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở được chú trọng, gắn với cuộc vận động dựa vào dân để xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Khối đại đoàn kết toàn dân tiếp tục được mở rộng và phát huy, thực hiện có

kết quả chính sách đối với các giai cấp, các tầng lớp nhân dân; phong trào thi đua yêu nước phát triển ngày càng sâu rộng, thiết thực, bảo đảm hài hòa các lợi ích của nhân dân. Nhiều mô hình hoạt động mới có hiệu quả; ngày càng có nhiều tập thể và cá nhân tiêu biểu trong các giới, tôn giáo, dân tộc tham gia Mặt trận Tổ quốc các

14

cấp. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể phát huy được vai trò, vị trí của mình, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động đa dạng và phong phú, đồng thời tập trung hướng về cơ sở, đáp ứng yêu cầu của quần chúng nhân dân, đã thu hút trên 80% quần chúng tham gia vào tổ chức (vượt chỉ tiêu Nghị quyết). Công tác xây dựng tổ chức và phát triển đoàn viên, hội viên trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tiến bộ. Đồng bào các dân tộc thiểu số, người Hoa trong tỉnh được quan tâm chăm lo

phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế...đại bộ phận có đời sống ổn định và được cải thiện. Công tác tôn giáo được quan tâm chỉ đạo, đảm bảo tự do tín ngưỡng của nhân dân; tạo điều kiện cho đồng bào có đạo và các chức sắc tham gia sinh hoạt tôn giáo theo pháp luật; quan tâm xây dựng lực lượng nòng cốt, phát triển đảng viên, đoàn viên, hội viên có đạo. Đây là thành tựu khiến em đặc biệt tâm đắc, hết sức thán phục và vô cùng ủng hộ. Trong số đó, riêng đối với đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai, đảng bộ đã ra sức cố gắng liên kết, tạo nên khối đoàn kết dân tộc giữa Đảng, Nhà nước với đồng bào công giáo nói chung. Việc làm đó của Đảng đã hết sức tích cực, góp phần tạo nên sự gắn kết chặt chẽ dân tộc. Đó chính là lí do vì sao em tâm đắc nhất. Riêng em là một giáo dân công giáo, cùng là đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đối với vấn đề này em cho rằng đây là điều cần thiết và quan trọng. Với hơn 900.000 giáo dân – Đồng Nai là địa phương có số người theo đạo Thiên Chúa giáo lớn nhất ở nước ta. Những năm qua, nhờ chính sách của Đảng, Nhà nước, đời sống kinh tế, văn hóa của cộng đồng người công giáo ở Đồng Nai không ngừng được nâng lên. Từ đây, giáo dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, gắn kết với chính quyền, đi tiên phong trong các phong trào do nhà nước và các ban ngành, đoàn thể phát động. Vào thời điểm năm 2005, 100% đường giao thông ở ấp Quảng Biên, xã Quảng Tiến, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai vẫn là đường đất. Thực hiện chủ trương xã hội hóa giao thông, năm 2006, nhân dân Quảng Biên chung sức cùng Nhà nước làm đường dân sinh, đến năm 2012, tất cả đường trong ấp đã được đổ nhựa, bê tông hóa. Để xây dựng cơ sở hạ tầng, chính quyền xã Quảng Tiến đã gặp gỡ, trao đổi với hội đồng giáo xứ, các linh mục nhằm tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Nhờ tìm được tiếng nói chung nên các hộ dân đều sẵn sàng đóng góp 50% kinh phí làm đường (50% còn lại do Nhà nước hỗ trợ), nhiều hộ sẵn sàng hiến đất để mở rộng đường. Từ năm 2006 đến 2012, người dân Quảng Biên đã đóng góp hơn 5 tỷ đồng để làm đường giao thông trong ấp.

15

Khi bắt tay xây dựng đường, ấp, Quảng Biên tổ chức họp dân. Các buổi họp có sự tham gia của chính quyền, các nhà thầu và đông đảo người dân. Quy mô, tổng vốn thực hiện đều được đưa ra thảo luận để mọi người góp ý. Dân tự bầu ra 3 người có uy tín để giám sát quá trình thi công. Kết thúc công trình, ấp tổ chức một buổi họp tổng kết, công khai tất cả chi phí. Cách làm minh bạch, rõ ràng này làm cho những người công giáo tin tưởng vào Nhà nước. Ông Nguyễn Văn Đức, trưởng ấp Quảng Biên cho biết: Ấp Quảng Biên có hơn 1.000 hộ dân, trên 90% số hộ theo đạo thiên Chúa giáo. Trước đây, đa số hộ dân Quảng Biên đều nghèo. Được sự hỗ trợ của Nhà nước, những năm qua, dân trong ấp đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh, đời sống của người dân được nâng lên. Hiện toàn ấp chỉ còn 9 hộ nghèo. 40% số hộ ở Quảng Biên thu nhập mỗi tháng lên đến hàng chục triệu đồng. Trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, giáo dân Quảng Biên tự nguyện góp tiền lắp đèn đường, khi hệ thống đèn hư hỏng dân tự sửa chữa; thành lập 3 đội tự quản để duy trì an ninh, trật tự tại địa bàn. Trong phong trào trợ giúp người nghèo, người công giáo Quảng Biên đóng góp tiền xây nhà tình thương, mua gạo hỗ trợ gia đình nghèo (mỗi hộ nghèo 1 tháng được hỗ trợ 20kg gạo). Đại diện Hội đồng giáo xứ ấp Quảng Biên cho biết, thời gian qua, các cấp chính quyền ở Đồng Nai rất quan tâm đến đời sống người có đạo. Những ngày lễ trọng đại của Thiên Chúa giáo, chính quyền từ tỉnh đến xã đều đến chúc mừng, tặng quà. Dịp Noel, các cấp, các ngành huy động lực lượng nhằm duy trì an ninh, trật tự giao thông, giúp bà con vui chơi an toàn. Năm 2012, giáo xứ Quảng Biên xin xây dựng lại nhà thờ, chỉ trong một thời gian ngắn tỉnh Đồng Nai đã chấp thuận, cấp phép xây dựng. Theo ông Nguyễn Văn Quang, quyền Chủ tịch UBND xã Quảng Tiến, toàn xã Quảng Tiến có gần 15.000 người, trong đó 85% người theo đạo công giáo. Từ năm 2010 đến 2014, xã đã đầu tư xây dựng mới 28 tuyến đường giao thông, với tổng chiều dài trên 21 km, vốn thực hiện gần 28 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp hơn 12 tỷ đồng. Số hộ nghèo trong xã năm 2009 là 5,7%, đến năm 2014 giảm xuống còn 0,46%; thu nhập bình quân đầu người của xã hiện đạt trên 41 triệu đồng/người/năm. Năm 2014, Quảng Tiến hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, thành quả này có sự đóng góp rất lớn của bà con công giáo.

16

Còn Giáo hạt Hố Nai (thành phố Biên Hòa) có 17 giáo xứ với 75.000 giáo dân. Những năm 1990 trở về trước, đời sống của người công giáo rất khó khăn, đa số các hộ dân phải đi làm thuê, làm rẫy kiếm sống. Nhờ cơ chế đổi mới, Nhà nước quan tâm, hỗ trợ nên từ đầu những năm 2000 đến nay, đời sống của người dân đã thay đổi. Hiện gần 50% hộ thuộc giáo hạt làm nghề kinh doanh với thu nhập mỗi tháng vài chục triệu đồng; hàng trăm người đã mở công ty riêng. Nghề truyền thống (làm bánh đa, bún gạo), gò hàn đồ xuất khẩu cũng tạo việc làm ổn định với thu nhập cao cho hàng nghìn người dân tại giáo hạt. Theo đại diện Giáo hạt Hố Nai, thực hiện tôn chỉ “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc”, những năm qua, toàn giáo hạt đã tích cực tham gia các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; “Vì người nghèo”; “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Trong phong trào bác ái, từ thiện, riêng từ đầu năm 2015 đến nay, Giáo hạt Hố Nai đã đóng góp hơn 2,5 tỷ đồng giúp đỡ trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa, trao học bổng cho trẻ em nghèo. Đặc biệt, đầu năm 2015, lần đầu tiên giáo xứ Bắc Hải (thuộc Giáo hạt Hố Nai) phối hợp cùng tỉnh Đồng Nai tổ chức cho giáo dân hiến máu nhân đạo. Mục tiêu mà Giáo hạt Hố Nai đặt ra trong thời gian tới là nâng cao đời sống giáo dân, chung tay, góp sức cùng Đảng, Nhà nước xây dựng quê hương ngày càng vững mạnh. Linh mục Lê Văn Năng, Phó Chủ tịch Ủy ban đoàn kết công giáo tỉnh Đồng Nai cho biết, đời sống của người công giáo ở Đồng Nai đang đổi thay theo chiều hướng tích cực, điều này một phần nhờ chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Người công giáo ở Đồng Nai gắn bó với chính quyền, tích cực tham gia các phong trào vì bà con nhận thấy bản thân mình được Nhà nước quan tâm, những chủ trương của Nhà nước rất đúng đắn. Thời gian tới, Ủy ban đoàn kết công giáo tỉnh Đồng Nai sẽ tiếp tục làm cầu nối, hướng dẫn đồng bào công giáo thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước do Mặt trận Tổ quốc và các cấp, các ngành phát động. ( theo trang Tuyengiao.vn ) Vào năm 2014 vừa qua, đồng ồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban TƯMTTQ Việt Nam cùng đoàn lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND, UBMTTQ tỉnh Đồng Nai đã đến thăm, tặng hoa, quà và chúc mừng tòa giám Xuân Lộc (thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai); đức cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh; Ủy ban đoàn kết Công giáo tỉnh Đồng Nai và giáo xứ Hà Nội (Biên Hòa, Đồng Nai).

Trong chuyến thăm, ông Nguyễn Thiện Nhân đã thông báo về sự tiến triển tích cực trong quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican trong thời gian qua, trong đó có

17

kết quả chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Tòa thánh Vatican và hội kiến với Giáo hoàng Francis vào tháng 10.2014.

Ông Nguyễn Thiện Nhân nhắc lại phát biểu của Giáo hoàng Francis với Thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng rằng: “Người Công giáo Việt Nam phải là công dân tốt, người Công giáo Việt Nam phải là người yêu nước, người Công giáo Việt Nam phải đồng hành cùng dân tộc xây dựng đất nước ấm no hạnh phúc”.

Chủ tịch UBTƯ MTTQVN Nguyễn Thiện Nhân tham quan Tòa giám mục Xuân Lộc- Đồng Nai.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, UBMTTQ Việt Nam, ông Nguyễn Thiện Nhân chúc Đức cha và cộng đồng Công giáo có một Giáng sinh an lành, hạnh phúc, ấm cúng trong tinh thần đại đoàn kết dân tộc.

Ông Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao và gửi lời cảm ơn sự đóng góp của đồng bào Công giáo trong các hoạt động bác ái xã hội, góp phần chăm lo cho người nghèo, người khuyết tật, đồng bào bị thiên tai trong thời gian qua.

Đồng chí cho rằng việc 25 linh mục ngoài tham gia các hoạt động trong giáo phận còn tham gia vào Ủy ban đoàn kết Công giáo đã thể hiện sự gắn bó, đoàn kết trong cộng đồng. Ngoài ra, bà con giáo dân đã cùng góp phần rất lớn trong công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

18

Theo đó, vừa qua Đoàn Giáo phận Xuân Lộc đến chúc mừng Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh nhân Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X (nhiệm kỳ 2015 - 2020), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và giới thiệu Giám mục phó giáo phận Xuân Lộc Đinh Đức Đạo.

Chiều ngày 30/7/2015, tại Trụ sở Tỉnh ủy, Đoàn Giáo phận Xuân Lộc do Giám mục chính tòa Nguyễn Chu Trinh làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừng Lãnh đạo tỉnh nhân dịp chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X (nhiệm kỳ 2015 - 2020), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và giới thiệu Giám mục phó giáo phận Xuân Lộc Đinh Đức Đạo vừa được Tòa Thánh Vatican bổ nhiệm. Cùng đi với Đoàn còn có Giám mục phó giáo phận Xuân Lộc Đinh Đức Đạo, Linh mục Đặng Văn Tú - Tổng Đại diện giáo phận Xuân Lộc và Linh mục Nguyễn Văn Việt - Chưởng ấn Tòa Giám mục Xuân Lộc.

19

Tiếp đoàn Giám mục giáo phận Xuân Lộc có các đồng chí: Trần Đình Thành - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy, Trần Văn Tư - Phó Bí thư Trường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh, Đinh Quốc Thái - Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo UBMTTQVN tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Tôn giáo tỉnh.

Đồng chí Trần Đình Thành - Ủy viên Ban Chấp hànhTrung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy chào đón Giám mục giáo phận Xuân Lộc Nguyễn Chu Trinh.

Giám mục chính tòa giáo phận Xuân Lộc Nguyễn Chu Trinh phát biểu tại buổi gặp mặt Lãnh đạo tỉnh.(theo ban tôn giáo tỉnh Đồng Nai)

20

Thay mặt Lãnh đạo tỉnh, đồng chí Trần Đình Thành - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy vui mừng cảm ơn Đoàn Giáo phận Xuân Lộc đến thăm, chúc mừng Đại hội Đảng các cấp và gửi lời chúc sức khỏe tới các thành viên trong Đoàn. Đặc biệt chúc mừng Giám mục Đinh Đức Đạo vừa được Tòa Thánh Vatican bổ nhiệm làm Giám mục phó giáo phận Xuân Lộc. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng đề nghị các giám mục, linh mục Giáo phận Xuân Lộc tiếp tục vận động, tạo điều kiện cho các vị linh mục, nam nữ tu sĩ, bà con giáo dân tham gia các hoạt động xã hội, các phong trào thi đua yêu nước, tham gia mặt trận đoàn thể, góp phần cùng toàn thể nhân dân Đồng Nai tiếp tục giữ vai trò đầu tàu trong xây dựng nông thôn mới.

Giám mục phó giáo phận Xuân Lộc Đinh Đức Đạo phát biểu tại buổi gặp mặt Lãnh đạo tỉnh. (theo ban tôn giáo tỉnh Đồng Nai)

21

Đoàn Giám mục Xuân Lộc chụp hình lưu niệm cùng Lãnh đạo tỉnh( theo ban tôn giáo tỉnh Đồng Nai)

Câu hỏi 3: Cảm nhận của bạn về lĩnh vực giáo dục- đào tạo nói chung và về trường hoặc chuyên ngành nơi bạn đang học tập nói riêng. Nước Việt Nam ta từ xưa đến nay rất coi trọng giáo dục và tìm kiếm nhân tài. Từ thời Ngô Quyền dựng nước đến nay, đã xuất hiện nhiều nhân tài như: Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo,.... Đến thời Lê, giáo dục cải tổ hơn về nhiều mặt. Đến nay, nước Việt Nam đang trên đường phát triển, xây dựng đất nước chủ nghĩa xã hội. Trải qua bao thập kỉ, Đảng và nhà nước ta luôn xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, có nghĩa là sự nghiệp và chính sách giáo dục của nước ta có tầm quan trọng hàng đầu. Chính vì vậy mà mọi cơ quan, mọi cấp bậc, tầng lớp nhân dân đều phải coi trọng và làm đúng như vậy. Và riêng em là học sinh trường THPT Lê Hồng Phong – Biên Hoà, em tự hào khi khoác trên mình màu áo của ngôi trường Lê Hồng Phong ngôi trường mang tên vị anh hùng dân tộc.

22

Đổi mới giáo dục, hay coi giáo dục là quốc sách hàng đầu luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Sau Hội nghị Trung ương 8, Khóa XI vào tháng 10/2013, vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được coi như là một trong những nội dung vừa chiến lược, vừa cấp thiết. Trước yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nước, Việt Nam đang cần một quyết sách toàn diện, căn bản, xứng tầm với lĩnh vực quan trọng hàng đầu này. Đây là sứ mệnh thiêng liêng, đồng thời cũng vô cùng nặng nề để Việt Nam bước vào hàng ngũ các nước phát triển. Ngày nay, giáo dục và đào tạo được xem là cái quan trọng đặt lên hảng đầu, là chiếc chìa khoá, nhân tố thúc đẩy đất nước phát triển. Không chỉ ở nước ta mà mọi quốc gia trên thế giới đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phải chăng, giáo dục có tầm quan trọng đến sự phát triển đất nước? Chúng ta đều biết như vậy là vì giáo dục là điều kiện tiên quyết góp phần vào phát triển kinh tế , góp phần ổn định chính trị xã hội và trên hết là góp phần nâng cao chỉ số phát triển của con người.

23

Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều kế hoạch nhằm nâng cao giáo dục, qua các chủ trương nghị quyết về định hướng chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nước ta đã xây dựng được hệ thống giáo dục và đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa. Số lượng học sinh, sinh viên tăng nhanh, nhất là ở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Chất lượng giáo dục và đào tạo có tiến bộ. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng, với cơ cấu ngày càng hợp lý.Xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh; hệ thống giáo dục và đào tạo ngoài công lập góp phần đáng kể vào phát triển giáo dục và đào tạo chung của toàn xã hội. Công tác quản lý giáo dục và đào tạo có bước chuyển biến nhất định. Nhờ có truyền thống hiếu học cùng với sự đặc biệt quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, của mỗi gia đình và toàn xã hội; sự tận tụy của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; sự ổn định về chính trị cùng với những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, ngành giáo dục nước ta cũng bộc lộ không ít hạn chế. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả đã có phần cải thiện nhưng chưa được hoàn chỉnh. Đến năm 2015 vừa qua, kì thi THPT Quốc gia đã được áp dụng và thực hiện, công tác đồi mới trong kì thi đã đem lại nhiều kết quả, nhiều thí sinh với số điểm rất cao và đúng với thực lực. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, rắc rối về tuyển sinh, khối các trường bị chênh lệnh. Ngoài ra, nước ta còn chưa đầu tư để phát triển nhân tài, gây nên hiện tượng rò rỉ chất xám trầm trọng, hầu hết các sinh viên ưu tú đều ra nước ngoài làm việc. Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

24

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các tình trạng trên như: Việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là quan điểm "giáo dục là quốc sách hàng đầu" còn chậm và lúng túng. Việc xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và chương trình phát triển giáo dục-đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội. Mục tiêu giáo dục toàn diện chưa được hiểu và thực hiện đúng. Bệnh hình thức, hư danh, chạy theo bằng cấp... chậm được khắc phục, có mặt nghiêm trọng hơn. Tư duy bao cấp còn nặng, làm hạn chế khả năng huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục, đào tạo. Việc phân định giữa quản lý nhà nước với hoạt động quản trị trong các cơ sở giáo dục, đào tạo chưa rõ. Công tác quản lý chất lượng, thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được coi trọng đúng mức. Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và gia đình chưa chặt chẽ. Nguồn lực quốc gia và khả năng của phần đông gia đình đầu tư cho giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu. Đến nay, Đảng và Nhà nước vẫn đang rất chú ý đến giáo dục – đào tạo, cùng nhau tìm hiểu và đề ra những biện pháp khắc phục. Giáo dục được đưa lên hàng đầu nghĩa là đưa lên trước tất cả các chương trình khác. Tiến hành đổi mới căn bản, toàn diện là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện, đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Tuy nhiên phải đảm bảo tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp. Giaó dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Cần trang bị kiến thức đầy đủ cùng với phẩm chất toàn diện của người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Phát triển quy mô khoa học kĩ thuật, công nghệ áp dụng. Học gắn liền với bảo vệ tổ quốc, phát triển đất nước nên cần đào tạo hiệu quả và chất lượng. Song hệ thống giáo dục đổi mới linh hoạt hơn theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Cố gắng phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, tạo sự hài hoà giữa công lập và không công lập, giữa các vùng miền, đặc biệt là những nơi khó khăn cần được chú trọng hơn. Cuối cùng, chủ động mở rộng để hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.

25

Tóm lại, để hướng tới đất nước phát triển trong tương lai, mọi người đều chú ý đến thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, chính họ sẽ đưa đất nước thời kì xã hội chủ nghĩa mới. Chính vì vậy mà giáo dục toàn diện, đào tạo mọi mặt là nhiệm vụ hàng đầu. Chỉ có giáo dục – đào tạo tốt thì đất nước sẽ phát triển tốt, đó là hai điều song song ko thể trái ngược. Là học sinh, em ý thức được nghĩa vụ và quyền lợi của mình, học hành tốt sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước, tiếp nối tiền nhân xây dựng đất nước vững mạnh.

Hai mươi năm một chặng đường phấn đấu

Xiết chặt tay vươn tới những tầm cao Lê Hồng Phong ươm xanh mầm tri thức Vững tay chèo xây khát vọng tương lai.

Trường THPT Lê Hồng Phong hơn 20 năm xây dựng và phát triển, là mái nhà mà em gắn bó đã hơn hai năm. Ngôi trường mang tên người anh hùng Lê Hồng Phong đã cho em nhiều điều hay lẽ phải, nơi đây có những người lái đò cần cù không ngại khó khăn, những người thầy người cô luôn bừng cháy trong mình ngọn lửa hăng say, nhiệt tình, ngày ngày vẫn lái đưa chúng em đến nguồn tri thức vô tận. Cũng chính nơi đây mà biết bao thế hệ học sinh như em được trang bị một hành trang tri thức vững bền, chắp cánh cho chúng em bay cao, bay xa đến những chân trời mới. Trường THPT Lê Hồng Phong được thành lập ngày 06/12/1993 theo Quyết định số 3754/QĐ.UBT của UBND Tỉnh Đồng Nai.

Với phương châm tất cả vì mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ có sự phát triển đồng bộ cả về tri thức, đạo đức và sức khỏe; “Dạy tốt - Học tốt” không chỉ là khẩu hiệu phong

26

trào, mà đã trở thành ý thức trách nhiệm và tình cảm của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trường THPT Lê Hồng Phong. Liên tiếp những năm vừa qua, kỷ cương, nề nếp của nhà trường luôn được giữ vững; chất lượng học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh được nâng cao, năm sau cao hơn năm trước; cơ sở vật chất thường xuyên được trang bị, bổ sung tạo môi trường học tập khang trang, sạch đẹp. Bởi đó, từ một trường bán công lập mà ngày 23/10/2009 đã trở thành trường công theo quyết định của UBND tỉnh Đồng Nai.

Với sự nhiệt tình, tận tâm của đội ngũ giáo viên mà nhiều năm qua học sinh trường THPT Lê Hồng Phong không ngừng gặt hái cho mình nhiều thành công rực rỡ. Nhà trường, cùng đội ngũ giáo viên luôn tạo cho học sinh cảm giác học tập thoải mái, phát huy được năng lực, sự tư duy, sáng tạo của học sinh trong giờ học. Bên cạnh đó, giáo viên không chỉ là người thầy mà còn là người cha, người mẹ thứ hai của học sinh. Thầy cô luôn là nguồn động viên lớn nhất cho học sinh, mọi vướng mắc trong học tập cũng như trong cuộc sống đều được thầy cô tận tình giảng giải. Thầy cô luôn kề vai sát cánh với học sinh, soi tỏ cho học trò của mình những con đường tươi sáng nhất.

(*)

Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện cho học sinh phát triển mọi mặt, từ học kiến thức đến phát triển tư duy, kĩ năng sống, làm cho học sinh tự khẳng định mình, tiếp thu tầm cao mới. Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng học sinh giói cấp tỉnh cho học sinh khối 10, 12. Nhờ vậy mà đến kì thi HSG cấp tỉnh, tỉ lệ đạt giải khá cao. Mở nhiều đợt kiểm tra định kì mỗi tháng một lần nhằm xem xét tình hình học tập của học sinh. Hơn thế, nhà trường luôn quan tâm đến học sinh, luôn tạo điều kiện giúp học sinh có cơ hội phát triển. Trong năm 2015-2016 này, khối lớp 10 được đào tạo thêm kĩ năng về Tin học và Ngoại ngữ nhằm giúp các em có cơ hội hội nhập với mục tiêu của khối ASEAN. Mở lớp tăng tiết cho các khối lớp 11,12 nhằm giúp học sinh bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ, giảm bớt đi học thêm bên ngoài. Đối với lớp 12 thì được học kĩ càng, ôn thi một cách tốt nhất nhằm tiến tới kì thi TPHT Quốc gia,... Nhờ sự nỗ lực của tập thể sư phạm cũng như học sinh, trong năm vừa qua, trường đã vinh dự đứng trong top 10 các trường có tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp 100% trong số 57 trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tỉ lệ đậu các trường đại học và cao đẳng đạt 99%.Trong đó có những học sinh đậu vào Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, thủ khoa chuyên ngành đàn tranh của Học viện âm nhạc TP. Hồ Chí

27

Minh, Đại học Bách khoa chuyên ngành kiến trúc, Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn,… Đó chính là kết quả của sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể nhà trường.

(*)

Bên cạnh việc dạy học, đoàn trường còn đặc biệt quan tâm đến các phong trào, thường xuyên tồ chức cho học sinh toàn trường những buổi giao lưu học hỏi giữa các khối, tư vấn hướng nghiệp, hay các buổi trao đổi về tâm sinh lý tuổi mới lớn… Nhà trường luôn tạo cho học sinh có một sân chơi bổ ích, đúng với tiêu chí “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tổ chức nhiều phong trào, các cuộc thi, hội thi như Tiếng hát học đường, thi đua làm báo tường nhân ngày nhà giáo, hội thao như bóng đá nam – nữ, cầu lông,....Tổ chức cắm trại 26/3 nhằm phát huy sức mạnh đoàn viên thanh niên, tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo, xây dựng tổ quốc và tạo mối giao lưu học hỏi bổ ích cho học sinh.

28

Hội trại tuổi trẻ Lê Hồng Phong ( 26/3/2015) (*)

Thi dựng cổng trại chủ đề đất nước và biển đảo(*)

29

Giải bóng đá nam các trường THPT trên địa bàn Tp.Biên Hòa(*)

Tồ chức các buổi tư vấn tâm lý, tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp,... (*)

Tổ chức tham quan các di tích lịch sử, di sản văn hoá,...(Bảo tàng chiến tích chiến tranh, Dinh Độc Lập) (*)

Các ngày lễ lớn như 20/11 luôn là thởi điểm học sinh các khối mong chờ nhất. Ngày mà học sinh có thể tự bày tỏ lòng biết ơn của mình với thầy cô. Học sinh trường THPT Lê Hồng Phong thể hiện được tấm lòng của mình qua từng dòng tâm

30

sự trên báo tường, báo tập, qua buổi văn nghệ chào mừng 20/11 , qua những buổi phát thanh Qùa tặng âm nhạc hàng ngày vào giờ ra chơi, tình cảm chân thành qua những giai điệu nhẹ nhàng, tràn đầy tình cảm mà mỗi học sinh gửi đến thầy cô trong một bài hát nào đó… Và dù bằng cách này hay cách khác, học sinh trường THPT Lê Hồng Phong vẫn luôn tự thể hiện được truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.

Thầy Võ Tá Tấn – nguyên hiệu trường nhà trường trong Lễ Tri ân(*)

Văn nghệ kỉ niệm ngày nhà giáo 20/11(*)

31

Báo tập với sự khéo léo của học sinh (*)

Không chỉ vậy, nhà trường còn đi đầu trong các phong trào do cấp trên phát động. Thường xuyên phát động các buổi quyên góp, lập nên nhiều quỹ từ thiện, quỹ khuyến học cho học sinh nghèo vượt khó… Tổ chức những hoạt động mang tính cộng đồng như hiến máu nhân đạo, những chuyến đi từ thiện… Qua đó khơi dậy lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm vì Đất nước cho mỗi học sinh, tạo nền tảng nhân cách tốt đẹp cho biết bao thế hệ học sinh.

32

Hội thu “quỹ vì nạn nhân chất độc da cam” và “quỹ vì biển đảo Việt Nam” (*)

Hiến máu nhân đạo(*)

Vui tết trung thu (*)

33

Thăm trại trẻ mồ côi (*)

Có một điều làm em hết sức ngưỡng mộ và khâm phục, đó chính là ngoài việc giáo dục với đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, nhà trường còn quan tâm đến quy củ chặt chẽ, giáo dục nhân phẩm, nhân cách cho học sinh. Xử lí nghiêm ngặt mọi hành vi vi phạm nội quy đối với mọi đối tượng nhằm quán triệt như không có học sinh chửi tục, không có bạo lực học đường, không có gian lận trong thi cử,.....tất cả mọi thứ đều phải theo quy định nghiêm ngặt của nhà trường. Không chỉ đưa đến nguồn tri thức, trường Lê Hồng Phong rất quan tâm đến học sinh, giáo dục toàn diện giúp phát huy mọi mặt. Nhà trường luôn nêu cao tinh thần hiếu học, khuyến khích, động viên học sinh cố gắng. Cái nét đẹp ấy có phải chính là sự truyền thừa của người anh hùng dân tộc Lê Hồng Phong. Là học sinh trường THPT Lê Hồng Phong, em rất lấy làm tự hào và trân trọng. Em tự thấy mình sẽ phải cố gắng học tập, rèn luyện phẩm chất để xứng đáng là học sinh của trường, làm rạng danh ngôi trường mang tên vị anh hùng Lê Hồng Phong.

<><><><><><><><><><><>HẾT<><><><><><><><><><><> (*) Theo tư liệu, hình ảnh trường Tham khảo daihoi.dongnai.gov.vn Tham khảo thuviendongnai.gov.vn Theo báo công giáo dân tộc Theo uỷ ban đoàn kết tôn giáo tỉnh Đồng Nai

34

35