bia tcdh 1-2019

9
Mừng Xuân Mừng Xuân 513 59 0866 - 7861 1 2019 BỘ Y TẾ XUẤT BẢN Địa chỉ Tòa soạn: 138A Giảng Võ - Quận Ba Đình - Hà Nội Tel: 0243.8461430 - 0243.7368367

Upload: others

Post on 02-Dec-2021

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bia TCDH 1-2019

Mừng XuânMừng Xuân

513 59 0866 - 7861

1

2019

BỘ Y TẾ XUẤT BẢN

Địa chỉ Tòa soạn: 138A Giảng Võ - Quận Ba Đình - Hà Nội

Tel: 0243.8461430 - 0243.7368367

Page 2: Bia TCDH 1-2019

TẠP CHÍ DƯỢC HỌCISSN 0866 - 7861

01/2019 (Số 513 NĂM 59)

MỤC LỤCNGHIÊN CỨU - KỸ THUẬT

● LÊ MINH TRÍ, TRẦN THÀNH ĐẠO, VŨ TIẾN DŨNG, THÁI KHẮC MINH: Nghiên cứu xây dựng mô hình 2D-QSAR dự đoán hoạt tính chống oxy hóa của các dẫn chất flavonoid và ứng dụng trên nhóm dẫn chất chalcon 3

● BÙI THỊ NGỌC THỰC, BÙI THỊ THU UYÊN, NGUYỄN HOÀNG ANH B, TRẦN NHÂN THẮNG, CẨN TUYẾT NGA, NGUYỄN THU MINH, DƯƠNG ĐỨC HÙNG, NGUYỄN GIA BÌNH, ĐÀO XUÂN CƠ, NGUYỄN HOÀNG ANH, VŨ ĐÌNH HÒA, NGÔ QUÝ CHÂU: Phân tích đặc điểm sử dụng thuốc kháng nấm tại Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2012 - 2016 9

● NGUYỄN NGỌC CHIẾN, PHẠM THỊ MAI ANH: Nghiên cứu bào chế hydrogel chứa tiểu phân niosome tadalafil 13

● TRẦN THỊ MỸ DUNG, BÙI MỸ HẠNH, CHƯƠNG NGỌC NÃI, NGUYỄN ĐỨC TUẤN: Định lượng đồng thời metronidazol và spiramycin I trong huyết tương người bằng LC-MS/MS 17

● NGUYỄN THỊ DUNG, PHẠM THANH HUYỀN, PHAN THỊ NGHĨA, TẠ MẠNH HÙNG: Phân tích atorvastatin và chất chuyển hóa trong huyết tương người bằng phương pháp sắc ký lỏng siêu hiệu năng ghép nối với detector khối phổ 22

● LÊ ĐÌNH CHI, ĐÀO DANH SƠN: Xây dựng phương pháp HPLC đơn giản để định lượng cefaclor trong huyết tương hướng tới phục vụ theo dõi điều trị 28

● NGUYỄN NGỌC CHIẾN, LÊ THỊ AN: Ảnh hưởng màng bao tan ở ruột lên khả năng giải phóng dược chất từ viên glipizid giải phóng kéo dài cốt thân nước 31

● NGUYỄN THỊ KIM PHỤNG, NGUYỄN VIẾT KHANG, TÔN NỮ LIÊN HƯƠNG: Hoạt tính độc tế bào của cao thô chiết bằng ethanol một số loài bọt biển ở vùng đảo Phú Quốc (Kiên Giang) 36

● NGUYỄN THỊ HOÀI, TRẦN THỊ THÙY LINH: Nghiên cứu đặc điểm thực vật của cây tốc thằng cáng (Anodendron paniculatum (Roxb.) A. DC.) 38

PHARMACEUTICAL JOURNALISSN 0866 - 7861

01/2019 (No 513 Vol. 59)

CONTENTSRESEARCH - TECHNIQUES

● LÊ MINH TRÍ, TRẦN THÀNH ĐẠO, VŨ TIẾN DŨNG, THÁI KHẮC MINH: Development of a 2D-QSAR model for antioxidant activity of flavonoid compounds and its application to chalcone flavonoids 3

● BÙI THỊ NGỌC THỰC, BÙI THỊ THU UYÊN, NGUYỄN HOÀNG ANH B, TRẦN NHÂN THẮNG, CẨN TUYẾT NGA, NGUYỄN THU MINH, DƯƠNG ĐỨC HÙNG, NGUYỄN GIA BÌNH, ĐÀO XUÂN CƠ, NGUYỄN HOÀNG ANH, VŨ ĐÌNH HÒA, NGÔ QUÝ CHÂU: Actual use of antifungal drugs in the Bach Mai Hospital in 2012 - 2016 9

● NGUYỄN NGỌC CHIẾN, PHẠM THỊ MAI ANH: Formulation of hydrogels for niosome particles of tadalafil 13

● TRẦN THỊ MỸ DUNG, BÙI MỸ HẠNH, CHƯƠNG NGỌC NÃI, NGUYỄN ĐỨC TUẤN: Simultaneous determination of metronidazole and spiramycin I in human plasma by LC-MS/MS 17

● NGUYỄN THỊ DUNG, PHẠM THANH HUYỀN, PHAN THỊ NGHĨA, TẠ MẠNH HÙNG: Analysis of atorvastatin and its active metabolites in human plasma by UPLC-MS/MS 22

● LÊ ĐÌNH CHI, ĐÀO DANH SƠN: Development of an HPLC method for determination of cefaclor in human plasma to monitor the drug use in practical clinical therapy 28

● NGUYỄN NGỌC CHIẾN, LÊ THỊ AN: Influence of the formulated enteric coating membrance on the drug release from sustained-release hydrophilic matrix tablets of glipizide 31

● NGUYỄN THỊ KIM PHỤNG, NGUYỄN VIẾT KHANG, TÔN NỮ LIÊN HƯƠNG: Cytotoxic activity of ethanol extracts of the marine sponges at Phu Quoc island, Kien Giang province 36

● NGUYỄN THỊ HOÀI, TRẦN THỊ THÙY LINH: Botanic characteristics of the plant Anodendron paniculatum (Roxb.) A. DC.) 38

Page 3: Bia TCDH 1-2019

2 TẠP CHÍ DƯỢC HỌC - 1/2019 (SỐ 513 NĂM 59)

l Nghiên cứu - Kỹ thuật

● LÊ MINH TRÍ, PHẠM NGUYỄN KHẢI HOÀN, NGUYỄN NGỌC LÊ, THÁI KHẮC MINH: Nghiên cứu tìm kiếm các phân tử nhỏ có khả năng ức chế thụ thể interleukin 1 typ 1 43

● TRẦN PHƯƠNG THẢO, CAO VIỆT PHƯƠNG: Tổng hợp và thử hoạt tính gây độc tế bào ung thư của một số dẫn chất isatin mang khung 2-(3-oxo-2,3-dihydro-4H-benzo[b][1,4]oxazin-4-yl)acetohydrazid mới 49

● LÊ PHAN THU HÂN, BÙI CHÍ BẢO, TRỊNH THỊ DIỆU THƯỜNG, ĐỖ THỊ HỒNG TƯƠI: Khảo sát độc tính đường uống và tác động giảm đau, kháng viêm trên chuột nhắt của bài thuốc phối hợp một số dược liệu ở tỉnh Sóc Trăng 53

● ĐOÀN XUÂN ĐINH, NGUYỄN MINH DŨNG, NGUYỄN THƯỢNG DONG, PHẠM THỊ NGUYỆT HẰNG, LÊ CẢNH VIỆT CƯỜNG, LÊ THỊ LIÊN, NGUYỄN HẢI ĐOÀN, HOÀNG LÊ TUẤN ANH: Các hợp chất flavon và phenolic phân lập từ phân đoạn ethyl acetat của cây thủy bồn thảo (Sedum sarmentosum Bunge) thu tại Sa Pa 58

● BÙI HỒNG CƯỜNG, PHÙNG HOÀ BÌNH, ĐÀO THỊ VUI, PHÙNG BÁ ĐỨC: Nghiên cứu tác dụng giảm co thắt cơ trơn và chống tiêu chảy của cao đặc phương thuốc Vị tràng an 61

● NGÔ DUY TÚY HÀ, LÊ THỌ TIỂN, TRƯƠNG PHƯƠNG: Tổng hợp và thử hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn của các dẫn xuất acyl benzimidazol-2-thion 66

● TRẦN HÙNG SƠN, ĐỖ HỮU XUÂN, NGUYỄN VĂN BẠCH, CAO VĂN ÁNH, HOÀNG MỸ HẠNH, NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG, ĐÀO VĂN ĐÔN: Nghiên cứu tối ưu hóa phản ứng tạo dẫn chất dansyl trong định lượng S-allyl-L-cystein trong tỏi đen 70

● BÙI MINH HẢI, PHẠM NGỌC TUẤN ANH: Tổng hợp thuốc trị đau thắt ngực ranolazin 73

● NGUYỄN THỊ THANH BÌNH, THIERRY LOMBERGET, ROLAND BARRET: Nghiên cứu tổng hợp một số 2-((3,4,5-trimethoxyphenyl ethynyl heteroaren làm nguyên liệu điều chế các dẫn xuất dị vòng của combretastatin A-4 76

● LÊ MINH TRÍ, PHẠM NGUYỄN KHẢI HOÀN, NGUYỄN NGỌC LÊ, THÁI KHẮC MINH: Study on molecular models to screen for small molecules of potential inhibitory activity on IL-1RI receptor of interleukin-1β (IL-1β) 43

● TRẦN PHƯƠNG THẢO, CAO VIỆT PHƯƠNG: Synthesis and cytotoxicity of some new isatine derivatives of 2-(3-oxo-2,3-dihydro-4H-benzo[b][1,4]oxazin-4-yl)acetohydrazide 49

● LÊ PHAN THU HÂN, BÙI CHÍ BẢO, TRỊNH THỊ DIỆU THƯỜNG, ĐỖ THỊ HỒNG TƯƠI: Experimental oral toxicity and analgesic, anti-inflammatory activity in mice of the Soc Trang provincial traditional compound herbal remedy for rheumatoid arthritis 53

● ĐOÀN XUÂN ĐINH, NGUYỄN MINH DŨNG, NGUYỄN THƯỢNG DONG, PHẠM THỊ NGUYỆT HẰNG, LÊ CẢNH VIỆT CƯỜNG, LÊ THỊ LIÊN, NGUYỄN HẢI ĐOÀN, HOÀNG LÊ TUẤN ANH: Flavonoid and phenolic compounds isolated from the ethylacetate extracts of Sedum sarmentosum (Bunge) grown in Sapa (North Vietnam) 58

● BÙI HỒNG CƯỜNG, PHÙNG HOÀ BÌNH, ĐÀO THỊ VUI, PHÙNG BÁ ĐỨC: Experimental effect on smooth muscle contraction and diarrhea in mice of the Vietnamese compound herbal remedy “Vi trang an” 61

● NGÔ DUY TÚY HÀ, LÊ THỌ TIỂN, TRƯƠNG PHƯƠNG: Synthesis and antifugal, antibacterial activity of some acyl benzimidazole-2-thione derivatives 66

● TRẦN HÙNG SƠN, ĐỖ HỮU XUÂN, NGUYỄN VĂN BẠCH, CAO VĂN ÁNH, HOÀNG MỸ HẠNH, NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG, ĐÀO VĂN ĐÔN: Optimization of the formation of dansyl derivatives in quantitative determination of S-allyl-L-cysteine in black garlic 70

● BÙI MINH HẢI, PHẠM NGỌC TUẤN ANH: Synthesis of ranolazine – an active for angina pectoris pain 73

● NGUYỄN THỊ THANH BÌNH, THIERRY LOMBERGET, ROLAND BARRET: Synthesis of some 2-((3,4,5-trimethoxyphenyl)ethynyl)heteroaren compounds for use as material in preparation of heterocyclic derivatives of combretastatine A-4 76

Page 4: Bia TCDH 1-2019

38 TẠP CHÍ DƯỢC HỌC - 1/2019 (SỐ 513 NĂM 59)

l Nghiên cứu - Kỹ thuật

độc tế bào ung thư gan (Hep G2) của loài Neopetrosia sp. này.

Kết quả này định hướng cho việc nghiên cứu thành phần hóa học của loài bọt biển Neopetrosia sp. có hoạt tính kháng ung thư gan (Hep G2) và các dòng tế bào ung thư khác tiếp theo. Nghiên cứu cũng cho thấy bọt biển ở vùng biển Phú Quốc là nguồn tiềm năng phân lập các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học nhằm phát triển các hợp chất mới làm nguồn dược liệu phòng chống ung thư.

Nghiên cứu được thực hiện theo đề tài cấp Sở KH & CN Kiên Giang. Nhóm nghiên cứu xin cảm ơn Sở KH & CN Kiên Giang đã hỗ trợ kinh phí, PGS.TS Tôn Nữ Liên Hương, Phòng NC. Hóa hữu cơ – Khoa KHTN, Trường ĐH. Cần Thơ, Trường ĐH. Kiên Giang, PTN. Sinh vật biển, Viện Hải Dương học, Nha Trang, PTN Sinh học phân tử - BM. Di truyền (Khoa Sinh học - Trường ĐH. Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh) đã cố vấn và hỗ trợ thực hiện thí nghiệm.

Tài liệu tham khảo1. Thai Minh Quang (2013), A review of the diversity of

sponges (porifera) in Vietnam, The 2nd international Workshop on Marine Bioresources of Vietnam, Hanoi 5-6/6/2013, pp. 109-115.

2. Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Xuân Nhiệm, Nguyễn Văn Thanh và CS. (2018), “Điểm lại các nghiên cứu hóa học và hoạt tính sinh học một số loài sinh vật biển Việt Nam trong giai đoạn 2013-2017”, Tạp chí Hóa học, 56(1), tr. 1-19.

3. Haitham Qaralleh (2016), “Chemical and bioactive

diversities of marine sponge Neopetrosia”, Bangladesh J. Pharmacol., 11, pp. 433-452.

4. Hagit Sorek, Amira Rudi, Yehuda Benayahu, Yoel Kashman (2007), “Njaoamines G and H, two new cytotoxic polycyclic alkaloids and a tetrahydroquinolone from the arine sponge Neopetrosia sp.”, Tetrahedron Letters, 48, pp. 7691-7694.

5. Oku N., Matsunaga S., Soest R. W. M., Fusetani N. (2003), “Renieramycin J, a highly cytotoxictetrahydroisoquinoline alkaloid, from a marine sponge Neopetrosia sp.”, J. Nat. Prod., 66, pp. 1136-39.

6. Nakao Y., Shiroiwa T., Murayama S., Matsunaga S., et al. (2004), “Identification of renieramycin A as an anti-leishmanial substance in a marine sponge Neopetrosia sp.”, Mar. Drugs., 2, pp. 55-62.

7. Williams D. E., Austin P., Diaz-Marrero A. R., et al. (2005), “Neopetrosiamides, peptides from the marine sponge Neopetrosia sp. that inhibit amoeboid invasion by human tumor cells”, Org. Lett., 7, pp. 4173-76.

8. Nguyễn Kim Phi Phụng (2007), Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

9. Nguyễn Thái Hoàng Tâm, Nguyễn Thụy Vy và CS. (2007), Chuẩn hóa thử nghiệm Sulforhodamin B (SRB) để xác định tính gây độc tế bào của hợp chất tự nhiên, Hội nghị KH toàn quốc 2007 - Nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống - Quy Nhơn 10/08/2007 (tr. 809).

10. My-Nuong Thi Nguyen, Thuy-Duong Ho-Huynh (2016), “Selective cytotoxicity of a Vietnamese traditional formula, Nam Dia long, against MCF-7 cells by synergistic effects”, BMC Complementary and Alternative Medicine, 16, pp. 202-236.

(Ngày nhận bài: 03/11/2018 - Ngày phản biện: 22/11/2018 - Ngày duyệt đăng: 04/01/2019)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật của cây tốc thằng cáng (Anodendron paniculatum (Roxb.) A. DC.)

Nguyễn Thị Hoài*, Trần Thị Thùy LinhTrường Đại học Y Dược, Đại học Huế

*E-mail: [email protected]

SummaryAnodendron paniculatum (Roxb.) A. DC. is a woody climber belonging to the family Apocynaceae. The roots of this

plant have been used in traditional folk medicine as remedy for vomiting and cough, while its latex is used to cure the poison of snake and centipede bites. In our previous study, we have observed that the methanol (MeOH) extract of A. paniculatum exhibited potent in vitro cytotoxicity toward lung adenocarcinoma (LU-1), liver hepatocellular carcinoma (Hep-G2), oral epidermoid carcinoma (KB), colon adenocarcinoma (SW-480) and stomach cancer (MKN7) cell lines with IC50 values ranging from 4.03 to 17.47 μg/ml. The aims of our research are to investigate the identification of plant characteristics including morphological, microsurgery and powder characteristics of stem and leaf of Anodendron paniculatum collected in Quang Tri province of Vietnam.

Keywords: Anodendron paniculatum, Apocynaceae, microsurgery, morphological, powder characteristics.

Đặt vấn đềChi Anodendron thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae)

có khoảng 17 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới

châu Á: Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á [1-4]. Tốc thằng cáng (Anodendron paniculatum (Roxb.) A. DC.) trong dân gian

Page 5: Bia TCDH 1-2019

39TẠP CHÍ DƯỢC HỌC - 1/2019 (SỐ 513 NĂM 59)

l Nghiên cứu - Kỹ thuật

có nhiều bộ phận được sử dụng làm thuốc, như rễ cây được dùng để gây nôn và trị ho, mủ cây được dùng để chữa vết thương do rắn rết cắn [4,5]. Kết quả sàng lọc hoạt tính gây độc tế bào ung thư đã cho thấy tốc thằng cáng cho tác dụng ức chế 5/6 dòng tế bào ung thư thử nghiệm bao gồm các dòng tế bào LU-1 (ung thư phổi người), Hep G2 (ung thư gan người), KB (ung thư biểu mô), SW-480 (ung thư ruột kết) và MKN7 (ung thư dạ dày) với các giá trị IC50 lần lượt là: 14,24; 11,78; 17,47; 16,67 và 4,03 µg/ml [6]. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào công bố chi tiết về hình thái thực vật và đặc điểm giải phẫu của loài tốc thằng cáng. Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu chi tiết về đặc điểm hình thái, đặc điểm giải phẫu và vi học của cây tốc thằng cáng nhằm góp phần cung cấp các thông tin khoa học về thực vật học, hỗ trợ cho công tác tiêu chuẩn hóa dược liệu.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứuĐối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu là phần trên mặt đất của cây

tốc thằng cáng. Cây được thu hái tại huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị vào tháng 06 năm 2014. Tên khoa học được xác định là Anodendron paniculatum (Roxb.) A. DC., họ Trúc đào – Apocynaceae bởi TS. Nguyễn Thế Cường, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KH và CN Việt Nam. Mẫu tiêu bản (DK-01) được lưu giữ tại BM. Thực vật Dược, Khoa Dược, Trường ĐH. Y Dược Huế.

Phương pháp nghiên cứuQuan sát và mô tả đặc điểm hình thái thực vật

của cây tại thực địa. Thu hái, làm tiêu bản và lưu giữ tiêu bản. Xác định tên khoa học của cây nghiên cứu

trên cơ sở phân tích đặc điểm hình thái của cây, bộ phận sinh sản, so sánh với tiêu bản lưu trữ và tài liệu phân loại thực vật [1-3] cùng với sự hỗ trợ của nhà khoa học chuyên ngành thực vật học.

Nghiên cứu các đặc điểm vi học: Làm vi phẫu cành và lá của cây tốc thằng cáng theo phương pháp làm tiêu bản tạm thời [7], quan sát cấu tạo giải phẫu và đặc điểm bột dược liệu dưới kính hiển vi, mô tả và chụp ảnh bằng máy ảnh kỹ thuật số.

Kết quả nghiên cứuĐặc điểm hình tháiCây leo, dài từ 15-20 m. Thân nhẵn, màu hơi ngả

trắng khi khô. Lá mọc đối dạng bầu dục dài, nhẵn cả 2 mặt, dài 15-22 cm, rộng 5-8 cm, gốc lá nhọn hay gần tù, đầu lá tù, thu hẹp thành mũi nhọn. Cuống lá dài 10-15 mm, nhẵn. Cụm hoa ở nách lá, kiểu xim kép. Lá đài dài 0,8-1 mm, rộng 0,4-0,5 mm, dạng tam giác dài nhọn đầu, mặt ngoài có lông rõ, gốc đài có 5 tuyến nhỏ nhọn, mọc xen với lá đài. Ống tràng dài 1-2,5 mm, dạng ống thu hẹp ở đáy, ngoài nhẵn, trong có lông màu trắng. Cánh tràng dài 2,5-4 mm, rộng 1-1,2 mm, hình lưỡi dài, tù đầu, phủ nhau phía phải, mặt ngoài nhẵn, mặt trong có lông rõ ở một nửa phía phải. Nhị đính ở đáy ống tràng, chỉ nhị rất ngắn, dài 0,2 mm, nhẵn. Bao phấn dài 0,6-0,7 mm, dạng mũi tên, lưng bao phấn nhẵn. Vòi nhụy dài 0,2 mm, nhẵn, đầu nhụy hình nón dài 0,3-0,4 mm, nhẵn. Quả gồm 2 đại, mỗi đại dài 12-13 cm, chỗ rộng nhất 1,5-2 cm, đầu nhọn, gốc to không có cuống, mặt ngoài nhẵn. Hạt dài 15-20 mm, rộng 6-9 mm, hình trứng bị ép, đầu kéo dài thành mỏ (cán) mang chùm lông dài 6-8 cm, vỏ hạt nhẵn (hình 1).

Hình 1. Đặc điểm hình thái của loài tốc thằng cánga: Phần trên mặt đất của cây; b: Cành mang lá và quả; c: Đại bổ đôi; d: Hạt mang chùm lông

Page 6: Bia TCDH 1-2019

40 TẠP CHÍ DƯỢC HỌC - 1/2019 (SỐ 513 NĂM 59)

l Nghiên cứu - Kỹ thuật

Đặc điểm vi họcCấu tạo vi phẫu gân láGân lá hai mặt lồi, lồi rõ ở mặt dưới, hơi lồi ở mặt

trên. Từ ngoài vào trong có: biểu bì trên (2) và biểu bì dưới (9) đều gồm một lớp tế bào kích thước nhỏ, xếp đều đặn. Biểu bì dưới mang nhiều lông che chở đa bào (8), mỗi lông gồm 2-4 tế bào. Dưới biểu bì là mô dày (1). Mô mềm cấu tạo bởi những tế bào thành mỏng,

hình tròn, kích thước không đều nhau, rải rác có các tinh thể calci oxalat (4) hình khối hay cầu gai. Hệ thống dẫn hình cung, gồm những đám libe (5, 7) với tế bào đa giác có kích thước nhỏ xếp thành 2 cung bao bọc lấy cung gỗ. Mạch gỗ (6) xếp đều đặn, liền nhau thành từng dãy từ 3-8 mạch. Ở phía trung tâm của gân lá giáp với cung libe-gỗ có nhiều đám sợi (3) thành rất dày khoang hẹp (hình 2).

Hình 2. Đặc điểm vi phẫu gân lá1: Mô dày; 2: Biểu bì trên; 3: Đám sợi; 4: Tinh thể calci oxalat; 5, 7: Libe; 6: Gỗ; 8: Lông che chở; 9: Biểu bì dưới

Cấu tạo vi phẫu phiến láBiểu bì trên (1) và biểu bì dưới (4) là các tế bào hình

chữ nhật xếp, đều đặn, có thành mỏng. Biểu bì dưới

có lông che chở đa bào (5) và nhiều lỗ khí (6). Mô khuyết (3) là các tế bào thành mỏng, hình dạng thay đổi, kích thước không đều, xếp chừa khuyết lớn. Tinh thể calci oxalat (2) hình cầu gai nằm rải rác (hình 3).

Hình 3. Đặc điểm vi phẫu phiến lá1: Biểu bì trên; 2: Tinh thể calci oxalat; 3: Mô khuyết; 4: Biểu bì dưới; 5: Lông che chở đa bào; 6: Lỗ khí

Page 7: Bia TCDH 1-2019

41TẠP CHÍ DƯỢC HỌC - 1/2019 (SỐ 513 NĂM 59)

l Nghiên cứu - Kỹ thuật

Cấu tạo vi phẫu cànhMặt cắt ngang cành hình gần tròn. Ở cành non,

biểu bì gồm 1 lớp tế bào xếp đều đặn, mặt ngoài có lớp cutin mỏng, dưới biểu bì là mô dày. Ở cành già có lớp bần (1) gồm hai hàng tế bào. Mô mềm vỏ (2) là những tế bào hình đa giác hoặc bầu dục không đều nhau. Trong mô mềm vỏ, các tinh thể calci oxalat hình khối (10) và hình cầu gai (11)

nằm rải rác. Tế bào mô cứng (3) đứng riêng lẽ hay tập trung thành đám, có kích thước to, thành dày nằm xen với mô mềm vỏ. Từng đám sợi (4) là những tế bào có thành dày khoang hẹp. Libe (5, 7, 9) là những tế bào đa giác nhỏ. Gỗ (6) liên tục, chiếm phần lớn diện tích vi phẫu, mạch gỗ hình tròn hoặc đa giác, xếp thành dãy từ 2-5 mạch. Điểm đặc trưng, libe xếp thành vòng quanh tủy. Mô mềm tủy (8) là những tế bào hình tròn (hình 4).

Hình 4. Đặc điểm vi phẫu cành cây1: Bần; 2: Mô mềm vỏ; 3: Tế bào cứng; 4: Đám sợi; 5, 7, 9: Libe; 6: Gỗ; 8: Mô mềm tủy;

10: Tinh thể calci oxalat hình khối; 11:Tinh thể calci oxalat hình cầu gai

Đặc điểm bột lá cây tốc thằng cángBột có màu nâu, vị đắng. Soi dưới kính hiển vi

thấy các mảnh biểu bì trên có thành mỏng, hình đa giác. Mảnh biểu bì dưới có thành hơi uốn lượn, mang lỗ khí. Lỗ khí có kích thước từ 0,05-0,07 mm.

Tinh thể calci oxalat hình khối và hình cầu gai kích thước 0,03-0,06 mm. Hạt tinh bột đơn rất ít, với kích thước 0,01-0,02 mm. Sợi dài, thường tập trung thành bó sợi, hiếm khi gặp riêng lẻ. Lông che chở đa bào, mảnh mạch (hình 5).

9

8 4

7

6

5

4

3

2

1

3

7

10

11

Page 8: Bia TCDH 1-2019

42 TẠP CHÍ DƯỢC HỌC - 1/2019 (SỐ 513 NĂM 59)

l Nghiên cứu - Kỹ thuật

Đặc điểm bột thân, cành cây tốc thằng cángBột có màu vàng nâu, vị đắng. Soi dưới kính hiển

vi thấy có rất nhiều hạt tinh bột. Hạt tinh bột đơn hình cầu hoặc hình bầu dục, kích thước từ 0,01-0,03 mm, thường gặp ở dạng hạt kép đôi, kép ba hoặc kép bốn. Có nhiều tế bào cứng thành dày, khoang hẹp

nằm riêng lẻ hoặc tập trung thành cụm. Mảnh mô mềm gồm những tế bào hình bầu dục, thành mỏng, thường gặp mảnh mô mềm chứa hạt tinh bột. Tinh thể calci oxalat hình khối và hình cầu gai, kích thước từ 0,03-0,06 mm. Sợi nằm rải rác hoặc tập trung thành bó sợi. Mảnh mạch (hình 6).

Hình 5. Đặc điểm bột lá cây tốc thằng cáng1: Tinh thể calci oxalat hình khối; 2: Tinh thể calci oxalat hình cầu gai; 3: Hạt tinh bột; 4: Lỗ khí; 5, 6: Biểu bì dưới mang lỗ khí;

7: Biểu bì trên; 8: Lông che chở đa bào; 9: Bó sợi; 10-12: Mảnh mạch

Hình 6. Đặc điểm bột thân, cành1: Tinh thể calci oxalat hình khối; 2: Tinh thể calci oxalat hình cầu gai; 3: Hạt tinh bột; 4: Mảnh mô mềm;

5: Mảnh mô mềm mang hạt tinh bột; 6: Bó sợi; 7: Đám tế bào cứng; 8, 9: Mảnh mạch

Page 9: Bia TCDH 1-2019

43TẠP CHÍ DƯỢC HỌC - 1/2019 (SỐ 513 NĂM 59)

l Nghiên cứu - Kỹ thuật

Bàn luậnỞ Việt Nam, chi Anodendron thuộc họ Trúc đào

(Apocynaceae) gồm có 4 loài phân bố trên nhiều vùng khác nhau, với các đặc điểm hình thái tương đối giống nhau [2]. Kết quả nghiên cứu này về vi phẫu và đặc điểm bột là thông báo đầu tiên về hình thái vi học của loài Anodendron paniculatum (Roxb.) A. DC.. Một số đặc điểm điển hình vi phẫu cành của dược liệu đã được ghi nhận như các tế bào mô cứng thành dày đứng riêng lẻ hoặc xếp thành từng đám, bó sợi với thành dày khoang hẹp nằm giữa mô mềm vỏ và libe. Tinh thể calci oxalat có cả hai dạng hình khối và cầu gai. Libe xếp thành vòng liên tục bao quanh gỗ. Ở vi phẫu gân và phiến lá, biểu bì dưới có lông che chở đa bào, bó libe-gỗ xếp thành vòng cung ngay giữa gân lá. Sợi tập trung thành bó. Tinh thể calci oxalat có cả hai dạng hình khối và cầu gai. Bột thân, cành và lá của dược liệu đều có nhiều tinh thể calci oxalat hình khối và hình cầu gai, sợi xếp thành bó, tế bào mô cứng và nhiều mảnh mạch (mạch điểm, mạch xoắn, mạch vạch). Bột thân cành chứa nhiều hạt tinh bột hình gần tròn, có rốn hạt thấy rõ, đứng riêng lẻ, kép đôi hoặc kép ba, kép bốn. Một số đặc điểm khác của bột lá như có biểu bì mang lỗ khí, lông che chở đa bào. Ngoài ra những đặc điểm điển hình của các loài thuộc họ Trúc đào như libe quanh tủy hay tinh thể calci oxalat hình cầu gai đều được tìm thấy ở loài nghiên cứu [8].

Trên thực tế, việc thu mẫu có đầy đủ cơ quan sinh sản để thẩm định tên khoa học là khá khó khăn đối với rất nhiều loài thực vật. Việc xác định được các đặc điểm vi học bao gồm đặc điểm vi phẫu, đặc điểm

bột lá và thân cây tốc thằng cáng sẽ góp phần nhận biết dược liệu, tiêu chuẩn hóa dược liệu, tạo cơ sở khoa học cho quá trình thu thập mẫu trong tương lai, tránh nhầm lẫn trong quá trình sử dụng và nghiên cứu.

Kết luận Đã xác định được tên khoa học của loài nghiên cứu

là Anodendron paniculatum (Roxb.) A. DC., thuộc họ Trúc đào - Apocynaceae. Đây cũng là công bố đầu tiên mô tả chi tiết đặc điểm hình thái thân, lá, hoa, quả và hạt, đặc điểm giải phẫu thân cành, lá và đặc điểm vi học của bột thân cành và lá của cây tốc thằng cáng.

Tài liệu tham khảo1. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam quyển 2,

NXB. Trẻ TP. Hồ Chí Minh, tr. 720-721.2. Trần Đình Lý (2007), Thực vật chí Việt Nam quyển 5,

NXB. Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, tr. 7-21, 33-34, 247-253.3. Li P. T., Leeuwenberg A. J. M. and Middleton D. J. (1995),

“Anodendron in flora of China”, Science Press (Beijing) and Missouri Botanical Garden Press, 16, pp. 181.

4. Middleton David J. (1996), “A revision of Anodendron A. DC. (Apocynaceae)”, Blumea - Biodiversity, Evolution and Biogeography of Plants, 41(1), pp. 37-68.

5. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB. Y học Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Hoài, Trịnh Thị Điệp, Đỗ Thị Thảo và CS. (2012), “Sàng lọc hoạt tính diệt tế bào ung thư một số cây thuốc của đồng bào Pako, Vân Kiều ở Quảng Trị”, Tạp chí Dược liệu, 17(2), tr. 95-100.

7. Nguyễn Viết Thân (2003), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi, NXB Hà Nội.

8. Trương Thị Đẹp (2007), Thực vật dược, NXB. Giáo dục Hà Nội, tr. 273-274.

(Ngày nhận bài: 09/10/2018 - Ngày phản biện: 20/10/2018 - Ngày duyệt đăng: 04/01/2019)

Nghiên cứu tìm kiếm các phân tử nhỏ có khả năng ức chế thụ thể interleukin 1 typ 1

Lê Minh Trí 1,2, Phạm Nguyễn Khải Hoàn1

Nguyễn Ngọc Lê 1, Thái Khắc Minh 1*

1 Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh2 Khoa Y, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

*E-mail: [email protected]

SummaryWith regard that interleukin-1β (IL-1β) is a member of the IL-1 family of cytokines which is an important mediator

of inflammatory and immune response and IL-1RI receptor of IL-1β is relevant to many inflammatory diseases, and three proteins inhibiting IL-1β are comercially approved,…some 3D pharmacophores and molecular modellings were developed to figure out IL-1β inhibitors by inhibiting IL-1β:IL-1RI interactions. A total of six 3D-pharmacophore models for IL-1RI including 3 models at D1-D2 domain junction and 3 models at D2 domain were created and molecular docking modellings were also performed. The virtual screening using the developed models on Drug Bank database of 7.616 items resulted in 224 coumpounds for D1-D2 domain junction site, and also, 199 compounds for D2 domain site were obtained and docked successfully. Further, the functional score on 5 compounds with the best score at each site