biÊn bẢn hỘi thẢo - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/sps/images/2009/03/ipsard_vision...

17
1

Upload: others

Post on 01-Sep-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BIÊN BẢN HỘI THẢO - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/sps/images/2009/03/IPSARD_vision 2020_VIE.pdf · nghiên cứu chính sách thế giới và Việt Nam, đề xuất cơ cấu

1

Page 2: BIÊN BẢN HỘI THẢO - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/sps/images/2009/03/IPSARD_vision 2020_VIE.pdf · nghiên cứu chính sách thế giới và Việt Nam, đề xuất cơ cấu

Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

Hiện trạng và Tầm nhìn đến 2020

Để xây dựng viện Chính sách Chiến lược Nông nghiệp Phát triển Nông thôn trở thành cơ quan tham mưu đáng tin cậy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong thời gian qua tầm nhìn đến 2020 của Viện đã được xây dựng.

Từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2008, 4 cuộc hội thảo đã được tổ chức với sự tham dự của các cán bộ nhân viên trong viện, các chuyên gia trong nước và quốc tế, các đối tác nghiên cứu, đại diện các cơ quan hoạch định chính sách, các khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn của viện và đại diện các nhà tài trợ. Các chuyên gia tư vấn của công ty CEO của New Zealand, chuyên gia của Úc, Viện Nghiên cứu Kinh tế Tài nguyên Úc (ABARE), DANIDA, Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI), Viện Chính sách Chiến lược của Bộ Khoa học Công nghệ, chuyên gia dự án MSCP của chính phủ Thụy Điển đã trực tiếp tham gia họat động này. Để xây dựng tầm nhìn, một nhóm các sản phẩm nghiên cứu cũng đã được thực hiện gồm Tầm nhìn chiến lược, Kế hoạch chiến lược, Danh sách các ưu tiên nghiên cứu chính sách ngành, báo cáo tổng kết mô hình quản lý một số Viện nghiên cứu chính sách thế giới và Việt Nam, đề xuất cơ cấu tổ chức của Viện

Tại hội thảo cuối cùng ngày 4-12-2008, bản dự thảo về tầm nhìn chiến lược của viện đã được trình bày và thu hút được sự quan tâm, đóng góp, ủng hộ từ lãnh đạo các Cục Vụ trực thuộc Bộ, các cơ quan tổ chức quốc tế, các cơ quan đối tác và những người sử dụng sản phẩm và dịch vụ của Viện. Sau đây là những nội dung chủ yếu của bản báo cáo.

I. Thực trạng của Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT:

Năm 2005, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD) được thành lập trên nền tảng của Viện Kinh tế Nông nghiệp và một số bộ phận khác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. IPSARD là cơ quan trực thuộc Bộ, làm nhiệm vụ tư vấn về chiến lược và chính sách cho ngành và tư vấn hỗ trợ ra quyết định cho mọi đối tượng sản xuất trong ngành.

2

Page 3: BIÊN BẢN HỘI THẢO - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/sps/images/2009/03/IPSARD_vision 2020_VIE.pdf · nghiên cứu chính sách thế giới và Việt Nam, đề xuất cơ cấu

Về cơ cấu tổ chức: Viện được chia làm 3 khối đơn vị trực thuộc :

Năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 115 chuyển các tổ chức khoa học và công nghệ công lập sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Viện đã là một trong ba viện nghiên cứu đầu tiên của Bộ xây dựng Đề án Chuyển đổi thành tổ chức khoa học và công nghệ tự chủ, tự chịu trách nhiệm và được Bộ NN&PTNT phê duyệt. Từ tháng 1 năm 2009, Viện và các Trung tâm trực thuộc chính thức thực hiện sự tự chủ của mình.

- Khối các trung tâm: trung tâm PTNT (Rudec), trung tâm tư vấn chính sách (CAP), trung tâm thông tin (Agroinfo) và trung tâm phía Nam (SCAP).

- Khối nghiên cứu: Bộ môn nghiên cứu Chiến lược và Chính sách, Bộ môn nghiên cứu Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Bộ môn Hệ thống Nông nghiệp, Bộ môn nghiên cứu Thị trường và Ngành hàng

- Khối quản lý hành chính: phòng Quản lý Khoa học và HTQT, phòng Tài chính, phòng Tổ chức Hành chính

- Về hợp tác quốc tế: Viện chịu trách nhiệm về làm thủ tục xuất nhập cảnh cho cán bộ nhân viên, tổ chức hội thảo, hội nghị quốc tế và các họat động hợp tác quốc tế khác.

- Về nhân sự và tổ chức bộ máy: Viện có quyền tự quyết định về tổ chức bộ máy trong Viện, số lượng biên chế, về các họat động tuyển dụng bổ nhiệm, thuyên chuyển, chấm dứt hợp đồng với các cán bộ trong đơn vị.

- Về tài chính: ngòai nguồn ngân sách được nhà nước đầu tư, Viện có quyền tham gia đấu thầu, liên doanh liên kết, thực hiện các dịch vụ có thu để bổ sung ngân sách và đầu tư phát triển.

- Về xây dựng nhiệm vụ họat động khoa học công nghệ: ngòai các nhiệm vụ được nhà nước giao, tùy theo năng lực và định hướng của mình, Viện và các đơn vị trực thuộc có quyền tự xác định các chức năng hoạt động để khai thác tốt nhất năng lực của mình phục vụ cho ngành.

Hình vẽ 1 : Vị trí của Viện trong hệ thống tổ chức của Bộ

3

Page 4: BIÊN BẢN HỘI THẢO - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/sps/images/2009/03/IPSARD_vision 2020_VIE.pdf · nghiên cứu chính sách thế giới và Việt Nam, đề xuất cơ cấu

4

Hình vẽ 2: Sơ đồ tổ chức hiện nay của Viện

Bộ môn nghiên

cứu Chiến lược & Chính sách

Bộ môn nghiên cứu Thị trường

và Ngành hàng

Bộ môn nghiên

cứu Kinh tế Tài

nguyên và Môi trường

Bộ môn Hệ thống

nông nghiệp

Cơ sở phía Nam

Trung tâm phát triển nông thôn

Trung tâm

thông tin phát triển nông

nghiệp nông thôn

Trung tâm tư

vấn chính sách nông

nghiệp

BỘ MÔN

TRUNG TÂM VÀ CƠ SỞ

Phòng Tổ chức và Hành chính

Phòng Tài chính

PHÒNG CHỨC NĂNG

Phòng Khoa học

LÃNH ĐẠO VIỆN

Page 5: BIÊN BẢN HỘI THẢO - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/sps/images/2009/03/IPSARD_vision 2020_VIE.pdf · nghiên cứu chính sách thế giới và Việt Nam, đề xuất cơ cấu

Về tổ chức nhân sự: Viện có 150 viên chức và người lao động, trong đó, khoảng 50% là cán bộ hợp đồng. Về trình độ cán bộ nghiên cứu, có 12 tiến sỹ, 36 thạc sĩ, trong đó 5 thạc sĩ chuẩn bị hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ và 98 cử nhân. Độ tuổi trung bình của cán bộ trong Viện là 33 tuổi trong đó cán bộ dưới 35 tuổi chiếm 46,5%. Đa số các cán bộ biết sử dụng một trong các ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Nhật, Trung …, trong đó chủ yếu là tiếng Anh. Tuy nhiên, số lượng cán bộ sử dụng thành thạo ngoại ngữ không nhiều. Hầu hết các cán bộ đều sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng, khoảng 40% cán bộ có thể sử dụng các phần mềm xử lý thông tin phục vụ chuyên môn nghiên cứu.

Hoạt động của Viện đang tập trung vào 3 mảng chính:

- Hoạt động nghiên cứu: nghiên cứu cơ sở xây dựng chính sách, chiến lược; đánh giá tác động chính sách; nghiên cứu về ngành hàng, thị trường; hội nhập; kinh tế, xã hội nông thôn; tổ chức nông thôn; phát triển nông thôn; quản lý và sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường.

- Hoạt động thông tin: đối thọai chính sách; thông tin thị trường, xúc tiến thương mại; thông tin về các vấn đề phát triển nông thôn, xoá đói giảm nghèo; môi trường và tài nguyên nông nghiệp.

- Hoạt động dịch vụ tư vấn: Tư vấn chính sách và chiến lược; tư vấn phát triển thị trường ngành hàng; xây dựng mô hình thể chế nông thôn; hỗ trợ dự án phát triển; thương hiệu xuất xứ địa lý…

Về kết cấu ngân sách: kinh phí nhà nước cấp cho hoạt động bộ máy và các họat động nghiên cứu chỉ chiếm 20% trong tổng nguồn tài chính hàng năm của viện, 80% kinh phí còn lại đến từ các các dự án nghiên cứu và hợp tác quốc tế. Kết cấu ngân sách của Viện ngày càng thay đổi hướng về thị trường và tăng cường hợp tác. Càng ngày tỷ trọng của các dự án phối hợp nghiên cứu càng tăng so với các đầu tư tăng cường năng lực.

1574 3100 3740

2133 3950 10000

2513 4700 29000

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000

2006

2007

2008

Tổng kinh phí IPSARD giai đoạn 2006-2008

Lương và hoạt động Bộ máy Nhiệm vụ Nhà nước, cấp Bộ Hợp tác quốc tế

Hình vẽ 3: Nguồn vốn cho các hoạt động của Viện

5

Page 6: BIÊN BẢN HỘI THẢO - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/sps/images/2009/03/IPSARD_vision 2020_VIE.pdf · nghiên cứu chính sách thế giới và Việt Nam, đề xuất cơ cấu

Sơ đồ trên chưa thể hiện đầu tư ngày càng tăng về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị và đào tạo của nhà nước dành cho Viện. Trong thời gian qua, Viện đã nhận được sự giúp đỡ quí báu của nhiều tổ chức quốc tế. Mặc dù đến từ nhiều nguồn, qua nhiều giai đoạn các họat động hỗ trợ này không những không bị trùng lắp mà còn phát huy hiệu quả và bổ sung cho nhau.

Các dự án hỗ trợ quốc tế cho Viện Chiến lược và Chính sách

Dự án Lĩnh vực hỗ trợ Đơn vị thực hiện

MISPA (2002-2007) – cơ quan tài trợ AFD – 1.500.000 Euro

- Thiết lập mạng lưới chuyên gia ngành hàng - Hỗ trợ hoạch định chính sách nông nghiệp

và phát triển nông thôn - Thực hiện các nghiên cứu về nông nghiệp

và phát triển nông thôn - Hỗ trợ các hoạt động thông tin (website,

các bản tin, các ấn phẩm) - Tăng cường năng lực quản lý (tài chính,

luật) và phân tích chính sách

- Trung tâm Thông tin NN và PTNT

- Viện Kinh tế Nông nghiệp (tiền thân của IPSARD)

ARD-SPS (2008-2012) – cơ quan tài trợ DANIDA – 2.600.000 USD

- Tăng cường năng lực (về thể chế) cho IPSARD (225.000 USD)

- Nghiên cứu chính sách vùng cao - Đối thoại chính sách vùng cao - Hỗ trợ các cục vụ ban hành chính sách đến

vùng sâu vùng xa - Thiết lập cơ sở dữ liệu nông thôn

IPSARD

SMEs pha 1, 2, 3 (2007-2010) – cơ quan tài trợ Spain – 2.100.000 Euro

- Các hoạt động hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Thực hiện các nghiên cứu về tre nứa và điều

- Tăng cường năng lực cho nhóm nghiên cứu về doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Thiết lập mô hình thí điểm hỗ trợ doanh nghiệp

- Thiết lập cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trung tâm tư vấn, trung tâm thông tin, bộ môn thể chế nông thôn

Dự án FORD (2006-2009) – cơ quan tài trợ FORD Foundation – 300.000 USD

- Cung cấp nguồn lực để thu hút các cán bộ giỏi, hỗ trợ năng lực nghiên cứu

- Tăng cường hợp tác với các tổ chức/đối tác nghiên cứu và tư vấn quốc tế

Trung tâm tư vấn

VAMIP (2007-2011) – cơ quan tài trợ CIDA Canada – 2.080.000 CND

- Phát triển hệ thống thông tin thị trường rau và trái cây ở một số tỉnh phía nam

- Tăng cường năng lực hệ thống thông tin thị trường rau và trái cây ở phía nam

Trung tâm phía Nam

6

Page 7: BIÊN BẢN HỘI THẢO - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/sps/images/2009/03/IPSARD_vision 2020_VIE.pdf · nghiên cứu chính sách thế giới và Việt Nam, đề xuất cơ cấu

Dự án phân tích chính sách đất đai (2009-2010) – cơ quan tài trợ UNDP – 361.000 USD

- Thực hiện nghiên cứu chính sách đất đai ở Việt Nam

Trung tâm tư vấn

Chương trình CARD (2008-2009) – cơ quan tài trợ Ausaid – phương thức tàI trợ cung cấp chuyên gia quốc tế

- Hỗ trợ xây dựng tầm nhìn cho Viện đến 2020

- Thiết lập các ưu tiên nghiên cứu

IPSARD

PAG (MSCP) (2007-2009) – cơ quan tài trợ Sida Sweden

- Hỗ trợ các chuyên gia quốc tế độc lập tư vấn bộ trưởng

- Hỗ trợ các hoạt động xây dựng tầm nhìn cho Viện

Nhóm thư ký tư vấn bộ trưởng

Phần lớn các hoạt động này được định hướng vào các đơn vị trực thuộc và một số họat động cụ thể trong viện, so với yêu cầu phát triển, còn rất nhiều lĩnh vực cần được ưu tiên hỗ trợ như:

- Nghiên cứu thị trường ngành hàng bao gồm: nghiên cứu thị trường phân tích chính sách ngành hàng

- Quản lý tài nguyên môi trường

- Thể chế nông thôn (không kể DN nhỏ và vừa) bao gồm: hợp tác xã, trang trại, nông trường quốc doanh, hiệp hội, v.v…

- Phát triển nông thôn và xoá đói giảm nghèo

- Mô hình phân tích chính sách

- Tăng cường năng lực quản lý cho IPSARD trở thành “think tank” của Bộ

Những khó khăn hiện nay của viện

- Chế độ và chính sách đãi ngộ chưa thu hút được nhân tài và tạo đủ động lực để khuyến khích cán bộ hăng say nghiên cứu;

- Điều kiện làm việc và trang thiết bị còn thiếu nhất là đối với các trung tâm trực thuộc viện hiện chưa có văn phòng làm việc.

- Kinh phí hoạt động còn thiếu, phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau, không ổn định, khác biệt về qui chế chi tiêu và định hướng ưu tiên, tạo nên chi phí giao dịch cao và làm phân tán định hướng nghiên cứu và hoạt động của Viện;

7

Page 8: BIÊN BẢN HỘI THẢO - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/sps/images/2009/03/IPSARD_vision 2020_VIE.pdf · nghiên cứu chính sách thế giới và Việt Nam, đề xuất cơ cấu

- Chưa tiếp thu và áp dụng các phương pháp và công nghệ nghiên cứu tiên tiến, thông tin khoa học kỹ thuật còn hạn chế, thiếu các nguồn số liệu thống kê dài hạn và đáng tin cậy;

- Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý và nghiên cứu khoa học thấp và chưa đồng đều;

- Cơ chế tổ chức, quản lý khoa học của nhà nước và Bộ đang trong quá trình thay đổi và hoàn thiện; hệ thống tổ chức vẫn đang trong quá trình sắp xếp lại.

Cơ hội mới :

- Nhu cầu về nghiên cứu chính sách ngành ngày càng lớn khi Bộ chuyển sang quản lý bằng chính sách và chiến lược,

- Nhu cầu cung cấp thông tin và phân tích thị trường, nhu cầu hỗ trợ ra quyết định ngày càng đa dạng và nhiều thêm,

- Nhu cầu xây dựng quan hệ đối tác của các cơ quan nghiên cứu và tư vấn trong và ngoài nước ngày càng phát triển

- Cơ chế chính sách về quản lý khoa học công nghệ của nhà nước tiếp tục đổi mới, đầu tư cho khoa học ngày càng tăng

- Viện sẽ nhận được đầu tư mới về trụ sở làm việc và trang thiết bị và có đội ngũ cán bộ mới được đào tạo

Thách thức :

- Cạnh tranh trong họat động dịch vụ tư vấn ngày càng tăng với sự tham gia của nhiều tổ chức có lực lượng mạnh

- Cạnh tranh trên thị trường lao động đối với các chuyên gia giỏi cũng trở nên quyết liệt hơn

- Các vấn đề chính sách và chiến lược trong tương lai ngày càng trở nên phức tạp đòi hỏi phải được nghiên cứu bằng các phương pháp và công cụ hiện đại

- Viện phải giải quyết được mâu thuẫn giữa việc giữ mối quan hệ gắn kết với các cơ quan quản lý, và việc giữ vai trò độc lập để đảm bảo hoạt động tư vấn đánh giá được khách quan.

II. Tầm nhìn của Viện Chính sách Chiến lược PTNNNT đến năm 2020

8

Page 9: BIÊN BẢN HỘI THẢO - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/sps/images/2009/03/IPSARD_vision 2020_VIE.pdf · nghiên cứu chính sách thế giới và Việt Nam, đề xuất cơ cấu

Tầm nhìn tương lai của Viện được xây dựng dựa trên định hướng phát triển tương lai của ngành và tầm nhìn của bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đến 2020 đã được xây dựng.

Mục tiêu phát triển tương lai của ngành

- Đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng

- Nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn sống dân cư nông thôn

- Nâng cao trình độ, vị thế của người sản xuất kinh doanh trong ngành

- Thu hút đầu tư cho nông nghiệp nông thôn

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành

- Phát triển các công nghệ thân thiện với môi trường

- Phát triển nông thôn tổng hợp, cân đối với kinh tế chung của đất nước

- Phát huy nội lực cư dân nông thôn để tham gia các họat động kinh tế, xã hội, đảm bảo sinh kế bền vững

Tầm nhìn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Đẩy mạnh quá trình phân cấp phân quyền

- Tập trung vào các hoạt động quản lý nhà nước chính (xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch…)

- Hướng về các mục tiêu dài hạn

- Hướng về phát triển vững bền

- Hướng vào đáp ứng nhu cầu khách hàng

- Vận hành theo cơ chế thị trường

- Phát triển tổng hợp, hài hòa (kinh tế - xã hội - môi trường, phát triển nông nghiệp - nông thôn - nông dân)

- Phát huy dân chủ cơ sở, phát huy quan hệ cộng đồng nông thôn

Từ bối cảnh quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và hội nhập quốc tế ngày càng mạnh, và trong xu hướng phát triển chung của Bộ, Viện chính sách và Chiến lược đã đặt ra tầm nhìn cho viện đến năm 2020 là:

9

Page 10: BIÊN BẢN HỘI THẢO - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/sps/images/2009/03/IPSARD_vision 2020_VIE.pdf · nghiên cứu chính sách thế giới và Việt Nam, đề xuất cơ cấu

‘Trở thành cơ quan cung cấp dịch vụ phân tích và tư vấn chính sách Nông nghiệp Nông thôn hàng đầu cho nhà nước Việt Nam. Phối hợp giữa nghiên cứu dịch vụ tư vấn và đào tạo.’

Về định hướng hoạt động của Viện:

- Chuyển từ phục vụ ngắn hạn sang ổn định nghiên cứu và phân tích chính sách chiến lược dài hạn.

- Chuyển từ phục vụ nhà nước sang đa dạng hoá khách hàng.

- Chuyển sang định hướng sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra.

- Kết nối giữa nhà nước và nhân dân.

- Định hướng nghiên cứu đa ngành.

- Phát triển con người, đổi mới cơ chế để tạo động lực

Mục tiêu của Viện đến năm 2020 :

- Được công nhận là tổ chức cung cấp sản phẩm chất lượng cao, đúng hạn và đáp ứng yêu cầu khách hàng.

- Có môi trường làm việc tốt cho cán bộ và chuyên gia giỏi.

- Liên kết, hợp tác tốt với các tổ chức trong và ngoài nước trong nghiên cứu, phân tích và chia sẻ thông tin.

- Đội ngũ lãnh đạo và quản lý giỏi, cán bộ có năng lực, trình độ, nhiệt huyết

- Phương pháp nghiên cứu hiện đại, đáng tin cậy, quy trình và kỹ năng quản lý hiệu quả

Các nhóm khách hàng và sản phẩm chính của Viện:

- Khách hàng chính của IPSARD trong tương lai không chỉ là lãnh đạo Bộ và các Cục Vụ , mà còn bao gồm các cơ quan Đảng, Chính phủ và Quốc hội. Đối với nhóm đối tượng này, Viện sẽ cung cấp các sản phẩm nghiên cứu cơ sở khoa học và đánh giá tác động chính sách và chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển...; phân tích đánh giá dự báo thị trường và ngành hàng; và làm cầu nối chính sách để kết nối giữa người dân và người làm chính sách.

10

Page 11: BIÊN BẢN HỘI THẢO - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/sps/images/2009/03/IPSARD_vision 2020_VIE.pdf · nghiên cứu chính sách thế giới và Việt Nam, đề xuất cơ cấu

- Các đối tượng khác cần tư vấn trong quá trình ra quyết định như: nông dân, doanh nhân, nhà đầu tư, người tiêu dùng.... đều là khách hàng của Viện. Họ sẽ được cung cấp các dịch vụ tư vấn: các phân tích, dự báo thị trường và ngành hàng; các nghiên cứu phục vụ đầu tư kinh doanh, các khuyến cáo về mô hình quản lý tổ chức tại nông thôn.

Để có thể làm tốt các hoạt động trên, bộ máy cuả viện cần được tổ chức hoạt động hiệu quả dựa trên 6 nguyên tắc chính:

- Đảm bảo độc lập, tự chủ mà vẫn liên hệ chặt chẽ với Bộ

- Quy mô nhỏ gọn nhưng phối hợp đa ngành

- Định hướng thị trường, phục vụ khách hàng

- Sản phẩm tham mưu và tư vấn chất lượng cao dựa trên nghiên cứu

- Chuyên trách rõ nhiệm vụ, phân cấp, không chồng chéo

- Cơ chế hoạt động minh bạch, tin cậy

Tùy theo trình độ phát triển của Viện trong tương lai, có 2 mô hình tổ chức bộ máy được đề xuất:

Mô hình 1: Viện trưởng được Bộ trưởng bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về mọi hoạt động của Viện. Viện trưởng chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm chính của Viện (cả các nghiên cứu tư vấn cho Bộ và các sản phẩm cung cấp cho các khách hàng khác), chịu trách nhiệm về các chương trình nghiên cứu lớn, các hoạt động hợp tác quốc tế quan trọng và các hoạt động kinh doanh chiến lược của Viện.

Giúp việc cho Viện trưởng trong các công việc hàng ngày là một nhóm trợ lý và 2 Phó Viện trưởng phụ trách Nghiên cứu và Nội chính. Phó viện trưởng phụ trách Nghiên cứu quản lý các bộ môn/ban : Thị trường ngành hàng, Thể chế nông thôn, Tài nguyên môi trường. Phó viện trưởng nội chính điều hành trực tiếp các phòng chức năng : Hành chính tổ chức, Tài chính, Kinh doanh và Hợp tác quốc tế. Các phó Viện trưởng do Viện trưởng đề nghị Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm.

Giúp việc cho phó viện trưởng là bộ phận quản lý khoa học chịu trách nhiệm về lập kế hoạch, giám sát theo dõi, ký kết hợp đồng giao nhiệm vụ …, trong đó Kinh tế trưởng là chuyên gia kinh tế giỏi có trách nhiệm giúp Phó Viện trưởng giám sát kiểm tra chất lượng các sản phẩm nghiên cứu quan trọng.

11

Page 12: BIÊN BẢN HỘI THẢO - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/sps/images/2009/03/IPSARD_vision 2020_VIE.pdf · nghiên cứu chính sách thế giới và Việt Nam, đề xuất cơ cấu

12

Hội đồng tư vấn: gồm có đại diện của các khách hàng chính của Viện (Bộ, đại diện của các nhóm nông dân, nhà doanh nghiệp, những người hưởng thụ chính sách, các chuyên gia giỏi có uy tín). Hội đồng có trách nhiệm góp ý cho Viện trưởng về các vấn đề chiến lược phát triển của Viện như định hướng nghiên cứu chính, định hướng khách hàng chính

Trực thuộc Viện là các Trung tâm : Trung tâm tư vấn chính sách, Trung tâm thông tin, Trung tâm dịch vụ và Trung tâm phía Nam. Các trung tâm tự chủ hoàn toàn cả về nhân lực và tài chính.

Page 13: BIÊN BẢN HỘI THẢO - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/sps/images/2009/03/IPSARD_vision 2020_VIE.pdf · nghiên cứu chính sách thế giới và Việt Nam, đề xuất cơ cấu

13

TRUNG TÂM PHÍA NAM

VIỆN TRƯỞNG

HỘI ĐỒNG TƯ VẤN

(đại diện của Viện và khách hàng)

PHÓ VIỆN TRƯỞNG

NGHIÊN CỨU

PHÓ VIỆN TRƯỞNG

NỘI CHÍNH

QUẢN LÝ

KHOA HỌC

HÀNH CHÍNH

TỔ CHỨC

KINH DOANH VÀ HỢP

TÁC QUỐC

TẾ

TÀI CHÍNH

TÀI NGUYÊN

MÔI TRƯỜNG

THỊ TRƯỜNG NGÀNH HÀNG

THỂ CHẾ

NÔNG THÔN

TRUNG TÂM THÔNG TIN

TRUNG TÂM TƯ VẤN CHÍNH SÁCH

NHÓM TRỢ LÝ VIỆN TRƯỞNG

TRUNG TÂM DỊCH VỤ

CHUYÊN GIA NGOÀI

Hình vẽ 4: Sơ đồ 1 về tổ chức bộ máy của Viện

Page 14: BIÊN BẢN HỘI THẢO - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/sps/images/2009/03/IPSARD_vision 2020_VIE.pdf · nghiên cứu chính sách thế giới và Việt Nam, đề xuất cơ cấu

14

Mô hình 2: Hội đồng quản lý gồm đại diện của Viện và đại diện khách hàng, có nhiệm vụ định hướng chiến lược hoạt động nghiên cứu, xác định khách hàng, giám sát việc sử dụng kinh phí, quyết định những vấn đề chiến lược về tổ chức, lựa chọn và hợp đồng với Viện trưởng. Viện trưởng do hội đồng lựa chọn và bổ nhiệm, có thể hợp đồng. Bộ trưởng thể hiện quyền quản lý của mình thông qua người đại diện đứng đầu hội đồng.

Viện chia thành các ban: Tư vấn chính sách, Nghiên cứu, Nội chính, Kinh doanh dịch vụ, Cơ sở phía Nam. Ban Nghiên cứu bao gồm các bộ phận nghiên cứu chính của Viện như Thể chế nông thôn, Thị trường ngành hàng, Tài nguyên môi trường … tên và chức năng của các bộ phận này có thể linh động thay đổi tuỳ theo nhu cầu của từng giai đoạn phát triển. Nhưng số lượng không quá nhiều (nhiều nhất là 5 nhóm) để có thể tập trung lực lượng vào những vấn đề chiến lược.

Trưởng ban Nghiên cứu đóng vai trò như Kinh tế trưởng của Viện, không trực tiếp chỉ đạo hoạt động nghiên cứu của các bộ phận mà chịu trách nhiệm quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm cuối cùng trước khi công bố hoặc chuyển cho các bộ phận khác. Trưởng ban chịu trách nhiệm về phối hợp nghiên cứu, định hướng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ra quyết định điều hành ở cấp Viện cho các hoạt động nghiên cứu.

Mỗi bộ phận nghiên cứu có khoảng 10 cán bộ gồm các tiến sỹ và thạc sỹ và một số cán bộ hỗ trợ. Các bộ phận thay đổi tuỳ nhiệm vụ trọng tâm nhưng những nhóm cán bộ đầu đàn và người phối hợp vẫn cố định để xây dựng được đội ngũ chuyên gia chuyên sâu.

Trong các trường hợp cần thíêt, có thể thuê chuyên gia nghiên cứu bên ngoài nhằm tập trung lực lượng của Viện vào những vấn đề trọng tâm mà Viện có lợi thế nhất. Khi có họat động dịch vụ, Ban kinh doanh dịch vụ sẽ huy động ban Nghiên cứu cân đối lực lượng để tham gia nếu thấy phù hợp và đủ năng lực.

Page 15: BIÊN BẢN HỘI THẢO - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/sps/images/2009/03/IPSARD_vision 2020_VIE.pdf · nghiên cứu chính sách thế giới và Việt Nam, đề xuất cơ cấu

15

Hình vẽ 5: Sơ đồ 2 về tổ chức bộ máy của Viện

VIỆN TRƯỞNG

HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ

(đại diện của Viện và khách hàng)

BAN

NGHIÊN CỨU

TÀI NGUYÊN

MÔI TRƯỜNG

THỊ TRƯỜNG NGÀNH HÀNG

THỂ CHẾ

NÔNG THÔN

THÔNG TIN

TRỢ LÝ VIỆN TRƯỞNG

CHUYÊN GIA NGOÀI

BAN TƯ VẤN CHÍNH SÁCH

BAN KINH DOANH DỊCH VỤ

BAN

NỘI CHÍNH

HÀNH CHÍNH

TỔ CHỨC

KINH DOANH VÀ HỢP

TÁC QUỐC

TẾ

CƠ SỞ PHÍA NAM

TÀI CHÍNH

Page 16: BIÊN BẢN HỘI THẢO - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/sps/images/2009/03/IPSARD_vision 2020_VIE.pdf · nghiên cứu chính sách thế giới và Việt Nam, đề xuất cơ cấu

Trong mô hình 1, Viện vẫn trực thuộc tương đối chặt với Bộ. Viện trưởng báo cáo trực tiếp với Bộ trưởng và ngân sách của Bộ vẫn là nguồn kinh phí quan trọng của Viện. Cơ cấu tổ chức này gần với cơ cấu tổ chức hiện nay của Viện, trước mắt khả thi hơn về năng lực quản lý, môi trường pháp lý, và nguồn lực của Viện. Tuy nhiên, sự gắn bó chặt chẽ với Bộ sẽ ảnh hưởng đến tính độc lập và khách quan của các nghiên cứu đánh giá chính sách, mặt khác mô hình này chưa giải quyết được dứt điểm tình trạng các đơn vị trong viện vừa phải làm công tác nghiên cứu tham mưu, vừa làm thêm các hoạt động dịch vụ để tự bù đắp kinh phí, đây là nguyên nhân taọ nên mâu thuẫn giữa các đơn vị và làm phân tán lực lượng nghiên cứu.

Về lâu dài mô hình 2 đáp ứng được các yêu cầu, mục đích và kế hoạch chiến lược mà

Viện đã xây dựng. Trong mô hình này viện hoàn toàn trở thành 1 cơ quan tham mưu độc

lập, viện trưởng báo cáo trực tiếp với hội đồng. Để đảm bảo kinh phí cho viện cần thành

lập 1 quĩ đầu tư độc lập do các nhà tài trợ cùng đóng góp (trong đó Bộ đóng vai trò quan

trọng). Hội đồng Tư vấn sẽ định hướng việc sử dụng ngân sách của Viện. Vì vậy, có thể

coi mô hình 1 là bước đi trước mắt để tiến tới mô hình 2 trong tương lai và các giai đoạn

quá độ dài hay ngắn phụ thuộc vào thay đổi thể chế chính sách, đầu tư cho Viện, năng lực

của Viện. Trong giai đoạn quá độ có thể có nhiều thay đổi tổ chức, thể chế để từng bước

chuyển từ mô hình này sang mô hình kia. Cũng không loại trừ khả năng với quyết tâm

cao của cán bộ trong Viện và Nhà nước, Viện sẽ nhanh chóng tiến lên mô hình phát triển

cao nhất trong thời gian sớm. Để thực hiện được tầm nhìn này, Viện sẽ xây dựng kê

hoạch thực hiện trong đó thể hiện rõ lộ trình và những vấn đề mới cần phải thử nghiệm:

quĩ đầu tư độc lập, kinh tế trưởng...

16

Page 17: BIÊN BẢN HỘI THẢO - ipsard.gov.vnipsard.gov.vn/sps/images/2009/03/IPSARD_vision 2020_VIE.pdf · nghiên cứu chính sách thế giới và Việt Nam, đề xuất cơ cấu

17