bình luận về các khái niệm

18
BÌNH LUẬN VỀ CÁC KHÁI NIỆM TÂM LÝ HỌC SÁNG TẠO 1

Upload: lenam711tkgmailcom

Post on 13-Feb-2017

372 views

Category:

Education


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bình luận về các khái niệm

1

BÌNH LUẬNVỀ

CÁC KHÁI NIỆMTÂM LÝ HỌC SÁNG TẠO

Page 2: Bình luận về các khái niệm

2

KHÁI QUÁTBẢN CHẤTSÁNG TẠO

Có nhiều quạn niệm khác nhau về bản chất của sáng tạo

tuy nhiên đều có một số điểm chung như sau:

Sáng tạo là việc tạo ra cái mới ở những mức độ khác

nhau.

Cái mới con người tạo ra nhằm để phục vụ cho cuộc

sống con người, nhu cầu của xã hội.

Quá trình tạo ra cái mới của sáng tạo có sự tham gia

khá đầy đủ của các quá trình tâm lí của cá nhân.

Page 3: Bình luận về các khái niệm

3

BÌNH LUẬNCÁCKHÁI NIỆMSÁNG TẠO

1. Theo từ điển Tiếng Việt thì sáng tạo được hiểu là:“ Tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò

bó, phụ thuộc vào cái đã có”=> Đề cập đến sản phẩm sáng tạo, chưa nói đến quá trình để tạo ra sản phẩm đó. Ví dụ: một bài toán đã có “ lối mòn’’ trong phương pháp

giải.

Page 4: Bình luận về các khái niệm

4

BÌNH LUẬNCÁCKHÁI NIỆMSÁNG TẠO

2. Theo từ điển Triết học:“Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo

ra những giá trị vật chất. Các loại hình sáng tạo được xác định bởi đặc trưng nghề nghiệp như khoa học kĩ thuật, tổ chức quân sự. Có thể nói sáng tạo có mặt trong mọi lĩnh vực của thế giới vật chất và tinh thần”.=> Đề cao yếu tố hoạt động của cá nhân – lao động nét đặc trưng không có ở con vật .

Ví dụ: Thử - Sai ở động vật khác sáng tạo của con người.

Vật chất + tinh thần : Trong phạm vi của sáng tạo.Ví dụ: Vật chất sản phẩm phục vụ lao động máy tuốt lúa. Tinh thần lĩnh vực nghệ thuật, ví dụ làm vòng tay bằng vỏ chai  Quá trình hoạt động: Mở đầu – diễn biến – kết thúc.

Page 5: Bình luận về các khái niệm

5

BÌNH LUẬNCÁCKHÁI NIỆMSÁNG TẠO

3.Quan niệm của S.Freud – thì “Sáng tạo cũng giống như giấc mơ hiện hình, là sự tiếp tục và sự thay thế trò chơi trẻ con cũ”. S.Freud cũng nhìn sáng tạo dưới góc nhìn của vô thức con người trong trạng thái thăng hoa. => Gắn sáng tạo với vô thức. Giới hạn trong giấc mơ, một phần nào đó Freud đã đồng nhất giữa sáng tạo và viễn vông.

Page 6: Bình luận về các khái niệm

6

BÌNH LUẬNCÁCKHÁI NIỆMSÁNG TẠO

4. E.P.Torrance (Mĩ) cho rằng:“Sáng tạo là quá trình xác định các giả thuyết

nghiên cứu chúng và tìm ra kết quả”. => Đây là quan niệm khá “ rộng” về sáng tạo vì mọi quá trình giải quyết nhiệm vụ đều là hoạt động sáng tạo.=> Giả thuyết sáng tạo chỉ thực sự là sáng tạo khi đó là con đường tối ưu và hiệu quả nếu chưa ai lặp lại con đường đó.

Page 7: Bình luận về các khái niệm

7

BÌNH LUẬNCÁCKHÁI NIỆMSÁNG TẠO

5. J.P.Guilford (Mĩ):“Tư duy sáng tạo là sự tìm kiếm và thể hiện những

phương pháp logic trong tình huống có vẫn đề, tìm kiếm những phương pháp khác nhau và mới của việc giải quyết vẫn đề, giải quyết nhiệm vụ.” => Quan niệm này đã xem sáng tạo như là một thuộc tính, là một phẩm chất của tư duy nên gọi là tư duy sáng tạo. => Đặc trưng của tư duy sáng tạo theo ông là sự tìm kiếm những phương pháp logic, những phương pháp mới, những phương pháp khác nhau của việc giải quyết vẫn đề.

Page 8: Bình luận về các khái niệm

8

BÌNH LUẬNCÁCKHÁI NIỆMSÁNG TẠO

6. Nhà tâm lí học Mĩ Willson:“ Sáng tạo là quá trình mà kết quả là tạo ra những

kết hợp mới cần thiết từ các ý tưởng dạng năng lượng, các đơn vị thông tin, các khách thể hay tập hợp của hai ba yếu tố được nêu ra’’.=> Cộng hưởng của nhiều yếu tố, chưa nêu rõ sự liênkết chặt chẽ giữa các yếu tố mà chỉ nói đến sự kết hợp đơn thuần.

Page 9: Bình luận về các khái niệm

9

BÌNH LUẬNCÁCKHÁI NIỆMSÁNG TẠO

7. GS. Chu Quang Thiêm trong cuốn sách “Tâm Lí Văn Nghệ”: “Sáng tạo là căn cứ vào những ý tưởng đã có sẵn làm tài liệu rồi cắt xén, gạt bỏ, chọn lọc tổng hợp để tạo thành một hình tượng mới”Þ Sáng tạo dựa trên nền tảng

sẵn có như 1 sự gia công có chọn lọc.

Þ “cắt xén, gạt bỏ, chọn lọc tổng hợp để tạo thành một hình tượng mới” => đây là những hình thái của Tưởng tượng.

Page 10: Bình luận về các khái niệm

10

BÌNH LUẬNCÁCKHÁI NIỆMSÁNG TẠO

8. Theo L.X Vưgốtxki “Hoạt động tạo ra cái mới không phân biệt kết quả tạo ra nó có ý nghĩa hiện thực cụ thể hay có ý nghĩa về mặt tư duy – tình cảm”.Þ Tập trung vào hoạt

động của con ngườiÞ Quan niệm về sáng

tạo của ông khá rộng, đồng thời thể hiện được tính nhân văn của con người

Page 11: Bình luận về các khái niệm

11

BÌNH LUẬNCÁCKHÁI NIỆMSÁNG TẠO

9. X.L Rubinxtêin:

“Sự sáng tạo là hoạt động của con người tạo ra những chất liệu mới có ý nghĩa xã hội và những chất liệu mới ấy có thể là giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần”.Þ Chỉ nói sáng tạo là hoạt động tạo ra

chất liệu mới => chỉ quan tâm đến kết quả (sản phẩm hoạt động).

Þ Khái niệm đã nhận mạnh đến ý nghĩa xã hội của sản phẩm sáng tạo mang lại.

Page 12: Bình luận về các khái niệm

12

BÌNH LUẬNCÁCKHÁI NIỆMSÁNG TẠO

10. J.H.Lavsa ( Tiệp Khắc cũ):“Sáng tạo là sự lựa chọn và sử dụng những phương tiện mới, cách giải quyết mới”.

Þ Chưa đề cập đến kết quả tạo raÞ Khái niệm còn mang tính khái quát, không cụ thể

Page 13: Bình luận về các khái niệm

13

BÌNH LUẬNCÁCKHÁI NIỆMSÁNG TẠO

11. L.Durich:“ Sáng tạo với chức năng vượt trội là tạo ra, là xuất hiện cái mới’’.=>Chú trọng đến việc tạo ra cái mới, không đề cập đến ý nghĩa của sản phẩm sáng tạo đối với con người. 

Page 14: Bình luận về các khái niệm

14

BÌNH LUẬNCÁCKHÁI NIỆMSÁNG TẠO

12. Nguyễn Đức Uy:“Sáng tạo là sự đột khởi thành hành động của một

sản phẩm liên hệ mới mẻ nảy sinh từ sự độc đáo của một cá nhân – một đằng những tư liệu biến cố, nhân sự hay những hoàn cảnh của đời người ấy – đằng khác”.

ÞTheo đó, phải có động cơ mới nãy sinh sự sáng tạo, hoàn cảnh bình thường không tạo ra sáng tạo.

Þ Sáng tạo mang tính liên hệ mới mẻ, độc đáo của cá nhân.

Page 15: Bình luận về các khái niệm

15

BÌNH LUẬNCÁCKHÁI NIỆMSÁNG TẠO

13. Tác giả Nguyễn Huy Tú cho rằng sáng tạo thể hiện khi con người đứng trước hoàn cảnh có vấn đề.

“Quá trình sáng tạo là tổ hợp các phẩm chất và năng lực mà nhờ đó con người trên cơ sở kinh nghiệm của mình và bằng tư duy độc lập tạo ra được ý tưởng mới, độc đáo, hợp lý trên bình diện cá nhân hay xã hội. Ở đó, người sáng tạo gạt bỏ những cái cũ và tìm được các giải pháp mới, độc đáo và thích hợp cho vấn đề đặt ra.”=> Khái niệm đã đề cập đến kinh nghiệm cá nhân – yếu tố cần thiết của hoạt động sáng tạo. Tuy nhiên khái niệm trên đã gạt bỏ những cái cũ, mà những cái cũ chính là cơ sở, tiền đề cho sự nảy sinh cái mới.

Page 16: Bình luận về các khái niệm

16

BÌNH LUẬNCÁCKHÁI NIỆMSÁNG TẠO

14. Ở Việt Nam có nhiều tác giả quan niệm khác nhau: như tác giả Trần Hiệp – Đỗ Long trong “ Sổ tay Tâm lí học” có viết “Sáng tạo là hoạt động tạo lập, phát hiện giá trị vật chất và tinh thần. Sáng tạo đòi hỏi cá nhân phải phát huy năng lực, phải có động cơ, tri thức, kĩ năng và với điều kiện như vậy mới tạo nên sản phẩm mới, độc đáo sâu sắc”.Þ Đề cập đến tính chủ động và những yêu cầu cần có ở cá

nhân trọng quá trình tạo ra sản phẩm sáng tạo.Þ Nói đến 2 mặt:

“tạo lập” => hình thành những cái chưa có.“phát hiện” => tìm ra những cái mới tối ưu hơn những

cái đã có.

ÞSản phẩm sáng tạo mang ý nghĩa vật chất và tinh thần.Þ Đây là 1 khái niệm tương đối đầy đủ về “Sáng tạo” .

Page 17: Bình luận về các khái niệm

17

Kết luận

Như vậy, mỗi quan niệm khác nhau có thể hướng đến một khái niệm sáng tạo khác nhau.

Tuy nhiên, gần như tất cả các khái niệm trên đều có đồng tình sáng tạo phải là quá trình tạo ra hay hướng đến cái mới.

Có thể hiểu, sáng tạo là quá trình bằng tư duy độc lập, con người đã phối hợp, biến đổi và xây dựng nên những cái mới trên bình diện cá nhân hay xã hội từ những kinh nghiệm sẵn có của mình.

Sáng tạo là hoạt động của con người tạo ra cái mới có giá trị vật chất và tinh thần. Dựa trên kinh nghiệm, tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của cá nhân đó.

Page 18: Bình luận về các khái niệm

Cảm ơn

côvàcác bạn

đã chú ý lắng nghe!