bình thơ

6
§äc tËp th¬: Nh·n muéncña D¬ng Hång GÊm Nhà thơ Dương Hồng Gấm đến với thơ muộn. tui lc tun anh mi “tập” làm thơ. Bởi tui trca anh dành cho hc tập. Đang học dcấp III anh đã hăng hái lên đường nhp ngũ. Gần 40 năm qua các cương vị công tác khác nhau. Khi đến tui nghhưu anh mới rnh rang chút xíu thời gian để làm thơ, điề u y thhiện trong bài thơ vô đề ca anh: “Tuổi cao yêu thích thơ văn Lòng như rực la tui xuân ngày nào! Vn còn mộng đẹp ước ao Vn âu yếm cặp má đào bồ quân.” (Vô đề) Dương Hồng Gm là vy! Tui già vn cyêu, yêu người, yêu thơ văn, chất men tình vẫn thường trc sống động trong anh: “Yêu anh cái tui bẩy nhăm Hương thơm vẫn ta khi nm bên nhau Tuyết hoa đã ntrên đầu Nhôn rung chuyn ngàn câu tâm tình.”

Upload: thi-dan-viet-nam

Post on 22-Nov-2014

253 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

Dương Hồng Gấm

TRANSCRIPT

Page 1: Bình thơ

§äc tËp th¬: “Nh·n muén”

cña D­¬ng Hång GÊm

Nhà thơ Dương Hồng Gấm đến với thơ muộn. Ở tuổi lục

tuần anh mới “tập” làm thơ. Bởi tuổi trẻ của anh dành cho học

tập. Đang học dở cấp III anh đã hăng hái lên đường nhập ngũ.

Gần 40 năm qua các cương vị công tác khác nhau. Khi đến tuổi

nghỉ hưu anh mới rảnh rang chút xíu thời gian để làm thơ, điều

ấy thể hiện trong bài thơ vô đề của anh:

“Tuổi cao yêu thích thơ văn

Lòng như rực lửa tuổi xuân ngày nào!

Vẫn còn mộng đẹp ước ao

Vẫn âu yếm cặp má đào bồ quân.”

(Vô đề)

Dương Hồng Gấm là vậy! Tuổi già vẫn cứ yêu, yêu

người, yêu thơ văn, chất men tình vẫn thường trực sống động

trong anh:

“Yêu anh cái tuổi bẩy nhăm

Hương thơm vẫn tỏa khi nằm bên nhau

Tuyết hoa đã nở trên đầu

Nụ hôn rung chuyển ngàn câu tâm tình.”

Page 2: Bình thơ

Tình yêu ở tuổi xưa nay hiếm, được đẩy lên nhờ chất men

của vị ngọt nhãn lồng:

“Em đang muốn dập lửa lòng

Nhận tin anh nhắn lại vòng sang ngay.

Qua cầu em đến bên này

Anh như nhãn tiến – em say chưa về.”

(Lửa lòng)

Có lẽ trong mấy chục bài thơ của tập Nhãn Muộn thì

chùm thơ tình của anh là nổi trội hơn. Nói cho vui nếu mở cuộc

thi viết “Thơ tình ở tuổi bảy mươi” chắc hẳn Dương Hồng Gấm

sẽ nhận liền hai giải: người viết nhiều và hay. Để chứng minh

cho sự nói đúng của tôi, bạn đọc, đọc bài thơ tứ tuyệt “Tổ ấm”:

“Tổ ấm chim bay về hội tụ

Nắng vào soi bóng cảnh làng quê

Người thương xa cách em mong đợi

Mùa nhãn hương thơm đón anh về!”

Tuyệt vời, anh Gấm ơi! Hương thơm đón được người yêu

về. Câu thơ hay quá, anh viết thế có kém chi là nhà thơ chuyên

nghiệp. Xưa nay, người ta nói Người đón Người là thường tình

– Hương – là vô hình, trìu tượng – mùi hương đưa đón mới là

Page 3: Bình thơ

thơ, là sáng tạo, phát hiện của nhà thơ. Anh viết được câu này

tôi mừng cho anh!

Thơ Dương Hồng Gấm dành cho tình yêu thế là đủ là hay rồi.

Còn đề tài quê hương, đồng đội, chiến đấu thì sao? Cũng như

bao tác giả khác, Dương Hồng Gấm không thể bỏ qua đề tài

này. Về chiến đấu anh viết:

“Xưa kia đời lính ta yêu

Mây bay dưới gối, trăng treo đỉnh màn

Thâu đêm gió núi mưa ngàn

Chiến hào lưng nước vẫn quan sát thù.”

Ngoài ra, tình bạn, tình thơ đầy ắp những kỷ niệm thể

hiện trong nhiều bài, mỗi bài có một nét riêng, nỗi niềm riêng,

hay riêng. Đọc thơ anh, người ta thấy anh sống có tình, có trước

có sau, với bạn bè, cha mẹ, người thân. Nên rất dễ hiểu anh đã

viết tới hàng chục bài ứng tác mừng thọ, ứng tác khi gặp bạn bè

là bạn học, bạn chiếu đấu:

“Tình bạn ta sao cao quý thế

Bốn ba năm chan chứa tình đời

Đồng đội C5 Tây Bắc ơi!

Bốn ba năm lịch sử sang chương

Page 4: Bình thơ

Mái đầu đã bạc pha sương

Một màu tuyết trắng chiến trường đã qua....”

Những chuyến đi hội tụ bạn bè, để giao lưu thơ, cũng là

dịp vãng cảnh đất nước, cảnh ấy, người ấy dã phả vào hồn thơ

anh.

Về bạn thơ: “Bạn thơ, bạn cả cuộc đời

Yêu thơ yêu cả con người làm thơ”.

Về đất nước: “Nhà vườn cây trái bao la

Sông Tiền, Sông Hậu để mà thương nhau”.

hoặc: “Em về bản cũ hoa trên núi

Chân sóng nơi đây bến đợi thuyền”.

Vừa cảnh, vừa tình đan xen trong một câu thơ, viết thế là

vừa có tâm, có tài.

Vâng, trên đây tôi đã làm công việc của một người giới

thiệu thơ thay cho điểm thơ, bình thơ. Những câu thơ của

Dương Hồng Gấm nhập vào tôi, hẳn cũng hòa nhập vào tâm hồn

bạn đọc. Tôi vui sướng được làm công việc này vì anh Dương

Hồng Gấm cách đây hơn nửa thế kỷ là bạn học cùng lớp, cùng

quê người Phố Hiến. Nay anh làm thơ là bạn đồng hành trên con

đường thơ ca với tôi.

Page 5: Bình thơ

Tập thơ “Nhãn muộn” là tập thơ đầu tay – ra mắt ở tuổi

bảy mươi của anh không nhằm ngoài ý nghĩa đó chăng? Thông

thường nói về hoa trái cây cỏ, thì hoa đầu mùa, trái đầu mùa bao

giờ cũng ngon hơn, đậm đặc hơn, hương vị hơn. Nhưng nhãn

muộn quả cuối vụ , cuối mùa có hương vị riêng! Bởi nó thuộc

loại quý hiếm rồi!

Nhãn muộn là chờ để dành cho người yêu, người thân, thì

vị ngọt của nhãn có cái tình bao la lắm. Có thể nói, trong những

bài hay của tập “ Nhãn muộn” thì bài Nhãn muộn là bài hay

nhất. Từ đã hay, lời lẽ, cấu trúc bài thơ chỉn chu:

“Bên sông em mải hái dâu non

Hỏi nhãn bên anh cuối vụ còn?

Em tới xin anh vài bốn quả

Ăn rồi ươm hạt lấy mầm non.

Em ơi! Nhãn Tiến vừa xong vụ

Chỉ có cành tơ quả quá non

Hẹn đến thu phân em trở lại

Ta vừa có nhãn cả mầm con.”

Bây giờ xin khép lại tập thơ “Nhãn muộn” nhưng điều

cảm nhận của tôi là tập thơ của Dương Hồng Gấm đã mở ra cho

chúng ta thấy ở anh có một tấm lòng yêu thơ bao la, một tình

Page 6: Bình thơ

yêu thương đồng đội, quê hương, bè bạn cũng mênh mông. Xin

chúc mừng anh và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Phố Hiến, tháng 10 năm 2012 Nhà thơ Lê Hồng Thiện

Hội viện Hội nhà văn Việt Nam Phó trưởng ban thơ Hội VHNT tỉnh Hưng Yên