bỊnh tim vÌ mÁu bỊ nghẼn lÀ gÌ (angina pectoris): sự teo hẹp

9
BỊNH TIM VÌ MÁU BỊ NGHẼN LÀ GÌ (Angina Pectoris): Sự teo hẹp hoặc nghẹt của các động mạch vành tim dẫn đến tình trạng cơ tim tiếp nhận quá ít máu và vì thế có quá ít dưỡng khí. Việc này có thể gây ra những sự đau nhức (bịnh tim vì máu bị nghẽn), đặc biệt khi gắng sức. HƯỚNG DẪN VỀ CUỘC GIẢI PHẪU BYPASS (NỐI MẠCH MÁU) VÀ CUỘC GIẢI PHẪU VAN TIM: CUỘC GIẢI PHẪU BYPASS (NỐI MẠCH MÁU): Là cuộc giải phẫu đặt các mạch máu mới để dẫn máu đi ngang qua nơi bị teo hẹp hoặc bị nghẹt trong các động mạch vành tim. CUỘC GIẢI PHẪU VAN TIM: Là cuộc giải phẫu mà van tim bị hư được thay thế bằng van tim nhân tạo hay van tim thật. Thỉnh thoảng một van tim bị hư có thể được tu bổ, sử dụng trở lại. CUỘC GIẢI PHẪU BYPASS DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO: Bạn được gây mê hoàn toàn. Bác sĩ giải phẫu lấy ra một mạch máu từ chân dùng để nối khi giải phẫu. Lồng ngực được mở ra bằng cách xẻ dọc xương ức. Bác sĩ giải phẫu cột thắt mạch máu ở bên trong thành ngực lại. Bạn được gắn vào một máy tim – phổi để thay thế nhiệm vụ của tim và phổi trong thời gian bác sĩ giải phẫu nối những mạch máu mới. HÔM TRƯỚC NGÀY GIẢI PHẪU: - Bạn nhận được sự hướng dẫn, thông báo của bác sĩ giải phẫu, bác sĩ gây mê, nhân viên chữa trị bằng vật lý trị liệu và y tá. - Vì nguy cơ nhiễm trùng nên bạn cần phải cạo râu. - Xóa đi vết sơn móng tay/móng chân nếu có. Cắt móng tay/ móng chân và rửa sạch tay chân. - Tắm bằng vòi sen với xà-bông sát trùng trước khi đi ngủ. - Kiêng ăn uống từ 24.00, không ăn uống gì sau thời gian này. - Bạn được cho dùng thuốc ngủ.

Upload: doanbao

Post on 30-Dec-2016

219 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BỊNH TIM VÌ MÁU BỊ NGHẼN LÀ GÌ (Angina Pectoris): Sự teo hẹp

BỊNH TIM VÌ MÁU BỊ NGHẼN LÀ GÌ (Angina Pectoris):Sự teo hẹp hoặc nghẹt của các động mạch vành tim dẫn đến tình trạng cơ tim tiếp nhận quá ít máu và vì thế có quá ít dưỡng khí. Việc này có thể gây ra những sự đau nhức (bịnh tim vì máu bị nghẽn), đặc biệt khi gắng sức.

HƯỚNG DẪN VỀ CUỘC GIẢI PHẪU BYPASS (NỐI MẠCH MÁU) VÀ CUỘC GIẢI PHẪU VAN TIM:

CUỘC GIẢI PHẪU BYPASS (NỐI MẠCH MÁU):Là cuộc giải phẫu đặt các mạch máu mới để dẫn máu đi ngang qua nơi bị teo hẹp hoặc bị nghẹt trong các động mạch vành tim.

CUỘC GIẢI PHẪU VAN TIM:Là cuộc giải phẫu mà van tim bị hư được thay thế bằng van tim nhân tạo hay van tim thật. Thỉnh thoảng một van tim bị hư có thể được tu bổ, sử dụng trở lại.

CUỘC GIẢI PHẪU BYPASS DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO:Bạn được gây mê hoàn toàn. Bác sĩ giải phẫu lấy ra một mạch máu từ chân dùng để nối khi giải phẫu. Lồng ngực được mở ra bằng cách xẻ dọc xương ức. Bác sĩ giải phẫu cột thắt mạch máu ở bên trong thành ngực lại. Bạn được gắn vào một máy tim – phổi để thay thế nhiệm vụ của tim và phổi trong thời gian bác sĩ giải phẫu nối những mạch máu mới. HÔM TRƯỚC NGÀY GIẢI PHẪU:- Bạn nhận được sự hướng dẫn, thông báo của bác sĩ giải phẫu, bác sĩ gây mê, nhân viên chữa trị bằng vật lý trị liệu và y tá. - Vì nguy cơ nhiễm trùng nên bạn cần phải cạo râu. - Xóa đi vết sơn móng tay/móng chân nếu có. Cắt móng tay/ móng chân và rửa sạch tay chân. - Tắm bằng vòi sen với xà-bông sát trùng trước khi đi ngủ. - Kiêng ăn uống từ 24.00, không ăn uống gì sau thời gian này. - Bạn được cho dùng thuốc ngủ.

Page 2: BỊNH TIM VÌ MÁU BỊ NGHẼN LÀ GÌ (Angina Pectoris): Sự teo hẹp

NGÀY GIẢI PHẪU:

TẠI KHU BẠN NẰM:- Y tá sẽ phát thuốc cho bạn. Đừng dùng thuốc riêng mà bạn đem theo. - Y tá sẽ cạo chung quanh khu vực mổ ở ngực, chân và háng. - Sau đó, bạn sẽ tắm bằng vòi sen với loại xà-bông sát trùng.- Bạn sẽ được chích thuốc an thần một giờ trước khi giải phẫu.

TẠI KHOA GIẢI PHẪU:Cuộc giải phẫu kéo dài từ 2-2,5 tiếng đồng hồ kể từ khi khởi sự đến lúc hoàn tất.

TẠI KHOA CÓ NHÂN VIÊN ĐỂ Ý THƯỜNG XUYÊN:- Ngày đầu bạn sẽ nằm ở Khoa thường xuyên có người để ý. - Khi bạn tỉnh dậy và có thể tự thở, ống gắn vào khí quản được gỡ đi và máy thở được tách ra. - Hai ống được gắn dưới xương ức dùng để chuyển máu đi chung quanh tim sẽ được gỡ ra vào sáng ngày hôm sau.- Nếu tim đập quá chậm hoặc bất thường, bạn sẽ được gắn một máy điều hòa nhịp tim tạm thời vào những sợi kim loại nhỏ được cột vào tim và đưa ra ngoài qua da.

Page 3: BỊNH TIM VÌ MÁU BỊ NGHẼN LÀ GÌ (Angina Pectoris): Sự teo hẹp

NHỮNG NGÀY SAU CUỘC GIẢI PHẪU TRONG TRƯỜNG HỢP DIỄN TIẾN BÌNH THƯỜNG

Ngày thứ 1- Thông thường bạn được chuyển đến nơi bạn nằm vào ngày hôm sau, sau khi được giải phẫu. - Mục tiêu của ngày này là bạn sẽ ngồi dậy trên ghế liên quan đến việc tập vật lý trị liệu và các bữa ăn. - Cũng trong ngày này, bạn sẽ tập vật lý trị liệu hai lần, ở tại phòng của bạn. - Bạn thường xuyên nhận được thuốc giảm đau. Điều bình thường là cảm thấy đau nhức ở vết mổ và cảm thấy ê ẩm và nhức nhối. Sự đau nhức có thể gia tăng khi vận động và ho.Vì thế, điều quan trọng là bạn cần dùng nhiều thuốc giảm đau để có thể hít mạnh, làm cho ra đờm và vận động tối đa. Để chống lại sự đau nhức ở vết mổ khi vận động và ho, bạn cần phải đỡ cẩn thận xương ức. - Còi thổi PEP sẽ được dùng đến mỗi giờ khi bạn tỉnh thức từ sáng đến tối trong thời gian điều trị tại bịnh viện của chúng tôi. Hít vào cách chậm rãi và lâu, rồi thổi ra ngoài. Mục tiêu là bạn sẽ thổi 10 lần và làm như thế trong 3 đợt. Sau lần thổi thứ mười thì bạn hãy ho hoặc khạc. - Điều quan trọng là uống thật nhiều, khoảng 2 lít mỗi ngày trong những ngày kế tiếp.

Page 4: BỊNH TIM VÌ MÁU BỊ NGHẼN LÀ GÌ (Angina Pectoris): Sự teo hẹp

Ngày thứ 2- Hầu hết mọi người được gỡ ống rút nước tiểu. - Bạn sẽ được cân mỗi ngày để xem bạn có bị xuống ký vì chất lỏng trong cơ thể hay không. - Bạn được canh chừng về hoạt động của tim mà không cần gắn giây vào người. - Thông thường bạn có khả năng ngồi dậy nhiều hơn và có thể ngồi trên ghế và đi lại trong hành lang. - Tập vật lý trị liệu 1-2 lần trong ngày hôm nay, sau đó chỉ tập thêm khi có nhu cầu cho đến ngày xuất viện. - Nhân viên chữa trị bằng vật lý trị liệu (cùng với y tá) sẽ giúp bạn ngồi dậy ở trên giường và chỉ cách thức để bạn có thể tự ngồi dậy trên giường mà không dựa vào/làm cho hai tay chịu đựng quá. Xương ức được xẻ dọc thành hai và vì thế được xem như là tình trạng gẫy xương. - Để tránh bị sưng, mỗi ngày bạn phải dùng vớ dài (để bó ép chân) vào ban ngày trong thời gian điều trị. Y tá sẽ tháo vớ cho bạn vào buổi tối trước khi bạn đi ngủ.

Ngày thứ 3- Bạn được tắm bằng vòi sen. - Nhận xét về các vết mổ và thay băng. - Tiếp tục tập luyện và vận động theo ý riêng.- Bạn tập đi lên xuống cầu thang cùng với nhân viên chữa trị bằng vật lý trị liệu.

Page 5: BỊNH TIM VÌ MÁU BỊ NGHẼN LÀ GÌ (Angina Pectoris): Sự teo hẹp

DIỄN TIẾN KẾ TIẾP:Điều chúng tôi trông đợi là gia tăng mức độ vận động. Bạn tự đưa sáng kiến khi nào bạn muốn vận động và làm các bài thực hành.

ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI GIẢI PHẪU VAN TIM:- Sau khi giải phẫu để được gắn vào van tim nhân tạo, điều cần thiết là bạn dùng thuốc MAREVAN. Đây là việc chữa trị kéo dài suốt đời. Thông thường, bạn nghe thấy tiếng kêu ”cạch cạch”, nhưng dần dần bạn sẽ bớt nghe thấy âm thanh này. - Khi thay van tim thật, bạn không cần chữa trị bằng thuốc MAREVAN.

CHỮA TRỊ RĂNG VỚI NHỮNG NGƯỜI ĐÃ ĐƯỢC GIẢI PHẪU VAN TIM:Những bịnh nhân đã được ghép van tim mới cần phải được chữa trị trước bằng thuốc trụ sinh, rồi mới có cuộc giải phẫu lớn liên quan đến chữa răng. Hãy nói chuyện với bác sĩ/nha sĩ của bạn.

CÁC SỢI KIM LOẠI CỦA MÁY ĐIỀU HÒA NHỊP TIM:- Bác sĩ sẽ tháo các sợi kim loại của máy điều hòa nhịp tim vào hôm trước khi bạn xuất viện về nhà.

XUẤT VIỆN: - Sau thời gian điều trị tại bịnh viện chuyên khoa Feiring, bạn được chuyển đến bịnh viện địa phương. - Chúng tôi sẽ sắp xếp việc chuyên chở bạn và thân nhân. - Đi về nhà bằng xe taxi, xe buýt của cơ quan y tế, xe cứu thương hoặc máy bay. - Chúng tôi sẽ gửi hồ sơ bịnh lý trong đó có ghi những việc đã làm và chỉ dẫn cách thức điều trị kế tiếp.

Page 6: BỊNH TIM VÌ MÁU BỊ NGHẼN LÀ GÌ (Angina Pectoris): Sự teo hẹp

NHỮNG PHẢN ỨNG PHỤ VÀ BIẾN CHỨNG CÓ THỂ XẢY RA:- Một trường hợp hiếm xảy ra là có thể cần phải mổ lại vết thương để ngăn chận sự xuất huyết nếu có trong ngày đầu sau khi mổ.- Việc rút chất lỏng có máu, tụ lại chung quanh tim và phổi không phải là chuyện bất thường. - Khi mạch đập chậm và bất thường, điều cần thiết là tiếp tục để máy điều hòa nhịp tim trong một thời gian, cũng có thể để lâu dài vĩnh viễn. - Một trường hợp hiếm có là có thể xảy ra sự nhiễm trùng ở các vết mổ tại ngực hoặc tại chân. - Hầu hết các biến chứng có thể được chữa trị tại bịnh viện địa phương. Trong một vài trường hợp, bạn phải trở lại bịnh viện chuyên khoa Feiring để chữa trị.

KHI VỀ NHÀ

CÁC LÁ PHỔI:- Đờm và chất lỏng ở phổi khiến bạn có thể cảm thấy mệt và thở hổn hển khi vận động. - Bạn cần tiếp tục các bài thực hành về cách thở và ho trong thời gian bao lâu mà bạn cảm thấy có ích lợi và cần đến những bài thực hành này.

ĐAU NHỨC/XƯƠNG ỨC:- Thông thường các cơn đau ở lồng ngực sẽ qua đi sau thời gian từ 2-4 tuần. - Các cơn đau có thể ở xương ức, gáy/vai và xương sườn. - Dùng thuốc giảm đau khi cần. Điều quan trọng là bạn có thể thở được dễ dàng và mạnh. - Xương ức sẽ lành trong thời gian 8 tuần. Trong những yếu tố có nguy cơ như lớn tuổi, bịnh tiểu đường, bịnh loãng xương, mập phì hoặc hút thuốc có thể phải mất thời gian đến 12 tuần xương ức mới lành. Trong thời gian này, bạn nên tránh những động tác đột ngột bất ngờ và nhấc đồ vật tổng cộng trên 5 kg. - Nếu bạn thình lình bị những cơn đau mạnh mẽ và kéo dài ở ngực, bạn phải liên hệ với bác sĩ. MẠCH:- Có người bị co thắt nhanh ở tâm nhĩ, ý muốn nói là mạch đập nhanh và bất thường. Nếu việc này xảy ra lúc đang nằm điều trị tại bịnh viện, bạn sẽ được bắt đầu chữa trị bằng thuốc. Nếu việc này xảy ra sau khi bạn đã về nhà, hãy liên hệ với bác sĩ.

Page 7: BỊNH TIM VÌ MÁU BỊ NGHẼN LÀ GÌ (Angina Pectoris): Sự teo hẹp

VẾT MỔ/MŨI KHÂU:- Những vết mổ được khâu lại bằng loại chỉ tự biến mất. - Sẽ không tháo gỡ những giây thép ở xương ức. - Nơi bỏ các ống vào trong xương ức có các mũi khâu. Các mũi khâu này sẽ được tháo ra sau thời gian từ 10-12 ngày.Hãy liên hệ với bác sĩ gia đình của bạn để bác sĩ làm việc này. - Nếu viền của vết mổ sưng lên và nóng đỏ chung quanh vết mổ, có thể đây là dấu hiệu bị nhiễm trùng. Khi đó, bạn phải đến bác sĩ khám!

CHÂN NƠI ĐÃ LẤY MẠCH MÁU:- Bạn vẫn phải tiếp tục dùng vớ dài (để bó ép chân) vào ban ngày khi chân bị sưng. - Điều thực tiễn là ngồi đưa chân lên cao. - Tránh ngồi vắt chéo chân. - Sử dụng chân này một cách bình thường.

NÓNG SỐT:Khi nóng sốt hơn một ngày, bạn phải liên hệ với bác sĩ.

NHỮNG PHẢN ỨNG THUỘC VỀ TÂM LÝ:Tính tình của bạn có thể thay đổi khi vui lúc buồn. Thông thường, bạn cảm thấy chán nản trong thời gian tập luyện, kém kiên nhẫn và dễ bực mình. Những điều này sẽ giảm bớt từ từ. Nếu bạn cảm thấy thất vọng và buồn sầu trong thời gian dài, bạn hãy liên hệ với bác sĩ.

Page 8: BỊNH TIM VÌ MÁU BỊ NGHẼN LÀ GÌ (Angina Pectoris): Sự teo hẹp

ĐỜI SỐNG TÌNH DỤC:- Bạn có thể tiếp tục đời sống tình dục trở lại khi bạn cảm thấy ham muốn và có khả năng. Nhớ để ý đến xương ức trong 8 tuần đầu.

TẮM VÀ TẮM HƠI:- Bạn có thể tắm bằng vòi sen như bình thường.- Bạn hãy khoan tắm trong bồn và bơi cho đến khi xương ức lành (8 tuần). - Bạn có thể tắm hơi khi các vết mổ đã lành.

NGHỈ NGƠI VÀ PHỤC HỒI:- Nếu bạn muốn có thời gian cư ngụ để nghi ngơi và phục hồi sau cuộc giải phẫu, chúng tôi có thể giúp bạn xin chỗ tại bịnh viện chúng tôi. Bịnh viện chuyên khoa Feiring có khu phục hồi riêng cho những người giải phẫu tim mà bạn có thể nhờ bác sĩ của bạn xin chỗ dùm.

NGHỈ BỊNH:Thông thường bạn sẽ nghỉ bịnh từ 6 tuần đến 3 tháng.

THUỐC MEN:Sau khi giải phẫu, thông thường một số các loại thuốc mà bạn đã dùng vì chứng đau thắt ở ngực có thể được giảm bớt, nhưng bạn vẫn phải tiếp tục dùng các loại thuốc về bịnh tim. Việc thay đổi thuốc men phải do bác sĩ quyết định, bạn đừng bao giờ tự ý làm.

LÁI XE:Bạn nên chờ 6 tuần trước khi lái xe. Luôn luôn dùng dây an toàn!

TÁI KHÁM VÀ ĐỂ Ý THEO SÁT TRONG TƯƠNG LAI Thông thường bịnh viện địa phương sẽ gửi giấy mời bạn đi tái khám. Nếu có nhu cầu cần được để ý theo sát ngoài việc tái khám, bạn hãy liên hệ với bác sĩ gia đình của bạn.

Page 9: BỊNH TIM VÌ MÁU BỊ NGHẼN LÀ GÌ (Angina Pectoris): Sự teo hẹp

HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC TẮM BẰNG VÒI SEN

BẠN SẼ TẮM BẰNG VÒI SEN VÀO BUỔI TỐI VÀ BUỔI SÁNG TRƯỚC KHI GIẢI PHẪU THEO CÁCH THỨC NHƯ SAU

DESCUTAN là một miếng bọt xốp có tẩm xà-bông sát trùng dùng để tắm bằng vòi sen trước khi giải phẫu. LƯU Ý! Không được dùng ở mặt.

Rửa mặt và gội đầu trước. Dội nước kỹ khắp người.

Mở bao ra và đổ đầy nước vào.

Dùng miếng bọt xốp lau kỹ khắp người từ cổ xuống. Trước hết lau phần trên, kế đó lau chân và sau cùng là lau phần dưới. Đặc biệt hãy lau kỹ nách và háng. Để xà-bông ngấm trong 3 phút trước khi bạn dội nước khắp người. Hãy để ý đặc biệt đến lỗ rốn!

Dùng khăn lau sạch người. Lau phần dưới sau cùng. LƯU Ý! Đừng thoa các loại kem trên người. Mặc đồ lót và áo sạch sẽ sau khi tắm.

Bạn phải nói cho y tá biết nếu bạn bị ngứa ngoài da hoặc có vết thương trên người!

Bạn đừng đi chân không ở nền nhà. HÃY DÙNG DÉP SẠCH!

Nhớ đánh răng!