bẢn tin ĐỐ Ạ & doanh nghiỆp - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2009/11/ban tin doi thoai...

16
1 & DOANH NGHIP BN TIN S5. TUN 5 (26.10.2009-30.10.2009 ) Chu trách nhim ni dung PHM QUANG DIU Chu trách nhim sn xut PHM HOÀNG NGÂN AN LAN ANH Đơn vsn xut Trung tâm Thông tin Vin Chính sách và Chiến lược PTNNNT CHÍNH SÁCH MI: Chính phcông btiếp tc thc hin gói kích cu thhai và các chính sách htrPhi hp qun lý thuế và bo him xã hi (BHXH) Tngày 10/12/2009, thc hin cơ chế "mt giy, mt ca" vi đất đai Ginguyên lãi sut cơ bn 7%/năm ĐỐI THOI CHÍNH SÁCH: Tiếp tc gói kích cu thhai - Đa sđại biu tán thành. Gii pháp phát trin Doanh nghip (DN) hu khng hong: Xây dng đội ngũ DN dân tc, ly DN tư nhân làm trct. BNN&PTNT kiến nghtht cht khâu kim dch gia súc, gia cm THTRƯỜNG: 10 tháng đầu năm 2009, nhp siêu 8,78 tUSD Chi tiêu ca người tiêu dùng gim 25% Ngoi tkhan hiếm do bgăm gi? SKIN : 21/1/2010 hp bàn khu vc mu dch tdo Asean – Trung Quc ti Nam Ninh – Trung Quc 27/11- 2/12/2009 Festival lúa go Vit Nam ln I/2009 BN TIN ĐỐI THOI CHÍNH SÁCH

Upload: others

Post on 10-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

& DOANH NGHIỆP

BẢN TIN SỐ 5. TUẦN 5 (26.10.2009-30.10.2009)

Chịu trách nhiệm nội dung

PHẠM QUANG DIỆU

Chịu trách nhiệm sản xuất

PHẠM HOÀNG NGÂN

AN LAN ANH

Đơn vị sản xuất Trung tâm Thông tin

Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

• CHÍNH SÁCH MỚI: Chính phủ công bố tiếp tục thực hiện gói kích

cầu thứ hai và các chính sách hỗ trợ Phối hợp quản lý thuế và bảo hiểm xã hội

(BHXH) Từ ngày 10/12/2009, thực hiện cơ chế "một

giấy, một cửa" với đất đai Giữ nguyên lãi suất cơ bản 7%/năm

• ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH: Tiếp tục gói kích cầu thứ hai - Đa số đại biểu tán

thành. Giải pháp phát triển Doanh nghiệp (DN) hậu khủng

hoảng: Xây dựng đội ngũ DN dân tộc, lấy DN tư nhân làm trụ cột.

Bộ NN&PTNT kiến nghị thắt chặt khâu kiểm dịch gia súc, gia cầm

• THỊ TRƯỜNG: 10 tháng đầu năm 2009, nhập siêu 8,78 tỷ USD Chi tiêu của người tiêu dùng giảm 25% Ngoại tệ khan hiếm do bị găm giữ?

• SỰ KIỆN :

21/1/2010 họp bàn khu vực mậu dịch tự do Asean – Trung Quốc tại Nam Ninh – Trung Quốc

27/11- 2/12/2009 Festival lúa gạo Việt Nam lần I/2009

BẢN TIN ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

2

TIN CHÍNH SÁCH

• Chính phủ công bố tiếp tục thực hiện gói kích cầu thứ hai và các chính sách hỗ trợ

Kết thúc phiên họp báo ngày 30/10/2009 Chính phủ khẳng định Việt Nam tiếp tục thực hiện gói kích cầu thứ hai, nhưng tổng vốn cho gói kích cầu vẫn đang được xem xét.

Về mặt tài chính, Chính phủ không miễn thuế, giảm thuế mà chỉ cho phép DN nộp thuế thu nhập chậm một quý. Riêng chính sách tín dụng doanh nghiệp, tín dụng đầu tư vẫn được tiếp tục duy trì. Gói hỗ trợ lãi suất lưu động 4% theo quyết định 131 sẽ được thực hiện đến hết quý 1/2010, và thu hẹp đối tượng hỗ trợ lãi suất, ưu tiên DN xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động; mức hỗ trợ cũng được giảm xuống 2%. Hết thời gian trên, tùy vào điều kiện, tình hình cụ thể, Chính phủ sẽ cân nhắc quyết định.

• Phối hợp quản lý thuế và bảo hiểm xã hội (BHXH), cải thiện thứ hạng của Việt Nam trong bản Báo cáo môi trường kinh doanh

Tổng cục Thuế và Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam triển khai nghiên cứu Đề án phối hợp quản lý thuế và bảo hiểm xã hội (BHXH), theo đó người lao động sẽ sử dụng một mẫu tờ khai và một mã số quản lý để nộp cả thuế và bảo hiểm. Dự kiến, đề án sẽ được triển khai theo 2

bước: Bước 1 bắt đầu từ quý 2 năm 2010, thí điểm tại một số địa phương để rút kinh nghiệm trước khi thực hiện; bước 2 triển khai rộng rãi trên toàn quốc, bắt đầu quý 3,4 năm 2010. Nếu có thể thực hiện Đề án, thời gian dành cho nộp thuế và các khoản bảo hiểm của doanh nghiệp sẽ giảm đáng kể so với hiện tại, đồng thời giảm bớt thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế của DN.

• Từ ngày 10/12, thực hiện cơ chế "một giấy, một cửa" với đất đai

Ngày 22/10, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) công bố Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10 của Chính phủ và Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10 về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Theo đó, từ ngày 10/12/2009, các tổ chức và cá nhân chỉ phải làm thủ tục một lần tại một cơ quan cho cả đất và tài sản, sẽ được cấp một giấy chứng nhận thể hiện đầy đủ, rõ ràng về cả quyền sử dụng đất (kể cả nhiều thửa) và quyền sở hữu tài sản (kể cả có nhiều tài sản) mà 4 loại giấy cũ trước đây không đáp ứng được.

• Giữ nguyên lãi suất cơ bản 7%/năm

Ngày 28/10/2009, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông báo một số mức lãi suất bằng VNĐ áp dụng từ ngày 1/11/2009: giữ nguyên lãi suất cơ bản bằng VNĐ là 7%/năm; lãi suất tái cấp vốn của NHNN đối với các tổ chức tín

3

dụng là 7%/năm; lãi suất tái chiết khấu đối với các tổ chức tín dụng là 5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng thương mại 7%/năm.

Về ngoại hối, NHNN sẽ điều hành tỉ giá ngoại tệ trong mối quan hệ với lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng, cán cân thanh toán quốc tế; điều chỉnh linh hoạt tỉ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng tăng hoặc giảm ở mức độ hợp lý, phù hợp với tín hiệu của thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước.

• Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2009-2015 và định hướng 2020, với nhiều chính sách ưu đãi cho thương nhân.

Đề án chú trọng tới các DNVVN với định hướng: - Khuyến khích các hộ kinh doanh trở thành cơ sở trực thuộc DN hoặc phát triển thành DN, HTX bán lẻ; khuyến khích các hộ kinh doanh trong chợ tham gia các HTX chợ.

- Đưa ra các chính sách ưu đãi về tín dụng, đất đai, thuế cho các HTX thương mại, hộ kinh doanh đặc biệt ở các địa bàn miền núi, hải đảo, vùng dân tộc ít người. - Đưa ra các nội dung nhằm nâng cao kiến thức thương mại, năng lực quản lý cho thương nhân nông thôn

• Ưu tiên vốn Ngân sách Trung ương cho các khu kinh tế ven biển (KTKVB)

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định ban hành cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương đối với đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KKTVB, thực hiện từ ngày 1/1/2010. Theo đó, KKTVB được hỗ trợ vốn đầu tư từ Ngân sách trung ương cần có đủ các điều kiện: Có trong quy hoạch phát triển các KKTVB của VN đến 2020 theo quyết định số 1353/Q Đ- TTg ngày 23/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ; được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và hoạt động theo quy định tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu kinh tế; có Ban quản lý khu kinh tế được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

4

ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Tiếp tục gói kích cầu thứ hai Đa số đại biểu tán thành

Theo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, nên tiếp tục thực hiện gói kích cầu thứ hai vì lãi suất hiện nay vẫn còn cao. Nếu chúng ta cắt ngay sự hỗ trợ trong khi lãi suất chưa giảm được thì DN sẽ khó khăn hơn. Nếu duy trì được một gói hỗ trợ lãi suất nữa sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho DN, nền kinh tế sẽ tăng trưởng an toàn hơn và mạnh mẽ hơn.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn

Hoàng Anh cũng ủng hộ gói kích cầu thứ hai.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Hoàng Anh

Ông cho rằng việc tiếp tục kích thích kinh tế sẽ giúp DN giải quyết phần nào khó khăn, tạo niềm tin rằng Nhà nước và Chính phủ luôn đứng cạnh và đồng hành cùng DN. Tuy nhiên, cần phải phát huy mạnh hơn vai trò quản lý của Nhà nước, thiết lập hệ thống giám sát để kịp thời phát hiện ngay những vấn đề như kích thích

không đúng đối tượng, mục tiêu, chính sách... ngay từ khi bắt đầu giải ngân.

Quan điểm của Ủy ban Tài chính-Ngân sách của QH là nên kích thích kinh tế cho đến khi nào nền kinh tế trở lại giai đoạn phát triển ổn định như trước năm 2007. Nhưng cần thay đổi mức hỗ trợ lãi suất ngắn hạn. Về thuế thì dừng miễn, giảm chỉ chấp nhận cho DN nộp thuế chậm.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách QH Phùng Quốc Hiển

5

TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ

Giải pháp phát triển Doanh nghiệp (DN) hậu khủng hoảng: Xây dựng đội ngũ DN dân tộc lấy DN tư nhân làm trụ cột.

TS Nguyễn Đình Cung

Hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu, VN đặt vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế là một trong các nhiệm vụ trọng tâm. Đây là quá trình lâu dài, gồm nhiều nội dung phải làm, trong đó có đề cập vấn đề xây dựng đội ngũ doanh nghiệp dân tộc.

Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng xây dựng đội ngũ DN dân tộc phải hướng vào khu vực kinh tế tư nhân, không thể phụ thuộc vào khu vực doanh nghiệp Nhà nước vì sẽ không có vốn. Khi một quốc gia phát triển đến mức nào đó sẽ đòi hỏi Nhà nước phải làm dịch vụ công ích nhiều hơn, nhất là đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Nhà nước cũng không nên hỗ trợ hoặc bỏ vốn vào khu vực này càng ít càng tốt.

Theo ông thời gian tới cần tiếp tục duy trì cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách hành chính, thể chế, đào tạo nhân lực... tạo hứng khởi cho DN đầu tư phát triển.

Ông cũng kiến nghị hai việc cần làm:

- Xây dựng chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư công bằng hơn giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tránh tình trạng ưu tiên cấp phép cho các dự án lớn của nhà đầu tư nước ngoài mà bỏ qua các dự án nhỏ của tư nhân trong nước. Phải thay đổi hệ thống khuyến khích đầu tư, không cấp bừa bãi, sao cho nhà đầu tư nước ngoài vào là không chỉ đơn thuần thu hút vốn mà phải đưa công nghệ vào theo hướng đẩy cơ cấu công nghệ của ta cao hơn, để các DN trong nước có cơ hội hợp tác.

- Cân bằng giữa Nhà nước và tư nhân. Cần thống nhất và đồng bộ chính sách cho khu vực kinh tế Nhà nước và kinh tế tư nhân, thậm chí kinh tế tư nhân còn phải được hỗ trợ nhiều hơn.

Về vấn đề hỗ trợ phát triển thương hiệu DN, ông chia sẻ: Muốn xây dựng được thương hiệu lớn, các doanh nghiệp phải có chiến lược, kế hoạch, đầu tư lâu dài. Chính công nghệ, quản trị, văn hóa công ty là yếu tố trở thành hình ảnh của doanh nghiệp trước công chúng. Trong quá trình khuếch trương thương hiệu này, Nhà nước

6

cần hỗ trợ họ bằng cách giảm giá quảng cáo, đơn giản hóa thủ tục, giấy phép quảng cáo để họ được năng động hơn.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ

Về vấn đề bản sắc dân tộc trong kinh doanh, DN, Ông Đặng Lê Nguyên Vũ- Tổng Giám đốc Cà phê Trung Nguyên cho rằng người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ cần xác định được cái gì là bản sắc thực sự cần giữ gìn, giá trị nào là của người Việt thực sự cần tôn tạo. Giới trẻ phải có khát vọng lớn, phải thi thố, đua tranh, đưa nó vào giáo dục. Giáo dục ở đây là giáo dục động lực, giáo dục phương pháp. Còn Doanh nhân cần phải am hiểu người tiêu dùng thì mới có thể hoạch định DN được, cần phải có động lực vì quốc gia dân tộc thì mới có động lực để đua tranh trên trường quốc tế.

Chuyên gia kinh tế Vũ Quốc Tuấn cho rằng: “Để có thương hiệu mạnh, DN dân tộc phải có bản sắc riêng và lấy sự đặc thù làm ưu thế”. Ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng Giám đốc Công ty Vinamit chia sẻ: Sự khác biệt để làm nên thành công, với DN dân tộc VN, là xây dựng sự khác biệt bằng yếu tố thuần Việt.

Cố vấn kỹ thuật của Công ty Soncamedia Lê Văn Chính cũng nhận định cửa ra biển lớn cho thương hiệu Việt khá hẹp, vì thế phải chọn những lối ít người đi; công nghệ cao là hướng đi khả thi của DN VN vì hầu hết lĩnh vực khác đã bị chiếm lĩnh bởi những tập đoàn quốc tế lớn.

Ông Vũ Quốc Tuấn

Để xây dựng lực lượng DN dân tộc mạnh, Các chủ DN này đề xuất: trước hết cần xóa bỏ triệt để sự phân biệt giữa các khu vực kinh tế, tạo sự bình đẳng giữa những DN thuộc các lĩnh vực khác nhau. Cụ thể, nên tạo điều kiện cho DN nông nghiệp nhiều hơn về đất đai trồng trọt, thuế GTGT đầu vào thu mua nông sản... Nếu không, DN nông nghiệp với nỗ lực bươn chải của mình sẽ vẫn phát triển nhưng chậm, khiến kế hoạch trở thành DN dân tộc bị trì hoãn, có khi bất thành.

7

Ông Lế Đức Thịnh Nhìn từ góc độ vĩ mô, Ông Lê Đức Thịnh- Chủ nhiệm bộ môn Thể chế nông thôn- Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD) cho rằng hiện nay phát triển DNNVV trong nông nghiệp, nông thôn là yêu cầu cấp bách để có thể

phát triển nền nông nghiệp hàng hóa cạnh tranh, hiện đại. Tuy nhiên, đang có sự nhầm lẫn khá lớn về mặt chức năng trong khi lựa chọn hình thức đăng kí kinh doanh là DN tư nhân- gia đình (DNTN-GĐ) hay Cty TNHH. Đa số các CTy TNHH hiện nay thực chất chỉ là các DNTN-GĐ, sự đội nhầm mũ này khiến DN ở nông thôn hiện nay khó có khả năng tích lũy vốn và mở rộng sản xuất. Để cho hệ thống các DN nói chung và DN ở nông thôn nói riêng sớm đi vào hoạt động có hiệu quả và lành mạnh nhà nước cần phải sớm có những biện pháp chấn chỉnh hiện tượng này. Các giải pháp trước mắt là phải tổ chức tuyên truyền, đào tạo, nâng cao hiểu biết pháp luật cho các nhà đầu tư, cải tiến hệ thống đăng kí kinh doanh theo hướng nâng cao khả năng hỗ trợ tư vấn và giám sát pháp lí đối với doanh nghiệp.

Bộ NN&PTNT kiến nghị thắt chặt khâu kiểm dịch gia súc, gia cầm Hiện nay an toàn vệ sinh thực phẩm không đảm bảo do khâu kiểm dịch manh mún, cục bộ, hệ thống tiêu chuẩn, quy định còn tạo kẽ hở cho các DN đưa nông sản thực phẩm ngoại ồ ạt tràn vào nước ta, gây khó khăn cạnh tranh cho Doanh nghiệp chân chính trong nước và gây nguy hại cho sức khỏe của người dân.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt các địa phương khẩn trương quy hoạch và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập chung; quy hoạch các điểm kinh doanh, buôn bán thực phẩm có nguồn gôc động vật, nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh

thực phẩm, ngăn ngừa lây lan dịch bệnh cho người và động vật. Bộ cũng kiến nghị chính phủ giao trách nhiệm cụ thể cho chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm cấp bách, cần thực hiện ngay và cần báo cáo Chính phủ trước tháng 12/2009.

8

THỊ TRƯỜNG • 10 tháng đầu năm 2009, nhập

siêu 8,78 tỷ USD Theo Tổng cục Thống kê, tháng 10 nhập siêu 1,9 tỷ USD- mức cao nhất tính từ đầu năm; tính chung 10 tháng đầu năm nhập siêu 8,78 tỷ USD. Lượng nhập siêu tăng dần trong khi xuất khẩu, lượng tăng nhưng giá không được cải thiện, nên chỉ đạt 46,36 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái 13,8%. Để đạt mục tiêu xuất khẩu tăng 3%, trong 2 tháng tới, kim ngạch xuất khẩu mỗi tháng cần đạt khoảng 8,5 tỷ USD.

• Chi tiêu của người tiêu dùng (NTD) giảm 25%

Theo đánh giá tại hội thảo về thị trường Việt Nam 2009 và dự báo tình hình năm 2010 diễn ra ngày 28/10/2009, trong nửa đầu năm 2009, chi tiêu của NTD Việt Nam giảm 25%. Các sản phẩm tiêu dùng cá nhân chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế, chỉ có sản phẩm giáo dục và chăm sóc sức khỏe gần như không bị ảnh hưởng.

• Ngoại tệ khan hiếm do bị găm giữ?

Giá ngoại tệ liên tục tăng: sáng 28/10/2009 giá mua vào là 18.600 VND/USD, giá bán ra là 18.640 VND/USD; đến chiều giá mua vào tăng lên 18.650 VND/USD, bán ra 18.690 VND/USD. Giá ngoại tệ tăng chủ yếu do tâm lý găm giữ ngoại tệ trong dân chúng và DN xuất khẩu để

bán với giá cao. Trong khi các DN nhập khẩu đang cần USD để thanh toán, dẫn đến cung - cầu USD căng thẳng. Cũng có ý kiến cho rằng, USD tăng giá do diễn biến thị trường vàng: Vàng giảm giá khiến các đầu mối buôn lậu gom USD để nhập lậu vàng qua biên giới khiến cầu USD càng tăng. Chiều 28/10/2009 giá vàng thế giới giảm xuống còn 1.034,6 USD/ounce và có xu hướng tiếp tục giảm sâu hơn; giá mua-bán do SJC công bố là 23,79-23,85 triệu đồng/lượng; tại các cửa hàng là 23,75-23,87 triệu đồng/lượng; giá vàng thế giới quy đổi là 22,27 triệu đồng/lượng. • Cảnh báo an toàn vệ sinh thực

phẩm (ATVSTP) và khâu kiểm soát ATVSTP.

Hàng loạt sự kiện diễn ra khiến người dân hoang mang về ATVSTP cũng như khâu kiểm soát ATVSTP: thu hồi sữa tiệt trùng Dutch Lady Vivinal GOS trong tất cả các loại bao bình và 180 ml từ thị trường do xuất hiện tình trạng dị ứng sữa; hàng trăm kg thịt bẩn tiếp tục tràn vào thị trường; Vedan xả nước thải gây ô nhiễm vẫn nhận giải “Sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng” … Các sự kiện này chắc hẳn sẽ tạo nên tâm lý lo ngại của người dân, có thể sẽ làm giảm mức tiêu dùng thực phẩm trên thị trường. • Người Việt dùng hàng Việt- DN

hướng vào phân khúc NTD bình dân

9

Theo ban quản lý các chợ đầu mối Bình Tây, Tân Bình... (TPHCM) thời gian gần đây, một số mặt hàng giá rẻ VN đang lấn dần hàng Trung Quốc (TQ). Không kể các loại trái cây khô, sữa TQ bị người tiêu dùng tẩy chay, hiện hàng bánh kẹo, bóng đèn của VN tuy giá “nhỉnh” hơn hàng TQ nhưng chất lượng cao hơn, chiếm khoảng 70% - 75% thị phần, tăng 25%. Thực phẩm đóng hộp bình dân trong nước cũng được ưa chuộng hơn, chiếm tỉ lệ ngang ngửa với hàng ngoại từ TQ và các nước châu Á khác. Các đại gia thực phẩm như Vissan, bibica, hay các đơn vị khác như Vinamilk, Mỹ Hảo, may Nhà Bè, Kinh Đô, Casumina, Điện Quang, Kềm Nghĩa... cũng đang thành công trong việc chinh phục thị trường tiêu dùng bình dân bằng việc đưa ra các sản phẩm giá rẻ hướng tới thị trường này Các siêu thị lớn như Big C, Co.opMart... hiện đang tập trung phân phối các mặt hàng bình dân, giá mềm, đồng thời đua nhau tung hàng nhãn riêng với giá khá bình dân.

• Ngành chăn nuôi quý 4/2009 sẽ không tăng trưởng mạnh

Tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi trong quý 4 được dự báo không tăng cao, có thể sẽ không gây tác động mạnh đến giá cả thị trường thịt, thực phẩm những tháng cuối năm. Việc chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 năm nay tại 2 thành phố lớn đang có dấu hiệu giảm tốc so với tháng trước cho thấy sức mua của thị trường chưa có sự bùng nổ, góp phần giảm áp lực tăng giá cho nhóm hàng thịt và thực phẩm.

Dự báo tăng trưởng của ngành chăn nuôi quý 4/2009 (tỷ đồng tính theo giá so sánh năm 1994)

Nguồn: AGROINFO dự báo dựa trên số liệu của GSO

• Thủy sản: xuất khẩu khó đạt chỉ tiêu?

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tính tới giữa tháng 9 cả nước xuất khẩu được 800,000 tấn thủy sản các loại, trị giá 2,8 tỷ USD, giảm 6,2% về lượng và 9,1 % về giá trị so với cùng kỳ 2008. Để đạt mục tiêu năm 2009 là 4,4 tỷ USD, giá trị xuất khẩu 3 tháng cuối năm phải đạt 1,6 tỷ USD. Tuy nhiên nhiều DN cho rằng điều này gần như bất khả thi. Các DN xuât khẩu tôm nguyên con loại lớn, thành phẩm sushi chủ yếu sang thị trường Nhật, Mỹ có khối lượng xuất khẩu giảm 15%-20% trong 9 tháng đầu năm. Cá tra, cá basa xuất khẩu chủ yếu sang Châu Âu, Mỹ, Úc giảm mạnh từ 20%-30% so với cùng kỳ năm 2008. Nhiều DN gặp khó khăn về nguồn cung, không dám nhận các đơn hàng lớn để giữ uy tín với khách hàng.

10

SỰ KIỆN

• Ngày 21/1/2010 Các doanh nghiệp từ các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực mậu dịch tự do

Asean – Trung Quốc sẽ nhóm họp tại Nam Ninh – Trung Quốc để thảo luận về các vấn đề giao

lưu và hợp tác trong khu vực, đặc biệt là thảo luận về các cơ hội kinh doanh lớn mà khu vực mậu

dịch tự do lớn thứ 3 trên thế giới này sẽ mang lại, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Khu vực

mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1/2010.

• Ngày 27/11- 2/12/2009 Festival lúa gạo Việt Nam lần I/2009 sẽ diễn ra tại thị xã Vị Thanh tỉnh

Hậu Giang với hàng loạt sự kiện, hội nghị, hội thảo, trưng bày, triển lãm… Đến 28/10/2009,

theo thông tin từ Ban chỉ đạo Festival, Hậu Giang đã thực hiện công tác chuẩn bị đạt 80% kế

hoạch.

• Từ 2- 6/11/ 2009, Hoàng gia Đan Mạch cùng 70 công ty sẽ sang thăm và tham dự một loạt hoạt

động doanh nghiệp và các xúc tiến thương mại tại Việt Nam. Mục tiêu của các hoạt động doanh

nghiệp lần này của Đan Mạch là xây dựng các mối quan hệ hợp tác bền vững với các công ty

Việt Nam. Những hoạt động thương mại giữa Việt Nam – Đan Mạch sẽ được tổ chức tại Khách

sạn Melia, Hà Nội ngày 3/11/2009 và tại Khách sạn Sheraton, thành phố Hồ Chí Minh ngày

6/09/2009.

• Ngày 28/10/2009, tại Hà Nội, Tổng cục Hải quan đã có cuộc họp về tình hình chuẩn bị mở rộng

thí điểm thủ tục hải quan điện tử. Cuộc họp đã đưa ra lộ trình triển khai thủ tục hải quan điện tử.

Cụ thể, trong năm 2009, xác định việc thông quan điện tử đối với 3 loại hình hàng hóa là kinh

doanh, gia công, sản xuất-xuất khẩu. Trong đó, mỗi cục hải quan sẽ chọn một chi cục triển khai

loại hình hàng hóa kinh doanh để thí điểm trước. Năm 2010, triển khai các loại hình khác cho tất

cả chi cục hải quan.

• Ngày 27/10/2009, Hội thảo “Giải pháp khôi phục và phát triển doanh nghiệp hậu suy thoái kinh

tế” đã được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Công ty Apave

VN - Đông Nam Á tổ chức tại TP Huế. Hội thảo đánh giá các khuyết điểm của DN Việt, đưa ra

11

các giải pháp khả thi để khôi phục, phát triển doanh nghiệp hậu suy thoái kinh tế, trong đó nhiều

đại biểu cho rằng doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao sức cạnh tranh.

• Ngày 26-27/10/2009, Hội nghị khu vực “Đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ tại Việt Nam” đã

diễn ra tại Đà Nẵng. Tại hội nghị, các đại biểu đã trình bày thực trạng, kết quả từ mô hình đồng

quan lý nghề cá quy mô nhỏ, đưa ra những quan điểm, kiến nghị để phát triển lâu dài và nhân

rộng mô hình đồng quản lý

• Ngày 25/10/2009, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Thương

mại và Công nghiệp Ấn Độ Anand Sharma đã ký và trao Thỏa thuận về việc Ấn Độ công nhận

nền kinh tế thị trường đầy đủ của Việt Nam. Văn kiện này nêu rõ, Chính phủ Ấn Độ cam kết áp

dụng một cách bình đẳng các quy định của WTO về chống bán phá giá và trợ cấp đối với hàng

hoá xuất khẩu của Việt Nam như các thành viên khác của WTO. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan

trọng về kinh tế và chính trị, đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ hợp tác hữu nghị nhiều

mặt giữa Việt Nam và Ấn Độ, củng cố niềm tin cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư của Việt

Nam và Ấn Độ.

• Ngày 23/10/2009 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á thuộc

Bộ Công Thương đã phối hợp với Trường Cán bộ Quản lý Doanh nghiệp của Phòng Thương

mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo “Bí quyết thành công khi thâm nhập thị trường

Trung Đông” để hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này. Hiện

tại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đang xúc tiến việc thành lập Diễn đàn doanh

nghiệp Việt Nam – Trung Đông để tạo thêm các cơ hội thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp

Việt Nam mở rộng giao dịch, hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp thuộc các nước ở Trung

Đông.

12

ĐIỂM CHÍNH SÁCH

1) Thông tư 64/2009/TT-BNNPTNT ngày 07-10-2009

• Nội dung:

Về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 09/2009/TT-BNN ngày 03 tháng 3 năm 2009 về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam và Thông tư số 20/2009/TT-BNN ngày 17 tháng 4 năm 2009, Thông tư số 32/2009/TT-BNNPTNT ngày 8 tháng 6 năm 2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 09/2009/TT-BNN ngày 03 tháng 3 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

• Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2) Nghị định 94/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 • Nội dung:

Nghị quyết về giải quyết quyền lợi của người lao động ở doanh nghiệp và hợp tác xã bị phá sản. Theo đó, khi doanh nghiệp, hợp tác xã có quyết định tuyên bố phá sản, người lao động được trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc được trợ cấp nửa tháng lương cộng với phụ cấp lương (nếu có)... Phương án thanh toán các khoản nợ như sau: trường hợp giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã trừ phí phá sản đủ thanh toán thì mỗi người lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội được thanh toán đủ số nợ, nếu không đủ, thì sẽ được thanh toán các khoản nợ theo tỷ lệ tương ứng... Trường hợp đến thời hạn thanh toán mà ngưòi lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chết hoặc đã điều trị ổn định thương tật thì tổ chức quản lý, thanh lý tài sản thanh toán cho người lao động hoặc nhân thân của họ tiền chi phí y tế, tiền bồi thường hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp... Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

• Cơ quan ban hành: Chính phủ

13

3) Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 07/4/2009 (Thông tư 79) • Nội dung:

Thông tư 79 hướng dẫn về thủ tục Hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thay thế các Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 12/5/2005, Thông tư số 114/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005, Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007, Thông tư số 05/2009/TT-BTC ngày 13/1/2009 của Bộ Tài chính hiện hành. Thông tư 79 có hiệu lực từ ngày 04/6/2009. Đây là văn bản hướng dẫn bao quát, tổng hợp, chuyên sâu tất cả các mảng nghiệp vụ hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh trên cơ sở quy định hiện hành của Luật Hải quan, Nghị định số 154/2005/NĐ-CP của Chính phủ, Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, Luật quản lý thuế và pháp luật có liên quan.

• Cơ quan ban hành: Bộ tài chính

4) Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 • Nội dung: Nghị định quy định về việc giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa • Cơ quan ban hành:Chính phủ

5) Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23-01-2009

• Nội dung: Quyết định về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất – kinh doanh

• Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ

Ý kiến hỏi đáp về các văn bản chính sách mới, xin gửi về hòm thư: [email protected] Hoặc đăng tải trên mục hỏi- đáp tại trang web www.agro.gov.vn

14

MÁCH NHỎ CHÍNH SÁCH

• Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 85/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế

Bà Nguyễn Thị Cúc

Bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam có ý kiến:

Luật thuế TNCN có hiệu lực từ 1/1/2009 cần quy định một điều mới thay thế nội dung khai nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Luật thuế TNCN thay thế Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất, phần thu nhập của cá nhân kinh doanh qui định trong Luật thuế TNDN; Như vậy, bỏ các nội dung liên quan đến kê khai về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuế đối với hộ kinh doanh do trước đây qui định ở các điều khác.

Trong nội dung điều này cần qui định khai theo tháng, quí, năm để đến thông tư sẽ cụ

thể loại thu nhập nào được khai theo tháng, quí, năm. Thuế TNCN có đặc điểm về kê khai thuế là có loại thu nhập kê khai khấu trừ, có loại thu nhập cá nhân trực tiếp khai nên để sang phần thông tư sẽ qui định cụ thể 2 phương pháp kê khai này.

Trong dự thảo qui định cụ thể : “b) Khai theo từng lần phát sinh áp dụng đối với người cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, thừa kế, qua tặng”. Qui định như vậy chưa chính xác vì trúng thưởng sổ xố, tiền bản quyền nhượng quyền thương mại cung khai từng lần phát sinh.

Nội dung khai thuế GTGT, thuế TTĐB đối với hàng hoá XK, NK qui định tại điều 7, 9 nghị định 85, dự thảo chuyển nội dung này vào điều 10 và đổi tên điều này từ “Khai thuế XK, thuế NK” sang “ Khai thuế đối với đối với hàng hoá XK, NK”. Qui định này phù hợp với việc cơ quan quản lý thu thuế GTGT, TTĐB hàng hoá XNK là do cơ quan Hải quan thu. Nhưng về thuế GTGT hàng xuất khẩu, thuế TTĐB hàng xuất khẩu cơ quan thuế thu và quản lý hoàn thuế. Nếu như vậy thì nội dung của Điều 10 cần sửa đổi qui định rõ 2 nội dung:

15

- Khai thuế GTGT, thuế TTĐB hàng nhập khẩu

- Khai thuế xuất khẩu, thuế NK.

Khai thuế GTGT (điều 7): Khai theo phương pháp khoán Nghị định 85 vẫn để qui định tại điều 18. Điều này cần sửa đổi cho phù hợp thu thuế khoán thuế TNCN và trong việc kê khai nên qui định khai theo quí, 6 tháng hoặc 1 năm để thực hiện giảm bớt thủ tục hành chính thuế.

Trách nhiệm cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế (điều 30) Khoản 2:

Theo bà Cúc cụm từ “hoàn thuế lần đầu là hoàn thuế lần đầu trên toàn quốc” là chưa rõ nghĩa. Nếu để như cũ “người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu” có thể hiểu : là lần đầu tiên doanh nghiệp làm thủ tục hoàn thuế. Bổ sung thêm từ trên toàn quốc khó hiểu hơn. Nếu có ý định hoàn thuế lần đầu đối với những đơn vị có phạm vi kinh doanh rộng thì cần thay cụm từ khác cho rõ nghĩa.

Bà đề nghị bổ sung sửa đổi điểm d “ Người nộp thuế không thực hiện giao dịch thanh

toán qua ngân hàng theo quy định”. Theo Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thực hiện thì việc khấu trừ, hoàn thuế đầu vào sẽ không được thực hiện đối với các hóa đơn thuế GTGT có giá trị từ 20 triệu trở lên mà thanh toán bằng tiền mặt. Như vậy các trường hợp thanh toán bằng tiền mặt cho hóa đơn trên 20 triệu sẽ không được khấu trừ, hoàn thuế nên cần bổ sung sửa đổi nội dung này cho rõ, đúng ý định kiểm tra trước.

Tại điểm 3. Điều 30: “ Trường hợp việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế chậm do lỗi của cơ quan thuế thì ngoài số thuế được hoàn theo quy định, người nộp thuế còn được trả tiền lãi ..... Nguồn trả tiền lãi được lấy từ quỹ hoàn thuế theo quy định của Bộ Tài chính.”

Đề nghị cân nhắc: lỗi do cơ quan thuế nhưng nguồn tiền xử lý sai phạm được lấy từ quỹ hoàn thuế đã hợp lý chưa hay nên điều chỉnh.

Thanh tra viên thuế (điều 38): Dự kiến bỏ nội dung thanh tra viên và thay bằng Đoàn thanh tra, nếu phần nội dung thay đổi thì tên điều cũng phải thay đổi.

Liên hệ đặt Bản tin định kỳ Ý kiến, bài viết đóng góp cho Nội dung Bản tin

Email: [email protected]

Website : www.agro.gov.vn

Điện thoại: 844 39725153

Người liên hệ: Trần Thu Trang (Ms)

Email: [email protected]

Website : Chuyên mục Đối thoại chính sách,

www.agro.gov.vn

Điện thoại : 844 3 8219859

Người liên hệ : An Lan Anh (Ms)

Trân trọng cảm ơn sự quan tâm và theo dõi của Quý vị!

16

Danh sách phát hành Bản tin Đối thoại chính sách & Doanh nghiệp

I. Nhóm hỗ trợ phát triển quốc tế (ISG) của bộ nông nghiệp

1. TS. Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ NN và PTNT, Chủ tịch Ban điều hành ISG 2. TS. Lê Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ NN và PTNT; Phó Chủ tịch Ban điều

hành 3. Ông Lã Văn Lý, Cục trưởng Cục Hợp tác xã và PTNT, Bộ NN và PTNT 4. Ông Trang Hiếu Dũng, Vụ trưởng Kế hoạch, Bộ NN và PTNT 5. Ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN và PTNT 6. Ông Nguyễn Đăng Vang, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN và PTNT 7. Ông Nguyễn Ngọc Bình, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Bộ NN và PTNT 8. Ông Phạm Xuân Sử, Cục trưởng Cục Thuỷ lợi, Bộ NN và PTNT 9. Ông Vũ Trọng Hà , Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ NN và PTNT 10. Ông Nguyễn Thanh Tùng, Cán bộ xây dựng chính sách, Văn phòng liên lạc IFAD 11. Ông Nguyễn Văn Thân, Q.Vụ trưởng Vụ Tài chính, Bộ NN và PTNT 12. Ông Triệu Văn Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ NN và PTNT 13. Ông Đào Quang Thu, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Nông nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 14. Bà Nguyễn Hồng Yến, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính Đối ngoại, Bộ Tài chính

 II. Viện Chính sách và Chiến lược NNPTNT (IPSARD)

1. TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng IPSARD 2. TS. Nguyễn Đình Long, Viện phó IPSARD, 3. TS. Dương Ngọc Thí, Viện phó IPSARD 4. Các phòng ban/đơn vị trực thuộc IPSARD

III. Cơ quan hợp tác quốc tế Tây Ban Nha 1. Ban quản lý dự án Hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa SMEs- Tây Ban Nha

IV. Doanh nghiệp (hiện là bạn hàng của AGROINFO và các Doanh nghiệp có quan tâm) 1. Doanh nghiệp sản xuất & chế biến ngành hàng nông sản(gạo, cà phê, mía đường,…) 2. Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản 3. Doanh nghiệp chế biến & sản xuất/xuất khẩu thức ăn chăn nuôi

V. Các đối tác khác có liên quan trong nội dung bản tin