bẢn tin khcn phỤc vỤ nn & ptnt số 01 tháng 04/2012 phỔ...

32
BN TIN KHCN PHC VNN & PTNT S01 tháng 04/2012 SKHOA HC VÀ CÔNG NGHTHÁI NGUYÊN 1 PHBIN KIN THC KTHUT TRNG MƯỚP Theo tài liu ca Rau-hoa-qua thì bn có thtrng mướp như sau: a. Thi v- Gieo ttháng 2 đến tháng 6 hàng năm. - Khi cây có 2 – 3 lá tht thì đem trng. b. Làm đất, bón lót và gieo ht - Đất được cày, ba kvà lên lung. Lung rng 2.5m. - Bón lót: + 20 tn phân chung/ha. + 120 kg lân. + 30 kg kali. - Gieo ht: Rch hàng, mi lung rch 1 hàng, chc lđể gieo ht, mi l2-3 ht, mi lcách nhau 30 cm. Khi cây có lá tht, ta bt cha li 2 cây. c. Chăm sóc - 2 tháng sau khi gieo ht tiến hành vun xi li đất kết hp vi ta cây. - Lượng phân bón thúc cho mướp. (Lưu ý: cây xu thì mi bón phân). + NPK 300 kg. + Urê 200 kg. + Kali 30 kg. - Thi gian bón: chia đều lượng phân cho nhiu ln bón. + Khi cây được 20 ngày thì bón thúc bng nước phân pha loãng. + Sau đó 20 ngày li bón thúc li (lúc cây có hoa). - Chăm sóc Tưới nước: để hn chế sbc thoát hơi nước và cdi nên sdng màng phnông nghip. Tưới nước 1 ln/ngày. Khi cây cao 20 cm phi cm mi hc 1 cây để mướp leo lên giàn. Làm giàn: Khi cây bt đầu xut hin 3 lá tht thì làm giàn cho dây mướp leo. Cũng có thlàm giàn trước khi cây có tua. Làm giàn

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 01_4_2012.pdf · không thấy rõ ràng, quá trình

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 1

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC KỸ THUẬT TRỒNG MƯỚP

Theo tài liệu của Rau-hoa-qua thì bạn có thể trồng mướp như sau: a. Thời vụ - Gieo từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm. - Khi cây có 2 – 3 lá thật thì đem trồng. b. Làm đất, bón lót và gieo hạt - Đất được cày, bừa kỹ và lên luống. Luống rộng 2.5m. - Bón lót: + 20 tấn phân chuồng/ha. + 120 kg lân. + 30 kg kali. - Gieo hạt: Rạch hàng, mỗi luống rạch 1 hàng, chọc lỗ để gieo

hạt, mỗi lỗ 2-3 hạt, mỗi lỗ cách nhau 30 cm. Khi cây có lá thật, tỉa bớt chừa lại 2 cây.

c. Chăm sóc - 2 tháng sau khi gieo hạt tiến hành vun xới lại đất kết hợp với

tỉa cây. - Lượng phân bón thúc cho mướp. (Lưu ý: cây xấu thì mới bón

phân). + NPK 300 kg. + Urê 200 kg. + Kali 30 kg. - Thời gian bón: chia đều lượng phân cho nhiều lần bón. + Khi cây được 20 ngày thì bón thúc bằng nước phân pha

loãng. + Sau đó 20 ngày lại bón thúc lại (lúc cây có hoa). - Chăm sóc Tưới nước: để hạn chế sự bốc thoát hơi nước và cỏ dại nên sử

dụng màng phủ nông nghiệp. Tưới nước 1 lần/ngày. Khi cây cao 20 cm phải cắm mỗi hốc 1 cây để mướp leo lên

giàn. Làm giàn: Khi cây bắt đầu xuất hiện 3 lá thật thì làm giàn cho

dây mướp leo. Cũng có thể làm giàn trước khi cây có tua. Làm giàn

Page 2: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 01_4_2012.pdf · không thấy rõ ràng, quá trình

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 2

mái bằng. Mái giàn làm bằng dây thép lớn để đỡ quả. Khi cây có quả phải nương quả, thả thõng quả xuống giàn cho quả thẳng, đẹp.

Sửa dây: Khi dây leo lên giàn, cần sửa dây phân bố đều, tỉa bỏ nhánh nhỏ, sâu bệnh giúp giàn thông thoáng, giảm sâu bệnh hại.

Khi mướp đã lên giàn thì tỉa bỏ hết lá chân. d. Thu hoạch Từ lúc gieo hạt đến khi thu hoạch khoảng 80 – 100 ngày (tuỳ

theo giống). Theo: Nông nghiệp Việt Nam

KỸ THUẬT NUÔI TRĂN

1. Giá trị kinh tế của trăn Ngoài việc khai thác trăn làm thực phẩm, con người cũng đã

khai thác trăn như một nguồn dược liệu quý: - Lấy da trăn đem đốt thành than, tán bột rồi trộn lẫn với mỡ,

bôi trị ghẻ rất hiệu nghiệm. - Mật trăn ngâm trong rượu dùng để xoa bóp các vết thương tụ

máu, nơi có các khớp bị sưng đau, tác dụng tương đương mật gấu, cùng dùng để chữa mắt sưng, vùng bụng tim đau như có trùng cắn, bộ phận dưới âm hộ trùng ăn lở loét (Danh y biệt lục).

- Thịt trăn làm chà bông cho sản phụ ăn hằng ngày giúp mau chóng lấy lại sức, giảm đau nhức và tê mỏi (Đỗ Huy Bích, 1979)

- Mỡ trăn chứa nhiều hợp chất béo như palmitin, olein… dùng để trị bệnh ngoài da. (Theo lương y Đinh Bà Luyện và dược sĩ Diệu Phương).

- Xương trăn đem nấu cao uống có tác dụng chữa đau lưng, nhức xương, nhất là đau cột sống.

- Máu trăn pha với rượu uống có tác dụng bổ máu, chữa bệnh chóng mặt, hoa mắt.

2. Đặc điểm Trăn thuộc lớp bò sát. Kích thước của trăn thay đổi từ 50cm-

10m nhưng đa số có cỡ trung bình và lớn. Ở phần cuối của thân, ngay phía trước hậu môn còn có di tích của đai hông và xương đùi

Page 3: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 01_4_2012.pdf · không thấy rõ ràng, quá trình

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 3

mà một phần lộ rõ ra ngoài thành 2 cựa giống như cựa gà. Có 2 phổi phát triển đầy đủ mặc dù phổi bên phải dài hơn bên trái. Các xương hàm khớp lỏng lẽo với nhau và có khả năng cử động linh hoạt, nhờ đó trăn có thể há miệng nuốt được những con mồi rất lớn. Cả hai hàm đều có răng mọc hơi xiên, có răng phía trước dài hơn các răng nằm phía trong và không có nọc độc. Hệ cơ thân rất khoẻ, được sử dụng để quấn và giết mồi. Số lượng đốt sống rất lớn, thay đổi từ 300-450 đốt. Màu sắc cơ thể thay đổi tuỳ loài nhưng thường có những hoa văn hình mạng lưới ở mặt lưng tạo nên màu sắc ngụy trang giúp con vật có thể phục kích để rình mồi rất tài tình. Hiện nay trên thế giới có khoảng 22 giống, 80 loài.

Trăn là động vật ưa ấm và ẩm, chịu được một cách dễ dàng với nhiệt độ cao về mùa hè nhưng chúng rất nhạy cảm với lạnh. Ở các tỉnh phía Bắc về mùa đông trăn phải tìm những nơi kín đáo để trú ẩn qua mùa đông giá rét còn ở đồng bằng Nam bộ, trong mùa khô trăn phải chui rúc mình dưới các lớp cỏ để tránh nóng. Trong suốt thời gian trú đông và trú khô, trăn nằm yên một chỗ, động tác hô hấp không thấy rõ ràng, quá trình trao đổi chất giảm xuống ở mức thấp nhất, và năng lượng cung cấp cho sự sống lúc này chủ yếu là do khối lượng mỡ được tích trữ vào cuối mùa thu hay cuối mùa mưa. Chu kỳ hoạt động ngày của trăn khá rõ nét. Trăn hoạt động chủ yếu vào ban đêm còn ban ngày thường tìm những nơi kín đáo để ẩn nấp. Trong chuồng nuôi, chúng ta sẽ quan sát thấy trăn suốt ngày nằm quấn tròn thành một cục, ngủ li bì. Thời gian hoạt động tuỳ thuộc vào lứa tuổi. Nói chung trăn nhỏ ra kiếm ăn sớm hơn trăn trưởng thành.

3. Làm chuồng nuôi Chuồng nuôi là yếu tố quan trọng khi nuôi trăn bởi trăn rất

khoẻ, nếu nó chui được đầu thì sắt 8-12 li đều bị trăn bẻ gãy. Chuồng có thể làm bằng gỗ thanh, nan tre, sắt, lưới mắt cáo…

có khe, lỗ rộng từ 1-2,5cm (tuỳ loại trăn nuôi) để tiện vệ sinh và không cho trăn chui ra ngoài.

Kích thước ô chuồng cao 0,6-0,7m, rộng 0,5-0,6m, dài 24m. Với diện tích này có thể nhốt các loại trăn theo số lượng: trăn sơ sinh 0,5kg/con nhốt 8-12 con, từ 0,7-2kg/con nhốt 5-7 con, từ 2,5-5kg nhốt 3-4 con, từ 5kg trở lên nhốt 2-3 con.

Page 4: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 01_4_2012.pdf · không thấy rõ ràng, quá trình

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 4

Nơi có điều kiện đất rộng nên làm chuồng kết hợp với khu vườn rừng chăn thả, có rào lưới sắt tráng kẽm chắc chắn.

4. Giống nuôi - Trứng giống sau khi ấp 53-55 ngày nở ra trăn giống. Nuôi chúng

bằng thức ăn: gà con mới nở, chuột nhỏ, chim cút nhỏ. Khoảng 3-5 ngày dùng gà con hoặc chuột sống nhử cho trăn đớp ăn, kéo lên thả ra ngoài cho trăn đớp mồi, sau đó bắt đỡ nhẹ thả vào chuồng.

- Cứ 3-5 ngày lại cho trăn con ăn một lần: có lần trăn lớn, bắt mồi thả ra ngoài cho nuốt xong lại ăn tiếp con thứ 2. Số lượng cho ăn tăng thêm theo tuổi nuôi, 2 tháng tuổi cho ăn 2 con gà hoặc chuột nhỏ, 3 tháng tuổi có thể cho ăn 3 con gà nhỏ, sau thời gian 7-10 ngày không cho thức ăn vào chuồng, trăn tranh nhau ăn sẽ cắn nhau, làm trăn bị thương, sinh bệnh.

Phải có máng chứa nước cho trăn uống hoặc tắm mình vào nước cho dễ lột da. Thường ngày phải dọn sạch phân trong chuồng, số phân hàng ngày thải ra không nhiều, phân khô, ít gây mùi thối, khoảng 5-7 ngày xả 1 ít nước hoặc đưa trăn ra tắm trong chậu nước, cho trăn dạn người và sạch sẽ.

Trăn giống nuôi sau 4-5 tháng thì dài khoảng 0,8m nên chọn nuôi riêng thành trăn thịt.

5. Kỹ thuật nuôi Thức ăn cho trăn chủ yếu là những động vật cò máu nóng ( gà,

vịt, chim cút non…, thú có guốc nhỏ (thịt heo, bò, dê…), các loài gặm nhấm (thỏ, chuột…)

Nước là một yếu tố cần thiết cho đời sống của trăn, tuy rằng nhu cầu không nhiều và thường xuyên vì lượng nước có trong thức ăn đã đủ cho nhu cầu cơ thể. Sau khi ăn xong, trong quá trình tiêu hoá trăn cần uống nước. Những ngày nóng bức và đặc biệt khi sắp thay da trăn trầm mình trong nước. Nước giúp nó lột xác mau chóng và dễ dàng hơn; thiếu nước lớp vẩy sừng thường bị sát khó bong. Vì vậy, trong chuồng nuôi cần thiết phải có một chậu nước cho trăn.

5.1. Nuôi trăn thịt Trăn con từ 1 tháng tuổi đến 0,5kg, 1 tuần cho ăn 1 lần, hết

0,5kg thức ăn trong 1 tháng. Trăn từ 1-5kg cho ăn 2-3 lần/tháng, mỗi lần từ 1-1,5kg thức ăn.

Page 5: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 01_4_2012.pdf · không thấy rõ ràng, quá trình

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 5

Trăn từ 6-10kg cho ăn 2 lần/tháng, mỗi lần cho ăn từ 1,5-1,7kg thức ăn.

Trăn trên 10kg, cứ 8-20 ngày cho ăn 1 lần, mỗi lần từ 3-5kg thức ăn.

Ngoài ra, còn cần chú ý bổ sung thêm các loại vitamin B1, B6, B12, C, A, D, E, PP… hoà vào nước cho uống sau mỗi lần trăn ăn hoặc uống trực tiếp.

5.2. Nuôi trăn sinh sản Thông thường trăn sống đơn độc. Chỉ đến mùa sinh sản những

con trăn đực và trăn cái mới tìm đến nhau. Mùa phối giống của trăn từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Thời gian phối tốt nhất là tháng 11-12. Trước mùa phối giống 1 tháng cho con cái ăn thật no để có đủ dinh dưỡng tích mỡ và tạo trứng.

Tuổi trăn phối giống là 28-30 tháng tuổi. Khi trăn cái muốn giao phối thường tiết ra mùi đặc hiệu để dụ con đực. Lúc này thả trăn đực khoẻ mạnh có trọng lượng bằng hoặc to hơn vào, chúng xoắn xuýt, giao phối với nhau 1-3 giờ. Nên cho phối kép để đảm bảo trứng thụ thai và có tỉ lệ nở cao.

Trăn cái mang thai từ 120-140 ngày. Trong thời gian trăn cái có chửa không cho ăn hoặc cho ăn mỗi lần một ít để tránh chèn ép trứng.

Khi chuẩn bị đẻ, con cái bò đi bò lại trong chuồng, đào đất, tìm chỗ trũng, có rơm, cỏ khô để đẻ. Có thể làm ổ đẻ cho trăn bằng bao xác rắn đựng trấu cài đặt vào một góc chuồng, nơi yên tĩnh, tránh gió lùa…

Mỗi lần trăn cái đẻ từ 10-100 quả trứng. Sau khi đẻ hết trứng vào ổ, trăn cái tự cuộn tròn lại trên trứng để ấp. Khi trăn ấp nên kiểm tra vài lần, nếu thấy các quả trứng to đều, trắng, khô ráo, vỏ láng bóng là trứng tốt; những quả quá to hay quá nhỏ, vỏ xỉn vàng… là trứng hỏng phải loại bỏ.

Thời gian ấp trứng 53-55 ngày thì nở. Trăn con tự mổ vỏ trứng chui ra. Sau 1-2 ngày có những con trăn yếu không tự mổ vỏ chui ra, phải đem thả những quả trứng này vào nước ấm kích thích để trăn con tự mổ vỏ chui ra. Còn quả nào chưa nở, ta hỗ trợ bằng cách xé vỏ dài 1cm, lần tìm đầu trăn con nhẹ nhàng kéo ra. Trăn mới nở dài 50-60cm, nặng 80-140g.

Page 6: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 01_4_2012.pdf · không thấy rõ ràng, quá trình

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 6

Trăn con sau khi nở có thể tự sống 3-5 ngày bằng khối noãn hoàng tích ở trong bụng. Sau thời gian này, bụng trăn con xẹp lại, da nhăn nheo và lột xác đầu tiên. Trăn khỏe mạnh bình thường cho ăn 4-5 lần/tháng, trăn yếu cho ăn 10 lần/tháng. Thức thích hợp thịt lợn nạc, thịt bò, trâu, dê… tươi ngon thái nhỏ.

Cách cho trăn con ăn: Dùng một que nhỏ vót tà đầu ghim vào miếng mồi, tai trái cầm đầu trăn, tay phải cầm que đưa thức ăn vào miệng trăn. Không được thọc que vào sâu trong họng dễ gây thương tích. Sau khi đã cho mồi vào miệng trăn, không được rút ngược que mà gạt ngang que về phía mép trăn, để miếng mồi lại. Trong quá trình thao tác cần phải hết sức nhẹ tay để tránh làm gẫy răng hoặc đánh rơi trăn từ trên cao xuống đất.

5.3.Cách phân biệt trăn đực, trăn cái Cũng giống như các loài rắn khác, việc phận biệt một con trăn

đực với một con trăn cái thật không đơn giản vì chúng có hình dạng và màu sắc gần giống nhau, mặt khác chúng lại có cơ quan sinh sản nằm bên trong cơ thể nên rất khó phân biệt. Thường rắn đực có đuôi dài hơn và phần đầu của đuôi (nơi tiếp giáp với hậu môn) hơi phình ra, trong khi ở con cái thì hơi thắt lại. Kích thước và trọng lượng của trăn đực cũng thường nhỏ hơn trăn cái, số vây bụng ít hơn nhưng có đuôi dài và số lượng vây đuôi nhiều hơn.

- Trăn đực có 2 mấu ngựa nằm hai bên khe huyệt trông như chiếc cựa chân gà, có lẽ là cơ quan dùng để kích thích trăn cái khi giao phối.

- Trăn đực: Thân thon dài, có 2 cựa dài ở hai bên hậu môn lộ ra ngoài, vẩy hậu môn to, chóp vẩy tù. Vẩy quanh hậu môn nhỏ xếp xít nhau, ấn mạnh tay vào hai bên huyệt thấy cơ quan giao cấu lộ ra.

- Trăn cái: Thân to mập, cựa hai bên hậu môn ngắn, nằm ẩn sâu bên trong. Vẩy quanh hậu môn to, xếp không sít nhau, không thấy có cơ quan giao cấu.

Lưu ý: - Trăn nuôi lúc đói, lột xác, đang ấp trứng… thường rất hung dữ,

chúng rất nhạy cảm với các loại mùi thuốc lá, hành, tỏi, dầu sả… nên cần tránh những mùi này. Nhưng nếu trong trường hợp bị trăn cắn, bạn chỉ việc nhét một nhúm thuốc rê vào miệng, lập tức trăn sẽ nhả ra.

Page 7: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 01_4_2012.pdf · không thấy rõ ràng, quá trình

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 7

- Trăn nuôi khi ăn no rất hiền, thích vuốt ve, cõng bế, về mùa hè rất thích dầm nước. Vì vậy, trong chuồng, khu chăn nuôi ngoài máng, chậu uống, cần có chậu to hoặc xây bể để khi nóng bức trăn bò vào đầm tắm…

- Trăn lột xác vào mùa hè, trăn non lột nhiều lần hơn trăn già. Lúc sắp lột xác trăn có màu da sẫm hơn, hai mắt trở nên đục mờ, ngừng ăn, tìm chọn những nơi có nước, gần nước để nằm. Thời gian lột xác thường kéo dài từ 1-2 tuần.

Theo: Nông nghiệp Việt Nam

KỸ THUẬT BẢO QUẢN VÀ LƯU KHO KHOAI TÂY GIỐNG

Bảo quản và lưu kho khoai tây giống là hai khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất khoai tây trên quy mô lớn. Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị kho bãi và bảo quản khoai tây đã được các giáo sư đầu ngành của trường đại học OREGON State nghiên cứu và áp dụng thành công.

1. Công tác chuẩn bị Trước khi lưu kho khoai tây, cần thiết phải tiến hành kiểm tra,

vệ sinh và sửa chữa lại toàn bộ các thiết bị kho bảo quản để đảm bảo hệ thống kho bãi đáp ứng yêu cầu.

Dưới đây là một số bước quan trọng trong khâu chuẩn bị hệ thống kho bãi:

• Phải tiến hành lau chùi cẩn thận kho bãi đồng thời tiến hành vệ sinh máy móc thiết bị để loại bỏ bụi bẩn và các mẩu vụn khoai còn sót lại, có thể sử dụng máy áp suất hoặc máy hơi nước nếu cần.

• Khử trùng thiết bị và dây chuyền lưu kho bằng các chất liệu được chỉ định (tham khảo các chất sử dụng trong việc khử trùng ở phần chú ý).

• Tiến hành bão dưỡng định kỳ và sửa chữa các ống dẫn, các dây chuyền lưu kho khi cần thiết.

• Phải làm sạch bụi bẩn ở các cánh quạt. • Tiến hành kiểm tra thiết bị giảm âm để bảo đảm không bị

rung khi sử dụng.

Page 8: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 01_4_2012.pdf · không thấy rõ ràng, quá trình

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 8

• Đảm bảo chắc chắn là tất cả các mô tơ đã được tra dầu mỡ và hoạt động tốt, đồng thời các thiết bị dây nối cũng trong điều kiện tốt.

• Kiểm tra hệ thống máy điều hòa nhiệt độ, máy hút ẩm và các thiết bị điều khiển.

• Làm ướt sàn nhà kho để duy trì độ ẩm của sàn nếu cần. Trước khi bảo quản khoai tây khoảng vài ngày cần vận hành toàn bộ hệ thống để làm ẩm và làm lạnh nhà kho ở nhiệt độ từ 130C- 160C.

Chú ý: Các chất có thể sử dụng để khử trùng thiết bị đề cập trong bước 2.

• Đối với hợp chất có nồng độ amoni 5%: giải pháp pha loãng là tương đối an toàn nhưng hợp chất này nếu ở dạng cô đặc thì rất độc. Là hợp chất ăn mòn chậm.

• Đối với chất Hypochlorite nồng độ chất tẩy trắng 5,25%: có tác dụng khá nhanh, giá cả phải chăng nhưng hợp chất này có tính ăn da và bào mòn quần áo.

Chỉ dùng ở tỷ lệ 1:50 khi pha loãng với nước. Để đạt hiệu quả tối ưu nên dùng chất tẩy trắng nồng độ 5,25%; 200 phần nước và 0,6 phần dấm trắng. Hợp chất này có tính ăn mòn mạnh.

• Đối với hợp chất Iôt: không sử dụng bên trong, sẽ hết tác dụng khi màu vàng nâu bay mất. Hợp chất iốt loãng sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất.

• Hợp chất Phenol (Phenolic) đây là hợp chất có nhiều tác dụng phụ. Những hợp chất này có ghi rõ chữ “phenol” trong danh mục các chất pha trộn.

• Chất Formaldehyde (chất khử trùng): không được sử dụng rộng rãi, hợp chất này gây ngứa và có thể làm ngạt thở. Nói chung đây là hợp chất không chỉ định sử dụng.

• Chất Sunfat đồng đỏ: không được sử dụng rộng rãi; hầu hết được sử dụng làm ướt thùng và túi.

2. Khâu lưu kho Mục đích cơ bản của việc lưu kho khoai tây chính là duy trì

chất lượng khoai giống để đảm bảo tính ổn định cho nguồn cung trên thị trường rau tươi, đồng thời cung cấp đầy đủ nguồn nguyên liệu

Page 9: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 01_4_2012.pdf · không thấy rõ ràng, quá trình

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 9

đầu vào cho các nhà máy chế biến khoai tây trong suốt thời gian còn lại của năm. Nếu khoai tây được lưu kho bảo quản tốt thì có thể hạn chế được tình trạng mất nước quá nhiều, khoai bị thối rữa hoặc lên mầm.

Quá trình lưu kho còn giúp hạn chế lượng đường quá cao trong khoai tây là nguyên nhân của hiện tượng khi chiên, rán hay chế biến khoai thường bị đen. Kho bảo quản phải được cách ly đúng tiêu chuẩn, có trần thấm nước ở ngoài và mái che ở trong; có trang bị van thông gió; duy trì độ ẩm đạt tiêu chuẩn và thiết bị điều khiển phải được thiết kế hoàn hảo để duy trì môi trường kho bãi đạt tiêu chuẩn đề ra.

Nhiệt độ, độ ẩm và lưu lượng không khí là những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc lưu kho. Nhiệt độ yêu cầu của kho được xác định phụ thuộc vào lượng khoai sẽ được lưu trong kho. Khoai tây giống nên giữ thường xuyên trong bóng tối vì chỉ cần một lượng ánh sáng nhỏ cũng có thể làm cho vỏ khoai biến thành màu xanh.

Tuyệt đối không được duy trì ánh sáng vượt quá mức cần thiết. Hiện tượng vỏ ngoài của khoai bị xanh là do hình thành chất diệp lục và đây là hiện tượng có hại. Việc xanh vỏ khoai sẽ xảy ra chậm hơn khi khoai được bảo quản ở nhiệt độ < = 4,50C nhưng lại xảy ra rất nhanh khi ở nhiệt độ 200C.

Đôi khi khoai tây được giữ trong các thùng có lót rơm trong khoảng thời gian ngắn. Việc bảo quản khoai trong các thùng có lót rơm về đại thể có thể giúp khoai đỡ bị thâm và hạn chế những đốm đen nhưng lại dễ làm khoai bị thối do không khí không thể lưu thông được trong các thùng rơm này. Do vậy không nên bảo quản khoai quá lâu trong các thùng có lót rơm. Khoai tây mới thu hoạch xong chỉ nên bảo quản trong thời gian ngắn. Những giống khoai tây này rất dễ hỏng và dễ bị trầy xước vì lớp vỏ còn non. Khoai tây mới thu hoạch nếu không có những vết thâm thối thì có thể bảo quản được từ 4-5 tháng ở nhiệt độ 4,50C. Khoai tây nên được bảo quản trong vòng 4-5 ngày ở nhiệt độ 12,70C đến 18,30C để xử lý các vết trầy xước trước khi lưu kho. Đối với khoai cuối vụ, chúng ta cần tiến hành bảo quản ở độ ẩm 90-95%.

Theo: nhanong.net

Page 10: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 01_4_2012.pdf · không thấy rõ ràng, quá trình

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 10

KỸ THUẬT NUÔI ỐC ĐỒNG

Ốc đồng sống ở nước ngọt, thích sống ở nơi có nhiều chất hữu cơ mục nát như ao, mương, ruộng, rừng... Nhiệt độ thích hợp nhất 20 - 28ºC. Khi nhiệt độ nước trên 40ºC, ốc sẽ chết; dưới 10ºC, ốc ở trạng thái ngủ. ở nhiệt độ không thích hợp (mùa đông), ốc thường chui vào hang, mùa khô chui xuống bùn để trú nóng.

Vào mùa khô, ốc thường vùi dưới mặt đất 5 - 20cm; khi có nước ngập thì trồi lên sinh sống và phát triển ở môi trường nước. ốc ăn tạp, thức ăn là sinh vật phù du, rêu, rau xanh, cám gạo, nội tạng gia súc, gia cầm và cả phân trâu - bò. ốc cái thường lớn hơn ốc đực. ốc cái có 2 râu duỗi thẳng ra phía trước, ốc đực có râu bên phải cuộn về bên trái. ốc đẻ nhiều lần ở nhiệt độ thích hợp, sinh sản tập trung vào tháng 6-7 khi nhiệt độ nước 20-25ºC và điều kiện sống phù hợp.

Phương pháp nhân giống Cho ốc đẻ ở ao đất, đáy có bùn mềm, nhiều mùn hữu cơ, mực

nước trung bình 0, 5m và tốt nhất là nước có dòng chảy nhẹ. Ao được bón lót bằng phân chuồng, phân gà, phân trâu - bò trộn lẫn với rơm rạ băm nhỏ (tỷ lệ 1/3). Bón phân cho ao nuôi trước khi thả ốc bố mẹ 3 ngày. Mật độ thả 15 -20 con/m2 ao, tỷ lệ ốc đực - cái 1/1. Nên thả ốc vào ao trước mùa sinh sản của ốc. Sau 10 - 15 ngày kể từ ngày thả ốc bố mẹ, có thể bắt ốc con để nuôi riêng. ốc giống có thể bắt ngoài tự nhiên về nuôi. Cần làm nhẹ nhàng, tránh ốc bể vỏ, chết.

Quản lý và chăm sóc Ốc nuôi ở ruộng, nước sâu 0,7-1m, nơi cạn 0,2-0, 3m. Có thể

nuôi ốc ở mương, ao, ruộng trũng, sông cụt, rừng nước hoặc khoanh vùng đất khi nước lũ tràn về; nên nuôi ghép ốc với cá. Vùng nuôi cần trồng bông súng, rong để tăng độ mát và độ bám của ốc trong môi trường nước. Nước nuôi ốc không bị nhiễm độc nông dược, giàu chất hữu cơ, nước có lưu thông nhẹ càng tốt. Nếu không có bờ bao thì dùng lưới cước bao quanh. 10 ngày trước khi thả ốc cần băm rơm rạ cùng với phân chuồng thả đều ao với tỷ lệ 2kg/m2, bón xong đợi đến khi có bọt nước nổi lên mới thả ốc giống. Mật độ thả 100 - 150 con/m2, ốc cỡ lớn hơn thả 80 - 120 con/m2. Hàng ngày cho ốc ăn cám gạo, bắp, khoai, rau xanh, thịt hến, cá, rắc đều trên phần nông

Page 11: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 01_4_2012.pdf · không thấy rõ ràng, quá trình

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 11

của ao. Có thể cho ốc ăn thức ăn hỗn hợp như bột bắp, cám gạo nấu với bột cá. Lượng thức ăn hàng ngày bằng 10% trọng lượng ốc dưới ao. Cho ăn mỗi ngày 1 lần vào giờ nhất định. ốc lớn, tăng dần lượng thức ăn.

Phương pháp thu hoạch ốc đồng Thu tỉa ốc lớn để lại ốc nhỏ nuôi tiếp trong mùa nước. Vào cuối

mùa nước, thu toàn bộ; chọn ốc bố mẹ để nuôi năm sau. Nơi có nhiều phù sa bồi lắng nên thu hoạch vào mùa khô, khi đó chỉ cần cào mặt đất, bắt từng con ốc. Đây cũng là lúc ốc mập nhất.

Theo: Kinh tế nông thôn

KỸ THUẬT TRỒNG NẤM HƯƠNG

1. Đặc tính sinh học của nấm hương Nấm hương là một trong những loại nấm hoại sinh thuộc

nhóm nấm mọc trên gỗ, có tên khoa học là Lentinus edodes; thích hợp với khí hậu ôn đới. Nhiệt độ để quả thể nấm hình thành và phát triển trung bình khoảng 15-16 độ C, nhiệt độ sợi nấm phát triển (pha sợi) khoảng 24-26 độ C.

Độ ẩm cơ chất: 65-70%. Độ ẩm không khí: ≥ 80%. Độ pH trung tính. Ánh sáng không cần thiết trong giai đoạn sợi nấm phát triển.

Giai đoạn hình thành quả thể cần ánh sáng khuếch tán. Độ thông thoáng trung bình. Dinh dưỡng: Sử dụng nguồn xenlulô trực tiếp khi nấm hương

có màu hồng nhạt, quả thể hình thành hoàn chỉnh có các phần rõ rệt: cuống, màng bao, phiến, mũ nấm.

Kích thước quả thể và bề mặt mũ nấm có hình dạng khác nhau tuỳ theo từng chủng loại nấm hương. Nấm hương là một trong những loại nấm được thu hái tự nhiên và nuôi trồng từ lâu đời. Nó có hương vị thơm, ngon, được nhiều người ưa chuộng. Hiện nay, Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên… là những nước trồng nhiều nấm hương nhất trên thế giới. Tổng sản lượng hàng năm đạt trên 1 triệu tấn/năm. Sản phẩm nấm được sử dụng chủ yếu ở dạng tươi và sấy khô.

Page 12: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 01_4_2012.pdf · không thấy rõ ràng, quá trình

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 12

2. Trồng nấm hương trên mùn cưa a. Xử lý nguyên liệu - Chọn các loại mùn cưa không có tinh dầu, không bị mốc,

không có các độc tố (dầu mỡ, hoá chất…). Làm ẩm đạt độ thủy phần 70%. Ủ đống có khối lượng từ 300kg/đống trở lên. Thời gian ủ kéo dài 4-6 ngày, đảo một lần mỗi lần cách nhau 2-3 ngày.

- Mùn cưa đã ủ xong trộn thêm 3% bột nhẹ (CaCO3) hoặc 1,5% vôi bột đóng vào túi nilông chịu nhiệt. Kích thước túi rộng 25cm, cao 40cm. Khối lượng 1,5kg/túi. Nút cổ túi bằng ống nhựa và bông, đưa túi mùn cưa vào nồi thanh trùng theo hai cách sau:

- Có thể hấp trong thùng phuy hoặc xây lò theo kết cấu: đáy dùng chảo gang, quấn tôn chung quanh, bảo ôn lớp tôn bằng bông thủy tinh, amiăng, xây gạch bọc ngoài. Nhiên liệu đốt dùng than hoặc củi. Xếp túi mùn cưa vào thùng hấp cách thủy ở nhiệt độ 100oC trong thời gian 10-12 giờ kể từ khi sôi.

- Hấp túi mùn cưa trong nồi Autoclave ở nhiệt độ 121oC, thời gian 90 phút.

b. Cấy giống nấm Túi mùn cưa đã được thanh trùng theo một trong hai cách trên,

lấy ra để trong phòng sạch sẽ, đến khi nguội. Cấy giống nấm trong các tủ cấy vô trùng sang túi mùn cưa theo tỷ lệ 2,5-3% lượng giống so với nguyên liệu, (1 chai giống 400g cấy thành 20-25 túi mùa cưa).

Năng suất nấm trung bình khi hết một chu kỳ thu hái mỗi túi cho thu hoạch 600-800g nấm tươi. Nấm thu hoạch xong có thể tiêu thụ ở dạng tươi hoặc phơi sấy khô ở nhiệt độ 40-45oC. Giữ nấm khô trong túi nilon, buộc chặt. Trong nhân dân có thói quen treo trên gác bếp sẽ bảo quản nấm được lâu hơn.

3. Trồng nấm hương trên cây gỗ a. Chọn gỗ Nấm hương trồng trên cây gỗ Nhìn chung các loại gỗ không có tinh dầu, cây còn tươi tốt,

không sâu bệnh đều trồng nấm hương được. Nhóm gỗ thích hợp nhất để nấm hương sinh trưởng và phát triển cho năng suất cao, chất lượng tốt là gỗ sồi, dẻ, sau sau…Vào đầu mùa xuân hàng năm (tháng

Page 13: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 01_4_2012.pdf · không thấy rõ ràng, quá trình

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 13

4 dương lịch hoặc tháng 10 và tháng 11) tiến hành chặt gỗ. Lựa chọn những đoạn gỗ thẳng, cắt thành khúc có đường kính từ 5-20cm, chiều dài 1,0-1,2m. Không làm sây xát lớp vỏ. Để gỗ trong nhà thoáng mát, sạch sẽ, sau 5-9 ngày là trồng được.

b. Cấy giống và ươm - Các đoạn gỗ đạt tiêu chuẩn như trên đem rửa sạch, dùng nước

vôi đặc quét hai đầu đoạn gỗ. Lấy búa chuyên dùng hoặc khoan tạo lỗ trên đoạn gỗ, đường kính lỗ 1,5cm, sâu 3-4cm, cứ cách 15-20cm tạo một lỗ; hàng nọ cách hàng kia 7-10cm; các lỗ so le nhau.

Tra giống nấm gần đầy miệng lỗ, lượng giống dùng 3kg/1m3, dùng phoi gỗ đã tạo ra làm nắp đậy (chiều dày bằng chiều dày của vỏ cây), lấp kín lớp giống cấy. Phía ngoài dùng xi măng hoà thành bột giống như vữa trát tường quét trên miệng nắp để bịt kín miệng lỗ.

- Xếp gỗ theo kiểu “cũi lợn” thành đống, cách mặt đất 15-20cm cao 1,5cm, chiều dài tuỳ theo khối lượng gỗ đem trồng. Phía trên cùng dùng bao tải gai dấp ướt để ráo nước phủ kín toàn bộ đống ủ.

- Hàng ngày chăm sóc đống ủ, chủ yếu là tưới nước. Lượng nước tưới chỉ đủ ướt lớp bao tải. Tuyệt đối không tưới nhiều, nước sẽ thấm sâu vào thân gỗ làm chết giống. Tốt nhất nên ươm kéo dài 6-16 tháng (tuỳ thuộc theo từng chủng loại gỗ). Cứ 2 tháng lại tiến hành đảo đống gỗ một lần. Khi đảo cần kiểm tra độ ẩm của gỗ. Nếu thấy gỗ quá khô cần dùng bình để phun nước nhẹ xung quanh thân gỗ, sau đó mới ủ đống lại.

Trong thời gian ươm cần phòng trừ một số loại sâu bệnh hại nấm: các loại nấm mốc, côn trùng, chuột…Khi phát hiện các đoạn gỗ bị bệnh cần để cách ly khỏi đống ủ nhằm tránh lây lan sang các đoạn gỗ khác.

c. Chăm sóc, thu hái nấm Khi kết thúc giai đoạn ươm, nấm hương bắt đầu hình thành quả

thể. Quan sát trên bề mặt thân gỗ có những chấm màu hồng nhạt, chúng lớn dần như hạt ngô và hình thành nên cây nấm hoàn chỉnh. Dựng đứng thân gỗ, xếp theo kiểu giá súng, hàng nọ cách hàng kia 50-60cm. Có thể xếp gỗ trong nhà có mái che, thoáng mát, độ ẩm không khí cao, ánh sáng khuếch tán rất ngắn (từ 3-6 tháng/năm), vì vậy năng suất thu hoạch sẽ thấp. Việc tính toán thời gian nuôi trồng để khi nấm ra gặp đúng thời tiết lạnh là rất cần thiết.

Page 14: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 01_4_2012.pdf · không thấy rõ ràng, quá trình

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 14

- Khi trồng trên thân cây gỗ, thời gian thu hoạch chỉ được 3-6 tháng/năm, nhiệt độ không khí cao trên 20oC cần xếp gọn gỗ lại rồi ươm như lúc ban đầu mới cấy giống đến đúng chu kỳ lạnh năm sau tiếp tục tưới nước và thu hái.

Thời gian bắt đầu trồng (cấy giống) nấm hương từ tháng 10 đến tháng 4 dương lịch là tốt nhất (trồng trên cây gỗ) (nếu trồng trên mùn cưa từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau).

Theo: Nông nghiệp Việt Nam

PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN HẠT ĐẬU NÀNH

Các loại đậu đỗ nói chung do lớp vỏ mỏng nên khả năng bảo vệ kém, lại chứa nhiều protein và chất béo (2 - 20%) nghĩa là những chất dễ phân giải. Mặt khác đậu đỗ lại là nguồn thức ăn rất tốt cho vi sinh vật và côn trùng phá hoại mạnh, rất dễ bị mốc, oxy hoá, lượng axit béo tăng lên, phẩm chất của đậu đỗ giảm xuống. Thuỷ phần của hạt 15 - 16% và bảo quản trong điều kiện nhiệt độ cao sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng tự bốc nóng.

Nếu trong khối hạt lẫn nhiều tạp chất hoặc sâu hại nước nghiêm trọng thì khả năng biến chất của hạt tương đối lớn. Từ sự biến hoá hình thái của hạt có thể nhận ra mức độ biến chất của hạt. Ví dụ nếu thuỷ phần của hạt là 13%, ở nhiệt độ cao 20oC có thể quan sát thấy màu sắc của tử diệp đậm. Còn nếu bộ phận hạt không chín đều, thuỷ phần 13% và ở nhiệt độ bảo quản là 23oC thì mặt sau tử diệp màu phớt hồng.

Để khống chế những hiện tượng biến chất của hạt cần phải chú ý những yếu tố sau đây:

+ Thuỷ phần: Phải luôn luôn giữ cho thuỷ phần của đậu đỗ ở giới hạn < 12% thấp hơn các loại hạt chứa nhiều tinh bột như thóc, gạo. Nếu như thuỷ phần vượt quá 12% ví dụ ở mức độ là 14% thì hạt bị mềm, tỷ lệ axit béo tăng nhanh, có mùi chua, mốc...

+ Nhiệt độ khối hạt giữ ở mức độ bình thường, nếu cao quá sẽ làm phẩm chất giảm. Do vỏ hạt mỏng và dễ bị nứt, nên khi phơi cần tránh ánh nắng buổi trưa quá mạnh nên có thể phơi trong bóng mát, tốt nhất là sau khi thu hoạch phơi cả cây thì hạt đậu được bảo vệ bởi vỏ quả không dễ phát sinh hiện tượng nứt.

Page 15: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 01_4_2012.pdf · không thấy rõ ràng, quá trình

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 15

+ Độ nguyên vẹn của hạt và độ chín của hạt phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn loại bỏ hạt xanh lép, vỡ...

Nói chung đối với hạt đậu đỗ người ta áp dụng phương pháp bảo quản kín hoàn toàn là tốt nhất; cách bảo quản tương tự như khi bảo quản khoai và khoai mì. Căn cứ vào thí nghiệm, khi nhiệt độ không khí không vượt quá 15oC thì căn cứ vào thuỷ phần khác nhau của hạt mà có thể xếp hạt như sau:

Nếu thuỷ phần của hạt < 12% để hạt rời có độ cao 1,5 m, để trong bao và xếp 8 tầng.

Nếu thuỷ phần từ 12 - 14% để hạt rời cao 1,0 m và đóng bao 6 tầng.

Nếu thuỷ phần từ 14 - 16% để hạt rời cao 0,7 m và đóng bao 4 tầng.

Nếu thuỷ phần từ > 16% để hạt rời cao 0,5 m và đóng bao 2 tấng.

Về mùa hè do thời tiết nóng nực nên độ cao hạt để rời nên giảm đi 1/3 và số tầng bao không quá 2 tầng bao. Với lượng hạt ít có thể dùng chum vại có lót tro bếp để hút ẩm, bỏ đậu vào và đậy kín. Không nhập kho lúc nóng.

Theo tài liệu nghiên cứu của Trung Quốc thì đậu nành nhập kho khi hạt nguội sau 10 tháng tỷ lệ nẩy mầm trên 50%. Nếu nhập kho lúc nóng thì tỷ lệ nẩy mầm chỉ còn 4% mà thôi.

Theo: Nông nghệp Việt Nam

PHÒNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LÚA HÈ THU

Cỏ dại không những cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, nước làm cho cây lúa còi cọc chậm phát triển mà còn là nơi trú ẩn của nhiều loại dịch hại nguy hiểm khác. Thêm vào đó vụ HT thường gặp tình trạng thiếu nước, một số vùng ruộng bị khô hạn gây khó khăn trong việc quản lý cỏ dại. Do đó để phòng trừ bà con cần áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp ngay từ đầu vụ như:

Làm đất kỹ, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ. San bằng mặt ruộng trước khi sạ, loại bỏ hạt cỏ lẫn trong hạt giống.

Page 16: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 01_4_2012.pdf · không thấy rõ ràng, quá trình

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 16

Giữ mực nước trong ruộng thích hợp để ém cỏ. Trong tình trạng thiếu nước vụ lúa HT bà con hay sử dụng

thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm thường chỉ có tác dụng diệt một hoặc hai nhóm cỏ. Hiện tượng cỏ cháo, chác bị nù gốc có thể do phản ứng của cỏ với một số hóa chất mà bà con đã sử dụng. Do vậy để phòng trừ cỏ một cách triệt để và có hiệu quả có thể áp dụng kinh nghiệm thực tiễn của một số bà con đã làm như sau :

Đối với các vùng khó tiêu thoát nước: Vào đầu vụ lúa HT có 2 con nước ròng cách nhau khoảng 15 ngày, có thể lợi dụng hai con nước này. Khi con nước ròng thứ nhất bắt đầu, tiến hành bơm nước vào ruộng, làm đất, san ruộng bằng phẳng, nhưng không tháo nước ra mà vẫn giữ mực nước trong ruộng khoảng 3- 5cm, áp dụng kiểu “phun tóe” bằng thuốc trừ cỏ VIFISO 300EC với liều lượng 100 ml/ 1 bình 16 lít, phun 1 bình cho 1000 m2. Một ngày sau bắt đầu san bằng phẳng lại bề mặt ruộng, những nơi nào trũng đọng nước thì đánh rãnh thoát nước, giữ ruộng bùn nhão, sau đó sạ lúa. Tuy nhiên, cần lưu ý giống lúa đem sạ phải được ngâm ủ tốt, nảy mầm đều, rễ mầm, thân mầm phát triển tốt.

Ngoài ra phải giữ mặt ruộng luôn ẩm, không nứt nẻ. Khi con nước thứ hai xuất hiện, tiến hành bơm nước kết hợp với bón phân đợt 1 giúp cây lúa phát triển tốt đồng thời ém cỏ. Hoặc có thể dùng Vifiso 300EC phun sau sạ 1 ngày, lưu ý không sử dụng cho lúa sạ ngầm.

Đối với các ruộng lúa có điều kiện tưới tiêu tốt, có thể sử dụng VIBUTA 62ND. VIBUTA 62ND là thuốc trừ cỏ tiền và hậu nảy mầm sớm nên có thời gian sử dụng rộng, có thể phun trước sạ hay sau khi sạ lúa từ 1- 7 ngày. Ngoài ra, VIBUTA 62ND có khả năng phòng trừ hữu hiệu các loại cỏ chính trên ruộng lúa như lồng vực, đuôi phụng, cỏ cháo, chác, rau mác, rau bợ…mà không cần sử dụng thêm một loại thuốc trừ cỏ nào khác.

Kinh nghiệm sử dụng thuốc trừ cỏ VIBUTA 62ND của một số bà con Châu Thành, tỉnh Long An như sau : phun lần nhất ngay sau khi làm đất, phun lần hai sau khi sạ 2 ngày với liều lượng 50ml/ bình 16 lít, phun 2 bình/1.000 m2. Tuy nhiên cần lưu ý khi phun thuốc cần

Page 17: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 01_4_2012.pdf · không thấy rõ ràng, quá trình

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 17

tháo cạn nước trong ruộng ra tránh đọng nước, chỉ cần giữ đủ ẩm, không nứt nẻ. Sau khi phun thuốc 2- 3 ngày, cho nước vào ruộng nhưng không để ngập ngọn lúa, giữ mực nước như vậy từ 3- 5 ngày. Khi phun thuốc cần tránh phun chập lối.

Theo: Báo Nông nghiệp Việt Nam

KỸ THUẬT Ủ PHÂN HỮU CƠ NHANH MỤC

Phân hữu cơ gồm có phân chuồng, phân bắc và phân xanh. Tuy có nhiều dinh dưỡng nhưng hầu hết ở dạng khó tiêu, cây trồng lâu sử dụng được. Mặt khác trong phân chuồng, phân bắc có nhiều trứng giun, sán, vi sinh vật gây bệnh và hạt cỏ dại. Ủ phân hữu cơ đúng kỹ thuật tiêu diệt được các vi sinh vật có hại, biến đổi các chất dinh dưỡng khó tiêu thành chất dễ tiêu, cây trồng dễ hấp thụ, nâng cao chất lượng của phân.

Kỹ thuật ủ nổi: Đối với phân chuồng, phân bắc, tốt nhất là ủ kết hợp với một

trong các loại phân, sản phẩm vi sinh sau: Super lân Lâm Thao tỷ lệ 5%; phân vi sinh Sông Danh (tỷ lệ 2-3%), chế phẩm EM thứ cấp (tỷ lệ 1-1,5lít dung dịch nồng độ 1-5% tưới cho 1-2tạ phân chuồng), chế phẩm Penac PR (5-10gói/tấn phân) hoặc Bi o-Plant (5ml/20lit nước trộn 1 tấn phân). Trộn đều các loại phân với nhau, chất thành đống có độ cao 1,5-2m, đường kính tuỳ số lượng phân đem ủ. Nén chặt, trát một lớp bùn nhão kín toàn bộ đống phân, trên đỉnh đống phân để chừa một lỗ hình tròn có đường kính 20-25cm để đổ nước dải, nước phân bổ sung (15-20 ngày/lần), che mưa cho đống phân ủ bằng nilon hay xác hữu cơ. Sau 40-50 ngày vụ hè hoặc 50-60 ngày vụ đông thì đống phân chuồng hoàn toàn hoai mục, phân tơi xốp, không có mùi hôi thối, đem bón cho cây trồng rất tốt.

Kỹ thuật ủ phân xanh: Cần có phân men là phân chuồng tươi (tỷ lệ 15-20%) + một

trong các loại phân, chế phẩm vi sinh: Phân vi sinh Sông Danh tỷ lệ 3-5%, chế phẩm EM, Penac PR hoặc Bio-Plant (tỷ lệ như phần trên). Thân lá cây xanh được chặt ngắn thành đoạn dài 30-40cm, nên phơi héo để giảm thể tích, chất thành từng lớp dày 0,5-0,6m rắc một lớp

Page 18: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 01_4_2012.pdf · không thấy rõ ràng, quá trình

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 18

phân men, tưới thêm nước dải, nước phân chuồng đảm bảo độ ẩm đống phân 75-80%, nén chặt. Sau đó trát kín toàn bộ đống phân bằng một lớp bùn nhão, có để lỗ tưới nước ở đỉnh đống phân, cứ khoảng 15-20 ngày lại tưới bổ sung nước để duy trì độ ẩm sau đó trát kín lại. Khoảng 35-40 ngày sau ủ ta tiến hành đảo đều đống phân, bổ sung nước cho đủ ẩm, lại nén chặt, trát bùn kín, sau khoảng 25-30 ngày nữa là phân hoàn toàn hoai mục, sử dụng được.

Kỹ thuật ủ chìm: Chọn đất nơi cao ráo, đào hố ủ sâu: 1,0-1,5m, đường kính hố ủ:

1,5-3m (tuỳ lượng phân cần ủ). Đáy và phần chìm của hố ủ được lót bằng nilon hay lá chuối tươi để chống nước ngầm xâm nhập hoặc nước phân chảy đi. Tiến hành ủ phân chuồng, phân bắc, phân xanh vào hố đã chuẩn bị, như đã trình bày ở phần trên.

Chất lượng phân ủ đạt yêu cầu, phân tơi xốp, có màu nâu đen không còn mùi hôi, đem bón trực tiếp phân ủ cho cây trồng với lượng 5-10 tạ/sào Bắc bộ 360m2, có thể dùng bón lót hoặc bón thúc đều rất tốt.

Theo: Báo Nông nghiệp

BẢO QUẢN CHẾ BIẾN RƠM CHO TRÂU BÒ Trong những năm gần đây, đàn bò tăng liên tục nhờ có những

ưu thế sau đây: - Thịt bò nhiều nạc, ít mỡ, thơm ngon nhất là thịt bò lai, bê lai

(bò vàng nội lai với các bò đực Zebu), thịt bò được chế biến thành nhiều món ăn ngon như phở, thịt bò khô, bê thui...

- Chăn nuôi bò chủ yếu là bằng cỏ, rơm, thân cây ngô, bã mía . . . và tiêu tốn lương thực rất ít chủ yếu là những lương thực thứ yếu như sắn khô, cám, bột ngô... chỉ dùng vỗ béo vào thời gian cuối trước khi xuất bán vài tháng.

- Các phụ phẩm nhất là da, xương... là nguyên liệu rất quan trọng của công nghiệp làm đồ da và giầy dép

Trong chăn nuôi bò, lượng thức ăn yêu cầu để tăng được 1kg hơi cần: từ 35 - 40kg cỏ tươi (nuôi đơn thuần là chăn thả). Hoặc từ:

+ 18 - 20kg cỏ tươi. + 3,5 - 4kg rơm ủ.

Page 19: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 01_4_2012.pdf · không thấy rõ ràng, quá trình

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 19

+ 0,3 - 0,4kg cám, bột sắn (đối với nuôi vỗ béo tại chuồng). Để sản xuất ra được 1 lít sữa bò cần: + 8 - 10 kg cỏ tươi. + 3,5 - 4kg rơm ủ. + 0,3 - 0,4kg cám hỗn hợp. Như vậy trong chăn nuôi bò thịt hay bò sữa, yêu cầu lượng

thức ăn thô, xanh vẫn là chủ yếu. Hiện nay ngoài việc đang đẩy mạnh chuyển một số đất đồi, đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cỏ để nuôi bò thịt, bò sữa. ở nước ta, với ưu thế có trên 4 triệu ha chuyên trồng lúa một năm từ 2-3 vụ sẽ có một lượng rơm rất lớn, việc tận thu, bảo quản, chế biến rơm sẽ là một nguồn cung cấp thức ăn thô rất quan trọng để phát triển mạnh đàn bò các loại hiện nay.

Tuy vậy ở một số địa phương do đàn trâu bò cày kéo giảm, do rơm khô chúng ăn được ít nên rất coi nhẹ việc tận thu rơm, để ẩm mục, làm chất đốt, độn chuồng hay đốt ngay ngoài đồng lấy tro bón ruộng . . . rất lãng phí.

Trước yêu cầu phát triển nhanh đàn bò, nhất là đàn bò sữa, việc tận thu rơm, cả ở những vùng có đàn trâu bò kém phát triển, tận thu để chuyển bán cho những vùng phát triển mạnh trâu bò, sẽ có lợi rất lớn cho cả hai phía.

Để tận dụng tốt nguồn rơm hiện có vào phát triển đàn trâu bò, có thể áp dụng các biện pháp sau:

Phơi khô kịp thời đánh đống Đây là phương pháp bảo quản rơm đơn giản và phổ biến rộng

rãi nhất hiện nay. Hãy tuyên truyền để nhiều nông dân nhận thức được vai trò và sự cần thiết của rơm đối với phát triển chăn nuôi trâu bò. Coi việc thu rơm là nhiệm vụ quan trọng thứ hai sau hạt thóc để bố trí lao động hợp lý khẩn trương hơn trong việc phơi rơm rạ mau khô, đảm bảo độ ẩm 9 - 10%, trông rơm vẫn còn màu xanh là thu về đánh đống kịp thời ngay. Cần lưu ý chọn nơi đánh đống rơm cao ráo, thoáng, không bị ẩm ướt, không đánh đống rơm dưới các tán cây to...

Đóng bánh rơm rạ Đóng bánh rơm rạ như đóng bánh cỏ khô ở các nước có bãi cỏ

lớn. Bánh rơm có kích thước 50cm x 50cm hoặc 100cm x 100cm. Mỗi bánh rơm được đóng có thể giảm thể tích so với đánh đống từ 5

Page 20: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 01_4_2012.pdf · không thấy rõ ràng, quá trình

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 20

- 6 lần mà lại dễ bảo quản, có thể xếp vào các nhà kho rất đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Phương pháp đóng thủ công có thể đóng khuôn bằng gỗ hay bằng sắt có kích thước bánh như trên. Xếp rơm vào rồi dùng bàn ép, ép chặt rơm xuống, sau dùng dây thép hay đai sắt cố định như gói bánh chưng.

Chế biến rơm bằng urê Rơm khô tỷ lệ đạm rất thấp 3 - 4%, tỷ lệ xơ rất cao tới 33 -

34% lại nhiều silic nên trâu bò không thể ăn được nhiều. Nhưng nếu rơm được chế biến sẽ khắc phục được tốt các hạn chế

trên đây, giúp trâu bò ăn được nhiều rơm gấp 2 lần so với không được chế biến, tỷ lệ tiêu hoá tăng 14 - 15%, lượng đạm dễ tiêu tăng lên khá.

Phương pháp chế biến, ủ rơm bằng urê như sau: - Nguyên liệu gồm có: + Rơm: 100kg. + Urê: 3 - 4kg + Vôi bột: 0,5kg. + Muối ăn: 0,5kg + Lượng nước sạch: 100 lít - Dụng cụ để ủ: + Đóng thùng gỗ. + Đào hố, lót nilon (nơi đất đồi núi). + Xây bể nửa nổi, nửa chìm, cạnh bể có một rốn để hứng nước

ủ từ bể chảy ra có thể múc tưới lên lớp rơm trên cùng. Kích thước thùng, bể... tuỳ theo số lượng trâu bò nuôi. Mỗi hộ

chăn nuôi trâu bò nên làm từ 2 - 3 cái thì mới có rơm ủ đủ cung cấp thường xuyên cho đàn trâu bò ăn.

- Cách tiến hành làm như sau: Ban đầu cân 10kg rơm bó lại làm mẫu, các bó sau bó tương tự

như bó đầu cho nhanh. Rải đều số rơm bó đầu (10kg) vào thùng hay bể ủ, dùng ô doa

(bình tưới) 101, múc đầy nước rồi cân 0,3 - 0,4kg urê; 0,50g vôi; 50g muối ăn đổ vào ô doa khuấy cho tan hết, rồi tưới đều lên lớp rơm vừa rải.

Những lớp sau cũng làm tương tự như vậy cho đủ 100 - 200kg rơm... Trên cùng lấy nilon bọc kín rồi dùng bao tải đậy lại (ủ yếm khí).

Page 21: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 01_4_2012.pdf · không thấy rõ ràng, quá trình

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 21

Thời gian ủ từ 7 - 10 ngày trở lên, tốt nhất là sau 21 ngày mới cho trâu bò ăn.

- Cách cho trâu bò ăn: Rơm sau khi ủ vẫn vàng thơm và mềm là được, lấy tới đâu cho

ăn hết tới đó. Đồng thời sau khi lấy rơm ủ ra phải nhanh chóng đậy kín lại để tránh không khí vào nhiều làm đen sản phẩm ủ.

Rơm ủ lấy ra phải để khoảng 30 phút để bay hết mùi hắc rồi mới rải cho trâu bò ăn, 2-3 ngày đầu nên trộn 1/2 rơm ủ với rơm khô. Sau khi bò đã ăn quen thì mỗi bữa cho ăn từ 5-6 kg rơm ủ.

Cần nhớ là khi bắt đầu cho bò ăn rơm ủ ở bể thứ nhất, là bắt đầu ủ bể thứ hai thì khi cho ăn hết bể thứ nhất sẽ có rơm ủ đã đủ thời gian theo yêu cầu (rơm ngấu) để cho đàn bò ăn tiếp mà không bị gián đoạn.

Theo: Nông nghiệp Việt Nam

KỸ THUẬT TRỒNG BÍ LẤY NGỌN

Bí ngô (bí đỏ) là cây dễ trồng, ngoài trồng lấy quả, người ta còn dùng ngọn non làm nguồn rau xanh rất tốt, nhất là vào thời gian giáp hạt, thị trường thiếu các nguồn rau xanh khác. Trong những năm gần đây ở một số địa phương bà con nông dân đã cải tiến cách trồng bí ngô chuyên khai thác lấy ngọn làm rau xanh đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao, gấp 3-4 lần so với trồng lấy quả.

Nhận thấy cây bí đỏ trồng xen dưới tán các cây, nhất là vào những năm đầu khi cây chưa khép tán hoặc sau khi táo được cưa đốn tái sinh vừa có tác dụng giữ ẩm cho đất, hạn chế được cỏ dại, vừa có thêm nguồn thu nhập để “lấy ngắn nuôi dài” nên anh đã đầu tư phủ xanh hầu như toàn bộ diện tích bằng loại cây rau bình dân này.

Sau đợt mưa lũ lịch sử vừa qua, Hà Nội thiếu rau xanh, ngọn bí của trang trại anh bán được giá và tiêu thụ nhiều nhờ ngọn to, mập, rau non và thực sự an toàn vì trong vườn anh còn nuôi ong mật nên không phun thuốc. Nói về giá cả và thu nhập, Tiến khoe, bình thường mỗi ngày anh cắt được trên trăm cân giao cho khách buôn tại vườn với giá 3.000 đồng/chục ngọn. Hiện nay giá đã lên tới 10.000 đồng/chục mà không đủ rau để cung cấp cho khách hàng. Chỉ riêng

Page 22: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 01_4_2012.pdf · không thấy rõ ràng, quá trình

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 22

ngọn rau bí mỗi năm vườn trại gia đình anh đã cho thu vài ba chục triệu đồng trong tổng số 500-600 triệu đồng từ các sản phẩm nông nghiệp khác.

Theo anh Tiến, rau bí có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là vào 2 vụ chính: Đông xuân trồng tháng 11 để cắt ngọn tháng 2, tháng 3, thu quả tháng 4, tháng 5; hè thu trồng tháng 7, cắt ngọn tháng 9, tháng 10. Bí ngô ưa đất tốt, giàu mùn, tơi xốp, có cấu tượng nhẹ, dễ thoát nước do đó nên chọn những chân đất cao ráo, đất thịt nhẹ pha cát như đất bãi ven sông, suối; nếu trồng luân canh trên đất lúa thì cần lên liếp để tránh bị úng ngập gây thối rễ, chết dây. Cũng có thể tận dụng các bờ lô, bờ thửa hoặc trồng xen trong vườn cây ăn quả khi chưa khép tán nhưng cần trồng cách gốc các cây trồng này khoảng 1m.

Với đất bãi, đất vườn chỉ cần cày bừa, lên liếp rộng 2-2,5m; đất lúa mùa chỉ cần cày lật, lên luống rồi trồng cây (đã gieo bằng bầu) bằng đất mồi, khi cây đã bén rễ, lên xanh thì xăm xới, bón phân, vun gốc là được. Bón lót cho mỗi sào từ 300-400 kg phân chuồng, phân hữu cơ đã được ủ hoai mục trước khi gieo hạt hoặc trồng cây. Khoảng cách trồng thích hợp là cây cách nhau 45-50cm, hàng cách nhau 1m (mật độ đạt 500-550 cây/sào, cao gấp 3-4 lần so với trồng để lấy quả).

Khi cây đã bén rễ, hồi xanh hoặc đã mọc được 2-3 lá thật (khoảng 2 tuần sau gieo, trồng) nên tưới nhử bằng nước giải pha loãng hoặc nước lã pha 5% phân urê ngày 2 lần. Vun gốc khi cây bí đã có 3-4 lá thật, sắp ngả ngọn, tưới đủ ẩm cho đâm nhiều ngọn, ngọn mập. Thu hái lứa đầu bằng cách dùng dao cắt tất cả các ngọn cách gốc 10-15cm. Làm sạch cỏ, rạch hàng cách gốc 20-25cm, bón thúc đạm với lượng 2,5-3kg/sào, lấp đất rồi tưới nhẹ đủ ẩm. Khi chồi gốc tiếp tục nẩy mầm, chọn giữ lại 2-3 chồi khỏe nhất, còn lại ngắt bỏ để tập trung nuôi chồi to, mập, ăn ngon, bán được giá. Các lứa thu hái tiếp theo cũng làm như vậy khi ngọn đã vươn dài 60-70cm, cắt ngọn sát gốc, tiếp tục bón thúc, vun xới và tưới đủ nước thường xuyên cho bí ra nhiều chồi mới có chất lượng cao.

Theo: nongnghiep.vn

Page 23: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 01_4_2012.pdf · không thấy rõ ràng, quá trình

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 23

NÔNG THÔN NGÀY NAY LỢN RỪNG Ở “THẠCH GIA TRANG”

Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây năm 2004, đáng ra anh phải chọn một công việc phù hợp trên con đường tiến thân. Nhưng với Lã Hữu Thương ở xóm Nam Hòa, xã Xuất Hóa, Lạc Sơn (Hòa Bình) lại chọn con đường về quê lập nghiệp xây dựng trang trại lợn rừng.

Theo chân Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Lạc Sơn - Bùi Văn Diển, chúng tôi đến thăm trang trại nuôi lợn rừng của anh Lã Hữu Thương, cách trung tâm huyện chừng khoảng 2 cây số. Vừa dựng xe ở cổng, một người đàn ông với dáng người cao gày, nước da ngăm đen hồ hởi ra đón khách, qua lời giới thiệu của ông Diển, chúng tôi biết đó là anh Lã Hữu Thương người trực tiếp quản lý trang trại.

Dẫn chúng tôi tham quan trang trại rộng gần 4000m2 , anh tâm sự: “Trước kia vùng đất này còn khá hoang sơ, cỏ mọc um tùm, dân cư thưa thớt, đường đi lối lại cũng chưa có, nhưng được cái địa hình nơi đây khá thuận lợi xây dựng một khu chăn nuôi. Nung nấu ý tưởng ngay từ khi ra trường và với sự quyết tâm tạo lập riêng cho mình một hướng đi mới để phát triển kinh tế. Nghĩ là làm anh đã làm đơn vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam để đầu tư. Anh đã xây dựng tường bao, chia ô làm chuồng nuôi lợn rừng. Được sự giúp đỡ, ủng hộ của người thân, anh em bạn bè làm cho anh càng vững tin thực hiện ước mơ của mình”.

Trước khi đầu tư nuôi lợn rừng, anh đã nghiên cứu tìm tòi và học học ở rất nhiều nơi từ Bắc vào Nam. Anh Thương đặt chân đến những trang trại chăn nuôi lợn rừng có tiếng như ở Văn Chấn (Yên Bái) điển hình như trang trại của cô Từ Thị Bình - tại đây anh đã học hỏi được rất nhiều kiến thức từ cách chọn giống đến cách chăm sóc...Không dừng lại anh còn lặn lội đến Nha Trang (Khánh Hòa), Củ Chi (Tp. Hồ Chí Minh) để học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi từ những hộ chăn nuôi đi trước. Để rồi đến năm 2008 anh thành lập lên trang trại lợn rừng với cái tên rất ấn tượng “Thạch gia trang”.

Page 24: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 01_4_2012.pdf · không thấy rõ ràng, quá trình

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 24

Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài” anh bắt đầu khởi nghiệp bằng 1 đôi nhím và 3 đôi lợn rừng mua từ trại giống của Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì. Vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm qua một thời gian nuôi từ 3 đôi lợn rừng đến nay trang trại của anh lên đến 150 con trong đó có 32 lợn nái và 2 con đực giống.

Tuy mới bước vào tuổi 32 nhưng anh đã trực tiếp cai quản trang trại cơ ngơi tiền tỷ. Quen chăn nuôi lại còn có kinh nghiệm học chuyên ngành Thú y ra, nên mọi việc đều rất thuận lợi với anh.

Theo anh nuôi lợn rừng không khó có khi còn dễ hơn lợn nhà vì lợn rừng là loài sống hoang dã bản tính ăn tạp nên chúng không “kén” một thứ gì. Chi phí chăn nuôi thấp trong khi giá thành lại cao hơn nhiều lần nuôi lợn nhà.

Đặc biệt, lợn rừng có sức đề kháng cao, ít xảy ra dịch bệnh. Sản phẩm thịt lợn rừng thơm ngon, thịt gần như không có mỡ, da dầy và giòn rất hâp dẫn với khách hàng được thị trường ưa chuộng. Từ lợn rừng giống đến lợn thịt đều được xuất đi các tỉnh thành khác như Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình…

Qua thực tế chăn nuôi, anh Thương còn cho biết mỗi ngày một con lợn rừng trưởng thành ăn hết lượng thức ăn khoảng 25.000đồng, nếu chịu khó trồng cỏ, sắn cho chúng ăn thì lượng tiền bỏ ra mua thức ăn cho lợn mỗi ngày còn ít hơn. Chỉ sau 4 tháng nuôi, mỗi con lợn sẽ đạt trọng lượng từ 15-20 kg và có thể xuất bán. Giá thịt thương phẩm của lợn hiện nay trên thị trường có giá từ 180.000-200.000đồng/kg; giá lợn giống là 300.000đồng/kg. Mỗi năm, một con lợn rừng đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 5-8 con lợn con.

Hiện nay trang trại lợn rừng của gia đình anh mỗi năm cho thu nhập từ 300-400 triệu đồng. Giải quyết việc làm thường xuyên cho 2 lao động với mức lương từ 2.500.000 - 3.000.000 đồng/tháng và một số lao động theo thời vụ khác.

Cuối năm nay anh tiếp tục mở rộng thêm một khu chăn nuôi lợn nái siêu nạc với số lượng khoảng 200 con. Không chỉ nuôi lợn rừng anh Lã Hữu Thương còn chăn nuôi thêm gà và nhím để tăng thu nhập kinh tế cho gia đình.

Theo: Hội nông dân VN

Page 25: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 01_4_2012.pdf · không thấy rõ ràng, quá trình

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 25

TRỒNG BÍ ĐỎ LAI F1 868 LÃI 70 TRIỆU ĐỒNG/HA/VỤ

Sau 5 năm trồng thử nghiệm, xây dựng nhiều mô hình trình diễn thành công trên các vùng đất khác nhau, mới đây Trung tâm Khuyến nông- khuyến ngư Vĩnh Phúc trình Sở NN- PTNT tỉnh này bổ sung giống bí đỏ lai F1 868 vào cơ cấu các giống rau hàng hóa của tỉnh.

So với giống bản địa và các giống đang được gieo trồng tại địa phương, bí đỏ lai F1 868 có nhiều ưu điểm vượt trội: Cây sinh trưởng khỏe, phát triển nhanh, chống chịu tốt với một số đối tượng sâu bệnh nguy hiểm, chất lượng tốt, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng; có thể trồng nhiều vụ trong năm, đặc biệt là vụ đông cho hiệu quả kinh tế rất cao.

Thực hiện chủ trương SX hàng hóa, vụ đông năm 2011 Trung tâm Khuyến nông- khuyến ngư Vĩnh Phúc triển khai xây dựng mô hình SX giống bí đỏ F1 868 với diện tích hơn 400 ha; tập trung tại 15 xã trên địa bàn tỉnh cho kết quả rất tốt.

Kết quả theo dõi ở các mô hình xã Yên Lập và Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường cho thấy, tỷ lệ đậu quả cao, đạt tới 90%, sai quả, bình quân 4- 5 quả/dây, năng suất trung bình đạt 600 kg/sào (khoảng 17 tấn/ha), khối lượng quả bình quân 1,2- 1,5 kg/quả, độ đồng đều cao, đặc ruột, thịt dẻo, ăn ngọt, được nhiều người ưa chuộng nên dễ tiêu thụ và bán được giá cao (4.500- 5.000 đồng/kg). Sau khi trừ hết các chi phí, mỗi sào cho thu lãi 2- 2,5 triệu đồng/vụ (60- 70 triệu đồng/ha).

Theo anh Nguyễn Văn Khương, một trong những hộ tham gia mô hình ở xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường, giống F1 868 dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, thu nhập trên dưới 2 triệu đồng/sào, gấp 2 các giống bí đỏ khác, gấp 3- 4 lần so với cây sắn. Nếu chăm sóc đúng quy trình, ngoài thu quả bà con có thể tận thu thêm từ 500.000- 600.000 đồng/sào/vụ từ hoa và ngọn bí.

"Một ưu điểm nữa của bí đỏ F1 868 là khả năng tái sinh của cây rất mạnh, sau khi thu hoạch xong, nếu không cần phá bỏ để trồng cây khác nông dân cắt sát gốc, tiếp tục bón thêm phân, chăm sóc để bí ra mầm mới, sau thời gian ngắn sẽ cho thêm lứa 1 quả và rau ngọn nữa có giá trị 400.000- 500.000 đồng/sào. Đây là loại cây thích hợp

Page 26: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 01_4_2012.pdf · không thấy rõ ràng, quá trình

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 26

cho SX vụ đông trong những năm tới”, ông Khổng Văn Bảy, Chủ tịch UBND xã Yên Lập nhấn mạnh.

Theo khuyến cáo của Trung tâm Khuyến nông- khuyến ngư Vĩnh Phúc, để đạt được hiệu quả cao khi trồng giống bí đỏ lai F1 868, ngoài việc áp dụng đầy đủ quy trình, bà con cần đặc biệt chú ý thêm một số điểm sau đây:

- Trên đất 2 vụ lúa có thể trồng xen canh 3 vụ: Vụ xuân, vụ hè thu và vụ đông; trong đó vụ đông cho sản lượng và hiệu quả cao nhất.

- Trồng cho bò tự do trên đất: Lên luống 5- 6 m, trồng 2 hàng dọc theo mép luống (hàng cách nhau 5- 6 m, cây cách nhau 50- 60 cm để có mật độ 560- 660 cây/1.000m2).

- Trồng cho leo giàn: Lên luống rộng 2- 2,5 m, trồng với khoảng cách hàng cách nhau 2- 2,5 m, cáy cách nhau 50- 60 cm để có mật độ từ 700- 1.000 cây/1.000 m2.

- Bấm ngọn vào buổi sáng khi cây có 5- 6 lá thật cho cây ra nhánh, sau đó chọn để lại 3 nhánh lớn đều nhau cho phát triển để lấy quả (mỗi nhánh chỉ nên tuyển để lại 1- 2 quả, còn lại có thể thu hoa và ngọn làm rau ăn).

Để biết thêm thông tin bà con liên hệ với Cty TNHH Hạt giống Tân Lộc Phát tại địa chỉ: 53/7 QL 22, thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh, ĐT: 08. 38864626.

Theo: Nông nghiệp Việt Nam

Page 27: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 01_4_2012.pdf · không thấy rõ ràng, quá trình

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 27

CÁC VẤN ĐỀ KHÁC DÂU TA - "QUẢ THÁNH TRONG DÂN GIAN"

Tên khoa học là Fructus Mori Albae hay còn gọi là tang thực, tang táo, tang quả, ô thầm, bắc thầm... là tên gọi dân dã của quả dâu, một thứ trái cây hết sức phổ biến và rẻ tiền mà lại có nhiều công dụng, người ta còn gọi dâu là "quả thánh trong dân gian".

Quả dâu chứa nhiều protein hoạt tính, vitamin và nhiều khoáng chất khác. Y học tôn vinh dâu là "loại bảo vệ sức khỏe tốt nhất của thế kỷ 21". Vào khoảng thời gian chuyển từ mùa xuân sang mùa hạ, quả dâu được bày bán rộng rãi.

Quả dâu thường dùng để ăn sống, ngâm với đường kính chế biến nước giải khát dùng cho cả mùa nóng. Ngoài ra quả dâu còn có cách chế biến rất đơn giản mà hiệu quả, đó là sử dụng dưới dạng trà, cổ nhân gọi là trà tang thầm.

Công dụng Quả dâu theo Đông y có vị chua ngọt, tính lạnh, có công dụng

tư âm dưỡng huyết, bổ can ích thận, sinh tân nhuận tràng, ô phát (làm đen dâu tóc) và trừ phong thấp, thường được dùng để chữa các chứng bệnh do can thận bất túc gây nên như đầu choáng mắt hoa, lưng đau gối mỏi, tai ù điếc, râu tóc bạc sớm, mất ngủ hay mê, tiêu khát (đái đường), táo bón, các khớp vận động khó khăn...

Quả dâu còn có tác dụng tăng cường công năng miễn dịch, thúc đẩy cơ năng tạo huyết, làm giảm hoạt tính lên men của Na, K ở màng hồng cầu giúp cân bằng quá trình sản nhiệt của cơ thể.

Giảm mỡ máu, phòng xơ cứng động mạch: axit béo trong dâu có tác dụng phân giải mỡ, giảm thiểu mỡ máu, phòng trừ xơ cứng động mạch.

Tốt cho tóc, dưỡng da, chống lão hóa: quả dâu có tác dụng cải thiện da, (bao gồm cả da đầu), cung ứng máu, dinh dưỡng cho da, khiến cho da luôn được cải thiện, kéo dài sự tươi trẻ cho làn da.

Tốt cho mắt: thường xuyên ăn quả dâu giúp mắt luôn khỏe mạnh, giảm chứng mỏi mắt khi làm việc lâu.

Page 28: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 01_4_2012.pdf · không thấy rõ ràng, quá trình

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 28

Thúc đẩy tiêu hóa: quả dâu có tác dụng bổ sung dịch vị thiếu, tăng cường sức tiêu hóa co dạ dày. Khi vào đường ruột nó kích thích niêm mạc, tăng cường công năng nhu động ruột.

Một số món ăn bài thuốc từ quả dâu Dâu ta là một loại quả món ăn vị thuốc: 60gr quả dâu tươi, 30gr long nhãn, hầm nhừ ngày ăn hai lần, trị

bệnh thiếu máu. 50gr quả dâu, 15gr mỗi thứ nhục thung dung, vừng đen, 10gr

chỉ thực (vị đông y), sắc nước uống, ngày 1 thang, trị bệnh nóng trong, táo bón.

10gr quả dâu, 10gr ngũ vị tử, sắc nước uống, ngày 2 lần, trị bệnh ra mồ hôi, mồ hôi trộm.

60gr quả dâu tươi, sắc nước uống. Hoặc quả dâu tươi đun cho đặc sánh lại mỗi ngày 10-15gr, uống với nước nóng và một chút rượu gạo. Trị bệnh đau bụng huyết hư, đau dây thần kinh.

Nước ép quả dâu, mỗi lần 15gr, liên tục trong vài ngày trị được táo bón.

15gr quả dâu sắc nước uống thường xuyên, trị bệnh mất ngủ. Cao mật ong quả dâu: nước ép quả dâu, đun nhỏ lửa cho đến khi

sánh lại, thêm lượng mật ong vừa phải vào quấy đều, chưng tiếp cho đến khi thành cao, để nguội cho vào bình phong kín. Sáng tối ăn 1-2 thìa canh, dùng với nước ấm, trị bệnh bạc tóc sớm, khí huyết hư tổn.

15gr quả dâu, 15gr cát căn, 8gr hoàng cầm, 8gr cúc hoa, 8gr tiểu kế, hãm uống như trà để chữa cao huyết áp.

10gr quả dâu, 6gr bạch truật, hãm uống để chữa chứng chậm tiêu.

15gr quả dâu, 15gr kỷ tử, 15gr đại táo, hãm uống để chữa chứng đầu choáng mắt hoa.

15gr quả dâu, 15gr long nhãn hay 15gr quả dâu, 12gr thỏ ty tử, 12gr nữ trinh tử, 12 gr kỷ tử, 8gr thục địa, 8gr tiên linh tỳ, 8gr phá cố chỉ. Tất cả cho vào phích hãm uống để chữa thiếu máu.

15gr quả dâu, 15gr hà thủ ô, 15gr nữ trinh tử và 10gr cỏ nhọ nồi. Hãm uống chống râu tóc bạc sớm.

Page 29: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 01_4_2012.pdf · không thấy rõ ràng, quá trình

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 29

15gr quả dâu, 15gr nhục dung, 15gr vừng đen và 8gr chỉ xác sao. Hãm uống để chữa táo bón.

15gr quả dâu, 3gr hồng hoa, 12gr kê huyết đằng. Hãm uống để trị chứng bế kinh.

30gr quả dâu, 15gr địa cốt bì và 15gr đường phèn. Hãm uống để trị chứng ho khan ít đờm về lao phổi.

Một số lưu ý trong cách dùng Không được ăn quả dâu cùng với trứng vịt. Người bị bệnh tiểu

đường, người phế hư, đi ngoài không được ăn. Không nên ăn quả dâu xanh. Trẻ em không nên dùng nhiều.

Thích hợp đối với người bệnh gan thận, âm huyết, người đau lưng, hoa mắt chóng mặt, ù tai, suy nhược thần kinh, mất ngủ, người trẻ bạc tóc sớm. Thích hợp với sản phụ huyết hư, bí tiện, người sau khi bị ốm cơ thể suy nhược, người già nóng trong, bí tiện...

Khi dùng cao dâu cấm không được dùng thìa sắt, khi dùng nên chọn đồ sứ. Vì quả dâu tính lạnh và có tác dụng nhuận tràng nên những người hay bị rối loạn tiêu hóa, đi lỏng do tỳ vị hư yếu và những người bị cảm mạo, ho nhiều do phong hàn không nên dùng trà tang thầm. Khi pha trà này tuyệt đối không dùng ấm bằng kim loại.

Theo: Báo Sức khoẻ & Đời sống

TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CÂY CHUỐI HỘT

Chuối hột, còn gọi là chuối chát, là cây mọc hoang và cũng trồng nhiều, tỉnh nào cũng có. Quả chuối hột lành, khi chín ăn ngọt, nhưng có nhiều hột.

Trong nhân dân, người ta thường dùng chuối hột chữa được nhiều bệnh có kết quả tốt, mọi người có thể áp dụng:

Chữa sỏi thận: Chọn chuối thật chín, lấy hột phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống; cho 7 thìa nhỏ (thìa cà phê) bột hột chuối vào 2 lít nước đun nhỏ lửa, khi còn 2/3 nước là được; uống hằng ngày như nước trà, uống liền 2-3 tháng, cho kết quả khá tốt. Hoặc quả chuối hột đem thái mỏng, sao vàng, hạ thổ 7 ngày; mỗi ngày lấy một vốc tay (chừng một quả) sắc với 3-4 bát nước uống vào lúc no.

Page 30: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 01_4_2012.pdf · không thấy rõ ràng, quá trình

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 30

Chữa bệnh tiểu đường: Đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống, dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết. Vì củ chuối không nhiều và đào củ phức tạp, có thầy thuốc đã cải tiến làm cách sau cũng thu được hết quả tốt, chọn cây chuối hột có bắp đang nhú, cắt ngang cây (cách mặt đất 20-25cm) và khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do gốc thân cây chuối tiết ra) mà uống. Dùng thường xuyên sẽ ổn định được đường huyết.

Chữa cảm nóng sốt cao phát cuồng: Đào lấy củ chuối hột, rửa sạch, giã nát, vắt lấy một bát nước cho người bệnh uống sẽ giảm sốt và không nói mê.

Chữa hắc lào: Lấy một quả chuối hột còn xanh tươi nhiều nhựa, cắt đôi, cầm xát trực tiếp vào nơi hắc lào, bệnh đỡ nhanh, dùng liên tục 7-8 ngày là khỏi.

Trẻ em táo bón: Lấy 1-2 quả chuối chín đem vùi vào bếp lửa, khi vỏ quả ngả màu đen, ruột chín nhũn lấy ra để nguội, cho trẻ ăn, khoảng mươi phút sau là đi đại tiện được.

Ngoài ra, lá và vỏ quả chuối khô còn được sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng; nước sắc quả chuối hột chữa đái rắt. Rễ cây chuối hột sắc uống chữa cảm mạo.

Theo: Báo Sức khoẻ & Đời sống

LÁ LỐT CHỮA BỆNH ĐAU NHỨC Lá lốt có tên khoa học là Piper Lolot, mọc hoang và được nhân

dân ta trồng ở khắp mọi miền để làm gia vị. Lá, thân của lá lốt có tác dụng khu phong, tán hàn, tiêu thực cho nên được nhân dân ta sử dụng rất rộng rãi để chữa chứng đau nhức xương, khớp...

Lá của cây lá lốt: làm gia vị: Chả thịt bò lá lốt (lá lốt gói thịt bò rồi nướng hay rán), nấu lươn, hoặc thái nhỏ để nấu canh với thịt nạc có tác dụng tiêu thực "nhẹ mình", rất dễ chịu. Chữa đau nhức xương, phong thấp, ra mồ hôi tay chân: dùng lá lốt tươi, sao nóng, đắp lên vùng đau và băng lại hoặc đắp lá lốt lên vùng đau rồi lấy muối (khoảng 1- 2 kg) rang nóng già, cho vào túi vải, đặt lên. Mỗi ngày 1 lần đến 2 lần, liên tục từ 7 đến 10 ngày sẽ cho kết quả. Hoặc lấy cả

Page 31: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 01_4_2012.pdf · không thấy rõ ràng, quá trình

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 31

cành, lá khoảng 40 - 50 gr (1 nắm tay), sắc với 200 ml, còn 100 ml, chia làm 2-3 lần, uống trong ngày. Nếu ra nhiều mồ hôi tay, chân: Lấy khoảng 100 gr (cả lá, thân, rễ) thái nhỏ cho khoảng 200 gr muối hột nấu 500 ml nước, đun sôi chừng 5-10 phút, để khi nước còn nóng già thì ngâm chân hay tay, mỗi lần ngâm khoảng 20-30 phút, làm hằng ngày sẽ giảm chứng ra mồ hôi, hết "mùi" và càng đỡ đau nhức xương.

Ngâm làm cồn xoa bóp: lấy thân và rễ cây chặt nhỏ, ngâm trong rượu mạnh (trên 400) dùng làm cần xoa bóp khi bị đau nhức hay chấn thương.

Lá lốt là một cây rất dễ trồng (lấy từng đoạn thân "bánh tẻ" vùi xuống đất ẩm) vừa có tác dụng làm gia vị lại vừa có tác dụng chữa bệnh, mọi người nên trồng mỗi nhà một khóm để dùng.

Theo: Báo Sức khoẻ & Đời sống

Page 32: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 01_4_2012.pdf · không thấy rõ ràng, quá trình

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 04/2012

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 32

MỤC LỤC

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC Kỹ thuật trồng mướp .......................................................1 Kỹ thuật nuôi trăn ............................................................2 Kỹ thuật bảo quản và lưu kho khoai tây giống ..................7 Kỹ thuật nuôi ốc đồng ......................................................10 Kỹ thuật trồng nấm hương ..................................................11 Phương pháp bảo quản hạt đậu nành .............................14 Phòng trừ cỏ dại trên lúa hè thu .....................................15 Kỹ thuật ủ phân hữu cơ nhanh mục ...................................17 Bảo quản chế biến rơm cho trâu bò ...............................18 Kỹ thuật trồng bí lấy ngọn .............................................21

NÔNG THÔN NGÀY NAY Lợn rừng ở “Thạch gia trang” .....................................23 Trồng bí đỏ lai F1 868 lãi 70 triệu đồng/ha/vụ ............25

CÁC VẤN ĐỀ KHÁC

Dâu ta "Quả thánh trong dân gian" .............................27 Tác dụng chữa bệnh của cây chuối hột .........................29 Lá lốt chữa bệnh đau nhức ..........................................30