bẢn tin - ria1.org · giống gốc quốc gia và cần được nghiệm thu con giống sau...

22
Đị a ch : Đ ình B ng, T S ơ n, B c Ninh Đ i n tho i: +84 3 827 3069; Fax: +84 3 827 3070 Email: [email protected] ; website: www.ria1.org Thtrưởng BNông nghip và Phát trin nông thôn vthăm và làm vic vi Vin Nghiên cu Nuôi trng Thy sn I Bu Hi đồng khoa hc Vin Nghiên cu Nuôi trng Thy sn I Nghiên cu sn xut tôm chân trng bmsch bnh ti Vit Nam Bnh phân trng tôm Sú Penaeus monodon nuôi và các gii pháp phòng bnh Nâng cao năng lc phát trin nuôi cá nước lnh Vit Nam S2 Quý II - 2011 BN TIN VIN NGHIÊN CU NUÔI TRNG THY SN I

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BẢN TIN - ria1.org · giống gốc Quốc gia và cần được nghiệm thu con giống sau khi kết thúc nghiên cứu. Bên cạnh đó các vấn đề giám sát môi trường

Địa chỉ: Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh

Điện thoại: +84 3 827 3069; Fax: +84 3 827 3070

Email: [email protected] ; website: www.ria1.org

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thăm và làm việc với

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I

Bầu Hội đồng khoa học Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I

Nghiên cứu sản xuất tôm chân trắng bố mẹ sạch bệnh tại Việt Nam

Bệnh phân trắng ở tôm Sú Penaeus monodon nuôi và các giải pháp phòng bệnh

Nâng cao năng lực phát triển nuôi cá nước lạnh ở Việt Nam

Số 2

Quý II - 2011

BẢN TIN

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN I

Page 2: BẢN TIN - ria1.org · giống gốc Quốc gia và cần được nghiệm thu con giống sau khi kết thúc nghiên cứu. Bên cạnh đó các vấn đề giám sát môi trường

2 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 2 (Quý II năm 2011)

Giấy phép xuất bản số:37/GP-XBBT ngày 25/4/2011 của Cục Báo chí – Bộ Thông tin và Truyền thông

Bản quyền thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I

Cấm sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I

Page 3: BẢN TIN - ria1.org · giống gốc Quốc gia và cần được nghiệm thu con giống sau khi kết thúc nghiên cứu. Bên cạnh đó các vấn đề giám sát môi trường

Ban biên tập Trưởng ban

Phan Thị Vân

Phó Trưởng ban

Nguyễn Hữu Ninh

Ủy viên

Nguyễn Hữu Nghĩa Mai Văn Tài Nguyễn Thị Thu Hiền Nguyễn Thị Diệu Phương Vũ Thị Ngọc Liên Hoàng Nhật Sơn Trần Thị Kim Chi Trần Anh Tuấn Chu Chí Thiết

Thư ký

Hoàng Thu Thủy

Trang bìa: Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Bắc (Xuân Đám - Cát Bà - Hải Phòng)

Ảnh: Cao Trường Giang

Trong số này

Thư ngỏ 4

Tin tức 5

Sinh sản nhân tạo thành công cá Hồi vân Onchorhynchus mykiss tại Sapa - Lào Cai 9

Bảo tồn và phát triển các loài cá trong ao cá Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch 11

Nghiên cứu sản xuất tôm chân trắng bố mẹ sạch bệnh tại Việt Nam 12

Cá Còm Chitala ornata (Gray, 1831) - đối tượng nuôi mới có nhiều triển vọng ở miền Bắc 13

Bệnh phân trắng ở tôm Sú Penaeus monodon nuôi và các giải pháp phòng bệnh 14

Nghiên cứu kỹ thuật nuôi thương phẩm và thăm dò sinh sản cá Chạch bùn Misgurnus anguilicaudatus (Cantor, 1842) 16

Phát triển công nghệ nuôi nghêu trong ao tạo sinh kế cho cư dân ven biển Việt Nam 17

Nâng cao năng lực phát triển nuôi cá nước lạnh ở Việt Nam 19

Lễ bảo vệ luận văn thạc sỹ chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản khóa 18 20

Chuyên gia Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I làm việc ở Namibia 21

Page 4: BẢN TIN - ria1.org · giống gốc Quốc gia và cần được nghiệm thu con giống sau khi kết thúc nghiên cứu. Bên cạnh đó các vấn đề giám sát môi trường

4 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 2 (Quý II năm 2011)

Thư ngỏ

Kính thưa quý độc giả,

Đối với nghề nuôi trồng thủy sản ở

miền Bắc, quý 2 hàng năm là khoảng

thời gian hết sức quan trọng, đây là

lúc người nuôi tích cực triển khai các

hoạt động sản xuất như sinh sản,

ương giống và thả giống nuôi thương phẩm. Cũng

trong quý 2 này, các đơn vị trực thuộc Viện Nghiên

cứu Nuôi trồng Thủy sản I khẩn trương tiến hành các

nhiệm vụ khoa học công nghệ cũng như các hoạt

động hỗ trợ về kỹ thuật, con giống và quản lý môi

trường dịch bệnh cho người nuôi. Bên cạnh đó, các

nhà nghiên cứu của Viện I cũng tiến hành rà soát lại

kết quả thực hiện công việc của sáu tháng đầu năm

nhằm điều chỉnh công tác triển khai cho sáu tháng

cuối năm.

Cùng với việc thực hiện công tác của năm 2011, một

số nhiệm vụ đã kết thúc vào năm 2010 cũng đã

được nghiệm thu thành công và các nhà nghiên cứu

cũng đang tập trung chuẩn bị đề cương và tham gia

đấu thầu các nhiệm vụ khoa học công nghệ cho năm

2012. Trong lĩnh vực khác, 19 học viên thuộc lớp

cao học nuôi trồng thủy sản khóa 18 liên kết với

trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tốt nghiệp

với 100% sinh viên bảo vệ luận văn tốt nghiệp đạt

loại khá và giỏi.

Bản tin này sẽ giúp quý độc giả hiểu thêm về các

hoạt động của Viện trong quý 2 vừa qua. Thời tiết

không thuận lợi với nắng nóng và mùa mưa bão đã

đến, để thực hiện thành công các công việc được

giao, đòi hỏi nỗ lực lớn của mỗi cán bộ Viện. Nhưng

tôi tin chắc rằng, với trí tuệ tập thể và sự nỗ lực hết

mình, toàn thể cán bộ của Viện I sẽ hoàn thành tốt

nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Chúc mọi điều tốt đẹp nhất.

Phan Thị Vân

Trưởng ban biên tập

Một góc của Viện I vào mùa phượng vĩ. Ảnh Mai Văn Tài

Page 5: BẢN TIN - ria1.org · giống gốc Quốc gia và cần được nghiệm thu con giống sau khi kết thúc nghiên cứu. Bên cạnh đó các vấn đề giám sát môi trường

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 2 (Quý II năm 2011) 5

Tin tức

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn Nguyễn Thị Xuân Thu về thăm

và làm việc với Viện I

Hoàng Thủy

Chiều ngày 20/5, Thứ trưởng Bộ NN & PTNT,

PGS.TS. Nguyễn Thị Xuân Thu đã đến thăm và làm

việc với Viện I tại trụ sở chính của Viện ở Bắc Ninh.

Mục đích chuyến làm việc của Thứ trưởng với Viện I

là trao đổi với Viện một số nội dung liên quan đến lĩnh

vực bảo tồn, lưu giữ nguồn gen và giống thủy sản

nước ngọt. Cùng đi với Thứ trưởng có TS. Nguyễn

Huy Điền - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông

Quốc gia và đại diện Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp

tác quốc tế (Tổng cục Thủy sản). Đại diện phía Viện I

có các Phó Viện trưởng, TS. Nguyễn Hữu Ninh và TS

Phan Thị Vân cùng các đồng chí Trưởng, Phó phòng

các đơn vị trực thuộc Viện tham dự.

Tại buổi làm việc, thay mặt Viện I, Phó Viện trưởng

Nguyễn Hữu Ninh đã tặng hoa, chúc sức khỏe Thứ

trưởng và trình bày báo cáo tóm tắt Chương trình

lưu giữ và phát triển nguồn gen, giống gốc, giống

thuần nước ngọt được thực hiện tại Viện. Mục tiêu

của chương trình này là phục vụ lâu dài cho nghiên

cứu khoa học và phát triển bền vững nghề nuôi thủy

sản, làm phong phú thêm nguồn gen thủy sản trong

tập đoàn cá nuôi và từng bước gia hóa một số giống

loài quý hiếm giá trị kinh tế cao có nguy cơ bị tuyệt

diệt, nhằm bảo vệ, duy trì và phát triển nguồn gen

của chúng.

Thứ trưởng chia sẻ, Chương trình đã thành công

bước đầu và thu được các kết quả đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, Viện cần có hướng phát triển bền vững.

Trong tình hình hiện nay, lĩnh vực nghiên cứu

phải xuất phát từ thực tiễn sản xuất, kinh doanh,

phải có khả năng áp dụng thực tế cao. Vấn đề cần

giải quyết trước mắt là Viện cần tìm hiểu nhu cầu con

giống của các địa phương, hàng năm cần thống kê

bao nhiêu đơn vị có nhu cầu thực sự cần nhận giống

gốc, giống thuần, tránh sự chuyển giao ồ ạt cho các

địa phương. Hơn nữa, Viện cần mở rộng nghiên cứu

các đối tượng nuôi thủy sản chịu lạnh ở miền Bắc, tìm

đối tượng nuôi phù hợp và đánh giá sự thích nghi của

chúng đối với vùng nuôi tại các tỉnh phía Bắc; cần xây

dựng chiến lược quỹ gen lâu dài, tiến hành đăng ký

giống gốc Quốc gia và cần được nghiệm thu con

giống sau khi kết thúc nghiên cứu. Bên cạnh đó các

vấn đề giám sát môi trường vùng nuôi tập trung;

nhiệm vụ quan trắc cảnh báo môi trường và phòng

ngừa dịch bệnh thủy sản; xây dựng tiêu chuẩn - quy

chuẩn cho những đối tượng mới, xây dựng định mức

khuyến ngư cũng được Thứ trưởng quan tâm đề cập

đến.

Kết thúc buổi họp Phó Viện trưởng Phan Thị Vân trân

trọng cảm ơn Thứ trưởng đã quan tâm tới tình hình

hoạt động của Viện, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên

cứu khoa học và rất mong Bộ NN & PTNT tạo điều

kiện hơn nữa để Viện có thể phát huy được năng lực

sở trường góp phần vào sự phát triển chung của đất

nước nói chung và của ngành nông nghiệp nói riêng.

Buổi làm việc của Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu với Lãnh đạo Viện I. Ảnh: Hoàng Thủy.

Page 6: BẢN TIN - ria1.org · giống gốc Quốc gia và cần được nghiệm thu con giống sau khi kết thúc nghiên cứu. Bên cạnh đó các vấn đề giám sát môi trường

6 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 2 (Quý II năm 2011)

Tin tức

Kỷ niệm 52 năm ngày truyền thống Thủy

sản Việt Nam (01/4/1959 - 01/4/2011)

Hoàng Thủy

Nhân kỷ niệm 52 năm ngày truyền thống của ngành

Thủy sản, cán bộ viên chức lao động đã có nhiều

hoạt động thiết thực như đẩy mạnh công tác nghiên

cứu khoa học, tăng hiệu quả sản xuất nâng cao đời

sống người lao động và tổ chức các hoạt động giao

lưu thể thao, văn nghệ.

Đặc biệt chiều ngày 31 tháng 3 năm 2011, Viện I đã

long trọng tổ chức buổi họp mặt kỷ niệm 52 năm

ngày truyền thống thủy sản Việt Nam. Tới dự buổi lễ

có đại diện của các Phòng ban thuộc Công đoàn

Nông nghiệp & PTNT. Đại diện phía Viện I có các

đồng chí lãnh đạo Viện, Chánh Văn phòng, các

Trưởng, Phó phòng, Trung tâm, Chủ tịch Công đoàn

Viện, các Tổ trưởng Tổ Công đoàn, Ban nữ công và

Đoàn Thanh niên tới tham dự.

Tại buổi họp mặt, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại

mốc sự kiện ngày 1/4/1959 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

về thăm cán bộ, chiến sỹ và ngư dân đảo Cát Bà,

Hải Phòng làm ngày truyền thống của ngành Thủy

sản. Trong nhiều năm qua ngành Thủy sản đã có

những đóng góp to lớn cho sự phát triển của nước

nhà xứng đáng là một ngành kinh tế quan trọng của

đất nước. Bên cạnh đó, ngành Thủy sản còn có vai

trò trọng yếu về quốc phòng, an ninh trên biển với sự

hiện diện của hàng triệu ngư dân nuôi trồng và khai

thác thủy sản cùng với các lực lượng vũ trang bảo

vệ chủ quyền lãnh hải của Tổ quốc.

Bầu Hội đồng Khoa học Viện Nghiên cứu

Nuôi trồng Thủy sản I nhiệm kỳ 2011-2016

Hoàng Thủy

Chiều ngày 06/4/2011 Viện I đã tiến hành họp bầu

Hội đồng khoa học nhiệm kỳ 2011-2016 dưới sự chủ

trì của ông Nguyễn Tiến Sỹ - Chánh Văn phòng

Viện. Thành phần tham dự cuộc họp bầu Hội đồng

khoa học Viện là toàn thể các cán bộ nghiên cứu

khoa học có trình độ từ thạc sỹ trở lên. Danh sách

đề cử gồm 27 người là những cán bộ khoa học có

trình độ Thạc sỹ, Tiến sỹ đại diện cho các lĩnh vực

nghiên cứu của Viện. Căn cứ vào kết quả bầu chọn

công khai theo hình thức bỏ phiếu kín, Viện đã bầu

chọn được 22 cán bộ khoa học là thành viên của Hội

đồng. Tiếp đó, 22 thành viên mới trong Hội đồng đã

đề cử ba nhà khoa học có số phiếu được bầu cao

nhất của vòng 1 để tiếp tục bầu lãnh đạo Hội đồng

khoa học. Kết quả bỏ phiếu kín vòng 2 đã lựa chọn

được Chủ tịch Hội đồng khoa học là TS. Phan Thị

Vân, giữ chức Phó chủ tịch Hội đồng khoa học là TS.

Trần Đình Luân và TS. Nguyễn Hữu Ninh.

Cán bộ nghiên cứu Viện I thu cá thí nghiệm. Ảnh Trần Minh Hậu

Page 7: BẢN TIN - ria1.org · giống gốc Quốc gia và cần được nghiệm thu con giống sau khi kết thúc nghiên cứu. Bên cạnh đó các vấn đề giám sát môi trường

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 2 (Quý II năm 2011) 5

Tin tức

Tiến sỹ Lê Thanh Lựu - Viện trưởng Viện

Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I thăm và

làm việc tại Châu Phi

Nguyễn Hữu Nghĩa

Sau khi diễn ra Lễ ký kết hợp tác nghiên cứu và

chuyển giao công nghệ giữa Việt Nam với 2 nước

Cộng hòa Benin và Cộng hòa Nigeria, trong tháng

6/2011, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc

gia đã tổ chức đoàn công tác để các nhà khoa học

Việt Nam đi khảo sát và chuyển giao một số công

nghệ trong nông nghiệp cho 2 nước Benin và

Nigeria. Viện trưởng Viện I, Tiến sỹ Lê Thanh Lựu

đã đại diện ngành Thủy sản tham gia cùng đoàn.

Đoàn đã thăm các điểm mô hình canh tác của Trung

tâm Nông nghiệp Songhai có cả ở hai nước Benin

và Nigeria. Songhai là một trung tâm đào tạo các học

viên là nông dân về công nghệ canh tác nông

nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Tại đây

phương pháp sản xuất của họ là canh tác hữu cơ,

không dùng hóa chất. Ở Nigeria, Songhai có

20,000ha tại Emungu và 600ha tại Riverstage.

Những học viên sau khi kết thúc khóa học nếu muốn

ở lại làm việc với Trung tâm sẽ được cấp đất để

canh tác và Songhai sẽ mua lại sản phẩm.

Nigeria và Benin đều muốn Việt Nam cung cấp

chuyên gia chuyển giao các kỹ thuật trồng lúa, nấm,

nuôi trồng thủy sản. Cơ hội hợp tác đầu tư cũng

được mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn

đầu tư sang Benin hoặc Nigeria. Các nhà khoa học

Việt Nam cũng đã học được những kinh nghiệm tổ

chức khuyến nông bài bản và công nghệ canh tác

hữu cơ của nước bạn.

Viện I đã ký biên bản ghi nhớ với Songhai. Thời gian

tới Songhai sẽ cử người sang Viện học về kỹ thuật

nuôi trồng thủy sản. Viện cũng sẽ cử chuyên gia giúp

bạn trong lĩnh vực này. Sinh viên cao học hoặc

nghiên cứu sinh tiến sỹ có thể tham gia sang Benin

và Nigeria để làm nghiên cứu.

Hội nghị sinh viên và cán bộ trẻ nghiên

cứu khoa học toàn quốc ngành nuôi

trồng thủy sản năm 2011 (Nha Trang,

ngày 25 - 26/6/2011)

Mai Văn Tài

Nhằm thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học và

tạo cơ hội giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm của

Nuôi cá lồng tại Parakou. Ảnh do Trung tâm Songhai cung cấp

Thu hoạch cá da trơn. Ảnh do Trung tâm Songhai cung cấp

Page 8: BẢN TIN - ria1.org · giống gốc Quốc gia và cần được nghiệm thu con giống sau khi kết thúc nghiên cứu. Bên cạnh đó các vấn đề giám sát môi trường

8 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 2 (Quý II năm 2011)

Tin tức

sinh viên và cán bộ khoa học trẻ của các trường,

viện có đào tạo, nghiên cứu về nuôi trồng thủy sản,

Hội nghị sinh viên và cán bộ trẻ nghiên cứu khoa học

toàn quốc ngành NTTS năm 2011 đã được tổ chức

tại Đại học Nha Trang vào ngày 25 - 26/6. Hơn 250

sinh viên và cán bộ khoa học trẻ đến từ nhiều

trường, viện nghiên cứu trên cả nước đã tham gia

hội nghị. Có 36 báo cáo trình bày và 45 báo tường

(poster). Khách mời tham dự hội nghị có Phó Tổng

cục trưởng Tổng cục Thủy sản TS. Phạm Anh Tuấn

với báo cáo dẫn đề “Hiện trạng và xu hướng phát

triển Nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và Thế giới”.

Hội nghị được chia thành 4 tiểu ban, gồm: 1) Nuôi

thương phẩm, thức ăn và dinh dưỡng; 2) Sản xuất

giống và di truyền; 3) Môi trường và bệnh thủy sản

và 4) Lĩnh vực khác. Trong chương trình hội nghị,

người tham gia được tham quan khu vực nuôi biển

trên Vịnh Nha Trang vào ngày 26/6.

Theo đánh giá chung của Ban tổ chức, nhiều báo

cáo khoa học trong hội nghị lần này đạt chất lượng

tốt. Có 6 giải nhất, 6 giải nhì, 4 giải ba và 4 giải

khuyến kích được trao cho các báo cáo viên ở 4 tiểu

ban và phần poster. Có 5 báo cáo và poster từ Viện I

gửi tham gia Hội nghị. Bài trình bày “Đánh giá chất

lượng trứng và ảnh hưởng của hàm lượng acid béo

thiết yếu trong thức ăn đến sinh sản của cá bố mẹ và

thành phần sinh hóa trứng cá Giò Rachycentron

canadum ” của TS. Nguyễn Quang Huy đến từ Phân

viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản Bắc Trung Bộ,

Viện I trong Tiểu ban Sản xuất giống và Di truyền đã

nhận được giải nhất.

Hội nghị đã thành công tốt đẹp. Ban tổ chức đã hội ý

với các đại diện đến từ các trường, tiện và quyết

định Đại học Nông Lâm Huế sẽ là đơn vị tổ thức hội

nghị tiếp theo vào năm 2012.

Tổ chức vui chơi cho con em cán bộ

nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6

Đàm Mỹ Chinh

Nằm trong khuôn khổ những hoạt động hưởng ứng

tháng hành động vì trẻ em, ngày 1.6.2011 Đoàn

thanh niên phối hợp với Công đoàn Viện I đã tổ chức

cho các cháu thiếu nhi từ 2- 15 tuổi, là con em cán

bộ đang công tác tại Viện được vui chơi sau những

ngày học tập vất vả.

Ban tổ chức đã đưa các cháu thiếu nhi đi tham quan

Thiên Đường Bảo Sơn là khu du lịch nổi tiếng ở

ngoại thành Hà Nội. Tại đây các cháu được khám

phá thế giới Thủy cung, thăm vườn thú và xem phim

4D về lịch sử Ai Cập Cổ đại. Hoạt động vui chơi này

là cơ hội để 40 cháu thiếu nhi có dịp được giao lưu

với nhau và cùng với các anh chị đoàn viên thanh

niên của Viện. Buổi giao lưu đã tạo nên không khí

vui tươi, phấn khởi nhân ngày Tết của thiếu nhi.TS. Nguyễn Quang Huy trình bày báo cáo tại hội nghị. Ảnh do anh Nguyễn Quang Huy cung cấp

Page 9: BẢN TIN - ria1.org · giống gốc Quốc gia và cần được nghiệm thu con giống sau khi kết thúc nghiên cứu. Bên cạnh đó các vấn đề giám sát môi trường

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 2 (Quý II năm 2011) 9

Khoa học và Công nghệ

Sinh sản nhân tạo thành công cá Hồi vân

Onchorhynchus mykiss tại Sapa - Lào Cai

Nguyễn Thị Hoa

Sau 3 năm nghiên cứu quy trình kỹ thuật nuôi vỗ

thành thục và kích thích sinh sản nhân tạo cá Hồi

vân Onchorhynchus mykiss tại Viện I, đề tài đã thu

được những kết quả ban đầu. Nhằm có những thông

tin cơ bản phục vụ cho xây dựng quy trình công

nghệ và kế hoạch sản xuất giống, đề tài đã tập trung

vào các nội dung nghiên cứu như mùa vụ sinh sản,

sức sinh sản, quá trình phát triển tuyến sinh dục và

phôi trong điều kiện môi trường, khí hậu tại Sapa-

Lào Cai. Đề tài đã xây dựng và lựa chọn công thức

thức ăn phù hợp với điều kiện trong nước đảm bảo

cá thành thục sinh dục và sinh sản đạt yêu cầu kỹ

thuật; đưa ra được điều kiện nuôi vỗ phù hợp với

thực tế nguồn nước cấp và điều kiện môi trường, khí

hậu miền núi phía Bắc; đã đưa ra được một số kích

dục tố sinh sản để kích thích sinh sản. Đề tài đã

nghiên cứu một số bệnh thường gặp và thử nghiệm

biện pháp trị một số bệnh phổ biến; nghiên cứu ảnh

hưởng của nhiệt độ đến phát triển của phôi trong

quá trình ấp trứng cá. Tiếp đến đề tài nghiên cứu

khả năng sử dụng thức ăn trong nước để chủ động

ương cá Hồi vân góp phần hoàn thiện quy trình sinh

sản nhân tạo.

Kết quả nghiên cứu cho thấy cá Hồi vân nuôi ở nước

ta cho hệ số thành thục cao nhất 17,3-18,6% vào

tháng 12, noãn bào phát triển đến giai đoạn IV từ

tháng 10 đến tháng 12. Mùa vụ sinh sản chính được

dự báo vào tháng 12 và tháng 1 hàng năm. Qua kết

quả theo dõi sự phát triển của noãn bào và hệ số

thành thục (GSI %) cho thấy, cá bố mẹ nên được bắt

đầu nuôi vỗ từ tháng 7 hàng năm. Quá trình nuôi vỗ

được chia thành 2 giai đoạn, nuôi vỗ tích cực (tháng

7 đến tháng 9) và nuôi vỗ thành thục (tháng 10 đến

11 hoặc tháng 12). Nhiệt độ phù hợp cho giai đoạn

sinh sản và ấp trứng từ 10-12oC, khi nhiệt độ tăng

cao vào đầu xuân trứng thoái hóa rất nhanh. Sức

sinh sản tuyệt đối đạt cao trên 5.300 trứng/cá cái,

sức sinh sản tương đối đạt khoảng 3.300 trứng/kg

cá cái. Sức sinh sản thực tế của cá Hồi nuôi trong

điều kiện tại Sapa đạt khoảng 1.700 đến 2.200

trứng/kg cá cái. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số

thành thục, sức sinh sản của cá nuôi trong nghiên

cứu này tương đương với một số công bố khác trên

thế giới. Qua đó cho thấy cá Hồi vân hoàn toàn có

thể khép kín vòng đời trong điều kiện môi trường tự

nhiên tại Sapa. Theo dõi hệ số thành thục với các

hình thức nuôi vỗ khác nhau cho thấy sử dụng bể

nuôi cá bố mẹ ngoài trời có nước chảy sẽ cho kết

quả sinh sản cao hơn so với bể trong nhà hay ao

đất.

Kết quả thử nghiệm 3 công thức thức ăn sản xuất

trong nước năm thứ nhất, lặp lại và bổ sung với 2

công thức, năm thứ 2 đàn cá bố mẹ được nuôi vỗ

thành thục với 5 công thức thức ăn sản xuất trong

nước. Công thức đối chứng là thức ăn nuôi cá Hồi

Thu trứng và sẹ thụ tinh nhân tạo cá hồi vân tại Sapa. Ảnh: Chu Quang Kiệm

Page 10: BẢN TIN - ria1.org · giống gốc Quốc gia và cần được nghiệm thu con giống sau khi kết thúc nghiên cứu. Bên cạnh đó các vấn đề giám sát môi trường

10 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 2 (Quý II năm 2011)

Khoa học và Công nghệ

thương phẩm nhập từ Phần Lan. Kết quả cho thấy ở

năm thứ nhất công thức CT3 (41,5% protein và

15,0% lipid) cho kết quả sinh sản cao hơn so với các

công thức khác về hệ số thành thục và sức sinh sản

thực tế. Tỷ lệ đẻ đạt 75%, tỷ lệ thụ tinh trên 84% và

tỷ lệ nở trên 60%. Kết quả đạt cao hơn so với cá sử

dụng thức ăn nuôi thương phẩm nhập ngoại. Tương

tự công thức CT4 (45% protein và 16% lipid) ở năm

thứ hai cho kết quả về tỷ lệ đẻ trên 91%, tỷ lệ thụ

tinh đạt 85%, tỷ lệ nở đạt 74,3% cao hơn so với 4

công thức thức ăn sản xuất trong nước còn lại.Từ

kết quả nghiên cứu cho thấy, cá bố mẹ có thể nuôi

vỗ thành thục với thức ăn từ 40-45% protein và 15-

16% lipid, cho kết quả sinh sản đáp ứng được yêu

cầu thực tế sản xuất ở khu vực Sapa.

Kết quả sử dụng kích dục tố cho thấy có thể sử dụng

HCG với liều 3000 UI/kg cá cái hay kết hợp giữa não

thùy cá Chép (2 mg) và HCG (500 UI) hay LRHa

(30µg + 10 mg DOM) cho 1 kg cá cái đều cho hiệu

quả kích thích sinh sản tốt. Thời gian hiệu ứng thuốc

ngắn, tỷ lệ đẻ đều đạt 100%, tỷ lệ thụ tinh đạt trên

80% và tỷ lệ nở đạt khoảng 65%. Trong trường hợp

không sử dụng kích dục tố mà chỉ tạo dòng chảy

mạnh trong bể phải mất từ 24 đến 48 giờ thì việc

sinh sản mới hoàn tất, tuy nhiên các thông số sinh

sản đều đạt thấp. Do đó sử dụng kích dục tố cho

sinh sản sẽ góp phần rút ngắn được thời gian và

nguồn nước cấp thiếu do mùa vụ sinh sản thường là

cao điểm mùa khô ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Để

phù hợp với thực tế sản xuất, hạ giá thành và dễ tìm

kiếm thì HCG (3000 UI) và LRHa (30µg + 10 mg

DOM) nên được lựa chọn để kích thích sinh sản

nhân tạo cá Hồi vân ở nước ta.

Cá Hồi vân trừ giai đoạn cá bột, các giai đoạn khác

đều nhiễm các bệnh ký sinh trùng, vi khuẩn và nấm

với các cường độ nhiễm khác nhau. Giai đoạn cá

giống là thời điểm có cường độ nhiễm cũng như số

loài ký sinh nhiều hơn so với các giai đoạn khác.

Thử nghiệm ban đầu cho thấy đối với tác nhân là vi

khuẩn có thể sử dụng hai loại kháng sinh

Enrofloxacine và Oxytetracycline cho hiệu quả trị

bệnh tốt. Đối với bệnh là ký sinh trùng có thể kết hợp

tắm bằng Formaline với liều 200 ppm (ở nhiệt độ 16-

17oC) trong vòng 20-30 phút/lần/ngày, trong 3 ngày

đầu. Sau đó kết hợp với tắm bằng muối ăn (NaCl)

với lượng 3-4 kg/m3 nước từ ngày thứ 4, sau đó

cách 3 ngày tắm cho cá 1 lần cho đến khi kiểm tra

không thấy xuất hiện ký sinh trùng thì dừng lại. Do

thời gian nghiên cứu này thực hiện trong năm 2008

và 2009, trước khi hai loại kháng sinh này nằm trong

danh sách hạn chế sử dụng theo thông tư

15/2009/TT-BNN, trong thời gian tới cần có những

nghiên cứu mở rộng với các kháng sinh có khả năng

thay thế khác.

Duy trì nhiệt độ môi trường ấp trứng cá 10-12oC sẽ

cho tỷ lệ dị hình thấp nhất, thời gian ấp trứng trong

vòng 4 tuần. Trong trường hợp mua thức ăn cho

ương cá bột mới nở gặp khó khăn có thể sử dụng

thức ăn cỡ nhỏ của tôm sú (trên 43% protein) sau đó

về phun dầu mực bổ sung có thể ương cá bột lên cá

hương cho kết quả khả quan. Giai đoạn ương cá

hương lên cá giống có thể sản xuất thức ăn tại chỗ

với hàm lượng protein gần 50% và 6% lipid cho kết

quả gần bằng thức ăn nhập ngoại, trong khi đó giá

thành thấp hơn rất nhiều. Thức ăn này cần được tiếp

tục nghiên cứu bổ sung thêm hàm lượng lipid sẽ cho

kết quả ngang với thức ăn nhập ngoại.

Từ các kết quả trên, dự thảo quy trình kỹ thuật nuôi

vỗ thành thục và kích thích sinh sản đã được hoàn

thành. Qua đây cho thấy cá Hồi vân có thể hoàn

Page 11: BẢN TIN - ria1.org · giống gốc Quốc gia và cần được nghiệm thu con giống sau khi kết thúc nghiên cứu. Bên cạnh đó các vấn đề giám sát môi trường

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 2 (Quý II năm 2011) 11

Khoa học và Công nghệ

toàn khép kín vòng đời trong điều kiện môi trường

nuôi tại Sapa, Lào Cai. Thành công trong sinh sản

nhân tạo cá Hồi vân ở nước ta sẽ có ý nghĩa quan

trọng đối với việc hạn chế nhập khẩu và xây dựng kế

hoạch phát triển trong nước.

Bảo tồn và phát triển các loài cá trong ao

cá Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch

Phạm Đức Lương

Ao cá Bác Hồ là một di tích sống động trong quần

thể Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch và

là di tích đặc biệt của quốc gia. Với diện tích ao cá là

3320 m2, độ sâu trung bình 2,36 m, tại đây hiện lưu

giữ 12 loài cá có nguồn gốc từ các loài cá từ khi sinh

thời Bác làm việc tại Phủ Chủ tịch và 11 loài cá được

cơ cấu bổ sung sau năm 1969. Khối lượng cá trong

ao sau khi thu tỉa định kỳ hàng năm còn lại được lưu

giữ ổn định từ 2900-3000 kg. Cá là sinh vật sống

trong môi trường nước, ngoài việc sử dụng thức ăn

để sinh tồn còn phụ thuộc lớn vào các yếu tố của

môi trường nước. Một số điểm khác biệt của ao cá

Bác Hồ tại đây là ao luôn bị cớm rợp do xung quanh

ao có nhiều cây xanh, lá cây và hoa quả thường

xuyên rụng xuống ao, nguồn nước cấp vào ao phụ

thuộc vào nguồn nước ngầm, các chỉ tiêu thủy lý hóa

có thể biến động theo ngày đêm và theo mùa, có

ảnh hưởng đến đàn cá trong ao.

Để quản lý an toàn đàn cá, các nội dung, biện pháp

được tiến hành bao gồm: i) Lập danh mục các loài

cá đang được lưu giữ và chăm sóc tại ao cá Khu Di

tích Chủ tịch Hồ Chí Minh. ii) Cơ cấu đàn cá, xác

định tuổi một số loài cá. iii) Tái tạo đàn cá từ đàn cá

gốc và thực hiện các biện pháp đồng bộ tạo môi

trường ao nuôi phù hợp. iv) Nuôi dưỡng và chăm

sóc sức khỏe đàn cá để đảm bảo đàn cá luôn hoạt

động trong trạng thái khỏe mạnh, góp phần phát huy

giá trị của ao cá Bác Hồ tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ

Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.

Đàn cá trong danh mục bảo tồn tại ao cá Bác Hồ hiện

nay được nhân giống từ đàn cá gốc trước năm 1969

và được tiếp nối thế hệ đàn cá con cháu. Đến nay thế

hệ con cháu của đàn cá trong ao phần lớn dưới 10

năm tuổi nên khả năng hoạt động và sinh trưởng rất

tốt. Việc cơ cấu thành phần loài phù hợp sẽ tạo ra sự

hài hòa giữa không gian sống ở các tầng nước trong

ao và sử dụng triệt để nguồn thức ăn tự nhiên. Thức

ăn tự nhiên, mùn bã hữu cơ và một số chất thải từ cá

sẽ được một số loài cá sử dụng làm thức ăn, hạn chế

sự tồn đọng các hợp chất hữu cơ tích tụ trong ao.

Đây cũng là phương pháp quản lý đàn cá và môi

trường ao nuôi bằng biện pháp sinh học tự nhiên có

hiệu quả nhất. Ngoài ra, thành phần loài trong ao cá

Bác Hồ thể hiện sư đa dạng bao gồm các loài cá bản

địa ở vùng đồng bằng, trung du, miền núi từ Bắc vào

Nam và một số loài cá có giá trị kinh tế của các nước

lân cận và các châu lục được thuần hóa và nuôi

dưỡng có hiệu quả ở Việt Nam.

Cán bộ Viện I đang tiến hành thao tác kỹ thuật tại ao cá Bác Hồ. Ảnh: Phạm Đức Lương

Page 12: BẢN TIN - ria1.org · giống gốc Quốc gia và cần được nghiệm thu con giống sau khi kết thúc nghiên cứu. Bên cạnh đó các vấn đề giám sát môi trường

12 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 2 (Quý II năm 2011)

Khoa học và Công nghệ

Quản lý tốt môi trường ao và đàn cá ao Bác Hồ là

một nhiệm vụ thường xuyên cần được các cơ quan

quản lý chuyên ngành tiếp tục thực hiện nhằm đảm

bảo tốt môi trường và an toàn đàn cá. Ao cá Bác Hồ

là một mô hình đặc biệt về nuôi thủy sản, thể hiện sự

tâm huyết của các nhà khoa học, các nhà quản lý và

đồng bào đối với một di sản đặc biệt của đất nước.

Ngoài ý nghĩa bảo tồn di tích còn góp phần phục vụ

nhu cầu thăm viếng Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí

Minh tại Phủ Chủ tịch hàng ngày của đồng bào và

khách quốc tế.

Nghiên cứu sản xuất tôm chân trắng bố

mẹ sạch bệnh tại Việt Nam

Vũ Văn In

Tôm chân trắng Liptopenaeus vannamei với nhiều

ưu thế vượt trội nên đã nhanh chóng trở thành đối

tượng nuôi quan trọng tại nhiều quốc gia có truyền

thống nuôi tôm sú như Việt Nam. Để đáp ứng nhu

cầu về tôm giống, nhiều trại giống thủy sản trong

nước đã tiến hành sản xuất tôm giống nhưng sản

lượng chưa đáp ứng được nhu cầu. Hiện nay, nguồn

tôm chân trắng bố mẹ cung cấp cho các trại giống

chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài. Khó khăn về

nguồn cung cấp tôm bố mẹ cho các trại sản xuất

giống đó là tôm bố mẹ nhập khẩu có chất lượng thì

giá cao (tôm nhập khẩu từ Thái Lan giá từ 25

USD/cặp), nhưng loại tôm có giá hợp lý thì chất

lượng thường không đảm bảo. Trước thực trạng đó,

Bộ NN & PTNT đã giao Viện I chủ trì thực hiện đề

tài: “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học sản

xuất tôm chân trắng bố mẹ sạch bệnh (SPF)” với

mục đích xây dựng công nghệ sản xuất tôm chân

trắng bố mẹ sạch bệnh tại Việt Nam, hướng tới mục

tiêu chủ động được nguồn cung cấp tôm bố mẹ sạch

bệnh cho các trại giống trong nước với giá cả cạnh

tranh nhất.

Nguồn vật liệu ban đầu là đàn tôm chân trắng bố mẹ

nhập ngoại từ Hawaii, Singapore sạch ít nhất 05 loại

bệnh (TSV, WSSV, YHV/GAV, IHHNV, MBV) và

nguồn tôm giống sạch bệnh chất lượng cao trong

nước. Từ nguồn vật liệu ban đầu kể trên, Đề tài đã

triển khai sản xuất tôm chân trắng bố mẹ sạch bệnh

trong điều kiện an toàn sinh học được bố trí tại 02

địa điểm: Cát Bà và Vũng Tàu. Tại Cát Bà, an toàn

sinh học được áp dụng tại 02 khu vực bao gồm: khu

cách ly cho hệ thống ao nuôi ngoài trời và khu bể

trong nhà. Các yếu tố đầu vào đều được vệ sinh,

khử trùng nghiêm ngặt nhằm đảm bảo ngăn ngừa

được mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào hệ

thống nuôi.

Đầu năm 2009, Đề tài đã nhập 350 cặp tôm bố mẹ

SPF từ Hawaii và được thuần hóa, nuôi vỗ và cho

sinh sản nhân tạo trong khu vực cách ly thuộc Trung

tâm Quốc gia giống Hải sản miền Bắc tại Cát Bà.

Song song với việc nhập và sinh sản đàn tôm nhập

ngoại, đề tài đã tiến hành tuyển chọn tôm giống sạch

bệnh trong nước chất lượng cao để phát triển đàn

tôm bố mẹ từ nguồn giống nội địa để đảm bảo đa

dạng hóa di truyền. Tôm giống PL15 được sản xuất

Khu bể nuôi tôm SPF trong nhà. Ảnh: Vũ Văn In

Page 13: BẢN TIN - ria1.org · giống gốc Quốc gia và cần được nghiệm thu con giống sau khi kết thúc nghiên cứu. Bên cạnh đó các vấn đề giám sát môi trường

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 2 (Quý II năm 2011) 13

Khoa học và Công nghệ

và ương lên cỡ PL45 trong bể composite trong nhà.

Sau đó tôm PL45 được nuôi tăng trưởng trong bể xi

măng 80m3 trong nhà và bể xi măng 500m3 ngoài

trời. Sau quá trình nuôi tăng trưởng, tôm được lựa

chọn để nuôi tiếp thành tôm bố mẹ hậu bị. Định kỳ

hàng tháng lấy mẫu phân tích 05 loại mầm bệnh

(TSV, WSSV, YHV/GAV, IHHNV, MBV) để đảm bảo

sản phẩm sạch bệnh của đề tài. Sau hơn một năm

thực hiện, đề tài đã sản xuất được 2200 cặp tôm bố

mẹ sạch bệnh đầu tiên vào năm 2010 và 2500 cặp

tôm bố mẹ vào đầu năm 2011. Tôm bố mẹ của đề tài

đã đưa ra thử nghiệm ở một số trại sản xuất giống

trong nước và được đánh giá cao, đảm bảo tiêu chí

sạch 05 loại bệnh với tỷ lệ tham gia đẻ trứng đạt

75%, sức sinh sản đạt từ 150.000 trứng/con, tỷ lệ nở

đạt trên 70%. Trong thời gian tới, Đề tài tiếp tục cho

lai tạo, ương nuôi và tuyển chọn các thế hệ tiếp theo

nhằm lưu giữ và phát triển đàn tôm bố mẹ đã được

tạo ra đồng thời hoàn thiện qui trình công nghệ sản

xuất tôm bố mẹ sạch bệnh trong nước. Thành công

của đề tài sẽ tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp

theo về di truyền chọn giống và đẩy nhanh hoạt động

sản xuất tôm chân trắng bố mẹ sạch bệnh chất

lượng cao tại Việt Nam.

Cá Còm Chitala ornata (Gray, 1831) -

đối tượng nuôi mới có nhiều triển vọng ở

miền Bắc

Nguyễn Văn Tiến và Vũ Hồng Sự

Đề tài “Nghiên cứu nuôi thương phẩm và thử nghiệm

sản xuất giống cá Còm tại Hà Nội” thuộc chương

trình 01C-05 do Sở Khoa học và Công nghệ thành

phố Hà Nội tài trợ được thực hiện từ tháng 1/2011-

12/2013. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu thành

công công nghệ nuôi thương phẩm cá Còm, góp

phần đa dạng hóa đối tượng cá nuôi có giá trị kinh tế

cao tại miền Bắc.

Cá Còm là loài cá nhiệt đới, có tên khoa học là

Chitala ornata (Gray, 1831), thuộc Họ Notopteridea,

Giống Chitala. Tên tiếng Việt là cá Còm, cá Thát lát

cườm hoặc cá Nàng hai, tên tiếng Anh là Clown

knife fish. Ở nước ta, cá Còm phân bố tự nhiên từ

Nam Trung bộ đến Nam Bộ, tập trung nhiều nhất ở

khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Do có chất

lượng thịt thơm ngon nên cá Còm đang được nhân

rộng trở thành đối tượng cá nước ngọt đặc sản ở

Kiểm tra mẫu cá còm. Ảnh: Nguyễn Văn Tiến

Khu ao nuôi tôm SPF ngoài trời. Ảnh: Vũ Văn In

Page 14: BẢN TIN - ria1.org · giống gốc Quốc gia và cần được nghiệm thu con giống sau khi kết thúc nghiên cứu. Bên cạnh đó các vấn đề giám sát môi trường

14 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 2 (Quý II năm 2011)

Khoa học và Công nghệ

khu vực Nam Bộ. Ở miền Bắc, chưa có nhiều nghiên

cứu về kỹ thuật nuôi đối tượng này.

Thí nghiệm ương nuôi cá Còm giai đoạn cá hương

lên cá giống sử dụng 3 loại thức ăn: Thức ăn hỗn

hợp 35% protein, 50% thức ăn hỗn hợp kết hợp 50%

cá tạp, và 100% cá tạp được thực hiện trong ao tại

Viện I từ tháng 4-6 năm 2011. Từ cỡ cá ban đầu 0,6

g/con, chiều dài 3-4 cm/con, sau 36 ngày thí nghiệm

cá đạt khối lượng trung bình từ 8,2-8,6 g/con, 9-12

cm/con. Không có sự khác biệt về tốc độ sinh

trưởng, tỷ lệ sống của cá Còm thí nghiệm. Hệ số

thức ăn thấp nhất ở nghiệm thức nuôi bằng thức ăn

viên hỗn hợp. Hệ số thức ăn giai đoạn ương giống

rất thấp ở cả 3 nghiệm thức (0,68-1,35) do cá có khả

năng sử dụng một phần thức ăn tự nhiên có sẵn

trong ao.

Thí nghiệm cho thấy, cá Còm sinh trưởng tốt trong

điều kiện thí nghiệm và là đối tượng nuôi có nhiều

triển vọng ở miền Bắc Việt Nam. Sử dụng thức ăn

hỗn hợp ương nuôi cá còm từ giai đoạn 3-4 cm lên

10 cm/con cho kết quả sinh trưởng và tỷ lệ sống

tương đương với thức ăn đối chứng là cá tạp. Trong

thời gian tới Đề tài sẽ tiếp tục nghiên cứu công nghệ

nuôi, nuôi vỗ cá bố mẹ và thử nghiệm sản xuất giống

cá Còm trong điều kiện miền Bắc.

Bệnh phân trắng ở tôm Sú Penaeus

monodon nuôi và các giải pháp phòng

bệnh

Nguyễn Thị Hà

Sự bùng nổ của dịch bệnh tôm gây ra thiệt hại nặng

nề về kinh tế cho nghề nuôi tôm trên toàn cầu. Ở Việt

Nam, một bệnh mới, được gọi là bệnh phân trắng,

mới được thông báo gần đây ở tôm Sú Penaeus

monodon. Bệnh phân trắng được phát hiện lần đầu

tiên vào năm 1998, sau đó bệnh lan truyền trên diện

rộng, gây thiệt hại đáng kể cho nhiều vùng nuôi tôm

Sú, đặc biệt ở một số tỉnh nuôi nhiều như Phú Yên,

Khánh Hòa, Ninh Thuận và một số tỉnh thuộc Đồng

bằng sông Cửu Long. Vì sự nguy hiểm của bệnh đối

với nghề nuôi tôm ở Việt Nam, bệnh phân trắng đã

được nghiên cứu tại Trung tâm Quan trắc Cảnh báo

Môi trường và Phòng ngừa Dịch bệnh Thủy sản khu

vực miền Bắc (CEDMA), Viện I, trong khuôn khổ của

đề tài thuộc Bộ NN & PTNN, để xác định tác nhân gây

bệnh và bước đầu đưa ra giải pháp phòng bệnh.

Bảng: Sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá Còm nuôi bằng 3 loại thức ăn giai đoạn ương giống (TB±SE)

Chỉ tiêu TAHH HH&CT CT Khối lượng TB khi thả (g/con) 0,6±0,02 0,6±0,02 0,6±0,02Khối lượng TB khi thu (g/con) 8,2±0,47a 8,2±0,64a 8,6±0,82a

Tăng trọng khối lượng (g/con) 7,5±1,2a 7,5±1,1a 8,0±0,2a

Thời gian nuôi (ngày) 36 36 36Tăng trưởng trung bình (g/con/ngày) 0,21±0,03a 0,21±0,03a 0,22±0,00a

Thức ăn sử dụng theo vật chất khô (g/con/36 ngày) 4,52±0,18b 4,27±0,01b 3,02±0,04a

Hiệu quả sử dụng thức ăn FE (g/g) 0,61±0,07 0,58±0,08 0,38±0,01FCR 0,68±0,08a 1,06±0,16ab 1,35±0,05b

Tỷ lệ sống 94,1±3,7a 96,4±0,3a 96,6±1,1

Page 15: BẢN TIN - ria1.org · giống gốc Quốc gia và cần được nghiệm thu con giống sau khi kết thúc nghiên cứu. Bên cạnh đó các vấn đề giám sát môi trường

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 2 (Quý II năm 2011) 15

Khoa học và Công nghệ

Tác nhân gây bệnh phân trắng được xác định là do vi

bào tử Enterocytozoon hepatopenaei. Tôm bị bệnh

thể hiện các dấu hiệu bệnh lý như: tôm gầy yếu,

mềm, màu sắc nhợt nhạt, trên thân và mang có nhiều

sinh vật bám. Trong ruột ít hoặc không có thức ăn, có

xuất hiện các đoạn phân trắng, đôi khi có thể quan sát

thấy ở phía sau đuôi dải phân dài 2-3 cm. Gan tụy

tôm bị bệnh có màu trắng xanh, teo lại (Hình A). Bệnh

phân trắng xuất hiện quanh năm, nhưng ở miền Bắc

và Bắc miền Trung tập trung vào tháng 5 và tháng 6,

miền Nam và Nam miền Trung tập trung từ tháng 8

đến tháng 10. Bệnh phân trắng thường xảy ra đối

với tôm ở thời điểm nuôi được 2-3 tháng.

Vì các vi bào tử Enterocytozoon hepatopenaei ký

sinh nội bào trong tế bào chất của các tế bào gan tụy

của tôm bị bệnh nên việc điều trị bệnh phân trắng là

rất khó, chỉ áp dụng các giải pháp

phòng bệnh tổng hợp để khống chế

sự phát sinh bệnh. Dưới đây là một số

giải pháp:

- Đối với nguồn giống: kiểm tra

không nhiễm vi bào tử

Enterocytozoon hepatopenaei

- Trại nuôi tôm bắt buộc phải có hệ

thống ao lắng và ao xử lý.

- Diệt vi bào tử trong bùn đáy ao,

đầm bằng vôi CaO với liều lượng

10-15 kg/100m2 đáy ao.

- Diệt vi bào tử trong nguồn nước và

diệt ký chủ trung gian bằng TCCA

với liều lượng 5 - 10 ppm.

- Cải tiến chất lượng nước trong quá

trình nuôi bằng TCCA liều lượng

0,3-0,5 ppm, 15 ngày/ lần trong

suốt vụ nuôi

- Thường xuyên theo dõi các thông số môi trường

trong quá trình nuôi. Đặc biệt tránh không để tôm

bị stress do các yếu tố môi trường thay đổi đột

ngột như nhiệt độ nước, pH, độ mặn...

- Dùng thảo dược bổ sung vào thức ăn tôm để tăng

sức đề kháng cho tôm nuôi: chế phẩm lá ổi liều

lượng 200 mg/kg thức ăn/ngày, ăn liên tục 7

ngày/lần/tháng; chế phẩm bột tỏi 8-10 g/kg thức

ăn/ngày, ăn liên tục 5 ngày/lần/tháng

- Đối với trường hợp tôm Sú bị bệnh phân trắng có

kích cỡ đạt 20-30 g/con thì nên thu hoạch. Chú ý các

dụng cụ đánh bắt, nước trong ao, đầm có tôm bị

nhiễm bệnh phải tiệt trùng bằng TCCA liều lượng 10-

15 ppm hoặc bằng Chlorin liều lượng 50-70 ppm.

Hình: Bệnh phân trắng ở tôm Sú. (A) Dấu hiệu bệnh lý của bệnh: tôm bị bệnh (bên trái) gan tụy chuyển màu trắng xanh, teo lại; tôm bình thường (bên phải) gan tụy có màu nâu sáng; (B) Phân tôm bị bệnh phân trắng; (C) Vi bào tử Enterocytozoon hepatopenaei (nhộm Gram); (D) Vi bào tử Enterocytozoon hepatopenaei (Kính HVĐT)

Page 16: BẢN TIN - ria1.org · giống gốc Quốc gia và cần được nghiệm thu con giống sau khi kết thúc nghiên cứu. Bên cạnh đó các vấn đề giám sát môi trường

16 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 2 (Quý II năm 2011)

Khoa học và Công nghệ

Nghiên cứu kỹ thuật nuôi thương phẩm

và thăm dò sinh sản cá Chạch bùn

Misgurnus anguilicaudatus (Cantor,1842)

Bùi Huy Cộng và Nguyễn Thị Diệu Phương

Cá Chạch bùn Misgurnus anguilicaudatus (Cantor,

1842) là loài cá nước ngọt có chất lượng thịt thơm

ngon và là đối tượng thuỷ đặc sản có giá trị kinh tế.

Hiện nay nhu cầu con giống cá Chạch bùn để phục

vụ cho nuôi thương phẩm rất lớn. Tuy nhiên nghiên

cứu về loài cá Chạch bùn ở Việt Nam còn hạn chế,

chủ yếu mô tả đặc điểm hình thái và phân loại. Đề tài

“Nghiên cứu kỹ thuật nuôi thương phẩm và thăm dò

sinh sản cá Chạch bùn Misgurnus anguilicaudatus

(Cantor, 1842)” được thực hiện từ 2009-2011 tại

Phòng Sinh học thực nghiệm, Viện I bằng nguồn

kinh phí của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội.

Kết quả các thí nghiệm cho thấy mùa vụ nuôi cá

Chạch bùn có thể bắt đầu từ tháng 4, cá sinh trưởng

tốt nhất từ tháng 6 đến tháng 9 (sau 60-180 ngày

nuôi tốc độ sinh trưởng dao động từ 0,70-2,0

g/con/tháng), và tốc độ sinh trưởng cá Chạch bùn

bắt đầu giảm từ tháng 10 (0,25g/con/tháng). Cá

Chạch bùn nuôi trong bể ximăng với mật độ

70con/m2 bằng thức ăn 35% protein có tốc độ sinh

trưởng tốt. Từ cỡ cá thả trung bình 3g/con sau 210

ngày nuôi đạt cỡ 9g/con, tỷ lệ sống từ 95-98%. Tốc

độ tăng trưởng tuyệt đối 0,028-0,031 g/con/ngày; hệ

số thức ăn 1,58-1,67; năng suất nuôi 32-35kg/100m2

bể.

Nghiên cứu thăm dò sinh sản cho thấy cá Chạch bùn

bắt đầu thành thục từ 1+ đến 2 tuổi. Mùa sinh sản bắt

đầu từ tháng 4, tỷ lệ thành thục cao tập trung vào

các tháng 6,7,8 và kết thúc mùa sinh sản vào tháng

10. Mùa vụ nuôi vỗ cá Chạch bùn bố mẹ từ tháng 10

tới tháng 5 năm sau; Cá Chạch bùn bố mẹ nuôi vỗ ở

mật độ 20 con/m2, trong điều kiện bể xi măng có diện

tích 30 m2, độ sâu 1,5 m; cho ăn bằng thức ăn viên

35% protein, có kích thích nước chảy 1-2 giờ/tuần và

có thể sử dụng não thùy thể để kích thích sinh sản

nhân tạo cho kết quả là 60% số cá Chạch bùn cái

đẻ được, tỷ lệ thụ tinh đạt 70% và tỷ lệ nở đạt 60%.

Cá Chạch bùn bột ương trong bể xi măng cho ăn

thức ăn phù du sinh vật và lòng đỏ trứng. Khi cá

Chạch bùn đạt cỡ 1,5 - 2cm có thể chuyển sang

ương trong giai thành cá giống cỡ 4 - 5cm. Cá

Chạch bùn giống sử dụng thức ăn là sinh vật phù du

và thức ăn tự chế 35 - 40% protein. Trong hai năm

2009 và 2010 bằng phương pháp sinh sản nhân tạo,

đề tài đã thành công sản xuất được 3000 con cá

Chạch bùn giống cỡ 2 - 3g/con.

Nghiên cứu kỹ thuật nuôi thương phẩm và thăm dò

sinh sản cá Chạch bùn góp phần xây dựng cơ sở

khoa học giúp chủ động sản xuất con giống, tạo sản

phẩm hàng hóa và góp phần bảo tồn loài cá Chạch

bùn.

Cá Chạch bùn giống. Ảnh: Bùi Huy Cộng

Page 17: BẢN TIN - ria1.org · giống gốc Quốc gia và cần được nghiệm thu con giống sau khi kết thúc nghiên cứu. Bên cạnh đó các vấn đề giám sát môi trường

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 2 (Quý II năm 2011) 17

Khoa học và Công nghệ

Phát triển công nghệ nuôi nghêu trong ao

tạo sinh kế cho cư dân ven biển Việt Nam

Chu Chí Thiết

Giới thiệu

Nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) là đối tượng nuôi có

hiệu quả kinh tế cao, nhưng chi phí đầu tư thấp, kỹ

thuật nuôi đơn giản. Hiện tại, nghêu được nuôi trên

các vùng bãi triều sử dụng lưới để vây xung quanh

ngăn địch hại và ngăn chúng di chuyển. Tuy nhiên,

hạn chế về diện tích bãi triều cùng với việc thiếu hiểu

biết về kỹ thuật nuôi và nguồn con giống phụ thuộc

vào khai thác từ tự nhiên đang cản trở đến sự phát

triển của nghề nuôi.

Nghề nuôi tôm mặc dù đã và đang mang lại thu nhập

cao cho cư dân ven biển, nhưng do chưa có kế

hoạch phát triển, năng lực phối hợp quản lý kém,

môi trường không bảo đảm, bệnh dịch bùng phát…

đã ảnh hưởng đến ổn định thu nhập của người nuôi.

Việc tìm ra đối tượng nuôi mới, vừa tận dụng được

diện tích canh tác sẵn có, vừa có khả năng cải thiện

chất lượng môi trường ao nuôi, góp phần tạo thu

nhập ổn định cho cộng đồng cư dân ven biển cần

được quan tâm, nghiên cứu. Vì vậy, phát triển kỹ

thuật nuôi nghêu trong nội đồng được tiến hành

nghiên cứu nhằm bổ sung cơ sở khoa học và kỹ

thuật, góp phần phát triển nghề nuôi bền vững ở Việt

Nam.

Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

Có 2 thí nghiệm được tiến hành: (D1): Nuôi đơn

canh nghêu M. lyrata và M. meretrix trong kênh dẫn

nước và trong ao; và (D2): Nuôi ghép nghêu M.

lyrata và M. meretrix với tôm sú trong ao. Mục đích

của thí nghiệm nhằm xác định loài nghêu nào phù

hợp trong ao, kênh và nuôi ghép với tôm trong ao.

Thí nghiệm được tiến hành trong ô 4 m2 (2x2), với 3

lần lặp ngẫu nhiên. Cỡ giống thí nghiệm đồng đều

đối với 2 loại nghêu M. lyrata và M. meretrix, lần lượt

là 2,97±0,04 g và 3,10±0,05 g. Mật độ nghêu nuôi

ghép là 88 con/m2 (mật độ tôm nuôi 15 con/m2) và

nuôi đơn trong kênh là 76 con/m2. Thí nghiệm được

tiến hành trong 4 tháng.

Tốc độ sinh trưởng của nghêu được tiến hành kiểm

tra định kỳ 15 ngày/lần, với lượng mẫu thu ngẫu

nhiên 30 con/mẫu. Tỷ lệ sống của nghêu được ghi

nhận tại thời điểm kết thúc thí nghiệm. Số liệu được

trình bày dưới dạng Mean ± SD.

Sử dụng phần mềm Graphpad Prism version 4.0 và

Excel để xử lý số liệu thống kê.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu M. meretrix và

M. lyrata trong kênh dẫn nước

Đồ thị 1: (A) Gia tăng sinh khối của nghêu và (B) tỷ lệ sống của nghêu (P ≤0,01)

Sin

h khối

tăng

thêm

(gr

am)

Tỷ

lệ sốn

g (%

)

Loài

Loài

Page 18: BẢN TIN - ria1.org · giống gốc Quốc gia và cần được nghiệm thu con giống sau khi kết thúc nghiên cứu. Bên cạnh đó các vấn đề giám sát môi trường

18 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 2 (Quý II năm 2011)

Khoa học và Công nghệ

- Tốc độ sinh trưởng của nghêu

Đồ thị 1A chỉ ra rằng, sinh khối thu được của nghêu

M. lyrata tăng cao hơn (xấp xỉ 1500 g) có ý nghĩa

thống kê (P<0,05) so với nghêu M. meretrix (600 g).

Kết quả thí nghiệm cũng chỉ ra rằng, nghêu M. lyrata

có tốc độ sinh trưởng theo ngày (SGR%/ngày) lớn

hơn, có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với nghêu M.

meretrix khi chúng được nuôi trong kênh. Như vậy,

nghêu M. lyrata là đối tượng nuôi phù hợp có thể

được lựa chọn để nuôi thương phẩm.

- Tỷ lệ sống của nghêu

Kết quả thí nghiệm (đồ thị 1B) cho thấy, tỷ lệ sống

của nghêu M. meretrix và M. lyrata khác nhau không

có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tỷ lệ nghêu chết nhiều

được ghi nhận trong giai đoạn mưa lớn kéo dài, khi

hàm lượng muối giảm xuống còn 00/00 trong thời gian

dài hơn 15 ngày.

Sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu nuôi kết hợp với

tôm trong ao

- Tốc độ sinh trưởng của nghêu:

Đồ thị 2A chỉ ra rằng, sinh khối gia tăng của nghêu

M. lyrata cao hơn, có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so

với nghêu M. meretrix khi chúng nuôi ghép với tôm

trong ao. Kết quả thí nghiệm cũng chỉ ra rằng, tốc độ

tăng trưởng tuyệt đối (SGR%/ngày) của M. lyrata

cũng cao hơn, có ý nghĩa thống kê, so với nghêu M.

meretrix trong suốt giai đoạn thí nghiệm. Tốc độ tăng

trưởng tuyệt đối cao nhất thu được vào tháng 8 đối

với cả hai loài, khi người dân thu hoạch tôm trong

ao. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối giảm đột

ngột khi độ mặn giảm xuống đến 0‰ vào cuối tháng

8 và 9.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, sau 4 tháng nuôi, sản

lượng tôm thu hoạch đạt 2,7 tấn/ha. Người dân đánh

giá, năng suất và sản lượng tôm nuôi ghép với

nghêu cao hơn so với vụ trước, thể hiện ở tốc độ

sinh trưởng của tôm sau 4 tháng nuôi, từ cỡ giống

PL15 đến khi thu hoạch đạt trung bình 20 g/con (50

con/kg), tỷ lệ sống đạt khoảng 80%. Tôm sinh

trưởng khá đồng đều, tỷ lệ còi ước khoảng 10%.

Sản lượng nghêu thu được 5,5 tấn/ha. Như vậy,

nuôi ghép nghêu với tôm trong ao có lợi cho người

nuôi về mặt quản lý chất lượng nước và tăng thu

nhập.

- Tỷ lệ sống của nghêu:

Trong ao nuôi, tỷ lệ sống của nghêu M. lyrata và

nghêu M. meretrix lần lượt là 70% và 63%. Tuy

nhiên, kết quả phân tích ANOVA cho thấy, tỷ lệ sống

của nghêu M. lyrata và nghêu M. meretrix khác nhau

không có ý nghĩa thống kê.

Kết luận

Nghêu M. lyrata có tốc độ sinh trưởng và sản lượng

thu được khi kết thúc thí nghiệm cao hơn có ý nghĩa

Đồ thị 2: (A) Gia tăng sinh khối của nghêu và (B) tỷ lệ sống của nghêu (P ≤0,01)

Sin

h khối

tăng

thêm

(gr

am)

Tỷ

lệ sốn

g (%

)

Loài

Loài

Page 19: BẢN TIN - ria1.org · giống gốc Quốc gia và cần được nghiệm thu con giống sau khi kết thúc nghiên cứu. Bên cạnh đó các vấn đề giám sát môi trường

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 2 (Quý II năm 2011) 19

Đào tạo - Tập huấn - Hợp tác quốc tế

thống kê so với nghêu M. meretrix khi chúng được

nuôi đơn canh trong kênh dẫn nước và nuôi kết hợp

với tôm trong ao. Tuy nhiên, tỷ lệ sống của cả hai đối

tượng nuôi này khác nhau không có ý nghĩa thống

kê khi chúng nuôi trong cả kênh dẫn nước và nuôi

kết hợp với tôm.

Mô hình nuôi kết hợp nghêu và tôm nuôi giúp tăng

thêm thu nhập cho người dân, cả về việc tăng năng

suất tôm và một nguồn thu khác từ nghêu nuôi trong

cùng một thời điểm và diện tích canh tác. Tuy nhiên,

thí nghiệm cũng chỉ ra rằng năng suất nghêu có thể

được cải thiện nếu có những nghiên cứu tiếp theo về

vấn đề này.

Nâng cao năng lực phát triển nuôi cá

nước lạnh ở Việt Nam

Trần Thị Kim Chi

Dự án “Nâng cao năng lực phát triển nuôi cá nước

lạnh ở Việt Nam” là dự án do Viện nghiên cứu Thuỷ

sản và giải trí Phần Lan (FGFRI) và Viện I hợp tác

nghiên cứu. Dự án được triển khai chủ yếu tại Trung

tâm nghiên cứu Thuỷ sản nước lạnh Sapa - Lào Cai.

Mục đích chung của dự án là nhằm góp phần cho

việc phát triển hiệu quả, cạnh tranh, nâng cao giá trị

gia tăng các sản phẩm và phát triển bền vững nghề

nuôi cá nước lạnh ở Việt Nam, đặc biệt là nuôi cá

Hồi vân và phát triển thị trường.

Dự án sẽ hợp tác lâu dài giữa Viện I và các viện

nghiên cứu Phần Lan nhằm giúp Viện I phát triển về

công nghệ cũng như năng lực nghiên cứu nhằm bổ

sung chiến lược quốc gia về sản xuất giống.

Chương trình sẽ giúp Viện I đương đầu với các

thách thức trong khu vực và cung cấp các dịch vụ

trong ngành công nghiệp thuỷ sản nước lạnh. Sau

khi kết thúc dự án, Viện I cùng với các đối tác tư

Thảo luận giữa các chuyên gia Viện I và FGFRI. Ảnh: Trần Thị Kim Chi

Ngao Bến Tre Meretrix lyrata (Sowerby 1851). Ảnh Chu Chí Thiết

Cấu tạo trong của Ngao. Nguồn: Báo cáo dự án Phát triển nghề nuôi ngao nhằm cải thiện và đa dạng hoá sinh kế cho cộng đồng cư dân nghèo ven biển miền Trung Việt Nam

Page 20: BẢN TIN - ria1.org · giống gốc Quốc gia và cần được nghiệm thu con giống sau khi kết thúc nghiên cứu. Bên cạnh đó các vấn đề giám sát môi trường

20 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 2 (Quý II năm 2011)

Đào tạo - Tập huấn - Hợp tác quốc tế

nhân và các doanh nghiệp khác xây dựng chiến lược

quốc gia về cá nước lạnh.

Dự án dự định sẽ triển khai trong 3 năm, bắt đầu từ

tháng 6 năm 2010 và sẽ kết thúc năm 2012 với tổng

kinh phí hỗ trợ từ phía Phần Lan là 500 000 EU. Sau 1

năm hoạt động, dự án đã triển khai 4 lớp tập huấn và

hội thảo về nâng cao kỹ thuật nuôi cá nước lạnh và

chế biến các sản phẩm cá nước lạnh tại Đà Lạt và

Sapa. Năm 2011, dự án đã chuyển trứng cá Hồi

của100 gia đình từ Phần Lan tiếp tục nghiên cứu

chọn giống tại Thác Bạc, đặc biệt lần đầu tiên đưa

trứng loài cá Trắng Châu Âu Coregonus lavaretus vào

Việt Nam để ương ấp tại Thác Bạc và đồng thời tổ

chức đào tạo ngắn hạn cho cán bộ Trung tâm nghiên

cứu thuỷ sản nước lạnh về sinh sản nhân tạo cá Hồi

vân và cá Trắng tại Phần Lan (tháng 4 năm 2011).

Sự hợp tác giữa Viện I, FGFRI và 3 tổ chức đối tác

khác của Phần Lan không chỉ quan tâm đến sự

chuyển giao một phía về thông tin và công nghệ. Mục

đích sau cùng của dự án là sự trao đổi về kiến thức

khoa học và lợi ích kỹ thuật của các cộng tác viên phía

Phần Lan và Việt Nam. Điều này cũng có thể mang lại

các kết quả có ý nghĩa toàn cầu, ví dụ, vấn đề về chọn

giống trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Lễ bảo vệ luận văn thạc sỹ chuyên ngành

Nuôi trồng Thủy sản khóa 18

Trần Minh Hậu

Thực hiện kế hoạch liên kết đào tạo giữa Trường

Đại học Nông nghiệp Hà Nội và Viện I, ngày

04/6/2011 buổi Lễ bảo vệ luận văn thạc sỹ chuyên

ngành nuôi trồng thủy sản khóa 18 đã được tổ chức

tại Viện I. Có 19 học viên cao học đã bảo vệ thành

công đề tài nghiên cứu của mình.

Tới dự buổi Lễ bảo vệ luận văn đại diện Trường Đại

học Nông nghiệp Hà Nội có bà Vũ Thị Dân là chuyên

viên của Viện Sau Đại học. Đại diện Viện I có ông

Nguyễn Hữu Nghĩa, quyền Trưởng phòng QLKH-TT-

HTQT-ĐT và bà Đặng Thị Oanh quản lý đào tạo.

Thành viên Hội đồng chấm luận văn là các cán bộ

nghiên cứu khoa học uy tín đến từ Viện I; Viện

Nghiên cứu Hải Sản, Bộ NN & PTNT và Trường Đại

học Nông nghiệp Hà Nội.

Mỗi hội đồng chấm luận văn thạc sỹ bao gồm 5

thành viên làm việc trong vòng 1 tiếng cho 1 luận

văn. Các hội đồng chấm thi triển khai đồng thời tại 3

phòng để đảm bảo hoàn thành công việc trong ngày.

Kết quả của buổi bảo vệ 12 học viên đạt kết quả từ

8,0 đến 8,9 điểm; 7 học viên đạt kết quả từ 7,5 đến

7,9. Như vậy sau 2 năm học tập và nghiên cứu tại

Viện I học viên cao học khoá 18 (2009-2011) đã

hoàn thành chương trình học của mình. Xin chúc

mừng kết quả đạt được của cao học khoá 18. Xin

chúc mừng 19 tân thạc sỹ, chúc các anh chị sức

khỏe, sớm bắt đầu lại công việc của mình và luôn

hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Sinh viên trình bày báo cáo tại lễ Bảo vệ luận văn thạc sỹ. Ảnh Trần Minh Hậu

Page 21: BẢN TIN - ria1.org · giống gốc Quốc gia và cần được nghiệm thu con giống sau khi kết thúc nghiên cứu. Bên cạnh đó các vấn đề giám sát môi trường

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 2 (Quý II năm 2011) 21

Gương mặt trong quý

Chuyên gia Viện Nghiên cứu Nuôi trồng

Thủy sản I làm việc ở Namibia

Ngô Sỹ Vân. Chuyên gia thủy sản Việt Nam, KIFI,

Namibia

Trong những năm vừa qua Viện I liên tục gửi

các cán bộ có kinh nghiệm sang làm chuyên gia

giúp các nước bạn châu Phi. Để giúp quý vị hiểu

thêm về công việc và cuộc sống của các chuyên

gia Việt Nam ở đây, Gương mặt trong quý trân

trọng giới thiệu anh Ngô Sỹ Vân, chuyên gia

nuôi trồng thủy sản tại Namibia.

Namibia là đất nước nằm ở Tây Nam châu Phi

với hơn 2,2 triệu dân với đủ màu da. Người

Namibia rất mến khách, dễ gần và thân thiện. Đây

là một đất nước khô cằn với diện tích 825.418

km2. Địa hình Namibia phần lớn là sa mạc trong

đó có sa mạc Namib cổ nhất thế giới nằm ở miền

Nam dọc theo 1500 km bờ biển, nơi có nhiều

phong cảnh đẹp. Phía Tây Bắc và Đông Bắc là

vùng đất trũng thấp thường bị ngập lụt vào mùa

mưa. Toàn bộ đất nước có 18 hồ đập lớn nhỏ với

diện tích khoảng 20.709 ha ở miền Trung và miền

Nam. Namibia là đất nước có tiềm năng mặt nước

để phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên nuôi

trồng thủy sản ở đây chưa phát triển, năng suất

thấp, lợi nhuận không nhiều do điều kiện khí hậu

khô nóng, lượng mưa ít, thất thường (700-1.000

mm/năm), thiếu về nguồn nhân lực và khoa học

kỹ thuật. Bên cạnh đó, trang trại đầu tư xây dựng

nhỏ, đối tượng nuôi ít (cá Rô phi, cá Trê phi, Hầu

Thái bình dương), lực lượng cán bộ kỹ sư thủy

sản ra trường ít (hàng năm chỉ có 10-15 người)

và ít doanh nghiệp đầu tư vào nuôi trồng thủy

sản.

Trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Namibia

(Hợp tác Nam-Nam), Bộ NN & PTNT Việt Nam,

Tổ chức Lương nông Thế giới và Cục nuôi trồng

thủy sản Bộ Nghề cá và Nguồn lợi biển Namibia

giao cho chúng tôi nhiệm vụ giúp các cán bộ của

Viện cá nội địa Kamutjonga (KIFI) và Cục Nuôi

trồng (DoA) nâng cao kiến thức về quản lý sản

xuất giống.

Đã được 6 tháng kể từ khi ba chúng tôi đến đây

(tôi, anh Đinh Văn Trung và anh Lê Thiên Lý) đó

cũng là khoảng thời gian đủ làm quen với khí hậu,

với phong tục truyền thống và tìm hiểu những

điểm mạnh, điểm yếu của ngành thủy sản

Chuyên gia NTTS Viện I Ngô Sỹ Vân và các cán bộ nước bạn. Ảnh do anh Ngô Sỹ Vân cung cấp

Page 22: BẢN TIN - ria1.org · giống gốc Quốc gia và cần được nghiệm thu con giống sau khi kết thúc nghiên cứu. Bên cạnh đó các vấn đề giám sát môi trường

22 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 2 (Quý II năm 2011)

Gương mặt trong quý

Namibia. Công việc đã giúp tôi vượt lên trên nỗi

nhớ nhà, nhớ bạn bè, nhớ Viện I và thèm được

nói tiếng Việt sau những giờ làm việc. Các cán bộ

ở KIFI, Bộ Nghề cá và Nguồn lợi biển Namibia đã

động viên, tạo đầy đủ mọi mặt như về nhà ở và

phương tiện làm viêc.

Bước đầu chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ theo

tiến độ đề ra, đã tạo được mối quan hệ rất thân

thiện và có tình cảm với những người dân ở đất

nước Namibia này. Trong quá trình làm việc, tôi

đã tham gia các cuộc hội thảo, hội nghị, đi tham

quan các trạm trại và các vùng đất có tiềm năng

phát triển thủy sản. Chúng tôi đã đóng góp ý kiến

định hướng phát triển thủy sản cũng như hướng

dẫn kỹ thuật và trực tiếp tham gia sản xuất giống

ương nuôi cá Rô phi, cá Trê phi và đã đạt được

một số lượng cá giống nhất định. Bên cạnh đó tôi

còn tham gia viết các báo cáo kỹ thuật gửi đến

các cán bộ KIFI và thành viên của Bộ Nghề cá và

Nguồn lợi biển Namibia như “Phương pháp và đề

xuất các giải pháp điều chỉnh sự sinh sản của cá

Rô phi”, “Kỹ thuật vận chuyển cá sống”, “Tìm hiểu

và đề xuất ý kiến để vận hành tốt nhà sản xuất

giống ở KIFI”; “Đề xuất chiến lược phát triển KIFI

trong thời gian tới”; “Tìm hiểu và đề xuất ý kiến

phát triển trại cá Likunganelo”. Tôi cũng đã tham

gia công tác hướng dẫn và đào tạo sinh viên về

kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, hướng dẫn kỹ thuật

nuôi cá tăng sản cho các trại cá Karovo,

Likunganelo.

Tuy kết quả chưa nhiều nhưng những việc đã làm

của các cán bộ Viện I tại Namibia cũng đã để lại

cho người dân nơi đây những ấn tượng tốt về

chuyên gia Việt Nam. Tôi hy vọng qua Bản tin của

Viện, các bạn sẽ phần nào hiểu thêm về đất nước

con người Namibia cũng như công việc của các

chuyên gia Việt Nam tại đây. Đồng thời thông qua

Bản tin của Viện tôi mong Ban giám đốc cùng các

cán bộ Viện tạo điều kiện hợp tác hơn nữa và

giúp đỡ nước Namibia trong phát triển nuôi trồng

thủy sản. Chân thành cảm ơn!

Cán bộ Viện I làm việc với FAO Nammibia. Ảnh do anh Ngô Sỹ Vân cung cấp

Bình minh trên vùng đất ngập nước cạnh KIFI. Ảnh do anh Ngô Sỹ Vân cung cấp