bẢn tin tỊ trƯỜng cao su - gemadept.com.vn tin... · 5 bản tin cao su – gmd corp/r&d...

29
Bn tin cao su GMD Corp/R&D Dept BN TIN THTRƯỜNG CAO SU * Tháng 06 & 07/2018 I. QUY ĐỊNH - CHÍNH SÁCH II. TIÊU ĐIỂM THÁNG 6&7 III. NHẬN ĐỊNH DBÁO IV. XU HƯỚNG NGÀNH V. CÔNG TY TRONG NGÀNH VI. KTHUT - CÔNG NGHVII. SKIN THÁNG SAU

Upload: others

Post on 29-Oct-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU

* Tháng 06 & 07/2018

I. QUY ĐỊNH - CHÍNH SÁCH

II. TIÊU ĐIỂM THÁNG 6&7

III. NHẬN ĐỊNH – DỰ BÁO

IV. XU HƯỚNG NGÀNH

V. CÔNG TY TRONG NGÀNH

VI. KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ

VII. SỰ KIỆN THÁNG SAU

2 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Thực hiện Chương trình hợp tác giữa Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) tại Việt

Nam, Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) và VRG, Sổ tay hướng dẫn quản lý rừng cao su bền

vững theo tiêu chuẩn chứng chỉ rừng quốc tế đã được hoàn thành cuối tháng 6/2018 và in ấn vào

đầu tháng 7/2018.

Sổ tay cung cấp những kiến thức cơ bản về xây

dựng hệ thống quản lý rừng bền vững tuân thủ

các yêu cầu của chứng chỉ rừng quốc tế cho các

chủ rừng cao su, là những doanh nghiệp, tổ

chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư

được quyền sử dụng đất để phát triển rừng cao

su, có mong muốn được cấp chứng chỉ rừng

theo tiêu chuẩn quốc tế.

Trong đó, 10 nguyên tắc về yêu cầu thực tế đối

với doanh nghiệp hoặc chủ rừng cao su là có

đầy đủ bằng chứng chứng minh: Sự tuân thủ

luật pháp Việt Nam, các công ước quốc tế mà

Việt Nam ký kết và Bộ tiêu chuẩn chứng chỉ

rừng đăng ký; Quyền và trách nhiệm sử dụng

đất và rừng lâu dài; Cam kết thực hiện quản lý

rừng cao su theo Bộ tiêu chuẩn chứng chỉ rừng

đăng ký; Đảm bảo các hoạt động không có tác

động tiêu cực đến môi trường và có kế hoạch

cải thiện môi trường; Đánh giá và duy trì sự đa

dạng sinh học cũng như rừng có giá trị bảo tồn

cao trong vùng dự án;

Đảm bảo tất cả quyền lợi của người lao động theo luật định và theo Bộ tiêu chuẩn chứng chỉ

rừng đăng ký; Tôn trọng quyền hợp pháp và quyền theo phong tục của cộng đồng dân cư, đóng

góp tích cực cho cộng đồng trong vùng dự án cao su; Có phương án quản lý rừng với hệ thống

các mục tiêu và kế hoạch tối thiểu cho một chu kỳ kinh doanh, đảm bảo quản lý rừng cao su bền

vững về kinh tế, xã hội và môi trường; Tham vấn các bên liên quan về việc quản lý rừng cao su

của chủ rừng; Thực hiện việc giám sát và đánh giá các hoạt động quản lý rừng cao su theo mục

tiêu và kế hoạch về kinh tế, xã hội và môi trường.

Các bằng chứng cho mỗi yêu cầu được mô tả chi tiết và cụ thể trong Sổ tay để giúp chủ rừng cao

su có thể tự đánh giá tiềm năng và những mặt cần phấn đấu bổ sung để trở thành chủ rừng cao su

phát triển bền vững và được cấp chứng chỉ khi đăng ký.

I. QU

Y Đ

ỊNH

- CH

ÍNH

CH

Phát hành Sổ tay hướng dẫn quản lý rừng cao su bền vững

3 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Đây là một trong chuỗi hoạt động của VRA cùng với các hội viên, bao gồm VRG thể hiện sự nỗ

lực triển khai kế hoạch hành động hướng đến mục tiêu phát triển bền vững ngành cao su Việt

Nam, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, cải thiện điều kiện kinh

tế, xã hội và môi trường của vùng trồng cao su.

Các đơn vị, cá nhân có thể trích dẫn, sao chép tài liệu này (từ trang tin tapchicaosu.vn, trang web

VRA, VRG) nhằm phục vụ các hoạt động giáo dục hoặc vì các mục đích phi thương mại mà

không cần xin phép cơ quan xuất bản, tuy nhiên, cần ghi rõ nguồn trích dẫn theo hướng dẫn

trong Sổ tay.

Nguồn: Tapchicaosu.vn, 24/07/2018

Phát triển cao su bền vững là xu hướng tất yếu. VRG đã và đang nỗ lực đặt mục tiêu hướng đến

phát triển bền vững. Theo ông Võ Hoàng An, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cao su VN, đối với ngành

cao su thì đây là cả một quá trình, khó và cần sự nỗ lực của tất cả các đơn vị thành viên.

Khách hàng đang xem sản phẩm cao su thương hiệu VRG thực hiện theo tiêu chuẩn TCCS 112

tại Hội nghị Năng lực chế biến và nhu cầu tiêu thụ cao su thương hiệu VRG. Ảnh: Văn Vĩnh.

Từng bước xây dựng thương hiệu

Sản phẩm cao su thiên nhiên (CSTN) của Việt Nam nói chung và VRG nói riêng đã cung cấp

trực tiếp cho các doanh nghiệp sản xuất lốp xe trong và ngoài nước như Michelin, Bridgestone,

Sailun, Kumho, Goodyear, Sumitomo, Cheng Shin, Caosumina, DRC, Sao Vàng … Ngoài ra còn

Hướng đến thương hiệu bền vững cần sự

nỗ lực của các đơn vị

I. QU

Y Đ

ỊNH

- CH

ÍNH

CH

4 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

cung cấp cho các nhà tiêu thụ và phân phối lớn trên thế giới, xuất khẩu gần 70 quốc gia trên thế

giới.

Thực hiện chủ trương của lãnh đạo VRG về việc xây dựng sản phẩm CSTN mang thương hiệu

VRG, các bộ phận chức năng tiến hành các thủ tục cần thiết để xây dựng thương hiệu. Qua các

mốc thời gian cụ thể, ngày 4/9/2017, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã cấp giấy chứng nhận đăng

ký nhãn hiệu số 121481 cho VRG về việc bảo hộ logo và nhãn hiệu VRG của Tập đoàn.

Hiện nay, toàn Tập đoàn có 34 công ty với 51 nhà máy chế biến trong và ngoài nước, với công

suất 533.300 tấn/năm. Cụ thể, khu vực Đông Nam bộ có 28 nhà máy với công suất 324.500

tấn/năm. Khu vực Tây Nguyên có 11 nhà máy với công suất 90.000 tấn/năm. Khu vực miền

Trung có 6 nhà máy với công suất 38.300 tấn/năm. Khu vực Lào và Campuchia có 6 nhà máy

với công suất 80.500 tấn/năm. Ngoài ra Tập đoàn cũng đã có 25 phòng kiểm phẩm.

Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất

Theo ông Nguyễn Hoàng Thái, Phó ban Công nghiệp VRG, Tập đoàn đã đáp ứng được phần lớn

yêu cầu về chất lượng của các khách hàng truyền thống. Để thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao của

khách hàng, nhất là các hãng sản xuất vỏ xe, VRG đã có định hướng cho việc phát triển các sản

phẩm có chất lượng cao hơn theo tiêu chuẩn riêng của VRG TCCS 112. Sản phẩm mang thương

hiệu VRG là kết quả của quá trình cải tiến hệ thống quản lý chất lượng và công nghệ. Tập đoàn

có thể sản xuất được trên 50.000 tấn/năm sản phẩm VRG TCCS 112.

Năm 2017, Tập đoàn thực hiện chế biến tổng sản lượng 362.389,30 tấn. Trong đó, SVR 3L

là 123.142,40 tấn; SVR 10 là 79.115,50 tấn; RSS là 25.906,00 tấn, Latex 38.827,30 tấn; SVR

CV 60 là 56.394,00 tấn; SVR CV 50 là 13.844,70 tấn…Kế hoạch chế biến năm 2018 tổng

sản lượng đạt 347.875,21 tấn.

Với việc định hướng sản xuất các sản phẩm thương hiệu CSTN VRG theo tiêu chuẩn TCCS 112,

hiện nay, Tập đoàn đang xây dựng, điều chỉnh các quy trình sản xuất từ vườn cây đến nhà máy.

Để chế biến các sản phẩm đạt chất lượng theo TCCS 112, phải tuân thủ nghiêm ngặt tại các bước

trong quy trình sản xuất. Về nguồn nguyên liệu, thu mủ sạch, kiểm soát chất lượng theo quy trình

“Sạch” theo TCCS 111. Quy trình, công nghệ chế biến từ truyền thống cũng chuyển sang quy

trình mới đạt TCCS 112. Quản lý chất lượng bắt buộc “Kiểm soát toàn quy trình” so với hiện

nay là “Kiểm tra đầu cuối”, nhằm thay đổi cách thức tổ chức, đánh giá và xử lý tại các công đoạn

sản xuất. Hiện nay, tại Việt Nam chỉ duy nhất VRG xây dựng tiêu chuẩn của sản phẩm cao hơn

TCVN.

Phát triển thương hiệu sản phẩm cao su VRG theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường

hướng tới sản phẩm có chứng chỉ về môi trường như FSC, PEFC, VPA- FLEGT góp phần bảo

vệ môi trường và an sinh xã hội. Đây cũng chính là mục tiêu mà VRG đã và đang nỗ lực hướng

đến.

Nguồn: Tapchicaosu.vn, 23/07/2018

I. QU

Y Đ

ỊNH

- CH

ÍNH

CH

5 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Báo cáo từ cơ quan thống kê Malaysia công bố hôm 12/7 cho biết, sản lượng cao su tự nhiên của

quốc gia này trong tháng 5 tăng 0,2%, đồng thời xuất khẩu tăng 7,6% lên 57.263 tấn.

Cụ thể, trong tháng 5, sản lượng cao su tự nhiên của Malaysia tăng 0,2% so với tháng trước lên

35.789 tấn. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng đã giảm 18,6%.

Trong khi đó, xuất khẩu cao su tự nhiên tăng 7,6% so với tháng trước lên 57,263 tấn, với Trung

Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm 53,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Các thị trường xuất khẩu chính khác là Đức (12,7%), Iran (5,8%), Thổ Nhĩ Kỳ (3,2%) và Phần

Lan (3%).

Tiêu thụ cao su tự nhiên nội địa trong tháng 5 tăng 1.5% lên 44.043 tấn.

Cao su tự nhiên của Malaysia được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp găng tay cao su

với mức tiêu thụ 33.299 tấn, tương đương 75,6% tổng lượng tiêu thụ cao su tự nhiên trong nước.

Dự trữ cao su tự nhiên ghi nhận vào cuối tháng 5 đạt 216.674 tấn, giảm 14,6% so với cuối tháng

4.

Nguồn: tapchicaosu.vn, 16/07/2018

Xuất khẩu cao su của Malaysia tăng gần 8% trong tháng 05

II. T

IÊU

ĐIỂ

M T

NG

6&

7

THẾ GIỚI

6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Theo số liệu mới nhất của Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), nhu cầu của

thế giới đối với cao su thiên nhiên đã vượt nguồn cung trong 5 tháng đầu năm 2018, nhưng tình

hình này không tác động nhiều tới giá.

Ảnh: Nguyễn Ngọc Hải

Cụ thể, ANRPC cho biết, tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu tăng 6,2% trong 5 tháng đầu năm

lên 5,82 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2017. Trong cùng thời gian này, nguồn cung cao su thiên

nhiên trên thế giới đạt 5,25 triệu tấn, tương đương mức tăng 7,7%.

Hiệp hội lưu ý, sự thiếu hụt 570.000 tấn đã giúp hấp thụ một phần nguồn cung dư thừa sẵn có

trên thị trường.

Trong suốt phần còn lại của năm 2018, ANRPC dự báo một kịch bản nguồn cung cân bằng, với

sản lượng được dự kiến sẽ tăng 6,1% lên 14,2 triệu tấn và tiêu thụ tăng 6,9% lên 14,3 triệu tấn.

Ngoài ra, ANRPC cho biết thêm, mặc dù thiếu hụt nguồn cung và giá dầu thô tăng mạnh vào

cuối tháng 4, giá cao su tự nhiên chỉ tăng nhẹ trong tháng 4 và tháng 5. Sự phục hồi nhẹ này một

phần là vì sự mất giá của đồng yen Nhật, tác động tích cực đến giá cao su giao sau trên sàn

TOCOM.

Tuy nhiên, sự nhạy cảm ở các thị trường hàng hóa châu Á đang bị đè nặng bởi lo ngại về vấn đề

chiến tranh thương mại và những sửa đổi tiềm năng về chính sách lãi suất của Cục Dự trữ liên

bang Mỹ (Fed).

Nguồn: Kinh tế & tiêu dùng, 02/07/2018

II. T

IÊU

ĐIỂ

M T

NG

6&

7

Cầu vượt cung, giá cao su vẫn thấp

7 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Campuchia sẽ không cắt giảm sản xuất cao su tự nhiên như các nước sản xuất lớn hiện đang làm

để thúc đẩy giá cao su, theo ông Pol Sopha, lãnh đạo cơ quan quản lý ngành cao su Bộ Nông

nghiệp Campuchia cho hay. “Chúng tôi là một nhà cung cấp nhỏ trên thị trường toàn cầu và bất

chấp giá giảm, chúng tôi sẽ không cắt giảm sản xuất hoặc giảm diện tích trồng cao su”.

Ông Sopha cho rằng dư cung cao su trên thị trường thế giới luôn tác động lên giá cao su nội địa.

Bình luận này đưa ra sau khi Thái Lan, một trong những nước sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất

thế giới, tuyên bố kế hoạch cắt giảm sản xuất để thúc đẩy giá cao su nội địa. Lim Heng, phó chủ

tịch An Mady Group, ự báo giá cao su tự nhiên sẽ sớm tăng. “Chúng ta không thể dự báo giám

cao su nhưng động thái của các nhà sản xuất cao su tự nhiên lớn trong ASEAN sẽ tác động lên

giá”.

Xuất khẩu cao su tự nhiên của Campuchia đạt 84.400 tấn trong nửa đầu năm 2018. Giá cao su

xuất khẩu trung bình đạt 1.394 USD/tấn và hiện diện tích cao su tự nhiên của Campuchia đạt

436.812ha.

Việt Nam tiếp tục là thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên lớn nhất của Campuchia. Chính phủ

Campuchia cũng đang đàm phán với Trung Quốc, nước nhập khẩu cao su tự nhiên lớn nhất thế

giới, để bắt đầu xuất khẩu cao su tự nhiên trực tiếp sang thị trường này. “Các cuộc đàm phán tập

trung vào nhiều vấn đề, bao gồm chính sách thuế hiện hành. Chính phủ Trung Quốc vẫn chưa

quyết định liệu có cho cao su Campuchia hưởng các mức thuê ưu đãi hay không”, ông Sopha cho

hay.

Nguồn: Khmer Times, 01/08/2018

II. T

IÊU

ĐIỂ

M T

NG

6&

7

Campuchia: Chúng tôi là nước sản xuất nhỏ và sẽ không cắt

giảm sản lượng cao su tự nhiên

8 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Chính phủ Thái Lan dự định giảm diện tích trồng cao su trong năm 2018 để tiếp tục nỗ lực nâng

giá cao su trong nước.

Phó Thủ tướng Somkid Jatusripitak yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan nên cố

gắng giảm diện tích trồng cao su thêm 200.000 rai (32 ngàn ha)/năm trong vòng 5 năm tới.

Chính phủ Thái Lan cam kết hỗ trợ 16.000 Baht (480 USD)/rai, giới hạn ở mức 10 rai cho mỗi

hộ tiểu điền tham gia chương trình. Những người dân có đủ điều kiện phải trồng cao su trên đất

sở hữu hợp pháp. Đề án tập trung vào các diện tích ít phù hợp để trồng cây cao su, như đất trồng

lúa và các diện tích ở vùng trũng.

Ông Somkid cho biết, Bộ muốn bắt đầu chương trình vào đầu tháng 8/2018, và diện tích cao su

được cắt giảm là một phần trong những nỗ lực nhằm cải cách nền nông nghiệp hiện tại.

Bộ đã báo cáo với ông Somkid rằng những nỗ lực của Chính phủ nhằm khuyến khích nông dân

trồng cao su chuyển sang các loại cây trồng khác giúp diện tích trồng cao su giảm 400.000 rai

(64 ngàn ha). Dù vậy, giá cao su vẫn chưa được cải thiện. Diện tích trồng cao su tại Thái Lan

hiện vào khoảng 18 – 20 triệu rai (2,88 – 3,2 triệu ha).

Trong một diễn biến liên quan, Bộ cũng cho biết sẽ cắt giảm 2 triệu rai đất trồng lúa cho mùa vụ

2018/2019, đất trồng lúa vào mùa thấp điểm trong vụ 2018/2019 dự kiến sẽ đạt 10,22 triệu rai

(1,6 triệu ha). Chính phủ sẽ hỗ trợ 2.000 baht (60 USD)/rai cho nông dân trồng các loại cây khác

thay vì gạo.

Ông Somkid cho biết Bộ cũng nên khuyến khích nông dân trồng cây khác ngoài ngô và khoai

mì. "Kế hoạch tiêu thụ có vai trò rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro, và các bộ ngành liên quan

đến nông nghiệp được yêu cầu thực hiện kế hoạch tiêu thụ và sản xuất hiệu quả hơn", ông nói.

Ông Somkid đã giao nhiệm vụ cho Bộ Nông nghiệp và Bộ Thương mại tổ chức đàm phán về các

vấn đề về sản xuất và giá mua phù hợp với các công ty tư nhân như Hiệp hội các nhà máy thức

ăn chăn nuôi Thái Lan.

Ông cũng đã yêu cầu Bộ Thương mại giúp thu hẹp khoảng cách giữa giá trái cây cao ở Bangkok

và các thành phố lớn khác dù thu nhập của nông dân thấp.

Bộ Thương mại cần thực hiện công tác quản lý tốt hơn đối với cả thị trường nội địa lẫn xuất

khẩu. Ông cũng cho biết Ngân hàng Thái Lan và Ủy ban Chứng khoán cần tăng cường hỗ trợ các

hợp tác xã nông nghiệp.

Nguồn: Hiệp Hội Cao Su Việt Nam, 23/07/2018

Thái Lan cắt giảm diện tích trồng

cao su để hỗ trợ giá

II. T

IÊU

ĐIỂ

M T

NG

6&

7

9 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Trong 2 tháng đầu năm tài khóa 2018-19, tức trong tháng 4 – 5/2018, sản lượng cao su thiên

nhiên của Ấn Độ giảm 16%, khiến các nhà sản xuất lốp xe ngày càng lo lắng về nguồn cung

nguyên liệu thô.

Dữ liệu từ Tổng cục Cao su Ấn Độ cho thấy sản lượng cao su thiên nhiên trong 2 tháng đầu năm

tài khóa 2018-19 đạt 82.000 tấn, so với mức sản lượng 98.000 tấn trong cùng kỳ năm tài khóa

2017-18. Trong khi đó, tiêu thụ cao su thiên nhiên tăng 13% lên 200.000 tấn trong cùng giai

đoạn so sánh. Các nhà chức trách Tổng cục Cao su Ấn Độ hiện chưa bình luận về tình hình hiện

nay.

Hiệp hội Các nhà sản xuất lốp xe Ấn Độ (ATMA), chiếm hơn 90% tổng sản lượng lốp xe của Ấn

Độ, vừa đề nghị Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ can thiệp. “Nhập khẩu cao su thiên

nhiên rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu nhưng môi trường chính sách lại rất hạn chế. Thuế nhập

khẩu cao su thiên nhiên lên đến 25% và khó tiếp cận nguồn cao su thiên nhiên. Ngành lốp xe cần

phải tuân thủ các quy định tiền nhập khẩu, khi cao su nhập khẩu buộc phải sử dụng để sản xuất

cho lốp xe xuất khẩu. Thời hạn tuân thủ quy định này giảm từ 18 tháng xuống còn 6 tháng”, theo

Rajiv Budhraja, Tổng Giám đốc ATMA cho hay.

Chính phủ Ấn Độ đã nới lỏng các hạn chế về cảng thông quan cho cao su thiên nhiên theo các ủy

quyền hiện có. Ngành sản xuất lốp xe kêu gọi Chính phủ dỡ bỏ tất cả các hạn chế cảng liên quan

đến nhập khẩu cao su thiên nhiên để giải quyết tình trạng thâm hụt sản xuất – tiêu dùng cao su

thiên nhiên nội địa hiện nay.

ATMA cũng bày tỏ lo ngại về vấn đề thiếu thông tin dữ liệu cập nhật về cao su thiên nhiên,

khiến họ gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch sản xuất. “Theo quy định, dữ liệu hàng tháng phải

công bố vào tuần đầu tiên của tháng kế tiếp nhưng dữ liệu sản xuất – tiêu dùng từ Tổng cục Cao

su rất trễ. Ngành sản xuất lốp xe không có thông tin về diễn biến sản xuất cao su trong năm tài

khóa hiện tại mặc dù một quý đã trôi qua”.

Nguồn: Hiệp Hội Cao Su Việt Nam, 16/07/2018

Sản lượng cao su thiên nhiên giảm, ngành sản xuất

lốp xe Ấn Độ tiếp tục kêu gọi nới lỏng nhập khẩu

II. T

IÊU

ĐIỂ

M T

NG

6&

7

10 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Nửa đầu năm 2018, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam

với khối lượng đạt 363,28 nghìn tấn, trị giá 519,88 triệu USD.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, đầu tháng 7/2018, giá mủ cao su nguyên liệu

tại các tỉnh Bình Phước, Bình Dương và Tây Ninh có xu hướng giảm nhẹ so với cuối tháng

6/2018.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng

6/2018 tăng 12,3% về lượng và tăng 10,3% về trị giá so với tháng 5/2018, đạt 122,26 nghìn tấn,

trị giá 173,48 triệu USD, tăng 0,3% về lượng, nhưng giảm 7,3% về trị giá so với tháng 6/2017.

Tính đến hết tháng 6/2018, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 564,54 nghìn tấn, trị giá 820,55

triệu USD, tăng 17,1% về lượng, nhưng giảm 8,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Giá xuất

khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 6/2018 trung bình ở mức 1.419 USD/tấn, giảm 1,8% so

với tháng 5/2018 và giảm 7,6% so với cùng kỳ năm 2017.

Nhìn chung, trong tháng 6/2018, lượng cao su xuất khẩu sang hầu hết các thị trường lớn đều

giảm so với cùng kỳ năm trước, trừ thị trường Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha.

Trong tháng 6/2018, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam với

khối lượng đạt 87,77 nghìn tấn, trị giá 123,17 triệu USD, giảm 2,5% về lượng, nhưng tăng 8,4%

về trị giá so với tháng 5/2018; tăng 22% về lượng và tăng 14,9% về trị giá so với cùng kỳ năm

2017.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 363,28

nghìn tấn, trị giá 519,88 triệu USD, tăng 24,2% về lượng, nhưng giảm 3,7% về trị giá so với

cùng kỳ năm 2017. Giá xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm

2018 đạt bình quân 1.403 USD/tấn, giảm 1,8% so với tháng 5/2018 và giảm 5,8% so với cùng kỳ

năm 2017.

Xuất khẩu cao su mang về hơn 800

triệu USD trong 6 tháng đầu năm

II. T

IÊU

ĐIỂ

M T

NG

6&

7

VIỆT NAM

11 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Trong tháng 7/2018, xuất khẩu cao su ước đạt 131 nghìn tấn với giá trị 177 triệu USD. Lũy kế

xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu cao su đạt 696 nghìn tấn, tương đương giá trị 997

triệu USD, tăng 9,9% về lượng nhưng giảm 10,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Trung

Quốc, Ấn Độ và Đức là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng đầu

năm 2018, chiếm thị phần lần lượt 63,4%, 5,8% và 3,4%. Các thị trường có giá trị xuất khẩu cao

su trong 6 tháng đầu năm 2018 tăng mạnh là Ấn Độ (35,7%) và Indonesia (10,8%).

Nhập khẩu cao su của Việt Nam tháng 7 ước đạt 42 nghìn tấn với giá trị 79 triệu USD, đưa tổng

lượng và giá trị cao su nhập khẩu 7 tháng đầu năm đạt 332 nghìn tấn với giá trị 608 triệu USD,

tăng 14,6% về khối lượng nhưng giảm 1,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Năm thị trường

nhập khẩu cao su chủ yếu trong 6 tháng đầu năm 2018 là Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài

Loan và Campuchia chiếm 61,5% thị phần. Trong 6 tháng đầu năm 2018, giá trị cao su ở một số

thị trường nhập khẩu chính giảm. Trong đó, thị trường có giá trị nhập khẩu giảm mạnh nhất là

Nga (-40,2%), Trung Quốc (- 29,2%) và Nhật Bản (-13,6%). Ngược lại, một số thị trường có giá

trị nhập khẩu tang mạnh là Malaixia (+37%) và Indonesia (+12,8%).

Từ đầu tháng 7 đến nay, giá cao su thế giới vẫn trong xu hướng giảm. Căng thẳng thương mại

giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng leo thang đã gây áp lực xấu lên giá cao su. Giá cao su tại Sở

giao dịch TOCOM ở Tokyo, Nhật Bản tính đến 20/7/2018 giảm 2% so với cùng kì tháng 6

xuống còn 1.486 USD/tấn. Tại Sở giao dịch Thượng Hải, giá cao su tháng 7 giảm 2,8% xuống

còn 1.548 USD/tấn. Giá cao su liên tiếp giảm đã thúc đẩy Chính phủ Thái Lan lên kế hoạch giảm

diện tích trồng cao su trong năm 2018, tiếp tục nỗ lực giảm sản lượng cao su tự nhiên để nâng

giá cao su nội địa.

Giá cao su xuất khẩu bình quân Việt Nam có xu hướng giảm cùng chiều với giá cao su thế giới.

Trong tháng 7, giá xuất khẩu bình quân đạt 1.347 USD/tấn, giảm 5,9% so với tháng 6. Giá cao su

xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2018 đạt 1.453 USD/tấn, giảm 21,5% so với cùng kỳ năm

2017.

Thị trường cao su trong nước vẫn ảm đạm trong bối cảnh dự trữ cao su thiên nhiên ở các nước

tiêu thụ hàng đầu kèm theo cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Dự

báo thời gian tới, giá cao su trong nước vẫn chưa thể khởi sắc.

Bản tin thị trường cao su tháng 07/2018

II. T

IÊU

ĐIỂ

M T

NG

6&

7

12 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Giá cao su xuất khẩu của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2018 giảm 21% so với cùng kỳ năm

2017, khiến kết quả 6 tháng của nhóm doanh nghiệp này không mấy khả quan. Tuy nhiên, 6

tháng cuối năm, kết quả có thể sẽ khác nếu giá cao su tăng theo giá dầu.

Theo Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công thương, giá cao su xuất khẩu giảm mạnh trong 6 tháng đầu

năm, nhưng giá bình quân tháng 6/2018 ổn định so với tháng 5, ở mức 1.432 USD/tấn. Cụ thể,

trong tháng 6/2018, giá mủ cao su nguyên liệu tại Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh sau khi

tăng mạnh trong 10 ngày đầu tháng 6 đã giảm trở lại theo xu hướng giảm giá của thị trường thế

giới.

Là doanh nghiệp có quy mô lớn nhất ngành, ông Trần Hoàng Giang, phụ trách công bố thông tin

Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa (PHR) cho biết, 6 tháng đầu năm 2018, PHR đạt lợi nhuận

200 tỷ đồng, hoàn thành 40% kế hoạch cả năm.

Giá cao su thành phẩm bình quân 6 tháng đầu năm khoảng 35,8 tỷ đồng, còn giá hiện tại dao

động từ 31 – 32 triệu/tấn, giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2017. Giá cao su đang có diễn biến

khó lường, phụ thuộc vào tình hình cung – cầu trên thị trường.

Theo ông Giang, hiện PHR vẫn tập trung vào các hoạt động chính là sản xuất cao su thiên nhiên,

mủ cao su, đầu tư hạ tầng khu công nghiệp trên đất cao su, công nghiệp cao su và đầu tư nông

nghiệp công nghệ cao như chuối, mía.

Bên cạnh đó, đối với hoạt động đầu tư khu công nghiệp, PHR dự kiến sẽ ghi nhận lợi nhuận từ

việc nhận đền bù ở các khu công nghiệp kể từ năm 2018. Trong đó, tại Khu công nghiệp Nam

Tân Uyên, diện tích đất quy hoạch khoảng 1.000 ha, PHR sở hữu 32,85%, giá trị đền bù cho

Công ty khoảng 300 tỷ đồng.

Chờ đợi diễn biến mới với mã cao su

II. T

IÊU

ĐIỂ

M T

NG

6&

7

13 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Với Khu công nghiệp Tân Bình, tổng diện tích 352 ha, PHR sở hữu 80%; giai đoạn 2 dự kiến mở

rộng diện tích thêm 1.055 ha. Với Khu công nghiệp VSIP, giá trị đền bù được các bên thương

lượng là 1 tỷ đồng/ha và 20% lợi nhuận của VSIP; hiện PHR có 691 ha đất khu công nghiệp tại

VSIP, giá trị đền bù thu trong năm 2018 khoảng 200 tỷ đồng do thu theo nhiều đợt…

Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú (DPR) cho hay, trong 6 tháng đầu năm 2018, giá bán cao su

trung bình của DPR là 36,56 triệu đồng/tấn, trong khi cùng kỳ năm 2017 đạt 47 triệu đồng/tấn.

Doanh thu tiêu thụ cao su đạt 357 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận từ kinh doanh cao su chỉ đạt 14 tỷ

đồng, giảm so với mức 57 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động thanh

lý cây cao su tăng mạnh nên lợi nhuận gộp 6 tháng đầu năm 2018 tăng trưởng so với cùng kỳ,

đạt 177,9 tỷ đồng.

Ông Bành Mạnh Đức, phụ trách công bố thông tin Công ty cổ phần Cao su Hòa Bình (HRC) cho

biết, sản lượng thu hoạch của Công ty đạt khá thấp trong 6 tháng đầu năm và sẽ tập trung vào 6

tháng cuối năm 2018. Từ tháng 3/2018, HRC đã ngưng khai thác mủ cao su do vườn cây rụng lá

sinh lý.

Do vậy, kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2018 của HRC không mấy khả quan. Giá cao su

nguyên liệu trong nước trong 6 tháng đầu năm giảm theo xu hướng chung của thị trường thế giới,

kèm với đó, xuất khẩu cao su các loại đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, nên năm nay,

Công ty phấn đấu hoàn thành kế hoạch 145 tỷ đồng doanh thu và 6,3 tỷ đồng lợi nhuận mà Đại

hội đồng cổ đông vừa thông qua.

Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh (TRC) chia sẻ, Công ty đặt mục tiêu trong năm 2018 sẽ đạt

106 tỷ đồng lợi nhuận, dựa trên mức giá bán khoảng 35 triệu đồng/tấn. Nếu giá cao su biến động

bất lợi trong thời gian tới, Công ty sẽ điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho phù hợp với tình hình

thực tế.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán, năm 2018, nhiều doanh nghiệp trong

ngành cao su thiên nhiên đặt kế hoạch kinh doanh dựa trên mức giá bán cao su khoảng 36 triệu

đồng/tấn, giảm 10% so với mức bình quân 40 triệu đồng/tấn năm 2017.

Giá cao su lâu nay biến động khá phập phù và thường không theo chu kỳ, đỉnh của giá cao su

từng được xác lập gần 100 triệu đồng/tấn vào năm 2011. Tuy nhiên, giá cao su tự nhiên có liên

quan với giá dầu trên thế giới nên với sự hồi phục của giá dầu hiện nay, giá cao su đang được dự

báo đã chạm đáy.

Nguồn: Tapchicaosu.vn, 12/07/2018

II. T

IÊU

ĐIỂ

M T

NG

6&

7

14 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

ANRPC dự đoán sản lượng cao su cả năm 2018 tăng 5,2% lên hơn 14 triệu tấn và nhu cầu tăng

5,7% lên 14,1 triệu tấn.

Theo Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su Thế giới (ANRPC) nhu cầu cao su tự nhiên trên thế

giới trong 6 tháng đầu năm tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

ANRPC: Sản lượng cao su thế giới năm 2018 có thể tăng 5,2%

Cùng lúc đó, nguồn cung cao su tự nhiên tăng 4,5% lên 6,2 triệu tấn tuy nhiên sản lượng sản

746.000 tấn.

Mặc dù vậy, ANRPC dự đoán sản lượng cao su cả năm 2018 tăng 5,2% lên hơn 14 triệu tấn và

nhu cầu tăng 5,7% lên 14,1 triệu tấn.

Thị trường cao su 6 tháng đầu năm chịu tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài như sự phát triển

của ngành công nghiệp khai thác dầu thô và căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Cũng theo ANRPC, giá cao su tại Sàn tương Lai Thượng Hải thời gian qua liên tục giảm một

phần do đồng nhân dân tệ đi xuống kể từ tháng 4 trong khi tồn kho cao su vẫn ở mức cao.

Nguồn: Thitruongcaosu.net, 31/07/2018

Sản lượng cao su thế giới 2018 có thể tăng 5.2%

III. N

HẬ

N Đ

ỊNH

– D

Ự B

ÁO

15 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

“Cơ hội từ CPTPP và kế hoạch hành động vì ngành cao su bền vững” là chủ đề của hội thảo do

Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) tổ chức trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 chuyên

ngành công nghiệp cao su và sản xuất săm lốp xe (Rubber & Tyre Vietnam 2018) tại TP.HCM

ngày 14/6, được nhiều doanh nghiệp quan tâm.

Ảnh: Nguyễn Cường

CPTPP – Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương là Hiệp định thương

mại tự do (FTA) lớn nhất với 11 nước tham gia ký kết gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile,

Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

Hội thảo nhằm hỗ trợ hội viên, doanh nghiệp ngành cao su nắm vững các quy tắc và thủ tục

chứng nhận xuất xứ trong CPTPP để tận dụng hiệu quả các ưu đãi thuế quan cũng như hiểu thêm

cách thức thực hiện phát triển bền vững để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, đồng thời lắng nghe

chia sẻ từ doanh nghiệp đầu ngành về các hoạt động xây dựng thương hiệu gắn liền với bền

vững.

Tại buổi hội thảo, các đại biểu được nghe ông Trần Ngọc Bình – Phó Trưởng phòng Quản lý

XNK khu vực TP.HCM, Cục XNK, Bộ Công Thương trình bày những Quy tắc và thủ tục chứng

nhận xuất xứ trong CPTPP đối với cao su; TS.Trần Thị Thúy Hoa – Trưởng ban Tư vấn phát

triển ngành cao su VRA trình bày những nội dung liên quan đến thúc đẩy phát triển bền vững

chuỗi cung ứng cao su thiên nhiên, đại diện VRG trình bày nội dung Thương hiệu Cao su thiên

nhiên VRG – hướng đến phát triển bền vững.

Ông Trần Ngọc Bình – Phó Trưởng phòng Quản lý XNK khu vực TP.HCM, Cục XNK, Bộ Công

Thương cho biết, quy tắc xuất xứ trong CPTPP là hàng hóa phải có xuất xứ (a) Thu được toàn bộ

hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một hoặc nhiều bên như quy định tại Điều 3.3 (Hàng

Cơ hội từ CPTPP và kế hoạch hành động vì

ngành cao su bền vững

III. N

HẬ

N Đ

ỊNH

– D

Ự B

ÁO

16 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

hóa được sản xuất hoặc thu được toàn bộ); (b) Được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một hoặc

nhiều bên, toàn bộ từ các nguyên phụ liệu có xuất xứ hoặc (c) Được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ

của một hoặc nhiều bên sử dụng nguyên phụ liệu không có xuất xứ với điều kiện hàng hóa thỏa

mãn các quy tắc của phụ lục 3 -D (Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng); và hàng hóa thỏa mãn tất cả

các quy định khác của chương 3 CPTPP.

Hiệp định CPTPP là một hiệp định thương mại tự do lớn nhất với tiêu chuẩn cao và sẽ có tác

động mạnh mẽ tới toàn bộ nền kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các công ty

ngành cao su nói riêng trong thời gian tới. Theo ông Võ Hoàng An, Phó Chủ tịch VRA, thì xu

thế phát triển bền vững đã và đang trở nên phổ biến, là xu thế chung của thế giới. Đối với ngành

cao su thì đây là một lộ trình dài cần sự nỗ lực của các đơn vị, tổ chức để hướng đến sản xuất

phát triển cao su bền vững.

Nguồn: Tapchicaosu.vn, 14/06/2018

III. N

HẬ

N Đ

ỊNH

– D

Ự B

ÁO

17 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Để tận dụng tốt các cơ hội từ thị trường sau Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái

Bình Dương (CPTPP), các doanh nghiệp ngành cao su Việt Nam phải có chiến lược phát triển

bền vững.

Người dân chăm sóc cây cao su. Ảnh: Việt Hoàng - TTXVN

Ông Trần Ngọc Bình, Phó Trưởng phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Tp. Hồ Chí Minh,

Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, ngành cao su có nhiều cơ hội nhưng cũng đối

mặt nhiều áp lực cạnh tranh sau khi CPTPP đi vào thực thi. Cụ thể, đối với cao su thiên nhiên

sau khi CPTPP có hiệu lực, thuế nhập khẩu vào các nước thành viên lập tức về 0%.

Đây là cơ hội cho để cao su thiên nhiên Việt Nam mở rộng thị trường nhưng cũng chịu áp lực

cạnh tranh gay gắt khi các nước sản xuất cao su tự nhiên đẩy mạnh xuất khẩu vào Việt Nam. Còn

đối với sản phẩm cao su, các nước thành viên CPTPP có lộ trình cắt giảm khác nhau cho từng

nhóm sản phẩm và loại bỏ hoàn toàn thuế quan trong vòng 16 năm.

Theo ông Trần Ngọc Bình, để tận dụng các mức thuế ưu đãi theo cam kết, các doanh nghiệp cần

nắm rõ và thực hiện đúng các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa. Ngoài ra, để nâng cao giá trị

cho gỗ cao su nguyên liệu và sản phẩm từ gỗ cao su, doanh nghiệp cần chứng minh nguồn gốc

hợp pháp của gỗ thông qua các quy định, chứng chỉ quản lý rừng trồng một cách chặt chẽ và

xuyên suốt.

Tiến sĩ Trần Thị Thúy Hoa, Trưởng Ban tư vấn phát triển ngành cao su (VRA) cho biết, xu

hướng chung của ngành cao su thế giới là cam kết phát triển bền vững theo các tiêu chí cải thiện

IV

. XU

ỚN

G N

NH

Ngành cao su tìm hướng phát triển bền vững

18 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

năng suất, nâng cao chất lượng, hỗ trợ phát triển rừng bền vững, quản lý nguồn nước, tôn trọng

nhân quyền và các quyền lao động…

Trong xu hướng đó, ngành cao su Việt Nam muốn tận dụng hiệu quả các ưu đãi từ hội nhập để

mở rộng thị trường cần tập trung xây dựng thương hiệu ngành cao su Việt Nam kết hợp với việc

thực hiện nguyên tắc chất lượng, uy tín và tiêu chí phát triển bền vững.

Theo đó, các doanh nghiệp phải đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm theo quy chuẩn, tiêu chuẩn

quốc gia hoặc cao hơn. Cùng đó, xây dựng uy tín thông qua việc tuân thủ pháp luật, thực hiện tốt

chính sách về người lao động và trách nhiệm xã hội.

Hơn nữa, hiệp hội ngành nghề cũng cần đẩy mạnh hợp tác công tư trong quản lý hướng tới phát

triển bền vững, có trách nhiệm để ngành cao su duy trì hiệu quả kinh tế lâu dài, đóng góp hữu

hiệu về cải thiện điều kiện xã hội và môi trường./.

Nguồn: Bnews.vn, 14/06/2018

19 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Đối mặt với nhiều khó khăn của ngành cao su, nhưng Công ty CPCS Đồng Phú (mã chứng

khoán DPR) vẫn thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, kế hoạch hàng năm. Với tỷ lệ chia cổ tức tăng

mạnh trong thời gian qua, Cao su Đồng Phú là một trong những công ty có hiệu quả SXKD tốt

của VRG.

Công ty có 12 năm liền nằm trong Câu lạc bộ 2 tấn/ha của VRG.

Tỷ lệ chia cổ tức tăng mạnh

Tỷ lệ chia cổ tức của Cao su Đồng Phú liên tục tăng trong thời gian qua, năm 2013 là 20%, năm

2014 là 30%, năm 2015 là 40%, năm 2016 là 50%. Đặc biệt, với kết quả kinh doanh lạc quan

trong năm 2017, lợi nhuận sau thuế tăng tới 39% so với năm 2016, DPR đã làm ấm lòng các cổ

đông khi chia cổ tức 60% và những chiến lược đầu tư mới hứa hẹn những kết quả tốt hơn trong

thời gian tới.

Năm 2015, công ty khai thác được 16.307 tấn mủ qui khô, năng suất vườn cây bình quân 2,2

tấn/ha, tổng doanh thu trên 972 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 261 tỷ đồng. Năm 2016, công ty

đạt tổng doanh thu trên 759 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 145 tỷ (tăng 30% so kế hoạch). Năm

2017, sản lượng khai thác đạt trên 14.271 tấn (vượt hơn 8% so KH,) năng suất bình quân đạt

2,09 tấn/ha, tổng doanh thu trên 834 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 241 tỷ đồng (tăng 39% so với

năm 2016). Công ty có 12 năm liền nằm trong Câu lạc bộ 2 tấn/ha của VRG.

Ông Hồ Cường – TGĐ công ty, cho biết, phát huy những thành tích đạt được, năm 2018, Cao su

Đồng Phú phấn đấu đạt các chỉ tiêu, như khai thác sản lượng 13.000 tấn mủ, năng suất vườn cây

trên 2,01 tấn/ha, doanh thu 781 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế trên 245 tỷ đồng, tỷ lệ chia cổ tức

từ 40% trở lên.

Linh động trong quản lý điều hành

Cao su Đồng Phú tạo được lòng

tin đối với cổ đông

V

. CÔ

NG

TY

TR

ON

G N

NH

20 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Nhiều năm qua, ban lãnh đạo Cao su Đồng Phú đã và đang thực hiện triệt để chủ trương không

đầu tư các hạng mục không cần thiết, hoạt động theo phương châm tiết kiệm, cắt giảm tối đa các

chi phí. Chia sẻ với chúng tôi, ông Đặng Gia Anh – nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CPCS

Đồng Phú, cho biết: “Trong những năm qua, phương châm của công ty cắt giảm tối đa các chi

phí không cần thiết để hạ giá thành. Chúng tôi triệt để tiết giảm chi phí quản lý, hành chính, hội

họp, bố trí sắp xếp lao động hợp lý, kiêm nhiệm để tăng năng suất lao động… Song song đó,

chúng tôi nỗ lực nâng cao năng suất vườn cây, năng suất lao động, nâng thu nhập cho người lao

động”

Bằng sự nhanh nhạy của ban lãnh đạo, công ty đã điều chỉnh thích hợp cơ cấu sản phẩm, nhằm

bắt kịp, đáp ứng sự thay đổi của thị trường tiêu thụ. Bên cạnh sản phẩm chủ lực là SVR 3L và

mủ ly tâm, năm 2017, công ty đã gia tăng sản xuất SVR CV60 để đáp ứng nhu cầu của khách

hàng.

Phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông năm 2018 của DRC vào ngày 21/6 vừa qua, ông Trần Đức

Thuận – TV HĐQT VRG đánh giá cao sự linh hoạt của hội đồng quản trị của công ty. “Mặc dù

phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng với điều hành của HĐQT, Ban TGĐ, sự đoàn kết gắn bó

và tinh thần trách nhiệm, tính năng động sáng tạo cố gắng phấn đấu khắc phục khó khăn của

CB.CNV toàn công ty, Cao su Đồng Phú đã đạt được những thành quả nổi bật trong thời gian

qua. Chúng tôi tin tưởng rằng, Cao su Đồng Phú sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2018 và những

năm tiếp theo”, ông Thuận đánh giá.

Nguồn: Tapchicaosu.vn, 22/07/2018

Sản lượng sụt giảm, tỷ lệ phần trăm hoàn thành thấp so với cùng kỳ năm trước. Nhiều đơn vị mất

trắng hàng chục ngày không thể lấy mủ, đặc biệt là vườn cây đã bị nhiễm bệnh rụng lá mùa mưa

do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và cơn bão số 3

Cao su Tây Nguyên: Sản lượng

giảm do mưa kéo dài

V

. CÔ

NG

TY

TR

ON

G N

NH

21 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Chưa một ngày thu mủ hoàn chỉnh

Theo thông tin từ các công ty Tây Nguyên, từ khoảng giữa tháng 6 đến nửa cuối tháng 7 chưa có

một ngày nào thu mủ được hoàn chỉnh. Phó TGĐ Ngô Văn Mân của Cao su Kon Tum cho hay:

“Kế hoạch tháng 7 chúng tôi khai thác 1.600 tấn, nhưng đến ngày 15/7 mới chỉ đạt 500 tấn, với

tình hình mưa bão thế này hy vọng tháng 7 toàn công ty sẽ khai thác được 1.000 tấn”.

Báo cáo của Cao su Chư Prông cho biết riêng tháng 6/2018 toàn công ty có 13 ngày không thu

mủ được hoàn chỉnh, trong tháng 7 này công ty trên chục ngày không thu được mủ, sản lượng

giảm đáng kể so với cùng kỳ. TGĐ Công ty TNHH MTV Cao su Ea H’leo, ông Nguyễn Toàn

Nhân thông tin: “Tháng 7 này công ty chúng tôi đã mất trắng 7 ngày không lấy được mủ”.

Cao su Mang Yang trong nhiều ngày cũng không thu được mủ do mưa lớn kéo dài khiến mặt cạo

ẩm ướt. Một số đơn vị khác như Chư Păh, Chư Sê hay Chư Mom Ray và Cao su Sa Thầy vẫn thu

mủ được nhưng chỉ đạt khoảng 1/3 – 1/2 sản lượng so với những ngày thường. GĐ Công ty

TNHH MTV Cao su Chư Mom Ray, ông Trương Ly cho biết: “Do công ty tập trung lấy mủ

đông tại lô và cây được che chắn cẩn thận với máng chắn mưa và màng phủ chén nên vẫn thu

được mủ”.

Còn bà Huỳnh Thị Nga – Phó TGĐ Cao su Chư Păh cung cấp: “Từ ngày 8/7 đến nay (ngày 19/7

– PV), mỗi ngày công ty chỉ thu được khoảng trên 15 tấn, ngày ít được khoảng 3 tấn. Còn trong

tháng 6 thì chỉ thu được khoảng 50 – 70% so với ngày bình thường. Nhìn chung so với cùng kỳ

năm ngoái thì thấp hơn”.

Với trên 1.200 ha đang khai thác, Cao su Krông Buk cũng trong tình hình chung với các đơn vị

bạn. Trưởng phòng kỹ thuật Võ Thị Hồng Huệ chia sẻ: “So với cùng kỳ năm trước, hiện công ty

đang thấp hơn 10%, lượng mủ lấy được trong những ngày qua chủ yếu là mủ đông tạp, mủ dây

và mủ chén”.

Nhìn chung, các đơn vị Tây Nguyên đều bị hụt sản lượng từ 30 – 70% so với những ngày bình

thường và so với cùng kỳ năm trước do mưa bão kéo dài.

Vườn cây bắt đầu nhiễm bệnh rụng lá mùa mưa

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện Cao su Chư Prông và Ea H’Leo đang là 2 đơn vị có vườn cây

bị nhiễm bệnh rụng lá mùa mưa xảy ra trên diện rộng với hàng trăm ha, nằm rải rác khắp các

nông trường. Cao su Chư Păh là đơn vị thứ 3 có vườn cây bị bệnh với khoảng vài chục ha, còn

tại Cao su Kon Tum thì đã có 4 nông trường báo cáo vườn cây có dấu hiệu nhiễm bệnh rụng lá

mùa mưa.

Đa số những lô cao su bị nhiễm bệnh rụng lá mùa mưa đều rơi vào 2 giống chính là RRIM và

VM515, đây là 2 giống rất mẫn cảm với thời tiết mưa kéo dài. Theo nhận định của nhiều lãnh

đạo và cán bộ kỹ thuật, thì nếu thời tiết mưa như thời gian qua khoảng một tuần nữa thì vườn cây

sẽ nhiễm bệnh rất nhiều và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch khai thác mủ, cũng như sức

khỏe của cây.

V

. CÔ

NG

TY

TR

ON

G N

NH

22 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Công ty TNHH MTV Cao su Phú

Riềng tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt

động sản xuất Kinh doanh (SXKD) 6

tháng đầu năm 2018. Thông tin đưa ra

tại Hội nghị, tình hình SXKD của công

ty đạt nhiều thắng lợi khả quan.

6 tháng đầu năm 2018, công ty gặp

nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến

bất thường, lượng mưa nhiều từ tháng 4

làm cho các loại bệnh hại cây và cỏ dại

phát triển mạnh, vào đầu mùa mưa gió

lốc làm gãy đổ gần 10.000 cây cao su khai thác ở các nông trường. Mặt khác, tiến độ cưa cắt

vườn cây thanh lý chậm đã ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch tái canh và trồng xen. Bên

cạnh đó, giá bán cao su không ổn định, vẫn còn ở mức thấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt

động SXKD của đơn vị.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo của VRG, Tỉnh ủy, UBND

tỉnh Bình Phước và chính quyền địa phương các cấp tạo mọi điều kiện giúp đỡ công ty. Cộng với

sự lãnh đạo, điều hành tâm huyết, năng động, khoa học của Ban lãnh đạo công ty, đặc biệt là sự

đoàn kết, nỗ lực cố gắng của toàn thể CB CNVC LĐ toàn công ty đã vượt qua khó khăn đạt được

những kết quả nổi bật.

Cụ thể, 6 tháng đầu năm sản lượng khai thác là 7.279 tấn, đạt 101 % KH 6 tháng; đạt 29,7% KH

VRG giao. Trong đó, các Nông trường đạt sản lượng cao so với KH phấn đấu công ty giao là

Nông trường Thọ Sơn đạt 33%, Nông trường 8 đạt 32,8 %, Nông trường 9 đạt 32 %. Công tác

quản lý chất lượng có chuyển biến tốt, tinh thần trách nhiệm trong việc vệ sinh trang bị và phân

loại mủ được nâng cao, kết hợp với việc gắn máng chắn nước mưa, tấm che chén đảm bảo nên

chất lượng 6 tháng đầu năm 2018 tất cả các NT duy trì được sự ổn định ở mức cao. Tỷ lệ mủ

nước trong tổng sản lượng đạt 74%; hàm lượng DRC bình quân đạt 33,9%, tỷ lệ mủ nước loại 1

toàn công ty đạt 99,8% vượt 1,8% so với KH.

Tập thể CB CNVC LĐ toàn công ty nỗ lực, đoàn kết hoàn thành các chỉ tiêu KH SXKD 6 tháng

đầu năm 2018

Về thu mua, tính đến 30/6, công ty đã thu mua được 2.221 tấn đạt 28% KH. Chế biến 10.218 tấn

sản phẩm các loại trong đó, mủ công ty 8.092 tấn, mủ thu mua 2.126 tấn. Tổng doanh thu 6

tháng đạt 643 tỷ đồng, đạt 43 %KH, trong đó doanh thu từ kinh doanh mủ cao su là 341 tỷ đồng,

đạt 29% KH. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 320 tỷ đồng, đạt 72% KH. Nộp ngân sách nhà nước

47 tỷ đồng, đạt 45% KH cả năm. Giá bán bình quân 36,2 triệu đồng/tấn…

Ông Lê Tiến Vượng, Phó BTĐU – Phó TGĐ Công ty báo cáo đánh giá tình hình hoạt động

SXKD 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018

Cao su Phú Riềng: Tổng doanh thu 6

tháng đạt 643 tỷ đồng

V

. CÔ

NG

TY

TR

ON

G N

NH

23 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Năm 2018, giá bán mủ vẫn ở mức thấp, tiêu thụ gặp nhiều khó khăn nhưng lãnh đạo công ty đã

chủ động trong việc tổ chức duy trì sản xuất, ổn định việc làm cho 6.136 CB CNV, đồng thời

đảm bảo thu nhập cho NLĐ. Bình quân thu nhập đạt gần 7 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó,

các chế độ khác như bồi dưỡng độc hại, chế độ ốm đau, thai sản, BHYT, BHXH, BHTN được

thực hiện đầy đủ, kịp thời, công khai, minh bạch, công tác chăm lo sức khỏe luôn được chú trọng

quan tâm…nhờ vậy, NLĐ yên tâm công tác, một lòng gắn bó với đơn vị.

Nguồn: Tapchicaosu.vn, 17/07/2018

Bên cạnh sản xuất, kinh doanh cao su,

Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa

(PHR) đang kỳ vọng tạo đột phá trong

năm tài chính 2018 nhờ hoạt động tái đầu

tư hiệu quả từ công nghiệp và mía đường.

Theo báo cáo của Công ty Cổ phần Chứng

khoán Bản Việt (VCSC), doanh thu và lợi

nhuận sau thuế của PHR (mã: PHR) trong

năm 2017 tăng lần lượt 40,4% và 48,7%

nhờ giá cao su phục hồi và nguồn cung gỗ

trên thị trường thiếu.

Năm 2017, giá bán cao su trên thị trường thế giới bình quân tăng 30% so với năm 2016, do giá

dầu tăng kèm theo tình hình lũ lụt ở Thái Lan tạo ra cơn sốt nguồn cung từ đầu năm, từ đó đẩy

giá cao su toàn cầu tăng. Điều này giúp biên lợi nhuận của PHR tăng 3,6%; mặc dù khối lượng

thu hoạch cao su của PHR giảm 10% do diện tích có thể khai thác giảm nhưng tổng khối lượng

cao su của công ty vẫn tăng 7% nhờ mua thêm từ nguồn bên ngoài.

Dự báo, giai đoạn 2018- 2019, diện tích thu hoạch cao su của PHR sẽ chạm đáy trước khi số

lượng cây tái canh bước vào thời kỳ khai thác và diện tích cao su của PHR tại Campuchia bắt

đầu cho mủ vào năm 2020. Việc phụ thuộc vào khối lượng mua cao su từ bên ngoài khiến hoạt

động kinh doanh kém hiệu quả hơn do biên lợi nhuận gộp từ hoạt động mua cao su rất thấp, chỉ

từ 0 – 2%.

Đối với hoạt động khai thác gỗ cao su, PHR cũng được hưởng lợi từ giá gỗ cao su tăng 40% so

với năm 2016 và diện tích thanh lý tăng 30%. Giá gỗ cao su tăng chủ yếu do nguồn cung gỗ trên

thị trường thiếu khi Chính phủ tăng cường các giải pháp bảo tồn rừng. Tuy vậy, mặc dù diện tích

khai thác tăng nhưng lợi nhuận từ Dự án Phước Hòa – Kampong Thom vẫn chưa nhiều do PHR

không có nhà máy xử lý mủ cao su tại Campuchia và phải chuyển thẳng về Việt Nam. VCSC cho

rằng, PHR sẽ phải đầu tư nhà máy tại Campuchia giai đoạn 2019-2020 nhằm tối ưu hoạt động

khai thác ở khu vực này.

VCSC dự báo, năm 2018, diện tích thanh lý cao su của PHR đạt 1.300 – 1.400 ha, tăng 40% so

với cùng kỳ năm ngoái, với giá khoảng 350 triệu đồng/ ha. Trong năm 2018, hoạt động kinh

doanh này được dự đoán sẽ đem về khoảng 317 tỷ đồng cho PHR.

V

. CÔ

NG

TY

TR

ON

G N

NH

Cao su Phước Hòa: Nhiều kỳ vọng mới

24 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Kỳ vọng vào khu công nghiệp

Trong giai đoạn 2005-2017, PHR đã chuyển đổi 1.000 ha diện tích cao su thành 2 khu công

nghiệp Nam Tân Uyên và Tân Bình. Với dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy mạnh vào tỉnh hiện

nay, PHR dự kiến sẽ tiếp tục chuyển đổi 1.000 – 2.000 ha diện tích đất thành các khu công

nghiệp trong giai đoạn 2018- 2020. Hiện tại, các điều khoản cơ bản của dự án chuyển đổi diện

tích này đã được chấp thuận, trong đó PHR sẽ giao 355 ha đất cho Công ty Cổ phần Khu công

nghiệp Nam Tân Uyên (NTC) và 691 ha đất cho Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP)

với giá lần lượt 950 triệu đồng/ha và 1 tỷ đồng/ha. Đối với dự án VSIP, PHR sẽ nhận được 20%

lợi nhuận hàng năm của khu công nghiệp này.

Ngoài ra, PHR cũng đang hoàn thiện thủ tục cho Thành Thành Công Group thuê 500 ha đất với

giá 16 triệu đồng/ha/ năm. Mức giá thuê này đã tăng 33% so với giá khởi điểm và có thể tiếp tục

tăng do nhiều công ty khác đưa ra giá cao hơn, khoảng 25 triệu đồng/ha.

Do cả PHR và công ty mẹ là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đang giữ cổ phần

tại NTC nên cả hai công ty đang xem xét việc đơn giản hóa cơ cấu sở hữu với VRG trở thành

công ty duy nhất và công ty mẹ trực tiếp của NTC. Nói cách khác, VRG đang tái cơ cấu sở hữu

trong nội bộ tập đoàn theo nguyên tắc một công ty con không sở hữu vốn ở một công ty con khác

cùng tập đoàn.

Tuy nhiên, thông qua các phiên đàm phán giữa PHR và NTC, có thể thấy rằng phải đến ít nhất

đầu quý 2-2018 một kế hoạch cụ thể mới được chốt. Cổ phần của PHR tại NTC có giá trị 456 tỷ

đồng theo giá thị trường so với 53 tỷ đồng giá trị sổ sách. Nếu kế hoạch ban đầu suôn sẻ, PHR có

thể hưởng khoản lợi nhuận 400 tỷ đồng.

Ông Lê Phi Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị PHR, cho biết dự báo doanh thu của công ty cả

năm 2018 đạt 1.762 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. PHR sẽ có lợi nhuận khoảng

665 tỷ đồng từ thu hoạch gỗ cây cao su và chuyển đổi đất thành khu công nghiệp. Lợi nhuận

trước thuế của PHR ước đạt 608 tỷ đồng, tăng 86% so với cùng kỳ năm trước…

Nguồn: Tapchicaosu.vn, 16/07/2018

V

. CÔ

NG

TY

TR

ON

G N

NH

25 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

TỔNG HỢP CÁC CÔNG VIỆC TẠI DỰ ÁN CAO SU PACIFIC CỦA

GEMADEPT TRONG THÁNG 6&7/2018:

VƯỜN CÂY TRỒNG 2013 & 2014:

Thực hiện kiểm kê, đo vanh và nhập số liệu

Chặt, phát chồi bụi, cây dại trên hàng 3, hàng 6

Phun thuốc diệt cỏ lần 1

Cắt cành định hình tán, chỉnh sửa tán

Tỉa chồi

Bón phân NPK lần 1

VƯỜN CÂY TRỒNG 2015 & 2016:

Chặt, phát chồi bụi, cây dại trên hàng 3, hàng 6

Tỉa chồi

Phun thuốc diệt cỏ hàng 3 lần 1

Phun thuốc diệt cỏ (phun trắng) lần 1

Cắt định hình tán, kết hợp cột cây nghiêng, đổ

Bón phân NPK lần 1

Trồng dặm

V

. CÔ

NG

TY

TR

ON

G N

NH

26 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Theo Phó TGĐ VRG Trần Công Kha, trong thời gian tới, các công ty công nghiệp cao su cần

tăng cường hơn nữa các giải pháp kỹ thuật, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản

xuất để giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh và hiệu quả.

Sản phẩm nệm Dorufoam.

Cần phối hợp, liên kết chặt chẽ hơn

Đánh giá tổng thể, Phó TGĐ VRG Trần Công Kha cho rằng, các công ty công nghiệp cao su

thuộc VRG trong thời gian qua đã nỗ lực lớn để phát triển và quảng bá sản phẩm. Các sản phẩm

của các công ty hiện nay đã có chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường, trong bối cảnh chịu sự

cạnh tranh gay gắt với các công ty có tên tuổi hoạt động trong cùng lĩnh vực trong và ngoài

nước.

Hiện nay mỗi công ty sản xuất các mặt hàng khác nhau với các nguồn lực khác nhau, mặc dù có

điểm khác biệt, nhưng có điểm chung nhất là kinh nghiệm về quản trị và kinh nghiệm kỹ thuật

trong cùng ngành công nghiệp cao su. Vì vậy việc trao đổi kinh nghiệm trong quản lý, kỹ thuật,

thông tin thị trường và hỗ trợ qua lại lẫn nhau là rất cần thiết. Từ đó tạo ra sự liên kết chặt chẽ,

phối hợp, giúp đỡ nhau, khi cần giải quyết một vấn đề cụ thể.

Phó TGĐ VRG Trần Công Kha đề nghị các công ty cần tăng cường hơn nữa công tác quản trị

nội bộ, tập trung vào các giải pháp kỹ thuật, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản

xuất hoặc trong từng công đoạn sản xuất để giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh và hiệu quả cho

doanh nghiệp. Bên cạnh đó các công ty cần tập trung làm tốt các sản phẩm hiện có thông qua

việc cắt giảm chi phí, giữ ổn định chất lượng và quảng bá sản phẩm.

DORUFOAM được đánh giá cao

Cụ thể, với các công ty sản xuất từ nguyên liệu latex, cần tập trung ứng dụng sản xuất các sản

phẩm từ latex (không chứa TMTD), giới thiệu đến khách hàng và xem đây là sản phẩm cốt lõi và

VI. K

Ỹ T

HU

ẬT

– C

ÔN

G N

GH

Tập trung giải pháp kỹ thuật cho sản phẩm

công nghiệp cao su

27 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

lợi thế của công ty. Đối với các công ty sản xuất từ nguyên liệu cao su thô, giao cho Công ty CP

Cao su Bến Thành làm nòng cốt trong việc nghiên cứu kỹ thuật công nghệ, nghiên cứu đơn pha

chế và chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp kỹ thuật với các công ty khác trực thuộc Tập đoàn. Riêng

với Công ty CP Cao su Bến Thành, đề nghị tập trung nghiên cứu ứng dụng sản xuất các sản

phẩm mới, sớm đưa ra thị trường mà các sản phẩm này hiện nay Việt Nam phải nhập khẩu từ

nước ngoài.

Với Công ty CP Chỉ sợi cao su VRG SADO, tiếp tục xem xét cắt giảm giá thành sản xuất, mở

rộng thị trường, chủ động tìm nhà đầu tư để triển khai xây dựng và lắp đặt 2 dây chuyền chỉ thun

và hệ thống cover sợi nhằm tăng sản lượng và tăng hiệu quả cho công ty, giảm chi phí khấu hao,

chi phí sản xuất chung. Công ty CP Cao su Kỹ thuật Đồng Phú (DORUFOAM), theo Phó TGĐ

Trần Công Kha, trong 2 năm gần đây, công ty có kết quả sản xuất kinh doanh và vươn lên khá

tốt, đây là dấu hiệu đáng mừng, cho thấy công ty đang dần sản xuất ổn định và phát triển. Bước

đi về quản trị và điều hành của DORUFOAM có thể là nơi để các công ty khác tham khảo và học

tập.

Công ty CP Thể thao Ngôi sao Geru cần tập trung các giải pháp nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu

cầu của khách hàng. Xác định hiệu quả sản xuất trong từng đơn hàng cụ thể, để có sự điều chỉnh

kịp thời, có giải pháp tổ chức sản xuất phù hợp. Từng bước đổi mới máy móc thiết bị, tiếp tục

giảm giá thành sản xuất, tăng hiệu quả SXKD.

Phó TGĐ Trần Công Kha cũng đề nghị các công ty mẹ của các công ty công nghiệp cần có kế

hoạch và lộ trình cụ thể trong việc hỗ trợ cho các công ty con cung cấp nguồn nguyên liệu và chi

phí quảng bá trong vài năm đầu khi mới đưa sản phẩm ra thị trường.

Nguồn: Tapchicaosu.vn, 11/06/2018

28 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

The 16th China International TIRE EXPO 2018

20 – 22/8/2018

850 Bocheng Road, Shanghai, China

Tel: +86 10-8589-8181

Email: [email protected]

Website: http://www.citexpo.com.cn/en/

International Rubber Conference 2018 & 9th International Rubber Glove Conference and

Exhibition (9th IRGCE)

04 – 06/9/2018

Kuala Lumpur, Malaysia

Contact: Plastics & Rubber Institute Malaysia (PRIM)

Tel: +603 7847 1034

Email: [email protected]

Website: https://irc2018.com/

RubberTech China 2018

19 – 21/9/2018

Shanghai New International Expo Center, China

Contact: China United Rubber Corporation

Tel: +86-10-5377 9792

Fax: +86-10-5377 9608

Email: [email protected]

Website: www.chrubber.com

VII. S

Ự K

IỆN

TH

ÁN

G S

AU

29 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept