bẢn tin thỦy sẢn ban tin thuy san.pdf · bộ tƣ lệnh bộ đội biên phòng đã thông...

31
1 BẢN TIN THỦY SẢN (Thứ , ngày 3 tháng 8 năm 2016) TIN NÓNG ...................................................................................................................... 2 1. Hơn 53.000 tàu thuyền đã neo đậu tránh bão số 2 .................................................. 2 2. Quảng Trị: Quản lý tàu thuyền và cứu nạn, cứu hộ trên biển mùa mƣa bão .......... 3 3. Bộ TNMT nói gì về sự cố tràn xút làm cá chết, ngƣời bị mẩn ngứa ở Đắk Nông? 5 4. Hà Tĩnh: Đã có quyết định tiêu hủy hải sản có Cadimi vƣợt ngƣỡng .................... 6 CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ ............................................................................................ 7 5. Quảng Trị: Tiếp tục hỗ trợ vốn cho ngƣ dân chuyển đổi sản xuất.......................... 7 6. Tuyên truyền về tần số vô tuyến điện đến ngƣ dân................................................. 9 VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ............................................................................ 13 7. Đảm bảo an toàn thực phẩm trong mùa mƣa bão ................................................. 13 THƢƠNG MẠI .............................................................................................................. 13 8. Khai mạc Hội chợ chuyên ngành thủy sản quốc tế Vietfish 2016 ........................ 13 9. Cơ hội gia tăng xuất khẩu thuỷ sản khi tham gia TPP .......................................... 14 NUÔI TRỒNG THỦY SẢN.......................................................................................... 16 10. Quảng Bình: Mở rộng mô hình nuôi cá lồng trên sông ........................................ 16 KHAI THÁC THỦY SẢN............................................................................................. 18 11. Sản lƣợng cá tra tăng, tôm nƣớc lợ giảm .............................................................. 18 12. Ngƣ dân cần kiến thức y tế khi vƣơn khơi ............................................................ 18 13. Phú Yên: Hiệu quả từ nghề câu cá mập ................................................................ 19 14. Quảng Trị: Tàu tấp nập vào bờ, giá hải sản vẫn ở mức đáy ................................. 21 15. Quảng nam: Ngƣ dân mòn mỏi chờ bảo hiểm tàu cá ............................................ 22 DOANH NGHIỆP.......................................................................................................... 24 16. Công ty Cổ phần Đại Dƣơng – Thái Bình và những con tàu mang tên 67 ........... 24 17. “Vua cá tra” Hùng Vƣơng “nhắm” đến mua bán DN nông nghiệp ...................... 26 MÔI TRƢỜNG .............................................................................................................. 27 18. Quảng Nam: Phục hồi đa dạng sinh học biển ....................................................... 27 ĐỒNG HÀNH CÙNG NGƢ DÂN................................................................................ 28 19. Quảng Bình: NĐNC cá Hải Thành - Khắc phục khó khăn bám biển sản xuất ..... 28 20. Phú Yên: Tặng quà cho con em ngƣ dân nghèo vƣợt khó, học giỏi ..................... 29 TIN THẾ GIỚI ............................................................................................................... 30 21. Nguy cơ Trung Quốc phạt tù oan ngƣ dân nƣớc ngoài ......................................... 30

Upload: others

Post on 25-Oct-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BẢN TIN THỦY SẢN ban tin thuy san.pdf · Bộ Tƣ lệnh Bộ đội biên phòng đã thông báo hƣớng dẫn neo đậu cho 53.000 phƣơng tiện với hơn 234.000 ngƣời

1

BẢN TIN THỦY SẢN

(Thứ Tƣ, ngày 3 tháng 8 năm 2016)

TIN NÓNG ...................................................................................................................... 2

1. Hơn 53.000 tàu thuyền đã neo đậu tránh bão số 2 .................................................. 2

2. Quảng Trị: Quản lý tàu thuyền và cứu nạn, cứu hộ trên biển mùa mƣa bão .......... 3

3. Bộ TNMT nói gì về sự cố tràn xút làm cá chết, ngƣời bị mẩn ngứa ở Đắk Nông? 5

4. Hà Tĩnh: Đã có quyết định tiêu hủy hải sản có Cadimi vƣợt ngƣỡng .................... 6

CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ ............................................................................................ 7

5. Quảng Trị: Tiếp tục hỗ trợ vốn cho ngƣ dân chuyển đổi sản xuất.......................... 7

6. Tuyên truyền về tần số vô tuyến điện đến ngƣ dân................................................. 9

VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ............................................................................ 13

7. Đảm bảo an toàn thực phẩm trong mùa mƣa bão ................................................. 13

THƢƠNG MẠI .............................................................................................................. 13

8. Khai mạc Hội chợ chuyên ngành thủy sản quốc tế Vietfish 2016 ........................ 13

9. Cơ hội gia tăng xuất khẩu thuỷ sản khi tham gia TPP .......................................... 14

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN .......................................................................................... 16

10. Quảng Bình: Mở rộng mô hình nuôi cá lồng trên sông ........................................ 16

KHAI THÁC THỦY SẢN ............................................................................................. 18

11. Sản lƣợng cá tra tăng, tôm nƣớc lợ giảm .............................................................. 18

12. Ngƣ dân cần kiến thức y tế khi vƣơn khơi ............................................................ 18

13. Phú Yên: Hiệu quả từ nghề câu cá mập ................................................................ 19

14. Quảng Trị: Tàu tấp nập vào bờ, giá hải sản vẫn ở mức đáy ................................. 21

15. Quảng nam: Ngƣ dân mòn mỏi chờ bảo hiểm tàu cá ............................................ 22

DOANH NGHIỆP .......................................................................................................... 24

16. Công ty Cổ phần Đại Dƣơng – Thái Bình và những con tàu mang tên 67 ........... 24

17. “Vua cá tra” Hùng Vƣơng “nhắm” đến mua bán DN nông nghiệp ...................... 26

MÔI TRƢỜNG .............................................................................................................. 27

18. Quảng Nam: Phục hồi đa dạng sinh học biển ....................................................... 27

ĐỒNG HÀNH CÙNG NGƢ DÂN................................................................................ 28

19. Quảng Bình: NĐNC cá Hải Thành - Khắc phục khó khăn bám biển sản xuất ..... 28

20. Phú Yên: Tặng quà cho con em ngƣ dân nghèo vƣợt khó, học giỏi ..................... 29

TIN THẾ GIỚI ............................................................................................................... 30

21. Nguy cơ Trung Quốc phạt tù oan ngƣ dân nƣớc ngoài ......................................... 30

Page 2: BẢN TIN THỦY SẢN ban tin thuy san.pdf · Bộ Tƣ lệnh Bộ đội biên phòng đã thông báo hƣớng dẫn neo đậu cho 53.000 phƣơng tiện với hơn 234.000 ngƣời

2

TIN NÓNG

Hơn 53.000 tàu thuyền đã neo đậu tránh bão số 2

Bộ Tƣ lệnh Bộ đội biên phòng đã thông báo hƣớng dẫn neo đậu cho 53.000 phƣơng

tiện với hơn 234.000 ngƣời chủ động phòng tránh bão số 2.

Theo tin tức mới nhất, Bộ Tƣ lệnh Bộ đội biên phòng đã thông báo hƣớng dẫn neo

đậu cho 53.000 phƣơng tiện với hơn 234.000 ngƣời biết vị trí hƣớng di chuyển của bão

để chủ động phòng tránh cơn bão số 2.

Hồi 13h ngày 2/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 23,5 độ Vĩ Bắc; 112,5 độ Kinh Đông,

trên khu vực phía Tây Nam tỉnh Quảng Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão

mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 9-10.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hƣớng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi đƣợc

khoảng 25km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 01 giờ ngày 03/8, vị trí tâm

áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 24,5 độ Vĩ Bắc; 110,0 độ Kinh Đông trên đất liền tỉnh

Quảng Tây. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-

50km/giờ), giật cấp 7-8. Khu vực phía Bắc Vịnh Bắc Bộ có mƣa dông mạnh kèm lốc

xoáy và gió giật mạnh cấp 6-7.

Dự báo trong 12 đến 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hƣớng Tây, mỗi giờ

đi đƣợc khoảng 15-20km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên đất liền tỉnh

Quảng Tây. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dƣới cấp 6 (dƣới

40km/giờ).

Từ đêm nay 2/8 đến hết ngày 4/8, ở Bắc Bộ có mƣa, mƣa vừa, có nơi mƣa to; riêng

vùng núi và trung du Bắc Bộ, phía Tây Bắc Bộ có mƣa to đến rất to (100-200mm, có

nơi trên 250mm). Cấp độ rủi ro cấp 1-2.

Ngoài ra, do hoạt động của gió mùa Tây Nam nên khu vực Nam biển Đông (bao gồm

cả vùng biển quần đảo Trƣờng Sa), vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Bình Thuận đến

Cà Mau tiếp tục có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, mƣa dông mạnh kèm lốc

xoáy. Biển động. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mƣa vừa, có nơi mƣa to.

Để ứng phó với cơn bão này, Thủ tƣớng Chính phủ gửi công điện tới các cơ quan liên

quan. Theo công điện, đây là cơn bão rất mạnh và diễn biến còn rất phức tạp, không

loại trừ khả năng bão đổ bộ trực tiếp vào đất liền Việt Nam.

Thủ tƣớng yêu cầu tập trung theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; chủ động hƣớng dẫn

tàu thuyền khẩn trƣơng thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm; chuẩn bị phƣơng án cứu hộ,

Page 3: BẢN TIN THỦY SẢN ban tin thuy san.pdf · Bộ Tƣ lệnh Bộ đội biên phòng đã thông báo hƣớng dẫn neo đậu cho 53.000 phƣơng tiện với hơn 234.000 ngƣời

3

cứu nạn, tổ chức sơ tán dân khi có yêu cầu... (Doanh Nghiệp Việt Nam 2/8) đầu

trang

Quảng Trị: Quản lý tàu thuyền và cứu nạn, cứu hộ trên biển mùa mƣa bão

Mùa mƣa bão đang bắt đầu. Theo dự báo của Trung tâm dự báo Khí tƣợng thủy văn

Trung ƣơng, năm 2016 sẽ có nhiều bão, áp thấp nhiệt đới, mƣa lớn, lũ với diễn biến

phức tạp hơn so với năm 2015.

El Nino 2014-2016 đƣợc đánh giá là kỳ El Nino mạnh kỷ lục, có cƣờng độ tƣơng

đƣơng với kỳ El Nino 1997-1998 đã dẫn đến cơn bão Linda đổ bộ vào Cà Mau làm

chết và mất tích gần 4.000 ngƣời, nên cần phải hết sức đề phòng. Đặc biệt, mùa mƣa

bão là lúc bà con ngƣ dân phải đối mặt với rất nhiều rủi ro thiên tai thƣờng trực, trong

đó nỗi lo lớn nhất là an toàn về tính mạng và tài sản của tàu cá hoạt động trên biển.

Theo số liệu thống kê, hiện nay toàn tỉnh Quảng Trị có 2.291 tàu thuyền với trên 5.500

lao động, trong đó tàu cá xa bờ có công suất từ 90 CV trở lên là 197 chiếc, 168 tàu có

máy thông tin ICOM kết nối với các đài thông tin tìm kiếm cứu nạn của Bộ đội Biên

phòng và các lực lƣợng khác trong tỉnh.

Tuy nhiên, việc quản lý thông tin liên lạc với các tàu đánh cá xa bờ còn gặp nhiều khó

khăn do phần lớn các chủ tàu thuyền có trang bị máy thông tin ICOM nhƣng chƣa thực

sự quan tâm đến mạng thông tin tìm kiếm cứu nạn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến

thực trạng trên, trong đó có nguyên nhân ngƣ dân vẫn giấu ngƣ trƣờng đánh bắt cá.

Mặt khác, một số chủ tàu vẫn chƣa thực sự tin tƣởng vào công tác tìm kiếm cứu nạn,

cứu hộ của lực lƣợng chức năng trong tỉnh.

Thực tiễn khi có tình huống trên biển các lực lƣợng chức năng của tỉnh khó có thể ra

ứng cứu trong điều kiện sóng gió cấp 6 trở lên, buộc phải yêu cầu cấp trên hỗ trợ ứng

cứu. Ý thức chủ quan chƣa lƣờng hết sự nguy hiểm trong quá trình hoạt động trên biển

khi không có thông tin liên lạc là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những

thiệt hại đáng tiếc do chìm tàu, thuyền, ảnh hƣởng đến tính mạng và tài sản của ngƣ

dân.

Năm nay, sau sự cố môi trƣờng đặc biệt nghiêm trọng do Công ty Formosa Hà Tĩnh xả

thải làm cá chết hàng hoạt ở biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa- Thiên Huế thì các tàu

thuyền công suất nhỏ đánh bắt cá ven bờ của ngƣ dân hầu hết đều gác máy không còn

hoạt động nữa, chỉ có những tàu trung bờ và xa bờ bám biển. Do đó, việc phối hợp

quản lý tàu thuyền và cứu nạn, cứu hộ trên biển mùa mƣa bão đƣợc xác định tập trung

chủ yếu vào tàu thuyền trung, xa bờ.

Những năm qua, công tác phối hợp giữa các Đồn Biên phòng tuyến biển- đảo với

chính quyền địa phƣơng và các cơ quan có liên quan trong quản lý nhà nƣớc đối với

Page 4: BẢN TIN THỦY SẢN ban tin thuy san.pdf · Bộ Tƣ lệnh Bộ đội biên phòng đã thông báo hƣớng dẫn neo đậu cho 53.000 phƣơng tiện với hơn 234.000 ngƣời

4

ngƣ dân và tàu thuyền hoạt động trên biển nói chung, đặc biệt là đối với các tàu thuyền

trung và xa bờ còn thiếu chặt chẽ.

Việc đăng ký, đăng kiểm, kiểm tra, kiểm soát ngƣời, phƣơng tiện, trang thiết bị an toàn

trƣớc khi ra biển hoạt động còn nhiều khó khăn, bất cập. Một số chủ tàu thuyền chấp

hành chƣa nghiêm các quy định của Nhà nƣớc, địa phƣơng trong việc ra, vào các bến

cảng, thƣờng xuyên vƣợt trạm kiểm soát Biên phòng trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát

của cơ quan chức năng. Công tác tuyên truyền, xử lý các vi phạm chƣa kiên quyết dẫn

đến nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn về tính mạng và tài sản tàu cá khi hoạt động trên biển

trong mùa mƣa bão.

Để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, đảm

bảo an toàn về tính mạng và tài sản tàu cá hoạt động trên biển trong mùa mƣa bão, các

cấp chính quyền địa phƣơng ven biển cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền nâng

cao nhận thức cho ngƣời dân về những hậu quả thiệt hại do bão, áp thấp nhiệt đới gây

ra.

Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác điều động phƣơng tiện tham gia làm nhiệm vụ

tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; phát huy hiệu quả của tổ tự quản tàu thuyền bến bãi, vì đây

là lực lƣợng thƣờng xuyên bám biển, có điều kiện cứu trợ nhau nhanh nhất, hiệu quả

nhất, chi phí thấp nhất khi có tình huống trên biển xảy ra.

Quan tâm đầu tƣ, hỗ trợ có trọng điểm về kinh phí cho tổ tự quản tàu thuyền; có chính

sách động viên kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác cứu nạn, cứu

hộ. Bên cạnh đó, ban hành chế tài cụ thể xử lý trách nhiệm của các chủ tàu, thuyền khi

đã nhận đƣợc các bản tin cảnh báo, dự báo bão và áp thấp nhiệt đới cần tránh xa khu

vực nguy hiểm nhƣng không chấp hành, chủ quan, để xảy ra những thiệt hại cho bản

thân và cộng đồng nhằm răn đe, phòng ngừa.

Chủ động phối hợp quản lý tàu thuyền, tăng cƣờng công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn

cho ngƣ dân trong việc kết nối và bắt liên lạc với các lực lƣợng đảm bảo thông tin liên

lạc, phục vụ nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên bờ trong quá

trình đánh bắt cá trên biển.

Các ngành chức năng và các huyện ven biển tăng cƣờng công tác vận động ngƣ dân

ven biển, nhất là các tàu thuyền trung và xa bờ, nên hoạt động theo từng tổ, dòng họ,

nghề làm ăn hoặc theo thôn, xóm…, để có điều kiện hỗ trợ giúp đỡ nhau khi có tình

huống thiên tai xảy ra và thông tin kịp thời cho Bộ đội Biên phòng, các lực lƣợng chức

năng phối hợp xử lý.

Ngoài ra, Nhà nƣớc cần đầu tƣ xây dựng, nâng cấp, mở rộng các khu neo đậu tránh trú

bão cho các loại tàu thuyền ra vào tránh trú bão an toàn, giảm thiểu những thiệt hại

đáng tiếc do thiên tai gây ra, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣ dân vƣơn khơi bám biển.

(Báo Quảng Trị 3/8, Thanh Hải) đầu trang

Page 5: BẢN TIN THỦY SẢN ban tin thuy san.pdf · Bộ Tƣ lệnh Bộ đội biên phòng đã thông báo hƣớng dẫn neo đậu cho 53.000 phƣơng tiện với hơn 234.000 ngƣời

5

Bộ TNMT nói gì về sự cố tràn xút làm cá chết, ngƣời bị mẩn ngứa ở Đắk Nông?

Nguyên nhân, hậu quả và cách xử lý sự cố tràn xút của nhà máy Alumin Nhân Cơ, Đắk

Nông vừa đƣợc Bộ TNMT tổng hợp báo cáo lên Thủ tƣớng chính phủ.

Trong báo cáo trình Thủ tƣớng, Bộ TNMT cho biết trong quá trình nhập kiềm tại khu

vực chứa kiềm lỏng (A03) Nhà máy Alumin Nhân Cơ, Đắk Nông để phục vụ chạy thử

nhà máy, vào hồi 8h14' ngày 23.7.2016 đã xảy ra sự cố vỡ cổ ống đẩy của máy bơm

kiềm dẫn đến kiềm lỏng (NaOH 44,5-49%) bị chảy ra ngoài.

Khi phát hiện sự cố, các cán bộ, nhân viên của công ty vận hành đã khóa van đầu vào

của máy bơm không cho kiểm chảy ra ngoài và đến 08h18, kiềm đã đƣợc khống chế cơ

bản và khống chế hoàn toàn không để thất thoát ra ngoài môi trƣờng vào lúc 8h24

cùng ngày.

Ngay khi xảy ra sự cố, công ty này đã huy động lực lƣợng để cách ly khu vực có sự cố,

sử dụng các công cụ, dụng cụ (cuốc, xẻng, xô chậu, dụng cụ bảo hộ lao động về hóa

chất), axit HCl để thu hồi, trung hòa kiềm trên bề mặt; mở các họng cứu hỏa trên các

tuyến đƣờng bị nhiễm kiềm để pha loãng, trung hòa bằng axit HCl tại cửa xả số 3 của

nhà máy (cửa xả thoát nƣớc mƣa chảy tràn), một số vị trí giếng thu trên các tuyến

đƣờng mà dòng kiềm chảy qua để trung hòa độ pH rò rỉ ra môi trƣờng; tổ chức kiểm

tra độ pH tại tất cả các cửa xả của nhà máy, dọc tuyến suối phía hạ du sau cửa xả số 3

với tần suất đo 10 phút/lần; bố trí máy xúc, ô tô để xúc phần đất bị nhiễm kềm đổ ra

khoang số 1 của hồ bùn đỏ, dùng bạt nilon che kín bề mặt phần đất đã bị xúc đi.

Công ty này đã báo cáo Tổ giám sát môi trƣờng đối với các dự án bauxite Tây Nguyên

(Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng), Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Đắk Nông, các cơ

quan chính quyền địa phƣơng và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

(TKV) về diễn biến sự cố, công tác khắc phục sự cố.

Sau khi nhận đƣợc thông tin, Bộ trƣởng Trần Hồng Hà đã chỉ đạo và bố trí ngay đoàn

công tác đi vào Đăk Nông để tiến hành kiểm tra, xử lý.

Đánh giá về tác động của sự cố, đã có 9,58m3 kiềm lỏng thất thoát ra môi trƣờng,

trong số này, một phần thẩm thấu xuống nền đất xốp (có diện tích 600m2 liền kề) và

một phần theo hệ thống nƣớc mƣa chảy tràn và chảy ra suối Đăk Yao qua cửa xả số 3.

Sau sự cố này, đã có hiện tƣợng cá chết tại suối Đăk Yao về phía hạ du cửa xả số 03

của Nhà máy vào ngày 23.7.2016 -24.7.2016 (không có số liệu cụ thể); một số ngƣời

ngƣời dân đã lội suối để thu nhặt cá chết và bị mẩn đỏ ngứa da.

Quan sát thực địa của Đoàn công tác và Công ty vào lúc 09h00 ngày 25.7.2016 cho

thấy số lƣợng cá chết không đáng kể. Biểu hiện mẩn đỏ ngứa da của những ngƣời dân

đã lội suối thu nhặt cá đã giảm đi đáng kể sau 01 ngày. Do đó, Bộ nhận định hệ quả

Page 6: BẢN TIN THỦY SẢN ban tin thuy san.pdf · Bộ Tƣ lệnh Bộ đội biên phòng đã thông báo hƣớng dẫn neo đậu cho 53.000 phƣơng tiện với hơn 234.000 ngƣời

6

của sự cố không lớn, chƣa đến mức đƣợc gọi là ”cá chết hàng loạt” và chƣa có cơ sở

để khẳng định chắc chắn việc cá chết có liên quan đến sự cố nêu trên .

Về chất lƣợng nƣớc suối sau sự cố, hiện độ pH có xu hƣớng giảm dần và vẫn nằm

trong giới hạn cho phép. Hầu hết các thông số nhƣ: TSS, COD, BOD5, NO2- Cl-, CN-,

Cu, Pb, Zn, Cr6+, Tổng dầu mỡ… đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn.

Nguyên nhân của sự cố có thể do việc thiết kế lắp đặt hệ thống máy bơm chƣa bảo đảm

an toàn hoặc chất lƣợng thiết bị chƣa bảo đảm và hệ thống công trình và biện pháp

phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất chƣa phù hợp với thực tế vận hành của Nhà máy.

Bộ TNMT khẳng định sẽ phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trƣờng tiếp tục theo dõi

diễn biến tình hình khắc phục sự cố của Công ty, duy trì thƣờng xuyên công tác kiểm

tra giám sát môi trƣờng, kịp thời ngăn chặn, ứng phó các tác động tiêu cực và sự cố

môi trƣờng từ hoạt động của Nhà máy. (Lao Động 2/8, Khánh Hòa) đầu trang

Hà Tĩnh: Đã có quyết định tiêu hủy hải sản có Cadimi vƣợt ngƣỡng

Ông Trần Xuân Dâng – Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh cho biết, trƣớc phản ánh của

truyền thông về hàng chục tấn hải sản nhiễm độc ’tuồn’ ra ngoài, đơn vị đã thành lập

đoàn kiểm tra và cho thấy, 8 tấn cá có hàm lƣợng Cadimi vƣợt ngƣỡng đã niêm phong

trƣớc đó hiện vẫn còn nguyên vẹn...

Các chủ cơ sở đông lạnh cũng khẳng định, họ không hề bán các lô hàng, các loại cá đã

đƣợc các cơ quan chức năng niêm phong do nhiễm Cadimi. Bà Trần Thị Hoa, ở cơ sở

đông lạnh HTX Hùng Mạnh (ở Thạch Kim - Lộc Hà) bức xúc nói: "Loại bị nhiễm

Cadimi chúng tôi gom vào một kho, cá còn nguyên đó sao bảo bán hết. Ngƣời buôn

bán chúng tôi cũng có đạo đức, lƣơng tâm… Hơn nữa, có bị tiêu hủy chúng tôi cũng

đƣợc Nhà nƣớc đền bù theo mức quy định chứ có phải mất trắng đâu mà hoảng nhƣ

ngƣời ta đồn thổi…".

Đƣợc biết, sau khi xảy ra sự cố ô nhiễm môi trƣờng biển, thực hiện Quyết định số

1121/QĐ-UBND tỉnh Hà Tĩnh về hỗ trợ khẩn cấp cho ngƣời dân vùng bị ảnh hƣởng do

hiện tƣợng hải sản chết bất thƣờng, Chi cục ATVSTP tỉnh đã phối hợp với Chi cục

quản lý chất lƣợng Nông lâm thủy sản và hải sản (Sở NN&PTNT Hà Tĩnh) tiến hành

lấy các mẫu hải tại các kho đông lạnh trên địa bàn tỉnh gửi Viện Kiểm nghiệm

ATVSTP quốc gia để kiểm nghiệm.

Các đơn vị đã tiến hành lấy nhiều mẫu các loại. Kết quả, ngày 11/7, Chi cục ATVSTP

tỉnh đã nhận đƣợc thông báo của Viện Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia về một số mẫu

hải sản tại các kho đông lạnh có lƣợng Cadimi vƣợt ngƣỡng cho phép. Cụ thể, tại kho

đông lạnh Công ty cổ phần XNK Nam Hà Tĩnh có 2 loại cá (cá Mín và cá Hồng) với

tổng lƣợng là 211.00kg; kho đông lạnh HTX Thiên Phú ở Thạch Kim (Lộc Hà) có 1

loại cá (cá Xƣớc tre) với số lƣợng 1.100 kg; kho đông lạnh HTX Hùng Mạnh (Thạch

Page 7: BẢN TIN THỦY SẢN ban tin thuy san.pdf · Bộ Tƣ lệnh Bộ đội biên phòng đã thông báo hƣớng dẫn neo đậu cho 53.000 phƣơng tiện với hơn 234.000 ngƣời

7

Kim) có 2 loại cá (cá gia xồ và cá gai nhỏ) với khối lƣợng 6700 kg; kho đông lạnh

Sang Liên (Cẩm Nhƣợng- Cẩm Xuyên) có 1 loại cá (cá Mu) với số lƣợng 110 kg.

Ông Phan Văn Hùng – Chi cục Trƣởng Chi cục ATVSTP tỉnh cho biết: Tất cả các mẫu

ở các lô hàng có hàm lƣợng Cadimi vƣợt ngƣỡng nói trên đều đƣợc đánh bắt trong

vùng 20 hải lý trở lại thuộc vùng bị ảnh hƣởng. Sau khi có kết quả trả lời của Viện

Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia, Chi cục ATVSTP tỉnh đã phối hợp với Chi cục quản

lý chất lƣợng Nông, lâm, thủy sản và hải sản tỉnh, chính quyền địa phƣơng và các cơ

sở đông lạnh có các mẫu hải sản có hàm lƣợng Cadimi vƣợt ngƣỡng tổ chức niêm

phong số hải sản bị nhiễm còn lại trong kho chờ xử lý; tiến hành ký cam kết với chủ

các cơ sở không đƣợc tiêu thụ số cá đã niêm phong và đề xuất phƣơng án giải quyết.

Xung quanh vấn đề này, ông Trần Xuân Dâng - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh cho

biết thêm, ngày 2/8/2016, UBND tỉnh đã có công văn giao cho Sở Y tế chủ trì, phối

hợp Sở TN&MT cùng các cơ quan, địa phƣơng liên quan tiến hành xử lý, tiêu hủy 8

tấn hải sản (cá gai xồ, cá gai nhỏ, cá xƣớc tre, cá mu) ở các kho đông lạnh có hàm

lƣợng Cadimi vƣợt ngƣỡng (đều đƣợc đánh bắt trong vòng 20 hải lý). Hiện, Sở Y tế đã

làm việc với Công ty Môi trƣờng đô thị Hà Tĩnh để tiêu hủy (đốt ở nhiệt độ cao). Sau

khi hội đồng đền bù định giá, đền bù cho ngƣời dân hoàn tất thì tiến hành xử lý ngay.

Phó Giám đốc Sở Y tế Trần Xuân Dâng khuyến cáo, ngƣời dân nên tuân thủ khuyến

cáo của cơ quan chuyên môn là không đánh bắt hải sản trong vòng 20 hải lý ở các

vùng bị ảnh hƣởng. Về phía ngành Y tế, sẽ tiếp tục theo dõi, giám sát bằng cách liên

tục lấy mẫu, thực hiện quan trắc.

Cadimi ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe qua đƣờng thở và tiêu hóa. Qua ngõ tiêu hóa,

1 nồng độ Cadimi quá cao sẽ làm xót bao tử, gây nôn mửa và tiêu chảy. Một lƣợng nhỏ

Cadmium nhƣng nếu tích tụ trong thời gian lâu dài sẽ có thể có hại cho sức khỏe.

Thận là cơ quan mà Cadmium thƣờng hay tích tụ vào nhất. Tình trạng nhiễm độc lâu

ngày sẽ làm tổn thƣơng đến chức năng hoạt động của cơ quan này, tạo sỏi thận,

Calcium và Phosphore bị bài tiết theo nƣớc tiểu ra ngoài, kéo theo các bệnh lý về

xƣơng nhƣ làm yếu xƣơng, biến dạng xƣơng, hủy mô xƣơng (Osteomalacia), gây ra

chứng loãng xƣơng (Osteoporosis), và kéo theo những cơn đau nhức xƣơng; gây ra

triệu chứng mất máu, tổn hại đến hệ thần kinh trung ƣơng, hệ miễn dịch, hệ sinh dục,

gây bất thụ…. (Báo Hà Tĩnh 3/8, Biện Nhung) đầu trang

CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ

Quảng Trị: Tiếp tục hỗ trợ vốn cho ngƣ dân chuyển đổi sản xuất

Thực hiện Quyết định số 1324 /QĐ - UBND ngày 16/6/2016 của UBND tỉnh Quảng

Trị về việc bổ sung nguồn vốn ngân sách tỉnh ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính

sách xã hội để cho ngƣời dân tại các xã ven biển bị ảnh hƣởng sự cố môi trƣờng vay

Page 8: BẢN TIN THỦY SẢN ban tin thuy san.pdf · Bộ Tƣ lệnh Bộ đội biên phòng đã thông báo hƣớng dẫn neo đậu cho 53.000 phƣơng tiện với hơn 234.000 ngƣời

8

vốn phục vụ sản xuất, hiện nay các hoạt động giải ngân đƣa nguồn vốn tín dụng ƣu đãi

về các địa phƣơng đang đƣợc triển khai tích cực. Nguồn vốn này sẽ hỗ trợ đắc lực

trong chuyển đổi ngành nghề, tạo việc làm mới cho ngƣ dân.

Theo đó, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Phong đã triển khai nhiều chƣơng

trình cho vay vốn ƣu đãi với tổng nguồn vốn giải ngân đến nay đạt 8 tỷ đồng. Riêng

trong đợt này, nguồn vốn 1 tỷ đồng sẽ đƣợc giải ngân cho 24 hộ ngƣ dân của 5 xã

Triệu An, Triệu Vân, Triệu Lăng, Triệu Độ và Triệu Phƣớc.

Các hộ đƣợc hỗ trợ vay vốn lần này đều đầu tƣ chuyển đổi ngành nghề, tạo việc làm

mới. Tuỳ vào điều kiện thực tế của từng địa phƣơng và nguồn nhân lực, ngƣời dân ở

các xã Triệu An, Triệu Vân, Triệu Lăng chủ yếu đầu tƣ xây dựng chuồng trại chăn

nuôi bò, dê, lợn sinh sản. Trong khi đó đối với địa bàn Triệu Độ, Triệu Phƣớc, tận

dụng địa thế giao thƣơng thuận lợi, ngƣời dân chủ yếu đầu tƣ sửa chữa nhà xƣởng,

mua sắm máy móc cơ khí hoặc mở cơ sở kinh doanh dịch vụ.

Cuộc sống của gia đình chị Nguyễn Thị Khƣa cũng nhƣ nhiều hộ ngƣ dân khác ở thôn

7, xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong trở nên hết sức khó khăn khi việc khai thác hải sản

trên biển bị ngƣng trệ.

Chị Khƣa mong muốn chuyển sang chăn nuôi, tạo sinh kế bền vững nhƣng vay mƣợn

đƣợc 30 triệu đồng vẫn chƣa đủ kinh phí xây dựng chuồng trại. Trong đợt này, gia

đình chị Khƣa đƣợc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Phong hỗ trợ vay vốn

với số tiền 50 triệu đồng, cơ hội xây dựng gia trại chăn nuôi, phát triển kinh tế đang

dần trở thành hiện thực.

Chia sẻ với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Khƣa nói: “Đƣợc nhà nƣớc cho vay vốn ƣu đãi

để phát triển chăn nuôi, sản xuất, gia đình tôi rất phấn khởi. Có vốn là tháo gỡ đƣợc

vƣớng mắc lớn nhất rồi. Có vốn, gia đình tôi sẽ tiếp tục hoàn thành chuồng trại, mua

con giống, tích cực học hỏi kỹ thuật để phát triển kinh tế, mở rộng chăn nuôi”.

Để hoạt động hỗ trợ vay vốn chuyển đổi sản xuất đƣợc triển khai kịp thời và có hiệu

quả, sau khi tiếp nhận chủ trƣơng, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Phong đã

tích cực phối hợp với chính quyền các địa phƣơng, các hội, đoàn thể tuyên truyền về

mục đích, ý nghĩa của chƣơng trình, đối tƣợng vay vốn, tiến hành thẩm định các mô

hình, các đối tƣợng vay, đảm bảo đồng vốn đến đúng đối tƣợng, sử dụng đúng mục

đích.

Trao đổi với chúng tôi về hoạt động hỗ trợ nhân dân vùng biển, ven biển vay vốn ƣu

đãi chuyển đổi sản xuất, bà Hoàng Thị Hoài Phƣơng, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính

sách xã hội huyện Triệu Phong, cho biết: “Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu

Phong sẽ tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của cấp trên để thực hiện nghiêm túc các chủ

trƣơng, chính sách, chƣơng trình hỗ trợ đối với ngƣ dân và nhân dân vùng biển, ven

biển chịu thiệt hại, ảnh hƣởng bởi sự cố môi trƣờng trong thời gian qua. Qua đó, tạo

Page 9: BẢN TIN THỦY SẢN ban tin thuy san.pdf · Bộ Tƣ lệnh Bộ đội biên phòng đã thông báo hƣớng dẫn neo đậu cho 53.000 phƣơng tiện với hơn 234.000 ngƣời

9

điều kiện cho ngƣời dân sớm phục hồi sản xuất, kinh doanh, chuyển đổi sinh kế, ổn

định và nâng cao đời sống”.

Với các hoạt động hỗ trợ vay vốn ƣu đãi trong thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã

hội huyện Triệu Phong đang nỗ lực cùng các ngành, các cấp tháo gỡ khó khăn, đồng

hành cùng ngƣ dân trong việc chuyển đổi sản xuất, cải thiện cuộc sống. Đây là động

lực về vật chất và tinh thần giúp ngƣ dân tìm hƣớng đi mới trong phát triển kinh tế, tạo

sinh kế bền vững. (Báo Quảng Trị 2/8, Cảnh Thu – Kim Thoa) đầu trang

Tuyên truyền về tần số vô tuyến điện đến ngƣ dân

Trƣớc các hiện tƣợng can nhiễu sóng tần số vô tuyến điện (TSVTĐ), việc cung cấp

đến ngƣ dân những thông tin, dịch vụ hỗ trợ trên biển, cách thức sử dụng các dải tần

hợp lý là mục tiêu Đài Thông tin duyên hải Đà Nẵng, Trung tâm TSVTĐ khu vực III

và Sở TT&TT Quảng Nam hƣớng tới tại đợt tập huấn về TSVTĐ mới đây, tại Thăng

Bình.

Tình trạng can nhiễu sóng VTĐ thỉnh thoảng vẫn hay xảy ra cả trên đất liền lẫn trên

biển, gây khó cho công tác quản lý, kiểm soát của lực lƣợng chức năng. Năm 2015,

đoàn thanh tra của Sở TT&TT Quảng Nam đã xử lý không ít trƣờng hợp cá nhân, đơn

vị tại Quảng Nam phát sai tần số hay sử dụng thiết bị gây can nhiễu.

Mới đây, tại Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, ngƣời dân tỏ ra bất bình trƣớc hiện tƣợng

can nhiễu sóng, chèn sóng tiếng Trung tại các loa phát thanh cơ sở... Còn trên biển,

theo một đại diện của Trung tâm TSVTĐ khu vực III, hiện tƣợng can nhiễu sóng VTĐ

thỉnh thoảng vẫn diễn ra, nguyên nhân là do các tàu cá hoạt động trên biển sử dụng

thiết bị phát sóng VTĐ trôi nổi nguồn gốc, xuất xứ Trung Quốc; nhiều tàu còn phát sai

tần số khiến việc kiểm soát, xử lý của các cơ quan chức năng gặp không ít khó khăn.

Đã có không ít trƣờng hợp nhiều tàu cùng phát chung một tần số khi liên lạc với đất

liền, với các trạm duyên hải gây nghẽn mạng, khiến công tác hỗ trợ thông tin, cứu hộ

cứu nạn bị ảnh hƣởng. Tuy nhiên, thông tin việc xử lý vi phạm về lĩnh vực TSVTĐ

trên biển vẫn chƣa đƣợc cơ quan chức năng nào công bố.

Để công tác quản lý, kiểm soát TSVTĐ đi vào nề nếp, hiệu quả, theo quy định hiện

hành, tất cả cá nhân, tập thể sử dụng tần số, thiết bị phát sóng VTĐ phải đƣợc cấp giấy

phép.

Cụ thể, Nghị định số 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực bƣu chính viễn thông, công nghệ thông tin và TSVTĐ quy

định: Đối với các cá nhân, tổ chức sử dụng tần số, thiết bị phát sóng VTĐ có công suất

nhỏ hơn hoặc bằng 150w không có giấy phép thì mức phạt đối với hành vi vi phạm ở

khoản này từ 2-5 triệu đồng.

Page 10: BẢN TIN THỦY SẢN ban tin thuy san.pdf · Bộ Tƣ lệnh Bộ đội biên phòng đã thông báo hƣớng dẫn neo đậu cho 53.000 phƣơng tiện với hơn 234.000 ngƣời

10

Nhƣ vậy, các tàu cá hoạt động trên biển theo quy định phải đƣợc cấp giấy phép sử

dụng tần số, thiết bị phát sóng VTĐ thì mới đủ cơ sở để hoạt động. Tuy nhiên, trên

thực tế, việc xử phạt vẫn còn hạn chế, đa phần các vụ việc vi phạm phát hiện đƣợc chỉ

dừng lại ở nhắc nhở.

“Quan trọng là nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành các quy định về TSVTĐ trong

ngƣ dân là chính” - ông Nguyễn Phú Hà - Trƣởng phòng Nghiệp vụ Trung tâm

TSVTĐ khu vực III nói.

Ông Nguyễn Phú Hà thông tin, đến đầu 7.2016, Trung tâm Tần số VTĐ Khu vực III đã

cấp 60 giấy phép sử dụng tần số, thiết bị phát sóng VTĐ cho các tàu cá tại khu vực

Quảng Nam. Trong khi đó, Quảng Nam có hàng trăm tàu cá hoạt động trên biển không

sử dụng tần số hoặc có thể là hai tàu dùng chung một tần số.

Việc nhiều tàu sử dụng chung tần số sẽ gây nghẽn mạng thông tin liên lạc, công tác

cứu hộ cứu nạn sẽ bị gián đoạn, chậm trễ. Để nâng cao nhận thức của ngƣ dân về

TSVTĐ, Trung tâm TSVTĐ khu vực III đã ký kết quy chế phối hợp với Sở TT&TT

Quảng Nam về quản lý, kiểm soát, tập huấn về TSVTĐ cho ngƣ dân.

“Theo Quyết định 48 của Chính phủ, bên cạnh hỗ trợ vốn vay, ngƣ dân còn đƣợc

hƣởng lợi từ chƣơng trình viễn thông công ích, chuyển đổi hệ thống hoạt động đánh

bắt từ gần ra xa, còn đƣợc sử dụng tần số miễn phí. Tuy nhiên, tần số là tài nguyên quý

hiếm của quốc gia nên việc sử dụng phải tiết kiệm, hiệu quả. Các tàu cá phải đăng ký

để đƣợc cấp giấy phép sử dụng tần số, không có giấy phép là sai quy định, bị xử phạt.

Việc phát sai tần số bên cạnh gây can nhiễu, gây ảnh hƣởng đến an ninh, chủ quyền

quốc gia trên biển, sẽ bị xử lý. Ngoài ra, nếu phát sai tần số, ngƣ dân cũng sẽ không

đƣợc hỗ trợ, nắm bắt thông tin kịp thời khi có sự cố xảy ra trên biển” - ông Hà nhấn

mạnh.

Sắp tới đây, đối với những trƣờng hợp tàu cá hoạt động trên biển vi phạm vì không có

giấy phép sử dụng tần số, thiết bị VTĐ, Trung tâm TSVTĐ khu vực III sẽ phối hợp với

ngành chức năng và lực lƣợng biên phòng để xử lý.

Đƣợc biết, song hành với việc cấp giấy phép về tần số, mỗi tàu cá cũng sẽ đƣợc cấp mã

số để sử dụng tần số đó. Theo quy định của pháp luật thì tất cả các tàu cá có trang bị

thiết bị phát sóng vô tuyến điện sử dụng băng tần HF liên lạc tầm xa (phổ biến là các

loại máy ICOM và thiết bị Vertex Standart VX-17000) đều phải đăng ký xin cấp giấy

phép sử dụng tần số vô tuyến điện.

Các thiết bị phát sóng vô tuyến điện liên lạc tầm gần đặt trên phƣơng tiện nghề cá hoạt

động ở băng tần C (từ 26,96 MHz đến 27,41 MHz, nhƣ các loại máy Super star,

Galaxy… ) thuộc loại thiết bị vô tuyến điện đƣợc sử dụng có điều kiện và không phải

xin giấy phép tần số VTĐ. Tất cả tàu thuyền đánh bắt xa bờ lắp máy có công suất 90

Page 11: BẢN TIN THỦY SẢN ban tin thuy san.pdf · Bộ Tƣ lệnh Bộ đội biên phòng đã thông báo hƣớng dẫn neo đậu cho 53.000 phƣơng tiện với hơn 234.000 ngƣời

11

sức ngựa trở lên, phải lắp máy thông tin liên lạc tầm xa và phải liên lạc hai chiều với

đất liền.

Những rủi ro, tai họa xảy ra trên biển rất lớn, nhất là tình trạng “nóng” về tranh chấp

ngƣ trƣờng, chủ quyền biển đảo hiện nay. Từ năm 2015 đến hết tháng 5.2016, Hệ

thống Đài Thông tin Duyên hải của cả nƣớc đã tiếp nhận các thông tin cấp cứu, khẩn

cấp trên biển, qua đó trợ giúp 352 tàu cá gặp nạn, bao gồm cháy nổ, đâm va, hỏng máy

thả trôi, cần trợ giúp y tế, ngƣời rơi xuống biển, liên quan tới 2.301 ngƣ dân. Trong đó,

Đài TTDH Đà Nẵng trợ giúp 917 ngƣ dân.

Từ năm 2015 đến hết tháng 5.2016, Hệ thống Đài TTDH đã kết nối thông tin cho tàu

bị nạn đang hoạt động trên biển tới các trung tâm cấp cứu y tế, qua đó trợ giúp cho 86

tàu cá... Tuy nhiên, việc cứu hộ cứu nạn có lúc, có nơi còn chƣa kịp thời do đối diện

với những khó khăn, vƣớng mắc, trong đó một phần là từ thiết bị, hệ thống thông tin

liên lạc mà các tàu trang bị để liên lạc với đất liền, các đài duyên hải, các trung tâm tìm

kiếm cứu nạn. Một trong những bất cập hiện nay là tình trạng tàu cá sử dụng thiết bị

VTĐ trôi nổi, có nguồn gốc, xuất xứ Trung Quốc vẫn phổ biến, gây khó khăn cho

vùng nhận dạng trên biển cho phía cơ quan chức năng Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Hiệp - Phó trƣởng Đồn Biên phòng Bình Minh (Thăng Bình) chia sẻ,

tình trạng ngƣ dân đánh bắt trên biển sử dụng sai về tần số vẫn diễn ra, gây nhiễu

thông tin, khó khăn cho việc nhận dạng thông tin liên lạc trên biển. Đã có không ít

trƣờng hợp tàu Việt Nam nhƣng sử dụng thiết bị VTĐ của Trung Quốc nên khi có việc

khẩn cấp, hệ thống nhận dạng lại nhận dạng đó là tàu Trung Quốc.

"Chúng tôi sẽ phối hợp tuyên truyền, phát tờ rơi để ngƣ dân hiểu hơn về vùng nhận

dạng thông tin trên biển. Đồn Biên phòng Bình Minh sẽ thống kê số phƣơng tiện, kiểm

tra phƣơng tiện thuộc hãng gì để dễ nắm bắt, quản lý, hình thành vùng nhận dạng" -

ông Hiệp nói.

Ông Trƣơng Công Bảy - Phó Chủ tịch xã Bình Minh chia sẻ: Việc khai thác, đánh bắt

xa bờ của ngƣ dân đang đối diện với nhiều thách thức lớn. Nhiều tàu ra khơi không

nắm đƣợc thông tin về vùng nhận dạng, không nắm đƣợc tần số các đài TTDH nên khó

khăn về việc liên lạc với đất liền, với các trung tâm cứu hộ cứu nạn trên biển.

Nhiều tàu nhắn tin về các trung tâm không đƣợc, vì vậy cần tạo điều kiện để ngƣ dân

liên lạc tốt hơn với vùng bờ. Để hỗ trợ ngƣ dân, địa phƣơng sẽ tích cực vận động ngƣ

dân tiếp cận với các thiết bị VTĐ hiện đại, an toàn trên biển. Bên cạnh đó, cũng sẽ vận

động, tuyên truyền ngƣ dân không mua thiết bị định dạng, thiết bị TSVTĐ trôi nổi hay

của Trung Quốc để tạo sự an toàn thông tin liên lạc trên biển.

"Tuy nhiên, rủi ro trên biển cũng lớn, có những trƣờng hợp tàu Trung Quốc gây hấn

với tàu ngƣ dân, áp sát tàu ngƣ dân, tắt hết các thiết bị VTĐ trên tàu khiến ngƣ dân

không thể liên lạc đƣợc với bờ đã từng xảy ra..." - ông Bảy nói.

Page 12: BẢN TIN THỦY SẢN ban tin thuy san.pdf · Bộ Tƣ lệnh Bộ đội biên phòng đã thông báo hƣớng dẫn neo đậu cho 53.000 phƣơng tiện với hơn 234.000 ngƣời

12

Theo khuyến cáo từ Đài Duyên hải Đà Nẵng, việc trang bị hệ thống thông tin liên lạc

VTĐ trên biển nhằm giúp tàu cá dễ liên lạc với ngƣời thân trên đất liền qua Đài thông

tin duyên hải hoặc đài bờ tàu cá. Vì vậy, khi đi biển, các tàu cần trang bị đầy đủ các

thiết bị thông tin liên lạc nhƣ Icom IC- 710, IC-718, VHF,… cũng nhƣ luôn bảo đảm

các thiết bị đƣợc hoạt động tốt để liên lạc khi cần hỗ trợ.

Với những tàu cá đƣợc trang bị các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại sẽ giúp việc liên lạc

với bờ, các đài duyên hải, với lực lƣợng chức năng đƣợc thuận tiện, thông suốt. Tại

buổi tập huấn mới đây tại Thăng Bình, các đơn vị chức năng khuyến cáo, tàu cá cần

trang bị phao vô tuyến chỉ báo vị trí khẩn cấp (phao EPIRB) - thiết bị giúp phát tín

hiệu cấp cứu khi tàu bị chìm, giúp cho công tác tìm kiếm cứu nạn diễn ra nhanh chóng

và kịp thời.

Tàu cá cũng cần trang bị hệ thống nhận dạng AIS (nhận dạng tự động hàng hải). Hệ

thống này giúp trao đổi thông tin giữa tàu với tàu, giữa tàu với bờ qua dải tần số VHF.

Mã số nhận dạng đƣợc cài đặt trên các thiết bị VTĐ trang bị trên tàu thuyền, phƣơng

tiện vận tải. Với những tàu đƣợc lắp thiết bị nhận dạng AIS (một số địa phƣơng ngƣ

dân còn gọi là thiết bị định vị hoặc định vị tích hợp hải đồ), hệ thống có chức năng

cảnh báo các tình huống nguy hiểm xung quanh, phòng tránh đâm va hiệu quả cũng

nhƣ giúp truy tìm thủ phạm gây tai nạn cho tàu cũng dễ dàng hơn.

Khó khăn là giữa các tàu cá của ngƣ dân, việc tiếp cận các dịch vụ an toàn thông tin,

an toàn hàng hải trên biển có những chênh lệch nhất định. Với nhiều ngƣ dân trên biển

khai thác ở vùng lộng lẫn vùng khơi, để năng suất đánh bắt đạt hiệu quả và có điều

kiện đƣợc hỗ trợ thông tin, ứng cứu kịp thời khi sự cố xảy ra, các tàu này thƣờng trang

bị đầy đủ các phƣơng tiện, thiết bị. Ví nhƣ tàu của ông Trần Công Tú, xã Bình Minh

có công suất 450 CV hiện đƣợc trang bị máy ICOM, máy dò ngang, hệ thống định vị

thông tin liên lạc (GPS), VHF...

"Việc đầu tƣ các thiết bị hiện đại cho tàu giúp chúng tôi an toàn vƣơn khơi bám biển" -

ông Tú nói. Tuy nhiên, với tàu có công suất nhỏ, khai thác từ vùng lộng và gần bờ thì

do năng suất hoạt động yếu, hiệu quả đánh bắt không cao, khó có điều kiện để sắm đầy

đủ các phƣơng tiện. Ví nhƣ, tàu của ông Đặng Lân, thôn Tân An, xã Bình Minh.

Ông Lân cho biết: "Tàu chúng tôi chỉ sắm hệ thống định vị, bộ đàm, khai thác gần bờ

thì có sóng nên chúng tôi liên lạc với bờ chủ yếu bằng điện thoại, khi không liên lạc

đƣợc bằng sóng điện thoại thì sử dụng bộ đàm. Các thiết bị hàng hải kinh phí quá lớn,

máy dò ngang vài trăm triệu đồng, chúng tôi không đủ điều kiện tiếp cận, chỉ những

tàu lớn mới sắm nổi" - ông Lân nói.

Trƣớc những diễn biến phức tạp trên biển, ngƣ dân đối diện với nhiều áp lực khi vƣơn

khơi, thiết nghĩ cần sự hỗ trợ rất lớn từ nhà nƣớc trong việc hỗ trợ ngƣ dân mua sắm

các thiết bị hiện đại trang bị cho tàu cá. (Báo Quảng Nam 2/8, Hoàng Liên) đầu

trang

Page 13: BẢN TIN THỦY SẢN ban tin thuy san.pdf · Bộ Tƣ lệnh Bộ đội biên phòng đã thông báo hƣớng dẫn neo đậu cho 53.000 phƣơng tiện với hơn 234.000 ngƣời

13

VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Đảm bảo an toàn thực phẩm trong mùa mƣa bão

Ngày 2-8, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị Sở Y tế

các tỉnh, thành phố chỉ đạo tổ chức, triển khai một số biện pháp bảo đảm ATTP, phòng

chống dịch bệnh cho nhân dân trong mùa bão lũ năm nay.

Cục ATTP cũng đề nghị, khi bão, lũ xảy ra, ngƣời dân tuyệt đối không sử dụng gia

súc, gia cầm, thuỷ sản chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân để làm thức ăn hoặc chế

biến thực phẩm. Đối với những vùng không đủ nƣớc sạch, có thể sử dụng các loại hoá

chất sát khuẩn theo hƣớng dẫn của ngành y tế.

Đặc biệt, Cục ATTP đề nghị các cơ quan quản lý ATTP ở địa phƣơng cần tăng cƣờng

công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

lợi dụng tình trạng khan hiếm thực phẩm có thể xảy ra trong mùa bão, lũ để đƣa ra thị

trƣờng các loại thực phẩm không bảo đảm an toàn, vệ sinh. (An Ninh Thủ Đô 2/8, Tiến

Hưng) đầu trang

THƢƠNG MẠI

Khai mạc Hội chợ chuyên ngành thủy sản quốc tế Vietfish 2016

Đây là hội chợ chuyên ngành thủy sản quốc tế duy nhất tại Việt Nam và Đông Nam Á

do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức.

Sáng 3/8, tại Trung tâm Triển lãm Sài Gòn (SECC), Hội chợ thủy sản quốc tế Vietfish

2016 chính thức đƣợc khai mạc. Hội chợ đƣợc tổ chức dƣới sự bảo trợ của Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn.

Theo ông Ngô Văn Ích, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam,

chỉ trong một khoảng thời gian ngắn hơn 20 năm, Việt Nam đã vƣơn lên từ một quốc

gia thiếu lƣơng thực để trở thành cƣờng quốc thủy sản đứng thứ 3 thế giới về sản

lƣợng nuôi trồng và thứ 4 thế giới về xuất khẩu.

Không chỉ là nhà cung cấp cá tra, basa và tôm lớn nhất nhì thế giới, Việt Nam đang

ngày càng chứng tỏ mình là một điểm đến hấp dẫn cho các nhà kinh doanh thủy sản

thế giới khi đáp ứng đƣợc hầu hết nhu cầu của thị trƣờng, từ mực, bạch tuộc, cá ngừ,

các loại cá biển cho đến các sản phẩm phối chế có giá trị gia tăng cao phục vụ cho thị

trƣờng cao cấp.

Điều này giúp cho các nhà nhập khẩu tiết kiệm đƣợc rất nhiều thời gian và chi phí mua

hàng.

Page 14: BẢN TIN THỦY SẢN ban tin thuy san.pdf · Bộ Tƣ lệnh Bộ đội biên phòng đã thông báo hƣớng dẫn neo đậu cho 53.000 phƣơng tiện với hơn 234.000 ngƣời

14

Trải qua 17 kỳ tổ chức, Vietfish đã nhận đƣợc sự phản hồi tích cực từ các doanh

nghiệp trong và ngoài nƣớc.

Với thông điệp “Asia’s Home of Seafood – Ngôi nhà của thủy sản Châu Á”, Vietfish

2016 quy tụ gần 200 doanh nghiệp lớn trong và ngoài nƣớc đến từ 14 quốc gia và vùng

lãnh thổ nhƣ Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản, Đức, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc… với

hơn 350 gian hàng.

Hàng loạt sản phẩm mới với chất lƣợng cao, thơm ngon, tiện lợi và bắt mắt đƣợc chế

biến từ cá tra, tôm, cá ngừ, mực, bạch tuộc… và những công nghệ mới phục vụ cho

ngành thủy sản phát triển bền vững sẽ đƣợc giới thiệu tới khách tham quan.

Bên cạnh đó, trong khuôn khổ hội chợ Vietfish 2016, hàng loạt hội thảo về ngành thủy

sản Việt Nam và thế giới sẽ đƣợc tổ chức với nhiều chủ đề liên quan về chứng nhận

thủy sản, ứng dụng công nghệ kiểm soát vi sinh và đông lạnh từ các chuyên gia…

Các doanh nghiệp không chỉ có cơ hội tìm đƣợc đối tác tiềm năng mà còn cập nhật

đƣợc thông tin và xu hƣớng mới từ thị trƣờng, công nghệ… giúp việc kinh doanh phát

triển đúng hƣớng.

Hội chợ Vietfish 2016 sẽ đƣợc tổ chức trong thời gian từ nay đến hết ngày 5/8. (TTx

3/8, H.Chung) đầu trang

Cơ hội gia tăng xuất khẩu thuỷ sản khi tham gia TPP

Thuỷ sản đƣợc xem là một trong những mặt hàng có thế mạnh trong hoạt động xuất

khẩu của nƣớc ta.

Điểm đáng chú ý, tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhƣng xuất khẩu thuỷ sản vẫn đạt nhiều

kết quả tích cực, trong đó có nhiều nƣớc tham gia Hiệp định đối tác chiến lƣợc xuyên

Thái Bình Dƣơng (TPP)

Mặc dù tình hình thời tiết trong năm nay có những diễn biến bất thƣờng nhƣ hạn hán

và xâm nhập mặn, đã làm chậm tiến độ thả nuôi thủy sản của ngƣời dân. Tuy sản

lƣợng nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm 2016 chỉ tăng nhẹ so với cùng kì năm

2015, nhƣng xuất khẩu thuỷ sản vẫn có bƣớc tăng trƣởng. Theo số liệu của Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 6 tháng đầu năm 2016, giá trị xuất khẩu thuỷ sản

ƣớc đạt 3,07 tỷ USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2015.

Trong 4 thị trƣờng nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản,

Trung Quốc và Hàn Quốc (chiếm 52,81% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản), thì Hoa Kỳ

và Nhật Bản là 2 thị trƣờng đã tham gia TPP; trong đó Hoa Kỳ là thị trƣờng có giá trị

xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng mạnh nhất, với 10,9%. Điều này phần nào cho

thấy, khi tham gia TPP, sẽ mang lại nhiều cơ hội cho xuất khẩu thuỷ sản của nƣớc ta.

Page 15: BẢN TIN THỦY SẢN ban tin thuy san.pdf · Bộ Tƣ lệnh Bộ đội biên phòng đã thông báo hƣớng dẫn neo đậu cho 53.000 phƣơng tiện với hơn 234.000 ngƣời

15

Khi tham gia TPP, sẽ mang lại cơ hội cho xuất khẩu hàng hoá nói chung và thuỷ hải

sản nói riêng. Nhờ thuế suất 0%, sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến và

xuất khẩu thuỷ sản trong nƣớc.

Chẳng hạn, với thị trƣờng Hoa Kỳ, thuế nhập khẩu hàng thuỷ sản đối với Việt Nam là

0,3% cho thuỷ sản tƣơi sống và 4,7% cho thuỷ sản đã qua chế biến, trong khi đó các

nƣớc khác nhƣ Peru, Canada, Malaysia, Singapore đã đƣa về xấp xỉ 0% hoặc đã bãi bỏ

thuế.

Hoặc tại thị trƣờng Nhật Bản, mặc dù Việt Nam đã ký kết hiệp định thƣơng mại tự do,

nhƣng mặt hàng thuỷ sản khi xuất khẩu vào thị trƣờng này vẫn chịu mức 3,5% đối với

thuỷ sản tƣơi sống và 7,3% đối với thuỷ sản chế biến. Khi tham gia TPP, nhờ giảm

thuế, sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi khi cạnh tranh về giá.

Mặt khác, theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Việt Nam

có 461/612 nhà máy chế biến thuỷ sản đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trƣờng châu Âu.

Do vậy, khi thực hiện TPP, nhờ giảm thuế, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản trong

nƣớc có điều kiện nâng cao công suất chế biến nhờ tín hiệu tốt hơn từ nhập khẩu

nguyên liệu thuỷ sản trong nội khối TPP. Sau đó, chế biến và tái xuất sang thị trƣờng

các nƣớc thành viên TPP và thị trƣờng các nƣớc không phải là thành viên của TPP, đặc

biệt là thị trƣờng EU.

Khi tham gia TPP, ngành thuỷ sản Việt Nam có thêm cơ hội tái cấu trúc lại nhằm đạt

mục tiêu phát triển bền vững. Thông qua quá trình tái cấu trúc, sẽ loại bỏ đƣợc những

doanh nghiệp có năng lực và khả năng cạnh tranh thấp. Đồng thời, khi tham gia TPP,

các doanh nghiệp nƣớc ta còn có thể tận dụng cơ hội trực tiếp tham gia các gói thầu

cung cấp nguyên liệu cho các “bếp ăn” có sử dụng ngân sách của các nƣớc thành viên

TPP - đây là những quy định có trong chƣơng về mua sắm công của Hiệp định TPP.

Điều này có thể coi là điều kiện thuận lợi để tăng cơ hội hợp tác, cải tiến chuối sản

xuất các mặt hàng thuỷ sản.

Tuy TPP mang lại nhiều cơ hội, nhƣng cũng có không ít thách thức cho xuất khẩu thuỷ

sản. Các rào cản kỹ thuật thƣơng mại sẽ gia tăng để các nƣớc bảo hộ sản xuất thuỷ sản

của nƣớc họ. Mặt khác, do yêu cầu về xuất xứ hàng hoá, nên những doanh nghiệp nào

nhập khẩu nguyên liệu ở dạng tạm nhập tái xuất sẽ bị hạn chế rất nhiều, vì phải chứng

minh nguồn gốc xuất xứ, và sẽ không đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế nếu nguồn gốc của các

nguyên liệu không đƣợc sản xuất từ các thành viên TPP.

Đây là một điểm yếu của không ít doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của

Việt Nam. Vấn đề môi trƣờng và trách nhiệm cũng là một thách thức. Đây là một trong

những yêu cầu khi Việt Nam tham gia xuất khẩu vào nội khối. Các vấn đề nhƣ an toàn

lao động, tiền lƣơng, vệ sinh lao động, cấm sử dụng lao động trẻ em,… là những quy

định trong chƣơng lao động và cũng là một trong những lý do để các nƣớc nhập khẩu

từ chối toàn bộ lô hàng khi có những vi phạm xảy ra.

Page 16: BẢN TIN THỦY SẢN ban tin thuy san.pdf · Bộ Tƣ lệnh Bộ đội biên phòng đã thông báo hƣớng dẫn neo đậu cho 53.000 phƣơng tiện với hơn 234.000 ngƣời

16

Để tận dụng tốt cơ hội, hạn chế rủi ro, thách thức, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất

cần đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào quá trình sản xuất, nhất là sản xuất con

giống chất lƣợng cao, thức ăn nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng và giảm giá thành

sản phẩm.

Quan tâm hơn nữa đến công tác xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm nhằm nâng cao khả

năng cạnh tranh và khả năng mở rộng thị trƣờng. Gia tăng tính liên kết theo chuỗi giá

trị, từ ngƣời sản xuất đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Trong đó, doanh nghiệp chế biến

là tác nhân quan trọng trong việc tác động đến từng tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị

sản phẩm thông qua các cam kết về giá bán và giá thu mua nguyên liệu theo tín hiệu

thị trƣờng. Cần có tuy duy mới về phát triển ngành thuỷ sản; tập trung tích tụ ruộng đất

để ngƣời nông dân có thể mở rộng sản xuất theo hƣớng sản xuất thuỷ sản hàng hoá

lớn.

Xây dựng kênh phản ứng nhanh với các nƣớc thành viên TPP để giải quyết nhanh nhất

các vƣớng mắc, khiếu nại về hoạt động xuất nhập khẩu thuỷ sản nếu có. Tăng cƣờng

hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm minh các vi phạm liên

quan đến các quy định về trách nhiệm xã hội, môi trƣờng, an toàn vệ sinh thực phẩm,

nhãn mác, truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Bảo đảm tuân thủ đúng các cam kết mà nƣớc

ta đã đàm phán khi tham gia TPP nhằm tránh rủi ro không đáng có.

Việt Nam cần xây dựng các rào cản kỹ thuật phù hợp nhằm hạn chế sự xâm nhập ồ ạt

các sản phẩm thuỷ sản từ các nƣớc thành viên TPP, góp phần bảo vệ ngành thuỷ sản

trƣớc sức ép của hội nhập kinh tế… (Đảng Cộng Sản Việt Nam/ Vinanet 2/8) đầu

trang

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Quảng Bình: Mở rộng mô hình nuôi cá lồng trên sông

Sự cố ô nhiễm môi trƣờng biển tại các tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên -

Huế gây ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống và sản xuất của ngƣời dân.

Tuy nhiên, với quyết tâm không ngại khó, ngại khổ, hàng trăm hộ dân sống dọc bờ

sông Gianh chảy qua huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình đã tự mình tìm hiểu về nghề

nuôi cá lồng trên sông để vƣơn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hƣơng.

Xã miền núi Châu Hóa có diện tích sản xuất lúa nƣớc rất ít, chỉ có hơn 236 ha trong

tổng diện tích gieo trồng 473 ha. Nhƣng nghề nuôi cá lồng ở đây đã thu hút nhiều hộ

dân tham gia bởi lợi nhuận kinh tế cao trong khi chi phí bỏ ra không quá lớn. Hiện tại,

Châu Hóa là xã có số lƣợng nuôi cá lồng lớn nhất ở huyện Tuyên Hóa với gần 100

lồng của hơn 50 hộ gia đình.

Vợ chồng anh Hồ Thanh Tuấn, xã Châu Hóa có hai lồng cá hơn 200 con. Hai vợ chồng

hy vọng việc nuôi cá lồng sẽ giúp gia đình thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn và ổn định

Page 17: BẢN TIN THỦY SẢN ban tin thuy san.pdf · Bộ Tƣ lệnh Bộ đội biên phòng đã thông báo hƣớng dẫn neo đậu cho 53.000 phƣơng tiện với hơn 234.000 ngƣời

17

cuộc sống. Anh Tuấn cho biết, mỗi vụ cá, gia đình thu đƣợc khoảng từ 30 - 50 triệu

đồng. Trƣớc mắt, với nghề nuôi cá lồng sẽ giúp vợ chồng anh có công việc ổn định và

dần dần nâng cao điều kiện kinh tế.

Với diện tích khoảng 20 m2, mỗi lồng có thể thả khoảng 200 con cá giống. Sau thời

gian nuôi khoảng trên 2 năm, khi trọng lƣợng cá lên đến 6 - 7 kg/con (cá trắm cỏ, cá

mè...) thì ngƣời nuôi có thể thu hoạch, với mức giá bình quân khoảng 80.000-100.000

đồng/kg.

Ông Hồ Văn Cấn, ở xã Châu Hóa năm nay đã gần 80 tuổi là một trong những ngƣời

đầu tiên trong vùng nuôi cá lồng trên sông. Ông Hồ Văn Cấn cho biết, chi phí đầu tƣ

cho một lồng cá khoảng 10 triệu đồng, khoảng 2 năm thì cho thu hoạch. Tuy nhiên, khi

có lũ lụt thì dễ bị trôi bè và ngƣời dân có thể trắng tay. Nghề nuôi cá lồng cũng dựa

phần lớn vào điều kiện tự nhiên, nên rủi ro cũng rất lớn. Có khi cá không hợp nƣớc

sông Gianh cũng chết hàng loạt.

Những năm trƣớc đây, huyện Tuyên Hóa chỉ có khoảng 20 hộ nuôi cá lồng dọc sông

Gianh, nhƣng đến nay mô hình nuôi cá lồng đã phát triển rầm rộ lên con số hàng trăm

hộ nuôi. Những hộ nuôi cá lồng, theo tính toán so với nuôi lợn, trâu, bò thì cá lồng dễ

nuôi và chi phí ít hơn, hiệu quả kinh tế lại lớn nên nhiều hộ gia đình đã có thu nhập

chính từ nghề nuôi cá lồng. Một lứa cá lồng thu đƣợc khoảng 2 - 3 tạ cá, bán với giá từ

80.000 - 100.000 đồng/kg, trừ chi phí cũng lãi đƣợc 30 - 50 triệu đồng.

Theo ông Phan Huy Hoàng, Chủ tịch UBND xã Châu Hóa, vì thiếu đất canh tác và

nghề nghiệp của ngƣời dân không ổn định đời sống, nên ngƣời dân Châu Hóa gặp rất

nhiều khó khăn. Hiện nghề nuôi cá lồng của bà con phát triển tƣơng đối tốt, nên đời

sống ngƣời dân ổn định hơn. Tuy nhiên, nghề nuôi cá lồng còn nhiều khó khăn nhƣ

môi trƣờng ngày càng ô nhiễm, cá giống và đầu ra...

Hiện nay, rất nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuyên Hóa mong muốn phát triển

mô hình nuôi cá chình lồng trên sông Gianh. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay bà

con gặp phải là hoàn toàn bị động về nguồn cá giống, bởi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

hiện chƣa có cơ sở nào sản xuất con giống của loại cá nhƣ cá Chình, cá Trắm, cá

Chép....

Ông Cấn chia sẻ thêm, cá Chình có năng suất và giá thành cao nhƣng nếu muốn nuôi

loại cá này, ngƣời dân chỉ có thể mua gom lại từ việc khai thác trong tự nhiên. Điều

này dẫn đến kích cỡ cá thƣờng không đồng đều, khi nuôi dễ xảy ra tình trạng cá lớn

cắn cá bé. Nếu chọn cá giống khai thác theo kiểu thả câu thì độ rủi ro trong khi nuôi là

rất cao.

Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, UBND huyện Tuyên Hóa đã tập

trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lấy tăng trƣởng kinh tế làm thƣớc

đo cho bình xét danh hiệu thi đua, đánh giá chất lƣợng công tác. Với việc tận dụng

Page 18: BẢN TIN THỦY SẢN ban tin thuy san.pdf · Bộ Tƣ lệnh Bộ đội biên phòng đã thông báo hƣớng dẫn neo đậu cho 53.000 phƣơng tiện với hơn 234.000 ngƣời

18

diện tích mặt nƣớc trên sông, cùng với mô hình nuôi cá lồng trên sông phát triển không

những trong xã Châu Hóa mà còn phát triển mạnh trong toàn huyện Tuyên Hóa. Nhiều

xã dọc ven sông Gianh đã ổn định kinh tế và thoát nghèo với mô hình nuôi cá lồng trên

sông. (Tin Tức 2/8, Đức Thọ) đầu trang

KHAI THÁC THỦY SẢN

Sản lƣợng cá tra tăng, tôm nƣớc lợ giảm

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính từ đầu năm 2016 đến nay, sản

lƣợng cá tra ở các tỉnh khu vực Đồng bằng sông cửu Long (ĐBSCL) tăng, trong khi

sản lƣợng tôm nƣớc lợ lại giảm.

Cụ thể: Diện tích cá tra 7 tháng năm 2016 của các tỉnh khu vực ĐBSCL là 4.237ha,

giảm 2% so với cùng kỳ; sản lƣợng thu hoạch là 657.169 tấn, tăng 8% so với cùng kỳ.,

sản lƣợng cua một số tỉnh tăng khá lớn nhƣ: Tiền Giang là 20.946 tấn (tăng 52%), Cần

Thơ là 84.585 tấn (tăng 40%)...

Bên cạnh đó, mặc dù diện tích nuôi tôm nƣớc lợ ở các tỉnh khu vực ĐBSCL đạt

557.923ha (tăng 3,2%), thế nhƣng sản lƣợng tôm lại giảm so với cùng kỳ, sản lƣợng

tôm sú là 115.250 tấn (giảm 7,1%); sản lƣợng tôm thẻ chân trắng là 80.271 tấn (giảm

5,5%). Nguyên nhân là do thời tiết nắng nóng, hạn hán và xâm nhập mặn trong thời

gian qua. (Quân Đội Nhân Dân 1/8, Thái Hưng) đầu trang

Ngƣ dân cần kiến thức y tế khi vƣơn khơi

Nghề đánh bắt xa bờ luôn tiêm ẩn nhiều rủi ro, đe dọa đến sức khỏe và an toàn tính

mạng của ngƣ dân. Song, việc trang bị y tế trên các tàu đánh cá hiện nay lại rất sơ sài,

thiếu thốn.

Xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) là một trong những địa phƣơng có nghề đánh

bắt và nuôi trồng thủy sản khá phát triển. Hiện nay toàn xã có hơn 3.000 lao động đang

hoạt động trong nghề khai thác, đánh bắt thủy sản, với khoảng 145 tàu thuyền. Tuy

nhiên "trong số 145 tàu thuyền có rất ít tàu đƣợc trang bị tủ thuốc cấp cứu, các trang

thiết bị y tế cần thiết để sơ cấp cứu khi gặp trƣờng hợp nguy hiểm", ông Trƣơng Văn

Tân - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết.

Ngƣ dân đi biển thƣờng phải đối mặt với nhiều tình huống tai nạn bất ngờ, những khi

gặp giông tố thì một chiếc dây thừng, một thanh gỗ nhỏ trên cánh buồm cũng dễ gây ra

những thƣơng tích nặng cho các thuyền viên. Nguy cơ mắc bệnh và gặp tai nạn thƣơng

tích cao nhƣng cả chục năm nay, mỗi khi ra biển, tủ thuốc của anh Nguyễn Nam

Giang, chủ tàu TH91263, chỉ vẻn vẹn mấy viên thuốc cảm cúm, hạ sốt, tiêu chảy. Nếu

nhƣ bị ốm nhẹ, các thuyền viên trên tàu tự chữa bằng những loại thuốc đơn giản đó,

trƣờng hợp ai đó không may bị thƣơng nặng thì chỉ có một cách duy nhất là quay vào

bờ hoặc tìm đảo gần nhất để nhờ sự cấp cứu của lực lƣợng quân y.

Page 19: BẢN TIN THỦY SẢN ban tin thuy san.pdf · Bộ Tƣ lệnh Bộ đội biên phòng đã thông báo hƣớng dẫn neo đậu cho 53.000 phƣơng tiện với hơn 234.000 ngƣời

19

Do bất cẩn, anh Dũng đã bị máy cuốn làm dập tay phải trong khi trên tàu không có

thuốc sát trùng, băng gạc băng bó và cẩm máu vết thƣơng, các thuyền viên khác cũng

không ai biết cách sơ cấp cứu ban đẩu nên anh Dũng chỉ đƣợc cẩm máu bằng quần áo.

Rất may, lúc đó tàu đang hoạt động ở Vịnh Bắc Bộ, thời gian tàu cập đảo Bạch Long

Vỉ chỉ mất 2 tiếng đồng hồ, anh Dũng đã đƣợc đƣa đến Bệnh viện Đa khoa Bạch Long

Vĩ cứu chữa kịp thời và hiện nay sức khỏe đã ổn định trở lại.

Không tủ thuốc cấp cứu, không kiến thức y tế cũng là tình trạng chung đối với tàu của

ông Lê Văn Hùng, thôn Bắc Sơn, Hoằng Phụ. Ông cho biết: “Trong mỗi lần vƣơn

khơi, chủ tàu mang thuốc gì thì mang chứ thuyền viên ít ngƣời mang theo thuốc bên

mình, mà nếu có mang cũng chỉ là những loại thuốc thông dụng trị các bệnh nhẹ, nhiều

khi chúng tôi cũng muốn mang thuốc men đầy đủ nhƣng không biết cách bảo quản hay

cách sử dụng thuốc kháng sinh. Cũng trong một lần vƣơn khơi, trên tàu của tôi có

thuyền viên bị ngộ độc thức ăn, từ chỗ chúng tôi vào bờ nơi gần nhất cũng mất 2 ngày,

rất may là chỉ trong vòng nửa ngày, thuyền viên đó không đi ngoài, buồn nôn nữa, khi

vào đến đất liền thì không sao”.

Điều mà những ngƣ dân cần không chỉ là những tủ thuốc mà là kiến thức cơ bản đảm

bảo sức khỏe khi đi biển nhƣ: Cách bảo quản và sử dụng thuốc hiệu quả, cách sơ cấp

cứu ban đầu trong những trƣờng hợp nguy hiểm, những điều cần thiết để giữ gìn sức

khỏe trong điều kiện lênh đênh trên biển khơi... Nhiều ngƣ dân phân trần, đã có những

lần mang theo thuốc kháng sinh nhƣng không biết sử dụng đúng cách, thuốc nào trị

bệnh nào.

Trong điểu kiện ở trên biển khơi, thuốc mang theo mà không biết cách bảo quản rất dễ

bị hƣ hỏng, không sử dụng đƣợc. Những ngƣời đi biển thực tình rất mong muốn trên

tàu có một nhân viên y tế, hoặc đƣợc các cơ quan chức năng tạo điều kiện tham gia các

lớp tập huấn, trang bị kiến thức về y tế khi đi biển.

Hiện tại, vấn đề y tế trên các tàu cá chƣa đƣợc các ngành, cơ quan chức năng, chính

quyền địa phƣơng tuyên truyền, quan tâm đúng mức. Nhất là việc mở các lớp tập huấn,

trang bị kiến thức y tế cho chủ phƣơng tiện và ngƣ dân tham gia hoạt động trên biển.

Phần lớn tủ thuốc trên tàu cá đều do chủ phƣơng tiện chủ động đầu tƣ hay các tổ chức

trao tặng, còn cách bảo quản, sử dụng thuốc nhƣ thế nào, xử lý tình huống khi gặp

trƣờng hợp nguy hiểm thì phần lớn ngƣ dân đều đang rất mù mờ. (Bưu Điện Việt Nam

1/8, Hà Lê) đầu trang

Phú Yên: Hiệu quả từ nghề câu cá mập

Hiện nhiều ngƣ dân đánh bắt cá ngừ đại dƣơng ở TP Tuy Hòa kiêm thêm nghề khai

thác hải sản khác.

Page 20: BẢN TIN THỦY SẢN ban tin thuy san.pdf · Bộ Tƣ lệnh Bộ đội biên phòng đã thông báo hƣớng dẫn neo đậu cho 53.000 phƣơng tiện với hơn 234.000 ngƣời

20

Trong các nghề kiêm thêm, hiện nghề câu cá mập mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Tuy nhiên, để phát triển theo hƣớng bền vững, Nhà nƣớc cần tháo gỡ những khó khăn

của ngƣ dân, tiếp tục có những chính sách hỗ trợ để phát triển thủy sản.

Thời gian gần đây, nhiều ngƣ dân câu cá ngừ đại dƣơng ở TP Tuy Hòa chuyển sang

nghề “săn” cá mập. Nguyên nhân là những chuyến biển gần đây, nhiều tàu đánh bắt cá

ngừ đại dƣơng không đạt sản lƣợng nên thua lỗ. Nghề “săn” cá mập rất nguy hiểm,

nhƣng bù lại ngƣ dân bán đƣợc vi cá với giá cao và cả thịt cá.

Ông Nguyễn Thành Hiệp, thuyền trƣởng tàu cá PY96572TS ở phƣờng 6, cho biết:

Chuyến biển vừa rồi, riêng sản lƣợng cá mập đánh bắt đƣợc hơn 15 tấn. Sau khi trừ chi

phí lãi hơn 150 triệu đồng, mỗi thuyền viên đƣợc chia từ 15-17 triệu đồng. So với các

nghề đánh bắt hải sản khác, nghề câu cá mập nhiều hiểm nguy và gian nan nhƣng vì

mƣu sinh nên ngƣ dân vẫn bám biển để làm ăn.

Lão ngƣ Trần Kim Hoa ở phƣờng 6, cho biết: Trƣớc khi có nghề câu cá ngừ đại dƣơng

thì ngƣ dân ở TP Tuy Hòa đã hành nghề câu cá mập từ lâu. Ngày nay, công nghệ câu

cá mập đƣợc cải tiến rất nhiều, giàn câu khoảng 1.000 lƣỡi, cách lƣỡi câu khoảng 1m,

ngƣ dân dùng dây thép (thƣờng dùng nhiều sợi dây đàn bện lại) để khi cá cắn câu

không bị đứt dây.

Câu cá mập hiệu quả nhất thƣờng ở độ sâu khoảng 400-500m. Ông Phan Thuẩn, Chủ

tịch Nghiệp đoàn nghề cá phƣờng 6, cho hay: Hiện nay, để câu đƣợc cá mập, ngƣ dân

phải ra ngƣ trƣờng thuộc các quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa, khu vực có các bãi

rạng, nơi cá mập thƣờng trú ngụ. Thông thƣờng thả câu từ 3-6 giờ chiều hôm trƣớc đến

rạng sáng hôm sau thì thu câu và tới khoảng 9-10 giờ mới xong. Hầu hết cá mập bắt

đƣợc đều đã chết, nhƣng nếu con nào còn sống thì kéo lên mặt nƣớc dùng cây sắt nhọn

đâm vào lƣng cho chết hẳn trƣớc khi đƣa lên tàu nhằm giảm thiểu rủi ro.

Những con cá lớn nặng cả tạ, ngƣ dân phải dùng máy tời kéo lên. Cá đƣợc đƣa lên tàu

sẽ cắt ngay vi để bảo quản riêng, còn phần thịt cho xuống hầm để ƣớp đá… So với mọi

năm, năm nay nghề câu cá mập của ngƣ dân phƣờng 6 có lãi khá.

Theo các nhà khoa học, cá mập là loài sống phổ biến ở các vùng biển trên khắp thế

giới, hiện có hơn 420 loài cá mập. Giá trị kinh tế thực sự của cá mập không nằm ở thịt

cá mà nằm ở vi cá. Ông Nguyễn Mạnh Phùng, chủ tàu cá PY92122TS ở phƣờng 6, nói:

Thịt cá mập đƣợc thƣơng lái thu mua về chủ yếu để chế biến chả cá, giá dao động từ

12.000-15.000 đồng/kg.

Nhƣng 1kg vi cá tƣơi dao động từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng (vi cá mập trắng).

Không phải loại vi cá mập nào bán cũng đƣợc giá cao, những vi cá thuộc loài cá mập

chuột hay cá mập thằn lằn thì giá chỉ khoảng 200.000-500.000 đồng/kg… Theo các

chủ thu mua vi cá, sở dĩ giá vi của các loài cá mập trên thu mua thấp bởi các vi này ít

cƣớc mà chủ yếu là sụn, trong khi đó chất lƣợng dinh dƣỡng cao nhất nằm ở cƣớc cá.

Page 21: BẢN TIN THỦY SẢN ban tin thuy san.pdf · Bộ Tƣ lệnh Bộ đội biên phòng đã thông báo hƣớng dẫn neo đậu cho 53.000 phƣơng tiện với hơn 234.000 ngƣời

21

Ông Phan Thuẩn cho biết thêm: Hiện có khoảng 100 tàu cá/hơn 180 tàu câu cá ngừ đại

dƣơng của ngƣ dân phƣờng 6 đã kiêm thêm các nghề khai thác hải sản khác, trong đó

có khoảng 30% tàu kiêm thêm nghề câu cá mập. Từ đầu năm đến nay, bình quân mỗi

tàu đánh bắt xa bờ vƣơn khơi khoảng 5-6 chuyến biển, riêng tàu đánh bắt xa bờ kiêm

nghề câu cá mập hầu hết đều có lãi cao. Trung bình mỗi tàu đánh bắt đạt trên 4 tấn cá

mập, cá biệt có tàu đạt gần 20 tấn.

Mặc dù giá cá mập hiện nay chỉ bằng một nửa so với năm trƣớc, nhƣng các bộ phận

của cá đƣợc thu mua hết nên ngƣ dân có thêm thu nhập. Ngƣ dân phƣờng 6 vẫn xác

định cá ngừ đại dƣơng là đối tƣợng khai thác chính, tuy nhiên gần đây ngƣ trƣờng bị

cạn kiệt, ngƣ dân đánh bắt không hiệu quả nên chuyển hoặc kiêm thêm một số nghề.

Đề nghị Nhà nƣớc tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho ngƣ dân

bám biển khai thác hải sản gắn với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Đồng

thời, tỉnh cần tiếp tục tháo gỡ các vƣớng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định 67

của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản để ngƣ dân phát triển đa nghề.

(Báo Phú Yên 2/8, Anh Ngọc) đầu trang

Quảng Trị: Tàu tấp nập vào bờ, giá hải sản vẫn ở mức đáy

Sáng 2.8, PV Dân Việt có mặt tại cảng cá Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị) chứng kiến

cảnh tàu thuyền vào ra khá tấp nập nhƣng giá hải sản vẫn ở mức thấp.

Hiện cá nục loại đẹp chỉ có giá 11.000 đồng/kg, còn loại nhỏ chỉ 6.000-8.000 đồng/kg

(chỉ bằng 1/3 so với giá cá các năm trƣớc đây). Các loại cá khác nhƣ cá ngừ, thu… giá

cũng chỉ còn chƣa đến một nửa.

Tiểu thƣơng Trần Thị Thƣơng cho biết: “Chúng tôi tƣởng giá cá sẽ tăng dần nhƣng ai

ngờ cứ dậm chân tại chỗ. Việc mua bán hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, ngƣời dân

vẫn chƣa dám ăn hải sản. Ngƣời dân chúng tôi muốn biết bao giờ thì biển sạch, bao giờ

thì ăn đƣợc cá”.

Chị Lê Thị Chính – tiểu thƣơng ở xã Triệu Lăng (Triệu Phong) khẩn khoản nói:

“Trƣớc đây bán buôn thuận lợi, có đồng vào đồng ra, gia đình đỡ khổ. Nay cá không ai

ăn, buôn bán ế ẩm nên lâm cảnh khốn cùng. Nhà chỉ có ít đất, muốn vay vốn trồng trọt,

chăn nuôi nhƣng không có tài sản thế chấp nên ngân hàng không cho vay, chúng tôi

lấy gì làm ăn”.

Đang loay hoay thu hoạch dƣa, ngƣ dân Nguyễn Thanh Phấn (trú thôn 7, xã Triệu Vân,

Triệu Phong) cho biết, từ sau sự cố cá chết hàng loạt không ai dám ăn hải sản nên bà

con ngƣ dân nghỉ đi biển, gia đình mất nguồn thu. Cái khó ló cái khôn, nhà có 5 sào

đất (2.500 m2) anh Phấn đem trồng đậu xanh xen dƣa, ngô... để có thu nhập. “Tuy thu

nhập không cao nhƣng vẫn có tiền lo cho mấy miệng ăn trong nhà. Không ra biển thì

phải lên bờ chứ tính sao. Nhƣng nói thật từ sau khi xảy ra sự cố cá chết hàng loạt, đời

Page 22: BẢN TIN THỦY SẢN ban tin thuy san.pdf · Bộ Tƣ lệnh Bộ đội biên phòng đã thông báo hƣớng dẫn neo đậu cho 53.000 phƣơng tiện với hơn 234.000 ngƣời

22

sống ngƣ dân chúng tôi vô cùng khó khăn, nhất là lúc con em sắp vào năm học mới” –

anh Phấn tâm sự.

Ông Nguyễn Đức Chính – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, thiệt hại từ sự cố

môi trƣờng do Formosa gây ra còn hơn một trận siêu bão quét qua 4 tỉnh miền Trung,

trong đó có Quảng Trị. Dù là địa phƣơng nghèo nhƣng Quảng Trị đã chủ động tìm

nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ khẩn cấp cho ngƣời dân.

Mới đây, tỉnh đã quyết định trích ngân sách tỉnh 3,2 tỷ đồng hỗ trợ 16 xã, thị trấn ven

biển (thuộc 4 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong và Hải Lăng – mỗi xã 200 triệu

đồng) bị thiệt hại do sự cố môi trƣờng gây ra để xây dựng mô hình sản xuất chăn nuôi

và trồng trọt hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng. Cùng với hỗ trợ

tiền, tỉnh còn cử 16 kĩ sƣ về 16 xã để thực hiện việc xây dựng mô hình cho hiệu quả.

Theo thống kê sơ bộ, sự cố môi trƣờng cá chết đã làm 8.008 hộ/44.045 nhân khẩu ở

Quảng Trị bị ảnh hƣởng. Có 2.829 tàu thuyền (2.628 tàu ven bờ, 201 tàu xa bờ) gặp

khó khăn, đa số ngƣ dân ở nhà, không có sinh kế. Lƣợng khách du lịch quốc tế và nội

địa đến Quảng Trị giảm chỉ còn 1/10 so với cùng kỳ năm 2015. (Dân Việt 2/8, Ngọc

Vũ) đầu trang

Quảng nam: Ngƣ dân mòn mỏi chờ bảo hiểm tàu cá

Chúng tôi gặp ngƣ dân Phạm Phú Thành, thôn Bình Tân, xã Bình Minh, huyện Thăng

Bình, Quảng Nam một cách rất tình cờ.

Hôm đó trời nắng rát bỏng, anh Thành ngồi ngoài hiên nhà đọc báo bằng máy tính

bảng, một hình ảnh hiếm gặp ở ngôi làng mà đàn ông quanh năm bám biển. Tôi nhớ

mãi câu nói buồn rƣời rƣợi của anh: "Đang giữa mùa biển mà không có tàu để làm.

Cuộc đời tôi chƣa bao giờ rơi vào tình cảnh nhƣ bây giờ".

Anh Thành trở thành ngƣời thất nghiệp từ đầu tháng 5, khi phƣơng tiện đánh cá duy

nhất của gia đình bị tàu Trung Quốc đâm chìm trong lúc đang câu mực tại khu vực

quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ánh mắt anh lộ rõ nỗi thất thần khi nhớ lại đêm

kinh hoàng đó.

"Chiều ngày 3-5, khi đang xác định vị trí thả neo để chuẩn bị thả thúng câu mực, tôi

phát hiện một tàu lạ, màu xanh đậm cách khoảng 2 hải lý. Trƣớc đây câu mực ở vùng

biển này đã có lần bị tàu Trung Quốc vô cớ rƣợt đuổi, đe dọa nên tôi cho tàu chạy cách

chiếc tàu kia khoảng 8 hải lý. Tôi thả thúng cho 31 thuyền viên câu mực và tắt máy thả

trôi tàu. Trên tàu lúc này còn tôi và hai con trai. Khoảng 23 giờ, chúng tôi đang nằm

nghỉ trên ca bin tàu thì bất ngờ bị tàu vỏ sắt trên mạn có chữ Trung Quốc đâm mạnh

vào phần mũi rồi bỏ đi ngay sau đó".

Bị đâm bất ngờ, bố con anh Thành không kịp trở tay. Ở thời điểm sinh tử đó, anh chỉ

kịp dùng máy ICOM thông báo cho các thuyền viên đang câu mực biết tàu đã bị tông

Page 23: BẢN TIN THỦY SẢN ban tin thuy san.pdf · Bộ Tƣ lệnh Bộ đội biên phòng đã thông báo hƣớng dẫn neo đậu cho 53.000 phƣơng tiện với hơn 234.000 ngƣời

23

chìm. Hơn nửa cuộc đời gắn bó với biển cả, nhiều lần đối mặt với thiên tai, hoạn nạn

trên biển, từng thoát chết trở về sau siêu bão Chan Chu năm 2006, từng bị tàu Trung

Quốc rƣợt đuổi nhiều lần và xịt vòi rồng vỡ hết kính, cháy máy ICOM không liên lạc

đƣợc, nhƣng chƣa khi nào anh Thành có cảm giác hoảng sợ nhƣ lần này. Anh lo nhất

là tính mạng của hai con trai anh.

"Đứa lớn 23 tuổi, đứa nhỏ mới 16 tuổi. Đây là lần thứ hai con trai út của tôi ra biển.

Tàu chìm rất nhanh. Giàn phơi mực quá dày, 3 cha con tôi mắc kẹt trong tàu. Tôi rất sợ

nhƣng cố giữ bình tĩnh, động viên hai con dùng hết sức phá một lỗ ở giàn phơi để thoát

ra. Cuối cùng 3 cha con tôi cũng thoát ra đƣợc.

Trong khoảng lặng tối đen của biển cả, thời gian nhƣ dài vô tận, bất chợt chúng tôi

nghĩ tới nhiều tình huống khác nhau. Chỉ có mấy chiếc can nhỏ, không có lƣơng thực,

không có nƣớc uống, nếu bạn thuyền không quay về kịp, chúng tôi sẽ ra sao. Có lúc

các con tôi lo lắng nghĩ đến cái chết giữa biển khơi. Tôi thƣơng các con vô cùng vì

chúng còn quá trẻ" - anh Thành nhớ lại.

Tới khoảng 4-5 giờ sáng, ngày 4-5, các bạn thuyền mới bơi thúng về vớt bố con anh

Thành lên. Lúc này, 3 cha con anh mới dám chắc là mình còn sống. Tàu Qna 94998 TS

của ông Phạm Phú Trung đang câu mực cách vị trí tàu anh Thành bị đâm chìm khoảng

8 hải lý, nhận đƣợc thông tin cầu cứu đã nhanh chóng thu thúng, tập trung thuyền viên,

tổ chức cứu nạn.

Đến 8 giờ, ngày 4-5, tàu ông Trung tới đƣợc vị trí tàu anh Thành bị nạn, đƣa các

thuyền viên lên tàu an toàn và chạy về bờ. Khoảng 2 giờ sáng, ngày 5-5, tàu SAR 412

của Trung tâm Phát hiện tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Khu vực 2 tiếp cận tàu ông

Trung, chuyển các thuyền viên của tàu anh Thành lên tàu SAR đƣa vào cảng Đà Nẵng.

Con tàu 750CV của anh Thành mới đóng đƣợc 4 năm. Con tàu trị giá hơn 3 tỉ đồng là

sinh kế của cả gia đình anh và hơn 30 bạn thuyền khác. Ngƣ trƣờng truyền thống của

những ngƣ dân này là quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Chuyến đó, tàu anh Thành ra

biển còn thiếu 2 ngày là đủ 2 tháng.

"Tàu tôi câu đƣợc khoảng 30 tấn mực rồi. Tôi dự định làm thêm vài ngày nữa sẽ cho

tàu về. Bạn thuyền ai cũng phấn khởi vì chuyến này câu đƣợc kha khá. Không ai

ngờ…" - anh Thành bỏ lửng câu nói.

Theo anh Thành, giá trị con tàu và những tài sản trên đó vào lúc tàu bị đâm chìm ƣớc

tính khoảng 6 tỉ đồng. Cả gia tài bị mất trắng chỉ trong một đêm khiến cuộc sống của

gia đình anh bị đảo lộn.

"Mặc dù nhận đƣợc sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, tổ chức xã hội sau khi gặp nạn,

nhƣng cuộc sống bây giờ của gia đình tôi rất khó khăn. Bạn thuyền chung với tôi bao

nhiêu năm nay mỗi ngƣời một nơi. Hai con trai tôi phải ra Đà Nẵng làm thuê ở quán

Page 24: BẢN TIN THỦY SẢN ban tin thuy san.pdf · Bộ Tƣ lệnh Bộ đội biên phòng đã thông báo hƣớng dẫn neo đậu cho 53.000 phƣơng tiện với hơn 234.000 ngƣời

24

cơm kiếm tiền giúp gia đình trang trải cuộc sống. Còn vợ chồng tôi chƣa biết làm gì để

trả khoản tiền nợ đóng tàu hơn 1 tỉ đồng, nói gì tới việc vay tiền đóng tàu mới. Tình

cảnh này khiến chúng tôi lâm vào bế tắc, không biết xoay xở sao nữa" - vợ anh Thành

giãi bày nỗi lòng.

Tia hy vọng duy nhất của vợ chồng anh Thành hiện giờ là đƣợc chi trả khoản tiền bảo

hiểm tàu. Thế nhƣng, đến nay đã gần 3 tháng trôi qua, anh vẫn chỉ nhận đƣợc câu trả

lời duy nhất "phải chờ", dù hồ sơ đã nộp đủ.

Thực tế, Nhà nƣớc đã có nhiều chính sách hỗ trợ ngƣ dân vƣơn khơi bám biển, vừa

phát triển kinh tế, vừa bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, trong đó có

chính sách bảo hiểm tàu cá. Nhƣng những vƣớng mắc từ thực tiễn đang khiến cho

nhiều ngƣ dân đã gặp rủi ro nhƣ anh Thành vẫn chƣa hoặc chậm đƣợc bồi thƣờng để

vƣợt qua khó khăn.

Trƣớc khi chia tay, anh Thành chia sẻ rằng: "Chúng tôi sống vì biển. Nƣớc biển mặn

mòi đã thấm vào trong máu thịt tôi rồi. Tôi chỉ muốn sớm đƣợc chi trả bảo hiểm để

đóng tàu tiếp tục đi biển". Ƣớc nguyện của ngƣời ngƣ dân can trƣờng này là rất xứng

đáng. Rất mong công ty bảo hiểm có những động thái tích cực hơn trong việc triển

khai bồi thƣờng cho anh Thành để anh có thể tiếp tục vƣơn khơi, bám biển. (Biên

Phòng 2/8, Bích Nguyên) đầu trang

DOANH NGHIỆP

Công ty Cổ phần Đại Dƣơng – Thái Bình và những con tàu mang tên 67

“Trong một tuần bàn giao 4 con tầu đóng mới theo Nghị Định 67/2014/CP của Chính

phủ, năm 2015, sửa chữa 70 tầu vận tải biển, tầu cá các loại, năng lực đóng mới tàu

vận tải biển từ 15000 đến 20000 tấn, doanh thu trên 100 tỷ đồng, giải quyết việc làm

cho 400 lao động…Chuyện tƣởng nhƣ thần thoại, vậy mà Công ty Cổ phần Đại Dƣơng

– Thái Bình đã làm đƣợc”.

Đó là lời tâm sự, cũng là khẳng định của Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đại Dƣơng

Lê Văn Khoa.

Là một trong ba đơn vị của Thái Bình đƣợc UBND tỉnh giao cho nhiệm vụ đóng mới,

nâng cấp, cải hoán tàu cá trên địa bàn tỉnh, theo Nghị định 67 của Chính phủ. Với địa

thế thuận lợi, Công ty CP Đại Dƣơng (Cty Đại Dƣơng) tọa lạc ngay cửa Biển Diêm hộ,

thuộc huyện Thái Thụy (Thái Bình), đây là cơ hội để đƣợc tham gia vào một chƣơng

trình lớn của Chính phủ, góp phần cùng ngƣ dân bám biển bảo vệ chủ quyền của đất

nƣớc.

Cơ hội nhƣng cũng là thách thức rất lớn đối với Cty Đại Dƣơng, bởi lẽ, từ trƣớc đến

nay công ty chƣa từng thực hiện hợp đồng đồng nào theo lộ trình khá ngặt nghèo nhƣ

Page 25: BẢN TIN THỦY SẢN ban tin thuy san.pdf · Bộ Tƣ lệnh Bộ đội biên phòng đã thông báo hƣớng dẫn neo đậu cho 53.000 phƣơng tiện với hơn 234.000 ngƣời

25

Nghị định 67, vẫn biết rằng có quá nhiều khó khăn, trở ngại nhƣ chƣa nắm rõ các thủ

tục, quy trình vận hành quản lý…nên việc giải ngân vốn vay còn nhiều lúng túng.

Các chính sách ƣu đãi, hỗ trợ chƣa thật sự rõ ràng; quá trình nhập nguyên liệu “đầu

vào” vẫn phải chịu thuế VAT, dẫn tới giá thành thực tế của mỗi con tàu cao hơn dự

toán. Việc cung cấp các loại vật tƣ theo đúng thiết kế ban đầu trên thị tƣờng Việt Nam

còn thiếu và không đúng chủng loại, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu trong quá trình lắp

ráp, thi công…

Tuy nhiên, với bề dày kinh nghiệm trong đóng tàu Cty Đại Dƣơng đã tranh thủ ý kiến

của ngƣ dân, sự đồng thuận của ngân hàng, chủ trƣơng chỉ đạo của tỉnh …nên các bế

tắc dần đƣợc khai thông, mọi khó khăn nhanh chóng đƣợc giải quyết.

Đến nay, Cty Đại Dƣơng đã đóng thành công 4 con tầu, trong tổng số 12 con tầu đã ký

kết hợp đồng theo Nghị định 67.

Ông Nguyễn Văn Cƣờng, ngƣ dân ở thị trấn Diêm Điền (Thái Thụy) – ngƣời có vinh

dự đƣợc đóng chiếc tàu cá đầu tiên của tỉnh Thái Bình theo Nghị định 67 nói rằng: Gia

đình có truyền thống ,bố ông từng có chuyến ra khơi đánh bắt đƣợc 50 tấn cá, nay ông

đƣợc Chính phủ cho thụ hƣởng chính sách ƣu đãi theo Nghị định 67 ông rất phấn khởi,

sau một năm thi công, đóng mới, con tàu mang số hiệu” Cƣờng Thịnh 96689” đã đƣợc

bàn giao đƣa vào khai thác , tàu đã chạy thử đƣờng dài trên biển, gặp gió lớn nhƣng rất

ổn định, vƣợt sóng với tốc độ 11 hải lý/giờ, bảo đảm các thông số kỹ thuật theo quy

định của đăng kiểm Việt Nam.

Ngày 31/ 7/ 2016 vừa qua, trƣớc sự chứng kiến của lãnh đạo các tỉnh Thái Bình, Nghệ

An, Thanh Hóa Cty Đại Dƣơng đã bàn giao tiếp ba con tàu cá vỏ thép lƣới chụp cho

ngƣ dân hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An (Thanh hóa 1 tàu, Nghệ An 2 tàu). Phát biểu

tại lễ bàn giao tàu, ông Cao Văn Lợi, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nƣớc – Chi nhánh

tỉnh Nghệ An, khẳng định: Nghệ An hiện có 6 con tàu vỏ sắt, 25 con tàu vỏ gỗ, nay

đƣợc Cty Đại Dƣơng tạo điều kiện để Nghệ An có 2 con tàu vỏ thép lƣới chụp đƣợc

vƣơn khơi. Mong công ty tiếp tục đồng hành với ngƣ dân để Nghệ An có nhiều tàu

đóng mới theo Nghị định 67.

An toàn, hiện đại, hiệu quả cho mỗi con tàu là chiến lƣợc, phƣơng châm hoạt động của

Cty Đại dƣơng. Những con tàu xuất xƣởng theo Nghị định 67 từ công ty đều hội đủ

những yếu tố nhƣ vậy, với các thiết bị hàng hải đƣợc lắp ráp trên tàu nhƣ: Máy dò

ngang, radar, bản đồ số, định vị toàn cầu, cùng các máy móc đánh bắt bằng thủy lực…

đều đƣợc công ty nhập khẩu từ các hãng nổi tiếng trên thế giới nhƣ: KODEN, JMC,

HONDEX…rất bảo đảm an toàn và hiệu quả khi hoạt động khai thác trên biển.

Ba con tàu cá vỏ thép lƣới chụp, công suất trên 800 CV/tàu, đƣợc đóng mới theo Nghị

định 67/CP của Chính phủ, vừa bàn giao cho các ngƣ dân ở Thanh hóa và Nghệ An

Page 26: BẢN TIN THỦY SẢN ban tin thuy san.pdf · Bộ Tƣ lệnh Bộ đội biên phòng đã thông báo hƣớng dẫn neo đậu cho 53.000 phƣơng tiện với hơn 234.000 ngƣời

26

hôm 31/7 vừa qua là minh chứng cho năng lực và uy tín của một đơn vị đóng tàu cá,

tàu vận tải biển ở Thái Bình.

Ông Lê Văn Khoa, Chủ tịch HĐQT Cty Đại Dƣơng cam kết: “Công ty CP Đại Dƣơng

bảo hành tàu và hỗ trợ kỹ thuật trong suốt quá trình con tàu hoạt động và trong năm

nay công ty sẽ hoàn thành 8 con tàu còn lại”. Các chủ tàu cũng hƣởng ứng quyết tâm:

Vƣơn khơi, bám biển để sớm hoàn trả vốn vay ngân hàng và góp phần bảo vệ chủ

quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. (Nhà Báo Và Công Luận 2/8, Phạm Viết

Thanh) đầu trang

“Vua cá tra” Hùng Vƣơng “nhắm” đến mua bán DN nông nghiệp

Cổ phiếu HVG đƣợc chú ý rất nhiều trên sàn chứng khoán bởi ông “vua cá tra” Dƣơng

Ngọc Minh trong thời gian gần đây liên tục “nhắm đến” các thƣơng vụ M&A trong

lĩnh vực nông nghiệp.

Theo BCTC hợp nhất quý 3.2016 (niên độ tài chính 01.10 đến 30.09), HVG có khoản

lãi ròng tăng mạnh gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, doanh thu thuần

trong quý 3 đạt 6.612 tỷ đồng (tăng trƣởng 45%); giá vốn cũng tăng mạnh 45% nên lãi

gộp đạt 472,6 tỷ đồng, tăng trƣởng 39%. Kết quả sau khi trừ các khoản chi phí HVG

ghi nhận lãi ròng hợp nhất đạt 226,4 tỷ đồng, tăng cao gấp 17.4 lần so với cùng kỳ năm

trƣớc.

Đáng chú ý, lũy kế 9 tháng đầu năm 2016, HVG đạt 14.936 tỷ đồng doanh thu thuần

(tăng trƣởng 26,5%; lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 244 tỷ đồng, tăng trƣởng

311,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, theo BCTC đã công bố, trong 9 tháng đầu

năm, cả doanh thu xuất khẩu và nội địa của HVG đều tăng mạnh. Cụ thể, doanh thu

xuất khẩu tăng từ 3.315,6 tỷ lên 4.696 tỷ đồng và doanh thu nội địa tăng từ 8.631 tỷ

đồng lên 10.353,6 tỷ đồng (tăng 20%).

Tuy nhiên, theo phân tích của giới chứng khoán thì sở dĩ doanh thu của HVG tăng

trƣởng mạnh nhƣ vậy là nhờ kết quả hợp nhất với Công ty CP Sao Ta (FMC). Theo đó,

việc hợp nhất đƣợc thực hiện từ cuối tháng 5.2015, tức là kết quả kinh doanh 9 tháng

của HVG (niên độ tài chính 01.10 đến 30.09) có phần đóng góp của FMC vào tăng

trƣởng.

Dù vậy, HVG cũng là đơn vị đƣợc chú ý rất nhiều trên sàn chứng khoán bởi ông “vua

cá tra” Dƣơng Ngọc Minh trong thời gian gần đây liên tục “nhắm đến” các thƣơng vụ

M&A trong lĩnh vực nông nghiệp.

Cụ thể, trong năm 2015, ngoài việc mua thêm cổ phiếu VTF (CTCP Thức ăn chăn nuôi

Việt Thắng) với tỉ lệ 90,28%; FMC (CTCP Sao Ta) với tỉ lệ 54,28% và CTCP Chế

biến Thủy sản xuất khẩu Tắc Vân với tỉ lệ sở hữu 62%; HVG còn đầu tƣ thành lập

thêm 2 công ty con mới là Công ty Cổ phần Hùng Vƣơng Sông Đốc và Công ty TNHH

Page 27: BẢN TIN THỦY SẢN ban tin thuy san.pdf · Bộ Tƣ lệnh Bộ đội biên phòng đã thông báo hƣớng dẫn neo đậu cho 53.000 phƣơng tiện với hơn 234.000 ngƣời

27

Chế biến Thủy sản Hùng Vƣơng Bến Tre; đồng thời cũng đăng ký góp vốn vào Công

ty Cổ phần Hùng Vƣơng Ba Tri (hoạt động chính là sản xuất cá giống) với tỷ lệ góp

vốn 80%.

Nhƣ vậy, tính đến thời điểm hiện tại HVG có 12 công ty con và hơn chục công ty liên

kết hoạt động chính trong các lĩnh vực: sản xuất con giống - nuôi trồng - sản xuất thức

ăn - chế biến thủy sản - chế biến phụ phẩm - xuất khẩu. Chƣa kể, mới đây nhất HVG

còn nhắm đến thị trƣờng heo giống, heo thịt với việc nhập khẩu 750 con giống từ Đan

Mạch. Theo HVG, từ tháng 3.2017 sẽ cung cấp heo thịt, heo giống ra thị trƣờng và kế

hoạch đến đầu năm 2019 sẽ có 100.000-120.000 con bố mẹ.

Dù HVG liên tục “bành trƣớng” nhƣng cổ phiếu của đơn vị này lại “không nhƣ mong

đợi” của nhiều nhà đầu tƣ. Cụ thể, sau khi công bố kết quả kinh doanh đột biến 9 tháng

đầu năm, cổ phiếu của HVG có 3 phiên tăng mạnh (2 phiên kịch trần) nhƣng sau đó

bắt đầu giảm. Kết thúc phiên giao dịch ngày 1.8, cổ phiếu của HVG giảm 200 đồng

(từ 11.100 đồng xuống 10.900 đồng). Đến chiều 2.8, cổ phiếu tiếp tục giảm còn 10.400

đồng.

Trƣớc đó, HĐQT của HVG đã quyết định mua 5 triệu cổ phiếu quỹ để cứu giá cổ

phiếu, nhờ vậy, trong khoảng thời gian giữa tháng 2 đến cuối tháng 3.2016, cổ phiếu

HVG đã đạt đƣợc mức tăng trƣởng hơn 25% về giá. Tuy nhiên, từ ngày 24.03, giá cổ

phiếu HVG đã nhanh chóng lao dốc từ mức giá đỉnh 12.600 đồng khi 38 triệu cổ phiếu

phát hành để trả cổ tức chuẩn bị đổ vào tài khoản của nhà đầu tƣ. (Dân Việt 2/8, Quốc

Hải) đầu trang

MÔI TRƢỜNG

Quảng Nam: Phục hồi đa dạng sinh học biển

Vùng biển Quảng Nam đang đƣợc xây dựng chiến lƣợc bảo tồn, khôi phục đa dạng

sinh học biển dài hơi, nhất là một số loài động vật quý hiếm.

Trong khi chất lƣợng vùng bờ biển ở một số tỉnh Bắc Trung Bộ xấu đi, thì ở vùng biển

Quảng Nam lo nhất là tác động của các hoạt động khai thác phá vỡ các sinh cảnh biển.

Việc sử dụng lƣới kéo đáy, sử dụng mìn phá vỡ rạn san hô khiến nhiều loài sinh vật

không có nơi cƣ trú, từ đó làm giảm sút đa dạng sinh học hệ sinh thái rạn san hô.

Tình trạng chuyển đổi đất rừng và các vùng đất ngập nƣớc thành đất canh tác nông

nghiệp, nuôi trồng thủy sản; đô thị hóa và phát triển cơ sở hạ tầng… có thể dẫn đến

việc mất hay phá vỡ các hệ sinh thái. Nhiều loài hải sản có giá trị cao bị suy giảm

nghiêm trọng nhƣ tôm hùm, bào ngƣ, hải sâm...

Cùng với hoạt động tăng cƣờng giám sát đánh bắt gần bờ, lực lƣợng chức năng của

tỉnh đang lập kế hoạch tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trƣờng

đối với các hoạt động có nguy cơ và đang gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trƣờng biển.

Page 28: BẢN TIN THỦY SẢN ban tin thuy san.pdf · Bộ Tƣ lệnh Bộ đội biên phòng đã thông báo hƣớng dẫn neo đậu cho 53.000 phƣơng tiện với hơn 234.000 ngƣời

28

Đặc biệt là các khu đô thị, khu công nghiệp, cơ sở nuôi trồng và chế biến thủy sản, các

hoạt động thƣơng mại, dịch vụ du lịch dọc theo bờ biển, trên các đảo; lập danh mục và

kế hoạch xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trƣờng biển; tổ chức triển khai

quan trắc, giám sát tổng hợp tài nguyên và môi trƣờng các khu vực biển Việt Nam theo

quy định của Luật Tài nguyên, môi trƣờng biển và hải đảo.

Thêm vào đó, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, phòng chống thiên tai, tác động của

biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng, xâm nhập mặn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

vùng ven biển và trên các đảo bằng cách xây dựng mới, nâng cấp, bổ sung các trạm

quan trắc khí tƣợng hải văn, các trạm quan trắc tài nguyên, môi trƣờng biển. Riêng

Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã chọn khu vực Bãi Bấc, đảo Hòn Lao và các đảo

Hòn Dài, Hòn Lá... với 30% diện tích là phân vùng nghiêm ngặt biển để thiết lập, quản

lý, bảo vệ khu vực sinh sản và sinh cƣ của rùa biển.

Theo kế hoạch, sẽ thực hiện chuyển dời ít nhất 10 tổ trứng rùa trong 1 năm từ Vƣờn

quốc gia Côn Đảo về tổ chức quản lý, ấp nở và thả rùa con về biển tại Cù Lao Chàm.

Nhiệm vụ này thực hiện trong 3 năm, mỗi năm 1 đợt vào tháng 6 hoặc tháng 7 với tổng

số trứng di dời khoảng 3.000 trứng.

Chính quyền TP.Hội An đặt mục tiêu hƣớng đến xây dựng Khu bảo tồn biển Cù Lao

Chàm trở thành một trung tâm bảo tồn rùa biển của miền Trung, góp phần thực hiện

thành công Kế hoạch hành động quốc gia bảo tồn rùa biển của Việt Nam từ nay đến

năm 2020 cũng nhƣ các cam kết quốc tế về bảo tồn rùa biển mà Việt Nam là thành

viên. Qua đó, tạo ra tiềm năng du lịch biển, thúc đẩy phát triển ngành du lịch dịch vụ

Hội An, tạo điều kiện cho cộng đồng địa phƣơng phát triển kinh tế. (Báo Quảng Nam

2/8, Trần Nguyễn) đầu trang

ĐỒNG HÀNH CÙNG NGƢ DÂN

Quảng Bình: NĐNC cá Hải Thành - Khắc phục khó khăn bám biển sản xuất

Nghiệp đoàn Nghề cá Hải Thành trực thuộc Liên đoàn Lao động TP. Đồng Hới, là một

trong hai tổ chức công đoàn đầu tiên của ngƣ dân Quảng Bình. 4 năm qua, kể từ ngày

thành lập, Nghiệp đoàn không những làm tốt công tác phát triển đoàn viên, xây dựng

tổ chức lớn mạnh mà còn thực sự quan tâm chăm lo tới đời sống của ngƣ dân.

Đặc biệt là xây dựng tổ đoàn kết trên biển, thông báo cho nhau về ngƣ trƣờng, bãi cá,

sản lƣợng và sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn trên biển. Lúc ở bờ, khi đoàn

viên gặp tai nạn, ốm đau, Ban chấp hành đều đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ, hỗ trợ

về kinh tế.

Ông Đinh Thanh Bi, Chủ tịch Nghiệp đoàn cho biết: "Trong 4 năm hoạt động, Ban

chấp hành đã đề nghị công đoàn cấp trên trợ cấp khó khăn cho 35 lƣợt đoàn viên với

tổng số tiền gần 70 triệu đồng".

Page 29: BẢN TIN THỦY SẢN ban tin thuy san.pdf · Bộ Tƣ lệnh Bộ đội biên phòng đã thông báo hƣớng dẫn neo đậu cho 53.000 phƣơng tiện với hơn 234.000 ngƣời

29

Nghiệp đoàn Nghề cá Hải Thành hiện có 97 đoàn viên, hoạt động trong 4 tổ đoàn kết

trên biển với 39 tàu cá lớn, nhỏ. Trong 6 tháng đầu năm 2016, do ảnh hƣởng của sự cố

môi trƣờng biển nên sản lƣợng đánh bắt thấp, đời sống đoàn viên Nghiệp đoàn gặp

nhiều khó khăn. Riêng trong 2 tháng 4 và 5, ngoài những tàu có công suất lớn thƣờng

xuyên đánh bắt ở các ngƣ trƣờng Hoàng Sa, Trƣờng Sa, còn lại đa số tàu dƣới 90CV

hoạt động vùng biển gần bờ đều phải neo đậu tại bến, không có thu nhập, ảnh hƣởng

nhiều tới đời sống đoàn viên dẫn tới tƣ tƣởng diễn biến phức tạp, lo lắng.

Trƣớc tình hình đó, cùng với cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể địa phƣơng, Ban Chấp

hành Nghiệp đoàn đã đến tận gia đình động viên đoàn viên hãy tin tƣởng vào sự lãnh

đạo của Đảng, Nhà nƣớc, không hoang mang, dao động, yên tâm, vững bƣớc khắc

phục khó khăn trƣớc mắt, ổn định đời sống, làm nòng cốt cho ngƣ dân.

Trong giai đoạn này, cùng với sự hỗ trợ kịp thời về vật chất của Nhà nƣớc, Ban chấp

hành Nghiệp đoàn Nghề cá Hải Thành cũng đã đƣợc Liên đoàn Lao động thành phố

Đồng Hới hỗ trợ khó khăn đột xuất và trao quà động viên 3 lƣợt, 65 đoàn viên với tổng

số tiền 35 triệu đồng.

Nhờ hỗ trợ kịp thời và làm tốt công tác vận động nên đoàn viên Nghiệp đoàn Nghề cá

Hải Thành đã thực sự an tâm ra khơi bám biển. Tính từ đầu tháng 6-2016 đến nay,

100% tàu cá Hải Thành đã liên tục hoạt động đánh bắt cá ở vùng biển cách bờ trên 20

hải lý và đã có thu nhập khá. Tất cả các loài hải sản đánh bắt về đều đƣợc thu mua, bao

tiêu sản phẩm. Tuy giá cá chỉ bằng 65% nhƣng thu nhập của ngƣ dân vẫn ổn định, bình

quân 5.000.000đ/ ngƣời/ tháng, có trƣờng hợp còn cao hơn. (Báo Quảng Bình 2/8,

Trần Ngọc Phơn) đầu trang

Phú Yên: Tặng quà cho con em ngƣ dân nghèo vƣợt khó, học giỏi

Ngày 31/7, tại trụ sở UBND phƣờng 6 (TP Tuy Hòa), đại diện Công ty Văn hóa

Hƣơng Trang (TP Hồ Chí Minh) và các mạnh thƣờng quân tổ chức trao quà cho con

em ngƣ dân nghèo vƣợt khó, học giỏi trên địa bàn TP Tuy Hòa.

Năm nay, đơn vị này tặng 140 suất quà gồm: 140 bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp

12; 130 suất tập vở học sinh; 112 chiếc cặp học sinh và một số tiền mặt. Tổng số quà

trị giá hơn 15 triệu đồng.

Đây là năm thứ 10, doanh nghiệp này đồng hành cùng Cảng cá Tuy Hòa tặng quà cho

con em ngƣ dân nghèo vƣợt khó, học giỏi, với tổng số tiền hơn 500 triệu đồng.

Chƣơng trình còn có sự hỗ trợ đắc lực của các công ty Thiên Nam, Vinabook (TP Hồ

Chí Minh), Công ty Tƣ vấn - Thiết kế Thiên Phúc, DNTN Bảo Châu và ông Cao Văn

Lộc (TP Tuy Hòa). (Báo Phú Yên 1/8, Dương Thanh Xuân) đầu trang

Page 30: BẢN TIN THỦY SẢN ban tin thuy san.pdf · Bộ Tƣ lệnh Bộ đội biên phòng đã thông báo hƣớng dẫn neo đậu cho 53.000 phƣơng tiện với hơn 234.000 ngƣời

30

TIN THẾ GIỚI

Nguy cơ Trung Quốc phạt tù oan ngƣ dân nƣớc ngoài

Trung Quốc vừa gửi đi tín hiệu cảnh báo rõ ràng đối với những ngƣời nƣớc ngoài đi

vào vùng biển mà nƣớc này tuyên bố chủ quyền.

Tòa tối cao Trung Quốc tuyên bố, ngƣời nƣớc ngoài bị bắt vì tội đánh bắt trái phép

trong vùng biển của Trung Quốc có thể bị phạt tù lên tới 1 năm.

Tòa tối cao Trung Quốc cũng đƣa ra giải thích tƣ pháp để xác định các vùng biển,

trong đó có vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc. Tòa tối cao không đề cập trực

tiếp đến biển Đông hay phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế, nhƣng nói rằng giải

thích tƣ pháp của họ tuân thủ luật Trung Quốc và Công ƣớc Liên Hợp Quốc về Luật

Biển.

“Các tòa án nhân dân sẽ chủ động thực thi quyền hạn trên các vùng biển thuộc chủ

quyền của Trung Quốc, hỗ trợ chính quyền thực hiện các nghĩa vụ quản lý trên biển

hợp pháp… và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và các lợi ích trên biển của Trung Quốc”,

Tòa tối cao tuyên bố. Các vùng biển thuộc quyền tài phán mà tòa này đề cập tới bao

gồm các vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Những ngƣời bị Trung Quốc coi là xâm nhập trái phép vùng biển chủ quyền của

Trung Quốc và không rời đi sau khi bị xua đuổi, hoặc tiếp tục xâm nhập sau khi bị xua

đuổi hoặc bị phạt sẽ bị coi là phạm tội hình sự nghiêm trọng và có thể bị phạt tù lên

đến 1 năm, Tòa tối cao tuyên bố. Cảnh báo này xuất hiện trong bối cảnh Tòa Trọng tài

quốc tế mới đây bác bỏ những đòi hỏi quyền lịch sử của Trung Quốc trên biển Đông.

CNN dẫn lời giáo sƣ luật Michael Davis (ĐH Hong Kong) nhận định, tuyên bố của tòa

Trung Quốc “đáng lo ngại”. “Đây là điềm xấu cho thấy họ có thể sẽ truy tố những

ngƣời đi vào vùng biển mà họ nhận là của họ”, GS Davis nói.

CNN dẫn lại vụ việc xảy ra hồi tháng 5, các ngƣ dân Việt Nam nói với phóng viên của

hãng tin này rằng, các tàu Trung Quốc đã tịch thu thiết bị và hải sản của họ khi họ

đang đánh bắt trên ngƣ trƣờng truyền thống của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa. GS

Davis cũng cảnh báo, ngƣ dân Philippines khai thác trên vùng biển mà Tòa Trọng tài

vừa ra phán quyết cũng có thể bị phía Trung Quốc bắt và “truy tố theo hƣớng trái

ngƣợc với phán quyết của Tòa Trọng tài”.

Trung Quốc có nguy cơ châm ngòi một cuộc xung đột ngoài ý muốn với các đối thủ

châu Á với quan điểm hung hăng của họ trong các tranh chấp trên biển. Nhật Bản đánh

giá nhƣ vậy trong sách trắng quốc phòng công bố hôm qua. Sách trắng bày tỏ “quan

ngại sâu sắc” trƣớc những hành động cƣỡng ép của Trung Quốc khi nƣớc này bất chấp

luật pháp quốc tế trong quan hệ với các nƣớc khác. “Trung Quốc sẵn sàng thực hiện

những đòi hỏi đơn phƣơng mà không thỏa hiệp”, tài liệu viết.

Page 31: BẢN TIN THỦY SẢN ban tin thuy san.pdf · Bộ Tƣ lệnh Bộ đội biên phòng đã thông báo hƣớng dẫn neo đậu cho 53.000 phƣơng tiện với hơn 234.000 ngƣời

31

Sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết bác bỏ đòi hỏi quyền lịch sử của Trung Quốc trên

biển Đông, Nhật Bản đã kêu gọi Trung Quốc tuân thủ quyết định này, nhƣng Bắc Kinh

đáp trả bằng việc cảnh báo Tokyo chớ can thiệp.

Không có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông nhƣng Nhật Bản sợ rằng các căn cứ quân

sự của Trung Quốc sẽ gia tăng ảnh hƣởng lên khu vực mà mỗi năm có lƣợng hàng hóa

trị giá lên đến 5.000 tỷ USD đƣợc vận chuyển qua, trong đó có nhiều hàng hóa đến và

từ các cảng của Nhật Bản.

Thay vì đối đầu trực tiếp với Trung Quốc bằng cách đƣa tàu chiến đi qua các đảo nhân

tạo Trung Quốc xây dựng trái phép trên biển Đông, Nhật Bản đang tích cực hỗ trợ

trang thiết bị và huấn luyện cho các nƣớc Đông Nam Á. Sách trắng đánh giá, Trung

Quốc ngày càng tăng cƣờng năng lực đe dọa tàu trên biển bằng cách phô trƣơng các

loại tên lửa chống hạm.

Báo cáo dày 484 trang dành 50 trang để nói về việc làm sâu sắc quan hệ đồng minh với

Mỹ, sau khi Thủ tƣớng Nhật Bản Shinzo Abe giải thích lại Hiến pháp để nới lỏng việc

triển khai Lực lƣợng Phòng vệ ra nƣớc ngoài, hãng thông tấn Kyodo đƣa tin.

Theo tài liệu thống kê của Nhật Bản, các máy bay của Lực lƣợng Phòng vệ Nhật Bản

ngăn cản máy bay Trung Quốc bay sát không phận Nhật Bản, nhất là vùng trời gần

quần đảo Senkaku/Điếu Ngƣ tổng cộng 571 lần trong năm 2015.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc vừa thông báo trên website rằng, hải quân

nƣớc này tập trận bắn đạn thật trên biển Hoa Đông vào ngày 1/8. Thông báo nói rằng,

hàng chục quả tên lửa và ngƣ lôi đã đƣợc phóng ra biển trong đợt tập trận nhằm tăng

“cƣờng độ tấn công, độ chính xác, tính ổn định và tốc độ của quân đội trong bối cảnh

chịu tác động lớn của tác chiến điện tử”. Thông báo không cho biết cụ thể khu vực

diễn ra tập trận.

Trong bài trả lời phỏng vấn báo Singapore Straits Times hôm 1/8, Tổng thống Mỹ

Barack Obama nói ông tự tin rằng, chiến lƣợc tái cân bằng sang châu Á của

Washington sẽ tiếp tục đƣợc duy trì sau khi ông mãn nhiệm vào tháng 1/2017 vì đó là

lợi ích quốc gia của Mỹ.

Tổng thống Mỹ khẳng định, phán quyết của Tòa Trọng tài chuyển tải một quyết định

rõ ràng và mang tính ràng buộc pháp lý đối với các yêu sách chủ quyền trên biển

Đông, và phán quyết này phải đƣợc tôn trọng. Ông Obama cho rằng, quyết định của

Tòa có thể trở thành cơ hội để làm mới những nỗ lực nhằm giải quyết tranh chấp một

cách hòa bình. Ông cũng thúc giục Trung Quốc và các nƣớc liên quan khác làm việc

một cách xây dựng với nhau để giải quyết bất đồng. (Tiền Phong 3/8, Trúc Quỳnh) đầu

trang./.