bẢn tin thỦy sẢn - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san.pdfcấy khi nhiệt độ dự báo...

24
BẢN TIN THỦY SẢN (Thứ Hai, ngày 5 tháng 2 năm 2018) CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ......................................................................................................... 2 1. Hà Nội: Tăng cường phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi .......................................... 2 THƯƠNG MẠI ............................................................................................................................. 2 2. Tạo dựng “thẻ điểm” thương hiệu cho thủy sản Việt .......................................................... 2 3. Thanh Hóa: Doanh nghiệp xuất khẩu vươn ra “biển lớn” ................................................... 4 NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ........................................................................................................ 6 4. Nuôi tôm sạch theo công nghệ Semi Biofloc, kiếm tiền tỷ mỗi năm .................................. 6 5. Nuôi cá trên lòng hồ sông Đà: Hiệu quả cao nhờ khai thác đúng hướng ............................ 7 KHAI THÁC THỦY SẢN ........................................................................................................... 9 6. Quảng Nam: Tiếp sức ngư dân ............................................................................................ 9 7. Tàu vỏ thép của Bình Định sẵn sàng vươn khơi trở lại ..................................................... 10 8. Nam Định: Ngăn chặn tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp ..................................... 11 9. Săn “lộc trời” trên sông Hậu ngày cuối năm ..................................................................... 12 10. Quảng Ngãi: Cho những chuyến biển bình an ................................................................... 13 11. Ngư dân Phú Yên trúng đậm cá ngừ đại dương ................................................................ 15 CỨU HỘ - CỨU NẠN ................................................................................................................ 16 12. Phát hiện tàu cá không người lái trôi dạt trên vùng biển Nghệ An ................................... 16 13. Tàu cảnh sát biển cứu 12 ngư dân Bình Thuận bị nạn đưa về đảo Phú Quý ..................... 16 14. Hỗ trợ thông tin tìm kiếm thuyền viên tàu cá không có số hiệu bị mất tích ..................... 17 15. Quảng Ninh: Cứu hộ thành công 8 ngư dân gặp nạn trên biển ......................................... 17 THỊ TRƯỜNG ............................................................................................................................ 18 16. Giá tôm nguyên liệu có xu hướng tăng trong tháng đầu năm............................................ 18 17. Chi cả trăm triệu, "rước" cá hô khủng từ Campuchia về Hà Nội ăn Tết ........................... 19 18. Lãi đậm nhờ kinh doanh cá chép đỏ cho ngày ông Công, ông Táo .................................. 19 XÃ HỘI........................................................................................................................................ 20 19. Bùng phát tín dụng đen ở vùng biển .................................................................................. 20 20. 17 ngày làm... ngư dân Việt ............................................................................................... 21 21. Bà Rịa - Vũng Tàu: Bắt 3 nghi can 'nhốt' ngư dân để ép đi biển ...................................... 23 NHÌN RA THẾ GIỚI ................................................................................................................. 24 22. Pakistan bắt giữ gần 50 ngư dân Ấn Độ và tịch thu 9 con tàu........................................... 24

Upload: others

Post on 18-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BẢN TIN THỦY SẢN

(Thứ Hai, ngày 5 tháng 2 năm 2018)

CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ ......................................................................................................... 2

1. Hà Nội: Tăng cường phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi .......................................... 2

THƯƠNG MẠI ............................................................................................................................. 2

2. Tạo dựng “thẻ điểm” thương hiệu cho thủy sản Việt .......................................................... 2

3. Thanh Hóa: Doanh nghiệp xuất khẩu vươn ra “biển lớn” ................................................... 4

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ........................................................................................................ 6

4. Nuôi tôm sạch theo công nghệ Semi Biofloc, kiếm tiền tỷ mỗi năm .................................. 6

5. Nuôi cá trên lòng hồ sông Đà: Hiệu quả cao nhờ khai thác đúng hướng ............................ 7

KHAI THÁC THỦY SẢN ........................................................................................................... 9

6. Quảng Nam: Tiếp sức ngư dân ............................................................................................ 9

7. Tàu vỏ thép của Bình Định sẵn sàng vươn khơi trở lại ..................................................... 10

8. Nam Định: Ngăn chặn tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp ..................................... 11

9. Săn “lộc trời” trên sông Hậu ngày cuối năm ..................................................................... 12

10. Quảng Ngãi: Cho những chuyến biển bình an ................................................................... 13

11. Ngư dân Phú Yên trúng đậm cá ngừ đại dương ................................................................ 15

CỨU HỘ - CỨU NẠN ................................................................................................................ 16

12. Phát hiện tàu cá không người lái trôi dạt trên vùng biển Nghệ An ................................... 16

13. Tàu cảnh sát biển cứu 12 ngư dân Bình Thuận bị nạn đưa về đảo Phú Quý ..................... 16

14. Hỗ trợ thông tin tìm kiếm thuyền viên tàu cá không có số hiệu bị mất tích ..................... 17

15. Quảng Ninh: Cứu hộ thành công 8 ngư dân gặp nạn trên biển ......................................... 17

THỊ TRƯỜNG ............................................................................................................................ 18

16. Giá tôm nguyên liệu có xu hướng tăng trong tháng đầu năm ............................................ 18

17. Chi cả trăm triệu, "rước" cá hô khủng từ Campuchia về Hà Nội ăn Tết ........................... 19

18. Lãi đậm nhờ kinh doanh cá chép đỏ cho ngày ông Công, ông Táo .................................. 19

XÃ HỘI........................................................................................................................................ 20

19. Bùng phát tín dụng đen ở vùng biển .................................................................................. 20

20. 17 ngày làm... ngư dân Việt ............................................................................................... 21

21. Bà Rịa - Vũng Tàu: Bắt 3 nghi can 'nhốt' ngư dân để ép đi biển ...................................... 23

NHÌN RA THẾ GIỚI ................................................................................................................. 24

22. Pakistan bắt giữ gần 50 ngư dân Ấn Độ và tịch thu 9 con tàu........................................... 24

2

CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ

Hà Nội: Tăng cường phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi

Sở NN&PTNT Hà Nội vừa ban hành Công văn số 270/SNN-TT đề nghị các quận, huyện, thị xã

và đơn vị trực thuộc tăng cường chỉ đạo phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi.

Theo đó, để giảm thiệt hại thấp nhất cho cây trồng, vật nuôi và nuôi trồng thủy sản do rét đậm,

rét hại gây ra trên địa bàn TP, UBND quận, huyện, thị xã chỉ đạo các phòng chức năng trực thuộc,

UBND xã, phường, thị trấn hướng dẫn, hỗ trợ vật tư, thiết bị chống rét cho sản xuất trồng trọt,

chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản. Đối với chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, thực

hiện các biện pháp phòng, chống rét cho vật nuôi, thủy sản theo hướng dẫn tại Công văn số

3222/SNN-CN, ngày 13/12/2017, của Sở NN&PTNT.

Đối với trồng trọt, tăng cường kiểm tra đồng ruộng, quyết liệt chỉ đạo, ngừng xuống giống, gieo

cấy khi nhiệt độ dự báo thấp hơn 15 độ C; thực hiện các biện pháp bảo vệ cây trồng. Theo dõi

diễn biến sản xuất trồng trọt, đàn gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn quản lý,

nếu có hiện tượng cây trồng, vật nuôi, thủy sản bị thiệt hại do thời tiết rét đậm, rét hại gây ra cần

kiểm tra, tổng hợp, lập biên bản các định mức độ thiệt hại báo cáo kịp thời để được hỗ trợ thiệt

hại theo quy định.

Các đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT căn cứ chức năng, nhiệm vụ cử cán bộ kỹ thuật phối hợp

với các phòng chuyên môn các quận, huyện, thị xã: Tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra; thông

tin, tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi, thủy sản.

(Kinh Tế Và Đô Thị 4/2, Nguyễn Nga) đầu trang

THƯƠNG MẠI

Tạo dựng “thẻ điểm” thương hiệu cho thủy sản Việt

Ngành thủy sản Việt Nam đang tập trung mọi nỗ lực cho mục tiêu “thoát thẻ vàng EU”. Tuy

nhiên, nếu nhìn trong tổng thể bức tranh phát triển, “sự cố” này có ý nghĩa như một lời cảnh báo

- đã đến lúc thủy sản Việt Nam cần thay đổi tư duy, tạo dựng chiến lược phát triển bền vững trước

những thách thức hội nhập, cạnh tranh và đòi hỏi ngày càng cao của thị trường tiêu dùng nội địa.

Ngay sau sự kiện EU áp "thẻ vàng" đối với ngành khai thác thủy sản Việt Nam, cùng lúc Quốc

hội cũng đã thông qua Luật Thủy sản năm 2017 với những quy định chặt chẽ về truy xuất nguồn

gốc thủy sản, trách nhiệm của các bên liên quan nhằm bảo đảm theo dõi, nhận diện một đơn vị

sản phẩm thủy sản, không chỉ quản lý đánh bắt, mà qua từng công đoạn của quá trình khai thác,

nuôi trồng, chế biến và thương mại... Ðặc biệt, luật cũng dành hẳn các chương, mục quy định mới

về khai thác thủy sản bất hợp pháp, khai thác thủy sản nội địa, trong và ngoài vùng biển Việt Nam

và việc chứng nhận, xác nhận thủy sản có nguồn từ khai thác để bảo đảm uy tín, thương hiệu thủy

sản Việt trên thị trường xuất khẩu thế giới. Nhiều chuyên gia nhìn nhận, Luật Thủy sản 2017

được kỳ vọng sẽ tạo ra cú huých cho việc thoát khỏi "thẻ vàng" của EU. Theo đó, nội dung của

IUU (đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định) đã được lồng vào Luật Thủy

sản.

3

Cùng với việc Quốc hội ấn nút thông qua Luật là những hành động quyết liệt của Chính phủ và

các bộ, ngành, Tổng cục Thủy sản và Hiệp hội nghề cá, VASEP đã vào cuộc mạnh mẽ trong việc

tăng cường hỗ trợ đầu tư, chuyển đổi phương thức đánh bắt, chế biến và xuất khẩu thủy sản.

Những nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội ngành hàng còn là nhằm tạo dựng môi

trường minh bạch, chủ động hội nhập sân chơi lớn và tuân thủ luật chơi chung toàn cầu. Mới đây,

Ðại sứ Bruno Angelet, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam đã có ghi nhận rất tích cực: "Chúng

tôi đánh giá Chính phủ Việt Nam đã rất nghiêm túc, đặc biệt đã có chỉ đạo từ Thủ tướng về những

hành động khẩn cấp trong việc xử lý vấn đề thẻ vàng IUU".

Cũng phải khẳng định rằng, ngành thủy sản đã nhanh chóng hành động thích ứng với "sân chơi"

và "luật chơi" hội nhập ngày càng khắt khe hơn. Trên thực tế đã có sự chuyển động, tạo kỳ vọng

chuyển đổi từ phương thức, cách thức khai thác, chế biến, xuất khẩu và các hoạt động thương mại

liên quan đến thủy sản đánh bắt, mà ngay như một quan chức EU là Ðại sứ Bruno Angelet cũng

đã thừa nhận: "Việc ký kết hiệp định tự do thương mại giữa hai bên không phụ thuộc vào việc

"thẻ vàng" về đánh bắt cá trái phép của Việt Nam có được gỡ hay không".

Cùng với kết quả xuất khẩu rau quả đạt kỷ lục, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2017 đã

có bước tăng trưởng ngoạn mục, bất chấp "thẻ vàng" cảnh cáo được rút ra ở một thị trường quan

trọng của ngành này là khu vực EU.

Tuy nhiên, bước sang năm 2018, ngành đánh bắt thủy sản được dự báo sẽ gặp không ít khó khăn

do các yếu tố như thời tiết cực đoan, biến đổi khí hậu, ngư trường bất lợi. Bên cạnh đó, những

yếu kém nội tại của ngành như thiếu liên kết chuỗi giá trị từ khâu khai thác, chế biến, hậu cần

nghề cá, thương mại xuất khẩu... đang là những thách thức to lớn. Trong khi chúng ta phải đối

mặt với các vấn đề pháp lý, chính sách bảo hộ thương mại và tác động từ thị trường mà các quốc

gia luôn sử dụng như một yêu sách.Việc duy trì đà tăng trưởng hiện có, vì vậy, đòi hỏi những nỗ

lực vượt bậc của tất cả các thành tố liên quan.

Theo một số chuyên gia cho rằng, chúng ta cần phải nhận thức đúng thời cơ và thách thức. Bởi

yêu cầu phát triển với "trách nhiệm xã hội, môi trường" của nghề đánh bắt hải sản và ngành

thương mại thủy sản, không chỉ tác động đến các DN, ngư dân mà tới toàn hệ thống nghề cá.

Không chỉ là nhiệm vụ thoát "thẻ vàng" của EU mà ngành thủy sản phải hướng tới lộ trình dài

hơi hơn, với mục tiêu xây dựng thương hiệu, phát triển bền vững. Bởi không chỉ EU, thị trường

nội cũng có quyền đòi hỏi. Với hơn 90 triệu dân, thị trường nội cũng là mảnh đất có tiềm năng

rất lớn. Và người tiêu dùng Việt hoàn toàn có quyền yêu cầu thông tin minh bạch đối với các sản

phẩm mình bỏ tiền ra mua, chứ không riêng gì công dân EU. Nhưng muốn quy trách nhiệm đối

với nhà cung cấp thương mại, đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật chặt chẽ, quy chuẩn kỹ thuật rõ

ràng và bộ máy thực thi hiệu quả. Ðòi hỏi đó, thực tế, đang là một thách thức đối với năng lực và

trình độ làm luật cũng như năng lực quản lý của cơ quan chức năng hiện nay.

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Quyết định phê duyệt Kế hoạch thực

hiện một số giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của EU theo quy định IUU. Tuy nhiên,

thành công của các giải pháp này phụ thuộc vào các thành tố chính của chuỗi giá trị thủy sản, đó

là các DN, hợp tác xã, các nghiệp đoàn và ngư dân. Từng tác nhân riêng lẻ không thể nào đáp

ứng các yêu cầu của IUU và các tiêu chuẩn chất lượng thủy sản hiện hành, mà cần phải tăng

4

cường liên kết chặt chẽ. Mặt khác, cần tổ chức lại bộ máy quản lý các cảng cá bảo đảm đủ năng

lực kiểm soát tàu cá ra vào cảng, thu nhật ký khai thác, báo cáo khai thác thủy sản và xác nhận

nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác; xây dựng cơ sở dữ liệu giám sát hoạt động tàu cá

(VMS), vừa hỗ trợ các tác nhân theo chuỗi, chia sẻ cơ sở dữ liệu và tăng cường quản lý nghề cá

từ ngư trường đến thị trường.

Rõ ràng, ngành thủy sản đang đứng trước yêu cầu tái cơ cấu mạnh mẽ các thành tố, cũng như

thiết lập lại mối liên kết thật sự trong chuỗi giá trị thủy sản. Cần tạo môi trường thuận lợi để thiết

lập và tăng cường các mối liên kết giữa DN với DN, HTX, giữa DN, HTX với người dân, giữa

người dân với người dân, nhằm tổ chức, hình thành mối liên kết giữa sản xuất, chế biến và bao

tiêu sản phẩm chặt chẽ hơn. Quá trình tái cơ cấu phải chú trọng đến việc cải tiến, đổi mới cơ chế,

chính sách nhằm bảo đảm tính hài hòa trong việc phân chia lợi ích giữa các khâu trong chuỗi giá

trị và thông tin minh bạch để bảo đảm truy xuất nguồn gốc...

Ngành thủy sản Việt Nam chắc chắn còn phải làm nhiều việc hơn nữa để giữ vững và phát triển

thị trường "khó tính" châu Âu. Tái cơ cấu, liên kết hợp tác và hội nhập của ngành thủy sản vừa là

yêu cầu, vừa là động lực cho giai đoạn mới đang mở ra. Tạo dựng "thẻ điểm" thương hiệu, hướng

đến mục tiêu phát triển bền vững cho ngành thủy sản Việt Nam, không chỉ cho xuất khẩu mà cho

cả tiêu dùng nội địa. Ðó mới chính là lộ trình quan trọng, cần có để phát triển.

Năm 2017 khép lại với con số kỷ lục của xuất khẩu thủy sản Việt Nam: đạt hơn 8,3 tỷ USD, tăng

19% so với năm 2016 và là mức cao nhất từ trước đến nay. Sản lượng thủy sản khai thác năm

2017 đạt 3.390 nghìn tấn, chiếm khoảng 47%, trong đó, nguồn cung thủy sản từ hoạt động khai

thác biển đạt 3.192 nghìn tấn, chiếm hơn 94% sản lượng thủy sản khai thác. (Nhân Dân 3/2, TS

Trần Hữu Hiệp) đầu trang

Thanh Hóa: Doanh nghiệp xuất khẩu vươn ra “biển lớn”

Năm 2017, tình hình xuất khẩu trong tỉnh tiếp tục đạt được những bước phát triển khá ấn tượng.

Kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,9 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ và vượt mục tiêu đề ra.

Để đạt được kết quả trên, bên cạnh những thuận lợi về thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp

(DN) trong tỉnh đã thay đổi tư duy, đầu tư xứng đáng cho việc đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật, tiếp

cận thị trường, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Đến thăm Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Thanh Hóa (Khu Công nghiệp Lễ Môn) vào

những ngày đầu năm, chúng tôi cảm nhận được không khí lao động khẩn trương của từng tốp

công nhân để giao kịp những đơn hàng trong năm mới. Những năm trước, tình hình xuất khẩu

ngao (mặt hàng chủ lực của đơn vị) có nhiều thời điểm bị chững lại do nhiều nguyên nhân. Tuy

nhiên, công ty đã đón đầu trước nhiều thuận lợi về thị trường để chuẩn bị những đơn hàng đáp

ứng đủ những quy định nghiêm ngặt nhất.

Do đó, năm 2017, tiêu thụ hàng hóa xuất khẩu của đơn vị đạt kết quả tốt, sản lượng hàng hóa xuất

khẩu đạt 11.300 tấn, tăng 13% so với kế hoạch, doanh thu đạt 420 tỷ đồng, tăng 110% so với kế

hoạch. Năm 2018, đơn vị phấn đấu mục tiêu sản xuất 12.000 tấn sản phẩm xuất khẩu, doanh thu

5

đạt 450 tỷ đồng. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, chinh phục những thị trường mới để mở rộng thị

trường xuất khẩu.

Năm 2017, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng các DN may mặc, giày dép đã nỗ lực khắc phục

để vượt qua. Kim ngạch hàng may mặc xuất khẩu đạt gần 724 triệu USD, tăng 19,1% so với cùng

kỳ; hàng hóa giày dép xuất khẩu đạt gần 760,5 triệu USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ và tăng

10,2% so với kế hoạch. Bên cạnh sự nỗ lực của các DN có vốn đầu tư nước ngoài, nhiều DN

trong nước cũng không ngừng cập nhật, cải tiến công nghệ, đầu tư dây chuyền thiết bị mới, thực

hiện liên doanh, liên kết để đáp ứng những đơn hàng có giá trị lớn, thời gian yêu cầu nhanh.

Điển hình như Tổng Công ty Tiên Sơn Thanh Hóa đã đầu tư, đưa vào hoạt động thêm 2 nhà máy

may trên địa bàn xã Hải Long (Như Thanh) và xã Vân Sơn (Triệu Sơn), với tổng mức đầu tư hơn

360 tỷ đồng, đưa tổng số nhà máy may trong hệ thống tổng công ty lên 9 nhà máy. Công ty cũng

thực hiện thay đổi phương thức sản xuất từ gia công truyền thống sang tự thiết kế, mua nguyên

liệu, bán thành phẩm để tăng doanh thu, lợi nhuận.

Công ty TNHH 888 (xã Quảng Hợp, Quảng Xương) cũng thực hiện đổi mới công tác quản lý,

phân công lao động một cách khoa học, phát động các phong trào thi đua lao động, áp dụng công

nghệ tiên tiến vào sản xuất, chăm lo công tác tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công nhân

có trình độ tay nghề cao, có bản lĩnh, tác phong công nghiệp để ngày càng chuyên nghiệp từ khâu

sản xuất đến tiêu thụ.

Những năm trước đây, lĩnh vực sản xuất đá xuất khẩu thường xuyên gặp khó khăn. Ngoài những

biến động của thị trường tiêu thụ thì một trong những nguyên nhân quan trọng là do các DN sử

dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, không đáp ứng được tiêu chí kỹ thuật khi tham gia thị trường

xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện nay, một số công ty khai thác đá lớn đã đầu tư vốn ứng dụng công

nghệ sản xuất đá mới bằng công nghệ kim cương. Tại Công ty CP Phú Thắng (Khu Công nghiệp

chế biến đá xã Yên Lâm, huyện Yên Định), đơn vị đã đầu tư hơn 40 tỷ đồng để mua sắm thiết bị

khai thác này.

Không chỉ bảo đảm an toàn lao động, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm tài nguyên do không

khai thác đá gốc, ưu điểm nhất của công nghệ này là thành phẩm đá không bị rạn nứt; đồng thời,

cho phép xẻ những khối đá có quy cách, kích thước và độ liền khối chuẩn, đạt yêu cầu xuất khẩu,

được nhiều khách hàng ưa chuộng. Sản phẩm đá của công ty ngày càng có mặt tại nhiều thị trường

khó tính, được ưa chuộng bởi chất lượng và màu sắc vượt trội.

Hiện nay, toàn tỉnh có 131 DN tham gia xuất khẩu. Hàng hóa của tỉnh hiện đang xuất khẩu sang

43 thị trường. Trong đó, những thị trường có kim ngạch lớn là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản... Tuy

nhiên, theo đánh giá của Phòng Quản lý xuất - nhập khẩu, Sở Công Thương, hiện nay, quy mô

của các DN xuất khẩu vẫn còn nhỏ. Nhiều DN còn yếu cả về vốn, năng lực quản trị, khả năng

tiếp cận thị trường. Bên cạnh đó, nhiều DN xuất khẩu có năng lực, sản phẩm tốt, thị trường xuất

khẩu tiềm năng nhưng lại thiếu nguyên liệu để sản xuất, nhất là các mặt hàng nông sản, thủy sản.

Điển hình như tại Công ty CP Thương mại, vận tải và Chế biến hải sản Long Hải, Công ty TNHH

Quốc tế Sông Việt (Tĩnh Gia), Công ty CP Chế biến nông, lâm sản xuất khẩu Như Xuân... những

năm gần đây đều trong tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất.

6

Để tiếp tục phát huy đà tăng trưởng trong lĩnh vực xuất khẩu, Sở Công Thương xây dựng mục

tiêu xuất khẩu năm 2018 đạt 1,95 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ. Hiện nay, Sở Công Thương

đang tập trung rà soát để có chỉ đạo kịp thời đối với các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh, tạo điều

kiện để các DN xuất khẩu tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, cung cấp thông tin dự báo thị trường,

ổn định vùng nguyên liệu sản xuất...Tuy nhiên, các DN cũng cần chủ động hơn trong việc nghiên

cứu, gia tăng các sản phẩm có giá trị, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Tăng cường liên doanh,

liên kết giữa các DN để đón đầu những nhu cầu mới của thị trường. (báo Thanh Hóa 3/2, Minh

Hằng) đầu trang

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Nuôi tôm sạch theo công nghệ Semi Biofloc, kiếm tiền tỷ mỗi năm

Tôm nuôi ở đây cứ 2,5 - 3 tháng là thu hoạch, đạt size 40 con/kg, bán với giá khoảng 160 ngàn

đ/kg, cao hơn giá tôm nuôi truyền thống. Nhờ tôm lớn nhanh, kiểm soát được dịch bệnh, mỗi năm

trang trại nuôi từ 4 - 5 vụ...

Nhờ nuôi tôm theo công nghệ Semi Biofloc, không dùng thuốc kháng sinh, anh Chính Mỹ ở xã

Ninh Phú, TX Ninh Hòa (Khánh Hòa) kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm.

Hiện quy mô trang trại của anh Mỹ đã mở rộng lên đến 3ha, tăng 2ha so với trước đây. Theo anh

thì công nghệ Semi Biofloc là làm sạch, ổn định môi trường bằng vi tảo. Còn Biofloc là vi khuẩn

dị dưỡng, tảo, mùn giúp làm sạch nước, cung cấp nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho đối tượng

nuôi, ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh.

Từ đó, tôm nuôi mau lớn, kiểm soát được dịch bệnh, sản phẩm đảm bảo ATTP. Khi trang trại

chuẩn bị thu hoạch, anh chỉ cần gọi là thương lái là đến ngay và họ rất tin tưởng vào sản phẩm,

không cần test kháng sinh.

“Tôm nuôi ở đây cứ 2,5 - 3 tháng là thu hoạch, đạt size 40 con/kg, bán với giá khoảng 160 ngàn

đ/kg, cao hơn giá tôm nuôi truyền thống. Nhờ tôm lớn nhanh, kiểm soát được dịch bệnh, mỗi năm

trang trại nuôi từ 4 - 5 vụ. Trung bình mỗi ao (1.500m2), thả từ 200 - 250 con/m2, thu 4 - 5 tấn

tôm thương phẩm. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm trang trại lãi hàng tỷ đồng”, anh Chính cho biết.

Dẫn chúng tôi tham quan trang trại, anh Chính giới thiệu công nghệ nuôi tôm được anh học hỏi

từ Thái Lan, kết hợp nghiên cứu tài liệu dịch “Thực hành công nghệ Biofloc” của PGS.TS Hoàng

Tùng và nhóm nghiên cứu ở ĐH Quốc gia TP.HCM.

Từ năm 2014 đến nay, trang trại của anh vừa áp dụng vừa nghiên cứu cho phù hợp với thực tế

từng vụ đã dần ổn định và hoàn thiện bài bản. Vì vậy anh đặt tên cho công nghệ là Chính Floc

(The Real Floc).

Cũng theo anh Chính, để nuôi tôm theo công nghệ này các ao đều lót bạt nền đáy và bờ ao; có hố

thu chất thải, kết hợp hệ thống xi phông tự động được anh thiết kế.

Nước để nuôi được xử lý cẩn thận. Trước tiên nước biển được bơm vào bể lọc, sau đó đưa vào

ao lắng đất, rồi đưa vào ao lắng bạt. Tại đây, nước được xử lý diệt khuẩn bằng Clorin từ 25 –

7

30kg/1.000m3 nước đối với mùa đông và 20kg/1.000 m3 nước đối với mùa hè. Sau 72 giờ đồng

hồ nước sẽ sử dụng để cấp hoặc bù nước cho các ao ương, ao nuôi…

Đối với con giống thả nuôi được trang trại chọn nơi SX uy tín hàng đầu Việt Nam. Để kiểm soát

dịch bệnh trên tôm, nhất là bệnh chết nhanh, cũng như rút ngắn thời gian nuôi trang trại đầu tư

bể ương nổi tròn làm bằng khung sắt, được lót bạt có thể tích 100 m3, với giá 27 triệu đồng.

“Bể này ương khoảng 1 triệu con giống, giúp trang trại giảm nhiều chi phí, giám sát được dịch

bệnh. Nếu trước 15 ngày tôm phát sinh dịch bệnh thì sẽ tiến hành tiêu hủy hoặc chỉ dùng nuôi

cho ao quảng canh. Và, DN cung cấp tôm cũng phải có trách nhiệm đền bù thiệt hại, không đổ

thừa thời tiết, vì nuôi bể này tôm được chăm sóc trong điều kiện rất tốt”, anh Chính nói.

Ngoài hệ thống công trình ao nuôi, trang trại còn đầu tư các khu nuôi cây vi sinh dùng hỗn hợp

nước, mật rỉ đường, vi sinh… tạo biofloc trong thùng phuy để đưa xuống ao nuôi. Sau đó, chạy

quạt và sục khí để biofloc phát triển để ức chế vi sinh vật gây bệnh… Đây là yếu tố quan trọng

để giúp tôm nuôi sinh trưởng và phát tốt.

Về thức ăn cho tôm cũng được trang trại mua các nhãn hiệu uy tín. Khi tôm nuôi được 25 ngày

sẽ được cho ăn bằng máy tự động.

Theo anh Chính, chi phí đầu tư cho 1ha khoảng 1 tỷ đồng (bao gồm công trình và thiết bị). Tuy

hơi cao nhưng quy trình này giúp người nuôi an toàn hơn, hiệu quả hơn và mang tính bền vững

cao. Hơn nữa quy trình này không sử dụng kháng sinh, chủ yếu sử dụng vi sinh. Nhờ vậy sản

phẩm sạch, cải thiện vượt bậc năng lực cạnh tranh của người nuôi.

Qua tham quan trang trại, ông Tô Mỹ Khánh, Chủ tịch UBND xã Ninh Phú đánh giá cao hiệu quả

mô hình không chỉ nuôi bền vững, cho sản phẩm sạch mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Bởi

trang trại của Chính được đầu tư hệ thống xử lý nước thải qua 3 ao lắng trước khi xả ra môi

trường.

Nhờ nuôi tôm hiệu quả nên anh Chính có tiếng tăm. Trang trại liên tục đón đoàn nghiên cứu trong

và ngoài nước, cùng với người nuôi tôm khắp cả nước đến tham quan và học tập. Tính đến nay,

đã có khoảng 200 học viên đến học hỏi mô hình, sau đó về triển khai nuôi rất hiệu quả, nhất là

các học viên ở Quảng Ninh và Cà Mau. (Nông Nghiệp Việt Nam 5/2, Kim Sơ – Lê Khánh) đầu

trang

Nuôi cá trên lòng hồ sông Đà: Hiệu quả cao nhờ khai thác đúng hướng

Với nhiều lợi thế và tiềm năng, nhiều hộ dân trên lòng hồ sông Đà và các công ty khai thác nuôi

trồng thủy hải sản đã gặt hái được nhiều thành công trong việc nuôi cá trên lòng hồ sông Đà.

Theo thống kê, hồ chứa thủy điện sông Đà có tổng diện tích mặt nước 16.800 ha, thuộc địa phận

hai tỉnh Hòa Bình và Sơn La, trong đó, địa phận Hòa Bình 8.892 ha. Hồ có lưu vực rộng lớn, môi

trường trong sạch, nguồn lợi phong phú và giàu dinh dưỡng, thuận lợi để phát triển nuôi cá lồng

với các loài quý hiếm, có giá trị kinh tế cao.

8

Với những tiềm năng như vậy, đây được coi là kho tàng quý báu về thủy sinh vật và nguồn lợi

thủy sản đặc trưng của vùng Tây Bắc. Ngoài ra, trên địa bàn địa phương này còn có hàng trăm hồ

chứa thủy lợi rất thuận lợi cho việc nuôi cá lồng bè.

Thống kê từ Chi cục Thủy sản Hòa Bình, tỉnh này có trên 14.560 ha mặt nước ao, hồ, công trình

thủy lợi, thủy điện. Ông Hoàng Văn Son (Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản) cho biết, trong nỗ

lực triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển ngành thủy sản, tỉnh Hòa Bình rất quan tâm đến

việc thu hút các DN đầu tư phát triển nuôi cá lồng bè trên hồ chứa sông Đà.

Đây được coi là giải pháp đột phá nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của tỉnh đối với các sản

phẩm chăn nuôi thủy sản có ưu thế và khả năng cạnh tranh cao. Định hướng xuyên suốt là phát

triển thành các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô lớn, đạt các tiêu chuẩn về an toàn vệ

sinh thực phẩm, từ đó nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Ông Son cung cấp thêm, trước đây, việc nuôi thủy sản chủ yếu do các hộ dân sống quanh lưu vực

hồ với các đối tượng nuôi truyền thống, giá trị thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao. Thêm vào đó, con

giống phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, quy mô nuôi nhỏ lẻ, lồng bè thô sơ chưa có sự đầu tư

bài bản tương xứng với tiềm năng to lớn của nghề này.

Theo thống kê từ Chi cục thủy sản Hòa Bình, từ trước đến năm 2013, toàn địa phương này có

khoảng 1.250 lồng bè nuôi cá. Kể từ năm 2013 đến nay, số lượng lồng cá không ngừng tăng lên.

Đến cuối năm 2017, toàn tỉnh có khoảng 4.050 lồng, tương đương 220 nghìn m3, tổng sản lượng

đạt 7.700 tấn, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 5.000 lao động.

Tham gia nuôi cá lồng hiện nay không chỉ là những hộ dân ven hồ mà đã có nhiều cá nhân, tổ

chức trong và ngoài tỉnh. Đến thời điểm này, toàn tỉnh Hòa Bình có 35 doanh nghiệp, HTX, tổ

hợp tác, chủ trang trại mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng trên vùng hồ sông Đà.

Trong số này, phải kể đến Cty CP Cá sạch Sông Đà đầu tư nuôi cá lăng vàng, trắm đen mỗi tháng

cung cấp cho thị trường Hà Nội trên 35 tấn cá thịt. Công ty Thủy sản Hải Đăng đầu tư 180 lồng

cá, mỗi tháng cung cấp cho thị trường 30 - 40 tấn cá thịt các loại. Cty Việt Đức đầu tư trên 70 tỷ

đồng nuôi cá tầm trong lồng...

Tổng số vốn do các DN đầu tư vào nuôi cá lồng trên hồ chứa sông Đà ước đạt trên 500 tỷ đồng.

Theo một DN tại đây, việc nuôi cá lồng đang đạt hiệu quả tốt. Nếu quản lý, chăm sóc đầy đủ, mỗi

lồng nuôi cá có thể cho lợi nhuận từ 30 - 40% sau trừ chi phí. Chính vì vậy, hiện nay các DN đã

mở rộng quy mô sản xuất, đối tượng nuôi là các loài cá đặc sản như chiên, lăng, tầm, bỗng, trắm

đen... cho năng suất cao, chất lượng tốt.

Hiện, trên toàn bộ lòng hồ sông Đà, sản lượng thủy sản ước đạt khoảng 7,2 nghìn tấn, trong đó

nuôi trồng 5,6 nghìn tấn.

Các hình thức nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ hiện nay phát triển khá đa dạng, trong đó, diện

tích nuôi thâm canh và bán thâm canh có xu hướng tăng. Riêng đối với nuôi cá lồng bè trên sông

và hồ chứa, qua khảo sát thực tế cho thấy phương thức nuôi chủ yếu hiện nay là quảng canh cải

tiến, đối tượng nuôi chủ yếu là các loại cá truyền thống như trắm cỏ, trôi, mè, chép, rô phi đơn

tính, chim trắng... chiếm khoảng 80 - 90% sản lượng và diện tích nuôi.

9

Trong khi đó, các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá tầm, lăng, trắm đen, điêu hồng, chép

V1, ba ba..., diện tích và sản lượng nuôi mới chỉ chiếm từ 10 - 20%. Trong thời gian tới, tỉnh Hòa

Bình sẽ chú trọng phát triển các đối tượng này theo hình thức nuôi lồng bè thành các vùng chuyên

canh tập trung, quy mô lớn và hiệu quả kinh tế cao, từ đó tạo sức bật mới trong chiến lược phát

triển sản xuất ngành thủy sản. (Pháp Luật Việt Nam 5/2, Mạnh Hùng – Kỳ Anh) đầu trang

KHAI THÁC THỦY SẢN

Quảng Nam: Tiếp sức ngư dân

Như đã đưa tin, TAND tỉnh Quảng Nam đã chấp nhận đơn kháng án và vừa đưa ra xét xử phúc

thẩm vụ án giữa Công ty đóng tàu Bảo Duy với Công ty cổ phần Tập đoàn Liên Á. Đây là hai

đơn vị đóng tàu và bán máy cho ngư dân Trần Văn Liên (51 tuổi, ngụ thôn Tân An, xã Bình Minh,

Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) chủ tàu sắt Qna-94679TS thuộc Nghị định 67, trị giá 16 tỷ đồng

nằm bờ do hỏng máy. Động thái này cho thấy đã đến lúc các đơn vị đóng tàu vỏ thép gây thiệt

hại cho ngư dân phải có thái độ đàng hoàng hơn

Theo luật sư Nguyễn Thành Quý, người được ông Trần Văn Liên ủy quyền theo vụ kiện, đây mới

là chuyện khởi kiện về máy móc hư hỏng, còn chuyện thiệt hại đối với ông thời gian qua do tàu

nằm bờ dài năm, các bên có thể ngồi lại để thương lượng, nếu không thương lượng được sẽ lại

tiếp tục khởi kiện ra tòa.

Còn nhớ, trước đó, tại phiên toà ngày 30/8/2017, TAND TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) đã tuyên

phần thắng cuộc thuộc về ông Liên và yêu cầu Công ty Bảo Duy - đơn vị đóng tàu phải bồi thường

thiệt hại với số tiền 2,8 tỷ đồng (tổng số tiền mua máy). Sau khi bị thua kiện, Công ty Bảo Duy

đã có đơn kháng án không đồng ý bồi thường và đề nghị Công ty cổ phần Tập đoàn Liên Á (đơn

vị bán máy tàu cho ngư dân Liên) phải bồi thường, chứ Bảo Duy không bồi thường. Tại phiên xử

lần này TAND tỉnh Quảng Nam buộc đơn vị bán máy phải chịu trách nhiệm.

Như vậy, cuối cùng thì việc tàu vỏ thép đóng theo sự ưu đãi của Nghị định 67, nhưng chỉ một

thời gian ngắn đã phải nằm bờ do các công ty đóng tàu quá ẩu, thay đổi vật liệu- cũng đã phải

mang ra tòa phân xử. Đây là câu chuyện dài, gây bức xúc xã hội bấy lâu. Nghị định 67 của Chính

phủ được ngư dân hết sức hoan nghênh, vui mừng, vì họ được vay vốn đóng tàu với lãi suất ưu

đãi. Đây là chủ trương lớn của Chính phủ để xây dựng một đội tàu đánh bắt hải sản có công suất

lớn. Không chỉ đánh bắt gần bờ, mà những con tàu chắc chắn đó có khả năng vươn xa, có thể

“đứng chân” trên biển dài ngày. Ngư dân đánh bắt xa bờ với những con tàu công suất lớn không

chỉ có được lợi nhuận kinh tế cho bản thân mình, gia đình mình, mà còn tham gia gìn giữ chủ

quyền lãnh hải của đất nước.

Ngày từ cuối năm 2016, việc nhiều tàu vỏ thép công suất lớn của ngư dân Bình Định và một số

địa phương duyên hải miền Trung phải nằm bờ sau vài chuyến ra khơi đã khiến dư luận rất bất

bình. Mỗi con tàu loại này, tổng đầu tư đều từ 10 tỷ đồng trở lên. Đây là số tiền rất lớn, là toàn

bộ gia sản của một hộ ngư dân. Bản thân những họ ngư dân ấy cũng không thể đủ tiền đóng tàu,

mà phải vay mượn họ hàng, người thân, may mắn được vay tiền ngân hàng thương mại lãi suất

thấp. Nhưng dù thế đi chăng nữa thì số tiền họ phải trả nợ là rất lớn. Trong khi tàu nằm bờ, không

ra khơi được, thì họ không có nguồn thu. Cùng đó là việc phải trả lãi ngân hàng, trả lãi những nơi

10

vay thêm, trả công cho người làm hợp đồng, nuôi sống gia đình... Vì vậy, thua thiệt chồng lên

thua thiệt, không phải là “thua thiệt kép” mà còn hơn thế nhiều lần.

Trong rất nhiều lần bên kiện (ngư dân có tàu vỏ thép) cùng với bên gây ra thiệt hại (những công

ty đóng tàu), những bất đồng đều đã được đươc ra. Nhưng, với bên đóng tàu lại đưa ra rất nhiều

lý do để không đền bù, hoặc đền bù với mức rất thấp; nhất là không chịu đền bù ở những khoản

thua thiệt phát sinh của chủ tàu khi tàu không được ra khơi. Cùng với việc tìm mọi cách để đền

bù ít, thì sự trì hoãn khất lần khất lữa luôn xuất hiện trong các cuộc họp. Thái độ đó từ phía các

công ty đóng tàu khiến ngư dân rất bất bình, vì khoản nợ của họ ngày một tăng lên.

Điều đáng nói ở đây là sự vào cuộc thiếu quyết liệt của chính quyền và cơ quan chức năng địa

phương- mà ở đây là ủy ban nhân dân, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, công an... Hình

như họ coi như đấy là chuyện giữa ngư dân chủ tàu với công ty đóng tàu, chứ không phải việc

của mình- có chăng mình chỉ “thúc đẩy” là hoàn thành trách nhiệm. Nhưng, sao lại chỉ như vậy

là đã hoàn thành trách nhiệm khi mà thực tế tàu của ngư dân vẫn nằm bờ, món nợ của họ ngày

càng dày thêm và nhiều gia đình lâm vào cảnh khó khăn.

Tới nay, vẫn còn nhiều tàu vỏ thép công suất lớn do ngư dân vay vốn để đóng vẫn nằm bờ. Không

thể để ngư dân “tự lo” được. Ngư dân khi cưỡi sóng đạp gió vào lòng đại dương mênh mông họ

đã rất đơn độc, chịu rất nhiều bất trắc; thì khi tàu của họ buộc phải nằm bờ không phải lỗi do họ,

thì họ rất cần được sự hậu thuẫn, giúp đỡ của chính quyền địa phương và những cơ quan liên

quan. Không thể để họ một lần nữa đơn độc. Tiếp sức cho ngư dân trên biển thì cũng phải tiếp

sức cho họ khi không thể đưa tàu ra khơi, đó mới là hoàn thành trách nhiệm. Chỉ có như vậy câu

chuyện mới có hồi kết, những con tàu vỏ thép mới lại được ra khơi, gánh nợ của ngư dân mới vơi

dần. Mà muốn thế thì chính quyền phải đứng về phía ngư dân. (Đại Đoàn Kết 3/2, Miên Thảo)

đầu trang

Tàu vỏ thép của Bình Định sẵn sàng vươn khơi trở lại

Sau nhiều lần kế hoạch hoàn thành sửa chữa bị trì hoãn, đến nay, số tàu cá vỏ thép hư hỏng tại

Bình Định đã được khắc phục xong và có thể vươn khơi trở lại.

Nhiều tháng nay, 20 tàu cá vỏ thép đóng theo Nghị định 67 của ngư dân tỉnh Bình Định đã phải

nằm bờ vì liên tục bị hư hỏng. Do nhiều yếu tố nên việc sửa chữa kéo dài đã khiến các chủ tàu

thiệt hại không nhỏ. So với dự kiến ban đầu, việc sửa chữa 20 tàu cá vỏ thép của ngư dân Bình

Định đã kéo dài thêm 3 tháng, chủ yếu là do điều kiện thời tiết không thuận lợi. Hiện nay, 9 tàu

đã đi đánh bắt trở lại, 11 chiếc khác cũng đã sửa xong nhưng thiếu một số thủ tục hiện đang được

cơ quan chức năng và chủ tàu hoàn chỉnh. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh

Bình Định, các thủ tục này sẽ được hoàn tất chậm nhất là đến ngày 10/2.

Trong chuyến biển vừa qua, các tàu vỏ thép tại Bình Định tiếp tục đánh bắt rất hiệu quả. Có chủ

tàu đã thu về trên 700 triệu đồng tiền lãi sau khi đã trừ chi phí chuyến biển. Những tàu này hiện

đang chuẩn bị phí tổn để vươn khơi và ăn Tết âm lịch trên biển. (Đài Truyền Hình Việt Nam 5/2,

Thanh Tùng – Phạm Việt) đầu trang

11

Nam Định: Ngăn chặn tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp

Khai thác hải sản là một trong những thế mạnh kinh tế của tỉnh ta. Tuy nhiên, nhận thức của một

bộ phận ngư dân về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản chưa cao, tình trạng vi phạm các quy định

trong khai thác còn gia tăng dưới nhiều hình thức làm suy giảm nguồn lợi và phá hủy môi trường

sống của các loài thủy sản, trong khi đó, lực lượng kiểm tra, giám sát chưa được tăng cường gây

khó khăn cho công tác quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Do điều kiện kinh tế khó khăn nên việc trang bị các hệ thống thông tin liên lạc và các trang thiết

bị đảm bảo an toàn cho tàu cá của ngư dân còn nhiều hạn chế, nhiều chủ tàu sử dụng các trang

thiết bị cũ nát, không đảm bảo an toàn. Một số chủ tàu cá không chấp hành nghiêm việc đăng

kiểm tàu cá hằng năm.

Tình trạng tàu cá tự ý xóa biển số, vạch phân vùng còn phổ biến gây khó khăn cho công tác quản

lý. Việc liên lạc với các tàu cá gặp nhiều khó khăn do chủ tàu thường tắt máy thông tin liên lạc

để giấu ngư trường. Bên cạnh đó, hiện tượng tàu, thuyền nhỏ khai thác bằng xung điện, sử dụng

lưới mắt nhỏ hơn quy định để khai thác làm suy giảm nguồn lợi thủy sản, gây ô nhiễm vùng biển

ven bờ vẫn còn xảy ra ở một số địa phương. Hệ thống cơ sở hạ tầng nghề cá phục vụ khai thác

thủy sản; các dịch vụ cơ sở hậu cần nghề cá quy mô còn nhỏ, manh mún. Không những thế, tình

hình cạnh tranh, tranh chấp ngư trường khai thác giữa các nhóm nghề, giữa các tàu cá của nước

ta với tàu cá nước ngoài gây ảnh hưởng đến uy tín, quan hệ ngoại giao giữa các nước.

Chính vì vậy, để phát triển nghề cá có trách nhiệm và khai thác một cách có hiệu quả, bền vững

nguồn lợi thủy sản, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, an ninh trong khu vực và hội nhập quốc

tế, thực hiện công điện của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Bộ NN và PTNT, ngày 13-12-

2017 UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ hoạt

động khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định.

Sở NN và PTNT chỉ đạo Chi cục Thủy sản phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền

các địa phương tổ chức tuyên truyền, tập huấn phổ biến các văn bản pháp luật trong lĩnh vực khai

thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của Việt Nam và các nước trong khu vực để nâng cao ý thức

chấp hành pháp luật cho ngư dân, đồng thời đề nghị các chủ tàu cá có công suất trên 90CV phải

viết cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài. Công bố trữ lượng nguồn lợi hải sản và tổ

chức lại đội tàu khai thác hải sản trên các vùng biển phù hợp với khả năng khai thác cho phép của

nguồn lợi.

Tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm khai

thác bất hợp pháp theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; lập và

định kỳ công bố danh sách tàu cá của tỉnh vi phạm khai thác bất hợp pháp. Chủ trì, hướng dẫn

các địa phương triển khai thực hiện phát, thu sổ nhật ký khai thác, báo cáo khai thác thủy sản và

xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác theo quy định tại các bến cá, cảng cá, đảm

bảo tính chính xác và kiểm tra chéo thông tin.

Tiếp tục tổ chức thực hiện các quy định về hạn chế, cấm phát triển, đóng mới tàu ven bờ; cấm

đóng mới tàu cá làm nghề lưới kéo. Chuyển đổi tàu cá làm nghề lưới kéo sang nghề khai thác

khác thân thiện với môi trường. Tổ chức thực hiện việc chứng nhận, xác nhận thủy sản khai thác

12

theo quy định. Đầu tư xây dựng cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, đáp ứng được yêu cầu sản xuất

của ngành; xây dựng khu neo đậu tránh, trú bão, các cảng cá, bến cá, chợ đầu mối hải sản, áp

dụng và chuyển giao các công nghệ khai thác tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin trong giám

sát hoạt động nghề cá trên biển…

Tàu cá của tỉnh ta chủ yếu tập trung khai thác tại ngư trường từ tỉnh Quảng Ninh đến Quảng Bình

và vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ; một số tàu lưới rê công suất lớn, đặc biệt là các tàu cá vỏ

thép đóng mới theo Nghị định số 67 đã có khả năng vươn khơi xa tham gia khai thác tại các ngư

trường quanh 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sở NN và PTNT đã chỉ đạo các đơn vị liên

quan phối hợp chặt chẽ với Bộ đội Biên phòng tỉnh tuyên truyền, phổ biến các quy định về việc

cấm vi phạm các vùng biển nước ngoài. Đến nay, toàn tỉnh chưa có trường hợp nào vi phạm các

quy định về khai thác tại các vùng biển nước ngoài.

Trong năm 2017, Sở NN và PTNT đã chỉ đạo Thanh tra Sở phối hợp với các đồn biên phòng tổ

chức kiểm tra, kiểm soát 300 lượt tàu cá trên biển, phát hiện và xử lý 176 trường hợp tàu cá vi

phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác thủy sản. Trong đó, chủ yếu là các lỗi vi phạm như

thiếu biển số, vạch phân vùng, thiếu các trang thiết bị an toàn hàng hải, quá hạn đăng kiểm, giấy

phép khai thác thủy sản hết hạn, phương tiện không sang tên đổi chủ, đóng mới khi chưa có giấy

chấp thuận đóng mới của các cơ quan chức năng, tự ý cải hoán nâng máy tàu. Ra quyết định xử

phạt 15 trường hợp tàu cá đóng mới khi chưa được chấp thuận thu nộp ngân sách 90 triệu đồng.

Việc chấp hành các quy định pháp luật trong nước và quốc tế trong hoạt động khai thác hải sản

trên biển không chỉ giúp ngư dân được đảm bảo các quyền lợi pháp lý cho hoạt động lao động

sản xuất của mình mà còn góp phần đấu tranh bảo vệ vững chắc, toàn vẹn chủ quyền biển, đảo

thiêng liêng của Tổ quốc. (Báo Nam Định 5/2, Thanh Hoa) đầu trang

Săn “lộc trời” trên sông Hậu ngày cuối năm

Mùa cá bông lau được tính từ đầu tháng Chạp năm trước đến cuối tháng tư âm lịch năm sau. Khi

cái lạnh se sắt gợn theo từng cơn sóng báo hiệu Tết đang đến gần cũng là lúc ngư dân miền Tây

dọc hai bờ sông Tiền, sông Hậu tất bật buông câu, thả lưới bắt cá bông lau. Năm nay nước to, cá

bông lau được giá, mỗi con được cả triệu bạc khiến nhiều ngư dân trúng đậm, hy vọng một cái

tết no đủ…

Những ngày này, ngư dân sống ven sông Hậu hiền hòa trắng đêm giăng lưới săn cá bông lau.

Sông Hậu thật là kỳ bí khi trong lòng nó đủ sức chứa cho hàng ngàn con cá bông lau khổng lồ trú

ẩn, đến hẹn lại lên cứ vào mùa lại đem về ấm no cho nhiều gia đình gắn bó với nghề chài lưới

ven sông. Người dân nơi đây gọi mùa cá bông lau là mùa lộc trời, loài cá kỳ lạ này được xem là

lộc trời mang lại cơm ăn, áo mặc cho nhiều gia đình.

Cá Bông Lau có tên khoa học Pangasius krempfi, là một loài cá thuộc chi cá Tra (Pangasius).

Loài cá này chủ yếu sống ở lưu vực sông Mêkông. Thức ăn của loài cá này là trái cây, tảo và

động vật giáp sát. Môi trường sống chủ yếu ở nước lợ. Cá Bông Lau là loài di trú, có một thời

gian sống ở các vùng nước ven biển (đây là đặc tính chỉ có duy nhất ở loài này trong họ cá Tra),

và một thời gian di cư vào sông (chỉ ở sông Mêkông mà không là các sông khác) để sinh sản. Cá

Bông Lau có kích thước lớn (có con nặng tới 15 kg), tăng trưởng nhanh. Loài cá này không phải

13

trôi dạt từ Biển Hồ (Campuchia) xuống, mà có thể từ vùng nước lợ miệt dưới. Theo những ngư

dân có kinh nghiệm săn cá Bông Lau lâu năm, loài cá này thường xuôi theo con nước, chưa thấy

cá Bông Lau lội xuôi dòng Mêkông bao giờ.

Để săn cá Bông Lau, ngư dân thường dùng mồi câu làm bằng hỗn hợp bông gòn trộn với cá ươn

và mỡ bò… rồi buộc vào lưỡi câu rồi thả trôi nổi trên sông. Lưỡi câu được nối với phao bằng

đoạn dây dài sao cho mồi câu chìm lơ lửng cách đáy sông khoảng một mét. Cứ thế mà chờ đợi,

khi cá cắn câu lôi phao đi thì người thả câu bơi xuồng đến vớt phao và kéo cá lên. Theo kinh

nghiệm, giờ mới là đầu vụ nên cá Bông Lau loại lớn xuất hiện chưa nhiều, hy vọng càng chính

vụ càng săn được nhiều cá lớn. Nhưng năm nay nước lớn nên giăng lưới được nhiều cá to, những

con nặng 5 - 6kg không hiếm. Hiện tại, tiểu thương thu mua nguyên con với giá 260.000 đồng/kg,

sau khi trừ các khoản chi phí kiếm được tiền triệu.

Chập tối, phóng viên có mặt tại khúc sông Vàm Nao, ghi nhận tại bến đậu xuồng tấp nập với

khoảng 15 xuồng đang chuẩn bị chờ đến lượt ra sông giăng lưới. Theo quy ước của ngư dân,

xuồng nào đến trước thì được quyền thả lưới trước, mỗi luồng lưới giăng trên sông cách nhau

khoảng 200m. Về đêm, những chiếc đèn báo hiệu nối từng hàng lấp lánh cả khúc sông.

Trời hửng sáng cũng đến lúc xuồng câu của ngư dân lũ lượt về bến Vàm Nao nghỉ ngơi, nghiệm

thu kết quả. Quán xá hai bên bờ cũng đã sáng đèn đỏ lửa phục vụ ngư phủ sau một đêm vất vả

với những tô phở, hủ tiếu, bánh canh nóng hổi, mùi thơm của thức ăn quyện lẫn với vị cà phê

sáng thơm nồng nàn… (Pháp Luật Việt Nam 4/2, Xuân Thanh) đầu trang

Quảng Ngãi: Cho những chuyến biển bình an

Trở về từ những hải trình xa xôi, đầy may rủi, nhiều ngư dân Quảng Ngãi đã phần nào nhận thức

được việc không thể tiếp tục các cuộc “phiêu lưu” ở vùng biển nước ngoài. Với sự hỗ trợ của

chính quyền địa phương, họ đang bắt đầu một hành trình mới - đóng mới tàu thuyền ra khơi, bám

biển, bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.

Giữa trưa nắng hiếm hoi của ngày đầu năm, ngay cửa cảng Sa Kỳ, ngư dân Tiêu Viết Nhung cùng

anh em thợ thuyền lúi húi trong những ngăn hầm sâu bên trong con tàu mới đóng QNg 95028.

Các công đoạn cải hoán tàu gần như đã hoàn tất chuẩn bị cho chuyến ra khơi mới. Anh Tiêu Viết

Nhung nhớ lại, tháng 5-2016, tàu QNg 90947 có công suất 820 CV trong chuyến săn hải sâm,

anh cùng 11 ngư dân đã bị bắt giữ do vi phạm vùng biển của Ô-xtrây-li-a. Sau hai tháng tạm

giam, bị tịch thu phương tiện, anh cùng các thuyền viên được trả về nước. Trắng tay sau chuyến

biển, nhiều đêm suy nghĩ, anh quyết định không đi đánh bắt hải sâm, không xâm phạm các vùng

biển nước ngoài nữa.

"Mình bị bắt thì coi như mất hết. Giờ chuyển sang nghề câu và đánh bắt hải sản sống thì phải đầu

tư đóng lại tàu, cải hoán phù hợp để chứa hải sản tươi sống, mỗi chuyến cũng kiếm được mươi

lăm triệu đồng, ít hơn hải sâm nhưng an toàn và yên tâm hơn trước. Ðằng kia cũng có mấy chiếc

tàu đang sửa lại đó" - vừa nói, anh Nhung vừa chỉ thẳng tay về hướng cửa cảng.

Cũng tình cảnh như anh Nhung, ngư dân Trương Quang Thiên lôi trong tủ ra hàng đống giấy tờ,

chứng nhận, giấy phép khai thác, sổ đăng kiểm cùng nhật ký hành trình "sạch" của mình. Hơn hai

14

tuần qua, anh tạm dừng đi biển để cải hoán lại tàu, tăng công suất chứa hải sản. Anh Thiên kể,

năm 2014 anh cùng bạn biển đánh liều sang Palau bắt hải sâm. Thời điểm đó, hai tàu của anh

cùng một tàu bạn bị bắt giữ. Hai tháng sau trở về, anh mất trắng tài sản. Biết mình không thể

"đánh đu" với nghề bắt hải sâm trong vùng biển các nước, anh Thiên tích góp tiền mua lại tàu cũ

QNg 90677 hành nghề câu mực. Không còn nỗi lo cho những chuyến xa khơi chưa biết ngày về,

những người đã từng bị bắt, bị mất trắng tài sản như anh Thiên hiểu được giá trị sự bình an trên

từng chuyến đi biển.

Những năm trước, không ít ngư dân Quảng Ngãi liều mình đi đánh bắt xâm phạm vùng biển một

số nước. Sau lần bị bắt nhiều ngư dân trở nên trắng tay. Gánh nặng nợ nần, mưu sinh gia đình

tiếp tục đè lên vai những người đàn ông của biển cả. Bất an, rủi may đánh đu với số phận trên

những chuyến biển xa khiến nhiều ngư dân Quảng Ngãi đã dừng bước! Sau khi trở về, gom góp

vay mượn có chút vốn, nhiều ngư dân hoán cải tàu thuyền để khai thác trên vùng lãnh hải của Tổ

quốc.

Cảng Tịnh Hòa - nơi neo đậu hàng nghìn tàu thuyền ngư dân Quảng Ngãi và các tỉnh lân cận.

Một cán bộ biên phòng đưa chúng tôi đến khu vực "đặc biệt" của cảng - nơi những con tàu bị giữ

nhiều tháng liền. Hàng chục tàu vi phạm khi đánh bắt ở ngư trường các nước trở về bị các ngành

chức năng, địa phương Quảng Ngãi xử lý như phạt hành chính, "treo tàu" sáu tháng, các chủ

phương tiện còn phải mất chi phí từ 20 - 30 triệu đồng thuê người trông coi tàu, bảo dưỡng thiết

bị gìn giữ tàu trong thời gian bị "cấm vận".

Theo ông Phùng Bá Vương, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, ngoài việc vận

động ngư dân, địa phương cũng kiến nghị hỗ trợ cho ngư dân để họ vay vốn cải hoán lại tàu

thuyền giúp ngư dân vươn khơi đúng pháp luật. Theo ngư dân Tiêu Viết Nhung chia sẻ: Những

đợt tuyên truyền phổ biến pháp luật gần đây, nhất là thông tin việc bị EU "rút thẻ vàng" với thủy

sản Việt Nam luôn khiến ngư dân như chúng tôi cảm thấy có lỗi. Tất cả anh em trong họ của tôi

và nhiều chủ tàu cá khác đều "nói không" với xâm phạm lãnh hải. Bây giờ hy vọng được sớm trở

lại đánh bắt, bám biển Hoàng Sa vừa góp phần bảo vệ chủ quyền, vừa kiếm thu nhập cho gia

đình. "Chúng tôi mong Nhà nước, địa phương tạo điều kiện hỗ trợ cho ngư dân để tiếp tục được

ra khơi bám biển" - ngư dân Tiêu Viết Nhung cho biết.

Ðể ngăn chặn các tàu đánh bắt cá xâm phạm các vùng biển nước ngoài, tỉnh Quảng Ngãi đã triển

khai hàng loạt biện pháp mạnh. Một mặt tuyên truyền các quy định, pháp luật Việt Nam và luật

của các nước liên quan đến hoạt động khai thác hải sản cho ngư dân vùng ven biển. Nhất là trước

khi tàu xuất bến, các đồn biên phòng yêu cầu các chủ tàu, thuyền trưởng ký cam kết không xâm

phạm vùng biển các nước để khai thác hải sản; xóa tên bốn tàu cá xâm phạm vùng biển các nước

ra khỏi danh sách xem xét hỗ trợ dầu theo Quyết định 48 của Thủ tướng Chính phủ...

"Chúng tôi áp dụng các biện pháp không cho chủ tàu thuyền vi phạm hưởng các chính sách của

Nhà nước trong 12 tháng, phạt tiền và tước giấy phép khai thác hải sản sáu tháng đối với chủ tàu

cá vi phạm. Thậm chí sẽ xóa tên, buộc chuyển nghề đối với các tàu vi phạm nhiều lần" - ông

Phùng Ðình Toàn, Chi cục phó Chi cục Thủy sản Quảng Ngãi khẳng định.

Những biện pháp mạnh đã góp phần làm giảm số lượng tàu thuyền Quảng Ngãi vi phạm. Năm

2016, xã Bình Châu có 25 tàu cá xâm phạm vùng biển các nước, đến năm 2017 số tàu vi phạm

15

giảm một nửa. Từ tháng 5-2017 đến nay, tình trạng tàu cá, ngư dân Quảng Ngãi vi phạm vùng

biển nước ngoài được ghi nhận rất ít.

Theo ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Khai thác, Tổng cục Thủy sản cho biết: Từ xa

xưa, nghề cá là nghề nhân dân "điền tư ngư chung" cho nên chúng ta hoàn toàn mở với nghề cá,

ngư dân đóng tàu xin giấy phép là được hành nghề. Trong khi chúng ta không có sự khống chế

về số lượng tàu thuyền, hải sản và thiếu đi các công cụ quản lý; không có các thiết bị giám sát tàu

cá trên biển; khi tàu ra khỏi cửa biển chỉ có biển mới biết tàu đi đâu về đâu... "Hiện nay Chính

phủ đang đưa nghề cá vào diện có quản lý, bắt buộc chúng ta phải gắn những trang thiết bị trên

tàu giám sát hằng ngày, hằng giờ. Ðặc biệt khi tàu vượt ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt

Nam sẽ bị xử lý..." - ông Tuấn khẳng định.

Ðã biết giá trị của những cuộc đi biển mạo hiểm và điểm dừng cần phải có, những ngư dân lão

luyện của Quảng Ngãi đã trở về. Và họ sẽ tiếp tục cho hành trình mới - hành trình ra khơi, bám

biển an toàn, góp phần bảo vệ vùng biển của Tổ quốc. (Nhân Dân 3/2, Trà Minh Nam) đầu trang

Ngư dân Phú Yên trúng đậm cá ngừ đại dương

Những ngày vừa qua, tại Cảng cá Phú Lạc, huyện Đông Hòa và Cảng cá Đông Tác, phường Phú

Đông, TP. Tuy Hòa không khí tấp nập với những chiếc thuyền đầy ắp cá ngừ đại dương.

Theo báo Dân trí, khoảng 3 năm trở lại đây, các tàu khai thác thủy sản xa bờ của ngư dân tỉnh

Phú Yên chủ yếu là lỗ vốn hoặc chỉ đủ trả tiền công cho lao động thuê mướn trên tàu. Thế nhưng

trong chuyến biển đầu năm 2018, tình hình có khởi sắc hơn, khi hầu hết các nghề từ câu cá ngừ

đại dương, đến chụp đèn hay lưới vây rút chì đều hoạt động có hiệu quả. Sản lượng cá đánh bắt

được khá cao kết hợp với giá cá đang ở mức cao, giúp cho ngư dân có lãi.

Ông Phan Văn Thi, phường Phú Đông, TP. Tuy Hòa phấn khởi nói: “Chuyến này thuyền tôi đi

được gần 1,6 tấn cá ngừ đại dương loại mắt to vây vàng, khoảng 2 tạ mực một nắng và một ít cá

đã được bán sạch. Sau khi trừ hết các phí tổn, chuyến biển này tôi dư được hơn 50 triệu đồng.

Nhờ chuyến biển đầu nay đầy may mắn này, nên năm nay chắc chắn gia đình tôi ăn Tết no đủ”.

Cùng chung niềm vui trúng đậm cá ngừ đại dương, ông Lê Văn Tuấn, phường Phú Đông, TP.

Tuy Hòa cho biết: Đa phần chuyến biển đầu năm các tàu đều trúng, ai cũng mừng cả. May mắn

hơn là cá đợt lại có giá nữa nên nhà ít cũng được vài chục triệu, nhà nhiều kiếm hơn trăm triệu.

Không chỉ các tàu hành nghề câu cá ngừ đại dương có hiệu quả mà những tàu khai thác cá chuồn,

cá ngừ sọc dưa, cá hố cũng có thu nhập khá.

Theo lý giải của ngư dân, sở dĩ chuyến biển đầu năm 2018 có hiệu quả là do 3 tháng biển động,

nhiều tàu thuyền khu vực Nam Trung bộ ngừng hoạt động. Đây là cơ hội để nguồn lợi thủy sản

tái tạo lại. Mặt khác, bên cạnh chú trọng công nghệ đánh bắt trên biển, ngư dân cũng đã ý thức

hơn trong việc bảo quản sản phẩm đánh bắt được. Giá cá ngừ đại dương có nhích lên, ở mức 115

nghìn đồng/kg, như hiện tại cũng là nhờ chất lượng cá được cải thiện.

Theo báo Nhân dân, những năm gần đây, ngư dân tỉnh Phú Yên đóng mới hàng trăm tàu cá công

suất từ 400 đến gần 900 mã lực; trong đó có 19 tàu được đóng mới theo Nghị định 67 của Chính

16

phủ. Các tàu được trang bị ngư lưới cụ và khoang đông lạnh hiện đại, tiết kiệm chi phí, vươn khơi

xa hơn, đạt sản lượng đánh bắt lớn, chất lượng cá ngừ ngày càng đạt tiêu chuẩn và bán được giá

cao, người lao động (còn gọi là người đi bạn) cũng có thu nhập cao sau mỗi chuyến biển.

Ông Huỳnh Nuồng, Phó Ban lạch phường Phú Đông, TP Tuy Hòa phấn khởi nói: “Đợt này là đạt

nhất. Tàu ít nhất cũng được 20 con, trung bình 40 kg/con. Tàu trúng lớn, mỗi người đi bạn được

chia từ 15 đến 20 triệu đồng. Bà con phấn khởi lắm”.

Sau Tết Nguyên đán, thông thường trong khoảng thời gian từ ngày 16 đến 20 tháng Giêng, ngư

dân Phú Yên đồng loạt mở biển, ra khơi đánh bắt thủy sản theo tổ, đội tàu thuyền để hỗ trợ nhau,

chủ yếu là câu cá ngừ đại dương ở vùng biển quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Tổ quốc.

(Thương Hiệu Và Pháp Luật 5/2, Phương Dung) đầu trang

CỨU HỘ - CỨU NẠN

Phát hiện tàu cá không người lái trôi dạt trên vùng biển Nghệ An

Ngư dân Nghệ An hành nghề trên biển thì phát hiện một tàu cá trôi tự do, không có người. Nhiều

tàu cá khác đang phối hợp tìm kiếm người bị nạn.

Chiều 4/2, Hệ thống thông tin duyên hải Việt Nam nhận được yêu cầu phát quảng bá thông tin

tìm kiếm thuyền viên của tàu không có số hiệu bị mất tích.

Theo tin ban đầu, anh Hoàng Văn Côi (ở thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) đang đánh bắt hải sản tại

vị trí cách bãi biển xã Quỳnh Minh (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) khoảng 11 hải lý về phía đông

thì phát hiện một tàu cá (loại tàu giã cào) đang trôi tự do, không có số hiệu.

Anh Côi cùng các thuyền viên trên tàu đã neo cố định tàu cá này. Qua kiểm tra, các ngư dân phát

hiện trên tàu không có người, chỉ có một chiếc điện thoại di động để lại. Anh Côi sau đó liên lạc

về đất liền để báo tin.

Nhà chức trách xác minh tàu cá chỉ có một thuyền viên là anh Mai Văn Tráng (48 tuổi, trú xã Hải

Hà, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa).

Hệ thống thông tin duyên hải đã chuyển tiếp thông tin tới các đơn vị tìm kiếm cứu nạn, phát

quảng bá thông tin yêu cầu các phương tiện đang hoạt động gần vị trí tàu cá không người nói trên

tăng cường quan sát, hỗ trợ tìm kiếm.

Tối cùng ngày, nhiều tàu cá của ngư dân Thanh Hóa đã tiếp cận và tổ chức tìm kiếm anh Tráng

nhưng chưa thấy. (Zing News 5/2, Nguyễn Dương) đầu trang

Tàu cảnh sát biển cứu 12 ngư dân Bình Thuận bị nạn đưa về đảo Phú Quý

Đêm ngày 2/2, tàu cá BĐ 95066 TS gặp sóng to, gió lớn. Thân tàu bị sóng đánh vỡ, nước tràn

vào khoang máy, hầm hàng ngập nước.

17

Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển 3 sáng ngày 4/2, cho biết, sau hơn 4h hành trình trong điều kiện

sóng to gió lớn, Tàu cảnh sát biển 9001 đã tiếp cận được tàu BĐ 95066 TS và cứu nạn thành công

12 ngư dân đang trôi dạt trên biển.

Đêm ngày 2/2, tàu cá BĐ 95066 TS do anh Trần Diện, sinh năm 1975, quê xã Ngũ Phụng, huyện

Phú Quý, tỉnh Bình Thuận làm thuyền trưởng khi cách đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận khoảng 34

hải lý về phía Tây nam thì gặp sóng to, gió lớn. Thân tàu bị sóng đánh vỡ, nước tràn vào khoang

máy, hầm hàng ngập nước.

Ngay sau khi nhận được thông tin, tàu cảnh sát biển 9001, Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển 3 đã

khẩn trương cơ động ra vị trí cứu tàu bị nạn. Đến 16h30 ngày 3/2, Tàu Cảnh sát biển 9001 đã tiếp

cận được tàu BĐ 95066 TS. Cán bộ, chiến sĩ trên tàu Cảnh sát biển 9001 nhanh chóng triển khai

các phương án cứu nạn, đưa toàn bộ ngư dân trên tàu cá BĐ 95066 TS sang Tàu CSB 9001 và tổ

chức chăm sóc y tế, động viên tinh thần ngư dân. Đến 23h12 cùng ngày, 12 ngư dân bị nạn đã

được đưa về đảo Phú Quý an toàn. (Đài Tiếng Nói Việt Nam 4/2, Lương Sơn) đầu trang

Hỗ trợ thông tin tìm kiếm thuyền viên tàu cá không có số hiệu bị mất tích

Chiều 4/2, Hệ thống Đài thông tin Duyên hải Việt Nam nhận được yêu cầu phát quảng bá thông

tin tìm kiếm thuyền viên của tàu cá không có số hiệu bị mất tích.

Đại diện Hệ thống Đài thông tin Duyên hải cho biết, chiều 4/2, đơn vị nhận được yêu cầu phát

quảng bá thông tin tìm kiếm thuyền viên của tàu cá không có số hiệu bị mất tích.

Theo thông tin ban đầu, anh Hoàng Văn Côi trú tại thị xã Hoàng Mai tỉnh Nghệ An đang đánh

bắt hải sản trên biển thì phát hiện một tàu đánh cá không có số hiệu, đang chạy tự do. Anh Côi

cùng các thuyền viên trên tàu đã neo cố định tàu cá rồi qua tàu kiểm tra thì trên tàu không có

người, có 1 chiếc điện thoại di động để lại. Anh Côi đã liên lạc về đất liền để báo tin.

Qua xác minh, tàu cá này chỉ có một thuyền viên là anh Mai Văn Tráng, sinh năm 1970, hộ khẩu

thường trú tại Hà Đông, xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

Hệ thống Đài thông tin Duyên hải Việt Nam đã chuyển tiếp thông tin tới các đơn vị tìm kiếm cứu

nạn, phát quảng bá thông tin yêu cầu các phương tiện đang hoạt động gần vị trí có tọa độ nói trên

tăng cường quan sát, hỗ trợ tìm kiếm người bị nạn.

Đến chiều tối cùng ngày, nhiều tàu cá của ngư dân Thanh Hóa đã tiếp cận tàu Dạ và tổ chức tìm

kiếm anh Tráng nhưng chưa thấy.

Đại diện Hệ thống Đài thông tin Duyên hải Việt Nam cho hay, đơn vị đang tiếp tục theo dõi, cập

nhật thông tin, trợ giúp tìm kiếm người bị nạn. (Bnews 4/2, Quang Toàn) đầu trang

Quảng Ninh: Cứu hộ thành công 8 ngư dân gặp nạn trên biển

Chiều tối 4/2, Đồn Biên phòng Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) cho biết, đơn vị đã

cứu hộ thành công 8 ngư dân (7 nam và 1 nữ) gặp nạn trên biển.

18

Cụ thể, vào hồi 4 giờ cùng ngày, nhận được tin báo tại khu vực cách đảo Hạ Mai, huyện Vân Đồn

khoảng 4 hải lý về hướng Đông Nam, tàu thu mua hải sản của ông bà Lê Đình Nghĩa (sinh năm

1975) và bà Phạm Thị Nguyệt (sinh năm 1986), trú tại xã Thắng Lợi, huyện Vân Đồn bị sóng to

gió lớn đánh chìm.

Tàu chưa có biển kiểm soát. Đồn biên phòng Ngọc Vừng đã triển khai lực lượng và kêu gọi ngư

dân trong khu vực trên phối hợp tìm kiếm, đến khoảng 8 giờ cùng ngày đã cứu hộ thành công 8

người trên tàu.

Lực lượng chức năng đã đưa toàn bộ số ngư dân gặp nạn về trạm Kiểm soát biên phòng Hạ Mai

để quân y chăm sóc. Hiện các nạn nhân đã hồi phục sức khỏe. (Bnews 4/2, Nguyễn Hoàng) đầu

trang

THỊ TRƯỜNG

Giá tôm nguyên liệu có xu hướng tăng trong tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá tôm nguyên liệu trong tháng 1/2018 có xu

hướng tăng so với cuối năm 2017 do nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu nguyên liệu của các nhà máy

tăng.

Theo TTXVN, cụ thể, tại Bạc Liêu, giá tôm sú loại 20 - 40 con/kg tăng thêm 15.000 - 20.000

đồng/kg lên mức giá 160.000 - 260.000 đồng/kg so với tháng trước; giá tôm thẻ ướp đá cỡ 50

con/kg tăng 1.000 đồng/kg lên 128.000 đồng/kg, cỡ 60 con/kg tăng 6.000 đồng/kg lên 124.000

đ/kg. Tại Sóc Trăng, giá tôm sú tăng 5.000 - 15.000 đồng/kg cho các cỡ từ 10 - 40 con/kg lên

mức giá 189.000 - 322.000 đồng/kg.

Trong tháng 1/2018, các địa phương đã theo dõi sát sao tình hình nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh

để khuyến cáo các giải pháp nuôi và phòng chống dịch bệnh kịp thời, thông báo khuyến cáo

khung mùa vụ nuôi tôm nước lợ năm 2018.

Theo đó, sản lượng tôm sú cả nước ước đạt 13.700 tấn, tăng 3% so với cùng kỳ; trong đó, khu

vực Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 13.200 tấn, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng tôm thẻ ước đạt 17.600 tấn, tăng 10% so với cùng kỳ; trong đó, khu vực Đồng bằng

sông Cửu Long ước đạt đạt 6.100 tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2017.

Theo báo Công Thương, ngay trong tháng đầu tiên của năm 2018, xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản

đã ghi nhận tín hiệu tích cực khi tổng giá trị ước đạt 3,09 tỷ USD, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm

2017.

Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 1,68 tỷ USD, tăng 34,1%; giá

trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 560 triệu USD, tăng 15,6% và giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm

sản chính ước đạt 745 triệu USD, tăng 18,5%.

Giá cá tra nguyên liệu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 1/2018 tiếp tục vững

giá ở mức cao do nguồn cung vẫn ở mức hạn chế. Cụ thể, giá cá tra dao động ở mức 27.000 -

19

29.000 đ/kg tùy theo chất lượng, kích cỡ và phương thức thanh toán. (Thương Hiệu Và Pháp

Luật 3/2, Phương Linh) đầu trang

Chi cả trăm triệu, "rước" cá hô khủng từ Campuchia về Hà Nội ăn Tết

Con cá hô nặng gần 70kg được đánh bắt trên sông Mê Kông (đoạn chảy qua Campuchia) vừa

được đưa về Thủ đô Hà Nội bằng đường hàng không để ăn Tết.

Tối 3.2, một nhà hàng ở quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết vừa “săn” được con cá hô đỏ “khủng”

từ Campuchia đưa về Việt Nam.

Cá hô là loài cá lớn thuộc họ cá chép và sống ở khu vực sông lớn như Mê Kông. Nhưng cũng

thường tìm đến kênh rạch để kiếm thức ăn. Loài cá này di cư. Mỗi thời kỳ trong năm chúng bơi

đến nơi ưu thích để sinh sản và tìm thức ăn. Thức ăn của loài cá này là rong, hoa quả và ít khi ăn

động vật sống.

Ghi nhận của phóng viên, cá hô đỏ có hình dáng giống cá chép, vảy dày, màu đỏ.

Cá hô là loài có kích thước lớn nhất trong họ cá chép, thường sinh sống ở những sông lớn như

Mê Kông. Loài cá này có thể dài tới 3m, nặng khoảng 300kg. Thịt cá hô có nhiều lớp sụn mỏng,

vừa ngon vừa dai, không bở như các loài cá khác.

Ở Việt Nam, ngư dân thỉnh thoảng vẫn đánh bắt được loại từ vài chục kg đến hơn 1 tạ. Ở

Campuchia cá hô được phong làm cá quốc gia.

Đại diện một nhà hàng chuyên bán các loại thủy sản, cá "khủng" cho biết, "Nhiều năm làm trong

nghề, cá hô nặng 60kg cũng là một trong những loại cá hiếm. Bởi, ở thời điểm này loài cá hô nói

trên đang có nguy cơ biến mất vì nó quý giá".

Thời gian qua, nhiều cá hô “khủng” liên tục mắc lưới ngư dân Việt Nam và Campuchia.

Cá hô là loài cá có kích thước lớn nhất trong họ cá chép nhưng không có râu. Chúng thường sinh

sống tại các con sông lớn, hồ lớn. Cá hô là loài cá di cư, chúng thường di chuyển đến những nơi

ưa thích để tìm thức ăn và sinh sản.

Những con cá hô lớn có giá trị thương phẩm lên đến hàng trăm triệu đồng nên khi đánh bắt được

ngư dân khó có thể bỏ qua món lợi nhuận này. (Dân Việt 4/2, Vô Song) đầu trang

Lãi đậm nhờ kinh doanh cá chép đỏ cho ngày ông Công, ông Táo

Mặt hàng cá chép đỏ phục vụ lễ cúng ông Táo của người dân Thủy Trầm (xã Tuy Lộc, huyện

Cẩm Khê, Phú Thọ) nay đã vươn xa khỏi cổng làng và trở thành thương hiệu nổi tiếng khắp cả

nước.

Làng Thủy Trầm vốn nổi tiếng là nơi nuôi, bán cá chép đỏ phục vụ dịp cúng ông Táo lớn nhất

các tỉnh phía Bắc. Hàng năm, từ 18 - 20 tháng Chạp, lái buôn khắp nơi sẽ đổ về đây để thu mua

cá và đem bán tại các địa phương.

20

Theo tìm hiểu, để chuẩn bị số lượng cá lớn cho dịp cúng ông Táo, người dân xã Thủy Trầm đã

phải chuẩn bị ao và ươm cá giống từ đầu năm. Giữa năm người dân cho cá bố mẹ đẻ giống cá

chép đỏ và chính thức nuôi để phục vụ cho dịp cúng ông Táo từ tháng 5, tháng 6 âm lịch.

Ông Bùi Văn Chữ (sinh năm 1952), Giám đốc hợp tác xã sản xuất cá chép đỏ Thủy Trầm cho

biết: "Hiện cả làng có khoảng 30ha diện tích của hơn 200 hộ nuôi với tổng sản lượng nửa năm

lên đến 40 tấn. Hàng năm, giá cá chép đỏ dao động từ khoảng 90- 120 nghìn/kg, có năm cao nhất

lên tới 170 -180 đồng/kg".

Ông Chữ cũng cho biết thêm, thị trường hàng năm bao gồm các tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn, Hà

Nội..., nhưng từ năm ngoái, các thương lái từ Vinh, Thanh Hóa và các tỉnh miền trong cũng đã

bắt đầu tới xã để thu mua cá chép đỏ.

Anh Trần Văn Tiếp (sinh năm 1983), đã có kinh nghiệm nuôi cá hơn 20 năm cho biết giống cá

chép đỏ hầu như rất ít có mầm bệnh. Mỗi năm gia đình anh đầu tư khoảng 10 triệu đồng để nuôi

cá từ tháng 5, tháng 6, khi bán thu lại được khoảng 40 -50 triệu.

Khi xuất bán cá phải đạt những tiêu chuẩn như khỏe mạnh, đẹp, có màu đỏ như màu cờ và không

có đốm, thường sẽ rơi vào khoảng 50-60 con/kg. Tiêu chuẩn này cũng liên quan đến văn hóa tâm

linh khi nhiều người quan niệm, cá chép càng đỏ sẽ càng giúp công danh thuận lợi, rực rỡ hơn.

"Cá chép đỏ rất mẫn cảm với nguồn nước sạch, hàng tháng phải tháo nước và tiêu nước ô nhiễm.

Còn về khó khăn cũng không đáng kể, vì cá có khả năng chịu nhiệt độ thấp nên thời tiết rét đậm,

rét hại có thể không bị ảnh hưởng" - ông Chữ cho biết.

Người dân xã Thủy Trầm đã bắt đầu phong trào nuôi cá đỏ từ những năm 80, cho đến nay đã

được hơn 40 năm. Năm 2011, UBND tỉnh Phú Thọ đã công nhận làng nghề cá chép đỏ Thủy

Trầm và tạo điều kiện đầu tư các cơ sở vật chất, đặc biệt là hệ thống cấp thoát nước. Tháng 12.

2017, Cục Sở hữu trí tuệ đã công nhận cá chép đỏ của xã Thủy Trầm và bảo vệ thương hiệu cá

chép đỏ Thủy Trầm trên phạm vi toàn quốc. (Lao Động 5/2, Nguyên Linh – Ngô Phong) đầu

trang

XÃ HỘI

Bùng phát tín dụng đen ở vùng biển

Chuyện ngư dân vay tiền nóng không phải là mới nhưng vào đầu mùa biển năm nay, vay tiền

nóng theo hình thức tín dụng đen bùng phát mạnh hơn.

Thêm một ngày tàu cá nằm bờ là thêm một ngày ngư dân nóng lòng, nhất là khi lúc này đã vào

mùa khai thác. Tuy nhiên hiện tại không dưới 1.500 tàu cá ở hai tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên bị hư

hại nặng nề từ cơn bão số 12 năm ngoái. 3 tháng sau bão, việc sửa chữa tàu cá khá ì ạch.

Tiền sửa tàu, ít thì 50-70 triệu đồng, nhiều thì 200-300 triệu đồng. Mùa biển trước, nhiều ngư dân

thất thu, tiền tích góp chẳng có là bao. Vậy là lúc này, cứ 10 gia đình ngư dân thì 7-8 gia đình

thiếu vốn. Đa phần ngư dân đều chọn cách vay nóng để có tiền sửa tàu.

21

Chuyện cũng không khác gì mấy ở vùng nuôi tôm hùm, nơi hứng chịu sức tàn phá nặng nề nhất

của bão. Để nuôi lại tôm hùm, ít nhất trong tay người nuôi phải có vài trăm triệu đồng. Tiền mua

tôm hùm giống, tiền lo thức ăn cho tôm... không dễ có đủ. Dù biết lấy tiền nóng để nuôi tôm

chẳng khác gì đánh bạc nhưng không ít người buộc chấp nhận.

Giải quyết nguồn vốn cho ngư dân khắc phục hậu quả thiên tai được các ngân hàng, các tổ chức

tín dụng khẩn trương thực hiện. Như tại tỉnh Khánh Hòa, đến cuối năm ngoái, hơn 800 tỷ đồng

được giải ngân cho vay mới khôi phục sản xuất. Nhưng, đến lúc này, ở vùng biển, nhiều ngư dân

vẫn chưa tiếp cận được vốn vay mới khi những khoản nợ cũ chưa được xử lý.

Đã vào mùa biển, ngư dân không thể chờ đợi để được vay tiền ngân hàng rồi mới khôi phục sản

xuất nên tìm đến tín dụng đen. Vậy là, tín dụng đen ở vùng biển lại bùng phát. Chắc chắn, cũng

như các năm trước, khó mà ngăn chặn được tín dụng đen nếu việc hỗ trợ nguồn vốn tái thiết sau

bão không được đẩy nhanh. (Đài Truyền Hình Việt Nam 5/2) đầu trang

17 ngày làm... ngư dân Việt

Một mình phiêu lưu trên chiếc thuyền buồm, để rồi suốt gần 40 ngày bị trôi dạt trên biển từ Nhật

Bản, mọi tín hiệu hỗ trợ đều không đáp trả, tưởng chừng như Thần chết đã rộng cửa đón chào

Rimas Meleshyus (66 tuổi, quốc tịch Nga). May mắn thay, giữa đại dương thì chiếc thuyền buồm

gặp nạn của ông được “xô” tới Việt Nam. Những ngư dân miền Trung rắn rỏi đã cứu ông khi

người đã “mềm như cọng bún”, để rồi suốt nửa tháng tiếp theo ông lại rong ruổi...đánh bắt hải

sản cùng những ngư dân Việt!

Chiều qua, 4/2, con tàu QNg 98785 cập cảng đồn biên phòng Mân Quang (quận Sơn Trà, TP Đà

Nẵng) trong sự ngóng đợi của lực biên phòng và cả xe cứu thương. Tàu cách cầu cảng khá xa,

các thuyền viên đã leo ra trước mũi reo lên vẫy tay cuồng nhiệt. Rimas bận chiếc áo đỏ nổi bần

bật cũng hùa theo, không quên lấy máy quay lại khoảnh khắc vào bờ có lẽ xúc động nhất trong

hành trình căng buồm nhiều năm của ông.

Thấy chiếc xe cứu thương đỗ đằng xa, cả thuyền cười phá lên: “Ổng giờ khỏe re, béo hơn tụi tui

nữa, đi xe cứu thương mắc cỡ lắm”. Ông Rimas râu quai nón bạc phơ, nước da hồng hào, bước

nào bước nấy giữa bụng thuyền chắc nụi, miệng nhanh nhảu cười nói, bắt tay các chiến sĩ biên

phòng rồi vào trong khoang mang tất, xỏ giày lịch sự mới xuống tàu. Bác sĩ kiểm tra sức khỏe,

không thấy ông có vấn đề gì, mấy ngư dân cạnh bên lại chen vào: “Hồi vớt ổng lên, ổng thều thào

như sắp “đi” rồi. Chắc hạp cơm Việt Nam quá nên mau hồi phục vậy đó”.

Ngày 25/5/2017, ông bắt đầu hành trình chu du giữa biển bằng con thuyền buồm tên Memosis từ

Hawaii đến Fiji, Tuvalu…Khi cách vùng biển Yokohama (Nhật Bản) khoảng 500km thì thuyền

ông đâm vào một vật thể lớn làm thuyền hỏng, nước tràn vào trong. Ông đã gửi tín hiệu đi nhiều

nơi đề nghị ứng cứu nhưng đều bặt vô âm tín. Trong ghi chép của mình, ông vẫn nhớ y nguyên

đó là ngày 10/12/2017, suốt từ hôm ấy, chiếc thuyền buồm thả trôi qua không biết bao nhiêu vùng

biển của các quốc gia, lương thực dữ trữ ngày một cạn, cánh buồm như xơ mướp. Một ông già

ngấp nghé thất tuần chống chọi với sóng, nước, nắng, lạnh gần 40 ngày giữa trùng dương, tưởng

chừng mọi hy vọng đã khép lại thì con thuyền dạt vào vùng biển Việt Nam, gần quần đảo Hoàng

Sa. Nơi ấy là nơi đem lại cho ông sự sống.

22

Anh Võ Văn Nhị (32 tuổi, quê Đức Phổ, Quảng Ngãi), thuyền viên tàu QNg 98785 nhớ như in:

“Lúc đó chừng 10g ngày 18/1, anh em thấy chiếc thuyền buồm rách bươm nên linh tính có chuyện.

Ổng thấy thuyền liền kêu cứu nhưng yếu ớt lắm. Tụi tui áp tàu vô, đưa ổng qua, ổng “như con

mắm” rồi, người ốm nhách, thều thào. Cả thuyền lấy sữa, nước yến cho ổng uống cầm cự rồi để

ổng nghỉ ngơi. Mãi sau mới biết ổng nhịn đói mấy ngày kiệt sức”.

Ông Rimas hướng đôi mắt về phía 12 thuyền viên với nước da ngăm đen, miệng cười để lộ hàm

răng trắng sáng trên khuôn mặt chất phác, rồi thủ thỉ rằng ông bắt đầu căng buồm chu du biển cả

hơn 6 năm nay. Thuyền ông chủ yếu đi trên vùng biển Thái Bình Dương, và đây là lần đầu tiên

“lạc” đến vùng biển không nghĩ tới trên hành trình. Vừa nói, ông vừa chìa hai máy bộ đàm ra,

khuôn mặt biểu đạt sự bất lực khi “bùa hộ mệnh” này đã không giúp gì được cho ông trong cơn

hoạn nạn. “Tôi tưởng mình đã chẳng còn cơ hội sống, không ngờ lại được các thuyền viên Việt

Nam cứu vớt. Tôi rất mang ơn các bạn”, ông nói.

Các thuyền viên trên tàu bảo nhau không thể kéo chiếc thuyền buồm vào bờ giúp ông nên thấy

mình giúp chưa toàn vẹn, nhưng hành trình còn dài nên chẳng thể làm gì. Mọi người cũng thấy

xót khi ông Rimas vứt lại rất nhiều đồ đạc trên thuyền buồm và để nó bơ vơ giữa biển khơi.

Cuối giờ chiều, gió càng lúc thốc càng mạnh vào cầu cảng, 12 thuyền viên trên tàu co ro trong

chiếc áo mỏng tang. Đã hết việc khai báo của mình, họ vẫn ngồi bên mạn tàu ngóng lên đồn chờ

ông Rimas cho đến khi ông được đưa về nơi khác nghỉ ngơi. Thuyền viên Lê Xuân Đồng, 23 tuổi,

giọng trầm trầm: “Có ổng trên tàu suốt những ngày đi biển quen rồi, coi ổng như bạn tàu vậy.

Giờ ổng đi thấy thiếu thiếu”.

Tàu cá QNg 98785 làm việc nghĩa cứu người khi mới rời cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi) được ba hôm.

Trong khoang vẫn chưa có con cá nào. Các thuyền viên nhớ lại lúc ông Rimas hồi sức, nói được

thông tin cá nhân, tàu đã điện vào bờ báo cáo sự việc, tuy nhiên vì sức khỏe ông không quá

nghiêm trọng và phần vì tàu vừa ra khơi, quay về coi như trắng tay nên lực lượng chức năng đồng

ý cho tàu chở ông Rimas cùng đi đánh bắt. Gần 20 ngày có thêm một “bạn tàu” mới, các thuyền

viên cùng chia nhau bát cơm, chỗ ngủ, thậm chí cử người canh lúc “ông Tây” này đi vệ sinh vì

sợ không quen dễ rớt xuống nước. “Mà ổng ăn cũng mạnh lắm. Mấy bữa đầu tụi tui chỉ cho uống

nước yến và sữa, nghĩ người Tây họ thích ngọt ngọt vậy chứ không ăn được thức ăn mình. Ai

ngờ bữa nào ổng cũng “quất” 3 tô cơm, ăn ngon lành. Giờ mập mạp vậy đó. Tụi tui không cho

ổng đi lại nhiều trên tàu, vì thấy ổng yếu quá, mới thoát chết xong giờ có chuyện chi nữa thì khổ”,

anh Nhị cười khà khà.

Anh Đồng ngồi bên lấy điện thoại ra, mở những tấm hình lúc ông vừa được cứu ốm nheo ốm

nhách, đen nhẻm và rũ rượi cho chúng tôi xem để minh chứng cho lời anh Nhị. Thuyền viên 23

tuổi này kể thêm, ông Rimas rất mê chụp ảnh, suốt ngày chụp không biết chán, từ các thuyền viên

đến cảnh đánh cá, sinh hoạt trên tàu ông đều ghi lại không sót cảnh nào. Những ngư dân này cũng

cho rằng ông Rimas có duyên với tàu mình, bởi qua điện đàm về nhà, họ nghe một số tàu khác

kể lại đã gặp chiếc thuyền này trên biển nhưng cứ tưởng thuyền du lịch chứ không nghĩ là thuyền

gặp nạn.

Hỏi các anh dân biển lâu năm, đã bao giờ gặp trường hợp cứu người như lần này chưa, tất cả đều

lắc đầu. Một ngư dân thành thật rằng lúc kéo ông Rimas vào, nhìn ông coi bộ “không qua nổi” ai

23

cũng lo, sợ có chuyện gì thì cả tàu mang họa lây, nhất là với người nước ngoài nữa. “Nhưng vô

lẽ mình thấy nạn trước mắt mà ngó lơ không cứu. Tình người ở mô cũng cần, huống chi giữa bốn

bề sóng nước”, anh nói cứng.

Lục lọi trong đống tư trang, ông Rimas tiếc nuối vì mất cuốn sổ lưu lại hành trình trên các vùng

biển của mình. Ông dự định sẽ xuất bản một cuốn sách về những chuyến phiêu lưu, và sẽ ghi

thêm câu chuyện được cứu sống bởi những ngư dân Việt Nam nhân ái này vào trong đó. “Không

sao, tôi sẽ cố gắng làm lại và không quên các bạn”, ông khẳng khái.

Đại diện biên phòng Đà Nẵng cho hay sẽ bố trí nơi ăn ở cho ông Rimas, tiến hành lấy thông tin

và báo cáo cho Sở Ngoại vụ cùng lực lượng chức năng để giải quyết vụ việc theo đúng pháp luật.

Suốt buổi cung cấp thông tin cá nhân cho lực lượng biên phòng, ông Rimas Meleshyus liên tục

mở máy tính đưa những hình ảnh về vị trí, tọa độ, những nơi tàu từng đi qua. Ông cũng không

quên “khoe” những tờ báo, tạp chí viết về đam mê phiêu lưu trên biển của mình. Ông còn dí dỏm

rằng: “Tôi hơi bị nổi tiếng đấy”. Trên facebook cá nhân của ông, hình ảnh về những chuyến du

ngoạn trên biển được hàng chục ngàn người theo dõi. “Tôi có rất nhiều thuyền đi biển. Mất chiếc

thuyền này quả thật rất tiếc. Tôi sẽ cố gắng kiếm một chiếc mới để tiếp tục hành trình của mình”,

ông nói. (Tiền Phong 5/2, Thanh Trần) đầu trang

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bắt 3 nghi can 'nhốt' ngư dân để ép đi biển

Ngọc cùng hai nghi can đã giam giữ 4 thanh niên quê ở miền Tây tại quán My My để chờ đưa

xuống ghe đi biển rồi lấy tiền công.

Ngày 3.2, Cơ quan CSĐT Công an TP.Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết đã ra quyết định

khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Nguyễn Thị Yến Ngọc (37 tuổi, ngụ đường 30

Tháng 4, P.11, TP.Vũng Tàu), Nguyễn Văn Học (25 tuổi) và Trần Thị Kiều Hoanh (25 tuổi, cùng

ngụ An Giang) để điều tra làm rõ về hành vi giam giữ người trái pháp luật.

Nguồn tin của Thanh Niên cho hay, Ngọc là chủ quán cà phê, quán nhậu My My trong hẻm 1007

đường 30 Tháng 4, P.11, gần khu vực cảng cá Cát Lở. Ngọc cùng hai nghi can trên đã giam giữ

4 thanh niên quê ở miền Tây tại quán My My để chờ đưa xuống ghe đi biển rồi lấy tiền công. Từ

tin báo của người dân, Công an TP.Vũng Tàu đã giải thoát 4 thanh niên này.

Theo ghi nhận của phóng viên vào chiều 3.2, tại một quán nhậu, cà phê khác cũng ở hẻm 1007,

có nhiều ngư dân ăn nhậu, uống cà phê để chờ ngày đi biển. Một người dân sống gần quán cà phê

My My cho biết trong số này có nhiều người đang bị “giam lỏng” chờ ngày xuống tàu cá ra khơi.

Mặc dù họ đang nhậu hay uống cà phê nhưng đều có đàn em của “cò ghe” canh giữ vì sợ bỏ trốn.

Trước đó, Báo Thanh Niên đã có loạt bài viết Bóc trần đường dây bán lao động trên biển, phản

ánh tình trạng “cò ghe” bắt giữ, nhốt các ngư dân để cung cấp cho tàu cá đánh bắt hải sản. Mới

đây, Bộ đội biên phòng và Công an TP.Đà Nẵng đã bắt giữ hai “cò ghe” tại tỉnh Bà Rịa-Vũng

Tàu về hành vi buôn bán người. Theo đó, hai “cò ghe” này đã bán 4 thanh niên từ TP.Vũng Tàu

ra Đà Nẵng để đi biển. Bốn người này sau đó bị đánh đập dã man, và được lực lượng chức năng

Đà Nẵng giải cứu. (Thanh Niên 4/2, Nguyễn Long) đầu trang

24

NHÌN RA THẾ GIỚI

Pakistan bắt giữ gần 50 ngư dân Ấn Độ và tịch thu 9 con tàu

Theo phóng viên TTXVN tại Nam Á, ngày 3/2, Cơ quan an ninh hàng hải Pakistan (PMSA) đã

bắt giữ 47 ngư dân Ấn Độ và tịch thu 9 tàu của họ do bị cáo buộc đánh bắt cá trái phép trong

vùng lãnh hải Pakistan.

Những ngư dân bị bắt giữ nói trên đã được bàn giao cho cảnh sát ở Docks để điều tra và tiến hành

thêm các thủ tục.

Theo người phát ngôn của PMSA, các tàu cá Ấn Độ bị tịch thu do xâm phạm vùng lãnh hải của

Pakistan.

Trước đó, hôm 19/1, PSMA cũng đã bắt giữ 17 ngư dân Ấn Độ với cáo buộc đánh bắt cá trái phép

trong vùng lãnh hải Pakistan và thu giữ 3 tàu.

Hồi tháng 12 năm ngoái và tháng Một năm nay, 292 tù nhân Ấn Độ bị giam giữ ở Pakistan đã

được trả tự do vài ngày sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pakistan Muhammad Faisal tuyên

bố việc trả tự do này là một hành động thiện chí.

Pakistan và Ấn Độ thường bắt giữ ngư dân của nhau với cáo buộc họ đánh bắt cá trái phép trong

vùng lãnh hải của mình vì đường ranh giới trên biển Arab giữa hai nước chưa được phân định rõ

ràng và những con tàu gỗ của ngư dân lại thiếu công nghệ định vị chính xác để tránh vi phạm

lãnh hải của nước kia.

Một số tổ chức phi chính phủ ở cả Ấn Độ và Pakistan đã nêu vấn đề này ra, đồng thời hối thúc

chính phủ hai nước trả tự do cho những ngư dân bị bắt giữ này ngay lập tức. (Vietnam + 4/2) đầu

trang./.