bản tin văn phòng jica vi t nam - jica.go.jp · bản tin văn phòng jica việt nam t h ......

7
S15 (Tháng 12 năm 2016) Bản tin Văn phòng JICA Vit Nam Hi tho tp hun vQun lý dán xây dng (trang 2) Ba thí sinh đầu tiên đạt Chng chnghTin bc 2 theo tiêu chun Nht Bn (trang 3) By tế thông qua kết quthnghim lâm sàng cho vcxi Si- Rubella ca POLYVAC (trang 4) Hi tho kinh doanh nông nghip ti Vit Nam- Định hướng tương lai gn (trang 4) Dán hp tác kthuật tăng cường năng lực qun lý môi trường nước (Trang 5) Tham quan và thi vtranh vcu Cc Pài (Trang 6) TIÊU ĐIỂM CHƯƠNG TRÌNH PHÁI CỬ TÌNH NGUY N VIÊN JICA T I VI T NAM Đã hơn 50 năm kể tthời điểm nhng Tình nguyn viên JICA đầu tiên được phái cra nước ngoài vào tháng 12/1965. Tcon s4 Tình nguyện viên (TNV) ban đầu được phái cra nước ngoài, đến nay sau 50 năm, Chương trình Phái cử TNV đã phái chơn 47.000 TNV ti trên 90 quc gia. Việt Nam, Chương trình Phái cử TNV được bắt đầu vào năm 1995, chvới 3 TNV về giảng dạy tiếng Nhật ban đầu, sau 21 năm đã có trên 560 TNV được cử đến Việt Nam. Hiện nay, để góp phn gii quyết các vấn đề cấp cơ sở, có 50 TNV đang trin khai hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như giảng dạy tiếng Nhật, y tế phúc lợi, phát triển địa phương, phát triển công nghiệp, du lịch, môi trườngtrên mi min Vit Nam. Chương trình Phái cử TNV JICA có 3 mục đích chính, đó là (1) Htrphát trin kinh tế, xã hội các nước đang phát triển; (2) Nâng cao tình hu nghvà hiu biết ln nhau giữa nước tiếp nhn TNV và Nht Bn; (3) TNV sau khi vnước sphát huy kinh nghim có được khi làm TNV. Tc là, TNV scùng ăn, cùng ở, cùng làm vi người dân địa phương, cùng nói một ngôn ng, hiểu được văn hóa tập quán, nhu cu của địa phương, tđó cùng với người dân địa phương đưa ra những gii pháp hiu qugóp phn phát trin kinh tế xã hi địa phương. Sau khi vnước hssdng nhng kinh nghiệm có được khi làm TNV để đóng góp cho xã hội Nht Bn và hp tác Vit Nam Nht Bn. TNV JICA có 2 loi hình: TNV Hp tác Hi ngoi Nht Bn (JOCV) là nhng TNV có độ tui t20 đến 39; và TNV Cao cp (SV) là những TNV có độ tui t40 đến 69. Các TNV được tuyn chn kcàng ti Nht Bản để đáp ứng các yêu cu tphía Vit Nam. Nhng TNV tham gia Chương trình Phái cử TNV đều là nhng người có kiến thc chuyên môn và kinh nghim vlĩnh vực mà hđược yêu cu. Tuy nhiên, hkhông phi là nhng người đặc bit mà hchlà nhng công dân Nht Bn có mong mun được đóng góp kiến thc, kinh nghim ca mình vào sphát trin ca Vit Nam. Trước khi được PHÁI Tình nguyn viên chp nh knim sau khi kết thúc bui báo cáo hết nhim k

Upload: others

Post on 25-Sep-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Số 15 (Tháng 12 năm 2016)

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam

Hội thảo tập huấn

về Quản lý dự án

xây dựng (trang 2)

Ba thí sinh đầu tiên

đạt Chứng chỉ nghề

Tiện bậc 2 theo tiêu

chuẩn Nhật Bản

(trang 3)

Bộ y tế thông qua

kết quả thử nghiệm

lâm sàng cho vắcxi

Sởi- Rubella của

POLYVAC (trang

4)

Hội thảo kinh

doanh nông nghiệp

tại Việt Nam- Định

hướng tương lai

gần (trang 4)

Dự án hợp tác kỹ

thuật tăng cường

năng lực quản lý

môi trường nước

(Trang 5)

Tham quan và thi

vẽ tranh về cầu Cốc

Pài (Trang 6)

TIÊU ĐIỂM

CHƯƠNG TRÌNH PHÁI CỬ TÌNH NGUYỆN VIÊN JICA TẠI VIỆT NAM

Đã hơn 50 năm kể từ thời điểm những

Tình nguyện viên JICA đầu tiên được phái

cử ra nước ngoài vào tháng 12/1965. Từ con

số 4 Tình nguyện viên (TNV) ban đầu được

phái cử ra nước ngoài, đến nay sau 50 năm,

Chương trình Phái cử TNV đã phái cử hơn

47.000 TNV tới trên 90 quốc gia.

Ở Việt Nam, Chương trình Phái cử

TNV được bắt đầu vào năm 1995, chỉ với 3 TNV về giảng dạy tiếng Nhật ban đầu, sau

21 năm đã có trên 560 TNV được cử đến Việt Nam. Hiện nay, để góp phần giải quyết

các vấn đề ở cấp cơ sở, có 50 TNV đang triển khai hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực

khác nhau như giảng dạy tiếng Nhật, y tế

phúc lợi, phát triển địa phương, phát triển công nghiệp, du lịch, môi trường… trên mọi

miền Việt Nam.

Chương trình Phái cử TNV JICA có 3

mục đích chính, đó là (1) Hỗ trợ phát triển

kinh tế, xã hội các nước đang phát triển; (2)

Nâng cao tình hữu nghị và hiểu biết lẫn

nhau giữa nước tiếp nhận TNV và Nhật

Bản; (3) TNV sau khi về nước sẽ phát huy

kinh nghiệm có được khi làm TNV. Tức là,

TNV sẽ cùng ăn, cùng ở, cùng làm với

người dân địa phương, cùng nói một ngôn

ngữ, hiểu được văn hóa tập quán, nhu cầu

của địa phương, từ đó cùng với người dân

địa phương đưa ra những giải pháp hiệu

quả góp phần phát triển kinh tế xã hội địa

phương. Sau khi về nước họ sẽ sử dụng

những kinh nghiệm có được khi làm TNV

để đóng góp cho xã hội Nhật Bản và hợp

tác Việt Nam – Nhật Bản.

TNV JICA có 2 loại hình: TNV Hợp

tác Hải ngoại Nhật Bản (JOCV) là những

TNV có độ tuổi từ 20 đến 39; và TNV

Cao cấp (SV) là những TNV có độ tuổi từ

40 đến 69. Các TNV được tuyển chọn kỹ

càng tại Nhật Bản để đáp ứng các yêu cầu

từ phía Việt Nam. Những TNV tham gia

Chương trình Phái cử TNV đều là những

người có kiến thức chuyên môn và kinh

nghiệm về lĩnh vực mà họ được yêu cầu.

Tuy nhiên, họ không phải là những người

đặc biệt mà họ chỉ là những công dân

Nhật Bản có mong muốn được đóng góp

kiến thức, kinh nghiệm của mình vào sự

phát triển của Việt Nam. Trước khi được

PHÁI

Tình nguyện viên chụp ảnh kỉ niệm sau khi kết thúc buổi báo cáo hết nhiệm kỳ

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 12/2016

phái cử, TNV sẽ phải tham gia một chương trình đào

tạo 70 ngày tại Nhật Bản để học tiếng Việt cũng như

có được những kiến thức mà một TNV cần phải có,

như quản lý sức khỏe, quản lý an toàn, hợp tác quốc

tế… Chính vì được trang bị như vậy mà khi sang Việt

Nam không chỉ những hoạt động của họ mà cách

tiếp cận, tác phong làm việc, sự tuân thủ giờ giấc, nội

quy… của họ cũng được các cơ quan Việt Nam đánh

giá cao.

Tuy nhiên, không phải tất cả các TNV đều triển

khai hoạt động của mình một cách thuận lợi ngay từ

đầu. Bởi vì, khi bắt đầu hoạt động họ thường gặp phải

sự khác biệt trong văn hóa, cách thức làm việc cộng

thêm rào cản ngôn ngữ khiến hiệu quả công việc

không như mong muốn. Thực tế cho thấy cho dù TNV

có kiến thức và kinh nghiệm nhiều đến đâu mà không

xây dựng được mối quan hệ đồng nghiệp với các cơ

quan tiếp nhận thì họ sẽ không thể chia sẻ được những

kinh nghiệm của mình. Đây là một vấn đề mà nhiều

TNV đang công tác ở Việt Nam gặp phải và họ cũng

luôn nỗ lực hàng ngày để vượt qua khó khăn này.

Xin được giới thiệu một ví dụ về hoạt động của

TNV tại Việt Nam. Một TNV được phái cử sang Việt

Nam với tư cách là một Kỹ thuật viên vật lý trị liệu.

Chị đã tham gia Chương trình Phái cử TNV này sau 4

năm làm vật lý trị liệu tại một bệnh viện ở Nhật Bản.

Khi đến làm việc tại một bệnh viện ở phía Bắc Việt

Nam, việc đầu tiên chị làm là tìm hiểu hiện trạng của

bệnh viên. Chị đã làm việc như một cán bộ của bệnh

viện, cùng học hỏi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với

các đồng nghiệp và nỗ lực để nắm bắt được các vấn đề

mà bệnh viện đang gặp phải. Ngoài ra, chị còn giới

thiệu hệ thống vật lý trị liệu của Nhật Bản và lắng

nghe những trăn trở của ban quản lý bệnh viện, những

ý kiến của những đồng nghiệp đang cùng làm việc.

Kết quả là nhờ vào đề xuất của TNV mà bệnh viện đã

thành lập được một nhóm công tác gồm những bác sỹ,

kỹ thuật viên vật lý trị liệu và điều dưỡng - một bước

tiến lớn trong việc cải thiện hoạt động bệnh viện.

Một trong những đặc trưng của Chương trình tại

Việt Nam đó là phái cử TNV liên kết với doanh

nghiệp Nhật Bản. Các doanh nghiệp Nhật Bản có

mong muốn được cử nhân viên của công ty đến một

khu vực/ đất nước nào đó với tư cách là TNV thì họ sẽ

hợp tác với JICA để thực hiện. Đã có 56 TNV kiểu

này được cử đi nhiều nước trên thế giới. Trong đó có

11 TNV được cử đến Việt Nam. Các TNV này sau khi

cống hiến tại Việt Nam sẽ quay về công ty để phát huy

những kinh nghiệm có được tại đây. Các doanh nghiệp

có thể xem xét cử các TNV làm nhân viên đại diện của

doanh nghiệp mình tại Việt Nam. Có rất nhiều doanh

nghiệp Nhật Bản quan tâm đến Việt Nam nên dự kiến

số doanh nghiệp có nhu cầu cử TNV đến Việt Nam sẽ

ngày càng tăng.

Ông MASUDA Chikahiro – Phó trưởng Đại diện

phụ trách Chương trình Phái cử TNV của Văn Phòng

JICA Việt Nam cho biết dù ngành nghề hoạt động của

TNV khác nhau, nhưng điểm chung trong suy nghĩ của

TNV trước khi tới Việt Nam là họ đều mong muốn sử

dụng những kinh nghiệm có được tại Nhật Bản để

đóng góp và hỗ trợ cho Việt Nam. Tuy nhiên khi trở

về nước, ngược lại, ai ai cũng cảm nhận được rằng họ

cũng đã học hỏi được rất nhiều điều từ Việt Nam, ví

dụ như giá trị của gia đình, tinh thần cầu tiến….

Chương trình Phái cử TNV được triển khai và phát

triển tại Việt Nam trong suốt hơn 20 năm qua là nhờ

các bạn Việt Nam luôn luôn hợp tác, giúp đỡ, ủng hộ

các TNV JICA cũng như Chương trình.

Hiện tại, cũng có rất nhiều các cơ quan Việt Nam

có nhu cầu tiếp nhận TNV JICA với nội dung yêu cầu

phong phú đa dạng. Với mong muốn góp một phần

nhỏ bé trong công cuộc phát triển Việt Nam cũng như

tạo cơ hội để các TNV có được những kinh nghiệm

quý báu tại đây, những yêu cầu đó sẽ được tìm hiểu kỹ

để xem xét phái cử.

Đã hơn 20 năm kể từ khi bắt đầu phái cử TNV,

nhờ sự hợp tác, thấu hiểu lẫn nhau, mối quan hệ giữa

TNV và người dân địa phương ngày càng trở nên sâu

sắc. Sau này cũng sẽ có rất nhiều TNV Nhật Bản đến

công tác tại Việt Nam và họ vẫn sẽ luôn làm cầu nối

cho mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam -

Nhật Bản.

Một tình nguyện viên làm việc tại trung tâm phục

hồi chức năng

Hội thảo tập huấn về Quản lý dự án xây dựng

Ngày 25/11, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

(JICA) và Bộ Xây dựng phối hợp tổ chức hội thảo đào

tạo trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường năng lực về

dự toán chi phí, quản lý hợp đồng, chất lượng và an

toàn

toàn trong các dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam”

(Dự án CCQS).

Hội thảo đào tạo được tổ chức tại Hà Nội nhằm chia sẻ các kết quả hợp tác kỹ thuật của Dự án CCQS và các vấn đề then chốt liên quan đến pháp luật và các quy định về xây dựng của Việt Nam, với sự tham gia của các đại diện cơ quan quản lý nhà nước, Sở, Ban

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 12/2016

Ba thí sinh đầu tiên đạt Chứng chỉ nghề Tiện bậc 2 theo tiêu chuẩn Nhật bản

Kì thi đánh giá kỹ năng nghề Tiện bậc 2 tại trường cao

đẳng Nghề Công nghiệp Hà Nội

Ba thí sinh Việt Nam đầu tiên đã đạt Chứng chỉ kỹ

năng nghề Tiện bậc 2 theo tiêu chuẩn Nhật Bản tại Kỳ

thi đánh giá kỹ năng được tổ chức tại trường Cao đẳng

Nghề Công nghiệp Hà Nội, trong hai ngày 17 và

18/11.

Đây cũng là những thí sinh đầu tiên đạt chứng chỉ của

bậc kỹ năng này trong số các nghề đang được tổ chức

thi thí điểm theo tiêu chuẩn Nhật Bản, trong khuôn

khổ hợp tác giữa Tổng cục Dạy Nghề và Tổ chức Phát

triển Nghề Nhật Bản (JAVADA) với sự hỗ trợ của cố

vấn JICA về phát triển hệ thống đánh giá kỹ năng.

Hai trong số ba thí sinh vượt qua được kỳ đánh giá lần

này đến từ trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và

Cao đẳng Nghề Công nghiệp Hà Nội, đều là những

người đã tích lũy nhiều kinh nghiệm từ các dự án hợp

tác kỹ thuật, và Chương trình Đối tác Nhật Bản (*) do

JICA tài trợ.

Từ năm 2012, tại Việt Nam, các kỳ thi đánh giá kỹ

n

và các vấn đề then chốt liên quan đến pháp luật và các

quy định về xây dựng của Việt Nam, với sự tham gia

của các đại diện cơ quan quản lý nhà nước, Sở, Ban

Quản lý dự án, nhà thầu và tư vấn. Hai hội thảo tương tự

cũng được tổ chức liền sau đó tại Đà Nẵng và Thành

phố Hồ Chí Minh vào ngày 2/12 và ngày 8/12.

Dự án CCQS do JICA tài trợ và do Bộ Xây dựng

thực hiện, nhằm mục đích nâng cao năng lực của cán bộ

và các đơn vị liên quan thuộc Bộ Xây dựng, trực tiếp

tham gia các dự án xây dựng. Các đối tác của Dự án bao

gồm các đơn vị của Bộ Xây dựng như Vụ Hợp tác quốc

tế, Vụ Kinh tế xây dựng, Cục Giám định nhà nước về

chất lượng công trình xây dựng, Cục Quản lý hoạt động

xây dựng và Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô

thị. Mục tiêu cuối cùng của Dự án CCQS là thúc đẩy

việc quản lý các dự án xây dựng tại Việt Nam theo các

chuẩn mực và quy định quốc tế, từ đó nâng cao chất

lượng các dự án và công trình sử dụng nguồn vốn ngân

sách.

Trong cuộc họp Ban Chỉ đạo chung của Dự án

CCQS, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh cho

biết, “Bộ Xây dựng rất quan tâm đến dự án này và sau

hơn một năm chuẩn bị và thực hiện dưới sự hợp tác của

Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và JICA, dự án đã

đạt được những kết quả tích cực”.

“JICA đặc biệt coi trọng dự án này và tin rằng nó sẽ

đem lại giá trị lớn cho các doanh nghiệp cả phía Việt

Nam cũng như Nhật Bản”, ông Yamamoto Kenichi

-Phó Trưởng đại diện JICA Việt Nam- chia sẻ thêm.

Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế

bền vững trong những năm gần đây và thực hiện rất

nhiều dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn. Tuy nhiên,

do việc quản lý chất lượng dự án và quản lý an toàn

trong các công trình xây dựng còn thiếu sót nên còn

để xảy ra nhiều vụ tai nạn xây dựng. Ngoài ra, hợp

đồng của các dự án xây dựng chưa được quản lý

hiệu quả dẫn đến nhiều tranh chấp trong giai đoạn

thi công và gây khó khăn cho việc triển khai dự án.

Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ Việt Nam đã

đề nghị JICA triển khai Dự án CCQS. Dự án được

chuẩn bị và thực hiện kể từ tháng 4/2015, dự kiến

kéo dài đến hết tháng 3/2018./.

Hội thảo tập huấn về quản lý dự án xây dựng

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 12/2016

năng cho bốn nghề là Tiện, Phay, Lắp cáp mạng thông

tin và Điều khiển tuần tự, đã được Tổng cục Dạy Nghề

tổ chức tại các trung tâm đánh giá kỹ năng do Tổng

cục Dạy Nghề chứng nhận. JAVADA và cố vấn JICA

đã hỗ trợ kỹ thuật để các kỳ thi này được xây dựng

theo tiêu chuẩn Nhật Bản từ khâu tổ chức, ra đề đến

chấm điểm, cho cả hai phần thi Lý thuyết và Thực

hành.

Các kỳ thi đánh giá kỹ năng chủ yếu được tổ chức

ở hai bậc thi là bậc 3 (bậc sơ cấp) và bậc 2 (bậc trung

cấp). Tuy nhiên, để tham gia cuộc thi đánh giá kỹ năng

ở bậc 2 đòi hỏi thí sinh phải có kinh nghiệm nhất định

trong nghề. Tại Nhật Bản, những thí sinh đạt được

chứng chỉ nghề ở bậc trung cấp cũng đều là những

người có kinh nghiệm đáng kể.

Mục tiêu tới đây của Chương trình hợp tác nói trên

cũng như hợp phần của các dự án hợp tác kỹ thuật và

Chương trình Đối tác Phát triển của JICA là tổ chức

được kỳ thi đánh giá kỹ năng bậc 2 cho các nghề khác

và hướng tới triển khai các kỳ thi đánh giá kỹ năng

tương tự tại miền Trung và miền Nam.

(*) Các dự án, chương trình đó là:

(1) (Dự án HTKT): Dự án Đào tạo Công nhân kỹ

thuật cơ khí tại Trường Cao đẳng Công nghiệp

Hà Nội

(2) (Chương trình đối tác phát triển) Giai đoạn 1:

Dự án Phát triển giáo trình mẫu, phương pháp

giảng dạy, tài liệu và công cụ để đào tạo kỹ

thuật sản xuất dựa trên vi điều khiển.

(3) (Chương trình đối tác phát triển) Giai đoạn 2:

Dự án Phát triển khả năng lãnh đạo trong đào

tạo kỹ năng và kỹ thuật ngành cơ khí tại

trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội.

(4) (Dự án HTKT) Dự án Phát triển nguồn nhân

lực kỹ thuật tại Trường Đại học Công nghiệp

Hà Nội

(5) (Dự án HTKT) Dự án Nâng cao năng lực đào

tạo giáo viên kỹ thuật dạy nghề tại Trường Đại

học Công nghiệp Hà Nội.

Bộ Y tế thông qua kết quả thử nghiệm lâm sàng cho vắc

xin Sởi- Rubella của POLYVAC

Ngày 11/11, Trung tâm Nghiên cứu, Sản xuất Vắcxin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC) đã công bố Quyết định của Bộ Y tế, thông qua kết quả thử nghiệm lâm sàng cho vắcxin phối hợp Sởi-Rubella (MR) do POLYVAC sản xuất, tại Hội nghị Ban điều phối chung (JCC) lần thứ tư “Dự án Tăng cường Năng lực sản xuất Vắcxin phối hợp Sởi-Rubella”.

Tại hội nghị này, POLYVAC cũng cho biết, trong

quý I năm 2017 sẽ hoàn thành các thủ tục liên quan

đến cấp phép lưu hành sản phẩm để cung cấp vắcxin

nay

này cho Chương trình tiêm chủng mở rộng (EPI), phục

vụ tiêm miễn phí cho trẻ em Việt Nam từ năm 2017.

Với thành quả này, Việt Nam là quốc gia thứ tư

trong khu vực châu Á tự sản xuất được vắcxin MR sau

Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc.

Dự án Tăng cường Năng lực sản xuất Vắcxin phối

hợp sởi-rubella được JICA hỗ trợ triển khai từ tháng

5/2013 và kéo dài trong thời gian 4 năm 11 tháng, với

tổng ngân sách khoảng 700 triệu yên Nhật.

Hội thảo kinh doanh nông nghiệp tại Việt Nam

Định hướng tương lai gần

Nhân dịp Lễ hội Việt Nam – Nhật Bản (Japan-

Vietnam Festival – JVF) năm 2016 được tổ chức tại

Thành phố Hồ Chí Minh, chiều ngày 19/11/2016,

JICA phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam tổ chức

Hội thảo nông nghiệp với chủ đề “Kinh doanh nông

nghiệp tại Việt Nam- Định hướng tương lai gần”.

Hơn 400 đại biểu đã tới tham dự Hội thảo, cho

thấy mối quan tâm lớn đối với nền nông nghiệp Việt

Nam. Việt Nam là một trong những quốc gia xuất

khẩu gạo, hạt điều, cà phê, hạt tiêu,… lớn nhất thế

giới. Thêm vào đó, mức thu nhập và sức mua trong

nước cũng như các quốc gia trong khu vực tăng cao,

tiêu dùng nội địa ngày càng lớn và sẽ tiếp tục tăng hơn

nữa trong tương lai. Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực

tăng năng suất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu tiêu

dùng ngày càng tăng.

Chính phủ Nhật Bản, JICA cũng tăng cường hỗ

trợ, đẩy mạnh hợp tác công-tư nhằm xây dựng chuỗi

giá trị thực phẩm ở Việt Nam. Tuy nhiên, để biến

nông nghiệp Việt Nam thành ngành công nghiệp thứ

sáu thì cùng với việc xây dựng chuỗi giá trị thực

phẩm, tăng cường đầu tư từ các doanh nghiệp tư

nhân, nỗ lực trong đào tạo phát triển nhân lực kinh

doanh nông nghiệp, tiếp nhận thực tập sinh kỹ thuật

cũng là việc cần thiết.

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 12/2016

Dự án Hợp tác kỹ thuật tăng cường năng lực

quản lý môi trường nước

Ngày 1/12/2016, cuộc họp lần thứ hai Ban chỉ đạo

(BCĐ) Dự án “Tăng cường năng lực quản lý môi trường

nước lưu vực sông” (WEMRB) đã được tổ chức tại Hà

Nội, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân và

Phó trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam, Ông

Kakioka Naoki.

Cuộc họp nhằm thông báo Quyết định số 2652/QĐ-

BTNMT ngày 15/11/2016 của Bộ trưởng Bộ TN&MT

về việc thành lập BCĐ dự án; Đánh giá và thống nhất

tiến độ dự án và đánh giá các vấn đề gặp phải trong quá

trình thực hiện dự án; và Thảo luận về các hoạt động của

Dự án trong thời gian tới, các kết quả dự kiến của Dự án.

Dự án “Tăng cường năng lực quản lý môi trường

nước lưu vực sông” (WEMRB) là Dự án hợp tác kĩ

thuật giữa Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

(JICA) và Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ

TN&MT), được thực hiện trong 3 năm từ tháng

11/2015 đến tháng 11/2018.

Mục tiêu của Dự án là tăng cường năng lực xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật của Bộ TN&MT, Tổng cục Môi trường (TCMT) và năng lực thực thi công tác quản lý môi trường nước lưu vực sông (QLMTNLVS) của các Sở TN&MT tham gia Dự án, bao gồm: Bắc Ninh, Bắc Giang và Thái Nguyên (thuộc lưu vực sông Cầu) và Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai (thuộc lưu vực sông Đồng Nai).

cũng là việc cần thiết.

Hội thảo có sự tham dự của các khách mời là ông

Takebe Tsutomu -Chủ tịch Ủy ban điều hành JVF

2016, Cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sĩ Hữu nghị

Nhật-Việt; ông Tanaka Kazunori –Nghị sĩ Hạ viện

Nhật Bản, đại diện Liên minh Nghị sĩ Hữu nghị Nhật-

Việt; ông Nguyễn Trí Dũng -Ủy viên Ủy ban Trung

ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, và một số cán bộ

cấp cao của Chính phủ hai nước Việt-Nhật, các doanh

nghiệp tư nhân, đoàn thể, v.v…

Trong phần diễn thuyết, phó Chủ tịch JICA Ông

Eshim

Eshima Shinya đã trình bày về “Tiếp cận của JICA

trong lĩnh vực nông nghiệp”. Tiếp đó, các diễn giả của

cả hai khu vực công–tư của hai nước đã chia sẻ rộng

rãi những kinh nghiệm triển khai hình thức nông

nghiệp định hướng tương lai gần của doanh nghiệp và

các nghiệp đoàn nông nghiệp của Nhật Bản; và những

cách tiếp cận tiên tiến trong kinh doanh nông nghiệp

mà phía Việt Nam đã triển khai.

Trong phần thảo luận nhóm, các đại biểu đã tổ

chức thảo luận, xem xét những nỗ lực cần thiết để phát

triển nông nghiệp của cả hai nước Việt-Nhật trong

tương lai.

Ông Takebe Tsutomu phát biểu trong

buổi hội thảo

Các đại biểu chụp ảnh kỉ niệm

Cuộc họp lần thứ hai Ban chỉ đạo Dự án “Tăng cường

năng lực quản lý môi trường nước lưu vực sông”

(WEMRB)

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 12/2016

Các thành viên BCĐ dự án, đại diện từ các cơ

quan liên quan trực thuộc TCMT, Bộ TN&MT, các Sở

TN&MT mục tiêu, và Nhóm chuyên gia JICA nhất trí

rằng Dự án đang tập trung giải quyết những lĩnh vực

khó khăn, vướng mắc nhất trong công tác

QLMTNLVS thông qua hoạt động xây dựng văn bản

pháp luật (6 thông tư), thực hiện các dự án thí điểm tại

các lưu vực sông mục tiêu (đánh giá sức chịu tải và

hạn ngạch xả thải thông qua việc sử dụng mô hình mô

phỏng,…) và hoạt động tăng cường năng lực (tập huấn

và tham quan học tập…).

Các đại biểu thống nhất với các hoạt động, kết quả đã đạt được và kế hoạch hoạt động của Dự án do các

cán bộ, chuyên gia Dự án trình bày; đồng thuận cần đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng các hoạt

động. Trong quá trình thực hiện dự án, hai bên sẽ thảo luận và thống nhất điều chỉnh một số hoạt động, đặc

biệt nội dung hoạt động của Dự án thí điểm cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Cuộc họp BCĐ tiếp theo dự kiến được tổ chức

vào tháng 3/2017 nhằm thảo luận sâu hơn các vấn đề

kỹ thuật và xem xét điều chỉnh khung dự án.

Tham quan và thi vẽ tranh về cầu Cốc Pài

Đại sứ thiện chí của JICAViệt Nam, nữ diễn viên Lan Phương cùng các

em học sinh huyện Xín Mần

Ngày 5/11, nhân dịp khánh thành cầu Cốc Pài

thuộc Dự án tín dụng ngành giao thông giai đoạn 2

(TSL 2), JICA đã tổ chức cuộc tham quan cầu và thi

vẽ tranh với chủ đề “Đổi thay trên quê hương em” cho

các em học sinh ở thị trấn Cốc Pài. Tham dự cuộc thi

còn có Đại sứ thiện chí của JICA Việt Nam, nữ diễn

viên Lan Phương, và đại diện tám cơ quan báo chí.

100 em học sinh của ba trường trung học cơ sở và

tiểu học ở thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, tỉnh Hà

Giang, đã tham gia cuộc thi vẽ tranh, với với sự hỗ trợ

của lãnh đạo Ủy ban nhân dân Huyện Xín Mần, lãnh

đạo phòng giáo dục Huyện và ban giám hiệu cùng các

thầy cô giáo của ba trường.

Mơ ước trong những bức vẽ

Ông Fujita, Trưởng đại diện JICA Việt Nam, và

các nhà báo tham gia chuyến đi không khỏi ngỡ

ngàng, ngạc nhiên trước những nét vẽ trong sáng, mô

tả cảnh tượng hùng vĩ, đẹp đẽ trong tranh của các em

dự thi. Còn cảm động hơn khi thấy ước mơ và hi vọng

của các em về những đổi thay tích cực, được thể hiện

qua các bức vẽ, về trường Đại học Cốc Pài, về các

khách du lịch Việt-Nhật cùng ngắm núi rừng Xín Mần

từ cầu Cốc Pài.

Với mong muốn lưu lại cho các em học sinh kỷ

niệm đẹp và niềm tự hào mỗi khi đi trên cây cầu này

cũng như nuôi dưỡng những hoài bão xây dựng và

phát triển quê hương trong các em nhỏ, lần đầu tiên

Văn phòng JICA Việt Nam tổ chức một cuộc thi vẽ

tranh cho các em nhỏ. JICA cũng sử dụng những bức

tranh được giải trong cuộc thi này để in thiếp chúc Tết

năm nay của văn phòng.

Ngoài các phần quà ý nghĩa dành cho các em học

sinh tham gia vẽ tranh, JICA còn gửi tặng ba trường

giá sách và hơn 1.000 cuốn sách, truyện các loại dành

cho lứa tuổi học sinh.

Cầu Cốc Pài

Dự án tín dụng ngành giao thông giai đoạn 2 dự

kiến xây mới 76 cầu trên tuyến quốc lộ phạm vi toàn

quốc từ năm 2013 tới 2020. Dự án giai đoạn 1 với

mục tiêu tương tự đã hoàn thành xây dựng tổng cộng

144 cầu quốc lộ trên toàn quốc.

Cho đến nay, với cả hai giai đoạn Dự án TSL của

JICA, đã có hơn 150 công trình cầu, trải dài khắp đất

nước Việt Nam, được hoàn thành, nhưng quá trình thi

công cầu Cốc Pài đáng trăn trở, quan tâm và ấn tượng

hơn cả. Công trình đã được hoàn thành với sự ủng hộ

của lãnh đạo và nhân dân các dân tộc địa phương.

Cầu Cốc Pài trên quốc lộ 4 qua huyện Xín Mần,

tỉnh Hà Giang là một trong những cây cầu thuộc phạm

vi Dự án TSL 2

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 12/2016

vi Dự án TSL 2. Cầu được xây dựng mới, cách cầu cũ

(cầu treo) khoảng 60m về phía thượng lưu. Cầu được

thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông dự

ứng lực. Chiều dài cầu là 337,28 m và tổng chiều dài

đường dẫn hai đầu cầu là 495,49m thiết kế theo tiêu

chuẩn cấp IV miền núi.

Do điều kiện địa chất và địa hình hiểm trở, quá trình xây dựng cầu gặp rất nhiều khó khăn như thi công cọc trong khu vực đá cứng, vị trí nằm trên sườn dốc cheo leo, lao lắp dầm qua khe sâu hiểm trở và mặt bằng chật hẹp. Việc vận chuyển vật liệu, thiết bị ở đây, dù nhỏ nhất, cũng phức tạp và phải đặc biệt thận trọng. Trụ cầu Cốc Pài cao 65m, cao thứ 2 tại Việt Nam. nên việc thi công trụ ở đây rất phức tạp, cũng như thi công tòa cao ốc, phải dùng đến vận thăng, cẩu tháp trong điều kiện sông sâu, núi cao.

Việc xây dựng cầu giúp cải thiện kết nối giao

thông giữa 2 tỉnh Hà Giang và Lào Cai cũng như giữa

huyện Xín Mần và các địa phương lân cận. Cầu được

xem như một điểm nhấn du lịch của huyện Xín Mần,

một huyện nằm giáp biên giới với Trung Quốc và còn

nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở hạ tầng.

Trước khi có cây cầu Cốc Pài, người dân phải sử

dụng cầu treo và cây cầu này đã nhiều lần bị sập, mùa

mưa còn bị ngập khiến người dân đi lại khó khăn. Cây

cầu Cốc Pài được đưa vào sử dụng sẽ mang lại cơ hội

phát triển du lịch, kinh tế, cải thiện đời sống cho người

dân nơi đây.

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - Văn phòng Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 11, Tòa nhà CornerStone, 16 Phan Chu Trinh, Hà Nội, Việt Nam

Tel: 04-3831-5005; Fax: 04-3831-5009;

Website: http://www.jica.go.jp/vietnam/vietnamese/index.html

Tranh của các

em học sinh

được sử dụng

trong thiệp

mừng năm mới

của Văn phòng

JICA Việt Nam