bẢn tin welearn: 3 nĂm - mỘt chẶng ĐƯỜng · bản tin welearn 24 - số đặc biệt...

4
LAST TOP BACK NEXT | 01 Điểm tin OMT | Góc 20/11 Từ Elearning đến WeLearning Bản tin nội bộ của Công ty OMT Số 24 tháng 10-11/2012 OMT KHỞI XƯỚNG. GCF HỖ TRỢ Thưa quý độc giả, Bản tin WeLearn có tiền thân là Bản tin OMT sau đó là Lăng kính OMT đã có một chặng đường tuy không phải quá dài nhưng là thành quả cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của Công ty OMT nhằm đưa đào tạo trực tuyến đến gần hơn với người học tại Việt Nam. Song song với việc OMT triển khai các dự án e-learning, Bản tin WeLearn giúp độc giả có cái nhìn tổng thể về xu hướng đào tạo trực tuyến trên thế giới, chia sẻ bí quyết học tập và giảng dạy trực tuyến. Ba năm qua, Bản tin WeLearn đã nhận được không ít những phản hồi tích cực của khách hàng, đối tác và những độc giả thường xuyên. Đây thực sự là động lực to lớn cho Công ty OMT và Ban biên tập Bản tin trên hành trình cho ra đời những ấn phẩm ngày càng chuyên nghiệp và bổ ích với đại đa số bạn đọc. Bản tin WeLearn 24 - số đặc biệt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 xin gửi lời kính chúc sức khỏe và thành công tới quý thầy cô. Nhân dịp này chúng tôi cũng xin giới thiệu cuốn Cẩm nang OMT E-learning như một lời tri ân tới độc giả - những người luôn đồng hành cùng chúng tôi trong 3 năm vừa qua. Mời quý độc giả xem thông tin về cuốn cẩm nang ở trang 4 của ấn phẩm này. BẢN TIN WELEARN: 3 NĂM - MỘT CHẶNG ĐƯỜNG ĐIỂM TIN OMT Trân trọng, Ban biên tập Bản tin WeLearn

Upload: others

Post on 18-Oct-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BẢN TIN WELEARN: 3 NĂM - MỘT CHẶNG ĐƯỜNG · Bản tin WeLearn 24 - số đặc biệt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 xin gửi lời kính chúc sức khỏe

LAST TOP BACK NEXT| 01

Điểm tin OMT | Góc 20/11

Từ Elearning đến WeLearning

Bản tin nội bộ của Công ty OMTSố 24 tháng 10-11/2012

OMT KHỞI XƯỚNG. GCF HỖ TRỢ

Thưa quý độc giả,

Bản tin WeLearn có tiền thân là Bản tin OMT sau đó là Lăng kính OMT đã cómột chặng đường tuy không phải quá dài nhưng là thành quả cho những nỗlực không ngừng nghỉ của Công ty OMT nhằm đưa đào tạo trực tuyến đến gầnhơn với người học tại Việt Nam. Song song với việc OMT triển khai các dự áne-learning, Bản tin WeLearn giúp độc giả có cái nhìn tổng thể về xu hướng đàotạo trực tuyến trên thế giới, chia sẻ bí quyết học tập và giảng dạy trực tuyến.

Ba năm qua, Bản tin WeLearn đã nhận được không ít những phản hồi tích cựccủa khách hàng, đối tác và những độc giả thường xuyên. Đây thực sự là độnglực to lớn cho Công ty OMT và Ban biên tập Bản tin trên hành trình cho ra đờinhững ấn phẩm ngày càng chuyên nghiệp và bổ ích với đại đa số bạn đọc.

Bản tin WeLearn 24 - số đặc biệt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 xingửi lời kính chúc sức khỏe và thành công tới quý thầy cô. Nhân dịp này chúngtôi cũng xin giới thiệu cuốn Cẩm nang OMT E-learning như một lời tri ân tới độc

giả - những người luôn đồng hành cùng chúng tôi trong 3 năm vừa qua. Mờiquý độc giả xem thông tin về cuốn cẩm nang ở trang 4 của ấn phẩm này.

BẢN TIN WELEARN: 3 NĂM - MỘT CHẶNG ĐƯỜNG

ĐIỂM TIN OMT

Trân trọng,Ban biên tập Bản tin WeLearn

Page 2: BẢN TIN WELEARN: 3 NĂM - MỘT CHẶNG ĐƯỜNG · Bản tin WeLearn 24 - số đặc biệt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 xin gửi lời kính chúc sức khỏe

LAST TOP BACK NEXT| 02

Một giảng viên trẻ viết cho tôi: “Tôi rất thích bài viết của thầy về đổi mới giáo dục bởi vì tôi là một giảng viên trẻ và mới bắt đầu nghề dạy học; tôi luôn tâm niệm cần phải tạo ra sự khác biệt trong giảng dạy. Vậy làm sao để bắt đầu và thầy có lời khuyên nào không?”

Tôi đã trả lời bạn giảng viên đó như thế này:

Lấy người học làm trung tâm

Ngày nay chúng ta có thể áp dụng một vài phương pháp giảng dạy mới nhằm cải tiến việc học của học viên. Nhiều đại học trên thế giới bắt đầu hiểu được tầm quan trọng của học viên trong lớp. Ý tưởng là lấy người học làm trung tâm – những học viên có thái độ học tích cực , học đi đôi với hành có nhiều khả năng thành công trong đại học và sau tốt nghiệp. Để cải tiến quá trình giáo dục, điều tốt nhất là bắt đầu từ chính bản thân các thầy cô giáo.

Mặc dầu nhiều giảng viên tin rằng việc của họ chỉ là dạy nhưng tôi thì cho rằng nếu giảng viên tham gia vào việc tư vấn cho học viên, có đối thoại sớm với học viên về chọn lựa kế hoạch học tập, lập kế hoạch nghề nghiệp và là thầy kèm của họ sẽ góp phần tạo cho học viên một cách tiếp cận mới giúp cho học viên trải nghiệm đời sống đại học một cách đầy hứng khởi. Phương pháp dạy mới hội tụ vào mô hình “khuyên như dạy”. Giảng viên áp dụng phương pháp khuyên nhủ như cách giảng dạy khác, vì vai trò của họ sẽ chuyển từ đọc bài giảng sang tạo điều kiện và hướng dẫn học viên trở thành người học tích cực và tạo cơ hội cho họ phát triển về trí tuệ, đạo đức.

Chủ động tư vấn, hướng dẫn và kèm cặp học viên

Giảng dạy là nghề quan trọng nhất nhưng nó thường không được tổ chức tốt trong thế giới có nhiều biến đổi chóng mặt như thế này. Đừng ai nghĩ rằng chọn lựa làm thầy để giàu hay nổi tiếng. Chúng ta chọn nghề giáo bởi chúng ta tâm huyết với thế hệ trẻ và muốn xây dựng thế hệ tương lai có chuyên môn, tri thức và đạo đức. Bởi vì việc học tích cực phụ thuộc vào động cơ của học viên nhưng động cơ lại tuỳ thuộc vào hiểu biết của họ về điều chúng ta dạy. Chúng ta phải là người động viên họ về mặt trí tuệ và tình cảm. Chúng ta phải vào lớp với tin tưởng cao rằng chúng ta ở đó vì một lí do. Chúng ta có trách nhiệm truyền đạt tích cực và nhiệt tình về chủ đề cho cả

John Vũ là Giáo sư kiêm nhiệm tại Viện nghiên cứu phần mềm của Đại học Carnegie Mellon, và là Nghiên cứu viên kĩ thuật và Kĩ sư trưởng Công nghệ Thông tin tại Boeing, hỗ trợ cho việc phát triển máy bay thương mại và các đối tác toàn cầu. Trong 15 năm qua, John đã từng là nhà vô địch về cải tiến qui trình ở Boeing với những kết quả có ý nghĩa. Ông đã huấn luyện hơn 10 000 kĩ sư về kĩ nghệ phần mềm; tiến hành trên 100 cuộc thẩm định và hỗ trợ nhiều tổ chức đạt tới mức cao của Mô hình trưởng thành năng lực (CMM/CMMI). Ông cũng là sáng lập viên của SPIN Seatle và quản lý tổ chức này từ 1996 tới 2003.

Trước khi gia nhập Boeing, ông đã giữ nhiều vị trí kĩ thuật then chốt tại Teradyne, Litton

Industries; HP, Motorola và GTE. John là nhà khoa học thỉnh giảng tại Viện Kĩ nghệ phần mềm (SEI) nơi ông đã tham gia vào việc phát triển nhiều Mô hình năng lực và là nhà khoa học cấp cao tại Đại học Carnegie Mellon, nơi ông đang tiến hành nghiên cứu xu hướng toàn cầu về Kĩ nghệ Phần mềm và Hệ thống. John cũng là người lãnh đạo đánh giá về CMMI và P-CMM được SEI công nhận.

lớp. Thậm chí, giảng viên cũng nên quan tâm tới cuộc sống và việc học của học viên, chắc chắn học viên hiểu được điều đó.

Các giảng viên thuộc thế hệ cũ, nhiều người luôn tỏ ra bận rộn và không muốn gặp học viên bên ngoài lớp học. Tuy nhiên, việc này khiến họ tạo ra bức tường giữa giảng viên và học viên. Thực tế là giảng viên nên chủ động hướng dẫn, kèm cặp học viên và cho phép họ gặp mình bất kì khi nào họ cần giúp đỡ. Bên cạnh dạy trên lớp, cá nhân tôi luôn sẵn sàng tiếp học viên trong toàn bộ quỹ thời gian ở trường. Tôi luôn Tôi luôn mở cửa phòng để học viên có thể tới gặp tôi bất kì lúc nào. Tất nhiên, ai có hẹn trước thì tôi sẽ bố trí gặp trước. Tôi thường dành tuần đầu của lớp để thảo luận và tư vấn cho học viên. Tôi thường chia sẻ với họ kinh nghiệm cũng như những điều họ cần chuẩn bị để có thể hoàn thành tốt môn học của tôi. Tôi cũng khuyến khích học viên đặt câu hỏi và nói về mối quan tâm của họ để thầy và trò hiểu nhau hơn. Tôi biết điều họ muốn và họ biết điều tôi mong đợi ở họ.

Lắng nghe tích cực

Song song với giảng dạy tích cực, giảng viên cần biết lắng nghe phản hồi của học viên về cách dạy của mình và việc học của học viên. Giảng viên không giả định về điều học viên phải biết nhưng giải quyết với điều họ không biết và xây dựng trên đó điều họ cần biết. Giảng viên sẽ trở thành người rất uy tín khi hiểu được những gì đang diễn ra trong lớp học. Học viên nghe chúng ta và chúng ta nghe họ. Học viên có quyền đề xuất một vài thay đổi và giảng viên là người quyết định xem có nên thực hiện không?

Học viên là người trực tiếp thu nhận kiến thức và quan sát việc dạy của giảng viên, do đó, có những yếu điểm của giảng viên hoặc phong cách dạy mà giảng viên khó lòng tự nhìn thấy. Vì vậy, giảng viên rất cần lắng nghe để có những điều chỉnh phù hợp với khả năng và phong cách học của đa số học viên. Ví dụ, học viên của tôi thích học tập thông qua các tình huống thực tế (case studies) nên tôi đã đề nghị họ đọc cuốn sách “Steve Jobs” và thảo luận về những thay đổi trong thị trường công nghệ và cách một người có viễn kiến có thể làm thay đổi cả ngành công nghiệp như thế nào. Tôi đã thảo luận về phong cách quản lý doanh nghiệp, những thay đổi hỗn độn của thị trường, cũng Steve Jobs đã đòi hỏi sự hoàn hảo từ công nhân ra sao. Tôi nói với họ: “Nhiều người trong các bạn có thể là một Steve Jobs tiếp theo, các bạn có thể không giống ông ấy ở sự giàu có hay danh tiếng, nhưng các bạn hoàn toàn có thể có những sáng tạo trong ngành công nghiệp và làm lợi cho xã hội.” Phần lớn học viên đều đồng ý với tôi về điều đó.

Giảng dạy chưa bao giờ là công việc đơn giản. Có nhiều khó khăn không mời mà đến và đôi khi không thể giải thích được tại sao. Những trở ngại dần dần xói mòn niềm tin của một giảng viên trẻ nhưng đừng để chúng làm vướng bận. Lựa chọn nghề giáo vì những mục đích cao cả và giảng viên trẻ phải tin tưởng rằng mình đang làm đúng. Nếu giảng viên luôn ý thức về những đổi mới bản thân và phong cách giảng dạy thì mới mong học viên thay đổi được. Mọi cải tiến đều bắt đầu từ chính giảng viên.

Nguồn: seg.vn

LỜI KHUYÊN CHO GIẢNG VIÊN TRẺ - John Vũ -

Page 3: BẢN TIN WELEARN: 3 NĂM - MỘT CHẶNG ĐƯỜNG · Bản tin WeLearn 24 - số đặc biệt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 xin gửi lời kính chúc sức khỏe

LAST TOP BACK NEXT

| 03

ĐIỂM TIN OMT

Chương trình gặp gỡ Portland

Học tập mô hình thành phố xanh, sạchvà phát triển bền vững của Portland,bang Oregon là một chương trình có thểgiúp các học viên – các nhà quản lý đôthị một mô hình phát triển bền vững, ứngphó với sự cạn kiệt tài nguyên và tìnhtrạng khí hậu biến đổi. Tham dự khóahọc, học viên còn có dịp giao lưu, đàmđạo với GS. Marcus Ingle. Ông là Giámđốc Dự án Sáng kiến toàn cầu, Viện lãnh

đạo thuộc trường Quản trị công Hatfield,Đại học Portland (Hoa Kỳ), với hơn 30năm nghiên cứu về hành chính công(Public Administration) và kỹ năng lãnhđạo (Leadership). Giáo sư cũng là ngườichủ trì Dự án hợp tác “Lãnh đạo để Pháttriển bền vững” giữa Đại học Portlandvới Học viện Chính trị - Hành chính Quốcgia Hồ Chí Minh trong nhiều năm qua

Nhà Quản lý - tầm nhìn và tiêu chuẩn Mỹ

Khóa đào tạo ngắn hạn truyền thống tạiMỹ của OMT: “Nhà Quản lý - tầm nhìnvà tiêu chuẩn Mỹ” - khóa học do Công tyOMT triển khai rộng rãi trong năm 2013tại Việt Nam được Đại học Franklin ủyquyền và cấp chứng chỉ. Theo đó, ngoàiviệc mở lớp theo định kỳ, chương trình sẽđược đào tạo với các tổ chức như VN-PT, Hiệp hội DN vừa và nhỏ miền Bắc…

Chương trình hợp tác với Đại họcLong Beach

Tổ chức Hội thảo và Sự kiện - Quản trịDự án CNTT & Viễn Thông - Quản trịNguồn nhân lực KS, Du lịch là 3 khóahọc ngắn hạn được OMT phối hợp vớiĐH Long Beach tổ chức cho các tổ chức,

DN Việt Nam muốn nâng cao năng lựccho nguồn nhân sự của mình. Ba chươngtrình này được thiết kế kết hợp thực tếvà thăm quan B ở tây nước Mỹ /miền nam California. Chương trìnhcũng có thể điều chỉnh theo yêu cầu vàđặc điểm riêng của DN như một phầnthưởng cho các vị trí chủ chốt của đơn vị.

Các chương trình khác

Song song với các chương trìnhnày, OMT và NuocMy.net còn tổ chứcriêng theo đơn đặt hàng các chươngtrình mang tính chuyên ngành caonhư làm việc với hãng thăm dò và khaithác dầu khí BakerHughes. Tất cả thôngtin các khóa học được trình bày chitiết trên http://nuocmy.net. Với nănglực tổ chức mạnh mẽ và kinh nghiệmthực tế tại Mỹ nhiều năm, OMT &NuocMy.net hân hạnh được đồng hànhcùng các bạn, quý doanh nghiệp trongcác chương trình đào tạo và hànhtrình tới Mỹ trong năm 2013 tới đây.

Mọi thông tin chi tiết và đăng ký tham dựvui lòng liên hệ:

Anh Lê Xuân Huy – Chủ nhiệm chương trình

Email: [email protected]

DĐ: +84 936 313 903

GIỚI THIỆU CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, HỢP TÁC NĂM 2013

Tiếp nối các hoạt động thành công trongnăm 2012, Công ty OMT và NuocMy.nettiếp tục triển khai loạt chương trình đàotạo, study tour hợp tác với Hoa Kỳ chocác doanh nghiệp Việt Nam trong năm2013. Nét mới trong những chương trìnhnày là được chỉnh sửa, thiết kế riêngtheo từng ngành và tính đặc thù cao,nâng cao tính hữu ích cho doanh nghiệp.

Khóa học Nghiên cứu và Ứngdụng chuẩn ABET

Được sự cố vấn của Tiến sỹ Trần ĐăngKhoa - Giám đốc Trung tâm Đảmbảo Chất lượng Giáo dục, trường Đại họcCông Nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội)NuocMy.net và OMT tổ chức khóa đàotạo về chuẩn ABET tại trường Đại họcSaint Martin’s, bang Washington, Hoa Kỳ.Tham dự khóa học, các học viên hiểuđược các tiêu chuẩn, cách xây dựng vàtổ chức chương trình đào tạo phù hợpchuẩn ABE; đổi mới tầm nhìn; định vịchính xác chất lượng, quy mô và chấtlượng đầu ra hiện có của các chương trìnhđào tạo của đơn vị mình; xác định đượckế hoạch / lộ trình nâng cấp chương trìnhđào tạo từng bước tiến tới được côngnhận chuẩn ABET. Đồng thời học viêncó cơ hội tiếp cận, học hỏi và thiết lậpđược quan hệ với trường đại học uy tínnằm trong top 10 các trường đại học Mỹ.Clic

k to buy N

OW! P D F -X C h a n g e w

w w . t r a c k e r -s o f t w a

r e . c

o m

Clic

k to buy N

OW! P D F -X C h a n g e w

w w . t r a c k e r

-s o f t w a

r e . c

o m

Page 4: BẢN TIN WELEARN: 3 NĂM - MỘT CHẶNG ĐƯỜNG · Bản tin WeLearn 24 - số đặc biệt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 xin gửi lời kính chúc sức khỏe

Mọi ý kiến hoặc góp ý, xin gửi về: Ban biên tập Bản tin WeLearn Tel: (84-4) 35537797/8/9 - Fax: (84-4) 38356040 Công ty CP Đào tạo Quản lý Trực tuyến OMT 137 phố Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam Website: http://welearn.vn - http://omt.vn - Email: [email protected]©2012. Bản quyền thuộc về Công ty CP Đào tạo Quản lý Trực tuyến OMT

LAST TOP BACK NEXT

| 04

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu vớicác bạn cuốn Cẩm nang OMTE-learning (OMT E-learning Handbook).

Cẩm nang này là tập hợp các bài viết vàbài tổng hợp từ hơn 20 số bản tinWeLearn do OMT xây dựng và đượcbạn đọc hưởng ứng nhiệt tình trong banăm qua (2010-2012), với nội dungxoay quanh 4 phương diện lý thuyết vàthực hành e-learning trên thế giới và ởViệt Nam như sau:

Chúng tôi xin trân trọng thông báoChương trình Trao đổi chuyên gia 2013 doChính phủ Mỹ tài trợ bắt đầu chính thứcnhận hồ sơ dự tuyển. Đây là chương trìnhhợp tác đào tạo do Đại học Portland, bangOregon, Mỹ phối hợp cùng Công ty CPPhát triển Năng lực Tổ chức (OCD) thựchiện. Các thông tin và yêu cầu dựtuyển được đăng tải trên liên kết dưới đây:

Cẩm nang OMT E-learning được xuấtbản dưới dạng e-book và sẽ được giớithiệu miễn phí đến quý độc giả. Đểđăng ký nhận e-book vui lòng gửi yêucầu và liên hệ với chúng tôi theo thôngtin dưới đây:

Phạm Hồng Thúy – Biên tập viênEmail: [email protected]Đ: +84 936 802 677

http://www.pdx.edu/cps/professional-fellows-program-application-form

Thời hạn nộp hồ sơ là trước ngày15/12/2012. Để có các hỗ trợ trong quátrình nộp hồ sơ vui lòng liên hệ:

� Phần 1: Tư duy mới về học trựctuyến

� Phần 2: Kinh nghiệm của học viêntrực tuyến hiệu quả

� Phần 3: Kinh nghiệm của giảng viêntrực tuyến thành công

� Phần 4: Chia sẻ kinh nghiệm thực tếcủa giảng viên trực tuyến OMT

Với phương châm “từ E-learning đếnWe-learning”, chúng tôi coi e-learning làcông cụ, một phần của giải pháp tổngthể của OMT giúp bạn nâng cao khảnăng học hỏi và phát triển của doanhnghiệp và tổ chức mình. Chúng tôi cũngmong muốn cùng các bạn tham gia vàocộng đồng học tập trực tuyến đang ngàycàng lớn mạnh của Việt Nam.

Chúng tôi hy vọng các bạn sẽ tìm thấynhiều thông tin thú vị và kinh nghiệmhữu ích về học trực tuyến và giảng dạytrực tuyến từ cuốn cẩm nang này.

Chúc các bạn có một chặng đường họctập thú vị, linh hoạt và bổ ích với Cẩmnang OMT Elearning!

ĐIỂM TIN OMT

Ông Chu Đình Cương - Chuyên gia tưvấn quản lý, Công ty OCD Webiste: http://ocd.vn Email: [email protected] DĐ: +84 902 204 880

RA MẮT CẨM NANG OMT E-LEARNING 2010-2012

CHƯƠNG TRÌNH TRAO ĐỔI CHUYÊN GIA 2013 DO CHÍNH PHỦ MỸ TÀI TRỢ

Đậu Thúy HàTổng Giám đốc OMT

Click t

o buy NOW!

PDF-XChange

ww

w.tracker-software

.comClic

k to buy N

OW!PDF-XChange

ww

w.tracker-software.c

om