bỆnh lƠcÔ Ở gÀ · 2017-06-06 · gà ta nhưng có thể gây nhiễm cho gà ta. virut...

26
BỆNH LƠCÔ Ở GÀ 1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH Bênh Lơcô bênh bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do một loại virut thuộc họ Myxoviridae gây ra. Virut gây bệnh không chỉ truyền ngang từ gà bệnh sang gà khỏe do tiếp xúc, qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi,môi trường nuôi , mà nguy hiểm hơn virut có thể truyền dọc từ mẹ sang con qua phôi. Thời gian nung bệnh của bệnh Lơcô rất dài (hàng tháng). Vì thế gà từ 4 - 8 tháng tuổi trở lên và thường là gà trên 10 tháng mới xuất hiện triệu chứng bệnh. Bệnh thường thấy ở gà đẻ, rất ít khi thấy ở gà nuôi thịt thương phẩm. Bệnh thường xảy ra lẻ tẻ, từ từ trong thời gian rất dài, không có tính chất mùa vụ. Tỷ lệ chết không cao: 5 - 8% nhưng làm giảm lượng trứng từ 5 – 10%. 2. TRIỆU CHỨNG Mức độ ăn của gà trong đàn giảm dần. Mào yếm nhợt nhạt do thiếu máu. Thỉnh thoảng thấy gà ỉa chảy phân trắng hoặc xanh trắng. Lông xù xơ xác. Bệnh kéo dài 4 -5 tháng, gà rất gầy, da chân khô đét. Gà chết rải rác sau khi đẻ 3 – 4 tháng. Gà đẻ thất thường, trứng không đều, to nhỏ đủ loại. 3. BỆNH TÍCH Xác gầy, thịt khô. Máu loãng, thâm đen, khó đông. Bệnh tích đặc trưng là các khối u thường thấy ở gan, lách, buồng trứng và túi Fabricius, dich hoàn gà trống. 4. Phòng bệnh Không dùng trứng ở những đàn gà bị bệnh Lơcô để ấp sản xuất con giống. Định kỳ thải loại những con không đủ tiêu chuẩn giống 5. Điều trị Bệnh do virus gây ra nên không có kháng sính điều trị 6. Phân biệt bênh Marek Bệnh Marek xảy ra ở gà từ 1 tháng rưỡi trở lên đến 10 tháng tuổi, chủ yếu ở giai đoạn 3-6 tháng tuổi. Bệnh xảy ra ồ ạt trước và sau khi đẻ vài tuần. Tỷ lệ mắc bệnh cao và tử vong cao (60-70%). Bệnh chỉ truyền ngang. Thời gian nung bệnh khá dài, thường là 2 tháng, tối thiểu là 28 ngày. Vì thế bệnh phát ra sớm nhất cũng phải ở gà 1 tháng rưỡi tuổi. Gà con 1 ngày tuổi mẫn cảm với virus Marek cao gấp 1000 – 10 000 lần so với gà 21-30 ngày tuổi. - Bệnh xảy ra quanh năm, không có tính thời vụ.

Upload: others

Post on 30-Dec-2019

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BỆNH LƠCÔ Ở GÀ

1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH

Bênh Lơcô là bênh là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gà

do một loại virut thuộc họ Myxoviridae gây ra. Virut gây bệnh không chỉ truyền ngang

từ gà bệnh sang gà khỏe do tiếp xúc, qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi,môi

trường nuôi , mà nguy hiểm hơn virut có thể truyền dọc từ mẹ sang con qua phôi. Thời

gian nung bệnh của bệnh Lơcô rất dài (hàng tháng). Vì thế gà từ 4 - 8 tháng tuổi trở

lên và thường là gà trên 10 tháng mới xuất hiện triệu chứng bệnh. Bệnh thường thấy ở

gà đẻ, rất ít khi thấy ở gà nuôi thịt thương phẩm. Bệnh thường xảy ra lẻ tẻ, từ từ trong

thời gian rất dài, không có tính chất mùa vụ. Tỷ lệ chết không cao: 5 - 8% nhưng làm

giảm lượng trứng từ 5 – 10%.

2. TRIỆU CHỨNG

Mức độ ăn của gà trong đàn giảm dần. Mào yếm nhợt nhạt do thiếu máu. Thỉnh

thoảng thấy gà ỉa chảy phân trắng hoặc xanh trắng. Lông xù xơ xác. Bệnh kéo dài 4 -5

tháng, gà rất gầy, da chân khô đét. Gà chết rải rác sau khi đẻ 3 – 4 tháng. Gà đẻ thất

thường, trứng không đều, to nhỏ đủ loại.

3. BỆNH TÍCH

Xác gầy, thịt khô. Máu loãng, thâm đen, khó đông. Bệnh tích đặc trưng là các

khối u thường thấy ở gan, lách, buồng trứng và túi Fabricius, dich hoàn gà trống.

4. Phòng bệnh

Không dùng trứng ở những đàn gà bị bệnh Lơcô để ấp sản xuất con giống.

Định kỳ thải loại những con không đủ tiêu chuẩn giống

5. Điều trị

Bệnh do virus gây ra nên không có kháng sính điều trị

6. Phân biệt bênh Marek

Bệnh Marek xảy ra ở gà từ 1 tháng rưỡi trở lên đến 10 tháng tuổi, chủ yếu ở

giai đoạn 3-6 tháng tuổi. Bệnh xảy ra ồ ạt trước và sau khi đẻ vài tuần. Tỷ lệ mắc bệnh

cao và tử vong cao (60-70%). Bệnh chỉ truyền ngang. Thời gian nung bệnh khá dài,

thường là 2 tháng, tối thiểu là 28 ngày. Vì thế bệnh phát ra sớm nhất cũng phải ở gà 1

tháng rưỡi tuổi. Gà con 1 ngày tuổi mẫn cảm với virus Marek cao gấp 1000 – 10 000

lần so với gà 21-30 ngày tuổi. - Bệnh xảy ra quanh năm, không có tính thời vụ.

Bệnh Marek có 3 biểu hiện chính là:

+ Các triệu chứng thần kinh, liệt và bán liệt (Bệnh Lơcô không có). Cánh sã, khi

ngồi thì các ngón chân chụm lại (Lơcô không có), một chân co một chân duỗi thẳng về

phía sau như tư thế compa đang quay. Gà gầy xọp, teo cơ

+ Biến đổi ở mắt

+ Khối u ở hầu hết các cơ quan (Riêng ở túi Fabricius ít thấy khối u hơn)

BỆNH ĐẬU GÀ

(Bệnh trái gà – Boreliota Avium)

1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC

Bệnh đậu là một bệnh truyền nhiễm do Avipoxvirus gây ra ở gà và các

loài hoang cầm cùng nòi giống với gà.

Virut đậu chỉ truyền ngang qua thức ăn nước uống, hoặc có khi do côn

trùng hút máu.

Avipoxvirus có nhiều chủng, Mỗi chủng virus đậu chỉ gây bệnh cho một

loài gia cầm. Rất ít khi typ virus gây bệnh cho loài gia cầm này gây bệnh cho

loài gia cầm kia nên tên của bệnh đậu được gắn với tên của loài gia cầm đó:

Bệnh đậu gà - Boreliota Avium; Bệnh đậu gà tây – Boreliota Meleagridis; Bệnh

đậu bồ câu – Boreliota Culumbac.

Thủy cầm không bị bệnh đậu.

Các loài gia cầm khác như vịt, ngan, ngỗng không bị lây bệnh đậu từ gà,

gà tây, bồ câu.

Trong các loài gia cầm thì gà tây mẫn cảm nhất và dễ bị bệnh đậu nhất,

sau đó là gà nhà

Bệnh xảy ra rải rác quanh năm nhưng thường thấy nhiều và nặng nhất vào

cuối xuân đầu hè khi hoa xoan nở

Đặc trưng của bệnh là hình thành các nốt đậu ở mào, yếm, mép, mí mắt,

da và màng giả trên bề mặt niêm mạc gốc lưỡi, vòm họng.

2. TRIỆU CHỨNG. BỆNH TÍCH

2.1.Thể đậu ngoài da

Các nốt đậu chưa có vẩy hoặc có vẩy mầu nâu xám ở mào, tích, mép, khóe mũi,

mí mắt, da đùi

Một số gà bị mù mắt do tại mí mắt các nốt đậu mọc dầy lên, dính liền với nhau

thành cục, thành mảng

Nốt đậu ở mí mắt, khóe mép Nốt đậu ở mào

Nốt đậu ở mào, mắt

2.2. Thể đậu yết hầu (Thể đậu ướt)

Các nốt loét nhỏ nằm rải rác trên bề mặt niêm mạc vùng họng (Thanh quản, gốc

lưỡi) và niêm mạc xoang mũi dần dần trên bề mặt các nốt loét được phủ lớp

màng giả màu trắng ngà bám sâu và rất chắc vào niêm mạc, khó bóc

Cũng có trường hợp trên cùng một cá thể có cả nốt đậu ngoài da và màng giả

trên niêm mạc vùng họng

3. ĐIỀU TRỊ

Bổ sung Vitamin A

Bóc vẩy đậu rồi bôi cồn iod 1- 2% hoặc xanh Methylen hoặc nhỏ oxy già, ngày

2 lần, liên tục 3 - 4 ngày

4. PHÒNG BỆNH

Chủng vacxin đậu lúc gà 7 - 10 ngày tuổi

BỆNH GUMBORO

1, CĂN BỆNH

Bệnh Gumboro hay còn gọi là bệnh viêm túi Fabricius truyền nhiễm ở gà do

Birnavirus gây ra. Virut gumboro gồm 2 Serotýp.

- Serotýp I : gồm các chủng virut cường độc Gumboro gây bệnh cho gà. Tùy

theo mức độ độc lực, người ta chia làm 4 nhóm chính: nhóm rất cường độc; Nhóm cổ

điển; Nhóm biến đổi và nhóm nhược độc. Giữa các chủng trong cùng một týp chỉ

tương đồng kháng nguyên tối đa 30%.

- Serotyps II gồm các chủng gây nhiễm cho gà tây. Chúng không gây bệnh cho

gà ta nhưng có thể gây nhiễm cho gà ta.

Virut Gumboro đề kháng rất cao với các yếu tố lý, hóa và môi trường ngoại

cảnh, là một trong những virut có sức chịu đựng và tồn tại dai dẳng nhất trong tự

nhiên. Virut Gumboro cường độc tồn tại được 54 – 122 ngày trong chuồng nuôi gà

trước đó đã sảy ra bệnh Gumboro.

2. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA BỆNH

Gà 3 – 9 tuần tuổi, nhất là gà từ 3 – 6 tuần tuổi rất cảm nhiễm và bị bệnh. Gà

dưới 3 tuần tuổi có thể mắc ở thể tiềm ẩn, không thể hiện triệu chứng nhưng gây suy

giảm miễn dịch làm cho gà dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn khác. Túi Fabricius (cơ quan

có thẩm quyền miễn dịch cao nhất ở gà) và một số cơ quan thuộc hệ miễn dịch như

lách, gan, tuyến ức… là cơ quan thích ứng bậc nhất của virut Gumboro trong quá trình

sinh bệnh và tiến triển bệnh. Vì thế gà bị bệnh Gumboro sẽ bị suy giảm miễn dịch

nghiêm trọng.

Do đặc tính truyền ngang cực mạnh của virut Gumboro nên tỷ lệ nhiễm trong

đàn có khi tới 100% . Tỷ lệ chết từ 5 – 30% (theo lý thuyết), thực tế cao hơn nhiều.

3. TRIỆU CHỨNG

Đối với đàn gà mẫn cảm, thời gian nung bệnh rất ngắn chỉ 2 – 3 ngày. Bệnh

xuất hiện đột ngột, xảy ra nhanh. Triệu chứng đầu tiên là đàn gà xao xác. Chạy lao từ

đầu chuồng đến cuối chuồng. Gà ỉa chảy nặng. Phân màu trắng vàng, loãng nhiều

nước, sánh nhớt có bọt. Gà khát nước, uống nước nhiều, mệt lả, nằm ở tư thế phủ phục.

Hậu môn co bóp liên tục do túi Fabricius bị kích thích. Ngày thứ 3 sau khi xuất hiện

triệu chứng đầu tiên, trong đàn bắt đầu có gà chết. Mức độ chết ngày càng nhiều, kéo

dài 5 – 7 ngày. Sau đó gà hồi phục dần, chết ít hơn. Ngày thứ 8, thứ 9 không thấy gà

chết nữa.

4. BỆNH TÍCH

Bệnh tích đặc trưng ở túi Fabricius. Ở những gà chết trong những ngày đầu

bệnh sảy ra thì túi Fabricius sưng rất to, kích thước và trọng lượng gấp 2 – 3 lần bình

thường. Túi thủy thũng, phía ngoài bao lại bằng lớp dịch màu vàng nhạt. Có trường

hợp túi Fabricius bị xuất huyết rất nặng, tím mọng như quả mận tím chín. Bổ túi ra

thấy niêm mạc các múi khế xuất huyết, sung dầy. Ở những gà chết vào những ngày sau

(ngày thứ 5, 6), túi Fabricius teo nhỏ hơn bình thường, túi dai. Bên trong túi, niêm mạc

túi mủn nát, chứa chất giống như bã đậu.

Cơ khô nhanh, thẫm mầu. Xuất huyết nội cơ, rõ nhất là cơ ngực, cơ đùi , thường

là các điểm , các vệt, mảng, đám xuất huyết. Lách, gan sưng nhẹ, bề mặt có nhiều vệt

màu vàng loang lổ. Thận sưng, bề mặt có nhiều điểm xuất huyết và các sọc trắng

chằng chịt.

4. PHÒNG BỆNH

- Đối với gà nuôi thịt: Ở những cơ sở chăn nuôi chưa sảy ra bệnh, gà được sử

dụng vacxin 2 lần : Lần 1 lúc gà 10 ngày tuổi. Lần 2 lúc gà 21 ngày tuổi.

- Đối với gà nuôi sản xuất con giống, ngoài 2 lần như trên, khi gà được 18 – 20

tuần tuổi cần tiêm vacxin đa giá phòng 4 bệnh Niu- cát – xơn, Viêm phế quản truyền

nhiễm, Hội chứng giảm đẻ và bệnh Gumboro

5. ĐIỀU TRỊ

Gà bị bệnh Gumboro bị chết là do: Sốt cao; Ỉa chảy nặng nên mất nước và điện

giải; Xuất huyết ; Tự nhiễm độc; Suy giảm miễn dịch nên rất dễ bị các bệnh khác. Vì

thế can thiệp những đàn gà bị bệnh Gumboro cần tuân thủ nguyên tăc:

Hạ sốt; Trợ sức, trợ lực, cung cấp năng lượng (đường gluco);

Cung cấp đủ nước và chất điện giải: Dùng Biolyte với liều 1,25-2,5g/1lit nước

Giữ cho đàn gà yên tĩnh, tránh đuổi bắt, xô xát;

Cầm máu (vitamin K);

Chống nhiễm trùng kế phát (uống kháng sinh): Dùng Amoxicol với liều 0,11-

0,22g/kgP

Lập lại trạng thái cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột (uống chế phẩm sinh

học chứa các vi khuẩn có lợi);

BỆNH MAREK

1. CĂN BỆNH

Bệnh Marek là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gà do Herpesvirus týp B gây ra. Virus

Marek có 2 loại: Loại 1 thường lưu hành trong gà tây nhưng không gây bệnh cho gà

tây. Có thể sử dụng các chủng virus Marek nhóm này để sản xuất vacxin phòng bệnh

cho gà ta. Loại 2 gồm rất nhiều chủng với mức độ độc lực khác nhau lưu hành và gây

các thể bệnh khác nhau cho gà ta

2. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC

Virus Marek chỉ sống được trong nhân tế bào vật chủ. Virus tồn tại rất lâu trong tế

bào nang lông và từ đây truyền mầm bệnh sang các gà khác. Thời gian nung bệnh dài,

từ 28 ngày đến 2 tháng. Vì vậy không hoặc rất ít thấy bệnh xảy ra ở gà trước 45 ngày

tuổi. Điều chú ý là gà con 1 ngày tuổi đặc biệt mẫn cảm với virus Marek. Gà hướng

trứng mẫn cảm với bệnh cao nhất, tiếp đến là gà hướng thịt và sau đó là gà kiêm dụng.

Virut Marek không truyền dọc từ mẹ sang phôi qua lòng đỏ trứng. Bệnh sảy ra rải rác

ở các tháng trong năm, không có tính chất mùa vụ.

3. TRIỆU CHỨNG

Gà bị bệnh Marek thường thấy những triệu chứng sau:

-Các triệu chứng thần kinh: Liệt cánh (sã cánh) hoặc chân hoặc đồng thời cả cánh và

chân. Các ngón chân chụm lại. Tư thế nằm đặc trưng (một chân duỗi thẳng về phía

trước, chân kia duỗi thẳng về phía sau, bàn chân ngửa lên trời); Chân khô, lông xù xơ

xác.

- U bằng hạt đỗ, hạt lạc ở các lỗ chân lông vùng đùi, bụng…

- Con ngươi thu nhỏ lại hoặc biến dạng giống như hình ngôi sao nhiều cánh

Gà bị liệt, khi nằm 2 chân tư thế compa đang quay

Con ngươi biến dạng 4. BỆNH TÍCH

- Xác gầy. U với độ to nhỏ khác nhau ở hầu hết các cơ quan của cơ thể: Da, tim, phổi,

gan, lách, dạ dầy tuyến, dạ dầy cơ, thành ruột, màng treo ruột, thận, túi Fabricius,

buồng trứng ở gà mái, dịch hoàn ở gà trống. U không có ranh giới rõ với tổ chức lành

xung quanh.

- Dây thần kinh cánh, thần kinh hông sưng to

U ở quả tối, buồng trứng U ở 2 thùy thận trước

U trên da Dây thần kinh hông sung to

U ở gan

5. PHÒNG BỆNH

Không nuôi chung gà mái đẻ với gà con. Loại thải và xử lý gà bị bệnh. Tiêu độc, sát

trùng máy ấp, dụng cụ ấp, chuồng nuôi, máng ăn máng uống. Sử dụng thuốc sát trùng

Vibazone với liều 1kg/100 lit nước hoặc Beta Q với liều 1lit/130 lit nước

Bổ sung vitamin và chất điện giải giúp gà tăng cường sức đề kháng khi ngoại cảnh

thay đổi . Sử dụng thuốc bổ Dufaminovit Oral với liều 1ml/5lit nước và điện giải

Biolyte với liều 1,25-2,5g/1lit nước

Tiêm dưới da cổ vacxin Marek (đơn giá hoặc đa giá) cho gà giống 1 ngày tuổi ngay

tại cơ sở ấp trước khi xuất bán

BỆNH NEWCASTLE

( Bệnh Niu – cát – xơn

1.CĂN BỆNH

Căn bệnh gây nên bệnh Niu – cát –xon là một loại vi rút, gồm nhiều

chủng với các mức độ độc lực khác nhau. Căn cứ vào độc lực, người ta sắp xếp

chúng vào 3 nhóm:

- Nhóm không có độc lực hay độc lực rất thấp (Lentogen), đại diện là các

chủng Lasota, chủng B1, chủng F

- Nhóm có độc lực vừa (Mesogen), đại diện là chủng H, chủng M

- Nhóm có độc lực cao (Velogen), gồm các chủng gây bệnh cho gà mọi

lứa tuổi ngoài tự nhiên

2. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH

Loài vật mắc bệnh: Gà mọi loài, giống, mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh.

Ngoài gà thì chim cút cũng thường hay bị bệnh. Trong tự nhiên, chim sẻ, bồ câu

thường mang vi rút Niu – cát – xơn.

Bênh lây lan nhanh trong đàn, trong khu vực chăn nuôi. Bệnh xảy ra rải

rác ở các tháng trong năm. Tỷ lệ ốm và tỷ lệ chết ở đàn gà bị bệnh thường rất

cao

3. TRIỆU CHỨNG

Lúc đầu trong đàn gà xuất hiện một số con ủ rũ, cánh sã, lông xù (gà

khoác áo tơi) đứng tách khỏi đàn. Diều căng đầy hơi hoặc thức ăn không tiêu.

Gà khó thở, thỉnh thoảng phải vươn cổ, há miệng kêu thành tiếng “toóc, toóc”

như gà bị mắc tóc. Chân khô. Cầm hai chân dốc đầu xuống thì từ miệng chảy ra

nước nhớt, chua khắm.Gà ỉa chảy phân trắng hoặc trắng xanh, nhớt.

Sau vài tuần, những con gà không bị chết thì có triệu chứng thần kinh:

ngửa cổ lên trời (ngưỡng thiên) hoặc đầu và cổ thõng xuống, đi xiêu vẹo, đi

vòng tròn, đi giật lùi, đang đi thì dừng lại. Gà mổ không đúng hạt thức ăn. Nếu

đụng chạm vào thì gà ngã lăn ra, xoay tròn, lên cơn động kinh.

Hình ảnh các triệu chứng thần kinh ở gà bị bệnh Niu- cát- xơn

4. BỆNH TÍCH

Xác chết gầy, mào, yếm tím bầm. long vùng xung quanh hậu môn bẩn,

dính bết phân, độn chuồng. Niêm mạc khí quản xuất huyết, phủ dịch nhầy màu

hồng. Ở dạ dày tuyên (cuống mề): Các điểm xuất huyết bằng đầu đinh ghim, đầu

tăm ngay trên các gai thịt . Loét, xuất huyết niêm mạc dạ dầy cơ (mề) hoặc loét

niêm mạc phần tiếp giáp giữa dạ dầy tuyến và dạ dầy cơ. Xuất huyết, loét nang

lympho niêm mạc ruột non. Xuất huyết, loét nang lympho manh tràng. Có khi

thấy những vệt xuất trên niêm mạc trực tràng. Gà đẻ: xuất huyết buồng trứng.

Gà trống: xuất huyết dịch hoàn.

Xuất huyết, loét niêm mạc phần tiếp giáp Xuất huyết niêm mạc dạ dày tuyến

dạ dày tuyến và dạ dày cơ

Xuất huyết niêm mạc dạ dày tuyến Xuất huyết, loét nang lympho ruột non

Xuất huyết, loét nang lympho manh tràng Xuất huyết, loét nang lympho manh tràng

5. PHÒNG BỆNH

5.1. Vệ sinh phòng bệnh

Trong quá trình chăn nuôi cần chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo; Thức ăn

đầy đủ chất dưỡng, khẩu phần hợp lý đối với từng đối tượng, lứa tuổi gà; Khai

thác, sử dụng, vận chuyển khoa học nhằm nâng cao sức đề kháng không đặc

hiệu cho con vật. Định kỳ tiêu độc, sát trùng dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng

uống, nước uống, chuồng trại và khu vực xung quanh để tiêu diệt mầm bệnh ở

ngoài môi trường và trên các nhân tố trung gian truyền bệnh.

5.2. Phòng bệnh bằng vac xin

Hiện tại có nhiều lịch hướng dẫn sử dụng vac xin phòng bệnh Niu – cát –

xon cho gà.

- Với gà nuôi công nghiêp:

+ Lần 1: Lúc gà 3 hoặc 5 ngày tuổi cho uống (nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhỏ miệng)

vac xin Lasota hoặc ND-IB

+ Lần 2: Lúc gà 18 hoặc 21 ngày tuổi (vacxin như trên)

- Với gà nuôi thả vườn: Ngoài 2 lân f như đối với gà công nghiệp, toeem vacxin

H lúc gà 45 hoặc 60 ngày tuổi.

- Gà đẻ : Ngoài 3 lần như gà thả vườn thì trước khí đẻ bói (4,5 – 5 tháng tuổi

hoặc 18 – 20 tuần tuổi) tiêm vacxin đa giá phòng 3 bệnh Niu – cat – xơn,

Viêm phế quản truyền nhiễm và Hội chứng giảm đẻ đối với gà đẻ trứng thương

phẩm; Phòng 4 bệnh Niu – cát – xơn, Viêm phế quản truyền nhiễm, Hội chứng

giảm đẻ và Gumboro đối với gà đẻ trứng ấp sản xuất con giống

BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM Ở GÀ

( Infectious Bronchitis – IB)

1. CĂN BỆNH, ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà do một loại virus thuộc họ

Coronaviridae gây ra.

Virut gây bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm không chỉ truyền lây gián tiếp

(truyềnngang) qua dụng cụ chăn nuôi, thức ăn, nước uống, qua môi trường nuôi, qua

tiếp xúc trực tiếp giữa gà bệnh và gà khỏe mà nguy hiểm hơn chúng còn có khả năng

truyền từ mẹ sang phôi qua lòng đỏ trứng (truyền dọc). Virut gây bệnh tồn tại rất lâu

trong buồng trứng, ống dẫn trứng.

Bênh xuất hiện đột ngột và lây lan rất nhanh trong đàn.

Gà các lứa tuổi đều có thể bị bệnh.

Bệnh ở gà con dưới một tháng rưỡi tuổi luôn ở thể cấp tính, tỷ lệ chết cao.

Gà đẻ bị bệnh đúng vào thời gian đẻ cao nhất, sản lượng trứng giảm rất mạnh.

2. TRIỆU CHỨNG

Gà con có triệu chứng bệnh ngay ở những tuần tuổi đầu, thường thấy thở khó,

thở dốc, vươn cổ, há miệng ra để thở. Tỷ lệ chết cao 30 – 40%.

Gà lớn, gà đẻ thường không thấy triệu chứng ở đường hô hấp. Triệu chứng đặc

trưng ở gà đẻ bị bệnh là giảm đẻ đột ngột, sản lượng trứng giảm rất nhiều, có trường

hợp giảm 50 – 70% so với bình thường. Tình trạng giảm đẻ như trên kéo dài trong

nhiều tháng, rất khó trở lại như trước khi bị bệnh, mặc dù đã can thiệp bằng nhiều biện

pháp. Một số trứng đẻ ra thường dị dạng, vỏ mềm nhăn nheo. Trứng ấp, tỷ lệ chết phôi

cao, gà con nở ra yếu ớt, chết yểu.

Gà khó thở Gà mái đẻ tích nước xoang bụng

Trứng dị dạng, không có vỏ vôi

3. BỆNH TÍCH

Bề mặt niêm mạc khí, phế quản viêm, phù nề đỏ tấy, phủ lớp dịch đặc như mủ,

màu hồng. Phổi tụ máu.

Ở gà đẻ: Buồng trứng và nhiều trứng non đỏ sẩm hoặc tím bầm. Ống dẫn trứng

ngắn lại rất nhiều, thành ống dẫn trứng mỏng hơn so với bình thường. Thận viêm nặng,

sưng to, nhiều đám viêm đỏ trên bề mặt, nhất là những trường hợp gà bị bệnh viêm

phế quản thể thận do chủng virut 491. Có khi trứng non bị vỡ làm viêm dính các cơ

quan nội tạng với thành bụng.

Niêm mạc khí quản viêm, phủ dịch nhày Thận sưng, nhạt màu

Tích nước trong xoang bụng Tích dịch trong ống dẫn trứng

4. PHÒNG BỆNH

Tuyệt đối không sử dụng đàn gà bố mẹ đã bị bệnh viêm phế quản truyền nhiễm

để sản xuất con giống.

Thực hiện nghiêm các biện pháp vệ sinh thú y và lịch phòng bệnh bằng vacxin

cho gà, nhất là các đàn gà đẻ kể cả trứng thương phẩm và trứng giống.

Hiện tại có nhiều loại vacxin vô hoạt và nhiều loại vacxin nhược độc với mức

độ độc khác nhau, vì thế cần lựa chọn loại vacxin và lịch sử dụng phù hợp cho từng

đối tượng nuôi, từng lứa tuổi gà và vùng dịch tễ.

Nên sử dụng vacxin đa giá để khỏi phải bắt gà nhiều lần.

Thường là với gà thịt: lúc gà 3 (hoặc 5 ) ngày tuổi và 18 (hoặc 21) ngày tuổi nhỏ mắt,

nhỏ mũi, nhỏ miệng hoặc pha nước cho uống vacxin ND- IB;

Vớí gà đẻ, ngoài 2 lần sử dung vacxin như trên, khi gà được 18 – 20 tuần tuổi, tiêm:

vacxin đa giá phòng 3 bệnh Niu- cát – xơn, viêm phế quản truyền nhiễm và hội chứng

giảm đẻ (với gà đẻ trứng thương phẩm); Vacxin phòng 4 bệnh Niu- cát – xơn, viêm

phế quản truyền nhiễm, hội chứng giảm đẻ và bệnh gumboro (đối với gà sản xuất con

giống)

BỆNH VIÊM THANH KHÍ QUẢN

TRUYỀN NHIỄM Ở GÀ

1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC

Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm ở gà là bệnh do virus Herpes gây

ra.

Virus xâm nhập vào niêm mạc thanh quản, khí quản và sinh sản, rồi gây

bệnh tại đây.

Virut được thải ra ngoài cùng với đờm dãi của gà bệnh. Vì thế bệnh lây

chủ yếu qua đường hô hấp do hít thở và đường miệng do ăn uống phải thức ăn,

nước uống có nhiễm virut gây bệnh.

Bệnh thường xảy ra ở gà từ 5 tháng tuổi trở lên.

Gà khỏi bệnh về triệu chứng nhưng mang virut rất lâu và là nguồn bệnh

tiềm tàng, nguy hiểm trong đàn.

2.Triệu chứng :

2.1. Thể cấp tính:

Thở khó đặc trưng:

Gà ngạt thở từng cơn, vươn cổ, há hốc miệng để thở và luôn kèm theo

tiếng rít. Mào thâm tím, 2 cánh dang rộng.

Sau cơn rít luôn thấy gà vẩy mỏ bắn ra đờm có vệt máu tươi.

Sau đó gà lại tỉnh táo như bình thường. Ít phút sau, cơn ngạt thở lại tái

diễn và thở khó xuất hiện trở lại giống như cơn ngạt trước.

Cầm 2 chân gà dốc ngược đầu xuống thì gà có thể bị chết ngay do ngạt

thở

Triệu chứng khó thở: Gà há miệng ra để thở

2.2. Thể mạn tính

Thường thấy gà bị viêm mí mắt. Mí mắt sưng mọng, có khi có mủ.

Một số gà bị mù giống như ở bệnh viêm phế quản truyền nhiễm.

Niêm mạc vùng hầu họng có lớp màng giả trắng bao phủ, dễ bóc. Gà gầy,

thiếu máu và chết. Tỷ lệ chết có thể tới 60%.

Gà đẻ: sản lượng trứng giảm mạnh

3. Bệnh tích:

3.1. Thể cấp tính:

Bề mặt niêm mạc thanh, khí quản phủ dịch nhầy màu hồng. gạt lớp dịch

nhầy thấy những đám tụ máu và nhiều điểm xuất huyết nhỏ li t

3.2. Thể mạn tính

Niêm mạc thanh quản và phàn đầu của khí quản bị phủ lớp màng giả như

bã đậu, dễ bóc. Kết mạc và giác mạc mắt viêm có mủ.

Một số con bị thối mắt, mù mắt. Viêm xuất huyết buồng trứng và ống dẫn

trứng.

Xuất huyết trên niêm mạc khí quản

5. Phòng bệnh:

Đối với gà sản xuất con giống và gà đẻ trứng thương phẩm nhất thiết phải được

tiêm vacxin

+Lần 1: Lúc gà 16 đến 20 ngày tuổi.

+Lần 2: Sau lần thứ nhất 3 - 4 tuần, Gà sẽ được bảo hộ 1- 1,5 năm.

Các loại vacxin đang được sử dụng:

+TAD – ILT vac của Đức

+Cevac ILT chủng T20 của hãng Sanofi – Canada

+Laringo – vac Nobilis của Hà Lan

BỆNH CÚM GIA CẦM

1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂ DỊCH TỄ HỌC

Căn bệnh gây bệnh cúm gia cầm là Avian Influenza virus (Typ A) giống

Influenza, thuộc họ Orthmyxoviridae. Virus cúm có nhiều Typ và Subtyp.

Trên vỏ bọc virus có 2 loại kháng nguyên là H và N. Kháng nguyên H có 16

Subtyp, được ký hiệu từ H1 đến H16. Kháng nguyên N có 9 Subtyp, được ký hiệu từ

N1 đến N9.

Virus cúm có khả năng biến chủng và biến thể rất mạnh.

Cho đến nay virus đã gây nhiều trận dịch lớn ở gia cầm và ở người trên thế giới.

Virus cúm typ A đã được phát hiện và xác định là gây bệnh ở các loài động vật

có vú và các loài chim, bao gồm : một loạt các loài gia cầm và chim hoang dã;

người,lợn, ngựa, chồn, các loài động vật có vú ở biển.

Bệnh cúm gia cầm lây lan rất nhanh từ đàn này sang đàn khác là do các nhân tố

trung gian truyền bệnh như phân, chất độn chuồng, phương tiện vận chuyển, dụng cụ

chăn nuôi; do vận chuyển, bán chạy, giết mổ gia cầm bị bênh và đặc biệt là sự xâm

nhập của chim hoang dã vào khu vực chuồng trại nuôi gia cầm được coi là nguồn lây

nhiễm nghiêm trọng.

2. TRIỆU CHỨNG

Bệnh thường thấy ở thể nặng. Trong một đàn gia cầm mắc bệnh có thể thấy các

triêu chứng sau đây:

Sốt cao, hắt hơi, thở nhanh, khó thở, thở khò khè. Vẩy mỏ, từ mỏ chảy nước dãi

nhớt.

Một số con chết nhanh trước khi xuất hiện triệu chứng. Gia cầm đẻ: giảm tỷ lệ

đẻ, trứng mỏng vỏ.

Sưng phù đầu và mặt. Mắt sưng phù, chảy nước mắt.

Xuất huyết ở những vùng da không có lông, nhất là ở chân (ống chân, kẽ móng

chân), mào , yếm.

Sau vài ba ngày, những con sống sót có triệu chứng thần kinh: Ngoẹo cổ, đầu

giật rung liên tục, cánh sã, liệt chân hoặc đi lại không bình thường, loạng choạng, run

rẩy, đi xoay vòng.

Gia cầm ỉa chảy mạnh, phân loãng màu trắng hoặc trắng xanh

Xuất huyết da chân Xuất huyết ở mào, tích

3. BỆNH TÍCH

Mào yếm xuất huyết, tím bầm, sưng to. Phù nề quanh mắt.

Da chân xuất huyết.

Niêm mạc khí quản, phế quản phù nề. Trong lòng khí, phế quản có dịch thẩm

xuất, nhầy, màu hồng.

Tích dịch thủy thũng trong xoang ngực bụng. Xuất huyết trên bề mặt tương

mạc (mặt ngoài dạ dầy tuyến, dạ dầy cơ, ruột). Xuất huyết màng treo ruột. Xuất huyết

niêm mạc ruột.

Xuất huyết mỡ vành tim, mỡ thành bụng.

Tụy dòn, trên bề mặt có những điểm hoại tử trắng.

Xuất huyết màng thanh mạc Xuất huyết tuyến tụy dạ dày tuyến và dạ

dày cơ

4. PHÒNG BÊNH

Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm: Không nuôi

nhiều loại gia cầm trong một trại. Không uôi các loại động vật khác trong trại chăn

nuôi gia cầm.

Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, phương tiện vận chuyển, dụng cụ và

việc đi lại của con người ra vào trại.

Định kỳ tiêu độc sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn uôi, máng ăn, máng uống

và khu vực xung quanh chuồng trại.

Tiêm phòng vacxin cho đàn gia cầm theo quy trình, thực hiện giám sát trong và

sau tiêm phòng.

Tuyệt đối không chữa trị khi đàn gia cầm mắc, nhiễm bệnh cúm gia cầm mà bắt

buộc phải tiêu hủy theo đúng quy định.

Trong quá trình chăn nuôi cần đề phòng bệnh cúm gia cầm lây sang người.

HỘI CHỨNG CÒI CỌC Ở GÀ DO REOVIRUS

1. CĂN BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC

Hội chứng còi cọc ở gà do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu và không

thể thiếu là do Reovirus gây ra.

Đàn gà bị Hội chứng còi cọc thì tỷ lệ còi cọc tới 20 - 40%.

Virut gây bệnh không chỉ truyền ngang qua thức ăn, nước uống, dụng cụ

chăn nuôi, máng ăn, máng uống mà nguy hiểm hơn chúng còn có thể truyền dọc

từ mẹ sang con qua long đỏ trứng.

Gà 1 – 6 tuần tuổi thường bị bệnh hơn so với gà các lứa tuổi khác.

Kĩ thuật và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng ảnh hưởng lớn đến quá trình

phát sinh và lây lan bệnh.

2. TRIỆU CHỨNG

Đàn gà vẫn ăn uống, khỏe mạnh bình thường. Ỉa chảy liên tục, phân sống

có bọt khí. Can thiệp bằng kháng sinh thì triệu chứng tiêu chảy của gà trong đàn

giảm trong vòng 2-3 ngày nhưng sau đó tiêu chảy lại tiếp tục

Những gà còi cọc thấy:

- Hình dáng xấu xí, lông xơ xác, không bóng;

- Chân lùn, đi không vững;

-Chậm lớn nên nhìn vào tưởng như trong đàn nuôi gà nhiều lứa tuổi;

- Khi gà 5- 6 tuần tuổi, những gà bệnh có triệu chứng thần kinh rất rõ: Đi đứng

không vững, run rẩy, dễ ngã khi xua đuổi

3. BỆNH TÍCH

- Trong diều và ruột tich thức ăn không tiêu; Nhiều đoạn ruột chướng hơi

căng phồng, thành ruột mỏng;

-Trong lòng ruột chứa dịch nhầy màu nâu;

- Niêm mạc ruột bị viêm cata, mầu nâu sẫm

- Lách không sung, có nhiều điểm hoại tử.

- Đầu cơ đùi bị viêm hoại tử, trắng bệch. Tụy viêm , xơ cứng

4. PHÒNG BỆNH

Thường xuyên quan tâm tới thành phần dinh dưỡng thức ăn

Lựa chọn những loại vacxin có chứa cả chủng Reovirut gây Hội chứng

còi cọc và chủng gây Hội chứng giảm đẻ để cùng lúc phòng 2 bệnh.:

+ Avian Reovirut: Vacxin vô hoạt, tiêm dưới da 0,5 ml/con

Lần 1, lúc gà 4 tuần tuổi

Lần 2 trước khi gà đẻ ( 16 - 20 tuần tuổi )

+ Inacti/ Vac Reo: Vacxin vô hoạt của Pháp chứa 2 chủng S1133 phòng

bệnh viêm khớp và 1733 phòng Hội chứng còi cọc. Sử dụng như trên.

* Với gà đẻ, dùng vacxin đa giá:

+ ND –IB – EDS – REO ( TAD 404 Đức ) phòng bệnh NCX, VPQTN,

Gum, Giảm đẻ và Hội chứng còi cọc

+ ND – IB – IBD – REO ( TAD 401 Đức) phòng bệnh NCX, VPQTN,

GUM, Hội chứng òi cọc và Viêm khớp

+ Inacti/ vac BD3 + ND + IB2 + REO của Pháp phòng bệnh NCX,

VPQTN, Gum, Hội chứng còi cọc và Viêm khớp

+ Nobivac – REO – IBD – ND của Hà Lan phòng bệnh Niu – cát - xơn,

Gumboro, Giảm đẻ và Hội chứng còi cọc