bÁo cÁotueba.edu.vn/content/tueba/files/ba cong khai/báo cáo chung.pdfĐể đáp ứng yêu...

30
1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HC KINH T& QTKD S: …. /BC-ĐHKT&QTKD-KT&ĐBCLGD CỘNG HÒA XÃ HỘI CHNGHĨA VIỆT NAM Độc lp Tdo Hạnh phúc Thái Nguyên, ngày ….tháng…năm 2016 BÁO CÁO Vvic thc hiện công khai năm học 2015 - 2016 Kính gửi : Ban Khảo thí và Đảm bo chất lượng giáo dục Thc hin Thông tư 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bgiáo dục và Đào to vviệc ban hành Quy chế thc hiện công khai đối với cơ sở giáo dục ca hthng giáo dục quốc dân, Trường Đại hc kinh tế và Quản trKinh doanh báo cáo thực hin công khai năm học 2015-2016 như sau: PHN 1: CAM KT CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THC T1.1. Mô tả thc trng Nhà trường đã công bố smng là: “Đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và trên đại hc vi chất lượng cao, NCKH, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý nhằm phc vcho snghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đặc bit khu vực vùng núi và trung du Bắc bộ”. Tầm nhìn của trường Đại hc Kinh tế và QTKD đến năm 2025, Trường strthành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý có uy tín cao, nhiều mt ngang tm vi các trường đại học tiên tiến trong cnước và trong khu vực Đông Nam Á. Để đáp ứng yêu cầu của xã hội, từ năm 2009, Nhà trường xây dựng và ban hành Chuẩn đầu ra cho tất cả các chương trình đào tạo. Định kỳ hàng năm, Nhà trường tiến hành rà soát, điều chỉnh chuẩn đầu ra (năm 2011, 2012, 2013,2014,2015). Quá trình xây dựng Chuẩn đầu ra của Nhà trường luôn có sự tham gia của các Nhà tuyển dụng, chuyên gia giáo dục, hội nghề nghiệp và các cựu sinh viên... Chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo đều chỉ rõ chuẩn về kiến thức chuyên môn, về ngoại ngữ, tin học, về kỹ năng mềm, về phẩm chất đạo đức, về vị trí công tác có thể đảm nhiệm sau tốt

Upload: others

Post on 01-Nov-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁOtueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/ba cong khai/Báo cáo chung.pdfĐể đáp ứng yêu cầu của xã hội, từ năm 2009, Nhà trường xây dựng và ban hành Chuẩn

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD

Số: …. /BC-ĐHKT&QTKD-KT&ĐBCLGD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thái Nguyên, ngày ….tháng…năm 2016

BÁO CÁO

Về việc thực hiện công khai năm học 2015 - 2016

Kính gửi : Ban Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục

Thực hiện Thông tư 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ giáo dục và Đào

tạo về việc ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống

giáo dục quốc dân, Trường Đại học kinh tế và Quản trị Kinh doanh báo cáo thực hiện

công khai năm học 2015-2016 như sau:

PHẦN 1:

CAM KẾT CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

THỰC TẾ

1.1. Mô tả thực trạng

Nhà trường đã công bố sứ mạng là: “Đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và

trên đại học với chất lượng cao, NCKH, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế trong

các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế

- xã hội, đặc biệt ở khu vực vùng núi và trung du Bắc bộ”.

Tầm nhìn của trường Đại học Kinh tế và QTKD đến năm 2025, Trường sẽ trở thành

một trung tâm đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế

trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý có uy tín cao, nhiều mặt ngang tầm với

các trường đại học tiên tiến trong cả nước và trong khu vực Đông Nam Á.

Để đáp ứng yêu cầu của xã hội, từ năm 2009, Nhà trường xây dựng và ban

hành Chuẩn đầu ra cho tất cả các chương trình đào tạo. Định kỳ hàng năm, Nhà trường

tiến hành rà soát, điều chỉnh chuẩn đầu ra (năm 2011, 2012, 2013,2014,2015). Quá

trình xây dựng Chuẩn đầu ra của Nhà trường luôn có sự tham gia của các Nhà tuyển

dụng, chuyên gia giáo dục, hội nghề nghiệp và các cựu sinh viên... Chuẩn đầu ra các

chương trình đào tạo đều chỉ rõ chuẩn về kiến thức chuyên môn, về ngoại ngữ, tin học,

về kỹ năng mềm, về phẩm chất đạo đức, về vị trí công tác có thể đảm nhiệm sau tốt

Page 2: BÁO CÁOtueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/ba cong khai/Báo cáo chung.pdfĐể đáp ứng yêu cầu của xã hội, từ năm 2009, Nhà trường xây dựng và ban hành Chuẩn

2

nghiệp, trong đó các sinh viên tốt nghiệp phải sử dụng thành thạo máy tính, tin học cơ

bản và tin học văn phòng, có chứng chỉ tin học quốc tế IC3 hoặc tương đương; áp dụng

chuẩn đầu ra về ngoại ngữ đối với sinh viên tốt nghiệp năm 2018: Có kỹ năng ngoại

ngữ ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ

đề trong công việc liên quan đến chuyên ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ

để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo

cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn, đạt

năng lực ngoại ngữ bậc 3 (B1) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam do

Đại học Thái Nguyên cấp.

Về chất lượng giáo dục thực tế:

Nhà trường đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài với Bộ

Giáo dục và Đào tạo. Năm học 2015 - 2016, Nhà trường đã hoàn thành tự đánh giá 03

chương trình đào tạo là Kinh tế Đầu tư, Quản trị Doanh nghiệp và Kế toán Tổng hợp và tổ

chức đánh giá nội bộ cho 03 chương trình đào tạo nói trên..

Năm học 2015 - 2016, Nhà trường đã tổ chức đánh giá chuẩn đầu ra của sinh viên

tốt nghiệp thuộc 06 chương trình đào tạo là Kinh tế Đầu tư, Quản trị Kinh doanh Tổng hợp,

Ké toán Tổng hợp, Quản lý Kinh tế, Tài chính Ngân hàng, Quản trị Marketing. Kết quả

đánh giá chuẩn đầu ra của sinh viên tốt nghiệp của Nhà trường đều đạt cao cả về kiến thức

chuyên môn.

1.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

* Những điểm mạnh:

Nhà trường đã xây dựng và ban hành chuẩn đầu ra cho các chương trình đào tạo từ

rất sớm. Đồng thời, Nhà trường đã nhiều lần tổ chức rà soát, điều chỉnh và bổ sung chuẩn

đầu ra các chương trình đào tạo. Nhà trường đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá và tổ chức

đánh nội bộ cho một số chương trình đào tạo.

* Những tồn tại:

Số lượng chương trình đào tạo có sinh viên tốt nghiệp được đánh giá chưa nhiều.

1.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục

Từ năm 2016, Nhà trường tiếp tục tiến hành tự đánh giá cho các chương trình đào

tạo có sinh viên tốt nghiệp.

Page 3: BÁO CÁOtueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/ba cong khai/Báo cáo chung.pdfĐể đáp ứng yêu cầu của xã hội, từ năm 2009, Nhà trường xây dựng và ban hành Chuẩn

3

PHẦN 2:

CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

2.1. Mô tả thực trạng

Về đội ngũ cán bộ, giảng viên: Tổng số CBVC của Nhà trường là 500 người trong

đó đội ngũ giảng viên là 353 người với 07 PGS, 29 TS, 247 ThS, 70 CN. Bên cạnh đó, Nhà

trường còn có đội ngũ giảng viên gồm 1 PGS và 6 TS thuộc các đơn vị thành viên của Đại

học Thái Nguyên đang tham gia giảng dạy các chương trình đào tạo Sau đại học của Nhà

trường. 100% giảng viên Nhà trường có trình độ tin học và ngoại ngữ đạt chuẩn cao, có

kiến thức chuyên môn được cập nhật; số lượng giảng viên là Tiến sĩ và Nghiên cứu sinh

tăng nhanh.

Về cơ sở vật chất: Nhà trường hiện đang sử dụng một hệ thống CSVC bao gồm: các

giảng đường với diện tích 11.052 m2, thư viện, hội trường, ký túc xá sinh viên; Nhà làm

việc của BGH, các phòng chức năng và văn phòng các khoa, bộ môn. Trường cũng đã xây

dựng được khuôn viên, cây cảnh, sân vận động, sân thể thao, đường giao thông nội bộ đi

lại đáp ứng cho các hoạt động của người học.

Nhà trường có diện tích đất sử dụng là 4 ha trong đó diện tích xây dựng của giảng

đường là 11.052 m2; thư viện là 343 m2; ký túc xá là 9.308 m2. Diện tích đất đáp ứng yêu

cầu học tập, nghiên cứu khoa học và các hoạt động sinh hoạt tập thể của người học và cán

bộ giảng viên.

Nhà trường hiện đang sử dụng 2 giảng đường mới 5 tầng là GK1, GK2 và đang xây

dựng cho vào sử dụng giảng đường Đơn nguyên GK2. Nhà trường có hệ thống sân bãi,

dụng cụ phục vụ sinh viên tập luyện thể dục thể thao, văn nghệ và các chương trình hoạt

động tập thể. Hàng năm, Nhà trường đều dành một nguồn kinh phí để hỗ trợ sinh viên tham

gia các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao, ngoại khóa ...

Về thư viện: Sinh viên Nhà trường được sử dụng hệ thống thư viện bao gồm thư

viện Trường với 35272 cuốn sách, giáo trình. Hệ thống thư viện trên có đầy đủ phòng đọc,

sách, báo, tài liệu, máy tính kết nối mạng internet để phục vụ người học trong quá trình

học tập và nghiên cứu tại Trường.

Trường có hệ thống phòng máy tính phục vụ thực hành và phòng học, thi ngoại ngữ

chất lượng cao. Máy vi tính và trang thiết bị hầu hết là mới và hiện đại. Tổng số phòng

máy tính của Nhà trường là 4 phòng với tổng diện tích là 303 m2 và bao gồm 206 máy tính

Page 4: BÁO CÁOtueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/ba cong khai/Báo cáo chung.pdfĐể đáp ứng yêu cầu của xã hội, từ năm 2009, Nhà trường xây dựng và ban hành Chuẩn

4

được sử dụng có kết nối internet. Các trang thiết bị được mua sắm đáp ứng yêu cầu học tập

và giảng dạy, NCKH của người học và giảng viên.

Nhà trường đã thành lập trung tâm Tư vấn và hỗ trợ sinh viên, xây dựng được đội

ngũ giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập có nhiệm vụ tư vấn và hỗ trợ người học trong suốt

quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường. Ngoài ra, các phong trào của Đoàn Thanh niên,

Hội Sinh viên phát triển mạnh và sôi nổi. Nhà trường đã thành lập được nhiều câu lạc bộ

như câu lạc bộ sinh viên khởi nghiệp, câu lạc bộ tiếng anh, tin học, câu lạc bộ bóng đá, cầu

lông ...tạo môi trường học tập sôi nổi và môi trường sinh hoạt lành mạnh cho người học.

2.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

* Những điểm mạnh:

100% giảng viên có trình độ tin học và ngoại ngữ đạt chuẩn cao, có kiến thức chuyên

môn được cập nhật; số lượng Tiến sĩ và Nghiên cứu sinh tăng nhanh; Hệ thống trang thiết

bị hiện đại, đồng bộ, hiệu quả sử dụng cao; Tài liệu học tập được cập nhật đạt chuẩn quốc

tế; Phong trào Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên phát triển mạnh, sôi nổi.

* Những tồn tại:

Các phòng học nhóm, thảo luận cho sinh viên còn ít.

2.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục

Từ năm 2016, xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống giảng đường mới (đơn nguyên

GK2); Xây dựng và mở rộng diện tích phục vụ hoạt động thể dục thể thao, văn hóa, văn

nghệ; Xây dựng thêm phòng học nhóm phục vụ sinh viên.

PHẦN 3:

TÀI CHÍNH

3.1. Mô tả thực trạng

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh là đơn vị hành chính sự nghiệp có

thu và thực hiện theo cơ chế tự chủ một phần về tài chính. Hàng năm, Nhà trường đã xây

dựng kế hoạch chi tiết về các khoản thu, chi trong năm và thực hiện theo đúng kế hoạch đã

lập, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính của Nhà trường.

Nhà trường đã xây dựng và thường xuyên sửa đổi, bổ sung kịp thời quy chế chi tiêu

nội bộ nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý tài chính, phát huy tối đa các nguồn lực và phù hợp

với điều kiện của nhà trường theo từng giai đoạn.

Page 5: BÁO CÁOtueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/ba cong khai/Báo cáo chung.pdfĐể đáp ứng yêu cầu của xã hội, từ năm 2009, Nhà trường xây dựng và ban hành Chuẩn

5

Nguồn tài chính của Nhà trường bao gồm: Ngân sách Nhà nước cấp, nguồn thu phí

- lệ phí và các nguồn thu hợp pháp khác. Các khoản chi của Nhà trường được thực hiện

căn cứ vào quy định của Nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trường.

3.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

* Những điểm mạnh:

Nhà trường đã chủ động nghiên cứu và xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp

với đặc điểm của Nhà trường. Hàng năm, Quy chế chi tiêu nội bộ đều được bổ sung, điều

chỉnh kịp thời và được công khai đến từng cán bộ, viên chức, tạo điều kiện cho các đơn vị

trong trường chủ động trong chi tiêu, sử dụng kinh phí hiệu quả.

Nhà trường đã xây dựng dự toán thu, chi rất chi tiết và cụ thể, phản ánh chính xác

các hoạt động dự kiến sẽ phát sinh của nhà trường, góp phần giúp cho công tác quản lý tài

chính được thực hiện có hiệu quả, đúng mục đích và tiết kiệm.

Việc quản lý thu, chi tài chính được thực hiện chặt chẽ, các khoản thu, chi đều được

tập trung về Phòng Kế hoạch - Tài chính của Nhà trường để kiểm soát thu, chi theo đúng

quy định của Nhà nước.

Nhà trường đã thực hiện tốt chế độ học bổng chính sách cho sinh viên, đảm bảo

dành 10,7% tổng thu học phí chính quy để chi cho công tác này (cao hơn quy định của nhà

nước là 8% tổng thu học phí chính quy).

Đội ngũ cán bộ quản lý tài chính của nhà trường còn trẻ, có trình độ chuyên môn

tương đối đồng đều, do đó thuận lợi cho việc nghiên cứu, cập nhật các chế độ, chính sách

mới cũng như ứng dụng phần mềm kế toán mới (MISA) trong quá trình quản lý tài chính.

* Những tồn tại:

Nguồn Ngân sách nhà nước cấp cho trường còn eo hẹp, nguồn thu ngoài NSNN

chưa được đa dạng hóa nên nguồn tài chính của nhà trường phụ thuộc chủ yếu vào nguồn

thu học phí. Do vậy, trong năm học 2015-2016, khi quy mô sinh viên chính quy giảm đã

ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn thu của nhà trường.

Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ, thu từ việc xã hội hóa giáo dục, thu từ hoạt

động nghiên cứu khoa học-chuyển giao công nghệ còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu

của Nhà trường.

Cơ cấu chi chưa hợp lý, tỷ trọng chi cho con người chiếm tỷ lệ khá cao trong khi tỷ

trọng chi cho hoạt động chuyên môn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi của Nhà trường. Vì

Page 6: BÁO CÁOtueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/ba cong khai/Báo cáo chung.pdfĐể đáp ứng yêu cầu của xã hội, từ năm 2009, Nhà trường xây dựng và ban hành Chuẩn

6

vậy, Nhà trường cần có giải pháp hữu hiệu để điều chỉnh cơ cấu chi cho phù hợp với điều

kiện hiện nay của Trường.

3.3 Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm 2016, Nhà trường thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên, ưu tiên cho các

hoạt động đào tạo, các nhiệm vụ trọng tâm của Nhà trường.

Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý và chuyên viên làm công tác tài chính.

Ưu tiên nguồn tài chính để tăng tỷ trọng chi cho hoạt động chuyên môn, giảm tỷ

trọng chi cho con người trong tổng chi của Nhà trường cho phù hợp.

Duy trì và tuyển sinh đủ chỉ tiêu được giao để ổn định nguồn thu học phí của nhà trường.

Đẩy mạnh nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ, thu từ việc xã hội hóa giáo dục, thu

từ hoạt động nghiên cứu khoa học-chuyển giao công nghệ.

Mở rộng quy mô gắn với nâng cao chất lượng đào tạo nhằm cung cấp cán bộ có

trình độ cao cho khu vực, đẩy mạnh liên kết đào tạo sau đại học một số chuyên ngành theo

yêu cầu của địa phương nhằm tăng nguồn thu cho Nhà trường.

PHẦN 4:

BÁO CÁO TỪNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BẬC ĐẠI HỌC

4.1 Chương trình đào tạo Kinh tế đầu tư

4.1.1. Mô tả thực trạng

Chương trình đào tạo Kinh tế đầu tư được thực hiện từ năm 2006 đã thu hút được

nhiều người học tham gia. Tính đến thời điển hiện tại đã có 750 sinh viên tham gia chương

trình đã tốt nghiệp (bao gồm từ các khóa 02 đến 08) và 470 sinh viên đang theo học (bao

gồm khóa 09 và khóa 10, và số sinh viên khóa 11 và khóa 12 chưa phân chuyên ngành).

Khung chương trình đào tạo chuyên ngành Kinh tế đầu tư bao gồm 125 tín chỉ không

tính các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng. Các học phần được phân bổ

trong 8 học kỳ (tương đương với 04 năm học).

Chương trình đào tạo Kinh tế đầu tư được rà soát, chỉnh sửa định kỳ 02 năm một lần

trên cơ sở đảm bảo tính khoa học, hợp lý về nội dung và thời lượng đáp ứng được mục tiêu

đào tạo, phù hợp với nhu cầu xã hội

4.1.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

Những điểm mạnh

- Mục tiêu của chương trình đào tạo được xác định rõ ràng, cụ thể và được phổ biến

rộng rãi đến người học, giảng viên, các cán bộ quản lý giáo dục.

Page 7: BÁO CÁOtueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/ba cong khai/Báo cáo chung.pdfĐể đáp ứng yêu cầu của xã hội, từ năm 2009, Nhà trường xây dựng và ban hành Chuẩn

7

- Cấu trúc chương trình đảm bảo tính khoa học, hợp lý về nội dung, thời lượng và

được định kỳ rà soát, điều chỉnh đáp ứng mục tiêu chuyên ngành đào tạo. Các khối kiến

thức đảm bảo tính hệ thống và có tính liên hệ chặt chẽ giữa các bậc và chuyên ngành đào

tạo, cân đối giữa lý thuyết và thực hành. Các học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành

được chú trọng nâng cao chất lượng, cập nhật thông tin thường xuyên. Các học phần Thực

tập môn học, Thực tập tốt nghiệp, Khóa luận tốt nghiệp giúp người học tiếp cận với thực

tế luôn được quản lý, giám sát và đôn đốc nghiêm túc, góp phần giúp người học nắm bắt,

phát triển toàn diện kiến thức và các kỹ năng.

- Chương trình đào tạo được tổ chức thực hiện và quản lý theo đúng quy định, được

định kỳ rà soát và có cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện hiệu quả.

Những Điểm tồn tại

Chưa định kỳ lấy ý kiến của người học về chương trình đào tạo, mức độ đáp ứng của

chương trình đối với yêu cầu của xã hội.

4.1.3 Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Từ năm học 2016 - 2017 tiếp tục thực hiện việc định kỳ rà soát, điều chỉnh khung

chương trình nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo. Và cập nhật hệ thống giáo trình,

tài liệu tham khảo một cách thường xuyên hơn.

- Tổ chức tập huấn, hội nghị, hội thảo trao đổi kinh nghiệm về đổi mới phương pháp

giảng dạy và học tập giữa các giảng viên và sinh viên.

4.2. Chương trình đào tạo Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn

4.2.1.Mô tả thực trạng

Chương trình đào tạo Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn được phê duyệt

và thực hiện từ năm 2012. Đến thời điểm báo cáo, hiện chưa có khóa nào tốt nghiệp ra

trường. Hiện nay đang có 51 sinh viên K9 đang theo học chương trình (không tính số sinh

viên khóa 11 và khóa 12 chưa phân chuyên ngành).

Khung chương trình đào tạo của chuyên ngành bao gồm 125 tín chỉ (không tính các

học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng). Các học phần được phân bổ trong 8

học kỳ tương đương với 04 năm học.

Chương trình đào tạo Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn được rà soát, năm

2014, tháng 5/2016 áp dụng từ khóa 11 và khóa 13 trên cơ sở đảm bảo tính khoa học, hợp lý

về nội dung và thời lượng đáp ứng được mục tiêu đào tạo, phù hợp với nhu cầu xã hội

Page 8: BÁO CÁOtueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/ba cong khai/Báo cáo chung.pdfĐể đáp ứng yêu cầu của xã hội, từ năm 2009, Nhà trường xây dựng và ban hành Chuẩn

8

4.2.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

Những điểm mạnh

- Mục tiêu của chương trình đào tạo được xác định rõ ràng, cụ thể và được phổ biến

rộng rãi đến người học, giảng viên, các cán bộ quản lý giáo dục

- Khung chương trình được xây dựng đúng theo quy định, đảm bảo tính khoa học,

hợp lý về nội dung, thời lượng, định kỳ được rà soát, điều chỉnh để kịp thời đáp ứng thực

hiện mục tiêu đào tạo đề ra. Các khối kiến thức trong chương trình đảm bảo tính hệ thống

và có tính liên hệ chặt chẽ giữa các bậc và chuyên ngành đào tạo, cân đối giữa nội dung lý

thuyết và thực hành. Các học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành được chú trọng nâng

cao chất lượng, cập nhật thông tin thường xuyên. Các học phần Thực tập môn học, Thực

tập tốt nghiệp, Khóa luận tốt nghiệp được xây dựng hợp lý giúp người học tiếp cận với

thực tế, góp phần phát triển hoàn thiện kiến thức cũng như tạo điều kiện nâng cao việc vận

dụng các kỹ năng.

- Chương trình đào tạo được tổ chức thực hiện và quản lý theo đúng quy định, được

định kỳ rà soát và có cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện hiệu quả.

Những Điểm tồn tại

- Số lượng người học tham gia chương trình đào tạo chưa nhiều, kết quả học tập chưa cao.

- Chưa định kỳ thực hiện việc thu thập thông tin phản hồi của người học về chương

trình đào tạo, ý kiến góp ý về nội dung, mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo đối với

các đơn vị tuyển dụng.

4.2.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Từ học kỳ II năm học 2015 - 2016, tăng cường hoạt động quảng bá, giới thiệu chương

trình đào tạo và cơ hội cho người học chương trình này.

- Từ năm học 2016 - 2017, định kỳ triển khai hoạt động lấy ý kiến phản hồi của người

học về chương trình đào tạo.

- Năm học 2016 -2017 Cập nhật hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo một cách

thường xuyên hơn.

- Năm 2017 Tổ chức tập huấn, hội nghị, hội thảo trao đổi kinh nghiệm về đổi mới

phương pháp giảng dạy và học tập giữa các giảng viên và sinh viên.

4.3. Chương trình đào tạo Kế toán tổng hợp

4.3.1. Mô tả thực trạng

Page 9: BÁO CÁOtueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/ba cong khai/Báo cáo chung.pdfĐể đáp ứng yêu cầu của xã hội, từ năm 2009, Nhà trường xây dựng và ban hành Chuẩn

9

Chương trình Kế toán tổng hợp được đào tạo từ năm 2004, đến nay đã có hơn 1.200

sinh viên chính quy từ khóa 1 đến 8 theo học Chương trình Kế toán tổng hợp ra trường.

Tổng số các sinh viên hiện đang theo học chuyên ngành này là 897 ở các khóa 9 và 10 (khóa

11 và 12 chưa phân chuyên ngành). Sinh viên tốt nghiệp ra trường đáp ứng được yêu cầu

của xã hội về chất lượng đào tạo và kỹ năng mềm.

Chương trình Kế toán tổng hợp có khối lượng kiến thức 127 tín chỉ (không kể GDTC

và GDQP) áp dụng với các khóa K5, K6, K7, K8 và 125 tín chỉ áp dụng từ K9.

Chương trình đào tạo Kế toán tổng hợp đã có 5 lần rà soát, điều chỉnh trên cơ sở tham

khảo các chương trình đào tạo chuyên ngành Kế toán tổng hợp đang đào tạo trong, ngoài

nước và đặc biệt là theo nhu cầu xã hội.

4.3.2.Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

Những điểm mạnh:

- Chương trình có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, được xây dựng trên chương trình khung của

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và đáp ứng chuẩn đầu ra. Các khối kiến thức được thiết

kế đảm bảo tính hệ thống, có cấu trúc hợp lý, cân đối giữa các khối kiến thức, cân đối giữa

lý thuyết và thực hành, đáp ứng linh hoạt nhu cầu học tập của người học trong việc chuyển

đổi chương trình học tập, học chương trình song song. Chương trình đáp ứng yêu cầu nghề

nghiệp của sinh viên khi ra trường.

- Chương trình bao gồm nhiều môn học chuyên sâu của ngành Kế toán với nội dung

cập nhật và phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng như kế toán tài chính (1, 2, 3), kế toán

quản trị, kế toán thuế, kế toán quốc tế, luật và chuẩn mực kế toán, lập và phân tích báo cáo

tài chính, kế toán máy, kế toán ngân hàng, kế toán ngân sách, kế toán hành chính sự nghiệp,

kiểm toán,... giúp sinh viên có kiến thức chuyên sâu toàn diện theo chương trình đào tạo.

- Chương trình đào tạo ở các học phần có sự lồng ghép đào tạo kỹ năng mềm và các

chương trình thực tập môn học, thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp giúp sinh viên

tiếp cận ngay được với thực tế khi tốt nghiệp ra trường công tác.

- Thực hiện chủ trương của Đại học Thái Nguyên về đánh giá thực trạng sinh viên tốt

nghiệp, Nhà trường đã lựa chọn sinh viên K6 KTTH để đánh giá. Kết quả, các sinh viên

được Đại học Thái Nguyên lựa chọn ngẫu nhiên và Hội đồng đánh giá do các chuyên gia

và các nhà tuyển dụng sinh viên đều đánh giá cao về chất lượng sinh viên chuyên ngành

Kế toán tổng hợp cả về chuyên môn, về chuẩn đầu ra và các kỹ năng mềm.

Page 10: BÁO CÁOtueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/ba cong khai/Báo cáo chung.pdfĐể đáp ứng yêu cầu của xã hội, từ năm 2009, Nhà trường xây dựng và ban hành Chuẩn

10

- Hàng năm Nhà trường đều tổ chức lấy ý kiến người học đánh giá về chương trình đào

tạo để có những cải tiến cho phù hợp.

Những điểm tồn tại:

- Học phần ở các phần tự chọn chưa nhiều. Chưa có các môn học chuyên về đào tạo kỹ

năng mềm. Nội dung đào tạo về kỹ năng và thực hành nghề nghiệp còn hạn chế.

4.3.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Định kỳ 2 năm một lần rà soát, điều chỉnh chương trình, cải tiến chất lượng chương

trình, tổ chức tập huấn các hội nghị đổi mới phương pháp giảng dạy cấp khoa, nhà trường,

biên soạn bài giảng, đề cương chi tiết. Tăng dần học phần tự chọn để phù hợp nhu cầu học

tập của xã hội. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên.

Giám sát chặt chẽ hơn việc đi thực tập môn học và thực tập tốt nghiệp nhằm giúp sinh viên

nâng cao kỹ năng và thực hành nghề nghiệp. Xây dựng Phòng thực hành kế toán – kiểm

toán để năng cao kỹ năng thực hành cho sinh viên.

- Điều chỉnh chương trình phù hợp theo nhu cầu nhà tuyển dụng.

4.4. Chương trình đào tạo Kế toán doanh nghiệp

4.4.1. Mô tả thực trạng

Chương trình Kế toán doanh nghiệp được đào tạo từ năm 2004, đến nay đã có 500 sinh

viên chuyên ngành này tốt nghiệp ra trường. Tổng số các sinh viên hiện đang theo học chuyên

ngành này là 182 sinh viên ở các khóa 9 và 10 (khóa 11 và 12 chưa phân chuyên ngành).

Chương trình Kế toán doanh nghiệp có khối lượng kiến thức 125 tín chỉ không kể cả

GDTC và GDQP. Chương trình đào tạo Kế toán doanh nghiệp đã có 05 lần rà soát, điều

chỉnh qua các năm, trên cơ sở các chương trình đào tạo chuyên ngành Kế toán tổng hợp

trong, ngoài nước và theo nhu cầu xã hội.

4.4.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

Những điểm mạnh:

- Chương trình có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, được xây dựng trên chương trình khung

của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Các khối kiến thức được thiết kế đảm bảo tính hệ

thống, có cấu trúc hợp lý, cân đối giữa các khối kiến thức, cân đối giữa lý thuyết và thực

hành, đáp ứng linh hoạt nhu cầu học tập của người học trong việc chuyển đổi chương trình

học tập, học chương trình song song. Chương trình sẽ đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của

sinh viên khi ra trường.

Page 11: BÁO CÁOtueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/ba cong khai/Báo cáo chung.pdfĐể đáp ứng yêu cầu của xã hội, từ năm 2009, Nhà trường xây dựng và ban hành Chuẩn

11

- Chương trình bao gồm nhiều môn học chuyên sâu của ngành Kế toán doanh nghiệp với

nội dung cập nhật như kế toán tài chính (1, 2), kế toán quản trị, kế toán thuế, kế toán quốc tế,

luật và chuẩn mực kế toán, lập và phân tích báo cáo tài chính, kế toán máy, kế toán ngân hàng,

kế toán xây dựng cơ bản, kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, kiểm toán tài chính, kiểm toán nội

bộ.... giúp sinh viên có kiến thức chuyên sâu toàn diện theo chương trình đào tạo.

- Chương trình đào tạo ở các học phần có sự lồng ghép đào tạo kỹ năng mềm và các

chương trình thực tập môn học, thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp giúp sinh viên

tiếp cận ngay được với thực tế khi tốt nghiệp ra trường công tác.

- Thực hiện chủ trương của Đại học Thái Nguyên về đánh giá thực trạng sinh viên tốt

nghiệp, Nhà trường đã lựa chọn sinh viên K7 KTDNCN để đánh giá. Kết quả, các sinh

viên được Đại học Thái Nguyên lựa chọn ngẫu nhiên và Hội đồng đánh giá do các chuyên

gia và các nhà tuyển dụng sinh viên đều đánh giá cao về chất lượng sinh viên chuyên ngành

Kế toán tổng hợp cả về chuyên môn, về chuẩn đầu ra và các kỹ năng mềm.

- Hàng năm Nhà trường đều tổ chức lấy ý kiến người học đánh giá về chương trình đào

tạo để có những cải tiến cho phù hợp.

- Điểm tồn tại:

- Học phần ở các phần tự chọn chưa nhiều. Chưa có các môn học chuyên về đào tạo kỹ

năng mềm. Nội dung đào tạo về kỹ năng và thực hành nghề nghiệp còn hạn chế.

4.4.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Định kỳ 2 năm một lần rà soát, điều chỉnh chương trình, cải tiến chất lượng chương

trình, tổ chức tập huấn các hội nghị đổi mới phương pháp giảng dạy cấp khoa, nhà trường,

biên soạn bài giảng, đề cương chi tiết. Tăng dần học phần tự chọn để phù hợp nhu cầu học

tập của xã hội. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên.

Giám sát chặt chẽ hơn việc đi thực tập môn học và thực tập tốt nghiệp nhằm giúp sinh viên

nâng cao kỹ năng và thực hành nghề nghiệp. Xây dựng Phòng thực hành kế toán – kiểm

toán để năng cao kỹ năng thực hành cho sinh viên.

- Điều chỉnh chương trình phù hợp theo nhu cầu nhà tuyển dụng.

4.5. Chương trình đào tạo Luật Kinh doanh

4.5.1.Mô tả thực trạng:

Chương trình Luật kinh doanh thuộc ngành Luật Kinh tế chính thức được mở tại

trường ĐH Kinh tế &QTKD từ năm học 2013 – 2014.

Page 12: BÁO CÁOtueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/ba cong khai/Báo cáo chung.pdfĐể đáp ứng yêu cầu của xã hội, từ năm 2009, Nhà trường xây dựng và ban hành Chuẩn

12

Đội ngũ giảng viên: có 13 giảng viên trong đó có 1 Tiến sĩ, 8 Thạc sĩ (có 2 người đang

học NCS), 4 cử nhân (cả 4 người đang học Thạc sĩ)

Quy mô sinh viên: Chương trình đã tuyển được 3 khóa sinh viên với tổng số 286 Sinh

viên (Luật KT K10 là 101 Sinh viên, Luật KT K11 là 87, Luật KT K12 là 98)

4.5.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

Những điểm mạnh:

- Ngành Luật Kinh doanh đang được đánh giá là một trong những ngành có nhu cầu

nguồn nhân lực cao nhất, thu hút được sự quan tâm của xã hội. Theo kết quả tuyển sinh

năm học 2015 – 2016, ngành Luật Kinh doanh có điểm chuẩn tuyển sinh cao nhất trong

toàn trường, phản ánh chất lượng sinh viên đầu vào của ngành là tương đối tốt so với các

ngành khác trong trường.

- Đội ngũ giảng viên 100% được đào tạo đúng ngành, bài bản tại các cơ sở đào tạo

Luật hàng đầu của cả nước; có tinh thần nhiệt huyết, yêu nghề.

- Chương trình đào tạo tiên tiến, được thiết kế phù hợp, vừa đảm bảo trang bị kiến thức

toàn diện vừa tạo cơ hội cho sinh viên học tập lên cao, học thêm chương trình 2 tăng cơ

hội nghề nghiệp sau khi ra trường.

Những điểm tồn tại:

- Sinh viên chưa quen với môi trường học tập Đại học, chưa có phương pháp học phù

hợp, chưa thực sự quyết tâm nên kết quả học tập chưa cao

- Đội ngũ giảng viên còn hạn chế về số lượng, nhiều người đang học nâng cao trình

độ, kiêm nhiệm phòng ban gây khó khăn cho việc sắp xếp giảng viên lên lớp.

- Giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập chưa được đáp ứng đầy đủ khiến cho công tác

giảng dạy cũng như học tập của sinh viên gặp khó khăn.

4.5.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên: tiếp tục cử giảng viên học NCS và tích

cực tham gia các khóa đào tạo chuyên môn để nâng cao trình độ

- Xây dựng kế hoạch tuyển thêm ứng viên.

- Sát sao, hỗ trợ sinh viên, cùng cố vấn học tập lên kế hoạch học tập phù hợp cho sinh

viên; Tăng cường công tác tư vấn sinh viên, đặc biệt là tư vấn về phương pháp học tập.

Page 13: BÁO CÁOtueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/ba cong khai/Báo cáo chung.pdfĐể đáp ứng yêu cầu của xã hội, từ năm 2009, Nhà trường xây dựng và ban hành Chuẩn

13

4.6. Chương trình đào tạo Quản lý kinh tế

4.6.1 Mô tả thực trạng

Kê hoach đao tao: Kê hoachđào tạo cử nhân Quan ly kinh tê được xây dựng dựa

trên cơ sở chương trình khung và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, với tổng khối

lượng kiến thức toàn khóa học là 125 tín chỉ.

Kê hoach đao tao đươc xây dưng hang năm, tư câp bô môn, khoa, trương, đươc công

khai cho cac bên liên quan trong viêc thưc hiên.

Chương trinh đao tao:Chương trình đào tạo cử nhân Quan ly kinh tê nhằm đào tạo

nguồn nhân lực quản lý có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình

độ chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chương trình liên tục được cập nhật, rà soát, bổ sung theo định kì. Chương trình có

cấu trúc hợp lý, cân đối giữa lý thuyết với thực hành và bài tập thảo luận, thưc tê môn hoc;

đảm bảo nền tảng khoa học cho sinh viên có nhu cầu học tiếp cũng như đảm bảo thích ứng

với công việc sau khi ra trường.

Quan ly kinh tê con la chuyên nganh thu hut đươc rât nhiêu hoc viên ơ bât thac sy va

tiên sy. Nêu sinh viên hoc đung chuyên nganh ơ bâc đai hoc, khi hoc tiêp ơ bâc cao hơn như

thac sy va tiên sy chuyên nganh Quan ly kinh tê se không phai hoc chuyên đôi môn hoc

Chât lương đao tao: Bô môn Quan ly kinh tê va Khoa Quan ly – Luât kinh tê đa

xây dưng muc tiêu vê kiên thưc, ky năng, trinh đô ngoai ngư cho sinh viên chuyên nganh

quan ly kinh tê. Đã có 05 khóa sinh viên được đào tạo theo học chế tín chỉ tốt nghiệp ra

trường với tỉ lệ tốt nghiệp trên 20% khá giỏi.

4.6.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

Những điểm mạnh:

- Chương trình có cấu trúc hợp lý, cân đối giữa lý thuyết với thực hành và bài tập thảo

luận; đảm bảo nền tảng khoa học cho sinh viên có nhu cầu học tiếp cũng như đảm bảo thích

ứng với công việc sau khi ra trường, đap ưng nhu câu ngươi hoc va ngươi tuyên dung.

- Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy tại khoa chuyên môn giàu kinh nghiệm,

nhiêt tinh, tâm huyêt vơi nghê, trình độ Sau đại học, kiến thức vững vàng, chuyên môn

nghiệp vụ cao,

- Nhà trường và khoa chuyên môn thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa,

lồng ghép với chương trình đào tạo nhằm giúp sinh viên có các kiến thức thực tế.

- Hê thông tai liêu, giao trinh đa dang va đươc chuân hoa ơ câp quôc gia.

Page 14: BÁO CÁOtueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/ba cong khai/Báo cáo chung.pdfĐể đáp ứng yêu cầu của xã hội, từ năm 2009, Nhà trường xây dựng và ban hành Chuẩn

14

Những điểm tồn tại:

- Chương trình đào tạo chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của thị trường, chưa

cụ thể hoa kiến thức, kỹ năng theo nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.

Co sư chênh lêch vê trinh đô giưa sinh viên cua cac vung miên khac nhau

4.6.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Xây dựng kế hoạch khảo sát thực tiễn dựa trên chất lượng đầu vào và đầu ra. Nhu

cầu của thị trường lao động trên cơ sở đó có đánh giá định kì và điều chỉnh bổ sung chương

trình đào tạo trên cơ sở tham khảo ý kiến đóng góp và ý kiến phản hồi từ phía người dạy,

người học và thị trường lao động.

- Tiếp tục rà soát, bổ sung chương trình đào tạo theo hướng tích cực hóa, có sự tham

khảo các chương trình tiến tiến trên thế giới. Trên cơ sơ khao sat nhu câu sinh viên, môt sô

môn hoc lông ghep cac ky năng mêm cho sinh viên.

- Tim hiêu va xây dưng môi quan hê vơi cac doanh nghiêp, cac đia phương co điêu

kiên tôt, phu hơp đê lam đia ban hoc tâp cho sinh viên chuyên nganh Quan ly kinh tê

- Nâng cao trình độ chuyên môn, giảng dạy, ngoai ngư va thưc tê của cán bộ giảng

viên trẻ, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa người học.

- Biên soan giao trinh, tim kiêm cac tai liêu, thông tin mơi đê bô sung lam tai liêu

tham khao cho ngươi hoc, tư vân cho sinh viên vê chuyên môn khi co yêu câu....

4.7. Chương trình: Quản trị kinh doanh khách sạn du lịch

4.7.1 Mô tả thực trạng:

Chương trình Quản trị kinh doanh khách sạn du lịch thuộc ngành Quản trị Dịch vụ

du lịch và lữ hành có kinh nghiệm đào tạo khoảng 8 năm với 5 khóa sinh viên tốt nghiệp,

cung cấp cho xã hội khoảng 150 cử nhân.

Chương trình Quản trị kinh doanh khách sạn du lịch được thiết kế 125 tín chỉ cho

toàn khóa không tính số tín chỉ của GDTC và GDQP.

Chương trình Quản trị kinh doanh khách sạn du lịch được Nhà trường xây dựng dựa

trên tham khảo từ một số trường đại học đầu ngành của Việt Nam, được cải tiến, bổ sung

phù hợp với nhu cầu của xã hội và người học trong từng giai đoạn.

4.7.2 Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

Điểm mạnh:

- Môi trường học tập năng động, cơ hội được đi thực hành, thực tế của sinh viên nhiều.

Page 15: BÁO CÁOtueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/ba cong khai/Báo cáo chung.pdfĐể đáp ứng yêu cầu của xã hội, từ năm 2009, Nhà trường xây dựng và ban hành Chuẩn

15

- Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy có trình độ cao, nhiều giảng viên đã có cơ

hội học tập, nghiên cứu ở nhiều quốc gia trên thế giới dó đó nguồn kiến thức, kinh nghiệm

giảng dạy rất phong phú.

Điểm tồn tại:

- Công tác biện tập, lựa chọn, biên soạn giáo án, giáo trình, tài liệu đang ở giai đoạn

đầu nên gặp nhiều khó khăn, do đó vẫn tồn tại những hạn chế nhất định.

- Số lượng sinh viên tham gia tuyển sinh còn thấp.

- Đầu vào sinh viên chất lượng chưa cao.

- Cơ sở vật chất chuyên biệt phục vụ cho học tập, thực hành còn rất thiếu thốn.

- Mối quan hệ với các doanh nghiệp còn hạn chế

4.7.3 Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Tiếp tục cải tiên chất lượng giảng viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

- Mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sinh viên

đi thực tế, thực tập, và giúp sinh viên tìm kiếm các cơ hội việc làm.

- Liên tục nghiên cứu nhu cầu của doanh nghiệp để kịp thời cải tiến chương trình,

chất lượng đào tạo cho phù hợp.

4.8. Chương trình đào tạo Quản trị kinh doanh tổng hợp

4.8.1 Mô tả thực trạng:

Chương trình QTKD tổng hợp (thuộc ngành QTKD) được đưa vào giảng dạy năm

2004 từ khi thành lập trường và do Khoa QTKD trực tiếp quản lý. Mỗi năm chương trình

đào tạo thường mở 2 lớp và có khoảng 120 sinh viên tốt nghiệp. Từ khi chương trình QTKD

tổng hợp được đào tạo thì đây là chuyên ngành được người học lựa chọn nhiều nhất; có tỷ

lệ sinh viên tốt nghiệp làm đúng chuyên ngành đào tạo chiếm tỷ lệ cao nhất.

Chương trình QTKD tổng hợp có mục tiêu, chuẩn đầu ra rõ ràng, phù hợp và đáp ứng

tốt nhu cầu của xã hội. Chương trình được thiết kế đảm bảo tính logic giữa các môn học,

các khối kiến thức; đảm bảo tính liên thông dọc và liên thông ngang; đảm bảo cung cấp tốt

kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp và các kỹ năng mềm khác cho người học.

Chương trình QTKD tổng hợp từ K1 đến K4 được đào tạo theo niên chế. Nhà trường

đã tiến hành chuyển sang đào tạo theo tín chỉ áp dụng từ K5 cho đến nay. Các khóa K5,

K6, K7, K8 chương trình được xây dựng với khối lượng là 127 tín chỉ. Chương trình đào

tào từ K9 được điều chỉnh xuống 125 tín chỉ. Từ năm 2007 cho đến nay, chương trình luôn

Page 16: BÁO CÁOtueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/ba cong khai/Báo cáo chung.pdfĐể đáp ứng yêu cầu của xã hội, từ năm 2009, Nhà trường xây dựng và ban hành Chuẩn

16

được định kỳ 2 năm một lần tiến hành rà soát, điều chỉnh để đáp ứng ngày càng tốt hơn

nhu cầu của xã hội.

4.8.2 Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

Điểm mạnh:

- Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở chuẩn đầu ra và được điều chỉnh, bổ

sung cho phù hợp và đảm bảo chuẩn đầu ra. Chương trinh đao tao cũng đam bao sư cân

đôi giưa cac khôi kiên thưc, tinh lô-gic, đam bao đap ưng nhu câu hoc tâp cua ngươi hoc.

Các kỹ năng mềm được chú trọng trang bị trong chương trình đào tạo và thông qua các

hoạt động ngoại khóa. Đề cương chi tiết các học phần có yêu cầu tiên quyết, đáp ứng yêu

cầu chuẩn kiến thức, thể hiện được tính hệ thống, logic và sự bổ sung cho nhau. Tỷ lệ SV

lựa chọn chương trình QTKD tổng hợp có tỷ lệ cao nhất so với các chương trình chuyên

ngành khác thuộc ngành QTKD. Chương trình đào tạo được thiết kế đảm bảo liên thông

dọc và liên thông ngang giữa các trình độ và phương thức tổ chức đào tạo.

Điểm tồn tại:

- Số lượng học phần tự chọn chuyên sâu thuộc khối kiến thức chuyên ngành của chương

trình đào tạo QTKD tổng hợp chưa nhiều. Khoa QTKD, Nhà trường chưa đưa vào phiếu

điều tra lấy ý kiến đánh giá tính logic giữa các học phần trong CTĐT, chưa định kỳ thực

hiện khảo sát lấy ý kiến của người học đánh giá về tính liên thông của chương trình đào

tạo QTKD tổng hợp.

4.8.3 Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Khoa QTKD rà soát chương trình đào tạo, tăng số lượng học phần tự chọn chuyên

sâu cho khối kiến thức chuyên ngành trong chương trình đào tạo. Trong thời gian 2016 – 2017,

Khoa và Nhà trường đưa vào phiếu điều tra lấy ý kiến của người học đánh giá về tính logic

giữa các học phần trong CTĐT khi đánh giá môn học và đánh giá về chương trình đào tạo.

Khoa QTKD và Nhà trường tiến hành khảo sát nhu cầu xã hội với người học tốt nghiệp chương

trình QTKD tổng hợp, khảo sát về tính liên thông của chương trình đào tạo QTKD tổng hợp

khi thực hiện đánh giá môn học và chương trình. Khoa QTKD cũng rà soát và điều chỉnh đề

cương môn học, đa dạng hóa phương pháp kiểm tra, đánh giá giữa học phần, tạo điều kiện cho

SV có nhiều lựa chọn hơn về các phương pháp kiểm tra, đánh giá giữa học phần.

4.9. Chương trình đào tạo Quản trị Doanh nghiệp

4.9.1 Mô tả thực trạng:

Page 17: BÁO CÁOtueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/ba cong khai/Báo cáo chung.pdfĐể đáp ứng yêu cầu của xã hội, từ năm 2009, Nhà trường xây dựng và ban hành Chuẩn

17

Chương trình QTDN của trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã được

xây dựng từ những năm đầu khi thành lập trường (2004). Chương trình được ban hành kèm

theo Quyết định số 87/QĐ-CTĐT ngày 06/7/2005 của Hiệu trưởng Nhà trường.

Chương trình đào tạo QTDN có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, có cấu trúc hợp lý, được

thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ đại

học và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. Chuẩn đầu ra của

chương trình đào tạo QTDN được công bố năm 2009. Năm 2013, Nhà trường tiến hành rà

soát lại cho phù hợp hơn. Chương trình đào tạo được thiết kế đảm bảo tính liên thông dọc

và liên thông ngang.

Chương trình QTDN đã thể hiện cấu trúc hợp lý, cân đối giữa các khối kiến thức,

được sắp xếp một cách có hệ thống, cân đối giữa lý thuyết và thực hành, đáp ứng linh hoạt

nhu cầu học tập của người học, đồng thời đảm bảo các chuẩn đầu ra về kỹ năng của chuyên

ngành, kỹ năng ngoại ngữ-tin học, các kỹ năng mềm. Định kỳ sau 2 năm, chương trình đào

tạo QTDN được đánh giá, điều chỉnh, bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.

4.9.2 Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

Điểm mạnh:

- Chương trình đào tạo có chuẩn mực về kiến thức và kỹ năng rõ ràng và phù hợp với

yêu cầu lựa chọn nghề nghiệp của người học và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.

Chương trình đào tạo QTDN đã được đánh giá, điều chỉnh bổ sung định kỳ sau 2 năm.

Chuẩn đầu ra cụ thể, chi tiết, xây dựng đúng quy trình. Chương trình đào tạo được rà soát

với sự tham gia của các nhà tuyển dụng, chuyên gia đào tạo, cựu sinh viên và giảng viên.

Chương trình QTDN được sắp xếp các học phần logic, cân đối hợp lý giữa các khối kiến thức.

Các môn học đều có đề cương chi tiết, có yêu cầu tiên quyết theo thứ tự trước sau đáp ứng

yêu cầu chuẩn kiến thức, thể hiện được tính hệ thống, logic và sự bổ sung cho nhau.

Điểm tồn tại:

- Kỹ năng mềm cho người học trong chương trình đào tạo QTDN còn chưa được đưa

nhiều vào chương trình đào tạo. Số lượng học phần tự chọn chuyên sâu theo từng lĩnh vực

nghề nghiệp cụ thể của chương trình chưa nhiều.

4.9.3 Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Trong năm 2016 – 2017, Khoa thực hiện bổ sung những nội dung đào tạo, rèn luyện

kỹ năng mềm thông qua hoạt động giảng dạy trong một số môn học. Khung chương trình

sẽ tăng từ 1 đến 2 học phần tự chọn chuyên sâu theo từng lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể trong

Page 18: BÁO CÁOtueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/ba cong khai/Báo cáo chung.pdfĐể đáp ứng yêu cầu của xã hội, từ năm 2009, Nhà trường xây dựng và ban hành Chuẩn

18

chương trình đào tạo; rà soát, xây dựng đề cương chi tiết môn học, giáo án và bổ sung kỹ

năng mềm trong từng giáo án, đề cương chi tiết.

4.10. Chương trình Quản trị kinh doanh thương mại

4.10.1 Mô tả thực trạng:

Khoa QTKD và Nhà trường đã tiến hành khảo sát nhu cầu của xã hội và nhận thấy

trước sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực kinh doanh thương mại, nhu cầu về nhân lực cho

ngành này ngày một tăng cao, đặc biệt ở khu vực Trung du miền núi Bắc bộ. Năm 2012,

Trường Đại học Kinh tế và QTKD đã mở chuyên ngành đào tạo Quản trị kinh doanh thương

mại thuộc ngành Quản trị kinh doanh và bắt đầu tuyển sinh vào năm 2013 (K9). Hiện tại

có 35 sinh viên đang theo học chuyên ngành này. Năm 2014 Khoa QTKD và nhà trường

đã tiến hành rà soát, điều chỉnh để hoàn thiện chương trình QTKD thương mại. Năm 2016,

nhà trường sẽ có sinh viên khóa đầu tiên tốt nghiệp ra trường. Người học có triển vọng việc

làm rất lớn khi theo học chuyên ngành này.

4.10.2 Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

Điểm mạnh, tồn tại:

Hiện chuyên ngành mới bắt đầu đào tạo nên chưa đánh giá được điểm mạnh và tồn tại.

4.10.3 Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong những năm tới, Khoa Quản trị kinh doanh và Nhà trường sẽ tiếp tục chú trọng

cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành QTKD thương mại; đổi mới phương

pháp giảng dạy; trú trọng đào tạo, nâng cao trình độ cho các giảng viên giảng dạy môn học

chuyên ngành; hoàn thiện hệ thống giáo trình, các tài liệu tham khảo các môn học chuyên

ngành; rà soát đề cương môn học, giáo án các môn học chuyên ngành.

4.11. Chương trình đào tạo Tài chính Doanh nghiệp

4.11.1 Mô tả thực trạng

Chương trình Tài chính Doanh nghiệp được đào tạo từ năm 2008, đến nay đã có 373

sinh viên từ khóa 5 đến khóa 9 theo học Chương trình Tài chính Doanh nghiệp ra trường.

Tổng số các sinh viên hiện đang theo học chuyên ngành này là 249 sinh viên ở các khóa 9

và 10 (khóa 11 và 12 chưa phân chuyên ngành). Sinh viên tốt nghiệp ra trường đáp ứng

tương đối tốt yêu cầu của xã hội về chất lượng đào tạo và kỹ năng mềm.

Chương trình Tài chính Doanh nghiệp có khối lượng kiến thức 127 tín chỉ áp dụng với

các khóa K6, K7, K8 và 125 tín chỉ từ K9, không kể GDTC và GDQP.

Page 19: BÁO CÁOtueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/ba cong khai/Báo cáo chung.pdfĐể đáp ứng yêu cầu của xã hội, từ năm 2009, Nhà trường xây dựng và ban hành Chuẩn

19

Chương trình đào tạo Tài chính Doanh nghiệp đã có 4 lần rà soát, điều chỉnh vào các năm

2009, 2012 và 2014, 2016 trên cơ sở các chương trình đào tạo chuyên ngành TCDN trong,

ngoài nước và theo nhu cầu xã hội.

4.11.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

Những điểm mạnh:

- Chương trình có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, được xây dựng trên chương trình khung

của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và đáp ứng chuẩn đầu ra. Các khối kiến thức được

thiết kế đảm bảo tính hệ thống, có cấu trúc hợp lý, cân đối giữa các khối kiến thức, cân đối

giữa lý thuyết và thực hành, đáp ứng linh hoạt nhu cầu học tập của người học trong việc

chuyển đổi chương trình học tập, học chương trình song song. Chương trình đáp ứng yêu

cầu nghề nghiệp của sinh viên khi ra trường.

- Chương trình bao gồm nhiều môn học chuyên sâu của ngành Tài chính với nội dung

cập nhật và phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng như tài chính doanh nghiệp, tài chính

công, tài chính quốc tế, thanh toán quốc tế, định giá tài sản, thẩm định tài chính dự án, phân

tích báo cáo tài chính, thị trường chứng khoán, thuế và hệ thống thuế của Nhà nước, tài

chính công ty đa quốc gia ... giúp sinh viên có kiến thức chuyên sâu toàn diện theo chương

trình đào tạo.

- Chương trình có các học phần thực tập môn học, báo cáo thực tập và khóa luận tốt

nghiệp giúp sinh viên tiếp cận thực tế, tránh bỡ ngỡ khi ra trường công tác.

Những điểm tồn tại:

- Học phần ở các phần tự chọn chưa nhiều. Nội dung đào tạo về kỹ năng và thực hành

nghề nghiệp còn hạn chế.

4.11.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Định kỳ 2 năm một lần rà soát, điều chỉnh chương trình, cải tiến chất lượng chương

trình, tổ chức tập huấn các hội nghị đổi mới phương pháp giảng dạy cấp khoa, nhà trường,

biên soạn bài giảng, đề cương chi tiết. Tăng dần học phần tự chọn để phù hợp nhu cầu học

tập của xã hội. Giám sát chặt chẽ hơn việc đi thực tập môn học và thực tập tốt nghiệp nhằm

giúp sinh viên nâng cao kỹ năng và thực hành nghề nghiệp.

- Điều chỉnh chương trình theo nhu cầu nhà tuyển dụng.

4.12. Chương trình đào tạo Tài chính Ngân hàng

4.12.1. Mô tả thực trạng

Page 20: BÁO CÁOtueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/ba cong khai/Báo cáo chung.pdfĐể đáp ứng yêu cầu của xã hội, từ năm 2009, Nhà trường xây dựng và ban hành Chuẩn

20

Chương trình Tài chính Ngân hàng được đào tạo từ năm 2012, đến nay đã chưa có sinh

viên chuyên ngành này tốt nghiệp ra trường. Tổng số các sinh viên hiện đang theo học chuyên

ngành này là 288 sinh viên ở các khóa 9 và 10 (khóa 11 và 12 chưa phân chuyên ngành).

Chương trình Tài chính Ngân hàng có khối lượng kiến thức 125 tín chỉ không kể cả

GDTC và GDQP. Chương trình đào tạo Tài chính Ngân hàng đã có 02 lần rà soát, điều

chỉnh vào năm 2014 và tháng 5/2016 trên cơ sở nhu cầu xã hội.

4.12.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

Những điểm mạnh:

- Chương trình có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, được xây dựng trên chương trình khung

của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Các khối kiến thức được thiết kế đảm bảo tính hệ

thống, có cấu trúc hợp lý, cân đối giữa các khối kiến thức, cân đối giữa lý thuyết và thực

hành, đáp ứng linh hoạt nhu cầu học tập của người học trong việc chuyển đổi chương trình

học tập, học chương trình song song. Chương trình sẽ đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của

sinh viên khi ra trường.

- Chương trình bao gồm nhiều môn học chuyên sâu của ngành Tài chính – Ngân hàng

với nội dung cập nhật như tài chính doanh nghiệp, tài chính công, tài chính quốc tế, thanh

toán quốc tế, định giá tài sản, thẩm định tài chính dự án, phân tích báo cáo tài chính, thuế

và hệ thống thuế của Nhà nước, tài chính công ty đa quốc gia, tiền tệ và chính sách tiền tệ,

tín dụng và chính sách tín dụng, nghiệp vụ ngân hàng thương mại và quản trị ngân hàng

thương mại, nghiệp vụ ngân hàng trung ương, thanh toán quốc tế, chứng khoán và phân

tích chứng khoán, kinh doanh ngoại hối .... giúp sinh viên có kiến thức chuyên sâu toàn

diện theo chương trình đào tạo.

- Chương trình có các học phần thực tập môn học, báo cáo thực tập và khóa luận tốt

nghiệp giúp sinh viên tiếp cận thực tế, tránh bỡ ngỡ khi ra trường công tác.

- Chương trình đào tạo kết hợp được những môn học hay và cần thiết theo nhu cầu

của nhà tuyển dụng trong cả hai lĩnh vực tài chính và ngân hàng.

Những điểm tồn tại:

- Học phần ở các phần tự chọn chưa nhiều. Nội dung đào tạo về kỹ năng và thực hành

nghề nghiệp còn hạn chế.

4.12.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Định kỳ 2 năm một lần rà soát, điều chỉnh chương trình, cải tiến chất lượng chương

trình, tổ chức tập huấn các hội nghị đổi mới phương pháp giảng dạy cấp khoa, nhà trường,

Page 21: BÁO CÁOtueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/ba cong khai/Báo cáo chung.pdfĐể đáp ứng yêu cầu của xã hội, từ năm 2009, Nhà trường xây dựng và ban hành Chuẩn

21

biên soạn bài giảng, đề cương chi tiết. Tăng dần học phần tự chọn để phù hợp nhu cầu học

tập của xã hội. Giám sát chặt chẽ hơn việc đi thực tập môn học và thực tập tốt nghiệp nhằm

giúp sinh viên nâng cao kỹ năng và thực hành nghề nghiệp.

- Điều chỉnh chương trình theo nhu cầu nhà tuyển dụng.

4.13. Chương trình đào tạo Ngân hàng

4.13.1. Mô tả thực trạng

Chương trình Ngân hàng bắt đầu được đào tạo từ năm 2012, đến nay đã chưa có sinh viên

chuyên ngành này tốt nghiệp ra trường. Tổng số các sinh viên hiện đang theo học chuyên

ngành này là 43 sinh viên ở khóa 9,10 (khóa 11 và 12 chưa phân chuyên ngành).

Chương trình Ngân hàng có khối lượng kiến thức 125 tín chỉ không kể cả GDTC và

GDQP. Chương trình đào tạo Ngân hàng đã có 02 lần rà soát, điều chỉnh vào năm 2014 và

tháng 5/2016 trên cơ sở nhu cầu xã hội.

4.13.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

Những điểm mạnh:

- Chương trình có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, được xây dựng trên chương trình khung

của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Các khối kiến thức được thiết kế đảm bảo tính hệ

thống, có cấu trúc hợp lý, cân đối giữa các khối kiến thức, cân đối giữa lý thuyết và thực

hành, đáp ứng linh hoạt nhu cầu học tập của người học trong việc chuyển đổi chương trình

học tập, học chương trình song song. Chương trình đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của sinh

viên khi ra trường.

- Chương trình bao gồm nhiều môn học chuyên sâu của ngành Ngân hàng với nội dung

cập nhật và phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng như tiền tệ và chính sách tiền tệ, tín dụng

và chính sách tín dụng, nghiệp vụ ngân hàng thương mại và quản trị ngân hàng thương mại,

nghiệp vụ ngân hàng trung ương, thanh toán quốc tế, chứng khoán và phân tích chứng khoán,

kinh doanh ngoại hối, tài chính doanh nghiệp, tài chính quốc tế, thanh toán quốc tế, định giá

tài sản, thẩm định tài chính dự án, thuế và hệ thống thuế của Nhà nước, tài chính công ty đa

quốc gia, .... giúp sinh viên có kiến thức chuyên sâu toàn diện theo chương trình đào tạo.

- Chương trình có các học phần thực tập môn học, báo cáo thực tập và khóa luận tốt

nghiệp giúp sinh viên tiếp cận thực tế, tránh bỡ ngỡ khi ra trường công tác.

Những điểm tồn tại:

- Học phần ở các phần tự chọn chưa nhiều. Nội dung đào tạo về kỹ năng và thực hành

nghề nghiệp còn hạn chế.

Page 22: BÁO CÁOtueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/ba cong khai/Báo cáo chung.pdfĐể đáp ứng yêu cầu của xã hội, từ năm 2009, Nhà trường xây dựng và ban hành Chuẩn

22

4.13.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Định kỳ 2 năm một lần rà soát, điều chỉnh chương trình, cải tiến chất lượng chương

trình, tổ chức tập huấn các hội nghị đổi mới phương pháp giảng dạy cấp khoa, nhà trường,

biên soạn bài giảng, đề cương chi tiết. Tăng dần học phần tự chọn để phù hợp nhu cầu học

tập của xã hội. Giám sát chặt chẽ hơn việc đi thực tập môn học và thực tập tốt nghiệp nhằm

giúp sinh viên nâng cao kỹ năng và thực hành nghề nghiệp.

- Điều chỉnh chương trình theo nhu cầu nhà tuyển dụng.

4.14. Chương trình Đào tạo Thương mại Quốc tế

4.14.1.Mô tả thực trạng

- Mục tiêu của chương trình: Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có năng lực nghiên cứu,

hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế và

thương mại quốc tế. Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị các kiến thức chuyên sâu về thị

trường thế giới và khu vực, luật pháp thương mại quốc tế và các vấn đề liên quan đến toàn

cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Thương mại quốc

tế có thể làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại từ trung ương đến địa

phương, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo về lĩnh vực thương mại, các cơ quan đại diện

thương mại của Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan hợp tác kinh tế thương mại quốc tế

của Việt Nam, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…

- Khung chương trình đào tạo do Hội đồng Khoa học- Đào tạo Trường ĐH Kinh tế và

QTKD xây dựng dựa theo hướng dẫn của Bộ GD & ĐT về chương trình khung và khung

chương trình, đồng thời có tham khảo chương trình đào tạo chuyên ngành Thương mại

quốc tế của Trường Đại học Ngoại thương, chuyên ngành Thương mại quốc tế của Khoa

Kinh tế quốc tế - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

- Kinh nghiệm đào tạo: Tại trường ĐH Kinh tế và QTKD, chương trình được triển khai

từ K6 đối với sinh viên ngành Kinh tế. Mỗi năm chương trình thu hút khoảng 40-50 sinh

viên tham gia.

4.14.2.Những điểm mạnh, điểm tồn tại

Những điểm mạnh

- Về đội ngũ giảng viên: Hầu hết các giảng viên thuộc chuyên ngành thương mại

quốc tế đều được đào tạo ở nước ngoài nên đã áp dụng những phương pháp giảng dạy tiên

tiến, hiện đại cho chương trình.

Page 23: BÁO CÁOtueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/ba cong khai/Báo cáo chung.pdfĐể đáp ứng yêu cầu của xã hội, từ năm 2009, Nhà trường xây dựng và ban hành Chuẩn

23

- Về sinh viên: Phần lớn các sinh viên có ý thức phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập.

Những điểm tồn tại

- Sinh viên chưa có nhiều cơ hội đi thực tế, tham quan doanh nghiệp.

- Số lượng sinh viên đáp ứng chuẩn đầu ra về ngoại ngữ còn thấp, dẫn tới nhiều sinh

viên chưa đủ điều kiện tốt nghiệp.

4.14.3.Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Khoa và Nhà trường sẽ tích cực liên hệ với các doanh nghiệp để tạo điều kiện cho

sinh viên được đi thực tế, tham quan doanh nghiệp. Đồng thời, các giảng viên cần động

viên sinh viên nỗ lực hơn nữa trong việc học ngoại ngữ, tin học để đáp ứng chuẩn đầu ra.

4.15.Chương trình đào tạo Marketing

4.15.1.Mô tả thực trạng

Chương trình Marketing có mục tiêu, chuẩn đầu ra rõ ràng, phù hợp và đáp ứng tốt

nhu cầu của xã hội:

- Mục tiêu của chương trình: Đào tạo cử nhân Marketing có phẩm chất chính trị,

đạo đức và sức khỏe tốt, nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế - Xã hội, quản trị kinh doach

và những kỹ năng chuyên sau về marketing. Đảm bảo cung cấp tốt kiến thức chuyên môn,

các kỹ năng nghề nghiệp và các kỹ năng mềm khách cho người học.

Có khả năng hoạch định chiến lược, chính sách và tổ chức trong lĩnh vực marketing

nhằm phát triển các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế xã hội, các địa phương...

- Khung chương trình đào tạo do Hội đồng khoa học Trường ĐH Kinh tế và QTKD

xây dựng dựa theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về chương trình khung và khung chương

trình. Chương trình Marketing đảm bảo cấu trúc giữa các khối kiến thức được sắp xếp một

cách có hệ thống, cân đối giữa lý thuyết và thực hành, đáp ứng được yêu cầu của người

học một cách linh hoạt đồng thời đảm bảo chuẩn đầu ra cho người học về kỹ năng của

chuyên ngành, các kỹ năng mềm, kỹ năng ngoại ngữ-tin học. Theo định kỳ rà soát chương

trình đào tạo 2 năm một lần, chương trình Marketing được đánh giá, điều chỉnh và bổ sung

một lần.

- Kinh nghiệm đào tạo: Tại trường ĐH Kinh tế và QTKD, chương trình được triển

khai bắt đầu từ K2 đối với sinh viên ngành Marketing và đến nay đã có 08 khóa sinh viên

tốt nghiệp.

4.15.2.Những điểm mạnh, điểm tồn tại

Những điểm mạnh

Page 24: BÁO CÁOtueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/ba cong khai/Báo cáo chung.pdfĐể đáp ứng yêu cầu của xã hội, từ năm 2009, Nhà trường xây dựng và ban hành Chuẩn

24

- Về đội ngũ giảng viên: Hầu hết các giảng viên thuộc chuyên ngành Marketing đều

được đào tạo với trình độ chuyên môn cao nên nội dung giáo án giảng dạy của các giảng

viên đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức. Ngoài ra, các giảng viên đã áp dụng những phương

pháp giảng dạy tiên tiến, hiện đại cho chương trình. Các kỹ năng mềm được chú trọng trang

bị trong chương trình đào tạo thông qua các hoạt động ngoại khóa cho người học.

- Về sinh viên: Phần lớn các sinh viên có ý thức phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập.

Những tồn tại

- Sinh viên chưa thực sự có nhiều cơ hội đi thực tế, tham quan doanh nghiệp.

- Khoa và Nhà trường chưa định kỳ khảo sát nhu cầu xã hội với người học tốt nghiệp

chương trình Marketing.

- Số lượng sinh viên đáp ứng chuẩn đầu ra về ngoại ngữ còn thấp, dẫn tới nhiều sinh

viên chưa đủ điều kiện tốt nghiệp.

4.15.3 Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Khoa Marketing, Thương mại & Du lịch và Nhà trường sẽ tích cực liên hệ với các

doanh nghiệp để tạo điều kiện cho sinh viên được đi thực tế, tham quan các doanh nghiệp

nhiều hơn. Khoa cũng sẽ kết hợp cùng với Nhà trường tiến hành khảo sát nhu cầu xã hội

đối với người học tốt nghiệp chương trình Marketing và thường xuyên rà soát, điều chỉnh

đề cương chi tiết môn học. Đồng thời, các cố vấn học tập của Khoa sẽ thường xuyên động

viên sinh viên nỗ lực hơn nữa trong việc học ngoại ngữ, tin học để đáp ứng chuẩn đầu ra.

4.16. Chương trình đào tạo Kinh tế y tế

4.16.1. Mô tả thực trạng

Chương trình đào tạo Kinh tế y tế được phê duyệt và thực hiện từ năm 2013.

Tính đến nay, tháng 5/2016 đã có 35 sinh viên khóa 10 đang theo học chuyên ngành

(khóa 11 chưa phân chuyên ngành).

Khung chương trình đào tạo của chuyên ngành bao gồm 125 tín chỉ (không tính các

học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng). Các học phần được phân bổ trong 8

học kỳ tương đương với 04 năm học.

Chương trình đào tạo Kinh tế y tế được rà soát, chỉnh sửa vào năm 2014, tháng

5/2016 áp dụng từ khóa 11 trên cơ sở đảm bảo tính khoa học, hợp lý về nội dung và thời

lượng đáp ứng được mục tiêu đào tạo, phù hợp với nhu cầu xã hội

4.16.2. Những điểm mạnh, điểm tồn tại

Page 25: BÁO CÁOtueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/ba cong khai/Báo cáo chung.pdfĐể đáp ứng yêu cầu của xã hội, từ năm 2009, Nhà trường xây dựng và ban hành Chuẩn

25

* Điểm mạnh

- Mục tiêu của chương trình đào tạo được xác định rõ ràng, cụ thể và được phổ biến

rộng rãi đến người học, giảng viên, các cán bộ quản lý giáo dục

- Kinh tế Y tế là chương trình đào tạo mới, rất ít trường tại Việt Nam đào tạo chuyên

ngành này. Khung chương trình được xây dựng đúng theo quy định, đảm bảo tính khoa

học, hợp lý về nội dung, thời lượng, định kỳ được rà soát, điều chỉnh để kịp thời đáp ứng

thực hiện mục tiêu đào tạo đề ra. Các khối kiến thức trong chương trình đảm bảo tính hệ

thống và có tính liên hệ chặt chẽ giữa các bậc và chuyên ngành đào tạo, cân đối giữa nội

dung lý thuyết và thực hành. Các học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành được chú

trọng nâng cao chất lượng, cập nhật thông tin thường xuyên. Các học phần Thực tập môn

học, Thực tập tốt nghiệp, Khóa luận tốt nghiệp được xây dựng hợp lý giúp người học tiếp

cận với thực tế, góp phần phát triển hoàn thiện kiến thức cũng như tạo điều kiện nâng cao

việc vận dụng các kỹ năng.

- Chương trình đào tạo được tổ chức thực hiện và quản lý theo đúng quy định, được

định kỳ rà soát và có cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện hiệu quả.

* Điểm tồn tại

- Chưa có sinh viên tham gia chương trình đào tạo do chương trình mới được phê

duyệt, chưa đến giai đoạn phân chuyên ngành

- Hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo còn chưa nhiều

4.16.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Từ học kỳ II năm học 2015 - 2016, tăng cường hoạt động quảng bá, giới thiệu chương

trình đào tạo và cơ hội cho người học chương trình này.

- Từ năm học 2016 - 2017, cập nhật hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo một cách

thường xuyên hơn.

- Năm 2016 tổ chức tập huấn, hội nghị, hội thảo trao đổi kinh nghiệm về đổi mới

phương pháp giảng dạy và học tập giữa các giảng viên.

PHẦN 5:

BÁO CÁO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BẬC CAO HỌC

5.1. Chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lý Kinh tế

5.1.1. Mô tả thực trạng

Page 26: BÁO CÁOtueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/ba cong khai/Báo cáo chung.pdfĐể đáp ứng yêu cầu của xã hội, từ năm 2009, Nhà trường xây dựng và ban hành Chuẩn

26

Căn cứ Quyết định số 4282/QĐ-BGDĐT ngày 25/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục

và Đào tạo về việc cho phép Đại học Thái Nguyên đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành

Quản lý kinh tế, Nhà trường bắt đầu tuyển sinh chuyên ngành đào tạo thạc sĩ Quản lý kinh

tế từ cuối năm 2009.

Tính đến tháng 5 năm 2016, Nhà trường đã tuyển sinh được 8 khóa với tổng số học

viên nhập học là 1800 học viên, số lượng học viên đã tốt nghiệp là 1266 học viên.

Năm học 2015 – 2016, được sự cho phép của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Nhà trường đã

ký với Hợp đồng với Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái tuyển sinh lớp thạc sĩ chuyên

ngành Quản lý kinh tế theo định hướng ứng dụng với số lượng học viên trúng tuyển là 30

học viên. Đợt tuyển sinh tháng 4/2016 vừa qua, Nhà trường đã tuyển sinh được 135 học

viên với điểm trúng tuyển là 15,5 điểm cho 2 môn thi. Chất lượng thí sinh dự thi tăng cao

qua từng năm. Tuy nhiên, số lượng học viên trúng tuyển giảm so với mọi năm, do giới hạn

trong chỉ tiêu được giao. Hiện tại, quy mô đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế

của Nhà trường là 534 học viên.

5.1.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

- Những điểm mạnh:

+ Nhà trường đã có nhiều biện pháp hỗ trợ việc học tập và sinh hoạt cho học viên cao

học, tạo môi trường cho học viên yên tâm và có được niềm say mê học tập, nghiên cứu.

+ Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy và hướng dẫn học viên là những giáo sư, phó

giáo sư, tiến sĩ có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực quản trị - quản lý, công tác tại Nhà

trường, các Viện nghiên cứu và các trường đại học khác trong cả nước.

+ Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế thường xuyên được đổi

mới và cập nhật kịp thời. Tháng 12/2015, Nhà trường đã tiến hành rà soát và ban hành

khung chương trình đào tạo bậc thạc sĩ cho khóa tuyển sinh từ năm 2016 trở đi.

+ Có cơ sở vật chất cần thiết đảm bảo cho việc học tập, nghiên cứu khoa học của học viên.

- Những tồn tại:

+ Chưa xây dựng lại đề cương chi tiết môn học cho chương trình đào tạo.

+ Số lượng giáo trình phục vụ cho công tác giảng dạy chuyên ngành còn hạn chế, tài

liệu tham khảo chưa phong phú.

+ Hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên chưa phát triển, số bài báo khoa học

của học viên còn ít.

5.1.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Page 27: BÁO CÁOtueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/ba cong khai/Báo cáo chung.pdfĐể đáp ứng yêu cầu của xã hội, từ năm 2009, Nhà trường xây dựng và ban hành Chuẩn

27

- Xây dựng lại đề cương chi tiết môn học cho chương trình đào tạo.

- Biên soạn một số giáo trình phục vụ cho giảng dạy chuyên ngành.

- Nâng cao chất lượng bài giảng.

- Đẩy mạnh liên kết hoạt động đào tạo với hoạt động nghiên cứu khoa học, hội thảo,

tọa đàm nghiên cứu, tạo môi trường trao đổi và học hỏi khoa học cho các học viên.

5.2. Chương trình đào tạo thạc sĩ Quản trị Kinh doanh

5.2.1. Mô tả thực trạng

Căn cứ vào Quyết định số 3172/QĐ-BGDĐT ngày 04/8/2011 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo về việc cho phép Đại học Thái Nguyên đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên

ngành Quản trị kinh doanh, Nhà trường bắt đầu tuyển sinh chuyên ngành đào tạo thạc sĩ

Quản lý kinh tế từ cuối năm 2011.

Tính đến tháng 5 năm 2016, Nhà trường đã tuyển sinh được 6 khóa, với tổng số học

viên lên tới 473 học viên, số lượng học viên đã tốt nghiệp là 280 học viên. Đợt tuyển sinh

tháng 4/2016 vừa qua, Nhà trường đã tuyển sinh được 42 học viên, với điểm trúng tuyển

là 14,0 điểm. Không chỉ riêng với các thí sinh dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành

Quản lý kinh tế, mà với các thí sinh dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản trị

kinh doanh, chất lượng thí sinh dự thi cũng tăng cao qua từng năm. Hiện tại, quy mô đào

tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh của Nhà trường là 193 học viên.

5.2.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

- Những điểm mạnh:

+ Đội ngũ giảng viên cơ hữu là những Phó Giáo sư, Tiến sĩ có kinh nghiệm, cùng với

sự hợp tác nhiệt thành, tâm huyết của gần 100 Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ ngoài Trường

tham gia giảng dạy và hướng dẫn học viên cao học.

+ Chương trình đào tạo thạc sĩ Quản trị kinh doanh thường xuyên được đổi mới và cập

nhật kịp thời. Cùng với chuyên ngành Quản lý kinh tế, khung chương trình đào tạo bậc thạc sĩ

chuyên ngành Quản trị kinh doanh cũng được rà soát và ban hành khung chương trình mới.

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết để phục vụ giảng dạy và học tập được đáp ứng

đầy đủ.

+ Nhà trường đã có nhiều biện pháp hỗ trợ việc học tập và sinh hoạt cho học viên cao

học, tạo môi trường cho học viên yên tâm và có được niềm say mê học tập, nghiên cứu.

- Những tồn tại:

+ Chưa xây dựng lại đề cương chi tiết môn học cho chương trình đào tạo.

Page 28: BÁO CÁOtueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/ba cong khai/Báo cáo chung.pdfĐể đáp ứng yêu cầu của xã hội, từ năm 2009, Nhà trường xây dựng và ban hành Chuẩn

28

+ Số lượng giáo trình phục vụ cho công tác giảng dạy chuyên ngành còn hạn chế, tài

liệu tham khảo chưa phong phú.

+ Học viên ít có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong công việc, chưa chủ

động khai thác hệ thống tư liệu của thư viện để phục vụ cho học tập và nghiên cứu.

+ Hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên chưa phát triển, số bài báo khoa học

của học viên còn ít.

5.2.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Xây dựng lại đề cương chi tiết môn học cho chương trình đào tạo.

- Biên soạn một số giáo trình phục vụ cho giảng dạy chuyên ngành.

- Nâng cao chất lượng bài giảng, phương pháp giảng dạy, mở rộng, cập nhật cho học

viên các kiến thức về quản trị kinh doanh và quản trị doanh nghiệp trong môi trường kinh

doanh quốc tế, dành một thời lượng hợp lý để học viên giải quyết những bài tập tình huống

và cac vân đê thưc tiên cua cac doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh liên kết hoạt động đào tạo với hoạt động nghiên cứu khoa học, hội thảo,

tọa đàm nghiên cứu, gặp gỡ các nhà quản trị doanh nghiệp, tạo môi trường trao đổi và học

hỏi khoa học cho các học viên.

5.3. Chương trình đào tạo Kinh tế Nông nghiệp

5.3.1. Mô tả thực trạng

Căn cứ vào Quyết định số 1639/QĐ-BGDĐT/ĐH&SĐH ngày 01/4/2004 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc giao nhiệm vụ cho Đại học Thái Nguyên đào tạo

trình độ thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, Nhà trường bắt đầu tuyển sinh đào tạo

thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp từ năm 2004.

Đến năm 2016, Nhà trường đã tuyển sinh được 13 khóa. Đợt tuyển sinh tháng

4/2016 vừa qua, Nhà trường đã tuyển sinh được 26 học viên. Tổng số học viên cao học

thuộc chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp đang đào tạo tại Nhà trường là 77 học viên.

5.3.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

- Những điểm mạnh:

+ Đội ngũ giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy chương trình đa phần là những Phó

Giáo sư, Tiến sĩ có kiến thức chuyên môn gốc về lĩnh vực kinh tế nông nghiệp.

+ Nhà trường đã có nhiều biện pháp hỗ trợ việc học tập và sinh hoạt cho học viên cao

học, tạo môi trường cho học viên yên tâm và có được niềm say mê học tập, nghiên cứu.

+ Cơ sở vật chất của Nhà trường đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập và nghiên cứu của học viên.

Page 29: BÁO CÁOtueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/ba cong khai/Báo cáo chung.pdfĐể đáp ứng yêu cầu của xã hội, từ năm 2009, Nhà trường xây dựng và ban hành Chuẩn

29

- Những tồn tại:

+ Chưa xây dựng lại đề cương chi tiết môn học cho chương trình đào tạo.

+ Số lượng tài liệu tham khảo còn hạn chế.

+ Hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên chưa phát triển, số bài báo khoa học

của học viên còn chưa nhiều.

5.3.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Xây dựng lại đề cương chi tiết môn học cho chương trình đào tạo.

- Nâng cao chất lượng bài giảng, tổ chức viết giáo trình chuyên ngành.

- Tổ chức các hội thảo, chuyên đề cho học viên có điều kiện giao lưu và học hỏi.

PHẦN 6:

BÁO CÁO TỪNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BẬC TIẾN SĨ

6.1. Chương trình đào tạo tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp

6.1.1. Mô tả thực trạng

Tính đến năm 2016 Nhà trường đã tuyển sinh được 8 khóa Nghiên cứu sinh chuyên

ngành Kinh tế nông nghiệp. Tổng số nghiên cứu sinh đang tham gia học tập và nghiên

cứu tại nhà trường là 18 NCS, đã có 05 NCS bảo vệ thành công và được cấp bằng tiến sĩ,

01 NCS đã bảo vệ luận án cấp cơ sở. Đặc biệt hiện có 01 NCS quốc tịch Lào. Năm 2016

Nhà trường đã tuyển sinh được 03 chỉ tiêu Nghiên cứu sinh thuộc chuyên ngành Kinh tế

nông nghiệp.

6.1.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Nhà trường đã có nhiều biện pháp hỗ trợ việc học tập, nghiên cứu

và sinh hoạt cho Nghiên cứu sinh, tạo môi trường cho Nghiên cứu sinh yên tâm và có được

niềm say mê học tập, nghiên cứu. Đội ngũ giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy chương trình

là những giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực đào tạo. Chương

trình đào tạo tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp thường xuyên được đổi mới và cập nhật kịp thời.

- Những tồn tại:

+ Số lượng giáo trình, tài liệu tham khảo còn hạn chế.

6.1.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Nâng cao chất lượng bài giảng, tổ chức viết giáo trình chuyên ngành.

- Tổ chức các hội thảo, chuyên đề cho NCS có điều kiện giao lưu và học hỏi.

6.2. Chương trình đào tạo tiến sĩ Quản lý Kinh tế

6.2.1. Mô tả thực trạng

Page 30: BÁO CÁOtueba.edu.vn/Content/TUEBA/Files/ba cong khai/Báo cáo chung.pdfĐể đáp ứng yêu cầu của xã hội, từ năm 2009, Nhà trường xây dựng và ban hành Chuẩn

30

Chuyên ngành đào tạo tiến sĩ Quản lý kinh tế bắt đầu tuyển sinh từ năm 2014, tính

đến năm 2016 nhà trường đã tuyển sinh được 3 khóa với tổng số lượng nghiên cứu sinh là

23 NCS. Trong đó đợt tháng 4 năm 2016 Nhà trường đã tuyển sinh được 04 nghiên cứu

sinh, trong đó có 01 lưu học sinh Trung Quốc.

6.2.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

- Những điểm mạnh: Nhà trường đã có nhiều biện pháp hỗ trợ việc học tập và sinh

hoạt cho nghiên cứu sinh, tạo môi trường cho nghiên cứu sinh yên tâm và có được niềm

say mê học tập, nghiên cứu. Đội ngũ giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy chương trình

là những giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực quản trị -

quản lý. Chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế thường xuyên được

đổi mới và cập nhật kịp thời.

- Những tồn tại:

+ Số lượng giáo trình, tài liệu tham khảo còn hạn chế.

6.2.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Nâng cao chất lượng bài giảng, tổ chức viết giáo trình chuyên ngành.

- Tổ chức các hội thảo, chuyên đề cho NCS có điều kiện giao lưu và học hỏi.

Trên đây là báo cáo thực hiện công tác công khai năm học 2015-2016 của Phòng Đào

tạo, kính mong nhận được ý kiến đóng góp để công tác tổ chức và quản lý của Phòng

Đào tạo được thực hiện ngày một tốt hơn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn

nhân lực cho Nhà trường.

PHẦN 7: PHỤ LỤC (có các bảng biểu đính kèm)

Nơi nhận:

- Như kính gửi (b/cáo);

- Ban Giám hiệu;

- Đăng tải website;

- Lưu VT, KT&ĐBCLGD

HIỆU TRƯỞNG

GS. TS. Đặng Văn Minh