bÁo cÁo công tác ki m tra, rà soát, h th b n quy ph m pháp

12
BTƢ PHÁP S: 78/BC-BTP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lp - Tdo - Hnh phúc Hà Ni, ngày 10 tháng 5 năm 2021 BÁO CÁO Công tác kim tra, rà soát, hthống hóa văn bn quy phm pháp lut năm 2020 phƣơng hƣớng, nhim vnăm 2021 Kính gi: Thtướng Chính phThc hin chức năng, nhiệm vquản lý nhà nước vcông tác kim tra, rà soát, hthống hóa văn bản quy phm pháp lut (QPPL), trên cơ sở theo dõi, kim tra và tng hp Báo cáo ca các b, cơ quan ngang bộ và UBND cp tnh, BTư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phtình hình thc hin công tác kim tra, rà soát, hthống hóa văn bản QPPL trong năm 2020 và phương hướng, nhim vnăm 2021 như sau: PHN THNHT TÌNH HÌNH THC HIN I. CÔNG TÁC CHĐẠO, HƢỚNG DN, KIM TRA VIC THC HIN Trên cơ sở quán trit, thc hin chđạo ca Chính ph, Thtướng Chính ph, Phó Thtướng Thường trc Chính phTrương Hòa Bình 1 , BTư pháp và các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cp tỉnh đã triển khai thc hin công tác kim tra, rà soát, hthống hóa văn bản QPPL tp trung vào các nhim vsau: 1. Xác định vic bảo đảm chất lượng của các văn bản QPPL tiếp tc là nhim vtrng tâm ca các bộ, cơ quan ngang bộ và HĐND, UBND cấp tnh. Thc hiện đúng quy định vthm quyn, trách nhim trong công tác kim tra, rà soát, xlý văn bản gn vi yêu cu, gii pháp ca Chính phvchđạo điều hành thc hin kế hoch phát trin kinh tế - xã hội năm 2020 và yêu cầu qun lý ngành, 1 Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020; Nghị quyết số 123/NQ-CP ngày 31/8/2020 của Chính phủ phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2020. Chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL, xử lý văn bản trái pháp luật đã phát hiện (tại Công văn số 4333/VPCP-PL ngày 01/6/2020 của Văn phòng Chính phủ “V/v báo cáo công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản 2019”).

Upload: others

Post on 20-Oct-2021

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO Công tác ki m tra, rà soát, h th b n quy ph m pháp

BỘ TƢ PHÁP

Số: 78/BC-BTP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2021

BÁO CÁO

Công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

năm 2020 và phƣơng hƣớng, nhiệm vụ năm 2021

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác kiểm tra, rà

soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), trên cơ sở theo dõi,

kiểm tra và tổng hợp Báo cáo của các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND cấp tỉnh,

Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện công tác kiểm tra,

rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL trong năm 2020 và phương hướng, nhiệm

vụ năm 2021 như sau:

PHẦN THỨ NHẤT

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, HƢỚNG DẪN, KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN

Trên cơ sở quán triệt, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính

phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình1, Bộ Tư pháp và

các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh đã triển khai thực hiện công tác kiểm

tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL tập trung vào các nhiệm vụ sau:

1. Xác định việc bảo đảm chất lượng của các văn bản QPPL tiếp tục là

nhiệm vụ trọng tâm của các bộ, cơ quan ngang bộ và HĐND, UBND cấp tỉnh.

Thực hiện đúng quy định về thẩm quyền, trách nhiệm trong công tác kiểm tra, rà

soát, xử lý văn bản gắn với yêu cầu, giải pháp của Chính phủ về chỉ đạo điều hành

thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và yêu cầu quản lý ngành,

1 Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành

thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; Nghị quyết số 02/NQ-CP

ngày 01/01/2020 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh,

nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020; Nghị quyết số 123/NQ-CP ngày 31/8/2020 của Chính phủ phiên

họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2020.

Chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn

bản QPPL, xử lý văn bản trái pháp luật đã phát hiện (tại Công văn số 4333/VPCP-PL ngày 01/6/2020 của Văn phòng

Chính phủ “V/v báo cáo công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản 2019”).

Page 2: BÁO CÁO Công tác ki m tra, rà soát, h th b n quy ph m pháp

2

lĩnh vực, địa bàn; phát hiện, xử lý kịp thời triệt để các quy định trái pháp luật,

mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp thực tiễn theo quy định của pháp luật.

Đẩy mạnh công tác xử lý văn bản trái pháp luật đã được phát hiện, kết

luận theo đúng quy định, nhất là những trường hợp văn bản có quy định tác

động tiêu cực đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tổ chức, doanh nghiệp.

Xử lý dứt điểm đối với 38 văn bản trái pháp luật đã được Bộ Tư pháp và các cơ

quan có thẩm quyền kết luận trước năm 2019 theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ

tướng Thường trực Trương Hòa Bình (tại Công văn số 4333/VPCP-PL ngày

01/6/2020 của Văn phòng Chính phủ).

2. Tổ chức thực hiện đồng bộ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ

rà soát văn bản QPPL thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước và nhiệm vụ của

Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản QPPL (theo Nghị

quyết số 117/NQ-CP ngày 09/12/2019 và Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày

01/01/2020 của Chính phủ; Quyết định số 209/QĐ-TTg ngày 07/02/2020 và

Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 12/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ) để

phát hiện, xử lý các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với

thực tiễn, gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển của đất nước, nhất là các văn

bản, quy định về môi trường đầu tư, kinh doanh; trên cơ sở đó kịp thời kiến

nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp, chỉ đạo sửa đổi, bổ

sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

3. Trên cơ sở kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL kỳ 2014 - 2018, tiếp

tục khẩn trương tự xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có

thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới đối với các

văn bản cần xử lý đã được xác định để bảo đảm sự phù hợp, thống nhất của

hệ thống pháp luật.

4. Nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ ban hành nội dung sửa đổi,

bổ sung quy định về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL

(tại Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày

14/5/2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành

văn bản QPPL) để tăng cường chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm tra, rà

soát, hệ thống hóa văn bản QPPL, góp phần đảm bảo kiểm soát ngày càng

tốt hơn chất lượng của hệ thống pháp luật và hiệu quả thi hành pháp luật2.

5. Trong năm 2020, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội

vụ tổ chức các Đoàn công tác liên ngành kiểm tra tình hình thực hiện công

tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL tại 04 địa phương: Thái

Nguyên, Lai Châu, Bình Định, Quảng Ngãi. Bên cạnh đó, Bộ đã thực hiện

công tác tập huấn nghiệp vụ về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn

2 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12//2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-

CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản

quy phạm pháp luật.

Page 3: BÁO CÁO Công tác ki m tra, rà soát, h th b n quy ph m pháp

3

bản QPPL cho các cơ quan cấp bộ và địa phương thông qua việc cử báo cáo

viên tập huấn tại các địa phương hoặc kết hợp tập huấn, hướng dẫn nghiệp

vụ trong các hội thảo, hội nghị về công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL

do Bộ Tư pháp tổ chức3.

II. KẾT QUẢ KIỂM TRA, XỬ LÝ VĂN BẢN

1. Kết quả kiểm tra, xử lý văn bản

Năm 2020, các bộ, cơ quan ngang bộ (gồm cả Bộ Tư pháp) và địa phương

đã thực hiện kiểm tra theo thẩm quyền đối với 14.276 văn bản QPPL, cụ thể: các

bộ, cơ quan ngang bộ kiểm tra 9.141 văn bản (trong đó có 6.214 văn bản ban

hành trong năm 2020); các địa phương kiểm tra 5.135 văn bản (gồm 2.031 văn

bản cấp huyện, 3.104 văn bản cấp xã; trong đó có 3.920 văn bản ban hành trong

năm 2020). Kết quả cả nước đã phát hiện và kết luận đối với 340 văn bản (gồm

282 văn bản QPPL có quy định trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền ban hành

và 58 văn bản không phải là văn bản QPPL nhưng có chứa QPPL4), trong đó có

128 văn bản ban hành trong năm 2020.

Về kết quả xử lý văn bản: Tính đến ngày 31/12/2020, cả nước đã xử lý được

186/340 văn bản (đạt 54.7%)5, gồm 164 văn bản QPPL có quy định trái pháp luật

về nội dung, thẩm quyền ban hành và 22 văn bản không phải là văn bản QPPL

nhưng có chứa QPPL; còn 154 văn bản đang được xử lý (gồm 118 văn bản QPPL

và 36 văn bản không phải là văn bản QPPL nhưng có chứa QPPL).

(Phụ lục I kèm theo Báo cáo)

Trong đó, riêng Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL) đã kiểm tra

5.161 văn bản (gồm 459 văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, 4.702 văn bản

3 Trong năm 2020, Cục đã cử báo cáo viên tham gia tập huấn nghiệp vụ về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống

hóa văn bản QPPL tại các địa phương: Lạng Sơn, Hà Nội và Bạc Liêu...; Kết hợp tập huấn trong các hội thảo,

hội nghị như: Hội thảo góp ý hoàn thiện quy định pháp luật về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL bảo

đảm phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản QPPL (tại Lâm Đồng và Hà Nội); Hội nghị khảo

sát lấy ý kiến về kết quả rà soát, nắm bắt, tiếp nhận các thông tin phản ánh về nhóm văn bản mâu thuẫn, chồng

chéo, bất cập, kìm hãm sự phát triển (tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh); Hội thảo về rà soát, hoàn thiện văn

bản QPPL về kiểm tra chuyên ngành trong kinh doanh (tại Hải Phòng); Hội thảo cho ý kiến về kết quả rà soát

QPPL về ưu đãi, hỗ trợ, tiếp cận các nguồn lực phục vụ đầu tư, kinh doanh (tại Hà Nội); Hội thảo góp ý hoàn thiện

kết quả rà soát văn bản QPPL về thành lập, đăng ký doanh nghiệp, điều kiện đầu tư kinh doanh (tại Hà Nội); Hội

thảo góp ý hoàn thiện kết quả kiểm tra văn bản theo chuyên đề pháp luật về giá (tại Lâm Đồng). 4 Ngoài ra các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương còn phát hiện 1.041 văn bản QPPL (336 văn bản cấp bộ, 705

văn bản QPPL của địa phương) sai sót về căn cứ pháp lý, thể thức và kỹ thuật.

Năm 2019, cả nước đã thực hiện kiểm tra theo thẩm quyền đối với 13.391 văn bản QPPL, cụ thể: các bộ, cơ quan

ngang bộ kiểm tra 7.632 văn bản (gồm 936 văn bản cấp bộ, 6.696 văn bản cấp tỉnh, trong đó có 4.086 văn bản ban

hành trong năm 2019); các địa phương kiểm tra 5.759 văn bản (gồm 2.249 văn bản cấp huyện, 3.510 văn bản cấp

xã; trong đó có 4.481 văn bản ban hành trong năm 2019). Kết quả cả nước đã phát hiện và kết luận đối với 531 văn

bản; ngoài ra còn phát hiện 1.568 văn bản QPPL (119 văn bản cấp bộ, 1.449 văn bản QPPL của địa phương) sai sót

về căn cứ pháp lý, thể thức và kỹ thuật. 5 Năm 2019, tính đến ngày 31/12/2019, cả nước đã xử lý được 287/531 văn bản trái pháp luật (đạt 54,04%).

Page 4: BÁO CÁO Công tác ki m tra, rà soát, h th b n quy ph m pháp

4

của HĐND và UBND cấp tỉnh)(6)

; đã phát hiện và kết luận 68 văn bản có quy

định trái pháp luật (gồm 06 văn bản của cơ quan cấp bộ và 62 văn bản của chính

quyền cấp tỉnh)7; đã xử lý xong 53 văn bản, còn 15 văn bản đang xử lý. Trong số

15 văn bản đang xử lý, có 14 văn bản mới được Bộ Tư pháp kiểm tra và kết luận,

các cơ quan đang thực hiện xử lý theo quy định; 01 văn bản (Thông tư do Bộ

trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư) ban hành, Bộ Tư pháp đã kiến nghị, đôn đốc

nhưng cơ quan ban hành chưa xử lý, do đó Bộ Tư pháp kiến nghị Thủ tướng

Chính phủ xử lý văn bản này theo thẩm quyền (Phụ lục IV kèm theo báo cáo).

Qua công tác kiểm tra của Bộ Tư pháp, có thể thấy một số dạng sai khá

phổ biến về thẩm quyền, nội dung trong văn bản QPPL do người đứng đầu cơ

quan cấp bộ và chính quyền địa phương cấp tỉnh ban hành như sau:

Về thẩm quyền: Chủ yếu là trong văn bản QPPL do chính quyền cấp tỉnh

ban hành, như: (i) Quy định giá cụ thể hàng hóa, dịch vụ sử dụng nguồn vốn

ngân sách nhà nước mà Nhà nước quy định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu là

do thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quy định (như giá dịch vụ thu

gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt); (ii) Quy định điều kiện đầu tư, kinh doanh

trong văn bản của chính quyền địa phương (phổ biến là trong văn bản quy định

về dạy thêm, học thêm); (iii) Ban hành thủ tục hành chính mà không được luật

giao; (iv) Nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh nhưng UBND cấp

tỉnh lại ban hành (như “quy định mức chi xây dựng ngân hàng câu trắc nghiệm,

tổ chức các kỳ thi” trên địa bàn tỉnh); (v) Quy định về “giá dịch vụ cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất”.

Về nội dung: Đặt ra quy định không có cơ sở pháp lý, không phù hợp với

quy định của pháp luật, như:

- Văn bản QPPL của cơ quan cấp bộ quy định: (i) Chủ đầu tư khi thuê đất

“phải có văn bản đề nghị thu hồi đất để cho chủ đầu tư thuê” gửi đến cơ quan tài

nguyên và môi trường nơi có đất; (ii) Khi Nhà nước thu hồi đất để giao cho chủ

đầu tư, “chủ đầu tư có trách nhiệm ứng kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư”;

- Văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh quy định (i): Căn cứ mật độ cây

trồng để tính bồi thường khi thu hồi đất; (ii) Người sử dụng đất khi có nhu cầu

tách thửa đất phải lập phương án mặt bằng tách thửa được UBND cấp huyện

chấp thuận hoặc phải lập dự án đầu tư.

6 Số liệu kiểm tra tính từ ngày 22/12/2019 đến ngày 22/12/2020, gồm các văn bản QPPL do các cơ quan cấp bộ

và địa phương cấp tỉnh gửi đến để kiểm tra theo thẩm quyền và từ các nguồn thông tin do công dân, cơ quan, tổ

chức, báo chí phản ánh. 7 Ngoài ra, Bộ Tư pháp còn phát hiện 225 văn bản QPPL sai sót về căn cứ pháp lý, thể thức, kỹ thuật trình bày.

Page 5: BÁO CÁO Công tác ki m tra, rà soát, h th b n quy ph m pháp

5

2. Về kết quả xử lý văn bản có quy định trái pháp luật đã đƣợc phát

hiện, kết luận trƣớc năm 2020 theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tƣớng

Thƣờng trực Trƣơng Hòa Bình (tại Công văn số 4333/VPCP-PL ngày

01/6/2020 của Văn phòng Chính phủ)

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa

Bình, Bộ Tư pháp đã có các Công văn gửi các bộ, địa phương liên quan để đôn

đốc xử lý dứt điểm đối với 38 văn bản trái pháp luật đã được Bộ Tư pháp và các

cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện và kết luận trước năm 20208. Trên cơ

sở theo dõi, đôn đốc của Bộ Tư pháp và tổng hợp báo cáo của các bộ, địa

phương liên quan, kết quả xử lý cụ thể như sau:

- Số văn bản đã xử lý xong: 28 văn bản (Phụ lục III kèm theo Báo cáo);

- Số văn bản chưa xử lý: 10 văn bản. Trong đó có 01 văn bản dự kiến xử

lý trong tháng 4/20219; 01 văn bản đã được UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên

môn thuộc UBND tỉnh xây dựng văn bản để thay thế theo thủ tục rút gọn10

; 01

văn bản được cơ quan ban hành văn bản giải trình, cơ quan ban hành kết luận và

Bộ Tư pháp thấy nội dung giải trình là phù hợp11

. Còn 07 văn bản cần kiến nghị

Thủ tướng Chính phủ đình chỉ, bãi bỏ nội dung trái pháp luật theo thẩm quyền

(Phụ lục IV kèm theo Báo cáo);

- Lý do chậm xử lý: Phần lớn các trường hợp là do cơ quan ban hành chưa

tích cực quan tâm xử lý dẫn đến thời gian xử lý văn bản kéo dài. Bên cạnh đó,

việc chậm xử lý các văn bản có quy định trái pháp luật nêu trên còn có nguyên

nhân do nội dung văn bản phức tạp, có nhiều quan điểm khác nhau; hoặc phải

chờ quy định mới trong văn bản có liên quan của cơ quan Trung ương làm căn

cứ ban hành văn bản của địa phương (như các văn bản của TP. Cần Thơ);

- Về đánh giá hậu quả do văn bản trái pháp luật gây ra: Theo báo cáo của

các cơ quan liên quan, chưa có trường hợp nào gây hậu quả thiệt hại trên thực tế.

8 Công văn số 2445/BTP-KTrVB ngày 08/7/2020 “V/v báo cáo kết quả xử lý văn bản trái pháp luật”; Công văn số

644/BTP-KTrVB ngày 11/3/2021 “V/v thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ về xử lý văn bản trái pháp luật”.

9 Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/2/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang hoàn thiện

dự thảo văn bản thay thế (dự kiến ban hành trong tháng 4/2021).

10 Quyết định số 24/2016/QĐ-UBND ngày 28/3/2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng quy định chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng: Ngày 22/02/2021

UBND tỉnh Lâm Đồng đã có Công văn số 1036/UBND-TKCT “V/v thực hiện sắp xếp cơ cấu tổ chức bên trong

của các sở, ngành thuộc tỉnh theo Nghị định số 107/2020/NĐ-CP” gửi Giám đốc/Thủ trưởng các sở, ngành thuộc

tỉnh để chỉ đạo xây dựng văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các sở, ngành

thuộc tỉnh thay thế quy định trước đây để đảm bảo đúng theo tiêu chí quy định tại Nghị định số 107/2020/NĐ-

CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ.

11 Nghị quyết 08/2017/NQ-HĐND ngày 14/07/2017 của HĐND tỉnh Cao Bằng quy định tỷ lệ để lại về phí bảo

vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Cao Bằng: Cao Bằng có văn bản giải trình, Bộ Tài

Nguyên và Môi trường và Bộ Tư pháp thấy nội dung giải trình là phù hợp.

Page 6: BÁO CÁO Công tác ki m tra, rà soát, h th b n quy ph m pháp

6

III. KẾT QUẢ RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QPPL

1. Về công tác rà soát văn bản

1.1. Theo báo cáo của các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương, kết quả rà

soát văn bản QPPL trên cả nước trong năm 2020 (gồm cả Bộ Tư pháp) như sau:

- Tổng số văn bản phải được rà soát: 34.515 văn bản (trong đó số văn bản

phải được rà soát tại các bộ, cơ quan ngang bộ là 9.335 văn bản; tại các tỉnh,

thành phố trực thuộc trung ương là 25.180 văn bản).

- Tổng số văn bản đã được rà soát: 33.711 văn bản (trong đó tại các bộ, cơ

quan ngang bộ: 9.327/9.335 văn bản12

, đạt 99.91%; tại các tỉnh, thành phố trực

thuộc trung ương: 24.384 /25.180 văn bản, đạt 96.8%).

- Tổng số văn bản đã được xử lý sau rà soát: 4.735 văn bản (trong đó tại

các bộ, cơ quan ngang bộ: 1.224/1.413 văn bản, chiếm 86.6% tổng số văn bản

kiến nghị xử lý; tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: 3.511/4.203 văn

bản, chiếm 83.5% tổng số văn bản kiến nghị xử lý)13

.

(Phụ lục II kèm theo Báo cáo)

Trên cơ sở kết quả rà soát thường xuyên, các cơ quan cấp bộ và UBND cấp

tỉnh đã thực hiện công bố văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một

phần năm 2019 theo quy định tại Điều 157 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.

1.2. Thực hiện nhiệm vụ được giao theo Nghị quyết số 23/NQ-CP ngày

08/4/2018 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2018, Bộ Tư pháp đã chủ

trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành rà soát, xây dựng, trình Chính

phủ, Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ toàn bộ 215 văn bản QPPL và bãi bỏ một

phần 02 văn bản QPPL do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành không

còn được áp dụng trên thực tế14

.

1.3. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chủ động ứng

phó với những tác động do dịch Covid-19 gây ra, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối

hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát các quy định pháp luật, xây dựng Báo

cáo số 184/BC-BTP-m ngày 14/4/2020 của Bộ Tư pháp gửi Thủ tướng Chính

12

Một số cơ quan cấp bộ có số lượng văn bản được rà soát lớn như: Bộ Quốc phòng (2.667 văn bản), Bộ Tài

nguyên và Môi trường (805 văn bản; Bộ Giáo dục và Đào tạo (612 văn bản); Bộ Kế hoạch và Đầu tư (548 văn

bản); Bộ Y tế (546 văn bản)… 13

Năm 2019, tổng số văn bản phải được rà soát trong cả nước là: 44.447 văn bản (trong đó tại các bộ, cơ quan

ngang bộ là 6.762 văn bản; tại các địa phương là 37.685 văn bản); đã rà soát được: 44.376 văn bản (trong đó tại

các bộ, cơ quan ngang bộ: 6.762/6.762 văn bản, đạt 100%; tại các địa phương: 37.614/37.685 văn bản, đạt

99,8%).

Tổng số văn bản đã được xử lý sau rà soát: 5.907 văn bản (trong đó tại các bộ, cơ quan ngang bộ:1.857 văn bản,

chiếm 94,6% tổng số văn bản kiến nghị xử lý; tại các địa phương: 4.050 văn bản, chiếm 78,6% tổng số văn bản

kiến nghị xử lý). 14

Nghị định số 05/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 và Nghị định số 151/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính

phủ bãi bỏ một số văn bản QPPL do Chính phủ ban hành; Quyết định số 01/2020/QĐ-TTg ngày 03/01/2020 và

Quyết định số 36/2020/QĐ-TTg ngày 19/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ một số văn bản QPPL do Thủ

tướng Chính phủ ban hành.

Page 7: BÁO CÁO Công tác ki m tra, rà soát, h th b n quy ph m pháp

7

phủ, trong đó đề xuất nhiều nội dung về hoàn thiện pháp luật và thực thi pháp

luật, từ giải pháp ưu tiên thực hiện ngay đến những giải pháp mang tính lâu dài,

nhằm bảo đảm an sinh, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy đầu tư công, tháo gỡ khó

khăn, vướng mắc, cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh15

.

1.4. Thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch thực

hiện rà soát văn bản QPPL thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan

ngang bộ và nhiệm vụ của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn

bản QPPL16

, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, tổ chức liên quan và Tổ công

tác của Thủ tướng Chính phủ đã tích cực, tập trung nguồn lực tổ chức rà soát

8.779 văn bản QPPL thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước do các cơ quan trung

ương ban hành17

để phát hiện, xử lý các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, không

còn phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn, hạn chế sự phát triển, trong đó trọng

tâm là các văn bản, quy định về môi trường đầu tư, kinh doanh; qua đó kịp thời

tham mưu, đề xuất Quốc hội, Chính phủ các giải pháp hoàn thiện chính sách,

pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Trên

cơ sở rà soát của các bộ, cơ quan ngang bộ và Tổ công tác, Bộ Tư pháp đã chủ trì

tổng hợp, thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Báo cáo số

442/BC-CP ngày 01/10/2020 của Chính phủ trình Quốc hội về kết quả rà soát văn

bản QPPL thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước (trong đó xác định 60 nội dung

quy định trong 76 văn bản được nhận định là có bất cập, không còn phù hợp

thực tiễn; 15 nội dung quy định trong 27 văn bản có mâu thuẫn, chồng chéo).

Căn cứ kết quả rà soát tại Báo cáo số 442/BC-CP, thực hiện chỉ đạo của Thủ

tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây

dựng, trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

ban hành Danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, thay thế,

ban hành mới theo Báo cáo số 442/BC-CP18

.

2. Về công tác hệ thống hóa văn bản

Trong năm 2020, thực hiện nhiệm vụ theo Quyết định số 1268/QĐ-TTg

ngày 02/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án hoàn thiện pháp

luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng phương thức trọng tài

thương mại, hòa giải thương mại”, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ

quan, đơn vị liên quan rà soát, hệ thống hóa quy định pháp luật về hợp đồng,

làm cơ sở để rà soát, đánh giá, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp

15

Trên cơ sở Báo cáo nêu trên, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa

Bình, Bộ Tư pháp đã xây dựng Báo cáo số 299/BC-BTP-m ngày 09/6/2020 gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tham khảo, vận dụng trong quá trình chỉ đạo, điều hành tại địa phương. 16

Quyết định số 209/QĐ-TTg ngày 07/02/2020 ban hành “Kế hoạch thực hiện rà soát văn bản QPPL thuộc lĩnh vực

quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ”; Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 12/02/2020 về việc thành lập

Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản QPPL (do Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm Tổ trưởng). 17

Gồm: 249 bộ luật, luật; 43 nghị quyết của Quốc hội; 44 pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; 1.163 nghị định

của Chính phủ; 866 quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 6.414 văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan

ngang bộ.

18 Tờ trình số 05/TTr-BTP ngày 25/3/2021 của Bộ Tư pháp.

Page 8: BÁO CÁO Công tác ki m tra, rà soát, h th b n quy ph m pháp

8

đồng và pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng phương thức trọng tài

thương mại, hòa giải thương mại. Kết quả đã xác định, hệ thống hóa 306 văn

bản QPPL có chứa quy định về hợp đồng đang còn hiệu lực tính đến ngày

31/5/2020 (bao gồm 56 luật, bộ luật; 111 nghị định; 04 quyết định; 135 thông tư,

thông tư liên tịch)19

.

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Mặt tích cực

1.1. Trong năm 2020, với sự chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng

Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình và sự

hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc của Bộ Tư pháp, công tác kiểm tra, rà soát, hệ

thống hóa văn bản QPPL của cả nước tiếp tục chuyển biến tích cực về chất

lượng, hiệu quả. Nhiều cơ quan đã quan tâm bố trí nguồn lực, tổ chức thực hiện

công tác kiểm tra, rà soát văn bản theo quy định, chú trọng công tác kiểm tra, rà

soát văn bản theo lĩnh vực, địa bàn để kịp thời phát hiện, xử lý văn bản trái pháp

luật, mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp, qua đó khắc phục sai sót, bất

cập, hạn chế, hoàn thiện pháp luật, tạo môi trường pháp lý phục vụ phát triển

kinh tế - xã hội20

.

Việc xử lý văn bản trái pháp luật đã được thực hiện ngày càng nghiêm túc,

hiệu quả hơn. Phần lớn văn bản trái pháp luật sau khi đã được tự phát hiện hoặc

do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phát hiện, kết luận đều được cơ quan ban

hành có phương án xử lý kịp thời. Đối với 38 văn bản có quy định trái pháp luật

tồn đọng trước năm 2020 đã được cơ bản xử lý, hiện còn 07 văn bản đang cần tiếp

tục được xử lý. Việc tập trung xử lý văn bản trái pháp luật đã hạn chế, ngăn ngừa

được tác động tiêu cực đến xã hội do văn bản trái pháp luật gây ra, đồng thời chấn

chỉnh kỷ luật, kỷ cương, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan

cấp bộ, chính quyền địa phương trong xây dựng, thực thi pháp luật.

1.2. Với sự chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn của Tổ công tác của Thủ tướng

Chính phủ và vai trò đầu mối, tham mưu tổ chức triển khai thực hiện, đôn đốc,

hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp, các bộ, cơ quan ngang bộ

đã tích cực, chủ động triển khai có chất lượng, hiệu quả cao nhiệm vụ rà soát văn

bản QPPL thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước theo Kế hoạch do Thủ tướng

Chính phủ ban hành (với gần 8.800 văn bản được rà soát), trong đó trọng tâm là

quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

Đây là đợt rà soát có tính toàn diện, hệ thống, chuyên sâu nhất từ trước đến nay

đối với văn bản QPPL của các cơ quan trung ương. Qua đó đã phát hiện, kiến

19 Cụ thể: Được quy định trong 1854 điều luật thuộc 13 lĩnh vực pháp luật. gồm: Công thương; kế hoạch và đầu tư;

ngân hàng; giao thông vận tải; tài chính; tài nguyên - môi trường; xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản; nông

nghiệp và phát triển nông thôn; khoa học và công nghệ; lao động; giáo dục; văn hóa, thể thao và du lịch; dân sự.

20 Tiêu biểu như: Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng, Bộ Giáo dục và Đào tạo; UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP.

Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lâm Đồng, Bình Dương, Tây Ninh,

Sơn La.

Page 9: BÁO CÁO Công tác ki m tra, rà soát, h th b n quy ph m pháp

9

nghị sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản QPPL do các cơ quan trung ương ban hành

góp phần giải phóng nguồn lực, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, phát triển

kinh tế - xã hội.

1.3. Công tác quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp về kiểm tra, rà soát, hệ

thống hóa văn bản QPPL và công tác kiểm tra văn bản theo thẩm quyền của

Bộ Tư pháp tiếp tục được tập trung thực hiện kịp thời, có trọng tâm, trọng

điểm, bám sát thực tiễn ban hành văn bản QPPL của các cơ quan cấp bộ, địa

phương; đảm bảo sự chủ động của Bộ trong phát hiện, xử lý các văn bản trái

pháp luật, không phù hợp với thực tiễn, nhất là các vấn đề pháp lý liên quan đến

quyền, lợi ích của người dân, doanh nghiệp. Năm 2020, Bộ Tư pháp đã kiểm tra

theo chuyên đề đối với các văn bản QPPL trong lĩnh vực giá do các cơ quan cấp

bộ và chính quyền địa phương cấp tỉnh ban hành, qua đó đã phát hiện, kiến nghị

xử lý nhiều văn bản có quy định trái pháp luật, không phù hợp, góp phần hoàn

thiện hệ thống văn bản QPPL của nhà nước trong lĩnh vực này.

2. Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân

* Khó khăn, hạn chế

- Tại một số cơ quan cấp bộ và cấp tỉnh, việc phát hiện, xử lý văn bản trái

pháp luật, chồng chéo, mâu thuẫn hoặc không còn phù hợp còn chưa kịp thời.

Vẫn còn các trường hợp văn bản có quy định trái pháp luật đã được phát hiện, kết

luận, kiến nghị xử lý nhưng cơ quan ban hành chậm xử lý, tiềm ẩn tác động tiêu

cực đến xã hội.

- Trong việc báo cáo công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản hàng

năm, nhiều cơ quan chưa thực hiện đúng quy định về việc gửi danh mục văn bản trái

pháp luật đã phát hiện qua công tác kiểm tra, tình hình xử lý và biểu báo cáo thống

kê chính thức (của năm báo cáo) về kết quả kiểm tra, rà soát văn bản đến Bộ Tư

pháp, gây trở ngại cho công tác tổng hợp theo dõi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ21

.

- Tại nhiều địa phương, công tác cập nhật, triển khai thực hiện các quy định

pháp luật của cơ quan trung ương có lúc còn chưa kịp thời; việc rà soát, sửa đổi,

bổ sung các quy định do cấp có thẩm quyền của địa phương đã ban hành trước

đây để phù hợp với văn bản của trung ương trong một số trường hợp còn gặp khó

khăn, vướng mắc, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế trong quản lý nhà nước.

* Nguyên nhân

- Việc thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm về công tác kiểm tra, rà soát, xử

lý văn bản tại một số cơ quan chưa thực chất, đầy đủ, đúng theo quy định.

- Công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL là công việc khó, phạm vi tác

động rộng, đòi hỏi trình độ chuyên sâu, tốn nhiều công sức, thời gian, trong khi

21

Ngoài việc nhiều cơ quan cấp bộ không thực hiện đúng thời hạn gửi báo cáo thống kê chính thức của năm báo

cáo về kết quả kiểm tra, rà soát văn bản đến Bộ Tư pháp, một số cơ quan gửi không đầy đủ biểu thống kê như: Bộ

Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc.

Page 10: BÁO CÁO Công tác ki m tra, rà soát, h th b n quy ph m pháp

10

nguồn nhân lực và các điều kiện đảm bảo khác cho các công tác này tại nhiều cơ

quan chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ.

- Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19, nên việc tổ chức các đoàn công

tác của Bộ Tư pháp và của các bộ, UBND cấp tỉnh về kiểm tra việc thực hiện

công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản tại các bộ, địa phương còn hạn

chế, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về các công tác này22

.

PHẦN THỨ HAI

PHƢƠNG HƢỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2021 VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

I. PHƢƠNG HƢỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2021

Căn cứ thực tiễn công tác, yêu cầu, nhiệm vụ nâng cao chất lượng xây dựng,

hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật để phục vụ

sự phát triển của đất nước, Bộ Tư pháp xác định phương hướng, nhiệm vụ về công

tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL năm 2021 như sau:

1. Các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND cấp tỉnh xác định việc nâng cao chất

lượng xây dựng, ban hành và kiểm tra, rà soát văn bản QPPL tiếp tục là công tác

trọng tâm, ưu tiên nguồn lực thực hiện; gắn với công tác xây dựng, hoàn thiện

thể chế và hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách theo Nghị quyết Đại hội lần

thứ XIII của Đảng và việc thực hiện nhiệm vụ tiếp tục rà soát hệ thống pháp

luật, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản QPPL theo Nghị

quyết số 45/NQ-CP ngày 16/4/2021 của Chính phủ về phiên họp triển khai công

việc của Chính phủ sau khi được kiện toàn tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV,

nhất là trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang

bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với công tác xây dựng pháp luật.

Quán triệt, thực hiện nghiêm Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 (sửa

đổi, bổ sung năm 2020) và các nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và biện

pháp thi hành Luật; Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11/12/2020 của Thủ tướng Chính

phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và

tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật. Thực hiện đúng quy định về thẩm

quyền, trách nhiệm trong công tác kiểm tra, rà soát, xử lý văn bản; chú trọng

việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, nắm bắt tình hình triển khai thực hiện các công

tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn quản

lý để kịp thời giải quyết, chấn chỉnh vướng mắc, bất cập, hạn chế.

Tăng cường kiểm tra, rà soát văn bản theo lĩnh vực, địa bàn gắn với yêu

cầu, giải pháp của Chính phủ về chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển

kinh tế - xã hội năm 2021, giai đoạn 2021-2026 và yêu cầu quản lý ngành, lĩnh

vực; kịp thời phát hiện, tự xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý triệt để

22

Năm 2020, Bộ Tư pháp chỉ tổ chức kiểm tra được 04 địa phương (năm 2019 tổ chức kiểm tra được 10 địa phương).

Page 11: BÁO CÁO Công tác ki m tra, rà soát, h th b n quy ph m pháp

11

các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp thực tiễn

nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển, nhất là những trường

hợp có quy định tác động tiêu cực đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tổ

chức, doanh nghiệp, xã hội. Thực hiện nghiêm việc xem xét, xử lý trách nhiệm

đối với đơn vị, cá nhân liên quan đến việc ban hành văn bản trái pháp luật theo

quy định.

2. Đề cao tính chịu trách nhiệm của người đứng đầu trong việc ban hành

văn bản và xử lý văn bản trái pháp luật. Tăng cường vai trò đầu mối tham mưu,

tổ chức thực hiện của tổ chức pháp chế cơ quan cấp bộ, Sở Tư pháp cấp tỉnh và

sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc kiểm tra, rà

soát văn bản QPPL; gắn kết các hoạt động kiểm tra, rà soát văn bản QPPL, pháp

điển hệ thống QPPL với xây dựng và theo dõi thi hành pháp luật, góp phần nâng

cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống pháp luật.

3. Quan tâm củng cố, bố trí các nguồn lực, nâng cao năng lực và chế độ,

chính sách cho công chức làm công tác xây dựng pháp luật nói chung, kiểm

tra, rà soát văn bản QPPL nói riêng gắn với việc đổi mới cách thức tổ chức

công việc để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả các công tác này.

Tăng cường cơ chế, phương thức tiếp nhận, xử lý các thông tin báo chí, dư luận,

người dân, doanh nghiệp phản ánh về văn bản QPPL trái pháp luật, mâu thuẫn,

chồng chéo, bất cập, không phù hợp.

4. Các bộ, cơ quan ngang bộ tiếp tục tham mưu, phối hợp thực hiện hiệu

quả việc rà soát văn bản QPPL theo Kế hoạch hoạt động năm 2021 của Tổ công

tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản QPPL; tập trung thực hiện việc

xử lý văn bản trên cơ sở kết quả rà soát văn bản QPPL thuộc các lĩnh vực quản lý

nhà nước trong năm 2020 (tại Báo cáo số 442/BC-CP ngày 01/10/2020 của

Chính phủ trình Quốc hội) theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

5. Chú trọng tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về kiểm

tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL, nhất là các quy định mới của Luật sửa đổi,

bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL và Nghị định số

154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định

số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều

và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

II. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Căn cứ kết quả thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, xử lý văn bản QPPL

trong năm 2020, Bộ Tư pháp đề xuất, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ như sau:

1. Đối với 07 văn bản đã kiểm tra, kết luận trước năm 2020 (Phó Thủ

tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã chỉ đạo xử lý theo Công văn số

4333/VPCP-PL ngày 01/6/2020 của Văn phòng Chính phủ); 01 văn bản do Bộ

Kế hoạch và Đầu tư ban hành đã được Bộ Tư pháp kiểm tra, kết luận trong

năm 2020 và đã kiến nghị, đôn đốc xử lý nhưng đến nay chưa được xử lý:

Page 12: BÁO CÁO Công tác ki m tra, rà soát, h th b n quy ph m pháp

12

Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan ban hành văn bản

có nội dung trái pháp luật nêu tại Phụ lục IV kèm theo Báo cáo thực hiện xử lý

theo quy định trước ngày 30/6/2021. Sau thời hạn nêu trên, cơ quan ban hành

văn bản chưa tự xử lý thì cơ quan ban hành Kết luận kiểm tra tham mưu cho

Thủ tướng Chính phủ thực hiện đình chỉ, bãi bỏ các quy định trái pháp luật

theo thẩm quyền.

2. Chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh thực hiện nghiêm túc

quy định chế độ báo cáo thống kê về kết quả kiểm tra, rà soát văn bản QPPL, gửi

danh mục văn bản trái pháp luật đã phát hiện qua công tác kiểm tra và tình hình

xử lý đến Bộ Tư pháp để tổng hợp, theo dõi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ

chức thực hiện có hiệu quả các phương hướng, nhiệm vụ về công tác kiểm tra,

rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL trong năm 2021 đã được nêu tại Mục I

(Phương hướng, nhiệm vụ năm 2021) Phần thứ hai của Báo cáo này.

Trên đây là Báo cáo của Bộ Tư pháp về công tác kiểm tra, rà soát, hệ

thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ

năm 2021. Kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo./.

Nơi nhận: - Như trên;

- Phó Thủ tướng TTCP Trương Hòa Bình (để báo cáo);

- Các bộ, cơ quan ngang bộ;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Bộ trưởng (để báo cáo);

- Lưu: VT, Cục KTrVB.

KT. BỘ TRƢỞNG

THỨ TRƢỞNG

Phan Chí Hiếu