bÁo cÁo hỘi thẢo chia sẺ Ệ Ối tƯ...

16
BÁO CÁO HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM GÂY QUỸ TỪ KHỐI TƯ NHÂN FUNDRAISING MODELS AND GIVING BEHAVIOR FINDINGS - Dissemination workshop to CSOs and stakeholders Hà Nội 23/08/2019 A. Bối cảnh Báo cáo này tóm tắt các kết quả đạt được trong 1 ngày hội thảo do Viện Nghiên cứu Xã hội Kinh tế và Môi trường tổ chức vào ngày Hội thảo nằm trong khuôn khổ dự án Dự án “Tạo nền tảng thay đổi xã hội” 2017- 2019 do Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ tài trợ cho Viện Nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường. Với sự tài trợ của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) đã khởi xướng một loạt các hoạt động liên quan đến gây quỹ trong năm 2018 và nửa đầu 2019. Khởi động từ tháng 01/2018 cho đến nay, hàng loạt các hoạt động như nghiên cứu, khảo sát về mô hình gây quỹ trên thế giới và trong khu vực, hành vi cho của các cá nhân và doanh nghiệp khối tư nhân, các mô hình thí điểm thực hiện gây quỹ của các tổ chức phi chính phủ và các nhóm hoạt động cộng đồng do iSEE hỗ trợ đã được thực hiện. Để giúp các tổ chức địa phương bền vững về tài chính, thông tin chuyên sâu từ các nghiên cứu về các tiêu chuẩn quốc tế và những gợi ý cho Việt Nam về gây quỹ từ doanh nghiệp, gây quỹ trực tiếp và gây quỹ cộng đồng trực tuyến và các mô hình thí điểm gây quỹ cho chính iSEE và các tổ chức tham gia các khóa tập huấn về gây quỹ, đáp ứng các tiêu chí lựa chọn để tiến hành thí điểm gây quỹ cho tổ chức, nhóm của mình. Mục đích của những hoạt động này nhằm chuẩn bị cho các tổ chức phi chính phủ (NGO) và các nhóm cộng đồng các kinh nghiệm, phương án gây quỹ từ các doanh nghiệp hay cá nhân trong nước phục vụ cho hoạt động của tổ chức/nhóm mình trong bối cảnh nguồn tài trợ nước ngoài giảm đi rất nhanh chóng. B. Mục tiêu của Hội thảo chia sẻ Hội thảo chia sẻ được tổ chức để mở ra cơ hội thảo luận, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm từ những câu chuyện và trải nghiệm từ người trong cuộc, góc nhìn từ đại diện doanh nghiệp, cá nhân đóng góp cho hoạt động cộng đồng, và những người đang thử nghiệm gây quỹ. Cụ thể, hội thảo được thiết kế để đạt được các mục tiêu như sau: Người tham gia có kiến thức chung về kinh nghiệm quốc tế liên quan đến hành vi cho và các mô hình gây quỹ trên thế giới Người tham gia nắm bắt được xu hướng và hành vi đóng góp cho các hoạt động xã hội của người Việt Người tham gia nhận biết được những khó khăn thách thức khi thực hành gây quỹ từ khối tư nhân và những yêu cầu từ khối doanh nghiệp đối với các nhóm/cá nhân khi hợp tác làm việc với nhau

Upload: others

Post on 22-Oct-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO HỘI THẢO CHIA SẺ Ệ ỐI TƯ NHÂNisee.org.vn/wp-content/uploads/2019/09/Bao-cao-hoi-thao-USAID-Aug23.pdfsâu từ các nghiên cứu về các tiêu chuẩn quốc

BÁO CÁO

HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM GÂY QUỸ TỪ KHỐI TƯ NHÂN

FUNDRAISING MODELS AND GIVING BEHAVIOR FINDINGS - Dissemination workshop to CSOs and

stakeholders

Hà Nội 23/08/2019

A. Bối cảnh

Báo cáo này tóm tắt các kết quả đạt được trong 1 ngày hội thảo do Viện Nghiên cứu Xã hội Kinh tế và Môi

trường tổ chức vào ngày Hội thảo nằm trong khuôn khổ dự án Dự án “Tạo nền tảng thay đổi xã hội” 2017-

2019 do Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ tài trợ cho Viện Nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường.

Với sự tài trợ của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi

trường (iSEE) đã khởi xướng một loạt các hoạt động liên quan đến gây quỹ trong năm 2018 và nửa đầu

2019. Khởi động từ tháng 01/2018 cho đến nay, hàng loạt các hoạt động như nghiên cứu, khảo sát về mô

hình gây quỹ trên thế giới và trong khu vực, hành vi cho của các cá nhân và doanh nghiệp khối tư nhân,

các mô hình thí điểm thực hiện gây quỹ của các tổ chức phi chính phủ và các nhóm hoạt động cộng đồng

do iSEE hỗ trợ đã được thực hiện. Để giúp các tổ chức địa phương bền vững về tài chính, thông tin chuyên

sâu từ các nghiên cứu về các tiêu chuẩn quốc tế và những gợi ý cho Việt Nam về gây quỹ từ doanh nghiệp,

gây quỹ trực tiếp và gây quỹ cộng đồng trực tuyến và các mô hình thí điểm gây quỹ cho chính iSEE và các

tổ chức tham gia các khóa tập huấn về gây quỹ, đáp ứng các tiêu chí lựa chọn để tiến hành thí điểm gây

quỹ cho tổ chức, nhóm của mình. Mục đích của những hoạt động này nhằm chuẩn bị cho các tổ chức phi

chính phủ (NGO) và các nhóm cộng đồng các kinh nghiệm, phương án gây quỹ từ các doanh nghiệp hay

cá nhân trong nước phục vụ cho hoạt động của tổ chức/nhóm mình trong bối cảnh nguồn tài trợ nước

ngoài giảm đi rất nhanh chóng.

B. Mục tiêu của Hội thảo chia sẻ

Hội thảo chia sẻ được tổ chức để mở ra cơ hội thảo luận, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm từ những câu

chuyện và trải nghiệm từ người trong cuộc, góc nhìn từ đại diện doanh nghiệp, cá nhân đóng góp cho hoạt

động cộng đồng, và những người đang thử nghiệm gây quỹ. Cụ thể, hội thảo được thiết kế để đạt được

các mục tiêu như sau:

Người tham gia có kiến thức chung về kinh nghiệm quốc tế liên quan đến hành vi cho và các mô hình

gây quỹ trên thế giới

Người tham gia nắm bắt được xu hướng và hành vi đóng góp cho các hoạt động xã hội của người

Việt

Người tham gia nhận biết được những khó khăn thách thức khi thực hành gây quỹ từ khối tư nhân

và những yêu cầu từ khối doanh nghiệp đối với các nhóm/cá nhân khi hợp tác làm việc với nhau

Page 2: BÁO CÁO HỘI THẢO CHIA SẺ Ệ ỐI TƯ NHÂNisee.org.vn/wp-content/uploads/2019/09/Bao-cao-hoi-thao-USAID-Aug23.pdfsâu từ các nghiên cứu về các tiêu chuẩn quốc

C. Tóm tắt các phiên trao đổi và đóng góp ý kiến trong hội thảo

Phần 1: Kinh nghiệm quốc tế về hoạt động gây quỹ và hành vi cho

“Nhìn vào bối cảnh Việt Nam, đã đến lúc các tổ chức Phi Chính Phủ (NGO) phải kết nối mạnh mẽ hơn với

xã hội, người dân, các tổ chức khác”.

“Xã hội dân sự chỉ phát triển bền vững khi kết nối được với người dân, doanh nghiệp, hợp tác với họ cả về

mặt tài chính và tinh thần”.

Hạn chế nghiên cứu: hành vi cho dc nghiên cứu nhiều hơn ở mỹ và châu âu, phần tổng hợp này tập trung

nhiều hơn vào các nước phương tây.

Khi nói về hoạt đông thiện nguyện cần hiểu về chữ philanthrory, tiếng anh nghĩa là “love of people- tình

yêu của con người với con người”, đây là gốc rễ cho nhiều hoạt động hỗ trợ lẫn nhau, vì người khác. Hiện

tại ngành thiện nguyện phát triển rất mạnh, nhiều người gọi là philanthropy industry- ngành công nghiệp

thiện nguyện.

Thu nhập của các tổ chức thiện nguyện đa dạng, dịch vụ/bán hàng chiếm 55%; tài trợ từ chính phủ 32%;

từ khối tư nhân 13%. Trong khối tư nhân, cá nhân góp 80%; doanh nghiệp 5% và các quỹ 15%.

Cơ sở triết lý của hành vi cho: Khi nói đến hành vi cho phải nghĩ đến cá nhân là con người. Chúng ta làm

việc với ai chúng ta đều phải nghĩ về các cá nhân.

Thứ nhất là lòng trắc ẩn, tôi cho vì lợi ích người cho; thứ hai là lợi ích vị kỷ, tôi cho k phải vì người khác mà

vì bản thân tôi – tôi cảm thấy tôi là người tốt, người tử tế. Điều thú vị là tất cả các tôn giáo đều ủng hộ

hành vi cho, cổ vũ lòng trắc ẩn của con người. Tuy nhiên chủ nghĩa nhân đạo dựa vào lý trí (vd các nhóm

hoạt động nhân quyền) làm giảm nỗi đau cho ng khác là điều có ý nghĩa với cá nhân và là điều đúng nên

làm.

Các nhà triết học thì sao? Burlingame cho rằng cả lòng trắc ẩn và tính vị kỷ đều tồn tại trong 1 con người.

Dựa vào tất cả những điều này, Snyder phát triển một khung giải thích vì sao một người làm việc thiện.

Thứ nhất: thể hiện giá trị, hành động quan tâm ng khác; thứ hai: thích nghi xã hội – hành động vì là một

thành viên của xã hội, ủng hộ các thành viên khác; thứ ba: bảo vệ cái tôi – nếu tôi không giúp người khác

thì bản thân tôi cũng thấy tội lỗi; thứ tư: làm vì tri thức - tham gia tình nguyện để tìm hiểu vấn đề; thứ

năm: thêm thông tin vì lợi ích nghề nghiệp.

Đạo đức của động cơ cho: Ở Việt Nam ít nói đến là chuẩn mực đạo đức của hành vi cho, như thế nào là

một hành vi cho có đạo đức? Nếu một người cho chỉ vì lòng thấu cảm (ví dụ như cho tiền và không muốn

lưu danh tính) thì có phải có đạo đức hơn không? Cho chỉ vì lòng vị tha chưa hẳn có đạo đức, không đòi

hỏi người kia đáp lại thì có thể đặt mình ở vị thế cao hơn người nhận, có thể có vấn đề đạo đức ở đó. Khái

niệm Hành động tự nguyện vì lợi ích công sẽ có giá trị đạo đức trung tính – tôi giúp đỡ người khác vì lợi

ích chung cho cộng đồng xứng đáng ai cũng được sống tốt, được hỗ trợ giúp đỡ khi gặp hoạn nạn.

Page 3: BÁO CÁO HỘI THẢO CHIA SẺ Ệ ỐI TƯ NHÂNisee.org.vn/wp-content/uploads/2019/09/Bao-cao-hoi-thao-USAID-Aug23.pdfsâu từ các nghiên cứu về các tiêu chuẩn quốc

Lòng biết ơn: được hiểu là sự đáp trả cảm xúc với một sự tử tế, tâm trạng biết ơn cho cuộc sống nói chung

(ví dụ biết ơn một ngày đẹp trời); trân trọng người khác và thế giới ta đang sống. Lòng biết ơn và tính vị

xã hội liên quan đến nhau. Nếu xã hội nào con người biết ơn lẫn nhau thì xã hội đó có đạo đức. Lòng biết

ơn là cơ sở của sự trao đổi có đi có lại, ngoài luật pháp hợp đồng…, ví dụ ai đó làm điều thiện với tôi thì

tôi sẽ làm điều thiện, điều tốt với người đó hoặc với một người khác nữa. Nếu mình gây quỹ từ ai đấy thì

cần thể hiện lòng biết ơn với người cho để nuôi dưỡng và khuyến khích tiếp tục hành vi cho đó trong

tương lai. Việc thể hiện lòng biết ơn trong gây quỹ rất quan trọng.

Nghiên cứu về hành vi cho cho biết có 8 cơ chế chính để người dân đóng góp cho từ thiện: nhận thức

được nhu cầu; cách thức đóng góp có dễ dàng không; chi phí và lợi ích; lòng vị tha; danh tiếng; lợi ích tâm

lý; giá trị; tính hiệu quả.

Một số lưu ý:

- Mối quan hệ giữa người đi quyên tiền và người cho: ai là người đứng ra kêu gọi rất quan trọng,

dùng người nào phù hợp cho nhóm đối tượng mình hướng tới. Quan hệ thân thiết như đồng môn

có khả năng thành công cao hơn, vì nếu không thì mối quan hệ có thể đổ vỡ. Đây chính là chiến

lược của bán hàng đa cấp, bán bảo hiểm hay áp dụng.

- Càng có nhiều điểm chung tôn giáo, địa vị xã hội, chủng tộc thì đóng góp càng cao. Nhà thờ, nhưng

người theo đạo là lợi thế rất lớn của những tổ chức dựa vào niềm tin để gây quỹ.

- Người đi quyên góp là nữ thì người đóng góp nam cao lên.

- Người quyên tiền nhắc đến mức đóng góp của người cùng giới với nhà tài trợ thì số tiền gây quỹ

tăng lên.

- Chia sẻ, thân thiết càng nhiều thì người ta càng đóng góp. Người có quan điểm cực đoan thì có

khả năng đóng góp cao hơn vì họ có quan điểm mạnh về vấn đề đó, sẵn sàng đóng rất nhiều.

- Nhấn mạnh vào mối quan hệ về bản dạng nhóm trong quá khứ và tương lai.

- Việc một người cho làm mẫu làm tăng khả năng đóng góp của mạng lưới đó.

- Người đi quyên góp là ng hưởng lợi trực tiếp từ tổ chức sẽtăng tỷ lệ đóng góp.

Nhà hảo tâm: mỗi nhà hảo tâm thường đóng góp cho 2-3 tổ chức, nếu có dc sự quan tâm của họ thì sẽ có

sự cam kết lâu dài. Việc đi gây quỹ giống hệt hoạt động marketing trong doanh nghiệp nên phải chăm sóc

khách hàng.

Nhóm tuổi trưởng thành có tỷ lệ đóng góp cao nhất. Nhóm tuổi lớn hơn hay tham gia hoạt động và đóng

tiền hơn. Những người lớn tuổi, về hưu mất mối quan hệ xã hội nên muốn bù đắp bằng cách tham gia các

hoạt động từ thiện, thiện nguyện.

Theo thống kê thì nữ ít vị kỷ, và hào phóng hơn nam giới. Phụ nữ coi từ thiện như cách thể hiện niềm tin,

coi trọng nguyên tắc có đi có lại…

Người có trình độ cao thường đóng góp cho môi trường, quyền con người… người có trình độ thấp hơn

thường đóng cho từ thiện, hiến máu…

Page 4: BÁO CÁO HỘI THẢO CHIA SẺ Ệ ỐI TƯ NHÂNisee.org.vn/wp-content/uploads/2019/09/Bao-cao-hoi-thao-USAID-Aug23.pdfsâu từ các nghiên cứu về các tiêu chuẩn quốc

Những gia đình thu nhập cao thường đóng góp cho các tổ chức họ làm tình nguyện trước đây. Nhiều khi

con đường phải gián tiếp một chút trong chiến lược gây quỹ bằng cách mời họ tham gia các hoạt động

của tổ chức trước để tạo mối quan hệ, đóng tiền là bước tiếp theo.

Người siêu giàu/rất giàu hay có xu hướng muốn quyết định xem tiền của tôi dùng để làm gì. Cho phép các

nhà tài trợ lớn quyết định làm gì cho hoạt động và họ sẽ đóng góp cao hơn.

Người giàu không phải động cơ giảm thuế quan trọng mà vì tài sản tăng, giá trị cá nhân, sự quan tâm tới

các chủ đề cụ thể nên được mời tham gia board member.

Người đóng góp sẽ đóng nhiều hơn nếu hoạt động có liên quan đến họ (ví dụ người lớn tuổi thường đóng

góp cho các hoạt động liên quan đến sức khỏe, y tế).

Mình nên tự quyết họ đóng bao nhiêu hay có số gợi ý, nếu có số gợi ý thì tỉ lệ cao hơn vì họ không phải

suy nghĩ.

Địa điểm gây quỹ quan trọng: gây quỹ ở những nơi họ đã đến nơi rồi thay vì gây quỹ trên đường.

Gây quỹ trên mạng xã hội phổ biến. Ở Việt Nam, đây là kênh quan trọng để gây quỹ cộng đồng trực tuyến.

Đặt tên cho các nhà tài trợ để họ có vị thế khi đóng góp. Cá nhân hóa khi đi gây quỹ (ví dụ như khi gửi thư

nên đề tên người cụ thể thì tỉ lệ đóng góp tăng vọt).

Seed money- số tiền của những người đóng góp đầu tiên có tác động lên việc đóng góp của những người

sau đó.

Quyên tiền từ công ty: Trong công ty, CSO và CEO là những người có quyền quyết định. Công ty có mục

tiêu ưu tiên riêng nhưng vẫn là cá nhân quyết định.

Năng lực của các tổ chức gây quỹ: Năng lực bao gồm năng lực quản lý và danh tiếng. Khi ngành thiện

nguyện-philanthropy đã lâu dài thì tính cạnh tranh cao, các cá nhân, công ty được tiếp cận hằng ngày. Cần

biết mình nên đặt mục tiêu vào đối tượng nào, cách tiếp cận ra sao. Việc tổ chức có danh tiếng, sử dụng

người nổi tiếng đi gây quỹ quan trọng tuy nhiên không nên nổi tiếng quá, nếu quá nổi tiếng thì người đóng

góp cảm giác sự đóng góp của họ không có ý nghĩa. Khi gây quỹ phải có khoản đầu tư ban đầu, ví dụ như

ở Anh, trong mỗi bảng đầu tư thì thu về 4,2 bảng. Phải coi gây quỹ là toàn bộ chiến lược của mình và là

văn hóa của tổ chức, tất cả là ambassador để đi gây quỹ. Người tài trợ tham gia vào hoạt động của mình

tổ chức cũng quan trọng.

Phần 2: Khảo sát Hành vi cho đóng góp cho các hoạt động của xã hội người Việt.

Bối cảnh: việc chia sẻ được đề cao trong xã hội Việt Nam. Các hoạt động xã hội diễn ra dưới nhiều hình

thức quy mô khác nhau… Tăng trưởng dẫn đến nhiều thay đổi trong xã hội Việt Nam. Những năm gần đây,

cắt giảm tài trợ từ các tổ chức song phương và đa phương ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức phi

chính phủ và khối xã hội dân sự và người dân Việt Nam đang không có định hướng rõ ràng trong việc đóng

góp.

Mục tiêu: Cung cấp thông tin cơ sở cho các mô hình gây quỹ từ khối doanh nghiệp tư nhân và cá nhân

Page 5: BÁO CÁO HỘI THẢO CHIA SẺ Ệ ỐI TƯ NHÂNisee.org.vn/wp-content/uploads/2019/09/Bao-cao-hoi-thao-USAID-Aug23.pdfsâu từ các nghiên cứu về các tiêu chuẩn quốc

Câu hỏi cần giải quyết:

1- Hành vi tài trợ thực hiện thế nào, cho các nội dung gì?

2- Yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng tài trợ?

Số lượng khảo sát: 225 người (136 mẫu hợp lệ - trên 18t, chi tiêu trung bình trên 7 triệu đồng, làm trong

khối tư nhân, công chức văn phòng).

Thông tin mẫu: 225 người đến từ 29 tỉnh khác nhau, chủ yếu là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hơn

90 người tham gia có bằng Đại học và sau Đại học; 73% là nữ.

Lĩnh vực đóng góp: Một số lĩnh vực thu hút quan tâm là giáo dục 55%; sức khỏe 50%; đói nghèo thiên tai

46%. Nữ thường đóng góp cao hơn nam nhưng chủ đề quyền thì nam đóng nhiều hơn nữ.

Đối tượng hưởng lợi mong đợi: trẻ em 81%, người khuyết tật trên 50%... thiểu số tính dục thu hút ít sự

quan tâm nhất của những người tham gia đóng góp.

Yếu tố ảnh hưởng: Đặt câu hỏi cho những ng không đóng góp trong 12 tháng qua. Một số lý do là hoạt

động xã hội thiếu sự minh bạch giải trình, không biết đóng góp có được sử dụng hợp lý không; lý do khác

là quá nhiều hoạt động mà không có đủ thông tin; không nhận được các lời kêu gọi tài trợ nào, v.v.

Những người không định góp trong 12 tháng tiếp theo: họ chỉ đóng góp khi có nhu cầu mà không đóng

góp dài hạn cho tổ chức; các tổ chức không có kế hoạch để họ lên kế hoạch tài chính; không có thời gian…

Với những người có đóng góp trong 12 tháng qua và tiếp tục trong 12 tháng tới: yêu cầu cung cấp thông

tin về chi tiêu, người hưởng lợi…

Tầm quan trọng của từng yếu tố: Giả thiết ban đầu là danh tiếng đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên, kết

quả cho ra Tính minh bạch, tính cấp bách được xếp hàng đầu; thứ hai là sự tiện lợi, tính hợp lý của chi

phí hành chính; có dễ dàng tìm thấy thông tin hoạt động k; danh tiếng của tổ chức chiếm thứ tư…

Danh tiếng của tổ chức được quyết định bởi những yếu tố nào: chất lượng của hoạt động và thông điệp

thông tin có rõ ràng không.

Kết luận:

• Mức độ và nhận thức về hỗ trợ lẫn nhau trong xã hội người Việt khá cao là một tiềm năng lớn cho việc

gây quỹ;

• Tính bền vững của các hoạt động xã hội không phụ thuộc vào quy mô, hay danh tiếng của tổ chức mà

phụ thuộc vào tính phi lợi nhuận, sự cởi mở chia sẻ thông tin và minh bạch của các bên;

• Về phương pháp và kênh đóng góp: các tổ chức cần tạo ra những kênh và cách thức đóng góp thuận

tiện;

• Tính minh bạch của tổ chức và tính cấp bách của hoạt động là hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất;

• Cung cấp đầy đủ thông tin về việc sử dụng hợp lý ngân sách, tình trạng người hưởng lợi và tiến trình của

hoạt động.

Page 6: BÁO CÁO HỘI THẢO CHIA SẺ Ệ ỐI TƯ NHÂNisee.org.vn/wp-content/uploads/2019/09/Bao-cao-hoi-thao-USAID-Aug23.pdfsâu từ các nghiên cứu về các tiêu chuẩn quốc

Phần 3: Phiên thảo luận- Gây quỹ với khối tư nhân- Bắt đầu ra sao?

Phiên thảo luận có sự tham gia trả lời của các diễn giả và khách mời như sau:

- Chị Trần Vũ Ngân Giang - Tư vấn về CSR và hợp tác giữa NGO và doanh nghiệp

- Chị Mai Thị Nguyệt Ánh- phụ trách CSR của công ty Premier Oil

- Anh Lê Quang Bình- Giám đốc DNXH Ecue

- Chị Nguyễn Thị Hương- Phó viện trưởng iSEE

- Anh Phạm Khánh Bình đến từ Hanoi Queer

- Anh Chu Thanh Hà đến từ IT's T TIME

Phiên thảo luận đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của người tham gia và đặt ra nhiều các câu hỏi. Báo

cáo này tóm tắt và ghi lại một số các câu hỏi và câu trả lời từ các diễn giả, khách mời.

(Từ viết tắt sử dụng như sau: Q- Question- Câu hỏi; A- Answer – Câu trả lời)

Q 1: Liên quan đến cách tiếp cận người đóng góp, trong khảo sát của isee về nhóm thiểu số xu hg tính dục

dc chú ý ít nhất, em đang liên hệ tới hoạt động trước đây của các nhóm làm ở LGBT. Tại sao nhóm này

được chú ý ít nhất? Các nhóm LGBT gắn vs từ kỳ thị, trong lúc trình bày mà người đóng góp có cảm giác

bị kỳ thị thì có thể đó là cảm giác họ k muốn có.

A1:

(anh Lê Quang Bình) 7% không phải là thấp, có hàng trăm vấn đề ngoài kia, việc đóng góp là lựa chọn rất

cá nhân. 7% mình nghĩ là rất cao, chứ k phải thấp. Trong phần nghiên cứu của Bình có 1 nhóm bị định kiến

xh thì đi gây quỹ ntn, nhóm có H thường bị gắn vs tệ nạn xh, ngta nghĩ là ng có H là những ng có vđ, đi gây

quỹ cho các nhóm này là vđ lớn. tuy nhiên có những cách khác để nói đến vđ này. Họ hay nói rằng tốt nhất

k phải là người có H đi gây quỹ mà là ng trong gia đình, bạn bè đi thì việc kết nối sẽ dễ dàng hơn. Cha mẹ

có con đồng tình đi gây quỹ dễ hơn nhóm này đi trực tiếp. Những người ủng hộ đi gây quỹ tạo ra sự đồng

cảm hơn nhiều.

(Anh Chu Thanh Hà) Buổi hôm nay như buổi nối dài để mình hiểu và mở rộng khái niệm gây quỹ hơn rất

nhiều kể từ khi iSEE tạo điều kiện để It’s T Time làm việc sâu hơn với chị Giang (tư vấn của iSEE). It’s t time

vận động cho luật chuyển đổi giới tính ở Việt Nam để các bạn chuyển giới hưởng các quyền cơ bản như

bất cứ con người nào trong xã hội. So với các nhóm nhỏ LGBT thì người chuyển giới hầu như không có

không gian riêng cho họ. Trải nghiệm đầu tiên gây quỹ trong 1 hội thảo iSEE tổ chức, Hà gặp chị Megan –

khi lắng nghe câu chuyện của cộng đồng chị khóc to trong hội thảo đó. Sau 1 năm đó mất liên lạc và gặp

lại chị trong hội thảo khác, chị là mạnh thường quân đầu tiên dành cho Hà 1000 USD để hoạt động. Khi

nhận được 1000 đô đó chị nói là không có ràng buộc báo cáo gì mà chị cần, cái mình làm là trong những

hoạt động tiếp theo chị xuất hiện.

Em có hai cuộc gặp, một cuộc gặp với doanh nghiệp, anh ấy dành cho em 45’, anh ấy bảo kế hoạch của

nhóm không có gì mới nhưng cần có thêm thời gian tìm hiểu về người chuyển giới. Em nhận ra được là thì

ra mình nói về cộng đồng LGBT là thứ ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ, mình cần có cách nói giản dị dễ tiếp nhận

hơn cho đối phương của mình. Đấy là cái lớn nhất em học được.

Page 7: BÁO CÁO HỘI THẢO CHIA SẺ Ệ ỐI TƯ NHÂNisee.org.vn/wp-content/uploads/2019/09/Bao-cao-hoi-thao-USAID-Aug23.pdfsâu từ các nghiên cứu về các tiêu chuẩn quốc

(anh Phạm Khánh Bình) Mình đến từ Hanoi Queer, cũng khá giống Hà, bọn mình quan tâm đến nhu cầu

của người LGBT. Hanoi Queer thành lập năm 2015, là nơi giúp đỡ cho những người LGBT trẻ đang bối rối

để họ sớm tự tin hòa nhập với cộng đồng. Bọn mình chưa có nhiều trải nghiệm gây quỹ với doanh nghiệp,

bọn mình đang triển khai gây quỹ từ cộng đồng – là việc gây quỹ từ đám đông và đi mời những người

online đóng góp cho mình khoản tiền nhỏ thôi. Một số khó khăn lúc đầu là người LGBT hay người Việt nói

chung việc đóng góp online cho các tổ chức chưa thường xuyên lắm. Đôi khi nói LGBT thì họ không biết là

gì mà phải nói hẳn ra người đồng tính song tính chuyển giới, đôi khi dùng những từ dân dã hơn nữa. Tuy

nhiên việc giúp họ tiến dần hơn đến các kiến thức đúng thì cũng là việc bọn mình đang làm. Sáng nay mình

dùng Kindmate để gây quỹ cho hoạt động trong năm, mình nghĩ nó phù hợp với người Việt Nam.

Khi bắt đầu gây quỹ cộng đồng bọn mình tìm những người có thể “seed money” để những người sau đóng

góp. Bọn mình đã có 500k đóng góp từ người cho và bọn mình coi đó là một điểm tham chiếu cho những

người sau.

Q2: Một cái thú vị là việc mình đi gây quỹ không phải là vận động được sự đóng góp mà xây dựng sự hiểu

biết về vấn đề mình đang làm. Với chị Hương mô hình, trải nghiệm gây quỹ của iSEEra sao?

A2:

(Chị NT. Hương) Khi xây dựng taskforce về gây quỹ cho tổ chức, bọn mình nhất trí với nhau là mình cứ

thử, bởi đến thời điểm này 98% nguồn tài chính của iSEE đến từ các nguồn tài trợ phát triển, các quỹ cho

hoạt động dự án…. Mình sẽ thử tìm những cách gây quỹ mới và thử nghiệm cho một số các chương trình.

Cũng tình cờ là một đối tác có tìm đến iSEE nhờ iSEE tổ chức cho họ sự kiện này được không? Đối tác đó

là nhóm Hợp xướng Tự hào Thái Bình Dương - Pacific Pride Choir từ Úc. Năm 2018 họ muốn tổ chức tour

diễn ở châu Á và đội taskforce gây quỹ của iSEE nghĩ tại sao mình không thành lập nhóm của riêng mình.

Dự án “Dàn hợp xướng đa dạng- Diversity Choir” của iSEE bắt đầu từ 11/2018 đến 20/07 /2019, kết hợp

với Dàn hợp xướng tự hào Thái Bình Dương của Úc để gây quỹ, mục đích là làm sao 73 thành viên của DC

biểu diễn với dàn hợp xướng PPC. iSEE cũng có kế hoạch gây quỹ, ban đầu khá tham vọng, thử xem nguồn

thu lại một phần nào bù đắp cho hoạt động, trả lương cho nhân viên, hoạt động chung của tổ chức, v.v.

iSEE lên ngân sách hơn 1 tỷ, trong đó 350 triệu thu từ nguồn hỗ trợ của các Đại sứ quán, tổ chức phát

triển nước ngoài, hơn 200 triệu từ cá nhân, 100 triệu từ bán vé, 400 triệu từ khối tư nhân … Khi đến gặp

doanh nghiệp mình mới va vấp nhiều thứ, ngôn ngữ của iSEE và Doanh nghiệp không giống nhau. Dần dần

cứ vỡ ra một số thứ như Hà, Bình đã chia sẻ trước và cũng tìm ra được tiếng nói chung. iSEE đã chia sẻ với

nhiều Doanh nghiệp khác nhau trên toàn quốc và nước ngoài. Phần phản hồi từ Doanh nghiệp khá rõ ràng,

thường là “công ty tôi được gì khi tôi hỗ trợ dự án này? tiềm năng là gì?”. Khi gặp và nói chuyện chia sẻ

với công ty Baker Mckenzie, họ nói chúng tôi có thể hỗ trợ bằng nguồn nhân lực, probono của các luật sư.

Mình hỏi các Doanh nghiệp hỗ trợ vòng quanh, kết quả khá khả quan mặc dầu không đạt target đặt ra ban

đầu. Phần đóng góp từ cá nhân khá tốt, phần đóng góp từ 5-7-10 tr rất nhiều. Điều đó cho thấy cách mình

tiếp cận người nào với mục đích gì rất quan trọng khi gây quỹ từ cá nhân và khối tư nhân.

Q3: Từ phía doanh nghiệp, câu hỏi cho chị Ánh là với Premier Oil có hoạt động trách nhiệm xã hội của

Doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp được hiểu là gì và có lợi gì cho Premier Oil?

Page 8: BÁO CÁO HỘI THẢO CHIA SẺ Ệ ỐI TƯ NHÂNisee.org.vn/wp-content/uploads/2019/09/Bao-cao-hoi-thao-USAID-Aug23.pdfsâu từ các nghiên cứu về các tiêu chuẩn quốc

A3:

(chị Mai Thị Nguyệt Ánh) Công ty PO thành lập ở Việt Nam năm 2004, và bên em đã đầu tư và hỗ trợ tổ

chức Saigon children từ 2006. Đa phần những công ty khác nhắm vào marketing, công ty em đến nhìn

thấy Việt Nam tiềm năng tuy nhiên có một vài cản trở như về kinh tế, trẻ em thông minh nhưng lam lũ,

điều đó thúc đẩy công ty em đầu tư giáo dục, cụ thể là cho Saigon Children. Phát triển cộng đồng là phát

triển cái nơi mình đến mình làm việc, mình phát triển về kinh tế, về giáo dục – những người đó có thể là

nhân viên tương lai của công ty mình. Với cách nghĩ win-win situation, tụi em nhắm đến phát triển bền

vững, nó không chỉ là giai đoạn ngắn gửi tiền cho 1-2 năm mà nhằm cụ thể bạn có chiến lược gì, bạn cho

tôi xem, đối với phía tôi có thể hỗ trợ gì như thế nào để bạn có nhiều funder hơn mà không chỉ từ công ty

mình.

Q4: Ngoài chiến lược thì có yếu tố gì của Doanh nghiệp để PO muốn đóng góp? Đặc biệt là những tổ chức

khác với tổ chức từ thiện truyền thống? cái gì nổi trội để tôi muốn làm với tổ chức này?

A4:

(chị Mai Thị Nguyệt Ánh) Về phía doanh nghiệp tụi em, tụi em sẽ có những tiêu chí đã đặt ưu tiên, ví dụ

như về giáo dục, bảo vệ môi trường, sức khỏe, giáo dục cho người khuyết tật. Em sẽ tiếp cận với tổ chức

và nhóm mà em muốn tài trợ cho họ thì cái đầu tiên em hỏi là chiến lược tương lai họ làm thế nào, nguồn

quỹ họ sử dung phải minh bạch và phải báo cáo nguồn tiền đến từ đâu, chi thế nào. Thứ hai là phải có tiêu

chí chuẩn mực đạo đức, có nghĩa là phần ngân quỹ khi bạn nhận được tiền từ tôi, bạn tài trợ cho ai, đối

tượng đó có thuộc chuẩn mực đạo đức không, để không vô tình tài trợ cho tổ chức làm không đúng với

những gì họ trình bày. Chiến lược 3-5 năm, sau 3 năm là tiền đề để trình bày sau đó làm gì, thể hiện sự

bền vững ra sao.

(Chị Trần Vũ Ngân Giang) Giang từng làm ở LIN và trước đó là Saigon Children. Bắt đầu làm việc với Ánh

khoảng 3-4 năm nay, đến trước giai đoạn làm việc thì đã là bạn làm quen. Giang tin rằng mối quan hệ nó

dẫn đến khả năng hợp tác hiệu quả như thế nào. Mối quan hệ giúp mình đi đến tiếp cận doanh nghiệp

nhưng dẫn đến hợp tác còn phải minh bạch, đủ thông tin, dựa vào chiến lược lâu dài của mình.

(chị Mai Thị Nguyệt Ánh) Tất cả mọi thứ đều dựa vào mối quan hệ của chúng ta. Để quyết định tài trợ thì

Ánh nghiên cứu rất kỹ về chương trình thế nào, tổ chức này đáng tin cậy không. Năm 2006 cũng dựa trên

mối quan hệ với Giám đốc của mình, họ biết nhau ở Anh và họ hiểu vì sao nên làm những tổ chức này. Khi

bên em làm việc với Sai Gon Children thì có một nhóm sinh viên bên Anh qua tìm hiểu tổ chức phi lợi

nhuận ở Việt Nam trước, sau khi nghiên cứu 10-15 tổ chức, họ chỉ giới thiệu 2 tổ chức duy nhất trong đó

có Saigon Children, vì khi họ hỏi chi tiết họ đều có thông tin cụ thể rõ ràng.

Q5: Gây quỹ là quá trình cần con người và hệ thống để thực hiện, các tổ chức cần thực hiện như thế nào?

Bố trí nhân sự thế nào, cần bao lâu để thành lập nhóm gây quỹ, có cẩm nang gì không?

A5:

(anh Phạm Khánh Bình) Ở HNQ thì bản thân mình sáng lập nên mặc nhiên mình là người đi gây quỹ duy

nhất cho tổ chức. Team gây quỹ có 1 thành viên, bản thân mình đi viết đề án, gặp nhà tài trợ, trước đây

Page 9: BÁO CÁO HỘI THẢO CHIA SẺ Ệ ỐI TƯ NHÂNisee.org.vn/wp-content/uploads/2019/09/Bao-cao-hoi-thao-USAID-Aug23.pdfsâu từ các nghiên cứu về các tiêu chuẩn quốc

bọn mình cũng gây quỹ từ các tổ chức phi chính phủ. Để thực hiện một bộ phận gây quỹ khá tùy tổ chức,

lúc đầu mình làm theo cảm tính học được từ nhiều nguồn khác nhau. Gần đây mình cũng lên một số kế

hoạch hệ thống hơn, mình không giỏi giao tiếp xã hội nên đây cũng là một rào cản, hệ thống thực hiện

gây quỹ mất thời gian những người khác đã sẵn lợi thế về ăn nói, thuyết phục người khác. Theo mình, ai

cũng làm gây quỹ được, quan trọng là tìm cách nào phù hợp với bản thân mình.

(anh Chu Thanh Hà) Hà vừa viết đề xuất và khái niệm gây quỹ của Hà mở rộng ra rất nhiều. Trải nghiệm

đầu tiên gây quỹ từ một cá nhân khác xa với trải nghiệm trước đây của mình. Nhiều khi mình giao tiếp

“bay” quá thì mình có một cộng sự - bạn Phụng có tư duy sâu sắc, gây quỹ và làm ngân sách rất tốt. Trong

team gây quỹ luôn có 2 người, 1 người nói về ý tưởng triển khai thế nào, 1 người rất tỉnh táo chia sẻ về kế

hoạch chi tiêu như thế nào để đảm bảo minh bạch. It’s t time bắt đầu có trải nghiệm lập kế hoạch tài chính

1 năm tới, khác xa với làm cộng đồng là có đề xuất thì làm hoạt động, thoát khỏi tư duy dự án mà nhìn nó

bền vững hơn. It’s t time đang hoàn thiện kế hoạch gây quỹ để chuẩn bị cho các hoạt động tháng 11/2019.

(Chị Trần Vũ Ngân Giang) Bình nói 1 ý rất hay là bản thân mình đi gây quỹ biết đâu là lợi thế của mình.

Bình không mạnh giao tiếp xã hội nhưng Bình mạnh cái gì, khi nói chuyện trực tiếp có thể không thoải mái

nhưng giao diện online, viết lại chuyên nghiệp. Chính vì vậy thúc đẩy giao tiếp trực tuyến nên phát huy.

Còn với Hà thì thế mạnh là đi ra ngoài nói chuyện tạo quan hệ, và bạn đã bắt đầu tiến trình đó chứ không

phải bạn phải có kế hoạch gì đấy.

(Chị NT. Hương) Tiếp theo ý kiến về người hướng nội, người hướng ngoại thì trong team iSEE có 2 người

chính. Chị Hoàng Hường cực kỳ hướng ngoại còn một người rất hướng nội là mình đứng sau chi tiết ngân

sách, lên kế hoạch quản lý, marketing, gặp cá nhân, Doanh nghiệp, phụ trách chi tiêu, báo cáo. Trong team

phải kết hợp teamwork và khai thác thế mạnh của từng cá nhân. Đôi khi người hướng nội (introvert) nghĩ

là không làm được đâu nhưng đôi khi đó cũng là lợi thế, nhất là khi đi gặp cá nhân- cá nhân. Hai nữa là có

sự kết hợp nhịp nhàng để phối hợp trong tất cả hoạt động của dự án. Thời hạn mình đặt ra kế hoạch như

thế nào và không nên kéo dài quá vì việc chờ đợi gợi lên sự nghi ngờ cho người cho mình. Ví dụ như ban

đầu tôi đặt mục tiêu thu về được A đồng thì khi có được đủ A đồng nên dừng lại luôn.

(Anh Lê Quang Bình) Sau khi nói chuyện với Doanh nghiệp 99% thất bại thì học được một chút. Đó là khối

phát triển mình nghĩ quá phức tạp – phân tích bối cảnh, nguyên nhân, chúng tôi sẽ trao quyền cho cộng

đồng… ra một đống ngôn ngữ kinh khủng. Doanh nghiệp và người dân không hiểu. Bình đã thuyết trình

với công ty dược phẩm cực lớn và chị chủ không hiểu mình định nói gì. Đừng quá bắt họ hiểu cặn kẽ mà

đưa thẳng vấn đề cụ thể, Bình thấy rằng thật sự không nên phức tạp hóa nên mà nên rõ ràng, càng rõ

càng tốt.

(chị Mai Thị Nguyệt Ánh) Trước khi đi gây quỹ với Doanh nghiệp thì nên tìm hiểu Doanh nghiệp đó trước,

mục tiêu họ nhắm tới tài trợ là gì, sau đó chỉ cần chuẩn bị trình bày thì cho dù bay hay ở dưới mặt đất cỡ

nào thì vẫn được nhận tài trợ nếu khớp nối được với nhau. Có những Doanh nghiệp dùng website nói trên

đó chúng tôi đang làm gì, thứ hai là nên siêng năng đến các sự kiện kết nối (networking event) mình nói

chuyện, đặt câu hỏi đơn giản trước thì hiểu được bối cảnh của họ muốn phát triển cái gì, có nhu cầu gặp

các đối tác thế nào, mình cũng có thể nhờ họ liên hệ với các đối tác của họ.

Page 10: BÁO CÁO HỘI THẢO CHIA SẺ Ệ ỐI TƯ NHÂNisee.org.vn/wp-content/uploads/2019/09/Bao-cao-hoi-thao-USAID-Aug23.pdfsâu từ các nghiên cứu về các tiêu chuẩn quốc

(Chị Trần Vũ Ngân Giang) Networking ở Hà Nội không phổ biến như trong thành phố Hồ Chí Minh. Ánh và

Giang biết nhau không phải qua networking mà là đi chơi ở bãi biển cùng với một nhóm bạn. Lúc đó LIN

đang tìm nhà tài trợ đầu tư cho quỹ Rút ngắn khoảng cách. Nhưng mình không vội vã ngay mà 6 tháng sau

Ánh sắp xếp cho Giang đến gặp Giám đốc của Ánh, và quyết định tài trợ là phải 3-4 tháng sau đó. Sau năm

tài trợ đầu tiên được 60 triệu, năm 2 tăng thành 100 triệu và năm thứ ba cam kết tài trợ 3 năm liên tục

mỗi năm liên lục cho LIN mỗi năm 100 triệu. Giang muốn nhấn mạnh quan hệ trong bối cảnh nào mình

cũng làm được, đi mình ở trong một hội nào đó thì dễ tạo quan hệ.

Nếu những anh chị nào biết đến LIN thì Giang là Giám đốc điều hành đầu tiên năm 2005, khoảng 80-90%

ngân sách của LIN đến từ grant và doanh nghiệp dựa trên quan hệ cá nhân. Lúc Giang làm thì không có ai

gây quỹ. Giang bắt đầu bằng việc nhìn lại cách LIN gây quỹ trước giờ, 100% tiền xin về đưa hết cho cộng

đồng. Giang nói là không, mình cần hoạt động cái quỹ nào là 1 tỷ 7 mà mình kêu gọi 300 triệu, nghĩa là

tiền gây quỹ bao gồm cả chi phí vận hành cho tổ chức của mình. Giang quyết định bỏ công ra xin Doanh

nghiệp thì tại sao đến Doanh nghiệp xin 10-20 triệu làm gì. Nhưng cũng tùy bối cảnh, với vị thế của LIN

thời điểm đó người ta có thể cho 100-150 triệu thì Giang đến xin số tiền lớn hơn số Giang thường làm.

Nếu họ có nhiều tiền thì nên xin nhiều, nếu họ chưa biết gì thì nên bắt đầu những khoản nhỏ, khi có lòng

tin rồi thì sẽ phát triển lớn hơn. Mình cũng mạnh dạn nói với các nhà tài trợ grant như irish Aid. Từ lúc có

ý tưởng và đến lúc có bộ phận gây quỹ như h là khoảng 2 năm, mình cũng học và người làm cũng phải

học. Gây quỹ là tổng hợp một chuỗi kỹ năng khác nhau, mình vừa làm marketing và sale trong đó có giao

tiếp, trình bày, networking, thương lượng, kỹ năng phân tích để kết hợp lại.

Q6: Có những tổ chức vận động về môi trường, quyền cảm thấy hơi nhạy cảm khi tiếp xúc với Doanh

nghiệp. Với PO ngành kinh doanh về dầu khí nếu có những tổ chức về môi trường ái ngại khi hợp tác với

PO thì Ánh có quan điểm như thế nào?

A6:

(chị Mai Thị Nguyệt Ánh) Câu hỏi đầu tiên đăt ra là ái ngại về việc gì? Bạn đã hiểu gì về Doanh nghiệp đó.

Khi bạn đã xác nhận câu trả lời thì khi mình làm mình phải thấy thoải mái nhất có thể vì những vướng mắc

ban đầu dc giải đáp chưa, khi đã thoải mái rồi thì mới nhận fund, cứ thoải mái tiếp xúc vs họ vì vừa có

thểm câu trả lời cho mình, vừa hiểu thêm về doanh nghiệp đó đang làm gì. Điểm quan trọng nhất khi làm

với Doanh nghiệp thì phải đưa ra và thể hiện được chiến lược, tính minh bạch, code of conduct, bền vững…

Với góc nhìn của Doanh nghiệp thì em sẽ đào sâu các phần này. Cũng có một lần em “say No- từ chối” với

một đơn vị rất thân với tổ chức của em, khi đề xuất của họ không thiết yếu vào thời điểm đó.

Q7: Người già có nhu cầu kết nối với xã hội khi nghỉ hưu có áp dụng với người già ở Việt Nam không?

Người nghỉ hưu Việt Nam lương hưu thấp có đủ cho họ đóng góp không?

A7:

(Chị Nguyễn Thị Hiếu) 6% người tham gia trên 60 tuổi, tất cả những người này đều có đóng góp trong 12

tháng qua.

Page 11: BÁO CÁO HỘI THẢO CHIA SẺ Ệ ỐI TƯ NHÂNisee.org.vn/wp-content/uploads/2019/09/Bao-cao-hoi-thao-USAID-Aug23.pdfsâu từ các nghiên cứu về các tiêu chuẩn quốc

Hiếu cũng xin chia sẻ thêm là ngoài nghiên cứu. năm 2007 ở cơ quan cũ bọn em có hoạt động đạp xe vì

môi trường. Hồi đấy có Câu lạc bộ các cụ cao tuổi dạp xe xuyên Việt, bọn em trả lời là không có đủ chi phí

thì các cụ hỏi có khó khăn gì. Có cụ giới thiệu với công ty xe đạp thống nhất, cụ khác hỗ trợ xin phép ở Hà

Nội, nhờ các cụ mà xin hết được giấy phép đạp xe quanh Hà Nội, cụ khác bảo là con tao làm ở WWF thì

lại được tài trợ nước uống cho tình nguyện viên. Ngoài việc gây quỹ trực tiếp thì có thể tận dụng các mối

quan hệ. Các cụ tham gia và huy động hết các nguồn lực các cụ biết. từ kinh nghiệm, mình không cần

fundraise trực tiếp mà qua các mối quan hệ.

(Anh Lê Quang Bình) Tuổi là một trong những yếu tố, tuổi gắn với thu nhập, không phải ai cũng chỉ sống

bằng lương hưu mà họ có tích lũy, người lớn tuổi thường có khả năng tài chính hơn, không phải người già

đều giống nhau mà họ khác nhau. Mình nên thử gây quỹ với đối tượng này như thế nào. Mình thấy các

bà các cô khi nghỉ hưu thì có nhiều hội nhóm với nhau, cảm giác mọi n có nhu cầu cảm thấy có ý nghĩa.

Tất nhiên mình phải chọn chủ đề gì mà ng lớn tuổi ở vn quan tâm hơn.

(Anh Thanh Hà) Phụ huynh, người thân của những người LGBT thường chia sẻ với người đồng cảnh ngộ.

Khi tổ chức Pride tại Đà Nằng, không có tiền mua vé máy bay cho phụ huynh thì một cách các bạn ấy làm

là mời bố qua Đà Nẵng nhưng mời các phụ huynh khác có chuyến du lịch cùng nhau, đó là một cách tổ

chức cộng đồng kêu gọi bố mẹ cùng tham gia.

Q8: DN nc ngoài và dn vn có mức độ quan tâm khác nhau k? ai có mức độ sẵn sàng hơn?

A8:

(Chị NT. Hương) Hương xin chia sẻ những trải nghiệm mình trải qua liên quan đến các Doanh nghiệp đầu

tư từ nước ngoài vào Việt Nam. Doanh nghiệp trong nước có rất nhiều tiền mà từ mối quan hệ cá nhân

họ có thể cho họ nhiều tiền nhưng đi kèm theo đó là một số điều kiện khác, mà mình là một tổ chức NGO

hoạt động về quyền nên mình có một số nguyên tắc đạo đức của chính tổ chức. Khi biết các Doanh nghiệp

không chia sẻ những giá trị với tổ chức mình làm thì bản thân mình phải tự loại ra ngay từ đầu bởi mình

không biết giải trình ra sao, trong tương lai có rủi ro ảnh hưởng đến tổ chức. Mình gom góp dần từ network

của mình sẽ có database nho nhỏ công ty này làm gì, đầu mối liên lạc là ai, giá trị phù hợp không. Cách

Hương làm là nhờ bạn giới thiệu, mình có thể đi nói chuyện hai người chung bao giờ cũng tạo ra không

gian để nói chuyện thân thiện thoải mái hơn. Sau đó mình sẽ hẹn gặp và pitching những ý mình muốn nó

về dự án cần gây quỹ. Thường mình đề cập đến câu chuyện tiền thì đến lần 3,4 mới bắt đầu, sau đó mới

nói đến tổ chức của mình và những việc mình sẽ làm.

(Anh Chu Thanh Hà) Rõ ràng có điểm khác nhau giữa Doanh nghiệp trong nước và Doanh nghiệp nước

ngoài. Một trong những điểm đó là các Doanh nghiệp nước ngoài họ quan tâm gương mặt con người cụ

thể. Ví dụ như Dàn hợp xướng tự hào Thái Bình Dương đến Việt Nam họ tìm đến các tổ chức cộng đồng,

họ lắng nghe các câu chuyện cụ thể, thậm chí rất cá nhân. Sau mỗi cuộc gặp họ lại email cho những người

bạn và các đối tác của họ, mình cứ duy trì thì mình lại có thêm những mối quan hệ mới.

(SAS) Ngày trước lúc mình còn làm cho ICS thì trung tâm mình cũng gặp vấn đề tương tự. Có những phần

mềm muốn đóng góp nhưng hoạt động của các bạn có vấn đề liên quan đến quyền trẻ em, phía tổ chức

cũng ngồi lại thảo luận có nên nhận tài trợ ko. Cuối cùng ICS thống nhất không nhận tài trợ của tổ chức,

Page 12: BÁO CÁO HỘI THẢO CHIA SẺ Ệ ỐI TƯ NHÂNisee.org.vn/wp-content/uploads/2019/09/Bao-cao-hoi-thao-USAID-Aug23.pdfsâu từ các nghiên cứu về các tiêu chuẩn quốc

họ cần phải giải trình những vấn đề bên mình đang thắc mắc. Muốn hỏi diễn giả là nếu có những nguồn

quỹ không xác minh được các vấn đề đằng sau thì làm thế nào? Một tổ chức có vđ và kết hợp với mình để

thay đổi để cải thiện thì cách hợp tác như thế nào để mình vừa không ảnh hưởng đến tổ chức?

(Chị Vân Anh- CSAGA) Có một cuộc tranh cãi trong nhóm board của một network quốc tế về GBV, một

người trong nhóm board đi gây quỹ từ Uber và bị phản đối kinh khủng vì Uber có trường hợp một bạn bị

cưỡng hiếp, những người phản đối cho rẳng Uber không minh bạch. Người cãi cho rằng công ty đó thấy

đây là vấn đề cần khắc phục thì lẽ ra cái đó phải được khích lệ và cuối cùng họ vẫn nhận tiên của Uber.

Uber nói về bạo lực vs phụ nữ trên phương tiện giao thông. Những ng cãi có nói rằng vậy thì tiền của Chính

phủ là tiền sạch, ai đảm bảo tiền của cty A, B là sạch, nếu họ vẫn tồn tại theo pháp luật thì làm sao để

chúng ta biết thế nào là nhận hay không nhận tiền. Lần đầu tiên tôi nhận tài trợ của TH true milk là tài trợ

cho cho đi bộ của GBV net, họ tài trợ sữa uống, cuối cùng 1 hộp sữa chưa kịp dọn mà một thành viên đưa

lên nói là GBV net đã nhận tài trợ, môi trg bị phá hủy, nhưng tôi nghĩ nhiều hãng sữa lùm xùm. VINgroup,

Sungroup quan tâm đến những vấn đề này thì sao? chúng ta không hợp tác à?

Nếu mình chọn con đường dễ nhất là bất hợp tác với ai dù có tin đồn, nếu như lời đồn mà cắt thì có làm

giảm đi CSR và giảm đi khả năng phát triển của vấn đề chúng ta đang muốn thay đổi. Dễ nhất là cắt đi vẫn

là cách dễ, vậy chúng ta đi qua thách thức này như thế nào mới là câu chuyện nếu thảo luận được thật

tuyệt vời.

(Chị NT. Hương) Thường chỉ dựa vào phân tích của cá nhân để đưa ra nhận định là nhận hay không nhận

tài trợ từ một Doanh nghiệp mà mình nghĩ là có vấn đề. iSEE hiện chưa có hướng dẫn cụ thể. Khi nào băn

khoăn thì mình hỏi hệ thống bên mình, tham vấn với các bạn làm luật sư với trường hợp cụ thể này thì

mình nên làm như thế nào. Đến hiện tại vẫn từng ca cụ thể và luôn nghĩ đến bảo vệ tổ chức của mình và

những rủi ro tiềm năng.

(Anh Lương Thế Huy) Trước có một bạn thực tập sinh ở iSEE, có anh rể làm việc tại một công ty bên Mỹ

chuyên về phân bón thuốc trừ sâu nhiều tai tiếng. Bạn ấy giới thiệu hợp tác, lúc đấy tôi chỉ quyết định nếu

công ty đó muốn hợp tác làm tăng nhận thức của nhân viên về đa dạng thì sẽ làm, còn không nhận tài trợ.

(Anh Lê Quang Bình) Gần như 100% các tổ chức ko có code of conduct về gây quỹ, nói về đạo đức như thế

nào. Vấn đề đạo đức lại quan trọng trong gây quỹ. Như vậy, mỗi tổ chức có chuẩn mực đạo đức riêng cho

mình, có những tổ chức rất chặt. Vấn đề đặt ra là tổ chức của mình phải thảo luận về vấn đề này thì đâu

là mức sàn về mặt đạo đức, khi mình có một chính sách đạo đức về gây qũy… Hanoi Queer mà đi gây quỹ

qua mạng thì người ta gửi tiền cho mình mình chả biết của ai thì tiền đấy làm sao xác minh có sạch hay

không, liệu mình có nên tuyên bố loại trừ nào về việc tôi nhận tiền như thế nào. Ví dụ chú Quang A đi gây

quỹ thì có chuẩn mực là tôi không nhận tiền từ abcd…

(Chị Trần Vũ Ngân Giang) Tổ chức chấp nhận và quyết định chấp nhận rủi ro đến đâu thôi. Về code of

conduct thì không nằm trong khuôn khổ dự án của iSEE nhưng iSEE cũng là một thành viên trong PPWG

thì có một sáng kiến thúc đẩy minh bạch và giải trình về gây quỹ, và có một nhóm nòng cốt cùng xây dựng

một code of conduct dựa trên bản được nhóm trong Sài Gòn xây dựng.

Page 13: BÁO CÁO HỘI THẢO CHIA SẺ Ệ ỐI TƯ NHÂNisee.org.vn/wp-content/uploads/2019/09/Bao-cao-hoi-thao-USAID-Aug23.pdfsâu từ các nghiên cứu về các tiêu chuẩn quốc

(Anh Lê Quang Bình) Mình tập trung cả vào mâu thuẫn lợi ích trong đó. Ví dụ người ta tài trợ thì có thể

ảnh hưởng đến cách bộ phim được làm, thông điệp bộ phim thì đó là vấn đề liên quan đến đạo đức rồi.

Như vậy phải soi lại mình có nhận tiền hay không.

(Chị Trần Vũ Ngân Giang) Nếu bạn có lo ngại như vậy thì cứ thẳng thắn thảo luận với đối tác của mình.

Giang xin phép trả lời so sánh Doanh nghiệp nước ngoài và Doanh nghiệp Việt Nam. Một trong những

cách marketing cho LIN là tổ chức diễn đàn cho Doanh nghiệp và tổ chức phi lợi nhuận đến với nhau, trong

3 năm vừa qua có sự xuất hiện của Doanh nghiệp Việt Nam nhiều hơn. Giang thấy người Việt Nam xuất

hiện ở những sự kiện gây quỹ mà Giang tổ chức, đấy là một tín hiệu mừng. Ví dụ như với Premier Oil trước

đó không có chương trình CSR nhưng bây giờ họ có. Giang tham gia với các chị nữ doanh nhân thì các chị

quan tâm nhiều đến từ thiện nhưng cách hiểu còn hạn chế. Khi mình đến nói chuyện với họ mình chuyển

đổi 1 vấn đề vĩ mô thành thực tế dễ hiểu… có thể chạm đến sự quan tâm của các chị làm Doanh nghiệp

mà Giang tiếp xúc. Chúng ta quan trọng là lựa chọn cách tiếp cận xây dựng mối quan hệ phù hợp.

Q9: Khuôn khổ pháp lý của Việt Nam cho việc nhận quỹ của cá nhân và Doanh nghiệp đang như thế nào?

A9:

(Anh Lê Quang Bình) Nó là một vùng xám. Ở Việt Nam chưa có khuôn khổ, nhưng các tổ chức vẫn gây quỹ

bình thường, không bị cấm nên mình cứ làm thôi. Mình chưa biết bên nào gây quỹ mà bị phạt cả.

(Chị Trần Vũ Ngân Giang) Có một quy định về thuế, nếu Doanh nghiệp tài trợ cho một số lĩnh vực thì có

thể khai thành chi phí hợp lý hợp lệ, một số Doanh nghiệp xã hội có thể tận dụng để khai khấu trừ thuế.

Thông tin liên quan đến thuế thì có nhưng hướng dẫn thực hành thì vẫn là một vùng xám.

Q10: Giáo dục trẻ em khuyết tật được quan tâm cao còn với trẻ tự kỷ, cách tiếp cận gây quỹ như thế nào?

Trong những nghiên cứu thì vấn đề này được quan tâm cao nhưng với trẻ tự kỷ thì khái niệm rất mơ hồ,

trẻ tự kỷ từ ngày đầu cho đến khi các con đã bước đến độ tuổi lao động. Mong muốn có thêm tư vấn của

mọi người về gây quỹ cho hướng nghiệp trẻ tự kỷ.

A10:

(Chị Trần Vũ Ngân Giang) Gây quỹ cho trẻ khuyết tật dễ hơn rất nhiều, cái gì họ nhìn thấy được khó khăn

thì họ cho nhiều hơn, cách tiếp cận vẫn là minh bạch, trình bày ra sao…

Q11: Tác động của sự đại diện đến hành vi cho ở Việt Nam? Sự đại diện trong truyền thông, ví dụ sự

hiện diện của một nhóm này là tích cực hơn thì hành vi cho có tăng lên không?

A11:

(Anh Lê Quang Bình) iSEE từng có làm nghiên cứu về gây quỹ từ thiện lâu rồi. Người Việt Nam khi cho thì

có đặt câu hỏi người đó có xứng đáng được cho hay không. Ví dụ như người gặp tai nạn do uống rượu thì

đáng bị như thế. Sự chính đáng của sự không may có hay không, họ dựa vào đó để quyết định có hỗ trợ

hay không. Hình ảnh của một nhóm người được thể hiện thế nào thì chắc chắn ảnh hưởng đến hành vi

cho từ người cho.

Page 14: BÁO CÁO HỘI THẢO CHIA SẺ Ệ ỐI TƯ NHÂNisee.org.vn/wp-content/uploads/2019/09/Bao-cao-hoi-thao-USAID-Aug23.pdfsâu từ các nghiên cứu về các tiêu chuẩn quốc

Đạo đức trong gây quỹ

Hệ thống quản lý thông tin

Niềm tin

Ngôn ngữ giữa các bên

Chiến lược gây quỹ

Tạo mạng lưới và duy trì mối quan hệ

Minh bạch tài chính và báo cáo

Các điểm lưu ý cần thiết để duy trì và phát triển hoạt động gây quỹ từ khối tư nhân

Page 15: BÁO CÁO HỘI THẢO CHIA SẺ Ệ ỐI TƯ NHÂNisee.org.vn/wp-content/uploads/2019/09/Bao-cao-hoi-thao-USAID-Aug23.pdfsâu từ các nghiên cứu về các tiêu chuẩn quốc

D. Phụ lục 1- Chương trình hội thảo

Chương trình chi tiết:

Thời gian Hoạt động Khách mời

8.30 – 8.45 Đăng ký

8.45 – 8:50 Khai mạc hội thảo Chị Nguyễn Thị Hương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)

8. 50 – 9.00 Giới thiệu chương trình Chị Trần Vũ Ngân Giang, tư vấn về CSR và hợp tác giữa NGO và doanh nghiệp

9.00 – 9.45 Bài trình bày “Kinh nghiệm quốc tế liên quan đến hành vi cho và các mô hình gây quỹ trên thế giới”

Ông Lê Quang Bình, Giám đốc DNXH ECUE

9.45 – 10.00

Giải lao

10.00 – 10.30

Trình bày kết quả nghiên cứu khảo sát của iSEE về “Hành vi đóng góp cho các hoạt động của xã hội của người Việt”

Thạc sĩ Nguyễn Thị Hiếu (cựu Nghiên cứu viên cao cấp của iSEE)

10.30 – 11.30

Thảo luận “Gây quỹ với khối tư nhân: bắt đầu ra sao?” Chia sẻ từ: (i) Đại diện các tổ chức NGO khi gây quỹ từ

khối Doanh nghiệp; (ii) Nhà tài trợ cá nhân đóng góp cho hoạt

động cộng đồng; (iii) Đại diện Doanh nghiệp về trải nghiệm

hợp tác với các NGO; (iv) Kinh nghiệm thực tế từ các nhóm cộng

đồng khi thử nghiệm gây quỹ từ khối tư nhân...

Moderator: Chị Trần Vũ Ngân Giang Diễn giả: Anh Lê Quang Bình Chị Nguyễn Thị Hương Chị Nguyễn Thị Hiếu Đại diện tổ chức cộng đồng Đại diện doanh nghiệp Cá nhân tài trợ

11.30 – 11.50

Hỏi đáp, thảo luận của người tham dự

12.00 Phát biểu kết thúc chương trình Chị Nguyễn Thị Hương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)

Page 16: BÁO CÁO HỘI THẢO CHIA SẺ Ệ ỐI TƯ NHÂNisee.org.vn/wp-content/uploads/2019/09/Bao-cao-hoi-thao-USAID-Aug23.pdfsâu từ các nghiên cứu về các tiêu chuẩn quốc

2- Thư mời tham gia hội thảo

HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM TỪ CÁC MÔ HÌNH GÂY QUỸ TỪ KHỐI TƯ NHÂN

FUNDRAISING MODELS AND GIVING BEHAVIOR FINDINGS Dissemination workshop to CSOs and stakeholders

Hà Nội 23/08/2019 (Thứ Sáu)

Trong thời gian vừa qua, với sự tài trợ của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Viện Nghiên cứu

Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) đã khởi xướng một loạt các hoạt động liên quan đến gây quỹ. Khởi

động từ tháng 01/2018 cho đến nay, hàng loạt các hoạt động như nghiên cứu, khảo sát về mô hình gây

quỹ trên thế giới và trong khu vực, hành vi cho của các cá nhân và doanh nghiệp khối tư nhân, các mô

hình thí điểm thực hiện gây quỹ của các tổ chức phi chính phủ và các nhóm hoạt động cộng đồng do iSEE

hỗ trợ đã được thực hiện. Mục đích của những hoạt động này nhằm chuẩn bị cho các tổ chức phi chính

phủ (NGO) và các nhóm cộng đồng các kinh nghiệm, phương án gây quỹ từ các doanh nghiệp hay cá nhân

trong nước phục vụ cho hoạt động của tổ chức/nhóm mình trong bối cảnh nguồn tài trợ nước ngoài giảm

đi rất nhanh chóng.

Tiếp nối kết quả từ những hoạt động này, iSEE tổ chức Hội thảo: “Chia sẻ Kinh nghiệm từ các Mô hình Gây

quỹ từ Khối Tư nhân” dành cho khoảng 20-30 tổ chức cộng đồng đang hoạt động tại Hà Nội. Hội thảo mở

ra cơ hội thảo luận, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm từ những câu chuyện và trải nghiệm từ người trong cuộc,

góc nhìn từ đại diện doanh nghiệp, cá nhân đóng góp cho hoạt động cộng đồng, và những người đang thử

nghiệm gây quỹ. Từ đó, Hội thảo mong muốn cung cấp đến người tham dự thông tin, hiểu biết về quan

điểm và hành vi cho từ khối tư nhân để xác định chiến lược gây quỹ phù hợp, cải thiện năng lực gây quỹ

của tổ chức mình.

Thời gian: 8.30 – 12.00, ngày 23/08/2019 (Thứ Sáu)

Địa điểm: Khách sạn Super Candle Hà Nội

287-301 phố Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

iSEE thân mời anh/chị/bạn tham dự buổi hội thảo này!

Nội dung chương trình chi tiết được đính kèm theo đây. Vui lòng đăng ký tham gia bằng cách gửi email

đến chị Phùng Thị Tường Vân: [email protected]

Trân trọng,

Nguyễn Thị Hương

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)