bÁo cÁo k ng khánh 2019 7 201 - 2019 1. thông tin chung

9
UBND THỊ XÃ LONG KHÁNH PHÕNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 60/BC-PGDĐT CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Long Khánh, ngày 06 tháng 3 năm 2019 BÁO CÁO Kết quả công tác tổ chức Giáo dục địa phƣơng bậc THCS trên địa bàn thị xã Long Khánh năm học 2017 – 2018 và năm học 2018 – 2019 Thực hiện Công văn số 453/SGDĐT-NV1 ngày 22/02/2019 của Sở GDĐT Đồng Nai về báo cáo kết quả thực hiện công tác tổ chức giáo dục địa phương cho học sinh bậc THCS và THPT; Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Long Khánh báo cáo kết quả thực hiện công tác tổ chức giáo dục địa phương cho học sinh bậc THCS trên địa bàn thị xã như sau: Phần A. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC GIÁO DỤC ĐỊA PHƢƠNG NĂM HỌC 2017 2018 VÀ NĂM HỌC 2018 - 2019 I. Đặc điểm tình hình địa phƣơng 1. Thông tin chung - Số trường THCS: 10 - Số lớp: 231 - Số giáo viên tham giao công tác giáo dục địa phương: 136 2. Thuận lợi và khó khăn a) Thuận lợi: Sở GD&ĐT Đồng Nai quan tâm, chỉ đạo công tác giáo dục địa phương tại các đơn vị trên địa bàn tỉnh khá sát: tổ chức tập huấn; cung cấp tài liệu… Phòng GD&ĐT đã tổ chức tập huấn về giảng dạy chương trình địa phương cho tất cả cán bộ, giáo viên giảng dạy các bộ môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD của các trường trực thuộc quản lý của UBND thị xã. Ban Giám hiệu các trường quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục địa phương tại đơn vị khá tốt. Giáo viên giảng dạy tại các trường phần lớn có trách nhiệm, thực hiện đúng tinh thần đã được tập huấn về giáo dục địa phương. Tài liệu dành cho giảng dạy chương trình địa phương được các trường trang bị đầy đủ, đảm bảo cho công tác giảng dạy. Thị xã Long Khánh là địa bàn có nhiều các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh, các lễ hội…thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa về chương trình địa phương cho học sinh. b) Khó khăn:

Upload: others

Post on 19-Nov-2021

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

UBND THỊ XÃ LONG KHÁNH

PHÕNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 60/BC-PGDĐT

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Long Khánh, ngày 06 tháng 3 năm 2019

BÁO CÁO Kết quả công tác tổ chức Giáo dục địa phƣơng bậc THCS

trên địa bàn thị xã Long Khánh năm học 2017 – 2018 và năm học 2018 – 2019

Thực hiện Công văn số 453/SGDĐT-NV1 ngày 22/02/2019 của Sở GDĐT Đồng

Nai về báo cáo kết quả thực hiện công tác tổ chức giáo dục địa phương cho học sinh

bậc THCS và THPT; Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Long Khánh báo cáo kết quả

thực hiện công tác tổ chức giáo dục địa phương cho học sinh bậc THCS trên địa bàn

thị xã như sau:

Phần A. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC

GIÁO DỤC ĐỊA PHƢƠNG NĂM HỌC 2017 – 2018 VÀ NĂM HỌC 2018 - 2019

I. Đặc điểm tình hình địa phƣơng

1. Thông tin chung

- Số trường THCS: 10

- Số lớp: 231

- Số giáo viên tham giao công tác giáo dục địa phương: 136

2. Thuận lợi và khó khăn

a) Thuận lợi:

Sở GD&ĐT Đồng Nai quan tâm, chỉ đạo công tác giáo dục địa phương tại các

đơn vị trên địa bàn tỉnh khá sát: tổ chức tập huấn; cung cấp tài liệu…

Phòng GD&ĐT đã tổ chức tập huấn về giảng dạy chương trình địa phương cho

tất cả cán bộ, giáo viên giảng dạy các bộ môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD của

các trường trực thuộc quản lý của UBND thị xã.

Ban Giám hiệu các trường quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục địa

phương tại đơn vị khá tốt.

Giáo viên giảng dạy tại các trường phần lớn có trách nhiệm, thực hiện đúng tinh

thần đã được tập huấn về giáo dục địa phương.

Tài liệu dành cho giảng dạy chương trình địa phương được các trường trang bị

đầy đủ, đảm bảo cho công tác giảng dạy.

Thị xã Long Khánh là địa bàn có nhiều các di tích lịch sử, các danh lam thắng

cảnh, các lễ hội…thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa về chương

trình địa phương cho học sinh.

b) Khó khăn:

2

Ban Giám hiệu một số trường do không đúng chuyên môn nên chưa sát sao

trong việc quản lý, chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy chương trình

giáo dục địa phương tại đơn vị.

Một số giáo viên còn chưa xác định được ý nghĩa công tác giáo dục địa phương

đối với học sinh nên việc giảng dạy còn chưa được đầu tư đúng mức.

Tâm lý ngại học các môn xã hội, xem nhẹ nội dung giáo dục địa phương của các

bộ môn còn tồn tại ở không ít học sinh.

Việc tổ chức cho học sinh tham quan thực tế các di tích lịch sử ở địa phương

chưa thực hiện được đồng bộ ở các trường vì thiếu kinh phí, giáo viên bộ môn chưa

có kinh nghiệm trong việc quản lý, tổ chức cho học sinh tham quan với số lượng lớn.

II. Tình hình thực hiện

1. Triển khai, tổ chức và xây dựng kế hoạch

Phòng GD&ĐT tạo mọi điều kiện để đội ngũ cán bộ và giáo viên cốt cán được

tham dự đầy đủ các đợt tập huấn do Sở GD&ĐT tổ chức; thành lập tổ báo cáo viên

sau các đợt tập huấn của Sở để triển khai lại tinh thần tập huấn và có những thống

nhất chung trong việc thực hiện chương trình địa phương đến 100% giáo viên giảng

dạy các bộ môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD của các trường trên địa bàn thị xã.

Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường THCS xây dựng lại kế hoạch dạy học, xác

định nội dung giảng dạy chương trình địa phương ở từng bộ môn, có sự ký duyệt và

kiểm soát của Ban Giám hiệu để đưa vào thực hiện đồng bộ giữa các giáo viên ở từng

tổ bộ môn.

2. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý,

chỉ đạo Giáo dục địa phƣơng

Phòng GD&ĐT thông qua các kỳ họp triển khai nhiệm vụ năm học, sơ kết, tổng

kết các hoạt động chuyên môn từng học kỳ đã chỉ đạo các trường chú trọng trong việc

xây dựng chương trình giảng dạy, xác định nội dung Giáo dục địa phương theo đúng

tinh thần đã được tập huấn.

Trong các đợt kiểm tra chuyên đề tại các trường trong năm học, Phòng GD&ĐT

đã đưa nội dung kiểm tra việc thực hiện Giáo dục địa phương vào kiểm tra. Qua đó

đánh giá được thực chất việc tổ chức dạy học chương trình địa phương ở các trường,

từ đó có những tư vấn, định hướng chấn chỉnh kịp thời.

Tổ chuyên môn, Ban Giám hiệu các trường trong quá trình kiểm tra giáo án của

giáo viên, dự giờ thăm lớp đã chú ý nhận xét, góp ý về việc thực hiện chương trình

địa phương để có thể tư vấn, định hướng giáo viên trong quá trình thực hiện.

Một số trường trong sinh hoạt chuyên môn thường kỳ hoặc sinh hoạt chuyên

môn tổ đã thực hiện việc đánh giá và rà soát việc thực hiện giáo dục địa phương.

Ban giám hiệu một số trường đã quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện hỗ trợ về kinh

phí, nhân lực cho tổ chuyên môn thực hiện các hoạt động dạy học, hoạt động ngoại

khóa có liên quan đến giáo dục địa phương.

3

Phòng GD&ĐT đã tổ chức dự giờ, kiểm tra giáo án của giáo viên dạy các môn

có giảng dạy chương trình Giáo dục địa phương.

III. Việc thực hiện kế hoạch tổ chức giáo dục địa phƣơng cho học sinh của

các đơn vị

1. Nội dung, quy trình và hình thức tổ chức

1.1 Nội dung:

Tất cả các trường trên thị xã đều sử dụng tài liệu Giáo dục địa phương theo quy

định.

a) Môn Ngữ văn:

- Năm học 2017-2018: Phân môn Văn dạy theo tài liệu Văn thơ Đồng Nai;

Phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn soạn giảng theo Sách giáo khoa.

- Năm học 2018- 2019: Sử dụng tài liệu dạy-học Ngữ văn địa phương Tỉnh

Đồng Nai (do NXB Giáo dục Việt Nam xuất bản) tích hợp 3 phân môn Văn, Tiếng

Việt, Tập làm văn.

b) Môn Lịch sử

- Năm học 2017-2018: Sử dụng tài liệu Lịch sử địa phương Tỉnh Đồng Nai (do

NXB Giáo dục Việt Nam xuất bản).

- Năm học 2018- 2019 Sử dụng tài liệu dạy-học Lịch sử địa phương Tỉnh Đồng

Nai (do NXB Giáo dục Việt Nam xuất bản)

c) Môn Địa lý

- Năm học 2017-2018 trở về trước: Soạn giảng theo Tài liệu Địa lý địa phương

bậc THCS do Sở GD&ĐT Đồng Nai ban hành từ tháng 8/2015.

- Năm học 2018- 2019: Soạn giảng theo Tài liệu dạy học Địa lý địa phương

Tỉnh Đồng Nai (do NXB Giáo dục Việt Nam xuất bản)

d) Môn GDCD

Soạn giảng theo nội dung yêu cầu của Sách giáo khoa: Thực hành, ngoại khóa

các vấn đề của địa phương

1.2 Quy trình:

Tổ chuyên môn các trường căn cứ tinh thần đã được tập huấn ở Sở GD&ĐT,

Phòng GD&ĐT tổ chức thảo luận chọn bài giảng để đưa vào chương trình giảng dạy;

Giáo viên căn cứ chương trình đã thống nhất chung thiết kế bài giảng để thực hiện.

1.3 Hình thức:

Giảng dạy trên lớp và tổ chức các hoạt động tham quan, ngoại khóa.

2. Các biện pháp chủ yếu để nâng cao chất lƣợng Giáo dục địa phƣơng

cho học sinh của các đơn vị.

4

Nâng cao nhận thức của giáo viên và học sinh về ý nghĩa dạy và học Chương

trình giáo dục địa phương.

Đổi mới phương pháp giảng dạy, thiết kế các hoạt động theo hướng phát huy

năng lực: Để học sinh tự khám phá nội dung học theo phiếu học tập giáo viên yêu cầu

từ tiết học trước.

Khai thác các nguồn học liệu mở trên Internet để phục vụ cho bài dạy của giáo

viên và bài học của học sinh được sinh động lôi cuốn.

Làm tốt công tác xã hội hóa, vận động sự đóng góp của PHHS tổ chức các hoạt

động ngoại khóa, các chuyến du khảo về nguồn để bồi dưỡng tình yêu quê hương, sự

hiểu biết về lịch sử, văn hóa…của học sinh.

Thảo luận nội dung giảng dạy Giáo dục địa phương trong sinh hoạt tổ, nhóm

chuyên môn.

3. Việc trang bị tài liệu giáo dục địa phƣơng cho thƣ viện nhà trƣờng, cho

giáo viên và học sinh.

Tất cả các trường THCS trên địa bàn thị xã đều đảm bảo trang bị đủ các tài liệu

giáo dục địa phương để giáo viên giảng dạy. Thư viện trường đều có tài liệu giáo dục

địa phương để ban giám hiệu và giáo viên tham khảo.

Với học sinh: Các trường đều động viên các em đăng ký mua tài liệu để học

tập. Đối với học sinh không có tài liệu, giáo viên sẽ photocopy bài dạy để học sinh

chuẩn bị trước tiết học, đảm bảo thực hiện tốt các tiết dạy giáo dục địa phương theo

quy định.

IV. Kết quả thực hiện

1. Năm học 2017-2018

a) Môn Ngữ văn

- Số trường thực hiện giáo dục địa phương môn Ngữ Văn 10/10 trường

- Thực hiện giáo dục địa phương môn Ngữ Văn cho khối lớp 6,7,8,9.

Số tiết 18 tiết (Khối 6: 4 tiết; khối 7: 5 tiết; khối 8: 4 tiết; khối 9: 5 tiết)

- Chủ đề:

+ Văn học dân gian (khối 6,7)

+ Văn thơ trung đại (khối 8)

+ Văn thơ hiện đại (khối 9)

- Số học sinh tham gia: 100% học sinh các trường.

- Việc đưa các nội dung kiến thức kỹ năng môn Ngữ Văn địa phương vào trong

quá trình kiểm tra đánh giá học sinh được thực hiện trong bài kiểm tra thường xuyên

sau nội dung học tập.

* Ngoại khóa

5

Tùy điều kiện về cơ sở vật chất và kinh phí, một số trường đã tổ chức cho học

sinh đi tham quan tìm hiểu thực tế hoặc thực hiện hoạt động ngoại khóa cho một khối

lớp nhất định. Tuy nhiên việc này chưa được tiến hành đồng bộ giữa các trường.

Hình thức tổ chức: Ngoại khóa tại trường hoặc tham quan tại các di tích lịch sử

trên địa bàn thị xã, tỉnh như: Tượng đài chiến thắng Long Khánh, Mộ cổ Hàng Gòn,

Văn miếu Trấn Biên…

b) Môn Địa lý

- Số trường thực hiện giáo dục địa phương môn Địa lý 10/10 trường

- Thực hiện giáo dục địa phương môn Địa lý cho khối lớp 8,9

Số tiết: 04 (Khối 8: 1 tiết; khối 9: 3 tiết).

- Chủ đề: Địa lý Đồng Nai

- Số học sinh tham gia: Tất cả học sinh khối 8,9 của các trường.

- Việc đưa các nội dung kiến thức kỹ năng môn Địa lý địa phương vào trong

quá trình kiểm tra đánh giá học sinh được thực hiện trong bài kiểm tra thường xuyên

sau nội dung học tập.

* Ngoại khóa: Hầu hết các trường chưa thực hiện ngoại khóa đối với môn Địa

lý.

c) Môn Lịch sử

- Số trường thực hiện giáo dục địa phương môn Lịch sử 10/10 trường

- Thực hiện giáo dục địa phương môn Lịch sử cho khối lớp 6,7,8,9

Số tiết: 7 (khối 6: 1; khối 7: 3; khối 8: 1; khối 9: 2)

- Chủ đề:

+ Lớp 6: Giới thiệu khái quát về vùng đất Đồng Nai

+ Lớp 7: Lịch sử khai phá vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai (Thế kỉ XVI – XVII)

+ Lớp 8: Đồng Nai trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1861 – 1954)

+ Lớp 9: Đồng Nai trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng đất

nước (Từ 30/4/1975 đến nay)

- Số học sinh tham gia: 100% học sinh các trường.

- Việc đưa các nội dung kiến thức kỹ năng môn Lịch sử địa phương vào trong

quá trình kiểm tra đánh giá học sinh được thực hiện trong bài kiểm tra thường xuyên

sau nội dung học tập.

* Ngoại khóa

Phần lớn các trường THCS trên địa bàn chưa thực hiện hoạt động ngoại khóa

đối với nội dung giáo dục địa phương

d) Môn GDCD

6

- Số trường thực hiện giáo dục địa phương môn GDCD: 10/10 trường

- Thực hiện giáo dục địa phương môn GDCD cho khối lớp: 6,7,8,9

Số tiết: 1 tiết/khối

- Chủ đề: Thực hành, ngoại khóa các vấn đề của địa phương (an toàn giao

thông, phòng chống tệ nạn xã hội)

- Số học sinh tham gia: 100% học sinh các trường.

- Việc đưa các nội dung kiến thức kỹ năng môn GDCD địa phương vào trong

quá trình kiểm tra đánh giá học sinh được thực hiện trong bài kiểm tra thường xuyên.

* Ngoại khóa

- Tất cả các tiết giáo dục địa phương môn GDCD đều thực hiện ngoại khóa.

- Hình thức tổ chức: Học sinh theo nhóm tìm hiểu về các vấn đề tại địa phương

mình đang sống theo yêu cầu của giáo viên, sau đó thực hành báo cáo kết quả tìm

hiểu tại lớp.

- Địa điểm: Thực hiện báo cáo tại lớp.

2. Năm học 2018-2019

a) Môn Ngữ văn

- Số trường thực hiện giáo dục địa phương môn Ngữ Văn 10/10 trường

- Thực hiện giáo dục địa phương môn Ngữ Văn cho khối lớp 6,7,8,9

Số tiết: 22

- Chủ đề: Tùy đặc điểm nhà trường, ở mỗi khối lớp tổ chuyên môn sẽ chọn từ

2 đến 3 văn bản để dạy, số tiết còn lại thực hiện dạy học theo dự án.

- Số học sinh tham gia: 100% học sinh các trường.

Việc đưa các nội dung kiến thức kỹ năng môn Ngữ Văn địa phương vào trong

quá trình kiểm tra đánh giá học sinh được thực hiện trong bài kiểm tra thường xuyên

sau nội dung học tập, hoặc qua kết quả báo cáo của học sinh sau khi thực hiện dự án.

* Ngoại khóa

10/10 trường đều xây dựng chương trình dạy học theo dự án, qua đó học sinh

sẽ tự tìm hiểu các kiến thức thực tế theo chủ đề giáo viên hướng dẫn; phần báo cáo

kết quả dự án sẽ được các trường linh động tổ chức dưới dạng các cuộc thi tìm hiểu

hoặc thuyết trình…tại trường.

b) Môn Địa lý

- Số trường thực hiện giáo dục địa phương môn Địa lý 10/10 trường.

- Thực hiện giáo dục địa phương môn Địa lý cho khối lớp 8,9.

Số tiết: 04 (Khối 8: 1 tiết; khối 9: 3 tiết).

- Chủ đề: Địa lý Đồng Nai

7

- Số học sinh tham gia: Tất cả học sinh khối 8,9 của các trường.

- Việc đưa các nội dung kiến thức kỹ năng môn Địa lý địa phương vào trong

quá trình kiểm tra đánh giá học sinh được thực hiện trong bài kiểm tra thường xuyên

sau nội dung học tập.

* Ngoại khóa

Tùy điều kiện của trường giáo viên sẽ tổ chức dạy học theo dự án, kết hợp trải

nghiệm sáng tạo hoặc ngoại khóa cho toàn khối.

c) Môn Lịch sử

- Số trường thực hiện giáo dục địa phương môn Lịch sử 10/10trường

- Thực hiện giáo dục địa phương môn Lịch sử cho khối lớp 6,7,8,9

Số tiết: 7 (khối 6:1, khối 7: 3; khối 8: 1; khối 9: 2)

Chủ đề:

- Lớp 6: Đồng Nai từ thời nguyên thủy đến trước thế kỉ XVII.

- Lớp 7:

+ Đồng Nai thời Khai phá ( TK XVII-XVIII).

+ Đồng Nai dưới thời Nguyễn ( nửa đầu TK XIX).

- Lớp 8: Đồng Nai thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược (1861 – 1945)

- Lớp 9:

+ Đồng Nai trong 45 năm chiến tranh giải phóng ( 1930 – 1975)

+ Đồng Nai trong công cuộc xây dựng đất nước (1975 đến nay ).

- Số học sinh tham gia: 100% học sinh các trường

- Việc đưa các nội dung kiến thức kỹ năng môn Lịch sử địa phương vào trong

quá trình kiểm tra đánh giá học sinh được thực hiện trong bài kiểm tra thường xuyên

và bài kiểm tra cuối học kỳ.

* Ngoại khóa

Phần lớn các trường THCS trên địa bàn chưa thực hiện hoạt động ngoại khóa

đối với nội dung giáo dục địa phương

d) Môn GDCD

- Số trường thực hiện giáo dục địa phương môn GDCD: 10/10 trường

- Thực hiện giáo dục địa phương môn GDCD cho khối lớp: 6,7,8,9

Số tiết: 1 tiết/khối

- Chủ đề: Thực hành, ngoại khóa các vấn đề của địa phương (an toàn giao

thông, phòng chống tệ nạn xã hội)

- Số học sinh tham gia: 100% học sinh các trường.

8

- Việc đưa các nội dung kiến thức kỹ năng môn GDCD địa phương vào trong

quá trình kiểm tra đánh giá học sinh được thực hiện trong bài kiểm tra thường xuyên.

* Ngoại khóa

- Tất cả các tiết giáo dục địa phương môn GDCD đều thực hiện ngoại khóa.

- Hình thức tổ chức: Học sinh theo nhóm tìm hiểu về các vấn đề tại địa phương

mình đang sống theo yêu cầu của giáo viên, sau đó thực hành báo cáo kết quả tìm

hiểu tại lớp.

- Địa điểm: Thực hiện báo cáo tại lớp.

V. Đánh giá chung về kết quả tổ chức giáo dục địa phƣơng cho học sinh

của các đơn vị

1. Ƣu điểm

Tất cả các trường trên địa bàn thị xã đều đã thực hiện công tác giáo dục địa

phương ở các môn học theo quy định.

Một số trường có điều kiện đã tổ chức được các hoạt động ngoại khóa, tham

quan thực tế các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh…tại thị xã Long Khánh hoặc

trong tỉnh Đồng Nai, qua đó nâng cao sự hiểu biết về lịch sử, văn hóa và những

truyền thống tốt đẹp, bồi dưỡng tình yêu quê hương cho học sinh.

2. Những tồn tại và nguyên nhân

Một số giáo viên ở các trường còn chưa nhận thức đúng ý nghĩa việc giảng dạy

chương trình giáo dục địa phương nên chưa có sự đầu tư đúng mức cho việc thiết kế

bài dạy nên bài giảng còn đơn điệu, chưa sinh động và chưa tạo được hứng thú cho

học sinh.

Học sinh còn có tâm lý coi nhẹ các môn học xã hội đặc biệt là phần giáo dục

địa phương nên chưa có động cơ và thái độ học tập đúng đắn.

Do điều kiện cơ sở vật chất và kinh phí của một số trường còn hạn chế nên việc

tổ chức cho các em học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa, tham quan thực tế để

có kiến thức về địa phương còn chưa được thực hiện đồng bộ.

3. Bài học kinh nghiệm

Ban Giám hiệu các trường phải quan tâm, kịp thời có những giải pháp để giúp

giáo viên và học sinh thực hiện tốt nội dung này trong giảng dạy, học tập: Trang bị tài

liệu, trang thiết bị dạy học; Huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường hỗ trợ

giáo viên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan thực tế tại địa phương cho

học sinh.

Bản thân người giáo viên khi thực hiện chương trình giáo dục địa phương phải

hiểu được ý nghĩa của việc làm; phải chịu khó tìm tòi các nguồn tư liệu để mở rộng

kiến thức thực tế cho học sinh; phải thiết kế các hoạt động nhằm thu hút học sinh

trong tiết học; kết hợp tốt hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh trong quá trình học để

kích thích khả năng tư duy và chịu khó học tập, tìm hiểu về địa phương của các em.

9

Ban giám hiệu các trường thực hiện xã hội hóa giáo dục trong việc tổ chức cho

học sinh thực hiện tham quan thực tế.

Phần B. PHƢƠNG HƢỚNG, NHIỆM VỤ CÔNG TÁC TỔ CHỨC GIÁO

DỤC ĐỊA PHƢƠNG CHO HỌC SINH TẠI CÁC ĐƠN VỊ

I. Nhiệm vụ chung

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc giảng dạy chương trình giáo dục địa

phương theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Việc giảng dạy chương trình giáo dục địa phương phải đáp ứng đúng yêu cầu

giáo dục và dạy học: Trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi

dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã

học để góp phần giải quyết những vấn đề địa phương.

II. Những nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp cụ thể

Tiếp tục thực hiện các nội dung giáo dục địa phương ở các môn Ngữ văn, Lịch

sử, Địa lý, GDCD với số tiết, nội dung và hình thức theo quy định.

Mỗi cán bộ quản lý và giáo viên trong quản lý, điều hành, trong giảng dạy

chương trình địa phương cần xác định rõ mục tiêu giảng dạy chương trình này để tổ

chức tốt các hoạt động dạy và học, đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Các tổ chuyên môn có môn học giảng dạy chương trình giáo dục địa phương

cần đưa nội dung trao đổi về nội dung, phương pháp giảng dạy vào sinh hoạt tổ,

nhóm chuyên môn: Chú ý đến tính liên tục, tính toàn diện khi lựa chọn các bài học,

các chủ đề dạy học; cách thức thiết kế các hoạt động nhằm phát huy năng lực, kích

thích khả năng tư duy của học sinh; hình thức và nội dung kiểm tra, đánh giá phù hợp

sao cho vừa đánh giá được kết quả học tập vừa để các em không xem thường nội

dung học tập này.

Các trường tùy tình hình thực tế cần sáng tạo, linh hoạt trong tổ chức các hoạt

động ngoại khóa; tạo điều kiện để giáo viên và học sinh được đi tham quan thực tế

gắn liền với giáo dục địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu của việc dạy và học.

III. Đề xuất, kiến nghị: Không

Nơi nhận: - Sở GDĐT Đồng Nai (Phòng Nghiệp vụ 1);

- Ban lãnh đạo Phòng GD&ĐT;

- Lưu: VT, QLGDTHCS.

KT. TRƢỞNG PHÕNG

PHÓ TRƢỞNG PHÕNG

Nguyễn Văn Khánh