báo cáo kinh t - home.marketintello.comhome.marketintello.com/data/widgets/free...

22

Upload: dinhbao

Post on 05-Feb-2018

226 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Báo cáo kinh tế vĩ mô – Tháng 3/2017

1 1

MỤC LỤC

Kinh tế thế giới ...................................................................................................................... 2

Kinh tế Việt Nam .................................................................................................................. 4

Rủi ro và thách thức ............................................................................................................. 6

Triển vọng ............................................................................................................................... 7

Báo cáo chuyên đề: Thuế doanh nghiệp điều chỉnh biên giới của Mỹ ................. 9

VỀ CÔNG TY NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

MARKETINTELLO

Sứ mệnh của chúng tôi Đem tới thành công cho khách hàng thông qua

các thông tin thị trường cập nhật và giải pháp

tin cậy nhất.

Tầm nhìn của chúng tôi Hướng tới trở thành công ty nghiên cứu thị

trường hàng đầu với nguyên tắc khoa học

nghiêm ngặt, phân tích sắc sảo và sự nhạy bén

trong kinh doanh.

Các giải pháp chúng tôi cung cấp

Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường và ngành hàng

theo yêu cầu của doanh nghiệp. Một nghiên cứu cơ bản về ngành hàng bắt

đầu từ việc xem xét xu hướng kinh tế, môi trường kinh doanh, pháp luật

và đi sâu vào cấu trúc, đặc điểm, xu hướng cạnh tranh và rủi ro của ngành.

Chúng tôi giúp khách hàng có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về nền

kinh tế nói chung và các diễn biến trên thị trường tài chính – ngân hàng

nói riêng. Chúng tôi cũng kết hợp sử dụng các mô hình thống kê hiện đại

cùng phương pháp chuyên gia để đưa ra những dự báo có độ chính xác

cao về biến động vĩ mô, tỷ giá, lãi suất và các nhân tố ảnh hưởng.

Chúng tôi cung cấp cho doanh nghiệp giải pháp đo lường sức khỏe và đặc

điểm thương hiệu một cách hiệu quả, từ đó đánh giá giá trị thương hiệu

của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh với các thương hiệu cạnh tranh. Mục

đích cuối cùng của MarketIntello chính là kể một “câu chuyện” về thương

hiệu của doanh nghiệp.

Chúng tôi lựa chọn các phương thức khảo sát và phân tích phù hợp tuân

thủ nghiêm ngặt tính khoa học để đưa ra bức tranh chính xác về người tiêu

dùng và hành vi của họ. Từ đó chúng tôi cùng doanh nghiệp xây dựng

chiến lược và hành động để gia tăng trải nghiệm khách hàng.

Chúng tôi cung cấp cho doanh nghiệp các giải pháp nhằm tìm hiểu hành

vi người tiêu dùng và đánh giá hiệu quả chiến dịch quảng cáo một cách

đáng tin cậy. Chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp thu thập số liệu

đa dạng và các phương pháp phân tích nâng cao như phương pháp Mô

hình thí nghiệm hành vi lựa chọn (Discrete Choice Experiment Model) và

Phân tích hợp lai (Conjoint Analysis) để đánh giá mức độ yêu thích của

khách hàng đối với các đặc tính sản phẩm, từ đó giúp doanh nghiệp tìm ra

phương thức tối ưu hóa sản phẩm và chính sách giá.

Báo cáo kinh tế vĩ mô – Tháng 3/2017

2 2

Kinh tế Mỹ

Thị trường tiếp tục củng cố niềm tin vào sự hồi phục mạnh mẽ của nền

kinh tế Mỹ đặc biệt là sau phát biểu của Tổng thống Trump trước Quốc

hội và kỳ vọng vào đợt nâng lãi suất của Fed ngay trong tháng 3. Tân

Tổng thống đã có bài phát biểu được coi là “dễ chịu” vào cuối tháng 2 khi

khẳng định sẽ tiến hành các kế hoạch giảm thuế cho tầng lớp trung lưu

và doanh nghiệp, tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và cắt giảm các quy định

và thủ tục hành chính. Tuy những phát biểu này vẫn chưa cho biết kế

hoạch cụ thể của từng chiến lược, nhưng nhà đầu tư nói chung đều lạc

quan về hướng đi của nền kinh tế trong thời gian tới. Trong khi đó, một

số lãnh đạo Fed cho biết khả năng Fed tăng lãi suất trong phiên họp tháng

3 thay vì tháng 6 đã tăng cao.

Trong bài phát biểu ngày 28/2 trước Quốc hội, Trump một lần nữa đề cập

đến kế hoạch điều chỉnh chính sách thuế nhằm tăng nguồn thu từ hàng

nhập khẩu và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất trong nước.

Chính sách thuế điều chỉnh biên giới (Border Adjustment Tax - BAT) là

một cấu phần trong gói điều chỉnh chính sách thuế này. Nếu được triển

khai, BAT sẽ tác động sâu rộng đến thương mại toàn cầu. (Chi tiết phân

tích về BAT và các tác động xem trong Báo cáo chuyên đề ở phía sau).

Đồng USD hồi phục trong tháng 2 Các chỉ số chứng khoán đạt đỉnh trong tháng 2

Hình 1. Chỉ số Dollar Index (DXY) Hình 2. Chỉ số chứng khoán Mỹ

Nguồn: investing.com

Các chỉ số tiền tệ và chứng khoán thể hiện sự lạc quan của thị trường sau

những thông tin trên. Chỉ số Dollar Index (DXY) tăng 1,6% trong tháng 2

sau khi giảm 2,6% trong tháng 1. Trong khi đó, thị trường chứng khoán

tăng trưởng mạnh mẽ, các chỉ số S&P500, Dow Jones và Nasdaq

Composite đều lập kỷ lục trong tháng 2. Trong đó, các chứng khoán tăng

mạnh nhất thuộc về lĩnh vực tài chính khi nhiều ngân hàng sẽ tăng lợi

nhuận cho vay nếu lãi suất tăng.

KINH TẾ THẾ GIỚI

Thị trường có niềm tin trở lại

vào nền kinh tế Mỹ

Báo cáo kinh tế vĩ mô – Tháng 3/2017

3 3

Kinh tế Eurozone có dấu hiệu khởi sắc đầu năm 2017. Tốc độ tăng chỉ số

giá tiêu dùng (CPI) tăng mạnh lên mức 1,8% (YoY) trong tháng 1 và theo

ước tính đạt 2,0% (YoY) trong tháng 2/2017, ngang mức mục tiêu của gói

nới lỏng tiền tệ được thực hiện từ đầu năm 2015. Đây cũng là lần đầu tiên

sau 4 năm lạm phát ở Eurozone vượt mức 2%. Tuy nhiên, sự tăng giá chủ

yếu diễn ra ở các mặt hàng năng lượng và thực phẩm – các mặt hàng

thường xuyên có biến động giá lớn, lạm phát cơ bản vẫn chỉ duy trì ở mức

0,9% (YoY) tương đương cuối năm 2016. Vì vậy khả năng Ngân hàng

trung ương châu Âu (ECB) cắt giảm mạnh gói nới lỏng tiền tệ trong năm

2017 là tương đối thấp.

Xu hướng hồi phục của nền kinh tế Eurozone trong năm 2017 đã được dự

báo từ sớm thông qua sức khỏe tốt của khu vực sản xuất. Chỉ số Nhà quản

trị mua hàng tổng hợp (PMI Composite) lập kỷ lục mới khi đạt 56 điểm

trong tháng 2/2017, tăng lên từ mức 54,4 trong tháng 1. Những diễn biến

trên cũng cho thấy ảnh hưởng của kế hoạch Brexit tới nền kinh tế châu

Âu là tương đối hạn chế, ít nhất là cho đến trước khi Anh kích hoạt điều

khoản rời khỏi EU dự kiến vào ngày 9/3 tới.

Lạm phát đạt mục tiêu, tỷ lệ thất nghiệp giảm sâu Chỉ số PMI cao thể hiện sức khỏe tốt của khu

vực sản xuất

Hình 3. Tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát Eurozone (%YoY) Hình 4. Chỉ số PMI Composite khu vực Eurozone

Nguồn: Eurostats, investing.com

Giá cả thế giới tiếp tục xu hướng hồi phục. Theo Ngân hàng thế giới

(WB), hầu hết các chỉ số giá cả đều tăng trong tháng 2/2017, trong đó giá

các mặt hàng năng lượng và phi năng lượng lần lượt tăng 0,7% và 1,4%.

Giá mặt hàng nông nghiệp chỉ tăng 0,2% và kim loại tăng 4,6%. Xu hướng

hồi phục của giá cả đã diễn ra từ đầu năm 2016 và đến nay hầu hết các chỉ

số giá đều đã ngang bằng mức đầu năm 2015.

Kinh tế Eurozone có dấu hiệu

khởi sắc đầu năm 2017

Giá cả thế giới tiếp tục xu

hướng hồi phục

Báo cáo kinh tế vĩ mô – Tháng 3/2017

4 4

Giá dầu thô không thay đổi nhiều trong tháng 2 cho dù kế hoạch cắt giảm

sản lượng của các nước OPEC đã bắt đầu được thực hiện từ đầu năm. Giá

dầu WTI dao động trong khoảng 53 – 55 USD/thùng kể từ cuối tháng 12

đến nay, cho thấy thị trường vẫn đang theo dõi và kiểm nghiệm sự bền

vững của cam kết cắt giảm trên.

Mức tăng ấn tượng của xuất khẩu và khu vực sản xuất đối lập với mức

cầu tiêu dùng nội địa yếu. Kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm đạt

27,3 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ 2016 và là mức tăng cao nhất kể

từ tháng 4/2014. Trong khi đó, chỉ số PMI cho thấy triển vọng tươi sáng

của khu vực sản xuất. PMI tăng trong tháng 2/2017 lên mức 54,2 từ mức

51,9 trong tháng 1, đây cũng là mức cao nhất kể từ tháng 5/2015. Tổ chức

thống kê PMI là IHS Markit cho biết trong tháng 2, sản lượng và số lượng

đơn đặt hàng mới tăng nhanh, tồn kho hang mua tăng cao kỷ lục và mức

đô lac quan trong kinh doanh đat mức cao. Tuy nhiên, chỉ số sản xuất

công nghiệp 2 tháng đầu năm 2017 mới chỉ tăng 2,4% so với cùng kỳ (cùng

kỳ 2015 và 2016 lần lượt tăng 12% và 6,6%) cho thấy ngành sản xuất có

thể sẽ cần thời gian để hồi phục.

Trái ngược với khu vực xuất khẩu và sản xuất, cầu tiêu dùng nội địa còn

tương đối yếu. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 2 tháng

đầu năm chỉ tăng 8,7% (YoY), nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ tăng 5,6%

(YoY), thấp hơn cùng kỳ 2016 (đạt 7,6%) và là mức thấp nhất kể từ 2014.

Giá cả hàng hóa hồi phục về mức đầu năm 2015

Hình 5. Các chỉ số hàng hóa thế giới

Nguồn: The Pink sheet (World Bank)

KINH TẾ VIỆT NAM

Mức tăng ấn tượng của xuất

khẩu và khu vực sản xuất đối

lập với mức cầu tiêu dùng nội

địa yếu

Báo cáo kinh tế vĩ mô – Tháng 3/2017

5 5

Cầu nội địa thấp trong tháng 2… …tiếp tục xu hướng suy giảm gần đây

Hình 6. Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và

dịch vụ tiêu dùng (%YoY)

Hình 7. Phân rã Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch

vụ tiêu dùng (trừ lạm phát) (%YoY)

Nguồn: TCTK, MarketIntello

Phân rã chuỗi chỉ số này sau khi trừ lạm phát1 cũng cho thấy xu hướng đi

xuống của cầu trong nước (Hình 7 - trend). Sự đối lập giữa cung và cầu

trong nước, cùng mức tăng tốt của xuất khẩu cho thấy nhiều khả năng

nền kinh tế đang gia tăng động lực từ nhu cầu nước ngoài.

Thanh khoản trong hệ thống ngân hàng dồi dào trở lại sau dịp Tết

nguyên đán. Sau khi tăng mạnh vào dịp Tết khi cầu rút tiền trong hệ

thống ngân hàng cao, lãi suất liên ngân hàng đã giảm gần 4 điểm phần

trăm vào giữa tháng 2. Tính đến ngày 12/2, lãi suất qua đêm giảm xuống

chỉ còn 1,55%/năm từ mức 5,31%/năm vào cuối tháng 1. Ngân hàng Nhà

nước đã ngay lập tức phải phát hành tín phiếu trở lại (lần cuối là vào

tháng 12) và rút tiền trên thị trường mở, giúp lãi suất liên ngân hàng ổn

định trở lại trước khi tiếp tục xu hướng giảm vào cuối tháng 2. Thanh

khoản trong hệ thống giúp giữ lãi suất ngân hàng ở mức ổn định, tình

trạng tăng lãi suất chỉ diễn ra ở một vài ngân hàng trong 2 tháng đầu năm

và chưa cho thấy tính hệ thống.

Tỷ giá USD/VND tăng mạnh trở lại trong tháng 2 cùng xu hướng tăng

của đồng USD. Tỷ giá trung tâm do NHNN công bố tăng 0,14% lên mức

22.232 vào cuối tháng, trong khi tỷ giá mua vào của Vietcombank cũng

tăng 0,8% lên mức 22,740. Nguyên nhân chủ yếu của đợt tăng này là do

đồng USD tăng giá so với hầu hết các đông tiền khác trên thế giới. Ngoài

ra tỷ giá trong tháng 2 còn bị tác động bởi việc lãi suất liên ngân hàng

giảm và nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh trong tháng 2 sau dịp Tết.

1 Hiệu của Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng và tốc độ tăng CPI (%YoY). Chúng tôi phân rã xu hướng và mùa vụ sử dụng phương pháp Loess (STL).

Thanh khoản trong hệ thống

ngân hàng dồi dào trở lại sau

dịp Tết nguyên đán

Tỷ giá USD/VND tăng mạnh

trở lại trong tháng 2 cùng xu

hướng tăng của đồng USD

Báo cáo kinh tế vĩ mô – Tháng 3/2017

6 6

Lãi suất liên ngân hàng giảm sau Tết Nguyên đán Tỷ giá tăng nhẹ theo xu hướng đồng USD

Hình 8. Lãi suất liên ngân hàng (%/năm) Hình 9. Tỷ giá VND/USD

Nguồn: NHNN, Vietcombank, tygiadola.com

Tuy thị trường vẫn lạc quan về triển vọng nền kinh tế Mỹ nhưng sự

chưa rõ ràng của Tổng thống Trump trong các chính sách kinh tế - được

cho là quá tham vọng và không thực tế - vẫn đặt ra nhiều rủi ro cho nền

kinh tế Mỹ và kinh tế toàn cầu. Kế hoạch chính sách thuế điều chỉnh

biên giới dự kiến được đề xuất trong trong tháng 3 có thể gặp nhiều phản

đối từ các đối tác thương mại của Mỹ.

Giữa đà hồi phục tương đối khả quan, kinh tế khu vực Eurozone lại gặp

phải thách thức đến từ các biến động chính trị. Tại Pháp, cuộc bầu cử

tổng thống đang vào giai đoạn nước rút và 3 ứng cử viên tiềm năng cuối

cùng đã được xác định, trong đó đáng chú ý có Marine Le Pen – người

tuyên bố sẽ đưa nước Pháp rời khỏi EU nếu trở thành Tổng thống. Nếu

điều này trở thành hiện thực thì sự tồn tại của khối EU sẽ trở nên mong

manh do Pháp, cùng với Đức, là hai trụ cột kinh tế chính của khối này.

Chính sách thuế điều chỉnh biên giới nếu được triển khai sẽ gây ra bất

lợi đáng kể cho các nước xuất siêu sang Mỹ, trong đó có Việt Nam. Mỹ

vẫn đang ngày càng trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của

Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sang Mỹ

chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2016 và là mức

cao nhất trong hơn 10 năm qua.

Với việc cầu tiêu dùng trong nước vẫn trong xu thế suy giảm, tăng

trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2017 sẽ phụ thuộc rất nhiều vào

thương mại quốc tế. Trong bối cảnh đó, giá nguyên nhiên liệu đầu vào

tăng vào đầu năm cũng có thể ảnh hưởng xấu tới lợi nhuận của doanh

nghiệp vì họ khó có thể chuyển gánh nặng lạm phát sang cho người tiêu

dùng nội địa một khi NHNN tiếp tục theo đuổi chính sách kiểm soát cung

tiền chặt chẽ để kiểm soát lạm phát.

RỦI RO VÀ THÁCH THỨC

Báo cáo kinh tế vĩ mô – Tháng 3/2017

7 7

Các phát biểu của Tổng thống Trump trong tháng 2 càng củng cố niềm

tin vào quyết tâm của ông đưa nền kinh tế Mỹ tăng trưởng cao trở lại.

Tuy các kế hoạch kinh tế của Tân Tổng thống chưa rõ ràng, chúng tôi vẫn

lạc quan cho rằng kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng cao trong năm 2017. Kinh tế

châu Âu có thể sẽ cho thấy biểu hiện tốt về nền kinh tế thực sau khi số

liệu tăng trưởng quý 1 được công bố.

Với mức độ tăng mạnh hơn của giá trị đồng USD cùng khả năng Fed tăng

lãi suất sớm, chúng tôi điều chỉnh tăng dự báo tỷ giá VND/USD lên 200

đồng so với dự báo trước. Ngoài ra, vì các diễn biến kinh tế Việt Nam

tháng 2/2017 vẫn nằm trong kỳ vọng, chúng tôi giữ nguyên dự báo cho

năm 2017 bao gồm tốc độ tăng trưởng 6,3% và lạm phát đạt 4,3 – 4,5%.

Dưới đây là các dự báo chi tiết:

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2017 kỳ vọng đạt mức 6,3%.

Nông nghiệp được kỳ vọng sẽ hồi phục nhẹ giúp cho mức tăng trưởng

chung của nền kinh tế năm 2017 cao hơn năm 2016.

Lạm phát cả năm dự báo sẽ đạt mức khoảng 4,3-4,5%. Chúng tôi tiếp tục

cho rằng chính sách tiền tệ sẽ đóng vai trò quyết định trong giữ tỷ lệ lạm

phát trong mức mục tiêu 4%.

Mặt bằng lãi suất ngang với năm 2016. Mặt bằng lãi suất về cơ bản sẽ

được giữ ở mức ngang với năm 2016 nhờ tác động kiểm soát lạm phát từ

NHNN và Chính phủ. Tuy nhiên, trước áp lực tăng lãi suất của đồng

USD, có thể ở một số thời điểm NHNN sẽ phải nâng lãi suất VND để bảo

vệ tỷ giá.

Tỷ giá tăng khoảng 1,5-2%. Triển vọng kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh

dưới thời Tân Tổng thống cùng việc Fed nâng lãi suất 3 lần trong năm sẽ

khiến đồng đô la tăng giá so với đa số các đồng tiền trên thế giới bao gồm

VND. Tuy nhiên, VND sẽ không bị mất giá nhiều nhờ cán cân thương mại

tiếp tục cân bằng trong khi cán cân vốn đạt thặng dư và nguồn dự trữ

ngoại hối dồi dào.

Chúng tôi cũng lưu ý rằng diễn biến của tỷ giá USD/VND năm 2017 sẽ rất

phức tạp, phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách kinh tế của chính quyền

Donald Trump. Câu chuyện về tỷ giá có thể sẽ khác đi rất nhiều nếu như

chính sách thuế điều chỉnh biên giới của Mỹ được triển khai trong năm

2017.

TRIỂN VỌNG

Báo cáo kinh tế vĩ mô – Tháng 3/2017

8 8

Bảng 1. Dự báo một số chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2017

Chỉ tiêu (cuối kỳ) 2015 2016Q3 2016 2017Q1 2017Q2 2017Q3 2017

Tăng trưởng GDP, luỹ kế (YoY,

%) 6,68 5,93 6,21

5,61 5,76 6,06 6,3

(0) (0) (0) (0)

Lạm phát, cuối kỳ (YoY, %) 0,6 3,34 4,74 4,9 5,6 5,2 4,3

(0) (0) (0) (0)

Tỷ giá USD/VND, cuối kỳ, giá

bán 22.540 22.335 22.785

22.800 23.000 23.100 23.300

(+200) (+200) (+200) +(200)

Tăng trưởng cung tiền (YTD, %) 16,23 13,46 17,9 2,8 8,4 12,3 18,0

(0) (0) (0) (0)

Tăng trưởng tín dụng (YTD, %) 17,26 11,64 18,7 3,5 8,9 12,4 17,8

(0) (0) (0) (0)

Lãi suất huy động bình quân kỳ

hạn 3 tháng (%) 4,5 4,8 5,0

5,0 5,0 5,0 5,0

(0) (0) (0) (0)

Chú thích: các giá trị trong ngoặc đơn là mức tăng/giảm so với kỳ dự báo trước

Nguồn: MarketIntello

Bảng 2. Dự báo kinh tế thế giới năm 2017 và 2018

IMF Worldbank

2017 2018

So với dự báo

cũ (10/2016) 2017 2018

So với dự báo

cũ (06/2016)

2017 2018 2017 2018

GDP thế giới (tốc độ tăng

trưởng: %) 3,4 3,6 0,0 0,0 2,7 2,9 -0,1 -0,1

Các nước phát triển 1,9 2,0 0,1 0,2 1,8 1,8 -0,1 -0,1

Hoa Kỳ 2,3 2,5 0,1 0,4 2,2 2,1 0,0 0,0

Khu vực đồng Euro 1,6 1,6 0,1 0,0 1,5 1,4 -0,1 -0,1

Nhật Bản 0,8 0,5 0,2 0,0 0,9 0,8 0,4 0,1

Các nước đang phát triển và

mới nổi 4,6 4,6 -0,1 0,0 4,2 4,6 -0,1 0,0

Các nước đang phát triển và

mới nổi ở châu Á 6,4 6,3 0,1 0,0

Trung Quốc 6,5 6,0 0,3 0,0 6,5 6,3 0,0 0,0

ASEAN-5 4,9 5,2 -0,2 0,0

Thương mại thế giới (tốc độ

tăng, %) 3,8 4,1 0,0 -0,1 3,6 4,0 -0,3 -0,2

Giá dầu thô (thay đổi theo USD) 19,9 3,6 2,0 -1,2 28,2 8,4 6,3 1,9

Nguồn: IMF, Worldbank

DỰ BÁO CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM

Chú ý: Tất cả dữ liệu của Q1-2017 là giá trị ước lượng

Thực hiện bởi MarketIntello Việt Nam

PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁOHàng quý, và 5 thời kỳ tiếp theo

(i) Dự báo điểm, và (ii) phân bố xác suất trong khoảng tin cậy

tương ứng

Tổng cục thống kê (GSO); Qũy tiền tệ Quốc tế (IMF),

Vietcombank, và các nguồn khác

Kết quả dự báo được cập nhật hàng quý, hoặc khi có các thông

tin mới về nền kinh tế

So sánh dự báo các thời kỳ trong quá khứ với số liệu thực tế

Tần suất/Số thời kỳ

Kết quả

Ý kiến chuyên gia

Mô hình kinh tế

lượng

Đánh giá dự báo

Lịch cập nhật

Nguồn số liệu lịch sử

Véctơ tự hồi quy Bayesian (BVAR) – Gibbs Sampling (Mô hình

kinh tế lượng cao cấp)

Được sử dụng để điều chỉnh dự báo nếu khách hàng yêu cầu

0.00

1.00

2.00

3.00

4.00

5.00

6.00

7.00

8.00

9.00

Mar-11 Mar-12 Mar-13 Mar-14 Mar-15 Mar-16 Mar-17 Mar-18

Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế

Dự báo điểm Kỳ dự báo trước Chính thức**

% (YoY)

75-95*

50-75*

25-50*

05-25*

Dự báo trong quá khứ Dự báoChú ý:* Khoảng percentile trong phân phối xác suất** Nguồn: GSO

-10

-5

0

5

10

15

20

25

Mar-11 Mar-12 Mar-13 Mar-14 Mar-15 Mar-16 Mar-17 Mar-18

Lạm phát

Dự báo điểm Kỳ dự báo trước Chính thức**

% (YoY)

75-95*

50-75*

25-50*

05-25*

Dự báo trong quá khứ Dự báo

Chú ý:* Khoảng percentile trong phân phối xác suất** Nguồn: GSO

0

2

4

6

8

10

12

14

16

Mar-11 Mar-12 Mar-13 Mar-14 Mar-15 Mar-16 Mar-17 Mar-18

Lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng

Dự báo điểm Kỳ dự báo trước Chính thức**

%

Dự báo trong quá khứ Dự báo

Chú ý:* Khoảng percentile trong phân phối xác suất** Nguồn: IMF và Vietcombank

10

20

30

40

50

60

70

80

Mar-11 Mar-12 Mar-13 Mar-14 Mar-15 Mar-16 Mar-17 Mar-18

Kim ngạch xuất khẩu

Dự báo điểm Kỳ dự báo trước Chính thức**

$bn

75-95*

50-75*

25-50*

05-25*

Dự báo trong quá khứ Dự báoChú ý:* Khoảng percentile trong phân phối xác suất** Nguồn: GSO

0

5

10

15

20

25

30

35

40

Mar-11 Mar-12 Mar-13 Mar-14 Mar-15 Mar-16 Mar-17 Mar-18

Tốc độ tăng cung tiền M2

Dự báo điểm Kỳ dự báo trước Chính thức**

% (YoY)

Chú ý:* Khoảng percentile trong phân phối xác suất** Nguồn: IMF

75-95*

50-75*

5-25*

Dự báo trong quá khứ Dự báo

25-50*

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

Mar-11 Mar-12 Mar-13 Mar-14 Mar-15 Mar-16 Mar-17 Mar-18

Kim ngạch nhập khẩu

Dự báo điểm Kỳ dự báo trước Chính thức**

$bn

75-95*

50-75*

25-50*

05-25*

Dự báo trong quá khứ Dự báoChú ý:* Khoảng percentile trong phân phối xác suất** Nguồn: GSO

20.0

20.5

21.0

21.5

22.0

22.5

23.0

23.5

24.0

24.5

25.0

Mar-11 Mar-12 Mar-13 Mar-14 Mar-15 Mar-16 Mar-17 Mar-18

Tỷ giá USD/VND

Dự báo điểm Kỳ dự báo trước Chính thức**

'000 VND

75-95*

50-75*

25-50*

05-25*

Dự báo trong quá khứ Dự báo

Chú ý:* Khoảng percentile trong phân phối xác suất** Nguồn: GSO và Vietcombank

Báo cáo kinh tế vĩ mô – Tháng 3/2017

9 9

Thuế doanh nghiệp điều chỉnh biên giới của Mỹ

Cuộc cải cách thuế doanh nghiệp được Chính phủ Mỹ dự định công bố

nhằm thúc đẩy nền kinh tế trong nước nhưng lại có thể có những tác

động bất lợi cho thương mại toàn cầu và ảnh hưởng đến thị trường

ngoại hối.

Donald Trump rất quyết tâm trong việc thực hiện kế hoạch của mình về

“thương mại công bằng”. Sau kỳ vọng ban đầu về tăng mức thuế nhập

khẩu nhằm tạo điều kiện cho sản xuất trong nước và tài trợ kế hoạch xây

dựng bức tường tại biên giới với Mexico, Nhà Trắng đã quyết định thay

bằng đề xuất thay đổi hệ thống thuế doanh nghiệp. Bằng cách áp dụng

Thuế doanh nghiệp điều chỉnh biên giới (Border-Adjusted Corporate Tax hay

BAT), còn gọi là Thuế dòng tiền dựa trên điểm đến (Destination-Based Cash

Flow Taxation hay DBCFT), Chính phủ Hoa Kỳ mong muốn tăng doanh

thu thuế, tăng sản lượng trong nước và giảm thâm hụt thương mại.

Trong khi hệ thống thuế hiện hành đánh thuế lợi nhuận của công ty, nó

cho phép các công ty khấu trừ chi phí từ hàng nhập khẩu và đánh thuế

doanh thu hàng xuất khẩu. BAT, mặt khác, chỉ đánh thuế doanh thu nội

địa và do đó đánh thuế các sản phẩm trong nước và hàng nhập khẩu. Tuy

nhiên hàng hóa xuất khẩu vẫn được miễn thuế. Điều này dẫn đến một

khoản thuế đối với hàng nhập khẩu và một khoản trợ giá cho xuất khẩu.

Hình 1 cho thấy sự khác biệt giữa kế hoạch thuế hiện tại của Mỹ và kế

hoạch thuế điều chỉnh biên giới.

BAT dự kiến sẽ thúc đẩy nền kinh tế Mỹ và xuất khẩu trong ngắn hạn,

trong khi về dài hạn các hiệu ứng nhiều khả năng sẽ giảm dần. Mức

thuế điều chỉnh biên giới 20% trên hàng nhập khẩu làm tăng giá đối với

hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này có thể gây tác động bất lợi cho

các nước xuất khẩu sang Mỹ với mức độ phụ thuộc vào quy mô thương

mại, sản phẩm thay thế và phản ứng nhu cầu đối với giá hàng hóa nhập

khẩu cao hơn. Mặt khác, nền kinh tế trong nước Mỹ sẽ được kích thích và

xuất khẩu của Mỹ, khi không bị đánh thuế nữa, sẽ có được lợi thế so sánh

đáng kể trên thị trường thế giới.

Tuy nhiên, về trung và dài hạn, một nền kinh tế bùng nổ sẽ có giá cả và

tiền lương tăng lên. Điều này sẽ làm giảm bớt lợi thế so sánh của nền kinh

tế trong nước. Hơn nữa, khối lượng xuất khẩu ngày càng tăng sẽ làm tăng

nhu cầu đối với Đô la Mỹ: Đô la sẽ lên giá làm cho hàng xuất khẩu trở nên

đắt hơn. Những tác động này sẽ giảm bớt thậm chí vô hiệu hóa những

ảnh hưởng ban đầu của BAT và đồng thời dẫn đến sự biến động về kinh

tế khi cần đến sự can thiệp của FED để đối phó với lạm phát gia tăng cũng

như thay đổi giá trị tài sản do sự tăng giá của đồng Đô la.

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

Báo cáo kinh tế vĩ mô – Tháng 3/2017

10 10

Hình 10. So sánh kế hoạch thuế hiện nay và dự kiến của Mỹ

Nguồn: MarketIntello

Hơn nữa, các chuyên gia cho rằng kế hoạch thuế mới không phù hợp với

các quy định của WTO về các chính sách quốc gia liên quan đến xuất nhập

khẩu. Ngoài ra, nhiều khả năng các quốc gia khác sẽ không đứng im mà

sẽ làm theo bằng cách tự đưa ra Thuế điều chỉnh biên giới để ngăn chặn

các công ty di chuyển đến Mỹ. Điều này báo hiệu sự gián đoạn tiềm năng

đối với chuỗi cung ứng và quan hệ thương mại toàn cầu.

Báo cáo kinh tế vĩ mô – Tháng 3/2017

11 11

Hình 11. Tác động ngắn hạn và dài hạn của BAT

Nguồn: MarketIntello

Tác động của BAT đối với xuất khẩu của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào

nhiều yếu tố. Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

sang Mỹ đạt 42 tỷ USD và đây cũng là đối tác thương mại quan trọng nhất

của Việt Nam. Hình 12 thể hiện cơ cấu hàng xuất khẩu sang Mỹ vào năm

2016. Với tổng tỷ trọng khoảng 42%, hàng may mặc và giày dép là hai

nhóm hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam sang Mỹ, tiếp theo

là điện thoại di động và phụ kiện với 11% và các sản phẩm gỗ với 7%.

Hình 13 cho thấy các sản phẩm này chính là đầu vào cho các ngành công

nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi BAT ở Mỹ do chúng dựa nhiều vào

nguyên liệu nhập khẩu. Nói chung, mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc

nhiều vào khả năng thay thế của các sản phẩm trong nước và sản phẩm

nhập khẩu từ nước khác cũng như cách mà người tiêu dùng Mỹ sẽ phản

Báo cáo kinh tế vĩ mô – Tháng 3/2017

12 12

ứng với việc tăng giá hàng nhập khẩu (độ co giãn theo giá). Ít nhất đối

với những hàng hóa xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, có thể dự đoán

rằng các sản phẩm như hàng dệt may và hàng điện tử sẽ không bị thay

thế ngay bởi các sản phẩm sản xuất tại Mỹ. Do đó, các công ty nhập khẩu

tại Mỹ, chẳng hạn siêu thị bán lẻ Wal Mart, sẽ đẩy gánh nặng tăng giá cho

người tiêu dùng, và do đó làm gia tăng lạm phát. Phản ứng của người

tiêu dùng sau đó sẽ xác định sự thay đổi nhu cầu nhập khẩu và do đó là

xuất khẩu của Việt Nam trong ngắn hạn.

Hình 12. Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường

Mỹ Hình 13. Các ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng của BAT

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam Nguồn: Goldman Sachs, Business Insider

Các nước xuất khẩu sang Mỹ có thể sẽ lường trước thay đổi chính sách

thuế tại Mỹ và sử dụng chính sách tiền tệ để giảm giá trị đồng tiền của họ

đối với USD như một phản ứng trước BAT. Điều này sẽ làm cho hàng hóa

xuất khẩu của họ rẻ hơn, và do đó hoạt động như một biện pháp đối phó

với hàng xuất khẩu rẻ hơn của Hoa Kỳ và thuế biên giới 20%. Tuy nhiên,

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) nhiều khả năng sẽ không muốn

cho đồng Việt Nam mất giá nhanh vì có thể làm tăng tỷ lệ lạm phát vốn

đã vượt quá mục tiêu năm. Hậu quả là các sản phẩm của Việt Nam sẽ mất

khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Việc triển khai BAT tại Mỹ

sẽ gây áp lực khiến NHNN phải hành động để kiềm chế lạm phát và tạo

điều kiện cho sự mất giá nhanh hơn của VND.

Báo cáo kinh tế vĩ mô – Tháng 3/2017

13

Phụ lục 1: Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chính của các nền kinh tế lớn 2012 – 2017

2013 2014 2015 2016 T1-2017 T2-2017

Mỹ

Tăng trưởng GDP giá so sánh 2010 YoY % 4,0% 2,3% 0,9% 1,9%

Tốc độ tăng CPI YoY % 1,5% 0,7% 0,7% 2,1% 2,5%

Tốc độ tăng Chỉ số sản xuất công nghiệp YoY % 1,9% 3,5% -2,3% 0,7% 0,0%

Chỉ số quản trị mua hàng PMI tổng hợp cuối kỳ 56,10 53,50 54,00 54,10 55,80

Tỷ lệ thất nghiệp % 6,7% 5,6% 5,0% 4,7%

Cán cân thương mại tỷ USD YTD -462 -490 -500 -502

Cán cân vãng lai tỷ USD YTD -366 -392 -463

Cán cân ngân sách (% GDP) -4,1% -2,8% -2,5% -3,2%

Lãi suất LIBOR 3 tháng USD % (cuối kỳ) 0,2% 0,3% 0,6% 1,0% 1,0% 1,1%

Lãi suất trái phiếu chính phủ 10 năm % (cuối kỳ) 3,0% 2,2% 2,3% 2,4% 2,5% 2,4%

EuroZone (EU 19)

Tăng trưởng GDP giá so sánh 2010 YoY % 0,7% 1,3% 2,0% 1,7%

Tốc độ tăng CPI YoY % 1,0% -0,1% 0,2% 1,2% 1,7%

Tốc độ tăng Chỉ số sản xuất công nghiệp YoY% 1,6% 1,1% 0,7% 1,8%

Chỉ số quản trị mua hàng PMI tổng hợp 52,10 51,40 54,30 54,3 54,4 56

Tỷ lệ thất nghiệp % 11,9% 11,3% 10,5% 9,6%

Cán cân thương mại tỷ EUR YTD 149,3 178,9 232,3 266,8

Cán cân vãng lai YTD tỷ USD 216,0 241,2 316,6 361,8

Tỷ giá (EUR/USD) cuối kỳ 1,375 1,210 1,086 1,052 1,080 1,058

Cán cân ngân sách (% GDP) -3,0% -2,6% -2,1%

Lãi suất LIBOR 3 tháng EUR % (đầu thời kỳ) 0,27% 0,08% -0,13% -0,32% -0,33% -0,35%

Trung Quốc

Tăng trưởng GDP giá so sánh 2010 YoY % 7,8% 7,3% 6,9% 6,7%

Tốc độ tăng CPI YoY % 2,5% 1,5% 1,6% 2,1% 2,5%

Tốc độ tăng Chỉ số sản xuất công nghiệp YoY% 9,7% 7,9% 5,9% 6,0%

Chỉ số quản trị mua hàng PMI sản xuất Caixin 50,5 49,6 48,2 51,9 51,0 51,7

Tỷ lệ thất nghiệp (%) 4,1% 4,1% 4,1% 4,0%

Cán cân thương mại tỷ USD YTD 261,4 380,1 601,7 547,1 51,3

Cán cân vãng lai YTD tỷ USD 148,2 277,4 330,6 210,3

Tỷ giá (CNY/USD) 6,054 6,206 6,494 6,945 6,879 6,868

Cán cân ngân sách (% GDP) -2,0% -2,1% -2,4% -3,8%

Lãi suất tiền gửi 3 tháng % (trung bình) 2,6% 2,4% 1,1% 1,1% 1,1% 1,1%

Lãi suất trái phiếu chính phủ 10 năm % (cuối kỳ) 4,6% 3,6% 2,9% 3,1% 3,4% 3,4%

Nhật Bản

Tăng trưởng GDP giá so sánh 2010 YoY % 2,1% -0,9% 0,7%

Tốc độ tăng CPI YoY % 1,6% 2,4% 0,2% 0,3%

Tốc độ tăng Chỉ số sản xuất công nghiệp YoY% 7,2% -0,1% -2,1% 3,2% 3,2%

Chỉ số quản trị mua hàng PMI sản xuất 55,2 52,0 52,5 52,4 52,7 53,3

Tỷ lệ thất nghiệp % 3,70% 3,40% 3,30% 3,10%

Cán cân thương mại tỷ JPY YTD -1307,2 -665,6 138,9 640,4 -1087,6

Cán cân vãng lai tỷ JPY YTD -542,2 238,8 940,1 1,112,2

Tỷ giá (JPY/USD) 105,3 119,7 120,3 116,9 112,8 112,8

Cán cân ngân sách (%GDP) -10,0% -10,0% -7,9% -8,0%

Lãi suất LIBOR 3 tháng JPY % (cuối kỳ) 0,146% 0,110% 0,079% -0,039% -0,023% -0,018%

Lãi suất trái phiếu chính phủ 10 năm % (cuối kỳ) 0,74% 0,33% 0,27% 0,06% 0,09% 0,05%

Nguồn: Market Intello

Báo cáo kinh tế vĩ mô – Tháng 3/2017

14

Phụ lục 2: Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chính của Việt Nam giai đoạn 2012 – 2017

Chú thích: Các ô có màu là số ước tính Nguồn: Market Intello

2013 2014 2015 2016 T1 - 2017 T2 -2017

Nền kinh tế thực

Tăng trưởng GDP, giá so sánh 2010, YoY % 5,42% 5,98% 6,68% 6,21%

Tốc độ tăng CPI, YoY % 6,04% 1,84% 0,60% 4,74% 5,22% 5,02%

Lạm phát cơ bản, YoY % 2,90% 1,69% 1,87% 1,88% 1,51%

Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh

thu dịch vụ tiêu dùng (loại trừ yếu tố giá), YoY % 5,60% 8,10% 8,40% 7,80% 6,70% 5,60%

Tốc độ tăng Chỉ số sản xuất công nghiệp, YoY% 7,03% 9,61% 8,96% 7,79% 0,68% 15,21%

Vốn đầu tư toàn xã hội, YTD, nghìn tỷ VND 1094,5 1220,7 1367,2 1485,1

Số dự án FDI đăng ký, YTD 1275 1588 2013 2556 175 313

Vốn FDI thực hiện, YTD, tỷ USD 11,5 12,4 14,5 15,8 0,9 1,6

Khu vực chính phủ

NSNN: Thu, YTD, nghìn tỷ VND 828,3 877,7 996,9 1094,0

NSNN: Chi, YTD, nghìn tỷ VND 1031,6 1039,6 1193,1 1238,8

Thâm hụt NSNN, YTD, nghìn tỷ VND -236,8 -249,4 -256,0 -254,0

Thâm hụt NSNN/GDP, YTD, % -6,6% -6,3% -6,11% -5,52%

Nợ công so với GDP, YTD, % 54,5% 58,0% 61,3% 64,7%

Nợ nước ngoài so với GDP, YTD, % 37,3% 38,3% 41,5%

- Nợ nước ngoài của Chính phủ, YTD, % 21,3% 20,6%

- Nợ nước ngoài của doanh nghiệp, YTD, % 16,0% 17,7%

Phát hành trái phiếu chính phủ, nghìn tỷ VND 194,8 211,9 238,5 293,5 12,1 22,1

- Tỷ lệ đấu thầu thành công, % 52,6% 72,9% 66,7% 78,51% 44,60% 88,13%

- Lợi suất TPCP kỳ hạn 5 năm, cuối kỳ, % 7,8% 5,4% 6,5% 5,4% 5,3% 5,3%

Khu vực đối ngoại

Cán cân vãng lai, YTD, tỷ USD 7,7 9,4 0,9

Cán cân hàng hóa, YTD, tỷ USD 8,7 12,1 7,4 14,3 2,0 1,8

- Xuất khẩu hàng hóa, YTD, tỷ USD (fob) 132,0 150,2 162,1 176,1 14,3 27,3

- Nhập khẩu hàng hóa, YTD, tỷ USD (fob) 123,3 138,1 154,7 161,9 12,3 25,6

Cán cân dịch vụ, YTD, tỷ USD -3,1 -3,5 -4,3

Thu nhập đầu tư (ròng), YTD, tỷ USD -7,3 -8,8 -9,9

Chuyển giao vãng lai (ròng), YTD, tỷ USD 9,5 9,6 7,7

Cán cân vốn, YTD, tỷ USD 0,0 0,0 0,0

Cán cân tài chính, YTD, tỷ USD -0,3 5,6 1,6

Đầu tư trực tiếp (ròng), YTD, tỷ USD 6,9 8,1 10,7

Đầu tư gián tiếp (ròng), tỷ USD 1,5 0,1 -0,1

Đầu tư khác (ròng), YTD, tỷ USD -8,7 -2,6 -9,1

Lỗi và sai sót, YTD, tỷ USD -6,9 -6,6 -8,5

Cán cân tổng thể, YTD, tỷ USD 0,6 8,4 -6,0

Thay đổi dự trữ ngoại tệ NHNN (không gồm

vàng), cuối kỳ so với cuối năm trước, tỷ USD 0,3 8,3 -5,9

Khu vực tài chính – ngân hàng

Tỷ giá VND/USD, cuối kỳ, bán 21085 21380 22450 22715 22,560 22,740

Lãi suất tiền gửi VND 3 tháng, cuối kỳ, % 5,10% 5,14% 5,14%

Lãi suất qua đêm liên ngân hàng, cuối kỳ, % 3,37% 2,22% 4,90% 3,23% 5,31% 2,67%

Tốc độ tăng cung tiền M2, YoY % 18,85% 17,69% 16,23%

Tốc độ tăng huy động từ nền kinh tế, YoY % 19,92% 16,96% 16,21%

Tốc độ tăng tín dụng, YoY % 13,01% 14,16% 17,26%

Bơm ròng trên thị trường mở, YTD, nghìn tỷ VND 3 -116 205 -71 175,1 -29,4

Xuất bản bởi Market Intello vào ngày 01/03/2017 * Output gap : đo lường khác biệt giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng của một

nền kinh tế, cho biết nền kinh tế thiếu hụt hay dư thừa nguồn lực. Output gap lớn hơn 0 xảy

ra khi sản lượng thực tế nhiều hơn mức sản lượng tiềm năng, và ouput gap nhỏ hơn 0 hàm ý

sản lượng thấp hoặc đang suy thoái do cầu thấp. Output gap cho Việt Nam được chúng tôi

ước tính bằng cách sử dụng phương pháp hàm sản xuất và bộ lọc HP.

CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ VĨ MÔ CỦA VIỆT NAM

-10%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

% y

oy

Monthly

Cung tiền và lạm phát

Tăng trưởng cung tiền

Lãi suất tiền gửi 3 tháng

Tốc độ tăng CPI

46

48

50

52

54

56

58

-12%

-8%

-4%

0%

4%

8%

12%

16%

20%

24%

Monthly

% y

oy

Các chỉ báo sản xuất và công nghiệp

IPI (trái) PMI (phải)

tốc độ tăng trưởng tăng dần

tốc độ thu hẹp tăng dần

-2%

0%

2%

4%

6%

8%

10%%

yo

y

Annually

Tăng trưởng kinh tếOuput gap (*)

Tăng trưởng GDP

Tăng trưởng tiềm năng

-5%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

%yo

y

Monthly

Chỉ số lạm phát

Tốc độ tăng CPI Lạm phát cơ bản

-35%

-30%

-25%

-20%

-15%

-10%

-5%

0%

5%

10%

15%

Tru

ng

bìn

h n

ăm (

%G

DP

)

Quarterly

Tài khoản vãng lai

Cán cân vãng lai

Cán cân thương mại

Cán cân thu nhập và chuyển nhượng

15,000

16,000

17,000

18,000

19,000

20,000

21,000

22,000

23,000

24,000

10 tỷ

15 tỷ

20 tỷ

25 tỷ

30 tỷ

35 tỷ

40 tỷ

VN

D/U

SD

Monthly

USD

Dự trữ ngoại hối và tỷ giá

Dự trữ ngoại hối (trừ vàng) (phải)Tỷ giá VND/USD (trái)

0

500

1,000

1,500

2,000

2,500

3,000

3,500

4,000

0

50

100

150

200

250

300

350

triệ

u U

SD

dự

án

Monthly

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Vốn đăng ký mới (phải) Vốn thực hiện (phải)

Số dự án đăng ký mới (trái)

-5 tỷ

tỷ

5 tỷ

10 tỷ

15 tỷ

20 tỷ

Jun

-15

Jul-

15

Au

g-1

5

Sep

-15

Oct

-15

No

v-1

5

De

c-1

5

Jan

-16

Feb

-16

Mar

-16

Ap

r-1

6

May

-16

Jun

-16

Jul-

16

Au

g-1

6

Sep

-16

Oct

-16

No

v-1

6

Dec

-16

Jan

-17

USD

Monthly

Cán cân thương mại hàng hóa

Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu Cán cân TM

Xuất bản bởi Market Intello vào ngày 01/03/2017

CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ VĨ MÔ CỦA VIỆT NAM

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

20

80%

85%

90%

95%

100%

105%

110%

115%

120%

125%

%%

Monthly

Tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động (LTD)và lãi suất tiền gửi

LTD (trái)

Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng (phải)

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%%

yo

y

Monthly

Cung tiền, tín dụng và huy động

Tăng trưởng cung tiền M2

Tăng trưởng tín dụng

Tăng trưởng huy động

12%

12%

13%

13%

14%

14%

15%

%

Monthly

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ngân hàng Việt Nam

-10%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

% y

oy

Monthly

Tăng trưởng tín dụng theo ngành kinh tế

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sảnCông nghiệp và xây dựngHoạt động Thương mại, Vận tải và Viễn thông

Các hoạt động dịch vụ khác

0%

2%

4%

6%

8%

10%

12%

1 năm 2 năm 3 năm 5 năm 10 năm

%

Đường cong lợi suất trái phiếu chính phủ

Q4-2016Q4-2015Q4-2014Q4-2013Q4-2012

0%

5%

10%

15%

20%

25%

%

Monthly

Lợi suất trái phiếu chính phủ

1 năm 2 năm

3 năm 5 năm

10 năm

0%

4%

8%

12%

16%

20%

%

Monthly

Lãi suất liên ngân hàng

Qua đêm

1 tháng

3 tháng

9 tháng

Báo cáo kinh tế vĩ mô – Tháng 3/2017

15

Danh mục từ viết tắt

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations)

Brexit Sự kiện Anh rời Liên minh Châu Âu (Britain Exit)

CPI Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index)

CNY Đồng Nhân dân tệ

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

ECB Ngân hàng Trung ương châu Âu (European Central Bank)

EU Liên minh châu Âu (European Union)

EUR Đồng Euro

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

FED Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reserve System)

FRED Cơ sở dữ liệu Dự trữ Liên bang (Federal Reserve Economic Data)

GBP Đồng Bảng Anh

GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

IPI Chỉ số sản xuất công nghiệp (Industrial Production Index)

MoM Thay đổi so với quý trước (Month over month)

NHNN Ngân hàng Nhà nước

NHTM Ngân hàng thương mại

NSNN Ngân sách nhà nước

ODA Nguồn vốn Hỗ trợ Chính thức (Official Development Assistance)

OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and

Development)

PMI Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (Purchasing Manager Index)

Q1, Q2 Quý 1, Quý 2

USD Đồng dollar Mỹ

VCB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

VND Đồng Việt Nam

YoY Thay đổi so với cùng kỳ năm trước (Year over year)

YTD Cộng dồn từ đầu năm (Year to date)

Báo cáo kinh tế vĩ mô – Tháng 3/2017

16

Những quy định về công bố thông tin

Chứng nhận của tác giả

Các tác giả sau sẽ chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo này, đồng thời chứng nhận rằng những quan

điểm, nhận định, dự báo trong báo cáo này phản ánh ý kiến chủ quan của người viết: Đinh Tuấn Minh,

Phan Huy Hoàng, Nguyễn Thế Hoàng.

Báo cáo này được thực hiện và phân phối bởi Marketintello và Trung tâm Ngiên cứu Chính sách và Phát

triển (DEPOCEN), chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin cho các khách hàng hoặc đối tác đặc biệt của

Marketintello, không nhằm mục đích thương mại hay như một lời đề nghị chào bán bất kỳ sản phẩm nào

được đề cập trong báo cáo. Các nhận định trong tài liệu mang tính tổng quát và không nên được coi như

lời tư vấn cho bất kỳ cá nhân cụ thể nào. Do đó, các nhà đầu tư cần xem xét tính phù hợp của các nhận

định này trước khi đưa ra hành động dựa trên chúng.

Các thông tin cần chú ý khác

Báo cáo được xuất bản vào ngày 10 tháng 02 năm 2017. Các dữ liệu kinh tế và thị trường trong báo cáo

được cập nhật tới ngày 31 tháng 01 năm 2016, nếu khác sẽ được đề cập cụ thể trong báo cáo.

Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích đều đã được thu thập, đánh giá với mức độ cẩn trọng

tối đa có thể. Tuy nhiên, do các nguyên nhân chủ quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố, tác

giả không chịu trách nhiệm pháp lý về tính xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo phân tích.

Mọi đóng góp và trao đổi vui lòng gửi về:

Marketintello

Phòng 305 – 307, 12 Tràng Thi, Hà Nội, Việt Nam

Email: [email protected]

Website: http://www.marketintello.com

Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN)

Phòng 305 – 307, 12 Tràng Thi, Hà Nội, Việt Nam

Email: [email protected]

Website: http://www.depocen.org

Dữ liệu trong báo cáo được thu thập từ các nguồn sau:

Các dữ liệu quốc tế được chủ yếu thu thập từ Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (Federal Reserve in St. Louis),

Ngân hàng Trung ương châu Âu (Euro central bank), OECD, Ngân hàng thế giới (World bank), Quỹ tiền

tệ quốc tế (IMF). Dữ liệu kinh tế Việt Nam theo tháng, quý và năm được chủ yếu thu thập từ Tổng cục

Thống kê (GSO), Ngân hàng Nhà nước (SBV), Ủy ban Giám sát Tài chính, Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Tài

chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chúng tôi cũng tham khảo các nguồn dữ liệu tổng hợp

theo ngày của tradingeconomics, bloomberg, CEIC, Vietcombank, các báo cáo của OECD, HSBC, BIDV,

UBGSTCQG và tin tức báo chí. Một số dữ liệu từ các nguồn không chính thức đôi khi được sử dụng để

tham khảo khi những dữ liệu nói trên không đầy đủ.