bÁo cÁo lẦn ĐẦu cÔng ty cỔ phẦn phÚ tÀi (hose-ptb) tich cong ty/2016/t06/ptb... ·...

17
TVS viết bài phân tích này dựa trên các thông tin đã được chọn lọc cẩn thận và bài viết này chỉ được sử dụng để tham khảo. TVS không chịu trách nhiệm về các quyết định mua/bán của nhà đầu tư. Để có thêm thông tin, vui lòng liên lạc với chúng tôi qua địa chỉ email: [email protected]. BÁO CÁO LẦN ĐẦU CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ TÀI (HOSE-PTB) Chúng tôi khuyến nghị MUA cổ phiếu PTB với mức giá mục tiêu 154,700 đồng trong vòng 1 năm tới nhờ (i) mức định giá hấp dẫn P/E forward vào khoảng 9 lần (ii) vị thế đầu ngành trong lĩnh vực khai thác và chế biến đá ốp lát (iii) hiệu quả hoạt động cao nhờ đội ngũ lãnh đạo có năng lực và tâm huyết, gắn bó với công ty từ ngày đầu thành lập. Phú Tài là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực khai thác và chế biến đá granite ở Việt Nam. Khai thác và chế biến đá là mảng hoạt động quan trọng nhất của Phú Tài, đóng góp khoảng 60% lợi nhuận gộp. Công ty chiếm gần 40% tổng năng lực sản xuất đá ốp lát của cả nước với các mỏ có trữ lượng dồi dào và thời gian khai thác dài. Điều này đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 5-10 năm tới. ốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận dự kiến đạt 20 – T 30%/năm trong vòng 3-5 năm tới. Động lực tăng trưởng chính của công ty đến từ mảng sản xuất và chế biến đá do nhu cầu đá granite tại Việt Nam được dự kiến sẽ tăng với tốc độ bình quân 20%/năm trong giai đoạn 2016 – 2020. Công ty cũng đang gia tăng đầu tư mở rộng công suất các nhà máy để đáp ứng nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, mảng kinh doanh gỗ và phân phối xe Toyota (chiếm khoảng 40% lợi nhuận gộp) cũng dự kiến đạt tốc độ tăng trưởng cao trong các năm tới nhờ các hiệp định thương mại tự do và tăng trưởng chung của thị trường xe ô tô tại Việt Nam. PTB là một trong số ít các công ty niêm yết trong tất cả các ngành có tỷ suất ROE gần 40%. PTB đạt được điều này nhờ (i) PTB là một số ít công ty kiên định với các ngành nghề sản xuất kinh doanh chính (ii) Công ty sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính với chi phí thấp, lãi suất vay vốn bình quân 8% trong cả giai đoạn từ 2010 đến 2015 (iii) Đội ngũ nhân sự chủ chốt có năng lực và tâm huyết, gắn bó với Công ty từ ngày đầu thành lập. Biên lợi nhuận gộp mảng gỗ dự kiến sẽ được cải thiện từ năm 2017 nhờ việc mua Công ty CP Vina G7, làm tăng tỷ trọng gỗ nội thất trong doanh số. PTB hiện đang giao dịch ở mức giá hấp dẫn với P/E forward năm 2016 ở mức 9.3x lần. Dựa trên tiềm năng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận vào khoảng 20%-30%/năm trong vòng 3-5 năm tới, chúng tôi ước tính một cách thận trọng giá trị nội tại của PTB khoảng 154,700 đồng/cổ phiếu. Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư mua vào PTB tại mức giá thị trường hiện tại với kỳ vọng lợi nhuận khoảng 30% trong vòng 1 năm tới. 16/06/2016 www.phutai.com.vn THÔNG TIN CÔNG TY Ngành Đá, gỗ, ô tô Thành lập 2000 VĐL 2016 (tỷ VND) 18 Mã CK/Sàn giao dịch PTB/HOSE THÔNG TIN GIAO DỊCH Beta 0.8 Giá @ 15/06/2016 (VND) 120,000 Giá cao/thấp 52 tuần (VND) 40,400/120,000 Giá trị vốn hóa (tỷ VND) 2,160 Số cổ phần lưu hành (cp) 18,000,616 KLGD BQ ngày (cp) 40,561 ĐỊNH GIÁ @ 15/6/2016 EPS 2016 ước tính (VND) 12,632 Giá trị sổ sách (VND) 37,949 P/E TTM 10.6x P/B TTM 3.8x Cổ tức/mệnh giá (2015) 0% Cổ tức/thị giá (2015) 0% TỶ LỆ SỞ HỮU CỔ PHẦN @ 23/5/2016 Nhà nước 0% Trong nước 91% Nước ngoài 9% Chuyên viên phân tích Vũ Thị Thu Trang Email [email protected] -20% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 26/10/15 26/1/16 26/4/1 Diễn biến giá PTB VNINDEX

Upload: others

Post on 03-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

TVS viết bài phân tích này dựa trên các thông tin đã được chọn lọc cẩn thận và bài viết này chỉ được sử dụng để tham khảo. TVS không chịu trách nhiệm về các quyết

định mua/bán của nhà đầu tư. Để có thêm thông tin, vui lòng liên lạc với chúng tôi qua địa chỉ email: [email protected].

BÁO CÁO LẦN ĐẦU

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ TÀI (HOSE-PTB) Chúng tôi khuyến nghị MUA cổ phiếu PTB với mức giá mục

tiêu 154,700 đồng trong vòng 1 năm tới nhờ (i) mức định giá

hấp dẫn P/E forward vào khoảng 9 lần (ii) vị thế đầu ngành

trong lĩnh vực khai thác và chế biến đá ốp lát (iii) hiệu quả

hoạt động cao nhờ đội ngũ lãnh đạo có năng lực và tâm

huyết, gắn bó với công ty từ ngày đầu thành lập.

Phú Tài là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực khai thác

và chế biến đá granite ở Việt Nam.

Khai thác và chế biến đá là mảng hoạt động quan trọng nhất của

Phú Tài, đóng góp khoảng 60% lợi nhuận gộp. Công ty chiếm gần

40% tổng năng lực sản xuất đá ốp lát của cả nước với các mỏ có

trữ lượng dồi dào và thời gian khai thác dài. Điều này đảm bảo hoạt

động sản xuất kinh doanh của công ty trong 5-10 năm tới.

ốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận dự kiến đạt 20 – T

30%/năm trong vòng 3-5 năm tới.

Động lực tăng trưởng chính của công ty đến từ mảng sản xuất và

chế biến đá do nhu cầu đá granite tại Việt Nam được dự kiến sẽ

tăng với tốc độ bình quân 20%/năm trong giai đoạn 2016 – 2020.

Công ty cũng đang gia tăng đầu tư mở rộng công suất các nhà máy

để đáp ứng nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, mảng kinh doanh gỗ

và phân phối xe Toyota (chiếm khoảng 40% lợi nhuận gộp) cũng

dự kiến đạt tốc độ tăng trưởng cao trong các năm tới nhờ các hiệp

định thương mại tự do và tăng trưởng chung của thị trường xe ô tô

tại Việt Nam.

PTB là một trong số ít các công ty niêm yết trong tất cả các

ngành có tỷ suất ROE gần 40%.

PTB đạt được điều này nhờ (i) PTB là một số ít công ty kiên định với

các ngành nghề sản xuất kinh doanh chính (ii) Công ty sử dụng

hiệu quả đòn bẩy tài chính với chi phí thấp, lãi suất vay vốn bình

quân 8% trong cả giai đoạn từ 2010 đến 2015 (iii) Đội ngũ nhân sự

chủ chốt có năng lực và tâm huyết, gắn bó với Công ty từ ngày đầu

thành lập. Biên lợi nhuận gộp mảng gỗ dự kiến sẽ được cải thiện từ

năm 2017 nhờ việc mua Công ty CP Vina G7, làm tăng tỷ trọng gỗ

nội thất trong doanh số.

PTB hiện đang giao dịch ở mức giá hấp dẫn với P/E forward

năm 2016 ở mức 9.3x lần.

Dựa trên tiềm năng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận vào

khoảng 20%-30%/năm trong vòng 3-5 năm tới, chúng tôi ước tính

một cách thận trọng giá trị nội tại của PTB khoảng 154,700

đồng/cổ phiếu. Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư mua vào PTB

tại mức giá thị trường hiện tại với kỳ vọng lợi nhuận khoảng 30%

trong vòng 1 năm tới.

16/06/2016

www.phutai.com.vn

THÔNG TIN CÔNG TY Ngành Đá, gỗ, ô tô Thành lập 2000 VĐL 2016 (tỷ VND) 18 Mã CK/Sàn giao dịch PTB/HOSE THÔNG TIN GIAO DỊCH Beta 0.8 Giá @ 15/06/2016 (VND) 120,000 Giá cao/thấp 52 tuần (VND) 40,400/120,000 Giá trị vốn hóa (tỷ VND) 2,160 Số cổ phần lưu hành (cp) 18,000,616 KLGD BQ ngày (cp) 40,561

ĐỊNH GIÁ @ 15/6/2016 EPS 2016 ước tính (VND) 12,632 Giá trị sổ sách (VND) 37,949 P/E TTM 10.6x P/B TTM 3.8x Cổ tức/mệnh giá (2015) 0% Cổ tức/thị giá (2015) 0% TỶ LỆ SỞ HỮU CỔ PHẦN @ 23/5/2016 Nhà nước 0% Trong nước 91% Nước ngoài 9%

Chuyên viên phân tích Vũ Thị Thu Trang

Email

[email protected]

-20%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

26/10/15 26/1/16 26/4/16

Diễn biến giá PTB

VNINDEX

BỘ PHẬN NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH TVS

2

CÁC SỐ LIỆU TÀI CHÍNH CƠ BẢN

Báo cáo KQKD (tỷ đồng) 2014 2015 2016F 2017F

DT Thuần 2,452 3,046 3,726 4,547

% yoy 14% 24% 22% 22%

LN gộp 323 451 592 787

EBITDA 235 355 283 352

LNTT 150 236 273 363

LNST 111 173 228 302

% yoy 19% 51% 31% 33%

Bảng cân đối tài sản (tỷ đồng) 2014 2015 2016F 2017F

Tiền & Tương đương tiền 127 152 205 277

Phải thu 243 220 297 401

Tồn kho 325 367 495 668

Tổng tài sản lưu động 756 815 1,100 1,485

TSCĐ ròng 291 409 552 746

Tổng tài sản 1,091 1,241 1,676 2,263

Nợ ngắn hạn 700 714 924 1,247

Nợ dài hạn 37 10 13 18

Tổng nợ 737 724 937 1,239

Vốn chủ sở hữu 354 517 739 1,024

Tổng nguồn vốn 1,091 1,241 1,676 2,263

Dòng tiền (tỷ đồng) 2014 2015 2016F 2017F

Tiền đầu kỳ 101 127 172 232

Dòng tiền từ HĐKD 102 302 407 550

Dòng tiền từ HĐĐT (119) (206) (278) (375)

Dòng tiền từ HĐTC 44 (72) (97) (131)

Thay đổi 27 24 33 44

Tiền cuối kỳ 127 152 205 277

Chỉ số tài chính 2014 2015 2016F 2017F

Biên lợi nhuận

Biên lãi gộp 13% 15% 16% 16%

Biên EBIT 6% 7% 8% 8%

Biên EBITDA 10% 12% 12% 12%

Biên LNST 5% 6% 6% 6%

Chỉ số sinh lợi

ROA 11% 15% 16% 15%

ROE 35% 40% 36% 34%

Đòn bẩy

CS thanh toán hiện hành 1.08 1.14 1.19 1.19

Nợ trên tổng tài sản 0.68 0.58 0.56 0.55

Nợ trên VCSH 2.08 1.40 1.27 1.21

Nguồn: Bloomberg, PTB, số liệu forecast do TVS dự phóng

BỘ PHẬN NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH TVS

3

Giai đoạn từ 2012

đến 2015, doanh thu

và lợi nhuận mảng

khai thác và chế biến

đá tăng với tốc độ

CAGR 23% và 26%,

2 mảng còn lại tăng

với tốc độ xấp xỉ

10% cho cả doanh

thu và lợi nhuận.

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

Tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận

Nguồn: BCTC PTB và tính toán của TVS

PTB là một trong số ít các công ty đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu và

lợi nhuận cao và ổn định qua các năm. Giai đoạn từ 2011 đến 2015,

công ty đạt mức tăng trưởng doanh thu CAGR bình quân hàng năm là

13% và mức tăng trưởng lợi nhuận CAGR bình quân là 35%.

Mảng khai thác và chế biến đá là yếu tố chính đóng góp vào mức tăng

trưởng cao của doanh thu và lợi nhuận. Trong giai đoạn 2012-2015,

doanh thu thuần từ các sản phẩm đá tăng với tốc độ CAGR bình quân

23% và lợi nhuận gộp từ mảng này tăng với tốc độ CAGR bình quân là

26%. Mảng sản xuất và kinh doanh các sản phẩm gỗ và phân phối xe

Toyota đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận gộp CAGR bình

quân trong giai đoạn này gần bằng nhau và xấp xỉ 10%.

Đặc biệt, năm 2015, cả doanh thu và lợi nhuận của công ty đầu bứt

phá, vượt khỏi mức tăng trưởng bình quân của giai đoạn trước đó, đạt

24% và 51%. Điều này có thể giải thích do sự phục hồi của nền kinh tế

nói chung (GDP Việt Nam năm 2015 tăng 6.7%, cao nhất trong 5 năm

gần đây) ảnh hưởng đến các mảng hoạt động của công ty, sự phục hồi

của thị trường bất động sản đặc biệt ảnh hưởng tích cực đến mảng khai

thác và chế biến các sản phẩm đá, các dự án triển khai trước đó của

công ty (mở rộng nhà máy chế biến gỗ ốp lát tại Quy Nhơn, Bình Định

và mở rộng nhà máy chế biến gỗ tại Tuy Phước, Bình Định) bắt đầu

đem lại hiệu quả và cơ chế quản lý của công ty linh hoạt hơn (có thể

tăng vốn) sau khi cổ đông nhà nước là Bộ Quốc phòng thoái vốn.

BỘ PHẬN NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH TVS

4

Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động

Công ty CP Phú Tài hoạt động trên 3 mảng kinh doanh chính: kinh

doanh và chế biến các sản phẩm gỗ, đá và phân phối xe Toyota. Phú

Tài là một trong số ít các công ty có cơ cấu doanh thu tương đối ổn định

từ ngày đầu thành lập.

Cơ cấu doanh thu 2012-2015

Cơ cấu lợi nhuận gộp 2012-2015

Nguồn: BCTC PTB và tính toán của TVS

Trong giai đoạn từ 2012 đến 2015, trong khi cơ cấu doanh thu của Phú

Tài tương đối ổn định, tỷ trọng lợi nhuận gộp từ việc bán các sản phẩm

đá tăng từ 48% lên 58% trong khi lợi nhuận gộp từ hoạt động bán các

sản phẩm gỗ giảm từ 33% xuống 26%.

Ngoài ra, doanh thu từ việc bán xe ô tô Toyota chiếm tỷ trọng lớn nhất

trong doanh thu (bình quân 46% cho cả giai đoạn 2012-2015) nhưng

chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu lợi nhuận gộp (12%). Chi tiết từng

mảng hoạt động của Phú Tài sẽ được phân tích ở dưới đây.

Hoạt động sản xuất và kinh doanh đá

Đây là mảng hoạt động đem lại mức lợi nhuận cao nhất cho công ty

(chiếm 58% lợi nhuận gộp trong năm 2015) và cũng là mảng có hiệu

quả hoạt động cao nhất (tỷ suất lợi nhuận gộp 32% trong năm 2015).

Chúng tôi dự phóng doanh thu mảng này sẽ tăng trưởng khoảng 35%

trong năm 2016.

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

2012 2013 2014 2015

Dịch vụ khác

Dịch vụ sửa chữa xe Toyota

Bán hàng khác

Xe ô tô Toyota

Sản phẩm gỗ

Sản phẩm đá

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

2012 2013 2014 2015

Dịch vụ khác

Dịch vụ sửa chữa xe Toyota

Bán hàng khác

Xe ô tô Toyota

Sản phẩm gỗ

Sản phẩm đá

BỘ PHẬN NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH TVS

5

Nhu cầu đá granite

Việt Nam ước tính

tăng với tốc độ trung

bình 20%/1 năm

trong giai đoạn 2016

- 2020.

Ngành đá xây dựng

Đá xây dựng là một phân khúc của ngành vật liệu xây dựng. Theo

thống kê của Bộ Xây dựng, ngành vật liệu đã tăng trưởng hơn 10%

trong 2 năm 2014, 2015 và dự kiến tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng này

trong vòng 3-5 năm tới.

Riêng trong lĩnh vực gạch và đá ốp lát, nhu cầu sử dụng granite thay

cho ceramic trong các công trình ngày càng thịnh hành trong các công

trình bởi độ bền và mẫu mã. Nhu cầu dòng sản phẩm này được Bộ Xây

Dựng ước tính sẽ tăng trưởng trung bình 20%/1 năm trong giai đoạn

2016-2020.

Cũng theo công bố chính thức của Bộ Xây dựng, ngành địa chất nước ta

đã khảo sát 100 mỏ đá, có trữ lượng ít nhất vào khoảng 4 tỷ m3, nằm

rải rác ở 33 tỉnh thành, tập trung ở các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Phú

Yên, Nghệ An và Đồng Nai. Trong đó, đá granite chiếm 86%, đá gabro

2.8%, đá limestone 2.18%, đá mable 0.8%...

Những năm gần đây, ngành đá ốp lát Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ,

từ sản lượng 0.2 triệu m2 vào năm 1990, đến nay đã tăng lên 10 triệu

m2 (gấp 50 lần). Nhiều trung tâm khai thác chế biến đá ốp lát đã hình

thành ở các địa phương, nổi bật nhất là tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Bình

Định, Khánh Hoà, Phú Yên, miền Đông Nam bộ… Sản phẩm đa dạng và

phong phú về màu sắc, kích thước. Không chỉ lưu thông trên thị trường

nội địa, sản phẩm đá ốp lát Việt Nam còn có mặt ở 85 nước và vùng

lãnh thổ.

Các tỉnh có trữ lượng đá nhiều nhất ở Việt Nam

STT Địa phương Tên mỏ Loại đá Màu Trữ lượng

(triệu m3)

1 Bình Định

Cà Lang, Mông Tượng,

Phú Tài, Núi Miếu, Núi

Một, Phù Mỹ

Granite,

Gabro

Trắng nhạt, nâu

điểm hồng, hồng

nhạt, hồng đậm,

trắng điểm xanh

đậm, vàng nhạt,

xanh nhạt.

990

2 Khánh Hòa

Tây Sơn, Núi Đá, Tan

Dân, Dây Tra, Đèo Cả,

Hảo Sơn, Hòi Thẻ, Hòn

Rồng

Granite

Nâu sáng, xanh

đá, hồng sáng,

trắng, nâu điểm

trắng…

245

3 Phú Yên Núi Hương, Đèo Cả Granite Xám đục, nâu

sáng, hồng nhạt 180

4 Nghệ An Thung Khâu

Granite,

Combined,

Coblles

Xám trắng, đen

xám 168

5 Đồng Nai Định Quán, Núi Le, Bửu

Long, Trảng Bom

Granite,

Bazan

Màu tối điểm

trắng, xám đậm

xanh, đen tuyền

150

Nguồn: Bách khoa Tri thức

Đặc điểm cấu trúc địa chất khu vực đã tạo cho Bình Định nguồn tài

nguyên khoáng sản dồi dào, phong phú như: đá xây dựng, đá granite,

BỘ PHẬN NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH TVS

6

Bình Định là tỉnh

đứng đầu cả nước cả

về trữ lượng lẫn chất

lượng đá granite.

đất sét, titan sa khoáng. Riêng về đá, với 85 mỏ, trong đó có 31 mỏ đá

granite, Bình Định được đánh giá là một trong những địa phương có trữ

lượng và chất lượng đá rất tốt. Đặc biệt, đá granite đỏ, hồng phấn, vàng

nhạt là những loại đá mà chỉ Bình Định chứ các địa phương khác không

có, hoặc có nhưng trữ lượng không đáng kể. Bình Định đứng vào vị trí

số 1 trong cả nước về sản xuất đá granite nhờ sở hữu những mỏ quý

hiếm như vậy.

Trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện có 35 doanh nghiệp hoạt động trong

lĩnh vực kinh doanh sản xuất, chế biến đá ốp lát tiêu thụ nội địa và xuất

khẩu với tổng năng lực chế biến đá ốp lát lên đến gần 4.5 triệu m2 đá

ốp lát/1 năm.

Hoạt động sản xuất kinh doanh đá của PTB

Theo thống kê các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản từ Sở

Tài Nguyên Môi Trường Bình Định, CTCP Phú Tài là doanh nghiệp đứng

đầu tỉnh với diện tích khai thác các mỏ đá vào khoảng 81.2 ha. Diện

tích khai thác trên bao gồm các mỏ đá (1) Hòn Chà, (2) Mỏ Núi Ngang,

(3) Mỏ núi Sơn Triều và (4) Mỏ núi Lồi với tổng trữ lượng khai thác ước

tính trên 10 triệu m3. Ngoài các mỏ thuộc khu vực Bình Định, doanh

nghiệp còn sở hữu thêm hai mỏ đá là mỏ đá Phú Yên và mỏ đá Đak

Nông.

Các mỏ đá cung cấp nguyên liệu CTCP Phú Tài

Mỏ đá Trữ lượng Địa điểm Thời gian khai thác từ 2016

Mỏ đá núi Sơn Triều 6,183,986 m3 Bình Định > 10 năm

Mỏ đá núi Ngang 1,878,186 m3 Bình Định > 20 năm

Mỏ đá núi Hòn Chà 230,191 m3 Bình Định > 20 năm

Mỏ đá núi Lồi Phú Mỹ 2,862,810 m3 Bình Định > 22 năm

Mỏ đá Bazal Bon Pinao 2,396,955 m3 Đắc Nông > 25 năm

Nguồn: BCB PTB 2016

Năng lực sản xuất đá

ốp lát của cả nước là

10 triệu m2/1 năm,

của tỉnh Bình Định là

4.5 triệu m2/1 năm

và của PTB là 3.5

triệu m2/1 năm.

Có thể thấy các mỏ đá của Phú Tài đều còn thời gian khai thác tương

đối dài, từ 10 đến 25 năm. Mỏ đá núi Sơn Triều có trữ lượng lớn nhất

còn thời gian khai thác ngắn nhất. Tuy vậy, Công ty vẫn đang tiếp tục

tìm kiếm các mỏ mới và thời hạn khai thác của các mỏ tính đến thời

điểm hiện tại đủ để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đá của

công ty ổn định trong ít nhất từ 5 đến 10 năm tới.

Ngoài ra, các mỏ đá của Công ty gồm các loại đá nguyên liệu có thể cho

ra các sản phẩm cao cấp như đá đỏ Bình Định, đá vàng, đá trắng chấm

đen, đá trắng Phù Mỹ… được ứng dụng nhiều trong trang trí nội thất,

ngoại thất như nền nhà, kệ bếp, bàn ăn, bàn quầy rượu, cầu thang, lát

tường cho các toà nhà cao tầng, các vỉa hè, sân vườn...

Hiện tại PTB đang sở hữu 2 nhà máy chế biến đá ở Bình Định và Đồng

Nai với tổng công suất chế biến đạt 3.8 triệu m2 đá tự nhiên, trong đó

2.7 triệu m2 đá granite đến từ các mỏ PTB đang khai thác, còn lại được

nhập khẩu từ Ấn Độ và Ý. Năng lực sản xuất đá hoa cương nội địa đạt

9-10 triệu m2/năm, với khả năng sản xuất 3.8 triệu m2/năm, PTB là

công ty đầu ngành trong lĩnh vực khai thác và sản xuất đá tự nhiên ở

Việt Nam.

BỘ PHẬN NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH TVS

7

Chi tiết sản phẩm đá tiêu thụ của PTB

Loại đá Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2014 2015

Đá ốp lát (Đá hoa

cương) Triệu m2 0.6 1.1

1.7

Đá thủ công Triệu m3 0.0 0.0 0.3

Đá nghiền sàng Triệu m3 0.1 0.2 0.4

Nguồn: BCB PTB 2016 và PTB

Dự kiến doanh thu

xuất khẩu đá 2016

sẽ tăng thêm khoảng

50% do công ty

không bị áp thuế bán

phá giá vào thị

trường Thổ Nhĩ Kỳ

này.

PTB xuất khẩu đá sang thị trường Châu Âu là chủ yếu. Tỷ trọng doanh

thu xuất khẩu chiếm 42% doanh thu mảng đá.

Thị trường xuất khẩu chính mặt hàng đá ốp lát của PTB là Thổ Nhĩ Kỳ

(chiếm 80% doanh thu xuất khẩu). Trong tháng 2/2016, Bộ Công

Thương xác nhận Thổ Nhĩ Kỳ đã có kết luận chính thức về vụ việc điều

tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá với đá granite nhập khẩu từ

Việt Nam. Theo đó, chỉ 2/5 công ty chịu điều tra không phải chịu mức

áp thuế chống bán phá giá đá granite (174 USD/tấn). Công ty Cổ phần

Phú Tài là 1 trong 2 đơn vị trên. Phú Tài đã có kế hoạch thúc đẩy xuất

khẩu vào thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, dự kiến doanh thu xuất khẩu đá năm

2016 sẽ tăng thêm khoảng 50% so với cùng kì.

Tại thị trường trong nước, Công ty phân phối sản phẩm đá thông qua 13

đơn vị thành viên (công ty con và chi nhánh) và một số đại lý. Công ty

đã thiết lập và giữ vững được thị phần dẫn đầu tại các thành phố lớn

như Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Bình Định, Bình Dương, TP. Hồ

Chí Minh và Cần Thơ.

Do tính chất phổ thông về công nghệ chế biến và khai thác nên có

nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường.

Tuy vậy, Bình Định là một trong rất ít khu vực có trữ lượng mỏ đá lớn

và chất lượng, đặc biệt là đá Granite. Đây là yếu tố đảm bảo nguồn

cung nguyên liệu đầu vào tại chỗ cho PTB. Với năng lực sản xuất vượt

trội và doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng đều qua các năm, PTB liên tục

thể hiện mình là công ty đầu ngành trong lĩnh vực này. Lĩnh vực sản

xuất đá cũng là lĩnh vực được hưởng lợi trong bối cảnh nền kinh tế và

thị trường bất động sản Việt Nam đã và đang trong giai đoạn phục hồi

sau khủng hoảng.

Triển vọng

Hiện nay, hai nhà máy tại khu vực Bình Định đều đang hoạt động hết

công suất chế biến và khai thác. Trong năm 2016, công ty tập trung

đẩy mạnh nâng cao công suất tại nhà máy chế biến đá ốp lát Đồng Nai.

Cụ thể, theo ước tính, giai đoạn 2 với tổng công suất chế biến đá vào

khoảng 350,000 m2/năm sẽ chính thức đi vào hoạt động từ Q2/2016.

Ước tính tổng số vốn đầu tư sẽ dao động trong khoảng từ 50-60 tỷ

đồng.

Hiện tại các nhà máy của Công ty đều đang hoạt động hết công suất,

các nhà máy mới sẽ đi vào hoạt động trong năm 2016 và 2017, nhu cầu

BỘ PHẬN NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH TVS

8

gạch granite trong nước được Bộ Xây dựng ước tính tăng 20%/năm giai

đoạn 2016-2020 và doanh thu xuất khẩu dự kiến tăng trưởng 50%

trong năm 2016 nên chúng tôi ước tính doanh thu mảng đá của PTB sẽ

tăng trưởng với tốc độ 35% và 30% trong 2 năm 2016 và 2017.

Kim ngạch xuất khẩu

gỗ Việt Nam đứng

thứ 7 thế giới, tăng

trưởng 10.7% trong

năm 2015.

71% doanh thu

mảng gỗ là xuất

khẩu, 90% nguyên

liệu là nhập khẩu.

Hoạt động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm gỗ

Trái với mảng kinh doanh đá, triển vọng mảng kinh doanh gỗ phụ thuộc

nhiều vào thị trường xuất khẩu. Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu trong

doanh thu mảng gỗ của PTB đã tăng hơn 6% lên mức 71% (giá trị 564

tỷ VND) trong năm 2015. Công ty xuất khẩu trực tiếp cho các công ty

nước ngoài là khách hàng trong mảng này. Chúng tôi dự kiến doanh thu

mảng này tăng khoảng 13% trong năm 2016.

Ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam đứng thứ 7 trên

toàn thế giới. Cụ thể, Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu gỗ trong năm

2015 là gần 6.9 tỷ USD, tăng 10.7% so với năm 2014, tương đương

2.7% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thế giới và chỉ đứng sau các nước

Trung Quốc, Đức, Ý, Hà Lan, Mỹ và Mexico. Trong năm 2015, phần lớn

các thị trường xuất khẩu của Việt Nam đều tăng, cụ thể ở Mỹ năm 2015

đạt 2.64 tỷ USD (tăng 18.11% so với năm 2014), Nhật Bản đạt 1.04 tỷ

USD (tăng 9.51%), EU đạt 764 triệu USD (tăng 3.91%).

Năm 2015 là một năm thành công đối với ngành gỗ và sản phẩm gỗ

xuất khẩu của Việt Nam trong tình hình kinh tế thế giới khó khăn và

nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sụt giảm mạnh do nhu cầu

yếu trên thị trường thế giới.

Theo thống kê sơ bộ từ Trung tâm Nghiên cứu các ngành công nghiệp

(CSIL), tiêu thụ đồ gỗ trên toàn thế giới đạt giá trị khoảng 467.7 tỷ

USD. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng quá nhỏ bé

so với nhu cầu tiêu thụ toàn cầu nên cơ hội của các doanh nghiệp Việt

Nam xuất khẩu gỗ là rất lớn.

Xét về dài hạn, triển vọng kinh doanh xuất nhập khẩu gỗ được kỳ vọng

lạc quan nhất là khi sắp tới đây hàng loạt các hiệp định thương mại

được kí kết hoặc bắt đầu có hiệu lực như hiệp định thương mại tự do

TPP, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU cũng như Hiệp định Đối

tác Tự nguyện (VPA/FLEGT).

Hoạt động sản xuất kinh doanh gỗ của Phú Tài

Phú Tài thực hiện gia công các sản phẩm gỗ nội thất và ngoại thất theo

các đơn đặt hàng từ Châu Âu. Công ty cũng sản xuất một số sản phẩm

chuẩn hóa và bán ra thị trường trong nước vào mùa đông (do nhu cầu

nhập khẩu gỗ từ Châu Âu giảm sút trong mùa đông) nhưng cũng để

phục vụ mục đích xuất khẩu.

Ngoài sản phẩm chế biến từ gỗ, Công ty Phú Tài còn kinh doanh sản

phẩm gỗ nguyên liệu. Vì vậy, trong quá trình hoạt động kinh doanh

Công ty đã thiết lập được nhiều mối quan hệ với các đối tác hoạt động

trong ngành chế biến gỗ. Tận dụng lợi thế và kinh nghiệm trong ngành

BỘ PHẬN NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH TVS

9

chế biến, kinh doanh gỗ, Công ty đã mở rộng thêm ngành nghề kinh

doanh gỗ nguyên liệu nhằm tăng lợi nhuận hoạt động của Công ty.

Thị trường xuất khẩu

gỗ của PTB chủ yếu

là các nước Châu Âu

và Châu Mỹ.

Nguyên liệu chính của công ty là gỗ Bạch đàn, Teak, Chò, Kapur, Dầu,

Thông... được nhập khẩu từ nước ngoài (Nam Phi, Solomon, Uruguay,

Papua New Guine, Malaysia, Ecuador, Bắc Mỹ, Ivorycoast...) chiếm

khoảng 90%, còn lại là mua từ các nguồn hợp pháp ở trong nước.

Giá trị nguyên liệu chiếm tỷ trọng khoảng 45% trong giá thành sản

phẩm, vì vậy, biến động giá cả nguồn nguyên liệu gỗ luôn được dự báo

sẽ tác động đến doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của

Công ty.

Để giảm thiểu những rủi ro về biến động giá nguyên liệu gỗ, Công ty

thường xuyên lập kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu gỗ cho cả năm, hợp

đồng ký với nhà cung ứng hàng năm. Khi giá nguyên liệu tăng thì thị

trường sẽ đồng loạt điều chỉnh giá bán sản phẩm, Công ty có thể tăng

giá bán để làm giảm rủi ro tăng giá nguyên liệu. Ngoài ra, Công ty sẽ có

phương án chuyển dần sử dụng nguyên liệu gỗ tự nhiên sang sử dụng

nguyên liệu gỗ nhân tạo như MFC (Melamine Face Chipboard.), MDF

(Medium Density Fiberboard).

Hiện nay các thị trường xuất khẩu gỗ chính của PTB là các nước châu Âu

và châu Mỹ. Trong năm 2015, doanh nghiệp thành công xuất khẩu sang

các thị trường mới bao gồm thị trường Nga và Mỹ, nâng tốc độ tăng

trưởng doanh thu mảng này lên dến hơn 24.4%, với biên LNG vào

khoảng 15%.

Xét về quy mô, có thể thấy giá trị xuất khẩu 564 tỷ VND năm 2015 của

PTB tương đối nhỏ so với tổng giá trị xuất khẩu gần 7 tỷ USD của ngành

gỗ Việt Nam. Tuy vậy, xét về hiệu quả, tốc độ tăng trưởng và biên LN

của PTB hiện đang đứng 3/7 các doanh nghiệp niêm yết thuộc ngành

này.

Triển vọng

Đầu năm 2016, HĐQT PTB đã ra quyết định dự chi 36.5 tỷ đồng để mua

lại 75% của Công ty CP VINA G7. Với thế mạnh là sản xuất các mặt

hàng nội thất, CTCP Vina G7 có công suất 200 container/1 tháng trên

mặt bằng 30,000m2, sẽ có thể hỗ trợ cho PTB phát triển tăng tỷ trọng

gỗ nội thất từ mức 40% lên 60%. Công suất hiện tại của nhà máy

Thắng Lợi tại Bình Định là 120 container/1 tháng và nhà máy Đồng Nai

là 30 container/1 tháng.

BỘ PHẬN NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH TVS

10

Thông tin về Công ty CP Vina G7

Tên công ty CTCP Vina G7

Vị trí Đồng Nai

Lĩnh vực kinh doanh Sản phẩm gỗ nội thất

Quy mô 4 nhà xưởng và 1 tổng kho: trên 30,000 m2

Công suất 200 container/tháng

Doanh thu 2015 161 tỷ đồng

Tổng doanh số bán ô

tô tại Việt Nam tăng

55% trong năm

2015.

Nguồn: vinag7furniture.com

Khách hàng chủ yếu của Vina G7 có 65% đến từ Châu Âu và 35% là

Nhật Bản. PTB có thể tận dụng để mở rộng hệ thống khách hàng. Bên

cạnh đó, PTB sẽ tiến hành tái cơ cấu Vina G7, đưa về các đơn hàng giá

trị cao hơn từ các sản phẩm gỗ với nguồn gốc từ gỗ thông, gỗ tràm và

các nguyên liệu nhập khẩu… so với hiện tại chủ yếu chỉ làm hàng từ

nguyên liệu gỗ cao su. Tuy vậy, do thời gian tái cấu trúc lại Vina G7,

nhiều khả năng công ty này sẽ bắt đầu đóng góp vào doanh thu và lợi

nhuận của PTB trong năm 2017.

Ngoài ra, PTB mở rộng nhà máy chế biến gỗ Thắng Lợi đang hoạt động

tối đa công suất, tăng thêm 10% công suất hiện hữu. Mảng chế biến gỗ

được đánh giá sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2016 nhờ yếu tố mở

rộng công suất giúp giảm mạnh chi phí sản xuất trên từng đơn vị sản

phẩm.

Chúng tôi dự phóng doanh thu mảng sản xuất và kinh doanh gỗ của

Phú Tài tăng trưởng 13% trong năm 2016 nhờ việc mở rộng nhà máy

chế biến gỗ Thắng Lợi và 25% trong năm 2017 nhờ sự đóng góp của

CTCP Vina G7.

Mảng kinh doanh xe Toyota

Phú Tài hiện sở hữu 3 showroom ô tô tại Quy Nhơn và Đà Nẵng. Số

lượng xe bán ra trong năm 2015 tăng mạnh, đạt 1,900 xe (+24.1%

yoy) theo diễn biến tích cực chung của thị trường ô tô. Chúng tôi dự

phóng doanh thu mảng này tăng trưởng khoảng 20% trong năm 2016.

Ngành ô tô Việt Nam

Ngành kinh doanh xe ô tô là ngành có tính chu kỳ, sẽ được hưởng lợi từ

sự phục hồi của nền kinh tế.

Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, trong năm

2015 tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 244,914 xe, tăng

55% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xe du lịch chiếm 143,392 xe,

tăng 44%; xe thương mại chiếm 89,327 xe, tăng 74% và xe chuyên

dụng chiếm 12,195 xe, tăng mạnh 105%. Doanh số bán hàng của mảng

xe lắp ráp trong nước đạt 173,040 xe, tăng 48% trong khi xe nhập

khẩu đạt 71,874 xe, tăng 74% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thị trường ô tô đã cho thấy dấu hiệu phục hồi từ năm 2014 với tổng

doanh số 157,810 xe tăng 43%. Tiếp đà tăng trưởng đó, năm 2015,

ngành ô tô liên tục cho thấy mức tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là giai

đoạn cuối năm khi mà hàng tháng doanh số bán hàng luôn ở mức trên

BỘ PHẬN NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH TVS

11

Phú Tài gần như độc

quyền trong mảng

phân phối xe Toyota

tại Bình Định và Đà

Nẵng.

20,000 xe.

Sau một thời gian tăng trưởng bùng nổ, từ đầu năm cho đến nay thị

trường ô tô đang cho thấy những dấu hiệu hạ nhiệt rõ nét. Cụ thể, tính

trong 3T2016, toàn thị trường tiêu thụ được 59,685 xe (+5% so với

cùng kì); trong đó, xe du lịch đạt 33,782 xe (+5% so với cùng kì) trong

khi dòng xe thương mại tiêu thụ được 22,005 xe (-3% so với cùng kì).

Các thương hiệu lớn như Toyota, Thaco, Kia, Mazda và Ford đều giữ

được tốc độ tăng trưởng dương; tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của các

thương hiệu đều thấp hơn so với cùng kì. Cụ thể, Toyota, thương hiệu

lớn nhất Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng so với cùng kì là 10%; trong

khi quý I năm 2015 là 46%.

Chúng tôi cho rằng tốc độ tăng trưởng chậm lại của ngành phân phối xe

chỉ là tạm thời sau giai đoạn tăng trưởng quá nóng trước đó. Với tỷ lệ sử

dụng xe trên đầu người ở mức thấp ở Việt Nam hiện nay (26 xe/1000

dân trong khi các nước trong khu vực là 80 – 140 xe/1000 dân), ngành

phân phối xe ô tô ở Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh

trong thời gian tới.

Hoạt động kinh doanh xe ô tô của Phú Tài

Với tư cách là đại lý chính hãng 3S của thương hiệu Toyota tại hai thành

phố là Bình Định và Đà Nẵng, PTB sở hữu ưu thế về mặt địa lý khi gần

như không phải cạnh tranh trực tiếp với các đại lý khác trong cùng

thương hiệu. Hiện nay, theo ước tính, PTB đang nắm giữ khoảng 3.4%

thị phần trong thương hiệu Toyota và gần như độc quyền tại các tỉnh

Bình Định và Đà Nẵng.

Mảng kinh doanh xe Toyota đóng góp 43% doanh thu nhưng chỉ có

11% lợi nhuận gộp của PTB trong năm 2015. Biên lợi nhuận gộp mảng

này của PTB chỉ đạt 3.7% trong năm 2015, khá thấp so với các công ty

niêm yết khác hoạt động trong lĩnh vực này (SVC là 5.47% và HAX là

4.44%). Theo thông tin từ phía Phú Tài, mảng kinh doanh ô tô của công

ty đạt tỷ suất lợi nhuận thấp hơn các doanh nghiệp khác vì công ty chỉ

phân phối các xe ô tô thuộc phân khúc bình dân của Toyota, đem lại tỷ

suất lợi nhuận thấp hơn các dòng xe cao cấp.

Trong thời gian tới, Công ty dự kiến mở mới 1 cửa hàng tại Thừa Thiên

Huế để giúp mở rộng thị trường và tăng doanh thu. Tuy vậy, thời điểm

mở cửa hàng còn phụ thuộc vào phía Toyota nên chưa có kế hoạch

chính xác tại thời điểm này.

Do Phú Tài không thực sự có nhiều thế mạnh về mảng kinh doanh xe

Toyota, chúng tôi dự phóng mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận 2

năm tới là 20% tương đương với mức dự phóng mức tăng trưởng của thị

trường ô tô tại Việt Nam nói chung.

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Hiệu quả hoạt động

Với ROA và ROE năm 2015 ở mức 15% và 40%, có thể nói PTB thuộc

top đầu các công ty niêm yết trên sàn về hiệu quả hoạt động ở tất cả

các ngành nghề. Ngoài ra, các chỉ tiêu này được duy trì một cách tương

BỘ PHẬN NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH TVS

12

đối ổn định và có xu hướng được cải thiện qua các năm cho thấy hiệu

quả quản lý vượt trội của ban lãnh đạo PTB. Lý giải cho hiệu quả hoạt

động này có thể thấy (1) PTB là một số ít công ty kiên định với các

ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, trong đó công ty đã phát huy

được lợi thế mảng kinh doanh đá và duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định

mảng gỗ và xe Toyota (2) Công ty sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính

với chi phí thấp (3) Đội ngũ nhân sự chủ chốt gắn bó, ổn định.

Cấu trúc tài sản

Điểm nổi bật trong cấu trúc tài sản và nguồn vốn của PTB là phần lớn

tài sản và nguồn vốn (60-70%) của PTB là ngắn hạn. Cấu trúc tài sản

và nguồn vốn của PTB được duy trì tương đối ổn định từ năm 2009 đến

hiện tại.

Đặc điểm kinh doanh xe ô tô và đồ gỗ là tỷ lệ vốn lưu động cao. Phú Tài

đã sử dụng khoảng 90% các nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho các

hoạt động này.

Cấu trúc tài sản và nguồn vốn của PTB 2015

Nguồn: BCTC 2015

Chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu tài sản của PTB là hàng tồn kho,

các khoản phải thu và tài sản cố định hữu hình. Điểm đáng lưu ý là tài

sản cố định của công ty tăng mạnh trong năm 2015 sau một giai đoạn

tương đối ổn định trước đó cho thấy công ty đã đẩy mạnh đầu tư mở

rộng nhà máy, mua sắm thiết bị trong giai đoạn này. (Mở rộng nhà máy

đá ốp lát tại Quy Nhơn, Bình Định và nhà máy chế biến gỗ tại Tuy

Phước, Bình Định).

12%

19%

30% 5%

34%

Tiền và các khoản tương đương

Các khoản phải thu

Hàng tồn kho

Tài sản ngắn hạn khác

Tài sản dài hạn

57%

1%

42%

Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn

Vốn CSH

BỘ PHẬN NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH TVS

13

Công ty sử dụng hiệu

quả đòn bẩy tài

chính với chi phí vốn

vay thấp. Bình quân

chi phí vốn vay chỉ là

8% cho cả giai đoạn

từ 2010 đến 2015.

Cơ cấu nợ/vốn chủ sở hữu của PTB

Tỷ lệ nợ/tổng tài sản của PTB cũng ở mức tương đối cao, tuy vậy có xu

hướng giảm theo thời gian. Tỷ lệ này trong 3 năm từ 2013 đến 2015 lần

lượt là 0.69, 0.68 và 0.58.

Có thể thấy ban lãnh đạo PTB đã sử dụng đòn bẩy tài chính rất hiệu

quả. Bình quân trong cả giai đoạn từ 2010 đến 2015, lãi suất vay vốn

bình quân của công ty chỉ vào khoảng 8%/năm. Phú Tài luôn có kế

hoạch dự toán sử dụng vốn vay hợp lý, đúng mục đích và thực hiện

đúng cam kết nghĩa vụ tín dụng với các đối tác ngân hàng theo đúng

thời hạn. Với uy tín là một công ty có quy mô lớn tại tỉnh Bình Định và

có nguồn gốc từ Bộ Quốc phòng, Công ty luôn được vay vốn ngân hàng

với mức lãi suất hợp lý đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của

mình.

Sau khi cổ đông lớn là Bộ Quốc phòng thoái vốn vào cuối năm 2014,

công ty đã phát hành thêm cổ phiếu, tăng vốn chủ sở hữu. Chúng tôi

cho rằng, PTB phát hành thêm vốn và ngừng trả cổ tức bằng tiền mặt là

để tăng cường hoạt động đầu tư trong giai đoạn này chứ không phải vì

áp lực nợ vay. Tỷ lệ nợ/Tổng tài sản giảm 10% trong năm 2015 nên

công ty có thể tiếp tục vay thêm vốn để mở rộng hoạt động sản xuất

kinh doanh trong thời gian tới.

Khả năng thanh toán

Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành của PTB trong 3 năm từ 2013

đến 2015 là 1.07, 1.08 và 1.14. Công ty đã duy trì tỷ lệ tài sản ngắn

hạn/nợ ngắn hạn ở mức thấp và đảm bảo được khả năng thanh toán

cũng như tăng trưởng qua các năm. Việc duy trì nợ ngắn hạn ở mức cao

có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy vậy, có thể thấy công ty đang được vay

với mức lãi suất rất hợp lý (mức lãi suất bình quân của năm 2015 chỉ là

3.8%) nên có thể thấy chiến lược sử dụng đòn bẩy tài chính của PTB

đem lại hiệu quả cao.

Chính sách tài chính

Về mặt chính sách tài chính, có thể thấy PTB áp dụng chính sách tài

chính tương đối thận trọng. Trong năm 2015, công ty áp dụng khấu hao

nhanh đối với một số máy móc thiết bị tại xí nghiệp sản xuất VLXD đá

Nhơn Hòa, Xí nghiệp 380, Xí nghiệp Toyota Đà Nẵng, Xí nghiệp Thắng

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2011 2012 2013 2014 2015

Vốn chủ sở hữu

Nợ

BỘ PHẬN NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH TVS

14

Lợi và CTCP Vật liệu Xây dựng Phú Yên. Số chi phí khấu hao vượt khấu

hao theo phương pháp đường thẳng là 29.3 tỷ đồng tính riêng trong

năm 2015 (Trang 25, BCTC 2015). PTB hoàn toàn có thể ghi nhận tăng

lợi nhuận năm 2015 lên hơn 20 tỷ nếu lựa chọn phương pháp khấu hao

ít thận trọng hơn.

Cổ đông sáng lập là

Bộ Quốc phòng thoái

toàn bộ 13.42% vốn

vào cuối năm 2014.

CƠ CẤU CỔ ĐÔNG

Với tiền thân là một công ty nhà nước trực thuộc Quân khu 5, Bộ Quốc

Phòng là cổ đông lớn nhất của PTB từ sau khi cổ phần hóa. Tuy vậy, vào

cuối năm 2014, Bộ Quốc phòng đã thoái toàn bộ 1.61 triệu cổ phiếu

tương ứng với 13.42% cổ phần của Công ty. Mặc dù Bộ Quốc phòng là

cổ đông lớn đồng thời là cổ đông sáng lập quan trọng của PTB, có thể

thấy hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như giá cổ phiếu của PTB từ

sau khi Bộ Quốc phòng thoái vốn hoàn toàn không bị ảnh hưởng theo

chiều hướng tiêu cực.

Hiện tại, các cá nhân là ông Lê Vỹ, Lê Văn Thảo, Lê Văn Lộc và Nguyễn

Sĩ Hòe đang là cổ đông lớn của công ty. Các ông này đều là nằm trong

ban lãnh đạo và HĐQT, gắn bó với Công ty từ những ngày đầu thành

lập.

Cơ cấu cổ đông PTB

Tên cổ đông Số cổ phiếu Tỷ lệ Tính đến ngày Chức vụ ở PTB

Lê Vỹ 1,578,722 8.77% 27/04/2016 Chủ tịch HĐQT, Tổng GĐ

Lê Văn Thảo 1,339,734 7.44% 27/04/2016 Thành viên HĐQT, Phó TGĐ

Lê Văn Lộc 985,785 5.48% 27/04/2016 Thành viên HĐQT, Giám đốc CN

Nguyễn Sĩ Hòe 953,860 5.3% 27/04/2016 Thành viên HĐQT

Nguồn: CafeF

DỰ PHÓNG VÀ ĐỊNH GIÁ

Dự phóng doanh thu và lợi nhuận 2016, 2017

Chỉ tiêu 2015 2016E 2017F Giải thích

Doanh thu thuần 3,045.93 3,725.76 4,546.72

Tăng trưởng 24% 22% 22%

- Đá 826.07 1,115.19 1,396.05 - Sự phục hồi của thị trường

BĐS

- Mở rộng công suất nhà máy

chế biến tại Đồng Nai

- Kinh ngạch xuất khẩu tăng do

không bị áp thuế chống bán

phá giá tại thị trường Thổ Nhĩ

Kỳ.

35% 35% 30%

- Gỗ 795.61 899.04 1,123.80 - Các hiệp định thương mại tự

do hỗ trợ hoạt động xuất khẩu

gỗ

- 2016: Mở rộng nhà máy chế

biến gỗ Thắng Lợi

- 2017: Vina G7 đóng góp vào

24% 13% 25%

BỘ PHẬN NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH TVS

15

doanh thu mảng gỗ.

- Xe Toyota 1,319.65 1,583.58 1,900.30 - Tăng trưởng của ngành ô tô

nói chung

- Mở thêm cửa hàng ở Thừa

Thiên Huế.

19% 20% 20%

Lợi nhuận gộp 451.072 592.27 786.95

Tăng trưởng 40% 31% 33%

- Đá 265.59 379.79 493.72 - Biên lợi nhuận năm 2016 tăng

do tăng giá hàng bán. 54% 43% 30%

- Gỗ 118.64 134.06 201.09 - 2016: Cải thiện biên lợi nhuận

nhờ tăng tỷ trọng gỗ nội thất. 25% 13% 50%

- Toyota 48.91 58.70 70.44

23% 20% 20%

LNST của cổ đông công ty

mẹ 173.33 228.29 302.13

55% 31% 33%

Năm 2016, PTB đặt kế hoạch 3,531 tỷ doanh thu và 245 tỷ lợi nhuận

trước thuế (tương ứng 196 tỷ lợi nhuận sau thuế). Mức dự phóng của

chúng tôi cao hơn gần 4% doanh thu và 16% lợi nhuận kế hoạch. Tuy

vậy, có thể thấy PTB thường xuyên vượt mức kế hoạch đề ra: năm

2014 vượt 5% kế hoạch doanh thu và 25% kế hoạch lợi nhuận, năm

2015 vượt 16% kế hoạch doanh thu và 68% kế hoạch lợi nhuận. Ngoài

ra, riêng trong quý I/2016, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Công

ty đã tăng lần lượt 22% và 68% so với cùng kỳ. Có thể thấy, việc dự

phóng của chúng tôi được dựa trên các giả định tương đối thận trọng và

hợp lý.

Định giá theo phương pháp FCFF

Với WACC bằng 11.47% và các dự phóng ở trên, ta có bảng dự tính

dòng tiền trong các năm tới và các tính toán như sau.

Dự phóng dòng tiền

Đơn vị tính: tỷ đồng 2015 2016 2017 2018 2019

Doanh thu thuần 3,046 3,674 4,547 5,456 6,274

Lợi nhuận sau thuế 173 228 302 363 417

Lãi suất (1-T) 25 31 38 45 52

Khấu hao 101 121 150 180 207

Đầu tư vào tài sản cổ định 266 321 398 477 549

Đầu tư vào vốn lưu động 24 29 36 44 50

Dòng tiền tự do (FCFF) 8 29 56 67 77

Giá trị doanh nghiệp từ sau

2019 1,411

Giá trị doanh nghiệp 3,459

Giá trị nợ 478

Số lượng cổ phiếu lưu hành 18,000,616

Giá trị cổ phiếu (đồng) 165,601

Định giá theo phương pháp P/E

Sử dụng phương pháp định giá P/E trung bình ngành theo tỷ trọng đóng

BỘ PHẬN NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH TVS

16

góp vào lợi nhuận gộp, mức P/E trailing bình quân các ngành (gạch và

đá ốp lát, kinh doanh gỗ, bán lẻ xe ô tô) được xác định vào khoảng

11.38 lần.

Tính toán P/E

Cơ cấu lợi nhuận gộp 2016 P/E

Mảng kinh doanh đá 64% 10.84

Mảng kinh doanh gỗ 23% 16.07

Bán lẻ ô tô 10% 8.05

Trung bình ngành 11.38

Với EPS forward của năm 2016 đạt 12,632 đồng/1 cổ phiếu, mức giá

hợp lý của PTB là 143,797 đồng/1 cổ phiếu.

Giá trị bình quân theo định giá dựa trên 2 phương pháp là

154,699 VND/1 cổ phiếu. Với mức giá này, chúng tôi khuyến nghị

các nhà đầu tư mua vào cổ phiếu PTB tại mức giá thị trường hiện tại với

khả năng tăng trưởng khoảng 31% trong vòng 1 năm tới.

BỘ PHẬN NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH TVS

17

XÁC NHẬN ĐỘC LẬP

Chúng tôi, bộ phận phân tích và nghiên cứu thị trường của Công ty chứng khoán Thiên Việt (TVS),

cam kết rằng các thông tin trong báo cáo phản ánh chính xác quan điểm cá nhân về bất kỳ cổ

phiếu hoặc tổ chức phát hành. Chúng tôi sẽ không có bất kỳ sự bồi thường trực tiếp hoặc gián tiếp

liên quan đến những khuyến nghị hoặc quan điểm trình bày trong báo cáo này.

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THIÊN VIỆT

HỒ CHÍ MINH

63A Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3,

Lầu 9, Tòa nhà Bitexco Nam Long

Đt: +84 (8) 6299 2099

Fax: +84 (8) 6299 2088

HÀ NỘI

22 Láng Hạ, Quận Đống Đa

Tòa nhà TĐL

Đt: +84 (4) 220 3228

Fax: +84 (4) 220 3227

BỘ PHẬN PHÂN TÍCH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ BỘ PHẬN MÔI GIỚI

[email protected]

[email protected] [email protected]

[email protected]

KHUYẾN CÁO

@Bản quyền thuộc về Công ty cổ phần Chứng khoán Thiên Việt. Mọi quyền lợi được bảo vệ. Toàn

bộ hay một phần của báo cáo này không được phép phân phối lại hay tiết lộ dưới bất kỳ hình

thức nào mà không được sự đồng ý bằng văn bản trước đó của Công ty cổ phần Chứng khoán

Thiên Việt (TVS). Các thông tin trong báo cáo này được thu thập từ các nguồn khác nhau và TVS

không đảm bảo độ chính xác của chúng. Các thông tin cũng như ý kiến được nêu trong báo cáo

này không phải là lời đề nghị mua hoặc bán bất kỳ chứng khoán hoặc khoản đầu tư nào. Vì vậy,

TVS không chịu trách nhiệm về các quyết định mua/bán của nhà đầu tư.