bÁo cÁo nĂm 2013 - tvs.vn tuc/tvs/bao_cao_nam_2013.pdf · đảo mạnh. nhà đầu tư rút...

22
TVS RESEARCH Kinh tế thế giới bắt đầu chuyển biến tích cực. Song, các quốc gia bắt đầu thận trọng với các gói kích thích kinh tế. FED cuối cùng đã cắt giảm gói QE3 vào ngày 18/12 vừa qua từ 85 tỷ USD/tháng xuống 75 tỷ USD/tháng sau hàng loạt dữ liệu kinh tế tích cực được báo về: thị trường việc làm hồi phục mạnh kéo tỷ lệ thất nghiệp tiến gần về mức 7%, GDP theo quí Mỹ tăng liên tục và vượt dự báo (lần lượt là Q1 2013: 1.1%, Q2 2013: 2.5% và Q3 2013:2.8%) cùng với doanh số bán lẻ và niềm tin người tiêu dùng tăng trở lại. Bế tắc ngân sách khiến chính phủ Mỹ phải đóng cửa. Từ 1/10 đến 16/10, lần đầu tiên trong 17 năm, chính phủ Mỹ buộc phải đóng cửa. Ngày 27/12,Tổng thống Mỹ đã ký đưa vào thực hiện kế hoạch chi tiêu ngân sách cho năm tài khóa 2014-2015 và Mỹ sẽ tránh nguy cơ phải đóng cửa chính phủ cho đến T10/2015. Dòng vốn bị rút dần khỏi châu Á. Khi Fed phát tín hiệu thu hẹp chương trình mua tài sản hồi tháng 5, tiền tệ của các thị trường mới nổi chao đảo mạnh. Nhà đầu tư rút tiền nhằm tìm kiếm lợi suất cao hơn ở các nền kinh tế phát triển. Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc được dự báo đạt 7,6% trong năm 2013 (năm 2012 là 7,8%) trong bối cảnh thách thức gia tăng đối với mô hình tăng trưởng truyền thống của nước này là dựa trên đầu tư. Với mức tăng này, kinh tế Trung Quốc có năm thứ ba liên tiếp chứng kiến tăng trưởng đi xuống. Đồng tiền ảo Bitcoin gây sốt trên toàn thế giới khi tăng 400% trong tháng 11. Ban đầu chỉ có giá 0,4 cent, đã có lúc Bitcoin có giá hơn 1.000 USD, tương đương 1 ounce vàng. Cuối tháng 12, giá Bitcoin lại sụt giảm xuống quanh mốc 600 USD. Nguyên nhân là nhu cầu từ Trung Quốc tăng cao, nhiều nơi chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin và Thượng viện Mỹ bàn về tiền ảo. Các ngân hàng Mỹ phải chịu án phạt cho những sai lầm trong thời kỳ khủng hoảng. Đầu năm 2013, 10 ngân hàng lớn của Mỹ đã bị các nhà chức trách phạt gần 20 tỷ USD (Bank of America bi phạt 11,6 tỷ USd), do lạm dụng thế chấp và tịch biên nhà trái phép, nhân diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khiến hàng triệu người Mỹ sa cơ mất hết nhà cửa. Đến những tháng cuối năm 2013, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ JPMorgan Chase đã chấp nhận chịu phạt số tiền kỷ lục 13 tỷ USD do đã bán các chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản thế chấp có độ rủi ro cao cho các nhà đầu tư trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính. 1. KINH TẾ THẾ GIỚI Nội dung: 1 Kinh tế thế giới 2 Kinh tế Việt Nam 3 Tình hình tiền tệ & ngân hàng 4 Thị trường chứng khoán 5 BĐS: Nhà ở trung bình khởi sắc 6 Vàng: Một năm thất bát 7 Chỉ tiêu & chính sách cho năm 2014 BÁO CÁO NĂM 2013 CÔNG TY CP CH ỨNG KHOÁN THI ÊN VI ỆT - TVS Ngày 08 / 1 /2014 ĐÓ N Đ U V N H ỘI M ỚI

Upload: lambao

Post on 15-Feb-2018

212 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO NĂM 2013 - tvs.vn tuc/TVS/BAO_CAO_NAM_2013.pdf · đảo mạnh. Nhà đầu tư rút tiền nhằm tìm kiếm lợi suất cao hơn ở các nền kinh tế phát triển

TVS RESEARCH

Kinh tế thế giới bắt đầu chuyển biến tích cực. Song, các quốc gia bắt đầu thận

trọng với các gói kích thích kinh tế.

• FED cuối cùng đã cắt giảm gói QE3 vào ngày 18/12 vừa qua từ 85 tỷ USD/tháng xuống 75 tỷ USD/tháng sau hàng loạt dữ liệu kinh tế tích cực được báo về: thị trường việc làm hồi phục mạnh kéo tỷ lệ thất nghiệp tiến gần về mức 7%, GDP theo quí Mỹ tăng liên tục và vượt dự báo (lần lượt là Q1 2013: 1.1%, Q2 2013: 2.5% và Q3 2013:2.8%) cùng với doanh số bán lẻ và niềm tin người tiêu dùng tăng trở lại.

• Bế tắc ngân sách khiến chính phủ Mỹ phải đóng cửa. Từ 1/10 đến 16/10, lần đầu tiên trong 17 năm, chính phủ Mỹ buộc phải đóng cửa. Ngày 27/12,Tổng thống Mỹ đã ký đưa vào thực hiện kế hoạch chi tiêu ngân sách cho năm tài khóa 2014-2015 và Mỹ sẽ tránh nguy cơ phải đóng cửa chính phủ cho đến T10/2015.

• Dòng vốn bị rút dần khỏi châu Á. Khi Fed phát tín hiệu thu hẹp chương trình mua tài sản hồi tháng 5, tiền tệ của các thị trường mới nổi chao đảo mạnh. Nhà đầu tư rút tiền nhằm tìm kiếm lợi suất cao hơn ở các nền kinh tế phát triển.

• Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc được dự báo đạt 7,6% trong năm 2013 (năm 2012 là 7,8%) trong bối cảnh thách thức gia tăng đối với mô hình tăng trưởng truyền thống của nước này là dựa trên đầu tư. Với mức tăng này, kinh tế Trung Quốc có năm thứ ba liên tiếp chứng kiến tăng trưởng đi xuống.

• Đồng tiền ảo Bitcoin gây sốt trên toàn thế giới khi tăng 400% trong tháng 11. Ban đầu chỉ có giá 0,4 cent, đã có lúc Bitcoin có giá hơn 1.000 USD, tương đương 1 ounce vàng. Cuối tháng 12, giá Bitcoin lại sụt giảm xuống quanh mốc 600 USD. Nguyên nhân là nhu cầu từ Trung Quốc tăng cao, nhiều nơi chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin và Thượng viện Mỹ bàn về tiền ảo.

• Các ngân hàng Mỹ phải chịu án phạt cho những sai lầm trong thời kỳ khủng hoảng. Đầu năm 2013, 10 ngân hàng lớn của Mỹ đã bị các nhà chức trách phạt gần 20 tỷ USD (Bank of America bi phạt 11,6 tỷ USd), do lạm dụng thế chấp và tịch biên nhà trái phép, nhân diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khiến hàng triệu người Mỹ sa cơ mất hết nhà cửa. Đến những tháng cuối năm 2013, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ JPMorgan Chase đã chấp nhận chịu phạt số tiền kỷ lục 13 tỷ USD do đã bán các chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản thế chấp có độ rủi ro cao cho các nhà đầu tư trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính.

1. KINH TẾ THẾ GIỚI

Nội dung:

1 Kinh tế thế giới

2 Kinh tế Việt Nam

3 Tình hình tiền tệ

& ngân hàng

4 Thị trường chứng khoán

5 BĐS: Nhà ở trung bình khởi sắc

6 Vàng: Một năm thất bát

7 Chỉ tiêu & chính sách cho năm 2014

BÁO CÁO NĂM 2013 C Ô N G T Y C P C H Ứ N G K H O Á N T H I Ê N V I Ệ T - T V S

Ngày 08 / 1 /2014

ĐÓN ĐẦU VẬN HỘI MỚI

Page 2: BÁO CÁO NĂM 2013 - tvs.vn tuc/TVS/BAO_CAO_NAM_2013.pdf · đảo mạnh. Nhà đầu tư rút tiền nhằm tìm kiếm lợi suất cao hơn ở các nền kinh tế phát triển

TVS RESEARCH

TRANG 2 BÁO CÁO NĂM 2013

2. KINH TẾ VIỆT NAM Điểm sáng: xuất siêu năm thứ 2 liên tiếp, lạm phát giảm, và FDI giải ngân +11%

Chất lượng tăng trưởng GDP chưa cao, lạm phát ở mức thấp nhất từ 2004

Tăng trưởng GDP giảm dần từ mức trung bình 7,8%/năm trong giai đoạn 2001-2006 xuống còn 6,5%/năm trong giai đoạn 2007-2011. Tăng trưởng tín dụng giảm mạnh từ mức trên 25% từ năm 2010 trở về trước trước xuống còn 9%-11%/năm trong 3 năm gần đây và đi kèm tăng trưởng GDP từ 2011-2013 đều dưới mức 6%.

Chất lượng tăng trưởng chưa cao khi yếu tố đóng góp tăng trưởng là vốn và lao động trong GDP vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn. Cụ thể, tỷ lệ vốn trong GDP, năm 2010 là 68,79%, năm 2011 là 55,53%, năm 2012 là 59,16% và năm 2013 là 55,79%. “Đặc biệt là chất lượng lao động vẫn suy giảm, năng suất lao động cũng không cao”, theo ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

Mức tăng trưởng GDP năm 2013 ở mức 5,42% chủ yếu do đóng góp của khu vực dịch vụ (chiếm tỷ trọng 43,3%) với mức tăng 6,56%. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,43%, thấp hơn mức tăng 5,75% của năm trước. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,67% xấp xỉ mức tăng năm trước do năm nay giá cả nông sản xuất khẩu giảm.

5.8

6.4

7.2

8.3

5.5 5.7

6.0 6.2

4.8 5.1

5.4 5.6

4.8 5.0

5.5

6.0

4

5

6

7

8

9

%Tăng trưởng GDP theo quý

Nguồn GSO

Nguồn GSO

Chất lượng lao động và năng suất lao động vẫn chưa cải

thiện

Dịch vụ đóng góp chủ yếu vào tăng

trưởng GDP

Page 3: BÁO CÁO NĂM 2013 - tvs.vn tuc/TVS/BAO_CAO_NAM_2013.pdf · đảo mạnh. Nhà đầu tư rút tiền nhằm tìm kiếm lợi suất cao hơn ở các nền kinh tế phát triển

TVS RESEARCH

TRANG 3 BÁO CÁO NĂM 2013

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2013 ở mức 6.6%, thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Trong đó, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 18,97% và nhóm giáo dục tăng 11,71% so với tháng 12 năm trước, đóng góp vào chỉ số chung cả nước lần lượt 1,1% và 0,7%. Trong năm nay, CPI tăng cao vào quý I và quý III với mức tăng bình quân tháng là 0,8%; quý II và quý IV, CPI tương đối ổn định và tăng ở mức thấp với mức tăng bình quân tháng là 0,4%.

Vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 30,4% GDP, thấp nhất từ năm 2000. Kế hoạch 2014 30% GDP

Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2013, theo giá thực tế ước đạt 1.091,1 nghìn tỷ đồng, +8% so với năm 2012 và bằng 30,4% GDP. 3 năm gần đây, đầu tư công thắt chặt, khu vực kinh tế tư nhân sản xuất đình trệ, hạn chế đầu tư do đó tổng vốn đầu tư 3 năm gần đây tăng chậm khoảng 6%-8% so với mức trên 15% từ 2010 trở về trước.

Giải ngân FDI +10%. Thu hút FDI đến thời điểm 15/12/2013 ước tính đạt 21,6 tỷ USD, +54,5% so với cùng kỳ năm 2012. Vốn FDI thực hiện ước tính đạt 11,5 tỷ USD, +9,9% so với năm 2012. Từ 2007 đến giờ vốn FDI giải

34.235.4

37.439.0

40.7 40.9 41.5

46.5

41.542.7

41.9

34.633.5

30.4

25

30

35

40

45

50

2000 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13

%Vốn đầu tư/GDP

Nguồn GSO

Nguồn GSO

CPI 2013 tăng 6.6%, thấp nhất

trong 10 năm

Page 4: BÁO CÁO NĂM 2013 - tvs.vn tuc/TVS/BAO_CAO_NAM_2013.pdf · đảo mạnh. Nhà đầu tư rút tiền nhằm tìm kiếm lợi suất cao hơn ở các nền kinh tế phát triển

TVS RESEARCH

TRANG 4 BÁO CÁO NĂM 2013

ngân luôn dao động từ 10-11,5 tỷ USD và đạt gần 50% vốn FDI đăng ký.

Năm 2000, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo khi chiếm đến 59% vốn đầu tư nhưng từ 2007 đến giờ kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ với tỷ lệ vốn đầu tư năm 2013 đạt 37,6% so với mức 23% năm 2010. Mặc dù vai trò đã khác trước, nhưng, khu vực kinh tế Nhà nước vẫn được sử dụng nguồn lực kinh tế nhiều hơn, hưởng nhiều ưu đãi hơn (vốn vay, thủ tục hành chính) nhưng hiệu quả mang lại chưa cao do hệ số sự dụng vốn ICOR luôn cao gấp rưỡi hệ số ICOR chung nền kinh tế. Đã đến lúc , Chính phủ cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đánh giá tác động môi trường, thủ tục giải phóng mặt bằng đất đai để tăng tiến trình giải ngân không chỉ vốn FDI mà cả vốn khối kinh tế tư nhân.

VN xuất siêu 863 triệu năm thứ hai liên tiếp sau 19 năm, chủ yếu do khu vực FDI xuất siêu 14 tỷ USD

Sau khi xuất siêu 749 triệu USD trong năm 2012, năm 2013 VN tiếp tục xuất siêu năm 863 triệu USD, bằng 0,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 13,1 tỷ USD

59 60 57

53

48 47 46

37 34

41 38 39 38

40.4

18 18 17 16 14 15 16

24

31

26 26 26 23 22.0

23 23 25

31

38 38 38 38

35 34 36 35

39 37.6

-

10

20

30

40

50

60

70

2000 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13

%Tỷ lệ Vốn đầu tư/Tổng VĐT theo thành phần kinh tế

Nhà nước %

FDI %

Tư nhân %

Nguồn GSO

Việt Nam xuất siêu 863 triệu

USD năm thứ hai liên tiếp

ICOR khu vực kinh tế nhà nước

luôn cao gấp rưỡi ICOR chung của nền kinh tế

-20%

-10%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

-2,000

1,000

4,000

7,000

10,000

13,000

16,000

19,000

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Triệu USDNhập siêu

% Tăng trưởng XK

% Tăng trưởng NK

Nguồn GSO

Page 5: BÁO CÁO NĂM 2013 - tvs.vn tuc/TVS/BAO_CAO_NAM_2013.pdf · đảo mạnh. Nhà đầu tư rút tiền nhằm tìm kiếm lợi suất cao hơn ở các nền kinh tế phát triển

TVS RESEARCH

TRANG 5 BÁO CÁO NĂM 2013

Xuất khẩu tăng 15,4% và khu vực nước ngoài đóng góp 61,4%

Trong năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 131,3 tỷ USD, + 15,4% và nếu loại trừ yếu tố giá +18,2%. Khu vực kinh tế trong nước đạt 43,8 tỷ USD, +3,5%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 88,4 tỷ USD, +22,4%. Xuất khẩu của khu vực nước ngoài chiếm tỷ trọng cao 61,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng hiệu quả mang lại cho tăng trưởng kinh tế không cao do chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng gia công, lắp ráp với giá trị gia tăng thấp như: Điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép...

Nhập khẩu tăng 15,4% chủ yếu từ Trung Quốc và khu vực nước ngoài đóng góp 56,8%

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2013 đạt 131,3 tỷ USD, +15,4% so với năm 2012 và nếu loại trừ yếu tố giá, +18,3%. Trong đó, nhập chủ yếu là tư liệu sản xuất, máy móc, phụ tùng, nguyên vật liệu tới 120,8 tỷ USD, chiếm 92% tổng kim ngạch nhập khẩu. Kim ngạch nhập khẩu khu vực kinh tế trong nước đạt

37.6% 42.1% 44.4%

41% 37.8% 38.1%

15% 14.7% 12.5%

6% 5.3% 5.1%

0.0%

20.0%

40.0%

60.0%

80.0%

100.0%

2011 2012 2013

Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu

Nhóm hàng thủy sản

Nhóm hàng

nông, lâm sản

Nhóm CN nhẹ và tiểu

thủ công nghiệp

nhóm hàng CN nặng

và khoáng sản

40%

22%

11%

16%

13%

-2%0%

11%

-10%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

2012 2013

Tăng trưởng theo nhóm hàng xuất khẩu

Nhóm hàng thủy

sản

Nhóm hàng

nông, lâm sản

Nhóm CN nhẹ và

tiểu thủ công

nghiệp nhóm hàng CN

nặng và khoáng

sản

Nguồn GSO

Nguồn GSO

Page 6: BÁO CÁO NĂM 2013 - tvs.vn tuc/TVS/BAO_CAO_NAM_2013.pdf · đảo mạnh. Nhà đầu tư rút tiền nhằm tìm kiếm lợi suất cao hơn ở các nền kinh tế phát triển

TVS RESEARCH

TRANG 6 BÁO CÁO NĂM 2013

56,8 tỷ USD, tăng 5,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 74,5 tỷ USD (chiếm 56,7%), tăng 24,2%.

Cơ cấu kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm nay cũng có sự thay đổi so với năm 2012, nhóm tư liệu sản xuất gồm máy, móc thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận tải ; phụ tùng và nhiên vật liệu(chiếm 55,3%) chiếm tỷ trọng cao nhất với 92%, tăng so với mức 90,9% của năm 2012. Nhóm hàng tiêu dùng đạt 10,5 tỷ USD, chiếm 8%, giảm so với mức 9% của năm 2012. Với cơ cấu nhập khẩu và thị trường nhập khẩu như vậy, Việt Nam nhập thiết bị máy móc… vẫn chủ yếu từ nơi có công nghệ trung gian, còn nơi có công nghệ nguồn, công nghệ cao như EU, Mỹ vẫn chưa tiếp cận được nhiều.

Bội chi NSNN năm 2014 là 5,3% GDP, Nợ công đến năm 2015 không quá 65% GDP, Áp lực trả nợ các năm đến rất lớn

Nợ công Việt Nam (gồm khoản nợ của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) năm 2012 là 1.619,8 nghìn tỷ đồng, trong đó tổng dư nợ của Chính phủ khoản 1.277 nghìn tỷ đồng (nợ nước ngoài 726,3 nghìn tỷ đồng), tổng dư nợ được Chính phủ bảo lãnh là 288,3 nghìn tỷ đồng (nợ trong nước 192,2 nghìn tỷ đồng). Dư nợ nước ngoài quốc gia là 876,8 nghìn tỷ đồng. Nâng Trần bội chi ngân sách năm 2013 lên 5,3%/GDP từ mức kế hoạch 4,8%. Theo Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015 đã xác định chỉ tiêu nợ công đến năm 2015 không quá 65% GDP, nợ của Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.

Chính phủ đã trình và được Quốc hội đồng ý mức bội chi ngân sách năm 2014 là 5,3% GDP (224 nghìn tỷ đồng) và phát hành thêm 170 nghìn tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014 - 2016. Cùng với huy động cho bù đắp bội chi (224 nghìn tỷ đồng) và đảo nợ (70 nghìn tỷ đồng), thì tổng số phải huy động trong năm 2014 tăng gần 100 nghìn tỷ đồng so với năm 2013

Thị trường xuất nhập khẩu lớn EU Mỹ ASEAN Nhật Bản Trung Quốc Hàn Quốc

Vị thế Xuất khẩu 1 2 3 4 5 6

Giá trị xuất khẩu (Tỷ USD) 24.4 23.7 18.5 13.6 13.1 6.7

% tăng trương 20.4% 20.3% 6.3% 3.8% 2.1% 19.9%

Vị thế nhập khẩu 5 6 2 4 1 3

Giá trị xuất khẩu (Tỷ USD) 9.2 5.1 21.4 11.6 36.8 20.8

% tăng trương 4.2% 6.1% 2.8% -0.2% 26.7% 34.1%

Nhập siêu (tỷ USD) -15.2 -18.6 2.9 -2 23.7 14.1

2009 2010 2011 2012 2013E 2014E

Nợ công (%/GDP) 52.6 56.3 54.9 55.7 na 59.8

Dư nợ Chính phủ (%/GDP) 41.9 44.6 43.2 43.3 na 46.2

Nợ nước ngoài quốc gia (%GDP) 38.8 42.2 41.5 41.1 na 42.4

nguồn: 2009-2011 Bảng tin nợ công BTC, 2014 theo kế hoạch Chính phủ

Cơ cấu kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm nay cũng có sự thay đổi so với năm 2012: nhóm tư liệu sản xuất tăng so với mức 90.9% của năm 2012

Áp lực trả nợ trong các năm tới rất lớn

Nguồn GSO

Page 7: BÁO CÁO NĂM 2013 - tvs.vn tuc/TVS/BAO_CAO_NAM_2013.pdf · đảo mạnh. Nhà đầu tư rút tiền nhằm tìm kiếm lợi suất cao hơn ở các nền kinh tế phát triển

TVS RESEARCH

TRANG 7 BÁO CÁO NĂM 2013

Nguồn trả nợ dự kiến từ ngân sách nhà nước, phát hành mới để đảo nợ đối với một phần nợ gốc trái phiếu Chính phủ đến hạn, bảo đảm duy trì thanh khoản, giảm thiểu rủi ro tái cấp vốn và không làm tăng dư nợ gốc trái phiếu Chính phủ. Qua đó sẽ bảo đảm duy trì các chỉ tiêu trả nợ trực tiếp của Chính phủ năm 2014 ở mức 15,2%, năm 2015 khoảng 20,4% và năm 2016 khoảng 22,9% tổng thu ngân sách, nằm trong giới hạn cho phép là không quá 25% tổng thu ngân sách nhà nước theo Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia đã được phê duyệt.

Sản xuất công nghiệp dần khởi sắc, bán lẻ chưa hết khó khăn

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) năm 2013ước tính tăng 5,9% so với năm trước, cao hơn mức tăng 4,8% năm 2012. Trong đó quí I tăng 5%; quí II tăng 5,5%; quí III tăng 5,4% và quí IV tăng 8%.

Một trong những con số ấn tượng trong năm nay là chỉ số hàng tồn kho tại thời điểm 1/12/2013 của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ tăng 10,2% so với cùng thời điểm năm 2012 ( năm 2011 là 23%; năm 2012 là 20,1%).

Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2013 ước tính đạt 2.618 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm 2012 và là mức tăng thấp nhất trong vòng bốn năm trở lại đây, loại trừ yếu tố giá năm 2013 tăng 5,6%; năm 2012 tăng 6,5%; năm 2011 tăng 4,4%.

Việt Nam còn nhiều vấn đề cần giải quyết để đón chờ cơ hội đến khi nên kinh tế thế giới hồi phục trở lại: (1) Công cuộc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, cơ cấu lại nợ xấu đã bắt đầu nhưng có vẻ khó khăn, phức tạp và diễn biến khá chậm; (2) Tái cấu trúc tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước, đầy mạnh cổ phần hóa và niêm yết những doanh nghiệp lớn; (3)Giải quyết bài toán tăng trần thâm hụt ngân sách và đảm bảo hiệu quả các khoản đầu tư công mới; (4) Khơi thông dòng vốn từ thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán. Cần quan tâm chất lượng tăng trưởng tín dụng trong năm 2014, thực tế tín dụng 2013 tăng chủ yếu đến từ lĩnh vực nông nghiệp nông thôn với mức tăng 15% trong 10 tháng năm 2013 trong khi các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác vẫn khó tiếp cận vốn vay (do chất lượng bảng cân đối kế toán hoặc do doanh nghiệp chưa sẵn sang mở rông sản xuất kinh doanh).

Nguồn GSO

Chỉ số tồn kho tăng chậm 10.2% so với dùng kì

-10.1

5.6 5.86.7 6.5 7

4.45.6 5.9 5.7

7

-15.0

-10.0

-5.0

0.0

5.0

10.0

% Chỉ số sản xuất Công nghiệp IPP

% +/- tháng xx so với cùng kỳ năm trước

Page 8: BÁO CÁO NĂM 2013 - tvs.vn tuc/TVS/BAO_CAO_NAM_2013.pdf · đảo mạnh. Nhà đầu tư rút tiền nhằm tìm kiếm lợi suất cao hơn ở các nền kinh tế phát triển

TVS RESEARCH

TRANG 8 BÁO CÁO NĂM 2013

3. TÌNH HÌNH TIỀN TỆ & NGÂN HÀNG VN 2013 XOAY QUANH BỨC TRANH NỢ XẤU

Sau năm 2012 đầy những biến cố xảy ra, bức tranh tiền tệ - ngân hàng năm 2013 đã có nhiều điểm sáng hơn như

� Thanh khoản hệ thống được cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả.

� Tỷ giá ngoại tệ ổn định � Dự trữ ngoại hối tăng cao

Tuy nhiên, gam màu tối vẫn còn rất nhiều trên bức tranh tổng thể cho thấy ngành ngân hàng vẫn còn phải đối diện với nhiều thách thức phía trước:

� Tăng trưởng tín dụng tuy có cải thiện nhưng vẫn chưa đạt kế hoạch 12%.

� Tỷ lệ nợ xấu giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, đồng thời chưa được phân loại và đánh giá đầy đủ

� Chất lượng tín dụng chưa thực sự được cải thiện. � Hiệu quả kinh doanh các TCTD thấp so với năm trước.

GIẢM LÃI SUẤT ĐỂ KÍCH THÍCH KINH TẾ

Theo số liệu của NHNN, tín dụng của toàn hệ thống tăng trưởng 8,91% trong cả năm 2012- thấp nhất kể từ năm 1992.Đặc biệt, tín dụng chỉ bắt đầu tăng trưởng dương từ tháng 6 năm 2012 dotổng cầu yếu, khả năng tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hàng tồn kho cao nên nhiều DN không đủ điều kiện vay vốn. Trong cơ cấu tín dụng, dư nợ bất động sản chiếm tới hơn một nửa, khoảng 1,5 triệu tỷ đồng và gây áp lực nợ xấu lên hệ thống ngân hàng khi thị trường bất động sản đóng băng từ cuối năm 2011.

Nguồn: Vietstock

Page 9: BÁO CÁO NĂM 2013 - tvs.vn tuc/TVS/BAO_CAO_NAM_2013.pdf · đảo mạnh. Nhà đầu tư rút tiền nhằm tìm kiếm lợi suất cao hơn ở các nền kinh tế phát triển

TVS RESEARCH

TRANG 9 BÁO CÁO NĂM 2013

Lãi suất Hiện tại 3/2013Cơ bản 9% 9%Tái chiết khấu 5% 7%Tái cấp vốn 7% 9%Cho vay qua đếm 8% 10%Huy động 7% 8%

Trong năm 2013, Ngân hàng Nhà nước đã tận dụng công cụ lãi suất để kích thích tăng trưởng tín dụng vốn còn rất yếu trong 6 tháng đầu năm. Theo đó, NHNN đã giảm 2%/năm các mức lãi suất điều hành; giảm 3%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên xuống 7%-9%; giảm 1%/năm lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi bằng VND xuống 7% từ cuối tháng 6, và cho phép các NHTM được tự ấn định lãi suất tiền gửi VND có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.

Mặt bằng lãi suất cho vay giảm 2-5%/năm trong 2013. Đến cuối 2013, đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước, lãi suất cho vay thương mại trung bình trong ngắn hạn là 9,75/năm và trong trung & dài hạn là 13%/năm; lãi suất cho vay trong các lĩnh vực ưu tiên trung bình trong ngắn hạn là 8%/năm và trong trung & dài hạn là 9,5%/năm. Như vậy, mức lãi suất về cơ bản đã được đưa về gần giống với giai đoạn 2005-2006 nhưng được đánh giá là vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ.

Chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra có xu hướng thu hẹp. Hiện tại huy động tiết kiệm của các ngân hàng chủ yếu vẫn ở thời hạn ngắn (1-3 tháng), với lãi suất phổ biến là dưới 7,5%/năm. Giá vốn này, nếu so sánh với lãi suất cho vay bình quân phổ biến hiện nay (11,5%/năm do có rất hiếm DN thuộcdiện hưởng ưu đãi lái suất thấp), thì mức chênh lệch vẫn là 4%, trừ đi dự phòng rủi ro vẫn còn 3%, cho thấy vẫn còn dư địa để giảm tiếp lãi vay.

Thời gian qua, các ngân hàng liên tục tung ra các gói tín dụng giá rẻ, song quy mô các gói tín dụng này khá nhỏ. Ngoài ra, mức lãi suất thấp (7-9%/năm) chỉ được các ngân hàng áp dụng từ 3 đến 6 tháng đầu, nên mức độ ưu đãi thực không cao. Theo dữ liệu gần đây nhất tính đến ngày 31/10/2013, dư nợ cho vay bằng VND có mức lãi suất dưới 10% chiếm tỷ trọng 29,3%; mức lãi suất từ 10-13%/năm chiếm tỷ trọng 48,65%; mức lãi suất từ 13-15% chiếm tỷ trọng 14,7%; mức lãi suất trên 15%/năm chiếm tỷ trọng 7,41%. Điều đó có nghĩa là, số lượng người dân, DN được tiếp cận với lãi suất thấp chưa nhiều như kỳ vọng. Do đó, chúng tôi vẫn kì vọng lãi suất cho vay trong năm 2014 có khả năng sẽ hạ thêm để hỗ trợ tăng trưởng.

TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG YẾU DO DOANH NGHIỆP GẶP KHÓ

Mặc dù giảm nhanh, lãi suất cho vay hiện tại 11.5-12.5%/năm

vẫn còn quá sức đối với doanh

nghiệp

Page 10: BÁO CÁO NĂM 2013 - tvs.vn tuc/TVS/BAO_CAO_NAM_2013.pdf · đảo mạnh. Nhà đầu tư rút tiền nhằm tìm kiếm lợi suất cao hơn ở các nền kinh tế phát triển

TVS RESEARCH

TRANG 10 BÁO CÁO NĂM 2013

Tăng trưởng tín dụng yếu do sức hấp thụ kém. Cho đến ngày 27/12/2013, tăng trưởng tín dụng cả nước đạt 12%, tăng cao hơn năm 2012 (9%) đạt được mục tiêu đề ra hồi đầu năm. Đáng lưu ý, tăng trưởng tín dùng đã có lúc gần như không tăng cho đến tháng 3/2013 và chỉ thực sự tăng nhanh từ tháng 10/2013 khi sức hấp thụ của nền kinh tế bắt đầu cải thiện. Như vậy, nền kinh tế mất gần 10 tháng “hôn mê” mặc dù nhận được rất nhiều biện pháp kích thích từ hồi cuối 2012 đến tháng 10 năm 2013.

Tăng trưởng tín dụng đặt mục tiêu 14% năm 2014. Kế hoạch tín dụng trong năm mới gặp thuận lợi hơn nhiều so với năm 2013 cụ thể như lãi suất thấp, lạm phát giảm tốc, hoạt động kinh doanh bắt đầu sôi động và nhất là xuất khẩu cải thiện do nhu cầu từ các thị trường EU, Mỹ, Nhật có dấu hiệu phục hồi. Đo đó, hoạt động cho vay được đánh giá sẽ tăng tốc trở lại và khả năng đạt được mục tiêu 14% trong năm 2014 là rất khả thi. Tăng trưởng tín dụng chậm mà chắc vào bộ phận DN tốt trong năm 2013 sẽ tạo nền tảng bền vững cho hoạt động cho vay những năm về sau, đồng thời hạn chế nợ xấu gia tăng.

XỬ LÍ NỢ XẤU TIẾN TRIỂN NHƯNG VẪN CÒN NAN GIẢI

Mục tiêu

Tăng trưởng tín dụng 12% đến

12/2013, vừa đạt mục tiêu cả năm 12% do tín dụng tháng 12 tăng

mạnh

Nguồn: TVS Research

Page 11: BÁO CÁO NĂM 2013 - tvs.vn tuc/TVS/BAO_CAO_NAM_2013.pdf · đảo mạnh. Nhà đầu tư rút tiền nhằm tìm kiếm lợi suất cao hơn ở các nền kinh tế phát triển

TVS RESEARCH

TRANG 11 BÁO CÁO NĂM 2013

Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng tính đến tháng 9/2013 ở mức 4,62% giảm nhẹ so với mức 4,9% hồi tháng 9/2012. Điều đáng lưu ý là đà giảm của tỷ lệ nợ xấu trên/tổng dự nợ theo báo cáo có chiều hướng chững lại, và còn rất xa so với mục tiêu 3% của NHNN. Trong điều kiện Thông tư 02 qui định về phân loại nợ xấu sẽ chính thức được áp dụng vào tháng 6/2014, chúng tôi cho rằng tỷ lệ nợ xấu sẽ có chiều hướng tăng trở lại, theo đó, phản ánh thực tế về bức tranh nợ xấu trong nền kinh tế hiện nay.

Điếm đáng ghi nhận là công tác xử lí nợ xấu đã có nhiều bước tiến đáng kể từ khi VAMC ra đời. Tính đến ngày hôm nay 16/12/2013, Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) đã mua được gần 28.170 tỷ đồng dư nợ gốc, 22.863 tỷ đồng giá mua của 26 tổ chức tín dụng. Theo đó, dự kiến đến cuối năm 2013, VAMC mua được khoảng 30 - 35 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Đồng thời, bằng công cụ trích lập dự phòng của các TCTD, tổng số nợ xấu đã được xử lý và đưa ra theo dõi ngoại bảng trong năm 2012 và 10 tháng đầu năm 2013 là 105,9 nghìn tỷ đồng. Đến cuối tháng 10/2013, tổng số dư các khoản nợ được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ theo Quyết định 780 là 316,8 nghìn tỷ đồng. Điều này góp phần quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục tiếp cận vay vốn ngân hàng với lãi suất hợp lý, đồng thời giảm bớt gánh nặng trả lãi phạt do nợ quá hạn.

Những phản ứng rất tích cực trong thời gian qua, đặc biệt là sự quan tâm của phía nhà đầu tư nước ngoài như Blacktone, Deutsche Bank Capital cho thấy quá trình xử lí nợ xấu có thể tăng tốc trong thời gian tới. Bên cạnh đó, cũng cần phải nhấn mạnh rằng để tận dụng cơ hội này đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý cho các hoạt động này.

TỶ GIÁ ỔN ĐỊNH VÀ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI ĐƯỢC CẢI THIỆN

Trong năm ít nhất có ba đợt biến động (cuối tháng 2 đầu tháng 3, cuối tháng 6 đầu tháng 7 và gần đây là đầu tháng 12 vừa qua). Tuy nhiên, nhìn chung năm 2013 cũng một năm thành công về ổn định tỷ giá khi chung cuộc NHNN chỉ phải tăng 1% tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Hiện tại, tỷ gián bình quân liên ngân hàng đang giao dịch tại mức 21036 VND/USD.

Tỷ giá ổn định một phần nguyên nhân là do nguồn dự trữ ngoại hối 2013 dồi dào khoảng 25 tỷ USD. Cán cân thương mại năm nay khá cân bằng, cộng thêm các nguồn cung khác từ thu hút đầu tư (vốn FDI trên 20 tỷ USD và kiều hối khoảng 11 tỷ USD) đã tạo ra thặng dư ngoại tệ. NHNN cũng sử dụng dự trữ ngoại hối để can thiệp thị trường như đã làm với thị trường vàng.

Thông tư 02 qui định về phân loại nợ xấu sẽ chính thức được áp

dụng vào tháng 6/2014

Page 12: BÁO CÁO NĂM 2013 - tvs.vn tuc/TVS/BAO_CAO_NAM_2013.pdf · đảo mạnh. Nhà đầu tư rút tiền nhằm tìm kiếm lợi suất cao hơn ở các nền kinh tế phát triển

TVS RESEARCH

TRANG 12 BÁO CÁO NĂM 2013

4. TTCK QUA NHỮNG CON SỐ NĂM 2013

a. Chứng khoán Việt Nam tăng điểm trong bối cảnh các chỉ số chính trên thế giới có năm giao dịch thành công

b. Vốn hóa toàn thị trường năm 2013 chiếm 26% tổng GDP, trong đó nếu tính riêng VNIndex và HNX, con số này lần lượt ở mức 23% và 3%.

+/-

DOW

JONES (Mỹ)

NASDAQ

(Mỹ)

FTSE100

(Anh)

DAX

(Đức)

CAC40

(Pháp)

SSMI

(Thụy Sỹ) VNINDEX HNINDEX VN30

6 tháng 9.7 20.3 7.8 20.1 14.2 6.8 3.7 7.5 1.0

1 năm 22.8 33.6 11.1 21.2 13.6 20.2 21 17 11

(Nguồn: Bloomberg)

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013Số DN niêm yết tại

HOSE 138 170 196 275 301 314 304Vốn hóa tại thời điểm cuối năm (nghìn tỷ

VND) 363 169 495 591 449 739 809

Vốn hóa/GDP từng năm 25% 9% 26% 28% 18% 25% 23%VNIndex 927 316 495 485 352 400 505

GTGD trung bình năm

(tỷ VND) 779 460 1,598 1,341 477 648 943 (Nguồn: Bloomberg - TVS thống kê VNIndex tại thời điểm 31/12)

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Số DN niêm yết tại HNX 111 168 257 366 393 396 377Vốn hóa tại thời điểm

cuối năm (nghìn tỷ

VND) 136 58 125 143 85 92 107

Vốn hóa/GDP từng năm 9% 3% 7% 7% 3% 3% 3%

HNXIndex 324 105 168 114 59 57 68

GTGD trung bình năm

(tỷ VND) 308 217 761 912 342 383 318

(Nguồn: Bloomberg - TVS thống kê HNXIndex tại thời điểm 31/12)

Page 13: BÁO CÁO NĂM 2013 - tvs.vn tuc/TVS/BAO_CAO_NAM_2013.pdf · đảo mạnh. Nhà đầu tư rút tiền nhằm tìm kiếm lợi suất cao hơn ở các nền kinh tế phát triển

TVS RESEARCH

c. Thanh khoản toàn thị trường 2013 tăng hơn 25% so với 2012 và đạt trung bình 1,326 tỷ đồng/phiên. Giá trị giao dịch trung bình 3 tháng cuối năm đều trên mức 1,000 tỷ đồng/phiên/tháng trong khi con số này của năm 2012 chỉ xoay quanh mức 500-700 tỷ đồng/phiên/tháng.

d. Trong vòng 5 năm từ 2009-2013, ngoại trừ con

số kỷ lục gần 16,000 tỷ mua ròng năm 2010, trung bình khối ngoại đều có vài tháng bán mạnh trong năm (T9/2009, T12/2011, T1/2012, T6/2013). Tổng giá trị mua ròng khối ngoại năm 2013 +13% so với 2012 và đạt 6,802 tỷ đồng.

e. Tốp 10 CP giao dịch mạnh nhất trong năm 2013

f. Năm 2013 ghi nhận sự quay trở lại của các CP đầu tư giá trị như REE, HSG, GAS, VNM. Những CP này đã có mức tăng giá vượt trội so với VNIndex

g. Với khả năng room nước ngoài có thể được

mở thêm thay vì 49% như trước đây, hàng loạt kỷ ngoại, các ETF mới đã vào Việt Nam, số TK Tổ chức +13% so với năm trước trong khi tài khoản cá nhân chỉ +3%.

h. Lượng doanh nghiệp niêm yết -4% so với đầu

năm trong đó số DN rời sàn gấp 4 lần số doanh nghiệp tham gia mới.

THÁNG 2010 2011 2012 2013Tháng 1 2,656 1,216 401 1,629

Tháng 2 1,412 1,030 1,028 1,602

Tháng 3 2,938 1,577 1,958 1,012

Tháng 4 3,673 1,481 1,988 1,031

Tháng 5 3,427 1,512 1,922 1,211

Tháng 6 2,432 1,160 1,061 1,443

Tháng 7 2,115 671 785 988

Tháng 8 1,641 888 834 963

Tháng 9 1,965 1,021 640 811

Tháng 10 1,142 649 539 1,260

Tháng 11 1,067 484 392 1,539

Tháng 12 2,456 701 783 1,757

(Nguồn: TVS thống kê)

GIÁ TRỊ GIAO DỊCH TRUNG BÌNH THÁNG (TỶ VND)

Giá trị mua ròng khối ngoại qua các năm

Năm 2010 2011 2012 2013

tỷ đồng 15,088 2,073 6,036 6,802

(Nguồn : HOSE, HNX & TVS thống kê)

CP Giá trị CP Mua

ròng

CP Bán

ròng

VNM 14,775 MSN 1,463 HAG 612

SHB 11,533 VCF 885 VIC 491

VIC 10,887 HPG 825 BVH 170

REE 9,175 GAS 724 STB 147

HAG 8,311 PVD 597 EIB 137

GAS 8,208 DPM 504 CTG 105

MSN 7,402 VNM 399 PPC 103

SCR 7,308 GMD 346 KLS 72

ITA 6,867 DRC 340 DPR 70

PPC 6,382 VCB 307 IJC 63

(Nguồn: TVS thống kê)

Top 10 CP giao dịch trong năm (tỷ đồng)

Thị trường Nhà đầu tư nước ngòai

VNIndex REE HSG GAS VNMVNIndex

vs. REE

VNIndex

vs. HSG

VNIndex

vs. GAS

VNIndex

vs. VNM

21% 70% 111% 71% 55% 41% 75% 41% 29%

(Nguồn: TVS thống kê)

Tăng giảm giá trong năm 2012-2013 Tăng giảm giá so với VNIndex

Cá nhân Tổ chức Cá nhân Tổ chức Tổng

14,022 1,979

Năm 2013Cá nhân Tổ chức

14,434 2,243

(Nguồn: VSD)

Năm 2012 +/- 2012 vs. 2013Số lượng TK cá nhân/tổ chức được mở trong năm

3% 13% 4%

16,677

16,001

Số đầu

năm Số cuối năm Lý do chủ yếu

Thêm Bớt

711 9 39 681

hủy niêm yết

do không đủ

điều kiện về tài

chính hoặc vi

phạm nghiêm

trọng quy định

(Nguồn: TVS thống kê)

Số công ty thêm/bớt trong

năm

Page 14: BÁO CÁO NĂM 2013 - tvs.vn tuc/TVS/BAO_CAO_NAM_2013.pdf · đảo mạnh. Nhà đầu tư rút tiền nhằm tìm kiếm lợi suất cao hơn ở các nền kinh tế phát triển

TVS RESEARCH

i. Các CP Bất Động Sản thị giá nhỏ đã tạo nên đợt sóng tăng cho VNIndex cả về điểm số KLGD. Những CP BĐS tiêu biểu FLC, PVX, ITA, DXG, HDG

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUA LĂNG KÍNH KĨ THUẬT >> VNINDEX

1. VNIndex có 1 năm giao dịch thành công khi chỉ số +21% so với đầu năm và

chính thức chinh phục lại vùng 500 điểm sau hơn 1 năm giao dịch dưới mức này.

2. Do có sự dịch chuyển dòng tiền và thay đổi từ phương thức đầu cơ sang các CP nhóm đầu tư từ đầu đến giữa năm 2013,KLGD trên HOSE +32% YoY trong khi đó -9% trên HNX. KLGD trung bình trên HOSE đạt trên 61 triệu đv/phiên, HNX 46.3 triệu/phiên.

3. Đường giá tăng điểm ỗn định với đáy sau cao hơn đáy trước và luôn được hỗ trợ bởi mức KLGD tương ứng. Từ tháng 2/2013 mức giảm thấp nhất mà đường giá ghi nhận được nằm ở Fibo 61.8% trung hạn 1 năm quanh mức 460 điểm trong khi 533 điểm là vùng đỉnh cao nhất được ghi nhận trong các đợt tăng điểm.

4. Giao cắt “vàng” giữa EMA60 và EMA200 xuất hiện trong T1/2013 với mức KLGD trung bình trên 80 triệu đv đã mở ra 1 thời kỳ tăng điểm ổn định cho VNIndex.

Giá KLGD Giá KLGD Giá KLGD Giá KLGD Giá KLGD Giá KLGD Giá KLG

D Giá KLGD

PVX 6,319 8.3 5,226 4.6 4,128 1.8 2,495 4.0 9 12 (10) (38) (29) (75) (57) (46)

ITA 6,677 6.0 6,364 4.7 5,826 2.1 6,365 5.3 50 34 43 5 31 (53) 43 17

FLC 7,190 1.6 6,690 1.4 5,273 2.8 6,671 5.3 (2) (49) (8) (54) (28) (54) (9) 73

DXG 9,329 0.2 8,512 0.1 8,385 0.1 11,017 0.9 8 22 (2) (40) (3) (62) 27 331

HDG 11,881 0.2 10,675 0.0 9,600 0.0 13,300 0.2 1 (49) (10) (86) (19) (91) 13 (48)

(Nguồn: TVS thống kê - giá VND, KLGD: triệu đv)

Cổ phiếu

QIII QIV

Tăng giảm vs. đầu năm (%)Giá trung bình và KLGD trung bình trong Quý

QI QII QIII QIV QI QII

Page 15: BÁO CÁO NĂM 2013 - tvs.vn tuc/TVS/BAO_CAO_NAM_2013.pdf · đảo mạnh. Nhà đầu tư rút tiền nhằm tìm kiếm lợi suất cao hơn ở các nền kinh tế phát triển

TVS RESEARCH

TRANG 15 BÁO CÁO NĂM 2013

5. Các blue-chips có vốn hóa lớn như VNM, GAS tăng mạnh trong năm cũng là 1 trong những tác động chính tạo nên 1 năm giao dịch tăng điểm cho VNIndex. Những biến động nhỏ của 2 CP này cũng ảnh hưởng lớn đến điểm số của VNIndex.

6. Biên giá Bollinger đang trong quá trình tích lũy, MACD forest và STO nhanh cũng đã cho tín hiệu mua vào. KLGD luôn ổn định trên 80 triệu đv. VNIndex đang tích lũy cho 1 đợt tăng điểm kế tiếp kéo dài theo năm, xen kẽ những đợt giảm điểm tạo mức hỗ trợ cao hơn trong năm mới.

>> HNXINDEX

1. Sự trở lại của hàng loạt những CP đầu cơ những tháng cuối năm đã đưa HNXIndex lên mức cao nhất trong vòng 1 năm qua sau 1 thời gian dài từ T5-T11/2013 dao động trong biên độ hẹp và thanh khoản thấp. Chỉ số HNXIndex +17% so với năm 2012 nhưng KLGD trung bình năm -9%.

2. HNX lùi về mức thấp nhất trong năm tại T4/2013 (57.6 điểm) và đạt mức cao nhất ngày 23/12 tại 68.3 điểm. PVX, SCR, SHB dù có mức KLGD thấp hơn giai đoạn đầu năm, cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến thanh khoản của chỉ số này (KLGD 3 CP này luôn chiếm hơn 10% tổng giao dịch toàn HNX)

3. Với mức KLGD không ổn định, cá biệt có thời kỳ giảm xuống trung bình 15-20 triệu đv/phiên từ T7-T10/2013 đã khiến những tín hiệu mua vào bị sai và theo đó là sự suy yếu mạnh của đường giá. Cuối T5/2013 và giữa T8/2013 giao cắt vàng có xuất hiện giữa EMA60 và EMA200 ngày, nhưng do mức KLGD sau đó suy yếu dần, đường giá đã chứng kiến 1 đợt giảm mạnh và khó có cơ hội phục hồi trong suốt thời gian sau đó. Đến giữa T11/2013 KLGD gia tăng dần theo mức giá tạo nên 1 xu hướng tăng bền vững, giao cắt “vàng” đã thành công.

4. Vùng 64-65 điểm là nơi tập trung của Fibo 38.2% trung hạn, EMA60, biên dưới Bollinger. Đây cũng là vùng có mức tích lũy KLGD đồng đều. Kỳ vọng trong năm tới HNX sẽ vận động tích cực và đi lên trong sự hỗ trợ của lực cầu.

Page 16: BÁO CÁO NĂM 2013 - tvs.vn tuc/TVS/BAO_CAO_NAM_2013.pdf · đảo mạnh. Nhà đầu tư rút tiền nhằm tìm kiếm lợi suất cao hơn ở các nền kinh tế phát triển

TVS RESEARCH

TRANG 16 BÁO CÁO NĂM 2013 >> NHỮNG CỔ PHIẾU TIÊU BIỂU TRONG NĂM 2013

• GAS

1. Mức tăng giá: +71% YoY. So với VNIndex: +41% 2. Blue-chips có mức ảnh hưởng lớn đến điểm số VNIndex do vốn hóa lớn

(chiếm 14% toàn thị trường) 3. Đồ thị giá với xu hướng lên, nền tảng tích lũy tốt với các vùng hỗ trợ lần lượt

quanh vùng giá 52,000-55,000-60,000. 4. Giao cắt “vàng” xuất hiện từ vùng giá 38,000 từ T1/2013 cùng đà tăng giá ổn

định đã đưa GAS đạt vùng đỉnh tại mức giá 71,500 ngày 19/08. Hiện đang tích lũy quanh vùng 64,000-66,000.

5. Với đặc điểm lượng CP floating không nhiều, vốn hóa lớn, KLGD không mang ý nghĩa nhiều trong việc củng cố các ngưỡng hỗ trợ.

6. Biên giá đang thu hẹp dần, STO nhanh đang suy yếu. Giá sẽ chưa xuất hiện bứt phá rõ rệt

7. Vùng giá hiện tại được xem như mức giá đỉnh nên khả năng bứt phá mạnh là khó xảy ra. Đặc biệt nếu thị trường vào “sóng”, những CP “tránh bão” và ảnh hưởng quá mạnh lên VNIndex như GAS có thể không được dòng tiền ưa chuộng

Page 17: BÁO CÁO NĂM 2013 - tvs.vn tuc/TVS/BAO_CAO_NAM_2013.pdf · đảo mạnh. Nhà đầu tư rút tiền nhằm tìm kiếm lợi suất cao hơn ở các nền kinh tế phát triển

TVS RESEARCH

TRANG 17 BÁO CÁO NĂM 2013 • HSG

1. Mức tăng giá mạnh nhất trong nhóm blue-chips: +111% YoY. So với Index: +75% 2. Quá trình tăng điểm bền bỉ từ mức giá 7,000 cuối năm 2011 và đạt đỉnh 51,000

03/06/2013 đã đưa HSG vào nhóm CP blue-chips có diển biến giá tốt nhất từ năm 2011 trở lại đây bên cạnh VNM.

3. Sau khi đạt đỉnh, giá hiện đang trải qua giai đoạn tích lũy quanh vùng 40,000-41,000 với mức giá thấp nhất trong khoảng 38,000-39,000.

4. Với biên độ tăng giá lớn, và biên độ giao động giá thấp (<5%) hiện tại, HSG khó lòng bứt phá mạnh như trước.

• PVX

1. PVX từng được xem là 1 trong những CP đầu cơ mạnh trên HNX. Sự dịch

chuyển của dòng tiền từ nhóm đầu cơ sang đầu tư đã khiến những CP như PVX mất dần vị trí trên TTCK.

2. Giá PVX -48% YoY và -54% so với HNXIndex.

Page 18: BÁO CÁO NĂM 2013 - tvs.vn tuc/TVS/BAO_CAO_NAM_2013.pdf · đảo mạnh. Nhà đầu tư rút tiền nhằm tìm kiếm lợi suất cao hơn ở các nền kinh tế phát triển

TVS RESEARCH

TRANG 18 BÁO CÁO NĂM 2013

3. Hiện giá đang đứng tại mức hỗ trợ mạnh thuộc EMA60 tại mức giá 2,800. STO nhanh có dấu hiệu suy yếu. Biên giá có dấu hiệu suy yếu, có thể chờ đợi PVX kiểm định lại vùng này trước khi mua vào.

4. PVX có thể hủy niêm yết để tái cơ cấu vào T4/2014. Nên thận trọng khi tham gia. Đây là CP thích hợp đầu cơ ngắn ngày hơn là đầu tư T+10.

• TRIỂN VỌNG 2014

1. Tính dài hạn từ 2009 đến nay, VNIndex đã có bước cải thiện đáng kể cả về mặt điểm số lẫn KLGD sau 1 chuỗi dài suy giảm.

2. Đường giá đang nhận được sự hỗ trợ mạnh tạo bởi EMA200 và Fibo dài hạn

38.2% quanh vùng 480-500 điểm. Với mức KLGD hiện tại duy trì trên đường KLGD trung bình, đường giá sẽ được giữ vững trên mức này

3. Tuy nhiên, 1 điểm cần lưu ý là khả năng giữ vững trên mức EMA60 trong trung và ngắn hạn (<6 tháng) khi lịch sử dao động của VNIndex cho thấy giá sẽ rơi vào đợt điều chỉnh nếu không duy trì được trên mức EMA60 (hiện tại là 502-505 điểm)

4. Đỉnh giá năm 2013 đã được hoàn thành quanh 533 điểm, con số này có thể được chinh phục trở lại và trở thành vùng hỗ trợ kế tiếp cho đường giá trong năm 2014. Tác động ngoại biên tích cực sẽ là yếu tố quanh trọng nhất làm gia tăng lực cầu và dòng tiền vào TTCK trong năm 2014.

5. Đa số các blue-chips lớn như GAS, VNM và nhiều pennies đầu cơ cao đã có quá trình vận động thành công trong năm 2013. 2014 sẽ chứng kiến sự trỗi

dậy của nhóm mid-caps thanh khoản ổn định và các pennies đang trong xu

hướng tăng giá từ cuối năm 2013.

Page 19: BÁO CÁO NĂM 2013 - tvs.vn tuc/TVS/BAO_CAO_NAM_2013.pdf · đảo mạnh. Nhà đầu tư rút tiền nhằm tìm kiếm lợi suất cao hơn ở các nền kinh tế phát triển

TVS RESEARCH

TRANG 19 BÁO CÁO NĂM 2013

5. BẤT ĐỘNG SẢN: KHÚC NHÀ Ở GIÁ TRUNG BÌNH KHỞI SẮC Năm 2012 khép lại bằng bức tranh ảm đạm khi thị trường BĐS đóng băng, hầu hết các phân khúc như căn hộ chung cư, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, đất nền biệt thự đều giảm giá từ 20% đến 50%. Sức mua và lượng giao dịch cực thấp, tồn kho tăng cao, và tạo ra áp lực tài chính rất lớn đối với các DN BĐS.

Sang năm 2013, thị trường BĐS đã có nhiều chuyển biến tích cực tại một số phân khúc. Cụ thể, tuy thị trường ảm đạm nhưng phân khúc nhà ở trung bình vẫn rất tiềm năng do nhu cầu giá thấp chiếm 40% nhu cầu tổng thị trường BĐS. Nhu cầu lớn từ phân khúc này cùng với chính sách lãi vay thấp cho các dự án nhà ở xã hội đã trở thành cứu cánh cho rất nhiều DN BĐS hiện nay. Theo đó, trên thị trường xuất hiện làn sóng chuyển đổi các dự án hiện tại sang phân khúc thu nhập thấp, nhà có diện tích vừa và nhỏ để đáp ứng như cầu thị trường còn bỏ ngỏ và tận dụng các chính sách kích cầu của Chính phủ.

• Giá trị giải ngân gói 30.000 tỷ cho vay hỗ trợ nhà ở tính đến giữa tháng 12/2013 đạt 555 tỷ đồng, chiếm chưa đầy 2% của gói hỗ trợ. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 30.11.2013, 5 ngân hàng là Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank và MHB giải ngân được 470,8 tỷ đồng trong gói 30.000 tỷ đồng cho 1.236 khách hàng.

• Giảm thuế 50% VAT cho mua bán nhà ở thương mại có giá dưới 15 triệu đồng một m2 (đã bao gồm thuế VAT 10%) và phí bảo trì công trình, diện tích sàn dưới 70m2 từ 30/11, đối với giao dịch bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội sẽ được áp dụng thuế suất thuế VAT 5% kể từ ngày 1/7 (theo 141/2013/TT/BTC).

• Tồn kho bất động sản: Theo số liệu Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng mới đưa ra, tồn kho bất động sản tiếp tục giảm mạnh mặc dù nguồn cung nhà ở được tiếp tục bổ sung. Hết tháng 11/2013, tồn kho bất động sản còn 96.805 tỷ đồng, giảm hơn 24% so với cuối quý 1. Trong đó, Hà Nội giảm trên 20% còn Tp.HCM giảm trên 30%.

• Bất động sản cho thuê: Tràng Tiền plaza khai trương T3/13, Khai trương Vincom Mega Mall Royal City T7/2013, 1/1/2014, tập đoàn Aeon Nhật khai trương shopping mall đầu tiên tại VN.

Thị trường ảm đạm nhưng

phân khúc nhà ở trung bình vẫn

rất tiềm năng do nhu cầu giá thấp chiếm 40% nhu

cầu tổng thị trường BĐS

Page 20: BÁO CÁO NĂM 2013 - tvs.vn tuc/TVS/BAO_CAO_NAM_2013.pdf · đảo mạnh. Nhà đầu tư rút tiền nhằm tìm kiếm lợi suất cao hơn ở các nền kinh tế phát triển

TVS RESEARCH

TRANG 20 BÁO CÁO NĂM 2013

Giá vàng

Trong nước

(Triệu

VND/Lượng)

Thế giới

(USD/Oz)

Đầu năm 2013 46.72 1,656

Đầu năm 2014 35.10 1,230

Tăng giảm -24.9% -25.7%

6. MỘT NĂM ĐÁNG QUÊN ĐỐI VỚI GIỚI ĐẦU TƯ VÀNG

Mất 25% giá trị trong năm qua, giá vàng thế giới đã trải qua một năm tồi tệ kể từ năm 1981. Trước đây, đà tăng của giá vàng thế giới được hỗ trợ bởi hàng loạt các chính sách kích thích kinh tế của chính phủ các nước đặc biệt là các gói QE của Mỹ cùng với nhu cầu vật chất thường xuyên và rất mạnh từ Ấn Độ, Trung Quốc và Hồng Kông. Trước đó, trong thời gian từ tháng 12/2008-6/2011, giá vàng đã tăng 70% khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bơm 2 nghìn tỷ USD vào hệ thống tài chính thông qua hai chương trình QE1 và QE2.

Tuy nhiên, cũng bởi những yếu tố đó, giá vàng năm 2013 đã sụt giảm đến mức chóng mặt. Đây là kết quả của nỗi lo về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm thu hẹp quy mô của gói nới lỏng định lượng QE3 trong bối cảnh kinh tế Mỹ phát đi những tín hiệu phục hồi khả quan. Hồi tháng 6, giá vàng đã rớt xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm về khoảng 1.180 USD/oz do những lo ngại này trước khi hồi phục nhẹ trở lại do giới đầu tư nhận định Fed chưa thế rút QE3 trong năm 2013. Sau một thời gian dài duy trì kích thích kinh tế, hàng loạt dữ liệu kinh tế tích cực được báo về: thị trường việc làm hồi phục mạnh kéo tỷ lệ thất nghiệp tiến gần về mức 7%, GDP theo quí Mỹ tăng liên tục và vượt dự báo (lần lượt là Q1 2013: 1.1%, Q2 2013: 2.5% và Q3 2013:2.8%) cùng với doanh số bán lẻ và niềm tin người tiêu dùng tăng trở lại. Căn cứ trên đó, FED cuối cùng đã cắt giảm gói QE3 vào ngày 18/12 vừa qua từ 85 tỷ USD/tháng xuống 75 tỷ USD/tháng. Sau khi quyết định của FED được công bố, giá vàng tiếp tục giảm, tuột khỏi mốc 1.200 USD/oz và hiện tại vẫn đang giao dịch lình xình quanh vùng giá này. Ngoài ra, vàng còn chịu tác động từ các yếu tố khác như: - Lạm phát toàn cầu thấp - Đầu tư chứng khoán ngày càng hấp dẫn - Đồng USD tăng theo đà phục hồi kinh tế - Chính phủ các nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới đặc biệt là Ấn Độ cũng

hạn chế nhập khẩu vàng để cải thiện tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai

Do đó, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang trên đà hồi phục, dòng tiền đổ mạnh vào chứng khoán, cả thế giới đang tập trung quan tâm đến tăng trưởng kinh tế, có thể vàng sẽ bị lãng quên thêm một năm nữa…

Page 21: BÁO CÁO NĂM 2013 - tvs.vn tuc/TVS/BAO_CAO_NAM_2013.pdf · đảo mạnh. Nhà đầu tư rút tiền nhằm tìm kiếm lợi suất cao hơn ở các nền kinh tế phát triển

TVS RESEARCH

TRANG 21 BÁO CÁO NĂM 2013

7. CHỈ TIÊU & CHÍNH SÁCH CHO NĂM 2014

CÁC NHÓM GIẢI PHÁP KINH TẾ TRONG NĂM 2014

Thứ nhất, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Trong đó tập trung thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả; thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm; phát triển trị trường, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa; tăng cường kiểm soát thị trường, giá cả; đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu;...

Thứ hai, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Trong đó tập trung tạo thuận lợi trong tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất; rà soát, sửa đổi bổ sung, triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong đó tập trung đẩy mạnh cải cách thể chế; đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tập trung nguồn lực xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI

Chỉ tiêu Kế hoạch năm 2014 Ước TH năm 2013 (GSO) Tăng trưởng GDP ~ 5,8% 5,42% Kim ngạch xuất khẩu

~ 10% 15,4%

Tỷ lệ nhập siêu ~ 6% kim ngạch XK Xuất siêu 0,7% kim ngạch XK

CPI ~ 7% 6,6% Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội

~ 30%GDP 30,4%GDP

Tỷ lệ bội chi NSNN 5,3%GDP 5,3%GDP Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị

<4%

Tổng phương tiện thanh toán

16-18%

Tín dụng 12-14%

Page 22: BÁO CÁO NĂM 2013 - tvs.vn tuc/TVS/BAO_CAO_NAM_2013.pdf · đảo mạnh. Nhà đầu tư rút tiền nhằm tìm kiếm lợi suất cao hơn ở các nền kinh tế phát triển

TVS RESEARCH

TRANG 22 BÁO CÁO NĂM 2013

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THIÊN VIỆT

Capital insight, Client innovation

Phòng Nghiên cứu và Phân tích

Email: [email protected]

Tel: (84) (8) 62992099 Ext 208

Phòng khách hàng tổ chức

Email: [email protected]

Tel: (84) (8) 62992099 Ext 128

Phòng Ngân hàng đầu tư

Email: [email protected]

Tel: (84) (8) 62992099 Ext 215

Tại Tp. Hồ Chí Minh

63A Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, Việt Nam

Tel: (84) (8) 299 2099 – Fax: (84) (8) 299 2088

Tại Hà Nội

Tòa nhà TDL, Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Tel: (84) (4) 220 3228 – Fax: (84) (4) 220 3227

********* *** *********

©2014.Bản quyền thuộc về Công ty cổ phần Chứng khoán Thiên Việt.Mọi quyền lợi được bảo vệ. Toàn bộ hay một phần của ấn phẩm này không được phép phân phối lại hay tiết lộ dưới bất kỳ hình thức nào mà không được sự đồng ý bằng văn bản trước đó của Công ty cổ phần Chứng khoán Thiên Việt (TVS). Các thông tin trong ấn phẩm này được thu thập từ các nguồn khác nhau và TVS không đảm bảo độ chính xác của chúng. Các thông tin cũng như ý kiến được nêu trong ấn phẩm này không phải là lời đề nghị mua hoặc bán bất kỳ chứng khoán hoặc đầu tư nào. Vì vậy, TVS không chịu trách nhiệm về các quyết định mua/bán của nhà đầu tư.