bÁo cÁo ĐÁnh giÁ cuỐi kỲ chương trình hỗ trợ ển ninh...

70
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KChương trình Hỗ trPhát triển Ninh Phước huyn Ninh Phước, tnh Ninh Thun Hà Nội, tháng 9 năm 2014

Upload: others

Post on 20-Jan-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ

Chương trình Hỗ trợ Phát triển Ninh Phước

huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận

Hà Nội, tháng 9 năm 2014

Page 2: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

i

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................................... iii

DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................................ iv

DANH MỤC PHỤ LỤC .................................................................................................................... v

DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................................................... vi

PHẦN I: GIỚI THIỆU ...................................................................................................................... 1

Chương I: Tóm tắt tổng quan ....................................................................................................... 1

1.1. Mục đích của đánh giá ............................................................................................................ 1

1.2. Phương pháp đánh giá ............................................................................................................ 1

1.3. Chọn mẫu đánh giá ................................................................................................................. 2

1.4. Hạn chế của đánh giá .............................................................................................................. 2

PHẦN II: TỔNG QUAN BÁO CÁO.................................................................................................... 4

Chương II: Bối cảnh của chương trình trong bối cảnh chung của địa phương ................................. 4

2.1. Bối cảnh chương trình.................................................................................................................. 4

2.2. Đối tượng khảo sát của chương trình .......................................................................................... 5

Chương III: Tóm lược các hoạt động chính, phương pháp triển khai và kết quả chương trình từ

năm 2001 đến năm 2014 .............................................................................................................. 6

3.1. Phương pháp triển khai ............................................................................................................... 6

3.2. Các giai đoạn hoạt động của Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện Ninh Phước ...................... 6

3.3. Các hoạt động của Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện Ninh Phước ...................................... 6

PHẦN III: ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ ..................................................................................................... 11

Chương IV. Tính hiệu quả của chương trình ................................................................................ 11

4.1. Cơ sở triển khai chương trình và đối tượng hưởng lợi .............................................................. 11

4.2. Quy trình lên kế hoạch và thực hiện .......................................................................................... 11

4.3. Giám sát và đánh giá .................................................................................................................. 14

4.4. Ngân sách ................................................................................................................................... 15

4.5. Ưu tiên Chương trình 1. Sinh kế thay thế và nông nghiệp bền vững ........................................ 15

4.6. Ưu tiên Chương trình 2. Nâng cao trách nhiệm giải trình và tình đoàn kết nhân dân nhằm thay

đổi xã hội, tăng cường lãnh đạo trẻ và tín nhiệm xã hội dân sự ...................................................... 19

4.7. Ưu tiên Chương trình 3. Thúc đẩy bình đẳng trong tiếp cận giáo dục chất lượng cho trẻ em . 23

4.8. Ưu tiên Chương trình 4. Ứng phó với tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu bằng các

phương pháp lấy con người làm trung tâm ...................................................................................... 26

4.9. Ưu tiên Chương trình 5. Xây dựng các giải pháp xã hội và chính trị cho phụ nữ và trẻ em gái 28

4.10. HIV/AIDS ................................................................................................................................... 34

Page 3: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

ii

Chương V: Tính ảnh hưởng/tác động của chương trình .............................................................. 34

5.1. Đánh giá chung ........................................................................................................................... 34

5.2. Ưu tiên Chương trình 1 .............................................................................................................. 35

5.1. Ưu tiên Chương trình 2 ......................................................................................................... 38

5.2. Ưu tiên Chương trình 3 ......................................................................................................... 39

5.3. Ưu tiên Chương trình 4 ......................................................................................................... 43

5.4. Ưu tiên Chương trình 5 ......................................................................................................... 43

Chương VI: Tính bền vững và khả năng nhân rộng của chương trình ........................................... 44

Chương VII. Những tồn tại và giải pháp cụ thể ............................................................................ 47

7.1. Những khó khăn từ địa phương ........................................................................................... 47

7.2. Những thách thức từ phía chương trình .............................................................................. 49

Chương VIII. Bài học kinh nghiệm ............................................................................................... 51

Phần này phản ánh những thuận lợi và khó khăn mà có thể ảnh hưởng tích cực hoặc cản trở việc

thực hiện các chương trình. Những phản ánh này xuất phát từ góc nhìn của người được khảo sát

và của nhóm nghiên cứu ................................................................................................................... 51

8.1. Thuận lợi .................................................................................................................................... 51

8.2. Khó khăn .................................................................................................................................... 51

PHẦN IV- KẾT LUẬN .................................................................................................................... 53

Chương IX: Kết luận và đề xuất .................................................................................................. 53

9.1. Kết luận ................................................................................................................................. 53

9.1.1. Những thành công của chương trình ............................................................................ 53

9.1.2. Những điều có thể cải thiện .......................................................................................... 54

9.2. Khuyến nghị ............................................................................................................................... 55

Chương X: Những câu chuyện điển hình về sự thay đổi trong suốt vòng đời chương trình .......... 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................. 62

Page 4: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

iii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Cỡ mẫu tham gia khảo sát đánh giá ........................................................................................... 2

Bảng 2: Thông tin hoạt động TD-TK từ khi mới thành lập đến cuối năm 2013 .................................... 18

Bảng 3. Tỷ lệ thành viên hộ gia đình tham gia các tổ chức, đoàn thể tại địa phương (đơn vị: %) ....... 20

Bảng 4: Đánh giá về cơ sở vật chất trường học tại địa phương (đơn vị: %) ......................................... 23

Bảng 5. So sánh tỷ lệ nghèo ở các xã dự án năm 2001 và 2013 ........................................................... 37

Bảng 6. Tỷ lệ trả lời nhận thức đúng về Quyền trẻ em ......................................................................... 42

Bảng 7. Những tồn tại/khó khăn và giải pháp cho địa phương ............................................................ 47

Bảng 8. Những thách thức và giải pháp cho chương trình ................................................................... 49

Page 5: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

iv

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Thống kê về dân tộc chủ hộ và phân loại hộ (đơn vị: %) ............................................................ 5

Hình 2: Tỷ lệ hộ gia đình phân theo giới tính người trả lời và giới tính chủ hộ ...................................... 5

Hình 3: Tỷ lệ ngân sách của chương trình (giai đoạn 2001-2014) ........................................................ 15

Hình 4: Tỷ lệ hộ gia đình tham gia các hoạt động hoặc nhận hỗ trợ liên quan đến trồng trọt từ LRP4

giai đoạn 2011-2014 (đơn vị: %) ........................................................................................................... 16

Hình 5: Tỷ lệ người trả lời biết về các nhóm và câu lạc bộ tại địa phương (%) .................................... 19

Hình 6: Đánh giá mức độ có ích của các nhóm và câu lạc bộ (%) ......................................................... 19

Hình 7: Tỷ lệ hộ gia đình có thành viên tham gia cuộc tham vấn/đối thoại về DVC ............................. 21

Hình 8: Đánh giá mức độ hữu ích của các cuộc tham vấn/đối thoại về DVC........................................ 21

Hình 9: Tỷ lệ hộ gia đình có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ....................................................... 21

Hình 10: Tỷ lệ hộ gia đình có thành viên tham gia buổi hội thảo/diễn đàn/đối thoại về quyền tiếp cận

đất đai và tài nguyên trong 3 năm gần đây .......................................................................................... 22

Hình 11: Khả năng đọc viết của người dân và tình trạng đến của trẻ trường em ................................ 24

Hình 12: Tỉ lệ người dân biết đến các hoạt động liên quan tới giáo dục tại địa phương (đơn vị: %) ... 24

Hình 13: So sánh mức độ ảnh hưởng của thiên tai đến gia đình hiện nay với 3 năm trước (đơn vị: %)

.............................................................................................................................................................. 26

Hình 14: Nguồn thông tin tuyên truyền về phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai (đơn vị: %) ..................... 27

Hình 15: Tỷ lệ hộ gia đình có thành viên tham gia lớp tập huấn PNGNTT ............................................ 27

Hình 16: Đánh giá mức độ hữu ích của lớp tập huấn PNGNTT ............................................................. 27

Hình 17: Người đóng góp nhiều nhất vào thu nhập hộ gia đình (đơn vị: %) ........................................ 29

Hình 18: Nhận thức của người trả lời đối với vấn đề phân công lao động và bình đẳng giới (%) ........ 29

Hình 19: Tỷ lệ thành viên làm chính trong các công việc của gia đình ................................................. 30

Hình 20: Nguồn thông tin liên quan đến phòng chống bạo lực gia đình (đơn vị: %) ........................... 31

Hình 21: Tỷ lệ hộ gia đình tham gia các hoạt động truyền thông liên quan đến bình đẳng giới, phòng

chống BLGĐ và sức khỏe sinh sản cho phụ nữ (đơn vị: %) ................................................................... 31

Hình 22: Người đứng tên trên GCNQSDĐ sản xuất .............................................................................. 32

Hình 23: Tỷ lệ người trả lời biết về quy định cấp GCNQSDĐ mang tên hai vợ chồng (đơn vị: %) ........ 33

Hình 24: Đánh giá số lượng phụ nữ tham gia hoạt động cộng đồng và tham gia bộ máy chính quyền ở

địa phương ............................................................................................................................................ 33

Hình 25: Đánh giá mức độ phổ biến của một số hiện tượng ở địa phương ......................................... 34

Hình 26: Nguồn thu nhập trong năm 2013 của các hộ gia đình được khảo sát (đơn vị: %) ................. 35

Hình 27: So sánh thu nhập hiện nay của hộ gia đình với thu nhập năm 2010 (đơn vị: %) ................... 36

Hình 28: Thay đổi trong cung cấp/tiếp cận dịch vụ công...................................................................... 38

Hình 29: Tỷ lệ người trả lời biết về các nhóm và câu lạc bộ tại địa phương (%) .................................. 38

Hình 30: Đánh giá mức độ có ích của các nhóm và câu lạc bộ (%) ....................................................... 38

Hình 31: Đánh giá mức độ hữu ích của các hoạt động liên quan đến giáo dục (%) ............................. 39

Hình 32: Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động giáo dục đến học tập và kĩ năng của trẻ trong gia đình

(%) ......................................................................................................................................................... 39

Hình 33: Đánh giá mức độ hữu ích của các hoạt động liên quan đến giáo dục (%) ............................. 41

Hình 34: Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động giáo dục đến học tập và kĩ năng của trẻ trong gia đình

(%) ......................................................................................................................................................... 41

Hình 35: Tỉ lệ trẻ có tham gia các hoạt động dành cho trẻ em tại địa phương .................................... 41

Page 6: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

v

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Danh sách phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm...................................................................... 63

Phụ lục 2. Danh sách các hộ dân tham gia khảo sát định lượng........................................................... 63

Phụ lục 3. Ngân sách-hoạt động- người hưởng lợi 2001-2014 ............................................................. 63

Phụ lục 4. Ngân sách-hoạt động- người hưởng lợi 2011-2014 ............................................................. 63

Phụ lục 5. Danh sách các tổ nhóm do LRP4 thành lập .......................................................................... 63

Phụ lục 6. Câu hỏi khảo sát người dân .................................................................................................. 63

Phụ lục 7. Bảng hướng dẫn thảo luận nhóm người dân ....................................................................... 63

Phụ lục 8. Hướng dẫn thảo luận nhóm Ban ngành xã .......................................................................... 63

Phụ lục 9. Hướng dẫn thảo luận nhóm Ban QLCT Huyện ..................................................................... 63

Phụ lục 10. Hướng dẫn Phỏng vấn sâu trưởng ban QLCT xã ................................................................ 63

Phụ lục 11. Hướng dẫn Phỏng vấn sâu Lãnh đạo Huyện ...................................................................... 63

Phụ lục 12. Hướng dẫn Phỏng vấn sâu đại diện Hội Phụ nữ Huyện ..................................................... 63

Phụ lục 13. Hướng dẫn Phỏng vấn sâu đại diện Phòng Giáo dục ......................................................... 63

Phụ lục 14. Hướng dẫn Phỏng vấn sâu đại diện Trạm Khuyến nông .................................................... 63

Phụ lục 15. Nội dung cụ thể bổ sung cho phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm ...................................... 63

Phụ lục 16. Hướng dẫn hỏi thông tin về câu chuyện điển hình ............................................................ 63

Page 7: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AAV Ban QLCT BLGĐ

ActionAid Việt nam Ban Quản l{ Chương trình Bạo lực gia đình

CLB Câu lạc bộ

CRSA Nông nghiệp bền vững thich ưng vơi biên đôi khi hâu DAGN DIPECHO

Dự án giảm nghèo Dự án Phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai

DVC Dịch vụ công

GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HĐND Hội đồng nhân dân

LRP4 Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện Ninh Phước

PNGNTT Phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai

THCS Trung học cơ sở

UBND Ủy ban nhân dân

Page 8: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 1

PHẦN I: GIỚI THIỆU

Chương I: Tóm tắt tổng quan

1.1. Mục đích của đánh giá

Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện Ninh Phước (viết tắt là LRP4) do ActionAid Việt Nam khởi xướng và thực hiện từ năm 2001. Sau 13 năm hoạt động, ActionAid Việt nam (AAV) có kế hoạch kết thúc chương trình Bảo trợ Trẻ và bàn giao chương trình cho Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển (DWAF) vào tháng 10 năm 2014. Cách tiếp cận dựa trên các quyền cơ bản của con người (sẽ được đề cập cụ thể ở những phần dưới đây) được AAV áp dụng nhằm đảm bảo chương trình đáp ứng các nhu cầu thiết yếu, nâng cao năng lực, kiến thức của người dân và các nhóm cộng đồng thuộc 3 xã nằm trong khuôn khổ và phạm vi hoạt động của chương trình bao gồm xã An Hải, xã Phước Hải và xã Phước Dinh. Trước khi kết thúc chương trinh, AAV, thông quađánh giá độc lập này nhằm “xem xét kết quả đã đạt được, hiệu quả và tác động của chương trình, cân nhắc các phương thức tiếp tục duy trì và nhân rộng các hoạt động cũng như rút ra các bài học kinh nghiệm chia sẻ với các vùng khác của AAV1.”

Đia bàn triển khai chương trình tại huyện Ninh Phước bao gồm2:

Xã Phước Dinh: Diện tích tự nhiên 13.118,2 ha, gồm 5 thôn; dân số 9.658 khẩu/1.514 hộ; trong đó có 336 hộ nghèo. Theo báo cáo của Chương trình phát triển huyện Ninh Phước,tỷ lệ hộ nghèo trong xã giảm từ 23,8%3 năm 2009 xuống 13,2%4 năm 2013

Xã Phước Hải: Diện tích tự nhiên 3.341 ha, gồm 4 thôn; dân số 14.625 khẩu/2.847hộ; trong đó có 366 hộ nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2009 là 18,1% và đến năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 12,8%. Hiện tại, có hai dân tộc chính tại xã, bao gồm người Kinh chiếm 67%, người Chăm (32,9%), còn người Raglai chiếm tỷ lệ rất ít (0.05%)

Xã An Hải: Diện tích tự nhiên 2.091,89 ha, gồm 6 thôn; dân số 15.171 khẩu/3.707 hộ; trong đó có 258 hộ nghèo. Tỷ lệ nghèo năm 2009 là 20,7%, đến năm 2013 giảm còn 6. 7%.

Tổng thể, tỷ lệ nghèo của huyện Ninh Phước năm 2007 là 18,5%5 giảm xuống 9,2% năm 2013. Bức tranh chung cho thấy, trong những năm qua, tỷ lệ nghèo của huyện cũng như của từng xã chương trình giảm, trong đó, các chương trình của AAV có thể là một trong những yếu tố đóng góp và thúc đẩy cho quá trinh này.

Mục đích của đánh giá được phân tích dựa trên những mục tiêu cụ thể sau:

- Đánh giá các thay đổi về đời sống, kinh tế, xã hội, năng lực, nhận thức của người người dân địa phương, các nhóm cộng đồng, các đối tác mà AAV làm việc với.

- Đánh giá tính hiệu quả, tác động, tính bền vững và khả năng nhân rộng của các hoạt động chương trình.

- Rút ra bài học kinh nghiệm từ hoạt động chương trình LRP4 để tiếp tục duy trì, nhân rộng và áp dụng cho các LRP khác.

1.2. Phương pháp đánh giá

Để đảm bảo thông tin có được từ nhiều nguồn khác nhau, nhóm đánh giá sử dụng phương pháp thu thập thông tin định tính (bao gồm phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm) và định lượng, ngoài việc tổng

1 TOR, p.1

2 Báo cáo tổng kết Chương trình phát triển huyện Ninh Phước, 2014

3 Báo cáo đánh giá tác động (rút vùng) năm 2009

4 Báo cáo tổng kết Chương trình phát triển huyện Ninh Phước, 2014

5 Báo cáo đánh giá tác động (rút vùng) năm 2009, AAV, p.15

Page 9: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 2

quan tài liệu mà cán bộ chương trình đã cung cấp trước và trong quá trình đánh giá. Thông tin định tính được khảo sát với những đối tượng: (i) người dân, (ii) các nhóm cộng đồng (iii) Ban quản lý chương trình cấp xã, và (iv) Ban Quản l{ chương trình cấp huyện (xem chi tiết ở Bảng 1 và Phụ lục 1).

Phương pháp thu thập thông tin định lượng được thực hiện đối với người dân, bao gồm cả nhóm người dân tộc ở các thôn của 3 xã chương trình. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng được sử dụng bằng phần mềm Stata cho cả 2 giai đoạn chọn thôn và chọn hộ tham gia đánh giá, nhằm đảm bảo tính đại diện với các tiêu chí: hộ nghèo, dân tộc thiểu số, phụ nữ làm chủ hộ.

Ngoài ra, một số câu chuyện điển hình được thu thập, dựa trên ý kiến của người dân trong khi khảo sát.

1.3. Chọn mẫu đánh giá

Có 2 thôn từ mỗi xã chương trình được chọn ngẫu nhiên trên tổng số các thôn ở 3 xã bao gồm An Thạnh 1, Tuấn Tú (xã An Hải); Thành Tín, Hòa Thủy (xã Phước Hải); và Sơn Hải 1, Từ Thiện (Phước Dinh). Căn cứ vào danh sách hộ gia đình của từng thôn do Ban Quản lý LRP4 cung cấp, 12 hộ gia đình tại mỗi thôn tham gia khảo sát được chọn ngẫu nhiên. Ngoài ra, danh sách những hộ dự bị cũng được lập để sử dụng trong những trường hợp (i) hộ gia đình được lựa chọn vắng mặt, (ii) khó khăn trong việc tiếp cận hoặc hộ gia đình từ chối tham gia khảo sát để đảm bảo có đủ số lượng tham gia khảo sát như dự kiến ban đầu.

Bảng 1: Cỡ mẫu tham gia khảo sát đánh giá

Phương pháp Đối tượng Số lượng

Phỏng vấn sâu Cấp huyện: Lãnh đạo huyện, Phòng Giáo dục, Hội phụ nữ, Trạm khuyến nông. Cấp xã: Trưởng Ban Quản l{ chương trình xã

07 người

Thảo luận nhóm

Cấp huyện (01 cuộc): Ban Quản l{ chương trình huyện (05 người) Cấp xã (03 cuộc): Các ban ngành đoàn thể cấp xã (30 người) Cấp thôn (02 TLN/thôn x 6 thôn = 12 cuộc): các hộ gia đình trong thôn, bao gồm các hộ nghèo, cận nghèo, hộ do phụ nữ và nam giới làm chủ hộ; hộ dân tộc thiểu số và hộ người Kinh (118 người)

143 người

Khảo sát bảng hỏi 12 hộ/thôn x 06 thôn = 72 hộ6 72 người

Câu chuyện điển hình 10 câu chuyện/ 3 xã 10 người

Tổng 232 người

1.4. Hạn chế của đánh giá

Một trong những khó khăn trong việc đánh giá là nhóm nghiên cứu không tiếp cận được những tài liệu ban đầu của chương trình để có thể so sánh tổng thể giữa kết quả của chương trình với mục tiêu ban đầu. Ngoài việc thiếu khung logic với những chỉ số từ giai đoạn hình thành chương trình, nhóm tư vấn rất khó khăn trong việc xác định mức độ hoàn thành giữa thực tế so với kế hoạch hàng năm. Trong kế hoạch ngân sách hàng năm chỉ nêu mục tiêu, mục đích, tên hoạt động và dòng ngân sách. Trong báo cáo thực hiện có nội dung, địa bàn, người hưởng lợi và ngân sách tương ứng, đồng thời có chênh lệch ngân sách. Tuy nhiên, phần ghi chú lại không đề cập rõ tại sao có sự chênh lệch ngân sách. Do đó người đọc không thể hiểu rõ những mối liên kết cần có giữa thực hiện và kế hoạch. Vấn đề ở đây còn thiếu kế hoạch thực hiện cụ thể, những chỉ số cụ thể cần đạt được dựa trên chỉ số chung của cả năm.

6 Xem phụ lục 2. Danh sách hộ tham gia khảo sát định lượng

Page 10: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 3

Thêm vào đó, các báo cáo không theo một mẫu nhất định, do đó khi nhóm tư vấn tổng hợp các thông tin về hoạt động can thiệp của chương trình theo các năm, tần suất thực hiện, địa điểm, số lượng… đều gặp khó khăn và không thể thực hiện được một bảng tổng hợp như mong muốn.

Đợt khảo sát thực địa hướng tới đánh giá những hoạt động trong giai đoạn 2011-2014. Do đó, những phân tích hoặc miêu tả kết quả và tác động của chương trình trong những năm trước thời điểm trên sẽ dựa chủ yếu vào tổng quan tài liệu của những báo cáo đánh giá trong giai đoạn này và được kết hợp với những phát hiện của đánh giá giai đoạn cuối kz.

Đối với hoạt động khảo sát hộ gia đình, do thời gian thực hiện khảo sát là ban ngày và vào các ngày làm việc trong tuần (thứ ba, thứ tư, thứ năm) nên một số hộ được chọn không ở nhà. Do đó, điều tra viên đã sử dụng một số hộ dự bị để thay thế. Tương tự đối với học sinh, đa số các em đến trường học trong thời gian khảo sát. Tuy nhiên, nhóm vẫn đảm bảo đủ số em tham gia theo yêu cầu.

Page 11: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 4

PHẦN II: TỔNG QUAN BÁO CÁO

Chương II: Bối cảnh của chương trình trong bối cảnh chung của địa phương

2.1. Bối cảnh chương trình

Là một trong những tổ chức tiên phong và tích cực trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo ở Việt nam, ActionAid Việt nam (gọi tắt là AAV) đã thiết kế và thực hiện Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận (gọi tắt là Chương trình) trong khuôn khổ chiến lược giảm nghèo toàn cầu do ActionAid Quốc tế (AAI) công bố năm 2000. Ba xã An Hải, Phước Hải và Phước Dinh thuộc huyện Ninh Phước được chọn lựa để thực hiện chương trình vào năm 2001 sau khi được sự thống nhất giữa UBND tỉnh Ninh Thuận, huyện Ninh Phước và AAV.

Những hoạt động can thiệp của AAV vào tỉnh Ninh Thuận trong những năm đầu tiên của thế kỷ 21 phù hợp với định hướng phát triển chung của tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt nam nói chung và của tỉnh nói riêng. Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế xã hội Việt nam 5 năm 2001-2005 bao gồm “Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm; cơ bản xoá đói; giảm số hộ nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia.”7

Là một tỉnh thuộc vùng duyên hải cực Nam Trung bộ, với ba dạng địa hình: miền núi, đồng bằng và vùng biển, có nhiều dân tộc sinh sống (chiếm 23%, chủ yếu là dân tộc Chăm và Raglai), đa dạng về tôn giáo (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Hồi giáo và đạo Balamon), Ninh Thuận là một trong số những tỉnh thuộc diện nghèo của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2001 chiếm 19,4%, trong đó, dân tộc thiểu số chiểm tỷ lệ nghèo rất cao, khoảng 45%. Đa số lao động của tỉnh sống bằng nghề nông nghiệp (chiếm 66,4%), thủy sản chiếm 6,33%, công nghiệp 4,6%. Thêm vào đó, điều kiện tự nhiên ở Ninh Thuận khắc nghiệt, bão lũ hoặc hạn hán kéo dài diễn ra trên diện rộng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của người dân địa phương. Xuất phát từ tình hình thực tế này, chính quyền các cấp luôn xác định chương trình xóa đói, giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng, đặc biệt từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005.8

Ninh Phước thuộc tỉnh Ninh Thuận nằm trong vùng khí hậu khô hạn nhất nước, thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và cho đời sống nhân dân suốt mùa khô. Nguồn thu nhập chính của huyện là sản xuất nông nghiệp (90%), lâm nghiệp và ngư nghiệp (10%). Đời sống đồng bào ở miền núi và vùng bãi ngang còn nhều khó khăn do các yếu tố như thời tiết khắc nghiệt, nguồn lực lao động chất lượng thấp, đất sản xuất bị thiếu và chất lượng đất kém, loại cây trồng bị hạn chế và dịch bệnh nhiều, thiếu kiến thức thị trường, thiếu kiến thức về kỹ thuật canh tác, ít có cơ hội tiếp cận dịch vụ khuyến nông, thiếu vốn, đồng thời họ ít có khả năng đa dạng hóa thu nhập phi nông nghiệp.

Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện Ninh Phước (gọi tắt là LRP4) của tỉnh Ninh Thuận được thực hiện nhằm góp phần cùng chính quyền địa phương giải quyết những vấn đề trên. Ba xã được chọn dựa trên tiêu chí ưu tiên của AAV: có nhiều hộ gia đình là hộ nghèo, có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trẻ em và phụ nữ bị tổn thương.

7 Tổng quan tình hình kinh tế xã hội 2001-2005, Tổng Cục Thống kê, p.1, www.gso.gov.vn/

8 Xóa đói, giảm nghèo thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội bền vững ở Ninh Thuận, http://dangcongsan.vn

Page 12: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 5

2.2. Đối tượng khảo sát của chương trình

Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện Ninh Phước được thiết kế trên cơ sở đáp ứng các quyền cơ bản thông qua các chương trình phát triển và mang lại lợi ích cho cộng đồng, trong đó người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, thanh niên đặc biệt là phụ nữ và trẻ em được xem là người hưởng lợi chính.

Quy mô trung bình của các hộ gia đình tham gia khảo sát đánh giá cuối kì là 4,8 thành viên. Trong đó, tỷ lệ các hộ có nhiều hơn 4 thành viên chiếm đa số với 51,4%, 26,4 % hộ gia đình có 4 thành viên và 22,2% hộ gia đình có ít hơn 4 thành viên.

Xét về phân loại hộ, tham gia khảo sát có 30,6% hộ thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo, trong đó tỷ lệ hai nhóm hộ này là bằng nhau (15,3%)9. Phần lớn chủ hộ là người Kinh, chiếm 66,7%, 33,3% các hộ còn lại có chủ hộ là người dân tộc Chăm (hình 1).

Hình 1: Thống kê về dân tộc chủ hộ và phân loại hộ (đơn vị: %)

Nguồn: Khảo sát cuối kì

Trong số 72 hộ gia đình tham gia khảo sát, tỷ lệ người trả lời là nữ chiếm 47,2%, nhỏ hơn so với tỷ lệ người trả lời là nam, chiếm 52,8%. Xét dưới vai trò là chủ hộ, có sự chênh lệch đáng kể khi chỉ có 19,4% hộ gia đình có chủ hộ là nữ, trong khi đó tỷ lệ hộ gia đình có chủ hộ là nam chiếm tới 80,6%. Về thành viên của các hộ gia đình tham gia khảo sát, tỷ lệ thành viên nam là cao hơn so với tỷ lệ thành viên nữ, tương ứng là 52,9% và 47,1% (hình 2).

Hình 2: Tỷ lệ hộ gia đình phân theo giới tính người trả lời và giới tính chủ hộ

Nguồn: Khảo sát cuối kz

Như vậy, khảo sát có đẩy đủ các đại diện của người dân gồm nghèo, cận nghèo, dân tộc, phụ nữ và

trẻ em, đóng góp tiếng nói và suy nghĩ của họ trong đánh giá này.

9 Quyết định số 9/2011/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp

dụng cho giai đoạn 2011 - 2015

66,7

33,3

15,3 15,3

69,4

0.0

20.0

40.0

60.0

80.0

Kinh Chăm Nghèo Cận nghèo Không nghèo

Dân tộc Phân loại hộ

Nam 52,8%

Nữ47,2%

Giới tính người trả lời

Nam80,6%

Nữ19,4%

Giới tính chủ hộ

Page 13: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 6

Chương III: Tóm lược các hoạt động chính, phương pháp triển khai và kết quả chương trình từ năm 2001 đến năm 2014

3.1. Phương pháp triển khai

Xuất phát từ kinh nghiệm của AAV thực hiện các Chương trình Hỗ trợ Phát triển ở một số tỉnh khác của Việt nam, AAV đã phối hợp với cán bộ các cấp địa phương và cộng đồng dựa trên các đánh giá nghèo (PPA) và lập kế hoạch có tham gia (PPP), AAV xây dựng Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện Ninh Phước (ở địa phương gọi là Dự án giảm nghèo Ninh Phước) với nhiều hoạt động lồng ghép nhằm đạt kết quả tốt nhất về phát triển kinh tế và xã hội tại địa phương.10 Áp dụng các phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người, AAV, thực hiện các cam kết của mình thông qua năm ưu tiên về chương trình bao gồm: (1) Thúc đẩy các giải pháp sinh kế thay thế và nông nghiệp bền vững; (2) Nâng cao trách nhiệm giải trình và tình đoàn kết nhân dân nhằm thay đổi xã hội, tăng cường lãnh đạo trẻ và tín nhiệm xã hội dân sự; (3) Thúc đẩy bình đẳng trong tiếp cận giáo dục chất lượng cho trẻ em; (4) Ứng phó với tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu bằng các phương pháp lấy con người làm trung tâm; và (5) Xây dựng các giải pháp xã hội và chính trị cho phụ nữ và trẻ em gái.

3.2. Các giai đoạn hoạt động của Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện Ninh Phước

Giai đoạn 1 (2002-2004): AAV hợp tác với Trung tâm vì sự Tiến bộ Nông thôn (CRP) thực hiện chương trình tại 3 xã nêu trên của huyện Ninh Phước. Cuối năm 2004, AAV kết thúc hợp tác với CRP.

Giai đoạn 2 (2005- 2010): AAV hợp tác với UBND huyện Ninh Phước tiếp tục thực hiện chương trình tại 3 xã trên.

Giai đoạn 3 (2011-2014): Chuẩn bị rút vùng và bàn giao chương trình cho địa phương.

Tuy nhiên, về tổng thể, có thể thấy sự đầu tư cũng như thực hiện các chương trình của AAV tại 3 xã chia làm hai giai đoạn, bao gồm: (i) giai đoạn 1 từ đầu chương trình (2001) cho đến hết năm 2010, và (ii) giai đoạn 2 từ năm 2011 cho đến 2014, khi chấm dứt chương trình. Tại giai đoạn 1, hoạt động của chương trình tương đối nhiều, đa dạng, bao gồm nhiều hỗ trợ vật chất, và tập trung hơn vào một số quyền so với giai đoạn 2. Tại giai đoạn 2, các hoạt động tập trung vào nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng (truyền thông và tập huấn), số lượng hoạt động cũng ít đi nhiều và hầu như không còn hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho địa phương.

3.3. Các hoạt động của Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện Ninh Phước11

Phần dưới tóm tắt mô tả các hoạt động, đối tượng thụ hưởng và ngân sách trong 5 chương trình ưu tiên trong suốt thời gian hoạt động từ năm 2001 đến năm 2014. Nguồn thông tin và số liệu được tổng hợp từ cáo tóm tắt của LRP4 năm 2014, với các hoạt động và ngân sách tổng cộng của tất cả các năm hoặc trong một năm cụ thể khi hoạt động này được thực hiện trong ba xã của chương trình.

Ưu tiên Chương trình 1: Thúc đẩy các giải pháp sinh kế thay thế và nông nghiệp bền vững

Mục đích: hỗ trợ cộng đồng và người dân nghèo, đặc biệt là phụ nữ trong vùng dự án phát triển các hoạt động tạo thu nhập quy mô nhỏ và bền vững trong điều kiện cụ thể của địa phương.

Hoạt động:

(i) tập huấn kỹ thuật cây trồng và vật nuôi; trong thời gian 2001-2014 chương trình đã tổ chức 236 lớp đào tạo kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi cho 7.080 hộ nông dân nghèo với tổng ngân sách là: 1,1 tỷ đồng; Từ năm 2013 dự án triển khai 07 lớp tập huấn nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu (CRSA) trang bị các kiến thức về biến đổi khí hậu và 10 giải pháp canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu cho nữ nông dân nghèo tại vùng phát triển ở 3 xã với 210 chị tham dự với tổng kinh phí là 34 triệu đồng.

10

Báo cáo đánh giá tác động 2009, AAV 11

Xem Annex 3. Các hoạt động chi tiết của Chương trình. Nguồn: báo cáo tổng kết 2014, LRP4

Page 14: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 7

(ii) hỗ trợ hoạt động của CLB khuyến nông bao gồm Xây dựng tủ sách khuyến nông cho 6 thôn, tập huấn nuôi bò thịt, heo, cây ăn quả, tcho thành viên, tổ chức 16 các cuộc thi nhà nông (2004-2008) cho 1600 người với chi phí 34 triệu đồng;

(iii) tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình (2004, 2006,2008 và 2011) trồng nấm rơm, cây ăn trái, măng tây xanh và nuôi gà thả vườn,;

(iv) tổ chức mô hình sản xuất phù hợp với địa bàn như 3 tăng 3 giảm trên cây lúa cho 15 hộ, gieo lúa bằng máy sạ cho 60 hộ, trồng lúa giống cho 24 hộ, trồng rong sụn, nuôi trâu, nuôi gà quy mô nhỏ, trồng đậu phộng ; nho black queen, lúa cao sản, hành đỏ, nuôi bò cặp, nuôi heo…

(v) 7 hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về cách thức làm ăn thoát nghèo với 300 người tham dự, mô hình trông măng tây xanh với 50 người, chăn nuôi bò cập cho 45 người, trồng rong sụn cho 50 người, chia sẻ các hình thức làm ăn thoát nghèo với 150 người, mô hình trồng lúa với 50 người tham dự

(vi) hỗ trợ giống, vật tư sản xuất: với tổng số tiền là 410 triệu đồng, chương trình đã hỗ trợ giống nho cho 2 hộ, giống lúa cho 54 hộ, hành đỏ cho 10 hộ, đậu phộng cho 11 hộ, măng tây xanh cho 7 hộ, rong sụn cho 25 hộ, gà heo vịt cho 368 hộ, phân bón nông nghiệp cho 702 hộ, chuồng heo, bò cho 29 hộ, tôn che nhà dệt chiếu cho 19 hộ, máy gieo sạ hàng cho 10 nhóm người dân

(vii) hỗ trợ vốn phát triển cộng đồng không lãi bao gồm mua phân bón cho 78 hộ, chăn nuôi heo, gà vịt cho 102 người, nuôi chim bồ câu, cá 3 người, nuôi trâu 16 hộ, buôn bán nhỏ 24 người, chăn nuôi bò 47 hộ, trồng rong sụn 11 hộ, dệt thổ cẩm 6 hộ. Tổng số tiền vay 784 triệu đồng.

(viii) thành lập và duy trì 10 nhóm phát triển cộng đồng với 296 thành viên, 5 nhóm sở thích về chăn nuôi, trồng rong sụn và buôn bán nhỏ với tổng số 74 thành viên

(ix) hoạt động truyền thông - chiến dịch, bao gồm 9 buổi truyền thông nhỏ cho 1.270 chị em, 24 buổi cho 720 nam giới, 3 buổi sân khấu hóa về Luật đất đai và quyền tiếp cận tài nguyên thiên nhiên của phụ nữ; truyền thông nhóm nhỏ về việc thực hành các mô hình nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu (CRSA) cho 840 phụ nữ, 6 buổi hội thảo với 300 phụ nữ kêu gọi sự ủng hộ của ban ngành cho phụ nữ tếp cận đất đai, chiến dịch xóa bỏ đói nghèo hàng năm từ năm 2005 -2010 với 1.420 người tham gia

(x) hoạt động tín dụng - tiết kiệm nhằm tăng khả năng sử dụng đồng tiền hiệu quả, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống gia đình. Đây là một cấu phần quan trọng của chương trình. Từ 2001-2007, chương trình đã hỗ trợ được 2.720 người vay, từ nguôn vốn của AAV là 1,4 tỷ, quỹ huy động thêm từ nguồn thành viên là 1,1 tỷ. Cuối năm 2007, hoạt động này tách ra khỏi LRP4 Từ cuối 2007, quỹ này tách ra khỏi chương trình để trở thành một tổ chức phi chính phủ độc lập tại địa phương, Đến 2013, có 13 xã trong huyện với 5.352 thành viên với số vốn phát ra là 15.543 triệu đồng.

Ưu tiên Chương trình 2: Nâng cao trách nhiệm giải trình và tình đoàn kết nhân dân nhằm thay đổi xã hội, tăng cường lãnh đạo trẻ và tín nhiệm xã hội dân sự

Mục đích: nâng cao nhận thức và sự tham gia của người dân vào những hoạt động cung cấp dịch vụ công tại địa phương, nâng cao trách nhiệm của cán bộ đối với người dân, đẩy mạnh tính minh bạch, nâng cao năng lực cho phụ nữ và thanh niên trong việc tham gia và giải quyết các vấn đề của cộng đồng như thể chế, môi trường, và giảm nhẹ thiên tai.

Hoạt động:

(i) thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, bao gồm Tổ chức triển khai Nghị định 79/CP về quy chế dân chủ cơ sở (QCDCCS), Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về pháp luật, Tập huấn các kỹ năng hòa giải cơ sở, Hỗ trợ xã Phước Dinh trong việc đánh giá tình hình thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Tổng kinh phí cho hoạt động này là 435,5 triệu với 18.926 người hưởng lợi.

Page 15: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 8

(ii) hoạt động phân tích ngân sách xã: 3 lớp tập huấn phân tích ngân sách xã cho 105 người (2007), 335 người tham gia (2008), 2 lớp tập huấn về Luật ngân sách nhà nước, Luật HĐND và UBND sửa đổi cho 39 cán bộ , phân tích ngân sách cho 38 cán bộ, tổ chức công khai ngân sách qua loa đài và họp trực tiếp với người dân ở một số thôn với 162 người tham dự, Tổng kinh phí là 56,7 triệu đồng với 4.928 người tham gia.

(iii) nâng cao năng lực cho phụ nữ, thanh niên và các nhóm dân tộc bao gồm tập huấn kỹ năng điều hành nhóm , bao gồm Tổ chức tập huấn kỹ năng điều hành nhóm, Thành lập và duy trì sinh hoạt 6 nhóm thanh niên nhiệt huyết, Tập huấn hệ thống thể chế nhà nước cho đại diện các nhóm phụ nữ, thanh niên nhiệt huyết, Tập huấn cho 32 phụ nữ và thanh niên về kiến thức và kĩ thuật trong lĩnh vực phát triển cộng đồng và giám sát dự án. Tổng kinh phí cho các hoạt động này là 100 triệu

(iv) nâng cao chất lượng dịch vụ công và trách nhiệm giải trình, bao gồm tập huấn kỹ năng làm việc với người dân, tổ chức tham vấn giải đáp thông tin giữa người dân với chính quyền về dịch vụ công và giải trình minh bạch, tổ chức đối thoại giữa người dân và chính quyền chia sẻ ý kiến giám sát chính sách dịch vụ công

Ưu tiên Chương trình 3: Thúc đẩy bình đẳng trong tiếp cận giáo dục chất lượng cho trẻ em

Mục đich: nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao nhận thức về quyền trẻ em trong cộng đồng.

Hoạt động:

(i) Hỗ trợ trực tiếp và cơ sở hạ tầng cho trường học bao gồm cấp học bổng và cho 694 học sinh, phát phần thưởng cho 15.483 em, hỗ trơ 107 xe đạp, tặng 20.670 quyển vở, 2049 cặp sách, 921 bộ đồng phục, sách giáo khoa và vở cho 167 học sinh, hỗ trợ tủ sách dùng chung cho 9 trường tiểu học với 3250 bộ, xây phòng mẫu giáo cho 9 thôn, 2 phòng học cho trường tiêu học 2 thôn, tường rào các trường mẫu giáo, xây lại nhà vệ sinh và hồ chứa nước, đổ đất sỏi sân trường, bê tông hóa sân trường, Tổng ngân sách cho hoạt động này là 1.827.917.000 đồng

(ii) Mô hình trường học thân thiện; bao gồm tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm, 4 khóa tập huấnvề nội dung, phương pháp dạy học tích cực và cách làm đồ dùng dạy học, kỹ năng làm việc với trẻ và Quyền trẻ em, kỹ năng dự giờ, đánh giá & phản hồi tiết học cho 30 người; thành lập nhóm nòng cốt thực hiện mô hình TTTT, hỗ trợ vật tư, cải thiện cảnh quan môi trường, tổ chức hội thi làm đồ dùng dạy học, hỗ trợ các hoạt động ngoại khóa… cho 6526 giáo viên và học sinh với 404.082.000 đồng

(iii) Thực hiện mô hình đôi bạn cùng tiến: hỗ trợ 410 đôi ban, 12 CLB với 252 học sinh tham gia, tổ chức tham quan, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm với 3180 lượt người tham gia và chi phí hết 406 triệu đồng

(iv) Thành lập và duy trì 2 CLB phóng viên nhỏ nhằm hướng dẫn và cung cấp kỹ năng cho các em học sinh thu thập thông tin về những chủ đề khác nhau trong cuộc sống, cách viết và chụp ảnh để các em có thể thể hiện được mong muốn và cách nhìn nhận cuộc sống. Đồng thời, những hoạt động này khuyến khích sự tham gia của cộng đồng nhìn nhận những vấn đề, sự việc mà các em đã đề cập

(v) Các hoạt động ngoại khóa hướng vào trẻ bao gồm 18 hội trại hè cho 3756 học sinh và người lớn, sinh hoạt hè cho 12.600 lươt học sinh tham gia, vui chơi văn nghệ cho 18.000 lượt học sinh; tập huấn 37 buổi thực hành kỹ năng sống cho 11.859 học sinh, 18 hội thi tìm hiểu về luật BV, CS và GD trẻ em và luật GD cho 10.360 học sinh, hỗ trợ tết thiếu nhi và trung thu, tham quan các làng truyền thống, diễn đàn, ngày hội môi trường cho 4572 học sinh, ngày hội đọc sách cho 6459 học sinh; hỗ trợ khăn mặt, vở viết, kem đánh răng, xà phòn, bánh kẹo..,

(vi) Nâng cao nhận thức cộng đồng về quyền tiếp cận giáo dục và quyền trẻ em, bao gồm 2 buổi sân khấu hóa về quyền tiếp cận giáo dục tại cộng đồng đã thu hút được 1.427 người đến xem với tổng kinh 13,7 triệu; Tập huấn về quyền trẻ em cho 240 người lớn; diễn đàn về quyền trẻ em cho 11 trường trong địa bàn với 5.011 học sinh; chức 8 hội thảo về phòng

Page 16: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 9

chống bỏ học tại tất cả các trường của 3 xã với 480 người tham dự và Truyền thông nhóm nhỏ về quyền trẻ em cho 11 nhóm cộng đồng với 325 tham gia

(vii) Phổ cập giáo dục cho trẻ em và xóa mù chữ cho người lớn, bao gồm 3 lớp phổ cập dành cho 53 trẻ; Hoạt động xóa mù chữ và phát triển cộng đồng dành cho 533 người với kinh phí 187 triệu

(viii) Hỗ trợ đồ dùng học tập cho mẫu giáo, bao g;ồm 07 máy hát, 03 cầu trượt, 24 kệ để đồ chơi, 115 bộ bàn ghế, 200 quyển truyện tranh, xích đu, cầu bập bênh, giá đựng sách, truyện tranh, dụng cụ đồ chơi học tập, tranh vẽ đồ chơi cây trái bằng mũ, con vật, con số .. cho 670 học sinh với 145 triệu.

(ix) Tổ chức chiến dịch tuần lễ giáo dục toàn cầu theo các chủ đề khác nhau cho từng năm.

Ưu tiên Chương trình 4: Ứng phó với tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu bằng các phương pháp lấy con người làm trung tâm

Muc đích: tăng khả năng của cộng đồng và người dân trong việc ứng phó với thiên tai.

Hoạt động:

(i) Nâng cao nhận thức và năng lực về phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai: 4 lớp tập huấn phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai cho nhóm xung kích với 140 người tham gia; 2 lớp tập huấn cho 70 người dân bơi và biết cách ứng phó khi có bão lũ; 18 lớp về phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai gồm 631 người; huấn 3 lớp về kiến thức phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai cho 92 người; Tập huấn cho đội xung kích 3 xã về phân tích tình trạng dễ bị tổn thương đối với thiên tai và biến đổi khí hậu với 22 người tham gia tập huấn cho 56 người đại diện các nhóm phụ nữ cộng đồng; 8 nhóm tiến hành phân tích tính dễ bị tổn thương và lập kế hoạch phòng ngừa rủi ro với 240 người; 3 lớp sơ cấp cứu ban đầu cho đội cứu hộ cứu nạn với 105 người tham gia; Tập huấn kỹ năng chèo xuồng và điều khiển xuồng máy cho 64 thành viên; truyền thông sân khấu hóa và nhóm nhỏ cho 1.000 chị phụ nữ và cho 3.865 học sinh các trường, và Tổ chức diễn tập phòng ngừa, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai cho 160 người tham gia.

(ii) Hỗ trợ trực tiếp, bao gồm trang bị hệ thống loa phát thanh cho 6.800 người hưởng lợi, lắp đặt hệ thống loa không dây cho 1.200 người hưởng lợi; 1 xuồng cứu hộ lớn; 2 xuồng chèo tay; đặt 02 máy cho 2 xuồng; 02 máy cho 2 chiếc xuồng; năm 2003 sau cơn lũ hỗ trợ gạo, mì tôm, thuốc cấp cứu cho 304 hộ nghèo xã An Hải, 709 hộ nghèo xã Phước Hải, 235 hộ nghèo xã Phước Dinh. Hỗ trợ lúa giống phục hồi sau thiên tai cho 111 nông dân nghèo xã Phước Hải. Tổng trị giá cứu trợ khẩn cấp năm 2003 là 172 triệu; Năm 2004, hỗ trợ xây 5 nhà giá trị 4 triệu đồng/hộ nghèo; hỗ trợ lương thực và thuốc cấp cứu cho 215 hộ ở xã An Hải, 220 hộ ở xã Phước Hải với tổng kinh phí 58 triệu đồng. Năm 2010, hỗ trợ phân bón cho 125 hộ nghèo sau lũ lụt, và hỗ trợ mền cho 450 hộ; đào 68 cái giếng chống hạn phục vụ sản xuất và 14 giếng nước sinh hoạt ở các trường học, trạm xá xã; Hỗ trợ 129 áo phao, 76 bộ áo mưa, phao cứu hộ, 48 dây thừng cho đội cứu hộ cứu nạn của 3 xã vùng dự án. Tổng kinh phí cho hoạt động hỗ trợ trưc tiếp 671 triệu.

(iii) Thực hiện dự án phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai (DIPECHO) bao gồm tập huấn về công tác đánh giá rủi ro và lập kế hoạch di dời dân, lập bản đồ hiểm họa cấp thôn, tổ chức các lớp tập huấn về nội dung phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai (PNGNTT) lồng ghép vào chương trình giảng dạy, hội thảo về lập kế hoạch truyền thông về PNGNTT, tổ chức cuộc thi tìm hiểu về PNGNTT, hội thảo cho giáo viên về chương trình giảng dạy rủi ro thảm họa trong nhà trường, lập bản tin cho 12 thôn, lắp đặt hệ thống loa truyền thanh để thông tin và cảnh báo thiên tai, mua sắm phương tiện cứu hộ, hỗ trợ 305 tẹt (bồn) chứa nước, xây dựng mô hình nhà tránh lũ, và tham quan trong và ngoài nước.

Ưu tiên Chương trình 5: Xây dựng các giải pháp xã hội và chính trị cho phụ nữ và trẻ em gái

Page 17: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 10

Muc đích: hỗ trợ phụ nữ nghèo cải thiện mức sống, nâng cao nhận thức bình đẳng giới và đảm bảo quyền phụ nữ và trẻ em gái, nâng cao vai trò phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Hoạt động:

(i) nâng cao năng lực nhận thức về Giới như giới và giảm nghèo, giới và bạo lực gia đình, phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS, phòng tránh rủi ro do thiên tai, tham gia xây dựng nhà nước, công ước CEDAW. Tông ngân sách chi hoạt động này là 356.500.000 đ với 12.693 người tham gia.

(ii) phòng chống bạo lực gia đình, bao gồm Thiết lập mô hình đội truyền thông về giới và phòng chống BLGĐ, In ấn tờ rơi, tờ bướm, xây dựng địa chỉ tin cậy, - Thành lập và sinh hoạt thường xuyên 8 nhóm, CLB phụ nữ với 235 thành viên, Tổ chức mít tinh và tuần hành hưởng ứng chiến dịch truyền thông xóa bỏ bạo lực phụ nữ, Tập huấn về khởi sự doanh nghiệp và hướng dẫn lập kế hoạch sản xuất hộ gia đình, Tổ chức các hội thảo, diễn đàn chia sẻ về phòng chống bạo lực gia đình từ năm 2009 đến 2012 với 728 người tham gia. Ngân sách chi hoạt động này là 481.764.000 với 14.567 người tham gia

(iii) xây dựng các giải pháp xã hội và chính trị cho phụ nữ và trẻ em gái, bao gồm 4 lớp tập huấn vì sự tiến bộ của phụ nữ cho 102 người, 06 buổi hội thảo vận động địa phương, chính quyền tạo điều kiện bồi dưỡng cho chị em phụ nữ có tiềm năng tham gia đảm trách các vị trí ở xã thônthành lập 4 CLB phụ nữ tiềm năng, tập huấn kỹ năng tham chính cho CLB phụ nữ tham chính, 3 buổi diễn đàn nói chuyện về vai trò của gia đình cho 180 ngư, 4 lớp tập huấn về kỹ năng sống cho 120 nam nữ thanh niên, tập huấn 4 lớp cho 120 phụ nữ và trẻ em gái,6 buổi diễn đàn dành cho các nhà hoạt động về quyền phụ nữ chia sẻ { tưởng về tình dục và khả năng kiểm soát cơ thể của phụ nữ với 320 người tham gia, 6 buổi sân khấu hóa về sự an toàn của phụ nữ nơi công cộng gồm 4.200 người, 6 buổi sân khấu nâng cao nhận thức cho bạn tình/chồng và các thành viên trong gia đình cho 4.150 người. .

Ngoài ra, những năm đầu chương trình còn tập trung vào 2 hoạt động cơ bản khác bao gồm:

(i) Quyền được sống và tôn trọng nhân phẩm khi đối mặt với HIV/AIDS bao gồm Nâng cao năng lực cho cán bộ cấp cơ sở và cấp huyện, cho giáo viên và học sinh ở các trường THCS, Tuyên truyền về phòng ngừa và chống lây nhiễm HIV/AIDS cho 2.147 học sinh và giáo viên ở các trường THCS, lồng ghép vào các buổi sinh hoạt nhóm như nhóm TD-TK, các lớp Reflect, tổ tự quản, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ với 2.680 người tham gia với tổng kinh phí là 57 triệu , và

(ii) Cải thiện cơ sở hạ tầng, nước sạch, vệ sinh môi trường và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, bao gồm

Hỗ trợ xây dựng và sửa chữa các công trình cộng đồng, hỗ trợ xây đắp đường liên thôn xây lắp hệ thống nước tự chảy, xây nhà vệ sinh ở chợ, vận động và hỗ trợ các hộ nghèo 3 xã vùng dự án xây dựng nhà vệ sinh gia đình, sửa chữa nhà cộng đồng, làm hàng rào nhà cộng đồng, bê tông hóa đường liên thôn; hỗ trợ làm bãi chứa rác thải và cung cấp 5 xe chở rác

Chăm sóc sức khỏe cộng đồng bao gồm cung cấp trang thiết bị và dụng cụ y tế cho trạm y tế cho 19.167 người trong vùng dự án, 78 lớp tập huấn về chương trình giáo dục hành động với 2.286 người tham 1 lớp tập huấn tay nghề cho 39 bà đỡ của tất cả các xã trong toàn huyện, dự, , hỗ trợ đình sản, khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 177 người già neo đơn và trẻ khuyến tật.

Page 18: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 11

PHẦN III: ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ

Chương IV. Tính hiệu quả của chương trình

4.1. Cơ sở triển khai chương trình và đối tượng hưởng lợi

Ba xã An Hải, Phước Hải và Phước Dinh là 3 xã thuộc diện xã nghèo, vùng sâu, vùng xa và bãi ngang, là những xã có tỷ lệ nghèo cao (xem phần 1.1). Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện Ninh Phước được thiết kế trên cơ sở đáp ứng các quyền cơ bản và mang lại lợi ích cho cộng đồng, trong đó người nghèo và cận nghèo, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, được xem là người hưởng lợi chính của 3 xã. Chương trình này phù hợp với chính sách phát triển kinh tế xã hội ở địa phương trong giai đoạn dài hạn (5 năm) nói chung và hàng năm nói riêng. Theo đó, cán bộ chương trình huyện Ninh Phước đã thiết kế từng chương trình và hoạt động cụ thể cho các đối tượng phù hợp ở địa phương (xem phụ lục 5).

Vì ở ba xã khảo sát có người Kinh, Chăm và Raglai, những đánh giá về tác động của LRP4 đều hướng tới và bao hàm tất cả những người hưởng lợi nói chung, tuy nhiên một số biến trong khảo sát được phân tách theo nhóm dân tộc.

4.2. Quy trình lên kế hoạch và thực hiện

Xuất phát từ quan điểm đáp ứng các quyền cơ bản của người dân, các kế hoạch của chương trình được xây dựng đều có sự tham gia người dân. Đồng thời, kế hoạch này cũng dựa trên kế hoạch/chiến lược quốc gia của AAV và của vùng. Do đó, các kế hoạch đã thực hiện phù hợp với những nhu cầu cấp thiết và ưu tiên của địa phương trong các lĩnh vực của đời sống.

Hoạt động của AAV tại địa phương rất đa dạng và hướng tới 5 quyền cơ bản, sau này gọi là ưu tiên chương trình, bao gồm, quyền có lương thực; quyền giáo dục, quyền trẻ em và các hoạt động hướng vào trẻ; quyền phụ nữ; quản trị nhà nước, nâng cao năng lực cộng đồng; quyền có cuộc sống bình thường khi đối mặt với HIV/AIDS. Tất cả các quyền được thực hiện theo ngân sách chương trình bảo trợ trẻ, một chương trình gây quĩ cho các hoạt động chung tại địa bàn, và ở Viêt Nam nói chung.

Một trong những hiệu quả mà chương trình đã lên kế hoạch và thực hiện đó là việc sử dụng nhân lực địa phương (từ cấp xã cho đến cấp tỉnh) tham gia vào tập huấn. Cách làm này tiết kiệm chi phí, giúp cán bộ địa phươngphát huy được sức mạnh và nâng cao năng lực, đồng thời gắn kết hơn mối tương tác giữa cán bộ các cấp cũng như giữa cán bộ và người dân.

Việc lập kế hoạch được cán bộ cấp xã phản ánh tại giai đoạn 1 dễ dàng hơn giai đoạn 2 về vấn đề thủ tục. Tai giai đoạn 1 (trước 2011), Ban QLCT huyện có quyền quyết định đối với những hoạt động có kinh phí dưới triệu đồng do đó kế hoạch được duyệt nhanh và được Ban QLCT huyện giám sát chặt chẽ. Đối với giai đoạn 2 (sau 2011), thủ tục phải qua nhiều người xem xét, do đó mất nhiều thời gian để thực hiện. Tuy nhiên, quá trình gửi và duyệt kế hoạch này chỉ khó khăn đối với cấp huyện trong năm 2011, còn từ năm 2012 trở đi thủ tục xét duyệt đều tốt do các bên đã quen với quy trình và thủ tục mới.

Sự khác nhau về cách thức quản lý và triển khai giữa thời kì trước 2010 và từ 2011 đến khi kết thúc chương trình gián tiếp hoặc trực tiếp ảnh hưởng tới quá trình phê duyệt các hoạt động của chương trình dưới góc độ đánh giá của cộng đồng (xem sơ đồ 1&2 dưới đây).

Page 19: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 12

Sơ đồ 1: Quản lý chương trình (giai đoạn 2001-2010)

Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động 2009

Ban QLDA

DAGN huyện

Ban QLDA xã

Ban-Ngành-

Đoàn thể- xã

Ban QLDA xã

Ban-Ngành-

Đoàn thể- xã

Ban QLDA xã

Ban-Ngành-

Đoàn thể- xã

Cán bộ

địa bàn

AAV

Cấp

Tỉnh/QG

AAV

Ban Quản lý Nhân dân thôn

Cấp cộng đồng Chi hội phụ nữ, nông dân

Nhóm Tín dụng-Tiết kiệm

Nhóm vượt nghèo cùng sở thích

Lớp học xóa mù- phát triển cộng đồng

Cơ quan

Ban-Ngành

huyện

Ghi chú:

Quan hệ trực tiếp

Quan hệ phối hợp-hỗ trợ

CQBN: GD, TC-KH, KN, NN,

NVL§, TN, YT, PN

Page 20: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 13

Sơ đồ 2: Mô Hình Hợp Tác Thực Hiện Chương Trình Giữa AVV, Đối Tác và Cộng Đồng (giai đoạn 2011-2014)

: Cùng tham gia

Phản Hồi, Rút kinh nghiệm và Đề Xuất Thay đổi

Phản Hồi, Rút kinh nghiệm và Đề Xuất Thay đổi

Phản Hồi, Rút kinh nghiệm và Đề Xuất Thay đổi

Phản Hồi, Rút kinh nghiệm và Đề Xuất Thay đổi

Phản Hồi, Rút kinh nghiệm và Đề Xuất Thay đổi

AAV Hướng dẫn xây dựng chiến lược Hỗ trợ kỹ thuật Hỗ trợ ngân sách và nâng cao năng lực quản lý

UBND xã

Xây dựng chiến lược, kế hoạch, thực hiện và giám sát

Ban ND thôn

BQLCT huyện Ninh

Phước và các Phòng,

Hội liên quan của

huyện

Xây dựng chiến lược, kế hoạch, thực hiện , giám sát

Hộ Gia đình, cộng

đồng

Xây dựng chiến lược, kế hoạch, thực hiện và giám sát

Page 21: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 14

4.3. Giám sát và đánh giá

Ban QLCT huyện cho biết, họ thực hiện giám sát đánh giá tương đối chặt chẽ. Việc lập kế hoạch dựa trên chương trình khung bao gồm chỉ số cần đạt được theo từng giai đoạn của AAV hàng năm. Ban QLCT huyện sau đó sẽ bóc tách thành những hoạt động cụ thể, làm việc với người dân thông qua cuộc họp do Ban QLCT huyện tổ chức với xã, thôn, các nhóm phát triển cộng đồng để nắm bắt nhu cầu cần can thiệp, đối tượng can thiệp rồi cùng lập kế hoạch cụ thể, có tính đến ngân sách của chương trình.

Mặc dù đối tượng hướng tới của AAV là những người nghèo, yếu thế, phụ nữ, và trẻ em, tiêu chí chọn đối tượng cho chương trình có dựa trên việc xem xét mức độ phù hợp của người dân với yêu cầu của chương trình. Theo l{ giải của Ban QLCT huyện Ninh Phước, chương trình này quan tâm tiêu chí người nghèo nhưng không phải tất cả là người nghèo mà chủ trương của AAV là hướng tới người nghèo, do đó đã tạo ra một phạm vi tương đối rộng để huyện tự xử lý. Sự xen kẽ này cũng tạo cơ hội để mọi đối tượng hộ dân dễ chia sẻ kinh nghiệm với nhau hơn. Ví dụ, tập huấn trồng táo cho những đối tượng đang trồng táo, trong đó có người nghèo và người có kinh tế trung bình. Việc quy định xen kẽ đối tượng như trên thường không qua văn bản, mà chủ yếu qua giao tiếp trực tiếp với bên Ban QLCT của xã.

Các cuộc họp giữa trưởng ban QLCT, các ngành liên quan ở cấp xã và huyện được thực hiện 6 tháng và 1 năm. Trước năm 2008, các xã đều có cán bộ chuyên trách (điều phối viên xã) và ban QLCT gồm đại diện các ban ngành. Những người này có được phụ cấp của chương trình. Họ thực hiện các công việc của chương trình, bao gồm cả theo dõi và đánh giá với tính chất kiêm nhiệm. Từ năm 2008, việc theo dõi các hoạt động do trưởng ban QLCT xã thực hiện. Với những hoạt động đã được phê duyệt, cán bộ địa phương đảm bảo đúng và đủ đối tượng tham gia. Đồng thời Ban QLCT huyện nói rõ phương pháp và nội dung tập huấn cho người dân. Sau tập huấn đều có bảng đánh giá, lưu danh sách lớp tập huấn để Ban QLCT xã và huyện theo dõi sự thay đổi của họ sau khi tập huấn. Ban QLCT xã và huyện quan tâm đến những người nổi trội hơn để biết thông tin là chính. Theo ý kiến của Ban QLCT huyện, việc giám sát toàn bộ các hoạt động không dễ, ban ngành xã không đủ thời gian để thực hiện do nhiều hoạt động và chương trình.

Một số hộ dân cho rằng việc giám sát của chương trình chỉ xảy ra lúc đầu, ví dụ, khi hỗ trợ mua cây con bằng việc lập biên bản xác nhận đúng giống đã thống nhất, và xác nhận đã trao cho người dân, còn việc giám sát trong quá trình nuôi, trồng còn hạn chế. Một phần nguyên nhân được cho rằng chương trình không đủ người để giám sát. Theo ý kiến của các thành viên Ban QLCT huyện, việc giám sát có được thực hiện thông qua ban quản l{ chương trình xã hoặc người chuyên trách và đều có sự giám sát từ ban quản lý huyện. Từ năm 2008 do cơ cấu chỉ còn một Trưởng ban nên các hoạt động đều có theo dõi và giám sát trực tiếp từ Ban QLCT huyện còn trưởng BQLCT xã gián tiếp nghe báo cáo lại từ người thực hiện và BQLCT huyện. Tuy nhiên những hoạt động có kinh phí cao hoặc các hoạt động xây dựng thì trưởng ban QL xã trực tiếp tham gia cùng dự án giám sát.

Các công trình hạ tầng, ví dụ làm sân trường, được thực hiện thông qua sự giám sát của người dân và giáo viên. Xã cũng đồng thời giam giám sát và hỗ trợ thêm ví dụ như xi măng, ngày công (như phần đối ứng của xã với chương trình). Tuy nhiên, hoạt động giám sát này, theo đánh giá của ban ngành xã, vẫn còn hạn chế do công việc kiêm nhiệm. Sự nắm bắt công việc của trưởng ban QLCT cấp xã được phản ánh cũng khó hơn trước do không tham gia vào duyệt chi các hoạt động như trước, mà chỉ dừng lại ở vai trò xác nhận các hoạt động, theo dõi kế hoạch và thực hiện của những đối tác khác của xã như hội phụ nữ, hội nông dân. Những đối tác này sẽ trực tiếp ứng tiền từ trên Ban QLCT huyện.

Việc giám sát quá trình hỗ trợ được người dân góp ý nên theo các giai đoạn theo tính chất của từng loại, sao cho ban quản l{ chương trình nắm bắt được quá trình phát triển của hoạt động đó, ví dụ cây trồng, vật nuôi. Cần quy định số ngày nhất định để kiểm tra chiều cao, cân nặng của vật nuôi,

Page 22: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 15

XD năng lực và CT chung

9%

HIV

1%

Quyền tiếp cận giáo dục và

trẻ em

24%

Quyền phụ nữ và trẻ em

gái

6%

Quyền có lưong thực

19%

phòng ngừa giảm nhẹ

thiên tai

8%

Quản trị nhà nước

4%

Y tế , vệ sinh môi trường

6%

Quản lý phí

17%

Bảo trợ trẻ

6%

TỶ LỆ NGÂN SÁCH DỰ ÁN

kiểm tra kỹ thuật nuôi, giai đoạn cần họp nhóm để chia sẻ và rút kinh nghiệm. Đồng thời, chương trình cũng cần kết hợp hoặc hợp đồng với bên trung tâm hoặc cán bộ thú y hoặc trồng trọt hướng dẫn hoặc hỗ trợ công tác tiêm phòng (ngay khi nhận vật nuôi) và phòng chống bệnh tật trong quá trình nuôi, trồng.

4.4. Ngân sách

Các hoạt động của chương trình rõ ràng với kinh phí được duyệt. Thậm chí cán bộ ở cộng đồng còn phản ánh cách quyết toán quá chặt chẽ, đôi khi họ rất khó xử vì không đủ kinh phí để chi. Hiện tượng này rất ít xảy ra từ năm 2009 trở về trước. Ví dụ, chi phí cho hoạt động sân khấu hóa sẽ không đơn thuần chỉ là cho những người tham gia chính và những hỗ trợ vật chất, mà còn một số hoạt động khác cần có chi phí như đảm bảo an ninh trật tự… Mấu chốt vấn đề ở đây có thể nhìn thấy ở sự chia sẻ thông tin về sự đóng góp của cộng đồng. Nếu chương trình nêu rõ ràng đóng góp của cộng đồng trong từng hoạt động ở mức độ nào thì sẽ có cách thức hiểu và xử l{ rõ ràng hơn về vai trò của từng bên tham gia.

Hình 3: Tỷ lệ ngân sách của chương trình (giai đoạn 2001-2014)

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ban QLCT huyện Ninh Phước12

Hình 3 cho thấy, quyền có lương thực và quyền tiếp cận giáo dục của trẻ em chiếm tỷ lệ chi phí lớn nhất, bởi vì bao gồm nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng và hỗ trợ trực tiếp, còn lại là những hoạt động tập huấn và truyền thông. Nếu tách bạch riêng chi phí dành cho cơ sở hạ tầng và hỗ trợ trực tiếp ra khỏi hạng mục chung, ta sẽ nhìn thấy rõ hơn mức độ tập trung kinh phí cho những hoạt động còn lại.

4.5. Ưu tiên Chương trình 1. Sinh kế thay thế và nông nghiệp bền vững

Các hoạt động liên quan đến sinh kế thay thế và nông nghiệp bền vững được LRP4 thiết kế nhằm hỗ trợ cho người dân vùng dự án có thể đối mặt với khí hậu khắc nghiệt cũng như với các yếu tố bất lợi

12

Chi phí cụ thể và đối tượng hưởng lợi xem Phụ lục 7. Ngân sách các năm và số người hưởng lợi

Page 23: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 16

ảnh hưởng đến thu nhập và mức sống của người dân. Thông tin từ khảo sát cho thấy, chương trình để lại dấu ấn tương đối rõ nét trong người dân về các hoạt động can thiệp trong nông nghiệp. LRP4 đã đáp ứng nhu cầu của người dân trong việc cung cấp kỹ thuật cây trồng và vật nuôi. Sự phù hợp với nhu cầu ở đây được đánh giá dưới hình thức: (i) lấy ý kiến của người dân về loại cây và con có thể nuôi và trồng phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương, (ii) nội dung và cách thức tập huấn phù hợp với trình độ hiểu biết và kinh nghiệm của họ, và (iii) người dân được hỗ trợ vốn, giống và phân bón, những phần thiết yếu cho canh tác và phát triển chăn nuôi, và (iv) được hỗ trợ thông tin, kỹ thuật, có sự chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm giữa những người được tập huấn và người không tham gia, giữa các nhóm sở thích tạo một môi trường thuận lợi hơn cho người nông dân sản xuất.

Chương trình được người dân biết đến nhiều thông qua các lớp tập huấn khuyến nông ví dụ kỹ thuật ba giảm ba tăng trong trồng lúa, trong mô hình trồng đậu phộng, dưa, cà chua, ớt, hành (xã Phước Hải), rong sụn (xã Phước Dinh), măng tây xanh, nho, táo, mô hình nuôi heo, bò (xã An Hải), trong đó mô hình trồng lúa được cho là thành công. Tuy nhiên, một số mô hình hoặc sự áp dụng kiến thức tập huấn không được thành công do những yếu tố ngoại cảnh, ví dụ do lũ lụt hàng năm, thiếu nước (xã Phước Dinh), hoặc mặc dù áp dụng tốt nhưng không có đầu ra tốt (ớt, bắp lai, đậu xanh)13.

Hình 4: Tỷ lệ hộ gia đình tham gia các hoạt động hoặc nhận hỗ trợ liên quan đến trồng trọt từ LRP4 giai đoạn 2011-2014 (đơn vị: %)

Nguồn: Khảo sát cuối kz

Kết quả khảo sát cho thấy, có 34 trong tổng số 40 hộ có hoạt động trồng trọt cho biết đã từng nhận được hỗ trợ trong giai đoạn 2011-2014. Trong số đó, có 29 hộ đã tham gia hoặc nhận được ít nhất một hỗ trợ liên quan tới trồng trọt từ Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện Ninh Phước.

Tỷ lệ lớn (88,6%, một nửa trong số đó là người Chăm) trong số hộ gia đình có hoạt động trồng trọt cho biết đã từng tham dự lớp tập huấn về trồng trọt. Tỷ lệ hộ đã từng tham gia lớp tập huấn về CRSA và các hội thảo/tọa đàm cũng tương đối cao, tương ứng với 77,1% (trong đó 44% là người Chăm) và 60.0% (trong đó 52% là người Chăm). Số hộ gia đình cho biết được nhận hỗ trợ giống, vật tư chiếm thấp nhất (17,1%), sau hoạt động tham quan học hỏi kinh nghiệm (31,4%). Đặc biệt, những lớp tập huấn và hỗ trợ này đa phần được ghi nhận là từ Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện Ninh Phước (hình 4).

Khi được hỏi về mức độ hữu ích, toàn bộ các hộ gia đình đều đánh giá những hỗ trợ mà họ nhận được là “rất hữu ích” hoặc “hữu ích”. Cụ thể, đánh giá về lớp tập huấn trồng trọt là rất tích cực với 80,7% (trong đó một nửa là người Chăm) các hộ tham gia cho rằng lớp tập huấn này “rất hữu ích”,

13

Báo cáo đánh giá tác động 2009, AAV

88,677,1

17,131,4

60,0

0.0

20.0

40.0

60.0

80.0

100.0

Tập huấn về trồng trọt

Tập huấn về CRSA

Hỗ trợ giống, vật tư

Tham quan học hỏi kinh

nghiệm

Tham gia hội thảo/tọa đàm

Page 24: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 17

còn lại 19,3% hộ gia đình đánh giá ở mức độ “hữu ích”.14 Trong số 31 hộ (trong đó 15 hộ là người Chăm) ghi nhận tham gia lớp tập huấn, 22 hộ (trong đó 11 hộ là người Chăm) tham gia lớp tập huấn do LRP4 tổ chức, 20 hộ đánh giá lớp tập huấn là “rất hữu ích” và 2 hộ đánh giá ở mức độ “hữu ích”. Kết quả này là hoàn toàn phù hợp với những thông tin thu được từ phương pháp định tính khi hầu hết người dân đều cho biết họ hài lòng với những hỗ trợ về trồng trọt từ LRP4. Thông qua các lớp tập huấn, thay vì vận dụng những kinh nghiệm truyền thống như trước đây, người dân đã hiểu biết và tự tin hơn về kỹ thuật canh tác. Hỗ trợ cây giống, vật nuôi, vật tư nông nghiệp… được người dân đánh giá cao trong phương thức giảm nghèo. Ví dụ, hỗ trợ bò để người nghèo nuôi là phù hợp vì có thể tận dụng được thức ăn quanh nhà, tận dụng được lao động nhàn rỗi, ít bị bệnh và có giá trị trên thị trường. Một vài ví dụ điển hình được đưa ra về việc nuôi bò giúp thoát khỏi nghèo đói. Một trường hợp cụ thể được nhắc đến là anh Minh (thôn An Thạnh, xã An Hải) đươc cấp một con bò để nuôi. Bò mẹ sinh ra bê và việc nuôi bò đã giúp gia đình anh thêm thu nhập, và giúp gia đình thoát khỏi hộ nghèo. Tuy nhiên, cách thức chương trình hỗ trợ bò cho người dân là một vấn đề có nhiều ý kiến tranh luận. LRP4 hỗ trợ bằng cách trực tiếp cung cấp bò cho hộ gia đình. Một số người dân cho rằng phương thức này không hiệu quả bằng cách hộ gia đình chọn giống, như thế sẽ phù hợp hơn với điều kiện địa phương và theo mùa (để tránh dịch bệnh), hơn là giống bò được đưa về từ những vùng khác. Hơn nữa, có thể bò được đưa về thông qua thương lái có thể sẽ đắt hơn so với giá bình thường. Ngược lại, một số cho rằng người của chương trình chọn bò sẽ tốt hơn vì họ biết được kỹ thuật, giống nào tốt và phù hợp với điều kiện địa phương. Ngoài ra, hộ dân có thể đóng góp một phần để mua được con bò theo ý muốn hơn là đúng giá trị mà chương trình hỗ trợ. Theo ý kiến của đại diện hội khuyến nông, chọn bò cho hộ gia đình cần kết hợp giữa mong muốn của người dân và kỹ thuật chọn giống của khuyến nông, đồng thời việc mua bò cần được bên chương trình quản lý và giám sát, thay vì người dân để tránh rủi ro trong quản lý tài chính.

Người dân nhận định rằng với sự hỗ trợ của chương trình, năng suất sản lượng cây trồng, vật nuôi cao hơn, mẫu mã đẹp hơn và chi phí giảm hơn do chăm sóc và xử l{ đúng cách. Người dân ở những thôn khác cho biết, họ biết chọn giống, sạ hàng, giảm thuốc trừ sâu, biết cách ủ phân thay phân hóa học, năng suất lúa cũng tăng từ 8 tạ lên 1 tấn/ha. Măng tây xanh thu nhập cao với 7 triệu/sào trong 4 tháng. Tại thôn Thành Tín, người dân được hỗ trợ nuôi gà, vịt, heo, trồng nấm, giống lúa, hành đều cho năng suất cao. Canh tác này sẽ vẫn được tiếp tục khi AAV rút khỏi vì người dân đã có kiến thức và hiểu được phương pháp canh tác có chất lượng cao.Việc lên kế hoạch hoặc tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp chưa được chương trình thực hiện. Hầu như các sản phẩm nông nghiệp đều được tiêu thụ ở địa bàn, trừ một số sản phẩm như măng tây hoặc nho. Người dân tự tìm kiếm thị trường. Đây cũng là tiềm năng mà chương trình có thể thực hiện ở địa bàn khác trong tương lai.

Câu lạc bộ khuyến nông được nâng cấp thành nhóm PTCĐ năm 2008 với mục đích nâng cao tính cộng đồng và tạo điều kiện cho đối tượng hưởng lợi cùng sinh hoạt và hỗ trợ nhau tạo sinh kế. Những thành viên trong nhóm thông qua bốc thăm hoặc quay vòng được vay vốn không tính lãi. Trong khi một số CLB vẫn còn hoạt động nhờ vào sư đóng góp của thành viên (ví dụ như ở thôn Thành Tín và Từ Tâm 2, đến thời điểm đánh giá cuối kz, CLB đôi chỗ không còn hoạt động nữa. Nguyên nhân được biết là do không còn kinh phí hoạt động và một số người quản lý không tiếp tục được do họ cần thời gian để làm việc nhà.

Trong giai đoạn trước, chương trình có trang bị tủ sách khuyến nông cho 6 thôn nhằm nâng cao kiến thức sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Tủ sách trong báo cáo tác động 2009 đánh giá là hạn chế lượng người đọc. Đến giai đoạn đánh giá cuối kz, tủ sách đã không còn được sử dụng (thôn An Thạnh) do đã bị hỏng, sách bị nát, bụi bám và giữa những giấy báo loại khác. Điều này cho thấy, sách chưa được đánh giá cao và chú trọng và việc quản lý sách của cán bộ xã không chặt chẽ. Một phần

14

Đối với các hoạt động hỗ trợ khác liên quan đến trồng trọt, do số lượng hộ gia đình có thành viên tham gia/nhận được hỗ trợ không đủ 30 nên nhóm nghiên cứu không phân tích đánh giá của các hộ về mức độ hữu ích.

Page 25: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 18

dễ hiểu là người dân đi làm cả ngày, họ không có thời gian đọc sách, và trên hết, không có thói quen xem sách, chưa thực sự coi sách là một người bạn gắn bó. Tuy nhiên, xét về khía cạnh quản lý, trong điều kiện địa phương, khi tỷ lệ mù chữ còn và đọc sách không phải là một hình thức thích hợp, chương trình có thể có những hình thức can thiệp khác cuốn hút hơn, ví dụ chia sẻ kiến thức trong sách theo tổ nhóm sinh hoạt do nhóm phụ nữ, nông dân hoặc nhóm thanh niên nhiệt huyết.

Hoạt động tín dụng – tiết kiệm là một trong những hoạt động rất thành công của chương trình. Được thành lập vào thời gian đầu của chương trình, năm 2001 theo những hình thức tổ, nhóm, hoạt động này nhằm hỗ trợ phụ nữ nghèo có vốn, biết sử dụng vốn để tham gia vào các hoạt động sinh kế, tăng thu nhập. Thông qua đó, phụ nữ có cơ hội để phát huy khả năng cũng như nâng cao vai trò của họ trong gia đình và xã hội. Chị em được vay từ 3 đến 12 triệu đồng. Vừa vay đồng thời họ vừa phải tiết kiệm với mức 20.000 đồng/tháng. Theo báo cáo của Ban QLCT huyện Ninh phước, số thành viên tăng từ 738 năm 2001 đến 5.352 năm 2013… Tuy nhiên, theo đánh giá tác động năm 2009, vốn vay này chỉ phù hợp với buôn bán kinh doanh nhỏ, vì vừa tiết kiệm vừa có thể trả cả gốc lẫn lãi trong vòng một năm không phù hợp với những hoạt động cần vốn lớn như sản xuất nông nghiệp hay nuôi trồng thủy sản do phương cách trả vốn vay tạo áp lực cho người vay vì chu kz sản xuất nông nghiệp kéo dài từ vài tháng đến vài năm.15

Bảng 2: Thông tin hoạt động TD-TK từ khi mới thành lập đến cuối năm 2013 Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2013

Số xã 3 3 3 3 3 3 5 13

Số thành viên 738 1.676 2.100 2.183 2.200 2.240 2.720 5.352

Nguồn vốn Vốn tài trợ 382,5 742,5 1042,5 1270,5 1470,5 1470,5 1470,5 3.804 Vốn sở hữu 33,0 152,0 436,8 831,4 1114,0 1496,0 1585,4 2.903 Dư tiết kiệm 47,5 247,6 520,8 786,6 925,8 1100,6 1049,9 3.032 Tổng 463,0 1142,1 2000,1 2888,5 3510,3 4067,1 4105,8 9.740

Hoạt động cho vay Số vốn phát ra 463,0 1166,2 2040,0 3102,3 3636,9 4686,1 4800,2 15.543 Số vốn hoàn trả 13,1 1395,4 2967,3 4129,9 4355,2 4291,0 4610,2

Nguồn: Báo cáo tổng kết Chương trình Hỗ trợ Phát triển Ninh Phước

Số liệu bảng 2 cho thấy vốn tài trợ, vốn sở hữu và số dư tiết kiệm tăng nhanh qua các năm. Đặc biệt sau năm thứ hai kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động (năm 2002) vốn sở hữu tăng hơn 4 lần, dư tiết kiệm tăng hơn gấp 5 lần. Các năm sau, những chỉ số này cũng đều tăng hơn năm trước16 Các dịch vụ cho vay tăng nhanh. Theo báo cáo đánh giá tác động, những đối tượng hưởng lợi đã sử dụng vốn vay để làm kinh doanh nhỏ (23%), nuôi gà, vịt (17%), nuôi heo (10%), mua phân bón và giống cây trồng ngắn ngày (10%), mua phân bón và trồng lúa (9%), dệt thổ cẩm (6%), trồng rong sụn (5%), nuôi bò (2%), dề và cừu (2%)17

15

Hình thức vay trả dần, trả xong được vay lại. Vốn vay vòng đầu tiên là 1 triệu đồng, hình thức trả lãi và vốn theo định kz 2 lần mỗi tháng (cả vốn và lãi: 48.000 đ + 2.000đ tiết kiệm). Vốn vay các vòng sau tăng dần theo khả năng hoàn trả lãi (0,8%/tháng) ở vòng trước. Với số tiền nhỏ hơn 5 triệu, những hộ vay trả trong vòng 25 kz. Nhưng với số tiền vay lớn hơn, người vay có thể trả trong vòng 40 – 50 kz Nguồn: báo cáo đánh giá tác động 2009 16

Theo phân tích của báo cáo tổng kết LRP4, 2014 17

Báo cáo đánh giá tác động, 2009, AAV, trang 21

Page 26: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 19

4.6. Ưu tiên Chương trình 2. Nâng cao trách nhiệm giải trình và tình đoàn kết nhân dân nhằm thay đổi xã hội, tăng cường lãnh đạo trẻ và tín nhiệm xã hội dân sự

Một trong những mục tiêu của AAV là nâng cao trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương cũng như tăng sự tham gia của người dân vào trong các hoạt động quản trị tại địa phương, đặc biệt chú trọng vào phụ nữ và đội ngũ thanh niên trẻ. Những hoạt động này được thực hiện từ những năm 2005 khi người dân tham gia vào quá trình xét đói nghèo tại 15 xã và thị trấn của huyện18. Trong suốt quá trình từ đó cho đến thời điểm kết thúc chương trình, các hoạt động chủ yếu bao gồm thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, hoạt động phân tích ngân sách xã và nâng cao năng lực cho các nhóm phụ nữ, thanh niên và các nhóm dân tộc. Trong giai đoạn 3 năm gần đây, hoạt động tập trung vào việc cung cấp thông tin cho cộng đồng, tập huấn về nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương, nhóm thanh niên và phụ nữ cũng như đẩy mạnh mối tương tác giữa người dân và chính quyền địa phương nhằm nâng cao tính dân chủ và trách nhiệm của hai bên.

Hình 5: Tỷ lệ người trả lời biết về các nhóm và câu lạc bộ tại địa phương (%)

Hình 6: Đánh giá mức độ có ích của các nhóm và câu lạc bộ (%)

Nguồn: Khảo sát cuối kz

Khi được hỏi về các nhóm/CLB ở địa phương, một dấu hiệu tích cực là hầu hết các hộ gia đình (60/72 hộ, tương ứng 83,3%) đều biết đến ít nhất một nhóm/CLB được LRP4 hỗ trợ. Cụ thể, hình 6 cho thấy, số hộ gia đình trả lời biết đến CLB phụ nữ là cao nhất, chiếm tỷ lệ 83,3% (hay 60/72 hộ, trong đó 22/23 số người Chăm trả lời), tỷ lệ hộ biết đến nhóm sở thích ở mức 47,2% (trong đó 41% là người Chăm). Đáng lưu {, mặc dù trong số 6 thôn thực hiện khảo sát, chỉ duy nhất một thôn hiện có nhóm thanh niên nhiệt huyết nhưng tỷ lệ người trả lời biết đến nhóm này ở mức khá cao 33,3% (một nửa trong số đó là người Chăm). L{ do có thể xuất phát từ hiệu ứng lan tỏa của những hoạt động mang tính chất cộng đồng mà nhóm đã thực hiện từ khi thành lập năm 2012 cho đến nay. Đây cũng là những hoạt động nhận được đánh giá cao từ cộng đồng như: ra quân trong ngày hội vệ sinh môi trường, giao lưu văn nghệ giữa các nhóm thanh niên nhiệt huyết của 3 xã.

Bên cạnh đó, khảo sát cho thấy (hình 6), 100% người dân tham gia khảo sát đều đánh giá cao mức độ có ích đối với địa phương của các nhóm/CLB. Con số này đã phần nào cho thấy tác động tích cực từ các hỗ trợ của chương trình trong việc thành lập và duy trì hoạt động của các nhóm/CLB tại 3 xã chương trình.

18

Báo cáo đánh giá tác động 2009, AAV

33,347,2

83,3

0

20

40

60

80

100

Nhóm thanh niên nhiệt

huyết

Nhóm sở thích

CLB phụ nữ

82,475,4

17,724,6

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Nhóm sở thích CLB phụ nữ

Có ích

Rất có ích

Page 27: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 20

Bảng 3. Tỷ lệ thành viên hộ gia đình tham gia các tổ chức, đoàn thể tại địa phương (đơn vị: %)

Tổ chức, đoàn thể Hộ tham gia Nam tham gia Nữ tham gia

Hội phụ nữ 61,1 0,0 61,1

Hội nông dân 52,8 50,0 6,9

Đoàn thanh niên 31,9 26,4 6,9

CLB phụ nữ 48,6 0,0 48,6

CLB khuyến nông 15,3 12,5 2,8

Nhóm phát triển cộng đồng 22,2 13,9 9,7

Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển 34,7 0,0 34,7

Nhóm sở thích 9,7 4,2 5,6

CLB phòng chống BLGĐ 37,5 0,0 37,5

Nhóm thanh niên nhiệt huyết 8,3 5,6 2,8

Nguồn: Khảo sát cuối kz

Theo kết quả khảo sát định lượng, 54/72 hộ gia đình (chiếm 75%) có thành viên tham gia ít nhất một nhóm/CLB, tổ chức, đoàn thể tại địa phương. Trong đó, hội Phụ nữ và hội Nông dân là hai tổ chức đoàn thể có tỷ lệ thành viên của các hộ gia đình tham gia nhiều nhất. Tuy nhiên, có thể thấy rằng trừ hội Phụ nữ, CLB phụ nữ và Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ Phát triển là những nơi chỉ có phụ nữ tham gia và chiếm tỷ lệ tương đối cao, trong khi nam giới lại chiếm phần đông trong hầu hết các nhóm còn lại như Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, nhóm phát triển cộng đồng, CLB khuyến nông. Lưu { rằng, CLB Phụ nữ và Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển, tương ứng là 37,5% và 34,7% số người tham gia, là do LRP4 thành lập (Bảng 3). Kết quả này cho thấy sự quan tâm cũng như { thức của người dân đối với các hoạt động cộng đồng hiện nay là khá tích cực. Kết quả này cho thấy, LRP4 cần huy động sự tham gia của nữ giới hơn nữa vào các hoạt động đoàn thể, một mặt nâng cao sự bình đẳng giới cũng như vai trò của nữ giới trong tham gia, mặt khác nâng cao sự tiếp cận tới các quyền của chị em.

Sự tham gia của người dân trong xây dựng kế hoạch phát triển Kinh tế xã hội 19: Tỷ lệ người dân được phổ biến và tham gia vào lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội còn khá thấp, tỷ lệ hộ trong chương trình được phổ biến và tham gia vào lập kế hoạch chỉ đạt 13,1% và 7,2%. Nhằm tăng tính giải trình, huyện có cơ chế khuyến khích người dân tham gia diễn đàn lắng nghe ý kiến của nhân dân (2-3 năm/lần) và tiếp xúc cử tri thường xuyên hàng qu{, 6 tháng, 1 năm20.

Công khai thu chi ngân sách xã: Theo báo cáo khảo sát đầu kì chiến lược V năm 2013, phần lớn người tham gia khảo sát khẳng định chính quyền địa phương có công khai thu chi ngân sách địa phương. Trong số những người khẳng định điều này, có khoảng hơn 40% hộ gia đình đã từng đọc bản thu chi ngân sách. Liên quan đến hoạt động phân tích và công khai ngân sách, giải trình minh bạch của các xã, có lẽ dấu ấn đậm hơn về sự công khai này với người dân là các hạng mục công trình của chương trình hơn là của xã. Người dân được tham gia lập kế hoạch và giám sát cũng như biết được chi phí đối với những công trình xây dựng hạ tầng cơ sở do chương trình quản lý. Về phía xã, đa số cán bộ cho rằng thông tin tài chính được công khai thông qua họp thôn hoặc họp nhóm. Tuy nhiên, không phải tất cả người dân được phỏng vấn đều biết đên sự công khai này.. Một số người khác cho biết ngân sách các xã thì thường vẫn công khai hàng năm vào thời kz họp HĐND. Hình thức công khai thông tin này phổ biến hơn thông tin được công khai trên bảng thông tin. Cán bộ xã cho biết, người dân rất ít đọc, do đó công khai trên bảng thông tin không hiệu quả. Hơn nữa bảng tin khó giữ do thời tiết và chất lượng bảng kém.

Dịch vụ công: Các trưởng ban đoàn thể, cán bộ HĐND, và cán bộ thôn được tham gia lớp tập huấn dịch vụ công. Theo phản ánh từ địa phương, nội dung tuyên truyền tương đối phù hợp để cán bộ xã

19

Báo cáo khảo sát đầu kì chiến lược V năm 2013, AAV 20

Phỏng vấn cán bộ huyện

Page 28: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 21

thôn biết và hiểu, ví dụ những vấn đề gì cần công khai, công khai ở mức độ nào. Một số nội dung cơ bản liên quan được truyền tải tới người dân qua họp thôn, nhóm. Nói chung người dân bày tỏ sự hài lòng vì được biết về những thông tin đó. Theo họ, ít nhất họ biết được các dịch vụ công hiện có, quyền của họ cũng như các bước cần thiết để làm thủ tục liên quan đến dịch vụ công.

Hình 7: Tỷ lệ hộ gia đình có thành viên tham gia cuộc tham vấn/đối thoại về

DVC

Hình 8: Đánh giá mức độ hữu ích của các cuộc tham vấn/đối thoại về DVC

Nguồn: Khảo sát cuối kz

LRP4 tổ chức 3 cuộc đối thoại giữa người dân với chính quyền 3 xã về dịch vụ công và giải trình minh bạch trong năm 2013-2014 với 165 người tham gia. Khảo sát cho thấy, đã có 56,5% (với 1/3 trong đó là người Chăm) hộ gia đình có thành viên đã tham dự các cuộc tham vấn, đối thoại giữa người dân và chính quyền địa phương về dịch vụ công. Trong đó, 100% đều cho rằng cuộc tham vấn/đối thoại đó là có ích và rất có ích (hình 8).

Hội thảo, tọa đàm về dịch vụ công đã được thực hiện ở các thôn, mỗi thôn một lần. Sử dụng người địa phương (ngay tại xã) để tập huấn về dịch vụ công là một trong những điểm mạnh khi thực hiện chương trình này. Là người địa phương, người giảng sẽ hiểu rõ hơn tình hình kinh tế, chính trị xã hội cũng như tình trạng dân cư. Do đó, cách giải thích và ví dụ đưa ra thực tế và dễ hiểu đối với người học. Mặt khác, sử dụng lực lượng này, chương trình đã phát huy và tận dụng được nội lực của xã trong cả lý thuyết và thực hành trong vấn đề quản lý và thực hiện dân chủ cơ sở, công khai minh bạch tại địa phương.

Mặc dù số lượng lần hội thảo, tọa đàm không nhiều, tuy nhiên, có thể thấy sự hiểu biết về chính sách và pháp luật của người dân được nâng cao. Ví dụ, một số người được phỏng vấn cho biết quyền bình đẳng của nam và nữ trong sử dụng đất đai. Thông tin này cũng được phản ánh bởi kết quả khảo sát định lượng. Theo đó, khi được hỏi về quy định cấp GCNQSDĐ mang tên cả vợ và chồng, một dấu hiệu tích cực là có tới 70,8% người dân cho biết họ có biết đến quy định này.

Hình 9: Tỷ lệ hộ gia đình có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Nguồn: Khảo sát cuối kz

56,543,5

0

10

20

30

40

50

60

Có Không

56,443,6

0

10

20

30

40

50

60

Rất có ích Có ích

Có76,4%

Không23,6%

GCNQSD đất ở

Có 87,8%

Không12,2%

GCNQSD đất canh tác

Page 29: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 22

Trong số 72 hộ gia đình tham gia khảo sát, chỉ có 41 hộ có đất canh tác/sản xuất, chiếm 56,9%. Diện tích đất canh tác trung bình một hộ là 3,481 m2.Liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phần lớn các hộ có GCNQSDĐ đối với đất ở, chiếm 76,4%, tỷ lệ này ở đất canh tác/sản xuất là cao hơn, chiếm 87,8% (hình 9).

Hình 10: Tỷ lệ hộ gia đình có thành viên tham gia buổi hội thảo/diễn đàn/đối thoại về quyền tiếp cận đất đai và tài nguyên trong 3 năm gần đây

Nguồn: Khảo sát cuối kz

Có 46/72 hộ gia đình (chiếm 64,8%) cho biết có thành viên đã từng tham gia hội thảo/diễn đàn/đối thoại về quyền tiếp cận đất đai và tài nguyên trong 3 năm gần đây (hình 10). Theo đó, 45 hộ đánh giá hoạt động này là hữu ích, duy nhất một hộ đánh giá ở mức trung bình.

Cũng như tuyên truyền, theo ý kiến của người dân, tập huấn cần có thực hành. Với trình độ hiểu biết khác nhau và nói chung là có hạn, việc truyền đạt sẽ được hiệu quả hơn nếu đi với thực hành. Mọi người thường hiểu không đầy đủ mà chỉ nắm những { cơ bản. Hơn nữa, thời lượng và số lượng quá ít để cán bộ địa phương và đại diện các nhóm cộng đồng có thể nắm bắt được một cách chắc chắn. Sau những hội thảo/tọa đàm về dịch vụ công, có thể tốt hơn nếu có những hướng dẫn thực tế cho người dân theo tổ nhóm để họ biết công khai là gì, cách thức thực hiện như thế nào. Đối với hoạt động dịch vụ công, vì thiếu ngân sách hỗ trợ nên các hoạt động này không được tiếp tục “Sau khi có chương trình triên khai, chúng tôi làm kế hoạch. Giai đoạn sau chỉ tuyên truyền. Từ khi chương trình đến với người dân, công tác tuyên truyền tích cực hơn, nhận thức tốt hơn. Trước đây có công việc gì không biết đi đến đâu, không biết gặp ai. Sau khi tập huấn, chúng tôi biết rõ hơn về cơ cấu bộ máy nhà nước, ban ngành đoàn thể. Người dân đỡ phải đi lại nhiều lần” (xã Phước Dinh).

Liên quan đến ưu tiên chương trình 2, không chỉ cấp xã có ý kiến về việc thực tế hóa nội dung tập huấn, sự khó khăn trong việc hiểu nội dung văn bản còn xảy ra với cấp huyện. Nội dung chương trình được phản ánh khó hiểu và dài làm cho cán bộ chương trình khó khăn trong việc thực hiện. Hơn nữa, các tài liệu hướng dẫn quá dài gây tâm lý ngại đọc. Điều này về cơ bản cần cải thiện sao cho tài liệu và nội dung thân thiện hơn với người thực hiện và sử dụng.

Sự nhấn mạnh của AAV vào ưu tiên chương trình 2 là cần thiết, đặc biệt khi quy chế dân chủ cơ sở đã được triển khai toàn quốc trên diện rộng21. Một mặt AAV hỗ trợ việc thực hiện dân chủ cơ sở ở địa phương theo qui định pháp luật của nhà nước. Mặt khác, AAV cụ thể hóa sự tham gia này tới đối tượng riêng cho từng loại hoạt động của chương trình, ví dụ thanh niên được tham gia tập huấn về kỹ năng điều hành nhóm và tham gia vào các hoạt động cộng đồng. Một điều đáng lưu { là từ năm 2011, các hoạt động của chương trình giảm nhiều do cắt giảm ngân sách chung. Tuy nhiên đối với ưu tiên chương trình 2, năm 2011 theo báo cáo hàng năm của chương trình, không có hoạt động nào dành cho chương trình này. Các hoạt động tập trung chủ yếu vào năm 2012 và 2013.

21

Pháp lệnh số 34/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về “Thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn”

Có 64.8%

Không35.2%

Page 30: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 23

Theo nhận định của cấp xã, việc cắt giảm kinh phí cho các hoạt động là một khó khăn cho BQLCT xã thực hiện các hoạt động chương trình. Kinh phí được duyệt được phản ánh là không đủ trang trải cho các chương trình nên chỉ dành cho tuyên truyền là chính. Kinh phí hiện tại được hỗ trợ là nước uống và hoa quả. Điều này cũng khó cho trưởng ban quản l{ chương trình trong việc mời người dân đi dự họp. Có hai quan điểm đối lập nhau liên quan đến chi phí cho người dân. Một quan điểm cho rằng, từ trước đến nay, người dân vẫn đi họp và không cần hỗ trợ kinh phí. Khi chương trình vào, cho tiền để người dân đi họp và vô hình chung tạo thành một thói quen xấu, dẫn đến việc trong những cuộc họp sau, người dân sẽ không đi nếu không có tiền. Ngược lại, có một số ý kiến cho rằng phí hỗ trợ của AAV quá thấp so với các dự án khác và như vậy, cũng khó vận động người dân đi tham gia vào các buổi truyền thông.

Loại hình truyền thông đưa thông tin tới người dân: có thể thấy kênh truyền thông chủ yếu mà chương trình đã sử dụng bao gồm họp tổ nhóm tại thôn, sân khấu hóa và loa truyền thanh. Việc sử dụng này hoàn toàn phù hợp với điều kiện văn hóa và xã hội tại địa phương khi ban ngày, có nhiều người dân đi biển hoặc đi làm rẫy. Hơn nữa, loại hình truyền miệng cũng thích hợp khi có các nhóm dân tộc sinh sống cùng nhau. Các nhóm nhóm phát triển cộng đồng, nhóm thanh niên nhiệt huyết, nhóm khuyến nông… lồng ghép nội dung truyền thông trong các cuộc họp. Như đã đề cập ở trên, họp tổ/nhóm là một trong những hình thức truyền thông hiệu quả.

4.7. Ưu tiên Chương trình 3. Thúc đẩy bình đẳng trong tiếp cận giáo dục chất lượng cho trẻ em

Xét trong các chương trình can thiệp mà AAV đã thực hiện ở 3 xã, giáo dục là một trong những lĩnh vực được can thiệp một cách đa dạng và hiệu quả nhất và được người dân nhắc đến nhiều trong thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu. Các hoạt động hỗ trợ trực tiếp cơ sở vật chất trường học như xây dựng phòng học, hàng rào, nhà vệ sinh, bê tông hóa sân trường, hệ thống thoát nước, đèn thắp sáng, quạt, bình lọc nước, hệ thống nước sạch, kéo điện đã nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em, bao gồm cả lứa tuổi mẫu giáo. Điều này đặc biệt quan trọng khi huyện Ninh Phước nói chung là một vùng rốn lũ, cơ sở hạ tầng và vật chất của người dân và trường học bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau mỗi đợt lũ về. Vào mùa khô, địa bàn huyện nói chung và trường học nói riêng bị ảnh hưởng nhiều bởi lượng cát bụi. Do đó, viêc nâng cấp một số cơ sở giáo dục có { nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cộng đồng. Theo ý kiến của Chủ tịch huyện Ninh phước, chương trình thúc đẩy bình đẳng trong tiếp cận giáo dục chất lượng cho trẻ em là quan trọng nhất vì trẻ em là trung tâm của các hoạt động mà chương trình và cộng đồng hướng tới.

Trong giai đoạn trước, LRP4 đã thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ cơ sở hạ tầng và vật chất trực tiếp cho các trường mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở của vùng thuộc chương trình. Khảo sát đầu kì chiến lược quốc gia lần thứ 5 năm 2013 đưa ra những đánh giá của người dân về cơ sở vật chất tại những trường này. Nhìn chung, bảng 4 cho thấy các cơ sở hạ tầng của trường như thư viện, sân chơi, phòng học tại địa phương được các phụ huynh đánh giá tương đối tốt. Về các điều kiện vật chất khác phục vụ cho học sinh như nước uống hay nhà vệ sinh, bên cạnh khoảng 20% cho rằng ở trường chưa có nước uống thì phần lớn các hộ đều đánh giá các điều kiện vật chất ở mức tốt. Kết quả tích cực này có sự đóng góp từ những hoạt động thiết thực của chương trình trong giai đoạn 2001-2009 như: hỗ trợ tủ sách, hỗ trợ xây hàng rào, bê tông hóa sân trường, xây nhà vệ sinh…

Bảng 4: Đánh giá về cơ sở vật chất trường học tại địa phương (đơn vị: %)

Cở sở vật chất

Trường tiểu học Trường THCS

Tốt Bình thường Kém Không có Tốt Bình thường Kém Không có

Phòng học 64,9 29,8 5,3 0 63,5 34,1 2,4 0

Thư viện 35,0 31,0 2,0 32,0 53,5 31,0 0 15,5

Sân chơi 59,8 25,9 2,7 11,6 56,8 34,6 2,5 6,2

Nước uống 45,5 22,7 3,6 28,2 46,8 19,0 8,9 25,3

Nhà vệ sinh 44,9 34,6 14,0 6,5 51,2 27,5 17,5 3,8

Nguồn: Khảo sát 2013

Page 31: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 24

Đối với những thành viên từ 7 tuổi trở lên, kết quả khảo sát cho thấy năm 2014, tỉ lệ thành viên trong gia đình có thể đọc viết là 93,9%, số người không biết đọc viết chiếm tỉ lệ rất nhỏ với 6,1% (hình 11).

Hình 11: Khả năng đọc viết của người dân và tình trạng đến của trẻ trường em

Nguồn: Khảo sát cuối kz

Kết quả khảo sát cho thấy tổng số người trong độ tuổi đi học (xét từ 3 tuổi-độ tuổi mẫu giáo đến 18 tuổi) của các hộ được khảo sát trong chương trình là 102 người. Trong đó, tỉ lệ trẻ được đến trường là 86,3%. Kết quả này phản ánh sự tích cực đến trường của trẻ em ở lứa tuổi đi học tại các xã của chương trình.

Từ khi được triển khai trên địa bàn, Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện Ninh Phước đã thực hiện nhiều hoạt động khác nhau nhằm hỗ trợ giáo dục cơ bản, nâng cao nhận thức của cộng đồng về quyền trẻ em. Rất nhiều các hoạt động hướng vào trẻ và quyền trẻ em trong chương trình thực chất gắn liền với hoạt động trong lĩnh vực quyền giáo dục. Do chương trình gây quỹ thông qua chương trình bảo trợ trẻ nên các hoạt động hướng vào trẻ luôn được quan tâm. Hàng loạt các hoạt động hỗ trợ trực tiếp đã được thực hiện nhằm nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ và cải thiện điều kiện vui chơi, học tập của trẻ em. Kết quả khảo sát cho thấy đa phần người dân đều biết đến các hoạt động liên quan đến giáo dục mà chương trình đã triển khai tại địa phương (hình 12). Trong đó, các hoạt động ngoại khóa được biết đến nhiều hơn cả với 93% người tham gia (trong đó 32% là người Chăm) khảo sát và 83,1% (với 55% là người Chăm) biết đến các hoạt động truyền thông về tiếp cận giáo dục. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, những hỗ trợ cơ sở hạ tầng và sách vở được nhiều người dân ghi nhận. Hai hoạt động người dân biết ít nhất đó là hoạt động của các Câu lạc bộ và tuần lễ giáo dục toàn cầu.

Hình 12: Tỉ lệ người dân biết đến các hoạt động liên quan tới giáo dục tại địa phương (đơn vị: %)

Nguồn: Khảo sát cuối kz

Biết đọc viết

93,9%

Không biết đọc

viết6,1%

Khả năng đọc viết

Có86,3%

Không13,7%

Tỉ lệ trẻ em có đến trường

71,8 64,893,0

43,7

83,154,9

0

20

40

60

80

100

Bê tông hóa sân trường

Hỗ trợ sách/truyện

Hoạt động ngoại khóa

Câu lạc bộ Truyền thông tiếp

cận GD

Tuần lễ GD toàn cầu

Page 32: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 25

Với mô hình trường học thân thiện, vai trò của giáo viên được nhấn mạnh trong việc tạo ra một môi trường thân thiện cho trẻ em học tập và vui chơi. Theo đó, các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục mà chương trình can thiệp đều hướng tới mục đích này, trong khi tạo điều kiện tối đa để các em được tiếp cận với giáo dục. Ngoài việc hỗ trợ cơ sở vật chất, chương trình hỗ trợ giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua tập huấn về nội dung phương pháp dạy học tích cực, làm đồ dùng dạy học, kỹ năng làm việc với trẻ em. Theo nhận xét của một giáo viên địa phương, những hoạt động này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu cần thiết của giáo viên bởi lẽ, những nhu cầu này được đề xuất từ chính đội ngũ giáo viên của các trường thuộc chương trình.

Theo thông tin của một thành viên BQLCT, việc thực hiện mô hình này ở địa phương không phải dễ dàng và đòi hỏi một sự kiên trì của chương trình, mặc dù mô hình này được Bộ/Sở Giáo dục và Đào tạo phổ biến rộng rãi. Khó khăn trong thực hiện mô hình xuất phát từ sự khác nhau giữa thực tế và những yêu cầu của mô hình. Những quy tắc đề ra trong mô hình là thiết thực, ví dụ như xây dựng trường lớp xanh, sạch đẹp an toàn, dạy và học có hiệu quả, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, tổ chức hoạt động tập thể…. Tuy nhiên, để hiện thực hóa những yêu cầu trên đòi hỏi phải có một kế hoạch cụ thể, kèm theo những hỗ trợ vât chất, mà thiếu nó, mô hình sẽ khó được thực hiện một cách hiệu quả trên thực tế.

Theo đó, chương trình cùng giáo viên đã xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với nhu cầu của giáo viên và học sinh, đồng thời phù hợp với nguồn ngân sách của chương trình. Ví dụ, tập huấn về phương pháp dạy học tích cực, kỹ năng dự giờ, đánh giá và phản hồi tiết học, cách làm đồ dùng dạy học, kỹ năng làm việc với trẻ, hỗ trợ hoạt động ngoại khóa… Những hoạt động cụ thể và thiết thực này đã hỗ trợ tích cực các trường học thực hiện được “mô hình trường học thân thiện” trong khả năng của họ.

Mô hình đôi bạn cùng tiến: đây là một mô hình hay và có { nghĩa thúc đẩy học sinh học tập. Mô hình này bắt đầu được thực hiện từ năm 2001 dưới hình thức một học sinh khá kèm một học sinh kém, cùng giúp nhau trong học tập và kết bạn hàng ngày. Hoạt động này vẫn tiếp tục được kéo dài cho đến nay và đã thu hút được rất nhiều học sinh tham gia. Theo đánh giá của một số thấy cô, hình thức này phù hợp với học sinh THCS hơn là tiểu học, do đó chỉ có các em ở THCS tham gia vào chương trình này. Từ năm 2011, chương trình đã thành lập nhiều câu lạc bộ đôi bạn cùng tiến để duy trì hình thức này một cách hiệu quả. Thông qua các câu lạc bộ, các em được sinh hoạt chia sẻ kinh nghiệm 2 lần 1 tháng. Chương trình còn hỗ trợ những chi phí cho mô hình này bao gồm chi phí sinh hoạt, tham quan và tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm.

Mô hình câu lạc bộ (CLB) phóng viên nhỏ: 2 CLB phóng viên nhỏ đã được thành lập năm 2011 và đến nay, đã có hơn 200 lượt người tham gia. CLB nhằm mục đích hướng dẫn học sinh kỹ năng thu thập thông tin như cách tìm hiểu đề tài trong cuộc sống, cách viết, và cách chụp ảnh. Hoạt động này một mặt giúp em nhỏ có tiếng nói đối với người lớn về cách nhìn nhận của các em với cuộc sống, mặt khác nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng, đóng góp { kiến về các chủ đề thông qua sự ghi nhận của các em.

Các hoạt động ngoại khóa cho trẻ em: Theo ý kiến của người dân và cán bộ tại cộng đồng, đây là một trong những hoạt động được yêu thích bởi vì chương trình đã tạo ra một không khí giao lưu có ích và sôi nổi tại địa phương. Trong chương trình, các em nhỏ được tham gia sân khấu hóa, hội trại hè, sinh hoạt hè, vui chơi văn nghệ cho trẻ em ở cộng đồng, được học “kỹ năng sống cho trẻ vị thành niên”, tham gia các cuộc thi tìm hiểu về Luật Giáo dục và Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, vui tết trung thu, tham quan các làng nghề, diễn đàn, và ngày hội đọc sách. Tất cả những hoạt động này đều rất có { nghĩa, từng bước giáo dục, hình thành nhân cách và tạo sự tự tin của trẻ trong cuộc sống.

Một hoạt động đã được chương trình thực hiện từ 2004, tuy nhiên cho đến thời điểm đánh giá, nhóm đánh giá nhận thấy rất rõ ràng tác động của nó, đó là hoạt động “phổ cập giáo dục cho trẻ em và xóa mù cho người lớn”. Thông tin từ báo cáo tổng kết của Ban QLCT huyện cho thấy, chương trình đã mở được 3 lớp phổ cập dành cho 53 trẻ em trước đây không được đến trường. Hoạt động

Page 33: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 26

xóa mù cho người lớn được thực hiện từ 2002 đến 2007 (các lớp được mở cho các cấp độ xóa mù khác nhau) với tổng số 533 người tham gia, trong đó phần lớn là nữ giới. Mặc dù hoạt động tích cực, song đôi khi sự duy trì lớp còn phụ thuộc vào chính học viên. Ví dụ, ở xã Phước Dinh, lớp không tiếp tục được do học viên không có thời 26 gian. Để thực hiện chương trình này tốt, chương trình đã chú trọng đào tạo cán bộ nguồn tại địa phương, để tự họ có thể mở rộng và quản l{ được lớp học.

4.8. Ưu tiên Chương trình 4. Ứng phó với tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu bằng các phương pháp lấy con người làm trung tâm

Chương trình đã thực hiện tương đối nhiều hoạt động trong chương trình này nhằm tăng khả năng của cộng đồng và người dân trong việc ứng phó với thiên tai. Những hoạt động chính bao gồm (i) nâng cao nhận thức và năng lực, (ii) hỗ trợ vật chất trực tiếp, và (iii) thực hiện dự án phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai (DIPECHO). Tuy nhiên, trong những năm sau 2011, hoạt động giảm xuống bao gồm truyền thông tập huấn về phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai cho phụ nữ, học sinh, đội xung kích; hỗ trợ máy để lắp xuồng thông thường thành xuồng máy, tập huấn chạy xuồng máy và hỗ trợ hệ thống phát thanh vùng rẫy cho hộ dân không có nhà ở trong thôn xóm.

Đa số các hộ gia đình tham gia khảo sát cho biết trong 3 năm trở lại đây hộ không bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Chỉ có 4,2% hộ gia đình cho rằng thiên tai có ảnh hưởng nhiều hơn, trong khi đó có tới 36,1% cho rằng ảnh hưởng của thiên tai hiện nay là ít hơn so với 3 năm trước.

Hình 13: So sánh mức độ ảnh hưởng của thiên tai đến gia đình hiện nay với 3 năm trước (đơn vị: %)

Nguồn: Khảo sát cuối kz

Khi được hỏi về thông tin tuyên truyền về phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai, 100% các hộ tham gia khảo sát cho biết họ có tiếp cận thông tin này. Đặc biệt, 100% người trả lời cho biết họ tiếp cận được nguồn thông tin tuyên truyền về phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai qua hệ thống loa, đài phát thanh.

Hệ thống loa phát thanh được tăng cường vào những năm cuối của chương trình. Theo { kiến của ban ngành xã, loa truyền thanh là một trong những hình thức hay được sử dụng. Chương trình hỗ trợ loa nhằm tăng cường việc đưa thông tin tới người dân, đặc biệt là những thông tin liên quan đến lụt bão. Người dân đánh giá cao việc hỗ trợ loa, bao gồm cả loa không dây bởi LRP4. Do địa hình rộng, nên loa tay sẽ hiệu quả hơn trong việc truyền tin so với loa cố định. Thông tin định tính cho biết, chất lượng loa tốt thường trong 2 năm đầu, sau đó là đến những giai đoạn phải sửa chữa. Một số địa phương, loa không sử dụng được thường xuyên, do chất lượng hoặc do một vài nguyên nhân khác ví dụ như liên quan đến hệ thống điện có thể ảnh hưởng tới chi phí của người dân. Do đó việc bảo trì loa là một vấn đề mà địa phương cần quan tâm.

Như vậy, ngoài các nguồn thông tin đại chúng, những kênh thông tin được hình thành/mở rộng nhờ sự hỗ trợ của chương trình, đặc biệt là nguồn thông tin từ hệ thống loa và đài phát thanh đã thực sự góp phần đưa thông tin về phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai tới gần hơn với người dân 3 xã dự án. Trong số 6 thôn được lựa chọn tham gia khảo sát, có 4 thôn đã được nhận hỗ trợ trực tiếp về hệ

4,21,4

36,1

58,3

Nhiều hơn

Không thay đổi

Ít hơn

Không ảnh hưởng

Page 34: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 27

thống phát thanh từ chương trình hỗ trợ giảm nghèo, cụ thể: trang bị hệ thống loa phát thanh (thôn An Thạnh, thôn Hòa Thủy), hỗ trợ bổ sung loa phát thanh (thôn Tuấn Tú) và nâng cấp hệ thống phát thanh (thôn Từ Thiện).

Tỷ lệ người dân tiếp cận các thông tin về phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai qua báo đài, tivi, qua họ hàng, bạn bè và qua họp thôn, xã cũng khá cao, lần lượt là 90,3%, 79,2% và 70,8%. Đối với các kênh hỗ trợ khác của chương trình, có 55,6% người trả lời cho biết họ được tiếp cận thông tin qua diễn đàn, buổi trao đổi thông tin và 31,9% tiếp cận qua bản tin, áp phích, tờ rơi (hình 14).

Hình 14: Nguồn thông tin tuyên truyền về phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai (đơn vị: %)

Nguồn: Khảo sát cuối kz

Có 35/72 hộ gia đình tham gia khảo sát (chiếm 48,6%, trong đó 40% là người Chăm) có thành viên được tham gia lớp tập huấn về phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai. Theo đó, đánh giá về lớp tập huấn là rất tích cực với 68,6% hộ gia đình (trong đó 46% là người Chăm) có thành viên tham gia cho rằng khóa tập huấn “rất hữu ích”, còn lại 31,4% đánh giá ở mức “hữu ích”.

Hình 15: Tỷ lệ hộ gia đình có thành viên tham gia lớp tập huấn PNGNTT

Hình 16: Đánh giá mức độ hữu ích của lớp tập huấn PNGNTT

Nguồn: Khảo sát cuối kz

Những thông tin định tính cho thấy, việc hỗ trợ những phương tiện cứu hộ cũng như nâng cao nhận thức và cung cấp kỹ thuật đối để ứng phó với thiên tai là rất phù hợp và giải quyết được nhu cầu của người dân địa phương. Cán bộ xã và người dân đều đánh giá rất cao sự hỗ trợ thuyền máy, loa phát

31,9

52,8

55,6

70,8

79,2

90,3

100,0

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Bảng tin, áp phích, tờ rơi

Cán bộ xã, thôn phổ biến

Diễn đàn, buổi trao đổi thông tin

Họp thôn, xã

Họ hàng, bạn bè

Báo, đài, ti vi

Hệ thống loa, đài phát thanh

Có, 48.6%

Không, 51.4 % Rất hữu

ích68.6%

Hữu ích31.4%

Page 35: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 28

thanh và những vật dụng cần thiết trong mùa mưa lũ khác như áo phao, phao cứu hộ, thuốc cấp cứu… Tất cả hỗ trợ vật chất và kỹ thuật giúp người dân có kế hoạch ứng phó với thiên tai một cách kịp thời.

Đối tượng mà chương trình hướng tới để cung cấp kỹ năng phòng chống thiên tai bao gồm đội xung kích, cứu hộ cứu nạn của các xã. Vào thời điểm đánh giá, đội này được người dân nói đến như một lực lượng cần thiết và quan trọng để cứu hộ khi mùa lũ đến. Một số người nhờ hoạt động này đã phát huy được giá trị của bản thân (xem câu chuyện điển hình số 7) Những đối tượng khác như người dân được tập huấn bơi và phòng tránh bão lũ, nhóm phụ nữ cộng đồng tham gia được tập huấn về phân tích tình trạng dễ bị tổn thương.

Người dân cho biết, hoạt động phòng chống thiên tai được AAV khởi xướng tại địa phương. Những hỗ trợ này đã tạo một nền tảng tốt trong suy nghĩ về cách ứng phó với thiên tai. Hiện tại xuồng máy và xuồng tay (sau này đã được nâng cấp thành xuồng máy) được chương trình hỗ trợ đang ở các xã và sẵn sàng hoạt động khi cần thiết. Tuy nhiên, một số địa phương mong muốn thời gian tập huấn nên lâu hơn và được thực hành để đội cứu hỗ có thể nắm bắt kỹ thuật điều khiển xuồng tốt hơn. Một người dân cho biết, anh cũng được tham gia tập huấn, nhưng anh chưa được ngồi vào xuồng và thử điều khiển xuồng do chỉ có một xuồng vừa học vừa thực hành cho 10 người tham gia, với lượng thời gian ba giờ. Do đó, việc đề xuất phương tiện cứu hộ phù hợp và kế hoạch tập huấn cụ thể cho tập sao cho hiệu quả cũng là vấn đề cần quan tâm của chương trình.

Một trong những điểm đáng chú { nhất và được người dân ở cả 3 xã nhắc đến là vấn đề vệ sinh cộng đồng. Chương trình đã đặt những viên gạch đầu tiên về xây dựng ý thức vệ sinh của cộng đồng thông qua hỗ trợ xe chở rác, cống thoát nước, hướng dẫn và thực hành các bước vệ sinh. Người dân cho biết hiện trạng vệ sinh môi trường đã rất tốt so với trước đây. Ý thức của người dân được tăng lên rõ rệt. Cụ thể, những xe chở rác được chương trình cấp qua một thời gian đã bị hỏng. Một số địa phương sửa chữa từ ngân sách địa phương. Một số địa phương do xe không có khả năng bảo trì được nữa, đã thuê xe tư nhân thu gom rác, với mức phí mỗi gia đinh từ 10.000 đến 15.000 đồng/tháng một hộ gia đình. Xe rác tư nhân do người dân địa phương thực hiện xuất phát từ việc thu gom rác đã trở thành nhu cầu của cộng đồng và đi vào nề nếp, mặc dù người dân phải trả chi phí hàng tháng.

4.9. Ưu tiên Chương trình 5. Xây dựng các giải pháp xã hội và chính trị cho phụ nữ và trẻ em gái

Với mục đích hỗ trợ phụ nữ nghèo cải thiện mức sống, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và đảm bảo quyền phụ nữ và trẻ em gái, nâng cao vai trò phụ nữ trong gia đình và xã hội, những hoạt động liên quan tập trung vào những chủ đề sau (i) nâng cao năng lực nhận thức về Giới, (ii) phòng chống bạo lực gia đình, và (iii) xây dựng các giải pháp xã hội và chính trị cho phụ nữ và trẻ em gái.

Ngoài việc người phụ nữ biết tự bảo vệ mình, quan tâm đến gia đình cũng như con cái, họ còn quan tâm đến cộng đồng. Hoạt động câu lạc bộ/nhóm là một trong những công cụ kết nối họ lại với nhau. Theo thông tin từ chương trình, trong năm 2011, có 8 câu lạc bộ phụ nữ đã được thành lập tại 8 thôn thuộc 3 xã. Mỗi câu lạc bộ gồm 25 thành viên cốt cán và họ chia sẻ thông tin và ảnh hưởng của họ tới toàn thôn (trung bình khoảng 300 người). Xét về số lượng, đây không phải là nhỏ. Hiện tại người dân cho biết, những câu lạc bộ/nhóm này vẫn còn đang được duy trì ở các thôn, mặc dù họ không còn được hưởng tiền nước uống cho mỗi đợt sinh hoạt do AAV hỗ trợ nữa.

Cuộc họp với đại diện các ban ngành xã cho biết, bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình được chính quyền quan tâm và hỗ trợ tốt. Sự bình đẳng có thể được đánh giá thông qua sự đóng góp của nam và nữ giới trong phát triển kinh tế gia đình, nhận thức về vai trò của người phụ nữ trong gia đình và trong xã hội. Trong phát triển kinh tế gia đình, kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn các hộ gia đình (29,2%, trong đó 75% là người Chăm) đều có cả vợ và chồng đóng góp nhiều nhất vào thu nhập gia đình. Bên cạnh đó, số hộ cho biết người chồng là trụ cột kinh tế gia đình cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ, 23,6% (với 31% người Chăm), cao hơn so với tỷ lệ 15,3% (với 45% người Chăm)các hộ có vợ là trụ cột kinh tế gia đình (hình 17).

Page 36: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 29

Hình 17: Người đóng góp nhiều nhất vào thu nhập hộ gia đình (đơn vị: %)

Nguồn: Khảo sát cuối kz

Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn người trả lời đã nhận thức được trách nhiệm của cả vợ và chồng trong một số công việc (hình 19). Tỷ lệ người trả lời cho rằng cả vợ và chồng đều có trách nhiệm trong chăm sóc con cái, trong ra quyết định ở gia đình, kế hoạch hóa gia đình, trong làm việc nhà lần lượt là 98,6%, 77,8%, 97,2% và 98,6%. Hầu như tất cả những người Chăm tham gia khảo sát đều đồng ý về trách nhiêm chia sẻ công việc giữa vợ và chồng. Ngoài ra 100% hộ đều cho rằng con trai và con gái đều được ưu tiên chế độ dinh dưỡng như nhau. Liên quan đến nhận thức đối với vấn đề “Vợ có phải luôn đáp ứng nhu cầu tình dục của chồng không?”, vẫn còn 21/72 người trả lời cho rằng vợ phải luôn đáp ứng nhu cầu tình dục của chồng (chiếm 29,2%, trong đó 23% là người Chăm). Tuy tỉ lệ này không cao nhưng nó cho thấy rằng hiện tượng bắt vợ phải phục vu những nhu cầu tình dục của chồng còn tồn tại và cần hơn nữa những hoạt động truyền thông làm sao cho cả hai giới hiểu rằng hoạt động này cần dựa trên nhu cầu và sự bình đẳng đồng thuận của hai bên.

Hình 18: Nhận thức của người trả lời đối với vấn đề phân công lao động và bình đẳng giới (%)

Nguồn: Khảo sát cuối kz

Mặc dù kết quả phần trên cho thấy tỷ lệ cao số người khảo sát cho rằng cả vợ và chồng nhận thức cần chia sẻ việc nhà. Tuy nhiên, kết quả khảo sát (hình 19) cho thấy sự khác nhau khá rõ rệt về vai trò của vợ và chồng trong các đảm nhiệm việc nhà, chăm sóc trẻ em, người già và công việc tạo ra thu nhập như trồng trọt, chăn nuôi. Nhìn chung, công việc nội trợ và chăm sóc gia đình người phụ nữ đóng vai trò chính. Trong khi đó, các công việc tạo thu nhập như trồng trọt và chăn nuôi thì vai trò

15,3

23,6

29,2

6,9

12,5 12,5

0.0

5.0

10.0

15.0

20.0

25.0

30.0

35.0

Vợ Chồng Cả vợ và chồng

Thành viên nữ

khác

Thành viên nam

khác

Khác

1,4

98,6

15,3

6,9

77,8

2,8

97,2

100,0

98,6

1,4

29,2

70,8

0.0 40.0 80.0 120.0

Chồng

Cả vợ và chồng

Vợ

Chồng

Cả vợ và chồng

Chồng

Cả vợ và chồng

Cả con trai và con gái

Không

Không

Ch

ăm

sóc

con

i là

trác

h

nh

iệm

củ

a ai

?

Ai l

à n

gườ

i ra

qu

yết

địn

h t

ron

g gi

a đ

ình

?

Kế

ho

ạch

h

óa

gia

đìn

h là

tr

ách

n

hiệ

m

của

ai?

Trẻ

em

nào

đ

ư ợc

ưu

ti

ên

chế

độ

d

in h

ỡn

g, c

hă…

Nam

gi

ới c

ó

ph

ải

chia

sẻ

việc

n

với

ph

ụ n

khô

ng?

Vợ

p

hải

lu

ôn

đ

áp

ứn

g n

hu

cầ

u

tìn

h

dụ

c củ

a ch

ồn

g kh

ôn

g?

Page 37: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 30

của nam giới lớn hơn. Đối với việc nhà và chăm sóc trẻ em, người già, có tới 75% hộ gia đình (trong đó người Chăm chiếm 11%) có người vợ làm chính, có sự chênh lệch lớn khi chỉ có 4% người chồng tham gia vào công việc này. Ngược lại, vai trò của người chồng biểu hiện rất rõ trong hoạt động trồng trọt và chăn nuôi, lần lượt là 61,4% và 55,2%, trong khi đó, tỷ lệ hộ gia đình có người vợ đóng vai trò chính trong việc tạo thu nhập của hộ ở hai hoạt động này chỉ là 4,5% và 10,3%. Điều này cho thấy rằng, nhận thức được vấn đề bình đẳng giới đã là một thành công. Nhưng để đi đến hành động thực tế đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của chính quyền, của chương trình mà còn của từng hộ gia đình.

Hình 19: Tỷ lệ thành viên làm chính trong các công việc của gia đình

Nguồn: Khảo sát cuối kz

Theo kết quả khảo sát (hình 20), hầu hết người trả lời đều đã nghe đến thông tin liên quan đến phòng chống bạo lực (97,2%, trong đó hộ người Chăm chiếm 33%)). Nguồn thông tin phổ biến mà hộ gia đình tiếp cận là từ hệ thống loa đài phát thanh (94,3%), báo, đài, ti vi (88,6%, trong đó người Chăm chiếm 37%)), thông qua buổi sinh hoạt nhóm (78,6%, trong đó người Chăm chiếm 36%). Ngoài ra, các hộ gia đình còn tiếp cận thông tin thông qua các buổi nói chuyện, tuyên truyền tại địa phương, buổi họp xã, thôn, bảng tin, áp phích, tờ rơi và cán bộ phổ biến. Như vậy có thể thấy, các hoạt động truyền thông của chương trình đã mang thông tin đến được với người dân và cộng đồng. Trong đó, hệ thống loa phát thanh vẫn thể hiện là một kênh truyền thông rộng rãi và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, kết quả khảo sát định tính cho thấy, thông tin đến với người dân trực tiếp thông qua các buổi sinh hoạt nhóm, tổ tại cộng đồng cũng rất hiệu quả, nhất là đối với những gia đình có người đi làm ăn xa cả ngày. Ngoài ra, chương trình đặc biệt phát huy được tính hiệu quả của truyền thông diện rộng như sân khấu khóa, và đã mang lại hiệu quả rất tốt vì hình thức này thu hút sự tham gia của nhiều người, mang lại sự thư giãn và { nghĩa giáo dục lớn đối với 30cá nhân, gia đình và cộng đồng.

75,0 74,6

4,5 10,327,3

4,2 4,5

61,4 55,2 29,1

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Việc nhà Chăm sóc trẻ em, người

già

Trồng trọt Chăn nuôi Hoạt động tạo ra thu nhập khác

Vợ Chồng

Page 38: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 31

Hình 20: Nguồn thông tin liên quan đến phòng chống bạo lực gia đình (đơn vị: %)

Nguồn: Khảo sát cuối kz

Kết quả khảo sát (hình 21) cho thấy các hoạt động truyền thông và tập huấn của chương trình liên quan đến bình đẳng giới, phòng chống BLGĐ và sức khỏe sinh sản cho phụ nữ đã đến được với nhiều hộ gia đình. Tỷ lệ hộ gia đình có thành viên tham gia các hoạt động truyền thông này chiếm tỷ lệ khá cao, đều ở mức hơn 70%. Tiếp theo sau là các hoạt động tập huấn và nói chuyện về quyền tình dục và SKSS cho phụ nữ. Hoạt động mà các hộ dân trong khảo sát ít tham gia nhất là diễn đàn vai trò của gia đình và cộng đồng trong thúc đẩy phụ nữ tham gia chính trị (46,5%) và tập huấn kỹ năng làm cha mẹ (31,9%).

Hình 21: Tỷ lệ hộ gia đình tham gia các hoạt động truyền thông liên quan đến bình đẳng giới, phòng chống BLGĐ và sức khỏe sinh sản cho phụ nữ (đơn vị: %)

Nguồn: Khảo sát cuối kz

Các hoạt động truyền thông và tập huấn nêu trên đã mang lại lợi ích trong thay đổi nhận thức của hộ gia đình. Điều này không chỉ thể hiện ở kết quả 100% số hộ tham gia đánh giá các hoạt động này là có ích mà còn thể hiện cụ thể trong nhận thức của người dân về các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới ở gia đình, địa phương và tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em cũng như đánh giá về vai trò của nữ giới trong tham gia chính quyền.

Các hoạt động xây dựng giải pháp chính trị và xã hội cho phụ nữ và trẻ em gái bao gồm nâng cao kiến thức và kỹ năng về lãnh đạo cho nữ giới, đào tạo họ đủ năng lực để tham gia các vị trí công tác

44,29

50

52,86

61,43

64,29

77,14

78,57

88,57

94,29

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Khác

Bảng tin, áp phích, tờ rơi

Cán bộ xã, thôn phổ biến riêng

Họp xã, thôn

Buổi nói chuyện, tuyên truyền tại ĐP

Họ hàng, bạn bè

Buổi sinh hoạt nhóm

Báo, đài, ti vi

Hệ thống loa đài phát thanh

31.946.5

59.266.7 70.8 73.6 76.4

0

20

40

60

80

100

Tập huấn kỹ năng làm

cha mẹ

Diễn đàn vai trò của

GĐ, CĐ trong thúc đẩy PN TG chính trị

Tập huấn quyền tình dục và SKSS

Nói chuyện về SKSS và tình dục an

toàn

Truyền thông, trao

đổi về phòng chống BLGĐ

Truyền thông về sự an toàn của PN nơi công

cộng

Truyền thông về

bình đẳng giới

Page 39: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 32

trong các cơ quan chính quyền địa phương và cộng đồng cũng như sự hiểu biết về pháp luật, chính sách của nhà nước, quyền phụ nữ (tiếp cận và kiểm soát đất đai, tài nguyên, tham chính…) và các vấn đề liên quan đến phụ nữ (sức khỏe sinh sản, quyền tình dục, sự an toàn nơi công cộng…). Những hoạt động này nhằm phát huy vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, để họ có thể chủ động tham gia bảo vệ quyền phụ nữ nói chung và trẻ em gái nói riêng.

Sự tiếp cận và kiểm soát đất đai được đánh giá thông qua quyền của người phụ nữ đối với đất đai, nhận thức của người dân và cộng đồng về quyền này. Khảo sát cho thấy (hình 23), đối với Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở (GCNQSD), quá bán là do người chồng đứng tên (57%, trong đó người Chăm chiếm 26%)), trong khi đó, người chồng đứng tên chỉ chiếm dưới bán (37%, trong đó người Chăm chiếm 40%)) đối với đất sản xuất. Tỷ lệ hộ gia đình có người vợ đứng tên trên GCNQSD chỉ là 11% (không có người Chăm) đối với đất ở và 8% (30% là người Chăm) đối với đất sản xuất. Đối với những trường hợp này, người dân địa phương cho biết, hoặc là gia đình đó chỉ còn người vợ. Hoặc là do hoàn cảnh thực tế của địa phương, khi nhiều gia đình có người đàn ông đi biển, nên người phụ nữ đứng tên để dễ giải quyết công việc.

Hình 22: Người đứng tên trên GCNQSDĐ sản xuất

Người đứng tên trên Người đứng tên trên GCNQSD đất sản xuất

Nguồn: Khảo sát cuối kz

Cả hai vợ chồng đứng tên trong GCNQSD và đất sản xuất của các hộ gia đình lần lượt là 16% và 22% (trong đó tương ứng là 56% và 75% là người Chăm). Tính riêng đối với 38 hộ có thành viên tham gia hội thảo/diễn đàn/đối thoại về quyền tiếp cận đất đai và tài nguyên, tỷ lệ hộ có cả vợ và chồng đứng tên trên GCNQSD đất canh tác có phần cao hơn mức trung bình, là 23,7%.22

Mặc dù tỷ lệ này chưa cao nhưng đã nói lên một sự nỗ lực của chính quyền địa phương và của chương trình trong thời gian qua. Việc 2 vợ chồng đứng tên đã được quy định trong Luật Đất đai 2003 và tiếp tục trong Luật Đất đai sửa đổi năm 2013. Thực tế, việc chuyển đổi cả tên vợ và chồng nói chung còn rất chậm. Theo báo cáo khảo sát Quyền tiếp cận đất của phụ nữ do nhóm An ninh lương thực và giảm nghèo (CIFPEN) và tổ chức ActionAid Việt nam thực hiện năm 2008 cho thấy, 5 năm sau ngày Luật Đất đai 2003 ra đời, tại 3 tỉnh Hòa Bình, Lai Châu, Vĩnh Long vẫn còn 90% GCNQSDĐ mang tên một người – phần lớn mang tên người chồng. Hơn nữa, bản thân người phụ nữ cũng chưa hiểu hết quyền lợi của mình khi có tên trong GCNQSD. Họ không biết rằng không có tên sẽ một phần nào đó làm giảm vai trò, vị thế của họ trong phát triển kinh tế gia đình, trong sử dụng đất đai, cải thiện sinh kế và giảm nghèo bền vững.23

22

Do số hộ có GCNQSD đất ở và có thành viên tham viên tham gia hội thảo/diễn đàn/đối thoại về quyền tiếp cận đất đai và tài nguyên không đủ 30 hộ nên tỷ lệ hộ có cả vợ và chồng đứng tên không được đưa vào phân tích. 23

http://www.cifpen.org/landa/

Vợ11%

Chồng57%

Cả vợ và chồng16%

Khác16%

Vợ8%

Chồng43%Cả vợ và

chồng22%

Khác27%

Page 40: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 33

Khi hỏi về nhận thức của người dân về quy định cấp GCNQSD mang tên của cả vợ và chồng, khảo sát cho thấy mức độ nhận thức ‘có biết’ của cả hai giới nữ và nam tương đồng nhau, lần lượt ở mức 73,5% và 68,4% (hình 24).

Hình 23: Tỷ lệ người trả lời biết về quy định cấp GCNQSDĐ mang tên hai vợ chồng (đơn vị: %)

Nguồn: Khảo sát cuối kz

Nhận thức về vấn đề bình đẳng giới còn được thể hiện ở sự tham gia tích cực của phụ nữ trong hoạt động cộng đồng và bộ máy chính quyền, ở các vị trí lãnh đạo, dù nhỏ, tại địa phương. Nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số và phụ nữ nghèo được tham gia vào các công tác xã hội, làm cộng tác viên cho một số ban ngành như y tế, dân số. Lãnh đạo xã Phước Hải cho biết, tỷ lệ phụ nữ giữ vai trò lãnh đạo ở trong xã tương đối cao, chiếm 16/50 cấp trưởng ban xã làm lãnh đạo trong đó có Chủ tịch hội Phụ nữ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phước Hải là phụ nữ.

Theo đánh giá dựa trên quan sát cá nhân của người trả lời (hình 25), tỷ lệ người trả lời đánh giá có nhiều phụ nữ tham gia hoạt động cộng đồng và tham gia bộ máy chính quyền hiện nay là tương đối cao, lần lượt là 74,6% và 45,7% Đồng thời, phần lớn người trả lời cũng cho rằng việc thúc đẩy phụ nữ tham gia vào các hoạt động này là cần thiết, với 67,6% đối với hoạt động cộng đồng và 52,9% đối với việc tham gia bộ máy chính quyền.

Hình 24: Đánh giá số lượng phụ nữ tham gia hoạt động cộng đồng và tham gia bộ máy chính quyền ở địa phương

Nguồn: Khảo sát cuối kz

73,5 68,4

26,5 31,6

0.0

10.0

20.0

30.0

40.0

50.0

60.0

70.0

80.0

Nữ Nam

Không

74,6

45,7

18,3

42,9

7,0 11,4

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Tham gia hoạt động cộng đồng

Tham gia bộ máy chính quyền

Ít

Trung bình

Nhiều

Page 41: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 34

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, các hiện tượng như sàm sỡ, trêu ghẹo phụ nữ, trẻ em gái, bạo lực (thể chất, tinh thần, kinh tế), trộm cắp, cướp giận đều ít hơn so với 3 năm trước hoặc hiện nay không có. Chỉ có một bộ phận nhỏ hộ gia đình phản ánh hiện tượng trộm cắp và cướp giật có phổ biến hơn so với 3 năm trước, tỷ lệ này lần lượt là 8,3% và 2,8% (hình 26). Tuy nhiên, theo phản ánh của các hộ gia đình khi thực hiện khảo sát, đa phần các hiện tượng là trộm cắp tài sản giá trị nhỏ như trộm gà, trộm vịt… và đối tượng trộm cắp thường là từ địa phương khác tới. Những hiện tượng bạo lực nói chung đều đã giảm hoặc không có trong thời gian gần đây.

Hình 25: Đánh giá mức độ phổ biến của một số hiện tượng ở địa phương

Nguồn: Khảo sát cuối kz

4.10. HIV/AIDS

Hoạt động này bắt đầu vào năm 2005 và kết thúc vào năm 2007. Công tác hướng dẫn, tuyên truyền để ngăn chặn HIV / AIDS thông qua một loạt các hoạt động như xây dựng năng lực cho các cán bộ cơ sở, và cộng đồng thông qua các hiệp hội, đoàn thể và trường học qua các hoạt động ngoại khóa. Theo báo cáo đánh giá tác động năm 2009, chương trình phòng, chống HIV / AIDS thông qua các hoạt động tập huấn và truyền thông đã ảnh hưởng sâu rộng và tác động đến các nhóm người dân và cộng đồng, đặc biệt là cho những hộ gia đính có người đang làm việc xa nhà. Có trên 68% người trả lời biết về chương trình này.

Chương V: Tính ảnh hưởng/tác động của chương trình

5.1. Đánh giá chung

Đánh giá chung về tác động của chương trình, một cán bộ huyện cho biết, tại địa bàn đây là chương trình dài nhất và nhiều hoạt động nhất từ trước đến nay. Với độ dài về thời gian và rộng về các lĩnh vực can thiệp như vậy, chương trình đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế và nguồn lực chung của địa phương. Hơn nữa, khi thực hiện chương trình này, mọi ý kiến được tổng hợp từ người dân và cộng đồng, nên chương trình được triển khai thuận lợi và phù hợp với chính sách của địa phương.

Thông tin định tính cho biết những đóng góp cơ bản của chương trình đối với địa phương như sau

Đối với cơ sở hạ tầng qui mô lớn, địa phương đều trông chờ vào nhà nước. Tuy nhiên, nhà nước chỉ đầu tư có hạn và địa phương cũng phải tự cân đối nguồn ngân sách, một phần chờ vào nguồn thu của huyện. Thời gian chờ đợi những nguồn đầu tư như vậy tương đối lâu, trong khi các cơ sở xuống cấp, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân. Do đó những hỗ trợ về cơ sở hạ tầng và vật chất trực tiếp của AAV rất kịp thời và có { nghĩa.

0,0 0,0 0,0 0,0 8,3 2,8

37,550,0 51,4

41,7

79,2

36,1

62,550,0 47,2

55,6

9,7

59,7

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Sàm sỡ, trêu ghẹo phụ

nữ, trẻ em gái

Bạo lực thể chất

Bạo lực tinh thần

Bạo lực kinh tế

Trộm cắp Cướp giật

Phổ biến hơn Không đổi Ít hơn Không có Không biết

Page 42: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 35

Nâng cao nhận thức: Về phía người dân, nhận thức được nâng cao về mọi mặt một cách bền vững, đặc biệt những vấn đề liên quan đến đối tượng yếu thế là phụ nữ và trẻ em; quyền của phụ nữ và trẻ em được biết đến và được thực hiện thông qua những hoạt động cụ thể; cơ sở vật chất được cải tạo tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân địa phương trong sinh kế. Chương trình cũng đem lại một nhận thức mới mẻ về nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường, một khía cạnh đặc biệt quan trọng của người dân vùng bão lũ. Trên cơ sở đó, cơ hội tăng thu nhập và thoát nghèo cao.

Chương trình đã tạo nền tảng cho nhiều hoạt động tại địa phương. Trên cơ sở đó, người dân và cộng đồng có thể tiếp tục thực hiện, ví dụ đôi bạn cùng tiến trong lĩnh vực giáo dục, vệ sinh nông thôn, các kỹ thuật canh tác nông nghiệp bền vững, khả năng ứng phó với thiên tai.

Nâng cao năng lực: Về phía cán bộ, năng lực của họ từng năm được nâng lên thông qua hoạt động quản lý, giám sát, chia sẻ kinh nghiệm qua thực tế cũng như trong các đợt tập huấn, hội thảo.

Vận động chính sách: Ngoài việc góp phần thay đổi suy nghĩ và hành động của người dân địa phương và cộng đồng trong các lĩnh vực, LRP4 còn có những tác động tích cực thúc đẩy việc thực thi thể chế và chính sách tại địa phương.

So với các dự án khác trong khu vực, chủ yếu là với Chương trình mục tiêu Quốc gia (NTP), đa số người dân địa phương nhận xét rằng sự khác biệt lớn là NTP chỉ tập trung vào người nghèo, trong khi các chương trình của AAV hướng tới cả cộng đồng với trọng tâm vào những đối tượng thiệt thòi nhất. Mặt khác, đối tượng thụ hưởng của các chương trình AAV đã được hưởng lợi từ nhiều đợt tập huấn mà người dân bình thướng khó có thể nhận được từ chương trình mục tiêu. Do đó, người dân địa phương đánh giá cao sự hỗ trợ này.

5.2. Ưu tiên Chương trình 1

Một điều dễ nhận biết nhất về hiệu quả của các lớp tập huấn là hiểu biết về kỹ thuật canh tác của người dân được nâng cao, ngoài kinh nghiệm truyền thống mà họ đã có. Những người tham gia thảo luận nhóm của cả 3 xã đều để cập đến vấn đề này. Người dân tự tin hơn trong kỹ thuật và trong xử lý các vấn đề trong nuôi trồng, ví dụ như xử lý sâu bệnh, giống cây, giống con. Nhờ áp dụng kỹ thuật nên chi phí chăm sóc giảm. Đặc biệt, trong những năm gần đây, chương trình sử dụng các biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu một cách bền vững đã cung cấp cho người dân kiến thức về việc nuôi trồng thân thiện với môi trường. Người dân hài lòng với việc cung cấp những dịch vụ này. Tuy nhiên, về sản lượng thu hoạch của mỗi loại cây con, người dân cho biết còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố bên ngoài, ví dụ thời tiết hoặc dịch bệnh.

Hình 26: Nguồn thu nhập trong năm 2013 của các hộ gia đình được khảo sát (đơn vị: %)

Nguồn: Khảo sát cuối kz

2.8

5.6

6.9

11.1

16.7

31.9

36.1

52.8

68.1

0 20 40 60 80

Khác

Người thân trợ giúp

Đánh bắt thủy hải sản tự nhiên

Trợ cấp của nhà nước

Tiền lương

Chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản

Buôn bán, kinh doanh nhỏ, chế biến

Trồng trọt

Tiền công

Page 43: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 36

Trong năm 2013, thu nhập từ tiền công (thợ hồ, đi biển, làm thuê cho các gia đình có vườn nho, táo,…) và trồng trọt là hai nguồn thu nhập phổ biến nhất đối với 72 hộ gia đình được khảo sát. Ngoài ra, cũng có trên 30% các hộ có thu nhập từ hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và buôn bán, kinh doanh nhỏ, chế biến nông sản, lương thực, thực phẩm (hình 26). Như vậy, hỗ trợ người nghèo trong vùng các hoạt động tạo thu nhập quy mô nhỏ và bền vững thông qua các hoạt động khuyến nông thể hiện là một định hướng phù hợp của Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện Ninh Phước.

Đối với hoạt động trồng trọt, số tiền thu được và chi phí trung bình của một hộ lần lượt là 25,8 triệu đồng và 16,9 triệu đồng. Như vậy thu nhập trung bình từ hoạt động này là 8,9 triệu đồng/năm/hộ. Trong khi đó, thu nhập từ tiền công trung bình là 24,8 triệu đồng/năm/hộ24.

Hình 27: So sánh thu nhập hiện nay của hộ gia đình với thu nhập năm 2010 (đơn vị: %)

Nguồn: Khảo sát cuối kz

Khi được hỏi về sự thay đổi thu nhập, một dấu hiệu tích cực là hầu hết các hộ tham gia khảo sát đều cho biết thu nhập hiện nay đã tăng lên so với năm 2010. Trong đó, 54,2% (trong đó 26% là người Chăm) hộ gia đình cho biết thu nhập có sự tăng ít, 18,1% hộ gia đình (trong đó người Chăm chiếm 62%) có thu nhập tăng nhiều. Rất ít hộ gia đình đánh giá thu nhập giảm so với 3 năm trước, chiếm 7.0% (hình 27). Theo kết quả khảo sát, tổng số tiền thu được trung bình của một hộ trong năm 2013 là 67,3 triệu đồng, chi phí trung bình là 26.0 triệu đồng, tương ứng với thu nhập là 41,3 triệu đồng (tăng ít so với mức thu nhập trung bình 39,8 triệu đồng năm 201225.

Tính riêng trong số 31 hộ gia đình đã từng tham gia/nhận hỗ trợ liên quan đến trồng trọt hoặc chăn nuôi từ chương trình, có 83,9% hộ cho biết thu nhập của gia đình tăng lên so với năm 2010, cao hơn so với mức 72,3% được tính chung cho tất cả các hộ tham gia khảo sát. Đặc biệt, tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập tăng nhiều lên tới 32,3%, cao hơn 14,2% so với tỷ lệ này tính trên 72 hộ được khảo sát.

Như vậy, mặc dù không thể tách riêng tác động của chương trình hỗ trợ phát triển huyện Ninh Phước đến sự thay đổi thu nhập của các hộ gia đình, tuy nhiên với các hỗ trợ nhằm thúc đẩy giải pháp sinh kế thay thế và nông nghiệp bền vững, kết quả trên cũng cho thấy phần nào những đóng góp tích cực từ chương trình trong việc cải thiện thu nhập cho hộ dân vùng can thiệp.

Các lớp tập huấn, theo ý kiến của người dân, đều lợi cho cả người học và người dạy trong việc nâng cao năng lực. Người học biết thêm kiến thức mới, trong khi người dạy có thêm kinh nghiệm thông

24

Thu nhập này được tính sau khi đã loại bỏ một số giá trị cao vượt trội do gia đình có nhiều người đi biển (làm công cho các chủ tàu) tại xã Phước Dinh. 25

Theo kết quả khảo sát đầu kì chiến lược V quốc gia năm 2013

18.1

54.2

20.8

2.78 4.17

0.0

10.0

20.0

30.0

40.0

50.0

60.0

Tăng nhiều

Tăng ít Không đổi

Giảm ít Giảm nhiều

Các hộ được khảo sát

32.3

51.6

12.9

3.20.0

0.0

10.0

20.0

30.0

40.0

50.0

60.0

Tăng nhiều

Tăng ít Không đổi

Giảm ít Giảm nhiều

Các hộ nhận được hỗ trợ của chương trình

Page 44: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 37

qua việc phản hồi ý kiến của người học. Theo thiết kế của chương trình, kiến thức trong tập huấn sẽ được chia sẻ tới các hộ hoặc thành viên khác trong nhóm sở thích hoặc trong họp nhóm của người dân. Thông tin từ phỏng vấn sâu và thảo luân nhóm cho thấy người dân có chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm tới những hộ dân khác không được tham gia tập huấn và được họ sử dụng trong thực tế. Theo đó, việc phòng trừ bệnh ở gia súc, gia cầm và cây trồng đã được chủ động hơn. Người dân được tập huấn kiến thức về phòng chống những bệnh cơ bản thông thường và chia sẻ với những nông dân khác trong thôn.

Trong chương trình này, mặc dù hoạt động tiết kiệm-tín dụng đã được khởi xướng và thực hiện từ những năm đầu của chương trình. Hoạt động này đã rất phát triển và có tiếng vang lớn ở cộng động. Người dân cho biết hoạt động tiết kiệm-tín dụng có một tác động rất lớn tới sinh kế của người dân. Là động lực để chị em đầu tư suy nghĩ và công sức cho việc sử dụng đồng tiền để sinh lời, làm cho chị em biết tiết kiệm hàng tháng để trả lãi, cũng như có tiền cho sinh hoạt gia đình. Ẩn đằng sau đó, vay vốn sẽ làm cho phụ nữ làm việc chăm chỉ và hiệu quả hơn. “Chương trình này rất thiết thực, và rất hiệu quả. Trước đây người dân được hỗ trợ gà vịt, vốn để nuôi dê, tín dụng-tiết kiệm, mất phí hàng tháng, thấp lắm. Chị em hoạt động tích cực. Quỹ tín dụng ở đây mấy trăm triệu, tính cả năm phải tỷ mấy.” (xã Phước Dinh).

Nhờ có vốn vay, nhiều chị em đã có việc làm thông qua buôn bán, chăn nuôi hoặc làm những hoạt động sinh kế khác. Ví dụ, người dân thôn Tuấn Tú cho biết, họ được hỗ trợ xây chợ năm 2011. Chợ tuy nhỏ nhưng đã trở thành một địa điểm thuận lợi cho người dân địa phương mua bán, trao đổi hàng hóa. Hiện tại chợ có 9 người bán chính (cả ngày đêm) và có khoảng 10 người khác của thôn, còn lại là vãng lai. Như vậy, chợ này đã tạo thêm công việc cho nhiều người. Cũng nhờ có vốn vay hàng tháng, phụ nữ thôn Thành Tín cho biết, mặc dù dệt thổ cẩm được chương trình hỗ trợ từ nhiều năm trước đây, song hiện tại vẫn còn hoạt động và có lãi.

So sánh tỷ lệ nghèo của 3 xã chương trình từ năm 2001 và năm 2013, kết quả cho thấy rõ tỷ lệ nghèo đã được giảm (bảng 5). Đây là sự nỗ lực của toàn huyện và rất khó xác định mức độ đóng góp của Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện Ninh Phước. Tuy nhiên, những kết quả mà chương trình đã đạt được khẳng định sự đóng góp không nhỏ của chương trình vào quá trình xóa đói giảm nghèo của huyện.

Bảng 5. So sánh tỷ lệ nghèo ở các xã dự án năm 2001 và 2013

Xã Tỷ lệ nghèo 2001 Tỷ lệ nghèo 2013

Phước Dinh 23,84% 13,2%

Phước Hải 18,07% 12,8%

An Hải 20,75% 6,69%

Nguồn: Báo cáo tổng kết LRP4 2014

Đóng góp trong vận động chính sách: Những mô hình thành công trong nông nghiệp bền vững góp phần cung cấp cho cán bộ xã cũng như những người dân tham gia sản xuất những góc nhìn thực tế và kinh tế hơn, phù hợp với nhu cầu thị trường hơn, tạo hiệu quả cao trong sinh kế bền vững. Điều này đặc biệt quan trọng đối với một vùng nghèo và hay chịu nhiều thiên tai như huyện Ninh Phước.

Mô hình tiết kiệm tín dụng do chương trình khởi xướng đã phát triển qua các năm về cả số vốn và người hưởng lợi. Năm 2007, mô hình đã tách ra thành một tổ chức phi chính phủ địa phương dưới hình thức Quỹ Xã hội. Đây là một điển hình cho mô hình tiết kiệm tín dụng thành công của huyện Ninh Phước. Qua đó, phụ nữ vay vốn, đặc biệt là những chị em có hoàn cảnh khó khăn đã được nâng cao năng lực sử dụng đồng tiền, quản lý tài chính, biết tiết kiệm và biết tạo sinh kế trong khả năng của mình, tạo việc làm và tăng thu nhập cho gia đình.

Page 45: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 38

5.1. Ưu tiên Chương trình 2

Một nền tảng mà AAV đạt được ở các xã thuộc chương trình là sự đóng góp { kiến của cộng đồng trong việc xây dựng các kế hoạch thực hiện, giám sát cũng như đưa ra các quyết định cho một số hoạt động của cộng đồng, ví dụ như xây dựng cơ sở hạ tầng trong thôn như nhà mẫu giáo, sân trường… Mặc dù còn ở quy mô nhỏ, nhưng đã có tiếng nói của người dân. Chương trình tạo môi trường, trong đó người dân được tăng cường chia sẻ thông tin về các quyền cơ bản, cũng như tham gia vào quản trị công. Theo ý kiến của một số ban ngành, nhu cầu được xây dựng trên cơ sở có sự tham gia của người dân sẽ thực tế hơn và khả thi hơn.

Đánh giá của người dân cũng cho rằng sau các cuộc tham vấn, hội thảo về cung cấp/tiếp cận dịch vụ công tại địa phương đã được cải thiện hơn trước, với tỷ lệ 89,7% (trong đó 39% là người Chăm) cho rằng tốt hơn và chỉ 10,3% đánh giá là không đổi (hình 28).

Hình 28: Thay đổi trong cung cấp/tiếp cận dịch vụ công

Nguồn: Khảo sát cuối kz

Như đã phân tích, trong số các nhóm đang hoạt động ở địa phương, nhóm phụ nữ được người dân biết đến nhiều nhất, tiếp theo là nhóm sở thích và thanh niên nhiệt huyết. Đồng thời các nhóm này được người dân đánh giá rất tích cực, với tỷ lệ 100% cho rằng hoạt động của các nhóm/CLB này là có ích với địa phương. Trong đó, tỷ lệ hộ đánh giá hoạt động ở mức “rất có ích” lớn hơn nhiều so với tỷ lệ đánh giá ở mức “có ích” (hình 31). Như vậy, những con số này đã phần nào cho thấy tác động tích cực từ các hỗ trợ của chương trình trong việc thành lập và duy trì hoạt động của các nhóm/CLB tại 3 xã dự án.

Hình 29: Tỷ lệ người trả lời biết về các nhóm và câu lạc bộ tại địa phương (%)

Hình 30: Đánh giá mức độ có ích của các nhóm và câu lạc bộ (%)

Nguồn: Khảo sát cuối kz

89.7%

10.3%

Tốt hơn

Không đổi

33.347.2

83.3

0

20

40

60

80

100

Nhóm thanh niên nhiệt

huyết

Nhóm sở thích

CLB phụ nữ

82.4 75.4

17.7 24.6

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Nhóm sở thích CLB phụ nữ

Có ích

Rất có ích

Page 46: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 39

Theo nhận định của một cán bộ huyện, ưu tiên chương trình 2 đã tạo một điểm nhấn cho tính công khai các hoạt động và ngân sách tại địa phương. Quy chế dân chủ cở sở đã được thực hiện ở địa phương từ lâu, nhưng cách làm còn tự phát và không bài bản. Hình thức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đơn giản, thông qua việc phát giấy xuống thôn cho người dân đọc (mà không kiểm soát xem có ai đọc hay không). Đối với hoạt động công khai của AAV, người dân được tham gia vào các cuộc họp. Họ biết kế hoạch thôn/xã cũng như ngân sách chi cho các hoạt động. Tuy rằng hoạt động của chương trình nhỏ so với hoạt động chung của xã nhưng đã góp phần tích cực vào tăng cường cơ chế lấy ý kiến của người dân vào mọi hoạt động chung như quy hoạch nông thôn hoặc nông thôn mới thông qua HĐND địa phương.

Một trong những hiệu quả mà ban ngành xã đánh giá cao về viêc tập huấn cho cán bộ thôn xã và đại biểu HĐND về kiến thức tài chính, kế toán (phân tích ngân sách xã). Trước đây, nhiều đại biểu HĐND không hiểu được bản dự toán ngân sách của xã. Bây giờ mọi người đã có kỹ năng đọc hiểu. Những nội dung tập huấn này đáp ứng nhu cầu của người dân và cán bộ ở cộng đồng.

Các ưu tiên chương trình nói chung và ưu tiên chương trình 2 nói riêng được nhiều người đánh giá là mang lại lợi ích chung cho cộng đồng, trong đó từng cá nhân được hưởng lợi, đặc biệt là những đối tượng thiệt thòi như người nghèo, phụ nữ và trẻ em. Tính công khai dân chủ, sự rõ ràng trong thông tin, sự nâng cao về mặt nhận thức về quyền, chính sách và pháp luật của người dân và cộng đồng cũng như sự tham gia của họ vào quản trị công đã góp phần nâng cao trách nhiệm của cán bộ xã thôn đối với những hoạt động chung của xã cũng như các hoạt động của chương trình.

Đóng góp vào vận động chính sách: Hoạt động thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, lấy đóng góp { kiến từ người dân cho các công việc chung của cộng đồng, mặc dù còn sơ khai, nhưng đã thay đổi dân dần tư duy ra mệnh lệnh từ trên xuống. Một cán bộ xã đã chia sẻ “không thể không lấy ý kiến từ người dân”. Thông qua đó, vai trò của người dân được nâng cao và ý kiến của người dân được tôn trọng. Điều này sẽ làm cho các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội được thực thi tốt hơn và sát với nhu cầu người dân hơn. Ngoài ra, nâng cao năng lực cán bộ về phân tích ngân sách, giải trình minh bạch giúp địa phương thay đổi tư duy, phương thức quản lý, thực hiện tốt chính sách xóa đói giảm nghèo và cung cấp các dịch vụ công cho người dân được tốt và hiệu quả hơn.

Các nhóm cộng đồng được thành lập theo sáng kiến của chương trình, đã được hành chính hóa bằng việc thông qua quyết định của UBND xã, hiện đang được duy trì ở các thôn. Đây là một kênh truyền thông tích cực và hiệu quả và là nơi cập nhật thông tin, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về các hoạt đông và chính sách liên quan tới người dân và cộng đồng.

5.2. Ưu tiên Chương trình 3

Chương trình hỗ trợ các trường tiểu học và mẫu giáo trong ba xã xây dựng và cải thiện cơ sở vật chất, tạo môi trường giáo dục đa dạng, nâng cao tinh thần và chất lượng học tập của học sinh và giáo viên.

Các hoạt động hỗ trợ giáo dục nói chung được sự hoan nghênh ủng hộ nhiệt tình của người dân tại địa phương. Điều này được thể hiện qua đánh giá của cộng đồng về mức độ có ích hữu ích của chúng. Kết quả khảo sát cho thấy tất cả các hoạt động đều được 100% người tham gia khảo sát đánh giá là có ích, đồng thời, tỉ lệ người dân đánh giá ở mức độ “rất có ích” cao hơn rất nhiều so với đánh giá ở mức “có ích” (hình 32).

Hình 31: Đánh giá mức độ hữu ích của các hoạt Hình 32: Đánh giá ảnh hưởng của

Page 47: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 40

động liên quan đến giáo dục (%)

hoạt động giáo dục đến học tập và kĩ năng của trẻ trong gia đình (%)

Nguồn: Khảo sát cuối kz

Những hoạt động hỗ trợ giáo dục trên như mô hình trường học thân thiện, mô hình đôi bạn cùng tiến, câu lạc bộ phóng viên nhỏ, các hoạt động ngoại khóa hướng vào trẻ, chiến dịch tuần lễ giáo dục toàn cầu cho học sinh đã đáp ứng được nhu cầu nâng cao tinh thần và chất lượng học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên. Theo như nhận định của một số giáo viên và người dân, kết quả học tập tăng lên, tỷ lệ bỏ học giảm. Những sinh hoạt tập thể đã lôi cuốn học sinh, tạo cho các em tính cách mạnh dạn, tự tin hơn và thích đi học (hình 33).

Mô hình đôi bạn cùng tiến cũng như là câu lạc bộ của loại mô hình này có được sự đồng tình và hài lòng của địa phương và người dân. Theo như kết quả tổng kết của chương trình 2014, có 761/1.100 đôi đã có thành tích tiến bộ trong học tập, trong đó 70% đôi bạn có thay đổi từ học lực trung bình lên học lực khá, và tỷ lệ bỏ học các năm cũng giảm dần.26 Kết quả khảo sát định tính cho thấy, mô hình này mang lại hiệu quả thiết thực cho những học sinh yếu. Ngoài việc học sinh yếu được giúp đỡ trong học tập, gia đình các em có trách nhiệm hơn với con cái và học sinh khá giỏi có trách nhiệm hơn với bạn bè.

Sự tham gia của trẻ vào các câu lac bộ và những hoạt động ngoại khóa đặc biệt khuyến khích tinh thần giao lưu, chia sẻ cũng như khám phá những điều mới mẻ của trẻ. Các cuộc thi như vẽ tranh, kỹ năng sống để lại những dấu ấn và ấn tượng tốt trong trẻ cũng như người dân cộng đồng. Theo như nhận xét của một số phụ huynh, trẻ em (và bản thân cha mẹ) rất thích những hoạt động ngoại khóa đó. Cha mẹ cảm thấy yên tâm khi cho con tham gia và con được quan tâm hơn.

Những hoạt động giao lưu tập thể như sân khấu hóa truyền thông về quyền tiếp cận giáo dục của trẻ tại cộng đồng, tập huấn về quyền trẻ em cho người lớn đã góp phần nâng cao ý thức của người lớn trong việc thực hiện những quyền này cho trẻ em. Theo ý kiến của người dân, họ đã nhận thức tương đối tốt và đã có { thức thực hiện quyền này, ví dụ không cho trẻ làm việc nhà quá sức, khuyến khích trẻ dành nhiều thời gian học tập hơn.

Đối với câu hỏi dành riêng cho phụ huynh có trẻ đang đến trường, hình 34 & 35 cho thấy, đa phần các phụ huynh đồng ý về tác động tích cực của các hoạt động chương trình tới việc học tập và kĩ năng của trẻ trong gia đình như trẻ thích đến trường hơn (96,8%, trong đó người Chăm chiếm 38%)), tự tin mạnh dạn hơn (95,2%, trong đó 37% là người Chăm), ý thức học tập tốt hơn (93,7%, trong đó 37% là người Chăm) hay kết quả học tập cao hơn (82,5%, trong đó 37% là người Chăm). Những hoạt động này có tác động tới kết quả học tập của học sinh, tuy nhiên, số lượng đồng ý vấn đề này còn

26

Báo cáo Kết thúc dự án, LRP4, trang 56.

86.3

93.3

90.8

86.7

89.8

94.9

13.7

6.7

9.2

13.3

10.2

5.1

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Bê tông hóa sân trường

Hỗ trợ sách/truyện

Hoạt động ngoại khóa

Câu lạc bộ

Truyền thông tiếp cận GD

Tuần lễ GD toàn cầu

Rất có ích Có ích

96.893.7

82.5

95.2

75

80

85

90

95

100

Thích đến trường

hơn

Ý thức học tập tốt

hơn

Kết quả học tập cao hơn

Tự tin, mạnh dạn hơn

Page 48: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 41

chưa cao. Điều này hoàn toàn hợp lý vì nó khó nhận biết được hơn so với những biểu hiện tâm lý trên.

Hình 33: Đánh giá mức độ hữu ích của các hoạt động liên quan đến giáo dục (%)

Hình 34: Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động giáo dục đến học tập và kĩ năng của

trẻ trong gia đình (%)

Nguồn: Khảo sát cuối kz

Bên cạnh việc tìm hiểu ý kiến của người lớn, khảo sát còn tìm hiểu ý kiến của các em học sinh có đi học về các hoạt động mà chương trình đã tổ chức. Trong số 31 trẻ em tham gia vào khảo sát, có 17 trẻ em gái và 14 trẻ em trai (lần lượt là 54,8% và 45,2%), đồng thời tập trung vào độ tuổi đang theo học THCS (71%). Khi được hỏi về việc có tham gia các hoạt động do chương trình tổ chức, kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ trẻ tham gia các hoạt động này khá cao. Cao nhất là tỉ lệ trẻ tham gia ngoại khóa thực hành kĩ năng sống với 96,8%. Các hoạt động khác cũng thu hút nhiều trẻ tham gia (trên 80%) như: hoạt động vui rằm trung thu; hội trại hè; hoạt động ngoại khóa/hội thi/truyền thông về quyền trẻ em; diễn đàn, truyền thông về Quyền trẻ em; diễn đàn trẻ em nói về kì vọng trong học tập; hoạt động ngoại khóa, cuộc thi tìm hiểu về Luật bảo vệ, giáo dục và chăm sóc trẻ/Luật giáo dục. Các hoạt động còn lại như chụp ảnh hoặc tham gia CLB phóng viên trẻ có số trẻ tham gia ít hơn, dao động ở mức 16,1% đến 54,8%.

Không những thu hút được số lượng lớn trẻ em tham gia, các hoạt động hỗ trợ trong lĩnh vực giáo dục còn nhận được sự hưởng ứng từ phía các em học sinh. Chỉ riêng ở hoạt động hội thi làm đồ dùng học tập và diễn đàn truyền thông về Quyền trẻ em, có 1 ý kiến đánh giá ở mức độ bình thường, còn lại toàn bộ những học sinh tham gia hoạt động đều rất thích các hoạt động này (hình 36).

Hình 35: Tỉ lệ trẻ có tham gia các hoạt động dành cho trẻ em tại địa phương

Nguồn: Khảo sát cuối kz

86.3

93.3

90.8

86.7

89.8

94.9

13.7

6.7

9.2

13.3

10.2

5.1

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Bê tông hóa sân trường

Hỗ trợ sách/truyện

Hoạt động ngoại khóa

Câu lạc bộ

Truyền thông tiếp cận GD

Tuần lễ GD toàn cầu

Rất có ích Có ích

96.893.7

82.5

95.2

75

80

85

90

95

100

Thích đến trường

hơn

Ý thức học tập tốt

hơn

Kết quả học tập cao hơn

Tự tin, mạnh dạn hơn

32.235.5

83.987.1

16.138.7

74.254.8

7183.9

80.725.8

96.8

0 20 40 60 80 100

CLB phóng viên nhỏMô hình đôi bạn cùng tiến

Hội trại hèVui rằm trung thu

Chụp ảnh và vẽ thông điệpHội thi làm đồ dùng học tập

DĐ trẻ em nói về kz vọng trong học tậpNK kỹ năng giao tiếp ứng xử

Tìm hiểu Luật trẻ em, Luật GDTruyền thông về quyền GD cho trẻ

Truyền thông về Quyền trẻ emHội thảo sáng kiến trong trường học

Thực hành kỹ năng sống

Page 49: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 42

Đồng thời, kết quả tích cực của các hoạt động truyền thông còn được thể hiện qua việc nâng cao nhận thức của trẻ em về Quyền trẻ em. Kết quả khảo sát đầu kì chiến lược quốc gia lần thứ 5 năm 2013 cho thấy hầu hết các em đều nắm được các quyền cơ bản của trẻ. Tỉ lệ trẻ đưa ra các câu trả lời đúng đối với các nội dung trong Quyền trẻ em đều rất cao (bảng 6). Riêng tỉ lệ trả lời đúng đối với nhận định “Trẻ em hư cũng không được đánh đòn đau” thấp hơn đáng kể do bị chi phối bởi quan niệm về giáo dục truyền thống.

Bảng 6. Tỷ lệ trả lời nhận thức đúng về Quyền trẻ em

Nội dung Số lượng (trẻ) Tỷ lệ %

Mọi trẻ em đều được vui chơi 128 100

Mọi trẻ em đều được đi học 124 97,6

Trẻ em nghèo được đi học 112 89,6

Trẻ em trai được yêu quý như trẻ em gái 111 91,7

Bố mẹ phải lắng nghe ý kiến của con cái 80 67,2

Trẻ em phải có giấy khai sinh 123 99,2

Trẻ em được ăn uống đầy đủ 128 99,2

Người lớn không được đọc thư/xem nhật kí của TE 58 52,3

Trẻ em hư cũng không được đánh đòn đau 36 27,9

Trẻ em không phải lao động kiếm tiền 72 62,6

Nguồn: Khảo sát 2013

Những hoạt động khác như giao lưu văn hóa, văn nghệ, sân khấu hóa, thi vẽ là những hoạt động ngoại khóa. Số lần thực hiện những hoạt động trong 1 năm học khoảng 1 đến 2 lần. Trường cũng có thể trích kinh phí ra để thực hiện. Ngoài ra, AAVđã thực hiện hoạt động làm đồ dùng dạy học. Nhận thấy sự thiết thực trong hoạt động này, các nhà trường vẫn tiếp tục làm. Một số trường còn { tưởng kêu gọi, gây quỹ từ các doanh nghiệp tại địa phương để có thể có tiền làm đồ dùng dạy học như đồ chơi, truyện tranh, bàn ghé và giá sách.

Những hỗ trợ hàng loạt vật dụng phục vụ học tập như cặp sách, vở, xe đạp, quần áo cho học sinh nghèo mang { nghĩa rất thiết thực, khuyến khích các em đến trường, và đi học thường xuyên hơn. Thông qua đó, cha mẹ cũng nhận thức tốt hơn về sự cần thiết đến trường của con mình. Một bà mẹ ở thôn Sơn Hải 1 cho biết, con bà được chương trình tặng một chiếc xe đạp. Từ đó cháu đi học thường xuyên hơn vì không phải đi bộ. Các bà mẹ khác cho biết, cháu xứng đáng được hỗ trợ chiếc xe đó, vì cháu học giỏi. Không có bạn nào ghen tị vì cháu được xe.

Một điểm đặc biệt lưu { là chương trình xóa mù cho người lớn. Các lớp xóa mù được thực hiện trong những năm từ 2002 đến 2007. Mặc dù thời gian thực hiện đã lâu nhưng kết quả của hoạt động này vẫn có thể nhìn thấy rõ trong giai đoạn hiện tại. Trong các cuộc thảo luận nhóm, nhiều chị em nói rằng nhờ có lớp xóa mù nên học đã biết đọc, biết viết và biết tính toán. Một số người cho rằng, học xóa mù xong vẫn phải đi làm rẫy xa, cuộc sống vẫn khó khăn. Tuy nhiên, xét về mặt hiệu quả, chương trình đã thực hiện tốt vấn đề xóa mù chữ. Còn để cải thiện cuộc sống khó khăn, đòi hỏi một quá trình dài và nhiều hoạt động can thiệp khác nữa.

Ở các xã chương trình có người các dân tộc sinh sống, chủ yếu là người Kinh và Chăm. Về vấn đề giáo dục người lớn về quyền trẻ em, cũng như tạo một môi trường an toàn cho trẻ học tập và sinh hoạt, cần phải có sự nỗ lực hơn nữa của chính quyền địa phương để giữ gìn trật tự cuộc sống, tránh để nảy ra hiềm khích trẻ em giữa các dân tộc. Có những trường hợp được phản ánh là một số trẻ em dân tộc Chăm không dám đến trường vị bị một số em dân tộc Kinh đánh. Trong khi sự việc này được người dân cả hai thôn phản ánh rất rõ, đại diện trường học cũng như chính quyền địa phương đều khẳng định không xảy ra.

Page 50: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 43

Đóng góp vào vận động chính sách: Mô hình trường học thân thiện, đôi bạn cùng tiến giúp cho giáo viên có cách nhìn thực tế và hiệu quả hơn trong việc hiện thực hóa kế hoạch của Sở/Bộ thành hành động cụ thể, phù hợp với điều kiện của nhà trường. Báo cáo của Ban QLCT huyện Ninh Phước cho biết, mô hình trường học thân thiện được phòng Giáo dục huyện Ninh phước đưa vào thành tiêu chí để đánh giá toàn diện các trường học. Chính quyền địa phương đã ban hành Quyết định 6578/QĐ-UBND ngày 09 tháng 1 năm 2011 về việc thành lập Ban chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” huyện giai đoạn 2011 – 2013.

5.3. Ưu tiên Chương trình 4

Các hoạt động trong lĩnh vực phòng chống thiên tai giúp cán bộ, người dân có thể phân tích tình trạng dễ bị tổn thương, chủ động xây dựng kế hoạch phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khi hậu. Sự hỗ trợ cơ sở vật chất giúp người dân địa phương tiếp cận kịp thời thông tin về thiên tai để có biến pháp phòng tránh. Theo báo cáo của Ban phòng chống bão lụt xã An Hải và Phước Hải cho biết tình hình thiệt hại về người và tài sản của năm gần đây có giảm 80% so với năm chưa có chương trình.27

Môi trường nông thôn sạch đẹp hơn những năm trước là hình ảnh mới của 3 xã chương trình. Môi trường nông thôn phần lớn được cải thiện thông qua các hoạt động làm sạch môi trường và ý thức của người dân và được khởi xướng bởi AAV.

Đóng góp vào vận động chính sách: Kế hoạch phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai, như báo cáo của Ban QLCT, đã được lồng ghép vào kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương, nội dung về phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai cũng được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Chính quyền địa phương đã nhận thức được rằng công tác phòng ngừa rủi ro thảm họa là trách nhiệm của chính họ nên họ đã chủ động huy động các nguồn lực địa phương cho hoạt động này.

5.4. Ưu tiên Chương trình 5

Thông tin định tính cho thấy, những hoạt động liên quan đến quyền phụ nữ và trẻ em gái ở địa phương đã có những dấu ấn nhất định đối với người dân địa phương, cả nam và nữ. Thứ nhất, đây là một trong những hoạt động phụ nữ tham gia tích cực và có tính lan tỏa rộng. Một số nam giới chia sẻ, họ được những bà vợ thông tin lại về nội dung mà họ đã tham gia trong các cuộc họp tổ nhóm và các câu lạc bộ phụ nữ ở các thôn (xem Phụ lục 6). Thứ hai, hoạt động trong lĩnh vực này đa dạng bao gồm tập huấn, sinh hoạt lồng ghép, hội thi và các hoạt động truyền thông khác đã dần dần thay đổi được suy nghĩ của cộng đồng nói chung về vai trò người phụ nữ. Thứ ba, do nhận thức của cả nam và nữ về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình, chị em đã có { thức tự bảo vệ mình.

Theo báo cáo tổng kết chương trình 2014 của BQLCT huyện Ninh Phước, chị em được tham gia các khóa tập huấn liên quan đến hiểu biết về pháp luật, quyền của phụ nữ trong tiếp cận và kiểm soát đất đai, tài nguyên và tham chính. Qua đó, năng lực hiểu biết pháp luật của chị em được nâng cao. Những phụ nữ tham gia khảo sát đều hiểu rằng cả vợ và chồng đều có quyền đứng tên trong GCNQSĐ, thay vì trước đây, chỉ có người chồng được đứng tên. Ví dụ này cho thấy về mặt nhận thức, mọi người đã hiểu rõ quyền của phụ nữ. Tuy nhiên, trên thực tế, người dân cho biết rằng đa số GCNQSĐ vẫn do người chồng đứng tên do lịch sử để lại.

Những hoạt động của Ưu tiên Chương trình 5 đáp ứng được nhu cầu của địa phương trong vấn đề nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình và dần bỏ đi được ý thức không coi trọng phụ nữ của nam giới. Một số người nam tham dự thảo luận cho rằng, hành vi của đàn ông đối xử với phụ nữ đã thay đổi nhiều. Ở vùng biển, nam giới uống rượu nhiều nên dễ xảy ra bạo lực gia đình. Từ khi có truyền thông, hiện tượng đó đã giảm đáng kể. Người đàn ông, tuy vẫn còn uống rượu nhưng đã biết kiểm chế và xử sự tốt với vợ con hơn. Cũng không còn hiện tượng người lớn đánh trẻ em.

27

Báo cáo kết thúc dự án, LRP4, 2014

Page 51: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 44

Nhìn tổng thể, hoạt động của phụ nữ ở các thôn rất tích cực về số lượng hoạt động, loại hình hoạt động và số lượng người tham gia. Mặc dù số lượng người lan tỏa như ước tính của chương trình tương đối lớn nhưng chương trình cần đi sâu hơn vào một số đối tượng thiệt thòi, ví dụ như những gia đình nghèo, phải đi làm rẫy hoặc đi biển cả ngày. Đối với những người này, họ có thể ít có điều kiện hơn trong việc tiếp nhận thông tin hoặc tham gia các hoạt động tại địa phương. Do đó, cách thức truyền thông có thể thiết kế khác biệt hơn cho những đối tượng này, ví dụ dùng tờ rơi có nhiều hình ảnh to, dễ hiểu (để cho những trường hợp đọc kém hoặc không biết chữ có thể hiểu được).

Người dân cho biết không chỉ nữ giới mà cả nam giới đều được truyền thông hàng năm về quyền trẻ em và bình đăng giới, được tuyên truyền về bảo vệ phụ nữ và trẻ em nơi công cộng. Những lớp tập huấn và truyền thông, đặc biệt qua hình thức sân khấu hóa, đã mang đến những hiệu quả nhất định, ví dụ nhận thức của người dân về quyền phụ nữ, bình đẳng giới được nâng lên. Những tác động này được biểu hiện mức độ bạo hành về thể chất giảm trong các xã, chị em có ý thức và phản kháng hơn với những hành động bạo hành, không cam chịu như trước đây. Nam giới đã biết chia sẻ việc nhà với phụ nữ. Nữ giới biết cư xử tốt hơn, hiểu thêm về sức khỏe sinh sản, quyền tình dục, sinh con hợp lý. Đại diện một thôn cho rằng, hiện tượng bạo lực gia đình giảm 90% so với trước đây, một dấu hiệu cải thiện mạnh mẽ ở các xã có chương trình. Rất nhiều chị em hiểu được quyền của mình đối với GCNQSDĐ

Năng lực của phụ nữ được phản ánh là nâng cao thông qua sự so sánh với chị em ở xã khác. Một đại diện phụ nữ cho biết, khi đi tập huấn những chương trình khác cùng với các xã khác trong huyện, phụ nữ xã có chương trình đã bày tỏ sự nắm bắt nhanh, hiểu nhanh và thực hành tốt. Những người phụ nữ này tự đánh giá kết quả này là do đã được thực hành và tập huấn trong chương trình, nhờ đó năng lực của họ được nâng cao.

Đóng góp vào vận động chính sách: Những kiến thức về phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới và các quyền của phụ nữ đã tác động tích cực đến tư duy của người dân và cán bộ khi nhìn nhận vai trò và khả năng của người phụ nữ. Các xã đều chú { đến và có kế hoạch thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong các vị trí chủ chốt và lãnh đạo của địa phương.

Việc vận động cấp GCNQSDĐ đăng k{ dưới tên của vợ chồng đã được AAV tiến hành là một bước tiến nhằm thúc đẩy chính quyền địa phương thực hiện khi ban hành hoặc đổi GCNQSDĐ trong một quá trình lâu dài. Điều này rất quan trọng trong việc từng bước giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới trong khi đây đang là một vấn đề lớn ở Việt Nam

Quyền được sống và tôn trọng nhân phẩm khi đối mặt với HIV / AIDS

Hoạt động xây dựng năng lực đã giúp người dân địa phương bao gồm các cán bộ, tổ chức đoàn thể, người dân, giáo viên và học sinh tại các trường ở ba xã nâng cao kiến thức và kỹ năng liên quan đến phòng, chống HIV / AIDS. Điều này đồng thời còn nhằm thay đổi nhận thức của người dân về nguy cơ lây nhiễm HIV / AIDS. Do đó, chương trình có thể huy động sự tham gia của người dân trong quá trình phòng chống HIV; khuyến khích họ không phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV / AIDS và tạo ra sự chia sẻ và chăm sóc của cộng đồng tới họ.

Chương VI: Tính bền vững và khả năng nhân rộng của chương trình

Tính bền vững và khả năng nhân rộng của các hoạt động chương trình được hiểu là khi chương trình rút đi, người hưởng lợi và cộng đồng vẫn tiếp tục được những hoạt động mà chương trình đã can thiệp. Những hoạt động sau đây được lấy ý kiến và đánh giá mức độ bền vững trong điều kiện không còn kinh phí của chương trình, một trong những nguồn lực quan trọng để đảm bảo mức độ bền vững.

Ưu tiên Chương trình 1. Chương trình được nhìn nhận bằng sự nâng cao năng lực của người dân và tính lan tỏa của trong các hoạt động khuyến nông, kỹ thuật canh tác và chăn nuôi. Người dân cho biết rằng họ vẫn sẽ áp dụng những gì đã được tập huấn và chia sẻ và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu. Những hoạt động khác trong chương trình vẫn được tiếp tục như: CLB khuyến

Page 52: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 45

nông, nhóm sở thích, nhóm cộng đồng với chi phí do thành viên tự đóng góp hoặc kết nối với những hội liên quan hoặc cơ quan cao hơn ví dụ như Trạm bảo vệ thực vật hoặc Trung tâm Khuyến nông. Tuy nhiên, một số hoạt động được người dân phản ánh là không có hỗ trợ thì không thể tiếp tục hoạt động, ví dụ như tham quan học hỏi, hỗ trợ giống, phân bón…

Nhóm cộng đồng và cũng như các câu lạc bộ, người dân và cán bộ xã cho biết là hữu ích. Mọi người có thể chia sẻ kiến thức chung về lĩnh vực mình quan tâm. Khi chương trình còn hoạt động, nhóm và các câu lạc bộ đều có hoạt động. Khi chương trình rút đi, { kiến của cán bộ xã và người dân là những nhóm này vẫn cần duy trì, với kinh phí của thành viên đóng góp. Tuy nhiên, chắc chắn với lượng kinh phí hạn chế, nếu không nói là rất ít, hoạt động của các nhóm sẽ rất cầm chừng. Điều đó đòi hỏi sự tham gia của các ban ngành bên xã và chi ngân sách. Theo thông tin từ xã, mỗi xã hàng năm có từ 3 đến 5 triệu chi cho những hoạt động này. Ngoài ra các hội còn khoản tiền khác từ ủy thác của Ngân hàng Chính sách Xã hội hoặc Ngân hàng Nông nghiệp, tùy thuộc vào hoạt động của từng hội. Như vậy, nguồn ngân sách – một phần cốt lõi của các hoạt động tổ nhóm có thể được nhìn thấy từ 3 nguồn: đóng góp cá nhân, quỹ của xã và từ ngân hàng.

Hoạt động tiết kiệm – tín dụng ở các xã những năm qua được chứng mình có hiệu quả và vẫn đang được tiếp tục duy trì và nhân rộng nhằm hỗ trợ chị em phụ nữ trong các hoạt động sinh kế. Báo cáo tổng kết của chương trình cho biết, vốn vay chủ yếu đầu tư vào buôn bán nhỏ chiếm 60%, số còn lại đầu tư chăn nuôi gà ,vịt, heo, trồng lúa và làm rẫy. Quỹ đã thiết lập nên cơ chế hoạt động bền vững thông qua các nguyên tắc và quy trình riêng. Hơn nữa, việc quản lý vốn vay đã được chuyên môn hóa và quản lý bởi Ban điều hành Quỹ của huyện.

Ưu tiên Chương trình 2. Hoạt động mà các địa phương nói chung đang hướng tới là công khai và mình bạch trong việc lập các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hoặc các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ công. AAV đã đẩy mạnh hoạt động dân chủ cơ sở ở địa phương, gắn kết vào những hoạt động cụ thể của chương trình. Theo đó, người dân được tham gia vào các hoạt động lâp kế hoạch của thôn, xã. Có thể hiểu rằng, về phía nhà nước, đã có HĐND các cấp để lấy tiếng nói từ nhân dân. Về phía chương trình, ý kiến cũng được lấy từ người dân thông qua các cuộc họp tổ, nhóm, thôn. Hoạt động này theo đánh giá của các xã mang tính bền vững và có thể nhân ra trên quy mô rộng hơn.

Với nguồn ngân sách hạn chế, giống như các hoạt động khác, ví dụ như tập huấn về khuyến nông, sức khỏe sinh sản…. Việc sử dụng người địa phương để tập huấn về dịch vụ công là một trong những sự lựa chọn bền vững. Bản thân người giảng sẽ củng cố được kiến thức và phục vụ cho công việc của họ. Là người địa phương, người giảng sẽ hiểu rõ hơn tình hình kinh tế, chính trị xã hội cũng như tình trạng dân cư. Do đó, cách giải thích và ví dụ đưa ra thực tế và dễ hiểu đối với người dân. Mặt khác, sử dụng lực lượng này sẽ gắn kết hơn và tạo niềm tin hơn giữa người dân và chính quyền.

Ưu tiên Chương trình 3. Những hoạt động hỗ trợ giáo dục như mô hình trường học thân thiện, mô hình đôi bạn cùng tiến, câu lạc bộ Phóng viên nhỏ, các hoạt động ngoại khóa hướng vào trẻ, chiến dịch tuần lễ giáo dục toàn cầu cho học sinh đã đáp ứng được nhu cầu nâng cao tình thần và chất lượng học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên. Một số hoạt động cơ bản dưới đây mang tính bền vững không chỉ vì tính tác động, ít tốn kém của chúng, mà còn vì khả năng được nhân rộng của nó trong điều kiện của địa phương.

Những hoạt động trên theo đánh giá của giáo viên đều có ích. Mỗi một hoạt động phù hợp với từng lứa tuổi. Mô hình “đôi bạn cùng tiến” hoặc câu lạc bộ “Phóng viên nhỏ” phù hợp với Trung học cơ sở hơn là tiểu học. Mô hình trường học thân thiện được tiến hành theo định hướng chung của Bộ và của Sở. Nhưng sự hỗ trợ vật chất cũng như cụ thể hóa các hoạt động do AAV tiến hành đã giúp các trường có cách tiếp cận thiết thực hơn trong điều kiện địa phương.

Trong số các hoạt động, mô hình đôi bạn cùng tiến vẫn được tiếp tục ở các trường, mặc dù được phản ánh là không còn chi phí cho hoạt động này. Còn những hoạt động khác nhà trường phản ánh phụ thuộc vào nguồn kinh phí. Tuy nhiên, vì những hoạt động can thiệp của chương trình đã tạo

Page 53: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 46

thành nếp và có hiệu quả nhất định, do vậy, đây cũng là động lực để cho các thầy cô giáo có hướng kêu gọi tài trợ từ các tổ chức khác khi chương trình rút đi.

Mô hình trường học thân thiện sẽ bền vững đối với các trường nói chung. Trong mô hình trường học thân thiện có nhiều hoạt động cần được bền vững, ví dụ như việc dạy các kỹ năng mềm cho học sinh (phòng chống bệnh tật thông thường, phòng chống tai nạn giao thông, kỹ năng giao tiếp, xử lý vấn đề, vệ sinh răng miệng), thư viện lớp học, tủ sách dùng chung….Trong điều kiện không có kinh phí, những kỹ năng này có thể lồng ghép vào các giờ giảng.

Ưu tiên Chương trình 4. Sự hỗ trợ của chương trình trong phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai rất phù hợp với tình hình của địa phương và mong muốn của người dân, bởi lẽ Ninh phước là vùng rốn của bão lũ tại khu vực. Vừa hỗ trợ trực tiếp cho các xã những trang thiết bị thiết yếu để phòng chống bão lũ, vừa nâng cao năng lưc của đội xung kích, đội cứu hộ cứu nạn và nhóm phụ nữ về phân tích trình trạng tổn thương đối với thiên tai, sơ cứu ban đầu, diễn tập phòng ngừa, đánh giá rủi ro, lập bản đồ hiểm họa…. chương trình còn thực hiện các hoạt động truyên thông nhóm nhỏ, sân khấu hóa, hội thảo, bản tin tới người dân (phần lớn là phụ nữ và học sinh) nhằm nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai của cộng đồng. Có thể nói, chương trình đã trang bị những kiến thức cơ bản nhất cho cán bộ và người dân của cộng đồng, tạo nên nền tảng cơ bản trong hành động và suy nghĩ ứng phó với thiên tai hàng năm. Điều này có thể nhận thấy khi nhóm đánh giá thu thập thông tin định tính tại cộng đồng.

Cán bộ xã cho biết, nhờ biết xây dựng kế hoạch phòng ngừa và phân tích đánh giá rủi ro, chính quyền và người dân địa phương đã có tinh thần chuẩn bị tốt hơn việc phân bổ nguồn lưc để phòng tránh thiên tai cũng như trong các trường hợp khẩn cấp. Thay vì chờ đợi các đội cứu hộ của tỉnh, các xã dự án đã thành lập đội phòng chống thiên tai và đôi xung kích cứu hộ cứu nạn với những trang thiết bị cần thiết để ứng phó thiên tai kịp thời. Các ban ngành xã cho biết những đội này sẵn sàng tục trực những mùa mưa bão để cứu hộ người dân. Những dụng cụ cơ bản cho hoạt động cứu hộ cứu nạn vẫn còn như thuyến máy, phao bơi (hiện tại phao bơi được cất giữ ở Ủy ban, khi cần mới mang ra dùng).

Ninh Phước quanh năm đối mặt với thiên tai, việc nhân rộng các hoạt động phòng chống thiên tại sang các xã khác là cần thiết. Về kinh nghiệm, các xã dự án có thể chia sẻ với những xã khác với những gì họ đã nắm chắc qua tập huấn. Tuy nhiên, sự hỗ trợ về chi phí từ nguồn ngân sách của xã/huyện là quan trọng cho những hoạt động như thế này.

Ưu tiên Chương trình 5. Các hoạt động phòng chống bạo lực gia đình, quyền trẻ em, quyền phụ nữ thông qua việc duy trì sinh hoạt các nhóm phụ nữ và câu lạc bộ phụ nữ là cần thiết. Các xã cho biết, hoạt động này vẫn được duy trì tuy không nhiều bằng trước. Các hoạt động này được lồng ghép trong cuộc họp của chi hội tại thôn. Chi phí không tốn nhiều, hơn nữa bên chi hội Phụ nữ có ngân sách dành cho các hoạt động của hội. Ngoài ra, tiêp tục hoạt động của nhóm thanh niên nhiệt huyết là khả thi. Nhóm này vẫn tiếp tục hỗ trợ thiếu niên dịp hè với các kỹ năng sống và các hoạt động khác trong cộng đồng. Tuy nhiên, phạm vi tổ chức có thể ở một mức độ nhỏ hơn do thiếu kinh phí.

Một hoạt động khác, mặc dù đã kết thúc từ những giai đoạn trước 2010, nhưng còn mang tính bền vững cao và cần thiết nên nhân rộng tới các xã khác trong địa bàn. Đó là hoạt động thu gom rác thải. Ba xã dự án đều có chung một tình trạng là xe chương trình hỗ trợ đã bị hư hoặc đã phải sửa chữa. Tuy nhiên, ý thức thu gom rác và vệ sinh công cộng đã dần đi vào nề nếp. Thu gom rác hiện nay do tư nhân đảm nhiệm và người dân đóng tiền dịch vụ. Người dân cho biết, để hoạt động có hiệu quả hơn, phải có sự quản lý tốt hơn của chính quyền và đoàn thể xã, mặc dù dịch vụ thu gom là tư nhân. Chính quyền xã có thể hỗ trợ một phần nào đó (về nguồn lực hoặc vật chất). Ví dụ, khi làm việc tại xã Phước Dinh, nhóm được biết rằng có một người chở xe rác thuê cho thôn mặc dù ốm nắm viện nhưng vẫn phải về chở rác. Vì một ngày không chở đi, rác bị ứ lại, gây mất vệ sinh chung. Được biết, nhà người này rất nghèo, và do đó làm việc thu gom rác kiếm sống. Qua câu chuyện này với người dân, có thể hiểu không có nhiều người muốn làm công việc thu gom rác. Hơn nữa, nếu chỉ có một

Page 54: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 47

người làm được và muốn làm nghề này, tính ổn định của công việc sẽ không cao vì có thể có rủi ro nào đó xảy ra (bị ốm, bỏ việc…), và như vậy, công việc sẽ không thực hiện được tốt.

Việc thu gom rác, vệ sinh môi trường có thể nhìn nhận mang tính bền vững tốt của các địa phương. Tuy nhiên, sự bền vững đạt ở mức nào và tốt đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của người dân cũng như sự quản lý của chính quyền. Ví dụ, có những giải pháp đẩy mạnh hơn nữa hoạt động vệ sinh môi trường như tiếp tục vận động người dân giữ gìn vệ sinh công cộng, hỗ trợ xe rác tư nhân hoạt động đều đặn hàng ngày, giải quyết bãi đổ rác tránh ảnh hưởng tới môi trường.

Chương VII. Những tồn tại và giải pháp cụ thể

Những thách thức sau đây đã được rút ra từ khảo sát định tính và định lượng của nhóm đánh giá. Gắn với từng vấn đề, giải pháp được đề xuất với hy vọng rằng những đề xuất này hữu ích khi phát sinh vấn đề tương tự trong tương lai trong bất kz chương trình nào của AAV.

7.1. Những khó khăn từ địa phương

Về tổng thế, từ góc độ của người dân, những hoạt động của chương trình trong 3 năm gần không còn ấn tượng mạnh như những hoạt động đã được thực hiện trong những năm trước đó. Một trong những nguyên nhân liên quan là số lượng hoạt động giảm nhiều trong giai đoạn này. Hầu như các hoạt động tập trung vào quyền thông qua tuyên truyền là chủ yếu, đòi hỏi người dân tham gia nâng cao kiến thức nhiều hơn trong khi nhu cầu về hỗ trợ trực tiếp của họ vẫn còn cao. Do đó, nhiệt huyết của người dân giảm hơn so với giai đoạn trước. Sau đây là những khó khăn thách thức trong khi thực hiện chương trình (bảng 7).

Bảng 7. Những tồn tại/khó khăn và giải pháp cho địa phương

Tồn tại/khó khăn Giải pháp

(i) Chương trình tập trung vào đối tượng người nghèo và yếu thế để nâng cao năng lực, thay đổi hành vi. Tuy nhiên, đối tượng này lại bị hạn chế về nhận thức nên đôi khi việc tiếp thu không hiệu quả.

Sự xen kẽ một số gia đình thuộc hộ trung bình, có khả năng truyền đạt và có thời gian sẽ làm hạt nhân để giúp đỡ những người nghèo khi đợt tập huấn kết thúc hoặc khi không có người chuyên môn hướng dẫn, đặc biệt trong canh tác và chăn nuôi. Tuy nhiên, chương trình cần quy định rõ ràng bằng văn bản về tiêu chí chọn người tham gia nếu có những chính sách trên để địa phương chọn đối tượng cho phù hợp.

(ii) Một số người nghèo vẫn ít tham gia vào hoạt động của chương trình do đi làm ăn xa (làm rẫy hoặc đi biển).

Hoạt động theo nhóm, tổ, câu lạc bộ vào những thời gian phù hợp với người dân. Tuy nhiên, cần sự hỗ trợ của chương trình trong việc lên kế hoạch tổng hợp sao cho những nhóm người này có thể tham gia được vào sinh hoạt của các tổ nhóm khác nhau (ví dụ vừa tham gia nhóm phụ nữ đồng thời tham gia CLB khuyến nông).

(iii) Hiệu quả của một số hoạt động khuyến nông còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, sâu bệnh, dịch bệnh, hoặc do thiếu đất, thị trường tiêu thụ nên không áp dụng được hết những kiến thức đã học.

Trồng cây theo lịch thời vụ và vật nuôi nên theo mùa để đảm bảo phát triển tốt, không bị dịch bệnh, đảm bảo những người tập huấn có quỹ đất canh tác để có thể áp dụng kiến thức. Chuỗi giá trị là một sự lựa chọn có thể giải quyết những vấn đề này.

(iv) Hỗ trợ giống, vốn cho người dân đã nhận được sự hài lòng từ họ. Tuy nhiên, vẫn còn sự chưa linh hoạt trong việc giải quyết giống cho bà

Cần bàn/thông báo với người dân về tiêu chuẩn kỹ thuật giống, thời gian, thời vụ, và giá thành. Giải quyết theo yêu cầu của người dân nhưng

Page 55: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 48

Tồn tại/khó khăn Giải pháp

con. vẫn trong khuôn khổ của chương trình và do chương trình quản lý. Tthậm chí người dân có thể đóng góp thêm tiền để có được giống tốt như mong muốn của họ.

(v) Do địa phương còn nghèo nên sự đóng góp đối ứng còn hạn chế và khó khăn.

Theo thông tin của các xã khảo sát, vốn đối ứng tỷ lệ 30:70 hoặc 40:60. Có thể xác định tỷ lệ đối ứng cho phù hợp với khả năng của từng đơn vị và địa phương. Hình thức và mức đối ứng cần quy định rõ, tránh bị hiểu sai.

(vi) Một số người dân chưa hiểu thật sự tiêu chí đánh giá hộ nghèo của AAV và cán bộ địa phương.

Tăng cường truyền thông vấn đề này qua kênh trực tiếp và gián tiếp.

(vii) Nhận thức của người nghèo còn hạn chế nên những hoạt động hỗ trợ vốn phát triển cộng đồng không lãi nên người dân còn khó khăn khi trả lại vốn, ví dụ vốn đầu tư cho nông nghiệp. Người dân vẫn quen với cơ chế xin-cho.

Có cơ chế thông tin rõ ràng và nhiều lần, cùng với sự tham gia truyền thông của tổ nhóm, những cam kết nhất định để đảm bảo rằng người hưởng lợi hiểu rõ trách nhiệm của họ khi tham gia vào chương trình.

(viii) Sách khuyến nông và tủ sách ở các thôn chưa được bảo quản tốt, và ít người đọc. Dường như hoạt động này mang lại ít giá trị cho người dân, mặc dù thực tế, đây là một trong những hoạt động bền vững nếu phù hợp và được quản lý tốt.

Do người dân nghèo, ít có thời gian đọc sách, tủ sách cần có thêm những sách tranh hướng dẫn cụ thể, dễ hiểu. Quan trọng chương trình cần quan tâm đến cán bộ quản l{ sách và phương thức sao cho sách được đọc và được chia sẻ, ví dụ có thể thông qua sinh hoạt CLB, họp nhóm… Việc này cũng cần kế hoạch từ chương trình.

(ix) Một số hoạt động tuy được tiếp nối sau khi chương trình chấm dứt, nhưng hiệu quả còn chưa cao do không đáp ứng được nhu cầu người dân hoặc thiếu kinh phí

Đây là một hạn chế chung của các chương trình khi rút đi.Tuy nhiên, mức độ tiếp tục và hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ cốt cán ở địa phương đã được chương trình nâng cao năng lực. Chương trình (với tư cách là tư vấn) trước khi rút có thể có kế hoạch cụ thể với huyện và xã về nội dung, kế hoạch và quy mô và khả năng tài chính những hoạt động được tiếp tục

(x) Thời gian tập huấn ngắn, chưa đủ để người dân, đặc biệt là người nghèo hiểu được vấn đề mà chương trình hướng tới. Đồng thời, tập huấn không có thực hành cũng làm người học dễ quên. Một số hoạt động tập huấn của AAV chưa có thực hành do đó hiệu quả chưa cao như mong muốn

Thời lượng và tần suất tập huấn tùy thuộc vào nội dung, cần được xác định phù hợp hơn với năng lực của người dân. Thiết kế kế hoạch sao cho tập huấn có thực hành kèm theo (và phù hợp với dòng ngân sách cho phép) để đạt hiệu quả như mong muốn

(xi) Ngoài kênh truyền thông trực tiếp, kênh truyền thông gián tiếp chưa được sử dụng triệt để

Chương trình đã sử dụng các kênh truyền thông trực tiếp thông qua họp tổ, nhóm, diễn đàn, sân khấu, loa truyền thanh hiệu quả. Tuy nhiên, tờ rơi cũng là một kênh truyền thông được đánh giá cao, đặc biệt đối với người dân ít chữ, và phải đi rẫy/biển không có thời gian họp

(xii) Ban ngành địa phương bận do đó không Đối với những dự án/chương trình có nhiều hoạt

Page 56: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 49

Tồn tại/khó khăn Giải pháp

có nhiều thời gian thực hiện các hoạt động kiêm nhiệm

động, một cán bộ chuyên trách ở cấp xã hoặc huyện sẽ đảm đương làm đầu mối, đồng thời thực hiện giám sát đánh giá để đảm bảo dự án/chương trình theo đúng kế hoạch đồng thời có những can thiệp kịp thời nếu cần thiết. Trong trường hợp sử dụng ban ngành, cũng phải xét một mức thù lao chấp nhận được để guồng máy hoạt động tốt, để công việc của dự án/chương trình cũng là một phần công việc chính của cán bộ ban, ngành chứ không phải kiêm nhiệm.

(xiii) Ở cấp xã, việc thay đổi cán bộ liên tục dẫn đến tính không liên tục trong việc lưu trữ hồ sơ và quản l{ văn bản

Việc thay đổi cán bộ là do cơ cấu của địa phương. Tuy nhiên, việc lưu giữ và bàn giao hồ sơ là trách nhiệm của bất kz cán bộ chương trình nào ở các cấp. Việc này cần được quy định trong miêu tả công việc hoặc quy chế tổ chức

7.2. Những thách thức từ phía chương trình

Bảng 8. Những thách thức và giải pháp cho chương trình

Thách thức Giải pháp

(i) Qui trình duyệt giải ngân và kế hoạch qua nhiều cấp dẫn đến việc phê duyệt, chuyển tiền và thực hiện một số hoạt động chậm so với thời gian dự đinh.

Quy định cụ thể quyền hạn của từng cấp và có hệ thống giám sát đánh giá chặt chẽ để đảm bảo chi tiêu ngân sách đúng người, đúng việc, thay vì người quản lý cấp cao phải tham gia vào từng khoản chi nhỏ.

(ii) Một số hoạt động và ngân sách bị cắt giảm chưa được phản hồi chi tiết hoặc sự phản hồi chưa làm thỏa mãn Ban QLCT cấp xã.28

AAV có những qui định tài chính riêng từ cấp quốc gia yêu cầu các cấp bắt buộc phải tuân thủ. Do đó vấn đề ở đây là thông tin cần phải được trao đổi hai chiều và giải thích rõ ràng để tránh mọi thắc mắc và ảnh hưởng tới thái độ và cách làm việc của cán bộ địa phương.

(iii) Chương trình hỗ trợ cơ sở hạ tầng và vật chất cho một số thôn, nhưng chế độ bảo trì hoặc những cam kết của địa phương trong việc bảo trì chưa rõ ràng (chưa thể hiện trong báo cáo tổng kết 2014 của Ban QLCT).

Kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, máy móc vật tư cần được xác định và có sự cam kết của đối tác địa phương.

(iv) Theo ý kiến của một số cán bộ cấp xã, kinh phí ít cũng hạn chế việc tham gia của người dân đồng thời khó khăn trong việc thực hiện chương trình.

Thời lượng và tần suất tập huấn tùy thuộc vào nội dung, cần được xác định phù hợp hơn với năng lực của người dân. Thiết kế kế hoạch sao cho phù hợp với dòng ngân sách cho phép để đạt hiệu quả như mong muốn

(v) Vì cơ cấu chương trình chỉ còn một Trưởng ban QLCT ở cấp xã, nhưng là việc kiêm

Lên và thống nhất kế hoạch, trách nhiệm, và đầu ra cụ thể liên quan tới toàn bộ hoạt động của

28

Theo ý kiến ban QLCT huyện, hiện tượng này xảy ra từ năm 2005-2010 còn sau đó, không có kế hoạch nào của địa phương gửi lên bị từ chối.

Page 57: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 50

Thách thức Giải pháp

nhiệm do đó, quỹ thời gian không đủ để tham gia chương trình hiệu quả.

chương trình tại địa bàn (thông qua bản miêu tả công việc và kế hoạch năm, quí, tháng) và mức thù lao hợp lý công việc cho Trưởng ban.

(vi) Thủ tục phê duyệt của chương trình phức tạp, qua nhiều người duyệt.

Xem xét từng hoạt động để trao quyền cho cán bộ chương trình địa phương một cách hợp lý.

(vii) Một số hướng dẫn của AAV còn dài, sử dụng không được tiện lợi, và diễn đạt chưa phổ thông hóa (hướng dẫn ưu tiên chương trình 2).

Hướng dẫn cho cấp huyện cần cô đọng, ngắn gọn, dễ hiểu, tránh dùng những từ/thuật ngữ hàn lâm.

(viii) Kỹ năng quản lý dự án/chương trình của cán bộ chương trình địa phương phần nào còn hạn chế. Chưa có sự nhất quán trong việc tổng hợp và phân tích số liệu để chứng minh mức độ đạt được của từng hoạt động riêng rẽ theo các chỉ số và mục tiêu cần đạt.

Cần được tập huấn về giám sát đánh giá, cần có mẫu theo dõi kế hoạch và thực hiện kế hoạch, mẫu báo cáo chung để dễ theo dõi tiến độ cũng như mức độ hoàn thành kế hoạch theo từng hoạt động và chỉ số của chương trình.

(ix) Vẫn còn một số hoạt động chưa có sự kết hợp giữa kế hoạch của chương trình với kế hoạch của địa phương trong cùng một hoạt động.

Có sự gắn kết và phối hợp với các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức khác nếu cùng thực hiện một hoạt động để có thể tận dụng được nguồn lực và thời gian và tránh bị chồng chéo các hoạt động trong cùng một vùng dự án/chương trình.

(x) Cách xử lý của cán bộ chương trình/AAV đối với một số hoạt động tại một số thời điểm nhất định được phản ánh còn cứng nhăc, chưa linh hoạt, đôi khi có thể ảnh hưởng đến hoạt động của chương trình tại địa phương.

Có thể cán bộ xử l{ theo quy định và nguyên tắc của AAV, hoặc trên những cơ sở có l{ nhưng những quyết định hoặc thông tin đó cần phải được giải thích hợp l{ để cán bộ địa phương và người dân hiểu và đồng thuận.

(xi) Trong quá trình thực hiện, có nhiều tấm gương tốt, những sáng kiến hoặc những hoạt động trong các lĩnh vực can thiệp cần chia sẻ và góp sức của các đơn vị khác tại địa bàn. Đồng thời cũng có những khó khăn đặc trưng khác của địa bàn và đối tượng hưởng lợi do yếu tố vùng miền.

Những trường hợp điển hình, hoạt động thành công hoặc sáng kiến cũng như khó khăn, cản trở cần được sắp xếp, ghi chép trong quá trình theo dõi và đánh giá, tổng hợp để có thể có những kiến nghị, đóng góp và nhân rộng để xây dựng chính sách của tổ chức, thậm chí của chính quyền địa phương.

(xii) Một trong những kết quả của chương trình đưa ra là số người hưởng lợi kèm theo ngân sách đã thực hiện. Tuy nhiên, chưa có một giải thích cụ thể cơ sở để tính số những người hưởng lơi theo từng hoạt động.

Cần giải thích rõ hơn để người đọc hiểu cơ sở tính toán đối tượng hưởng lợi.

Page 58: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 51

Chương VIII. Bài học kinh nghiệm

Phần này phản ánh những thuận lợi và khó khăn mà có thể ảnh hưởng tích cực hoặc cản trở việc

thực hiện các chương trình. Những phản ánh này xuất phát từ góc nhìn của người được khảo sát và

của nhóm nghiên cứu

8.1. Thuận lợi

1. Đây là chương trình dài hạn đầu tiên ở Ninh Thuận, do đó nó thu hút sự quan tâm và hỗ trợ

của chính quyền địa phương cam kết của các đối tác địa phương ở các cấp, và sự tham gia

của cộng đồng vào các hoạt động chương trình.

2. Chương trình dài tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giữa các cán bộ chương trình và

người dân địa phương thông qua các hoạt động và tương tác. Do vậy, cán bộ chương trình

có sự hiểu biết nhiều hơn về nhu cầu, suy nghĩ, văn hóa của người dân địa phương, đều tạo

điều kiện tốt cho việc lập kế hoạch can thiệp hiệu quả.

3. Chương trình đáp ứng được những nhu cầu cơ bản, đa dạng, cụ thể, cấp thiết và lâu dài của

cộng đồng, đặc biệt là người nghèo, do đó tạo ra một ấn tượng tốt ofn người dân địa

phương.

4. Cán bộ Ban QLCT có ý thức trách nhiệm cao và nhiệt tình cho công việc phát triển cộng đồng.

5. Cơ cấu của chương trình bao gồm những người ở vị trí lãnh đạo ở các cấp đã tạo điều kiện

thực hiện các hoạt động thuận lợi hơn. Nó cũng giúp tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa

BQLDA huyện, tổ chức đoàn thể và chính quyền địa phương.

6. Hỗ trợ kỹ thuật của Ban QLCT tích cực, thường xuyên và kịp thời để thực hiện các hoạt động

của chương trình.

7. Có cán bộ chương trình AAV trực tiếp tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật kịp thời các hoạt động tại cộng

đồng

8. Sự phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ của các đơn vị AAV giữa các vùng và các tỉnh.

9. Các hoạt động LRP4 phù hợp với Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Thuận và

Ninh Phước nói riêng.

8.2. Khó khăn

1. Trưởng ban QLCT sử dụng quyền hành chính để chỉ đạo các ban ngành thực hiện các hoạt động của chương trình hơn là quyền của một trưởng ban QLCT;

2. Tiền thù lao cho những người thực hiện hoạt động CT cấp xã là một vấn đề quan tâm. Vấn đề này được nêu lên trên cơ sở trách nhiệm gắn liền với quyền lợi của người thực hiện các hoạt động của dự án tại cộng đồng. Theo ý kiến của cán bộ xã, họ làm những chương trình này rất kỹ và chi tiết, đòi hỏi nhiều thời gian, trong khi mức thù lao lại ít, không có tiền xăng xe đi lại… những vấn đề này có thể sẽ ảnh hưởng một phần nào đó tới công việc.

3. Một số hoạt động thất bại do điều kiện địa lý và thổ nhưỡng của địa phương và sự quan tâm, chưa tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật;

4. Tránh thông tin một chiều từ xã đến ban QLCT (không có phản hồi) làm cho cán bộ xã không hài lòng (xem ở trên);

5. Tính bền vững phụ thuộc nhiều vào ngân sách và hoạt đông lồng ghép của các ban ngành địa phương;

6. Tâm lý chung của người dân vẫn thích và nhớ sự hỗ trợ vật chất hơn là những hoạt động mang tính nâng cao năng lực;

Page 59: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 52

7. Truyền thông qua hoạt động tổ/nhóm, loa mang lại hiệu quả tốt (xem lại ở trên, đặc biệt là phần tác động và bền vững);

8. Hệ thống loa đài dễ hay bị hỏng hóc và bị ảnh hưởng của thời tiết dẫn tới ảnh hưởng đến chất lượng truyền thông;

9. Hướng dẫn một số hoạt động mới của AAV còn khó hiểu đối với cán bộ chương trình địa phương;

10. Một số cán bộ địa phương còn chưa đủ năng lực hoặc chưa nhiệt tình khi thưc hiện hoạt động của chương trình;

11. Những định mức chi khác nhau của các tổ chức khác tại địa phương là một thách thức cho chương trình có định mức chi thấp hơn;

12. Trang thiết bị cung cấp cho văn phòng chương trình cần đầy đủ và bảo trì để kịp thời đáp ứng với yêu cầu công việc.

13. Lưu trữ hồ sơ liên quan đến hoạt động của chương trình ở các cấp ngay khi chương trình bắt đầu hoạt động rất quan trọng trong quy trình quản lý dự án tại cộng đồng.

14. Thiết kế kế hoạch giám sát và đánh giá ngay từ khi xây dựng dự án là một trong những điểm cơ bản để dự án được thực hiện theo đúng kế hoạch hoặc được điều chỉnh một cách hợp lý nhất.

Page 60: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 53

PHẦN IV- KẾT LUẬN

Chương IX: Kết luận và đề xuất

9.1. Kết luận

9.1.1. Những thành công của chương trình

Về nội dung

Sự hỗ trợ của Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện Ninh Phước trong các lĩnh vực sinh kế, y tế, giáo

dục, phụ nữ, môi trường và dân chủ cơ sở có thể chia thành các nội dung như sau:

a. Hỗ trợ cơ sở hạ tầng và vật chất để cải thiện tình trạng hiện có

b. Hỗ trợ thực hiện các mô hình để thử nghiệm những kiến thức và thực hành mới

c. Hỗ trợ vốn cho người dân thông qua quỹ phát triển cộng đồng (tín dụng tiết kiệm)

d. Hỗ trợ tập huấn và truyền thông nâng cao nhận thức và năng lực của đối tượng hưởng lợi và cộng đồng

Nhìn về tổng thể, các nội dung hỗ trợ trên đều được thực hiện có hiệu quả và đã góp phần mang lại sự đổi mới về môi trường, điều kiện sống, nhận thức và suy nghĩ trong những lĩnh vực liên quan đến quyền cơ bản của con người.

a. Đối với cơ sở hạ tầng: những hỗ trợ thiết thực như nâng cấp đường nông thôn, lắp đặt cống thoát nước giúp giảm lượng nước tràn ngập úng, hỗ trợ xây nhà vệ sinh gia đình, các công trình nước sạch giúp người dân tiếp cận nước sạch để uống và sinh hoạt, xây nhà mẫu giáo, nâng sân trường, làm tường rào cho trường, hỗ trợ làm bãi rác và cung cấp xe rác… được người dân đánh giá rất cao vì tính đáp ứng nhu cầu thiết yếu của địa phương, trong khi chờ đợi những hỗ trợ từ nhà nước sẽ là một vấn đề khó khăn về thời gian, thủ tục và tính khả thi.

Những hỗ trợ trực tiếp vật tư, trang thiết bị và dụng cụ khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, sinh kế, môi trường được người dân và cộng đồng rất hoan nghênh, đều thực hiện hiệu quả về tính sử dụng, khả năng sử dụng của người dân, đáp ứng được nhu cầu sử dụng khi cần thiết

b. Hỗ trợ thực hiện các mô hình để thử nghiệm những kiến thức và thực hành mới trong các hoạt động khuyến nông, các mô hình sản xuất có hiệu quả và sinh kế phù hợp đã giúp người dân cải thiện thu nhập. Những mô hình thành công bao gồm trồng lúa, trồng nấm rơm, nho, bắp lai, sen lấy hạt, hành đỏ, măng tây xanh, rong sụn, đậu phộng, nuôi cừu. Hiện tại những mô hình này vẫn đang được người nông dân thực hiện tại địa phương, giúp người dân tăng năng suất lao động, giảm chi phí, hỗ trợ các hộ gia đình giảm nghèo, tăng thu nhập. Ngoài ra còn có các mô hình trong lĩnh vực giáo dục (trường học thân thiện, đôi bạn cùng tiến), phụ nữ (phòng chống BLGD), phòng tránh thiên tai.

c. Hỗ trợ vốn cho phụ nữ nhông qua quỹ phát triển cộng đồng (tín dụng tiết kiệm). Đây là một hoạt động hiệu quả và thành công. Ngoài vốn được vay để sử dụng vào các hoạt động sinh kế khác nhau, người vay hiểu được kỹ năng lập kế hoạch vay và kế hoạch thu chi hợp l{ để đảm bảo trả vốn và lãi theo quy định. Hoạt động TD-TK đã giúp người dân nghèo có vốn sản xuất, tạo thu nhập, thay đổi nhận thức giảm nghèo, biết tiết kiệm để phát triển kinh tế, khỏi vay nặng lãi và phần nào đó giải quyết lao động nhàn rỗi do thiếu vốn góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo tại địa phương và phát triển trách nhiệm cao nhất đối với bản thân người vay.

d. Các hoạt động nâng cao nhận thức và năng lực của đối tượng hưởng lợi và cộng đồng: các hoạt động này được diễn ra trong các lĩnh vực đã đề cập ở trên. Những hoạt động liên quan rất đa dạng bởi phục vụ những đối tượng khác nhau và chủ đề khác nhau. Liên quan đến hình thức này, chương trình đã tạo nền tảng cho nhiều hoạt động ở địa phương bao gồm:

(i) Các giải pháp nông nghiệp bền vững (10 giải pháp canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu);

Page 61: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 54

(ii) Hình thành các nhóm nhỏ nhằm liên kết các thành viên, trong đó có nhiều người nghèo để hỗ trợ họ về kỹ thuật cũng như truyền thông nhân cao nhận thức;

(iii) Ý thức vệ sinh môi trường cộng đồng thông qua dịch vụ thu gom rác; (iv) Xây dựng ý thức phòng tránh rủi ro do thiên tai gây ra và ứng phó với biến đổi khí hậu; (v) Hỗ trợ đồ dùng dạy học, từ đó các trường biết cách làm đồng thời có { tưởng kêu gọi tài

trợ từ các doanh nghiệp để hỗ trợ cho hoạt động này; (vi) Hiện thực hóa mô hình trường học thân thiện, trong đó bao gồm rất nhiều các hoạt động

đa dạng nhằm giúp củng cố phương pháp giảng dạy của giáo viên, khuyến khích và tạo môi trường học tập cuốn hút hơn và chất lượng hơn cho học sinh, xây dựng những kỹ năng mềm cho học sinh để các em tự tin hơn và thích học tập hơn, đồng thời hỗ trợ giảm tỷ lê bỏ học;

(vii) Thúc đẩy hoạt động đôi bạn cùng tiến và tủ sách dùng chung; (viii) Phổ cập giáo dục cho trẻ em và xóa mù chữ cho người lớn; (ix) Cách thức lấy ý kiến người dân cho những hoạt động quan trọng của cộng đồng như xây

dựng cơ sở hạ tầng, lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; (x) Bước đầu hỗ trợ chính quyền địa phương tiến hành những hoạt động công khai dân chủ tại

cộng đồng như thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, hiểu biết về các pháp luật liên quan đến quyền công dân, biết phân tích ngân sách và công khai ngân sách với người dân. Trong hoạt động này, điểm nổi bật có thể nhìn thấy là chương trình đã xây dựng đối thoại giữa chính quyền xã và người dân để giải đáp thắc mắc của họ. Hoạt động này giúp tăng tính công khai cũng như tạo sự gần gũi, chia sẻ giữa chính quyền và người dân;

(xi) Hoạt động tín dụng tiết kiệm; (xii) Các hình thức truyền thông hiệu quả và đa dạng về các vấn đề bình đẳng giới, phòng chống

bạo lực gia đình, phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, hiểu biết những luật pháp cơ bản liên quan đến quyền phụ nữ và trẻ em;

(xiii) Biết phát huy lực lượng thanh niên nhiệt huyết và nòng cốt để tham gia thực hiện các hoạt động xã hội có { nghĩa tại địa phương.

Về cách thực hiện:

(i) Xuất phát từ việc lấy ý kiến từ cơ sở, chương trình đáp ứng nhu cầu cần thiết của người dân và cộng đồng do đó các hoạt động của chương trình phù hợp với mong muốn của họ;

(ii) Cách tiếp cận của chương trình là dựa trên quyền, do đó các quyền cơ bản của người dân đều được chương trình hướng tới dẫn tới hoạt động can thiệp của chương trình đa dạng và nhiều mặt. Các chương trình đều hướng tới đích cuối cùng là thực hiện các giải pháp nâng cao khả năng sinh kế bền vững, ứng phó với biến đổi khi hậu, quản trị, vai trò của thanh niên và các tổ chức của người dân, trong đó nhấn mạnh vai trò và vị thế của phụ nữ và trẻ em gái;

(iii) Chương trình đã chú trọng sử dụng lực lượng địa phương ở cấp cơ sở trong mọi hoạt động, đặc biệt là trong truyền thông và tập huấn một số chủ đề để có những gắn kết mật thiết với cộng đồng cho những giải pháp hữu hiệu nhất;

(iv) Cách thức quản lý của chương trình chặt chẽ, có sự gắn kết liên mạch giữa quản lý vùng (cán bộ chương trình AAV), huyện và các xã chương trình thông qua cơ cấu tổ chức nhân sự của chương trình;

(v) Hoạt động kiểm tra và giám sát được thực hiện thông qua các quản lý chân rết, từ quản lý vùng (cán bộ chương trình AAV) đến huyện và từ huyện đến xã. Quản l{ vùng đồng thời thực hiện kiểm tra giám sát trực tiếp tại các vùng chương trình;

(vi) Quản l{ vùng và đội ngũ cán bộ chương trình huyện làm việc nhiệt tình, có trách nhiệm, có nguyên tắc.

9.1.2. Những điều có thể cải thiện

(xem 7.1)

Page 62: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 55

9.2. Khuyến nghị

1. Cần thiết lập hệ thống giám sát đánh giá chăt chẽ hơn về để kip thời phát hiện những điểm còn chưa phù hợp hoặc chưa được thực hiện theo yêu cầu. Cần có hướng dẫn cụ thể và ngắn gọn về giám sát đánh giá, lưu trữ hồ sơ, xây dựng kế hoạch, cách tổng hợp và phân tích báo cáo, dựa theo những chỉ số ban đầu hoặc trong từng giai đoạn của chương trình;

2. Định kz hàng quí nên họp trưởng ban chương trình cấp xã để xem xét đánh giá những hoạt động của chương trình so với mục tiêu đề ra cũng như những giải pháp cho những hoạt động chưa thực hiện được hoặc những thay đổi khác;

3. Ngoài thế mạnh dùng truyền thông trực tiếp, truyền thông gián tiếp như tờ rơi, áp phích cần được nghiên cứu để kết hợp sử dụng với truyền thông trực tiếp để phát huy hiệu quả;

4. Củng cố cơ chế thông tin hai chiều từ xã đến huyện và ngược lại, sao cho mọi thông tin rõ ràng, công khai, tránh hiểu lầm;

5. Đối với những gì thuộc cơ sở hạ tầng hoặc hỗ trợ trực tiếp, cơ chế bảo trì và giám sát cần được thiết lập và có sự cam kết cũng như trách nhiệm của đối tác thực hiện;

6. Đối với những hỗ trợ “phi vật chất”, cần có cơ chế kiểm tra giám sát xem mức độ hiểu, áp dụng và những gì chưa phù hợp để rút kinh nghiệm cho những hoạt động khác;

7. Những gì liên quan đến quy định của chương trình, ví dụ tiêu chuẩn nghèo, tiêu chuẩn tham gia vào các hoạt động của chương trình, cần đươc thông báo rộng rãi, công khai và được lưu giữ bằng văn bản. Các hoạt động của chương trình hướng tới người nghèo, do đó cần đảm bảo tất cả người nghèo trong vùng chương trình biết được tới hoạt động của chương trình;

8. Ở cấp xã, cần một biên chế của chương trình để bao quát, giám sát và đi sâu vào các hoạt động, dưới sự chỉ đạo của trưởng ban QLCT xã và huyện (nếu chương trình có nhiều hoạt động);

9. Các hoạt động tập huấn cho một chủ đề nên thực hiện nhiều hơn một lần. Ví dụ: tập huấn về trồng cây táo. Đã có lớp tập huấn về trồng táo thì đợt sau có thể về phòng trừ sâu bệnh, lần khác về cách ghép…;

10. Ưu tiên Chương trình 1 về việc thúc đẩy các giải pháp sinh kế thay thế và nông nghiệp bền vững là quan trọng nhất trong viêc tạo thu nhập, đẩy lùi đói nghèo. Tuy nhiên, xem xét việc kết hợp sự tham gia của người có kinh tế khá với người nghèo để tạo hiệu ứng lan tỏa trong việc áp dụng kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và kinh doanh;

11. Đối với chương trình “nâng cao trách nhiệm giải trình và tinh thần đoàn kết nhân dân nhằm thay đổi xã hội, tăng cường lãnh đạo trẻ và tín nhiệm xã hội dân sự” trường hợp có những hoạt động mới và khó trong vấn đề nhận thức, cần phải có hướng dẫn cụ thể hơn cho cán bộ chương trình cũng như tập huấn và thực hành thường xuyên hơn;

12. Phối hợp giữa hoạt động của chương trình và hoạt động của ban ngành địa phương (nếu có thể) để có thể kết hợp một cách hiệu quả;

13. Chương trình sắp rút, tuy nhiên, những cán bộ chương trình sẽ chuyển sang hoạt động của Quỹ vay vốn, với địa vị pháp l{ như là một tổ chức phi chính phủ độc lập. Do đó, những tập huấn nâng cao cho những cán bộ này về quản l{ chương trình như lập kế hoạch, giám sát đánh giá, kế toán, viết báo cáo là cần thiết trước khi chương trình rút khỏi địa bàn;

14. Phối hợp với các ban ngành để lồng ghép tiếp tục thực hiện các hoạt động mà chương trình đã thực hiện;

15. Tiếp tục hỗ trợ kết nối cán bộ chương trình với các tổ chức tài trợ khác để họ có thể tiếp tục phát triển và duy trì những hoạt động mà AAV đã đặt nền tảng.

Page 63: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 56

Chương X: Những câu chuyện điển hình về sự thay đổi trong suốt vòng đời chương trình

CÂU CHUYỆN ĐIỂN HÌNH 1: Mô hình trồng măng tây

Chú Xích Ngọc Ánh, sinh năm 1956, người dân tộc Chăm. Nhà chú hiện có 10 thành viên và hiện đang

sống ở xã An Hải. Chú Ánh học hết lớp 8.

Chú Ánh được tập huấn trồng nhiều loại cây trong đó có trồng măng tây xanh năm 2010 của chương

trình do AAV hỗ trợ. Lúc đó chú chưa trồng măng tây xanh mà được chương trình giới thiệu. Chú

được đi tập huấn, nghe người ta phổ biến trông măng tây xanh là có hiệu quả. Chú đã làm như

hướng dẫn. Chú Ánh cho biết, trồng măng tây xanh có cái hay là ai làm ít là thu được ít, ai làm nhiều

là thu được nhiều. Loại rau này rất hiệu quả, không cần thuốc, chỉ cần có phân là đủ. Ở Tuấn Tú đất

không bị nhiễm mặn nên đang được trồng măng tây xanh thí điểm, còn các thôn khác như Mỹ

Trường, Mỹ Phước đất bị nhiễm mặn nên năng suất không đạt mặc dù trước đó đã trồngloại cây

này. Ở lớp tập huấn, chú được phát tài liệu tham khảo để xem lại trong lúc làm nếu cần. Hiện ở thôn

An Hải, đang có khoảng 20-30 hộ trồng măng tây xanh. Có ít hộ trồng măng tây xanh như vậy vì khó

mua giống cho nên những ai đăng kí trước thì mới được trồng.

Theo chú Ánh, lúc đầu bắt tay trồng măng tây xanh chú cũng chưa có kinh nghiệm, phải dựa vào kiến

thức trong lớp tập huấn và tự đi học hỏi thêm ở những vùng họ đã trồng trước. Nhưng may mắn,

chú đã thành công luôn vì cơ bản do đất trồng phù hợp. Các hộ khác trong thôn cũng thành công.

Lớp tập huấn cho biết là trồng măng xanh đơn giản và hiệu quả cao. Hiện gia đình chú có 12000 m2

đất, trong đó trồng măng tây 2 sào (200 m2). Theo thông tin từ một cán bộ tập huấn, măng tây trồng

một lần là thu hoạch dài hạn trong khoảng 10 năm, không phải nhổ lên trồng mới như những cây

khác.

Thay đổi về thu nhập: Thu nhập trung bình từ măng tây hiện nay của gia đình chú Ánh là 6-7

triệu/tháng. Trước khi trồng măng tây, gia đình chú Ánh trồng những loại cây ngắn ngày như hành

với ớt cứ hết vụ, cây bị nhổ lên là hết, phải trồng vụ mới. Còn trồng măng tây xanh là ngày nào, vụ

nào cũng có thu hoạch. Đối với loại cây ngắn ngày thì phải 3 tháng mới cho thu hoạch, tiền thu về trừ

chi phí, được lãi khoảng 15 triệu, tức trung bình 5 triệu/tháng, thấp hơn so với măng tây. Giờ trồng

thêm măng tây thì thu nhập mỗi tháng tăng thêm 6-7 triệu.

Lúc chưa trồng măng tây nguồn thu nhập của gia đình chú Ánh eo hẹp, vẫn phải đi làm mướn. Khi

trồng măng tây xanh, theo chú Ánh, gia đình chú chi tiêu thoải mái hơn, một ngày mở mắt ra là có

tiền rồi, không phải đi làm mướn nữa.

Thay đổi về tài sản: Trước chưa có tiền thì cả nhà chú Ánh chỉ có 1 chiếc xe Honda Trung Quốc.Bây

giờ, các con chú mỗi đứa một chiếc xe, 2 xe tay ga và 1 xe exciter. Ngoài ra, trong 2 năm qua, gia

đình chú cũng mua thêm 2 sào ruộng trị giá 100 triệu.

Thay đổi đời sống tinh thần: Không khí trong gia đình chú tốt hơn. Ttrước đây gia đìnhthiếu thốn

nên mọi người hay gây lộn vì nhiều vấn đề. Với lại trước đó, vì gia đình chỉ có 1 chiếc xe nên ai cũng

giành đi. Hiện tại, ai cũng có xe rồi.

Thay đổi về đầu tư cho giáo dục: 7 trong 8 người con trong gia đìnhđều chỉ học hết cấp 2. Giờ kinh

tế gia đình chú đã khá hơn nên gia đình sẽ cho người con út, hiện đang học lớp 12, tiếp tục theo học

nếu em học được.

Ngoài ra, chú luôn sẵn sàng chia sẻ thông tin với những ai muốn đến học hỏi kinh nghiệm trồng

măng tây

Page 64: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 57

CÂU CHUYỆN ĐIỂN HÌNH 2: Mô hình trồng hành

Cô Từ Thị Điểm, sinh năm 1965, là người dân tộc Chăm, cư trú tại thôn Thành Tín, xã Phước Hải. Gia

đình cô hiện có 8 người: vợ chồng cô, 5 đứa con và 1 cháu. Gia đình cô làm nghề nông.

Cô đã được tham gia lớp tập huấn trồng hành (1 ngày) của chương trình. Ngoài ra, cô còn được

tham gia các hoạt động của chương trình như sinh hoạt văn nghệ truyền thông về bạo lực gia đình,

cách chăm sóc con cái, tham gia truyền thông phòng tránh thiên tai (họp nhóm nhỏ).

Tham gia lớp tập huấn, cô được tập huấn cách trồng hành, rồi biết cách chọn đất, cách cày đất, bỏ

vôi pH. Ngày trước không biết bỏ phân lót, phun thuốc giờ thì cô đã biết những kĩ thuật này. Từ khi

tham gia lớp tập huấn, năng suất trồng hành tăng cao hơn hẳn. Ngày xưa là 5kg/sào, giờ là 10kg/sào.

Hành cô trồng còn đẹp nên bán được giá. Rồi trước đây 2,5 tháng thu hoạch 1 lần, bây giờ 1 tháng

thu hoạch 1 lần nên có đồng ra đồng vào. Thu nhập bây giờ so với trước phải tăng được khoảng 3

triệu/tháng, trước cô trồng hành chỉ được khoảng 2 triệu/tháng thôi, giờ là khoảng 5 triệu/tháng rồi.

Biết được những kĩ thuật từ chương trình cô cũng chia sẻ với nhiều người có mong muốn trồng hành

lắm.

Giờ nhiều người trong thôn cùng tham gia, có nhiều hàng nên thương lái về mua tại vùng. Do đó, bà

con giảm được chi phí vận chuyển, trước kia là cô phải mang hành lên tận chợ để bán

CÂU CHUYỆN ĐIỂN HÌNH 3: Trưởng nhóm thanh niên nhiệt huyết

Anh Kiều Văn Trể, 25 tuổi, là trưởng nhóm thanh niên nhiệt huyết thôn Thành Tín, xã Phước Hải. Anh Trể đã lập gia đình và có 1 con. Được tin AAV phối hợp với xã đoàn thành lập nhóm thanh niên nhiệt huyết, thấy được việc làm này là rất bổ ích nên anh đã tình nguyện tham gia.

Bản thân anh Trể đã được tham gia vào nhiều hoạt động của chương trình như: lập kế hoạch chi tiết hàng tháng cho nhóm sinh hoạt, tổ chức hoạt động hè về thanh niên với môi trường, tổ chức vui chơi rằm trung thu cho các cháu trong thôn, tham gia tập huấn về hệ thống thể chế nhà nước.

Được sự hỗ trợ kinh phí sinh hoạt nên hiện nay nhóm sinh hoạt 1 lần/tháng. Các thành viên nhóm gặp nhau không những trao đổi chia sẻ về công việc hàng ngày mà còn tổ chức vui chơi văn nghệ rất lôi cuốn và hấp dẫn. Những kiến thức thu nhận được ở các lớp tập huấn, đều được anh Trể trao đổi,

Anh Kiều Văn Trể, 25 tuổi, là trưởng nhóm thanh niên nhiệt huyết thôn Thành Tín, xã Phước Hải. Anh Trể đã lập gia đình và có 1 con. Được tin AAV phối hợp với xã đoàn thành lập nhóm thanh niên nhiệt huyết, thấy được việc làm này là rất bổ ích nên anh đã tình nguyện tham gia.

Bản thân anh Trể đã được tham gia vào nhiều hoạt động của chương trình như: lập kế hoạch chi tiết hàng tháng cho nhóm sinh hoạt, tổ chức hoạt động hè về thanh niên với môi trường, tổ chức vui chơi rằm trung thu cho các cháu trong thôn, tham gia tập huấn về hệ thống thể chế nhà nước.

Được sự hỗ trợ kinh phí sinh hoạt nên hiện nay nhóm sinh hoạt 1 lần/tháng. Các thành viên nhóm gặp nhau không những trao đổi chia sẻ về công việc hàng ngày mà còn tổ chức vui chơi văn nghệ rất lôi cuốn và hấp dẫn. Những kiến thức thu nhận được ở các lớp tập huấn, đều được anh Trể trao đổi, chia sẻ với các thành viên. Do đó, thông qua các buổi sinh hoạt, các thành viên rất hòa đồng và tự tin đưa ra nhiều sáng kiến cho nhóm và cộng đồng. Cũng nhờ gắn bó và hòa đồng nên nhóm của anh, với sự hỗ trợ của AAV, đã thực hiện rất nhiều các hoạt động cho thôn xóm như: phát động phong trào “Xanh sạch đẹp không gây dịch bệnh”, tuyên truyền an toàn giao thông, phòng chống lũ lụt, tổ chức đêm sân khấu hóa truyền thông về gánh nặng công việc không bình đẳng của phụ nữ, và chia sẻ công việc nhà với phụ nữ và về sự an toàn của phụ nữ nơi công cộng.

Page 65: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 58

chia sẻ với các thành viên. Do đó, thông qua các buổi sinh hoạt, các thành viên rất hòa đồng và tự tin đưa ra nhiều sáng kiến cho nhóm và cộng đồng. Cũng nhờ gắn bó và hòa đồng nên nhóm của anh, với sự hỗ trợ của AAV, đã thực hiện rất nhiều các hoạt động cho thôn xóm như: phát động phong trào “Xanh sạch đẹp không gây dịch bệnh”, tuyên truyền an toàn giao thông, phòng chống lũ lụt, tổ chức đêm sân khấu hóa truyền thông về gánh nặng công việc không bình đẳng của phụ nữ, và chia sẻ công việc nhà với phụ nữ và về sự an toàn của phụ nữ nơi công cộng.

Theo anh Trể, thời gian đầu mới làm nhóm trưởng, anh cảm thấy thiếu tự tin khi đứng trước đám đông. Nhờ được tham gia nhiều hoạt động của chương trình và bản thân anh cũng cố gắng rèn luyện, anh đã tự tin hơn rất nhiều. Không chỉ có anh mà các thành viên trong nhóm bây giờ cũng tự tin và kiến thức được cải thiện nhiều so với trước. Sau khi tham gia nhóm, mong muốn của anh sau này được làm trưởng thôn để giúp cộng đồng phát triển và giảm được đói nghèo cho địa phương.

CÂU CHUYỆN ĐIỂN HÌNH 4: Học sinh nghèo vượt khó

Em Võ Thị Dương Trinh, 14 tuổi, hiện đang sống trong gia đình có 5 người gồm ba mẹ, em và 2 em trai, ở thôn An Thạnh 1 xã An Hải. Gia đình em thuộc hộ nghèo, hiện tất cả đang ở tạm trong một căn nhà nhỏ trên mảnh đất rẫy nhỏ sát bờ mương xa khu dân cư. Người láng giềng hàng xóm thấy nhà em khổ cực và thật thà chất phác nên thông cảm và cho ở ké trong nhiều năm.

Trong những năm vừa qua, từ tiểu học cho đến lên cấp hai, Trinh đều tham gia các hoạt động do Dự án giám nghèo Ninh Phước tổ chức. Trinh có biết một số hoạt động ngoại khóa như: các kỹ năng sống, vui để học, hội trại hè, diễn đàn, hội thi về quyền trẻ em, kz vọng của trẻ, truyền thông nhóm nhỏ về quyền giáo dục, chăm sóc mắt, đặc biệt nhất các câu lạc bộ ‘Đôi bạn cùng tiến’ và câu lạc bộ “Phóng viên nhỏ”, và rất nhiều cơ sở vật chất và trang thiết bị cho trường lớp và học sinh mà dự án hỗ trợ

Ba mẹ Trinh, do gia đình nghèo khổ nên chỉ học để biết đọc chữ và viết. Trinh cũng không chú tâm trong học tập cho lắm vì lo phụ giúp công việc nhà và chăm giữ 2 em nhỏ cho mẹ đi làm thuê. Kết quả Trinh học sút. Khi bước lên lớp 6 em thấy trường có thực hiện mô hình “Đôi bạn cùng tiến” của dự án tổ chức thực hiện nên cô giáo có xếp cho một bạn học giỏi để kèm cặp em.

Qua suốt thời gian được bạn học giỏi giúp đỡ, em đã nhận ra rằng mình thật xấu hổ, vì sao bạn cùng trang lứa với mình mà bạn ấy lại giỏi đến vậy? Trinh tự nhủ với bản thân và Trinh đã cố gắng vượt qua tất cả khó khăn, siêng năng, chuyên cần để học tập. Đến năm học lớp 7, kết quả học tập của Trinh dần dần vượt bậc thành học sinh trung bình. Đến năm lớp 8, Trinh được cô giáo gíao “đôi bạn cùng tiến” bằng cách kèm cặp lại một bạn yếu hơn trong lớp. Cuối năm em học lớp 8 em được là học sinh đạt danh hiệu tiên tiến.

Trinh rất vui mừng và hãnh diện về bản thân mình. Gia đình em cũng rất vui. Từ đó ba mẹ bỏ { định cho Trinh nghỉ học sớm. Em là tấm gương cho mỗi lần sinh hoạt để chia sẻ trong câu lạc bộ lúc sinh hoạt theo khối và sinh hoạt toàn trường. Từ đó có nhiều bạn bắt chước học tập theo gương của Trinh. Ngoài những hoạt động ngoại khóa nơi em học được các kỹ năng chăm sóc và bảo vệ bản thân, dự án còn tặng cho em và các bạn cặp sách, vở, viết, và quần áo.

Theo em chia sẻ, nhờ có dự án AAV hỗ trợ mà em có thêm động lực để vượt qua mặc cảm và tiến bộ. Gia đình từ đó cũng động viên em cố gắng để khỏi phụ lòng mong mỏi của mọi người. Trong năm học tới, em hứa sẽ học thật tốt để đạt danh hiệu học sinh giỏi và đạt kết quả cao trong kz tốt nghiệp cuối cấp.

Page 66: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 59

CÂU CHUYỆN ĐIỂN HÌNH 5: Học sinh nghèo vượt khó

Em Dương Thị Bích Siêu, sinh năm 1990, hiện đang sống trong gia đình có 6 thành viên, gồm bà nội,

ba mẹ và ba chị em gái tại thôn Hòa Thủy, xã Phước Hải. Do gia đình em thuộc diện hộ nghèo nên

được chương trình quan tâm. Em được kết nối vào diện bảo trợ trẻ. Từ đó, em biết đến chương

trình, em mạnh dạn tham gia tất cả các hoạt động mà chương trình dành cho trẻ. Từ năm 2008-

2011, em đã được tham gia CLB phóng viên nhỏ và CLB đôi bạn cùng tiến. Ngoài ra, em còn tham gia

các hoạt động khác như: hội trại hè, vui chơi rằm trung thu, hoạt động ngoại khóa chăm sóc răng

miệng, diễn đàn trẻ em nói về kì vọng của mình, hội thi về quyền trẻ em trong năm 2011-2012, em

cũng được hỗ trợ cặp, vở và quần áo năm 2011-2013.

Trước khi nhận được hỗ trợ của chương trình, gia đình em thuộc diện hộ nghèo không có nhà để ở

nên phải ở chung với bà nội. Cha mẹ phải đi làm thuê nuôi con ăn học, không có tiền mua các dụng

cụ học tập. Gia đình em cũng chưa quan tâm đến việc học hành của con cái, cứ để mặc con học đến

đâu hay đến đó

Sau khi tham gia chương trình, với sự nỗ lực của bản thân và hỗ trợ từ chương trình thông qua các

hoạt động CLB phóng viên nhỏ, các hoạt động ngoại khóa…Nay em đã có nhiều thành tích như: đạt

giải báo tiền phong ở Hà Nội năm 2011, trở thành nhóm trưởng CLB phóng viên nhỏ. Ngoài ra, em

còn là học sinh giỏi liên tục nhiều năm. Đáng mừng nhất, năm 2014 em vừa đậu đại học, khoa xã hội

Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Không những đạt được kết quả cao trong học tập, em còn khuyến

khích cha mẹ tham gia các hoạt động chương trìnhchương trình như vay quỹ, đi họp dân, truyền

thông về quyền tiếp cận giáo dục. Từ đó cha mẹ em quan tâm hơn, tạo điều kiện cho các con được

đến trường. Tuy còn khó khăn trong vấn đề học tập nhưng lúc nào em cũng cảm thấy mình may mắn

vì được chương trình hỗ trợ để em có những thành quả như ngày hôm nay.

CÂU CHUYỆN ĐIỂN HÌNH 6: Cán bộ trường tiểu học

Cô Cao Thị Hoài Nghĩa, sinh năm 1980, hiện là cán bộ văn phòng tại trường tiểu học Từ Thiện. Cô

Nghĩa bắt đầu tham gia hoạt động của chương trình từ năm đầu của chương trình (2001). Các hoạt

động mà cô đã tham gia như: lấy thông tin về trẻ tại cả 3 xã, tổ chức hội thi kĩ năng sống cho trẻ, tổ

chức cho học sinh đọc truyện, tập huấn về quyền trẻ em, tổ chức sân khấu hóa truyền thông về bảo

trợ trẻ, tuyên truyền về rửa tay bằng xà phòng, tổ chức tết trung thu cho trẻ tại cộng đồng. Ngoài ra

cô cũng được tham gia các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi của chương trình vì là người dân ở

địa phương.

Cô cho biết, thông qua các lớp tập huấn cô có thêm kiến thức, kĩ năng để về truyền đạt cho học sinh

về quyền của trẻ. Đồng thời, cô cũng chia sẻ và truyền đạt lại những kiến thức đó cho các thầy cô

trong các buổi họp

Thay đổi trong học tập của trẻ: Khi hoạt động được 2-3 năm, Chương trình có hỗ trợ cho nhà trường

tủ sách giáo khoa. Tủ sách này được dùng để cho học sinh mượn sách. Bên cạnh đó, bố mẹ học sinh

đóng cho nhà trường 10% giá trị sách. Số tiền nàyđược dùng để thay thế những quyển sách bị rách

và cũ. Có tủ sách, phụ huynh đầu năm không phải lo tiền trang trải sách cho con em họ.Đây cũng là l{

do mà nhiều em không phải bỏ học nữa. Chương trình này cũng duy trì khoảng hơn 5 năm. Hiện tại,

tủ sách vẫn đang được duy trì và bảo quản. Từ khi cóchương trình hỗ trợ, tỉ lệ nghỉ học của trẻ em

hầu như không có, 5 năm gần đây trường không có trẻ bỏ học, trước đây thì khoảng 7-8%.

Thay đổi trong ý thức, kĩ năng của trẻ

Page 67: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 60

Theo cô chia sẻ, hoạt động sân khấu hóa rất thiết thực ở khía cạnh, hoạt động đã tạo cơ hội cho học sinh nói lên được tâm sự của mình làm cho các em gần gũi và thân thiện với nhau hơn. Trước đây các em rất chậm, nhưng sau được tham gia vui chơi nhiều đã mạnh dạn và hoạt bát hơn nhiều. Các em không còn sợ tiếp xúc với người lạ như trước. Cô rất vui vì các em đều rất thích các chương trình, đặc biệt là chương trình vui trung thu, có trang trí đèn lồng. Chương trình tuyên truyền về rửa tay với xà phòng cũng đã làm các em thay đổi nhiều. Trước khi có chương trình này, khi ăn uống xong các em chùi luôn tay vào quần áo. Bây giờ, các em đã biết ra khu rửa tay và tự rửa. Trước đây ra đường các em không chào ai, bây giờ ra đường các em đều chào hỏi ngoan ngoãn khi gặp các thầy cô. Trước đây các em chỉ dùng cây và gậy để chơi nhưng bây giờ các em đã { thức về an toàn nên không dùng chúng nữa mà thay vào đó, các em hay chơi ô ăn quan, nhảy dây và trốn tìm. Các em cũngkhông tự ý ra biển chơi nữa để tránh đuối nước

Thay đổi từ phía phụ huynh

Phần lớn người dân ở đây không { thức được các quyền của trẻ. Thực tế cho thấy, trẻ tuy còn nhỏ nhưng phải làm nhiều việc quá sức như một buổi đi học, một buổi chăn bò, rồi trông em và cắt cỏ. Hiện tại, hiện tượng này đã giảm nhiều do phụ huynh đã { thức được các quyền của trẻ. Ngoài ra, họ ý thức được việc kết hợp ba môi trường (gia đình, nhà trường và xã hội) nên các em được chăm sóc chu đáo hơn. Trước đây, rất khó để tìm ra được một đứa trẻ mặc áo trắng, quần tây đến trường, bây giờ thì đã phổ biến. Hiện tượng học sinh đi chân đất đi học không còn. Mặc dù trường chưa có đồng phục cho học sinh nhưng các em đã biết ăn mặc gọn gàng khi đến trường.

CÂU CHUYỆN ĐIỂN HÌNH 7: Công tác cứu hỗ, cứu nạn

Anh Bùi Tấn Lợi, sinh năm 1983, hiện đang sống tại thôn An Thạnh, xã An Hải. Anh Lợi đã có thời gian ở trong trại cải tạo. Anh chia sẻ, sau khi ở trại cải tạo ra, anh đã suy nghĩ nhiều về việc anh muốn làm một công việc gì đó có ích cho địa phương. Hiện tại, anh đang chuẩn bị lập gia đình. Công việc thường ngày của anh là đánh bắt nhỏ ven sông bằng thuyền thúng. Hiện giờ anh đang sống cùng với cháu, nuôi cháu cho chị gái bị bệnh.

Anh Lợi được tham gia lớp tập huấn chèo xuồng năm 2008 của chương trình. Hồi đó, xã có thông báo về lớp học, những ai muốn tham gia thì tự nguyện lên đăng kí. Anh đã tự nguyện lên đăng kí tại xã. Đây là lớp tập huấn duy nhất anh được tham gia. Vì kinh phí ít nên thời gian tập huấn của lớp học cũng có phần hơi hạn chế.

Sau khi tham gia tập huấn, anh mượn một xuồng ở xã mang về nhà để cùng một số anh em tự đổ xăng và tự tập. Vào giai đoạn 2008-2010, mặc dù chỉ có lũ nhỏ, chính quyền địa phương cũng đã phổ biến cho người dân thông tin về bão và cách ứng phó. Trước đó, người dân không phân biệt được các cấp báo động, nay họ biết được rõ, ví dụ, báo động cấp 1 người dân có thể ở tại rẫy, báo động cấp 2 người dân cần về nơi trú ẩn an toàn, báo động cấp 3 thì họ phải bỏ hết mọi thứ để tránh bão. Đến năm 2010, tại đây có lũ lớn. Đợt đó lũ về một ngày rồi sau đó có vẻ rút, nhiều người thấy vậy lên rẫy để lấy đồvà bảo vệ đồ. Nhưng ngày sau đó lũ lại về lớn hơn, nhiều xuồng máy bị hỏng, không hoạt động được nên nhiều người bị kẹt ở vùng sâu. Lúc này anh và một người nữa đã lấy xuồng máy của xã đi cứu người nhưng do máy không hoạt động, các anh đã phải chèo bằng tay. Đợt đó hai anh đã cứu được 50-70 người. Năm đó, chỉ có 1 người chết nhưng là do trượt chân rồi bị nước cuốn chứ không phải lụt tới không có đường thoát.

Anh chia sẻ “Nếu có tiền, anh sẽ mua một chiếc xuồng để trước tiên là cứu người thân và những

người thuộc vùng nguy hiểm chứ chờ đợi đội cứu hộ thì nhiều lúc rất khó. Mình đi nhiều, mình biết

vùng nào là vùng nguy hiểm”.

CÂU CHUYỆN ĐIỂN HÌNH 8: Công tác cứu hộ, cứu nạn

Page 68: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 61

Anh Nguyễn Như Hữu, 38 tuổi, sống tại thôn An Thạnh 1, xã An Hải. Anh đã có vợ và 3 con. Gia đình anh sống trong một căn chòi nhỏ sát bờ sông Lu cuối làng. Hằng ngày, vợ chồng anh đi làm thuê và trồng hoa màu, cây ăn trái để nuôi sống gia đình và ba con nhỏ ăn học.

Ngày trước, khi chưa lập gia đình anh thường theo ba anh đi cứu những hộ dân ở xa nơi dân cư khi lũ đến. Mỗi lần đi cứu hộ, anh biết, kêu gọi người dân leo lên xuồng tránh khỏi vùng lũ lớn là rất khó, vì người dân không muốn bỏ nhà cửa và tài sản. Năm 2011, anh đã được mời tham gia khoá tập huấn về diễn tập chèo xuồng để cứu dân do AAV tổ chức. Trong khi tập anh là người nắm bắt kiến thức nhanh. Anh đã mạnh dạn là người thực tập đầu tiên và sau đó, anh hướng dẫn lại cho các anh em khác trong lớp tập huấn về cách chèo xuồng và di dời dân về nơi trú ẩn an toàn. Kết thúc lớp tập huấn, anh đã được trang bị thêm kiến thức về các kĩ năng sử dụng xuồng tay và máy trong cơn lũ. Ngoài ra, khoá tập huấn cũng đào tạo thêm về các kĩ năng sơ cấp cứu cho người bị nạn trong hoàn cảnh lũ lụt. Anh nói: “Dường như trong tôi khi lũ về giống như tiềm thức vậy, nó thúc đẩy lòng nhân ái cứu người lúc hoạn nạn trong tôi, tôi đã bỏ mặc mọi chuyện để lo cho mọi người”. Cơn lũ lớn đã đến địa phương anh năm 2010. Ttrong những ngày chống chọi cùng lũ, nhờ có sự động viên của vợ con, anh đã chạy xuồng khắp nơi để cứu nạn, có khi qua đêm không về. Cứ mỗi năm lũ về như vậy là anh cứu giúp được khoảng 150 đến 200 hộ cho thôn mình. Giờ đây nếu nhắc đến tên anh, chắc hẳn không ai trong thôn là không biết.

Năm 2011, anh đã được Uỷ ban Trung ương Hội liên hiệp Thanh niên Việt nam tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác ứng phó khắc phục hậu phục quả lũ lụt miền Trung. Ngoài ra, để hỗ trợ cho công tác cứu hộ vì cộng đồng, anh đã được tặng 2 chiếc xuồng, một là từ Uỷ ban Trung ương Hội liên hiệp Thanh niên Việt nam, một là từ chương trình của AAV. Anh chia sẻ “Từ nay với 2 chiếc xuồng, anh sẽ nỗ lực hơn nữa trong việc ứng cứu người dân”.

CÂU CHUYỆN ĐIỂN HÌNH 9: Chia sẻ việc nhà

Vợ chồng anh Tống Trung Thạnh và chị Trần Thị Lem, sống tại thôn Hòa Thủy, xã Phước Hải. Anh Thạnh 51 tuổi, gia đình anh thuộc diện hộ cận nghèo. Hai anh chị đã kết hôn nhưng không có giấy chứng nhận kết hôn. Gia đình anh có 9 người, mẹ anh, vợ chồng anh cùng 6 người con. Hiện nghề nghiệp chính của anh là đi làm thuê.

Anh đã tham gia các hoạt động của chương trình như: tập huấn về chương trình phòng chống BLGĐ năm 2011, tham gia vay vốn Quỹ hỗ trợ Phụ nữ Phát triển huyện Ninh Phước năm 2011, buổi truyền thông sân khấu hóa về chia sẻ việc nhà cho phụ nữ năm 2012.

Trước đây, nhà anh chị rất nghèo, chỉ có một mảnh đất và không có nhà ở. Rồi sau đó anh chị phải bán đi một phần mảnh đất đó để cất nhà ở. Kinh tế gia đình chỉ phụ thuộc vào bán rong trái cây. Bản thân anh phải đi làm thuê. Vợ chồng anh thu nhập thấp nên không đủ nuôi con ăn học. Con cái học đến lớp 5 là nghỉ để đi làm thuê phụ gia đình.

Anh chia sẻ “Trước anh ít quan tâm đến việc nhà lắm, chỉ chú trọng đến vấn đề ngoài xã hội. Mọi việc đều giao hết cho vợ. Từ khi được tham gia các hoạt động của chương trình, anh đã thay đổi như tự làm công việc nhà, lo cho đứa con út học hành để vợ anh yên tâm. Hiện hai vợ chồng cùng chung sức xây dựng kinh tế gia đình”.

CÂU CHUYỆN ĐIỂN HÌNH 10: Phụ nữ tham gia hoạt động cộng đồng

Chị Châu Thị Á Phi, sinh năm 1986, người dân tộc Chăm, đang sống tại thôn Tuấn Tú, xã An Hải. Trình độ học vấn của chị Phi là 4/12. Chị đã lập gia đình vào năm 2007. Hiện gia đình chị có 4 người, bao gồm bố chồng, vợ chồng chị và 1 con gái. Chị Phi hiện đang làm tổ trưởng tổ vay vốn của Ngân hàng chính sách (NHCS) huyện Ninh Phước. Công việc của chị là làm nông, ngoài ra chị mới học được thêm nghề thêu tay. Năm 2014, gia đình chị vừa mới thoát khỏi danh sách hộ nghèo.

Page 69: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 62

Chị Phi chia sẻ, chị bắt đầu tham gia hoạt động của chương trình vào năm 2012. Đó là lớp tập huấn về sức khỏe sinh sản và tình dục an toàn. Năm đó chị cũng được tham gia tập huấn về kĩ năng quản lý nhóm và phát triển cộng động do BQLCT tổ chức. Sau này, chị tham gia nhiều hơn vào các hoạt động về chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc trẻ sơ sinh, tuyên truyền cho phụ nữ nông thôn, tuyên truyền về chống bạo lực gia đình. Năm 2013, chị tham gia diễn đàn về vai trò của gia đình, cộng đồng trong thúc đẩy phụ nữ tham gia chính trị. Tại diễn đàn này chị tham gia đóng kịch, vào vai người vợ đảm. Ngoài ra, chị cũng tham gia CLB phụ nữ, sinh hoạt định kì, tuyên truyền kiến thức cho chị em. Các thành viên góp tiền để duy trì sinh hoạt CLB. Từ lúc tham gia CLB, chị thấy rất vui, cảm thấy quên hết mọi buồn phiền và mệt mỏi. Vì trong CLB, mấy chị em đều vui tính, nên cứ 28 hàng tháng gặp nhau là được cười no bụng.

Thay đổi về kĩ năng: Hồi xưa chị nghĩ trình độ của chị thấp nên không dám nói chuyện với người khác. Hơn nữa, chị nghĩ chị là người dân tộc, làm rẫy, trong khi nhiều người khác là người Kinh, ăn mặc đồ đẹp, nên khi đi xem ca nhạc ở tỉnh, chị lủi thủi, không dám tự tin nói chuyện với họ.Sau khi tham gia chương trình, chị nghĩ “Họ là người mình cũng là người, họ nói được thì mình cũng nói được, việc đó họ làm được thì mình cũng làm được nếu cố gắng”.

Chị cho biết, trước đây chị gần như là một người trống rỗng, không có bản lĩnh, không dám đứng lên trước đám đông. Mặc dù chị thích những chương trình ca nhạc, sân khấu nhưng chị không dám đi. Đến giờ, chị đã dám lên sân khấu, diễn kịch, và tuyên truyền. Từ đó các chị khác thấy chị có năng khiếu, nhiệt tình nên bảo chị tham gia các hoạt động văn nghệ trong CLB phụ nữ do AAV hỗ trợ.

Thay đổi về kiến thức: Chị chia sẻ, do đi nhiều, được học nhiều nên chị biết nhiều hơn. Từ khi tham gia các hoạt động của chương trình rồi tham gia hoạt động cho ngân hàng, chị đã biết viết các tờ đơn. Điều này khác hẳn so với ngày xưa, chị cho biết, chị viết chính tả còn sai thì làm sao chị dám viết đơn. Theo chị, một khi chị đã nhận thức được thì chị có đủ nghị lực để học hỏi.

Từ khi biết đến chương trình AAV, chị thường xuyên tham gia chương trình với suy nghĩ, vừa được học vừa có kiến thức để tuyên truyền cho các chị em khác. Cho nên mỗi khi có hoạt động chương trình của AAV , chị rất mừng. Chị nghĩ, các cán bộ AAV cất công từ tỉnh đi xuống thôn tuyên truyền cho mình thì sao mình không bỏ chút thời gian của mình để tham gia. Chính vì vậy, nhiều lúc chị tạm gác việc đồng, việc rẫy để đi tham gia chương trình. Không chị các hoạt động của AAV, chị còn hăng hái tham gia vào các hoạt động khác, ví dụ như chương trình dạy thêu của nhà nước.

Trước khi lấy chồng chị không quan tâm tới những thông tin được tuyên truyền. Khi chị có bé, mấy cô bên phụ nữ mới hỏi sao bên ngực to, ngực nhỏ. Các cô đã tư vấn cho chị cần cho bé bú đều hai bên. Các cô còn giới thiệu chị tham gia các hoạt động tuyên truyền của chương trình. Từ đó chị trở nên ham hiểu biết.

Sự nhìn nhận của gia đình, bạn bè: Trong gia đình, mọi người thấy chị hiểu biết nhiều hơn, làm được việc nên mọi người tin tưởng hơn, nhiều khi còn nhờ chị giúp đỡ. Chị có cô bạn thân sống trong một gia đình có điều kiện, được học đại học nên biết nhiều. Nhiều lúc có khó khăn chị nhờ bạn giúp đỡ. Bạn chi thấy chị ham học hỏi, thay đổi nhiều nên rất mừng . Giờ chị có thể tự làm được nhiều việc, không phải nhờ bạn như ngày xưa.

Giúp đỡ cộng đồng Chị tới tận nhà để nói cho mọi người hiểu về chương trình và động viên họ tham gia. Có người không hiểu nên không muốn đi. Những kiến thức mà chị có được , chị cũng tuyên truyền cho mấy thành viên Đoàn thanh niên. Chị chia sẻ với các em đóvề chuyện tình yêu, quan hệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản và các em rất vui vì đây là những kiến thức mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đánh giá tác động, Trung tâm Phát triển Bền vững, 2009

Page 70: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương trình Hỗ trợ ển Ninh Phướcdoitacaav.vn/upload/iblock/065/aav_chuong_trinh_ho... · BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ Chương

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz Trang 63

2. Báo cáo kết thúc dự án LRP4, 2014 3. Các báo cáo năm 2011, 2012, 2014 and và 8 tháng đầu năm 2014, LRP4 4. Kế hoạch Ngân sách năm 2011, 2012, 2013 and 2014, LRP4 5. Tổng quan tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2005, Tổng cục Thống kê,

www.gso.gov.vn 6. Xóa đói, giảm nghèo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Ninh Thuận, 2006,

http.dangcongsan.vn 7. Quyết định số 9/2011/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ Về việc ban hành chuẩn hộ nghèo,

hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015 8. Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 về việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn của Uỷ

ban Thường vụ Quốc hội ngày 06/04/2007 9. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên cả vợ và chồng: Rào cản trong thực thi,

http:.www.cifpen.org/landa 10. Khảo sát đầu kì chiến lược V năm 2013 11. Tài liệu giảng dạy dịch vụ công ở cấp xã

Phụ lục

Phụ lục 1. Danh sách phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm Phụ lục 2. Danh sách các hộ dân tham gia khảo sát định lượng Phụ lục 3. Ngân sách-hoạt động- người hưởng lợi 2001-2014 Phụ lục 4. Ngân sách-hoạt động- người hưởng lợi 2011-2014 Phụ lục 5. Danh sách các tổ nhóm do LRP4 thành lập Phụ lục 6. Câu hỏi khảo sát người dân Phụ lục 7. Bảng hướng dẫn thảo luận nhóm người dân Phụ lục 8. Hướng dẫn thảo luận nhóm Ban ngành xã Phụ lục 9. Hướng dẫn thảo luận nhóm Ban QLCT Huyện Phụ lục 10. Hướng dẫn Phỏng vấn sâu trưởng ban QLCT xã Phụ lục 11. Hướng dẫn Phỏng vấn sâu Lãnh đạo Huyện Phụ lục 12. Hướng dẫn Phỏng vấn sâu đại diện Hội Phụ nữ Huyện Phụ lục 13. Hướng dẫn Phỏng vấn sâu đại diện Phòng Giáo dục Phụ lục 14. Hướng dẫn Phỏng vấn sâu đại diện Trạm Khuyến nông Phụ lục 15. Nội dung cụ thể bổ sung cho phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm Phụ lục 16. Hướng dẫn hỏi thông tin về câu chuyện điển hình