bÁo cÁo phÁp luẬt lao ĐỘng - letranlaw.com · b. thứ hai, người lao động sẽ...

16
©2017 LE & TRAN. All rights reserved. We accept no liability for contents and informaon and prinng/producing errors. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 Trang 6-7-8 LÀM SAO ĐỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỒNG Ý THAM GIA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ? Trang 2-3-4-5 L AO ĐỘNG Tháng 11/ 2017 Văn bản pháp luật về lao động (đã ban hành) - Tháng 10 Dự thảo văn bản pháp luật về lao động Nên hưởng bảo hiểm xã hội một lần hay hưởng lương hưu? Trang 12-13-14 Trang 15 Trang 9-10-11 BÁO CÁO PHÁP LUẬT

Upload: others

Post on 27-Oct-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG - letranlaw.com · b. Thứ hai, người lao động sẽ được Công đoàn đứng ra bảo vệ và hỗ trợ khi quyền và lợi ích

©2017 LE & TRAN. All rights reserved. We accept no liability for contents and information and printing/producing errors.

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015

Trang 6-7-8

LÀM SAO ĐỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỒNG Ý THAM GIA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ?

Trang 2-3-4-5

LAO ĐỘNGTháng 11/2017

Văn bản pháp luật về lao động (đã ban hành) - Tháng 10

Dự thảo văn bản pháp luật về lao động

Nên hưởng bảo hiểm xã hội một lần hay hưởng lương hưu?

Trang 12-13-14 Trang 15Trang 9-10-11

BÁO CÁO PHÁP LUẬT

Page 2: BÁO CÁO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG - letranlaw.com · b. Thứ hai, người lao động sẽ được Công đoàn đứng ra bảo vệ và hỗ trợ khi quyền và lợi ích

LÀM SAO ĐỂ NGƯỜI LAOĐỘNG ĐỒNG Ý THAM GIA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ?

TIÊU ĐIỂM

Việc tham gia Công đoàn là quyền của người lao động, mang tính tự nguyện và không ai có thể ép buộc. Điều này dẫn đến một thực tế xảy ra là dù doanh nghiệp muốn thành lập Công đoàn Cơ sở (“CĐCS”) cũng không thể thành lập được nếu người lao động đều không tự nguyện tham gia CĐCS. Và có trường hợp mặc dù doanh nghiệp đã thành lập CĐCS nhưng một số người lao động không muốn tham gia, dẫn đến tình trạng trong cùng một doanh nghiệp có người tham gia, người không tham gia. Lý do người lao động không tình nguyện tham gia CĐCS là vì người lao động chưa thấy được những lợi ích từ việc trở thành Đoàn viên, đồng thời còn phải đóng thêm một khoản đoàn phí hàng tháng, trong khi đó, vẫn tồn tại thực trạng CĐCS sau khi được thành lập lại rất yếu thế, hoàn toàn đứng về phía người sử dụng lao động, không bảo vệ quyền lợi cho người lao động; CĐCS không hoạt động hoặc hoạt động chỉ mang tính phong trào, không thiết thực, không giúp ích cho người lao động; CĐCS quá tách biệt với tập thể người lao động, không có sự gắn kết, thấu hiểu lẫn nhau, v.v.

Vì vậy, doanh nghiệp cần cho người lao động thấy được việc tham gia CĐCS sẽ mang đến những lợi ích như thế nào về vật chất lẫn tinh thần. Nói ngắn gọn hơn, doanh nghiệp phải trả lời được câu hỏi của người lao động: “Tại sao tôi nên tham gia CĐCS?”.

1. Giúp người lao động nhận ra lợi ích của mình khi trở thành Đoàn viên CĐCS:

1.1. Ngoài những quyền lợi cơ bản như những người lao động khác, việc tham gia CĐCS sẽ giúp người lao động có thêm một số quyền và lợi ích khác như sau:

a. Thứ nhất, người lao động sẽ nâng cao vai trò và

tiếng nói của mình trong doanh nghiệp, mang đến sự cân bằng lợi ích và vị thế giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Khi trở thành Đoàn viên, người lao động sẽ nắm các quyền rất quan trọng như (i) tham gia xây dựng, cho ý kiến, thông qua hoặc không thông qua các nội quy, quy chế có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của tập thể người lao động (như nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế thưởng, thang bảng lương) và (ii) cho ý kiến, tham gia tổ chức, lãnh đạo về việc đình công tại doanh nghiệp. Việc tham gia, phát triển tổ chức CĐCS đồng nghĩa với việc người lao động sẽ tham gia đấu tranh như một tập thể và mang đến những lợi ích lớn hơn cho mỗi người lao động. Nếu chỉ đứng riêng rẽ và đấu tranh vì lợi ích cá nhân, người lao động sẽ hoàn toàn yếu thế trước người sử dụng lao động.

2©2017 LE & TRAN

Page 3: BÁO CÁO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG - letranlaw.com · b. Thứ hai, người lao động sẽ được Công đoàn đứng ra bảo vệ và hỗ trợ khi quyền và lợi ích

Đây cũng là một xu thế trên toàn thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia phát triển. Theo số liệu của Văn phòng Thống kê Lao động (Bộ Lao động Hoa Kỳ) năm 20161, tỉ lệ người lao động tham gia tổ chức Công đoàn khá cao, đặc biệt đối với các ngành có nguồn nhân lực trình độ cao như giáo dục, đào tạo (34,6%) và dịch vụ thư viện (34,5%); người lao động tham gia Công đoàn cũng có mức thu nhập trung bình cao hơn 20% so với người lao động không tham gia Công đoàn. Tại các Quốc gia Châu Âu, tỉ lệ tham gia Công đoàn luôn đứng đầu thế giới (tỉ lệ tham gia tại Iceland là 91%, Thụy Điển là 67%, Bỉ là 55,1%)2; do đó, phong trào Công đoàn tại các nước này rất mạnh và các phúc lợi dành cho người lao động luôn được đảm bảo.

b. Thứ hai, người lao động sẽ được Công đoàn đứng ra bảo vệ và hỗ trợ khi quyền và

lợi ích chính đáng bị xâm phạm, như được Công đoàn hỗ trợ, tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí về pháp luật lao động và công đoàn, được Công đoàn đại diện tham gia tố tụng các vụ án về lao động.

c. Thứ ba, người lao động được Công đoàn hỗ trợ về mặt vật chất và tinh thần:

Khi CĐCS được thành lập, CĐCS được phép giữ lại 67% kinh phí công đoàn (do doanh nghiệp đóng), 60% đoàn phí (do người lao động là Đoàn viên đóng) và 100% các nguồn thu khác để phát triển các hoạt động của CĐCS và người lao động trong doanh nghiệp. Các khoản giữ lại này sẽ được sử dụng để hỗ trợ kinh phí cho người lao động về mặt vật chất và tinh thần, như:

(i) Chi tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của Đoàn viên Công đoàn và người lao động: Chi hỗ trợ thuê luật sư bảo vệ cán bộ CĐCS khi thực hiện quyền đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động mà bị chủ doanh nghiệp sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật hoặc chuyển làm việc khác mà thu nhập giảm; chi tổ chức đình công theo quy định của pháp luật; chi án phí, chi phí tố tụng khác khi công đoàn tổ chức khởi kiện, v.v.

(ii) Chi thăm hỏi, trợ cấp: Chi thăm hỏi Đoàn viên và người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn, gia đình có việc hiếu (cha, mẹ đẻ hoặc bên vợ, bên chồng; vợ; chồng; con) và việc hỉ của Đoàn viên; chi thăm hỏi, tặng quà cho người lao động nhân dịp tết cổ truyền; tặng quà sinh nhật cho Đoàn viên; chi trợ cấp cho Đoàn viên và người lao động gặp khó khăn do tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, thiên tai, hỏa hoạn, bệnh tật hiểm nghèo gây tổn thất về sức khỏe hoặc tài sản, v.v.

(iii) Chi động viên, khen thưởng: Chi khen thưởng người lao động đạt thành tích xuất sắc trong công tác; chi khen thưởng con của Đoàn viên và người lao động đạt thành tích xuất sắc trong học tập; chi phối hợp tổ chức hoạt động nhân ngày quốc tế thiếu nhi, tết trung thu, v.v.

(iv) Chi tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch: Chi tổ chức cho người lao động tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; chi khen thưởng tập thể, cá nhân đạt giải trong các cuộc hội diễn, hội thao do CĐCS tổ chức; chi phối hợp với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức cho Đoàn viên và người lao động đi du lịch, v.v.

(v) Chi tổ chức các hoạt động về giới và bình đẳng giới: Chi hỗ trợ mua đồ dùng, thiết bị mẫu giáo, nhà trẻ tại đơn vị (nếu có); hỗ trợ Đoàn viên và người lao động có con gửi nhà trẻ, học mẫu giáo; chi tuyên truyền, tổ chức hoạt động nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày Gia đình Việt Nam 28/6, ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3, ngày Dân số 26/12; v.v.

TIÊU ĐIỂM

1. Bài viết “Union Members Summary” đăng trên Cổng thông tin điện tử của Văn phòng Thống kê Lao động (Bộ Lao động Hoa Kỳ) ngày 26/01/2017. Xem nội dung (tiếng Anh) tại đây.

2. Bài viết “Which countries have the highest levels of Labor Union Membership?” (Niall McCarthy) đăng trên Cổng thông tin điện tử của Tạp chí Forbes ngày 20/06/2017. Xem nội dung (tiếng Anh) tại đây.

3©2017 LE & TRAN

Page 4: BÁO CÁO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG - letranlaw.com · b. Thứ hai, người lao động sẽ được Công đoàn đứng ra bảo vệ và hỗ trợ khi quyền và lợi ích

TIÊU ĐIỂM

1.2. Thực tế, ngày 09/03/2017, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Hướng dẫn số 284/HD-TLĐ thực hiện chủ đề năm 2017 “Năm vì lợi ích Đoàn viên Công đoàn”. Theo đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chú trọng các chương trình phúc lợi cho người lao động là Đoàn viên, ví dụ như:

a. Ký kết các thỏa thuận hợp tác với các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp trên nguyên tắc: Đoàn viên là một nhóm khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, khi Công đoàn hướng nhóm khách hàng tiềm năng đó sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải giảm giá cho Đoàn viên. Các thỏa thuận tập trung vào những sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với Đoàn viên như các sản phẩm lương thực, thực phẩm; các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng, hàng gia dụng, điện tử; các dịch vụ đi lại, nghỉ ngơi, khám chữa bệnh, thể dục, thể thao, văn hóa, thiết bị đồ dùng học tập cho con của Đoàn viên.

b. Các cơ sở du lịch, văn hóa, thể thao, dạy nghề của Công đoàn Việt Nam thực hiện các ưu đãi dành cho Đoàn viên cao hơn so với đối tượng chưa là Đoàn viên, cụ thể như:

(i) Các khách sạn, nhà nghỉ của Công đoàn có quy định giảm giá đối với Đoàn viên;

(ii) Các trường đại học, trường trung cấp, trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề của Công đoàn nghiên cứu xây dựng các chương trình hỗ trợ đối với Đoàn viên, hoặc con của Đoàn viên đang học tập trung tại trường;

(iii) Các trung tâm, văn phòng tư vấn pháp luật nghiên cứu xem xét việc thực hiện tư vấn pháp luật, khởi kiện miễn phí khi có yêu cầu của Đoàn viên có nội dung liên quan đến lĩnh vực lao động và công đoàn;

(iv) Các nhà trẻ, mẫu giáo của Công đoàn nghiên cứu có chế độ đón sớm, trả muộn đối với con của Đoàn viên phù hợp với thời gian làm việc của người lao động là Đoàn viên tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; có chính sách giảm chi phí gửi trẻ là con của Đoàn viên.

c. Khi các cấp Công đoàn tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao; hoạt động tham quan, nghỉ mát, vui chơi, giải trí thì Đoàn viên, chồng, hoặc vợ và con của Đoàn viên được ưu tiên tham gia trước; và được hưởng các chính sách miễn, giảm phí tham gia đối với Đoàn viên.

d. Các hoạt động xã hội của Công đoàn (như Chương trình nhà ở “Mái ấm Công đoàn”, cho vay vốn giải quyết việc làm thông qua các Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, Quỹ Trợ vốn cho công nhân lao động nghèo tự tạo việc làm; hoạt động hỗ trợ con người lao động thông qua Quỹ Bảo trợ trẻ em Công đoàn Việt Nam; các hoạt động thăm hỏi, trợ giúp thông qua các Quỹ xã hội từ thiện, Quỹ Tấm Lòng Vàng của tổ chức Công đoàn) tập trung trước hết dành cho Đoàn viên, sau đó mới đến các đối tượng khác cùng hoàn cảnh.

4©2017 LE & TRAN

Page 5: BÁO CÁO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG - letranlaw.com · b. Thứ hai, người lao động sẽ được Công đoàn đứng ra bảo vệ và hỗ trợ khi quyền và lợi ích

Để khắc phục thực trạng trên và để người lao động tình nguyện tham gia CĐCS, CĐCS phải thể hiện đúng vai trò của mình là tổ chức đại diện và bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho Đoàn viên nói riêng và người lao động nói chung trong các buổi đối thoại trong doanh nghiệp, xây dựng thỏa ước tập thể. CĐCS có thể đề xuất các các quy định có lợi hơn cho người lao động là Đoàn viên. Đồng thời có những hoạt động, phong trào thiết thực, bổ ích như các hoạt động thăm hỏi người lao động khi ốm đau, hỗ trợ Đoàn viên gặp hoàn cảnh khó khăn, các hoạt động vui chơi, giải trí bổ ích. Từ đó, người lao động sẽ tin tưởng và hiểu rằng tham gia Công đoàn không phải là việc tốn thời gian vô nghĩa mà sẽ giúp họ có nhiều lợi ích về vật chất, tinh thần và là chỗ dựa khi họ gặp tình huống khó khăn.

2. Bản thân CĐCS cần có những phương án làm việc hiệu quả, mang tính thiết thực, giúp người lao động nhận ra vai trò quan trọng của CĐCS

Xét trên khía cạnh thực tiễn, hoạt động của CĐCS trong thời điểm hiện nay vẫn chưa thật sự hiệu quả, nhiều CĐCS còn rất yếu thế, hoàn toàn đứng về phía người sử dụng lao động, không bảo vệ quyền lợi cho người lao động; hoạt động chỉ mang tính phong trào, không thiết thực, khiến người lao động mất niềm tin vào CĐCS và không muốn trở thành Đoàn viên. Vai trò mờ nhạt của CĐCS thể hiện rõ nhất trong số liệu về các cuộc đình công bất hợp pháp tại Việt Nam trong nhiều năm. Theo số liệu thống kê từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam3, chỉ tính từ năm 2013 (năm Bộ luật Lao động 2012 có hiệu lực) đến hết tháng 6/2016, cả nước xảy ra hơn 1.000 cuộc đình công, nhưng tất cả đều diễn ra không tuân theo các quy định của Bộ luật Lao động 2012.

TIÊU ĐIỂM

3. Bài viết “Để đình công đúng luật” (Bảo Duy) đăng trên Cổng thông tin điện tử Công đoàn Việt Nam ngày 13/09/2016. Xem nội dung (tiếng Việt) tại đây.

5©2017 LE & TRAN

Page 6: BÁO CÁO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG - letranlaw.com · b. Thứ hai, người lao động sẽ được Công đoàn đứng ra bảo vệ và hỗ trợ khi quyền và lợi ích

Từ ngày 01/01/2018, Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 và Luật số 12/2017/QH14 ngày 20/6/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (gọi chung là “Bộ luật Hình sự 2015”) bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, một số hành vi vi phạm pháp luật lao động sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự, tiêu biểu như:

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

VI PHẠMĐỐI VỚI HÀNH VI

PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015

6©2017 LE & TRAN

Page 7: BÁO CÁO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG - letranlaw.com · b. Thứ hai, người lao động sẽ được Công đoàn đứng ra bảo vệ và hỗ trợ khi quyền và lợi ích

1. Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật

Tội danh này quy định tại Điều 162, Bộ luật Hình sự 2015 và áp dụng đối với các hành vi (i) ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức; (ii) sa thải trái pháp luật đối với người lao động hoặc (iii) cương ép, đe dọa buộc công chức, viên chức, người lao động phải thôi việc.

Cá nhân thực hiện các hành vi này vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tiền từ 10 Triệu Đồng đến 100 Triệu Đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Trong trường hợp thực hiện hành vi đối với 02 người trở lên; phụ nữ mà biết là có thai; người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát; hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tiền đến 200 Triệu Đồng hoặc phạt tù đến 03 năm.

Tội danh này trước đây đã được quy định trong Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 ngày 21/12/1999 (“Bộ luật Hình sự 1999”) nhưng với mức hình phạt rất thấp, gồm phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

2. Các tội về gian lận, trốn đóng Bảo hiểm xã hội (“BHXH”), Bảo hiểm y tế (“BHYT”), bảo hiểm thất nghiệp (“BHTN”) cho người lao động

Đây là các tội phạm mới của Bộ luật Hình sự 2015 so với Bộ luật Hình sự 1999, được quy định tại các Điều 214, 215 và 216 của Bộ luật Hình sự 2015.

2.1. Tội gian lận BHXH, BHYT, BHTN:

a. Đối với lĩnh vực BHXH, BHTN: Tội danh này áp dụng đối với hành vi (i) lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ BHXH, hồ sơ BHTN lừa dối cơ quan BHXH; hoặc (ii) dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan BHXH hưởng các chế độ BHXH, BHTN.

b. Đối với lĩnh vực BHYT: Tội danh này áp dụng đối với hành vi (i) lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng; hoặc (ii) giả mạo hồ sơ, thẻ BHYT hoặc sử dụng thẻ BHYT được cấp khống, thẻ BHYT giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ BHYT của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ BHYT trái quy định.

c. Các hình phạt có thể áp dụng gồm:

(i) Bị phạt tiền từ 20 Triệu Đồng đến 100 Triệu Đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm nếu chiếm đoạt tiền BHXH, BHYT, BHTN từ 10 Triệu Đồng đến dưới 100 Triệu Đồng hoặc gây thiệt hại từ 20 Triệu Đồng đến dưới 200 Triệu Đồng mà không thuộc trường hợp bị xem là lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

(ii) Bị phạt tiền đến 200 Triệu Đồng hoặc phạt tù đến 05 năm nếu chiếm đoạt tiền BHXH, BHYT, BHTN từ 100 Triệu Đồng đến dưới 500 Triệu Đồng.

(iii) Bị phạt tù đến 10 năm nếu chiếm đoạt tiền BHXH, BHYT, BHTN 500 Triệu Đồng trở lên.

2.2. Tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN:

Đối tượng có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp dưới đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng.

TIÊU ĐIỂM

7©2017 LE & TRAN

Page 8: BÁO CÁO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG - letranlaw.com · b. Thứ hai, người lao động sẽ được Công đoàn đứng ra bảo vệ và hỗ trợ khi quyền và lợi ích

a. Trường hợp (i) trốn đóng bảo hiểm từ 50 Triệu Đồng đến dưới 300 Triệu Đồng hoặc (ii) trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động:

(i) Đối với cá nhân: Bị phạt tiền từ 50 Triệu Đồng đến 200 Triệu Đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

(ii) Đối với pháp nhân thương mại: Bị phạt tiền từ 200 Triệu Đồng đến 500 Triệu Đồng.

b. Trường hợp (i) phạm tội 02 lần trở lên; hoặc (ii) trốn đóng bảo hiểm từ 300 Triệu Đồng đến dưới 01 Tỷ Đồng; hoặc (iii) trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người; hoặc (iv) không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động nêu tại Mục 2.2.a ở trên:

(i) Đối với cá nhân: Bị phạt tiền từ 200 Triệu Đồng đến 500 Triệu Đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

(ii) Đối với pháp nhân thương mại: Bị phạt tiền từ 500 Triệu Đồng đến 01 Tỷ Đồng.

c. Trường hợp (i) trốn đóng bảo hiểm 01 Tỷ Đồng trở lên; hoặc (ii) trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên; hoặc (iii) không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động nêu tại Mục 2.2.b ở trên:

(i) Đối với cá nhân: Bị phạt tiền từ 500 Triệu Đồng đến 01 Tỷ Đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

(ii) Đối với pháp nhân thương mại: Bị phạt tiền từ 01 Tỷ Đồng đến 03 Tỷ Đồng.

TIÊU ĐIỂM

8©2017 LE & TRAN

Page 9: BÁO CÁO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG - letranlaw.com · b. Thứ hai, người lao động sẽ được Công đoàn đứng ra bảo vệ và hỗ trợ khi quyền và lợi ích

NÊN HƯỞNG BẢO HIỂMXÃ HỘI MỘT LẦN HAYHƯỞNG LƯƠNG HƯU?

Vừa qua, theo số liệu thống kê thực tế thì số lượng yêu cầu nhận BHXH một lần của người lao động tăng cao. Việc này có nhiều lý do, mà chủ yếu là vì người lao động không nắm được quy định của chính sách BHXH nên còn băn khoăn, lo lắng về tính ổn định của chính sách do những thay đổi của chính sách BHXH từ ngày 01/01/2018; bên cạnh đó, một số trang mạng xã hội đưa thông tin một cách chưa đầy đủ và không chính xác về so sánh quyền lợi giữa việc tham gia bảo hiểm thương mại và gửi tiền tiết kiệm với quyền lợi khi tham gia BHXH, tạo tâm lý bất an về chính sách BHXH. Do đó, ngày 24/8/2017, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ban hành Công văn 3758/BHXH-TT về việc tăng cường công tác tuyên truyền chính sách BHXH. Nội dung công văn đưa ra các so sánh về quyền lợi của việc tham gia BHXH để hưởng lương hưu với tham gia bảo hiểm nhân thọ (bảo hiểm thương mại), gửi tiết kiệm và nhận BHXH một lần. [Xem nội dung công văn tại đây (tiếng Việt).]

Để hiểu rõ hơn về quyền lợi của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp khi lựa chọn giữa BHXH một lần và hưởng lương hưu, cùng điểm qua một số điểm khác biệt về việc hưởng BHXH một lần và hưởng lương hưu.

1. Điều kiện hưởng lương hưu và hưởng BHXH một lần

1.1. Để được hưởng lương hưu, người lao động phải thỏa 02 điều kiện:

a. Điều kiện về độ tuổi: Người lao động phải đạt đến tuổi nghỉ hưu, tức đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ, trừ một số trường hợp đặc biệt thì mức tuổi có thể thấp hơn (ví dụ như người lao động có thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc khai thác than trong hầm lò hoặc bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp).

b. Điều kiện về thời gian đã đóng BHXH: Người lao động phải có đủ 20 năm đóng BHXH, trừ một số trường hợp đặc biệt thì mức thời gian có thể thấp hơn (ví dụ như người lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn).

Khi chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu nói trên, người lao động có 02 lựa chọn: hoặc (1) tiếp tục tham gia BHXH để đạt điều kiện hưởng lương hưu hoặc (2) yêu cầu hưởng BHXH một lần.

a. Đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ thời gian đóng BHXH (Chẳng hạn: ít hơn 20 năm);

b. Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng BHXH;

c. Ra nước ngoài để định cư;

d. Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

1.2. Người lao động được yêu cầu hưởng BHXH một lần trong các trường hợp sau:

TIÊU ĐIỂM

9©2017 LE & TRAN

Page 10: BÁO CÁO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG - letranlaw.com · b. Thứ hai, người lao động sẽ được Công đoàn đứng ra bảo vệ và hỗ trợ khi quyền và lợi ích

TIÊU ĐIỂM

2. Khi lựa chọn hưởng BHXH một lần, các quyền lợi của người lao động sẽ bị hạn chế hơn so với khi hưởng lương hưu

2.1. Khi so sánh mức hưởng giữa hưởng lương hưu và hưởng BHXH một lần thì tổng mức hưởng lương hưu trong một năm cao hơn so với mức hưởng BHXH một lần, cụ thể:

a. Giả sử tiền lương bình quân đóng BHXH của người lao động là 100. Tổng số tiền mà người lao động đã đóng (8%) và người sử dụng lao động đóng cho người lao động (14%) vào quỹ hưu trí, tử tuất của BHXH trong một năm là [100 x 22% x 12 tháng] = 264.

b. Trong trường hợp hưởng lương hưu:

Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% - 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Như vậy, tổng tiền lương hưu nhận được trong một năm ở mức thấp nhất là [100 x 45% x 12 tháng] = 540 (> 264).

Lưu ý:

(i) Trước ngày 01/01/2018: Mức 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

(ii) Từ ngày 01/01/2018: Mức 45% tương ứng với số năm đóng BHXH như sau:

• Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

• Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

c. Trong trường hợp hưởng BHXH một lần: Mức hưởng BHXH một lần là từ 1,5 – 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho mỗi năm đã đóng BHXH. Như vậy, tổng tiền BHXH hưởng một lần cho một năm ở mức cao nhất là [100 x 02 x 1 năm] = 200 (< 264).

Lưu ý:

(i) Đối với những năm đóng BHXH trước 2014: Mức hưởng là 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho mỗi năm đã đóng BHXH.

(ii) Đối với những năm đóng BHXH từ 2014 trở đi: Mức hưởng là 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho mỗi năm đã đóng BHXH.

Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

10©2017 LE & TRAN

Page 11: BÁO CÁO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG - letranlaw.com · b. Thứ hai, người lao động sẽ được Công đoàn đứng ra bảo vệ và hỗ trợ khi quyền và lợi ích

2.2. Khi đã chọn hưởng BHXH một lần, người lao động sẽ không còn được hưởng các phúc lợi đi kèm việc hưởng lương hưu, gồm:

a. Trợ cấp mai táng dành cho gia đình/người lo mai táng trong trường hợp người lao động chết: 10 lần mức lương cơ sở.

b. Trợ cấp tử tuất dành cho thân nhân người lao động trong trường hợp người lao động chết: Tùy từng trường hợp mà được hưởng trợ cấp tử tuất hàng tháng hoặc một lần.

• Mức trợ cấp tử tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân là từ 50% - 70% mức lương cơ sở. Số thân nhân được hưởng trợ cấp tử tuất hằng tháng không quá 04 người. Trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp.

• Mức trợ cấp tử tuất một lần đối với thân nhân của người lao động được tính như BHXH một lần (tức tính theo số năm người lao động đã đóng BHXH):

+ Đối với những năm trước 2014, mức hưởng là 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho mỗi năm đã đóng BHXH.

+ Đối với những năm từ 2014 trở đi, mức hưởng là 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho mỗi năm đã đóng BHXH.

Tuy nhiên, mức hưởng BHXH một lần thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

c. Được Quỹ BHXH đóng BHYT và được chi trả chi phí khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật BHYT.

11©2017 LE & TRAN

Page 12: BÁO CÁO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG - letranlaw.com · b. Thứ hai, người lao động sẽ được Công đoàn đứng ra bảo vệ và hỗ trợ khi quyền và lợi ích

VĂN BẢN ĐÃ BAN HÀNH

Nghị định 110/2017/NĐ-CP của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội

1.

Nội Dung:

1. Theo nội dung Nghị định, cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội bao gồm:

1.1. Cơ quan thanh tra nhà nước:

a. Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

b. Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

1.2. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:

a. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;

b. Cục Quản lý lao động ngoài nước;

c. Cục An toàn lao động.

2. Ngoài ra, Nghị định còn quy định một số nội dung thanh tra chuyên ngành đáng lưu ý:

2.1. Thanh tra chuyên ngành về lao động, an toàn vệ sinh lao động:

a. Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật lao động, như: Việc chấp hành các nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động; hợp đồng lao động; học nghề, tập nghề; đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể; tiền lương; thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; việc thực hiện những quy định riêng đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên, v.v.

b. Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, như: Việc thực hiện các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người lao động; các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với một số lao động đặc thù; bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; hoạt động của các tổ chức dịch vụ an toàn, vệ sinh lao động, v.v.

2.2. Thanh tra chuyên ngành về việc làm, BHXH, BHYT, BHTN:

a. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về việc làm của người lao động, người sử dụng lao động, như: Tổ chức và hoạt động dịch vụ việc làm; BHTN, thông tin thị trường lao động, v.v.

b. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT của người sử dụng lao động và người lao động.

12©2017 LE & TRAN

Page 13: BÁO CÁO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG - letranlaw.com · b. Thứ hai, người lao động sẽ được Công đoàn đứng ra bảo vệ và hỗ trợ khi quyền và lợi ích

13©2017 LE & TRAN

2.3. Thanh tra chuyên ngành về người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

a. Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về tổ chức bộ máy chuyên trách của doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

b. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về việc ký kết các hợp đồng liên quan đến việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; tuyển chọn lao động; dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động; tổ chức bồi dương kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; thực hiện các hợp đồng có liên quan đến đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; thanh lý hợp đồng giữa doanh nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thực hiện các chế độ tài chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; v.v

Ngày BaN HàNH: 04/10/2017 Ngày Có Hiệu LựC: 20/11/2017

VĂN BẢN ĐÃ BAN HÀNH

Thông tư 242/2017/TT-BQP của Bộ Quốc phòng hướng dẫn điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc

2.

Nội Dung:

Từ ngày 01/7/2017, mức trợ cấp áp dụng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc được điều chỉnh tăng thêm 7,44% so với mức trợ cấp hàng tháng của tháng 06/2017, cụ thể:

Ngày BaN HàNH: 05/10/2017 Ngày Có Hiệu LựC: 20/11/2017

+ Thời gian phục vụ của quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc

+ Mức trợ cấp

Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm 1.650.000 đồng/tháng

Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm 1.725.000 đồng/tháng

Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm 1.800.000 đồng/tháng

Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm 1.875.000 đồng/tháng

Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm 1.950.000 đồng/tháng

Page 14: BÁO CÁO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG - letranlaw.com · b. Thứ hai, người lao động sẽ được Công đoàn đứng ra bảo vệ và hỗ trợ khi quyền và lợi ích

Thông tư 07/2017/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách Nhà nước

3.

Nội Dung:

VĂN BẢN ĐÃ BAN HÀNH

Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương, bao gồm: nguyên tắc xếp lương, các bảng lương, chế độ nâng bậc lương, chế độ phụ cấp, chuyển xếp lương khi thay đổi công việc, thẩm quyền quyết định xếp lương và nâng bậc lương.

Thông tư áp dụng đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc biên chế hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, bao gồm:

• Người làm công tác cơ yếu là quân nhân, công an nhân dân.

• Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an nhân dân.

• Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

• Học viên cơ yếu.

Thông tư không áp dụng với:

• Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động một số loại công việc trong tổ chức cơ yếu không xếp lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định.

• Người đã có quyết định thôi việc, phục viên, xuất ngũ, nghỉ hưu.

Ngày BaN HàNH: 10/10/2017 Ngày Có Hiệu LựC: 01/12/2017

14©2017 LE & TRAN

Page 15: BÁO CÁO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG - letranlaw.com · b. Thứ hai, người lao động sẽ được Công đoàn đứng ra bảo vệ và hỗ trợ khi quyền và lợi ích

DỰ THẢO VĂN BẢN

Dự thảo lần 4 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống thiên tai

1.

Nội Dung:

Dự thảo Thông tư quy định về thời giờ làm việc và làm thêm giờ, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống thiên tai.

TìNH TrạNg: HếT HạN Lấy ý kiếN.NHấN vào đây để xem ToàN Bộ Nội duNg dự THảo (TiếNg việT).

15©2017 LE & TRAN

Page 16: BÁO CÁO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG - letranlaw.com · b. Thứ hai, người lao động sẽ được Công đoàn đứng ra bảo vệ và hỗ trợ khi quyền và lợi ích

LE & TRAN BuildingNo.9, Area 284 Nguyen Trong Tuyen Street

Ward 10, Phu Nhuan District, Ho Chi Minh City

( +84 28 ) 38 42 12 42

( +84 28 ) 38 44 40 80

[email protected]

T

F

E

www.letranlaw.com